Tác phẩm "Thiêng Liêng Thị Hiện Trong Người Tôi" của HH.
Huỳnh Tâm, bởi một hành trình Điện Phủ vi diệu từ Tòa Thánh Tây Ninh đến Paris,
như một đại dòng tuyền chảy dưới lòng đất.
Tác giả tự thuật theo chính hệ ngôn ngữ Phương Tây, bạn đọc tìm thấy ở bút
pháp một thông điệp thiết tha nuôi dưỡng ẩn dụ truyền chuyển đến đồng sinh
những giao cảm sống thực trong môi trường Ðức tin, tác phẩm Thiêng Liêng Thị
Hiện Trong Ðời Tôi là một cấu thành sinh động có giá trị văn học và thần
học của Ðạo Cao Ðài
Tác giả dâng hiến bạn đọc từng bước chân Thiêng Liêng Thị Hiện Trong Ðời
Tôi qua ngôn ngữ chính văn khởi lòng, bút pháp mời chúng ta đồng dự phần tự
thuật và tường thuật xem như một cuộc du hành tâm linh chung, hướng dẫn chúng
ta vào chốn huyền bí hầu nhận diện và truyền đạt chân thiện mỹ đến nhân gian.
Ðây là một tác phẩm rất khó viết, chỉ có những chân tâm mới hóa hiện bút
pháp hạnh Ðạo thành lời và lần đầu tiên xuất hiện trên dạng truyền giáo theo
pháp Ðạo Cao Ðài.
Chúng tôi đã đọc nhiều tác phẩm thông thiên học, thần học của các Ðức tin
và nay tiếp nhận được Thiêng Liêng Thị Hiện Trong Ðời Tôi như một tương
đồng rộng lớn với cảm giác rừng thiên trước mặt, riêng ngôn ngữ tự thuật, tường
thuật của HH. Huỳnh Tâm có một giá trị trên căn bản đời sống hiện hữu trạng
thái đời sống nhẹ nhàng thanh thản, cõi lòng hầu hết không còn có điều gì phải
bận tâm lo nghĩ, tâm tình cảm xúc thiên nhiên, với đôi mắt hiện sinh thương yêu
đồng sinh.
Nay chúng tôi rất cảm ơn sự nồng nàn của HH. Huỳnh Tâm, đã tặng tình người
những soi rọi thực thà và chúng tôi viết lời ngỏ này vẫn còn giới hạn âm lượng
vì miêu tả ý riêng trước một tác phẩm rực rỡ, không khác nào con thuyền đòi bao
phủ cả biển khơi. Tuy vậy chúng tôi vẫn viết lời ngỏ với chân thành và cầu
nguyện bề trên ban phép lành đến gia quyến HH. Huỳnh Tâm phúc lạc.
Nhân dịp chúng tôi cũng xin giới thiệu cùng bạn đọc một tác phẩm gía trị Thiêng
Liêng Thị Hiện Trong Đời Tôi, đang trên tay như nguồn thông suốt chảy vào
bạn đọc, hy vọng bạn đọc đang ưu tư, suy nghĩ và khám phá chính mình là hành
trình tâm linh riêng, để cùng Thiêng Liêng Thị Hiện Trong Ðời Tôi vào
nhịp cội hóa sinh và sau khi rời tay cuốn sách Thiêng Liêng Thị Hiện Trong Ðời
Tôi, chúc bạn đọc vào chặng đường đời thỏa mái, để bước tâm linh thênh
thang và trong sáng mãi mãi.
Paris 25/02/1994
Ban Ðạo Sử Cao Ðài Âu Châu
* GS. Pierre
Miablois
Lời Bộc Bạch:
- Quang giác hiện trên lương thiện của nhân sinh và thúc dục sự thành thực
để cho môi trường chân thiện mỹ phát sinh tự nhiên, đó là những ao ước của tất
cả, riêng người cầm bút viết một sự kiện cần phải lương thiện và trung thực để
tính sâu xa nằm lòng người đọc, bởi vậy tôi viết tự thuật và tường thuật cũng
trên căn nguyên đó, như tôi đã viết nhiều biên khảo chưa bao giờ gọt giũa tự
khen cái tốt mà bỏ đi cái hổ thẹn riêng tư, tôi lấy cái biên làm người để thực
hành chính trực, để nhận diện hành tàng và ưu tư việc xấu-tốt, trên những trang
giấy tự thuật và tường thuật sự thực của kiếp sinh mà tôi đã trải nghiệm, tuy
thế lời tự thuật này cũng có những cái để thương và cũng có điều chưa hoàn hảo,
nghĩ rằng bạn đọc có thể tha thứ được, khi tìm thấy tình đời của gã tu thành thực
làm người trong sáng và chân thành.
Nghĩ rằng khi tu cũng cần thành thực trong đời mình, ai cũng có lúc đi chập
chững rồi mới đi thẳng thóm, những lúc chập chững đôi khi còn hư đốn hơn người
không tu. Nhưng xét ra ít người tu nào dám nói đến thời kỳ hư đốn ấy, mà chỉ
miêu tả cái riêng tư thành đạt, ở riêng tôi thì phải nói sự thực mới bóc toẹt
từng mảng đời và tâm hồn sống một cách tự nhiên, vì vậy tôi không ngần ngại
viết tự thuật đời mình.
Phần Thiêng Liêng Thị Hiện Trong Ðời Tôi đó là sự thực, tôi không
thể nào đặt điều mị truyền giáo hay mê tín dị đoan, cũng như ai có sống sung
túc rồi lỡ vận mới biết khổ và ngược lại, nay tôi có dịp tiếp nhận ba lần thị
hiện có liên quan đời sống tâm linh, xin gửi đến bạn đọc vài ý niệm tìm hiểu
kiếp sinh trong cõi sống thường kiến và tự nhiên của khối sinh vốn đã an lạc.
Tôi thấy sách vở ngày xưa của Tiên Ðạo, Thánh Ðạo và Phật Ðạo đều có tường
thuật cảnh Tiên và cảnh Ðọa, tất cả những nhân duyên ấy đều là thực cả vì họ đã
trải qua mới am tường mà tường thuật lại.
Chân dung HT/Huỳnh Tâm,
sau ngày 30/4/1975. Bởi Hoạ sĩ Bửu Chỉ, Huế 1980.
Tôi vẫn là tục tử, sinh ra nhằm buổi ly loạn, chúng ta cùng một huyết thống
không mang ý tưởng tham vọng quyền hành đời, nhờ vậy thiêng liêng lại phú cho
chúng ta một tâm linh gần gũi siêu nhiên và khoa học xã hội nhân văn, khám phá
cùng tận của phần tính con người trong vũ trụ, bởi vậy Thiêng Liêng Thị Hiện
Trong Ðời Tôi mang một sắc thái bao quát, nó như một ẩn dụ của Phật Ðạo Thánh Ðạo,
Tiên Ðạo, và Lão giáo mang hình dung Thể Pháp và Bí Pháp đều có tích tụ cho mọi
thời đại.
Chúng tôi suy nghĩ dâng hiến tự thuật và tường thuật thô thiển này đến bạn
đọc hầu cùng khám phá ra chính lý của Thiêng Liêng Thị Hiện Trong Ðời Tôi nhưng
còn tùy bạn đọc suy nghĩ. Như thế gian này, đâu phải ai cũng hài lòng khi Trời
mưa.
" Nam mô Cao Ðài Tiên
Ônh Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát "
Paris 12/01/1995
* HT. Huỳnh
Tâm
THI HIỆN - I
1970
Cha-mẹ tôi rất quyết liệt dâng hiến cho nền Đại Ðạo tại quận Ninh Hòa, tỉnh
Khánh Hòa. Lúc đầu lập Thánh Thất ở nội đường gia đình hơn 10 năm, sau đó tạo
lập được một ngôi Thánh Thất theo mẫu số 5 rất khan trang có nhà hậu, Tây lang và Đông lang đầy đủ tiện nghi.
Anh em chúng tôi có tất cả 6 người, được lớn lên trong cửa Ðạo, Cha-mẹ giáo
dục chúng tôi như những đồng nhi thuần thục và ngoan ngoãn, Ðạo sai đâu tụng
đó, Cha-mẹ rất hài lòng, bởi thấy 6 đứa con hiếu Ðạo biết nghe lời bề trên sai
bảo, lúc này tôi mới 12 tuổi.
Sau này Cha tôi cầu phong Lễ Sanh được bổ hành Ðạo khắp nơi, từ miền Trung
đến Thánh Ðịa và Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh, cũng là lúc Ông buồn phiền về tôi
nhiều nhứt, vì sự trưởng thành sau 10 năm của tôi ngoài ý muốn của Ông.
Sau 10 năm trôi qua tôi sống tại Sài Gòn vì vậy tình Cha-con ít dịp gặp
nhau để trao đổi về Ðạo đức, có lần Ông nói Ðạo qua chân dung còm yếu mà thương
vô cùng, tôi im lặng để nghe lời Ông truyền một cách say sưa không mệt mỏi,
cuối cùng Ông hỏi:
- Những gì Cha nói con nghe, có đúng không?
- Thưa Cha, khi trước con còn nhỏ sai đâu tụng đó, còn bây giờ thì không
thể nào chấp nhận được sự tụng kinh suông mỗi ngày, cho nên con gần như quên
hết lời kinh, từ 7 năm trở lại đây con chưa bao giờ cầm lại cuốn kinh để đọc và
cũng không liên giao với người Ðạo nào.
Lễ Sanh Ngọc Niên Thanh ( 1911 - 1976 ) Ông là
người xây dựng quần thể Tỉnh Quảng Đức theo Sắc lệnh số 24-NV ngày 23
tháng 1 năm 1959 của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Cha tôi thở dài và nghe tiếp:
- Thưa Cha, Cha đã cho con những lời vàng ngọc, con ghi lòng, nhưng Cha
đừng buồn vì con không tha thiết những gì truyền Đạo mà thiếu chính lý. Cha hỏi
con có đúng không? Con không biết phải trả lời như thế nào cho phải đạo nhà.
- Cha cho phép con tự nhiên.
- Như vậy thì con cảm ơn Cha, Ðạo Cao Ðài là một Tôn giáo Khoa học, có Văn
hóa riêng và sắc thái Nghi lễ phong phú, Thiêng Liêng đã cấy vào nhân gian một
truyền thống đức tin lâu đời nay có dịp mới kết tinh thành Ðạo Cao Ðài, tuy từ
ngày Khai Ðạo đến nay mới 41 năm nhưng đó là nguyên thủy mà kinh đã xác định
rất trung thực (Ðạo gốc). Còn Cha nói những gì với con toàn là có tính cách tin
những điều khác lạ, nếu không phải nói đó là dị đoan, Cha học đạo được những gì
thì truyền lại bấy nhiêu là hết, không phát triển thêm được vì sợ đụng phải bức
tường Thiêng Liêng.
Có những lúc Cha nói với con rằng "Thiên cơ bất khả lậu",
có nghĩa là Cha biết mà không dám nói, thực tế Cha không biết và có rất nhiều
người cũng kết thúc bằng câu ấy. Hồi nhỏ con nghe Cha đọc những văn bản giáo lý
trong các buổi lễ của Ðạo rất hay và nghĩ rằng đó là những án văn tuyệt tác của
Cha, sau đó con có dịp nghe một Lễ Sanh khác cũng đọc những án văn khuôn mẫu đã in ra giấy, mới hiểu ra đó là Thánh Giáo của Ðạo.
Nhà mình hiến làm Thánh Thất của Ðạo, thế mà chỉ có vài cuốn sách Ðạo, con
đã đọc hết và muốn tìm hiểu Ðạo hơn nữa cũng không có, từ đó con không còn tha
thiết nghĩ đến Ðạo, và những gì Cha cho con đều là truyền khẩu, nếu đặt Ðạo
trên trục khoa học xã hội nhân văn để truyền giáo, thì Ðạo có phần thiệt thòi, đó
là những nguyên nhân con không thể nào chấp nhận lời răn của bất cứ ai nói về Ðạo
Cao Ðài.
Buổi trao đổi Ðạo trên tình Cha-con, cuối cùng đưa đến một mặt trời và một
mặt trăng, cãi nhau lớn tiếng, Cha tôi không hài lòng lối nói của tôi. Ông cho
tôi là đồ phản Ðạo, Ông chửi tôi là thằng con bất hiếu.
Tin này về đến gia đình ở Ninh Hòa như một tiếng nổ tung cả họ, từ đó sự
cách biệt rõ nét, Cha tôi bảo thủ Ðạo, Mẹ tôi bao dung, các em tôi thì chỉ biết
vâng lời và làm hài lòng Cha mẹ, riêng tôi trở thành kẻ ngoại tộc.
Mẹ Chánh Trị Nguyễn Thị
Lén (1920 - 1991)
Một tay Mẹ tần tạo nuôi chồng đi tu, con ăn học thành
người và Mẹ chuyên cần hành Đạo tại Huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Mẹ
nguyên là một tiểu thư đài các, con nhà quan lại Triều Nguyễn, khi lấy
chông đổi đời buôn gánh bán bưng lam lũ. Mẹ dạy Cha học chữ Quốc
ngữ. Tuy nhiên Ông rất giỏi chữ Nôm, bởi con nhà Nho học, văn võ song
toàn.
Mỗi năm Cha con gặp nhau 2 lần tại Sài Gòn, nhân dịp Ông từ Tòa Thánh Tây
Ninh về quê ăn tết và trở lại Tòa Thánh, cũng có lúc Ông về Sài Gòn để dưỡng
bệnh, vợ tôi may quần áo mới và cung cấp một ít vật chất cho Cha, riêng tôi với
Ông thì không nói chuyện Ðạo đã từ lâu và cũng chẳng trao đổi việc đời, tôi
biết có nhiều lúc Ông muốn làm hòa, nhưng không được, bởi mối bắt đồng từ nguồn
của Ông, tuy nhiên Ông thường mượn vợ tôi để làm trung gian hầu tìm hiểu nỗi
thăng trầm trên đường đời của tôi.
Ông biết tôi thành công trên đường đời và biết luôn lối sống vô Ðạo đức của
tôi, mỗi lần Ông đến thăm thường đứng trước 4 kệ sách cao vòi vọi và phàn nàn
với con dâu:
- Chồng con bây giờ nó theo Ðạo nào?
- Thưa Cha. Anh vẫn là Ðạo Cao Ðài.
- Cha không tin, bởi bốn kệ sách này không có 1 cuốn sách nào của Ðạo ta,
con xem nào là sách các tôn giáo khác và con thấy không đây là bưu ảnh của nhà
truyền giáo Tin Lành mời chồng con đi sinh hoạt cách đây 4 tháng.
- Thưa Cha, theo con thấy thì chồng con bao giờ cũng yêu Ðạo nhà mình, sách
Ðạo anh để trong thư phòng trên 150 cuốn vì vậy không có ở các kệ sách này. Từ
khi lập gia đình cho đến nay, anh có một chứng bệnh không bao giờ trị hết nhẵn,
đó là đọc sách ít ngũ, anh đọc sách thay bữa cơm, có thể mỗi ngày đọc một cuốn
trăm trang, có khi anh đọc sách ngoài công viên cả ngày quên về nhà, ngoài ra
anh đam mê rất nhiều thứ, con không thể biết được ý anh vì chưa bao giờ tiết
lộ, anh học đỗ nhiều bằng cấp, nhưng chưa bao giờ sống bởi bằng cấp như: Cán sự
Nông-nghiệp, Cán sự Kinh tế Tiêu thụ, Cán sự Y-tế, đó cũng là điều lạ vì vậy
con không biết nhiều về ý riêng tư của anh, chỉ biết anh thành công về mặt
chuyên viên kỹ thuật.
Ông hỏi:
- Có bao giờ chúng con về Thánh Thất Ðô Thành Sài Gòn không?
- Thưa Cha, mỗi năm chúng con về Thánh Thất vào ngày mồng 1 tết, để cho mấy
đứa nhỏ nó nhận lì xì mừng tuổi đầu năm.
- Con có thuộc kinh kệ không?
- Thưa Cha, con đâu biết kinh kệ mà đọc.
- Cha rất tiếc sinh phải một thằng con vô Ðạo, thôi Cha về lại Tòa Thánh,
Cha tin tưởng nơi con sẽ hướng nó về với Ðạo, con dâu của Cha và các cháu bình
an.
Riêng tôi có những suy nghĩ tổng quát để lấy quyết định sự hiểu biết về Ðạo,
một khi nói về Ðạo Cao Ðài phải tìm đến chân lý qui nguyên, không thể hiểu Ðạo
theo kiểu gia đình truyền vô ngữ thành Ðạo, vì lẽ ấy tôi có Ðạo trên một chặng
đường duyên kỳ lạ mà không vì gia đình hay hoàn cảnh, yêu Đạo theo kinh nghiệm
sống của riêng mình, nói chung mỗi người có một hoàn cảnh tín ngưỡng khác nhau,
nhưng điểm gần nhau nhứt là Ðạo do môi trường đặc biệt và có gắn bó với Đạo
trong tính mật thiết vi diệu của nó, nhờ chính chất keo này trở thành cứu cánh
trong cuộc sống và hữu ích cho đời.
Những năm tháng tôi có Ðạo không thổ lộ ra ngoài, bởi chưa thấu hết huyền
diệu và sự thực của hiện hữu sẽ chuyển biến ra sao, nếu có người muôn biết tôi
cũng không biết diễn tả được, không thể vô tình diễn tả kiểu dị đoan thì nguy mất,
bởi vậy tôi để mãi sự vi diệu trong lòng, nay thì đã hiện hữu như thế này:
- Từ đầu mùa xuân 1972 tôi thường đi về hướng Thủ Thiêm vào những ngày cuối
tuần như thứ bảy hay chủ nhựt, để làm gì tôi không thể hiểu trước, đi như có
người hướng dẫn, chỉ biết đi tìm nơi thanh tịnh. Hai năm rồng rã đi tìm nơi
thanh tịnh nhưng lại vô hình ảnh, trên con đường trải nhựa từ bến đò Thủ Thiêm
hướng lên Thủ Ðức, nhưng hoàn toàn thất vọng, không được một tí gì hài lòng,
mãi đến mùa hạ năm 1973, tôi mới đổi ý chuyển hướng đi mới, từ con đường lầy
lội trước chợ Thủ Thiêm, dọc theo ven bờ sông Sài Gòn và đi đến một khoảng
trống trải rộng rất đẹp, ở mặt tiền bờ sông cảnh thiên nhiên thông thoáng, tôi
nhận ra ở đây một thời sầm uất của bến cảng mà ngày xa xưa chưa có Sài Gòn, nay
đã hoang tàn, cảnh điù hiu như miền hoang dã. Ngày nay một Phường trong Quận 9
Sài Gòn là điểm hẹn của người dân cần cù và lam lũ, cũng là điểm cuối cùng dọc
bờ sông Sài Gòn.
Bỗng nhiên tôi cảm thấy oi bức khó chịu lạ thường, nẩy ý cần tìm một nơi
nào đó để ngã lưng cho thỏa mái rồi hãy tính sau. Tôi xoay vào phía trong của
bờ sông, thấy một khoản sân trống mà trước kia là nền nhà rộng hơn 36 mét vuôn,
rồi mới đến ngôi nhà bỏ không chỉ còn bốn vách tường trống rỗng không mái hiên,
đi vào thấy phía gốc trái ngôi nhà bỏ không có kê một bộ ván gỗ, tiếp cận cửa
căn nhà bên cạnh, hình như cùng một chủ và có hai cháu nhỏ một trai khoảng 10
và một gái lên 8 đang tung tăng rất ngoan ngoãn. Tôi hỏi hai cháu ấy:
- Các cháu cho chú nghĩ nhờ trưa nay ở bộ ván này được không?
Hai cháu chạy qua nhà bên cạnh để vấn ý mẹ, rồi trở ra trả lời rằng:
- Mẹ cháu đồng ý, cho chú nghĩ trưa ở đây.
Tôi cảm ơn hai cháu và nghe tiếng bà chủ nhà bảo các cháu rằng:
- Các con đừng đùa nữa để cho ông ấy nghĩ trưa.
Tôi ngã lưng xuống bộ ván gỗ, quả thực hài lòng vì ít nhứt được dịp thỏa
mái, lúc này nắng đã nghiêng về phía nam, vì vậy bộ ván gỗ tôi đang nằm rất mát
mẻ, lúc bấy giờ mới quan sát không gian hẹp của bốn vách tường, đôi mắt nhìn
lên bầu trời bao la, như thể đang tiếp cận nguồn hóa sinh vô tận, và nhìn thấy
sinh hoạt huyền bí của hoàng chủng, không bao lâu tôi thiếp ngủ trong an lạc
cho mãi 16 giờ chiều mới thức dậy, nhưng chưa rời khỏi bộ ván gỗ vì cảm thấy
xác thể đầy sinh lực và hoàn toàn thanh tịnh, tôi nằm rán được năm phút nữa thì
nghe tiếng nói và bóng của Ðấng linh thiên đứng trên đầu bộ ván, bảo:
- Con đã thành tâm thực hiện ước nguyện gần 2 năm, nay Thầy mượn nơi đây để
chứng lòng con. Từ nay con dụng tinh thần và cá tính của Ngọc... Thanh để khởi
đầu Ðạo nghiệp. Trên đường Ðạo mỗi ngày con có được một niềm tin và cũng gặp
nhiều khảo đảo từ hai phía Thế và Bàng môn tả đạo, tuy vậy những âu lo nào cũng
có quý Ðấng Thiêng Liêng hóa độ và hướng dẫn con thành Đạo, về phần Thế thì có
những hiền nhân bạn đạo bên cạnh đồng trợ lực con.
Thầy chấm Ðạo nghiệp cho con đấy, ngôi thánh thất này do ý Ðạo của con mà
thành và chiếu theo Ðạo Luật toàn nhơn sanh cũng đồng hưởng thăng hoa này, vì vậy
khi con có khảo thì ngôi Thánh Thất này cũng khảo. Người nói tiếp:
- Con chuẩn bị dậy, đi mời Huynh, Tỷ, Ðệ, Muội về ngôi Thánh Thất này để
hành lễ Ðức Chí Tôn và Phật Mẫu, vì gần đến thời Dậu rồi.
Lời cuối cùng con nên nhớ: Nơi nào có Ðạo, thì có sự hiện diện của Thiêng
Liêng, Thầy ban ân cho con đó.
Tôi vùng thân người thức dập, thấy Ðức Hộ Pháp hiện nguyên chân dung hiện
hữu, rất rõ ràng như thời NGƯỜI chưa Triều thiên với bộ khôi giáp uy nghi, tay
cầm Giáng Ma Xử đứng trên phần đầu của bộ ván gỗ. Tôi sợ hãi NGƯỜI ra lịnh an
tâm, NGƯỜI chỉ vào Thiên Bàn đầy đủ phép nghi lễ, đèn được thắp sáng, khói trầm
và hương nghi ngút như đã trấn thần cho ngôi Thánh Thất được hoàn toàn tinh
khiết, tiếng chuông ngân vang để mời Tín đồ chuẩn bị hành lễ, âm thanh siêu
nhiên vọng đến muôn cõi Thiên-Hạ nhằm cảm hóa nhơn sanh trong ấy có tôi cũng
được hưởng hưởng hồng ân vi diệu.
Đích thực hôm nay, tôi đã được tiếp nhận mùi thơm tuyệt trần của khói trầm
hương trong ngôi nhà đổ nát, khói trầm nhưng bốc lên cuồn cuộn tỏa khắp bầu
trời, từng lớp lớp kết thành mái nhà che nắng buổi chiều, ngôi nhà này hóa
thành Thánh Thất khang trang. Khích thích lòng tôi rộn ràng, vui trong cảnh đẹp
lộng lẫy như Tòa Thánh.
Tôi vẫn còn ngồi yên lặng không muốn rời xa cảnh thoát trần. Ðức Phạm Hộ
Pháp, bảo:
- Con hãy đi mời Tín đồ tề tựu về đây hành lễ Đức Chí Tôn.
NGƯỜI vừa nói, chân dung của NGƯỜI và Thiên Bàn cũng từ từ phai mờ vào
không gian, cùng lúc mái hiên ngôi Thánh Thất cũng trở lại cảnh trống không như
lúc tôi mới đến đây, nhưng trầm hương vẫn còn vướng lại ít nhiều ngào ngạt của
hương, trong lòng cảm nhận thoải mái mà cả nửa đời người chưa bao giờ có.
Sau buổi nghỉ trưa, tôi chuẩn bị ra về, cảm ơn bà chủ nhà và hai cháu nhỏ:
- Thưa bà và cảm ơn mấy cháu đã cho tôi một giấc ngủ trưa ở đây rất thanh
tịnh và hoàn toàn an lạc nhứt trong đời tôi, nếu bà muốn biết sự an lạc của tôi
hôm nay như thế nào tôi sẽ thuật lại cho bà nghe.
Bà chủ nhà cũng rất ngạc nhiên và muốn nghe người lạ mặt thuật lại điều an
lạc trong ngôi nhà đổ nát này. Bà nói:
- Thưa ông thuật lại tôi nghe đây.
Thực sự tôi không biết bà chủ nhà này theo tôn giáo nào, cho nên tôi bắt đầu
tìm hiểu đạo gốc của bà bằng một lối nói tế nhị, để tránh những hiểu lầm về tôn
giáo:
- Thưa bà, ngôi nhà đổ nát này trong nay mai sẽ hưởng được ân sủng của
Thiêng Liêng, vì vậy tôi đề nghị bà tạo lập thành nhà Nguyện hay Chùa và Thánh
Thất tùy theo tín ngưỡng của bà.
Bà chủ nhà mừng rỡ vô cùng và nói:
- Chúng tôi là Ðạo Cao Ðài.
Tôi an tâm hơn và không cho bà biết tung tích của tôi cũng đồng Ðạo như bà,
và nói tiếp:
- Như vậy bà muốn nghe tường thuật những gì diễn biến hôm nay không?
- Muốn lắm, ông cứ tự tiện kể đi.
Tôi tường thuật cho bà chủ nhà nghe, diễn tiến từ 2 năm về trước cho đến vi
diệu hôm nay trong ngôi nhà này, như tôi đã trình bày phần trên.
Bà im lặng nghe một cách thích thú và bà cũng cảm thấy an lạc, cuối cùng
tôi xin tạm biệt, bà vội tha thiết yêu cầu tôi chờ chồng bà về, để tường thuật
lại sự việc này cho chồng bà nghe, bà cho biết chồng đi bắt tép ven sông Sài
Gòn xắp về đến nhà, tôi cũng chiều lòng và nán lại, mười phút, bà đưa tay chỉ:
- Kìa chồng tôi về.
Bà trình bày sự việc tôi xin ngủ trưa ở ngôi nhà đổ nát cho chồng nghe, còn
phần vi diệu thì tôi tường thuật lại cho ông chủ nhà tường. Ông rất xúc động và
cho tôi biết hiện nay ông là Phó Trị Sự của Hương Ðạo Thủ Thiêm.
Ông Phó Trị Sự tức tốc triệu tập Ban Trị Sự để nghe tôi tường thuật một lần
nữa, tôi trở thành chứng nhân lý do tạo lập Thánh Thất. Buổi chiều hôm ấy toàn Ðạo
Thủ Thiêm quyết định tạo dựng Thánh Thất. Tôi trở thành nguyên nhân sự kiện
thành hình ý nguyện chung của toàn Đạo Thủ Thiêm.
Hôm ấy tôi ra về lòng phơ phới, thong thả và tự suy nghĩ mối liên hệ vi
diệu này đến với họ rất chân thành, nhưng trần thế thì thường vô tình không để
ý lý do kỳ bí xuất hiện, vì vậy họ không biết tôi từ đâu đến và cả tín ngưỡng
của tôi họ cũng không biết nốt, đó là nguyên nhân về sau Tín đồ ở đây không
biết lịch sử vi diệu của Thánh Thất, bởi thế họ thiếu chiều sâu hành Ðạo ngay
từ buổi khởi đầu.
Vài tháng sau, trong lòng tôi tự thúc dục hối hả đi viếng thăm Thánh Thất
Thủ Thiêm vào trưa chủ nhựt, khi đến nơi mới biết hôm nay là ngày lễ chính thức
khánh thành Thánh Thất Thủ Thiêm, tôi rất hài lòng toàn Ðạo đã được Thiêng
Liêng trao sứ mạng, từ nay Hương Ðạo Thủ Thiêm thực thụ thành hình và ngôi
Thánh Thất này sẽ là Tộc Ðạo tương lai.
Hôm ấy, tôi đến Thủ Thiêm thông qua hồng ân của Đức Phạm Hộ Pháp để chứng
kiến lễ khánh thành Thánh Thất, đặc biệt hôm áy trong tôi hiện ra cảnh thanh
tịnh ở giữa ban ngày, cho nên tôi không xuất hiện, vì lẽ đó cả Hương Ðạo không
biết sự hiện diện của tôi ở đây. Nhân dịp, tôi đứng ven lề bờ sông Sài Gòn để
quan sát sinh hoạt náo nhiệt của đồng Ðạo trong Thánh Thất, tôi thấy nào là Ðại
diện Tòa Thánh, Khâm Châu Ðô Thành có cả Thừa Sử Lê Quang Tấn, Ban Trị Sự và
toàn Ðạo mà tôi đã từng biết, cùng lúc thấy hai cháu nhỏ ngày nào tung tăng
trong ngôi nhà đổ nát, bây giờ thấy hai cháu ấy mặc đồng phục Đạo rất lịch sự
đứng khoanh tay như tôi thuở trước. Ngôi Thánh Thất khang trang và lộng lẫy.
Tôi đứng ở đây 30 phút để quan sát sinh hoạt của Thánh Thất, quả nhiên
trang trí đẹp mắt, đồng Ðạo rộn ràng với những nụ cười hân hoan.
Tôi cũng hồn nhiên nở một nụ cười rất vô tư. Bỗng bến sông trước Thánh Thất
hiển hiện từng đoàn ghe thuyền, cờ Đạo tung bay phất phới đẹp tuyệt, đèm lồng
thắp sáng, ngã bóng xuống dòng sông, nước gợn sóng bóng đèm lung linh, lúc sáng
lúc mờ thật như ảo, cảnh tiên tại thế đang tràn vào giòng suy tưởng mà tôi cần
vượt ra bức tường chết của trần thế.
Cho thấy ngày xưa ở nơi này là bến hẹn của thế giới Thần Tiên, thảo nào
Thánh Thất này hiển linh. Tôi được thưởng thức cảnh đẹp gần 30 phút, rồi sau đó
từ từ biến mất, trả lại cảnh bình thường một trong những bến sông Sài Gòn.
Bừng tĩnh lại Tôi thương cảm cho Ban Trị Sự ở đây, họ là những tín đồ đầy
niềm tin, lòng nhiệt thành, tâm Ðạo tốt, nhưng kiến thức quá giản dị, cho nên
đồng Đạo không chú ý nguyên nhân vi diệu nào và lịch sử thành hình Thánh Thất,
họ không thể biết được những sứ mạng trong âm thầm đến với họ, họ không phát
hiện Đức Phạm Hộ Pháp đến độ họ.
Tất nhiên cả Hương Ðạo ở đây không biết Tôi là ai, từ đâu đến, quê quán,
tín ngưỡng của tôi đã tiếp nhận thị hiện để rồi mách bảo, dâng hiến cho họ một
công trình hành Ðạo và tạo lập Thánh Thất!
Sao 30 phút, Tôi về lại Sài Gòn và từ đó không trở lại Thánh Thất Thủ Thiêm
để tìm cảnh thanh tịnh nữa. Chính Huỳnh Tâm người viết dòng chảy lịch sử Thánh
Thất Thủ Thiêm.
Từ ngày tiếp nhận thị hiện tại Thủ Thiêm đã trôi qua vài tháng không thấy
Thiêng Liêng hay hiền nhân, bạn đạo nào đến với Tôi. Đời vẫn bình thản, bởi khi
trưởng thành Tôi không có bạn Đạo, những bạn thân thiết nhứt thường Tín đồ Phật
Giáo, Thiên Chúa, Hồi Giáo và Tin Lành, cũng như Văn Hóa Xã Hội Tình Thương do
tôi sáng lập, tiền thân Thanh Niên Chí Nguyên, cũng không có một mặt bạn Đạo
nào. Tuy vậy cũng đã thấy được nội tâm có biến chuyển mạnh, liên hệ thay đổi
suy tư về Đại Đạo, như một đứa con hoang chờ ngày vế mái ấm gia đình Đạo.
Ðôi khi cũng tự hỏi, bạn đạo ở đâu không đến, còn quý Ðấng Thiêng Liêng thì
lại càng bay bổng xa vời, tôi sinh ra tính nghi ngờ, hay bị ám ảnh? Cũng có thể
hơi điên trong suy nghĩ cuộc sống, hay vì quá lý tưởng trừu tượng?
Rồi một ngày chủ nhựt tôi tổ chức buổi hội thảo Văn Hóa tại Ðền Hùng Vương
trong khuôn viên vườn Bách Thảo Sài Gòn, sau đó bế mạc về sớm, tôi bách bộ dọc
theo lề đài truyền hình Sài Gòn, nhân dịp ghé vào cửa sau sân vận động Hoa Lư
để viếng thăm Vân và Hiệp hai huynh trưởng Hướng Ðạo Việt Nam đang tham dự đại
hội thanh niên toàn quốc, tôi vừa bước vào cửa thấy cây cầu treo làm bằng vật
liệu nhẹ gồm dây thừng sơ dừa buộc vào những thanh tre ghép lại truyệt đẹp,
trên cầu trang trí Ðại kỳ, Ðạo Cao Ðài và cờ của Ðại Ðạo Thanh Niên Hội, lúc ấy
có một gã thanh niên cao ráo đứng gần tôi cũng hướng mắt về cây cầu. Riêng tôi
thì có nhiều suy nghĩ khác thường về kinh nghiệm sinh hoạt thanh niên và đang
đứng trước một hiện tượng kinh hoàng đã xảy ra hay có thể chuẩn bị xảy ra, với
âu lo đó tôi có phần tối mặt, thì gã thanh niên tự nhiên hỏi:
- Thưa anh, hình như anh đang chú ý cây cầu treo của Ðại Ðạo Thanh Niên Hội
thì phải?
- Vân cây cầu treo của ĐĐTNH được giải nhứt, nhưng rất nguy hiểm vì kiến
trúc theo lối đòn bẩy dùng để săn thú. Ai bước lên cầu này và đi qua được đó là
mạng đế vương, nhưng đi qua không phải dở, kẻ này thoát chết trong đường tơ kẻ
tóc, nếu không nhờ quý đấng Thiêng Liêng của nền Ðạo Cao Ðài trợ lực thì bỏ
mạng rồi, cây cầu treo này đã vô tình bày ra trò chơi ngặt nghèo, nếu không có
quý Ðấng bề trên vì Nhơn sanh thì sẽ có một trận hiểu lầm nhau rất lớn. Còn người
không mạng đế vương vừa bước lên thì hai chân cầu sẽ trở thành hai mũi tên bắn
thẳng vào nạn nhân cùng lúc, kẻ này sẽ được chết trong nháy mắt, không phương
nào cứu chửa nổi.
Gã thanh niên ấy nhìn tôi rồi hỏi tiếp:
- Ðúng vậy, sau khi cây cầu này được giải nhứt sáng nay, dùng nó làm nơi
khai mạc đại hội thanh niên toàn quốc, khi ấy Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bước
lên cầu treo này, quả thực như lời anh nói, đi qua cầu rất khó vì các thanh tre
đong đưa như chiếc võng, ông Thiệu đi qua rồi ai cũng mừng, sau đó có một em
thanh niên vừa bước lên cầu thì bị té xuống, hiện còn nằm nhà thương, vì vậy Ðại
Ðạo Thanh Niên Hội mới cắt cử người trực cầu.
HIỀN NHÂN & BẠN ĐẠO
Gã thanh niên lịch sự xin phép trao đổi xã giao:
- Tôi xin tự giới thiệu là Nguyễn Tấn Tài, tín đồ Ðạo Cao Ðài, nghề nghiệp
họa sĩ, hiện đang sống ở Gò Vấp, Gia Ðịnh. Nguyên quán tỉnh Tây Ninh. Tôi muốn
làm quen với anh và nhân đây xin anh cho biết quý danh cùng địa chỉ để mình có
dịp thăm viếng.
- Vâng tôi là Huỳnh Tâm, chưa có sự nghiệp, đang sống ở Hòa Hưng, Ðạo gốc
của tôi là Tòa Thánh Tây Ninh, từ lúc nhỏ mình cũng là đồng nhi, nhưng nay đã
xa Ðạo, chỉ còn duy yêu đời mà thôi.
Nguyễn Tấn Tài biết tôi người cùng Ðạo, vui mừng, tỏ vẻ cởi mở lòng giao
thiệp hơn, nói tiếp:
- Thưa anh Huỳnh Tâm, theo tôi đoán anh là người lịch duyệt, như vậy anh
khiêm tốn đó là những thành đạt trong lúc xã giao. Một lần nữa cho phép Tài
thân tình thổ lộ cùng anh: Xưa nay anh có thường về Tòa Thánh không?
- Thưa anh Tài, từ khi mình ở Sài Gòn hơn 10 năm, chưa bao giờ nghĩ viếng
thăm Thánh Ðịa và Tòa Thánh.
- Ðược rồi Tài mời anh Tâm, trước viếng thăm Tòa Thánh sau ghé nhà Tài.
- Cũng được, âu cũng là duyên chúng mình trước lạ sau quen, Tâm hy vọng chúng
ta sẽ thực hiện được điều hay ở lúc này.
Lúc ấy có vài người bạn của Nguyễn Tấn Tài, mặc đồng phục Ðại Ðạo Thanh
Niên Hội, tiến đến gần chào tôi và Tài giới thiệu:
- Ðây là Hội Trưởng Khiêm, Trưởng Kiệp, Trưởng Phước, Trưởng Côn, Trưởng
Ðộ, Trưởng Hòa, Trưởng Bạch, Trưởng Tài, v.v... Ngày về Tòa Thánh kết bạn với quý anh Cai, Cải, Giáo Hữu Tống, và vài Chị khác.
Tôi chào xã giao và tự giới thiệu để nhận diện Huynh-Đệ, đồng thời cũng có
vài suy nghĩ buổi xã giao hôm nay, không hy vọng nhiều bởi cuối cùng rồi cũng
trả lại hứa hẹn cho không gian, vì tôi đã gặp hằng vạn lần xã giao như vậy.
Không ngờ, việc xã giao tình cờ bên vỉa hè lại mở ra cho tôi một chặng
đường đi tới tâm linh. Tài viếng thăm gia đình chúng tôi, rồi cùng hẹn đi Tây
Ninh. Lần đầu tiên tôi đến Tây Ninh, Tài đưa đi viếng Ðền Thánh và Ðiện Phật
Mẫu, trưa hôm đó tất cả Huynh Trưởng Ðại Ðạo Thanh Niên Hội đón tiếp tôi rất
thân mật, kết nạp tôi vào hàng phẩm thanh niên Trung Ương, đến chiều mới về
thăm gia đình Bố-mẹ và anh em của Tài, sáng mai tôi và Tài về lại Sài Gòn.
Từ đây tôi không biết lý do nào thôi thúc và hấp lực nào bảo tôi từ giả tất
cả những sinh hoạt ngoài đời, cũng như sang nhượng hãng Việt Nam Film cho người
khác và chuẩn bị đóng cửa Trung Tâm Huấn Nghệ và Trung Tâm Văn Hóa Gia Ðịnh để
có thời gian về Tòa Thánh hành Ðạo.
Tuần thứ hai Tài mới biết thân phụ tôi là Lễ Sanh Ngọc Niên Thanh hiện quản
tộc phận Ðạo 19. Lần này tôi đề nghị với Tài và Trung Ương Ðại Ðạo Thanh Niên
Hội cùng soạn thảo chương trình sinh hoạt bổ túc Huynh Trưởng Trung Ương nhằm
đào tạo kiến thức tổng quát, khởi đầu đích thân tôi làm một cuộc triển lãm giới
thiệu danh lam thắng cảnh Nội-Ngoại Ô Tòa Thánh thành công, sau đó Ðại Ðạo
Thanh Niên Hội triển lãm lần thứ hai tại Ðại Ðồng Xã nhân dịp Ngài Thượng Sanh
Triều Thiên.
Tuần thứ 3 tôi hướng dẫn Anh Chi Ðại Ðạo Thanh Niên Hội, phương pháp viết
báo, sáng tạo văn học nghệ thuật, trình bày và ấn loát các tác phẩm.
Tuần thứ 4 sinh hoạt bổ túc dành riêng Huynh Trưởng Trung Ương, chúng tôi
khởi đầu nghiên cứu các công trình văn học nghệ thuật và phương pháp cặp nhựt
hóa chương trình đào tạo Ðại Ðạo Thanh Niên Hội các cấp.
Ba tháng sau, ĐĐTNH thực hiện chương trình khảo cứu Nội ngoài Ô Tòa Thánh,
Trí Huệ Cung. Tiếp theo thực hiện chân dung quý đấng tiền Khai Đại Đạo, và
Thánh Tượng Ngũ Chi mà ngày nay toàn Đạo thờ tại tư gia.
Một thời gian ngắn TƯ/ÐÐTNH có một phong thái sinh hoạt năng động, mỗi
Huynh Trưởng chuẩn bị lập chương trình phát triển kỷ năng và lý tưởng thanh
niên Cao Ðài.
Phần anh Nguyễn Tấn Tài thì có một công trình sáng tạo chuyên môn về hội
họa và điêu khắc, anh làm việc hăng hái một cách quyết liệt chưa từng có trong
lý tưởng thanh niên Cao Ðài, anh đã thực hiện lưu trữ tư liệu chân dung của quý
đấng tiền khai Ðạo, đó là kho tàn quí nhứt cho lịch sử Ðạo mai sau. Tôi với anh
Tài có một kỷ niệm lớn trong đời như tác phẩm Thánh Tượng Ngũ Chi. Ngoài ra tôi
và Tài ở Sài Gòn cùng dành riêng thời gian đến Thánh Thất Ðô Thành phối hợp với
anh em Sinh viên Cao Ðài, trình bày lại bản tin Ðô Thành từ hình thức mỹ thuật,
trang nhã, đến nội dung chất lượng truyền giáo.
Nói chung quý Huynh Trưởng Trung Ương Ðại Ðạo Thanh Niên Hội lúc ấy phát
triển kỹ năng lãnh đạo và phục vụ rất phong phú.
Riêng tôi thì chuyên về biên khảo, lúc này thường về Tòa Thánh để sinh hoạt
cùng quý Huynh Trưởng và khảo cứu lịch sử Ðạo, nhờ vậy viết được ba tác phẩm
Tam giáo như Phật giáo, Tiên Giáo và Thánh Giáo.
Vốn quí mà tôi tiếp nhận được là Lịch sử, Thần học, Chánh Trị Ðạo, Văn học,
Nghệ thuật và kiến trúc, cùng lúc khám phá ra kho tư liệu bàng môn tả đạo, vô
thần làm thủ lãnh, ngoài ra còn biết thêm những di tích khắp Thánh Ðịa, thời
gian này Ðạo cho tôi một số vốn hổ trợ cho kiến thức Đạo, có thể nói đây là thời
gian sung mãn nhất cho phép tôi tích tụ hoàn thiện ước nguyện hành Đạo.
Nhờ thường về Tòa Thánh, tình Cha con tôi cảm thông nhiều hơn, tôi thường
thăm viếng Ông có lúc thì ở Phận Ðạo 19, có khi thì ở Trung Tông Đạo hay nơi
hành Ðạo cuối cùng của Văn phòng Tổng Thanh Tra Đặc Nhiệm Chánh Trị Đạo,
kiêm Thống Quản Cơ Thánh Vệ và Bảo Thể, cận vệ của Ngài Trung Tướng Nguyễn Văn
Thành, đến năm Tân Hợi (1972) bị VC ám sát chết. Theo Thánh Giáo tại Giáo Tông
Đường do Ngài Tiếp Đạo và G.S Thái Đến Thanh phò loan ngày 4-10 Kỹ Sửu
(23-11-1949) Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ phong cho ông Thành biệt hiệu là "Trung
Dũng" và tăng câu đối:
"TRUNG can phân tà chánh
DŨNG cảm định giả chân."
Mảnh đời đậm-nhật của Cha tôi cũng trôi nỗi, đến với Ðạo cũng có một duyên
trên bảo gọi, trước đây Ông là một nhà thầu khoán nổi tiếng một thời ở tỉnh
Khánh Hòa, Ông xây dựng tỉnh Quảng Ðức, cũng là một võ sư lừng danh và sự vui
thú nhứt của Ông là Pháp Sư, sau ngày lịch sử 30/04/1975. Ông từ Tòa Thánh Tây
Ninh xuống Sài Gòn thăm chúng tôi lần cuối rồi về quê hương tự tử chết vào mùa
Xuân, ngày 13/01 năm 1976 AL hưởng thọ 65 tuổi, để lại di chúc chỉ mấy câu "
Luật Ðạo ta đã dạy, tự tử là tội trốn tránh thế gian, nhưng ta tự tử là ngoài ý
muốn, xin tất cả đừng trách nhau, ý Ðạo trong ta nay dâng hiến trọn Ðức Chí Tôn
và Phật Mẫu đã định vậy, thân chào cả gia đình và đồng Ðạo ".
Lúc này tài sản của tôi bị Đảng Cộng sản Nhà nước Hà Nội kiểm kê và tịch
thu toàn bộ, bắt buộc phải ra thân sống chợ đời, lâu lâu cũng về Tòa Thánh nhưng
cảnh và người hầu hết thiếu sinh khí sống, vì hằng ngày mọi thứ nghị quyết của
nhà nước đè nặng Thánh Ðịa, bạn Ðạo của tôi kẻ bị sử tử, người bị tù đày cải
tạo, kẻ bỏ Thánh Ðịa, người bỏ xứ ra đi, người bị đi kinh tế mới và em trai của
tôi cũng qua đời để lại vợ trẻ 4 con thơ dại.
Mùa xuân năm 1979 tôi về thăm lại Tòa Thánh mà không an tâm, quả thế khi đi
ra cửa Hòa Viện bị một gã đại úy công an chận xe lại, y bảo:
- Mở cốp xe để khám xét.
Sau đó y bảo:
- Vào đằng kia để hớt tóc.
Cuối cùng ý hỏi:
- Ông vào Tòa Thánh liên hệ với ai và nói những gì?
- Tôi vào Tòa Thánh liên hệ với Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu, nói vài bài
kinh kệ.
Ðại úy công an muốn gây sự, tình hình cũng không cho phép tôi đứng đây lâu,
tôi vội đưa giấy giới thiệu do Lê Thế Thưởng ký, Bí Thư Thông Tin Văn Hóa T.P
Hồ Chí Minh cấp, với giá 1.000 đồng thời bấy giờ có thể mua 3 lượng vàng, và
một giấy thứ hai của Hội Văn Nghệ cấp với tư cách là Nghệ sĩ.
Tôi nói với y:
- Thưa với đại úy, như vậy tôi chính thức liên lạc với đại úy, qua sự chào
hỏi túi bụi này, nào là xét xe, cạo đầu và rồi chất vấn.
Hai bên lề cửa Hòa Viện có hơn 30 người chứng kiến, cụ Nguyễn Văn Tứ nháy
mắt làm ám hiệu, ý bảo tôi hãy làm tới cho bỏ ghét thằng công an này.
Cụ nói đùa:
- Công an chơi cán bộ bỏ ghét nào.
Gã đại úy công an biết hớ rội bẽn lẽn:
- Anh có thể đi được rồi đó.
- Cảm ơn, nhưng tiền hớt tóc ai trả?
- Ðể tôi!
Ai cũng thừa biết gã công an này không bao giờ trả tiền cho người thợ hớt
tóc trước cửa Hòa Viện, tôi ý thức điều đó cho nên gửi cho người hớt tóc một ít
tiền và cảm ơn.
Xã hội nhiễu nhương như vậy, tôi đi đâu cũng dùng tiền để làm bùa hộ mạng,
trước khi về Tòa Thánh tôi rất cẩn thận, mua liền giấy giới thiệu công tác để
thủ thân, nếu bị "bất khả tiên liệu" , nhờ vậy thoát được tay
đại úy công an chuyên hiếp dân, nghĩ cho cùng tên công an này là khuôn mẫu linh
hồn của Đảng cộng sản Nhà nước Hà Nội đúc đẻ ra, nếu tôi có trút chất lương
thiện vào đầu y cũng vô ích.
Vài tháng sau tôi làm việc cho thương nghiệp thành phố, mới biết thêm mặt
trái của chế độ đục khoét dân, họ báo cáo hoàn toàn láo trên các hồ sơ tái
chính, kinh tế, thực chất thương nghiệp chỉ phục vụ cho Ðảng, người dân đen
không có tư cách gì được dự phần kinh tế của quốc gia.
Vốn tôi sống cho lý tưởng đạo đức và yêu nhân bản, nay bị trái thời trước
xã hội toàn là cướp, xảo trá có giấy chứng nhận, tôi ôm một thất vọng chua cay
đứng trước tình hình đất nước đổ nát.
Hằng tuần sáng thứ bảy Thương Nghiệp T.P, hợp giao ban, cán bộ kinh tế, bảo
tôi phải tập kê khai và nói láo, muốn có bằng khen thì phải láo như thực, lúc
đầu lương tâm tôi thực thà, thấy sao nói vậy tức thì bị bắt buộc làm bản kiểm
điểm, phê bình năng xuất kém. Lần đầu tiên trong đời của tôi làm kinh tế phải
trải qua thử nghiệm nói láo, quả thực vậy, tôi nói láo còn hay hơn đảng nói,
nói láo đến mức độ tôi không làm việc mà vẫn được hưởng quyền lợi, hai năm liền
tự hào tiên tiến, chúng nó còn cho tôi cái quyền kẻ ăn con chim lồng của công
nhân. Tôi tự cảm thấy lòng mình xấu xa, hổ thẹn mất hết lương tri không xứng
đáng làm người.
Xã hội thoái hóa như vậy hết niềm tin để hướng về tương lai. Tôi ý thức cần
lương thiện với mọi người đành phải bỏ Thương Nghiệp Thành Phố HCM để đi du
ngoạn từ Nam ra Bắc viếng thăm cảnh đẹp của đất nước cho thỏa chí, trên đường
đi tôi khám phá ra những qui luật "Cuồng Danh Sợ Trị" của chế
độ Cộng sản. Nói nôm na, muốn sống thoải mái trên lưng đồng bào là phải biết "Cuồng
Danh Sợ Trị" của người Cộng sản. Tất nhiên tôi cũng muốn trải nghiệm
để biết mùi hôi Tham nhũng. Tôi vào cuộc chơi chỉ vài tháng thôi đã trở thành
kẻ bất lương trên những kẻ bất lương. Tôi đi đến đâu cũng được Đảng viên cao
cấp và chính quyền địa phương ưu đãi trọng hậu, ăn ở miễn phí, di chuyển bằng
phi cơ và sử dụng xe hơi tự do, còn nói về tà dâm thì muốn bao nhiêu cũng miễn
phí.
Tôi chỉ thử thôi mà đã thấy toàn mặt trái của Đảng cộng sản chỉ hại tổ quốc
và dân tộc VN. Nhận diện ra những vết thương đất nước không bao giờ lành, Đảng
cộng sản nào có lương tâm thương đồng bào mình, Công sản đã để đã lộ chế độ
cướp nước cai trị bằng khủng bố, có thể nói lến tiếng đây là một tội đồ Cộng
sản VN quá lơn không thể nói hết lời dù nước sông Mê Kông rửa cũng không sạch.
Tôi đã sống vô trật tự không còn cản trở nào để soi xét, bởi Ðức tin của tôi đã
bị vô thần cướp gần hết, vợ con thì ở Nhựt Bổn, Cha và em thì chết, bạn bè thì
tứ phương khó gặp, chỉ còn 2 người bạn Ðạo thân thiết nhứt là Lễ Sanh Phước và
Lễ Sanh Ðộ, ngoài ra các Huynh Trưởng Đại Đạo Thanh Niên Hội kẻ đi tù, người
cải tạo, kẻ bị tử hình, người mất tích. Ðộ thì ở xa, Phước ở gần cho nên Phước
khổ vì tôi, Phước phải chạy mọi nơi vận động và tìm phương kế để tôi ra nước ngoài,
nào là Vũng Tàu, Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần Giờ, Lục Tỉnh, v.v...
Buổi sáng Phước tiễn chân tôi đi, buổi trưa Phước thấy mặt tôi về nhà.
Nhiều buổi tối Phước tiễn chân tôi, đôi tay cùng chào tạm biệt, sáng hôm sau
Phước thấy tôi tái ngộ, Phước tiễn đưa hết năm này qua tháng nọ mà vẫn chưa ra
khỏi nước Việt Nam.
Ừ còn về bà chị dâu của tôi tức là vợ của Phước cũng thương tình cảnh của
tôi, chị có một cách thương khác cũng cho tôi ăn uống, rất thích tôi đến thăm
viếng anh Phước, nhưng chị không hài lòng nếu rủ rê anh Phước ra khỏi nhà, vì
chị sợ anh Phước sẽ đạp vào con đường lầy lội của tôi, chị bảo vệ hạnh phúc gia
đình đó là điều phải nên làm, thực ra anh Phước có một mẫu Ðạo sống vì chân lý
cao cả, không thể nào Phước đi với hoa sen vấy dơ vì bùn, anh Phước không thể
nào như tôi vì anh là một tầm vóc Ðạo lịch lãm, anh Phước rất chân thành hạnh
phúc của mình, có một điều nơi anh Phước hầu như chị ấy chưa khám phá thân thế
Ðạo hạnh phi thường của đấng quân phu của mình.
Những ngày tháng tôi còn ở quê hương, tuy Hiền Tỷ có mến tôi nhưng thực sự
không hài lòng toàn diện, bởi chị biết tôi là mẫu người Ðạo đức mong manh, điều
này tôi rất ân hận mong Hiền Tỷ cho tôi vài lời để sám hối, rất cảm ơn Hiền Tỷ
thôi thúc anh Phước tìm mọi cách để tôi ra đi đoàn tụ gia đình, âu cũng nhờ
động lực của Hiền Tỷ tạo thành chất dính tình thương yêu vô cùng như một gia đình
lớn, tôi vẫn luôn cầu nguyện Hiền-Tỷ cùng Ðại Huynh Phước hạnh phúc và mấy cháu
mai sau thành nhân hơn Bố-Mẹ.
Ðến ngày 21.12.1982 AL. (10/2/1983 DL) còn 8 ngày nữa là tết Ta, chuyến này
tôi đi trót lọt 21 ngày lên đên trên biển cả đến đảo Tabelang, 25 ngày sau mới
chuyển chúng tôi đến trại tỵ nan Galang I, Indonesia. Trại bố trí cho ở khu
cách ly 30 ngày để làm thủ tục hô sơ thuyền nhân, sau đó mới chính thức công
nhận tỵ nạn, được tự do sinh hoạt bình thường.
Thời gian này tôi lấy lại bình tĩnh và chuẩn bị hành Ðạo trong đơn độc,
viết được nhiều bản thảo nhưng chỉ có ba bản thích nhứt là Cẩm Nang Ðại Ðạo
Thanh Hiên Hội Thế Giới, Học Viện Cao Ðài Hải Ngoại và một tập nhạc Thanh Niên
Cao Ðài Ca.
Hai năm sau tôi lấy danh nghĩa Tín đồ Cao Đài vận động chính quyền
Indonesia và Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, kết quả thành lập được Thánh Thất
tại trại tỵ nạn Galang I, lập bộ Ðạo gần 100 tín đồ và thành lập Ðại Ðạo Thiên
Hội theo mẫu Trung Ương. Chúng tôi mở trung tâm huấn nghệ cho đồng bào tỵ nạn,
lập chương trình truyền giáo phát thanh mỗi tuần và lập chương trình bảo trợ
định cư cho đồng bào tỵ nan đi Hoa Kỳ, Úc, Canada.
Từ lúc tôi chính thửc trở thành người tỵ nạn, lấy quyết định sám hối trước
Thiêng Liêng vĩnh viễn từ gỉa những hủ bại hư đốn của bốn năm để thực sự mặc
đồng phục Ðạo cho xứng danh Cao Đài, xem như một cuộc rũ lòng trút lực tạo ra
tâm hương trong sáng hơn và giũ sạch áo bụi đời như một cơn ngủ đã qua, 21 ngày
đêm lêng đêng trên biển như cuộc phán xét đối với tôi quá nhẹ.
Tôi rất cảm ơn quý Huynh Trưởng đang sống tại quê nhà, đã cho tôi nhiều
hạnh phúc và an lạc để tiến về cõi tâm linh, nay thân tôi vĩnh viễn trực thuộc
chân lý Cao Ðài và thực hiện những gì quý Hiền Nhân & Bạn Ðạo đã từng là
tình Huynh-Ðệ trên con đường Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh.
Viết tại Thánh Thất Galang, Indonesia.
* Huỳnh Tâm
20/05/1983.
THỊ HIỆN II 1985
Thánh Thất Galang
Indonesia
Buổi trưa tháng hạ, thời quá ngọ điểm canh đã đứng bóng, xứ Indonesia đang
vào mùa tỏa nhiệt nóng oi bức. Bỗng nhiên một cơn gió thổi chuyển động đi qua
ngôi thánh thất Galang I, mang mùi hương hoa diệu rất thiên nhiên tỏa ngát bao
trùng cả khu vực, vung trời cũng đổi màu sắc êm ả, không gian cảnh dời hóa sinh
tuyệt kỳ lạ, vạn loại rất đẹp và êm đềm như một sớm mai vần hồng vừa nhô lên
trên quê hương thanh bình, cảnh sinh hoạt tự nhiên hiện hữu nhưng vạn vật xem
ra vô thường. Còn riêng phận người tôi thành lập thánh thất Galang I, tuy có
những lo âu, cùng sức sống đang trong trạng thái khắc khoải và điểm hẹn nghĩa
trang cũng có thể đến lúc không chờ, bởi bệnh gan kinh niên đã nhiều lần trị
liệu chưa khỏi, vì vậy cứ âm thầm lăng theo thời gian trên xứ người đã 2 năm,
mà không định cư được.
Hôm nay như ngày giờ đã gọi, tôi vẫn bình tĩnh để chấp nhận đi về hướng xa
xôi, nhưng không phải thế mà thất vọng, vì tôi đang tiếp lực sống và nhìn thấy
không gian biến đổi hóa sinh vạn vật, khí hậu trong tôi cũng khác lạ ảnh hưởng
đến trí tuệ minh mẫn toàn diện, tất cả những tế bào như đang được hâm nóng tái
sinh, luồn khí mới từ sự sống hòa nhập vào tim một cách tự nhiên. Ai đã cho tôi
hôm nay vi diệu khác thường, không phải như mọi ngày cơ thể thường bị như gió
xoáy hút bụi trần.
Quả thế thân tôi thì bình thản, nhưng gió xoáy ngoài không gian cao vút từ
từ hạ xuống Thánh Thất rồi nhỏ lại với một âm thanh huyền diệu mang ngát hương
thơm, lời của Gió thật nhẹ lay động ngoài không gian, thế nhưng âm vang hùng
lực cả núi rừng và biển dậy sóng. Nói thêm Thánh Thất Galang I ở gần con suối,
tựa lưng vào cánh rừng, xa xa biển cả.
Tôi tự hỏi phải Người là sáng tạo một không gian vô cùng này chăng?
Người vẫn âm thầm hiện thể, tôi kinh hãi lòng băn khoăn như vẫn tĩnh táo
biết mình vẫn bình an, bỗng thanh âm từ đỉnh không trung gọi về nẻo thế.
Người gọi:
- Tất cả trong con là niềm hạnh phúc, ân Thiên này con được hưởng bình an,
hôm nay con hãy mau lên đường hướng về Phương Tây, ở đó có Huynh-Ðệ con đang
chờ.
Thanh âm của Người còn vọng lại, hương thơm còn phản phất trong gió quanh
đây, vạn vật muôn màu sắc cũng di chuyển theo Người, những lớp thủy triều của
biển, êm dịu trả lại tiếng nhịp sóng biển vỗ vào bờ.
Tôi nghe tiếng Gió như một trường ca vô tận, và nghe được tiếng suối reo,
nước trong veo như gương soi những án mây trôi trên mặt hồ, Biển mùa Thu gợn
sóng nhẹ thúc giục Gió tiễn chân người đi, cầm thú hiền hòa chào đón hai bên lộ
với những tiếng kêu tha thiết yêu thương, như rừng thiên ca hùng vỹ, cá lặn sâu
vào miền vô nhiễm, chim bay thật xa và cao vút vẫn khoe mình vào đáy nước trong
veo, vạn vật đồng tỏa theo ngát hương thơm khắp, quả thực Trời này quá đẹp.
Tôi vẫy chào và nhón đôi chân cao hỏi:
- Hởi những người kia đi về đâu đấy, sao không ở cõi này cùng tôi?
Có tiếng vọng lại:
- Này hay, anh chàng khờ khĩnh, mỗi người mỗi cõi muốn đến hãy sống hết cõi
này, hy vọng gặp lại bạn nơi đó.
Người Cao Ðài khăn gói lên đường, cùng đi có Linh Mục Cát Vàng và người
cùng đi Thượng Tọa Thích Thiện Trì, chúng tôi rảo bước chần chờ tiến bước, hai
bên lề người người ăn mặc chỉnh tề, đôi tay vẫy chào, chúc thượng lộ bình an.
Ba kẻ bạn thân với những nụ cười hối hả, chân cứ bước mà không hề rụt rè, đi về
hướng trước của tương lai của thực tại cuộc đời hay cõi huyền thoại, quả thực
tôi đi mà không thể biết đi đâu.
Trên đường đi đôi khi gặp vách đá chênh vênh, lối đi tử từ nhỏ hẹp lại nhiều
chông gai, riêng lòng tôi chẳng gì nao núng, sợ hãi. Đi đến một nơi thấy cảnh
đẹp tột cùng, một không gian hoàn toàn thoát tục. Chúng tôi đứng trước ngã ba đường
đối diện Thiên Ðàng hay Ðịa Ngục? Lúc này mỗi người tự chọn cho mình một lối đi
riêng, tôi chọn hướng Tây vừa đi vừa vẫy tay chào tạm biệt.
Trên đường đi hiển hiện một gốc không biên ngũ sắc, in hiện lên chân trời
màu Vàng, Xanh, Đỏ, càng đi sâu vào nghe những tiếng vang than thở, xa xa có
những tiếng than vãn rất thương xót, hai bên lề phố vắng lặng, đồng nội không
người, tiếng vọng từ lòng đất rít lên cao tít cùng với tiếng gió từng hồi, lòng
tôi hơi xe lại bởi có tiếng thê lương não nề, hầu như họ cầu nguyện xin sám hối
để được ân xá và thứ tha.
Tôi đến quảng trường này, cúi đầu xin phục vụ cho họ bởi mặt toàn cảnh đau
thương không thể cứu họ được, bởi nghiêm luật của tự nhiên, nhất là luật tắc
thiên nhiên thì lại định rành tội ai người ấy xét, bởi vậy tôi chỉ xin một điều,
tất cả hãy vì tất cả đồng tâm sám hối và cầu nguyện thiêng liêng cứu rỗi mới
mong ra khỏi cõi tạm âm mê trần tục.
Đôi chân tôi như ai thúc dục, bước nhanh về hướng trước gặp rừng người
quyền uy hội thảo một chuyên đề nào đó mà tôi không thể hiểu được ngôn ngữ của
họ. Thấy họ đi vào cửa Địa giới mà đang tranh giành ảo mão, đã đến địa ngục rồi
vẫn còn tham lam đem theo áo mão để làm quan âm phủ!
Tôi nghe vọng lại: - Các người không được hưởng như trên trần thế, bởi ở
dây ai cũng như ai, có đức, hiền lương, lập tam công, bồi đức thì được thưởng,
bằng không bị đọa theo bản danh của Thiên Thần đã định. Các người tưởng làm
quan ác ở cõi Thế, khi thác xuống đạy tiếp tục là quan ác hay sao? Ở đây là nơi
phát xét công minh!
Tôi thấy có nhiều hàng phẩm quan khác nhau, nào quan Đạo, quan Đời áo mão
huênh hoang, chỉ khác không hầu khanh tướng, họ đứng trơ trọi một mình. Nói
chung khi họ chết vẫn mặc đồng phục quan hay vua như còn sống, nay lại muốn làm
cha ở cõi âm ti, giờ phút này họ còn thích sống để tiếp tục hưởng thụ nào biết
cái không vô nghĩa, ở đây là nơi cuối cùng không ai có quyền tự vẽ vời chủ
nghĩa duy quyền lợi, họ nào biết hôm nay là ngày phán xét và định tội họ không
thiên vị.
Thế mới hiểu, hùng lực của Ðấng sáng tạo Thiên Ðàng tinh vi và huyền diệu,
không một mảy nguyên tử nào mà còn ở trên Ðại-la (Lưới Trờ) nếu nó là sự ác và
mê muội. Tuy ngày nay 92 ức nguyên nhân đã hiểu ít nhiều quyền lực của Ðấng,
nhưng vẫn tham trần tiếc rẽ vì mê muội, vậy là thế nhân không ra khỏi dục vọng!
Họ chỉ biết đạt được cái tính cuồng vọng duy quyền lợi, lớn đũa ăn to, mồm nói
phét, ngồi trên lưng thiên hạ, chứ ai nào có biết, sự tham lam ấy đã tích lũy
thành ác, ắt hẳn ngày mai phải trả!
Cõi đời vẫn là cái không của ngày mới chào đời, không lời thê lương và ai
oán, khi đã biết thì rửa sạch bụi trần dưới ánh nắng ban mai của miền vi diệu,
và Galang hiện về định luật cứu rỗi trong đới tôi.
Tôi đầy tràn hy vọng không còn thế giới mịt mù tồn tại, nêu biết tu biến
đường đi hướng dẫn đến chân trời thiên nhiên hoàn bích. À, đồng nội ở đây cũng
khác thường thơm mùi lúa non, trưa nay muôn vạn loài hoa lại nở khoe màu sắc
như vải, gấm, lụa, đào đang đón chào những nhân duyên của xứ Cao Ðài, các loài
chim muông bay chấp cánh từng đàn che nắng, loài cá lội ngược giòng về cội để
hóa sinh và rong chơi khắp miền thánh vứt? (Thánh Ðịa) cỏ cây tươi tốt hai bên
lề đường tiếng ti tỉ reo ca, cảnh đồng sống của vạn loại như những hòa sinh
thênh than. Tiếng nhạc lễ vinh danh Ðấng Tối Thượng Cao Ðài và thanh âm vi diệu
êm đềm từ xa lại đến trong tôi nào là:
" - Niệm Hương
- Khai Kinh
- Ngọc Hoàng Thượng Ðế
- Phật Mẫu Chơn Kinh
- Thính Giáo
- Tiên Giáo
- Nho Giáo
- Dâng Hoa
- Dâng Rượu
- Dâng Trà
- Ngũ Nguyện."
Ở ngôi cao này vạn vật, muôn loài đồng sống phúc lạc, mà trần tục thường
gọi là cảnh Long Hoa, nơi cõi Phật, Thánh, Thần, Tiên là đây, quả thất họ sống
ngoài định hạn của thất ức niên (700.000 năm) họ cũng giao lưu trong cõi đời và
xem như cõi Trời tại thế, họ sống trên tất cả thiện đức, và tôi đang đi theo
dấu chân của những người mờ ảo ấy để lượm nhặt từng hạt thiện, lúc này sau lưng
chỉ là một đoạn hành trình thử thách đã qua.
Tôi bước vào phía trước có 12 con lộ rộng thênh thang, chạy dài thăm thẳm
đến tận chân trời, hình dung như 12 rẽ quạt của ánh Dương hồng đang lố dạng,
dưới chân tôi đang khởi động mạnh bước về phía trước không lâu chỉ thấy còn 9
con lộ, thế là băn khoăn trong ngàn dậm cuộc đời, mới hiểu ra chính tôi hành xử
tại thế những việc tốt rất ít, cũng như việc xấu xa cũng không nhiều, kể ra còn
cứu vớt được.
Chân bước tiếp về phía trước chỉ còn 7 con lộ, mỗi con lộ thể hiện mỗi hành
trình hay của mỗi cơ duyên.
Ở trong tôi cũng không tự hỏi phải đi về đâu và lựa chọn hành trình thế nào
cho phù hợp và không chần chờ cứ bước đi thôi, âu cũng do luật sinh hóa định
cả, khi biết quả nghiệp chính là điểm hẹn của nhân thiện, cũng có thể điểm hẹn
thăng hoa, không phải ở đây là môi trường nhận thức để thực hiện cơ duyên mình,
cho phép mỗi người ý thức điều chỉnh kiếp sống tiến hóa.
Tôi tiếp tục đi vào ngã 3 của một giao điểm, bỗng có tiếng vọng:
- Ðây là hành trình đơn độc xin khách trần chú ý và cẩn trọng.
Tiếng báo hiệu cho tôi một cảm tưởng như đến đây là tạm biệt đường trần,
tôi chia tay, không hẹn gặp lại ngày mai, có thể chuyến đi này vĩnh biệt trần
gian. Tôi đưa mắt hút về miền thăm thẳm chỉ một con đường chông gai nhứt, mà
bước chân này sẽ không được khoan thai, đây là lối đi cho chính mình đơn độc và
cũng là độc đạo cuộc đời, chân cứ bước mà sao lòng ray rức, bởi ngýời trần chýa
hiểu hết ý Thiên.
Tôi đi một chập vẫn còn trông thấy hai độc đạo bên kia lờ mờ, chưa hẳn mất
hút, nẻo ấy Thượng Tọa Trì ghi vào lòng tôi một tình đồng sinh, nẻo kia
Cát-Vàng cũng nối gót xa tình thân hữu, thời gian thân thương cũng không dừng
lại ở bước đường trần, mỗi bước chân không thể lún sâu vào chỗ tối hôm qua, và
cũng nên nhớ rằng Thiêng Liêng không chiều bất cứ ai đấm đuối trước mùi đời,
tạm biệt đồng sinh trả hết cho Ðấng sinh hóa.
Mãi mê suy nghĩ mông lung, tưởng cùng vô tận mà quên chính mình, thấy chân
đã bước mà thân nặng ghì, như còn vương vấn tục trần, chân chậm bước kéo về
phía sau, như một lão phu kéo nặng tải đã toát mồ hôi nóng như xông cảm gió.
Tôi không còn làm chủ được căn nhà trọ bản thân, xem ra đã đến lúc siêu ngã
phần ngoài thể chất, trong thâm tâm muốn chân di chuyển nhanh cũng là cột trụ
chống cho thân đứng vững nhưng tất cả đều bị mỏi, sức kiệt chỉ còn bò lết như gã
hành khất trên đường đồng không cô quạnh, tất cả sự bố thí đều là không, quanh
tôi chỉ có nắng cháy, lửa bừng bừng, đất khô cằn nứt từng mảnh, không nơi nào
có nước, nơi này không có cỏ cây và các loài vật, hoang vu đáng sợ.
Tôi vào cửa miền đất kỳ lạ, thấy thiên hạ còn sống nhưng xác thì la liệt
rách rưới, không khác nào bải tha ma trần thế, tự biết mình một thứ thực phẩm
cho đất, thấy cảnh đau thương của thiên hạ, lòng tôi cũng tự nhiễm vào thế giới
này, chân vẫn bước nhìn thấy bầu trời xám xịt, mỗi bước chân đi tới, nhìn lại
phía sau không thấy dấu chân cũ, hãi hùng nhất con đường sau lưng bị xóa, chỉ
đi tới không đi lui, bởi sau lưng không có con đường nào khác.
Chân Bước Vào Cung Ðiện Thứ Nhứt:
Kiến trúc ở đây cổ xưa, hùng vĩ đẹp và lộng lẫy hơn cả trần thế, phía trước
có rất nhiều lâu đài đèn sáng rực rỡ, tuy tôi đã kiệt sức và hình hài chẳng ra
gì nhưng vẫn thích thấy và hiểu những cầu kỳ của cung điện xứ lạ này, thấy
trong điện có cảnh người trần tục ăn cho thật no vì họ sợ rằng sau khi thác sẽ
là con ma đói.
Ông chủ cung điện là Tần Quản Vương thấy tôi nhỏ bé cho ăn uống tử tế, chưa
ăn mà cẩm thấy lòng được an, nếu ăn rồi thì hẳn lòng an vô cùng, cao hứng cảm
ơn ông chủ chu đáo. Sau đó ông chủ mời tôi vào khu lâu đài để rửa ngũ trược,
hóa ra đây là cung điện của địa ngục thứ nhứt, tôi hoảng kinh sợ đâm ra bối
rối. Ông chủ khuyên: - Thân tục hãy an tâm, nếu ở hiền ngày mai bất hại, ở đây
chỉ là nơi làm thủ tục cho kẻ ác, còn kẻ hiền thì được ăn uống, sau đó tự tại
an tâm ra về.
Ðiện Thứ Nhì:
Tôi đã đến lâu đài thứ nhất thấy đã tráng lệ nguy nga đồ sộ, nhưng ở đây thì
lộng lẫy hơn nhiều, màu sắc rực rỡ tuyệt đẹp hơn cả trần thế.
Tôi đã từng viếng thăm lăng tẩm của vua Khải Ðịnh, Tự Đức, Minh Mạng và
Hoàng Cung Huế, nhưng so sánh không nơi nào kiến trúc cổ xưa và đẹp bằng, dù
một phần ngàn cũng không có.
Quan sát, ánh sáng ở đây rất kỳ ảo, lòng tôi xe lại hơn kinh sợ vì toàn thể
màu âm tái lẫn độ đen xám.
Hai kẻ lạ trước lâu đài dung nhan như ông Thiện và ông Ác tay cầm đao, tay
cầm búa, tay cầm cuốn sổ điểm danh, ai mới thấy là phải sợ, bởi vậy tôi không
dám hỏi thăm, sợ quá thân tôi hóa ra bất động, tự thả chìm trong tuyệt vọng.
Ông Ác hỏi:
- Này ôn dịch kia đến đây với ai, đã đi qua con lộ nào, tại sao không có
người tải xác ma của ngươi?
Ông Ác nói tiếp:
- Ở đây là Diêm Vương địa ngục cửa thứ nhì, nếu ôn dịch là ma thì ta sẽ
trình tấu lên địa ngục chủ, còn nếu ôn dịch là quỉ ta sẽ chém bay đầu, chỉ cần
một búa là hết tại đây để hóa kiếp côn trùng.
Tôi tự hỏi mình còn sống đâu đã chết, mình vẫn là người bình thường sao gã
Ác nói mình là ma, tôi tự nhủ để cho tiến trình sinh hóa thiên hiên phán xét.
- Thưa ngài tôi đến đây với một xác thể còn hồn linh, được đức Háo Sanh
sáng tạo, Người là Cha minh đức của vạn vật muôn loài, nhờ trong tôi luôn niệm
tên NGƯỜI, tôi đến đây trên con lộ tự nó có và tự nó không có, bởi vì chân bước
về phía trước thì dấu chân sau không còn nữa, đường lui không còn và đường tới
thì vô cùng tận, vậy chốn này cũng chỉ là sứ mạng dẫn vào đường phán xét, tôi
là người trong thực tại tự nguyện đến đây cho nên chẳng có ai xiềng xích, gông
cùm, tôi có duyên gặp ngài đấy ạ.
Ông Thiện nói:
- Lâu lắm mới có một trường hợp bất thường này, âu cũng do Thiên Cơ lập ra,
được rồi ta tiếp đón ngươi vào thăm quan cảnh Ðịa Ngục, địa ngục thứ nhì nơi
nhận linh hồn của vạn vật đổi kiếp và chính ở nơi này đúc kết hồ sơ tình trạng
của kiếp trần, để chuyển đến địa ngục thứ ba. Sau khi ngươi xem quan cảnh và
cảm tưởng thế nào về địa ngục này? Nhưng nhớ khi ra khỏi nơi này là khóa mồm
đấy nhé.
Tôi trả lời:
- Vân tôi nhận biết. Ở dịa ngục này làm việc có phương pháp hành chính, tổ
chức điều hành theo hệ thống tinh vi, như tìm lục một hồ sơ nhanh 1/1000 của
khắc, chuyển hóa hay phán xét kiếp tử-sinh cũng cùng thời gian trên, nhân viên
làm việc do vạn vật kiếp tử có hạnh tốt.
Nhân đó ông Thiện cho biết ở đây do địa ngục chủ Sở Giang Vương cai quản,
cùng hai phó tạm gọi là kẻ Thiện người Ác, Rất tiếc còn nhiều sự kiện khác tôi
không thể tường thuật hết vì miệng đã bị khóa.
Tôi hỏi tiếp: - Thưa Ngài ở đằng kia là cái gì mà sáng quá vậy.
- Đó là núi Thiết Vi, một trái núi rất nhỏ nhưng chức cả Thập Nhị Diêm
Vương, sáng như mặt trăng của vũ trụ.
- Cảm ơn Ngài.
Ðiện Thứ Ba:
Tôi vào cửa âm ti thứ ba thì được ông Tống Ðế Vương đón tiếp và giới thiệu
đi thăm viếng khắp Diêm Vương, hướng dẫn đến trước cung điện, lúc bấy giờ mới
biết thực sự hóa ra tôi là người đang ở chốn này, vẫn bình an và không tiếc rẻ
kiếp sinh.
Sau đó không lâu ông ngục chủ Tống Ðế Vương cho biết hồ sơ khai tử của tôi
hiện nay không có ở Ðiện Diêm Vương, cho nên không được hưởng ẩm thực ở đây,
lúc này quả thực tôi đã rã thân vì đói đến khô người chỉ cần chén một bửa đầy
bụng là xác sống lại, còn miệng cổ đắng cứng đờ vì khát nước mà còn lại toát mồ
hôi, hai thứ đói này đã vắt tôi thành sợ hãi vô cùng, có thể nói tuyệt vọng
không sợ mà chỉ sợ chết đói.
Ngài Tống Ðế Vương nói rằng:
- Nếu tâm chủ, dụng được duy trí thì sẽ cảm nhận được giá trị của ý chí sự
sống. Một miếng ăn chỉ để nuôi xác mà không thể cứu được hồn linh, nếu thể xác
mất mà hồn linh trong sạch thì còn có thể tạo ra được muôn ngàn thể xác khác.
- Tôi ghi tạc lời răn của Ngài.
- Bây giờ Ðiện tôi đã hiểu được ý tâm chủ, vậy xin mời chén nước trà thô để
làm duyên ban sơ và hẹn ngày sau cũng gặp lại nơi này.
Vì vậy ở trần tục có người thụ hưởng quá đáng, sau khi thác đến a tì không
chịu nổi mới trở thành ma đói là vậy. Tuy thân tôi vẫn khắc khoải và kinh ngạc
sợ hãi vẫn còn may duyên, lần đầu tôi vào phía trong địa ngục thấy khiếp đảm.
Ba mươi tám (38) tuổi đời chưa từng thấy qua một giàn hỏa nào với tốc độ ánh
sáng cực mạnh xuất ra như vậy, mắt thường không thể nào phân biệt được từng tia
một của lò thiêu hủy theo thứ tự, phân đẳng cấp đủ màu da sắc tộc, giàn hỏa này
do những thân hình Trâu-Bò điều khiển.
Tôi hỏi chủ giàn hỏa:
- Quý vị điều hành giàn hỏa này có thiên vị ai không? Bò trả lời:
- Chúng tôi đã bị loài người sát sinh ăn thịt, thì bây giờ chúng tôi chỉ
xin đòi lại số thịt khi trước mà loài người đã dùng, chỉ có thế thôi, sách đã răn:
" Có vay thì có trả " như vậy từ vua chúa đến thường dân sống
tại tục, nếu có sát sinh đều phải đến đây nhận phán xét, ở đây không thiên vị
một ai, điển hình là khi thác nhà mồ chôn nằm đó là luật tắc, tự nhiên công
bình, còn những vị thác nhà mồ chôn đứng là do kiếp trước họ đã tu và nay đắt
đạo về Trời vì vậy khi thác họ không vào chốn a tì này.
Tôi hỏi tiếp:
- Thưa ông chính mắt tôi đã thấy có nhiều nhà mồ chôn đứng, nhưng họ không
phải là người tu đắt đạo, như vậy ở đây có biết không?
- Này tâm chủ, lưới Trời là luật Thiên triều thì không có muôn loài nào qua
khỏi, ai gian lận với thiêng liêng thì tội muôn lần không trả hết.
Ví dụ như: Cao Triều Phát trước khi chết được Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc (Ðức
Ngự Mã Thiên Quân) tha tội, nhưng vẫn bị phán xét rất công minh, vì ông này khi
còn tại thế đã sát hại rất nhiều nhân mạng, nay ông vẫn còn ở đây để những nạn
nhân kêu réo đòi trả xác hằng ngày.
Ở đây chỉ yêu cầu kẻ tội trả vốn không cần trả lời, theo luật háo sanh một
mạng sống không phải dễ, bởi vậy vạn loại phải sống bình đẳng. Ai đến cửa này,
nếu có tội thì được mời vào chảo dầu đằng kia để tắm rửa, vậy tâm chủ khi ở thế
tục có xơi thịt Chó không? Nếu có thì Chó sẽ mời tâm chủ vào chảo dầu để tắm
chơi cho biết, ừ nhỉ miền Bà Quẹo là nghĩa trang Chó, tâm chủ có biết không?
Sau này có dịp tâm chủ cũng nên ghé thăm miền này, cho chúng tôi gửi đôi lời
nhắn nhủ, những tệ sát sinh hãy dừng tay lại đừng gây thêm tội lỗi sẽ khổ cho
thân về sau!
Sứ mạng chúng tôi hiện nay cứ mỗi khắc là phải tắm hằng triệu người tội
lỗi, người được tắm sẽ sớm đầu thai kiếp khác, có người đến đây hơn trăm năm
không được vào chảo dầu để tắm vì nhiều tội ác dù có sám hối biết bao lần cũng
vẫn còn tội, mời tâm chủ vào cửa tam muội xin đừng kinh hải. Nói tiếp:
- Tâm chủ thấy chảo dầu này nó to như vậy mà vẫn chưa nấu hết kẻ gian trần
thế!
- Thưa ông, cái chảo dầu này tôi đã thấy một lần sau Ðiện Thái Hòa trong nội
thành Huế, theo sử Việt Nam chép rằng: Năm 1742 triều đình Huế lập tòa án để
xét xử những ai phạm tội sát nhân, phạm nhân bị án phải nhận lãnh chảo dầu sôi.
Từ ấy sau điện Thái Hòa mới lập hai cái chảo gang nấu dầu rất lớn để xử
phạm nhân, nhưng không hiểu vì lý do nào nay mất một cái, có phải địa ngục mượn
chảo dầu trần gian không?
- Tâm chủ ơi, như thế này. Ngày trước có một vị quan Việt Nam rất thanh
liêm, khi đi kinh lý lạc vào âm ti, vị quan ấy, thấy chảo đầu đang nấu những ác
nhân, nẩy ý mượn chảo dầu đem về trần thế để nấu tham quan ô lại, cửa quyền,
cướp của giết người, phạm tội sát nhân, bất lương, không minh bạch, bất chính,
phản Tổ Quốc, phản thầy hại bạn, v.v...
Diêm Vương nghe qua cảm động, hoan hỷ nghĩ, Ngài phan rằng: - Rất tốt, ở
trần gian mà nấu trước những kẻ phạm tội thì ở âm ti khỏi nấu, cho nên cái chảo
dầu khi đem về trần thì nhỏ lại hơn ngàn lần, sau đó nhà Nguyễn mới đúc chế ra
thêm một cái chảo dầu nữa y như hệt, vì vậy Diêm Vương mới lấy lại cái chảo,
hiện hay còn để trong kho kỷ vật.
Về sau vị quan thanh liên qui tiên, có viếng thăm Diêm Vương kể lại tính vi
diệu của chảo dầu khi xuất hiện ở trần thế. Từ khi có luật định án xử bằng chảo
dầu thì đất nước Việt Nam được thịnh trị ít nhứt là 100 năm, kẻ gian ác hóa
hiền, người sát nhân hóa lương thiện, người nịnh hóa trung. Nhà vua thấy chảo
dầu là một bộ pháp hữu dụng do công trạng của quan vì vậy được phong vào hàng
Thừa Tướng, quyền uy tột đỉnh cầm quyền sổ tử và có quyền trảm trước báo sau,
tuyên án cả nội-ngoại tộc triều đình.
Rồi ngày nọ có một thứ phi ám hại Hoàng Hậu chết, quan Thừa Tướng mới đúc
ra thêm một chảo dầu để xử tử hình riêng cho bà thứ phi của vua, ông vua thấy
thứ phi yêu dấu của mình chuẩn bị cho vào chảo dầu, nhà vua muốn cứu sống Thứ
phi, ra lịnh nấu các quan thần trước rồi nấu thứ phi sau, nhà vua tỏ ý xem thường
bộ luật.
Thừa Tướng đề nghị: - Thưa bệ hạ hiện nay có hai chảo dầu cùng nấu một lúc,
khi dầu sôi cả hai cùng vào tắm dầu, nhà vua cảm thấy không thể cứu Thứ phi
đành phải y luật. Thứ phi vừa nhảy vào chết tức thì, riêng đại thần Thừa Tướng
nhảy vào chảo dầu bỗng nhiên nổ một tiếng ầm vang cả triều đình hoảng sợ, chảo
dầu vỡ ra từng mãnh, xác của đại thần biến mất, chỉ còn để lại đống dầu loan
đang sôi trên mặt đất, cho nên ngày nay sau điện Thái Hòa chỉ còn lại một cái
chảo dầu mà thôi. Tôi hỏi tiếp:
- Tôi nghi vấn chuyện Diêm Vương làm sao có thể trùng hợp với trần thế
được? Vả lại chuyện Trung và Hạ giới thì càng khó cảm ứng với nhau. Ông Bò nói:
- Có chứ, nếu chúng ta nghĩ rằng vũ trụ này cùng chung một quyền năng, thì
nó có rất nhiều cảm ứng trùng hợp và khi có dịp thì nó phát triển hiện tượng
cảm hóa cùng thời gian, hay khác thời gian và sự nhận của mỗi thể ở môi trường
không nhất định cùng lúc, như hôm nay tâm chủ đang đi trên con đường nhân duyên
đến Ðịa Ngục này, mà không chết để thành ma hay quỉ, điều này tâm chủ đã thấy
những liên hệ giữ Trung và Hạ giới rồi đấy, khi tâm chủ trở lại giới tục trình
bày những gì mắt thấy tay nghe ắt hẳn người đời không chấp nhận và cũng có thể
tâm chủ sẽ bị một trận đòn nhừ tử, bởi họ cho tâm chủ là điên, cũng như chuyện
trước mắt triều đình họ Nguyễn cho ông quan Nguyễn Trường Tộ là điên, cho nên
đất nước của tâm chủ vẫn nghèo mãi mãi.
Cũng như những lần trước đã có nhiều người đến Diêm Vương, sau đó họ trở
lại trần thế viết lời tường thuật rất tỉ mỉ nhưng có mấy ai biết nghe để giữ
mình. Tôi tiếp lời:
- Riêng tôi không có khả năng viết tường thuật. Ông Bò tiếp lời:
- Chưa chắc, có thể tâm chủ viết hành trình này để người sau làm thế luật,
xin tâm chủ đừng viết là hay nhứt, bởi ở trần họ sống chỉ biết hưởng thụ cho
nên xác thân họ chỉ được bốn thứ không vui như sanh, lão, bệnh, tử. Cũng cần
biết chính Thần, Thánh, Tiên mà còn mê trần huấn cho tâm chủ.
Có người đến đưa tôi di thăm nơi khác:
- Chào nhị vị quản ngục, cho tôi gửi lời chúc ngục chủ Tống Ðế Vương bình
an, hẹn ngày gặp lại, chào tạm biệt.
Tôi hối hả tiếp tục hành trình độc đạo, thấy rất nhiều cảnh nhưng chỉ một
màu xanh, mỗi đoạn đường huyền bí, trang trí toàn là phù điêu hung tượng theo
kiểu đồng đen.
Vào Ðiện Thứ Tư:
Bây giờ đường đi nước bước tại Diêm Vương xem như biết được một phần quy
luật, lòng cũng an tâm, nhưng còn phần biến thiên vạn hóa của Diêm Vương triều
thì chưa thể nào đoán trước được, có thể thiện và ác cùng lúc xuất hiện đâu đây
không chừng, chân cứ bước đều mà đầu óc vẫn nhiều biến ảnh, một vài suy nghĩ lo
âu, không mấy chốc đến trước địa bản ngục của Ngũ Quang Vương cai trị. Ðịa ngục
này lập ra với mục đích tiêu trừ du đạo, trộm, cướp, hiếp hiền, sưu cao thuế
nặng và tệ đoan xã hội, nơi này phanh thây xẻ thịt những ai phạm tội trên.
Trong điện tất cả toàn là một màu vàng như buổi chiều hoàng hôn, pha lẫn màu
xanh như buồn âm dương ảm đạm.
Trước mặt tôi một máy chém như ở nhà lao Chí Hòa, người tử hình cuối cùng
là một cán bộ Việt Minh tên Hoàng Lệ Kha vào năm 1942, máy chém này kiên cố và
lớn hơn máy chém nhà lao Chí Hòa bằng ngàn lần, vì nó có gắn thêm một trọng
lượng tăng sức ép, có thể phê nhẹ một lúc hai trăm đầu lâu.
Tôi hỏi ngục chủ Ngũ Quang Vương:
- Thưa ngục chủ có biết ông Hoàng Lệ Kha không?
- Biết chứ y là cán binh vô thần chủ nghĩa, bị chém đầu tại nhà lao Chí
Hòa. Ông địa ngục chủ tủm tỉm cười và nói tiếp:
- Bình thường ở trần gian đã chém đầu rồi thì ở đây không chém lại, riêng
về trường hợp tên Hoàng Lệ Kha thì địa ngục tôi phải ráp đầu lại, để chém tiếp
lần thứ hai vì cái tội vô thần, từ khi có vụ chém đầu Hoàng Lệ Kha thì địa ngục
này trở thành thông lệ cứ vô thần là đem lên máy chém, Hoàng Lệ Kha hiện nay rất
hài lòng đang quản lý máy chém vô thần, tâm chủ xem kìa Hoàng Lệ Kha đang chỉ
huy đám dầu trâu mặt ngựa phụ trách máy chém, nào tâm chủ xem kìa những con ký
sinh trùng trên trán có vấy máu mang dấu hiệu CS.
Còn bên kia là máy chém những kẽ phản thầy phản bạn, bất trung tình nghĩa
phu thê và tội phản tổ quốc, v.v... Nói chung ở đây xử tội phản, không cần phân
biệt hay tha thứ bất cứ ai, dù phản trong tư tưởng cũng bị chém, còn tâm chủ
thế nào? Ở đây chỉ cần nhìn mặt là biết người lương thiện hay ác không cần dao
lục sổ tử.
Tôi bình tĩnh, an tâm nhưng vẫn nhát tận lòng, vội rờ đưa tay lên trán để
xem có dấu CS hay dấu phản hiện ra không, thế là không có dấu hiệu nào cả lòng
mới an tâm, nhưng lại cẩn thận hơn tay tôi rờ lên đầu cảm thấy hơi nặng, rội
lấy xuống xem vật gì thì ra có chiếc mũ trên đầu từ khi nào không biết, suy
nghĩ mãi mới tìm được nguyên nhân, ở trần thế người ta ghét ai chỉ cần chụp lên
đầu cái mũ CS là đối tượng đó sẽ bị nhiều áp lực của cộng đồng!!
Còn đang suy nghĩ thì bỗng một nhát chém hơn hai trăm đầu lâu rơi xuống hồ
gạch trông thấy mà ớn lạnh, tôi ngó kỷ lại toàn là những phần tử ăn không ngồi
rồi phá rối xã hội, tức tốc tôi giữ mình và kính chào ngục chủ, xin rời khỏi
nơi này gấp, bởi đứng ở đây lâu sẽ không ổn, nhất là thiếu người đưa vào máy
chém, chúng nó quơ nhằm mình không coi sổ tử là nguy mất, ngục này bốc mùi tanh
hôi của tử thi rất khó chịu.
Ðiện Thứ Năm:
Ra khỏi địa ngục thứ tư chân bước một đường thẳng vào lăng tẩm như của Vua
Minh Mạng, tôi đến trước cổng địa ngục thứ năm, do Diêm La Vương quản trị, ngửa
cổ trật ót nhìn lên bảng hiệu Ðịa Ngục Thập Ác với một loạt quảng cáo trị liệu
các bệnh: Mưu phản, phá hoại xã tắc, đại nghịch, phá hủy lăng miếu, theo giặc,
ác nghịch, sát hại đồng sinh, bàng môn tả đạo, bất kính với người bề trên, bất
mục, vợ chồng bất nghĩa, loạn luân, trộm cướp, thèm khác vật chất, đam mê phì
da hưởng thụ, v.v...
Tôi thấy cảnh tượng này rất đáng thương, vì kiếp sinh họ không thấy hậu quả
sau khi thác, ngày nay họ phải chịu con giòi tủa đục khoét từng mảnh thịt bấy
thối, thịt rơi xuống hóa thành đất, làm sao họ cứu được thân họ vì đã lỡ chuyến
đò trần tục, chắc họ cũng đã ăn năn sám hối phần nào cho nên ngục chủ nới tay
theo từng phán xét.
Tôi thương nỗi lòng của họ cũng phải đành thôi, thấy cảnh đau khổ xương da
khuấy trộn, nghiền nát, tơi bời, đã là luật trị của Diêm Vương thì dù thế nào
cũng phải chịu. Tất cả phải nhận phán xét công bình, như ngày trước họ có ăn
gỏi gà, gỏi da trâu, gỏi bò, v.v.. trộn bắp chuối, rau răm, chấm mắm gừng ớt tỏi,
thì ngày nay tội họ như thế chẳng phải oan, vì kiếp trước nợ vạn vật nay phải
trả.
Tôi thấy sự hành hình này quá đau đớn, có ý xin ân xá nhưng đại diện các
loài thú phát biểu:
- Trên trần thế các ông ỷ mạnh hiếp yếu, không thương loài thú vật chúng
tôi, còn lý luận vật nuôi nhơn, bây giờ thác xuống đây chúng tôi chỉ đòi lại số
thịt mà các ông đã mượn khi xưa, điều này là luật công bình của thiên nhiên đã định
và nếu không trả thì đất cũng ăn các ông.
Tình hình căng thẳng như thế này, một lần nữa tôi lại thu mình, lủi thủi ra
đi mà lòng buồn man mác.
Ðiện Thứ Sáu:
Tôi đã vào địa ngục thứ sáu chào cai quản Biện Thành Vương, nơi chuyên trị
tội, ý đồ xấu, vọng ngữ, báo cáo láo, chứng từ giả, lưỡng thiệt, bá đạo, lừa
đảo, nói hay hành gian trá, đổi trắng thay đen biến sự thật thành âm mưu.
Cảnh tượng ở đây màu xanh bầm, luồn ánh sáng buồn bả thê lương, những tia
xanh lạnh màu tiêu tan, toát ra mùi hôi tanh, hiện ra thân hình da bọc xương ma
quái, hầu hết không gian ở đây thiếu dưỡng khí quá ngột ngạt.
Trước mắt tội nhân bị đục khoét châu thân, bởi loài kiến của Biện Thành
Vương rất khủng khiếp, nhiếu loài kiến thi nhau khoét cơ thể của nạn nhân, rơi
xuống xác như vờ, xơ như nhộng, đàn kiến lúc nhúc ăn thịt người không mấy chốc
tan ra nước, chỉ cần ngàn con kiến nhe răng cùng một lúc vài phút sau khổ chủ
chỉ còn trơ bộ xương trắng, có thây ma van lạy miễn tội ác xin đi tu.
Biện Thành Vương phán: - Đã muộn rồi, khi còn ở dương thế không tu, xuống
đây tu làm gì!
Khi tôi đến thăm viếng, họ muốn cầu cứu nhưng không thể nói lên lời, họ
cũng muốn nhắn gửi khuyên nhủ người nhà ăn ở hiền, tuy nhiên trần gian muốn
sống được cần đến thủ đoạn mạnh sống yếu thua. Những thầy Chùa, Cha cố, Chức
sắc cũng chẳng hiền đôi khi có ác hơn người không tu.
Tôi đã đi qua được sáu thành địa ngục tại Diêm Vương, như trải qua sáu
tháng ở trần gian. Hồi tưởng nhớ nhà lúc bấy giờ đang ở trại tỵ nạn Galang,
Indonesia, nhớ quê hương Việt Nam xa lắm, làm một bài thơ gửi theo mây.
QUÊ CHA QUÊ MẸ
" Quê Cha đồi núi mây hay
Quê Mẹ đồng ruộng chim bay dập dìu
Quê Cha thăm thẩm cầu kiều
Quê Mẹ còn nhớ bao điều trong tôi
Quê Cha tiếng gọi trên môi
Quê Mẹ tôi nhớ thương nôi đất hiền
Quê Cha tuy đã ngày phiền
Quê Mẹ huy ánh một miền ấm no
Quê Cha thương bạc âu lo
Quê Mẹ phúc có người trao ngôi cùng. "
Ðiện Thư Bảy:
Lời thơ vừa rơi nhẹ câu cuối, có tiếng nói: - Đã đến địa ngục thứ bảy, xin
tâm chủ hãy dừng chân lại:
- Xin trình giấy khai tử?
Tôi vội đưa giấy thông hành do Biện Thành Vương cấp, ngoài ra không có giấy
gì khác cả, thấy ông này có vẻ hiền lành, người tự giới thiệu:
- Tôi là Thái Sơn Vương chủ quản địa ngục này, xin tâm chủ nhìn lên tấm
biển trước cửa ngõ, đọc năm (5) chữ thật to tiếng rồi hãy vào. Tôi liền đọc "Không
tha thứ Ma Ðạo". Phần dưới tấm biển đề các tội cần trị như sau: "
Những ai phạm tội mượn đạo tạo đời, xưng danh Ðức Chúa Trời, Phật, Chúa, Tiên,
Thánh, Thần, tạo ra đồng cốt và giả cơ bút đều bị nghiêm trị muôn kiếp đọa làm
cầm thú."
Ngục chủ Thái Sơn Vương thấy tôi hình như có ít nhiều cảm tình, ông gật đầu
ra vẻ cảm thông, hỏi:
- Tâm chủ đây là người thiện lương tại sao lại lạc vào cõi chối đạo?
Tôi không biết phải trả lời thế nào cho phải lý và càng không biết tại sao
phải đến đây, tôi đành trả lời:
- Từ khi tôi vào điện thứ nhứt chỉ biết đường đi tới, bởi đường đi lui đã bế.
Ông Thái Sơn Vương hất hàm ra oai, hỏi: (?)
Thế là ông cảm thông biết tôi đi lạc xuống, ông nói:
- Chưa bao giờ âm ti mở cửa ngục, làm sao tâm chủ đi lạc xuống âm ti được,
phi lý, đã đến đây rồi khó trở lại trần thế, vậy nhân đây xin mời tâm chủ vào
trong để thăm viếng phong cảnh rồi ghi danh làm việc ở đây.
Tôi đi theo Thái Sơn Vương vào thăm cung điện thứ bảy, thì quả là nguy nga
và đồ sộ, khi bước xuống tầng dưới thấy có treo một bản Thông Tri ghi danh sách
bàng môn tả đạo, tôi tò mò muốn biết và khẽ đọc từng chi phái.
Chi phái, Bàng môn tả đạo và Kim Quan Sứ:
Ban Chỉnh Ðạo Bến Tre (An Hội), Cao Ðài Việt Nam Bến Tre, Bến Tre Hậu Giang
Sài Gòn, Minh Lý Mỹ Tho, Chiếu Minh Tam Giáo, Cao Ðài Hội Giáo, Tuyệt Cốc, Tây
Thông Vô Cực, Liên Hòa Song Hội, Liên Hiệp Cao Ðài, Liên Ðoàn Sài Gòn, Tiên
Thiên Minh Ðức, Thiên Thiên Châu Minh, Cao Ðài Thượng Ðệ, Tiên Thiên (Lê văn
Tỵ) Chiếu Minh (Thảo Lư) Chiếu Minh Ðàn, Chiếu Minh Long Châu, Tân Chiếu Minh,
Chiếu Minh Tam Giáo, Chiếu Minh Trước Tiết Tràng Thơ, Cao Thượng Bửu Tòa, Minh
Chơn Ðạo, Lâm Huyền Châu, Bạch Y Liên Ðoàn Chơn Lý, Thanh Niên Ðạo Ðức Ðoàn,
Trung Ương Trung Việt Tam Quan, Truyền Giáo Trung Việt, Tiên Thiên Minh Ðức,
Cao Ðài Thống Nhứt, Tân Chiếu Minh, Chơn Lý Ðịnh Tường, Cao Ðài Việt Nam Bình Ðức,
Cao Ðài Tiền Giang, Cầu Kho (Nam Thành Thánh Thất), Cao Ðài Việt Nam Bến Tranh,
Cao Ðài Cứu Quốc (Việt Minh), Cao Ðài Hiệp Nhứt (Việt Minh), Phổ Thông Giáo Lý
(Mặt Trận Cứu Quốc VC), Cao Đài Giáo (sân sau của Phô Thông Giáo Lý-MTTQ / VC )
Liên Hòa Tổng Hội, Thiên Khai Huỳnh Đạo.
- Tổng cộng 42 Chi phái, Bàng môn tả đạo và Kiêm quan sứ.
Tôi không ngờ Ðại Ðạo lại có nhiều bàng môn tả đạo như vậy và tôi còn biết
tường tận những lý do tại sao họ phản đạo một cách vô trách nhiệm! [2]
Luật Diêm Vương không bao giờ tha thứ bàng môn tả đạo, kẻ mượn đạo tạo đời
và những người có mắt mà nhác biếng không chịu tìm hiểu chánh tà cũng bị phán
xét ở đây, chốn này cũng là trường thi cho họ thực thập để chuẩn bị hóa thú,
cho nên lúc nào cũng nghe tiếng gầm gừ đang tranh nhau từng miến mồi, có những
tiếng kêu như loài khỉ và lâu lâu phát ra những tiếng rùng rợn nén trong cổ tỏ
thái độ sẵn sàng gây sự với đồng chủng để giữ miếng sống. Khi đã thân cầm thú
thì khó mà hóa kiếp người, ở đây cầm thú cứ gầm gừ và kiện thưa tối ngày, Thái
Sơn Vương rất mệt nhọc với đám bàng môn tả đạo này, cho nên ông có làm một bài
thi để tặng họ, từ đó câm mồm hết phá cửa ngục:
"Thú ơi lên hỏi đất
Trời
Bao giờ cầm thú thành
người trần gian
Trời rằng da thịt chưa tan
Ðừng mong hóa kiếp
tham gian trần đời!"
Ðịa ngục chủ Thái Sơn Vương đọc bốn câu thơ trên làm tôi cũng không còn hy
vọng thoát ra chốn này và cũng không biết đâu mà trở gót tìm nẻo lối đi, tôi
trở thành bối rối và ngơ ngác kỳ cục, Thái Sơn Vương hiểu ý tôi và khuyên rằng:
- Không sao, tâm chủ đâu có phản đạo mà sợ quýnh lên như vậy an tâm đi, hãy
dùng với tôi tí trà rồi đi không muộn, tôi sẽ giới thiệu cho tâm chủ một người
bạn tốt hiện là ngục chủ điện thứ tám tên Bình Ðẳng Vương.
Lúc bấy giờ tôi mới an tâm và tin lời ông.
Ðiện Thứ Tám:
Tôi đứng trước cửa điện ngục và xin chào Bình Ðẳng Vương, ông rất ngạc
nhiên:
- Mi là ai mà dám gọi ta là
Bình Ðẳng Vương?
- Thưa ngài tôi chịu phạm tội, bởi ngục chủ điện thứ bảy bảo tôi gọi tên
như thế, mới được đón tiếp một cách thân thiện.
- Ừ nhỉ Thái Sơn Vương đã hiểu ta, thì ra vậy. Này mi đang phạm tội gì mà đến
đây, nơi này chỉ có nhiệm vụ phán xét về Ngủ Giới Cấm, nếu ai mắc phải luật tắc
này thì nguy kiếp lắm vậy.
Bộ luật gồm có:
1 - Sát Sanh. Người đối với người cần phải giữ nguyên sinh cùng vô ngã, nhưng
nếu ai bị nhiễm phàm trần thì sinh ra nhiều chứng bệnh như mặc cảm rồi biến
thành ganh đua, kẻ nghèo hèn muốn giàu có, kẻ cô thế muốn quyền lực cứ chạy đua
đam mê duy quyền lợi cõi tạm mãi, thì phải đến lúc nuôi oán thù sát hại lẫn
nhau, từ cá nhân bôi đen tập thể, từ đẳng cấp xã hội đến vua tôi nghịch thù,
thầy trò, cha, mẹ, anh, em, thân bằng quyến thuộc bất hiếu, vô nghĩa, chồng vợ
bất trung, dẫn đến một lò sát sanh khổng lồ.
Người đối với cầm thú vì hưởng thụ quá đáng họ đi ngược lý vũ trụ, họ dựa
vào điên loạn để sống và lấy vật dưỡng nhơn, giết chết sự sống của tự nhiên
Trời đất, họ giết cầm thú để ăn chưa đủ, còn mượn danh tế lễ vật cho Trời,
Thần, Thánh, Tiên, Phật, mới hả dạ ăn trên ngồi trước. Có ai thấy Trời, Thần,
Thánh, Tiên, Phật, đòi ăn cầm thú bao giờ, thế mà họ quyết liệt vu oan giá họa
cho bề trên, quả là bầy hầy phạm thượng không tha thứ được, họ tranh nhau để
tồn tại nhưng không biết họ sẽ sống được bao lâu! Họ đâu nghĩ rằng vạn loại cùng
đồng quyền sống, tại sao con người lại đi sát hại đồng sinh và chỉ biết sống
riêng cho mình, loài người tuy có văn minh nhưng rất ích kỷ!
2 - Du Ðạo. Ai nỡ buông lời "Bần cùng sanh đạo tặc" để
biện hộ bất lương vô đạo ấy, bởi đầu đường xó chợ, khoét vách đục tường không
làm mà đòi ăn, không mua mà đòi có mặc. Phá rối trật tự an ninh, giết người, tổ
chức cờ gian bạc lận.
Những kẻ ấy xã hội trần gian không chấp nhận được thì Diêm Vương nào thứ
tha, lưới Trời tuy thưa nhưng khó lọt, nếu ai khôn ngoan thì nên từ bỏ tánh du
đạo, tránh điều phi nghĩa thì họa may được duyên gặp Thái Sơn Vương sẽ an toàn
thân.
3 - Tà Dâm. Cõi đời hổ nhục tính tà dâm, cậy nhờ giàu sang hiếp dâm kẻ
nghèo khó, ỷ quyền uy cưỡng bức thứ dân hèn, cướp vợ người, loạn luân xã hội,
phá gia cảnh hạnh phúc của người, đồng lõa gian phu dâm phụ, làm xã hội suy đồi
bại hoại suy luân lý, dục tình lôi cuốn con người biến ra cầm thú.
Làm người không chịu thực hiện hiếu trung, trinh tiết, thế là uổng thay cho
kiếp sống đã bị tà dâm bảo dạy, ngày nay vay nợ đời thì mai sau phải trả âm ti
khi ấy mới biết khổ, dù có than ai oán đến đâu Diêm Vương vẫn trị bằng luật
nghiêm minh.
4 - Tửu Nhục. Tửu là Thần của con người rất quý, tửu là cửa ngõ nhân nghĩa,
ân tình, chúng ta biết sử dụng đúng chỗ thì Tinh Khí Thần đắc đạo, khổ thay con
người dùng tửu mua vui lạc thú dẫn dắt tâm linh lạc nẻo hết biết phân minh Ðạo-đời,
trí tuệ để cho tà mạnh khởi biến hóa thành nhục, tửu thịt ướp mỹ vị dụ con người
chìm đắm trong khoái lạc và nhục dục.
Say cũng là một sự cớ để từ chối trách nhiệm cõi đời, say làm mất tất cả ý
trí và tâm thức, hết khôn ngoan, đã say mà còn bảo "Ta là con Ngọc
Hoàng " láo thật Ngọc Hoàng nào có thứ con say điên cuồng như thế, đó
là một thứ tội không tha thứ được.
Diêm Vương gọi mấy ông tiên say về chầu địa ngục rất sớm, để họ ở trần gian
vô dụng, ở địa ngục chém kẻ say bay đầu không tiếc và nghiền thành bột cỏ bón
phân cũng vừa.
5 - Vọng Ngữ. Ác vọng ngữ là nguyên nhân sự phân tranh nhân loại, tai vạ bất
hòa thù oán đến từ đó, một lời nói có thể sống và cũng có thể chết hằng vạn
kiếp sinh, bởi vậy sách có câu "miệng lưỡi gươm đao" lưỡi còn
sát nhân hơn gươm đao và lưỡi cũng thành danh hảo dục, bởi vậy sách có câu "miệng
lưỡi giàu sang ba họ", dùng miệng lưỡi đi gạt người lương thiện, rồi
cũng có ngày miệng lưỡi trả quả không tha, nếu người đời không giữ lời tín
chính là mồ chôn miệng thối, những ai giả lời Thần, Thánh, Tiên, Phật, ắt Diêm
Vương nghe được không vui, phạm nhân ấy phải lảnh đủ thập địa ngục tức khắc,
tại sao con người không dụng miệng lưỡi để trao dồi tâm hồn chân thật?
Những ai đã lỡ rơi vào năm điều cấm đam mê tà dục trên, thì được vào thăm
địa ngục chủ Bình Ðẳng Vương, ở đây sẽ xay nghiền nát nhục thể phạm tội ra
thành tro bụi không phân biệt đời sống tại trần thế dù rằng đến phẩm trật nào
chi nữa có tội thì xay không tha, trần thế và ở nơi này là sự trả vay, có vay
thì phải có trả làm sao quịt được, địa ngục thứ tám cũng phân minh lắm trước
khi lên giàn xay cũng đọc bản Ngủ Giới Cấm như trần gian đọc bản án trước khi
xử tội phạm nhân, một khi chịu vay Ngũ Giới Cấm thì phải trả, ở nơi này thanh
lọc rất kỹ, những ai không vay trong Ngũ Giới Cấm thường đi qua cửa ngục được
Bình Ðẳng Vương chào hỏi ân cần và khuyên nhủ chuẩn bị cho đời sau hóa kiếp
lương thiện vinh hiển.
Xét cho cùng ngục chủ Bình Ðẳng Vương nhân đức như vậy, thế mà người đời
lâu nay cứ chuyền mồm rằng quý ngục chủ Diêm Vương ác lắm, âu cũng tại mình làm
ác mới trả quả ác thế thôi.
Ðến đây lòng tôi phơi phới rong chơi Diêm Vương tự do.
Ðiện Thứ Chín:
Chân dừng bước trước là địa ngục, có một phiến đá thật to, ghi rằng [Tứ Ðại
Ðiều Quy] để răn loài người ăn ở phải đạo-đức, ký tên ngục chủ Ðô Thị Vương,
vạn vật muôn loài trước khi vào địa ngục này phải đọc thuộc và thực hành được
Tứ Ðại Ðiều Quy, vì đây là những lời châu ngọc để trau dồi đạo đức và cơ may
giải thoát.
Ðiều 1: Phải tuân theo lời dạy của bề trên, chẳng hổ chịu cho bực thấp hơn
điều độ.
Lấy lễ hòa người, lỡ làm lỗi phải ăn-năn chịu thiệt.
Ðiều 2: Chớ khoe tài, đừng cao ngạo, hãy quên mình mà làm nên cho người,
giúp người nên Ðạo, đừng nhớ cừu riêng, chớ che lấp người hiền.
Ðiều 3: Tiền bạc xuất nhập phân minh, đừng vay mượn không trả.
Ðối với bề trên một dạ, dưới đừng lờn dễ, trên dạy dưới lấy lễ, dưới gián
trên đừng thất khiêm cung.
Ðiều 4: Trước mắt sau lưng cùng đồng một mực, đừng kỉnh trước khi sau.
Ðừng thấy đồng Ðạo tranh đua, ngồi mà xem không lấy lời hòa giải, đừng lấy
chung làm riêng, đừng vì riêng mà bỏ việc chung. Pháp luật phải tuân, đừng lấy
ý riêng mà trái trên dễ dưới, đừng ỷ quyền mà yểm tài người hiền.
Những lời răn vừa rồi đã giúp tôi mở mắt nhìn tôi, đọc thuộc và để lòng thực
hiện thì mới cảm nhận được lòng bao dung của tạo hóa và muôn loài vạn vật mới
đồng hưởng hạnh phúc, mới thấy được mình chính là con của Ðấng Tạo Hóa, như bài
thi của Ðức Thượng Ðế đã tiết lộ, khắc trên phiến đá Thái Thượng Ngọc mạ vàng
dạy rằng:
" Muôn kiếp có Ta nắm
chủ quyền
Vui lòng tu niệm hưởng ân
Thiên
Ðạo mầu rưới khắp nơi trần
thế
Ngàn tuổi muôn tên giữ
trọn biên."
* Noêl 1925.
Ðiện Thứ Mười:
Tôi đã vào cửa địa ngục thứ mười rồi nhưng lời răn vẫn còn nghe âm văn thân
phát ra vi diệu, như lời hịch khuyến đức siêu nhiên, để báo hạnh chuẩn bị niềm
tin vững trong cõi sống ta bà.
Có tiếng của người từ xa vọng tới hỏi:
- Tâm chủ dừng chân lại, bởi cửa này vô thì được nhưng ra thì khó, hãy hồi
tỉnh ngay.
- Thưa ngài đường hồi tỉnh đã bế rồi, tôi chỉ biết đến mà không thể lui,
bây giờ tôi xin ngài một điều là được vào điện, dù cho ở luôn đây bao đời cũng
được, tôi không ân hận cũng không oán ngài.
- Ừ nhỉ, được, hãy vào nhưng tâm chủ chưa phải là người chết, tại sao lại
đến đây để chịu giam mình vào ngục ngàn đời mới hóa sinh, ở trần đời sướng phết
thế mà không ở lại tìm Diêm Vương làm gì, quả là ngốc thực.
Thôi thì đành vậy ở đây cũng tốt và tiếp xúc được nhiều nghịch lý mà trần
đời gieo rắc hại nhau, xin tâm chủ cho biết quý danh là chi để vào sổ bộ cư
trú.
- Thưa ngài tôi tên là Huỳnh Tâm và Ngài có cần tôi khai đầy đủ lý lịch như
về quốc tịch, tôn giáo, chức vụ, nghề nghiệp, ngày tháng nơi sanh, quê quán và
địa chỉ không?
- Thì ra lý lịch trần cũng rườm ra lắm nhỉ, vì vậy mới có biết bao lôi
thôi, như nhân loại là huynh-đệ cùng một Chúa Tể, ấy mà đặt vấn đề biên giới
trên quốc tịch, chia thành màu da sắc tộc để tiêu diệt tranh nhau dữ dội để lấy
miến sống. Nhân loại không chịu biết Chúa Tể của mình là ai, Ðấng Tối Thượng
chỉ mới xuất hiện 3 kỳ thừa sai, mỗi kỳ có 1 thừa sai và có 5 chi Ðạo gọi là
Tôn giáo, thế mà trần thế chối Ðạo gốc để lập ra hơn 150 bàng môn tả đạo, rồi
đẻ ra hơn 1000 bầy khuyển mã chi phái (Secte) từ đó họ ào ào bôi bẩn với nhau,
họ lại nói dối ăn gian với Phật, Thánh, Thần, Tiên và lường gạt chúng sanh. Còn
chức vụ nghề nghiệp là để ngồi trước ăn trên đầu kẻ yếu, ngày tháng năm sanh và
tên họ trong tờ căn cước bị cạo sửa giả mạo, quê quán địa chỉ thì không chính
xác, họ đã dối trá lâu ngày nay tưởng như thực, vì vậy có gì là hay, cho nên ở
đây không cần hỏi tâm chủ về lý lịch.
Nhân đây xin giới thiệu, tôi nguyên là Chiêu Luân Vương ngục chủ thứ mười,
nơi đây là chốn ở của hồn linh vạn vật muôn loài vừa được hoàn thiện, còn khoảng
khoát chưa nhập xác cho nên thư thái, hình ảnh lờ mờ như vải thưa, chuẩn bị và
chờ duyên kiếp trước mới quyết định ngày sinh.
Ðây cũng là ngưỡng cửa đón nhận mọi nguyên thủy của xác, về tiếp nhận hồn
linh nhập thế, sau cùng Chiêu Luân Vương mới chọn lọc những hạt giống tốt gieo
vào môi trường trần thế.
Còn lại một số hồn linh thì được Chúa Cao-Cả cho người đi rước về Trời để
được sống vô nhiễm. Chiêu Luân Vương còn cho biết lâu đài kiến trúc hài hòa ở
đây tuy đồ sộ nhưng không thể nào bằng Bạch Ngọc Kinh, ông kể rằng:
- Thế giới của Chúa Cao-Cả ngoài cái đẹp ra, còn có vạn sự huyền bí, nhý ta
thấy sinh hoạt tấp nập và sầm uất, chân dung của họ rất ðẹp có những nét ðậm và
mờ ảo ảo không rõ lắm, ta muốn diễn tả cũng không hết sự đẹp quí phái đó, về
ngôn ngữ thanh âm kỳ diệu. Ngục chủ Chiêu Luân Vương ôn tồn nói tiếp:
- Nay tâm chủ đã ở Thập Ðiện Diêm Vương, thì sẽ hiểu rằng chỉ còn một dậm
đường cụt nữa là hết lối đi cũng chẳng có lối về và tôi cũng không được quyền
chuyển tạo ý tâm chủ, vậy tâm chủ tự do lên đường.
- Cảm ơn Ngài ngục chủ đã thương, tôi phải đến đường cùng và chết ở đó cũng
cam, mong ngài cảm thông thì âu cũng chết, tôi chúc ngài bình an và phúc lạc,
tạm biệt Ngài.
Trên đường đi có một phiến đá cẩm thạch màu Vàng, Xanh, Ðỏ, cao vút sừng
sững và không thể đoán ra trọng lượng của tản đá to này, nhưng đặc biệt có một
bài thi mạ chữ vàng rất tinh vi và nét chữ lại càng huyền bí như sau:
" Bửu Tòa thơ thới
trổ thêm hoa
Mấy nhánh rồi sau cũng một
nhà
Chung hiệp rán vun nền Ðạo-Ðức
Bền lòng son sắt đến cùng ta."
* Février
1926.
Thì ra phiến đá này mới dựng ngày 20 Février 1926, vậy thì ai là tác giả
công trình này? Còn bài thi âm hưởng của Ðấng Toàn Năng trọn lành cho tôi sức
cảm Thần lực, tôi để lòng hoài suy nghĩ khen bàn tay ai làm đẹp Ðạo phi thường
và cảm ơn Người mở ra cho tôi một tâm thức rộng phơi phới.
Tôi bước vào chân trời kỳ lạ đẹp hơn tất cả những miền đất mà tôi đã từng
đi qua, sự đẹp hình như vô đối và hơn cả Thập Ðiện Diêm Vương, trên đường đi
cũng đẹp thế này nào muôn màu sắc rực rỡ, các loài hoa, cỏ lạ cũng nhả hương
thơm tuyệt diệu. Cầm thú chung sống nó biết thương yêu và tâm sự đời mình với
những hy vọng mai sau, tôi thấy lác đác có vài chú mèo tung tăng vui đùa với
chuột và phía trước mèo đang cõng chuột rong chơi sống thanh bình thực sư, nếu
như mèo và chuột ở trần thế thì có lẽ một trận gầm gừ mạnh thắng yếu thua.
Tôi đến một vườn cây ăn trái đã chín ở giữa đồng không cô liêu, không thấy
nhà và người ở đây, cảnh vườn vắng vẻ im lìm, đi một vòng tìm thân chủ vẫn lạnh
lùng, tôi ra khỏi vườn để tiếp tục đi về phía trước, tuy bụng đói chân tay muốn
rã và miệng khát nước khô cổ, thế mà không dám tay xơi một trái cam sành chín
cây cho đã thèm, hay một trái mít tố nữ cho no nê hồi sức.
Tôi lui lũi chân bước đầu đụng phải một biển gỗ lim, bị té lăn ra máu chảy
lai láng và ngất bất tĩnh, nhưng vẫn còn nghe được tiếng động chung quanh:
- Muốn sống hãy vào điện bên trái.
Tiếng thôi thúc mỗi lúc thêm dồn dập, cố ngấc đầu lên để quan sát và tìm hiểu
hiện tượng đột ngột và thấy trước mặt hàng chữ (địa phận đường cùng) rội đầu
ngoảnh về sau lưng thì toàn là không gian trắng, nhìn về phía trước là tấm bảng
gỗ lim, hướng về bên phải thì thấy một đấng quân khôi giáp oai phong, nhìn qua
trái thì thấy một lâu đài tráng lệ cao vòi vọi và cổng tường cũng cao hơn một
trượng, thấy cổng tường cao mà thất vọng, tự hỏi làm sao vào được với cái đầu
máu thêm thân đã kiệt sức, lúc ấy đấng quân khôi giáp thúc dục mạnh một lần
nữa:
- Nhanh lên cổng điện đóng lại sẽ bỏ mạng ngoài sương gió.
Tôi trả lời thầm trong lòng:
- Bỏ mạng cái gì, lết hết nổi mà đòi vào trong cửa để sống.
Nói thế nhưng sự sống phản ứng tự nhiện nó xuất chiêu lết một cách khổ sở,
vừa đến nơi thì thấy cổng điện chuẩn bị khép lại như hai cánh mây đang chắp nối
vào nhau chỉ còn 30 phân tây là khép kín, thấy thế tôi lấy hết sức bình sinh vừa
phóng tới vừa lách mình vào được phía trong cửa, thân tôi rơi xuống đất nằm dài
như bã mía, thì ở ngoài điện cũng đấng khôi giáp ấy nói:
- Coi vậy mà thằng nhỏ cũng sợ chết.
Bây giờ tôi đang ở trên phần đất mới, thân thể cảm thấy từ-từ tươi mát lại
và hưởng được không khí thông thoáng, lâu đài tráng lệ pha lê một màu bạch, lúc
này lồng ngực đã nhận được cảm giác thỏa mái và sống như ngoài êm ả siêu nhiên.
Nhưng rất lo lắng nhớ nhà, không biết ngày nào sẽ về lại trần thế, bởi ở đó có
đời sống sôi nổi và ồn ào tuy ảm đạm và u minh, như đó là đất thử thách ý chí của
những thước lòng phụng sự tha nhân.
Tai nghe tiếng động từ xa dội về hướng tôi đang nằm dài trên mặt đất, có
một con Kim Mao Hẩu [3] đến gần nhe răng hùng hổ như muốn xực lấy tôi, nghĩ
lòng thế là chết rồi gặp cọp bỏ mạng, thì có thanh âm nhu hòa như một cụ già từ
xa vọng lại ôn tồn:
- Kim Mao Hẩu, con chào người như vậy là tạo ra một khiếp đảm, làm thế
không được. Kim Mao Hẩu:
- Thưa Ngài, lâu lắm con mới có dịp hù loài người cho vui, Ngài thương con.
Cụ Gìa đến nơi và ôn tồn:
- Hôm nay con vừa thực hiện được một thành tựu đáng khích lệ cho Ðạo
nghiệp. Nhân đây Bần Ðạo hỏi con có dự kiến nào cho tương lai không?
- Thưa Ngài con xin gửi bộ Ðạo này, để Ngài lập sổ công nghiệp cho toàn Ðạo
Galang [4] và sau đó xin Ngài chỉ dạy hành trình Ðạo sự cho con?
Người nói tiếp:
- Ở Phương Tây bạn Ðạo đang chờ, con phải đi về hướng đó và chuẩn bị tiếp
nhận một Ðạo sự đang trong tầm tay trọng trách của con, nên nhớ rằng Ðạo nghiệp
Phương Tây rất hệ trọng, dụng hết ý chí mới thành công.
Ðời sống ở đó có quý Ðấng trợ lực, tình thương thì vô hạn nhưng vật chất
chỉ được tạm ổn bình thường, con cần một mái nhà hạnh phúc không bận rộn đời,
tinh thần thư thái là đủ để thực hiện dự kiến và thi thố đạo đức, đời sống của
con tuy âm thầm có nhiều đau đớn và tủi thân, nhưng đó là những thử thách để
vươn mình vào điểm cuối cùng của mỗi ngày tiếp nhận một niềm tin, con ghi lấy
lời Bần Ðạo mà thực hiện lòng hiếu Ðạo trong con.
- Thưa Ngài con tiếp nhận sự dạy bảo, và con muốn biết quý danh để tạ ơn.
- Bần Ðạo là thừa sai của Ðức Chí Tôn, ngự trên Ngai phẩm Nhơn Ðạo tại Cửu
Trùng Ðài Ðền Thánh và vừa rồi con đã gặp Người ngoài cửa đó là Ðấng Ngự Mã
Thiên Quân đang chu du thăm vườn đào Ðức Phật Mẫu, vì vậy cửa điện này mới mở
ra một dịp may duyên đến với con. Bây giờ con cũng còn mệt nhọc, nên ngủ một
lúc thì trí tuệ tĩnh, Bần Ðạo ban ơn cho con đó.
- Con đa tạ Ngài.
Mùi trầm hương tỏa ra thơm dịu, Người mở cửa cánh mây ra đi, để lại trong
tôi một hương liệu bừng tỉnh, một cảm xúc thiên nhiên phủ khắp vùng pha lê
tráng lệ. Người đã đi rồi mà mùi hương thơm dịu vẫn chưa phai, ân sủng của Người
còn hẳn hoi trong tôi an lạc.
Ðúng 13 giờ trưa ngày 15/04/1985 tôi ra khỏi Tịnh và tìm mùi hương lạ, bởi
nghi ngờ có người cho xông mùi hương và nước hoa thơm vào phòng, tôi tìm cả bốn
hướng Thánh Thất mà không thấy ai cả, trưa nay bầu trời nắng khô và vắng vẻ,
nhân ấy tôi hỏi Hiền-tài Mai Văn Tìm đang là thành viên văn phòng Ðạo tại Thánh
Thất để biết nguyên do:
- Thưa Hiền-hữu trưa nay có thấy ai viếng thăm Thánh Thất không?
- Thưa H.H, tôi ngủ trưa cho nên không biết ai đã đến và hiện thời cũng
không thấy gì cả.
Tôi đề nghị hiền hữu Tìm, cùng đi một vòng Thánh Thất để đón tiếp tín hữu
hành lễ nhưng không gian vẫn yên tĩnh, tôi về phòng mùi hương còn lởn vởn, có
pha một tí mùi sen tươi, lòng tự tin thị hiện ban điều lành.
Diễn biến sau thị hiện:
Tôi chưa hiểu gì về những lời răn của thị hiện, vẫn bình thản như mọi ngày
và sau đó liên tiếp 3 hôm con Cắc-kè có nhiều màu sắc trên da, cứ kêu réo mãi ở
bên trái phòng tôi, tôi không cách nào ngủ được, mới xua đuổi nó chạy, rồi chặp
sau cũng về điểm cũ tiếp tục kêu Cắc-kè, lần cuối cùng tôi giận quá đáng Cắc-kè
chạy thật xa, đêm đó tôi vừa chợp mắt ngủ thì bỗng đâu Cắc-kè ở trong mùng từ
lúc nào và tôi tự hiểu ra là bề Trên sai bảo Cắc-kè phá rối, như một nhắc nhở
chuẩn bị thủ tục định cư. Tôi vội nói với Cắc-kè:
- Ðược rồi tôi sẽ đi khỏi nơi này vào ngày mai.
Thế là Cắc-kè ra khỏi mùng và biến mất, đêm ấy tôi ngủ rất thoải mái, nhưng
tôi cũng chưa thực sự quyết định ra đi, thì nội bộ Thánh Thất nổi lên xem Ðạo
không bằng duy quyền lợi, để rồi tố ác tình Huynh-đệ với nhau. Lúc này đích
thân tôi mời toàn Ðạo tham dự thông tri từ nhiệm và đọc trước Thiên Bàn trong
buổi lễ Ðức Chí Tôn, hiện diện những Huynh-đệ lương thiện, khóc và xót xa tình
Ðạo bị khảo, tuyệt nhiên vắng mặt những Huynh-đệ duy quyền lợi trong buổi lễ,
tôi hiểu và bao dung cho Huynh-đệ này. Riêng tôi thì rất tự nhiên vì khởi đầu ý
thức để thực hiện niềm tin.
Tôi về Galang II tạm ngụ, thì văn phòng Suisse House của Cao Ủy Liên Hiệp
Quốc đặt trách tỵ nạn Ðông Á, mời cộng tác chương trình điều hợp nhân số định
cư, làm việc với ông Hardi trong tư cách là một nghệ sĩ và phòng điều hợp định
cư với tư cách là chuyên viên, do bà phước Horada làm trưởng phòng.
Ở thời gian này tôi bị hai lần bệnh có thể mất mạng, lúc này tôi cũng chưa
thực hiện lời hứa với bề trên để định cư sớm, cứ chần chờ mãi và nay bệnh tình
là một báo hiệu thúc đẩy mạnh, khi nằm tại dưỡng dường tôi vô tình xem lại
những tác phẩm viết dở dang, thì tự nhiên rơi ra tờ giấy bảo lĩnh định cư tại
Pháp, mà tôi đã có hơn 2 năm 4 tháng, giấy bảo lĩnh nay đã ngã màu vàng.
Tôi về văn phòng Suisse House báo cho ông Cao Ủy Trưởng biết về sự định cư
của tôi tại Pháp, ông trả lời rằng:
- Tôi đề nghị Huỳnh Tâm đi Canada vì phái đoàn ấy 2 tuần nữa sẽ đến đây,
đích thân tôi vận động cho Tâm, như vậy nên bỏ ý định đi Pháp.
- Tôi cảm ơn Ngài, nhưng đã muộn rồi, nay đề nghị Ngài cho tên tôi vào danh
sách định cư tại Pháp càng sớm càng tốt.
- Tại sao Huỳnh Tâm không đi Canada hay Hoa Kỳ mà lại quyết định phải đi
Pháp, ở Pháp đời sống đâu bằng các nước tự do phát triển khác.
- Thưa Ngài tôi bỏ nước ra đi không vì Canada hay Hoa Kỳ có vàng lót dưới
mặt đường và tôi từ chối rất nhiều lần cũng không vì nước Nhựt là người Châu Á,
nước Úc đã tiếp nhận tôi và cho số hồ sơ định cư, dưới sự bảo trợ của hội nghệ
sĩ thủ đô Canberra, nhưng rồi sau đó từ chối với lý do vợ con tôi ở Nhứt Bổn
phải theo diện đoàn tụ gia đình, và hôm nay tôi muốn đến Pháp là để thực hiện
lời hứa của tôi, tôi biết ở Pháp không thể chia cho người đồng loại cùng sống
trên một mẫu bánh mì, tôi đến Pháp sống bằng bàn tay trắng và dụng khả năng mồ
hôi, không bao giờ tôi chịu xin một trợ cấp nào của chính phủ Pháp, đó là ý chí
của tôi làm được, xin Ngài an tâm.
Tuần sau tôi hết bệnh và lên đường định cư Pháp, văn phòng Cao Ủy cấp một
chứng chỉ làm việc với tư cách một nghệ sĩ, ông Cao Ủy Trưởng tiễn tôi rời khỏi
Galang với một bao thư 50 dollar, chúng tôi ra bến tàu để đi định cư phải đi
qua Thánh Thất, tôi vào hành lễ Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu lần cuối.
Khi đến Pháp những gì của thị hiện tôi nguyện sớm thực hiện đúng không sai
và miệt mài biên khảo để dâng hiến lễ Ðức Chí Tôn, Ðức Phật Mẫu và quý Ðấng Tiền
Khai Ðạo.
Thánh Thất Galang, Indonesia.
10/04/1985
* Huỳnh Tâm
THỊ HIỆN - III
Paris 1987
Ban Ðạo Sử Cao Ðài:
20/11/1985. Tôi chính thức định cư tại Thủ đô Paris, Pháp quốc, ngày đầu
tiên để hưởng không gian tự do từ phi cảng Charles de Gaulle.
Tuần lễ thứ nhứt tôi liên lạc với Phận Ðạo Paris do Hiền Tỷ Lễ Sanh Lê Kim
Huê Qu. Tộc Đạo. Tuần lễ thứ hai liên lạc với các chi phái HH. Trương Tấn Ngân
đang vận động thành lập Thánh Tịnh.
Cả hai đều ở dạng hàm hành Đạo cằn cõi, chính quý vị này đã già nua thể xác
và lỗi thời kiến thức Ðạo, không bắt kịp Đức tin Âu Châu, truyền giáo không
cùng giòng lịch sử với Hội Thánh Ngoại Giáo, vẫn trong phạm vi nhỏ hẹp có thể
bị suy đồi trong nay mai. Tôi đành phải tạm biệt quý Huynh-Tỷ này, lý do chỉ
truyền giáo cho mặt Ðạo bị giảm mà không phát triển bởi cao niên mặt. Hai nữa
có tính cá nhân hơn Đạo, cho nên Tôi phải đứng ngoài cuộc đua này, nhưng vẫn
thường xuyên tha thiết tham dự lễ Ðạo và liên tục công quả như mọi tín đồ khác
và từ chối tham gia Chánh Trị Ðạo tại Thánh Thất sinh nhiều phức tạp.
Khi liên giao mới thấy quý Huynh-Tỷ trên hiểu biết về thần học chỉ ở trình độ
bước đầu căn bản, nếu tôi cùng hành Ðạo thì không khác nào tạo ra một cuộc dị
ứng hơn thua đụng chạm cái cũ đã tự hào cho nên khó chấp nhận giới trẻ.
Huynh-tỷ cũng không chịu thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hao truyền
giáo ở hải ngoại, bởi Huynh-tỷ vẫn ôm mãi lối hành Ðạo như tại quê nhà, nói
chung Huynh-tỷ truyền giáo không bắt kịp được suy nghĩ đối diện.
Chính Trị Ðạo và Thần học chưa đảm đương được Ðạo sự ở môi trường rộng, do
đó Huynh, Tỷ, Ðệ, Muội đồng tìm Ðạo sự một cách mong manh và con đường bế tắc
lại đến gần.
Những khuyết điểm trên không chịu mở rộng để phát triển, khó lây chuyển nổi
cái bị ngã, tưởng mình là hiểu Ðạo nhứt đời và cho tuổi trẻ không có một chữ Ðạo
dính trong mình, giới trẻ tỏ bày tâm huyết thì quý lão từ chối.
Vì vậy lão làng của quí vị ấy chưa truyền Ðạo ra khỏi cửa Thánh Thất hay
Thánh Tịnh, còn tệ hại hơn nữa Ðạo ở đây đã suy vi trầm trọng, tệ trạng chia
năm xẻ bảy, sát phạt tình Huynh-Ðệ với nhau không đoàn kết, đó cũng do những
duy quyền danh lợi như Lê Trung Cang (con của Lê Văn Bảy). Còn về chi phái Phổ
Thông Giáo Lý sau hậu trường có Cao Đài Giáo con đẻ của Cộng sản VN, cha con
Chí Tín (Lê Văn Bá) đạo mồm không lương thiện tạo ra tình trạng Thánh Thất đầy
khích nộ, nhiễu nhưỡng nội bộ làm cho lòng đồng Ðạo chán chường.
Về giáo lý thì cha con Lê Văn Bá lấy phàm tính tục cặn bã của Phổ Thông Giáo
Lý để vẽ vời ra tà đạo nằm dài trong kinh kệ, những buổi lễ cha con Lê Văn Bá
và Lê Quang Sơn thi nhau đứng trên quyền thiêng liêng, xem họ như người có thẩm
quyền ban phép lành, nhưng thực chất là bắt chơn hồn của tín đồ nhốt vào phong
đô. Những khi hành lễ ông Bá quỳ trước Đức Chí Tôn làm phép, còn Sơn đứng giữa
án ngữ trước chữ KHÍ như một Hộ Pháp. Tín đồ ở Thánh Thất Alfortville đau
thương lắm và nhiều phiền muộn, tín đồ thường nói rằng:
- Khi nào nhứt Cang, nhì Bá, tam Sơn qui vị thì lúc ấy Ðạo ở Pháp mới có cơ
may phát triển, nhưng chưa chắc bởi ma này đi ma khác xuất hiện!
PHƯƠNG TÂY & BẠN ĐẠO
Thời gian này tôi tranh thủ đi khắp Âu Châu triển lãm, chuẩn bị bảo lĩnh vợ
con từ Nhựt Bổn đến Pháp định cư, cùng lúc trương dẫn chương trình nghệ thuật tạo
hình tại viện Bièvres sau đó được thành đạt với chứng chỉ Nghệ Thuật và Huy
Chương viện Bièvres France, bao khó khăn dồn dập cho cuộc sống ngày đầu trên
đất Pháp, nay mới vừa ổn định.
Ngày 25/12/1985 tiếp nhận thư mời của Giáo sư Gustave Meillon, nhưng vì tôi
rất dè dặt không đến viếng thăm Giáo sư, 4 tháng sau tôi tiếp nhận thư của Bác
Vinh phu nhân của Ngài Phối Sư Thượng Vinh Thanh, nhưng không địa chỉ vì đây là
thư gửi chuyển tay, nội dung khuyên bảo tôi nên đến thăm Giáo sư Meillon gấp,
tôi vẫn ái ngại không dám gặp Giáo sư Gustave Meillon vì vậy Giáo sư nhờ người
đi tìm, cuối cùng Giáo sư Gustave Meillon đón tôi tại Hội Thánh Ngoại Giáo Âu
Châu ngày 01/05/1986.
Ngày hội ngộ đầu tiên rất lý thú. Tôi trao Giáo sư 10 tác phẩm nội dung
viết về Ðạo, Giáo sư ôn tồn:
- Cháu đã ở Paris mà không đến thẳng thăm Bác, cứ đi vòng mãi, Bác nhờ nhà
văn Mai Trung Ngọc tìm Cháu nhiều lần, nay mới đến.
Từ đây Cháu cần gì Bác sẽ giúp cho và trong tuần này Cháu đích thân xuống
Lyon thăm Bác Vinh, (Vợ của Ngài Trần Quang Vinh) địa chỉ và điện thoại của bác
Vinh đây, Cháu đi nhé.
- Dạ Bác an tâm.
Hôm nay Bác mời Cháu cộng tác 4 vấn đề:
1 - Cháu giúp Bác những phụ bản cho cuốn sách (từ Sài Gòn tới thành phố Hồ
Chí Minh) do Gustave Meillon và Lâm Thanh Liêm đồng tác giả.
2 - Ông Jacque Chirac đề nghị cháu làm một cuộc triển lãm tại Mairie de
Paris vậy cháu làm một devis (bản khai giá) để trình lên cho tòa thị sảnh
Paris.
3 - Từ đây cháu là thành viên của Ban Ðạo Sử Cao Ðài Âu Châu.
4 - Cháu trực tiếp quản thủ Thư Viện Cao Ðài tại Pháp.
- Thưa Bác, điều 1 & 2 trong khả năng thực hiện thỏa mái. Ðiều 3 &
4, Bác chưa biết cháu là ai và thành phần nào trong Ðạo, nếu Bác trao nhiệm vụ
lầm người thì sẽ không lợi cho Ðạo về sau.
Còn về đời sống của Cháu thì Bác an tâm, vì mọi việc khó lúc ban đầu đã được
ổn định rất nhanh chóng.
Bác rất vui mừng cho Cháu. Còn việc Ðạo, Bác không lầm
người, tuy Bác quen biết tín đồ Việt kiều Âu Châu khá nhiều, nhưng không một ai
có khả năng làm việc Ðạo ở trên lãnh vực này, có rất nhiều tín
đồ đến đây với ý cá nhân hơn là ý Ðạo, rất tiếc có một số tín đồ chưa hiểu giá trị
lịch sử Ðạo, nếu trao cho họ Thư Viện và tư liệu cũng vô ích, họ không tha thiết về
hành Ðạo của Thư Viện, do đó trách nhiệm của Bác là tìm người tiếp nối để
bảo vệ di sản của Ðạo. Cháu xem văn thư từ Tòa Thánh gửi cho Bác, ngày
20/12/1974 trong danh sách này có tên của Cháu, như vậy nhiệm vụ Bác phải tiếp
đón cháu về đây hành Ðạo.
Sau khi nghe Giáo sư Gustave Meillon trình bày và thấy được danh sách hành
Ðạo phương xa, tôi chấp nhận hành Ðạo và không còn lý do gì để từ chối:
- Thưa Bác, Cháu muốn biết phương thức hành Ðạo ở đây.
- Ðiều này cần thiết, Cháu nên biết là phải. Chương trình hành Ðạo ở đây
rất khó cho những tín đồ thiếu kiến thức, đức tin và cần thiết phải đa năng,
biết kỹ thuật truyền thông, ai mà tha thiết với Ðạo thì làm được ở đây.
- Dạ thưa Bác ít nhất Cháu đã từng là Đại Đạo Thanh Niên Hội của Tòa Thánh
và đã thực hiện nhiều chương trình như kiến thức đa năng và có đủ căn bản, đây
cũng là một chuẩn bị do Thiêng Liêng an định mà Cháu không biết trước.
- Vì vậy Bác rất tin tưởng nơi Cháu, hy vọng Cháu hành Đạo được qua tính
khiêm tốn và khi hành Ðạo Cháu sẽ tiếp nhận mọi vi diệu và biểu lộ được tính Ðạo
rõ nét hơn.
Riêng về những người bạn của Cháu vì hoàn cảnh bi ai che lấp, tuy nay mỗi
người mỗi phương, nhưng vẫn gần nhau trong tâm hồn, cũng như Hiền Huynh Phối Sư
Thượng Vinh Thanh và Bác tuy hai mà một, cùng được Ðức Hộ Pháp chuẩn định Ðạo.
Ðức Hộ Pháp trước đây tin Bác, nay Bác cũng tin các Cháu và đặt kỳ vọng hành Ðạo
nơi Cháu.
Còn về sử dụng tài sản của Ðạo với hướng nào cho phù hợp truyền giáo ở Hải
ngoại. Ðiều này rất quan trọng, hiện nay Ðạo ta có một Ban Ðạo Sử Cao Ðài Âu
Châu, chương trình thì nhiều nhưng hành thì ít bởi không có nhân lực như ngày
xưa, người chuyên môn rất ít, sức người có hạn và ngân quỹ không có, đây cũng
là cái khó vô cùng cho Ðạo, vì vậy mới tìm số tín đồ tha thiết vì Ðạo. Nhân dịp
này, Cháu nên đặt thân vào Thư Viện để sử dụng tư liệu Ðạo cho có hệ thống, từ
đây Cháu tự xem mình như là một thành viên của Ban Ðạo Sử Cao Ðài Âu Châu.
- Thưa Bác, Cháu vâng lời dạy bảo của Bác.
Quả thực trên đường hành Ðạo có người tiếp đón, đến Pháp, y như lời tiên
tri của Ðức Quyền Giáo Tông thị hiện tại Galang đã định.
Ngày 01/05/1986. Sự lạ lùng trong đời tôi hoàn toàn mới, từ thể chất đến
tinh thần, không còn suy nghĩ âu lo về vật chất nữa, mà chỉ dành tất cả thời
gian cho Ðạo.
Học Ðạo ở đây cũng rất lạ thường, một ngày không có tiếng Ðạo ngân nga, bởi
tiếng Đạo nằm trong con chữ, tuy nhiên vẫn học được "một năm tiếng Ðạo
bằng trăm năm tiếng đời", một năm học Ðạo mà như mười năm biết Ðạo.
Trước năm 1975, tôi có mặt ba năm hành Đạo tại Tòa Thánh, nay tưởng chừng
15 năm sau vẫn hành Ðạo tại Tòa Thánh.
Hình dung Thư Viện Cao Đài Paris, như một Học Viện Cao Ðài Quốc Tế, đầy đủ
điều kiện để phát huy Ðạo, những gì của Tòa Thánh có, ở đây đều lưu trữ, một
kho tàng quí gía của Ðạo đang lưu trữ ở Paris, Pháp Quốc.
Tôi miệt mài quản thủ Thư Viện Cao Ðài Paris và Ban Ðạo Sử Cao Ðài Âu Châu
trong một năm rồng rã, không một thời gian nào rời tay ra khỏi Ðạo và những
riêng tư xem như hết giá trị, trong một năm cho tôi thành người trọn vẹn, đủ
tri thức để thực hiện những kỳ vọng của Ðạo.
Tôi còn có duyên may được Giáo sư Gustave Meillon truyền thụ Mật Pháp (Bí
Pháp) để vào chặng đường an lạc tâm linh. Tuy những tháng xa gần này vẫn chưa
dứt khoát trạng thái hôn muội đời, nên còn biếng nhác chưa viết nên lời Ðạo
trong tâm hồn.
Tiếp Nhận Thị Hiện.
15/12/1987. Tảng sáng Paris trời đông giá lạnh, có phần chuyển khí âm sương
mai, 6 giờ sáng ngoài trời vẫn còn mờ mờ, có tiếng thúc Tôi thức dậy, bỗng mở
mắt thấy NGƯỜI (Đức Hộ Pháp) đang đứng trên đầu dạy bảo:
" - Con vẫn say ngủ hay sao? Hôm nay con phải
khởi đầu viết Ðạo đi chứ? Thầy đề nghị với con viết tiểu sử của Tổng Giám Lê
Văn Bàng để làm cái đà cho những cuốn sách sau."
- Thưa NGƯỜI tư liệu của Tổng Giám Lê Văn Bàng không có đủ tài liệu để viết
tiểu sử và rất khó tìm ra tư liệu sống, bởi hoàn cảnh hiện nay ở Hải ngoại.
NGƯỜI nói:
" - Trong hoàn cảnh khó nào con cũng viết được,
đây là phương tạo Ðạo nghiệp của con ở lúc này, từ đó mới thông suốt được Ðạo,
đi tu mà đòi dễ thì để cho loài cóc nhái, con phải nhớ rằng mỗi nhơn sanh đều
tùy trình độ mà phổ hóa cho phù hợp. Nay con hãy đem sự khôn ngoan và hiểu biết
để thực hiện theo ý của Thầy, con sẽ thành công, Lịch sử Đạo sẽ lưu tên con, Tòa
Thánh đang mong mỏi cuốn sách tiểu sử của Tổng Giám Lê Văn Bàng."
- Thưa NGƯỜI quả thực khó, bởi Thư Viện và Ban Ðạo Sử không có nhiều chi
thiết, cũng không dấu vết nào nổi bật nói về Tổng Giám.
" - Ðó là điều thiếu sót của ngày tạo lập Ðền
Thánh, cho nên nay con mới có dịp lập công, nếu đã đầy đủ thì đâu nào đến với
con. Thầy hứa, Thầy sẽ giúp con viết, như vậy nay mai có người mang tài liệu
đến tận tay cho con."
Tôi vươn mình dậy một tốc độ nhanh, để nhìn rõ chân dung NGƯỜI đang đứng
trên đầu ra lịnh, vừa nhìn thì hai tay tôi bắt Ấn Tý đôi chân quì xuống kính
cẩn NGƯỜI, Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc vẫn đứng nguyên chân dung khôi giáp, tay
cầm Giáng Ma Xử, NGƯỜI ra hiệu an tâm và từ từ mờ vào không gian.
Năm (5) ngày sau cả gia đình Hiền-tài Võ Hà Quyết từ Canada đến Pháp viếng
thăm tôi và trao cho tôi một tập tư liệu của Tổng Giám Lê Văn Bàng, tôi tức tốc
tìm thân nhân của Tổng Giám để thực hiện cuộc phỏng vấn và gửi thư về Tòa Thánh
xin thêm tư liệu, cộng với tư liệu của Ban Ðạo Sử, thành một hồ sơ đủ một biên
khảo có giá trị.
Từ lúc Ðức Hộ Pháp dạy bảo việc, cho đến lúc khởi sự biên khảo mới thấy dễ
thực hiện, nếu không có Ðức Hộ Pháp chỉ bảo, thì không bao giờ tôi có tham vọng
biên khảo một chủ đề thiếu điều kiện đến mục đích.
Một tháng sau tôi trình lên Giáo sư Gustave Meillon, rất ngạc nhiên, Bác
nói:
- Cháu làm sau mà có đầy đủ tư liệu để viết thành một biên khảo tiểu sử
vững chắc như thế này? Trong khi ấy ở đây mình chỉ có vài tư liệu quá đơn sơ.
- Thưa Bác điều mình làm phải thành tâm và có cầu khẩn, thì kết quả mới đến
cho mình, tôi đem sự thị hiện tường thuật lại cho Giáo sư nghe. Giáo sư ôn tồn:
- Ðúng vậy Cháu đã thành công, như vậy Ban Ðạo Sử sẽ công bố biên khảo này
theo ý Đạo.
- Thưa Bác, Ý của Ðức Hộ Pháp, là Cháu công bố tiểu sử Tổng Giám Lê Văn
Bàng tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Giáo sư Gustave Meillon:
- Cũng được nhưng ai làm cho mình điều này.
- Cháu nghĩ rằng mình nên tin bề trên, thì việc công bố này không khó.
Hai tháng sau vào ngày vía Diêu Trì Cung cuốn sách Tiểu Sử Tổng Giám Lê Văn
Bàng được công bố rộng rãi tại Ðiện Phật Mẫu, Tòa Thánh Tây Ninh như đã dự
kiến, do Hiền huynh Giang Kim gửi tin mừng đến Ban Ðạo Sử Cao Ðài Âu Châu, Bác
Gustave Meillon tiếp nhận thành tựu này ngoài ý phàm tục.
1986-1993. Thời kỳ vận tốc biên khảo sung mãn nhứt của tôi và chuẩn bị một
dự thảo do Giáo sư Gustave Meillon duyệt xét về phương thức lập tờ báo Tây Ninh
Hải Ngoại, truyền giáo hướng mới, và ai cũng đồng thuận:
- Nếu chúng ta lập một tờ báo thì khả năng HH.Huỳnh Tâm có thừa, tuy nhiên
tờ báo thường tạo ra nhiều phức tạp, nhứt là hoàn cảnh hiện nay có thể dẫn đến
truyền giáo trống đánh xuôi kèn thổi ngược, dù chúng ta có đầy đủ nhân lực và
thừa khả năng kỷ thuật làm báo, như vậy phải chờ một thời gian nữa.
HT.Huỳnh Tâm đến Liên Hiệp Quốc trình bày nội
vụ Đảng Cộng Sản Nhà Nước Hà Nội cưỡng bức đốt tài sản Văn hoá Cao
Đài.
Hiện nay điều kiện Ban Ðạo Sử Cao Ðài hoạt động được, có thể tiến hành xuất
bản vào lúc này, chúng ta ai cũng có đủ uy tín cá nhân để truyền giáo, riêng
Hiền hữu Huỳnh Tâm phải nhân danh một tín đồ thuần thục để thực hiện chương trình
truyền giáo trong cộng đồng. Hành Quyền Ðạo chúng ta có tổ chức, nhờ vậy chúng
ta mới đặt hết niềm tin vào lòng những tín đồ khác.
Ðức Quyền Giáo Tông đã định rành: Theo Thị Hiện mà hành Ðạo, nhưng đến nay
Huỳnh Tâm mới thực hiện được vài hồ sơ quan trọng như sau:
17/12/1993 Thay mặt Ban Ðạo Sử Cao Ðài Âu Châu với trách nhiệm nhân chứng
tường trình trước Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, về nội vụ nhà nước cộng sản
đàn áp Ðạo Cao Ðài tại Việt Nam.
Nhờ phúc trình này Đặc Viên lỗi lạc ông Abdelfattah Amor và bà Lacrcia về
tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc, lấy quyết định thẩm vấn hồ sơ Việt Nam.
14/02/1994. Phái đoàn chúng tôi tuyên đọc trước khóa họp khoáng đại Nhân
Quyền lấn thứ 50 của Liên Hiệp Quốc, từ 31 tháng giêng đến 11 tháng ba năm
1994.
Phái đoàn Cao Ðài trình cho cả thế giới biết về tình trạng Ðức tín Cao Ðài
tại Việt Nam và đối với nhà cầm quyền Hà Nội đã thô bạo chà đạp quyền tự do tín
ngưỡng, trên hồ sơ này chúng tôi trình bày 3 vấn đề chính:
1 - Quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do hành Ðạo, quyền hội họp ôn hòa phải
được công nhận và đã được quy định nơi các điều 18, 19 và 20 của Bản Tuyên Ngôn
Quốc Tế Nhân Quyền và các điều 2, 18, 21 và 27 Công Ước Quốc Tế về các Quyền
dân sự và chính trị.
2 - Quyền sinh tồn, quyền tự do, quyền an toàn bản thân, không bị tra tấn,
đối xử vô nhân đạo, tàn nhẫn và triệt hạ nhân phẩm đã được công nhận và quy
định nơi các điều 3, 5, 9 và 10 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các điều
6, 7 và 10 Công Ước Quốc Tế về các quyền dân sự và chính trị.
3 - Quyền tư hữu được công nhận và quy định nơi điều 17 Bản Tuyên Ngôn Quốc
Tế Nhân Quyền.
Những vi phạm trên của Đảng cộng sản nhà nước Hà Nội đều trái với các quyết
nghị của Hội Nghị Thế Giới về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, họp tại Vienne
tháng 6 năm 1993 mà nhà cầm quyền Việt Nam đã hoàn toàn chấp nhận thuận tuân.
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, là một Ðạo hiền hòa ở phương Ðông
Á miền Nam Việt Nam, xin gửi đến Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc khóa họp khoáng
đại nhân quyền lần thứ 50, hy vọng đặc biệt lưu ý, ghi nhận những lời trình bày
vững chắc, bất khả phủ nhận.
Thư Viện Cao Dài. 269 Rue Saint-Jacques, 75005
Paris, France.
07/11/1994 Giáo sư Gustave Meillon qui vị vào lúc 12 giờ trưa tại Paris 5,
hưởng thọ 79 tuổi, an táng tại nghĩa trang Père Lachaise Paris 20.
Ngài để
lại cho Ðạo 4 tác phẩm rất giá trị:
1 - Le
Caodaisme.
2 - Le
Caodaisme "Suite"
3 - Le
Caodaisme 01.
4 - Biên
Tập Les Messages Spirites.
Còn lại 30 Thành viên Ban Ðạo Sử Cao Ðài Âu Châu, và Thư Viên Cao Ðài
Paris, France. Đồng ngưỡng kỉnh Ngài Gustave Meillon đã vĩnh viễn đi xa. Tứ đây
BDSCĐÂC & TVCĐP như một không gian tự vắng cả điểm tựa cũng không còn ai đủ
khả năng để xúc tác Ðạo sự, trước ngày ra đi Giáo sư Gustave Meillon có trao
cho Huỳnh Tâm nhiều tư liệu Ðạo với một trách nhiệm bảo vệ tài sản lịch sử Ðạo.
Giáo sư còn dạy rằng:
- Sau này Ðạo hết khảo đảo, cháu phải photocopy làm nhiều bản để gửi về Tòa
Thánh.
Ban Ðạo Sử Cao Ðài thực sự đã mất hết sinh lực hoạt động, sau ngày Giáo sư
Gustave Meillon qua đời. Tất cả 30 Cộng sự viên và Thành nay chỉ biết nhìn theo
một thể xác trong sáng của Người trên bốn thập niên (40 năm) dâng hiến cho Ðại
Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh. Hôm nay họ thầm lặng tiễn đưa GS. Gustave
Meillon về với Đức Chí Tôn & Phật Mẫu.
HT. Huỳnh Tâm Thay mặt Ban Đạo Sử Cao Dài Âu Châu, Thư
Viện Cao Đài Paris và GS. Gustave Meillon tham dự những Hội nghị Tôn giáo
Quốc tế và Công đồng Việt Nam.
Mọi người đồng nhìn mặt lần cuối, mật niệm chia tay vĩnh biệt GS. Gustave
Meillon. Tôi thay mặt Ban Ðạo Sử Cao Ðài Âu Châu cùng với Giáo Sư Lâm Thanh
Liêm người học trò tốt của Giáo sư Gustave Meillon, nghiêng mình trước một hồn
linh và cầu nguyên Người về cõi Bạch Vân an lạc!!
Mùa Ðông Paris 1994
* Huỳnh Tâm
Viết tại thư phòng GS. Gustave Meillon
[2] Xin bạn đọc hãy tìm cuốn sách Cao Triều Phát
Lâm Lụy Trần của Huỳnh Tâm sẽ biết rõ hơn.
[3] Hiện nay hai
bên Tây lan và Ðông lan Ðền Thánh có tạc tượng của Kim Mao Hẩu.
[4] Hồ sơ tạo lập thánh thất Galang, bộ đạo Galang và hồ sơ bảo lãnh định
cư cho người Việt tỵ nan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét