I . THAY LỜI TỰA
"
Chánh sách Hoà Bình Chung Sống " được đề xướng để dung hòa hai
khối Cộng Sản và Tư Bản.Tất cả đều là con cái của Thượng Đế, phải sớm biết thương nhau và
tương nhượng nhau trong tình huynh
đệ.
Bần Đạo lúc nào cũng không muốn giải quyết vận
mạng nước nhà bằng quân lực, mà phải dùng phương pháp đạo đức đặng đem hoà bình hạnh phúc lại cho giống nòi.
Tôn giáo Cao Đài không thể làm công cụ, không
thể làm con cờ cho bất cứ một ai. Cái thế của tôn giáo Cao Đài phải là cái thế
trường
tồn, trường cửu, đứng trên và đứng trước để hướng dẫn đời,
hướng dẫn nhân sanh
theo ba tiêu chuẩn:
TỪ BI - BÁC ÁI - CÔNG BẰNG.
" Việc thống nhất quốc gia Việt Nam sau này cũng
sẽ kỳ diệu như việc thống nhất nền Đạo tại Bắc Hà như trước kia .
Thống nhất nền lãnh thổ Việt Nam chưa thể coi là thống
nhất thật sự nếu chưa thống nhất được nhân tâm." 1950.
"Bần Đạo xin thành khẩn cầu nguyện Đức CHÍ
TÔN của chúng ta để cho nhơn loại sang
năm mới sẽ thoát qua giấc triền miên, hướng thẳng vào ánh hào quang chói lọi và
chân lý của Thượng Đế đặng lựa chọn lấy con đường hạnh phúc.
"Cuộc đấu tranh để sinh tồn sẽ đưa đến binh đao,
gây nên khổ não, tàn phế và chết chóc.
Trái lại, sự hỗ tương để sinh tồn bằng cách thương yêu trong tình huynh đệ,
đoàn kết trong hoà bình tương nhượng nhau.
Rồi đây cả Chức Sắc, các con phải chịu thúc phược dưới
quyền Cộng sản một thời gian nữa …"
" Các em sẽ còn gặp Cộng sản nhưng các em đừng sợ
vì lúc đó họ sẽ thay đổi hẳn chính sách. Ngày cộng sản chiếm được miền Nam Việt
Nam nói riêng và khối Quốc Tế Cộng sản nói chung là thời cực thịnh của Cộng sản
…
Còn Đức Chí
Tôn cho họ hưởng, mà nếu họ không
đạo đức, lại còn tàn bạo quá thì sẽ bị lấy lại sớm !
Tất cả chủ nghĩa cơ chế cũng như tôn giáo đều chịu
luật “vô thường ” nghĩa là sẽ đi đến chỗ không. Duy có một điều, chủ nghĩa nào
thuận THIÊN, tức là thuận nhơn tâm sẽ bền hơn loại nghịch THIÊN."
Nam Vang 3-6-1957
"
Ôi! Ỷ tài ỷ tận! Lấy trí
khôn ngoan để tìm cái chết !!! Cả quyền năng cái sống thiêng liêng kia đã ban
cho họ, họ lại làm món lợi khí tự diệt lấy họ, đó là bom nguyên tử.
Họ lấy trí khôn tìm ra cái chết chứ không phải tìm cái
sống; coi mạng sống của con người không ra gì hết, không kể Trời Đất, đạo lý,
luân thường gì hết, không còn kể quả kiếp tội ác, như thế chết cũng vừa.Rồi họ
lại tìm đủ cách để tránh tội nhưng không qua mặt được luật Thiên Điều. Thiên
Điều kia, họ không thể di chủ nó được vì nó cầm sinh mạng của họ.
Xã hội đại đồng không phải là ảo tưởng. Chắc chắn phải
được hình thành, được xây dựng nên bằng cả ý chí của Thượng Đế, không phải bằng
vũ khí bạo lực sắt máu mà nhờ sự hiểu biết, nhờ trình độ tiến hoá, đạo đức và
tinh thần đại đồng của con người.
Kỷ nguyên Thánh Đức là ngươn của thế giới đại đồng. Xã
hội này được dựng lên bởi những con người biết yêu thương kính trọng nhau, xem
nhau như huynh đệ, không còn phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, giai
cấp.Con người của xã hội này phải có trình độ cao về đạo đức tinh thần và lòng
từ bi bác ái."
PHẠM
HỘ PHÁP
* * *
ĐỨC HỘ PHÁP
- NGƯỜI XƯỚNG LĨNH
Chúng tôi
xin sơ lược trình bày ý nghĩa về sự đề xướng và lãnh đạo Chánh sách HOÀ BÌNH
CHUNG SỐNG của Đức Hộ Pháp.
Từ khi Pháp
và Việt Minh ký kết đình chiến ngày 20-2-1954 tại Genève (Thụy Sĩ), có 9 nước tham dự, tạm
chia đôi lãnh thổ Việt Nam làm hai miền Nam Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới (sông
Bến Hải). Từ đó miền Bắc do Cụ Hồ Chí
Minh lãnh đạo với một Chánh phủ có sự hỗ trợ của khối Cộng sản quốc tế mà các cường quốc trực
tiếp là Nga,Trung Hoa. Còn miền Nam do cụ Ngô Đình Diệm lãnh đạo được sự ủng hộ
của khối Thế Giới Tự Do mà cường Quốc trực tiếp là Tư Bản Mỹ.
Đức Hộ Pháp nhận thấy hậu
quả của sự qua phân lãnh thổ Việt Nam và khối tinh thần dân tộc bị chia làm hai
xu hướng đối lập thì dân tộc Việt Nam sẽ là nạn nhân của cuộc tranh chấp giữa
hai khối Nga Mỹ, đưa đến cảnh tương tàn vô phương cứu chữa.
Vì lòng ái truất thương
sanh của vị Giáo Chủ, vì sự tồn vong của tiền đồ Tổ quốc và vận mạng giống nòi,
không lẽ ngồi điềm nhiên để cho ngoại bang mưu đồ dày xéo đồng bào chủng tộc,
phải tìm phương cứu vãn tình thế ấy nên ngày 26-3-1956, Đức Hộ Pháp nhơn danh
vị Giáo Chủ của Đạo CAO ĐÀI đưa ra đường lối hoà giải dân tộc gọi là Chánh sách
Hoà Bình Chung Sống mong hàn gắn và xoa dịu vết thương chia ly dân tộc, hầu có
ngăn cuộc chiến tranh huynh đệ.
Hai bức thông điệp số 20 và 21/56 cùng bản
Cương Lĩnh Chánh sách Hoà Bình Chung Sống, gởi cho các cường quốc Tây Phương và
Chánh Phủ hai miền Nam Bắc để cáo tri cho Liên Hiệp Quốc biết rằng đường lối
Hoà Bình của Đức Hộ Pháp đề xướng, mục đích chánh là ngăn ngừa chiến tranh Việt
Nam. Đức Ngài xin các Liệt Cường ủng hộ giải pháp này, đồng thời đề nghị Chánh
Phủ hai miền Nam Bắc nên tìm phương thống nhứt lãnh thổ bằng phương pháp ôn hoà
hầu tránh cho dân tộc Việt Nam một cuộc đổ máu như Trịnh Nguyễn khi xưa.
Chánh sách Hoà Bình Chung Sống ra đời đã được đa số người Đạo hưởng ứng tham gia,
các Ban Bộ bắt đầu tổ chức khắp toàn
quốc ngay từ đấy. Nhưng tiếc vì Chánh Phủ hai miền Nam Bắc lúc bấy giờ không
đồng ý thi hành đề nghị này, vì cớ mà chiến tranh đã bộc phát và hậu quả tai
hại như ngày nay chúng ta đã thấy, leo thang từ nội địa miền Nam Việt Nam tràn
sang qua Miên, Lào. Cuộc chiến tranh
càng mảnh liệt thì các phong trào Hoà Bình từ quốc nội đến quốc tế ngày càng
bành trướng mạnh mẽ.
Mặc dầu Chánh sách Hoà
Bình Chung Sống của Đức Giáo Chủ Cao Đài Giáo chưa được các phe lâm chiến đem
ra áp dụng, song chúng ta hãnh diện vì
giải pháp Hoà Bình của Đức Ngài đề xướng từ 15 năm trước đây nay không còn là
tiếng nói trong bãi sa mạc, mà trái lại nó đã trở thành những tiếng đồng thanh
trong các cuộc biểu tình khổng lồ của những quốc gia yêu chuộng hoà bình. Nó
cũng đã trở thành lý tưởng chung của nhơn loại trên toàn thế giới đang khát
vọng Hoà Bình.
Đức Cao Thượng Phẩm có để lời tiên tri rằng :
"Thế giới Hoà Bình ai chủ hướng
Thì dân nước Việt khải hoàn ca "
Đức Lý Gíao Tông cũng có dạy :
" Phất phướn Từ Bi tiêu loạn lạc
Soi gương Bác ái lập Hoà Bình "
Căn cứ vào những lời Thánh
Giáo của các Đấng, nhứt là cặp liễn đối trước Chánh Môn Toà Thánh:
" CAO THƯỢNG CHÍ TÔN ĐẠI ĐẠO HÒA BÌNH DÂN CHỦ MỤC
ĐÀI TIỀN SÙNG BÁI TAM KỲ CỘNG HƯỞNG TỰ DO QUYỀN "
chúng ta quả quyết rằng
Đức Chí Tôn đã giao cho Đạo Cao Đài sứ
mạng thực hiện nền Hoà Bình tại Việt Nam mà cũng là cho toàn cả nhơn loại trong
buổi Hạ nguơn mạt Pháp này. Đức Hộ Pháp đề xướng Chánh sách Hoà Bình Chung Sống
là thiệt thi Thánh Ý Đức Chí Tôn mở
đường tiến tới Quốc Đạo.
Đức
Chí Tôn
có dạy :
“ Thượng hạ nhị Thiên xử địa huờn
Việt Nam nhứt Quốc nhứt giang san
Hoàng đồ toàn bảo Thiên Thơ định
Đảnh tộ trường lưu Tổ nghiệp tồn
Quốc Đạo kim triêu thành Đại Đạo
Nam phong thử nhựt biến nhơn phong
An dân Liệt Thánh tùng Nghiêu Thuấn
Văn hoá tương lai hiệp Đại Đồng”
Như thế, nếu toàn thể tín
đồ Đạo Cao Đài theo gương Đức Hộ Pháp. Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài thay quyền
Đức Chí Tôn tại thế thể hiện Chơn Pháp
Đại Đạo trên quả địa cầu này thì rất may cho dân tộc Việt Nam và nhơn loại biết
mấy. Thiết tưởng đó là công quả hành Đạo một cách phi thường, trên hợp Thiên ý
dưới thuận nhơn tâm. Đây là một cơ hội hi hữu từ cổ chí kim, kiếp sanh ngắn
ngủi chúng ta nào dể có duyên may gặp dịp làm công việc của Trời Người hiệp
một,một việc làm thuần tuý Tôn Giáo của một Đấng Giáo Chủ thể Thiên hành Đạo
cứu Thế kỳ ba.
Nhưng tiếc thay, một số dư luận Đạo Đời đã
không hiểu hoặc không muốn hiểu như vậy. Khi Đức Hộ Pháp đề xướng Chánh sách
Hoà Bình Chung Sống họ gắn cho Đức Ngài làm chánh trị, chánh trị theo ý nghĩ
thường tình của Đời như : những mưu đồ nắm Chánh Quyền, vì danh cũng cố quyền
lợi v.v Đó là một sự xuyên tạc rất nghiêm trọng đối với tôn chỉ Thiêng liêng
của Đạo giáo.
Chúng tôi xin trích một đoạn trong Thánh Thơ số 12 ngày
20-2-Mậu Tuất (1958) Đức Ngài có giải lý
như sau :
" Qua buộc lòng nói rõ lý do của Qua trong giải
pháp Hoà Bình Chung Sống đặng mấy em khỏi mơ hồ khi chúng ta gắn cho mình làm
chánh trị. Giải pháp của Qua đề xướng là chủ tâm vì Đạo chớ không phải làm
chánh trị hay quốc sự chi cả.
Mục tiêu của
Đạo Cao Đài là lo toàn thiên hạ đặng tự do, đặng hạnh phúc. Có lẽ vì lý do đó
mà chúng ta phải hy sinh trọn kiếp sống đặng giải ách lệ thuộc cho các chủng
tộc lạc hậu vì lẽ bất công của xã hội đương nhiên mà chính mình Đức CHÍ TÔN đã nói và Đức Lý có lặp lại:
" Ngày nào còn tồn tại một lẽ bất công trên mặt
thế này thì Đạo chưa thành Đạo". Ta cũng vì hạnh phúc của nhơn sanh mà hy
sinh cả gia nghiệp của ta đặng tạo hạnh phúc ấy cho toàn thiên hạ ".
Qua xin lặp lại một lần
nữa rằng:
Đạo Cao Đài có một mục tiêu chánh đáng này mà
chúng ta phải làm cho kỳ được là : Bác ái, công bình, vị tha, ưu nhơn, ái vật,
cải thiện đời sống dân sinh làm cho đại đồng thiên hạ. Ta đã hy sinh xương máu
từ thử đến giờ cũng vì muốn cho được cái mục tiêu ấy.
Muốn cho Đạo Cao Đài có
giá trị nơi mặt thế này mà đi chưa tới mục tiêu ấy tức là công trình ta cấy lúa
trên đá vậy ”.
* * *
III .
CƯƠNG LĨNH CỦA CHÍNH SÁCH 26-3-1956
A. THỐNG NHỨT LÃNH THỔ VÀ KHỐI DÂN TỘC VIỆT NAM VỚI PHƯƠNG
PHÁP ÔN HOÀ
1 .
GIAI ĐOẠN THỨ NHỨT
a) Để hai chánh phủ địa
phương tạm giữ nguyên vẹn nền tự trị nội bộ mỗi miền theo ranh giới vĩ tuyến
17.
b) Thành lập một “ỦY BAN
HOÀ GIẢI DÂN TỘC” gồm có các nhân sĩ trung lập và một số đại diện bằng nhau của
chánh phủ hai Miền để tìm những điểm dung hợp giữa hai Miền.
c) Tổ chức nước Việt Nam
thống nhất thành chế độ Liên bang Trung lập gồm có hai miền liên kết (Nam và
Bắc) theo hình thức của Thuỵ Sĩ với một Chánh phủ Liên bang lâm thời để điều
hoà nền kinh tế trong nước và để thay mặt cho nước Việt Nam thống nhứt đối với
Quốc tế và Liên Hiệp Quốc.
d) Bãi bỏ bức rào vĩ tuyến
17, dân chúng được bảo đảm sự lưu thông tự do trên toàn lãnh thổ Việt Nam để so
sánh và chọn lựa chế độ sở thích mà định cư.
Vĩ tuyết 17 chỉ là một
ranh giới hành chánh của hai Miền hiện hữu mà thôi, còn dân tộc Việt Nam vẫn là
một khối duy nhất Trung lập và tự do.
2 .
GIAI ĐOẠN THỨ NHÌ
a) Đánh thức tinh thần dân
tộc đến mức trưởng thành đủ sức đảm
nhiệm công việc nước theo nhịp tiến triển của thế giới, trong khuôn khổ Tự do
và Dân chủ.
b) Khi Dân tộc đã trưởng
thành và khối tinh thần đã thống nhứt thì toàn dân Việt Nam sẽ tự giải quyết
thể chế thiệt thọ theo nguyên tắc Dân tộc tự quyết bằng cách mở cuộc tổng tuyển
cử thể theo Hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 để thành lập Quốc Hội duy nhất
cho nước Việt Nam.
Cuộc Tổng tuyển cử này sẽ
tổ chức dưới sự kiểm soát và trách nhiệm trọn vẹn của Liên Hiệp Quốc để ngăn
ngừa mọi điều áp bức dân chúng. Quốc hội này sẽ định thể chế thiệt thọ và thành
lập một Chánh phủ Trung ương nắm chủ quyền trong nước Việt Nam.
B .
TRÁNH MỌI XÂM PHẠM NỘI QUYỀN VIỆT NAM
1 . Hữu dụng nền độc lập của mỗi Miền đã thu hồi do
hai khối nhìn nhận (Chánh phủ Hồ Chí Minh ở miền Bắc và Chánh phủ Ngô Đình Diệm
ở miền Nam tức là Chánh phủ Việt Nam Cộng Hoà).
2 . Nương vào các nước Trung lập như Ấn Độ, Anh, Miến
Điện, A-Phú-Hản (Afghanistan) v.v. để mở
một đường lối thứ ba gọi là “ĐƯỜNG LỐI DÂN TỘC” căn cứ trên khối Dân tộc để làm
trung gian dung hoà hai chế độ.
3 . Tránh mọi hướng dẫn, ảnh hưởng hoặc can thiệp của
một khối nào trong hai khối độc lập NGA-MỸ. Vì đó là một cuộc tương tàn có thể
gây nên trận Thế giới chiến tranh thứ ba.
4 . Gia nhập vào một trong hai khối NGA hoặc MỸ tức
là chịu làm chư hầu cho khối ấy và tự nhận là thù địch của khối kia. Như thế
Chánh Sách Hoà Bình Chung Sống chưa thể thực hiện được.
C . XÂY DỰNG HOÀ BÌNH, HẠNH PHÚC VÀ TỰ DO DÂN CHỦ
CHO TOÀN DÂN
1. Kích thích và thúc đẩy
cuộc “THI ĐUA NHƠN NGHĨA ” giữa hai miền Bắc và Nam để thực hiện hạnh phúc cho
toàn dân trong cảnh Hoà Bình, xây dựng trên nguyên tắc Bác ái Công bình và Nhân
đạo.
2. Áp dụng và thật hành
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc để thực hiện tự do dân chủ trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.
3. Thâu nhập tất cả mọi ý
kiến phát huy có tinh thần hiền triết cổ truyền của chủng tộc đưa lên và giao
lại cho Liên Hiệp Quốc hoà giải để thi hành cho dân chúng nhờ.
4. Dùng tất cả các biện
pháp để thống nhất tinh thần Dân tộc trong việc xây dựng hạnh phúc với điều hay
lẽ đẹp trên căn bản hy sinh và phụng sự.
5 . Hai miền phải thành thật bãi bỏ mọi tuyên truyền
nguỵ biện và xuyên tạc lẫn nhau.
Phải để cho nhân dân đứng
trước sự thực tế mà nhận xét hành động của đôi bên rồi lần lần sẽ đi đến chỗ
thống nhứt ý chí.
6 . Sự thực hiện Chánh sách Hoà bình Chung sống trên
đây sẽ đặng thi hành dưới sự ủng hộ và kiểm soát thường trực của Liên Hiệp Quốc
và các phần tử trung lập trong và ngoài nước, hầu ngăn ngừa mọi điều áp bức
nhân dân do nội quyền độc tài của địa phương hay do áp lực của ngoại quyền xúi
giục.
PHNOM PENH, ngày
26 tháng 3 năm 1956
HỘ PHÁP
Phạm Công Tắc
* * *
IV .
CON ĐƯỜNG ĐI TÌM HOÀ BÌNH CHƠN THỰC ( 1954-1959)
Những tư liệu này được
chọn theo thứ tự thời gian diễn biến.
1 .
THƯ GỬI CỤ NGUYỄN ÁI QUỐC 1-5-1954
Thưa Cụ,
Bần Đạo lấy cử chỉ tự
nhiên của mình, chẳng có chịu ảnh hưởng một quyền năng nào, kính gởi bức Tâm
Thư này cho Cụ nhưng cũng vì không biết địa chỉ nơi nào nên phải cậy mặt báo
cùng vô tuyến truyền thanh đặng đệ đến thấu tai Cụ.
Vì nghĩa đồng tình và đồng
chí hướng, và cũng chịu đau khổ cùng giống nòi với Tổ quốc Giang san trong 80
năm lệ thuộc, Bần Đạo cũng như Cụ phải chịu gian nan vào tù ra khám sống chết
đã giao định mạng trong tay người. Giờ phút này, Cụ đặng hạnh phúc làm Cách
Mạng Thành Công thì Cụ cũng cho Bần Đạo hưởng đặng mảy may hạnh phúc bảo vệ
sanh mạng và tài sản của đồng bào tránh cho được nạn tương tàn, tương sát lẫn
nhau đặng chút nào hay chút nấy, vì giá trị mua chuộc hoàng đồ Tổ quốc Giang
san chúng ta đã trả với một giá rất mắc mỏ là mua chuộc với xương máu của đồng
bào. Thật ra Cụ cũng như tôi, mục đích duy nhất của chúng ta là thâu hoạch cho
kỳ được độc lập và Thống nhất hoàng đồ sau 80 năm bị chia rẽ.
Thưa Cụ, ngày hôm nay
chúng ta đã đoạt vọng là, trước mắt quốc tế làm chứng, nước Pháp đã trả trọn
vẹn độc lập cho ta rồi, chỉ còn nạn chia rẽ giống nòi ta đó, chịu ảnh hưởng của
hai khối Nga Mỹ mà giúp thêm cho kẻ ngoại nhân toan mưu xẻ như nhị Chúa Nguyễn
Trịnh buổi nọ.
Khi đồ lưu nơi hải ngoại
trở về Bần Đạo lấy làm cảm kích nếu không nói rằng vui mừng thấy lập trường
tranh đấu của Cụ, cũng chủ trương Thống nhất hoàng đồ và tranh đấu cho hoàn
toàn độc lập. Chẳng lẽ hôm nay đã đoạt đến mục đích, mà Cụ lại để cho kẻ ngoại
nhân đồ mưu phá tiêu cả công nghiệp vĩ đại của cuộc tranh đấu toàn quốc và sự
hy sinh vô bờ bến của đồng bào.
Cụ tranh đấu, Bần Đạo
thương thuyết, hai ngọn cờ giải ách lệ thuộc của giống nòi là Cụ và Đức Quốc
Trưởng Bảo Đại, cả hai đã thành công và toàn quốc đồng bào không chối cãi ơn
nặng của hai người đã giải ách đô hộ cho họ, chỉ còn một nỗi khắt khe lưu lại
là tình thế hai đảng Quốc, Cộng.
Ước mong Cụ đừng quên ngày
hiệp tác ban sơ của Cụ và Đức Quốc Trưởng Bảo Đại mà tái hợp cùng nhau chung
tài hoà tâm đặng định vận mạng tương lai bền vững cho giống nòi và Tổ Quốc.
Nếu lời kêu gọi này mà
đặng hưởng ứng đôi bên thì rất nên may mắn và hạnh phúc cho dân nước Việt.
Toà Thánh, ngày
29-3-Giáp Ngọ (1-5-1954)
HỘ PHÁP
Phạm Công Tắc
2 . THƠ
XUÂN GỞI ĐỒNG BÀO VIỆT NAM 20/1/1955
Cùng toàn thể Quốc dân đồng bào Việt Nam. Nhân dịp ngày xuân Ất
Mùi, Bần Đạo thành tâm cầu nguyện Đức CHÍ TÔN chan rưới hồng ân cho toàn dân
nước Việt đặng mau thoát khỏi ly loạn tương tàn.
Sau nữa, Bần Đạo có mấy
lời thống thiết ngỏ cùng toàn thể quốc dân :
Trót mười năm quật cường
giải ách lệ thuộc, thâu hoặc độc lập cho tổ quốc giống nòi thì toàn thể đồng
bào đã góp vào biết bao xương máu và đau khổ. Lập trường tranh đấu thâu hoạch
cho kỳ đặng hạnh phúc tự do cơm áo của nòi giống sau 80 năm đô hộ, đã khiến cho
lòng ái quốc nồng nàn của mỗi công dân Việt Nam để tâm vào một chí hướng là độc
lập và thống nhất non sông. Hại thay ! cơ cấu tranh đấu cho kỳ đặng ấy nó đã
chia rẽ ra nhiều phương pháp và nhiều chí hướng : Việt Minh là gì ? mà Quốc Gia
là gì ?
Thì cũng đồng bào Việt Nam
tìm phương pháp tranh đấu. Nhưng các danh từ và nhãn hiệu ấy chẳng lẽ có năng
lực đặng chia rẽ con cái của một nước, một chủng tộc và xem lẫn nhau là kẻ tử
thù ? Đau đớn thay nạn tương tàn tương sát đã xảy ra cũng do nơi định nghĩa bất
đồng của các phương pháp và danh từ tranh đấu.
Từ ngày mùng 9-3-1945
dương lịch, cuộc giải phóng dân tộc đã khởi đầu. Các biện pháp thắng lợi cho
nước nhà hôm nay cũng chưa thâu hoạch đặng trọn vẹn, lại còn gây thêm nạn qua
phân lãnh thổ : từ vĩ tuyến 17 đổ vô là của khối Quốc Gia còn từ vĩ tuyến 17 đổ
ra là của Việt Minh làm chủ. Nạn nhị
chúa phân tranh Nguyễn Trịnh ngày xưa đã biểu diễn lại.
Bần Đạo thử hỏi cuộc tranh
đấu giải ách lệ thuộc đặng đem hạnh phúc đó lại cho ai ? Phải chăng Tổ quốc và
toàn thể đồng bào thì lý ra chẳng lẽ có một nguyên cớ nào làm cho nòi giống
Việt này chia phân cho đặng. Chủng tộc duy có một Hoàng Đồ chỉ có một. Rồi ta
lại thử hỏi : ai đã gây nên nỗi loạn, ly tán giống nòi ? Phải chăng vì năng lực
ngoại bang đã gây ra nạn phân chia chủng tộc.
Hai chí hướng đương nhiên
của quốc tế là lý thuyết dân chủ xã hội và Cộng sản xã hội. Hai lý thuyết ấy
đều hứa hẹn rằng nhân loại phải duy tân và cải tổ xã hội vì tổ chức xã hội
đương nhiên đã gây thất vọng cho nhân loại quá nhiều, nên đem lại cho họ nhiều
đau thảm hơn là hạnh phúc. Đôi bên đều hứa hẹn tìm một phương pháp sửa chữa
đặng tìm cái hay trừ cái dở. Lời hứa hẹn ấy đã thấm nhuần trong trí não đau khổ
của nhân loại nhất là hạng bần dân và các quốc gia lạc hậu mong ước chóng được
thực hiện điều ấy.
Hai triết lý xã hội mới mẻ
kia đương tranh đấu đặng thâu hoạch tín nhiệm của toàn thể nhân loại trên mặt
địa cầu này. Cuộc tranh đua của họ đã hiển nhiên kịch liệt và hỗn độn nhưng họ
cũng đã đủ năng lực phân chia nhân loại làm đôi chí hướng.
Hại nỗi, hạnh phúc, đâu
chẳng thấy, chỉ gây cho nhân loại một tấm thảm kịch tương sát, tương tàn. Ta
nên để đức tin cho thời gian và không gian nên hư của họ, nhưng hiển nhiên hôm nay
ta chịu biết bao nhiêu đau khổ. Ta muốn cho vay đặng hưởng lợi, mà lợi đâu
chẳng thấy, vì hứa hẹn ấy chỉ bằng
miệng, không bảo kê, không chứng chắc mà giờ phút này ta bị lỗ vốn một
cách đau đớn và oan uổng.
Cuộc chạy theo bóng bỏ
hình của nòi giống Việt Nam từ xưa đã vậy, nó đã làm nên bịnh của chủng tộc.
Ðồng bào sẽ hỏi Bần Đạo dùng phương pháp nào để trừ hại thì Bần Đạo chỉ trả lời
một cách đơn giản như thế này :
- Ngày nào cả chủng tộc
Việt Nam đặng định tĩnh trong quốc hồn
thì mới có thể cố thủ và bảo vệ sanh tồn của họ.
- Ngày nào lòng ái quốc
nồng nàn của nước Việt Nam thoát khỏi lợi dụng đặng biến thành ngọn lửa thiêng
dâng trọn lên bàn thờ tổ quốc của họ thì mới bảo thủ được trọn vẹn Hoàng đồ
cùng chủng tộc.
- Ngày nào đầu óc của khối
quốc dân trọng dĩ vãng lịch sử của mình rồi định phân cho mình xứng đáng là một
nước đủ hùng cường, đủ uy tín hầu đối diện cùng quốc tế rồi chủ định số phận
của mình do năng lực của mình, không ỷ lại nơi một ngoại bang nào thì ngày ấy
mới giải ách lệ thuộc về tinh thần lẫn vật chất của mình đặng.
Tình thế đương nhiên Bắc Việt đã bị lệ thuộc
vào Trung Cộng, còn Nam thì bị sống gởi nơi tay người thì số kiếp tương lai của
ta chưa biết nương nơi đâu mà an đặng. Nếu tình thế này mà kéo dài mãi thì hoà
bình của họ đã hứa hẹn cùng ta chỉ là mộng ảo.
Bần Đạo ước mong và cầu
xin cho cả toàn thể đồng bào sáng suốt hơn đặng tự định số mạng và tương lai
của mình.
Bần Đạo để lời chào mừng
toàn thể đồng bào và cầu chúc cho các gia đình đều hạnh phúc.
Toà Thánh Tây Ninh
Ngày 27 tháng Chạp
năm Giáp ngọ - (20-1-1955)
HỘ PHÁP
Phạm Công Tắc
3 .
THƯ GỬI CÁC CHỨC SẮC VÀ BỔN ĐẠO
- XUÂN ẤT
MÙI (1955)
Đạo Cao Đài vốn là một nền
Đại Đạo của những Tôn giáo,do Đức Chí Tôn sáng lập trên đất nước Việt Nam mấy
chục năm nay để thống hợp các Tôn giáo, mà trước đây các bậc đại huynh, các bậc
đại Thánh đã tuỳ thời,tuỳ thế dựng lên rãi rác khắp các phương trời để phổ độ
chúng sanh.
Nói đến Tôn giáo là nói
đến nhân nghĩa, đã là nhân nghĩa thì nhân nghĩa của nhà Phật không thể khác với
nhân nghĩa của Cơ Đốc, mọi con đường nhân nghĩa đều giống nhau, nhân nghĩa chỉ
có kẻ thù là bất nhân, bất nghĩa và vô Tôn giáo mà thôi.
Vậy thì các con đừng nên
hẹp hòi câu chấp ở cái “Ta” mà lấy làm lạ khi thấy Bần Đạo ra lệnh giúp đỡ đồng
bào Công Giáo xây dựng nhà thờ, hoặc khi thấy các tín đồ Công giáo, Phật giáo
đi lễ ở Đền Thánh.
Đại Đạo bao giờ cũng bao
la như biển cả, sẵn sàng tiếp đón mọi dòng sông. Các con nên nhớ rằng trong
nhân loại ngày nay chỉ trừ những ngừơi vô đạo, tất cả mọi người đều là anh, em
của các con, tất cả đều có đạo Cao Đài, vì đạo Cao Đài gồm có Phật giáo, Công
Giáo, Lão giáo, Nho giáo v.v.
Sở dĩ Đức CHÍ TÔN chọn đất nước Việt Nam này làm
Thánh Địa để phổ độ chúng sanh kỳ ba, chỉ vì Việt Nam là nơi kết hợp được tinh
hoa của tất cả các nguồn văn minh trên thế giới, Việt Nam là nơi tổng hợp các
ngành đạo đức: Nho, Lão, Thích và cũng là nơi gặp gỡ của hai nền văn minh Đông
Tây.
Dân tộc Việt Nam với sức cần cù đã chịu đựng nổi mấy ngàn năm
ngoại mà vẫn quật cường đấu tranh để tồn tại, để đồng hoá cả tàn tích ngoại lai
mà xây dựng cho mình một nền văn minh, một ngôn ngữ riêng, một quan niệm sống
riêng. Một dân tộc như thế lẽ dĩ nhiên phải có đủ đạo hạnh, đủ năng lực để đảm
nhiệm việc hướng dẫn văn minh nhân loại sau này.
Các con hãy thành kính tạ
ơn Đức CHÍ TÔN và vui vẻ nhận thấy thiên
mạng bảo sanh, bằng con đường nhân nghĩa để đưa nhân loại tới đại đồng vậy.
Các con hãy luôn luôn gắng sức, Đức CHÍ TÔN bao giờ cũng phò hộ những kẻ có lòng đạo đức
hiền lương. Nhưng muốn làm tròn sứ mạng mà Đức CHÍ TÔN giao phó, các con hãy
bảo vệ sự tồn vong của dân tộc Việt Nam, chống lại bọn Ma Vương, bọn Sa Tăng
của thời đại, đang cố tiêu diệt dân tộc Việt Nam để phá hoại nền Đại Đạo.
Bần Đạo nhắc lại, các con
phải thương yêu giúp đỡ đồng bào miền Bắc, cũng như đồng bào miền Nam. Các con
ở trong miền Nam này được may mắn hơn họ, vì 8 năm qua Việt Minh ở đây còn yếu,
họ đối xử tử tế với các con. Còn ở ngoài Bắc chánh sách của Tàu (Trung Quốc)
đưa sang, Việt Minh đối xử gay gắt hơn. Dân một nước phải coi như anh em ruột
thịt một nhà. Các con phải lo việc an cư lạc nghiệp, nhường cơm xẻ áo cho đồng
bào đừng chia rẻ Bắc Nam mà mắc mưu ly gián của Ngoại bang
Hiệp định Genève 1954 đã
giúp cho nước Trung Cộng chiếm mất của các con gần một nửa nước. Họ đang đồng
hoá và cai trị những anh, em các con còn đang bị kẹt ngoài Bắc.
Bần Đạo hối tiếc cho ông
Hồ Chí Minh vì sai lầm đường lối, muốn phụng sự dân tộc, mà thành ra phụng sự
Nga, Tàu.
Nếu Việt Minh cứ mãi mãi
là Việt Minh, đừng biến đổi thành Việt Cộng hay Việt Tàu, thì chúng ta được an
hưởng độc lập từ lâu rồi
Bần Đạo ái ngại cho ông Hồ
Chí Minh, vì nếu cái đường lối sai lầm này cứ kéo dài mãi, thì dân chúng Việt
Nam phải nổi dậy hết để chống lại ông ta. Vì nếu không, cả dân tộc sẽ bị tiêu
diệt bởi chánh sách đồng hoá và thống trị của nước Tàu Cộng kia.
Bổn phận của các con chiến
sĩ trong quân đội, lại càng nặng nề hơn vì các con phải lo phục quốc để giữ
nước và giữ đạo. Bần Đạo mong các con càng ngày càng bỏ được nhiều điều dở, học
thêm những điều hay, gắng chặc mối tình huynh đệ để cứu dân, cứu nước.
Ngày xưa, tham vọng xâm
lăng của Hốt Tất Liệt, của Càn Long đã bị đại bại, vì những danh thần Nguyễn
Trãi, Ngô Thời Nhiệm, những chiến tướng Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Bần Đạo tin
rồi đây những tướng, tá Tàu Cộng như Trần Canh, Chu Đức cũng sẽ biết tay của
các con, vì các con là con cháu của những kẻ chiến thắng, mà họ là con cháu của
những kẻ xâm lăng đã bị chiến bại.
Bần Đạo cũng cần nhắc lại
cho các tín đồ trong đạo biết, các con sở dĩ được sống yên ổn làm ăn là nhờ có
sức chiến đấu của quân đội, những kẻ đã đem xương máu làm thành trì bảo vệ các
con. Các con có bổn phận biết ơn và cứu giúp họ, hãy coi họ là tình ruột thịt
“máu chảy ruột mềm, môi hở răng lạnh”
Bần Đạo hứa sẽ tìm mọi dịp
để bày tỏ nguyện vọng của các con cho các dân tộc bạn như Pháp và Mỹ biết rằng
: các con chỉ muốn được các nước bạn giúp đỡ các con đương đầu với phe Tàu Cộng
để bảo vệ độc lập Việt Nam mà thôi, chớ các con không muốn bị các nước bạn dùng các con chống cộng, để duy trì quyền
lợi bất chánh đáng.
Bần Đạo sẽ nói cho người Pháp và người Mỹ biết
rằng : các nước bạn viện trợ cho nước Việt Nam để chống cộng, tức là bỏ tiền ra
để xây bức thành rào giữ ngôi vườn Đông Nam Á, các nước bạn sẽ tìm lợi tức
trong ngôi vườn sau này, chớ không phải tìm lợi tức ở trong số tiền đã bỏ ra
xây thành. Nếu Việt Nam này mất thì Đông Nam Á cũng phải mất.”…
4 . THƯ GỞI THỦ TƯỚNG PHÁP EDGAR FAURE
Đức Hộ Pháp Phạm
Công Tắc
Kính gởi: Thủ Tướng
EDGAR FAURE
Genève (Thuỵ Sĩ)
(Trân trọng nhờ Ngài chuyển
đệ lên các vị Lãnh tụ của Tứ Cường Quốc tại Hội nghị Genève)
Vì lý do vi phạm Hiến
chương Đại tây Dương, phủ nhận “quyền Dân tộc tự quyết ”do hiệp định đình chiến
ký kết ở Genève ngày 20-2-1954 qua phân lãnh thổ Việt Nam tại vĩ tuyến 17 và
qui định tổng tuyển cử vào năm 1956.
Chúng tôi cực lực phản đối
sự ngoại bang xen vào nội bộ việc nội chánh của Quốc gia chúng tôi. Chúng tôi
bằng lòng nhận tổng tuyển cử theo hai điều kiện sau đây :
- Giai đoạn thứ nhứt :
tổng tuyển cử phải do Liên Hiệp Quốc tổ chức và kiểm soát : những ai đầu phiếu
cho Quốc Gia thì ở miền Nam, những ai đầu phiếu cho Việt Minh thì ở miền Bắc.
- Giai đoạn thứ nhì :
Chừng nào Hoà Bình nội bộ được thực sự vãn hồi về cả hai phương diện vật chất
và tâm lý, sẽ mở Tổng tuyển cử để bầu một Chánh phủ duy nhứt gồm có hai tiểu
ban với hai chánh thể riêng biệt và tự trị.
Toà Thánh Tây
Ninh, ngày 21 tháng 7 năm 1955
HỘ PHÁP
Phạm Công Tắc
(ký tên và đóng
dấu)
5 .
THƠ GỞI CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP QUỐC 20-3-1956
Kính Quí Ngài.
Sau tám mươi năm bị đô hộ dưới
quyền Pháp thuộc, ngày 9-3-1945 toàn cả quốc dân Việt Nam quật cường giải ách
nô lệ việc trọng đại ấy đã có tiếng đồn khắp cả thế giới và các liệt cường quốc
đều hiểu rõ.
Đã 11 năm tranh đấu không
ngừng để định dựng chủ quyền độc lập cho Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã phải chịu
bao nhiêu thống khổ, tang tóc và tài sản cũng như sinh mạng, lại thêm bị hai
ngoại quyền Cộng Sản và Tư Bản xen vào nội bộ, chia quốc dân Việt Nam làm hai
xu hướng
Kể từ ngày quân đội Pháp
thất trận ở Điện Biên Phủ lại thêm một tai hại lớn lao nửa trồng lên đầu dân
Việt Nam. Thật vậy chín nước ở Hội nghị Genève với hảo ý đem hoà bình lại cho
xứ Việt Nam và chấm dứt chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh đã vô tình mà không
nhận định sự tai hại cho Việt Nam là thế nào, nên đã ký một hiệp định chia đôi
lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 17 rồi lại định cho Việt Nam phải tự tìm phương
thống nhất.
Chúng ta nên nhớ rằng khi
ký Hiệp định Genève thì vĩ tuyến 17 chỉ có nghĩa là để chia đôi quân đội của
hai bên ra để tránh sự đụng chạm, nhưng về sau thì vĩ tuyến 17 đã biến thành
một cách thực tế ranh giới chia hẳn hai miền Nam Bắc, miền Bắc thì do Cụ Hồ Chí
Minh với chánh phủ thân Nga và miền Nam thì Ngô Đình Diệm với chánh phủ thân
Mỹ.
Là nạn nhân của thời cuộc
và sự tranh chấp của chủ nghĩa Quốc tế, dân tộc vô phúc này thay vì đặng giúp
đỡ và an ủi lại phải thêm một vết đau thương do chín nước đã vô tình xâm phạm
quyền dân tộc tự quyết của họ.
Tình trạng ấy đã hiển
nhiên và không một ai có thể nào chối cãi. Việc cốt yếu hiện nay là phải tầm
một diệu dược để cứu chữa bệnh trạng ấy.
Bần Đạo rất hài lòng nhận
nơi đây hảo ý và sự cố gắng dẻo dai của các cường quốc trung lập để tìm một
giải pháp hoà bình mong giải quyết vấn đề Việt Nam.
Là Giáo Chủ một Tôn giáo
tượng trưng tinh thần của một dân tộc đủ phong tục, đủ văn hiến, do một nền văn
minh tối cổ Khổng Giáo, Bần Đạo không thể nào ngồi yên đặng nhìn sự thống khổ
của họ vì lẽ bất công của xã hội nhơn quần.
Vì cớ nên Bần Đạo định góp
sức mọn mình với sự cố gắng của các liệt cường để tìm phương pháp cứu vãn tình
thế, giải nạn cho chủng tộc Việt Nam đặng bảo vệ hoà bình và hạnh phúc cho họ.
Hôm nay Bần Đạo phải xuất
ngoại cốt yếu để bảo thủ tự do của cá nhân, hầu có đủ phương pháp tiện kêu gọi
lòng nhân đạo của các liệt cường giúp sức cho Bần Đạo đủ phương hoà giải hầu
tránh nạn cốt nhục tương tàn của sắc dân Việt sắp gây nội chiến và đôi ảnh
hưởng.
Nhơn đó Bần Đạo xin gởi
theo đây một chương trình tối thiểu mà đại ý là một đường lối Chung sống lập
thành tại nước Việt Nam một chánh phủ liên bang hầu có thể thực thi thống nhất
theo như Hiệp Định Genève đã đề nghị.
Bần Đạo chỉ xin Liên Hiệp
Quốc và các liệt cường thật tâm ủng hộ và cương quyết bảo đảm cho Bần Đạo được
tự do tuyên truyền giải pháp này khỏi sự khủng bố của hai Chánh phủ đương quyền
Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm trong khi Bần Đạo thật hành sứ mạng hoà bình này.
Bần Đạo quả quyết rằng :
Đồng bào Việt Nam luôn luôn yêu chuộng hoà bình sẽ hưởng ứng nhiệt liệt phong
trào này nếu họ được tự do phát biểu ý chí của họ.
Bần Đạo tỏ lòng tri ân Quí
vị
Phnom Penh ngày
20-3-1956
HỘ PHÁP
Phạm Công Tắc
6 .
BẢN TUYÊN NGÔN (23-3-1956)
Gởi cho toàn Đạo Chức sắc
Thiên phong Hội Thánh Nam Nữ Hiệp Thiên, Cửu Trùng, Phước thiện và Phạm Môn
cùng cả con cái Đức Chí Tôn Nam Nữ Lưỡng phái.
Trong lúc lưu vong nương
náu nơi nước người đặng thi hành mục đích thiêng liêng cứu dân, cứu nước, Bần
Đạo rất ân hận buộc mình phải phế vong phận sự đối với đại gia đình thiêng
liêng của Đại Từ Phụ đã giao phó. Bần Đạo chỉ cầu nguyện ơn trên ban bố hồng ân
cho cả con cái của Đạo biết trọng danh Đạo của mình trong khuôn luật của Đức
Chí Tôn đã lập giáo là: " Bác
ái và Công Bình"
Nền Giáo lý cao siêu của
Đức Chí Tôn chính tay đã lập và ngọn cờ cứu khổ của Đời thì những hành vi nào
phi ân bội nghĩa là lẽ dĩ nhiên nghịch hẳn với Thánh Ý của Người.Các phần tử
của Đại gia đình Thiêng Liêng ấy, dầu đôi ba triệu người, phải làm thế nào như
một mới đảm nhiệm được phận sự tối yếu, tối trọng của Người đã giao phó là cứu
thế độ đời.
Ta thử nghĩ, nếu trên
không thuận dưới, dưới chẳng hoà trên thì số mạng của nền chơn giáo của Người
mới ra sao dưới mắt thế gian dòm ngó.
Cái hại thường tình của
một gia đình là tán gia, của một nước là tán quốc, của nền Đạo là suy vi do bởi
phân tâm, nghịch lý. Nạn bội phản của Đạo đã lắm phen làm chinh nghiêng Pháp
Chánh, ô uế chơn truyền mà ta xem kỹ lại coi đã có phen nào làm cho mất uy danh
của Đạo chăng ? Bất quá là một luồng gió thoảng qua giữa càn khôn vũ trụ vậy
thôi.
Bần Đạo đã để trọn tín
nhiệm nơi toàn con cái của Đạo đủ khôn ngoan, sáng suốt, nhận định thời thế thể
nào để liệu phương xoay sở vậy thôi.
Bần Đạo lấy làm đau đớn để
lời thống thiết yêu cầu toàn con cái của Đạo nếu biết trọng danh giá của mình,
phải biết trọng tinh thần danh giá của Đạo.
Chủ quyền của Đạo còn thì
Đạo mới còn, chủ quyền của Đạo mất thì Đạo phải mất. Đức Chí Tôn đến để lập
Thánh Thể của Ngài tức là Hội Thánh, cốt để thay hình thay xác của Ngài đặng
làm Anh, làm Cha, làm Thầy của toàn con cái yêu dấu của Ngài, thì quyền hành
thiêng liêng ấy phải đặng tôn kính mới bảo thủ sanh tồn của Đạo; ngược lại là
ta vô tâm theo đuổi uy quyền tìm phương diệt Đạo.
Nếu cả mấy bạn, mấy em,
mấy con từ trên xuống dưới, biết thương Bần Đạo là một kẻ tượng trưng cái khối
ưu ái vô biên của Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu thì Bần Đạo gởi cả sự ưu ái ấy nơi
lòng của mỗi người hầu hoà thuận cùng nhau đặng đủ phương bảo tồn luật Đạo.
Trong khi vắng mặt, Bần
Đạo đã phú thác toàn quyền cho Hội Thánh thì ai phạm tới quyền ấy, tức nhiên
một cách gián tiếp phạm đến quyền của Bần Đạo mà quyền ấy chỉ là quyền hành ưu
ái vô biên của Bần Đạo đó vậy…
Toàn ban Hội Thánh Nam Nữ
Lưỡng Phái phải triệt để thi hành phận sự của Bần Đạo đã giao cho đến ngày Bần
Đạo trở về cố quốc. Cả tín đồ Nam Nữ Lưỡng Phái phải nhứt tâm nhứt đức tôn
trọng chủ quyền của Đạo mới có thể giúp sức Bần Đạo trong phận sự cứu vãn tình
thế nước nhà.
Sự trở về ấy mau hay chậm
là Đại gia đình thiêng liêng của Bần Đạo quyết định.
Kim Biên, Ngày
12-2-Bính Thân
(23-3-1956)
HỘ PHÁP PHẠM CÔNG
TẮC
TB: Hội Thánh phải ấn hành
gởi cho toàn Đạo.
7 .
THƠ GỞI CỤHỒ CHÍ MINH VÀ CỤ NGÔ ĐÌNH DIỆM
28-3-1956.
Kính hai Cụ,
Cũng như Bần Đạo, có lẽ
hai cụ hiểu rõ hơn Bần Đạo nữa về tình thế nguy ngập cho Tổ Quốc và giống nòi
Việt Nam ta đã trót chịu hơn 11 năm tang tóc vì nạn cốt nhục tương tàn nồi da
xáo thịt.
Cái hoạ ấy do đâu ?
Phải chăng vì đồng bào ta
vô ý thức mà trở thành nạn nhân của hai ảnh hưởng ngoại quyền gây loạn ? Tình
thế phải chấm dứt mới thực hiện đặng phương pháp giải ách lệ thuộc ngoại bang
và thâu hồi độc lập thật sự.Bần Đạo đã có dịp viết thơ tỏ nỗi niềm nguy hại nếu
hai chánh phủ chẳng tìm phương thoát khỏi ngoại quyền xúi giục, thì nội chiến
Nam Bắc sẽ phải không tránh khỏi.
Thoảng như tai hại ấy vẫn
tiếp tục gây nạn cốt nhục tương tàn thì năng lực tranh đấu cách mạng giải phóng
dân tộc sẽ tiêu hao mà trở thành bánh vẽ. Vì khi phong trào cách mạng đã kiệt
lực thì ách lệ thuộc sẽ trồng vào đầu cổ dân còn nguy hại hơn Pháp thuộc nữa
chớ.
Hội nghị Genève buổi nọ đã
sanh sản ra hiệp định 20-7-1954, là món độc dược để đầu độc cho quốc dân ta đi
đến cảnh chết vô phương cứu chữa, là giam hãm ta vào giữa cuộc tranh đấu của
hai ảnh hưởng quốc tế. Ta muốn thoát ly tức là ta tìm một giải pháp bảo thủ nội
quyền đặng định vận mệnh tương lai do nơi tay ta đào tạo, chớ chẳng chịu ngoại
quyền nào làm chủ nội bộ của ta.
Muốn đặng như thế, Bần Đạo
xin gởi theo nơi đây một chương trình thống nhất tổ quốc giang sơn cho hai cụ
để trọn tâm nghiên cứu và tìm thêm những giải pháp hay, khéo bổ cứu vào mọi mặt
khuyết điểm hầu có thể thi hành đặng theo ước vọng thống nhất và hoà bình của
dân tộc.
Bần Đạo đã lưu vong nơi
nước ngoài chỉ có mục đích là bảo thủ trọn vẹn tinh thần trung lập của Bần Đạo
đặng kêu gọi tinh thần ái quốc chân chính và nồng nàn của hai Cụ bỏ tư hiềm và
thành kiến đặng đủ phương cứu quốc.
Bần Đạo, trân trọng gởi
lời yêu mến kính phục của Bần Đạo luôn dịp gởi cả vận mạng số kiếp của Tổ quốc
và giống nòi cho hai Cụ định liệu
Phnom Penh, ngày
28-3-1956
HỘ PHÁP
PHẠM CÔNG TẮC
8 .
THƠ GỞI HỒ CHÍ MINH & CỤ NGÔ ĐÌNH DIỆM 28-4-1956
Kính hai Cụ,
Từ ngày Bần Đạo kính gởi
đến hai Cụ bức tâm thư số : 21/HP.HN đề ngày 28-3-1956 thì Bần Đạo rất vui mừng
nhận thấy hai Cụ đã tỏ thiện chí muốn xây dựng hoà bình và thống nhất lãnh thổ
nước Việt Nam yêu quí của ta bằng biện pháp ôn hoà.
Phương ngôn tổ phụ lưu
truyền có nói : “Vạn sự khởi đầu nan” và phương ngôn Pháp có câu “chỉ bước đầu là khó ” thế mà hai
Cụ hiện nay đã khởi bước một bước đầu tiên rồi. Thật là may mắn cho dân tộc
Việt Nam
Vậy Bần Đạo ước mong sao
cho hai Cụ lần lượt tiến dần chỗ gặp gỡ và thoả thuận để tự giải quyết vấn đề
nội bộ giữa người với người Việt khỏi phải gây cảnh lưu luyến đau khổ cho giống
nòi và khỏi để cho ngoại quyền bỉ xử.
Theo Bần Đạo nhận xét điều
hiện tình khó giải quyết là vấn đề tín nhiệm giữa Chánh phủ hai miền. Đài vô
tuyến truyền thanh của đôi bên hằng ngày chỉ trích chánh sách độc tài tức là
không có tự do Dân chủ ở miền kia. Gần đây cụ Ngô Tổng Thống và cụ Đại sứ Trần
Văn Chương lại còn tuyên b? đòi hỏi cho có tự do dân chủ ở Bắc Việt mới mở cuộc
Tổng tuyển cử được.Nếu bầu không khí bất hoà ấy không giải quyết thì khó mà
tiến bước thứ nhì cho đặng.
Bần Đạo vẫn biết thiện chí
và lòng yêu nước thành thật nồng nàn của hai Cụ nên Bần Đạo thiết tha yêu cầu
hai Cụ long trọng tuyên bố rằng :
Hai Cụ bằng lòng tôn trọng
và thực hành các quyền tự do Dân chủ nhứt là quyền tự do ngôn luận trong vùng
đất dưới chánh quyền cai trị của Cụ, cho phép báo chí hai miền đặng lưu thông
toàn quốc, đặng vậy thì hữu phước cho dân tộc Việt Nam biết bao nhiêu.
Bần Đạo tin tưởng quả
quyết rằng lời yêu cầu này sẽ đặng hai Cụ vui lòng chấp thuận và cho ban hành.
Bần Đạo thân ái kính chào
hai Cụ và kính cẩn xin hai Cụ nhận nơi đây lòng tri ân của Bần Đạo.
Phnom Penh, ngày
18 tháng 3 năm Bính Thân
(DL,28-4-1956)
HỘ PHÁP
Phạm Công Tắc
9 . BẢN TUYÊN NGÔN (30-4-1956)
Trót mười năm khi trở về
nước, sau 5 năm hai tháng bị đồ lưu nơi hải ngoại, Bần Đạo đã hết sức lao lực và tâm não đặng nghiên cứu và thi hành
các phương pháp bảo vệ phong trào Cách Mạng và giải ách lệ thuộc của Tổ quốc và
giống nòi, lại tìm phương hay bảo thủ tinh thần dân tộc hầu đủ phương Thống
nhất hoàng đồ, tránh nạn Nam Bắc phân tranh, nồi da xáo thịt.
Rủi thay ! khi trở về nước
Bần Đạo bị ở trong một cảnh ngộ khó khăn là sự chia rẽ của hai miền : Nam thì
Quốc Gia, Bắc thì Cộng sản. Trong cuộc tranh đấu họ đã gây thù, kết oán với
nhau rất nhiều mà khối quân lực của Cao Đài là tay mở màn Cách mạng đã đảo
chánh quyền Pháp quốc. Bần Đạo khi ấy không có ý định giữ gìn tồn tại Quân lực
Cao Đài, nhưng vì trường hợp đã gây hấn quá kịch liệt giữa khối Quốc gia và
Cộng sản, nên cả tín đồ của Đạo đã bị khủng bố, tàn sát quá thê thảm và quá
nhiều vì hai lằn tên mũi đạn của Pháp và Việt Minh, nên buộc lòng Bần Đạo phải
chấp thuận cho quân lực ấy còn tồn tại vì nó đã đứng trong hàng ngũ của khối
Quốc gia và trong phận sự thiêng liêng tranh đấu đặng thực hiện Độc lập.
Sau cuộc hội đàm cùng Đức
Bảo Đại và định cho Đức Ngài lãnh phận sự làm trung gian hoà giải đặng đem hoà
bình và hạnh phúc lại cho nước nhà trong cuộc hội nghị tại Hồng Kong năm 1949,
thì khi Đức Ngài về nước chính mình Bần Đạo đã giao trọn quyền sử dụng quân đội
Cao Đài cho Đức Ngài điều khiển trong hàng ngũ quân lực quốc gia. Kịp khi Đức
Ngài đi Pháp mới tạm giao Quân lực ấy cho Bần Đạo trong lúc vắng mặt. Đức Ngài
đã ra lệnh hai chánh phủ của Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm và Bửu Lộc thi hành hợp
pháp Quốc gia hoá Quân Đội Cao Đài, nhưng sự thi hành ấy vẫn kéo dài cho tới
ngày Chánh phủ Ngô Đình Diệm thọ phong toàn quyền cũng chưa quyết định. Bần Đạo
buộc phải nhắc nhở và cầu cho Chánh phủ Ngô Đình Diệm quốc gia hoá Quân Đội Cao
Đài một cách hợp pháp.
Cốt ý Bần Đạo nói ra đây
đặng tỏ cho cả toàn quốc dân hiểu biết rằng Bần Đạo không buổi nào muốn giải
quyết vận mạng nước nhà với quân lực, mà chỉ dùng phương pháp đạo đức đem hoà
bình hạnh phúc lại cho giống nòi mà thôi.
Giai đoạn thứ nhất đã qua,
đến giai đoạn thứ nhì này, Bần Đạo buộc mình phải xuất ngoại đặng bảo thủ tự do
cá nhân của Bần Đạo hầu đem ra một giải pháp mới mẻ có thể thống nhất Hoàng đồ
và chủng tộc là phương pháp Hoà Bình và Chung Sống.
Vì cớ cho nên cả quân lực
nào ngoài quân lực Quân dội quốc gia chánh qui chẳng còn hữu ích chi trong cuộc
tranh đấu mới mẻ của Bần Đạo đã đề xướng là phong trào tranh đấu chánh trị quốc
tế mà thôi.Từ đây bất kỳ khối quân lực nào mượn danh Bần Đạo đặng tổ chức đều
là giả dối.
Vậy toàn cả tín đồ của Đạo
và toàn quốc dân Việt Nam chú ý cho lắm, kẻo bị kẻ vô tâm mưu mô gạt gẫm. Bần
Đạo cầu nguyện Đức CHÍ TÔN ban hồng ân
cho toàn Đạo và toàn quốc dân đủ sáng suốt nhận định thời cuộc.
Bần Đạo để lời ưu ái nồng
nàn cầu hoà bình và cầu hạnh phúc cho đồng bào và tổ quốc.
10 .
THƠ GỞI CHƯ ĐẠI ĐỨC CÁC TÔN GIÁO (3-11-1956)
Kính bạch Chư Đại Đức,
Tiêm nhiễm các Đạo giáo,
Tổ phụ ta từ trước bao phen đã chịu thống khổ vì kính trọng tôn sùng tự do tín
ngưỡng, nếu không nói rằng:chủng tộc của ta đã bị làm nạn nhân của tư tưởng Đạo
giáo hơn là củng cố vận mạng Tổ quốc giống nòi, nghĩa là ta đã chịu không biết
bao phen Ngoại bang đã dùng tín ngưỡng ấy lệ thuộc Tổ quốc và giống nòi.Vì cớ
mà Đạo Cao Đài từ buổi xuất hiện thọ hưởng di truyền của tổ phụ để lại trong
nền văn minh tối cổ của ta là Đạo Khổng Mạnh, nên các đối phương coi Đạo Cao
Đài như là kẻ thù địch, bởi cho rằng phương pháp phục cựu. Hại nỗi khi nó mới
sản xuất nên hình thì thời cuộc lại biến thiên làm cho nó phải tuỳ thế tuỳ thời
bảo trọng tinh thần quốc hữu đặng giữ gìn Đại nghiệp của Tổ phụ đã để lại về
phần vật chất lẫn tinh thần.
Thời cuộc hôm nay lại đến
cùng một giai đoạn rất nên khắt khe và
nguy hiểm cho tương lai số phận của Việt Nam là nước phân đôi chia hai chủng
tộc dưới ảnh hưởng của hai khối đặng gây cuộc Nam Bắc phân tranh cốt nhục tương
tàn, nồi da xáo thịt. Họ đã muốn lợi dụng xương máu của nòi giống ta đặng định
quyền bá chủ của họ. Hiển nhiên, giờ phút này, đồng bào ta đang bị lệ thuộc của
hai khối chớ không tự do độc lập chi cả. Đây rồi nội chiến sẽ vì ngoại bang mà
bùng nổ, mà ta không thể đề phòng.
Chúng ta là người tu hành,
chư vị Đại Đức cũng thế, mà Bần Đạo đây cũng thế, không lẽ khoanh tay ngồi đợi
và thấy cái thảm trạng ấy. Bởi chiều theo Thiên ý, chúng ta tìm một phương pháp
hay, chấm dứt cuộc tương tàn, tương sát. Đương nhiên thật ra ta là nạn nhân của
hai tư tưởng, của hai quyền lực, đồng bào ta toàn quốc bị tiêm nhiễm mà xu thời
theo hai Chánh sách, dân tâm bất nhứt.
Bản Cương Lĩnh của GIẢI
PHÁP HOÀ BÌNH CHUNG SỐNG của Bần Đạo cốt để giác ngộ quốc dân đặng họ biết
thiệt dụng quyền hành của họ. Bởi cớ mới có ba mục tiêu chánh yếu là: VÌ DÂN,
PHỤC VỤ DÂN, LẬP QUYỀN DÂN, chỉ do nơi Dân mới cứu vãn đặng tình thế nguy hại
cho tương lai Tổ quốc và giống nòi.
Chúng ta phải làm thế nào bền vững Hoà Bình
hạnh phúc dầu cho các nước liệt cường quốc tế biến thiên thay đổi thế nào. Nếu
ta không khôn ngoan mà chung hợp, nhứt tâm, nhứt trí bảo vệ toàn vẹn Hoà Bình
quốc nội của ta thì khi Đại chiến thứ ba bùng nổ thì chủng tộc sẽ làm con sanh
vật bị hy sinh xương máu cho ngoại bang tranh quyền bá chủ của Thế giới.
Xin chư Đại Đức vì Đạo
tâm, vì lân tuất thương sanh, vì nước nhà nguy biến, chung sức bảo vệ Hoà Bình
hạnh phúc cho Tổ quốc, Giống nòi, dầu ta phải chịu muôn cay ngàn đắng, như thế
mới là Đạo.
Xin kính trọng chào chư
Đại Đức niệm tình suy đoán.
Kiêm Biên, ngày 1
tháng 10 năm Bính Thân
(DL, 3-11-1956)
HỘ PHÁP
Phạm Công Tắc
11 .
THƯ GỞI CHO NGÔ ĐÌNH DIỆM (12-11-1956)
Từ ngày Bần Đạo ra khỏi
nước tới nay, Bần Đạo chưa hề gởi thư cho Tổng Thống về mục đích của Bần Đạo
muốn đạt đến chỗ nào. Bần Đạo vì tin nơi lòng đạo đức và trí thức cao thượng
của Ngài nên để Ngài tìm hiểu và suy đoán.
Tổng Thống và Bần Đạo
chẳng phải là người xa lạ với nhau về tinh thần ái quốc và vị chúng. Bần Đạo bỏ
công chức hồi Pháp thuộc cũng như Ngài đã bỏ quan trường buổi ấy. Hai tâm đức
cũng như nhau bởi đau khổ thấy giống nòi đã bị lệ thuộc, làm tôi đòi thiên hạ
và nước chịu nạn thống trị của ngoại bang. Trường hợp tranh đấu của chúng ta
dẫu khác đường lối mà trí ý có lẽ cũng đồng. Vậy tinh thần đôi ta cũng một
khuôn khổ, một ý chí.
Chỉ có một điều Ngài có
thể phiền trách Bần Đạo đặng, là mọi hành vi của Bần Đạo đối cùng Ngài từ khi
Ngài nắm chánh quyền đến giờ, đều là âm thầm, kín đáo chớ chẳng như ai kia xưng
hô công nghiệp đặng thân cận cùng Ngài.Bần Đạo không muốn, chính mình Ngài hiểu
biết nữa mà chớ.
Hôm nay Bần Đạo viết thư
này vì thấy đủ bằng cớ rằng chính phủ Ngài hoạ ảnh của Bần Đạo với một vẻ lầm
lạc vụng về, thô kém từ hình trạng lẫn tinh thần. Dẫu rằng đôi ta đã nhiều dịp
gặp nhau, hiểu biết nhau từ buổi hội đàm tay ba cùng Đức Bảo Đại tại Paris,
trước khi Ngài về nước đảm nhận trọng quyền. Thêm nữa, chúng ta có nhiều lần
nhìn mặt, tay bắt tay, hội đàm cùng nhau mật thiết. Bởi cớ mà Bần Đạo lầm tưởng
Ngài biết rõ tâm tính của Bần Đạo hơn ai hết mới thờ ơ như thế.
Ngài cũng nên hồi tưởng
lại, nhớ kỹ càng mọi lẽ, mọi hành vi rồi định thử coi Bần Đạo là người ơn hay
người oán. Vậy Bần Đạo xin tiếp tục tưởng rằng hay trạng thái hình dung của Bần
Đạo chẳng phải chính tay của Ngài, mà là tay của ngoại lai có lẽ.
Bần Đạo xin nói rõ và thú
thật cùng Ngài rằng Bần Đạo không thể nào ngồi xem Tổ quốc và giống nòi bị
ngoại bang lệ thuộc một phen nữa. Chẳng phải chịu bị quyền lực ngoại bang của
một nước như Pháp buổi nọ mà lại bị hai khối : Đế Quốc Thực Dân Tư Bản và Cộng
sản Quốc Tế đua nhau tranh quyền bá chủ hoàn cầu. Bần Đạo xuất ngoại cốt để đủ
quyền tự do của Bần Đạo đặng đầu cáo hội nghị Genève đã chủ định chia hai đất
nước từ vĩ tuyến 17, Bần Đạo cho đó là một hành động áp bức, bất công như bức
thơ số 20/HP-HN ngày 26-3-1956 mà Bần
Đạo đã gởi cho Liên Hiệp Quốc và các Liệt Cường Quốc Tế.
Nếu Bần Đạo còn ở trong
nước thì chắc rằng Ngài không cho Bần Đạo làm việc ấy.
Việc làm này Ngài đã đặng
biết trước vì khi hội nghị Genève dưới quyền Thủ Tướng của Tứ Cường, Bần Đạo đã
đánh một bức điện văn, mà bức điện văn ấy, Bần Đạo đã cầu Ngài cùng ký tên với
Bần Đạo, Ngài cho lịnh nội bộ chính phủ của Ngài trả lời rằng theo thủ tục tức
Ngài không thể ký bức điện văn ấy chung cùng Bần Đạo và biểu Bần Đạo tuỳ tiện
gởi đi. Bức điện văn ấy cốt để làm ngưng cuộc Tổng tuyển cử ngày 20-8-1956 cho
đến ngày toàn dân giác ngộ, biết rõ chủ quyền của họ rồi mới định đoạt. Nếu thi
hành liền thì không tránh khỏi nội loạn.
Nghe ra dường như Ngài đã
phiền trách Bần Đạo đã làm CHỦ TỊCH ĐOÀN MẶT TRẬN TOÀN LỰC QUỐC GIA, điều ấy là
một điều mà Bần Đạo vẫn mãi còn ân hận. Khi ở Genève, sau khi Việt Minh đã
thắng trận Điện Biên Phủ và hội nghị Genève đã định chia đôi đất nước, thì Bần
Đạo đã biết trước rằng họ đã gieo một tai hại lớn lao cho tương lai đất nước Tổ
quốc, nên hội diện cùng phái đoàn Việt Minh cốt để hiệp đồng tâm đức đặng thống
nhứt nước nhà với phương pháp hoà bình, hầu tránh nạn chiến tranh tàn khốc do
ngoại bang xúi giục.
Nhưng Bần Đạo đã bị thất
bại vì sự khinh rẻ khối quốc gia, và Việt Minh cho rằng chính phủ Quốc Gia vô
quyền hành, vô năng lực mà họ gọi là chính phủ bù nhìn. Thật ra chính quyền
buổi nọ không căn bản, không năng lực vì nạn đảng phái tương tranh, nhơn tâm
bất nhứt, nên không thể đương đầu đối diện cùng họ. Cái khuyết điểm trọng hệ
hơn hết là chánh phủ Quốc gia buổi nọ không hiến pháp và Quốc hội làm hậu
thuẫn. Không biết bao phen Bần Đạo đã than thở cùng lịnh đệ của Ngài là ông Ngô
Đình Nhu về lẽ ấy, Ngài có thể hỏi chứng nơi ông thì dư rõ.
Bần Đạo đã cầu khẩn Quốc
Trưởng Bảo Đại ban cho ta một khí cụ cần thiết ấy, song Ngài vẫn chần chờ không
quyết định, lại ra lệnh cho chánh phủ Nguyễn Văn Tâm lập thành một Quốc Hội bù
nhìn như Ngài đã biết.
Năng lực tranh đấu cùng
Việt Minh đã thất thế cùng mọi mặc về chính trị và quân sự. Khi họ thắng trận
Điện Biên Phủ, đánh bại Pháp quân thì họ đã quá hãnh diện, khinh khi chánh phủ
Quốc gia.
Họ quyết định ký hoà ước
với chánh phủ Pháp mà thôi, chớ không kể rằng ta có mặt.
Bởi hổ nhục ấy nên Bần Đạo
mới tầm phương thống nhứt quân lực các đảng phái đặng hiệp một cùng Quân Lực
Việt Quốc Gia thành một lực lượng duy nhất, đủ uy tín, oai quyền hầu ăn nói với
họ.
Hại nỗi, trong khi Bần Đạo
cầu nài cho Trung tướng Nguyễn van Hinh buổi nọ là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân
Đội Quốc Gia cùng Trần Văn Soái, Nguyễn Thành Phương, Lê Văn Viễn hội hiệp cùng
nhau liệu phương thống nhất. Bởi tin tưởng rằng sở vọng ấy đắc thành mới xin
phép chánh phủ Ngài đi giao du nơi Đài Loan, Nhựt Bổn và Triều Tiên đặng hiểu
rõ tình hình quốc tế, khi trở về, thì thấy sự nghiệp ấy đã tan vỡ bởi ngoài
tranh chấp uy tín đã chia đôi họ trở thành thù địch. Điều ấy có lẽ chẳng cần
nói mà chính Ngài cũng đã dư hiểu.
Có lẽ Ngài còn nhớ, Bần
Đạo đến Genève làm quan sát viên với một uỷ ban do Đức Bảo Đại chỉ định, khi đã
hay biết quả quyết rằng hội nghị đã quyết định chia hai nước thì Bần Đạo đã
tuyên bố, mà lời tuyên bố đã làm xáo động cả dư luận Quốc Tế rằng : Nếu Việt
Minh và Pháp quân tuân lịnh hội nghị chia nước ra làm hai, không có sự chấp
thuận của toàn dân Việt Nam, thì ta sẽ chống đối cùng cả hai bên hết thảy.
Lời tuyên bố ấy của một
người Đạo như Bần Đạo nghĩ ra cũng quá đáng vì không lẽ Bần Đạo làm điều ấy
đặng. Đến nay, Bần Đạo phải nhìn nhận công nghiệp ấy đã về Ngài vì Ngài đã
thắng Pháp với một đường lối chính trị hay khéo. Ước mong rằng Ngài cũng thắng
Việt Minh với một đường lối ấy thì kỳ công của Ngài sẽ đặng hoàn toàn trọn vẹn.
Bần Đạo chỉ lo âu có một
điều là sau 80 năm bị Pháp thuộc, dân tộc đã quật cường với biết bao xương máu
mà ta lại còn phải chịu cảnh lưu huyết của ta một cách oan uổng, cốt nhục tương
tàn, nồi da xáo thịt thêm nữa. Chủng tộc ta dân số chẳng hơn ai hết mà trót
trên 10 năm tranh đấu, hy sinh sanh mạng, tài sản đã quá nhiều, Quốc dân đã quá
đau khổ với nạn chiến tranh, nên trong bức thơ số 21/HP-HN ngày 26-3-1956 của
Bần Đạo gởi cho Ngài và Hồ Chí Minh, cầu khẩn nơi lòng ÁI QUỐC nồng nàn đã sẵn
có của hai Ngài, đặng giải nạn diệt vong cho đồng bào và Tổ quốc.
Kết luận là Bần Đạo tưởng
quả quyết rằng mọi hành động của Bần Đạo đều là công khai và hợp pháp, chẳng
một điều chi bí mật, dối gian vì các hành động ấy đều xuất hiện do nơi lòng ÁI
QUỐC nồng nàn và lương tâm Bần Đạo ra lịnh thi thố.
Ngài dường nghe chi những
lời sàm nịnh của kẻ hầu cận bên Ngài cho rằng Bần Đạo muốn lập uy tín riêng
mình hầu mong mỏi đoạt thủ chính quyền, lập thành chánh phủ, thoảng như tình
thế biến thiên thế nào đi nữa thì cũng là tuồng cũ soạn lại mà thôi, chớ không
chi khác cùng Bần Đạo hết, Sự hay khéo của ta là làm thế nào bảo thủ toàn vẹn
cả các thắng lợi mà toàn thể chúng ta thâu hoạch được đặng may mún thành hình,
một đường lụa dệt mà mỗi tay thợ thay đổi mối cắt đứt rồi khởi đầu lại nữa thì
đường lụa ấy không thể nên hình, càng thay tay, càng rối rấm.
Bần Đạo đã hiểu rõ như thế nên định phận mình
chỉ biết giúp đỡ cho mỗi chánh phủ từ trước tới giờ, chớ rất gớm ghê những phen
thay đổi. Thật ra nếu Bần Đạo có tham vọng chiếm đoạt chánh quyền thì đã làm
rồi trước khi ĐỨC QUỐC TRƯỞNG và Ngài về nước. Trong đạo sử của ta chưa từng
thấy một vị giáo chủ ra tranh đoạt để giành chủ quyền đời. Ấy là điều đại kỵ
của Bần Đạo. Bởi vậy nên mới chính mình đi Hương Cảng hội đàm đặng rước ĐỨC BẢO
ĐẠI về nước cầm quyền QUỐC TRƯỞNG trong buổi nước nhà nguy biến, chớ Bần Đạo
không chịu ngó vào nội bộ chánh quyền.
Cả đời Bần Đạo đã nguyện
hy sinh đặng làm bạn và tôi tớ cho những tâm hồn đau khổ, cho những kẻ dốt nát
nghèo hèn. Ngoài ra không có một điều chi tham vọng, không công danh, không
quyền lợi, mới sanh một cách bất ngờ, một tâm tình không nịnh hót, không bợ đỡ,
không cầu thân, không sàm nịnh, dường như đã thành kiêu căng, tự tin. Với tánh
đức ấy nên muốn cho kẻ hèn hạ đặng nên danh, người vinh hoa đặng công chánh.
Bằng cớ hiển nhiên mà cả chủng tộc điều thấy rõ Bần Đạo dám can đảm nâng đỡ
binh vực, dạy dỗ những hạng cùng dân nghèo hèn, dốt nát ra thi thố cùng đời
không hơn không kém, đã hy sinh nửa kiếp sống tạo nghiệp chung cho nơi cửa Ðạo.
cho họ đủ sang trọng, vinh hiển, chớ chẳng kể chi đến gia nghiệp riêng rẽ của
mình.
Bắt chước hạnh phúc là
thương yêu, nuôi dưỡng kẻ nghèo khó, cơ hàn, nhịn ăn chia áo, cho họ. Tuy vào
Đạo CAO ĐÀI mà trước mặt kẻ tín đồ, Bần Đạo chưa hề chối Đạo CÔNG GIÁO. Một
điều có thể làm cho kẻ gian ác, xảo trá, ta tâm, oán ghét hơn là theo lời CHÚA
dạy :chẳng nên đem bánh trẻ con đặng đem cho kẻ nghèo khổ bần cùng là con yêu
dấu của CHÚA. Một điều đáng buồn cười hơn hết là những hạng dốt nát thường
thường có tinh thần bội phản. Khi nó đã lập thân danh, coi mình là trọng, không
biết nhơn nghĩa là gì bởi thiếu học, nó trở lại phản phúc là kẻ thường tình
không chi làm lạ.
Thường người tu vì TỪ BI
mà đã bị làm nạn nhân của kẻ gian hùng ấy nhiều hơn hết. Bần Đạo tiếc rằng Ngài
không tìm hiểu rõ Bần Đạo, mà đã ra lịnh cho chánh phủ của Ngài làm nhiều điều
không hay đối cùng ĐẠO và Bần Đạo đã làm cho tình thâm cảm giữa đôi ta một phần
tiêu giảm quá nhiều rất nên đáng tiếc.
Bần Đạo nhứt quyết ngày
trở về nước là ngày thấy đủ rõ ràng bằng cớ là chánh phủ miền Nam khỏi bị khối
Mỹ và Chánh phủ miền Bắc khỏi bị khối Nga, lệ thuộc với bất cứ với phương pháp
nào một cách trực tiếp hay gián tiếp cũng vậy.
Sự đòi hỏi này chắc Ngài
cũng biết rằng Bần Đạo chẳng phải xin xỏ cho thân danh cá nhân của Bần Đạo mà
là cho Ngài và cho Cụ Hồ Chí Minh rõ rệt.
Nếu Bần Đạo muốn cầu danh
lợi cho Đạo và cho riêng Bần Đạo thì chắc hẳn không phải đường lối như thế, dám
đủ can đảm ôm thù thiên hạ nơi mình đặng cứu vận mạng Tổ Quốc giống nòi, cử chỉ
như thế không lẽ bị Ngài ghét bỏ. Trường hợp của Ngài cũng như của Bần Đạo,
thời thế đã gây nên cho đôi ta cái hại phân chia nhau. Điều ấy do đâu mà đến
chớ chẳng phải do nơi đôi ta đào tạo.
Cổ tục ta có nói : Thời thế tạo anh hùng, mà
cũng không nhắc để cái phản ảnh của nó là : Anh hùng tạo thời thế. Hai điều ấy
Ngài đủ sức lực, đủ can đảm, đủ quyền hành thi thố, thực hiện cả hai.
Bần Đạo mong ước và cầu
khẩn nơi Đức CHÍ TÔN và các Đấng thiêng
liêng phò hộ Ngài, giúp đỡ Ngài thành công trong sứ mạng cứu nước, cứu giống
nòi trong lúc Quốc gia nguy biến. Ta còn có ngày gặp gỡ nhau nữa.
Bần Đạo gởi lời thân ái
chào Ngài.
NAM VANG ngày 10
tháng 10 năm Bính Thân
(DL 12-11-1956)
HỘ PHÁP
PHẠM CÔNG TẮC
12 . BẢN DI NGÔN (14-5-1959)
Gởi Hoàng Thân Norodom
Sihanouk
Thưa Điện Hạ,
Bần Đạo có gởi những dòng
chữ này đến Điện Hạ trên giường bệnh của Bần Đạo (bệnh viện Calmette). Sức khoẻ
của Bần Đạo càng ngày suy giảm và Bần Đạo nghĩ không còn sống bao lâu nữa.
Vậy Bần Đạo gởi lần cuối
cùng đến Điện Hạ và Chánh Phủ Hoàng Gia Cao Miên tất cả lời cảm tạ chân thành
về sự khoản đãi rộng rãi của Điện Hạ và chánh phủ Hoàng Gia dành cho Bần Đạo
với tuỳ tùng và cho tất cả tín đồ của Bần Đạo.
Bần Đạo thành tâm cầu
nguyện Thượng Đế Cao Đài và Phật Tổ ban hồng ân che chở Vương Quốc Cao Miên và
cho Điện Hạ để chóng thực hiện và nhất là thành công vẻ vang chánh sách Hoà
Bình Trung Lập và Chung Sống Hoà Bình, chánh sách đặc biệt ưu ái của Bần Đạo và
vì nó mà Bần Đạo phải hao tốn sức khoẻ và cuộc đời của Bần Đạo mà không thể
thực hiện được.
Bần Đạo thành tâm ước mong
rằng Tổ quốc thân yêu của chúng tôi, nước Việt Nam, có thể đeo đuổi Chánh sách
ấy trong một ngày gần đây, tay bắt tay cùng đi cùng với nước Cao Miên trong
đường lối thương yêu và cộng đồng giữa các sắc dân và nhất là giữa hai dân tộc
Miên-Việt.
Bần Đạo sẽ hoàn toàn sung
sướng được yết kiến lần cuối cùng với Điện Hạ để bày tỏ tất cả những lời cám ơn
của Bần Đạo nhưng Bần Đạo không biết sức của Bần Đạo còn chờ được hay không
ngày về của Điện Hạ.Dầu sao tình thân hữu thâm niên của chúng ta, nhơn danh
lòng thương yêu và tình huynh đệ giữa hai dân tộc Cao Miên và Việt Nam, Bần Đạo
cung kính xin Điện Hạ như một ân huệ đặc biệt và cuối cùng cho Thánh Thất chúng
tôi khỏi chịu dưới lịnh phá huỷ, để giữ kỷ niệm độc nhất của Bần Đạo nơi đất
Miên.Để giúp Điện Hạ có một khái niệm đúng đắn về tình hình qua, Bần Đạo trân
trọng gởi đến Điện Hạ một bản sao đơn khẩn cầu của Bần Đạo vừa chuyển Hoàng
Thượng.
Phần khác, nếu Bần Đạo
thoát kiếp nơi đây, Bần Đạo xin thỉnh cầu Điện Hạ cho phép Bần Đạo tạm gởi thi
hài nơi đất Miên dưới sự bảo vệ tối cao của Hoàng Gia Cao Miên. Ngày nào tổ
quốc thân yêu của chúng tôi là nước Việt Nam đã thống nhứt, [hoặc] sẽ cùng theo
đuổi Chánh Sách Hoà Bình và Trung Lập, mục phiêu của đời sống Bần Đạo, tín đồ
của chúng tôi sẽ di thi hài về Toà Thánh Tây Ninh.
Bần Đạo khẩn cầu Điện Hạ và Chánh phủ Hoàng
Gia, sau khi Bần Đạo thoát xác, dành cho đoàn tuỳ tùng và cho cả thiện nam tín
nữ của Bần Đạo, sự khoản đãi rộng rãi và các sự dễ dãi như trước để tu hành theo
tôn giáo của chúng tôi.
Biết rằng Điện Hạ sẽ chiếu
cố đến đơn thỉnh cầu này, Bần Đạo sẽ thanh thản nhắm mắt đem theo cái kỷ niệm
dịu dàng nhất trong đời của Bần Đạo, cung kính xin Điện Hạ chấp thuận lòng tri
ân vĩnh viễn của Bần Đạo.
Nam Vang, ngày
14-5-2959
Hộ Pháp
PhạmCôngTắc
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ
ĐỘ
3èmeAMNISTIE
DE DIEU D’ORIENT.
SAINT SIÈGE CAODAIQUE DE TAY NINH.
HỘ PHÁP ĐƯỜNG
Số : 57/HP
HO PHAP PHAM CONG TAC, SUPÉRIEUR DU CAODAISME.
À SON ALTESSE ROYALE NORODOM SIHANOUK .
SAMDACH
UPAYUVAREACH.
Altesse,
C’est sur mon lit d’hopital (hopital Calmette)
que j’adresse ces lignes à votre Altesse Royale. Mes forces s’épuisent chaque jour
davantage et je ne pense pas pouvoir vivre encore longtemps.
Aussi, je tiens à adresser, pour la dernìere
fois, à Votre Altesse Royale et au Gouverment Royal Khmer, tous mes sincères
remerciements pour la large hospitalité que Votre Altesse Royale et la
Gouvernement Royal ont daigné réserver à ma personne, à ma suite et à tous mes
fidèles.
Je formule des prìeres ferventes à Notre MAITRE
DIVIN CAO DAI et au GRAND BOUDDHA et implore Leurs Grace et Protection sur le
Royaume Khmer et sur Votre Auguste Personne en vue d’un prompt rétablissement
et surtout d’une réalisation triomphale
de Votre Politique de PAIX, de NEUTRALITE et de COEXISTENCE PACIFIQUE,
politique qui m’est particulìerement chère et pour laquelle j’ai payé de mes
forces, de ma santé et de ma vie sans pouvoir la réaliser.
Je souhaite de tout coeur que notre chère
Patrie, le Việt Nam puisse, dans un jour proche, poursuivre cette même
politique et marcher la main dans la main avec le Cambodge dans la Voie de
l’AMOUR et de la CONCORDE entre tous les Peuples et plus particulìerement entre
les deux Peuples Khmer et Việt Nam.Je serai infiniment heureux de pouvoir
obtenir, une dernìere fois, une entrevue avec Votre Altesse Royale pour me
permettre de vous adresser de vive voix toute ma reconnalassance …, mais je ne
sais pas si mes forces me permettant encore d’attendre votre retour.
Dans tous les cas, au nom de notre vieille
amitíe, au nom de l’Amour et de la Fraternité entre les deux Peuples Khmer et
Việt Nam et surtout au nom de l’Avenir inséparable de nos deux pays (Cambodge
et Việt Nam ), je viens très respectueuscment solliciter de Votre Altesse
Royale comme dernìere et ultime faveur, une mesure de Grâce particulìere
concernant notre Pagode don’t l’ordre de démolition a été prononcé pour permettre
de conserver l’unique souvenir de mon séjour au Cambodge.
Pour permettre à Votre Altesse Royale d’avoir
une idée exacte de ce qui s’était passé, j’ai l’honneur de vous faire parvenir
une copie de la supplique que je viens de formuler à Sa Majesté Le Roi.Par
ailleurs, si je dois me désincarner ici,je solliciterai respectueusement de
Votre Altesse Royale la permission de confier provisoirement mes restes mortels
à la terre Khmère, sous la haute protection de Sa Majesté le Roi, de celle de
Votre Altesse Royale et du Gouvernement Royal du Cambodge.
Le jour
òu notre chère Patrie le Việt Nam sera unifíe ou poursuivra la même politique
de Paix et de Neutralité,objet de ma vie, nos fidèles les ramèneront au Saint
Sìege de Tây Ninh.Je sollicite aussi très respectueusement de Votre Altesse
Royale et du Gouvernement Royal, après ma désincarnation, pour ma suite et pour
tous mes fidèles la même large hospitalité et les mêmes facilités pour la
pratique de notre Religion.
En sachant que Votre Altesse Royale daigne bien
réserver une suite favorable à ma presente demande, je fermeral paisiblement
mes yeux et emporteral avec moi le plus doux souvenir de ma vie, tout en priant
très respectueusement Votre Altesse Royale de daigner agréer l’assurance de ma
reconnaissance éternalle.
Phnom Penh, le 14 Mai 1959.
HỘ PHÁP
Pham Cong
Tac
No.226
Phlauv Preah Bat Norodom à Phnom Penh
* * *
V . THAY
LỜI KẾT
Là một công dân yêu nước và vừa là nhà lãnh đạo Tôn
giáo, Phạm Hộ Pháp không thể đành lòng khoanh tay nhìn vận nước nổi trôi. Non
sông Việt Nam không thể bị chia cắt bởi âm mưu và thế lực của ngoại bang.
Ngài đã thành tâm cầu
nguyện với Ơn Trên, đã tha thiết gửi thư đến các nhà lãnh đạo hai miền Nam Bắc,
lãnh đạo các tổ chức Quốc tế cũng như lãnh đạo các tôn giáo khác mưu tìm con đường hoà bình đích thực cho Việt
Nam. Nền hoà bình đạt được bởi sự hiểu biết với ý thức “tất cả mọi người là con
cùng Cha, dưới cùng mái nhà vũ trụ.”Nhưng Thiên Điều đã định nên lực bất tòng
tâm. Một con én không làm nỗi mùa Xuân. Hoài bão của Ngài đã không thành hiện
thực.Bạo lực đẻ ra bạo lực.Chiến thắng càng vĩ đại thì cái giá phải trả càng
cao. Máu đổ xương rơi, bao nhiêu đau thương và mất mát cho người dân cả hai
miền suốt mấy chục năm mới có được hoà bình và thống nhất.Nếu
chính sách Hoà Bình Chung Sống của Đức Ngài sớm được áp dụng thì Việt Nam ngày
nay sẽ giàu mạnh,văn minh, dân chủ và hạnh phúc
biết dường nào.
Trót đã bao năm ở xứ người
Đem thân đổi lấy phút vui tươi
Ngờ đâu vạn sự do Thiên định …
Người dân
Việt Nam phải trả nợ
cho giống nòi. 100 năm bị Tàu đô hộ, 100 năm bị đô hộ bởi Pháp và suốt mấy chục
năm Nam Bắc phân tranh (Trịnh Nguyễn và Ngô Hồ).
Cái định
mạng của nhân loại cũng như của toàn thể quốc dân Việt Nam , trong giờ
phút này ở trong tay Thượng Đế. Luật nhơn quả chưa hết thì chưa tạo hạnh phúc
hoà bình được. Tâm con người chưa biết THƯƠNG YÊU và CÔNG CHÁNH thì chưa có hoà
bình được.Một dân tộc hiên ngang bất khuất, khai hoang lập ấp, giữ vững bờ cõi
trước ngoại xâm, dung hoà được cả Tam Giáo Khổng, Lão, Phật một cách nhuần
nhuyễn trong đời sống.Dân tộc đó đã được Thượng Đế xét thương.
Thay vì chọn một nước lớn,
dân trí cao để khai Đạo Tam Kỳ Phổ Độ,Ngài
đã chọn nước Việt Nam nhỏ bé, nghèo khó này.
Một nước nhỏ nhoi trong vạn quốc
Ngày sau làm chủ mới là kỳ
Ấn Độ có Mohandas
Karamchand Gandhi đã đem hết tinh thần và sức lực của cả cuộc đời mình hiến
dâng cho sự nghiệp hòa bình, khoan dung và bác ái. Đấu tranh bằng phương pháp
bất bạo động, Ngài đã cùng nhân dân Ấn Độ giành độc lập từ đế quốc Anh. Nhưng
Gandhi – người tạo dựng ra nước Ấn Độ độc lập - đã không ngăn được nước Ấn bị
chia hai bởi hai nhóm người Ấn có tôn giáo khác nhau: Ấn giáo và Hồi giáo. Ông
đã linh cảm muôn sự bi thảm do cảnh huynh đệ tương tàn gây ra. Ông tuyệt thực
và khuyên các nhà lãnh đạo hết lời nhưng dục vọng và sự đố kỵ, hận thù của con
người quá lớn nên tuy rất kính trọng ông nhưng vẫn chẳng ai đồng tình.
Vừa công bố đường ranh
phân chia (1947), nước Ấn đã chìm trong vũng máu. Gandhi bị một phần tử cuồng
tín cực đoan ám sát ngày 30.1.1948. Ngài đã mất nhưng tâm hồn cao cả và tinh
thần trong sáng, nhân cách vĩ đại đó đã được cả thế giới tôn xưng là vị Thánh.
Ấn Độ có Mahatma Gandhi, Việt Nam có Phạm Hộ Pháp. Hai nhân cách vĩ đại ấy đã
có niềm tin vững chắc vào điều THIỆN, vào lời dạy của Thượng Đế:
THƯƠNG YÊU và CÔNG CHÁNH.
Làm chính trị, hay làm lãnh đạo dân là phải lo cho dân được ấm no,
hạnh phúc.
Làm nhà lãnh đạo tinh thần
phải hướng dẫn nhân loại đi đến con đường Chân, Thiện, Mỹ.
Thưởng và phạt, thành công
và thất bại?. Cái nhìn cõi hữu hình và cái nhìn ở cõi vô hình khác rất xa với
những gì con người suy tưởng.
Đảnh
vân để lối định phong cương
Nước
Việt ngày sau sẽ phú cường
Đạo
đức treo giềng noi vạn quốc
Tinh
thần để lối dẫn đài chương
Diệt
tà định được hồn Hồng Lạc
Tôn
chánh tạo nên cảnh thái bường
Liệt
quốc sau cơn nguy đại chiến
Hướng
về Việt quốc lãnh niềm thương
BÁT NƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét