Trong không khí rộn
ràng của những ngày giáp Tết ở Việt Nam, thỉnh thoảng người ta bắt gặp những
chuyến xe chở đầy những món hàng đơn sơ như gạo, mì gói, đường, sữa, dầu ăn, v.v...
trên những nẻo đường đến những vùng xa đô thị, mang theo tình thương chia sớt
mùa xuân với những người hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, trong
những dinh thự nguy nga,, những nhà hàng cao cấp thì rượu ngoại bật nút mở liên
hồi, bia rót tràn ly,
thức ăn đủ món lạ hấp dẫn vị giác con người ê hề trên mâm cỗ đằt tiền, để gọi là Tổng kết cuối năm.
Đã nhiều năm làm việc nên những hình ảnh này không còn lạ với bần nữ, vì được lập đi lập lại hàng năm trên một đất nước còn nhiều mảnh đời bất hạnh.
thức ăn đủ món lạ hấp dẫn vị giác con người ê hề trên mâm cỗ đằt tiền, để gọi là Tổng kết cuối năm.
Đã nhiều năm làm việc nên những hình ảnh này không còn lạ với bần nữ, vì được lập đi lập lại hàng năm trên một đất nước còn nhiều mảnh đời bất hạnh.
Rồi thì những
lời chúc tụng vang lên: nào là tiền vô như nước, tài lộc dồi dào, hứa hẹn sang
năm mới tậu được xe hơi hào nhoáng, biệt thự ở mảnh đất "Vàng", v.v...
Người ta lại
tự hào với nhau rằng "Phú Quý sinh
Lễ Nghĩa", những món hàng đắt tiền cao cấp được lùng tìm để tặng cho
nhau giữa những người giàu có quyền lực gọi là trả lễ, hoặc là tìm chút ân huệ
nào đó trong tương lai.Trong trường hợp này thật tội nghiệp cho hai chữ "lễ nghĩa". Phạm vi bài viết
này sẽ không bàn đến "Lễ Nghĩa"
vì thuộc về phạm trù Đạo làm người.Kẻ bần nữ này chỉ muốn nhắc lại những gì Cổ
nhân nói về "Phú Quý" và đã
được phân biệt rõ ràng.
Phú: là những
gì thuộc về vật chất hiện hữu, là số lượng đong đếm mà chủ nhân của những hiện
vật này có được như tiền bạc, nhà cửa lầu các nguy nga, thê thiếp bầy đàn,
kẻ hầu người hạ... tài sản được đi đôi với những mỹ từ như Giám đốc, doanh nhân
thành đạt, chủ tịch tập đoàn kinh tế v.v mà bây giờ thường gọi chung là Đại
gia. Địa vị đem đến quyền lợi, tiền hô hậu ủng, được phép tuyên bố chuyện nọ
chuyện kia để vênh vang chỉ tay sai bảo v.v...Tự cho mình có quyền la mắng,
hoặc miệt thị người nghèo khó . Những điều này có thật sự khiến chủ nhân chiếc
ghế đó trở thành người cao quý đáng trọng không? Khi chữ "Quý" được quan niệm một cách khác.
- Quý: thuộc
về khí chất, nằm trong phạm trù đạo đức do được thụ hưởng từ một nền giáo dục
nhân bản trong một xã hội dân chủ dân quyền, truyền thống gia đình tốt đẹp đặt
nặng vấn đề văn hóa tâm linh và điều quan trọng hơn hết là sự rèn luyện tu
dưỡng của chính cá nhân.
Người cao quý
thể hiện được những điểm sau:
* Đức: họ luôn
có lòng bao dung độ lượng, hòa ái với tất cả mọi người không phân biệt sang
hèn, đó là phẩm chất lương thiện cao quý nhất.
* Khiêm cung:
Thật sự họ không theo đuổi danh lợi quyền lực, sự rèn luyện tu dưỡng tri thức
đã cho họ phong thái hòa nhã khiêm nhường. Đó chính là sự thông minh bên trong,
khiêm tốn nhưng không hạ mình, họ khéo léo học hỏi cái hay của người khác để
giỏi hơn, mà không đánh mất chính mình.
* Sống một đời
quang minh chính trực, thành thực với mọi người và luôn giữ chữ tín.Không thủ
đoạn xảo quyệt để hại người.Chữ tín làm cho nhân cách họ cao đẹp hơn.
Chính nhờ đức
độ, tài năng họ trở thành cao quý.Những điều này không sờ chạm được, không đong
đếm như một giá trị trọng lượng vật chất, nhưng nó có sức mạnh khiến cho người
khác phải trân trọng quý mến.Và những đức tính như vậy có được tôn quý
hay không?
Bởi đã rạch
ròi như vậy nên "Phú và Quý"
đâu dễ đi đôi với nhau.
- Người có "Phú" nhưng chưa có "Quý" cũng chỉ là trọc phú. Nhiều
người giàu có của cải tiền bạc cố gắng học lấy vé cao sang quý phái nhưng cũng
chỉ là giả quý, người đời thường nói
"trưởng giả học làm sang" mà học mãi cũng không thành, vì thiếu
Thiện lương, khiêm cung và chánh trực.
- Trong khi đó
người cao quý nhận ra danh lợi quyền lực bản chất chỉ là giả tạm trong cuộc
đời, tấm lòng họ chỉ mong sao sống có ích cho xã hội nhân quần đó mới là giá
trị vĩnh hằng.
Đôi lời phân
giải trước hiện tình xã hội Việt Nam ngày nay, người ta không phân biệt được
Phú và Quý khác nhau thế nào, trọc phú sống ra sao và người cao quý thể hiện
mình như thế nào! Và họ cứ đánh đồng hai chữ Phú Quý với nhau như một cuộc hôn
phối chữ nghĩa gượng ép. Thật buồn thay!!!
Như trên đã
dẫn những chuyến xe chia sớt mùa xuân, đem tình thương đến với người bất hạnh
dù chỉ là nụ cười an ủi, một chút quà ít ỏi đã là cao quý. Những đồng tiền góp
lại có thể từ người bán hàng rong, hay người công nhân dè sẻn đồng lương để
chia xẻ với người khó khăn hơn, họ không có phú nhưng Quý biết bao.
Trước giờ đón
chào năm mới,bần nữ xin chúc người người đều cao quý để xã hội thăng hoa,tấn
hóa về đường CHÂN, THIỆN, MỸ.
* Dr. Lê Thị
Ngọc Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét