Nhân quả vay trả khôn lường ! Tuồn đời diễn tiến,
những thế lực to lớn lại sử dụng chiến thuật bạo tàn ! Xa lánh việc làm nhân
nghĩa. Khiến cho Năm Châu Nhơn Loại thảm sầu ! Cảnh người giết người, vạn vật điêu
tàn, trước mắt hàng ngày mãi mãi diễn trò tiêu diệt ! Lòng háo sanh của Đức
Ngọc Hoàng Thượng Đế chẳng nở điềm nhiên, thấy đàn con oan nghiệt nồi da xáo
thịt, làm chấn động Quả Địa Cầu.
Nên Ngài mới dùng huyền diệu Tiên gia giáng
linh lập nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để dựng lại Ngươn bảo tồn (Cyele
decouveervation) lập thành quyền Tam Giáo Đạo.
* Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, mở cơ tận độ, cứu khổ
cứu nạn, để đưa Nhơn Loại thoát qua bể khổ trần gian !
Nói chung Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế lập thành Tam
Giáo, để thay thân cho Ngài, giải nghiệt phàm trần, do Nhơn Loại gây ra, đưa
Nhơn Loại trở về Ngươn Thánh Đức (Retour à L origine).
Nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do Đức : Di Lạc Vương chủ
trì Long Hoa Đại Hội đó vậy.
Lời Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế phán : Thiên Thượng Thiên
Hạ Duy ngã độc tôn.
* Trời là Đại Thiên Địa (Macrocosme)
* Người là Tiểu Thiên Địa (Microcosme)
Trời là Thiên Hoàng : có Tam Bửu, Ngũ Quang.
Tam Bửu : NHỰT NGUYỆT TINH .
Ngũ Quang : tạc thành Ngũ Châu, sanh ra Ngũ Chủng (Hắc Thanh Xích Huỳnh
Bạch ).
Đất là Địa Hoàng : có Tam Bửu, Ngũ Hành.
Tam Bửu : THỦY HỎA
PHONG .
Ngũ Hành : Kim Mộc Thủy
Hỏa Thổ .
Người là Nhơn Hoàng, Có Tam
Bửu, Ngũ Tạng.
Tam Bửu : TINH KHÍ THẦN.
Tinh là Thể Xác, Khí là Chơn Thần, Thần là Tâm
Linh.
Ngũ tạng : Tâm Cang Tì Phế Thận .
Tâm là Hỏa, Cang là Mộc, Tì là Thổ, Phế là Kim, Thận là Thủy.
Sự sanh thành của mỗi con người đều do 3 yếu tố cấu tạo : Thiên ban cho Linh,
Điạ cho Sanh, Nhơn lập Thể. Ngũ Khí và Ngũ Hành của Thiên Địa giao hoan, biến
dịch thành vật chất và sanh khí, để cho ngũ tạng con người và vạn vật tiếp thu
sinh sống.
Khi lập Đạïo Cao Đài, Đức Ngọc Hoàng cho biết : Nơi
tâm các con Thầy ngự, động là Thầy hay. Nên Thầy bảo các con vẽ Thiên Nhãn mà
thờ Thầy :
Nhãn thị chủ tâm,
Lưỡng quang chủ tể,
Quang thị Thần,
Thần thị Thiên.
Thiên giả, Ngã giả.
Vì Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm, từ ngày
Đạo bị bế. Lập Tam Kỳ Phổ Độ, thầy mới cho Thần hiệp với Tinh, Khí, cho đủ Tam
Bửu là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh.
Tượng trưng cho Tam Bửu Thầy dùng hoa làm Tinh, để
tượng cho hình thể các con. Thầy dùng rượu làm Khí, tượng trưng cho Khí lực và
sự sống các con. Thầy dùng trà làm Thần, biểu hiện Chơn Thần của các con.
Trong mỗi xác thân của các con đều có cấu tạo của :
Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhơn Hoàng mới thành. Sự sinh sống của các con do Phật
Mẫu ban bố ... Còn sự khôn linh của các con là do Thầy định vị Tâm Linh.
Thầy nắn trọn cơ Tạo Hóa, Phật Mẫu nắm quyền Sanh
Hóa toàn cả vạn loại chúng sinh, trong đó các con có Ngươn Linh cao cả hơn hết,
để thay Thầy và Phật Mẫu mà làm chủ vạn loại Hiện Linh.
Còn về mặt Pháp điều, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế cho
biết : Khí Hư Vô sanh có một mình Thầy, Thầy làm chủ ngôi nhà Vũ Trụ Thầy nắm
trọn qui luật Tam Tài Hạo Ngươn Thượng Thiên Hổn Ngươn Thượng Thiên Pháp Thiên
Diệu Thiên, tạo ra Bát Hồn : Vật Chất Hồn, Thảo Mộc Hồn, Thú Cầm Hồn, Nhơn Hồn,
Thần Hồn, Thánh Hồn, Tiên Hồn, Phật Hồn và Thầy Chưởng Quản Cửu Phẩm Thần Tiên
.
Phật Mẫu làm chủ khối Sanh Quang, nắm Tam Tài : Hổn
Độn Khí, Hư Vô Khí, Huyền Ảnh Khí, Tạo nên Chơn Thần của Bát Hồn. Chưởng Quản
Cửu Thiên Khai Hóa .
Trong thời kỳ Hạ Ngươn ân xá, Đức Ngọc Hoàng Thượng
Đế và Đức Phật Mẫu khai cơ tận độ ... Người có Đạo Cao Đài từ Tín đồ đến Chức
Sắc Thiên Phong Nam, Nữ khi làm xong phận sự Đạo. Đời, phế bỏ xác phàm vật chất
hữu sanh, hửu hoại này, mỗi Chơn Linh ai ai cũng được đi theo con đường tận độ
về :
Cung Vườn Thượng Uyển,
Cung Tây Vương Mẫu,
Cung Thanh Thiên, Động
Thiên Thai,
Cung Huỳnh Thiên,
Cung Xích Thiên,
Cung Kim Thiên, (Bạch Y
Quang),
Cung Hạo Nhiên Thiên,
Cung Phi Tưởng Thiên,
Cung Tạo Hóa Thiên,
Cung Hư Vô Thiên,
Cung Hổn Ngươn Thiên.
Đến đây xét công dầy, quả đủ Phật Di Lạc chứng quả
cho được Thiên Ân của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế ở Cung Cửu Phẩm Thần Tiên hoặc ở
Cung Cửu Thiên Khai Hóa .
Bằng thiếu công đức thì phải trở lại Cung Cửu Thiên
Khai Hóa để chuyển kiếp tu hành lập công bồi đức đoạt vị tấn hóa sau.
Vinh Diệu thay ! Không bút nào tả cho được trọn vẹn
nguồn Chơn lý của Đạo Cao Đài. Hân Hạnh thay ! cho kiếp làm người may duyên ngộ
Đạo, khai mở Kỳ ba Thể Pháp và Bí Pháp tận độ ráng tu để được đoạt Đạo.
* * *
PHÁP
CHẾ ĐIỀU HÀNH CỦA LÃNH ĐẠO
Giáo Tông là Người thay mặt cho
Thầy, đặng bảo tồn nền Chánh Giáo tại thế này, làm anh cả của Nhơn sanh đặng dìu dắt con
cái của Thầy, dầu lớn tuổi hay nhỏ tuổi, quyền Thiêng Liêng đã định vậy.
Trong Hội Thánh chia ra
làm 2 phần : Hữu Hình là Cửu Trùng Đài là phần Đời của Đạo. Hiệp Thiên Đài là
phần Đạo của Đời, mà nơi Hiệp Thiên Đài dầu cho Hộ Pháp cũng phải là em của
Giáo Tông. Song Hộ Pháp nhỏ về phần hữu hình, chớ phần Thiêng Liêng thì đồng
quyền với Giáo Tông.
Giáo Tông đặng đồng quyền cùng Thầy mà dạy dỗ chư
môn đệ của Thầy trong đường Đạo Đức dìu bước từ người, chăm nom, săn sóc cho
khỏi phạm Thiên Điều thì là buộc tuân y Tân Luật. Ấy vậy dầu cho phẩm vị nào
phạm tới Giáo Tông cũng chẳng vị tình riêng mà tha thứ khoan dung, để lòng che
chở làm cho kẻ phạm phải mất Thiên vị, lại gây điều đố kỵ của Nhơn Sanh làm cho
nhẹ giá trị nền Chánh Giáo. Những sự đau thảm khó khăn của Tín Đồ tức là Nhơn
Sanh. Những sự khổ hạnh của Hội Thánh : Nghĩa là Chức Sắc Thiên Phong thì Giáo
Tông phải liệu phương che chở an ủi làm cho đời khổ não hóa ra đời hạnh phúc
... Người nắm trọn quyền Thế Thiên Hành Hóa . Ấy là phận sự tối cao, tối trọng của
Giáo Tông đó vậy.
Giáo Tông có quyền về phần xác chớ không có quyền
về phần hồn ( Vô Vi). Hể nói về phần xác là nói về phần hữu hình của Nhơn Sanh
tức là nói về phần Đời. Còn nói về hồn tức là nói về phần Thiêng Liêng, mà nói
về phần Thiêng Liêng ấy là phần Đạo đó vậy.
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế nói rằng : Giáo Tông có
quyền dìu dắt Nhơn sanh trong đường Đạo và đường Đời thì ngài chỉ rõ rằng : Có
quyền dìu dắt cả Nhơn Sanh trên con đường Đạo của Đức Ngài khai tạo và trên con
đường Đời có Đạo gầy nên, chớ chẳng phải nói trọn quyền về phần Đạo và phần
Đời, nghĩa lý phân biệt nhau duy chữ Duyên, chữ Phận ráng hiểu đừng lầm hai chữ
ấy.
Lời Thánh Giáo Của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã dạy
Hộ Pháp khi người hỏi Đức Ngọc Hoàng về quyền hành của Giáo tông ?
Hộ Pháp hỏi : Thưa Thầy, theo lệ Thánh Giáo Gia Tô
Thầy truyền tại thế, thì Thầy cho Giáo Tông trọn quyền về phần hồn và phần xác
?
Người nhờ nương quyền cao trọng đó. Đạo Thánh nới
có thế lực hữu hình như vậy. Đến ngày nay, Thầy giảm quyền Giáo Tông của mấy con
về phần hồn đi thì con sợ e Người không đủ quyền lực mà độ chúng sanh chăng ?
Đức Ngọc Hoàng Đáp : Cười ... ấy là một điều lầm
lạc của Thầy vì nặng mang phàm thể mà ra : Thầy cho một người phàm đồng Thầy về
phần Hồn, thì nó leo lên Ngai Thầy ngồi, lại nắm quyền hành của Thầy đặng buộc
Nhơn Sanh phải chịu cuối lòn trong vòng tôi tớ của xác thịt, hơn nữa cái quyền
hành quí hóa ấy, Thầy tưởng vì thương mà cho các con, nào ngờ đâu nó là một cây
gươm hai lưỡi để dục loạn cho các con !
Nay Thầy đến chẳng phải lấy nó lại, mà Thầy chỉ đến
làm cho nó tiêu diệt cái hại của nó : nếu muốn trừ cái hại ấy thì chẳng chi hay
hơn là chia đôi nó ra, không có một người nhứt thống.
Kẽ nào nắm trọn phần hữu hình và phần Thiêng Liêng
thì độc chiếm quyền hành chính trị, và luật lệ vào tay, thì Nhơn sanh phương
nào thoát khỏi vòng tay áp chế !
Như Thầy đã cho Giáo Tông trọn quyền về phần Xác và
phần Hồn (nghĩa là Đạo và Đời) thì Hiệp Thiên Đài Thầy lập ra chẳng là vô ích
sao ? Cửu Trùng Đài là Đời, Hiệp Thiên Đài Là Đạo Đạo không Đời không sức, Đời
không Đạo không quyền. Đức quyền tương đắc mới mong tạo thời cải thế ấy là
phương hay cho các con liên hiệp cùng nhau, chăm nom, săn sóc lẫn nhau mà giữ
vẹn Thánh Giáo của Thầy cho khỏi ra phàm giáo.
Giáo Tông, đặng phép thông công cùng tam Thập lục
Thiên, Tam Thiên Thế Giới, Lục Thập Thất Địa Cầu và Thập Điện Diêm Cung mà cầu
rỗi cho các Tín Đồ.
Người Phải đến Hiệp Thiên Đài cầu huyền diệu cơ bút
mới đặng.
Ấy vậy, về phần Thiêng Liêng là phần Đạo, thì Giáo
Tông chẳng có quyền chi hết, dầu cho Giáo Tông dâng sớ cầu điều chi cùng Bát
Quái Đài thì cũng do Hiệp Thiên Đài cả.
Hiệp Thiên Đài là Trung gian để liên hiệp Giáo Tông
cùng Chư Thần Thánh Tiên Phật.
Hiệp Thiên Đài do Hộ Pháp Chưởng Quản, Hữu có
Thượng Phẩm, Tả có Thượng Sanh.
Thượng Phẩm, Thượng Sanh là người của Cửu Trùng
Đài, đặc nhiệm hành Đạo nơi Hiệp Thiên Đài, để chế ngự quyền hành Hộ Pháp, giúp
Hộ Pháp giữ vững Chơn Truyền Đạo Pháp của Đức ngọc Hoàng.
Cửu Trùng Đài do Giáo Tông Chưởng Quản, có 3 vị
Chưởng Pháp, thuộc 3 phái : NHO THÍCH ĐẠO là người của Hiệp Thiên Đài, đặc
nhiệm hành Đạo nơi Cửu Trùng Đài, để giám sát về mặt Luật Pháp Chơn Truyền của
Giáo Tông và 3 vị Đầu Sư mỗi khi ban hành Luật Pháp phải qua sự duyệt xét của
ba vị Chưởng Pháp làm cho nền Đạo có qui củ, giúp Giáo Tông và Đầu Sư chu toàn
về mặt Thế Thiên Hành Hóa .
Từ các Trấn Đạo, Châu Đạo, Tộc Đạo, nơi nào có Chức
Sắt Hành Chánh, Phước Thiện hành đạo đều có Chức Sắt Hiệp Thiên Đài làm nhiệm
vụ : bảo thủ chơn truyền để giúp hay cho toàn thể Chức Sắc hành Đạo hoàn thành
trách nhiệm của Hội Thánh giao phó.
Tại hạ tầng cơ sở Đạo: Từ Hương Đạo, Ấp Đạo, đều có
Ban Trị Sự Hội Thánh Em để điều hành chăm lo việc Đạo. Phẩm cấp Hội Thánh Em để
thay mặt Hội Thánh Anh Trung Ương như sau :
Chánh Trị Sự, Đầu Hương Đạo, hành quyền Đầu Sư Em,
nắm quyền hành chánh, Giáo Hóa của Cửu Trùng Đài và Luật Pháp Hiệp Thiên Đài.
Phó Trị Sự, Ấp Đạo, hành quyền Giáo Tông Em : nắm
quyền Giáo Hóa, hành chánh của Cửu Trùng Đài.
Thông Sự, Ấp Đạo , hành quyền Hộ Pháp Em nắm quyền
Luật Pháp Đạo của Hiệp Thiên Đài.
Pháp chế điều hành nền Đạo coi như nơi Cửu Trùng
Đài cũng có Hiệp Thiên Đài : ngược lại nơi Hiệp Thiên Đài Cũng có Cửu Trùng Đài
để điều hợp lãnh Đạo.
Ở hạ tầng cơ sở coi như Chánh Trị Sự, Đầu Hương
Đạo, hành quyền của Phó Trị Sự và Thông Sự tại Hương Đạo. Phó Trị Sự và Thông
Sự hiệp lại hành quyền của Chánh Trị Sự nơi Ấp Đạo, Ấy là Quyền Thiêng Liêng
định vậy.
Nữ phái hành Đạo cũng y như là Nam Phái.
* * *
GIÁO
LÝ TRÊN CƠ SỞ TAM GIÁO NGŨ CHI
Giáo Lý Đạo Cao Đài, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã
hình thành và thống truyền từ lâu trong các nền Đạo Giáo.
Mở rộng Thánh Tâm suy luận tầm nguồn Đạo Lý trên cơ
sở Chơn Lý Chánh Truyền trong các kỳ phổ Giáo từ trước đến bây giờ.
NGHỊ LUẬN : Người tu học trong các nền Đạo Giáo
trước đây đều tự cho rằng Đạo mình tu là tối cao tối trọng !
* Đạo Nho, Thầy Tử Tư tán dương rằng : Đạo Thánh
Nhơn lớn vậy thay ! Mênh mong như biển, phát sanh dưỡng dục muôn loài. Cao thì
cùng cực Trời, rộng rãi vô cùng bao gồm cả ba trăm điều Lễ Nghĩa. Đại tại Thánh
Nhơn Chi Đạo, dương dương hồ ! Phát dục vạn vật, tuấn cực vu Thiên ưu đại tai
Lễ nghĩa tam bách, oai nghi tam thiên.
* Đạo Lão lại có câu : Đạo vô vi ở trước Ngôi Thái
Cực Vô vi cư Thái cực chi tiền.
* Phật Đạo thì có câu : Phép mầu nhiệm cao sâu tột
bực. Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
* Gia Tô Giáo Chủ cũng có câu : Ngoài ngôi Hội
Thánh ra thì không đâu là nơi cứu độ.
Môn Đồ các nền Đạo Giáo điều vịnh theo đó mà cho là
Đạo mình tu là tối cao, tối trọng, còn Đạo khác là tà mị ! Vì vậy ít khi chịu
tầm hiểu Chơn Lý, Giáo Lý của các nền Đạo khác.
Nay đến thời kỳ Hạ Ngươn, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
giáng cơ lập Đạo, ta nên lấy Thánh Tâm quan sát lại những Chơn Lý Chánh truyền
của các nền Đạo Giáo ...
Nhìn về hình thức có khác nhau về Nghi Lễ Tế Tự,
còn về Chơn lý cũng tôn một Đấng Chúa tể Càn Khôn Thế Giái mà thôi. Các Giáo
Lý, Giáo Điều, Pháp Giới có khác nhau về mặt Tiểu Vị, giống nhau ở chổ Đại
Đồng.
Như Đạo Nho dạy về Nhơn Đạo cai trị phần đời, chủ
trương ở sự sống mà thôi, Tồn tâm dưỡng tánh , nên không nói đến chuyện Thần
Tiên ... Nhưng ở câu này tự Đức Khổng Phu Tử nói : đã quyết đoán rằng : Ngài
vẫn tin tưởng có Trời, tức là Đấng Chúa Tể chúng sanh .
Đức Ngài nói : Làm lành Trời lấy phước mà trả lại,
chẳng làm lành Trời lấy họa mà trả lại. Tử viết vi thiện giả, Thiên báo chi dĩ
họa .
Đạo Lão Đức Thái Thượng đã nói ở Kinh Cãm Ứng như
vầy : Vậy nên Trời Đất có mấy vị Thần Linh coi việc tội lỗi của người tùy chổ
nặng nhẹ mà bớt lộc (Thị dĩ Thiên Địa hữu tứ hóa chi Thần, y nhơn sở phạm khinh
trọng dĩ đoạt nhơn toán),
Vậy thì Đức Thái Thượng cũng tin tưởng có cơ báo
ứng của Trời Đất, tức tin có vì Chúa Tể Vạn Linh.
Phật Đạo tuy không nói đến Đức Ngọc Hoàng Thượng
Đế, nhưng cũng chẳng thấy trong Kinh Sách chổ nào mà nói không có Trời ?
Vì câu niệm : Nam Mô A Di Đà Phật thì cho ta thấy
rằng : Đức A Di Đà Phật. Tức là Chúa Tể Càn Khôn Thế Giái , mà người đời thường
gọi là Ông Trời đó vậy.
Câu A Di Đà Phật có phát âm từ câu phạn ngữNama đọc
trại thành Nam Mô, nghĩa là cung kính ... Như Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô
Tăng. Nghĩa là cung kỉnh Phật, cung kỉnh Pháp, cung kỉnh Tăng.
A Dhi chính là : chữ đứng đầu trong các chữ vần
vậy.
Buddba nghĩa là Bụt Đà, sau đọc là Phật Đà, rồi sau
nữa đọc lại gọi là Đà Phật cho xuôi vần, Vậy Phật là gì ? Tức Đấng tu nhiều
kiếp đắc quả đến bậc toàn giác (Ylluminé).
A Dhi Buddba, đọc theo tiếng An Nam gọi là : A Di
Đà Phật, nghĩa là Đấng Toàn Giác, đứng đầu hơn hết. Đấng ấy chẳng phải đấng
Chúa Tể Vạn Linh, vậy là ai ?
Trên thế giới Nhơn loại nước nào cũng tin tưởng có
Đấng Chúa Tể Vạn Linh, Tư tưởng vẫn như một, chỉ khác là cách lập môn mà thôi.
Dẫn dụ: như người Việt Nam gọi là Ông Trời. Người
Tàu gọi là Thượng Đế. Nhười Pháp gọi là Dieu. Người Đạo Phật gọi là A Dhi
Buddba.
Trong Kinh Rig-Veda, là Quyển Kinh tối cổ ở Ấn Độ
có câu : Đạo có một, người ta thường vẫn dùng nhiều danh từ mà gọi.
Người Do Thái gọi Jéhovah. Người Đạo Thiên Chúa gọi
Đức Chúa Trời hay là Đức Cha ở Thiên Đường. Người Hồi Giáo xưng tụng Allah.
Người Jains táng tụng Jina. Người Thiên Trước gọi Brahma. (Ce qui existe est un
: les hommes le nomment de bien de smoms. Les Juifs lónt eppelé Jéhovah, les
Chrétiens, Dieu ou le pére qui est aux Cieux les Mahomét and le vénèsent sous
lenom Dallal, les Bouddhiste, sous celui de Buddba : Les Jains sous celui de
Jina pendant que les Hindous les Comment Brahma. Doctrine de lúmité, par A.L
Cai LL et, Ingénicur civil).
Kỳ Hội nghị Quốc tế về Thần linh Học (Congrés
Spirite International), nhóm tại Thành Phố Luân Đôn (Kinh Đô Anh Quốc) từ ngày
1 đến ngày 11 Septembre 1928. Có 26 nước họp đều công nhận rằng: Thượng Đế là
Đấng toàn tri và nguyên nhân tối cao của Vạn Linh.
Do theo Chơn lý của các nền Đạo Giáo trước đây, ta
quả quyết rằng : về phương diện tín ngưỡng, thì Đạo vốn có một mà thôi.
Ngày nay Đạo Trời, Thượng Đế mở tại đất nước Việt
Nam cũng chỉ vì có một đó để làm cơ Qui Nhứt Tam Giáo, Hiệp Ngũ Chi lại thành
một, để cho Nhơn loại chung thờ một tín ngưỡng. Là một Vinh Diệu thay ! và Đại
Hạnh Phúc cho Nhơn loại xưa nay chưa từng có.
Vì năm lớp học Ngũ Chi: Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh
Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo, là nấc thang bước lên ba môi trường Tam Giáo: Thánh,
Tiên, Phật, đưa Nhơn loại tu đạt siêu phàm nhập Thánh, thành Tiên, tát Phật.
Nhơn Đạo Khổng Học dìu dắt con người đi trong Tam
Cang, Ngũ Thường, Tam Tùng Tứ Đức : phần Nhơn Đạo nặng nề thay ! Chính Thánh
hiền đã nói : Vi nhơn nang, Vi nhơn nang, làm người khó, làm người khó ? Khó mà
ta không thể vong phế kiếp làm người.
Tất cả Nhơn loại trên Quả Địa Cầu này, hể đặng làm
người thì đã có nền Nhơn Đạo lớn lao mang nặng trong đời, mà mình quyết tâm làm
nên người hữu dụng trong Xã Hội, tức nhiên mình đã hơn người, mình đã bước lên
địa vị Thần Đạo rồi đó.
Mình hơn người là nhờ sự hy sinh và khiếu thông
minh, xử thế việc đời.
Trí phù họp với huyền vi mầu nhiệm của Trời Đất.
Khi ta đạt được cơ mầu nhiệm ấy, ta truyền bá cho toàn thể Nhơn loại học hiểu
cái biết của mình mà thực hành hữu ích cho đời, tức mình làm nền Thánh Đạo đó
vậy.
Biết đời rồi biết mình, mình biết đặng tinh thần
mình rồi, tạo cho nhơn phẩm mình được cao thượng bao nhiêu lại càng yêu thương
nó bấy nhiêu, ấy là ta đạt được phần Tiên Đạo. Nên buộc phải lo cho nó mãi mãi
đặng thanh cao, an nhàn tự toại, để đi đến con đường giải thoát tức là Phật Đạo
đó vậy.
Thật tế hóa, năm lớp học Đạo Thông Truyền ... Đức
Ngọc Hoàng Thượng Đế lập ra cho Nhơn loại tu học, chẳng khác nào các môi trường
học của nhân sinh vậy. Học để lần lần bước lên được lớp nào thì địa vị của mình
nơi ấy, chẳng ai còn giành không nhìn nhận sự học của mình.
Thoãng như có người hỏi ? Phẩm Thần Thánh Tiên Phật
xa cách với người như Trời với Đất, khác nhau kẻ Tục, người Thánh, thì thế nào
lại mong mõi leo lên phẩm vị ấy cho đặng ?
Ta lại đáp như vầy : xét ra dầu cho hạng Hóa nhân
đi nữa như : Trong Vật Chất hồn, cũng có điễm Thảo Mộc hồn, sẳn có một điểm Thú
Cầm hồn như trong cây mắc cở (sensitive).
Thú hồn thì cũng có Nhơn hồn như : Két, Cưởng,
Nhồng, Chó, Ngựa, Khỉ, Cá Ông ..vv... đó vậy.
Nhơn hồn thì có Thần hồn sẳn dành, Thần hồn thì có
Thánh hồn, Thánh hồn thì có Tiên hồn, Tiên hồn thì có sẳn Phật hồn, đó là định
luật tiến hóa ...
Vì mỗi Chơn hồn có hiện tại tức nhiên sẳn có một
điểm Chơn hồn tương lai cao hơn dành cho ngay.
Vì thế, nơi mình chúng ta đã có sẳn điểm : Thần
Thánh Tiên Phật. Nếu ta biết tu dưỡng cho Chơn thần đặng thanh cao và tăng tiến
mãi cho tới phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, thì phải tu hành, lập công, bồi
đức cho được đầy đủ. Có vậy, nên Đức ngọc Hoàng Thượng Đế mới đến trần gian lập
Đạo cho mọi người tu đạt vị về đồng sống cùng Trời Đất mà chớ ?..
Nếu có người hỏi ? Đạo vốn Vô Vi mà lấy Hữu Hình
lập thành thì thế nào đắc Đạo Vô Vi đặng ?
Ta lại đáp rằng : Không Hữu Hình, thì Vô Vi cũng
không có. Vì Hữu Hình là tác dụng : Vô Vi là chủ thể. Trong cái không nó sẽ có
cái có, trong cái có nó sẽ có cái không. Tỷ như xác và hồn ta vậy. Không hồn
thì xác vô dụng. Có hồn mà không có xác cũng không có cơ năng lập thành Đạo
người. Ấy vậy có Vô Vi tất phải có hữu hình .
Cho nên con đường Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Ngọc
Hoàng Thượng Đế khai sáng lần nầy là để tận độ chúng sanh và cũng là môi trường
dành cho Chư Thần Thánh Tiên Phật lập công đoạt vị trở về ngôi xưa vị cũ.
PHƯƠNG
TU ĐẠI ĐẠO CÓ HAI PHẦN
PHẦN THỨ NHỨT : là tu Thiên Đạo. Thiên Đạo dành cho
thành phần Nhơn loại, ai dám phế đời hiến thân trọn đời cho Hội Thánh Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ để làm Thánh Thể cho Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, lập thành Hội
Thánh, lo phổ thông Chơn Giáo Đạo Trời, làm nhiệm vụ Thể Thiên Hành Hóa.
Những người này được Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế ban
cho Thiên phẩm:
Nhứt
Phật
Tam Tiên
Tam Thập Lục Thánh
Thất Thập Nhị Hiền
Tam Thiên Đồ Đệ.
Thật hành :
Phật vì thương đời, mà
phải tìm cơ giải khổ !
Tiên vì thương đời mà dạy
cơ thoát khổ !
Thánh vì thương đời mà dạy
cơ thọ khổ !
Thần vì thương đời mà dạy
cơ thắng khổ !
Hiền vì thương đời mà đạt
cơ tùng khổ !
Chữ khổ là đề mục của khoa học trường đời ! Phẩm vị:
Hiền-Thần-Thánh-Tiên-Phật là ngôi vị dành cho trang đắc cữ.
PHẦN THỨ NHÌ: là tu Thế Đạo trong hàng tín đồ và
Chức Việc ở khắp tứ phương... thành phần này được Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giao
phó cho Hội Thánh thay hình thể Ngài giáo hóa theo phương tu Nhơn Đạo:
Chẳng
quản đồng Tông mới một nhà,
Cùng
nhau một Đạo tức một Cha.
Nghĩa
Nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy
lẫn cho nhau một chữ hòa.
Vì Nhơn loại trên toàn thế giới này đều là con cái
yêu dấu của Ngài cả, không ai đặng thù nghịch lẫn nhau. Người may duyên ngộ Đạo
của Ngài trước, kẽ hữu phước sẽ gặp Đạo của Ngài sau.
Vì chánh nghĩa Đạo thống truyền kỳ ba, là tận độ
tất cả Nhơn loại về với Ngài. Mà Nhơn loại muốn được về với Ngài để hưởng nguồn
Đạo Đức... thì từ Cá Nhân, Gia Đình, Xã Hội, Quốc Gia và Thế Giới phải đồng tâm
tùng đạo học tập chữ HÒA. Vì toàn thể Nhơn loại có Hòa . Càn Khôn Thế Giới mới
an tịnh: có an tịnh, mới có cảnh Thái Bình , tránh nạn tiêu diệt lẫn nhau ! Hầu
thực hành nếp sống văn minh Đại Đồng Huynh Đệ , không còn phân biệt người Đông
kẻ Tây và màu da, sắc tóc nữa.
Vì cái Đạo thế nhân này rất là trọng hệ, mọi người
trong cộng đồng nhơn loại đều phải có trách nhiệm bảo tồn nó, để xây dựng Tòa
Nhà Vũ Trụ thanh bình, cho mọi người đồng sống trong cảnh thái hòa an cư lạc
nghiệp.
Biết được vậy, Nhơn Loại hãy nghe lời Đức Ngài dạy:
Đã
từng muôn kiếp có tên ta,
Ta
bởi Đạo Trời mở cửa ra.
Ra
đến rước người lành đến ở,
Ở
chung một cỏi lại chung nhà.
Về mặt biểu tượng hình thể Giáo Lý, Đạo truyền văn
hóa Tân Kỳ, kiến thức Cổ Kim kết tụ Tòa Thánh Cao Đài bằng nền tảng Đạo Học và
Khoa Học tượng trưng Long Mã Phụ Hà Đồ và Lạc Thư.
Long Mã Phụ Hà Đồ chủ thể về Dương, Lạc Thư chủ thể
về Âm. Âm Dương tương hiệp phát khởi Càn Khôn lập cơ sanh sanh, hóa hóa ấy là
Đạo của Thiên Địa sanh thành ...
Bởi vi tại Thiên mới thànhTượng, tại Địa mới thành
Hình. Lý Âm Dương nói lên cột trụ của Tòa Nhà Kinh Dịch . Dịch là Thỉ Tổ của
Tòa Nhà Lý Học. Càn Khôn (Thiên Địa) là Thỉ Tổ của Tòa Nhà Dịch Học. Đi từ nhứt
bổn tán vạn thù. (Ra hình ảnh của muôn loài vạn vật trong vũ trụ). Đã hình
thành trong các môi trường khoa học vật lý.
Trên Tòa Thánh có hình con Long Mã Phụ Hà Đồ đứng
trên Quả Địa Cầu với một sắc thái hài hòa. Đi về phương Tây quay Đầu lại phương
Đông : biểu tượng tư tưởng Đạo Học Đông Á, thực hành khoa Tây Âu đúng lời tiên
tri : Đạo Học xuất ư Đông Khoa Học xuất ư Tây . Đạo Học là tâm, khoa học là
trí, tâm là ngọn đèn thần, trí là ánh sáng ...
Cuối thế kỷ 20 này. Nhơn Loại Đông Tây sẽ nhất tề
gặp gở nhau nơi mảnh đất Địa Đàng Đạo Lý Đông Á ... vì sau một giấc mơ của nền
Văn Minh Khoa Học Vật Chất Trời thu sạch !
Để cho trí quay về tâm. Tất nhiên khoa học trở về
với Đạo Học : Đó là con đường Phục Kỳ Bản Phản Kỳ Châu. Tòa Thánh Tây Ninh là
cộng đồng Vatican II, mà Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đến để an bài bảo vệ.
Để cho Nhơn Loại cùng nhau câu thực hiện Sấm truyền
: Đạo của Trời, Đời của Người , hiệp nhập Cao Đài bá tánh Thập phương qui Chánh
Quả Thiên Khai Huỳnh Đạo Ngũ Chi Tam Giáo Hội Long Hoa.
Tịch Đạo Thanh Hương 50 năm kết thúc (1926-1975).
Các bậc Tiền Bối vâng lệnh Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế lập Đạo, toàn bộ phải Triều
Thiên. Lý số Trời dành cho cuộc thử thách !
Thế tiêu Xuân Kỷ Long Hoa Trổ Di Lạc Vương xuất thế
điểm Đạo sắc ân phong lập thành Tịch Đạo Tâm là Tịch Đạo Pháp, để lập lại Đời
Thượng Ngươn Thánh Đức đó vậy. Qua Thượng Ngươn Trời Đất chung một dãy, các nền
Giáo Hội hiệp một nhà, Nhơn loại sống trong tình Huynh Đệ Đại Đồng để hưởng Hòa
Bình Thế Giới.
* * *
TRIẾT LÝ NHO TÔNG CHUYỂN THẾ
TRÊN NỀN TẢNG DỊCH LÝ
HÌNH THÀNH RA
THỂ PHÁP VÀ BÍ PHÁP
Dùng Chơn Lý để làm
đuốc Huệ Tâm Linh soi và Thể Pháp và Bí Pháp của Thiên Địa. Nhơn hiểu từ cơ tạo
hóa, sanh hóa, tấn hóa.
Kể từ Hổn Độn sơ khai,
cảnh thái hoan chi sơ đến Bàn Cổ Thủ Xuất để vị phân Thiên Địa. Thiên khai ư Tý, Địa tịch
ư Sửu, Nhơn Sanh ư Dần.
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng Linh
tá cơ lập nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Ngài cho toàn thể Nhơn loại biết rằng
: Đạo sanh thành của Tạo Hóa, bắt đầu từ cảnh Thái hoan : Có một khối Chơn như,
như thị vận hành lơ lững trong không gian chứa khí hư vô và ngôi vô cực !
Đấng Tạo Hóa cho nổ ra một tiếng Ùm thật lớn... Đạo
Phật đề danh Úm Ma ni Bát Rị Hồng. Sanh ra có một mình Thầy, Thầy là Ngôi Thái
Cực, Thầy làm chủ khối Dương Quang không gian.
Để đựng Đạo sanh thành Thái Cực Thầy Phân tánh ra
Lưỡng Nghi tạc thành khối Âm Quang làm chủ thời gian.
Triết lý Đạo Học Đông Phương đề câu : Hữu Nhất vật
hổn thành, Tiên Thiên Địa Sanh, Tịch hề, Liêu hề, độc lập nhi bất cải, Châu
thành nhi bất đãi, khả vĩ di Thiên Địa Mẫu. Ngô bất tri kỳ, danh tự vi Địa Đạo.
Đạo sanh thành của Thiên Địa từ đây do Âm Dương tạc
thành. Không gian đến với thời gian tạo thành sắc tướng. Thời gian hòa nhập vào
không gian tạo thành thể tướng. Nói lên, tại Thiên thành Tượng: tại Địa thành
Hình .Thiên Hoàng viết vũ. Địa Hoàng viết trụ.
Sự tương hiệp của lý Âm Dương phát khởi Càn Khôn Vũ
Trụ, sanh sanh, hóa hóa ra muôn loài vạn vật gọi chung là chúng sanh. Nhơn loại
là vật Tối Linh mang Thiên Phẩm Tiểu Thiên Địa, hiện thân cho Thiên Hoàng, Địa
Hoàng mà trang trí mỹ quan vũ trụ.
Nên biết: từ Chủ Thể Thái Cực phân tánh ra Lưỡng
Nghi, sự lập thành bằng đường Kinh Tuyến và đường Vĩ Tuyến + sanh ra Tứ Tượng :
Thái Âm, Thiếu Dương Thái Dương, Thiếu Âm, tạc thành Bát Cung : KIỀN, ĐOÀI, LY,
CHẤN, TỐN, KHẢM, CẤN, KHÔN. Hóa trưởng thành 64 Quái, sanh ra 384 Hào nguyên là
Dương , Hào phân đoạn
* Vạn quay xuôi là Vạn Svatika. Đi ra để tưởng
chiều xuôi là Gieo: (Chữ Vạn có móc về phía tay mặt)
* Vạn quay ngược là Vạn Sauvastika. Đi vào Tâm Linh
chiều ngược là Gặt : (Chữ Vạn có móc quay về phía tay trái).
Sự phân Ngôi, định Vị trên cơ sở Dịch Lý giao dịch
và biên dịch của Đạo sanh thành hữu tướng và biên tướng, từ không ra có, từ có
trở lại hoàn hư vô. Nó có thủy, có chung nói lên từ: Duy tâm ra Duy vật, từ Duy
vật trở lại Duy tâm theo qui trình Tiến hóa và Hồi hóa của Thiên Địa.
Thiên ban 4 Đức : NGUYÊN, HANH, LỢI, TRINH Địa ban
2 Đạo: CAN, NHU. Lập nên qui trình Luật Tuần Hườn vận chuyển... Một năm có mùa
Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đông thì của Thiên, Hạ thì của Địa. Xuân, Thu dành cho
loài người. Tại sao vậy ? Vì mùa Đông ngày ngắn đêm dài (Âm thăng, Dương gián),
mùa Hạ ngày dài đêm ngắn (Dương thăng, Âm Gián) Hai mùa giao dịch và biến dịch
để quân bình lý Âm Dương tương hiệp bảo tồn cơ sanh hóa.
Còn Nhơn loại được Thiên Địa dành cho cuộc sống
uyên nguyên hai mùa Xuân Thu, ngày và đêm bằng nhau theo nhịp điệu căn cơ: Một
phút có 60 giây, một giờ có 60 phút, một ngày một đêm có 24 giờ, một tháng có
30 ngày, một năm có 12 tháng. Cứ luân qua chuyển lại không ngừng trong sự chung
có thủy, trong sự thủy có chung mãi mãi.
Xin trích dẫn Tinh Hoa Ngũ Điển nói về Xuân Thu:
Tiêu hướng có nằm ẩn trong tên sách, tên là Xuân
Thu, chỉ tên gọi đó thôi đã nói lên được hai điểm tối quan trọng của Kinh Xuân
Thu. Một là lấy Trời Đất làm chính, hai là vị trí của Nhơn loại. Về điểm thứ
nhất lấy thời tiết làm nền tảng, vì thế tên sách đặt theo mùa, và trong sách
luôn chú ý đến việc ghi mùa, dù không có việc chi cũng ghi mùa và tháng như :
Xuân Vương. Nhị Nguyệt, mùa tháng 2, ngoài ra không có việc chi cả.
Trong Xuân Thu hay có chữ như vậy.
Trình Tử bàn rằng : đó là để giữ lấy mùa của Trời
mà còn, thì nhận lý mới vững. Bởi thế Đạo Trời cũng gọi là Vương Đạo (xem Ẩn
Công năm thứ ba).
Năm thứ hai Hoàng Công, Xuân Thu lại viết : Đông
Thập Nguyệt, mùa Đông tháng 10. Cốc Lương truyện hỏi không có việc nào sao lại
chép mùa ? Lý do là không để sót mùa. Lối biên niên của Xuân Thu bốn mùa có đủ
mới thành năm. Cốc Lương viết như thế là vì ý thức chưa rõ về nền tảng đặt trên
thời gian. Ai đã đọc chữ Thời đều biết rằng : Triết học đã sa đọa trầm trọng.
Ai hiểu được như thế mới hiểu gía trị Kinh Xuân Thu , khi đặt nền tảng trên chữ
Thời .
Bây giờ, bàn đến điểm thứ hai, là tại sao gọi Xuân
Thu mà không gọi Đông chẳng hạn?
Tất cả cái sâu xa phải tìm trong câu hỏi đó ? Chính
nó sẽ nói lên tiêu hướng của Việt Nho, một nền Đạo Lý đã có lâu đời từ Phục Hy,
Thần Nông ...v.v..
Trong Kinh THƯ ở Thiên Nghiêu Điển nói đến các mùa
đã chú trọng đến Nhật trung, tức là ngày đêm dài bằng nhau. Như vậy đã có ý
tưởng dành hai mùa Xuân Thu cho con người hết. Vì theo Việt Nho thì người là gì
? Nếu không phải là Thiên Địa Chi Đức, Quỉ Thần Chi Hội.
Chúng ta nhìn qua bốn mùa, sẽ nhận ra Thiên Địa
giao nhau quân bình hơn hết trong hai mùa Xuân Thu. Hạ thì ngày quá dài nên qui
chi Địa, Đông thì ngày quá ngắn nên qui chi Thiên. Còn quân bình nhất là hai
mùa Xuân Thu, nên qui cho người, được định nghĩa là Thiên Địa Chi Giao, để nói
lên tính chất nhân chủ hay là phần trội hơn được qui cho người. Như đã nói ở
Quyển nhân bản: trong bốn nét của chữ Nhân thì Trời một, Đất một, còn người
hai. Câu ấy không phải là một sự tán tự trống rỗng nhưng được thực hiện bằng
bốn mùa trong năm.
Tuy Xuân Thu chỉ ghi chép việc của Vua, nhưng theo
quan niệm Việt Nho. Vua phải là người lý tưởng, tức là người đã được hiện thực
đến đỉnh cao Nhân tính. Vì thế tuy chỉ nói việc Vua, mà ý nghĩa sâu xa là nói
về con người. Kinh thư quen gọi là Nhất Nhân . Đây là một nét đặc trưng về nền
văn hóa Việt Nho khác hơn các nơi khác. Bên Âu, Ấn vì là Thần quyền nên chú
trọng Trục Chi (Axe solstcial), tức trục Thiên Địa. Nên Lễ mặt Trời mừng vào
Đông chí (cuối tháng Décembre). Về sau Ky Tô Giáo thích nghi Noél vào ngày 25
Décembre. Còn Hạ Chí là Lễ Saint Jean d été xưa kia mừng vào ngày 20 Đông. Bên
Đông thì mừng lễ vào hai mùa Xuân Thu. Xuân tế Đế. Thu tế thường, tức là đi
theo con người. Còn hình thức Đại chúng là hai tết Xuân Thu cũng là trục quán
phân (Axe equinoxial) biểu thị Nhân quyền. Cũng vì ý tưởng Nhân quyền đó, mà
lạc thư hoán vị cho hai số 2. 4. Ở Hà Đồ thì trục ngang là 3. 4. Nhưng Lạc Thư
đổi ra 3-2 là số của Đông Nam, cũng là số quân bình so với trục Thiên Địa 1-4.
Vì vậy mà câu Tham Thiên Lưỡng Địa Nhi ỷ Số được
chọn biểu thị nhân Đạo. Chính vì thế mà Việt Nho đề cao Lịch nhà Hạ, cũng chính
là qui Lịch tức Việt Lịch vì khởi đầu của cung Dần (Mùa Xuân) Nhân Sinh Ư Dần
tức đề cao khía cạnh nhân chủ theo câu Tá truyện Phù Dân Thần Chi Chủ Giả ,
người dân là chủ, Thần là Khách. Ngược lại khi Thần là chủ thì mừng lễ vào Đông
Chí Thiên Sinh Ư Tý (mùa Đông)
Đó là ý chính của hai chữ Xuân Thu mà Khổng Tử đã lãnh hội được trong Đại
Đạo của Cổ Nhân và đã truyền lại cho môn sinh, về sau được ghi sách truyện nhất
là Xuân Thu Tả Truyện quen gọi tắt là Tả Truyện. Đó là một áng văn phong thú
nhất và cũng sống động nhất, giúp cho hậu thế hiểu được thăm ý Xuân Thu, mà
trong lúc sinh tiền hoàn cảnh không cho phép nói lên cách công khai. Vì đó ta
có thể căn cứ vào Tả Truyện để tìm chứng tích cho những điều suy luận trên.
Đến sự Tuần Hườn trong cơ sanh hóa của Nhơn loại, vạn vật, thực vật cũng
đồng nhất thể. Người mới sanh ra, làm con, lớn lên có đôi bạn đời để làm cha
mẹ, tiến lên địa vị Ông Bà ..v.v...Già cổi xác, con cháu thừa kế cũng đi theo
sự Biến, Thành, Hóa, Trưởng không ngừng (muôn loài vạn vật cũng thế). Nên tư
duy để rõ Đạo sanh thành có qui luật.
Con người có ba thể cấu tạo mới nên người.
* Thể thứ nhì: là Đệ Nhị xác thân. Do Phật Mẫu
ban cho Chơn Thần
* Thể thứ ba: Là Tâm
Linh (hay Linh Hồn). Do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế ban cho.
Trong ba thể ấy của : Nhơn, Địa, Thiên ban cho đủ
và hiệp nhứt. Mới thành người, nhưng phần bản chất của mỗi người khác nhau là
do sự tấn hóa qua nhiều kiếp !
VÌ:
THỂ THỨ NHẤT là xác thân, nó có Ngũ quan, biết cảm xúc, vận hành, do khí
bẩm sinh của cha mẹ biến tướng ra. Nó là nhân vật.
THỂ THỨ NHÌ là Đệ Nhị xác thân, tức là Chơn thần
Người ta thường gọi là Hào Quang đó. Nó do theo thể thứ nhất mà biến hình cho
phù hợp, tỷ như bộ đồ bắt kế con vật.
THỂ THỨ BA là Linh Hồn Do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
ban cho, tức là điểm Linh Quang của Ngài chiết cho người để hiểu biết khôn
ngoan hơn Vạn Vật làm Thiên hạ đó. Vậy thì Thể thứ ba như người cầm cương con
vật.
Ba thể ấy được hiệp một thì con người ấy mới thấu
hiểu cả Thiên cơ của Đức ngọc Hoàng Thượng Đế. Một khi con người thấu hiểu được
Thiên cơ thì người đó đã đạt Đạo. Bởi vậy, con người tu cần phải tôi luyện cho
Tam Thể được tương liên với nhau thì con người ấy mới được sáng suốt hơn kẻ
bình thường.
Đệ Nhứt xác thân phải bị luật thay đổi chớ không
phải chết đâu ? Khi xác thân này bị luật thay đổi của Tạo Hóa thì nó không khi
nào còn hườn hình lại được với Đệ Nhị Xác Thân và Đệ Tam Xác Thân. Mà nó phải
lộn với đất để nuôi dưỡng chất sanh như là Thảo Mộc, rồi từ Thảo Mộc nó sẽ nuôi
đến Thú Cầm, rồi cũng từ Thú Cầm nó lại nuôi loài người. Cũng như ta bón phân,
nó vẫn ở lộn cùng đất, vì ăn của Thổ phải huờn lại cho Thổ, chớ đi đâu bây giờ
?
Đã nói rằng: Xác thân nó lộn với Đất, thì lẽ dĩ
nhiên nó là Đất rồi, cái xác nào cũng phải biến thành đất cả. Chỉ lâu hay mau,
do sự chôn cất kín hay hở, hoặc chắc hay không đó thôi.
Ở mặt thế này không có vật chi bền cả. Vì nó đều do
vật chất biến sanh thì nó phải chịu luật tiêu diệt ! Hữu Sanh, Hữu Hoại thay
đổi của Tạo Hóa đến như sắt hoặc đá chắc là bao ? Nhưng nó còn có thời gian mà
mòn để phế thảy !
Thì tất cả phải chịu luật thay đổi Luân Hồi Chuyển
Hóa theo thời gian. Vì Luật thay đổi Luân Hồi nó rất có ích cho Cơ Sanh Hóa của
Tạo Hóa. Mỗi lần thay đổi Luân Hồi là mỗi lần tiến hóa cao hơn. Nên luận về Bí
Pháp ra Thể Pháp thì không có gì là mất hay chết cả. Vậy Đệ Nhứt Xác thân là
vật chất, phải chịu luật thay đổi mà người đời gọi là chết đó. Thật tế nó không
phải là mất, mà còn mãi mãi với thời gian và không gian đó vậy.
THỂ THỨ NHÌ: CHƠN THẦN là một thể vô hình bất tiêu,
bất diệt, nó luôn luôn tiến hóa hay ngưng trệ do mỗi lần tái kiếp được dày công
hay đắc tội ! Nói rõ hơn nữa thì là Lục Dục Thất Tình đó vậy. Vậy khi Lục Dục
Thất Tình được điều độ là nhờ Đệ Tam Xác thân điều khiển nổi, bằng không thì nó
vì Đệ Nhứt Xác thân là Hình vật sai biểu theo bản chất của nó.
Vậy thì Đệ Nhị Xác thân là hình bóng đi lập công
bồi đức, thoãng như nó trọn nghe lời của Đệ Tam Xác thân thì được trọn lành mà
về cõi Thiêng Liêng hằng sống, gọi là Đắc Quả. Còn nếu nó nương theo Thú Chất
hình vật là Đệ Nhứt Xác thân là nó phải chịu luân hồi chuyển kiếp mãi mãi, tức
là bị đọa đó, Mà mỗi khi bị đọa thì tùy theo sở hành của kiếp vừa qua mà biến
hình hoặc giả ở lơ lững chốn không trung, nơi mà các điểm giao hợp chờ cho đúng
thời hạn, để được thăng lên hay giáng xuống. Vì cớ người trần thế hay gặp nó
hiện hình mà cho rằng Ma hay Quỉ. Những Chơn hồn ấy hoặc do phạm thệ hay trốn
thê mà phải bị như vậy, đến lúc bị các điển nổ tan mà biến mất hay là Ngũ Lôi
tru diệt đó.
Nếu nhẹ tội thì được nhẹ nhàng khỏi bị nổ tan nhưng
cứ vẫn vơ mãi đặng nhìn lại cuộc thế chuyển xoay mà chúng ta gọi là Tận Đọa Tam
Đồ, bất năng thoát tục !..
Con người bị Lục Dục Thất Tình mới hiểu biêát sự
thay đổi của Càn Khôn Vũ Trụ , mới biết lo lập công đức, không chìu theo Đệ
Nhứt Xác thân là Lục Dục Thất Tình đi quá hạn chênh lệch sự yêu ái của Đức Phật
Mẫu hằng cho, thì nó phải chịu đau đớn vì lằng Âm Khí của Đất luôn luôn lôi kéo
!
THI
Bản
chất vốn sanh bởi Địa Hoàn,
Âm
Dương nhờ đó mới thành Căn.
Nhựa
nhành do bởi còn Vi Tố,
Máu huyết hữu sanh vật hữu thân.
Nhờ hưởng khí Trời nên được
sống ...
Nương
theo vị Đất đặng hằng sanh.
Kiếp
căn bao thuở đã Tiền định,
Vi
Tố đến bồi trở lại Căn.
ĐỆ TAM XÁC THÂN là LINH HỒN.
Ấy là cái cơ năng của sự tiến hóa của con người thì lẻ dĩ nhiên nó phải chịu thay đổi theo thân sanh của con người tùy theo
sự sáng suốt của nó. Cũng có khi Chơn Linh sáng suốt lại Ngự vào một Đệ Nhứt Xác thân
xấu xa, để giúp cho Đệ Nhứt Xác thân được lập công bồi Đức trong một kiếp sanh,
nhưng điều đó rất ít, Phần nhiều là một Chơn Linh sáng suốt đều Ngự trong Đệ
Nhứt Xác thân tốt đẹp, nên về khoa học bói toán của Thiên Lý Học, người ta có thể đoán được người, khi người ta thấy
cái thể bên ngoài của Đệ Nhứt Xác thân, Vì tướng tại tâm sanh .
Trong Tam Thể con người chỉ có Đệ Tam Xác thân có
phận sự quan trọng hơn cả, nó phải chịu trách nhiệm đối với Đức Ngọc Hoàng
Thượng Đế khi trở về ngôi vị của mình.
Sứ mạng Đệ Tam Xác thân là phải chế ngự Đệ Nhứt và
Đệ Nhị Xác thân cho thuận theo Luật Tiến Hóa thiên nhiên của Đức Ngọc Hoàng
Thượng Đế. Nếu chẳng kềm thúc tánh dục vọng phàm phu của Đệ Nhứt Xác thân thì
sẽ bị Thiên khiển và thất phận nơi cỏi Thiêng Liêng hằng sống. Thiên mạng của
Đệ Tam Xác thân rất khó khăn nặng nề. Vì nếu mang một xác thân sấu xa thì cũng
rất khó lập công, còn nếu mang một xác thân tốt đẹp cũng có hại cho phận sự của
mình ! Biết bao Chơn Linh xuống Thế lập công cũng vì lẽ khó khăn ấy mà phải
chịu nhiều trở ngại trong phận sự đến đổi phải bị đọa trần ! Vì không thể kềm
chế được Đệ Nhứt Xác thân mà phải bị Đệ Nhị Xác thân lôi cuốn vào đường tội
lỗi. Hữu Nhan Sắc, Hữu Ác Đức, hay là đam mê Quyền Tiền, hành tàng phi Đạo Đức.
Cũng có người nói rằng: Đức ngọc Hoàng Thượng Đế là
chủ Đệ Tam Xác thân, lẽ ra Ngài phải giữ gìn nó được trong sáng mới phải chớ ?
Tại sao để nó bị vật thể hữu vi lôi cuốn nó vào đường sa đọa như vậy ?
Có hỏi ? Tức phải có trả lời: Để thấu rõ lẻ Huyền
Vi ấy. Như đã nói Đệ Tam Xác thân lảm chủ thể cho sự tiến hóa của loài người
thì lẽ dĩ nhiên nó phải chịu sự khảo thí trong trường thi của Đức Ngọc Hoàng
Thượng Đế lập nơi mặt thế nầy. Nếu một Chơn Linh đầu kiếp có thể thắng được Cái
Thể Thứ Nhứt, chế được dục vọng của nó thì mới được thăng vị. Còn như thắng Thể
Thứ Nhứt không đặng thì phải chịu hình phạt. Đó là Luật Công Bằng của Đức Ngọc
Hoàng : có công thì thưởng, có tội thì trừng !
Thoãng như Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế không dùng
phương pháp khảo thí ấy để lọc lựa thể chất, Chơn Thần thì làm sao phân biệt
được hàng phẩm cao hay thấp cho đặng ?
Để kết thúc phần Đệ Nhứt, Đệ Nhị, Đệ Tam Xác thân
của con người, Như đã nói : Đệ Tam Xác thân là kẻ cầm cương thì nên hiểu nó thế
nào rồi : Vì sở hành bản năng sinh động của nó giống như một con người cầm
cương, Nếu nó sáng suốt sinh động chế ngự được Đệ Nhứt, Đệ Nhị Xác thân đi theo
Luật Thiên Nhiên tiến hóa của Đức Ngọc Hoàng, thì nó được phần khen thưởng của
Đức Ngọc Hoàng, như người cầm cương biết cẩn thận làm đúng phận sự của Chủ
giao, điều khiển con vật, cái xe tốt thì được Chủ hậu đãi ... Còn như Đệ Tam
Xác thân thắng chẳng đặng Đệ Nhứt Xác thân mà còn bị nó lôi cuốn vào đường tội
lỗi nữa thì phải bị sa đọa ... cũng như kẻ cầm cương không biết cẩn thận để
điều khiển con vật làm lợi ích cho Chủ thì phải bị rầy, quở phạt, có khi Chủ
đuổi đi là khác.
Đức Ngọc Hoàng cho biết: Loài người có ba hạng sanh:
Nguyên Sanh, Hóa Sanh và Quỉ Sanh.
Nguyên Sanh là sau khi Khai Thiên, Lập Địa đã có
Kinh Nhựt Tụng đã tán dương Khai Thiên Địa Nhơn Vật Chi Tiên.
Bản chất của người Nguyên Sanh, thì thích ăn hiền,
ở lành, thanh nhàn, tự toại, hòa hợp cuộc sống thiên nhiên không ham tranh đấu
! ... Hóa Sanh do Bát Hồn vận chuyển tiến hóa đến địa vị làm Người. Bản chất
thích đua đòi, đam mê, ham muốn, mãi sống trong vòng cương tỏa của Lục Dục Thất
Tình ! ...
Quỉ Sanh do Hóa Sanh phạm thệ mà có. Tánh tình hung
bạo ưa kích thích, sách động đấu tranh giành giựt lợi quyền, gây cảnh đau
thương cho Gia Đình và Xã Hội !...
Ba thành phần làm người nói trên luôn luôn có một
sự Nhân Quả chuyển hóa không ngừng !
Nếu Nguyên Sanh phạm thệ với Thiên Địa thì phải trở
thành Hóa Sanh, mất Ngôi Nguyên Sanh.
Hóa Sanh phạm thệ với Thiên Địa, thì phải trở thành
Quỉ Sanh, mất Ngôi Hóa Sanh. Làm con người hành động tàn ác với nhau, thì phải
trả Quả đã làm : Chủng hoa đắc hoa, Chủng đậu đắc đậu, theo Luật Công Bằng của
Tạo Hóa !
Khi đã phạm thệ, hoặc phạm tội, biết trả xong, muốn
được có Ngôi xưa, vị cũ thì phải chịu chuyển kiếp Qui Căn, trãi qua chín chục
ngàn năm.
Nay thời kỳ Hạ Ngươn, là thời kỳ Ân Xá để bước qua
Ngươn Thánh Đức. Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dùng Ngũ Luân để Giáo dục con người
thực thi nền Đạo Nhân: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín: dạy làm nhiệm vụ làm người
phải giữ vẹn Tam Cang Ngũ Thường Tam Tùng Tứ Đức Dục Tu Thiên Đạo, Tiên Tu Nhơn
Đạo Nhơn Đạo Bất Tu, Thiên Đạo Diễn Hỉ
Phật Mẫu ban Bát Bửu Nang: Hiếu Để Trung Tín Lễ
Nghĩa Liêm Sĩ. Hướng đạo cho con người thoát ra vòng u tối, tu tỉnh thoát mê
vật chất Hồng trần, đúng với câu : Mẹ đem con đến tận đường hằng sanh, để đạt
vị Cửu Phẩm Thần Tiên hay Cửu Thiên Khai Hóa ...
Hai cơ năng hình thành để thực thi Thể Pháp và Bí
Pháp tức là tận độ và giải thoát.
Thể Pháp thì có Hội Thánh Cửu Trùng Đài là Đài phổ
thông Chơn Giáo, độ tận chúng sanh, có Cửu Viện: LẠI VIỆN, LỄ VIỆN, HÒA VIỆN, Y
VIỆN, NÔNG VIỆN, HỌC VIỆN, HỘ VIỆN, LƯƠNG VIỆN, CÔNG VIỆN, làm nền tảng cơ Phổ
Độ.
Bí Pháp, Hội Thánh Hiệp Thiên Đài nắm Pháp. Chưởng
Quản bốn động : Thiên Hỉ Động, Địa Linh Động, Nhơn Hoàng Động, Động Đình Hồ. Ba
Cung : Trí Huệ Cung Trí Giác Cung ,Vạn Pháp Cung.
THIÊN HỈ ĐỘNG: Trí Huệ Cung, nơi đây có Đoạn Trần
Kiều. Ao Thất Bửu.
Cung này là nơi lập thành Tịnh Thất dành cho từ
hàng Tín Đồ đến Chức Sắc Thiên Phong Nữ Phái, đã làm xong phận sự Nhơn Đạo và
Thiên Đạo, ăn Chay trường, muốn đạt pháp về phần siêu thoát ... Có tờ tình
nguyện được hai người bảo lảnh. Chủ Tịnh Thất thâu nhận vào đây chấp hành qui
điều lo tu tâm luyện Đạo pháp ...
ĐỊA LINH ĐỘNG: Trí Giác Cung. Nơi đây có Giải Khổ
Kiều. Tân Dân Thị.
Cung này dành cho Chức Sắc Hiệp Thiên Đài tu luyện
Đạo Pháp. Vì nơi đây thuộc Cung Diêu Trì, Đạo Pháp Vô Biên.
NHƠN HOÀNG ĐỘNG: Vạn Pháp Cung, nơi đây là Sơn
Đình, là nơi lập thành Tịnh Thất , dành cho từ hàng Tín Đồ, Chức Việc, Chức Sắc
Thiên Phong Nam Phái, đã làm xong phận sự Nhơn Đạo và Thiên Đạo, ăn Chay trường
muốn tu đạt Pháp về phần siêu thoát ... có tờ tình nguyện được hai người bảo
lãnh. Chủ Tịnh Thất sẽ thâu nhận vào đây chấp hành qui điều lo tu tâm luyện Đạo
Pháp.
ĐỘNG ĐÌNH HỒ: Động Vô Vi Bí Pháp, được thành lập
nơi hướng Tây Nam kế bên Khải Hoàn Môn (Thiên Môn) cửa vào Tòa Thánh.
Người được Tịnh Chủ thâu nhập vào Tịnh Thất trước
hết phải học hiểu 7 Phách, đều hợp trong cơ thể của mình để luyện Đạo hằng sanh
:
1
- Phách Cực Dương
2 - Phách Thượng Đình
3 - Phách Trung Đình
4 - Phách Cung Hỏa
5 - Phách Trung Ương
6 - Phách Hạ Đình
7 - Phách Cực Âm
* Phách Cực Dương , là nơi
Nê Hườn Cung.
* Phách Thượng Đình, chính
giữa hai Chơn mày.
* Phách Trung Đình, đầu
cuốn họng và phổi.
* Phách Cung Hỏa, nơi trái
tim (Chớn thỉ).
* Phách Trung Ương, nơi
thận.
* Phách Hạ Đình, là Hạ Đơn
Điền hay là rún.
* Phách Cực Âm là nơi
xương cụt, xương sống.
Hào Quang của các Phách tõa ra gọi là Aura éthérique. Còn điển lực của 7
Phách quay tròn như bánh xe, gọi là Luân Xa. Chakra.
Bài giải, như đã nói Đệ Nhứt Xác thân là vật thể
hữu hình, nó nuôi dưỡng bởi Chơn Tinh, do đó nó bốc hơi gọi là Chơn Khí. Tỉ dụ
một nồi nước nóng để lên hơi vậy.
Chơn Khí ấy, có một ánh sáng riêng của nó gọi là
Hào Quang, tiếng Pháp gọi là Aura , nhờ Hào Quang biến đổi hình sắc mà nơi cõi
hư linh thấu triệt hành tàng tâm ý của nỗi người.
Chơn Khí nó là Một Điển Quang của thể xác bốc ra để
nó dung hợp với điển Âm Dương trong thể xác. Bởi nó là trung gian tiếp điển của
Chơn Thần, là của Đức Phật Mẫu và Chơn Linh của Đức Ngọc Hoàng. Khi thể xác bị
ô trược thì Chơn Khí có một chất làm cho Chơn Thần không tiếp được Nê Hườn
Cung, tức là nơi phát sinh ý chí. Còn như ý chí xao động thì Chơn Khí phải xao
động làm cho lạc điển của Chơn Thần tiếp xuống.
Chơn Khí là một khí chất trong Đệ nhị Xác thân, cả
Chơn Khí và Chơn Thần hiệp lại mới có.
Chơn Thần là một điểm Linh của Phật Mẫu sanh ra :
Chơn Thần đến với xác thân đặng khai trí cho con người, theo bên Phật Đạo gọi
là Giác Hồn đó. Cả Chơn Khí, Chơn Thần hiệp thì gọi là Vía đó vậy.
Chơn Thần đến để giữ thể xác, cho trọn bước trên
con đường tấn hóa, song vì bổn chất của Chơn Thần là Âm Quang nên thường vì
những nỗi khó khăn của thể xác mà hay dung túng cho thể xác được phù hợp với
chất sanh của thể xác gọi là Thú chất.
Trong mọi người đều có Thất Tình Lục Dục, những
Tình Dục ấy phát sanh ra do nơi Lục Phủ Ngủ Tạng, nhưng chủ nó là Chơn Thần đó
vậy.
Khi Chơn Thần kềm thúc không nổi thì Lục Dục Thất
Tình dấy động là cho Chơn Khí tiết ra một chất ô trược khiếm Chơn Thần không
đến đặng mà chế Ngự được nữa. Lấy thí dụ một người có manh tâm làm điều gian
ác. Khi họ khởi thi hành công việc ấy, họ được nghe một tiếng nói vô hình ngăn
cản mà người ta thường gọi là Lương Tâm cắn rứt. Tiếng nói ấy là của Chơn Thần.
Song kẻ ấy cố tâm làm công việc đã suy tính và từ bỏ không còn được nghe tiếng
nói của Thiêng Liêng kia nữa, lúc đó là Chơn Thần không còn đến được bởi Chơn
Khí ô trược ngăn cản.
Khi Chơn thần đã bị xác thân cải ý thì Chơn Thần
buộc phải theo luôn xác thân ấy đặng kiếm phương gội rửa. Bởi cớ có những người
gian ác khi nhận được người giản dạy về hành tàng của người thì liền nghe một
lời nói vô hình biểu phải cải hối. Thoãng như thể xác ấy được định tỉnh thì
Chơn Thần chế ngự luôn Lục Dục Thất Tình mà cải thiện thể xác, tiếng thường gọi
Giác Ngộ vậy.
Còn luận về tội lỗi thì Chơn Thần phải luôn luôn
theo thể xác, bởi cớ thể xác phải chuyển kiếp đến đâu thì Chơn Thần cũng phải
theo đến đó. Khi thể xác đã mất sự sống của nó, thì Điển của Âm Dương trong thể
xác bay ra cùng với Chơn Thần, hể Thể xác trong sạch thì khí Dương hợp với Chơn
Thần bay về cõi Thiêng Liêng do Nê Hườn Cung là cửa. Còn thể xác ô trược thi
khí Âm tiết ra hợp với Chơn Thần mà giáng xuống vật chất đặng chờ có chuyển
kiếp, do đầu ngón chơn cái là cửa.
Chơn Khí tiết ra bởi 7 Oan Nghiệt người ta gọi là
Thất Phách.
Phách cực Dương là nơi Nê Hườn Cung, Phách Cực Âm:
là nơi xương cụt, còn Phách Trung Ương : là Thận. Về Dương đặng điều động Huyền
Quang có 3 Phách là: một Thượng Đình một Trung Đình, ở đầu cuốn họng và cuốn
phổi một Phách tại Cung Hỏa tức là ở tim.
Còn về Âm để khai thông thủy Hỏa thi Phách ở Hạ
Đình hay là Hạ Đơn Điền gọi là rún. Khi mỗi một Phách lay động khiến cho Âm
Dương Khí bất điều hòa, mà sinh ra bệnh tật hay làm cho Chơn Khí ô trược. Mỗi
một Phách có một điển lực Dương xoay chuyển không ngừng và rất mau lẹ, do đó
tiết ra một sắc Hào Quang hấp dẫn những Điển Lực Âm ở gần nó phải xoay theo nó.
Nơi nhận là chỗ chứa cả khí Âm Dương gọi là Thận
Thủy và Thận Hỏa đó vậy.
Thường thường trong người dùng khí nhiều mà không
biết vận Âm và Dương tinh thì bị Hỏa xông lên làm hại Tim, Phổi, Mắt và Óc. Còn
như bạc nhược thì Hỏa lại bị kém. Thủy lại dồi dào, làm cho hư ruột gan. Muốn
cho Khí điều hòa phải dưỡng tinh, định khí mà vận chuyển Thủy Hỏa đi cho cùng
Châu thân thì Chơn Khí mới trong sạch mà định được Chơn Thần. Sự dẫn Thủy Hỏa
ấy gọi là vận hành Chơn Khí mà tạo nên Hỏa Tinh.
Phải biết rằng, nếu ta để cho một trong 7 Phách
kích động tức nhiên Hỏa Tam Muội sẽ đốt cháy nơi đó tức nhiên có điều nguy hiểm
ngay, có khi hại đến sanh mạng nữa ..
Tại sao người xưa được sống lâu và khỏe mạnh còn
người nay thì thường bị đau yếu hay chết sớm cũng tại không biết dùng Âm Dương
đặng điều hòa lấy thể xác.
Chơn Khí bao bọc lấy xác thân do nơi 7 Phách tiết
ra mà có. Muốn luyện Khí phải giữ gìn 7 Phách. Khi luyện Khí phải giữ cho Chơn
Thần được an tịnh không xao lãng bởi Lục Dục Thất Tình.
Phép luyện Đạo, khi Đệ Nhứt Xác Thân tinh khiết. Đệ
Nhị Xác Thân Mới đến được Nê Hườn Cung mà khai Huyền Quang khiếu, thường gọi là
đắc đạo tại thế. Mỗi khi tham thiền nhập định được rõ thấu lý mầu, ấy là lúc Đệ
Tam Xác thân đã đến. Vì lẽ đó mà các Nguyên Nhân từ ngày xuống thế bị Đệ Nhứt
Xác thân lôi cuống. Đệ Nhị Xác thân phải chuyển kiếp làm cho Đệ Tam Xác thân
bận theo Giáo Hóa mà Ngôi Vị Thiêng Liêng phải bỏ trống.
Mỗi khi lập đủ Công tạo đủ Đức rồi thì Đệ Tam Xác
thân sẽ tùy theo công nghiệp mà được thăng vị. Khi được trở về cõi Thiêng Liêng
hằng sống của Chơn Linh Và Chơn Thần được hiệp một ngự trên Đài Sen tức là Công
Nghiệp của Sanh Hồn tạo nên. Lúc đó gọi là hiệp nhứt qui hồn đắc vị đó vậy.
Phàm làm người trong võ trụ. Suy Cổ Luận Kim
... Ai ai cũng phải đồng chung một quang điểm: Cây có cội, nước có nguồn, con
có cha, nhà có chủ, nước có người lãnh đạo, vũ trụ có Ngọc
Hoàng.
Trong thế giới vạn hữu
này, cái chi cũng có thủy, có chung, có bóng ắc có hình, có trước thì phải có
sau ..vv...
Người mà muốn tầm ra Chơn Lý đạo Trời,
ta nên đơn giản hóa dẫn dụ như vầy : Thân cây cổ thụ là cội Đạo, cành cây là
các nền Đạo Giáo, lá cây là vạn vật, hoa cây là loài người.
Cụ thể hóa, chính có chất tinh cây cổ thụ, từ đó
mới biến ra cành, sanh ra lá, trổ ra hoa tươi thắm muôn màu, có hương thơm ngào
ngạt, tạo nên quan cảnh mỹ miều trần thế, từ Cổ chí Kim hy hữu, hằng hữu ...
Hằng ngày, nhãn quang của loài người ai ai cũng
mong muốn được nhìn thấy cái đẹp để nhận được niềm vui nào đó cho tâm hồn thư
thái thanh trang !!!
Mà thực tại có ít người nhớ đến câu : Minh Kinh Khả
Vĩ Sát Hình Vãn Cổ Dĩ Tri Kim . Coi cái đẹp ấy nó có đó, do đâu mà được có,
được đẹp ?
Phải chăng cái đẹp ấy ở trong nguồn cội thủy chung
Phúc hậu, mới ra thể tướng. Biết được vậy, ta mới rõ cái thủy chung của mọi sự
vật, mọi sự việc vật lý hữu vi hóa làm cho bầu trời quang đảng. Xã Hội tươi vui...
gốc do Thiên Địa tạc thành.
Ta mới thấy Thượng Đế cho các vì Chưởng Giáo xuất
thế lập thành các nền Đạo Giáo qua nhiều thời kỳ để đốt lên nhiều ngọn Hoa Đăng
gợi cảm hồn nhiên giục tỉnh loài người hồi hướng Tâm Linh nhớ lại nơi cõi ra đi
và khi trở về có nề nếp kiếp là người, tức nhiên đánh thức Tâm Linh loài người
tự thấy sự sanh tồn của mọi người do đâu mà có, có rồi để làm gì, để được trở
lại nguồn thủy chung ?
Đức Ngọc Hoàng dạy chúng
ta :
Dể
gì lộn kiếp đặng làm người,
May
đặng làm người chớ dể vui ...
Lành
dữ hai điều vừa ý chọn,
Lành
như tòng dữ tợ hoa tươi.
Hoa
tươi tòng, bá khác nhau xa,
Tòng,
bá sơ rơ kém sắc hoa.
Gặp
tiết Đông thiên, sương tuyết bủa,
Chỉ
còn tòng bá chẳng còn hoa.
Vì cây tượng trưng cho không gian vô tận, hoa tượng
trưng cho thời gian hữu định, hoa trổ rồi lại tàn ! Đó là qui luật của thiên
nhiên tạo vật dành cho loài người thấy đặng thực thể, hữu sanh có hữu hoại. Con
người làm lành thì được phước, còn làm ác hướng ác hành, ngịch Thiên phản Địa
thì trở thành Vật chất Quỉ vị.
Cho nên mỗi lần Đạo Giáo đến với loài Người có
nhiều phương trình Giáo Pháp khác nhau tùy theo dân trí ... nào là mở con đường
thiên lý, hoặc đưa chiếc thuyền cứu độ hay là đem tiếng chuông cảnh tỉnh
..vv...Để dìu dắt kêu réo loài người hồi tâm hướng thiện. Nhớ lại cảnh cũ quê
xưa là con đường Thiên lý bất diệt của Thượng Đế dành cho loài người từ tạo
Thiên lập Địa đến bây giờ.
Cuối Hạ Ngươn này niềm hoan hỉ chung của loài người
có được cội Đạo Cao Đài trổ hoa Thái Dương , cho loài người một ánh sáng hồn
nhiên đạo đức dìu dắt loài người tránh cho đặng ý thức hệ đấu tranh giữa giai
cấp sang hèn cùng nhau chung sống một môi trường ĐẠI ĐỒNG.
XIN KẾT THÚC BẰNG NHỮNG
BÀI THƠ BÁT CÚ
THI
Cơ
Trời chuyển thế rất Linh Thiêng,
Khắp
cả Đông Tây bị đảo quyền !
Nhơn
loại ngữa nghiên vì chiến họa !
Đất
bằng sấm dậy chẳng bình yên !
Trường
đời biến đổi đen ra trắng ...
Cửa
Đạo thay màu Tục hóa Tiên.
Dám
hỏi Sanh Linh mau tỉnh ngộ,
Để
sau khỏi đọa xuống Huỳnh Tuyền !
Lánh
chốn phồn hoa đến cửa Thiền,
Có
nguồn Đạo Đức giải oan khiên !
Theo
đường Thiên lý sang bờ Giác,
Đến
nẻo Tây Phương gặp chổ Hiền,
Hưởng
trọn kiếp sanh ơn Võ Lộ !
Nhờ
Trời xé giấy nợ Tiền khiên.
Để
tâm thanh tịnh, lòng thơi thới ...
Chẳng
Phật cũng là địa vị Tiên.
Muốn
đặng người tôn bậc Thánh Hiền,
Kinh
luân Đạo Pháp gắn cần chuyên.
Đường
tu trụ vững Ngôi Tâm Đức,
Cội
Phúc dẹp tan bả lợi quyền.
Đang
bậc ưu thời trong Võ trụ,
Nên
trang Mẫn Thế rõ cơ Thiên.
Hãy
xem Nhơn Loại là huynh đệ,
Thánh
chất đủ đầy hưởng cảnh tiên.
Trời
xuống trần Gian lập Thánh Tòa,
Ban
nền Đại Đạo Quốc dân ta.
Hiệp
Thiên mở cửa qui Tam Giáo,
Bát
Quái khai Ngươn Đạo Thích Già,
Vạn
chủng gội nhuần nguồn Đạo Đức,
Ngũ
Châu hiệp nhứt lại chung nhà.
Đại
Đồng huynh đệ tình thân ái ...
Nhơn
loại chung thờ một Chúa Cha.
Gia
nồi xáo thịt lại lòng đau !
Tô cả Ngũ Châu đậm máu đào !
Giáo lý Chơn như đồng bàn tánh,
Chủ
tâm Thần trí vẫn in màu.
Giáng
đàn nhắc lại lời Kinh Thánh,
Chứng
tỏ Tiên tri chẳng sái nào.
Kỷ
thế hai mươi ta phục đáo,
Niệm
danh Thiên Chúa tại Đài Cao.
Trần
Thanh Danh ( Giám Đạo Hiệp Thiên Đài )
CHUNG
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét