I . Ban Thế Đạo Tòa Thánh Tây Ninh
Ban Thế Đạo là tổ chức duy nhất của
Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh hiện nay còn tồn tại
tại cõi Hữu hình đã và đang hoạt động tại hải ngoại, tiếp tục vai trò sứ mạng
mà Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông đã ủy nhiệm khi thành lập Ban Thế Đạo.
Ban
Thế Đạo được thành lập bởi Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông.
Hai Quyền Giáo Tông
và Hộ Pháp là Quyền Chí Tôn tại Thế hay Quyền Chí Linh. Như vậy thể theo Thiên
Ý thì Ban Thế Đạo được gián tiếp thành lập bởi Đức Chí Tôn (1965).Ngày 5 tháng 7 năm 1978, Ngài Bảo Đạo, Q. Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh, ban Thánh Lịnh thông báo là Đạo Cao Đài đi vào Tịch Đạo Đạo Tâm. Trong Tịch Đạo Đạo Tâm, Ban Thế Đạo (hiện tại) chính là Đạo Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bao gồm tổ chức Lưỡng Đài: Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài, đã được Đức Chí Tôn và Đức Diêu Trí Kim Mẫu ngầm chỉ dạy.
Quy
Điều và Nội Luật Ban Thế Đạo đã được tu chỉnh do Hội Thánh Hiệp Thiên Đài theo
Vi bằng số 10/VB ngày mùng 6 tháng 6 năm Kỷ Dậu (DL ngày 19.7.1969) và được Đức
Hộ Pháp phê chuẩn do Thánh Giáo đêm mùng 4 tháng 7 năm Kỷ Dậu (DL: ngày
16.8.1969).
Qui
Điều Ban Thế Đạo đã ghi rõ ràng Ban Thế Đạo có 4 phẩm trật: Hiền Tài, Quốc
Sĩ, Ðại Phu và Phu Tử. Các vị Hiền Tài, khi Phề Đời Hành Đạo, phẩm vị là
Giáo Hữu, Cửu Trùng Đài hay cao hơn do Đức Lý Giáo Tông định vị và thiên phong.
Trong Tịch Đạo Thanh Hương, Ban Thế Đạo thuộc chi Thế Hiệp Thiên Đài lúc mới
được thành lập.
Nhưng
nếu suy nghĩ sâu xa hơn về Thánh ý của Đức Chí Tôn dạy, thì phần giải thích sự
hiện hữu và vai trò của Ban Thế Đạo không đơn giản như vậy đâu. Tại sao Đức Chí
Tôn giao cho Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp ra Thánh Lịnh thành lập Ban Thế
Đạo? Vai trò của Ban Thế Đạo trong các Tịch Đạo?
Ba
chữ Ban Thế Đạo: Thế là Đời (Xác), là Cửu Trùng Đài; Đạo là Vô Vi
(Hồn) là Hiệp Thiên Đài, cho nên buộc Đời phải nương Đạo mà lập ra thiệt tướng,
mới mong độ rỗi nhơn sanh chuyển cơ tạo hóa. Cái hệ trọng là nếu không có Hiệp
Thiên Đài thì không có Đạo, Trời Đất qua chớ Đạo không qua, nhơn loại tuyệt chớ
Hiệp Thiên Đài không tuyệt.
Nghiên cứu qua lịch sử phát triển của
Đạo Cao Đài ở quốc nội và quốc ngoại, Đức Hộ Pháp đã biết là Đạo Cao Đài chưa
có đủ nhân tài và cần thời gian để cho các bậc nhân tài mọi nơi tìm đến phục vụ
Đạo. Trong tổ chức Hiệp Thiên Đài với ba chi: Pháp, Đạo và Thế, thỉ Chi Thế
Hiệp Thiên Đài là Chi hoạt động trong vai trò “đưa Đời vào Đạo” với nhiệm vụ
thành lập, phát huy, tuyển chọn, mời và thâu thập các nhân tài khắp nơi ngoài
Đời vào phục Đạo.
Đạo Cao Đài là một tôn giáo mới (so với Thiên
Chúa Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo, etc.), được thành lập gần 100 năm nay, hiện đại
nên cơ chế tổ chức có đủ các ban khảo cứu về các ngành, các tôn giáo, xã hội,
phong tục, canh nông, văn hóa nghệ thuật, y học, phong thủy, vv. để thích ứng
với thời đại văn minh. Năm 1935, Đức Hộ Pháp lần đầu tiên đã thành lập Hàn Lâm
Viện Cao Đài với Thập Nhị Bảo Quân. Sau đó năm 1948, Đức Hộ Pháp ban Thánh Lệnh
quyết định thành lập Khảo Cứu Vụ, để phục vụ và giúp vào mục đích dài hạn mà
Hàn Lâm Viện Cao Đài được thành lập để hoạt động.
Trên đường phát triển Đạo Cao Đài ở hải ngoại
cho thế hệ sau và sau nữa, Ban Thế Đạo Hải Ngoại đã bắt đầu nghĩ làm thế nào để
tái thành lập các tổ chức và hoạt động của Đạo Cao Đài mà Đức Hộ Pháp và Đức Lý
Giáo Tông trong mọi hoàn cảnh đã không ngừng dùng các phương tiện khác nhau có
thể thực hành được để phát huy Đạo.
Ban Thế Đạo Hải Ngoại là tổ chức duy nhất của
Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh hiện nay còn tồn tại tại cõi Hữu hình đã và
đang hoạt động tại hải ngoại, tiếp tục vai trò sứ mạng mà Đức Hộ Pháp và Đức Lý
Giáo Tông đã ủy nhiệm khi chính thức thành lập Ban Thế Đạo năm 1965.
Đọc qua tất cả các tài liệu viết về Ban Thế
Đạo, hình như không có một bài viết nào bàn luận về sự hiện hữu và vai trò của
Ban Thế Đạo trong các Tịch Đạo, ngoài chuyện đơn giản nhất là Ban Thế Đạo được
thành lập để tuyển nhân tài vào phát triển nền Đại Đạo. Vai trò của Ban Thế Đạo
gồm hai phần: phần Thế: lo việc xã hội giúp đời, phần Đạo: lo việc tu thân
và giúp Đạo. Thật ra điều nầy cũng đúng theo sự hiểu biết về Ban Thế Đạo
dạo đó.
Sự thành lập Ban Thế Đạo, thuộc chi Thế Hiệp
Thiên Đài, không phải là chỉ nhằm mục đích tuyển chọn nhân tài vào Đạo mà là sự
“huyền diệu, vô hình” ở cái “thánh ý, thiêng liêng, huyền bí, trong tinh
thần chuyển Đời vào Đạo” và phát huy nền Đại Đạo. Đức Hộ Pháp và Đức Lý
Giáo Tông hiễu rõ, như đã biết và có ý định, dự tính từ trước là vai trò của
Ban Thế Đạo giúp vào sự phát triển của Đạo ở khắp hoàn cầu và trong mọi hoàn
cảnh trong cơ chuyển thế đầy thử thách.
Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp dạy: thiên vị
của các chức sắc Ban Thế Đạo tùy nghi nơi các vị, phế đời hành Đạo hay ở ngoài
đời hoạt động lo cho Đạo. Vai trò của Ban Thế Đạo không thể nào “đo lường hay
dự đoán tại hữu hình nầy được” vì vai trò, nhiệm vụ và trách nhiện của chức sắc
trong Ban Thế Đạo là là một sự phối hợp toàn mỹ huyền diệu giữa “Hữu hình và Vô
Hình – Hiện Tướng và Vô Vi” - giữa Đời và Đạo để phát triển nền Đại Đạo.
Như đã trình bày, Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ
Pháp lập ra Ban Thế Đạo mà không một ai dạo đó hiểu rõ sự “sự huyền bí, vô
hình, hiện tướng”, vai trò “quan trọng, cần thiết” của Ban Thế Đạo trên toàn
cầu trong mọi môi trường và hoàn cảnh. “Thiên Cơ Bất Khả Lậu” trong sự “tồn
vong” của Đạo Cao Đài, có ai biết đâu Ban Thế Đạo “trong cơ chuyển Thế vào
Đạo, giúp Đạo Trợ Đời” là cơ quan “lãnh vai trò cứu tinh, duy trì & phổ
truyền nền Đạo Cao Đài” tại hải ngoại trong giai đoạn Tòa Thánh Tây Ninh không
còn đủ “quyền luật” nữa.
Trong thời buổi loạn đạo đau thương ngày nay
ứng hợp một cách kỳ diệu lời phán dạy của Đức Chí Tôn: “Kẻ hữu đức buồn
lòng thối bước, đứa chơn thành không vui nắm tay theo; ma hồn quỉ xác loán vào;
kẻ đức thiếu níu đứa không nhân; thành ra nhơn kém đức suy, cứ thẳng một đường
tà dung ruổi”, và “Nào nhân xưa, nào đức trước, nào sách Thánh, nào lời Hiền,
trải qua chưa trăm năm mà cuộc cờ đời đã rửa phai hạnh đạo”. Đức Chí
Tôn cũng đã ân cần nhắc nhở: “Nét nào chưa vẹn, khá biết sửa lần chớ nên
trì huỡn. Ðạo suy đức kém, tà quái lừng hơi, các con gắng chung tâm xua trục
hết lũ vạy tà, thì hiến công lớn cho Thầy đó.”, và phải “lấy chí
Thánh của Thầy đã un đúc mà dìu dắt lại sanh linh; lớn nhỏ phải cần tương thân
tương ái nhau, kỉnh yêu chỉ dẫn nhau, đem tấc lòng thanh bạch để làm mảnh gương
soi sáng bước đường hậu tấn.“.
Năm 1966, một biến chuyển lớn trong nền Đại
Đạo, lần đầu tiên Hội Thánh tuyển chọn Hiền Tài vào Ban Thế Đạo. Trong giai
đoạn nầy, Ban Thế Đạo đã có nhiều vị Hiền Tài tình nguyện phế đời hành Đạo. Năm
1971, Đức Lý Giáo Tông đã phong một số vị Hiền Tài vào phẩm chức sắc Cửu Trùng
Đài: Giáo Hữu, Giáo Sư (1 nữ phái), Phối Sư. Năm 1972 thêm nhiều Hiền Tài được
thiên phong vào phẩm Giáo Hữu. Hiền Tài cũng được Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo
Tông thiên phong vào các phẩm vị trọng yếu trong Hiệp Thiên Đài như:
* Quyền Bảo Đạo: HT Hồ Tấn Khoa. Ngài là vị
Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài cuối cùng trong Đại Đạo Tam Kỳ Tòa Thánh Tây
Ninh.
* Bảo Quân (HTĐ): là Bảo Huyền Linh Quân (HT
Nguyễn Long Thành), Bảo Công Quân (HT Lê Minh Tòng) và Bảo Sĩ Quân (HT Trần Văn
Rạng).
Điều nầy đã cho biết vai trò, trách nhiệm,
thiên vị “vô biên, vô cùng quan trọng” của các chức sắc trong Ban Thế Đạo.
Năm 1966, Ban Thế Đạo đã lập ra tờ báo “Thế Đạo” do HT Trần Văn Rạng chủ biên
với sự cộng tác của nhiều Hiền Tài, trong đó có HT Nguyễn Long Thành, viết báo
song song với viết sách.
Năm 1970, Đại Đạo Tầm Nguyên ra đời do HT Trần
Văn Rạng & HT Đặng Mỹ Lệ viết. Sách in do sự giúp đỡ của HT Lê Văn Màng
(nhà in), HT Nguyễn Văn Mới (giấy, Roneo). Nhờ đó, các vị HT mới nảy ý thu gom
các Lời Thuyết Đạo Của Đức Hộ Pháp quay Ronéo và phát hành cùng năm đó. Đồng
thời HT Nguyễn Long Thành viết quyển Con Đường Của Người Đệ Tử Cao Đài.
Sau năm 1975, HT Phạm Thành Ngộ, HT Nguyễn Văn
Hồng đã đánh máy 03 quyển: Ngôi Thờ Đức Chí Tôn, Đại Đạo Giáo Lý & Triết
Lý, Công Đức Đức Phật Mẫu.
Ngày 20 tháng 12 năm Kỷ Sửu, tại Bạch Vân Quán,
bàn về việc viết sách và in sách Đạo. Kết quả HT Đoàn Kim Sơn viết và in 02
quyển; Nguyên Thuỷ: 02 quyển; Cao Hùng in 02 quyển của HT N.L. Thành; HT Rạng
viết và in Tuyên Ngôn Khai Đạo Của Đức Cao Đài, thu vào đĩa CD: Con Đường
Thiêng Liêng Hằng Sống của Đức Hộ Pháp; sách Trường Dưỡng Tinh Khí Thần.
Sau năm 1975, Ban Thế Đạo Hải Ngoại đã được
thành lập. “Tập San Thế Đạo” được tái
hoạt động tại Hoa Kỳ (gốc là tờ báo Thế Đạo do HT Trần Văn Rạng chủ biên). Bản
Tin Thế Đạo và Website Ban Thế Đạo cũng đã mở trên Internet. Ban Thế Đạo Hải
Ngoại đã hết sức cố gắng lèo lái “Tập San
Thế Đạo và Bản Tin Ban Thế Đạo”, đăng tin tức bài viết trong Ban Thế Đạo
Website trong tình trạng eo hẹp về nhân lực, bài vở cũng như tài chánh. Các vị
QS Nguyễn Ngọc Dũ, HT Nguyễn Đăng Khích và các vị Hiền Tài khác bao năm qua, đã
hết lòng cố gắng với những gì có được, đã tái phát hành Bản Tin Thế Đạo, Tập
San Thế Đạo để cho đồng Đạo biết rõ các hoạt động của Ban Thế Đạo tại hải
ngoại. Tập San Thế Đạo được xuất bản khoảng 3 tháng một lần; Bản Tin Thế Đạo
thì được phát hành thường hơn và đã được đồng Đạo ủng hộ nhiệt liệt.
Đâu có ai tiên đoán trước là sau năm 1975, Ban
Thế Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tại hải ngoại đã trở thành Ban Thế Đạo Hải
Ngoại (ở hải ngoại). Trước năm 1975, nếu Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông đã
không thành lập Ban Thế Đạo thì Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn lập ra đã đi vào con
đường “bế tắt” rồi.
Sự thành lập Ban Thế Đạo Tòa Thánh Tây Ninh
trước năm 1975 là do bàn tay sắp đặt “diệu huyền” của các đấng. Sau năm 1975 đã
đưa Ban Thế Đạo ra hải ngoại trong cơ chuyển thế. Ban Thế Đạo Hải Ngoại mấy
chục năm qua đã “mượn thế đặng toan phương giác thế”, vượt lên mọi khó khăn
hoạt động, gầy dựng các cơ sở để truyền bá và phát triển nền Đại Đạo Cao Đài
tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Úc Châu và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Thánh giáo của Đức Chí Tôn: Đức Chí Tôn khuyên
con cái Đức Ngài gắng công phổ độ chúng sanh cho tròn nhiệm vụ của Thầy giao
phó”, chúng ta ráng suy ngẫm những lời dạy nầy: “....Các con đã chịu một
trách nhậm nơi mình, nếu Thầy chẳng để cho các con học tập, mà lập nên địa vị
mình trước mặt chúng sanh cho xứng đáng, thì Ðạo cũng chưa ra vẻ Ðạo. Vì vậy mà
Thầy chịu ép lòng để cho các con hằng nhớ rằng: Chẳng giờ phút nào Thầy xa các
con hết. Nghe à!
Trên con đường phát triển Đạo Cao Đài tại hải
ngoại, Ban Thế Đạo Hải Ngoại sẽ tiếp tục hoạt động mở mang, thành lập các “cơ quan” cần thiết trong Đạo Cao Đài mà
Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông lập ra để dùng làm “bàn đạp, căn bản, tuyển chọn nhân tài” trong tinh thần “cầu hiền giúp Đạo”, vào phục vụ và phổ
truyền, phát triển nền Đại Đạo Cao Đài, để trí thức hoà hiệp guồng máy Hành
Chánh Đạo đã và đang phát triển.
II . Ban Thế
Đạo Hải Ngoại
Ban Thế Ðạo
là cơ quan đặc biệt của Đao Cao Ðài, lập ra để tạo điều kiện cho những người
tài giỏi đang phục vụ ở các cơ quan của đời (toàn cầu) để họ lập công quả nơi
cửa Ðạo. Ý nghĩa của việc thiết lập Ban Thế Ðạo: “Có nhiều bậc ưu thời mẫn thế, sẵn có đạo tâm, giàu lòng nhân ái, muốn
phụng sự Ðại Ðạo, nhưng còn ràng buộc trách nhiệm đối với quốc gia xã hội, chưa
phế đời hành Ðạo được. Ban Thế Ðạo là nơi dụng hiền, tạo cơ hội cho những bậc
có Đạo Tâm thực hành thiện nguyện ấy”.
Đức Lý Giáo
Tông và Đức Hộ Pháp bàn về vế phẩm chức trong Ban Thế Đạo ghi như sau đây:
* “Khi
hôm qua có luận về Thế Ðạo, nên căn dặn phò loan đặng Lão giải nghĩa điều ấy.
* Hộ Pháp đã hiểu tổ chức của Hội Thánh
Thiên Chúa Giáo, có Chức sắc Thế Ðạo, pháp văn gọi rằng Dignitaires laïques.
* Hiền hữu đã có phong phẩm Hiền Tài, sao
không thêm 3 phẩm trên nữa cho đủ 4 như của họ
* Hộ Pháp bạch: Xin Ngài chỉ rõ.
* Thêm vào 3 phẩm Thế Ðạo nầy: Quốc Sĩ, Ðại
Phu, Phu Tử.” Như vậy, Ban Thế Ðạo có 4 phẩm:
* Phẩm Hiền Tài, do Ðức Phạm Hộ Pháp lập ta.
* Ba phẩm: Quốc Sĩ, Ðại Phu, Phu Tử, do Ðức
Lý Giáo Tông lập ra. Chức sắc Ban Thế Đạo có 4 phẩm trật: Hiền Tài, Quốc Sĩ,
Ðại Phu và Phu Tử
Tuy Ðức Lý Giáo Tông và Ðức Phạm Hộ Pháp đã
định ra như vậy từ ngày 7-1-1954, nhưng mãi đến 11 năm sau, Hiệp Thiên Đài mới
lập Qui Ðiều cho Ban Thế Ðạo, được Ðức Cao Thượng Sanh ban hành ngày 28-2-Ất Tỵ
(dl 30-3-1965), và sau đó lập Nội Luật Ban Thế Ðạo, được Ðức Cao Thượng Sanh
ban hành ngày 27-11-Mậu Thân (dl 15-1-1969).
Kể từ ngày Ðức Thượng Sanh ban hành Qui Ðiều
Ban Thế Ðạo (Ngày 28-2-Ất Tỵ, dl 30-3-1965), Hiệp Thiên Đài đã tấn phong 5 khóa
Hiền Tài (Khóa I đến Khóa V). Tổng cộng là trên 700 vị (không kể các vị
Hiền Tài được tấn phong lẻ tẻ trước). Sau đó có rất đông nhân tài, các nhà trí
thức, các sĩ quan, các sinh viên, thương gia, v.v.v... đã nạp hồ sơ cầu phong
Hiền Tài (Khóa VI) nhưng chưa được tấn phong. Tổng số là: 424 vị (con số không
chính xác cho lắm).
Mỗi vị Hiền Tài được chọn đều có Thánh Lịnh ban
phẩm. Trong Thánh Lịnh ghi rõ: các vị Hiền Tài trên đây phải tôn trọng Luật
Pháp chơn truyền của Ðại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh và tuân hành Qui
Điều và Nội Luật của Ban Thế Đạo.
Về nhiệm vụ và quyền hành của chức sắc Hiền Tài
Ban Thế Đạo khi tham gia Hành Chánh Đạo, có một số ý kiến bảo là:- Hiền Tài
không được quyền tham gia Hành Chánh Đạo,- Hiền Tài không được phép dâng sớ lên
Đức Chí Tôn hay Đức Phật Mẫu.
Ý kiến nêu trên là hoàn toàn đúng, nếu là ở
quốc nội trước năm 1975. Còn ở quốc ngoại hiện nay, trường hợp rất là đặc biệt,
coi như không có chức sắc hữu hình (Cửu Trùng Đài), thì cũng phải có phần uyển
chuyển để phát triển Đạo (Hành Chánh Đạo).
Trong quá khứ, tại Tòa Thánh Tây Ninh, chức sắc
Hiệp Thiên Đài đã được chỉ định đảm nhiệm Quyền Hành bên Hành Chánh Đạo Cửu
Trùng Đài như Chưởng Pháp, Đầu Sư.
Sau biến cố lịch sử tháng tư năm 1975, có một
số Hiền Tài (khoảng 150 vị, không rõ số?) đã có cơ hội ra sống ở hải ngoại,
định cư tại nhiều quốc gia trên thế giới: Hoa Kỳ, Australia, Đức, Pháp, Canada,
v.v.v... Vì nhiều lý do khác nhau, nhiều vị Hiền Tài đã không cơ hội hoạt động
trong Ban Thế Đạo tại hải ngoại. Một số các vị Hiền Tài đã không những không
hợp tác với Ban Thế Đạo mà còn “gây chia rẽ và tạo nên những khó khăn” cho sự
sinh hoạt, phát huy của Ban Thế Đạo trên đường phát triển nền Đạo Cao Đài tại
hải ngoại.
Cho đến ngày hôm nay, một số Hiền Tài niên
trưởng đã ra đi (vì lớn tuổi), một số vị thích sống đời “riêng tư”, một số vì
tình trạng sức khỏe, một số còn “lưỡng
lự” chưa “nhập cuộc” hoạt động
với Ban Thế Đạo Hải Ngoại. Con số các vị Hiền Tài đã đang “thật sự hoạt động”
trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại thì ít quá, nhưng họ là những người đầy nhiệt tâm
hết lòng vì Đạo. Các vị nầy đã cố gắng không ngừng, duy trì và phát
triển Đạo Cao Đài tại hải ngoại trên 40 năm qua.
1 . Tổ chức Ban Thế Đạo Hải Ngoại
Ban Thế Đạo Hải Ngoại được thành lập vào tháng
12 năm 1995 tại San Jose, California và gồm có các Ban Thế Đạo tại các địa
phương (có trên 21 vị Hiền Tài) và các Ban Đại Diện Ban Thế Đạo Hải Ngoại tại
các địa phương có dưới 21 vị Hiền Tài. Thí dụ như tại Hoa Kỳ hiện nay có Ban
Đại Diện BTĐHN tại Bắc CA, BĐD/BTĐHN tại GA, tại OH, tại vùng New England . .
.. etc. Như tại Úc Châu có BĐD/BTĐHN tại Úc Châu . . etc
2 . Chương Trình “Cầu Hiền Giúp Đạo” của Ban Thế Đạo Hải Ngoại
Căn cứ vào Bản Qui Điều và Nội Luật Ban Thế Đạo
do Hội Thánh Hiệp Thiên Đài ban hành. Tạo dựng một “thế hệ kế thừa” Ban Thế Đạo Hải Ngoại là một Chủ trương không những
đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay mà còn nhằm thực hiện đường lối của Hội Thánh
trước năm 1975 khi thành lập Ban Thế Đạo. Đó là “tiếp rước nhân tài có thiện
tâm giúp Đạo và góp phần dìu độ Nguyên Nhân nhập trường Công quả”.
Để thực hiện chủ trương “Cầu Hiền Giúp Đạo” của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa
Thánh Tây Ninh trước năm 1975, và áp dụng chủ trương nầy vào tình hình thực tế
hiện nay, Ban Thế Đạo Hải Ngoại kêu gọi và thân mời quý vị nhân tài có Đạo Tâm
muốn phục vụ trong việc Hoằng Khai Đại Đạo và Phổ Độ chúng sanh, xin gởi hồ sơ
đến Ban Thế Đạo Hải Ngoại.
Với những gì chúng ta đã và đang thấy và đối
diện, có lẽ đây là “Thánh ý” của Đức
Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông đặt vào Ban Thế Đạo nhiệm vụ “cao quí thiêng liêng nhưng vô cùng trọng đại nầy” nầy nhằm để phát
triển và mở rộng nền Đại Đạo trên hoàn cầu trong giai đoạn thử thách của “hoàn cảnh lịch sử”. Những chuyện mà Ban
Thế Đạo Cao Đài Hải Ngoại đã và đang làm, mặc dầu gặp nhiều khó khăn trong
nhiều năm qua, nhưng đã và đang tiến lên vững mạnh, đã nói lên những hoài vọng
mà Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông mong muốn, ủy nhiệm cho Ban Thế Đạo Hải
Ngoại ngày nay. Thật đúng như câu “Mượn thế đặng toan phương giác thế”.
III . Ban Thế Đạo Hải Ngoại - Nhập Cuộc
1 . Chức Sắc Ban Thế Đạo Nhập Cuộc
Thánh Giáo Đức Chí Tôn đã tiên đoán từ lúc lập
Đạo: Cao Đài không chỉ mở ra tại nước Việt Nam nhỏ bé mà sau này sẽ truyền bá
giáo lý Cao Đài ra khắp năm châu để cứu rổi nhân loại và tạo sự hòa đồng bác ái
cho cả nhơn loại.
Bây giờ chúng ta thấy được phần nào sự ứng
nghiệm mà từ gần 100 năm về trước không ai có thể nghĩ rằng dân tộc Việt Nam
được đi ra khắp thế giới và được hưởng một đời sống ổn định tiện nghi tại hải
ngoại. Nhiệm vụ Thiêng Liêng của các tín đồ Cao Đài là cùng nhau phổ truyền
chân Đạo của Đức Chí Tôn. Trong hoạt động sinh hoạt bình thường hằng ngày, giao
tế xã hội, tham dự hội nghị tôn giáo, tại sở làm, trường học, đi du lịch,
v.v.v... Chúng ta có nhiều dịp gặp các nhiều người từ các quốc gia khác, họ
muốn hiểu biết thêm về Đạo Cao Đài; các vị tín đồ tìm hiểu về giáo lý Đạo, các
học giả đang nghiên cứu về Triết Lý Cao Đài; muốn tham dự các hội nghị tôn giáo
hoàn cầu và cho thuyết trình về Triết Lý Cao Đài; được mời cho thuyết trình về
Triết Lý tại các trường Đại Học, Viện Nghiên Cứu, các Đại Chủng Viện của các
tôn giáo, v.v.v.., trong nhiều trường hợp nêu trên, sự hiểu biết về ngoại ngữ
(phần lớn là Anh Ngữ) là cần thiết để bàn chuyện và giải thich các sự thắc mắc
về giáo lý cao Đài, v.v.v...
Trong tất cả các những trường hợp ghi như bên
trên, người tín hữu Cao Đài phải nhận thức vai trò và nhiệm vụ “thiêng liêng” của mình đối với sự phổ
truyền Đại Đạo Cao Đài ở hải ngoại.
Đêm 27-10-1926, Đức Chí Tôn có nhắc nhở cho các
tín hữu “Các con phải chung hiệp nhau mãi mãi theo ý muốn của Thầy và hãy
truyền bá khắp hoàn cầu thuyết hòa bình tương thân tương ái”
Ban Thế Đạo Hải Ngoại với rộng tầm tay đến các
vị chức sắc Ban Thế Đạo trong 5 Khóa niên trưởng và các khóa sau, thành
tâm kêu gọi và mời các vị chức sắc Ban Thế Đạo “Nhập Cuộc” giúp để phát triển Đạo. Các vị Hiền Tài niên
trưởng nầy, hiểu nhiều về Đạo, nay có lẽ thời cơ đến, có cơ hội “Nhập Cuộc” với Ban Thế Đạo Hải
Ngoại để cùng phục vụ phát huy nền Đại Đạo trong các cơ quan mà họ có thể hoạt
động hữu hiệu và phù họp với khả năng.
2 . Chiêu Hiền Đãi Sĩ – Tuyển Mộ Nhân Tài Giúp
Đạo
Ban Thế Đạo Hải Ngoại hoạt động trong tinh thần
“Chiêu Hiền Đãi Sĩ”, mời các nhân tài
vào phẫm Hiền Tài, Quốc Sĩ để cùng phát huy Đạo Cao Đài tại hải ngoại. Các vị
Quốc Sĩ nầy trong tương lai, sẽ giúp vào sự thành lập và phát triển các cơ quan
giáo dục của Ban Thế Đạo Hải Ngoại như Viện Đại Học, Khảo Cứu Vụ, Cơ Quan
Truyền Giáo, Hàn Lâm Viện, etc.. Viện Đại Học Cao Đài cũng đang trên đường
thành lập và cần sự giúp đỡ của các vị Quốc Sĩ, Hiền Tài. Hàn Lâm Viện cũng
đang được đề nghị thành lập trong tương lai. Các vị Quốc Sĩ, Hiền Tài sẽ giữ
một vai trò rất là trọng yếu trong các tổ chức nầy. Các tổ chức Hành Chánh Đạo
ở hải ngoại cũng rất cần sự “giúp đỡ và
hợp tác” trong nhiều lãnh vực của tất cả các chức sắc Ban Thế Đạo.
Trong Bản Tin Thế Đạo Số 74 ngày 17 tháng 2,
2017, Ban Thế Đạo Hải Ngoại thông báo công nhận là Quốc Sĩ các nhân tài,
các vị có học vị bằng cấp Tiến Sĩ hoặc tương đương, các tướng lãnh, các Tổng Bộ
Trưởng, các nhân sĩ có công nghiệp vĩ đại đối với Quốc gia dân tộc, các vị Hiền
Tài có đủ hạnh đức, đã dày công giúp Đạo được công chúng hoan nghinh, v.v.v...
có thiện tâm giúp Đạo trợ Đời, nhập cuộc, tham gia hoạt động trong Ban Thế Đạo.
Bản Tin Thế Đạo Số 74 cũng thông báo điều kiện gia nhập Ban Thế Đạo phẩm Hiền
Tài.
Ban Thế Đạo trong đướng lối “Chiêu Hiền Đãi Sĩ”, thì sự tuyển lựa
các vị Hiền Tài, Quốc Sĩ không hạn chế trong “nội địa hay quốc nội”, mà tuyển chọn nhân tài ở khắp năm châu.
3 . Nghiên Cứu Căn Bản Giáo Lý Cao Đài
Cơ Quan “Khảo Cứu Vụ” đã được thành lập có
nhiệm vụ nghiên cứu Giáo-lý, Văn-hóa và Lịch Sử của Đạo (Ban Đạo Sử), để phát
huy và truyền bá cho mọi người đều biết. Trong sự phát triển của tổ chức Ban
Thế Đạo Hải Ngoại, sự sinh hoạt với cộng đồng tôn giáo hoàn cầu, các đại học là
một trong những hoạt động rất là cần thiết. Khảo Cứu Vụ là một cơ quan “thiết
yếu” để phục vụ và giúp vào mục đích dài hạn nầy. Trên đà tiến hóa trong nền
văn minh của nhân loại, các vị chức sắc (Hiền Tài, Quốc Sĩ) Ban Thế Đạo Hải
Ngoại đóng một vai trò quan trọng trong các sinh hoạt và nhiệm vụ ghi bên trên.
Các vị Quốc Sĩ, Hiền Tài sẽ đại diện Ban Thế Đạo Hải Ngoại trong sự hợp tác
nghiên cứu giáo ly thần học với các tổ chức tôn giáo trên toàn cầu, các viện
nghiên cứu thần học, các trường đại học, v.v.v…
Khảo Cứu Vụ là “cơ quan với những bước khảo cứu đầu tiên” sẽ tạo nền tảng “căn bản” để cho sự thành hình của Hàn
Lâm Viện trong tương lai. Khảo Cứu Vụ rất cần sự giúp sức, tham gia hoạt động
của các vị Hiền Tài, Quốc Sĩ trong nhiều lãnh vực nghiên cứu giáo lý Cao Đài.
Nghiên cứu Giáo Lý là chuẩn bị sẵn sàng hành
trang cần và đủ để có thể đáp ứng được khả năng xây dựng kế hoạch đào tạo ra
hàng ngũ chức sắc (hữu hình), chức việc, giúp Ban Thế Đao Hải Ngoại phát triển
lớp hậu tấn cho mai sau (phát triển và giữ các phẩm vị trọng yếu trong cơ Đạo).
4 . Truyền Bá Giáo Lý Cao Đài
Với phương tiện kỹ thuật hiện nay, giảng dạy
giáo lý trên “online”, trên truyền hình, băng đĩa sách rất là thuận lợi. Cơ
Quan Truyền Giáo ở hải ngoại có nhiều cơ hội truyền bá tôn chỉ, giáo lý đại
đồng của Đạo Cao Đài trên diễn trường của các hội nghị tôn giáo quốc tế.
Trong tình trạng hiện nay, Khảo Cứu Vụ và Cơ
Quan Truyền Giáo sẽ hoạt động tích cực để phổ truyền và phát triển Đạo Cao Đài
ở hải ngoại về nhiều lãnh vực khác nhau như kinh sách, tài liệu, huấn luyện,
biên soạn các sách vở về các nghi lễ như cách thờ phượng, v.v.v... do chính Đức
Chí Tôn giáng cơ dạy và giải thích rõ ràng, chớ không do người phàm hay chức
sắc trong giáo hội trong các Tôn giáo đã có đặt ra theo phong tục địa phương
hay ý riêng như hai thời kỳ Phổ Độ trước. Viện Truyền Thông Báo Chí, Khảo Cứu
Vụ sẽ đóng một vai trò rất là quan trọng trong những hoạt động nầy.
"Muốn cảm hóa người thì chúng ta phải nói
Ðạo cho họ nghe mà biết Ðạo, biết lẽ chánh lẽ tà, biết con đường tốt đẹp nên
theo. Muốn nói Ðạo cho hiệu quả thì chúng ta phải học thuộc Thánh Ngôn Thánh
giáo, Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, nghiên cứu kỹ lưỡng Giáo lý và Triết lý của
Ðạo, học cho nhập tâm, rồi mới nói ra bằng lời Thuyết đạo."
5 . Khảo Cứu Triết Lý Thần Học Cao Đài
Đây là một vấn đề rất là quan trọng cho các
chức sắc trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại, các vị Hiền Tài niên trưởng, các
vị Quốc Sĩ, đặc biệt là vai trò và hoạt động của Khảo Cứu Vụ. Con cái Đức Chí
Tôn phải tạo ra một nền văn hóa theo sát sự biến chuyển của thời đại. Nói cách
khác, văn hóa phải sống, phải theo sát với nền văn minh nhân loại. Phải có
những bài viết mới, những hình thức phổ biến mới, phải mở hướng đi mới. Trong
văn hóa, ngừng lại không phát triển có nghĩa là lạc hậu, mà lạc hậu thì không
thể thực hiện được nguyên tắc phổ độ của Đạo Cao Đài.
Vậy muốn làm cho mọi người hiểu rõ hơn về
triết lý Cao Đài, con cái Đức Chí Tôn phải học hỏi ngày càng nhiều để có trình
độ văn hóa theo kịp với thời đại, nghiên cứu sâu rộng về triết lý thần học của
các tôn giáo trên thế giới để nâng cao sự hiểu biết lên tầm mức quốc tế. Văn
hóa có được nâng cao thì việc truyền bá mới càng rộng khắp nơi trên toàn cầu.
Có người nói: “Khi đọc kinh sách Cao Đài,
tôi có cảm tưởng triết lý đạo quá cổ xưa, chưa thấy điểm nào đáng gọi là mới.
Trình độ loài người thì tiến lên như vũ bão. Chỉ cần qua năm, mười năm, là một
quan điểm kinh tế, chính trị hay khoa học đã có thể trở thành lỗi thời. Trong
điều kiện như thế, Cao Đài có đảm đương nổi sứ mạng phổ độ toàn thế giới không?”
Về câu hỏi này, Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng
Liêng trong suốt thời kỳ khai Đạo, dùng “cơ bút” đã để lại cho con cái Đức Ngài
một “kho tàng vô giá” đó là Tân Luật
Pháp Chánh Truyền, các Đạo Luật, Thánh Ngôn, v.v.v... để làm hành trang cho con
cái Đức Ngài trên con đường phát triển Đạo trong thất ức niên.
Mặt khác, Thánh ngôn, kinh điển của Đạo Cao Đài
rất khác biệt nhiều tôn giáo, với lời hành văn nôm na, vắn tắt, không lý luận,
không chứng minh dài dòng. Những chữ chỉ cốt để khiêu gợi cho một lý lẽ cao
thâm, để người đạo nghe tiếng vọng trong lòng của mình mà giác ngộ. Nhờ đó mà
gợi mở được những ý tưởng thâm sâu tiềm tàng trong mỗi người thích suy luận.
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các chức sắc Ban Thế Đạo Hải
Ngoại trong Khảo Cứu Vụ và Viện Đại Học.
Các nhân tài, học giả, tiến sĩ, các vị giáo sư đại học là tín đồ và không phải
là tín đồ Cao Đài, nếu có ý định sẵn sàng hợp tác và hoạt động với Viện Đại Học
Cao Đài, Khảo Cứu Vụ, các Cơ Quan khác, Ban Thế Đạo Hải Ngoại sẽ mở rộng tầm
tay trong tinh thần “chiêu hiền đãi sĩ”, thân mời các vị nầy vào tham dự và
hoạt động trong các lãnh vực thích hợp. Ban Thế Đạo Hải Ngoại rất mong sự “Nhập Cuộc” và
hợp tác hoạt động của các vị.
6 . Khảo Cứu Triết Lý Thần Học Các Tôn Giáo
Thần học và triết học lưu tâm đặc biệt về tôn
giáo là vì tôn giáo có khả năng mở rộng chân trời hiểu biết của con người vốn
đang sống trong thế giới “bên này”
nhưng lại có những cảm thức về những gì thuộc về thế giới “bên kia.” Tôn giáo tồn tại để nhắc nhở chúng ta rằng thực tại
không chỉ về cái “là” mà còn
cả cái “sẽ là”.
Để trả lời các vấn nạn này tôn giáo mời gọi con
người dấn thân và phó thác, hành động và dùng ngôn ngữ như thể chúng ta đang “cư ngụ” trong thế giới của niềm tin. Có
như thế thì chúng ta mới có thể trải nghiệm và nắm bắt những gì được xem là
thánh thiêng và huyền nhiệm. Nhưng “kinh
nghiệm tôn giáo” thì luôn pha trộn tính chủ quan lẫn khách quan. Khi dùng
ngôn ngữ để mô tả kinh nghiệm tôn giáo, chúng ta sẽ gặp các vấn đề khác: làm
sao ngôn ngữ và biểu tượng tôn giáo có thể bảo đảm là luôn quy về thực tại siêu
việt? hay tránh khỏi hố sâu của ngẫu tượng hay thần tượng hóa? Ngôn ngữ tôn
giáo có khả năng mở rộng chân trời siêu nghiệm nhưng nó cũng tiềm tàng các ý
thức hệ hay ý đồ thầm kín khác.
Mục đích Đại Đạo Cao Đài là đem nhân loại đến
chỗ Đại Đồng tạo Tân Dân chỉ ư chí thiện trong khuôn viên Tân Luật, Pháp Chánh
Truyền. Tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Qui Nguyên Tam Giáo Phục Nhất Ngũ
Chi cho đặng Phổ Thông Chơn Đạo phải thông hiểu rành mạch nguyên lý của các Tôn
Giáo. Vai trò của Khảo Cứu Vụ đã ghi ra rõ điều nầy bên trên. Đạo Cao Đài trong
tương lai gần đây, có vạch ra được một nền triết lý cao siêu hay có tạo được
một Triết Lý Thần Học truyền cho Đại Đạo hay không, điều đó còn tùy thuộc vào
việc làm, vào thiện chí và khả năng của nhiều người đóng góp lại. Như vậy, công
cuộc Khảo cứu đòi hỏi nhiều ở khả năng chuyên môn và sự hiểu biết sâu rộng của
nhiều người về mặt Đạo. Sự phát triển của tổ chức Ban Thế Đạo Hải Ngoại, sự
sinh hoạt với cộng đồng tôn giáo hoàn cầu, sự hợp tác khảo cứu tôn giáo với các
trường đại học trên thế giới là một trong những hoạt động rất là cần thiết.
Các vị Hiền Tài, Quốc Sĩ trong Ban Thế Đạo Hải
Ngoại sẽ giữ một vai trò rất là quan trong trong việc nghiên cứu Triết Lý Thần
Học của các Tôn Giáo và phổ truyên cho toàn cầu như nói trên (Ban Đạo Sử, Ban
Truyền Thông & Báo Chí).
7 . Bảo Vệ Và Mở Rộng Vòng Tay Đến Tất Cả Tín
Đồ:
Các chức sắc trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại cố
gắng giúp đỡ tín đồ Cao Đài để hiểu rõ đướng hướng và tôn chỉ của Ban Thế Đạo.
Một số lớn tín đồ và cả nhiều vị Hiền Tài, đã không hiểu rõ vai trò của Ban Thế
Đạo và ngay chính vai trò của Hiền Tài, chức sắc trong Ban Thế Đạo. Ở hải
ngoại, hiện nay có nhiều tổ chức Cao Đài và Cao Đài chi phái, một số các vị
Hiền Tài vẫn còn “do dự, lừng khừng”
không quyết định được phải làm gì? Hoạt động với Ban Thế Đạo Hải Ngoại hoặc
trong các tổ chức Cao Đài khác?.
Chức sắc Ban Thế Đạo sẽ phải làm gì để giúp đỡ
các vị Hiền Tài không rõ tôn chỉ và phương hướng hoạt động của Ban Thế Đạo?
Chúng ta các chức sắc trong Ban Thế Đạo, phải cố gắng những gì có thể làm được
để giúp đỡ các vị nầy “nhập cuộc”.
Tình thế hiện nay có nhiều đổi khác, vì từ năm
1934 đến nay, trải qua trên 90 năm, việc đời việc Đạo biết bao thương hải tang
điền, nền văn minh tiến hóa vượt bực, thì tư duy của người đạo cũng cần phải
thay đổi theo cho phù hợp với tình thế mới và nền văn minh hiện tại.
Chính Đức Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp cũng
đã dạy từ năm 1957 và năm 1964 rằng:
* “Về Đạo Nghị Định của Lão đối với Chi phái
là phương pháp lúc trước để phổ độ nhơn sanh mà thôi, hiện giờ cửa Đạo đã mở
rộng thì cơ qui nhứt thế nào cũng thực hiện được.”
* “ Vậy ngày giờ đã gần đến nên Bần đạo để
lời khuyên cả Chức sắc và toàn đạo ráng thế nào thống nhứt Đạo cho được mới có
đủ sức mạnh để làm gương cho vạn quốc.”
Việc phân chia chi phái trong giai đoạn mở Đạo
dạo đó, là do chánh quyền Pháp lo sợ ảnh hưởng của Đạo Cao Đài với quần chúng
và các tôn giáo khác, nên đã tìm đủ mọi cách chia sẽ Đạo Cao Đài thành nhiều
phái để dể bề kiểm soát.
Hiện nay, những tín đồ trong các Chi phái của
Đạo Cao Đài chỉ là những nạn nhân của một số ít Chức Sắc tiền bối mà trước đây
vì bất đồng quan điểm với Tòa Thánh Tây Ninh, quí vị nầy tách ra để lập Chi
phái. Đáng thương hơn nữa là họ có mặc cảm tự ti bởi Đạo Nghị Định số 8 (1934)
của Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp, cho rằng “Chi phái là bàng môn tả đạo”.
Đời phải tùy Đạo mới còn, mà Đạo cũng phải tùy
Đời mới vững, Tân Luật ngày nay Thầy đã đến dạy chúng ta (nhân sanh) lập thành;
trong thời gian tới, nó sẽ phải thay đổi cho phù hạp với nhơn trí Đạo, Đời
tương đắc mà dìu dắt cả nhơn sanh đời đời kiếp kiếp trong nền Đại Đạo như lời
phán của Đức Chí Tôn minh định “biên giới
sứ mệnh Đạo Cao Đài là thật không biên giới”.
Trong cơ chuyển thế nầy, chức sắc Ban Thế Đạo
Hải Ngoại sẽ phải làm gì để mở rộng cửa Đạo, để cơ qui nhứt thống nhất nhân
sanh, tạo sức mạnh cho nền Đại Đạo. Chúng ta cần mở rộng vòng tay đón mời
các huynh đệ trong các Cao Đài chi phái, không chi phái với một tinh thần bình
đẳng, tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ nhau như anh em một nhà.
Trong giai đoạn hiện tại, Ban Thế Đạo Hải Ngoại
theo tinh thần Vi Bằng năm 1964 (Ngài Bảo Thế Ký) đang hợp tác với các tổ chức
Cao Đài và Cao Đài chi phái ở hải ngoại trong nhiều lãnh vực khác nhau để cùng
nhau hoạt động trong tình thân “huynh đệ” để phát triển Đạo.
8 . Giúp Ý Kiến Cho Chức Sắc Hành Chánh Đạo Địa
Phương:
Ban Thế Đạo Hải Ngoại và trong tình trạng thiếu
hụt chức sắc để hoạt động nhất là trong các Hành Chánh Đạo, ở tại các Thánh
Thất, Tộc Đạo, Hương Đạo địa phương, nơi mà phần nghi lễ, nhạc lễ vẫn chưa được
chuẩn đúng theo chơn truyền. Đạo Cao Đài ở hải ngoại cần thống nhất các nghi
lễ, nhạc lễ cúng (tứ thời hay hàng ngày, tiểu đàn, đại đàn).
Chức sắc Ban Thế Đạo Hải Ngoại là “Đại Diện” của Đạo Cao Đài ở hải ngoại
trong các sinh hoạt cộng đồng quốc tế và hội nghị tôn giáo, phải dựa theo luật
định trong Qui Điều Ban Thế Đạo, phải hãnh diện với “cấp bực là chức sắc Ban Thế Đạo” để mà hành Đạo.
Muốn làm được như vậy, bản thân các vị Hiền
Tài, Quốc Sĩ phải ráng cố gắng học hỏi để biết thêm về kinh kệ, hiểu nghi lễ,
Tân luật Pháp Chánh Truyền, các Đạo Luật, Thánh Lịnh, Đạo Nghị Định, Huấn Lịnh,
v.v.v... Phải cố gắng nghiên cứu để hiểu rõ những biểu tượng “ẩn hiện trong giáo lý Bí Truyền của Đức Chí
Tôn, của các bài Thánh Ngôn để vững tiến trên con đường khó khăn hiện tại, phục
vụ sự phát huy Đạo Cao Đài mà vẫn duy trì và tuân theo các luật Đạo."
Các lớp huấn luyện giáo lý Cao Đài sẽ được tổ
chức và thuyết trình bởi Cơ Quan Truyền Giáo và Khảo Cứu Vụ sẽ rất là “hữu dụng” cho các vị Hiền Tài cần học
hỏi thêm giáo lý Cao Đài.
9 . Tham Dự Hội Nghị Tôn Giáo Thế Giới:
Đạo Cao Đài đã có đại diện trong nhiều cuộc hội
nghị Quốc Tế về Thần Học và Tôn Giáo trên thế giới từ năm 1933. Các chức sắc
Ban Thế Đạo Hải Ngoại cũng đã tham gia Đại Hội Văn Hoá Thiên Đàng, Hòa Bình Thế
Giới, Phục Hồi Ánh Sáng ở Nam Hàn do HWPL (Heavenly Culture, World Peace,
Restoration of Light (HWPL) tổ chức, Hội Nghị Tôn Giáo Thế Giới (Parliament of
the World’s Religions), v.v.v.… và trong tương lai, sẽ cố gắng tham dự các đại
hội tôn giáo thế giới (Mỹ Châu, Âu Châu, Á Châu) để phát huy nền Đại Đạo Cao
Đài và hợp tác với các tôn giáo bạn trong nhiều lãnh vực như thần học, xã hội,
phước thiện, hòa bình thế giới, văn hóa, v.v.v...
Đức Chí Tôn
dạy Cao Đài là một Đại Đạo, là một Tôn Giáo Toàn Cầu. Trong tinh thần
đó, Ban Thế Đạo Hải Ngoại ủng hộ nồng nhiệt các hoạt động của Tổ Chức “Văn Hoá
Thiên Đàng, Hòa Bình Thế Giới, Phục Hồi Ánh Sáng”, Hội Nghị Tôn Giáo Thế Giới
để phổ truyền triết lý thần học Cao Đài, cộng tác hoạt động trong nhiều lãnh
vực với cộng đồng tôn giáo toàn cầu.
Các vị Hiền
Tài, Quốc Sĩ sẽ có cơ hội hoạt động trong Khảo Cứu Vụ, Viện Đại Học, Cơ Quan
Truyền Giáo, vv. và trong hoàn cảnh cho phép, các vị nầy sẽ tham dự các hội nghị
tôn giáo thế giới, đây sẽ là cơ hội để “mở
rộng tầm tay thân hữu ” Đạo Cao Đài đến với tôn giáo bạn.
10 . Thuyết
Trình Triết Lý Thần Học Cao Đài:
Mục đích của
thần học là tìm hiểu nội dung của những gì tôn giáo đã đón nhận được qua mặc
khải. Do đó, khi nói thần học là “đức tin
tìm kiếm sự hiểu biết” tức là chúng ta thừa nhận rằng thần học có một sứ
mệnh nước đôi: vừa dấn thân vào các thực tại tôn giáo, vừa phải dùng các phương
pháp suy tư phê phán của triết học. Là một hoạt động tri thức, thần học dùng các
phạm trù triết học để minh họa cho tính hợp lý của niềm tin tôn giáo. Thần học
cố gắng kết nối niềm tin tôn giáo với bối cảnh xã hội. Khi lối suy tư cũ không
còn thích ứng nữa thì phương pháp thần học mới sẽ ra đời. Như thế, thần học
luôn mở rộng và hướng về chân trời vô hạn của đức tin và mặc khải.
Đây là một trong những vấn đề quan trọng trong
thực hành, hoạt động mà chức sắc Ban Thế Đạo Hải Ngoại phải cố gắng tham dự và
nếu có cơ hội, cho thuyết trình về Triết Lý Thần Học Cao Đài tại các hội nghị
tôn giáo, trường đại học, viện nghiên cứu tôn giáo trên thế giới, v.v.v... Muốn
làm được điều nầy, chúng ta không những phải thông hiểu về Triết Lý Thần Học
Cao Đài, các luật Đạo, Thánh Ngôn, v.v.v., mà còn phải có khả năng diễn thuyết
qua các ngôn ngữ khác, đặc biết là Anh ngữ, một sinh ngữ rât là phổ thông trên
toàn cầu. Sự thông hiểu Triết Lý Thần Học Cao Đài và truyền đạt các sự hiểu
biết nầy qua “Anh Ngữ” sẽ tạo một
nhịp cầu tương đắc giữa trong sự hiểu biết về triết lý các tôn giáo trên cộng
đồng thế giới.
11 . Tập San
Ban Thế Đạo:
Sau năm 1975
như ghi bên trên, trong tình trạng khó khăn, các anh chị em Hiền Tài Ban Thế
Đạo tại hải ngoại đã cùng nhau thành lập Ban Thế Đạo Hải Ngoại. Từ dạo đó, “Tập San Thế Đạo” lại được tái hoạt động
lại tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác ở hải ngoại. Bài vở được gởi đi khắp nơi
trên thế giới (khởi thủy gốc là tờ báo Thế Đạo do Hiền Tài Trần Văn Rạng chủ
biên). Bản Tin Ban Thế Đạo và Website Ban Thế Đạo cũng đà được mở trên
Internet. Tập San Thế Đạo được xuất bản khoảng 3 tháng một lần. Bản Tin Ban Thế
Đạo thì được xuất bản thường hơn.
Các bài viết trong Tập San Thế Đạo thì rất là
giới hạn. Phải thành thật mà nói là “Tập San Thế Đạo” không có đủ bài viết đề
ấn hành, không có đủ người phụ giúp. Tập San Thế Đạo cần bài viết về Triết Lý
& Giáo Lý Thần Học Cao Đài giải thích theo nền văn minh nhân loại hiện tại,
và trong tinh thần Triết Lý Tôn Giáo Đại Đồng. Các bài viết cũng cần được dịch
sang tiếng ngoại ngữ nhất là Anh Ngữ vì chúng ta cần phổ truyền giáo lý triết
học Cao Đài tại hải ngoai và phần đông không biết rành tiếng Việt (ngay cả thế
hệ con cháu).
Xin quí vị Hiền Tài, Quốc Sĩ nếu có cơ hội, ủng
hộ và đóng góp bài viết cũng như các phương tiện khác để giúp cho Tập San Ban
Thế Đạo một ngày một tiến hơn tại hải ngoại.
12 . Dịch Kinh Sách Tài Liệu Giáo Dịch Sang
Ngoại Ngữ (Anh Ngữ)
Các sách vở, bài viết, tài liệu giáo dục,
nghiên cứu thần học Cao Đài và các tôn giáo khác, thuyết trình, bài viết trong
Tập San Thế Đạo, bản tin cũng nên được dịch sang tiếng ngoại ngữ nhất là Anh
Ngữ vì chúng ta cần phổ truyền giáo lý triết học Cao Đài tại hải ngoai và phần
đông không biết tiếng Việt. Nếu không có sách vở giáo lý, thần học Cao Đài bằng
tiếng ngoại ngữ, thì làm sao mình thu nhập các tín những tín đồ người ngoại
quốc được và.... mình sẽ “dẫm chân tại
chổ”, không tiến xa hơn được.
Đây là một cơ hội “hoàn mỹ, tuyệt vời” để các
vị Hiền Tài niên trưởng hiểu nhiều về triết học Cao Đài, các Hiền Tài trẻ, các
con cháu thuộc thế hệ sau (sanh tại Mỹ, tốt nghiệp tại các Đại Học Hoa Kỳ) làm
việc chung với nhau để hoàn tất các chương trình chuyển dịch tài liệu viết về
Đạo Cao Đài như đã nói trên.
Chân thành thỉnh mời các vị Quốc Sĩ, Hiền Tài,
các đồng Đạo nếu và đặc biệt nhất là các “nhân tài” thế hệ trẻ, tốt nghiệp từ
các đại hoc ở Hoa Kỳ, thông thạo Anh ngữ, nếu có thiện ý giúp Đạo và hoàn cảnh
cho phép, “Nhập Cuộc” hoạt động trong Ban Thế Đạo Hải
Ngoại.
13 . Cao Đài Tự Điển (Cao Đài Encyclopeadia)
Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu Đức Nguyên
(1940-2005), là soan giả của bộ sách Cao Đài Từ Điển bằng tiếng Việt. Đây là
một công trình qúa “to lớn, vĩ đại”
để hoàn thành bộ sách nầy. Bộ sách Cao Đài Tự Điển đã giúp cho biết bao tín đồ
Cao Đài và nhất là thế hệ trẻ học hỏi thêm về tổ chức, triết lý Thần Học, giáo
lý Cao Đài.
Bộ sách Cao Đài Tự Điển còn nhiều thiếu sót,
cần được bổ túc thêm, thêm vào (edit) các chi tiết cần thiết hoặc tài liệu mới.
Ban Thế Đạo Hải Ngoại phải cùng nhau đóng góp vào phần còn lại. Trong
tương lai bộ sách Cao Đài Tự Điển sau khi hoàn tất sẽ được dịch sang tiếng Anh
(và các sinh ngữ khác, thí dụ Pháp Ngữ, Hoa Ngữ). Chúng ta phải tiếp tục
“duy trì” bộ sách Cao Đài Tự Điển mà HT Hồng lưu lại cho Đạo.
Để thực hiện và hoàn tất chương trình ghi trên,
Ban Thế Đạo Hải Ngoại rất cần sự giúp đỡ và thiện tâm của tất cả đồng Đạo và
các vị chức sắc trong Ban Thế Đạo. Một tin vui cho đồng Đạo Cao Đài ở hải ngoại
là Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, đã hết lòng hoan nghinh và bằng lòng giao bản
quyền cho Ban Quản Nhiệm Ban Thế Đạo Hải Ngoại để xuất bản tại Hoa Kỳ.
Đây cũng là một cơ hội “hoàn mỹ” để cho các vị
Hiền Tài niên trưởng, các vị Hiền Tài trẻ (tốt nghiệp tại Đại Học Hoa Kỳ), đồng
Đạo cùng chung hoạt động, hoàn thành chương trình nầy.
IV . Chức Sắc Hữu hình trong Ban Thế Đạo Đạo
Tâm Cao Đài:
Trong Tịch Đạo Thanh Hương, Ban Thế Đạo thuộc
Chi Thế Hiệp Thiên Đài. Trong Tịch Đạo Đạo Tâm, Ban Thế Đạo là “một tổ chức
tối cấn thiết, cái trụ cột, cái sương sống, xương sườn” của Đạo Cao Đài để
tuyển chọn nhân tài, xây dựng các cơ cấu Đạo và phát triển Đạo. Đây là Ban Thế
Đạo Đạo Tâm gồm phần ĐẠO và phần ĐỜI của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà Đức Chí Tôn
lập nên. Phần ĐẠO chính là cơ quan Hiệp Thiên Đài gồm ba chi: Pháp, Đạo và Thế
và phần ĐỜI chính là Cửu Trùng Đài (cơ quan Hành Chánh Đạo). Ban Thế Đạo trong
Tịch Đạo Đạo Tâm (Ban Thế Đạo Đạo Tâm) thiên về phần Đạo để phổ truyền và phát
triển nền Đại Đạo của Đức Chí Tôn đến Thất Ức Niên.
1 - Chức sắc Hữu hình phẩm từ Địa Thánh đến
Thiên Thánh (Bát Quái Đài)
a . Cửu Phẩm Thần Tiên (Bát Quái Đài)
Trong cửa Đạo Cao Đài, người tín đồ nào cũng
nghe đến bốn chữ “Cửu Phẩm Thần Tiên”. Đó là chín (9) phẩm bậc trên cõi Thiên
Đình, từ bực Thần, qua bực Thánh và đến bực Tiên. Cửu Phẩm Thần Tiên ở nơi Bát
Quái Đài, vâng lịnh Đức Chí Tôn cai quản và điều hành sự vận chuyển và tiến hóa
trong khắp Càn Khôn Vũ Trụ. Trong Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn cũng đã tổ chức ở
Cửu Trùng Đài chín (9) phẩm bậc tương tự , từ Tín Đồ đến phẩm bậc Giáo Tông, để
đối phẩm với Cửu Phẩm Thần Tiên nơi Thiên Đình. Lý do dễ hiểu là tất cả quý vị
Chức Sắc, cũng như các Thần, Thánh, Tiên, Phật đều do Đức Chí Tôn tạo thành từ
cái Đại Linh Quang của Thầy. Đọc qua các Thánh Giáo của Đức Chí Tôn và các Đấng
Thiêng Liêng, chúng ta chỉ nghe đến danh từ Cửu Phẩm Thần Tiên, nhưng chúng ta
không được chỉ dẫn hay được tiết lộ đến nhiệm vụ và trách nhiệm của quý vị
Thần, Thánh, Tiên này ở Thiên Đình (Bạch Ngọc Kinh).
b . Hệ Thống Dionysius
Sưu tầm các tài liệu về các huyền thoại cổ tích
Hy Lạp, Ai Cập, nói về các Thiên Thần và rất ngạc nhiên được biết là vào tiền
bán Thế Kỷ Thứ VI, một nhà triết học và thần học có tên là Dionysius
the Areopagite đã viết một quyển sách đưa ra giả thuyết về “các cấp bậc trên Thiền Đình” (the
Celestial Hierarchy), cho biết là trên Thiên Đình các vị Thiên Thần cũng được
chia ra làm 9 phẩm trật, trong 3 hệ thống cấp bậc, với nhiệm vụ thi hành các
lịnh của Thượng Đế trong việc điều hành Càn Khôn Vũ Trụ rất là trùng hợp này
với những bài Thánh Giáo của Đạo Cao Đài. Nhà triết học Dionysius đã
giải thích rõ ràng nhiệm vụ của mỗi vị Thần, Thánh, Tiên (gọi chung là “Angels” hay Thiên Thần), cũng như đặt
tên riêng cho từng phẩm trật một.
Theo quan niệm và sự phân tách của Dionysius
thì Thượng Đế có nhiều Thiên Thần phụ giúp để điều hành vũ trụ, được gọi là
Triều Đình của Thượng Đế. Các Thiên Thần này nằm trong 9 phẩm vị, được chia ra
thành 3 cấp bậc (theo thứ tự gần Thượng Đế nhất) hay Tam Thừa Cửu Phẩm.
2 . Cấp Bậc của Hệ Thống Dionysius, Bát Quái
Đài và Cửu Trùng Đài
a . Hệ Thống Dionysius:
Cấp 1 gồm 3 phẩm vị có tên là : Seraphim,
Throne và Cherubim.
Cấp 2 gồm 3 phẩm vị có tên là : Dominion,
Power và Virtue.
Cấp 3 gồm 3 phẩm vị có tên là : Principality,
Angel và Archangel.
b . Hệ Thống Bát Quái Đài:
Đạo Cao Đài, Bát Quái Đài, có Cửu Phẩm Thần
Tiên, tức là 9 phẩm, và cũng được chia ra thành 3 cấp bậc, gọi là Thần, Thánh,
Tiên, như sau :
Cấp 1 gọi là phẩm Tiên, có 3 phẩm : Thiên Tiên
(Phật Vị), Nhơn Tiên và Địa Tiên.
Cấp 2 gọi là phẩm Thánh, có 3 phẩm : Thiên
Thánh, Nhơn Thánh và Địa Thánh.
Cấp 3 gọi là phẩm Thần, có 3 phẩm : Thiên Thần,
Nhơn Thần và Địa Thần.
c . Hệ Thống Cửu Trùng Đài:
Đối chiếu với các phẩm trật của Cửu Trùng Đài,
chúng ta thấy :
Cấp 1 gồm có: quý Chức Sắc Thiên Phong: Giáo
Tông, Chưởng Pháp và Đầu Sư.
Cấp 2 gồm có: quý Chức Sắc Thiên Phong: Chánh
Phối Sư, Phối Sư, Giáo Sư và Giáo Hữu. Cấp 3 gồm có : Lễ Sanh, Chức Việc (Chánh
Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự), và Tín Đồ.
Cửu Trùng Đài có chín (9) tầng cấp bậc, ứng với
Cửu Phẩm Thần Tiên. Cửu Phẩm Thần Tiên là chín (9) phẩm vị từ Thần đến Thánh
rồi đến Tiên, như đã ghi trong bên trên:
Phẩm Thần: Địa Thần - Nhơn Thần - Thiên Thần
Phẩm Thánh: Địa Thánh - Nhơn Thánh - Thiên Thánh
Phẩm Tiên: Địa Tiên - Nhơn Tiên - Thiên Tiên (Phật Vị)
Lể Sanh ngang hàng với phẩm vị Thiên Thần trong
Bát Quái Đài. Trên Lể Sanh là cấp bậc Giáo Hữu thì được đối phẩm Địa Thánh, là
Chức Sắc Hữu hình Cửu Trùng Đài (cấp bực thấp nhất trong hàng chức sắc hữu
hình từ Giáo Hữu đến Chánh Phối Sư trong Cửu Trùng Đài).
d. Chức Sắc
Trong Hiệp Thiên Đài
Năm 1935,
Đức Lý Giáo Tông dạy: “chức sắc Hiệp Thiên Đài để Hiệp Thiên Đài định vị”. Do
đó, Đức Hộ Pháp cầu hỏi Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn. Đêm 16.2.Ất Hợi (20.3.1935),
Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng cơ góp ý cùng Đức Hộ Pháp, lập ra bảy (7) phẩm
Chức sắc dưới Thập Nhị Thời Quân, để giúp cho chư vị Thời Quân hành quyền Tư
Pháp. Bảy (7) phẩm đó là:
1 - Tiếp Dẫn
Đạo Nhơn 2 - Chưởng Ấn 3 - Cải Trạng 4 - Giám Đạo
5 - Thừa Sử 6 - Truyền Trạng 7 - Sĩ Tải (chưa là chức sắc)
Chức phẩm từ
Truyền Trạng đến Tiếp Dẫn Đạo Nhơn là chức sắc hữu hình Hiệp Thiên Đài.
e . Chức Sắc
trong Hội Thánh Phước Thiện
Theo Đạo Nghị Định số 48/PT lập ngày 19 tháng
10 năm Mậu Dần (tức 10-12-1938), Cơ quan Phước Thiện được thành lập để lo về
việc xã hội, cứu khổ, là một trong 4 cơ quan của Đạo Cao Đài, trực thuộc Hiệp
Thiên Đài. Hội Thánh Phước Thiện gồm 12 phẩm từ dưới lên như sau:
1 - Minh Đức 2
- Tân Dân 3 - Thính Thiện 4 - Hành Thiện
5 - Giáo Thiện 6
- Chí Thiện 7 - Đạo Nhơn 8 - Chơn Nhơn
9 - Hiền Nhơn 10
- Thánh Nhơn 11- Tiên Tử 12 - Phật tử.
Các phẩm cấp này (gọi là Thập Nhị Đẳng Cấp)
được chia làm 2 bực:
- Bực từ Minh Đức tới Chơn Nhơn thì ở trong Cơ
quan Phước Thiện, lo về phước thiện, cứu khổ.
- Bực từ Hiền Nhơn trở lên thì qua Hiệp Thiên
Đài để bảo tồn chơn pháp.
- Bực từ Chí Thiện tới Thánh Nhơn là chức sắc
hữu hình Phước Thiện.
3 . Chức Sắc Hữu hình trong Ban Thế Đạo Đạo Tâm
a. Tổ Chức Bát Quái Đài (phần Vô Vi):
Bát Quái Đài là các Phẩm Thần, Thánh và Tiên từ
Địa Thần đến Thiên Tiên (tóm tắt bên trên)
b . Tổ Chức Hiệp Thiên Đài:
Như ghi bên trên, Hiệp Thiên Đài gồm có 3 chi:
Pháp, Đạo và Thế và Hội Đồng Bảo Quân (và Bộ Nhạc Lễ, xin đọc các tài liệu tham
khảo):
* Chi Pháp: chức sắc hữu hình Hiệp Thiên
Đài từ Truyền Trạng đến Tiếp Dẫn Đạo Nhơn
* Chi Đạo: chức sắc hữu hình Phước Thiện
từ Chí Thiện đến Thánh Nhơn
* Chi Thế: chức sắc hữu hình Hiền Tài
đến Phu Tử (là BTĐ trong Tịch Đạo Thanh Hương).
* Cơ Quan Đặc Biệt: Hội Đồng Bảo Quân
gồm Thập Nhị Bảo Quân, Hộ Đàn Pháp Quân, Hữu Phan Quân và Tả Phan Quân.
Các vị Bảo Quân trong Thập Nhị Bảo Quân làm phụ
tá cho các vị Thời Quân trong Thập Nhị Thời Quân, Hiệp Thiên Đài.
Hội Đồng Bảo Quân gồm 12 chức phẩm và được Hội
Thánh ban hành đạo lịnh đối phẩm với Phối Sư bên Cửu Trùng Đài:
- Bảo Sanh Quân - Bảo Cô Quân -
Bảo Văn Pháp Quân - Bảo Học
Quân
- Bảo Y Quân -
Bảo Huyền Linh Quân - Bảo Thiên
Văn Quân - Bảo Địa Lý Quân
- Bảo Sĩ Quân -
Bảo Nông Quân - Bảo
Công Quân - Bảo Thương
Quân
c . Tổ Chức Cửu Trùng Đài:
Các vị chức sắc hữu hình gồm: Chánh Phối Sư,
Phối Sư, Giáo Sư và Giáo Hữu.
4 . Bản đối phẩm các chức sắc “hữu hình” trong Ban Thế Đạo Đạo Tâm.
Đối phẩm của các chức sắc “hữu hình” trong Ban
Thế Đạo Đạo Tâm: Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và các Cơ Quan Đặc
Biệt được tóm tắt trong Bảng Tóm Lược sau đây:
Trong Tịch Đạo Thanh
Hương, Hội Thánh Phước Thiện là do Hội Thánh Hiệp Thiên Đài biến thể và trực
thuộc Chi Đạo, cũng như Bộ Pháp Chánh do Chi Pháp của Hiệp Thiên Đài biến thể
và Ban Thế Đạo do Chi Thế Hiêp Thiên Đài tạo nên hình tướng.
Các
phẩm tước chức sắc hữu hình chỉ là những nghi thức đối phẩm với các Đấng Thiêng
Liêng trong thế giới vô hình, nó đòi hỏi người thọ nhận phải làm tròn thiên
chức của mình, khi chết linh hồn mới xứng đáng được gọi là Thần, Thánh, Tiên,
Phật. Vì vậy phẩm tước hữu hình chỉ là giả tạm và trạng thái sống thực của Chơn
Thần có tinh tấn hay không mới là yếu tố quyết định giá trị của hai tiếng đối
phẩm. Trong tổ chức Ban Thế Đạo (Đạo Tâm) chức sắc hữu hình trong Hiệp Thiên
Đài, Cửu Trùng Đài, Phước Thiện, và các cơ quan khác là các phẩm Thần, Thánh và
Tiên từ Địa Thần đến Thiên Tiên trong trong Cửu Phẩm Thần Tiên, Bát Quái Đài.
V .
Nhân Tài và Chức Sắc Nhập Cuộc Hoạt Động Với Ban Thế Đạo
Ban Thế Đạo được
thành lập bởi Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông. Hai Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp
là Quyền Chí Tôn tại Thế hay Quyền Chí Linh. Như vậy thể theo Thiên ý thì Ban
Thế Đạo được gián tiếp thành lập bởi Đức Chí Tôn.
Sự thành lập Ban Thế
Đạo, thuộc chi Thế Hiệp Thiên Đài, không chỉ nhằm mục đích tuyển chọn nhân tài
vào Đạo mà là sự “huyền diệu, vô hình”
ở cái “thánh ý, thiêng liêng, huyền bí,
trong tinh thần chuyển Đời giúp Đạo” và phát huy nền Đại Đạo ở khắp hoàn
cầu và trong mọi hoàn cảnh trong cơ chuyển thế đầy thử thách.
Ngày 5 tháng 7 năm
1978, Ngài Bảo Đạo, Q. Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh, ban Thánh
Lịnh thông báo là Đạo Cao Đài đi vào Tịch Đạo Đạo Tâm. Trong Tịch Đạo Đạo Tâm,
Ban Thế Đạo là Đạo Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm tổ chức Lưỡng Đài: Hiệp
Thiên Đài và Cửu Trùng Đài, đã được Đức Chí Tôn và Đức Diêu Trí Kim Mẫu ngầm
chỉ dạy.
Hữu
hình và Vô Vi cho chúng ta thấy rõ vai trò rất là quan trọng của Ban Thế Đạo
Hải Ngoại trong Tịch Đạo Đạo Tâm. Các vị Hiền Tài, ở khắp nơi trên thế
giới, sẽ phải làm gì để phát triển Đạo của Đức Chí Tôn?. Tại sao không nhập
cuộc với Ban Thế Đạo Hải Ngoại và đem nhân tài vào phát triển Đạo với
nhiều trách nhiệm cao quí hơn?. Trong vài năm nữa, đa số các vị Hiền Tài niên
trưởng (Khóa 1 đến 5) sẽ phải ra đi, thì thế hệ sau nầy còn lại ai? Ban Thế
Đạo Hải Ngoại sẽ đi về đâu?
Thánh
Giáo Đức Chí Tôn đã tiên đoán từ lúc lập Đạo: Cao Đài không chỉ mở ra tại nước
Việt Nam nhỏ bé mà sau này sẽ truyền bá giáo lý Cao Đài ra khắp năm châu để cứu
rổi nhân loại và tạo sự hòa đồng bác ái cho cả nhơn loại.
Ban
Thế Đạo Hải Ngoại theo Luật Thương Yêu của Đức Chí Tôn, với rộng tầm tay đến
với tất cả các vị chức sắc Ban Thế Đạo, ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong 5
Khóa niên trưởng và các khóa sau, thành tâm kêu gọi và kính
mời các vị chức sắc “Nhập Cuộc” giúp để cùng phát triển Đạo. Các vị
Hiền Tài niên trưởng nầy, hiểu nhiều về Đạo, nay có lẽ thời cơ đến, “Nhập
Cuộc” với Ban Thế Đạo Hải Ngoại để chúng ta cùng nhau phục vụ phát huy nền
Đại Đạo trong các vai trò mà các vị có thể hoạt động phù họp với khả năng, trên
khắp hoàn cầu..
Ban Thế Đạo Hải Ngoại
cũng xin chân thành kính mời các vị Hiền Tài, các nhà trí thức, đồng Đạo hiểu
nhiều về Đạo còn đang lưỡng lự, đặc biệt nhất là các “nhân tài” thế hệ trẻ, tốt
nghiệp từ các đại hoc ở Hoa Kỳ, Âu Châu và các quốc gia khác, thông thạo ngoại
ngữ như Anh ngữ, Pháp ngữ nếu có thiện ý giúp Đạo và hoàn cảnh cho phép, thời
cơ đến nhân cơ hội “Nhập Cuộc” hoạt động với các chức sắc trong Ban
Thế Đạo Hải Ngoại để cùng nhau đồng hành phát huy nền Đại Đạo trên toàn cầu
đến Thất Ức Niên.
Các vị Hiền Tài, trí
thức tùy khả năng có thể hoạt động trong cơ quan khác nhau của Ban Thế Đạo Hải
Ngoại như: Khảo Cứu Vụ (Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo, Viện Phát Triển, Viện Đạo Sử,
etc.), Cơ Quan Phước Thiện, Cơ Quan Truyền Giáo, Viện Đại Học, trong tương lai
Hàn Lâm Viện, chuyển dịch tài liệu sang ngoại ngữ, v.v.v.. Trong sự tiếp tục
phát triển các tập san Đại Đạo, xin chân thành thỉnh mời các vị học giả, Hiền
Tài, và đặc biệt nhất là các “nhân tài trẻ”, thông thạo Anh ngữ, “Nhập
Cuộc” hợp tác với Ban Thế Đạo Hải Ngoại, để cùng nhau biên các
bài viết cho các tập san, các sách báo, Cao Đài Tự Điển (Anh ngữ), v.v.v… cho
ngày càng phong phú hơn.
Đức
Chí Tôn: " Thầy dặn các con: nếu kẻ không tu, làm đủ phận người, công
bình, chánh trực, khi hồn xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà
luân hồi lại nữa thì biết chừng nào đặng hội hiệp cùng Thầy? Nên Thầy cho một
quyền rộng rãi cho cả nhơn loại Càn Khôn Thế Giái, nếu biết ngộ kiếp một đời
tu, đủ trở về cùng Thầy đặng; mà... hại thay!... mắt Thầy chưa đặng hữu hạnh
hoan lạc, thấy đặng kẻ ấy."
Đức Chí Tôn đã dạy: “Khai
thiên địa vốn Thầy, sanh Tiên, Phật cũng Thầy, Thầy đã nói một chơn thần mà
biến ra càn khôn thế giới và cả nhơn loại. Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.
“Các con là chư Phật, chư Phật là các con.“Có Thầy mới có các con, có các con
rồi mới có chư Thần Thánh Tiên Phật”.
Các
phẩm tước chức sắc hữu hình chỉ là những nghi thức đối phẩm với các Đấng Thiêng
Liêng trong thế giới vô hình, nó đòi hỏi người thọ nhận phải làm tròn thiên
chức của mình, khi chết linh hồn mới xứng đáng được gọi là Thần, Thánh, Tiên,
Phật Thánh giáo của Đức Chí Tôn khuyên con cái Đức Ngài gắng công phổ độ
chúng sanh cho tròn nhiệm vụ của Thầy giao phó”, chúng ta suy ngẫm những lời
dạy nầy: “.... Các con đã chịu một trách nhậm nơi mình, nếu Thầy chẳng để
cho các con học tập, mà lập nên địa vị mình trước mặt chúng sanh cho xứng đáng,
thì Ðạo cũng chưa ra vẻ Ðạo. Vì vậy mà Thầy chịu ép lòng để cho các con hằng
nhớ rằng: Chẳng giờ phút nào Thầy xa các con hết. Nghe à! "
Chúng ta tiếp tục cầu
xin Đức Chí Tôn, Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Đức Lý Giáo Tông, Đức Hộ Pháp và các Đấng
Thiêng Liêng ban hồng ân và hướng dẫn tất cả các chức sắc trong Ban Thế Đạo,
các nhân tài “Nhập Cuộc” làm tròn nhiệm vụ mà các Đấng Thiêng Liêng đã
giao phó. Như Đức Chí Tôn nói “hay là Thầy còn hạ mình cho các
con cao hơn nữa”. Quả là vậy, Đức Chí Tôn đã hạ mình, lập Ban Thế
Đạo để cho con cái Thầy lo lập công, bồi Đức, tu thân theo con đường Thiên Nhân
Hiệp Nhất, Thế Đạo đến Thiên Đạo để “trở về” cùng Thầy.
VI .
Tài Liệu Tham Khảo:
1 . “Đạo Tâm - Tịch Đạo - Chơn Pháp Đạo Tâm”,
QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, (2017).
2 - “Đại Đạo Cao Đài và Nền Văn Minh Nhân Loại
Ban Thế Đạo Hải Ngoại Nhập Cuộc” (Version 1), QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình
(2017) và “Đạo Cao Đài và Nền Văn Minh
Thế Giới Ban Thế Đạo Hải Ngoại Nhập Cuộc” (Version 2), QS Tiến Sĩ Nguyễn
Thanh Bình (2019).
3 - “Vai Trò Ban Thế Đạo Trong Tịch Đạo Đạo Tâm”,
QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2019).
4 - “Suy Luận về Tinh Thần “Bát Đạo Nghị Định”
qua Chơn Pháp Đạo Tâm – Con Đường Qui Tâm Của Tín Đồ Cao Đài”, Quốc Sĩ Tiến
Sĩ Nguyễn Thanh Bình, (viết gần xong).
5 - “Cấp Bậc Hệ Thống Dionysius, Bát Quái Đài,
Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng và các Cơ Quan Đặc Biệt”, QS TS Nguyễn Thanh
Bình, (sắp phát hành).
Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình
Ban Thế Đạo Hải Ngoại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét