Một năm có bốn mùa Xuân , Hạ, Thu và
Đông. Sự phân biệt các mùa thường dễ nhận biết thời điểm nào thời tiết nắng mưa
mà nhà nông hoạch định trồng trọt thuận
lợi, ít lệ thuộc vào hệ thống thủy lợi. Trong bốn mùa chỉ có mùa Xuân là được
ưa chuộng nhất: mùa hạ thì nắng nóng, mùa thu thì thời tiết ảm đạm, lá vàng rơi
và mùa đông thì lạnh lẽo giá rét. Vào mùa Xuân trăm hoa đua nở, vạn vật như hồi
sinh, tâm hồn con người phấn chấn sau những tháng ngày mùa đông điêu tàn.
“Mùa Xuân ấm áp khỏe người,
Mùa hè nóng nực lửa trời
nấu nung,
Mùa thu gió mát trăng
trong,
Mùa đông rét mướt cho lòng
xót xa”.
Ca ngợi cảnh Xuân với Tố Như
tiên sinh:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã
ngoài sáu mươi,
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông
hoa…”(Truyện Kiều)
Hoặc Vịnh Xuân với Cụ Trần Cao Vân:
“Xuân khứ xuân lai xuân bất
tận,
Vật di, vật hoán, vật vô
cùng.
Nước mây hồng để bước đến
trần trung,
Đẹp đẽ thiệt thời tiết
đương xuân.
Muôn vật đồng hớn hở,
Bông ngũ cúc bên vườn phơi
rỡ rỡ,
. . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . …”
Đối với truyền thống của người Việt Nam ta,
các ngày đầu Xuân chính là những ngày lễ Tết Nguyên Đán, tục lệ cổ truyền đã có
từ lâu không rõ khởi đầu thời điểm nào. Con dân Việt Nam dù
sống nơi đâu vẫn giữ truyền thống này, dầu người lương (người không có niềm tin
tôn giáo nào) cũng như giáo (người có đạo).
Đối với người VN không
theo tôn giáo nào, người bình dân thường gọi là đạo
thờ cúng ông bà tổ tiên, thực ra họ theo Nho giáo. Ngày Tết họ ăn Tết trang trọng : bàn thờ trong
nhà được quét dọn sạch sẽ, chưng bông trái quí hiếm đẹp mắt, khói hương nghi
ngút…. Tất cả thành viên trong gia đình đều nghỉ việc hoặc gát bỏ mọi việc dở
dang để trở về nhà sum hợp gia đình. Trước hết là lễ bái ông bà Tổ tiện hay còn
gọi là mừng tuổi ông bà, sau là chúc thọ ông bà cha mẹ và thăm viếng họ hàng
quen thuộc. Trẻ em mừng tuổi người lớn được cho quà, dân gian quen gọi là lì xì
bằng những bao thư màu đỏ, bên trong có những đồng tiền mới toanh. Tùy theo
tình trạng tài chánh, mỗi gia đình có thể ăn Tết từ 3 đến 7 ngày.
Các lễ Hội cho ngày Xuân gồm có cúng Đình làng, có nơi tổ chức Hội Xuân
vui chơi ca nhạc, bài chòi, hát bội, đua ghe. Các sự kiện văn hóa này hiện thời
trong nước ít tồn tại, không đươc chính quyền khuyến khích.
Thay vào đó, ở mọi nơi thôn cùng ngõ hẻm khắp nước người dân đa số
là giới trẻ tổ chức nhậu nhẹt, chè chén và cờ bạc.
Đối với đồng bào VN sống ở
hải ngoại, họ tuy xa quê hương vẫn được hưởng ngày
Tết truyền thống rất có ý nghĩa, tốt đẹp. Các tổ chức cộng đồng ở những nơi
đông dân cư Việt sinh sống thường tổ chức Hội Xuân mừng năm mới với nhiều tiết
mục truyền thống như cúng Quốc tổ đầu năm, có múa lân, đốt pháo, ca vũ nhạc
kich, vè lô tô, giải cờ tướng…kéo dài tới 2,3 ngày. Các hội đoàn như các Hội
Đồng Hương, các Hội Cựu Quân Cán Chính, Hội Cựu Sinh viên Học sinh… tổ chức
tiệc Tất niên hoặc Tân niên và phát các giải Khuyến học. Đặc biệt có nơi như
Nam Bắc California, Houston Texas,…còn tổ chức diễu hành, các xe cộ hoa thường vinh
danh hình ảnh anh hùng Tổ quốc, dưng nước như Vua Hùng Vương và chống ngoại xâm
giữ nước như Vua Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hưng Đạo Đại Vương…
Ngoài ra, hằng năm cộng đồng Việt còn tham gia diễu hành ngày Văn
hóa quốc tế để bảo tồn và vinh danh văn hóa Việt nam với cộng đồng thế giới tại
New York . Sự kiện này rất quan trọng của Tổ chức Văn Hóa Quốc Tế UNESCO hằng
năm mà chính quyền Việt nam Cộng sản kiện tranh giành nhưng thất bại vì họ đã
phá sản văn hóa nước nhà sau 43 năm cai trị miền Nam và 75 năm miền Bắc VN.
Ngày Xuân đối với tín đồ
Cao Đài:
Người đời, vào dịp cuối năm ngày
xuân nhựt, thường tính sổ năm qua để biết làm ăn lời lỗ, con cái học
hành hay làm ăn thế nào để rút kinh nghiệm cho năm tới tốt đẹp hơn.
Đối với người Đạo, mặc dù vẫn làm ăn sinh sống với thế gian, họ
không coi đây là mục đích, mà là phương tiện cần thiết để sinh hoạt hằng ngày.
Đối với tín đồ Cao Đài dù còn nhập thế tức sống với thế gian bình thường hoặc
đã xuất gia đi hành Đạo, ngày xuân là dịp để kiểm điểm lại phận sự tín đồ hay
chức sắc của mình. Việc tự đánh giá mình năm qua có làm tròn phận sự chăng , việc
hành Đạo có tiến bộ chăng và có làm tổn hại cho người khác hoặc đồng Đạo đau
khổ chăng, Nếu có chúng ta nên hóa giải bằng cách lập lại mối giao hảo tốt với
người ta làm tổn thương đó. Có như thế, chúng ta mới thực sự thực hiện tình thương yêu và sự công chánh mà Đức Chí Tôn đã dạy đặt nơi Tịnh Tâm Điện Đền Thánh và
các Thánh Thất làm pháp lịnh.
Về mặt tinh thần, cúng bái Đức Chí Tôn, Phật Mẫu và các Đấng Thiêng liêng các ngày
đầu Xuân rất quan trọng, có hiệu nghiệm hơn gấp nhiều lần các ngày thường, nhất
là cúng giao thừa cung nghinh Đức Chí Tôn cùng rước chư Thánh. Đức Hộ Pháp thuyết
Đạo lễ giao thừa Nhâm Thìn (1953):
“Mỗi năm đêm nay là đêm
trọng hệ hơn hết. Bần Đạo dám chắc và quả quyết giờ phút này là giờ phút tối
yếu tối trọng hơn tất cả. Vì cớ cho nên Bần Đạo dâng Thần cho Đức Chí Tôn đặng
Ngài lấy hình thể hữu vi ấy mà ban ơn cho con cái của Ngài”
Ý nghĩa ngày Xuân: Ngày
Xuân là ngày phục sinh của vạn vật, chứ không phải riêng con người.
Thực vậy, ta thấy cây cối đâm chồi nẩy lộc, ra lá đơm hoa, tươi tốt
trở lại vào những ngày đầu mùa xuân, sau
những tháng mùa đông cằn cỗi trơ cành. Chim muông, côn trùng, thú hoang sinh
sống nơi rừng rậm hoang đảo cũng được
hấp thụ nắng ấm mùa xuân mà nhảy múa tung tăng đầy nhựa sống. Đó chính là sống
lại vậy.
Con người là phẩm cao nhất của vạn vật, tất nhiên cũng phục sinh như
vạn vật..
Đây là lời Đức Hộ Pháp đã dạy:”Tâm hồn của chúng ta trong một năm mờ mệt,
khổ não, nhọc nhằn trong cảnh tang thương trần thế. Nay Xuân về, mấy em đến nhà
Đại Từ Phụ, tức suối vĩnh sanh của tâm hồn mấy em. Qua thành tâm cầu xin Đại Từ
Phụ ban ơn cho mấy em được phục sinh trong Thánh chất của Người.
Chắc chắn cả thảy đều được
hạnh phúc hiển nhiên đương thời hay là trong cảnh xương tàn cốt rũ vì đã được
hồng ân của Chí Tôn ban cho về già, tức là dưới thế này sẽ được an nhàn cả tâm
thần và hình thể. Mong sao cả thảy được mau phục sinh mới trong Thánh chất của
Chí Tôn đó vậy”.
Thường ngày chúng ta cúng kiến rất bổ ích tâm hồn, là món ăn tinh
thần un đúc linh hồn ta tinh tấn, đạo tâm vững chắc như chính Đức Chí Tôn và
các Đấng ân cần khuyên bảo. Ngày Xuân đi cúng viếng Thầy Mẹ lại được tăng năng
lực, lợi lạc gấp nhiều lần hơn thường nhựt. Sau giờ cúng Đàn nơi Thánh Thất hay
Điện Thờ Phật Mẫu, nhất là cúng Giao thừa ( 0 giờ mồng 1 âl) rước chư Thánh hay
Lễ vía Đức Chí Tôn (mồng 9 Giêng), chúng ta cảm nhận được hồng ân Đức Chí Tôn,
tâm hồn phấn chấn, nở nang, mở rộng , đón gió Xuân ấm áp như được ơn trên ban
phép lành.
Tóm lại, ngày Xuân là ngày
phục sinh của vạn vật. Con người là bạn đồng sanh của vạn vật cũng được phục
sinh, tức sống lại. Ngày xuân là dịp tín đồ hoặc chức sắc tự xét mình năm qua
đạo đức, công quả, hành Đạo có tiến triển chăng và làm tốt hơn năm mới. Năng đi
cúng các ngày đầu năm để hưởng trọn vẹn hồng ân Đức Chí Tôn và các Đấng.
Về thế đạo, những ngày đầu Xuân là Tết cổ truyền của dân tộc, mọi
nhà sum hợp, vui Xuân với nhiều sự kiện truyền thống nhằm duy trì thuần phong
mỹ tục, văn hóa nước nhà. Ngày xuân cũng
là ngày ngày rút kinh nghiệm thành bại năm cũ mà làm tốt hơn: “Nhựt tân, nhựt
nhựt tân”, mỗi ngày mỗi đổi mới. Nhà đại thi hào Việt nam ta đã hối tiếc tuổi
Xuân đi qua mà không nên việc qua hai câu thơ được diễn nôm như sau:
“Ngày qua đáng tiếc chưa
nên việc,
Già đến đừng phiền với chút
Xuân”.[1]
Muốn không hối tiếc tuổi Xuân may duyên gặp Đạo, ngay bây giờ chúng ta
mau mau thực hiện pháp lịnh của Đại Từ Phụ: tình Thương Yêu và tính Công Chánh.
Đó là “Phụng Sự Vạn Linh” tức con đường
trở về với Đức Chí Tôn vậy.
Hoàn Nguyên
Ghi chú:
[1] Nguyên văn :”Vô thành vãng nhựt tư nan tích,
Dĩ lão đương xuân sấm mạc sầu”
2 - Tài liệu
tham khảo: Lời Thuyết Đạo Đức Hộ Pháp (1948) và Đức Thượng Sanh (Đinh Dậu).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét