Tiểu sử Tổng Giám Lê Văn Bàng. * Biên khảo Hiền Tài / Huỳnh Tâm


Lời Trình Dâng.
19/02/1975: Mùa Xuân vinh danh Chí Tôn, Toàn Ðạo khắp nơi về Tòa Thánh chúc mừng lễ dâng hiến công nghiệp hằng năm và tham dự Ðại Hội Nhơn Sanh. Mùa vinh danh Chí Tôn năm ấy cũng nhân dịp dòng chảy giao lưu hướng về đại lộ yêu thương và lập công bồi đức nền Ðạo.
Những hội viên Ðại Ðạo Thanh Niên Hội cũng từ khởi động nhịp tim ấy để lên chương trình,
đề án thực hiệnCông Nghiệp Ðạo cho ngày tương lai, rồi dòng lịch sử đến "30/04/1975" chương trình Ðạo sự chưa thực hiện phải cuộn theo vận nước Việt Nam thăng trầm.
Tòa Thánh Tây Ninh [1]

[1] - Nguồn tài liệu Hiệp Thiên Đài, lưu trữ tại Thư viện Cao Đài Paris, Pháp quốc, và Viện bảo tàng của Nhân Loại France ( musée de l’homme France).

Mốc lịch sử 30/04/1975 đưa Ðức tin Cao Ðài vào những hệ luỵ đóng tảng dòng Nghiệp Ðạo hun hút, không lời ước mơ và dư âm giục giã, bởi hoàn cảnh xã hội nối tiếp nghiệt ngã và dồn dập thử thách Ðức tin Cao Ðài. Toàn Ðạo phải nhận khổ cùng kiệt sự sống, không còn lời ước nguyện cho đời mình dâng cao và tự tin vào lẽ sống, Ðạo đời đã trôi qua hai thập niên im lìm và nay vẫn còn tiếp tục trên dòng thác bi đát cuộc đời .

Nhưng dưới ánh sáng mặt Trời lúc nào cũng rực rỡ và báo hiệu niềm tin mới, cho phép những cưu mang mở ra cánh cửa cũ nhằm thực hiện những ước vọng mới, để cho Ðức tin vươn ngôi vào mọi tinh thể và soi rọi tận chân trời Nhân bản loàn người .

Nay chúng tôi viết Tiểu Sử Tổng Giám Lê Văn Bàng lại nhớ nơi chôn nhau cắt rốn, tất cả những gì trên quê hương cũng nhớ, nhớ Ðền Thánh một Ðức tin Dân tộc Việt Nam yêu dấu và ngôi nhà Ðại Ðạo Thanh Niên Hội, đã cùng chúng tôi năm xưa dâng ý nguyện, người Anh Chị Em ấy vẫn còn đó những cưu mang phụng sự Ðạo như Huynh Trưởng Khiêm, Phước, Ðộ, Côn, Cải, Tài, Tống và đôi hiền nhân biền biệt xa trần thế như Huynh Trưởng Bạch và Kịp.

Từ những thương nhớ ấy cho phép chúng tôi hy vọng tiếp nhận thể cách và linh đan của Ðạo, qua sự mặc khải của Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đêm 15/7/1994 Paris, đã soi sáng và dạy bảo những gì trong tầm tay nắm được hiện hữu.

Ngày này, 19 tháng 5 năm 2018, chúng tôi cập nhật hóa lần cuối với những dữ liệu phong phú vào cuốn sách Tiểu Sử Tổng Giám Lê Văn Bàng cho hoàn chỉnh tương ứng văn hóa, lịch sử Đạo Cao Đài, trên mọi thực hiện biên khảo Tiểu Sử Tổng Giám Lê Văn Bàng qua những cấu trúc chân dung tiêu biểu vì Ðạo để vinh danh một đức hạnh phi thường và chúng tôi đặt Khoa học Xã hội Nhân Văn trong cuốn sách nhỏ nầy bởi những trung thực nào cũng được trong sáng.

Chúng tôi biết ơn quý sở Đạo, và quý vị: Cao Đài Hải Ngoại, Ban Thế Đạo, Quốc Sĩ Nguyễn Ngọc Dũ, Ðại Huynh Hồ Văn Quới Ban Kiến Trúc Tòa Thánh Tây Ninh, Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, Thư Viện Cao Ðài Pháp, Ban Ðạo Sử Cao Ðài Âu Châu, Nhị vị HH HTỷ Hiền tài Võ Hà Quyến. Anh Chị Em Ðại Ðạo Thanh Niên Hội Trung Ương Tòa Thánh Tây Ninh, Quý Hiền Huynh Giáo sư Thần học Cao Ðài, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Paris, Giáo sư Xuân Vũ, Ðại huynh Nguyễn Thái Sương, HT Nguyễn Thị Xuân Mai, gia đình Ngài Tổng Giám Lê Văn Bàng (HT Lê Thị Huệ Hường đại diện), cung cấp, và tiếp cận nguồn dữ liệu tạo điều kiện để hoàn tất biên khảo nầy.

Mặc Khải: Ngoài ra có những mặc khải của Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc chỉ dạy và thôi thúc chúng tôi: " - Các con nên đi tìm gia phả của Tổng Giám Lê Văn Bàng mà viết tiểu sử, bởi công nghiệp Ðạo của Tổng Giám xứng đáng lưu truyền. Thầy nhắc nhở các con nơi lưu trữ tài liệu của Tổng Giám là Bạch Vân Ðộng, trong thư phòng của Giáo sư Gustave Meillon, riêng phần bổ túc tiểu sử Thầy sẽ tạo điều kiện sau. Các con không nên để mất cơ hội nầy vì mỗi công nghiệp Ðạo đều có giá trị thăng hoa và truyền giáo.

Các con phải hiểu Ðức Chí Tôn đã hạ mình nuôi dưỡng nhơn sanh, để rồi NGƯỜI nhận chịu trước các con khi bị căng da thử thách, NGƯỜI là hiện thân của yêu thương và bao dung, NGƯỜI sẽ ban phép lạ nuôi các con trên ngôi ánh sáng kỳ diệu. Các con sẽ nhận gương ấy để soi chung, lấy tinh thần ấy mà học và giữ biên Ðạo được lưu truyền mãi mãi.

Thầy vì thương Nhơn sanh mà để mắt lo Ðạo từng ấy việc. " Nhơn sanh cùng biết thương nhau là thương Ðức Chí Tôn, thương Ðức Từ Mẫu, thương Ðạo như thương Thầy và cả các Ðấng Thiêng Liêng ".

Chúng tôi nhận được thị hiện của Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc dạy bảo, từ cơ duyên ấy không bao lâu có đủ tài liệu của Tổng Giám Lê Văn Bàng như một nhân duyên chắt bóp công quả, được tiếp xúc Ðại Huynh Nguyễn Thái Sương, Chủ Trưởng Phước Thiện Sài Gòn qua các cuộc phỏng vấn tại Pháp quốc nguyên là gia quyến Ngài Tổng Giám Lê Văn Bàng.

Thi sĩ Hà Châu Lý, " Hiền Huynh, Hiền Tỷ Hiền Tài Võ Hà Quyến " từ Canada đến Pháp Quốc thăm viếng chúng tôi và tặng tài liệu Bàn Giao Ðền Thánh. Ðại Huynh Hồ Văn Quới thay mặt Ban Kiến Trúc Tòa Thánh gửi tài liệu bổ túc đến Ban Ðạo Sử Cao Ðài Âu Châu và Thư Viện Cao Ðài tại Pháp.

Nhờ vậy chúng tôi vui mừng và đối chiếu những tài liệu trung thực nhứt, nhận rằng những gì Ðức Hộ Pháp thị hiện dạy bảo, cho đến nay cuốn sách Tiểu Sử Tổng Giám Lê Văn Bàng được thành hình đều do sự mặc khải kỳ diệu của Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.

Chúng con kính ngưỡng mộ NGƯỜI, và cầu nguyện mọi hiện hữu đời đời bình an.
Paris ngày 06/12/1995
Hiệu đính ngày 19-5-2018.
Biên Khảo Hiền Tài / Huỳnh Tâm

Tiểu sử Tổng Giám Lê Văn Bàng
(1902-1987)
Tiểu Sử Tổng Giám Lê Văn Bàng (1902-1987) [2]
Cội nguồn phát tích.
Ngày thứ Ba 12/01/1902 : Tại Tổng Hòa Hiệp, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang) miền Nam Việt Nam, vào tuần thứ hai đầu mùa Xuân, gia đình ông bà Lê Văn Luận và Nguyễn Thị Diệu, sinh hạ được một hài nhi đặt tên Lê Văn Bàng. Sự tăng trưởng của Lê Văn Bàng cũng ở độ bình thường như mọi đồng sinh khác, thời thơ ấu sống trong gia đình bình lặng và trôi theo văn hoá sông nước lưu vực lục tỉnh Miền Tây.

Năm 1920: Ngài Lê Văn Bàng vươn vai vào đời và đặt mình trên mọi tự tin ở tương lai, với tất cả mỹ thuật trong ký ức ấu thơ mang nặng khối tình quê hương thiên phú, đã cho phép tuổi thơ của Người đầy ập nguồn sáng tạo nhận từ miền phì nhiêu sông rạch hiền hòa bằng kinh nghiệm sống vì tha nhân, qua sự ẩn hiện kiến trúc và xây dựng thiên nhiên theo năm tháng trở thành văn hóa xã hội mang dấu ấn đặc thù đồng nội lục tỉnh của Người từ ấy. Cảnh thanh bình lục tỉnh đã quyện ở thân Người và tạo thành một kiến thức căn nguyên đạo đức kỳ diệu.

[2] - Nguồn: Gia tộc Tổng Giám Lê văn Bàng.

Năm 1921: Ngài Lê Văn Bàng vào tuổi thanh niên đã phải dừng chân bồng bềnh để lập gia thất với Bà Nguyễn Thị Chữ, gia đạo hạnh phúc không được bao lâu mắc phải hoàn cảnh ly hôn, đã sinh hạ được một (1) trai, ba (3) gái. Ngày sau ba người con gái của Ngài Lê Văn Bàng tiếp nối hành trình cha ông tạo lập Đạo nghiệp tại Tòa Thánh Tây Ninh.
- Lê Văn Sĩ, chỉ được hưởng dương dưới «đáo tuế».
- Lê Thị Ba, lập công bồi đức tại Tòa Thánh Tây Ninh.
- Lê Hồng Nga, Giáo Nhi được Đức Hộ Pháp chọn ngồi «Cộ Tiên».
- Lê Thị Ngọc, chức sắc Phó Tổng Giám Ban Kiến Trúc Tòa Thánh Tây Ninh.

Vào năm 1941. Ngài kết hôn lần thứ nhì với Bà Nguyễn Thị Nỉ, thân phụ là Nguyễn Văn Lạc và thân mẫu là Nguyễn Thị Mùi quê ở Quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc, miền Nam Việt Nam. Gia đình Người hạnh phúc dù lam lũ, cực nhọc và đặt trọn niềm tin vào cuộc sống đầy sinh lực mới, từ ấy gia đình được khởi sắc và đồng sinh hạ được hai (2) trai, ba (3) gái. Ðiều kiện sống phong phú, và khởi sắc trên hai mặt Ðạo và Ðời.

Những người con của Ngài cùng đồng hành tiếp nối sự nghiệp cha ông hướng về Tòa Thánh tạo lập Đạo nghiệp bồi Đức.
- Lê Thu Hà, Luật Sự tại Bộ Pháp Chánh, Hiệp Thiên Đài.
- Lê Văn Sua, chỉ được hưởng dương dưới «đáo tuế».
- Lê Thị Huệ Hường, Hiền Tài Ban Thế Đạo.
- Lê Thị Huệ Dung, lập công bồi đức tại Bá Huê Viên Tòa Thánh Tây Ninh.
- Lê Thành Tân, thừa tự họ Lê, và lập công bồi đức tại địa phương Tây Ninh. Ngài Lê Văn Bàng vào tuổi thượng thọ, thỉnh thoảng khơi dậy ký ức kể chuyện cũ cho con cháu cùng nghe, quan trọng nhất những sự kiện trong đời người không ngờ có thể thực hiện được qua khoảnh khắc kỳ diệu, thấy một cách phảng phất trong giấc ngủ.
Ngài Tổng Giám Lê Văn Bàng, kể lại chuyện khởi nguyên hành Đạo. " - Ngày xưa năm ấy (20-10-1935). Trong cơn bạo bệnh, nằm thiêm thiếp có thể là nửa thực, nửa mơ thấy một ông già đức độ, đầu tóc bạc phơ."

Có Đấng Bạch Ông đến bên giường nói:
" - Con không thể nào ở đây để sống một cuộc sống bình thường. Trách nhiệm của con là phải xây cất Tòa Thánh ở Tây Ninh."
Ông Lê Văn Bàng. Kính cẩn thưa với Ngài rằng:
" - Bạch Ông, con không biết Tây Ninh là ở đâu, xây cất Tòa Thánh ra làm sao ? Gia đình con thì nghèo, các cháu còn non dại. Ông nói thì con vâng lời nhưng con chưa biết phải làm sao ?"

Đấng Bạch Ông nói: " - Chuyện đó để ta lo, ba (3) hôm sau con hãy ở nhà sẽ có người đem đến trao cho con một trăm (100) đồng bạc hình Bộ lư. Con để lại một ít cho vợ con, rồi con lập tức tìm đường về Tây Ninh. "

Ông Bàng. Kính cẩn thưa với Đấng rằng: " - Thưa Bạch Ông, tiền của ai đưa cho con xin Ngài cho biết danh tính đặng ngày sau con hoàn trả lại."
Đấng ấy đáp: " - Tiền của Ông Cả trong làng giúp con làm lộ phí. Con không cần phải trả lại."

Ông Bàng, thành thật nói lên nỗi lòng âu lo của mình: " - Bạch Ông, con xin nghe theo lời Ông nhưng khi về Tây Ninh con không biết ai, và ai cũng không biết con. "
Đấng ấy ung dung đáp: " - Con về Tây Ninh, tìm đến nơi đang xây cất Tòa Thánh, nói với Bảo Thể là con muốn xin diện kiến Đức Ông, lúc đó con sẽ biết con gặp ai ? "

Quả nhiên sáng hôm sau có người nhà của Ông Cả đem đến một trăm (100) đồng bạc hình Bộ lư, chuyện trong đêm lại hiện thực giữa ban ngày. Tôi, liền hỏi: " - Sao Ông biết nhà tôi mà đến đưa tiền và của ai ? "

Ông Cả từ tốn một cách tự nhiên đáp: " - Tôi nằm chiêm bao thấy Ông đầu tóc bạc phơ, bảo đem số tiền này đến trao cho Ngài, và Ngài lo thu dọn đồ đạc mướn ghe chở gia đình về Tây Ninh."

Lúc ấy, Ông Bàng cảm nhận được sức mạnh của sự kỳ diệu mở rộng những hiện thực mà Cha là người đang tiến hàng. Từ ngày nhập môn cầu Ðạo cho đến nay, cũng vừa lúc 5 năm thừa theo chu kỳ thăng hoa của một tín đồ Cao Ðài thuần khiết, tuy Cha (Lê Văn Bàng) đau ốm nhưng vẫn vì tiếng gọi Thiêng Liêng mà tạm từ giã gia đình cũng như quê hương, tiến bước lên đường đến Tây Ninh.

Ông Lê Văn Bàng về đến Tòa Thánh ngưỡng mặt lên nhìn thấy trên cao có một chân dung tinh khiết Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung) chính là Đấng Bạch Ông đức độ tóc bạc phơ của đêm thị hiện 20/10/1935, và 100 đồng bạc Bộ lư cũng trong chiêm bao ấy, mở ra một lộ trình mới cho Cha tôi về Tòa Thánh Tây Ninh hành đạo.

Tiến trình hành Đạo.
Ngày 20/12/1935. Ngài Lê Văn Bàng về đến Thánh Địa, mọi tiến trình diễn biến như in lời Đấng Bạch Ông căn dặn. Ngài Lê Văn Bàng gặp Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, đàm đạo trao đổi một lúc.

Ðức Hộ Pháp cho biết: " - Thầy đang chuẩn bị chọn ngày giờ vào tháng sau tổ chức Đại hội Nhơn sanh tham khảo mọi ý kiến thành lập kế hoạch tạo tác Ðền Thánh, khi ấy Thầy đề cử con làm Tổng Giám tạo tác Ðền thờ Chí Tôn."  Dạ con tuân lịnh Thầy.

Ngày 10/01/1936. Sau Đại hội Nhơn sanh, Văn Phòng Công Viện Phước Thiện, chính thức lập Tờ Bổ Dụng số 01 cho Tổng Giám Lê Văn Bàng, Hội Thánh Phước Thiện mời cựu Đốc công Cương người phụ trách xây dựng Đền Thánh của những lần trước để tham khảo, và giới thiệu Ông Lê Văn Bàng chính thức được Hội Thánh ủy nhiệm. Văn Phòng Công Viện Phước Thiện, cựu Đốc công Cương với tân Đốc công Lê Văn Bàng cùng nhau tham khảo những công trình xây dựng lúc trước, rồi mới lấy quyết định tạo tác Ðền Thánh theo thời gian ấn định hoàn thành trong 6 năm.

Tổng Giám Lê Văn Bàng muốn tìm hiểu những trải nghiệm của quý đấng đã thực hiện nhưng chưa hoàn thành như ý của Đức Chí Tôn, do đó có những điều biết đâu mà nói trước về xây dựng lần này, cho nên Văn phòng Công Viện Phước Thiện, và cựu Đốc công Cương trình bày tiến trình kiến thiết Tòa Thánh như sau:
- Trong tuần thời điểm thứ Năm, ngày 17 tháng 2 năm 1927, (Ngày 16 tháng Giêng Đinh Mão). Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông dạy mọi chi tiết, xây dựng Tòa Thánh, nhưng lúc bấy giờ Đạo còn nghèo, số tín đồ chưa đông, nên việc xây dựng Tòa Thánh bằng vật liệu nặng, bê tông cốt sắt chưa thực hiện được ở lúc này, và còn tùy thuộc vào thời gian, tài chánh, nhân lực, v.v...

Chùa Gò Kén là nơi Khai Đại Đạo nhưng không đủ vững chắc cho sự ổn định truyền giáo và mở rộng Đạo. Đức Chí Tôn truyền dạy tìm miền đất mới lập Thánh địa trả chùa lại cho Hòa Thượng Như Nhãn. Từ đó Đao Cao Đài thành hình Thánh Địa tại làng Long Thành, quận Thái Bình, tổng Hàm Ninh. Sau đổi thành địa danh mới quận Phú Khương, huyện Hòa Thành, thị trấn Hòa Thành, cách tỉnh lỵ Tây Ninh khoảng 5 cây số về hướng Đông Nam.

Lịch sử xây dựng Đền Thánh.

I - Xây dựng lần thứ nhất.
Khởi công vào ngày 25-12-1927 (Đinh Mão). Tạo tác gấp rút Tòa Thánh tạm bằng vật liệu thô sơ, mái tranh, tre và vách ván, cùng lúc xây dựng tạm những cơ quan hành chánh đạo bằng mái tranh, vách đất có nơi cho chức sắc làm việc. Hy vọng sau khi công việc xây dựng tạm được ổn định, sẽ bắt đầu khởi công xây dựng Tòa Thánh bằng vật liệu nặng với quy mô lớn theo mô hình của Đức Lý Giáo Tông và Đức Chí Tôn đã dạy
Tòa Thánh tạm lúc mới xây [3]

II - Xây dựng lần thứ hai, khởi công vào năm 1931 (tháng 10 năm Tân Mùi).
Toàn lực Nhơn sanh tiến hành thực hiện kiến thiết và tiếp tục xây dựng Tòa Thánh. Ngài Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh ( ngày sau Đầu Sư ) vận động toàn đạo và chăm sóc xây dựng, tạo tác Ðền thờ Chí Tôn với ý nguyện mở rộng Đạo vào Đời. Khởi động đào móng làm nền, đào hầm Bát Quái. Công việc tiến hành tạo tác Đền Thánh không được tiến triển như ý, do thiếu chuẩn bị vật chất và phương tiện, đành phải tạm ngưng kiến thiết Tòa Thánh.

[3] - Vào ngày 25-12-1927, quý đấng tiền khai lấy quyết định tạo tác Tòa Thánh tạm, do Đức Cao Thượng Phẩm (Cao Quỳnh Cư ) đứng ra tạo lập.
Chư chức sắc Thiên phong Hiệp Thiên Đài và Cửu Trung Đài chụp hình lưu niệm, sau khi hoàn thành điện thờ Đức Chí Tôn. [4]
Hầm Bát Quái Đài. [5]
Nền Bát Quái Đài và Phần Hiệp Thiên Đài năm 1931 [6]

III - Xây dựng lần thứ ba, khởi công vào năm 1933 (Quý Dậu).
(Trước Bửu Tháp của Đức Cao Quỳnh Cư, đang đổ đà xây nền móng, phần hầm của Đền Thánh được xây dựng sát với cổng chánh môn ngày nay, tức là từ ba Bửu Tháp trở vô sân Đại đồng xã, Cột Phướng và trước mặt Hiệp Thiên Đài của Tòa Thánh ngày nay).

[4] - Nguồn tài liệu Hiệp Thiên Đài, lưu trữ tại Thư viện Cao Đài Paris, Pháp quốc, và Viện bảo tàng của Nhân Loại France ( musée de l’homme France). 5- Nguồn tài liệu Hiệp Thiên Đài, lưu trữ tại Thư viện Cao Đài Paris, Pháp quốc, và Viện bảo tàng của Nhân Loại France ( musée de l’homme France).
[5] - Nguồn tài liệu Hiệp Thiên Đài, lưu trữ tại Thư viện Cao Đài Paris, Pháp quốc, và Viện bảo tàng của Nhân Loại France ( musée de l’homme France).

Toàn Đạo khởi động công nghiệp, tạo tác Ðền thờ Chí Tôn, do Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung), cùng Nữ Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh, và ba (3) vị Chánh Phối Sư Cửu Trùng Ðài, tiếp nối công trình xây dựng, rồi cũng chỉ đào được hầm tàng Bửu Khánh và đổ bê tông. Công việc chưa thành thì Đức Quyền Giáo Tông lâm bịnh và đăng Tiên ngày 13-10 Giáp Tuất (1934).
IV . Xây dựng lần thứ tư, khởi công vào năm 1935 (Ất Hợi).
Thành lập Hội đồng tạo tác Ðền thờ Chí Tôn, Chức sắc Hiệp Thiên Ðài và Cửu Trùng Ðài cùng hiệp thành đại nguyện, do Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh chấp chưởng vận động công nghiệp Ðạo; bước công quả nầy xây dựng được lầu Hiệp Thiên Đài, đúc 4 trụ cột, đổ plafond một khoản nhỏ từ vị trí của Hiệp Thiên Ðài. Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh dốc hết tâm lực vận động tài chánh, và nhờ Bác Vật Phan Hiếu Kinh từ Sài Gòn lên làm cố vấn, rồi cũng phải ngưng lại, mọi xây dựng dở dang.

Sau khi Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt quy Tiên, Ðại Hội Nhơn Sanh yêu cầu và ủy nhiệm Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thống nhứt Nhị Hữu Hình Ðài cầm giềng mối Ðạo, tiếp tục khởi công tạo tác Ðền thờ Chí Tôn lần thứ tư. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ban truyền tái tạo tác Ðền thờ Chí Tôn trên nền tảng một khối đức tin mãnh liệt, Nhơn sanh và toàn đạo đồng nhứt khẩn nguyện Thiêng liêng trợ lực. [7]

[6] - Nguồn tài liệu Hiệp Thiên Đài, lưu trữ tại Thư viện Cao Đài Paris, Pháp quốc, và Viện bảo tàng của Nhân Loại France ( musée de l’homme France).
Những năm tháng đã qua, tuy quá trình xây dựng Đền Thánh chưa thành tựu, nhưng Đại Đạo vẫn khai mở rộng, mỗi ngày Nhơn sanh nhập môn cầu Đạo càng đông, đến với đức tin ai cũng bắt tay vào sự nghiệp Ðạo, tạo thành sức mạnh như Thiêng liêng tại thế, toàn đạo lạc quan công quả, hy vọng sẽ thắng mọi trở ngại khó khăn dù ngày đêm khắc khoải, ăn uống không đủ chỉ khoai củ là chính, đôi bữa cháo trắng thay cơm, tương chao thay bằng nước muối pha mặn, áo rách tả tơi khâu vá trăm mảnh, chân trần đạp đất pha sương giá, đổi thụ hưởng trần đời thay vào ngôi cao đức tin làm hạnh phúc

[7] -Nguồn tài liệu Hiệp Thiên Đài, lưu trữ tại Thư viện Cao Đài Paris, Pháp quốc, và Viện bảo tàng của Nhân Loại France ( musée de l’homme France).

cho kiếp sinh, lấy Bạch thủy, Rượu, Hoa, Trà, Quả dâng lên Đức Chí Tôn và kinh nhật tụng kinh tứ thời, biến thành «Tinh, Khí, Thần» thay cho liều thuốc Tiên trị liệu bá bịnh, từ những tự tin ấy phép lạ ban ra khắp cùng toàn đạo, bởi phù trì tuyệt đối của Đức Chí Tôn, Phật Mẫu và các Ðấng Thiêng liêng. Nhờ vậy sức mạnh Đức tin vượt trội của con người không còn trọng lượng nào khác làm đổi thay, chất Đạo và tình người của mỗi tín đồ có thừa mới gánh vác trách nhiệm với Thiêng Liêng. Sức mạnh của Nhơn sanh như đôi bàn tay nguồn lực vạn năng, một trữ lượng toàn khối đồng thuận quy nhứt lý Cao Ðài, và thương yêu từ đây cho đến 700.000 năm sau.
Tòa Thánh Tây Ninh năm 1930 [8]

Tòa Thánh Tây Ninh năm 1930, 4 năm sau khi khai Đạo Cao Đài. Tòa Thánh đầu tiên của Đạo Cao Đài ở Tây Ninh vào năm 1947 đã trở thành một trong những công trình tôn giáo đầu tiên tại Việt Nam. [8]
Toàn thể chức sắc chức việc chụp hình lưu niệm tại nền Đất đang khởi công xây Đền Thánh năm 1930 nhân ngày lễ Kỷ Niệm Hạ nguơn Khai đạo. [9 - 10]

[9] - Nguồn tài liệu Hiệp Thiên Đài, lưu trữ tại Thư viện Cao Đài Paris, Pháp quốc, và Viện bảo tàng của Nhân Loại France ( musée de l’homme France).
[10] - Nguồn như trên.
Thiên Nhãn – biểu tượng của Đạo Cao Đài được đặt trên Cửu trùng đài ở khuôn viên Tòa Thánh. [11]

V - Xây dựng lần thứ năm, khởi công vào ngày 14-2-1936 (1-11 Bính Tý)
Sau khi Đức Quyền Giáo Tông đăng Tiên, Đức Hộ Pháp được giao hành quyền Hội Thánh, Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài (Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài) Đức Ngài dự trù kế hoạch liên tục xây dựng Tòa Thánh cho đến lúc hoàn thành.

Khởi công xây dựng Tòa Thánh lần này với vật liệu nặng và kiên cố, có thể duy trì trong thời gian hữu hạn nào đó, theo lời dạy chi tiết của Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông vào ngày 17 tháng 2 năm 1927, (Ngày 16 tháng Giêng Đinh Mão). Tuy còn nhiều khó khăn về tài chánh, và khả năng đức hạnh xây dựng Đền Thánh có hạn.
[11] - Nguồn: ibid

Ngày 27/01/1936. Ngài Tổng Giám Lê Văn Bàng dâng ý kiến lên Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc:
" - Con nghe Thầy dạy bảo Ðạo mình còn nghèo, trường thi đua công quả của Nhơn sanh cũng có giới hạn, cho nên toàn Ðạo phải để ý nhờ vào quý Ðấng chí lành trợ lực và các trí lự nhơn sanh xây chuyển mới mong tạo tác Ðền Thánh Chí Tôn đến ngày thành quả. Bởi thế con xin dâng lên Ðức Thầy 9 ý kiến của Ban Kiến Trúc nhằm phân bổ công thợ và công quả cho hợp lý như sau:
1 - Sở Nung Gạch, cung cấp gạch nhiều loại.
2 - Sở Các, từ sông Tây Ninh cung cấp.
3 - Sở Sạn, khai thác hầm sạn để đổ Bê-tông.
4 - Sở In Gạch Bông.
5 - Sở Ghe, chuyên chở vôi bột từ Hà Tiên về Tòa Thánh.
6 - Sở Lò Rèn, cung cấp đinh vuông và các linh kiện thợ hồ.
7 - Sở Củi, cung cấp chất đốt cho lò Gạch, lò Rèn.
8 - Sở Cây, cung cấp gỗ làm cốp pha (coffarge), cho phần bê tông cốt tre, cốt sắt, và giàn giáo.
9 - Hội Thánh cung cấp Ciment, Sắt và bổ sung nhân lực công quả. "

Hội Thánh và Ðức Hộ Pháp đồng thuận đề nghị phải của Ban Kiến Trúc do Ngài Tổng Giám Lê Văn Bàng đứng ký tên. Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cho biết đã huy động trên 500 đạo hữu tại Phạm Môn làm lực lượng nòng cốt hiến dâng công quả, đang lập Hồng thệ suốt thời gian xây cất Tòa Thánh không được lập gia đình đặng có đủ tinh khiết cho đến ngày hoàn thành, và trường chay.

Ðức Hộ Pháp để tâm chú ý sức khoẻ của toàn đạo, Người phê rằng : " - Không thấy những đề nghị của Nhơn sanh và Ban Kiến trúc, nhằm chăm sóc sức khỏe như thuốc men để trị liệu khi dầm mưa dãi nắng, và lương thực để ăn uống trong lúc tạo tác Ðền Thờ Chí Tôn ".

Sau lời phê của Ðức Hộ Pháp toàn đạo chú ý đến sức khoẻ nhiều hơn, hầu lập công nghiệp Ðạo bền bỉ cho đến ngày hoàn thành Ðền Thờ Chí Tôn.

Ngày 11/08/1936 (Bính Tý). Vào lúc 09 giờ sáng. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc tiếp đón Tổng Giám Lê Văn Bàng trong tinh thần nhà xây dựng, lời khuyến Đạo của Đức Hộ Pháp trải rộng tình cảm và nồng hậu, khen ngợi ý chí cao quý vì Ðạo của Tổng Giám.

Đức Hộ Pháp ban ân sủng: " - Từ nay trong mỗi giấc ngủ của con, tri giác luôn hoạt động với những cảm nhận đồng liên hệ với hiện hữu do những tín hiệu xúc tác cấu tạo đưa đến đối diện sự thương yêu như hôm nay và mai sau, bởi bình dị đức hạnh kỳ diệu đó mà Thầy trải lòng ban ân sủng cho con những ước nguyện sẽ thành hiện thực ".

Ngài Lê Văn Bàng thưa rằng:
" - Con tự tin mọi sự tạo tác Ðền Thờ Chí Tôn được hoàn thành, nhưng công nghiệp vì Ðạo của con không được bền lâu để thấy ngày khánh thành Ðền Thờ, với hoàn cảnh chính thân không được bình an theo ý, bởi sự đau ốm đã đến lúc mục rã không biết ngày nào xa bỏ Ðời nầy, riêng về gia cảnh con an tâm sống gởi nơi Ðạo . "

Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc dạy rằng:
" - Những gì hiện diện ở đây là nơi chí thành vì Ðạo, Thầy thấu hiểu hoàn cảnh và thân con trước khi có thư mời về Tòa Thánh, bởi Thầy cùng con và nhơn sanh có một liên hệ đồng sinh kiếp nầy, đã một lần cùng ước hẹn tạo tác Ðền Thờ Chí Tôn, một Bạch Ngọc Kinh tại thế. Những chí thành vì Ðạo của con nay lớn hơn thân phận hiện hữu ở cõi tạm đó mà, các đấng Thiêng Liêng sẽ chở che những ai công dày đức hạnh, và nhân đây Thầy ban cho Bàng ba (3) phép lành để bình an lập nghiệp Ðạo:
1 - Gia tộc từ đây hưởng theo âm đức.
2 - Ðau ốm đổi thành bình phục.
3 - Phế hưởng dương đổi thành hưởng thọ".

Ngài Lê Văn Bàng nhận từ phép lành của Ðức Hộ Pháp, ngay lúc ấy chuỗi ánh sáng Thiêng liêng mở rộng toàn diện thay đổi một kiếp sinh, từ ấy gia đạo bình an con cái thành nhân chi mỹ, không bận tâm vào đời sống riêng tư, cơn thịnh nộ đau ốm nan trị ấy đã biến mất để nhường chỗ cho công nghiệp Ðạo từ đây cao vòi vọi. Ngài Lê Văn Bàng thổ lộ riêng trong tâm tư:
" - Lần đầu tiên đàm đạo với Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, như đang đứng trước Ðấng trí tuệ toàn năng, Người phản ảnh tâm tình rất bình dị và thiết thực, nhưng đến lúc Người ban cho mình 3 phép lạ, thì mới nhận ra uy quyền của Người vì Ðạo Ðộ Thế, và ngay thân tôi nhận hoàn toàn hạnh phúc từ lúc ấy."

Hôm nay tôi tự hỏi trong thâm tâm không thành lời. Mình đáng trách đứng trước Ðức Hộ Pháp không biết hiện thân của Người là ai mà có sức Phổ Ðộ huyền diệu đến thế ? và NGƯỜI thông thả trả lời những điều suy nghĩ trong tôi, như đã nghe và hiểu sự thầm kín ấy:

"  - Từ đây, Thầy dìu dẫn Ðạo cho con, và con hãy tu học thật tốt qua các bộ Kinh Thiên và Thế Ðạo, Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Ðạo Luật và Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. Con sẽ thấu hiểu được lời chỉ dạy của Ðức Chí Tôn, rồi con sẽ biết Thầy là ai, đó mới chỉ là hiện thân cá tính của Thầy trong 12 Tông đồ đầu tiên do Ðức Chí Tôn chọn lựa để khai Ðạo Cao Ðài ngày nay. Sau nầy ngày Thầy quy Tiên sẽ có 1/12 Tông đồ của Chí Tôn công bố hiện thân của Thầy, từ ấy Nhơn sanh biết thương yêu Thầy nhiều hơn, nay Thầy chỉ biết lấy thân dìu dắt Nhơn sanh đến cùng với Ðức Chí Tôn và Ðức Từ Mẫu mà không công bố hiện thân nhỏ bé nầy. Riêng ngày nay chỉ còn 1/2 tổng số Tông đồ đầu tiên do Ðức Chí Tôn lựa chọn, đó là những Chức Sắc Ðại Thiên phong xây nền tảng của Ðạo, và Thầy lấy lòng kính trọng nhơn sanh thuần khiết vì Ðạo ".

Lúc Tổng Giám Lê Văn Bàng về Tòa Thánh đúng 34 tuổi, vận số chỉ hưởng Dương được 36 tuổi, Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc hoán đổi vận số cho Tổng Giám Lê Văn Bàng hưởng thọ được 85 tuổi. Việc phế hưởng dương đổi thành hưởng thọ của Tổng Giám, hiện thời vẫn còn trong ẩn số phải qua 36 tuổi mới hé lộ thiên cơ.

Năm 1936. Khởi công xây dựng Đền Thánh lần thứ năm (5) bằng vật liệu kiên cố thay cho trước kia Tòa Thánh tạm làm bằng vách ván, cột gỗ, phên tre, mái tranh. Ngày nay, xây dựng Tòa Thánh với công trình quy mô, bằng vật liệu nặng. Thế nhưng trong quỹ tài chánh của Đạo, theo báo cáo chỉ còn 01 đồng 46 xu (01đ46). Lúc này, giá lúa 0đ20 một giạ (40 lít). Thời điểm này kinh tế Việt Nam bắt đầu suy thoái, và đệ nhị thế chiến (1939-1945) đã lan rộng đến Việt Nam.

Tòa Thánh được xây dựng từ đức tin, trái tim và trí óc của tín đồ Cao Đài mà thành. Những tín đồ công quả chính thức xây dựng Tòa Thánh phải lập thệ, trường trai và thủ trinh trong thời gian công quả. Từ tinh thần đó tín đồ tấp nập công quả lập đức, tạo ra vật chất không phải là nan giải.

Những cơ sở Phước Thiện, và Phạm Môn huy động nhân lực, tổ chức kinh tế làm ruộng, trồng trĩa sản xuất lương thực, và những sản phẩm khác. Ngoài ra còn có tín đồ làm đồn điền cao su độ nhật, cũng tranh thủ kiếm mớ rau rừng đem về dâng hiến công quả cho Đạo. Sau những buổi cơm chiều Hội Thánh kêu gọi làm công quả 02 giờ (120 phút) hay 03 giờ (180 phút) được ghi một ngày công quả.

Từ khi phát khởi xây dựng Tòa Thánh lần thứ năm (5) có những phép lạ cho thấy tri thức đức tin Cao Đài mạnh mẽ vô biên. Chính nhân bản của Đại Đạo qua tinh thần bài thơ «Đức tin một khối tạo nên hình» miêu tả cảnh xây dựng Đền Thánh. Đức tin nằm ở một bình diện khác hẳn so với khoa học. Đức tin không dựa trên cơ sở xác minh của thí nghiệm trong phòng xúc tác hóa học, không phát nguyên từ những tự biện lý tính, và cũng không phải là một chuỗi luận đề giản lược theo kinh thi. Trước tiên đức tin là thái độ gắn bó đối với Đấng Tối Cao, là tâm tình phó thác với chức sắc đại thiên phong, là cuộc dấn thân của chính cá nhân dâng hiến lên Đức Chí Tôn.

Tối thượng của đức tin chính là Đức Chí Tôn, Đấng đã mặc khải sinh vạn loại. Cho nên mỗi tín đồ Cao Đài đồng mở rộng lòng tin, thì sẽ đón nhận được sứ điệp của Đấng ấy, với niềm hy vọng trong sứ điệp ấy nhất định mọi người sẽ tìm gặp được ý nghĩa cho đời của mình và Đại Đạo. Nếu biết dấn bước vào con đường mà Đấng ấy đã vạch cho, cùng sống kinh nghiệm trong đức tin, người có lòng tin sẽ xác tín cảm nghiệm được là mình đang sống trong chân lý của Cao Đài.

Từ đâu mà có được niềm xác tín thâm sâu ấy ? Từ uy tín của Đấng mặc khải. Chính Đức Chí Tôn đã nói với con người những gì con người tin được như Pháp Chánh Truyền, Tân Luật đã minh định. Đó chính là một thể dạng của xác thực tín ngưỡng khác với xác thực tính khoa học.

Bởi lẽ đối tượng của đức tin là chính Đấng Toàn Năng, là chúa tể của muôn loài, và vô biên vô tận không sao trí tuệ con người hiểu cho đầy đủ được, thế nên, người tin cần am tường và biết chấp nhận đặt trọn niềm tín ký thác vào trong tay của Đấng Toàn Năng, tuy Đấng Tối Thượng vô hình, bất lộ hay hiển hiện bên ngoài theo cách thức của thực tại hữu hình, nhìn thấy được, sờ mó được, nắm lấy được. Tuy nhiên, nếu con người đón nhận và sống thật, thì đức tin đáp lại và soi sáng trí tuệ, điều đó tất yếu phải có trải nghiệm đời sống Cao Đài đích thực. Cho nên toàn thể tín đồ Cao Đài cộng lực tài năng, trí tuệ thực hiện một Đền Thờ Đức Chí Tôn tại thế để chứng minh sức mạnh nguyên khối tín đồ Cao Đài như thể toàn năng, nhất định hoàn thành công trình kiến thiết Đền Thánh.
Ngày 10/10/1936. Tiếp theo lần trước, Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, mời toàn đạo đại hội nhơn sanh, tham khảo chi tiết đề án xây dựng Tòa Thánh. Toàn Đạo đồng ý, lấy quyết định trước khi tạo tác Ðền Thờ Chí Tôn, nhân dịp trong buổi hội Tổng Giám Lê Văn Bàng phát tâm công nghiệp Ðạo. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và toàn đạo ủy nhiệm cho Ngài Lê Văn Bàng cùng với Tá lý nam nữ thực hiện Thánh thể Chí Tôn tại thế, như qua văn kiện công quả đã được đúc kết trong Đại Hội Nhơn Sanh lần trước.

Trong Đại Hội Nhơn Sanh mỗi tín hữu Cao Đài thể hiện tinh thần nhân văn cứu độ lần thứ ba của Thượng Đế vĩ đại tột cùng. Tinh thần Đại Hội Nhơn Sanh đồng khát vọng Tòa Thánh hoàn thành, dâng hiến lên Đức Chí Tôn, những đại công bồi đức vào lúc cơ đạo đang nguyên sơ cần mở rộng kiến thiết trên kế hoạch truyền giáo theo mục đích Đại Đồng, hình thành một chỉnh thể Cao Đài tại thế, phục vụ nhân sinh, xã hội, phát huy văn hoá Cao Đài theo phương hướng công trình kiến trúc nội dung Đền Thánh.

Đức Hộ Pháp cho biết: " - Kiến trúc và xây dựng Đền Thánh lần này thực hiện theo hướng dẫn cơ bút của Ðức Chí Tôn và Ðức Lý Thái Bạch. Bần Đạo tiếp bút nhiều bản vẽ như thiết kế đồ họa v.v...chủ tâm về mỹ thuật phải được hiển thị trên một mặt phẳng đa chất liệu, mỗi chi tiết bao hàm ý nghĩa phù hợp với triết lý Đại Đạo. Trong tương lai nhân loại có thể hiểu mô hình Đền Thánh của Đấng Chí Tôn."

Sau khi Đức Hộ Pháp cho biếtsự huyền diệu của Đền Thánh, mới hiểu biết mỗi nét chấm phá đều có sáng tạo theo đức tin, chi tiết của thiết kế đồ họa sẽ toát ra từ triết lý mạnh mẽ Đại Đạo. Lần này kiến tạo Đền Thánh như một mô hình Cửu Trùng tại thế. Tất nhiên bề mặt Đền Thánh cần nhiều chất liệu tạo ra cảm hứng cho lòng người bằng hình ảnh trang trí mỹ thuật, mục đích chuyên chở triết lý Đại Đạo phục vụ tâm linh của con người.

Cho nên mới có sự " Thiên khiển Nhơn tạo " vào thời điểm ấy rất chu toàn, Đại Đạo đã thể hiện những bí ẩn kỳ diệu khấp khởi tâm hồn tín đồ theo dấu bản vẽ kiến trúc hình thể hiện thực của Đại Đạo, một biểu tượng đức tin Đại Đồng, thắp sáng triết lý Cao Đài, mở rộng không gian chói lọi Phổ Độ đến mọi đường, cũng như chuyển mối "Đạo bao dung vào Đời."

Trong khi kiến tạo Tòa Thánh, qua bản vẽ kiến trúc vô hình, thực hiện từng ngày theo bản vẽ kiến trúc trên cát để cho Tổng Giám, Tá Lý theo mà thực hiện, cứ thế cho đến hoàn thành Đền Thánh. Đức Hộ Pháp còn phát họa mỹ thuật đắp phù điêu. Phần Tổng Giám Lê Văn Bàng chyên lo về kỹ thuật xây dựng và điều phối Tá lý, công thợ chu toàn công quả.

Ngày mở đất xây dựng đầu tiên, nói lên văn kiện lịch sử công nghiệp toàn Ðạo được ký lời cam kết trước Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Hội Thánh. Ngài Tổng Giám Lê Văn Bàng chính thức điều động xây dựng Tòa Thánh cùng với 28 Tá lý, 500 thợ hồ, và hơn 1.200.000 tín đồ công quả. Cuộc phát tâm công nghiệp Ðạo thành hình, thể hiện khối đức tin của nhơn sanh mãnh liệt, nhận lãnh những khởi đầu tạo tác Ðền thờ mà bốn lần trước để lại còn dở dang.


Lòng nhiệt thành hùng tráng mạnh mẽ của từng tín đồ trổi dậy, mỗi người mỗi việc dầm sương, giải nắng; ăn cháo rau qua bữa, ngày tháng, nơi chốn rừng hoang vắng, bên những cội cây già, hoặc trong cánh rừng tịch mịch âm u. Hằng ngày tiếng cưa cây, đẽo cột, đào đất, đắp nền, lửa bập bùng trong lò gạch, những xe cút kít một bánh gỗ chuyên chở vật liệu nặng, tiếng búa đập của lò rèn, những âm thanh liên tiếp thôi thúc dồn dập trong ngày qua đêm, theo dòng người hối hả nhưng âm thầm thời gian trôi qua, mọi hoạt động cứ thế diễn biến triền miên theo thời gian chuyển dịch. Tất cả đồng hòa vào công quả, đôi khi từ xa có giọng thơ ngâm của tín đồ vọng lại :

" Dù vất vả, hy sinh vì Đại Đạo!
Sớm cháo, rau, chiều dưa muối qua ngày.
Mặc thế nhân còn rộn rực chốn trần ai
Bao lạc thú, chừ đây vui cửa Ðạo!
Thế cuộc đã chuyển vần xoay máy Tạo
Bến trầm luân điên đảo chốn phồn hoa
Kiếp trần gian sanh, sống, bịnh rồi già!
Ai ôi! thấu đời ta đâu mấy chốc!
Thân tôi mọi cho sinh tồn vật chất
Sống thì buồn đau, thác lại gì đâu!
Ðời triền miên trong những nỗi ưu sầu!
Thôi gắng bước, đường tu toan lập đức
Khai Ðại Ðạo, mê trần nay tỉnh giấc
Trở về đây kinh kệ sớm, chiều vui
Ôi! Thế nhân còn lắm cảnh ngậm ngùi!
Ðời bao nã! Chừ đây ôi bao nã! ".

Tổng Giám còn cho biết thiếu sắt thì lấy tre thật già hay tầm vông thật già chen vào cốt sắt. Xi măng rất ít nên lấy vỏ cây ô dước đập mềm, xay nhuyễn, mật rĩ, vôi... trộn vào... xây cả tuần hay mười ngày sau mới cứng. Đặc biệt cây ô dước có nhiều tên gọi khác nhau theo từng vùng như (Thiên thai ô dược, Bàng tỵ, Bàng kỳ, Nuy chướng, Nuy cước chướng, Đài ma, Phòng hoa, Thai ô dược, Thổ mộc hương, Tức ngư khương, Kê cốt hương, Bạch diệp sài, cây dầu đắng, ô dược nam).

Trí óc, bàn tay tín đồ tạo nên từng viên gạch, góp nhóp từng hòn đá... những nhà buôn cũng sẵn lòng công quả. Tài chánh trở nên phần thứ yếu, đại công quả của toàn đạo mới là hình thành Đền Thánh.

Cho nên người đời nói không sai "Thiên khiển Nhơn tạo" một sự mới mẻ của thế gian mà Đạo Cao Đài đang thực hiện, như bản vẽ kiến trúc Đền Thánh trên cát không có bản thảo, cứ thế mỗi ngày tiến hành xây lên, người trong đại cuộc công quả Đền Thánh mới cảm nhận được hết sự tuyệt xảo kiến trúc, có cả bao hàm những bí ẩn vô vi. Ngoài ra sự tạo tác thì công quả của mỗi tín đồ chung họp sức mạnh cùng nhau lo xây dựng công trình vĩ đại, xây dựng Ðền Thánh do sức mạnh đồng Đạo mà thành tựu.

Ngày 29/10/1936. Tổng Giám Lê Văn Bàng tổng kết công nghiệp của toàn đạo xây dựng Đền Thánh lần thứ nhứt, Tổng Giám mời Ðức Hộ Pháp Phạm ký tên làm Tá lý thợ hồ danh dự, Ngài đồng ý để khởi động mạnh mẽ tạo tác Ðền thờ Chí Tôn.

Tổng Giám cho biết:
" - Tuy sức mạnh Ðạo có thừa nhưng vẫn đứng trước tình thế vô sản không kho đụn dự trữ vật liệu xây cất thì rút đâu ra phương án để thực hiện Ðền thờ Chí Tôn, được xem như Hội Thánh không có những điều kiện tối thiểu và cần thiết đặt nền tảng hoàn thành, Nhơn sanh thấu hiểu cảnh chạy cơm cháo từng ngày của Trai Ðường. Nhưng Thiên Cơ đã định, thử thách lòng trung hiếu con cái của Người, Ðức Chí Tôn đã ban phép lành hồng ân chan rưới nhơn sanh đồng quyền đối phẩm Thiêng liêng. Tôi hy vọng phép lạ Ðấng Tối Cao vận dụng chuyển thế thành ý của nhơn sanh để đạt mọi thành tựu trên tay và tận lòng vươn tới thành công."

Ngày 01/11/1936. Bất ngờ không hẹn mà trào dâng, vào buổi sáng tinh sương trăng còn soi những hạt sương ngái ngủ, chưa chịu nhường khoảng không cho tia nắng sưởi ấm một ngày rực rỡ, đặc biệt hôm nay Trăng dự phần mừng vui với mặt Trời, phá lệ Thiên nhiên từng giao ước, để đón nhận một ngày báo hiệu thành hình tại thế một Thánh Thể Chí Tôn vinh diệu. Mặt Trời hiện dần lên cao, ánh sáng rực rỡ khắp nẻo chan vào trái đất, Nhân loại trở lại sinh hoạt một ngày mới. Riêng trên miền Thánh Ðịa là một ngày hoàn bị của Thiên nhơn ký Hòa ước, có những con thuyền đang thả neo ở Bến kéo, Cẩm Giang và Giang Tân, cùng những xe đủ loại từ Sài Gòn, miền Ðông, miền Tây và cả miền Trung dự phần công nghiệp Ðạo, nào chở sắt thép, ciment, lúa gạo, ngô, khoai, bắp, rau cải, đang nằm trên các con lộ hướng về Tòa Thánh Tây Ninh, và 8 sở cung cấp vật liệu đồng nhịp tim thi nhau thành một bộ máy tạo tác Ðền thờ Chí Tôn đánh dấu sự nghiệp Ðạo của Tín đồ bằng những tấm lòng trùng điệp nối tiếp nhau trên dòng chảy vào ca khúc vinh danh Ðức Chí Tôn. Khối Ðức tin Ðại Ðạo là hiện thân từ thông điệp của Ðức Cao Ðài, Người truyền loan cùng đến ngự trị ở với nhơn sanh, sự hiện hữu của Ðức Cao Ðài là mối cộng sinh cứu rỗi lần thứ ba được trải rộng đến khắp cùng. Nhờ Đức Hộ Pháp vận dụng hành quyền Đạo lịnh gửi đến Hành Chánh Lưỡng Đài Nam-Nữ, Phước Thiện, Phạm Môn, Miền đạo, Châu đạo và Tộc đạo, kêu gọi toàn đạo nỗ lực công quả hiện kim, hiện vật, lương thực, liên tục gởi về Tòa Thánh làm phương tiện xây dựng Tòa Thánh không bị gián đoạn.

Ngày 15/01/1938. Tổng Giám Lê Văn Bàng báo trình công quả lần thứ hai trước Hội Thánh, Đại Hội Nhơn Sanh, về tạo tác Ðền thờ Chí Tôn, về công trình, kỹ thuật xây dựng, mỹ thuật Nội và Ngoại tâm cùng những công quả của toàn đạo trong hai năm qua. Tổng giám Lê Văn Bàng và Tá lý, tạo tác Ðền thờ Chí Tôn theo sơ đồ kiến trúc của Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, bởi sự thị hiện của Thiêng Liêng chỉ dẫn từng phần. Các Ðấng Thiêng Liêng ủy nhiệm cho Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, thay quyền Thiêng Liêng kiến trúc Ðền thờ Chí Tôn tại Thế, làm cố vấn mỹ thuật và đích thân làm một tá lý thợ hồ danh dự, công cuộc tạo tác Ðền thờ Chí Tôn theo sơ đồ Bạch Ngọc Kinh thu nhỏ đúng với Chân truyền bí pháp của Ðức Chí Tôn đã truyền .

Ðức Hộ Pháp tham vấn kiến trúc, Tổng giám Lê Văn Bàng phần việc kỹ thuật xây dựng, Ðức Hộ Pháp giao phần việc thực hiện mỹ thuật đắp phù điêu, họa phẩm do Phối thánh Phạm Văn Màng và Bùi Ái Thoại. Tất cả công cuộc tạo tác căn bản đặc thù tinh hoa nền Đại Ðạo thể hiện chân lý Cao Ðài, Quy Nguyên Tam Giáo, Ngũ Chi Hiệp Nhứt. Kiến trúc và mỹ thuật Ðền thờ trên Ngôi hữu hình của Ðức Chí Tôn tại Thế, bởi Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ truyền giáo thông qua hình thể ba Ngôi: Bát Quái Ðài, Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài, là một cơ chế đồng nhứt thể. Ý chí của Nhơn sanh đồng nhứt mở ra trang sử Nhứt Giáo và lập đại công nghiệp hướng về Ðấng tối lành, sự phát nguyện nầy đã đánh tản đi những ngại ngùng và được chứng minh qua trường thi Ðạo đức, để thắng mọi nhọc nhằn, từ thiếu ăn, thiếu mặc, thuốc men, màn trời chiếu đất nắng mưa không thể làm sờn lòng tín đồ Cao Ðài, lịch sử Ðạo hẳn nhiên mang dấu ấn truyền lưu công nghiệp Ðạo của Tín đồ Tần Nhơn, Ðường Nhơn... 28 Tá lý, 500 công thợ và Toàn Ðạo ở thời điểm tạo tác Ðền thờ Chí Tôn .

Xuyên qua thời cuộc khảo đảo.
Ngày 28 tháng 6 năm 1941 (4-6- Tân Tỵ).
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc  [11]

Xây dựng Đền Thánh được phần thô. Xuyên qua thời cuộc, Đạo Cao Đài bị khảo đảo, chính quyền thực dân Pháp lo ngại trước các hoạt động của đạo Cao Đài, nên đã cho bắt Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc, cùng Đức ngài Khai pháp Trần Duy Nghĩa, và một số chức sắc cao cấp khác giam vào khám lớn Sài Gòn, không bao lâu đày ra miền Tây Bắc nhà tù Sơn La, nơi rừng thiêng nước độc, vài tháng sau đưa đến nhà tù Nosilava thuộc đảo Madagascar ở Phi Châu.

[11] - Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Nguồn tài liệu Hiệp Thiên Đài, lưu trữ tại Thư viện Cao Đài Paris, Pháp quốc, và Viện bảo tàng của Nhân Loại France ( musée de l’homme France).
Đức Hộ Pháp khéo léo tổ chức, và vận động tinh thần tín đồ công quả, cho nên công việc tạo tác xây dựng Tòa Thánh tiến hành liên tục 4 năm. Đến nay, xây dựng hoàn thành phần thô, được xem căn bản nhất của kiến trúc, chỉ còn phần hoàn thiện Tòa Thánh như đắp phù điêu, vẽ, sơn và trang trí. Không may chánh quyền Pháp đã bắt Đức Phạm Hộ Pháp, cho nên tất cả đều phải ngưng lại. Mặt khác Pháp khủng bố toàn Đạo, quân đội Pháp chiếm đóng Tòa Thánh làm trại lính, nhà xe, đuổi tất cả Chức sắc, Chức việc, tín đồ, và công thợ ra khỏi Thánh địa. Quân đội Pháp còn âm mưu chôn dưới nền Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh một trái mìn 1000 kg chất nổ, ý đồ cho nổ giựt sập Tòa Thánh trước khi chúng rút đi vì đầu hàng quân đội Nhựt. Nhưng ý đồ phá Đền Thánh không thành. Pháp còn thâm hiểm hơn cấm Đạo, hầu hết Thánh thất Cao Đài đều buộc phải đóng cửa.

Ngày 30-8-1946 (4-8-Bính Tuất). Tình thế thay đổi, Đức Phạm Hộ Pháp được chánh quyền Pháp đưa trở về Tòa Thánh, sau sáu năm (6) lưu đày nơi hải ngoại. Đức Hộ Pháp hồi loan chưa đầy một (1) tháng, huy động Phạm Môn, và những công thợ tiếp tục công quả sửa chữa những chỗ hư hỏng trong Tòa Thánh do lính Pháp gây ra, tập trung nhân lực trong năm Bính Tuất thực hiện đắp vẽ, sơn phết, trang trí, công việc nào cũng gấp rút vì không thể để lâu toàn đạo lấy quyết định hoàn thành vào dịp trước Tết Đinh Hợi.

Ngày 01/10/1946. Ðức Hộ Pháp được Chính phủ Pháp thuộc trả tự do, toàn đạo vui mừng đón rước Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc sau 6 năm lưu đày nơi hải ngoại, nay qui hồi cố quốc. Về đến Tòa Thánh Ðức Hộ Pháp không an dưỡng, lập tức triệu tập toàn đạo và mời Tổng Giám Lê Văn Bàng cùng tất cả Tá lý tạo tác Ðền thờ lấy quyết định ngày khởi sắc mới cho công nghiệp Ðạo.

Ðức Hộ Pháp tiếp nhận những báo trình của toàn đạo trải qua 5 năm Ðạo Ðời thăng trầm và Người dạy rằng: " - Thuyền Ðạo nay tạm ổn chinh nghiêng, Thầy và mấy Em cùng lái cùng chèo để nhanh đến bến ". Tổng kết công nghiệp của toàn Ðạo chỉ còn 50 %, bởi hoàn cảnh Ðạo trải qua một khúc quanh thử thách. Cơn khảo Ðảo nay chấm dứt nhường chỗ cho thời kỳ tăng tiến thuận lòng người. Ðức Hộ Pháp một lần nữa vận dụng phép lành, cộng khổ, kiên nhẫn, tự tin vào ý chí của Chức sắc, Chức việc và Nhơn sanh lưỡng phái, khởi động tái tạo tác Ðền thờ Chí Tôn để vượt qua thời cuộc chuyển biến chắt lọc vô lường.

Ngày 30/12/1946. Tổng giám Lê Văn Bàng cùng 600 Tín đồ ra sức chắt bóp công quả tái tạo tác Ðền thờ Chí Tôn, để đánh dấu sự thăng trầm của Ðạo và kỷ niệm ngày Ðức Hộ Pháp hồi loan, ý chí toàn đạo dâng cao quyết định vì sự nghiệp Ðạo cuối cùng, chỉ ngoài 4 tháng sau viên mãn tạo tác hoàn thành Ðền thờ Chí Tôn. Tổng giám Lê Văn Bàng xin đệ trình lên Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, và Hội Thánh chuẩn nhận thủ tục bàn giao Ðền thờ Chí Tôn cho Hội Thánh. Lễ Bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh.

Ngày 24-1-1947. (mùng 3 tháng Giêng năm Đinh Hợi).
Trong buổi Lễ Bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh. Tổng Giám Lê văn Bàng có viết một bài diễn văn trình bày các giai đoạn tạo tác Tòa Thánh, văn từ ngôn ngữ súc tích và khá chi tiết.

Chúng tôi xin chép lại toàn bộ nguyên văn của bản gốc "Lễ Bàn Giao Đền Thánh cho Hội Thánh, do Ban Kiến Trúc Tòa Thánh Tây Ninh ấn hành, vào năm Tân Hợi 1971". Và nguồn tài liệu này của gia tộc Tổng Giám Lê Văn Bàng lưu trữ và Hiền Tài Lê Huệ Hường kính tặng Ban Thế Đạo Hải Ngoại ngày mùng 5 tháng giêng Giáp Ngọ.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Tòa Thánh Tây Ninh
Lễ Giao Lãnh Đền Thờ Đức Chí Tôn Giữa nhân công tạo tác và Hội Thánh Cao Đài

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
( Nhị thập nhị niên )
Tòa Thánh Tây Ninh
Hình bìa quyển: "Lễ Giao Lãnh Đền Thờ Đức Chí Tôn"

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
( Nhị thập nhị niên )
Tòa Thánh Tây Ninh

Tờ Bàn Giao Đền Thờ Đức Chí Tôn Cho Hội Thánh
Chúng tôi đồng đứng tên dưới đây là: Tổng Giám, Tá lý và nam nữ nhân công xin dâng ba bổn này lên Hội Thánh.

Nguyên năm Bính Tý là năm 1936, các con có làm tờ tình nguyện làm Đền thờ Đức Chí Tôn, nay các con đã làm hoàn thành nên xin giao lại cho Hội Thánh, xin chư Thiên phong nhớ đến công trình khổ nhọc của các con tạo cho nên nguy nga, đẹp đẽ, các con xin yêu cầu Hội Thánh giữ gìn Đền thờ cho sạch sẽ y nguyên như ngày các con giao lại. Xin Hội Thánh nhận lãnh.
Nay tờ Lập tại Tòa Thánh
ngày 3 tháng giêng Đinh Hợi (dl 24-1-1948)
"Đức Hộ Pháp chung đứng ký tên"
Hộ Pháp
Ký tên
Tá Lý Nam Phái:
Tổng Giám Lê Văn Bàng
Phụ quyền Tổng Giám Lễ Sanh Thái Đối Thanh, Thừa quyền Phụ Thống Công Viện Huỳnh Văn Liên, Huỳnh Văn Quận, Nguyễn Văn Yến .

Tá Lý:
Tá lý Võ Văn Khuê, Tá lý Lê ngọc Lời, Nguyễn Văn Sỏi, Võ Văn Thành, Nguyễn Văn Út, Võ Văn Hỏi, Ðoàn Văn Biểu, Ðặng Văn Lang tự Ron, Hà Văn Thơm, Nguyễn Văn Mừng, Nguyễn Thành Xuân, Lâm Thành Kía, Phan Công Thì, Nguyễn Văn Quyện, Ðoàn Hạnh Thông, Trà Văn Phiên, Trần Văn Lành, Nguyễn Văn Huê, Trần Trung Thị, Nguyễn Văn Tịch, Trần Phú Qúi, Trần Văn Biện.

Tá lý nữ phái:
Nguyễn Thị Sen, Nguyễn Thị Chữ, Ðặng Thị Trọng, Phan Thị Mây, Nguyễn Thị Mười, Tạ Thị Thế, Nguyễn Thị Bia.

Chức sắc ký tên nhận lãnh:
Hiệp Thiên Đài.
Hộ Pháp Phạm Công Tắc.

Cửu Trùng Đài:
Ngọc Chánh Phối Sư Phạm Tấn Đãi, Thái Chánh Phối Sư Thái Tu Thanh, Thượng Chánh Phối Sư Giáo Sư Thượng Vinh Thanh,

Thượng Thống Lại Viện Giáo Sư Thượng Tước Thanh, Thượng Thống Lễ Viện Giáo Sư Ngọc Ninh Thanh, Thượng Thống Hòa Viện Giáo Sư Thượng Trí Thanh, Thượng Thống Công Viện Giáo Sư Thái Khí Thanh, Thượng Thống Nông Viện Giáo Sư Ngọc Non Thanh, Thượng Thống Y Viện Giáo Sư Thượng Nứa Thanh, Thượng Thống Học Viện Giáo Hữu Thái Đến Thanh, Thượng Thống Hộ Viện Giáo Hữu Thái Bộ Thanh, Thượng Thống Lương Viện Giáo Hữu Thái Hào Thanh.

Chức Sắc Nữ Phái:
Phối Sư Hương Lự, Phối Sư Hương Hiếu, Giáo Sư Hương Nhiều, Giáo Hữu Hương Tán, Lễ Sanh Hương Nhâm, Lễ Sanh Hương Phùng Ngọc, Lễ Sanh Hương Tranh, Lễ Sanh Hương Cúc.

Vi chứng Hiệp Thiên Đài: Thừa Sử Huỳnh Hữu Lợi, Truyền Trạng Phạm Ngọc Trấn, Truyền Trạng Võ Thành Quốc, Truyền Trạng Phạm Hữu Phước, Truyền Trạng Võ Văn Nhơn, Truyền Trạng Phạm Văn Ngọ, Luật Sự Nguyễn Văn Hoa.

Chứng kiến
Giáo Sư Đại Biểu Tổng Tư Lịnh
Quân Đội Cao Đài
Trần Quang Vinh

Tòa Thánh Tây Ninh Ngày
mùng 3 tháng giêng Đinh Hợi ( dl 24 - 1- 0947 )

Vi Bằng giao lãnh Tòa Thánh.

Nhơn công thợ hồ, thợ đúc, thợ mộc, thợ sơn, có thết một bữa tiệc tại Tòa Thánh (Bửu Điện Cửu Trùng Đài) mừng ngày thành công trong sự tạo tác Tòa Thánh.

Có mặt Chức Sắc Hiệp Thiện Đài:
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Thừa Sử Huỳnh Hữu Lợi, Truyền Trạng Phạm Văn Ngọ, Truyền Trạng Võ Thành Quốc, Truyền Trạng Phạm Ngọc Trấn, Truyền Trạng Phạm Hữu Phước, Truyền Trạng Võ Văn Nhơn, Luật Sự Nguyễn Văn Hoa.

Chức Sắc Cửu Trùng Đài Nam phái:
Ngọc Chánh Phối Sư Phạm Tấn Đãi (K.Đ), Thái Chánh Phối Sư Thái Tu Thanh, Thượng Chánh Phối Sư Giáo Sư Thượng Vinh Thanh, Thượng Thống Lại Viện Giáo Sư Thượng Tước Thanh, Thượng Thống Lễ Viện Giáo Sư Ngọc Ninh Thanh, Hòa Viện Giáo Sư Thượng Trí Thanh, Công Viện Giáo Sư Thái Khí Thanh, Nông Viện Giáo Sư Ngọc Non Thanh, Y Viện Giáo Sư Thượng Nứa Thanh, Học Viện Giáo Hữu Thái Đến Thanh, Hộ Viện Giáo Hữu Thái Bộ Thanh, Thượng Viện Giáo Hữu Thái Hào Thanh.

Nữ Phái: Phối Sư Hương Lự, Phối Sư Hương Hiếu, Giáo Sư Hương Nhiều, Giáo Hữu Hương Tán, Lễ Sanh Hương Nhâm, Lễ Sanh Hương Cúc, Lễ Sanh Hương Tranh, Lễ Sanh Hương Phùng Ngọc. Lễ Sanh Hương Quyên.

Cơ Quan Quân Đội Cao Đài Tự Vệ:
Tổng Tư Lịnh Trần Quang Vinh, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Thành, Cố Vấn Lễ Sanh Thượng Tý Thanh.

Đúng 8 giờ ban mai, Đức Hộ Pháp đến Bửu điện. Chức sắc Thiên phong Nam Nữ, và một số Chức việc, Đạo hữu, đã tề tựu trên 300 vị đủ mặt.

Vị Tổng Giám Lê Văn Bàng xin phép Đức Hộ Pháp cho toàn thể nhơn công Nam Nữ làm lễ ra mắt những vị tiền vãng. Đoạn Đức Hộ Pháp mời cả Chức sắc Nam Nữ vào lạy Chí Tôn xin ban ơn huệ cho cả gia quyến các công thợ và những thiện tâm công quả tạo tác Tòa Thánh.

Khi hành lễ xong, Đức Hộ Pháp nhơn danh Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài, để lời cảm tạ tấm lòng thiết thạch của những môn đệ chí hiếu và tận trung, kẻ công người của, mà đã trải qua biết bao thời gian nguy biến, và gian lao gìn giữ đức tin, mới lần hồi kiến tạo nên một Đền Thờ vĩ đại oai nghiêm, tráng lệ dường này.

Vị Tá Lý Lê Ngọc Lời, thay mặt Tổng Giám Lê Văn Bàng, đọc lời chúc mừng Đức Hộ Pháp:
" - Tòa Thánh là cái hồn của Đạo hoặc là khối đức tin lớn, xuất hiện tại vùng Á Đông, cuối thời kỳ Hạ nguơn hầu mãn, nhờ nơi huyền diệu thiêng liêng mà Đạo đặng phổ thông mau chóng, biết bao nhiêu tín đồ đã tùng giáo. Đạo phải có một Thánh thể của Chí Tôn thiệt hiện tại thế, là khối đức tin của toàn nhơn loại, để chú trọng và tín ngưỡng. Bởi lẽ ấy mà nguyện vọng thiết tha của bao nhiêu tín đồ đòi hỏi ở chỗ phải cất Tòa Thánh, và biết bao người Đạo ở các nơi cứ trông ngóng hỏi Tòa Thánh cất rồi chưa ?

- Vì lẽ đó mà Đức Quyền Giáo Tông, ba vị Chánh Phối Sư, thi hành theo tiếng gọi của chúng sanh để làm Tòa Thánh, thì biết bao nhiêu hăng hái vui mừng của người Đạo chung hợp cùng nhau để làm Tòa Thánh cho mau đến ngày kết quả.

Tháng 10 năm Tân Mùi (1931) thì khởi công tạo tác, nào đào hầm Bát Quái đổ bê-tông, rồi không hiểu tại sao phải ngưng làm, thì cái hầm ấy cũng là một di tích, hay là một cái mầm móng của bước đầu tiên đã sáng tạo nên, đành chấm một dấu hỏi để sau nầy ? Từ ấy, Đức Quyền Giáo Tông cứ ung dung lo phổ thông nền Chơn giáo.

- Qua kỳ thứ hai thì lo tiếp tục lại để làm Tòa Thánh nữa. Hội đồng cả Chức sắc HTĐ và CTĐ lại để chung trí đặng tạo thành.

Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh chấp chưởng vận động, mướn Bác vật Phan Hiếu Kinh, người lãnh la-tách, khởi làm lầu HTĐ, đúc cột và đổ la-phong đặng chút ít, lại cũng ngưng công việc, đành chịu một chấm hỏi thứ hai nữa ? Lúc ấy nhằm lúc khó khăn, cơ đời biến đổi, làm cho thuyền Đạo lắm lúc ngửa nghiêng, cũng bởi nhân tình thế thái kích bác chê bai, vu cáo Đức Quyền Giáo Tông đủ lẽ, nhân nơi lẽ ấy mà Ngài chán nãn cõi đời vô vị, chỉ đem lại cho Ngài những mỉa mai của miệng thế, vì lẽ ấy mà Ngài sớm lìa cõi trần, hồi về cựu vị.

Ôi thôi ! Cũng do nơi cái Tâm của nhơn loại đãi Ngài, từ đó mất hết một tay rường cột của nền Đại Đạo. Khi ấy, Sư phụ ( Đức Phạm Hộ Pháp) phải thay thế gánh vác cả nhiệm vụ mà chính Chí Tôn phú thác, thống nhứt Nhị Hữu hình Đài, thực hiện mối Đạo nhơn nghĩa, mới trúng theo Thiên ý mà Đức Chí Tôn gọi là Phổ độ chúng sanh. Sư phụ thi hành triệt để theo ý của Đại Từ Phụ, phổ thông Chơn giáo cho cả Chức sắc Nam Nữ CTĐ đi hành đạo các tỉnh.

Đạo phổ thông mau chóng, hàng triệu tín đồ tùng giáo. Sư phụ đinh ninh rằng: Công cuộc tạo tác Tòa Thánh chắc chắn sẽ tiếp tục làm lại ở sau nầy. Còn một mặt, Sư phụ sắp đặt cho những người ở bên Phạm Môn, chính hai chữ Phạm Môn ở trong phạm vi eo hẹp về kinh tế, làm cho lắm người ngờ vực mà các con không thể nói đặng.

Hại thay ! Chánh trị bên ngoài lại còn nghi kỵ hơn nữa, bắt buộc phải giải tán hai chữ Phạm Môn, treo bảng cấm nhặt các cơ sở Phạm Môn.

Do nơi ấy mà Sư phụ mới day trở, cái cớ để lập ra Cơ Quan Phước Thiện, dạy những người Phạm Môn cứ đi các tỉnh Nam Kỳ để khai mở Cơ Quan Phước Thiện và Lương Điền Công Nghệ, v.v…

Những người lãnh cả sứ mạng ấy thật là dốt nát, chơn chất thật thà, có người không biết chữ quốc âm nữa là khác, nhưng cũng nhờ tánh chất ấy mà Cơ Quan Phước Thiện mở mang một cách mau chóng, biết bao người mang cả sự nghiệp, đồn điền để hiến làm một cái nhà chung, trong khi ấy, Đạo có đến 3 triệu người tùng giáo. Sư phụ nhận thấy chắc chắn làm Tòa Thánh đặng, không thất bại nữa. Trong Ba (3) triệu người, mỗi người chung hiệp 1 đồng bạc cũng làm được, nên Sư phụ không ngần ngại gì cả mà không tạo tác Tòa Thánh, để đáp lại cái nguyện vọng của chúng sanh mong đợi.

1 - Giai đoạn thứ nhứt:
Đến ngày mùng 1 tháng 11 năm Bính Tý (dl 14-12-1936), Sư phụ khởi công làm Tòa Thánh.

Ngày mà khởi mua đồ thì trong tủ Hộ Viện không tiền, lại còn lưu lại nợ ăn trước nữa là khác. Song le, nhờ sự tổ chức của Sư phụ rất biệt tài, nào xe bò, xe camion vận tải đồ đạc, trong các Châu, các Tộc, các Làng, kẻ của người công, đủ dùng không thiếu.

Trên thì có Sư phụ làm hướng đạo, dưới thì các con đồng tâm hiệp lực, bao quản nhọc nhằn, nắng mưa bao ngại, cơm còn phải thiếu ăn, hẩm hút cháo rau từ bữa. Nhưng các con cứ phấn tâm nung chí, rán sức bền lòng lo tô điểm nhà thờ chung cho mau chóng. Đó là 2 năm đầu.

2 - Qua giai đoạn thứ nhì:
Trải qua 3 năm sau, biết bao lần đau khổ, ngoài thì nghịch Đạo phá rối đủ điều, còn trong thì thiếu thốn, tình thế khó khăn, các vật liệu bị Chánh phủ hạn chế. Lúc ấy, Sư phụ sợ Tòa Thánh làm không rồi, mà nếu Tòa Thánh biếng trễ một ngày là một hại cho nhơn sanh vậy.

Vì thương Thầy mến Đạo, nên lúc ấy các con tình nguyện lãnh làm Tòa Thánh và có dâng Tờ Cam Kết với Sư phụ và Hội Thánh rằng : Các con vì Đạo, vì nhơn sanh, nên mới làm Đền Thờ Đức Chí Tôn, sau khi hoàn thành thì các con không đòi hỏi điều chi với Hội Thánh cả.

Khi Tờ Cam Kết đã nạp rồi thì các con lại càng hăng hái làm việc thêm nữa, nhưng mà lẽ Thiên cơ dĩ định, sức phàm khó thắng với sức thiêng liêng, nên sự tạo tác đành cam ngưng trệ.
Lệnh Chánh phủ bắt buộc Tòa Thánh phải đình công. Tin đó đưa ra như đất bằng sóng dậy, sét đánh vào tai, toàn Đạo nghe qua rất nên não nuột, đã vậy mà còn bắt Sư phụ lưu đày sang hải ngoại.
Giai đoạn nầy, các con lấy làm thảm đạm, là Thầy xa trò, thì có mong chi Tòa Thánh đoạt thành.
Nơi Tòa Thánh từ đó Quân đội Pháp đã đóng binh, các Chức sắc còn lại lo trù hoạch, tìm phương lo Đạo.

Lúc ấy, các con như gà mất mẹ, như chim lạc đàn, bơ vơ chiu chít, không còn phải lắng nghe tiếng còi đặng trở về chuồng, rồi kẻ một nơi, người một ngã, lăn lóc với cuộc đời sầu khổ.

Ôi ! Các con tưởng rằng không còn trở lại Tòa Thánh lần thứ hai nữa, nhưng các con còn nhớ lời tiên tri của Thầy rằng : Sau đây các con còn trở lại làm Tòa Thánh nữa. Lời tiên tri ấy, các con vẫn đinh ninh để an ủi lấy lương tâm chờ đợi.

May thay ! Tin Hội Thánh cho hay rằng : Ông Giáo Sư Đại biểu (Trần quang Vinh) lo tổ chức cơ phục quốc, trước là lo cho nước đặng tự do, sau là đòi Sư phụ trở về Tòa Thánh. Từ đó, các con cũng hăng hái lo hiệp tác với anh em, trải qua mấy năm, các con cũng giữ tròn nhiệm vụ.

3 - Qua giai đoạn thứ ba:
Rất may mắn thay, nhơn nguyện Thiên tùng, lẽ Thiên cơ biến chuyển thình lình, tới ngày 24 tháng Giêng năm Ất Dậu (dl 8-3-1945), Việt Nam được nắm chánh quyền thì nền Đại Đạo được phục hồi, Tòa Thánh mở cửa.
Lúc nầy Ông Giáo Sư Khí thay mặt cho Hội Thánh lo kiến thiết lại. Kế Ông thì có Thừa Sử Huỳnh hữu Lợi tận tâm sát cạnh với Ông Lâm tài Khí rất hoạt động, vận tải đồ đạc đặng làm Tòa Thánh, thì các con chung tâm hiệp trí lo làm theo di tích của Sư phụ còn lưu lại nơi Đền Thánh.
Nhưng mà vận Đạo còn ở trong đám mây mờ, nên sự tạo tác chỉ lây lất cho qua ngày đặng đợi Thầy về. Tùy theo thời thế xây trở theo chiều, nào là tiền bạc, nào quyền thế, mà còn chỗ phân tâm, nên dân thợ làm Tòa Thánh đình công một ngày. Ông rất ôn tồn hòa nhã mà nhẫn nại khuyên nhủ anh em làm Tòa Thánh, và có nhắc lời tiên tri của Thầy để lại rằng còn nhiều nỗi khó khăn nữa, mấy em phải rán nhẫn nại mà nghe lời Qua thì sau sẽ gặp Thầy.

Ngày Chánh phủ Pháp sắp đến, Ông truyền lịnh cả chu vi Tòa Thánh phải treo cờ Tàu, thì các con lấy làm ngạc nhiên, nhìn thấy lá cờ Tàu bay phất phới theo chiều gió. Đó là do nơi lời tiên đoán của Thầy để lại, nên gió Thánh đã xủ phất lá cờ hộ mạng che phủ cho Tòa Thánh. Trường hợp nầy rất nên mắc mỏ, một đàng trì một đàng kéo, ông ở giữa phải giao thiệp cả hai bên, nào là ruồng rừng lấp lộ, nào làm cống đào mương, đã vậy mà Ông Lâm tài Khý còn phải bị nạn trong 3 tiếng đồng hồ nơi khám Tây Ninh.

Ôi ! Biết bao nỗi khổ, Ông là người Tàu mà dám hy sinh với Đạo và một phần Chức sắc cùng đàn em theo tùng sự với Ông nên rất đau đớn. Ấy chẳng qua là Thiên cơ tiền định, nhờ sự ủng hộ của thiêng liêng, dầu việc dữ cũng hóa ra hiền, sự rủi hoá may, nhiều điều rất kinh tâm tán đởm, mà rồi cũng đặng dung hòa.

4 - Qua giai đoạn thứ tư:
Cơ Chuyển thế xây vần, lẽ Thiên cơ biến tướng, nên Ông Giáo Sư Đại biểu và cả Chức sắc Thiên phong ở Sài gòn phải thọ khổ, cũng nhờ thọ khổ mới toan giải khổ, Ông sẽ đòi sự tự do của Đạo lại và đem Sư phụ trả về Tòa Thánh. Ngày mà đặng tin Sư phụ khải hoàn thì toàn Đạo ai cũng đều hớn hở vui mừng. Hội Thánh thì lo sắp đặt sửa soạn huy hoàng đặng rước Đức Giáo Chủ qui hồi cố quốc.

Thế nên Đạo đã đến kỳ tăng tiến, nhơn sanh đổi họa ra phước từ đây. Đã trên 10 năm, thuyền Đạo bị truân chuyên trắc trở, biết bao bão táp mưa sa, nay Trời êm sóng lặng, Sư phụ đã qui hồi thì sự hy vọng của toàn Đạo nay đã mãn nguyện.

5 - Qua giai đoạn thứ năm:
Ngày Sư phụ về Tòa Thánh đến nay, Ôi ! Thân già sức yếu, gối mỏi da dùn, phần thì 5 năm xông pha trên bước lao trường, lẽ thì phải an dưỡng một thời gian mới phải, nhưng mà Đền Thánh còn lưu lại sự tô điểm sờ sờ nơi góc Trời Nam kia, nhơn sanh đã trông ngóng từ lâu, nên Sư phụ cho lịnh đòi cả anh em, chị em tạo tác Tòa Thánh ban sơ mau trở lại, sự đoàn kết khi xưa đã qui hợp, nhưng mà cái số 500 dân thợ khi trước, nay chỉ còn không đặng phân nửa cái số ấy, kẻ thì mắc phải gia đình ràng buộc, người thì lo việc khác, người thì qui liễu, nghĩ có đáng buồn chẳng ?

Nhưng mà các con cũng cố gắng theo Thầy lo tô điểm đã ngoài 4 tháng, nhằm ngày 30 tháng Chạp mới hoàn tất. Vậy ngày nay, các con xin giao Tòa Thánh lại cho Hội Thánh.

6 - Qua giai đoạn thứ sáu:
Chúng con xin dâng những nguyện vọng của các con sau nầy. Từ buổi ban sơ đến nay, các con được hấp thụ những lời giáo hóa của Sư phụ thì Đền Thờ Đấng Cha Lành là của chung toàn nhơn sanh, nay mà làm đặng trong xứ Nam nầy tức là nguồn cội của dân Nam. Các con đây, tuy là phận ngu hèn dốt nát mặc dầu, cũng hiểu biết ít nhiều Đạo lý.

Đền Thờ là của chung, các con đây là con của Đức Chí Tôn, nên các con phải nhịn ăn nhịn mặc, sự làm dầu khó khăn nhọc nhằn đến mấy thì các con cũng cương quyết.

Ngày nay, Đền Thờ đã kết liễu, thì sự vui mừng của các con đã mãn nguyện, nên các con đây cũng không vì công làm bấy lâu mà nài xin với Hội Thánh điều chi hết. Các con có một điều hy vọng là ngày nào đời đặng thái bình, dân Nam đều biết Đạo, thì các con chí hướng đi tu mà thôi.

Hiện nay Sư phụ đã già, mà sự tạo tác cũng còn, thì các con cũng tình nguyện theo chơn Thầy mà làm việc. Ngày nào Sư phụ giao việc lại cho Hội Thánh thì các con cũng xin thôi, hầu có lo cơ bảo tồn. Đó là nguyện vọng của các con như thế.

Nhân dịp ngày Xuân, các con đồng chúc Sư phụ muôn tuổi. Chức sắc HTĐ, Chức sắc CTĐ, Chức sắc Phước Thiện, đều đặng trường cửu, Thượng Hạ Sĩ quan Quân đội vạn sự hòa bình, Tòa Thánh mới đặng thất ức niên.

HỰU BÚT:
Theo lời vừa mới đọc qua, đó là nguyện vọng chung, còn phần riêng của anh chị em nào muốn cầu xin Hội Thánh điều chi thì làm, nạp cho Tá Lý và Tổng Giám xét công dâng lên Hội Thánh định đoạt.
" Tòa Thánh, ngày 24-1-1947
(mùng 3 tháng Giêng năm Đinh Hợi)
Tổng Giám
Lê Văn Bàng

Tá Lý Lê Ngọc Lời đọc xong, Đức Hộ Pháp rất cảm động, và vui mừng, Người đáp rằng:
" - Những công trình kiến tạo nầy, nếu không phải có Thiên cơ tiền định thì chưa mấy ai tạo đặng, bằng cớ là khi Đạo đặng thạnh hành, nhơn sanh hằng triệu, Ông Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh đảm đương khởi tạo, rốt cuộc cũng thất bại.

Sau, Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt hiệp cùng bà Nữ Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh kế tạo cũng không thành. Sau nữa, Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh cũng hăng hái nông trang, lại cũng không kết quả.
Sau bao lần bất thành, Bần đạo đứng ra hiệp cùng những môn đệ trung thành còn sót lại mà lần hồi tạo tác cho đến ngày nay được kết quả với một kỳ công xứng đáng.
Khi khởi công, trong tủ không có một đồng, phải chăng Đức Chí Tôn đã thử thách tấm lòng son sắt của chúng ta.
Ấy vậy, tên tuổi của mấy em và mấy con trong lúc kiến tạo nầy, sử Đạo sẽ lưu truyền nêu danh hậu thế."

Cô thợ hồ Nguyễn Thị Sen đọc bài chúc mừng Đức Hộ Pháp:
" - Bạch Đức Hộ Pháp,
Thưa cùng chư Chức sắc Thiên phong Nam Nữ,
Chúng con là thợ hồ phái Nữ, xin kính lễ chào Quí Ngài, và có mấy lời biện bạch, cúi xin Quí Ngài niệm tình tha lỗi. Trong thời kỳ tạo tác Tòa Thánh, chúng con không ngờ rằng một dịp may cho Nữ phái chung công hiệp sức cùng Nam phái để tạo Đền thờ Đại Từ Phụ. Nếu được các Ngài nhìn nhận, chúng con cũng dám tự nói rằng, trong sự đua tranh về hành vi giúp đời tạo thế, chúng con dù phận liễu yếu đào thơ, cũng không đến nỗi thẹn cùng bạn mày râu Nam tử.

Hồi nhớ lại khi hẩm hút tương rau, khi áo quần không đủ ấm, chúng con nhờ nương nơi chí thanh cao của Đức Giáo chủ dắt dìu, chúng con lòng không sờn, chí chẳng đổi, dầu phải trải qua bao phen khổ não về tinh thần lẫn vật chất,

Ôi ! thời kỳ tạo tác Tòa Thánh, nếu chúng con không đủ đức tính hy sinh, không đủ lòng kiên nhẫn, không đủ sức thắng nổi phàm tâm, thì ngày nay, chúng con không còn đứng trước mặt Quí Ngài mà tự hào công trạng.

Ấy vậy, Tòa Thánh ngày nay được hoàn thành, chúng con rất vui mừng không xiết. Và ngày nay, tháng Giêng năm Đinh Hợi, Bính Tuất đã dứt, Đinh Hợi vừa sang, chúng con cúi đầu chúc Sư phụ năm mới được vạn sự an lành; nhân dịp, chúng con cúi đầu chúc chư Chức sắc HTĐ và CTĐ được Đức Chí Tôn ban bố hồng ân hầu đủ phương thế cứu vớt nhơn sanh thoát vòng khổ hải. Sau đây, chúng con cầu chúc quí vị Sĩ quan sang năm mới được nhiều may mắn.

Xuân đi Xuân đến, đối với các con đã gây biết bao mối cảm tình, hòa lẫn những dòng lệ ưu hoài cuộc thế vần xoay, ngày nay chúng con cảm thấy bao nhiêu chuyện mới mẻ tươi cười, mà cũng bao nhiêu điều cũ kỹ bi ai, các con hồi tưởng lại 5 năm vừa qua, trong lúc vắng mặt Sư phụ, các con đây chẳng khác chim nọ lạc bầy, chiu chít nơi mây bạc đầu non, chân trời góc bể, các con trên đường đời như cánh nhạn trời cao, mỗi người một ngã, các con chỉ sống với một cái sống tạm thời, cũng như sương sa gió thoảng, tìm đủ phương dẹp mối thê lương, song cũng không thể nào quên hết những nỗi đau khổ của một ông cha hiền lành và rất kính mến, vì nhơn loại, vì các con mà phải chịu cực khổ mấy năm trường, các con ở nơi nhà, hằng để tâm cầu khẩn cùng Đức Chí Tôn, xin cho Sư phụ được trở về nơi Tổ quốc.

May mắn thay, Thiên ý chiều người, Sư phụ đã trở về. Ngày nay, các con đặng gặp và tụ hội nơi đây để chúc mừng Sư phụ trong ba ngày Xuân nhựt. Trong ba ngày, các con dọn cái bàn trong tâm giới, đốt sáng ngọn đèn huệ minh, lau chùi sạch sẽ cái trí, lọc lừa trong nước hằng sống của linh hồn, đặng đến trước Đền Thờ cầu nguyện cùng Đấng Chí Tôn, cầu xin cả thế giới đặng hòa bình, khỏi nạn chiến tranh, và nền Đại Đạo được mau chóng hoằng hóa. Các con đồng kính. "

Khi đọc xong, Đức Phạm Hộ Pháp đáp lời rằng:
" - Bần đạo không ngờ mấy em phái Nữ mà đạt được một kỳ công đáng giá dường nầy. Hồi nhớ lại, khi mới khởi công, Bần đạo đã chọn bên phái Nam tạo tác mà thôi, sau vì nhơn công không đủ làm việc, nên mới lập cho mấy em, ban đầu trộn hồ gánh gạch, lần hồi xây đắp vách tường, công việc của mấy em làm càng ngày càng tiến bộ, cũng như phần đông Nam phái. Có phải mọi việc chi cũng có đủ Nam Nữ (Âm Dương) mới tạo thành lý Đạo, ấy là định ý của Đức Chí Tôn đó vậy.

Khi ấy, vì lòng dè dặt của Bần đạo, nên mới buộc mấy em và mấy con phải hồng thệ thủ trinh, đặng đủ tinh khiết mà tạo nên Đền Thánh.

Ngày nay đặng hoàn thành rồi, Bần đạo sẽ lần lượt giải thệ cho mấy em và mấy con nào muốn ra lập gia đình tùy thích ."

Đức Hộ Pháp mời Tổng Giám Lê Văn Bàng đem Tờ Giao Lãnh mà khi xưa mấy vị nầy đã ký giao ước với Ngài lại với Hội Thánh, chư Chức sắc Cửu Trùng Đài Nam-Nữ đồng ký tên nhận lãnh, có các Chức sắc Hiệp Thiên Đài chứng kiến, và Đức Hộ Pháp lại ký tên với danh vị một người thợ hồ.

Ông Ngọc Chánh Phối Sư thay mặt Hội Thánh Cửu Trùng Đài để lời cám ơn Đức Hộ Pháp và chư Đạo hữu Nam Nữ đã dày công kiến tạo Tòa Thánh. Ông xin nhơn danh Hội Thánh Cửu Trùng Đài mà nhận lãnh Tòa Thánh gìn giữ muôn đời.

Lập tại Tòa Thánh Tây Ninh, ngày mùng 3-Giêng-Đinh Hợi.
(dl 24-01-1947)
Sao y bản Chánh
Tòa Thánh Tây Ninh
Ngày 27 tháng 8 năm Tân Hợi
( dl 15-10-1971)
Cựu Tổng Giám
Lê Văn Bàng

Ngày 27-1-1947 (mùng 6-Giêng-Đinh Hợi). Đức Phạm Hộ Pháp chính thức Trấn Thần Đền Thánh. Lịch sử xây dựng Đền Thánh đã hoàn thành sứ mạng. Hội Thánh tổ chức thết đãi Tổng Giám Lê Văn Bàng, các Phó Tổng Giám, Tá Lý, đại diện Nam Nữ công thợ, tại Hạnh Đường, chúc mừng thành công, Hội Thánh vô cùng hoan hỷ, tỏ hết lòng quý trọng toàn đạo lập công bồi đức.

Ngày 29-1-1947. (mùng 8-Giêng-Đinh Hợi), Đức Phạm Hộ Pháp làm Lễ rước Quả Càn Khôn về thờ nơi Đền Thánh, (trước đây gởi tại Báo Ân Từ khi tạo tác Tòa Thánh). Khuya hôm ấy vào giờ Tý cúng Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn.

Nhưng mãi đến 8 năm sau, Đức Phạm Hộ Pháp mới tổ chức Đại lễ Khánh Thành Tòa Thánh vào dịp Vía Đức Chí Tôn, ngày mùng 9-Giêng-Ất Mùi (dl 01-02-1955). Đây là một tuần lễ vĩ đại nhứt của Đạo Cao Đài kể từ trước tới nay.

Mô hình kiến trúc và công trình xây dựng Tòa Thánh

Người Tín đồ Cao Đài rất hãnh diện có được một ngôi Tòa Thánh đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, do Thiên ý hợp cùng nhơn lực tạo nên, xứng đáng là Bạch Ngọc Kinh tại thế, tiêu biểu cho một nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tôn chỉ : Qui nguyên Tam giáo và Phục nhứt Ngũ Chi.
Tòa Thánh Tây Ninh. [12]

[12] - Nguồn tài liệu Hiệp Thiên Đài, lưu trữ tại Thư viện Cao Đài Paris, Pháp quốc, và Viện bảo tàng của Nhân Loại France ( musée de l’homme France).

Theo lời giáng cơ dạy bảo của Đức Lý Giáo Tông thì họa đồ xây cất Tòa Thánh do Đức Lý Giáo Tông vẽ theo kiểu của Thiên đình, có kích thước là:
- Bề ngang Chánh điện là: 27 mét.
- Bề dài Tòa Thánh 135 mét, phân đoạn cho ba (3) Đài chính trung tâm: Hiệp Thiên Đài 27 mét, Cửu Trùng Đài 81 mét, Bát Quái Đài 27 mét.
- Nền BQĐ cao 9 mét, nhưng Đức Chí Tôn sửa bớt lại cho đỡ tốn kém: Nền cấp thứ 1 của CTĐ cao 5 tấc, mỗi cấp CTĐ cao 3 tấc, 9 cấp thì cao 2,70 mét, cộng lại cao 3,20 mét.
- Bề cao Lầu chuông và Lầu Trống là: 36 mét.
- Bề cao của Nghinh Phong Đài là: 24 mét.
- Bề cao của Bát Quái Đài: 30 mét. Nhưng sau đó, Đức Chí Tôn có giáng cơ dặn Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh rằng : " Thơ ! Thái Bạch muốn lập Thánh Thất coi cho tốt đẹp, chẳng tưởng sự khó nhọc các con, Thầy chẳng đành. Thoảng như tốn kém nhiều, các con coi theo họa đồ, tính làm theo thước mộc, nghe à !"
Do đó kích thước thật sự của Tòa Thánh nhỏ hơn kích thước theo họa đồ của Đức Lý Giáo Tông.
Kích thước thật sự của Tòa Thánh hiện nay, đo được với độ chính xác (sai số tương đối) từ 5 phần ngàn đến 10 phần ngàn, kể ra như sau đây:
- Bề ngang Tòa Thánh kể cả 2 hành lang là: 22 mét.
- Bề ngang Chánh điện, đo lọt lòng là: 15, 40 mét. - Bề ngang của hành lang đo lọt lòng là: 2, 40 mét.

Bề dài Tòa Thánh: - Cuối BQĐ đến mặt tiền Lầu chuông là: 93 m - Cuối BQĐ đến hết bực 5 cấp dưới bao lơn là: 97, 50 m
- Bề ngang của Lầu trống hay Lầu chuông đo được: 4,30 m
- Cửu Trùng Đài có 9 cấp, bề rộng mỗi cấp là: 7 mét.
- Bề rộng của gian giữa (Chánh điện) đo được: 7 mét.
- Bề rộng của mỗi gian ở 2 bên là: 4, 20 mét.
- Bề rộng của Tịnh Tâm Điện là: 5, 60 mét.
- Bề rộng của Cung Đạo là: 2, 80 mét. Bề cao của Lầu chuông bằng bề cao của Lầu trống:
- Từ mặt đất lên đến nóc là: 27 mét.
- Từ mặt đất lên đến miệng hồ lô là: 28, 20 mét.
- Bề cao của Phi Tưởng Đài tính tới nóc là: 14 mét.
- Bề cao Nghinh Phong Đài tới đỉnh Địa cầu là: 17 mét.
- Bề cao Bát Quái Đài tính tới nóc là: 19 mét.
- 5 cấp dưới bao lơn, bước lên cửa chánh Tòa Thánh, mỗi cấp có bề cao là 16 phân (16 cm).
- 4 cấp dành cho Thập nhị Thời Quân đứng chầu lễ Đức Chí Tôn, mỗi cấp có bề cao là 19 phân (19 cm).
- 9 cấp của Cửu Trùng Đài, mỗi cấp cao 18 phân.
- 12 cấp nơi Bát Quái Đài, mỗi cấp cao 10 phân.
- Chung quanh Tòa Thánh có tất cả 112 cây cột tròn để chống đỡ mái hiên nơi hành lang.
- Mặt tiền Tòa Thánh, dưới bao lơn đài có 6 cây cột : 2 cây quấn rồng đỏ và 4 cây quấn bông sen.
- Tịnh Tâm Điện có 10 cây cột sơn trắng sọc xanh.
- Cửu Trùng Đài có 18 cây cột rồng xanh (Long trụ), chia làm 2 hàng, mỗi hàng 9 cây.

- Cung Đạo có 2 cây cột rồng vàng.
- Bát Quái Đài có 8 cây cột rồng vàng đứng theo 8 góc của hình Bát Quái. Tổng cộng, ở từng trệt của Tòa Thánh, bên trong và bên ngoài, có tất cả 156 cây cột lớn và nhỏ.

Ngài Tổng Giám cho biết, từ Bao Lơn Đài, vào Nội điện đến Bát Quái Đài của Đền Thánh có tất cả 44 cột, đặc biệt có 28 cột lớn chạm rồng, đều được đổ bê tông cốt sắt rất kiên cố, vì là trụ cột xương sống đỡ toàn bộ sức nặng cả Đền Thánh, còn lại 16 cột khác đổ bê tông cốt sắt có chèn lẫn cây, trái lại hai hành lang chung quanh Đền Thánh có tất cả 112 cột tròn nhỏ để chống đỡ mái hiên của Đền Thánh, đều thực hiện bằng cốt cây, bởi lúc bấy giờ Đạo còn nghèo, cũng để ngày sau dễ bề tiện lợi thay đổi lại cốt sắt. Trong Điện và hành lang có 156 cột. Tuy nhiên cũng có những nơi cần thiết phải đổ bê tông cốt sắt như dầm, sàn, mái và cầu thang, bởi trực tiếp với sức nặng của đồng Đạo di chuyển thường xuyên trong Đền Thánh, mà nhà Kiến trúc và Đốc công nào cũng phải biết cách xây dựng để đạt chuẩn chất lượng cho công trình.
Những công trình kiến trúc và xây dựng Nội Ô Tòa Thánh.

Sau khi xây cất xong và bàn giao Tòa Thánh Tây Ninh, con đường công quả của Ngài Tổng Giám vẫn tiếp tục. Năm 1948. Ngài Tổng Giám cùng Ban Kiến Trúc sửa chữa lại Báo Ân Từ ( Đền thờ Phật Mẫu ), xây cất những cơ quan Hành Chánh Đạo như Hộ Pháp Đường, Giáo Tông Đường, Nữ Đầu Sư Đường, v.v...
Đền thờ Phật Mẫu. [13]
Giáo Tông Đường [14]

[13] - Nguồn tài liệu Hiệp Thiên Đài, lưu trữ tại Thư viện Cao Đài Paris, Pháp quốc, và Viện bảo tàng của Nhân Loại France ( musée de l’homme France).
[14] - Như 14.
Hộ Pháp Đường [15]
Nữ Đầu Sư Đường [16]

[15] - Nguồn tài liệu Hiệp Thiên Đài, lưu trữ tại Thư viện Cao Đài Paris, Pháp quốc, và Viện bảo tàng của Nhân Loại France ( musée de l’homme France).
[16] - Nguồn tài liệu Hiệp Thiên Đài, lưu trữ tại Thư viện Cao Đài Paris, Pháp quốc, và Viện bảo tàng của Nhân Loại France ( musée de l’homme France).

Ngày 01/02/1949, "15/01/1949 Kỷ Sửu ".
Vào dịp Ðại lễ Chí Tôn, Cửu Trùng Ðài, Hiệp Thiên Ðài, Hội Thánh Phước Thiện và Ðức Hộ Pháp chiếu theo Tờ Bổ Dụng số 1, ngày 10/1/1936, và Tờ Cam Ðoan của Ban Kiến Trúc Tòa Thánh, nay chính thức trao tặng cho Tổng Giám Lê Văn Bàng.

Năm 1971 Ngài Tổng Giám cũng là Đốc Công Lê Văn Bàng đã xây dựng Văn Phòng Ban Kiến Trúc và một nhà hàng cơm chay trước cửa Hòa Viện. Ở đây có nhiều dãy phòng để nuôi dưỡng những công thợ có công tạo tác Đền Thánh nay lâm vào cảnh tuổi già không người nuôi dưỡng.

Thỉnh Nguyện gửi Hội Thánh.
Ngày 14-11- 1974
Ngài Tổng Giám đã dâng Tờ Thỉnh Nguyện lên Hội Thánh và Đại hội Nhân Sanh đệ trình xin 3 điều:
1 - Xây dựng Đền Thờ Đức Phật Mẫu.
2 - Lưu giữ ngày Giáng sinh của Đức Hộ Pháp (mùng 5 tháng 5 âm lịch mỗi năm).
3 - Đặt lại phù điêu danh sách công quả thợ hồ dưới quả Càn Khôn của Bát Quái Đài, theo lời dạy của Đức Hộ Pháp. Đã trình nhiều lần «Tờ Thỉnh Nguyện» nhưng không hiểu nguyên do từ đâu, thất lạc Thông qui nầy? Cho đến mùa Xuân năm 1975, Ngài vẫn chưa nhận được hồi âm ba (3) điều mà Tờ Thỉnh Nguyên dâng lên, cứ thế ngày tháng trôi qua Ngài không còn cơ hội thực hiện theo ước nguyện trên.

Nhân dịp, chúng tôi đính kèm bản chính của Tờ Thỉnh Nguyện:
 
Nguồn: Gia tộc Tổng Giám Lê văn Bàng [17].

Sau ngày 30-4-1975
Nhà cầm quyền lấy Văn Phòng Ban Kiến Trúc để phân phát cho gia đình Liệt Sĩ. Ngài Tổng Giám cùng Ban Kiến Trúc phải dời về xóm Tà Mun 18 để cùng nhau gắn bó như một đại gia đình của Đời và Đạo, tuy sống đơn sơ nhưng ở đây phản ảnh tình đồng Đạo tuyệt vời, cảm thấy được an ủi rất nhiều về mặt tinh thần. Những ngày tháng này, Ngài khích lệ tinh thần đệ tử Nguyễn Văn Lung (Sáu Lung) tạm xa gia đình. Hiền Huynh Sáu Lung mở lòng phấn khởi lên Campuchia gìn giữ Liên Đài của Đức Hộ Pháp cho đến khi qua đời, một dâng hiến lớn vì Đại Đạo. Cùng năm, Ngài bị bắt giam tại nhà giam Hòa Thành, Tây Ninh vì tâm quyết bảo vệ sự nghiệp của Sư phụ Đức Hộ Pháp. Nhà cầm quyền chế độ Cộng Sản có những xúc phạm với Sư phụ quá đáng như trong "Bản Án Cao Đài" đã nêu ra những điều phi lý và hoàn toàn vô căn cứ, vì lý do đảng Cộng sản muốn tiêu diệt Đạo Cao Đài.
Năm 1983 Ngài Tổng Giám Lê Văn Bàng phát hiện trên cây Bồ Đề (Ficus Religiosa) tại Hội Đồng Xã trước Tòa Thánh xuất hiện cây Đa lá tròn nhiều rễ (Ficus Benghlensi) ăn bám vào chung quanh thân cây Bồ Đề, cho thấy có dấu hiện không an lành. Ngài cùng một số huynh đệ trong Ban Kiến Trúc thi nhau cắt lìa cành, rễ, đốn hạ thân cây Đa, ra khỏi cây Bồ Đề. Ngài luôn quan tâm sửa chữa lại quần thể kiết trúc trong Nội Ô Tòa Thánh, nếu nơi nào bị xuống cấp, nhất là Đền Thánh ưu tiên hàng đầu.

[17] - Sau nầy VP Ban Kiến Trúc ở Tà Mun cũng bị lấy nên VP Ban Kiến Trúc phải dời vô Nội Ô Tòa Thánh (chỗ Đài Phát Thanh trước kia.)

Năm 1985 (2-4 Ất Sửu)
Khởi công tu bổ lần thứ nhất đầu, sửa sang chỗ hư hỏng từ cột trên lầu Bát Quái với vài mái Đền bên trong còn chừa lại với những cây đà bên trên từ đầu tường mái Đền Thánh ngang qua la phong 19 dù. Hoàn tất ngày 19 tháng 5-1985.
Hành trình yên tĩnh của một tín đồ Cao Đài. [18]
Vào lúc 7.00 giờ sáng, ngày 30 tháng 5 năm 1987. Ngài Tổng Giám Lê Văn Bàng qui vị hưởng thọ 85 tuổi. Ngài được thiêng liêng ân phong đối phẩm Giáo Sư. Ngài là một nhân văn thiên tài luôn có nụ cười nở trên môi lạc quan, thích trao đổi khi có dịp gặp gỡ và chia sẻ với đồng Đạo, tinh thần trách nhiệm cao với những kỳ công chói lọi trước một quần thể (population) kiến trúc Tòa Thánh Tây Ninh, còn gọi là Đền Thánh.

Người sinh ra để tận tụy phụng sự vì Đại Đạo, mỗi hình ảnh xây dựng mang theo ẩn dụ với ý nghĩa đặc thù tinh hoa giáo lý Cao Đài, một công trình xây dựng tâm linh, thích hợp cho tất cả mọi văn hóa của mỗi dân tộc và nhân loại. Người để lại cho Đại Đạo hơn một trăm (100) công trình kiến trúc khác nhau. Một nhân phẩm nổi trội trong hằng triệu tín đồ Đạo Cao Đài dâng hiến cả đời sinh, một nhân cách sống cao cả ngự trị trong lòng ân sủng của Đức Chí Tôn.
Và hôm nay, cũng như mai sau những công quả lập đức của Ngài vẫn còn ghi mãi muôn đời.

Paris ngày 06/12/1995
Hiệu đính ngày 19-5-2018
Biên khảo
* Hiền Tài / Huỳnh Tâm

[18] - plafond (Pháp ngữ)

Tham Khảo.
- Phỏng vấn Nguyễn Thái Sương.
- Kiến trúc Đền Thánh (HT. Nguyễn Hà Quyến)
- Thư viện Cao Đài Paris Pháp.
- Tài liệu gia tộc Tổng Giám Lê Văn Bàng. (HT Lê Thị Huệ Hường đại diện).
- Ban Thế Đạo Hải Ngoại: http://www.banthedao.net/
- Cao Đài Hải Ngoại (Cao Đài International): http://www. caodai.international/
- Cơ quan Đại Diện Cao Đài Hải Ngoại: http://www. coquandaidiencaodai.org/
- Viện Sử Cao Đài: https://caodaihistoric3.blogspot.com/ .

Mục Lục.
- Lời Trình Dâng                                                                                   Trang 05
- Cội nguồn phát tích                                                                             Trang 10
- Kể chuyện khởi nguyên hành Đạo                                                      Trang 12
- Tiến trình hành Đạo                                                                             Trang 14
- Lịch sử xây dựng Đền Thánh                                                               Trang 15
- Xuyên qua thời cuộc khảo đảo                                                             Trang 36
- Lễ Bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh                                               Trang 38
- Mô hình kiến trúc và công trình xây dựng Tòa                                    Trang 58
- Những công trình kiến trúc và xây dựng Nội Ô Tòa Thánh                 Trang 61
- Thỉnh Nguyện gửi Hội Thánh                                                               Trang 64
- Hành trình yên tĩnh của một tín đồ Cao Đài                                         Trang 68

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét