Hội Thánh Cao Ðài Ngoại Giáo * HT. Huỳnh Tâm


Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Mission Étrangère du Caodaisme  (1927-1945)
" 29/5/1954. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc tham dự khánh thành Tiểu Thánh Thất Paris, Chức Việc Bàn Trị Sự nam nữ và toàn đạo đề cử Lễ sanh Ngô Khai Minh làm Tộc Đạo, đại diện người Việt tín hữu Cao Đài tại Pháp, trực thuộc Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Đài Âu Châu.
Đức Hộ Pháp tuyền Đạo tại Âu Châu phát triển thêm một Tiểu Thánh Thất tại Paris,
do Tín đồ Cao Ðài Việt Nam Hải ngoại cai quản. Hướng hành đạo gìn giữ Chơn Truyền Chánh Pháp, đồng Đạo nêu cao tình thần thân ái, hổ trợ tu học cùng nhau thăng tiến, liên giao hành đạo hợp nhứt chương trình truyền giáo, phát triển Ðạo trong cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại.

Tiểu Thánh Thất Cao Đài Paris cộng lực hành Đạo với Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Đài Âu Châu để phát triển nền Đại Ðạo. Thường xuyên báo trình Ðạo sự lên Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Đài Âu Châu và Tòa Thánh Tây Ninh, Việt Nam.

Tiểu Thánh Thất Cao Ðài Paris dưới sự bảo trợ của Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, và liên hợp như hữu cơ để tổ chức các chương trình hành đạo chung, tham khảo, bổ xung phương pháp truyền giáo và tu học. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu trực tiếp nhận Thánh Lịnh hành Đạo từ Tòa Thánh Tây Ninh.

Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và toàn đạo đặt kỳ vọng vào Tiểu Thánh Thất Cao Ðài Paris do Lễ sanh Ngô Khai Minh lãnh đạo. Đến năm 1980, Nữ Lễ sanh Lê Kim Huê lãnh đạo, công cuộc truyền giáo của Tiểu Thánh Thất Paris không đạt được như kỳ vọng, nhưng ít ra cũng đã có những dấu ấn lịch sử do những Chức sắc, Chứ việc đem hết chức năng phụng sự Đạo. Năm 1995 Tiểu Thánh Thất Cao Đài Paris tạm dừng hoạt động.

Lời truyền của Đức Hộ Pháp:
"- Trước mắt họ, hiển hiên nhiều điều nghịch hẳn với tâm lý Công bình của họ, khi đã thấy những kẻ tùng Gia-Tô-Giáo đặng bày bố các cơ quan Phước-Thiện mà lại đặng nhờ Chánh phủ trợ giúp, còn Ðạo Cao Ðài đeo đuổi theo mục đích Đại-đồng và sự hành tàn với nguyên liệu hẹp hòi của họ mà cũng không đặng quyền lập cơ-thể tương-trợ lẩy nhau, rất cần yếu cho những kẻ nghèo hèn, là vì Ðạo thiếu quyền chủ sản". "Ấy là xứ Cao-Miên cũ kỹ với tục lệ lâu đời đã hiểu cái giá trị tinh thần giáo lý của chúng tôi, mà do các quan-lại phát nộ, e cho thất phát tiểu lợi của họ. Thật chẳng hề khi nào phải chính nhà Vua, vì nhà Vua cũng thường muốn cho cả Quốc-dân mình đặng hưởng hạnh phúc. Nhà Vua vẫn thường đề cao Tôn-chỉ của chúng tôi, và thấy được cái tài cảm hóa của nó".
Tòa Thánh Tây Ninh 12/12/1937
Phạm Hộ Pháp


Lời giới thiệu.
Tôi xin giới thiệu một người bạn quý của văn nhân nghệ sĩ thầm kín trong cõi đời và tôi mượn lời dưới đây của tạp chí BARAKA Juillet-Aout số 16-17 phát hành năm 1987 tại Paris.
- Nhà văn Ghislain Ripault viết:
" - Nghệ sĩ Huỳnh Tâm xa nơi chôn nhau cắt rốn, đã mang theo cát bụi quê hương và những tác phẩm nghệ thuật thể hiện bằng lời tiên tri".

Cứ mỗi chu kỳ vào hạ, mùa sinh hoạt nghệ thuật Âu châu được tổ chức tại Paris.
Năm nay 06/06/1986. Hội đồng giám khảo Viện Bievres công bố trao cho Giáo sư Huỳnh Tâm chứng chỉ và huy chương phóng sự nghệ thuật hạng ba. Một vóc dáng nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên được mời làm thành viên của Viện Bievres và những tác phẩm của Huỳnh Tâm nay được lưu trữ tại Viện Bảo Tàng Bievres.
- Giáo sư M-T. Jones-Davies đại học đường Sorbonne viết cuốn sách INIGO JONES BEN JONSON ET LE MASQUE xuất bản năm 1989, có ghi tên Hiền hữu Huỳnh Tâm:
" - Jones Davies ngợi khen anh Huỳnh Tâm là một Nghệ sĩ của tình người, biết ơn anh đã hướng dẫn tôi tìm đến chân lý Cao Ðài".
 - Riêng tôi, đọc tiếp cuốn sách thứ 27 của Hiền hữu Huỳnh Tâm viết về Lịch Sử Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài, tôi lấy làm hạnh phúc viết lời giới thiệu và trong suy nghĩ đây là một tác phẩm tín ngưỡng mới nhứt của Ðạo viết theo dạng Khoa học Xã hội Nhân văn, trong tác phẩm Biên khảo Huỳnh Tâm đã làm rực rỡ cửa ngõ giao lưu tín ngưỡng Ðông-Tây .

Quả thực đây là một pho tư liệu Ðạo được Hiền hữu Huỳnh Tâm biên khảo và cập nhựt hóa, mà đã lưu trữ bao lâu tại Hội Thánh Ngoại Giáo. Tư liệu Ðạo nay đã ngã vàng theo từng trang giấy một, và từ lâu chúng tôi muốn biên khảo những trang sử đạo nhưng vì thời gian đã chôn vùi vào cuộc sống riêng tư, nay chúng tôi nhận thấy biên khảo Huỳnh Tâm đi tìm kiếm Ðạo sử và đam mê kỳ lạ trong những khúc quanh thâm trầm của Ðạo.

Cuốn Lịch Sử Hội Thánh Ngoại Giáo xem như đã chuyên chở đầy đủ nội dung tín ngưỡng và văn hóa đích thực Ðạo Cao Ðài, tác gỉa ghi chú cẩn thận ngày tháng năm truyền giáo, đây là một công trình và công quả giá trị.

Chúng tôi thường tranh luận với Hiền hữu Huỳnh Tâm, qua nhiều đề tài đạo đức và tín ngưỡng khác nhau, có lúc chúng tôi tranh luận giữ kẻ tình đạo dâng tràn và cũng đôi khi gay gắt vỡ lòng ngực, tôi nhận thấy Hiền hữu Huỳnh Tâm hiểu biết nhiều về Chính trị Ðạo, Sử Ðạo, Thần học, và Hiền hữu Huỳnh Tâm đang chuẩn bị viết cuốn sách "Lộ Trình Cao Ðài Phương Tây". Tôi suy nghĩ rằng đây là một chương trình phổ truyền đạo nằm lòng và ưu tư của mỗi tín hữu chúng ta, để chuẩn bị khai phóng một lộ trình truyền giáo Cao Ðài vào Phương Tây, và cả tương lai của Ðại Ðạo.

Nhân đây, tôi xin mạo muội viết một ít về đời riêng tư thăng trầm của Hiền hữu Huỳnh Tâm qua các báo chí Việt ngữ Paris, Londre, Belgique, Califirnia: "Huỳnh Tâm là một người bạn quý của văn nhân nghệ sĩ".

Thân hữu của tôi cũng cho biết Hiền hữu Huỳnh Tâm có một mẫu sống khép kín suy nghĩ, chẳng thiết tha sự nghiệp cuộc đời và mặc cho sự tầm thường nghị luận "thế à". Xuất thân từ kinh tế, Giáo sư Nghệ thuật tạo hình Paris, nay đương nhiệm Giám đốc hãng TVP (Tokyo Việt Nam, Paris) tọa lạc quận 17 Paris, và hiền hữu sống cho niềm vui vì Ðạo.
Tôi hy vọng viết tiếp lời giới thiệu thứ 28 cuốn sách của biên khảo Huỳnh Tâm, và đọc Lịch Sử Hội Thánh Ngoại Giáo, tôi nhận thêm vui mừng vô hạn. Rất cảm ơn Hiền hữu nhận cho tôi viết vài cảm nghĩ tự đáy lòng.
Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu
Paris Xuân 1990
Giáo sư Gustave Meillon
Lời Trình Dâng:
Chúng tôi biên khảo cuốn sách Lịch Sử Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Đài từ dấu chỉ lịch sử Ðạo năm 1927-1954 là phần truyền giáo thứ nhứt ở Hải ngoại, hy vọng sẽ viết phần hai từ năm 1954-1975.

Môi trường Ðạo thôi thúc chúng tôi cưu mang một biên khảo khó tính như Lịch Sử Hội Thánh Ngoại Giáo, hầu cạn lời trình dâng và gửi đến những động lực cản trở truyền giáo.

Chúng tôi viết cuốn sách Lịch Sử Hội Thánh Ngoại Giáo để chứng minh chính thống của Ðạo, bởi có nhiều Chi Phái Cao Ðài không chịu hiểu hệ thống truyền giáo Quốc tế nầy và nếu có hiểu chăn cũng ở tầm lăng kính dị biệt, bởi thế mới có sự diễn giải bóp méo sự thật của Hội Thánh Ngoại Giáo.

Ðộng lực thứ hai có một số Chức sắc ăn cánh với bóng đen để bóp nghẹt Hội Thánh Ngoại Giáo, và cố ý làm sai mục đích truyền giáo Quốc tế, họ không chịu tiếp nhận tiến trình và tầm vóc Ðạo ở Hải ngoại, từ tệ bụng ấy đến nỗi nhẫn tâm thay từ đổi ngữ của Hội Thánh Ngoại Giáo "Mission Etrangère du Caodaisme" biến thành "Ngoại Giao" chỉ vì một dấu nhỏ để thay đổi mục đích Hội Thánh, bởi thế ngày nay họ mới đắc tội với Thiêng Liêng.

Ðộng lực thứ ba chúng tôi mượn phương tiện ấn phẩm để truyền thông và cập nhựt hóa lịch sử Hội Thánh Ngoại Giáo, hầu gửi đến toàn đạo tìm hiểu sự thành hình và dấu ấn thành tựu của Hội Thánh Ngoại Giáo.

Nay chúng tôi có dịp xin dâng hiến cuốn sách Lịch Sử Hội Thánh Ngoại Giáo hầu mọi đả thông và suy nghĩ dị biệt hãy cùng hội nhập vì Ðạo hơn là ngồi suy luận mà lòng cách biệt không thấu Ðạo lưu truyền. Chúng tôi cảm ơn ba động lực trên đã cho chúng tôi quyết lòng theo nguyện vọng thành tựu biên khảo nầy.

Chúng tôi cảm ơn Giáo sư Gustave Meillon Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu cung cấp tư liệu biên khảo và trông nôm chỉ dẫn chúng tôi hiểu Ðạo. Chúng tôi cảm ơn tất cả người thân trong gia đình, và bằng hữu bảo trợ thực hiện biên khảo nầy.
Viết tại Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu
Paris Thu 1990
Huỳnh Tâm
Ðức Tin Vô Cùng
Dân tộc Việt Nam đã trải qua những giai đoạn thăng trầm gần như muốn diệt vong bởi sự thay đổi truyền thống Tín ngưỡng, Giáo dục, Xã hội, Văn hóa, Kinh tế vào thời gian Pháp thuộc 100 năm. Chính quyền thuộc địa Pháp vận dụng sự đô hộ tính chất thực dân, khuyến khích người dân Việt Nam thay đổi tìm kiếm một hướng đi mới trong Tín ngưỡng và niềm tin sẵn có của Tôn giáo Phương Tây, nhà nước thuộc địa Pháp muốn vay mượn tín ngưỡng Phương Tây hầu cai trị Việt Nam cũng như khắp vùng Ðông Nam Á.

Dân tộc Việt Nam đã chịu đựng đến điểm cùng cực khổ đau nghèo đói bởi chế độ thuộc địa, kẻ bị bóc lột nay tự nó bộc phát lớn dần rồi thành hình trong những giai cấp xã hội ý thức tình tự dân tộc.

Dân tộc Việt Nam nay muốn xác định toàn bộ vị trí và điểm đứng của mình có thể chấp nhận được vào thời điểm nầy, mà dân tộc Việt đang bị chôn chân tại chỗ, từ ấy một thực thể mới xuất hiện đang mang hành trang trách nhiệm với quê hương dân tộc, qua tốc độ vươn mình bởi ảnh hưởng Phương Tây, tâm hồn dân tộc nhận thức quê hương trong cơn đọa đày và oán hờn quyền hành thống trị của nhà nước thuộc địa Pháp.

Thời điểm về nguồn từ giai cấp trung lưu trong môi trường Tây học, những nhân viên hành chánh của các công tư sở chính quyền thuộc địa Pháp. Giai cấp nầy cùng nhau đối thoại và liên kết với các tần lớp xã hội khác nhau như: Trí thức, chính trị, tiểu tư sản, nông dân, công nhân và lao động tự do. Người dân dấy lên phẩn nộ đã lấy quyết định xả thải mội khống chế kiểm soát, nguyện vọng của dân tộc Việt Nam dâng tràn độc lập.

Một xã hội bị trị đang chuyển thành giai cấp tự vệ trên căn bản dân tộc sinh tồn, cùng kết hợp các Tôn giáo đoàn thể chánh trị tập hợp thành một thế lực khác nhau đồng thuận thành hình thế cuộc đấu tranh nhằm đưa đến một Ðông Dương chuyển mình.

Một hòa nhịp mở đầu thế kỷ 20, tất cả quốc gia văn minh trên thế giới đồng thành hình một lộ trình phục vụ nhân sinh, xây dựng xã hội tốt đẹp, văn hóa, chánh trị, kinh tế và khoa học thực dụng, mọi nhập cuộc cách mạng thế giới cho công bình chung.

Cùng Tín ngưỡng của nhân loại đang được đặt vấn đề qui nhứt cho phù hợp chu kỳ nhân sinh vận hành theo vũ trụ và nhịp khắc mới xuất hiện tại Việt Nam một Tín ngưỡng truyền thông điệp của Thượng Ðế. Nhằm bảo vệ truyền thống và phát triển nhân bản, xây dựng một xã hội "đại đồng nhứt lý" trên căn bản Từ bi, Bác ái và Công bình.

Thế kỷ Thông điệp Thượng Ðế công bố và thành lập Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, trên miền đất Thánh Ðịa Tây Ninh miền Nam Việt Nam, từ đây mọi chuyển biến của nhân loại đều ở cả thảy Cao Ðài, với giá trị lưu truyền 700.000 năm.
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ viết Cao Ðài
(Troisième Amnistie de Dieu)

25/12/1926. Cơ Phổ độ nhập thế, chính thức tuyên bố thông điệp của Thượng Đế, lập hình thể Ðạo Cao Ðài, qua Hội thi xã miền Nam gồm quý Ngài Cao Quỳnh Cư, Ngài Phạm Công Tắc, và Ngài Cao Hoài Sang, mọi thôi thúc và tiếp nhận những thông điệp của Ðức A, Á, Â thông truyền "Thựng Ðế" xuất hiện khai mở Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

18/10/1926. Ngày Khai Ðạo chính thức công bố Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tại chùa Từ Lâm Tự, Gò Kém, tỉnh Tây Ninh, miền Nam Việt Nam. Thượng Ðế truyền ban cho nhân loại bộ Thánh Kinh, Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, và văn thơ dạy Ðạo. Nhân loại, thành lập Hội Thánh Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài.

Ðức CHÍ-TÔN chọn Ngự Mã Thiên Quân để thay quyền Thiêng Liêng Khai Ðạo "Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc", Chưởng Quả Hiệp Thiên Ðài khai Cơ Chơn Truyền Chánh Pháp: Giữ gìn Ðạo luật và bảo hộ Sinh linh. Ðức Giáo-Tông Thiêng Liêng "Ðức Lý" chọn Ngài Lê Văn Trung, thay quyền Giáo Tông tại thế, "Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt" Chưởng Quản Cửu Trùng Ðài khai Cơ Phổ Ðộ, độ rỗi nhơn sanh, giữ gìn Hành chánh Ðạo và Truyền giáo.

Ðạo Cao Ðài xuất hiện trong một hoàn cảnh Quốc gia Việt Nam bị đô hộ bởi chính quyền thuộc địa Pháp, họ khống chế kiểm soát mọi sinh hoạt của nhân dân và họ đang tìm hiểu chờ đợi sự xuất hiện tín ngưỡng Cao Ðài để lựa chọn một thái độ phản ứng nhằm tiêu trừ trước khi Ðạo Cao Ðài thành hình, chánh quyền thuộc địa không muốn sự phát triển chân lý đại đồng trong lòng người Việt Nam, chánh phủ thuộc địa Pháp chưa kịp thực hiện kế hoạch, mà đơn xin phép hợp thức hóa Ðạo Cao Ðài đã có trên 240 Tín hữu ký tên. Gồm mọi giai cấp xã hội Việt Nam, Ðạo Cao Ðài công bố theo thể thức tự do. Tuy nhiên tự nó phải công nhận một tín ngưỡng thành hình chính đáng, chính quyền thuộc địa Ðông Dương và chính phủ Pháp "Paris" không chối cải được, vì đây là nguyện vọng tối hậu quyền tín ngưỡng của Nhân loại.

Những ngày đầu thành hình Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, đã truyền loan ra khắp vùng Sài Gòn lẫn ngoại ô, và ngay cả việc xây dựng những tiểu giáo đường ở khắp nơi, nhưng vẫn còn trong phạm vi hạn hẹp, bởi nhà nước thuộc địa đang phản ứng và không chấp nhận một tín ngưỡng đại đồng tại Việt Nam. Ngày công bố Khai Ðạo thật long trọng, tại chùa Từ Lâm Tự, Gò Kén, tỉnh Tây Ninh miền Nam Việt Nam.

Có trên 200.000 Tín đồ cùng đại diện những Tôn giáo, đoàn thể chính trị, các cấp chính quyền địa phương, và có cả sự hiện diện của chính phủ thuộc địa Ðông dương. Ðạo Cao Ðài nay thực sự thành hình, không còn giới hạn trong suy tưởng hẹp hòi của chính quyền thuộc địa Pháp, đã từng võ đoán là một thực thể chính trị.

15/01/1927. Ðạo Cao Ðài chính thức chọn đất làm lễ thành lập Thánh Ðịa rộng 300 mẫu tây tại làng Long Thành "3.000.000 thước vuông" cách phía Nam tỉnh Tây Ninh 4 cây số. Chân lý Ðạo Cao Ðài được qui nhứt thành ÐẠI ÐẠO bởi Tam Giáo và Ngũ Chi:
- Lão Tử ( Vô vi )
- Ðức Khổng Tử ( Nhập thế )
- Ðức Phật ( Luân hồi )
- Thiên Chúa Giáo ( Luân hồi )
- Thần Linh ( Luân hồi )

Ðể khảo sát cùng phân tách những khía cạnh xã hội Việt Nam trong quan niệm tín ngưỡng và áp dụng những qui luật phổ truyền thần học Ðạo Cao Ðài. Chân lý duy nhứt Ðạo Cao Ðài là "Tam Giáo Qui Nguyên Ngũ Chi Hiệp Nhứt", công nhận những Ðức tin có trước và hòa hợp những giáo lý căn bản thành chân lý Ðại Ðạo, bởi ý niệm Ðại Ðồng Nhứt Giáo. Ðạo Cao Ðài vì chân lý Từ bi, Bác ái, Công bình nhằm phổ độ nuôi dưỡng sự đồng nhứt nhân loại và ý thức nhiều khía cạnh đời sống như văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa học, v.v... hầu phục vụ quốc gia và thế giới Ðại đồng.

Bardini, trang 41 ghi rằng:
" Ðạo không đủ nghị lực khi vắng bóng Quốc gia"
"Vắng tiếng Ðạo, Quốc gia không Quyền"
"Ðạo Cao Ðài đến để cải thiện nguồn sống đức tin và canh tân một xã hội mới, một xã hội đạo đức, nhân loại được tiến bộ phát sinh tình huynh đệ". Ðạo Cao Ðài dựa trên căn bản biểu thị cơ cấu của CHÍ-TÔN ân ban như Tân Luật, Pháp Chánh Truyền và Ðao luật, được tổ chức thành Cửu Trùng Ðài, Hiệp Thiên Ðài, Hội Thánh Phước Thiện và Hội Thánh Ngoại Giáo như một cơ quan hành chính đời có nhiều bộ và ban điều hành khác nhau.
Căn bản Thần học từ Tân Kinh, Pháp Chánh Truyền, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thơ Dạy Ðạo, Tân Luật, Ðạo Luật, Tam Giáo, Ngũ Chi tạo thành một lộ trình duy nhứt của chân lý Ðại Ðạo. Căn bản Tín ngưỡng của người Cao Ðài luôn luôn giữ hạnh, Tứ Ðại Ðiều Qui, Ngũ Giới Cấm, thi hành chân lý Từ bi, Bác ái, Công bình và đồng nhứt tôn vinh một Ðấng Chí Tôn, người Tín đồ Cao Ðài tự nguyện soi sáng cho mọi cộng sinh vì công bình nhân loại.
Ðối với chính quyền thuộc địa Pháp lúc đó nghĩ rằng ý niệm chính trị của Ðạo Cao Ðài có bản chất chính yếu trong việc chống chính quyền. Họ cho rằng Ðạo Cao Ðài mang tính chất hồi sinh của Ðạo Lão, "đã bị cấm chỉ vào năm 1873 và 1878 bởi Thống đốc thuộc địa tại Việt Nam" để tiến đến mục đích phối hợp với các nhà lãnh đạo Việt Nam lẫn toàn thể khối Ðông Nam Á trong việc chống chủ nghĩa thuộc địa, sự suy đoán này đã đưa đến kết luận một chiều:
" - Không thể tiếp xúc được dễ dàng với giới chánh trị Việt Nam vì họ đổi hướng vào lãnh vực Tôn giáo như Ðạo Cao Ðài".

Sự kết luận của họ đã dẫn đến chứng bệnh chủ quan, dị biệt và bất đồng với Ðạo Cao Ðài đang phổ truyền vào lòng hai dân tộc Việt-Miên có cùng một quan hệ mật thiết, như Tôn giáo, Xã hội, biên giới và cùng thời điểm bị đô hộ.

Chánh quyền thuộc địa kêu gọi người Pháp ở Ðông Dương hãy bảo vệ vì quyền lợi và thụ hưởng trên lãnh thổ Việt Nam, chính quyền thuộc địa Pháp không chịu đáp ứng nguyện vọng của hai dân tộc Việt-Miên, từ ấy họ sử dụng vũ khí và quyền lực đối đầu hành quyết Ðạo Cao Ðài trên hai lãnh thổ Việt-Miên.

Ngày Khai Ðạo đã mở ra một trang sử đau thương vô vọng của hai dân tộc Việt-Miên và nhân loại, cũng là ngày khởi đầu lịch sử Tôn giáo thi hành chân lý Từ bi hỷ xã, Bác ái tha nhân và Công bình hạnh phúc. Ngày Khai Ðạo tại chùa Từ Lâm Tự, Gò Kén tỉnh Tây Ninh đã là một bước phát triển tín ngưỡng của nhân loại, là một uy quyền tín ngưỡng được nhân loại trao mọi nguyện vọng "nhứt lý đại đồng" cũng như đặt tất cả niềm tin nơi Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, ngày Khai Ðạo thay lời tuyên bố, giải trừ mọi khổ đau sẽ chấm dứt và các dân tộc hân hoan đón nhận những Cao Miên, Trung Hoa, Pháp, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Thượng Ðế xuất hiện để đem đến tin mừng cho Nhân loại, cũng là ngày lịch sử trọng đại nhứt của Ðạo Cao Ðài: "- TA đến và đang sống cùng với các người trong tình Cha Con, và TA kêu gọi các người hãy nhìn nhau tình anh em từ hôm nay trong một đại thể Cao Ðài".
Người là Ðấng tối cao sáng tạo một công trình tín ngưỡng Ðại đồng tại Thế, nơi mà Người yêu dấu nhất, Người truyền ban chân lý bao dung, hằng mong phục vụ con cái của Người về cõi hằng sống. Từ điểm khởi đầu phổ truyền Ðạo Cao Ðài vào Vương quốc Cao Miên, đã thành dấu chỉ bước vào truyền giáo tận nẽo sống nhân loại.

Trên bước đường Phổ độ và truyền giáo do Thiên cơ dĩ định nên có được những hậu đãi nhờ ưu điểm cần thiết như địa dư, vị trí tỉnh Tây Ninh nằm trong trục lộ giao lưu thuận lợi cho các tỉnh của Cao Miên: Prey Veng, Svay Rieng, Kompong Cham và kratié. Trục lộ giao lưu biên giới rất ưu điểm cho sự tăng cường nhiều giáo đoàn Chức sắc phổ truyền Ðạo vào Cao Miên từ năm 1927.

Thời thuộc địa Pháp, trong các tài liệu hành chánh, quốc phòng, kinh tế, chính trị và xã hội đều ghi chú địa dư thuận lợi của biên giới Việt-Miên, Tôn đồ đầu tiên của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, truyền đạo ra hải ngoại bởi Ðức Ngự Mã Thiên Quân hóa xác phàm là Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Chưởng Quản Hiệp Thiên Ðài, Người đến Cao Miên phổ truyền cho đồng hương "Việt kiều", dân bản xứ "Kmère", và tất cả nhơn sanh sau nầy. Đức Chí Tôn ban ân tứ Thánh kinh, Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Thánh Ngôn và Ðạo luật làm phương tiện lập Hội Thánh của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Hội Thánh Ngoại Giáo Campuchia
( Mission Étrangère du Caodaisme au Campuchia)

Lộ trình phổ độ phương xa.
1863. Tại Cao Miên cũng như Việt Nam đều lệ thuộc hẳn vào hai chế độ Bảo hộ và Hoàng Triều. Hoàng tộc Kmere mất dần uy thế quyền hành Quốc gia bởi chế độ Bảo hộ cầm quyền cai trị. Tín ngưỡng Cao Miên lấy chân lý Phật giáo cổ truyền làm nền tảng Quốc giáo, nhưng đang trên đà bị phân hóa bởi hai khối Mohanikay và Thommayut. Thommayut khối Phật giáo bảo thủ truyền đạo rất chậm nhưng có ảnh hưởng Hoàng triều, trung thành luật chính thống Vương quốc, truyền đạo trên căn bản Phật giáo cổ truyền Cao Miên.

Mohanikay khối cấp tiến truyền đạo mạnh nhưng không ảnh hưởng Hoàng Triều, không nhận luật chính thống Vương quốc, truyền đạo vào mọi tần lớp xã hội, cải tổ hệ thống giáo đồ, am tường giáo điều, thông suốt kinh kệ, đặt lại vấn đề đào tạo sư cả và tăng ni, xây dựng đổi mới Phật giáo nhằm hấp thụ tinh hoa Tây phương.

Khối Phật giáo Mohanikay đến năm 1930, xem như bị loại ra khỏi uy quyền sư cả của Hoàng triều Cao Miên. Sự tranh chấp, bất hòa giữa hai khối Phật giáo Cao Miên đưa đến chia rẽ các giáo đoàn, những vị sư cả bảo thủ và cấp tiến trung ương tranh luận rất sôi nổi và gay gắt, cứ tiếp diễn mãi theo định kỳ, làm tổn thương uy thế Phật giáo tiểu thừa Cao Miên.

Về chiều sâu xã hội Cao Miên vẫn còn giữ được thuần túy cổ truyền Phật giáo và ý thức ít nhiều lịch sử dân tộc. Nên Phật giáo Cao Miên còn được đôi phần giá trị, nhưng vị trí thì đang trên đà mong manh.
Từ khi có chánh quyền Bảo hộ tại Vương quốc Cao Miên thì quân đội Cao Miên của các triều đại thường lâm vào cảnh nổi loạn chống Bảo Hộ và Hoàng Triều. Những cuộc khởi loạn này đã được ghi chép vào lịch sử Cao Miên từ cuối thế kỷ 19, những khởi loạn dành ngôi vị như thời cổ xưa, hoặc khởi loạn với ý thức chủ nghĩa quốc gia vì nền độc lập đã bị tước bỏ từ năm 1863, cho nên quyền thế Vương quốc không thể phối hợp với chính quyền Bảo hộ.
Những cuộc tranh chấp này do các nhà lãnh đạo nổi danh can trường dùng vũ khí sáng tạo và cổ điển dựa vào những kiểu mẫu huyền thoại của dân tộc, áp dụng truyền thống Phật giáo tiểu thừa Cao Miên để tìm ảnh hưởng đấu tranh bất khuất như:
- 1861-1867 Do Hoàng tử Sivotha lãnh đạo.
- 1864-1866 Achasva lãnh đạo.
- 1866-1867 Pou Kombo lãnh đạo.
- 1868- Hoàng Triều tiếp tục lưu huyết lẫn nhau do mối bất hòa giữa hai dòng dõi Hoàng gia Norodom và Sisowath.

Ðến khi Thái tử Yukanthor gây chiến với chính quyền Bảo hộ, thành một tiếng chuông vang động và nóng bổng nhứt, bởi sự hướng dẫn của Sisowath và con trai trưởng của Norodom bị chính phủ Bảo hộ ép buộc phải xuất ngoại, một cuộc lưu đày của Neak Bon rất kỳ thú bởi sự vô sản của Hoàng tộc Norodom.

Hoàng thân Neak Bon được nhân cách hóa với danh vị anh hùng khởi nghĩa, ngày lưu vong và ngày trở về quê hương rất vẻ vang như một nhân tài hoá thánh được luyện rèn sau bao nhiêu năm lưu lạc ở xứ người. Ngày hồi hương để đăng quang thừa kế Thượng hoàng, toàn dân thừa nhận vị anh hùng kỳ thường Neak Bon và tìm đến cầu xin phép lạ.

Trước khi Hoàng thân Neak Bon đăng quang Hoàng Đế là một Tín đồ của Hội Thánh Ngoại Giáo, Hoàng thân Neak Bon được truyền thụ chân lý Cao Ðài và đoàn tùy tùng cùng được Phổ độ, nay ngôi vị Hoàng đế của Ngài đã hoàn bị, nhưng vẫn phải bảo vệ Hoàng triều vì sự thấm nhuần lý tưởng chế độ Quân Chủ và cổ truyền Phật giáo đã bắt rễ từ lâu qua nhiều thế kỷ không một sớm mai canh tân được Cao Miên. Ðó là nguyên nhân để cho chính quyền Bảo Hộ sử dụng kỹ thuật đối diện với Ðạo Cao Ðài trong thương lai.

Nguồn gốc khởi đầu trong sự đối diện với Ðạo Cao Ðài do Vua Sisowath phát huy bởi nhà nước Bảo hộ chính thức bảo trợ, khuyến khích Chính sách đối diện tín ngưỡng. Chính quyền Bảo hộ thành lập một Ủy Ban Ðối Diện Tín Ngưỡng gồm những người Pháp cao cấp, dưới sự điều khiển của viên Toàn quyền thuộc địa Ðông dương để kiểm soát toàn bộ chính trị, kinh tế và tín ngưỡng Cao Miên.

Chính quyền thuộc địa chỉ thị cho Hoàng triều đứng ra đối thoại với Hội Thánh Ngại Giáo và Chức sắc đại diện Tòa Thánh Tây Ninh tại Cao Miên và ban truyền sắc luật nhân khẩu di trú ngoại kiều, nhắm vào Việt kiều và Hoa kiều để đem lại sự lợi nhuận đáng kể cho chính quyền thực dân Pháp.
Ðiều này đã thể hiện một phần do sự kiểm tra dân số toàn quốc.
- 95.000 Hoa kiều.
- 150.000 Việt kiều.
- 125.000 Chàm.
- 3.245.000 Dân Cao Miên và các sắc tộc khác.
Tổng dân số Vương quốc Cao Miên 3.615.000 người.

Hoàng Triều nhận báo cáo về ngoại kiều và kinh tế, do chính phủ Bảo hộ cung cấp, nền kinh tế Cao Miên do Hoa và Việt kiều quản trị, chính sách kiểm tra dân số của viên Toàn quyền Pháp đề ra nhằm mục đích để cản trở trên đường dừng chân của những phái đoàn truyền giáo Ðạo Cao Ðài trên xứ Cao Miên. Tuy nhiên sự tương phản chính trong việc phân chia ngoại kiều Trung Hoa và Việt Nam đã làm cho họ tập trung đoàn kết với nhau, để miệt mài nắm vững và phát triển kinh tế, kỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và ngư nghiệp. Một phần dân số Việt kiều đang sinh sống trên đất phì nhiêu Mékong hạ lưu Văn Nam bằng nghề canh nông với một đồng bằng của tỉnh Svay Rieng, Prey Veng, Kandal và Takeo, ngư nghiệp tại Biển hồ và đồng điền cao su Kompong cham, Kratié, Kompong Thom rất phát đạt.

Về phương diện pháp lý, tòa án Ðông Dương nâng đỡ tất cả người Việt Nam và Hoa Kiều có quốc tịch Pháp, ngoài những giai cấp Việt kiều khác đều không được ưu đãi, cùng lúc ấy cộng đồng Việt kiều tại Cao Miên không có quốc tịch Pháp, đứng trước một hoàn cảnh thiểu số biệt lập sinh sống nhờ những dịch vụ đã qui định trong luật Bảo hộ Cao Miên.

Công trình điều nghiên Phổ-Ðộ được hoàn thành, Chức sắc, Chức việc, Ðạo hữu đồng sức nỗ lực công quả, phổ truyền Ðạo trên hai phương cách đồng hương và bản xứ. Những ngày đầu phổ truyền Ðạo vào Vương quốc Cao Miên, bởi Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc truyền đạo trên bình diện canh tân Phật giáo, hoàn toàn phù hợp và ảnh hưởng 30% đối với khối Phật giáo Mohanikay và Khối Thommayut.

Một tôn giáo mới, đến Cao Miên rất tế nhị nhằm hướng dẫn niềm tin vào trục lộ tín ngưỡng dân tộc, những tín đồ Cao Ðài Việt Nam phổ truyền chân thành dìu dẫn tín đồ Cao Miên khai mở một tín ngưỡng mới và xác định lại hướng vươn mình trong đại đồng nhân bản, dân tộc Cao Miên tiếp nhận Ðạo Cao Ðài như một sứ giả đem đến cho họ nhiều phép lạ, đang tiếp tục trên con đường chân truyền Phật giáo còn lại như "Canh tân Phật giáo Ðông Dương".

Dân tộc Cao Miên vẫn còn giữ được thấm nhuần tín ngưỡng Phật giáo cổ truyền, ý thức dòng lịch sử cũng như xã hội đang bị xoáy lở. Cùng lúc cơ quan Bảo hộ củng cố thế lực và ép duyên Tôn giáo Tây phương hòa nhập vào Cao Miên để chống lại bước tiến của Ðạo Cao Ðài. Về phương diện tín ngưỡng của dân tộc Cao Miên rất yêu chuộng đạo đức và thừa hưởng được nhiều chân lý của các Tôn giáo.
- Dân tộc Cao Miên có một tín ngưỡng cổ xưa Thần linh, nhưng nay chỉ còn ảnh hưởng ở miền nông thôn.
- Cao Miên tiếp nhận Phật giáo tiểu thừa là tín ngưỡng chính thống Quốc giáo do những nhà sư Trung Hoa, Tây Tạng và Việt Nam truyền vào.
- Riêng sắc tộc thiểu số người Chàm gốc Mã Lai theo Hồi giáo.
- Thiên Chúa giáo do chính quyền Bảo hộ truyền vào bởi hòa ước Cao Miên 1863, Hòa ước ấn định quyền truyền đạo Thiên Chùa giáo song song như Phật giáo tiểu thừa Cao Miên.
- Dân tộc Cao Miên nay tiếp nhận Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Ngoài những Tôn giáo trên dân tộc Cao Miên vẫn đi tìm kiếm các Tiên tri gia "Rub", Thổ thần "Neak Ta" cùng các Thần linh khác có liên quan đến tạo hóa và sự cầu phúc cho chính họ, bởi thế Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ đến Cao Miên như sự đích thực của thời kỳ cứu rỗi, cho dân tộc Cao Miên.

Ðạo Cao Ðài đến với nhân loại, vào thời điểm thế giới tiếp cận cơn khủng hoảng chiến tranh lần thứ hai, Ðại Ðạo xuất hiện lần nầy để xoa dịu những bất hạnh và gọi nhân loại thực sự nhìn nhau bởi tình Huynh-Ðệ, và hôm nay Ðạo Cao Ðài truyền giáo đến Cao Miên rất tế nhị ở bình diện tín ngưỡng, những nỗ lực truyền giáo chỉ trên niềm tin dân tộc Cao Miên tự xác nhận Ðạo Cao Ðài vẫn tiếp tục trên đường chân truyền Phật giáo.
Năm 1926. Ngày khai Đại Đạo tại chùa Gò Kén, Trung tuần tháng 5-1927, đã mở ra một thế giới mới cơ quan truyền giáo hải ngoại, với danh xưng Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Đài (Mission Etrangère du Caodaisme). Đây là phần chuyển pháp thiêng liêng tích cực nhất trong việc truyền bá Đại Đạo. Ngài Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) mua 2 mẫu đất của một người Pháp tại thủ đô Phnom Penh và hiến dâng cho Hội Thánh Ngoại Giáo để đặt văn phòng cũng như xây dựng Thánh Thất. Toạ lạc tại đường Lanlande Catan (Phnompenh).

Hội Thánh Ngoại Giáo dưới sự chỉ đạo của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, tức Đại văn hào Victor Hugo người Pháp, dưới sự bảo hộ hữu hình của Đức Hộ Pháp. Tại Thánh Thất Kiêm Biên, Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn dạy: "Bần Đạo khi đắc lịnh làm Chưởng Đạo, lập Hội Thánh Ngoại Giáo giáo Đạo tha phương thì tùy lòng bác ái của Đức Chí Tôn, mở rộng cửa thế cho nhơn sanh dâng công đổi vị. Bần Đạo chẳng kể nguyên nhân hay quỉ nhân, hễ biết lập công thì thành Đạo."

18/12/1926. Khởi đầu đoàn người Cao Miên tự đi về hướng Tây Ninh huyền bí để hành hương, là nơi xuất phát những Thông điệp đầy phép lạ, những tân tín đồ Cao Ðài người Cao Miên được sự hướng dẫn của các vị sư cả, về hành lễ Thượng Ðế tại chùa Từ Lâm Tự, Gò Kén, tỉnh Tây Ninh, tín đồ dựng trại tập thể làm công quả dâng hiến Thượng Ðế những phẩm vật ngũ cốc, những loài hoa lạ.

Trên mọi nẽo lộ trình từ Cao Miên hướng về Tây Ninh mỗi ngày từ 420 đến 600 người hành hương, những ngày đầu Khai Ðạo số tín đồ Cao Miên hành hương từ 2500 đến 8000 người, do các vị sư cả hướng dẫn, lễ cầu nguyện, phát chẩn rất là nồng hậu. Ngay từ mới lập Đạo, người Khmer từ xứ Kampuchia không quản ngại xa xôi đã đến cầu Đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh và ở lại làm công quả. Họ mang theo cả gạo thức ăn, khi nào hết lương thực họ mới trở về xứ.

Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ vận dụng quyền năng Thiêng Liêng truyền bá phi thường chỉ những tháng khởi đầu đã loan truyền khắp Việt Nam, những tỉnh của Cao Miên như Prey Veng, Svay Rieng và Thủ đô Phnom Penh. Thượng Ðế ân ban những Thông điệp đến với nhân loại qua những mở lòng hân hoan tiếp nhận mọi hoài bảo với sức sống mãnh liệt, từ ấy tín đồ Cao Ðài luôn luôn nung đúc sứ mạng Thiêng Liêng và nồng nhiệt đón nhận như một bổn phận kính mến Thượng Ðế. Thông điệp đến đúng lúc "Thiên địa Nhân hòa" trên môi trường nở rộ, Thượng Ðế xuất hiện chỉ vài năm để lập nền Ðạo. Cũng vừa lúc thế cuộc thuộc địa xuống tay gieo rắc, tiêu diệt các dân tộc Ðông Dương.

26/02/1927. Ông Bernardini trưởng phòng văn khố Phnom Penh, chi nhánh trực thuộc phòng nhì Ðông dương báo cáo như sau: "Ngay từ đầu năm 1927. Sự phát xuất Ðạo Cao Ðài đã lan tràn đến các tỉnh gần biên giới Tây Ninh. Tháng 2, ngoại sứ Pháp tại Svay Rieng gởi chính phủ Cao Miên một bản tường trình về Ðạo Cao Ðài và đính kèm văn thư của Ðức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung lên tiếng phản đối việc hành xác những Tín đồ Cao Ðài Việt-Miên do chính phủ thuộc địa Pháp thực hiện".

19/04/1927. Ðức Ngự Mã Thiên Quân (Hộ Pháp Phạm Công Tắc) thừa lịnh Ðức CHÍ-TÔN xuất ngoại đến Kampuchia, để truyền giáo, mở cửa Hội Thánh Ngoại Giáo tại Phnom Penh hầu phổ độ nhơn sanh khắp nơi trên thế giới.

Trang sử Hội Thánh Ngoại Giáo kỳ diệu khởi đầu, mọi tiến trình đặc biệt như ngày Khai Ðạo tại chùa Từ Lâm Tự, Gò Kén tỉnh Tây Ninh. Hội Thánh Ngoại Giáo đặt dưới sự bảo hộ hữu hình của Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo). Lãnh sắc chỉ "NGỌC HƯ CUNG" chịu sứ mạng Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo quyền năng Thiêng Liêng và ký bản "THIÊN NHƠN HÒA ƯỚC", bởi sự hướng dẫn của Ngài đặt trên nền tảng kết hợp nhân loại cùng hướng về Ðại Ðạo và đồng khởi xây dựng một xã hội công bình trên mọi mặc văn minh và khoa học.

Ngày 2/6/1927. Sở Tuần cảnh Pháp báo cáo với nhà đương cuộc có 5.000 người Khmer đến lễ bái trước chánh điện Tòa Thánh Tây Ninh, trước pho tượng Đức Phật Thích Ca cưỡi ngựa tầm Đạo Trời tại sân Đại Đồng Xã. Với số người hành lễ tăng lên 30.000 người thì Bộ Trưởng Tôn Giáo ra Thông tư ngày 23.5.1927, trong đó có khoản như sau: "Giáo Lý nhà Phật mà dân Khmer đã thấm nhuần đang dẫn đến chơn thiện và liêm khiết. Ngoài ra không có một tôn giáo phái nào khác đến choán chỗ trên các địa phương của ta".

Tháng sau, các sư sải Campuchia nhận được chỉ thị rõ ràng là họ có bổn phận đẩy lùi giáo lý Đạo Cao Đài, cho là trái nghịch với hiến pháp Vương Quốc, trái với những điều giới răn của Phật Tổ và các tác phong của hàng Phật Tử.

05/6/1927. Hội Thánh Ngoại Giáo vừa tròn một năm, số tín đồ tăng lên 10.000 người (mười ngàn người). Ðức Phạm Hộ Pháp và Ðức Cao Tiếp Ðạo phò loan để nhận thông điệp của Ðức Chí-Tôn. Ngọc Hoàng Thượng Ðế viết Cao Ðài. Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Ðạo Nam Phương. Thầy mừng các con.
- Bảy, Lắm, Sự. Thầy phong cho ba con chức Giáo Hữu.
- Chữ, Vinh, Của. Thầy phong cho ba con chức Lễ Sanh.
Thầy mừng các con nên hiểu rằng.
"Ðạo khởi tại Việt Nam Thánh Ðịa Tây Ninh, Ðạo phát khắp nơi trên thế giới"
"Rồi một ngày tốt nhất, các con hãy cùng về Thánh Ðịa để nhận lãnh ân ban của Ta".

Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo).
Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Thiêng Liêng thị hiện chấm phái cho Chức sắc và lập thành Hội Thánh Ngoại Giáo Hữu hình.

Nam phái:
Ngài Lê Văn Bảy đắc phong Giáo hữu (Thượng Bảy Thanh).
Ngài Nguyễn Văn Lắm đắc phong Giáo hữu (Thượng Lắm Thanh).
Ngài Võ Văn Sự đắc phong Giáo hữu (Ngọc Sự Thanh).
Ngài Ðặng Trung Chữ đắc phong Lễ sanh (Thượng Chữ Thanh).
Ngài Trần Quang Vinh đắc phng Lễ sanh (Thượng Vinh Thanh).
Ngài Phạm Kim Của đắc phong Lễ sanh (Thái Của Thanh).
Ngài Huỳnh Hữu Lợi đắc phong (Sĩ Tả).

Nữ phái:
Ngài Batry "Trần kim Phụng" đắc phong Giáo hữu (Hương Phụng).
Ngài Ðặng Thị Huệ đắc phong Giáo hữu (Hương Huệ).
Ngài Nguyễn Thị Hạt đắc phong Giáo hữu (Hương Hạt).
Ngài Huỳnh Thị Trọng đắc phong Giáo hữu (Hương Trọng).
Ngài Võ Hương Nhâm đắc phong (Ðạo Nhơn).

Nhiều vị được thăng cấp Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo, như Giáo Sư Thượng Bảy Thanh (1927-1937), Cao Tiếp Đạo, Giáo Sư Hương Phụng, Giáo Sư Thượng Chữ Thanh. Tại Tòa Thánh Tây Ninh cũng có thiết lập một Tòa Hội Thánh Ngoại Giáo (Còn gọi là nhà Vạn Linh) đối diện với Nam Đầu Sư Đường.

22/6/1927. Chánh phủ Bảo hộ gửi đến Hoàng triều một chỉ dụ soạn sẵn như sau: "Cấm những cuộc hội họp do các Tôn giáo tổ chức, người dân không được tham dự vào các đảng phái chính trị. Vì mục đích lợi dụng lòng tốt để gạt gẫm người dân nhẹ dạ và họ tạo thế đứng cho đảng phái để đối kháng với Phật giáo".

Cùng tháng 6 năm, qua tin tức đem lại bởi các huấn giới sư cả báo cáo sai sự thật: "Ðạo Cao Ðài đã chống đối luật pháp và thuyết Phật giáo". Hoàng Triều gửi chỉ dụ đến các chỉ huy dưới quyền sư cả Mohanikay, và Thommayut thi hàng cấm đoán việc truyền Ðạo Cao Ðài.

23/6/1927. Tổng trưởng bộ Tôn giáo Cao Miên, nối tiếp Chỉ-dụ Hoàng Triều ra thêm một bản thông cáo nội dung: "Sau khi nghiên cứu tận nơi rất kỹ lưỡng, ta nhận định rằng Tôn giáo Cao Ðài tạo dựng trong trường hợp bất chánh đáng trách, bởi họ lợi dụng Tôn giáo để làm phương châm lường gạt quốc dân ta qui về họ đặng lợi dụng lòng tín ngưỡng đem quyền lợi riêng tư về cho nhóm họ". "Giáo lý của Phật giáo mà cả dân tộc Cao Miên đã thấm nhuần, đang dìu dắt chúng ta đến tận thiện mỹ, thì ngoài đạo Phật của ta ra, không một Tôn giáo nào được đến chiếm chỗ trên quê hương chúng ta được".

10/7/1927. Hoàng Ðế Sisowath lập Monivong làm Thái tử, để chuẩn bị đăng quang, khẩn định quyền lực Quân chủ và Quốc giáo, ban hành huấn thị gửi đến Vua sải kêu gọi đối phó Ðạo Cao Ðài, ngày 20/10/1927. Monivong đăng quang đem đến sự ly khai Hoàng Triều và chia rẽ đắng cay bởi Hoàng tộc Norodom yếu thế nhưng vẫn còn hậu duệ. Hoàng tộc Norodom xin yết kiến Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, và Ngài truyền rằng: "Vì cơ hội chưa đến với Hoàng tộc Norodom phải chờ sự trừng phạt bởi Thượng Ðế, đến cuối tuần tháng 6 năm 1928. Trong Hoàng tộc sẽ có một vị vua mới đăng quang và ra mắt trước quốc dân".
Cùng lúc những Tiên tri gia Cao Miên cho biết: "Sẽ có sự suy biến về mặt chính trị rất trầm trọng, rồi toàn dân đứng lên hổ trợ sự đăng quang của tân Hoàng Đế, sau khi pho tượng phi mã của Đức Phật tại Tòa Thánh Tây Ninh sẽ chuyển hướng về Phnom Penh". Một Tiên tri gia khác cũng lên tiếng: "Tại Tòa Thánh Tây Ninh sẽ xuất hiện hai Hoàng tử của Norodom là Chantalekha và Yukanthor, cùng vị Thần Neak Bon Cao Miên, tại Tòa Thánh Tây Ninh thật sống động hùng vĩ, tín đồ Cao Ðài Cao Miên sẽ đón tiếp Hoàng tử của họ hồi sinh và được ban phép lạ, Ngài hiện về biến thành thánh tượng phi mã, ngày trọn lành tín đồ Cao Miên cầu nguyện được ban phúc lành và vị thần Neak Bon phi mã về Phnom Penh để thăm quê hương rồi sau đó về Trời để nhận lại chức hầu thiết lập một thời thịnh vượng, oai phong".

20/12/1927. Ngài Thượng Bảy Thanh (Lê Văn Bảy) Chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo với nhiệm kỳ 5 năm. Hội Thánh Ngoại Giáo khởi hàng đạo sự, điều nghiên lịch sử và xã hội Cao Miên. Nhận định tình thế thuận lợi cho môi trường phổ độ vào hoàn cảnh xã hội, địa dư để phổ truyền đạo nhanh chóng kết quả, cũng như điều nghiên những điểm đối nghịch có thể đến.

22/12/1927. Sắc lịnh của Vua Campuchia lên án Đạo Cao Đài và định hình phạt đối với người Miên nào nhập môn Đạo Cao Đài, viện lý lẽ rằng theo điều 15 của Hòa ước bảo hộ và những sắc lịnh của nhà vua (21/11/1903) và 6/8/1919 và 31/12/1925). Thêm và đó các điều 149, 213 và 214 của Bộ Luật Campuchia chỉ có Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo được hành lễ tự do tại Campuchia mà thôi.

Vì lẽ đó người Khmer bớt theo Đạo Cao Đài. Các vị Chức sắc chuyển qua chú trọng Việt Kiều, Hoa Kiều việc truyền Đạo trởn nên thuận lợi không bị gián đoạn. Để an lòng chính quyền bảo hộ Pháp, những vị Chức Sắc, Đạo hữu đã làm tờ cam kết như sau: "Chúng tôi đồng ký tên dưới đây, Chức Sắc và Thiện Nam tín nữ cư trú tại xứ Cao Miên, đồng ý với nhau cam kết với chính quyền Pháp và chính phủ Cao Miên rằng: Chúng tôi nguyện sinh hoạt theo đời sống đạo đức thuần túy, trọn tuân luật pháp chơn truyền Đại Đạo Cao Đài với tôn chỉ Qui Nguyên Tam Giáo, Hiệp Nhứt Ngũ Chi, hầu đem nhơn loại đến Đại Đồng đặng hưởng hòa bình, hạnh phúc. Chúng tôi xin cam kết với chính phủ là không bao giờ làm rối rắm cuộc trị an. Nếu chúng tôi thất hứa thì cam chịu tội tử hình".

Dù vậy, vẫn bị công an theo dõi nên việc truyền giáo hết sức thận trọng, khéo léo, bằng cách thiết đàn tạ tư gia, truyền bá giáo lý Đạo trong các dịp quan hôn, tang lễ.

26/12/1927. Chính phủ Bảo hộ kêu gọi Hoàng Triều truyền chỉ dụ phản ứng tín ngưỡng Cao Ðài trên đất Cao Miên gọi là một Tôn giáo không thể bảo đảm được hạnh phúc dân tộc Cao Miên. Chỉ dụ kêu gọi, nhắc nhở bổn phận con dân trung thành đối với chính thể quân chủ của Hoàng Triều lẫn với bổn phận niềm tin Phật giáo.

Hoàng Triều Monivong xác định quyền hành thống trị tối cao của Vương quốc, chỉ dụ tham chiếu điều 15 của Hòa ước Bảo hộ 11/08/1863, sắc luật 11/11/1863 và bổ túc của bộ hình luật Cao Miên, tham chiếu điều 149, 213 và 214. Phật giáo và Thiên Chúa giáo được phép tự do truyền đạo tại Cao Miên: "Tin Lành được phép truyền Ðạo trong phạm vi tín đồ có sẵn, người dân có quốc tịch Pháp, ngoại trừ các Tôn giáo khác không được truyền vào Cao Miên, nếu không có sự chấp thuận của Bảo hộ và Hoàng Triều Cao Miên, chiếu theo tinh thần, chỉ dụ được niêm yết khắp nơi".

1928-1938. Thủ đô Sài Gòn, Việt Nam. Một trung tâm Văn hóa Cao Đài năng động những nhà trí thức Đạo Cao Đài hăng hái vận dụng phương tiện báo chí phổ thông nền chơn đạo ra hải ngoài những Nguyễn Thế Phương thành lập tờ báo L’Action Indochinne, Nguyễn Phan Long tờ Eucho Annamite bằng Pháp ngữ, không khác nào những cơ quan ngôn luận chủ trương phổ biến giáo lý, nghi thức, tu học Đạo Cao Đài, khuyên răn mọi tín đồ phải sống liêm khiết đơn giản, giữ thể xác tinh thần và đạo đức trong sạch.

Tháng 7 năm 1930. Phối Sư Nguyễn Văn Ca sáng lập tờ Nguyệt san Revue Caodaiste bằng Pháp ngữ xuất bản mỗi tháng một lần, do Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu làm chủ bút, báo quán tại Thánh Thất Cầu Kho đường Nguyễn Cư Trinh, Sài Gòn. Những Tạp chí thu hút nhiều đọc giả Phương Tây cũng như Việt Nam. Loan tải nội dung đặc thù Đạo Cao Đài, trình bày những suy tư tín đồ, chứng minh đức tin Thượng Đế, nhờ vậy động lực đức tin Cao Đài lan tỏa, lưu hành hầu hết trên thế giới như Âu Châu (Pháp, Đức, ý, Anh, Thụy Sĩ…), Châu Mỹ (Hoa Kỳ Canada..), Châu Phi…Và Egllise Gnostique d’Allemagne tại nước Đức, liên lạc xin hiệp nhứt với Đạo Cao Đài. Trên đường hành đạo theo báo chí mở ra một không gian mới. Ngoài ra còn có những buổi diễn thuyết, hội thảo do các nhà lãnh đạo Cao Đài Việt Nam với một số tín hữu Châu Âu làm diễn giả, những tin mừng này là động lực cho các nhà truyền giáo Đạo Cao Đài mở rộng hoạt động ra khắp thế giới.

08/01/1928. Trên 10.000 người dân Cao Miên lên đường về hướng đất lành để tìm kiếm sự hổ trợ tinh thần của Tòa Thánh Tây Ninh, họ đi tìm những giải pháp công bình và hạnh phúc mà họ đã bị mất từ lâu nay, bởi nhà nước Bảo hộ tước đoạt những đặc quyền sống trên quê hương yêu dấu của họ. Lần nầy người Cao Miên đến Tòa Thánh Tây Ninh xin cầu nguyện trước tượng Ðức Phật Phi Mã, như hình ảnh chân dung của Tiên vương Norodom, họ tiếp nhận được rất nhiều huyền diệu, phúc lành.

Những tín hữu đau ốm được Tòa Thánh chữa bệnh, sau những ngày cầu nguyện tín hữu trở lại quê hương trong niềm hân hoan, cũng có một số tín hữu xin ở lại Tòa Thánh vĩnh viễn.

Tất cả tín đồ Cao Miên đón nhận lòng nhân từ của Chí Tôn, ban bố hồng ân uy quyền vào thời đại phù trầm để kéo ngắn sự mong mỏi chờ đợi, nguyện vọng sớm có một cuộc cách mạng tự do tín ngưỡng, kinh tế, chính trị hầu thay đổi xã hội cho phù hợp với toàn dân, họ mộng ước thực hiện canh tân xứ sở theo tinh thần dân tộc hiếu hòa.

20/01/1928. Chính phủ Bảo hộ và Hoàng triều cùng đưa ra một chỉ dụ "Tiểu hình" để trừng phạt người dân tham dự vào những cuộc hội họp Tôn giáo mà không được Hoàng triều Cao Miên nhìn nhận. Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung) kêu gọi, khuyên nhủ tín đồ Cao Miên nên dừng lại mọi cuộc hành hương để rời khỏi Tòa Thánh Tây Ninh hầu bảo vệ sinh mệnh, nếu tín đồ Cao Miên không trở lại quê hương thì Tòa Thánh cấp nhà đất, tìm công ăn việc làm để bảo đảm đời sống tại Thánh Ðịa, riêng các giáo đoàn Cao Ðài Việt Nam đang ở Cao Miên đồng thuận tuân theo chỉ dụ hiện hành, tạm dừng chương trình truyền giáo. Ðồng lúc chính phủ Bảo hộ ra sức kiểm soát chặt chẽ, lập ra nhiều điều lệ quyền hành địa phương để khống chế tín ngưỡng Cao Ðài tại biên giới Việt-Miên, tăng cường chức năng tư pháp cản trở khối hành hương và di dân Cao Miên, tiếp theo Chính phủ Bảo hộ đưa ra một loạt chính sách bí mật khắc bạc, vu khống Ðạo Cao Ðài tại Cao Miên như sau: "Ðạo Cao Ðài có ý định làm sụp đổ tâm linh Phật giáo, chống đối Hoàng Triều và chính quyền Bảo hộ". Ngoài ra chính phủ Bảo hộ kêu gọi Hoàng triều phải phản ứng cấp tốc bằng những biện pháp dành riêng cho dân Cao Miên theo Ðạo Cao Ðài.

29/1/1928. Chính phủ Bảo hộ âm mưu tổ chức cuộc chạy đua Tín ngưỡng bất công trên đất nước nhỏ bé Cao Miên. Ðứng trước hoàn cảnh mới các giáo đoàn Cao Ðài của Hội Thánh Ngoại Giáo tự sáng tạo chương trình truyền giáo tế nhị hơn để tạo những cảm thông và bảo đảm uy tín của Ðạo trước an ninh phức tạp của Quốc gia Cao Miên, nên toàn đạo gửi cho Bảo hộ và Hoàng Triều một thông điệp để khẩn định: Chúng tôi tự nguyện kể từ đây sinh hoạt theo một đời sống nghĩa nhân, đạo đức đầy đủ tính đức Từ bi, Bác ái và Công bình, trọn tuân theo luật pháp của Ðạo Cao Ðài mà nguồn cội tại Tòa Thánh Tây Ninh, với sứ mạng cao thượng của các Ðấng trọn lành nơi cõi Thiêng Liêng là: Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Hiệp Nhứt, Hoằng Khai Ðại Ðạo khắp năm châu thế giới, hầu tận độ chúng sanh chung hưởng cảnh thái bình với một kỷ nguyên "Ðại Ðồng Huynh Ðệ". "Chúng tôi thành thật cam kết với chính phủ rằng chúng tôi không bao giờ vô tình hay cố ý làm một điều chi vi phạm đến sự trị an Quốc gia. Nếu chúng tôi thất tín với chính quyền cả thảy chúng tôi xin chịu tội tử hình y theo quốc pháp". Hoàng triều Cao Miên tiếp nhận thông điệp hoan hỉ từ đây không còn lo âu, Hội Thánh Ngoại Giáo cũng có một cơ hội để phổ truyền, giáo dục đào tạo Chức việc, Chức sắc, cũng như chuẩn bị tái thiết các cơ quan Ðạo.

10/2/1928. Chính phủ Bảo hộ và Hoàng triều ban hành chỉ dụ tiểu hình số 2.
"Trừng trị những người dân Cao Miên hoặc người ngoại quốc mưu toan ý định phá rối an ninh và trật tự công cộng, qua hình thức lợi dụng lòng nhẹ dạ để khuyến dụ người dân Cao Miên theo những tín ngưỡng khác, ngoài Phật giáo và Thiên Chúa giáo, cắm tất cả những cuộc hội họp hay Thánh lễ có tính cách siêu nhiên".

Bản chỉ dụ đến với Ðạo Cao Ðài như một sự kết thúc giai đoạn đầu truyền giáo tại Cao Miên, để đánh dấu một giai đoạn lịch sử Hội Thánh Ngoại Giáo phổ truyền đạo mạnh mẽ sáng chói nhứt, Hiệp Thiên Ðài, Cửu Trùng Ðai và Hội Thánh Ngoại Giáo, rút ra những kinh nghiệm phổ độ và điều nghiên Ðạo sự nhằm chuyển tiếp thành một chương trình truyền giáo mới cho phù hợp với tình thế chính trị tại Cao Miên.

Tuy Hoàng Triều Cao Miên không muốn chính sách Tín ngưỡng đi ngược lại nguyện vọng vốn lòng dân yêu chuộng và mến mộ Ðạo Cao Ðài, nhưng vì sự bắt buộc của chính phủ Bảo hộ, nên chỉ dụ truyền ra không hợp khối đoàn kết của toàn dân và có cơ tự phá vỡ Phật giáo tiểu thừa, cho nên toàn dân Cao Miên tự bộc phát cao trào Tín ngưỡng, họ ý thức quyền sống làm người và khác khao hạnh phúc, tổ chức diễn thuyết kêu gọi toàn dân đứng lên đòi quyền tự do tín ngưỡng, họ niêm yết tuyền đơn ở khắp nước Cao Miên, những tín đồ Lão giáo, Khổng giáo, Hồi giáo, Thần giáo, Cao Ðài cũng hưởng ứng theo việc làm đạo đức của họ.

12/02/1928. Tất cả tín đồ Cao Miên về Tòa Thánh xin được cắm trại trước tượng Ðức Phật phi mã. Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đón tiếp Tín đồ và Ngài truyền Đạo rằng:
"Ngày nay Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ đã được sự đón nhận tại Ðông Dương xem như một tân Tôn giáo hiện hữu, Ðạo đến để đáp ứng lòng tin và nguyện vọng đồng nhứt tín ngưỡng của nhân loại. Ðại Ðạo là sự canh tân tín ngưỡng đồng nhứt". "Tại Cao Miên xã hội phân hóa bởi một chính phủ Bảo hộ không thuần ý Phật giáo, cũng là nơi thử thách Hội Thánh Ngoại Giáo". "Dân tộc Cao Miên đang mong đợi cùng nổ lực tìm kiếm sự tiến triển đổi mới trong tinh thần tín ngưỡng cũng như canh tân Phật giáo".

Trong kinh Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ cho biết chân lý Ðại đồng rằng:
"- 1/ Vẫn ở cuối chu kỳ của một thế kỷ, như những chu kỳ của mặt trăng và mặt trời trong vũ trụ, tất cả các chu kỳ đều có sự khởi đầu "Trời trăng xoay vần".
- 2/ Ðến ngày cuối thế kỷ của chu kỳ, có sự canh tân đổi mới và được kết tâm giao với những Tôn giáo thành qui nhứt".

Những nhà sư cả Cao Miên đã tìm thấy trong Ðạo Cao Ðài mang hình ảnh canh tân Phật giáo và tuyên bố rằng: "Ðạo Cao Ðài là hình ảnh chân lý của canh tân Phật giáo Ðông Dương".
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, nay mở các khóa Hạnh đường đào tạo Chức sắc và tổ chức thành những giáo đoàn vững chắc sống động đến Cao Miên truyền giáo, những giáo đoàn nầy được Thiêng Liêng ân ban hoài bảo xoa dịu mọi khổ đau và phổ độ đồng sinh những lúc khốn cùng đem đến cho nhân loại một niềm tin Cao Ðài sinh động.

Hội Thánh Ngoại Giáo được Thượng Ðế ân ban, truyền thụ như những nhà Tiên tri hành đạo, giữ một vai trò rất quan trọng về Thần linh, bởi từ đó phát hiện ra Hoàng tử Norodom, uy tín Ðạo Cao Ðài nay hòa lẫn vào bản xứ thành phong tục tập quán của người Cao Miên, sự công nhận nầy tự trở thành hòa nhịp theo chính thuyết linh hồn của dân tộc Cao Miên.

Ðể liên kết hiện tại với chu kỳ vũ trụ và phong tục tập quán, Chức sắc Thiên phong Ðạo Cao Ðài phổ truyền tín ngưỡng của ba Tôn giáo lớn, Ngũ chi Ðạo hiệp nhứt, đặt trên nền tảng của từng sắc dân, hiểu biết tập quán lẫn tinh thần dân tộc nơi hành đạo, như tại Cao Miên có vị thần Neak Bon được thờ tại Hiệp Thiên Ðài Tòa Thánh Tây Ninh, điêu khắc một pho tượng Ðức Phật trượng trưng canh tân Phật giáo như hình ảnh Hoàng tử Kmere hồi sinh, thể hiện Việt-Miên mật thiết. Tín đồ Cao Miên hành hương tại Tòa Thánh Tây Ninh để đón nhận ngọn đuốc Thiên.

Người Pháp thời đó đã cho rằng: "Ðạo Cao Ðài phổ biến nước thánh mầu nhiệm để chữa bệnh nguy nan, Ðạo Cao Ðài đáp ứng được những nguyện vọng tinh thần của người Ðông Dương".
Chính Quyền Bảo Hộ phản ứng? Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ đứng trước phép lạ, truyền giáo phát triển quá nhanh nên trở thành quan trọng đối với Miên quốc, do số người từ khắp mọi miền đất nước Cao Miên hành hương đến Tòa Thánh Tây Ninh, nhờ Hội Thánh Ngoại Giáo truyền bá và đáp ứng được những nguyện vọng đại chúng, như Toàn dân Cao Miên đang sống trong cơn mong mỏi chờ đợi một cuộc đời đầy mộng ước tươi sáng, nay họ đang đứng trước hoàn cảnh đối mặt với sự nghèo đói, nên họ ước vọng đi tìm những tấm lòng nhiệt thành của Ðạo Cao Ðài để cùng họ chia sẻ nỗi niềm cùng khổ, họ can đảm hơn đến với chân lý công bình, biến thành nguyện vọng chung cho hai phần ba dân số Cao Miên, từ chối những chỉ dụ Hoàng Triều và quyền lực Chính phủ Bảo hộ.

13/04/1928. Chỉ dụ niêm yết cùng lúc tại các chùa ở khắp nơi, một lần nữa chỉ dụ khẩn định quyền hành chính trị Hoàng Triều, đã vang dội ảnh hưởng thật sâu rộng trong lòng dân Cao Miên, lời kêu gọi trung thành với chính thể Quân chủ lẫn với bổn phận Phật giáo. Những tín đồ Cao Miên đang hành hương phải rời khỏi Thánh địa Tây Ninh, cùng lúc Vua Cao Miên cho kiểm soát chặt chẽ ở ranh giới Việt-Miên, lập ra những luật lệ ngăn chặn khối dân hành hương vì tín ngưỡng Cao Ðài như những thu hút tâm linh.

18/05/1928. Chính phủ Bảo hộ và Hoàng Triều lập thêm một chỉ dụ mới "Tiểu hình", trừng phạt người dân tham dự vào hội họp Tôn giáo mà không được Vương quốc Cao Miên nhìn nhận. "Phật giáo và Công giáo đương nhiên được phép tự do truyền đạo bởi Hòa ước năm 1863". Và một chỉ dụ khác nghiêm khắc hơn nhằm vào Ðạo Cao Ðài, Lão giáo, Khổng giáo, Hồi giáo và Thần giáo. "Trích từ bản Hòa ước AOM/NF 2409 Vương quốc Cao Miên" Ðây là giai đoạn chuyển tiếp, những vị Chức sắc Ðại Thiên phong Hiệp Thiên Ðài nay phải điều nghiên và rút kinh nghiệm phổ độ, để đáp ướng cho chương trình truyền giáo phù hợp với tình thế hiện tại của Hoàng gia Cao Miên vốn yếu mềm bị Bảo hộ bắt buộc phải hàng động trái với lòng dân đã từng yêu chuộng mọi tín ngưỡng.

Không bao lâu cũng đến lúc Vương quốc Cao Miên nhận định phải đối mặt với Thiên Chúa giáo và chính quyền Bảo hộ, do thế lực mạnh của ngoại ban đang ngự trị trên toàn lãnh thổ Cao Miên cùng đồng quyền với Phật giáo bản xứ, riêng Ðạo Cao Ðài thì tế nhị hơn cố tránh chung đụng trực tiếp, chỉ phổ độ trong giới Việt kiều để chờ thời gian thuận lợi mới tiếp tục phổ độ tại bản xứ, cùng lúc Hội Thánh Ngoại Giáo vận dụng, sáng tạo phương thức hòa nhập, gợi lên trong lòng người dân Cao Miên một cảm thức Quốc gia hướng về quyền tự do tín ngưỡng, quyền sống làm người.

05/06/1928. Ông Edouard Néron, nguyên lão Nghị viện Quốc hội Pháp, viết bài xã luận, trên nhựt báo "Les Annales Coloniales" với chủ ý vẽ rắn thêm chân cho những tham vọng Bảo hộ ra tay hành hạ người Ðông Dương. " - Trong mấy lúc gần đây, những vị lãnh đạo của Tôn giáo mới truyền rằng: Dân tộc Cao Miên có tân Quốc vương giáng lâm tại Tòa Thánh Cao Ðài ở tỉnh Tây Ninh "Nam Kỳ", nên một số dân Miên đáng kể, võ trang đao kiếm đến triều bái nơi đó hơn vạn người do có tân Quốc Vương xuất hiện".

Thống đốc toàn quyền Ðông Dương Blanchard de la Brosse, qua sự báo trình thất thiệt trên, ra chỉ thị tất cả Khâm sứ đại thần Monivong và các quan Giám đốc sở mật thám Nam kỳ, và Cao Miên lập thành một phái đoàn đến Tòa Thánh Tây Ninh thanh tra tình hình truyền giáo của Ðạo Cao Ðài. Thống đốc De la Brosse, và phái đoàn thanh tra Ðông Dương đến Tòa Thánh Tây Ninh xin yết kiến Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, nhờ Người đính chính tin đồn, do bài xã luận của ông Edouard tạo ra tin đồn đã loan tải. Thống đốc De la Brosse nhận định, cho rằng ông Edouard viết bài xã luận có hậu ý làm hậu thuẩn cho một thế lực thứ hai của Ðông Dương tin nầy trở thành thất thiệt, vô trách nhiệm của ông Nghị sĩ Edouard. Ðồng thời Thống đốc De La Brosse ngỏ ý buộc Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt "Lê Văn Trung" cam kết chịu trách nhiệm nếu có biến cố xảy ra.

Ðức Quyền Giáo Tông lấy sự tự nhiên bình thản và truyền rằng:
"Bần đạo nhơn danh Quyền Giáo Tông Ðạo Cao Ðài, lấy danh dự để chịu mọi trách nhiệm về tin đồn mấy ông vừa loan tải và tôi nghĩ rằng không bao giờ có sự thật như vậy".

Những lời cam kết của Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, tỏa ra âm chất đạo đức xác định vị trí của một Tôn giáo đầy quyền năng Thiêng Liêng, phái đoàn ông De La Brosse ra về tự nhủ an tâm. Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt liền gửi đến Toàn quyền Ðông Dương một Thông điệp đề nghị ban hành luật tự do tín ngưỡng cho Ðông Dương và Ngài gửi Ðạo lịnh cho Hội Thánh Ngoại Giáo, để phối hợp Ðao sự truyền giáo tại Cao Miên. "Chủ trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo, phải nương dịp nầy mà phổ biến khắp nơi trên Tần quốc cho chư tín hữu vững tâm truyền giáo". Nhờ Thông điệp của Ðức Quyền Giáo Tông, mà Hội Thánh Ngoại Giáo, truyền giáo rất vững lòng Ðạo, phổ độ được mấy tháng lập Bộ Ðạo mới trên 20.000 tín hữu Việt, Hoa và Tần.

10/4/1929. Hoàng Triều Monovong gởi đến quan Bảo hộ một Thông điệp nhắc nhở những chỉ dụ và luật tiểu hình nay không được tôn trọng, Thông điệp đặt vấn đề và lý do nào ?, dân Cao Miên nhập môn Ðạo Cao Ðài, tín đồ Cao Ðài vẫn ung dung như không có pháp chế và tự xem các Chỉ-dụ nay không còn giá trị.

Vua Monivong yêu cầu quan Bảo hộ hãy duyệt lại những điều Hòa ước, tìm mọi cách chặn đứng không cho Ðạo Cao Ðài phát triển, luật pháp Cao Miên nay trở thành nghiêm minh đối với dân Cao Miên theo Ðạo Cao Ðài, Luật pháp Cao Miên mượn cớ Ðạo Cao Ðài để củng cố Vưng quyền hơn là trật tự xã hội.

01/5/1929. Toàn quyền Ðông Dương, quan Bảo hộ và các Khâm sứ Cao Miên cùng tham khảo Thông điệp của Vua Monivong, sau hai ngày làm việc tại Sài Gòn của quan Bảo hộ và Khâm sứ Cao Miên đến yết kiến Vua Monivong và trình bày: "Tôn giáo Cao Ðài đã được chính quyền Pháp chấp nhận cho hoằng hóa khắp ngũ châu bởi đơn chính thức đề ngày 29/7/1926 mà Pháp quốc đã nhìn nhận".

Do lẽ ấy, Hoàng Triều và Chính phủ Bảo hộ không đi xa hơn về pháp lý tín ngưỡng sự nhìn nhận Ðạo Cao Ðài trở thành đương nhiên, bởi Ðạo Cao Ðài ngày nay đã có một tầm ảnh hưởng cả Âu-Châu và được thế giới công nhận, Ðạo Cao Ðài không còn như những ngày đầu mới truyền Ðạo đến Cao Miên, nhưng Hoàng triều và Chính phủ Bảo hộ vẫn cố tình tạo ra một cản trở để khống chế Ðạo Cao Ðài không được truyền giáo rộng rãi mà chỉ truyền giáo trong hạn hẹp trong phạm vi Việt kiều trên lãnh thổ Cao Miên và hạn chế xây dựng Thánh Thất trên đất Cao Miên.

10/5/1929. Chính quyền Bảo hộ và Hoàng Triều đồng ra lệnh cấm hẳn Ðạo Cao Ðài không được phổ truyền trên lãnh thổ Cao Miên.

20/9/1929. Ðức Quyền Giáo Tông gửi cho Thống đốc Ðông Dương một Thông điệp như sau: "Sự xuất hiện của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ là đánh dấu một chu kỳ thống nhứt tín ngưỡng của nhân loại, tất cả đều dựa vào giáo huấn, bởi đây là cánh cửa của Ðấng toàn năng. Tòa Thánh Tây Ninh của chúng tôi phổ truyền ra cho tất cả mọi người để sùng bái và thờ kính Chúa, một Ðấng tạo hóa đầy quyền uy, Ðức Phật và các siêu Thánh.

Cũng như Tòa Thánh phải nuôi dưỡng, chăm nom, săn sóc tín hữu Cao Miên đang hành hương ở lại một thời gian tại Thánh Ðịa Tây Ninh của chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi đã tạo ra nhiều việc thiện, dẫu mới phôi thai trong ngày đầu, nhưng sẽ rất quan trọng cho ngày mai bởi người tín đồ rất nhiệt thành vì Chí Tôn. Số người hành hương lẫn tín đồ thật đông đảo đã đủ chứng minh điều này."

24/10/1929. Thánh lịnh Đức Giáo Tông Ban Hành.
Cao Miên xảy ra hán hạn, rồi kế tiếp lại phải lâm thêm vào cảnh khổ đau của nạn lụt. Chính quyền Bảo hộ phải bắt buộc lên tiếng cấm không cho xuất cảng lúa gạo. Tất cả những thiên tai này đã khiến cho người dân Cao Miên đến Thánh Ðịa Tòa Thánh Tây Ninh để sống. Trong cảnh tình nhân loại ấy, Ðạo Cao Ðài cùng chia sẻ cơm áo, và Tri giác đã thúc đẩy tín đồ Cao Ðài cùng chào đón đồng sinh, săn sóc nuôi nấng những kẻ khốn khổ đã tìm đến Ðạo Cao Ðài.
Tòa Thánh chúng tôi không bắt họ phải công quả, nhưng vì nhớ ơn Ðức Phật nên người dân Cao Miên công quả trong phạm vi tại Tòa Thánh mà chúng tôi hằng làm. Tòa Thánh kêu gọi người dân Cao Miên đến từ Svay Rieng, Prey Veng hãy trở về Cao Miên trước ngày 01 tháng 11 để tránh khỏi tù tội. Vài người đã trở về xứ nhưng đa số đều quyết định ở lại và nhờ Tòa Thánh tìm việc làm ăn sinh sống.

Chúng tôi kính xin Thống Ðốc thấu hiểu thương tình cho cảnh khốn khổ của họ. Chúng tôi không nào phản Ðạo bằng cách hắt hủi những kẻ tìm đến Tòa Thánh. Thư gửi đến Thống Sứ tỉnh Tây Ninh, và Thống Ðốc Toàn Quyền Ðông Dương.
Tòa Thánh Tây Ninh ngày 24/10/1929
Ký tên
Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt
" Lê Văn Trung "

26/10/1929. Văn phòng Luật sư Lortat Jacob và Roger Lascaux đặt tại Phnom Penh.
Hội Thánh Ngoại Giáo, là thân chủ của hai luật sư, sự gắn liền mật thiết với Ðạo trên căn bản tình nhân loại cao thượng và cán cân công lý.

Luật sư Lortat Jacod chuyên lập những thủ tục pháp lý biện hộ về công pháp quốc tế, Luật sư Roger Lascaux chuyên lập những thủ tục pháp lý biện hộ thuộc địa và hình sự. Những thủ tục biện hộ do hai luật sư phụ trách lo cho Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ hoàn toàn miễn phí.

Hội Thánh Ngoại Giáo, đề chử Ngài Thượng Bảy Thanh trao cho hai luật sư những ngân khoản cần thiết trong những lúc lập thủ tục biện hộ tại Phnom Penh và Sài Gòn, hai luật sư không nhận các khoản chi phí và xác định tinh thần phục vụ: "Nhiệm vụ và bổn phận của chúng tôi đem cái khả năng để làm việc đúng nghĩa, và đây là tình Thiêng Liêng cao cả và lương tâm con người".

20/11/1929. Luật sư Lortat Jacor đến Sài Gòn tạm trú tại lữ quán Comtimental để về Pháp dịp lễ Giáng Sinh. Nhân tiện, Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, Giáo sư Thượng Bảy Thanh, và Giáo hữu Thượng Vinh Thanh đến viếng thăm trao đổi tình đời ý Ðạo, cùng chúc nhau một mùa Giáng Sinh trọn lành hạnh phúc. Ðức Quyền Giáo Tông xin nhắn gửi lời thăm tất cả những ân nhân Cao Ðài cũng như toàn đạo tại Pháp quốc. Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt trân trọng gửi đến luật sư Lortat Jacor một đoạn lộ phí nhỏ trên đường về thăm quê hương, nhưng luật sư cương quyết từ chối với những lời lẽ đạo đức từ cõi lòng chân thành.

01/2/1930. Ngày khởi đầu kinh tế Cao Miên rơi vào hoàn cảnh suy sút đến mức nghèo nàn và bi đát nhứt, hạn hán vựa lúa mất mùa, bảo lụt, kho lúa dự trữ hao hụt, kho cá khô ẩm ước hư hao, gỗ không xuất cảng ngưng đọng, tiền tệ mất giá, Hoàng Triều tuyên bố kho dự trữ Quốc gia trống rỗng.

Từ đó đưa đến một loạt sinh hoạt của toàn dân Cao Miên lâm vào cảnh nghèo đói bệnh hoạn trầm trọng, khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng đến xã hội và chính trị. Chính phủ Bảo hộ lấy làm quan tâm và phiền trách Hoàng Triều cũng như thuộc quyền để chạy tội trước lương tâm và công lý. Trên thực chất Chính phủ Bảo hộ nặng tay thuế khóa, chuyên nghiệp đục khoét, hành chánh trọng tâm thi hành lao lý, cai trị độc tôn thị trường lao động, v.v...

Lịch sử Cao Miên đã ghi nhận hồ sơ nạn đói 1930. Chính phủ Bảo hộ nắm quá nhiều đặc quyền hành chành thế khóa quốc gia nghiệt ngã, đến khi hữu sự không đáp ứng được kịp thời, lòng dân phẩn nộ đưa đến hậu quả thế chính trị của Bảo Hộ đang trên đà tuyên bố cáo chung.

Hội Thánh Ngoại Giáo phúc trình về Tòa Thánh Tây Ninh yêu cầu toàn đạo cứu trợ Cao Miên. Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ đứng trước hoàn cảnh dân tộc Cao Miên xuống thấp tinh thần vì sự nghèo đói bệnh hoạn đến gần. Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt gửi đến Hoàng Triều Cao Miên một Thông điệp để tỏ bày thiện cảm với tấc lòng nhơn nghĩa phục vụ nhơn loại gặp lúc nghèo khó Người tự tin và tuyên bố:
"Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, thành lập Uỷ Ban Cứu Trợ Cao Miên. Trụ sở Trung Ương đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh, và ủy nhiệm cho Hội Thánh Ngoại Giáo tại Phnom Penh thành lập một Ủy Ban Cứu Trợ tại chỗ, với một chương trình cứu trợ cấp thiết và dài hạng cho Cao Miên. Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ chỉ xin chính phủ Bảo hộ và Hoàng Triều nhận nơi đây một nghĩa cử công bình sự sống bởi tình anh em đồng cộng hưởng, chia sẻ cho nhau những nỗi niềm".

Chương trình cứu trợ tiến hành rất mỹ mãn, hợp tình lòng dân và đáp ứng được nguyện vọng tín ngưỡng, nay những tín đồ Cao Miên được tự do về Tòa Thánh hành hương rất đông, chính quyền Bảo hộ và Hoàng Triều thay đổi lăng kính mới, thiện cảm với Ðạo Cao Ðài tại Việt Nam và Cao Miên, cũng như người dân cao Miên, và người Pháp dành cho Ðạo một chỗ đứng trong tâm hồn. Người Cao Miên cảm nhận tín ngưỡng Cao Đài đem đến cho họ mọi điều thích ứng thuận lòng dân, đời sống an lành, hạnh phúc tốt, nên họ tình nguyện tự do nhập môn cầu Ðạo, sự ảnh hưởng của Ðạo Cao Ðài đối với người Cao Miên rất mật thiết, chính quyền Bảo hộ và Hoàng Triều kính trọng từ đây.

Từ một Thông điệp của Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung) xin Thống đốc Ðông Dương can thiệp với cơ quan hành chánh Cao Miên để tín đồ Cao Miên hành hương tại Tòa Thánh Tây Ninh được dễ dàng hơn, vì những thể hiện cứu trợ nhân đạo đã chứng minh tinh thần công bình, thưng yêu giữa hai dân tộc Việt-Miên. Khủng hoảng kinh tế tại Cao Miên nay đã chấm dứt nhờ vào Ðạo Cao Ðài tiếp ứng kịp lúc, nhưng họ chưa thỏa mãn vẫn còn đối mặt ngấm ngầm ngăn chặn tín đồ hành hương cũng như những buổi lễ cầu nguyện tại Phnom Penh, sự cấm đoán tuy không rộng lớn như những năm 1927-1929.

30/2/1930. Hội Thánh Ngoại Giáo, kiến lập cơ quan, và Thánh Thất tại Thủ đô Phnom Penh, bằng vật liệu nặng, do công quả của toàn đạo Cao Miên, Việt Nam, Trung Hoa, Lào và Thái Lan. Ngoài ra còn có một số tín hữu Cao Ðài, ân nhân Pháp gửi bảo trợ vật chất lẫn tinh thần, như Nghị sĩ Marius Moutet, Henri Guernut, Ernest Outrey, Bộ trưởng Albert Sarraut và Edouard Daladier, v.v...

Hội Nhân Quyền Pháp gửi lời thiện cảm và những dữ kiện đề nghị chính phủ Bảo hộ cũng như Hoàng triều ngưng tất cả những sự hành hạ dành cho Ðạo Cao Ðài Cao Miên, nhưng Toàn quyền Ðông Dương phủ nhận đề nghị của Hội Nhân Quyền Pháp, và đặt ra một chế định mới cho Ðạo Cao Ðài.

1- Cấm phổ truyền Ðạo Cao Ðài trên đất Cao Miên, và cấm người Cao Miên theo Ðạo Cao Ðài.
2- Kiểm tra ngoại kiều và trục xuất những ai phạm luật Cao Miên.
Viên Toàn quyền tự tạo riêng một chuẩn chế định thi hành không thông qua pháp luật cai trị Đông Dương, thế nhưng Quốc Hội và các Bộ Trưởng Pháp "Paris" không chấp thuận giải pháp đối đầu với Ðạo Cao Ðài, áp lực mạnh của Cộng Hòa Pháp Quốc bó tay viên Toàn quyền Ðông Dương. Cộng Hòa Pháp Quốc chủ trương nên chú tâm theo tình thế diễn biến và tránh tiếng thành kẻ hành hạ, yêu cầu Toàn quyền Ðông Dương tổ chức đối thoại tự do, vô tư trong những cuộc tranh luận Tôn giáo, và kết luận sự nghiêm trị Ðạo Cao Ðài không còn hợp thời.

Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, phổ truyền rộng rãi đem lại niềm tin và tự do tín ngưỡng tại Cao Miên, toàn đạo vận dụng tinh thần Cao Ðài hữu hiệu để Hội Thánh Ngoại Giáo truyền giáo thành tựu. Toàn quyền Đông Dương thông báo công nhận Ðạo Cao Ðài vẫn được tiếp tục tự do hành lễ tại các Ðền Thánh đã có sẵn, nhưng phải tuân những điều lệ của Toàn quyền Ðông dương ban hành:
1 - Ðạo Cao Ðài không được khuyến giáo.
2 - Chấp hành luật lệ an ninh Cao Miên.
3 - Cấm kiến lập thêm Ðền Thánh.

13/3/1930. Tại tỉnh Ta-keo có tín hữu Huỳnh thị Trọng làm lễ giỗ Tổ Tiên theo nghi thức Ðạo Cao Ðài, bị nhà cầm quyền địa phương bắt giam, tài sản vật dụng gia đình đập phá tan hoang không bồi thường, sau tín hữu Huỳnh thị Trọng được tự do bởi Nghị định ngày 16/4/1930.

04/7/1930. Hoàng Triều đề nghị quan Bảo hộ Cao Miên gửi đến các quan Tham biện chủ tỉnh thi hành chỉ thị nhắm vào Ðạo Cao Ðài. "Hiện nay phiến động, để ngăn ngừa mọi việc hội họp có thể gây rối và tổn hại đến chánh sách trị an, Bảo hộ Cao Miên quyết định hủy bỏ pháp chế khoan hồng mà từ lâu đã áp dụng tương đối với Ðạo Cao Ðài cho đến khi có lịnh mới.

Từ nay Bảo hộ Cao Miên chỉ thị nghiêm cấm Ðạo Cao Ðài hành lễ hay cầu nguyện, bất luận ở dưới dạng hình thức nào, lớn hay nhỏ cũng thế, nếu có ai vi phạm chỉ thị nầy thì các công sứ chủ tỉnh có bổn phận ngăn ngừa nghiêm nhặt, không cho các cuộc hành lễ xảy ra, nhưng không nên ngược đãi họ, trừ trường hợp họ hành lễ công khai trước công cộng thì chủ tỉnh phải cấm chỉ hẳn, không nên dung thứ. Nếu có xảy ra những trường hợp nêu trên. Bảo hộ Cao Miên yêu cầu các giới chức đương hành sự hãy lấy lý lịch cá nhân người tổ chức, lập thủ tục và cấp báo nội vụ sự việc để Bảo hộ có biện pháp đối phó bằng cách bắt buộc họ phải tuân hành thủ tục hành chánh là trục xuất ra khỏi lãnh thổ Cao Miên. Nhà nước Bảo hộ Cao Miên yêu cầu chủ tỉnh phải ban hành sâu rộng chỉ thị nầy cho toàn thể dân chúng đều biết".

Sau khi chỉ thị của quan Bảo hộ Cao Miên ban hành, phản ứng tại Pháp quốc, chính trường sôi nổi, báo chí công khai chỉ trích nhà nước Bảo hộ Cao Miên áp chế Tôn giáo Cao Ðài, lưỡng viện quốc hội can thiệp, cách chức Tổng trưởng bộ thuộc địa.

06/9/1930. Ngài Thượng Bảy Thanh Chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo gửi đơn xin hành lễ Trung Ngươn vào ngày 7 và 8/9/19230, tại Thánh thất Kim Biên. Chờ chính quyền cho phép hành lễ nhưng không thấy phúc đáp, đến 20 giờ 15 phúc đêm ngày 07/9/1930, toàn đạo chuẩn bị cử hành Thánh lễ thời Tý.

Cùng đêm viên Chỉ huy trưởng Desfrancois điều động Hiến binh và mật thám bao vây lục xét Thánh Thất bắt tất cả, gồm có Chủ trưởng, Chức sắc, Chức việc, tín hữu Nam-nữ, quan khách tổng cộng 97 vị, áp tải về khám lớn Phnom Penh, một đoàn người vì tội vinh danh Thượng Ðế phải chịu gông cùm tay chân bước lê giữa Thủ đô Phnom Penh, với cơn mưa gió lốc tầm tả bao trùm một vung trời đầy cảm động.

23/8/1930. Lần đầu tiên chính quyền Bảo Hộ tại xã Prey Krâbas, quận Svay Rieng tỉnh Takeo, trục xuất Chức việc Chánh Trị Sự Te Lim Ðường Nhơn, bởi chính quyền Bảo hộ tị hiềm, dị biệt hình ảnh hiếu Ðạo của Chánh Trị Sự Te Lim, và xem như một chuyên viên tổ chức Thánh lễ, có thể nguy hiểm nên họ phải trục xuất, cùng lúc Hội Thánh Ngoại Giáo kêu gọi tất cả tín hữu thận trọng khi tổ chức Thánh lễ và hội họp tại Thánh Thất Kim Biên.

21/9/1930. Quan Bảo hộ Toàn quyền Cao Miên lên tiếng chống lại sứ mạng Ðạo Cao Ðài ra lịnh bắt Chức sắc, Chức việc một cách bất hợp pháp, cấm đoán giáo đoàn truyền giáo, và đóng cửa Thánh Thất, v.v...

19/11/1930. Con tàu Chaloupe cặp bến cảng Cao Miên chuyển đến Thánh Thất Kim Biên những tặng phẩm của tín hữu Cao Ðài Pháp, chưa kịp mở thùng. Sở Cảnh sát Thủ đô Phnom Penh cho bố ráp không giấy phép chứng minh hành sự, họ tịch thu những kiện hàng và tất cả pho tượng Phật trong Thánh Thất không lập biên bản. Cảnh sát xâm nhập Thánh Thất phi pháp đây là vụ thứ 43 trên toàn cõi Cao Miên, chưa kể những vụ bắt người tra tấn dã man, nhưng tín hữu Hội Thánh Ngoại Giáo vẫn ung dung kiên nhẫn duy trì gìn giữ Ðạo. Cho thấy không những báo chí ở Đông Dương hợp tác tích cực, khuyến khích, cổ vũ cho nền Đạo Cao Đài mà ngay cả trên đất Pháp cũng rất sôi nổi thảo luận. Báo chí ở buổi đầu đã góp phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ tôn chỉ, mục đích của nền Đại Đạo.

16/2/1931. Paris, do ký giả Trung Tá Alexis Métois viết vào dịp đến Cao Miên để tìm hiểu về tình hình Ðông Dương: "Tổng Trưởng bộ thuộc địa Paul Reyimud đến Ðông dương thị sát tình hình tín ngưỡng, ông đích thân hành đến Viện Nghiên Cứu Phật giáo tại Nam Vang. Tất cả Sư sải của Cao Miên đến yết kiến ông Paul Reyimud, để xin ý kiến về viện Phật giáo, bởi ông Paul Reyimud sáng lập. Viện Nghiên Cứu Phật Giáo của ông Paul Reyimud đi ngược và trái với chân lý nhà Phật. Ông Paul Reyimud đưa ra những kế hoạch thu dụng sư sải phải lệ thuộc dưới thế quyền là nghịch hẳn chân lý Hư Không, Vô Ngã của Phật giáo. Ông Paul Reyimud tự nhận mình là tòng phạm với những kẻ đi ngược giáo điều nhà Phật".

20/5/1931. Phiên Tòa Sơ Thẩm Cao Miên, quan Bảo hộ và Khâm sứ khởi tố trước tòa án Phnom Penh, Bản án tuyên phạt. "Ông Lê Văn Bảy 200 quan tiền vạ. Chức sắc và chức việc mỗi người 100 quan. Tín đồ Nam-Nữ, Quan khách mỗi người 50 quan. Tòa án nghiêm khắc tuyên bố giải thể Hội Thánh Ngoại Giáo, bởi Ðạo Cao Ðài không phù hợp Hiến-chế hiện hành Cao Miên. Chánh án Tòa sơ thẩm chiếu theo điều khoản bộ hình luật, cấm các cuộc hội họp không quá 20 người phải có giấy phép căn cứ qui điều pháp định của bộ hình luật chính phủ Hoàng triều và các sắt luật quốc gia đã qui định sự hành lễ theo Tôn giáo của Cao Miên".

Luật sư Tòa Thượng thẩm Sài Gòn Lortat Jacob biện hộ và minh định quyền tín ngưỡng của Ðạo Cao Ðài trên toàn cõi Ðông Dương bởi Cộng Hòa Pháp đã chính thức công nhận Ðạo Cao Ðài, như vậy không có quyền gì phạt tín hữu Cao Ðài, xem như bản án tuyên phạt không có giá trị. Sau vụ án được chế giảm tiền phạt từ 200 quan còn 16 quan? và 1 tháng tù treo. Hội Thánh Ngoại Giáo chống án tại hai (2) Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn và Phnom Penh, đệ đơn lên Tổng trưởng thuộc địa, và Hội Nhân Quyền xin can thiệp. Tòa án Phnom Penh bắt buộc Ðạo Cao Ðài Cao Miên phải trả lại đất đai mà nơi đây đã thiết lập văn phòng của các cơ quan, Thánh Thất cũng như Ðền Phật Mẫu.

Hội Thánh Ngoại Giáo không chấp thuận hoàn lại bởi đất đai nầy mua có bằng khoán do Hoàng Triều bán cho một người Pháp và sau đó bán lại cho Ngài Phối Sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh), để hiến cho Hội Thánh Ngoại Giáo Trung Ương, bằng khoán đất bản chính, sao trích lục nay vẫn còn tại văn khố Lalande Callan Phnom Penh, và Hội Thánh Ngoại Giáo còn lưu trữ một bản.

17/9/1931. Các cuộc Phản ứng tại Pháp quốc, như nhựt báo (La Griffe) lên tiếng trong số 38 ra ngày 17/9/1931. Tố cáo chính sách Bảo hộ, dùng những thủ đoạn hẹp hòi bức hiếp Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo tại Cao Miên. Tờ báo xin quan Toàn quyền Bảo hộ Cao Miên phải chịu trách nhiệm những gì ông tuyên bố:
" - Không thể để cho người không trung thành ngồi yên."
- Đề nghị Chính phủ Bảo hộ Cao Miên trả lời quyết định này.

8/11/1931. Tờ báo La Bibre Opinion loan tải nội dung: "Trong lúc toàn thế giới đang lan tràn một làn sóng thù hằn thì ở phương Đông xa xăm, ai biết Đạo Cao Đài lại ra đời đúng lúc".

10/11/1931. Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn phủ nhận đơn chống án của Hội Thánh Ngoại Giáo, bởi không trực thuộc quyền Bảo hộ Việt Nam. Luật sư Lortat Jacob trực tiếp biện hộ: "Người dân miền Nam Việt Nam cũng không thuộc thẩm quyền của Tòa án Phnom Penh, xin Tòa án Ðông Dương thụ lý nội vụ tín ngưỡng Cao Ðài".

Hội Nhân Quyền Pháp ủng hộ Hội Thánh Ngoại Giáo, trực tiếp can thiệp, đệ trình lên chính phủ thuộc địa văn thư: "Ðạo Cao Ðài đã được nhìn nhận chính thức tại miền Nam Việt Nam vào ngày 18/10/1926, thì không có lý do nào cấm Ðạo Cao Ðài Phổ Độ hay phổ truyền, dẫu cho họ cư trú tại Cao Miên".

16/12/1931. Nhựt báo Progres Civique số 614 phát hành, loan tải nội dung: "Người ta không thể chối cãi rằng Đạo Cao Đài làm sống lại cái quyền hạn tối thiêng liêng của tất cả mọi người, những tư tưởng của họ rất quảng đại, không những vô hạn mà rất nhân từ."

24/12/1931. Không khí nóng thời tiết xung đột, chính quyền bản xứ ngăn cản bước tiến hành hương của tín đồ Cao Ðài Việt-Miên tại biên giới Tây Ninh, hơn 200 tín đồ từ Svay Rieng và Prey Veng không về được Tòa Thánh để tham dự lễ Giáng Sinh. Vua Monivong ký thêm một chỉ dụ mới để cảnh cáo những người Cao Miên theo Ðạo Cao Ðài, chống Phật giáo và luật pháp quốc gia. Bản chỉ dụ này cấm ngặt Ðạo Cao Ðài không được truyền giáo tại Cao Miên ngay cả việc ngoại giao thân thiện với Chức sắc Ðạo Cao Ðài.

5/01/1932. Nhà Vua Monivong gởi hai (2) bộ trưởng đến vùng Svay Rieng, và Prey Veng để khuyên giải dân Kmers, nên trở về Ðạo chính thống cổ truyền. Nhận định của Tòa Thánh Tây Ninh đây là giai đoạn truyền giáo rất phức tạp trên đất Cao Miên, các giáo đoàn cần sự bền vững và kiên trì, để đón nhận sự hoan hỉ của Vương quốc Cao Miên, Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ nay luôn luôn thể hiện đức tin bao dung qua chân dung nồng hậu của Chức sắc Cao Ðài.

12/02/1932. Hội Nhân Quyền Pháp Quốc gởi cho Tổng Trưởng Bộ Thuộc Ðịa, đề cặp về trường hợp Hoa kiều Te Lim, sinh sống tại Cao Miên trên 20 năm, nay nhà nước Bảo hộ trục xuất khỏi lãnh thổ Cao Miên do nghị định của quan Toàn quyền Bảo hộ đề ngày 2/7/1929 vì tội tham dự lễ giỗ Tổ Tiên của gia đình Ðạo Cao Ðài, đã được giấy phép tổ chức giỗ Tổ do chánh quyền địa phương cấp.

16/02/1932. Phối Sư Thượng Vinh Thanh "Trần Quang Vinh" vận động Hội Nhân Quyền Pháp quốc, và nhiều nghị sĩ lưỡng viện can thiệp với Quốc Hội Cộng Hòa Pháp. Hội Nghị Lưỡng Viện Quốc Hội Pháp công bố đạo luật tự do tín ngưỡng Ðông Dương, và Ðạo Cao Ðài được ân xá tất cả những án tiết đã thụ lý trước đây.

20/4/1932. Tín hữu Lê Văn So trục xuất ra khỏi Vương quốc Lào bởi tội phổ truyền tín ngưỡng Cao Ðài tại Kim Tan Bavet, rồi sau ấy sống ở tỉnh Svay Rieng. Hành đạo tích cực như chuyên viên phổ độ thường đi khắp toàn quốc nên chính phủ Bảo hộ trục xuất về Việt Nam cùng lúc với tín hữu Mang Văn Lạc, Ngô Văn Tân, Nguyễn Văn Thanh, Biên Văn Tươi và Te Lim.

16/6/1932. Nhựt báo La Griffe số 25 phát hành ngày 16/6/1932 tại Paris loan tải bài xã luận: "Toàn quyền Pierre Pasquier tham vọng làm giáo chủ Phật giáo Thống nhứt để đối lập với Ðạo Cao Ðài, họ đã dùng quyền lực để áp đảo Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt "Lê Văn Trung" tức là áp đảo toàn Ðạo Cao Ðài".

30/6/1932. Quan Bảo hộ, và Khâm sứ Cao Miên không muốn đối đầu với Ðạo Cao Ðài vì sợ nhiều rối bời tại Pháp quốc, nên họ bảo trợ cho Hoàng gia hầu thuận tay lên án Ðạo Cao Ðài và để hậu thuẫn chương trình đòi lại đất đai. Quan Bảo hộ bắt ngài Giáo hữu Thượng Bảy Thanh trục xuất ra khỏi Cao Miên. Luật sư Marius Moutet đưa đơn thượng tố xin chống án. Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung), và Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc kêu gọi tín đồ Cao Ðài Pháp như Ngài Abadie de Lestrac mở những cuộc hội luận để tìm giải pháp quyền tự do phổ truyền đạo trong các nước thuộc địa.

- 23/10/1932. Tờ báo La Presse Indochinoise loan tải nội dung: "Đạo Cao Đài có thể đảm bảo sự thành công của mình trong các vùng Germanie và những vùng Hồi Giáo, và Đạo Cao Đài đã chậm rãi đi tới. Rồi đây họ sẽ đi đến Thủ đô Paris, dựng lên Thánh Thất Cao Đài".

14/3/1933. Tại Ðại Hội Ðồng Lưỡng Viện Quốc Hội Cộng Hòa Pháp, Thủ Tướng chính phủ thay mặt cam kết với Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, và Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt "Lê Văn Trung". "Từ nay được quyền tự do phổ truyền Ðạo Cao Ðài trên khắp vùng thuộc địa của Pháp".

15/01/1933. Ngài Giáo hữu Hương Batry (Trần Kim Phụng). Thay mặt Hội Thánh Ngoại Giáo đến vùng sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Svay Rieng vấn an đồng đạo và phổ truyền giáo lý. Tiếp tục lên đường đến thăm đồng đạo của hai vùng Srok và miền Louek Dèk cùng mở khóa hạnh đường Bàn Trị Sự căn bản.

Sứ Mạng Vì Nhân Loại.
15/3/1933 Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đến vùng Mimot (Kompong Cham) Cao Miên. Phổ độ cho các sắc dân thiểu số rất mỹ mãn, và Người ban phép lành: "Hỡi anh em hãy đi về hướng Tây Ninh để nhận mọi sự mầu nhiệm, và được ban phước lành, bởi lòng mong mỏi của anh em nay được Thượng Ðế ban truyền tại nơi đất Thánh huyền diệu".

18/5/1933. Ðại Hội Nhơn Sanh tại Tòa Thánh Tây Ninh, trong chương trình phổ độ có ghi rằng: "- Chương trình trợ cấp tín đồ Cao Miên nghèo khó. Mỗi tín hữu Cao Ðài Cao Miên được trợ cấp khó khăn 100 đồng cho mỗi tháng, từ tháng 6/1933 đến hết tháng 6/1934."
Lễ Phật giáo được tổ chức hai nơi tại Nam Vang, và Tòa Thánh Tây Ninh vào ngày 07 đến 09 tháng 04 D-L cho mỗi năm.

10/7/1933. Chính phủ Bảo hộ buộc Ðạo Cao Ðài tại Cao Miên phải đình chỉ mọi chương trình phổ độ, không cho Ðạo xây dựng Thánh Thất trên lãnh thổ Cao Miên cũng như các vùng biên giới. Quan Bảo hộ Thibaudeau đưa ra chỉ thị cho Vua Monivong xuống lịnh nghiêm phạt người dân theo Ðạo Cao Ðài nếu phạm chỉ dụ. Ðạo Cao Ðài vì mục đích phục vụ hạnh phúc nhân loại nên Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt gửi Thánh Lịnh đến Hội Thánh Ngoại Giáo Tần Nhơn, để xin hứa với Vua Monivong, từ đây không còn vi phạm những chỉ dụ của Hoàng Triều và lời tuyên hứa đã có tác dụng đến sự hoan hỉ của Hoàng Triều. Hội Thánh Ngoại Giáo thu hẹp chương trình truyền giáo tại Cao Miên cho hết năm 1933.

Tinh thần đồng thuận Ðạo-đời không được bao lâu thì Chính phủ Bảo hộ Cao Miên tạo ra cuộc đối diện mới, sâu đậm hơn, chính phủ Bảo hộ đã đưa đẩy tín đồ Cao Ðài vào nhiều hình thức đối nghịch, để thúc đẩy người dân Cao Miên tách mình ra khỏi thiện cảm, và lòng tin đối với tín ngưỡng Cao Ðài, họ lợi dụng Hoàng Triều để điều hướng dư luận của toàn dân nhằm trúc vào Ðạo Cao Ðài những ẩy ý ngờ vực.
Chính phủ Bảo hộ muốn diệt trừ Ðạo Cao Ðài tại Việt Nam cũng như Cao Miên hầu để kéo dài đô hộ tại Ðông Dương.

Tại Việt Nam họ dựng lên những con cờ thí như Nguyễn Phan Long, và Bùi Quang Chiêu để giả hiệu chủ nghĩa quốc gia trong Ðạo Cao Ðài hầu tạo điều kiện cho chính phủ Cộng Hòa Pháp nghị luận và phê phán: "Ðạo Cao Ðài lập những ủy ban khán chiến, v.v..."
Và nhựt báo L'Ami du Peuple phát hành ngày 28/8/1931 tại Paris, dưới bút hiệu Francois Coty và một tài liệu khác loan tải: "Tín đồ Cao Ðài lấy mãnh đất Tây Ninh thành lập chiến khu để chống lại chính phủ thuộc địa Pháp".

Tài liệu Phòng Nhì cũng báo cáo thất thiệt với vị Toàn quyền Ðông dương rằng: "Ðạo Cao Ðài đã mạo hiểm tổ chức chính sách trung lập giữa hai quốc gia Việt-Miên để chống lại nhà thuộc địa Pháp, Bảo hộ Cao Miên đưa tin người Việt Nam đang mở cuộc viễn chinh không đổ máu tại Cao Miên ."

Thời điểm nầy tạo cho Chính phủ Bảo hộ, một cơ hội thực hiện chiến thuật tâm lý khơi dậy lòng dị biệt thù hận để đào xới sâu vào quá khứ của hai dân tộc. Chỉ vì Ðạo Cao Ðài đã trải rộng tình nhân loại, cùng đời sống cộng sinh trên ngôi thương yêu Huynh-đệ mật thiết ở thế giới hạnh phúc hôm nay và tương lai qua chân dung Chức sắc, tín hữu phổ truyền Ðạo tại Cao Miên như những bông hoa nở kết trái toàn chân thiện mỹ. Ðạo Cao Ðài chỉ vì mục đích sống công bình, không phân biệt xã hội và quyền sống làm người như nhau, tất cả nhân loại là anh em nhưng chính phủ Bảo hộ vẫn suy tưởng lầm lẫn một thực thể chính trị để sát hại biết bao tín hữu Cao Ðài phải vùi thân dưới lòng đất Việt Nam cũng như Cao Miên, chính quyền thuộc địa còn mượn tay Ðảng Cộng Sản Việt Nam diệt trừ Ðạo Cao Ðài thay cho họ.

Ðây là những dòng lịch sử Ðạo đau thương nhứt, nay vẫn còn ghi rõ và đậm nét, tín đồ Cao Ðài Việt-Miên hy sinh vì Ðạo bởi mục đích nêu cao chân lý công bình của Thượng Ðế. Chính quyền thuộc địa khủng bố Ðạo Cao Ðài, họ đã xé Ðạo Cao Ðài ra thành nhiều mảnh, họ đã tạo ra nhiều đối kháng nội bộ của Ðạo, và thành lập nhiều Chi phái, Chính quyền Thuộc địa đã thành công phá được nguyên khối Ðạo Cao Ðài Tòa Thánh Tây Ninh, chiến thắng của Chính phủ Thuộc địa nhằm xóa trắng vạch đen tín ngưỡng Đạo Cao Ðài, cho mục đích làm người đô hộ mãi mãi Đông Dương.

10/8/1933. Hội Thánh Ngoại Giáo gửi đến chính phủ Bảo hộ Thông điệp: "Xin quan Khâm sứ Bảo hộ, và Hoàng Triều hãy xét lại dành cho Ðạo Cao Ðài tại Cao Miên mọi sự ưu đãi".

31/9/1933. Hội Thánh Ngoại Giáo gửi đến chính phủ thuộc địa Thông điệp thứ hai. "Xin chính phủ Bảo hộ hủy bỏ các chỉ dụ chống Ðạo Cao Ðài. Quyền tự do đi lại và tín ngưỡng cũng như tín đồ Cao Ðài được hành đạo bình thường, hủy bỏ chính sách kiểm soát tín đồ Cao Ðài, xin để cho hai dân tộc Việt-Miên chung sống trong bình thường mà bấy lâu Bảo hộ nhọc nhằn tạo ra nhiều chính sách hiềm khích giữa hai dân tộc láng giềng, phải chăn chính phủ Bảo hộ nhằm vào mục đích tiêu diệt Ðạo chúng tôi và các dân tộc Ðông dương".

Hoàng Triều kêu gọi dân Cao Miên chống Ðạo Cao Ðài, và Chính phủ Bảo hộ đang chờ đợi cơ hội Việt-Miên nỗi cơn hiềm khích để trừng phạt. Ðạo Cao Ðài tế nhị hơn để trách mọi tranh chấp dễ bị bốc thành chiến trường Ðạo-đời xung khắc.

20/11/1933. Ngài Marius Moutet đại biểu Cao Ðài tại Pháp dõng dạc biện hộ trước Quốc Hội Pháp: "- Có phải chăng sự sách nhiễu của quan Bảo hộ đã là nguyên do chính làm hổn loạn lòng khoan dung của dân tộc Cao Miên hay chăng? ".

Nghị sĩ Henri Guernut kiêm Tổng thư ký Hội Nhân Quyền chính thức tuyên bố trước Lưỡng Viện Cộng Hòa Pháp Quốc, tuyên bố chính thức để can thiệp, và hổ trợ cho Ðạo Cao Ðài: " -  Hãy để cho Ðạo Cao Ðài được sự tự do tín ngưỡng, và hưởng quyền chính sách dung miễn tại Ðông dương".

Nghị sĩ Ramdier thành viên Hội Nhân Quyền Pháp lên tiếng chống đối những biện pháp gắt gao tại Ðông dương: " - xin dành cho Ðạo Cao Ðài một đặc quyền tín ngưỡng".
Trung Tá Alexis Métois thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh làm xướng ngôn viên tại Paris. Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabriel Gobron, thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, và Hội Thánh Ngoại Giáo tham dự các Hội Nghị Tôn giáo thế giới, quan sát viên tại Quốc Hội Pháp. Hội đồng Chính phủ Pháp quyết định với một thái độ rất ôn hòa và khôn khéo bổ nhiệm ông Albert Sarrdlt đến nhậm chức quan Toàn quyền Ðông Dương.

18/12/1933. Quan Toàn quyền Bảo hộ Cao Miên thi hành chính sách không phù hợp với luật pháp Ðông Dương. Tòa Thượng thẩm Sài Gòn yêu cầu chính phủ Bảo hộ Cao Miên: "Phải trả lại sự tự do của Ðạo Cao Ðài, bởi quyền hành đạo là sự tối hậu của tín ngưỡng, cấm quan Bảo hộ không được gây nỗi phiền toái đến cho Ðạo Cao Ðài. Phải đối xử Ðạo Cao Ðài trong công bình, quang minh như Thiên Chúa giáo và Phật giáo, với điều kiện là không gây sự rối loạn trong xã hội, dẫu cho có phạm đến điều này đi chăng nữa, thì phải đệ trình sự kiện đến biện lý của tòa Thượng thẩm Sài Gòn để xét xử."

Sau khi Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn phán xét những điều lệ mới của quan Bảo hộ Robin. Tín hữu Cao Ðài Việt Nam cũng như Cao Miên tự do hành đạo hân hoan.
Ðạo Cao Ðài nay có văn kiện lịch sử ký tại Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn để đối chiếu quyền hành quốc gia, và truyền giáo tại Cao Miên đã định, như Chính quyền Bảo hộ Cao Miên vẫn còn ra lịnh cấm Ðạo Cao Ðài truyền giáo vào các tỉnh ngoại trừ thủ đô Phnom Penh, chỉ trong giới hạn cộng đồng Việt kiều.

20/01/1933. Tại Thủ đô Phnom Penh sau những ngày vía Chí Tôn. Ðức Chưởng Ðạo Hội Thánh Ngoại Giáo Thiêng Liêng, Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo). Ðề cử, bàn giao nhiệm kỳ 2 cho Ngài Giáo hữu Thượng Chữ Thanh (Ðặng Trung Chữ). Chưởng Quả Hội Thánh Ngoại Giáo, và Giáo hữu Hương Batry phó Chưởng Quản. Ngài Thượng Bảy Thanh được đề cử phổ truyền đạo tại Trung Quốc, Tòa Thánh Tây Ninh bổ nhiệm 6 Chức sắc phổ độ đến Hội Thánh Ngoại Giáo để truyền đạo tại các tỉnh Cao Miên.

10/9/1935. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đến Cao Miên tấn phong trên cho 40 Chức sắc, Chức việc, bổ nhiệm chưởng quản Thánh Thất các tỉnh Cao Miên.

27/12/1935. Khâm sứ tỉnh Svay Rieng mời Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo, Ngài Thượng Chữ Thanh "Ðặng Trung Chữ" trao đổi, nêu rỏ sự tự do tín ngưỡng, cũng như mời tương hợp xã hội, kinh tế, khẩn định những bất hòa nay chấm dứt để duy trì liên giao bình thường.

10/01/1936. Hội Thánh Ngoại Giáo vẫn mang niềm tin và hy vọng chính quyền thuộc địa mở rộng tự do tín ngưỡng, để Chức sắc Thiên phong đến phổ độ tại Cao Miên cũng như thành lập cơ phổ độ sinh tồn nhân loại, xây dựng sự liên kết giữa các dân tộc đến cùng một hành trình qui nhứt tín ngưỡng.

Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ không chủ trương đấu tranh bởi tín ngưỡng không vì một yếu tố ly giáo hay võ trang, Ðạo chỉ vì mục đích chung cho nhân loại trên căn bản chân lý Từ bi, Bác ái, Công bình để vươn mình khỏi cảnh chìm đấm trong nhiều thế kỷ.

Từ ấy Việt-Miên cùng tìm lại nguồn cội thuần khiết nhứt, qua ngôn ngữ Cao Miên "Pâli & Sanskrit" đến niềm tin trong vận mệnh và khơi lại lịch sử từ lòng dân, nay đầy tràn khí phách kiên cường. Ðạo Cao Ðài còn xây dựng một công trình cho nền tảng lịch sử Cao Miên rực rỡ đề cao quyền hành chính Quốc. Mà Chính phủ Bảo hộ đem đến cho hai dân tộc Việt-Miên chìm đấm trong ly loạn, kẻ phương xa đến xâm lăng và cầm quyền kiểm soát Ðông Dương cũng như nắm thế phòng thủ đối đầu với mọi tín ngưỡng Cao Miên, Ðạo Cao Ðài được dân tộc Cao Miên đặt niềm tin cùng chia sẻ những nỗi niềm khổ đau mà họ phải chấp nhận bao lâu dưới chính phủ Bảo hộ.

Hoàng gia Cao Miên ở dưới sự kiểm soát của nhà nước Bảo hộ, họ muốn đối kháng với quyền thế người Tây Phương để ra khỏi sự suy đồi hiện tại, hầu xây dựng cho một Vương quốc bền vững tồn tại tinh thần tín ngưỡng tối cổ.

20/5/1936. Chính phủ Hoàng gia Cao Miên hủy bỏ lệnh án trục xuất tín hữu Cao Ðài, làm hòa diệu những gì đã tự phát sinh trong những năm trước tại tỉnh Svay Rieng.
Những tín hữu Cao Ðài trước đây bị trục xuất ra khỏi Cao Miên, và Lào nay được trở lại sinh sống bình thường như quý vị:
- Biên Văn Tươi.
-  Mang Văn Lạc.
-  Ngô Văn Tân.
- Te Lim.

10/6/1936. Giáo hữu Thượng Chữ Thanh "Ðặng Trung Chữ" đại diện Tòa Thánh Tây Ninh và Hội Thánh Ngoại Giáo tại Phnom Penh, gửi bản kiến nghị đến dân biểu Viennot nhờ đệ trình lên Tổng bộ thuộc địa, một lần nữa xin can thiệp quyền tự do tín ngưỡng rộng rãi cho Ðông Dương.

26/01/1937 Hội Thánh Ngoại Giáo, tiếp nhận lời mời của ông Tổng trưởng tư pháp J.Godard thay mặt chính phủ Cộng Hòa Pháp quốc. Ðang công du tại Thủ đô Phnom Penh để trao đổi về tín ngưỡng Cao Ðài tại Cao Miên, Trưởng phái đoàn Giáo hữu Thượng Chữ Thanh đệ trình những văn kiện lịch sử tín ngưỡng của hai dân tộc Việt-Miên trên phần lãnh thổ Cao Miên, nội dung buổi gặp gỡ thân mật đầy hứa hẹn, qua lời đề nghị quyền tự do tín ngưỡng nơi Chính phủ Bảo hộ với sự khoan dung của Hoàng gia Cao Miên, Hội Thánh Ngoại Giáo gửi đến ông Tổng trưởng J.Godard một bộ tập ảnh về tín ngưỡng rất trung thực của người dân Cao Miên theo Ðạo Cao Ðài trong những năm tháng cấm ngăn phổ truyền đạo:

1/ "Tín đồ Cao Ðài người Cao Miên đi hành lễ tại Thánh Thất Kim Biên và các Thánh Thất khác trên toàn lãnh thổ Cao Miên, như một kẻ trộm đi trong đêm tăm tối".

2/ "Tín đồ Cao Ðài đi tìm sự bình an trong tâm hồn nhưng lịnh cấm của chính phủ Bảo hộ và Hoàng gia, tự nó tạo trong lòng người dân một khung cửa đóng kín, trống vắng tín ngưỡng, ấy là hình ảnh mất tự do trên đất Cao Miên hay cả vùng Ðông dương".

3/ "Tín đồ Cao Ðài đến ngưỡng cửa của Thánh Thất nhưng không dám bước vào Ðiện Thánh để hành lễ Thượng Ðế, mà chỉ quỳ ở bên ngoài cửa ngõ rồi vội vã âm thầm ra đi, hình ảnh ấy mang dấu vết đau khổ trong tâm hồn của tín hữu Cao Ðài, không có quyền tự do tín ngưỡng, chính phủ Bảo hộ và Hoàng gia không hiểu thấu nguyện vọng của người dân đau khổ ấy vì sự trống vắng chân dung Thượng Ðế trong tâm hồn, họ chỉ van xin một cảm thông nhỏ bé để Thượng Ðế ngự trị trong cõi lòng bình an.

Chúng tôi rất cảm động trước cảnh khổ đau của họ và xin Tổng trưởng J.Godard vì tín ngưỡng dân tộc Cao Miên, nhờ Ngài chuyển lên chính phủ République France am tường tình hình tín ngưỡng tại Ðông Dương.

21/5/1937. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đến Phnom Penh dự lễ khánh thành và trấn Thần Ðền Thánh, Ðiện Phật Mẫu, để đánh dấu điểm phát triển cực thịnh sứ mạng truyền giáo tại Cao Miên đã hoàn bị. Tại Ðiện Phật Mẫu Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc tiếp xúc Ông P. Bernardini đại biểu Toàn quyền Ðông dương, Ông P. Bernardini nhận tất cả những tình cảm của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh dành cho ông, ngày khánh thành với tổng số 40.000 Tín đồ khắp nơi Cao Miên về tham dự, đánh dấu thời điểm truyền giáo thành tựu nhứt lịch sử Hội Thánh Ngoại Giáo.

Tất cả báo chí Ðông Dương và Âu Châu đồng truyền loan ngày Khánh thành Thánh Thất Kim Biên. Giáo Sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) đại diện Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, Hội Thánh Ngoại Giáo và toàn đạo, đọc diễn văn khai mạc lễ khánh thành:
"Kính thưa Ðức Hộ Pháp.
Kính thưa Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo, Trấn Ðạo Cao Miên, Chức sắc, Chức việc và Toàn Ðạo hữu.
Kính thưa Hoàng Triều, chính phủ và hoàng gia Cao Miên.
Kính thưa chính phủ Bảo hộ, quan Toàn quyền và các Khâm sứ Cao Miên.
Ngày hôm nay, Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài tổ chức lễ khánh thành Thánh Thất đầu tiên tại Thủ đô Miên quốc, chúng tôi đã chọn ngày 22 tháng 5 dương lịch (22 Mai) là ngày kỷ niệm đăng Tiên của một Ðại văn hào nước Pháp, một đại ân nhân của nhân loại tức là ông VICTOR HUGO mà từ năm 1927 tới nay, Ngài là Ðấng Chưởng Giáo Thiêng Liêng của chúng tôi hằng cảm mến, để ghi dấu tất lòng thành của chúng tôi đối với nước Pháp là nơi xuất thế của một bậc vĩ nhân mà chúng tôi đã thọ giáo chân lý cao siêu của Ngài trong tình thương nhơn loại, chẳng những trong ngày giờ nầy, mà ngay từ khi chúng tôi còn là một sinh viên trong các trường của Pháp, nghĩ rằng Pháp quốc có một tinh thần đầy tràn hào hiệp khoan dung và nhân đạo. Công cuộc truyền giáo Ðạo Cao Ðài từ đây được ung dung tự tại, bởi sự tự do tín ngưỡng đã được ban bố, chúng tôi tỏ lòng biết ơn nước Pháp.
- Từ đây một nước Pháp có Ðạo Cao Ðài.
- Một quốc gia đàn anh đầy đức độ, có rất nhiều thiện chí dung hòa trong tình thương huynh đệ với một tâm lý cao thượng, sẳn sàng dìu đường dẫn lối cho đàn em thiếu phương tiện nhưng đầy đủ phẩm hạnh hiện nay.

Ðối với nước Pháp là một Quốc gia văn minh tiến bộ, một nước đầy khích lệ tuyên dương giá trị tinh thần cao cả cho đại đồng, tinh thần xây dựng niềm hòa ái cho toàn thế giới, nên chúng tôi, toàn thể tín hữu Cao Ðài lấy lòng cảm mến, trân trọng tỏ bày nơi đây sự tri ân nồng hậu của chúng tôi.

Trong nhiệm vụ phụng sự cho tôn chỉ cao thượng Thiêng Liêng, trong khi phục vụ cho chơn lý đại đồng đương nhiên về hình thức, chúng tôi đã hòa mình với dân tộc Pháp thì tâm lý hiển nhiên gần gũi bên nhau cả tâm hồn, do đó chúng tôi có cảm giác rằng sẽ có nhiều liên quan mật thiết về sự đồng tâm nhứt trí giữa những con người đang sống với người quá cố, có sự cảm giác chung thể hiện trong tương lai của nhơn loại vậy.

Tôi xin thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh và Hội Thánh Ngoại Giáo cảm ơn Hoàng gia và các bộ phủ, cũng như quan Toàn quyền và các Khâm sứ cùng Chức sắc, Chức việc và Toàn Ðạo đồng hưởng bình an."

21/5/1940. Ðệ nhị thế chiến bùng nổ, Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh và Hội Thánh Ngoại Giáo tại Cao Miên đồng rơi vào một khúc quanh lịch sử của nhân loại, có thể Ðông Dương sẽ nhận chìm cùng lúc vào biển vũ khí. Chính quyền thuộc địa Ðông dương không còn nằm trong tay Quốc hội kiểm soát, nên họ vẽ ra một mô hình nhà mồ chuẩn bị chôn vùi Ðạo Cao Ðài, và những ai chống lại họ dù rằng đã có sự cam kết.

26/6/1940. Hoàng Triều Cao Miên trưng dụng Hội Thánh Ngoại Giáo và toàn bộ cơ sở của Thánh Thất Kim Biên, để đổi cho Hội Thánh Ngoại Giáo một sở đất khác tại hộ Ðệ Ngũ, châu thành Nam Vang số 226 đường Phlauv Preak Bat Norodom, Phnom Penh.

Một lần nữa Trấn Ðạo Tần Nhơn phải xây dựng lại toàn bộ cơ quan hành chánh Ðạo như văn phòng Hội Thánh Ngoại Giáo, cơ quan Cửu Viện. Chức sắc, Chức việc và Tín hữu hành đạo tại Cao Miên đồng thuận hết sức tập trung vào công quả tái tạo Ðền Phập Mẫu.

Hoàn Chỉnh Hội Thánh Ngoại Giáo.
20/12/1927. Ngài Giáo Hữu Thượng Bảy Thanh "Lê Văn Bảy" do Tòa Thánh Tây Ninh bổ nhiệm, Chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo từ năm 1927-1932. Vinh thăng phẩm Giáo Sư, Tòa Thánh triệu hồi về làm việc tại Cửu Viện.

15/11/1932. Ngài Giáo Hữu Thượng Chữ Thanh "Ðặng Trung Chữ" do Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn bổ nhiệm chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo từ năm 1932-1937. Vinh thăng phẩm Giáo Sư Tòa Thánh triệu hồi về làm việc tại Cửu Viện.

20/01/1037. Giáo Sư Thượng Bảy Thanh tự ý về Hội Thánh Ngoại Giáo kết hợp cùng Giáo sư Thượng Chữ Thanh, để chuyên chế quyền Ðạo, và cải danh Hội Thánh Ngoại Giáo thành (Hội Thánh Ngoại Giao). Ðức Hộ Pháp gửi Thánh lịnh đến Trấn Ðạo Tần Nhơn giải thể danh xưng (Hội Thánh Ngoại Giao), Cùng lúc Thiêng Liêng hài tội phản Ðạo để ngưng quyền hai Giáo sư Thượng Bảy Thanh, Giáo sư Thượng Chữ Thanh, và trục xuất ra khỏi Trấn Ðạo Tần Nhơn. "Bút tích Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, trang 43 & 44 Hộ Pháp Ðường xuất bản".

10/01/1938. Ngài Giáo sư Thái Gấm Thanh "Thái Văn Gấm" do Tòa Thánh bổ nhiệm Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo từ năm 1938-1941, bị chính quyền Pháp bắt lưu đày tại đảo Madagascar, qui Tiên ở đó vào ngày 20 tháng 8 năm 1942.

18/8/1941. Ngài Cao Tiếp Ðạo (Cao Ðức Trọng) do Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn bổ nhiệm Chửng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo từ năm 1941-1945.

10/02/1945. Ngài Giáo Sư Hương Phụng (Trần Kim Phụng) do Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn bổ nhiệm Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo từ năm 1945-1950. Vinh thăng phẩm Phối Sư, Tòa Thánh triệu hồi về làm việc tại Cửu Viện.

05/01/1950. Ngài Giáo Sư Thượng Vinh Thanh "Trần Quang Vinh" được Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn Bổ nhiệm Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo từ năm 1950-1954. Vinh thăng phẩm Phối Sư triệu hồi về làm việc Cố Vấn Cửu Viện và Giám Ðốc Hạnh Ðường.
Ngài còn là Phó Chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo từ năm 1933-1950, và cố vấn Hội Thánh Ngoại Giáo Âu Châu.

06/02/1954. Ngài Giáo Sư Thái Phấn Thanh (Trần Văn Phấn) do Tòa Thánh bổ nhiệm Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo từ năm 1954-1959. Ngài là một trong những vị Chức sắc bị Pháp bắt lưu đày tại đảo Madagascar vào năm 1941, hồi hương năm 1946.

10/3/1954. Hội Thánh Ngoại Giáo, và Trấn Ðạo Tần Nhơn lập Bộ Ðạo.
04.954 Tín hữu Việt kiều.
10.210 Tín hữu Tần Nhơn.
360 Tín hữu Hoa Kiều.
Bộ Ðạo tại Hội Thánh Ngoại Giáo, và Trấn Ðạo Tần Nhơn tổng số 74.524 Tín đồ.

Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu
(Mission Etrangère du Caodaisme de L'Europe)
(1945 - 1995)
Suy tư từ lòng Đạo.
Tôi đọc cuốn sách Lịch Sử Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu của Hiền Hữu Huỳnh Tâm, xem như giá trị căn bản của Ðạo ở Hải ngoại, được ghi chú cẩn thận và cập nhựt hóa sử liệu theo hệ thống biên khảo khoa học.

Cuốn sách Lịch Sử Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu đã hoàn thành bản thảo từ mùa đông năm 1989, nhưng Tôi vẫn phải tìm mọi cách để trì hoãn xuất bản, nhằm bổ sung phần Ðạo cuối thế kỷ 20 và Tôi đề nghị khi tiết lộ Lịch Sử Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu phải chờ sau ngày Tôi qua đời mà thời gian ấy cũng không còn bao lâu nữa, từ ý kiến ấy được Hiền Hữu Huỳnh Tâm chấp thuận.

Tôi hy vọng cuốn sách nầy sẽ có một giá trị cao quí hơn vì đã dỡ ra những trang sử Ðạo ở Âu Châu có một hệ thống truyền giáo rất hoàn bị. Chúng tôi để lòng cảm kích Hiền-Hữu Huỳnh Tâm dày công miệt mài thực hiện những biên khảo của Ðạo, mà vai đời chưa ở tuổi tuyết sương nhưng đã nhuốm nửa mái đầu hoa râm, để khám phá ra tầm vóc tương lai của Ðạo.
Tôi vẫn thường tự hỏi bởi môi trường nào thôi thúc nhà biên khỏa Huỳnh Tâm đầy sinh lực nầy, phải nhận cưu mang nhọc nhằn vì Ðạo và chấp nhận mọi thử thách để chiêm ngưỡng con thuyền Ðạo vươn mình vào cõi người, có nhiều lúc Hiền Hữu trao đổi với chúng tôi và xác định vị trí Ðức-tin trong tâm hồn. " Nếu Ðạo Cao Ðài hoàn toàn tơi tả, Tôi vẫn đốt đèn Ðạo trong tâm hồn đi tới, để xóa nhòa những gay gắt và xin mọi tình người hãy trải rộng cuộc đời nầy cho những thương yêu " 1992".

Lời Ðạo tuyệt đẹp và ấm áp như cõi trong tôi có bạn đồng hành và tôi đọc nơi Hiền Hữu Huỳnh Tâm một chân tình lòng mở rộng, như cuốn sách Lịch Sử Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu cho tôi lời bộc lộ tâm tình nầy và nghĩ rằng nhà biên khảo Huỳnh Tâm sẽ cống hiến cho Ðạo Cao Ðài nhiều tác phẩm giá trị, mà Tôi vẫn hằng xem Hiền Hữu Huỳnh Tâm như một gia sản của riêng tôi, nhân đây Tôi xin lỗi Hiền Hữu Huỳnh Tâm vì đã kiệt sức bởi con bệnh xoáy nghiền thân thể nên không còn cách nào để viết tiếp lời giới thiệu cho 24 tác phẩm còn lại tại thư phòng, tôi đã đọc hết những bản thảo ấy trước khi viết lời nầy, tôi xin tạm biệt qua trang giới thiệu nầy bằng tình thương gửi nhớ nồng nàn đến gia quyến Hiền Hữu Huỳnh Tâm và Toàn Ðạo bình an.
Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu
Paris Xuân 1990
Giáo sư Gustave Meillon

Lời cảm tạ.
Chúng tôi rất cảm ơn Giáo sư Gustave Meillon Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, đã bảo trợ, dìu dắt và chỉ bảo chúng tôi biên khảo cuốn sách Lịch Sử Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu. Chúng tôi nghĩ rằng lịch trình biên khảo nầy phải mất rất nhiều năm để hoàn thành, bởi Hội Thánh Ngoại Giáo chưa đặt hệ thống nghiên cứu chuyên nghiệp về tư liệu lưu trữ. Bởi thế chúng tôi phải làm hai công việc như đặt lại hệ thống lưu trữ tư liệu và cùng lúc tiến hành biên khảo, công việc nầy đã mất khá nhiều thời gian và rất khó, rồi việc Ðạo cũng hóa thành đam mê hứng thú trên thành tựu hệ thống lưu trữ tư liệu nay được hoàn hảo.

Nhờ vậy chúng tôi đúc kết cuốn sách nầy sớm hơn dự định ba năm "1987-1990" và Giáo sư Gustave Meillon Chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu đồng ý cho phép chúng tôi tiết lộ một số hồ sơ chưa cập nhựt hóa và đến tháng 04/1995 vào dịp Cửu-Cửu ngày tưởng nhớ Sử-Gia Gustave Meillon quy Tiên, chúng tôi cầu nguyện hướng về miền vô nhiễm để thực hiện theo lời di chúc của Người, nhằm bổ túc phần cuối cùng cho cuốn sách Lịch Sử Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu vào những trang tư liệu cần thiết, để giữ tấc lòng với kẻ bên kia vì Ðạo và chúng tôi xem đây như một bổn phận phụng sự sứ mạng Cao Ðài.
Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu
Paris Đông 1990
Biên khảo Huỳnh Tâm

Vinh Danh.
Ðấng trên cao Ngai Vàng Tối Thượng, xây thành vũ trụ quyền năng tận cùng, Ðấng háo sanh vạn loại mọi đức tin, Ðấng hạ mình làm thân nhỏ bé như đuốc tuệ Từ bi hỉ xã, Bác ái cứu rỗi tha nhân, Công bình quyền sống làm người, hy vọng nhân loại tình anh em với ước mơ loài người hạnh phúc trong một niềm tin. Ðấng là Chúa Cao Ðài hóa sinh hoàn vũ vẫn hạ mình như kẻ thấp hèn, đem ánh sáng cho muôn loài đi tới với Ðấng toàn năng Kinh độ Thất Ức  Niên Dư.

Truyền Giáo Âu Châu.
25/12/1925. Thượng-Ðế truyên bố thành lập Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ "Cao Ðài" Thánh địa được chỉ định tại tỉnh Tây Ninh, miền Nam, Việt Nam. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, thay lời truyền giảng của Đấng Cao Ðài Phương Ðông xuất hiện "Ðền thờ cao, Ðức tin lớn".
Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabriel Gbron, thay lời truyền giảng của Đấng Cao Ðài Phương Tây "Ngai Vàng Tối Thượng". Ðức Chí Tôn ủy nhiệm Ðức Ngự Mã Thiên Quân Chưởng Quản Hiệp Thiên Ðài, sứ giả Thiêng Liêng mở Ðạo truyền giảng Ðức tin Cao Ðài và thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo như một ngôi nhà Trời mở rộng.

Ðức CHÍ-TÔN hài lòng Ðức Ngự-Mã Thiên-Quân hóa thân xác phàm thánh danh Hộ Pháp Phạm Công Tắc để thay quyền Chí Linh, đem đến cho nhân loại những tin mừng cứu rỗi, loan truyền Ðức tin Ðại Ðồng và gieo hạt Từ Bi hỉ xã, Bác Ái tha nhân và Công Bình Phổ độ.

Ðức CHÍ-TÔN quyết định thực hiện cho nhân loại một xã hội Cao Ðài hợp nhứt trên căn bản Công bình tiến hóa, từ ngày Ðạo thành Thánh Thể Tòa Thánh Tây Ninh đã hiện hữu và Hội Thánh Ngoại Giáo căn nhà Trời mở rộng có nhiệm vụ tiếp nhận nhân loại, giải trừ những bất định tâm linh do nhân loại gây ra.

Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu có từ đó được thành hình tại Pháp quốc trong một hoàn cảnh phép lạ ưu thời của Ngôi nhà Trời Tây-phương, nhằm nhắc nhở một lần NGƯỜI đã từng phân thân truyền giảng Thiên Chúa mà Người đã giáo huấn chăn nuôi chân lý Bác ái tha nhân.

Nay NGƯỜI trở lại truyền giáo Phương Ðông bằng giáo lý Cao Ðài qui nhứt tại tỉnh Tây Ninh miền Nam Việt Nam. Ngôi Nhà Chúa được xây dựng từ Phương Ðông loan truyền Tân pháp vào khắp mọi miền qua chân dung Hội Thánh Ngoại Giáo và Thượng Ðế ban quyền năng Thiêng Liêng cho Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Tây phương cùng một phát xuất chân lý Công bình Phổ độ.

Thượng Ðế quyết định phát chẩn tái lập xã hội Cao Ðài, quyền sống đồng cộng hưởng trên tình đồng sinh như con một nhà Chúa. Thượng Ðế ân ban cho nhân loại một triều đại đồng quyền Thiêng Liêng cực thịnh sẽ lưu truyền 700.000 năm lẻ và Người mượn tỉnh Tây Ninh miền Nam Việt Nam làm Thánh địa như đất Trời hằng sống.

Ðức Cao Ðài ân tứ lập nhà Trời mở rộng phân quyền cho Hội Thánh Ngoại Gáo, như thuyền bát nhã đưa nhân loại đến gần Ngai Vàng Tối Thượng, thúc dục nhân loại tiến về nguồn sống công bình mật thiết.

18/10/1926. Ðại Ðao Tam Kỳ Phổ Ðộ chính thức khai Ðạo lập thành Thánh thể Tòa Thánh tại tỉnh Tây Ninh miền Nam Việt Nam. Hội Thánh Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài thay mặt Bác Quái Ðài "Chí Tôn", công bố trước nhân loại Thượng Ðế xuất hiện, ban tứ bộ Tân Kinh, Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Ðạo Luật, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển thành phương pháp tu học viên mãn.

Hóa giải bất công xã hội.
Người Âu châu tìm ra Mỹ châu, Úc châu, họ là những cột thuyền nóng sốt khai phá ra cửa ngõ giao lưu của trái đất và đến lục địa Á Châu, họ dùng thuyền vượt biển, chế tạo thuốc súng, kinh tế và xuất cảng Ðức tin. Họ thu mua tài sản các quốc gia chậm tiến và đô hộ những quốc gia có đời sống chân thực hiền hòa, họ mệnh danh người văn minh túi dết đầy lừa đảo bởi họ làm dân ăn "thực dân" hưởng thụ trên mọi chủng tộc nghèo khó, thú vui của họ là chà đạp, hành hạ, bóc lột sức sống của người bản xứ và họ xuất cảng Ðức tin Âu Châu để che lấp mọi đức tin của bản xứ, từ nhu cầu hưởng thụ cực mạnh thôi thúc Tây phương đi tìm thuộc địa, lấy thuốc súng để chinh phục các quốc gia có truyền thống thanh nhàn và thiên nhiên, họ chinh phục bản xứ để chia vùng khai thác sức lao động, họ ra sức phá hủy xã hội quây quần của mỗi chủng tộc hầu tránh sự phản khán có thể đưa đến cho họ thua thiệt, họ đề cao quyền sống của người văn minh để sát phạt và cai trị kẻ nhược tiểu, như Việt Nam đã trải qua một thế kỷ bị đô hộ, đất nước Việt Nam trở thành căn sức đấu tranh để dành lại quyền tự trị xứ sở, người tự vệ xứ sở sẽ không khoan nhượng một tất đất khi họ có dịp vươn lên, người xâm lăng lấy sức mạnh đương thời để vơ vét tận xương tủy kẻ khổ đau. Nay kỷ nguyên thông điệp đến từ đất nước Việt Nam, Ðức Cao Ðài chính thức công bố chế độ Quy-nhứt và Công-bình, nhằm khai trừ những bất công của nhân loại và những cuộc chiến thảm họa.

Từ ngày Khai Ðạo 18/10/1926 (15/10 Bính Dần). Tại tỉnh Tây Ninh, Ðạo Cao Ðài đã có ảnh hưởng đến Paris trên những tờ nhựt báo, như trái phá nổ tung thế giới hưởng thụ vật chất. Ngày nay Ðức tin Cao Ðài đến Tây phương để làm phép lạ và truyền giảng cho sự hồi sinh vốn đã bị xoáy mòn qua những quá độ phát triển xã hội và những học thuyết buôn thả. Ðức tin Cao Ðài vào Tây phương truyền giảng chủ đạo Công bình, hóa giải những tranh chấp tâm linh và phán xét những bất ổn ra khỏi vòng khổ đau để đem lại xã hội công bình đầy ân tứ cho nhân loại.

Ngày Khai Ðạo tại Chùa Từ Lâm Tự, Gò kén tỉnh Tây Ninh miền Nam Việt Nam, cũng là ngày công bố chính thể Cao Ðài, cùng lúc được truyền loan đến Âu Châu bởi truyền thông và những liên hệ:
- Ðơn xin Khai Tịch Ðạo gửi đến chính quyền thuộc địa.
- Ngày Khai Ðạo tại chùa Từ Lâm Tự Gò Kén tỉnh Tây Ninh.
- Chính phủ Pháp Quốc nhận những báo cáo của chính quyền thuộc địa Ðông dương về ngày Khai Ðạo Cao Ðài.

Những cản trở đức tin.
Tuy Ðạo Cao Ðài được chính thức Khai Ðạo, nhưng bị mọi cản trở do chính quyền thuộc địa chủ ý che khuất Ðạo Cao Ðài vì quyền lợi thuộc địa Ðông dương và Việt Nam, người Pháp thuộc địa ra sức tiêu diệt Tín ngưỡng Ðông dương, để đạt mục đích nhập cảng Ðức tin của Chúa vào Ðông dương, nhưng họ vô tình đem Chúa Jésus rao bán một lần nữa, họ tự giết Chúa Jésus trong suy nghĩ của người Phương Đông, hành động của họ cùng hình thức hành hạ thân xác của Ðức Chuá Jésus trên Thánh gía !

Ngày nay Thượng Ðế trở lại Ðông Dương vì sự yêu thương nhân loại vô bờ bến, đây là cơ duyên để thành hình chính thể Ðức tin Cao Ðài không biên giới, NGƯỜI đến để truyền ban một Ðức tin Công bình cho mọi sự sống, nhưng chính quyền thuộc địa tại Ðông Dương lại một lần nữa cố tình che lấp, tiêu diệt Ðức tin Cao Ðài, như 2.000 năm trước họ đã chối Chúa, tất cả việc đời thê thảm ấy do khác vọng vật chất, do nhu cầu hưởng thụ trên thân xác của kẻ nghèo khó, họ đã chủ ý quên lảng Ðức tin Cao Ðài, họ thừa biết Ðức Cao Ðài đến với nhân loại là để chuẩn bị xây dựng nền tảng xã hội Công bình hạnh phúc cho nhân loại.

6/1928. Thời điểm xã hội Tây-phương có những thay đổi táo bạo trong những tiềm tàng suy lý nay xuất hiện, để những khoa học khám phá nhu cầu tự do quyền sống lớn mạnh, để đền bù vào khoản trống vắng trơ trọi lòng tin trong tâm hồn, Tây phương nhận diện đức tin đang suy thoái đã tạo thành cửa tự động khép kín cô đơn, họ rất sợ khi chia tay căn nhà trọ mà cuộc đời đã cố sức xây nền tảng bên thềm cát biển một ngôi biệt thự vô chủ "Không linh hồn", họ chứng minh đời sống vật chất sẽ tồn tại theo suy nghĩ nhỏ bé.

Âu Châu đang đứng trước chênh vênh của băng huyết tâm linh, từ hoàn cảnh nầy Ðạo Cao Ðài xuất hiện tại Pháp quốc để công bố chân lý Công bình và truyền giảng Thánh Thể Cao Ðài, những cản trở của bước đầu truyền giáo không còn che lấp bởi thế quyền dấu kín Ðạo Cao Ðài tại Ðông Dương cũng không còn giá trị, dù rằng những thử thách của chính quyền thuộc địa nhập cảng vào Ðông Dương những đại pháo xe tăng tàu chiến cũng hóa thành bất dụng.

Cùng lúc các Tôn giáo bạn, những hội Thần học, học gỉa trên thế giới khám phá Ðạo Cao Ðài quyền năng phép lạ tại Việt Nam đang vươn mình ra khỏi tầm tay của thuộc địa không còn đong đưa trên chiết nôi Ðông Dương đã bao lâu bị thế quyền thuộc địa thầm kín ra sức bứt tử Ðạo Cao Ðài, họ đắp đê chắn núi không cho truyền giáo một cách tuyệt tiêu sinh lực Tín ngưỡng Ðông Dương.

Ngày nay Ðạo Cao Ðài tự hóa thành dòng lưu thủy Ðức tin nhờ những cấu tạo muôn đời trong chân lý, dù cho mọi chính quyền phủ kín hay không tiếp sức truyền loan Ðạo Cao Ðài vẫn chảy vào Tây phương. Dù có những cuộc đắp đê điều cắt đứt dòng lưu thủy nó vẫn chảy quyết liệt đến Tây phương, đến nay những kẻ đã từng phủ kín Ðức tin Cao Ðài đều phải nhận rằng Ðạo Cao Ðài như phép lạ là nhờ sinh lực chân lý Công bình.

Ðạo Cao Ðài vào Tây Phương đã kết thành nền tảng như núi ngự trị không gian vẫn lưu truyền vạn đại, Ðạo Cao Ðài thành hình tự nhiên, giao lưu mật thiết nhờ mạch sống chăn nuôi lâu đời, từ ấy Ðạo Cao Ðài vươn mãi dưới anh sáng mặt Trời do Thượng Ðế quyền năng điều hành.

Ngày nay chế độ thuộc địa Pháp tại Ðông Dương hay Việt Nam tự lùi dần vào quên lãng, những người anh em Ðông Dương và Phương Tây gặp lại vui mừng, ngày nay hiện diện Giáo đoàn Ðạo Cao Ðài tại Paris như bừng sáng một ngôi Trời rực rỡ, để người anh em quên đi những nhọc nhằn công phá Ðức tin Cao Ðài năm xưa tại Ðông Dương, lịch sử thuộc địa đã trôi qua để cho tình người mở rộng, hạnh phúc nào hơn Ðạo Cao Ðài vẫn bao dung lớn mãi tận lòng nhân thế.

Những Chính kiến, xã hội thuộc địa năm xưa đã từng hành hạ Ðức tin Cao Ðài, cuộc thử thách nầy chảy trôi qua thời gian rồi để lại tình người trên ngôi bao dung, tình yêu thương nào cũng nhận thấy xót xa để rồi tha thứ cho nhau không còn thù hận, lấy tình yêu ấy khắc chế kẻ thắng người thua, nhận hy sinh phần mình hầu giải trừ mọi bất hạnh của nhân loại gặp phải.

Ðạo Cao Ðài đã là nhân tố của tình tự con người, trải rộng mọi cảm thông những phiền muộn của quá khứ để ngồi lại cho vấn đề Công bình vì quyền sống tương lai, những khắc khoải thời thuộc-địa năm xưa đã đi qua nó chỉ còn lại trang sử lu mờ trong quên lãng. Ðạo Cao Ðài vẫn thực hiện chính thể hợp nhứt xã hội công bình phục vụ nhân sinh dồng nguyện.

Nhân loại đã lật qua trang sử bóc lột bi thảm một thời mà hình thành cấu trúc tự nhiên bởi Ðức tin cho tình tự nhân sinh huy hoàng, xây dựng một chỗ đứng cho mọi sắc tộc, canh tân xứ sở. Ðạo Cao Ðài có trách nhiệm khơi động tình nhân loại, cổ vũ quốc gia không biên giới, thế giới đại đồng chung sống tình Huynh-Ðệ trong một bầu trời đồng sinh, chung sống tiếp nhận chính thể Công-bình, nhằm chuẩn bị từ chối đời sống cuồn loạn, ích kỷ của nó, những bất ổn tâm hồn nay nhường chỗ cho Ðức tin Cao Ðài thực hiện phép cứu rỗi.

Đạo đến Phương Tây.
1928. Những nhà Ðạo Tây phương lên tiếng đức tin bị suy di, những Tiên tri gia cảnh cáo chiến tranh kinh tế duy lợi sẽ làm trống vắng tình người.

Những khuyến dụ Ðức tin chỉ rõ sự sai lầm của xã hội vật chất, đã đưa nhân loại đến cánh đồng loại tự sát, những quyền lợi tập đoàn vật chất chủ trương vắt xác nhân loại thành xương khô, sự sống nầy chực chờ đe dọa nhân loại tận đường sát phạt mịt mù vì thiếu vắng Ðức tin, nay họ vẫn còn ngủ lơ mơ trên duy lợi cuồn loạn. Ðức tin đứng trước duy-ngã, duy-lợi sẽ tự khoác cho mình một khả lực sinh động. Ðạo Cao Ðài không thể chấp nhận duy lợi, duy kỷ thái quá nghiền nán, do đó cần hoàn bị một chân lý cao cả để phục vụ cứu khổ trừ mê, bởi Ðức tin là nguồn cung cấp chất liệu tinh thần bảo đảm môi trường quyền sống không bị tiêu diệt lẫn nhau.

Ngày nay Âu Châu khám phá Ðạo Cao Ðài với chân lý Công-bình phổ quát để có thể xoa dịu những cơn mê sảng vật chất, những học gỉa đã tìm thấy Ðạo Ðạo Cao là chất liệu hữu cơ có liên hệ mật thiết với các Ðức tin trên thế giới, hy vọng Ðạo Cao Ðài sẽ đem lại hạnh phúc thật sự cho nhân loại, bởi thể Ðức tin Cao Ðài do Thượng Ðế kỳ diệu háo sanh với mục đích tạo cho nhân loại mọi điều kiện phát sinh từ lương tâm Công-bình và bảo đảm giải trừ mọi khủng khoản tâm hồn nhằm đem lại đời sống không còn trống vắng niềm tin. Paris đã tiếp nhận dưới sánh sáng Ðức tin Cao Ðài một tiềm năng, hoài bảo kỳ diệu qua Phổ Ðộ, người bản xứ nhận thấy khả lực tiến hóa, vượt thắng của Đức tin toàn diện, Đại Ðạo có những đặc thù của lương tâm đạo đức nhân bản, xã hội Công bình hạnh phúc.

Ðạo Cao Ðài Phổ độ vì tha nhân, là cánh cửa phép lạ đến với nhân loại bất khả phân biên giới, sắc tộc, mầu da, ngôn ngữ vì tất cả cùng một Ðấng tạo thành. Ðức tin Cao Ðài tha thiết gọi mời nhân loại cùng an vị trong căn nhà CHÚA, để nhận tình Huynh-Ðệ, cùng nhau chân thực hòa mình trong căn nhà Chung "Hội Thánh Ngoại Giáo". Thông điệp mới được loan truyền bởi thiêng liêng những Ngài Nguyễn Bỉnh Khiêm, Văn hào Victor Hugo và Bác sĩ Tôn Dật Tiên đồng ký Thiên Nhân Hòa Ước, khởi đầu cho công nguyên Thiên Nhân Hòa Ước nhằm khuyến răng nhân loại thi hành chính thể Từ Bi hóa độ, Bác Ái tha nhân và Công bình Phổ độ để phát động thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo hiện diện mọi nơi.

Hoằng pháp đức tin.
12/8/1928. Thông Thiên Học thế giới chính thức bảo trợ Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, giáo đoàn truyền giáo Cao Đài Âu Châu thay mặt đa tạ (thời bấy giờ Thông Thiên Học chưa phát triển tại Việt Nam). Thông Thiên Học Pháp tự xem như một sứ giả, mang sứ mạng Ðức tin Cao Ðài truyền giảng, tìm những giải pháp tự do tín ngưỡng tại Ðông Dương, cùng thời gian nầy Giáo sư Gabriel Gobron là một nhà luân lý học, học giả, phê bình gia và sử gia đã khám phá ra Ðạo Cao Ðài, Giáo sư Gabriel Gobron trở thành Tín đồ Cao Ðài, chính thức nhận sứ mạng truyền giảng chân lý Cao Ðài tại Âu Châu.

Những năm tháng Ngài Gabriel Gobron đến với chân lý Ðạo Cao Ðài bằng can đảm tự tin, sự khác vọng, nhọc nhằn không lùi ý nguyện để khám phá thần học Ðạo Cao Ðài qua băng tảng sâu rộng, vững chãi chân lý Ðại-đồng, từ ấy Ngài tha thiết dấn thân truyền giảng Ðức tin Cao Ðài bằng những trọn vẹn thành tựu.

12/01/1928. Sứ giả Giáo sư Gabreil Gobron gửi thông điệp về Tòa Thánh vấn an Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, và tất cả Tín đồ Cao Ðài. Ngài trình bày những năm tháng tìm kiếm, chứng nghiệm trực tiếp với Ðức tin Cao Ðài.

Ngài Gabriel Gobron khai tâm hướng về Ngai Vàng Tối Thượng Tòa Thánh Tây Ninh, để tự hiến dâng công nghiệp Ðạo lên Chí Tôn và Phật Mẫu, Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc khen ngợi Học gỉa Gabriel Gobron uyên bác, một Tiên tri gia Cao Ðài Tây phương có đủ năng động truyền giáo.

Nền tảng Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu.
7/9/1928. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ủy nhiện Ngài Gabriel Gobron, thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, tham dự Ðại Hội Thần Linh Học Quốc Tế (Congrés Spirite Internationnal Londres (Anh Quốc).

Từ Ðạo nạn thuộc địa đưa đến chân lý Ðức tin Cao Ðài vào Âu Châu, tham dự Thần Linh Học Quốc Tế tại Anh Quốc, nhân loại ngạc nhiên sự xuất hiện chân lý phổ quát thực tiễn. Lần đầu tiên tại Hội Nghị Thần Linh Học Quốc Tế, tiếp đón Tín đồ Ðạo Cao Ðài tại Phương Tây thuyết pháp, nền tảng thần học Tam Giáo, Ngũ Chi rất súc tích, cô đọng.

Hội nghị hoan hỉ, vui mừng Ðạo Cao Ðài đã truyền loan và cung cấp thần học phổ quát, như đang mở ra trang sử Ðức tin vào kỷ nguyên nhân loại Ðại đồng, Hội Nghị Thần Học Quốc Tế, đặt lại phương thức sinh hoạt Ðạo sự, nghiên cứu chương trình truyền giáo chung cho Hoàn-cầu.

26/10/1929. Văn phòng luật sư Lortat Jacob và Roger Lascaux lập thủ tục biện hộ cho Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ tại Ðông Dương, Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài tại Cao Miên.
Giáo sư Gabriel Gobrin gửi văn thư đến luật sư Lortat Jacob và Roger Lascaux, để hậu thuẫn Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ bổ túc những hồ sơ tự do tin ngưỡng.

Ngài hy vọng cán cân Công lý phục vụ tín ngưỡng và quyền sống tại Ðông Dương được tốt đẹp hơn, Luật sư Lortat Jacor về Pháp vào dịp lễ Giáng sinh, mang theo Thông điệp của Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung) từ Tòa Thánh Tây Ninh gửi đến Ngài Gabriel Gobron, lời chúc mừng Tín hữu, và ân nhân Cao Ðài trong mùa Giáng sinh an lành, nhân dịp nầy Luật sư Lortat Jacor cùng trao đổi những dữ kiện Tín ngưỡng tại Ðông Dương với Giáo sư Gabriel Gabron.

30/02/1930. Tín hữu Cao Ðài, và ân nhân Pháp quốc gửi công qủa về Hội Thánh Ngoại Giáo tại Thủ đô Phnom Penh Cao Miên để kiến lập Ðiện Phật Mẫu, Ngài Gabriel Gobron thay mặt Ðạo nhận công qủa, đa tạ:
- Nghị sĩ Marius Moutet.
- Henri Guernut.
- Ernest Outrey.
- Bộ Trưởng Albert Sarraut.
- Edouard Daladier.

Ngài Gabriel Gobron vận động Hội Nhân Quyền Pháp Quốc tạo điều kiện cho Ðông Dương được tự do tín ngưỡng, Hội Nhân Quyền Pháp Quốc gửi phúc đáp cho Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, văn thư đầy thiện cảm cùng những dữ kiện đề nghị chính phủ Bảo hộ Việt Nam, chính phủ Bảo hộ Cao Miên và Hoàng Triều Cao Miên hãy dừng tay lại những cuộc hành hạ Tín hữu Cao Ðài, nhưng viên toàn quyền Ðông Dương thách thức Hội Nhân Quyền Pháp, họ tự ý ra chỉ thị cấm phổ truyền Ðạo Cao Ðài, cấm người dân theo Ðạo Cao Ðài khắp vùng Ðông Dương, chính quyền thuộc địa và Ðạo Cao Ðài trở thành hồ sơ Tín ngưỡng nóng bỏng.

Hội Nhân Quyền trình lên Quốc Hội Pháp những hồ sơ hành động của Viên toàn quyền Ðông Dương, Quốc Hội Pháp, các Bộ Trưởng biểu quyết không chấp thuận những biện pháp đối sử tàn nhẫn với Ðạo Cao Ðài.
Chính phủ Cộng Hòa Pháp Quốc kêu gọi viên toàn quyền Ðông Dương:
"Hãy tránh tiếng kẻ hành hạ Ðạo Cao Ðài, hãy để cho tự do Tín ngưỡng mở ra những cuộc tranh luận".
Nhiều Nghị Sĩ Quốc Hội đồng tuyên bố:
"Thuộc địa Ðông Dương không còn hợp thời nữa và những nghiêm trị Ðạo Cao Ðài không đem lại kết quả nào cho toàn quyền Ðông Dương".
Tín hữu Cao Ðài tại Paris, Hội Nhân Quyền, Luật sư và Báo chí có cùng thiện cảm loan tải, vận động chính phủ Paris bãi bỏ lệnh cắm truyền giảng Ðức tin Cao Ðài ở khắp mọi miền của thuộc địa.

04/7/1930. Chính phủ Bảo hộ Cao Miên chỉ thị cấm hành lễ và truyền giảng Ðức tin Cao Ðài, Hội Nhân Quyền phản ứng tại chính trường Pháp Quốc để báo động cho công luận công khai chỉ trích sôi nổi với chính quyền trung ương "Paris". Chính quyền bảo hộ Ðông Dương đã áp chế Tôn giáo Cao Ðài, bởi nội vụ do viên chỉ huy trưởng hiến binh Desfrancois xâm nhập Thánh Thất Phnom Penh áp tải Tín hữu Cao Ðài về khám lớn phạt tù, viên hiến binh hành sự trái phép không có pháp lệnh của tòa án Cao Miên. Chính phủ Paris, Hội nghị Lưỡng viện Quốc hội can thiệp và cách chức Tổng Trưởng Bộ thuộc địa Ðông Dương.

21/9/1930. Ðức tin Cao Ðài được tự do truyền giảng trong hai tháng ngắn ngủi, gặp phải chính quyền Bảo hộ Cao Miên lên tiếng chống sứ mạng Cao Ðài, cấm các giáo đoàn truyền Ðạo, đóng cửa Thánh Thất, bắt Chức sắc, Chức việc và Tín đồ phạt tù không hợp pháp, nội vụ nầy biến thành chính sách kỳ thị Ðức tin do viên toàn quyền Cao Miên phát động. Hội Thánh Ngoại Giáo Âu Châu gửi văn thư đến Quốc hội phản đối chính quyền thuộc địa Ðông Dương.

19/11/1930. Tín hữu Cao Ðài Pháp quốc gửi những kiện tặng phẩm đến Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Trung Ương, do tàu Chaloupe chuyển đi và cặp bến cảng Cao Miên, những kiện tặng phẩm nầy chưa kịp nhận lãnh khui thùng thì sở hiến binh Phnom Penh bố ráp và tịch thu không lập biên bản, quan Toàn quyền ra sức cô lập Ðạo Cao Ðài tại Miên Quốc.
Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu yêu cầu nhà nước Bảo hộ Cao Miên hoàn trả lại những kiện tặng phẩm cho Ðạo.

12/01/1931. Hội Thánh Lưỡng Ðài Tòa Thánh Tây Ninh xuất ngoại, dưới sự hướng dẫn của Cửu Trùng Ðài có Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Hiệp Thiên Ðài có Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đồng đến Thủ đô Phnom Penh viếng thăm Hội Thánh Ngoại Giáo, Trấn Ðạo Cao Miên và toàn đạo hải ngoại, nhằm mở ra Nghị Hội Quốc Tế Cao Ðài tại Cao Miên, Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, và Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ủy nhiệm Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Phổ truyền Ðạo đến Tây Phương. Nghị Hội đề cử Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh lên đường truyền giáo tại Âu Châu, vào dịp tham dự hội chợ những quốc gia thuộc địa Pháp tại Paris.

16/01/1931. Ðức Quyền Giáo Tông và Ðức Hộ Pháp mời Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh tham nghị phương thức truyền giáo tại Paris. Tòa Thánh ban Thánh Lịnh ủy nhiệm Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh tại Pháp Quốc.
Thánh Lịnh.
1 - Phổ truyền Ðạo Cao Ðài tại Âu châu.
2 - Lên tiếng với chính phủ Pháp về quyền tự do tín ngưỡng tại Ðông Dương.
3 - Kêu gọi chính quyền thuộc địa hủy bỏ chính sách áp chế dân tộc Việt Nam.

29/01/1931. Ðức Quyền Giáo Tông, Ðức Hộ Pháp, Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh hội kiến tại Tòa Thánh Tây Ninh, nhằm tham khảo bổ túc cho hoàn chỉnh chương trình phổ truyền Ðạo ra Hải ngoại. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc gửi Thông điệp truyền giáo và Thánh Lịnh thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu ủy nhiệm cho Ngài Gabriel Gobron, văn thư giới thiệu Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh đến Pháp truyền giáo.

5/3/1931. Con tàu Chenonceau chuyên chở Ðạo sự vào cảng Marseille Pháp Quốc, trong sân cảng có Ngài Gabriel Gobron và phái đoàn chào đón Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh rất nồng hậu, lần đầu tiên Tín đồ Cao Ðài Ðông Phương và Tây Phương bắt nhịp cầu giao lưu đầy khả kính.

6/3/1931. Ngài Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, công bố hành trình truyền giáo tại Pháp Quốc, cảng Marseille trở thành dấu ấn lịch sử Ðạo Cao Ðài truyền giáo chính thức đến Tây Phương, lầu đầu tiên Âu Châu hoan hỉ tiếp nhận Tôn giáo Cao Ðài uy tín của Phương Ðông.

07/03/1931. Paris tiếp đón Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh "Trần Quang Vinh" hiệu Hiển Trung, Chức sắc Thiên phong của Bạch Vân Thiêng Liêng, Phó Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài đến Paris những ngày đầu tham dự Hội Chợ Quốc Tế các thuộc địa Pháp tại Vincennes. Những ngày tháng còn lại Ngài Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh nhận lãnh Thiên chức thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh phổ truyền Ðạo vào Pháp quốc, vận động quyền tự do tín ngưỡng tại Ðông Dương, Ngài Gabriel Gobron tổ chức những buổi hội thảo Ðức tin Cao Ðài, giới thiệu Ngài Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh tiếp xúc Hội Nhân Quyền, các giới chức trong chính quyền, Quốc Hội Pháp, Chính trị gia, Học giả, Truyền thông, Báo chí, Ký giả và Luật gia, v.v...

Ngày truyền giảng, Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh mở lời rằng:
" - Anh-chị hãy cùng đến với Ðạo Cao Ðài để nhận Ðức tin quyền năng phép lạ.
- Anh-chị sẽ nhận được hồng ân của Thượng Ðế, bởi NGƯỜI đến với nhân loại một cách rất nồng nhiệt và bao dung.
- Hôm nay Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh mời Anh-chị hãy cùng đến với tình người và sức sống Từ Bi, Bác Ái, Công bình để mưu cầu vì tự do tín ngưỡng của nhân loại.
- Chúng tôi đi từ miền đất Cao Ðài đến đây chỉ mang theo Thiên Luật của Thượng Ðế đã ân ban cho nhân loại, như quyền sống công bình, thương yên và hạnh phúc, Tôi xin dâng hiến Anh-chị những thiên Kinh, lời thị hiện cao quí nhứt của Ðức Cao Ðài.
Gồm có: Tân kinh, Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và Ðạo Luật."
(Ban tốc ký thực hiện, Hội Thánh Ngoại Giáo Âu Châu lưu trữ lời truyền giảng của Ngài Giáo Hữu Thựơng Vinh Thanh.)

16/04/1031. Ngài Gabriel Gobron tiếp nhận Thánh lịnh từ Tòa Thánh Tây Ninh do Hội Thánh Ngoại Giáo Trung Ương gửi đến Pháp Quốc, bổ nhiệm Ngài Gabriel Gobron Quyền Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu bởi Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn chỉ định và Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ấn ký.

18/04/1931. Buổi truyền giảng lần thứ hai của Ngài Thượng Vinh Thanh, ba, tổ chức công bố:
" - Hôm nay là ngày Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu chính thức phổ truyền Ðức tin Cao Ðài đến khắp mọi nơi".
Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ủy nhiệm cho Ngài Gabreil Gobron Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu.
Thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu
"Mission Etrangère du Caodaisme de L'Europe".
Chưởng Quản Ngài Gabriel Gobron.
Phó Chưởng Quản Ngài Félicien-Challay.
Ủy Viên Nội Vụ  Ngài Charles-Bellan.
Ủy Viên Ngoại Vụ Ngài Gabriel-Abadie de Lestrac.
Thủ Quỹ Ngài Félicien.

17/5/1931. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu tổ chức chương trình hội thảo nhân quyền, tự do Tín ngưỡng Ðông Dương. Do ba thuyết trình viên.
1 - Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, truyền giảng Lịch sử Ðạo Cao Ðài.
2 - Triết gia Gabriel Gobron thay mặt Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu truyền giảng Thần Học Cao Ðài.
3 - Nghị Sĩ Emile Kahn Tổng thư ký Hội Nhân Quyền Pháp thuyết trình Tự Do Tín Ngưỡng Ðông Dương.
Ngày hội thảo nầy còn gọi là "Ngày truyền giảng Ðức tin Cao Ðài Phương Tây".

Ngày truyền giảng Ðức tin Cao Ðài, được Thiên ân chan rưới phép lạ, kết qủa ngoài lý giải của mọi người cho phép sự thành hình Hội Thánh Ngoại Giáo, đồng lúc công bố những văn kiện tự do tín ngưỡng. Paris xây dựng nền tảng Hội Thánh Ngoại Giáo Pháp (Mission Etrangère du Caodaisme  en France) bởi những danh nhân đồng ký tên bảo trợ Ðạo Cao Ðài:
1 - Tổng Trưởng Albert Sarraut.
2 - Trung Tá Quân đội Pháp Alexis Métois.
3 - Tổng Trưởng & cựu Thủ Tướng  Edouard Daladier.
4 - Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp Henri Guernut.
5 - Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp Ernest Outrey.
6 - Luật Sư T.T.T Paris Eugène Tozza.
7 - Giáo Sư Sorbonne Félicien Challaye.
8 - Nghị Sĩ & Tổng Trưởng Marius Moutet.
9 - Nghị viên Hội Nhân Quyền Marthe Williams.
10 - Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp Paul Ramadier.
11 - Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp Marc Rucart.
12 - Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp Jean Piot.
13 - Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp Jean-Michel Renaitour.
14 - Nhân Sĩ Voirin.
15 - Nhân Sĩ André Philip.
16 - Chủ nhiệm nhựt báo La Griffe Jean Laffray.
17 - Luật Sư Lortat Jacob.
18 - Luật Sư Roger Lascaux.

Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu công bố ban điều hành, báo chí tường thuật, loan tải tin mừng Ðạo Cao Ðài xuất hiện tại Pháp quốc. Cùng lên tiếng kêu gọi chính phủ Pháp và thuộc địa Ðông Dương hãy dừng tay áp chế Ðạo Cao Ðài hãy trả quyền tự trị cho quốc gia Việt Nam.

Các báo đồng tình loan tải tin mừng Ðức tin Cao Ðài tại Paris.
1 - La Libre Opinion Paris.
2 - Cahier de la Ligue des Droits de L'homme Paris.
3 - La Griffe Paris.
4 - Le Progres Civique Paris.
5 - Le Fraterniste Lille ( Nord ).
6 - Le Réveil Ouvrier Nancy .
7 - Le Semeur Faiaise ( Calvados ).
8 - L'Aurore Malgache Tananarive.
9 - Germinal Croix ( Nord ).
10 - La Tribuine Indochinoise Saigon.
11 - L'illustration Paris.

Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu nhận được hậu thuẩn của các Khâm sứ tại Ðông Dương:
1 - Khâm Sứ Richomme.
2 - Khâm Sứ Sylvestre.
3 - Khâm Sứ Thibaudeau.

Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu lập bộ Ðạo 15 tín hữu và trên 43 ân nhân của Ðạo, đồng ký tên yêu cầu Chính phủ phê chuẩn thỏa ước tự do tín ngưỡng Ðông dương, các văn kiện trên được gửi đến Quốc Hội, Chính phủ Pháp Quốc chấp thuận phê chuẩn thành thỏa ước tự do truyền giáo của Ðạo Cao Ðài tại Pháp và khắp thuộc địa.

29/05/1931. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu và Ngài Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh viếng thăm gia đình và phần mộ Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo).
Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu mời Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh thuyết trình và hội thảo cùng Ngài Gabriel Gobro.

Chủ đề: Chân Lý Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Buổi truyền giảng và hội thảo được khai thông tận nguồn chân lý Ðạo, chính buổi truyền giảng nầy dẫn vào đồng nội Tây phương một chất liệu Ðạo đức mới, như một nông phẩm kỳ diệu đang nuôi sống họ, cánh cửa Ðức tin Cao Ðài được mở rộng tại Âu Châu đang chuẩn bị thiết lập một công trình gieo giống Cao Ðài chuẩn bị thành hình.

17/9/1931. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu vận động dư luận tại Pháp Quốc, nhựt báo "La Griffe" lên tiếng chính sách thuộc địa tại Ðông Dương quá tàn bạo có những thủ đoạn hẹp hòi bức hiếp người dân bản xứ, như nội vụ Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo, tín hữu bị hành hạ tại Cao Miên và Việt Nam.

Nhựt báo "La Griffe" số 38 ra ngày 17/9/1931. Chỉ trích quyền lực của các quan Bảo hộ tại Cao Miên và Việt Nam yêu cầu các ông quan Bảo hộ phải chịu trách nhiệm những hành động kỳ thị Ðức tin có thể làm phương hại đến Ðức tin Cao Ðài.

10/10/1931. Luật sư Lortat Jacob đứng trước Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn, phủ nhận, chống án để biện hộ cho Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Ngài đặt mình vào đức tin Cao Ðài, nhờ Hội Nhân Quyền Pháp lên tiếng ủng hộ Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài tại Cao Miên. Tại Pháp, Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, trực tiếp đệ trình kiến nghị lên Quốc Hội, Chính phủ Pháp Quốc, Bộ Trưởng Thuộc Ðịa, tìm giải pháp tự do Tín ngưỡng cho Ðông Dương.

21/10/1931. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu công bố những thành tựu truyền giảng của Ðạo tại Âu Châu từ tháng 5/1931-10/1931. Tổng kết tình hình liên giao Tôn giáo thế giới. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài đón tiếp Thánh Cha Godwin Trưởng Lão của Giáo Hội Église Gnostique Allemagne (Ðức quốc). Thánh Cha Godwin muốn tìm hiểu Ðức tin Cao Ðài mà Ngài được biết qua các kỳ Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế, Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabriel Gobron giới thiệu Ðức Thánh Cha Godwin liên giao cùng Tòa Thánh Tây Ninh được Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung) tiếp nhận, gửi thông điệp hồi âm, do Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu thông đạt, gửi đến Ðức Thánh Cha Godwin vào ngày 02/11/1931.

13/11/1931. Ðức Thánh Cha Godwin Trưỡng Lão Giáo Hội Église Gnostique Allemagne (Ðức quốc), gửi Thông điệp đến Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt "Lê Văn Trung" như sau: " Église Gnostique Allemagne".

P. Futlingen, ngày 13 thánh 11 năm 1931.
Kính thưa Ðức Ngài, cao cả, quyền năng và Thánh thiện.
Thưa Ðức Ngài, Bức Thông điệp của Ðức Ngài đã đến vùng Trung Âu chúng tôi.
Tổng Giáo Hội Église Gnostique Allemagne (Ðức quốc), mà tôi là Trưởng Lão quyết định chuẩn bị liên hợp với đức tin Cao Ðài...
Tôi được lãnh nhiệm vụ báo tin cho Ðức Ngài biết sự quyết định này và kính xin Ðức Ngài thông truyền cho chúng tôi về Lịch sử, Hiến chương, Giáo lý, những nghi lễ nền Ðại Ðạo Tam kỳ Phổ Ðộ của Ngài bằng tiếng Pháp, Anh hoặc Hòa-lan, nhờ đó, chúng tôi có thể tổ chức các Giáo Hội Cao Ðài ở những Quốc gia như Áo, Thụy sĩ, Hòa-lan, Bỉ, Lithuaniens, Lettens và Esthéniens v.v...
Ðể vững đức tin vào sự thực hiện điều mong ước đó, xin Ðức Ngài hãy xem Tôi như người thuộc hạ khiêm tốn của Ðức Ngài vậy.
Ấn Ký
GODWIN

Thánh Cha và Trưởng Lão của Giáo Hội Église Gnostique Allemgne.
Grand Maitre de l'ordre des chevaliers de la rose mystique.
Ðịa chỉ: H.Godwin Stuermer. Tuets ( Grenzmard ) Allemgne.

01/12/1931. Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh thay mặt Tòa Thánh chiêu đãi Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, ân nhân, danh nhân thượng khách tại lữ quán Lutétia Paris.
Chương trình chiêu đãi giới thiệu Ðức tin Cao Ðài mở rộng mọi sự liên giao.

Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh đôi lời cảm tạ:
"Tôi xin cảm tạ quý ngài đã vì Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, dành cho tôi những vinh hạnh hôm nay, cũng như Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, ân nhân đã tạo cho tôi một thời điểm thuận lợi để tiếp xúc quý ngài trong thời gian lưu ngụ, truyền giáo tại Paris.
Tôi lấy nỗi niềm Ðại Ðạo mật thiết đáp lễ quý ngài xin chia sẻ tình Thiêng Liêng nầy.
Hôm nay Ðức tin Cao Ðài và các dân tộc Ðông Dương sẽ được hạnh phúc, đón nhận tin mừng của quý ngài đã tạo cho nhân loại một trang sử lưu truyền tự do tín ngưỡng. Tôi xin thay mặt toàn Ðạo cảm ơn quý ngài để ghi nhớ giờ phút lịch sử nầy, Toàn Ðạo hảo ý mời quý ngài viếng thăm Tòa Thánh Tây Ninh".

Ông Henri Guernut Tổng Thư Ký Hội Nhân Quyền tại chức Nghị sĩ Quốc Hội Pháp, phúc trình tài liệu lịch sử Ðạo Cao Ðài.
- Lược thuật thành tựu Ðức tin Cao Ðài.
- Tín ngưỡng Ðông Dương.
- Nhân quyền Việt Nam.

04/12/1931. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu chiêu đãi Giáo Sư Thượng Vinh Thanh tại trung tâm thương cảng Marseille, chúc cho nhau lời ân cần, tạm biệt Cố vấn Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu thượng lộ về Thánh Ðịa bình an.

16/12/1931. Nhựt báo Le Progrès Civique số 614 phát hành tại Paris, do ký giả Trung Tá Alexis Métois viết bài xã luận vào dịp đến Cao Miên để tìm hiểu tình hình Ðông dương và thăm viếng Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Trung Ương.

Trung Tá Alexis Métois dành cho Ðạo nhiều cảm tình, ông viết một thiên phóng sự phản kháng hành động của ông Paul Reyimud Tổng Bộ Trưởng Thuộc Ðịa với chính sách không công bình đức tin tại Ðông Dương.

30/12/1931. Con tàu Chennonceau vào cảng Sài Gòn, thả neo cập bến Nhà Rồng, bến cảng nhộn nhiệp hơn hẳn mọi chuyến tàu đi, tàu về, hai đoàn người trên tàu dưới bến vẫy tay chào nhau vui mừng. Từ trên bon tàu hiện rõ chiết áo thụng trắng cài chín nút hòa lẫn theo mây. Ngài Giáo hữu Thượng Vinh Thanh, Chức sắc Cửu Trùng Ðài mực thước, người con trai Cao Ðài trở về quê hương Thánh Ðịa.

Bến cảng trải rộng tình Ðạo đón một giáo sĩ từ xa trở về, phái đoàn Tòa Thánh gồm có Cửu Trùng Ðài Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh, Giáo hữu Thượng Tuy Thanh, Giáo hữu Thái Gấm Thanh. Hiệp Thiên Ðài có Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu, đón mừng vui một buổi Ðạo trùng phùng, để lại cho muôn đời sau vẫn còn ghi dấu ấn lịch sử truyền giáo Phương Tây.

Chiều hôm ấy Tòa Thánh khoản đãi Ngài Giáo hữu Thượng Vinh Thanh, thiết lập đàn cơ do Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cùng Ngài Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu phò loan.

Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo) thị hiện chào mừng chư Ðại Huynh Cửu Trùng Ðài, Hiệp Thiên Ðài, Hội Thánh Ngoại Giáo, ban ơn cho Giáo hữu Thượng Vinh Thanh một bài thi:
"Hiển Trung con, lại đây Thầy dặn,
Tuổi tên con nay đặng chói lòa;
Huệ ơn con nhận nơi Cha,
Có quyền hãnh diện giòng Ta với đời.
*
Con đã thấy bao thời Pháp quốc,
Ðược khắp nơi tôn bậc Ðại cường;
Phiền chi con, kẻ vô ơn,
Mặc dù danh vọng cũng còn thói quen .
*
Ân lớn kia một phen con trả,
Khi mới vào lập quả đường tu;
Nuôi con Cha lắm công phu,
Giờ đây mừng trẻ đền bù vinh quang.
*
Phu nhân Victor Hugo,
Mẹ con hứa đến trần gian,
Cùng Cha thăm viếng ân ban con hiền.
                                                           * THĂNG

12/02/1932. Trên 3/4 Nghị sĩ Lưỡng Viện Quốc Hội Pháp Quốc, biểu quyết thỏa ước tự do Tín ngưỡng Ðông Dương, Quốc Hội Pháp chuyển đến Chính phủ chuẩn y, ấn định ban hành thỏa ước Ðạo Cao Ðài vào ngày 16/02/1932.

16/02/1932. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, Hội Nhân Quyền Pháp, gửi đến Tổng Trưởng Bộ Thuộc Ðịa những dữ kiện áp chế Tín ngưỡng, đặt lại những vấn đề quyền tự do đức tin tại Ðông Dương.

20/02/1932. Hội Thánh Ngoại Giáo, Hội Nhân Quyền Pháp Quốc, tiếp nhận Thông điệp của Ðức Hộ pháp Phạm Công Tắc, đề nghị Hội Thánh Ngoại Giáo trực tiếp vận động, can thiệp với Chính phủ Paris, thi hành các điều khoản trong thỏa ước chưa thi hành, thay mặt Tòa Thánh tham khảo dư luận để vận động tự do truyền giáo tại Paris.

Hội Thánh Ngoại Giáo mở hội thảo truyền giảng Ðức tin Cao Ðài để cảm ơn Lưỡng Viện Quốc Hội, Chính khách, Hội Nhân Quyền, báo chí, ký giả, nhân sĩ, Chính trị gia, ân nhân và toàn Tín hữu Cao Ðài Pháp quốc.

Hội Thánh Ngoại Giáo thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, đón tiếp thỏa ước tự do truyền giáo của Ðạo Cao Ðài tại Paris.

28/02/1932. Lễ Vía Chí Tôn tại Tòa Thánh bãi đàn Nam tả, Nữ hữu nghiêm túc, Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt truyền giảng, giới thiệu công nghiệp đạo của Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh.
"Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh Cố Vấn Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu và Phó Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Miên Quốc, vừa lập được công quả truyền giáo kỳ tài tại Âu Châu nay dâng lên Chí Tôn, Phật Mẫu cùng chư Phật, Tiên, Thánh, Thần.
Nhân dịp Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh công cán tại Pháp Quốc, tận tụy truyền giáo vì Ðạo, giao tiếp với các yếu nhân, chính phủ Pháp Quốc, trình bày nguyện vọng quyền sống của dân tộc Việt Nam, tự do tín ngưỡng tại Ðộng Dương, nay toàn đạo cùng vui mừng công nhiệp Ðạo của Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh, Người đã đem đến cho Ðạo một ước nguyện tự do truyền giáo Cao Ðài tại Âu Châu."

16/02/1932. Chính phủ Pháp đã chính thức ban hành thỏa ước, công nhận quyền tự do tín ngưỡng Ðạo Cao Ðài tại Ðông Dương, ân xá tất cả tín đồ Cao Ðài bị tù hay phạt vạ, công quả nầy do Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh thực hiện hơn 9 tháng tại Pháp Quốc.
Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh phát biểu trước toàn đạo:
" - Ngoài ra Tòa Thánh còn ủy nhiệm cho Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh thay mặt Ðạo thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, lập Bộ Ðạo trên 15 tín đồ và 43 ân nhân của Ðạo. Ðây là những thành qủa chứng thực sự nghiệp truyền giáo của, Và trình tất cả hồ sơ chứa đựng mọi sự kiện liên quan tương lai của Ðạo tại Âu châu."

Những phần quan trọng nhứt trong hồ sơ này đã được giải quyết tại Pháp Quốc:
1 - Chính phủ Pháp Quốc đã thi hành quyền tự do tín ngưỡng, phổ truyền Ðạo Cao Ðài ở khắp Ðông Dương.

2 - Ân xá Tín đồ Cao Ðài, bãi bỏ phạt vạ, phần còn lại do Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, Hội Nhân Quyền, báo chí hậu thuẩn trực tiếp kêu gọi chính phủ Pháp thi hành các điều ước Nhân quyền tại Việt Nam và Ðông Dương.

Lên tiếng với chính quyền thuộc địa Ðông Dương trả lại tự do cho Dân tộc Việt Nam, quyền tự trị như mọi quốc gia khác trên thế giới. Tôi xin đọc bốn câu thi của Bát Nương Diêu Trì Cung trong thiên trường thi dạy Ðạo.
"Nếu có kẻ an bang tế thế,
Qùi mà nghinh lấy lễ trọng người.
Cởi thân ra mảnh áo tơi,
Cho mưa đở nắng cho đời nguy nan".
Ðức Quyền Giáo Tông, Ðức Hộ Pháp, toàn đạo đồng nhứt hướng về Ngài Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh xá một xá để tỏ lòng ái mộ nghĩa cử vì Ðạo.

04/03/1932. Luật sư Ernet Outrey Tòa Thượng Thẩm Paris đặt văn phòng tại Sài Gòn, nguyên là thành viên của Hội Nhân Quyền Pháp.

Trực tiếp can thiệp với chính quyền thuộc địa Ðông Dương để giải trừ mọi bất công xã hội, quyền tự do Ðức tin, vẫn còn bế tắc chưa thật sự thi hành, Luật sư gửi những văn kiện có các khoản điều ước đến Chính phủ Pháp Quốc, xin xét lại những quyền đã định trong thỏa ước, Lưỡng Viện Quốc Hội, một lần nữa phải biểu quyết thi hành khẩn cấp thỏa ước tự do Ðức tin Cao Ðài, đã được ban hành chính thức ngày 16/02/1932, Quốc Hội Pháp Quốc yêu cầu chính quyền thuộc địa Ðông Dương thi hành thỏa ước Chính phủ Paris đã chấp thuận Ðức tin Cao Ðài được mọi quyền truyền giảng khắp các thuộc địa và Bảo hộ.

10/03/1932. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu tổ chức hội thảo: Tinh Thần Ðức Tin Cao Ðài. Thuyết trình viên: Luật sư Tòa Thượng Thẩm Paris, Giáo hữu Eugène Tozza.
Buổi thuyết trình nêu cao viễn cảnh Ðức tin Cao Ðài, và giải đáp những ưu tư truyền giáo tại Âu Châu. Luật sư Giáo Hữu Eugène Tozza truyền giảng rằng:
"Mai nầy Huynh-Ðệ sẽ đón nhận những thông điệp từ Thánh đường Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu tại Paris.
Thánh đường nầy sẽ được xây dựng bởi phép lạ, để truyền giảng Ðức tin Cao Ðài, đây là nơi gặp gở của các chủng tộc Tây phương, nơi tiếp nhận chân lý Công bình của Ðức Chúa Cha từ Tòa Thánh Tây Ninh ban bố."

21/03/1933. Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, gửi Thánh lịnh, Thông điệp Ân phong chính thức cho Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, phẩm quyền chưởng quản Hội Thánh.
Giáo Sư Thượng Vinh Thanh Cố Vấn.
Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabiel Gobron Chưởng Quản.
Giáo Sư Hương Félicien Challaye Phó Chưởng Quản.
Giáo Hữu Charles Bellan Ủy Viên.
Giáo Hữu Gabriel Abadie Ủy Viên.
Giáo Hữu Eugène Tozza Ủy Viên.
Lễ Sanh Hương Marguerite Ủy Viên.

25/03/1932. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Trung Ương gửi Thông điệp đến Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu:
"Kim Biên. 20/03/1932 Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo) truyền rằng:
"Bần đạo chào Quyền Giáo Tông, Hộ Pháp, Tiếp Ðạo, Hội Thánh Ngoại Giáo.
"Bần đạo khi đắc lịnh làm Chưởng Ðạo lập Hội Thánh Giáo Ðạo Tha Phương, thì tùy lòng Bác ái của Ðức Chí Tôn, mở rộng cửa Thế cho nhơn sanh dâng công đổi vị.
"Bần đạo chẳng kể nguyên nhân, hóa nhân hay quỉ nhân, vì biết lập công thì thành Ðạo".

29/04/1933. Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn (Gabriel Gobron) thay mặt cho Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh tham dự Hội Nghị Thần Học Quốc Tế tại Chicago U.S.A "Hoa Kỳ".

02/05/1933. Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn (Gabriel Gobron) Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu tiếp nhận Thánh Lịnh từ Hội Thánh Cửu Trùng Ðài bởi Ðức Quyền Giáo Tông ấn ký.

Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ
Tòa Thánh Tây Ninh
Thánh Lịnh
Phổ Ðộ Ngoại Quốc
Nay ban quyền hành cho Phái Thái:
" - Việc Phổ độ tha phương chẳng phải kể nội vùng Ðông Dương này mà đủ, mà cả toàn cầu. Ðâu đâu Hội Thánh cũng phải đến gieo truyền mối Ðạo Trời.

Chủ nghĩa tối cao của Ðại Ðạo chẳng những là hiệp Ngũ chi, qui Tam giáo mà thôi, còn phải làm thế nào cho dù các bậc Ðế Vương cũng phải bái phục, phải tùng Ðạo, phải đồ theo cả cơ thể Ðạo, phải nhờ Ðạo mới trị an thiên hạ, vậy mới gọi là hiệp nhứt, vậy mới vinh danh Ðại Ðạo."
Tòa Thánh Tây Ninh
Ban hành ngày 05 tháng 04 năm 1933
Cửu Trùng Ðài
Ấn Ký
Qu. Giáo Tông Thượng Trung Nhựt
" Lê Văn Trung "

16/06/1932. Nhựt báo La Griffe số 25 phát hành tại Paris đăng tải bài phóng sự Trung Tá Alexis Métois: "Toàn quyền Pierre Pasquier tham vọng làm giáo chủ Phật giáo Thống nhứt để đối lập với Ðạo Cao Ðài, họ đã dùng quyền lực để áp đảo Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt "Lê Văn Trung" tức là áp đảo toàn đạo Cao Ðài".

20/06/1932. Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, kêu gọi tín đồ Cao Ðài Pháp quốc, mở những cuộc hội luận để tìm giải pháp tự do truyền giảng Ðức tin Cao Ðài vào các quốc gia thuộc địa của Pháp. Ngài Abadie de Lestrac được Tòa Thánh và Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài ủy nhiệm tổ chức các chương trình hội luận Ðức tin Cao Ðài tại Âu châu.

28/06/1933. Thủ Tướng Chính phủ Cộng Hòa Pháp cam kết với Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung).
"Ban hành thỏa ước tự do truyền giáo của Ðạo Cao Ðài trên khắp vùng thuộc địa của Pháp".

20/11/1933. Chính phủ Pháp quốc mời Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu và Hội Nhân Quyền Pháp nghị hội về Tín ngưỡng Cao Ðài tại Ðông dương. Lưỡng Viện Quốc hội đón tiếp giáo đoàn Cao Ðài tại Paris, Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ban quyền, ủy nhiệm cho Hội Thánh Ngoại Giáo tham khảo để tìm những giải pháp thiết thực cho Ðại Ðạo thực hiện chân lý Công bình.

Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn "Gabriel Gobron" thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu. Ðứng trước Lưỡng Viện Quốc Hội Pháp điều trần các vấn đề của Ðức tin Cao Ðài và nhân quyền tại Ðông dương.
"- Chính phủ hãy vì Công bình hạnh phúc của các dân tộc theo Ðạo Cao Ðài, xin hủy bỏ chính sách áp đặt khổ sai hành hạ Ðức tin Ðông Dương, mọi quyền lợi thuộc địa không thể gạt bỏ đức tin Cao Ðài ra ngoài sinh hoạt của dân tộc Việt Nam."
"- Chính quyền thuộc địa không còn hợp thời tại Ðông Dương hãy chấm dứt đừng để lịch sử nhân loại phán xét chúng ta."
" - Ðạo Cao Ðài đem đến cho nhân loại một thể chế công bình, Ðạo Cao Ðài chưa hề chủ trương tranh chấp quyền cai trị xã hội. Ðạo Cao Ðài đề cao tinh thần tự cứu rỗi, không phân biệt biên giới chủng tộc, đức tin, mục đích Ðức tin Cao Ðài là đem lại hạnh phúc cho nhân loại bởi không gây ra những phương hại nào."
"- Như vậy Chính phủ và toàn quyền thuộc địa Ðông Dương không có lý do gì để chinh phục họ, bắt buộc Ðạo Cao Ðài phải dừng chân truyền giảng để tùng phục Chính quyền Ðông Dương. Hôm nay là thời điểm long trọn nhứt của lịch sử Ðạo Cao Ðài, xin Lưỡng Viện Quốc Hội hãy dự phần vào sự nghiệp Ðức tin Cao Ðài."

Ngài Marius Moutet đại biểu Cao Ðài Pháp dõng dạc biện minh trước Lưỡng viện Quốc hội Pháp rằng:
"- Có phải chăng sự sách nhiễu của quan Bảo hộ đã là nguyên do chính, làm hỗn loạn lòng khoan dung của các dân tộc Ðông Dương hay chăng ?"
Nghị sĩ Henri Guernut Tổng thư ký Hội Nhân Quyền Pháp đứng trước Ðại hội Lưỡng viện Quốc hội, can thiệp với Chính phủ về tín ngưỡng Ðạo Cao Ðài tại Ðông Dương rằng:
" - Hãy để cho Ðạo Cao Ðài được tự do tín ngưỡng, được hưởng chính sách dung miễn tại Ðông dương".
Nghị sĩ Ramdir thành viên Hội Nhân Quyền lên tiếng chống đối những biện pháp gắt gao của chính quyền thuộc địa tại Ðông dương:
" - Xin dành cho Ðạo Cao Ðài một đặc quyền tín ngưỡng rộng rãi".
Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ủy nhiệm Trung Tá Alexis Métois thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh và Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài, làm xướng ngôn viên Ðạo Cao Ðài tại Paris, điều hòa viên tại Lưỡng viện Quốc hội Pháp, cùng lúc Trung tá Alexis Métois đề nghị "- Chính phủ Pháp lấy thái độ dung hòa khi ông Albert Sarrdlt nhậm chức Toàn quyền Ðông Dương để giải quyết các vấn đề còn lại do Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài yêu cầu."

18/12/1933. Ðạo luật tín ngưỡng Ðông dương được Chính phủ Pháp chính thức ban hành vào ngày 20/11/1933.
Nhưng chính quyền Bảo hộ không thi hành đúng các khoản điều luật, nên Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, Hội Nhân Quyền gửi văn thư đến Tòa Thượng thẩm Sài Gòn yêu cầu quan Toàn quyền Ðông dương, quan Bảo hộ ra trước Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn để điều trần nhận mọi khiển trách của Chính phủ Paris, Pháp.

Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn tuyên đọc, gửi đến các nơi liên hệ từ đây thi hành thỏa ước Ðạo Cao Ðài: "Từ nay Ðạo Cao Ðài tự do truyền giáo như các Tôn giáo khác, các quan Bảo hộ không được gây phiền toái đến Ðạo nầy. Phải đối sử Ðạo Cao Ðài theo chính sách công bình của chính phủ, rộng rãi quang minh như Thiên Chúa giáo, điều kiện là không gây sự rối loạn trong xã hội, dẫu cho có phạm đến điều này chăng nữa, thì phải đệ trình sự kiện cho biện lý Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn xét xử".
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, gửi đến chính phủ Pháp Quốc "Paris", chứng minh quyền năng đức tin Cao Ðài qua các văn kiện lịch sử đã thỏa ước bởi chính phủ Pháp quốc ban hành tại Paris, minh định quyền năng truyền giáo của Ðạo Cao Ðài từ đây không còn biên giới.

12/02/1934 Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và Toàn Ðạo tiếp phái đoàn Thanh Tra Lao Ðộng Cứu Trợ Quốc Tế, đại diện Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu viếng thăm Tòa Thánh.
Gồm những yếu nhân:
- Nghị sĩ Péri thành viên Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu.
- Mr Bruneau Tổng Thư ký Liên Minh Kỹ Nghệ.
- Mr Chaintron Chủ bút nhựt báo La Défense.

03/04/1934. Nhựt báo L'illustration liên lạc Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, làm thiên phóng sự Ðạo Cao Ðài tại Việt Nam và Paris, báo chạy nhiều cột lớn từ trang 262-264, diễn đạt tính trung thực chân lý Ðạo Cao Ðài, hồ sơ truyền giáo của Ðạo nay lưu trữ vào danh mục 4748 tại thư viện Paris.

Thiên phóng sự tự trở thành giáo đoàn phổ truyền Ðạo tại Pháp quốc, dư luận cho thấy người dân Pháp chuẩn bị đi tìm Ðức tin mới, Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu có nhiệm vụ truyền giảng hướng dẫn họ tìm hiểu chân lý của Ðạo Cao Ðài, hằng năm các đài truyền hình Paris lập chương trình truyền giáo Ðạo Cao Ðài vào dịp kỹ niệm ngày quy tiên của Ngài Victor Hugo.

01/10/1934. Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabriel Gobron Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, tiếp Thông điệp của Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ủy nhiệm thay mặt toàn đạo, tham dự Ðại Hội Thần Linh Học Quốc Tế lần thứ 5 tại Barcelone Espagne (Tây Ban Nha).
Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn và Nghị sĩ Henri Guernut Tổng thư ký Hội Nhân Quyền Pháp, trình lên Ðại Hội Thần Linh Học Quốc Tế, chương trình phổ truyền Ðức tin Cao Ðài trên thế giới và can thiệp với Chính phủ Pháp để thi hành các điều ước đã quy định trong thỏa ước quyền tự do Ðức tin Cao Ðài tại Ðông Dương.

27/12/1934. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, nhận hai văn kiện từ Chính Phủ Pháp quốc và Ðại Hội Thần Linh Học Quốc Tế thông báo.
1 - Chính phủ Pháp.
"- Toàn Quyền Ðông dương Réne Robin thay mặt Chính phủ Pháp thi hành thỏa ước quyền tự do Ðức tin Cao Ðài tại Ðông Dương, bãi bỏ chế độ xin phép xây dựng Thánh Thất."
2 - Thần Linh Học Quốc Tế.
"- Thông báo những kết qủa can thiệp với Chính phủ Pháp quốc về đức tin Cao Ðài tại Ðông dương."
Nhựt báo La Tribune Indochinoise đăng tải loan tin:
" - Ngợi khen tinh thần thỏa ước tín ngưỡng của Chính phủ Cộng Hòa Pháp quốc, nhưng vẫn còn bị trói buộc trong phạm vi Tín ngưỡng chính thống của nó, chưa đáp ứng hết nguyện vọng truyền giáo của Ðạo Cao Ðài như ý muốn trong thỏa ước chính phủ ban hành.
- Chính phủ Pháp vẫn còn trói buộc đức tin Cao Ðài trong phạm vị nhỏ hẹp.
- Chỉ có dân chúng thuộc địa Nam Kỳ, các Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẳng mới được hưởng quyền tự do tín ngưỡng. Trái lại dân chúng đặt dưới quyền bảo hộ của Pháp như Bắc kỳ, Trung kỳ, Ai Lao và Cao Miên thì người dân không được hưởng quyền tự do tín ngưỡng nói trên".

23/07/1935. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu tiếp nhận Thông điệp Ðức Isao Deguchi Japon (Nhựt Bổn). Nội dung vấn an toàn đạo, nhờ chuyển Thông điệp về Tòa Thánh Tây Ninh.
Ngài Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh quyền Nội Chính tiếp nhận Thông điệp của Ðức Isao Deguchi Giáo Chủ Ðại-Nhật Bản.
Mục đích liên giao trao đổi và tìm hiểu Tôn giáo Ðại Ðạo Tam kỳ Phổ Ðộ, nhờ Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế mà Ðức Isao Deguchi Giáo Chủ Ðại-Nhật Bản biết đến Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh.
Ðức Isao Deguchi đến Pháp quốc viếng thăm Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn (Gabriel Gobron) tiếp đón trao đổi đức tin giữa hai Tôn giáo và trao tặng kinh sách.

20/9/1936. Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabriel Gobron Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu tham dự Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế tại Londres (Anh Quốc).
Ngài thay mặt Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc tuyên bố:
"Ðạo Cao Ðài chính là một kinh nghiệm sự hợp đồng của các chủng tộc, chính vì sự hợp đồng ấy mà quý Ngài đang hội nghị nơi đây. Ðạo Cao Ðài chính thực là một kinh nghiệm sống của sự qui hợp, thống nhứt các Tôn giáo".
Tiếng Ðạo vừa loan truyền, nhiều tràng vỗ tay hoan nghênh vang dậy cả đại hội trường Tôn giáo Quốc tế.

16/03/1937. Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabriel Gobron Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, tham dự Ðại Hội Thần Ni Triết Học Quốc Tế tại Eglise Gnostiques de Allemagne "Ðức quốc".

22/05/1937. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu đề cử Ngài Gabriel Gobron và Henri Guernut đến Cao Miên tham dự khánh thành Ðền Thờ Phật Mẫu đầu tiên của Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài và Trấn Ðạo Tần Nhơn.
Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu tiếp kiến Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cùng dịp trao đổi với đại diện Toàn quyền Ðông dương P.Bernardini.

Khánh thành Ðền Thánh nhân dịp kỷ niệm ngày đăng Tiên của Ðức Victor Hugo đại văn hào Pháp Quốc, nguyên Người là Ðấng Chưởng Quản Thiêng Liêng Hội Thánh Ngoại Giáo với phẩm vị Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.

03/9/1937 Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc gửi Thông điệp đến Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, ủy nhiệm thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh tham dự Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế lần thứ 6 tại Glasgow (Anh Quốc.)

Những ngày đầu Ðại Hội Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabriel Gobron phúc trình bao quát đức tin Cao Ðài, thông tri chương trình truyền giáo trước Ðại Hội.
- Từ khi Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế tại Barcelone cho đến hôm nay, Ðạo Cao Ðài tích cực mang sứ mạng truyền loan đức tin hợp nhứt, cho nên được cả thế giới ngưỡng mộ, chúng tôi xin Ðại hội bổ túc chương trình hội thảo Lịch Sử Ðạo Cao Ðài.

Chúng tôi thay mặt toàn Ðạo Cao Ðài xin dâng hiến công nghiệp nhỏ bé nầy đến quý Giáo, cầu nguyện Thượng Ðế ban ân lành đến quý Ngài bình an, hầu phục vụ nhân loại hưởng thanh bình. " Hội nghị đồng thuận chương trình nghị sự thảo luận chuyên đề triết học đạo Cao Ðài vào ngày "06/9/1937".

06/9/1937. Chương trình hội thảo chuyên đề Thần học Cao Ðài vào lúc 9 giờ 30 phút. Như phép lạ ban ra từ Ðức tin Cao Ðài hướng dẫn Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế, toàn dân Anh Quốc Mét-tinh vào lúc 10 giờ 45 phút tại Glasgow, cuộc mét-tinh hoan nghênh sứ mạng Cao Ðài hoàn vũ được diễn hành khắp khu Mac Millan Galeries, nay vẫn còn dấu chỉ trong lòng người dân Anh Quốc ngưỡng mộ Ðức tin Cao Ðài vô hạn.

30/9/1939. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ủy nhiệm Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu do Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabriel Gobron làm trưởng phái đoàn Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh tham dự Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế tại Paris, France.

21/05/1940. Nhân loại đến với chiến tranh lần thứ hai, cả thế giới biển lửa khói đen bi thảm. Việt Nam cũng đồng liên lụy với tiếng đạn bom trên đỉnh đầu, mồ chôn tập thể nối tiếp xác người không hẹn, nhà cửa ruộng đồng hóa ra tro bụi, lao tù đày ải biệt xứ từng đoàn người âm thầm ra đi không ngày về. 100 năm thuộc địa dân Việt tộc chỉ còn da bó lấy xương khô.

Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ cùng nhân loại đồng cảnh điêu linh, bi đát hơn bởi tín đồ Cao Ðài đứng trước viên đạn từ nòng súng của chính phủ thuộc địa Pháp, nhà nước thuộc địa chiếm Tòa Thánh Tây Ninh, phong tỏa Thánh Ðịa bắt Chức sắc, Chức việc tù đày, xử tử tự do, biển vũ khí của nhà nước thuộc địa Pháp sẽ là mồ chôn Việt tộc.

Lưỡng Viện Quốc Hội Paris không còn kiểm soát chính quyền thuộc địa Ðông Dương, nên họ chuẩn bị thiết lập một nhà mồ chôn tập thể lớn nhứt nhân loại mục đích hướng vào Ðạo Cao Ðài, những ai dám chống lại nhà nước Pháp thuộc.

Pháp quốc. Paris thất thủ, quân Ðức chiếm gần hết Âu châu, Quốc Hội, chính phủ Pháp không quyền, Hội Thánh Ngoại Giáo Âu Châu tản cư nhưng vẫn vận động cho Ðạo tại Tòa Thánh ra khỏi sự phá huỷ của chiến tranh, bảo vệ Chức sắc Ðại Thiên phong, tuy vận động rất tích cực nhưng không bảo đảm đến cùng, vì chiến tranh quá thảm khốc, đến ngáy 15/08/12941.

Hội Thánh Ngoại Giáo được tin Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cùng 5 Chức sắc Ðịa Thiên Phong bị chính phủ thuộc địa bắt đày biệt xứ đến Phi Châu, Hội Thánh Ngoại Giáo Trung Ương do Ngài Giáo Sư Thượng Vinh Thanh và Âu Châu do Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabreil Gobron ra sức can thiệp với chính phủ Pháp quốc, áp lực Chính Phủ Thuộc Ðịa vãn hồi vòng phong tỏa Tòa Thánh Tây Ninh, và hồi hương Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cùng 5 vị Chức sắc Ðịa Thiên Phong, mãi đến năm 1946 công cuộc vận động mới thành tựu.

1941. Chính phủ Indira bảo trợ Trung tâm Tôn giáo thế giới tại tỉnh Madras miền Nam Inde, tạo lập Thánh Thất Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, bởi Chánh Trị Sự Indurada chưởng quản.

16/3/1944. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu loan tin Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabriel Gobron quy Tiên, toàn đạo Ðông Phương và Tây phương thương tiết, ngưỡng mộ sự nghiệp đạo của Ngài.

Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Trung Ương thiết lập lễ quy Tiên cho Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn tại Tòa Thánh Tây Ninh do Giáo Sư Thượng Vinh Thanh và Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu cùng gia quyến Ngài Gabriel Goron chủ lễ .

Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu trình bày công nghiệp Ðạo của Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gariel Goron tại nội Ðiện Tòa Thánh sau giờ hành lễ quy Tiên.

Các đại biểu Tôn giáo thế giới gửi điếu văn đến Tòa Thánh Tây Ninh để vinh danh Ngài Gabriel Gobron, Ngài đã đóng góp rất nhiều chương trình Ðạo sự hữu ích cho các Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế.

Ðức tin ở cõi con người.
Tiểu sử và sự nghiệp của Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn được ghi vào đầu trang sử Ðạo Âu Châu, Người là Tiên tri gia, khám phá Ðạo Cao Ðài Ðông Ðương để du nhập vào Âu Châu.

Ngài Gariel Gobron vào tuổi thiếu thời, đến khi tốt nghiệp tại Ðại học đường Sorbonne với một bằng cấp Tiến Sĩ, Ngài dành dụm cho đời mình mọi sự khai mở, tiếp nhận đức tin bình thản của tâm hồn, hết lòng vào sự nghiệp Ðạo đức. Ngài từ chối những ban tặng khom lưng từ vương tôn quý khách mà đời thường trọng vọng duy ngã.

Ngài chào đời trên một đất nước văn minh (Pháp Quốc), đời sống phục vụ cá nhân thừa thải, những đam mê thụ hưởng trong tay không cần mời gọi, nhưng Ngài không lấy đây làm thước đo cuộc sống hằng ngày ích kỷ, nên Ngái phóng tầm mắt vào thế giới nghèo khó không trong thấy mặt Trời để tìm ra một ước nguyện phục vụ nhân sinh, từ tâm hồn ấy đến với duyên lành đã cưu mang đức tin kỳ diệu vào tâm tư Gariel Gobron, thường đặt vấn đề đức tin với gia đình, cùng những khi thảo luận trước công chúng, Ngài trình bày công trình khám phá Ðức tin Cao Ðài, cùng những kết luận trong cuộc hội thảo:
"Hôm nay Ðức tin Cao Ðài đã đến khắp cùng thế giới, rồi mai nầy mọi Ðức tin sẽ được gần nhau hơn để vinh danh vì một Ðấng". Giáo sư Gabreil Gobron tín đồ Cao Ðài mực thước, dâng đời mình cho ước nguyện phục vụ lý tưởng đạo đức mai sau. Gabreil Gobron viết "Tất cả những trần truồng đời sống không thể gọi là sự thật trong cuộc sống. Những lời truyền giảng Ðạo lý cảnh tĩnh cuộc đời lắm trò lừa dối. Đó là ngòi bút trách nhiệm của thiên trường ca chân thiện mỹ, truyền giảng mọi nơi, mới gọi là sự thật cõi đời."

Giáo sư Gabreil Gobron được nhà xuất bản Dervy bảo trợ qua nhiều cuốn sách giái trị về Sử và Thần học Ðạo Cao Ðài phát hành tại Âu Châu, những tác phẩm tiểu thuyết với nội dung gào thét nức nở trong uẩn khúc của kẻ khốn cùng trong xã hội yêu duy lợi và duy kỷ. Gabreil Gobron con người của khai phóng tâm hồn để trưởng thành chân thiện mỹ. Người là Tiên tri của Ðức tin tổng hợp đến với nhân loại thế kỷ 20, để dung hợp Ðông-Tây cùng công nhận một chân lý chung nhằm phục vụ nhân loại trên tình Huynh-Ðệ.

Thuyết gia Gabreil Gobron như tiếng chuông báo hiệu phép lạ của Ðức tin Cao Ðài từ Ðông Dương mở hành trình đến Âu Châu, ban cho nhân loại khắp cùng một xã hội Công-bình.

Giáo sư Gabreil Gobron miệt mài nghiên cứu sự xuất hiện Ðức tin kỳ diệu, truyền giảng Ðức tin Cao Ðài nhập cuộc phục vụ vì nhân loại hạnh phúc, Sử gia Gabreil Gobron là bản thể Tiên tri của Cao Ðài Tây Phương, Ngài là tín đồ Cao Ðài đầu tiên nhập môn cầu Ðạo ở Âu Châu được Thiên phong Chức sắc Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn, Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, Ngài để lại cho Ðạo và nhân loại một sản nghiệp ngôn ngữ Cao Ðài giá trị muôn đời.
Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabreil Gobron là sứ gỉa Cao Ðài như kim chỉ nam hướng dẫn người sau đến với Ðức tin Cao Ðài qua những tác phẩm văn học nghệ thuật, biên khảo, thần học và sử học.
- Histoire et Philosophie du Caodaisme.
- Histoire du Caodaisme.
- Tập Ảnh Sử Ðạo Cao Ðài.
Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn cung cấp những tinh hoa của Ðạo Cao Ðài cho nhân loại và khám phá ra hiển sinh chân lý Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

12/8/1948. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu ủy nhiệm Ngài Henri Reynault thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, tham dự Hội Nghị Thần Linh Học Quốc Tế lần thứ ba được tổ chức tại Lausanne (Thụy Sĩ).

Sau 5 năm Ngài Tiếp dẫn Ðạo Nhơn quy Tiên, Hội Thánh Ngoại Giáo Trung Ương đề cử Ngài Henri Reynault Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu và được Ðại hội hoan hỉ đón tiếp Ngài Henri Reynault, tại Hội nghị Ngài tuyên bố rằng: "Không hội viên nào ở đây mà chẳng biết đến Ðức tin Cao Ðài, Thánh Ðịa Tây Ninh Việt Nam. Vậy tất cả chúng ta phải tìm hiểu chân lý Ðạo Cao Ðài vì lý tưởng thống nhứt dung hợp các tôn giáo của nó, có thể đem lại hòa bình tại thế gian nầy, đó cũng chính là mục đích mà chúng ta đang theo đuổi hôm nay".

26/03/1949. Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, đề cử Henri Reynault thay mặt Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu tham dự Ðại Hội Thần Linh Học Quốc Tế tại Italie (Ý Ðại Lợi) .

19/7/1950. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ủy nhiệm cho Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Miên quốc bởi Ngài Phối Sư Thượng Vinh Thanh đại diện và Cao Ðài Âu Châu do Ngài Henri Reynault, cùng thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh tham dự Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế tại Stokholm (Thụy Ðiễn).

Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế thông qua chương trình nghị sự: "Hội Nghị Tôn Giáo Quốc tế đồng thuận Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ là một Tôn giáo khởi nguồn từ Khoa-học, Xã hội, Nhân văn thời đại. Chân lý Ðạo Cao Ðài từ dung hợp mọi Ðức tin đến tất cả triết học. Nhân loại không thể thiếu Ðức tin tổng hợp Cao Ðài trong đời sống như Tâm lý, Xã hội, Văn hóa, Ngôn ngữ v.v... Các Tôn giáo bạn nay chính thức được bổ túc Thần học Ðạo Cao Ðài vào những khi truyền giảng. Ðạo Cao Ðài với một khả lực giúp chúng ta đến mục tiêu tín ngưỡng hợp nhứt".

15/12/1950 Ðức Thượng Sanh Cao Hoài Sang thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, tham dự Hội Nghị Thần Học Quốc Tế tại Haywards Henth "Anh Quốc". Nhân dịp Ðức Thượng Sanh Cao Hoài Sang đến Âu Châu viếng thăm Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, phần mộ Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn và Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn.

Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu và Giáo Hội Cao Ðài Việt-Nam Hải-ngoại chiêu đãi Ðức Thượng Sanh Cao Hoài Sang. Ðức Thượng Sanh Cao Hoài Sang truyền giảng tinh thần Ðạo Cao Ðài, nội dung Ðại Hội Thần Học Quốc Tế Haywards Henth, trước 78 tín đồ Pháp Quốc, Ngài trao đổi những thành tựu cùng với Hội Thánh Ngoại Giáo đã từng tham dự các Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế, tìm những điểm tương đồng liên giao Tôn giáo.

19/07/1951. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Miên Quốc đề cử Phối Sư Thượng Vinh Thanh và Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, đề cử Ngài Henri Reynaut đại diện tham dự Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế tại Stockholm (Thụy Ðiển). Hội Nghị tổng kết truyền giảng đức tin của các Tôn giáo như Thần học, Xã hội, Tâm lý, Văn hóa, Ngôn ngữ, lập Bộ Ðạo Quốc Tế.
Ngài Henri Reynut truyền rằng:
"Ðạo Cao Ðài là một đức tin khoa học xã hội nhân văn, với khả năng giúp chúng ta đến mục tiêu đức tin duy nhứt. Trước đây 25 năm Ðạo Cao Ðài đã thực hiện chức năng tổng hợp vì một Ðấng và hôm nay cho chúng ta được tiếp cận chân lý nầy".

29/05/1952. Ngài Henri Reynault Quyền Chưởng Quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, Tòa Thánh Tây Ninh tham dự Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế Bruxelles (Bỉ Quốc). Ngài Henri Reynault được Hội Nghị biểu quyết làm thành viên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế Thần Học. Phúc trình viên của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh:
"1 / Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Năm truyền giảng đức tin hoàn cầu:
- Tôi có dịp trình bày trước Hội nghị Bruxelles về Ðạo Cao Ðài với nhiệm vụ quan trọng là thực hiện chân lý Ðức tin chung cho hoàn cầu.
- Tôi căn cứ vào tìm hiểu những bản phúc trình của ban tổ chức Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế tại Londres, đã đề ra chương trình nghiên cứu Ðức tin Cao Ðài, xem như một Tôn giáo xây dựng trên căn bản thần học, nhân bản, xã hội, nhân văn, giúp chúng ta hiểu thêm giá trị tổng hợp Tôn giáo ngày nay như: Triết học, nhân văn, Xã hội, Tâm lý, Văn hóa, Ngôn ngữ, Khoa học hay không ?
- Từ Hội nghị Lausane "1948" đến nay, năm nào tôi cũng có cơ hội trình bày, gửi đến quý vị hội viên những thành quả của đức tin Cao Ðài, hầu giúp quý ngài lưu tâm đến Ðạo Cao Ðài nhiều hơn.
- Ðạo Cao Ðài cùng mục đích cứu rỗi, khoan dung rộng rãi như các Tôn giáo bạn, tôn trọng tín ngưỡng của nhân loại, tôn vinh mọi chân lý phát xuất từ Thượng Ðế.
- Hôm nay chúng ta nên đặt vấn đề Thần học, Khoa học thành một tiêu chuẩn phục vụ, giải trừ những triết lý, tâm lý không còn phù hợp loài người. Tôi cho rằng Ðạo Cao Ðài là bước tiến của nhân loại đang mở ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ ích lợi chung, muốn đạt đến mục đích nầy các Tôn giáo phải đồng nhứt vì Tín ngưỡng hoàn vũ .

2 / Ðạo Cao Ðài và Tôn Giáo bạn.
- Ðức tin Cao Ðài như mọi Ðức tin khác cùng phát xuất từ Ðấng Bề Trên. Chúng ta hãy vì Ðạo Cao Ðài xem như môi trường liên hợp hết thảy các đức tin Ðông-Tây làm một.
- Trong Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế nầy, đều có đại biểu các của Tôn giáo và Thần linh học tham dự, nhưng lại không có Chức sắc hay Tín hữu Cao Ðài chính thức tham dự, nhận thấy rằng chỉ có Ðạo Cao Ðài khả dĩ thực hiện được tổng hợp Ðức tin mà Ðại-hội thường niên 1952 theo đuổi. Những tín hữu Cao Ðài nào cũng đều biết rằng: " Ðại Ðạo đã chung góp một phần quan trọng để thực hiện mục đích đại đồng tôn giáo."

3 / Ðạo Cao Ðài có tính Thần học và nhăn văn rất thâm viễn.
- Ðạo Cao Ðài căn cứ vào Thần linh học, tìm ra một triết lý nhân bản cho xã hội đại đồng.
- Năm 1950, Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế tại Haywards Henth. Tôi có dịp định nghĩa rõ rằng thế nào là Thần linh học, Thần linh học là một khoa học nhân bản phục vụ thế giới thanh bình, không nên lầm lẫn với mê tín quàng xiên.
- Thần linh học làm cho chúng ta thấy chắc chắn rằng linh hồn có thực, tuy xác chết mà hồn vẫn còn, giữa những người chết người sống vẫn có những giao cảm.

4 / Ðạo Cao Ðài và Tâm lý học.
- Ðạo Cao Ðài có những liên quan mật thiết với tâm lý học như: Thượng Ðế nhập thế khai lập Ðạo, nhưng Ngài không đụng chạm đến các Tôn giáo hiện hữu, Tín đồ Cao Ðài luôn luôn cung kính, cầu nguyện những vị Phật, Tiên, Thánh, Thần đã giáng trần cứu rỗi nhơn loại, Tín đồ Cao Ðài không quên một vị nào, thờ phượng đúng theo từng chu kỳ giáng thế của các Tôn giáo, xác định ba chu kỳ Khai Ðạo:

Nhứt Kỳ.
Phật giáo có Nhiên Ðăng Cổ Phật.
Tiên giáo có Thái Thượng.
Thánh Giáo có Phục Hy.
Thần Giáo có Moise.
Nhơn giáo có Khổng Ðạo Quân.

Nhị Kỳ.
Phật giáo có Thích Ca Mâu-Ni.
Tiên giáo có Lão Tử.
Thánh giáo có Jésus.
Thần giáo có Mohammed.
Nhơn giáo có Khổng Tử.

Tam Kỳ.
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ "Cao Ðài".
Người có đức tin hay người không có đức tin đều có thể vào Thánh Thất Cao Ðài để trầm tư mạc khải tùy theo sở vọng.
Ðó chẳng phải là một triết học tâm lý sâu xa hay sao ? Cái đó chẳng có gì lạ, vì đạo Cao Ðài nguồn gốc là ở chỗ siêu trần mà lại là sự nghiệp của thế nhân.
Căn nguyên của Ðạo Cao Ðài là ở đó, là truyền đạt chân lý Công Bình, trải rộng lòng nhân đức, tình đồng sinh tương thân tương ái, xã hội đại đồng bao dung.

5 - Ðạo Cao Ðài và Văn học.
Những vị hội viên có mặt tại Hội nghị Brulles đã nhận được cuốn sách nhỏ trong đó có in bản phúc trình của Tôi, trong sách đó có nhiều hình vẽ.

Những vị nào có dự Hội nghị Assise, Haywards Henth, Bruxelles đã nhận được cuốn sách di bút của Ngài Gabriel Gobron biên khảo về Lịch sử và giáo lý Ðạo Cao Ðài. Cuốn sách đó có nhiều tranh ảnh, nội dung chuyên chở triết học, chất liệu văn học nghệ thuật, cho chúng ta thấy được nền tảng Tôn giáo Cao Ðài ngày nay có một địa vị rất quan trọng.

Kiến trúc trong và ngoài Tòa Thánh là một mỹ thuật đáng được chú ý đặc biệt, điêu khắc họa phẩm mầu sắc hài hòa. Thờ phượng các giáo chủ như Phật Thích Ca, Chúa Jésus, Lão Tử, Khổng Tử, Tiên, Thánh và Thần.

Thiên Bàn Thượng Ðế lập theo triết lý luật Ðạo quy nhứt, mỗi Tín hữu là mỗi Thiên bàn ngự trị trong tâm hồn vì Ðạo ở nơi đó mà thành.
Ðức Cao Ðài như Ngai Vàng Tối Thượng ngự tại Tòa Thánh Tây Ninh là nơi công bố chân lý Ðại Ðạo, khai Ðạo trên nền tảng Tam giáo, Ngũ chi, xây dựng xã hội văn hóa Công bình, khoa học nhân bản tiến bộ phục vụ nhân loại hạnh phúc, ngôn ngữ chủng tộc giao lưu nhận diện tình Huynh-Ðệ thương yêu, đồng công nhận mọi đức tin có giá trị như nhau.

21/9/1952. Giáo sư Gustave Meillon gửi đơn xin nhập môn cầu đạo và vấn an Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, do Ngài Phối Sư Thượng Vinh Thanh và Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu giới thiệu.

30/11/1952. Ðức Hộ Pháp chấp thuận đơn xin nhập môn cầu đạo của Tín Ðồ Gustave Meillon và Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc gửi cho Phối Sư Thượng Vinh Thanh một thông điệp dạy rằng:
" Gởi Phối Sư Cố Vấn Vinh "Hiển Trung".

Hiền Ðệ, cũng như Bần đạo, có thể thấy rằng Meillon là một người chơn thành.
Ngôn ngữ trong một bức thơ cũng đủ tỏ cho ta thấy đặng. Hiền Ðệ cố gắng giúp người làm cho nên việc lập công bồi đức cùng Ðạo, cũng như Hiền Ðệ đã giúp cho các bạn khác. Biết đâu Meillon không phải là một trong các chơn linh Bạch Vân, nếu lãnh đạm e khi về sẽ ân hận lắm". Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Ðài, Ký tên. Hộ Pháp Phạm Công Tắc.

10/12/1952. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc gửi Thông điệp ủy nhiệm Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, đề cử Ngài Henri Reynault và Chánh Trị Sự Mata Georges Tông Ðạo Kinshasa Congo Phi Châu, cùng tham dự Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế tại Maroc Casablanca.

Trong Ðại Hội Ngài Henri Reynault giới thiệu Chánh Trị Sự Mata Georges Chưởng quản Tông Ðạo Kinshasa Congo. Sau ngày Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế Maroc Casablanca, Ngài Henri Reynault đại diện Tòa Thánh và Hội Thánh Ngoại Giáo Âu Châu viếng thăm Tông Ðạo Kinshasa Congo, lần đầu tiên Tông Ðạo Kinshasa Congo đón tiếp Chức sắc Tòa Thánh đến Congo, cuộc viếng thăm nầy xem như dấu ấn lịch sử truyền giáo của Ðạo được hoàn chỉnh.

Ðạo Cao Ðài nay truyền giáo ở khắp mọi nơi từ Á-Châu sang Âu-Châu và đến Phi-Châu, đã mở ra cánh cửa liên giao hoàn vũ, nhân loại được gần nhau trên tình đồng sinh Huynh-Ðệ, Ðạo Cao Ðài trải rộng Ðức tin trong lòng của mỗi người Tín đồ Congo, họ nhận được trên quê hương yêu dấu một viễn cảnh thế giới Cao Ðài.

Hội Nghị tín ngưỡng Cao Ðài tại Âu Châu.
03/01/1954. Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh nhận Thông điệp của Chính phủ Pháp quốc do Tổng Thống René Coty ký tên, mời Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đến Pháp Hội nghị các vấn đề Tín ngưỡng Cao Ðài và tình hình Việt Nam.

12/3/1954. Ðức Hộ Pháp gửi Thông điệp đến Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, thông báo chương trình Ðạo sự của Tòa Thánh. Cùng ngày Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc gửi đến chính phủ Pháp Quốc Thông điệp chấp thuận Hội nghị, có đính kèm danh sách phái đoàn, ấn định thời gian đến Pháp Quốc vào ngày 21/5/1954.

21/5/1954. Phi trường Orly Pháp Quốc đón tiếp Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh. Giáo đoàn Chức sắc Thiên phong Hiệp Thiên Ðài, Cửu Trùng Ðài và Hội Thánh Ngoại Giáo Trung Ương.

Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Trưởng giáo đoàn hướng dẫn Chức sắc Tòa Thánh xuống phi cảng. Dưới chân cầu thang phi cơ, có các phái đoàn của Chính phủ Pháp Quốc do Thủ Tướng Laniel thay mặt Tổng Thống René Coty đón tiếp Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Chức sắc Cửu Trùng Ðài, Hiệp Thiên Ðài và Hội Thánh Ngoại Giáo Trung Ương.

Ngoài ra còn có Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu do Ngài Henri Reynault làm trưởng phái đoàn tiếp đón Ðức Hộ Pháp và Chức sắc Tòa Thánh, Phi cảng Orly tiếp đón 45 quang khách cùng duyệt qua dàn chào danh dự.

Ra khỏi dàn chào danh dự Thủ Tướng Laniel và Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc trao đổi trước khi từ gĩa và ấn định thời gian tiếp kiến chính thức Tổng Thống René Cty vào lúc 14 giờ ngày

22/5/1954. Tại điện Matignon "Paris". Ngài Henri Reynault và Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu tiễn đưa Ðức Hộ Pháp và Chức sắc Tòa Thánh về Hotel Georges V Paris trú ngụ.

23/5/1954. Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh lập chương trình Hội Nghị Tín Ðồ Cao Ðài Ðông-Tây. Ngài Henri Reynault. Trưởng ban tổ chức thông tri mời giáo đoàn và quan khách tham dự vào lúc 10 giờ sáng 24/05/1954. Tại Hội trường Hotel Georges V Paris.

Chương Trình Hội Nghi.
10 giờ sáng ngày 24/05/1953.
1 - Giới thiệu Chức sắc Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài và quan khách.
2 - Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Ban Huấn Dụ.
3 - Ngài Henri Reynault, Tổng Kết Truyền Giáo Âu châu.
4 - Ngài Bảo Ðạo Hồ Tấn Khoa, Ðạo Cao Ðài Ðông Dương.
5 - Nội các chính phủ Pháp, chính khách Pháp-Việt, nghị sĩ.
6 - Toàn đạo Hội Thánh Ngoại Giáo Âu Châu.
7 - Ðức Hộ Pháp ban phép lành.
8 - Bế mạc.

Chương Trình Họp Báo.
10 giờ ngày 25/05/1953.
1 - Ban tổ chức giới thiệu Chức sắc Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Cao Miên, Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, Tông Ðạo Cao Ðài Phi Châu, các Tôn giáo, Học giả, Văn học, Báo chí và ký gỉa.
2 - Giới thiệu diễn gỉa.
A - Ðức Hộ Pháp truyền giảng Ðức tin Cao Ðài.
B - Phát ngôn viên Cao Ðài Ngài Henri Reynault.
C - Ðiều hòa viên chủ nhiệm nhựt báo La Griffe.

Chiều ngày 25/05/1953. Sau Hội Nghị Tín Ðố Cao Ðài Ðông-Tây, tiếp xúc mọi giới, tại hội trường Hotel Georges V Paris.
- 275 Quan khách, Chính khách Pháp-Việt, Nghị sĩ, toàn đạo Âu Châu.
- 14 Nhựt báo và định kỳ.
- 34 Ðại biểu Tôn giáo.
- 125 Lược phỏng vấn.
Chiếu theo tư liệu Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu.

26/5/1954. Vào lúc 14 giờ Thủ Tướng Laniel thay mặt chính phủ Pháp Quốc tiếp kiến Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc Trưởng phái đoàn Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh và Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu tại điện Matignon (Paris).

Chính phủ Pháp Quốc và Ðạo Cao Ðài bình thường hóa ban giao Ðạo-Ðời thực hiện tinh thần đồng sinh giữa hai dân tộc Việt-Pháp, đồng thuận tự do Ðức tin, Công bình xã hội, tự trị Quốc gia của mỗi dân tộc.

Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc truyền rằng: "Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ vì chân lý Công Bình phục vụ hạnh phúc cho nhân loại không phân biệt biên giới Quốc gia và Ðức tin. Thượng Ðế thành lập Ðạo Cao Ðài tại Việt Nam dạy bảo Tín hữu tìm kím những mưu cầu Công Bình chung cho nhân loại. Việt Nam là điểm đầu tiên mà Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ thực hiện chân lý ấy. Hôm nay Toàn Ðạo Cao Ðài tiếp kiến Thủ Tướng Chính phủ không ngoài giải pháp Hòa bình cho Việt Nam cũng như Ðức tin Cao Ðài được truyền giảng vô hạng".
Ðức Hộ Pháp trao đổi về phần Ðạo. "Bần Ðạo đề nghị Thủ Tướng Laniel và Chính Phủ, tạo mọi điều kiện để Ðức tin Cao Ðài được truyền giảng trên toàn cõi Pháp Quốc".
Thủ Tướng Laniel thay mặt Chính phủ hoan hỉ chấp thuận đề nghị của Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.

Sáng 27/5/1954. Ðức Hộ Pháp truyền giảng Tân Kinh, Tân luật, Pháp Chánh truyền, Giáo lý, Ðạo Luật, Thánh ngôn và những phương tu hành đạo cho Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, Phi Châu. Ðức Hộ Pháp ban phép lành ân phong, bổ nhiệm Chức sắc Hội Thánh Ngoại Giáo Âu châu, Phi châu và Việt kiều tại Paris.

Chiều 27/5/1954. Ông Mecher Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp thay mặt Tổng Thống Pháp René Coty đến Hotel Georges V Paris, vấn an Ðức Hộ Pháp cùng giáo đoàn, truyền đạt Thông điệp của Tổng Thống Pháp René Coty đến giáo đoàn Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

Thông điệp mời Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Giáo đoàn Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh theo chương trình tiếp kiến tại Hội Nghị điện Elysées, vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 28/5/1954.

28/5/1954. Vào lúc 8 giờ 30 phút sảnh đường điện Elysées, thảm nhung danh dự đã trãi nghi lễ đón tiếp Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ "Cao Ðài". Giáo đoàn Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Hội Thánh Ngoại Giáo Âu Châu. Bộ Trưởng Ngoại giao Pháp ông Mecheri, thay mặt chính phủ hướng dẫn Giáo đoàn vào đại sảnh đuờng Hội Nghị.

Tổng Thống Pháp René Coty cùng Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cùng chúc mừng nhau trước khi vào Hội nghị. Chính phủ Pháp còn có sự hiện diện Phó Thủ Tướng ông Paul Rennaud, Nghị sĩ, Quốc hội, Chính giới Pháp-Việt và Ký giả. Tổng Thống René Coty đọc diễn văn khai mạc, chúc mừng Hội Nghị Pháp-Việt.

Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đọc diễn văn chúc mừng Tổng Thống René Coty, Chính phủ, Chính giới Pháp-Việt, Ký giả và toàn đạo tại Hội nghị Việt-Pháp.
Ðức Hộ Pháp công bố hành trình Đạo sự "Khuyến khích thi thố Công bình Xã hội, Tự do Đức tin và Quốc gia tự trị."

Thủ Tướng Laniel trình bày chính sách thuộc địa, xã hội Ðông dương, đã được thảo luận trước những nguyên tắc căn bản, hai bên đồng thuận Ðức Hộ Pháp phạm Công Tắc và Thủ Tướng Laniel đã ký vào ngày 24/5/1954. Nay thông qua lập thành văn kiện chính thức trình trước Hội Nghị để chuyển lên Tổng Thống René Coty. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ký văn kiện trên nguyên tắc của thỏa ước Chính phủ Pháp công nhận "Ðức tin Cao Ðài và chủ quyền Quốc gia Việt Nam."

Chiều 28/5/1954. Vào lúc 15 giờ Tổng Thống René Coty, Thủ Tướng Laniel và Chính khách Pháp quốc mời Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Giáo đoàn Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ viếng thăm đặt vòng hoa trước Ðài Khải Hoàn Môn, vinh danh Chiến sĩ vì Tự do "Arc de Triomphe".

29/5/1954. Vào lúc 13 giờ Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu mở họp báo lần thứ hai tại Hotel Georges V Paris, dành riêng cho báo giới, ký giả Quốc tế.

Chương Trình Truyền giáo & Hội thảo.
1 - Ðức Hộ Pháp truyền giảng, Lịch sử Ðạo Cao Ðài.
2 - Giáo sư Gustave Meillon, Ðông dương và Ðức tin.
3 - Henri Reynault, Nhân quyền Việt Nam.

Thành tựu buổi họp báo.
- 42 nhựt báo, tuần báo và định kỳ .
- 126 Ký gỉa quốc tế Âu châu, Á châu, Phi châu, Mỹ châu.
- 149 Lược phỏng vấn.
- 79 Ðăng tải trên Nhật báo, Bản Tin đặc biệt của Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu.

Vào lúc 16 giờ Chiều 28/5/1954. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cùng Giáo đoàn thăm viếng gia đình và mộ phần đại văn hào Pháp Victor Hugo Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, Chưởng Ðạo Thiêng Liêng Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài "điện Panthéon" và mộ phần Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabreil Gobron.

29/5/1954. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ban phép lành lễ thượng tượng, khánh thành Giáo Hội Cao Ðài Việt Nam Hải Ngoại, trực thuộc Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, Ðức Hộ Pháp ân phong Lễ sanh Ngô Khai Minh chưởng quản tiểu Thánh Thất (tư gia) Giáo Hội Cao Ðài Việt Nam Hải Ngoại tại Paris.

30/5/1954. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu và Giáo Hội Cao Ðài Việt Nam Hải Ngoại chiêu đãi cơm chay tại Hotel Georges V Paris.

Hiện diện có Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Giáo đoàn Tòa Thánh, các Tôn giáo Âu Châu, Tổng Thống René Coty, chính phủ Thủ Tướng Laniel Chính giới, Nghị sĩ, Ngoại giao đoàn, Hội Nhân quyền, báo chí, ký giả, Hương Ðạo Cao Ðài Congo và Kiều-bào gần xa đang sống Hải ngoại.

Trong đêm chiêu đãi vào lúc 21 giờ, Tổng Thống Pháp Quốc René Coty mời Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đại diện Ðạo Cao Ðài và Quốc gia Việt Nam ký chính thức vào văn kiện thỏa ước Pháp-Việt.
- Chính phủ Pháp Quốc sẽ trao trả quyền tự trị và bình đẳng giữa hai dân tộc Việt-Pháp.
- Ðức tin Cao Ðài tự do truyền giáo thuộc địa của Pháp. Trong đêm chiêu đãi Thủ Tướng Laniel tuyên bố rằng:
"Ðêm nay Tổng Thống René Coty gửi đến Ðức Hộ Phạp Phạm Công Tắc một văn kiện thỏa ước để chúc mừng ngày sinh nhựt của Người".

05/6/1954. Hội Thánh Ngoại Giáo và toàn Ðạo Cao Ðài Âu Châu mừng sinh nhựt Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc hưởng thọ 59 tuổi, lễ sinh nhựt được tổ chức theo truyền thống Việt Nam tại Paris.

Ngày sinh nhựt của Ðức Hộ Pháp với sự tham dự hiện diện 62 Ðại sứ Ngoại giao đoàn những quốc gia trên thế giới, lễ sinh nhựt Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc mang dấu ấn sự nghiệp Ðức tin Cao Ðài ở hải ngoại. Ðức Hộ Pháp gửi đến các Ngoại giao đoàn Thông điệp Ðạo Cao Ðài cùng chụp ảnh chung lưu niệm.

Ðức Hộ Pháp truyền rằng:
"Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ xin gửi đến quý Ngài một Thông điệp yêu thương kỳ diệu, quý Ngài đang chuẩn nhận sứ mạng truyền giảng tin mừng Cao Ðài đến nhân loại.
Nhân loại đang nghèo khó đức tin, họ đang chờ đón sứ giả Cao Ðài, họ sẽ nhận được hạnh phúc khi tin mừng bao dung đến với họ. Nhân loại sẽ chúc mừng Ðức Cao Ðài trên niềm vui hạnh phúc, họ sẽ sống trong tình Huynh-Ðệ nhiệt thành trọn vẹn.

Bần đạo xin thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, Nhị Hữu Hình Ðài, Toàn đạo, cảm ơn quý Chính khách, Ðại sứ, Hội Thần Học Quốc Tế, Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, quý Tôn giáo bạn, quý Giáo đoàn khắp nơi trên thế giới và Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu".

10/6/1954. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc nhận văn thư của Quốc Trưởng Bảo Ðại mời làm Cố vấn tham dự Hội nghị Genéve.
Tháp tùng phái đoàn gồm có Ngài Bảo Ðạo, Ngài Bảo Thế, Thiếu Tướng Lê Văn Tất, Phối sư Thượng Vinh Thanh v.v...Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thay mặt toàn Ðạo hội kiến Ðức Quốc Trưởng Bảo Ðại cùng tham khảo sự kiện đất nước chuyển biến trong hội nghị Genéve.

Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cùng giáo đoàn Ðạo Cao Ðài Tòa Thánh Tây Ninh thay mặt Quốc Trưởng Bảo Ðại đến Thụy Sĩ tham dự Hội nghị Genéve. [1]

13/6/1954. Thủ Tướng Laniel thay mặt Chính phủ Pháp Quốc tiếp kiến Ðức Hộ Pháp tại điện Matignon qua tình thân hữu, tháp tùng gồm có Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, Giáo Hội Cao Ðài Việt Nam Hải Ngoại, và Ngài Henri Reynault Phó Chủ Tịch Thần Học Quốc Tế.

14/6/1954. Ðại diện tín hữu Cao Ðài Pháp quốc, Ngài Henri Guernut cùng Lễ sanh Ngô Khai Minh đến điện Thorène tiếp kiến Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, chúc mừng Người làm tròn nghĩa vụ con dân nước Việt, và thực hiện sứ mạng Đức tin Cao Ðài tại Paris.

26/7/1954. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ủy nhiệm Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh tham dự Ðại Hội Tôn Giáo Thế Giới tại Montreux "Thụy Sĩ".

Ngài Henri Guernut được đề cử làm Trưởng giáo đoàn Ðạo Cao Ðài. Ngài Henri Guernut trình lên Ðại hội Tôn Giáo Thế Giới tại Montreux, Thông điệp của Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, nội dung vấn an Ðại Hội, lấy đức tin nhắn nhủ tình Huynh-Ðệ, cầu nguyện Thượng Ðế ban phép lành đến nhân loại khắp cùng.

29/01/1955. Lễ Khánh Thành Tòa Thánh Tây Ninh. Chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu bởi Giáo sư Gustave Meillon làm Trưởng giáo đoàn tham dự lễ khánh thành Tòa Thánh. Ngài về Tòa Thánh nhận sứ mạng và được Ðức Hộ Pháp mời nhập tịnh truyền bí pháp. Ngài gặp lại những tình bằng hữu như Phối Sư Thượng Vinh Thanh, đích thân Giáo sư Gustave Meillon trao đổi với Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm, vấn đề chủ quyền, tự trị thống nhứt quốc gia, phát triển kinh tế, tự do truyền giáo của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ v.v...

Giáo sư Gustave Meillon khuyên nhủ Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm:
"Việt Nam muốn phồn thịnh thì ít nhứt Thủ Tướng phải có hai yếu tố tự do tín ngưỡng và nhân quyền, như chúng tôi đã từng dâng hiến cho Ðạo Cao Ðài, chúng tôi rất hy vọng Thủ Tướng thực hiện được những gì mà Dân-Tộc của Ngài đang chờ đợi, tôi vẫn nhớ những buổi tham khảo cùng Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Ngài tại điện Thorène nhằm xây dựng xứ sở, mưu cầu thịnh vượng hạnh phúc cho toàn dân Việt Nam".

Ngài Giáo sư Gustave Meillon tham dự khánh thành Tòa Thánh Tây Ninh, Giáo Tông Ðường, Hộ Pháp Ðường, Nữ Ðầu Sư Ðường, Tòa Nội Chánh và Hội Thánh Phước Thiện.

30/12/1955. Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ủy nhiệm Ngài Gustave Meillon Chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu làm Trưởng giáo đoàn cùng Ngài Bảo Sanh Quân "Lê Văn Hoạch" Phó đoàn thay mặt Tòa Thánh tham dự Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế tại Atamis "Nhật Bổn".

Giáo chủ Isao Deguichi Ðại Thần Ðạo "Comoto" phát biểu như sau:
"Từ xưa đến nay, Tôn giáo, mắc phải ba chứng bịnh trầm kha là Tự tôn, Tự đại, Tự mãn, Tự túc và độc thiện kỳ thân. Không chịu tham gia các cuộc hội thảo chung, nếu không sớm sửa chữa, sẽ suy yếu và tự diệt. Thế giới đang mắc phải đám cháy lớn, nếu Tôn giáo cứ tiếp tục hoạt động riêng rẻ chỉ là một gáo nước, còn hợp lại sẽ trở thành một khối nước khổng lồ để cứu nhơn sanh, nay chúng ta hãy hướng về đức tin Cao Ðài để tiếp tục sứ mạng cao cả ấy".
Sau ngày đại hội Tôn Giáo Quốc Tế, Giáo chủ Ðại Thần Ðạo "Comoto" ủy nhiệm cho Ngài Kurabara Giáo khu Hiroshima thay mặt Comoto viếng thăm Tòa Thánh Tây Ninh.

18/5/1959. Truyền thông Thế giới loan tải vĩ nhân thế kỷ 20. Ðức Ngự Mã Thiên Quân vừa quy Tiên tại Thủ đô Phnom Penh Miên quốc, bởi hóa thân phàm Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc của Ðại Ðạo Tam kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, Giáo Hội Cao Ðài Việt Nam Hải Ngoại tiếp nhận trên 65 Thông điệp và điếu văn phân ưu.
Giáo sư Gustave Meillon Chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu làm Trưởng giáo đoàn tham dự lễ quy Tiên của Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc gồm những Giáo Hội Cao Ðài Việt Nam Hải Ngoại, Ban Ðạo Sử Cao Ðài Paris, báo chí, ký giả, đại diện Chính phủ Pháp quốc, Nghị sĩ Lưỡng Viện Quốc Hội Pháp, Thông Linh Học Âu Châu, Thần Linh Học Quốc Tế, 19 đại biểu Tôn Giáo Quốc Tế.

29/05/1959. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu nhận được cuốn ghi âm của hai đài phát thanh, Thiên Văn và Thông Linh Học Âu Châu, do Ông Olion và Thánh giáo của Sarah Barthel loan truyền, báo chí khắp nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam cùng đăng tải, các Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế, Thần Linh Học Quốc Tế đồng tiếp nhận sự truyền thông ngày Vĩ nhân thế kỷ 20 quy Tiên, nhằm ngày rước Thánh lễ, Ngự Mã Thiên Quân mặc sắc phục khôi giáp Chơn linh Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc Chưởng quản Lưỡng Ðài của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh xứ Việt Nam.
"Chơn linh Ngự Mã Thiên Quân xuất hồn, đó là Ðức Phạm Hộ Pháp xứ Việt Nam, thể xác Ngài ngồi trên liên đài tám góc, ngửa hai bàn tay ban phép lành cho các Chức sắc đồng phục vàng, xanh, đỏ và trắng cho những tín đồ của Ngài được hưởng ân diệu pháp của Hộ Pháp".

Sau khi quy Tiên Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc giáng cơ gửi tặng toàn đạo một bài thơ lưu niệm:
" Trót đã bao năm ở xứ người.
Ðem thân đổi lấy phúc vui tươi,
Nghờ đâu vạn sự do Thiên định.
Tuỗi đã bảy mươi cũng đủ rồi,
Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi.
Buồn nhìn cội Ðạo luống chơi vơi,
Rồi đây, ai đến cầm chơn pháp.
Tô điểm non sông Ðạo lẫn đời !"

30/06/1965. Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh tham dự Ðại Hội Thần Linh Học tại Bruxelles "Bỉ quốc".

10/08/1966. Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh tham dự Ðại Hội Thần Linh Học tại Ðại học đường Los Bancos Baguio "Phi Luật Tân".

03/5/1967. Ngài Phối Sư Thượng Vinh Thanh gửi đến Tòa Thánh đề nghị thiết lập Tiểu Thánh Thất tại Paris, hầu mai sau tín hữu Cao Ðài Việt Nam ở hải ngoại có nơi hành lễ Chí Tôn và Phật Mẫu.
Thánh thất nầy được đặt dưới sự bảo trợ của Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu. Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài nghị hội chấp thuận đề nghị của Phối Sư Thượng Vinh Thanh và Tòa Thánh biểu quyết ban phẩm Lễ Sanh cho bà Lê Kim Huê quyền Tộc Ðạo Nữ phái, Tiểu Thánh Thất đặt tại 12 đường Francois Xavier, Paris 75005, France.

17/03/1975. Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh tham dự Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế tại New Delhi Inde "Ấn Ðộ". Chính phủ Indira Gandhi khai mạc Ðại hội, vấn an từng đại biểu Giáo đoàn.

11/9/1975 Ngài Phối Sư Thượng Vinh Thanh Cố vấn Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu quy Tiên tại xã Cây Xuyên tỉnh Tây Ninh miền Nam Việt Nam hưởng thọ 78 tuổi.
Ngài Phối sư Thượng Vinh Thanh Cố vấn Hội Thánh Cao Ðài Âu Châu, noi gương thánh Đức Hộ Pháp, Đức Quyền Giáo Tông thành lập văn khố sử Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh tại Paris một công nghiệp kỳ đức giá trị muôn đời, chính nơi đây thực hành ý chỉ Đại Đạo, sau 30/4/1975. (Tham khảo lịch sử Việt Nam 1975)

05/11/1993. Ngài Giáo sư Gustave Meillon Chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu đại diện Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, tham dự Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế tại Tokyo "Nhựt Bổn".

17/12/1993. Ngài Giáo sư Gustave Meillon Chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, ủy nhiệm ông Huỳnh Tâm làm Trưởng phái đoàn Ban Ðạo Sử Cao Ðài Âu Châu đến Liên Hiệp Quốc "Genève" phúc trình hồ sơ: "Nhà Nước Việt Nam Áp Bức Ðức Tin Cao Đài."
Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc cử Ông Omar chuyên viên đặc nhiệm nhân quyền và chuyên viên đặc nhiệm tín ngưỡng Bà Lacrix, tiếp nhận phúc trình viên Huỳnh Tâm thay mặt Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc "Genève".
Phúc trình viên trình lên Ủy ban đặc nhiệm Nhân quyền và Tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc chuẩn phê bốn (4) hồ sơ của Ðạo Cao Ðài.
1 - Nhà nước Việt Nam áp bức Ðạo Cao Ðài.
2 - Khống chế, tù đày Chức sắc Ðạo Cao Ðài không pháp chế.
3 - Tài sản Ðạo Cao Ðài Nhà nước thu dụng không pháp lệnh.
4 - Nhà nước Việt Nam tước đoạt Pháp nhân Ðạo Cao Ðài. [1]

Tháng 2/1994. Ông Amar chuyên viên đặc nhiệm nhân quyền và chuyên viên đặc nhiệm tín ngưỡng Bà Lacrix, đại diện Liên Hiệp Quốc, đến Tòa Thánh Tây Ninh mở cuộc điều tra về Nhân quyền, tín ngưỡng trên bốn (4) hồ sơ: Nhà nước Việt Nam áp bức Ðạo Cao Ðài. Khống chế, tù đày Chức sắc Ðạo Cao Ðài không pháp chế. Tài sản Ðạo Cao Ðài Nhà nước thu dụng không pháp lệnh. Nhà nước Việt Nam tước đoạt Pháp nhân Ðạo Cao Ðài. Qua phúc trình viên Huỳnh Tâm.

19/02/1994. Lễ sanh Lê Kim Huê Chưởng quản Tiểu Thánh Thất Paris trực thuộc Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, dưới sự bảo trợ của Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu. Qua đời tại Paris 5 hưởng thọ 82 tuổi để lại một sự thương tiết sâu xa trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại.

07/11/1994. Ngài Giáo sư Gustave Meillon, Chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu quy Tiên vào lúc 12 giờ trưa tại Paris 5, hưởng thọ 79 tuổi. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu làm lễ an táng tại nghĩa trang Père-Lachaise Paris 20. Ngài Giáo sư Gustave Meillon để lại cho Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, bốn tác phẩm rất giá trị.
1 - Le Caodaisme.
2 - Le Caodaisme "Suite".
3 - Les Messages Spirites.
4 - Le Caodaisme 1.

Giáo sư Gustave Meillon chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, buổi đương thời thành lập Thư Viện Cao Ðài và Ban Ðạo Sử Cao Ðài tại Paris 5 Pháp quốc.
Ngài Chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, tiếp tục nhận sự truyền dạy của Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, nhằm bảo vệ di sản của Ðạo ở Hải ngoại, giữ gìn Chơn Truyền Chánh Pháp Hội Thánh Ngoại Cao Ðài Âu Châu từ 1928 - 1994.
Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, phổ truyền Ðức tin vào các Ðại học đường, Thư Viện Quốc gia, Thư viện Provins, cùng lúc thành lập Ban Ðạo Sử Cao Ðài.

Những thành tựu từ năm 1975-1994.
- 56 Nhà biên khảo Lịch sử và Thần học Cao Ðài.
- 10 Thành viên Truyền Giảng.
- 05 Học gỉa.
- 1 Ban Bảo Thủ Chơn Truyền.
- 1 Phổ độ Thực hiện nhiều chương trình thần học, ấn loát, phát hành, truyền thông, vào hai thập niên "1975 - 1995".
Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu vẫn thầm lặng nhưng hóa hiện thành truyền giảng trong định huệ của nhân loại và tạo được một công nghiệp Ðạo tương đối:
1 - Ban Ðạo Sử Cao Ðài.
2 - Thư Viện Cao Ðài.
3 - Giáo đoàn 10 học gỉa và 8 giáo sư đại học.
4 - Xuất bản 7 tác phẩm, lịch sử, thần học, văn học.
5 - 20 tác phẩm chưa ấn loát.
6 - 1 nhà in cỡ nhỏ.
7 - 56 bản thảo chưa công bố.
8 - Bảo trợ 17 Tiến sĩ thần học, lịch sử và nhân văn.
9 - Bảo trợ trên 4 tác phẩm văn học Cao Ðài.
10 - 47 buổi truyền giảng.

10/11/1994. Những sinh hoạt của Hội Thánh Ngoại Giáo Cao  Ðài Âu Châu sau ngày Giáo sư Gustave Meillon quy Tiên. Hội Thánh Ngoại Giáo hội thảo tổng kết tình hình qua chương trình truyền giáo chung:
1 - Bản sắc, đặc thù Tôn giáo thế giới.
2 - Chức năng truyền giáo thế giới.
3 - Thư Viện, Ban Ðạo Sử Cao Ðài.

Bản Sắc & Ðặc Thù Tôn Giáo Thế Giới.

Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu, liên giao Tôn giáo Thới giới. Chiếu theo những Ðại Hội Tôn Giáo Quốc Tế từ 1928 - 1994 đã từng tuyên bố: "Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ là tinh thần chung của mọi Tôn giáo. Ðạo Cao Ðài là phát ngôn viên chính truyền của chân lý hợp nhứt." Đồng hướng chân lý Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ "Cao Ðài" Tòa Thánh Tây Ninh. Những đức tin này trên căn bản Công bình.

Ban Ðạo Sử Cao Ðài lập bản công bố danh sách 45 Tôn giáo hiện hữu đang phổ truyền khắp nơi trên thế giới đã từng liên giao hành đạo với Ðạo Cao Ðài:
- Athéisme. Afroamér. Anglicanisme. Ba ha'i. Baotisme. Baptisme. Bouddhisme. Cao Ðài. Calvinisme. Catholique. Cglise de Dieu. Ch'Ondogyo. Chrétien  Autres. Christianisme. Congrégationel. Confucianisme. Croyanees. Culte Cargo. Druse. Hindouisme. Église de L'Union. Luthéranisme. Luthérien/Evang. Maronite. Méthodisme. Mormon. Musulman. Presbyterianisme. Protestantisme/Autres. Protestantisme. Judáisme. Foikore Chinois. Orthodore. Orthodox/Bulg. Islam. Réformé. Shinto. Séculaire. Sikh. Spiritisme. Taoisme. Traditionalisme. Vandon.  Uniate.  Wonbu Lgyo.

Cùng hướng về đất lành Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, Tòa Thánh Tây Ninh tương đồng công nhận khả lực Pháp nhân bao quát đức tín như Kinh Thiên Ðạo & Thế Ðạo, Tân luật, Pháp Chánh Truyền, Ðạo luật, Thánh Ngôn, Giáo lý, v.v...

Tòa Thánh Tây Ninh và Thánh địa là thủ đô của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, Thủ đô Ðạo Cao Ðài rộng hơn 4 Thánh Ðịa trên thế giới, Ðức tin Cao Ðài với Bộ Ðạo 3.000.000 Tín đồ, Tôn giáo thứ 9 về Bộ Ðạo thế giới, có trên 12 hệ phái truyền Đạo.

Bản thống kê tỷ lệ tín ngưỡng Thế giới.
AFGHANISTANf : - Musulman " Sunni " 74, Musulman " Shi'a " 15.
AFRIQUE du Sud: - Christianisme 77, Croyancees Trad 20, Hindouisme 2, Islam 1.
ALBANNIE: - Islam 21, Christianisme 5.
ALGERIE: - Musulman " Sunni " 99.
ALLEMANGNE: - Protestantisme 47, Catholique Romain 36, Islam 2.
ANDORRE : - Catholique  100.
ANGLETERRE: - Anglicanisme 57, Protestantisme 15, Catholique 13, Islam 1, Judaisme 1.
ANGOLA: - Christianisme 90, Croyancees Trad 9.
ANTIGUA & BAR BUDA: - Anglicanisme 45, Protestantisme 42, Catholique 10.
Antilles: - Catholique 84, Protestantisme12.
Arabie: - Musulman 99.
Argentine: - Catholique 93, Protestantisme 2, Judaisme 1.
Aruba: - Catholique 89.
Autralie : - Anglicanisme 26, Catholique 26, Protestantisme 6.
Autralie: - Orthodoxe 6, Eglise de l'Union 5, Presbyterianisme 4, Méthodisme 3.
Autriche: - Catholique 84, Protestantisme 6, Athéisme 6.
Bahamas: - Protestantisme 55, Anglicanisme 20, Catholique 19.
Bahrein: - Musulman " Shía " 50, Musulman " Sunni " 41, Christ 7, Hindouisme 2.
Bangladesh: - Islam 87, Hindouisme 12.
Belgique: - Catholique 90, Séculaire 7, Islam 3.
Belize: - Catholique 62, Anglicanisme 12, Croyancees 3, Bahai 1.
Benin: - Croyancees 61, Catholique 19, Islam 15.
Bermudes: - Anglicanisme 37, Mé thodisme 17, Catholique 14.
Bhoutan: - Bouddhisme 70, Hindouisme 25.
Birmanic: - Bouddhisme  89, Christianisme 5, Islam 4.
Bolivie: - Catholique 92.
Botswana: - Croyancees 50, Christiannisme 50.
Bresil: - Catholique 88, Protestantisme 6, Afro-Amér,Spirit 2,  Spiritite 2, Athéisme 1.
Brunei: - Islam 63, Bouddhisme 14, Christianisme 10.
Bulgarie: - Athéisme 65, Orthodoxe " Bulg " 27, Islam 7.
Burkina.Faso: - Croyancees 45, Islam 43, Christianisme 12.
BURUNDI: - Catholique 78, Croyanes 13, Protestanisme 5.
CAMBODGE: - Bouddhisme 88.
CAMEROUN: - Catholique 35, Islam 22, Croyancees Trad 22, Protestanisme 18.
CANADA: - Catholique 47, Protestanisme 29, Anglicanisme 10, Orthodoxe 1, Judaisme 1.
CAP-VERT: - Catholique 98, Protestanisme 2.
CRI-LANKA: - Bouddhisme 69, Hindounisme 15, Islam 8, Christianisme 7.
CHILI: - Catholique 81.
CHINE: - Folkore Chinois  20, Bouddhisme 6, Islam  2.
CHYPRE: - Orthodoxe " Grec " 73, Islam 23.
COLOMBIE: - Catholique 95.
CONGO: - Catholique 54, Protestantisme 24, Croyancees " Trad " 19, Islam 3.
COREE du Nord: - Athéisme 68, Croyancees " Trad " 16, Ch'Ondogyo 14.
COREE du Sud: - Bouddhisme 36, Confucianisme 24, Protestantisme 23, Catholique 5, Wonbulgyo 3, Ch'Ondogyo 2.
COSTA RICA: - Catholique 88.
COTE D'IVDIRE: - Croyancees " Trad " 60, Islam 20, Catholique 15, Protestantisme 5.
CUBA: - Catholique 40.
BENIN: - Croyancees " Trad " 61, Catholique 19, Islam 15.
DANEMARK: - Luthérien, Evang 91, Chrétien, Autres 2.
DJIBOUTI: - Musulman " Sunin " 94, Christianisme 6.
DOMINIQUE: - Catholique Romain 77.
EGYPTE: - Musulman " Sunni " 94.
EMIRATS ARABES UNIS: - Musulman " Sunni " 80, Musulman " Shi'a " 14.
EQUATEUR: - Catholique 94.
ESPAGNE: - Catholique 96.
ETATS UNIS: - Protestantisme 49, Catholique 30, Chrétien "Autres" 4, Judaisme 3, Angdicanisme 2, Orthodoxe 2, Islam 2, Mormon 1.
ETHIOPIE: - Orthodoxe " Eth " 45, Musulman " Sunni " 35, Croyancees " Trad " 11.
FINLANDE: - Luthérien, Evang 89.
FRANCE: - Catholique 77, Islam 3.
GABON: - Catholique 65, Protestantisme 19.
GAMBIE: - Islam 95.
GHANA: - Christinaisme 63, Croyancees  " Trad " 21, Islam 16.
GRAND BRETAGNE: - Anglicanisme 57, Protestantisme 15, Catholique 13, Chretien " Autres " 2, Islam 1, Judasme 1.
GRECE: - Orthodoxe 98, Islam 1.
GRENADA: - Catholique 64, Anglicanisme 21.
SAINT-VINCENT: - Anglicanisme 36, Méthodisme 20, Catholique 19, Croyancees " Trad "    2, Ba ha'i 1.
GROENLAND: - Luthérien, Evang 98.
GUADELOUPE: - Catholique 91.
GUAM: - Catholique " Romain " 80, Protestanisme 16, Ba ha'i 1.
GUATEMALA: - Catholique 75, Protestanisme 25.
GUINEE: - Islam 85, Croyancees 5.
GUINEE-BISSAU: - Croyancees " Trad " 65, Islam 30, Christinaisme 5.
GUINEE-EQUATORIALE: - Catholique 82.
GUGANE: - Hindouisme 37, Protestantisme 16, Anglicanisme 14, Islam 9.
GUYANE FRANCAISE: - Catholique 74.
HAITI: - Catholique 80, Baptisme 10, Vandou 10.
HAUTE VDTA ( BURKINA F): - Croyancees " Trad " 45, Islam 43.
HOLLANDE ( PAYS-Bas): - Catholique 36, Réformé Holl 19, Réformé 8.
HONDURAS: - Catholique 94.
HONGKONG: - Bouddhisme 74, Christinnisme 8.
HONGRIE: - Catolique 49, Calvinisme 19, Luthéranisme 5, Uniate 5, Judaisme 1.
ILE MAURICE: - Hindousme 53, Catholique 25, Islam 13.
ILES CAIMAN: - Presbytérianisme 36, Eglise de Dieu 24.
ILES des AMIS: - Presbytérianisme 36, Eglise de Dieu 30.
ILES FIDJI: - Christianisme 53, Hindousme 38, Islam 8.
ILES MALDIVES: - Musulman " Sunni " 100.
ILES MALOUINES: - Anglicanisme 50.
ILES SALOMON: - Protestanisme 41, Anglicanisme 33, Catholique 19, Croyancees 4, Culte Cargo 3.
ILES SEYCHELLES: - Catholique 90, Anglicanisme 8.
ILES TUVALU: - Congrégationel 97.
ILES VIERGES ANGLAISES: - Méthodisme 46, Anglicanisme 21.
ILES VIERGES " EU ": - Protestantisme        46, Catholique            34.
INDE: - Hindouisme 83, Islam 11, Christianisme 2, Sikh 2, Bauddhisme 2.
INDONESIE: - Islam 87, Protestantisme 6, Catholique 3, Hindouisme 2, Bouddhisme 1.
IRAK: - Musulman " Sunni " 62, Musulman " Shi'a " 35, Chrétien 3.
IRAN: - Musulman " Sunni " 91, Musulman " Shi'a " 8, Baha'i 1.
IRLANDE: - Catholique 93, Anglicanisme 4.
ISLAMDE: - Luthéranisme 93.
ISRAEL: - Judaisme 82, Islam 13, Christinanisme 2.
ITALIE: - Catholique 83, Athéisme 3.
JAMAIQUE: - Protestanisme 48, Anglicanisme 7, Catholique 5.
JAPON: - Shinto, Bouddhisme 87, Christianisme 2.
JORDANIE: - Musulman 93.
CAMBODGE: - Bouddhisme 88.
KENYA: - Catholique 26, Protestanisme 19, Croyancees 19, Chrétien 7, Islam 6.
KIRIBATI: - Catholique 53, Congrégationel 40, Baha'i 5.
KOWEIT: - Musulman " Sunni " 45, Musulman " Shía " 30, Islam 10.
LA BARBADE: - Anglicanisme 40, Protestantisme 25, Catholique 4.
LAOS: - Bouddhisme 58, Croyancees 34.
LA RENNION: - Catholique 90.
LESOTHO: - Catholique 44, Protestantisme 30.
LIBAN: - Musulman " Shi'a " 32, Maronite 24, Musulman " Sunni " 21, Druse 7.
LIBERIE: - Christianisme 68, Traditionalisme 18, Islam 14.
LIBYE: - Musulman 97.
LIECHTENSTEIN: - Catholique 87, Protestanisme 9.
LUXEMBOURG: - Catholique 93.
MACAO: - Bouddhisme 45, Catholique 6.
MADAGASCAR: - Croyances " Trad " 47, Catholique 28, Protestanisme 22, Islam 3.
MALAISIE: - Islam 53, Bouddhisme 17, Folkore " Chinois " 12, Hindouisme 7, Christianisme 6.
MALAWI : - Christianisme 65, Croyancees " Trad "19, Islam 16.
MALI : - Islam 90, Croyancees 9, Christianisme 1.
MALTE & GOZO : - Catholique  97.
MAROC: - Musulman " Sunni " 99.
MARTINIQUE: - Catholique 88.
MAURITANIE : - Musulman 99.
MEXIQUE: - Catholique 93, Protestanisme 3.
MONACO: - Catholique 90.
MONGOLIE: - Athéisme 65, Croyancees " Trad "   31.
MOZAMBIQUE: - Croyances " Trad " 48, Catholique 31, Islam 13.
MYANMAR ( BIRMANIE ): - Bouddhisme 89, Christianisme 5, Islam  4.
NAMIBIE: - luthéranisme 51, Catholique 20.
NAURU: - Congrégationel 54.
NEPAL: - Hindouisme 89, Bouddhisme 5, Islam 3.
NICARAGUA: - Catholique 88.
NIGER: - Musulman 80, Croyancees  20.
NIGERIA: - Islam 45, Protestantisme 25, Catholique 12, Christianisme11, Croyancees 6.
NORVEGE: - Luthérien 88.
NOUVELLE, CALEDONIE: - Catholique 72, Protestantisme 16, Islam 4.
NOUVELLE, HEBIDES: - Presbytér 37, Anglicanisme 15, Catholique 15, Culte Cargo 11, Croyancees " Trad " 5.
NOUVELLE, ZELANDE: - Anglicanisme 24, Presbytér 18, Catholique 15, Méthodisme 5.
OMAN: - Anglicanisme 24, Presbytér 18, Catholique 17, Méthodisme 3.
OUGANDA: - Catholique 49, Anglicanisme 26, Croyancees 13, Musulam " Sunni " 7.
PAKISTAN: - Musulam " Sunni " 77, Musulam " Shía " 20.
PANAMA: - Catholique 84.
PAPOUASIE: - Protestantisme 58, Catholique 33, Croyances 3, Culte Cargo 2, Baha'i 1.
PARAQUAY: - Catholique 96.
PAYS-BAS: - Catholique 36, Réformé, Holl 19, Réforme 8.
PEROU: - Catholique 92.
PHILIPPINES: - Catholique 84, Anglicanisme 6, Protestantisme 4, Islam 4.
POLOGNE: - Catholique 95.
POLYNESIE: - Protestanisme 47, Catholique 39, Morno 5.
PORTO RICO: - Catholique 85.
PORTUGAL: - Catholique 95.
QATAR: - Musulam " Munni " 93.
RDA: - Protestantisme 47, Catholique 7.
REP-CENTRANFRICAINE: - Islam 14, Croyancees 12.
REP-DOMINICAINE: - Catholique 92.
 AFA: - Protestantisme 47, Catholique 44, Islam 2, Chrétien 2.
RHODESIE-ZIMBAWE: - Chritien 58, Croyancees 41.
ROUMANIE: - Orthodoxe " Rom " 70, Orthodoxe " Grec " 10, Athéisme 7.
ROYAUNE-UNI: - Anglicanisme 57, Protestantisme 15, Catholique 13, Chrétien 2, Islam                  1, Judaisme 1.
RUSSIE ( UNION SOVIET ): - Orthodoxe 32, Islam 12, Protestanisme 3, Catholique             2, Judaisme 1.
RWANDA: - Catholique 65, Croyancees " Trad " 17, Protestanisme 9, Islam 9.
SAHARA OCCIDENTAL: - Islam 100.
SAINT CHRISTIPHER: - Anglicanisme 36, Méthodixe 32, Catholique 11, Protestantisme  8.
SAINT LUCIE: - Catholique 90.
SAINT MARIN: - Catholique 95.
SAINT VINCENT: - Anglicanisme 36, Méthodisme 20, Catholique 19, Croyancees " Trad "          12, Baha'i 1.
SALVADOR : - Catholique 93.
SAMOA-AMERICAINES: - Congrégationel 56.
SAMOA-OCCIDENTALES: - Congrégationel 47, Catholique 22, Méthodisme                     16, Bahái 2.
SAO TOME : - Catholique 83, Protestansme 17.
SENEGAL: - Musulam 91, Christianisme 6, Croyancees " Trad " 3.
SIERRA LEONE: - Croyancees " Trad " 52, Musulam " Sunni " 39.
SINGAPOUR: - Bouddhisme 28, Christitanisme 19, Islam 16, Taoisme 13, Hindouisme 5.
SOMALIE: - Musulam " Sunni " 100.
SOUDA: - Musulam " Sunni " 73, Croyancees " Trad " 17, Christianisme 9.
SRILANKA: - Bouddhisme 69, Hindouisme 15, Islam 8, Christitanisme 7.
SUS OUST ( Namibie ): - Luthéranisme 51, Catholique 20.
SUEDE: - Luthéranisme 89.
SUISSE: - Catholique 48, Protestanisme 44.
SURINAM: - Hindouisme 27, Catholique 23, Islam 20, Protestanisme 19.
SWAZILAND: - Christianisme 76, Croyancees " Trad " 21.
SYRIE: - Musulam " Sunni " 74, Islam 16, Christianisme  9.
TAIWAN: - Folkore Chinoie 49, Bouddhisme 43, Christianisme  7.
TANZANIE: - Christianisme 34, Islam 33, Croyancees 33.
TCHAD: - Islam 44, Christianisme 33, Croyancees " Trad " 23.
TCHECOSLOVAQUIE: - Catholique 66, Athéisme 20, Protestannisme 4.
THALANDE: - Bouddhisme 95, Islam 4, Christianisme 1.
TOGO: - Croyancees 59, Catholique 22, Musulam " Sunni " 12.
TONGO: - Wesleyan  " Libre " 43, Catholique 16, Baha'i 3.
TRINITE & TOBOGO: - Catholique 33, Hindouisme 24, Anglicanisme 14, Prostestanisme 13.
TUNISIE: - Musulam " Sunni " 99.
TURQUIE: - Musulam " Sunni " 99.
UNION & SOUIETIQUE: - Orthodoxe 32, Islam 12, Prostestanisme 3, Catholique 2, Judaisme 1.
URUGUAY: - Catholique 66, Prostestanisme 2, Judaisme 2.
VANUATU: - Presbytériansme 37, Anglicanisme 15, Catholique 15, Culte Cargo 11, Croyaces " Trad "  5.
VENEZUDA: - Catholique 92.
VIET NAM: - Bouddhisme 55, Catholique 7, Cao Ðai 3.
YEMEN: - Musulam " Sunni " 56, Musulam " Shi'a " 44.
YOUGOSLAVIE: - Orthodoxe 35, Catholique 26, Athéisme 17, Chrétien 11, Islam 10.
ZAIRE: - Catholique 48, Prostestanisme 29, Chrétien 17, Croyancees " Trad " 4.
ZAMBIE : - Chrétien 72, Croyancees " Trad "  27.
ZIMBABWE: - Chrétien 58, Croyancees 41.

Mỗi tín đồ Cao Đài hãy thực hiện danh ngôn ý chí.
" - Người không có ý chí như thuyền không lái, như vượn mã không cương, trôi dạt lông bông, không tự tin chính mình."
" - Người muốn phụng sự Đạo không chỉ có năng lực để suy nghĩ mà còn có ý chí truyền Đạo."
" - Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường Đại Đạo. Nếu trong triệu khả năng, có một khả năng mà tín đồ Cao Đài làm được điều gì đó, bất cứ điều gì, nhờ biết tăng trưởng ý chí thứ mình muốn không kết thúc, hãy làm đi. Hãy cạy cửa mở, hoặc thậm chí nếu cần, hãy nhét chân vào cửa để giữ cửa mở."
" - Sức mạnh không đến từ thể chất. Nó đến từ ý chí bất khuất", " - Cái người đời thường thiếu là ý chí chứ không phải là sức mạnh", " - Sự quyết tâm là tiếng gọi thức tỉnh đối với ý chí con người."
Mùa Đông Paris 1991
Biên khảo Huỳnh Tâm

Mục Lục:
- Lời truyền của Đức Hộ Pháp.
- Lời giới thiệu.
- Lời trình dâng.
- Ðức tin vô cùng.
- Lộ trình phổ độ phương xa.
- Sứ mạng vì nhân loại.
- Hoàn chỉnh Hội Thánh Ngoại Giáo.
- Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Đài Âu Châu.
- Suy tư từ lòng Đạo.
- Lời cảm tạ.
- Vinh danh.
- Truyền giáo Âu Châu.
- Hóa giải bất công xã hội.
- Những cản trở đức tin.
- Đạo đến Phương Tây.
- Hoằng pháp đức tin.
- Nền tảng Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu.
- Ðức tin ở cõi con người.
- Hội nghị tín ngưỡng Cao Ðài tại Âu Châu.
- Chương trình truyền giáo & hội thảo.
- Bản sắc & đặc thù tôn giáo thế giới.
- Bản thống kê tỷ lệ tín ngưỡng Thế giới.
- Mỗi tín đồ Cao Đài hãy thực hiện danh ngôn ý chí.

Tham khảo.
Ðạo sự đức tin Cao Đài.
27/10/1994. Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu quyết định thành lập Thư Viện Cao Ðài tại 15 rue Lazare Carnot 93310 Le Pré St Gervais France.
Nhằm mục đích liên giao cộng đồng thế giới. Ban Ðạo Sử Cao Ðài Âu Châu trực tiếp truyền giáo và xuất bản. Thư Viện Cao Ðài phát hành những tác phẩm của Ðạo, mọi sinh hoạt của.  Thư viện và Ban Ðạo Sử với tư cách tự trị và Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Ðài Âu Châu gìn giữ Chơn Truyền Chánh Pháp, bảo trợ chương trình truyền giáo.

Ban Đạo Sử thực hiện những những chương trình Đạo trên Website:
- Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Miên.
- Hội Thánh Ngoại Giáo Âu Châu.
- Thư Viện Cao Ðài.
- Thư Viện Paris.
- Văn Khố Phnom Penh.
- Trấn Ðạo Tần Nhơn.
- Bibliothèque Provins.
- Bibliothèque Paris.
- Bibliothèque de L'homme v.v...
[1] "Tiểu Sử Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc" Biên khảo Huỳnh Tâm.
[2] "Cao Ðài L'Homme de L'O.N.U" Biên khảo Huỳnh Tâm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét