GIÁC
NGỘ
Sau đó ông đã ngồi
dưới cội Bồ Đề trong rừng Urvela và nguyện sẽ không ra khỏi trạng thái thiền
định nếu không đạt được sự giác ngộ. Ông đã đối mặt với sự can nhiễu từ một con quỷ tên là
Mara, nó dùng trăm mưu nghìn kế để quấy nhiễu ông nhưng không thể nào xoay
chuyển được ý chí kiên định của Thích Ca Mâu Ni.
Khi chứng kiến việc
Thích Ca Mâu Ni đột phá khỏi sự kiềm tỏa của ham muốn và ràng buộc, Mara trở
nên cực kỳ phẫn nộ và nó gửi hàng tá ma quỷ có vũ khí đến để tấn công Thích Ca
Mâu Ni, nhưng Ngài vẫn giữ nguyên trạng thái bất động.
Sau khi bị đánh bại và
nhận ra rằng nó sẽ không tài nào can nhiễu được đến định lực phi phàm của Thích
Ca Mâu Ni, Mara đã mỉa mai ông và nói rằng mặc dù ông đã chiến thắng, nhưng sẽ
không có ai chứng kiến được điều này. Thích Ca Mâu Ni chạm tay xuống mặt đất,
ám chỉ rằng đất sẽ là vật chứng kiến.
Mặt đất bất giác rung
chuyển như để đáp lại rằng nó sẽ chứng kiến cho sự vinh diệu của Thích Ca Mâu
Ni. Từ khoảnh khắc đó, Thích Ca Mâu Ni tiếp tục quá trình thiền định
của ông và cuối cùng đã đạt được sự giác ngộ, trí huệ của ông đã được khai mở,
và ông đã đạt đến cảnh giới của Phật sau 49 ngày thiền định dưới cội bồ đề.
THỰC HIỆN SỨ MỆNH TIỀN
ĐỊNH
Truyền rộng Phật Pháp,
từ bi cứu độ chúng sinh :
Ngay sau khi chứng đắc
quả vị Phật, ông bắt đầu sứ mệnh tiền định của mình là truyền rộng Phật Pháp,
cứu độ chúng sinh. Thích Ca Mâu Ni đã giảng bài Pháp đầu tiên cho những người
đồng tu trước đây của ông, năm nhà tu hành ở Benares . Dần dần, số lượng
các đồ đệ của ông đã tăng lên đến con số 80.000.
Khi vua Tịnh Phạn biết
được rằng con trai ông đã trở thành một vị Phật, ông đã cho mời Thích Ca Mâu Ni
vào cung và quở trách việc ông đã đi xin ăn trong khi ông giàu đến nỗi có thể
nuôi hàng nghìn tín đồ. Thích Ca Mâu Ni giải thích cho cha rằng đó là một yêu
cầu của hệ thống tu luyện của ông.
Trong thời gian này, người em trai cùng cha khác mẹ A Nan
Đà (Ananda) của Thích Ca Mâu Ni, người sẽ được phong làm hoàng thái tử và có
đính ước với công chúa Tôn Đà Lị (Sundari), cũng quyết định bước chân vào con
đường tu luyện và trở thành đồ đệ của Thích Ca Mâu Ni. Sau đó, con trai của Thích
Ca Mâu Ni là La Hầu La và mẹ cũng đã trở thành đồ đệ của ông.
Tuy nhiên, những can nhiễu và ghen tỵ hãm hại cũng có: Đề
Bà Đạt Đa (Devadutta), anh họ của Thích Ca Mâu Ni, đã cố gắng sát hại ông rất
nhiều lần vì lòng ghen tỵ, nhưng Đức Phật đều tha thứ cho ông với lòng từ bi
của mình.
Tướng cướp Vô Não (Ương Quật Ma La – Angulimal) cũng đã
cố gắng sát hại ông nhưng cuối cùng lòng từ bi của ông đã hóa giải tất cả và
khiến tướng cướp quy phục và cũng trở thành đồ đệ của ông.
Chúng ta thấy một chân lý qua câu chuyện: Lòng từ bi của Phật có thể hóa giải tất cả.
Vào đêm trăng tròn đúng tháng sinh của mình, năm 483 TCN,
Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy đệ tử lần cuối trước khi nhập Niết Bàn.
* Sưu Tầm.
HT/Lê Văn Năm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét