“Một Đức Huyền
Khung tạo vạn loài,
Tóm thâu sinh
tử luật Thiên Cơ.
Phật Tiên Thần
Thánh đều là một,
Mầu nhiệm huyền
vi Đấng cứu Đời.”
* Nguyễn Thanh Bình.
I . Truyền Thuyết Về Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
Từ thuở hồng hoang đến ngày nay, người Cha luôn giữ một vai trò hết sức
quan trọng đối với cuộc sống của con người. Chính Người đã sinh thành, nuôi dưỡng,
chắt chiu cuộc sống, chịu đựng gian khó để các con có cuộc sống hạnh phúc, đầy
đủ, vẹn tròn nhất.
Mang đầy đủ những đức tính cao quý và hoàn thiện nhất của những
người cha, là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Đức Chí Tôn, Người đứng đầu cả Thiên Đình, với quyền năng tối cao và là Đấng sáng tạo ra Vũ Trụ vạn vật, là Chủ Tể
Càn Khôn Vũ Trụ.
Đức Ngọc
Hoàng Thượng Đế được gọi với nhiều danh từ tôn kính khác nhau: Đức Chúa Trời
(Công Giáo và Đạo Tin Lành), Đấng Tạo Hóa, Đấng Thượng Đế, Đấng Thái Cực Thánh
Hoàng (Đạo Cao Đài), Thiên Chúa (Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo), Đức Allah (Đạo Hồi),
Brahma (Ấn Độ giáo), Vua Cha Ngọc
Hoàng (Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam)..v.v...còn nhân dân ta thường gọi Ngài
nôm na là Ông Trời.
Nguồn gốc của
vũ trụ là Thái Cực, Thái Cực vừa là nguồn gốc, vừa là điều kiện sinh thành của
mọi sự vật, đức nguyên của trời là khí, đức nguyên của đất là hình. Thái Cực là
khối chân linh của Thượng Đế được gọi là Đại Linh Quang. Sự khởi đầu của vũ trụ
chính là sự phân chia Thái Cực thành Tam Tài (Thiên, Địa, Nhân). Ngọc Hoàng Thượng
đế phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi (Âm quang và Dương quang), rồi biến Lưỡng Nghi
thành Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hoá vô cùng mới lập ra
Càn khôn Thế giới, tạo thành vạn vật. Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên chủ phần Thái Cực
Âm tính đã phối hợp Lưỡng Nghi để tạo ra các tầng Trời, tinh cầu, địa cầu,….và
chủ trì đầu thai luân hồi, nghiệp quả và chủ quản nhân số của 3 cõi.
Phật Mẫu
Hoàng Thiên sinh ra vạn linh rồi cho đầu kiếp xuống các địa cầu tạo thành vạn vật
chúng sinh, trực tiếp quản lý, điều hành 72 cung Tiên Thượng Thiên và các cõi
Tiên. Trong đó, Càn khôn Thế giới gồm 36 tầng Trời, 3000 thế giới, 72 Địa cầu, Tứ
Đại Bộ Châu. Trong mỗi tầng Trời có một vị Đại La Thiên Đế cai quản. Ngọc Hoàng
khai Bát Quái tạo thành Càn Khôn Thế Giới nên gọi là Pháp, Pháp sinh ra càn
khôn vạn vật trong đó có người, nên gọi là Tăng. Ngài chủ cả Pháp và Tăng lập
thành các tôn giáo.
Thiên Đình là
triều đình trên bầu trời, là cơ quan quyền lực tối cao của Vũ Trụ với hàng
trăm ngàn tỷ Vũ Trụ con (nhỏ), có tổ chức giống như triều đình phong kiến ở
Việt Nam ngày xưa,
nhưng chặt chẽ, khoa học, quy củ hơn. Đứng đầu Thiên Đình là Ngọc Hoàng Thượng Đế, dưới là các
ban văn, võ do các Thần, Thánh, Tiên đảm nhiệm. Thiên đình
có 325 cung Trời chính là các tầng trời hay tầng cảnh giới, còn gọi
là Thiên Đường, trong đó có một cung chính là Ngọc Hư Cung và Điện Linh Tiêu
cùng 72 cung Tiên thuộc tầng Trời Tối Đại Thượng Thiên; sau đó là 36 cung
Nguyên Thủy thuộc tầng trời Đại Thượng Thiên (Thượng Đại Niết Bàn) của các vị
Tam Thanh, 144 cung thuộc tầng trời Trung Thượng Thiên (Đại Niết Bàn). Các cung
thuộc tầng trời Tiểu Thượng Thiên thuộc khu vực Bạch Ngọc Kinh là nơi hội họp của
Thượng đế với quần thần (Trung Đại Niết bàn). Về góc độ vật lý, số lượng cung
Trời ứng với 325 loại hạt hạ nguyên tử nguyên thủy; đó chính là nguyên lý để
các nhà khoa học tìm ra bản nguyên của Vũ Trụ và cội nguồn sinh ra thế giới.
Dưới và trong
các cung Trời do các vị Thượng Đế Thiên Tôn chủ trì gồm các Vũ Trụ thành viên,
rồi đến các cõi thuộc Trung giới, các Đại Thiên Hà, các Thiên Hà tự trị, các
Thiên Vương Tinh Quân, các Sao và các Thần Tinh. Dưới các Thần Tinh là các cung
của Phật, Thần, Thánh. Linh hồn đầu thai học hỏi, tu tập đắc đạo được trở về là
Phật, Thánh, mới được dạy rồi bổ nhiệm thành lập Vũ Trụ, mới trở thành Thiên
Vương Tinh Quân hoặc là Thượng Đế mới. Riêng các Tiên và cõi Tiên thuộc tầng
Nguyên Thủy tối cao, là cõi thanh cao nhất; các vị Tiên Nguyên Thủy sinh ra sẽ
được đầu thai về các thế giới và làm người để học hỏi, rèn luyện trở thành các
Phật, Thần, Thánh, Tiên.
Mỗi tầng Trời
có 30 ngàn dặm là khu vực ngoài trời gọi là “Vô Cực”; còn trong khu vực trời gọi
là “Thái Cực”. Thái Cực được phân ra năm thiên là: Đông, Tây, Nam, Bắc,
Trung Ương. Trong đó, Trung Ương (Trung Thiên) là nơi cư ngụ của Ngọc
Hoàng điều khiển 36 thiên, 3000 thế giới, các bộ Thần Tiên và dưới là 72 Địa
sát, Tứ Đại Bộ Châu có sinh linh sinh sống. Đông Thiên do Tứ Quan Đại Đế (Thiên Quan Đại Đế,
Địa Quan Đại Đế,
Nhạc Quan Đại Đế, Thủy Quan Đại Đế)
cai quản chủ về ban phúc, tăng tuổi thọ, giải tai, xá tội, trừ nạn cho sinh
linh. Nam Thiên do Văn Xương Đế Quân, Văn Hành Thánh Đế cai quản, chủ
về việc theo dõi ghi chép công, tội, bổ nhiệm các Thiên Tử ở nhân gian, thăng,
giáng cấp các vị chư thần. Tây Thiên do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây
và nay là Đức Phật Di Lạc đứng đầu, chủ về giáo dục tâm linh, dạy con người làm
điều thiện và quy y Phật để tu đạo giải thoát. Bắc Thiên do Tử Vi Đại Đế đứng
đầu, là vua cha của Cửu Trùng Thiên Thánh Mẫu, cai quản tất thảy bầu trời, tinh
tượng, Tiên, Thánh, Thần linh trên Thiên Phủ, chủ về việc ban tiền, bạc, tài sản và
họa, phúc cho con người.
Theo tín ngưỡng
thờ Mẫu Việt Nam thì Tứ Phủ Công Đồng gồm Thiên Phủ, Địa Phủ, Nhạc Phủ, Thoải Phủ.
Trong đó, Thiên Phủ gồm 3 cõi: Vô sắc giới, Sắc giới, Dục giới. Mỗi một cõi đều
có 1 vị vua cai quản, cai quản 3 cõi là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế. Địa Phủ (Âm Phủ)
gồm 10 điện cai quản Âm Phủ và 18 tầng địa ngục, mỗi điện có 1 vị Diêm Vương
cai quản, các điện đều có các quỷ thần phục dịch. Thoải Phủ gồm 9 sông 4 biển,
có 8 vị cai quản gọi là Bát Hải Long Vương. Nhạc Phủ (mặt đất, phương vị, trên
núi) gồm 5 phương, 8 hướng, có 5 vị Nhạc Phủ cai quản.
Theo sách
Bách Việt tộc phả và đối chiếu với lịch sử dân tộc thì thấy rõ, Ngài Đế Minh, tức
Nguyễn Minh Khiết (Thái Khương Công) trong truyền thuyết Hồng Bàng, lấy bà Đỗ
Quý Thị (Hương Vân Cái Bồ Tát) sinh ra người con trai trưởng đặt tên là Lộc Tục.
Nhìn tướng mạo Lộc Tục sáng sủa, thông minh, phúc hậu, Đế Minh phong Lộc Tục
làm vua phương Nam; Lộc Tục lên ngôi, xưng là Kinh Dương Vương, lập nước lấy quốc
hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương, húy là Nguyễn Lộc Tục tự Phúc Lộc, tức là
ông nội Hùng Vương thứ nhất,
lấy con gái Vua Hồ Động Đình tên là Động Đình Tiên nữ Đăng Ngạn, sinh con trai
đặt tên là Sùng Lãm, còn được gọi là Lạc Long Quân, sau nối ngôi vua cha, dựng
nước đặt tên là Văn Lang.
Như vậy, căn
cứ vào các sự kiện lịch sử đã được sử sách chứng minh thì Kinh Dương Vương
chính là thủy tổ của người Việt Nam ngày nay, được nhân dân gọi là cụ Tổ Nam
Phương Nguyễn Tộc. Là Hoàn Linh Chân nguyên Đại kiếp đầu tiên của Ngọc Hoàng
Thượng đế giáng linh cõi thế, nên sau khi mất, nhân dân đã suy tôn Ngài là Ngọc
Hoàng giáng sinh. Nơi thờ Ngài được nhân dân gọi là Thiên Đình, tượng thờ Kinh
Dương Vương gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế nay còn ở nhiều ngôi chùa, miếu cổ.
Theo tài liệu lưu tại Đền Đậu An (An Viên, Tiên Lữ, Hưng Yên), là đền thờ Ngọc
Hoàng đầu tiên và sớm nhất ở Việt Nam, được dựng từ năm 226 trước Công nguyên
(TCN) thì vào thời bấy giờ, tục thờ Ngọc Hoàng đã trở thành tín ngưỡng bản địa
của người Việt, lúc đó nước ta chưa chịu ảnh hưởng của phương Bắc, bởi đến năm
218 (TCN) nhà Tần mới đánh chiếm nước Bách Việt ta. Trước đó, Văn Lang, Âu Lạc
là những quốc gia độc lập, đó cũng là thời kỳ đầu tiên có quốc gia riêng của
người Bách Việt.
Như tình yêu
của người Cha trên thế gian với những người con của mình, vì thương chúng sinh
dưới trần khổ đau, Ngọc Hoàng đã đầu kiếp xuống trần gian để cứu rỗi nhân loại,
chỉ dạy chúng sinh luôn đặt chữ “tu hành” hàng đầu, làm điều thiện, tích đức,
góp phần xây dựng xã hội phát triển, phồn vinh, nỗ lực tu tập đắc đạo để được dự
Hội Long Hoa, đưa 3 cõi trở về thời kỳ Thượng Nguyên (Ngươn Thượng Đức). Bước
vào Thiên niên kỷ mới, tâm linh Phật Thánh giao ban, Phật Mẫu Hoàng Thiên mở
trường, khai Hội Long Hoa để thi tuyển người hiền, chuyển luân đạo pháp để nước
Nam ta được tiếp quản đường đạo mới ra đời, là đường Đạo Thiện sáng ngời, để
năm châu, bốn biển phải quy phục. Đó cũng là thời kỳ Đức Phật Di Lạc tiếp quản,
gánh vác nhiệm vụ độ hóa chúng sinh mà Phật Thích Ca chưa hoàn thành, đưa chúng
sinh trở về thời kỳ Chính Pháp, hay còn gọi là thời kỳ Ngươn Tạo Hóa hoặc Ngươn
Thượng Đức, mở ra thời kỳ mới tươi đẹp, huy hoàng nhất của nhân gian, nhân loại
được sống trong hòa bình, hạnh phúc, cùng nhau hưởng đời an lạc.
Là Đấng Tối
cao của vũ trụ vạn vật và với quyền uy to lớn của Ngài, Ngọc Hoàng Thượng đế
luôn được nhân gian tôn thờ nghiêm cẩn. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của tư tưởng
Tam Giáo Đồng Nguyên, nên trong chùa thờ cả Phật, Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng Đế,
Tiên, Thần và cả những người có công với đất nước, với dân tộc, tạo nên một thế
giới tâm linh chung, không tách biệt, trong đó Phật là trung tâm và ở ngôi cao
nhất. Hiện nay, Ngọc Hoàng Thượng đế được thờ riêng tại Đàn Kính Thiên Tràng An (Ninh Bình) cùng Ngài
Nam Tào, Bắc Đẩu; tại Chùa Ngọc Hoàng (Sai Gòn) và Đền Đậu An (Hưng Yên). Riêng tại
Đền Đậu An, nơi Ngọc Hoàng Thượng Đế được thờ cùng với các Tiên, Thần nằm trên
mảnh đất hình đầu rồng, có hồ nước trong xanh bao bọc. Đối với người Việt Nam,
chính Ngài đã khai sinh ra thủy Tổ người Việt nên Ngọc Hoàng Thượng đế được tôn
thờ như là Quốc tổ của dân tộc Việt Nam cho đến mãi mãi về sau này. Đó cũng là
mạch quốc thống, là niềm tự hào truyền đời cho các thế hệ người Việt Nam mãi về sau:
“Đất Rồng Tiên Tổ dựng xây
Ngàn năm tạo hóa công trình
Càn khôn biến đổi, tâm linh dẫn đường”.
Với mỗi người
Việt Nam , Đức Ngọc
Hoàng Thượng đế luôn được thờ phụng, cúng tế hết sức chu đáo và trọng thể. Cha
ông ta đã lấy ngày 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm là ngày “Đản Sinh” của Ngọc
Hoàng Thượng Đế. Vào ngày này, nhân dân chuẩn bị chu đáo các đồ lễ và tổ chức
những nghi thức trang trọng, huyền bí. Nhiều nơi còn tổ chức múa mâm vàng, ca
hát, thơ họa, hát bộ, chúc tụng, lì xì “phát lộc”. Ngày 25/12 (âm lịch) hàng
năm, Ngọc Hoàng đi tuần tra, quan sát hạ giới, xem xét thưởng, phạt phân minh.
Do vậy, đêm 24/12 âm lịch, nhân dân ở nhiều nơi tổ chức nghi lễ cúng Ngài trang
nghiêm, xin Ngọc Hoàng ban phúc sang năm mới được nhận điều lành, phúc, thọ, tiền,
tài tự đến.
II . Ngọc Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn - Đức
Chí Tôn
Tín ngưỡng của
Cao Đài giáo tôn thờ một Đấng Tối Cao, Toàn Năng, Toàn Thiện đã tạo lập nên vũ
trụ và vạn hửu chúng sanh, gọi là Đức Chí Tôn hay Thầy hay Đức Huyền Khung Cao
Thượng Đế hay Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn. Người tín đồ Cao Đài được
mặc khải rằng Đức Thượng Đế từ hư vô mà có, bất sanh bất diệt, vô thỉ vô chung.
Ngài là Đấng tự có, hằng có và hằng còn, Ngài luôn hiện hữu trong không gian vô
biên và thời gian vô cùng. Về điểm này Thánh Giáo Đức Chí Tôn dạy rằng:
"Đức Chí Tôn, Thượng Đế đã nói với các con rằng : Khi chưa có chi
trong Càn Khôn Thế Giới, thì khí hư vô sanh ra có một Thầy, ngôi của Thầy là
Thái Cực, Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng
biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng mà tạo lập Càn Khôn Thế Giới.” (Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển - TNHT).
Ngài Tiếp
Pháp Trương văn Tràng đã giãi nghĩa câu Thánh Ngôn trên như sau: "Theo bài Thánh Ngôn nầy mà suy, chúng
ta hiểu như vầy: Thoạt kỳ thủy, Khí Hư vô sanh có một Đức Chí Tôn và Thái Cực.
Kế đó Ngài ngự trên Ngôi Thái Cực và điều khiển Thái Cực sanh ra Âm Dương. Từ
đó về sau Lưỡng Nghi cứ biến hóa mà tạo Thiên lập Địa (Trich Giáo lý Đại Đạo).
Thượng Đế là Đấng
Chí Tôn, Thầy, Đại Từ Phụ, nhưng bản thể của Ngài lại quá ư huyền diệu, vượt ra
ngoài tầm tri thức hửu hạn của con người, nên con người không có thể dùng lý
trí để nghĩ bàn được, do đó mỗi chúng ta tuỳ theo căn cơ và duyên phận mà cảm
nhận được quyền năng của Ngài dưới nhiều giác độ khác nhau, và đón nhận ân huệ
Ngài không hoàn toàn giống nhau.
Còn bản
nguyên của Đức Chí Tôn, thì ngay các Đấng Thiêng Liêng cùng các bậc giáo chủ
siêu phàm cũng không có thể dùng ngôn ngữ hửu hạn của con người để giải rõ được.
Nên Đức Hộ Pháp thuyết Đạo đêm 15
tháng 3 Đinh-Hợi (1947) đã nói rằng:
“Đức Chí Tôn
là Đấng tự hửu hằng hửu mà từ thuở đến giờ, bất kỳ một Đấng Thiêng Liêng nào cũng
không hiểu rõ nguyên căn của Người đặng.
“Theo lời Đức
Nguyệt Tâm Chơn Nhơn nói, thì chính Ngài cũng không hiểu rõ nguyên căn của Chí
Tôn, chỉ biết cái quyền năng vô đối của Người mà thôi.”
Tuy vậy Đức Hộ
Pháp thuyết đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày 14 tháng 2 năm Mậu Thìn (1928) cũng
đã đề cập đến bản nguyên và quyền năng của Thượng Đế như sau:
“Trước khi
không có chi trong Càn Khôn Thế Giới là vô vi. Thoạt nhiên, hai lằn không khí
chẳng biết gốc nơi đâu, kêu là “Hư Vô Chi Khí” đụng nhau mới có chơn linh của
Thầy và Ngôi của Thầy là Thái Cực. Trái lửa Thái Cực là cơ của hửu hình, vâng lịnh
Thầy mà phân ra Lưỡng Nghi, Tứ Tượng và biến Bát Quái… rồi sanh ra vàn vàn muôn
muôn địa cầu cùng khắp Càn Khôn Thế Giới…
“Khi chia
mình mà lập ra Càn Khôn Thế Giới rồi, thì khối lửa Thái Cực của Thầy tiêu mất
trở lại vô vi…
“Ấy là một cuộc
hửu hình, mà trọn cuộc hửu hình này dường như vâng mạng lịnh của một quyền hành
Thầy rất lớn, nhứt nhứt có trật tự… không xâm phạm lẫn nhau…”
Như vậy Đạo
Cao Đài, đã tin rằng bản nguyên của Thượng Đế vốn Tự Hữu, Hằng Hữu, nghĩa là từ
chỗ không mà tự mình có, luôn luôn hiện diện trong không gian vô biên và thời
gian vô cùng, từ những tinh cầu to lớn trong không trung, cho đến những hạt tiềm
nguyên tử ly ty trong cơ cấu vật chất, đều có điểm linh quang của Ngài. Nên
xưng tụng Ngài là Đấng Huyền Khung Cao
Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn.
Muốn tìm hiểu nguồn gốc loài người, trước tiên
chúng ta cần biết rõ bản thể và quyền năng của Thượng Đế. Theo thuyết đạo của Đức
Hộ Pháp ngày
29 tháng 04 Đinh Hợi 1947 tại Đền Thánh, thì trước khi muốn biết loài
người do đâu mà đến, thì ta nên tìm hiểu trước Tạo Đoan là Cha cả vạn vật đã. Đức
Ngài đã cho biết về Đức Chí Tôn như sau:
“... Chúng ta đã nhìn trong kinh điển hồi trước để lại, thấy cả cơ quan
hữu vi nhãn tiền nầy, làm cho ta biết và nhìn Đấng Tạo Đoan ấy là Đại Từ Phụ.
Chẳng luận giống dân nào và các nhà triết lý của các tôn giáo cũng vậy, đều
nhìn Đấng Tạo Đoan Càn khôn thế giới sanh hóa vạn vật và loài người là Đấng Cha
của chúng sanh... Đấng ấy đã có đến ở cùng loài người, cũng chịu bao nhiêu thống
khổ, đau đớn, biết luân luân, chuyển chuyển từ phẩm người đến Thần, Thánh,
Tiên, Phật. Đấng ấy nắm cả quyền năng vô đối, huyền vi mầu nhiệm trong tay, tạo
nên càn khôn thế giới, định phép công bình, lành có lành trả, ác có ác trả hiển
nhiên, nên loài người tôn sùng Đấng ấy là Đức Thượng Đế, cầm quyền thống ngự vạn
linh, ấy Chủ Tể tối cao của vũ trụ này”.
“Các tôn giáo nói có Đức Thượng Đế là Đấng không nhìn thấy được, vì
không hình, không ảnh, nhưng không một việc nào mà Ngài không biết. Trong Đạo
giáo có câu: “Thiên võng khôi khôi, sơ
nhi bất thất”. Nghĩa là Trời cao lộng lộng mà mảy hào nào cũng không qua
khỏi tay Ngài và lưới thiêng liêng của Ngài, nên xưng Ngài là Thiên Tôn, chủ tể
Càn Khôn Vũ Trụ, cầm quyền vạn linh, mực thước như một Ông quan tòa trị thế.
“Đấng tạo ra vạn vật càn khôn vũ trụ, sanh ra nuôi nấng, tạo ra bảo bọc,
hằng để trong mỗi thi hài một tâm linh, mới được khôn ngoan hiểu biết rằng: Có
người mới có ta, nên ta nhìn Đấng cho ta cái tâm linh, là Cha của ta. Ngoài Đấng
ấy thì không ai nữa làm chúa tể của vạn linh đặng, tôn sùng như thế là thấy Đấng
Cha cao thượng hơn ông cha phàm, vì thế mới xưng tụng Ngài là Đại Từ Phụ.
“…..
“Đại Từ Phụ là Cha cả vạn linh, chúng ta là con cái của Ngài, không phải
chỉ hưởng phần hữu hình tại thế mà thôi, Ngài lại dành một phần quý trọng hơn
là nhứt điểm linh quang, nhờ đó mà từ vật chất tiến đến thú cầm, nhơn loại, mới
tiến đến Phật Vị, mà ngang phẩm cùng Ngài, Đức Từ phụ là Phật, Ngài muốn cho
con cái của Ngài cũng thành Phật, đặng đạt quyền năng bí mật như Ngài, rồi lập
Càn Khôn Thế Giới khác. Luật thiên nhiên một ông cha lập nghiệp, thì con theo
nghiệp cha mà tạo ta nghiệp khác nữa...”
“Tuy trong buổi
Tam Kỳ Phổ Ðộ, Bần Ðạo biết mở Ðạo Cao Ðài đặng tuyển chọn trong hàng Phật đạt
kiếp từ tạo Càn Khôn Thế Giới đến kế vị Ngài. Trong buổi Ðại Từ Phụ mở Ðại Ðạo
Tam Kỳ Phổ Ðộ có treo bảng ở Ngọc Hư Cung, lập một ông Trời kế vị Ngài, nhưng
chúng ta thấy trong hàng Phật có ba người: Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Ðức Chúa
Christ. Thử hỏi ba người ai sẽ làm Trời. Ta tưởng ba người sẽ có một người làm
được, mà người đó chúng ta biết chắc có, tuy không quyết đoán trước đặng, chúng
ta mơ màng ngó thấy nhưng không dám nói.
Ðấng nào đủ quyền năng trị thế, tinh thần cho cao trọng thâu phục cả tâm
lý nhơn sanh vào khuôn Ðạo, gồm tinh thần tư tưởng loài người lại được, thì Ðấng
ấy sẽ kế nghiệp Ðức Chí Tôn.”
Như vậy Thượng
Đế là Đấng rất linh hiển và đầy quyền phép, nên còn gọi là Đấng Chí linh. Ngài
luôn hiện hữu trong ta, ngay trong những giờ phút vinh quang, cũng như đau khổ
nhất của cuộc đời. Ngài chăm nom soi dẫn chúng ta suốt cuộc hành trình tại thế
gian cũng như bên kia cõi tử, rồi chung quy Ngài sẽ dìu dắt chúng ta trở về hội
hiệp cùng Ngài (Phản Bổn Hoàn Nguyên).
Trong kinh Ngọc
Hoàng Thượng Đế (Kinh Thiên Đạo) đã nói về Đức Chí Tôn như sau:
“Vũ trụ như
là một tấm lưới lớn, các tầng Trời, các tinh cầu, các Đấng Thiêng Liêng và vạn
linh sanh chúng, cả hữu sắc và vô sắc đang vận hành trong không gian như hằng
hà sa số mắt lưới của một tấm lưới bao la, mà cái giềng mối giữ vững tấm lưới ấy
là Đấng Thái Cực Thánh Hoàng, Ngài cầm cả quyền năng sinh hoá, dưỡng dục quần
linh và thống ngự vạn vật»
“...
Ngài vốn như thiệt, như hư, im lìm không nói năng mà tỏ bày được đức hoá sanh rộng
lớn”
“... Vừa
là hư không, vừa có sắc tướng, không làm bất cứ một việc gì rõ ràng mà sai sử
được các Đấng Thiêng Liêng cũng như sanh chúng.”
Qua các kinh
điển trích dẫn nêu trên, kết hợp với sự chiêm nghiệm trong thực tại, Đạo Cao
Đài tin rằng cái thiên lực vận hoá để
sinh thành vũ trụ, không phải là một sự ngẫu nhiên, mà từ vô thỉ, mỗi hiện tượng
đã xảy ra trong thiên thể đều tuân theo một quy luật, trật tự, gọi là trật tự vũ
trụ; những quy luật này đã nói lên sự hiện hữu cái nguồn sống của Đất Trời, mà
từ nguồn sống này đến sự sống con người là mạch sống nối liền. Chúng ta có thể
ví dụ một cách cụ thể rằng Nguồn sống của Thượng Đế là ngọn đuốc còn sự sống của
chúng sanh là một tia lửa, cả hai đồng phẩm chứ không đồng lượng.
Ngài luôn ngự
trong tâm linh mỗi người, nên Ông Thiệu Khương Tiết một bậc Hiền Triết của
Trung Hoa đã nói rằng:
“Nhơn tâm
sanh nhứt niệm, thiên địa tất giai tri” (trong lòng
con người phát sinh ra một ý nghĩ gì thì Trời Đất chắt đều biết).
Ngày nay
Thánh Giáo của Đức Chí Tôn cũng xác nhận rằng: “Trong lòng Thầy ngự, động Thầy
hay”. (TNHT).
Đức Chí Tôn
là Thầy, là Đấng Cha lành đã thương xót chúng ta, nên Ngài đã hứa luôn luôn chấp
nhận những lời cầu xin chân thành của chúng ta.
“Muốn đến với
Thầy thì phải cầu nguyện. Thầy không bao giờ không cảm ứng với những lời cầu
nguyện chân thành... Các Con chỉ cần cầu nguyện Thầy với danh hiệu Cao Đài thì
sẽ có cảm ứng chấp thuận...” (TNHT).
Điều nầy
chính người xưa cũng đã nhận ra được, nên mới có câu:
“Người xin
làm điều lành Trời ắc chiều theo”. (Nhơn hữu
thiện nguyện Thiên tắc tùng chi).
Đức Hộ Pháp,
thuyết đạo tại
Đền Thánh đêm 24 tháng Chạp Đinh Hợi, 1948 cũng nói rằng:
“Chúng ta hãy
cầu nguyện để trọn tâm đức chắc chắn nơi Chí Tôn thì Chí Tôn chẳng hề khi nào hẹp
lượng...”
Cho nên trong
cuộc sống nếu chúng ta giữ thân tâm thanh tịnh, thì có thể giao cảm và thông
công với Ngài, cầu nguyện cũng như cảm tạ ơn Ngài, bất kỳ ở đâu và giờ phút
nào.
Đức Chí Tôn
đã dạy rằng: chính Ngài đã tạo lập nên vũ trụ vạn hữu, Ngài đã ban cho chúng
sanh sự sống và tấn hóa, và Ngài còn cho biết rõ tuần tự của sự tạo dựng và
sinh hóa ấy như sau :
"Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên, Phật cũng Thầy, Thầy đã nói một
chơn thần mà biến ra càn khôn thế giới và cả nhơn loại. Thầy là chư Phật, chư
Phật là Thầy.
"Các con là chư Phật, chư Phật là các con.
"Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần Thánh Tiên
Phật.’ (TNHT).
Không những Đức
Chí Tôn chỉ sinh hoá ra loài người và Thần Thánh Tiên Phật, mà Ngài còn tạo ra
sự sống cho chúng sanh trong khắp Càn Khôn Vũ Trụ. Nên Ngài đã dạy thêm rằng:
"... Thầy phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là: vật chất, thảo mộc,
côn trùng, thú cầm, gọi là chúng sanh.
"Các con đủ hiểu rằng :
"Chi chi hửu sanh cũng do bởi chơn linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt
có Thầy, Thầy là Cha của sự sống ...
" Cái sống của cả chúng sanh, Thầy phân phát khắp càn khôn thế giới
... (TNHT).
Theo Thánh
Ngôn trích dẫn trên thì Ngài chính là Đấng Tạo Hóa, Đấng Chí Tôn đã ban cho
chúng sanh sự sống, sự sống này không chỉ có nơi hành tinh chúng ta, mà sự sống
còn có trên khắp vũ trụ, đây là một điều mang tính chất thiên khải mới mẻ mà Đức
Chí Tôn đã hé mở cho loài người biết từ khi mới Khai Đạo, điều mà khoa học hiện
nay đã căn cứ vào một vài dữ kiện mới thăm dò được đã phỏng đoán rằng có thể có
sự sống ở ngoài hành tinh chúng ta.
Đức Chí Tôn còn
cho biết thân phận con người rất cao trọng, vì con người có thể trở thành Phật,
trở thành Thượng Đế, Chí Tôn hay Thầy. Sự tương quan giữa nhân loại với Thần
Thánh Tiên, Phật và với Thượng Đế, cũng đã được Ngài dạy rằng :
"... Một
chơn thần Thầy mà sanh hóa thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn
cả nhơn loại, nên chi các con là Thầy, Thầy là các con (TNHT).
Trong Thánh
kinh Cựu ước có nói rằng Thượng Đế sáng tạo nên con người theo hình tượng của
Ngài, nên có người đã suy ra là hình ảnh của Thượng Đế giống như con người;
trong giáo lý Đạo Cao Đài đã giải rõ thêm vấn đề này trong Kinh Thiên Đạo như
sau:
"Đại Từ
Phụ từ bi tạo hóa,
Tượng mãnh
thân giống cả Càn Khôn.
Vẹn toàn đủ
xác đủ hồn,
Xoay cơ chuyển
thế bảo tồn Vạn Linh.”
Chúng ta
không có thể kết luận một cách “thiếu suy nghỉ” rằng Đức Chí Tôn hay Thượng Đế
là một thể xác hửu sanh hửu diệt như con người, thậm chí có tình cảm tư dục như
con người, mà phải hiểu rằng con người là hiện thân của bản thể và quyền năng của
Đức Chí Tôn, bản nguyên của đại vũ trụ hay đại linh quang do Đức Chí Tôn tạo dựng,
thì con người cũng được Thượng Đế tạo dựng theo cái khuôn linh mẫu mực đó, nên
con người được gọi là tiểu vũ trụ hay tiểu linh quang . Con người lại có đủ cả
xác lẫn hồn và cũng đủ quyền năng, xoay cơ chuyển thế, thay mặt Đức Chí Tôn để bảo tồn vạn linh trong phạm vi
nhỏ hơn; nên trong Đại Thừa Chơn Giáo có câu:
" Người
gọi là tiểu Thiên Địa đó,
Người với Trời
nào có khác chi.
Hễ Trời có những
món gì,
Thì người đều
cũng đủ y như Trời.”
Con người giống
với Đức Chí Tôn Thượng Đế là giống ở điểm: con người ai cũng có linh hồn có thần
minh, mà thần minh đó là Trời, nên trong Đại Thừa Chơn Giáo còn nói thêm :
"
Thật là diệu diệu huyền huyền.
Trời
người có một chẳng riêng khác gì.
Trời
là lý vô vi tuyệt duyệt,
Ấy
là Thần phản chiếu Càn Khôn.
Người
kêu bổn tánh linh hồn,
Đời
đời kiếp kiếp trường tồn không hư.”
Bởi
thế trong đức tin của Đạo Cao Đài cho rằng con người có linh hồn, do Trời ban,
nó đời đời bất tiêu bất diệt, con người có thể tấn hóa theo con đường Đức Chí
Tôn Thượng Đế đã vạch sẵn là Đạo, để trở thành Phật, ngoài ra như Ngài đã cho
biết con người cũng có thể trở thành Thượng Đế, đồng phẩm vị với Ngài. Đức Chí
Tôn trong Thánh Ngôn đã dạy rằng (TNHT):
"Thầy
đã nói đạo đức cũng như một cái thang vô ngằn, bắt cho các con leo đến phẩm vị
tối cao, tối trọng ngang bậc phẩm cùng Thầy, hay là Thầy còn hạ mình cho các
con cao hơn nữa.
Từ
khi Đức Chí Tôn hay Thượng Đế sáng lập ra thế gian tạo dựng ra con người, vì
cưu mang thế gian, nên thời kỳ nào Ngài cũng đã đến cùng chúng ta. Nên trong
Thánh Giáo, Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn nói về Ngài như sau :
"Làm
cha nuôi nấng ân cần,
Làm
Thầy lại nhượng phẩm Thần ngôi Tiên.”
Ngoài
cương vị là Đấng Thiên Tôn trị thế, cầm cân công bình, để có lành siêu dữ đoạ.
Đức Chí Tôn còn đến thế gian với cương vị là Cha, là Thầy, luôn ân cần nuôi nấng
và dạy dỗ chúng ta.
Theo
Thánh kinh Cựu ước mô tả rằng: Đức Thượng Đế rất nghiêm khắc, tuy đã tạo dựng
nên vũ trụ và vạn hửu chúng sanh, nhưng khi nhận thấy con người không còn tuân
theo lời dạy của Ngài thì Ngài đã buồn rầu phán rằng:
"
Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên từ loài người cho đến
súc vật, loài côn trùng, loài chim trời, vì ta tự trách đã dựng nên các loài
đó. (Sáng thế ký 6 :7)
Nên
Thượng Đế đã trừng phạt loài người tội ác bằng trận hồng thủy, chỉ có mình gia
đình Nô-ê đã biết sống theo lẽ công bình, nên được Thượng Đế cứu vớt mà thôi :
"
Này là giòng dõi Nô-ê trong đời mình là một người công bình trọn vẹn, đồng đi
cùng Đức Chúa Trời. (Sáng thế ký 6:9).
Đây
là cách giáo hóa con người ở thời đại bán khai, để họ biết sợ hải sự trừng phạt
mà không làm điều tội lỗi, chứ theo lẽ công bình của Tạo Hóa thì tai họa cá
nhân hay cộng đồng là do nghiệp quả của mỗi người hay tập thể tạo ra mà thôi.
Theo
đức tin của Kitô giáo thì Thượng Đế rất thương yêu loài người, thậm chí Ngài đã
cho con là Ngôi Hai xuống thế gian chịu chết để chuộc tội cho tổ tông loài người
(Thánh Kinh Tân Ước).
Theo
Thánh Ngôn Đạo Cao Đài, thì Thượng Đế là Đấng có đầy hồng oai, Đấng Chí Tôn,
quyền uy tột đỉnh mầu nhiệm, là chủ tể Càn Khôn Vũ Trụ, thưởng phạt nghiêm minh
nhưng cũng là Đấng đầy Hồng Từ (Từ Bi), luôn thương yêu, ban phước, giảm tội
cho chúng sanh; theo đức tin Đạo Cao Đài tình yêu của Thượng Đế dành cho chúng
sanh trong đó có loài người thật là vô lượng, vô biên.
Điều
nầy Đức Chí Tôn xác nhận trong đàn cơ đêm Noel, 24-12-1925 (âl 9-11-Ất Sửu): Ngọc Hoàng Thượng Đế
viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tác Ma Ha Tác Giáo Đạo Nam Phương dạy:
“Muôn
kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui
lòng tu niệm hưởng ân Thiên.
Đạo
mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn
tuổi muôn tên giữ trọn biên.”
“Đêm
nay phải vui mừng vì là ngày Ta đã xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây (Europe). Ta
rất vui lòng mà đặng thấy đệ tử kính mến Ta như vậy. Nhà nầy (nhà của ông Cư)
sẽ đầy ơn Ta.
Ta
sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa.
Bấy
lâu Thầy vẫn tá danh AĂÂ là cốt để dìu dắt các con vào đường đạo đức, hầu chẳng
bao lâu đây, các con phải ra giúp Thầy mà khai Đạo.
Các
con có thấy Thầy khiêm nhượng là dường nào chưa?
Các
con nên bắt chước Thầy trong mảy mún thì mới xứng đáng là người đạo đức”.
Đức
Chí Tôn dạy trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển về sự thương yêu như vầy:
"
Thầy thường nói với các con rằng: Thầy là cha của sự thương yêu. Do bởi thương
yêu, Thầy mới tạo thành càn khôn thế-giới và sinh dưỡng các con."
Vậy thì các con sản xuất nơi sự thương
yêu, các con tức là cơ thể của sự thương
yêu. Ấy vậy, sự thương yêu là giềng bảo sanh của Càn
Khôn Thế Giới, bởi thương yêu mà vạn loại hòa bình. Càn Khôn an tịnh, mới
không thù nghịch nhau, không thù nghịch nhau, mới không tàn hại nhau, không tàn
hại nhau mới giữ bền cơ sanh hóa.”
Còn kẻ nghịch cơ sanh hóa là ai? Là Quỉ vương đó. Quỉ vương vốn là tay diệt
hóa, cũng như có sống của Thầy, ắt phải có chết của Quỉ vương.
Quỉ vương lấy cơ thể nào mà tàn hại các con? Ấy là sự ghét. Vì ghét nhau, vạn
loại mới nghịch lẫn nhau, nghịch lẫn nhau, mới tàn hại lẫn nhau, mà tàn hại lẫn
nhau là cơ diệt thế.
Vậy Thầy cấm các con từ đây, nếu không đủ sức thương yêu nhau, thì cũng chẳng
đặng ghét nhau.
Đức Chí Tôn rất quan tâm đến sự hòa thuận trong Đạo. Nên trong Thánh Ngôn,
Thầy đã giải rõ:
“ Thầy vui muốn cho các con thuận hòa cùng nhau hoài, ấy là lễ hiến cho Thầy
rất trân trọng. Phải chung lo cho danh Đạo Thầy.
Đạo Thầy tức là các con các con tức là Thầy. Phải làm cho nhau đặng thế lực,
đừng ganh gổ nghe, các con giữ phận làm tùy ý Thầy muốn, ngày kia sẽ rõ thấu ý
muốn của Thầy.”
Qua đây Thầy chỉ rõ lý Đạo. Ý muốn của Thầy là phải chung lo cho danh Đạo
Thầy. Thầy làm chủ mối Đạo không ai được xưng là giáo chủ của Đạo Thầy. Điều
này có ý nghĩa rất sâu, rất xác thực vì Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm
nữa.
Để củng cố tình yêu thương trong Đạo, Thầy dạy:
“Chẳng quản đồng tông mới một nhà,
Cùng nhau một Đạo tức một Cha.
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa.”
Bài Thánh thi chỉ ra lẽ đạo đức rất giản dị nhưng làm được như ý thơ thì cơ
Đạo sẽ hưng phát. Căn bản của lý Đạo là sự hòa thuận yêu thương như con một
Cha. Không lý gì mà nghịch lẫn nhau. Phải quan hệ với nhau trên nền tảng nhân
nghĩa. Người lớn dạy người nhỏ biết sống yêu thương như con một Cha mới làm đẹp
lòng Thầy, mới xứng đáng là môn đệ của Thầy.
Nói đến giáo dục, dạy Đạo thì Thầy nói rất ngắn gọn mà hàm ý rất sâu xa, rất
biện chứng. Trong đàn cơ ngày 25 tháng hai, 1926, Thầy dạy:
“Dạy trẻ con toan trước dạy mình,
Cái công giáo hóa cũng đồng sinh.
Đạo đời tua biết đời rằng trọng,
Một điểm quang minh một điểm linh.”
Nghĩa là, sắp nhỏ của con dạy, sau cũng nên người ở đời ấy là đời, nếu biết trọng đời thì gắng dạy nó nên hiền. Một điểm quang minh là một hồn người, là vật tối linh của Thầy trân trọng. Nếu con muốn làm lành thì gắng dạy những hồn ấy đặng hiền (lời giảng hai câu thi cuối).
Trên đây cho thấy quan điểm giáo dục của Thầy rất khoa học. Đặt công giáo dục
bằng với công sinh thành. Đặc biệt quan niệm đạo đời gắn bó rất mật thiết. Phải
lo giáo dục người đời biết Đạo. Vì vậy Đạo phải vì đời. Thầy vì đời tội lỗi mới
mở Đạo để giáo hóa nhơn sanh. Biết đời Hạ Nguơn đạo đức xuống cấp nên mới mở Đạo.
Không phải ai cũng thấy như vậy! Đọc bài Thánh thi Thầy dạy sẽ rõ hơn:
“Thường lo tu luyện bấy lâu nay,
Chuộng Đạo từ đây đã gặp Thầy.
Một chức giáo dân tua lãnh lịnh,
Làm cho đời tệ hóa ra hay!”
Sứ mạng người tu theo Đạo Thầy Đạo Đức Chí Tôn là phải thương Đời, phải vì
Đời mà hành đạo. “Làm cho Đời tệ hóa ra hay” ý này rất thiết thực. Không tách Đạo
khỏi Đời, không đặt Đạo trên đời mà phải thấy Đạo Đời là một, lương giáo một
nhà làm sao cho Đạo Đời tương đắc!
Càng đọc Thánh Ngôn dạy Đạo càng thấy ra nhiều mặt ở Đời.
Càng đọc Thánh Ngôn dạy Đạo càng thấy ra nhiều mặt ở Đời.
Khi đề cập phần thương ghét ở Đời, trong đàn cơ ngày 13 tháng 3 năm
1926, Thầy dạy:
“Thầy nói cho các con hiểu rằng: muốn xứng đáng làm môn đệ Thầy thì khổ hạnh lắm, hễ càng thương bao nhiêu thì Thầy lại càng hành bấy nhiêu. Như đáng làm môn đệ Thầy thì Bạch Ngọc Kinh mới chịu rước, còn ngã thì cửa địa ngục lại mời.
“Thầy nói cho các con hiểu rằng: muốn xứng đáng làm môn đệ Thầy thì khổ hạnh lắm, hễ càng thương bao nhiêu thì Thầy lại càng hành bấy nhiêu. Như đáng làm môn đệ Thầy thì Bạch Ngọc Kinh mới chịu rước, còn ngã thì cửa địa ngục lại mời.
Thương thương, ghét ghét, ai thấu đáo vậy ôi!”
Bởi vậy cho nên Thầy chẳng vì ghét mà không lời khuyến dụ; cũng chẳng vì
thương mà không sai qủy dỗ dành. Thầy nói trước cho các con biết mà giữ mình;
chung quanh các con, dầu xa, dầu gần, Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lộn với các
con. Thầy hằng xúi chúng nó thừa dịp mà cắn xé các con; song trước Thầy đã cho
các con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng là đạo đức của các
con. Vậy ráng gìn giữ bộ thiết giáp ấy hoài cho tới ngày các con hội hiệp cùng
Thầy”.
Nhờ đọc lời dạy này mà mỗi khi gặp khó, gặp khổ lấy lời dạy này để tự an ủi,
củng cố đức tin và thấy được lòng Thầy đối với đệ tử. Đây là lời dạy hết sức
thiết thực cụ thể cần ứng dụng trong đời tu. Có như vậy mới mong đi cùng bước Đạo.
Nhớ lại lúc cơ Đạo gặp hồi quanh co, đời hành đạo gặp trắc trở thì luôn nhớ lời
Thầy dạy:
“Đinh ninh Thầy dặn trẻ đôi lời,
Mình biết Đạo mình giữ đó thôi.
Mặc kẻ thường tình ngu biếm nhẻ,
Phải coi nên chỗ để nên lời.”
Đàn cơ ngày 20 tháng hai năm 1926: Ngọc Hoàng Thượng Ðế Viết Cao Ðài Tiên
Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát giáo đạo Nam Phương dạy:
“Bửu tòa thơ thới nở thêm
hoa,
Mấy nhánh rồi sau cũng một
nhà,
Chung hiệp ráng vun nền Ðạo
Ðức,
Bền lòng son sắt đến cùng
Ta.”
“Cái nhánh các con là nhánh chính mình Thầy làm chủ, sau các con sẽ hiểu”.
(TNHT)
Thầy dự báo mối Đạo Thầy khai như tòa nhà quý báu theo thời gian sẽ trổ
thêm hoa. Có ý điều tốt đẹp sẽ tăng lên mãi. Ngày nay điều ấy đã ứng hiện. Rồi
Thầy nói rõ ban sơ chỉ có một cội Cao Đài sau cội ấy sẽ thêm nhiều nhánh, sau sẽ
có hoa thơm trái ngọt nhưng chung quy cũng hiệp lại một nhà. Điều này Thầy có ý
dạy tuy phân ra nhiều nhánh nhưng chốt Cao Đài có một, cội Cao Đài có một.
Không phải phân ra nhiều nhánh mà khác Đạo. Vậy nên người Đạo phải chung hiệp
vun quén nền Đạo cho ngày một phát triển, điều ấy là ý muốn của Thầy. Thầy cũng
chỉ rõ phải có thời gian và thử thách, phải bền chí gìn lòng son sắt có ngày đến
với Thầy.
Sau 94 năm đã chứng minh có nhiều môn đồ đã đi cùng bước đạo ngày công viên
quả mãn về Thầy thật vẻ vang, Đạo nghiệp rạng rỡ.
Thầy nói rõ lời dạy của Thầy không phải môn đệ nào cũng thấu đạt vì vậy: “Các
con phải hiểu rằng: Thầy là huyền diệu thế nào? Cách dạy, Thầy buộc phải tùy
thông minh của mỗi đứa mà dạy, dầu cho Thầy phàm tục cũng phải vậy; nếu đứa dở
mà dạy cao kỳ, nó biết đâu hiểu đặng.” (TNHT)
Thầy vui muốn cho các con thuận hòa cùng nhau hoài, ấy là lễ hiến cho Thầy
rất trân trọng. Phải chung lo cho danh Ðạo Thầy. Ðạo Thầy tức là các con, các
con tức là Thầy, phải làm cho nhau đặng thế lực, đừng ganh gổ nghe! Các con giữ
phận làm tùy ý Thầy muốn, ngày sau sẽ rõ thấu ý muốn của Thầy: (TNHT).
“Vào vòng huynh đệ khá
thương nhau,
Một đức trổi hơn một phẩm
cao.
Quyết chí Thiên-Ðường mau
bước tới,
Phải nhiều máu thịt mới đồng
bào.”
Tình yêu này đã thể hiện trong sự tôn trọng mạng sống, nên Đức Chí Tôn còn
dạy thêm rằng :
" Thầy là cha của sự sống, vì vậy mà lòng háo sanh của Thầy không cùng
tận.
" Nếu ai giết chết mạng sống, đều chịu quả báo không sai...
" Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ, các con gắng
dạy nhơn sanh điều ấy.
Do đó giới luật đầu tiên của Đạo Cao Đài giáo là cấm sát sanh, chơn truyền
của Đạo Cao Đài còn dạy rằng Thượng Đế là Ông Cha Trời rất hiền lành nên tôn
vinh Ngài là Đấng Đại Từ Phụ, Ngài luôn luôn tha thứ tội lỗi cho loài người, chẳng
bao giờ có ý muốn trừng phạt.
Trong Thánh Giáo Đức Chí Tôn có dạy rằng (TNHT):
"Các con nghe: Thầy buộc phải nói rõ cho các con đừng lầm mà trách Thầy.
Cha hiền chả biết hành hạ con cái bao giờ, Thầy đã đến dìu dắt từng đứa, thì lẽ
nào lại đành lòng xô-đuổi.”
Đức Chí Tôn đối với những người lầm lỗi đã không trách phạt mà còn tạo cơ hội
cho họ cải tà qui chánh nên Ngài đã cho biết (TNHT):
" Từ khai thiên, Thầy đã sinh ra các con, sự yêu mến của một ông cha
nhân từ thế quá lẽ, làm cho đến nỗi con cái khinh khi, phản nghịch lại, cũng
như Kim Quang Sứ là A Tu La, Thánh G
iáo gọi là Lucifer phản nghịch... Thầy chẳng đã trách phạt Kim Quang Sứ lẽ
nào lại trách phạt các con”. Thầy đã hàng ngày nói với con rằng:
“Muôn việc chi Thầy đã bố
hóa vào lòng con. Như con tính điều chi, tức Thầy đã định rồi. Con không cần nặng
lòng lo lắng. Ðạo cốt để cho kẻ hữu duyên. Những kẻ nào đã làm môn đệ của
"Tà thần Tinh quái" thì không thế gì làm môn đệ Thầy đặng”:
“Lẽ chánh tự nhiên có lẽ tà
Chánh Tà hai lẽ đoán sao ra
Sao ra Tiên Phật người trần tục
Trần tục muốn thành phải đến Ta.”
Không phải Đức Chí Tôn không có quyền hành trừng phạt, nhưng vì lòng bác ái
và vì máy thiên cơ nên Ngài không muốn :
" Máy thiên cơ các con chưa rõ. Các con cứ tưởng lầm rằng Thầy không
kèm chế kẻ vô lương đặng. Các con hằng muốn thấy kẻ ấy bị hình phạt nhãn tiền
thì mới vừa lòng các con, nhưng Thánh ý Thầy không phải vậy đâu..”.. (TNHT).
Đức Chí Tôn có đủ quyền hành vô lượng, có thể tiêu diệt những kẻ tội lỗi,
nhưng vì phép công bình thiêng liêng mà thôi:
"Cầm cả quyền hành vô lương nơi tay, Thầy ngó một cái cũng đủ tiêu diệt
chúng nó đặng, nhưng mà phép công bình thiêng liêng chẳng phải nên vậy.
Đối với kẻ tội lỗi Đức Chí
Tôn chỉ muốn cho họ cải tà qui chánh mới lập Đạo để cứu vớt, vì đời không có tội
lỗi thì Thầy nhọc công lập Đạo làm gì, nên Thánh Giáo Đức Chí Tôn đã dạy rằng :
" Thầy lại nói buổi lập Thánh Đạo. Thầy đến độ rỗi kẻ có tội lỗi. Nếu
đời không tội lỗi, đâu đến nhọc công Thầy”. (TNHT).
Theo Thánh Ý của Đức Chí Tôn là muốn cho tất cả nhơn loại được siêu thoát,
điều này Đức Hộ Pháp đã dẫn giải rằng :
" Xưa kia con người đi tìm Đạo,
còn hôm nay trái lại Đạo lại đến tìm người. Ôi ! nếu ta tưởng tượng cái ân hậu
vô biên của Đức Chí Tôn đã thi thố, thì chúng ta đã hạnh phúc không có ngôn ngữ
nào mà tả đặng... " (Lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp ngày 15 tháng
8 Nhâm Thìn, 1952 tại Cửu Long Đài đền thờ Phật Mẫu).
Qua các trích dẫn trên chúng ta thấy tình yêu của Thượng Đế của Đức Chí
Tôn, của Đấng Đại Từ Phụ thật là vô biên. với lòng thương yêu vô tận, Ngài đã
luôn luôn săn sóc cho thế gian được an lành, cho loài người được tiến hoá đến
ngang hàng với ngôi vị Trời Phật. Thấy đã dạy là Thầy đến trần gian lập Tam Kỳ
Phổ Độ là để “độ rỗi kẻ có tội lỗi”.
“Đức Chí Tôn là Đấng Đại Từ Phụ là Cha cả vạn
linh, chúng ta là con cái của Ngài, không phải chỉ hưởng phần hữu-hình tại thế
mà thôi, Ngài lại dành một phần quý trọng hơn là nhứt điểm linh quang, nhờ đó
mà từ vật chất tiến đến thú cầm, nhơn loại, mới tiến đến Phật Vị, mà ngang phẩm
cùng Ngài, Đức Từ phụ là Phật, Ngài muốn cho con cái của Ngài cũng thành Phật,
đặng đạt quyền năng bí mật như Ngài, rồi lập Càn Khôn Thế Giới khác. Luật thiên
nhiên một ông cha lập nghiệp, thì con theo nghiệp cha mà tạo ta nghiệp khác nữa...”
III . Thánh Thể Đức Chí Tôn
Vào thởi Thượng cổ nhân loại còn sống từng bộ lạc riêng rẻ, tâm tính còn
thuần phát thiên lương, nhưng trình độ văn minh thì còn tình trạng bán khai lạc
hậu. Nên Đức Chí Tôn tùy từng địa phương mà giáng trần mang hình thể khác nhau.
Ở Trung Đông Đức Chí Tôn lấy hình thể Jéhovah, ở Ấn Độ lấy hình thể Brahma, ở
Trung Hoa lấy hình thể của Hồng Quân Lão Tổ cốt để khai hóa dân trí. Chúng sanh
mỗi địa phương nhìn và vâng phục Thượng Đế qua hình ảnh của người đồng chủng với
mình. Ngay khi họ đắc Đạo thoát xác về cỏi Thiêng Liêng Hằng Sống, do quyền
phép của Thượng Đế, khiến họ cũng nhìn thấy Thượng Đế qua hình ảnh như vậy, như
Dân Do Thái thì thấy Ngài là Jéhovah, người Ấn Độ thì nhìn Ngài là Brahma, người
Tàu nhìn Ngài bằng hình ảnh của Hồng Quân Lão Tổ (Đức Hộ Pháp Con Đường Thiêng
Liêng Hằng Sống).
Vào thời trung cổ con người đã xa rời thánh đức, chơn truyền của các tôn
giáo đã bị làm sai lạc, nên Thượng Đế đã cho các vì Giáo chủ giáng trần mở Đạo,
tuỳ theo trình độ của mỗi mơi mà tuỳ thời để lập giáo, ở Trung đông có Đức
Jésus Christ, ở Ấn Độ có Đức Thích Ca, ở Trung Hoa có Đức Lão Tử, Khổng Tử, thời
kỳ này nhân loại còn sống riêng rẻ, chỉ biết nội tư phương của mình mà thôi,
nên các vì Giáo chủ đã tuỳ theo trình độ dân trí, và sự sai lầm phổ biến trong
địa phương đó mà thuyết giáo. Thời kỳ này gọi là Nhị Kỳ Phổ Độ.
Ngày nay, nhân loại đã tiếp cận với nhau, sự liên lạc trên toàn thế giới dễ
dàng, xem như sự liên lạc với nhau trong một làng mạc nhỏ bé, còn vũ trụ tuy
bao la, nhưng nhân loại cũng đã biết được nhiều thiên thể ở ngoài trái đất, hơn
nữa trình độ loài người đã tiến hoá cao, nhiều giáo lý không còn phù hợp, hoặc
đã sai lạc chân truyền, và các giáo điều của nhiều tôn giáo lại trái ngược lẫn
nhau, lại nữa bản chất của nhân loại cũng vẫn còn kỳ thị chủng tộc, phân biệt
giai cấp, chia rẻ tôn giáo… nên đã gây nên sự đối-nghịch trầm trọng giữa các
tôn giáo với tôn giáo, các dân tộc với các dân tộc.
Trong Tam Kỳ Phổ Độ ngày nay, Đức Thượng Đế không giáng trần mang hình thể
con người nữa, mà Ngài đã đích thân giáng linh dùng huyền diệu cơ bút để lập Đạo,
quy tụ lương sanh trên khắp thế giới làm thành Hội Thánh, cùng chúng sanh các sắc
dân làm Thánh Thể của Ngài để thay mặt Ngài tại thế gian, Hội Thánh là đầu não,
chúng sanh là tay chân máu thịt, để sự truyền giáo không bị ngăn ngại, vì bất kỳ
hình ảnh một con người của một sắc dân nào đó, cũng không thể nào tượng trưng đầy
đủ cho hình thể của Thượng Đế, để cho mọi sắc dân tín ngưỡng vâng phục, vì
Thánh Thể của Thượng Đế là toàn cả vũ trụ và vạn hửu chúng sanh.
Có lẽ cũng vì thế mà trong Tam Kỳ Phổ Độ ngày nay, Đức Chí Tôn đã dạy dùng
biểu tượng Thiên Nhãn (Con Mắt) để tượng trưng cho Ngài. Việc thờ Thiên Nhãn được
coi là huyền bí, tuy vậy Đức Chí Tôn cũng giải sơ lược về Thiên Nhãn như sau:
"… Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng "Con Mắt"
mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh (TNHT):
“Nhãn thị chủ tâm.
Lưỡng quang Chủ tể.
Quang thị Thần.
Thần thị Thiên.
Thiên giả, Ngã giả.”
Trong Đạo Cao Đài có nhiều hình thức Thiên Nhãn: nơi quả Càn khôn, nơi cung
đạo, trên Phi Tưởng Đài trước Đền Thánh, bên trong Thông Thiên Đài, tại Thánh
thất, tại tư gia của tín đồ. Các hình thức Thiên Nhãn này cơ bản giống nhau về
ý nghĩa, chỉ khác nhau về vị trí và hình thức biểu hiện. Việc lựa chọn Thánh tượng
Thiên Nhãn làm biểu tượng tôn giáo đem đến cho Đạo Cao Đài một màu sắc mới,
mang ý nghĩa nhân sinh cao cả. Màu sắc mới đó mang hình ảnh vừa lạ lại vừa
quen. Lạ vì con mắt đó là biểu tượng của tôn giáo tượng trưng cho Ông Trời,
quen vì con mắt đó của con người, ai cũng biết, ai cũng có để nhìn thấy mọi sự
vật hiện tượng của thế giới loài người. Triết lý thờ phượng Thiên Nhãn đem tới
nhận thức nhân văn của con người, hướng con người đạt đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ
thông qua việc tu luyện hàng ngày để hiệp nhất tam bửu hoà cùng bản thể của vũ
trụ. Đồng thời vừa có cơ sở của tính khoa học, vừa mang tính tâm linh của con
người. Nói như vậy, không phải là sự gán ghép giữa khoa học và tâm linh mà ngày
nay y học đã chứng minh được con người cũng có thể đạt tới sự minh triết khi mở
được tuyến tùng quả ở não bộ và liên quan đến con mắt “tâm linh”: con Mắt thứ
ba của con người.
Người tín đồ Cao Đài tâm niệm Thiên Nhãn là biểu tượng thiêng liêng nhất,
sâu sắc nhất. Hàng ngày, người tín đồ Cao Đài cúng tứ thời đều nhìn Thiên Nhãn
để hiệp thông với Đấng Thượng Đế nhằm gọt rửa tâm hồn cho trong sạch, tu tiến
như “đang nhìn vào chính cõi tâm linh của mình”. Đồng thời cũng được Đấng Thượng
Đế ban Hồng Ân cho mỗi người đạo được tinh tấn trên con đường tu hành để mở được
huệ nhãn trở thành người minh triết và tiến tới mở được “Thiên Nhãn” của bản thân
để thông suốt với vũ trụ. Tìm hiểu Thánh Tượng Thiên Nhãn của Đạo Cao Đài giúp
chúng ta thấy được ý nghĩa biểu tượng tâm linh và hiểu được đức tin sâu sắc của
người Đạo Cao Đài hướng đến.
Chúng ta còn thấy rằng, ngoài những ý nghĩa nêu trên, nó còn mang tính chất
tránh cho nhân loại sự kỳ thị chủng tộc, màu da sắc tóc, nếu chọn một con người
thuộc một sắc dân nào đó, để tượng trưng hình ảnh của Thương Đế, thì không đủ sức
thuyết phục toàn thể nhân loại.
Cũng do đó, nên trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn cũng không giao chánh giáo
cho một vị Giáo chủ hay Tiên tri tại phàm trần, mà Ngài giáng linh dùng cơ bút
để khai Đạo, tức là Ngài trực tiếp giáo hoá và độ rổi toàn thể nhân loại, không
qua trung gian một người như trước đây.
Khai Đạo kỳ thứ ba này, Đức Chí Tôn, Thượng Đế không sáng lập một tôn giáo
mới có một giáo lý khác lạ, mà mục đích khai Đạo lần này là Qui Tam Giáo, Hiệp
Nhất Ngũ Chi, đem các mối Đạo hữu hình trở về cội nguồn. Điều nầy Đức Chí Tôn
đã dạy rằng:
" Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là Nhơn Đạo, Thần Đạo,
Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo. Tùy theo phong hóa của nhân loại mà gầy chánh
giáo, vì khi trước Càn Vô Đắc Khán, Khôn Vô Đắc Duyệt, thì nhơn loại duy có
hành đạo nội tư phương mình mà thôi.
Còn ngày nay nhơn loại đã hiệp đồng, Càn Khôn Dĩ Tận Thức, thì lại bị phần
nhiều Đạo ấy mà nhân loại nghịch lẫn nhau; cho nên Thầy mới nhứt định quy
nguyên phục nhứt. Lại nữa trước khi Thầy giao chánh giáo cho tay phàm, càng
ngày lại càng xa Thánh Giáo mà làm hóa ra phàm giáo. Thầy lấy làm đau đớn, hằng
thấy gần trót mười ngàn năm, nhân loại phải sa vào nơi tội lỗi, mạt kiếp chốn A
Tỳ”.
Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh
giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập Chánh thể, có lớn nhỏ đặng để thế
cho các con dìu dắc lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Đảo. (TNHT).
Đức Chí Tôn mở đạo lần này là lần chót, mục đích cứu rỗi chúng sanh, cứu rỗi
cả phẩn xác lẫn phần hồn, dẫn dắt chúng sanh vào con đường Thế Đạo Đại Đồng và Thiên
Đạo Giải Thoát.
Đức Hộ Pháp ngày 1-7-Mậu Dần (dl 27-7-1938) thuyết đạo tại Đền Thánh “Tại
sao Đức Chí Tôn không giáng bằng xác thân, lại giáng bằng huyền diệu cơ bút ?”:
“Tại thời kỳ chuyển Đạo vô vi hiệp Tam Thanh, chấn hưng Tam Giáo, phục nhứt
Ngũ Chi, nên Đức Chí Tôn giáng bằng huyền diệu cơ bút, mới qui đặng cả Đại Đồng
Tam Giáo.
Bởi Nhứt Kỳ Phổ Độ và Nhị Kỳ Phổ Độ, Phật, Thánh, Tiên giáng linh Tam Giáo,
nhơn buổi nhơn loại chưa hiệp đồng, nên ba vị Giáo Chủ phải thọ sanh riêng địa
phận, nên hai kỳ khai đạo ấy chỉ phổ độ trở về cựu vị có 8 ức nguyên nhân, còn
buổi Hạ Nguơn Tam Kỳ Phổ Độ là thời kỳ ân xá tội tình cho toàn cả chúng sanh, lại
nhơn buổi văn minh nhơn loại thông đồng, Càn Khôn Dĩ Tận Thức, cho nên Đức Chí
Tôn dùng huyền diệu giáng cơ khai Đại Đạo, chủ nghĩa là độ tận 92 ức nguyên
nhân qui hồi cựu vị cho khỏi sa đọa cõi hồng trần, nên gọi là cơ quan cứu thế.
Nếu Đức Chí Tôn chia chơn linh giáng thế như các vì Giáo Chủ buổi trước,
thì phải tá mẫu đầu thai, mang phàm thể hữu vi, lại nữa là Đạo khai trong nước
Việt Nam thì phải thọ sanh hình hài người Nam Việt, thì có thế nào chuyển ba mối
đạo khắp Ngũ Châu và toàn cầu thế giới đặng.
Lại nữa, các dân tộc trong vạn quốc không thể hiệp đồng sự tín ngưỡng làm một
thì khó mà độ tận chúng sanh, cho nên ức Chí Tôn giáng bằng huyền diệu cơ bút đặng
làm cho các nước để trọn đức tin rằng : có một Đấng Chí Linh giáng thế cứu đời
qui tụ cả khối tinh thần của nhơn loại duy nhứt, chỉ rõ bằng cớ như kỳ hội các
tôn giáo thế giới tại thành phố Luân Đôn, thì các nước đều công nhận Đạo Cao
Đài là chơn thật, có thể Qui Nguyên Đại Đồng Tôn giáo.
Đức Chí Tôn tuy chẳng
giáng bằng xác thân, mà lại qui tụ lương sanh lập thành Hội Thánh, thay hình thể
hữu vi cho Đức Chí Tôn và lập Quyền Vạn Linh đối phó cùng quyền Chí Linh.
Ấy là cơ quan mầu
nhiệm cứu vớt quần sanh, giải thoát khỏi chốn sông mê bể khổ.
Kỳ Hạ Nguơn nầy, dầu
chúng sanh có tàn bạo hung ác thế nào cũng không làm hại xác thân của Đức Chí
Tôn như các vì Giáo Chủ buổi trước đặng.
Bởi Quyền Vạn Linh
có đủ nghị lực tinh thần lập khuôn viên luật pháp, xây chuyển cơ Đạo và cơ Đời
cho thuận theo lẽ tuần hoàn của Tạo Hóa.
Đức Chí Tôn khai Đạo
kỳ thứ ba nầy, giáng bằng huyền diệu cơ bút là do nơi Thiên Thơ tiền định chuyển
Đạo Vô Vi, hiệp Tam Giáo Ngũ Chi làm một”.
Trên đây chỉ tóm tắt sự khai mở Tam Kỳ Phổ Độ và sự độ rỗi của Đức Chí Tôn
Ngọc Hoàng Thượng Đế dùng để cứu vớt nhân loại qua các thời kỳ, từ khi có loài
người cho đến nay. Nên đức tin của tín đồ Đạo Cao Đài tôn thờ Đức Thượng Đế là
phẩm Đức Chí Tôn, Đức Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn, chủ tể
vạn vật, là Cha là Thầy chung của muôn loài trong Càn Khôn Vủ Trụ.
Đức Bác Nương Diêu Trì Cung dạy rằng: Hình Thể Đức Chí Tôn tại Thế là Đền
Thánh hay Bạch Ngọc Kinh đó vậy. Đức Bác Nương cũng dạy tiếp:
Ngày nay, chính Đức Chí Tôn giáng trần lập đạo. Ông thầy của chúng ta là
ông thầy Trời, với thời gian thất ức niên, với mục đích cứu rỗi 92 ức nguyên
nhân qui hồi cựu vị. Thất ức niên so với không gian, thời gian và so với tuổi
thọ của địa cầu này thì không có bao nhiêu.
Đức Chí Tôn lâp đạo lần này không phân tánh giáng trần như những lần trước,
mà giáng trần bằng thiêng liêng cơ bút, giáng trần không có hình thể, không có
tiếng nói mà có lời nói. Hình thể chúng ta là thể xác, trí não và linh hồn, tức
là tinh, khí, thần hiệp lại. Hình thể Đức Chí Tôn là Đền Thánh đó vậy. Đền
Thánh có: Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài, Bát Quái Đài.
Cửu Trùng Đài tượng trưng cho thể xác.
Hiệp Thiên Đài tượng trưng cho trí não.
Bát Quái Đài tượng trưng cho linh hồn.
Đền Thánh là hình thể Đức Chí Tôn tại thế đó vậy. Hình thể này không có quyền
lực nào hủy diệt được. Hình thể này sẽ sống với chúng ta cho đến thất ức niên.
Đức Chí Tôn không có tiếng nói mà ở đâu cũng có lời nói. Những lời nói này sẽ
còn nói mãi với chúng ta.
Còn Trời, Đất, Người và Đạo thì có:
Trời thì có Nhựt, Nguyệt, Tinh.
Đất thì có Thủy, Hoả, Phong.
Người thì có Tinh Khí Thần.
Đạo thì có Tam Giáo: Phật, Thánh, Tiên.
Ba Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài, Bát Quái Đài. hiệp một thành hình thể
mới có sự khôn ngoan và sáng suốt được. Con người nếu thiếu linh hồn thì phải
chết, thiếu chơn thần phải điên, thiếu hình thể thì không thành người, như vậy
vật bất ly tâm.
Tòa Thánh được xây cất là thay thế hình thể Đức Chí Tôn tại thế cho chúng
sanh đến mà nhìn Thầy, tức là Đức Chí Tôn đến để cứu vớt chúng sanh trong thời
kỳ thứ ba (Tam Kỳ Phổ Độ), theo lời tiên tri của Đức Chúa Giê Su Christ đã nói:
"Trong hai ngàn năm thì có chúa xuống thế nhưng Ngài đến như kẻ trộm
đi đêm, Ngài sẽ huyền diệu hơn ta, nhiều người kính mến hơn ta và không chịu đổ
máu như ta, khi Ngài đến có nhiều tiếng còi kêu la inh ỏi trên thinh không. Ấy
là cơ bút ngày nay đó vậy."
Đến Tòa Thánh Tây Ninh, tới cửa chánh môn, ta thấy có một tấm bảng lớn,
trong bảng này có ghi 6 chữ: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bằng chữ Nho và chữ quốc ngữ.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ theo lời dạy của Đức Chí Tôn là một tôn giáo lớn mở ra lần chót để độ rỗi
chúng sanh.
- Đại Đạo: hiểu theo nghĩa thông thường là một con đường lớn, con đường rộng
rãi thênh thang, ai đi trên đó cũng được; hay là một tôn giáo lớn, một đạo lớn.
- Tam Kỳ: hiểu theo nghĩa đơn giản là lần thứ 3 mà cũng có nghĩa là lần
chót.
- Phổ Độ: hiểu theo nghĩa từng chữ thì đó là phổ thông rộng lớn, cả nhân loại
trên địa cầu này chứ không hạn chế, không gò bó trong một sắc dân, một quốc
gia. Độ là dìu dắt, là độ rỗi, còn có nghĩa là cứu vớt, mà cứu vớt là tha thứ
đó vậy.
Nghĩa chung là: một tôn giáo lớn mở ra lần chót để độ rỗi chúng sanh.
Hai bên tấm bảng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐTKPĐ) có hai câu liễn viết bằng chữ
Nho:
- Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Hòa Bình Dân Chủ Mục.
- Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự Do Quyền.
Nghĩa là: Đức Chí Tôn giáng trần kỳ này với danh xưng là Cao Đài, Cao thượng,
Đài tiền là như vậy. Thánh ngôn câu: Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Giáo Đạo
Nam Phương là như vậy.
Đức Chí Tôn là ông Cao Đài, ông Cao Đài là Thượng Đế, là ông Trời. Ông Trời
nói: ta mở ra cho nhơn loại nơi mặt địa cầu này một nền tôn giáo lớn là để dìu
dắt nhơn loại đi vào con đường hòa bình dân chủ. “Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo
Hòa Bình Dân Chủ Mục” là như vậy.
Ông Trời nói: nếu nhơn loại muốn hòa bình dân chủ thì hãy vào đây, vào cửa
Cao Đài và nghe ta dạy. Hãy tín ngưỡng nơi ta, tín ngưỡng lẫn nhau. Sùng bái và
tin tưởng, có tin tưởng mới có sùng bái, tin tưởng lần thứ ba mà cũng là lần
chót. “Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự Do Quyền” là như vậy.
Hòa bình, dân chủ, tự do ở đây không phải có một cá nhân ban cho một cá
nhân, không phải của một đoàn thể đảng phái ban cho một quốc gia dân tộc mà là
của ông Trời ban cho toàn nhơn loại. Nhơn loại muốn có hòa bình, dân chủ, tự do
thật sự thì chỉ có tin tưởng nơi Thượng Đế rồi sùng bái Thượng Đế là đấng Cha
chung và cả nhơn loại là anh em ruột thịt với nhau. Chừng nào, giờ phút nào mà
toàn thể nhơn loại nơi mặt địa cầu này tin tưởng như vậy và làm như vậy thì giờ
phút đó mới có hòa bình, dân chủ, tự do thật sự. Còn trái lại là giả dối. Đức
Chí Tôn không có tiếng nói mà có lời nói là như vậy.
Đức Chí Tôn mở đạo lần này là lần chót, mục đích cứu rỗi chúng sanh, cứu rỗi
cả phẩn xác lẫn phần hồn, nghĩa là dẫn dắt chúng sanh vào con đường Thiêng
Liêng Hằng Sống, con đường Thế Đạo Đại Đồng dẩn đến Thiên Đạo Giải Thoát.
Bây giờ nói đến Đền Thánh. Đền Thánh tượng trưng cho hình thể Đức Chí Tôn.
Khi đứng trước Đền Thánh, trước mắt Đức Chí Tôn, chúng ta thấy gì ?
Nhìn tổng thể Đền Thánh Toà Thánh Cao Đài Tây Ninh, người ta thấy Tòa Thánh
mang hình tượng Long Mã bái sư. Long Mã là con vật linh huyền thoại mang Hà Đồ
trên mình, gợi ý cho vua Phục Hy vẽ nên Bát Quái Tiên Thiên.
- Đầu Long Mã là mặt tiền nhìn thẳng về phía Tây. Hai lầu chuông và trống
vươn lên như hai sừng nhọn. Nằm giữa hai lầu chuông trống là toà nhà lầu với tầng
trệt (TỊNH TÂM ĐÀI) như miệng Long Mã hả ra.
Tầng hai (Phi Tưởng Đài) như cái trán với 2 cửa được coi như hai con mắt.
Giữa là mắt Huệ (Thiên Nhãn). Trên cao có tượng Đức Di Lặc ngồi trên lưng cọp
và tòa sen.(hình 4)
- Đuôi Long Mã là Bát Quái Đài hướng thẳng phía Đông
- Thân Long Mã là phần ở giữa Đền (Cửu Trùng Đài) chia thành 9 gian cao dần
từ phía trước ra sau, nối liền Hiệp Thiên Đài với Bát Quái Đài.
Trước hết là Hiệp Thiên Đài. Hiệp Thiên Đài là mặt tiền. Đền Thánh gồm có:
một cửa chánh và hai lầu cao gọi là Lầu Chuông và Lầu Trống.
Bạch Ngọc Chung Đài: Ở
về bên hữu tức là cái Đài có chuông bằng ngọc trắng nhưng hai chữ Bạch Ngọc là
do chữ Bạch-Ngọc-Kinh mà ra. Ý nói chuông ấy là do nơi Thiên Đình mỗi khi đánh
chuông thì tiếng ngân của nó thấu đến Phong Đô, mười (10) cửa ngục đều mở để
cho các âm hồn giác ngộ sám hối tiền khiên mà siêu rỗi.
Lôi Âm Cổ Đài: Ở
về bên tả tức là Đài trống sấm nhưng hai chữ Lôi Âm cũng từ trong ba chữ Lôi Âm
Tự, là ngôi đền của Đức Phật Thích Ca ngự tại Tây Phương. Mỗi khi có cúng Đại lễ
Lôi Âm Cổ nổi lên ba (3) hồi, mỗi hồi 12 chập mỗi chập 12 dùi thì Chư Thần,
Thánh, Tiên, Phật phải đến chầu Ngọc Đế.
Cửa chánh gọi là chánh điện, trên chánh điện có bao lơn. Có 6 chữ Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ. Trên 6 chữ này là Thiên Nhãn. Trên Thiên Nhãn là mái ngói của
chánh điện. Trên mái ngói có hình Đức Phật Di Lạc cỡi cọp. Tất cả hình tượng ở
trước mặt Hiệp Thiên Đài là những lời nói tiềm tàng, ẩn hiện giáo lý của Đức
Chí Tôn và đó là những chân lý có giá trị tuyệt đối.
Cặp hai bên tấm bảng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trước Hiệp Thiên Đài có hai câu
liễn khác. Trên đầu hai câu liễn có hai chữ Nho: Nhơn Nghĩa. Hai câu liễn viết bằng chữ Nho như sau:
- Nhơn: Hiệp Nhập Cao Đài, Bá
Tánh Thập Phương Qui Chánh Quả.
- Nghĩa: Thiên Khai Huỳnh Đạo,
Ngũ Chi Tam Giáo Hội Long Hoa.
Ý nghĩa: Hiệp vào
Cao Đài, trăm họ mười phương sùng Chánh giáo.
Trời
khai Đạo lớn, năm nhánh ba giáo hội Long Hoa.
Trên hai câu đối nầy
có hai chữ nho, bên phải là chữ Nhân,
bên trái là chữ Nghĩa. Đó là một
trong những triết lý của Đạo Cao Đài phát huy:
- Nhơn Bố Tứ Phương
Đại Đạo Dĩ Nhơn Hưng Xã Tắc
- Nghĩa Ban Vạn Đại
Tam Kỳ Trọng Nghĩa Chấn Sơn Hà
Ý nghĩa: Lòng
nhơn đem rải khắp bốn phương, Đạo Cao đài lấy lòng nhơn làm hưng thịnh nước
nhà. Điều nghĩa ban cho muôn đời, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xem trọng điều nghĩa để
làm rạng danh nước nhà.
Hai câu liễn này dạy chúng sanh lo tròn Nhơn Đạo (Ngũ Chi), tức là Nhơn Lễ
Nghĩa Trí Tín và còn có mục đích dạy chúng sanh lo tròn Thiên Đạo. Nếu ghép hai
chữ đầu tiên của hai câu liễn này, ta thấy có hai chữ Hiệp Thiên, tức là Hiệp
Thiên Đài. “Hiệp Nhập Cao Đài, Bá Tánh Thập Phương Qui Chánh Quả” có nghĩa tổng
quát là nhơn loại 10 phương hãy hội hiệp lại trong cửa Đạo Cao Đài này, tức là
trong lòng của Đức Chí Tôn, trong lòng của ông Trời để học hỏi luật thương yêu
và quyền công chánh. Có thương yêu bình đẳng mới về được cực lạc niết bàn.
“Thiên Khai Huỳnh Đạo, Ngũ Chi Tam Giáo Hội Long Hoa” nghĩa là ông Trời mở
đạo vàng, đạo quí, đạo chánh, không phải tả đạo bàng môn, không mê tín dị đoan.
Đạo có luật pháp, có chân lý, có giáo lý, có khoa học, triết học, có kinh có kệ,
có thể pháp, có bí pháp; tức là đạo có khả năng độ rỗi cả phần xác lẫn phần hồn.
“ Ngũ Chi Tam Giáo Hội Long Hoa” : ngũ chi là năm nhánh nhỏ, tam giáo là ba cội
lớn. “Ngũ Chi Tam Giáo” là qui tụ năm nguyên tắc nhỏ của Nhơn đạo, Thần đạo,
Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo. Nói chung là cả chúng sanh, cả nhơn loại, dù
theo tôn giáo nào, giáo lý nào, nguyên tắc nào cũng có thể qui tụ lại, hội hiệp
lại trong cửa đạo Cao Đài này, trong lòng Đức Chí Tôn đây, để Đức Chí Tôn sắp đặt
ngôi vị, đẳng cấp thiêng liêng, tức là tuyển phong Phật vị, tức là hội Long
Hoa.
Ngoài ra, ta còn có thể hiểu rõ thêm qua các câu kinh: “Thâu các đạo hữu
hình làm một, Trường thi Tiên Phật dượt kiếp khiên”. Mỗi hình ảnh, mỗi hiện tượng,
mỗi việc làm trước Hiệp Thiên Đài là một lời nói, một ý nghĩa ẩn tàng sâu xa của
Đức Chí Tôn. Trong phạm vi bí pháp luyện đạo, Bát Nương chỉ nói những gì liên
quan thôi, chớ Đức Chí Tôn nói rất nhiều về Nhơn Đạo (phần Thế Đạo) và Thiên Đạo,
về Thể Pháp và Bí Pháp, về huyền vi mầu nhiệm của Càn Khôn Vũ Trụ, về quyền
năng vô hạn của Đức Chí Tôn, về bổn phận của chúng ta.
Ngày nay Đức Chí Tôn đã đến, đem nền Tôn Giáo của Ngài để tại mặt thế nầy,
đặng chỉnh đốn đạo đức tinh thần từ thượng cổ đến giờ, bằng huyền diệu cơ bút.
Ngài đến không có quyền nào ngăn cản, Ngài dạy con cái của Ngài, Ngài có quyền
đem cơ bí mật huyền vi Tạo Đoan giáo hóa con cái của Ngài.
Nền Tôn Giáo xưa khác, còn nền Tôn Giáo của Đức Chí Tôn ngày nay khác.
Vã chăng mỗi cơ quan đã tượng hình nơi Càn Khôn Vũ Trụ ngày giờ này có hai
mặt luật:
- Luật hữu vi, tức nhiên luật định tướng định hình gọi là Thể Pháp.
- Luật vô hình là định luật bí ẩn của nhân loại gọi là Bí Pháp.
Đạo Giáo trọng hệ nhứt là Bí Pháp, vì do nơi Bí Pháp mà người ta mới tìm
tàng được trong cơ quan Tạo Đoan. Cơ quan đó, tìm tàng Bí Pháp ấy do Cách Vật
Trí Tri (la raison renverra toute la chose), cách là đến cùng và vật như là sự
vật, ta ngó thấy Đạo Nho đã có một khoa tối cổ đó vậy.
Các Đạo Giáo đương quyền tức nhiên cơ quan Tạo Đoan vạn vật, Đạo phải có luật
Hữu Hình và Vô Hình. Đạo Giáo của Đức Chí Tôn hay các nền Tôn Giáo khác cũng vậy.
Đạo là gì ? Đạo là Huyền Vi Bí mật cơ quan Tạo Đoan trọn cả cơ quan tạo
đoan ở trong hai khuôn luật Hữu Hình và Vô Hình của nó. Khuôn luật Vô Hình tức
nhiên cơ quan bí mật huyền vi. Tìm hiểu đặng chi? Phải tìm hiểu đặng, mới biết
cái định luật về phần hữu vi.
Trong hữu hình ấy, nếu ta lấy Cách Vật Trí Tri cuả nó mà tầm vô hình vô ảnh của nó:
- Luật Hữu Hình tức nhiên là Thể Pháp.
Trong hữu hình ấy, nếu ta lấy Cách Vật Trí Tri cuả nó mà tầm vô hình vô ảnh của nó:
- Luật Hữu Hình tức nhiên là Thể Pháp.
- Luật Vô Hình tức nhiên là Bí Pháp.
Nếu chúng ta bước vào Đền Thánh, qua cửa chánh điện, tức là cửa Hiệp Thiên
Đài, ta thấy hai bên có hai cột chỏi bao lơn: một cây chạm hình rồng, một cây
chạm hình bông sen. Rồng là Long, sen là Hoa. Vào cửa Hiệp Thiên Đài tức là vào
hội Long Hoa đó vậy.
Đứng giữ (giửa) bốn cột Long Hoa, nguớc lên trần, ta thấy có vẽ một cái cân
nhỏ giống như cân tiểu ly. Cân này nằm trên quả địa cầu. Trên cán cân có một
bàn tay thiêng liêng cầm cân nảy mực. Đó là Cân Công Bình Thiêng Liêng. Đức Chí
Tôn dùng cân này để cân tội phước mà định ngôi vị cho cả chúng sanh. Bước tới một
bước nữa, ta thấy tượng Tam Thánh.
- Người thứ nhất: ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức TrạngTrình, văn hào Việt Nam.
- Người thứ hai: ông Tôn Trung Sơn, tức Tôn Dật Tiên, nhà cánh mạng Trung
Hoa.
- Người thứ ba: Nguyệt Tâm chơn nhơn, tức ông Victor Hugo, văn hào nước
Pháp.
Trong thời Hạ Ngươn Tam Chuyển, Đức Chí Tôn mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ba vị
này đại diện cho nhơn loại ký với Đúc Chí Tôn một hòa ước, nói cho đúng là một
giao ước. Nhưng lạ thay, bản giao ước này chỉ có một điều khoản mà thôi: đó là
Công Bình và Bác Ái.
Trong hình, ta thấy ông Tôn Dật Tiên cầm nghiên mực, ông Nguyễn Bỉnh Khiêm
cầm bút lông mèo viết hàng chữ Nho: Thiên Thượng Thiên Hạ, Bái Ái Công Bình. Thiên
Thượng là Trời trên, là Đức Chí Tôn. Thiên Hạ là Trời dưới, là chúng
sanh.”Thiên Thượng Thiên Hạ” tức là “Thượng Đế và Nhân Loại”. Kế đó, ông Victor Hugo cầm
bút lông chim viết hàng chữ Pháp: DIEU et HUMANITÉ, AMOUR et JUSTICE. Nghĩa là Trời và Người, Bác Ái và
Công Bình.
Nguyên
bức tượng này có nghĩa chung là: Thượng Đế và nhơn loại giao hẹn với nhau rằng:
nhơn loại thương yêu nhau và mọi người bình đẳng trước Thượng Đế. Đối lại, nếu
nhơn loại làm đúng điều khoản này thì Thượng Đế sẽ lập ngôi vị, đẳng cấp thiêng
liêng cho cả chúng sanh.
Hội
Long Hoa tức là chúng sanh hội hợp lại cho Đức Chí Tôn xét công định vị. Cả
nhơn loại, ai có thương yêu thì có ngôi vị. Thương yêu càng nhiều, ngôi vị càng
cao. Câu Thánh ngôn: “Sự thương yêu là chìa khóa mở cửa Bạch Ngọc Kinh” là như
vậy.
Qua
khỏi Hiệp Thiên Đài, thêm 9 nấc nữa thì vào Cửu Trùng Đài. Mỗi nấc cao cách
nhau 2 tấc.
Cửu
Trùng Đài tượng trưng cho thể xác Đức Chí Tôn. Cửu Trùng Đài là Cửu Thiên Khai
Hóa mà cũng là Cửu Phẩm Thần Tiên. Ngôi vị của chúng sanh được ấn định trên 9 nấc
này. Trước khi bước lên nấc thứ nhất, ta thấy ngai thất đầu xà của Đức Hộ Pháp.
Ngai Thất Đầu Xà này là bí pháp luyện đạo mà Đức Chí Tôn ban cho chúng sanh,
ban cho cửu nhị ức nguyên nhân, tức là 92 ức nguyên nhân.
Chín
nấc Cửu Trùng Đài, mỗi nấc cao hơn nhau hai tấc. Đó là huyền vi mầu nhiệm của
trời đất. Mỗi nấc có hai cột rồng hai bên. Cột rồng lớn đứng trên bông sen lớn
ngụ ý Long Hoa đại hội. Có một điều đặc biệt là: nếu mỗi nấc cao hơn nhau 2 tấc,
dĩ chí nấc thứ 9 phải cao hơn nấc đầu tiên là 1.8 m . Vậy
mà đứng tại Hiệp Thiên Đài ngó vào Bát Quái Đài, ta thấy mỗi nấc cũng mỗi cao,
chỉ có những đầu rồng trên những cây cột từ trong ra ngoài lại bằng nhau. Nếu lấy
thước đo thì đầu rồng này vẫn cao hơn đầu rồng kia 2 tấc. Đó là huyền vi mầu
nhiệm của trời đất.
Tạm
thời Bát Nương cho một phương trình là:
9 x
2 x 2 x 2
12
Con
số 12 là con số khóa của môn toán học mà cũng là con số riêng của Thầy. Cúng Thầy
12 lạy là như vậy. Con số 6 là số mà về sau này sẽ có những nhà khoa học và
toán học giải rõ. Cũng như Kim Tự Tháp của Ai Cập đã có những nhà toán học lấy
kích thước của những viên đá xây nền mà giải ra được những lời tiên tri của thế
hệ trước về những gì xảy ra cho thế hệ sau.
Lời
nói của Đức Chí Tôn, ở đâu cũng có những lời nói rõ ràng như những câu liễn trước
chánh môn và trước cửa Hiệp Thiên Đài. Mặc dầu rõ ràng nhưng ý nghĩa rất thâm
sâu, mới đọc qua chưa chắc đã hiểu hết. Ngoài ra, còn có những lời nói tiềm
tàng trong các hình ảnh mà ta thấy đầy dẫy trước Hiệp Thiên Đài, trong Cửu
Trùng Đài và Bát Quái Đài.
Tại
Cửu Trùng Đài, trên những plafond dù (plafond hình mái vòm), ta thấy có 6 con rồng
tranh nhau một quả châu. Hình ảnh này ngụ ý câu kinh:” Thời thừa lục long, du
hành bất tức “. Ngoài ra, còn có nghĩa là Đền Thánh được xây trên một khoảng đất
địa linh, phía dưới có 6 con rồng đoanh lại, một đầu đưa ra ao hồ, một đầu đưa
ra suối vàng, còn 4 đầu kia đưa ra 4 hướng Đông Tây Nam Bắc.
Còn
nữa,… còn rất nhiều hình ảnh tượng trưng cho lời nói của Đức Chí Tôn.
Khi
ta đến nấc thứ 9 Cửu Trùng Đài, ta thấy một ngai của Giáo Tông, ba ngai của Chưởng
Pháp, ba ngai của Đầu Sư. Bảy ngai này tượng trưng cho Nhơn Đạo của con người.
Qua khỏi bảy ngai này là vào Cung Đạo. Cung Đạo là nơi để Hộ Pháp và chức sắc
Hiệp Thiên Đài vào làm lễ Đức Chí Tôn, mà cũng là nơi các đấng thiêng liêng
giáng cơ dạy đạo.
Khi
đặt ngôi thờ Đức Chí Tôn, Thượng Đế (Thái Cực Thánh Hoàng, Đấng sáng tạo vũ trụ)
ở hướng Đông thì tương ứng với cung Chấn của Bát Quái; Chấn là tiếng động, là
tiếng nổ, theo giáo lý Cao Đài: Vũ trụ được tạo thành từ một tiếng nổ. Hư Vô
Chi Khí sinh ra Thượng Đế và Thượng Đế tạo ra Càn Khôn Vũ Trụ, chúng sinh, vì
Thượng Đế vốn từ Hư Vô Chi Khí nên không có hình ảnh nào mô tả được hết.
Đức
Chí Tôn giáng cơ dạy về vị trí các cung Bát Quái của Đạo Cao Đài như sau :
"
Thầy dạy: Tòa Thánh day mặt về hướng Tây, tức là chánh Cung Đoài, ấy là Cung Đạo,
còn bên tay trái Thầy là Cung Càn, bên tay phải Thầy là Cung Khôn. Đáng lẽ Thầy
phải để 7 cái ngai của phái Nam bên tay trái Thầy, tức bên Cung Càn mới phải,
song chúng nó vì thể Nhơn Đạo cho đủ Ngũ Chi, cho nên Thầy buộc phải để vào
Cung Đạo là Cung Đoài, cho đủ số."
Bậc
tiếp giáp với Cửu Trùng Đài được gọi là Cung Đạo. Đứng tại Cung Đạo ngó lên trần,
ta thấy một tấm bảng hình quả trám, trong đó có một đầu người tượng trưng cho
huyền quang khiếu, một cách tay cầm bút tức là chấp bút, một Thiên Nhãn, những
mẫu tự A-B-C, một bộ đại ngọc cơ, một tiểu ngọc cơ…Đó là phương tiện giao tiếp
giữa hữu hình và vô hình, đó là những lời tiên tri tiềm tàng ẩn hiện. Đồng thời
ta ngó vào Bát Quái Đài, thấy một quả càn khôn có 3072 ngôi sao (3000 ngôi sao
và 72 quả Địa Cầu), bên tả có Nhựt, bên hữu có Nguyệt. Trong số 3072 ngôi sao nầy
có chòm sao Bắc Đẩu với Đại Hùng Tinh và Tiểu Hùng Tinh, mỗi chòm có 7 ngôi sao
(Thất Tinh). Đức Chí Tôn dạy vẽ Con Mắt Thầy (Thiên Nhãn) ngay trên ngôi sao Bắc
Đẩu, tức nhiên Đức Chí Tôn ngự tại sao Bắc Đẩu, nên sao Bắc Đẩu chính là Trung
Tâm của Càn khôn Vũ Trụ của Đức Chí Tôn (bí pháp). Đó là hình ảnh tượng trưng
giáo lý (bí pháp) của Đức Chí Tôn dạy về Thiên Đạo, dạy về sự mầu nhiệm của Càn
Khôn Vũ Trụ. Khi chúng ta đoạt pháp, đạt đạo, tự khắc chúng ta sẽ biết những bí
pháp này một cách dễ dàng.
Trong
kỳ lập Đạo lần này, Đức Thượng Đế đã dùng Cơ bút để dạy Đạo ở buổi đầu. Ngoài
các hình trên, còn có quyển sách, một bảng màu đen cho thấy ba hàng chữ Nôm có
nội dung:
“Muôn
kiếp có ta nắm chủ quyền.
Vui
lòng tu niệm hưởng ân Thiên
Đạo
mầu rưới khắp...”
Ngoài
ra còn có xấp giấy viết mấy câu thơ chữ Nôm:
“Viết
thử Thiên Thơ với nét trần
Hầu
sau bền giữ nghiệp Hồng Quân
Chuyển
luân thế sự...”
Một
bàn tay cầm bút lông từ trong mây đưa ra:
“Ký
thành một cuốn gọi Thiên Thơ
Khai
Đạo muôn năm trước định giờ.”.
Trong
Đền Thánh có tất cả 28 cột rồng. Đức Chí Tôn (Ngọc Hoàng Thượng Đế) cưỡi rồng
tuần du. Rồng tượng trưng cho sự biến hóa. Đó là ý nghĩa tượng trưng và thay thế
cho “Nhị Thập Bát Tú” tức các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật chầu Thượng Đế nơi Bạch
Ngọc Kinh.
Các
con Rồng trong Đền Thánh được sơn đủ các màu sắc còn có ý nghĩa tượng trưng đủ
3 thời kỳ phổ độ chúng sanh.
Rồng
màu Xanh tượng trưng cho Thanh Dương Đại Hội trong Nhứt Kỳ Phổ Độ, do Đức Nhiên Đăng Cổ Phật hành khiển. Hồi Nhứt Kỳ Phổ
Độ: có Thanh Dương Đại Hội, là một hội để phán đoán công nghiệp tu hành và tâm
đức của nhơn sanh một cách công bình.
Rồng
màu Đỏ tượng trưng cho Hồng Dương Đại Hội trong Nhị Kỳ Phổ Độ, do Đức Di Đà
hành khiển. Hồng Dương Đại Hội, cũng là một cuộc hội các đẳng chơn hồn chúng
sanh để căn cứ quá trình Đức sinh hoạt một kiếp mà phán đoán tội lỗi một cách
công bình.
Rồng
màu Trắng tượng trưng cho Bạch Dương Đại Hội trong Tam Kỳ Phổ Độ, do Đức Di Lặc
điều khiển Khai Hội Long Hoa. Bạch Dương Đại Hội, mục đích cũng phán đoán tội lỗi
chúng sanh như Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ phổ độ. Vì vậy tượng Rồng sơn trắng ở Bát Quái
Đài dưới quả Càn Khôn, đó là tiêu biểu thời kỳ Bạch Dương Đại Hội.
Rồng
màu Vàng: tượng cột hình Rồng sơn Vàng chung quanh Bát Quái Đài là ý nghĩa tượng
trưng và thay thế chư Phật chứng Hội Long Hoa.
Trong
Tam Kỳ Phổ Độ Đức Di Lạc làm chủ điểm Đạo nên Rồng Trắng ở tại Bát Quái Đài, ấy
là chánh thời kỳ của Sắc Trắng (Đạo Phục Bạch Y, Áo Dài Trắng).
Hai
bên vách Đền Thánh tạc hình hoa sen, gương sen và ngó sen trong khung hình chữ
nhựt đứng, ở giữa có khung tam giác tạc Thiên Nhãn phản chiếu các tia rẽ quạt rất
sinh động. Khung hình này mang nhiều ý nghĩa mầu nhiệm:
Thiên
Nhãn tượng trưng cho Thái Cực. Hình tam giác tượng trưng cho Tam Giáo Đồng
Nguyên.
Bụi
sen trên, bụi sen dưới tượng trưng Âm Dương tức Lưỡng Nghi. Lá sen tượng trưng
Bát Quái
Trái
sen hai bên tượng trưng Tứ Tượng. Ngó sen tượng trưng Thập Nhị Khai Thiên.
Cây Sen tượng
trưng cho đời sống con người và cũng tượng trưng cho đời sống của Đại vũ trụ.
Triết lý huyền bí dạy các yếu tố của cả hai đều giống nhau và đều phát triển
theo cùng một hướng. Rễ sen chìm trong bùn, tượng trưng đời sống vật chất; thân
đi xuyên qua nước, tượng trưng cho đời sống cõi cảm dục, còn hoa nổi trên nước
và mở ra với bầu trời, tượng trưng cho đời sống tinh thần.
Còn nữa, Đức
Chí Tôn còn nói nữa. Nếu ta lên phía trên cửa Hiệp Thiên Đài, ta thấy trên chót
của lầu chuông, lầu trống có hai giỏ Hoa Lam. Nóc của Cửu Trùng Đài lợp ngói đỏ,
có Nghinh Phong Đài. Đài cao 17m, phần dưới hình vuông, phần trên hình vòm cầu
trông giống kiến trúc của các nhà thờ Hồi giáo. Trên quả địa cầu có tượng Long
Mã mang Hà Đồ chạy về hướng Tây, quay đầu về hướng Đông. Bởi lẽ Á châu là nơi
phát sinh của nhiều tôn giáo “Đạo phát
ư Đông, di ư Tây, phản hồi ư Đông”. Sau cùng trên chót Bát Quái Đài có
ba vị Phật là: Brahma, Civa, Christna. Ba vị này hướng về ba phía đông nam bắc,
còn hướng tây thì để trống. Những hình ảnh này là lời tiên tri của Đức Chí Tôn,
khi đoạt đạo thì ta mới biết.
Đền Thánh hàm
chứa rất nhiều bí mật. Sau này, người đời khám phá ra, thì chừng đó Đền Thánh lại
càng linh thiêng và cao quí hơn. Những bí mật này, chính Bát Nương cũng không
được nói ra. Đức Chí Tôn để cho nhơn loại khám phá ra mới có giá trị. Bát Nương
chỉ tiết lộ được hai điều:
-Thứ nhất: đầu
con long mã hướng về bản đồ nước Việt Nam ứng vào câu
Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn: Việt Nam tuy nhỏ nhoi
hơn vạn quốc mà về sau làm chủ vạn quốc mới là kỳ.
-Thứ hai:
trong Bát Quái Đài, phía dưới có một cái hầm, trên hầm có một cây trụ để đỡ quả
càn khôn.Từ dưới cung đạo bước lên, trụ này có 12 nấc, mỗi nấc là một lời tiên
tri bí mật. Có một nấc, Đức Chí Tôn tiên tri ngày, giờ, tháng, năm mà Đức Chí
Tôn sẽ mở hội Long Hoa tại thế.
Và còn nhiều
nữa… Ngày giờ này chỉ có nhà bác học uyên thâm mới khám phá ra được.
Đức Chí Tôn
còn nói rất nhiều. Các Bí Pháp Đức Chí Tôn dạy ẩn tàng khắp nơi ở Đền Thánh,
nhưng vì nhơn loại thiếu tin tưởng nên không nghe, không thấy, không biết.
Đàn cơ ngày 26-2-1927 (âl 25-1- Đinh Mão)
Ngọc Hoàng
Thượng Đế viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương
Các con nghe
Thầy.
“Chẳng phải ở
dưới thế nầy còn quyền lực nào lớn hơn Thánh quyền của Thầy, song nhiều khi Thầy
đành ngồi cười đặng xem cuộc trần xây đổi. Lập Thánh Giáo cho các con, lập công
phổ độ nhơn sanh, nếu Thầy choán hết mọi sự, muôn việc đều lập thành, thì cái địa
vị nơi Bạch Ngọc Kinh của các con không có giá trị.
Có một điều
là hoạn họa xảy đến cho các con thì Thầy hằng cải sửa cho khỏi lỗi hứa cùng các
con.
Thầy dặn các
con đừng ỷ mình, mà cũng đừng hạ mình, lấy sự mềm mỏng mà oai quyền đối đãi
cùng đời. Khôn ngoan đạo đức là khôn ngoan nhịn nhục, kiên nhẫn. Từ bấy lâu
nay, ai cũng cho các con là bạc nhược, chẳng đủ trí biết đặng cái mạnh thiêng
liêng là thế nào. Thầy đã đến un đúc một tòa Thánh chất, tức là cái mạnh thiêng
liêng đó vậy.
Tòa Thánh chất
thiêng liêng phải biến ra hữu hình trước mắt kẻ phàm phu tục tử, đặng thấy, mới
biết kiêng oai Thầy. Hỏi Tòa Thánh chất ấy là gì?
Các con nói
thử. Cười…
Các con chẳng
biết đâu, nghĩa là một Tòa chứa trọn cả đức tin của các con. Cái đức tin ấy
càng ngày càng tăng thêm hoài theo số nhơn sanh các con độ rỗi. Nay Thầy muốn
nó biến ra hữu hình là sao?
Thầy muốn Tòa
Thánh chất của Thầy tức là cả đức tin của các con biến thành một Tòa Thánh, cũng
như xác phàm của Noln biến
thành Long vị, hầu vùa giúp cho đức tin càng lớn thêm, đủ sức kềm thúc đức tin
của cả nhơn loại trên mặt địa cầu nầy. Mà hễ kềm thúc đặng cả nhơn loại thì
chưa khí giới nào mong diệt đặng. Vì vậy, Thầy lập Tòa Thánh.
(…)
Các con ráng
sức lập thành Tòa Thánh cho xứng đáng.”
V . Thay Lời Kết
Sự xuất hiện
của Đạo Cao Đài đã được kinh sấm báo trước, là một tôn giáo được Đức Chí Tôn mặc
khải toàn diện. Đạo sinh ra là để cứu đời "tận độ chúng sanh" thoát
khỏi bể trầm luân.
Đạo Cao Đài
sinh ra và lớn lên trong cái nôi gò bó chật hẹp dưới hai tầng áp bức: nửa thực
dân, nửa phong kiến.
Thế mà, Đức
Chí Tôn phán truyền : "Độ dẫn hoài sanh" "Hòa bình dân chủ tự
do" , "Luật thương yêu, quyền công chánh", Nam nữ bình quyền (có
bao nhiêu Chức sắc nam thì có bao nhiêu nữ), phá bỏ hủ lậu (Không vì nguyệt huyết
kỵ anh linh) để "tạo đời cải dữ ra hiền" (TNHT). Và Đức
Chí Tôn đã dùng huyền diệu qua cơ bút lập Đạo :
“Từ thủa nước
Nam chẳng Đạo nhà,
Nay ta gầy dựng
lập nên ra…”
Mở trang Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển đọc lời dạy của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát
Ma Ha Tát giáo đạo Nam Phương với bài Thánh Thi mở đầu và lời giải:
“Muôn kiếp có
Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu
niệm hưởng ân Thiên.
Đạo mầu rưới
khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi
muôn tên giữ trọn biên.”
Đêm nay Noel, 24 tháng 12, 1925, “phải vui mừng vì là ngày của Ta xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây (
Ta rất vui
lòng mà đặng thấy đệ tử kính mến Ta như vậy, giờ ngày gần đến đợi lịnh nơi Ta.
Ta sẽ làm cho
thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa!” (TNHT)
Đức Chí Tôn
tuy chẳng giáng bằng xác thân, mà lại qui tụ lương sanh lập thành Hội Thánh,
thay hình thể hữu vi cho Đức Chí Tôn và lập Quyền Vạn Linh đối phó cùng Quyền
Chí Linh.
Ấy là cơ quan mầu nhiệm
cứu vớt quần sanh, giải thoát khỏi chốn sông mê bể khổ.
Kỳ Hạ nguơn nầy, dầu
chúng sanh có tàn bạo hung ác thế nào cũng không làm hại xác thân của Đức Chí
Tôn như các vì Giáo Chủ buổi trước đặng.
Bởi Quyền Vạn Linh có đủ
nghị lực tinh thần lập khuôn viên luật pháp, xây chuyển cơ Đạo và cơ Đời cho
thuận theo lẽ tuần hoàn của Tạo Hóa.
Đức Chí Tôn khai Đạo kỳ
thứ ba nầy, giáng bằng huyền diệu cơ bút là do nơi Thiên Thơ tiền định chuyển Đạo
Vô Vi, Hiệp Tam Giáo Ngũ Chi làm một”.
Ngay từ những ngày đầu dạy
Đạo, có người hỏi hình dạng của Ngài như thế nào, Ngài trả lời không những tự vịnh
phong cách của mình mà Ngài còn tiên tri việc Đạo như sau (TNHT):
“Tròi trọi một mình
không mới thiệt bần,
Một nhành sen trắng náo
nương chân.
Ở nhà mượn đám mây xanh
kịt,
Đỡ gót nhờ con hạc trắng
ngần.
Bố hóa người đời gây mối
Đạo,
Gia ân đồ đệ dựng nền
nhân.
Chừng nào đất dậy Trời
thay xác,
Có người lại
hỏi Bạch Ngọc Kinh như thế nào ? Ngài liền "Tân tả Bạch Ngọc Kinh" :
“Một tòa Thiên các ngọc
làu làu
Liền bắc cầu qua nhấp
nhóa sao.
Vạn trượng then gài ngăn
Bắc Đẩu,
Muôn trùng nhiếp khảm hiệp
Nam Tào.
Chư Thần chóa mắt màu
thường đổi,
Liệt Thánh kinh tâm phép
vẫn cao.
Dời đổi chớp giăng đoanh
đỡ nổi,
Vững bền vạn kiếp chẳng
hề xao.”
Sau cùng, các đệ tử biết
đó là Ngọc Hoàng Thượng Đế giáo đạo Nam phương:
“Ngọc ẩn thạch kỳ ngọc tự cao,
Hoàng Thiên bất phụ
chí anh hào.
Thượng ban phúc hạnh
nhơn đồng lạc,
Đế tạo lương
phương thế cộng giao.
Giáo hóa nhơn
sanh cầu triết lý
Đạo truyền thiên
hạ ái đồng bào.
Nam nhơn tỉnh cảm
sanh cao khí,
Phương tiện tu tâm
kế diệt lao.”
Bổn nguyên lời dạy của Đức
Chí Tôn nằm trọn trong Thánh Ngôn (Thánh Thi). Như thế, những điều gì không có
trong Thánh Ngôn thì phải không có trên Thiên
Bàn và không có trong Giáo lý Đại Đạo. Thánh Ngôn lại hư hư thực thực,
có thật mà cũng có giả, nên Đức Chí Tôn dạy: "Điều gì hợp với lòng chư môn
đệ là Thánh Ý, điều gì không hợp là của Tà Quái". (TNHT)
Ngày nay nhơn
loại đã hiệp đồng, Càn Khôn Dĩ Tận Thức, thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà nhân loại
nghịch lẫn nhau; cho nên Thầy mới nhứt định quy nguyên phục nhứt. Lại nữa trước
khi Thầy giao chánh giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh Giáo mà làm hóa
ra phàm giáo. Thầy lấy làm đau đớn, hằng thấy gần trót mười ngàn năm, nhân loại
phải sa vào nơi tội lỗi, mạt kiếp chốn A Tỳ”.
“Thầy nhứt định
đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh giáo cho tay phàm nữa.
Nhưng mà buộc phải lập Chánh Thể, có lớn nhỏ đặng để thế cho các con dìu dắc lẫn
nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Đảo”. (TNHT).
Đức
Chí Tôn đã dạy: “Đạo Thầy là vô hình, vô dạng, nhưng cái lý vô vi ấy cần phải
nương với hữu hình. Chẳng nên lấy cái Có mà bỏ cái Không, mà cũng chẳng nên giữ
gìn cái Không mà quên cái Có. Bổn nguyên của Đạo Cao Đài là duy nhất Thần với
biểu tượng Thiên Nhãn. Còn những cách thể bày biện ngoài Thiên Nhãn chỉ là sự
biểu lộ lòng tôn kính đối với hàng giáo lãnh của các tôn giáo đã có trước, cũng
nhằm để phổ độ chúng sanh bằng hình tượng siêu thoát.
Tóm
lại, Trời không cao, không xa, không lạ với bất cứ ai. Trời ở ngay trong lòng
người "trong lòng Thầy ngự" hay "Nhãn thị chủ tâm" cũng vậy.
Thượng đế hằng hữu ở khắp mọi nơi, nhất là những nơi trầm luân khổ hải, mất
công lý. Nhờ thế người đa nghi mấy cũng phải tin, người ác mấy cũng phải hiền,
người yếu mấy cũng thấy mạnh. Trong Thánh ý: "Các con nhỏ noi mà các con
to lớn, các con nhịn nhục mà các con hình phạt". (TNHT)
Đọc
kinh điển Cao Đài giáo, ta thường thấy câu này: "Tùy theo trình độ tiến
hóa của nhân sanh mà thay đổi cho phù hợp". Thế nên, Đức Chí Tôn của Đạo
Cao Đài không da vàng mũi tẹt hay da trắng mũi cao mà vô hình vô ảnh "Vô
vi nhi dịch sử quần linh" (Kinh Lễ. Paris Gasnier 1952) không
hình mà điều khiển cả nhân sanh. Đức Chí Tôn không hề có vợ hay con như quan niệm
thấp thỏi của dân gian.
Dưới
tay của Đức Chí Tôn có cả một triều nghi tức là Thiên Triều, còn gọi là Ngọc Hư
Cung, cầm quyền cai trị toàn cả thế giới vô hình và hữu hình, chẳng có mảy lông
nào lọt qua khỏi lưới Trời. Đó là về mặt "Công", về mặt
"Tư", Thượng Đế là Đấng Đại Từ Phụ, Đấng Cha Lành của mọi chúng sanh.
Lúc nào Ngài cũng Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xả, thương toàn nhân loại và
"Thầy cấm từ đây các con nếu không đủ sức Thương nhau thì cũng chẳng đặng
ghét nhau."
Thượng
Đế là Thiên Thượng, còn nhân loại là Thiên Hạ. Hai khối ấy luôn luôn tương hiệp,
tương sanh để thế giới vĩnh hằng. Tuy hai mà một, tuy một mà hai, trong ý niệm
"Thầy là các con mà các con là Thầy". Nói cách khác, Thượng Đế là Đại
Linh Quang, con người là Tiểu Linh Quang do Ngài phân tánh cho ta. Nói rộng
hơn, Thượng Đế là khối Đại Lương Tri gồm tất cả Lương tri của toàn nhân loại.
Đức Bác Nương
Diêu Trì Cung dạy rằng: Hình Thể Đức Chí Tôn tại thế là Đền Thánh hay Bạch Ngọc
Kinh đó vậy.
Trong đàn cơ
ngày 28-2-1927 (âl
27-1-Đinh Mão) ở Chùa Gò Kén, Đức Chí Tôn dạy về việc xây Đền Thánh Tòa Thánh
như sau: “Nhớ rằng danh Đạo do nơi Tòa
Thánh, làm thế nào danh các con cùng vạn quốc thì làm”.
Thầy .
“Các con,
Cười… Các con
ít nữa cũng phải chịu nạn như Thầy vậy mới làm con của Thầy chớ.
Thầy biết, vì
vậy mà lòng Thầy lại yêu mến các con thêm nữa. Các con yêu mến Thầy, chư Thần,
Thánh, Tiên, Phật nơi Bạch Ngọc Kinh đều vui mừng tung hô danh Đạo Thầy.
Cả chư Thần,
Thánh, Tiên, Phật đều để mắt xem các con đua nhau trên đường Đạo, các con liệu
lấy mà giữ mình.
Thầy để một lời
nầy cho các con yên dạ, dầu cho ai có quyền phép tiêu diệt Càn Khôn đi nữa, cũng
khó ngăn đặng Đạo Thầy.
Như ai buộc
các con đóng cửa chùa thì cứ tuân mạng, đợi chừng nào các sắc các con Thầy đến
mở cửa sẽ hay.
(….)
Nhớ rằng danh
Đạo do nơi Tòa Thánh, làm thế nào danh các con cùng vạn quốc thì làm.
Thầy ban ơn
cho các con.”
* Thăng
Muốn tìm về với
Thượng Đế chỉ có đức tin là cần thiết. Thánh Giáo Đức Chí Tôn đã dạy rằng :
" Thầy
khuyên các con nhớ hoài rằng Thầy của các con là Ông Thầy Trời, nên biết một Ông
mà thôi, thì đủ, nghe à ! (TNHT).
Từ khi Đức
Chí Tôn sáng lập ra thế gian tạo dựng ra con người, vì cưu mang thế gian, nên
thời kỳ nào Ngài cũng đã đến cùng chúng ta. Thánh Giáo Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
nói về Ngài như sau (thuyết đạo Con đường Thiêng Liêng Hằng Sống của Đức Hộ-Pháp):
"Làm cha
nuôi nấng ân cần,
"Làm Thầy
lại nhượng phẩm Thần ngôi Tiên.”
Ngoài cương vị
là Đấng Thiên Tôn trị thế, chủ tể Càn Khôn Vũ Trụ, cầm cân công bình, để có
lành siêu dữ đoạ. Đức Chí Tôn còn đến thế gian với cương vị là Cha, là Thầy,
luôn ân cần nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta.
Mùa Xuân năm Canh Tý, Đức
Chí Tôn đến khai lập Tam Kỳ Phổ Đổ đã 94 năm rồi. Nhân ngày Đại Lể Vía Đức Chí
Tôn vào mùa Xuân Canh Tý nầy, xin ghi lại hai bài thơ vinh danh Đức Chí Tôn, Đức
Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn, Đấng có đầy hồng oai, quyền
uy tột đỉnh mầu nhiệm, là chủ tể Càn Khôn Vũ Trụ, thưởng phạt nghiêm minh nhưng
cũng là Đấng Từ Bi, vô lượng, vô biên, là Thầy luôn thương yêu độ dẩn vạn linh:
Đức Chí Tôn
“Huyền
diệu Thầy mang đến trần gian,
Khung
trời Đại Đạo Đạo Hoằng Khai.
Cao Đài
rộng mở đường Thiên Đạo,
Thượng
đỉnh Càn Khôn độ rổi đời.
Đế
khuyết vui Tiên cùng Thánh Phật,
Ngọc
Giai Cung Điện vắng Nguyên Nhân,
Hoàng
đồ Thầy dạy từ bao trước,
Đại
vị Thiên Tôn định phẩm hồi.”
*
QS TS Nguyễn Thanh Bình
Đấng Thượng Đế
“Một Đức Huyền Khung tạo vạn loài,
Tóm thâu sinh
tử luật Thiên Cơ.
Phật Tiên Thần
Thánh đều là một,
Mầu nhiệm huyền
vi Đấng cứu Đời.”
*
QS TS Nguyễn Thanh Bình
Trân Trọng,
QS TS Nguyễn Thanh Bình
Ban Thế Đạo Hải Ngoại
Tòa Thánh Tây Ninh
VI. Tài Liệu Tham Khảo
1. Bài viết vựa trên
các tài liệu liên quan đến “Đức Chí Tôn hay Ngọc Hoàng Thượng Đế và Đạo Cao
Đài” đã phát hành trên “internet”. Xin trân trọng thành thật cám ơn các tác già
đã viết các bài rất có giá trị.
2. Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển (1972)
3. Thi Ca Dạy Đạo
(1972)
4. Thánh Ngôn Sưu Tập,
Quyển I-IV, Nguyễn Văn Hồng.
5. Đại Đạo Sử Cương,
Quyển I-IV, Trần Văn Rạng.
6. Đạo Sử, Quyển I
và II, Hương Hiếu.
7. Thi Tập & Thi
Văn Dạy Đạo, TNHT Quyển II
8. Đại Đạo Căn
Nguyên, Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu.
9. Giáo lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Tiếp Pháp Trương văn Tràng.
10. Tìm hiểu Đạo Cao
Đài Qua Kiến Trúc Tòa Thánh Tây Ninh (2005)
11. Giới Thiệu Tòa
Thánh Tây Ninh, HT Nguyễn Văn Hồng.
12. Lời Thuyết Đạo Dức
Hộ Pháp Quyển I-VI
13. Ba Chặn Đường Đạo
Sự, Thanh Minh (1972)
14. Con Đường Thiêng
Liêng Hằng Sống, Đức Hộ Pháp.
15. Bí Pháp và Thế
Pháp Phật Pháp Tăng, QS TS Nguyễn Thanh Bình (2019)
16. Bí Pháp Cao Đài, Nguyên Thủy (2009)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét