I. Pháp Chánh Truyền Tân Luật Và Hiến Pháp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Lời tựa Pháp Chánh Truyền viết: “Nghĩ vì cơ huyền vi mầu nhiệm của Đạo có
Thiên Điều cũng như cơ đời có Luật Pháp Chơn Truyền để chế ngự những dục vọng bất
chánh mà ở cõi nào và đời nào cũng có, nếu không có gì chế ngự thì sự điều hòa
tốt đẹp của cơ tạo hóa sắp đặt có thể mất đi mà chớ. Nên khi mở Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ, Đức Chí Tôn đã lập ngay một Pháp Chánh Truyền và Tân Luật để điều hành
guồng máy Hành Chánh Đạo hầu Bảo Thủ Chơn Truyền và Công Bình Thiên Đạo, kèm
theo Pháp Luật còn có Thánh Ngôn và Thánh Giáo với các điều dạy bảo (của các Đấng
Thiêng Liêng)”.
Lúc mới Khai Đạo, ngày 2-11-Bính Dần (dl: 6-12-1926) Đức Chí Tôn dùng danh
xưng Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài giáo đạo Nam Phương giáng cơ dạy:
“Hỷ chư môn đệ, chư ái nữ, chư nhu, chư tín nữ.
Nghe Thầy dạy:
- Khởi đầu lập Luật tu gọi là Tịnh Thất Luật,
- Kế nữa là lập Luật trị, gọi là Đạo Pháp Luật,
- Ba là lập Luật đời gọi là Thế Luật.
Các con hiểu à! ……” (Đạo Sử Q. II, Nử Đầu Sư Hương Hiếu).
Ngày 16-11 Bính Dần (dl: 20-12-1926) Đức Chí Tôn giáng cơ và đã dạy thêm về
Luật Đạo: "Thầy đã nói muốn cho hoàn toàn phải có Luật, mà hễ có Luật thì
cần phải do theo đó mà hành Đạo mới khỏi điều sơ thất đặng…… các con khá
liệu mà hành Đạo”.
Pháp Chánh Truyền và Tân Luật tức là Thiên Điều tại thế. Cho nên khi mở Tam
Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn đã lập ngay Pháp Chánh Truyền và Tân Luật tại thế để điều
hành guồng máy Hành Chánh Đạo hầu bảo thủ chơn truyền và công bình Thiên Đạo vì
nếu thiếu Pháp Luật thì còn gì là Đạo nữa. Đức Chí Tôn lập Tân Pháp là lập chủ
quyền cho nền Đai Đạo. Nếu chúng ta biết Đạo và ý thức rằng Pháp Luật là do
Thiên Ý và Công Lý mà lập ra thì tự nhiên phải tuyệt đối tôn trọng chủ quyền đó
là tuân hành qui điều pháp luật Đại Đạo Tam Kỳ Phồ Độ.
Đức Hộ Pháp thuyết Đạo ngày 14-2-Mậu Thìn (1928) giảng về Luật Đạo: “Phạm
Luật Đạo tức là phạm Thiên Điều, mà phạm Thiên Điều thì tội tình kia có chi giải
nỗi.
"Hội Thánh hiệp nhau lập Tân Luật, cũng như cả Thập Nhị Khai Thiên lập
Luật.
Thập Nhị Khai Thiên lập Luật giao lại cho Thầy; còn Hội Thánh lập Luật cũng
giao lại cho Thầy.
Vậy thì Tân Luật với Thiên Điều cũng đồng giá trị."
"Luật Đạo thành ra Thiên Điều thì Hội Thánh là Ngọc Hư Cung tại thế. Hội
Thánh hiệp nhau lập Luật Đạo thì cũng như chư Thần, Thánh, Tiên, Phật hội lập
Thiên Điều.
Vậy thì Hội Thánh và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật cũng đồng một thể."
Muốn lập một nền Đạo lớn lao như Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có khả năng truyền
giáo đến “thất ức niên” mà không Lập Pháp thì làm sao điều độ được một số tín đồ
quá đông gồm gần toàn thể nhân loại. Bởi thế nên quyển Pháp Chánh Truyền, Tân
Luật và các Luật Đạo nầy cần được tục bản mãi mãi kỳ này hết tới kỳ khác, để lấy
đó làm căn bản cho tất cả Tín Đồ, các vị chức sắc phế Đời hành Đạo noi theo hoặc
giữ gìn cho trọn tư cách người Đạo mà hành đạo đến cùng không vi phạm Luật Đạo
và không sai đường lạc lối.
Thuyết Đạo về vấn đề Chơn Pháp tại Đền Thánh ngày 15-9-Mậu Dần (dl:
6-11-1938) Đức Hộ Pháp giảng:
“Đức Chí Tôn đào tạo Chơn Pháp vô lượng vô biên để cho nhơn loại thi hành
mà đoạt phẩm vị thiêng liêng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Chơn Pháp cũng có một như Chơn Luật vậy.
Chơn Luật của Đức Chí Tôn đã chỉ rõ là Thương Yêu, còn Chơn Pháp là Công
Bình.
Luật Pháp của của Đức Chí Tôn đã chỉ rõ ra sau đây thì toàn cả nhơn sanh đều
nghe hiểu biết và thường nói: “Chỉ có một điều là tại không thực hành”. Nếu con
người dưới thế nầy đồng thi hành y theo Chơn Pháp Công Bình thì đời sẽ trở nên
tận thiện tận mỹ, mà cơ tận diệt sẽ tiêu tan, không còn thấy tấn tuồng bi ai thảm
đạm như thế.
Tóm lại, cái sở hành Chơn Pháp & Công Bình chỉ dùng một
câu: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”, nghĩa là: “Những điều nào mình chẳng muốn
ai làm cho mình phải buồn than đau đớn thì tức nhiên ta không nên làm mấy điều ấy
cho người khác”.
Pháp Công Bình của Đức Chí Tôn là một cây Cân Song Bằng, một đầu là Tiên Phật,
một đầu là Quỉ Ma, chánh tà phân biệt đôi bên, ấy là Pháp Công Bình lành thưởng
dữ răn, lành siêu dữ đọa….
Nếu con người muốn an nhàn tự toại nơi cảnh thiêng liêng hằng sống thì phải
thực hành y theo Chơn Pháp của Đức Chí Tôn.
Ngày nào nhơn sanh trên mặt địa cầu nầy mà biết tôn trọng
và thật hành y theo Luật Pháp của Đức Chí Tôn cho ra chân tướng thì mới mong
thoát khỏi cơ tự diệt, tức là ngày của nhơn sanh chung hưởng mọi điều hạnh phúc
của Đức Chí Tôn ban tứ”.
Về Luật Quyền, Đức Hộ Pháp thuyết Đạo tại Ðền Thánh, thời Tý đêm rằm tháng
chạp năm Mậu Tý (1948) giảng:
“Với Ðức Chí Tôn chỉ có 2 khoản thôi:
Luật: Thương Yêu, Ngài định Luật cho chúng ta là Thương Yêu, không phải
Thương Yêu nhơn loại mà thôi, mà phải Thương Yêu toàn cả Vạn Linh nữa.
Còn Quyền: Ngài chỉ định là Quyền Công Chánh….
… Các Chi Phái buổi nọ dùng cường quyền mà đoạt vị, không lẽ Bần Ðạo là Hộ
Pháp, nắm giữ chơn truyền trong tay đây, mà để cho nó đoạt ngôi soán vị như các
đời vua chúa từ trước, để lưu lại cho nền Chơn Giáo của Chí Tôn sao? May thay,
quyền ấy chưa xung đột được Chánh Giáo của Chí Tôn: Nó đã bại trận, bởi Thánh
Thể của Ngài có người cầm Luật Pháp oai nghiêm, tức là cầm cây Huệ Kiếm trong
tay đặng gìn giữ nền Tôn Giáo nên hình được, nó nên được tức tạo cho thiên hạ
được. Nó đã tạo oai quyền của nó thành tướng đặng thì tạo Quyền cho nhơn sanh
nơi mặt địa cầu nầy về tương lai đặng”.
Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh cho Đạo tức là lập chủ quyền cho Đạo đó vậy. Nếu
ai có tinh thần xây dựng nền Đạo thì tất nhiên phải tôn trọng chủ quyền đó.
Cũng nhờ chủ quyền đó mà Hội Thánh là hình thể Đức Chí Tôn tại thế mới có đủ
quyền hành để “thể thiên hành hóa”. Tuy nhiên, quyền Đạo có khác hơn quyền Đời
là vì nó do sự Thương Yêu mà có chớ không phải dùng áp lực để chế ngự người ta.
Như trình bày trên, Luật Pháp đã do Thiên Lý và Công Lý mà lập ra, thì tự
nhiên phải tuyệt đối Công Bình không còn sự chênh lệch nào đối với toàn thể bổn
Đạo. Vì trong Đạo từ trên xuống dưới, từ nhỏ tới lớn đều có qui luật định phân,
lớn không giành quyền nhỏ, nhỏ không lấn quyền lớn. Nếu cứ chiếu luật thi hành
thì toàn Đạo được điều hòa êm ái và guồng máy Hành Chánh Đạo cứ tiến hành theo
luật định Thiên Nhiên không còn gì trở ngại.
Trên nóc tại Tịnh Tâm Đài Đền Thánh Tây Ninh, có vẽ một cây Cân Công Bình
dưới bàn tay của Đức Thượng Đế. Cây Cân Công Bình, có một cánh tay mặt đưa xuống
biểu tượng quyền Thiêng Liêng Đức Chí Tôn phán định nơi cõi Hư linh. Khi Đức Hộ
Pháp Trấn Thần cây Cân Công Bình, Ngài đi vào cửa Đền Thánh, đứng ngay ngó vào
Tịnh Tâm Điện, Trấn Thần cái Cân trên ngưỡng cửa. Ngài nói: “Từ đây, cái Cân
Công Bình thiêng liêng của Đức Chí Tôn đã biến tướng thiệt hiện ở thế gian nầy
để phân công chiết tội mà định phẩm vị Tòa Sen cho toàn con cái của Ngài”.
Hình Cây Cân Công Bình
ở Tịnh Tâm Đài Đền Thánh
“Về mặt Cân Công Bình thiên hạ gọi là Công Lý mà thế gian này chưa có Công
Lý, mạnh thì Công Lý của họ khác, giàu thì Công Lý của họ khác, sang thì Công
Lý của họ khác, vinh hiển thì Công Lý của họ khác, nghèo thì Công Lý của họ
khác”. Con người sanh trên mặt thế nhất nhất vật gì cũng hữu hình, tức hữu hoại,
đều là giả tạm, chỉ linh hồn là thiệt tướng, bất tiêu bất diệt, khi hồn lìa khỏi
xác chỉ đem theo cái tội và phước. Dầu chủng tôc nào cũng đồng chung một luật của
tạo hoá, thì chính bàn tay thiên liêng của tạo hoá mới cầm cây Cân Công Bình đặng,
chớ nơi mặt thế này mắt thấy tai nghe thì không khi nào cầm cây cân đúng lý nơi
tạo hoá đặng.
Đức Hộ Pháp thuyết Đạo tại Ðền Thánh đêm 15-12-Mậu Tý (dl: 13-01-1949) về
Luật Thương Yêu và Quyền Công Chánh: “Quyền Ðạo ngày nay do Luật Thương Yêu mà
thành tướng, vậy đã do Luật Thương Yêu thành tướng thì không có quyền năng nào
tàn phá cho đặng. Nó có sợ chăng là luật thù hận, may thay cả lực lượng thù hận
cũng không xung đột được bởi có bàn tay Thiêng Liêng gạt thù hận ra khỏi rồi”.
Đức Chí Tôn lập Đạo lần này không phân tánh giáng trần như những lần trước,
mà giáng trần bằng Thiêng Liêng Cơ Bút, giáng trần không có hình thể, không có
tiếng nói mà chỉ có lời nói. Hình thể chúng ta là thể xác, trí não và linh hồn,
tức là Tinh, Khí, Thần hiệp lại. Hình thể Đức Chí Tôn là Đền Thánh. Đền Thánh
có: Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài và Bát Quái Đài.
Đi thâu Thập Nhị Thời quân rồi Đức Chí Tôn mới mở Đạo.
Đức Chí Tôn dạy: “Thầy lại nhắc cho các con hay rằng: trong Thập Nhị Thời
Quân, đâu đó đều có sắp đặt, nếu không phải mấy đứa phò loan của Thầy đã định
thì các Thánh Ngôn do nơi khác mà ra đều là không phải lời của Thầy nói. Con phải
đề phòng cẩn thận, nghe à!
Thầy hằng nói cho các con biết, việc Cơ Bút là việc tối trọng, nếu không có
Chơn linh quí trọng thì thường có Tà quái xung nhập mà khuấy rối làm cho thất
nhơn tâm…”.
Chư vị Thập Nhị Thời Quân là đồng tử trung gian giữa Trời và Người. Nếu
không có Thập Nhị Thời Quân thì cũng không có Đạo, vì chư vị là những thiên sứ
phò cơ nhận lời của Đức Chí Tôn và Phật Tiên dạy.
Hộ Pháp và Thập Nhị Thời Quân không phải quyền tại thế gian này, quyền nơi
cửa Đạo Cao Đài này, cũng không phải tại đây nữa. Bần Đạo nói: đây là quyền Đạo
Cao Đài cả Thiêng Liêng hằng sống. (ĐHP: 1-9 Kỷ-Sửu).
Đức Hộ Pháp cũng đã giải thích về nhiệm vụ trọng yếu của Hiệp Thiên Đài:
“Hiệp Thiên Đài là nơi chuyên về Đạo
Pháp, bảo hộ luật Đời và luật Đạo, như Ngọc Hư Cung nắm Thiên Điều, tức là Ngọc
Hư Cung tại thế mà Hộ Pháp là Chưởng Quản.
Thập Nhị Thời Quân ỡ hửu hình chính là Thập Nhị Thời Thần ở cỏi Thiêng
Liêng.
Theo Pháp Chánh Truyền, Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài với hình thể gồm có ba
Đài:
- Cửu Trùng Đài: dưới quyền Đức Giáo Tông, nắm quyền Hành Pháp, (Tinh).
- Hiệp Thiên Đài: dưới quyền Đức Hộ Pháp, nắm quyền Tư Pháp, (Khí).
- Bát Quái Đài: dưới quyền Đức Chí Tôn, nắm quyền Lập Pháp Thiêng Liêng, (Thần/Hồn).
Cửu Trùng Ðài là Ðời, tức nhiên là Xác của Ðạo. Xác thịt có định hạn lệ đẳng
cấp.
Hiệp Thiên Ðài là Đạo, tức nhiên Chơn Thần của Ðạo. Chơn Thần chẳng hề định
hạn lệ đẳng cấp đặng. Hiệp Thiên Đài là Chơn Thần (Khí) đứng làm trung gian để
cho Hồn và Xác hiệp một.
Khi lập Đạo xong thì Đức Chí Tôn giao quyền Lập Pháp lại cho Vạn
Linh, vì Đức Chí Tôn cho quyền Vạn Linh được ngang bằng với quyền Chí
Linh (của Đức Chí Tôn). Quyền Vạn Linh lập pháp của Đạo Cao Đài thể
hiện lần đầu tiên là lập thành Tân Luật, là Luật để các môn đệ
Thầy theo đó hành Đạo. Luật nào được Quyền Vạn Linh quyết nghị thông
qua thì được xem là Thiên Điều tại thế không ai có quyền sửa cãi. Khi
có điều luật nào áp dụng lâu ngày trở nên lỗi thời thì chỉ có
quyền Vạn Linh mới được sửa cãi mà thôi.
Cửu Trùng Ðài là Ðời, mà Hiệp Thiên Ðài là Ðạo, cho nên
buộc Ðời phải nương Ðạo mà lập ra thiệt tướng, mới mong độ rỗi nhơn sanh Chuyển
Cơ Tạo Hóa. Hai Đài hữu hình hiệp một tức là Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp lại sẽ
là quyền Vạn Linh hay quyền Chí Tôn. Chỉ có quyền Vạn Linh mới đối quyền Chí
Linh của Đức Chí Tôn mà thôi.
Pháp Chánh Truyền: “Thầy đã nói sở dụng Thiêng Liêng, Thầy
cũng nên nói sở dụng phàm trần của nó nữa”. Sở dụng Thiêng Liêng là Hiệp Thiên
Ðài, làm Trung gian của Giáo Tông cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, nghĩa là:
Trung gian của Cửu Trùng Ðài và Bát Quái Ðài; vì Cửu Trùng Ðài cầm quyền độ rỗi,
còn Bát Quái Ðài cầm quyền siêu rỗi. Cả Chơn Thần toàn trong thế giới đặng
tương hiệp nhau chỉ phải nhờ nơi cửa Hiệp Thiên Ðài, ấy là phần Thiêng Liêng;
còn phần phàm trần thì cầm quyền Luật Lệ, cũng như Ðạo có phép Thiên Ðiều, mà
gìn giữ công bình Thiêng Liêng Cơ Tạo, chế sửa Ngươn Tranh Ðấu ra Ngươn Bảo Tồn
làm cho nhơn loại đặng hòa bình, lánh xa cơ tự diệt.
Đức Chí Tôn dạy: “Thầy không quyết định trách nhậm của mỗi
người Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài, bởi cớ mà gây nên lắm điều trắc trở trong phẩm
trật của cả Thiên Phong. Nghĩa là: để tự nhiên cho cả chức sắc Hiệp Thiên Ðài lập
vị mình, thế nào cho xứng đáng cùng phẩm định”.
Đức Phật Mẫu đã vâng mạng lịnh nơi Đức Chí Tôn, ban sơ đến
ngự tại Hiệp Thiên Đài, Bà là Mẹ chữ Khí, nên về mặt Thể Pháp, chính là Hộ Pháp
đó vậy. Đức Phật Mẫu lấy nguơn pháp trong chữ “Khí” biến thành Càn Khôn Vũ Trụ.
Chữ Khí tương quan trong Hiệp Thiên Ðài, nên Phật Mẫu trước
đến tạo Hiệp Thiên Ðài thuộc Pháp, tức là tòa ngự của Người, rồi sau mới lập Cửu
Trùng Ðài.
Sự hiểu biết và tuân thủ Luật Pháp Chơn Truyền của Đạo
Cao Đài trong hoàn cảnh bi thảm không còn Hội Thánh hiện nay, hơn lúc nào hết,
rất ư là hệ trọng, cần thiết, chẳng những giúp giữ vững bước đường theo lẽ
chánh tu hành của mỗi tín đồ, nói riêng, mà còn đảm bảo sự trường tồn, hưng thịnh
của Cơ Đạo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ kéo dài “Thất ức niên”, nói chung, theo như lời
khẳng định của Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm:
“Các Luật Pháp của Chí Tôn đã đào tạo đều hữu ích cho cơ
quan hành động cho Chánh Giáo của Người. Một cái dấu bỏ ra cũng chẳng đặng. Hể
tùng thì Đạo thành, còn nghịch thì Đạo diệt. Cả thảy Hội Thánh chưa ai đặng quyền
ra khỏi ngoại luật... Chúng ta vâng theo mới đắc thành quyền hành Hội Thánh, thảng
có một người nghịch thì làm rối loạn chơn truyền.”…
Thánh giáo của Đức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm (Victor Hugo),
Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo, Kiêm Biên đêm mùng 3-4-Quí Dậu (dl: 26-5-1933)
dạy rằng: “Luật đã lập thành, thì phải tuân Luật, Ðạo mới thành, còn nghịch thì
Ðạo diệt.”
“Chào chư Ðại Thiên Phong, chư Hiền hữu, chư Hiền muội:
Phàm Pháp Luật lập thành, đều tùy sở dụng, buộc kẻ chung
công hiệp trí tác thành một cơ sở vĩ đại, đông tây tuơng thân tương ái. Bởi cớ
mà Luật Pháp vẫn nhiều mặt đặc biệt cùng nhau, tùy theo phương dụng, chẳng thế
dùng một mặt Luật Pháp nào mà thay thế vào một cơ sở khác hành vi cho đặng; cần
thì mới lập, còn vô ích thì bỏ. Vậy các Luật Pháp của Chí Tôn đã đào tạo đều hữu
ích cho cơ quan hành động cho chánh giáo của Người, một cái dấu bỏ ra cũng chẳng
đặng. Hễ tùng thì Ðạo thành, còn nghịch thì Ðạo diệt. Cả thảy Hội Thánh chưa ai
đặng quyền ra khỏi ngoại luật. Chúng ta vâng theo mới đắc thành quyền hành Hội
Thánh, thảng có một người nghịch thì làm rối loạn chơn truyền.
Kẻ nghịch cùng Thế Ðạo, thì tội trục ngoại xã hội hay là
diệt tàn cho khỏi lưu hại, còn kẻ nghịch cùng Ðạo Pháp thì tội trục ngoại Thánh
Thể Chí Tôn hay là có ngày Quyền Thiêng Liêng diệt thác.
Chúng ta từ đây coi kẻ phạm Pháp Luật như thù địch của Ðạo,
dùng phương trừ khử. Bần Ðạo đã thọ sắc lịnh Ngọc Hư lo chuyển pháp, thì không
phương tha thứ điều phạm bao giờ. Từ đây Hội Thánh Ngoại Giáo giữ nghiêm Pháp
Luật.
Bần Ðạo xin để lời cầu khẩn cùng Giáo Tông và Hộ Pháp
cũng để lòng lo phương thế trừ hại, đừng vì bác ái từ bi vị nể”.
Đa số những tài liệu Luật Pháp Chơn Truyền của Đạo, nhất
là các Thánh Ngôn, được dùng (ghi chép lại) từ những văn bản được phổ biến trên
“Internet”, không phải là nguyên bản, nên rất có thể vì do sự sao chép lại nhiều
lần, ắt không tránh được một vài lổi lầm, không đúng với bản gốc. Chúng ta cần
phải tham khảo lại tài liệu chánh gốc đã được Ban Đạo Sử Tòa Thánh Tây Ninh kiểm
duyệt trước năm 1975. Nếu chúng ta đọc qua các tài liệu Đạo, bắt gặp sai sót,
không đúng, xin thông báo cho Viện Đạo Sử Cao Đài biết để chỉnh lại cho đúng bản
gốc. Sưu tầm các tài liệu nầy về một gốc, là nhiệm vụ và vai trò rất là quan
trọng của Viện Đạo Sử Cao Đài với sự trợ giúp của đồng Đạo. Các tài
liệu Đạo nầy sẻ được nhân sanh dùng tham khảo đến “thất ức niên”. Viện Đạo
Sử Cao Đài hiện đang sưu tầm, lưu trử rất nhiều tài liệu về kinh sách, các tài
liệu nguyên thủy, Thánh Ngôn, Thánh Giáo, Quyết Định, Huấn Lịnh, v.v.v.. của
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Lịch sử sẻ trân trọng với việc làm và công quả của Viện
Đạo Sử Cao Đài.
Thêm vào đó, các tài liệu báo chí sách vở Đạo in suất bản hay phát hành trên
“internet”, một số tác giả dùng danh hiệu (ẩn danh) đã vô tình làm giảm đi
giá trị bài viết. Người đọc không biết rỏ người viết hay tác giả là ai,
là người có Đạo hay không có Đạo, hay là người của các Ủy Ban Tôn Giáo nào
đó. Nếu là người không hiểu Đạo hay ngoại Đạo, có thể bị hiểu lầm là không rỏ giáo lý Đạo
Cao Đài và có thể “cố tình hay vô tình” viết không đúng Luật Pháp
Chơn Truyền của Đạo?. Tuy nhiên cũng có vị cẩn thận hơn dùng danh hiệu và
ghi danh tên thực với nhà suất bản hay chủ các websites… Xin ghi thêm là một
số bài viết của các vì “ẩn danh” rất là có giá trị, xin thánh
thật cám ơn.
Đức Chí Tôn lúc tiền khai Đao đã dùng danh hiệu ẩn danh AĂÂ để dạy
Đạo. Theo Ðạo Sử, Ðức Chí Tôn đến với nhóm xây bàn (gồm ba Ông: Cao Quỳnh Cư,
Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang) vào hạ tuần tháng 7 năm Ất Sửu (1925) với danh
xưng là AĂÂ. Khi dạy Đạo cho ba ông thì Ðức Chí Tôn xưng là Thầy và gọi các ông
là môn đệ. Vì lời cam kết nên ba ông không dám tìm hiểu Ðấng AĂÂ là ai, chỉ biết
đó là một Ðấng có quyền uy rất lớn nơi cõi vô hình. Mãi đến đêm Noel, 24 rạng
25 tháng 12 năm 1925, Ðấng AĂÂ mới giáng cơ cho bài Thánh Ngôn trên, và cho biết
Ngài là Ðấng “Ngọc Hoàng Thượng Ðế Viết Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát
Giáo Ðạo Nam Phương”, giáng cơ dạy Đạo ở nước Việt Nam. Sau nầy ba ông Cao,
Tắc và Sang được Đức Chí Tôn thâu làm môn đệ và được Thiên Phong phẩm vị Thượng
Phẩm, Hộ Pháp và Thượng Sanh trong Tam Kỳ Phổ Độ (Đạo Cao Đài).
Ban Thế Đạo, thành lập năm 1965, là cơ quan cuối cùng của Hiệp
Thiên Đài thuộc Chi Thế. Qui Điều Ban Thế Đạo ghi rỏ là chức sắc trong
Ban Thế Ðạo có nhiệm vụ độ Đời nâng Đạo, hành sự trực tiếp với Cửu Trùng Đài
(CTĐ) về mặt chuyên môn trong xã hội, trực thuộc HTÐ chi Thế về mặt chơn truyền
và luật pháp, và tuân theo Thế Luật của Ðạo.
Vị Thời Quân Chi Thế Chưởng Quản Ban Thế Ðạo chiếu theo Tân Luật Pháp Chánh
Truyền (hay các Luật Đạo) ban hành các Quyết Định (Huấn Lịnh, Đạo Lịnh,
v.v.v…) để điều hành Ban Thế Đạo. Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước là vị
Chưởng Quản Ban Thế Ðạo đầu tiên và cũng là vị Chưởng Quản cuối cùng.
Thêm vào đó, một chức sắc cao cấp Hiệp Thiên Đài cũng được chỉ định
Đặc Trách Ban Thế Đạo. Tổng Quản Nhiệm Ban Thế Đạo hay các vị chức sắc Ban
Thế Đạo không được quyền chiếu Pháp Chánh Truyền, Tân Luật hay các Luật Đạo ban
hành các Quyết Định về Ban Thế Đạo. Điều nầy vi phạm và lạm dụng Luật Pháp Chơn
Truyền của Đạo.
Chức sắc Ban Thế Đạo cũng như tất cả tín đổ đều phải tùng Thế Luật. Riêng
chức sắc Ban Thế Đạo, khi phế Đời hành Đạo, sẻ được Đức Lý Giáo Tông phong phẩm
chức sắc bên Cửu Trùng Đài như Giáo Hửu, Giáo Sư hay Phối Sư, v.v.v... phái
Thái, Thượng hay Ngọc. Sau khi nhận phẩm phế Đời hành Đạo, khi hành Đạo các vị
chức sắc nầy phải tuân theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền và các Luật Đạo.
Thánh giáo của Đức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm dạy bên trên: “Kẻ nghịch cùng Thế
Ðạo, thì tội trục ngoại xã hội hay là diệt tàn cho khỏi lưu hại, còn kẻ nghịch
cùng Ðạo Pháp thì tội trục ngoại Thánh Thể Chí Tôn hay là có ngày Quyền Thiêng
Liêng diệt thác”.
Đức Lý Giáo Tông cũng có dạy: “Chư hiền đệ muội luôn luôn ghi nhớ cái
nguyên tắc “Tre tàn măng mọc” và phải có phương pháp dung dưỡng lớp măng ấy
theo đường lối tổ chức có chuẩn thằng qui củ, theo đường lối Chánh Đạo trong
quyền pháp Đạo Luật.. Về nhiệm vụ vun quén măng non là cần thiết, vì mỗi tổ chức
nào cũng phải cần đến lớp người nồng cốt có căn bản. Tổ chức có được tiến triển
kết quả mau hay chậm đều do lớp người với tâm Đạo nồng cốt trong nhiều thế hệ kế
tiếp”.
Đạo quí ở chữ “Hòa” tức Âm Dương hòa hợp, điều hòa mới thành đặng. Thể Pháp
của Đại Đạo đâu đâu cũng thấy sự Hòa một cách khít khao, do vậy mà Thể
Pháp đã hiện hình Bí Pháp làm Chơn Truyền để phổ thông nền Chơn Đạo của Chí Tôn
trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ.
“Theo Bí Pháp Chơn Truyền của cơ sanh hoá phải có đủ Âm Dương. Trong sanh
quang chúng ta có điện quang Âm Dương cũng như vạn vật có trống mái. Nền Tôn
giáo nào có đủ Âm Dương thì mới vĩnh cữu”. Riêng về Pháp Luật Đại Đạo thì có:
Pháp Chánh Truyền thì do chính Đức Chí Tôn truyền Chánh Pháp đời đời không
thay đổi với thời gian đến “thất ức niên” nên đó là cơ Dương. Tân luật thì do Đức
Chí Tôn, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ dạy Hội Thánh lập Luật. Tân Luật được thành
hình, tuy nhiên theo thời gian cũng phải thay đổi cho phù hạp với trình độ tiến
hóa của nhơn sanh, nên đó là cơ Âm. Đây là triết lý Âm Dương Hòa Hiệp trong Tam
Kỳ Phổ Độ.
Lại có kẻ hỏi: "Sao Thầy không dùng Cựu Luật trong Tam Giáo đã có sẵn
rồi, lại lập chi Tân Luật nữa, mà buộc nhơn sanh phải yểm cựu nghinh tân vậy?".
Đức Chí Tôn thời khai Đạo đã giáng cơ nói: “Ngọc Hư Cung bác luật, Lôi Âm Tự
phá Cổ; ấy vậy Cựu Luật thì Ngọc Hư Cung đã biếm bác, còn Cổ Pháp thì Lôi Âm Tự
đã phá tiêu, vậy thì ngày nay Cựu Luật và Cổ Pháp chẳng còn ý vị chi hết, mà hễ
không tùng Cựu Luật tất nhiên phải tùng Tân Luật. Những bực tu hành mà tưởng lầm
phải tùng Cựu Luật hay là Cổ Pháp thì trái hẳn với Thiên Ðiều của Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ thể Thiên hành Chánh. Hễ tùng Cựu Luật tức phải tùng Thiên Ðiều,
mà hễ tùng Thiên Ðiều thì khó lập vị cho mình đặng".
Ấy vậy Tân Luật đã gồm trọn Tam Giáo, tức là Một thành Ba, mà Ba Cựu
Luật của Tam Giáo hiệp nhau thì cũng như Một, nghĩa là: "Tân Luật".
Pháp Chánh Tryền Thầy dạy thì thấy rõ Thầy đã quyết định điều ấy.
Bởi cớ ấy nên Đức Chí Tôn đã cấm Ngũ Chi phái Ngọc, dùng Cổ Luật mà mê hoặc
nhơn sanh nữa.
Do vậy mà Đức Chí Tôn đến lập Tam Kỳ Phổ Độ, không lâm phàm với xác thân
hình hài sắc tộc, mà chính Đại Từ Phụ giáng cơ lập nên Tam Kỳ Phổ Độ là một Đại
Đạo “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”, vì vậy Luật Đạo cũng lập trên căn bản Đại Đồng,
Qui Tam Giáo Hiệp Ngũ Chi, nghĩa là phải do toàn cả nhân sanh, phát xuất từ các
tôn giáo cổ truyền thuộc Nhất và Nhị Kỳ Phổ Độ, tổng hợp thành Tân Luật.
Nhắc lại Luật Pháp Đại Đạo như đã trình bày, khi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
thành hình năm Bính Dần (1926), Đức Chí Tôn cho lập ngay Pháp Chánh Truyền và
Tân Luật, gọi chung là Pháp Luật Đại Đạo hay là Tân Pháp Cao Đài để làm giềng mối,
làm trật tự điều hòa trong cửa Đạo.
Pháp Chánh Truyền: “Thầy vì sợ phàm tâm tục tánh lập luật pháp rất nghiêm đặng
đủ quyền hành buộc cả Hội Thánh, nghĩa là thân thể Thiêng Liêng, hiệp làm một.
- Luật thì có Tân Luật.
- Pháp thì có Pháp Chánh Truyền.
- Quyền thì Tòa Tam Giáo.
Ấy là: cái còi, cây gậy, hàng rào thiêng liêng, đặng lùa cả các chuồng
chiên của Thầy hiệp một; mà hại thay, kẻ chăn chẳng biết lóng tiếng còi, đoàn
chiên không kiêng ghê con gậy, rào thưa rích thưa ran để đến đổi bầy sói lũ hùm
bắt chiên Thầy phân thây xé thịt; cái hại ấy do tại nơi đâu?”
Ngay sau Ðại Lễ Khai Ðạo Rằm tháng 10 năm Bính Dần (dl: Thứ Sáu
ngày 19-11-1926) Ðức Chí Tôn dạy rằng:
“Ðêm nay các con phải thành tâm cầu nguyện đặng ngày mai Thầy lập Pháp
Chánh Truyền nghe à.!”
- Sau Ðại lễ Khai Ðạo ngày 15-10-Bính Dần tại Thánh Thất tạm đặt tại Từ Lâm
Tự Gò Kén (Tây Ninh), Ðức Chí Tôn liền lập Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Ðài Nam
Phái vào ngày 16-10-Bính Dần (dl: 20-11-1926).
- Đức Lý Thái Bạch, Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ giáng cơ lập Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nữ Phái vào
ngày 11-01-Đinh-Mão (dl: 12-02-1927) đồng
thời Đức Giáo Tông ban sắc phục cho Nữ phái.
- Đức Chí Tôn giáng cơ lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài vào ngày
12-01-Đinh Mão (dl: 13-02-1927).
Thế là trọn vẹn, tạo thành Hiến Pháp Đạo Cao Đài: có tổ chức để điều
hành toàn bộ Hội Thánh Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Ðền Thánh ngày 01-05 Mậu Tý (dl: 5-8-1948 ) về
Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài là gì? Và Hình Luật Tam Giáo là
gì? Đức Ngài dạy:
“Ðức Chí Tôn đến lập Pháp Chánh Truyền, giao cho Hiệp Thiên Ðài gìn giữ,
trong đó có diệu pháp của Chí Tôn đến lập vị cho con cái của Ngài tại thế gian
nầy.
Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên là phương định vị, lập quyền đặng hiệp một con
cái của Chí Tôn cùng Chí Tôn vậy.
Tới Hình Luật Tam Giáo có hai phần:
- Pháp Chánh Hiệp Thiên.
- Hình Luật Tam Giáo.
Tuy hai phần khác thể nhưng cũng đều giao cho Hiệp Thiên Ðài chưởng quản hết.
Nếu muốn gọi cho trúng thì gọi Pháp Chánh Hiệp Thiên Ðài là đủ nghĩa.
Bần Ðạo giảng nghĩa: Pháp Chánh Hiệp Thiên Ðài là gì? Tại sao Ngài giao cho
Hiệp Thiên Ðài? Nếu cả Pháp Chánh đó không người cầm để thực hiện thì cả giá trị
lẫn thể thống đều mất hết. Từ ngôi Giáo Tông đến ngôi Ðầu Sư, giữa có ngôi Chưởng
Pháp, nếu không phải Pháp Chánh do Hiệp Thiên Ðài nắm giữ thì họ tông lúng,
tông hoài, tông mãi mãi làm cho loạn Ðạo theo tấn thảm kịch ta đã thấy diễn đi
diễn lại nhiều lần, mà thử hỏi tại sao họ tông không được? Là tại:
Hiệp Thiên Ðài cầm Luật chắc chắn không cho loạn hàng thất thứ đặng.
Ấy vậy, hàng phẩm mà Pháp Chánh đã định, cốt yếu hiệp con cái Chí Tôn lại
làm một cùng Ngài, mà muốn cho đặng hiệp cùng Ngài thì Ngài để cho Hiệp Thiên
Ðài chưởng quản giữ gìn nghiêm Luật Pháp Chánh đó”.
Văn Phòng Hiệp Thiên Đài (đầu tiên lúc phát triển Đạo) và Tòa
Nhà Hiệp Thiên Đài (Mới)
Như trên cho thấy rõ Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nam phái (tượng Âm) được
lập trước, kế đến lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài (tượng Dương); như vậy
là Thể pháp đến trước, Bí pháp đến sau; Âm trước, Dương sau.
Đây là Đạo Trời thì Âm Dương là chỉ hai quẻ: Càn (Thiên), Khôn (Địa),
từ đó mới phát khởi. Song song, thì Đức Lý lập Pháp Chánh Truyền cho Nữ phái Cửu
Trùng Đài, ấy là cơ Hòa, hoàn thành con số 3 ứng với Tam Tài (Thiên Địa Nhân)
thật là mầu nhiệm.
Thầy khẳng định: “Thầy tưởng chẳng còn nói, nếu ai là đạo đức, đọc đến cách
lập Pháp của Thầy mà chẳng mừng giùm cho nhân loại. Thầy buộc mình hứa cùng Ngọc
Hư Cung rằng: Nếu Đạo còn, thì Thầy cũng theo gìn các con. Các con coi lời Thầy
trọng hệ là dường nào ! Như biết coi Đạo trọng, thì cả tinh thần các con cũng
nên tom góp vào mỗi điều đó mà trông cậy nơi Thầy lập Pháp”.
Đức Cao Thượng Phẩm trong đàn cơ đêm ngày 3-4-Canh Dần (dl: 19-5-1950) dạy:
…“Các giáo lý từ xưa đã bị thất kỳ truyền là tại môn đồ của họ không chịu đặt
mình trong khuôn viên Luật Pháp của giáo lý ấy. Nếu một thời kỳ mà một giáo lý
đã thất chơn truyền thì đem đến cho nhơn sanh biết bao tang thương biến đổi.”
Cũng vì lẽ ấy mà nay Đức Chí Tôn giáng trần lập Đạo, lại chia hình thể của
Ngài ra hai phần (Nhị Hửu Hình Đài) để có phương kềm thúc nhau trên bước đường
lập vị.
Phần Cửu Trùng Đài (hành pháp) chuyên về mặt giáo hóa nhơn sanh.
Phần của Hiệp Thiên Đài (Lập Pháp) thì lo về mặt Luật Pháp để bảo thủ
chơn truyền của Đạo. Nhờ đó nền Thánh giáo của Đức Chí Tôn khỏi phải qui thành
phàm giáo.
Các em đâu hiểu rằng, Chí Tôn giao quyền sửa trị Chức sắc, Chức việc và
toàn đạo nam nữ cho bên Hiệp Thiên Đài là Thánh ý của Đức Chí Tôn muốn dùng
hình phàm đặng làm cho giảm bớt tội vô hình. Nếu ai chẳng thận trọng để cho phạm
vào luật pháp mà chẳng chịu pháp sửa trị của Hiệp Thiên Đài thì rất uổng cho một
kiếp tu mà không trọn phận, và đến khi rời bỏ xác phàm rồi làm sao có cơ hội lập
công nữa! Mà một khi không lập công quả được nữa thì tội án đã phạm làm sao chuộc
được. Rồi mãi bị trầm luân khổ hải đời đời kiếp kiếp.
Vậy các em khá nhớ lời Bần đạo dặn mà giữ mình cho trọn phận trong lúc Tam
Kỳ Phổ Độ nầy. Thêm nữa các em nên nhớ: Hễ khi các em đã vô tình hay cố ý mà phạm
vào Luật Pháp thì hãy vui vẻ để cho Luật Pháp sửa trị đặng khỏi vướng tội vô
hình. Còn những người được lịnh Hiệp Thiên Đài để sửa trị các em là những người
ơn của các em, chớ không phải người thù theo tánh phàm của nhơn sanh đã tưởng”.
Ngày 10-10-1950 (Canh Dần), Đức Cao Thượng Phẩm giảng thêm lời dạy của Đức
Chí Tôn về Pháp Luật Đạo như sau:
“Nền Đạo của Chí Tôn cao lên bao nhiêu thì danh thể của các Em tăng tiến
lên, trọng yếu bấy nhiêu và trách nhiệm phải thế nào?
Các Em cần lo trau giồi cho đáng giá để làm gương mẫu hướng-dẫn quần chúng
noi bước theo con đường đạo đức và lập quốc buổi tương lai đã đến vậy.
Trong phương diện hành đạo có ba điều nên chú ý:
- Một là Quyền.
- Hai là Luật.
- Ba là Pháp điều của Đức Chí Tôn vậy.
Quyền là giáo hóa, dìu dẫn chúng sanh vào khuôn linh đạo đức.
Luật là thương yêu, rộng dung tha thứ cho kẻ lỗi biết ăn-năn.
Pháp là giữ công bình, chánh trực.
Nếu có kẻ không nghe lời giáo hóa, cố tâm phạm Luật thì người cầm quyền cai
trị lấy Thánh Đức mà định hình phạt là cốt yếu cạo gọt cho nên hình người, chớ
không phải kẻ cầm quyền mà để phạm vào tội ác sát nhân, bởi Đạo Quyền gọi là
Thánh Trị chớ không phải Phàm trị. Các em nên nhớ!”.
Đức Quyền Giáo Tông, người anh cả hửu hỉnh của nhân sanh trong Tam Kỳ Phổ Độ,
đêm mùng 10 tháng 10 Canh Dần (dl: 19-11-1950) dạy:
… Trong phương diện hành đạo, có 3 điều nên chú ý như sau nầy, các em khá
nhớ:
- Một là Quyền.
- Hai là Luật,
- Ba là Pháp, đều của Đức Chí Tôn vậy.
Quyền là giáo hóa, dìu dẫn chúng sanh vào khuôn linh của Đạo.
Luật là thương yêu, rộng dung, tha thứ cho kẻ lỗi biết ăn năn.
Pháp là giữ công bình chánh trực.
Nếu có kẻ không nghe lời giáo hóa, cố tâm phạm luật, thì người cầm quyền
cai trị lấy Thánh Đức mà định hình phạt là cốt yếu cạo gọt cho nên hình người,
chớ không phải kẻ cầm quyền mà để phạm vào tội ác bất nhơn, bởi Ðạo quyền là
Thánh Trị, chớ không phải Phàm Trị, các em nên nhớ.
Đức Cao Thượng Phẩm ngày 18-10-Canh Dần (dl: 27-11-1950) cũng nhắc nhở
thêm:
Các em cũng vẫn biết nơi đây là gốc để đem lại sự Thương Yêu cho toàn cả
sanh chúng trên mặt địa cầu này. Vậy các em khá để tâm, tất cả những cái gì làm
thương tổn đến tình yêu ái cũng là điều ích riêng hay chung đặng làm điều tư lợi,
những cái đó ngoài mặt thế đã chán rồi, trong cửa Đạo phải tiêu diệt cho hết
thì mới mong sự Phổ Độ được đắc thành mau sớm. Lúc ra đi hành Đạo nên nhớ:
- Chơn truyền là gốc.
- Luật pháp là chuẩn thằng.
- Từ bi, Bác ái là Đạo pháp.
Mỗi việc các em phải khá suy nghiệm cho kỹ lưỡng, phải luôn nhớ rằng: Mình
là người của chúng sanh, chớ không phải chúng sanh là người của mình.
Mảnh thân phàm đã làm con vật hy sinh đặng Đức Chí Tôn dùng, để sửa đời lầm
lạc ra thuần phong mỹ tục, thì phải biết nó ra thế nào rồi, giá trị hay chăng
là được trọn cùng không đó”.
II. Đức Thượng Sanh Về Tòa Thánh Cầm Quyền Đạo – Bảo Thủ Luật
Pháp Chơn Truyền
Ngày mùng 4 Tết năm Bính Thân (1956) Đức Hộ Pháp phải sang Cao Miên tị nạn.
Ngày 15-4 Đinh Dậu (1957), Đức Thượng Sanh về Tòa Thánh cầm quyền Đạo. Đức
Ngài nhận thấy ngay trong cơ đại khảo có vài phần tử chống đối tìm cách phá Đạo.
Nhưng Đức Ngài vẫn thản nhiên với tánh đức ôn hòa quyết tâm giữ vững mối chơn
truyền để lèo lái khuôn thuyền tế độ vượt qua cơn sóng gió, phần nội bộ Đạo đâu
đó cũng tạm an bài.
Ngày rằm tháng giêng Kỷ Hợi (dl: 18-2-1959), Đức Ngài bạn Đạo Lịnh Số 15, bổ
nhiệm Ngài Bảo Thế quyền Đầu Sư bên Cửu Trùng Đài đặng khuếch trương cơ truyền
giáo vừa lo trùng tu và kiến tạo để bảo tồn đại nghiệp Đạo của Đức Chí Tôn.
Ngày 14-8 Tân Sửu (dl: 29-9-1961), lúc 9 giờ Đức Ngài làm lễ thượng phướn
Tam Thanh nơi Báo Ân Từ lần đầu tiên, tức là qui cả tam hồn của nhơn loại vào
lòng Đức Phật Mẫu kể như sự hành pháp ở Đức Ngài.
Nghĩ đến tương lai và phát triển cho nền Đại Đạo trong cơ qui nhứt của Đức
Chí Tôn, ngày 14-8 Nhâm Dần (1962) Đức Thượng Sanh ban Đạo Lịnh số 032/ĐL giao
cho Ngài Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài thành lập Ban Đạo Sử có nghĩa là cái kho để
tàng trữ các triết lý Vũ Trụ Quan, Nhơn Sanh Quan, Luật Đạo, các tài liệu lịch
sử, kiểm duyệt các sách Đạo, v.v.v…. của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Nhờ đó mà
Hội Thánh mới còn có tài liệu, tiếp tục phát hành các Thánh Ngôn, Tân Luật
Pháp Chánh Truyền và các sách Luật đạo để giúp nhân sanh trên đường tu học,
sưu tầm lưu trử và nghiên cứu các tài liệu Đạo.
Vào ngày mùng 10-4 Quý Mão (dl: 1-6-1963) kỷ niệm ngày Triều Thiên của Đức
Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Sanh đã ban Đạo Lịnh số 017/ĐL cho thành lập Ban Kiểm
Duyệt Kinh Sách Đạo.
Ban Thế Đạo tuy manh nha từ lâu, mãi đến ngày mồng 3-12 Quí Tỵ (1953) Đức
Giáo Lý Giáo Tông mới cho phép thành lập và được Đức Hộ Pháp duyệt qua Quy Điều
ngày 9-2 Ất Tỵ (dl: 13-3-1965). Sau đó Đức
Thượng Sanh ban hành Thánh Lịnh 01/TL ngày 28-5 Ất Tỵ (dl: 30-3-1965) chính thức
thành lập Ban Thế Đạo với Quy Điều.
Vào ngày 5-5 Đinh Mùi (1967) dịp lễ Giáng sanh Đức Hộ Pháp, Hội Thánh cho
lập Cơ Quan Phát Thanh và Phổ thông Giáo Lý.
Thời gian của Đức Ngài về cầm quyền muốn bảo thủ mối Luật Pháp Chơn Truyền
của Đạo là một điều rất khổ tâm. Đức Ngài rất đau lòng nói mấy năm qua ngồi xem
chức sắc hành chánh hành đạo ra sao, đạo hữu tu tâm như thế nào, nhận thấy một
phần chức sắc không giữ công tâm bất tuân Luật Pháp Chơn Truyền của Đạo nên các
chuyện “loạn Đạo” xảy ra khắp nơi.
Ngày 22-10 Đinh Mùi (dl: 23-11-67), Đức Thượng Sanh gởi văn thư nhờ Hội
Thánh Phước Thiện cho Công Viện tạo cho Đức Ngài một cây Thư Hùng Kiếm là Bí
Pháp của Chi Thế (Đời) để chỉnh và trị loạn Đạo. Bửu Pháp Thư Hùng Kiếm bao gồm
triết lý Âm Dương Bí Pháp, Thiên Nhân Hiệp Nhất của Tam Kỳ Phổ Độ.
Khi Thư Hùng Kiếm tạo xong cũng trong dịp lễ đưa Chư Thánh Triều Thiên
ngày 24-12 Đinh Mùi (1967), trước giờ cúng Ngài Hiến Pháp làm lễ trấn thần Thư
Hùng Kiếm, rồi Lễ Viện sau đem dâng cho Đức Thượng Sanh nắm giữ để sử dụng bí
pháp chuyển thế cho kịp kỳ Long Hoa Đại Hội.
Trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đạo Cao Đài, Đức Cao Thượng Sanh, Chưởng Quản Chi
Thế, sử dụng Thư Hùng Kiếm là Bửu pháp của Ngài trong sứ mạng tạo Đời và Chuyển
Thế.
Ngài Khai Đạo đã nói về Thư Hùng Kiếm: “Khi Đức Thượng Sanh mới về hành Đạo
ngày 15-4-Đinh Dậu (dl: 02-06-1958), tôi chưa kính sợ cho lắm. Đến khi trấn thần
Thư Hùng Kiếm rồi, Đức Ngài ra “Rừng Thiên Nhiên” thử Kiếm báu, thấy rõ sự huyền
diệu của Bửu Kiếm, từ đó tôi bắt đầu kính phục vô cùng”.
Đây là Kiếm trấn pháp, làm bằng cây dầu gần 100 năm ở Thanh Điền dâng hiến,
mà còn biến hóa huyền bí đến thế. Vậy Bửu Kiếm Thư Hùng nơi Thiêng Liêng còn
huyền diệu thế nào nữa…Đó là Bửu Pháp của Lữ Động Tân (Theo Thánh Giáo dạy thì
Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang ngươn linh là Lữ Đồng Tân, Thuần Dương Lữ Tổ).
Điều đó chứng tỏ Gươm Thư Hùng Kiếm này trị thế. Theo văn thư số 264-TQTS
(Thừa Quyền Thượng Sanh) của Ngài Bảo Thế, Chưởng Quản Ban Thế Đạo có thích
ý nghĩa Thư Hùng Kiếm là “Gươm Thần Huệ” nghiêm trị xảo trá, khử trừ tà mị.
III. Luật Pháp Chơn Truyền
Bí quyết của Đạo Cao Đài là luôn luôn có quyền Thiên Thượng và Thiên Hạ tức
là quyền Chí Linh và Vạn Linh hiệp một. Thánh Ý Đức Chí Tôn muốn để con cái của
Ngài tự lập Luật, tùy theo sức khép mình vào con đường tu luyện để khỏi than rằng:
“Luật quá mắc mỏ rồi không đoạt thành phẩm vị sanh ra chán nản, hoặc viện lẽ rằng
quá rẻ mà sanh dạ dễ duôi”. Bởi cớ nên bộ Luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi là
Tân Luật do chư Môn Đệ của Thầy hợp nhau lập thành (như ghi bên
trên) rồi dâng lên cho Đức Lý Giáo Tông phê chuẩn.
Tân Luật (Thiên Điều tại Thế) sau này có thể tu chỉnh tùy trình độ tiến
hóa của nhân sanh, xả hội, hoàn cảnh, v.v.v... cho phù hợp trình độ dân trí nên
dù trải bao thế kỷ hậu lai Luật vẫn mang tính cách mới mãi mãi nên gọi là Tân
Luật. Xin nói thêm là nhân sanh có thề sửa đổi Tân Luật nhưng phải cầu xin phê
chuẩn rồi mới thành Luật. Như đã trình bày, chỉ có
quyền Vạn Linh mới đối quyền Chí Linh của Đức Chí Tôn mà thôi.
Triết lý Đạo Cao Đài dạy “Thiên Nhân Hiệp Nhất, Thiên Thượng Thiên Hạ”, thì
chúng ta thấy rỏ các pháp luật Đạo hửu hình rất là chặt chẻ không phải ai muốn
thêm bớt lúc nào cũng được. Đức Chí Tôn dạy “Thầy là các con, các con là Thầy”
cho thấy rỏ lời Thầy dạy.
Đức Hộ Pháp giảng thuyết tại Đền Thánh, đêm 29-10 năm Quí Tỵ (1953) đã khẳng
định:
“…Từ Tín Đồ đến Hội Thánh chẳng hề khi nào tiêu diệt nó được, kẻ nào muốn
tiêu diệt Đạo Cao Đài tốt hơn đừng sanh ra bởi chẳng hề khi nào muốn tiêu diệt
Đạo đặng, khuôn Luật vẫn vậy. ”
Pháp Chánh Truyền về Hiệp Thiên Đài: phần hửu hình thì Hiệp Thiên Đài cầm
quyền luật lệ, cũng như Đạo có phép Thiên Điều, mà gìn giữ công bình Thiêng
Liêng cơ tạo…”.
“Hiệp Thiên Đài dưới quyền Hộ Pháp Chưởng Quản, tả có Thượng Sanh, hữu có
Thượng Phẩm, phần của Hộ Pháp Chưởng quản về Pháp”.
Hộ Pháp là ai? Huyền vi mầu nhiệm của Đạo có Thiên Điều, cơ bí mật của Đời
có Luật Pháp, Hộ Pháp là người nắm cơ mầu nhiệm của Đạo, nắm Luật của Đời, xử
đoán chư Chức Sắc Thiên Phong và cả Tín Đồ cùng là xin ban thưởng; công thưởng,
tội trừng nơi thế nầy. Hễ có phàm trị mới khỏi Thiên trị; phải chiếu Luật Đạo
cho toàn cả Tín Đồ, khỏi bị Thiên Điều, giữ phẫm vị Thiêng Liêng mỗi Chức Sắc, ắt
phải gìn giữ đạo đức của mỗi người. Người dùng hình phàm làm cho giảm tội
Thiêng Liêng. Nắm cơ mầu nhiệm công bình mà đưa các chơn hồn vào Bát Quái Đài,
hiệp cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Người nắm trọn cả Luật Đạo và Luật Đời đặng
xử đoán, làm chủ phòng Xử Đoán.
Thánh Huấn Số 21 của ba vị Quyền Thái, Thượng và Ngọc Chánh Phối Sư lập
tại Tòa Thánh, ngày 25-01-Nhâm Thìn (dl: 20-02-1952) và Thánh Lịnh 89 của Hộ
Pháp Chưởng Quản Nhị Hửu Hình Đài lập tại Tòa Thánh, ngày 25-5-Nhâm Thìn (dl:
17-6-1952 ) nói về Bảo Thủ Luật Pháp Chơn Truyền: (xin tham khảo Phần Tài
Liệu Đính Kèm cuối bài về Thánh Huấn Số 21 và Thánh Lịnh Số 89).
“Trong ý hướng nhằm tiếp tay trợ giúp phần nào chư Chức-Sắc, Chức-Việc, Đạo-Hữu
trung kiên gìn luật Đạo, bảo thủ Luật Pháp Chơn Truyền, phổ hóa chúng sanh, một
nhóm chức sắc thiên phong đã kết tập một số Pháp Luật và Kinh Sách Đạo đã chánh
thức được Hội Thánh ban hành và mà mỗi Tín Đồ Đạo Hữu cần phải có bên mình để hằng
ngày học hỏi, tham khảo. Những Kinh Sách Pháp Luật Đạo căn bản gồm:
A. Sách Pháp Luật Đạo (10 cuốn):
1. Pháp Chánh Truyền 2.
Tân Luật
3. Đạo Luật 4.
Bát Đạo Nghị Định
5. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 6.
Luật Lệ của Ba Hội Lập Quyền Vạn-Linh
7. Hiến Pháp Hiệp Thiên-Đài 8.
Hiến Chương Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
9. Quyền Tư Pháp & Nội Trị Đạo 10.
Quy Điều & Nội Luật Ban Thế-Đạo
B. Giáo Lý Đạo (3 cuốn):
1. Đạo Mạch Tri Nguyên 2.
Mạch Đạo 3.
Tân Kinh
Bìa sách Thánh Ngôn Hiệp Tuyền (1972), Pháp Chánh Truyền và Đạo
Luật (1969)
Các Kinh sách Pháp Luật Đạo nêu trên hy vọng giúp ích phần nào chư chức sắc,
chức việc và tín đồ đạo hữu khắp nơi, trong quốc nội cũng như ở hải ngoại, được
tiện lợi dễ dàng trong việc tham khảo, tra cứu học tập, gìn giữ bảo tồn Pháp Luật
ChơnTruyền của Đạo và phát triển Đại Đạo
Tam Kỳ Phồ Độ của Đức Chí Tôn đến “thất ức niên”.
Các quyển kinh sách nầy là khuôn vàng thước ngọc, là la bàn chỉ hướng giúp
chúng ta những môn đệ của Đạo Cao Đài, nương theo đó để phân biệt chánh tà,
phàm Thánh hầu khỏi phải lầm đường lạc lối, nhất là trong hoàn cảnh khảo đảo hiện
nay, khi mà những thế lực tà quyền, bên trong cũng như bên ngoài, đang và sẻ
không ngừng, một cách có hệ thống, từng bước mưu toan canh cải Luật Pháp Chơn
Truyền với thâm ý biến đổi nền Thánh Giáo do Đức Chí Tôn từ bi gầy dựng nhằm cứu
độ chúng sanh thoát đời khổ hải, tránh đọa luân hồi mà trở về Thiêng Liêng vị,
ra phàm giáo mà dẫn dắt chúng sanh vào chốn mê tân khổ hải, luân hồi đọa lạc,
trầm luân triền miên biết đến khi nào đoạn dứt.
Đức Hộ Pháp ngày 15-12-Mậu Tý (dl: 13-01-1949) đã giảng “Quyền Ðạo ngày
nay do Luật Thương Yêu mà thành tướng, vậy đã do Luật Thương Yêu thành tướng
thì không có quyền năng nào tàn phá cho đặng. Nó có sợ chăng là luật thù hận,
may thay cả lực lượng thù hận cũng không xung đột được bởi có bàn tay Thiêng
Liêng gạt thù hận ra khỏi rồi”.
Ở hải ngoại, một số tổ chức Đạo, nhiều vị viết bài nhưng không hiểu rỏ
các lời dạy trong Thánh Ngôn, Thánh Giáo, Thánh Lịnh, Luật Pháp Đạo, đã vô
tình giải thích “không đúng” cái Ý của Thánh Ngôn, các lời dạy của Đức Chí
Tôn và các Đấng Thiêng Liêng. Điều nầy đã gây nên sự “không đồng nhất” trong vấn
đề truyền giáo phổ độ.
Đây chính là lý do Đức Hộ Pháp lập ra Khảo Cứu Vụ (Thánh Lịnh 144, Đinh
Hợi, 1948). Đức Chí Tôn đã ban cho loài người một tôn giáo Đại Đồng Huynh Đệ,
một nền văn hóa tổng hợp thì nhân loại có bổn phận phải làm cho nó trở thành
cao thượng tốt đẹp vì:
"Đại Đạo truyền thế giả. Thiên hạ vi công quả"
và "Nhân năng hoằng Đạo, phi Đạo hoằng nhân"
(Con người mở rộng Đạo chớ không phải Đạo mở rộng được người),
chớ Đức Chí Tôn không làm thay cho loài người. Nếu Thầy làm thay thì loài
người còn gì để trao dồi mình trở thành Thánh Thiện.
Đức Hộ Pháp giảng Đạo tại Đền Thánh đêm 18-02 Nhâm Thìn (1952) về
vấn đề rất trọng yếu là Con người đi tìm Đạo hay Đạo đi tìm người? dạy:
“Ngày xưa con người đi tìm Đạo, ngày nay chúng ta may mắn là Đạo
di tìm người”. Ấy vậy Bần Đạo quả quyết rằng, xưa kia thiên hạ tìm Đạo một
cách khó khăn mà giờ phút nầy ta lại thấy Đạo đến tìm ta”.
Như thế, bổn nguyên các lời dạy của Đức Chí Tôn “ẩn tàng, tìm ẩn”
trong các Thánh Ngôn chưa được triển khai và hệ thống hóa đúng mức là chuyện
bình thường. Ai thắc mắc thì chính người đó sẽ làm cho Giáo lý Cao Đài sáng
chói trên hoàn vũ, chẳng hạn như nhà văn Pháp, Giáo Sư Gabriel Gobron, Tiếp
Dẩn Đạo Nhơn Hiệp Thiên Đài, ông nói “cũng mới nghiên cứu chừng mực nào đó
thôi, chưa viết chưa hết ý vì thời gian ở hửu hình ngắn ngủi quá”.
Bổn nguyên các lời dạy của Đức Chí Tôn nằm trọn trong các Thánh Ngôn,
Thánh Giáo đề truyền Đạo cho đến “thất ức niên”. Như thế, những điều gì
không có trong Thánh Ngôn thì phải không có trên Thiên Bàn và không có trong
Giáo lý Đại Đạo. Thánh Ngôn lại hư hư thực thực, có thật mà cũng có giả, nên Đức
Chí Tôn dạy: "Điều gì hợp với lòng chư môn đệ là Thánh ý, điều gì không hợp
là của tà quái".
Trong “Bức Tâm Thư” ngày 18-3- Kỷ Mùi (dl: 14-4-1979) gởi chức sắc Hiệp
Thiên Đài bên trên, Ngài Quyền Bảo Đạo, Chưởng Quan Hiệp Thiên Đài đã dạy
về “Bảo thủ Luật Pháp Chơn Truyền” của Đạo qua thời kỳ mới nầy, thời kỳ Tịch Đạo
Đạo Tâm, phải hiểu với ý nghĩa rộng hơn như đã dạy trong Tịch Đạo Thanh Hương:
- Luật: Thương Yêu là luật duy nhất của Đạo.
- Pháp: Cơ Cứu Khổ để lập đời Thánh Đức là Chơn Pháp duy nhất, Mục Phiêu
chánh yếu của Đạo Cao Đài.
- Chơn Truyền: Lý Chơn Chánh của cơ Tạo Đoan là Hòa Hiệp Âm Dương tức là Điều
Hòa xã hội trong Tình Thương Huynh Đệ Đại Đồng mới đem lại Hòa Bình Thế Giới.
Với thời đại mới, thời kỳ mới Lập Đức, quan niệm chơn truyền luật pháp hiểu
rộng thêm cộng với quan niệm chơn truyền luật pháp thời kỳ trước, mấy em Chức Sắc
Hiệp Thiên Đài đừng lo không có việc làm, trái lại nên lo mình không đủ đức hạnh
và khả năng thi hành sứ mạng cao trọng của Hiệp Thiên Đài mà thôi.
IV. Thay Lời Kết
Pháp Chánh Truyền là Pháp Luật chơn chánh được Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng
Thượng Đế giáng cơ truyền dạy để làm căn bản lập giáo, tổ chức và điều hành nền
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Ngay sau Ðại Lễ Khai Ðạo Rằm tháng 10 năm Bính Dần (dl: 19-11-1926) tại
Chùa Gò Kén, Tây Ninh, Ðức Chí Tôn dạy rằng:
“Ðêm nay các con phải thành tâm cầu nguyện đặng ngày mai Thầy lập Pháp
Chánh Truyền nghe à.!”
- Ðức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Ðài Nam Phái vào ngày
16-10-Bính Dần (dl: 20-11-1926).
- Đức Lý Giáo Tông lập Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nữ Phái vào ngày
11-01-Đinh-Mão (dl: 12-02-1927).
- Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài vào ngày 12-01-Đinh Mão
(dl: 13-02-1927).
Hiến Pháp Đạo Cao Đài đã được thành lập để điều hành Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ
Ðộ.
Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Ðền Thánh ngày 01-05 Mậu Tý (dl: 5-8-1948 ) về
Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài là gì? Và Hình Luật Tam Giáo là
gì? Đức Ngài dạy:
“Ðức Chí Tôn đến lập Pháp Chánh Truyền, giao cho Hiệp Thiên Ðài gìn giữ,
trong đó có diệu pháp của Chí Tôn đến lập vị cho con cái của Ngài tại thế gian
nầy.
Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên là phương định vị, lập quyền đặng hiệp một con
cái của Chí Tôn cùng Chí Tôn vậy.
Pháp Chánh Truyền và Tân Luật tức là Thiên Điều tại thế. Cho nên khi mở Tam
Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn đã lập ngay Pháp Chánh Truyền và Tân Luật tại thế để điều
hành guồng máy Hành Chánh Đạo hầu bảo thủ chơn truyền và công bình Thiên Đạo vì
nếu thiếu Pháp Luật thì còn gì là Đạo nữa. Đức Chí Tôn lập Tân Pháp là lập chủ
quyền cho nền Đai Đạo. Nếu chúng ta biết Đạo và ý thức rằng Pháp Luật là do
Thiên Ý và Công Lý mà lập ra thì tự nhiên phải tuyệt đối tôn trọng chủ quyền đó
là tuân hành qui điều pháp luật Đại Đạo Tam Kỳ Phồ Độ.
Pháp Chánh Truyền dạy “Buổi trước thì Thiên Ðiều buộc nhơn loại phải nâng
cao phẩm hạnh mình cho bằng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, đặng đoạt đức tánh mà
lập vị mình, còn nay thì các Ðấng ấy lại hạ mình, đến cùng nhơn loại đặng dìu cả
chơn hồn lên tột phẩm vị Thiêng Liêng, đến ngang bực cùng Thầy”.
- Pháp Chánh Truyền thì bất di bất dịch.
- Tân Luật có thể thay đổi tùy theo sự tiến hóa của nhơn sanh, nhưng cũng
thay đổi trong qui luật đã định.
Pháp Chánh Truyền là Dương; Tân Luật là Âm. Âm Dương hòa hiệp, luôn hòa quyện
vào nhau trong cái lý “Nhứt Âm Nhứt Dương Chi Vị Đạo” là vậy. Xen vào giữa là
Pháp Chánh Truyền Chú Giải, phải chăng đây cũng là Cơ Hòa, để hiệp thành Tam
Tài không bao giờ thiếu. Lý ấy xem như đan khít vào nhau một cách chặc chẽ như
tấm lưới. Càng xét nét càng thấy đó là “Lưới Trời” do câu: “Thiên võng khôi
khôi sơ nhi bất lậu”.
Ðời phải tùy Ðạo mới còn, mà Ðạo cũng phải tùy Ðời mới vững. Tân Luật do Thầy
đến dạy chúng ta lập thành lúc khai Đạo, trong thời gian tới nữa đây, nó sẽ
phải thay đổi cho phù hạp với nhơn trí Ðạo Ðời tương đắc, mà dìu dắt cả nhơn
sanh đời đời kiếp kiếp.
Cửu Trùng Ðài là Ðời, Hiệp Thiên Ðài là Ðạo, cho nên buộc
Ðời phải nương Ðạo mà lập ra thiệt tướng, mới mong độ rỗi nhơn sanh Chuyển Cơ Tạo
Hóa. Hai Đài Hữu Hình hiệp một tức là Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp lại sẽ là Quyền
Vạn Linh hay Quyền Chí Tôn. Chỉ có Quyền Vạn Linh mới đối Quyền Chí Linh của Đức
Chí Tôn mà thôi. Khi có điều luật nào áp dụng lâu ngày trở nên lỗi thời thì chỉ
có quyền Vạn linh mới được sửa cãi mà thôi.
Pháp Chánh Truyền : “Thầy vì sợ phàm tâm tục tánh lập luật pháp rất nghiêm
đặng đủ quyền hành buộc cả Hội Thánh, nghĩa là thân thể Thiêng liêng, hiệp làm
một.
- Luật thì có Tân Luật.
- Pháp thì có Pháp Chánh Truyền.
- Quyền thì Tòa Tam Giáo”.
Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh cho Đạo tức là lập chủ quyền cho Đạo đó vậy. Nếu
ai có tinh thần xây dựng nền Đạo thì tất nhiên phải tôn trọng chủ quyền đó.
Cũng nhờ chủ quyền đó mà Hội Thánh là hình thể Đức Chí Tôn tại thế mới có đủ
quyền hành để “thể thiên hành hóa”. Tuy nhiên, quyền Đạo có khác hơn quyền Đời
là vì nó do sự Thương Yêu mà có chớ không phải dùng áp lực để chế ngự người ta.
Luật Pháp đã do Thiên Lý và Công Lý mà lập ra, thì tự nhiên phải tuyệt đối
Công Bình không còn sự chênh lệch nào đối với toàn thể bổn Đạo.
Thay lời kết, xin kính gởi hai bài thơ của Đức Chí Tôn trong “Thi Văn Dạy Đạo,
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
Cho hay Trời Phật chí
công bình ,
Trước mắt ngờ ngờ thấy
phép linh .
Huyền diệu mũi kim qua chẳng
lọt ,
Đừng đừng xảo mị gọi là
tình .
và:
Phải giữ chơn linh đặng
trọn lành,
Ngọc Hư toàn ngự đấng
tinh anh.
Luật điều Cổ Phật không
chừa tội,
Hình phạt Chí Tôn chẳng vị
tình.
Chánh trực kinh oai loài
giả dối,
Công bình vừa sức kẻ chơn
thành.
Mũi kim chẳng lọt xưa nay
hẳn,
Biết sợ xin khuyên cẩn thận
mình.
V. Tài Liệu Tham Khảo
1. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển I & II, (1972).
2. Pháp Chánh Truyền và Tân Luật (1972).
3. Thánh Ngôn Sưu Tập, Quyển I-IV, Nguyễn Văn Hồng Sưu Tập.
4. Đại Đạo Sử Cương, Quyển I-IV, Trần Văn Rạng.
5. Lời Thuyết Đạo Đức Hộ Pháp Quyển I-VI.
6. Ban Thế Đạo Hải Ngoại Định Vị, QS TS Nguyễn Thanh Bình (2019).
7. Vai Trò Của Hiệp Thiên Đài (2015).
8. Đạo Sử Quyển I & II (Nử Đầu Sư Hương Hiếu).
9. Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài (1932).
10. Thượng Sanh Cao Hoài Sang Thập Nhị Bảo Quân, HT Trần Văn Rạng
(1974).
11. Bí Pháp và Thế Pháp Phật Pháp Tăng, QS TS Nguyễn Thanh Bình (2019).
12. Đạo Là Sự Sống Trong Càn Khôn Vũ Tru, QS TS Nguyễn Thanh Bình
(2020).
13. Thập Nhị Thời Quân Là Gì Vai Trò Phẩm Tước, QS TS Nguyễn Thanh Bình
(2020).
Trân Trọng,
Midland MI USA ngày 18 tháng 12,
2020
QS TS Nguyễn Thanh Bình
Ban Thế Đạo
ĐĐTKPĐ/TTTN
* Phần Tài Liệu Đính
Kèm:
Đính Kèm: Thánh Huấn
Số 21 Và Thánh Lịnh Số 89
Thánh Huấn Số 21 của
Q. Thái Thượng Ngọc Chánh Phối Sư (dl: 20-02-1952)
Thánh Lịnh của Đức Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hửu Hình Đài (dl: 17-06-1952)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét