Hội Đồng Bảo Quân và Chức Sắc Thiên Phong Đạo Cao Đài ( QS TS Nguyễn Thanh Bình )

I . Hội Đồng Bảo Quân - Thập Nhị Bảo Quân
Bài viết nầy tóm tắt phần “Hội Đồng Bảo Quân hay Thập Nhị Bảo Quân” trích từ bài viết “Hội Đồng Bảo Quân - Thập Nhị Bảo Quân” của QS TS Nguyễn Thanh Bình (2017). Tài liệu nầy đang được cập nhật với tiểu sử các vị Bảo Quân và sẻ phát hành khi hoàn tất. Thêm vào một phần nhỏ về chức sắc Thiên Phong lúc khai Đạo và giai đoạn 1964-1975.
Ba (3) cơ quan quan trọng của Đạo Cao Đài dưới đây đều thuộc Hiệp Thiên Đài:
1 - Hàn Lâm Viện: chính thức thành lập năm 1935.
2 - Khảo Cứu Vụ: thành lập năm 1948.
3 - Ban Thế Đạo: có từ 1953, chánh thức thành lập năm 1965, Quy Điều năm 1969.

Ba Cơ Quan Khảo Cứu Vụ, Hàn Lâm Viện, Ban Thế Đạo thuộc chi Thế Hiệp Thiên Đài.
Ban Thế Đạo là cơ quan trọng sau cùng của Hiệp Thiên Đài. Sau năm 1975, Ban Thế Đạo (BTĐHN) do Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông thành lập vẫn còn hoạt động tại hải ngoại. Các tổ chức quan quan trọng nầy giử vai trò trọng đại đóng góp vào việc phát huy nền Đại Đạo Cao Đài trên đường Phổ Độ. Ban Thế Đạo với vai trò “chuyển Thế vào Đạo” và truyền giáo lý Đạo khắp mọi nơi trên hoàn cầu thì sự thành lập Hàn Lâm Viện, hay tổ chức nhỏ hơn là Khảo Cứu Vụ, v.v... là một trong những nhiệm vụ trọng yếu mà BTĐHN có thể yểm trợ được về mặt nhân sự. Muốn làm được đều đó, BTĐHN cần phài đẩy mạnh chương trình “chiêu hiền, đải sĩ”, đem nhân tài, các vị với học vị bậc tiến sĩ hay tương đương vào các cấp bậc Hiền Tài hay cao hơn là Quốc Sĩ nhập cuộc. 
Trong khóa Hạnh Đường tại Tòa Thánh Tây Ninh vào năm Nhâm Tý (1972) huấn luyện Giáo Hữu, bài số 05/Luật Pháp do Ngài Chưởng Ấn đặc trách Ban Thế Đạo giảng, xác định là Thập Nhị Bảo Quân (Les douze Académiciens Techniques) tức Hàn Lâm Viện Cao Đài gồm 12 chức phẩm:
1 . Bảo Sanh Quân coi việc cứu tế, từ thiện, tương tế
2 . Bảo Cô Quân bảo vệ người cô thế, cô nhi, quả phụ, tàn tật
3 . Bảo Văn Pháp Quân coi về văn hoá nghệ thuật
4 . Bảo Học Quân coi về học thuật
5 . Bảo Y Quân coi về y tế xã hội
6 . Bảo Huyền Linh Quân : hướng dẫn thiền định tu chơn
7 . Bảo Thiên Văn Quân coi về vũ trụ học, lịch đạo (còn gọi là Bảo Tinh Quân)
8 . Bảo Địa Lý Quân coi về phong thuỷ, địa chất
9 . Bảo Sĩ Quân coi về kẻ sĩ, trí thức, nhân sĩ
10 . Bảo Nông Quân coi về nông nghiệp
11 . Bảo Công Quân coi về hoạt động công ích, kỹ thuật, khoa học
12 . Bảo Thương Quân coi về kinh tế, xã hội.
Các vị Bảo Quân trong Thập Nhị Bảo Quân (hay Hội Đồng Bảo Quân) là các vị phụ tá  các vị Thời Quân trong Thập Nhị Thời Quân, Hiệp Thiên Đài.
Trong lịch sử, có 3 vị Hiền Tài được phong phẩm Bảo Quân qua 3 bài thi tứ tuyệt trong đàn cơ tại Giáo Tông Đường đêm 17-10- Kỷ Dậu (26-11-1969). Ba bài thơ tứ tuyệt nầy cho biết có 3 vị Hiền Tài được thiên phong phẩm vị Bảo Quân là Bảo Huyền Linh Quân, Bảo Công Quân và Bảo Sĩ Quân:
Bài 1
Bảo trọng thiền tâm đạt lý không
HuyềnThành giữ trọn trong lòng
Linh thiêng bến giác dìu sanh chúng
Quân ngộ tu chơn về cõi Bồng

Bài 2
Bảo sanh giữ vững mối chơn truyền
Công khó hoạ nên Tam Thánh hiền
Quân để đời sau noi bút tích
Lê Minh Tòng đạt vị thiêng liêng

Bài 3
Bảo trạng sử cương Rạng chủ biên
nhân tâm đạo hữu căn duyên
Quân năng trước tác danh lưu thế
Cung đạo bái sư thọ sắc thiên
 (Đàn Cơ Giáo Tông Đường 17-10-Kỷ Dậu dl. 26.11.1969)
Theo ba bài thi thiên phong cho ba vị Hiền Tài phẩm Bảo Quân, thì tên của ba (3) vị Hiền Tài được ghi ra trong 3 bài thơ là:
1.                      HT Nguyễn Long Thành (Đạo hiệu: Bạch Long, đã viết và suất bản nhiều sách vở tài liệu về Đạo Cao Đài rất có giá trị),
2.                      HT Trần Văn Rạng (Đạo hiệu: Vân Đằng, cũng đã viết và suất bản nhiều sách vở tài liệu về Đạo Cao Đài rất có giá trị )
3.                      HT Lê Minh Tòng (Họa Sĩ có sứ mạng Đức Chí Tôn giao phó là phải hoàn thành bức Tượng Tam Thánh tại Tịnh Tâm Đài, Đền Thánh Tòa Thánh Tây Ninh).
Như vậy, sau khi sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu thu nhặt được, năm 1972, Hàn Lâm Viện Cao Đài đã có đủ số Thập Nhị Bảo Quân, 12 vị Bảo Quân. Các vị Bảo Quân được sắc phong qua 3 đợt, mỗi đợt 3 vị Bảo Quân, và ba vị Bảo Quân không được sắc phong tại thế mà qua đàn cơ tại Giáo Tông Đường vào năm 1969

Thập Nhị Bảo Quân – Hiệp Thiên Đài (1930-1972):
*Năm 1930 sắc phong đợt 1 gồm có 3 vi:
1. Văn sĩ Cao Quỳnh Diêu đắc phong Bảo Văn Pháp Quân
2. Bác sĩ Lê Văn Hoạch đắc phong Bảo Sanh Quân
3. Luật sư Dương Văn Giáo đắc phong Bảo Cô Quân

* Năm 1942 sắc phong đợt 2 gồm có 3 vi:
1. Tiến sĩ Nguyễn Thế Truyền phẩm Bảo Địa Lý Quân..
2. Nguyễn Thế Song phẩm Bảo Thương Quân.
3. Nhà văn Ngô Văn Phiến phẩm Bảo Tinh Quân (Bảo Thiên Văn Quân).

* Năm 1969 Đàn Cơ tại Giáo Tông Đường 17-10-Kỷ Dậu (26-11-1969) có 3 vị:
Ba vị Bảo Quân dưới đây do Thiêng Liêng cơ ban phẩm vị (và 3 bài thơ):
1 . Bảo Huyền Linh Quân HT Nguyễn Long Thành
2 . Bảo Công Quân HT Họa sĩ Lê Minh Tòng
3 . Bảo Sĩ Quân HT GS Trần Văn Rạng

* Năm 1972 sắc phong đợt 3 gồm có 3 vi : (1972)
1 . Bác sĩ Trương Kế An đắc phong Bảo Y Quân
2 . Luật sư Nguyễn Văn Lộc đắc phong Bảo Học Quân
3 . Kỹ sư Đặng Văn Dắn đắc phong Bảo Nông Quân.

(Tham khảo tài liệu lấy từ bài viết “Thập Nhị Bảo Quân” của QS TS NTB)

Về nhiệm vụ, vai trò, phẩm vị và đạo phục của các vị Bảo Quân được Đức Hộ Pháp giảng dạy trong hai đàn cơ năm 1972:

*Trích Thánh giáo trong Đàn cơ Phong Thánh tại Cung Đạo Đền Thánh đêm 15-11-Tân Hợi (dl 1-1-1972):
..............
Ngài Hiến Đạo bạch: cầu xin Đức Ngài (Đức Hộ Pháp) chỉ giáo về việc đối phẩm và Tiểu phục của chư vị Bảo Quân.
- Đối phẩm Phối Sư.
- Tiểu phục sửa lại còn một Thiên Nhãn như Hộ Đàn.
Ngài Hiến Đạo bạch : Xin Đức Ngài chỉ định chư vị Bảo Quân đứng cúng chỗ nào ?
- Bảo Quân đứng hai bên tả hữu, dưới cấp bực (Thời Quân) của Hiệp Thiên Đài, nếu như chỉ có một thì đứng bên Chi Thế.

* Trích Thánh giáo trong Đàn cơ tại Giáo Tông Đường đêm 11-tháng Giêng-Nhâm Tý (dl 25-2-1972):
Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ.
".....................
Ngài Bảo Đạo bạch: Xin Đức Ngài chỉ dạy về phẩm Hiền Nhơn và nhiệm vụ của chư vị Bảo Quân?
- Bần đạo hứa sẽ định sau thì phải chờ một thời gian nữa sẽ giải thích trước mặt các Chức sắc tân thăng và có cả mấy vị Bảo Quân, vì vấn đề nầy liên quan mật thiết với nhiệm vụ của Hiền Nhơn.
- Bảo Sanh Quân cũng có công việc từ thiện Phạm Môn.
- Bảo Y Quân cũng có nhiệm vụ từ thiện.
- Bảo Học Quân thì trùm hết.
- Bảo Nông Quân thì vai chánh về lương điền, công nghệ và luôn Công, Thương, nên mới có sự liên hệ với nhau.
- Cửu Trùng Đài cũng vậy, vì bên ấy cũng có Học, Y, Nông, v.v...
Tất cả đều là công việc chung của Đạo. Chư Chức sắc cứ tùy nhiệm vụ mà thi hành đúng theo tôn chỉ thì sẽ thành công."

II . Chức Sắc Thiên Phong Cửu Trùng Đài  Phẩm Tiên Vị
A . Chưởng Pháp Thời Khai Đạo:

* Từ khi khai đạo, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có 4 vị Chưởng Pháp (dùng Thánh danh Tinh, Nhật Nguyệt):

 1 - Thái Chưởng Pháp Nguyễn văn Tường (1864-1939) tức là Hòa Thượng Như Nhãn, được phong Thái Chưởng Pháp ngày 24-7-Bính Dần. Về sau bỏ Đạo.        

2 - Thượng Chưởng Pháp Nguyễn văn Tương (1897-1927) được phong Thượng Chưởng Pháp ngày 24-7-Bính Dần. 
           
* Ngọc Chưởng Pháp có hai vị: 
3 - Ngọc Chưởng Pháp Trần văn Thụ (1857-1927) phái Minh Sư, được phong Chưởng Pháp ngày 10-9-Bính Dần.

4 - Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang  (1870-1946). Được phong Chưởng Pháp ngày 19-12-Bính Dần. Về sau cũng bỏ Đạo.
     
B . Đầu Sư Thời Khai Đạo:
* Khi khai Đạo, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có 4 vị Đầu Sư (dùng Thánh danh Tinh Nhật Nguyệt), quyền hạn ở hửu hình lẩn vô vi:

* Thái Đầu-Sư có hai vị:
1 - Hòa Thượng Thiện Minh, Thiên phong Đầu Sư phái Thái, Thánh danh là Thái Minh Tinh, ngày 13-10-Bính Dần (mất năm 1927). Sau bị Đức Lý Giáo Tông ngưng quyền, chức.

2 - Thái Nương Tinh (1870-1929), Thiên phong Đầu Sư phái Thái ngày 12-12-Bính Dần (dl 15-1-1927). Đức Giáo Tông chỉ định thay Ngài Đầu Sư Thái Minh Tinh.
3 - Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt (1876-1934) thế danh Lê văn Trung. Thiên phong Đầu Sư phái Thượng, ngày 15-03-Bính Dần (dl 26-04-1926).
Vào mồng 3-10-Canh Ngọ (12-1-1930) một đàn cơ do Đức Hộ Pháp cầu cơ tại Hiệp Thiên Đài Toà Thánh, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ ban phẩm Quyền Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cho ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt. Quyền hạn ở hửu hình còn vô vi thì Đức Lý Giáo Tông đảm trách.
4 - Ngọc Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt (1890-1947) thế danh Lê văn Lịch. Thiên phong Đầu Sư phái Ngọc, ngày 15-03-Bính Dần (dl 26-04-1926). Sau tách ra lập Chi phái.
C . Đầu Sư Sau Thời Khai Đạo 1960-1975:
Trong giai đoạn 1960-1975, Đức Lý Giáo Tông Thiên Phong 3 vị Đầu-sư. Ba vị Đầu Sư nầy dùng Thánh danh như Chánh Phối Sư là chử Thanh thay vì dùng Thánh danh Nhật Nguyệt Tinh như các Đầu Sư và Chưởng Pháp do Đức Chí Tôn ban phẩm. Các vị Đầu Sư mang Thánh danh chử Thanh chỉ hành quyền Đầu Sư ở hửu hình thôi.

1. Thái Đầu Sư Thái Bộ Thanh, thế danh Nguyễn Lể Bộ (1892-1976), Thiên phong năm 1973. Trước là Thái Chánh Phối Sư Thái Bộ Thanh.  
2. Thượng Đầu Sư Thượng Sáng Thanh (1890-1988), thế danh Trần Ngọc Sáng, Thiên phong năm 1964). Trước là Thượng Chánh Phối Sư Thượng Sáng Thanh .   
3. Ngọc Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh, thế danh Bùi Dắc Nhượn (1906-1985), Thiên phong năm 1973. Trước là Ngọc Chánh Phối Sư Ngọc Nhượn Thanh.   

III. Hiền Tài Được Thiên Phong Chức Sắc Cửu Trùng Đài
Đàn Cơ tại Cung Đạo Đền Thánh, Tòa Thánh Tây Ninh đêm 15-11-Tân Hợi (dl 1-1-1972), Đức Lý Giáo Tông thiên phong phẩm vị cho nhiều vị Hiền Tài vào hành đạo nơi Cửu Trùng Đài. Đa số Hiền Tài được thiên phong phẩm Giáo Hửu, trong đó có 2 phẩm Phối Sư và 4 phẩm Giáo Sư (3 nam, 1 nử):
- HT Nguyễn Văn Nhã, đặc cách phong Phối Sư phái Thượng, lãnh nhiệm vụ Thượng Chánh Phối Sư Thượng Nhã Thanh thế cho Thượng Tửng Thanh vì kém sức khỏe.
- HT Nguyễn Phát Đạt, đặc cách phong Phối Sư phái Ngọc (Ngọc Đạt Thanh)
- HT Trịnh Thế Phát, đặc cách phong Giáo Sư phái Thái (Thái Phát Thanh)
- HT Lương Tấn Đạt, Giáo Sư phái Thượng. (Thượng Đạt Thanh)
- HT Nguyễn Hòa Minh, Giáo Sư phái Ngọc. (Ngọc Minh Thanh)
- HT Nguyễn Thị Trụ, đặc cách phong Giáo Sư (nử phái), Hương Trụ.

Về nử phái, HT Trụ (Khóa I) là vị HT nử phái duy nhất được Đức Lý Giáo Tông Thiên Phong phẩm Giáo Sư (Giáo Sư Hương Trụ) năm 1972.

IV. Đối Phẩm Thập Nhị Bảo Quân, Chức Sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, Ban Thế Đạo

Đối phẩm chức sắc Ban Thế Đạo, Bảo Quân Hiệp Thiên Đài, chức sắc Cửu Trùng Đài, Tòa Thánh Tây Ninh (trong Tịch Đạo Đạo Tâm)

Việc đối phẩm của chức sắc Ban Thế Đạo ghi trong Bảng Đối Chiếu trên là trước khi các vị phế Đời hành Đạo. Chức sắc Ban Thế Đạo, khi phế Đời hành Đạo, Đức Lý Giáo Tông sẻ định vị. Thường thì, nếu được định vị phục vụ bên Cửu Trùng Đài, Hiền Tài mang phẩm Giáo Hửu, Quốc Sĩ mang phầm Giáo Sư, v.v.... Tuy nhiên trong các trường hợp đặc biệt, Hiền Tài được Thiên Phong các phẩm vị cao trọng hơn như Giáo Sư, Phối Sư.

Đây chỉ là phần tóm tắt ngắn về Hội Đồng Bảo Quân với Thập Nhị Bảo Quân, các vị chức sắc cao cấp Thiên Phong phẩm Tiên Vị trong thời kỳ Khai Đạo và trong thập niên giai đoạn phổ độ 1964-1975. Nhiều vị Hiền Tài “phế Đời hành Đạo” đã được Đức Lý Giáo Tông Thiên Phong vào các phẩm vị cao trọng ở Cửu Trùng Đài trong thời kỳ nầy.

Trân Trọng,
Midland ngày 26-02-2020
QS TS Nguyễn Thanh Bình
Ban Thế Đạo Hải Ngoại
Tòa Thánh Tây Ninh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét