Cao Đài Xuất Thế - 2/3 (Trần Thanh Danh)


Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy thiết đàn tại Cầu Kho nhà Ông Đoàn Văn Bảng làm nơi tổ chức đàn lệ, gọi là Tiểu Thánh Thất Cầu kho. Thánh Thất nầy ban đầu rất chật hẹp thiếu phương tiện để thờ phượng cho xứng đáng.

Bàn thờ chỉ có một nghế nho nhỏ bằng cây giả tị Thiên Nhãn chỉ vẽ trong một mãnh giấy chừng 3 tấc bề cao, ngang độ chừng 2 tấc, chiếu đệm thiếu không đủ trãi để quỳ lạy, tuy nghèo mà bổn Đạo không thẹn, cứ mỗi đêm thứ bảy là đến hầu đàn đông đủ, không bao lâu được nhiều vị Đạo tâm lo sửa sang Thánh Thất có chút vẻ mỹ quan.

Ông Vương Quang Kỳ Chưởng Quản việc cúng tế mỗi kỳ đàn và thuyết đạo ...
Ông Đoàn Văn Bảng, Ông Nguyễn Trung Hậu, Ông Tuyết Tân Thành, Ông Lê thế Vĩnh, Ông Lê Văn Giảng, Ông Giáo Hiền chung lo sắm đồ đạt trong Thánh Thất .

Ông Lê Văn Trung cùng với Quý Ông Cao Huỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Trần Duy Nghĩa xuống Cần Giuộc khai đàn, khi tại chùa Vĩnh Nguyên, khi tại chùa Hội Phước được Quý Ông nguyễn Ngọc Tương, Lê Văn Hóa, Lê Văn Lịch, Ngô Văn Kim giúp sức lo phổ thông Chơn Giáo... nên trong 2 Quận Cần Giuộc, Cần Đước chư nhu nhập môn thời gian ngắn có trên mười ngàn người.

Sau đó Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế chấn chỉnh lại việc thiết đàn để dể dàng phổ thông Chơn giáo hơn nữa ...

- Một đàn nơi Cầu Kho Ông Vương Quang kỳ chứng đàn, có Quý ông Ngô Tường Vân, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Văn Đạt, nguyễn Văn Kinh luân phiên lo việc cúng kiếng. Phò loan: Ông Nguyễn Trung Hậu, Trương Hữu Đức. Hầu đàn: Quý Ông Đoàn Văn Bảng, Huỳnh Văn Giỏi, Lê Văn Giảng, Nguyễn Văn Tường.
- Một đàn cơ tại Chợ Lớn nhà Ông Lê Văn Trung. Ông Trung và Ông Lê Bá Trang chứng đàn. Phò loan Ông Cao Huỳnh Diêu và Ông Cao Hoài Sang.
- Một đàn cơ tại Tân Kim Cần Giuộc, Tại nhà Ông Nguyễn Văn Lai, Nguyễn Văn Tương và Ông Lê Văn lịch chứng đàn. Phò loan Ông Ca Minh Chương và Ông Nguyễn Văn Tươi. Sắp đặt nghi Lễ do Quý Ông Lê Văn Tiếp, Nguyễn Văn Nhơn, Phạm Văn Tĩnh, Võ Văn Kỉnh.
- Một đàn cơ Lộc Giang Chợ Lớn, tại chùa Phước Long của Ông Yết Ma Giống. Chứng đàn Ông Mạc Văn Nghĩa. Ông Yết Ma Giống. Phò loan Ông Trần Duy Nghĩa và Ông Trương Văn Tràng.
- Một đàn tại Tân Định nhà Ông Nguyễn Ngọc Thơ. Ông Thơ chứng đàn. Phò loan Ông Cao Huỳnh Cư và Ông Phạm Công Tắc.
- Một đàn cơ ở Thủ Đức , tại nhà Ông Ngô Văn Điếu, Ông này chứng đàn. Phò loan Ông Huỳnh Văn Mai và Ông Võ Văn Nguyên.

Ngoài các nơi đã định đàn lệ, có nhiều đàn bất thường để độ và Phổ thông Chơn giáo ...
Đặc biệt: Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy lập một đàn riêng nơi nhà Ông Đội Trần Quang Tạ, để cứu khổ bệnh nhân, công quả này giao cho Ông Trần Quang Tạ và người con trai Trần Văn Hoàng lo cứu chửa bệnh nhân hằng ngày.

Huyền diệu thay ! Ngày 11 và 12 tháng 3 năm Bính Dần (DL. 22-23 tháng 4 năm 1926). Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế ban ân phong trong hai ngày:
Ngọc Hoàng Thượng Đế
Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương
Ba con nghe dạy: Cuộc sắp đặt Thiên Phong : các con vui không ?

Đạo phát trễ một ngày là một ngày hại nhơn sanh ! Thầy nôn nóng nhưng Thiên Cơ chẳng ngịch đặng. Nên phổ thông trắc trở, vậy thì ba con Trung, Cư, Tắc cứ sắp đặt như thế này :

Trung nghe; con dời Bài Vị của Lý Bạch để dưới tượng Thầy, con dọn dẹp trong hết để một cái nghế. Kế một bên bàn thờ, rồi để trên một cái nghế lớn, đặng làm Ngôi Giáo Tông, ba cái nữa để sắp hàng rheo ở dưới đặng làm Ngôi cho ba vị Đầu Sư. Con phải cho lau bốn cái ghế ấy cho tinh khiết. Con đem Thiên Phục Giáo Tông mà để nơi ghế ở trên. Còn bộ Thiên phục Thượng Thanh thì để giữa, bộ Ngọc Thanh bên hữu, còn bên tả, phải viết một miếng giấy để chữ Thái cho lớn mà dán lên chổ dựa.

Ngay chổ bàn ngự của Thầy, phải để một cái ghế trước ba vị Đầu Sư, vọng một bài vị, biểu Lịch vẽ chữ như vầy :

CỬU THIÊN CẢM ỨNG LÔI THINH PHỔ HÓA THIÊN TÔN , lại vẽ thêm một lá bùa KIM QUANG TIÊN để thờ ngay giữa, ai ai ngó vào cũng đều thấy đặng.

Bàn Thầy giáng cơ thì để trước bàn vong Ngũ Lôi , khi giáng cơ rồi thì dời đi cho trống chổ đặng Nhị Vị Đầu Sư quỳ mà thề ...

Con lại để thêm một cái bàn giữa bên cửa sổ đằng trước ngó vô.

Cư nghe dặn : Con biểu Tắc tắm rửa sạch sẽ (xông hương cho nó), biểu nó lựa một bộ đồ Tây cho sạch sẽ, ăn mặc như thường, đội nón.

Đáng lẽ nó phải sắm khôi, giáp như Hát Bội, mắc nó nghèo ! Thầy không biểu.

Bắt nó lên đứng trên, ngó mặt vô Ngai Giáo Tông, lấy 9 tấc Vải Điều đắp mặt nó lại.

Lịch con, viết một lá phù Giáng Ma Xử đưa cho nó cầm.

Các con phải thanh tịnh kể từ ngày nay, diệt tận phàm tâm chớ nhơ một điểm thì ngày ấy mới thề đặng.

Cư khi đem ba bộ Thiên Phục đến vọng trên ba cái Ngai thì con phải chấp bút bằng nhan như mọi lần. Đặng Thầy trấn Thần trong ba bộ Thiên Phục và ba Ngai ấy, rồi mới kêu hai vị Đầu Sư đến quỳ trước Bửu Ngai của nó, đặng Thầy vẽ Phù vào mình. Khi Hai Vị Đầu Sư vái rồi phải đến trước Bửu Điện Thầy mà làm Lễ (12 lạy) và trước Ngôi Giáo Tông (9 lạy) biểu Giảng xướng lên Phục Vị thì hai người leo lên Ngai ngồi.

Cả thảy môn đệ phân làm ba ban, đều quỳ xuống, biểu Tắc leo lên bàn, con chấp bút bằng nhang, đến bàn Ngũ Lôi đặng Thầy triệu nó đến, rồi mới tới trước mặt Tắc đặng Thầy trục Chơn Thần nó ra, nhớ biểu Hậu Đức xông hương tay của nó, nếu như em nó giật mà té thì đở.

Rồi biểu hai Vị Đầu Sư xuống Ngai, quỳ trước mặt Ngũ Lôi hai tay chấp lên đầu, quỳ ngay bàn Kim Quang Tiên mà thề như vầy:

Tôi Lê Văn Trung. Thiên Ân Thượng Trung Nhựt và Lê Văn Lịch. Thiên Ân Ngọc Lịch Nguyệt, thề Hoàng Thiên, Hậu Thổ, trước Bửu Pháp Ngũ Lôi rằng : Làm tròn Thiên Đạo mà diều dắt anh em chúng con đều là môn đệ của Đức Cao Đài Ngọc Đế, nhứt nhứt do Thầy phân định chẳng dám chuyên quyền mà lập thành Tả Đạo : như ngày sau hữu tội Ngũ Lôi tru diệt .

Đến bàn Hộ Pháp cũng quỳ xuống vái như vậy, đều câu sau thề như vầy:
Như ngày sau phạm Thiên điều, thề có Hộ Pháp Đọa Tam Đồ, bất năng thoát tục , rồi Giảng xướng lại nữa : Phục Vị thì Đầu Sư trở lại ngồi trên Ngai, chư nhu môn đệ đến bái mỗi người hai lạy. Tới phiên các đệ tử, từng người đến bàn Ngũ Lôi mà thề rằng : Từ đây biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ thay lòng, hiệp đồng chư môn đệ, gìn luật lệ Cao Đài, như sau có lòng hai Thề Thiên tru, Địa lục. Tới trước bàn Hộ Pháp cũng thề như vậy, rồi đến lạy Nhị Vị Đầu Sư.

Tiếp theo: Ngã Gia Tô Giáo Chủ giáng đàn:
(bằng Pháp Văn, xin dịch ra Việt Ngữ).

Hỉ hiền sanh đẳng đẳng ...
Ta đến, ta là CHÚA CỨU THẾ và là QUAN TÒA để phán xét các ngươi.
Ta đến như một thuở xưa, trong những đứa con thất lạc người Do Thái.
Ta đến để đem lại chơn lý và dẹpï tan những mịt mù u tối ! Các người hãy nghe ta, nghe tiếng nói của huyền linh. Cũng như thuở trước, lời nói của ta là để nhắc nhở cho những kẻ duy vật vô Thần, biết rằng : Trên đầu của những kẻ ấy đang ngự trị một chơn lý bất di, bất dịch, đó là Đấng Thượng Đế toàn tri, toàn năng. Đấng ấy là Đấng cao trọng đang biến cho cây kia đâm chồi nảy lộc và cũng chính người đang dấy lên cuộc sống ba đào !... Ta đã cho mối đạo Trời và cũng như người thợ gặt nọ, ta đã góp nhặt điều thiện mỹ rải rác khắp trong nhơn loại và kết thành lại từng bó như bó lúa và báo rằng : Các ngươi hãy đến với ta là những kẻ đang đau khổ ! Thế nhưng, những con người vong ơn, bội nghĩa đã đi lệch con đường Chánh Giáo rộng mở dẫn đến cõi Thiên Đàng của Đấng Cha Trời, và chúng nó đã sa chân lạc lối vào con đường cay đắng của một sự phản bội Tôn Giáo, kẻ đã chết cũng như người còn sống phải biết tương thân, tương trợ lẫn nhau, có nghĩa là tùy theo nhân tính (vì sự chết không có đâu). Ngài chỉ muốn nói của những người không còn nữa, được vọng lại cho các người nghe, và rồi kêu to lên Các người hãy cầu nguyện và hãy tin tưởng ...Vì sự chết đi là một sống lại đó và cả một cuộc đời là một sự thữ thách được chọn lọc để trong thời kỳ này những đức tính tài bồi phải được lớn dần và phát triển như cây Bá Hương vậy Cây Bá Hương là một loại cây ở Phi Châu, cành xòe ngang hình tròn và chồng lên nhau, bề cao có tới 40 mét.

Các người hãy tin tưởng tiếng nói trả lời cho các người, đó là những linh hồn của những người mà các người triệu thỉnh.

Ta ít khi giao tiếp với những bạn thân của ta, những người đã có dự vào cuộc đời của ta và cái chết của ta, chính họ là những người thông dịch của Thượng Đế, nói lên ý muốn của Cha ta.

Các ngươi là những kẻ yếu hèn, dể tin tưởng vào sự lầm lạc của những trí óc nông cạn tối tâm, các ngươi đừng tắt đi những ngọn đuốc mà Thượng Đế nhân từ đặt vào tay của các ngươi để rọi sáng con đường các ngươi đi và đưa các ngươi là những con chiên lạc lỏng được trở về với Hội Thánh của Đấng Cha Trời.

Ta nói các ngươi bằng sự thật, hãy tin tưởng có vô số những bộ óc bất nhứt đang bao vây quanh các ngươi.

Ta rất lấy làn xúc cảm thương tâm trước sự khốn khổ của các ngươi, trước sự yếu hèn nhu nhược của các ngươi mà không thể đưa được bà tay tế độ cho những kẻ bất hạnh lạc lối kia đang ngơ ngẩn đứng nhìn Trời, sa chân rơi vào vực thẩm của sự sai lầm tội lỗi ! Hãy tin tưởng, hãy biết quý trọng, hãy thấu hiểu chơn lý đã được vạch ra, phải biết phân biệt điều thiện ác và đừng nhầm lẫn học phái với Giáo lý.

Này hỡi các bậc Thần Thông, các ngươi phải biết yêu thương lẫn nhau, đó là điều dạy đầu tiên của ta và thữ đến là phải biết dạy bảo và học hỏi lẫn nhau. Tất cả Giáo lý đều nằm trong Đạo Gia Tô Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Khổng Giáo, những sự sai lầm xuất phát từ nơi đó đều do tại người phàm tạo ra mà thôi. Và kìa là bên kia nấm mộ của các ngươi, tin rằng đó là hư vô, có những tiếng gọi đang vọng lên : Này các anh, không có gì, Chúa là người chiến thắng tội ác, các anh hãy là người chiến thắng sự phản bội lại Tôn Giáo.

Vào Đêm 23 tháng 8 năm Bính Dần (DL. 29-9-1926). Ông Lê Văn Trung thọ Thiên Ân Đầu Sư Thượng Trung Nhựt: vâng lịnh Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế qui tựu một số Đạo Hữu rường cột 427 người hợp tại nhà Ông nguyễn Văn Tường, đồng đứng tên vào Tịch Đạo ... Để khai đạo với Chính Phủ Bảo-Hộ Pháp.

Tờ khai Đạo đề ngày 1 tháng 9 năm Bính Dần (DL. 7-10-1926) tờ khai Đạo có 28 người thay mặt ký tên như sau :

Sài Gòn. Le 7 Octobre 1926.
Kính cùng quan Thống Đốc Nam Kỳ Sài Gòn.
Chúng tôi đồng ký tên dưới đây :
Kính cho Quan lớn rõ :
Vốn từ trước tại cỏi Đông Pháp có 3 nền Tôn Giáo là : Thích Giáo, Lão Giáo và Khổng Giáo. Tiên Nhơn chúng tôi sùng bái cả 3 Đạo ấy, lại nhờ do theo tôn chỉ quí báu của Chưởng Giáo truyền lại mới được an cư, lạc nghiệp. Trong sử còn ghi câu Gia vô bế hộ, Lộ bất thập di , chỉ nghĩa con người thuở ấy, an nhàn cho đến ban đêm ngũ không đóng cửa nhà, còn ngoài đường thấy của rơi không ai thèm lượm.

Nhưng buồn thay cho đời Thái Bình phải mất vì mấy duyên cớ sau nầy :
1) - Những người hành Đạo đều phân chia ra nhiều phe, nhiều phái mà kích bác lẫn nhau, chớ tôn chỉ của Tam Giáo đều như một là làm lành lánh dữ và kính thờ Đấng Tạo Hóa.
2) - Lại canh cải mối chơn truyền của các Đạo ấy làm cho thất Chơn truyền .
3) - Những dư luận phản đối nhau về Tôn Giáo mà ta thấy hằng ngày cũng tại bả vinh hoa và lòng tham lam của nhơn loại mà ra. Nên chỉ người An Nam bấy giờ đều bỏ hết những tục lệ tận thiện, tận mỹ ngày xưa.

Thấy tình thế như vậy mà đau lòng, cho nên nhiều người An Nam, vì căn bản, vì Tôn Giáo, đã tìm phương thế hiệp Tam Giáo lại làm một QUI NGUYÊN PHỤC NHỨT gọi là Đạo Cao Đài hay là Đại Đạo.

May mắn thay cho cúng sanh, Thiên tùng Nhơn nguyện, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế hằng giáng đàn dạy Đạo và hiệp Tam Giáo lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại cỏi Nam nầy.

Tam Kỳ Phổ Độ là ân xá lần thứ ba, những lời của Đức ngọc Hoàng Thượng Đế giáng cơ dạy chúng tôi đều cốt để truyền bá Tôn chỉ Tam Giáo.
Đạo Cao Đài dạy cho biết :
1) - Luân lý cao thượng của Đức Khổng Phu Tử.
2) - Đạo đức của Phật Giáo và Tiên Giáo là làm lành lánh dữ, yêu thương nhơn loại, cư xử thuận hòa mà lánh cuộc loạn ly giặc giả !
Chúng tôi gởi theo đây cho Quan Lớn xem :
1) - Một bổn sao lục Thánh Ngôn của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.
2) - Một bổn phiên dịch Thánh Kinh, chủ ý của chúng tôi muốn làm sao cho nhơn loại được cộng hưởng cuộc hòa bình như buổi trước. Được như vậy chúng sanh sẽ thấy được thời kỳ mới mẽ, cực kỳ hạnh phúc không thể nào tả ra được.

Chúng tôi thay mặt cho nhiều người An Nam đã nhìn nhận sở hành của chúng tôi và đã ký tên vào tờ Tịch Đạo ghim theo đây, đến khai cho Quan Lớn biết rằng : Kể từ ngày nầy chúng tôi đi phổ thông Đại Đạo phắp cả hoàn cầu.

Chúng tôi xin Quan Lớn công nhận tờ khai Đạo của chúng tôi./.
Ký tên:
Lâm Ngọc Thanh, Nghiệp chủ Vũng Liêm
Lê Văn Trung cựu Thượng Nghị Viện
Lê Văn Lịch, thầy tu Long An, Chợ Lớn
Trần Đạo Quang, Thầy tu làng Hạnh Thông Tây Gia Định
Nguyễn Ngọc Tương, Tri Phủ Quận Cần Giuộc
Nguyễn Ngọc Thơ, Nghiệp chủ Sài Gòn
Lê Bá Trang, Đốc Phủ Sứ Chợ Lớn
Vương Quang Kỳ, Tri Phủ Sở Thuế Thân Sài Gòn
Nguyễn Văn Kinh, Thầy tu Bình lý thôn Gia Định
Ngô Tường Vân, Thông Phán Sở Tạo Tác Sài Gòn
Nguễn Văn Đạt, Ngiệp chủ Sài gòn
Ngô Văn Kim, Điền chủ Hương cả Cần Giuộc
Đoàn Văn Bảng, Đốc Học Trường Cầu Kho
Lê Kim Giảng, Thơ toán Ippolits Sài Gòn
Huỳnh Văn Giỏi, Thông Phán Sở Tạo Tác Sài Gòn
Cao Huỳnh Cư, Thơ Ký Sở Hỏa Xa Sài Gòn
Phạm Công Tắc, Thơ Ký Sở Thương Chánh Sài Gòn
Cao Hoài Sang, Thơ Ký Sở Thương Chánh Sài Gòn
Nguyễn Trung Hậu, Đốc Học Trường Trung Học DaKao
Trương Hữu Đức, Thơ Ký Sở Hỏa Xa Sài Gòn
Huỳnh Trung Tuất, Nghiệp chủ Chợ Đuổi Sài Gòn
Nguễn Văn Chức, Cai Tổng Chợ Lớn
Lê Văn Hành, Hương Cả Chợ lớn
Nguyễn Văn Trì, Giáo Viên Sài Gòn
Nguyễn Văn Hương, Giáo Viên Sài Gòn
Võ Văn Kỉnh, Giáo Tập Cần Giuộc
Phạm Văn Tỷ, Giáo Tập Cần Giuộc.

Sau khi gởi tờ khai Đạo rồi, kể từ tháng 9 năm Bính Dần (1926).
Phân nhiệm thành phần đi phổ thông Chơn Giáo Đạo Trời khắp Miền Nam như sau :
1) - Quý Ông : Lê Văn Trung, Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Đạo Quang đi phổ thông các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá. Phò loan Quý Ông Cao Huỳnh Cư, Phạm Công Tắc.
2) - Ông Lê Văn Lịch, Nguyễn Ngọc Tương, Yết Ma Luật, đi phổ độ trong mấy Hạt : Chợ Lớn, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre. Phò loan Ông Nguyễn Trung Hậu, Trương Hữu Đức.
3) - Quý Ông : Lê Bá Trang, Vương Quang Kỳ, Yết Ma Khung đi phổ độ trong mấy Hạt : Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Gia Định, Biên Hòa, Bà Rịa, Sa Đéc. Phò loan Ông Cao Huỳnh Diêu và Ông Cao Hoài Sang.

Riêng Ông Nguyễn Ngọc Tương và Ông Nguyễn Văn Kinh là người rõ thông Đạo lý, chịu trách nhiệm đi khắp nơi giảng đạo để độ những người quen.

Kết quả cuộc đi phổ độ lần nầy rất mỹ mãn. Ngoài một tháng, kết quả có mấy vạn người phập môn cầu Đạo.

Đến ngày 10 tháng 10 năm Bính Dần (1926). Là ngày tạm ngưng đi phổ độ, để cùng nhau lo Lễ Khánh Thành Thánh Thất TỪ LÂM TỰ (Tục gọi là Chùa Gò Kén) thuộc Xã Long Thành Tỉnh Tây Ninh.

Tưởng cũng nên nhắc qua sự tích ngôi Chùa này : Chùa này là Chùa Phật, gốc do Chùa Giác Hải. Chợ Gạo Chợ Lớn, quyên tiền trong Bổn Đạo lập ra mà chưa xong, do Hòa Thượng Như Nhãn làm chủ.

Tháng 7 năm Bính Dần (1926) Hòa Thượng Như Nhãn tình nguyện dâng Chùa ấy cho Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, để làm Thánh Thất, chính thức khai Đại Lễ mở Đạo Cao Đài.

Khi ấy Chùa cất mới tạm thành hình, chưa sơn phết, chưa lót nền, chưa trang trí và chung quanh Chùa vẫn còn cây lá um tùm ...

Ông Nguyễn Ngọc Thơ tình nguyện bỏ tiền ra lo việc trang trí hoàn tất. Dựng cốt Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni cởi ngựa Kiền Trắc bạch, đắp đường cho xe hơi chạy tận vào chùa và xây cất Tịnh Thất ..vv..

1 - Lễ Hoằng Khai Nền
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Đến ngày 14, 15 tháng 10 năm Bính Dần (DL. 18, 19 tháng 11 năm 1926) vào lúc 11 giờ đêm (giờ tý) Hội Chư Thánh, cử hành Đại Lễ Khánh Thành Thánh Thất khai mở nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Lễ nầy do Ông Lê Văn Trung. Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, đại diện cho toàn thể bổn Đạo mời Chức Sắc Tôn Giáo. Viên Quan Pháp, An Nam và Chư Thiện Nam, Tín Nữ người đời đến dự Lễ có trên muôn người. Ban tổ chức tiếp đãi trọng hậu không nhận tiền một ai.

Hơn một tháng khai đàn mở Đạo ... Nơi đây có nhiều việc biến cố thử thách !... ĐỨC LÝ THÁI BẠCH, ĐẠI TIÊN TRƯỞNG KIM GIÁO TÔNG vô vi nền ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ, dạy Hội Thánh Lưỡng Đài, Hiệp Thiên, Cữu Trùng phải đi theo con Đường dây thép (lô 20) vào Bào Cà Na, làng Long Thành, tìm chổ mua đất để cất TÒA THÁNH.

Toàn thể Chức Sắc cao cấp Lưỡng Đài thi hành Thánh ý Đức Lý Giáo Tông, đi đến khu rừng 104 mẫu, nằm cặp Quốc Lộ 13 liên Tỉnh, hỏi thăm khu đất nầy của ai ? Được biết của một người Pháp tên là ASPA làm chủ, đang khai hoang để trồng cao su và lập trại chăn nuôi bò. Có mướn một người Việt Nam làm quản lý tiên Diện.

Ông Diện chỉ chủ, Hội Thánh mới tìm gặp người Pháp. Sau khi trau đổi ý kiến, người Pháp tên là ASPA bằng lòng bán cho Hội Thánh với giá 25,000.00 (Hai mươi lăm ngàn). Hội Thánh mua xong, Đức Cao Thượng Phẩm là người chịu khó nhọc hơn hết ! Hàng ngày hướng dẫn môn đệ người Miên, Tà Mun, đốn dọn cây rừng làm nền để cất Tòa thánh tạm bằng cây, lợp tranh (Gọi Chùa mới Cao Đài).

Đến ngày 13 tháng 2 năm Đinh Mão (1927), mới di cốt Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, ngự trên lưng Ngựa Kiền Trắc Bạch vào để tại sân Đại Đồng Xã Tòa Thánh hiện giờ.

Đến đầu năm 1933. Hội Thánh mới cho đào móng khởi công xây cất Tòa Thánh bằng Béton, cốt sắt., Thời gian xây cất nầy, nước Việt Nam cũng như Thế Giới có nhiều biến chuyển ! việc xây cất cũng bị ảnh hưởng thời cuộc ! Nhưng Hội Thánh vẫn kiên trì và hạ quyết tâm xây cất ...

Pháp luôn luôn theo dõi sự hình thành của Đạo Cao Đài quá nhanh chóng, họ rắp tâm cho rằng : Một Tổ chức Chính trị ẩn tàng dưới hình thức Tôn Giáo.

Năm 1941. Pháp dùng cường quyền bắt Đức Hộ Pháp đày đi đảo MADAGASCAR (Phi Châu), Đến năm 1946. Pháp mới đưa Đức Ngài về Cảng Vũng Tàu thả.

Sau khi Đức Ngài trở về Cố Quốc. Đất nước thì bắt đầu chiến tranh, khói lửa !... Dân tộc khổ nạn đau binh ! Cảnh chết chóc lan tràng. Cơm không no dạ, áo ra phơi thây, Dân tộc và toàn Đạo hứng chịu cảng nầy ! Tòa Thánh đang xây cất bao nhiêu năm ngưng lại dang dở !...

Đức Ngài triệu tập Hội Nhơn Sanh để củng cố nền Đạo, đồng thời lo tiếp tục xây dựng Tòa Thánh mở mang Thánh Địa để làm nơi an cư, lạc nghiệp cho con cái Đức Chí Tôn.

Tòa Thánh hình thành xong, từ Ngoại diện cho đến Nội tâm. Các văn phòng điều hành việc Đạo cũng được hoàn bị vào đầu năm 1955.

Đức Ngài chỉ đạo cho Hội Thánh Lưỡng Đài cữ hành Đại Lễ Khánh Thành nhân ngày Vía Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế từ Mùng 9 tháng Giêng năm Aát Mùi đến hết ngày 16 tháng Giêng năm Aát Mùi (1955).

Cuộc Lễ Khánh Thành Tòa Thánh : Đức Hộ Pháp nhân danh Chưởng Quản Hội Thánh Nhị Hữu Hình Đài: Hiệp Thiên, Cửu Trùng, mời khách Quốc Tế, Quốc Nội Đạo, Đời đến tham dự có tới mấy chục vạn người. Thật là một cuộc Lễ từ xưa nay độc nhất vô nhị, chưa từng có được như vậy.
*  *  *

HÌNH THỂ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

Đồng bào Việt Nam hay Nhơn loại xa gần trên toàn Thế Giới nên biết : TÒA THÁNH CAO ĐÀI TÂY NINH là nguồn cội Đạo để qui nhất các nền Đạo Giáo trước đây. Ngôi Đức tin thống truyền, do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế vi chủ.

            TÒA THÁNH CÓ BA ĐÀI :
            Bát Quái Đài
            Hiệp Thiên Đài
            Cửu Trùng Đài

BÁT QUÁI ĐÀI : đài này là Đài Vô Vi, thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, tượng trưng hình thể bằng THIÊN NHÃN ngự trên quả Càn Khôn . Dưới có chư : Thần-Thánh-Tiên-Phật. Tam Giáo. Ngũ Chi Đại Đạo.

Đây là Tòa Ngự Triều Thiên. Thiêng Liêng tại thế, ngôi đức tin tín ngưỡng lớn để cho Nhơn loại chiêm ngưỡng ... Thay mặt Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, cầm quyền nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Vô Vi có :

SỰ LỄ BÁI NHỨT NHỰT THƯỜNG HÀNH :
            - Giờ Tý : hiến Lễ từ 12 giờ đêm
            - Giờ Mẹo : hiến Lễ từ 6 giờ sáng
            - Giờ Ngọ : hiến Lễ từ 12 giờ trưa
            - Giờ Dậu : hiến Lễ từ 6 giờ chiều

HÀNG THÁNG CÓ 2 NGÀY ĐÀN :
Ngày Mùng Một và Ngày Rằm, gọi là Sóc Vọng

TRONG NĂM CÓ HAI CUỘC LỄ TRỌNG ĐẠI
- Ngày Mùng 9 tháng Giêng là ngày Vía Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế . - Ngày Rằm tháng 8 là ngày Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung gọi là ngày HỘI BÀN ĐÀO.

Ngoài ra còn có những ngày Đại Lễ và Tiểu Lễ của các vị Chưởng Giáo của các nền Đạo Giáo trước đây.

HIỆP THIÊN ĐÀI
Là Đài Chơn Thần của Đạo. Đài bảo thủ chơn truyền khuôn viên Đạo pháp. Do Hộ Pháp Chưởng Quản. Hữu có Thượng Phẩm. Tả có Thượng Sanh. Dưới có 12 Vị Thời Quân của ba Chi : Pháp-Đạo-Thế. Bên cạnh Hội Thánh Hiệp Thiên Đài có 12 Vị Bảo Quân thuộc Chức Sắc Hàng Lâm Viện. 8 cấp Chức Sắc Hiệp Thiên Đài giữ gìn khuôn viên Đạo Pháp. 12 Đẳng Cấp Chức Việc và Chức Sắc Phước Thiện. 4 Phẩm Chức Sắc Ban Thế Đạo, được minh định quyền hành trách nhiệm như sau :

HỘ PHÁP LÀ AI ?
Huyền vi mầu nhiệm của Đạo có Thiên Điều, cơ bí mật của Đời có Luật Pháp, Hộ Pháp là người nắm cơ mầu nhiệm của Đạo, nắm Luật của Đời, xử đoán chư Chức Sắc Thiên Phong và cả Tín Đồ cùng là xin ban thưởng; công thưởng, tội trừng nơi thế nầy. Hễ có phàm trị mới khỏi Thiên trị; phải chiếu luật Đạo cho toàn cả Tín Đồ, khỏi bị Thiên Điều, giữ phẫm vị Thiêng Liêng mỗi Chức Sắc, ắt phải gìn giữ đạo đức của mỗi người. Người dùng hình phàm làm cho giảm tội Thiêng Liêng. HYPERLINK
 " http://www-personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/pct-03.htm " \l "0500(1)#0500(1)" . (Hay). Nắm cơ mầu nhiệm công bình mà đưa các chơn hồn vào Bát Quái Đài, hiệp cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Người nắm trọn cả luật Đạo và luật Đời đặng xử đoán, làm chủ phòng Xử Đoán.

Dưới quyền Hộ Pháp có bốn vị:
            Bảo Pháp
            Hiến Pháp
            Khai Pháp
            Tiếp Pháp
( Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Ảnh copy )

TIẾP PHÁP: Là người tiếp luật lệ, đơn trạng có quyền xét đoán, coi có nên phân định hay chăng ? những điều nào không đáng chiếu theo Luật Đạo hoặc bỏ qua, hoặc trả lại cho Cửu Trùng Đài hoặc cá nhân. Còn như đáng việc phải phân định thì phải dâng lên cho Khai Pháp định đoạt.
( Tiếp Pháp Trương Văn Tràng, ảnh copy )

KHAI PHÁP: Khi tiếp đặng luật lệ, đơn trạng nơi Tiếp Pháp dâng lên hoặc nơi Cửu Trùng Đài gởi đến đã xử hay chưa xử, thì quan sát coi có nên cho Chức Sắt Hiệp Thiên Đài cùng biết chăng ? Như đáng việc thì tức cấp nhứt diện tư tờ cho Cửu Trùng Đài xin đình lại bao lâu tùy ý, nhưng chẳng đặng quá 15 ngày. Nhứt diện trình cho Hộ Pháp hay, đặng Hộ Pháp mời nhóm Hiệp Thiên Đài, để cho Khai Pháp minh trình rõ ràng sự việc, nội vụ cho Hiệp Thiên Đài quyết định. Như quyết định phải sửa cải luật lệ hay là buộc án thì Khai Pháp phải dâng lên cho Hiến Pháp.
( Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, ảnh copy )

HIẾN PHÁP: Khi tiếp đặng luật lệ, đơn trạng thì phải mở đường tra vấn cho minh lẽ, nên hư, phải trái, cho đủ yếu tố rõ ràng, rồi dâng lên cho Bảo Pháp, Hiến Pháp không đặng thông đồng cùng Hiến Đạo và Hiến Thế. Ấy vậy việc chi giao cho Hiến Pháp rồi thì đã ra bí mật, dầu cho Chức Sắc Hiệp Thiên Đài cũng không đặng biết tới nữa.
( Hiến Pháp Trương Hữu Đức, ảnh copy )

BẢO PHÁP: Là người gìn giữ sự bí mật ấy cho tín nhiệm, rồi làm tờ lý đoán xét ra định án, chiếu Luật Đạo, rồi dâng lên cho Hộ Pháp để người phân xử.
Bảo Pháp là người Đầu Phòng Văn Hộ Pháp.
( Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, ảnh copy )

*THƯỢNG PHẨM là người thay mặt cho Hộ Pháp, người tùng lịnh Hộ Pháp mà hành chánh.
( Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, ảnh copy )

Hể bước chân vào cửa Đạo thì là có Thiên Phẩm, mà hể có Thiên Phẩm thì Thầy lại đem lên cho tới Thượng Phẩm mới tròn câu phổ độ.

Các Chơn Linh dầu là Nguyên nhân hay Hóa nhân Đều nhờ Thượng Phẩm gìn giữ bên vực cho ngôi vị đặng an ổn, giúp đở cho đức hạnh trổi thêm lên. Cho khỏi phạm luật lệ, xem xét ngôi thứ, chẳng cho giành giựt lẫn nhau, ắc giữ cho Cữu Trùng Đài được hòa nhã êm đềm, khép cửa thiền môn, cầm đường không cho các Chơn Linh thoái bước, phẩm trật mà nhờ người đặng thăng lên, hay bị người mà hạ xuống.

Người nắm luật Đạo nơi tay mà binh vực cho cả Chư Chức Sắc Thiên Phong và các Tín Đồ, chẳng cho ai phạm luật, vừa lo cho người đạo hạnh lên cho tột phẩm vị của mình.
Thượng Phẩm, Chủ Phòng Cải Luật, làm trạng Sư của các Tín Đồ.
Thượng Phẩm Chưởng Quản Chi Đạo- Dưới quyền có 4 Vị Thời Quân :
            Bảo Đạo
            Hiến Đạo
            Khai Đạo
            Tiếp Đạo
Nhiệm vụ của Chi Đạo là về Tịnh Thất và Thánh Thất , xem sóc con cái Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, binh vực chẳng cho ai phạm luật đến khổ khắc cho đặng.

Chức Sắc trấn nhậm mấy Thánh Thất phải nơi người thuyên bổ liệu lượng tài sức mỗi người mà chỉ định phận sự.
Thượng Phẩm là cây cờ của Đạo, hể Đạo nơi nào thì Thượng Phẩm nơi ấy.
Thượng Phẩm đối quyền Chưởng Pháp bên Cửu Trùng Đài.
Hiệp Thiên Đài là Luật mà Thượng Phẩm là Chánh Trị Đạo, ấy vậy Thượng Phẩm là người của Cửu Trùng Đài hành Đạo nơi Hiệp Thiên Đài.

Bốn Vị Thời Quân Chi Đạo đồng quyền cùng Thượng Phẩm khi người ban quyền hành chánh. Song mỗi Vị có phận sự riêng, quyền hành riêng là :

TIẾP ĐẠO: là người tiếp cáo trạng, án tiết thì phải quan sát trước coi có oan khúc chăng đặng ra bên vực thì phải dâng lại cho Khai Đạo.
( Tiếp Đạo Cao Đức Trọng, ảnh copy )

KHAI ĐẠO : Khi đặng tờ kêu nài cầu rổi, thì liệu như đặng rổi, thì phải nhứt diện tư tờ qua choTòa Tam Giáo Cửu Trùng Đài xin đình án bao lâu tùy ý, song chẳng đặng quá 15 ngày nhứt diện dâng sớ cho Hộ Pháp cầu nhóm Đại Hội Hiệp Thiên Đài đặng định liệu, như phải đáng bào chữa thì Khai Đạo phân giải giữa Hội cho ra oan ưng, Hiệp Thiên Đài cho lịnh thì mới đặng nội vụ lên cho Hiến Đạo.
( Khai Đạo Phạm Tấn Đãi, ảnh copy )

HIẾN ĐẠO : Khi đặng tờ chi của Khai Đạo dâng lên, tức cấp phải cần tìm căn nguyên cho rõ ràng, cấm Hiến Đạo thông đồng cùng Hiến Pháp và Hiến Thế.
( Hiến Đạo Phạm Văn Tươi, ảnh copy )

Sự chi chi đã vào tay Hiến Đạo rồi thì đã ra bí mật, dầu cho Chức Sắc Hiệp Thiên Đài cũng không đặng biết tới nữa. Hiến Đạo duyệt, dâng lên cho Bảo Đạo.

BẢO ĐẠO : Phải gìn giữ bí mật ấy kín nhiệm, rồi làm tờ lý đoán chiếu luật Đạo binh vực rồi dâng lên cho Thượng Phẩm bào chửa.
( Bảo Đạo Ca Minh Chương, ảnh copy )
Bảo Đạo là người Đầu Phòng Văn của Thượng Phẩm.
Thượng Phẩm và bốn Vị Thời Quân Chi Đạo phải thề giữ dạ vô tư mà hành chánh.

* THƯỢNG SANH LÀ AI ?
( Thượng Sanh Cao Hoài Sang, ảnh copy )

Vật Chất hữu sanh. Thảo Mộc hữu sanh. Cầm Thú hữu sanh. Nhơn Loại hữu sanh, tức là Chúng Sanh. Mà trong Chúng Sanh có Nguyên Sanh, Hóa Sanh và Quỉ Sanh.

Người Nguyên Sanh là khi Khai Thiên Lập Địa rồi thì đã có Chơn Linh ấy, còn Hóa Sanh là Chơn Linh vật loại đến Phẩm Vị Nhơn Loại, còn Quỉ Sanh là do hai Chơn Linh kia sa hướng ác hành mà bị đọa vào làm Quỉ Vị.
Trong các kiếp hữu sanh, duy có phẩm người là cao trọng hơn hết, nên gọi là Thượng Sanh.
Lập Tam Kỳ Phổ Độ này Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đem hết các Chơn Linh dầu Nguyên Sanh, Hóa Sanh hay Quỉ Sanh lên Phẩm vị Nhơn Loại mới trọn câu phổ độ.

Chơn linh các Nguyên Sanh đọa trần, Quỉ Nhân chuộc tội, hay Hóa Nhân thăng cấp, đều phải nhờ Thượng Sanh là chủ Thế Đạo, nắm luật thế nơi tay mà dìu dắt Chúng Sanh vào cửa Đạo.

Ai ngăn cản bước đường tu của thế gian thì Thượng Sanh được quyền kiện cùng Tòa Thánh, Chư Chức Sắc phạm luật làm cho Chúng Sanh phải xa Đạo thì người có quyền xin trị tội tức thì.
Thượng Sanh là Chủ Sự Phòng Cáo Luật.
Thượng Sanh lo về phần đời - Mọi việc chi thuộc về phần đời, thì về Quyền của Thượng Sanh.
Dưới quyền của Thượng Sanh trực tiếp có 4 Vị Thời Quân :
            Bảo Thế.
            Hiến Thế.
            Khai Thế.
            Tiếp Thế.
Bốn Vị Thời Quân Chi Thế đặng đồng quyền cùng Thượng Sanh khi người ban lịnh hành chánh. Song mỗi vị có phận sự riêng, quyền hành riêng là :

TIẾP THẾ: Khi đặng Thế luật hay Cáo Trạng của Ngoại Đạo cùng của Tín Đồ kiện thưa, trách cứ Chức Sắc Thiên Phong bất cầu phẩm vị nào phải dâng lên cho Khai Thế.
( Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh, ảnh copy )

KHAI THẾ : Tiếp đặng đơn trạng chi của Tiếp Thế dâng lên thì phải kiểm điểm hiểu các nguyên do, coi có đặng buộc án cùng chăng ? Như đặng thì nhứt diện tư tờ cho Cửu Trùng Đài biết nội vụ, nhứt diện dâng sớ cho Hộ Pháp cầu người mời Hiệp Thiên Đài họp thì Khai Thế phải dâng nội vụ cho Hiến Thế.
( Hiến Thế Thái Văn Thâu, ảnh copy )

HIẾN THẾ: Khi tiếp đặng nội vụ của Khai Thế dâng qua thì tức cấp phải đi tra xét cho đủ cứng cớ rõ ràng rồi dâng lên cho Bảo Thế. Cần nhắc không cho Hiến Thế thông đồng cùng Hiến Pháp và Hiến Đạo.
( Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh, ảnh copy )

Mọi việc chi đã vào tay Hiến Thế rồi thì đã ra bí mật, dầu cho Chức Sắc Hiệp Thiên Đài cũng không được biết tới nữa.

BẢO THẾ : Phải giữ gìn bí mật ấy cho kín nhiệm rồi chiếu y Đạo luật và Thế luật mà làm tờ buột án dâng lên cho Thượng Sanh đặng đến Tòa Tam Giáo Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài hay Bát Quái Đài mà buộc án.
Bảo Thế là người Đầu Phòng Văn của Thượng Sanh.

Thượng Sanh là cây cờ của thế, tức là Đời. Ấy vậy, đời nơi nào thì Thượng Sanh nơi đó. Người có quyền xen xét kẻ hành Đạo, coi Thánh Đức có đắc nhân tâm cùng chăng. Nhược bằng kẻ ấy Thế Đạo không đủ tư cách thì người có thể dâng sớ cầu xin thuyên bổ người khác.
Thượng Sanh đối quyền với Chưởng Pháp bên Cửu trùng Đài.

Hiệp Thiên Đài là luật lệ mà Thượng Sanh là Chánh Trị. Ấy vậy là người của Cửu Trùng Đài hành Đạo nơi Hiệp Thiên Đài.

* CHỨC SẮC THẬP NHỊ BẢO QUÂN HÀN LÂM VIỆN HIỆP THIÊN ĐÀI :
Bên cạnh Hội Thánh Hiệp Thiên Đài. Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế ban Thiên Phong cho 12 Vị Bảo Quân như sau :
            1 - Bảo Sanh Quân, chuyên lo về Xã Hội Học.
            2 - Bảo Cô Quân, chuyên lo về Luật Pháp.
            3 - Bảo Văn Pháp Quân, chuyên lo về Nghệ Thuật.
            4 - Bảo Huyền Linh Quân, chuyên lo về Thần Linh Học.
            5 - Bảo Vật Quân, chuyên lo về Vạn Vật Kỹ Nghệ.
            6 - Bảo Học Quân, chuyên lo về Giáo Dục.
            7 - Bảo Y Quân, chuyên lo về Y Học.
            8 - Bảo Tinh Quân, chuyên lo về Thiên Văn Học.
            9 - Bảo Sĩ Quân, chuyên lo về Văn Chương.
            10 - Bảo Nông Quân, chuyên lo về Nông Nghiệp.
            11 - Bảo Công Quân, chuyên lo về Công Chánh.
            12 - Bảo Thương Quân, chuyên lo về Kinh Tế.

Mười hai Vị Bảo Quân Chức Sắc Hàn Lâm Viện, Hiệp Thiên Đài. Thiên Vị đồng đẳng là thành phần chuyên nghiệp trong các môi trường Xã Hội Học Nhơn sinh, phục vụ việc Đạo do Hội Thánh Hiệp Thiên Đài lãnh đạo.

Khi nhận lịnh Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, trực tiếp điều hành hoặc làm cố vấn trong mỗi cơ chế của Đạo. Là thành phần Chuyên Viên Tinh Hoa để xây dựng nghiệp Đạo.

* THIÊN PHẨM VÀ TRÁCH NHIỆM CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI :
            1 - Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.
            2 - Chưởng Ấn.
            3 - Cải Trạng.
            4 - Giám Đạo.
            5 - Thừa Sử.
            6 - Truyền Trạng.
            7 - Sĩ Tải ( thành phần thiên phong )
            8 - Luật Sự ( thành phần khoa bản )

Tất cả 8 Cấp Chức Sắc nói trên tùng lịnh Hội Thánh Hiệp Thiên Đài nói chung : Nói riêng tùng Chi Pháp do Hộ Pháp lãnh đạo.

Hành sự tại Cơ quan Bộ Pháp Chánh ( Tòa Đạo ) hoặc được đắc lịnh đi cầm quyền Pháp Chánh địa phương và các Văn phòng lãnh đạo Hiệp Thiên Đài Trung Ương.

Nhiệm vụ Chức Sắc Hiệp Thiên Đài là bảo thủ chơn truyền y theo khuôn viên Đạo Pháp, bảo đảm sanh chúng trị loạn, phò nguy, gìn công lý cho toàn cả chúng sanh đặng sống một cách trung dung, thơ thới dưới mặt luật công bằng của Đạo.

Trách nhiệm trọng hệ hơn hết là giữ dạ vô tư và vô vi mà hành Đạo.

* HỘI THÁNH PHƯỚC THIỆN, CHỨC VIỆC VÀ CHỨC SẮC CÓ MƯỜI HAI PHẨM CẤP :
Cơ quan Phước Thiện, trực thuộc sự lãnh đạo của Chi Đạo Hiệp Thiên Đài nới riêng, nói chung Hội Thánh Hiệp Thiên Đài. Được Đức Hộ Pháp cầm quyền thống nhứt. Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài. Hiệp Thiên và Cửu Trùng ân tứ đề danh thành lập Hội Thánh Phước Thiện .
Có 12 đẳng cấp Thiêng Liêng như sau :
            1 - PHẬT TỬ
            2 - TIÊN TỬ
            3 - THÁNH NHƠN
            4 - HIỀN NHƠN
            5 - CHƠN NHƠN
            6 - ĐẠO NHƠN
            7 - CHÍ THIỆN
            8 - GIÁO THIỆN
            9 - HÀNH THIỆN ( Chức việc )
            10 - THÍNH THIỆN ( nt )
            11 - TÂN DÂN ( nt )
            12 - MINH ĐỨC ( nt )

Nhiệm vụ khai mở các cơ sở lương điền, công nghệ, kỹ nghệ, thương mại .vv .. để làm ra của cải, xây dựng cơ sở, phục vụ Xã Hội như :
            BẢO SANH VIỆN
            Y VIỆN
            ẤU TRĨ VIỆN
            DƯỠNG LÃO ĐƯỜNG
            HỌC VIỆN

Là Cơ quan cứu khổ, phò nguy, bảo tồn sanh chúng, cứu trợ tai ương hoản họa của chúng sanh !

* TỔ CHỨC CỦA HỘI THÁNH PHƯỚC THIỆN NAM NỮ Y NHƯ SAU :
Trên hết có một vị Chưởng Quản, một vị Phó Chưởng Quản.
Văn phòng có một vị Tổng Quản văn phòng, và nhiều Đầu phòng Văn, Thư Ký.

            Dưới có 9 viện :
            1 - LẠI VIỆN
            2 - HÒA VIỆN
            3 - LỄ VIỆN
            4 - HỌC VIỆN
            5 - Y VIỆN
            6 - NÔNG VIỆN
            7 - HỘ VIỆN
            8 - LƯƠNG VIỆN

CÔNG VIỆN
Mỗi Viện có một vị Thượng Thống và một Vị Phụ Thống điều hành.
Văn phòng có một Quản Văn và một Đầu Văn. Thư Ký chuyên trách.

Mỗi Thủ Đô, Tỉnh, Huyện, Xã đều có một Điện Thờ Phật Mẫu. Có Vị Đạo Nhơn, Chí Thiện, Giáo Thiện làm Khâm Trấn. Khâm Châu, Đầu Tộc Đạo Nam Và Nữ.

Có một Ban Cai Quản Sở Chánh :
            1 vị Chủ Trưởng
            1 vị Phó Chủ Trưởng
            1 vị Từ Hàng
            1 vị Phó Từ Hàng
            1 vị Thủ Bổn
            1 Vị Phó Thủ Bổn
            2 Vị Kiểm Soát

Các Xã gọi rằng Hương Đạo, đều có thành lập các cơ sở, lương điền, công nghệ, kỹ nghệ, thương mại ...vv...

Mỗi sở do 1 vị Hành Thiện làn Chủ Sở, có 12 người Đạo Sở phục vụ sinh hoạt, sản xuất làm ra của cải .....để đóng góp về cho Hội Thánh làm nhiệm vụ đạo đức hóa giúp cho Xã Hội chúng sanh, đói cho ăn, rách cho mặc, đau cho thuốc uống, chết cho mai táng ...vv..

Hội Thánh Nữ Phái cũng làm việc y như phương trình nam Phái.

* CƠ QUAN THẾ ĐẠO HIỆP THIÊN ĐÀI :
Cơ quan thế Đạo nói chung trực thuộc Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, nói riêng là Chi Thế.
Cơ quan này dành cho những bậc ưu thời, mẫn thế, đã làm xong phận sự phần đời, mà muốn vào cửa Đạo.
Phẩm vị được qui định 4 cấp :
            1 - PHU TỬ
            2 - ĐẠI PHU
            3 - QUỐC SĨ
            4 - HIỀN TÀI

Nguyên tắc chung, từ các thành phần Vương, Hầu, Khanh, Tướng, sĩ, Nông, Công, Thương, Học Giả, Trí Thức ...

Vị nào muốn được vào Cơ quan Thế Đạo Hiệp Thiên Đài, ngoài thủ tục hành chánh chứng minh, cần phải có hai người Chức sắc biết mình giới thiệu. Khi cơ quan Thế Đạo nhận hồ sơ xong, trình lên Hội Thánh Hiệp Thiên Đài họp duyệt xét theo khả năng, địa vị Xã Hội ... Đăng vào địa vị nào của Cơ quan Thế Đạo thì Hội Thánh Hiệp Thiên Đài định vị cho.

Vị được chấm phong, sẽ được thông báo và mời về Tòa Thánh mặc Thiên phục. Phù hiệu theo đẳng cấp thọ Lễ Tấn Phong.

Sau khi vào được Cơ quan Thế Đạo, vị nào muốn trở thành Chức sắc Thế Thiên Hành Hóa , phế đời hành đạo như Chức sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, thì phải làm tờ hiến thân trọn đời cho Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, sẽ được Hội Thánh gọi vào bổ nhiệm làm việc tùy khả năng, sau 5 năm tròn nhiệm vụ, Hội Thánh sẽ cho dự cầu thăng để quyền Thiêng Liêng định phẩm vị theo căn duyên của mình ở Đài nào thì sẽ thọ phong ở Đài đó.

* TỔ CHỨC CƠ QUAN THẾ ĐẠO :
Trên hết là một vị Chưởng Quản và Văn phòng lãnh đạo.
Dưới có một vị Tổng Quản Nhiệm và văn phòng điều hành: có 9 vị Trưởng Nhiệm trực thuộc:
            1 - Trưởng Nhiệm Văn Hóa
            2 - Trưởng Nhiệm Kinh Tài
            3 - Trưởng Nhiệm Quốc Chính
            4 - Trưởng Nhiệm Giáo Lý
            5 - Trưởng Nhiệm Thanh Niên
            6 - Trưởng Nhiệm Thanh Sát
            7 - Trưởng Nhiệm Ngoại Vụ
            8 - Trưởng Nhiệm Xã Hội
            9 - Trưởng Nhiệm Dịch Thuật.

Các vị Trưởng Nhiệm đồng thể, đồng quyền, đặc trách hành sự, mỗi vị có phương trình riêng của mình mà hành xử.

* HỘI THÁNH CỬU TRÙNG ĐÀI :
Hội Thánh Cửu Trùng Đài là cơ quan hành pháp của Đạo. Nhiệm vụ phổ thông Chơn Giáo, độ tận chúng sanh.
Thiên phẩm và chức vụ của mỗi vị được Đạo Pháp Chánh Truyền phân định như sau :
            1 - Giáo Tông
            2 - Chưởng Pháp
            3 - Đầu Sư
            4 - Phối Sư
            5 - Giáo Sư
            6 - Giáo Hữu
            7 - Lễ Sanh

GIÁO TÔNG là người Anh cả của toàn Đạo, người có quyền thay mặt Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế mà dìu dắt Tín đồ trong trường Đạo, trường Đời.
Giáo Tông có quyền về phần xác, không có quyển về phần hồn.
( Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, ảnh copy )

Giáo Tông đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, và Thất Thập Nhị Địa Giái mà cầu rỗi cho cả Tín đồ.
Tất cả Tín đồ phải tuân mạng lịnh phẩm ấy.
CHƯỞNG PHÁP có 3 vị , của 3 phái : Nho, Thích, Đạo. Ba vị ấy có quyền xem xét luật lệ, kinh điển trước khi ban hành hoặc của Giáo Tông truyền xuống, hoặc của Đầu Sư dâng lên. Như hai đàng chẳng thuận thì phải dâng cho Hộ Pháp đến Hiệp Thiên Đài cầu Đức Chí Tôn Giáng xuống mà sửa lại.

Ba Vị Chưởng Pháp có quyền xem xét Kinh điển trước khi phổ thông. Như có Kinh điển. Luật lịnh nào làm cho bại phong hóa thì ba vị ấy phải trục xuất, chẳng cho xuất bản.
Mỗi vị Chưởng Pháp có ấn riêng, ba ấn phải có đủ trên mỗi luật mới đặng thi hành.
Chưởng Pháp phải can gián sửa lỗi Giáo Tông, có quyền đem đơn kiện nơi Tòa thánh. Ba vị Chưởng Pháp là người Hiệp Thiên Đài hành Đạo nơi Cửu Trùng Đài.

ĐẦU SƯ có 3 vị , của 3 phái : Nho, Thích, Đạo, có quyền cai trị phần Đạo và phần Đời của Tín Đồ.
Ba vị ấy đặng lập luật, song phải dâng lên cho Giáo Tông phê chuẩn, Ba vị ấy phải vâng mạng lịnh Giáo Tông truyền dạy ... Như khoản luật lệ nào nghịch với sự sinh hoạt của Nhơn Sanh thì ba vị ấy được nài xin hủy bỏ.

Như Luật nào Giáo Tông đã truyền dạy mà cả ba Đầu Sư ký tên không tuân mạng thì luật ấy phải trả lại cho Giáo Tông, Giáo Tông truyền cho Chưởng Pháp xét lại.

Ba vị ấy có ấn riêng, mỗi tờ giấy chi chi cũng phải có đủ ba ấn mới thi hành.
PHỐI SƯ có 36 vị , chia ra làm 3 phái, mỗi phái có 12 vị. Trong ấy có 3 vị Chánh Phối Sư. Ba vị Chánh Phối Sư, đặng thế quyền cho Đầu Sư mà hành sự, song chẳng đặng quyền phá luật lệ.
Ba vị Chánh Phối Sư cầm quyền : Trên đại diện cho Hội Thánh Cửu Trùng Đài, dưới thay mặt cho cả nhơn sanh mà hành chánh.

PHÂN QUYỀN :
* Thái Chánh Phối Sư : Chủ Tọa Hội Thánh Cửu Trùng Đài thay mặt Hội Thánh giữ gìn tài sản của Đạo và trực tiếp lãnh đạo 3 viện :
            - Hộ viện
            - Lương viện
            - Công viện

* Thượng Chánh Phối Sư : Chủ Tọa Hội Nhơn Sanh và trực tiếp lãnh đạo 3 viện :
            - Y viện
            - Nông viện
            - Học viện
* Ngọc Chánh Phối Sư: Chủ Trưởng Chức Sắc Nam phái Cửu Trùng Đài và trực tiếp lãnh đạo 3 viện :
            - Hòa viện
            - Lại viện
            - Lễ viện
Nói chung : Tập quyền 3 vị Thái, Thượng, Ngọc Chánh Phối Sư trực tiếp lãnh đạo Cửu viện của Hội Thánh Cửu Trùng Đài.

Còn Chư vị Phối Sư khác lãnh trách nhiệm Thượng Thống Cửu Viện hoặc các nhiệm sở quan yếu khác tùy theo khả năng.

GIÁO SƯ: có 72 vị , chia ra 3 phái, mỗi phái có 24 vị. Giáo Sư là người để dạy dổ Chư Tín Đồ như anh ruột lo cho em vậy.
Giáo Sư cầm sổ bộ của Tín Đồ, phải chăm lo về sự tang hôn cho mọi người.
Như tại Châu Thành lớn. Giáo Sư được quyền Cai Quản cúng tế Thầy như Đầu Sư và Phối Sư.
Giáo Sư đặng quyền dâng sớ cầu nài luật lệ làm hại nhơn sanh hay là cầu chế giảm luật lệ ấy.
Giáo Sư phải thân cận Tín đồ như anh em ruột cần giúp đở nhau.

GIÁO HỮU là người phổ thông Chơn Đạo của Thầy, đặng quyền xin chế giảm luật lệ Đạo, đặng phép hành Lễ khi làm chủ các Thánh Thất của mỗi Tỉnh, gọi là Châu Đạo.

LỄ SANH là người có hạnh chọn trong hàng Tín Đồ mà hành lễ.

Lễ Sanh được Hội Thánh Cửu Trùng Đài bổ đi Cai Quản các Thánh Thất ở các Quận gọi là Đầu Tộc Đạo.

BAN TRỊ SỰ mỗi Xã của Đời, Đạo gọi rằng Hương Đạo, có một vị Chánh Trị Sự làm Đầu Hương Đạo. Một Aáp có một Phó Trị Sự, một Thông Sự Nam cũng như Nữ y nhau.

Hội Thánh Cửu Trùng Đài có hai Hội Thánh: Một Nam, một Nữ. Nữ Phái người lãnh đạo cao nhất là Phẩm Đầu Sư.
*  *  *

NỀN GIÁO PHÁP CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

GIÁO: Có 2 Quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
PHÁP: Có 1 Quyển Pháp Chánh Truyền.
LUẬT: Có 1 Quyển Tân Luật, 1 Quyển Đạo Luật và các Luật Lịnh của Hội Thánh.
LỄ - Quan Hôn Tang Lễ.
QUYỀN: Có Quyền Vạn Linh ( Ba Hội Lập Quyền ).
TÒA Có Tòa Tam Giáo Cửu Trùng Đài.
TÒA Hiệp Thiên Đài
Giáo Pháp Đạo Cao Đài THẤT ỨC NIÊN
( Bà Đầu Sư Lâm Hương Thanh, ảnh copy )

VỀ GIÁO: Hai Quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển ghi lại những bài Thánh Giáo Thi văn của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đức Phật Mẫu. Cửu Vị Tiên Nương,Diêu Trì Cung Chư Thần Thánh Tiên Phật của các nền Đạo Giáo trước đây giáng đàn dạy Đạo cho Thiên phong Chức Sắc đi đến Tín Đồ trong nền Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ biết :

Tất cả tu từ Nhơn Đạo đến Thiên Đạo. Có 5 lớp : Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo : là nền tảng vững chắc tiến lên 3 môi trường Tam Giáo : NHO, THÍCH, ĐẠO

Cho 3 đẳng Chơn Hồn : Nguyên Nhân, Hóa Nhân, Quỉ Nhân hưởng cơ phổ độ, biết tu hành thì hưởng đặc ân, tu nhất kiếp ngộ nhất thời, sẽ được hưởng ân xá theo hành tàn công viên quả mãn của mình, để trở về cảnh Thiêng Liêng hằng sống cùng Trời Đất.

THI
Muôn Kiếp có ta nắm chủ quyền
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên
Đạo Mầu rưới khắp nơi trần thế
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên

VỀ PHÁP: Pháp Chánh Truyền do quyền Thiêng Liêng lập thành. Minh định phẩm vị và quyền hành, trách nhiệm cho Chức Sắc Lưỡng Đài : Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, dĩ đến Ban Trị Sự là Hội Thánh em trong các Hương Đạo tại Hạ Tầng cơ sở địa phương.

VỀ LUẬT: Có Tân Luật, Đạo Luật và Luật của Hội Thánh ban hành ... là những khuôn vàng thước ngọc để xây dựng và bảo vệ nền đạo cho được trong sáng mãi mãi ...

Đặc biệt. Đạo Luật năm Mậu Dần (1938) Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, mỗi bên đề cữ ra hai cơ quan :

* HIỆP THIÊN ĐÀI: Cơ quan Pháp Chánh. Cơ quan Phước Thiện
* CỬU TRÙNG ĐÀI: Cơ quan Hành Chánh Đạo. Cơ quan Phổ Tế.

Bốn Cơ quan : Pháp Chánh, Phước Thiện, Hành Chánh, Phổ Tế, được Hội Thánh Lưỡng Đài đề cữ làm nền tảng : Cơ quan Chánh Trị Đạo . Thay mặt Hội Thánh Lưỡng Đài làm việc rất chặt chẽ trong cơ Phổ Độ Chúng Sanh, đối nội và đối ngoại.

* Tòa Đạo / Bộ Pháp Chánh: là cơ quan bảo thủ chơn truyền, giữ luật pháp, chăm nom chư chức sắc, chức việc và đạo hữu, chở che những kẻ yếu tha, bênh vực những kẽ cô thế hoặc tiếp cả sự uất ức bất công của toàn sanh chúng tức là giử nét công bình trên mặt Đạo, lại cũng là một cơ quan giúp cho bên hành chánh, phước thiện, và phổ tế thêm oai quyền mạnh mẽ tôn nghiêm đặc sắc

Tóm lại là phương bảo tồn sanh chúng khỏi điều thống thiết đau khổ với nét oai nghiêm của chức sắc đương quyền hành chánh.

* Phước Thiện, lo bảo tồn sanh chúng : đói cho ăn, rách cho mặc, đau cho thuốc, chết lo mai táng và cứu khổ, tai ương, hoạn họa cho chúng sanh.

* Hành Chánh, lo phổ thông Chơn Giáo. Đạo Trời khắp mọi nơi từ Quốc Nội đến Quốc Ngoại.

* Phổ Tế, đi phổ độ chúng sanh dìu dắt họ vào đường Đạo Đức tu hành.

VỀ LỄ: một Quyển Kinh Lễ có 2 phần: Một phần Nhật tụng (Kinh Cúng) để hiến Lễ hàng ngày tại Tòa Thánh, Điện Thờ Phật Mẫu và các Thánh Thất. Điện Thờ từ Trung Ương xuống địa phương, vào những giờ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Hàng tháng vào hai ngày Sóc Vọng Mùng Một và Rằm. Hàng năm có 2 ngày Đại Lễ : Vía Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế Mùng 9 tháng Giêng. Hội Yến Diêu Trì Cung Rằm tháng Tám, và các ngày Đại Đàn, Tiểu Đàn, Vía các Vì Chưởng Giáo của các nền Đạo Giáo trong Tam Giáo ngũ Chi.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là một Tôn Giáo do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế hoằng khai để thống hợp các nền Đạo Giáo.

Kinh Tận độ: Giải Oan, Tắm Thánh, Quan Hôn Tang Tế sự, Cứu Khổ, Sám Hối ..vv...

QUYỀN VẠN LINH: ( Ba Hội lập quyền) Khai Đại Đạo Kỳ Ba Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế phán rằng là thời kỳ ân xá ... Luật Đạo Đức Ngọc Hoàng cho Nhơn Sanh tự lập luật mà tu.

Đức Ngài ban cho Nhơn Sanh một đặc quyền tối cao, tối trọng là lập Quyền Vạn Linh để đối với Quyền Chí Linh . Gọi là Quyền Thiên Hạ đối với Quyền Thiên Thượng .

Thực hiện Quyền Vạn Linh, bằng 3 cơ năng hình thành, lại là một tập quyền gọi là Ba Hội Lập Quyền.
            1 - HỘI NHƠN SANH
            2 - HỘI THÁNH THƯỢNG HỘI.
            3 - QUYỀN CHÍ LINH.

Cách thức lập quyền : Mỗi Tộc Đạo, tất cả Chánh trị Sự họp lại công cữ ra một Chánh Trị Sư Nam. Một Chánh Trị Sự Nữ. Tất cả Phó Trị Sự họp nhau công cữ ra một Phó Trị Sự Nam, một Phó Trị Sự Nữ, Tất cả Thông Sự họp nhau công cữ ra một Thông Sự Nam, một Thông Sự Nữ (gọi là Nghị Viên).

Tín Đồ 500 người, được đề cữ một Đại biểu Nam, một Đại biểu Nữ (gọi là Phái Viên).

Hai thành phần Chức Việc và Tín Đồ đắc cữ gọi là Nghị Viên, Phái Viên Hội Nhơn Sanh .

Hội Nhơn Sanh mở Hội tại Tòa Thánh, do Thượng Chánh Phối Sư ngồi ghế Chủ Tọa : có 4 vị Chức Sắc Hiệp Thiên Đài chứng sự.

Hàng năm Quí Vị Nghị Viên và Phái Viên Nam Nữ toàn quốc và Quốc Ngoại về dự Đại Hội Nhơn Sanh. Thời gian hội 3 tháng hoặc hơn nữa tùy theo chương trình nghị sự.

Hàng phẩm Lễ Sanh 3 phái : Thái, Thượng, Ngọc được quyền tham dự Hội Nhơn Sanh, mỗi phái đề cữ ra một vị làm Nghị Trưởng.

Chức Sắc Nam, Nữ cũng được dự thính để nghe mọi phương trình Hội Nhơn Sanh làn việc ...

Các cấp điều hành mọi ngành Trung Ương ra phúc nghị điều trần ... để Hội Nhơn Sanh thảo luận và quyết nghị mọi việc Đạo ...

Quyền hạn Nghị Viên và Phái Viên là bất khả xâm phạm. Có quyền phát biểu ý kiến của mình, kiểm điểm những ưu khuyết điểm của các cấp điều hành mọi ngành phúc nghị ... cứu xét công nghiệp, công quả hành đạo của Chức Việc, Đạo Hữu có công cầu phong. Chức Sắc cầu thăng.

Kiến nghị phương trình xây dựng phát triển nền đạo, đồng thời vạch ra những luật lệ mới cho phù hợp với sự tiến hóa của Nhơn sanh, mỗi loại thành văn bản dâng lên Hội Thánh và Thượng Hội.

ĐẠI HỘI, HỘI THÁNH CỬU TRÙNG ĐÀI NAM NỮ

Chức Sắc Cửu Trùng Đài Nam Nữ từ phẩm Giáo Hữu đến Phối Sư đều có mặt dự Hội tại Tòa Thánh. Có 4 Vị Chức Sắc Hiệp Thiên Đài chứng sự.

Sau khi Hội Thánh Cửu Trùng Đài Nam Nữ họp làm việc qua các phương trình của Đại Hội Nhơn Sanh xong, Hội Thánh dâng toàn bộ quyết nghị lên Thượng Hội.

THƯỢNG HỘI có một đặc quyền tối cao tối trọng. Duyệt xét toàn bộ các phương trình của 2 Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh đã trình lên. Rồi tùy theo mỗi phương trình phát triển tiến bộ mà quyết định cho thi hành ...

Cho thấy : nền DÂN CHỦ MỤC, TỰ DO QUYỀN của Đạo Cao Đài có thể thống, quyền lực của Nhơn Sanh, trách nhiệm của Hội Thánh, lãnh đạo thực thi của chế độ Đại Nghị , do Ba Hội Lập Quyền. Quyền này được đối với Quyền Chí Linh đó vậy.

TÒA TAM GIÁO : Cửu Trùng Đài có Tòa Tam Giáo (3 phái Nho, Thích, Đạo) để phán quyết mọi việc, do Chức Sắc Cửu Trùng Đài hành đạo gây ra như : phản loạn Chơn Truyền, chia phe phân phái, lập Tả Đạo Bàn Môn, vong phế trách nhiệm, không làm tròn nhiệm vụ Hội Thánh giao phó, mượn danh Đạo tạo danh Đời làm điều bất chánh, phạm Bát Đạo Nghị Định, Tứ Đại Điều Qui và Ngũ Giới Cấm ..vv...

HIỆP THIÊN ĐÀI : Là Tòa Phúc Thẩm cao nhất của Đạo. Tòa Phán quyết và xem xét lại các bản án do các Tòa dưới hình thành, mà còn có sự khiếu trình lên xin xem xét lại vì còn có sự oan ức ! Tòa có quyền tối thượng là phán quyết án xử, cho xử lại hay phán quyết để thi hành.

*  *  *

TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH ĐẠO CAO ĐÀI

* Tôn Chỉ: Thờ Trời, kỉnh Phật, và các Đấng Thiêng Liêng Chưởng Giáo các nền Đạo Giáo
* Mục Đích: Qui Nguyên Tam Giáo, Hiệp Nhứt ngũ Chi.

Sự thờ phượng của Đạo Cao Đài : Về Nghi thức sắp xếp theo biểu đồ Tiên Thiên Bát Quái . Thực hành trên tiêu hướng Nho Tông Chuyển Thế .

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế phán rằng: Thu các Đạo hữu hình làm một, đúng với lời Tiên tri Mai hậu Kiền Khôn đồng nhứt đại, Thiên môn vạn Giáo cộng qui căn .

Đức Ngài cho biết: Thiên Địa có ba Ngươn Hội : Thượng Ngươn, Trung Ngươn, Hạ Ngươn.
Sự chuyển hóa gọi là Thiên Địa tuần hườn châu phi phục thi.
Vì cuối Thượng Ngươn. Nhơn loại bị nhiểm hồng trần, xa Thánh Đức gần với vật dục, sở tế lợi danh đi vào đường khoa học vật chất hiện sinh, làm cho tân linh lu mờ Thánh Đức ... !

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế mở lòng háo sanh mới chiết nguyên linh trong nhất thể của Ngài xuất thế lập ra Tam Giáo Đạo, để giáo dục Nhơn loại.
- Đức Văn Xương Đế Quân, mở Thánh Đạo để lập Thánh chất cho con người.
- Đức Thái Thượng Lão Quân, mở nền Tiên Giáo, để lập Tánh Đức cho con người.
- Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, Mở nền Phật Đạo, để lập Tâm Đức cho con người. Đấy là Ngươn Hội Nhứt Kỳ Phổ Độ , Đức Phật Nhiên Đăng Chủ Trì Liên Trì Hội .

Mở rộng đường Thiên Lý dẫn dắt Nhơn loại lánh xa con đường vật giục, cám dổ !... Đấu tranh, giành vật chất là phải chịu tiêu diệt !...

Cuối Thượng Ngươn sang Trung Ngươn (Cycle de progrés e est- à dire de lutte ou de destruction).

- Đức Khổng Phu Tử ra đời chấn hưng Thánh Đạo, cảnh tỉnh nhơn tâm, duy tân nguồn Đạo Đức cho Nhơn Loại.
- Đức Lão Tử khai Tiên Giáo, dìu dắt nhơn loại ra khỏi lãnh vực vật chất cám dổ, để trở về đường lối Cao Thượng tịnh thân.
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mở Phật Đạo, ban bố chủ nghĩa Từ Bi, để đưa nhơn loại thoát vòng tứ khổ ! Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chủ Trì Linh Sơn Hội của Nhị Kỳ Phổ Độ .

Nhờ Ngươn Nhị Kỳ phổ Độ , mà Nhơn Loại ở trong tình trạng không tự diệt mà cũng không bảo tồn.

Cùng thời kỳ này, bên Thái Tây (Eùurope), Ngôi hai Jésus cũng xuống thế chuộc tội cho Nhơn Loại và ban bố tình thương bác ái Đại Đồng cho Nhơn Loại.!...

Đến gần Hạ Ngươn, Nhơn Loại chạy đua theo thời đại khoa học Nguyên Tử ! Nạn tiêu diệt Nhơn Loại trên quả Địa Cầu 68 này đang diễn ra không sao tránh khỏi ?
Vì cuộc sống mạnh đặng, yếu thua, khôn còn dạy mất !...
Home                      1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét