Thể Pháp Và Bí Pháp Phật Pháp Tăng Đạo Cao Đài (QS-TS. Nguyễn Thanh Bình)


Đạo Cao Đài có Thể Pháp và Bí Pháp. Thể Pháp là cái gì chúng ta thấy và có thể thay đổi hay ùy diệt được, còn Bí Pháp thì Đức Chí Tôn ban cho Đạo không một ai “phá được”.
Nay là thời kỳ Hạ Nguơn Tam Chuyển bước qua Thượng Nguơn Tứ Chuyển, Đức Chí Tôn mở ra mối Đạo Trời là cơ Đại Ân xá cho nhân lọai.
Đức Hộ Pháp ngày 5 tháng tư, năm Kỷ Sửu giảng “Phải hiểu Thể Pháp, biết Thể Pháp rồi mới thấu đến Bí-pháp. Khó lắm! Phải để tinh-thần tìm hiểu cho lắm! Khó lắm! phải rán học cho lắm mới có thể đoạt đặng! Điều rất khó khăn là phải viết sách”.
Đức Ngài cũng giảng thêm về vấn đề Thể Pháp và Bí Pháp vào ngày 9 tháng tư, năm Kỷ Sửu:
Vì: “Có Thể Pháp thì có Bí Pháp!
Các vị Giáo chủ cũng phải tùng theo khuôn luật đó, một nền Tôn giáo có:
- Thể Pháp là cơ quan giải khổ cho chúng sanh, tức nhiên phải có:
- Bí Pháp đặng làm cơ quan giải thoát cho chúng sanh. Hễ độ phần xác tức nhiên phải độ phần hồn cho toàn vẹn. Một nền Tôn giáo đã xuất hiện tại thế gian này dầu Thể Pháp cao siêu bao nhiêu đi nữa, nếu không có Bí Pháp làm tướng diện căn bản thì nền Tôn giáo ấy chỉ là Bàng môn tả đạo mà thôi”.
Nghiên cứu về Bí Pháp Đạo Cao Đài, nhất là trong phần Phật Pháp Tăng, nên cần tìm hiểu về ý nghỉa sâu xa mà Đức Chí Tôn ngầm dạy về ba ngôi Phật, Pháp, Tăng qua Thể Pháp và Bí Pháp.
Theo Đại Thừa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giác ngộ trong cõi Akanishtha, cõi Trời cao nhất, một cõi Phật, không thể nhìn thấy bởi người thường. Với lòng từ bi, vì lợi ích của người khác, Ngài tái sinh trong cõi người. Bởi Phật đã hoàn toàn giác ngộ, Ngài thoát khỏi mọi trải nghiệm của luân hồi bởi vì Ngài không bị trói buộc bởi các uẩn thông thường. Ngài chỉ hiển bày các uẩn này để chúng sinh bình phàm có thể nhận thấy và đưa ra một tấm gương về con đường giác ngộ.
Sự xuất hiện của các Ngài rất ư là “huyền diệu”. Nhưng điều này không ám chỉ rằng Đức Phật tự mình “hạ xuống” từ hư không, hay có một vị Phật “xuống đây” và một vị khác “ở trên kia,” cũng không phải có nhiều vị Phật khắp mọi nơi.
Từ “Dharma” trong tiếng Phạn có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó có thể liên quan đến kiến thức, con đường, niết bàn, hiện tượng, đối tượng của việc suy nghĩ, công đức, cuộc đời và tương lai. Ở đây Pháp liên quan đến Chánh Pháp cao quí, những giáo lý của chư Phật.
Vậy Pháp cao quý là gì? Nó là điều mà các bậc giác ngộ nhìn nhận trực tiếp, là bản tánh chân thực của sự thật, và là điều mà chư Phật giảng cho người khác như là con đường. Bởi thế, Pháp là con đường chân chính dẫn chúng ta thoát khỏi khổ đau của luân hồi và vòng sinh tử. Thành ngữ Tây Tạng có câu:
“Pháp không phải sở hữu của ai cả; nó là tài sản của bất kỳ ai thực hành nó.”
Nó không phải tài sản cá nhân của bất kỳ vị Thầy nào hay nhóm người đặc biệt nào. Nếu vị Thầy không thực hành, nó không thuộc về vị Thầy, bởi vì Pháp không phải là một nghi lễ trống rỗng.
Giống như vậy, Pháp không phải là tài sản của nhóm người nào. Nó thuộc về bất kỳ ai thực hành, bất kỳ cá nhân nào thực hành Pháp sẽ được cải thiện bởi Pháp. Khía cạnh Kinh điển của Phật Pháp được duy trì bởi sự nghiên cứu, giảng dạy, lắng nghe, biên soạn, tranh luận v.v.v.... Có rất nhiều điều khác mà Đức Phật không nói, nhưng âm thanh đến từ nhiều phần khác của Ngài.
Các giáo lý này được gọi là “chotrul gyi ka”, tức “ka” kỳ diệu. Chính Đức Phật gợi ý rằng khi các giáo lý của Ngài được kết tập, chúng cần được bắt đầu bằng câu, “Tôi nghe như vầy …” Mọi giáo lý bắt đầu như thế đều là “ka”. Những lời dạy của Phật là thanh tịnh, hoàn hảo và an bình.
Chúng hòa hợp với sự thật tương đối và tuyệt đối, chân thật, đúng đắn và là phương thuốc cho mọi căn bệnh. Chúng vượt khỏi mọi so sánh.
Những bậc nghiên cứu, quán chiếu và thiền định về giáo lý của Đức Phật, và ý định được đặt trên con đường Pháp và giác ngộ được gọi là Tăng (tiếng Tạng là gendun, tiếng Phạn là Sangha).
Từ Sangha nghĩa đen là “những bậc với ý định thiện lành”. Chúng ta mong muốn làm việc với các vấn đề tâm lý và cảm xúc bằng cách áp dụng chánh Pháp. Vì thế, chúng ta nhận Đức Phật là người chỉ dẫn và Pháp là con đường, và chúng ta trở thành một phần của Tăng đoàn cao quý.
Mặc dù tình yêu thương, sự chăm sóc và từ bi giành cho người khác tăng lên, và chúng ta vẫn muốn có ích với người khác hơn nữa, con đường của ta trở nên rõ ràng hơn. Vì thế, chúng ta quy y Tam Bảo một cách đúng đắn hơn. Đây là mục đích của việc nghiên cứu và thực hành của chúng ta. Chúng ta không quy y chỉ để đi theo người khác, mà để phát triển mối quan hệ cá nhân với các đối tượng quy y.
Một cách tương đối, chúng ta quy Phật là người chỉ đường, Pháp là con đường và Tăng là những người đồng hành. Một cách tuyệt đối, chỉ có một sự quy y duy nhất, đó là giác ngộ.

Trong Phật giáo cũng có Tam Bảo là ba ngôi qúy báu Phập, Pháp, Tăng:
- Ngôi Phật: Là bậc giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn về ba phương diện: tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn .
- Ngôi Pháp: Là phương pháp tu hành mà Phật đã phát huy ra để diệt trừ mọi mê muội, khổ đau và chứng được quả Phật .
- Ngôi Tăng: Là một đoàn thể tu hành từ bốn người sắp lên, cùng nhau sống chung một chổ, đồng giữ giới luật của Phật ..., đồng chia sớt cho nhau một cách hoà thuận những gì đã thâu nhận được, từ vật chất đến tinh thần. Quy y Tam Bảo là trở về nương tựa ba ngôi qúy báu: Phật, Pháp, Tăng . Muốn trở thành đệ tử của Phật phải thông qua nghi thức quan trọng: Quy Y Tam Bảo.
Trên đây, ta thấy trong Đạo Phật, ba ngôi Phật Pháp Tăng có đối tượng cụ thể: những bậc phước trí vẹn toàn (Phật); giáo lý, phương pháp tu hành (Pháp); đoàn thể tu hành từ nhiều người sắp lên (Tăng).
Trong Đạo Cao Đài, khi khai Đạo, thọ sắc lịnh của Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu đến ngự tại Hiệp Thiên Đài. Nhưng ta không thấy Phật Mẫu, chỉ thấy vị Giáo Chủ hửu hình là Đức Hộ Pháp mà thôi, đến lúc mở Cửu Thiên Khai Hóa tại thế là Cửu Trùng Đài, ta cũng không thấy được Đức Lý Giáo Tông, chỉ có vị Chưởng Quản Cửu Trùng Đài là Đức Quyền Giáo Tông mà thôi.
Tại sao đã khai Đạo rồi mà Đức Chí Tôn chưa có định vị cho các bậc tiền bối? Chức sắc Thiên Phong Cửu Trùng Đài (CTĐ) chưa được ngự trên bảy (7) cái Ngai thuộc ngôi Nhơn Đạo? Cũng bởi Chánh Giáo, Đức Chí Tôn Ngài không giao cho tay phàm. Khi nào chính mình Ngài đến, chánh pháp trong tay Ngài, Ngài chủ tọa đại hội, phán định ngôi thứ cho toàn thể con cái của Ngài thì chừng đó mới có quyền ngự.
Bảy (7) cái Ngai trong Đền Thánh thuộc Nhơn Đạo

Bảy (7) cái Ngai trong Đền Thánh Tòa Thánh Tây Ninh, đặt phía dưới các Đấng, sơn son thếp vàng: cái Ngai giữa lớn nhứt là ngôi Giáo Tông, 3 Ngai kế dưới dành cho 3 vị Chưởng Pháp ba phái Thái Thượng Ngọc, 3 Ngai kế dưới nữa dành cho 3 vị Đầu Sư ba phái Thái Thượng Ngọc.
Bảy Ngai nầy tượng trưng 7 phẩm Chức sắc cao cấp nhứt trong Cửu Thiên Khai Hóa của Cửu Trùng Đài, cầm quyền Đạo Cao Đài trong cơ Phổ Độ Kỳ Ba nhơn sanh của Đức Chí Tôn, tượng trưng Nhơn Đạo.
Thánh Tượng Thiên Nhãn - Ngũ Chi

Đạo Cao Đài có Thể Pháp và Bí Pháp. Thể Pháp là cái gì chúng ta thấy và có thể thay đổi hay ùy diệt được, còn Bí Pháp thì Đức Chí Tôn ban cho Đạo không một ai “phá được”.
Bên dưới Thánh Tượng Thiên Nhãn Ngũ Chi, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh có cho in hình Giáo Chủ Tam Giáo, Tam Trấn và Ngũ Chi Đại Đạo để sự thờ phương nơi tư gia người Đạo Cao Đài có được sự đồng nhứt. Đó là sự thờ phượng Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhứt. Trong hình Thánh Tượng Thiên Nhãn - Ngũ Chi chúng ta đã thấy:
Các Đấng ngồi theo hàng ngang: thì cầm quyền Tam Giáo, Tam Trấn thời Nhị Kỳ Phổ Độ và thời Tam Kỳ Phổ Độ:
Tam Giáo: (Hình hàng ngang trên): ba Vì Giáo chủ trong thời nhị kỳ Phổ Độ.
- Hình ở giữa là Đức Phật Thích Ca, áo choàng màu vàng, giáo chủ Phật giáo.
- Hình bên phải là Đức Lão Tử (Thái Thượng Đạo Tổ), tay cầm phất chủ, áo choàng màu xanh, giáo chủ Tiên giáo.
- Hình bên trái là Đức Khổng Tử (Khổng Thánh Tiên Sư), áo choàng màu hồng, giáo chủ Thánh giáo.
Tam Trấn: (Hình hàng ngang dưới): Tam Trấn trong thời Tam Kỳ Phổ Độ.
- Hình giữa, bên dưới Đức Thích Ca là Đức Lý Thái Bạch, giữ chức Nhứt Trấn Oai Nghiêm, kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chủ về Tiên giáo thay cho Đức Lảo Tử.
- Hình bên phải, áo choàng màu vàng, ngự trên tòa sen, là Đức Phật Quan Âm, Nhị Trấn Oai Nghiêm, chủ về Phật giáo thay cho Đức Phật Thích Ca.
- Hình bên trái, áo choàng màu xanh, tay cầm quyển sách mở ra (Kinh Xuân Thu), là Đức Quan Thánh Đế Quân, Tam Trấn Oai nghiêm, chủ về Thánh giáo, thay cho Đức Khổng Tử.
Các Đấng ngồi ở giữa theo hàng dọc (Hình hàng giữa tính từ dưới lên) thuộc Ngũ Chi: Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo:
- Bảy cái ngai (một cái ngai Giáo Tông bên trên, ba cái ngai bên dưới ngai Giáo Tông là ba ngai Chưởng Pháp, ba cái ngai dưới cùng là ba ngài Đầu Sư), chủ về Nhơn Đạo.
- Hình bên trên bảy cái ngai, tay phải cầm cây roi Đả Thần, tay trái cầm cây Hạnh Huỳnh Kỳ, y bát quái màu vàng, là Đức Khương Thượng Tử Nha, chủ về Thần Đạo.
- Hình bên trên Đức Khương Thượng Tử Nha là Đức Chúa Jesus Christ, chủ về Thánh Đạo.
- Hình bên trên Đức chúa Jesus Christ là Đức lý Thái Bạch, chủ về Tiên Đạo.
- Hình bên trên Đức Lý Thái Bạch là Đức Phật Thích Ca, chủ về Phật Giáo.

Ngũ Chi hay Ngũ Chi Đại Đạo là Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo; ám chỉ 5 nấc thang, 5 bước tu hành, 5 kiếp tu. Chỉ cho người ở thế biết, muốn đoạt đến Phật vị, phải trải qua năm (5) giai đoạn tu hành là thời gian rất lâu, rất dài . . .

Do đó, Thánh tượng Thiên Nhãn trên được gọi là Thánh Tượng Thiên Nhãn - Ngũ Chi.

Hầu hết nhân loại, bất kỳ theo khuynh hướng nào, dù có tín ngưỡng hay bài bác thần linh, cũng đều nhìn nhận rằng con người có hai phần thể xác và linh hồn. Thể xác hữu hình thì ai cũng dễ dàng nhận thấy là do cha mẹ sinh thành, còn linh hồn đóng vai trò chỉ huy sự sống của thể xác, thì do ai sanh; cũng như vũ trụ vạn hữu do ai tạo dựng. Theo khoa học thực nghiệm thì chẳng ai tạo ra cả, mà vũ trụ hình thành là do sự kết hợp ngẫu nhiên của vật chất, linh hồn do thể xác mà có. Còn theo các triết-gia thì họ lại nhận-định như sau:

Theo Đức Lão Tử (*) thì “Dưới trời cái gì cũng đều có nguồn gốc, nguồn gốc đó là cha mẹ của thiên hạ (Thiên hạ hữu thỉ, dĩ vi thiên hạ mẫu trong Đạo Đức Kinh)” tức là Ngài đã xác nhận rằng tất cả vạn vật dưới gầm trời đều có một Đấng cha mẹ chung sinh ra.
Còn vấn đề nầy theo phần đông nhân loại hiện nay, nhất là các tôn giáo, họ đều nhìn nhận rằng có một Đấng Cao Cả Toàn Năng đã tạo nên vũ trụ và vạn hửu chúng sanh gồm cả hai phần thể xác và tâm linh, lại còn ban cho vạn vật cái bản năng sinh tồn để tiến hoá. Tùy theo tín ngưỡng, màu sắc văn hóa và địa phương mà con người tôn xưng Đấng ấy với nhiều danh hiệu khác nhau.

Đó là Jéhovah là Allah, là Brahma, là Đức Chúa Trời, là Đức Chí Tôn, là Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Ông Trời, là Tạo Hóa hay Hóa Công, là Chân Như, là Đạo, là Thái Cực ... Các tín ngưỡng này đóng vai trò quan trọng xuyên suốt chiều dài lịch sử văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới.
Ngày nay các nhà khoa học xã hội cũng thừa nhận rằng tín ngưỡng là một phần quan trọng trong sinh họat văn hóa của con người không thể thiếu được.

Trong chiều hướng đó, Đạo Cao Đài tôn thờ Đấng đã ban cho vạn loại sự sống là Đấng Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế. Để có một niềm tin về Đức Ngài và có một suy nghỉ đúng đắn về bản thể và quyền năng của Ngài, triết lý Cao Đài cũng đã giải thích sự hiện hửu của Đức Chí Tôn.

Tín ngưỡng của Đạo Cao Đài tôn thờ một Đấng Tối Cao, Toàn Năng, Toàn Thiện đã tạo lập nên vũ trụ và vạn hửu chúng sanh, gọi là Đức Chí Tôn hay Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Người tín đồ Cao Đài được mặc khải rằng Thượng Đế từ hư vô mà có, bất sanh bất diệt, vô thỉ vô chung. Ngài là Đấng tự có, hằng có và hằng còn, Ngài luôn hiện hữu trong không gian vô biên và thời-gian vô cùng. Về điểm này Thánh Giáo Đức Chí Tôn dạy rằng:

" Thầy đã nói với các con rằng “Khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế Giới, thì khí hư vô sanh ra có một Thầy, ngôi của Thầy là Thái Cực, Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng mà tạo lập Càn Khôn Thế Giới”. (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển - TNHT).

Câu Thánh ngôn này theo Ngài Tiếp Pháp Hiệp Thiên Đài Trương văn Tràng đã được giãi nghĩa như sau: "Theo bài Thánh ngôn nầy mà suy, chúng ta hiểu như vầy: Thoạt kỳ thủy, Khí Hư Vô sanh có một Đức Chí Tôn và Thái Cực. Kế đó Ngài ngự trên Ngôi Thái Cực và điều khiển Thái Cực sanh ra Âm Dương. Từ đó về sau Lưỡng Nghi cứ biến hóa mà tạo thiên lập địa” (trích Giáo lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Tiếp Pháp Trương văn Tràng).

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Đức Cao Đài hay Đức Chí Tôn đã dạy rằng chính Ngài đã tạo lập nên Vũ Trụ vạn hữu, Ngài đã ban cho chúng sanh sự sống và tấn hóa, và Ngài còn cho biết rõ tuần tự của sự tạo dựng và sinh hóa ấy như sau:
" Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên, Phật cũng Thầy, Thầy đã nói một chơn thần mà biến ra càn khôn thế giới và cả nhơn loại. Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.
" Các con là chư Phật, chư Phật là các con.
" Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần Thánh Tiên Phật... (TNHT).
Không những Đức Chí Tôn chỉ sinh hoá ra loài người và Thần Thánh Tiên Phật, mà Ngài còn tạo ra sự sống cho chúng sanh trong khắp Càn Khôn Vũ Trụ. Nên Ngài đã dạy thêm rằng:
" Thầy phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm, gọi là chúng-sanh.
" Các con đủ hiểu rằng:
" Chi chi hửu sanh cũng do bởi Chơn Linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy, Thầy là Cha của sự sống ...
"Cái sống của cả chúng-sanh, Thầy phân phát khắp Càn Khôn Thế Giới ... (TNHT).

Theo Thánh Ngôn trích dẫn trên thì Ngài chính là Đấng Tạo Hóa đã ban cho chúng sanh sự sống, sự sống này không chỉ có nơi hành tinh chúng ta, mà sự sống còn có trên khắp vũ trụ, đây là một điều mang tính chất thiên khải mới mẻ mà Đức Chí Tôn đã hé mở cho loài người biết từ khi mới khai Đạo, điều mà khoa học hiện nay đã căn cứ vào một vài dữ kiện mới thăm dò được đã phỏng đoán rằng có thể có sự sống ở ngoài hành tinh chúng ta.
Thượng Đế còn cho biết rỏ thân phận con người rất cao trọng, vì con người có thể trở thành Phật, trở thành Thượng Đế. Sự tương quan giữa nhân loại với Thần, Thánh, Tiên, Phật và với Thượng Đế, cũng đã được Đức Ngài dạy rằng:
"... Một chơn thần Thầy mà sanh hóa thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loại, nên chi các con là Thầy, Thầy là các con" (TNHT).

Trong Thánh Kinh Cựu Ước có nói rằng Thượng Đế sang tạo nên con người theo hình tượng của Ngài, nên có người đã suy ra là hình ảnh của Thượng Đế giống như con người. Đạo Cao Đài đã giải rõ thêm vấn đề này trong Kinh Thiên Đạo như sau :
" Đại Từ phụ từ bi tạo hóa,
Tượng mãnh thân giống cả Càn Khôn.
Vẹn toàn đủ xác đủ hồn,
Xoay cơ chuyển thế bảo tồn Vạn Linh."
                                                                                     (Kinh Tắm Thánh).

Chúng ta không có thể kết luận một cách “không suy nghỉ thiếu hiểu biết” rằng Thượng Đế là một thể xác hửu sanh hửu diệt như con người, thậm-chí có tình cảm tư dục như con người, mà phải hiểu rằng con người là hiện thân của bản thể và quyền năng của Thượng Đế, bản nguyên của đại vũ trụ (Đại Linh Quang) do Thượng Đế tạo dựng, thì con người cũng được Thượng Đế tạo dựng theo cái khuôn linh mẫu mực đó, nên con người được gọi là tiểu vũ trụ (Tiểu Linh Quang). Con người lại có đủ cả xác lẫn hồn và cũng đủ quyền năng, xoay cơ chuyển thế, thay mặt Thượng Đế để bảo tồn Vạn Linh trong phạm vi nhỏ hơn; nên trong Đại Thừa Chơn Giáo có câu :
"Người gọi là tiểu Thiên Địa đó,
Người với Trời nào có khác chi.
Hễ Trời có những món gì,
Thì người đều cũng đủ y như Trời."
                                                                                     (Đại Thừa Chơn Giáo).

Con người giống với Thượng Đế là giống ở điểm “con người ai cũng có linh hồn có thần minh, mà thần minh đó là Trời”, nên trong Đại Thừa Chơn Giáo còn nói thêm :
"Thật là diệu diệu huyền huyền.
Trời người có một chẳng riêng khác gì.
Trời là lý vô vi tuyệt duyệt,

Ấy là Thần phản chiếu Càn khôn.
Người kêu bổn tánh Linh Hồn,
Đời đời kiếp kiếp trường tồn không hư”.
                                                                         (Đại Thừa Chơn Giáo).

Bởi thế trong đức tin của Đạo Cao Đài cho rằng con người có Linh Hồn, do Đức Chí Tôn hay Trời hay Thượng Đế ban cho, nó đời đời bất tiêu bất diệt, con người có thể tấn hóa theo con đường Thượng Đế Đức Chí Tôn đã vạch sẵn là Đạo, để trở thành Phật, ngoài ra như Ngài đã cho biết con người cũng có thể trở thành Thượng Đế, đồng phẩm vị với Ngài; nên trong Thánh Giáo Đức Chí Tôn có dạy:
" Thầy đã nói đạo đức cũng như một cái thang vô ngằn, bắt cho các con leo đến phẩm vị tối cao, tối trọng ngang bậc phẩm cùng Thầy, hay là Thầy còn hạ mình cho các con cao hơn nữa” (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển - TNHT).

Vì lòng thương của Đức Chí Tôn, thương con cái của Người vì quá đam mê vật chất, trần tình cám dỗ nên Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế khai mở Tam Kỳ Phổ Độ là lập nên một trường công đức tại thế để kêu gọi con cái của Người hãy mau hồi tâm, thức tỉnh, biết nghe tiếng kêu gọi của Thầy, mau mau bước đến Trường thi của Thầy lập nên mà lập công bồi đức, thì chỉ trong một kiếp sanh cũng được đoạt vị, trở về hội hiệp cùng Thầy nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.

Nói như vậy thì thời gian còn chờ đợi chừng bao lâu nữa? Câu hỏi nầy duy có kẻ bàng quang thụ hưởng thì họ mới dám nhanh nhẹn trả lời, chẳng khác nào kể chuyện: Người đui lại dắt người mù. Chớ còn nói đến Chơn Pháp thì ta chỉ cần tự trả lời với chính ta, dựa vào Thánh Ý của Đức Hộ Pháp: “Nếu mấy người làm cho vừa sức tôi muốn, vừa ý của tôi định thì tôi sẽ trả lại cho mấy người ngôi vị Thần, Thánh, Tiên, Phật”. Hễ đạt được ngôi vị nầy, đó là ta đã đạt được Tam Bửu rồi vậy. Điều ấy thật là tối quan trọng cho một kiếp sanh biết Đạo của ta. Nên cần phải hiểu Tam Bửu như thế nào? Lần lượt tìm xem trước hết là Tam Bửu của Chí Tôn rồi dựa vào đó mới hiểu biết khi ta đã hiến dâng Tam Bửu của ta cho Đức Chí Tôn sử dụng để phụng sự cho Vạn Linh trong cơ phổ độ là như thế nào?

Đức Hộ Pháp giảng về Tam Bửu “Tinh, Khí, Thần”, đêm rằm tháng 2 năm Ðinh Hợi (1947) tại Ðền Thánh “Phàm con người có ba báu Tinh là xác thân của cha mẹ sanh ra, liên quan với xác thân là hơi, nó tiếp xúc liên quan bảo trọng sự sống. Sự sống là nuôi nấng lấy hình hài chúng ta bằng sanh quang do nơi Phật Mẫu tạo mà có, liên quan với linh hồn ta là của Chí Tôn ban cho mà có. Ba thành một, một thành ba gọi là Tam Bửu: Tinh, Khí, Thần”.

Đức Chí Tôn chọn lựa ba vật quí báu là Bông (Tinh), Rượu (Khí), Trà (Thần) là ý nghĩa Ngài muốn đòi hỏi con cái của Ngài những món quí mà ta có để sống ấy hiến cho Ngài, tức là Ngài muốn toàn con cái của Ngài sống mãi với Ngài. Người nhờ “ba báu” đó mà “tạo Tiên tác Phật”.

Như Đức Hộ Pháp giảng bên trên, thân thể người ta ngoài sự do hình hóa của Cha Mẹ, còn một phần tinh anh nữa gọi là Khí Chất của Vũ trụ cấu thành. Ấy vậy nên châu thân gồm có ba phần chánh là: Nhục thân, Khí phách và Thần hồn. Đạo gọi đó là Tam Bửu kể như vầy:
   - Tinh là phần tinh hoa của Nhục thân (Đệ nhứt xác thân).
   - Khí là một thứ Hơi (Phách) lưu hành trong Nhục thân, (Đệ nhị xác thân ).
   - Thần là giác tánh của Nhục thân (Đệ tam xác thân).

Vì vậy, thân thể người ta gồm đủ mọi lẽ Huyền Diệu của Trời Đất và mọi Khí Chất của Vũ trụ (Thái Cực, Âm Dương, Ngũ Hành Khí) cấu thành cho nên sách Nho nói rằng:
" Nhơn giả kỳ Thiên địa chi đức, Âm Dương chi giao, Quỉ Thần chi hội, Ngũ hành chi tú Khí dã " Nghĩa là người ta là cái đức của Trời Đất, chỗ giao hợp của Âm Dương, tụ hợp của Quỉ Thần và Khí tinh anh của Ngũ hành.

Nói thẳng với sự tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tác Ma Ha Tát là danh Tam Giáo tôn kính, Đức Chí Tôn, đã khẳng định buổi Tam Kỳ nầy, Ngài sẽ hạ trần với cả Phật Pháp Tăng.
Theo Đức Hộ Pháp kể lại: “Khi Đức Chí Tôn đến với chúng tôi (3 vị Tắc, Cư, Sang), Đức Chí Tôn mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Đô chớ không phải mở Đạo Cao Đài.
“Tới chừng Ngài biểu chúng tôi cầm một cây Cơ và một ngọn bút đi các nơi thâu Môn Đệ. Trọng yếu của Ngài là thâu mấy vị Tông đồ có sứ mạng trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ này làm môi giới độ Đạo sau này."
“Đức Chí Tôn biểu chúng tôi phò loan đặng Ngài dùng quyền năng Thiêng Liêng kêu gọi mấy vị Tông đồ đó. Quả nhiên chẳng bao lâu, có đủ Thập Nhị Thời Quân hiển hiện ra, trong số các vị Thời Quân ấy có Cao Tiếp Đạo ở tại Kiêm Biên chớ không phải ở Sài Gòn. Đi thâu Thập Nhị Thời Quân rồi, Đức Chí Tôn mới mở Đạo”.

Đức Chí Tôn thâu nhận Hộ Pháp, Thưởng Phẩm, Thượng Sanh và Thập Nhị Thời Quân trước tiên, cho nên về mặt Thể Pháp lúc chưa khai Đạo, Ngài tạo ra Thể Pháp làm Thánh Thể cho Ngài, chỉ có Pháp và Tăng mà hiểu thì:
Phật: Tức Đức Chí Tôn vô vi đến giáo hóa bằng cơ bút đặng mở Đạo, Ngài vi chủ Bát Quái Đài.
Pháp: Thông công hữu hình với vô vi làm chủ tinh thần Đạo, gọi là Ngự Mã Thiên Quân tức là Hộ Pháp Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài.
Tăng: Thập Nhị Thời Quân chia làm ba chi: Pháp, Đạo, Thế tức là Thánh Thể của Đức Chí Tôn tại Thế đó vậy.

Đức Hộ Pháp nói thêm “Đức Chí Tôn kêu chúng tôi và Đức Cao Thượng Phẩm phải đi vô trong Chợ Lớn, đến tại nhà của Đức Quyền Giáo Tông của chúng ta bây giờ là Ông Lê Văn Trung. Sau đó Đức Chí Tôn đến độ Đức Quyền Giáo Tông rồi mới xuất hiện ra Hội Thánh.
Do nơi Đức Quyền Giáo Tông mới xuất hiện ra Hội Thánh Cửu Trùng Đài lúc khai Đạo đó vậy.

Cho nên về mặt Thể Pháp lúc đầu khai Đạo, mà hiểu thì:
Lúc đầu khai Đạo, Ngài tạo ra Thể Pháp, chỉ có đoàn Ngự Mã Quân thay thế hình ảnh làm Thánh Thể cho Ngài, cũng chỉ có Pháp và Tăng. Nhắc lại khi mở Đạo (lúc đầu khai Đạo):
- Phật: Từ Bát Quái Đài vô vi, Đức Chí Tôn dùng huyền diệu Tiên Gia để cho Thánh Ngôn, Pháp Chánh Truyền, Thi Văn Dạy Đạo trong những năm đầu rồi giao quyền cho Hộ Pháp.
- Pháp : Thuộc Hiệp Thiên Đài, vô vi do Đức Phật Mẫu. Hửu hình có Đức Hộ Pháp, ở nơi đây mới có quyền thông công cùng Đức Chí Tôn.
- Tăng : Thuộc Cửu Trùng Đài, vô vi do Đức Lý Đại Tiên, hửu hình có Đức Quyền Giáo Tông. Sau khi đóng cửa Phạm Môn, biến tướng thành cơ quan Phước Thiện. Nói chung cả 4 cơ quan trong nền Chánh Trị Đạo là Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế, Tòa Đạo đều là Tăng.

Về nhiệm vụ trọng yếu của Hiệp Thiên Đài, Đức Chí Tôn dùng Huyền diệu Cơ bút lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với Tôn chỉ Qui nguyên Tam Giáo Phục Nhứt Ngũ Chi.
- Lấy Nho Tông Chuyển thế
- Lấy sự Thương Yêu làm phương pháp thực hành chánh Đạo.
- Đức Chí Tôn quyết cứu vớt những kẻ hữu căn thoát vòng khổ hải, tránh đoạ luân hồi hầu vui hưởng môt hạnh phúc vĩnh cữu.

Đức Hộ Pháp nói: “Đức Chí Tôn mở Tam Kỳ Phổ Độ này gọi là mở Cơ Quan tận độ chúng sanh tức nhiên là lập một khoa thi sang Tam Chuyển tái phục Thiêng Liêng Vị nơi cảnh vô hình, mỗi Chuyển tức nhiên mỗi khoa mục của các Đẳng chơn hồn cần phải thi đoạt vị: thăng hay đoạ. Bởi cớ cho nên Đức Chí Tôn gọi là “trường thi công quả” là vậy."

Đức Chí Tôn cho Hộ Pháp và Thập Nhị Thời Quân đến cốt yếu để mở cửa Bí Pháp ấy đặng cho Vạn Linh đoạt vị. Cả thảy đều hiểu rằng Đức Chí Tôn buổi mới sơ khai, chưa tạo thiên lập địa, Ngài muốn cho Vạn Linh đặng hiệp cùng Nhất Linh (Đại Linh Quan) của Ngài do quyền năng sở hữu của quyền hạn Chí Linh. Ngài vừa khởi trong mình quyết định thi hành điều ấy thì Ngài nắm cái Pháp.

Trước, Ngài chỉ là Pháp, vì cớ cho nên ta để Phật tức nhiên là Ngài, kế thứ nhì là Pháp. Hễ nắm Pháp rồi Ngài phán đoán vạn vật thành hình, Ngài muốn vạn vật thành hình tức nhiên Tăng. Cả Vạn Linh đều đứng trong hàng Tăng. Ấy vậy Pháp là chủ của Vạn Linh. Bởi do nơi Pháp, Vạn Linh mới chủ tướng biến hình, do nơi Pháp mới sản xuất Vạn Linh; cả huyền vi hữu hình Đức Chí Tôn tạo Đạo do nơi Pháp.

Chúng ta biết Pháp thuộc về hình thể của Vạn Linh, vì cớ cho nên triết lý Đạo Cao Đài minh tả rõ rệt Tam Châu Bát Bộ thuộc về quyền Hộ Pháp. “Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh”, nên câu: “Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn” cũng đã nói quyền năng Tạo Hóa của Ngài.

Đức Hộ Pháp đến cốt yếu đem Bát Phẩm Chơn Hồn (Bát Hồn gồm: Kim thạch hồn là loài kim loài đá; Thảo mộc hồn là loài cây cối; Thú cầm hồn là loài chim thú; Nhơn hồn là con người,
Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn) thăng vị nhiều hoặc ít: có thể một đẳng cấp từ vật chất Hộ Pháp đem lên thảo mộc; Thảo mộc đem lên thú cầm, thú cầm đem lên nhơn loại dĩ chí Phật-vị, Hộ Pháp có thể chỉ định cho họ đặng.
Bởi trong quyền ấy Đức Chí Tôn nói trọng quyền thì trọng phạt; quyền hành nắm chẳng phải nơi mặt thế gian này mà thôi. Hộ Pháp và Thập Nhị Thời Quân không phải quyền tại thế gian này, quyền nơi cửa Đạo Cao Đài này, cũng không phải tại đây nữa. Bần Đạo nói: đây là quyền Đạo Cao Đài cả Thiêng Liêng Hằng Sống. (ĐHP giảng Đạo ngày 1 tháng 9 năm Kỷ-Sửu).
Trong một bài Thánh Giáo khác Đức Chí Tôn hay Đức Thượng Đế giáng dạy tại Phước Linh Tự đêm Rằm tháng 9 năm Bính Dần (24 October 1926) như sau: “… Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy, Thầy đã nói một chơn thần Thầy mà biến ra càn khôn thế giới và cả nhân loại . Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy. Các con là chư Phật, chư Phật là các con. Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Thầy khai Bát quái mà tác thành càn khôn thế giới mới gọi là Pháp; Pháp có mới sinh ra càn khôn vạn vật, rồi mới có người, nên gọi là Tăng .... Thầy là Phật chủ cả PhápTăng "; (TNHT)
" Chi chi hữu sanh cũng do bởi chơn linh Thầy mà ra. Thầy là Cha của sự sống...."; (TNHT)

Những điều nầy cho thấy rỏ là ba ngôi Phật Pháp Tăng trong Đạo Cao Đài khác với Phật Giáo:
- Ngôi Phật: Theo ý của câu Thánh ngôn trên thì ngôi Phật là Đức Chí Tôn, là chủ cả chư
Thần Thánh Tiên Phật, là chúa tể cả Càn Khôn Thế Giới .
- Ngôi Pháp: Từ Thái Cực (ngôi Phật) Đức Chí Tôn mới định ra quy luật tự nhiên, thiên nhiên để kiến tạo nên Càn Khôn Thế Giới và cả chúng sanh (nhân sanh hay Vạn Linh). Tượng trưng cho ngôi Pháp là Đức Phật Mẫu (Đức Diêu Trì Kim Mẫu):

" Kể từ hổn độn sơ khai
Chí Tôn hạ chỉ trước đài Linh Tiêu
Lưỡng nghi phân khí hư vô
Diêu Trì Kim Mẫu nung lò hoá sanh";
                          hay:
" Thiên cung xuất Vạn Linh tùng pháp
Hiệp Âm Dương hữu hạp biến sanh
Càn khôn sản xuất hữu hình
Bát hồn vận chuyển hoá thành chúng sanh";
                                                                                     (Kinh Phật Mẫu)

- Ngôi Tăng: Là cả Càn Khôn Vạn Vật.
Trong cửa Đạo Cao Đài, các hình tam giác tượng trưng cho Tam Giáo Đồng Nguyên. Hình ảnh Tam Giác Đều, đỉnh quay lên, được biểu tượng bằng ba ngôi Phật, Pháp, Tăng. Ba Ngôi Phật Pháp Tăng trong Đạo Cao Đài trình bày trên có thể trình bày tóm lượt như sau đây:
- Phật tức là Đấng cầm quyền Chúa Tể Càn Khôn Vũ Trụ là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế hay còn gọi là Đại Từ Phụ, Đức Chí Tôn.
- Pháp là ngôi của Đức Phật Mẫu Diêu Trì cầm quyền năng tạo khí thể của toàn Vạn Linh sanh chúng là Mẹ của cả chúng sanh.
- Tăng là ngôi của Đấng đại diện trong mỗi nguơn hội. Nay là thời kỳ của Đức Di LạcVương Chưởng Quản. Tam Kỳ còn gọi là “Tam Thiết Long Hoa Bạch Vương Đại Hội Di Lạc Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn”. Tượng trưng bởi Rồng màu Trắng nơi Bát Quái Đài.
Hai Ngôi Phật, Pháp không đổi. Ngôi Tăng thay đổi tùy mỗi thời kỳ (Tịch Đạo). Người nắm ngôi Tăng là vị Phật cầm quyền quản trị Càn Khôn Thế Giới. Phật Pháp không thay đổi nhưng chủ ngôi Tăng thay đổi tùy theo từng thời kỳ phổ độ, như Đức Phật Nhiên Đăng, Đức Phật Thích Ca, và trong thời kỳ này là Đức Phật Di Lặc...
Còn Bí Pháp Chơn Truyền tức là quyền năng vô đối của Đức Chí Tôn đã cầm nơi tay Ngài đến cùng con cái mỗi người một quyền hành, đủ phương pháp, đủ quyền năng tự giải thoát lấy mình.

Hễ Thể Pháp thì phải có sắc tướng, ngoài hình thể trên đây Hộ Pháp đã lập nên cảnh tượng:
   "Trí Huệ Cung, Thiên Hỉ Động thuộc Phật.
   Trí Giác Cung, Địa Linh Động thuộc Pháp.
   Vạn Pháp Cung, Nhơn Hòa Động thuộc Tăng."

Đức Bát Nương, Diêu Trì Cung dạy: " Trong vũ trụ bao la, không gian ở trên là “thượng tầng Bí Pháp" của quyền năng Thiêng Liêng. Đức Chí Tôn vi chủ Thần, Thánh, Tiên, Phật hộ trì. Thời gian ở dưới có đủ khí chất, để tạo dựng thế giới hữu vi và vật chất hữu hình. Phép mầu nhiệm ấy do quyền năng tuyệt đối của Đức Chí Tôn vận chuyển, khiến cho không gian phối hợp với thời gian thành cơ huyền nhiệm mà tạo lập Càn Khôn, hóa sanh vạn vật, và Đức Chí Tôn còn hiệp lập Thiên Thơ định thành Thiên Điều, là luật pháp thống trị Càn Khôn Vạn Vật.
Trí Huệ Cung Tòa Thánh Tây Ninh

Với Thể Pháp nền Đạo, Đức Chí Tôn đi từ Phật chuyển Pháp ra Tăng. Hộ Pháp nương cái Tăng Thể Pháp đó mà chuyển qua Bí Pháp.

Vậy chuyển sang Bí Pháp có hiện tượng gì minh chứng? Có ai hay điều gì cho biết hay không?
1 . Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài được Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông thừa nhận ban chánh vị cho Ngài Hiến Pháp, Ngài vẫn giữ Mật Pháp của Đạo.
2 . Đối ngoại thì Ngài Hiến Pháp, Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, đã ra Thông Điệp Liên Tôn Thế Giới tại hội nghị Tân Đề Ly (Ấn Độ).
3 . Đối nội thì Ngài Hiến Pháp, Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, mở Phạm Môn Bát Quái Đài giúp cho Hộ Pháp chuyển Bí Pháp ra Chơn Đạo.
4. Đến Bí Pháp, cũng phải do Hiệp Thiên Đài, chính Ngài Thời Quân Q. Bảo Đạo, Q. Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, đã tuyên bố Đạo Cao Đài đi vào Tịch Đạo Đạo Tâm. 5/7/1978 và giải thể với Đạo Lịnh số: 01/03/79.

Đây là vài nét nổi bậc để minh chứng trước Nhơn Sanh là Cơ Đạo đến hồi chuyển sang Bí Pháp.

Từ Thể Pháp đến Bí Pháp đã nói, chỉ thuộc phần Thế Đạo, nên Đức Hộ Pháp có dạy: “Bần Đạo dắt tới ngã đường, ai biết thì đi còn không biết cứ đứng đó chờ Bần Đạo”.
Tới Thiên Đạo Giải Thoát (Thể Pháp và Bí Pháp) là phải dục tấn tinh thần trên con đường Thiêng Liêng Hằng Sống.

Ta nên xét lại để rõ Chơn Lý của Đức Chí Tôn để tại mặt thế, trước khi bước lên Thiên Đạo. Là Bí Pháp từ đâu mà có? Nếu không dựa vào con cái của Ngài, những vị Đạo Tâm tin tưởng trọn vẹn theo chân Đức Ngài, trung gian nhờ tay Ngài Hiến Pháp dẫn nẽo tới Phạm Môn Bát Quái Đài. Như vậy muốn vào Bát Quái Đài cũng phải đi từ Tăng nhờ Pháp mới đến Phật.

Chúng ta đây thuộc về Tăng phải tùng Pháp, Pháp do Hiệp Thiên Đài. Ban sơ mở Đạo thì Hiệp Thiên Đài phải hướng về Tăng mà phổ độ và tạo lập Cửu Trùng Đài, Phước Thiện cùng nhiều cơ quan khác theo Thể Pháp, nhưng thời kỳ nầy thì Hiệp Thiên Đài phải hướng về Phật, theo Bí Pháp gọi là Hạo Nhiên Pháp Thiên.

Đức Hộ Pháp, người con Tông đồ “ưu tú” của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, người đứng đầu chi Pháp Hiệp Thiên Đài trong Đạo Cao Đài đã giảng về quyền năng của Đức Phật Mẫu như sau:
“... Chí Tôn là Phật, Phật Mẫu là Pháp, Càn Khôn là Tăng. Mặt địa cầu nầy đến 3.000 thế giới cũng là Tăng. Nắm quyền trị thế là Hạo Nhiên Pháp Thiên, chính quyền năng Chí Tôn định địa cầu nầy không định địa cầu khác, chỉ có một mặt Trời nầy không có mặt Trời khác. Trong 24 giờ một ngày, Đấng cầm quyền trong Pháp giới là Hư Vô Cao Thiên vâng mạng lịnh Hạo Nhiên Pháp Thiên làm cho vũ trụ khỏi tương tàn với nhau... Bây giờ chúng ta quan sát Hổn Nguơn Thượng Thiên, ngày nay Đức Phật Di Lặc ở nơi Hổn Nguơn Thượng Thiên cầm cả hành tàng Càn Khôn Vũ Trụ, giờ Ngài đương cầm quyền cả vạn loại trong Càn Không Thế Giới.

Đức Hộ Pháp giảng tại nơi cửa Phật có ba cảnh hay cung pháp rất là đặc-biệt:
1 . Hạo Nhiên Pháp Thiên tương liên hiệp một cùng Đức Chí Tôn. (Phật)
2 . Hư Vô Cao Thiên thuộc về Pháp giới cầm cả luật Thiên Điều. (Pháp)
3 . Hổn Ngươn Thượng Thiên thuộc tạo hoá thuộc Tăng. (Tăng)
Phật vị có ba (3) đẳng cấp ấy đặng nắm cả quyền năng khắp Càn Khôn Thế giới.

* Phi Tưởng Diệu Thiên nắm quyền hành tạo đoan loài người, thuộc Phật, đồng thể với Phật.
Phi Tưởng Diệu Thiên lãnh phận sự nơi Đức Chí Tôn cầm nguơn khí của con người, giữ sanh mạng vạn vật kêu là Vạn Linh.

* Tạo Hoá Huyền Thiên thuộc Pháp có ba quyền tạo đoan thế giới hữu hình nầy vô cùng tận.
"Tạo hoá cầm sanh khí để tạo sanh vật. Tạo Hoá Huyền Thiên, Phật Mẫu cầm Pháp chuyển cơ sanh hoá không cùng tận, cả loài người, cây, cỏ, sắt, đá cũng tấn lên phẩm người nữa là nhờ tay của Đức Phật Mẫu nắm Pháp biến xuất. Cả thi hài, Chơn Linh, trí não, pháp thân luân chuyển sanh sanh tử tử. Nợ sanh tử ấy là bài học của tạo hoá trong các cơ thể ấy, loài người học làm đặng biết, đặng chi? Đặng tạo Pháp thân huyền-diệu được toàn thiện toàn mỹ, toàn trí, toàn năng như Phật Mẫu đã làm...”

Chúng ta hiểu Chí Tôn là Phật, Phật Mẫu là Pháp, Càn Khôn thế giới là Tăng. Đó là ý niệm Ba Ngôi của học thuyết Đạo Cao Đài, hay là sự thể hiện của Thượng Đế ở Ba Trạng Thái (hay Tam Thế). Chúng ta bắt đầu từ sự quan sát hiện tượng của thế giới hữu hình trước, rồi dùng suy luận liên tưởng đến các nguyên lý tổng quát của vũ trụ và khi mà trí đã đến gần được những nguyên lý ấy thì hãy dùng Tâm mà cảm biết, tức là dùng Trực Giác để ngộ được điều mà Lão giáo gọi là Lý (*).

Chữ Phật ở đây chỉ một giai đoạn tấn hóa của một linh hồn, con đường từ Thế Đạo Đại Đồng đến Thiên Đạo Giải Thoát, trạng thái của một Tiểu Ngã (Tiểu Linh Quan) khi nhập vào Đại Ngã (Đại Linh Quan), một Tiểu Hồn hòa vào cái Đại Hồn của vũ trụ (con đường Phản Bổn Hườn Nguyên, chính là con đường Thiêng Liêng Hằng Sống), nó khác nghĩa với chữ Phật trong ba tiếng Phật, Pháp, Tăng.
"Hạo Pháp Du Hành An Vũ Trụ
Nhiên Thiên Vận Chuyển Tịnh Càn Khôn"
Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức
Chưởng Quản Nhị Hửu Hình Đài Tòa Thánh Tây Ninh

Lấy nghĩa lý Tam Bửu mà tiến dẫn tinh thần nhơn loại nương theo cửa Đạo đặng trở về với Đức Chí Tôn. Vậy thì trường lớp giáo hóa của Chí Tôn đi từ Phật đến Pháp chuyển ra Tăng. Ta phải dựa vào chân lý nầy và chỉ có chân lý nầy mới trở lại được với Đức Chí Tôn mà đoạt khuê bài Thiêng Liêng vị (Phản Bổn Hoàn Nguyên qua con đường Thiên Liêng Hằng Sống).
Khi vào được Bát Quái Đài, bắt đầu từ Hạo Nhiên Pháp Thiên. Nơi đây có cả Phật, Pháp, Tăng. Đức Hộ Pháp đã tiền định Thiên Mạng lo về phần Tăng tức là lo chung cả Càn Khôn Vũ Trụ từ Bí Pháp Thiên Đạo đến Thể Pháp Thế Đạo. Đến thời cơ, Vị nầy sẽ qui hiệp để cầm Chơn Pháp tối cao đặng dẫn nẽo Tây Qui, đúng với câu kinh:
“Dà Lam dẫn nẽo Tây Qui,
Kim Chung mở lối kịp kỳ kỵ sen”.

Thiên Mạng lo về Phật tức là lo tạo cảnh Cực Lạc Thế Giới sẽ trực tiếp với Hộ Pháp thì thuộc về Bí Pháp Thiên Đạo. Còn Thiên Mạng lo về Pháp thì do nơi Phật, nói khác là nhiệm vụ Phổ Hiền, ai cũng làm được Phỗ Hiền Bồ Tát, miễn lo giáo hóa phổ độ con cái của Đức Chí Tôn.
Nhưng khi được Đức Chí Tôn nhìn nhận, thì duy chỉ có một gọi là Bồ Tát. Chơn Linh trúng là Chơn, trật là giả.

Đức Phật Chuẩn Đề Bồ Tát có dạy như vầy:
“Hồi đó Ông có nói căn Phổ Hiền là bà Sáu Liêm, nhưng bà không giúp ích được gì cho đường nầy, nên Thiêng Liêng đã rút căn lại rồi, hiện giờ Phổ Hiền ở ngoại quốc, nữa về đây giúp mình”

Nơi Hạo Nhiên Pháp ThiênCung Chưởng Pháp để thay mặt và tương liên với Hộ Pháp từ Hiệp Thiên Đài, thì ta hiểu về mặt vô vi đã được tương liên với Cung Tạo Hóa Huyền Thiên, (Chủ về Pháp).
Hạo Nhiên Pháp Thiên Tòa Thánh Tây Ninh

Cung Tạo Hóa Huyền Thiên là từng trới thứ chín, do Ðức Phật Mẫu cai quản. Đức Phật Mẫu cầm Pháp chuyển cơ sanh hóa không cùng tận, cầm sanh khí biến xuất để tạo sanh vạn vật ….Đấng Tạo Hóa năng du ta bà thế giới, dưỡng dục quần sanh, dưỡng dục quần linh qui nguyên Phật vị. Nơi đây, có vô số các vị Phật ở các cấp, tuân theo mệnh lệnh của Ðức Phật Mẫu Chưởng Quản Kim Bàn Diêu Trì Cung, có khả năng tạo hóa ra Vạn Linh, có khả năng du hành đến các cõi trần, để nuôi dưỡng chúng sanh, trở về nguồn cội là ngôi vị Phật.

Lúc ban sơ, Đức Phật Mẫu đến ngự tại Hiệp Thiên Đài làm mẹ chữ Khí, tức là Khí sanh vạn vật, lấy nguơn pháp trong chữ Khí mà biến thành Càn Khôn Vũ Trụ. Chữ Khí tương quan trong Hiệp Thiên Đài, nên Phật Mẫu trước đến tạo Hiệp Thiên Đài, thuộc Pháp, tức là Tòa Ngự của Người, rồi sau mới lập Cửu Trùng Đài thuộc Tăng.

Giữa Diêu Trì Cung và Hiệp Thiên Đài có một sự liên quan rất là mật thiết. Đức Hộ Pháp nói:
“Buổi đầu thâu Thập Nhị Thời Quân đủ rồi mới mở Đạo. Tại sao phải có đủ Thập Thị Thời Quân? Bởi Thập Nhị Thời Quân là của Hiệp Thiên Đài là cơ Pháp. Nguồn cội của Pháp đã biến sanh ra vạn vật.

Phật là trước, rồi mới Pháp là thứ, kế Tăng hiệp lại thành “Ba Ngôi” (Ba Ngôi Nhất Thể).
Trong Pháp ấy xuất hiện Phật Mẫu kế tới Vạn Linh. Vì cớ cho nên Diêu Trì Cung cùng Hiệp Thiên Đài có tình mật thiết cùng nhau về một căn cội Pháp để vận hành nguơn khí tạo ra Vạn Linh

Đức Hộ Pháp nói: “Thập Nhị Thời Quân với Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Bần Đạo (Hộ Pháp) gồm 15 người. Trong 15 người thì có 4, 5 người lãnh lịnh mà thôi. Đức Chí Tôn giao Thượng Phẩm lãnh trách nhiệm lo cứu thế, kế Đức Thượng Phẩm qui Thiên, để lại cái gánh nặng nề cho Bần Đạo. Bần Đạo (Đức Hộ Pháp) cũng thường giảng:

“Hội Thánh Cửu Trùng Đài là của Giáo Tông.
Hội Thánh Phước Thiện là của Hộ Pháp, tức là Hiệp Thiên Đài đó vậy. Hội Thánh Phước Thiện là thay thế cho Hiệp Thiên Đài lo cứu khổ để giải khổ cho toàn nhân-loại”.
Đức Thượng Phẩm, Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Sanh
Thập Nhị Thời Quân tại Đền Thánh

Pháp là chủ của Vạn Linh (nhân sanh). Trong Kinh Phật Mẫu có câu:
" Thiên cung xuất Vạn Linh tùng Pháp,
Hiệp âm dương hữu hạp biến sanh "

Bởi do nơi Pháp, Vạn Linh mới chủ tướng biến hình, do nơi Pháp mới sản xuất Vạn Linh, cả huyền vi hữu hình Đức Chí Tôn tạo Đạo do nơi Pháp. Chúng ta biết Pháp thuộc về hình thể của Vạn Linh, vì cớ cho nên Đạo giáo minh tả rõ rệt Tam Châu Bát Bộ thuộc về quyền Hộ Pháp.
Đức Hộ Pháp nói: “Bần Đạo khởi giảng cho hiểu tại sao Đức Chí Tôn mở Tam Kỳ Phổ Độ gọi là mở cơ quan tận độ chúng sanh?… Mở cơ quan tận-độ chúng sanh tức nhiên là lập một khoa thi sang Tam Chuyển tái phục Thiêng Liêng Vị nơi cảnh vô hình. Mỗi “Chuyển” trong Tam Chuyển tức nhiên mỗi khoa mục của các đẳng chơn hồn cần phải thi đặng đạt vị: thăng hay đọa. Bởi thế cho nên Đức Chí Tôn gọi là “trường thi công quả” là vậy”.

Đức Chí Tôn cho Hộ Pháp và Thập Nhị Thời Quân đến cốt yếu để mở cửa Bí Pháp ấy đặng cho Vạn Linh đoạt vị. Cả thảy đều hiểu rằng Đức Chí Tôn buổi ban sơ chưa khai thiên lập địa, Ngài muốn cho Vạn Linh (Tiểu Linh Quang) đặng hiệp cùng Nhất Linh (Đại Linh Quang) của Ngài do quyền năng sở hữu của quyền hạn Chí Linh.
Ngài vừa khởi trong mình quyết định thi hành điều ấy thì Ngài nắm cái Pháp. Trước Ngài chỉ là Pháp, vì cớ cho nên ta để Phật tức nhiên là Ngài, kế thứ nhì là Pháp, hễ nắm Pháp rồi Ngài phán đoán vạn vật thành hình; Ngài muốn vạn vật thành hình tức nhiên Tăng. Cả Vạn Linh đều đứng trong hàng Tăng ấy. Bởi do nơi ấy mới chủ tướng biến hình”.

Hạo Nhiên Pháp Thiên hiệp một với Đức Chí Tôn, Đấng vi chủ Bát Quái Đài (Chủ về Phật). Hoặc chú ý thêm, ta sẽ biết được “Hạo Nhiên Pháp Thiên tương liên hiệp một cùng Đức Chí Tôn, nắm quyền trị thế, chính quyền năng Đức Chí Tôn định”.

Do chơn lý đó mà Chí Tôn đã gom lại từ Thể Pháp đến Bí Pháp, Ngài chỉ cần sử dụng Chơn Pháp mà thôi. Đặc điểm của Hạo Nhiên Pháp Thiên là:

- Nói theo Thể Pháp thì Chuẩn Đề là một vị Tín Đồ đã nêu trong Pháp Chánh Truyền: “Còn một mặt Tín Đồ, Hội Thánh vẫn giữ quyền Hội Thánh”.

- Nói về Bí Pháp thì Ngài Hiến Pháp có cho biết Chuẩn Đề Bồ Tát là vị Giáo Sư trên cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống.

- Nói với Chơn Pháp thì Chuẩn Đề Bồ Tát nắm quyền Chưởng Pháp thay cho Hộ Pháp đến cặm bông tiêu cho Giáo Tông Di Lạc.
Nói tóm khác, muốn thực hiện lại Hiệp Thiên Pháp phải Qui Tâm Hiệp Thiên Thượng và Hiệp Thiên Hạ. Đó là phương cách luyện Tinh Khí Thần vô cùng diệu dụng của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được để thực hiên qua hai câu liễn trước Hiệp Thiên Đài:

HIỆP NHẬP CAO ĐÀI BÁ TÁNH THẬP PHƯƠNG QUI CHÁNH QUẢ.
THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO NGŨ CHI TAM GIÁO HỘI LONG HOA.

Huỳnh Đạo là Đạo Vàng hay Đạo Tâm do Mẹ Thiêng Liêng lãnh Đạo Theo lý thông thường Thiên Hạ đã hiểu thì Tam Bửu gồm Trời, Đất và Người. Còn Tinh, Khí, Thần là Tam Bửu hay ba báu vật của Người:

" Trời có ba báu là Nhựt-Nguyệt-Tinh,
Đất có ba báu là Thủy-Hỏa-Phong,
Người có ba báu là Tinh-Khí-Thần.

Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ dạy:
"Tích khí tồn tinh cánh dưỡng thần,
Thiểu tư quả dục, vật lao thân."
(Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.)

Trời có ba báu ấy mà hoá sanh vạn vật, dưỡng dục muôn loài, chuyển luân Càn Khôn Thế Giới, phân ranh ngày đêm. Đất nhờ ba báu ấy mà mưa gió điều hòa, cỏ cây tươi nhuận thời tiết có bốn mùa. Người có tam bửu để nuôi dưỡng thân thể, minh mẩn phát kiến khoa học giúp nhân loại.

Con người qui được Tam Bửu Ngũ Hành thì đắc quả đạt đạo, còn chơi bời trác táng làm hư hoại Tam Bửu Ngũ Hành thì thân bại, hình người mà dạ thú. Vậy phải giữ gìn Tinh, Khí, Thần như báu vật. Tam Bửu hổ tương lẫn nhau. Tinh là cơ sở của Thần, Khí từ Tinh hoá ra. Thần là mặt biểu hiện của Khí.

Vậy thì Tinh Khí Thần là Tam Bửu của Người và sự Huờn Nguyên Tam Bửu: Tam Bửu là Tinh, Khí, Thần, ba món báu này nếu kẻ học có đầy đủ phước đức, gặp Chơn Sư truyền dạy và cứ theo Chơn Truyền ấy thực hành đúng mức thì sẽ Huờn Nguyên Tam Bửu thành một " Đệ nhị xác thân "; mang danh là Chơn Thần. Trước khi nói đến phương pháp tu học, xin lược bàn sự cấu tạo Nhơn Hình để minh xác Tam Bửu. Ở đây ta muốn nói tới Phật Pháp Tăng là Tam Thể của Đức Chí Tôn đó vậy. Vào ba thời kỳ phổ độ, Tam Thể của Đức Chí Tôn đã đến như sau:
   - Vào thời Nhứt Kỳ Phổ Độ, Chí Tôn tá danh Phật là Brahma Phật.
   - Vào thời Nhị Kỳ Phổ Độ, Chí Tôn tá danh Pháp là Civa Phật.
   - Còn buổi Tam Kỳ Phổ Độ, Chí Tôn tránh cái gương đã đóng đinh của Chúa Jesus Christ là Đấng Christna Phật nên Ngài đến với cả Tam Thể Chí Tôn nơi cửa Đạo Cao Đài mà ta thấy có Thể Pháp, Bí Pháp, rồi đến Chơn Pháp là vậy.
Khi tiến tới Phi Tưởng Diệu Thiên là Cung Pháp nhưng thuộc Phật, lo Pháp độ cho Vạn Linh đắc Pháp.

Đến Ngài Hiến Pháp cũng là Cung Pháp, tùng lịnh Phật lo giữ luật Thiên Điều mà dẫn độ Chơn Linh hiệp cùng Đức Chí Tôn để đắc Phật, đem tinh thần Chánh Trị Đạo biến thành cơ quan nắm Chánh Trị Càn Khôn Vũ Trụ đặng đưa Vạn Linh nhập vào Cực Lạc Thế Giới.

Điểm đáng ghi nhớ là Đức Hộ Pháp mở Cực Lạc Thế Giới từ Hư Vô Tịch Diệt cho Vạn Linh hiệp Chí Linh nơi Hổn Nguyên Thượng Thiên nằm cuối đường Thiêng Liêng Hằng Sống tại Thế, để Vạn Linh đạt tới cảnh giới thấy đủ Phật, Pháp, Tăng.

Nên khi ta đã hiểu rỏ ba ngôi Phật Pháp Tăng về mặt Bí Pháp, thì Phật Pháp Tăng chính là:
   - Phật: Là Hạo Nhiên Pháp Thiên, tương liên hiệp một cùng Đức Chí Tôn.
   - Pháp: Là Hư Vô Cao Thiên thuộc về Pháp Giới, cầm cả luật Thiên Điều.
   - Tăng: Là Hổn Nguyên Thượng Thiên thuộc Tạo Hóa, thuộc Tăng.

Phật vị có ba (3) đẳng cấp ấy đặng nắm cả quyền năng trong Càn Khôn Thế Giới.
Bây giờ, ta muốn về gặp Đức Chí Tôn, ta không có con đường nào khác hơn là con đường dục tấn tinh thần trên Thiêng Liêng Hằng Sống. Vậy chúng ta phải đi ngay lúc nầy để đạt Đạo.

Nói cho dể hiểu thì Phật, Pháp, Tăng trong Đạo Cao Đài mà ta đi tìm là Tam Thế Chí Tôn (Phật).
Tam Thế Chí Tôn (Phật) là:
- Nhất Thế Chí Tôn: Brahma Phật là Phật, là linh hồn tức Dương Năng (Chí Tôn) vi chủ Bát Quái Đài.
- Nhị Thế Chí Tôn: Civa Phật là Pháp là Giác Hồn, nơi Chơn Thần tương liên tức Âm Năng (Phật Mẫu), có quyền năng xuất vía, giáng linh thuộc Hiệp Thiên Đài.
- Tam Thế Chí Tôn: Christna Phật là Tăng, là sanh hồn cầm quyền năng Chưởng Pháp thuộc Cửu Trùng Đài.
Tam Thế Hiệp Nhứt (Tam Thế Nhất Thể) hay hiệp một cùng Chí Tôn tức Âm Dương Hiệp Nhứt (hay Thiên Nhân Hiệp Nhất) nơi Linh Đài trở nên Chơn Linh, rồi:
“Chơn linh phối nhứt thân vi Thánh hình”.
                                                  (Phật Mẫu Chơn Kinh)
Thánh hình thuộc Tăng, mới nói Người trị Thế.
Chơn linh thuộc Phật, mới nói Trời trị Hồn.

Ta thấy Tam Bửu của Chí Tôn, ta mới tin rằng tới đây sẽ đạt được Tam Bửu. Vậy, để “thúc nhắc bài vở cho kịp Long Hoa Đại Hội” thì Pháp là Hư Vô Cao Thiên, nơi Phục Linh Tánh Phật giúp cho phục nguyên Thánh Thể mới tỏ tường nơi Hổn Nguyên Thượng Thiên, Đức Di Lạc vi chủ cả Phật, Pháp, Tăng là Đấng nào?
Nhớ lời dạy của Đức Hộ Pháp, ta phải “ăn thiệt, nói thiệt, làm thiệt”. Nếu giải quyết làm ăn thì còn dễ, bằng như nói thiệt thì quá khó. Đã không rõ Chơn Pháp, làm sao thay thế được ngôn ngữ của Đức Chí Tôn mà bảo rằng thiệt.

Thế gian nầy “nhơn vô thập toàn”. Đức Lý Giáo Tông khép khuôn chớ không khắc khe gì, chỉ nâng đở cho ta đoạt Đạo. Phải tìm Đạo nơi Chí Tôn. Chỉ cần ta trọn đức tin, dù ngu muội dốt nát cho đến trí thức thượng lưu thấp cao nơi giá trị Đạo Đức tinh thần. Chí Tôn không cần điều nào cao hơn sự tín ngưỡng để “Rưới chan hạnh phúc bỡi lòng tin”.
Nếu tin thì sớm tới Thánh Đức. Còn không tin thì Càn Khôn Thế Giới chỉ do nhơn loại tranh dành, đua chen ảnh hưởng mà dẫn tới cơ tự diệt.

Thậm chí, bản thân Chí Tôn đến chìu chuộng, nâng niu, an ủi, vổ về, mà câu trả lời chẳng một chút e dè, ngần ngại: “là tôi không tin Ông. Tôi chỉ tin Đức Chí Tôn Ông đang trên Trời chớ đâu đây”. Kẻ có trình độ ôn tồn hơn hỏi lại: “Chí Tôn hứa đến nhưng sao thấy được? Còn như muốn làm Trời, Ông chuyển cho thành Đạo, làm cho thế giới hòa bình, Tam Giáo Ngủ Chi qui hiệp cho được thì tôi mới tin, chừng đó, Ông muốn bao nhiêu lạy, tôi cũng chịu”.

Tuy con cái Ngài, nhưng khi Ngài đến thì chẳng tin Ngài. Họ chỉ tin quyền năng. Dù Chơn Đạo mà Tín Đồ duy linh, bao giờ cơ Đạo mới ra thiệt tướng, chẳng lẽ công bình không cần, Thiên Điều cũng bỏ.

Muốn ra thiệt tướng, Đức Chí Tôn phải chọn Đạo Tâm, chỉ dùng Chơn Pháp, sử dụng Tín Đồ biết hy sinh phụng sự Đạo đúng theo Thánh Ý dạy của Ngài.
Sở dĩ có cảnh trạng tin mà không tin vì họ chưa tìm tàng thấu đáo chân lý, chớ Đức Chí Tôn hứa là “Thầy ở cùng con cái đời đời không cùng đến thất ức niên” hoặc “Hảo Phùng Ngọc Đế ngự trần gian” mà ta vẫn còn tin Đức Chí Tôn chỉ ở vô vi, có đến cũng đến bằng cơ bút nữa hay sao?

Không lẽ Ngài sợ thế gian? Nếu sợ thời đối với Chơn Đạo, Ngài không buộc niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng mà làm gì. Phải hiểu rõ Đạo lý nầy, giúp cho Cửu Nhị (92) Ức Nguyên Nhân tỉnh mộng, góp công cho sự tấn hóa sanh hồn trước cơ tiêu diệt. Nếu hiểu rõ thì biết được buổi hạ trần Phổ Độ Ân Xá của Chí Tôn, Ngài đã định pháp giới như thế nào?
- Thể Pháp: Ngài dùng huyền diệu cơ bút mở Đạo. Trước chọn Thánh Thể lập Hội Thánh, lấy tinh ba các Tôn Giáo lọc lượt tổng hợp thành một triết lý siêu việt, hướng dẫn nhơn sanh tùng Thế Đạo đến Thiên Đạo, dùng Nho Tông chuyển thế, chọn Phật Giáo chấn hưng. Trong nhất thời chỉ mới Thể Pháp, ta không sao đạt được yếu lý. Thể Pháp nặng về lập công hơn để tu tạo cho đủ hình tướng hửu vi giúp cho cơ tận độ. Con đường Đạo vô vi xuống hửu hình kể từ Phật qua Pháp đến Tăng, tức là từ Đạo qua Pháp đến Thế.
- Bí Pháp: Cả hệ thống cơ quan Chánh Trị Đạo, cả kho tàng Giáo Lý, cả Tân Kinh, Tân Luật, Pháp Chánh Truyền đã làm mực thước cho sự tu học hoặc hành Đạo suốt mấy mươi năm. Đến khi Đức Hộ Pháp cho biết đã dẫn tới ngã ba đường thì Đức Ngài đã gián tiếp cho hiểu là cơ Đạo đến lúc chuyển sang Bí Pháp. Đối với Bí Pháp thì chuyên về lập đức hơn, giúp cho sắc dân gương mẫu Thần Thông Nhơn thêm tín ngưỡng mạnh mẽ, thấu đáo lẽ Âm Dương Trời Người hiệp một. Con đường Bí Pháp từ Tăng tùng Pháp về Phật tức là từ Thế tùng Pháp về Đạo.
- Chơn Pháp: Nếu lưu ý sẽ thấy Đức Chí Tôn đến giáo hóa như hồi mới mở Đạo. Cũng đến từ Phật qua Pháp ra Tăng. Nhưng Thể Pháp thì dạy lý thuyết, còn Chơn Pháp thì dạy thực hành và có khác chăng là giá trị lập ngôn. Chơn Pháp quan trọng ở lập ngôn đặng thay ngôn ngữ Chí Tôn mà “cậy phương thuyết giáo vẽ thành kinh chơn”, tận độ Vạn Linh đạt vị đã nêu trong: “Bộ công Di Lạc Tam Kỳ Độ Sanh”. Phải thực hiện mục đích công bằng cho tới đại đồng thiên hạ. Đã có Chơn Pháp thì Phật Mẫu mới mở “Khoa môn Tiên Vị ngộ kỳ Phật duyên” chỉ trừ những ai trốn thệ, thất thệ, còn cả thảy đều được trải qua “Trường thi Tiên, Phật dượt kiếp khiên” thi thố từ Thế Đạo đến Thiên Đạo mới mong đạt được khuê bài Thiêng Liêng vị. Nên Đức Chuẩn Đề đã nói: “Thế gian nầy chưa biết ai cao, ai thấp, phải vào Cung Hạo Nhiên Pháp Thiên rồi mới biết”.

Nếu không mơ hồ, Chí Tôn sẽ dẫn dắt trọn đường Hằng Sống. Bởi Phật, Pháp, Tăng là Chơn Pháp, vì vậy mà Đức Chuẩn Đề cho biết: “Kể từ nay, ai còn nói Bí Pháp nữa, chỉ là mê hoặc nhơn sanh mà thôi”.
Khi ta thấy tiền đề Phật, Pháp, Tăng là bửu bối phá tan trận Vạn Tiên* đã bí mật trong cửa Đạo Cao Đài thì đắc thành Chơn Đạo.
Như vậy, dù cho con người có muốn chối bỏ một hay hai trong ba ngôi quý báu này thì Phật Pháp Tăng vẫn luôn luôn có mặt trong từng hơi thở của sự sống, trong cái muôn màu muôn vẻ của sự vật. Hay nói cách khác, sự hằng hữu của Chí Tôn bàng bạc khắp nơi từ những nguyên sinh vật đơn bào cho đến loài người. Nơi nào có sự sống là nơi đó có Ngài được tượng trưng bằng ba ngôi Phật Pháp Tăng.

Trong các lần cúng tứ thời hay Đại Tiểu Đàn, chúng ta có đánh tiếng chuông thứ nhất để niệm nam mô Phật Pháp Tăng rồi tiếng thứ nhì niệm nam mô Cao Đài .... không?
Trước tiên, ta thấy từ "nam mô"; có nghĩa là chí tâm đảnh lễ, kính lễ, quy y, quy mạng (tôn kính và phục tùng tuân theo). Bí Pháp mà Đức Chí Tôn đặt để trong cửa Đạo Cao Đài buộc chúng ta mỗi khi cầu nguyện, lễ bái phải mật niệm: Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng có nghĩa là con nguyện tôn kính, phục tùng và tuân theo những quy luật thiên nhiên mà Thầy (Đức Chí Tôn) đặt để; con tôn kính sự hằng hữu của Thầy trong sự sống của muôn loài được thể hiện qua ba ngôi Phật Pháp Tăng.

Trước khi nguyện lấy dấu và niệm Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng, dám chắc thật đích xác ba Ngôi ấy chưa ai biết rõ. Đức Hộ Pháp đã giảng “Phật là gì? Phật là một Đấng toàn trí toàn năng, người ta lầm lạc tưởng không thấy hình dạng là không có người, thế gian lầm lạc nhiều lắm. Họ quả nhiên là người sống hiện tại chỉ khác hơn chúng ta là không có thi hài mà thôi. Đấng toàn trí toàn năng ấy là Đấng đầu tiên hiệp lại với Chí Tôn”.

Vì vậy mật niệm Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng có ý nghĩa quan trọng và sâu sắc bao hàm cả Vũ Trụ Quan và Nhân Sinh Quan Đạo Cao Đài chứ không phải là một cử chỉ đơn thuần "lấy dấu"; Phật Pháp Tăng để kỉnh Đức Chí Tôn. Cho nên tiếng chuông thứ nhất là để kỉnh lễ Ba Ngôi “Phật Pháp Tăng” qúy báu này.

Ba Ngôi Một Thể - Tam Thế Phật
Đạo Cao Đài cho biết rõ về Ba Ngôi Một Thể (Tam Thế Nhất Thể):
- Ngôi một là Đức Thượng Đế, là Đức Chí Tôn còn gọi là Đại Từ Phụ.
- Ngôi hai là Đấng Mẹ Sanh của nhân loại, tức là Đức Phât Mẫu Diêu Trì.
- Ngôi Ba tức là Cha Mẹ phàm thể này đây.
Nay trong cửa Đạo về quyền năng của ba ngôi ấy thì:
- Ngôi Chí Tôn là Phật tạo ra Chơn Linh hay Linh Hồn, tức là Ngài ban cho điểm Linh Quang sáng suốt, mà con người hơn con vật và đứng đầu cả chúng sanh.
- Ngôi Phật Mẫu là Pháp, tạo ra Chơn Thần, tức là trí não, nhờ đó mà học mới hay, mới hiểu biết mọi việc.         
- Ngôi Tăng là Hội Thánh tức là các cơ quan giáo hóa nhơn sanh cho được tận thiện, tận mỹ và dẫn dạy phương tu cho “thành Tiên tác Phật”.
“Thầy nói cơ tạo đoan Càn Khôn Vũ Trụ ra sao thì trong vạn vật cũng tương liên như vậy: cùng một khuôn khổ, một định luật như nhau hết:
- Trên hết cả là Phật, ấy là ngôi cao thượng (Ngôi thứ nhất) hơn hết, nắm pháp huyền vi,
- Phật mới chiết tánh ra Pháp ấy là Ngôi thứ nhì.
- Pháp mới sanh Tăng ấy là Ngôi thứ ba. Ba cơ quan ấy chừng Qui Nhứt lại thì duy chỉ có một “nguyên căn”, một “bổn thể”.

Nói cho dể hiểu thì Phật, Pháp, Tăng mà ta đi tìm là Tam Thế Phật (Chí Tôn). Tam Thế Phật là ba vị Phật lãnh lịnh Đức Thượng Đế điều khiển Ba nguơn của Trời Đất. Ba vị Phật đó là:
- Brahma Phật: điều khiển Thượng Nguơn Thánh đức.
- Civa Phật: điều khiển Trung Nguơn Tranh đấu.
- Christna Phật: điều khiển Hạ Nguơn Bảo Toàn (hay Tái Tạo).

Tại Đền Thánh Tòa-Thánh Tây-Ninh, trên chót vót Bát-Quái-Đài của có tạc tượng Tam Thế Phật hay Tam Thế Chí Tôn, biểu tượng cho ba thời kỳ khai Đạo.
Bát Quái Đài Đền Thánh Tây Ninh (xa bên phải)

Tam Thế Phật hay Tam Thế Chí Tôn Dao Cao Đài, biểu tượng cho ba thời kỳ khai Đạo là:
- Nhất Thế Chí Tôn: Brahma Phật là Phật: Ngài là Đấng tự hữu hằng hữu. Đấng sáng tạo Càn Khôn Vũ Trụ cho cả Vạn Linh sanh chúng, nguồn gốc của thời gian vô thủy vô chung. Danh hiệu của Ngài là Thần Sáng Tạo. Đức Brahma là Đức Phật tối cổ tối đại, quyền mặt thể hiện cho Đức Chí Tôn hữu ngã. Về Thể Pháp, bửu tượng của Ngài cùng đứng đâu lưng trên một Đại Bửu Liên Tòa với Đức Phật Civa và Đức Phật Christna trên chót nóc Bát Quái Đài Đền Thánh, Tòa Thánh Tây Ninh. Ngài đứng thẳng người trên mình con Huyền Nga màu Thiên Thanh (giống như con Thiên Nga) đang dang cánh bay về Đoài Cung (Chánh Tây), hướng Tây Phương Cực Lạc. Đầu Ngài đội Kim Khôi, thân khoát Huỳnh Bào, tay phải bắt ấn khai ngươn, tay trái nắm bửu châu, mặt nhìn hướng Tây là hướng mặt trời lặn, như lo lắng cho cõi trần sắp đi vào nguơn Tranh Đấu điêu tàn. Màu Da Ngài trắng mướt tinh anh. Đó là Thể Pháp về Ngài (Sắc Tướng phần Bí-Pháp rất nhiệm mầu). Ngài là Đấng biểu hiện cho Bát Quái Đài thuộc ngôi Cha, là Đức Phật do Chơn-Linh Đức Chí Tôn giáng trần giáo Đạo vào mỗi Ngươn Hội Hoàng Kim thời đại.
Thuở ấy, loài người toàn thiện, toàn mỹ thuần Thánh Đức, thời đó còn được gọi là Ngươn Vô Tội, Ngươn Thánh Đức. Đức Brahma Phật là Ngôi thứ Nhứt trong Tam Thế Phật. Ngài giáng trần vào Thượng Ngươn tức Ngươn Thánh Đức, thuộc về Cơ Sanh Hóa. Ấy là “Đấng tự hữu hằng hữu, hữu nguyên hữu thỉ của vạn vật”.

- Nhị Thế Chí Tôn: Đức Phật Civa (hay Shiva) là Phật là Giác Hồn, nơi Chơn Thần tương liên tức Âm Năng (Phật Mẫu), có quyền năng xuất vía, giáng linh thuộc Hiệp Thiên Đài day mặt hướng về Cung Bắc Đẩu, ấy là nơi Triều Ngự của Đức Chí Tôn, đứng trên mình con rắn 7 đầu để chế ngự thất tình, khiến cho nhơn loại khỏi bị thất tình cám dỗ, lục dục khiến sai, thoát khỏi họa tranh đấu tiêu diệt, để cầu khẩn Đức Chí Tôn đại xá tội cho toàn nhơn loại. Điểm đặc biệt Ngài đang thổi tiêu. Ngài cầm ống tiêu đưa lên miệng thổi, ống tiêu đặt nằm ngang miệng Ngài và thân tiêu xuôi theo chiều Đông Tây, như để thức tỉnh nhơn sanh hồi tâm hướng thiện. Đó là Thể Pháp của Ngài với hình dáng ấy, đâu đây đồng vọng về tiếng sáo giác mê của Ngài. Bửu tượng của Ngài cùng đứng đâu lưng trên một Đại Bửu Liên Tòa với Đức Phật Brahma và Đức Phật Christna trên chót Bát Quái Đài Đền Thánh. Ngài là Ngôi thứ Hai trong Tam Thế Phật, giáng trần vào Trung Ngươn tức Ngươn Tranh Đấu. Trong ngươn nầy nhơn loại không còn Thánh thiện nữa mà tính tình bạo ác tràn ngập che mờ cả Phật tánh Ngươn Hoàng Kim. Thế nên nhơn loại thời ấy bị lôi cuốn vào nghiệp lực: Tham, Sân, Si, Thất tình Lục dục và nạn tương sát trầm trọng. Đức Phật Civa xuống trần để độ dẫn Vạn Linh thoát vòng đọa lạc thống khổ trầm luân ấy.

Đức Phât Civa là Ngươn Linh khởi thủy của Đức Hộ Pháp. Đức Phật Civa còn giữ vai trò của Dharmapala tức là Hộ Pháp giữ các đền thờ. Đức Ngài có bộ “tinh nhũ” trước ngực.
- Tam Thế Chí Tôn: Đức Phật Christna (hay Kristna) là Tăng: đứng day mặt hướng Nam, mình trần, tay mặt chống gươm, tay trái chống nạnh, đứng trên mình con Giao Long, chơn đạp lên đầu Giao Long như để chế ngự con vật hung dữ. Ngài là Ngôi thứ Ba trong Tam Thế Phật, đứng uy-nghiêm và đâu lưng với bửu tượng của Đức Phật Brahma và Đức Phật Civa trên nơi chót vót Bát Quái Đài Đền Thánh. Ngài là Ngôi thứ Ba trong Tam Thế Phật, giáng trần vào Hạ Ngươn tức Nguơn Bảo Tồn (và Tái Tạo). Đức Phật Christna cởi Giao Long tìm rước Chơn hồn ấy về Bạch Ngọc Kinh mà diện kiến Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ. Ngài là Đức Phật lãnh lịnh Đức Chí Tôn tuần du khắp cả ta bà Thế giới để độ dẫn và hộ niệm Vạn linh.

Theo Di lạc Chơn Kinh (DLCK), ba vị Phật nầy ở từng Trời Hỗn Nguơn Thiên, dưới quyền chưởng quản của Đức Di Lạc Vương Phật. Tại Hổn Ngươn Thiên, các vị Phật đều nghe theo mệnh lệnh của Ðức Di-Lạc Vương Phật, Đức Ngài có khả năng chiếu ánh sáng huyền diệu làm tiêu trừ các nghiệt chướng cho chúng sanh.
Tượng Tam Thế Phật Cao Đài nơi Bát-Quái-Đài Đền Thánh

Ðức Hộ Pháp thuyết Ðạo giải thích “Bần Đạo cũng nên chỉ rõ Đức Phật Mẫu đến tại mặt thế gian nầy, đã tượng trưng bên Ấn Độ. Phật giáo Ấn Độ gọi Ngài là Civa Phật, là cái tượng ở trên Bát Quái Đài Đền Thánh Tây Ninh, chúng ta để ý thấy có “tinh nhũ” nơi ngực Đức Ngài đó”.

Hồi buổi Chí Tôn phân định, phân tánh của Ngài, lấy Khí, tức nhiên là Ngài dùng cái linh Pháp của Ngài biến tướng ra Phật Mẫu. Phật Mẫu thuộc về Âm, Chí Tôn thuộc về Dương, Âm Dương Hiệp lại mới biến hoá ra Càn Khôn Vũ Trụ và sanh ra Vạn Vật.
Về tượng Đức Phật Civa, Phật giáo Ấn Độ làm một cái hình phân nửa giống đàn bà, còn cái tướng thì đàn ông, bởi hồi đó con người chưa phân rõ chắc chắn Nam Nữ, Âm Dương. Đức Phật Civa trong huyết khí, tức là huyết, còn Chơn Linh đào tạo là do Đức Chí Tôn.

Đức Chí Tôn là Phật, Đức Phật Mẫu là Pháp, Pháp mới sanh ra Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật, vạn vật ấy là do nơi Tinh mà ra, tức là Tăng. Thần tức nhiên là Đức Chí Tôn, Thần phân định Khí, Khí mới sanh ra Tinh. Phật là Chí Tôn, Pháp là Çiva tức Phật Mẫu, Tăng là vật loại trên Càn Khôn Vũ Trụ nầy.
Tam Thế Hiệp Nhứt hay hiệp một cùng Chí Tôn tức Âm Dương Hiệp Nhứt (Tam Thế Nhất Thể) nơi Linh Đài trở nên Chơn Linh.

Nguyên Lý Của Ba Ngôi.
Tín ngưỡng Đạo Cao Đài tôn thờ một Đấng Tối Cao, toàn năng, toàn thiện đã tạo lập nên vũ trụ và vạn linh, chính là Đức Chí Tôn hay Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngài luôn hiện hữu trong không gian vô biên và thời-gian vô cùng. Về điểm này Thánh Giáo Đức Chí Tôn dạy rằng :
" Thầy đã nói với các con rằng “Khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế Giới, thì khí hư vô sanh ra có một Thầy, ngôi của Thầy là Thái Cực, Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng mà tạo lập Càn Khôn Thế Giới”. (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển - TNHT).

Câu Thánh ngôn này được Ngài Tiếp Pháp HTĐ Trương văn Tràng đã giãi nghĩa như sau:
" Theo bài Thánh ngôn nầy mà suy, chúng ta hiểu như vầy: Thoạt kỳ thủy, Khí Hư Vô Sanh có một Đức Chí Tôn và Thái Cực. Kế đó Ngài ngự trên Ngôi Thái Cực và điều khiển Thái Cực sanh ra Âm Dương. Từ đó về sau Lưỡng Nghi cứ biến hóa mà tạo thiên lập địa " (Trich Giáo lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Tiếp Pháp Trương văn Tràng).

Đức Chí Tôn đã dạy rằng: chính Ngài đã tạo lập nên vũ trụ vạn hữu, Ngài đã ban cho chúng sanh sự sống và tấn hóa, và Ngài còn cho biết rõ tuần tự của sự tạo dựng và sinh hóa ấy như sau:
" Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên, Phật cũng Thầy, Thầy đã nói một Chơn Thần mà biến ra Càn Khôn Thế Giới và cả nhơn loại. Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.
" Các con là chư Phật, chư Phật là các con.
" Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần Thánh Tiên Phật... (TNHT).
Nguyên lý của Ba Ngôi được bàn thảo trong “Vũ Trụ Quan Đạo Cao Đài”. Phần viết nẩy chỉ tóm lượt ngắn gọn để đọc cho biết và giúp sự hiểu biết thêm các phần trước về Tam Ngôi Nhất Thể.

Trước nhứt, Đấng Tạo Hóa dùng Chơn Linh lập thành Ngôi Một của Ngài là Thái Cực.
Thái Cực vốn là cơ động tịnh. Thái Cực động sanh Chơn Dương làm Hỏa. Hỏa là Thần, tức là cái động thể Nguơn Thần của Tạo Hóa mà Đạo thơ gọi Mộc Công vì Mộc năng sanh Hỏa.
Thái Cực lại tịnh mà sanh Chơn Âm làm Thủy. Thủy là Tinh, tức là cái tinh thể Nguơn Thần của Tạo Hóa, mà Đạo thơ gọi Kim Mẫu hay Phật Mẫu hay Diêu Trì Kim Mẫu vì Kim năng sanh Thủy.

Tạo Hóa vận chuyển ngôi Thái Cực cứ một động một tịnh mà sanh ra hai Nguyên lý Thái Dương và Thái Âm, lập thành Ngôi Hai là Lưỡng Nghi.

Triết lý thần học Đạo nói Mộc Công và Kim Mẫu sanh ra Anh Nhi và Trạch Nữ, rồi nhường ngôi cho hai người mà đi tu. Đó là nói bóng. Sự thiệt thì Chơn Dương và Chơn Âm (Mộc Công và Kim Mẫu) sanh ra nhị nguyên lý Thái Dương và Thái Âm (Anh Nhi và Trạch Nữ).
" Nhường ngôi mà đi tu” nghĩa là sau khi thành lập Ngôi Hai (Lưỡng Nghi) thì Ngôi Một (Thái Cực) trở về địa vị vô vi.

Tạo Hóa lại dùng phép Âm Dương giao cảm, biến thành hai Khí Thiếu Dương và Thiếu Âm mà lập thành Ngôi Ba là Tứ Tượng. Đấng Tạo Hóa, ngự trong Ngôi Tứ Tượng, dùng quyền Chí Tôn lập phép Vô Vi Bát Quái mà thành lập Càn Khôn Vũ Trụ.

Đó là Một Thể Ba Ngôi (Trinity).
Nghiên cứu về triết lý thần học của các tôn giáo, chúng ta thấy tôn giáo nào cũng có cái biểu hiệu Một Thể Ba Ngôi (Tam Thế Nhất Thể):
- Đại Đạo Cao Đài có: Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng. 
- Đạo Phật có Tam Bửu: Từ Tôn Di Đà, Quan Âm, Thế Chí.
- Thiên Chúa giáo có ba Ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Chúa Thánh Thần.
- Đạo Bà La Môn giáo thì có: Thần Sáng Tạo (Brahma), Thần Phá hoại (Shiva), Thần Bảo Tồn (Vishnou).

Phần Cuối.
Đức Bát Nương, Diêu Trì Cung dạy: "Trong vũ trụ bao la, không gian ở trên là “thượng tầng Bí Pháp” của quyền năng Thiêng Liêng. Đức Chí Tôn vi chủ Thần, Thánh, Tiên, Phật hộ trì. Thời gian ở dưới có đủ khí chất, để tạo dựng thế giới hữu vi và vật chất hữu hình. Phép mầu nhiệm ấy do quyền năng tuyệt đối của Đức Chí Tôn vận chuyển, khiến cho không gian phối hợp với thời gian thành cơ huyền nhiệm mà tạo lập Càn Khôn, hóa sanh Vạn Vật, và Đức Chí Tôn còn hiệp lập Thiên Thơ định thành Thiên Điều, là luật pháp thống trị Càn Khôn Vạn Vật".

Nay là thời-kỳ Hạ Nguơn Tam chuyển bước qua Thượng Nguơn Tứ chuyển, Đức Chí-Tôn mở ra mối Đạo Trời là cơ Đại Ân xá cho nhân lọai. Cơ Đại Ân xá này được thực hiện ở mọi nơi, mọi chỗ và bằng nhiều phương thức khác nhau:
“Đức Chí-Tôn để cả hai triết-lý cho nhơn-loại biết sự thật. Bởi cớ cho nên Đức Chí-Tôn đến, Ngài đến đặng giải một triết lý, một công-lý hiện hữu tại mặt thế gian này: Sự chơn thật. Ngài đã giải sự chơn thật.
Phải hiểu Thể Pháp, biết Thể Pháp rồi mới thấu đến Bí Pháp. Khó lắm! Phải để tinh-thần tìm hiểu cho lắm! Khó lắm! phải rán học cho lắm mới có thể đoạt đặng! Điều rất khó-khăn là phải viết sách.” (Đức Hộ Pháp giảng ngày 5 tháng 4, năm Kỷ Sửu).

Vì: “Có Thể Pháp thì có Bí Pháp!"
Các vị Giáo chủ cũng phải tùng theo khuôn luật đó, một nền Tôn giáo có:
- Thể Pháp là cơ quan giải khổ cho chúng sanh, tức nhiên phải có:
- Bí Pháp đặng làm cơ quan giải thoát cho chúng sanh. Hễ độ phần xác tức nhiên phải độ phần hồn cho toàn vẹn. Một nền Tôn giáo đã xuất hiện tại thế gian này dầu Thể Pháp cao siêu bao nhiêu đi nữa, nếu không có Bí Pháp làm tướng diện căn bản thì nền Tôn giáo ấy chỉ là Bàng môn tả đạo mà thôi”. (Đức Hộ Pháp giảng ngày 9 tháng 4, năm Kỷ Sửu).
Đạo Cao Đài có Thể Pháp và Bí Pháp. Thể Pháp là cái gì chúng ta thấy và có thể thay đổi hay ùy diệt được, còn Bí Pháp thì Đức Chí Tôn ban cho Đạo không một ai “phá được”.
Lúc khai Đạo, với sự tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tác Ma Ha Tát là danh Tam Giáo tôn kính, Đức Chí Tôn, đã khẳng định buổi Tam Kỳ nầy, Ngài sẽ hạ trần với cả Phật Pháp Tăng. Khi vào được Bát Quái Đài, bắt đầu từ Hạo Nhiên Pháp Thiên, nơi đây cũng có cả Phật, Pháp, Tăng, nhưng khác hơn, đây là Ba Ngôi Phật Pháp Tăng trong Bí Pháp, nắm cả quyền năng trong Càn Khôn Thế Giới.

* Thể Pháp:
Ba Ngôi Phật Pháp Tăng trong Đạo Cao Đài trình bày trên có thể tóm lượt như sau đây:
- Phật tức là Đấng cầm quyền Chúa Tể càn khôn vũ trụ là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế hay còn gọi là Đại Từ Phụ, Đức Chí Tôn.
- Pháp là ngôi của Đức Phật Mẫu Diêu Trì cầm quyền năng tạo khí thể của toàn Vạn Linh sanh chúng là Mẹ của cả chúng sanh.
- Tăng là ngôi của Đấng đại diện trong mỗi nguơn hội. Nay là thời kỳ của Đức Di LạcVương Chưởng-quản. Tam Kỳ còn gọi là “Tam Thiết Long Hoa Bạch Vương Đại Hội Di Lạc Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn”.
Hai Ngôi Phật, Pháp không đổi. Ngôi Tăng thay đổi tùy mỗi thời-kỳ (Tịch Đạo). Người nắm ngôi Tăng là vị Phật cầm quyền quản trị Càn Khôn Thế Giới. Phật Pháp không thay đổi nhưng chủ ngôi Tăng thay đổi tùy theo từng thời kỳ phổ độ, như Đức Phật Nhiên Đăng, Đức Phật Thích Ca, và trong thời kỳ này là Đức Phật Di Lặc...

* Bí Pháp:
Đức Hộ Pháp giảng tại nơi cửa Phật có các cung pháp (hay các tầng trới) rất là đặc-biệt:
- Hạo Nhiên Pháp Thiên tương liên hiệp một cùng Đức Chí Tôn.
- Hư Vô Cao Thiên thuộc về Pháp giới cầm cả luật Thiên Điều.
- Hổn Ngươn Thượng Thiên thuộc tạo hoá thuộc Tăng.
- Phi Tưởng Diệu Thiên nắm quyền hành tạo đoan loài người, thuộc Phật, đồng thể với Phật.
- Tạo Hoá Huyền Thiên thuộc Pháp có ba quyền tạo-đoan thế-giới hữu-hình nầy vô cùng tận. Tạo-hoá cầm sanh khí để tạo sanh vật. Tạo hoá Huyền Thiên, Phật Mẫu cầm Pháp chuyển cơ sanh-hoá không cùng tận, cả loài người, cây, cỏ, sắt, đá cũng tấn lên phẩm người nữa là nhờ tay của Đức Phật Mẫu nắm Pháp biến xuất.
Đức Hộ Pháp mở Cực Lạc Thế Giới từ Hư Vô Tịch Diệt cho Vạn Linh hiệp Chí Linh nơi Hổn Nguyên Thượng Thiên nằm cuối đường Thiêng Liêng Hằng Sống tại Thế, để Vạn Linh đạt tới cảnh giới thấy đủ Phật, Pháp, Tăng. Nên khi đã hiểu rỏ ba ngôi Phật Pháp Tăng về mặt Bí Pháp, thì Phật Pháp Tăng là:
- Phật: Là Hạo Nhiên Pháp Thiên, tương liên hiệp một cùng Đức Chí Tôn.
- Pháp: Là Hư Vô Cao Thiên thuộc về Pháp Giới, cầm cả luật Thiên Điều.
- Tăng: Là Hổn Nguyên Thượng Thiên thuộc Tạo Hóa, thuộc Tăng.

Phật vị có ba đẳng cấp ấy đặng nắm cả quyền năng trong Càn Khôn Thế Giới.
Chữ Phật ở đây chỉ một giai đoạn tấn hóa của một linh hồn (tạm hiểu là từ Thế Đạo Giải Thoát đến Thiên Đạo Đại Đồng), trạng thái của một Tiểu Ngã (Tiểu Linh Quan) khi nhập vào Đại Ngã (Đại Linh Quan), một Tiểu Hồn hòa vào cái Đại Hồn của vũ trụ (Phản Bổn Hườn Nguyên).

Ghi chú:
1 * Lão Tử và Lão Giáo: Nói đến Lão giáo, người ta nghĩ ngay đến đường lối tu hành theo Tiên Đạo. Ngài để lại tác phẩm nổi tiếng là Đạo Đức Kinh. Theo Đức Lão Tử thì “Dưới trời cái gì cũng đều có nguồn gốc, nguồn gốc đó là cha mẹ của thiên hạ”, tức là Ngài đã xác nhận rằng tất cả vạn vật dưới gầm trời đều có một Đấng cha mẹ chung sinh ra. Ngài dạy: Đạo là mẹ của muôn loài có trước cả trời đất, là nơi vạn vật ẩn náu. Đạo không làm gì nhưng không việc gì mà nó khộng làm. Vũ trụ là một khoảng không gian hư vô, trong đó có Đạo. Đạo sinh ra vạn vật, giúp vạn vật phát triển theo tự nhiên để tự biến hóa, tăng trưởng và phồn thịnh rồi lại trở về gốc cũ theo một qui luật tự nhiên chung của vũ trụ và là định mệnh của vạn vật. Đạo vận hành tuần hoàn theo chu kỳ. Đạo Trời rất công bình và vô tư, không thân ai mà cũng không bỏ ai.

2 *. Trận Vạn Tiên (trong Phong Thần Diễn Nghĩa): Thông Thiên giáo chủ là đồ đệ thứ ba của Hồng Quân Lão Tổ cùng với hai vị sư huynh là Thái Thượng Lão Quân và Nguyên Thủy Thiên Tôn. Thông Thiên giáo chủ là giáo chủ của Triệt giáo, tồn tại cùng với Xiển giáo của Nguyên Thủy Thiên Tôn và Lão Tử. Trong quá trình truyền Đạo, Giáo chủ Thông Thiên hiềm khích với hai sư huynh nên đã xuống trần lập trận Tru Tiên và Vạn Tiên để cản trở Khương Tử Nha thảo phạt Trụ Vương. Nhờ sự trợ giúp của hai vị Giáo chủ Tây Phương Giáo là Tiếp Dẫn và Chuẩn Đề nên Lão Tử và Nguyên Thủy Thiên Tôn đã phá tan 2 trận này. Trụ Vương là vua của nhà Thương. Thông Thiên Giáo (Triệt giáo) chủ lập Vạn Tiên Trận và Tru Tiên Trận để ngăn cản Xiển Giáo diệt Trụ nhưng bị thất bại.
Trân Trọng,
Midland ngày 7 tháng 12, 2019
QS-TS. Nguyễn Thanh Bình
Ban Thế Đạo Hải Ngoại
Tòa Thánh Tây Ninh

Tài liệu Tham Khảo:
1. Đạo và Đạo Tại Tâm - Hửu Hình và Vô Vi Huyền Diệu Hiện Tướng Hiệp Thiên Đài, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2017).
2 . Đạo Tâm - Tịch Đạo - Chơn Pháp Đạo Tâm, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, (2017).
3 . Vai Trò Ban Thế Đạo Trong Tịch Đạo Đạo Tâm, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2018).
4 . Ban Thế đạo Nhập Cuộc, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2019).
5 . Tân Luật Pháp Chánh Truyền và Pháp Chánh Truyền Chú Giải (1972)
6 . Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q. I & II (1972)
7 . Pháp Luật Đạo Cao Đài (2016)
8 . Bí Pháp - Các bài giảng đạo (Hiền Tài Nguyễn Long Thành)
9 . Bí Pháp Cao Đài, Nguyên Thùy (2009)
10 . Bí Pháp Dâng Tam Bửu – Bí Pháp Giải Thoát (2013)
11 . Các bải giảng về về Tam Bửu của Đức Hộ Pháp (1947)
12 . Tìm Hiểu Về Vũ Trụ Quan Cao Đài (2005) 
13 . Năng lực của các Tôn giáo có đủ để bảo vệ phần hồn của sanh chúng không?, QS- Tiến Sĩ. Nguyễn Thanh Bình (2019).
14 . Phật, Pháp và Tăng Trong Đạo Phật, Thuận Duyên
15 . Chơn Pháp Cao Đài, Đoàn Kim Sơn (2016)
16 . Thập Nhị Thời Quân (2009)
17 . Phật Mẫu Diêu Trì Kim Mẫu (2012) và Thánh Ngôn Đức Diêu Trì Kim Mẫu (2014)
18 . Giải Nghỉa Di Lạc Chơn Kinh (5 Cung) (2016)
19 . Vũ Trụ Quan Sự Sống Trong Cõi Hư Linh, Trích Quyển "Thiên Đạo", Nguyễn Trung Hậu & Phan Trường Mạnh.
20 . Tìm Hiểu Đạo Cao Đài Qua Kiến Trúc Tòa Thánh Tây Ninh (2005)
21 . Phật Mẫu Diêu Trì Kim Mẫu (2012)
22 . Ba Ngôi Một Thể Tam Thế Phật Cao Đài, QS-Tiến Sĩ. Nguyễn Thanh Bình, (2019).
23 . Vai Trò Của Hiệp Thiên Đài (2015)
24 . Huấn Từ Của Đức Chí Tôn (1965-1985).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét