VIỆN SỬ CAO ĐÀI. Giới thiệu Tác
phẩm PHÚT CUỐI, của
Tác gỉả Dr. Lê Thị Ngọc Vân là một trong những Tác giả thân thương của Quý Hiền,
Bạn đọc.
Hôm nay, Tác giả trình bày nội dung PHÚT
CUỐI gửi đến Quý Hiền, Bạn đọc suy ngẫm về kíp sinh đã tiếp nhận được Đức tin Cao Đài với những
vần thơ tuyệt vời mà Đức Chí Tôn khẳng định một cách mạnh mẽ đầy sức lôi cuốn
và thuyết phục cho những ai biết Đạo sẽ thành, và NGƯỜI
ban phước lành " Mở rộng đường mây
rước khách trần .....".
Gần 100 năm trôi
qua, Đức Chí Tôn đã trao cho nhân loại cũng như dân tộc Việt Nam những hành
trang Đức tin Cao Đài, một ấn chỉ duy nhất giá trị tại thế gian này "Thất Ức Niên Dư".
Theo PHÚT CUỐI. của Tác giả Lê Thị Ngọc Vân
miêu tả rất trung thực: " Với người
tín đồ Cao Đài phải xác tín chết là một phần trong đời sống tâm linh. Một cuộc
chuyển đổi sang một thế giới khác tùy vào hành trang mang theo......". Như trao cho Quý Hiền, Bạn đọc một phương tiện được hình dung cụ thể sự vật, sự việc Đức tin hướng vào thế giới nội tâm siêu ảnh của con người.
PHÚT CUỐI thay cho lời tâm tình
chân thực của tác giả Lê Thị Ngọc
Vân,
gửi Quý Hiền và bạn đọc. Hy vọng tiếp nhận chắt mót Công quả cho hành trình
Đức tin thành tựu với chất lượng như ý, bởi đây là vấn đề cần phải đầu tư vào
tu tập cả đời người.
Một khi đề cập
đến Đức tin, ta thử tìm môi trường Đại Đạo trong Tác phẩm PHÚT CUỐI để chuẩn thằng
tâm linh, một cơ may PHÚT CUỐI cởi bỏ được khuynh hướng mạnh thắng yếu thua? và
thụ hưởng vật chất, v.v...bởi tất cả chỉ là cảnh ảo của trăm năm.
Nhưng Đức Chí
Tôn, Phật Mẫu, và Chư đấng Thiêng Liệng ở cõi vĩnh hằng Đại Đạo trao cho chúng
ta hành tranh tu tập Đạo hạnh rất giá trị để đo lường thưởng phạt phân minh cho
mọi loài hóa sinh.
* HT. Huỳnh Tâm
rất tâm đắc PHÚT CUỐI của tác giả Lê Thị Ngọc Văn, mời quý Hiền, Bạn đọc khám
phá " Đạo
lý tình thương của Đức CHÍ TÔN giảng dạy
"THẦY là CHA của sự thương yêu" .
* * *
PHÚT CUỐI. * Dr. Lê Thị
Ngọc Vân
" NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN
ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT."
" Mở rộng đường mây rước khách trần
Bao nhiêu tình nhắn gởi Nguyên nhân
Biển mê cầu ngọc liên phàm tục,
Cõi thọ sông Ngân tiếp đảnh Tần.
Chuyến nổi Càn Khôn xây Võ trụ,
Nhẹ nâng Nhựt Nguyệt chiếu Đài vân.
Cầm gươm huệ chặt tiêu oan trái,
Dìu độ quần sanh diệt quả nhân."
*
Thi Văn dạy Đạo
(TNHT
Quyển 2)
Kính thưa Quý Hiền Huynh, Tỷ, Đệ, Muội nhân loại vừa trải
qua cơn đại dịch giết người hàng loạt, và hiện vẫn tồn tại một nỗi ám ảnh về
con Virus Wuhan nguyên nhân chết người này. Trong bối cảnh sinh mệnh con người
thật mỏng manh dễ vỡ, thân phận nhỏ bé và tự mình không thể biết được phút cuối
của mình trên hành tinh này là lúc nào!
Khoa học, tiền tài vật chất cũng không giúp gì khi người
ta bước vào phút cuối. Bạn bè, người thân, người thương kẻ ghét ta đều trở thành
vô nghĩa khi ta ra đi. Con người tìm quay về tâm linh dựa vào Đấng Tối Cao và
Tôn Giáo là lối thoát an ủi.
Dù theo Tôn Giáo nào: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi
giáo hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thì con người vẫn phải dọn mình cho một cuộc ra
đi, một hành trình chưa có kinh nghiệm. Vì đã quen sống với những người thân,
bạn bè xã hội vây quanh, trong giờ phút cuối này con người cảm thấy sợ hãi, và
cô đơn cùng cực.
Với người tín đồ Cao Đài phải xác tín chết là một phần
trong đời sống tâm linh. Một cuộc chuyển đổi sang một thế giới khác tùy vào
hành trang mang theo, mà khi còn ở dương thế ta đã góp nhặt. "Sinh ký tử quy" là một xác
tín chắc chắn để người đệ tử Cao Đài khi còn sống phải tạo hành trang cho mình,
để khi về mang theo trình thưa cùng CHA, MẸ Thiêng Liêng. Như ở đời, người con
khi lìa khỏi nhà đi xây dựng sự nghiệp, một ngày nào đó về thăm cha mẹ cũng
phải mang quà để tỏ lòng hiếu thảo. Con cái của Đức CHÍ TÔN cũng phải tạo dựng
sự nghiệp và chuẩn bị cho ngày về, hành trang sự nghiệp đó Đức CHÍ TÔN không
hưởng mà chính là kết quả của một đời sống có ý nghĩa theo luật Công bình
thưởng phạt.
Giờ phút cuối đón nhận cái chết trong tâm thế bình an,
không hối tiếc, sợ hãi đó là nhờ vào đời sống của chúng ta có ý nghĩa thế nào?
Ngoài việc giữ được lời Minh Thệ của ngày Nhập Môn cầu
Đạo, giữ trọn giới cấm điều quy của luật Đạo, cung kính lễ nghi hàng ngày,
người tín đồ Cao Đài còn phải phụng sự nhơn sanh, đem tình thương xóa bỏ những
dị biệt cách ngăn Tôn Giáo, chủng tộc, tiếng nói văn hóa vùng miền để xây dựng
một thế giới hòa bình, thực hiện Hoà ái, tương thân. Công bình là thương người
như thương mình. Bác ái là xem trọng thân người hơn thân mình. Đạo lý tình
thương của Đức CHÍ TÔN giảng dạy "THẦY
là CHA của sự thương yêu"
" Sự thương
yêu là giềng Bảo sanh của Càn Khôn Thế giới. Có thương yêu nhân loại mới hòa
bình, Càn Khôn mới an tịnh. Đặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau, mới giữ
bền cơ sanh hóa........ Sao con không dùng tiếng chết mà tỏ lý cao sâu? Vì có
ghcacét nhau, vạn loại mới khi nhau, khi lẫn nhau mới tàn hại nhau, mà tàn hại
lẫn nhau là cơ diệt thế.
Vậy THẦY cấm các
con từ đây, nếu không đủ sức thương yêu nhau, thì cũng chẳng đặng ghét nhau, nghe
à!".
Ngày 11-1-1930 (12-12-Kỷ Tỵ)
(TNHT Quyển 2)
Cuộc sống của người đệ tử Cao Đài luôn song hành giữa Thế
Đạo đại đồng và Thiên Đạo giải thoát.
Con đường giải thoát khỏi vòng luân hồi để trở về bên
cảnh giới cao quý, nơi gọi là cõi Thiêng Liêng hằng sống luôn là mục đích cuối
cùng của người con Đại Đạo. Có thể trên đường tinh tấn tu dưỡng tâm tánh gặp
không ít khó khăn dính mắc vì thân phận con người bị ràng buộc bởi thất tình
lục dục, trong đó tham, sân, si là tam độc thường theo ta để quấy nhiễu. Do vậy
mỗi người phải cố gắng vượt qua bản ngã của mình, hành động khiêm cung, nhẫn
nhịn. Lấy đức háo sanh của Đấng THƯỢNG ĐẾ để đem lòng vị tha, từ bi bao dung
đến cả vạn vật.
Dâng cả thể xác, trí não và linh hồn của ta lên Đức CHÍ
TÔN thì ta không còn là ta nữa. Tất cả hành xử của ta đều theo Thiên Ý, khi ta
đã đến cảnh giới này thì không còn sợ hãi giờ phút cuối ở trần gian nữa.
Đời sống của người đệ tử Cao Đài lấy phụng sự nhơn sanh,
lập công, lập đức,khi đã công viên quả mãn thì như lời Đức CHÍ TÔN dạy: "THẦY đã dạy, THẦY chỉ một lòng mơ
ước cho các con biết thương yêu nhau trong Thánh Đức của THẦY. Sự thương yêu là
chìa khóa mở Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế giới và Bạch Ngọc Kinh. Kẻ nào
ghét sự thương yêu thì chẳng hề qua khỏi cửa luân hồi." Ngày
27-10-1927( TNHT-Q 2)
Hiểu được giá trị vật chất hữu hình ở thế gian chỉ là
phương tiện để giúp ta hoàn thành sứ mạng con người theo Thánh Ý một cách dễ
dàng hơn, giá trị này không phải là hành trang cho ta mang theo trong giờ phút
cuối. Tin vào luật Công Bình của Thiên Điều thưởng phạt phân minh, người đệ tử
Cao Đài chắc chắn sẽ cảm thấy bình an dọn mình đón nhận giờ phút cuối. Sự ra đi
sẽ trái với lúc đến: Khi ta bắt đầu đến cõi thế gian này thì tiếng khóc đầu
tiên là tiếng chào đời, mọi người quanh ta đều hoan hỉ cười vui chúc mừng ta. Vậy
ta phải sống sao cho cuộc sống thật ý nghĩa, đem an lạc, hạnh phúc đến mọi
người, cứu khổ độ đời để đến khi mọi người buồn khóc vì mất một người thân mến
thì ta mỉm cười, tâm bình an vì hiểu rằng chết chỉ là sự chuyển đổi, trở về quê
cũ, hành trang của ta chỉ là một tâm Không.
Cuối cùng tiện muội xin chúc Quý Hiền một thân tâm an
lạc, bài viết chỉ là chút nhỏ bé góp phần vào cuộc sống của người đệ tử Cao Đài
thêm hương vị, còn nhiều sơ sót xin Quý Hiền Huynh Tỷ Đệ Muội thứ lỗi. Tiện
muội gởi đến mấy câu thơ để kết thúc bài viết ạ.
" Mượn giả lập chân hỡi khách trần
Nặng mang vật chất lấp chân tâm
Muốn qua bỉ ngạn xin chừa lại
Nhẹ gót thuyền đưa dựa đảnh Thần."
"NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT."
* Dr. Lê Thị Ngọc Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét