I. Đạo Tâm
ĐẠO TÂM có hai nghĩa chánh: 1.
Đạo Tâm là Tâm Đạo của con người. Bởi tất cả mọi việc tu hành, dù theo một Tôn
giáo nào, cũng khởi phát từ một Tâm hồn cao thượng và hướng thượng, Đạo đức và
dục tấn.
2. Đạo Tâm là Tịch Đạo thứ hai
của nền Đại Đạo sau Tịch Đạo Thanh Hương. - Tịch Đạo Thanh Hương là thi hành
Thể pháp - Tịch Đạo Đạo Tâm là thi hành Bí Pháp.
Chúng ta đang ở trong thời kỳ
Tịch Đạo Thanh Hương nhưng xem như thời kỳ Tịch Đạo Thanh Hương đã qua đi,
nhường lại cho cơ Đạo Tâm sắp đến. Cái chơn lý tối cao, tối đại của nền Đại Đạo
này chính là Đấng Thượng Đế hay Đức Chí Tôn khai mở tại Việt Nam chúng ta đây,
là khởi điểm cho Đại Đồng Thế Giới (Tôn Giáo Toàn Cầu) để cùng sống chung Hòa
Bình. Cái hay của Đạo mầu đã sẵn, nhưng sự xếp đặt do sự cắt xén, ráp nối của
bàn tay phàm biết có được toại ý Thánh Nhân không?
Nhưng dù thế nào đây cũng là
một kỷ niệm của chuyến viễn du của một con người được đặt bước đến điạ cầu 68
này (quả địa cầu chúng ta đang ở), đã được sống, được hít thở khí trời và hạnh
phúc nhất là được hít thở không khí diệu huyền của Đạo Pháp.
Nếu chúng ta đến Tòa Thánh Tây
Ninh viếng Điện Thờ Phật Mẫu và Cửu Vị Nữ Phật, đi theo bề dài của Báo Ân Từ,
chúng ta đếm được tất cả 14 lồng căn, mỗi lồng căn rộng 4 thước. Gần bên ngoài
là một vách ngăn, chỉ ngăn phần gian giữa, trên đó có một khung lớn sơn màu
trắng, tượng trưng Khí Sanh Quang. Phần bên ngoài tấm vách ngăn nầy là căn thứ
10, nơi chính giữa có treo một cái ngôi sao lớn nhiều màu sắc, hai bên ngôi
sao, trên 2 cây cột là đôi liễn chữ Nho, phiên âm ra như sau :
BÁT phẩm chơn hồn tạo thế
giới hoá chúng sanh vạn vật hữu hình tùng thử ĐẠO QUÁI hào Bác ái định
càn khôn phân đẳng pháp nhứt thần phi tướng trị kỳ TÂM
( 八 品 真 魂 造 世 界 化 眾 生 萬 物 有 形 從 此 道 ,
卦 爻 博 愛 定 乾 坤 分 等 法 一 神 非 相 治 其 心 .)
Hai câu liễn đặt trước Báo Ân Từ
bên trên cho ta cái hình ảnh “đã được sống, được hít thở khí trời và hạnh phúc
nhất là được hít thở không khí diệu huyền của Đạo Pháp”. Nếu chúng ta suy nghĩ
sâu xa ý nghĩa của hai câu liểng nầy, chúng ta mới hiểu cái sự “huyền diệu” mà
các đấng thiêng liêng đã dạy:
Hai chữ đầu của đôi liễn khởi
bằng chữ BÁT QUÁI .
Hai chữ cuối của đôi liễn kết
thúc bằng hai chữ ĐẠO TÂM .
Lại nữa đây là câu đối dài nhứt
trong số các câu đối trong cửa Đạo Cao Đài ngày nay. Mỗi câu có 17 chữ ứng vào
Quẻ Thiên Sơn Độn. Độn nghĩa là lui đi, tức nhiên thời THANH HƯƠNG đã qua đi,
thời của ĐẠO TÂM đã tới là vậy.
- BÁTphẩm chơn hồn tạo thế giới
hóa chúng sanh vạn vật hữu hình tùng thử ĐẠO
- QUÁI hào bác ái định Càn khôn
phân đẳng pháp nhứt thần phi tướng trị kỳ TÂM .
Hai câu trên được giải nghĩa như
sau:
1. Câu liễn số 1: Tám phẩm
chơn hồn tạo nên thế giới, và hóa thành chúng sanh, vạn vật hữu hình đều tùng
theo cái Đạo ấy. Nghĩa là Tám đẳng cấp chơn hồn là vật chất hồn, thảo mộc hồn,
thú cầm hồn, nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn đều được sản
xuất dưới bàn tay của Đức Phật Mẫu, nhưng vạn vật vốn hữu hình hữu hoại, nghĩa
là có sinh có diệt, có sống có chết, Đạo của trời đất định vậy.
Câu 1: Bát phẩm chơn hồn
cũng gọi là Bát hồn, tức là 8 bậc tiến hóa của chơn hồn, từ thấp lên cao là Vật
chất hồn, Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh
hồn, Tiên hồn, Phật hồn. Tám phẩm chơn hồn này đã tạo ra Thế giới, hóa thành
chúng sanh. Trong hàng chúng sanh thì chỉ riêng 4 phẩm là Kim thạch, Thảo mộc,
Thú cầm và Nhơn loại. Những vật loại nào có hình ảnh có thể thấy được, sờ mó được
như vậy đều phải chịu luật biến hoá hoặc thay đổi của vũ trụ, tức là bị huỷ
hoại hay chết đi tùy theo thời gian. Ấy là Đạo.
Theo Đạo Đức Kinh của Đức Lão Tử:
Đạo là cái nguyên lý sanh ra vũ trụ và vạn vật. Mọi vật đều do Đạo sanh ra và
lớn lên. Theo triết lý Cao Đài, ĐẠO là Hư Vô chi Khí, tức nhiên có sinh có
diệt, có sống có chết. Phật Mẫu Chơn Kinh có câu “Bát hồn vận chuyển hóa
thành chúng sanh” nghĩa là: Đức Phật Mẫu vận chuyển đem Tám phẩm chơn
hồn hóa thành chúng sanh nơi cõi trần
2. Câu liễn số 2: Trong sự
tạo hóa Càn khôn Vũ trụ, Đấng Thượng Đế dùng luật Thương yêu, sắp đặt mọi vật
của Càn khôn Vũ trụ, phân chia ra nhiều thứ bực cao thấp khác nhau, chỉ duy có
một Chơn Linh vô hình làm chủ cái Tâm. Nghĩa là dù cho những quẻ (đại thể),
những hào (tiểu thể) xuất từ Tâm Bác Ái sẽ định nền tảng cho Càn khôn để phân
ra đẳng cấp, chỉ một điểm Thần 神 duy nhứt, không hình tướng cũng định được
cái Tâm (mà chủ của cái Tâm là Thượng Đế Cao Đài ngày nay vi chủ).
Câu 2: Quái Hào:
quái là quẻ. Ví như Quẻ Càn gồm có
3 vạch liền, mỗi vạch liền được gọi là Hào Dương. Quẻ Khôn có 3 vạch đứt, mỗi
vạch đứt được gọi là Hào Âm. Sự kết hợp của các Hào âm dương tạo thành các Quẻ.
Quái hào là chỉ chung các quẻ và các hào trong Bát Quái. Người phát minh ra
Quái Hào là vua Phục Hy. Ngài dùng Quái Hào tạo thành Bát Quái Tiên Thiên, để
giải thích sự hình thành Càn Khôn Vũ trụ bằng hai nguyên lý Âm Dương do Thái
Cực biến hóa phân ra. Bác ái là lòng thương yêu bao la, thương
xót sanh linh hơn mình, cho nên, kẻ có lòng bác ái coi mình nhẹ hơn mảy lông mà
coi thiên hạ nặng bằng trời đất. Chính hai quẻ Càn Khôn là cánh
cửa để đi vào Đạo Dịch: Càn tượng Trời, Khôn tượng Đất tức là trời đất, vũ trụ,
nên thuờng nói Càn Khôn Vũ trụ. Cũng chỉ hai đấng Cha Mẹ Vạn Linh là Chí Tôn và
Phật Mẫu nữa. Hai quẻ Âm Dương này rất quan trọng.
Phần đầu của câu liễn số 1 có ý
nghĩa giống câu kinh : "Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh"
trong Phật Mẫu Chơn Kinh, nghĩa là : Đức Phật Mẫu vận chuyển 8 phẩm chơn
hồn đầu kiếp hóa thành chúng sanh nơi cõi trần.
Trong vũ trụ, vị chúa cả tạo đoan
ấy là Thầy hay Đức Chí Tôn nắm cả huyền vi bí mật trong tay. Thầy mới phân tánh
Thầy ấy là Pháp, Pháp tức là quyền năng của Thầy thể hiện ra, cũng như lý Thái
Cực ở trong cõi tịnh, rồi từ trong cõi tịnh lý Thái Cực phát động mới sanh ra
Pháp. Pháp tức là những định luật chi phối cả Càn khôn, mà người nắm luật chi
phối ấy là Phật Mẫu.
Pháp: theo nghĩa
tổng quát, tất cả những gì có thật hay hư ảo; hữu hình hay vô hình; Tâm hay
vật, đều gọi là Pháp. Nhứt Thần Phi Tướng là duy có một Chơn Linh
vô hình đối với con người tuy không hình ảnh, vì nó là điểm linh nhỏ nhít, mắt
thuờng không thấy, mà nó trị được cái Tâm, chính là Điểm Linh Quang của Đấng
Thượng Đế ban cho để làm chủ con người đối cùng Càn Khôn Vũ trụ. Nhứt
Thần Phi Tướng là Thái cực, là Đại hồn, là Khối Đại Linh Quang của Đức
Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Trong sự tạo hóa Càn khôn Vũ Trụ,
Đấng Thượng Đế dùng luật Thương yêu, sắp đặt mọi vật trong Càn Khôn, phân chia
ra nhiều thứ bực cao thấp khác nhau, chỉ duy có một Chơn Linh vô hình làm chủ
được cái Tâm.
Sao gọi là Phật Mẫu?
Phật Mẫu là Mẹ, là gốc sanh ra
vạn vật. Phật Mẫu nắm cơ hữu tướng. Phật Mẫu là Âm, còn Thầy là Dương. Âm Dương
tương hiệp mới biến Càn khôn, cả Càn khôn ấy là Tăng, mà người nắm quyền vi chủ
hàng Tăng ấy là một vị Phật cầm quyền thế giới. Phật và Pháp không biến
đổi, còn vị cầm quyền thế giới là Tăng ấy thay đổi tùy theo thời kỳ.
- Tỷ như hồi Nhứt kỳ Phổ Độ cầm
quyền vi chủ là Nhiên Đăng Cổ Phật.
- Nhị kỳ Phổ Độ là Thích Ca Như
Lai.
- Tam kỳ Phổ Độ là Di Lạc Vương
Phật.
Hết Tam kỳ Phổ Độ thì nguyên căn
qui nhứt, trở lại mở Nhứt kỳ Phổ Độ sẽ có vị Phật khác ra đời cầm quyền vi chủ
định luật Càn Khôn.
Lại nữa, nhìn kỹ ở đầu câu liễn
có hai chữ Bát Quái, cuối câu có hai chữ Đạo Tâm, điều này đã
chứng tỏ rằng Tịch Đạo Đạo Tâm đã xuất hiện.
- Đức Chí Tôn có Bát Quái (số 8).
- Đức Phật Mẫu nắm Bát Phẩm Chơn
hồn (số 8)
- Người tu hành gìn Bát Chánh Đạo
(số 8)
Ba lần con số 8 là 24 (3x8), là
24 chiếc thuyền Bát Nhã tức nhiên là Bát Nhã Ba La Mật của Phật dạy, là trí
huệ. Người tu là mục đích đạt cho được trí Bát Nhã ấy là “nương gươm thần huệ
đoạn trừ nghiệt căn” đó vậy!
Tóm lại: Tám đẳng cấp chơn
hồn đều được sản xuất dưới bàn tay của Đức Phật Mẫu, nhưng vạn vật vốn hữu hình
hữu hoại, nghĩa là có sinh có diệt, có sống có chết, Đạo của trời đất định vậy.
Dù cho những quẻ (đại thể), những hào (tiểu thể) xuất từ Tâm Bác Ái sẽ định nền
tảng cho Càn khôn để phân ra đẳng cấp, chỉ một điểm Thần 神 duy nhứt,
không hình tướng cũng định được cái Tâm (mà chủ của cái Tâm là Thượng Đế Cao
Đài ngày nay vi chủ). Lại nữa ở đầu câu liễn có hai chữ Bát Quái, cuối câu có
hai chữ Đạo Tâm, điều này đã chứng tỏ rằng Tịch Đạo Đạo Tâm đã xuất hiện,
tất cả các Bát Quái được triển khai.
Thi văn dạy Đạo:
" NGỌC ẩn thạch kỳ ngọc
tự cao,
HOÀNG thiên bất phụ chí anh
hào.
GIÁNG ban phúc hạnh nhơn đồng
lạc,
THẾ tạo lương phương thế cọng
giao.
GIÁO hoá nhơn sanh cầu triết
lý,
ĐẠO truyền thiên hạ ái đồng
bào,
NAM nhơn tỉnh cảm sanh cao
khí,
PHƯƠNG tiện tu Tâm kế diệt
lao."
“Đạo Tâm” là “Tôn Giáo Toàn
Cầu”
Con người không thể sống mà không
có tôn giáo. Thời xưa cho đến thời nay, dù ở vào bất kỳ không gian hay thời
gian nào, con người luôn: “Tìm kiếm chân lý, khát khao sự thiện, thèm muốn tự
do, ngưỡng mộ cái đẹp, làm theo tiếng nói lương tâm.” Nỗi băn khoăn về nguồn
gốc, về thiên nhiên, về hạnh phúc và khổ đau, về sinh lão bệnh tử, về thiện ác
tốt xấu, về mục đích cuộc đời, về tương lai hậu vận, luôn gắn liền với thân
phận làm người. Bao lâu con người còn băn khoăn thắc mắc, thì bấy lâu con người
còn cần đến tôn giáo
“Đạo Tâm” hòa lẫn trong thiên
nhiên, tự do không lệ thuộc, cùng phù hợp trình độ học vấn hiểu biết và hoàn
cảnh của hết mọi người “Gió muốn thổi đâu thì thổi, nghe tiếng gió, nhưng không
biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi thần khí mà sinh ra thì cũng vậy.”
Cũng như: “Không ai có thể vào Bạch Ngọc Cung, nếu không sinh ra bởi nước và
Thần khí. Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thần khí sinh ra là
Thần khí.” Như vậy, cần phải có cái nhìn như thế nào về tất cả các tôn giáo
hiện diện trên toàn cầu hiện nay?
Tất cả mọi tôn giáo đều cần thiết
bởi vì mỗi người, mỗi dân tộc, có trình độ hiểu biết, điều kiện, hoàn cảnh và
môi trường khác nhau, nên có nhu cầu và cần sự đáp ứng khác nhau. Các tôn giáo
tồn tại được theo dòng thời gian là vì đáp ứng được những nhu cầu khác nhau đó.
Thế giới hiện nay đang có nhiều tôn giáo và giáo phái. Điều này phản ảnh rõ nét
nhân lọai có nhiều nhu cầu khác nhau. Chẳng hạn như ở Nhật chính phủ cho phép
180,000 giáo phái họat động, và ở Hoa Kỳ có lẽ có tới cả hàng ngàn giáo hội hay
giáo phái khác nhau. Như thế, ước mơ về một tôn giáo hiệp nhất là chuyện không
tưởng trên cõi đời này!
“Đạo Tâm” có thể giúp con
người đi đến “hiệp nhất” mà không khai trừ hay lọai bỏ tôn giáo hay giáo phái
mỗi người đang tham gia. “Đạo Tâm” trở thành “Tôn Giáo Toàn
Cầu”cho tất cả mọi người, vì đã là người thì ai nấy đều phải
vâng theo luật thiên nhiên
(Thiên Luật), là phải sống đạo làm người, cho dù người ấy có ý thức hay không,
muốn hay không muốn.
Chính vì thế, tất cả mọi tổ chức
tôn giáo đều là phương tiện bên ngoài, giúp cho con người thể hiện “Đạo Tâm”bên
trong. Các tôn giáo có thể ví như các tấm bản đồ giúp cho việc tìm đến mục
tiêu. Có những bản đồ hoàn chỉnh hướng dẫn đầy đủ mọi chi tiết, thì cũng có
những bản đồ đơn sơ khiếm khuyết. Tấm bản đồ mỗi người có trong tay càng rõ
ràng tỉ mỉ, càng chi tiết và trong sáng nhiều chừng nào, thì sẽ giúp người coi
bản đồ không bị lầm lạc, mau đi đến đích, cùng tiết kiệm được năng lực, thời
giờ và tiền của.
Nhiệm vụ của mỗi người trên trần
gian là phải học cho tốt và cho thuộc bài học của riêng mình, vì “phải yêu mến
Đấng Thượng Đế là Đức Chí Tôn hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí
khôn.” Chính vì thế mỗi người theo tiếng lương tâm, phải nỗ lực vẽ cho được tấm
bản đồ tốt nhất, chính xác nhất, theo trình độ hiểu biết và hoàn cảnh của riêng
mình, để xử dụng vào mục đích: tìm về nơi Thiên Vị với Đức Chí Tôn. Khi chưa
biết đường đi nước bước và chưa biết đích đến, con người cần đến bản đồ là
phương tiện đi đường để tìm ra mục tiêu. Nhưng khi đã “giác ngộ” và tường tận
đường đi đích đến rồi, thì tấm bản đồ không còn cần thiết nữa vì chưng sự hiểu
biết thì có ngần, ơn nói tiên tri cũng có hạn. Khi cái hoàn hảo đến thì cái có
ngần có hạn sẽ biến đi. Khi ngộ Đạo rồi, thì Đạo sẽ đến. Cũng như khi còn là
trẻ con, nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con;
nhưng khi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con.”
“Kết hiệp một cách nào đó” với
Đức Chí Tôn phải được hiểu là lối sống“Đạo Tâm”, là sống yêu thương bác ái, là
sống đạo làm người. Điều thật sự quan trọng không phải là tôn giáo, không phải
là bí tích, mà là yêu thương. “Đạo Tâm” là con đường tu thân tôn giáo tốt nhất,
dễ hiểu nhất, tự do nhất, dễ được mọi người chấp nhận nhất, vì “Đạo Tâm”dễ đưa
mọi người đến gần Đức Chí Tôn mà không bị lệ thuộc bởi những gì do con người
lập ra. Ở đâu có yêu thương thì ở đấy có “Đạo Tâm”, ở đâu có “Đạo Tâm” thì ở
đấy có Đức Chí Tôn. Con người sống là sống với tha nhân, nên những việc đạo đức
người công giáo quen làm như đi thánh thất, gia nhập đòan thể, tham gia sinh
hoạt trong Đạo, lãnh nhận các phép bí tích (nhập môn, tắm Thánh, hôn phối,
vv.), là những việc nên làm, vì đó là cơ hội thể hiện “Đạo Tâm”, làm giàu tương
quan tình người, và là môi trường tốt giúp cho “Đạo Tâm” được thực hiện cùng
Đạo, với Đạo, và cho Đạo.
“Đạo Tâm” hay “đạo yêu thương” là
Đạo do chính Đức Chí Tôn sáng lập thuận theo “Thiên Ý”. Vì tình yêu thương vô
cùng vô tận, Đức Chí Tôn muốn dạy các
loài người “Đạo Tâm” để loài
người (toàn cầu) biết “ước ao khỏang trời vô biên bất tận ngòai biển khơi”, hơn
là chỉ biết co ro cúi đầu nhận lệnh. Đạo Tâm rất là mênh mông, vô giới hạn về
niềm tin.
Thánh giáo của Chí Tôn dạy phải
yêu thương giúp đỡ nhau (ngày 4-11-Bính Dần (8-12-1926) “Từ đây Thầy là
đứng chủ trung, dìu dắt các con trong đường đạo hạnh; nhứt nhứt đều tưởng có
Thầy bên các con và đợi nơi Thầy mà thôi. Ðường tuy xa, bước đường tuy gay trở,
nhưng các con lướt nổi sự hiểm nguy, đặng đến cùng Thầy trong buổi chung cuộc.
Môn đệ nhiều đứa lòng vẫn nhẹ tợ lông, thấy sự chi khó thì đã muốn bần dùn thối
bước. Ðại Ðạo Tam Kỳ hoằng khai tại cõi Nam, đã chiếu theo Thiên Thơ hội Tam
Giáo mà vớt chúng sanh thoát vòng ly khổ, thiệt thiệt hư hư, một mảy chi cũng
chẳng qua là máy Thiên Cơ mà thôi. Ðạo Trời mở ra cho một nước, tất là ách nạn
của nước ấy hầu mãn, phải giồi lòng trong sạch, lấy sự nhẫn nhịn làm gương, soi
mình hằng bữa. Phải thương yêu nhau giúp đỡ nhau dường như con một nhà, rồi cái
thương yêu, sự giúp lẫn ấy sẽ dìu chung các con vào tận chốn Cực Lạc Thiêng
Liêng, để tránh khỏi nơi khổ cùng tiều tụy, khá biết lấy”.
“Đấng Chí Tôn thì cao cả vĩ đại
hơn “con tàu” do tay người phàm làm ra”, và “Đạo Tâm” là “đạo gốc” sinh ra mọi
tôn giáo (Nhất Bản Tán Vạn Thù). Như thế, nếu như không muốn nhìn thấy thế giới
loài người phải đi đến chỗ bị tận diệt do xung đột và tranh dành hơn thua, các
tôn giáo có chung một sứ mệnh là phải tìm về cội nguồn (Vạn Thù Qui Nhất Bản),
cùng nắm tay nhau tìm đến mục tiêu chung là truyền bá và thực hành “Đạo Tâm”
hay “Chơn Pháp Đạo Tâm”, là Đạo phổ quát, là Đạo từ Trời, đang khi vẫn có thể
duy trì bản sắc riêng của từng tôn giáo. Nói theo ngôn ngữ thời thượng thì “Đạo
Tâm” là “Tôn Giáo Toàn Cầu” vậy.
II. Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo: Sự
Khó Khăn Của Đạo Tâm
(Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Ðền
Thánh đêm 29 tháng 5, Nhâm Thân - 01/6/1952 ).
Ðêm nay Bần Ðạo giảng về sự khó
khăn của Ðạo Tâm, chúng ta phải đương đầu với phàm tánh.
Tiếng “Ðạo Tâm” Bần Ðạo đã giải
rõ, Tiên Nho chúng ta khi trước không có lấy tiếng chi mà tả được cái huyền bí
tạo đoan nên đã dùng tiếng 'Tâm' chỉ vật vô hình ấy gọi là: "Cường danh
viết Ðạo".
Mượn danh ấy để chỉ vật vô hình
mà thôi, thật sự Ðức Chí Tôn đã đến giải rằng chữ “Tâm” thiên hạ đã dùng để chỉ
cái nguơn linh của chúng ta đó vậy. Cái nguơn
linh là Tâm thuộc về Ðạo, là cả
cơ quan tạo đoan của càn khôn vũ trụ, cái bí mật đã sanh sanh hóa hóa, vạn linh
tức là nguyên linh của chúng ta, đời cũng huyền bí của càn khôn vũ trụ, hễ
chúng ta đã nói rằng : Nguơn Linh của chúng ta thì hai tiếng Nguơn Linh ấy,
chúng ta đã tầm hiểu do Ðấng Chí Linh sản xuất, mà xuất nơi Ðấng Chí Linh tức
nhiên nó là một phần tử Vạn Linh và nó đã xuất hiện trong Chí Linh mà ra, tức
nhiên cả cơ quan tạo đoan của càn khôn vũ trụ nó đã có một phần tử nơi đấy, hễ
chúng ta đã nói rằng nó có thể suy đoán cơ thể chủ quyền của càn khôn vũ trụ,
thì chúng ta có thể nói rằng: Nó có thể làm chủ cả cơ thể tạo đoan nơi mặt địa
cầu nầy.
Càn Khôn Vũ Trụ vĩ đại thế nào
thì cái nguyên linh của ta nó cũng phải đạt đặng nguơn linh nó mới chịu, vì cớ
cho nên Bần Ðạo đã thuờng nói cái tương lai của loài người họ sẽ đi đến mục
đích làm chủ tạo đoan càn khôn vũ trụ nơi mặt thế hữu hình nầy, hay họ sẽ làm
Ông Trời tại thế nầy đó vậy. Hễ nói rằng có tánh chất càn khôn vũ trụ thì phải
quảng đại bao la, có thể tạo đoan vĩ đại thế nào thì nguơn linh của chúng ta
phải vĩ đại như thế ấy, càn khôn vũ trụ huyền bí thế nào, cái nguơn linh của
chúng ta phải nương theo huyền bí ấy thế đấy.
Bởi vậy cho nên, nó tự biết phạm
vi nó là Trời, nó thấy cả sự đau khổ của nhơn loại đã chịu, nó đã biết cái đau
khổ của nó, mà nó hoài bảo cám cảnh yêu đương kính trọng cái khổ của thiên hạ,
khổ của toàn thể nhơn loại, nó đã biết cái sống của nó rằng khổ, nó phải thương
cái sống của thiên hạ, nó biết cái giả của nó khổ, nó phải thương cái giả của
thiên hạ, nó biết bịnh của nó là khổ, nó phải thương cái bịnh của thiên hạ, nó
biết cái chết của nó là khổ, nó phải thương cái chết của thiên hạ.
Cái tánh chất nguơn linh của
chúng ta, tức nhiên Ðạo Tâm của chúng ta đây vậy, nó phải quyền năng chủ định
của nó, nó phải có quyền năng làm chúa cái sở năng của nó, nó có thể cải được
cái quyền lực của quả kiếp luân hồi, nó có thể sửa cải đặng cơ giải thoát đặng
định chủ lấy nó. Ấy vậy cái Ðạo Tâm của ta là thế đấy.
Bao giờ phàm tánh là vật hình vẫn
hoài bảo tánh chất thú của nó, mỗi sự chi làm cho nó phải ham muốn, vừa ý thích
của nó theo cái năng lực của nó mạnh mẽ thế nào, nó thấy được sắc đẹp nó ham,
nó mê. Nó nghe được một tiếng thanh tao nó biết muốn, nó biết mê mẫn, nó nghe
được mùi vị thơm tho ngon ngọt nó biết ham ăn, ham ngửi, nó thấy một cái địa vị
sang trọng, nó biết giục Tâm chiếm đoạt cho đặng, rồi nó dùng đủ phương pháp
đòi hỏi cả tinh thần nó đem ra thi thố mâu thuẫn đoạt được sở vọng đó, nó ham
muốn phú quí, giàu sang trên mặt địa cầu nầy, cái vật hình dù đã làm cho nó
kích thích, nó lấy cả tinh thần làm năng lực nó
làm sao đạt đặng, có nhiều khi
trước cảnh ngộ ấy chúng ta thấy Ðời Ðạo đang tương đối cùng nhau. Một bên Ðạo
Tâm phải quyết thắng phàm tánh, mà hại thay! không thể dễ gì thắng.
Tiên Nho của chúng ta đã nói
trước một đạo binh có thể thắng một trận giặc muôn binh kia, mà ta thắng với
phàm tánh của ta rất khó, không thể đoán đặng. Nếu chúng ta thắng được phàm
tánh chúng ta, cái Ðạo Tâm chúng ta đủ năng lực thắng đặng tức nhiên là cái cơ
quan tự giác chúng ta đạt đặng.
Ðạt được năng lực tự giác của ta,
ta mới có thể giác thiên hạ, tức nhiên thức tỉnh toàn thể thiên hạ tự giác,
giác nhi giác tha là thế ấy. Phương pháp tự giác nhà Phật, Ðức Chúa Jésus
Christ hay các vì Giáo Chủ đã tìm cái bí quyết ấy chuyển cả các bí mật của các
nền tôn giáo. Chữ Tu ta để dấu hỏi, cái thực hành tiếng Tu của thiên hạ đã tìm
cái cơ quan tự giác ấy họ đã đặng chưa, cả thảy chúng ta đều để dấu hỏi mơ hồ,
nếu toàn thể thiên hạ đạt đặng cơ quan bí pháp tự giác ấy, thì Bần Ðạo dám chắc
nơi thế gian nầy cả thảy thiên hạ là Thánh, mà giờ phút nầy họ phàm thì Bần Ðạo
nói có một phần thiểu số đạt đặng chớ không phải cả toàn thể thiên hạ đạt đặng.
Ðức Chí Tôn đã đến, Ngài chỉ
Bí Pháp có một điều là: "Các con không cần tìm kiếm triết lý cao siêu hơn
nữa, các con tìm kiếm cái sống của toàn thể bạn đồng sinh của các con, rồi kỉnh
trọng phụng sự cái sống ấy. Hễ các con tận Tâm phụng sự cái sống của vạn linh,
thì cơ quan giải thoát của các con Thầy đã để nơi tay các con rồi đó.". (Lời
thuyết Ðạo của Đức Hộ Pháp, Q5 / trang 47).
Ghi chú: như đã ghi bên
trên “Tịch Đạo Thanh Hương” là thi hành “Thể Pháp” và “Tịch Đạo Đạo Tâm” là thi
hành “Bí Pháp”.
Triết Lý Chữ Tâm
Tâm là vi chủ tất cả châu thân
của con người, nên hư phải trái đều do nơi Tâm chủ trương sở định. Làm người
biết chú trọng LươngTâm, tức là biết kỉnh thờ Trời. Có câu: "Tồn Tâm
dưỡng tánh sở dĩ chi sự Thiên", gìn giữ bổn Tâm chơn tánh cho chẳng
phóng túng mà làm các điều sái quấy, mới gọi là biết thờ Trời vậy.
Trời chẳng phải cao, mà cũng
chẳng phải xa, chính thiệt ở nơi lòng người, lòng người có tín ngưỡng thì Trời
Ðất ắt biết đó.
Khang Tiết Thiệu tiên sinh viết trong Thiên Lý:
"Phi cao diệc phi viễn đô chỉ tại nhơn
Tâm,
Nhơn Tâm sanh nhứt niệm Thiên Ðịa tất giai
tri".
Vậy con người chẳng nên khinh dễ bản Tâm, mà
phải đắc tội với Trời.
Có câu: "Khi kỳ Tâm tất tự khi kỳ
Thiên, Thiên bất khả khi hồ".
Người tu hành đắc Đạo cùng chăng, là do nơi Tâm
biết giác ngộ thì được siêu thoát, còn Tâm mờ hồ si mê thì phải chịu luân hồi
chuyển kiếp.
Có câu: "Vạn Sự Do Tâm Tạo". Muốn
việc chi thảy đều có kết quả, là tại sự tư tưởng của lương Tâm. Hễ Tâm tư tưởng
việc chánh đáng công bình, thì thân thể đặng thung dung nhàn lạc, tức là Bồng
Ðảo Niết Bàn tại thế. Còn Tâm vọng động những điều vô nghĩa vô nhân gian ác bạo
tàn, thì thân thể phải chịu mọi điều thảm khổ. Cho nên con người cần phải biết
kỉnh trọng linh Tâm, nhứt là làm những việc gì, trước khi khởi sự thực hành ta
nên trầm tỉnh xét suy cho đáo để và phải nhớ hỏi lại chủnhơn Ông (tức là Linh
Tâm) thì mọi sự phải trái thiệt hư Tâm đều chỉ rõ....
Trong Tam giáo: Nho, Thích, Ðạo dạy phép tịnh
luyện cũng dùng chữ Tâm.
Ðức Khổng Tử dạy tồn Tâm, yếu-dụng hai chữ
Trung Thứ. Ðức Thích Ca dạy minh Tâm, thiệt hành hai chữ Từ Bi. Ðức Thái-Thượng
dạy tu Tâm, chú trọng hai chữ Cảm Ứng. Bởi sáu chữ: Trung-thứ, Từ Bi, Cảm Ứng
đều có trùng Tâm. Chữ Tâm là: "Tam điểm như tinh tượng, hoành câu tợ
nguyệt tà, phi mao tùng thủ đắc, tố Phật giã do tha". Ba chấm như
tượng hình sao, giòng ngang giống như trăng xiên, dỡ lông theo ấy đặng thành
Phật cũng bởi Tâm mà nên.
"Dục tu kỳ thân giả, tiên chánh kỳ
Tâm". Muốn tu
thân cho nên người hiền lương Đạo đức, thì trước phải sửa lòng cho được ngay
thẳng "Tương Tâm Tỉ Tâm Tiện Thị Phật Tâm". Ðem cái lòng của
mình mà sánh với cái lòng của người ấy là cái lòng nhơn từ, cũng như lòng Phật
vậy.
Làm người mà biết bảo thủ Lương Tâm, thì mới đủ
tư cách làm người cao thượng, đời trở nên tận thiện. Còn người tu hành mà biết
trau giồi Tâm Đức cho được kiên cố vững bền, thì mới đặng thành công đắc Đạo.
THÁNH GIÁO Đức Chí Tôn đã dạy:
Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi, Chẳng cần hạ giới
vọng cao ngôi. Sang hèn trối kệ Tâm là quí, Tâm ấy tòa sen của Lão ngồi.
Tâm ấy là Trời chớ dễ Tâm, Phải trau cho sạch
điểm Lương Tâm.
Ngôi Trời Tâm ấy là nơi dựa, Mình biết Tâm, Tâm
mới biết Tâm.
Ðạo cao thâm, Ðạo cao thâm, Cao bất cao, thâm
bất thâm. Cao khả xạ hề thâm khả điếu, Cao thâm vạn sự tại nhơn Tâm.
Tâm an mao ốc ổn, Tánh định thể căng hương.
Trong Nhịp Cầu Giáo Lý, có viết: "Chữ Tâm
là chốn Cao Đài" có nghĩa là Thượng Đế ngự ở Nội Tâm mổi chúng sinh.
Đức Đông Phương Lão Tổ cũng dạy:
“Tâm mình là điện thờ Thầy, Giữ cho thanh bạch
hằng ngày kỉnh tin.”
Đức Chí Tôn đã có lần hỏi các con cái của Ngài:
“Thầy những mong ở một cõi trong sạch nhất nơi trần gian, Thầy chứng vào cõi
đó, Thầy ngự vào đó để cứu rỗi con cái của Thầy trong kỳ mạt kiếp. Các con ôi!
Cái cõi tịnh khiết đó ở đâu hởi các con? ”. Ai cũng hiểu đó là nơi Tâm. Còn
“Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng” dạy chúng ta về Tâm Vô Phân Biệt hay
Thiên Địa Chi Tâm: “Lòng Tạo hóa từ bi bao trùm vạn vật, mở lượng khoan dung,
dang tay từ ái đón rước tất cả sanh linh. Đứa phải, đứa trái cũng là con cái
của Thầy.” (Đức Chí Tôn).
Đây là tinh thần Vô Ngã, Phá Chấp triệt để hay
Đắc Nhất. Xem tất cả là Một trong cái toàn thể bao la. Để tìm thấy mình trong
Thượng Đế, Đấng Cao Đài, diệt cái tiểu ngã (tiểu hồn) cái Ta hạn hẹp để hòa
nhập vào Đại Ngã bao la (Đại Hồn của Vũ Trụ, Vô Vi). Thầy có dạy: “Sự Đắc Nhất
đối với người tu theo Đại Đạo của Thầy là một then chốt quan trọng ở mục tiêu
(…). Nếu không được Một chẳng những các con cứ quanh quẩn bên ngoài vòng Đạo lý
mà phải chịu trong sự vô minh nê chấp riêng rẽ ở cá nhân hay đoàn thể Tông phái
của mình.”
Và Đức Thầy cũng dạy: “Tinh Thần Vô Ngã, Phá
Chấp triệt để hay sự Đắc Nhất là chìa khóa mở cửa Đạo, hiệp với Đạo tức hiệp
với Thầy vậy !”
Sự phá chấp, vô ngã, đắc Nhất là bí quyết của
Thánh Hiền để đạt Thời Trung thì chỉ cần nhích chân là đến Niết Bàn:
"Huyền môn ai hỡi có cùng không ? Vượt đến
tìm ra Đấng Chủ Ông; Phá chấp, trừ mê, lìa vọng ngã, Nhích chân liền đến cõi
cùng không !
Khi nói “Đạo
tại Tâm”, chúng ta thuờng hiểu theo ý nghĩa giữ Đạo do tự trong lòng, chứ
không hệ tại ở những việc làm bề ngoài. Chúng ta cũng thuờng kết án những người
‘giữ Đạo bề ngoài’ mà Tâm hồn thì trống rỗng, không thành thật; đó là “giả hình, giả tạo”. Thật ra, “Đạo tại
Tâm” không phải chỉ giữ ở trong lòng mà không cần giữ các lề luật bên ngoài, dù
đó là luật Đạo hay luật đời; nhưng “Đạo
tại Tâm” là “sống Đạo và thực hành
các giới răn của Thượng Đế là Đức Chí Tôn với cả tấm lòng của chúng ta, chứ
không phải chỉ để phô trương bề ngoài. Sống Đạo thực sự là yêu mến và tuân giữ
các giới răn trong Pháp Chánh Truyền, luật Đạo và lời dạy trong Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển” của Đức Chí Tôn, và thực thi lòng yêu mến đó bằng cách yêu thương
giúp đỡ mọi người, nhất là những người sống trong hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật.
Đạo Tâm thể hiện bằng hành động kính nhân sanh,
kính Thánh, Thần, Tiên, Phật, kính các Đấng Thiêng ở Vô Vi, Đức Chí Tôn, muốn
thực hành Đạo pháp, muốn vâng lời Đức Chí Tôn dạy, muốn ủng hộ hoạt động trẽn
đường Đạo v.v... Nếu ta mất Đạo Tâm thì đời ta cũng sẽ mất theo, trôi lăn vào
bóng tối. Vì vậy nhiệm vụ của các vị tin Đạo Tâm là tu hành hướng về sự giác
ngộ giải thoát; đồng thời giáo hóa nhân sanh, làm thế nào để họ tăng trưởng
được Đạo Tâm từng ngày. Muốn hại ai, phá ai thì ta làm sao cho người đó mất Đạo
Tâm, tức là đời người đó coi như vất đi. Ngược lại, ta muốn cứu giúp ai thì làm
sao người đó có được Đạo Tâm, tăng trưởng Đạo Tâm, tức là ta cho họ tất cả mọi
điều tốt đẹp thật sự. Còn giúp cái gì ngoài Đạo Tâm thì rồi cũng hết, cũng qua…
Hiểu Đạo Tâm quý như vậy, ta phải giữ gìn cho chính mình và cho mọi người. Đó
là ta làm được những công đức rất lớn không gì so sánh được: con đường Đạo Tâm.
Không có cái phước nào bằng giữ gìn, bảo vệ Đạo
Tâm cho nhau. Đó mới chính là công đức, là món quà ta dâng và cúng lên các Đấng
Thiêng Liêng, Đấng Cao Đài suốt đời của ta. Còn không có công đức giữ gìn Đạo
Tâm cho mọi người thì mọi công đức khác coi vậy chứ là tạm bợ.
Theo nghĩa tổng quát, tất cả những gì có thật
hay hư ảo; hữu hình hay vô hình; Tâm hay vật, đều gọi là Pháp. Nhứt Thần phi
tướng là duy có một Chơn linh vô hình đối với con người tuy không hình ảnh,
vì nó là điểm linh nhỏ nhít, mắt thuờng không thấy, mà nó trị được cái Tâm,
chính là Điểm Linh Quang của Đấng Thượng Đế, Đấng Chí Tôn ban cho để làm chủ
con người đối cùng Càn Khôn Vũ Trụ. Nhứt Thần Phi Tướng là Thái Cực, là
Đại Hồn, là Khối Đại Linh Quang của Thượng Đế.
Trong sự tạo hóa Càn Khôn Vũ Trụ, Đấng Chí Tôn
(Thượng Đế) dùng luật Thương yêu, sắp đặt mọi vật trong Càn Khôn, phân chia ra
nhiều thứ bực cao thấp khác nhau, chỉ duy có một Chơn Linh Vô Hình làm chủ
được cái Tâm đó là Đấng Chí Tôn .
Trong Kinh Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Huyền Khung
Cao Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn, “Chúa Tể Càn Khôn Võ Trụ, thống ngự
vạn vật, vi Thánh, Thần, Tiên, Phật chi
Chủ”, có phán rằng:
“Tam Giáo thất vì siêu việt quá,
Người tầm chẳng thấu hiểu lầm sai.”
Bởi thế nên Đức Thượng Đế mới dùng câu văn rất
bình dị để minh định Đạo Lý một cách rành rõ như vầy:
“Đại Thừa cắt ái ly gia,
Ly gia chẳng phải nhà đi đâu;
…………………
Chớ nên ẩn núp núi xa,
Xưa nay các Đạo hiểu ra rất lầm!
Đạo đâu ? Đạo ở nơi TÂM,
Thì đâu có phải kiếm tầm đâu xa!”
Còn chư vị Phật Tiên Thánh Thần cũng chẳng đòi
ngự nơi đền đài đồ sộ hay am tự nguy nga hoặc Thánh Đường tráng lệ cùng đình
miểu lòe loẹt, làm cho Nhơn Sanh quá hao công tốn của mà, thật sự, các Đấng chỉ
thích ngồi nơi Tâm của chúng ta mà thôi.
Đức Diêu Trì Kim Mẫu có phán dạy một vị Thiên
Phong Chức Sắc như sau: “Con nên nhớ rằng cõi Trần Gian trọng trược, chỉ có Tâm
của con là nơi các Đấng Thiêng Liêng ngự mà thôi”.
Đương buổi sơ khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức
Cao Đài Thượng Đế cũng có phán:
“ Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi!
Chẳng cần Hạ Giới vọng cao ngôi;
Sang hèn trối kệ, TÂM là quí,
TÂM ấy tòa sen của LÃO ngồi!”
Tuy nhiên, Thiêng Liêng không phủ nhận sự cần
ích của thánh thất, tịnh thất, chùa chiền hoặc các hình thức thờ phượng khác
... "Các ngôi Thánh Thất, Tịnh Thất
được xây dựng lên để thể hiện lòng chiêm ngưỡng tối cao của các con và làm nơi
Hội Đồng để biểu dương Chánh Pháp."
“Thánh Thất hay Tịnh Thất đều là
một nơi để thể hiện Tình Thương của Đấng Chí Tôn đối với Vạn Linh Nhân Sanh nơi
cõi Trần, cũng là nơi gặp gỡ của các Bực Thánh Linh đã có sứ mạng đến Trần Gian
độ Đời Hành Đạo và cũng là nơi để tất cả đều đến tìm Chơn Lý trong sự sáng suốt
thiêng liêng của mỗi Nhơn Sanh.”
“Đạo là Vô Vi, là Đạo Tâm thực
hành, nhưng đối với người Thế tục, cần phải có hình thức để đánh vào thị giác
tỏ ra sự thành kính.”
Đức Di Lạc Phật Vương cũng có
diễn dụ: “Tuy các ngôi thờ phượng đó là mặt hữu hình thể chất, nhưng cũng cần
là cần ở phương diện tựa vào cái giả tướng đó để đánh vào thị nhãn của Chúng
Sanh ưa thích về hình tướng: do đó cũng hấp dẫn họ lại gần nơi thiền tự. Đó là
những trình độ hiểu Đạo thô sơ.” Điều quan trọng hơn là ở Nội Tâm hay Đạo tại
Tâm …
Cúng lạy pho tượng tạm đặt tên
Bần Tăng để thể hiện lòng sùng kính một Đấng Từ Bi Cứu Thế, nhưng cần phải làm
và làm cho nhiều theo Đức Độ và Giáo Lý đã chỉ truyền mới mong tự cứu rỗi Thân
Tâm Đạo Tâm, chớ có chú trọng về mặt hình thức, lễ bái, cầu xin, mà thiếu về
phần Đạo Tâm, tự tu, tự cứu, Bần Tăng cũng không làm sao cứu rỗi giùm!”
Đức Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng:
“Điều tu niệm chỉ quanh, hiểu
tắt,
Có chi hơn dìu dắt lấy Tâm.”
Bởi Đạo rất huyền bí cao siêu, ít
người hiểu nổi, nên các Đấng Giáo Chủ xưa kia phải thuyết Pháp bằng lối “chỉ
quanh” cho Nhơn Sanh mới có thể lãnh hội được. Vì vậy mà Kinh Sách dạy Đạo, tự
cổ cập kim, kể ra thật là vô số. Nhưng nếu “hiểu tắt” thì bao nhiêu Kinh Điển
cũng chỉ gom lại có một chữ mà thôi. Chữ ấy là Chữ Tâm.
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế có phán
nhắc: “Các con nhớ cho kỹ, từ xưa đến nay, những Bực Giáng Sanh Cứu Thế thảy
đều dạy Đời có một chữ Tâm là đủ”.
Vâng, có một Chữ Tâm là
đủ. Đành rằng Kinh Sách đã dạy về Chữ Tâm rất nhiều rồi, nhưng bao nhiêu Kinh,
Điển, Thi, Thơ, của Phật, Tiên, Thánh, Hiền lưu để tự ngàn xưa đều có luận về
cái Tâm, mà vẫn giải chưa hết nghĩa của nó.
Đức Di Lạc có trần thuyết: “Tâm!
Từ xưa đến nay, biết muôn ngàn Kinh Sách giải không nổi Chữ Tâm!”
Vì vậy nên Chữ Tâm cần
phải được giảng đi giảng lại mãi mãi, mỗi lần dưới một khía cạnh khác nhau, với
lối trình bày riêng biệt cho hợp thời, hợp cảnh, hợp trí của mỗi nơi để gi p
người Đời cùng bạn Đạo triệt hiểu thiên hình vạn trạng của nó.
Bây giờ bước lên Thượng Thừa để
nói sơ qua cái Tâm trên phương diện biến dịch của Chơn Đạo. Trong Bát Quái Hậu
Thiên (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài), cái Tâm thuộc cung Ly ở
hướng Nam. Người Đạo Sĩ luyện cái Tâm (Đạo Tâm) đễ làm phép Chiết Khảm Điền Ly,
cho Lạc Thơ trở lại Hà Đồ, hầu phản bổn huờn nguyên, qui hồi cựu vị, thành Tiên
tác Phật.
Về mặt Đời, kẻ Tu Nhập Thế gọi là
Tu Phước, Tu Nhơn Đạo, Tu Hậu Thiên, phải giữ cái Tâm cho Thanh Cao.
Về mặt Đạo, người Tu Xuất Thế hay
là Tu Huệ, Tu Thiên Đạo, Tu Tiên Thiên, cần luyện cái Tâm cho an tịnh (Đạo
Tâm).
Kẻ Tu Nhập Thế phải giữ cái Tâm
cho thanh cao đối với đồng bào, Nhân Loại, để thể hiện Tình Thương của Đấng Chí
Tôn, để cố gắng “làm theo đường lối của Khổng Thánh là cách vật trí tri, thành
ý, chánh Tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.” Hầu an bang tế thế,
nhằm kiến tạo một Xã Hội Công Bình, Bác Ái, Từ Bi, một “Thế Giới Đại Đồng” hay,
hơn nữa, một Đời mà Đức Cao Đài Thượng Đế gọi là Tân Nguơn Thánh Đức, để lập
công xây nền âm chất đặng trước là không uổng một kiếp làm người trong Luật
Tiến Hóa của vạn vật, sau là được hưởng phước trong kiếp lai sanh.
“Luật Trời Đất, Âm Dương phối
ngẫu. Thiên Đạo, Nhơn Đạo, hai đường đã song song. Tuy nhiên, nếu các con muốn
trở nên Thánh Hiền, Tiên, Phật thì phải xử thế vào mức độ thanh cao, rèn luyện
Tâm Tánh cho đúng Nghĩa, Nhơn, Đạo Lý, thì Cơ Luân Chuyển trường tồn âu cũng
trong đức háo sanh, mà con không đến nỗi phải vào phong đô ngục thất.”
Con nằm lòng bài nầy! Khi ngồi
Tịnh, con niệm câu nầy: Xin Đại Từ Phụ bố hồng ân cho con trẻ được Định Thần,
được Minh Tâm Kiến Tánh, sau đắc Nhị Xác Thân.
Đây là bài học nghe các con! Mỗi
con cần học thuộc lòng, dầu chưa nhập Tịnh.”
“Ngôi ị của con ấy CHỮ TÂM,
Tâm con toàn
thiện vị ngôi tầm;
Tâm còn Lục Dục
ương mang đấy,
Tâm cố vững bền
hưởng đức âm.”
Hay:
“Tiên phàm nào phải cách xa,
Thánh phàm đâu c hác là ao
nhiêu;
Cách vì do bởi CHỮ TÂM,
Chữ Tâm, hiểu đặng Tiền phàm
một bên.
Có thể nói suốt trong dòng thời
gian xưa nay, vấn đề “Đạo Tâm” luôn được nhiều người nhắc tới như một sự “cảnh
tỉnh” về Đạo, với nỗi suy tư khác nhau, tùy theo góc độ nhìn nhận và hiểu biết
nơi mỗi người, nhiều khi vô tình đi đến sự lệch lạc mà không biết. Chính vì vậy
mới có tình trạng tự mâu thuẫn trong lý do của những người ủng hộ “Đạo tại
Tâm”, cũng như nơi những người đả phá nó. Nếu sự nhận thức về Đạo mà thiếu
thành Tâm thiện chí thì dễ dẫn đến cực đoan, đưa đến những ngõ ngách, sinh ra
sự cố chấp vô lối, như “bốn người mù đi xem voi” vậy.
Như đã trình bày, Đạo và Tâm gắn
liền với nhau như hình với bóng, như xác với hồn chứ không thể tách biệt. Nhưng
cái Tâm (心) mới là nơi ở (tại - 在 ) của cái Đạo. Mà Đạo là sống, là hành,
là thi thố ra bên ngoài, gọi là hành Đạo (hành giả).
Còn theo sự nhận thức bình dị nhất, Đạo là vấn đề Đạo đức, còn Tâm là
lòng dạ, nó được thể hiện trong cuộc sống. Nó cũng đúng, vẫn thuận hợp và có ý
nghĩa với 3 Chữ “Đạo tại Tâm”, vì phải có lòng thành mới làm việc Đạo đức được.
Con người theo Đạo dễ lâm vào một số trường hợp, như giữ Đạo theo kiểu
giả hình, kiêu kỳ, vụ lợi, hình thức, lập dị, đồng bóng… Vì vậy dễ bị người
khác chống đối, mà cách lên án thông thuờng nhất là nại vào câu nói “Đạo tại
Tâm” để phản kháng. Cũng có những người lợi dụng câu này để che lấp, bào chữa
cho những cái “vô Tâm” và bê bối trong việc sống và giữ Đạo.
Thực ra ít có người xuyên tạc hay hiểu lầm câu “Đạo tại Tâm” một cách
thành Tâm, thành thật với bản thân. Vì một khi có sự thành Tâm thành ý tìm Đạo
thì tự nhiên trong Tâm của con người sẽ thấy cái Đạo ló dạng, và họ sẽ không ngần
ngại
thi hành Đạo đã chiếu soi trong
Tâm của họ. Đây là sự bắt đầu nhận thức về Đạo Tâm.
Như vậy, “Đạo tại Tâm” đã được
trình bày khái quát trên cơ sở từ nguồn gốc của nó (tam giáo), cũng như xem xét
qua mạc khải trong Thánh Kinh của Kytô giáo. Vấn đề đã tạm ổn trong sự nhận
thức và hiểu biết hạn hẹp về “Đạo và Tâm”. Đây là vấn đề mà con người khó thấu
triệt, dành cho các vị đã đắc Đạo và những thánh nhân mới có thể quán thông
được nó. Tuy vậy ai cũng có thể dùng cái Tâm của mình để gặp được Đạo, tùy theo
cơ duyên tu dưỡng nơi mỗi người để được nhiều hay ít. Như trong Cao Đài là tùy
thuộc vào niềm tin nơi Đức Chí Tôn và các đấng Thiêng Liêng, với điều kiện là
phải thành Tâm với chính mình để tìm Đạo, sẽ gặp được hình ảnh của Đức Chí Tôn
ngự trong Tâm chính mình.
Đức Hộ Pháp (Ất-Sửu -
1937) dạy: “Chiếu theo ý nghĩa chữ ĐẠO là một định từ để chỉ tánh đức
của loài người đối với Đức Chí Linh cùng Càn Khôn Vũ Trụ”.
Loài người bao giờ cũng chủ TÂM
tìm tòi, kiếm cái nguyên do lai lịch của mình hầu định phận đối cùng tạo đoan
vạn vật. Muốn biết mình, con người phải lột cả sự bí mật huyền vi của vạn vật
hữu sanh tại thế gọi là chúng sanh đặng so sánh. Thấy đặng cái sống của vạn vật
mới biết đặng cái sống của mình. Thấy đặng cái năng tri năng giác của chúng
sanh, mới tìm đặng Tâm tánh của mình là báu. Thấu đáo đặng Tâm linh mới biết
thiên lương do chí thiện. Khi hiểu cái Thiên lương ấy là nhiệm vụ huyền bí, tả
không cùng, hiểu không tột, chẳng biết lời chi mà đặt để, nên định phỏng danh
là ĐẠO (道) Vì cớ cho nên lấy chữ TÂM (心) làm mục đích. Các Thánh nhơn xưa thuờng đem cái triết lý Đạo Tâm hiệp
làm môi giới, nên dầu cho các vị Giáo chủ tuy mỗi Đấng đều có tư tưởng đặc sắc,
nên triết lý cao thấp không chừng nhưng cũng phải buộc lấy chữ TÂM làm
nguồn cội.
Nếu luận hai chữ CHỦ TÂM thì ta cũng thấy rõ rằng: Một vấn đề thuyết
không cùng, biện không tận, vì nó quảng đại bao la, vô biên vô giới, bởi nó do
Chí linh là Trời mà sản xuất. Hễ càn khôn vũ trụ này vĩ đại bao nhiêu và cơ bí
mât tạo đoan bao nhiêu, thì nhơn Tâm đều hưởng ứng bấy nhiêu. Dầu cho kiến thức
đặng, hay là còn ẩn vi mầu nhiệm mà lương Tâm của con người đã hưởng ứng, đều
cho mọi trí não, mọi tinh thần tự hiểu rằng: Sự thấu đáo chữ ĐẠO vô cùng, vô tận,
muôn phần loài người chưa định đặng một, vì vậy các nhà triết học Đạo đức tinh
thần cho Nhơn Tâm tức Thiện Tâm cũng đặng.
Tâm ấy là gì? Ấy cũng là một định từ để chỉ cái hình bóng trí thức tinh
thần, Đạo gọi là Nhứt Điểm Linh Quang chiếu giám.
Đức Chúa Jésus khi thọ
pháp Giải oan nơi Jourdain thì Điểm Linh Quang ấy giáng như hình khối lửa.
Đức Lão Tử khi thiền định
tại Thơ viện nhà Châu, thì Điểm Linh Quang ấy giáng như hình sấm sét.
Đức Khổng Phu Tử khi vấn
đáp với Thần Đồng Hạng Thác thì Điểm Linh Quang ấy giáng như hình sợ sệt.
Như Abraham và Moise thấy
Đức Chúa Trời trong Đạo hào quang sáng suốt.
Như Đức Lão Tử, Nguơn
Thỉ Thiên Tôn và Thông Thiên Giáo chủ thấy Hồng Quân Lão Tổ trong
năm sắc tường vân.
Như Phục Hi đã thấy Long
mã hóa Hà đồ”
Nhứt Điểm Linh Quang ấy vẫn nhiều
hình dáng, vẽ không nên hình, tả không nên tướng.
Ấy là một huyền bí vô chừng mà
các nhà đạo đức từ thượng cổ đến chừ đã để tâm nghiên cứu tìm tàng, đôi phen
phải lặn suối trèo non, chun trong hang sâu, vào nơi vực thẳm.
Bởi cái chí hướng của loài người
bị quyền năng của Nhứt Điểm Linh Quang thôi thúc, nên trí não tinh thần cũng xu
hướng theo sự bí mật ẩn vi của quyền năng Tạo đoan còn chất chứa.
Hễ có tìm thì có biết, hễ biết
lại còn phải biết nữa, càng biết lại càng giấu, bởi sự hay biết của tánh đức
loài người chưa hề thấu đáo đặng sự bí mật Tạo đoan cho cùng tận, tức gọi là
“Tầm Đạo”. Hễ càng tìm càng dốt, hễ gọi biết lại là ngu, vì chưa có một mắt
phàm nhơn nào tại thế nầy mà Đức Chí Tôn đã giao trọn huyền vi bí mật”, v.v...
(Đức Hộ Pháp ngày: 15-7 Ất-Sửu –
1937).
III. Tịch Đạo Trong Đạo Cao
Đài
Tịch: sổ sách biên chép.
Đạo: chỉ Đạo Cao Đài.
Tịch Đạo là sổ bộ Chức sắc
của Đạo Cao Đài với Thánh danh đặc biệt biểu thị thời kỳ phổ độ và mở mang Đạo
pháp của một đời Giáo Tông.
Như đời Giáo Tông thứ nhứt của
Đạo Cao Đài thì Tịch Đạo là THANH HƯƠNG: Chức sắc Cửu Trùng Đài (CTĐ) nam phái
lấy chữ Thanh, Chức sắc Cửu Trùng Đài nữ phái lấy chữ Hương, làm Thánh danh.
Qua đời Giáo Tông thứ nhì thì
Tịch Đạo của Chức sắc Cửu Trùng Đài là ĐẠO TÂM: Chức sắc nam phái lấy chữ Đạo
làm Thánh danh và Chức sắc nữ phái lấy chữ Tâm làm Thánh danh.
Những chữ dùng làm Tịch Đạo do
Đức Chí Tôn giáng cơ ban cho trong hai bài thi tứ tuyệt sau đây:
Bài Thi Tịch Đạo Nam Phái
(Tịch: Thanh Đạo)
Đức Chí Tôn giáng cơ tại Vĩnh
Nguyên Tự (Cần Giuộc) lúc 12 giờ khuya ngày mùng 1-7-Bính Dần (dl 8-8-1926) cho
bài thi Tịch Đạo nam phái: bên Nam, tịch Đạo là Thanh Đạo
TNHT: "Các con nghe Tịch
Đạo: (Đây là Thánh Ngôn trang 29 Thầy cho tịch Đạo):
" Thanh Đạo tam
khai thất ức niên,
Thọ như địa quyển thạnh hòa
Thiên.
Vô hư qui phục nhơn sanh hí,
Tạo vạn cổ đàn chiếu Phật
duyên."
THANH là tịch các con. Vậy
thì: Thanh là tịch các con, vậy thì Tương là Thượng Tương Thanh, Thơ là
Thái Thơ Thanh, Kim là Thượng Kim Thanh phải dùng tên ấy mà thề.
Giải nghĩa:
Câu 1: Thanh Đạo tam khai thất
ức niên:
Thanh: trong sạch. Đạo: tôn giáo. Tam khai:
mở ra lần thứ ba. Thất ức niên: 700 ngàn năm.
C.1: Nền Đạo trong sạch của Đức Chí Tôn mở ra
lần thứ ba, kéo dài được 700 ngàn năm.
Câu 2: Thọ như địa quyển thạnh hòa Thiên:
Thọ: sống lâu. Như: giống như. Địa: đất. Quyển:
Khuyên: vòng tròn. Địa quyển: trái đất tròn. Thạnh: thịnh vượng. Hòa: cùng
nhau. Thiên: Trời.
C.2: Lâu dài như trái đất tròn, thạnh vượng
cùng Trời.
Câu 3: Vô hư qui phục nhơn sanh hí:
Vô hư: Hư vô, chỉ Đức Chí Tôn trong cõi Hư vô. Qui
phục: chịu theo về. Khí: phần vô hình của con người, ý nói linh hồn. Nhơn sanh
khí: linh hồn của nhơn sanh, đó cũng là Vạn linh.
C.3: Đức Chí Tôn qui phục Vạn
linh.
Câu 4: Tạo vạn cổ đàn chiếu
Phật duyên:
Tạo: làm ra. Vạn cổ: muôn xưa,
ngàn xưa. Đàn: nơi cúng tế. Chiếu: soi rọi. Phật duyên: có mối dây ràng buộc
với Phật, tức là những người có duyên với việc tu hành.
C.4: Tạo ra từ ngàn xưa đàn cúng
tế để soi sáng người có duyên với Phật.
Trong ngày Khai Đạo tại Thánh
Thất Từ Lâm Tự (Chùa Gò Kén) Tây Ninh, đêm 14-10-Bính Dần (dl 18-11-1926), Đức
Chí Tôn giáng cơ ban cho Tịch Đạo của Chức sắc Cửu Trùng Đài (CTĐ) nữ phái:
Bài Thi Tịch Đạo Nữ Phái
(Tịch: Hương Tâm)
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: "Nữ
phái nghe Thầy khai Tịch Đạo: bên Nữ, tịch Đạo là Hương Tâm:
" Hương Tâm nhứt
phiến cận càn khôn,
Huệ đức tu chơn độ dẫn hồn.
Nhứt niệm Quan Âm thùy bảo
mạng,
Thiên niên đẳng phái thủ sanh
tồn."
Lâm thị: Phong vi Giáo Sư, lấy
Thiên ân là Hương Thanh.
Ca thị: Phong vi Phó Giáo Sư, lấy
Thiên ân là Hương Thế.
Đường thị: đã thọ mạng Thiên sai,
cứ giữ địa vị mình.
Còn cả chư ái nữ, Thầy sẽ lập Đại
hội cho đủ mấy vị rồi sẽ phong sắc một lượt. Thầy ban ơn cho các con, cứ hành
lễ theo lời dặn."
Giải nghĩa:
Câu 1: Hương Tâm nhứt phiến
cận càn khôn:
Hương: thơm. Hương Tâm:
lòng thơm, tức là lòng tốt đẹp. Nhứt phiến: một tấm. Cận: gần. Càn khôn: Trời
Đất.
C.1: Một tấm lòng thơm gần Trời
Đất. Ý nói: Tấm lòng tốt đẹp thì gần với Thượng Đế.
Câu 2: Huệ đức tu chơn độ dẫn
hồn:
Huệ: trí huệ, sự sáng suốt thông
hiểu sự lý do sự giác ngộ tu hành. Huệ đức: cái đức sáng suốt. Tu chơn: tu hành
chơn thật, không vì danh lợi, cốt giải thoát khỏi luân hồi, đoạt được ngôi vị
thiêng liêng. Độ dẫn: cứu giúp và dẫn dắt. Hồn: linh hồn.
C.2: Cái đức sáng suốt do sự tu
hành chơn thật độ dẫn được linh hồn.
Câu 3: Nhứt niệm Quan Âm thùy
bảo mạng:
Nhứt niệm: một niệm, một tưởng.
Quan Âm: Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhứt niệm Quan Âm: một lần niệm danh hiệu Đức Quan
Thế Âm Bồ Tát. Thùy: rủ xuống. Bảo mạng: gìn giữ mạng sống.
C.3: Một lần niệm danh hiệu Đức
Quan Âm Bồ Tát thì được Bồ Tát rủ lòng thương xót bảo vệ mạng sống.
Câu 4: Thiên niên đẳng phái
thủ sanh tồn:
Thiên niên: ngàn năm. Đẳng: bằng.
Đẳng phái: phái bình đẳng tức là nữ phái, bình đẳng với nam phái. Thủ: gìn giữ.
Sanh tồn: sống còn.
C.4: Ngàn năm, nữ phái gìn giữ sự
sanh tồn của nhơn loại, tức là giữ gìn nòi giống của nhơn loại. (trích : Cao
Đài Từ Điển)
Đương đời này của Đức Lý Giáo
Tông, thì Nam lấy chữ "THANH" Nữ lấy chữ "HƯƠNG" làm tịch,
tức là cả Đạo Hữu Nam Nữ từ Tín Đồ chí Thiên Phong đều trong đời Đức Lý Giáo
Tông hành chánh đứng vào tịch Thanh, Hương. Qua đời Giáo Tông khác thì Nam sẽ
lấy chữ "Đạo" Nữ chữ "Tâm". Rồi cả chư Đạo Hữu Nam Nữ sẽ
lấy Tịch: Đạo, Tâm; như vậy nối truyền hoài cho hết Tịch Đạo thì Thầy sẽ giáng
cơ cho Tịch Đạo khác nữa. Lớn nhỏ, sau trước nhờ chữ Tịch Đạo ấy mà phân biệt
(Hay).
Có kẻ hỏi: thí dụ như đời Giáo
Tông, thì Tịch Đạo của chư Đạo Hữu Nam Nữ đời trước, dầu Chức Sắc hay Tín Đồ
cũng vậy, có phải buộc thay đổi Tịch Đạo không?
Ta nói: Không, vì chính mình Giáo
Tông kế vị cũng phải giữ Tịch Đạo trước, kỳ dư những Tín Đồ của đời Ngài độ
rỗi, tức là chi tộc của Ngài, mới đặng thay đổi mà thôi, còn những Chức Sắc
cùng là Tín Đồ của Giáo Tông đời trước còn sót lại thì thuộc về chi tộc của
Giáo Tông ấy không đặng phép thay đổi Tịch. (Hay)
Tỷ như có Tân Giáo Tông sẽ lên kế
vị cho Lý Giáo Tông thì cả Tín Đồ Nam Nữ mới nhập môn đều phải lấy Tịch
"Đạo Tâm", dầu trong hàng Tín Đồ ấy sẽ có một chơn linh xứng đáng địa
vị Chánh Phối Sư, mà Thầy giáng cơ phong chức đi nữa, thì cũng chịu Tịch Đạo
Tâm, như các Tín Đồ khác, chớ Chức Sắc và Tín Đồ trong đời Lý Giáo Tông còn lại
thì giữ Tịch "Thanh Hương" mà thôi, không đặng thay đổi.
Như vậy, hiện đời Đức Lý Đại Tiên
là Giáo Tông thì tịch Đạo là Thanh Hương. Nếu sau nầy có vị Giáo Tông thứ nhì
thì phải đổi tịch Đạo là Đạo Tâm. Thời Giáo Tông thứ 3 Đức Chí Tôn sẽ giáng cơ
cho sau.
Tịch Đạo Thanh Hương và Đạo
Tâm.
A. Tịch Đạo Thanh Hương .
Đời Đường Ngưu có ông Hồng Bạch
Thanh đi khai mở đất hoang. Khi đốn cây rừng, cất tranh ông bảo dân chúng cất
nhà ngay hàng thẳng lối. Hễ được 12 cái nhà thì ông đặt người coi sóc sự sống
cho 12 gia đình ấy cho đặng đầy đủ, rối đốc thúc dân chúng khai phá nữa. Ông
làm như thế cả đời ông nên được nhiều làng liên tiếp nhau, có qui củ lớp lan
sống sung túc an cư lạc nghiệp. Khi ông chết, ông trối lại với con là Hồng Bạch
Hương phải nối chí ông mà lập thời thánh đức.
Hồng Bạch Hương vâng lời cha cũng
làm như vậy nên cả nước đều nhờ chánh sách thập nhị gia liên bảo mà được ấm no.
Người không than van, không kiện thưa, không hưởng lộc vua, chỉ hưởng lộc tạo
hóa nên nhân dân thái bình an cư lạc nghiệp. Đó là đời Nghiêu Thuấn áp dụng
chánh sách của Hồng Bạch Thanh và Hồng Bạch Hương mà nhà khỏi đóng cửa, của rơi
không người lượm.
Có lẽ Đức Chí Tôn muốn chúng ta
được như vậy nên chọn tịch Đạo Thanh Hương hầu nhắc tích xưa.
Bởi cớ phần Hành Thiện, Đức Hộ
Pháp buộc phải nuôi 12 gia tộc. Sau nầy vì chiến tranh liên tiếp, Ngài cho Hành
Thiện coi sóc sự cúng kiến và giúp đỡ 12 gia đình miễn sao không có người đói
khó, thống khổ vật chất hay Tâm hồn. Nếu đặng đủ đầy công quả, nhơn sanh chứng
nhận thì được thăng Giáo Thiện.
Thánh Ngôn dạy: “Thời giả dối đã
qua, thời kỳ chân thật đã đến, chẳng cần chi con lo lập Thánh Thất của Thầy và
sùng tu Phật tượng chi hết! Con hiểu bổn nguyên BẢO SANH (bảo vệ sự sống cho
muôn loài) là bổn nguyên Thánh Chất của Thầy. Thầy khuyên con để dạ lo cho NHƠN
SANH (bảo vệ sự sống của con người) mà thôi, còn phần Hồn để cho Thầy!”
Trong kinh Đại Tường:
" Tạo Đời cải dữ ra hiền!
BẢO SANH nắm giữ, diệu huyền
Chí Tôn! "
Ý nghĩa hai chữ THANH HƯƠNG: Thanh
là âm thanh. Hương là hương sắc. Cái gì có âm thanh và hương sắc? Chỉ có vật
chất hữu hình, hữu tướng mới có âm thanh và sắc tướng mà thôi!
Hai chữ Thanh Hương này phát xuất
từ đôi câu đối:
- THANH sử ký danh lưu ạn đại,
- HƯƠNG hoa truy sùng ái thiên thu.
Có nghĩa là: - Bộ Thanh sử ghi tên người trong
sạch, tên tuổi còn lưu lại muôn đời.
- Đền hương lửa truyền nối, thờ lạy người danh
tiếng.
Giải riêng từ chữ: THANH là màu xanh tươi,
tượng sức sống vươn lên, chỉ sự thanh khiết, trong sạch. Hoặc viết là có bộ
thủy. HƯƠNG là mùi thơm tho.
Chiết tự hai chữ Thanh Hương:
- THANH chiết tự: trên là Chủ dưới là Nguyệt
- HƯƠNG chiết tự: trên là Hòa dưới là Nhựt
Nếu lấy hai chữ của phần trên đọc là Chủ Hòa
Nếu lấy hai chữ dưới hiệp lại thành ra chữ
Minh có nghĩa là ghép hai chữ Nhựt Nguyệt lại là chữ Minh.
Thánh ý Thầy muốn rằng trong thời buổi ban sơ
này toàn Đạo Nam Nữ phải biết trên HÒA dưới HIỆP.
Chữ Thanh 清 viết có ba chấm thủy nghĩa là trong sạch. Ba
chấm thủy tượng trưng Tinh - Khí -Thần hiệp.
Bài thơ chiết tự
chữ THANH HƯƠNG:
"Dụng tiếng
Thanh Hương Tịch Đạo nhà,
Giáo Tông đổi mới
ĐẠO TÂM ra.
Phân THANH (清) xuất
ngoại Tinh- Thần- Khí,
Hòa hiệp m Dương
diệu pháp mà !
Hương sắc Nữ gìn
nêu giá ngọc.
Chiết Hương hạ Nhựt thượng vi Hòa
Chủ Hòa mục đích ao Đài dựng,
Nhựt Nguyệt, Minh Tâm hiệp nhứt tòa."
(Nguyên Thủy )
Vậy: Tịch HƯƠNG là tịch của Nữ phái. Nữ phái là
nguồn sống của nhơn loại. Đức Lý nói với Bà Lâm Hương Thanh: Hiền Muội phải
viết thơ mời đủ mặt ngày rằm này. Thầy đến phong chức lập thành Nữ phái, nghe
à! (TN/ 95)
Ngày 11-12-Bính Dần (Vendredi 14-1-1927): Đức
Lý giáng đàn nói với chư Nữ chức chi Minh Đường rằng: “Thầy dạy Lão phải lập
phái Nữ cho thành tựu. Em gắng lo Phổ Độ nhơn sanh. Cửu nhị ức nguyên nhân hãy
còn trong vòng hắc ám, chẳng lẽ em biết Đạo ngồi đó cho đành. Lão trông công
em”. Ngài cho bài Thi:
" Cửu tử kim triêu đắc phục huờn,
Hạnh phùng Thiên mạng đáo hai nguơn.
Thế trung kỵ tử hà tri tử?
Tử giả hà tồn chủ “Tịch Hương”.
Đức Hộ Pháp giải nghĩa: Cửu tử kim triêu đắc
phục huờn là cảnh trần TA chết đã lâu mà hôm nay TA được phục sanh lại trong
Thánh Thể của Đức Chí Tôn. Hạnh phùng Thiên mạng đáo khai nguơn là còn hạnh
phúc đặng Thiên mạng đến khai nguơn. Tại sao Ngài nói đến ? Bần Đạo đã thuyết:
Cuối Hạ nguơn Tam chuyển khởi Thượng nguơn Tứ chuyển, Ngài đến khai nguơn là có
duyên cớ. Bần Đạo dám chắc rằng Đấng nào khác hơn Ngài thì không thi hành được.
Ngài đến đặng mở Thượng nguơn Tứ chuyển. Thế trung kỵ tử hà tri tử? Thế gian sợ
chết mà không biết cái chết là gì ! Chính Ngài hỏi rồi nói:
Tử giả hà tồn chủ tịch Huơng: Tịch HƯƠNG là Tịch của Nữ phái. Nữ
phái là nguồn sống của nhơn loại, nếu nói nó chết thì Ngài đến làm chủ của Nữ
phái là nghĩa gì ? Cầm cái giống của thế gian này chi ?”
Như ghi bên trên, tu Thanh Hương là tu theo âm
thanh sắc tướng. Hay nói khác hơn là tu về vật chất! Tới đây, chúng ta thấy có
hai lối tu Thanh Hương.
Cách tu Thanh Hương thứ nhứt: Đó là lối tu theo cách các đệ tử hậu
duệ của Thần Tú, tức là tu áo mão, tu địa vị, tu danh vọng, bày ra âm thanh sắc
tướng để lợi dụng lòng tín ngưỡng cúng dường của các tín đồ!
Cách tu Thanh Hương thứ nhì: Đạo Cao Đài đang ở thời kỳ Tịch Đạo
Thanh Hương. Như vậy, Thanh Hương phải hiểu như thế nào đây? Như đã nói, chỉ có
vật chất mới có âm thanh và hương sắc. Như vậy ở đây tu Thanh Hương phải hiểu
là tu vật chất hay nói cho rõ hơn là tu Âm Chất (xem bài lập Âm Chất) tức là lo
bảo vệ đời sống vật chất cho con người (Bảo Sanh).
Tóm lại, tu Thanh Hương là lo lập Âm Chất, là
lo làm Phước Thiện, lo cứu đói, cứu bịnh, cứu nạn! Đây mới là cách tu Thanh
Hương đúng nghĩa chân thật của nó. Theo ý nghĩa này thì tu Thanh Hương không
phải là dễ tu!. Chớ thật ra cũng đã có rất nhiều người Đạo Tâm! Những người Đạo
Tâm này thấy có người đói là cho ăn, thấy có người chết thì họ vẫn dám cho quan
tài để lo tẩn liệm nữa!!! Những người tu Thanh Hương theo nghĩa này thì thật là
đáng khâm phục!!! Tu Thanh Hương như vậy là tạo được một công quả thực tế nhất,
có ý nghĩa nhất và cao thượng nhất, mà lại đúng với Thánh Chất Bảo Sanh của
Thầy nhất! Cho nên Đại Từ Phụ mới có nói: "... Như không làm đặng thế này
(Thuyết pháp lập ngôn) thì tìm cách khác mà làm Âm Chất (tu Thanh Hương đúng
nghĩa) thì cái công tu luyện chẳng bao nhiêu (tức là cũng phải có tu luyện mới
được) cũng có thể đạt tới địa vị tối cao!"
Chúng ta cũng đã biết Thầy là Năng lực vô đối
tạo ra sự sống cho cả càn khôn vũ trụ! Thầy chính là sự sống! Sự sống chính là
Thầy! Ai dám hủy hoại sự sống hoặc làm tổn thương sự sống tức là người đó dám
đụng tới Thầy (tức là Đấng Tạo Hóa) mà đụng tới Thầy thì không phải dễ!
Còn như quí vị lo giữ gìn, lo bảo vệ sự sống
(Bảo Sanh) của chính mình cũng như của muôn loài thì quí bạn đó đã làm đúng
theo Thánh Chất BẢO SANH của Đấng Hóa Công nhất! Việc làm này gọi là tu tạo Âm
Chất hoặc gọi là tu Thanh Hương đúng theo nghĩa chơn thật của nó!
B. Tịch Đạo Đạo Tâm
" Hai câu đầu trong Kinh Cúng Tứ Thời:
Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp!
L ng nương nhang h i tiếp truyền ra!
Thánh Ngôn:
Gắng sức trau dồi một chữ Tâm!
Đạo Đời muôn việc kh i sai lầm!
Tâm thành ắt đạt đường tu vững!
Tâm chánh mới mong mối Đạo cầm! "
Như trình bên trên về Tịch Đạo Thanh Hương, giờ
đây phải nói đến Tịch Đạo Đạo Tâm thì mới mong không có sự thiếu sót!
Tịch Đạo kế tiếp là ĐẠO TÂM nghĩa là tiếp theo
sau Tịch Thanh Hương. Nói rõ ra Tịch Đạo Thanh Hương là lo tu về phương diện
hữu hình, như tạo tác các cơ sở, lập nên Thánh Thất làm nhà chung cho nhân sanh
đến chiêm bái và để học hỏi Đạo lý. Thời gian này người Tín hữu Cao Đài lập
công bằng công quả ngoại, như xây dựng, tạo tác, giữ gìn cơ sở, cúng kiếng.
Nay qua Tịch ĐẠO TÂM thì lo về phần Tâm linh:
tức nhiên phải thấu đạt chơn lý chánh truyền, là phải học hỏi, nghiên cứu, sửa
tánh trau thân, làm công quả nội.
Muốn có Tịch Đạo mới (Đạo Tâm), thì phải hoàn
thành tịch Đạo cũ (Thanh Hương). Tức nhơn loại đã tấn hóa thêm lên một nấc
thang thánh thiện. Tịch Đạo Tâm ra đời thì Tịch Thanh Hương phải chấm dứt nhiệm
vụ.
Tịch Đạo Tâm kế thừa chớ không thay thế, song
song, hay lật đổ Tịch Thanh Hương như mọi người vẫn tưởng.
Phần đông chúng ta đang chờ đợi và mong mỏi Đạo
Cao Đài sớm bước qua một thời kỳ có Tịch Đạo mới, đó là thời kỳ của Tịch Đạo
ĐẠO TÂM!
Mong mỏi Tịch Đạo Đạo Tâm để làm gì? Chắc là để
đến lúc đó chúng ta lo tu Tâm dưỡng Tánh chớ gì? Tu Tâm dưỡng Tánh ngay bây giờ
không được sao? Tại sao lại phải chờ tới lúc đó mới lo tu Tâm? Nếu thời kỳ Tịch
Đạo Đạo Tâm có đến đi nữa liệu chúng ta còn sống sót để mà tu không chớ! Chúng
ta nên bắt đầu ngay bây giờ.
Muốn chuyển qua được Tịch Đạo Tâm con người
trước hết phải biết tự giác chấp hành tu luyện đạo pháp như Hiêp Thiên Pháp
phải Qui Tâm Hiệp Thiên Thượng và Hiệp Thiên Hạ. Đó là phương cách luyện Tinh
Khí Thần vô cùng diệu dụng của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đạo Tâm trong Tịch
đạo Đạo Tâm phải vững mạnh hơn so với Tịch đạo Thanh Hương, nó phải quyền năng
chủ định của nó, nó phải có quyền năng làm chúa cái sở năng của nó, nó có thể
cải được cái quyền lực của quả kiếp luân hồi, nó có thể sửa cải đặng cơ giải
thoát đặng định chủ lấy nó Đạo Tâm. Đây là điều căn bản của triết lý Đạo Tâm.
Khi “thấu hiểu được Đạo Tâm rồi”, Chữ ĐẠO hay ĐẠI ĐẠO sẽ rõ ràng trong niềm tin
của mọi tín đồ Cao Đài. Tìm Trời, tìm Đạo phải tìm trong lòng (trong Tâm),
phải đi vào nội Tâm. Thực hiện được những điều bên trên là chúng ta đang thi
hành “Chơn Pháp Đạo Tâm”.
Đạo đâu? Đạo ở nơi Tâm ,
" Thì đâu có phải kiếm tầm đâu xa!”
Thánh Giáo Đức Chí Tôn:
"Sang hèn trối kệ Tâm là
quí,
Tâm ấy tòa sen của Lão ngồi."
Còn chư vị Phật Tiên Thánh Thần cũng chẳng đòi
ngự nơi đền đài đồ sộ hay am tự nguy nga hoặc Thánh Đường tráng lệ cùng đình
miểu lòe loẹt, các Đấng chỉ thích ngồi nơi TÂM của chúng ta mà thôi.
Cửu Trùng Đài có thể mất hoặc thay đổi những
hình thức khác vì đó phần xác (thể pháp). Nhưng Hiệp Thiên Đài (bí pháp) thì
vĩnh cửu trường tồn. Vậy mới xứng với câu: “Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài còn” là
vậy.
Muốn được vậy thì không thể không có vai trò của
Hiệp Thiên Đài. Nếu phủ nhận vai trò của của Hiệp Thiên Đài thì cỗ xe Đại Đạo
sẽ phải tuột dốc một cách tăng tốc đến tận đáy vực thẳm mới dừng thì lúc đó kẻ
hành giả ngồi trên xe không còn cơ hội sống sót. Nói một cách khác sẽ không có
Tịch Đạo Tâm nếu không có Hiệp Thiên Đài. Trong “Đạo Tâm” những bậc chân tu sẽ
hành Đạo theo “Bí Pháp Đạo Tâm” và thực hành các Đạo Pháp Qui Tâm là đường bí
pháp “Đạo Tâm” trong “Chơn Pháp Đạo Tâm” sẽ là căn bản, là nền tảng then chốt
trong nền Đại Đạo đã được phô bày qua Thiên Nhãn và tiềm ẩn trong Thánh Ngôn
Thánh Giáo (Thiên Thơ).
Như nói bên trên, người tín đồ Cao Đài Tâm niệm
Thiên Nhãn là biểu tượng thiêng liêng nhất, sâu sắc nhất. Hàng ngày, người tín
đồ Cao Đài cúng tứ thời đều nhìn Thiên Nhãn để hiệp thông với Đấng Thượng Đế
nhằm gọt rửa Tâm hồn cho trong sạch, tu tiến như “đang nhìn vào chính cõi Tâm
linh của mình”. Đồng thời cũng được Đấng Thượng Đế ban hồng ân cho mỗi người
Đạo được tinh tấn trên con đường tu hành để mở được huệ nhãn trở thành người
minh triết và tiến tới mở được “Thiên Nhãn” của bản thân để thông suốt với vũ
trụ.
Chúng ta đang ở trong thời kỳ Tịch Đạo Thanh
Hương nhưng xem như thời kỳ Tịch Đạo Thanh Hương đã qua đi, nhường lại cho cơ
Đạo Tâm sắp đến. Cái chơn lý tối cao, tối đại của nền Dại Đạo này chính là Đấng
Thượng Đế hay Đức Chí Tôn khai mở tại Việt Nam chúng ta đây, là khởi điểm cho
Đại Đồng Thế giới (Tôn Giáo Toàn Cầu) để cùng sống chung Hòa Bình. Như đã trình
bày, Đạo và Tâm gắn liền với nhau như hình với bóng, như xác với hồn chứ không
thể tách biệt. Tịch
Đạo Tâm không thể nào thay thế Tịch Thanh Hương
như mọi người vẫn tưởng và trong bất cứ Tịch Đạo nào, Đạo Tâm vẩn phải có và là
căn bàn bí pháp để thực thi các Tịch Đạo.
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế có phán nhắc: “Các con
nhớ cho kỹ, từ xưa đến nay, những Bực Giáng Sanh Cứu Thế thảy đều dạy Đời có
một chữ Tâm là đủ”.
Trong bài thuyết Đạo, Đức Hộ Pháp dạy: “Ðức Chí
Tôn đã đến, Ngài chỉ Bí Pháp có một điều là : "Các con không cần tìm kiếm
triết lý cao siêu hơn nữa, các con tìm kiếm cái sống của toàn thể bạn đồng sinh
của các con, rồi kỉnh trọng phụng sự cái sống ấy. Hễ các con tận Tâm phụng sự
cái sống của vạn linh, thì cơ quan giải thoát của các con Thầy đã để nơi tay
các con rồi đó.". (Lời thuyết Ðạo của Đức Hộ Pháp, Q5 /t.47)
Cũng xin nhắc lại là hai chữ Đạo Tâm đã có từ
lúc mới khai Đạo Cao Đài vào năm 1926. Cho nên chúng ta đừng có chờ đợi, mà hãy
tu Tâm ngay liền bây giờ, kẻo không kịp giờ đối với cuộc sống ngắn ngủi nầy
đâu. Trong Kinh Cúng Tứ Thời có câu: Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp. Chữ Lòng
ở đây không phải là cái ruột non, ruột già hoặc là cái bao tử của chúng ta đâu.
Chữ Lòng chính là cái Tâm của chúng ta đó. Như vậy thì "Đạo gốc bởi
lòng" chính là "Đạo Tâm" đó. Đạo Tâm rất quan trọng cho nên nó
được để trong câu kinh đầu tiên của “Kinh Cúng Tứ Thời” trong Đạo Cao Đài.
Đến đây, chúng ta cũng cần bàn đến hai chữ
“Thành Tín” trong câu kinh vì chúng nó rất là quan trọng trong Đạo Tâm.
Chữ Thành: Thành ở đây có nghĩa là lòng nhiệt thành, là
cái quyết Tâm của chính mình!!! Phàm làm bất cứ việc gì, kể cả việc Đời lẫn
việc Đạo, mà không có quyết Tâm thì làm sao thành công được!
Chữ Tín: Là đức tin, là
tin tưởng. Đức tin có hai loại: Tha tin và tự tin. Thà tin là tin tưởng vào
Trời Phật và các Đấng Thiêng Liêng. Còn tự tin là tin tưởng vào chính bản thân
mình, tin tưởng vào chính khả năng của mình. Phàm làm bất cứ việc gì mà mình
không tin có thể làm được thì chúng ta bị thất bại là một điều chắc chắn!
Nói tóm lại, THÀNH và TÍN là hai
yếu tố, hai điều kiện thành công thật là quan trọng! Lại là quan trọng nhất
trong việc tu Tâm dưỡng Tánh!
Phải có đủ hai yếu tố nói trên
cộng lại thì mới chắc chắn thành công trong cái Đạo Tâm vậy.
IV. Đạo Tâm Và Chơn Pháp Đạo
Tâm Trong Nền Tiến Hóa Đại Đạo Cao Đài.
Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Đức
Chí Tôn có tiên tri là sau Tịch Đạo Thanh Hương là đến Tịch Đạo Đạo Tâm và
nhiều Tịch Đạo khác nữa. Dù cho Tịch Đạo có thay đổi, nhưng Pháp Chánh Truyền
vẫn bất di bất dịch cho đến thất ức niên. Mà Pháp Chánh Truyền còn tồn tại thì
Đạo Cao Đài của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế vẫn còn phải có đủ Hội Thánh
Lưỡng Đài. Đây là “Thiên Luật” Đức Chí Tôn dạy mà tất cả tín đồ Đạo Cao Đài
trong mọi cấp, mọi nơi, không giới hạn không gian và thời gian, đều hiểu nhuần.
Cửu Trùng Đài có thể mất hoặc
thay đổi những hình thức khác vì đó phần xác (thể pháp). Nhưng Hiệp Thiên Đài
(bí pháp) thì vĩnh cửu trường tồn. Vậy mới xứng với câu: “Đạo còn thì Hiệp
Thiên Đài còn” là vậy.
Thế mà có một số người không biết
hiểu Đạo đến mức nào khi mạnh miệng tuyên bố trên các trang mạng ở hải ngoại :
“Nếu không có phiên họp nầy (phiên họp ngày 2 tháng 9 Ất Mùi (2015) để công
cử Q. hưởng Quản Hiệp Thiên Đài) thì Hội Thánh vẫn phục hưng Tịch Đạo Đạo Tâm
vẩn khai mở để dìu dắt Nhân Sanh ào đời Thánh Đức”. Họ đã khẳng định Hội
Thánh không có Hiệp Thiên Đài vẫn phục hưng. Hội Thánh không có Hiệp Thiên Đài
(chính là Hội Thánh mới hiện nay tại Tòa Thánh Tây Ninh) đã phục hưng lâu rồi
gần 40 năm qua rồi. Đó là mục đích cuối cùng của những người “không nhìn nhận
Đạo”, mà Đức Chí Tôn khai mở Đạo Cao Đài vào năm 1926, mong muốn.
Trong một đất nước lấy chủ nghĩa
Duy Vật biện chứng làm căn bản thì việc phổ độ chúng sanh cũng gặp rất nhiều
cam go. Nên mỗi giai đoạn phổ độ Đức Chí Tôn thay đổi một hình thức khác do một
vị Giáo Tông mới đảm trách.
Bài Thi:
" Lựa dèo, lựa thế độ
nhơn sanh
Khó dễ Thầy cho hiểu ngọn
ngành.
Ám muội thì nhiều mưu trí ít,
Đường Tiên chẳng ước đọa thì
đành."
(TNHT-Thi ăn dạy Đạo
Q.I trang 116).
Thầy đã nói rõ rồi. “Đường Tiên chẳng bước, đọa
thì đành”. Đường Tiên là đường nào? Nếu không phải con đường tùng Thiên Luật?
Đức Hộ Pháp đã giảng: “Lựa dèo, lựa thế độ nhơn
sanh” chỉ có Ông Trời mới làm được. Người phàm chỉ biết làm theo sự phân định
của Thiêng Liêng tức là tùng theo Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Đạo Luật và các
luật khác của Đạo mà làm nhiệm vụ.
Trở lại ý nghĩa Đạo Tâm. Đạo Tâm lúc nào cũng
phải có và luôn có trong người học Đạo. Nếu không có Đạo Tâm thì con người đi
học Đạo để làm gì? Hành giả thể hiện cái Đạo Tâm bằng tấm lòng tin tưởng tuyệt
đối nơi sự chỉ dạy của các Đấng Thiêng Liêng, mà cơ bản nhứt là tùng và gìn giữ
Luật Pháp Chơn Truyền của Trời ban (Thiên Luật). Đức Chí Tôn dạy:
“…Thầy thấy nhiều, tu
cũng muốn tu mà thế tục cũng không muốn chừa bỏ…Áo dà cũng muốn mặc, giày Đạo
cũng muốn mang, muốn đứng trước cả nhân sinh, để cho họ biết mình hướng Đạo.
Đường Tiên cũng lấp lững, nguồn Thánh cũng toan vào, mà thấy bạc rơi cũng chẳng
bỏ, lợi múng chẳng từ, mượn danh Đạo mà tạo danh mình, vô Thánh Điện mà hơi tà
còn phưởng phất..”
(TNHT. Q.I trang 70). Đó là Chí Tôn muốn nói đến kẻ vào Đạo mà không có Tâm.
Khi nói “Đạo Tại Tâm” hay “Đạo Tâm”, chúng ta
thuờng hiểu theo ý nghĩa giữ Đạo do tự trong lòng, chứ không hệ tại ở những
việc làm bề ngoài. Chúng ta cũng thuờng kết án những người ‘giữ Đạo bề ngoài’
mà Tâm hồn thì trống rỗng, không thành thật; đó là “giả hình”. Thật ra, “Đạo
Tâm” không phải chỉ giữ ở trong lòng mà không cần giữ các lề luật bên ngoài, dù
đó là luật Đạo hay luật đời; nhưng “Đạo Tâm” là “sống Đạo và thực hành các giới
răn của Luật Đạo” (như là Tân Luật, Đạo Luật, Pháp Chánh Truyền, etc.) với cả
tấm lòng của chúng ta, chứ không phải chỉ để phô trương bề ngoài. Sống Đạo thực
sự là yêu mến và tuân giữ các giới răn dạy của Đức Chí Tôn (Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển), và thực thi lòng yêu mến đó bằng cách yêu thương giúp đỡ mọi người,
nhất là những người sống trong hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật.
Đức Giáo Tông trong Vô Vi Đại Đạo đã dạy:
"Thượng Đế không ngự trên vật thể vô tri,
mà trái lại Thượng Đế Ngự trong Tâm (Đạo Tâm), tháp ngà của Tâm hồn nhân loại. Hình thể Đạo chỉ mượn đ để thể
hiện Thánh Thể Chí Tôn tại thế."
Tìm Trời, tìm Đạo phải tìm trong lòng (trong
Tâm), phải đi vào nội Tâm. Đây là điều căn bản của triết lý Đạo Tâm. Khi “thấu hiểu được Đạo Tâm rồi”,
Chữ ĐẠO hay ĐẠI ĐẠO sẽ rõ ràng trong niềm tin của mọi tín đồ Cao Đài. Thượng đế
dạy lại con người phần vô vi; nhưng tín đồ lại gắng nghiên cứu phần “vô vi” mà
nay thế giới gọi là “thần linh học” hay “thiên nhân hợp nhất” trong các Đạo
giáo, thì trước sau gì chân lý cũng hiện ra cho mỗi người.
“Đạo Tâm” là đền thờ của Đức Chí Tôn, vì ai
sống trong yêu thương là sống trong Đức Chí Tôn. “Đạo Tâm” không lệ thuộc hình
thức tổ chức, cơ cấu, tín điều, luật lệ hay qui tắc do con người đặt ra. “Đạo
Tâm” là chính lương Tâm mỗi người, là dấu chỉ quyết định tương lai hậu vận đời
người, vì “tất cả ch ng ta đều phải được đưa ra ánh sáng trước quyền Quyền
Vạn Linh để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã
làm, khi còn ở trong thân xác.”
Đạo Tâm và Tịch Đạo "Đạo Tâm" hoàn toàn
khác nhau. Trong “Tịch Đạo Tâm” con người có Đạo Tâm là hiển nhiên, nhưng trong
“Tịch Thanh Hương” hay nhiều Tịch Đạo khác trong tương lai, con người vẫn phải
có Đạo Tâm mới tấn hóa trên đường thiện. Nếu Đạo Tâm mỏng (không niềm tin) thì
sẽ tấn hóa chậm hoặc đôi khi thoái hóa không chừng: Kim Quang Sứ sẽ phá hoại và
tìm cách kéo đi. Tánh hư, tật xấu của con người, là tánh phản nghịch Đức Chí
Tôn hay Thượng Đế, do sự cám dỗ của Quỉ Vương tức Kim Quang Sứ và ma quái, ở
khắp mọi nơi từ trên Trời, dưới đất.
Đức Hộ pháp có dạy vào ngày rằm tháng 9 năm
Bính Tuất (1946) rằng:
… “Còn nói về phần chư Môn Ðệ của Ðức Chí
Tôn, từ buổi đem thân vào cửa Ðạo trong lúc Nhập môn đã quì trước Bửu Ðiện
có bàn Ngũ Lôi, mà lập Minh thệ (như trên) Than ôi! Cho những người thề như
vậy, mà cũng không để trọn đức tin nơi Chí Tôn lại thối bước ngã lòng, cởi áo
Ðạo, dẹp khăn tu, mong mỏi xu hướng theo con đường tục lụy, cho nên mới gây tạo
ra con đường lằn súng mũi đạn ngày nay.
Vậy, ai là người thất thệ với Chí Tôn thì
phải sớm thức tỉnh Tâm hồn, ăn năn sám hối, cầu xin Ðại Từ Phụ cùng các
Ðấng Thiêng Liêng, từ bi ân xá tội lỗi tiền khiên, họa may đặng chung hưởng ân
huệ của Ðức Chí Tôn ban cho sau nầy.
Đừng thấy trong cơ chuyển thế cơ Đạo biến
chuyển, canh cải, bị nhơn sanh than oán, về nhà tư gia giữ Đạo tu và rồi vội
cho đó là Tịch Đạo Tâm ra đời. Không phải đơn giản như vậy. Tịch Đạo Đạo Tâm
vẫn phải có Hội Thánh Lưỡng Đài. Vẫn phải có Hội Thánh Cửu Trùng Đài để phổ độ,
và Hội Thánh Hiệp Thiên Đài để Bảo Thủ Luật Pháp Chơn Truyền. Chuyển sang Tịch
Đạo Tâm phải có Thiên Ý và Nhơn Ý đồng thuận. Có nghĩa phải được từ chính
những Thiên Phong của Thanh Hương Tịch gầy dựng được Chí Tôn phù trợ. Nếu nghĩ
rằng, Thầy sẽ lập một Tịch Đạo Tâm hoàn toàn mới rồi giao cho Giáo Tông
mới giống như đã làm
hồi thời kỳ đầu khai Đạo 1925-1926 bắt đầu từ
số không huấn luyện đồng tử v.v. là một điều không thể. Những ai tin tưởng vào
Tịch Đạo Tâm do Chí Tôn lập sẵn rồi giao cho nhơn sanh nên suy nghĩ lại xem có
phải như thế không?
Thầy lập Hiệp Thiên Đài là trọng hệ. Hiệp Thiên
Đài là cơ quan bán hữu hình kết hợp Vô Vi và Hữu Hình. Ở đây chúng ta chỉ đề
cặp đến phần “Hiện Tướng Hiệp Thiên Đài” còn phần Vô Vi do thiêng liêng thống
quản (15 Vị Chức Sắc cao cấp của Hiêp Thiên Đài vào lúc sơ khai lập Đạo là Đức
Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và chư vị Thập Nhị Thời Quân đều đã qui
tiên). Đức Hộ Pháp giảng: “ ơ t đã cho ần Đạo biết các Bạn Hiệp Thiên Đài do
nơi đâu sản xuất. Do để giữ quyền Thiêng liêng nên mới có 12 vị Thời quân, Thập
Nhị Địa Chi tức là cảnh Thiêng Liêng Vô Hình của ch ng ta”. (Lời giảng của Đức
Hộ Pháp về Hiệp Thiên Đài). Do đó trong thời kỳ “nhiễu nhương” này (thời kỳ
không còn cơ bút), chức sắc Cửu Trùng Đài và nhất là chức sắc Hiệp Thiên Đài
cần phải "Qui Tâm" để được thiêng liêng dẫn dắt, soi rọi ánh sáng Tâm
linh mới đủ năng lực hành Đạo!
Tàng Kinh Viện [1] [2]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét