Ý Nghĩa Chữ Hòa Trong Mùa Xuân Tân Sửu. * QS Nguyễn Thanh Bình

N
ăm Ất Sửu (1925), Đức Chí Tôn đến trần gian dùng huyền dịêu cơ bút dạy Đạo, thâu nhận đồ đệ, Thập Nhị Thời Quân để rồi năm sau, năm Bình Dần (1926) Đức Chí Tôn đã khai mở Tam Kỳ Phổ Độ. Đến nay, mùa Xuân Tân Sửu (2021) đánh dấu 96 năm Đức Chí Tôn đến dạy Đạo hay kỷ niệm 95 năm khai mở Đạo Cao Đài.
Mùa Xuân năm Đinh Mão 1927, sau khi khai Đạo, Đức Chí Tôn đã khuyên dạy các môn đệ của Thầy: “Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa”.
Chử Hòa (Việt & Hán) và Lão Tử (Lão Giáo) Cởi Trâu
 
 
Khi các tín đồ ghi chép lại lời khuyên tha thiết nầy của Đức Chí Tôn từ một cuốn sách Thánh Ngôn Hiệp Tuyển củ kỷ, giấy đã vàng vì năm tháng, thì hơn 94 mùa Xuân đã đi qua trong cơ Đạo, và lại thêm một mùa Xuân nữa đang về là mùa Xuân Tân Sửu (2021). Thời gian tuần hoàn, không gian luân chuyển để luôn luôn đổi mới vạn vật, vừa bảo tồn vừa canh tân thế giới. Đó là Đạo Lý mà cũng là quy luật tiến hóa trong trời đất.
 
Tết Tân Sửu nầy, cũng như các Tết Nguyên Đán đã qua, người dân Việt cũng như các tín đồ Đạo Cao Đài đều khao khát ước có một cuộc sống an bình, yên vui, đầm ấm, hạnh phúc. Chữ Hòa đã trở thành các điều ước nguyện chân thành hòa ái, gần gũi, gắn bó và niềm tin Thiêng Liêng đối với mọi người, mọi gia đình.
 
Vào dịp Tết, chữ Hòa thường được treo trong nhà với một tâm nguyện cầu mong một cuộc sống gia đình năm nay sẽ đủ đầy sung túc, chan Hòa Yêu Thương trong hạnh phúc,  bình an, Hòa hiệp, trên Thuận dưới Hòa.
 
Hoà là khái niệm cốt lõi trong tư tưởng Nho Giáo. Ý nghĩa cơ bản của nó là âm thanh hài Hoà tương ứng nhau, nghĩa mở rộng là hài Hoà, Hoà hợp, Hoà bình, an tường. Hoà là yếu tố trong cùng một sự việc, hay nhiều sự việc khác nhau trong kết cấu hệ thống nhất định, duy trì được một trạng thái tương đối cân bằng.
 
Chử “Hòa” nét chữ tượng hình của Hán Tự (hình trên) mang một mơ ước thật bình dân, giản dị. Chữ Hòa gồm hai phần: nửa bên trái vẽ hình cây lúa biểu tượng một cánh đồng lúa vàng tươi tốt đang chờ thu hoạch. Nửa bên phải là chữ khẩu (cái miệng) biểu tượng con người đang trông đợi sự êm ấm, ăn uống no đủ, tràn đầy Thiên Ân quanh năm.
 
Chữ Hòa còn là hình tượng một cây sáo trúc “bên trái” trên miệng người “bên phải” đang tấu lên “khúc hoan ca” Hòa âm cùng thiên nhiên đang hào phóng ban tặng phẩm vật nuôi dưỡng loài người cũng như tinh thần yêu thương nhân loại.
 
Tóm lại, Hoà là một khái niệm quan trọng và giá trị cốt lõi của tư tưởng văn hoá truyền thống Nho Giáo. Văn hoá “Hoà” của Nho Giáo là tinh tuý văn hoá truyền thống Trung Hoa và dân Việt. Hoà bao gồm ba ý nghĩa: “Hoà” của phẩm chất đạo đức, “trung Hoà” của bản thể đạo đức, “thái Hoà” của bản thể thế giới. Nó bao gồm định hướng giá trị của “Hoà vi quý”, cơ chế động lực của “Hoà nhi bất đồng” (Hoà với mọi người mà không về hùa với ai).
Hoa Mai Vàng Nở Ý Nghỉa Nói Mùa Xuân Đang Đến

Ngoài trời, cảnh trăm hoa đua nở rực rở, hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, sắc thắm huy hoàng, vui tươi và sống động kia đã báo hiệu không khí nhẹ nhàng, an vui của mùa Xuân Tân Sửu sắp đến rồi. Cảnh Xuân vừa chớm nhắc chúng ta rằng Thiên Thời và Địa Lợi của sứ mạng Phổ Độ Kỳ Ba đã được an bày đầy đủ; cái duy nhất còn thiếu sót trong sứ mạng này chỉ là Nhân Hòa mà thôi. Đức Quan Âm Như Lai dạy:
“Năm tháng qua rồi Xuân lại sang,
Xuân về xoa dịu nỗi bi quan.
Ai ơi có thấy đời là mộng,
Thắm thoát lần tay đếm chuỗi tàn.”
 
Hôm nay, mỗi chúng ta là các tín đồ Đại Đạo Tam Kỳ Phộ Độ Đạo hãy kiên tâm tạo thế chân vạc Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa là Tam Tài (Thiên Địa Nhân), đã được định vị theo thế chân vạc trong vũ trụ, thiếu một trong ba thì hoàn cầu không ổn định, nhân loại khó mà đạt đến thành công viên mãn. Ngày mai, mùa Xuân Nhân Hòa Tân Sửu sẽ đến, đến với toàn tín đồ Đạo Cao Đài, trên sông núi Việt Nam, ở hải ngoại và trong tâm hồn của toàn nhân loại.
 
Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa là thành ngữ dùng để chỉ ba yếu tố cần thiết giúp tạo nên sự thành công cho một sự kiện, một công việc, hay một điều gì đó do con người tạo ra.
 
Thiên Thời: có nghĩa là thời cơ, thời gian, thời điểm. Chữ quan trọng nhất ở đây không phải là chữ Trời mà là chữ Thời. Việc lựa chọn thời điểm này là do bản thân chúng ta chứ không một ông Trời nào có thể nói cho ta biết cả.
Địa Lợi: có nghĩa là khi làm bất kì một việc gì cũng phải cân nhắc xem bản thân mình có những lợi thế, thế mạnh nào, còn tồn tại những khó khăn nào.
Nhân Hòa: đó là sự Hòa hợp, đoàn kết của mọi người với nhau. Một tập thể đoàn kết, Hòa hợp sẽ mang lại sự thành công hơn hẳn so với một tập thể rời rạc, thiếu sự liên kết. 
 
Nói như vậy không có nghĩa là các yếu tố của Trời và Đất (Thiên Đia) không quan trọng bằng yếu tố Thời, Lợi và Nhân. Dĩ nhiên các yếu tố của Trời, Đất cũng sẽ chi phối vài phần trong sự thành công của con người nhưng yếu tố quan trọng trước hết vẫn là con người, vẫn là sự tính toán của con người.
 
Theo giáo lý Cao Đài, ý nghĩa của danh từ Nhân Hoà là sự Hòa hiệp, Hoà ái, cảm thông giữa người với người; là sự Hòa hợp, thuận Hòa, Hòa bình trong cuộc sống xã hội con người. Cũng trong ý nghĩa này, nhưng giáo lý Đạo Cao Đài mở rộng ý nghĩa của chữ "Hòa" trong một tầm Đạo cao hơn, vượt qua khỏi thế giới hữu hình:
"Chữ Hòa quý báu biết bao,
Bao trùm võ trụ, thấp cao cũng Hòa,
Đất Trời, do đó mà ra,
Phật Tiên do đó mới là siêu thăng."

             Các Đấng Thiêng Liêng cũng dạy về chữ Hòa: “Hòa là Hòa ái, Hòa hiệp, Hòa đồng, với ai cũng Hòa được hết”. Hòa là “cực điểm của tình thương”, nơi mỗi cá nhân, con người sẽ mở rộng tấm lòng ra để đối đãi với nhau, cảm thông nhau, tương trợ nhau, để không còn phân biệt, chia cách giữa người với người trong xã hội nhân sinh, phù hợp với nguyên lý căn bản của cái Hòa trong vạn hữu: "Hòa là một tiềm lực sinh động tạo nên mọi sự mọi việc".

              Trong Thánh Giáo Cao Đài, chúng ta thấy bài có chữ Hòa của Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai thật cũng vô cùng ý nghĩa: “Ðạo quí là tại Hòa. Các em nghĩ thử mà coi, Tạo Thiên Lập Ðịa cũng bởi Âm Dương Hòa Hiệp sanh hóa muôn loài, cũng bởi một chữ Hòa…, Các em thử nghĩ cái phẩm giá của kẻ ấy cao hèn là thế nào, người chẳng có Hòa là thế đó. Còn gia đình chẳng Hòa, thì cha con mích nhau, chồng vợ lìa tan, anh em ly tán. Còn trong luân lý chẳng Hòa, thì dân cư bất mục. Nước chẳng Hòa thì sanh ly loạn. Còn cả thế giới bất Hòa, thì nhơn loại đấu tranh. Vì vậy Thiếp khuyên các em dĩ Hòa vi tiên”.
                Đạo quí ở chữ “Hòa” tức Âm Dương Hòa Hiệp. “Theo Bí Pháp Chơn Truyền của cơ sanh hoá phải có đủ Âm Dương. Nền Tôn giáo nào có đủ Âm Dương thì mới vĩnh cữu”. Thể pháp của Đại Đạo đâu đâu cũng thấy sự Hòa một cách khít khao, do vậy mà Thể Pháp đã hiện hình Bí Pháp làm chơn truyền để phổ thông nền chơn Đạo của Chí Tôn trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ nầy. Điều Hòa là êm ái, Hòa thuận, là tượng trưng trật tự chung trong trời đất, và đạo Trung Dung của loài người.
 
“Theo Bí Pháp Chơn Truyền của cơ sanh hoá phải có đủ Âm Dương. Trong sanh quang chúng ta có điện quang Âm & Dương cũng như vạn vật có trống mái. Nền Tôn giáo nào có đủ Âm Dương thì mới vĩnh cữu”.
 
Điều Hòa là êm ái, Hòa thuận. Điều Hòa là tượng trưng trật tự chung trong trời đất, và đạo Trung dung của loài người. Đức Hộ Pháp dạy trong "Phương Luyện Kỷ - Đạo Cao Đài":
“Vũ trụ có điều Hòa thì càn khôn mới an tịnh.
Âm dương có điều Hòa thì vạn vật mới được sanh sanh hóa hóa.
Xã hội có điều Hòa thì dân chúng mới hưởng sự thanh bình.
Gia đình có điều Hòa thì mọi người mới an vui hạnh phúc.
Lễ nhạc có điều Hòa thì mới có tiết tấu âm thanh.
Thân thể con người có điều Hòa thì máu huyết mới lưu thông, khỏe mạnh.
Tâm trí có điều Hòa thì con người mới sáng suốt.
Trái với sự điều Hòa là hổn loạn, không trật tự”.
 
Người luyện kỷ cần giữ tâm tánh điều Hòa, tức giữ được cái đạo Trung Dung thì linh tâm mới thuần nhất mà soi sáng lòng mình hầu dìu độ đến chỗ tận thiện tận mỹ.
Muốn đạt được chữ Hòa thì ta phải biết thương yêu, mà muốn thương thì ta phải hiểu và tha thứ.
 
Người luyện kỷ cần giữ tâm tánh điều Hòa, tức giữ được cái đạo Trung Dung thì linh tâm mới thuần nhất mà soi sáng lòng mình hầu dìu độ đến chỗ tận thiện tận mỹ. Muốn đạt được chữ Hòa thì ta phải biết thương yêu, mà muốn thương yêu thì ta phải hiểu và tha thứ.
 
Ai cũng biết Hòa là quý, mà bởi từ đâu... và do ai... dẫn đến sự bất Hòa chia rẻ, sự kiện này Đức Chí Tôn đã khẳng định trong Thi Văn Dạy Đạo rằng:
“Mặt nhựt hồi mô thấy xẻ hai,
Có thương mới biết Đấng Cao Đài.
Cũng con cũng cái đồng môn đệ,
Bụng muốn phân chia hỏi bởi ai.”
 
Như vậy Đức Chí Tôn đã xác nhận rằng sự mất đoàn kết đưa đến phân chia chi phái là do từ con người, chứ không phải là do Thiên ý. Vì Thượng Đế tạo ra con người là một hữu thể tự do, Ngài ban cho con người có quyền quyết định lấy số phận của mình, đoàn kết hay chia rẻ là do mình lựa chọn, Ngài duy chỉ vì thương yêu nên ân cần dạy bảo mà thôi.
 
Có một nguyên nhân rất dễ dàng nhận thấy là trong chúng ta không mấy ai chịu chấp nhận cái nguyên lý “nhất nguyên” là Âm Dương tương hợp, mà cứ cố chấp vào “nhị nguyên” xem Âm là Âm, Dương là Dương, cái phải là phải, mà trái là trái, chứ ít người chịu nhìn nhận cái nhất nguyên: “Âm Dương là Một, phải trái là Một...”. Nên mới xảy ra sự bất Hòa, dẫn đến ly tán.
 
Danh từ "Nhân Hòa" phải được hiểu môt cách rộng rãi, là sự Hòa ái, tinh thần Hòa hiệp, sự cảm thông, sự bao dung mà con người phải có, thừa hưởng từ đức háo sinh của Đấng Tạo Hóa. Trong ý nghĩa đó, Nhân Hòa không chỉ là Hòa giữa người với người; mà còn giữa người với Trời Đất (Thiên Đia), với muôn loài; và nhất là Hòa với chính bản thân mỗi người, bao gồm cả Hòa trong phần thể xác và Hòa trong linh hồn. Bởi vì:
"Hòa là lẽ sinh tồn muôn thuở,
Hòa là đường vận số thành công,
Từ nơi sâu thẳm cõi lòng,
Biểu dương ra đến đại đồng Vạn Linh."
 
"Hòa là lẽ sinh tồn" của vạn loại, cho nên dù muốn dù không, con người vẫn đang cố gắng bằng nhiều cách để đạt được Nhân Hòa hầu giữ lại cho thế giới này một sự an bình hiện hữu.
 
Máy Tạo bởi chữ Hòa mà có, thì Càn Khôn Thế Giới cũng phải Hòa mới vĩnh cửu. Ðịa cầu nầy cũng phải Hòa mới toàn hảo, nhơn loại cũng phải Hòa mới trường tồn, chẳng khác nào xác thịt phải Hòa thuận cùng linh hồn mới mong đạt Ðạo.
 
Đức Chí Tôn dạy con cái của Ngài: “Thầy vui muốn cho các con thuận Hòa cùng nhau hoài, ấy là lễ hiến cho Thầy rất trân trọng. Phải chung lo cho danh Ðạo Thầy”.
 
Thánh giáo Đức Chí Tôn (1926): Dầu cho Thầy phàm tục cũng phải vậy; nếu đứa dở mà dạy cao kỳ, nó biết đâu mà hiểu đặng. Thầy cấm không cho dị nghị việc người; nhứt là đạo hữu của các con thì đừng phạm đến kẻo tội nghiệp; chi chi cũng phải nhớ quyết rằng có Thầy trong đó”:
Chẳng quản đồng tông mới một nhà
Cùng nhau một Ðạo tức một cha,
Nghĩa nhân đàng gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa.
 
Bốn chử “Dạy lẫn cho nhau” trong câu cuối của bài thơ trên, Thánh ý của Đức Đại Từ Phụ muốn chúng ta trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẩn nhau, sưu tầm nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên nhân tại sao bất Hòa, đồng thời tìm cách khắc phục, cầu nguyện hiểu nhau hơn để đạt được chữ Hòa theo đúng ý nghĩa thật sự của nó mà Thầy hằng dạy.
 
Chữ Hòa trên lý thuyết được lý giải rất rõ ràng sâu sắc, thế nhưng trong thực tế, chữ Hòa chưa được thực hiện đúng theo ý nghĩa thật sự của nó trong Đời và Đạo. Mỗi lần có dịp tụ họp ngồi lại với nhau, hoặc bất kỳ trong các hội nghị nào bất kể lớn hay nhỏ, đúng như lời Đức Phật Mẫu dạy, ai cũng đều nói được chữ Hòa một cách lưu loát. Nhưng thực hiện chử Hòa thì chưa được bao nhiêu, chính vì vậy trong tập thể mới có những rạn nứt, dẫn đến nội bộ chia rẽ, nội tình không ổn định. Như thế, thì việc an bang tế thế, phát triển tổ chức, Hòa hợp nhơn tâm có phải là điều xa vời, không tưởng được?
 
Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn dạy: “Thầy vì thương chúng sanh, tưởng công lao của mỗi đứa nên chẳng nỡ để cho mối Ðạo điêu tàn; nhưng nếu trong các con chẳng có đứa nào lãnh phần chế biến làm cho Hòa Thuận chung vui, để cho đến đỗi hiềm thù oán ghét nhau mà để trò cười muôn thuở, uổng công dìu dắt của Thầy bấy lâu, thì biển khổ sông mê là nơi các con chịu đời đời kiếp kiếp đó”.
 
Dựa vào lời dạy của Đức Chí Tôn về Hòa Thuận, Đức Hộ Pháp đã giảng dạy rõ ràng, ý nghỉa thực tế của chử Hòa hơn: “Máy tạo bởi chữ Hòa mà có, thì Thế Giới Càn Khôn cũng phải Hòa mới vĩnh cửu. Địa cầu nầy cũng phải Hòa mới toàn hảo, nhơn loại cũng phải Hòa mới trường tồn, chẳng khác nào xác thịt phải Hòa Thuận cùng linh hồn mới mong đạt Đạo”.
 
Lấy lớn mà định nhỏ, xem nhỏ mà tìm lớn, thi hài nầy nhờ Hòa khí mà thành hình, thì linh hồn cũng phải tùng theo phép Âm Dương Hòa Hiệp mới qui hồi cựu vị. Linh hồn bởi chữ Hòa khí mới có Đến thì tức nhiên phải nương theo Hòa khí mới có Về.
 
Tuy pháp bửu của các tôn giáo đã đoạt đặng vẫn nhiều, chớ cơ mầu nhiệm chỉ có chử Hòa là đủ. Nói rõ ra thì Tinh là thân thể; Khí là điễn lực nghĩa là trí lực; Thần là linh hồn; ba cái báu của mình ngày nào tương đắc, nghĩa là Hòa Hiệp cùng nhau, thì người mới mong đắc Đạo. 
 
Cơ Ðạo của Đức Chí Tôn đến lập buổi Hạ Ngươn Tam Kỳ Phổ Ðộ nầy duy lấy một chữ Hòa làm tôn chỉ. Có Hòa mới có Hiệp, có Hiệp mới có Thương, mà sự Thuơng Yêu là chìa khóa mở cửa Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và Bạch Ngọc Kinh y như lời Đức Chí Tôn dạy chỉ, nghĩa là phải Từ Bi Bác Ái mới đắc đạo vô vi, phải Hòa Hiệp mới có qui nhứt.
 
Đức Chí Tôn đã định khai đạo đặng thị chứng cho các Tôn Giáo biết nhìn nhau trong đường hành thiện, trừ tuyệt hại tranh đấu thù hiềm, làm cho thế giới đặng Hòa bình, thoát cơ tận diệt. Thể Đạo của Chí Tôn cũng phải nương theo chữ Hòa mới toan thành lập.
 
Đức Chí Tôn đã đến thế, hạ mình đặng làm Thầy dạy dỗ chúng ta, hằng trông mong giờ nào chúng ta biết Hòa hiệp nơi lòng bác ái từ tâm của Người, là hiệp làm một cùng Người, mới có đủ quyền hành độ tận chúng sanh qui hồi cựu vị; mà đã nhiều năm chầy rồi, thân thể hỡi còn rời rã ngất ngơ, chơn thần hỡi còn dật dờ mê muội, thì thế nào các Đấng Thiêng Liêng hiệp một cùng Đời cho đặng, hầu mong sửa cải Thiên Thơ, tụ hội các nguyên nhân đem vào cửa Đạo.
 
Vì năm Đạo phân chia làm cho nhơn tâm bất nhứt, nhân loại nghịch lẫn nhau, Đức Chí Tôn đến đặng hiệp lại một nhà, ước cho con cái của Người biết Thương Yêu Hòa thuận. Thầy dùng: phép là lương tâm, quyền là công bình, bác ái, mà làm cho cả nhơn loại thấy rõ mặt Thầy, hầu nhìn lẫn nhau trong Thánh Đức của Thầy, mà cộng yêu Hòa ái.
 
Các hành giả khi đạt được Tâm Trời Đất chính là lúc Tâm với Đạo là một. Tâm ấy có một nguyên lý là làm sao cho mọi sự được quân bình, mọi việc được hài Hòa, mọi người đều an lạc. Được như thế, giáo lý  Đạo gọi là Đắc Nhất và Tâm Đắc Nhất là Tâm vô phân biệt, nhưng nhờ Hòa nhã đó mà hành giả thực hành được Đạo:
"Đắc Nhất Tâm rồi, thế mới yên,
Muốn Tâm đắc Nhất phải tham thiền;
Tham thiền Tâm sẽ Hòa muôn vật,
Hòa ấy làm nên Đạo phối Thiên."
 
Hòa là để làm tròn sứ mạng. Trên đường thực thi sứ mạng trọng đại với nhiều gian khổ, hành trang mà người môn đệ của Đức Cao Đài luôn mang theo bên mình phải là: đức độ khoan dung, khiêm cung Hòa ái, giữ đạo hạnh, rèn luyện đạo tâm, thương yêu, kiên nhẫn, trì thủ, hy sinh, thành thật, chia sẻ hiểu biết. Đó là những bửu bối vô giá giúp các bậc Nguyên Nhân giữ tròn Thiên mạng, hành đúng Thánh ý cho sự tiến triển nhịp nhàng đúng theo Thiên Cơ dĩ định, cũng là cơ hội tất yếu cho tất cả con cái Đức Chí Tôn trở về cội nguồn Thiêng Liêng Hằng Sống, bất sinh bất diệt, trường tồn vĩnh cửu.
 
Có Nhân Hòa Xuân mới thành Xuân. Như đã nói Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa là Tam Tài (Thiên Địa Nhân) tức là Tam Bửu, được định vị theo thế chân vạc trong vũ trụ, thiếu một trong ba thì hoàn cầu không ổn định, nhân loại khó mà đạt đến thành công.
 
Đức Hộ Pháp cũng đã nói nền Độc Lập của nước nhà không ai có quyền giữ mà ta phải đòi, hỏi, xin. Trái lại, ta phải đoàn kết cùng nhau Hòa hiệp, đoàn kết để tạo thành, vì nền Độc Lập chính là quyền sở hữu của ta. Tuy nhiên tất cả còn tùy thuộc vào ba yếu tố quan trọng là Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hoà. Năm 1950, trong bài thi “Bắc Du Cảm Tác” gởi tặng cho đồng bào miền Bắc, Đức Hộ Pháp viết:
 
Non nước hồn thiêng đã tỉnh dần,
Xuân Thu xưa, nay đổi Thu Xuân.
Nam Phong đỡ vững xa thơ Hán,
Bắc tục xô nghiêng đảnh nghiệp Tần.
Bác Ái là đề thi tiến hóa,
Nghĩa Nhân ấy mục định duy tân.
Thiên Thời Địa Lợi đôi điều sẵn,
Chỉ thiếu Hòa Nhân để hiệp quần.
* Đức Phạm Hộ Pháp.
(Trích từ Đặc San Thông Tin số 5, 05-1970)
Đức Hộ Pháp Ban Phép Lành tại TT Phnom Penh Vào Mùa Xuân Năm 1957
 
Mỗi năm một lần, khi Tết đến Xuân về, chúng ta thấy các chợ hoa trưng bày rất nhiều hoa và cây kiểng rất đẹp. Có được những tác phẩm nghệ thuật vô giá, thu hút được nhiều người đến dự xem và mua, đòi hỏi phải có giống tốt, kết hợp với sanh khí của trời, phù sa mầu mỡ của đất, phân nước đầy đủ, nhưng điều quan trọng là phải có bàn tay khối óc, sự siêng năng cần mẫn, phải đầu tư nhiều công sức vào trong đó của những nhà mỹ thuật, mới đem lại thành tựu như thế.
 
Tín đồ Đạo Cao Đài, nhiều năm qua, đã họp lực cùng nhau bỏ công sức xây cất nhiều cơ sở Đạo: các Thánh Thất, các Điện Thờ Phật Mẫu, các Trung Tâm Sinh Hoạt, ở quốc nội và hải ngoại để phổ độ Đạo Thầy. Các cơ sở Đạo được đồng Đạo tu chỉnh, gìn giử rất là thanh khiết, tráng lệ, huy hoàng đẹp đẻ, sang trọng để cho đồng đạo có nơi cầu nguyện, dâng lể Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng.
Thánh Thất Cao Đài đường Orangewood Dr., Garden Grove, California
 
Tục lệ đi Thánh Thất đầu năm trong Đạo Cao Đài vào mùa Xuân Tết Nguyên Đán đã trở thành tục lệ quen thuộc, được coi là nét văn hóa đẹp của người tín đồ Cao Đài, để cầu nguyện những điều tốt lành cho bản thân, gia đình mạnh khỏe Hòa thuận, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, thế giới Hòa bình, chúng sinh an lạc trong năm mới. Đi lể Thánh Thất không đơn giản chỉ là để cầu nguyện mà còn là khoảnh khắc tín đồ thành tâm Hòa mình vào chốn tâm linh, cầu nguyện với Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng.
 
Thiên Thời và Địa Lợi, Trời che Đất chở đó là tình Tạo Hóa, đức háo sanh trưởng dưỡng của Thiên Địa. Muôn loài vạn vật nhờ đó mà sanh sôi nẩy nở theo định luật của Đấng Hóa Công. Nhưng muốn duy trì và phát triển trường tồn, con người phải biết tôn ti trật tự, trên thuận dưới Hòa, sống theo guồng máy thiên lương, là tính thiện, là tánh lành trong mỗi con người đã được Đức Chí Tôn phú bẩm khi cất tiếng chào đời.
 
Phải kết hợp nâng cao nhiệt tâm Nhơn Hòa. Mỗi tín đồ Đạo Cao Đài đều có bầu nhiệt huyết đang cháy bỏng trong lòng khi đã ý thức được sứ mạng phổ độ Kỳ Ba. Lòng yêu của Đức Chí Tôn giúp cho các Nguyên Nhân khi rời cung Bạch Ngọc, xuống trần phổ Đạo lập vị, nếu chúng sanh không giác ngộ tu hành, thì con đường phản bổn hoàn nguyên trở về ngôi vị cũ khó khăn lắm. Đáp lại tình yêu Thiêng Liêng đó, tất cả con cái của Đức Chí Tôn hãy nhiệt tâm nhiệt thành, không chỉ hô hào vận động, mà phải thực hành thành tâm “nhơn Hòa”, để mọi người cùng hưởng một mùa Xuân an bình đúng nghĩa, thuận tùng Thiên lý.
Lể Cúng trong Đền Thánh Tòa Thánh Tây Ninh
 
Đức Thường Cư Nam Hải Quan Âm Bồ Tát dạy: Thiên Lý đã vận hành cơ phản bổn, thì nhơn tâm cũng phải minh định quay về sống trong Thánh Đức, thực hành Thế Đạo Đại Đồng an dân thì lo gì nhân loại không hưởng thái bình an lạc. 
 
Đã thấy hậu quả của sự bất Hòa rồi, tất nhiên cũng phải thấy đức tánh nhu Hòa là cần thiết như thế nào cho đời sống tập thể được Hòa hiệp. Chữ "Hòa" là một trong những chữ có sức hấp dẫn mạnh nhất. Trong mọi từng lớp xả hội, thời đại, và nhất là trong thời đại bây giờ, cái Hòa thật là quý báu. Người xưa thường nói: "dĩ Hòa vi quý" (lấy Hòa làm quý). Bốn chữ giản dị ấy có một công dụng ích lợi vô cùng. Những ai lấy nó làm phương châm, thì bất luận việc lớn việc nhỏ đều thành tựu dễ dàng hơn. Trái lại, những ai khinh thường nó, thì công việc chung thường không bao giờ có kết quả tốt đẹp.
 
Trong mọi điều kiện thuận lợi cho sự thành công, cái "Hòa" được đặt lên trên tất cả.
Chẳng thế mà Đức Khổng Tử trong sách Nho đã dạy: "Thiên Thời bất như Địa Lợi, Địa Lợi bất như Nhân Hòa". (Thời Thế thuận không bằng Địa Thế lợi, Địa Thế lợi không bằng nhân Tâm hay Nhân Hòa). Xem thế thì đủ biết: yếu tố Hòa là quan trọng hơn hết trong mọi việc, mọi tổ chức. Gia đình Hòa thì gia đình có hạnh phúc; nước nhà Hòa thì nước nhà được thạnh trị; nhơn loại Hòa thì thế giới an lạc.
 
Ngày nay, từ cường quốc cho đến nhược tiểu, mọi nước đều lo chuẩn bị chiến tranh, nhưng mọi lòng người, trừ người chế tạo và buôn vũ khí, tất cả đều khao khát Hòa bình. Hai chữ "Hòa bình" được nêu lên làm một khẩu hiệu đẹp đẽ nhất, mầu nhiệm nhất, để lôi kéo, kết hợp lòng người họp chung lại với nhau. 
 
Mùa Xuân năm Bính Thân (1956), trong bài thi “Tân Niên Khai Bút” đề ngày mùng 3 tháng Giêng năm Bính Thân, Đức Hộ Pháp khuyên dân chúng phải biết dụng chử Hòa vì điều nầy rất là hửu ích trong việc giúp cho dân chúng an khang, quốc gia thịnh vượng:
Vẫn gánh non sông đến tuổi già,
Đòn tâm làm mạnh thế tài ba.
Đòi phen kiên nhẫn dìu hồn nước,
Lắm lúc truân chuyên giữ Đạo nhà.
Tánh đức cổ truyền trừ giặc loạn,
Nghĩa nhân pháp bửu dẹp can qua.
Hồng Ân đã sẵn làm thao lược,
Ích quốc an dân dụng chữ Hòa.
* Đức Phạm Hộ Pháp.
(Trích từ Đặc San Thông Tin số 8, 07-1970)
 
Xin nhắc lại, mùa Xuân năm Đinh Mão 1927, Đức Chí Tôn đã khuyên dạy các môn đệ của Thầy: “Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa”.
 
Năm Tân Sửu 2021 đến, khi Xuân về, nắng Xuân ấm áp, gió Xuân mát mẻ, thì lòng người phải Hòa hợp cùng thiên nhiên, phải khoan dung rộng mở, thương yêu giúp đỡ, người vật tương đồng, không phân biệt, không kỳ thị. Được như thế, mới thực hiện đúng theo lời dạy: “Có nhân Hòa Xuân mới thành Xuân”, mới hưởng được một mùa Xuân miên viễn trong tình Tạo Hóa, trong đức háo sanh vô biên của Thiên Địa (Trời Đất):
Con hãy giữ dĩ Hòa vi quý,
Hòa mới tường đạo lý cao siêu,
Mới không phạm luật Thiên điều,
Mới mong anh dắt, em dìu sớm hôm.
 
Đức Hộ Pháp giảng về Pháp Chánh Truyền có đọan: “Chí Tôn đã đến thế, hạ mình đặng làm Thầy dạy dỗ chúng ta, hằng trông mong ngày giờ nào chúng ta biết “Hòa Hiệp” nơi lòng từ tâm bác ái của người là hiệp làm một cùng người (Thiên Nhân Hiệp Nhất), mới có đủ quyền hành độ tận chúng sanh quy hồi cựu vị”.
 
Nếu mùa Xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là sự tốt đẹp của tâm hồn chúng ta. Nói cách khác, tìm được nơi an trú của tâm hồn, cảm nhận sự an lành trong khoảnh khắc, hay trong miên viễn; đó là mùa Xuân của Đạo. Các bậc chân tu nhìn thấy cành Mai khiến các Ngài nhận ra thật tướng của các pháp và cảm nhận sự an lành. Sự thấy biết tỉnh giác như vậy được coi là mùa Xuân trong cửa Đạo, hay mùa Xuân của sự tỉnh thức, của sự yên lặng, an hòa, không hoạt động bên ngoài, nhưng hiện hữu ngời sáng thế giới tâm linh là nét đẹp của mùa Xuân dưới mắt các bậc chân tu Đạo hạnh. 
 
Trong ngày Lể Vía Đức Chí Tôn hàng năm, món quà “quí báu” nhất dâng lên Thầy chính là sự Hòa Hợp của các tín đồ Đạo Cao Đài như lời Thầy dạy: “Thầy vui muốn cho các con Thuận Hòa cùng nhau hoài, ấy là lễ hiến cho Thầy rất trân trọng.” 
Múa Rồng Nhang mừng Đại Lễ Đức Chí Tôn ở Tòa Thánh Tây Ninh - Mậu Tuất 2018 (ảnh Chợ Tây Ninh)
 
Đầu năm Tân Sửu, tình hình dịch Covid-19 bắt đầu từ đầu năm 2020 (Canh Tý), ngày càng nghiêm trọng hơn trên khắp hoàn cầu. Giữa cảnh đau buồn, chết chóc lan tràn gây bởi đại dịch Covid-19, chúng ta vẫn hy vọng tương lai sẽ tốt đẹp hơn, niềm hy vọng đó không chỉ dựa vào sự cố gắng nỗ lực mỗi ngày của con người, mà còn dựa vào lòng thương xót, yêu thương mà “đối với con người thì không thể, nhưng đối với Thượng Đế thì không có gì là không thể”.
 
Năm Tân Sửu đến, xin thành tâm cầu nguyện Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng ban Niềm Tin và Hồng Ân đến toàn nhân loại.
 
Thay lời kết, xin gởi đến đồng Đạo bài thơ “Tâm Xuân Tân Sửu”, một mùa Xuân Tân Sửu sắp đến trong cơn đại dịch Covid-19 đã và đang hoành hành, gây “đại nạn” cho nhân loại trên toàn cầu:
 
Tâm Xuân Tân Sửu
Đầu năm Tân Sửu phổ vần thơ,
Diểm sắc mùa Xuân nhạc pháo sơ.
Chúc tụng trần gian trăm điểm sáng,
Kính mừng Tâm Đạo vạn niềm mơ.
Vườn Mai én liệng cung đàn xướng,
Cõi phúc mây vờn điệu Thánh Thơ.
Để dạ lòng thành vun Phật tánh,
Trau giồi đức hạnh hưởng Huyền Cơ.
* QS Nguyễn Thanh Bình
Cảnh Chợ Tết Nguyên Đán ở Sài Gòn Trong Mùa Xuân Tân Sửu (2021)
 
" Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tác Ma Ha Tát ".
 
Trân Trọng,
Mùa Xuân Tân Sửu trong đại dịch Covid-19
Midland MI, USA ngày 24-01-2021
Quốc Sĩ Nguyễn Thanh Bình
 
ĐĐTKPĐ/TTTN
Ban Thế Đạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét