Tổng quát Viện Đại Học Cao Đài (Viện Sử Cao Đài)


" Hộ Pháp Phạm Công Tắc khai đạo độ trì sanh chúng
Viện Đại Học Cao Đài khải đường truyền giáo thế nhân."
A - Lịch sử:
1 . Tổng quát về Viện Đại Học Cao Đài
Từ năm 1971. Viện Đại Học Cao Đài (tạm đặt trường sở tại nhà Hội Vạn Linh) đã lập đầy đủ để xin khai giảng. Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu trù trừ không cấp giấy phép vì người đứng tên Viện trưởng là Tiến sĩ Nguyễn Văn Lộc, Bảo Học Quân HTĐ vốn là cựu Thủ tướng đối nghịch.

Việc tuyển sinh phải hoãn đi hoãn lại nhiều lần. Mãi đến ngày 24/11/1971 Hội Đồng Quản Trị Viện Đại Học Cao Đài mới được Bộ Giáo Dục cấp giấy phép số 7999/GD/VP đề ngày 29/9/1971 bổ túc giấy phép số 9335/GD cấp ngày 24/11/1971 mà vị quyền viện trưởng chưa có bằng cử nhân, nhằm mua chuộc cử tri theo Đạo Cao Đài trong kỳ bầu cử Tổng thống vào ngày 03/10/1971.

Vị Thời Quân Khai Đạo, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị đã trấn tỉnh như sau, nhân ngày bác sĩ Lê Văn Hoạch, Bảo Sanh Quân HTĐ nhận chức viện trưởng :
“ Suốt gần hai niên khoá 1971 - 1972 và 1972-1973 với tư cách quyền viện trưởng tôi xin xác nhận thành quả tốt đẹp của viện, một phần lớn công do luật sư Nguyễn Văn Lộc, Bảo Học Quân, nhị vị khoa trưởng là tiến sĩ Lê Trọng Vinh và kỹ sư Đoàn Minh Quang đảm nhiệm điều hành giảng huấn …
Song song với việc điều hành viện. Hội Đồng Quản Trị chúng tôi đặt nặng trọng tâm xúc tiến công tác xây cất viện trên phần đất 7 mẫu, theo lời Đức Hộ Pháp đã chỉ định tại Chợ Long Hoa. Hội Đồng Quản Trị bằng mọi cách phải hoàn thành việc xây cất khu C để đưa một số sinh viên về học trong niên khoá 1973-1974. Với ngân khoản 400.000.000 dự trù xây cất Viện đại học Cao Đài, Hội Đồng Quản Trị tin tưởng vào sự bảo trợ của Hội Thánh, sự yểm trợ của chính quyền và lòng hảo tâm của chư tín hữu Cao Đài trên toàn quốc, nhất định Viện Đại Học Cao Đài sẽ được hoàn thành.

2 . Việc xây cất Viện Đại Học Cao Đài.
Khu đất có diện tích 7 mẫu 82 sào, khu xây viện chiếm 19.500 mét vuông, cửa chánh quay ra đường Ca Bảo Đạo, cửa phụ ở đường Phạm Ngọc Trấn. Khởi công xây cất ngày 9-1-Nhâm Tý (dl 23-2-1972).

Để kịp khai giảng năm học 1971-1972, Hội Thánh quyết định thiết kế nhà Hội Vạn Linh tạm làm Viện Đại Học Cao Đài.
ÔNG NGÔ KHẮC TỈNH TỔNG TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA GIÁO DỤC VÀ THANH NIÊN VÀ NGÀI HIẾN PHÁP TRƯƠNG HỮU ĐỨC CÙNG ĐẶt VIÊN GẠCH XÂY DỰNG  VIỆN ĐẠI HỌC CAO ĐÀI.

Ngày 30-9-1971, ông Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục lên Tòa Thánh Tây Ninh trao nghị định thành lập Viện Đại Học Cao Đài đủ tính chất pháp nhân. Ông Tổng Trưởng nói rõ về việc thành lập trong giai đoạn đầu chỉ có 2 phân khoa: Nông Lâm Mục và Thần Học Cao Đài Giáo.

Ông Tổng Trưởng trao cho Hội Thánh giấy phép số 7999/GD/VP ngày 29-9-1971 của Bộ Giáo Dục, sau lập thêm phân khoa Sư Phạm gồm 2 ngành: Văn khoa và Khoa học. Giấy phép bổ túc số 9335 /GD ngày 24-11-1971.
3 . Thể lệ và học trình các phân khoa.
I / NHẬP HỌC :
1) Mỗi năm Viện sẽ tổ chức vào đầu niên khoá một kỳ thi tuyển để chọn các sinh viên nhập học năm thứ I các Phân khoa của Viện.

Kỳ thi tuyển đầu tiên được tổ chức tại Đạo Đức Học Đường (Toà Thánh-Tây Ninh) vào ngày 20-12-1971.

2) Ứng viên phải hội đủ các điều kiện sau :
- Có bằng Tú tài II, hoặc văn bằng tương đương.
- Hợp lệ tình trạng quân dịch.

3) Sau khi có kết quả kỳ thi tuyển. Viện sẽ ấn định một thời hạn ghi danh. Chỉ có thí sinh trúng tuyển mới được ghi danh và chỉ được ghi danh trong thời gian hạn định.

Thí sinh không ghi danh coi như từ khước việc học ở Viện và sau thời hạn ghi danh, Viện sẽ không chấp nhận bất cứ sự khiếu nại nào.

4) Khi ghi danh sinh viên phải nộp đầy đủ những hồ sơ do Viện chỉ định, gồm có :
- Đơn xin ghi danh.
- Bảnsao chứng chỉ Tú Tài II hoặc văn bằng tương đương có thị thực.
- Bản trích lục giấy khai sanh.
- Biên nhận đóng lệ phí ghi danh.
- Bốn (04) ảnh 4x6.

5) Sinh viên dùng hồ sơ giả mạo, khi bị phát giác sẽ bị loại khỏi Viện và có thể bị truy bố trước Tòa án.
ÔNG NGÔ KHẮC TỈNH TỔNG TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA GIÁO DỤC VÀ THANH NIÊN THĂM VIẾNVIỆN ĐẠI HỌC CAO ĐÀI.

II / HỌC TRÌNH CÁC PHÂN KHOA.
A / PHÂN KHOA NÔNG LÂM MỤC.

1) Phân khoa Nông Lâm Mục gồm có hai cấp :
Cấp I: Học trình 2 năm: Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp văn bằng Cán sự Nông Lâm Mục.

Cấp II : Học trình 4 năm : Các sinh viên có khả năng chuyên môn và có phương tiện tiếp tục thêm 2 năm, khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng kỹ sư Nông Lâm Mục với ghi chú ngành chuyên môn (Nông Khoa, Súc Khoa…).

a) Ở cấp I cũng như cấp II, cuối năm thứ hai và năm thứ tư, sinh viên phải đệ trình một tiểu luận án, ít nhất 30 trang đánh máy về một đề tài đã được lựa chọn trước sự chấp thuận của một trong các Giáo sư đang phụ trách năm thứ 2 (hoặc năm thứ tư tuỳ trường hợp).

B / PHÂN KHOA SƯ PHẠM
1) Phân khoa sư phạm gồm 2 cấp :
Cấp I : Học trình 2 năm: Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp văn bằng Cao Đẳng Sư Phạm có ghi chú ngành liên hệ và nhiệm ý lựa chọn.

Cấp II : Học trình 4 năm: Các sinh viên có khả năng chuyên môn, có phương tiện có thể tiếp tục học thêm 2 năm để lấy bằng Cử nhân Sư Phạm (Ban Văn Khoa hoặc Ban Khoa Học).

a) Ở cấp I, Viện đào tạo các Giáo sư Trung học Đệ Nhứt Cấp và ở cấp II Viện đào tạo các Giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp
ÔNG NGÔ KHẮC TỈNH TỔNG TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA GIÁO DỤC VÀ THANH NIÊN THĂM HỎI CÁC VỊ GIÁO SƯ, VIỆN ĐẠI HỌC CAO ĐÀI.
Chính học trình của Viện Đại Học Cao Đài là một sự mới lạ trong nền Đại Học Cao Đài là một sự mới lạ trong nền Đại Học Việt Nam vì chương trình học gồm có hai cấp bực.

Cấp bực thứ nhứt gồm 2 năm học đầu áp dụng tinh thần Đại Học Cộng Đồng (Private Junior College) được phát triển tại Hoa Kỳ và một số Quốc gia trên thế giới, nhằm đạo tạo cán bộ trung cấp với một chương trình Đại Học chuyên khoa ngắn hạn để có đủ kiến thức tổng quát và thực dụng về các ngành chuyên môn phù hợp với nhu cầu tại địa phương. Chương trình ngắn hạn này cũng có tác dụng đại chúng hoá nền Đại Học.

Như vậy, sau hai năm học, sinh viên tốt nghiệp có thể sử dụng được cấp bằng của mình trong các ngành liên hệ.

Tuy nhiên, Viện Đại Học Cao Đài không hạn chế chương trình học của sinh viên ngay ở cấp bực thứ nhứt, vì tiếp theo đó, sinh viên có khả năng và phương tiện còn có thể tiếp tục việc theo học ở cấp bực thứ hai theo như các Viện Đại Học thông thường của Quốc gia hay các tôn giáo bạn.

Nhưng ở cấp bực thứ hai tính cách chuyên khoa được tăng gia mạnh mẽ hơn nên sinh viên tốt nghiệp có khả năng chuyên môn tăng tiến hơn các Viện Đại Học theo lề lối phổ thông cổ điển.
Hội thánh chào mừng quan khác tham dự lễ khánh thành Viện Đại Học Cao Đài
III / HỌC TẬP.
1) Sinh viên theo học các Phân Khoa của Viện phải có mặt trong tất cả các giảng khoá, trừ trường hợp một số quân nhân công chức vì công vụ không thể chuyên cần được. Trường hợp này sinh viên nên lưu ý Ban Giám Đốc để được chỉ dẫn giúp đỡ về mặt học vụ.
(Giảng Khoá đầu tiên đã được khai giảng sau một buổi lễ cử hành dưới sự chủ toạ của Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức tại Viện ngày 28-12-1971).

2) Trong suốt học trình, ở mỗi cấp, sinh viên không được ở lại hơn một năm học.

3) Sinh viên vì những lý do chính đáng có thể gián đoạn việc học, nhưng chỉ được học lại với sự chấp thuận của ông Viện trưởng.

4) Thời gian tạm nghỉ học sẽ được coi như không ở lại lớp.

5) Mỗi năm nhà trường tổ chức 2 kỳ thi lên lớp :
- Kỳ I : Cho tất cả các thí sinh của Viện, có ghi tên dự thi.
- Kỳ II : Cho sinh viên thi hỏng kỳ I và những sinh viên bị bịnh hay vì lý do công vụ không dự thi khoá I.

6) Chỉ những sinh viên có ghi danh và dự đủ số giờ thực tập mới được ghi danh dự thi.

7) Sinh viên được chấm đậu lên lớp đối với :
- Phân khoa Nông Lâm Mục có điểm số trung bình tổng quát là 12 điểm.
- Phân khoa Sư Phạm có điểm số trung bình tổng quát là 10 điểm.
Trong cả hai phân khoa, thí sinh có điểm một bài thi từ 05 trở xuống là sẽ bị điểm loại, thí sinh bị đánh rớt kỳ thi đó.
Lễ Khánh thành Viện Đại Học Cao Đài

8) Thí sinh thi hỏng khoá I sẽ chỉ phải thi lại những bài có điểm số dưới 12 đối với phân khoa Nông Lâm Mục và dưới 10 đối với Phân khoa Sư Phạm.

9) Căn cứ vào kết quả kỳ thi cuối niên khoá năm thứ II (hoặc năm IV) sinh viên sẽ được xếp hạng :
Tối ưu : Nếu có điểm số trung bình từ 18/20 trở lên.
Ưu : Nếu có điểm số trung bình từ 16/20 trở lên.
Bình : Nếu có điểm số trung bình từ 14/20 trở lên.
Bình thứ : Nếu có điểm trung bình từ 12/20 trở lên.
Thứ : Nếu có điểm số trung bình từ 10/20 trở lên.
(riêng đối với sinh viên Sư Phạm).

10) Học phí ấn định cho niên khoá 1971-1972 là 10.000$. Các sinh viên được tuyển chọn qua kỳ thi tuyển phải thanh toán học phí cho trọn niên khoá một lần nội trong tuần lễ đầu khai giảng để làm thủ tục hồ sơ nhập học và xin hoãn dịch vì học vấn nếu có. Các thí sinh trúng tuyển không làm thủ tục nhập học và đóng tất cả học phí trong thời hạn do Viện ấn định được xem như tự ý bỏ học và mọi sự khiếu nại sẽ không được cứu xét.

11) Viện cũng chấp nhận một số bàng thính viên (auditeurs libres) là những người có hoặc không có cấp bằng Tú Tài toàn phần, nhưng có đủ khả năng cần thiết, đến tham dự các buổi giảng huấn trong các phân khoa của Viện để trau giồi thêm kiến thức riêng của mình.

Các bàng thính viên chỉ được vào giảng đường để dự thính mà thôi không được chấp nhận cho thi cử lên lớp hoặc lấy cấp bằng như các sinh viên của Viện và cũng không được cấp phát chứng chỉ gì.

12) Muốn được phép dự thính các buổi giảng huấn, các bàng thính viên phải xin ghi danh theo thể thức "bằng thính viên" và phải đóng choViện một khoản học phí là 5.000$ mỗi niên khoá.

IV / QUYỀN LỢI.
1) Sinh viên của Viện Đại Học Cao Đài sẽ được quyền :
- Sử dụng thư viện và phòng đọc sách của Thư viện trong những ngày giờ do Thư viện ấn định.
- Sinh hoạt thể thao, văn nghệ, du ngoạn do Viện tổ chức.

* Sinh viên xuất sắc :
- Trong thời gian theo học có thể được miễn giảm học phí hoặc cấp học bổng, tiền học bổng sẽ do Hội Đồng Quản Trị qui định với sự đề nghị của Khoa Trưởng liên hệ.

(Hiện tại Viện chỉ miễn học phí cho một số con em Chức sắc và Đạo hữu không có khả năng tài chính và làm công quả cho Đạo).

- Sau khi tốt nghiệp sẽ được Viện giới thiệu vào làm việc tại các cơ sở công hoặc tư hay phụ trách giảng dạy tại các trường do Hội Thánh Cao Đài tạo lập và quản trị như Trung học Lê Văn Trung, Đạo Đức Học Đường, ...
Viện Sử Cao Đài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét