THIÊN ĐẠO CAO ÐÀI. * HT / Huỳnh Tâm.


ÐÀI đến Bất cứ thời đại nào, khi con người quá khốn khổ, khi xã hội dy dy tội ác, loạn lạc thì một tôn giáo ra đời. Từ ngàn xưa khắp thế giới nhân lọai đã hu phước có nhng tôn giáo như Ấn Ðộ Giáo, Do Thái Giáo, Bái Hỏa Giáo (Zoroasterism), Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, v.v... Xuyên qua các tôn giáo, người ta thấy rằng dù được thành lập ở nhng nơi khác nhau,

vào nhng thời kỳ khác nhau, dưới nhng hình thức khác nhau, các tôn giáo đều có cùng một chơn lý. Chơn lý đó là một quyền năng tối cao, một Ðấng Tạo Hóa tạo nên càn khôn thế giới và muôn lòai. Ðấng Tạo Hóa luôn luôn ngự trong tâm khảm của con người. Các tôn giáo gọi Ðấng Tạo Hóa bằng nhng danh từ khác nhau. Ấn Ðộ Giáo gọi là Chơn Như Ðại Linh Quang, Do Thái Giáo gọi là Jehovah, Bái Hỏa Giáo gọi là Ahura Mazda, Phật Giáo gọi là Phật Tánh, Lão Giáo là Ðạo, Khổng Giáo gọi là Thái Cực. Thiên Chúa Giáo gọi là Ðấng Christ, Hồi Giáo gọi là Allah, và con người gọi nôm na là Ông Trời, God, Dieu .... Nhưng rồi qua thời gian, chơn lý càng ngày càng bị tam sao thất bổn. Chúng sanh có khuynh hướng thiên về vật chất, càng đua tranh hiềm khích nhau, kỳ thi nhau vì tôn giáo khác biệt, thậm chí tàn sát ln nhau qua nhng cuộc thánh chiến dai dẳng. Tình người gia cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè vật chất chi phối. Trước nhng tệ trạng hiện tại, nhng khuynh hướng đại đồng được thành lập để làm một nhịp cầu liên kết các tư tưởng và triết lý Ðông Tây như Ðạo để chỉ cho con người thấy rằng. "Mọi tôn giáo đều có cùng một nguyên lý."

                     Ðức Chí Tôn dạy:
Nhiên Ðăng Cổ Phật thị ngã,
Thích Ca Mâu Ni thị ngã,
Thái Thượng Nguơn thị thị ngã".

                     Kiêm viết Cao Ðài.
                     hay là:
" Phật Trời, Trời Phật cũng là ta
Nhánh nhóc chia ba cũng một Già
Thích, Ðạo, Gia Tô tay chưởng quản,
Thương dân xuống thế độ lần ba ".

Ðức Chí Tôn cũng dạy rằng: "Khi lập càn khôn thế giái rồi, Thầy phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là vật chất, thảo mộc, thú cầm và nhân lọai gọi là chúng sanh. Vậy các con đủ hiểu rằng mọi vật hu sanh nơi thế gian đều do chơn linh Thầy mà ra, có sống ắt có Thầy, Thầy là cha sự sống."

Hay nói cách khác, tất cả con người dầu thuộc sắc dân nào, dù thuộc giai cấp nào cũng đều là anh em với nhau có cùng một Ðấng Cha Trời. Mi chúng sanh đều có một phần chơn linh của Thượng Ðế. Vì vậy Ðức Chí Tôn mới dạy: "Thầy là các con, các con là thầy." Thật ra nhng lời dạy của Ðức Thượng Ðế Cao Ðài không khác chi nhng lời dạy của Ngài trong nhng ngàn năm về trước khi Ngài mở Ðạo Tiên, Ðạo Phật, Ðạo Nho, Ðạo Thánh.
Trong Ấn Ðộ Giáo có dạy: "Thượng Ðế là đại linh quang, con người là tiểu linh quang".

Ðức Chúa Jesus dạy: "Ta và Cha Ta là một".
Tuy nhiên, với thời gian, con người càng ngày càng chú trọng đến hu vi sắc tướng, đến vật chất bên ngòai mà quên đi bản thể cao quí ở trong lòng mình và vậy càng ngày càng xa Chơn Ðạo. Ðể tái tạo cho thế giới nhân lọai một đời sống thánh đức, thái bình an lạc, Ðức Thượng Ðế lập nên Ðạo Cao Ðài, dạy cho mi người phải biết mình và mọi người cùng là anh em với nhau, vì ai ai cũng có một phần chơn linh của Ðấng Cha Trời, và mọi tôn giáo ở thế gian đều có cùng MỘT LÝ.

Ý NIỆM ĐỨC TIN CAO ĐÀI.

Mục đích gần: Hướng dẫn đồng sanh làm tròn nhơn đạo, thương yêu lẫn nhau và tôn trọng lẽ công bình hầu tạo nên một cuộc đời thánh đức, thái bình an lạc ở thế gian.

Mục đích tối hậu: Mục đích tối hậu của đạo Cao Ðài là giúp cho con người giải thoát. Giáo hóa con người ý thức rằng đời là cõi tạm vô thường, sự nghiệp hạnh phúc kễ cả mạng sống đều không bền vững. Thân thể con người là một khối máu thịt hợp với thất tình lục dục và nghiệp lực quá khứ, ngoại trừ một điểm chơn linh cao quí. Cõi trần là dục giới, có nhiều quyến rũ, lôi cuốn mê hoặc làm cho lòng tham dục con người luôn bị dấy động, khát vọng gia tăng, nên lầm lũi chạy theo ngoại cảnh cầu thỏa mãn, vì thế mà chịu ảnh hưởng của sự đắc thất, vui buồn, khổ lụy, lòng không lúc nào được an ổn để đủ sáng suốt mà tự biết mình vốn có một điểm chơn linh cao quí, tức là chơn tâm phật tánh bên trong, đang bị lòng tham dục che lấp. Mục đích tối hậu là dạy con người hướng vào nội tại tâm hồn, tu theo Thiên Ðạo để tỏ ngộ tự tánh, tìm thấy bổn tánh đồng thể cùng Ðức Chí Tôn Thượng Ðế đạt cơ giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi đau khổ. Ðức Chí Tôn dạy:
Một ngày thỏn mỏn một ngày qua
Tiên, Phật nơi mình, chẳng ở xa
Luyện đặng tinh thông muôn tuổi thọ
Cửa Tiên xuất nhập cũng như nhà.

Thánh ngôn:
"ÂTa vì lòng đại từ, đại bi, lấy đức háo sanh dựng nên nền Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Tôn chỉ là vớt kẻ hữu phần vào địa vị cao thượng để tránh khỏi luân hồi và nâng đỡ kẻ có tánh đức vào cõi an nhàn, cao hơn phẩm hèn khó ở cõi trần thế này."

Ðạo Cao Ðài được chia làm hai phần, phổ độ và vô vi để thích ứng với trình độ tâm linh của chúng sanh.
1 - Phần Phổ Ðộ hay là phần nhơn đạo:
Trong phần này người tín đồ Cao Ðài tu tâm sửa tánh để làm tròn nhơn đạo:

* Làm lành lánh dữ,
* Biết thương yêu và tránh sát hại chúng sanh, vì mỗi chúng sanh là một phần chơn linh của Thượng Ðế và chơn linh ấy cũng như chúng ta đang chịu ảnh hưởng của luật luân hồi nhân quả.
* Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ và độ dẫn chúng sanh. Phần đông tín đồ Cao Ðài tu theo nhơn đạo.

Thánh ngôn:
"Các con sanh trưởng nơi thế gian này, khi tử hậu các con đi về đâu? Cả kiếp luân hồi của chúng sanh, thay đổi từ vật chất ra thảo mộc, từ thảo mộc ra côn trùng, từ côn trùng ra thú cầm, loài người phải chuyển kiếp ngàn ngàn muôn muôn lần mới đến địa vị nhân phẩm. Nhân phẩm chia ra nhiều hạng. Bậc đế vương nơi địa cầu này chưa bằng bậc chót của nhân phẩm ở địa cầu 67: số địa cầu càng tăng lên, nhân phẩm càng cao trọng. Mãi đến đệ nhất địa cầu, Tam Thiên Thế Giái rồi mới đến Tứ Ðại Bộ Châu rồi mới vào Tam Thập Lục Thiên; qua Tam Thập Lục Thiên rồi phải còn chuyển kiếp tu nữa mới vào Bạch Ngọc Kinh, Phật gọi là Niết Bàn. Một kẻ kia, tuy có chân trong tôn giáo, đã làm tròn nhân đạo, tức là làm xong bổn phận làm người thì buổi chung qui cứ theo nấc trên mà tiến lần. Trên đường về Thầy, các con thử nghĩ ngày nào mới đến? Vì vậy nên Thầy ban cho nhân loại một quyền hành rất rộng: nếu các con sớm tỉnh ngộ thì một đời tu cũng có thể trở về cùng Thầy".

2 - Phần Vô Vi hay là Thiên Ðạo:
 Những bậc xuất thế, chẳng còn bận rộn với nhân tình thế sự chỉ lo tu tập đạo pháp tối thượng bằng phép thiền định đến khi đắc đạo, viên mãn rồi đem sở đắc của mình mà giúp đời. Bằng phương pháp thiền định họ lần lần dẹp bỏ tham, sân, si, thất tình lục dục, lắng dịu tâm hồn để đi vào cõi hư vô tuyệt đối. Ðức Ngô Văn Chiêu người đệ tử đầu tiên của Ðức Cao Ðài tu theo Thiên Ðạo lập nên phái Chiếu Minh Vô Vi với Thánh Tịnh tọa lạc tại Cần Thơ, Việt Nam. Khi mới mở đạo, Ðức Cao Ðài có dạy rằng: "Khoa tịnh luyện dĩ nhiên phải có, nhưng đó là việc sau." Ngay buổi đầu Ngài có lần ngăn cản nhiều vị muốn đi tịnh và dạy rằng: "Thanh nhàn chưa phải buổi xem mai". Ngài khuyên tất cả chư môn đệ lo lập công bồi đức; một khi công đầy quả đủ, Ngài sẽ cho một câu cũng đủ thành đạo.
* HT/Huỳnh Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét