Đức Chí Tôn dạy lúc
khai Đạo "Khai Thiên Địa vốn Thầy,
sanh Tiên Phật cũng Thầy, Thầy đã nói một
chơn thần Thầy mà biến ra Càn Khôn Thế Giới và cả nhân loại. Thầy là chư Phật,
chư Phật là Thầy ... Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế Giới mới gọi
là Pháp; Pháp có mới sinh ra càn khôn vạn vật, rồi mới có người, nên gọi là
Tăng .... Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng." “Chi chi hữu sanh cũng do bởi Chơn Linh Thầy mà ra. Thầy là Cha của sự
sống....".
- Ngôi Một là Đức Thượng
Đế, là Đức Chí Tôn còn gọi là Đại Từ Phụ.
- Ngôi Hai là Đấng Mẹ Sanh
của nhân loại, tức là Đức Phật Mẫu Diêu Trì.
- Ngôi Ba tức là Cha Mẹ
phàm thể này đây.
Tượng Tam Thế Phật nơi Bát Quái Đài Đền Thánh
Đức Chí Tôn cũng đã dạy “Cơ tạo đoan Càn Khôn Vũ Trụ ra sao thì
trong vạn vật cũng tương liên như vậy: cùng một khuôn khổ, một định luật như
nhau hết”:
- Trên hết cả là Phật, ấy
là ngôi cao thượng hơn hết, nắm pháp huyền vi, ngôi thứ nhất
- Phật mới chiết tánh ra
Pháp ấy là ngôi thứ nhì.
- Pháp mới sanh Tăng ấy là
ngôi thứ ba.
Ba Ngôi nầy chừng Qui Nhứt
lại thì duy chỉ có một “nguyên căn”,
một “bổn thể”.
Tam Thế Phật là ba vị Phật
lãnh lịnh Đức Thượng Đế điều khiển “Ba
Ngươn” của Trời Đất:
- Brahma Phật: điều khiển
Thượng Nguơn Thánh Đức.
- Civa Phật: điều khiển
Trung Nguơn Tranh Đấu.
- Christna Phật: điều
khiển Hạ Nguơn Bảo Tồn (hay Tái Tạo).
Theo Đạo Bà La Môn, nay là
Ấn Độ giáo, ba vị Phật nầy rất được tôn sùng, bởi vì:
- Brahma Phật là vị Phật
sáng tạo ra vũ trụ và vạn vật.
- Civa Phật là vị Phật
tiến hóa, bảo tồn, hủy diệt cái cũ để tạo ra cái mới tiến hóa hơn. Ngài có
nhiệm vụ dạy bảo loài người trở về con đường lành, tiến hóa theo Thiên ý.
- Christna Phật là vị Phật
bảo tồn (hay Tái Tạo), luôn luôn che chở cứu giúp người đời.
Theo Di lạc Chơn Kinh, ba
vị Phật nầy ở từng Trời Hỗn Nguơn Thiên, dưới quyền chưởng quản của Đức Di Lạc
Vương Phật. Tại Hổn Ngươn Thiên, các vị Phật đều nghe theo mệnh lệnh của Ðức
Di-Lạc Vương Phật, Đức Ngài có khả năng chiếu ánh sáng huyền diệu làm tiêu trừ
các nghiệt chướng cho chúng sanh.
Trong Đạo Cao Đài, Tam Thế
Phật được tạc tượng trên nóc Bát Quái Đài Đền Thánh:
Bát Quái Đài Đền
Thánh Tây Ninh (xa bên phải)
Đức Phật Brahma: Ngài là
Đấng tự hữu hằng hữu. Đấng sáng tạo Càn Khôn Vũ Trụ cho cả Vạn Linh sanh chúng,
nguồn gốc của thời gian vô thủy vô chung. Danh hiệu của Ngài là Thần Sáng Tạo.
Đức Brahma là Đức Phật tối cổ tối đại, quyền mặt thể hiện cho Đức Chí Tôn hữu
ngã. Về Thể Pháp, bửu tượng của Ngài cùng đứng đâu lưng trên một Đại Bửu Liên
Tòa với Đức Phật Civa và Đức Phật Christna trên chót nóc Bát Quái Đài Đền
Thánh, Tòa Thánh Tây Ninh. Ngài đứng thẳng người trên mình con Huyền Nga màu
Thiên Thanh (giống như con Thiên Nga) đang dang cánh bay về Đoài Cung (Chánh
Tây), hướng Tây Phương Cực Lạc. Đầu Ngài đội Kim Khôi, thân khoát Huỳnh Bào,
tay phải bắt ấn khai ngươn, tay trái nắm bửu châu, mặt nhìn hướng Tây là hướng
mặt trời lặn, như lo lắng cho cõi trần sắp đi vào nguơn Tranh Đấu điêu tàn. Màu
Da Ngài trắng mướt tinh anh. Đó là Thể Pháp về Ngài (Sắc Tướng phần Bí-Pháp rất
nhiệm mầu). Ngài là Đấng biểu hiện cho Bát Quái Đài thuộc ngôi Cha, là Đức Phật
do Chơn-Linh Đức Chí Tôn giáng trần giáo Đạo vào mỗi Ngươn Hội Hoàng Kim thời
đại. Thuở ấy, loài người toàn thiện, toàn mỹ thuần Thánh Đức, thời đó còn được
gọi là Ngươn Vô Tội, Ngươn Thánh Đức. Đức Brahma Phật là Ngôi thứ Nhứt trong
Tam Thế Phật. Ngài giáng trần vào Thượng Ngươn tức Ngươn Thánh Đức, thuộc về Cơ
Sanh Hóa. Ấy là Đấng tự hữu hằng hữu, hữu nguyên hữu thỉ của vạn vật.
- Đức Phật Civa (hay
Shiva): day mặt hướng về Cung Bắc Đẩu, ấy là nơi Triều Ngự của Đức Chí Tôn,
đứng trên mình con rắn 7 đầu để chế ngự thất tình, khiến cho nhơn loại khỏi bị
thất tình cám dỗ, lục dục khiến sai, thoát khỏi họa tranh đấu tiêu diệt, để cầu
khẩn Đức Chí Tôn đại xá tội cho toàn nhơn loại. Điểm đặc biệt Ngài đang thổi
tiêu. Ngài cầm ống tiêu đưa lên miệng thổi, ống tiêu đặt nằm ngang miệng Ngài
và thân tiêu xuôi theo chiều Đông Tây, như để thức tỉnh nhơn sanh hồi tâm hướng
thiện. Đó là Thể Pháp của Ngài với hình dáng ấy, đâu đây đồng vọng về tiếng sáo
giác mê của Ngài. Bửu tượng của Ngài cùng đứng đâu lưng trên một Đại Bửu Liên
Tòa với Đức Phật Brahma và Đức Phật Christna trên chót Bát Quái Đài Đền Thánh.
Ngài là Ngôi thứ Hai trong Tam Thế Phật, giáng trần vào Trung Ngươn tức Ngươn
Tranh-đấu. Trong ngươn nầy nhơn loại không còn Thánh thiện nữa mà tính tình bạo
ác tràn ngập che mờ cả Phật tánh Ngươn Hoàng Kim. Thế nên nhơn loại thời ấy bị
lôi cuốn vào nghiệp lực: Tham, Sân, Si, Thất tình Lục dục và nạn tương sát trầm
trọng. Đức Phật Civa xuống trần để độ dẫn Vạn Linh thoát vòng đọa lạc thống khổ
trầm luân ấy. Đức Phât Civa là Ngươn Linh khởi thủy của Đức Hộ Pháp. Đức Phật
Civa còn giữ vai trò của Dharmapala tức là Hộ-Pháp giữ các đền thờ. Đức Ngài có
bộ “tinh nhũ” trước ngực.
- Đức Phật Christna (hay
Kristna): đứng day mặt hướng Nam, mình trần, tay mặt chống gươm, tay trái chống
nạnh, đứng trên mình con Giao Long, chơn đạp lên đầu Giao Long như để chế ngự
con vật hung dữ. Ngài đứng uy-nghiêm và đâu lưng với bửu tượng của Đức Phật
Brahma và Đức Phật Civa trên nơi chót vót Bát Quái Đài Đền Thánh. Ngài là Ngôi
thứ Ba trong Tam Thế Phật, giáng trần vào Hạ Ngươn tức Nguơn Bảo-Tồn (hay Tái
Tạo). Đức Phật Christna cởi Giao Long tìm rước Chơn Hồn ấy về Bạch Ngọc Kinh mà
diện kiến Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ. Ngài là Đức Phật lãnh lịnh Đức Chí Tôn tuần
du khắp cả ta bà Thế giới để độ dẫn và hộ niệm Vạn linh.
Ðức Hộ Pháp thuyết Ðạo
giải thích “Bần đạo cũng nên chỉ rõ Đức Phật Mẫu đến tại mặt thế gian nầy, đã
tượng trưng bên Ấn Độ. Phật giáo Ấn Độ gọi Ngài là Civa Phật, là cái tượng ở
trên Bát Quái Đài Đền Thánh Tây Ninh, chúng ta để ý thấy có “tinh nhũ” nơi ngực
Đức Ngài đó”.
Hồi buổi Đức Chí Tôn phân
định, phân tánh của Ngài, lấy Khí, tức nhiên là Ngài dùng cái Linh Pháp của
Ngài biến tướng ra Phật Mẫu. Đức Phật Mẫu thuộc về Âm, Đức Chí Tôn thuộc về
Dương, Âm Dương hiệp lại mới biến hoá ra Càn Khôn Vũ Trụ và sanh ra vạn vật.
Về tượng Đức Phật Civa,
Phật giáo Ấn Độ làm một cái hình phân nửa giống đàn bà, còn cái tướng thì đàn
ông, bởi hồi đó con người chưa phân rõ chắc chắn Nam Nữ, Âm Dương. Đức Phật
Civa trong huyết khí, tức là huyết, còn Chơn Linh đào tạo là do Đức Chí Tôn.
Đức Chí Tôn là Phật, Đức
Phật Mẫu là Pháp, Pháp mới sanh ra Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật, vạn vật ấy là do
nơi Tinh mà ra, tức là Tăng. Thần tức nhiên là Đức Chí Tôn, Thần phân định Khí,
Khí mới sanh ra Tinh. Phật là Chí Tôn, Pháp là Civa tức Phật Mẫu, Tăng là vạn
vật trên Càn Không Vũ Trụ nầy.
Ấy vậy, Đạo Phật thờ Phật
Mẫu mà không biết, dầu không thờ mà Đức Phật Mẫu vẫn ngồi từ Tạo Thiên Lập Địa
tới giờ, tức nhiên là Đấng Tạo ra Vạn Linh đó vậy.
Pháp là chủ của Vạn Linh.
Kinh Phật-Mẫu có câu:
"Thiên-cung
xuất Vạn Linh tùng Pháp,
Hiệp âm dương hữu
hạp biến sanh."
“Bởi do nơi Pháp, Vạn Linh mới chủ tướng biến hình, do
nơi Pháp mới sản-xuất Vạn Linh, cả huyền vi hữu hình Đức Chí Tôn tạo Đạo do nơi
Pháp, chúng ta biết Pháp thuộc về hình thể của Vạn Linh, vì cớ cho nên Đạo giáo
minh tả rõ rệt Tam Châu Bát Bộ thuộc về quyền Hộ Pháp (Hộ Pháp Thiên Tôn). Đức
Hộ Pháp nói: “Bần Đạo khởi giảng cho hiểu
tại sao Đức Chí Tôn mở Tam Kỳ Phổ Độ gọi là mở cơ quan tận-độ chúng sanh?"
… Mở cơ-quan tận độ chúng
sanh tức nhiên là lập một khoa thi sang Tam Chuyển tái phục Thiêng Liêng Vị nơi
cảnh vô hình. Mỗi Chuyển trong Tam Chuyển tức nhiên mỗi khoa mục của các đẳng
chơn hồn cần phải thi đặng đạt vị: nghỉa là thăng hay đọa.
Bởi thế cho nên Đức Chí
Tôn gọi là “trường thi công quả” là vậy.
Đức Chí Tôn cho Hộ Pháp và Thập Nhị Thời Quân đến cốt yếu để mở cửa bí pháp ấy
đặng cho Vạn Linh đoạt vị. Cả thảy đều hiểu rằng Đức Chí Tôn buổi ban sơ chưa
khai thiên lập địa, Ngài muốn cho Vạn Linh (Tiểu Linh Quang) đặng hiệp cùng
Nhất linh (Đại Linh Quang) của Ngài do quyền năng sở hữu của quyền hạn Chí Tôn.
Ngài vừa khởi trong mình quyết định thi hành điều ấy
thì Ngài nắm cái Pháp. Trước Ngài chỉ là Pháp, vì cớ cho nên ta để Phật tức
nhiên là Ngài, kế thứ nhì là Pháp, hễ nắm Pháp rồi Ngài phán-đoán vạn vật thành
hình; Ngài muốn vạn vật thành hình tức nhiên Tăng. Cả Vạn linh đều đứng trong
hàng Tăng ấy. Bởi do nơi ấy mới chủ tướng biến hình”.
Tóm lại, Đạo Cao Đài tạo
tượng Tam Thế Phật nên nóc Bát Quái Đài Đền Thánh Tòa Thánh Tây Ninh là để biểu
thị sự tuần hoàn trong định luật tiến hoá của Càn Khôn Vũ Trụ theo thời gian,
từ Thượng Nguơn đi dần qua Trung Nguơn và đến Hạ Nguơn, để rồi bước sang Thượng
Nguơn của Chuyển (Tam Chuyển) tiếp theo.
Ba vị Phật Brahma, Phật
Civa, Phật Christna, luân phiên điều khiển Ba Nguơn: Thượng Nguơn Thánh Đức,
Trung Nguơn Tranh Đấu và Hạ Nguơn Bảo Tồn (hay Tái Tạo), làm cho Càn Khôn Vũ
Trụ luôn luôn điều hòa tuần hoàn trong định luật tiến hóa của Càn Khôn Vũ Trụ.
Các nhà Khảo cứu về Thần
Linh Học (Nhất là Thông Thiên Học) cho rằng: Ba vị Phật: Đức Brahma Phật, Đức
Civa Phật, Đức Christna Phật là Ba Ngôi của Đức Thượng Đế được gọi là “Tam Vị Nhứt Thể”.
Trân Trọng,
Midland ngày 30 tháng 11,
2019
QS - TS . Nguyễn Thanh Bình
Ban Thế Đạo Hải Ngoại
Tòa Thánh Tây Ninh.
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Đạo và Đạo Tại Tâm - Hửu Hình và Vô Vi Huyền
Diệu Hiện Tướng Hiệp Thiên Đài, QS TS Nguyễn Thanh Bình (2017).
2. Đạo Tâm - Tịch Đạo - Chơn Pháp Đạo Tâm, QS TS
Nguyễn Thanh Bình, (2017).
3. Tân Luật Pháp Chánh Truyền và Pháp Chánh Truyền
Chú Giải (1972)
4. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q. I & II (1972)
5. Vai Trò Của Hiệp Thiên Đài (2015)
6. Bí Pháp Cao Đài, Nguyên Thủy (2009)
7. Các bải giảng về về Tam Bửu của Đức Hộ Pháp
(1947)
8. Chơn Pháp Cao Đài, Đoàn Kim Sơn (2016)
9. Phật Mẫu Diêu Trì Kim Mẫu (2012)
10. Giải Nghĩa Di Lạc Chơn Kinh (5 Cung) (2016)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét