Cuộc đối thoại lịch sử giữa hai Thánh nhân * Thi quang Vinh


Lão Tử và Khổng Tử
Thiên nhơn nhứt thể vạn vật đồng nguyên.
"Vô vi cư Thái Cực chi tiền.
Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng.                                                      * Lão.

" Khai nhân tâm tất bổn ư đốc thân chi hiếu.
Thọ quốc mạch tất tiên ư trí chúa chi trung."                                                     * Khổng.
Ðối với Ðức Lão Tử, Vô Vi là một đạo lý. Ngài cho rằng, bản chất của "ÐẠO" là Vô Vi. Ðạo thường vô vi nhi vô bất vi. Nghĩa là: Ðạo thường là không làm, mà không gì là không làm được.
Lão Tử

"Không làm" vì theo quy luật tự nhiên, trơn tru không vướng mắc, mọi thứ đều tỏ sức sống cường kiện, như trăm hoa gặp khí Dương của mùa Xuân, tự nhiên đúng kỳ hoa nở.

Ðạo Trời Vô Vi, chỉ đem lợi cho muôn vật: Ðạo Trời lợi mà không hại, đạo Thánh nhân làm mà không tranh, tức là không hề chú ý đến quyền lợi cá nhân, chỉ mong có sự đóng góp tạo sự chuyển hóa cho vạn vật.

Vô Vi là một chủ trương được Ðức Lão Tử đề cao trong sách Ðạo Ðức Kinh. Ngài muốn đem chủ nghĩa Vô Vi áp dụng vào công việc Tu thân và cả đến việc Chánh trị nữa.

- Về Tu thân, Vô Vi không phải là sống nhàn cư vô sự, ăn bám xã hội, mà chính là sống cuộc đời cao siêu, huyền hóa với Trời.
Khổng Tử

Liệt Tử định nghĩa Vô Vi là hoạt động siêu việt.

Trang Tử định nghĩa Vô Vi là hoạt động của Trời Ðất.

Vô Vi là để trở về khế hợp với bổn căn bổn tánh, hiệp nhập vào Thượng Ðế. Vô Vi là nhập Ðại Ðịnh, là giai đoạn chót của khoa Tịnh luyện để đắc đạo.

Cho nên cõi Vô Vi là cõi Trời, cõi thiêng liêng tuyệt đối vô hình. Cõi Vô Vi chính là Niết Bàn của Phật.

Trái với Vô Vi là Hữu Vi, là cõi Hữu hình sắc tướng.

Muốn đạt tới Vô Vi thì phải bắt đầu từ Hữu Vi. Không có con đường tắt. Từ Hữu hình sắc tướng mới đi riết tới, lần lần giũ sạch những cái Hữu vi thì sẽ đạt đến Vô Vi, tức là Niết Bàn vậy.
Ngài Tiếp Pháp Trương Văn Tràng, trong quyển Giáo Lý, giải thích về Vô Vi như sau:

"Vô Vi nghĩa là không hành động theo ngoại giới, mà chỉ hồi hướng về nội giới tâm linh, sưu tầm giác ngộ lẽ huyền nhiệm của Tâm lý và Sinh lý.

Cho nên Ðạo Ðức Kinh chương 28 nói rằng: Vi Ðạo nhựt tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi. Nghĩa là: Học Ðạo thì mỗi ngày mỗi giảm bớt, và giảm bớt nữa cho đến chỗ Vô Vi.

Không làm nhưng chẳng phải khô khan như cây khô hay cục đá, mà thật là phải giữ một tâm trạng hồn nhiên, như đứa trẻ chưa biết cười (anh nhi chi vị hài), cho nên nói rằng: Ðạo thường vô vi nhi vô bất vi, nghĩa là: Ðạo thường là Vô Vi, nhưng chẳng có việc gì không làm. Tại sao? Bởi lẽ kẻ học Ðạo phải làm những việc chưa đến, phải lo những việc chưa xảy ra (Vi vô vi, sự vô sự)."

 “Có cái gì hành động mà tạo ra thế giới”, với “không có vật gì hành động cả”, hai thuyết đó đều đứng về phương diện vật thể mà lập luận, đều sai cả. “Có cái gì hoạt động” là thuyết “thực”; “không có gì hành động” là thuyết “hư”. Cái gì có “danh”“thực” thì ở trong khu vực “chân thực”; cái gì vô danh, vô thực thì ở trong khu vực không hư của vật. Cái gì có thể dùng lời nói mà diễn, dùng trí mà suy đoán, cái đó ly khai Đạo lớn rồi.

HỌC THUYẾT ĐẠO ĐỨC:
Đạo đức là gì?
Đạo là gì ?
Đạo chính là gốc rễ bản tính nguyên thủy của thiên địa vạn vật của mọi sinh linh nó vô hình vô dạng kín đáo bất lộ không có dấu vết lại tồn tại khắp nơi chỗ nào cũng có không từ vật nào- sinh ra thiên địa vận hành nhật nguyệt nuôi dưỡng vạn vật lại không hề khoe khoang tự cao thứ phản ánh hành vi của con người trên phương diện đạo chính là Đức.

Học thuyết đạo đức khuyên người trừ dục  cũng tức là nói trừ đi dục vọng sau này tìm về những bản tính nguyên thủy.
Dục vọng con người có hai loại :ngoại dục, nội dục.

Ngoại dục:
Người có ngoại dục tham lam thế sự mong cầu vinh hoa phú quý tham danh hám lợi luôn đòi hỏi vô số danh lợi cả ngày chìm nổi trong danh lợi khiến cho trong lòng không tịnh tự sinh phiền não thân tàn tâm mệt .

Nội dục: ham thích tụ tập tìm hiểu chân lý tự cho là không gì không biết luôn cùng người khác tranh chấp biện luận không khiêm tốn không học hỏi vì vậy mà sinh phiền não. Nếu như người nào có cả hai loại này thì bề ngoài theo đuổi ngoại vật trong lòng thì luôn rầu lo, đánh mất bản tính vô tình làm tổn hại tinh, khí, thần từ đó mà chịu đau khổ.

Làm sao mới có thể trừ dục vọng hoặc tận gốc hợp với đạo đức?.
Trước tiên thì không nên cố chấp đối với vạn sự vạn vật. Người đã cố chấp khó hiểu đạo đức. Những người cố chấp sẽ sinh vọng tâm . Vọng tâm càng nhiều dục vọng tất sinh. Lòng tham vọng tưởng cũng sẽ kéo tới khi lòng tham không chiếm được sự thỏa mãn của nó tự nhiên sinh ra phiền não. Cho nên ta cần phải bỏ đi bản tính cố chấp , mọi chuyện không thể cưỡng cầu đòi hỏi . Đừng để ngoại vật quấy nhiểu thuận theo tự nhiên mà làm , giữ vững trái tim luôn bình an và thanh tịnh. Vậy thì có thể hòa hợp với đạo hài hòa với đức.

Giá như một nhà nghèo mỗi ngày phải bôn ba để kiếm  ăn : đây có phải chạy theo dục vọng chăng?.

Con người sinh ra ăn mặc đi lại đều là bản tính không phải dục vọng nhưng cũng không thể để tâm suy nghĩ cầu ăn cầu mặc. Ăn uống là để bảo mật dưỡng mật nếu bởi vì cầu no bụng mà phải bôn ba cả ngày. Như vậy no bụng chưa thấy mà đã thấy bệnh tật thậm chí chết sớm cần gì phải làm như vậy.

Giá như một nhà giàu có ăn toàn cao lương mỹ vị , đây có phải dục vọng chăng?.

Mặc cần mặc ấm ăn cần ăn đủ no, sơn trân chất đóng một bụng khó ăn nhà cửa tuy nhiều nhưng ngủ một giường nếu đã dư thừa nên giúp người nghèo làm nhiều việc thiện tích chút công đức để phước cho cháu con.

CHẾT MÀ KHÔNG HẾT LÀ THỌ.
Sáu món đầu tiên mà Sư Phụ truyền cho Lão Tử ở Thái Ất cốc.

1 - Trị tâm thanh tịnh vô dục.
2 - Trị quốc tự nhiên vô vi.
3 - Trị gia hòa hợp hành nhứt .
4 - Trị thân qui nguyên chân nhu.
5 - Trị thần bảo nhứt hoàn nguyên.
6 - Trị Vạn vật đắc nhứt vi sinh.

1 . Trị thân qui nguyên chân nhu:
Người nếu như qui về lúc sơ sinh xương yếu gân mềm mới có thể tâm thần an định sống lâu muôn đời thôi.

2 . Trị thần bảo nhứt hoàn nguyên:
Cái thần con người nằm trong cái thân con người nó câu hòa vào làm một nhơn thần hợp nhứt mới có thể trở về ban đầu thần trí sáng tỏ.

3 . Vạn vật đắc nhứt vi sinh ?......
Khi lòng dạ rối bời không kềm chế được vì sao?.

Sở dĩ tâm loạn do thần trí lo sợ hãy xem con người ta sinh ra trên đời giữa trời và đất này có sinh lão bệnh tử và nỗi khổ bi quan ly hợp đây cũng là nguồn gốc của mọi đau khổ, thần không kinh sợ thì tâm không loạn. Dù gặp bất cứ chuyện gì vui cũng vui buồn cũng buồn phải nhứt định bình thản mà xử trí ; tâm định thần nhứt nếu ai đạt tới cảnh giới không vui cũng không buồn thì có thể đối phó với mọi đổi thay trong thiên hạ.

Trời đất vận hành vạn vật hóa sinh đạo lý trên đời chỉ có một chữ thôi đó là chữ NHỨT nếu mất đi chữ NHỨT này vậy thì bản tín cũng mất .

1 - TRỜI: mất chữ NHỨT thế gian trong xanh biến thành vẫn đục, vạn vật hủy diệt tự nhiên không còn.
Thiên đắc nhứt dĩ thanh ( Trời được một thì trong )

2 - ĐẤT: mất chữ NHỨT núi non sụp lỡ sông ngòi ngập lục vạn vật từ nay không còn yên ổn.
Ðịa đắc nhứt dĩ ninh ( Ðất được một thì yên )

3 - NGƯỜI: mất chữ NHỨT thân hình phân ly chỉ còn cái vỏ đần độn ngu dốt sống mà không bằng chết.
Nhơn đắc nhứt dĩ Thánh ( Người được một thì thành Thánh)

4 - QUÂN: mất chữ NHỨT muôn dân muốn sống phải tàn hại nhau các nước phân tranh thiên hạ sẽ đại loạn.
Quân đắc nhứt dĩ bình( Vua được một thì nước thái bình)

5 - Thiếu mất chữ NHỨT vạn vật không sinh cũng không lớn lên Âm Dương bất thông bản thân bị tận diệt. (Bất Nhứt Âm Dương bất thông bản thân tận diệt)

Cho dù trị thế trị thân trị gia đều phải tuân theo căn bản và chữ NHỨT này chính là cốt rễ của vạn sự vạn vật  trên đời là ĐẠO .

Chơn LÝ của ĐẠI ĐẠO là chơn lý của thế nhân .
Con người nhứt thể - vạn vật đồng nguyên, con người không có lòng phân biệt.
Con số vạn vật sinh học.
Thiên nhứt sinh thủy
Địa lục thành chi
Địa nhị sinh hỏa
Thiên thất thành chi
Thiên tam sinh mộc
Địa bác thành chi
Địa tứ sinh kim
Thiên cửu thành chi

Vạn vật có sinh số , tới lúc sinh mới có thể sinh.
Vạn vật có thành số, tới lúc thành mới có thể thành.

Cho nên vạn vật sinh tồn đều có số của nó.
Cho nên có câu: Thiên đắc nhứt dĩ thanh, Ðịa đắc nhứt dĩ ninh, Nhơn đắc nhứt dĩ Thánh." (Trời được một thì trong, Ðất được một thì yên, Người được một thì thành Thánh). Ðược một đó là được một Khiếu Huyền Quan, được món Kim Ðơn.

Khổng phu Tử chu du khắp nước để gặp minh quân,để cầu quan để  truyền bá NHÂN NGHĨA và dùng con đường quan lộ sĩ cầu.
SAU ĐÂY LÀ CUỘC PHÁP THOẠI GIỮA KHỔNG TỬ VÀ LÃO TỬ:

Khổng Tử nói:
Dùng cả đời truyền bá nhân nghĩa đã không được thuận lợi chẳng lẽ Khâu đã lầm chỗ nào, Khâu đi chu du các nước để truyền bá NHÂN NGHĨA ?.

Lão Tử hỏi:
Khổng tiên sinh chu du các nước mục đích là gì vậy.

Khổng Tử đáp:
Chu du các nước là muốn gặp minh quân cho Khâu một chức quan nho nhỏ hầu có thể truyền bá NHÂN NGHĨA.

Lão Tử đáp:
Dùng trái tim thản nhiên tiêu giao để sinh sống trong cảnh điền viên mộc mạc, thuận theo tự nhiên tiêu giao du vi phi sĩ phi quan. Tại sao tiên sinh cứ theo quan lộ sĩ cầu vậy?.

Khổng Tử đáp:
Khâu cho rằng người sống trên đời nên làm quan nếu có chức quan thì có quyền lực đã có quyền lực rồi mới có thể thực hiện khát vọng bản thân còn nếu làm một thứ dân làm sao có thể thực hiện khát vọng bản thân ̣được chứ.

Lão Tử đáp:
Khổng tiên sinh nói vậy không phải không có lý nhưng mà nên tùy thời mà làm. Bây giờ lòng người vô cùng sa đọa các nước chư hầu phân tranh với nhau thì có vị quốc quân nào chịu nghe học thuyết NHÂN NGHĨA của tiên sinh chứ. Sở dĩ học thuyết của Ngài khó có thể truyền khắp thiên hạ là bởi vì chưa tới thời cơ.

Khổng lập lại, chưa tới thời cơ?. Nếu đợi thời cơ tới thì Khâu cũng sớm qui thiên rồi.

Lão Tử đáp:
Dòng sông lịch sữ nhân loại chảy xuôi hướng về trước chúng ta chỉ là một hạt cát nho nhỏ trong con sông dài đó cho dù sống thêm một trăm năm hai trăm năm thì chẳng là gì so với phát triển mấy ngàn năm của cả nhân loại tiên sinh có làm theo CHẾT MÀ KHÔNG HẾT LÀ THỌ mới phải.

Khổng Tử hỏi;
Tiên sinh à cái gì CHẾT MÀ KHÔNG HẾT LÀ THỌ -  “hình tử nhân vật sinh” mặc dù thân vong nhưng thân hình vẫn còn trường tồn-vậy thì học thuyết của tiên sinh mới có thể lưu danh muôn đời.

Khổng Tử đáp:
Chuyện tiên sinh nói rất chí lý nhưng mà Khâu nghĩ người sống trên đời không thể thực hiện lý tưởng của mình không thể đem tư tưởng của chính mình truyền bá hậu gian thật sự là một chuyện đáng buồn. Khâu vẫn muốn truyền bá học thuyết NHÂN NGHĨA ra khắp thế gian.

Lão Tử Đáp:
Nếu như tiên sinh có chí lớn thì cứ thử đi cho dù tương lai kết quả thế nào thì Ngài cũng đã dốc sức sau này cũng không còn hối tiếc nữa.

Sau cuộc đối thoại cả hai vẫn chưa đạt chân lý hai người mới ra ngồi trên tản của dòng sông.
Khổng Tử nói:
Nước sông cứ chảy hoài không phân ngày  đêm 
Nước sông cuồn cuộn ào ạc, đời người cũng như vậy trôi qua không ngừng. Nước sông không biết chảy tới đâu, đời người không biết về nơi nào.

Lão tử đáp;
Người sinh ra ở trong cõi thiên địa là cùng một thể với thiên địa. Thiên địa là vật tự nhiên, đời người cũng chính là vật tự nhiên. Đời người có: ấu, thiếu, tráng, lão bốn giai đoạn giống như xuân, hạ, thu, đông của thiên địa. Sinh trong tự nhiên chết trong tự nhiên, thuận theo tự nhiên thì bản tín không đoạn làm trái tự nhiên suốt ngày phải hối hả như vậy khiến bản tín ràng buộc trong lòng nặng nợ công danh tự nhiên sẽ sanh ra lo âu phiền  não như vậy mà tăng.

Khổng Tử tiếp;
Khâu lo lắng đại nghiệp không thành nhân nghĩa khó trị quốc loạn không dừng chiến loạn cứ tiêp tục bởi vì đời người ngắn ngủi không thể lập công với đời  không thể chia xẽ và đồng cảm với dân chúng.

Lão tử nói:    
Thiên địa không ai đẩy mà vận hành, nhựt nguyệt không ai thắp mà tự sáng, tinh tú không ai ghép mà trật tự, gia súc không người tạo mà tự sinh,  tất cả đều là do tự nhiên cần gì phải rầu lo.

Người khi nào sinh ra khi nào mất được vinh lộc hay hổ thẹn là lý của tự nhiên là đạo của tự nhiên cứ làm theo lý của tự nhiên cứ nghe theo đạo của tự nhiên nước ắt tự trị người ắt tự chính.

Khổng Tử đáp:
Dân thiên hạ có mấy người có thể làm theo lý của tự nhiên, nghe theo đạo của tự nhiên kia chớ. Nếu không đi giáo hóa họ nước không thể tự trị người không thể tự chính.

Lão Tử cười to vì thấy không khí hai bên khá căng thẳng nên xin ngừng để tìm giây phút giải khuây.

Rồi cả hai đứng dậy cùng song hành dọc theo con suối bên cạnh hai hàng cây.

Khổng Tử khai lời trước:
Mỗi lần gặp mặt tiên sinh thì Khâu lại thêm thông suốt. Khâu vẫn còn một vấn đề muốn được thỉnh giáo tiên sinh.

Lão Tử đáp:
Khổng Khâu tiên sinh khách sáo quá có gì cứ nói.

Khổng Tử hỏi:
Tới bây giờ Khâu vẫn muốn được ra làm quan nếu có quyền lực mới có thể thi lệnh mới có thể đi phát triển học thuyết nhân nghĩa của Khâu và mới có thể làm nhiều việc thiện được?.

Lão Tử đáp:
Tại sao Ngài không học đức của dòng nước chứ?.

Khổng Tử hỏi tiếp:
Nước có đức gì?.

Lão Tử đáp:
Nước  đứng đầu thiện. Nước thiện với vạn vật mà không tranh. Nước ở chốn các của chúng sanh đây là là đức tính biết khiêm tốn mà giang hải có thể làm dương của trăm sông suối là vì nó biết trọng thiện mới có thể trở thành Dương. Nếu ai cũng nhu nhược như nước thì người đặt mạnh mẽ khó thắng họ. Đây là tính nhu nhược của nước, phải dùng nhu thắng cương dùng nhược thắng cường. Vô hữu tiến vạc vô giang nên có thể hiểu được đạo lý lợi ích của vô vi.

Khổng Tử nói:
Người ở phía trên nước ở phía dưới. Người ở đất bằng nước ở chỗ hiểm. Người ở chỗ sạch nước ở chỗ bẩn. Ở nơi mọi thứ đều ác thì phải tranh với ai.

Lão Tử đáp:
Không tranh với đời thì thiên hạ không ai tranh giành với mình. Đây là noi theo tính của nước. Nước cũng giống Đạo. Đạo ở đâu cũng có nước chỗ nào cũng lợi nên Thánh nhân nhìn thời mà làm, thiên giả tùy cơ ứng biến trí giả vô vị mà trị, đạt giả thuận theo ý trời.

Trước khi Khổng Tử ra về Lão Tử nói :
“ kẻ phú quí tặng người của cải,
Kẻ nhân nghĩa tặng người lời nói “

“Tôi không phú cũng chẳng quí, không có của cải, chỉ muốn tặng ông vài lời”
“ Thời nay, kẻ thông minh sâu sắc sở dĩ gặp nạn, là do hay chê cái sai của người”
“Kẻ giỏi hùng biện, thông hiểu sự việc gặp họa liên miên, là do hay vạch ra cái xấu của người “
“ Là bậc làm con, đừng cho mình là cao, là bậc bề tôi, đừng cho mình là hơn”

Cuối thời Đông Chu trong lúc chư hầu các cứ trăm nhà đua tiến thì hai vị Thánh nhân của cả Trung Hoa chính là Lão Tử và Khổng Tử đã gặp nhau nhiều lần. Tư tưởng của hai vị Thánh nhân dường không hề bị trục trặc tuy nhiên lại chung mục đích trải qua khó khăn hai vị Thánh nhân đã trở thành người sáng lập ra học phái Đạo Gia và học phái Nho Gia. Hai tư tưởng này đã ảnh hưởng tới lịch sử nhân loại kéo dài tới hơn hai ngàn năm trăm năm. Vào năm 846 trước công nguyên Lão Tử ẩn cư ở Man Sơn Ngài muốn đem toàn bộ tri thức về học thuyết Đại Đạo mà Ngài đã theo đuổi viết thành thư tịch truyền cho hậu thế.

Nam Mô Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn.
Nam Mô Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn.

Cẩn bút
* Thi quang Vinh
Tam Quang
Sưu tầm học đạo copy và phổ biến.
Portland Oregon, ngày 30 tháng 4 năm 2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét