Bá Nhựt Trúc Cơ & Hàm Dưỡng (Nguyệt Thanh Cung)


T ý-Thời, đêm 22, tháng 6, năm Kỷ-Sửu (1949).
THI:
Thủy hỏa cộng hiệp đắc trường tồn,
Doãn khẩu tương giao ý-vị ngôn,
Thổ phúc liên hoa vô dụng tận,
Thả hành thị sự kiến Huy-tôn.
 Chiết tự: HỒNG-QUÂN ĐẠO-TỔ. Đại-Tôn
chào các trò đệ-tử lưỡng phái.
Đại-Tôn hoan hỉ; các tử-đệ tọa thoàn, nghe Đại-Tôn dạy đây (về Bá-nhựt trúc-cơ và hàm-dưỡng)
THI:
ĐẠO-đời hai lẽ khác nhau xa,
CAO-Đại Chí-Tôn dụng chữ hòa.
ĐÀI huệ quang-minh thông Vũ-Trụ,
CHUYỂN xây Cơ-Pháp tránh trần-sa.
THẦN an định-tịnh thăng Thiên-cảnh,
TIÊN diệu linh-tâm hội Phật-Đà,
PHỤC thỉ hồi-đầu, vô tướng-pháp,
HƯỜN qui bát-nhứt hóa Liên-Hoa.

HỰU:
Hồi-quang nội-chiếu, thấy huyền-thâm,
Thâm-diệu, diệu-thâm chẳng lạc lầm.
Tâm-tức tương hòa, tâm hóa tức,
Tức-tâm, tâm-tức định NAM-CHÂM.

HỰU:
Bước đầu: Tịnh-Tọa lắm gay-go,
Ráng chí giồi trau, đáng phận trò,
Nhiều bữa, nhiều ngày, xem thấy lạ;
Tịnh đừng: Tịnh giả, ý còn lo.
Động-tâm khó nỗi thâu dương-khí,
Tư-tưởng xịu-xằng, phải phát Ho,
Ho rồi, Dương xuất, Âm vào phế,
Khó nỗi thành Đơn, gắng chí mò !.

HỰU:
Thực mễ vô-căn, hóa khí đằng,
Dụng chi phàm-mễ, gọi là ăn?
Ăn hoài chẳng chết, nên là bổ,
Chánh-Khí Tiên-Thiên, tạng-phủ bằng.

THI-BÀI:
Tạng-phủ bằng, tỳ-teo mới dễ,
Tịnh tinh-thần, cải chế phách tan,
Đó là tính tịnh Thiên ban,
Trò ôi: Khá rõ, Khí hoàn Đạo-Tâm. .1

Có Đạo-Tâm, mới tầm Hạo-Khí,
Mất Đạo-Tâm, chánh-kỷ khó nhiều,
Nhơn-tâm: rất khó tán tiêu,
Vì chưng vọng-Ý, tại nhiều mễ-căn !. .2

Về Mộc-Dục: áp Âm, Dương tựu,
Là tồn-vô, diệu-hữu huân-chưng,
Trúc-Cơ: Bá-Nhựt Dương thuần,
Linh-căn Đại-Tịnh, Khí-Thần hư-vô! .3

Dụng Hậu-Thiên, hấp-hô Võ-Hỏa,
Thâu liễm vào Đạo-cả Chơn-Ngươn,
Bao-la: thân-nội cư hườn,
Thánh-thai tự kết, Chơn-Nhơn tâm thành !. .4

Có Chơn-Nhơn chứa sanh Diên-Hống,
Khí đủ đầy Dương thống bảo-tồn,
Tài-bồi xác thịt, thân ôn,
Nhẹ nhàng thân-thể, vong-tồn do tha. .5

Vô vọng-niệm, đó là chánh-nghĩa,
Khí Thần hầu, diệu-hữu dụng thâu,
Hư-Vô tịnh, dứt thúc câu,
Bá-Nhựt, Thái-Cực Linh-Châu đủ đầy. .6

Đãi Thái-Cực tự xây độ-số,
Tam-Bá Châu-Thiên độ hỏa-hầu,
Thánh-Thai qui tựu Linh-Châu,
Hiện tường ấn chứng, Đạo-mầu khí mô. .7

Đây là phép: tồn-vô thủ hữu,
Mới kết thành: diệu hữu Thánh-Thai,
Khí-Thần tương hựu hiệp-hoài,
Tương-quan, tương ứng, giồi mài Ý-chơn. .8

Chơn-Ý định điều ơn giả-ý,
Vọng-tình đều phải hủy diệt căn,
Đại-định, Chơn-Ý phi đằng,
Lấy ai chủ-sử, bảo hằng trợ tâm? .9

Thì hơ-hỏng, cờ cầm thoàn định,
Uổng công-phanh, chưa chính định-tâm,
Học theo: Hành-Giả huyền-thâm,
Ngộ-Không ắt gặp Chơn-Tâm Đạo-huyền. .10

Về thập-ngoạt, tam-niên nhũ bộ,
Hàm-dưỡng-thai, đổi-số trập-tàng,
Chơn-thần, huyền pháp bảo-an;
Khí-thai đã kết, còn sang Chơn-Thần. .11

Dụng Võ-Hỏa, huân-chưng Mộc-Dục,
Cho Thần xung ấm-áp thêm xinh,
Lực-lượng: sanh điển Đạo-Huỳnh,
Thần-Quang mãnh-lực, lộ hình lạ thay ! .12

Thêm ánh-sáng, là hoài diệu-hữu,
Là Ngũ-sanh, Mồ-Thổ hiệp thành,
Kỷ-Thổ: nhị-ngũ tá danh,
Đao-Khuê hiệp-nhứt, Thập-Thành phối giao. .13

Về dụng-thể, ngoài hào gom-góp,
Là Vô-Vi, thanh-pháp biểu-dương,
Đem vào Chủ-sử dẫn đường,
Siêu-hình Thượng-Học, tinh tường lớp-lang. .14

Mà thanh-tịnh, tầm phang khẩu-khuyết,
Khỏi sai lầm, mài-miệt công-phu.
Chơn-Ngôn: chỉ rõ Trò tu,
Vạn-duyên đốn-tuyệt, tạc thù nội-công! .15

Đây là: dụng huyền-công bí-khuyết,
Rõ can-chi, thời-tiết, độ-hào,
Ấn chứng biến hóa ra sao,
Hành trụ, tọa, ngọa, phòng vào đơn-sai .16

Nếu đơn-sai phải hoài uổng phí,
Tâm-động sanh, là hủy Đạo-Chơn,
Pháp, tài, lữ, địa: trọng ơn.
Toàn bằng nội-ngoại, lưỡng tương hộ phò. .17

Khi đắc pháp: thì trò ấn chứng,
Huỳnh-Quang xuất, lộ ứng điển-thâm,
Ân-đường xung thấu Đạo-Tâm,
Mùi-cung chiếu-diệu, là mầm luyện-phanh! .18

Thượng-Tôn tiếp: Nhựt-sanh, Nguyệt-chuyển,
Sơ Tam, là Hào-cửu khắc sanh,
Sơ-cửu, tại Tý, thập, thành,
Can-Long, thập-nhứt-ngoạt, sanh; khởi hành. .19

Tại Huyền-công, Đạo danh: “Bá-Nhựt
Trúc-Cơ”, hành, dưỡng-dục linh-căn.
Khởi sự: tập-quán chuẩn-thằng,
HƯ-VÔ-Đại-Định, liễm hằng khí-ngươn. .20

Vận nội-công, Chơn-Nhơn sẽ đắc,
Tại Hà-Đồ, qui-tắc sanh Dương
Vi-sơ: pháy pháy, hiện tường,
Âm-cực bất-mãn, sanh-dương dẫn đường! .21

Bắt đầu khởi: Nhứt-Dương Sơ-động,
Do âm-tịnh, mới phóng Dương-sanh,
Nho-Gia: “Phương-Thảo-Quí” hành,
Lạc-thơ: “Phục-Đoạn”; Cao-danh: “Hà-Đồ”, .22

Địa-lôi-phục, phục tô linh-chưởng,
Đoạn lục-âm, động biến tối cao,
Nhứt-Dương sơ-sanh: độ hào,
Bát-cung cửu-nhị, Sửu đào: Kiến-Long. .23

Thể qui dược-hồ: công “huyền-võ”,
Đem thuốc vào lò: rọ “huyền-quang”,
Vận-khí, cư-trụ an-nhàn,
Luyện-đơn nấu thuốc, lập đàng Khí-Thai. .24

Tại Hà-Đồ, Thủy-khai sanh Mộc,
Thận hóa Can, lừa-lọc Đạo-Tâm,
Thủy khắc Hỏa, Thận khắc Tâm,
Tịch-dương, thập-ngũ, cửu-tam, Tỵ thời. .25

Càn hãm Khôn, chiều mơi, tấn bộ,
Là Tam-Dương vi-số Thượng-Huyền,
Đó là đúng lượng Hống-Diên,
Tam-thiên độ-số Châu-thiên Cực-đồ. .26

Xuất Bạch-Quang, hữu-vô diệu dụng,
Sang Huỳnh-Hà, cho trúng Côn-Lôn,
Hậu-bối, Đốc-Mạch điều ôn,
Huỳnh-Đình phục-thực, nuốt Đơn Trùng lầu. .27

Tại Hà-Đồ, lý mầu sanh dưỡng,
Thổ sanh Kim, trưng-tượng tiên-cơ,
Mộc khắc Thổ, tại Lạc-Thơ,
Ngọ ngoạt, thập-bát, cửu-tư, Hạ-Huyền. .28

Nơi Huyền-công, Đào viên phanh luyện,
Tại Hà-Đồ, Hỏa biến Thổ sanh,
Tâm thông Dương, Tý qui hành,
Lạc-Thơ Kim khắc Mộc danh Phế-Đoài. .29

Phế diệt Can, Cao-Đài Tân-Pháp,
Nhị-thập-tam, cửu-bát, Phi-Long,
Âm trung Dương, tại Huyền-Công,
Hà-Đồ biến thước, Kiến-Long tại Điền. .30

Thổ sanh Kim, Tỳ yên bổ Phế,
Thổ khắc Thổ, cải chế Lạc-Thơ,
Tỳ khắc Vị, Đoạn hồi Sơ,
Tam-thập, Thượng-Cửu, là nhờ Can-Long. .31

Thập-ngoạt, Hợi, Chủ-Ông là đó,
Tý tuyết-mãn, tại Ngọ Huyền-Công,
Khôn tùy Càn, tiên thủ không,
Dương sanh Âm cực, Huyền Công mà hành. .32

Tinh hóa Khí, mà phanh thể luyện,
Khí hóa Thần, mà chuyển CAO-MINH,
Thủy sanh Kim, Thận hóa Tinh,
Lạc-Thơ chuyển biến, Hỏa-Tình khắc Kim. .33

Thận khắc Tâm, âm-tinh tận tuyệt,
Dương Hàn hãm, âm-huyết tán tiêu,
Tương sanh, tương khắc qui điều,
Nội-Công Đại-Đạo, phục-triều Linh-Nguyên .34

Đây Y-Bát Chơn-Truyền thoàn-huệ,
Là Thủy-Hỏa ký-tế Cao ban,
Kim-Mộc hiệp nhứt: huy-hoàng,
Thủy mà khắc Hỏa, rọi đàng phanh-tu. .35

Đó là PHẬT-TÔN dạy về bá-nhựt trúc-cơ, thập-ngoạt hoài-thai và tam-niên nhũ-bộ, khá ráng  lập-tâm mà kiếm hiểu.

THI:
Trường-sanh trò hiểu sẽ gần Thiên,
Tịnh-tọa hằng ngày gặp Thánh-Tiên,
Đốt lửa xông trầm lò ấm áp,
Đem về nấu thuốc giữa đơn-điền.
Bao nhiêu tục-lụy đều tiêu-tán,
Chẳng chuộng phong-trần của nghiệp-duyên.
Lập-đảnh cho xong ngồi quán-tưởng,
An-lư sung sướng nếm mùi-thiền.

HỰU:
Mùi-thiền tâm-niệm tốn nhiều công,
Lưng-thẳng, đầu nghiêng, lòng hỡi lòng.
Nhắm mắt soi vào nơi yển-nguyệt,
Vần-lân hô-hấp trợ tàn-đồng.
Lưỡi hơi cong ngược ngăn cam-lộ
Đặt diện cho ngay ấn ở trong.
Chạy đến hai kiều: thượng hạ thước,
Đem về chỗ cũ khà nằm không.

HỰU:
Nằm không xuân, hạ đến đông, thu,
Chơn bước tay khua lướt hóa cù.
Phải định, phải rành, hồn mới thoát,
Phải siêng, phải học, phải công-phu.
Phải nghe lời dạy, đừng gieo đảng,
Yểu-tử thác oan, hết dựa mù.
Bí-khuyết ban-truyền, đời khá-chuộng,
Chơn-ngôn diệu-lý, rán tầm tu . tu
Liên Thanh Sưu Tập.

THỂ ĐẠI DƯỢC THIÊN CƠ: QUÁ QUAN PHỤC THỰC
Tý thời, đêm 15 tháng 4 năm Giáp Dần - Đại Đạo 48 (06.5.1974).

THI
QUAN cố u huyền tại bổn tâm,
ÂM truyền dẫn nhập ẩn cơ thâm.
BỒ đài Phật Tử chân nhân xuất,
TÁT hiệp Thiên trình dương phụ âm.
Bần Đạo chào chư phận sự và miễn lễ, an tọa.

Hôm nay tiếp dạy đề tài: "Thể đại dược" tức là "Quá Quan Phục Thực".
Thiên cơ bí diệu, Chư Hiền nên thận trọng, nếu tiết lộ sai lầm ắt phạm Thiên điều khiển trách.
Đại dược có nhiều tên gọi: Chân Chủng Tử, Thánh Thai, Xá Lợi... là một chân bửu vật, sơ chứng sau thời Bá Nhựt Trúc Cơ.
Vì Chơn Dương Khí nội động nội sanh nơi khí huyệt chẳng xuất nên gọi Chơn duyên nội dược hay Kim đơn đại dược.
Thể đại dược cần phải nhập định. Cái hỏa hô hấp tự nhiên xoay vần bên trong, không trước ý đến mà chỉ dùng cái công song mâu quang. Ban ngày dùng cái sáng của song mâu chuyên nhìn soi vào Đơn Điền, vào Thánh Thai chẳng gián đoạn. Ban đêm dùng cái sáng của song mâu giữ cầm chẳng trể thì Đại dược tự viên thành, tự xuất lư nên gọi Cơ tại mục dã (cái máy nhiệm ở hai con mắt).
Thánh Thai có đặc tính thượng xung nên khi được hình thành có sự chuyển động thông hượt tự hướng thẳng lên tâm vị. Nhưng tâm vị không phải là nơi tạm trú của Chân Chủng Tử, nên phải trở về vị trí cũ rồi tìm con đường khác mà đi.
Bởi vậy tu sĩ phải chuẩn bị trước hai mộc tọa yểm Cốc đạo và Tỷ khiếu, là hai nơi mà Chân Chủng Tử thường bị thoát lậu. Lại còn phải đóng chặt các của ải quan để hỗ trợ cho pháp "Quá quan" viên mãn.
- Dùng tọa cụ lót trụ Cốc Đạo cho thận căn vô lậu.
- Tai, mắt đều quy trung, tức soi chiếu và lắng nghe vào trong cho nhãn căn, nhĩ căn vô lậu.
- Miệng, răng ngậm kín, lưỡi chống ổ gà cho thiệt căn khỏi lậu.
- Một niệm chẳng sanh, một ý chẳng động cho ý căn chẳng lậu.
Như vậy sự chuẩn bị trong ngoài đã đủ.
Chân Chủng sau khi đã trở về Thần thất rồi theo đường dương quang mà ra. Nhưng cửa dương quang đã được đóng chặt, nên tự chuyển ra Tam Kỳ lộ mà ra Cốc đạo. Cốc đạo cũng đã có mộc tọa bít kín nên xung qua Vỹ Lư quan.
Vỹ Lư quan nếu còn bị Tỷ bít, Chân Chủng liền hạ bôn Cốc đạo trở lại mà xuất ngoại.
Cốc đạo nhờ có yểm bế nghiêm mật nên trở lên lại ải Vỹ Lư và bất động.
Lúc bấy giờ nếu dùng Chân ý mà đạo dẫn liền, tức có sự tác hại là bị hỏa bức, khó qua ải quan. Cho nên phải dùng Chánh công để thiện dẫn. Tức là vừa thấy Chân Chủng Tử bị trở bất động, Tu sĩ lúc bấy giờ một ý chẳng sanh, ngưng thần bất động, chờ cho Chân chủng động mới nhập Chơn ý vào, nhè nhẹ dẫn qua Vỹ Lư theo Đốc mạch, đi lên qua lần ba ải: Vỹ Lư, Giáp Tích, Ngọc Chẩm, gọi là "quá quan".
Nếu ải Giáp Tích chưa thông như hiện tượng trước, cũng dùng Chánh công mà thiện dẫn. Ngọc Chẩm quan cũng vậy.
Chân Chủng Tử khi về đến Thiên Môn rồi xuống Ấn Đường. Nếu Ấn Đường chưa thông mà Thượng thước kiều, không yểm bế trước tức bị ngoại lậu.
Chân Chủng Tử qua được ải Ấn Đường xem như pháp công phu "quá quan" gần viên mãn.
Qua Ấn Đường hạ qua Thập nhị Trùng lầu và Phục thực về Trung đơn điền để thực hiện công phu Thuần dương hóa Thánh Thai. Qua mười tháng dùng Tiên Thiên Chân Khí để nuôi dưỡng.
Lúc bấy giờ Trung và Hạ điền hiệp một thành một hư cảnh thì mười tháng dưỡng thai mới vẹn toàn.
Khi đã Phục thực được Chân Chủng Tử, ba quan, chín khiếu đều khai thông, nên từ đấy về sau Chân Chủng Tử tự nhiên chuyển động lên xuống, xoay vần theo đường cũ đã đi qua.
Nuôi nấng do hai Khí nơi hư cảnh của nhị điền bồi dưỡng cho Nguơn Thần. Lúc này chẳng nương ý theo tướng Hỏa mà là cái Văn hỏa chẳng có chẳng không của Đại Châu Thiên, như trong cơ nhập định nuôi Thánh Thai vậy.
Nghiệm cảnh theo 10 tháng nơi Quan Khiếu:
Từ lúc sơ nhập định đến 3 tháng nơi hư cảnh tê luân hơi máy động nhẹ.
Giữ định đến 4-5 tháng thì hai Khí nương cơ tịch chiếu của Nguơn Thần mà sự uống ăn cũng không còn.
Nguơn Thần nhơn hai Khí bồi dưỡng nên được dương minh bất muội mà đắc chứng Chân Không.
Lúc này hai Khí đều định, thực tịnh đã dứt, chỉ còn có một cơ tịch chiếu của Nguyên Thần và làm chủ Tiên Thai.
Giữ tịnh được 7 tháng tức hôn trầm cùng ma ngủ toàn vô.
Chủ tịnh được 8-9 tháng tịch chiếu đã lâu nên trăm mạch đều trụ.
Đến 10 tháng thì đã Thuần Dương, Thần quy Đại Định.
Định thì sanh Huệ, tự có hiệu nghiệm Lục Thông.
Lục Thông: là Lậu Tận thông (phần sơ chứng), Thiên Nhãn thông, Thiên Nhĩ thông, Túc Mạng thông, Tha Tâm thông, Thần Cảnh thông.
Trong Lục thông có Thần Cảnh thông là dụng sự của Thức thần. Nếu tâm không sáng suốt bảo trì, sẽ bị Thức thần chuyển dụng từ chổ năng tu năng chứng mà hoan hỷ theo cơ đắc diệu: mừng, vui, nói phúc, nói họa, nói quá khứ, vị lai... tâm trở lại động là rước họa vào mình. Duy chỉ có Huệ mà cũng chẳng dùng mới chuyển Thức thành Trí, mới trọn chứng thành Chánh quả.
THI
Thuần chơn nhập định thể dương minh,
Tịch chiếu Đạo Thai thoát hóa sinh.
Chuyển hướng Thiên môn ly khổ hải,
Đơn thành dẫn hiệp ý khinh khinh.

THI
Khinh khinh vì ý dẫn Đơn hành,
Xung xuất u đồ thoát tử sanh.
Cửu Khiếu, Tam Quan thăng thượng đạt,
Di Lư hoán Đãnh phục Nguyên hanh.

THI
Thập ngoại thai viên nội ngoại minh,
Hôn trầm niệm động tuyệt vô sinh.
Thuần dương chiếu hiện Thần chân định,
Hư bạch thất trung thể diệu linh.
Bần Đạo ban ân chung.
Thăng...
                                      BÁ NHỰT TRÚC CƠ

 Khi luyện trúc cơ cần nhứt là thôi tưởng niệm.
 Khi nhập định thì lần lần phải bớt hơi thở. Ðó là công pháp. Lổ miệng và lổ mũi thì phải thở ra nhẹ nhẹ tự nhiên, chớ chẳng nên chú ý thở nhẹ, nếu chú ý, thì tâm ý lại lo thở nơi miệng, mũi, cho nên chơn khí chẳng định được. Hễ không định thì thuốc không hiệu nghiệm. Cho nên bế tức (không thở) mà cũng như không bế lại, tự nhiên hơi thở nó nhẹ nhẹ.

 Chữ trúc cơ là bồi đấp cái linh căn, nghĩa là đem tam bửu (tinh, khí, thần) thâu về nơi trong lư. Phản quang vô trong, chẳng cho nó chạy ra ngoài. Ấy là ngưng thần nhập khí huyệt. Lửa trong quẻ ly lần lần giáng xuống nơi quẻ khôn. Nghĩa là lửa trong tâm mình nó đi lần xuống nơi hạ đơn điền. Phúc nhiên, yểu minh đại định. Một mảy tư niệm chẳng lừng lên, một mảy hồng trần chẳng nhuốm. Ðịnh tại khảm vị (là hạ đơn điền). Như mất, như còn. Ngoài thì chẳng biết hình thể trời đất, nhơn ngã, trong thì không có dấu tích thân tâm chi hết. Làm được vậy, lần lần mới được an. An đây nghĩa là hòa. Ấy vậy, cái lý xung hòa đã đặng rồi. Công tu luyện đến đó, như đài cao 100 thước, mà bước được đến chót, mà vẫn còn phải lần lên nữa.

Hễ ở dưới đáy nồi, có hơi lửa nóng, thì hơi nước phải lừng lên, như nấu nước vậy. Ðó thiệt là hỏa bức kim hành.

Lại nói khi trúc cơ, ngoài thì lổ tai đừng cho nghe, con mắt đừng cho thấy, còn trong thì tâm đừng cho biết lo lường, chẳng biết đến, chẳng hay đến việc chi hết. Cái tâm phải cho trong sạch như khí thái hư vậy. Ðến đối tưởng cái thân của mình cũng như không có. Lúc đó thì yểu yểu, minh minh, hoảng hoảng hốt hốt, lâu lâu sẽ thấy những cảnh không tưởng mà thấy .

THỂ TIỂU DƯỢC LUẬN

Hễ thuốc chín thì thần của mình nó biết tự nhiên. Nếu thần không biết thì đã có lầm lỗi điều chi trong việc luyện thuốc đó rồi vậy.
Lúc tiểu dược sanh ra, thì hai con mắt có hào quang phóng ra, hai lổ tai có hơi gió thổi ù ù, đàng sau ót có động tiếng lớn, ở trong huyệt khí thì nóng cũng như nước sôi, cái khí nóng ra nơi đường dương quang, chạy vòng vòng lại nơi đơn điền, rồi đi thẳng đến vĩ lư. Lúc đó cái dạ dưới (bas-ventre) và hai cái bắp đùi nó làm như muốn đi. Phải dùng thần công mà giáng phục nó, đặng biện phân già non. Lấy thuốc mà nấu luyện, rồi vận một châu thiên, động rồi lại động thêm, tịnh rồi lại tịnh nữa, vận châu thiên rồi vận thêm nữa.
Nếu thuốc già quá thì khí tán, ắt kim đơn chẳng kiết, còn non quá khí ít, cũng không thành đơn đặng. Phải cho đừng già, đừng non. Khí nóng phải ấm ấm hoài, như hồi mới tắm vậy. Lúc đó không già quá, mà cũng không non quá, thiệt là lúc phải thời lấy thuốc mà vận hành, thì kiết kim đơn chẳng sai.Phàm khi nào tại trong đơn điền có chơn khí phát động,
thì phải luyện vận một châu thiên. Luyện thuốc mà chẳng vận một châu thiên thì lửa tắt chẳng đủ.
Lời xưa có nói: "Vận rồi cái máy hà sa, ngươi sẽ đi ngủ lại. Rồi mai sẽ làm y theo cái đó mà tiếp thiên căn. Luyện cho đến ngươn tinh chẳng động nữa, cái dâm căn (ngoại thận) thụt vô như đầu con rùa vậy, thì ngoại thận chắc thành rồi.
Phải thổi điều hậu thiên võ hỏa, mà giữ văn hỏa như cũ, đặng ôn dưỡng tịnh định mà đợi cho dương quang (lằn khí sáng) phát ra lần thứ hai nơi trước mặt, thổi khí ấy nó chạy đến cây cột cờ trước cửa ngõ (sóng mũi) thì kim đơn thành rồi vậy.
Ðây là nói sự nguy hiểm trong giờ công phu tu luyện.
Thuốc sanh ra mà chẳng biết thời, là chẳng biết già non, là nguy hiểm. Thể thu thái quá hay là bất cập cũng là nguy hiểm. Thể vận mất chừng đổi là nguy hiểm. Vận hành chẳng thấy trở lại chỗ ban đầu là nguy hiểm. Tấn dương hỏa chẳng biết chỗ tắt lửa, là nguy hiểm. Thổi ấm phù chẳng biết chỗ qui căn là nguy hiểm. Lửa đủ chẳng biết chỗ tắt là nguy hiểm. Nơi khí phải xoi mấy quang khiếu, mà xoi chẳng thiệt thông là nguy hiểm. Lúc quá quang phải tụ, mà lại tán là nguy hiểm.
Lúc quá quang chỗ thước kiều là nơi nguy hiểm. Lúc phục thực nơi huỳnh đình phải làm như hư không, nếu có trứ ý chi một mảy thì là nguy hiểm rất lớn. Chẳng mất dương thần đặng, thì là nguy hiểm. Lúc nhập định, xuất định cũng nguy hiểm lắm. Mà khi đạo thành rồi, biết đặng thiên biến vạn hóa, thì các sự nguy hiểm đều dứt hết.
Lúc vận hành châu thiên thì phải chủ nhơn ý nơi đơn điền. Phát ý cho gió tốn phong thổi động chuyển càn khôn. Lúc lấy thuốc phải dùng ý đặng giữ thuốc nơi đơn điền. Phải giữ cho thiệt cẩn thận, rồi mới nên vận chuyển.

THỂ DƯỢC QUI  LƯ LUẬN

Lấy thuốc mà đem vào lò, ấy là ngưng thần đem vào khí huyệt. Phải mượn hơi hít vô thở ra của khí hậu thiên mà tìm hô hấp (hơi thở) của chơn nhơn. Mỗi hơi thở đều qui căn, thì tự nhiên khí nó kêu, nó động, nó hít vô, nó thở ra, lại đi ngược trở về.Nói rằng thở ra,
thì khí về nơi khiếu, nên hơi khí thở trong cái ống tiêu khổng lồ ở trong mình ta (cái họng thở). Thường biết bởi cái khí ấy nó qui căn.
Nói rằng: Cái hơi thở đó nó sâu lắm. Khí hậu thiên hô hấp hay lưu luyến thần khí. Khí hậu thiên hít vô thở ra nhẹ nhẹ mà chẳng dứt, cứ đi về chỗ gốc nó chẳng khi nào thôi. Chơn khí đã đặng sức mạnh thần lực của khí, vậy thì khí đó tự nhiên trở về gốc nó.
Nói rằng: Phải dùng ý nhiệm mầu mà vận động hơi khí ở trong, đặng chiêu nhiếp cái khí động ấy cho nó qui căn. Lại nói: Hễ khí nó chạy nơi ngoài, thì thần cũng ở nơi ngoài. Còn thần trở về nơi gốc (qui căn) thì khí nó cũng trở về nơi cung. Thần mà trở lại nơi mình rồi, thì tự nhiên khí cũng trở về rồi.
Nói rằng: Lúc ấy tâm ý chẳng nên hôn trầm, tán loạn (tối tâm lộn xộn), phải chuyên tâm thành ý, một việc trần thế chi cũng đừng biết tới, một mảy chi việc nhơn dục không biết đến. Phải lo lấy thuốc mà đem về lò, rồi sau sẽ gói gấm gìn giữ thuốc ấy theo phép.

PHONG CỐ LUẬN

Khi đem thuốc vào lò rồi thì phải lo phong cố (niêm cất) chớ chẳng nên để nó chạy ra ngoài.
Phải ngưng thở khí tốn phong, ngưng thần nhập định. Liểu tâm liểu ý. Ðịnh tâm nơi không vị, đợi cho thuốc đúng (là không già, không non) đặng có phát ý mà khởi hỏa, vận hành châu thiên. Cái tâm và hơi thở phải nương nhau. Chẳng nên mau quá, mà cũng chẳng nên chậm quá. Phải giữ xung hòa mà vận hành cho đến cung càn. Khí âm, khí dương giao cấu với nhau rồi, thì lại trở xuống khôn cung mà qui căn, huân chưng, mà đợi khí dương sanh ra, ấy là vận châu thiên đặng giáp vòng rồi.Nói rằng: Lúc trúc cơ
đặng yểu minh là huyền diệu. Khí dương mới động lần thứ nhứt mà cái tâm mình nó biết, ấy là huyền diệu. Ðiều ngoại dược, phải ráng sức mà nấu luyện mới có huyền diệu. Lúc thuốc sanh ra ngưng thần mà chiêu nhiếp thuốc ấy là huyền diệu. Lúc phong cố bỏ dứt được các niệm tưởng không sanh, không diệt là huyền diệu. Dưỡng thai mà việc niệm tưởng không sanh, không diệt là huyền diệu. Thánh thai đã viên thành rồi, mà chẳng xuất thần là huyền diệu. Chiêu thần lên thượng đơn điền đặng ôn dưỡng, mà thần không xuất là huyền diệu. Ðiều thần , xuất xác mà cẩn thận chiếu cố được là huyền diệu. Diện bích mà tịch diệt đại định được ấy là huyền diệu.

THỦY NGUYÊN THANH CHƠN LUẬN

 Thủy là dược, nguyên là đơn điền. Thể dược thì phải tịnh, đặng đợi cho khí phát động thì dược yểu yểu minh minh mà đại định. Việc lo lường vọng tưởng một mảy chẳng biết đến, chẳng hay chẳng biết việc chi hết, một việc trần thế chi nhỏ mọn hết sức cũng không đến lòng. Khi ấy thủy động mới là thiệt chơn thủy. Dược miêu lấy hồi đó mới là chơn thanh dược miêu.

 Như vậy thì lúc tịnh định cho dược miêu sanh ra, nếu trong lòng còn lo lường việc chi, vọng tưởng điều gì, làm cho trần duyên tạp nhiễm, cho nên còn biết, còn thấy, còn nghe, thì thủy nguyên chẳng đặng thanh chơn, nếu lấy dược miêu ấy mà dùng thì không thành chơn đặng.

 Bởi dược miêu theo nơi nguồn trong mà phát sanh, nếu lấy dùng thứ đó mới thành đơn dược. Còn tại nơi trược nguyên (nguồn đục) mà sanh ra thì phải bỏ đi, không nên lấy mà dùng.

 Lại như dâm niệm phát sanh, thì không nên lấy thuốc lúc đó mà dùng. Hễ mà dùng thì chẳng thấy khỏi thành huyễn đơn, chớ chẳng thành chơn đơn bao giờ.

HƯỢT TÝ THỜI LUẬN

 Hượt tý thời có nhiều thế. Lúc trúc cơ trong mình có chơn khí rọ rạy là lúc hượt tý thời. Hồi dương khí động lần đầu tiên, sanh chơn chưởng là hượt tý thời. Khi ngươn tinh ra quang khiếu là hượt tý thời. Tiểu dược sản sanh là hượt tý thời. Dược khí nó chạy ra ngoài lúc hành động là hượt tý thời. Khí nóng ấm ấm là hượt tý thời. Chơn khí lên xuống là hượt tý thời. Ðơn dược phóng hào quang chói rỡ là lúc hượt tý thời.

 Hễ hào quang phóng ra 3 lần thì phải lấy thuốc, mà khi đại dược phát sanh là hượt tý thời. Khi đại dược quá quang hành động là hượt tý thời. Chơn khí chẳng chuyển mà tự nhiên động là lúc hượt tý thời. Khi thánh thai đầy đủ, có hiện ra như bông tuyết phiêu phiêu phưởng phưởng là lúc hượt tý thời. Ðiều thần ra khỏi xác cũng là lúc hượt tý thời.

 Nói rằng: huyền quang cũng là hượt tý thời. Mỗi món công phu chi chi có huyền diệu, cơ quan đều là hượt tý thời. Người tu luyện km đơn mà chẳng rõ hượt tý thời thì chung cuộc khó luyện nên đơn dược đặng.

 Lại nói rằng: Ði, đứng, nằm, ngồi mà khi không ngoại thận cử động là lúc hượt tý thời.

 Ðức Lữ Tổ nói: Ngoại thận cử động thì phải ra công luyện vận, còn người thận tịnh thì nghỉ. Hễ ngoạ thận mới động, tức khắc phải chế phục nó, như động nhiều thì phải ráng hết sức mà nấu luyện. Hượt tý thời cũng là tên riêng của huyền quang. Hễ huyền quang thấu lộ, bất kỳ động hay tịnh, lúc đó đều là hượt tý thời.

 Hượt tý thời chẳng phải dễ tìm được. Phải có người truyền chơn quyết mới biết đặng. Kẻ hậu học phải thành tâm mà đợi đến lúc hư cực tịnh đốc, thì tự nhiên huyền quang thấu lộ (có hình dạng lố ra).

LƯ ÐẢNH LUẬN

Lư đảnh là thần khí. Khi ngưng thần cho nó vào trong khí huyệt: Lúc đó thần là đảnh, khí là lư. Khi thuốc sanh là đảnh, đơnđiền là lư. Lúc lấy thuốc đem vô lò, khí là đảnh, thần là lư. Lúc vận khí đặng thể thủ, thần là đảnh, khí là lư. Khi vận khí lêncàn cung (trên đầu), càn là đảnh, khôn là lư. Lúc giáng hạ qui căn, ly là đảnh, khảm là lư. Khi vận đại châu thiên, khí là đảnh, thần là lư. Lúc tam niên nhũ bộ, thần xuất nhập, khí là đảnh, thần là lư. Nói tóm lại, hễ ở trong hay là ở trên thì là (đảnhchảo), còn ở dưới hay ở ngoài là lò. Dù có ngàn thí muôn dụ đi nữa, cũng là thần khí mà thôi, chớ không có chi khác hơn nữa.
Muốn tu luyện kim đơn, trước hết phải lo lập tam điền là:

1 . Hạ đơn điền: là chỗ luyện bá nhựt trúc cơ thành đơn
2 . Trung đơn điền: là chỗ dưỡng thai trong 10 tháng (thập ngoạt hoài thai)
3 . Thượng đơn điền: là chỗ tam niên nhũ bộ, xuất thần tại nơi đó
4 . Mạch nhâm, mạch đốc là hai đường của thần khí qua lại, lên xuống.

TIỂU CHÂU THIÊN QUỐC ÂM CA DIỂN

Muốn học cho đặng thành Tiên, thành Phật không có chi khác hơn là luyện sao cho được mờ mờ mịt mịt, cho đặng dươngthần gom lại, mà vào trong huyệt khí, thì thành Tiên, Thánh, Phật được.Muôn việc chi dính dấp với đời đừng biết tới, thì chẳng có một mảy niệm tưởng chi sanh ra được. Một mảy trần tục chẳngnhiễm thì mới trừ được các sự mê tâm. Phải lấy ý mà đem sự sáng của 2 con mắt vào trong khí huyệt cho lâu, thì thần khí nótrở về chỗ gốc sanh ra nó (qui căn).
Nước lửa gặp nhau rồi, thì kim mộc đều giao tiếp với nhau. Rồng (hỏa), Cọp (thủy) tranh đấu với nhau, thì mặt nhựt, mặtnguyệt đều vào 1 chỗ (là ý nói hồi quang phản chiếu) cho âm dương hội hiệp. Anh (dương), Trạch (âm) giao cấu với nhau thìđược xung hòa, huân chưng. Lửa đốt dưới đáy lò thì khí nóng nó hừng lên. Khi có khí dương hừng lên lần đầu hết, thì nó rọ rạy nơi đường dương quang, như là tinh muốn chảy ra ngoài vậy. Lúc khí âm nhiều hết sức rồi, thì có khí dương sanh ra. Lúcđó là lúc tiểu dược mới sanh ra. Nên phải tận lực nấu luyện cho tinh hóa ra khí. Hễ đơn dược sanh sản ra rồi, mà thần củamình tự nhiên nó biết, thì mỗi hơi thở đều trở về gốc.
Phải lấy ý mà giữ chỗ quang ngươn hoài, vậy thì có khi biết, mà có khi cũng không biết vì bởi tịnh định. Lấy thuốc đem vô lòthì phải giữ thuốc tại đó cho ấm ấm hoài, khí nóng nó hừng lên, như hồi mới tắm vậy. Vậy phải mau mau vận hỏa, chớ đừngchậm trễ không nên.
Phải lấy ý mà giữ trung cung đặng mà vận châu thiên. Ðừng vận mau lắm, phải vận chậm rải cho thần khí xung hòa. Rồi lo tấndương hỏa, thì thần khí đều đi một lượt với nhau.Chẳng nên đi trước, cũng không đi sau, thần khí phải đồng đi một lượt.
Lại phải vận thần khí đi đến khiếu nê hườn, đặng nuôinấng thần cho nó mạnh mẽ chiếu định. Lúc đó âm dương đã giao cấu với nhau rồi, nên phải thở nhẹ nhẹ như hơi thở của cácvì Tiên, Thánh vậy. Khi dương khí nhiều hết sức rồi, thì phải thối âm phù.
Phải thở ra, hít vô cho nhằm nhịp đặng hơi thở nó trở về gốc. Lúc ấy là lúc phải thời cho khí hậu thiên và lửa vỏ hỏa đi chạy. Khi đơn dược về đến đơn điền rồi thì cũng cứ ôn dưỡng nó cho ấm ấm như đã vận luyện trước vậy.Lúc đó phải đợi cho khí dương sanh ra nữa,
rồi cứ nấu luyện vận xây, y một cách như đã luyện vận trước vậy.Giờ Tý khởi hỏa cho nó đi nghịch lên trên Côn lôn (đầu).
Trong 36 hào dương (của 6 giờ dương) thì có 4 hào là tứ điệp đi theo đường kinh lộ (mạch máu).Tới giờ ngọ thì đem thuốc xuống
cho nó thuận thời mà đi một lượt. Trong 24 hào (của 6 giờ âm) thì cũng 4 hào thuộc về tứ điệp nó trở về gốc.
Giờ mẹo, giờ dậu không kể vô, vì mắc mộc dục (nghỉ) nên mới dư ra mà làm nhuần. Vận được 300 châu thiên thì kim đơn tụ ngưng (gom lại). Khí đủ thì phải tắt lửa đặng chờ dương quang hiện ra lần thứ hai.Luyện được kim đơn rồi thì được qui túc, là dâm căn nó thun lại như đầu con rùa vậy. Hết muốn dâm dục nữa. Ðó là luyện tiểu châu thiên.

THỂ ÐẠI DƯỢC LUẬN

Khi lửa đúng thì phải tắt lửa. Nếu lửa chẳng dứt thì lửa vỏ hỏa của hậu thiên sót lại, ắt kim đơn chẳng khỏi bị hại bởi lửa dư ấy.
Nếu tắt lửa cho hiệu nghiệm thì ngoại thận teo lại cũng như đầu con rùa vậy, thường chữ kêu là qui túc.

Ngoại thận không cử động chi hết, cho đến đổi lại gần đàn bà nó cũng xụi lơ. Còn nơi đơn điền thì thường thường lại âm ẩm ngoài. Từ con mắt cho đến nơi lổ rún thì có 1 con đường sáng chói lòa kêu là bạch quang khí.

Như lúc ấy mà ngươn tinh chưa động thì đừng vận châu thiên nữa, phải tịnh mà đợi cho dương quang (khí sáng) phát hiện ra lần thứ hai. Còn như hậu thiên ngươn khí nó động, chẳng nên lấy thuốc mà dùng. Phải ngồi mà nhập định, đợi cho dương quang hiện chói lần thứ ba. Lúc ấy lửa đủ thì đơn dược mới thành. Chừng đó trong hạ đơn điền mới có đại dược. Phải lấy đại dược đó mà thủ luyện thì mới thành kim đơn.

Rồi trở lại dùng phép đại châu thiên đặng trừ diên, thêm hống (bớt âm, thêm dương). Lần lần khí dương nhiều thì khí âm phải tiêu mòn hết. Tự nhiên thuần dương, hết âm, thì dương thần thành tựu, ắt sau thần định. Còn như thần không định thì dương thần chẳng xuất hiện ra đặng. Ông Xung Hư chơn nhơn nói rằng: Tắt lửa là luyện sao cho dược vật chẳng động nữa. Lại có dương quang hiện ra lần thứ hai là chừng ấy phải tắt lửa đó. Phải tắt cho hết vỏ hỏa, còn văn hỏa thì để vậy mà ôn dưỡng khá rời.

Dương quang nó phát hiện ra trước chơn mày, có lòa ra như điện khí chớp nhoáng, đó là dương quang hiện lần thứ nhất. Lúc ấy lửa chưa đủ, nên ngoại thận cũng chưa thụt vô.

Như gặp có khí dương sanh phát thì lấy mà vận luyện. Phải vận 1 châu thiên, cứ luyện như vậy hoài cho được nhiều phen. Tịnh rồi lại tịnh nữa, vận châu thiên cho giáp vòng, rồi vận nữa cho đến khi đầy đủ, lo nhập định đặng bồi bổ chơn dương, đặng đợi cho dương quang hiện ra lần thứ nhì. Như lúc hiện lần thứ hai đó có khí động, chẳng nên lấy thuốc mà dùng. Phải lo nhập định mà thôi, đặng đợi dương quang hiện lần thứ 3, mới nên lấy thuốc đại dược. Lấy thuốc ấy mà vận luyện.

Ðại dược khi nó mới khởi ra thì hình nó như trái châu lửa (hỏa châu). Lúc đại dược sanh thì có hiệu nghiệm như vầy: 2 con mắt phóng kim quang (hào quang chói sáng như điện khí), 2 lổ tai nghe gió thổi vù vù, đàng sau ót nghe tiếng kêu, hai bên thanh cật (sau lưng chỗ gần eo lưng) nóng tợ nước sôi, còn dưới hạ đơn điền nóng tợ lửa đốt.

Hễ có cái cảnh tượng như vậy thì là có đại dược sanh. Phải lấy ý dời nó lên trung đơn điền. Trước hết phải dùng hà sa (*thủy xa*) mà vận cho siêu thoát, thì lục căn mới không lậu (hở chảy ra) ở tại đường cốc đạo, thì giữ gìn đừng cho nó địt.

Hễ đại dược sanh ra thì nó chạy vọt lên tâm (tim). Nếu tâm vị không chứa đặng thì nó hạ xuống nơi vĩ lư. Như vĩ lư chẳng thông, nó lại chạy thẳng xuống cốc đạo mà tẩu triệt ra ngoài.

Lúc ấy phải thủ tịnh mà đợi cho chơn khí động lại, rồi nhẹ nhẹ dùng ý mà dẫn đại dược qua khỏi cốc đạo, vì sợ nó chạy bậy ra ngoài. Nếu gặp nhầm vĩ lư bị điều chi ngăn trở, chẳng thông thì phải thủ tịnh nữa. (Một mảy vọng niệm chẳng tưởng tới, một ý trần gian chẳng muốn đến) Tịnh mà đợi cho chơn khí động lại nữa. Chẳng nên bất tử mà dẫn đại dược đi, phải đợi cho chơn khí động lại, rồi cũng dùng ý nhẹ nhẹ mà dẫn đại dược qua vĩ lư.

Bắt từ giáp tích cho tới ngọc chẩm (sau ót), đi đến minh đường, xuống trùng lầu (cuống họng) rồi quá quang. Như có việc chi ngăn trở thì phải đợi cho chơn khí động lại nữa, rồi cũng nhẹ nhẹ vận dụng mới được. Lúc xuống trùng-lầu ấy cũng như hồi phục thực vậy. Ðại dược vào nơi trung đơn điền, chỗ thần nhất (là chỗ dưỡng thần). Cho nên trung đơn điền và hạ đơn điền thông rồi thì hiệp lại làm một.

Khi ấy dưỡng đại dược nơi trung đơn điền thì ngươn thần tịch chiếu nơi hạ đơn điền và trung đơn điền, thì đại dược cần phát sanh. Còn ngươn thần tuy ở trung đơn điền, mà cũng vận động tới cả về trung và hạ đơn điền. Nên nhị khí mới diệu dụng, hóa ra cảnh giới hư không.

Lúc ấy phải dùng lửa ấm ấm, dường như có mà cũng dường như không, thì văn hỏa mới hiệp mầu nhiệm, và nhị khí lên xuống tự nhiên. Chẳng cần để ý mà dẫn nó, cứ để tự nhiên cho nó đi.

* Châu thân con người có tam điền: thượng điền từ đầu tới cổ, trung điền từ cổ tới rúng, hạ điền từ rúng sấp xuống. Lại có tam xa: ở hạ tiêu gọi là hà xa (thủy xa), trung tiêu có hỏa xa, thượng tiêu có khí xa (thần xa)*

THẬP NGOẠT HOÀI THAI LUẬN

Mười tháng dưỡng thai chẳng dùng hà xa, cứ thở nhẹ nhẹ như thai của con hạt, như hơi thở của con rùa.

Trong một năm mộc dục đó phải ngăn ngừa sự nguy hiểm. Phòng đây là phòng cái tâm chẳng định. Thường thường phải giữ hơi lửa ấm ấm hoài và cho có chừng, đừng cho lửa nhiều mà cũng đừng cho không lửa. Thường định, thường biết. Nếu chẳng hay, chẳng biết e tại lửa lạnh quá, thì đơn dược ắp phải chậm.

Lại nói rằng: Hồi mới nhập định, phải dùng hỏa hầu mà luyện khí cho thành thai, đặng hóa thần anh nhi (ngươn thần). Khi ngươn thần được linh và thánh thai thành rồi thì không dùng hỏa hầu nữa. Nếu vọng ý còn hành hỏa nữa, thì chẳng khỏi làm hại cho thánh thai.

Chủ yếu cho có lửa ít ít mà phải cho còn lửa hoài thì 2 hơi khí mới định được hết.

Rồi thì thành được cái cảnh hư vô, nên kêu rằng: Mười tháng đậu thai thần. Hễ thần được trọn rồi ắt xuất ra tại nơi hạ đơn điền và trung đơn điền, dời lên thượng đơn điền.

Lúc mới nhập định phải giữ định 3 tháng, cho 2 khí động nhẹ nhẹ nơi rúng. Phải lấy chỗ rúng làm chỗ hư cảnh (chỗ không không).

Gìữa định cho đến 4, 5 tháng thì 2 hơi khí âm dương đều ngừng, chừng ấy cái tánh ăn đã dứt được <tuy không ăn mà trong bụng không biết đói cũng như có ăn vậy, vì khí đầy đủ rồi>. Còn có một mình ngươn thần tịch chiếu mà làm chủ cái thai Tiên mà thôi.

Ðịnh đến 6, 7 tháng trong tâm chẳng sanh việc chi hết mà cũng chẳng diệt. Lại không ngủ nữa không ngủ mà vẫn khỏe như đã ngủ vậy. Còn người phàm không ăn, không ngủ thì làm sao sống được>. Ðịnh tới 8, 9 tháng, trăm mạch trong mình đều ngưng lại hết.

Ðến 10 tháng, tiên thai đã đặng thuần dương <là trọn khí dương, không còn khí âm nữa> thì thần trở về đại định. Hễ thần đại định rồi, thì hay sanh huệ <là sáng láng, thông minh> tự nhiên có cảnh nghiệm lục thông phát ra. Lục thông là: lậu tận thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, túc mạng thông, tha tâm thông, thần cảnh thông. Trong lục thông, dầu được 1 miếng thần cảnh thông cũng đủ vui rồi, vì biết được việc họa phước của người thế gian, biết được việc qua rồi, cùng việc xảy tới.

Như người tu luyện chẳng dùng sự huệ ấy, thì sự huệ đó hóa thành ra trí <trí là biết so sánh, biết việc phải, việc quấy, rõ việc nên việc hư. Nhiều người dùng sự huệ mà bói khoa, quyết đoán họa phước.
MÔN NHƠN VẤN ĐÁP

Ông Quán Trung hỏi: Dương thần của các bậc Tiên là làm sao? Xin thầy chỉ bảo.
Ðức Lý Tử đáp: Dương thần có 5 bực:
   1 . Nhơn Tiên
   2 . Ðịa Tiên
   3 . Thần Tiên
   4 . Thiên Tiên
   5 . Kim Tiên

Trong một trăm ngày công hạnh, khí đủ nơi hạ điền thì chứng bực nhơn tiên. Nhơn tiên cũng chẳng lìa người, giữ cho được như vậy ích thọ diên niên. Bằng không thì thần trì, khí tán, không khác nào phàm nhơn.

Nhơn Tiên gia công lấy đại dược, quá quan phục thực ở trung điền thì chứng quả Ðịa Tiên. Ðịa Tiên cũng chẳng lìa đất, nên không khỏi thác, ấy thiện thần khí phân hai. Chết rồi ngươn thần chẳng độc lập đặng, thì chẳng khỏi đầu thai. Cho nên nhơn tiên cùng địa tiên cũng đồng một thể. Ðịa tiên gia công dưỡng thai 10 tháng, không ăn không thở, 100 mạch đều ngừng, thánh thai đầy đủ xuất thần, gọi là dương thần. Ở trên thượng điền thì chứng quả thần tiên. Thần tiên chẳng lìa thần, dương thần còn non chẳng hay vượt ra ngoài trời, cũng không thần thông, bất quá sống lâu bằng trời đất mà thôi. Thần tiên gia công điều thần xuất xác, luyện hư vô chi dương thần, luyện thần hườn hư, tam niên nhũ bộ, thần khí tiệm lão, thông thiên triệt địa, thiên biến vạn hóa, chứng quả nơi thượng điền, ấy là bực thiên tiên đó. Thiên tiên chẳng lìa trời đất. Thiên tiên gia công 9 năm diện bích, luyện hư hườn vô, thần công thường định, thường tịnh, lâu dương thần kiên cố, pháp lực quảng đại, ngao du bắc cực, siêu xuất thiên ngoại, vĩnh kiếp trường tồn, tiêu diêu cực lạc, chứng quả kim tiên.

Ông Quán Trung hỏi: Dương thần 5 bậc, còn âm thần thì dường nào? Xin thầy chỉ rõ.
Ông Lý Tử đáp: Âm thần cũng có 5 bậc. Bậc thứ nhất nói sự họa phước trên đời, thấy quỉ, thấy thần. Bậc thứ nhì thấy thiên cung cùng địa phủ. Bậc thứ ba đi chơi trên thiên đường cùng dưới địa phủ. Bậc thứ tư thành thần, bậc thứ 5 thành quỉ tiên.

Bậc thứ 1 : nói sự họa phước của người và thấy quỉ thần là bởi tiền thế có căn, ấy là bậc giả đạo gạt người.Bậc thứ
Bậc thứ 2 : thấy thiên  cung cùng địa phủ, ấy là bàng môn tả đạo. Bậc này dụng công cẩn bế lục môn, xuất âm thần, thường làm hại người.
Bậc thứ 3 : đặng đi chơi trên thiên đường cùng dưới địa phủ, gọi là ngoại đạo. Bậc này ngồi thiền còn tư lự, vọng tưởng ấy là ma đạo phỉnh người.
Bậc thứ 4: thành thần. Vốn là thiên thượng thần tiên, lầm lỗi phải đọa xuống phàm trần. Hoặc quỉ tiên, địa tiên mượn xác người mà chuyển kiếp. Hoặc thần tiên du hý chốn nhân gian, bất muội linh căn, khi còn nhỏ đã hiểu đặng vị lai quá khứ, cũng có thần thông. Nhưng không biết tu trì, nên khi chết làm thần.
Bậc thứ 5: là quỉ tiên. Bậc này chẳng gặp chánh đạo. Khô tọa, bàng môn. Ngày đêm công siêng, âm thần xuất hiện, chứng quả thượng đẳng quỉ tiên, trung đẳng quỉ tiên, sau chết xuống âm phủ làm vua. Bậc hạ đẳng quỉ tiên, sau chết rồi cướp thai người mà tái sanh.

Hỏi: Tý, ngọ, mẹo, dậu, ôn dưỡng, mộc dục là nghĩa làm sao?
Ðáp: Khi mới hạ công luyện đạo, thần khí nhập định là dậu thời mộc dục. Ðịnh chờ dương sanh, động rồi lại tịnh, là tý thời mộc dục. Tấn dương hỏa rồi thôi. Hỏa là mẹo thời mộc dục. Chơn tức pháy động là ngọ thời mộc dục. Cho nên tý, ngọ, mẹo, dậu đều có nghĩa là mộc dục ôn dưỡng. Ấy là sự diệu dụng của kẻ tu Tiên, Phật. Nói tấn là tấn dương khí chi hỏa. Thủ là lấy ngươn tinh trong thận. Nói thối là thối âm khí chi phù. Thể là võ hỏa, phanh cũng là võ hỏa. Luyện là luyện âm tinh. Hỏa trung hữu phù, phù trung, hữu hỏa.

Hỏi: Già non dường nào?
Ðáp: Già dậu mộc dục rồi, dương khí động, thì phải lấy thuốc. Thuốc mới sanh gọi là non, chẳng hay thành đơn. Ðộng rồi lại tịnh, là tý thời ôn dưỡng. Tịnh rồi lại động, chẳng lấy thuốc thì già quá, cũng chẳng thành đơn đặng. Tấn hỏa mẹo thời mộc dục, đơn chưa thuần thục, thối phù sớm quá ngọ thời ôn dưỡng chẳng thối phù, thì cũng thái quá, cũng chẳng thành đơn.

Hỏi: Già non trong lúc nào?
Ðáp: Âm cực dương sanh. Hễ dương vượng thì phải thể vận lên càn cung. Dương cực âm sanh, hễ âm vượng thì phải thối phù qui căn. Già ấy là giờ chẳng già, chẳng non. Tấn dương hỏa, hỏa ấy là khí. Thối âm phù, phù ấy là thần. Hỏa trung hữu phù, phù trung hữu hỏa. Hỏa phù hiệp luyện thành kim đơn. Tấn là tấn chơn khí chi dương hỏa. Thối là thối âm thần chi âm phù. Tấn thối đều tại nê hườn. Thể thủ là lấy cái ngươn tinh của chơn dương. Phanh luyện là chưng nấu trược tinh của âm khí. Thể thủ phanh luyện đều ở nơi khí huyệt.
Lại nói: Tấn là đi từ cung khảm lên thượng đơn điền. Thối là đi từ cung ly xuống hạ đơn điền.
Lại nói rằng: Thiên can địa chi bát quái, đảnh lư đều là lời diệu dụ trong phép luyện đơn.
Người đời chấp trứ có thiệt tướng của phương vị, nên tu luyện đến chết cũng không thành. Vả lại, quan khiếu là đường tắt của phép luyện, người đời bởi chấp trứ có thiệt tướng, nên cũng là luống công vậy. Phàm hết thảy những lời ví dụ, là sự diệu dụng của phép tu đơn, kỳ thiệt tóm lại là thần, khí, hai vật hiệp làm một vậy mà thôi.

Hỏi: Tu luyện ngồi cách nào phải phép?
Ðáp: Tu luyện kim đơn, ngồi lâu ngồi mau tùy sức mình, chẳng khá cượng dụng vậy. Chẳng luận ngồi lâu, ngồi mau, tổng yếu là phải có tiên truyền chơn quyết. Nếu không chơn quyết, nào sợ trường tạ mà chẳng nằm, vì cũng là vô dụng vậy.
Ðức Lục Tổ nói rằng: ngồi lâu nhiều yêu quái, bồ đề sao đặng lớn, nằm ngủ chẳng lo lường, bồ đề ngày ngày lớn, giờ sống thường ngồi chẳng nằm, giờ chết sau thường nằm chẳng ngồi, một đống xương cô lâu, hai dạng hạnh làm gì?

Kẻ trai tráng ngồi thường cũng tốt. Người tuổi già thường nằm chẳng ngồi. Còn ngồi hoài, thần mỏi khí yếu, làm sao mà đặng kiết kim đơn. Phải bảo dưỡng ngươn tinh làm diệu, chẳng khá ngồi hoài mà chẳng nằm. (Mười tháng dưỡng thai mới nên trường tọa đó).
Hỏi: Tiền tam tam, hậu tam tam, hai cái tam tam làm một gánh nghĩa lý làm sao?
Ðáp: Tiền tam tam là tam điền, hậu tam tam là tam quan. Trước tam điền cửu khiếu là một gánh, sau tam quan cửu khiếu là một gánh, há chẳng phải hai cái tam tam là một gánh hay sao? Ðều phải ra nơi huyền quan vậy. Nhiều năm công khó không người biết, một kỷ phi thăng thiên hạ nghe.

Ông Minh Tánh hỏi: Bàng môn ngoại đạo cũng thành đạo chăng?
Ðáp: Chẳng đặng thành đạo, vậy 3,600 thứ bàng môn, 96 giống ngoại đạo đều là hồng phước, tụng niệm ca xướng, nghe rất đẹp tai. Vả lại bỏ hồn phách, tinh khí thần: tý, ngọ, mẹo, dậu là giờ định mà nuốt âm khí, hớp dương khí, ấy là ma căn. Khô tọa bàng môn còn tư tưởng, hễ tinh thần tiêu hết, thì mạng khó giữ. Lạy tinh tú là sự hao sức vô ích. Vẽ bùa vẽ quái, uổng tinh thần. Ðạp quái, niệm chú là lộng phỉnh quỉ thần. Một đời lao nhọc công không có. Bế hơi lo lắng tổn huyền khí. Mặt vàng gầy ốm hình tướng quỉ. Thọ giới đốt mình thiệt người ngu. Ngỗ nghịch mẹ cha hại thân thể. Ngoại đạo phép tà kêu gió mưa. Ðằng vân giá võ thiệt yêu tinh. Vị lai quá khứ nó biết đặng, một tánh âm linh cũng không dùng. Ðánh giặc trong phòng tổn âm đức. Mắt trời lồng lộng chẳng dung tình. Ðánh bảy luyện ma đau khổ huyết. Lầm tin thầy là hại tánh mạng. Hết thảy bàng môn cùng ngoại đạo, các ngươi bình luận lấy trong lòng.
Ông Minh Tánh hỏi: Ðời nay, tăng nhơn xưng mình là đại hòa thượng, có đắc đạo chăng?
Ðáp: Chẳng phải vậy. Kẻ kia miệng xưng đại hòa thượng, truyền phép trên giấy, truyền câu chữ phàm, là giả danh, cũng như ca nhi ở trên sân khấu làm vua, tôi, cha, con, chớ nguyên là con hát vậy. Kẻ kia biết việc quá khứ vị lai, cượng xuất âm thần, như trong giấc mộng, mơ màng chẳng rõ phép minh tánh.

Hỏi: Tìm thầy học đạo có lỗi chi chăng?
Ðáp: Tìm thầy học đạo phải hết lòng bền chặc. Chẳng nên tánh gấp. Phải trèo núi lội nước, lao khổ thân tâm, tìm khắp thiên hạ, cảm động lòng trời, khổ công hạng mã, thì gặp chơn sư. Xưa vua Huỳnh Ðế tìm đạo đến 81 tuổi mới gặp đức Quảng Thành Tử truyền đạo tu chơn. Ông Bạch Ngọc Thiềm tổ sư 14 tuổi xuất môn, tìm đạo, đến 59 tuổi mới gặp đức Lưu Hải, thiềm tổ sư được truyền đạo tu hành.

Ông Hưu Phàm hỏi: Người xưa nói đất mọc sen vàng (địa đủng kim liên) có thiệt chăng?
Ðáp: Phật Quan Âm sanh rốt đời thượng, luyện đạo trên núi Phổ Ðà Lạc Gia, trong Triều-Âm-Ðộng, tên là Thanh Liên Nữ, chưa biết ở xứ nào. Phật bà được thần thông quảng đại mà cứu khắp muôn dân. Người đời sau gọi là Phật Từ Hàng. Triều Âm Ðộng làm sao mà mọc sen vàng. Phép tu luyện, hễ nhứt dương sơ động thì ngươn thần thấu lộ, sắc tợ vàng ròng, nên thí dụ là sen vàng vậy thôi.

Hỏi: Còn cái thuyết mộng lau xỏ đầu gối (Lư nha xuyên tất) là thế nào?
Ðáp: Ðức Thích Ca sanh giữa đời Châu, luyện đạo trên núi Tuyết Sơn, trong Bàn Ðà Thạch, làm sao mộng lau xỏ đầu gối đặng. Khi luyện đơn, thuốc sanh thì chạy ra ngoài đầu gối. Ngươn tinh sắc trắng, nên diệu dụ là mộng lau vậy.
Hỏi: Cái thuyết đạp lau qua sông (đạp lư quá giang) là nghĩa làm sao?

Ðáp: Ðức Ðạt Ma là người Nam-Thiên-Trước, lúc ban đầu qua nước Lương, muốn độ vua Võ Ðế. Vua Võ Ðế không tin, nên phải sang nước Ngụy. Phàm người tu hành, khi chưa thành đạo, thì thân thể nặng như núi Thái Sơn, làm sao đứng trên cây lau qua sông cho đặng. Bởi hạ đơn điền, tỷ như khúc sông, khi thuốc qua khỏi thước kiều, nên diệu dụ là qua sông.
Ông Hưu Phàm hỏi: Chim sẻ trắng làm ổ trên đầu (bạch tước tu đảnh), cái thuyết ấy có thiệt chăng?
Ðáp: Ðức Như Lai trước đến Tuyết Sơn, sau về La Sơn. Xác phàm ngồi luyện đạo, làm sao chim làm ổ trên đầu cho đặng. Khi thuốc về Càn Ðảnh, sắc trắng như bạch tước, ấy là thí dụ mầu nhiệm vậy.
Ông Tu Ngươn hỏi: Sư cô có thành đạo chăng?Ðáp: chẳng hay thành đạo. Từ xưa đến nay,
đâu có vị nữ tiên, nữ Phật nào không tóc mà múa tụng om sòm. Cũng không nói đàn bà đốt đầu thành đạo. Duy có đạo cô bao tóc thành tiên. Sư cô muốn thành đạo, đều phải để tóc, và ẩn thân luyện đạo mới thành Tiên, Phật.

Hỏi: Ðàn bà, con gái làm sao tu thành chánh quả?
Ðáp: Ðàn bà con gái muốn thành chánh quả thì đổi chí khác phàm, mới thành Tiên, thành Phật đặng. Hoặc giả điên, giả cuồng, sắc tốt đổi xấu, áo gấm đổi vải bô, trí huệ tài năng đều bỏ hết, ẩn thân luyện đạo mới đặng.
Con trai có thất bửu, kim thân (mình vàng bảy báu), con gái có ngũ lậu chi thể (chưng vóc năm hèn). Ngừa đờn ông con trai như ngừa cọp, nếu chẳng cẩn thận, cọp già liền nhảy đến bắt.

Hỏi: Từ xưa đến nay, người người thuyết đạo, nói đặng huyền quan, mới đặng thành Tiên, Phật. Huyền quan ấy ở chỗ nào, tên gì, họ gì?
Ðáp: Vật ấy không tên chi khác. Cần cầu sư phụ chỉ đường tắt thì biết rõ huyền quan. Huyền quan là tiên thiên tổ khí. Cư trú tại Nam Thiệm Bộ Châu, nước Vô Song, phủ Thần Châu, huyện Thần Sa, trong núi Côn Lôn là Linh Sơn Thái Tử, tên Chơn Ngươn, tự là Ngươn Dương, hiệu Tây-Lai-Ý. Vì bởi sắc dục chưa dứt, tham tưởng hồng trần. Nhơn trời đất mở cửa mới xuống Bác Cu Lư Châu, nước An Dưỡng, phủ Huyền Huỳnh, huyện Bạch Kim, làng Bồ Ðề, nơi chơn núi Linh Sơn. Con nuôi là nhà Thận, cha nuôi là Hạo Nhiên, là người tâm tánh nhơn từ, mẹ nuôi là Trần Thị Tâm, là tham luyến phàm huê lại lo lắng hoạn nạn, cực nhọc, lao lực phí thần. Huyền quan ăn năn, vì lúc ban đầu giận mà tưởng lầm. Ngày nay muốn chết mà chẳng hay chết, muốn sống mà chẳng hay sống, oán hận chẳng thôi. Trong lúc nửa đêm, khi ở trên giường ăn năn, hờn giận lo tưởng, bỗng nghe cách vách, linh phu khuôn mẫu hiệp thương. Huyền quan lòng mừng nhảy nhót, mau mau đứng dậy chạy vào bụng khuôn mẫu, lộn lạo biến hóa anh nhi, chịu khổ 3 năm, đến năm Ðinh Tỵ, 30 tháng 5 ngày hạ chí, mượn mẹ đầu thai. Ở trong bụng mẹ tính đợi 100 ngày, đến đời vua Phục Hư (hườn hư), năm Bính Ngọ, mùng 1 tháng 11, ngày đông chí, giờ Tý sanh ra. Linh phụ khuôn mẫu già cả đặng một con thì rất hân thiên, hỉ địa, cũng như ban đêm được ngọc Minh Châu, mới đặt tên là Huyền Quan.

Huyền Quan nói rằng: Tôi làm cực nhọc cha mẹ, cha mẹ nuôi tôi mới đặng ra đời. Nếu không cha mẹ giao cấu, tôi phải đọa khổ hải, chuyển đầu thai trong loài bò bay, máy cựa (tứ sanh) trọn không ngày ra đặng. Ơn cha mẹ banh da, xẻ thịt, thiệt khó báo đáp vậy. Huyền Quan còn có cha nuôi tên Huyền Tông, mẹ nuôi họ Khôn tên Nguyệt Bửu. Thầy của Huyền Quan là ông Chánh Nhứt Tử chơn nhơn, truyền cho phép làm trời, đất. Huyền Quan đêm ngày công cần tập tành thành thần thông, mới có phép di sơn, đảo hải, thiên biến vạn hóa. Nhưng cha mẹ Huyền Quan trong lòng lo sợ, e sanh họa đến mình, cho nên giờ khắc nào cũng chăm nom, không giây phút thả lỏng. Trong cung có nàng long tử, mới chiêu thân với Huyền Quan làm chức nữ (tân lang). Lại chuyển pháp luân xuống đáy biển, cả phá long cung. Trong long cung có nàng long nữ mới phối hôn với Huyền Quan. Huỳnh Kim mảng thất, dị bửu mảng đình. Có khi ngủ trên thiên cung. Cha mẹ yêu như trân bửu. Huyền Quan khôn lớn, nên người cứ quen thói cũ, dời lên núi Côn Lôn. Lại xưng đại danh là chơn nhơn. Huyền Quan ra cửa du ngoạn. Bà khuôn mẫu giờ khắc nào cũng trông nom chẳng dám rời.

Thuở vua Minh Đế, năm thứ bảy, nhằm năm Mậu Tý, tiết trung thu, ngày rằm, giờ tý, Huyền Quan ra cửa. Khôn mẫu dặn rằng: ram au, phải về mau, chẳng khá ở lâu nơi ngoài. Huyền Quan lúc nào cũng uống sữa chẳng lìa Khuôn mẫu, lâu lâu mới dám đi xa. Đến chừng Huyền Quan khôn lớn, cha mẹ vui long mới để cho lìa mẹ chơi xa. Cha mẹ lại cưới nàng Hằng Nga ở cung trăng cho làm đôi bạn, mới sanh đặng đứa con trai tên Kim Đồng, lại đẻ 1 nàng con gái tên Ngọc Nữ. Huyền Quan ra ngoài du ngoạn, anh em bạn mới cho hiệu là Dương thần tử. Phật Như Lai, Địa Tạng kết làm an hem. Phật Đẩu Mẩu, Quan Âm là em gái. Đức Ngươn Thỉ Ngọc Hoàng là đạo hữu. Chư Phật bồ tát là bà con quyền thức. Ông nội Huyền Quan là mộc công, bà nội là Kim mẫu. Thái công vô thượng (illimité) Thái bà vô danh (incrée). Huyền Quan ở tại thiên cung, phật quốc làm Tiên, khoái lạc vô cùng. Huyền Quan công hạnh viên mãn, tính là 9 năm, tháng giêng ngày ngươn đán, giờ tý thoát xác sắc phi thăng, cỡi rồng về trời.

Ý NGHĨA LỄ BÁ NHỰT, BA NĂM. MỌI BƯỚC TIẾN CỐT Ở TÂM THANH TỊNH
Tịnh Đường,15-4 Ất Tỵ (15-5-1965) Đại Đạo 40.

---oOo---

THI:
Cao nhưng có thể đến cùng Cha
Đài Thánh chờ con sớm một nhà
Thượng hạ nữ nam tua gắng bước
Đế ngôi lập sẵn đợi gần xa
Thầy các con, Thầy mừng các con.

Thầy vui mừng ngày nầy nơi cõi ta bà cách đây hai ngàn năm trăm lẽ chín năm, ở Trung Ấn Độ một chúng sanh được chiến thắng huy hoàng trải vô lượng kiếp, từ thảo mộc đến loài người đã dày công tu học, chứng đến quả Vô Thượng Bồ Đề làm Thiên Nhơn Sư, cứu độ chúng sanh trong sáu đường luân hồi sanh tử đã thành hằng hà sa số Bồ Tát, bao phủ khắp đại địa sơn hà, đỡ nưng trời rộng đất dày, làm cho cơ sanh tồn hóa dục trở thành bền chặt lâu dài.
Một chơn linh đến cõi nầy mà nhiều công phu tinh tiến trên bước tu hành, để đồng nhứt cùng đất trời mà hóa dục, thiệt cũng đáng vui mừng.

Vui mừng người đã dõng mãnh chiến thắng thành công, nhập vào Đại Niết Bàn để lại cho đời một gương sáng ngàn thuở được soi, mở con đường giải thoát cho chúng sanh ra khỏi ba đường ác đạo, sáu nẻo luân hồi, chánh pháp gần ba ngàn năm mà còn xán lạn. Đã ngăn được rất nhiều sự xấu xa tội lỗi cho đời. Ngay buổi Mạt Kiếp nầy mà còn được yên ổn đôi phần, cũng có hy vọng làm đà tiến qua Nguơn Tái Tạo.

Người đã hoàn toàn chiến thắng mà hôm nay nhân loại đâu đâu cũng sốt sắng đón mừng, mừng cái thành công dẫm trên tất cả bất cứ những gì mà người đời cho là khó vượt qua, cho là vinh sang quí trọng, không còn dính mắc một mảy ly hào. Đời sống làm thú hay làm người cũng quên thân, không kiếp nào mà không hy sinh bố thí. Nói đến vô ngã từ bi cửa người tràn ngập đất Trời, ơn đức chảy đầy cho mọi loài mọi vật; vì vậy mà lòng người ai cũng kỉnh cũng yêu. Sự kỉnh yêu như thế đâu phải ở chỗ cao quyền lớn chức, danh lợi giàu sang, mà quí cái chỗ sáng suốt, nhận được giả chơn, thắng được lòng tham dục, thì đây các con cũng nên học lấy gương người mà làm cho mọi người kính yêu cho cơ đời tái lập. Các con là kẻ được Thầy trọng dụng, quyền Thầy ban cho, pháp Thầy dạy bão, mọi phương tiện có rồi chỉ quyết chí thì thành công, chỉ quên thân thì đắc đạo.
BÀI:
Vượt thử ngạn tiến qua bỉ ngạn
Kết Phật duyên mà đọan trần duyên
Vô tâm mới tắc não phiền
Lợi quyền buông bỏ Pháp Quyền được cao
Thử hỏi lấy làm sao đắc đạo
Đạo ở đâu lộn lạo gắng tìm
Tìm ngoài sao thấy được con
Quay về lòng trẻ lo tròn công phu
--oOoo--
Công phu học đạo phải vô tâm
Đạo ở đâu xa nhọc kiếm tầm
Quay lại lòng mình cầu lấy đạo
Thành Tiên đâu phải tốn nhiều năm

Hôm nay Thầy đến ban ơn lành cho các con và cũng chứng lễ ba năm của con Ngô Thanh Toàn.
Nầy con ôi! Chúng sanh sống trong buổi đời tối tăm mù mịt mà lẩn quẩn trong sáu nẻo luân hồi. Thầy xót thương mà đến đây cứu độ, chúng sanh còn mê mà chìm đắm trong dục giới ta bà, loanh quanh trong bốn tường sắc tài tửu khí chưa tỉnh ngộ mà hồi đầu, cũng phải chờ khi ngộ biến, cụng đầu với cảnh khổ khi đó mới dừng chân. Con nay được phước hơn người gặp Thầy gặp đạo, song chưa chứng chỗ chơn thật nhiệm mầu, thì bước tu cũng đương lẩn quẩn, ba năm bốn năm lại là gì?

Thầy cũng nhơn dịp nầy mà khải thị cho các con, nếu các con không giác ngộ kịp thời, thì một kiếp tu cũng chưa giải thoát được. Thầy nhiều lần thể theo cái thường lệ của các con mà đến chứng lễ, hoặc trăm ngày, mười tháng, ba năm, hoặc bãy năm, chín năm, mà cái năm cái tháng là cái gì? Nếu “bá nhựt” mà không được “Công linh” lấy gì mà “bá nhựt”. Công phu xây đắp nền là hạnh của người tu, lúc bắt đầu bước vào cửa Thánh, phải luyện kỷ tu thân, buông bỏ trần duyên đặt mình trên pháp đạo, để thành người đứng đắn, học phép Tiên gia. Lễ bá nhựt là lễ “Trúc cơ”, mà cũng chưa thấy mấy người làm được đúng, đến mười tháng hoài thai, mà khi mang thai đã thấy gì, đặt con vào dạ, cẩn thận ngôn hạnh, tạo khí thái hòa. Khi mười tháng không sản thì cũng gọi lễ một năm. Chí ba năm lễ nhị bộ, mà có gì nhị bộ ở đâu?
Nên các con tỉnh sớm chớ say, cầu kỳ vô ích.
Đây Thầy cho một bài khẩu khuyết để các con lấy đó xét lại bước tu.

Đạo người trước phải tròn bổn phận
Phận làm người phải tận khả năng
Ở sao cho được công bằng
Nhơn nghĩa lễ trí đạo hằng phải lo
Lo được vậy men dò Thiên Đạo
Đạo vô vi hoài bão từ đây
Chí tâm học ở nơi Thầy
Công phu công quả chỉ bày gắng theo
Trăm ngày phải dọn gieo đức hạnh
Dừng bước đời xa lánh trần duyên
Vô tâm dẹp sạch não phiền
Trăm ngày là bước cầu truyền phương tu
Tu tánh mạng thối phù tấn hỏa
Trưởng dương cương thối hạ âm hào
Lặng lòng Thần Khí được giao
Linh đơn kết tụ thai bào sản sanh
Ba năm phải nhọc nhành gìn giữ
Cho chơn Thần vô lự vô câu
Khi ra khi ở đỉnh đầu
Để giao để đến tìm cầu Chơn Sư
Lấy thân mà an lư nấu thuốc
Thuốc là gì Thần được siêu thăng.

Thối phù là gì các con? Ở kinh Dịch có sáu quẻ: càn, khôn, ly, khảm, truân, mông, để mở đường tu học giải thoát . Tấn dương hỏa là quẻ địa lôi phục. Phục là tấn dương, tấn cho đến sáu hào, từ lúc tiềm long hiện long; tiềm là bước đầu lòng được yên lặng thì có một khí pháp sanh. Khí ấy gọi là (thái hòa bão nhứt) mà khí sanh cần phải biết, biết để võ hỏa hay văn hỏa. Võ hỏa là tinh tấn cương kiện tự cường bất tức, công phu cần mẫn gấp rút. Văn phanh, nghĩa là thung dung nhàn tịnh, lúc dương khí mới sanh cần ôn dưỡng, khi cực động cần thối phù, thối phù nghĩa là lui tiệt phần âm, phần âm là phần vọng động bất tịnh, hiểu không?

Với người đồng chơn hay chưa lậu thì dùng phương tu ôn dưỡng lấy bát quái Tiên thiên mà phanh luyện, gọi là xuất chi vị đạo.Người đã cấu lậu (cấu nghĩa là tấn âm ) thì tu theo Hậu Thiên Bát Quái, cửu hoàn thất phản, nghĩa là nghịch chuyển, thì phương tu Trung Hưng đã chỉ đường Trung Đạo.

(1) Luyện châu để tập điều Khí dưỡng Thần bổ dương thối âm, điều hòa thai tức
(2) Như phương tu các con bây giờ gọi là luyện đạo, để mở đường thông vận cho Thần khí, luân lưu, tập thở trong thịt và thở trong xương để tìm nội tức. Thở trong thịt là sao các con? Muốn thở trong thịt, thì nín hơi một chút, nó soi thông các sớ thịt, các tế bào, mở các lổ chơn lông gọi là thông bách hải vạn khiên, khử trược lưu thanh.
(3) Qui căn tiến độ, bước qua một giai đoạn luyện ba phẩm thuốc linh đơn, bước đầu là Thần đại định nơi Hạ Đơn Điền để nuôi dưỡng cho Thần mạnh Thần đầy, gọi là mười tháng dưỡng thai, đến bước hai đem Thần vào Trung Đơn Điền gọi là Huỳnh Đình.
Ba năm tập xuất ngoại, thân ngoại hữu thân mà cầu vô vi chánh pháp.

Vậy từ đây các con gắng làm sao cũng tu cho được cái hạnh giải thoát, giải thoát cái thô mà cũng giải thoát luôn cái tinh, để cho thân không còn dính mắc, mà Thần cũng không bị án che, thì không đợi tu nhiều ngày, không cần kể năm đến tháng. Khó là chỗ buông bỏ trần duyên, còn phương tu tùy đó mà thâu đạt kỳ diệu pháp môn, cốt các con quên được mình để cho mình đồng hóa cùng đạo, mình và đạo làm một thì càn khôn tuy to rộng nhưng cũng ở cả trong bàn tay, mà muốn đồng nhứt cùng Thầy thì luyện lọc cái tâm cho trong sáng, nghĩa là chuyển Hậu Thiên trở lại Tiên thiên để chứng đạo, cốt là qui căn phục mạng, căn mạng là Thầy là Đạo, là Trung Huỳnh Mồ Kỷ Thổ, Vô Cực Vô Vi, hiện ở người là tín. Đức “tín” được rồi thì đơn nguơn cũng kết đủ. Nên giữ tín ở người mà cũng ở mình là cần thiết. Tín ở mình đó là cái dụng ở đơn, mà đơn là thể của tín. Nên tu thanh tịnh là đắc đạo, mà còn vọng động là còn vô minh, còn vô minh là còn luân hồi, còn luân hồi thì làm sao có đơn. Đơn là gì? Là hai khí âm dương kết hợp, tánh mạng đồng viên, mà tánh mạng đồng viên là Nhơn đắc nhứt, đắc nhứt là Thánh, nhứt là tuyệt đối, không có gì đối đãi gọi là nhứt, mà nhứt là Vô Vi Vô Cực. Vậy phương tu tấn hỏa thối phù cốt là dưỡng cái đạo tâm, diệt cái phàm tâm. Vậy nói lại cái lễ ba năm của con Toàn:
BÀI:
Thanh Toàn con đã dày công
Quyết đường tìm đạo cầu thông lẽ Trời
Ba năm con đã đủ rồi
Làm sao lòng được phục hồi như xưa
Muốn giải thoát đại thừa thanh tịnh
Muốn qui gia đại định tìm cầu
Thành công nào phải bao lâu
Không thiên không ỷ quay đầu là đây
Muốn hiểu được ý Thầy con ráng
Mối chơn truyền tỏ rạng ở tâm
Tâm không muôn việc không lầm
Tâm còn vọng loạn tối tăm mịt mờ
Từ đây bước lên bờ chánh giác
Phải đắn đo thông đạt ý Thầy
Phải toan vẹt ngút ngàn mây
Trăng soi tỏ rạng đó đây khỏi lầm
Dầu chi gốc cũng tại tâm
Tâm mê tâm tỉnh phải tầm phải suy./.
Liên Thanh Sưu Tập
Home   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét