Viện Đại Học Cao Đài Và Chúng Tôi Một Duyên Tình Dang Dở (GS. Nguyễn Văn Trường, GS. Mai Thanh Truyết)


Xin Tri ân:
Ông Khai Đạo Phạm Tấn Đài.
Ông Bảo Học Quân Nguyễn văn Lộc.
Ông Chưởng Ấn Hợi.
Ông Thừa Sử Lê Quang Tấn.
Ông Truyền Trạng Danh, Tổng thơ ký Viện 1973-1974.
Ông Giáo hữu Dương Văn Trị, Tổng thơ ký Viện 1974-1975.
và những tín hữu Cao Đài khác đã trực tiếp hay gián tiếp giúp đỡ chúng tôi trong việc xây dựng Viện Đại Học Cao Đài.
Khái quát về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Về lịch sử, niềm tin và tổ chức Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ – ngắn gọn hơn, Đạo Cao Đài-xin xem:”BULLETIN F THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES. UNIVERSITY OF LONDON, published by THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES . AN INTRODUCTION TO CAODAISM. Vol. XXXIII Part 2, 1970”.

Nói riêng, chúng ta còn lưu trữ tòa bộ hình ảnh sinh hoạt Viện Đại Học Cao Đài tại VSCĐ trong những năm 1971-75.
Riêng vế Cấu Trúc Tổ Chức Phân Quyền ở Tòa Thánh Tây Ninh, nên đọc.
Quyền Vạn Linh:
Đạo Luật Năm Mậu Dần:
Chánh Trị Đạo. Khai Pháp Trần Duy Nghiã:
Vì Đạo Cao Đài thờ Chúa, Phật, Lão, Khổng, và nhiều thần linh khác nên có thể hiểu Đạo Cao Đài là một syncretism. Vả lại, từ Hiệp Thiên-trong Hiệp Thiên Đài-cũng làm cho người ta nghĩ là một syncretism. Như vậy, đa giáo đồng lưu và hiệp thiên trong Đại Đạo.
Nhưng theo Ông Bảo Học Quân, một chức sắc thiên phong trong ban thế đạo thì Đạo Cao Đài là một monotheism-nhứt thần giáo. Chỉ có Đấng Chí Tôn, duy nhật, chỉ MỘT mà thôi. Nhưng chúng sinhai ai cũng mang một cái gương vọng ngã, do thấm nhuần nền văn hóa của môi trường sống, mà nhìn Đức Chí Tôn, ở Tây Âu thì thấy Chúa, ở các xứ Á Rập thì thấy Ala, ở Trung Hoa thì thấy Khổng, Lão, Phật, ở Án Đô thì thấy Brhama, vân vân,…

Một trong những đặc điểm trong sinh hoạt tâm linh trong Đạo là cơ bút. Những nghi thức-rituals-thuộc lãnh vực nầy rất nghiêm túc. Có thể nói là tất cả những nghi thức tụng niệm thờ phượng khác của Đạo đều rất nghiêm túc, tương đối với những nghi thức tụng niệm hay cấu siêu cầu an ở đông đảo chùa chiền.

Khái quát về Viện Đại Học Cao Đài
Về nghị định thành lập, hình ảnh, xin lên mạng: dai hoc .........
hoặc .........
Trong cái nhìn giới hạn của chúng tôi thì Viện Đại Hoc Cao Đài được thành lập do sáng kiến của quí vị Thời Quân, nói riêng, Ngài Khai Đạo, và ông Bảo Học Quân trong ban thế đạo. Viện khởi đầu dự trù: một Phân khoa Nông Lâm Súc và một phân khoa Thần Học. Trên thực tế, Viện có thêm phân khoa Sư Phạm.

Về Phân Khoa Thần Học (theology), vì không là tín đồ, và cũng chưa là tín đồ nên chúng tôi hoàn toàn dốt.

Cả hai phân khoa Nông Lâm Súc và Sư Phạm đều có hai cấp, mỗi cấp là hai niên học. Chương trình học được soạn thảo dựa trên cơ sở chương trình các Trường Nông Lâm Súc và Sư Phạm Sàigòn, nói các khác là theo những tiêu chuẩn quốc gia.

Xây dựng trường ốc.
Chúng tôi gồm có một nhóm nhỏ: Ls Nguyễn Văn Lộc, Viện Trưởng, Gs. Mã Thành Công, Phó Viện Trưởng, gs. Nguyễng Văn Sâm và tôi. Trong thực tế, điều hành hằng ngày được phân công giữa “ban tam ca” chúng tôi là Công, Sâm và Truyết. Ông Mã Thành Công, tiến sĩ Sử Học Paris, Phó Viện Trưởng, phụ trách điều hợp hai Phân Khoa Nông Lâm Súc và Sư Phạm. Ông Nguyễn văn Sâm, Giảng sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, trách nhiệm về Khoa Học Nhân Văn, tôi, Mai Thanh Truyết, trách nhiệm về Khoa Học Thực Nghiệm, và Toán. Trong nhóm nhỏ nầy chỉ có Ông Nguyễn Văn Lộc là chức sắc Cao Đài.
Sinh Viên làm văn nghệ Xuân 1973

Buổi lễ khai trường do Ngài Khai Đạo Phạm Tấn Đãi và Giáo sư Nguyễn Văn Trường, Quyền Viện trưởng làm chủ tọa. (Ngài Bảo học Quân Ls Nguyễn Văn Lộc, Viện trưởng đang đi chữa bịnh bên Pháp). Trong không khí trang nghiêm cộng thêm tiếng nói hùng hồn và mạnh bạo của Ngài Khai đạo làm cho khung cảnh ngày khai trường thêm đậm phần tôn giáo hơn là phần “đại học“.

Tôi được GS Trường giao phụ trách phần nhiệm Giám đốc Học vụ của Viện để điều hành chương trình học cho hai Phân khoa Sư Phạm và Nông Lâm súc, cùng việc mời chọn giáo sư cũng như xem lại các chương trình hiện đang được giảng dạy và tất cả các phần vụ thuộc về sinh viên vụ và hành chánh v.v…(Với chức vị nầy, tôi được trả lương 20.000 Đồng/tháng thời bấy giờ). Công việc quả thật ôm đồm với một người vừa mới về nước trước đây chưa đầy 6 tháng. Do đó, ngoài công việc Trưởng ban Hóa ở Đại học Sư phạm Sài Gòn, tôi hầu như dành trọn thời gian cho Tây Ninh, quê ngoại của tôi.

Trước hết, nhìn qua chương trình học, vì tất cả đều tập trung trong Nội ô Tòa Thánh tọa lạc trong một khu nhà hội họp của Đạo mà tôi không còn nhớ tên. Tầng trệt dùng làm cho các lớp học và văn phòng Viện. Tầng trên là khu nghỉ qua đêm cho các Giáo sư. Các buổi ăn trưa diễn ra tại tòa nhà Thánh Mẫu kế bên cạnh với những món rau đậu đạm bạc hàng ngày dành cho sinh viên và bất cứ bổn đạo hay người dân địa phương.

Lần lần quen dần với với không khí và nhân sự điều hành trong vIện, tôi lần lượt quan sát thêm và thấy Viện Đại học Cao Đài sao mà nghèo quá, không có gì hết, vì tôi vẫn còn mang hình ảnh của một Viện đại học Tây phương. Và chính nhờ những hình ảnh đó mà tôi có nhiều thiện cảm với Cao Đài.

Âu đó cũng là cái DUYÊN.
Sau hơn ba tháng quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu chương trình và làm quen với sinh hoạt của Viện, tôi nhận thấy còn có quá nhiều điều trong chương trình giảng huấn cần phải cải sửa.

Tạm thời, tôi chưa dám đụng tới chương trình lý thuyết và sự phân chia giờ giấc trong các bộ môn giảng dạy vì ở phần nầy tương đối ổn định, do đó, ưu tiên thay đổi không cao. Tôi tập trung vào các chương trình tập sự và thực hành cùng việc xây dựng phòng thí nghiệm.

Xin thưa, từ ngày thành lập Viện Đại học, sinh viên chỉ học “chay” ngoài một số giờ cho sinh viên sư phạm đi thực tập giảng dạy ở trung học Lê Văn Trung hay trung học Tây Ninh hoặc Đạo Đức Học Đường, và sinh viên Nông Lâm Súc chỉ thực tâp… “ngoài ruộng” và trại nuôi cá Tây Ninh v.v… Còn phòng thực tập thí nghiệm hoàn toàn không có.
Sinh Viên thực tập trong phòng thí nghiệm

Ngoài ra phải kể sự đóng góp hữu hiệu và quí báu của ông Thừa Sử Tấn và ông Tổng Thư Ký Viện cùng một số nhân viên văn phòng, tài xế do Đạo bổ nhiệm.

Chương trình học, quy chế sinh viên, giáo sư, thời khóa biểu, thi cử trong niên học và cuối niên học, mời thầy, phòng thí nghiệm, tất tất đều phải xây dựng từ zero. Chỉ nói về phòng thí nghiệm mà thôi, cũng điên cái đầu. Không phải mua mà có ngay, và chúng tôi phải làm kế hoạch và biến phòng ốc lại thành phòng thí nghiệm, mua hay mượn những trang bị ở các Đại Học Sài gòn, để có ngay cho sinh viên, bằng không khoa học thực nghiệm sẽ là những bài lý thuyết ‘chay’.

Thật không sao kể xiết. Và kết quả như một phép lạ, sau hơn sáu tháng xây dựng, Viện Đại Học đã khánh thành ngoài khuôn viên của Tòa Thánh, bên hông chợ Long Hoa. Đây là một nhà lầu ba tầng, có bốn Phòng thí nghiệm: Hóa, Lý, Sinh vật gồm Động vật và Thực vật, và Địa chất. Tuy còn thô sơ, nhưng tất cả là một bước ngoặt lớn cho Viện lúc ban đầu.

Mời gọi Quý Giáo sư.
Chúng tôi, trong giai đoạn nầy còn có thể hiểu rộng hơn là tập hợp các gíáo chức, nhiều nguồn, nhiều ngành nghề, đã chịu khó thường xuyên lên dạy ở Viện Đại Học, theo những thời dụng biểu qui định trước. Đó là các giáo sư ở Đại học Sư Phạm Sài Gòn, Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đại học Nông Nghiệp: Nông Lâm Súc, Đại Khoa Học Sài Gòn và một số nhân sĩ.

Kết quả: Trong một chừng mực nào đó, tập hợp lớn nầy là kết tinh của những đặc điểm sau đây:
Tuổi trẻ. Hầu hết nhân viên giảng huấn đều trong tuổi trên dưới 30. Cái tuổi còn hiếu động, nói đúng hơn là năng động. Đa số là người ngoại đạo.
Tham vọng. Tham vọng mỗi người mỗi khác, vì lớn lên trong những hoàn cảnh khác biệt, theo đó mang theo những giá trị văn hóa khác biệt, cách nhìn cuộc sống, triết lý về cuộc sống, cái gì cũng khác. Thế nhưng, cái mộng làm cho cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn đã tiềm tàng trong mỗi con người chúng tôi. Và Viện Đại Học Cao Đài là cơ duyên, là môi trường cho tuổi trẻ khai phá, xây dựng.
GS. Nguyễn Văn Trường
GS. Mai Thanh Truyết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét