Khi lập giáo, các
vị Giáo chủ của các Tôn Giáo lấy một thuyết trọng yếu đặng làm triết lý Đạo
giáo của họ. Tỷ như:
- Thánh Giáo Gia Tô lấy TÂM làm căn
bản,
- Lão giáo lấy THÂN làm căn bản,
- Hồi giáo lấy TÍN NGƯỠNG làm căn
bản,
- Phật giáo lấy TỪ BI BÁC ÁI làm căn
bản,
- Khổng giáo lấy TRÍ làm căn bản.
- Cao Đài lấy TINH THẦN làm căn bản.
Mỗi giáo lý đều có sở năng
làm trung tâm điểm đặng vi chủ tinh thần của con người trong khuyết điểm của
họ.
Thoảng có một vị tu theo
Phật giáo, chẳng noi theo tánh đức nhà Phật là trọn kiếp sanh đem thân phụng sự
cho nhơn loại, sang trọng, vinh hiển coi như giọt sương đầu cỏ. Xuất thân Đế
Vương mà Ngài bỏ hết, mang bình bát đi hành khất, tạo Cô Độc viên nuôi kẻ nghèo
khó. Mảnh áo Ngài không muốn mặc sang hơn kẻ khó khăn. Ăn mày như thế mới siêu
thoát tinh thần làm sao! Nếu một vị giáo đồ nhà Phật lấy căn bản hành khất ấy
để tạo cảnh chùa; ngồi đợi chúng sanh cúng dường đặng ăn mà sống, đem cả mầu
nhiệm Thiêng liêng của Phật dạy làm khí cụ dụ dỗ mà chưa hề phụng sự chúng sanh
như Phật Thích Ca. Đến khi về cửa thiêng liêng nói: Tôi theo tôn chỉ nhà Phật
mà Phật đoạt vị được, tôi cũng phải đoạt vị như Phật chớ? Hỏi vậy nơi cung Hiệp
Thiên Hành Hoá, các Đấng làm sao bảo vệ cho kẻ ấy nơi Cực Lạc Thế Giới và Ngọc
Hư Cung đặng?
Đức Gia Tô truyền Thánh
Giáo lấy Tâm làm căn bản. Vì lòng yêu ái vô tận của Ngài đối với chúng sanh,
Ngài xin mang cả tội tình của loài người vào mình. Ngài chịu chết trên cây
Thánh Giá đặng cứu rỗi nhơn loại. Thoảng như môn đệ của Ngài về tới cung Hiệp
Thiên Hành Hoá nói: Tôi theo chơn truyền của Đức Chúa Jesus Christ, tôi đem
mảnh tâm hiến cho Đức Thượng Đế; nhưng tinh thần của họ chẳng mảy may yêu ái
chúng sanh. Trái lại họ cầm cái quyền nhơn danh Đức Chúa Trời tha tội cho nhơn
loại đặng vi chủ tinh thần loài người, hành tàng của họ thực hiện không đúng gì
với chơn lý cao siêu của Đức Chúa Jesus cả. Nơi cung Hiệp Thiên Hành Hoá, họ sẽ
trả lời thế nào về hai quyền năng Trị Thế và Giác Thế?
Khổng Giáo lấy Trí làm căn
bản. Trí thực muôn hình vạn trạng. Đem cái triết lý cao siêu ra tạo xã hội nhơn
quần không phải dễ. Đức Khổng Tử phải dùng trí đặng tự tu kỳ thân. Có vậy mới
đủ quyền năng giáo hoá nhơn loại đến trọn lành. Ngược lại, môn đồ của Ngài học
nhiều thấy rộng, nói cho hay cho khéo, lấy cả tinh thần cao thượng làm vui
miệng, còn thật chơn lý không ai làm đặng. Những kẻ ấy về Ngọc Hư Cung kêu nài:
Tôi theo Đạo giáo của Đức Khổng Tử, đào luyện tri thức, trọng nhơn luân phẩm
cách, tôi cũng có quyền đứng vào phẩm Thánh! Sự thực họ chẳng thực hành gì cả
mà còn lấy trí thức để giục loạn làm cho xã hội điên đảo, dùng miệng lưỡi lường
gạt kẻ dốt nát, mượn ngòi bút bán cả sanh mạng con người. Hỏi những kẻ đó Đức
Khổng tử có nhìn không?
Tóm lại, các vị Giáo chủ
đã tạo ra nền Tôn giáo, tinh thần của các vị chỉ biết phụng sự cho nhơn loại.
Họ chịu khổ hạnh muôn cay ngàn đắng trọn kiếp sanh đào tạo tinh thần cho loài
người. Hại thay, cả triết lý Đạo Giáo thay vì tạo hạnh phúc cho nhơn loại đã bị
làm khí cụ cho kẻ vô tâm lợi dụng đặng lường gạt tinh thần nhơn loại. Nếu Cung
Hiệp Thiên Hành Hoá chiếu luật “Tội vi Trưởng” thì chưa chắc các vị Giáo
chủ ấy ngồi yên trên Liên Đài của họ đặng, mà phải hầu toà mãi thôi.
Năng lực của Tôn giáo Cao
Đài như thế nào?
Tôn giáo của Đức Chí Tôn
lấy tinh thần làm căn bản. Tinh thần của nhơn loại hiện ở dưới quyền áp bức của
văn minh vật chất. Tinh thần ấy có đủ quyền năng bảo vệ họ chăng? Nếu tinh thần
của nhơn loại không quật khởi lên bằng tự quyết, tự chủ, tự định phận mà làm nô
lệ cho vật chất thì tương lai Đạo Cao Đài sẽ ra sao? Chúng ta nên có một dấu
hỏi?
Chúng ta để mắt nhìn Đức
Chí Tôn tạo hình thể nào đặng bảo trọng tinh thần đạo đức của loài người. Ấy là
phương pháp ta nương theo đó đặng tạo dựng khối đức tin vững chắc bền bĩ vậy.
Trước Diêu Trì Cung có các
Cung gì ?
Trước Diêu Trì Cung có 3
cung :
- Cung giữa trước là Cung Hiệp Thiên
Hành Hoá.
- Bên mặt là Cực Lạc Thế Giới.
- Bên trái là Ngọc Hư Cung .
Diêu Trì Cung
Cực Lạc Thế
Giới
Ngọc Hư Cung
Cung Hiệp Thiên
Hành Hoá
Vai trò của cung Hiệp
Thiên Hành Hóa?
Đức Chí Tôn đã để hai chữ
Hiệp Thiên trong cửa Đạo, tức nhiên đem hình tượng cung Hiệp Thiên Hành Hóa để
nơi măt thế gian này. Cung Hiệp Thiên Hành Hóa là nơi ngự của Tam Trấn Oai
Nghiêm, nơi của các Đấng trọn lành. Dù Thần vị, Thánh vị, Tiên vị hay Phật vị
đều phải trọn kính mới vào được Cung Thế Thiên Hành Hoá. Cung ấy đặc biệt để
binh vực vạn linh sanh chúng, hằng ngày cầu nguyện và xin tội cho mọi người. ,
Chẳng phải nơi mặt địa cầu
này thôi, trong Tam Thiên Thế Giới và Thất Thập Nhị Địa cầu đều có đại diện của
vạn linh để bào chữa tội cho sanh chúng. Đó là nét công chánh, nhơn từ với ý
nghĩa tận độ chúng sanh. Các bạn duy có tu mà thành và không có quyền hành nào
bỏ rơi các bạn.
Hằng ngày nhớ tưởng tới lẽ
ấy để tâm hăng hái đặng làm bửu bối theo chơn Đức Chí Tôn cho trọn Đạo. Khi Bần
đạo vào thì thấy họ niềm nở và nói rằng: về nếu có thể, nói lại với sanh chúng
hiểu cái án của kiếp sanh họ đã có nhiều, chúng ta đã đảm nhiệm nhiều nổi khó
khăn. Ước ao sao các bạn hiểu Luật Nhơn Quả, quyền Thiêng liêng thưởng phạt là
gì? Các bạn duy có tu mà thành, tu hành thì không ai có quyền nào biếm nhẻ và
không có quyền nào bỏ rơi các bạn.
Cung Hiệp Thiên Hành Hoá
nắm quyền nhơn loại cả Càn khôn vũ trụ, nhiều trái địa cầu, duy có địa cầu 68
này, các Vị ở cung Hiệp Thiên Hành Hoá khổ tâm hơn hết là lo địa cầu này phải
chịu oan gia của Hạ Ngươn Tam chuyển.
Ghi chú:(*): Tam Trấn Oai
Nghiêm của Tam Kỳ Phổ Độ là Đức Lý Giáo Tông, Đức Quan Âm, Đức Quan Thánh Đế
Quân
Tam Kỳ Phổ Độ thờ Tam Trấn
Oai Nghiêm để thay mặt Tam giáo, đổi cũ ra mới, cho chúng sanh thấy rõ một tấm
gương trong lịch sử. Ấy là để cho đời nối chí lập tâm tu hành cho trở nên đời
mỹ tục thuần phong, tức là đời Thánh đức.
Nhứt Trấn Oai Nghiêm là Đức Lý Đại Tiên Trưởng.
Nhị Trấn Oai Nghiêm là Đức Quan Thế Âm Bồ
Tát.
Tam Trấn Oai Nghiêm là Quan Thánh Đế Quân
Trân Trọng,
Midland ngày 16 tháng 11,
2019
QS TS Nguyễn Thanh Bình
Ban Thế Đạo Hải Ngoại
Tòa Thánh Tây Ninh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét