Đạo Tâm - Tịch Đạo - Chơn Pháp Đạo Tâm - 2/2 (Quốc Sĩ, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình)

Nói tóm khác, muốn thực hiện lại iệp Thiên Pháp phải Qui Tâm Hiêp Thiên Thượng và Hiêp Thiên Hạ. Đó là phương cách luyện Tinh Khí Thần vô cùng diệu dụng của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được để thực hiên qua hai câu liễn trước Hiệp Thiên Đài:

" HIỆP NHẬP CAO ĐÀI BÁ TÁNH THẬP PHƯƠNG QUI CHÁNH QUẢ.
THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO NGŨ CHI TAM GIÁO HỘI LONG HOA."
Huỳnh Đạo là Đạo Vàng hay Đạo Tâm do Mẹ Thiêng Liêng lãnh Đạo
Vậy thì Tinh Khí Thần là gì? Là Tam Bửu và sự Huờn Nguyên Tam Bửu: Tam Bửu là Tinh, Khí, Thần, ba món báu này nếu kẻ học có đầy đủ phước đức, gặp Chơn Sư truyền dạy và cứ theo Chơn truyền ấy thực hành đúng mức thì sẽ Huờn nguyên Tam bửu thành một "Đệ nhị xác thân" mang danh là Chơn thần. Trước khi nói đến phương pháp tu học, chúng tôi xin lược bàn sự cấu tạo Nhơn hình để minh xác Tam bửu. 33

Chu Hối Am là một danh Nho đời nhà Tống (Trung Hoa) sanh vào khoảng 1130-1200 nói rằng :
"Trong khoảng Trời Đất có Lý, (Phần lý của Trời đất ở nơi người gọi là Tánh, chỗ nầy Đức Chí Tôn nói rằng "Thầy phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật". Danh từ tuy khác nhưng lựu trung vốn một. Lý là Đạo thuộc Hình Nhi Thượng, là gốc sanh vạn vật. Khí là Khí cụ thuộc Hình Nhi Hạ, là đồ để sanh vật. Bởi thế nên người với vật sanh ra ắt có bẩm cái Lý ấy, rồi sau mới có Tánh; có bẩm Khí ấy rồi sau mới có Hình". (Thiên Địa chi gian: Hữu lý, hữu khí. Lý giả dã Hình Nhi Thượng chi đạo dã, sanh vật chi bản dã. Khí giả dã Hình Nhi Hạ chi Khí dã, sanh vật chi cụ dã. Thị dĩ nhơn vật chi sanh tất bẩm thử Lý, nhiên hậu hữu Tánh, tất bẩm thử Khí, nhiên hậu hữu hình. (Nho giáo Trần trọng Kim)

Theo lẽ nầy mà suy: tánh người là Lý của Trời Đất. Lý ấy ở trên cõi Vô cực thì không tên (Vô danh) nhưng khi tác động đến Vũ trụ thì gọi Lý thiên nhiên, hay Lý THÁI CỰC: còn khi tác động đến người thì gọi là Mạng Trời, Thiên Lý, Tánh bản nhiên, hay Đạo. Sách Trung Dung nói rằng: "Thiên mạng chi vị Tánh : Suất Tánh chi vị Đạo". Nghĩa là Mạng Trời gọi là Tánh. Tuân theo Tánh gọi là Đạo. Vậy chúng ta nên nhớ rằng: Mạng Trời, Thiên Lý, Tánh, hay Đạo, tuy nhiều danh từ, nhưng tựu trung có một mà thôi. Thân thể người ta ngoài sự do hình hóa của Cha mẹ, còn một phần tinh anh nữa gọi là Khí chất của Vũ trụ cấu thành. Ấy vậy nên châu thân gồm có ba phần chánh là: Nhục thân, Khí phách và Thần hồn. Đạo gọi đó là Tam Bửu kể như vầy:
1 - Tinh là phần tinh hoa của Nhục thân (Đệ nhứt xác thân).
2 - Khí là một thứ Hơi (Phách) lưu hành trong Nhục thân, (Đệ nhị xác thân ).
3 - Thần là giác tánh của Nhục thân (Đệ tam xác thân).

Tóm lại : Thân thể người ta gồm đủ mọi lẽ Huyền diệu của Trời Đất và mọi Khí chất của Vũ trụ (Thái Cực, Âm Dương, Ngũ hành Khí) cấu thành cho nên sách Nho nói rằng :

"Nhơn giả kỳ Thiên địa chi đức, Âm Dương chi giao, Quỉ Thần chi hội, Ngũ hành chi tú Khí dã". Nghĩa là người ta là cái đức của Trời Đất, chỗ giao hợp của Âm Dương, tụ hợp của Quỉ Thần và Khí tinh anh của Ngũ hành.

Vậy đủ rõ trong số vạn vật, duy Nhơn loại là đứng đầu, vì lẽ ấy nên người ta có thể thành Đạo trong một đời tu, nếu người ta thành tâm, thiện chí học tập.

Về phương pháp Huờn Nguyên Tam Bửu là "Tâm Học". Pháp môn nầy phải do Đức CHÍ TÔN, hoặc một vị Tiên Phật truyền dạy mới nên được: Vì thế nên trước khi thực hành Tâm pháp, kẻ học phải tu Tâm, dưỡng Tánh, đến Công viên Quả màn, nghĩa là công quả nội, công quả ngoại đầy đủ (Tam Công theo Đạo Cao Đài) và Tánh bản nhiên có thể cảm ứng với Thái Cực Thánh Hoàng, hay Tiên Phật, để lãnh hội Tâm pháp ấy thì mới được. Lẽ như vậy nên lớp học nầy dành cho một số ít người Đại chí và có đầy đủ phước đức mà thôi.

Tam Bửu Trong Phép Luyện Đạo
Ba chữ "Tinh, Khí, Thần" trong trường hợp Luyện đạo có ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn với trường hợp dâng Tam bửu cúng Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.

Chúng ta đọc đoạn Thánh Ngôn sau đây của Chí Tôn:
TNHT: "Thầy cắt nghĩa: Mỗi kẻ phàm dưới thế đều có hai xác thân: một cái phàm gọi là Corporel, còn một cái thiêng liêng gọi là piritu l. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra, nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thể thấy đặng mà cũng c thể không thấy đặng.
Cái xác vô hình huyền diệu thiêng liêng ấy do nơi TINH KHÍ, THẦN mà luyện thành.
Nó nhẹ nhàng hơn hông hí. Khi nơi xác phàm xuất ra thì lấy hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập.
Còn khi đắc đạo, mà có TINH, KHÍ, không có THẦN thì không thế nhập mà hằng sống được. Còn có THẦN không có TINH, KHÍ thì khó huờn đặng Nhị xác thân.

Vậy ba món báu đó phải hiệp mới đặng.
Nó vẫn là chất tức hiệp với không khí Tiên Thiên, mà trong khí Tiên Thiên thì hằng có điển quang. Cái chơn thần buộc phải tinh tấn, trong sạch, mới nhẹ hơn không khí, ra khỏi ngoài Càn Khôn đặng.
Nó phải có bổn nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh, Tiên, Phật đặng. Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất chơn thần tinh khiết."

Trong Đại Thừa Chơn Giáo, có giải về Tinh Khí Thần, xin trích ra sau đây:
"Như con người lo lắng, vọng tưởng điều nầy sự nọ thì lao Thần; còn ham muốn mơ mộng phú quí vinh hoa thì tản Khí; bằng say đắm tình trường dục hải thì tổn Tinh.
Hễ Tam Bửu hao mòn thì nào khác chi ngọn đèn tàn, dầu hao tim lụn, leo lét canh khuya, khi mờ khi tỏ, tất nhiên một hồi phải tắt ngay. Vả như Tam Bửu hư hoại thì tự nhiên Ngũ Hành, Ngũ Tạng cũng phải xiêu bè suy nhược theo nhau."

"Muốn Tam huê tụ đảnh, phải: bảo Tinh, dưỡng Khí, tồn Thần. Luyện chơn dưỡng tánh để cho TINH hoá KHÍ, KHÍ hóa THẦN, THẦN huờn HƯ. Ba báu qui về tại kim đảnh là thành đạo."

Vậy trường hợp Luyện đạo trong Tịnh Thất, luyện Tam Bửu Tinh Khí Thần hiệp nhứt, tức là luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hiệp Thần, luyện Thần huờn Hư chúng ta có thể giải thích ý nghĩa của ba chữ: Tinh, Khí, Thần như sau đây:
1 . TINH: Tinh là chất tinh túy nhất trong xác thân của con người, do máu huyết lọc ra kết lại mà thành. Nhờ nó mà con người di truyền nòi giống. Do đó, cái Tinh ấy được gọi là Chơn Tinh.
2 . KHÍ: Khí là cái lưu chất tạo thành sức mạnh trong cơ thể con người, nên được gọi là Khí chất hay Khí lực. Đó là dưỡng khí trong hơi thở và các chất bổ dưỡng do thức ăn vào. Người mà ham mê danh vọng, phú quí vinh hoa thì phải tính toán trăm mưu ngàn chước, làm việc quá sức, hao mòn thân thể, khí lực suy yếu, tức là bị tản Khí.
3 . THẦN: Thần là cái trí não khôn ngoan sáng suốt hiểu biết của con người. Nó có được là do bộ óc, nên gọi là Trí óc hay Trí não. Não bộ là của thể xác, nhưng sự hiểu biết là của chơn thần. Khi thể xác chết, bộ óc chết theo, nhưng cái trí hiểu biết vẫn không mất vì nó là của chơn thần.

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: "Thầy hỏi: Vậy chớ cái trí khôn của con người biết thương ghét, vui buồn, mà toàn trong nhơn loại đều có, khi rốt cuộc thì trí khôn ấy đi đâu?
Không lẽ cái trí khôn ngoan dường ấy mà cũng mất đi đặng sao các con?
Thầy hỏi như vậy đặng cho các con mỗi đứa về suy nghĩ mà trả lời cho mình. Hễ trả lời phù hạp thì dễ biết Đạo, còn ngu xuẩn cũng huờn ngu xuẩn... "
Ở đời, ai ai cũng phải làm việc mới có mà ăn, phải tính toán phương nầy chước nọ để có nhiều tiền bạc của cải, rồi phải cưới vợ hay gả chồng mới sanh con nối hậu.
Nếu Tam Bửu Tinh Khí Thần hao mòn, thì mạng sống khác chi ngọn đèn tàn trước gió, chẳng mấy chốc đèn tắt, mạng sống chấm dứt.

Nếu muốn sống lâu, tức là muốn bảo tồn cái mạng sống cho được lâu dài thì phải trừ bỏ các điều hại đã nói ở trên đã làm hao tổn Tinh Khí Thần, tức là phải: bảo Tinh dưỡng Khí, tồn Thần.
Tinh, Khí, Thần là biểu hiện quá trình chuyển hóa vật chất (Tinh) thành năng lượng (Khí) mà hình thức cao nhất là Thần. Sự chuyển hóa nầy xảy ra trong cơ thể một cách liên tục, ngừng lại là chết.

Nếu muốn siêu phàm nhập Thánh: tức là muốn đắc đạo thành Tiên Phật tại thế, thì phải Luyện đạo, luyện Tam Bửu Tinh Khí Thần hiệp nhứt và huờn Hư.
Muốn luyện đạo như vậy, phải chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: luyện Tinh hóa Khí.
Giai đoạn 2: luyện Khí hiệp Thần.
Giai đoạn 3: luyện Thần huờn Hư.

Phương pháp luyện đạo nói trên là Bí pháp tâm truyền, dành cho bực tu Thượng thừa, luyện đạo trong Tịnh Thất.
Luyện được thì đắc đạo, thành Tiên, Phật tại thế. Tuy còn sống nơi cõi trần, nhưng linh hồn và chơn thần của người đắc đạo có thể xuất ra lúc nào tùy ý để vân du đến các cõi trời, giao tiếp với các Đấng thiêng liêng. Khi không muốn đi nữa thì trở về, linh hồn và chơn thần nhập trở lại vào thể xác, qua cái cửa nê huờn cung nơi đỉnh đầu.


Như trên đã nói nét đặc sắc của Đạo Cao Đài là kết hợp Thiên Thượng Thiên Hạ, Vô Vi Hữu Hình, Trời Người tạo thành năng lực vô cùng chuyển vận càn khôn vũ trụ: Thiên Nhơn Hiệp Nhứ. Ý nghĩa là Trời và Người hiệp lại làm một. Hiểu một

cách rộng rải hơn Thiên Nhơn Hiệp Nhứt nghĩa là ý Trời và Lòng Người đồng nhau, hiệp nhau trên bình diện Ðạo Lý để khai Ðạo cứu Ðời. Ðó là mục đích đầu tiên. Thiên Nhơn Hiệp Nhứt trong Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ: L ng người khẩn nguyện, Thiên ơ ận chuyển đúng lúc Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ khai mở tại xứ Việt Nam. Đó cũng là điểm hệ trọng của Hiệp Thiên Đài. Thánh Giáo Đức Chí Tôn dạy: Hiệp Thiên Đài còn Đạo còn, Hiệp Thiên Đài mất Đạo mất.

Trước khi Thầy lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài, Thầy kêu "Cả chư Môn Đệ khá tuân mạng" thì Thầy đã chỉ rõ rằng: Thầy lập Hiệp Thiên Đài rất trọng hệ là dường nào. Sự trọng hệ ấy là chi? Sau đây nên giải rõ:
Cơ Tạo Hóa chỉ có hai bí mật tối trọng, một là quan sát sự hữu hình, hai là xét đoán sự vô vi; quan sát sự hữu hình thì dễ, mà xét đoán sự vô vi vẫn rất khó; hữu hình với vô vi chỉ phân nhau với màn bí mật. Từ thuở tạo Thiên Lập Địa, dầu cho bậc Trí Thức Nhơn Sanh đặng tấn hóa lên tới bậc Đại giác đi nữa, cũng chưa hề có phương thế hé trọn vẹn màn bí mật ấy, mà dòm qua phía vô vi cho đặng, nhưng nhơn sanh đã có sẵn nơi tay một cái chìa khóa, là xem cơ tương đắc của hữu hình và vô vi trong sự sanh họat của vạn vật. Vô Vi và Hữu Hình phải hiệp làm một, mới thuận theo cơ tạo.

Trời Đất có Âm Dương, vạn vật có thể phách, nhơn loại có xác hồn. Sự sống của vạn loại trong Càn Khôn Thế Giái chỉ nhờ có vật chất và tinh thần tương hiệp mới thành hình; cả vật chất hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn, Thiên hồn đều khác đẳng cấp nhau, nên hình thể cũng biến sanh ra khác. Vật chất không giống thảo mộc, thảo mộc không giống thú cầm, thú cầm không giống người, người không giống Thần, Thần không giống Thánh, Thánh không giống Tiên, Tiên không giống Phật, Phật không giống Trời. Nói tóm một lời, hình thể Tâm thần đều khác hẳn.

Trời Người hiệp một là Thiên Thượng Thiên Hạ hiệp một. Chỗ hiệp là Hiệp Thiên Đài, là trống Lôi Âm trong Nữ Đài và Chuông Bạch Ngọc trong Nam Đài, là Tịnh Tâm Đài, theo qui luật Bác Ái Công Bình. Trời Người hiệp một cũng ở trong muôn vàn thứ thị hiện khác, kể cả việc Đạo việc Đời (miễn là đúng qui luật công chánh của Công Bình Bác Ái). Có sự hội hiệp trong việc soi sáng Lý Pháp, Tâm Pháp và sự đứng sau lưng mà đưa Chư Phật vào Hư Vô Chi Khí nữa. Khí Hư Vô là Thiên Nhãn, là sự Cao Minh vô tướng. Khí Hư Vô (có vẻ như là Vô nhưng chứa cả Vạn Hữu) sinh ra có một mình Thầy, vào với Khí Hư Vô để hiệp một với Thầy. (Chơn Pháp Cao Đài 2016)

Vật chất phải tùng lịnh tinh thần mà lập thành hình tượng. Cái cớ hiển nhiên là hình thể của nhơn loại cũng phải tùng tinh thần mà biệt phân đẳng cấp. Kẻ hung bạo thì hình dung cổ quái, còn người lương thiện thì tướng hảo quang minh; nhờ đó mà cổ nhơn xem tướng đoán tánh người. Xác phải phù hạp với hồn, cũng như vật chất phải phù hạp với tinh thần; vật chất vốn hữu hình, mà tinh thần lại vô vi, vô vi cùng hữu hình phải tương đắc, thấy hữu hình đoán vô vi, biết vô vi mới định quyết hữu hình.

Ấy vậy Cửu Trùng Đài là xác, Hiệp Thiên Đài là hồn. Đã nói rằng Cửu Trùng Đài là Đời, tức nhiên là xác của Đạo, còn Hiệp Thiên Đài là Đạo, tức nhiên là chơn thần của Đạo, vậy thì xác thịt có định hạn lệ đẳng cấp, chớ chơn thần chẳng hề định hạn lệ đẳng cấp đặng. Nhiều Đấng Thiêng Liêng cao mà lại tái thế muốn ra hèn hạ, còn cũng có nhiều Đấng Thiêng Liêng thấp mà lại nhờ một phen đắc Đạo lập vị cao trọng tột phẩm, vậy thì Thiêng Liêng không có giới hạn tức là Đạo không có giới hạn. Ấy là cơ bí mật của Đạo vậy.

Tất cả chúng ta cũng đều thấy rằng: Thầy không quyết định trách nhậm của mỗi người Chức Sắc Hiệp Thiên Đài, bởi cớ mà gây nên lắm điều trắc trở trong phẩm trật của cả Thiên Phong. Nghĩa là: để tự nhiên cho cả Chức Sắc Hiệp Thiên Đài lập vị mình, thế nào cho xứng đáng cùng phẩm định.

Kiến Trúc Hiệp Thiên Đài
1. Phần Hữu Hình (thuộc về Thể Pháp)
Từ xa nhìn thấy 2 tháp vuông hao hao giống kiến trúc nhà thờ công giáo nhưng nếu hiểu được đó là biểu tượng nguyên lý Âm (Lầu Trống), biểu tượng nguyên lý Dương (Lầu Chuông) thì chúng ta nhận diện được ngay bản sắc kiến trúc của văn hóa tôn giáo Cao Đài (10). Hai cái tháp vuông, cao tượng trưng cho nguyên lý Âm Dương (trích trong “Kiến Trúc Cao Đài), đó là:
- Đứng phía trước mặt tiền mà ngó vào thì Đền Thánh chỉ phô ra phần thứ nhất là Hiệp Thiên Đài tức là nơi để thông công với Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng Thượng Đẳng.
Hiệp Thiên Đài gồm có:
- Bên Hữu: Bạch Ngọc Chung Đài (lầu chuông, biểu tượng nguyên lý Dương)
- Bên Tả: Lôi Âm Cổ Đài (lầu trống, biểu tượng nguyên lý Âm)

Chính giữa chánh Điện có ba từng:
- Từng dưới đất
- Từng lầu thứ nhất và lầu thứ nhì

Bạch Ngọc Chung Đài: (biểu tượng nguyên lý dương) Ở về bên hữu tức là cái đài có chuông bằng ngọc trắng nhưng hai chữ Bạch Ngọc là do chữ Bạch Ngọc Kinh mà ra. Ý nói chuông ấy là do nơi Thiên Đình mỗi khi đánh chuông thì tiếng ngân của nó thấu đến Phong Đô, mười cửa ngục đều mở để cho các âm hồn giác ngộ sám hối tiền khiên để được độ rỗi.

Lôi Âm Cổ Đài: (biểu tượng nguyên lý âm) tức là đài trống sấm nhưng hai chữ Lôi Âm cũng từ trong ba chữ Lôi Âm Tự, là ngôi đền của Đức Phật Thích Ca ngự cõi Tây Phương. Mỗi khi có cúng Đại lễ, Lôi Âm Cổ nổi lên ba hồi, mỗi hồi 12 chập, mỗi chập 12 dùi thì Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật phải đến chầu Ngọc Đế (12x12x3= 432).

Từ bên ngoài, đi vào Đền thánh theo chính diện, phải bước lên năm bậc thềm bằng đá mài màu nâu, tượng trưng cho năm cấp tiến hóa của con người: Người, Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Đi qua khỏi các cột rồng và cửa chính thì tới Tịnh Tâm Điện, ngụ ý con người trước khi vào bên trong Đền thánh phải dọn lòng thanh tịnh (trong sạch). Đi qua khỏi Tịnh Tâm điện thì tới Hiệp Thiên Đài. Đứng ở đây nhìn thẳng về trước là BÁT QUÁI ĐÀI, phần giữa có chín cấp là Cửu Trùng Đài được xây từ thấp lên cao. Điều này có nghĩa là trước khi đến Bát quái đài (Trời) con người phải đi qua Hiệp Thiên Đài, bởi lẽ Hiệp Thiên Đài là bộ phận thông công, giúp con người hiệp với Trời.

2 . Phần Thiêng Liêng (thuộc về Bí Pháp Đai Đạo)
Cửa Chánh để bước vào Đền Thánh gọi là Chánh Điện. Trên Chánh Điện có bao lơn, có sáu chữ Nho ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ. Trên sáu chữ nầy có Thiên Nhãn Thầy. Trên Thiên Nhãn có mái ngói cửa Chánh Điện, trên nóc có hình Đức Di Lạc cỡi cọp. Tất cả hình tượng trước mặt tiền Hiệp Thiên Đài là những biểu tượng ẩn hiện giáo lý Bí truyền của Chí Tôn (Bí Pháp Đại Đạo). Cập hai bên tấm bảng Dại Đạo Tam kỳ Phổ Độ có hai câu liễn, với hai chữ NHƠN NGHĨA. Câu liễn bằng chữ Nho đặt ngay bên trong:

A . Đôi Liễn Hiệp Thiên Đài
Tại Đền Thánh Tây Ninh, chính giữa hai lầu Chuông Trống là tượng Thiên Nhãn, tượng trưng Đấng Thượng Đế toàn năng, hằng hữu. Hai bên Thiên Nhãn có đắp 2 câu đối chữ Hán.
( ,
.)
Phiên âm:
- HIỆP NHẬP CAO ĐÀI BÁ TÁNH THẬP PHƯƠNG QUI CHÁNH QUẢ.
- THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO NGŨ CHI TAM GIÁO HỘI LONG HOA.

Nghĩa là:
Hiệp nhau nhập vào Đạo Cao Đài thì nhơn loại trong mười phương sẽ được trở về ngôi chánh quả,
Trời mở Đạo Cao Đài, các vị trong Ngũ Chi Đại Đạo và trong Tam Giáo tham dự Đại Hội Long Hoa.
(Hiệp vào Cao Đài, trăm họ mười phương sùng Chánh Giáo.
Trời khai Đạo lớn, năm nhánh ba giáo hội Long Hoa.)

Cũng xin ghi thêm là ý nghỉa của Huỳnh Đạo (theo QS Nguyễn Ngọc Nương, Cao Đài Hải Ngoại, Tòa Thánh Tây Ninh) là Đạo Vàng hay Đạo Tâm do Đức Mẹ Thiêng Liêng lãnh Đạo (xin đọc thêm về Thiên Khai Huỳnh Đạo để hiểu rõ hơn).
Đôi liễn nầy được thấy nơi Tịnh Tâm Điện và nơi lầu Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh, và nơi cổng của Văn phòng Hiệp Thiên Đài.
Trên hai câu đối nầy có hai chữ nho, bên phải là chữ Nhân, bên trái là chữ Nghĩa. Đó là một trong những triết lý của Đạo Cao Đài phát huy:

NHƠN BỐ TỨ PHƯƠNG ĐẠI ĐẠO DĨ NHƠN HƯNG XÃ TẮC.
NGHĨA BAN VẠN ĐẠI TAM KỲ TRỌNG NGHĨA CHẤN SƠN HÀ

Ý nghĩa:
Lòng nhơn đem rải khắp bốn phương đạo Cao Đài lấy lòng nhơn làm hưng thịnh nước nhà. Điều nghĩa an cho muôn đời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xem trọng điều nghĩa để làm rạng danh nước nhà.

Trên hai chữ Nhân Nghĩa có một hàng chữ Hán và một hàng chữ Việt đều viết: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Bên trên nóc Phi Tưởng Đài là pho tượng Đức Di Lạc Chưởng Giáo Tam Hội Long Hoa Bạch Dương Đại hội, Ngài vâng lịnh Đức Chí Tôn ngồi trên để quan sát chấm công định vị (điểm Đạo).

Trước cửa Chánh Điện có 4 cột: 2 cột chạm Rồng (LONG) và 2 cột chạm Bông Sen (HOA), đó là tượng trưng ý nghĩa hai chữ LONG HOA.
Cây cân Công Bình, có một cánh tay mặt đưa xuống biểu tượng quyền Thiêng Liêng Đức Chí Tôn phán định nơi cõi Hư Linh.

B . Vì Sao Hiệp Thiên Đài Đặt Trước Đền Thánh ?
- Hỏi: Ba Đài tượng trưng Tinh, Khí, Thần thì:
- Bát Quái Đài là hồn, thuộc vô hình, tượng cho THẦN.
- Hiệp Thiên Đài là chơn thần, bán hữu hình, tượng KHÍ.
- Cửu Trùng Đài là xác, thuộc hữu hình tượng cho TINH.

Hiệp Thiên Đài là chơn thần, tượng Khí đứng làm trung gian để cho hồn, xác hiệp một, nhưng sao Đền Thánh biểu tượng Bạch Ngọc kinh tại thế lại đặt:
- Hiệp Thiên Đài ở trước.
- Cửu Trùng Đài ở giữa làm trung gian.
- Bát Quái Đài đặt sau cùng?

Lời Phê của Đức Hộ Pháp: Phải phân phẩm đặng khai mở Thiên Môn, rộng quyền Phổ Độ đặng tận độ các chơn linh và các phẩm chơn hồn vào Cửu Thiên Khai Hóa, phải đến Thiên Môn trước rồi mới vào đặng Cửu Thiên; hồn nó không ở với xác mà ở ngoài xác, còn Chơn thần là dắt dìu đồng sống với xác đặng độ xác tương-sanh thì cần chi phân sau hay trước chỉ là Khinh cùng Trọng mà thôi chớ.
Hỏi: Nếu nói Hiệp Thiên Đài là Chơn thần trung gian của xác và hồn thì Chức Sắc Hiệp Thiên Đài đứng ở giữa, nhưng sao lại đứng ở ngoài mà ngó vào Cửu Trùng Đài rồi đến Bát Quái-Đài ?

Lời Phê của Đức Hộ Pháp : Đứng giữa rồi ngoài họ đuổi Thiên hạ ra thì ai thấy dùm cho, nếu Chơn thần vắng mặt thì chắc xác không biết đường đi mà chớ.
- Hỏi: Chức Sắc Hiệp Thiên Đài phải đứng chầu lễ Đức Chí Tôn hay có ý nhiệm về Bí Pháp thế nào, tại sao lại không ngồi?
Lời Phê của Đức Hộ Pháp: Chơn thần phải thuờng tại tức là phải Hằng Sống, nếu để nó ngồi, không buộc nó đứng thì nó sẽ ngủ gục hay là chết.
(26-10- Canh Dần) HỘ PHÁP (Ấn Ký)

Hỏi: Tờ thỉnh giáo của Hộ Đàn Pháp Quân, ngày 1/4/ Quí-Tỵ 1953, v/v bái lễ Chí Tôn tại Bát Quái Đài, cả Chức Sắc, Chức việc Đạo Hữu xoay lưng lại xá bàn Hộ Pháp, khi mãn Đàn rồi cả Chức Sắc Hiệp Thiên Đài xá đáp lễ lại.

Lời Phê của Đức Hộ Pháp: Cái xá ấy chẳng phải làm lễ trọng Chức Sắc Hiệp Thiên Đài từ lớn đến nhỏ mà là xá chữ KHÍ. Chữ Khí là nguồn cội của Pháp đã biến sanh ra vạn vật, Phật là trước, tới Pháp là thứ, kế Tăng là tiếp, cái xá ấy là kính đệ tam qui. Trong Pháp ấy xuất hiện Phật Mẫu kế tới Vạn linh, vì cớ cho nên Diêu Trì Cung cùng Hiệp Thiên Đài có tình mật thiết cùng nhau về một căn cội Pháp. Để vận hành Nguơn Khí tạo Vạn linh thì vị Hộ Pháp do Di Đà xuất hiện rồi kế vị Hộ Pháp và kế tiếp Long Thần Hộ Pháp cùng toàn bộ Pháp Giới đương điều-khiển Càn khôn Vũ trụ cũng đều do nơi chữ Khí mà sanh sanh hóa hóa. Chào chữ Khí tức là chào cả Tam Qui Thuờng Bộ Pháp Giới tức là chào mạng sanh của chúng ta, chớ chẳng phải chỉ chào Hộ Pháp, Thập Nhị Thời Quân. Thập Nhị Địa Chi đã xuất hiện mà đang thi hành sứ mạng nơi Hiệp Thiên Đài, mà chào toàn thể Vạn linh đã sanh hóa từ tạo Thiên lập Địa.
Xin nhớ và truyền bá lời giáo huấn nầy, chính mình lầm hiểu là thất đức chớ chẳng phải người đảnh lễ là thất đức.

Biểu Tượng Cao Đài: Ý Nghĩa Việc Thờ Thiên Nhãn .
Người tín đồ Cao Đài Tâm niệm Thiên Nhãn là biểu tượng thiêng liêng nhất, sâu sắc nhất. Hàng ngày, người tín đồ Cao Đài cúng tứ thời đều nhìn Thiên nhãn để hiệp thông với Đấng Thượng Đế nhằm gọt rửa Tâm hồn cho trong sạch, tu tiến như “đang nhìn vào chính cõi Tâm linh của mình”. Đồng thời cũng được Đấng Thượng Đế ban hồng ân cho mỗi người Đạo được tinh tấn trên con đường tu hành để mở được huệ nhãn trở thành người minh triết và tiến tới mở được “Thiên Nhãn” của bản thân để thông suốt với vũ trụ. Tìm hiểu Thánh Tượng Thiên Nhãn của Đạo Cao Đài giúp chúng ta thấy được ý nghĩa biểu tượng Tâm Linh và hiểu được đức tin sâu sắc của người Đạo Cao Đài hướng đến.

Thượng đế dạy Đức Ngô Minh Chiêu lấy Thiên Nhãn làm biểu tượng cho Đạo Cao Đài, tại Phú Quốc vào năm 1921. Có thể tạm giải thích theo những ý sau :
- Thờ Thiên Nhãn là thờ cái Tâm của con người. Tâm đây là Lương Tâm, Chơn Tâm, Thiên Tâm có sẵn trong chúng ta và giúp ta phân biệt phải trái, biết nhơn nghĩa Đạo Đức. Tâm Thánh Nhân giữ không để vật dục chi phối. Tâm được trau giồi trong sáng sẽ có trực giác, giao tiếp được với cõi Thiêng Liêng vì Trời, Người đồng một Lý (Thuyết Thiên Nhân Hiệp Nhất).
- Thờ Thiên Nhãn còn có ý nghĩa thờ khối Đại Linh Quang mà con người là một Tiểu Linh Quang. Chơn linh hay thuờng được gọi là Linh hồn chính là khối ánh sáng bé nhỏ được chiết ra từ khối ánh sáng vĩ đại của Thượng Đế. Trong một đàn cơ ngày 31 tháng Giêng năm Bính Dần (25-02-1926), Đức Cao Đài dạy tại sao lại dùng Thiên Nhãn mà thờ như sau:
" Nhãn thị chủ Tâm.
Lưỡng quang chủ tể
Quang thị Thần.
Thần thị Thiên
Thiên giả ngã giả "

“Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Đạo bị bế. Lập Tam kỳ Phổ độ này, duy Thầy cho thần hiệp tinh, khí đặng đủ tam bảo là cơ mầu nhiệm siêu phàm, nhập thánh.
“Từ ngày bế Đạo, thì luật lệ hãy còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên đình mỗi phen đánh tản thần không cho hiệp cùng tinh, khí. Thầy đến để hoàn nguyên chơn thần cho các con đắc Đạo.
“Con hiểu: Thần cư tại Nhãn. Bố trí cho chư Đạo hữu hiểu rõ nguồn cội Tiên Phật yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên các con mỗi phen nói Đạo, hằng nhớ danh Thầy”.
Trong mấy câu ngắn gọn kể trên, bao gồm nhiều ý nghĩa quan trọng.
1. Thượng đế xưng mình là Ánh Sáng, là Thần ở ngay trong đôi mắt ta.
2. Ngài cho rằng xưa nay Thần con người đã bị Thiên đình đánh lạc.
3. Nay Ngài đến để trả lại Thần cho con người.

Như vậy Thượng đế tuyên xưng Ngài là Ánh Sáng là Thần, là Bản thể con người, ở ngay trong mắt ta.
Ngài nói con người đã bị tản thần, thì trong Genesis cũng viết: “Thần của ta sẽ không còn lưu tồn mãi nơi loài người, bởi chúng là xác thịt. Ngày đời của chúng là 120 năm.”
Công giáo cũng vẫn cho rằng: Con người chỉ có Xác và Hồn, không có Thần.
Tiên tri Joel hứa Chúa trả lại Thần cho con người. “Sẽ xảy ra là sau đó ta sẽ đổ Thần ta trên mọi xác phàm”.
Cao Đài dạy ta đừng quên là ta có Thần Chúa trong ta. Những câu này, thiệt đáng ghi nhớ.

Ý nghĩa: Con mắt làm chủ cái Tâm. Hai ánh sáng trong mắt là phần chủ tể. Ánh sáng ấy là Thần. Thần ấy là Trời. Trời là Ta vậy.

Việc thờ Thiên Nhãn còn có ý nghĩa trong việc luyện Đạo vì Thần có hiệp cùng Tinh, Khí thì mới có thể siêu phàm nhập Thánh. Người tu đoạt Pháp sẽ có thêm con mắt thứ ba gọi là Huệ Nhãn, thấy được cõi vô hình. Mở Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn đã hứa sẽ ‘‘huờn nguyên chơn thần các con đắc Đạo’’

Thờ Thiên Nhãn với con mắt mở tượng trưng Trời thấy và hiểu tất cả những gì con người làm và nghĩ. Vẽ con mắt trái vì bên trái thuộc Dương. Trời Dương, Đất Âm. Con mắt trái là hình thể hữu vi. Thiên Nhãn là cái lý mầu nhiệm huyền bí thuộc lãnh vực siêu hình, biểu tượng sự sáng suốt tột cùng bao trùm cả Càn khôn vạn loại.

Đạo Cao Đài có tôn chỉ qui Tam Giáo, Hiệp Ngũ chi nên việc thờ Thiên Nhãn có tính đại đồng và chỉ thờ một con mắt vì số một là số khởi thủy của các số: Đạo sanh nhất, nhất sanh nhị, nhị sanh tam, tam sinh vạn vật. Thế nên, thần học Cao Đài là “nhất nguyên luận”.

Biểu tượng Thiên nhãn tượng trưng cho Đấng Thượng Đế, thực ra không mới lạ, vì từ thời Thượng cổ, người Ai Cập, người Do Thái ở Châu Phi, người Pérou ở nam Châu Mỹ đã biết vẽ hình Thiên nhãn ở trên Kim Tự Tháp để thờ Đấng Thượng Đế. Trong văn hoá cổ điển Trung Quốc có hình tượng Thiên thủ Thiên nhãn Quan Âm có ngàn tay, ngàn mắt: “Ngàn tay biểu thị cứu vớt khắp chúng sinh, ngàn mắt biểu thị quan sát khắp thế gian”. Hiện nay, trên đồng tiền một đôla (one dollar) của nước Mỹ ở mặt sau cũng có biểu tượng con mắt ở trên kim tự tháp có 13 bậc, tượng trưng cho 13 bang đầu tiên của nước Mỹ.

Trong Đạo Cao Đài có nhiều hình thức Thiên Nhãn: nơi quả Càn khôn, nơi cung Đạo, trên Phi Tưởng đài trước Đền Thánh, bên trong Thông Thiên đài, tại Thánh Thất, tại tư gia của tín đồ. Các hình thức Thiên Nhãn này cơ bản giống nhau về ý nghĩa, chỉ khác nhau về vị trí và hình thức biểu hiện. Việc lựa chọn Thánh tượng Thiên Nhãn làm biểu tượng tôn giáo đem đến cho Đạo Cao Đài một màu sắc mới, mang ý nghĩa nhân sinh cao cả. Màu sắc mới đó mang hình ảnh vừa lạ lại vừa quen. Lạ vì con mắt đó là biểu tượng của tôn giáo tượng trưng cho Ông Trời, quen vì con mắt đó của con người, ai cũng biết, ai cũng có để nhìn thấy mọi sự vật hiện tượng của thế giới loài người. Triết lý thờ phụng Thiên Nhãn đem tới nhận thức nhân văn của con người, hướng con người đạt đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ thông qua việc tu luyện hàng ngày để hiệp nhất tam bửu hòa cùng bản thể của vũ trụ. Đồng thời vừa có cơ sở của tính khoa học, vừa mang tính Tâm linh của con người. Nói như vậy, không phải là sự gán ghép giữa khoa học và Tâm linh mà ngày nay y học đã chứng minh được con người cũng có thể đạt tới sự minh triết khi mở được tuyến tùng quả ở não bộ và liên quan đến con mắt “Tâm Linh” - con mắt thứ ba của con người.

Người tín đồ Cao Đài Tâm niệm Thiên Nhãn là biểu tượng thiêng liêng nhất, sâu sắc nhất. Hàng ngày, người tín đồ Cao Đài cúng tứ thời đều nhìn Thiên Nhãn để hiệp thông với Đấng Thượng Đế nhằm gọt rửa Tâm hồn cho trong sạch, tu tiến như “đang nhìn vào chính cõi Tâm linh của mình”. Đồng thời cũng được Đấng Thượng Đế ban hồng ân cho mỗi người Đạo được tinh tấn trên con đường tu hành để mở được huệ nhãn trở thành người minh triết và tiến tới mở được “Thiên Nhãn” của bản thân để thông suốt với vũ trụ. Tìm hiểu Thánh Tượng Thiên Nhãn của Đạo Cao Đài giúp chúng ta thấy được ý nghĩa biểu tượng Tâm linh và hiểu được đức tin sâu sắc của người Đạo Cao Đài hướng đến. .

Trong “Bí Pháp Đại Đạo”, Diệu Pháp Hiệp Thiên tức Tâm Pháp hay Bí Pháp Đạo Tâm là đường Chơn Pháp Đạo Tâm then chốt của nền Đai Đạo được phô bày qua Thiên Nhãn và tiềm ẩn trong Thánh Ngôn Thánh Giáo. Đây là lý do người tín đồ Cao Đài Tâm niệm Thiên Nhãn là biểu tượng thiêng liêng nhất, sâu sắc nhất trong “Đạo Tâm”.

Nay là thời kỳ Hạ Nguơn Tam chuyển bước qua Thượng nguơn Tứ chuyển, Đức Chí Tôn mở ra mối Đạo Trời là cơ Đại Ân xá cho nhân lọai. Cơ Đại Ân xá này được thực hiện ở mọi nơi, mọi chỗ và bằng nhiều phương thức khác nhau:
“Đức Chí Tôn để cả hai triết lý cho nhơn loại biết sự thật. Bởi cớ cho nên Đức Chí Tôn đến: Ngài đến đặng giải một triết lý, một công lý hiện hữu tại mặt thế gian này: Sự chơn thật.

Ngài đã giải sự chơn thật.
Phải hiểu Thể Pháp, biết Thể Pháp rồi mới thấu đến Bí Pháp. Khó lắm! Phải để tinh thần tìm hiểu cho lắm! Khó lắm! phải rán học cho lắm mới có thể đoạt đặng! Điều rất khó khăn là phải viết sách.”(Đức Hộ Pháp, 5-4 Kỹ-Sửu)

Vì : “Có Thể pháp thì có Bí Pháp!
Các vị Giáo chủ cũng phải tùng theo khuôn luật đó, một nền Tôn giáo có:
- Thể Pháp là cơ quan giải khổ cho chúng sanh, tức nhiên phải có:
- Bí Pháp đặng làm cơ quan giải thoát cho chúng sanh. Hễ độ phần xác tức nhiên phải độ phần hồn cho toàn vẹn. Một nền Tôn giáo đã xuất hiện tại thế gian này dầu Thể Pháp cao siêu ao nhiêu đi nữa, nếu không có bí pháp làm tướng diện căn bản thì nền Tôn giáo ấy chỉ là Bàng môn tả Đạo mà thôi”.(ĐHP: 9-4 Kỷ Sửu 1949).

Phải hiểu rõ Đạo Lý, giúp cho cửu nhị ức Nguyên Nhân tỉnh mộng, góp công cho sự tấn hóa sanh hồn trước cơ tự diệt. Nếu hiểu rõ thì buổi hạ trần Phổ Độ ân xá của Chí Tôn, Ngài đã định Pháp Giới như thế nào?
- Thể Pháp: Ngài dùng huyền diệu cơ bút mở Đạo. Trước chọn thánh thể lập nên Hội Thánh, lấy tinh ba các Tôn giáo lọc lượt tổng hợp thành một triết lý siêu việt, hướng dẫn nhơn sanh tùng nhơn đạo đến thiên đạo. dùng Nho tông chuyển thế, chọn Phật giáo chấn hưng. Trong nhất thời chỉ mới Thể Pháp ta không sao đạt được yếu lý.
Thể Pháp nặng về lập công hơn để tu tạo cho đủ hình tướng hữu vi cho cơ tận độ. Con đường Đạo Vô Vi xuống Hữu Hình kể từ Phật qua Pháp đến Thế.
- Bí Pháp: Cả hệ thống cơ quan Chánh Trị Đạo, cả kho tàng giáo lý, tân kinh, tân luật, Pháp Chánh Truyền đã làm mực thước cho sự tu học hoặc hành đạo suốt mấy mươi năm. Đến khi Đức Hộ Pháp cho biết đã dẫn tới ngã ba đường thì Đức Ngài gián tiếp cho hiểu là cơ Đạo đến lúc chuyển sang Bí Pháp. Đối với Bí Pháp thì thiên về lập đức hơn, giúp cho sắc dân gương mẫu Thần Thông Nhơn thêm tín ngưỡng mạnh mẽ, thấu đáo lẽ âm dương Trời Người hiệp một. Con Đường Bí Pháp từ Tăng tùng Pháp về Phật tức là từ Thế tùng Pháp về Đạo.
- Chơn Pháp: Nếu lưu ý sẽ thấy Đức Chí Tôn đến giáo hóa như hồi mới mở Đạo. Cũng đến từ Phật qua Pháp ra Tăng. Nhưng Thể Pháp thì dạy lý thuyết, còn Chơn Pháp thì dạy thực hành và có khác chăng là giá trị lập ngôn. Chơn Pháp quan trọng ở lập ngôn đặng thay ngôn ngữ Chí Tôn mà “cậy phương thuyết giáo vẽ thành kinh chơn”, tận độ Vạn linh đạt vị đã nêu trong: “Bộ công Di Lạc Tam kỳ Độ sanh”. Phải thực hiện mục đích công bằng cho tới đại đồng thiên hạ. Đã có Chơn Pháp thì Phật Mẫu mới mở “Khoa môn Tiên vị ngộ kỳ Phật duyên”, chỉ trừ những ai thất thệ, trốn thệ, còn cả thảy đều được trải qua “ Trường thi Tiên, Phật dượt kiếp khiên” thi thố từ Thế Đạo đến Thiên đạo mới mong đạt được khuê bài Thiêng liêng vị. Nên Đức Chuẩn Đề đã nói: “Thế gian nầy chưa biết ai cao, ai thấp, phải vào Cung Hạo Nhiên Pháp Thiên rồi mới biết”. (trích trong Bí Pháp Năm Cung).

Như ghi bên trên, trong thời kỳ “chuyển thế” này (Hiệp Thiên Đài bị giải thể, Tòa Thánh Tây Ninh không còn quyền lực), chức sắc Cửu Trùng Đài và nhất là chức sắc Hiệp Thiên Đài cần phải "Qui Tâm" để được thiêng liêng dẫn dắt, soi rọi ánh sáng Tâm linh mới đủ năng lực hành Đạo! Qui Tâm và Đạo Tâm là con đường Đạo Pháp Thiêng Liêng “Chơn Pháp Đạo Tâm” là “bí pháp tối cao huyền diệu” then chốt, căn bản “vô vi” mà Đức Chí Tôn đã đến ngự trong “Tâm” con cái Đức Ngài để hướng dẫn con cái Đức Ngài trong con đường thánh thiện hướng về Đại Đạo Cao Đài.

Diễn văn Đức Hộ Pháp trong Pháp Chánh Truyền có đọan: “Chí Tôn đã đến thế, hạ mình đặng làm Thầy dạy dỗ chúng ta, hằng trông mong ngày giờ nào chúng ta biết hòa hiệp nơi lòng từ tâm Bác Ái của người là hiệp làm một cùng người, mới có đủ quyền hành độ tận chúng sanh quy hồi cựu vị.”

Các Đấng Thiêng Liêng đã nhắc nhở từ nay đến 700.000 năm nữa KHÔNG CÓ TẬN THẾ mà là CHUYỂN THẾ. Chuyển Thế là gạn lọc những tánh hư, tật xấu của con người bằng thiên tai và bịnh chướng.

Những yếu tố khẳng định trên đây dầu sao cũng chỉ là chứng lý, chỉ có thực chứng bằng Tâm mới khẳng định quyết nhiên. Nên lần này Đức Chí Tôn không muốn nhân sanh chỉ xác tín Đức Ngài là Chúa Tể Càn Khôn Thế Giới mà phải xác tín Đức Chí Tôn ngự tại Tâm:
"Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi,
Chẳng cần hạ giới dựng cao ngôi.
Sang hèn trối kệ Tâm là quí,
Tâm ấy tòa sen để Lão ngồi !"

Và:
"Tâm con là chỗ chí linh,
Là nơi hiệp nhứt nhân sinh cùng Thầy.

Cơ Đạo của Chí Tôn biến chuyển không ngừng! Sự biến chuyển này là những bài học dạy các môn đệ cái Tâm biết tự gìn giữ Đạo đồng thời cũng là một nấc thang giúp nhơn sanh leo lên mức trên của Con Đường Tấn Hóa. Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Đức Chí Tôn có tiên tri là sau Tịch Đạo Thanh Hương là đến Tịch Đạo Đạo Tâm và nhiều Tịch Đạo khác nữa. Dù cho Tịch Đạo có thay đổi, nhưng Pháp Chánh Truyền vẫn bất di bất dịch cho đến thất ức niên. Mà Pháp Chánh Truyền còn tồn tại thì Đạo Cao Đài của Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế vẫn còn phải có đủ Hội Thánh Lưỡng Đài. “Đạo Tâm” là đền thờ của Đức Chí Tôn, vì ai sống trong yêu thương là sống trong Đức Chí Tôn, là sự vô vi, huyền bí mà các tín đồ Đạo Cao Đài cần phải “thông hiểu” vì “Đạo Tâm” rất là cần thiết và hiện hữu trong bất cứ “Tịch Đạo” nào trong tương lai.

Ðức Chí Tôn chỉ Bí Pháp có một điều là: "Các con không cần tìm kiếm triết lý cao siêu hơn nữa, các con tìm kiếm cái sống của toàn thể bạn đồng sinh của các con, rồi kỉnh trọng phụng sự cái sống ấy. Hễ các con tận Tâm phụng sự cái sống của vạn linh, thì cơ quan giải thoát của các con Thầy đã để nơi tay các con rồi đó." (Lời thuyết Ðạo của ĐHP, Q5 / trang 47).

Tòa Thánh Tây Ninh hơn 40 năm qua, không còn quyền hạn, Hiệp Thiên Đài bị đóng cửa, tín đồ chia rẽ khắp nơi, Pháp Chánh Truyền không còn là “Thiên Luật” căn bản nữa. Tuy nhiên với niềm tin tuyệt vời nơi Đạo, tín đồ Cao Đài vẫn duy trì trong Tâm một niềm tin vô biên tuyệt đối nơi Đức Chí Tôn. Các vị tín đồ trung kiên nầy đã và đang duy trì niềm tin Đạo Tại Tâm, họ đâu hiểu là họ đang đi vào ngưỡng cửa con đường “Đạo Tâm”, con đường “Tịch Đạo Đạo Tâm”, họ đâu hiểu với niềm tin của họ, Đức Chí Tôn đã đến và ngự trong Tâm của họ và đang dẫn dắt các vị tín đồ trung kiên nầy.

Pháp Chánh Truyền dạy là: Hiệp Thiên Đài là nơi của Giáo Tông đến thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa Cầu, Thập Điện Diêm Cung mà cầu siêu cho cả Nhơn loại". Sở dụng Thiêng Liêng là Hiệp Thiên Đài, làm trung gian của Giáo Tông cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, nghĩa là: Trung gian của Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài; vì Cửu Trùng Đài cầm quyền độ rỗi, còn Bát Quái Đài cầm quyền siêu rỗi. Cả chơn thần toàn trong thế giái đặng tương hiệp nhau chỉ phải nhờ nơi cửa Hiệp Thiên Đài, ấy là phần Thiêng Liêng; còn phần phàm trần thì cầm quyền luật lệ, cũng như Đạo có phép Thiên Điều, mà gìn giữ công bình Thiêng Liêng cơ tạo, chế sửa Nguơn Tranh Đấu ra Nguơn Bảo Tồn làm cho nhơn loại đặng hòa bình, lánh xa cơ tự diệt.

Hiệp Thiên Đài và Thập Nhị Thời Quân đã qui vị về cõi vô vi không còn tại thế nữa. Tuy nhiên như đã trình bày trong bài viết “Đạo và Đạo Tại Tâm - Hiện Tướng và Vô Vi (Hữu Hình và Vô Hình) Huyền Diệu Hiện Tướng Hiệp Thiên Đài”, 2017, tại Hữu Hình còn lại là Hiện Tướng Hiệp Thiên Đài (trong đó có Ban Thế Đạo). Trong “Chơn Pháp Đạo Tâm”, Hiệp Thiên Đài ở cõi vô vi vẫn tồn tại và ngự tại Tâm các tín đồ Cao Đài để hướng dẫn con cái Đức Ngài thi hành Đạo theo Pháp Chánh Truyền và các luật Đạo. Hiệp Thiên Đài tại thế (Hữu Hình) hiện tại là Hiện Tướng Hiệp Thiên Đài. Hiệp Thiên Đài ở cõi vô vi, “vẫn còn tồn tại mãi mãi” và ngự ở tại Tâm chúng ta, “cơ huyền bí” nầy trong “Chơn Pháp Đạo Tâm” giúp chúng ta “thông hiểu, được hướng dẫn, học hỏi” từ các Đấng Thiêng Liêng. Như ghi bên trên, sở dụng Thiêng Liêng là Hiệp Thiên Đài, làm trung gian của Giáo Tông cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, nghĩa là: Trung gian Giữa Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài. Đạo Tâm đã khai mở “một sợi dây liên lạc vô hình giữa Hữu Hình và vô vi” để hành Đạo mà không qui phạm Pháp Chánh Truyền hay Thiên Luật.

Trong “Chơn Pháp Đạo Tâm”, Tâm là chỗ linh thiêng mầu nhiệm, là nơi mà Đức Chí Tôn và các đấng thiêng liêng đến ngự:
"Tâm con là chỗ chí linh,
 Là nơi hiệp nhứt nhân sinh cùng Thầy”.
“Muốn đến với Thầy thì phải cầu nguyện. Thầy không bao giờ không cảm ứng với những lời cầu nguyện chân thành… (TNHT / Q1 / Trang125) .

Nên Đức Hộ Pháp đã nói rằng: “Chúng ta hãy cầu nguyện để trọn Tâm đức chắc chắn với Chí Tôn, thì Chí Tôn chẳng hề khi nào hẹp lượng”, (Thuyết Đạo tại Đền Thánh đêm 24 tháng 12 Đinh-hợi /1948) .

Tìm Trời, tìm Đạo phải tìm trong lòng (trong Tâm), phải đi vào nội Tâm. Đây là điều căn bản của triết lý Đạo Tâm. Khi “thấu hiểu được cái “mầu nhiện” của Đạo Tâm rồi”, Chữ ĐẠO hay ĐẠI ĐẠO sẽ rõ ràng trong niềm tin của mọi tín đồ Cao Đài. Thượng đế dạy lại con người phần vô vi; những tín đồ lại gắng nghiên cứu phần “vô vi” mà nay thế giới gọi là “thần linh học” hay “thiên nhân hợp nhất” trong các Đạo giáo, thì trước sau gì chân lý cũng hiện ra cho mỗi người.

Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng trong suốt thời kỳ khai Đạo, dùng “cơ bút” đã để lại cho con cái Đức Ngài một “kho tàng vô giá” đó là Pháp Chánh Truyền, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (Thiên Thơ), Tân Luật, Đạo Luât, Bát Đạo Nghị Định, v.v... để làm hành trang cho con cái Đức Ngài trên con đường phát triển Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong vạn ức niên.

Thời đại Cơ Bút không còn nữa, các vị Thời Quân Hiệp Thiên Đài đã về cõi vô vi, các tài liệu về Luật Đạo, Pháp Chánh Truyền, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, các bài dạy đạo. vv.. mà Đức Chí Tôn lưu lại là “ánh sáng, ngọn đuốc” soi sáng và dẫn đường chúng ta trên con đường hành Đạo. “Chơn Pháp Đạo Tâm” sẽ hướng dẫn, tạo điều kiện cho chúng ta thấu hiểu “học hỏi thông đồng” với các Đấng ở cõi vô vi trong giai đoạn nầy. Con đường Đạo Tâm sẽ giúp cho con cái Đức Chí Tôn hiểu rõ những biểu tượng ẩn hiện giáo lý Bí truyền của Chí Tôn (Bí Pháp Đại Đạo) của các bài Thiên Thơ để vững tiến trên con đường khó khăn hiện tại của nền Đại Đạo Cao Đài mà vẫn duy trì và tuân theo các luật Đạo.

Các bậc Tôn Sư đắc Đạo thuờng khuyên Tâm Pháp là ngọn đèn trong đêm tối, các con lần theo để thấy chân lý cao siêu, Đèn đó chưa phải chơn lý mà các con đi đến, trên bước đường đi các con đi đến, trên bước đường đi các con sẽ gặp Chơn Lý sẽ tìm được ngọn Tâm Đăng đèn kia chưa phải là chơn lý vậy. Cũng như ngày nay các con đến với Đạo quì dưới chân các bậc Tôn sư để nghe thuyết pháp, lời thuyết pháp, lời thuyết pháp hôm nay chưa phải là thuyết pháp đó các con tìm được ngọn Tâm Đăng, tìm được chơn lý cao siêu làm cho tâm thần thanh thoảng, trí huệ thống minh. Đó chỉ là một phần thuyết pháp mà các con nhiếp thọ được mà thôi.

Các con học Pháp của bậc Tôn Sư chưa phải là Chơn Pháp mà đó là Thế Pháp, đó là phương tiện là Chơn Pháp các con đang luyện Pháp phụ giúp cho các con tìm trong đó điều huyền diệu hư linh mà Tôn sư không thể diễn bằng lời truyền bằng ý mà chỉ các con nhiếp thọ bằng cảm trí hư linh của các con từ lằn hào quang của Tôn Sư truyền xuống, đó mới chính thiệt là Chơn Pháp vậy. Nếu các con mong mỏi rằng Tôn Sư sẽ truyền các con bằng, hành theo bằng thân, noi theo bằng thế, từ thời luyện như thế đắc Đạo Long Hoa, thì cũng như các con gieo trồng lành trên sỏi đá để mong ngày nở nhị đơm bông.

Cơ Đạo đến hồi sang qua Bí Pháp. Từ Thể Pháp đến Bí Pháp đã nói, chỉ thuộc phần Thế Đạo, nên Đức Hộ Pháp có dạy: “Bần Đạo dắt tới ngã ba đường, ai biết thì đi, còn không biết đứng đó chờ Bần Đạo”.

Tới Thiên đạo là phải dục tấn trên con đường Thiêng liêng Hằng Sống. Ta nên xét lại để rõ chơn lý của Đức Chí Tôn để tại mặt thế, trước khi bước lên Thiên đạo. Là Bí Pháp từ đâu mà có? Nếu không dựa vào con cái của Ngài, những môn đồ Đạo Tâm tin tưởng trọn vẹn theo chân Ngài. Trung gian nhờ tay Hiến Pháp dẫn nẻo tới Phạm Môn Bát Quái Đài. Như vậy muốn vào Bát Quái Đài cũng Phải đi từ Tăng nhờ Pháp mới đến Phật.

Ta đây thuộc về Tăng phải tùng Pháp, Pháp do Hiệp Thiên Đài. Ban sơ mở Đạo Hiệp Thiên Đài phải hướng về Tăng mà Phổ Độ và tạo lập Cửu Trùng Đài, Phước Thiện cùng nhiều cơ quan khác theo Thể Pháp, nhưng qua thời kỳ này thì Hiệp Thiên Đài phải hướng về Phật, theo Bí Pháp gọi là HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN. (Bí Pháp Năm Cung dạy bởi Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức).

Lấy nghĩa lý Tam bửu mà tiến dẫn tinh thần nhơn loại nương theo cửa Đạo đặng trở về với Chí Tôn. Vậy thì trường lớp giáo hóa của Chí Tôn đi từ Phật đến Pháp chuyển ra Tăng. Ta phải dựa vào chân lý này và chỉ có chân lý này mới trở lại được với Chí Tôn mà đoạt khuê bài Thiêng liêng vị. (Bí Pháp Năm Cung)

Cửu Trùng Đài có thể mất hoặc thay đổi những hình thức khác vì đó phần xác (thể pháp). Nhưng Hiệp Thiên Đài (bí pháp) thì vĩnh cửu trường tồn. Vậy mới xứng với câu: “Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài còn” là vậy.

Trong “Chơn Pháp Đạo Tâm”, Hiệp Thiên Đài vẫn tồn tại mãi mãi và ngự tại Tâm, là nơi mà sự liên lạc với Bát Quái Đài (vô vi) vẫn còn. Ban Thế Đạo là hiện tướng Hiệp Thiên Đài vẫn hoạt động tại cõi Hữu Hình. Nhị Hữu Hình Đài: Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài vẫn tồn tại mãi mãi. Ban Thế Đạo là hiện tướng Hiệp Thiên Đài sẽ giúp vào sự tổ chức Cửu Trùng Đài, một cơ quan nắm vai trò “tối quan trọng” trong cơ chuyển thế, để phát triển Đại Đạo Cao Đài trên toàn cầu.

“Chơn Pháp Đạo Tâm” sẽ giúp ta suy nghĩ thâm sâu hơn các điều luật trong Đạo và giúp chúng ta bàn luận các luật Đạo và nghiên cứu cái “lời dạy huyền diệu nằm ẩn sâu” trong Thánh Ngôn Thánh Giáo.

Ngày nào toàn thể nhơn sanh đều biết hồi đầu hướng thiện, nhìn Ðạo Trời là một Cơ Quan Cứu Thế, thật hành chủ nghĩa Thương yêu cho ra thiệt tướng thì ngày ấy mới đặng hưởng Hòa bình Đại đồng thế giới”.

Đức Hộ Pháp cũng dạy cho biết rằng:
“Về Bí pháp của Đạo cũng như triết lý của Đời, là càng đau khổ thì càng kinh nghiệm, càng thanh cao. Con đường Thiêng liêng lập vị của Đạo cũng do nơi Bí Pháp ấy. Thử hỏi từ ngàn xưa, biết bao vị đắc Đạo mà không nhờ trong khuôn khổ nào chăng ?

Lại có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử Đạo” là cũng trong một ý niệm ấy. Nếu thoảng như đi trên con đường lập vị thiêng liêng được sung sướng hoặc dễ dàng hoặc không cần chi phải mệt xác mệt trí, hoặc không có chịu sự khảo duợt nào về tinh thần hay hình thể, thì nhơn loại trên mặt địa cầu nầy sẽ thành Phật hết. Như thế, các em nghiệm coi phẩm trật ấy có phân biệt và quí trọng không ? Hẳn là không phân biệt rồi.

Vậy các em nên hiểu điều đó để lướt qua mọi trở ngại thử thách đặng kịp sớm cho các em đoạt được sở hành phi phàm đó vậy.”

Thể Pháp dứt, chuyển qua Bí Pháp. Không riêng đạo Cao Đài, Chí Tôn đã chuyển Bí Pháp khắp nơi cho nhơn sanh biết tìm về cái sống trường sanh hòa sự sống trong Càn khôn vũ trụ.

Từ Nhị kỳ Đức Phật Thích Ca chỉ dạy 8 vạn 4 ngàn pháp môn để tùy căn cơ Phổ Độ. Nay buổi Tam kỳ, vạn pháp quy nhứt, do chính Đức Phật thuyết định trong Di Lạc Chơn Kinh: “ Nhược hữu chúng sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt niêm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tùng thị Pháp điều Tam kỳ Phổ Độ”. Chứng minh rằng: Ngọc Hư Cung bát luật, Lôi Âm Tự phá cổ, có thiên thơ tiền định. Nên Bí Pháp Đạo Cao Đài không riêng hoặc ưu tiên cho bất cứ một ai. Nó là đề thi tuyển chọn bậc Đạo Tâm Đại Học của Tam giáo Ngũ Chi, kể cả Vạn linh trong Càn khôn Thế giới. Đức Chí Tôn rộng mở độ sanh, nhưng tùy căn cơ độ lần mà phân ra buổi ban đầu.
Đường thứ nhứt: Tạo Chơn khí thuộc Cửu Trùng Đài.
Đường thứ hai: Ban Chơn thần thuộc Hiệp Thiên Đài.
Đường thứ ba: Ban Chơn linh thuộc Bát Quái-Đài.

Chỉ là ba đoạn đường nối tiếp, trở thành con đường chánh giáo của Đức Chí Tôn để dìu dắt lẫn nhau trên Cửu Thiên Khai Hóa mà đạt đạo.

Vì tin biết Bí Pháp là cơ quan giải thoát đạt đạo, nên khi nghe có chơn sư chỉ dạy Bí Pháp luyện đạo, truyền tâm ấn, khai ngộ Phật tánh, xuất chơn thần, hiệp Tam bửu thì ai cũng mê, nông nã theo nhiệt tình, tín ngưỡng mạnh mẽ. Việc nầy không phê phán rằng hay dở, đúng sai, chỉ có vui lây cùng thời buổi nhơn sanh tỏ ngộ lo
trường trai đạo đức, thật đáng quý biết bao.

Nhơn sanh tu, muốn đạt đạo, dĩ nhiên phải nhờ chơn sư chỉ điểm, khai khiếu. Vấn đề then chốt là ở đây.

Chơn sư thì quán thông Vô Vi, thực chứng Hữu Hình bởi chơn linh Vô Vi, thể xác Hữu Hình. Rõ cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống vì đã nhập vào cảnh-giới, đã đi khắp các cung, các điện, diện kiến Đức Chí Tôn nơi Bạch Ngọc-Kinh và thọ lãnh Thiên mạng, tức là mang trọng trách qui Tam giáo hiệp Ngũ hi, đại đồng nhơn loại đặng mở Long Hoa Đại Hội, kết thúc tam chuyển để ước qua kỷ nguyên Thánh Đức.

Mai nầy Đạo Cao Đài có thể không còn là Tôn Giáo Cao Đài (tại Thể) tức là hình Thể (Thế Đạo) mà có thể là Đại Đạo Cao Đài (Cao Đài Đại Đạo), nền Đại Đạo của Toàn Cầu (no frontier religion) hay là Tôn Giáo Toàn Cầu.

Từ buổi đầu lập giáo Cao Đài, Ngài đã phán qua cơ bút: “Đạo Thầy tức là các con, các con tức là Thầy”. Cho nên sứ mệnh Cao Đài giáo liên quan cả thần Thượng Đế và tâm nhân loại làm một quyền pháp, nghĩa là sứ mệnh cứu thế kỳ này có tính cách toàn diện thiên nhơn, không dành riêng cho một dân tộc nào, một 53

phương trời nào. “Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế”. Lời phán của Đức Giáo chủ Cao Đài minh định biên giới sứ mệnh Cao Đài Giáo thật không biên giới.

Đức Chí Tôn đã tiên đoán từ lúc lập Đạo: “ ao Đài hông chỉ mở ra tại nước Việt Nam nh bé mà sau này sẽ truyền bá giáo lý ao Đài ra hắp năm châu để cứu rổi nhân loại và tạo sự hòa đồng bác ái cho cả nhơn loại

Đức Chí Tôn cũng dạy: Đạo Cao Đài, là một ĐẠI ĐẠO, không chỉ là tôn giáo chú trọng tinh thần siêu thoát thế gian, mà còn là tôn giáo hướng Đạo nhân sinh dung hòa Tâm vật, kiến tạo đại đồng xã hội (hoàn cầu). Chúng ta nên suy nghĩ sâu xa hơn và tìm hiểu tại sao Đạo Cao Đài là một ĐẠI ĐẠO (ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ). Hai Chữ ĐẠI ĐẠO, chính nó bao gồm sự “huyền bí và không biên giới”. Lời phán của Đức Chí Tôn bên trên minh định biên giới sứ mệnh Đạo Cao Đài trên toàn cầu:
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế”
“Nhất thân ức vạn diệu huyền thần biến”.

V. Đạo Thành Từ Ngoài Vào - Tại Sao?
“Chơn Pháp Đạo Tâm” là phương pháp thực hành “Đạo Tâm” với sự “trợ giúp” của quyền năng vô hình, đóng giữ một vai trò rất là quan trọng trong việc hướng dẫn, làm sáng rõ “tín ngưỡng mạnh mẽ” của các tín đồ Đạo Cao Đài, duy trì niềm tin đại đạo trong sự phát triển Cao Đài tại hải ngoại hiện tại và trong tương lai. Tịch Đạo Đạo Tâm đã và đang bắt đầu,

“Chơn Pháp Đạo Tâm” là phương thức giúp thực hành Bí Pháp Đạo Tâm giúp cho môn đồ của Đức Chí Tôn, trong đó gồm các vị chức sắc, chức việc, tín đồ Cao Đài ở hải ngoại, quốc nội và đặc biệt là các vị chức sắc Ban Thế Đạo (một hiện tướng của Hiệp Thiên Đài tại Hữu Hình) thông hiểu một cách sâu xa các luật Đạo, nhận lấy trọng trách thiêng liêng trong phẩm vị của các vị để hoạt động giúp Đạo trợ Đời. Con đường Đạo Tâm trong đó “Chơn Pháp Đạo Tâm” là phương pháp thực hành đã và sẽ giúp các bậc chân tu “thông hiểu” các lời dạy “cao siêu, huyền bí” trong các “Bí Pháp” Thánh Giáo Thánh Ngôn, để giúp các chức sắc trong Ban Thế Đạo, tín đồ theo đó thực hành và cùng nhau ngồi lại bàn luận và thành lập tổ chức Cao Đài Hải Ngoại với Hội Thánh Lưỡng Đài: Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài theo đúng Pháp Chánh Truyền, Thiên Thơ, Tân Luật, Đạo Luật của Đạo. Các cơ quan như Bộ Pháp Chánh, Phước Thiện, Truyền Giáo, Khảo Cứu Vụ và các viện cũng đã thành hình và đang bắt đầu hoạt động. Cửu Trùng Đài có thể mất hoặc thay đổi những hình thức khác vì đó phần xác (Thể Pháp). Nhưng Hiệp Thiên Đài (Bí Pháp) thì vĩnh cửu trường tồn. Vậy mới xứng với câu: “Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài còn” là vậy.

“Chơn Pháp Đạo Tâm” là “ngọn đuốc trong đoạn đường thực hành” soi đường, dẫn dắt, hướng dẫn các tín đồ Cao Đài trên đường phát huy và tiến về “Thế Đạo” qua Đạo Tâm trên khắp hoàn cầu, thực hành duy trì niềm tin tuyệt đối nơi Đức Cao Đài hay Đức Chí Tôn để hành Đạo theo đúng con đường tu thân từ “Thế Đạo” đến “Thiên Đạo”.

Như ghi bên trên, trong “Bí Pháp Đại Đạo”, Diệu Pháp Hiệp Thiên tức Tâm Pháp hay Chơn Pháp Qui Tâm là đường Bí Pháp Đạo Tâm then chốt của nền Đai Đạo được phô bày qua Thiên Nhãn và ẩn tàng trong Thánh Ngôn Thánh Giáo. Đây là thực hành Bí Pháp Đạo Tâm một trong những “Tâm Pháp” trong “Chơn Pháp Đạo” mà nó là “những biểu tượng ẩn hiện giáo lý Bí truyền của Chí Tôn (Bí Pháp Đại Đạo) (Thánh Ngôn Thánh Giáo).

“Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự cầm quyền Thiêng liêng mối Đạo, hễ Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài vẫn còn”. Sở dĩ Hộ Pháp đã ngự Hiệp Thiên Đài bởi vì Hộ Pháp là quyền năng của Đức Chí Tôn thay Ngài mà đến làm phận sự Ông Trời tại thế.

Còn Giáo Tông phải chờ có Bát Quái Đài Hữu Hình mới được ngự trên ngai Giáo Tông Cửu Trùng Đài của Người, bởi xác không vi chủ tinh thần. Ta biết Đức Lý Giáo Tông Vô Vi đã mở Tịch Đạo: Thanh Hương, còn đối với  Giáo Tông hữu hình sẽ đổi Tịch lại sang Đạo Tâm.

Nhơn sanh khi mới mở Đạo tuy tín ngưỡng mạnh mẽ, nhưng chú trọng đức tin ở phần Vô Vi nên các Đấng chỉ ngự ngôi Vô Vi chuyển pháp. Nên đã hiểu bóng tất phải biết hình, cũng do Tâm Đức đó mà các Đấng phải đến ngự ngôi Hữu Hình và đổi thành tịch: Đạo Tâm đúng như Đức Chí Tôn ấn định. Tuy phải học hỏi nhiều, bỏ công sức nhiều nhưng năng lượng truyền giáo thiết thực hữu ích đó sẽ là hành trang ngày về của chúng ta.

Về phần Đạo (Hội Thánh), những hoạt động chính thức thuộc lãnh vực tịnh luyện có thể kể ra như sau. Trước hết, Đức Hộ Pháp đã chính thức hệ thống khái niệm Thể Pháp và Bí Pháp của Cao Đài. Ngài là một trong những bậc tiền bối tiên phong trong lãnh vực này và cũng chính là người công khai khẳng định là có pháp môn tịnh luyện để xuất chơn thần. Đặc biệt loạt bài thuyết đạo về Bí Pháp đã để lại dấu ấn đậm nét trong quá trình phát triển các pháp môn của Cao Đài. 55

Đức Hộ Pháp khẳng định ba pháp môn quan trọng trong Cao Đài: đi hành đạo như một tu sĩ theo các phẩm trật của Cửu Trùng Đài, theo Phước Thiện tạo của cải vật chất cho đạo và tịnh luyện trong các Tịnh Thất. Theo định nghĩa thì hai pháp môn đầu được xếp loại là thể pháp và pháp môn thứ ba tịnh luyện trong các Tịnh Thất là Bí Pháp.

Theo lời dạy của Đức Hộ Pháp: Đạo có ngoại dung Thể Pháp và nội dung là Bí Pháp, hay nói dễ hiểu hơn là Thể Pháp là phần bên ngoài (Hữu Hình) và Bí Pháp là phần bên trong của nền Đại Đạo, cần phát triển song hành cả hai thì mới gọi là chánh giáo.

Cơ Đạo đến hồi chuyển sang qua Bí Pháp. Từ Thể Pháp (bên ngoài hình thể) đến Bí Pháp (bên trong) như đã nói, chỉ thuộc phần Thế Đạo, nên Đức Hộ Pháp có dạy: “Bần Đạo dắt tới ngã ba đường, ai biết thì đi, còn không biết đứng đó chờ Bần Đạo”. Tới Thiên đạo là phải dục tấn trên con đường Thiêng liêng Hằng Sống. Ta nên xét lại để rõ chơn lý của Đức Chí Tôn để tại mặt thế, trước khi bước
lên Thiên đạo là Bí pháp từ đâu mà có?

Lấy nghĩa lý Tam bửu mà tiến dẫn tinh thần nhơn loại nương theo cửa Đạo đặng trở về với Chí Tôn. Vậy thì trường lớp giáo hóa của Chí Tôn đi từ Phật đến Pháp chuyển ra Tăng. Ta phải dựa vào chân lý này và chỉ có chân lý này mới trở lại được với Chí Tôn mà đoạt khuê bài Thiêng liêng vị.

Phải hiểu rõ Đạo Lý, giúp cho cửu nhị ức Nguyên Nhân tỉnh mộng, góp công cho sự tấn hóa sanh hồn trước cơ tự diệt. Nếu hiểu rõ thì buổi hạ trần Phổ Độ ân xá của Đức Chí Tôn, Ngài đã định Pháp Giới như thế nào?
- Thể Pháp: Ngài dùng huyền diệu cơ bút mở Đạo. Trước chọn thánh thể lập nên Hội Thánh, lấy tinh ba các Tôn giáo lọc lượt tổng hợp thành một triết lý siêu việt, hướng dẫn nhơn sanh tùng nhơn đạo đến thiên đạo. dùng Nho tông chuyển thế, chọn Phật giáo chấn hưng. Trong nhất thời chỉ mới Thể Pháp ta không sao
đạt được yếu lý

Thể Pháp nặng về lập công hơn để tu tạo cho đủ hình tướng hữu vi cho cơ tận độ. Con đường Đạo Vô Vi xuống Hữu Hình kể từ Phật qua Pháp đến Thế.
- Bí Pháp: Cả hệ thống cơ quan Chánh Trị Đạo, cả kho tàng giáo lý, đạo luật, tân kinh, tân luật, Pháp Chánh Truyền, Thiên Thơ đã làm mực thước cho sự tu học hoặc hành đạo suốt mấy mươi năm. Đến khi Đức Hộ Pháp cho biết đã dẫn tới ngã ba đường thì Đức Ngài gián tiếp cho hiểu là cơ Đạo đến lúc chuyển sang Bí Pháp. Đối với Bí Pháp thì thiên về lập đức hơn, giúp cho sắc dân gương mẫu Thần Thông Nhơn thêm tín ngưỡng mạnh mẽ, thấu đáo lẽ âm dương Trời Người hiệp một. Con Đường Bí Pháp từ Tăng tùng Pháp về Phật tức là từ Thế tùng Pháp Về Đạo.

- Chơn Pháp: Nếu lưu ý sẽ thấy Đức Chí Tôn đến giáo hóa như hồi mới mở Đạo. Cũng đến từ Phật qua Pháp ra Tăng. Nhưng Thể Pháp thì dạy lý thuyết, còn Chơn Pháp thì dạy thực hành và có khác chăng là giá trị lập ngôn. Chơn Pháp quan trọng ở lập ngôn đặng thay ngôn ngữ Chí Tôn mà “cậy phương thuyết giáo vẽ thành kinh chơn”, tận độ Vạn linh đạt vị đã nêu trong: “Bộ công Di Lạc Tam kỳ Độ sanh”. Phải thực hiện mục đích công bằng cho tới đại đồng thiên hạ. Đã có Chơn Pháp thì Phật Mẫu mới mở “Khoa môn Tiên vị ngộ kỳ Phật duyên”, chỉ trừ những ai thất thệ, trốn thệ, còn cả thảy đều được trải qua “Trường thi Tiên, Phật dượt kiếp khiên” thi thố từ Thế Đạo đến Thiên đạo mới mong đạt được khuê bài Thiêng liêng vị. Nên Đức Chuẩn Đề đã nói: “Thế gian nầy chưa biết ai cao, ai thấp, phải vào Cung Hạo Nhiên Pháp Thiên rồi mới biết”.

Như đã ghi bên trên, thời Tịch Đạo THANH HƯƠNG đã qua đi, thời của Tịch Đạo ĐẠO TÂM đã tới là vậy. “Công Pháp Đạo Tâm” thì dạy thực hành “Bí Pháp Đạo Tâm” và có khác chăng là giá trị lập ngôn. Chơn Pháp quan trọng ở lập ngôn đặng thay ngôn ngữ Chí Tôn mà “cậy phương thuyết giáo vẽ thành kinh chơn”, tận độ Vạn linh đạt vị đã nêu trong: “Bộ công Di Lạc Tam kỳ Độ sanh”. Phải thực hiện mục đích công bằng cho tới đại đồng thiên hạ. Đã có Chơn Pháp thì Phật Mẫu mới mở “Khoa môn Tiên vị ngộ kỳ Phật duyên”, chỉ trừ những ai thất thệ, trốn thệ, còn cả thảy đều được trải qua “ Trường thi Tiên, Phật dượt kiếp khiên” thi thố từ Thế Đạo đến Thiên Đạo mới mong đạt được khuê bài Thiêng liêng vị. Nên Đức Chuẩn Đề đã nói: “ Thế gian nầy chưa biết ai cao, ai thấp, phải vào Cung Hạo Nhiên Pháp Thiên rồi mới biết”.

Theo chiều hướng "Đạo Thành Từ Ngoài Vào" có nghĩa con đường "Chơn Pháp Đạo Tâm" trong “Đạo Tâm” sẽ duy trì và nâng cao " tín ngưỡng mạnh mẽ, niềm tin căn bản cho tín đồ Cao Đài trên toàn cầu", từ “Thể Pháp” dần tiến đến ngộ hiểu “Bí Pháp” nhận thấy rõ con đường “hành đạo” mà Đức Chí Tôn khai mở nền Đại Đạo. Cơ Đạo của Chí Tôn đến lập buổi Hạ Nguơn Tam Kỳ Phổ Độ nầy duy lấy một chữ hòa làm tôn chỉ. Có hòa mới có hiệp, có hiệp mới có thương, mà sự thuơng yêu là chìa khóa mở cửa Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và Bạch Ngọc Kinh y như lời Chí Tôn đã dạy, chỉ nghĩa là phải Từ Bi Bác Ái mới đắc Đạo Vô Vi, phải hòa hiệp mới có qui nhứt. [Bài diễn văn của Đức Hộ Pháp - Tòa Thánh Tây Ninh, November 28, 1938].

Trong cơ chuyển thế, “Chơn Pháp Đạo Tâm” là con đường thực hành “Bí Pháp Đạo Tâm” cần thiết trong giai đoạn Đạo bị bế tắc. Con đường Đạo Tâm còn mục đích “giải thích” theo lời Đức Hộ Pháp dạy nền Đại Đạo có ngoại dung là Thể Pháp và nội dung là Bí Pháp, hay nói dễ hiểu hơn là Thể Pháp là phần bên ngoài và Bí Pháp là phần bên trong của nền triết lý Đại Đạo, để tạo tư thế để các tín đồ, chức sắc ao Đài hành đạo trong cơ chuyển thế từ Thể Pháp đến Thế Đạo trên con đường tu thân dẫn đến Thiên Đạo. Đây là cơ hợp nhất ới các chức sắc, chức việc và tín đồ ao Đài toàn cầu hi đ ng thời điểm trong cơ hiệp nhất sẽ tạo thành Đại Đạo ao Đài một tôn giáo toàn cầu ì “Đạo thành từ ngoài ào” để khai mở nền Đại Đạo Toàn Cầu.

Ý nghĩa của chữ Đạo rộng lớn mênh mông lắm. TÔN GIÁO chỉ là phần dụng hữu hình của ĐẠO. Trong “Bí Pháp Đại Đạo”, Diệu Pháp Hiệp Thiên tức Tâm Pháp hay Bí Pháp Đạo Tâm là đường Chơn Pháp Đạo Tâm then chốt của nền Đai Đạo được phô bày qua Thiên Nhãn và tiềm ẩn trong Thánh Ngôn Thánh Giáo. Đây là lý do người tín đồ Cao Đài Tâm Niệm Thiên Nhãn là biểu tượng thiêng liêng nhất, sâu sắc nhất trong “Đạo Tâm” hay trong “Chơn Pháp Đạo tâm”.

Nên cơ chuyển pháp Giải Thể Qui Tâm sau 1975 là đáp ứng Thiên Cơ Thầy đã định trước từ khi mới khai Đạo

Nhưng ngày nay, nếu dân Việt bất Đức không còn xứng đáng nữa vì chạy theo Tà thần, thì ĐỨC DI LẶC VƯƠNG PHẬT, được Thượng Đế chọn thay mặt cho Ngài làm CHƯỞNG GIÁO THẾ GIỚI, có trọn quyền chọn nơi khác làm Thánh địa, chọn giống dân khác làm sắc dân con cái của Ngài. Hồng ân lớn lao một khi mất, dân Việt có khóc than thì đã muộn.

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ khai mở cho toàn nhân loại để hướng tới thời kỳ dân chủ, đại đồng, nào có phải dành riêng cho nước Việt, dân Việt.

Bài thơ của Đức Lý Giáo Tông nói rõ “Giáo Chủ Phật Vương thay Đức Lý”:
"ĐỨC LÝ trả lời BÁT NƯƠNG
Bốn phương phát động tự lòng
Trời Tám hướng xoay vần HỎA khắp nơi!
Đại chiến thứ ba gây ác nghiệt!
inh Đao dấy động tứ sơn dời.
Chiến tranh chấm dứt Long Hoa hội
“Thế giới kỳ tư Đạo dẫn Đời”.
Giáo chủ Phật ương thay Đức Lý
Ngũ châu lập quốc thuận lòng Trời."

IV. Thay Phần Kết .
Trong giai đoạn “mở Đạo” vào năm 1926, Đức Chí Tôn đã chính người khai mở nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đức Chí Tôn lâp đạo lần này không phân tánh giáng trần như những lần trước, mà giáng trần bằng thiêng liêng cơ bút, giáng trần không có hình thể, không có tiếng nói mà có lời nói. Hình thể chúng ta là thể xác, trí não và linh hồn, tức là tinh, khí, thần hiệp lại.

Hình thể Đức Chí Tôn là Đền Thánh đó vậy. Đền Thánh có: Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài, Bát Quái Đài.
" Cửu Trùng Đài tượng trưng cho thể xác.
Hiệp Thiên Đài tượng trưng cho trí não.
Bát Quái Đài tượng trưng cho linh hồn. "

Đền Thánh là hình thể Đức Chí Tôn tại thế đó vậy. Hình thể này không có quyền lực nào hủy diệt được. Hình thể này sẽ sống với chúng ta cho đến thất ức niên. Đức Chí Tôn không có tiếng nói mà ở đâu cũng có lời nói. Những lời nói này sẽ còn nói mãi với chúng ta.

Đức Chí Tôn là ông Cao Đài, ông Cao Đài là Thượng Đế, là ông Trời. Ông Trời nói: ta mở ra cho nhơn loại nơi mặt địa cầu này một nền tôn giáo lớn là để dìu dắt nhơn loại đi vào con đường hòa bình dân chủ.” Cao thượng Chí Tôn Đại Đạo hòa bình dân chủ là như vậy”.

Ông Trời nói: nếu nhơn loại muốn hòa bình dân chủ thì hãy vào đây, vào cửa Cao Đài và nghe ta dạy. Hãy tín ngưỡng nơi ta, tín ngưỡng lẫn nhau. Sùng bái và tin tưởng, có tin tưởng mới có sùng bái, tin tưởng lần thứ ba mà cũng là lần chót. “Đài tiền sùng bái Tam Kỳ cộng hưởng tự do quyền” là như vậy.

Hòa Bình, Dân Chủ, Tự Do ở đây không phải có một cá nhân ban cho một cá nhân, không phải của một đoàn thể đảng phái ban cho một quốc gia dân tộc mà là của ông Trời ban cho toàn nhơn loại. Nhơn loại muốn có hòa bình, dân chủ, tự do thật sự thì chỉ có tin tưởng nơi Thượng Đế rồi sùng bái Thượng Đế là đấng Cha chung và cả nhơn loại là anh em ruột thịt với nhau. Chừng nào, giờ phút nào mà toàn thể nhơn loại nơi mặt địa cầu này tin tưởng như vậy và làm như vậy thì giờ phút đó mới có Hòa Bình, Dân Chủ, Tự Do thật sự. Còn trái lại là giả dối. Đức Chí Tôn không có tiếng nói mà có lời nói là như vậy. 59

Đức Chí Tôn mở đạo lần này là lần chót, mục đích cứu rỗi chúng sanh, cứu rỗi cả phẩn xác lẫn phần hồn, nghĩa là dẫn dắt chúng sanh vào con đường Thế Đạo và Thiên Đạo.

Thế Đạo là dạy dỗ chúng sanh biết yêu thương lẫn nhau, tin tưởng lẫn nhau, đối xử công bằng với nhau để có hòa bình, dân chủ,tự do thật sự, không có chiến tranh chết chóc, không có nghèo đói đau thương, tức là cứu rỗi phần xác, tức là giải khổ phần xác, tức là dạy dỗ chúng sanh làm tròn nhơn đạo đó vậy.

Bây giờ đến phần Thiên Đạo, tức là cứu rỗi phần hồn. Hai câu liễn trước chánh môn dẫn dắt nhơn loại lo tròn nhơn đạo để giải khổ phần xác. Bây giờ nói đến đền thánh. Đền thánh tượng trưng cho hình thể Đức Chí Tôn. Khi đứng trước đền thánh, trước mắt Đức Chí Tôn, chúng ta thấy gì ?

Khi vào đến Tịnh Tâm Điện thì phải xét xem tâm mình có tịnh hay chưa? Có còn xem mình là người quan trọng không? Có thấy mình luôn luôn đúng mà kẻ khác thì luôn luôn sai không? Có suy nghĩ không suy nghĩ chưa? Mỗi ngày thực hiện bốn thời cúng là những cơ hội để tập tành ý thức bản thân người học đạo. Có khi Tịnh Tâm được, có khi không Tịnh Tâm được. Nhưng lâu ngày chày tháng rồi cũng luyện được. Đạt được điều này con đường đi tới những “bí pháp” kế tiếp sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, thiết nghĩ hiểu được lời dạy của Đức Chí Tôn thì không nhất thiết vào đền thánh hay thánh thất mới có thể Tịnh Tâm. Nơi đây “Đạo Tâm” là nguồn căn bản và cần thiết mà “Chơn Pháp Đạo Tâm” sẽ là cái “chìa khóa” phương pháp để thực hiện cái “Bí Pháp Đạo Tâm” như trình bày bên trên. Bất cứ lúc nào trong đời sống hằng ngày, mỗi khi người học Đạo nhận rõ Thiện Ác, Đúng Sai là anh em ruột, làm việc phước thiện là thi hành “Chơn Pháp Qui Tâm” là đã Tịnh Tâm rồi. Mà đã Tịnh Tâm (Đạo Tâm) rồi tức là đã ước vào Bạch Ngọc Kinh tại thế. “ on đường “ hơn Pháp Đạo Tâm”sẽ dẫn con cái Đức Chí Tôn ước vào Bạch Ngọc Kinh và sẽ được nghe những lời dạy quí báu của Đấng Đại Từ Phụ.

Để phù hợp với tinh thần tiến hóa của nhơn loại, Đức Hộ Pháp phân Chơn Pháp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra làm hai giai đoạn: Thể Pháp và Bí Pháp. Đến năm Mậu Tý (1948) Đức Ngài cho biết: “ngày hôm nay Bần Đạo đã dẫn mấy em đến ngã ba đường, ai biết thì đi, còn không biết đứng ở đó chờ Bần Đạo”.
1 - Hễ biết thì đi vào Bí Pháp, bởi Bí Pháp còn thì Đạo còn.
2 - Còn không biết thì đứng ở đó chờ Bần Đạo. Vậy đứng ở đó chờ là chờ nơi Thể Pháp. Mãi đến khi Đạo Lịnh giải Thể 01/1979 xuất hiện, Thể Pháp hữu hình hữu hoại, đã đến lúc phải giải Thể đặng thay cũ đổi mới - Đạo học gọi là Bí Pháp.

Nên cơ chuyển pháp Giải Thể Qui Tâm sau 1975 là đáp ứng Thiên Cơ Thầy đã định trước từ khi mới khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Trong “Bí Pháp Đại Đạo”, Diệu Pháp Hiệp Thiên tức Tâm Pháp hay Chơn Pháp Qui Tâm là đường Bí Pháp Đạo Tâm then chốt của nền Đại Đạo được phô bày qua Thiên Nhãn và tiềm ẩn trong Thánh Ngôn Thánh Giáo. Đây là thực hành Bí Pháp Đạo Tâm một trong những “Tâm pháp” trong “Chơn Pháp Đạo” mà nó “đã có và tiềm ẩn” trong Thánh Ngôn Thánh Giáo mà con cái Đức Chí Tôn phải tìm cách để thông hiểu các lời dạy “cao siêu huyền bí” đó.
Trong suốt thời kỳ “mở Đạo” vào năm 1926, Đức Chí Tôn đã dùng sự thiêng liêng, mầu nhiệm của “Cơ Bút” để mở mang nền Đại Đạo. Đức Ngài cũng dùng “Cơ Bút” để lập ra các Luật Đạo, dạy Thiên Thơ để cho con cái Đức Ngài noi theo đó hành Đạo. Pháp Chánh Truyền, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và các luật Đạo là “một kho tàng Đại Đạo vô giá” mà Đức Ngải lưu lại cho con cái. Thánh Ngôn Thánh Giáo nầy có phần dễ hiểu dành cho tất cả nhân sanh, có phần cần phải được các Đấng Thiêng Liêng, các chức sắc Đại Thiên Phong phụ giải để được thấu hiểu cái lời dạy “sâu sắc” tàng ẩn bên trong.

Thêm vào đó, một phần trong các Thánh Ngôn Thánh Giáo thì quá “cao siêu” cho nhân loại, khó hiểu vì tính cách huyền bí và rất là khó giải thích. Đây là những cái điều huyền diệu vô vi mà Đức Chí Tôn đã cho chúng ta trong các Thánh Ngôn Thánh Giáo nhưng chưa có dịp dùng. Đức Ngài để lại “dạy chúng ta phải làm gì” trong cơ chuyển Đạo, Tòa Thánh Tây Ninh không còn quyền hạn nữa, Đạo đi trên con đường “Bế Tắc”, để làm châm ngôn, hướng dẫn chúng ta trong cảnh “Ngộ biến Tùng Quyền” hay “Mượn thế đặng toan phương giác thế”. Đức Chí Tôn đã dự đoán và biết rõ mọi chuyện đang xảy ra trên thế gian, trong cõi Hữu Hình nầy. Đức Ngài cũng hiểu rõ mọi chuyện sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng vì “Thiên Cơ Bất Khả Lậu”. Như ậy thì làm sao con cái Đức Ngài thấu hiểu được những lời dạy “huyền bí” trong đ ?

Thật ra Chơn Pháp của Đức Chí Tôn không phải dễ dàng hiểu được, nên Ngài đã dạy trong Thiêng liêng Hằng sống như vầy: “Mình phải rán học, cần mẫn học, ấy là một điều chẳng phải dễ, nhưng phải làm cho đặng thay thế ngôn ngữ cho Đức Chí Tôn. Đem chơn truyền của Ngài để vào tinh thần nhơn loại. Nếu mình làm không đặng thì thay thế cho Ngài không đặng, cũng như mình làm cho Đức Chí Tôn câm sao!
Mình phải làm đặng thay thế ngôn ngữ cho Ngài. Nếu mình làm không đặng thì thay thế cho Ngài không đặng”.

Quan sát mặt Thể Pháp thì ta hiểu, còn mặt Bí Pháp chỉ có mường tượng. Phải biết mới được. Những khi ta đọc hay tụng Di Lạc Chơn kinh, Phật Mẫu Chơn kinh là Chí Tôn đem chánh truyền mà chơn truyền, đem chơn thật để trong cửa Đạo, ta mới theo chân Ngài. Nhưng khi có ai hỏi Bí Pháp thì ta lúng túng mơ hồ, không thể trả lời hoặc miễn cưỡng ấp úng. Vô tình ta đã làm cho Đức Chí Tôn câm sao? Ngài còn chỉ rõ cái tạm cái giả, ta ngược lại ôm ấp cho đó là cái còn, cái thiệt, mãi để Bí Pháp duy chủ quyền Đạo chỉ là giả tướng không có chơn thật, mặc cho chơn linh ngã phân hiềm tị, rủi Long Hoa Đại Hội trễ kỳ thì phước tội về đâu?
- Cả tín đồ thờ ơ một nỗi khổ
- Nhơn sanh lãnh đạm, khối khổ riêng Chí Tôn âm thầm trọn lãnh!

Nhớ lời dạy của Đức Hộ Pháp, “ta phải nói thiệt, ăn thiệt, làm thiệt” nếu giải quyết làm ăn thì còn dễ, bằng như nói thiệt thì quá khó. Đã không rõ Chơn Pháp, làm sao thay thế được ngôn ngữ của Chí Tôn mà bảo rằng thiệt”.

Thế gian nầy “nhơn vô thập toàn”. Đức Lý khép khuôn chớ chẳng khắt khe gì, chỉ nâng đỡ cho ta đoạt đạo. Phải tìm Đạo nơi Chí Tôn. Chỉ cần ta trọn đức tin, dù ngu muội dốt nát cho đến trí thức thượng lưu thấp cao nơi giá trị Đạo đức tinh thần. Chí Tôn không cần điều nào cao hơn sự tín ngưỡng để “Rưới chan hạnh phúc bởi lòng TIN trong TÂM - ĐẠO TÂM. Nếu TIN thì sớm tới Thánh Đức. Còn không tin thì Càn khôn Thế giới chỉ do nhơn loại tranh giành, đua chen ảnh hưởng mà dẫn tới cơ tự diệt.

Thậm chí, bản thân Chí Tôn đến chiều chuộng, nâng niu, an ủi, vỗ về, mà câu trả lời chẳng một chút e dè, ngần ngại là: “Tôi không tin Ông. Tôi chỉ tin Đức Chí Tôn, Ổng đang trên Trời chớ đâu đây”. Kẻ có trình độ ôn tồn hơn hỏi lại: “Chí Tôn hứa đến nhưng sao thấy được? Còn như muốn làm Trời, Ông chuyển cho thành Đạo, làm cho thế giới Hòa Bình, Tam giáo Ngũ Chi quy hiệp cho được thì tôi mới tin, chừng đó Ông muốn bao nhiêu lạy tôi cũng chịu”. Tuy con cái Ngài, nhưng khi Ngài đến thì chẳng tin Ngài. Họ chỉ tin quyền năng. Dù Chơn đạo mà Tín Đồ duy linh, bao giờ cơ Đạo mới ra thiệt tướng. Chẳng lẽ công bình không cần, Thiên điều cũng bỏ. Muốn ra thiệt tướng, Đức Chí Tôn phải chọn Đạo Tâm, chỉ dùng Chơn Pháp, sử dụng Tín Đồ biết hy sinh phụng sự đúng theo Thánh Ý của Ngài.

Sở dĩ có cảnh trạng TIN mà không TIN vì họ chưa tìm tàng thấu đáo chơn lý, chớ Đức Chí Tôn hứa là “ Thầy ở cùng con cái đời đời không cùng đến thất ức niên”
hoặc “Hảo Phùng Ngọc Đế ngự trần gian” mà ta vẫn còn tin Đức Chí Tôn chỉ ở Vô Vi, có đến cũng đến bằng cơ bút nữa hay sao? Phải hiểu rõ Đạo Lý nầy, giúp cho cửu nhị ức Nguyên Nhân tỉnh mộng, góp công cho sự tấn hóa sanh hồn trước cơ tự diệt. Nếu hiểu rõ thì buổi hạ trần Phổ Độ ân xá của Chí Tôn, Ngài đã định Pháp Giới như thế nào? Vì vậy mà trong “ hơn Pháp Đạo Tâm” Viện Khảo Cứu Triết Lý Thần Học ao Đải trong Khảo Cứu Vụ trong tương lai sẽ giúp chúng ta đạt tới sự thâm hiểu các Thánh Ngôn Thánh Giáo mà các lời dạy cao siêu “chôn sâu” trong cái “triết lý huyền diệu thượng thừa đ ”. Hạo Nhiên Pháp Thiên trong í Pháp Năm ung dự đoán à đề nghị phải mở một Viện Đại Học Bí Pháp Cao Đài (Thần Học) cho đúng Thánh Ý của Đức Hộ Pháp à các Đấng Thiêng Liêng. Năm 1948 (gần 70 năm trước), Đức Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng năm 1948 ra Thánh Lệnh “Thiết lập Khảo Cứu Vụ tại Toà Thánh để sưu tập Kinh điển và Thánh Ngôn, Thánh Giáo đặng khảo cứu Triết lý Cao Đài Đại Đạo và Kinh sách của Tôn giáo khác mà ra Kinh sách để Phổ Thông Đại Đạo Tam kỳ”, để phát huy và truyền bá cho mọi người đều biết.

Những vị học giả nghiên cứu về Đạo Cao Đài hiện đại thấy những điều chưa vừa lòng là tại người viết “thiểu trí, thiếu kiến thức” chớ không phải giáo lý không siêu việt. Đạo Cao Đài rất tự do về mặt tư tưởng (phải trái đôi đường tùy ý chọn), những bài nghiên cứu về Đạo Cao Đài của các học giả trong và ngoài nước đều được trân trọng. Bởi lẽ Đạo ao Đài chỉ lấy trí tuệ hiểu biết làm nền tảng chớ không cầu lấy sự mê hoặc chúng sanh làm lợi khí.

Như đã ghi trong ài “Đạo và Đạo Tại Tâm – Hữu Hình và Vô Vi Huyền Diệu Hiện Tướng Hiệp Thiên Đài” của QS TS Nguyễn Thanh Bình, viết Đức Giáo Tông trong Vô Vi Đại Đạo đã dạy: "Thượng Đế không ngự trên vật thể vô tri, mà trái lại Thượng Đế Ngự trong Tâm (Đạo Tâm), tháp ngà của Tâm hồn nhân loại. Hình thể Đạo chỉ mượn đ để thể hiện Thánh Thể Chí Tôn tại thế."

THÁNH GIÁO ÐỨC CHÍ TÔN
" Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi,
Chẳng cần hạ giới vọng cao ngôi.
Sang hèn trối kệ tâm là quí,
Tâm ấy tòa sen của Lão ngồi.

Tâm ấy là Trời chớ dễ tâm,
Phải trau cho sạch điểm Lương Tâm.
Ngôi Trời tâm ấy là nơi dựa,
Mình biết tâm, tâm mới biết tâm."

BÁT phẩm chơn hồn tạo thế giới hoá chúng sanh vạn vật Hữu Hình tùng thử ĐẠO QUÁI hào Bác Ái định Càn khôn phân đẳng pháp nhứt thần phi tướng trị kỳ TÂM Hai câu liễn đặt trước Báo Ân Từ bên trên cho ta cái hình ảnh “đã được sống, được hít thở khí trời và hạnh phúc nhất là được hít thở không khí diệu huyền của Đạo Pháp”. Nếu chúng ta suy nghĩ sâu xa ý nghĩa của hai câu liễn nầy, chúng ta mới hiểu cái sự “huyền diệu” mà các đấng thiêng liêng đã dạy:

Hai chữ đầu của đôi liễn khởi bằng chữ BÁT QUÁI
Hai chữ cuối của đôi liễn kết thúc bằng hai chữ ĐẠO TÂM

Hai câu liễn đã cho biết là thời THANH HƯƠNG đã qua đi, thời của ĐẠO TÂM đã tới là vậy.

Như đã trình bày bên trên, con đường “Đạo Tâm” sẽ là “giềng mối, chìa khóa then chốt” sẽ hướng đần chúng ta thông hiểu các lời dạy “cao siêu” của Đức Chí Tôn dạy. Bí Pháp Đạo Tâm một trong những “Tâm Pháp” được thực hành qua “Chơn Pháp Đạo Tâm” sẽ hướng dẫn, tạo điều kiện cho chúng ta thấu hiểu các lời dạy “huyền bí tiềm ẩn” trong Thánh Ngôn Thánh Giáo, soi sáng và dẫn đường chúng ta trên con đường hành Đạo.

Tóm lại Diệu Pháp Hiệp Thiên tức Tâm Pháp hay Chơn Pháp Qui Tâm là đường Bí Pháp Đạo Tâm then chốt của nền Đại Đạo được phô bày qua Thiên Nhãn và tiềm ẩn trong Thánh Ngôn Thánh Giáo. “Chơn Pháp Đạo Tâm” sẽ giúp ta thông hiểu về “cõi vô vi”, tiếp nhận và thông hiểu các đề giảng dạy trong Thánh Ngôn Thánh Giáo để cùng nhau thành lập một Tổ Chức Cao Đài Hải Ngoại theo tôn chỉ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, một tôn giáo Đại Đồng hay là tôn giáo của mọi tôn giáo.

Đức Chí Tôn dạy: “Ðạo muốn đạt được chỗ bí yếu là cái cứu cánh và tác dụng đó các con. Nếu không đạt được cái cứu cánh và tác dụng đó thì dầu với danh từ nào tốt đẹp hoặc tổ chức nào nói rằng tốt đẹp cách mấy đi chăng nữa cũng hông ý nghĩa gì hết. Có phải vậy không các con ”

Các con ơi! Luôn luôn lúc nào và bất cứ ở đâu cũng vậy, các con phải kiểm điểm và Tâm niệm rằng mình là người có đạo, mang một hoài bão cao cả, một lý tưởng cao cả trong sứ mạng thế Thiên hành hóa, giáo dân vi Thiện, đem Đạo cứu đời.
Mình phải nói gì, phải nghĩ gì và phải làm gì để thực hiện cái hoài bão lý tưởng của người sứ mạng đó.

Thầy đã từng dạy các con: Thầy sanh trưởng bảo tồn các con. Thầy đến nước Việt Nam này mở Đạo dạy dỗ các con, Thầy không đòi hỏi các con làm những gì đem lại riêng tư cho Thầy, Thầy luôn luôn dạy các con phải thực hành đạo lý cho các con cái của Thầy, nghĩa là phải giác ngộ cho nhau, thương yêu dạy dỗ, đùm bọc cho nhau, bảo tồn cho nhau để cùng được sống trong cảnh thái hòa, cùng hưởng hạnh phúc với nhau mãi mãi, chớ không được thù hằn ganh tị ghen ghét hại nhau rồi tự diệt nhau, vì các con là một trong vạn vật chúng sinh mà vạn vật chúng sinh là bản thể của đạo, mà bản thể của đạo tức là bản thể của Thầy. Các con thương nhau tức các con đã thương Thầy. Nếu các con ghét nhau, thì chính là các con ghét Thầy. Có phải vậy hôn các con ?

Thầy đã nói:
" Thương nhau khác thể thương Thầy
Ghét nhau khác thể ghét Thầy sao nên !”

Tại sao nền Chánh giáo của Đức Chí Tôn ngày nay lại xuất hiện Chơn Pháp Luyện Đạo? Là để cho phù hợp tinh thần dục tấn của nhơn sanh đang tìm đường Thiêng liêng Hằng Sống, nên phân tách việc luyện đạo xuất chơn thần. Nếu Chí Tôn không cho Dương Quang xuyên thấu thì không ai phá được khiếu vô hình để đạt huệ nhãn. Muốn đạt, ta luyện trong cơ thể của Đức Chí Tôn, làm tế bào lien kết từ não bộ Hiệp Thiên Đài nhờ Chí Tôn chiếu dương quang chuyển phá huyền quang vô hình tức Bát Quái Đài mới đạt Huệ Nhãn tại Thượng Đình Cửu Trùng Đài. Thuyết đạo của Đức Hộ Pháp có nói: “Cửa Hư Linh không ưa kẻ tàn bạo, lạ thay! Thiêng liêng vị phần nhiều do những kẻ tàn bạo phá cửa chung vô”.
" Thể Pháp là hình, Bí Pháp là bóng.
Thể Pháp đã giải, Bí Pháp phải tan.
Luyện Chơn Pháp, Tịnh Chơn đạo.
Chơn Pháp thành thì Chơn đạo thành.
Chơn đạo thành thì Đại Hội Long Hoa khai mạc."

Xin mượn bài Thánh Thi của Đức Chí Tôn năm Bính Dần dạy phải yêu thương giúp đỡ nhau để kết thúc phần “Thay Lời Kết”:
" Dặm dài bước lạ nẻo chưa quen
Tánh chất dầu trau gẫm chẳng hèn.
Bóng trải diềm dà xuân đợi chúa,
Tiết nồng thơ thới hạ khoe sen.

Nhành dương nước rưới tan lòng tục,
Nguồn Thánh đạo dìu lại cõi Tiên.
Phước gặp kỳ ba Trời dẫn độ,
Mau chơn rán lướt tới rừng thiền. "
Midland, Michigan ngày 25-6-2017
Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình
Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại - Tòa Thánh Tây Ninh
V. Tài Liệu Tham Khảo:
1. Một số tài liệu tham khảo được trich từ nhiều nguồn viết trên “internet” mà tác giả không được rõ. Mong các vị tác giả khi đọc bài viết nầy xin vui lòng liên lạc để NTB trực tiếp cảm tạ. Xin chân thành cám ơn các vị học giả nầy.
2. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển I & II, Ấn Bản Năm Nhâm Tý (1972).
3. Tân Luật (1972), Đạo Luật, Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo; Pháp Chánh Truyền.
4. Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài (1932).
5. Luật Pháp Cao Đài, 2009-2012 Kết Tập Luật Đạo.
6. Luật Pháp Cao Đài (2012).
7. Tam Giáo Việt Nam Tiền Đề Tư Tưởng Mở Đạo Cao Đài (Huệ Khải).
8. Đời Đạo Song Tu, Thanh Tâm Đoàn Kim Sơn (2016).
9. Đại Đạo Bí Sử, Soạn Giả Hiền Tài Trần Văn Rạng (1971).
10. Cao Đài Tự Điển của Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu Đức Nguyên
11. Đại Đạo và Tôn Giáo, Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ.
12. Đại Đạo Nhập Môn, Nguyên Thủy (2015)
13. Huyền Diệu Cơ Bút, Nguyên Thủy
14. Thể Pháp và Bí Pháp, Từ Chơn
15. Lời Thuyết Đạo Đức Hộ Pháp “Ý Nghĩa Sự Hình Thành Các Cơ Quan Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”.
16. Đại Đạo Sử Cương, Q. I, II, III & IV, HT Trần Văn Rạng (1970, 1974, 1975).
17. Sưu Tập Đạo Sử Văn Thư, Q 1, II & III, (Thánh Giáo, Thánh Lịnh, Thánh Huấn (2015)

18. Khái Quát Về Tam Kỳ Phổ Độ và Chơn Pháp Đạo Tâm, QS Nguyễn Ngọc Nương.
19. Bài viết “Tham Luận” của HT Nguyễn Ngọc Nương và HT Trịnh Quốc Thế (2016).
20. Chơn Pháp Cao Đài, QS Nguyễn Ngọc Nương.
21. Phổ Thông Giáo Lý, HT Nguyễn Ngọc Nương và HT Trịnh Quốc Thế (2008).
22. Bí Pháp Đạo Cao Đài, HT Trịnh Quốc Thế và HT Nguyễn Ngọc Nương (2003).
23. Bí Pháp Dâng Tam Bừu, Bí Pháp Giải Thoát, HT Lê Văn Thêm (2013).
24. Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh: Xưa và Nay, Chánh Kiến (2017).
25. “Tìm Hiểu Đạo Cao Đài Qua Kiến Trúc TTTN”, tác giả Tùng Thiên - Từ Bạch Hạt (2005).
26. Huấn Từ Của Đức Chí Tôn Thánh Giáo Sưu Tập (1965-1985).
27. Hiến Chương Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Hội Thánh Cao Đài) (1965).
28. Tứ Thư trọn bộ (Dịch giả: Đoàn Trung Còn), Đạo Đức Kinh (Dịch giả:Nguyễn Hiến Lê), Phật Học Tinh Hoa (Nguyễn Duy Cần). Và một số bài viết nguồn internet.
29. Chơn Pháp Cao Đài, Đoàn Kim Sơn (2016).
30. "Đạo Tâm" hay "Tôn Giáo Toàn Cầu" của Nguyễn Đông Khê.
31. Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo: Sự Khó Khăn Của Đạo Tâm “Thuyết Đạo Tại Ðền Thánh đêm 29 tháng 5 năm Nhâm Thân (01-6-1952)”.
32. Giữ Đạo tại Tâm, khép kín hay Đạo hình thức, cảm giác? Lm Trần Bình Trọng (2011).
33. Chừng Nào Đến Tịch Đạo "Đạo Tâm", Nguyễn Minh Hiệp (2016).
34. Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Truyền Giáo Lý (CQPTGL), Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974. 67

35. Tứ Thư trọn bộ (Dịch giả: Đoàn Trung Còn), Đạo Đức Kinh (Dịch giả:Nguyễn Hiến Lê), Phật Học Tinh Hoa (Nguyễn Duy Cần). Và một số bài viết nguồn internet.
36. Đạo Tâm, Hàn Cư Sĩ.
37. Pháp Chánh Truyền Chú Giải: Nữ Phái (Thánh Ngôn của Giáo Tông Lý Thái Bạch).
38. Đạo Tại Tâm, Lm Anphong Trần Đức Phương (2015)
39. Thánh Tượng Thiên Nhãn - Biểu Tượng Tâm Linh Của Đạo Cao Đài, Đinh Quang Tiến.
40. Xem Khổng Học Đăng của Phan Bội Châu, quyển II, trang 772: Thế Giới Đại Đồng.
41. Thánh Huấn Hiệp Tuyển, quyển 1, trang 248.
42. Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, Dạ Trung Tử (2002).
43. Đức Lý Thái Bạch - Giáo Tông Đại Đạo, HT Trần Văn Rạng (1973).
44. Ngọc Hoàng Thượng Đế ngự Bút tại Hội Thánh Cao Đài ở Phú Quốc, hồi Tý Thời, đêm rằm tháng 3, năm Đinh Mùi (24-06-67).
45. Đạo và Đạo Tại Tâm – Hữu Hình và Vô Vi Huyền Diệu Hiện Tướng Hiệp Thiên Đài, GS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại (2017).
46. Đại Đạo Cao Đài và Nền Văn Minh Nhân Loại - Ban Thế Đạo Hải Ngoại: Nhập Cuộc, Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại, Tòa Thánh Tây Ninh (2017).
47. Trích dẫn từ “Bí Pháp Năm Cung” dạy bởi Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức.
48. Đại Thừa Chơn Pháp, Tâm Duyên.
49. Tam Điểm Đời Sau Trong Đạo Cao Đài, Đồ Phi.
50. Một Chữ Tâm, Tâm Duyên, Thiên Châu Tinh Quân biên soạn.
Tàng Kinh Viện                                                                                                      [1]  [2]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét