Đức Chúa Jésus là Giáo Chủ của Thiên Chúa Giáo. Đạo Thiên
Chúa là Thánh Đạo trong Ngũ Chi Đại Đạo do Đức Jésus lập ra ở nước Do Thái, sau
Đạo Phật ở Ấn Độ 544 năm. Ngũ Chi Đại Đạo
trong Tam Kỳ Phổ Độ là năm nhánh của nền Đại Đạo Cao Đài, gồm: Nhơn Đạo,
Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo.
Đức Chúa Jésus là Chơn Linh của Đức Phật Christna, một vị Phật trong Tam Thế
Phật, giáng sanh để mở đạo Thánh nơi nước Do Thái, cứu độ các sắc dân ở Âu Châu
trong thời Nhị Kỳ Phổ Độ.
I. Tiểu Sử Đức Chúa Jesus - Giáo Chủ Thiên Chùa Giáo
Đức Hộ Pháp thường thuyết đạo vào các ngày vía Đức Chúa Jésus Christ tại
Ðền Thánh vào các đêm Noel. Bài viết sưu tầm nầy ghi lại tóm lượt các
lời thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp về Đức Chúa Jésus Christ vào đêm
Noel năm 1947, 1948, 1949, 1951 và 1954, các Thánh Giáo và các bài biết
nói về sự liên hệ của Đức Chúa Jésus Christ và Đại Đạo Tam Kỳ Phộ
Độ hay Đạo Cao Đài. Thêm vào đó bàn thêm về vai trò và sự thờ
phượng Đức Chúa Jésus trong Tam Kỳ Phổ Độ và nhiều vấn đề khác.
Đức Hộ Pháp thuyết đạo tại Đền Thánh đêm Noel, ngày vía Đức Chúa Jésus
đêm 24-12-1948 (Mậu Tý) và 24-12-1949 (Ất Sửu), và 14 tháng 11 năm Đinh Hợi
(1947) xin trích ra sau đây:
Năm 1947, ngày hôm nay chúng ta tính từ ngày đã đúng 1947 năm của Chúa Cứu
Thế, tức là Đức Chúa Jésus Christ ở làng Nazareth xứ Palestine vâng mạng-lịnh Đức
Chúa Trời , tức là Đức Chí Tôn, đến độ rỗi các sắc dân Âu Châu. Chúng ta quan
sát và chính Bần Đạo quan sát thấy chơn truyền của Đạo Thánh Gia Tô vẫn đồng
căn, đồng bổn với Đạo Phật, ấy là Phật Giáo hạ thừa , không có chi khác, dầu bí
pháp chơn truyền hay thể pháp cũng y như vậy.
Thảng từ thử đến giờ , có thuyết chia rẽ tinh thần, là tại nơi người phàm,
đem thuyết ấy để trong sự tin tưởng của sắc dân Âu Châu, nên mới có sự chia rẽ
nòi giống. Vì nạn ấy mà chúng ta ngày nay thấy trên mặt toàn cầu nòi giống chịu
nạn tương tàn, tương sát nhau.
Bần Đạo xin thuyết cái nguyên căn của Đức Chúa Jésus Christ là gì? Thỉnh
thoảng rồi Bần Đạo sẽ đem nguyên căn của Thánh Giáo Gia Tô thuyết minh ra cho cả
thảy nam nữ đều rõ biết.
Đức Chúa Jésus Christ là ai? Nếu chúng ta thấy chơn truyền của dân tộc
Hébreux tức dân Do Thái bây giờ để lại, theo luật pháp của Thánh Moise đã tiên
tri nói về Đấng Cứu Thế giáng sanh, nếu chung ta tìm tòi, lật từ tờ trong Kinh
Thánh Gia Tô chẳng hề thấy tên Christ và chẳng có tên Christ nơi cỏi Thiêng
Liêng. Bần Đạo dám chắc Đức Chúa Jésus Christ là chơn linh Christna là Tam Thế
Tôn đó vậy.
Đức Phật Christna không phải xa lạ với chúng ta, bởi vậy cho nên dã đến mà lại
đến với chức trách nhỏ nhen, hạ mình hèn hạ ấy hầu đem tâm hồn Chí Thành của
Ngài thức tỉnh các sắc dân Âu Châu. Ngài đến nơi một nhà bần hèn. Bần Đạo xin
nói rằng: Ngài đến nhà của bà Maria cốt yếu là là một bà tu trong Đền Thánh
Jérusalem, ông Joseph cũng người tu trong Đền Thánh. Luật lệ của Đền Thánh buộc
hễ con gái đến tuổi cập kê cho ra xuất giá. Năm ấy cô Maria tức là một cô Đạo nữ,
chúng ta nói là một ni cô ở Đền Jérusalem, đến tuổi lấy chồng. Phép Đền Thánh
buộc mấy Thầy tu trong đền thờ phải có người đứng ra cưới, bởi vì chiếu theo lời
Chí Tôn căn dặn nhủ lời Ngài nói với Adam và Eve buổi nọ (Unissez vous et
multipliez) bây phải chung sống cùng nhau đặng biến sanh ra nhiều nữa. Đức Hộ
Pháp giảng:
"Có một Đấng Chơn Linh Tam Thế Chí Tôn, nhơn loại đều biết danh đó:
Brahma Phật, tức nhiên là Tạo hóa; Nhị thế Civa Phật, tức Tấn hóa; Tam thế
Christna Phật, tức nhiên Bảo tồn; Đấng trọn quyền bảo tồn ấy là lòng ái tuất
thương sanh vậy. Vì cớ cho nên, Đức Chúa Jésus Christ thương nhơn loại một cách
nồng nàn thâm thúy.
Ngài đã ngó thấy Nhứt Kỳ Phổ Độ, nhơn loại ký Hoà Ước với Chí Tôn mà đã bội
ước, nên phạm Thiên Điều, nhơn quả nhơn loại gớm ghiếc. Do nhơn quả ấy mà tội
tình nhơn loại lưu trữ đến ngày nay. Thánh giáo gọi "Tội Tổ Tông".
Chính mình Ngài đến, đến với một xác thịt phàm phu, Ngài đến giơ tay để ký Đệ
Nhị Hòa Ước với Đức Chí Tôn, chịu tội cho nhơn loại, ký Đệ Nhị Hòa Ước đặng dìu
dắt chúng sanh trở về Đấng Cha Lành của họ tức nhiên là Đức Chí Tôn của chúng
ta ngày nay đó vậy.
Đấng ấy vô tận vô biên, thấy nạn của nhơn loại đã dẫy đầy, Ngài chỉ xuống mặt
thế nầy làm con tế vật đặng chuộc tội tình cho nhơn loại, mà lại còn đem quyền
của Chí Tôn để nơi tay của nhơn loại, bàn tay đó đã ký Đệ Nhị Hòa Ước cho nhơn
loại, nó làm cho Ngài thế nào? Do tay Ngài ký tờ Hòa ước với Chí Tôn, nên 2 tay
của Ngài bị đóng đinh trên cây Thập Tự Giá. Hai chân của Đấng ấy đã đi trước
nhơn loại, dìu đường hằng sống cho họ, rồi 2 chân của Đấng ấy cũng bị đóng đinh
trên cây Thánh Giá. Còn trái tim yêu ái nhơn sanh vô hạn ấy bị một mũi kiếm vô
tình đâm cạnh hông Ngài, lấy giọt máu cuối cùng đó cứu nhơn loại, một tình ái
vô biên ấy để lại cho loài người một tôn chỉ yêu ái. Tôn chỉ nhìn nhơn loại là
anh em cốt nhục và khuyên nhủ nhơn loại coi nhau đồng chủng.
Cho đến ngày nay, cả nhơn loại trên Địa cầu nầy không chịu nghe lời Ngài,
không theo bước của Ngài, nên nạn tương tàn tương sát sắp diễn ra gần đây.
Nhưng nếu chừng nào toàn cả nhơn loại biết thương yêu nhau, vì tình cốt nhục, thì
cái nạn tương tàn tương sát trên mặt Địa cầu nầy sẽ không còn nữa.
Hai tấn tuồng, hai thảm trạng như thế, có thể đưa nhơn loại đến chỗ tiêu diệt
mà chớ, vì nhơn loại không biết nghe, Đấng ấy đã lấy máu thịt của mình làm con
tế vật dâng hiến cho Đức Chí Tôn để cầu xin tha tội cho nhơn loại.
Nhơn loại sẽ mất đức vì không nghe theo Đấng Cứu thế. Đấng ấy đã bảo anh em
phải yêu ái nhau, giúp đỡ nhau, sống cùng nhau cho trọn vẹn kiếp sanh.
Trái ngược lại, Đệ Nhị Hòa Ước kia đã ký với Đức Chí Tôn bị nhơn loại bội ước
nữa. Vì bội ước mà bảo nhơn loại không bị tội tình mắc mỏ sao được.
Đêm nay, nhờ hiển Thánh anh linh của Đấng Cứu Thế, Đấng ấy đã để lòng ưu ái
vô tận, mong cứu vãn tình thế nguy ngập, lấy cả tình ái ấy làm phương giải khổ
cho nhơn loại.
Chúng ta để tâm cầu nguyện Ngài, để Ngài mở con mắt thiêng liêng cho chúng
sanh đặng nhìn thấy cái chơn tánh của kiếp sống họ nơi nào, đừng mê muội, đừng
ngu dốt, lấy tinh thần sáng suốt, bỏ cái Lục dục Thất tình đầy tội ác nầy.
Cái chết của Đức Chúa Jésus Christ là
gì? Là Ngài đem xác Thánh quí trọng dâng cho Đức Chí Tôn làm tế vật. Xác Thánh chết
trên Thánh giá là tế lễ đồng thể với Tam Bửu của chúng ta dâng cúng Đức Chí Tôn
ngày nay đó vậy.
Vậy, Đức Chúa Jésus Christ đã làm con tế vật cho Đức Chí Tôn đặng cứu chuộc
tội lỗi của loài người, nhứt là các sắc dân Âu Châu, nên danh thể Ngài để 2 chữ
Cứu Thế chẳng có chi là quá đáng!
Ngài chết như thế ấy! Nếu không phải con mắt thiêng liêng oai quyền của Đức
Chí Tôn thì cái chết của Jésus Christ mai một mờ ám mà thôi, không có cái gì gọi
là Chí Thánh cả. Không phải vậy, Đức Chí Tôn đã hứa, đã nhìn nhơn loại là con
và chính mình Ngài đã ở trọn hiếu cùng hy sinh tánh mạng của mình làm cho danh
của Đức Chí Tôn cao trọng và làm cho nhơn loại đặng hưởng đặc ân của Đức Chí Tôn
chan rưới, làm cho con cái của Đức Chí Tôn biết cái hiếu của Ngài đối với Đức
Chí Tôn. Từ thử tới giờ, chưa có một Giáo chủ nào đã làm. Cái hiếu của Ngài đến
giờ chót đối với Đức Chí Tôn đã trọn.
Còn Đức Chí Tôn, nếu không phải giữ "Nghĩa" với đứa con yêu dấu,
con hiếu hạnh của Ngài, thì cái chết của Jésus Christ bất quá như kẻ tù nhân chết
mà thôi, có đâu lên phẩm vị Giáo chủ, ngồi trên ngai thiêng liêng vô cùng quí
báu trên mặt địa cầu nầy gần 2000 năm.
Trong lúc Đức Chúa Jésus Christ làm con hiếu hạnh có 3 năm thôi, mà Đức Chí
Tôn trả lại cái danh dự sang trọng cho Ngài đến 1949 năm là năm nay (2020 năm
vào năm 2020).
Đức Chúa Jésus giáng sanh trong một gia đình bần hàn nhưng rất đạo đức: Gia
đình Bà Maria và Ông Joseph. Bà Maria trước đó là một Nữ tu trong Đền Thờ
Jérusalem, đến tuổi lấy chồng, luật Đền Thờ buộc các Nam tu sĩ trong Đền Thờ phải
có người đứng ra cưới, bởi vì căn cứ theo lời dạy của Thượng Đế với Ông Adam và
Bà Êve: "Unissez-vous et multipliez." (Bây phải chung sống cùng nhau
đặng sanh sản ra nhiều nữa).
Lễ chọn chồng của Nữ tu Maria tổ chức theo luật của Đền Thờ: các vị Nam tu
sĩ chưa có vợ, mỗi người lựa một nhánh bông, cắm vào bình bông đặt trong Đền Thờ,
sau 3 ngày, bông của người nào còn tươi tắn là duyên của người đó, phải cưới
Maria. Ông Joseph lúc đó đã 50 tuổi, cũng phải theo luật lệ đó. Các vị Nam tu
sĩ trẻ tuổi đã lựa bông kỹ lưỡng với nhiều hy vọng và đã cắm vào bình hoa hết rồi.
Còn Joseph nghĩ mình đã già rồi, có vợ con làm chi nữa, nhưng luật Đền Thờ thì
phải vâng, nhưng làm cho có lệ. Ông lượm một nhánh bông huệ khô héo của ai bỏ
dưới đất, đem cắm đại vào bình. Nhưng kỳ lạ thay, loài hoa huệ, những bông nở
tàn rồi thì rụng đi, còn bông búp bắt nước sống lại, nở ra tươi tốt. Các thứ
hoa khác trong bình đều tàn rụi. Thế là Ông Joseph phải cưới Maria.
Luật Đền Thờ lại buộc 2 vợ chồng mới cưới phải ra ở ngoài, không được ở
trong Đền Thờ nữa. Vợ chồng Maria và Joseph dắt ra ngoài mướn nhà ở, lo làm ăn
sanh sống. Ông Joseph làm nghề thợ mộc, Bà Maria làm nghề vá may, đan thêu, tạm
sống qua ngày.
Bà Maria có thai con đầu lòng: Chúa Jésus. Bà được Thiên Thần Gabriel báo mộng
cho biết Bà sẽ sanh ra cho loài người một Đấng Cứu Thế.
Đến Lễ Noel hằng năm tổ chức long trọng nơi Đền Thờ Jérusalem, tuy bụng
mang dạ chữa gần ngày sanh nở, nhưng vì lòng mộ đạo, hai vợ chồng Maria-Joseph
đều cố gắng đi đến Đền Thờ để chầu lễ. Khi đến nơi, các quán trọ đều bị khách
đi dự lễ mướn hết, tiết trời lại quá lạnh lẽo, hai vợ chồng phải đến Bêlem, xin
với một chủ trại cho tạm trú đỡ trong chuồng chiên.
Trong sách nói, ngày Chúa giáng sanh có vì sao gọi là Sao Chổi mọc không
gì khác lạ, đó là Comete de Halley, mỗi 75 năm mọc trở lại một lần. Các vị
Vương, Đạo sĩ tiên tri rằng "ngày nào Sao Chổi ấy mọc là ngày Chúa
giáng sanh nên nhớ để dạ tìm Người".
Đúng 12 giờ khuya đêm 24 tháng 12 Dương lịch, bà Maria chuyển bụng sanh ra
Chúa Jésus. Chúa Hài đồng được quấn tả và được tạm đặt vào máng cỏ cho đỡ lạnh
nơi chuồng chiên trong hang đá. Đúng như các nhà Tiên tri đã báo trước ngày
Chúa giáng sanh: "Ngày nào sao chổi mọc là ngày đó Chúa giáng sanh, nên nhớ
mà để ý tìm người".
Trong giờ Chúa giáng sanh, có nhiều huyền diệu xảy ra: Đám chăn chiên ngoài
đồng bỗng nghe giữa thinh không có tiếng nói của Thiên Thần: "Có Chúa Cứu
Thế giáng sanh, hào quang tỏa sáng ngời". Các người chăn chiên liền đi tìm
và gặp Chúa Hài đồng nằm trong máng cỏ, họ đảnh lễ Chúa trước tiên hơn hết.
Vua Hérode đang cai trị dân Do Thái, bỗng tiếp kiến các Đạo sĩ từ phương
Đông tìm đến và hỏi rằng: " Vua dân Do Thái mới sanh ra hiện ở đâu? Chúng
tôi đã thấy ngôi sao của Ngài bên Trời Đông, nên tìm đến để đảnh lễ
Ngài.".
Nghe vậy, vua Hérode hoảng hốt và cả thành Jérusalem cũng náo động lên. Ông
cho triệu tập các vị Thượng Tế và Ký Lục để hỏi thì họ cho biết Chúa đã được
sanh ra ở Bêlem xứ Juđê. Vua Hérode lo sợ sự hiện diện của Chúa làm hại đến quyền
lực của Ông, nên Ông tìm cách giết Chúa, nhưng Ông không biết trẻ con nào là
Chúa. Ông ra lịnh giết tất cả những đứa trẻ từ 2 tuổi trở xuống, tính theo thời
gian mà Ông đã hỏi nơi các Đạo sĩ.
Thiên Thần liền hiện ra báo mộng cho ông Joseph, bảo: "Hãy dậy và đem
hài nhi và mẹ Ngài trốn qua Ai Cập và cứ ở đó cho đến khi ta nói lại, vì vua
Hérode sắp lùng bắt hài nhi mà giết đi".
Sáu năm sau, vua Hérode chết. Thiên Thần lại đến báo mộng bảo Joseph:
"Hãy dậy và đem hài nhi và mẹ Ngài trở về Do Thái vì kẻ tìm hại hài nhi đã
chết".
Ông Joseph đem gia đình về xứ Galilé ở thành Nazaret. Chúa Jésus được 6 tuổi.
Cả gia đình sống rất bẩn chật. Ông Joseph tiếp tục làm nghề thợ mộc, Bà Maria
thì vá may. Chúa Jésus thường giúp mẹ đội nước mướn ở bờ sông Jourdain.
Lúc Chúa Jésus được 12 tuổi, Ngài theo cha học nghề thợ mộc. Khi đó, Ông
Joseph lãnh làm nhà cho một người trong xóm, tính toán thế nào mà khi cắt gỗ, mấy
cây cột đều cụt hết. Chủ nhà bắt đền. Ông Joseph ngồi khóc ròng, vì nhà nghèo
tiền đâu mà đền. Chúa Jésus liền cầu nguyện, rồi cha nắm một đầu cột, con nắm một
đầu cột kéo dãn dài ra cho đủ thước tấc để bồi thường cho chủ nhà. Việc làm liều
đó, lạ lùng thay, cây cột gỗ lại dãn dài ra như ý muốn.
Đó là Đấng Christ làm phép lạ lần đầu tiên lúc 12 tuổi.
Cũng trong năm đó, Chúa Jésus vô Đền Thờ Jérusalem. Các vị Giáo sĩ trong Đền
Thờ nghe danh Chúa là thần đồng liền xúm lại chất vấn. Buổi đó, Đức Christna Phật
giáng linh trên Chúa, nên Ngài đã ngồi giữa các vị Giáo sĩ thuyết pháp say mê
làm mọi người rất đổi kinh ngạc.
Từ đó, Chúa Jésus về nhà thì cũng như mọi người, phụ làm thợ mộc với cha,
hiếu hạnh với mẹ, hòa nhã với mọi người. Nhưng Ngài cảm thấy khó khăn, Chúa
Jésus bèn xin đi làm thuê bên ngoài, lấy tiền về phụ với cha mẹ nuôi gia đình.
Thời gian dài trôi qua, đến năm Chúa Jésus được 30 tuổi, nghe Thánh Jean
Baptiste đang làm lễ Giải Oan tại bờ sông Jourdain, Chúa Jésus liền đi đến đó.
Khi nhìn thấy Chúa Jésus từ xa đi tới, Thánh Jean Baptiste biết đây là Chúa Cứu
Thế, mới nói: "Từ sáng tới giờ, tôi chỉ chờ vị nầy thôi".
Đức Chúa đến thọ pháp Giải Oan nơi Thánh Jean. Khi Thánh Jean hành pháp vừa
xong, Đức Chúa Jésus từ dưới sông vừa bước lên bờ thì trên không trung hiện ra
hào quang, sa xuống giữa đầu Chúa và có tiếng phán rằng: "Này con yêu dấu
của Ta! Cả ân đức của Ta để cho ngươi đó!"
Sau đó, Chúa Jésus được khiến đi vào sa mạc để chịu sự thử thách của Quỉ
Satan. Suốt 40 ngày đêm, Chúa bị Quỉ vương cám dỗ đủ điều, nhưng không dụ được
Chúa. Quỉ vương đành khuất phục trước sự cao cả của Ngài.
Từ buổi đó, Đức Chúa Jésus là Chơn linh của Đấng Christna Phật giáng hạ.
Ngài bắt đầu truyền Đạo khắp nơi, thâu nhận 12 Tông đồ, làm nhiều phép lạ để cứu
khổ nhơn sanh. Ngài xưng là con của Đức Chúa Trời, tức là con của Thượng Đế và
tôn vinh Đấng Thượng Đế cao cả.
Đức Chúa Jésus, với lòng thương yêu nhơn sanh một cách nồng nàn, Ngài đã dạy
dỗ các môn đồ lòng thương yêu, bác ái, hạnh bố thí, sự chơn thật, khiêm nhượng,
tự xét mình để sửa mình, các điều răn cấm, giữ tâm thanh cao trong sạch, lời
nói trọn lành, hành động chơn chánh, thờ kính Đức Chúa Trời một cách hết lòng.
Bởi luật vô vi, không ai thoát khỏi ngày Phán Xét cuối cùng, dù người đã chết
hay người đang sống, cũng đều chịu sự thưởng phạt đúng mức công bình.
Tất cả những điều giáo huấn của Đức Chúa Jésus tạo thành một hệ thống Giáo
lý cho nền Đạo Thánh ở nước Do Thái, truyền bá mạnh mẽ sang Âu Châu. Uy quyền của
bọn vua quan phong kiến và bọn Giáo chủ “Cai phe” bị lung lay, nên chúng tìm
cách giết Chúa Jésus. Bọn chúng vu cáo Ngài mưu việc phản loạn, lại mua chuộc
Yuda, một Tông đồ của Chúa, phản lại Chúa. Yuda bị tiền bạc làm chóa mắt nên điềm
chỉ cho bọn lính bắt Chúa và Chúa bị chúng lên án tử hình, đóng đinh trên Thập
Tự Giá.
Đức Chúa Jésus đã biết trước việc đó, nhưng Ngài không né tránh, mà cứ thể
theo Thiên ý. Cái chết của Ngài có ý nghĩa gì ?
Đó là đem xác Thánh quí trọng hiến dâng lên Đức Thượng Đế, làm con tế vật hầu
chuộc tội cho loài người. Việc làm nầy đồng thể với việc dâng Tam bửu của tín đồ
Đạo Cao Đài lên Đức Chí Tôn, nhưng lại tuyệt đối cao trọng hơn. Cái chết của
Chúa Jésus để chuộc tội cho loài người thật là cao cả, xứng đáng là Chúa Cứu Thế
của nhơn loại.
Mười hai vị Thánh Tông Đồ của Đức Chúa Jésus là :
1. Simôn, cũng gọi là Phêrô (Thánh Pierre).
2. Anhrê, em của Phêrô.
3. Yacôbê, con của Zêbêđê.
4. Yoan, em của Yacôbê.
5. Philip.
6. Barthêlêmy.
7. Thôma.
8. Mathiơ là người thâu thuế.
9. Yacôbê, con của Alphê.10. Thađê.
11. Simôn nhiệt thành ngư ời Ca-na-an.
12. Yuđa Iscariốt (được thay bằng Matthya).
Trong Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn thâu Thập Nhị Thời Quân trước, xong rồi mới
mở Tam Kỳ Phổ Độ. Các chơn linh dầu nguyên nhân hay là hóa nhân, hễ chịu hữu
sanh thì đều nơi tay Thập Nhị Thời Quân mà siêu đọa, cũng như Thần, Thánh,
Tiên, Phật nhờ Thập Nhị Thời Thần mà thăng giáng. Thập Nhị Thời Quân tức là Thập
Nhị Thời Thần tại thế. Thập Nhị Thời Quân dưới quyền Hiệp Thiên Đài, chia ra
làm ba chi: Pháp, Đạo, Thế. Đức Chí Tôn dạy "Thập Nhị Khai Thiên là Thầy,
Chúa cả Càn Khôn Thế Giới, nắm trọn Thập Nhị Thời Thần vào tay”.
Ba thời kỳ phổ độ Nhất Kỳ, Nhị Kỳ và Tam Kỳ nhưng chỉ có hai (2) nguyên lý
Đạo.
Hai thời kỳ trước Nhất Kỳ và Nhị Kỳ là Nhứt Bổn Tán Vạn Thù, từ vô vi đến hữu
hình. Tam Kỳ Phổ Độ là “Vạn Thù Qui Nhứt Bổn” (Qui hồi Cựu Vị): nguyên lý của
Tam Kỳ Phổ Độ là đi từ hữu hình đến vô vi.
Chính Yuda đã bán Chúa để nhận tiền của bọn Cai phe đem về mua ruộng đất,
nhưng liền bị tai nạn té nhào, vỡ bụng lòi ruột chết thảm. Mười một Tông đồ còn
lại của Chúa đã cử Ông Matthya thay thế Yuđa cho đủ số 12 Tông đồ như lúc đầu.
Đức Chúa Jésus Christ, tuy là Giáo Chủ Thánh Đạo, nhưng Chơn Linh Ngài là một
vị Phật. Ngài lãnh lịnh Đức Chí Tôn mở Đạo Thánh nơi nước Do Thái để cứu độ các
sắc dân ở Âu Châu.
Đức Chúa Jésus giáng sanh, dù do phàm thai hay do Thánh thai, dù là con ruột
của Ông Joseph thuộc dòng dõi vua David (tức là phàm thai, Đức mẹ Maria không đồng
trinh), hay là con nuôi của Ông Joseph, không thuộc dòng dõi của vua David (tức
là Thánh thai, Đức mẹ Maria đồng trinh), thì sự tôn thờ Chúa, không phải căn cứ
vào điều đó, mà căn cứ vào công đức và sự nghiệp của Chúa đối với nhơn loại.
Nếu nói rằng Đức Chúa Jésus giáng sanh bằng phàm thai là hạ thấp giá trị của
Chúa thì hoàn toàn không đúng, bởi vì nếu đúng như vậy, thì Đức Phật Thích Ca
hay Đức Khổng Tử đều giáng sanh bằng phàm thai thì không đáng kính trọng hay
sao?
Các Đấng ấy là Giáo chủ tôn giáo, thuộc hàng Tiên, hay Phật, thì không cần
các môn đệ Thần Thánh hóa các Ngài, vì điều đó chỉ đem lại sự mê tín cho các
tín đồ, làm trở ngại bước đường tu tiến mà thôi.
Chúa Jésus đã dạy dỗ nhơn loại nhiều điều hữu ích và sau cùng dùng cái chết
của mình trên cây Thập giá để chuộc tội cho loài người và trả hiếu Thượng Đế.
Đó mới là điều quan trọng. Nhơn loại mới tôn thờ Ngài, suy tôn Ngài là Đấng Cứu
Thế.
Ngày Lể Noel, cả toàn thể người Công Giáo đều làm Lễ kỷ niệm ngày Chúa
Jésus Christ đến cứu thế. Bần Đạo xin nhắc lại gương hy sinh vô đối của Ngài
dám chịu chết vì loài người, dám chịu chết đặng chuộc tội lỗi cho loài người,
dám chịu chết vì hung bạo của loài người. Bần Đạo ước mong toàn thể nhơn loại
trên mặt địa cầu này noi gương của Ngài, là bởi Ngài chịu khổ hình một cách đau
đớn khổ não cũng vì loài người.
Nền chơn giáo của Ngài, Ngài chỉ định có một khuôn luật là Thập Điều, nên
khi ấy các Môn Đệ của Ngài hỏi Ngài trong 10 điều răn ấy phải giữ điều nào hơn
hết. Đức Chúa Jésus nói: Ta phải thương yêu Chí Tôn trên hết mọi sự và thương
yêu bạn đồng sanh mình cũng như mình.
Ôi! Nếu nhơn loại biết yêu thương bạn đồng sanh của họ như Thánh Giáo đã dạy
từ HƠN 2000 năm nay, thì tưởng lại giờ phút này sẽ tránh khỏi nạn tương tàn
tương sát, nó làm cho thế giới chẳng hề buổi nào hưởng đặng hòa bình, chỉ cứ ly
loạn mãi thôi.
Chúng ta thử giở lịch sử loài người ra xem, thì không có một thế kỷ nào mà
không có giặc giã tàn sát lẫn nhau giờ này chúng ta cũng thế. Các bạn đồng đạo
Tôn giáo cũng thế. Hôm nay xúm xích nơi Đền Thánh chung vào lòng từ bi bác ái
vô tận vô biên của Đức Chí Tôn để cầu nguyện một điều là Đức Chúa Jésus Christ
sống lại là mơ ước thế nào nhơn loại hưởng đặng đặc ân ấy, để chia khổ não đừng
tàn sát lẫn nhau đem trở lại sự yêu ái lẫn nhau. Nhìn nhau là bạn đồng sanh, lời
cầu nguyện quí báu hơn hết, với Đức Chí Tôn là cầu nguyện như thế. Bần Đạo nói
Đức Chúa Jésus Christ đối với triết lý của Đức Chúa Trời như thế nào thì hôm
nay đường lối của Đức Chí Tôn đến dạy chúng ta như thế ấy. Chúng ta chỉ mong mỏi
có một điều là nhơn loại đặng hòa bình mà thôi.
Cái chết của Jésus Chríst là gì? Là
Ngài đem xác
Thánh trọng quý dâng cho Chí Tôn làm tế vật, xác Thánh chết
trên Thánh Giá là lễ tế đồng thể với Tam Bửu của chúng ta dâng lên Đức Chí Tôn
ngày nay đó vậy.
Vậy, Đức Chúa Jésus Christ đã làm con tế vật cho Đức Chí Tôn đặng cứu chuộc
tội lỗi của loài người , nhứt là các sắc dân Âu Châu, nên danh thể Ngài để
hai chữ Cứu Thế chẳng có chi là quá đáng.
Thật ra Đấng Cứu Thế ấy là Tam Thế Chí Tôn giáng linh tức là Christna Phật
tái thế.
II. Cái Hiếu Của Đức Chúa Jésus Đối Với Đức Chí Tôn Và Cái Nghĩa Của Đức
Chí Tôn Đối Lại Với Ngài
Đức Hộ Pháp thuyết Đạo tại Đền Thánh đêm 24 tháng 12 năm 1949 (Kỷ Sửu)
về “Cái hiếu của Đức Chúa Jesus đối với Đức Chí Tôn và Cái nghĩa của Đức Chí
Tôn đối lại với Ngài. Chúng ta sẽ ngó thấy và đã ngó thấy một cái gương
"Phụ Từ Tử Hiếu" nơi mặt thế này chưa hề có.
Đức Hộ Pháp Phạm Công
Tắc, Chưởng Quản Nhị Hửu Hình Đài
Hiệp Thiên, Cửu Trùng
Đạo Cao Đài
Khi Đức Chúa Jésus Christ, tức nhiên Chúa Jésus đến thọ pháp giải oan nơi
tay Ông Saint Jean Baptist, giải oan cho Ngài tại bờ sông Jourdais. Khi Ngài thọ
pháp vừa rồi thì liền có đạo hào quang hiện giữa không trung chiếu diệu ngay đầu
của Ngài, tượng hình ba con bồ câu trắng và giữa không trung nghe lời nói rằng:
“Này đứa con yêu dấu của ta, ta đã tín nhiệm nơi con đó”. Đức Chúa Jésus Christ
trong buổi ấy đã được Đại Từ Phụ nhìn nhận là con yêu dấu của Ngài, vì cớ cho
nên Ngài có quyền xưng là con của Đức Chí Tôn, Ngài có quyền kêu Đức Chí Tôn bằng
cha, đã chẳng phải Ngài dụng quyền ấy mà thôi, Ngài lại còn muốn toàn thể nhơn
loại hưởng đặc ân được làm con của Đức Chí Tôn như Ngài, vì cớ cho nên Đạo
Thiên Chúa đã truyền bá toàn mặt địa cầu này.
Chúng ta đã ngó thấy 3 năm Ngài hành Đạo, Ngài đã bị cái quyền Đạo Giáo, tức
nhiên với cái quyền lực của Moïse khủng bố bắt buộc chẳng khác nào như chúng ta
đã bị, mà Thiên Chúa Giáo cũng vẫn bị khảo dượt mãi thôi, giờ phút này cũng
chưa dứt khủng bố bắt Đạo và bắt Ngài do toàn quyền Hérode Antipas của Nước
Palestine xử tử Ngài.
Chúng ta ngó thấy thời buổi ấy gần ngày lễ trọng hệ của đạo Polse, ngay lễ ấy
người tù nhân được tha án tử hình, trong hai người: Tướng cướp giết người cướp
của tàn hại nhơn sanh không biết là bao nhiêu, bị án tử hình đem ra giữa quốc
dân Juifs, tức nhiên dân Do Thái, trong hai người này, cướp của sát nhân là
Baraba, còn Jésus Christ chúng lên án "mê hoặc quốc dân phiến loạn".
Hỏi vậy quốc dân muốn tha ai, dân Do Thái nói tha Baraba, giết Jésus Christ.
Ba năm truyền bá có lẽ chúng ta ngó thấy thế nào. Trong ba năm truyền giáo
không lâu, giữa nước Israel buổi nọ bị thâu chiếm thuộc địa do dân Romain tức
nhiên dân La Mã. Sự truyền giáo của Ngài không có đắc lực mảy may nào cả, nên
buổi ấy đã lên án Ngài là kẻ trộm, kẻ cướp đồng án với kẻ sát nhơn, nên đóng
đinh Ngài lên cây Thánh Giá như kẻ tội nhơn tử hình kia vậy.
Trong Đạo Sử buổi nọ có tên Christ can về tội cướp bị tử hình, vì lẽ chúng
tôi gian dối, nói rằng: Ngài mê hoặc con cái Juifs nên bị án tử hình đóng đinh
trên cây thập tự giá, Ngài chết như thế ấy, nếu không phải con mắt Thiêng Liêng
oai quyền của Đức Chí Tôn thì cái chết của Jésus Christ mai một mờ ám mà thôi,
không có cái gì gọi là chí Thánh cả, không phải vậy Đức Chí Tôn đã hứa, đã nhìn
nhận là con và chính mình Ngài đã ở trọn hiếu cùng hy sinh tánh mạng của mình
làm cho danh của Đức Chí Tôn cao trọng, và làm cho nhơn loại đặng hưởng đặc ân
của Đức Chí Tôn chan rưới, làm con cái của Ngài biết cái hiếu của Jésus Christ
đối với Đức Chí Tôn từ thử đến giờ chưa có một vị Giáo Chủ nào đã làm.
Giờ chót, chúng đem lên đóng đinh trên cây thập tự giá gần trút linh hồn mà
khát nước làm sao, vì bị chúng bỏ đói bỏ khát. Ngài biết bây giờ xin nước uống,
chúng nó sẽ cho uống mật đắng, mà bây giờ khát nước quá không thể nhịn được nữa
mới xin nước uống, nó liền lấy bông đá nhúng trong chén mật đắng đưa cho Ngài uống,
Ngài uống mật đắng, ấy đặng lãnh phần khổ não của nhơn loại. Khi uống rồi ngước
mặt lên không trung Ngài kêu Cha nói: Con đã làm xong phận sự của Cha phú thác,
vậy xin dâng linh hồn của con trong tay Cha, vừa nói đến đó thì vừa tắt hơi.
Cái hiếu của Ngài đến giờ chót đối với Đức Chí Tôn đã trọn, còn Đức Chí
Tôn, nếu không phải giữ "Nghĩa" với đứa con yêu dấu con hiếu hạnh của
Ngài, thì cái chết của Jésus Christ bất quá như kẻ tù nhơn chết mà thôi, có đâu
lên phẩm vị Giáo Chủ ngồi trên ngai Thiêng Liêng vô cùng quí báu trên mặt địa cầu
nầy gần hai ngàn năm (2000) tức nhiên (1949) một ngàn chín trăm bốn mươi chin
(năm 2020 là trên 2000 năm).
Trong lúc Đức Chúa Jésus Christ làm con hiếu hạnh có ba (3) năm mà thôi, mà
Đức Chí Tôn trả lại cái danh dự sang trọng cho Ngài đến một ngàn chín trăm bốn
mươi chín năm là năm nay (thuyết Đạo năm 1949). Bài học ấy nó sẽ quí báu cho
toàn thể con cái Đức Chí Tôn đương nhiên ngồi trong lòng Ngài, bây giờ nói toàn
thể chúng ta đây không lẽ không có một người hiếu hạnh như Đức Chúa Jésus
Christ đối với Đức Chí Tôn.
Nếu có một người hiếu hạnh với Đức Chí Tôn như Jésus Christ thì toàn thể
con cái của Ngài có hạnh phúc lắm, có người như vậy thì nhơn loại sẽ thế nào?
Bần Đạo để cho toàn thể con cái Ngài tìm hiểu, kiếm hiểu, và làm cho đặng
như vậy thì hạnh phúc cho nhơn loại không thể gì tả đặng.
III. Đức Chúa Jesus Christ Đến Với Đạo Cao Đài
Trong đàn cơ đêm lễ kỷ niệm Đức Jésus Christ (Giê Su Ki Tô) giáng sinh, 24
tháng 12 năm 1965 tại Huờn Cung Đàn ở Vĩnh Hội Saigon, Đức Jésus Christ Giáo Chủ
giáng cơ cho bài thi như sau:
“Thích, Nho, GIA, Lão một
đường về,
Chánh tín TÔ bồi thoát muội
mê;
Độ thế GIÁO dân tùy mỗi xứ,
Một trời CHỦ tể khắp tư bề.”
Khoán tâm bài thi, ta đọc được danh xưng của Ngài là Jésus Christ Giáo Chủ
(Gia Tô Giáo Chủ).
“… Jésus Christ, ta chào các hướng đạo Việt Nam, tín đồ của Thượng Đế. Ta lấy
làm vui mừng đến chứng lễ Giáng Sinh của Ta ở lòng tốt đẹp của các người, và
cũng vui mừng nhìn thấy một dân tộc nhỏ đã đứng lên nói được sự thương yêu,
tình nhơn loại trong hòa đồng đạo giáo trên thế giới ngày nay và cũng sẽ nói những
đám cỏ non xanh rờn rợn, những dòng suối mát trong lành đang lâng lâng chảy.
Thiên sứ sẽ mang các cổ xe chở đoàn chiên từ đông sang tây, từ nam sang bắc để
kêu lên những tiếng vui mừng ngoan ngoãn, dưới sự phát ban công bình của Đức
Chúa Trời tức Thượng Đế mà không còn ai giành giựt cắn xé nhau nữa. Thượng Đế cứu
thế sẽ đến với các ngươi, bàn tay lành đổ phép mầu cho các ngươi được sáng suốt
trong luật công bình của Thượng Đế.
Ta muốn nói: các Đấng cứu thế ngày xưa đã hy sinh với lẽ công bình, thì
ngày nay không có khác. Ta hy sinh trong sự công bình của Đức Chúa Trời cũng
như các hướng đạo Việt Nam đã và sẽ hy sinh trong luật côngbình của Trời, tức Đấng
Cao Đài cứu thế ngày nay vậy.
Hy sinh để làm sáng tỏ lẽ công bình cho thế gian, cho nhơn loại.
Chính Ta đã hiến mình thọ
khổ,
Cho loài người biết chỗ
công bình,
Dù rằng giáo chủ toàn
linh,
Cũng do các luật công
bình mà thôi.
Ta là một trong trường
nhơn loại,
Cùng thế gian Ta phải
gánh gồng;
Thà cam chịu đổ máu hồng,
Gương hy sinh để nhắc
lòng hy sinh.”
Nơi câu đầu của bài thi, Đức Jésus Christ Giáo Chủ minh xác là bốn tôn giáo
lớn hiện hữu: Thích là Thích giáo hay Phật giáo, Nho là Nho giáo hay Khổng
giáo, Lão là Lão giáo hay Tiên giáo đều cùng đi chung một con đường là dắt đưa
nhơn sanh về nẻo đạo, trở về với Đức Thượng Đế Chúa Trời. Ngài lại xác nhận: Ta
muốn nói các đấng cứu thế ngày xưa (như đức Thích Ca, Khổng Tử, Lão Tử…và chính
Ngài) đều đã hy sinh trong lẽ công bình của trời để cứu thế, độ dân; cũng như
ngày nay các hướng đạo ở các tôn giáo hiện hữu không có khác sứ mạng, chỉ có
khác là thời gian xưa và nay, nhưng mục đích duy nhất là cứu đời độ thế mà
thôi! Thế nên tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ngày nay là qui nguyên tam
giáo, Gia Tô giáo nằm trong Thánh Đạo (Thuộc Ngũ Chi Đại Đạo) cho nên chỉ
kể có ba. Hay muốn nói rõ hơn là “tứ giáo” "Thích, Nho, GIA, Lão một đường
về" ở đây là chỉ Tam Giáo và GIA là Thánh Đạo.
Câu thứ ba trong bài thi: "Độ thế giáo dân tùy mỗi xứ", có nghĩa
là các Đấng Giáo Tổ khi xưa lãnh sứ mạng của Thượng Đế giáng trần, tùy theo dân
tộc của mỗi xứ, phong tục tập quán của mỗi địa phương mà hướng dân vi thiện,
tránh làm điều ác, thương yêu dẫn dắt giúp đỡ lẫn nhau trong tình huynh đệ, anh
em một nhà, để sống trong cảnh thái hòa an lạc, vì thời xưa các nước xa cách
nhau chưa có phương tiện liên lạc giao thông mau lẹ, dễ dàng như ngày nay. Giờ
đây thế giới đã tiến bộ rất nhiều nên việc truyền rất rất là nhanh trên
khắp thế giới.
Thánh Giáo Đức Cao Đài Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng đã minh xác việc này
trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển 1: “Vốn từ trước Thầy đã lập ra Ngũ Chi Đại
Đạo là: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Tùy theo phong hóa của
nhơn loại mà gầy Chánh giáo, là vì khi trước: “càn vô đắc khán, khôn vô đắc duyệt”
thì nhơn loại duy có hành Đạo nội tư phương mình mà thôi. Còn nay thì nhơn loại
đã hiệp đồng.
Càn khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn
nhau, nên Thầy mới nhất định qui nguyên, phục nhất."
Đức Jésus Christ là ai?
Thánh giáo của Đức Cao Đài Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển,
Quyển 1, có minh xác trong đàn cơ đêm Noël 1925 như sau:
“Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát giáo Đạo
Nam phương.
Muôn kiếp có Ta nắm chủ
quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân
Thiên;
Đạo mầu rưới khắp nơi trần
thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn
biên.
Đêm nay, 24 Décembre 1925, phải vui mừng vì là ngày của ta xuống trần dạy Đạo
bên Thái Tây (Europe). Ta rất vui lòng mà thấy đệ tử kính mến ta như vậy. (…)
Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa".
Theo đó, chúng ta biết được Đức Jésus Christ chính là hiện tướng hửu
hình của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngài chiết phần lớn Đại Linh Quang của
Ngài để giáng trần mở đạo cứu thế bên Thái Tây hai ngàn năm về trước, bởi thế
nên Ngài giáng cơ xưng là Ngôi Hai Giáo Chủ, người tín đồ Thiên Chúa Giáo gọi
người là con một của Đức Chúa Trời là đúng như vậy.
Người tín đồ Cao Đài cần phải hiểu giáo lý của Thiên Chúa Giáo (hay Gia Tô
giáo) cũng như của Tam Giáo: Thích (Phật), Khổng (Nho), Lão (Tiên) để hòa đồng
cùng với mọi tôn giáo trên thế giới trong tinh thần Vạn giáo nhất lý của Đại Đạo.
Cũng như Cao Đài Giáo có bửu kinh Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thiên Chúa Giáo có
Thánh Kinh La Bible - Quyển Thánh Kinh này do 4 vị tông đồ của Đức Chúa Jesus
Christ kết tập lại những lời giảng dạy của Chúa hồi Ngài còn sanh tiền là các
Thánh: Mathieu, Jean, Paul và Luc. Sau này, vào năm 1945 người ta còn tìm được
trong vùng Nag Hansnadi ở Ai Cập 114 bài viết (logion) của Thánh Thomas ghi lại
những lời dạy của Đức Jésus Christ mà Ngài đã trực tiếp nghe được còn gọi là
Sermons sur la montagne, đó là căn bản giáo lý của Thiên Chúa Giáo và làm bài học
trên bước đường tu thân hành đạo giúp đời rất thực tiễn.
Về việc làm phước, mà Tam giáo gọi là làm phước thiện, thể hiện lòng từ bi
bác ái mà Cao Đài gọi là công quả trong pháp môn Tam Công (Công Quả, Công Trình
và Công Phu), Đức Chúa Jésus Christ dạy môn đệ Ngài như sau: “Khi các con làm
phước, các con đừng thổi kèn trước mặt con như những người giả đạo đức ở trong
nhà thờ và đứng ngoài đường để cho thiên hạ biết và tâng bốc các con. Sự thật,
Ta nói cho các con biết, chúng nó có phần thưởng của chúng. Nhưng con, khi con
làm phước, tay trái của con không cần phải biết những gì tay phải của con đã
làm, để cho việc thiện con làm được thực hiện trong sự kín đáo. Cha của con vẫn
thấy trong sự kín đáo đó và sẽ ban thưởng cho con."
Tam giáo cũng dạy tương tợ làm phước như vậy là âm chất, bố thí trong sự
kín đáo âm thầm không ai hay biết, không quảng cáo, không khoe khoang, không cần
được đền ơn với tinh thần vô vi, vô ngã, vô danh gọi là âm chất.
Về việc cầu nguyện và cúng kiến, Đức Chúa Jésus Christ dạy: “Khi con cầu
nguyện, con đừng làm như những người giả đạo đức vì chúng nó thích đứng mà cầu
nguyện trong nhà thờ và ở các ngã đường để cho thiên hạ thấy chúng đang cầu
nguyện. Sự thật, Ta nói với các con, chúng nó vẫn có phần thưởng của chúng.
Nhưng với con, con hãy vào trong phòng của con, đóng cửa lại mà cầu nguyện. Cha
các con đang ở đó, trong sự im lặng và kín đáo vẫn thấy con làm việc đó và sẽ
ban thưởng cho các con.
Khi con cầu nguyện, đừng lập đi lập lại những lời trống rỗng như người ngoại
đạo chỉ nghĩ đến việc được ban ơn và nói chuyện rất nhiều.
Các con đừng nên làm giống như họ vậy! Bởi vì Cha các con ở trên trời biết
các con cần những gì trước khi các con cầu xin với người”. (Mathieu VI)
Đối với Tam giáo thì cầu nguyện linh ứng hay không cốt ở tấm lòng chân thật,
chí thành, chí kỉnh thì tự nhiên có sự cảm ứng của thiêng liêng: hễ người nguyện
điều lành thì trời ắt tùng theo để ban điều lành: nhơn hữu thiện nguyện, thiên
tất tùng chi.
Về việc hiến cúng lễ phẩm, Đức Jésus Christ còn dạy: “Nếu con đem phẩm vật
đến hiến dâng trên bàn thờ mà sực nhớ đến người anh em còn có điều gì chống đối
con, thì con hãy để lại đó, và con hãy trở về hòa giải với người anh em con đã,
rồi sau đó con hãy trở lại mà dâng hiến phẩm vật đến thiêng liêng".
(Mathieu V)
Về việc xét người, xét mình, Đức Chúa Jésus Christ có dạy: “Con đừng xét xử
ai hết để khỏi bị ai xét xử lại mình; bởi vì cách thức các con xét xử, các con
sẽ bị xét xử lại y như thế và những phương tiện mà các con sử dụng sẽ được người
sử dụng lại cho các con - Tại sao con thấy cọng rơm trong mắt của người anh em
con mà con không thấy cây đà to lớn trong con mắt của con? Hay cũng như con nói
với người anh em rằng: hãy để tôi lấy cọng rơm trong con mắt của anh ra mà con
đã không thấy cây đà trong con mắt của chính con. Giả đạo đức! vậy con hãy tháo
gỡ cây đà trong mắt của con ra đã và sau đó hãy lấy cọng rơm trong mắt của người
anh em".
Hãy thương yêu và cầu nguyện cho kẻ thù. Đức Chúa Jésus Christ dạy:
“Đây Ta cũng nhắc lại những lời dạy của Ta khi xưa với các tông đồ rằng:
Các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con vậy. Và các con hãy yêu
thương những kẻ ghét các con và làm ơn cho những kẻ bắt bớ vu cáo các con để xứng
đáng là con của Cha trên trời.
Đức Cao Đài Ngọc Hoàng Thượng Đế là Cha của Đức Jésus Christ cũng dạy:
“Thầy là Cha của sự thương yêu, kẻ nào ghét sự thương yêu là không được gần Thầy”.
Và còn căn dặn: "Thầy cấm các con từ đây, nếu không đủ sức thương yêu nhau
thì chẳng đặng ghét nhau, nghe à” (TNHT).
Sự thương yêu đối với môn sinh Cao Đài rất quan trọng, nếu không thực hành
bằng được thì không thể trở về được Bạch Ngọc Kinh, nơi mà Phật giáo gọi là Niết
Bàn và là chốn Thiên Đàng của Thiên Chúa Giáo.
Thầy có dạy: “Sự thương yêu là chìa khóa mở Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế
Giới và Bạch Ngọc Kinh. Kẻ nào ghét sự thương yêu thì chẳng hề qua khỏi cửa
luân hồi.”
Thầy còn nhắc thêm: “Thầy có dạy các con: không thương được kẻ ghét con thì
không gần được Thầy. Các con muốn gần Thầy, hiệp cùng Thầy thì bỏ lòng thương
ghét, lấp nẻo thị phi, đoạn dứt nhân quả. Bao nhiêu đó làm tánh Đạo các con
sáng ngời. Các con sẽ hóa giải mọi khó khăn khổ não để hiệp cùng Thầy.”
Thầy thường dạy: “Con Thầy thì phải giống Thầy; Giống Thầy ở chỗ đủ đầy
thương yêu". Đức Chúa Jésus Christ là con một của Thượng Đế lẽ dĩ nhiên là
giống Thượng Đế (tel père tel fils) những lời dạy của Ngài cũng từ nơi Đức Thượng
Đế truyền cho.
Đức Chúa Jésus Christ dạy về sự nhẫn nhục. Ngài dạy môn sanh như sau:
"Theo cựu luật, lấy mắt trả mắt, và lấy răng trả răng, để trừng phạt.
Nhưng Ta, Ta nói với các con đừng có chống đối với kẻ hung bạo! Trái lại kẻ nào
đánh má bên phải của con thì con hãy đưa má trái cho nó đánh nốt.
Tam Giáo cũng có dạy: Đừng lấy oán trả oán mà phải lấy ơn trả oán thì oán mới
dứt, phải thi ân bố đức. Phật, Tiên đều dạy thực hành hạnh bác ái từ bi.
Qua lời dạy của Đức Jésus Christ mà chúng tôi vừa nêu, chúng ta thấy Chúa đặt
nặng vấn đề trau giồi tâm linh hơn là vật chất. Ngài khuyên chúng ta lo khắc kỷ
sửa mình và hãy kín đáo làm những việc phước đức vì Thượng Đế vẫn công bình xét
thấy để ban ơn. Ngài muốn ta được trọn lành, trọn tốt và trong sáng để được về
gần gũi với Đức Chúa Trời Thượng Đế (Đức Chí Tôn), vốn công bình, đại từ, đại
bi thương yêu nhân loại.
Đức Chúa Jésus Christ đã dạy rất nhiều, chỉ tạm trích những lời dạy cốt yếu
để học và noi gương hy sinh cứu thế của Ngài, những lời kêu gọi thiết tha của
Ngài đến dân tộc Việt Nam trong dịp đàn cơ nhân ngày giáng sinh tại Thánh Thất
Bàu Sen (Chợ Lớn):
“Ta đến với một mùa Đông
đầy gió rét,
Để hy sinh cứu rỗi cho
nhơn loài;
Ta lại đến trong cơn lửa
bỏng dầu sôi,
Để cất tiếng từng hồi gọi
đàn chiên lạc lõng.
Chúa Cứu thế muôn đời còn
mãi sống,
Sống muôn đời và mãi sống
muôn đời;
Việt Nam ơi! Hồng Lạc ơi!
Đấng Thượng Đế, Đức Cao
Đài đang ngự trị.”
Hỡi dân tộc được chọn, dân tộc được thương yêu. Một hân hạnh lớn lao, một
hãnh diện to tát chư hiền được đem ra từ một dân tộc của một quốc gia trong
muôn vàn quốc gia mà Đại Từ Phụ điểm nhuận. Trách vụ cam go chỉ giao cho người
chí khí. Mọi thử thách sẽ định giá cho thành quả của sự vụ định vị và phê
phán mai sau”.
IV. Đức Hộ Pháp Là Hiện Thân Của Đức Chúa Jesus Christ.
Trong năm 1956, thời gian Đức Hộ Pháp còn lưu vong nơi Miên Quốc, Kim
Biên Tông Đạo. Công việc tắm rửa cho Ngài là của ông Ba Hiệu, hôm ấy Ba Hiệu bị
cảm không lo cho Ngài được nên nhờ Ông Út Thoại (Hữu Phan Quân Lê Văn Thoại)
làm thay. Đang tắm kỳ lưng cho Ngài, ông thấy sau lưng hiện lên một Thiên Nhãn
hào quang sáng chói, trông việc lạ, ông quan sát tiếp thấy bên hông có vết sẹo
lớn và hai bàn tay cũng như hai bàn chân có dấu đóng đinh, còn trước trán hiện
lên chữ Vạn. Khi tắm xong và mặc đồ cho Ngài rồi, ông Thoại tự tay đóng cửa
phòng tắm lại, đoạn quì xuống bạch với Đức Ngài rằng:
“Có phải Thầy là Chúa Jésus Christ Hộ Pháp Di Đà không?”
Đức Hộ Pháp quở:
- “Đồ quái gỡ. Ai bảo con hỏi?”
Ông Thoại bạch:
- Thưa Thầy do con thấy Thiên Nhãn sau lưng Thầy và trước trán hiện lên chữ
Vạn và vết sẹo do Chúa bị đóng đinh trên Thập Tự Giá”.
Đức Thầy dạy:
- “Con không được tiết lộ nghe!”
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc nguơn linh là Ngự Mã Thiên Quân Hộ Pháp Di Đà.
Hiện Ngài nắm Ba Châu trên cõi Trời, nên nhơn sanh niệm danh Ngài là “Nam Mô
Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn”. Nhưng
khi ngự ngai thì mặc Đại phục có Mão và “Người phải mặc giáp, đầu đội Kim
Khôi toàn bằng Vàng, trên Kim Khôi có thể Tam Sơn, giống như cái chỉa ba ngạnh,
chủ nghĩa là Chưởng Quản Tam Thiên bên Tây Phương Cực Lạc”.
Do đó mà khi thuyết giảng Đức Ngài có dạy rằng lẽ ra câu niệm phải
là “Nam Mô Tam Thiên Thế Giới Hộ Pháp Giáng Lâm” nhưng vì đã thành
thói quen niệm như trên nên không sửa.
Đức Hộ Pháp nói về quyền hành của Ngài:
“Bần Đạo duy muốn làm Bạn với con cái Ngài, nên phẩm vị Phật Sống của Đức
Chí Tôn để cho Bần Đạo, mà Bần Đạo chưa có ngồi. Ấy vậy mê tín dị đoan trong cửa
Đạo Cao Đài không có và không cần có, quả quyết hẳn vậy, nên đình lại Bí pháp
chơn truyền, nếu thuyết ra là lấy cái quyền năng mê tín dị đoan mà thắng thiên
hạ là một điều hèn nhát nên Bần Đạo không dùng, để khi nào dùng được Bần-Đạo sẽ
dùng. Bần Đạo hứa chắc sẽ giáo hóa cho con cái Đức Chí Tôn mà thôi”.
Đức Hộ-Pháp làm phận sự của Đức Chí Tôn giao phó.
Đức Ngài nói:
“Chỉ Qua biết phận sự của Qua là Đại Từ Phụ giao phó với một lời yếu thiết
như thế này:
- Tắc, đời quá khổ chẳng phải khổ về xác thịt mà thôi, mà lại khổ đến
tinh thần nữa, nạn của nhơn loại tương tàn tương sát sắp đến. Thầy giao cho con
một cây Cờ Cứu Khổ, chẳng phải cứu khổ tinh thần mà thôi, lại lẫn cả thể xác
nữa. Trọng hệ hơn hết là điều ấy Thầy giao phó cho con, nhưng mà con phải hiểu: có
khổ về tinh thần mới biến sanh ra khổ của thể xác.
Thầy nói rõ Thầy giao cho một gánh Đạo và Đời.
Thực sự ra Bần Đạo xin thú thật, gánh của Đạo chẳng hề khi nào làm cho Bần-Đạo
khủng khiếp. Duy có gánh của Đời, Ngài giao phó nó nặng nề hơn hết…”
Về việc “Bí Tích” này Ông Thoại rất tôn kính và giữ nơi lòng không dám
nói ra cho một ai biết. Chỉ duy ông Sĩ Tải Huỳnh Văn Hưởng thuở sanh tiền thường
ghi chép tài liệu và thân cận với Ông Hữu Phan Quân Lê văn Thoại nên có ghi lại.
Tình cờ tôi biết được, nhưng hai vị này còn sinh thời, tôi không dám tiết lộ sớm,
nhân có một em ở Tiền giang yêu cầu tôi nên viết về những bí sử, tôi vẫn còn e
ngại, nhân hôm nay thấy ông Thanh Minh đã phổ biến những vấn đề này tôi mới
tùng theo và ghi vào quyển “Bí Pháp Cao Đài” mà tôi đang soạn.
Được biết Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là Ngự Mã Thiên Quân tức là người
đánh xe (ngự là đánh xe) của Đức Ngọc Đế, giáng trần làm Hộ Pháp cầm cây
Kim Tiên, còn cây Giáng Ma Xử trấn ở Thiên môn. Mãi đến khi Đức Hộ Pháp
triều Thiên rồi, theo tài liệu sưu khảo, mới dám viết: “Đức Ngài chính
là Chúa Jésus Christ Hộ Pháp Di Đà” đó vậy.
Trong tài liệu này vị Phạm Thanh có đề cập đến thuở xưa Đức Di Lạc đang tắm
với ông Cư sĩ họ Trần nơi suối Trường Đình, đưa lưng nhờ ông Cư sĩ kỳ giùm, bỗng
thấy hiện bốn Thiên Nhãn sau lưng Phật Di-Lạc.
Sự so sánh này để thấy vào hàng Phật thì có nhãn quang chiếu khắp cõi ta bà
để cứu nhơn độ thế. Phật Di Lạc là một trong ba vị Cổ Phật là: Nhiên Đăng, Di
Đà và Di Lạc. Còn Hộ Pháp Di Đà là Ngự Mã Thiên Quân của Đức Chí Tôn thay thế
cho Ngài giáng trần chuyển Pháp lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ngài là Đấng thay
quyền cho Cực Lạc Thế giới chuyển pháp.
Hỏi vậy ngày xưa Chúa đã chịu nạn cho nhân loại như thế nào? Đức Hộ Pháp
nói:
“Ðức Chúa Jésus Christ thương nhơn loại một cách nồng nàn thâm thúy. Bởi
Ngài đã ngó thấy:
- Nhứt Kỳ Phổ Ðộ nhơn loại ký Hòa Ước với Chí Tôn mà đã bội ước, nên
phạm Thiên Ðiều, nhân quả nhơn loại gớm ghiết. Do nhân-quả ấy mà tội tình
nhơnloại lưu trữ đến ngày nay, Thánh Giáo gọi là “Tội Tổ tông”.
- Chính mình Ngài đến, đến với một xác thịt phàm phu, Ngài đến giơ tay để ký
Đệ Nhị Hòa ước với Ðức Chí Tôn chịu tội cho nhơn loại, ký đệ nhị Hòa-ước đặng
dìu dắt chúng sanh trở về cùng Ðấng Cha lành của họ tức nhiên là Ðức Chí-Tôn,
là Ðại Từ-Phụ chúng ta ngày nay đó vậy.
Ðấng ấy vô tận vô biên, thấy nạn của nhơn loại đã dẫy đầy, Ngài chỉ xuống tại
mặt thế nầy làm con tế vật đặng chuộc tội tình cho nhơn loại, mà lại còn đem
quyền của Chí Tôn để nơi tay của nhơn loại, bàn tay đó đã ký đệ nhị Hòa-ước cho
nhơn loại, nó làm cho Ngài thế nào?
- Do tay Ngài ký tờ Hòa ước với Chí Tôn, nên hai tay của Ngài bị đóng
đinh trên cây Thập Tự giá. Hai chân của Ðấng ấy đã đi trước nhơn loại dìu đường
hằng sống cho họ, rồi hai chân của Ðấng ấy cũng bị đóng đinh trên cây
Thánh-Giá, còn trái tim yêu ái nhơn sanh vô hạn ấy bị một mũi kiếm vô tình đâm
ngay cạnh hông của Ngài, lấy giọt máu cuối cùng đó đặng cứu nhơn loại, một
tình ái vô biên ấy để lại cho loài người một tôn chỉ yêu ái. Tôn chỉ nhìn nhơn
loại là anh em cốt nhục và khuyên nhủ nhơn loại coi nhau như đồng chủng.
“Ðức Chúa Jésus Christ đã lấy máu thịt đặng chuộc tội cho loài người. Giờ
phút nầy là giờ hiển Thánh của Ngài dùng quyền hành yêu ái vô biên của Ðức Chí Tôn
mà tha tội cho nhơn loại đó vậy”.
Làm sao biết được Đức Hộ Pháp là hậu thân của Đức Chúa?
Bài thi khoán thủ “Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài” có câu:
Nhị kiếp Tây Âu cầm máy Tạo,
Hữu duyên Đông Á nắm Thiên Thơ.
Nếu kiếp thứ nhì Người đến thế này cầm máy tạo nơi “Tây Âu” do Thiên Thơ định
đoạt là Đức Chúa Jésus, thì kiếp thứ nhứt là ai?
- Chính là Phật Thích Ca.
Còn kiếp thứ ba hay kiếp hiện tại là Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Qua “bức hình
ba mặt” thì gồm có Hộ pháp, Phật Thích Ca và Đức Chúa, cho ta kết luận ấy. Tức
là ngày nay thì Ngài:
“Hữu duyên Đông Á nắm Thiên Thơ”.
Chính Đức Ngài đang hành quyền Hộ Pháp đó vậy.
Hiện tại hàng rào quanh Hộ Pháp Đường là hình ảnh Thập Tự Giá trang trí
thành những cây sắt đứng, cốt để nhắc nhở cho nhơn sanh thấy rằng biểu tượng
“Thập Tự Giá” là hình ảnh của Chúa Cứu Thế đó.
Đức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có trả lời Đức Hộ Pháp về nguyên
linh Vi Hộ khi Ngài cầu hỏi tại Báo Ân Đường Kiêm Biên, ngày
15-8-Bính Thân (dl: 19-9-1956):
“Phải! Thì trước đầu kiếp vào nhà họ Vi, còn nay vào nhà họ Phạm. Điều
đó có chi khó hiểu mà phỏng đoán. Tiên tri của Bần Tăng đã nhiều và chỉ rõ Việt
Nam xuất Thánh thì đã hẳn rồi, còn chi không rõ rệt. Hơn nữa lại còn một điều
trọng hệ hơn là Di Lạc giáng linh, thì Thiên Tôn đã thấy rằng, tiên tri vốn
không sai sót. …. Vui mừng hơn nữa là từ đây thiên hạ sẽ hiểu rõ Thánh chất của
Thiên Tôn và ngọn cờ cứu khổ sẽ cứu quốc cho giống nòi Việt Nam, rồi loan ra
cho toàn thế giới chung hưởng.”
Quả thật ngày nay Vi Hộ đắc quả Phật Hộ Pháp, gọi là Vi Hộ Pháp, hộ giá Đức
Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế. Thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Vi Hộ Pháp đầu kiếp
xuống trần vào nhà họ Phạm, tên là Phạm Công Tắc, làm Tướng soái cho Đức Chí
Tôn khai Đại Đạo Tam Kỳ Phộ Độ cứu Đời.
V. Thánh Giáo Nói Về Đức Chúa Jesus
1. Thánh Giáo ngày 1-1-1926 (âl: 17-11-Ất Sửu)
Thánh PIERRE
Thiên đàng giữ cửa góc Trời tây,
Truyền Đạo cho dân biết mặt Thầy.
Cứu chuộc đã gần hai ngàn tuổi,
CAO ĐÀI phú thác dắt dìu bây.
*
THẦY
Con hiểu Jésus là ai chăng ?
Trước Ta đã đổ máu cho loài người vì thương yêu.
Nay Ta đến cứu loài người cũng vì thương yêu.
Bây đủ thương yêu Ta dường ấy chăng ?
Ta cần bây biết ăn năn hầu cứu chữa bây.
2. Thánh Giáo ngày Mardi, 8 Juin 1926 (26 tháng tư Bính Dần)
Ngọc Hoàng Thượng Ðế Viết Cao Ðài
Giáo Ðạo Nam Phương
CAO-ÐÀI
(Hai người Langsa hầu đàn)
Ce n'est pas ainsi qúon se présente devant Dieu.
THĂNG
Tái cầu.
Cao Ðài, Le Très Haut
Ô! Race bénite! Je vais satisfaire ta curiosité. Humains, savez-vous d'où
vous veniez?
Parmi toutes les créatures existant sur ce globe terrestre, vous êtes les
plus bénis; je vous élève jusqúà Moi en esprit et en sagesse. Vous avez toutes
preuves pour vous reconnaitre par promotion céleste.
Le Christ est venu parmi vous. Il versait son saint sang pour la ré-
demption. Que profit avez-vous pendant presque deux mille ans de son absence?
Vous préchez son Évangile sans même le comprendre. Vous dénaturez la
signification de sa sainte doctorine. L'humanité souffre des vicisstuudes de
tous ses apôtres. Ils n'ont pas su suivre le même chemin du calvaire de leur
Maitre.
Le trône le plus précieux du mond est celui du premier de ses disciples.
Cette doctorine, au lieu d'apporter à l'humanité la paix et la concorde,
lui apporte la dissension et la guerre.
Voilà pourquoi je viens vous apporter moi-même la paix tant promise.
Le Christ ne revient qúensuite.
Au revoir.... Vous apprendre encore beaucoup de choses après de mes
disciples.
Bản dịch ra Việt Ngữ:
Thánh Giáo ngày Mardi, 8 Juin 1926 (26 tháng tư Bính Dần)
Ngọc Hoàng Thượng Ðế Viết Cao Ðài
Giáo Ðạo Nam Phương
CAO-ÐÀI
(Hai người Langsa hầu đàn)
Không phải cách chầu Trời như thế.
Thăng
Tái Cầu
Cao Ðài, Ðấng cao cả.
Hỡi nầy dân tộc có diễm phước: Thầy sẽ làm thỏa mãn tánh hiếu kỳ của con.
Là loài người, các con có biết tự đâu các con đến chăng?
Trong vạn vật hiện hữu trên qủa địa cầu nầy, các con là kẻ được ban ân huệ
nhiều hơn cả. Thầy đem các con đến tận Thầy, bằng cả tinh thần lẫn trí huệ. Các
con có đủ bằng chứng để tự biết mình do sự thăng phẩm vị Thiêng Liêng.
Chuá cứu thế đã đến với các con. Người đã phải chịu đổ máu Thánh để chuộc tội
cho loài người. Trong 2000 năm vắng mặt Người, các con đã làm gì hữu ích? Các
con truyền bá đạo Người, nhưng chính các con cũng không hiểu chi cả. Các con lại
làm sai lạc bản chất tôn chỉ của nền Thánh Giáo. Nhân loại phải chịu đau khổ vì
sự biến thể của các Thánh Tông Ðồ.
Chiếc ngai quý báu nhứt trên thế gian nầy hiện là chiếc ngai của vị đệ nhứt
cao đồ của Người.
Giáo lý ấy đáng lẽ phải đem lại hòa bình và tương ái cho loài người, nhưng
trái lại nó gây mầm chia rẽ và chiến tranh.
Bởi thế, nên nay chính Thầy phải đến để đem lại cho các con nền hoà bình đã
từng hứa hẹn.
Rồi đây Chúa cứu thế sẽ trở xuống sau.
Thầy giã từ các con. Các con sẽ còn học hỏi nhiều việc khác nữa với mấy vị
Môn đồ của Thầy.
4. Thánh Giáo ngày Jeudi 22 Juillet 1929 (13 Tháng Sáu Bính Dần).
Ngọc Hoàng Thượng Ðế Viết Cao Ðài
Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát
Giáo Ðạo Nam Phương
Sự chết, thường thế gian gọi chết là hết, là vì dốt không biết Ðạo nên tưởng
lầm.
Khắp trong nhân loại trong mặt Ðịa Cầu này, phần đông vì kính thờ Tà quái
mà Tà quái vốn chứa sự chết thì tức nhiên chúng nó ở trong vòng sự chết là phải
tiêu diệt, thì biết bao giờ biết đặng sự hằng sống là gì... Cười... Nếu Thầy
không đến kịp, thì các con cũng vẫn bị trong vòng sự chết.
Tà mị cũng như một hột luá bị hẩm mà thúi, thì thế nào mọc đặng mà sanh
bông trổ trái.
Còn bậc chơn tu tỉ như một hột giống tốt, hễ gieo xuống thì cây lên, cây
lên thì trổ bông, trổ bông rồi sanh trái, mà biến biến sanh sanh càng tăng số.
Vì vậy mà các con phải bỏ xác trần, mà bông trái thiêng liêng các con sanh hoá
chơn thần; chơn thần lại biến hằng muôn thêm số tăng lên hoài. Ấy là Ðạo. Bởi vậy
một chơn thần Thầy mà sanh hoá thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và
toàn cả nhơn-loại trong Càn Khôn Thế Giới; nên chi các con là Thầy, Thầy là
các con.
Như kẻ bên Phật Giáo hay tặng Nhiên Ðăng là Chưởng Giáo; Nhiên Ðăng vốn
sanh ra đời Hiên Viên Huỳnh Ðế.
Người gọi Quan Âm là Nữ Phật Tông, mà Quan Âm vốn là Từ Hàng Ðạo Nhân biến
thân. Từ Hàng lại sanh ra lúc Phong Thần đời nhà Thương.
Người ta gọi Thích Ca Mậu Ni là Phật Tổ. Thích Ca vốn sanh ra đời nhà Châu.
Người ta gọi Lão Tử là Tiên Tổ Giáo, thì Lão Tử cũng sanh ra đời nhà Châu.
Người gọi Jésus là Thánh Ðạo Chưởng Giáo, thì Jesus lại sinh nhằm đời nhà Hớn.
Thầy hỏi vậy chớ ai sanh ra các Ðấng ấy?
Khí Hư Vô sanh có một Thầy. Còn mấy Ðấng Thầy kể đó,ai sanh? Ấy là Ðạo. Các
con nên biết.
Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn Khôn Thế Giới nầy; mà nếu
không có Hư Vô chi khí thì không có Thầy.
5. Thánh Giáo ngày Vendredi,1 Octobre 1926
Ngọc Hoàng Thượng Ðế Viết Cao Ðài
Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát
Giáo Ðạo Nam Phương
“Ðấng Thượng-Ðế Toàn Năng
G...
Có lẽ vợ chồng con lấy làm kỳ lạ mà thấy Thầy đến như thế nầy. Các con có
biết chăng hiện nay vì thế-gian rất hung bạo nên thời kỳ tận-diệt đã hầu kề.
Nhơn-loại tàn sát lẫn nhau, bởi không biết dùng khoa học vào việc phải, nên nó
mới biến thành chia rẽ và chiến tranh.
Thánh Ðạo của Chúa Cứu thế (vì sự hiểu lầm) làm tăng gia dục vọng của kẻ mạnh
đối với người yếu và giúp giáo cho bọn trên hiếp dưới.
Phải có một giáo lý mới mẻ đủ khả năng kềm chế nhơn loại trong sự thương
xót chúng sanh.
Chỉ có xứ Việt Nam còn duy trì được sự tôn sùng Tổ Phụ theo tục lệ cổ truyền,
mặc dầu xứ ấy chỉ biết chịu ở dưới quyền lệ thuộc từ ngày được tạo lập tới giờ.
Ý Thầy muốn nó được giữ nguyên thể như vậy mãi...”.
Trong sách Đại Đạo Căn Nguyên của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, có đăng một
bài giáng cơ của Đức Chúa Jésus bằng Pháp Văn, ngày 11 Septembre 1926, xin dịch
ra Việt văn như dưới đây :
Ngã Gia Tô Giáo Chủ giáng đàn.
Hỷ chư Hiền sanh đẳng đẳng,
Ta đến, Ta là Đấng Cứu rỗi và là người phán xét các bạn. Ta đến, như ngày
xưa, với các con Do Thái lạc loài. Ta mang Chơn lý đến và làm tan biến Vô minh. Các bạn
hãy nghe Ta : Cơ bút, như trước kia, là Ngôi lời của Ta, cần nhắc nhở những đứa
theo chủ nghĩa Duy Vật rằng trên chúng nó, Chơn lý bất di bất dịch ngự trị đời
đời : Thượng Đế toàn thiện, Thượng Đế vĩ đại làm cây cối tăng trưởng và nổi
sóng đại dương. Ta đã phát lộ Giáo lý của Thượng Đế. Ta như người thợ gặt, bó từ
nạm lúa Thánh thiện trong nhơn sanh, và Ta nói rằng : Hãy đến với Ta, tất cả những
người đau khổ.
Nhưng loài người bội bạc đã đi lạc hướng, xa con đường chơn chánh và rộng
rãi dẫn dắt đến Thiên đường của Đại Từ Phụ, chúng nó đi lạc vào lối đi gồ ghề,
bội phản, bất hiếu, bất trung. Đức Chúa Cha không muốn tàn hại dòng giống loài
người. Ngài chỉ muốn, không bởi các thầy Tiên tri, không bởi các Sứ đồ, các bạn
hãy giúp đỡ lẫn nhau, người sống và người chết, nghĩa là tùy theo tánh chất của
các bạn (bởi vì sự chết không có), các bạn hãy cứu giúp lẫn nhau, và tiếng nói
của những đứa không còn nữa cũng được đứa khác nghe kêu gọi: " Hãy cầu
nguyện và hãy tin tưởng", bởi vì cái chết là sự phục sinh, và đời sống là
sự thử thách tốt nhất, trong đó đức tánh của các bạn được đào luyện phải lớn
lên và phát triển như cây bá hương.
Hãy tin tưởng vào những tiếng nói đang trả lời các bạn, đó chính là Chơn
linh của các Đấng mà các bạn cầu khẩn. Ta rất ít khi giáng đàn với các bạn, vì
những vị đã dự phần vào đời sống của Ta và sự chết của Ta là những Thiên sứ
truyền đạt Thánh ý của Đức Chúa Cha.
Những người yếu đuối bạc nhược đang tin tưởng vào sự sai lầm của tâm trí vô
minh của mình, hãy đốt sáng ngọn đuốc mà Đấng Đại Từ Bi thiêng liêng đặt trong
đôi bàn tay của các người để soi đường cho các người, để đem các người, những đứa
con lạc loài của Đức Chúa Cha, vào lòng Đức Chúa Cha.
Ta nói thật với các bạn, hãy tin tưởng về sự khác biệt nhau và vô số các vị
Thần linh bao quanh các bạn. Ta rất cảm thương về những khốn khổ, sự yếu đuối
vô biên của các bạn, mà không thể ra tay cứu độ những kẻ bất hạnh lạc loài, mà
họ đang nhìn bầu Trời thì rơi xuống hố sâu tội lỗi. Hãy tin tưởng, hãy thương
yêu, hãy hiểu biết cái Chơn lý đã được phát lộ, không nên lầm lộn cái thiện và cái ác,
phương tiện và Chơn lý.
Hỡi các bạn thông linh!
Hãy thương yêu nhau, đó là điều giáo huấn thứ nhứt.
Hãy học hỏi nhau, đó là điều giáo huấn thứ nhì.
Tất cả Chơn lý đều
ở trong Đạo (Đạo Thiên Chúa, Đạo Lão, Đạo Phật, Đạo Khổng). Những sự sai lầm bắt
rễ từ Đạo là do nguồn gốc của con người. Và khi xuống mồ mới tin tưởng nơi Hư
Vô, những tiếng kêu gọi: "Các huynh ơi ! Không có gì tận diệt, Jésus
Christ là người chiến thắng điều ác, hãy là kẻ chiến thắng điều vô đạo”.
VI. Lời dạy của Đức Jesus và Triết Lý Đạo Cao Đài
Các lời dạy của Đức Chúa Jesus đã lưu truyền trong lịch sử nhân
loại và các tôn giáo. Dưới đây ghi lại một vài lời dạy của Đức
Ngài trong Kinh Thánh ngày xưa và Thánh giáo có sự tương đồng với các
lời dạy của Đức Chí Tôn trong các Thánh Ngôn Đạo Cao Đài:
Jesus Thánh Chúa đã từ
lâu,
Rửa tội nhơn sanh đổ máu
đào,
Dựng thế bằng Lời, thương
tất cả,
Ngàn xưa cho đến những ngàn sau.
Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, Đức Chúa Jesus vẫn tồn tại trong dòng lịch sử
tôn giáo con người vì Ngài chính là một trong những bậc lãnh đạo tôn giáo đã
làm nên lịch sử lịch sử cứu độ con người.
Đức Chí Tôn trong buổi khai mở Tam Kỳ Phổ Độ dạy: “Thầy đến độ
rỗi kẻ có tội lỗi. Nếu đời không tội lỗi, đâu đến nhọc công Thầy.
Ấy vậy các con rán độ kẻ tội lỗi, là công lớn làm cho Thầy vui
lòng hơn hết."
Cuộc đời hành đạo của Chúa Jesus:
Chúa Jesus thọ nạn, chịu chúng hành hạ cơ thể mà Ngài không oán than, không
thù nghịch loài người bạc bẽo, cũng như tha thứ những môn đồ đã phản bội, đã bỏ
rơi Ngài. Những giây phút cuối cùng trên thập tự giá, Ngài vẫn cầu xin Chúa
Cha: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”.
Thật cao cả thay đức hy sinh cùng tột, thật vinh quang hiển hách thay Đức
Jesus. Cái chết của Ngài đã làm sáng danh Thiên Chúa đời đời. Chúa Jesus với
thân xác con người hữu hình thì phải hữu hoại đã ra đi. Nhưng Chúa Thần Khí vẫn
hiện diện cùng con người để hoàn thành kế hoạch cứu độ của Ngài.
Trong Tam Kỳ Phổ Độ, thông qua huyền linh cơ bút của Đạo Cao Đài, Ngài đã
giáng cơ dạy như sau: “Ta nói với chư hiền: chính sự giày vò của tâm tư, sự nhọc
nhằn của thể xác, sự gò ép, sự chết chóc sẽ điểm đạo cho hàng Thiên mạng. Xem
gương ta đi trước mà mạnh bước vượt qua rừng sâu bể khổ. Ta đã đến với nhơn
sanh trong đau khổ lạnh lùng, đem thân mình hòa đồng trong băng tuyết, trong
gió rét đêm đông.
Có người bảo chư hiền: Không vào tận hang cọp làm sao bắt được hùm con. Ta
lại nói: Chỉ có đem mình vào bể khổ mới cứu vớt sự đắm chìm của nhơn loại.”
Vì thương nhân loại Chúa
Cha công bình,
Dụng con một hy sinh xuống
thế,
Chuộc tội chung toàn thể
nhân loài,
Thân ta bao quản đắng
cay,
Máu hồng chuộc tội cứu
rày nhơn sanh.
Thập tự giá thân đành chịu
đóng,
Ta chết vì sự sống loài
người,
Chết vì công nghĩa trên đời,
Chết vì sứ mạng Cha Trời
phó giao.
Ta chịu đổ máu đào chuộc
tội,
Cho nhân loài tự hối ăn
năn,
Hồi tâm hướng thiện qui
căn,
Trở về Đạo Chánh hóa hoằng
nhơn tâm.
Nước mắt chúng sanh tuôn rơi trên dòng bể khổ, ngày nào nước mắt chúng sanh
còn rơi là ngày ấy Đấng Cha Trời - Thiên Chúa vẫn không yên lòng ngự nơi cõi
Thiên Đàng, hay Bạch Ngọc Kinh. Nhân loại ngày nay hãy còn nhiều đau thương nên
Cha Trời vẫn đến với chúng ta.
Điều cần nói là mỗi chúng ta có nhận dạng được Cha Trời trong những lớp cải
trang không? Chúng ta có nhìn nhận Cha không, hay quay lưng với Cha.
Hằng ngày, con người đã cầu xin Ngài cho đủ thứ: cơm ăn, áo mặc, tiền bạc,
hạnh phúc, bình an. Là người Cha nhân từ, Thiên Chúa muốn ban trao tất cả những
gì Ngài có cho con của mình. Và cũng vì thương con, Ngài muốn con giống y như
Ngài là biết yêu thương nhau.
"Con Thầy thì phải giống Thầy,
Giống Thầy ở chỗ đủ đầy tình thương"
Ngài vẫn muốn đến với từng người như người hành khất để xin con người mở rộng
tấm lòng, biết yêu thương, hòa hiệp, chia sẻ, và tha thứ cho nhau.
Cuộc đời Đức Chúa Jesus là hình ảnh sống động thể hiện tình yêu thương
Thiên Chúa đối với con người (nhân loại). Những lời dạy trong Kinh Thánh ngày
xưa và Thánh giáo Đạo Cao Đài ngày nay đã dạy cho chúng ta rất nhiều bài học về
Thế Đạo là Đạo làm người, và Thiên Đạo là Đạo giải thoát.
Trong Đạo Cao đài, Thánh Ngôn Đức Chí Tôn: “Thầy đã dạy, Thầy chỉ
một lòng mơ ước cho các con biết thương yêu nhau trong Thánh Đức của
Thầy. Sự Tương Yêu Là Chìa Khóa mở Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế
Giới và Bạch Ngọc Kinh. Kẻ nào ghét sự thương yêu thì chẳng hề qua
khỏi cửa luân hồi.
Bài học về nhơn đạo - Đạo làm người
- Bài học thương yêu:
Cái chết của Chúa Jesus trên thập tự giá đã biến thập tự giá là dụng cụ
hành hình tử tội, kẻ dị giáo, nô lệ rất tàn nhẫn của đế quốc La Mã trở thành
Thánh giá. Thánh giá Chúa tượng trưng cho sự hy sinh cao cả để bảo vệ tình
thương và sự sống cho nhân loài. Sự sống của con người không thể không có tình
thương, và ngược lại tình thương là để bảo vệ sự sống, cả hai đan vào nhau tạo
thành Thánh giá.
Thực thi Tình thương và sự sống là đã thể hiện quyền pháp của Đạo Cao Đài.
Thực thi Tình thương và sự sống là làm đúng theo hai điều răn quan trọng nhứt của
Chúa dạy là:
- Kính mến một Đức Chúa Trời, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức
lực.
- Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.
“Kính mến Thiên Chúa và yêu thương người”, Chiều đứng của Thánh giá là
“kính mến Thiên Chúa”. Kính mến Thiên Chúa thật sự là con người phải tìm thấy
Thiên Chúa, thấy Nước Trời trong mỗi con người, là hiệp thông với Thiên Chúa. Đạo
Cao Đài gọi là đạt được lý “Thiên Nhân Hiệp Nhứt hay Trời Người Hiệp Một”.
“Yêu người” là chiều ngang của Thánh Giá để con người biết nhìn nhận tất cả
đều là anh em, đều là con của Đức Chúa Trời - Đức Cao Đài. Là anh em cùng ruột
thịt, máu mủ thì phải yêu thương nhau. Đó chính là thực hiện mục đích thế đạo đại
đồng của môn đệ Đức Cao Đài. Trong Tam kỳ Phổ độ, Đức Chúa cũng đã dạy:
Nầy Hướng đạo xuống trần cứu thế,
Nghe Ta phân mọi lẽ công bình,
Chúa Trời phép rộng oai linh,
Không riêng mỗi cõi mà tình Cha chung.
Rải ra khắp đại đồng thế giới,T
ình thương yêu gom lại một bầu,
Mỹ, Phi, Úc, Á như Âu,
Cũng nhân cũng vật cũng màu nước non.
Sự thương yêu là biết chia sẻ với nhau trong cuộc sống.
Thương yêu là chia sẻ :
Khi đến với người môn đệ Cao Đài, Chúa đã nhắc nhở:
“Ta muốn bảo thương yêu là cái gì thuần khiết, du lưu trong mọi thời không,
trong mọi sự kiện, chớ không phải tôn ngôi thương yêu lên Thần Thánh cách biệt
con người và vạn loại. Quả thật, Ta không bảo chư hiền hằng ngài bái lạy sự
thương yêu mà không thực hành thương yêu”.
Tình thương phải thể hiện cụ thể, không ai no lòng được với bảng thực đơn.
Tình thương cụ thể là chia nhau từng miếng bánh, từng giọt rượu như Chúa Jesus
ngày xưa đã chia sẻ cho mỗi môn đồ . “Hỡi các con, là những người con bé nhỏ,
chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương một cách
chân thật và bằng việc làm”.
Và: “Ai không thương anh em mà mình có thể xem thấy thì không thể mến Thiên
Chúa là Đấng mà mình không xem thấy”.
Và tình thương con người cần phải vươn lên đến tầm kích con người muôn thuở
muôn phương, con người mà Thánh Phao Lô nói: “Tôi sống không phải tôi sống mà
là Chúa Jesus sống trong tôi”. Đạo Cao Đài gọi là người Thiên ân sứ mạng: Đối
với vũ trụ “là người đã huyền đồng cùng tạo vật.” Đối với thế gian “là người
làm cho kẻ thù trở nên thân, người ghét trở nên bạn… xem mình là mọi người, mọi
người là mình. Thương người hoàn hảo hóa người, thương ta hoàn hảo hóa ta”.
Muốn hoàn hảo hoá người trước tiên mỗi người hãy tự hoàn hảo bản thân mình
và cần thực hiện bài học nhân hoà.
Thuyết Đạo về vấn đề Chơn Pháp tại Đền Thánh ngày 15-9-Mậu Dần (dl:
6-11-1938) Đức Hộ Pháp giảng:
“Đức Chí Tôn đào tạo Chơn Pháp vô lượng vô biên để cho nhơn loại thi hành
mà đoạt phẩm vị thiêng liêng Thần, Thánh, Tiên, Phật. Chơn Pháp cũng có một như
Chơn Luật vậy. Chơn Luật của Đức Chí Tôn đã chỉ rõ là Thương Yêu, còn Chơn Pháp
là Công Bình.
Cái sở hành Chơn Pháp & Công Bình chỉ dùng một câu:
“Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”, nghĩa là: “Những điều nào mình chẳng muốn ai
làm cho mình phải buồn than đau đớn thì tức nhiên ta không nên làm mấy điều ấy
cho người khác”.
Về Luật Quyền, Đức Hộ Pháp thuyết Đạo tại Ðền Thánh, thời Tý đêm rằm tháng
chạp năm Mậu Tý (1948) giảng:
“Với Ðức Chí Tôn chỉ có 2 khoản thôi: Luật Thương Yêu, Ngài định Luật cho
chúng ta là Thương Yêu, không phải Thương Yêu nhơn loại mà thôi, mà phải Thương
Yêu toàn cả Vạn Linh nữa. Còn Quyền, Ngài chỉ định là Quyền Công Chánh….
Luật Pháp đã do Thiên Lý và Công Lý mà lập ra, thì tự nhiên phải tuyệt đối
Công Bình không còn sự chênh lệch nào đối với toàn thể bổn Đạo.
Đức Hộ Pháp thuyết Đạo tại Ðền Thánh đêm 15-12-Mậu Tý (dl: 13-01-1949) về
Luật Thương Yêu và Quyền Công Chánh: “Quyền Ðạo ngày nay do Luật Thương Yêu mà
thành tướng, vậy đã do Luật Thương Yêu thành tướng thì không có quyền năng nào
tàn phá cho đặng. Nó có sợ chăng là luật thù hận, may thay cả lực lượng thù hận
cũng không xung đột được bởi có bàn tay Thiêng Liêng gạt thù hận ra khỏi rồi”.
- Bài học Nhân Hòa:
Thánh giáo Cao Đài dạy: “Hòa là cực điểm của tình thương.”
Tình thương yêu là hòa ái, hòa hiệp, hòa đồng giữa người và người. Đó chính
là lễ phẩm hiến dâng rất trân trọng lên Cha Trời của mỗi môn đồ. Đức Chúa dạy:
“Nếu các con dâng của lễ nơi bàn thờ, và sực nhớ người anh em có điều bất bình
với con, hãy đặt của lễ trước bàn thờ mà đi làm Hòa với anh em trước đã, rồi
hãy đến dâng của lễ”.
Đạo quí ở chữ “Hòa” tức Âm Dương hòa hợp, điều hòa mới thành đặng. Thể Pháp
của Đại Đạo đâu đâu cũng thấy sự Hòa một cách khít khao, do vậy mà Thể
Pháp đã hiện hình Bí Pháp làm Chơn Truyền để phổ thông nền Chơn Đạo của Chí Tôn
trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ.
Ai cũng biết Hòa là quý, mà bởi từ đâu... và do ai... dẫn đến sự bất hòa
chia rẻ, sự kiện này Đức Chí Tôn đã khẳng định rằng:
“Mặt nhựt hồi mô thấy xẻ hai,
Có thương mới biết Đấng Cao Đài.
Cũng con cũng cái đồng môn đệ,
Bụng muốn phân chia hỏi bởi ai”
(Thi Văn Dạy Đạo.)
Như vậy Đức Chí Tôn đã xác nhận rằng sự mất đoàn kết đưa đến phân chia chi
phái là do từ con người, chứ không phải là do Thiên ý. Vì Thượng Đế tạo ra con
người là một hữu thể tự do, Ngài ban cho con người có quyền quyết định lấy số
phận của mình, đoàn kết hay chia ly là do mình lựa chọn, Ngài duy chỉ vì thương
yêu nên ân cần dạy bảo mà thôi.
Theo Bí Pháp Chơn Truyền, thì người tu phải thực hiện hai chữ “Hòa” và “Nhẫn”,
mới có thể vào được cửa Niết bàn, vì Đức Chí Tôn đã phán rằng:
“Phương pháp độ rỗi, chỉ khuyên lơn các chơn linh dầu Nguyên nhân hay Hóa
nhân phải đoạt được hai chữ Hòa và Nhẫn thì mới về cửa nầy được. Dầu cho vạn kiếp
sanh dày công tu luyện mà còn ganh ghét, thì sẽ bị vào tay Chúa Quỷ, chớ không
mong gì về cùng Thầy...” (Đức Hộ Pháp giảng).
- Bài học tha thứ:
Yêu thương là tha thứ.
Mỗi ngày, người tín đồ Cao Đài cầu nguyện “Tam nguyện xá tội đệ tử” là nhắc
nhở mình phải “tha thứ cho mọi người và phải thương yêu, bao dung đối với kẻ
thù nghịch.”
Mỗi ngày người Kitô hữu đọc kinh “Lạy Cha”:
“Xin Cha tha nợ (tội) chúng con, như chúng con cũng tha kẻ nợ chúng con.”
Điều này nhắc nhở mọi người phải bao dung, tha thứ với nhau nếu muốn được Thiên
Chúa tha thứ cho mình.
Đức Chúa dạy: “Không phải chỉ tha thứ bảy lần mà phải tha thứ 77 lần"
nghĩa là tha thứ hoài, tha thứ mãi, tha thứ vô hạn định. Hằng ngày trong sự việc
tiếp nhân xử thế phải giữ đức công bình.
- Bài học công bình:Đức Chúa dạy: “Những gì các con muốn kẻ khác làm cho con
thì các con hãy làm việc đó cho kẻ khác. Còn
những gì các con không muốn người ta làm cho con thì con đừng làm cho kẻ khác.” Qua lời
Chúa dạy, chúng ta nhớ đến câu: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhơn” của Đức Khổng Tử:
Điều gì ta không muốn, đừng làm cho người khác.
- Bài học khiêm tốn: làm việc gì cũng phải kín đáo, không khoe khoang, không
phô trương.
- Bài học về Thiên Đạo
và Thế đạo:
Về Thế Đạo, bài học về Đạo làm người (thế đạo) là bài học về thương yêu,
thương yêu là chia sẻ. Bài học về nhân hòa, tha thứ, công bình và khiêm tốn.
Về Thiên Đạo là là đạo giải thoát, là xây dựng nước Thiên Chúa (nước Trời)
trong tâm hồn mỗi người và theo Chúa là phải biết “từ bỏ” những cám dỗ trong cuộc
sống và thực thi tình thương và bảo vệ sự sống.
Đó cũng chính là thực hiện quyền pháp đạo Cao Đài Thượng Đế đến với con người,
và con người trở về cùng Thượng Đế, con người tìm đến con người trong tình
huynh đệ đại đồng cùng là con cái của Đấng Cha Trời.
Triết lý Đạo Cao Đài về Thiên Đạo và Thế Đạo là “Thế Đạo Đại
Đồng và Thiên Đạo Giải Thoát”. Thế Đạo là Đạo xử thế, đạo ở đời, tức là đường
lối phép tắc dạy làm một người ở đời thế nào cho hợp lẽ phải và đạo lý (đạo làm
người, Đạo ở Đời). Thiên Đạo bao gồm các đạo tu hành để giải thoát linh hồn
con người ra khỏi luân hồi, đưa linh hồn đến cảnh Cực Lạc Niết Bàn hay cõi
Thiêng Liêng Hằng Sống.
VII. Thờ Phượng Đức Chúa Jesus Trong Đạo Cao Đài
Trong sự thờ phượng của Đạo Cao Đài, việc sắp xếp Đức Chúa Jésus ngồi dưới
Đức Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch không có nghĩa là Đức Chúa Jésus nhỏ hơn Đức
Lý Thái Bạch, mà đó chỉ là thứ tự trong Ngũ Chi Đại Đạo gồm Nhơn Đạo, Thần Đạo,
Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo (Hình Thánh Tượng Thiên Nhản).
Đức Chúa Jésus Christ
(Thánh Đạo), trên Trần Cung Đạo Đền Thánh
Bắt đầu từ Nhơn đạo với phẩm Giáo Tông, đối phẩm với Thiên Tiên hay Phật vị,
lên kế trên là Thần đạo (với Đức Khương Thượng Tử Nha), kế trên nữa là Thánh đạo
(với Đức Chúa Jésus mà chơn linh là Đức Phật Christna), kế lên Tiên đạo (Đức Lý
Thái Bạch) và trên cùng là Phật đạo với Đức Phật Thích Ca.
Tôn chỉ của Đạo Cao Đài là: Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhứt.
Tam Giáo Qui Nguyên là ba nền tôn giáo trở về gốc đó là chơn lý tuyệt đối hằng
hữu, thường gọi là Thượng Đế. Tam Giáo gồm : Nho, Thích, Đạo, tức là Nho
giáo hay Khổng giáo, Thích giáo hay Phật giáo, Đạo giáo hay Lão giáo hay Tiên
giáo.
Ngũ Chi Phục Nhứt là năm nhánh đạo trở lại thành một. Một đó là Đại Đạo, Một
đó cũng là Thái Cực. Ngũ Chi tức là Ngũ Chi Đại Đạo, năm nhánh của nền Đại Đạo,
gồm : Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo.
Chữ Nguyên là gốc và chữ Nhứt là một, đều chỉ Đấng Thượng Đế, vì
Ngài là gốc của các nền tôn giáo và là một ngôi Thái Cực tuyệt đối.
Nói Tam Giáo Qui Nguyên là nói trong phạm vi Á Đông, nơi mà Tam giáo (Nho,
Thích, Đạo) mở ra để giáo hóa nhơn sanh trong vùng Á Đông nầy.
Nói Ngũ Chi Phục Nhứt là nói toàn thể thế giới, gồm tất cả các tôn giáo (Vạn
giáo), trong đó có Tam Giáo.
Tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Đạo Cao Đài là : Tam giáo Qui Nguyên,
Ngũ Chi phục nhứt, nghĩa là : nơi cõi Á Đông thì đem ba nền tôn giáo (Nho,
Thích, Đạo) trở về nguồn gốc của nó và trên toàn thế giới thì đem năm nhánh đạo
hợp lại thành một nền Đại Đạo duy nhứt.
Đây là một công cuộc vĩ đại của Đức Chí Tôn, phục hưng toàn bộ chơn truyền
của tất cả tôn giáo, qui hiệp tất cả giáo lý và triết lý của tất cả tôn
giáo vào một mối duy nhứt lập thành một hệ thống giáo lý mới và triết lý mới
phù hợp mức tiến hóa cao của nhơn sanh và dung hợp được tất cả các giáo lý cũ
và các triết lý cũ.
Thánh Tượng Thiên Nhản
(Ngũ Chi) Đạo Cao Đài
- Hàng ngang bên trên (thứ nhất):
Đức Lão Tử, Giáo chủ
Tiên giáo
Đức Phật Thích Ca,
Giáo chủ Phật giáo
Đức Khổng Tử, Giáo
chủ Nho giáo.
- Hàng ngang kế dưới (thứ hai) là Tam Trấn Oai Nghiêm:
Đức Quan Âm Bồ Tát
(Nhị Trấn Oai Nghiêm).
Đức Lý Thái Bạch (Nhứt
Trấn Oai Nghiêm).
Đức Quan Thánh Đế
Quân (Tam Trấn Oai Nghiêm).
- Hàng thẳng đứng ở hàng giữa, từ trên xuống dưới:
Đức Phật Thích Ca,
(Giáo chủ Phật giáo, Phật Đạo).
Đức Lý Thái Bạch
(Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Tiên Đạo).
Đức Chúa Jésus (Gia
Tô Giáo chủ, Thánh Đạo).
Đức Khương Thượng Tử
Nha (Giáo chủ Thần Đạo).
Bảy Cái Ngai Tượng Trưng
Nhơn Đạo
Như vậy theo hàng giữa, 4 Đấng ấy và 7 cái Ngai tượng trưng Ngũ Chi Đại Đạo:
Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Do đó, Thánh Tượng Thiên
Nhãn trên được gọi là: Thánh Tượng Thiên Nhãn - Ngũ Chi.
Hằng năm, khi đến ngày Lễ Noel, 25-12 dương lịch, là ngày Giáng Sanh của Đức
Chúa Jésus, tại Tòa Thánh Tây Ninh và các Thánh Thất địa phương đều có thiết Đại
lễ cúng vía Đức Chúa Jésus, Giáo Chủ Thiên Chúa Giáo (Gia Tô Giáo Chủ), có
chức sắc thuyết đạo nhắc lại công đức của Đức Chúa đối với nhơn loại.
Đây là một bài thi do Đức Chúa Jesus Christ giáng ban:
"Vâng lịnh Vua Cha
xuống Thái bang,
Truyền ra Đạo Thánh rất
gian nan.
Ba mươi năm lẻ chưa toàn
vẹn,
Ngàn chín trăm dư thế muốn
tàn.
Đắc lịnh Vua Cha truyền lập
lại,
Vâng lời Kim Mẫu tá phàm
gian.
Thuyết đàn vạn quốc nay
mai sẽ,
Phổ độ Ngũ Châu, vạn sự
toàn."
(Bài thi do Đức Chúa
Jésus giáng)
VIII. Thay Lời Kết
Ngày 24-12-1925, nhân dịp Lễ Noel, là ngày Giáng Sanh của Đức Chúa Jésus, Đấng
Thiêng Liêng dẫn dắt dạy Đạo bấy lâu nay, vẫn khăng khăng giữ nặc danh, nay
tiết lộ với các vị phò cơ, Ngài là Ðấng “Ngọc Hoàng Thượng Ðế Viết Cao Ðài Tiên
Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Ðạo Nam Phương”, giáng cơ dạy Đạo ở nước Việt
Nam. Diễn tả bằng tiếng Việt Nam, Ngài nói đại ý như sau :
“Hãy vui hưởng ngày lễ nầy. Đây là lễ kỷ niệm ngày Ta đến Âu châu để dạy Đạo.
Ta rất vui lòng gặp các con, những tín đồ đầy lòng kính trọng và yêu mến Ta.
Ngôi nhà nầy của một trong các vị phò cơ sẽ có tất cả ơn phước của Ta. Những biểu
hiện Toàn Năng của Ta sẽ khiến các con còn kính mến Ta hơn nữa.”
Từ đó, Đấng Cao Đài Ngọc Hoàng Thượng Ðế, Đức Chí Tôn truyền thụ nền Tân
Giáo Lý cho các tín đồ Đạo Cao Đài.
Được biết Đức Hộ Pháp là Ngự Mã Thiên Quân tức là người đánh xe của Đức
Chí Tôn (Ngọc Hòang Thượng Đế), thời Tam Kỳ Phộ Độ giáng trần làm Hộ
Pháp cầm cây Kim Tiên, còn cây Giáng Ma Xử trấn ở Thiên Môn làm tướng soái
cho Đức Chí Tôn khai Đại Đạo Tam Kỳ Phộ Độ cứu Đời. Mãi đến khi Đức Hộ
Pháp triều Thiên, theo tài liêu sưu khảo mới biết: “Đức Hộ Pháp
chính là Đức Chúa Jesus Christ Hộ Pháp Di Đà” đó vậy.
IX. Tài Liệu Tham Khảo:
1. “Thuyết Đạo Của Đức Hộ Pháp”: các bài Thuyết Đạo của Đức Hộ
Pháp trong ngày vía Đức Chúa Jésus vào dịp Noel năm 1947, 1948, 1949, 1951
và 1954.
2. Thánh Ngôn Hiệp Tuyền Quyển I & II
3. Đạo Sử Quyển I & II, Nử Đầu Sư Hương Hiếu
4. Thể Pháp Và Bí Pháp Phật Pháp Tăng Đạo Cao Đài, QS TS Nguyễn Thanh Bình
(2019).
5. Đức Chí Tôn Huyền Khung Cao Thượng Đế, QS TS Nguyễn Thanh Bình (2020).
6. Bài viết Ngọc Hoàng Thượng Đế
7. Góp Nhặt Chuyện Đạo (nhiều quyển)
8. Thập Nhị Thời Quân Là Gì Vai Trò Phẩm Tước, QS TS Nguyễn Thanh Bình
(2020)
10. Thành thật trân trọng cám ơn tác giả các bài viết về Cuộc
Đời & Tiểu Sử Đức Chúa Jesus, Đức Chúa Jesus Trong Đạo Cao Đài
(phát hành trên Internet)
Trân Trọng,
Viết vào Mùa Noel 2020 trong
cảnh Đại Dịch Covid-19
Midland MI USA ngày 20, tháng
12, 2020
QS TS Nguyễn Thanh Bình
ĐĐTKPĐ/TTTN
BTĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét