Ban Thế Đạo Hải Ngoại Và Vai Trò Phổ Độ (QS-TS. Nguyễn Thanh Bình)


Ban Thế Đạo được thành lập bởi Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông. Hai Quyền Giáo Tông và  Hộ Pháp là Quyền Chí Tôn tại Thế hay Quyền Chí Linh. Như vậy thể theo Thiên Ý thì Ban Thế Đạo được gián tiếp thành lập bởi Đức Chí Tôn (1965).
Qui Điều Ban Thế Đạo (1965), Chương I, ghi là: “Chức Sắc trong Ban Thế Đạo có nhiệm vụ độ Đời nâng Ðạo trực thuộc Hiệp Thiên Đài “Chi Thế”
về mặt Chơn Truyền và Luật Pháp”. Ban Thế Đạo có 4 phẩm trật: Hiền Tài, Quốc Sĩ, Ðại Phu và Phu Tử.

Sự hiểu biết và tuân thủ Luật Pháp và Chơn Truyền của Đạo Cao Đài trong hoàn cảnh bi thảm hiện nay (lấy Đời chế Đạo, lấy Đạo chia rẻ Đạo), hơn lúc nào hết, rất ư là hệ trọng, cần thiết, chẳng những giúp giữ vững bước đường theo lẽ chánh tu hành của mỗi đạo hữu, nói riêng, mà còn đảm bảo sự trường tồn, hưng thịnh, phát triển của cơ Đạo kéo dài đến Thất Ức Niên, nói chung, theo như lời khẳng định của Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm dạy trong Pháp Luật Đại Đạo ngày 03-03-Quí Dậu (dl: 26-5-1933): “Phàm Pháp Luật lập thành, đều tùy sở dụng, buộc kẻ chung công hiệp trí tác thành một cơ sở vĩ-đại, đông tây tuơng thân tương ái. Bởi cớ mà Luật Pháp vẫn nhiều mặt đặc biệt cùng nhau, tùy theo phương dụng, chẳng thế dùng một mặt Luật Pháp nào mà thay thế vào một cơ sở khác hành vi cho đặng; cần thì mới lập, còn vô ích thì bỏ”.

Ban Thế Đạo Hải Ngoại (BTĐHN) hoạt động theo luật Yêu Thương của Đức Chí Tôn, sẵn sàng tương thân tương trợ các cơ sở Đạo một khi được yêu cầu. BTĐHN thành lập chiêu hiền, đải sĩ vào Đạo với các phẩm vị Hiền Tài, Quốc Sĩ.

Hơn 40 năm qua, BTĐHN đã và đang tiếp tục Phổ Độ, tuyển nhân tài vào giúp Đạo. Nhưng không may mắn là số lớn chức sắc BTĐHN (trước 1975 và HTDP ở hải ngoại) đã không hoạt động trong BTDHN vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên BTĐHN lúc nào cũng nghỉ đến các vị Hiền Tài nầy và rất là thành tâm mong các vị Nầy “nhập cuộc”. BTĐHN đang cố gắng giúp “thế hệ trẻ”, nhất là con cháu nhà Đạo, có cơ hội lập vị để cùng “đồng hành” trên đường Phổ Độ Đạo.

Sau khi tách ra khỏi Cao Đài Hải Ngoại mấy năm qua, BTĐHN với lập trường và hoạt động đã tạo lại một thế đứng vửng mạnh, tạo tin tưởng, hy vọng, yêu mến, etc...” trong đồng đạo hải ngoại và các cơ sở Đạo khắp mọi nơi (Mỷ, Australia, Âu Châu). Đây là một niềm vui chung cho tất cả chúng ta và đồng Đạo để cùng hoạt động trong phát triển Đạo.

Trong giai đoạn 2018-2019, BTĐHN đã quyết định nhiều vấn đề rất là quan trọng:
1 - Không hoạt động trong tổ chức Cao Đài Hải Ngoại và thông báo lập trường BTĐHN.
2 - Thành lập Hội Đồng Cố Vấn (HĐCV) để yểm trợ và bảo vệ BTĐHN.
3 - Thông báo là BTĐHN Định Vị và đường hướng hoạt động.
4 - Lập và chấp thuận Sơ Đồ “Tổ Chức Hoạt Động & Họp Tác Tương Lai” của BTĐHN.

Sơ Đồ Tổ Chức là phương hướng cho BTĐHN hoạt động hiện nay và sẻ được bổ túc cho hửu hiệu hơn, phù hợp với thời đại văn minh nhưng tùng Pháp Chánh Truyền và các luật Đạo. Canh tân là điều quan trọng phải chấp nhận để làm việc (Phổ Độ) hay hơn, có kết quả tốt. 

Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm, Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo, trong Pháp Luật Đại Đạo (ngày 3-3 Quí-Dậu, dl 26-5-1933) dạy: “cần thì mới lập, còn vô-ích thì bỏ.
Đức Hộ Pháp trong đàn cơ tại Giáo Tông Đường đêm 29-7-Đinh Tỵ (dl 12-09- 1977) dạy: “Bần Đạo không vị nể, nên thì để, hư thì bỏ”.

Qui Điều Ban Thế Đạo ghi “Chức Sắc trong Ban Thế Đạo có nhiệm vụ độ Đời nâng Ðạo và hành sự trực tiếp với Cửu Trùng Đài về mặt chuyên môn trong Xã Hội, và trực thuộc Hiệp Thiên Đài “Chi Thế” về mặt Chơn Truyền và Luật Pháp” và đã thi hành trước năm 1975. Sau năm 1975, vai trò của BTĐ ở hải ngoại (BTĐHN) vẩn tiếp tục tuyển lựa nhân tài vào giúp các chương trình hoạt động để phát triển và truyền bá Đạo Cao Đài. Nếu BTĐHN không lành trách nhiệm “truyền bá Đạo” thì tổ chức Đạo nào sẻ lo? (Hành Chánh Đạo thì không). BTĐHN hoạt động theo Luật Yêu Thương với tin thần “mở Đạo”; và quyết định của nhân sanh “định vị” BTĐHN.

Đàn Cơ ở Cung Đạo, đêm mùng 6-5-Tân Hợi (dl 29-5-1971), Đức Chí Tôn dạy: “Hôm nay vì có cuộc vui mừng nên Thầy đến khuyên các con nên để tâm lực vào sự xây dựng nền Đạo cho kịp thời kẻo tội nghiệp cho nhơn sanh. Nay ba vị tướng soái lớn (Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẫm và Đức Thượng Sanh) đã về thiêng liêng, đó cũng vì Thiêng Liêng định đặng thử coi các con có làm nên trò gì chăng?”.
Thượng Sanh có sứ mạng về để độ dẫn những bậc thượng sanh tại thế, rồi đây các con sẽ thấy nhiều trang trí thức đến với Đạo, vì chẳng lẽ ôm bằng cấp trí thức để cho mai một hay sao?”
Thượng Sanh là Chưởng Quản Chi Thế Hiệp Thiên Đài, dưới có Bảo Thế, Hiến Thế, Khai Thế và Tiếp Thế. Ban Thế Đạo thuộc Chi Thế Hiệp Thiên Đài.

Năm 1947, Đức Hộ Pháp cũng đã dạy như sau: “Chỉ một ngày kia, Thượng Sanh ra mặt Đời là cây Cờ Cứu Thế...”,  “Cây Cờ Trắng dùng để khi nước nhà nòi giống ta xô xát, cốt nhục tương tàn khốc liệt, vô phương cứu chữa, thì ngày ấy là giá trị của nó.” Thượng-Sanh có sứ mạng tạo Thế và chuyển Thế.

Đêm mồng 8 tháng 1, Đinh Mão (dl 09-02-1927) nhân Vía Đức Chí Tôn, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ dạy: “Lão đã nói, Đạo đã thành lập, vậy cây cờ Chơn Chánh đã vững gốc đặng làm biểu hiện cho cả chúng sanh dòm, lấy đó mà đến nơi Bạch Ngọc Kinh. Nghĩ mà mừng, hễ mừng lại thêm giận. Nhiều vị Đạo hữu (bạn đạo) chỉ lãnh chức mà chơi chớ chưa hề hành Đạo.
“Thầy vì lòng từ bi can gián Lão, bằng chẳng vậy, Lão đã dùng hình phạt mà răn những kẻ giả dối ấy”. (Đạo Sử Q. II).

Tuân hành đúng theo Thánh ý của Đức Chí Tôn và Đức Hộ Pháp ghi trong Pháp Chánh Truyền dạy “khi ra mở Đạo ở ngoại quốc thì chúng ta phải cần uyển chuyển, linh động, chế giảm thức lệ, lễ nghi, nếu không thì sẽ rất khó mà mở mang cơ Đạo”. Pháp Chánh Truyền có ghi rõ như sau:
- “Đi phổ thông Chơn Đạo Thầy trong một nước hay một dân tộc nào mà phong hóa không thể tùng theo Đạo Luật đặng, nếu không chế giảm cho phù họp phong hóa, lễ nghi của sắc dân ấy thì khó mà độ rỗi cho đặng …” 
- “Như ngày kia, Đạo xuất dương ra ngoại quốc thì sẽ có nhiều dân tộc chẳng có thể thờ phượng như Nam (như ở Việt Nam), phận sự của Lễ Sanh đây mới ra sao? Tưởng chẳng chi khác hơn là đổi ra phần (vai trò) thăm tín đồ, an ủi, dạy dỗ, chăm nom, dìu dắt trong đường Đạo cũng như đường Đời thay quyền Giáo Hửu …” 
- Pháp Chánh Truyền còn nói rõ như sau: “Dẫu cho ngôi Giáo Tông, ngày sau cũng có đủ các sắc dân khác cầm quyền chấp chánh. Hay!”. (chữ Hay là lời khen của Đức Lý Giáo Tông).

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo, trong Đàn Cơ tại Hiệp Thiên Đài ngày 19-12-Đinh Hợi (dl 29-1-1948) dạy:
“Nguyệt chói non Nam giúp khách hiền,
Tâm thành độ dẫn kẻ tiền duyên.
Chơn tinh hiển hích hồng qui định,
Nhơn đạo lo tròn đến gặp Tiên.

Các nước ngoại bang đều phải tùng một luật, nghĩa là phải tùng Hội Thánh Ngoại Giáo, không nên lập văn phòng khác trong châu vi Tòa Thánh.
Hội Thánh Ngoại Giáo có trách nhiệm phải giao hảo cả khắp năm châu.
Cửa Đạo đã mở, từ đây sẽ có những bậc Hiền Tài tình nguyện đi phổ thông nền Chơn giáo.
Đại hỷ! Đại hỷ!”.

Đức Cao Thưởng Phẩm trong đàn cơ tại Trung Tông Đạo, 18-10-Canh Dần (dl 27-11-1950) dạy:
“Và luôn đây, Bần đạo cũng có để lời chỉ giáo, nhứt là các em lãnh lịnh đi hành đạo tha phương, ráng để ý, các em đã hẳn biết nền Đạo của Chí Tôn là một nền chơn giáo hy hữu. Giáo lý của nó chỉ trọn vẹn trong hai chữ “Thương Yêu” mà thôi. Sự “Thương Yêu” đó đã bị nhơn loại phá tan, để nhượng lại cho sự tranh giành mà gây nên máu đổ thịt rơi. Bần đạo tưởng các em cũng đã hiểu rõ. Vậy các em phải nhớ câu thệ : “Nếu lòng một dạ hai thì Thiên tru Địa lục” và câu “Giữ dạ vô tư thể Thiên hành hóa” mà đem sự Thương Yêu ấy trở về nguyên bổn.
Các em có hiểu chăng ? Tiếng “lòng một dạ hai” là chi không đó ?
Chẳng phải nói riêng khi phản đạo mà thôi, mà lại chung qui cho cả sự thương yêu giữa anh em đồng đạo. Đó là một sở nhứt định của sự hành tàng hư thiệt.

Các em cũng vẫn biết nơi đây là gốc để đem lại sự Thương Yêu cho toàn cả sanh chúng trên mặt địa cầu nầy. Vậy các em khá để trong tâm tất cả những cái gì có thể làm thương tổn đến tình yêu ái cùng là điều ích riêng hay chung đặng làm điều tư lợi, những cái đó ngoài mặt thế đã chán rồi, trong cửa Đạo phải tiêu diệt cho hết thì mới mong sự Phổ Độ được đắc thành mau sớm.
Lúc ra đi hành đạo nhớ: Chơn truyền là gốc, Luật pháp là Chuẩn thằng, Từ bi bác ái là Đạo pháp. Mỗi việc, các em phải khá suy nghiệm cho kỹ lưỡng, phải luôn nhớ rằng: Mình là người của chúng sanh chớ chẳng phải chúng sanh là người của mình”.

Đức Hộ Pháp đã nâng đở Đạo và Đời và dạy chúng ta phải “mở Đạo”,“mở đường” cho đoàn hậu tấn để chung lo giữ Thánh Thể của Đức Chí Tôn được tồn tại và tiếp tục lo Phổ Độ.
Trong đêm Thuyết Đạo tại Đền Thánh vào ngày 28 tháng 6 năm Mậu Tý (dl 3-8-1948), Đức Hộ Pháp có dạy như sau: “ Trong số anh em chúng ta ngồi đây, cùng sắp em nhỏ kia, trong đó cũng có vị Phật Tiên giáng thế, nhưng còn chờ chúng ta lập vị cho nó, bởi nó còn khờ nên giao chúng ta giáo hóa nó, để một ngày kia chúng nó đạt đến tinh thần cao trọng, đặng lãnh sứ mạng của Đức Chí Tôn giao phó”… Đây là nhiệm vụ của BTĐHN thi hành theo lời Đức Hộ Pháp để lập vị cho đoàn hậu tấn, dù hậu tấn ấy nguyên căn là Thiên Mạng nhưng cũng còn đang chờ để được lập vị. Vậy, ngày giờ nào chúng ta đủ quyền để giáo hóa đàn em sau nầy đặng vào địa vị, tức nhiên chúng ta đã trọn Ðạo đối với Đức Chí Tôn. 

Nếu BTĐHN hay tổ chức Đạo hay cá nhân nào đó cứ ngồi yên thụ động, chống lại việc phát triển Đạo, để cho chư Thiên Mạng do Đức Chí Tôn sai đến “không có cơ hội lập vị” thì làm sao thực hành được Thánh ý của Đức Chí Tôn để phổ Đạo, và thi hành Thánh ý của Đức Hộ Pháp là “mở đường” cho đoàn hậu tấn “lập vị”, để giữ được Thánh Thể của Đức Chí Tôn và thi hành sứ mạng truyền Đạo đến thất ức niên.

Đức Cao Thượng Phẩm trong đàn cơ tại Hiệp Thiên Đài đêm 22-12-Kỷ Sửu (dl 8-2-1950) dạy “Chư hiền hữu khá nhớ: Đạo cần phải có Đức mà lập nên, Đức trọng thì ắt có quyền cao, đó là sở định của Chí Tôn, còn những người ham Quyền quên Đức thì không thể hưởng đặng hạnh phúc tương lai. Chư hiền hữu cần lo cho nhơn sanh tức là lo cho mình cao phẩm giá, lại là người ơn của nhơn sanh”.

Các thế kế thừa là nguồn năng lực vững bền của tiền đồ tương lai Cơ Đạo, chúng ta BTĐHN phải cố gắng “mở đường” cho “thế hệ hậu tấn nầy” lập vị:
1 . Cũng cố phát huy hàng ngũ Thanh thiếu niên Đại Đạo
2 . Liên tục bồi dưỡng giáo lý, kiến thức nhân văn, các kỹ năng phụng sự Đạo Đời cho giới trẻ.
3 . Lần lượt xây dựng các cơ sở sống Đạo tập thể. Đầu tư xây dựng đội ngũ Phổ Độ (lo cho Đạo)
4 . Các thiếu niên (nam nử) là những mầm non đang lên, cần khéo tay uốn nắn để tránh các phức tạp sa đọa của thế gian. Phải chủ trương hòa hiệp chúng nó, không được gieo tư tưởng chia rẽ chúng nó, phải lấy đức độ hiền hòa của bậc đàn anh cảm hóa, lấy tình thương trừng phạt chúng nó. Nghĩ đến thanh thiếu niên là nghĩ đến tương lai của Đạo, của dân tộc nước nhà.
Đại Đạo Thanh Niên Hội là một tổ chức rất là quan trọng cho tương lai phát triển Đạo.

Tại Đền Thánh đêm 14-2-Mậu Thìn (dl 5-3-1928), Đức Hộ Pháp giảng: “Biết bao nhiêu bậc Thánh Hiền ấy còn lẫn lộn theo hàng tín đồ, Thầy đương dạy dỗ un đúc đặng ngày kia ra gánh vác cho xứng đáng phận sự của mình. Thảm thay, phần nhiều anh em chúng ta chẳng biết trọng phẩm vị của mình, lại còn làm ô uế nền Đạo thì mới đắc tội cùng Thiên đình thể nào? Cái màn bí mật của Đạo đã mở trọn rồi, Thầy dạy ráng mở mắt đặng xem mà mình cứ nhắm mắt không muốn ngó đến thì làm sao thoát cho đặng cửa luân hồi.
Đạo vốn là Đạo, mình thâu phục đặng chúng sanh chỉ nhờ Đạo. Mà có Đạo phải có Đức, có Đức phải có Hạnh, hoàn toàn Đức Hạnh mới phải mặt cầm mối Đạo của Thầy, nhưng xét kỹ lại thì anh em chúng ta thiếu kém Đức Hạnh rất nhiều”.

Về vấn đề Chơn Pháp, trong bài thuyết Đạo tại Đền Thánh đêm 15-9-Mậu Dần (dl 6-11-1938) Đức Hộ Pháp dạy: “Đức Chí Tôn đào tạo Chơn Pháp vô lượng vô biên để cho nhơn loại thi hành mà đoạt Phẩm Vị Thiêng Liêng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Chơn Pháp cũng có một như Chơn Luật vậy.
Chơn Luật của Đức Chí Tôn đã chỉ rõ là Thương Yêu, còn Chơn Pháp là Công Bình.
Luật Pháp của Đức Chí Tôn đã chỉ rõ ra sau đây thì toàn cả nhơn sanh đều nghe hiểu biết và thường nói: “Chỉ có một điều là tại không thực hành”. Nếu con người dưới thế nầy đồng thi hành y theo Chơn Pháp Công Bình thì đời sẽ trở nên tận thiện tận mỹ, mà cơ tận diệt sẽ tiêu tan, không còn thấy tấn tuồng bi ai thảm đạm như thế”.

Thật vậy, Đức Hộ Pháp nói quả đúng chẳng sai. Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn trong kinh Thiên Đạo đã xác nhận những gì Đức Hộ Pháp nói là hoàn toàn đúng. Đức Ngài giải thích rõ như sau:
“Những vạn vật âm dương tạo hóa,
Dầu cỏ cây hoa quả biến sanh.
Con người đứng phẩm tối linh,
Nửa người nửa Phật nơi mình anh nhi.”

Câu 1: Trong Vũ trụ, muôn loài đều do hai khí Âm Dương (theo đạo Cao Đài là khí Âm quang và Dương quang) giao cảm mà tạo thành.
Câu 2: Dù là các loài cây cỏ cũng đều do Âm Dương ở hoa và quả mà biến sanh ra.
Câu 3: Trong muôn vật con người là đứng vào bậc linh thiêng hơn hết.
Câu 4: Trong mình đứa trẻ nhỏ có nửa người (Phàm thân), nửa Phật (Phật tánh).
Rõ ràng chúng ta tất cả ai ai cũng đều có nửa Người nửa Phật nhưng vì “vô minh hải hoạt ngã sơn cao” và vì chúng ta cứ nghe những lời dèm pha, nói phải quấy, nói đúng sai, nói cao thấp nên nửa Phật đã biến dạng, chỉ còn trọn vẹn lại là hoàn toàn một con người Phàm phu. Nếu có ai như thế là do cứ đeo đẳng với trần gian và quên hẳn phân nữa Phật của mình rồi.

Để khỏi quên nửa Phật của mình hay Phật tánh của mình, xin cứ làm theo kinh của Đạo Cao Đài thì sẽ nhớ lại và sẽ phục hồi lại tánh Phật của mình. Trong Kinh Đệ Nhất Cửu đã dạy rõ rằng:
“Hãy định tỉnh tiền duyên nhớ lại,
Đoạn cho rồi oan trái kiếp sanh.
Đem mình nương bóng Chí Linh
Định tâm chí Thánh để gìn ngôi xưa”

Câu 1: Nên thức tỉnh để nhớ lại duyên từ kiếp trước của mình.
Câu 2: Rồi cắt đứt những món nợ oan khiên do mình đã gây ra lúc sinh tiền nơi cõi thế gian.
Câu 3: Đem mình nương theo ánh sáng Thiêng Liêng của Đức Chí Tôn dìu dắt.
Câu 4: An định tâm ý cho Thánh Thiện thì mới có thể gìn giữ ngôi vị nơi Thiêng Liêng được.
        
Vai trò của chức sắc Ban Thế Đạo (BTĐ) là không thể nào “đo lường hay dự đoán tại Hửu Hình nầy được” vì vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của chức sắc trong BTĐ là là một sự phối hợp toàn mỹ huyền diệu giửa “Hửu Hình và Vô Vi, giửa Đời và Đạo” để phát triển nền Đại Đạo. Vai trò nầy “nặng nề” lắm, chức sắc BTĐ phải tự “Lập Vị” ở hửu hình, thế nào cho xứng đáng cùng phẩm định và đạt “Thiên Vị” ngày về với Đức Chí Tôn.

Thánh Giáo Đức Chí Tôn cũng đã dạy: “Thầy nói cho các con nghe: nếu kẻ nào biết hiểu Thánh Ngôn của Thầy nơi miệng các con mà tỉnh ngộ, thì số hằng sống nó vốn còn, còn chẳng thì thôi, để chúng nó theo Tà Quái”, và “Thầy nói cho các con biết: hàng phẩm Nhơn Tước phải phù hạp với hàng phẩm Thiên Tước, … Dầu một vị Ðại La Thiên Ðế xuống phàm mà không tu, cũng khó trở lại địa vị đặng”.

Đức Hộ Pháp thuyết đạo tại Đền Thánh đêm 25-6-Mậu Dần (dl 22-7-1938) dạy:
Nếu mọi người nhập môn giữ Đạo, không lo “Phổ Độ nhơn sanh”, chỉ chuyên chú về phương ăn, kiếm chốn u nhàn ẩn thân tịnh luyện thì gọi là “độc thiện kỳ thân” chẳng bổ ích chi cho nhơn quần xã hội. Hỏi vậy, nhơn sanh nương theo nơi nào mà thoát Khổ?

Đức Chí Tôn khai Đại Đạo, lập luật pháp khuôn viên chuẩn thằng qui củ, làm một cái thang vô tận để cho nhơn sanh, kẻ trước dìu người sau, nương theo con đường Thánh Đức mà đoạt phẩm vị Thiêng Liêng: Thần, Thánh, Tiên, Phật. Nên Đức Chí Tôn có nói rằng: “Các con đắc đạo cùng chăng là tại phương Phổ Độ, nếu các con không đến trường Thầy lập mà đoạt phẩm vị của mình thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc đạo bao giờ.”

Đức Hộ Pháp giảng “Phép của Trời có một, là thương khắp cả chúng sanh, nên định cho phẩm vị Hữu Hình và Thiêng Liêng có một, nghĩa là phải tương đắc cùng nhau, đặng định quyết phép Công Bình lành thăng, dữ đọa”. Đức Ngài cũng nói: “Mỗi vị tín đồ đều có cái Mão của Giáo Tông và Hộ Pháp đội trước trên đầu, lấy được hay không là do Ta. Chẳng lẽ Đức Hộ Pháp Triều Thiên rồi là nền Đạo Cao Đài bị tiêu diệt sao? Không ! Sẻ không bao giờ”.

Nếu Ta không lấy được cái Mão đó, là do Ta có thể vi phạm Ngũ Giới Cấm chẳng hạn, hay chúng ta chưa diệt được “thất tình” lục dục, và vẫn còn bị vi phạm các giới cấm, v.v.v… Nếu đúng như vậy thì làm sao chúng ta đội được cái Mão Giáo Tông và Hộ Pháp?.
Bất cứ ai có hành Đạo thuận theo Thánh ý của Đức Chí Tôn, theo Luật Thương Yêu và Quyền Công Chánh, dùng Luật và Quyền nầy để lập vị cho đoàn hậu tấn, để Hoằng Khai Đại Đạo thì chắc chắn những người đó đã đội được Mão, nghỉa là đạt Đạo đến Phật Vị.

Đức Lý Giáo Tông dạy: “một trong hai hướng chính để chư hiền phát huy là xây dựng nền tảng giáo lý theo kịp trình độ văn minh khoa học hiện đại để Phổ Độ khắp thế giới nhân loại”.
Làm sao tín đồ Cao Đài hành Đạo để đạt được địa vị cao quí trong Đạo (từ Nhơn Tước lập vị cho phù hợp với phẩm Thiên Tước) mà Đức Chí Tôn, Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp dạy bên trên? Câu trả lời thì rất là rỏ ràng và dể dàng thôi.
Nhớ lời Đức Chí Tôn dạy “Thượng Sanh có sứ mạng về để độ dẫn những “bậc thượng sanh” tại thế, rồi đây các con sẽ thấy nhiều trang trí thức đến với Đạo, vì chẳng lẽ ôm bằng cấp trí thức để cho mai một hay sao?”.

Ban Thế Đạo Hải Ngoại nếu không “cầu hiền, đải sĩ”, mời nhân tài, các vị học thức vào phẩm Hiền Tài, Quốc Sĩ để phát triển Đạo, thì làm sao phát triển (Phổ Độ) được cơ Đạo:
- Chúng ta xây dựng nền tảng giáo lý theo kịp trình độ văn minh khoa học hiện đại để Phổ Độ khắp thế giới nhân loại (Đức Lý Giáo Tông dạy). 
- Các nhân tài học thức trẻ “Lập Vị”, như Đức Hộ Pháp dạy “sắp em nhỏ kia trong đó cũng có vị Phật, Tiên giáng thế (Thiêng Mạng), nhưng còn chờ chúng ta “Lập Vị” cho nó.
- Các em “Lập Vị” ở Hửu Hình để xứng đáng với với “Thiên Vị” ở Vô Vi như Thánh Giáo Đức Chí Tôn dạy: “Thầy nói cho các con biết là hàng phẩm Nhơn Tước phải phù hạp với hàng phẩm Thiên Tước, …”.

Các Thánh Giáo của Đức Chí Tôn, lời Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông dạy bên trên, hiện tại chính là “sứ mạng” của các vị chức sắc trong BTĐHN. Nếu BTĐHN không lo “đem nhân tài” vào giúp Đạo, chức sắc BTĐNH không lo “Lập Vị” các Hiền Tài, Quốc Sĩ cho thế hệ trẻ, thì ai làm và nhận lảnh trách nhiệm “Thiêng Liêng cao trọng” nầy?.

Đức Lý Giáo Tông trong Vô Vi Đại Đạo đã dạy: "Thượng Đế không ngự trên vật thể vô tri, mà trái lại Thượng Đế Ngự trong Tâm, tháp ngà của tâm hồn nhân loại. Hình thể Đạo chỉ mượn đó để thể hiện Thánh Thể Chí Tôn tại thế".  Ở đâu có Yêu Thương thì ở đấy có Đức Chí Tôn. Đây là con đường Thiên Nhơn Hiệp Nhứt (Thiên Thượng Thiên Hạ) nghĩa là Trời và Người hiệp lại làm một. Hiểu một cách rộng rải hơn Thiên Nhơn Hiệp Nhứt nghĩa là ý Trời và Lòng Người đồng nhau, hiệp nhau trên bình diện Ðạo Lý để khai Ðạo cứu Ðời, đó là mục đích đầu tiên.

Nếu Thiên Hạ biết hiệp nhất với Thiên Thượng để thực hiện Thương Yêu và Công Chánh tức là xây dựng nên Đời Thánh Đức hay Thiên Đàng tại thế. Đó cũng chính là mục đích cứu độ của Đức Chí Tôn. Bao nhiêu thay đổi đả xảy ra tại Tòa Thánh Tây Ninh trong 10 năm (1965-1975), kể từ ngày BTĐ được thành lập năm 1965, quan trọng nhất là đã có một số đông nhân tài, trên 700 vị, gia nhập Ban Thế Đạo và được ban phẩm Hiền Tài (Khóa I đến V). Sau năm 1975, một số chức sắc Ban Thế Đạo định cư ở hải ngoại và tiếp tục hoạt động phát triển Đạo.

Cái khó của Đời lại còn gây thêm lắm điều tăng khổ. Đời càng khó, phận càng gay, Đời càng hay, càng sanh nỗi khó; nếu chúng ta không khảo dượt tận Tâm cái vấn đề cơ sanh hoá chúng ta, mà quyết định lấy một chương trình, hầu nương theo mà điều độ cái hành vi thân thể, thì là tránh sao cho khỏi hại bởi lạc lầm, vì vụng trí. Cái chương trình ấy là những cơ quan chỉ sanh ra bởi các tư tưởng của cả Tôn Giáo đã lập thành nên Ðạo. Chữ Ðạo là Đường đặt ra bởi đó, đặng dìu dắt nhơn sanh khỏi bước Đời gay trở; cốt yếu là lập mục đích, định chuẩn thằng cho kẻ trước hiệp người sau, kẻ kim hòa người cổ, tóm cả trí lự của nhơn loại, đặng làm ngọn Huệ Quang soi rọi khắp nhơn gian, mượn cả sự tội tình sầu thảm của thế, mà tạo Bát Nhã Thuyền đặng vớt người nơi khổ hải.

Ðã tấn, ắt có thối, đã dở phải tìm hay, đã tà thì tìm chánh, đã dữ ắt tìm lành, nỗi cuộc tranh đua đã gây biết bao oan gia; trái chủ, buộc các Ðấng Thiêng Liêng, dầu cho đặng cao thăng, biết dưỡng chí, tu tâm đi nữa, cũng bởi lẩn truất thương sanh, mà phải phế hủy kiếp duyên, chịu đọa đày nơi trần tục.

Cái cơ tấn hóa Thiêng Liêng vẫn thế, chẳng khác nào như có một quyền hành mạnh mẽ buộc các đẳng Linh Hồn phải thuận tùng mà lập thành địa vị, đẳng cấp, cho đến ngang bậc cùng Trời, dầu cho Cổ Phật cũng khó toan tránh khỏi.

Có Hữu Hình thì chắc có Vô Vi, Công Bình tạo đoan đã định, tại thế nầy thể nào, thì trên cõi Hư Linh cũng vậy, chẳng khác nào đã có mặt luật nhiệm mầu, giục cả nhơn sanh tự tỉnh, lấy trí thức mà lánh dữ tìm lành, theo gương chư Hiền, Thần, Thánh, Tiên, Phật, dầu cho Ðức Chí Tôn, cũng phải chiều theo phép mà tạo thời, cải thế. Phép của Trời có một, là thương khắp cả chúng sanh, nên định cho phẩm vị Hữu Hình và Thiêng Liêng có một, nghĩa là phải tương đắc cùng nhau, đặng định quyết phép Công Bình lành thăng, dữ đọa.

Máy tạo bởi chữ Hòa mà có, thì thế giới càn khôn cũng phải Hòa mới vĩnh cửu. Ðịa cầu nầy cũng phải Hòa mới toàn hảo, nhơn loại cũng phải Hòa mới trường tồn, chẳng khác nào xác thịt phải Hòa thuận cùng linh hồn mới mong đạt Ðạo.

Cơ Ðạo của Chí Tôn đến lập buổi Hạ ngươn Tam Kỳ Phổ Ðộ nầy duy lấy một chữ Hòa làm tôn chỉ. Có Hòa mới có Hiệp, có Hiệp mới có Thương, mà sự Thuơng Yêu là chìa khóa mở cửa Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và Bạch Ngọc Kinh y như lời Chí Tôn đã dạy chỉ nghĩa là phải Từ Bi Bác Ái mới đắc đạo vô vi, phải Hòa Hiệp mới có Qui Nhứt.

Chí Tôn đã định khai Đạo đặng thị chứng cho các Tôn Giáo biết nhìn nhau trong đường hành thiện, trừ tuyệt hại tranh đấu thù hiềm, làm cho Thế Giới đặng Hòa Bình, thoát cơ tận diệt.

Trong “Lời Thuyết Đạo” Đức Hộ Pháp đả giảng như vầy:
- “ Bần Đạo nhấn mạnh một điều này, Đạo Cao Đài vốn là một nền Tôn Giáo để cứu khổ cho nhơn loại, Đạo Cao Đài cốt yếu không phải làm chủ thiên hạ, mà cốt yếu làm tôi đòi tạo hạnh phúc cho thiên hạ, tạo cái hạnh phúc chơn thật.
- Đức Chí Tôn đến, Ngài dạy một cách rất đơn giản, Ngài nói: “Cái cảnh các con đương sống hôm nay, mảnh xác thịt cơ thể các con thấy trước mắt đó là cảnh Hữu Hình, còn cảnh một ngày kia các con bỏ thi hài này trở về cảnh Thiêng Liêng thì Đức Chí Tôn cho nó một cái tên là cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống”.
Ấy là vật vô tri vô giác, còn người tại sao bỏ không đặng, hễ không bỏ Ðấng Tạo Ðoan đặng thì phải tìm tòi mãi, gọi là tầm Ðạo. Ðạo là cơ quan bí mật làm cho “Trời Người Hiệp Một” (Thiên Nhân Hiệp Nhất) trong sự sống của Càn Khôn Vũ Trụ, nên con người vẫn đi tìm nguyên do sự sống ấy, xem thế tức là đi tìm Ðạo đó.

Ngài Q. Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa, Q. Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài nhằm ngày 11-6 Mậu Ngọ (dl 5-7-1978), ban Thánh Lịnh thông báo là Đạo Cao Đài đi vào Tịch Đạo Đạo Tâm.
Trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức Q. Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, ngày 14 tháng 3 Bính Thìn (dl 13-4-1976) Ngài Q. Bảo Đạo dạy:
“Các bạn lắm phen than tại sao Đạo phải luôn bị khảo!..
Thật sự Đạo không bao giờ bị khảo và cũng không ai có quyền năng khảo Đạo được, vì Đạo là vô thượng thậm thâm, huyền huyền, diệu diệu.
Có khảo chăng là chúng ta bị khảo vì chúng ta chưa trọn Thánh Tâm xứng đáng đứng vào hàng Thánh Thể nên phải bị khảo dược lừa lọc, chúng ta làm thế nào cho được trong sạch tinh anh.
Trên bước đường hành Đạo, các bạn nên nhớ hai câu trong bài thi của Quỉ Vương (Kim Quang Sứ) thử thách Đức Hộ Pháp lúc mới khai Đạo là:
“Đường Đạo Tây Phương khử chánh tà”, và
“Thắng bại phàm tâm liệu thế à!”

Quỉ Vương đắc lịnh Đức Chí Tôn làm giám khảo trường thi Kỳ Ba nầy, nếu ai được “Thánh Tâm” thì cho qua, bằng không còn “Tà Tâm” thì bị giữ lại và trong việc tranh thử với Quỉ Vương thì sự thắng bại là do chúng ta biết diệt hết “Phàm Tâm” thì thắng, còn mãi giữ “Phàm Tâm” thì bại. Hiệp Thiên Đài có bổn phận bảo thủ Thiên Tước của các bạn, nên lúc nào cũng phải gìn giữ nghiêm minh Luật Pháp không để cho các bạn phải phạm Luật và nếu lỡ phạm nhầm thì ắt phải bị nghiêm trị không sao tránh khỏi, vì có Phàm Trị thì mới khỏi bị Thiên Trị.

BTĐHN là Cơ Quan cuối cùng của Hiệp Thiên Đài còn lại tại Hửu Hình. Thiên vị của các chức sắc BTĐHN ở Hửu Hình là Phổ Độ, giúp đồng Đạo, đoàn hậu tấn “Lập Vị” ở Hửu Hình để xứng đáng với với “Thiên Vị” ở Vô Vi như Thánh Giáo Đức Chí Tôn dạy: “Thầy nói cho các con biết: hàng phẩm Nhơn-Tước phải phù-hạp với hàng phẩm Thiên-Tước, …”.
Mai nầy, khi tất cả các vị Hiền Tài trước năm 1975 ra đi, nếu không còn các vị Hiền Tài, Quốc Sĩ trong BTĐHN, thì cơ Phổ Độ sẻ đi về đâu? Chắc quí anh thừa biết câu trả lời? Và chúng ta làm sao trả lời với Đức Chi Tôn khi về “Vô Vi”.

BTĐHN đã đi từng bước vửng vàng trong giai đoạn 2018-2019, định vị với sơ đồ tổ chức hoạt động. Trách nhiệm trong tay và mang nặng trên hai vai của quí vị trong BTĐHN: chúng ta đồng hành, vượt qua các thử thách Đời & Đạo để phát triển Đạo Thầy.

Trong giai đoạn chuyển tiếp nầy, BTĐHN sẻ nhắm vào các chương trình để “mở Đạo, phổ Đạo”:
- sẻ duyệt lại các quyết định và đẩy mạnh chương trình tuyển chọn nhân tài, etc.
- bổ nhiệm nhân sự vào các ban, các cơ quan (hiện tại và mới) để hoạt động & phát triển, etc…
- phát triển chương trình họp tác với các Cơ Quan Đạo hiện tại; giúp đở, ủng hộ thành lập các Cơ Quan quan trọng khác.
- Quan trọng hơn hết là lập Ban Quản Nhiệm mới (và nhiều vấn đề khác…).

Đức Hộ-Pháp dạy: “Pháp Chánh Truyền ở trong cuốn Thiên Thơ mà ra, còn Chú Giải là phân quyền hành, Quyển Thiên Thơ Đức Chí Tôn đã để tại thế gian nầy. Đức Ngài giao cho con cái của Ngài gìn giữ mà làm của báu không gì bằng: tức là “Thánh Ngôn Hiệp Tuyển”. Trong quyển Thiên Thơ nầy, ngày kia có sản xuất nhiều Cơ Quan khác trọng yếu nữa chớ không phải một Cơ Quan Phước Thiện mà thôi. Mấy con cứ mạnh dạn trả lời: “Pháp Chánh Truyền Hộ-Pháp và Giáo-Tông lấy trong Thánh Ngôn mà ra; thì Phước Thiện, Phạm Môn nó cũng ở trong Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn dạy lập ra chớ không có chi gọi là lạ”.
Ấy là phần xuất xứ của Pháp Chánh Truyền. Đây, một lần nữa xác định Thánh Ngôn Hiệp-Tuyển chính là Bộ Thiên Thơ của nền Đại Đạo mà Đấng Chí-Tôn đã ban cho Đức Quyền Giáo Tông nắm phần hành:
“Cầm mối Thiên Thơ lo cứu chúng,
“Đạo người vẹn vẻ mới thành Tiên”

Thông tin về BTĐHN trong giai đoạn nầy rất là quan trọng, đứng hàng đầu để cho đồng Đạo hiểu được con đường, hướng đi, vai trò phổ Đạo của BTĐHN. Sự hoạt động đồng nhất của tất cả chúng ta là điều cần thiết. Các cơ quan truyền thông của BTĐHN phải cùng nhau truyền bá tin tức, các bài viết về vai trò, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động, truyền Đạo, sinh hoạt, v.v.v… , để cho đồng Đạo biết và hiểu về các chương trình Phổ Độ hoạt động của BTĐHN hiện tại (gốc là BTĐ/TTTN trước 1975) và nhập cuộc. Nếu không, thì chúng ta phí thì giờ và sự cố gắng sẻ “theo dòng nước” không đi đến đâu.

Thay Lời Kết:
Để thay lời kết, xin gởi đến tất cả bài thi trích trong bài “Rõ Thiên Cơ Trọn Dạ Vì Thầy” của Đức Lý Giáo Tông như sau:
“Đường chơn Đạo là phương cứu cánh,
Lý trung dung, tùy cảnh độ trời,
Khá toan chung thỉ với Trời
Thực hành chơn Đạo, gặp thời Thượng Ngươn.
Chư chức sắc nguồn cơ đã rõ,
Vững lập trường gắn bó theo Thầy,
Thực hành chơn Pháp chớ sai
Bền tâm nhẫn nại, đêm ngày liệu lo”.

Đức Lý Thái Bạch là một vị Đại Tiên Trưởng thọ lịnh Đức Chí Tôn làm Nhứt Trấn Oai Nghiêm cầm quyền Tiên giáo thời Tam Kỳ Phổ Độ và kiêm nhiệm luôn chức Giáo Tông Đại Đạo của Đạo Cao Đài.

Tài liệu Tham Khảo:
Ghi chú thêm:
Nhiệm vụ Ban Thế Đạo, theo Qui Điều, là tuân Thế Luật của Đạo, đem công đức và giáo lý hướng dẫn nhơn sanh trở về nguồn cội Đạo, tô điểm cho nền Đại Đạo mỗi ngày một thêm huy hoàng. Khi đắc phong vào hàng Thánh (phế đời hành Đạo, phẩm Giáo Hửu, phẩm vị Thánh hay cao hơn) thì không còn phận sự trong Ban Thế Đạo nữa, các vị này phải tuân y trọn vẹn Tân Luật và Pháp Chánh Truyền để hành Đạo. Bản Qui Điều Ban Thế Đạo có thể bổ sung hay điều chỉnh tùy nhu cầu tiến hóa của nhơn sanh.

1. Qui Điều và Nội Luật Ban Thế Đạo (1969).
2. Đạo Tâm - Tịch Đạo - Chơn Pháp Đạo Tâm, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, (2017).
3. Vai Trò Ban Thế Đạo Trong Tịch Đạo Đạo Tâm, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2018).
4. Đại Đạo Cao Đài và Nền Văn Minh Nhân Loại Ban Thế Đạo Hải Ngoại Nhập Cuộc, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2017)
5. Đạo Cao Đài và Nền Văn Minh Thế Giới Ban Thế Đạo Hải Ngoại Nhập Cuộc, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2019).
6. Ban Thế đạo Nhập Cuộc, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2019).
7. Vai Trò Ban Thế ĐạoTrong Tịch Đạo Đạo Tâm, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2019).
8. Ban Thế Đạo Định Vị, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2019).
9. Thượng Sanh Cờ Cứu Thế & Ban Thế Đạo Hải Ngoại, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2019)
10. Tân Luật Pháp Chánh Truyền và Pháp Chánh Truyền Chú Giải (1972)
11. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q. I & II (1972)
12. Đạo Sử, QI & II. Hương Hiếu (1925, 1929)
13. Sơ Lược Tiểu Sử Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, HT Nguyễn văn Hồng (2014)
14. Năng lực của các Tôn giáo có đủ để bảo vệ phần hồn của sanh chúng không?, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2019).
Trân Trọng,
Midland MI, November 18, 2019
QS TS Nguyễn Thanh Bình
Ban Thế Đạo Hải Ngoại
Tòa Thánh Tây Ninh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét