Lời Nói Đầu.
Giữa bầu trời đen huyền đầy bí ẩn
uy nghiêm bỗng vằng vặc điểm lên ánh trăng vàng dịu mát; ta thấy thoải mái vì
dường như đang gặp cả Chí Tôn nguyên thỉ của Thiên Địa và Phật Mẫu Tạo Hóa của
vạn vật.
Khi màu huyền ấy biểu lộ vào thế
giới vật chất bằng màu đỏ của mặt trời Sinh Khí và màu xanh
của bầu trời Thần
Lực thì màu trắng của ánh sáng như reo vang sức sống.
Những dãy tần số dao động tuần
hoàn theo các cung bậc khác nhau biểu thị các tầng thức giác và sinh khí khác
nhau nhưng hòa nhau theo chu kỳ của cái đại hòa điệu vũ trụ.
Cửa ngõ để hòa vào với cái đại
hòa điệu ấy là tâm ta. Tâm ta có khi trong veo và gặp cảnh huyền khung không có
so sánh và lý giải. Ta chợt biết đó là chỗ phát khởi tối cao của vũ trụ.
Nguồn tối cao ấy là tất cả, là
Trời Cha. Cùng với cái tối cao đen tuyền ấy, có cái Khí tại trung tâm màu vàng.
Ánh trăng vàng vằng vặc chiếu giữa bầu Huyền Khung vũ trụ là Thiên Hậu trong
cõi trời huyền bí, chứa mọi thứ hiểu biết từ thử.
Sau cái Huyền Khung vũ trụ ấy của
Cha và cái Hoàng Khí của Mẹ là buổi bình minh: mặt trời màu đỏ xuất hiện, khai
mở một trạng thái mới của Cha và Mẹ: cái Thần màu xanh của bầu trời và cái Khí
khôn ngoan của ánh sáng.
Về mặt Thần huyền bí, Cha là
Huyền Khung Cao Thượng Đế, danh xưng gồm cả màu huyền của đêm đen và màu xanh
của bầu trời ban ngày.
Khí khôn ngoan của ánh sáng trắng
chan hòa trước bầu trời xanh biếc là hình ảnh của Đức Kim Mẫu trước Đấng Thương
Thiên: mọi thứ đều bạch minh.
Hiệp cả màu đỏ của sanh khí
(Ngọc) và màu vàng (Hoàng) của nguyên
khí tại trung tâm thì tạo thành Thiên Nhãn của Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn. Danh
xưng này chỉ rõ việc từ Khí mà có lại Thần, biểu lộ của ngôi Thái Cực.
Những điều gợi ý trên đây là
thuộc các pháp thức đã có từ xưa. Pháp thức mới ngày nay nằm trong danh xưng
Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát đã có nói đến trong sách Đời Đạo Song Tu.
Pháp thức mới này được ra đời cho kịp với sự chuyển biến mới của Thiên Cơ, liên
hệ tới các Bát Quái vốn là đồ hình ghi nhận các ảnh hưởng của Nhật Nguyệt Tinh
lên địa cầu.
Nay chúng ta đang có nhiều cơ hội
và động lực để tìm hiểu Thiên Cơ và Thiên Văn thêm nữa. Bát Quái Đồ và các đồ
hình từ các nhà Huyền Bí Học có ghi nhận các điều này. Sách này đề cập đến các
Bát Quái theo một cách hơi khác thường mà thực tiễn dù vẫn biết còn có nhiều
đẳng pháp giải thích khác. Dù sao, đây chỉ là những nét đại cương về sự hiệp
pháp, kính mong các bậc cao nhân tiếp công hộ pháp thêm nữa cho Đời hay Đạo
rạng.
Trân trọng,
Hiền Tài. Đoàn Kim Sơn
1 . TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
Khí Hư Vô sinh ra có một Đấng Chí
Linh Thượng Đế và ngôi của Ngài là Thái Cực. Trí óc và mọi thứ máy đo không thể
thẩm lượng được điểm vật chất bất khả phân nhỏ nhất ấy.
Tuy nhiên, vì tập họp sít sao một
số nhiều các điểm Thái Cực bất khả phân ấy vẫn là một khối dính liền nhau nên
cũng có tính Thái Cực, ta có thể cố gắng lấy lớn tìm nhỏ, lấy nhỏ tìm lớn, từ
các đơn vị có tính truyền sinh mà dò lần về nguyên ủy của các biến dịch định
hình cho vạn vật và ảnh hưởng lên nguyên tính của vạn linh.
1 . 1 . THÁI CỰC
Thái Cực phân thành Lưỡng Nghi
(Thiên/Địa hoặc thiêng liêng/hữu hình). Lưỡng Nghi phân thành Tứ Tượng
(Thiên/Địa và Nam/Nữ). Hai Tứ Tượng hiệp thành Bát Quái, Bát Quái vận chuyển
sinh ra Ngũ Hành và Ngũ Hành tương sinh tương khắc nhau mà tạo nên Càn Khôn Thế
Giới.
Thầy lại phân tánh của Thầy để
ngự vào các hình hài vật thể của Càn Khôn Thế Giới, cho nên Càn Khôn Vạn Vật
xuất hiện. Vạn Vật có tính sống nên gọi là chúng sanh. Chúng sanh và các Đấng
cao siêu đều có ít nhiều linh tánh của Đấng Chí Linh chiết cho nên được gọi chung là Vạn Linh.
Khởi nguyên của sự sinh thành là
Khí Hư Vô. Khí Hư Vô sinh ra Cha, vô tướng đối với tất cả, trừ khi chính Cha
quyết định hiện tướng cho ai đó thấy. Cha là khởi thỉ của Thiên Địa. Mẹ là Đấng
Tạo Hóa ra vạn vật. Cha ngự ngôi Thái Cực, Mẹ quản ngôi Lưỡng Nghi. Cha qui hợp
vạn linh. Mẹ trưởng dưỡng vạn vật. Biến vật chất thành tinh thần, dùng tinh
thần điều ngự vật chất; quảng khai Thiên thượng, linh hóa vạn vật, đó là việc
của vạn linh và cũng là của Đấng Chí Linh nữa.
Vạn Linh từ phẩm người trở lên có
hai hạng:
* Nguyên nhơn, vốn từng hiệp được
Dương Quang (hayThiên tánh) với Âm Quang (hay Phật tánh),
*Hoá nhơn, chưa hiệp được với
Dương Quang nên linh tánh còn ít ỏi, chỉ biết cậy dựa vào cái trí mà thôi.
Dương Quang là ánh sáng của năng
lực thuộc Tiên Thiên, Âm Quang là ánh sáng của thức giác thuộc Hậu Thiên. Vật
chất Hậu Thiên có từ Ngũ Hành Hậu Thiên. Siêu vật chất Tiên Thiên có từ Ngũ
Hành Tiên Thiên. Khởi nguyên của siêu vật chất và vật chất ấy là Thái Cực.
Thái Cực Đồ xưa nay thường được
tượng hình như một mặt tròn có hai phần trắng đen , và hai điểm đen trong trắng và trắng trong
đen:
Phần bên trái của hình 1 là hình
ảnh của quả đất mà giữa trưa (Thái Dương ) đang ở cực Tây, nửa đêm (Thái Âm )
đang ở cực Đông, mặt trời đang lặn tại điểm
và đang mọc tại điểm . Vậy thì là
Thiếu Âm (hoàng hôn, hào Âm mới sinh nằm trên) và là Thiếu Dương (bình minh, hào Dương mới sinh
nằm trên) và thứ tự các điểm sáng trưa chiều tối là theo chiều quay của quả
đất .
Thoạt xem có thể thấy đó là chu
kỳ biến dịch trong thời gian của thiên thể nhỏ quanh một cái lớn hơn. Nhưng nó
cũng ghi nhận hình ảnh của một tổng thể tạo nên một đơn vị có cái sống như một
nguyên tử, một con người, một ngân hà…. khi nhìn nó từ bên ngoài. Việc này sẽ
được thấy rõ khi nghiên cứu Bát Quái, tình trạng khi hai Tứ Tượng hiệp nhau vận
chuyển và từ đó có Ngũ hành tương tác tương điều hòa nhau xuyên không gian.
1 . 2 . LƯỠNG NGHI VÀ TỨ TƯỢNG
Mỗi Tứ Tượng là một nghi hình
Thái Cực Lưỡng Nghi của Vũ Trụ Càn Khôn. Hai mà một, một mà hai, dòng vận
chuyển ấy tiếp hiệp hai nghi hình Tứ Tượng (hình 3), tạo sự sinh thành.
Nghi hình Tứ Tượng () là bốn thứ nguyên chất,
Thái Dương, Thiếu Âm () trong Nam, và Thiếu Dương, Thái Âm () trong Nữ. Tượng
của tính Nam nguyên thỉ đã có chỗ Dương trội, Âm lặn và ngược lại, tượng của
tính Nữ nguyên thỉ đã có chỗ Âm trội, Dương lặn. Khi các tính chất này tương
tác nhau một lần nữa thì từ trong Kim
Bàn của Phật Mẫu xuất hiện ra hai kiểu thân thể Nam Nữ như ở hình 3: ( và ).
Đây là hai kiểu thân Nam thân Nữ cũa trẻ em chưa đến tuổi dậy thì. Khi chúng
đến tuổi có tính dục cùng nhau thì Ngũ Hành mới xuất hiện.
Ngũ Hành là chất Kim Mộc Thủy Hỏa
Thổ nhưng thực ra còn ngụ ý về tính nữa: Mộc khúc trực thuộc Thiên sinh là tính
truyền thẳng, Kim tòng cách thuộc Địa sinh là tính truyền vòng qua chướng ngại,
Thủy nhuận hạ thuộc Thiên sinh là tính nhuận xuống dưới, Hỏa viêm thượng thuộc
Địa sinh là tính cất lên cao. Thổ viên giá sắc nói về trung cung trưởng dưỡng
và thu hoạch đúng chu kỳ.
Thực ra, vật chất Ngũ Hành trừ
Lửa (Kim loại, Gỗ, Nước, Đất) là những kiến tạo phức tạp hơn về sau với những
tỉ lệ âm dương rất khác nhau.
Khi tính dục Tiên Thiên khởi
động, Tiên Thiên Ngũ Hành xuất hiện và các cơ cấu vật chất sẵn có trong thân
thể Tứ Tượng Nam Nữ chuyển động tương tác nhau
mà sản sinh các tính và chất mới. Tiên Thiên Bát Quái Đồ là đồ hình vật
chất để sẵn, Hà Đồ là đồ hình tương tác của Tiên Thiên Ngũ Hành chuyển động
trong Tiên Thiên Bát Quái Đồ.
Khi hai thân thể Tứ Tượng Nam Nữ
đã phát triển đến mức có thể hiệp nhau hình thành Bát Quái rồi, Càn Đạo của Nam
và Khôn Đạo của Nữ vẫn có thể phát động cả hai tính có khi Tiên Thiên, có khi
Hậu Thiên. Càn tính và Khôn tính ấy đồng có bốn bản sắc nguyên hanh lợi trinh.
Nguyên là có tính tạo nên được nguồn cội của vạn vật nên thống suất mọi tinh
thần dị biệt. Hanh vì mây bay mưa xối (vân hành vũ thí) không bế nghẽn. Lợi vì
do sự các chính tính mệnh (mọi vật đều đúng chỗ hợp tính mệnh của mình) nên bảo
hợp thái hòa mà tốt cả. Trinh là bền theo đường lối mục tiêu cho đến cùng.
Nhưng tính tẫn mã chi trinh của
Nữ, tính chính bền của con ngựa cái, lại canh chừng sợ lạc mất lối về trong khi
cái trinh của nam tính giữ họ bền lòng đi tới mãi. Chính cái tôn quí của chữ
trinh này mới là cái nên đề cao, không phải những thứ trong thân thể mà lấy làm
quan trọng. Do cái trinh này mà nữ phái khởi xướng cuộc quay về với tâm linh dù
mình có vai tuồng dưỡng dục hình hài.
Cái trinh Nam tính giúp bền lòng
tiến thủ, cái trinh Nữ tính muốn thuận căn thuận mệnh cho khỏi bị bấp bênh.
Biết hợp hai Tứ Tượng khởi động Càn Khôn ấy cho tốt thì Bát Quái chuyển vận an
hòa và cơ tiến hóa được vĩnh tồn. Không quân bình âm dương, chẳng biết rõ lối
ra với vạn vật và đường về cùng Chí Linh nên mới có bất an.
1 . 3 . TIÊN THIÊN
BÁT QUÁI
Nghi hình của tương tác có/không
của tinh thần, động/tịnh của vật chất và lý/dục của con người là Bát Quái Đồ.
Thế tương tác của Thiên Địa âm dương có phần sinh và phần thành.
Vòng trong là sinh: Thiên nhất
sinh Thủy, Địa nhị sinh Hỏa, Thiên tam sinh Mộc, Địa tứ sinh Kim. Vòng ngoài là
thành: Thiên sinh nhất khiến Địa thành lục, Địa sinh nhị khiến Thiên thành
thất, Thiên sinh tam khiến Địa thành bát, Địa sinh tứ khiến Thiên thành cửu.
Thiên sinh
Địa ứng sinh. Không có Địa sinh Thiên ứng sinh. Mỗi cái sinh đều được theo bằng
một cái thành. Thiên sinh thì Địa thành, Địa ứng sinh thì Thiên thành. Sinh 1,3
do Thiên và thành 7,9 trong cõi tinh thần (Thiên) là nhờ Địa. Sinh 2,4 do Địa
và thành 6,8 trong cõi vật chất (Địa) là nhờ Thiên. Thiên giúp Địa thành cái
của Địa. Địa giúp Thiên thành cái của Thiên.
Thiên Địa
cũng là Lưỡng Nghi tính trong bản thân con người. Nếu muốn lập
Địa thì Thiên cho 1,3 để hình thành 6,8. Nếu muốn lập Thiên thì Địa cho 2,4 để
hình thành 7,9. Muốn thành 6,8 thì 1,3 (tinh thần) phải cạn kiệt, muốn thành 7,9 thì 2,4 (vật thể) phải
bị hi sinh. Như cái hạt cũ bị hủy đi để hình thành cây mới. Nhưng làm sao để
cây mới nảy sinh ấy cho ra nhiều hạt mới ngay trong một kiếp sống, khỏi phải
nhiều lần luân hồi?
Cái đạo lý chịu thành thịnh suy
hủy để tiến hóa qua thời gian ấy là cái cách học Đời để biết cảnh sáng trưa
chiều tối. Cái đạo lý đại hòa mà đại hóa
trong tâm thức của trung cung Thái Cực không bị điều kiện hóa là cái Đạo
trực cảm với mọi nơi mọi lúc. Do đó mà sự biết, sự hành luôn là chơn thật và
tuyệt đối. Đấng ngự tại trung cung Thái Cực có cái thấy biết tuyệt đối ấy đã
đành, các con cái của Ngài dù chưa có khả năng siêu việt cũng được quyền tuyệt
đối hành biến theo tâm chơn thật của mình nữa.
Lẽ sinh thành qua thời gian hay
trực cảm liên không gian ấy vẫn trùng điệp nối nhau mà tạo nên mọi thứ. Vòng
tròn Thái Cực nhỏ giữa phần bên trái của hình 4 ghi nhận dấu tích của một Bát
Quái Đồ nguyên sơ hơn mà ngôi Thiên Địa từng được tạo ra như tại hình 5. Và
ngay giữa tương tác Bát Quái và Ngũ Hành ở hình 5 lại vẫn có dấu vết của một
Thái Cực tinh vi và nguyên sơ hơn nữa làm tâm cho mọi sự vận hành. Điều này hàm
ý rằng nguồn sống Tiên Thiên vẫn có trong mọi đơn vị sống, dù đó là một sự sống
nhỏ nhít yếu ớt thô sơ, vẫn có trọn đủ các nguồn sinh của Thái Cực mới. Không
phải ý nói một trời đất khác, chỉ nói như một Thái Dương Hệ mới trong một Thiên
Hà hay một Thiên Hà mới trong một Thiên
Hệ vậy.
Tiên Thiên Khí 1,2,3,4 do Thiên
Địa vi chủ lập năng lực cho Hậu Thiên Khí 6,7,8,9. Hậu Thiên Khí do Nam Nữ vi
chủ để nối tiếp công trình tạo hóa lập lại trời Càn đất Khôn, tượng Lưỡng Nghi
Thiên Địa của một ngôi Thái Cực mới.
Không thể nghiên cứu vạn vật hay
vạn linh mà bỏ qua lực Tiên Thiên. Nếu khéo sử dụng được lực này, ta có thể cải
thiện được mọi thứ.
Nay không thể chỉ chọn trục
8,3,4, 9 (Khôn Chấn Đoài Càn) vì con đường tuyệt dục như vậy là bỏ hẳn Nữ Phái
và trời đất tạo ra không có sinh khí hữu dụng cho vạn linh đang tồn tại.
Cũng không thể chỉ chọn trục
6,1,2,7 (Cấn Khảm Ly Tốn) vì tuy có tạo được sinh sắc cho tâm lý và thể chất
nam nữ nhưng không tạo được tinh thần nhất quán và thánh đức tự nhiên (Đạo Càn
của Thiên, Đạo Khôn của Địa) cho mình.
1 . 4 . SỰ HÌNH
THÀNH CÁC QUẺ CỦA TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
Như đã nói, nếu ta có cách nhận
thông tin hay thông cảm với những cá thể tại nhiều nơi một lượt thì ta khỏi
phải chờ học hỏi từ các diễn biến sáng trưa chiều tối qua dòng thời gian nữa.
Thời gian là Đời, không gian là
Đạo. Không gian này thoạt đầu có thể hiểu là bầu trời đang đỡ nâng các hành
tinh định tịnh và chứa đầy những làn sóng tư tưởng tinh thần. Nhưng đó chỉ mới
là không gian của ngôi Lưỡng Nghi. Tiến xa hơn nữa, còn có không gian của Chí
Linh và vạn linh xuyên thấu mọi nguyên tử. Ấy là cái không làm nền cho mọi thứ
có.
Do trực cảm liên không gian mà có
thể bổ khuyết nhau ngay, không chờ khi gặp kết quả xấu mới đổi dời kế sách.
Được các chứng nhân cho coi lại cuộn phim tạo hình lục địa thì khỏi cần phải
điều nghiên trên các lớp địa tầng để biết chút ít về lịch sử địa cầu. Tương tự,
chúng ta có thể tưởng chừng như đang coi lại cuộn phim hình thành các tượng,
các số và diễn biến của các Bát Quái mà phăng lần ra ít nhiều manh mối vậy.
Theo các manh mối ấy, ta được
biết cõi Vô Cực thuộc quyền Phật Mẫu xưa nay thường được tượng bằng một vòng
tròn hay một mặt cầu. Cõi này quản Khí Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi ấy là Thiên (một hào Dương , Dương Quang, làm
cho Tâm minh) và Địa (một hào âm , Âm Quang, làm cho Vật linh).
Hai Nghi tiếp thành bốn Tượng, vẽ hào mới sinh
chồng lên hào sẵn có. Cho nên
- Tượng Thái Dương và Thiếu Âm
từ Dương Nghi thuộc cõi tinh thần.
- Tượng Thái Âm và Thiếu Dương từ Âm Nghi thuộc cõi vật hình.
Hai Tứ Tượng hiệp lại, tám quẻ
bắt đầu chuyển động tương tác nhau:
- Thiên nhất sanh Thủy: Thiên tánh của
Nữ bấy lâu im ẩn trong thân nay bắt đầu
tiếp nhận một luồng sanh khí nhuận hạ . Nhuận hạ như vậy là âm tính của phép
Tạo Hóa chuẩn bị cho sự sinh sôi nảy nở. Cho nên Thiên thủy nhuận hạ chuyển tâm
thân thiếu nhi thành thiếu nữ. Tâm ấy của Nữ đã làm cho Địa tánh của Nam , Địa
tánh của chính mình và Thiên tánh của
chính mình đồng nhận thêm cái linh hoạt
của hào Dương trên cùng của , và . Gọi
đó là Địa nhị sinh Hỏa, Địa lục thành
chi và Thiên thất thành chi. Nói khác
đi, luồng Sanh Khí Tạo Hóa giáng tâm Thiên Nữ đã làm đẹp tâm hồn người Nam,
cũng làm đẹp tâm hồn và thể chất của chính mình.
- Thiên tam sanh Mộc: Địa tánh của
Nam tiếp nhận một luồng sanh khí nhuận
hạ. Nhuận hạ như vậy là khởi sinh thêm âm tính. Cho nên vạch âm trên tượng
Thiếu Âm Trong tình thế Dương đã xuống
đến tận nơi thấp nhất của Địa, cuộc biến hóa diệu kỳ xảy ra: Nguyên Tử Khí (Địa tứ sanh Kim) phát lộ. Thiên thành (Thiên cửu thành chi) từ Nguyên Tử Khí
đó và Địa thành (Địa bát thành chi)
từ Nhất Dương nhuận hạ đó. Nói khác đi, tiềm năng của luồng Dương
Khí giáng vào cơ quan sanh hóa của người Nam hoặc có thể giúp hình thành nên
cõi tinh thần (Thiên) hoặc làm hao hụt mọi thứ sinh lực khiến cho thân thể và
tâm hồn trở nên nặng trĩu vật chất tính (Địa). Thiên Địa pháp đã đành, còn tùy
Nhơn tác hiệp nữa mới nên kết quả. Sức người thêm vào các vận động thiên nhiên
cũng là một cách dùng tinh thần (Thiên) để điều ngự vật chất (Địa) sao cho vật
chất ấy lại giúp thăng hoa tinh thần thêm nữa.
Bảng này chỉ rõ con đường Thủy
Hỏa tức là con đường tình ái Nam Nữ đã
đem sức sống tinh thần cho cả Thiếu
Dương, Thiếu Âm và Thái Âm. Nhưng phải là con đường Mộc Kim mới tạo được Thiên Địa .
Đến được đây là đến được với nguồn Lưỡng Nghi trên lối về từ Bát Quái, Tứ Tượng,
Lưỡng Nghi, Thái Cực. Thiên Địa này là hai năng lực Dương Quang và Âm Quang
được khai ra bằng điển lực tại đệ bát và đệ thất khiếu.
Còn Thiên Địa trong Thiên nhất
sinh…, Địa nhị sinh…là hai Nghi mà Phật Mẫu đang điều hành để dưỡng dục quần
nhi. Dưỡng dục là phân bổ năng lực Tiên Thiên (vòng sinh bên trong) tạo nên các
ứng cảm Hậu Thiên (vòng thành bên ngoài).
Nước trời tạo lửa đất, sấm sét từ
trời tạo gió khí trên đất: 1,2,3,4 là Tiên Thiên truyền tải năng lực mà không
có cảm xúc Hậu Thiên. Thân thể vô tư của tuổi vị thành niên nay biến chuyển qua
thời kỳ có khả năng sanh hóa. Khả năng này thường kèm theo các cảm xúc bị điều
kiện hóa nhưng cũng làm cho vật chất thân thể khởi biết đến tinh thần. Nếu học
được Di Lạc Vương Pháp thì từ tâm yêu
thương ấy mà tinh thần và thánh đức được xây dựng: 6,7,8,9 là Hậu Thiên đào tạo
một Lưỡng Nghi Thiên Địa mới.
1 . 5 . HIỂU TỨ
TƯỢNG THEO MỘT CÁCH KHÁC
Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu
Dương, Thái Âm là bốn tượng khởi đầu của cơ tạo hình đặt tướng, nhưng
Càn, Khôn, Khảm, Chấn là bốn ngôi khởi
đầu của sự vận chuyển Ngũ Hành.
Sau khi có ngôi Thiên, Địa (,),
Thiên đem dương lực đến tâm của Địa để tạo cái sống cho cõi trung giới thuộc
tình cảm nữ tính (Thiên nhất sinh Thủy ) trước khi tạo năng lực sanh hóa cho
phần nam tính (Thiên tam sinh Mộc ).
Đây là hai hướng năng lực tiến
hóa chính yếu hình thành ra hai trục Khảm Ly và Chấn Đoài do Nhựt Nguyệt chi
phối (sẽ nói rõ hơn trong phần 2.3).
Dĩ nhiên lý giải này không loại
trừ các cách giảng giải Bát Quái theo nhiều đẳng pháp khác nữa.
1 . 6 . SỰ HÌNH
THÀNH CÁC CON SỐ
Thông thường, ta có thể đơn giản
nghĩ rằng các số đếm được tạo thành bằng cách cộng vào với số đã biết thêm một
đơn vị nữa (như 1+1=2, 6+1=7) và số
không là kết quả của phép tính trừ hai số bằng nhau. Sự hình thành các con số
thực ra không đơn giản như vậy.
Hãy tưởng tượng tình cảnh nguyên
thỉ của vạn vật và vạn linh, lúc ngôi Thái Cực không có chi để so sánh và đối
đãi, sự xuất hiện ra cái chi đó nữa phải là một đại biến cố. Lúc không có chi
cả như vậy, chỉ có sự tồn tại của một thứ không tên và không thể mô tả được,
gọi đó là Thần hay là Trời. Đó là tình trạng của một mãnh lực có tiềm năng vô
biên và sự hình thành ra số hai nguyên thỉ có nghĩa là hình thành ngôi Lưỡng
Nghi vậy.
Từ tình trạng duy nhất một nổ ra
thành hai ngôi có phẩm tính nghịch đối nhau, sự biến chuyển ấy tương tự như
{1} {1+, 1-} hay {Thái Cực} {Lưỡng Nghi} hay {Thái Cực} {Thiên, Địa}
Lúc bấy giờ, cái bàng bạc tương
quan Thái Cực + Lưỡng Nghi là {Huyền}
{0, 1+, 1-). Đây là Ngươn Thần, một mà hai, hai mà ba.
Tiếp nối tính phân cực này, ta có
sự phân chia Tính Năng và Hình Chất:
{Lưỡng Nghi} {Tứ Tượng}, hay là
{Lưỡng Nghi} , hay là
{{Dương }, {Âm }} {, },
hay là
{{1+}, {1-}}{{Lý, Tâm Qui
Nguyên}, {Sự, Tâm Hiệp Nhất}, hay là
{{Lực Cân bằng Vật Chất và Phản Vật Chất , Lực di chuyển thẳng }, {Lực
quay quanh trục , Lực quay theo quỹ đạo
}}, hay là
{{Nguồn Ngươn Tinh, Nguồn Ngươn Khí Hiệp Thiên
}, {Nguồn Tinh Lực truyền sinh , Nguồn Khí Lực ái nhiễm }.
Cân bằng giữa vật chất và phản
vật chất là Đại Ngã Tối Cao, nguồn của sự sáng và sự sống. Di chuyển thẳng là
Đại Ngã theo lực của đại vũ trụ. Quay quanh trục là Tiểu Ngã tự bảo thủ mình.
Theo quỹ đạo là theo vật chất tính vô ngã.
Có tiểu ngã tính khi có một đối
tác chấp nhận mình, cùng mình tạo nên và bảo thủ trục quay. Có Đại Ngã tính khi
đối tác đó là Chí Tôn Phật Mẫu. (Xin xem bài "Ba thứ Lửa Sống" trong
phần Phụ Lục.)
Tuy chưa có cách thực hiện được
các chứng minh cụ thể, có người đã cho rằng chính Phản Vật Chất là nguyên nhân
của phản trọng lực (antigravity). Cũng vậy, chính phần Sinh Khí Hiệp Thiên đã
giúp con người không bị đọa trần.
Và, tuy không trực tiếp viện dẫn
tiến trình này, Tom Bearden, khi lý giải về nguồn năng lực điện từ sản sinh từ
chân không, đã cho rằng song song nhưng ngược chiều với các sóng năng lượng
điện từ có biểu hiện, lúc nào cũng có các sóng đồng bộ, ngược chiều vốn là năng
lực không biểu hiện nhưng sau đó điện tích trong một cấu trúc lưỡng cực (như
thanh nam châm) lại chuyển nó thành năng lực điện từ có biểu hiện ra theo mọi
hướng của không gian ba chiều. ( http://www.cheniere.org/briefings/circuitcurrents/index.html ).
Khoa Thiên Văn Học hiện nay cũng
đã thấy từ đĩa trung tâm của ngân hà chúng ta có hai lỗ đen cách ly nhau bằng
một dòng ngoằn ngoèo như con sâu (Einstein-Rosen Bridge). Khi sự rung động của
hai lỗ đen này đạt đến mức nào đó, chúng biến thành hai lỗ trắng và một lỗ sản
sinh ra các mặt trời vật chất còn lỗ kia sản sinh ra các mặt trời phản vật
chất. Các mặt trời vọt ra từ các lỗ ấy tạo ra các hành tinh vật chất hoặc phản
vật chất và hình thành các tay xoáy ngược chiều nhau của đĩa ngân hà. Trong vũ
trụ cũng có những ngôi sao vật chất và ngôi sao phản vật chất như vậy. Khi vật
chất gặp phản vật chất (như lúc mà không gian có gió mặt trời -khu vực chịu ảnh
hưởng của mặt trời- vật chất của chúng ta
được một thiên thể phản vật chất, mà ta thường gọi là sao chổi, viếng
thăm), chúng hủy diệt nhau và tạo ra năng lượng.
Người ta ước tính rằng nếu một
gram vật chất tiếp xúc với m = 1
gram (0,001Kilogram) phản vật chất, năng lượng phóng
xuất ra sẽ là E = mc2 = 0.001*(9*1016) = 9*1013 joules hay 25.000.002 kilowatt giờ.
Trong thế kỷ trước, sao chổi
Shoemaker-Levy 9 vở ra thành nhiều mãnh. Những cuộc va chạm với Mộc Tinh đã tạo
ra 21 vụ nổ tương đương với hơn 200 triệu Megatons TNT. Năm 1908, một mãnh vở
từ sao chổi Encke's đã chạm khí quyển
của trái đất trên xứ Siberia của Nga và nổ tung với một năng lượng tương đương
hơn 30 Megatons TNT.
(matter-antimatter/shoemaker-levy_9.htm )
Hai Tứ
Tượng theo cung cách một có tính Nam một có tính Nữ ấy hiệp nhau thành Tiên
Thiên Bát Quái và từ sự vận chuyển này, tính nhuận hạ của Thủy, viêm thượng
của Hỏa, khúc trực của Mộc, tòng cách của Kim, giá sắc của
Thổ hiển lộ phân minh thành ra năm khu vực trong bầu trời, mỗi khu vực được
trấn ngự bởi một chiết linh của Thượng Đế .
Trên đây là
hình ảnh sơ lược của sự hình thành các
ngôi năng lượng và hình thể tiên thiên (precosmic) trong trời đất. Nhiều đồ
hình ẩn dụ các ý nghĩa của công trình Tạo Hóa đã từng được tiết lộ. Chúng ta có
thể xem đồ hình Thiên Quốc mà Valentinus, một thầy tu nổi tiếng của Công Giáo
đã dạy ra trong thế kỷ thứ hai ở phần
Phụ Lục của sách này.
Tương
tự, mỗi con số nguyên thỉ là một nguồn năng lực sáng tạo mới, với một đội hình và một chu kỳ tuần hoàn có năng lực đặc biệt.
Cho nên
Trung Quốc ngày xưa có khoa nghiên cứu về Tượng và Số. Các nền văn
minh cổ xưa đều có những khoa nghiên cứu này. Truyền thống Babylone, giáo huấn
của Pythagoras (Hi Lạp, thế kỷ thứ VI trước Tây Lịch), các triết gia của
Alexandria, các nhà huyền bí học Công Giáo, truyền thống Kabbalist của Do Thái,
Kinh Vệ Đà của Ấn Độ… đều là những nguồn lý giải phong phú về tính cách huyền
bí của mỗi con số [1].
Các con số từ 1 đến 9 nói trong
các lời Thiên nhất, địa nhị…là nói về tính bất phân, tính lưỡng phân…chứ không
phải chỉ là các thứ tự đếm số thông thường mà thôi.
Và lời dạy của Thượng Đế về
nguyên căn của Ngài như
Nếu không có Thầy thì không có
chi trong Càn-Khôn Thế-Giái nầy; mà nếu không có Hư Vô chi khí thì không có
Thầy.
Tháng 6 năm Bính Dần (22-7-1929) là để chúng ta
học cách xây dựng Thiên Nhãn cho mình chớ không phải là để thỏa mãn tính tò mò
của chúng ta về nguồn gốc vũ trụ.
1. 7 . CHIỀU VẬN
CHUYỂN CỦA HÀ ĐỒ
Hà Đồ chỉ rõ sự tương sinh của
Tiên Thiên Ngũ Hành do sự tương tác của hai Tiên Thiên Tứ Tượng mà ra. Nó là mô
hình về sự phân bổ và hình thành cái sống vật thể và tâm linh của Đấng Tạo Hóa.
Từ hình ảnh của một chữ thập thể cho Tứ Tượng, người ta bẻ ngoặc các chia của
nó cho thành chữ Vạn chỉ hướng thuận sinh theo chiều kim đồng hồ, hướng sinh
thành tự nhiên của năng lực Tiên Thiên.
1,6 là Dương Thủy và Âm Thủy. 2,7
là Âm Hỏa và Dương Hỏa. 3,8 là Dương Mộc và Âm Mộc. 4,9 là Âm Kim và Dương Kim.
Các ý nghĩa này vẫn không đổi trong Lạc Đồ.
Con số 5 ở trung cung Hà Đồ là
cái Ta giữa thế giới hữu tướng. Hai số 5 hai bên Ta là Thiên và Địa từ đó mà có hai dòng năng lực ngang dọc của Khảm Ly
và Chấn Đoài. Bát Quái chuyển vận sinh ra Ngũ Hành và Tiên Thiên Ngũ Hành thì
tương sinh.
Số 6 của Âm Thủy vào nhà Cấn thuộc Thổ, sức
của Thủy bị giảm vì Thổ khắc Thủy. Số 8 của Âm Mộc ở vào cung Khôn thuộc Thổ.
Mộc khắc Thổ thật đấy nhưng Thổ này mạnh quá nên khi Mộc khắc chế Thổ chính Mộc
cũng bị tù hãm. Thổ 6 khắc Thủy 1 còn có nghĩa: tiềm năng sinh con, tức là khả
năng của thân thể âm tính tạo được sinh vật có dương tính sống động () lại làm
cho người nữ không có được dương lực tự phát của số ba thuộc Mộc [2].
Cho nên phép Tạo Hóa còn cần một
tiến trình dài dòng để tính Càn Khôn kiến tạo Thủy Hỏa cho Nam Nữ từ tuổi ấu
thơ cho đến tuổi dậy thì, sau đó mới giao cho tính Hàm Hằng của Nam Nữ vợ chồng
theo Bát Quái Hậu Thiên mà tiếp tục.
1 . 8 . CHIỀU VẬN
CHUYỂN TRONG TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
Trước khi sang qua phần Hậu Thiên
Bát Quái, chúng ta xem thêm chút ít về chiều chuyển vận trong Bát Quái Tiên
Thiên.
Người ta thường biết đó là chiều
Con đường Tốn Khảm Cấn Khôn cho
thấy sự mạnh thế lần lên của Âm cho tới Thuần Khôn. Nhưng khi đã qua hết được
chu trình của tám quẻ, do đâu mà từ Khôn lại chuyển ngược lên Càn? Ắt phải có
cách nào đó để Địa giúp Thiên nên cái của Thiên, Thiên giúp Địa nên cái của Địa
mà “Quảng khai Thiên thượng tạo quyền chí
công”.
Sau khi xét xong phần Bát Quái
Tiên Hậu Thiên hiệp nhất, chúng ta sẽ có câu trả lời cho vấn nạn này.
[1] Sau bản tuyên bố về tín
ngưỡng Công Giáo đưa ra từ Hội Đồng Nicaea do Hoàng Đế Constantine triệu tập,
trong phần lãnh địa của đế quốc La Mã, tín ngưỡng nào đi lệch khỏi các tín điều
mà Hội Thánh Công Giáo dạy ra đều bị coi là phạm tội dân sự. Theo đó, môn
numerology, môn chiêm tinh và các môn pháp thuật huyền bí đều bị bác bỏ. Tuy
nhiên đức tin về tính cách huyền bí của các con số vẫn còn trong các giáo hội
chính thống Hi Lạp.
Ngày nay, môn nghiên cứu
numerology vẫn còn và có người coi nó như thuộc trường phái Pythagorean.
[2] Xin xem thêm hình 13 và những
bàn luận liên quan đến hình ấy.
2 . CHA CỦA SỰ SỐNG LÀ ĐẠO CỦA VẠN LINH
Mỗi sinh linh đều có Thái Cực
tính của mình. Khi sinh linh ấy học các kinh nghiệm đổi thay của ngày đêm tối
sáng trong chu kỳ thời gian, đó là đời. Nếu sinh linh ấy đặt mình trong thế
nhất quán với cái nhìn của Đấng sáng tạo vũ trụ, đó là Đạo.
2 . 1 . CHÍ LINH VÀ VẠN LINH
Tương quan giữa vạn linh với nhau
là đời. Tương quan giữa vạn linh với Chí Linh là Đạo. Nói khác đi, Đấng Chí
Linh là Đạo của vạn linh. Khi vạn linh dù thuộc các cấp độ hoặc xã hội, hoặc
hành tinh, hoặc ngân hà…cùng thống nhất nhau hướng về Chí Linh mà quên mất các
tiểu dị của mình thì đó là Đạo. Nơi nào có sự sống là có Đấng Chí Linh, Cha của
sự sống ấy. Do vậy Đấng Chí Linh và Đạo có ở mọi nơi có cái sống.
2 . 1 . 1 . NGÔI THÁI CỰC VÀ LƯỠNG NGHI
Thái Cực là chỗ Trung cung bất
cấu bất nhiễm bất tăng bất giảm của vũ trụ, giống như trục của bánh xe hay tâm
của cái compas, lời xưa gọi đó là Thiên quân. Ngôi Thái Cực của Thượng Đế là
không gian vô hình xuyên thấu và là phần cơ bản kiến tạo cho mọi tầng trời, mọi
ý tưởng và mọi nguyên tử vật chất.
Ngôi Lưỡng Nghi sinh hóa và dưỡng
dục quần nhi trong cõi Vô Cực như toàn thể các điểm của vành bánh xe. Từ khi có
tên gọi riêng, một điểm sống nhỏ nhít lần hồi được có bản ngã. Bản ngã ấy được
xây dựng thêm lên thành các cá thể lần hồi có thêm phần độc lập; đó là sự tạo
lập hình thể vật chất có một phần không gian tâm tình trí thức riêng.
Không gian hữu hình của mỗi thân
thể cá nhân cũng như các hành tinh định tinh. Không gian tâm linh trí thức cũng
như bầu trời nâng đỡ các hành tinh và định tinh ấy. Gọi chung không gian nhẹ
nhàng và vật chất tinh cầu thô nặng đó là trời đất, ấy đều là hai tượng của
ngôi Lưỡng Nghi.
2 . 1 . 2 . ĐẠI NGÃ CHÍ TÔN VÀ MẸ TẠO HÓA
Chí Tôn là Đại Ngã Dương tính chủ
sự nhất quán nhưng tâng tiu lẽ sống riêng đang trỗi phát. Phật Mẫu là Đại
Ngã Âm tính chủ sự dưỡng dục hình hài
nhưng chắt chiu tâm thức qui nguyên.
Trước đền thờ Chí Tôn là trụ
phướn long lân thuộc quyền Chấn Đoài thiêng liêng hữu hình âm dương nhưng trụ
phướn lại vuông, mang tính âm. Trước đền thờ Phật Mẫu là trụ phướn Qui Phụng
thuộc quyền Khảm Ly nam nữ âm dương nhưng không mất đi qui pháp tròn của phép
thiên quân (cái compas vẽ hình tròn đều đặn).
Hai Đại Ngã ấy là Cha và Mẹ,
không phải nói hai ngôi Thái Cực Lưỡng Nghi. Bầu trời không phải là ông trời,
con mắt thấy không phải là sự thấy. Có mắt để thấy như là Thiên, có cái để thấy
như là Địa, có cái thấy như là ông Trời. Tư tưởng, tình cảm của mình tuy cao
hơn thân thể vật chất nhưng chưa có tính của Chí Tôn, nó chỉ mới là công trình
của Phật Mẫu. Chính cái sáng làm chứng nhân cho cái học cái biết của mình là
công trình của Chí Tôn. Mẹ xây dựng Đài tâm thức, Cha xây dựng Cao tính tự chủ.
Các pháp linh hoạt mà từng đứa
trong vạn linh do Mẹ sinh ra ứng tâm hướng về Đấng Cha Chí Linh ngự ngôi Thái
Cực như các nan xe khác nhau nối liền trục xe và vành xe vậy. Mỗi điểm trên
vành bánh xe đều cách trục bánh xe một khoảng như nhau dù đường về theo các nan
bánh xe khác nhau.
Các pháp của vạn linh dùng để về
với Đấng Cha chung tuy có thể khác nhau ít nhiều nhưng đều bình đẳng cùng nhau.
Hoặc lập đời tại chỗ có cá tính
vạn thù của từng điểm trên vành xe hình chất hoặc tạo Đạo về chỗ tâm linh đại
hòa điệu vũ trụ của trung tâm Thái Cực đều thuộc quyền năng Phật Mẫu phụng thừa
Thiên ý mà nên.
Do tinh thần nhất quán của Cha
nên bình đẳng với các dị biệt, do thánh chất trọng nhiên của Mẹ nên không có
rào cản nào bế nghẽn tiến hóa.
2 . 2 . THIÊN CƠ
Thiên văn chi phối địa lý, địa lý
chi phối nhơn tình. Cho nên Thiên thời quan trọng hơn địa lợi và nhơn hòa. Con
người có thân phận là một trong tam tài có thể hoặc theo Đạo mà ứng được với
Thiên cơ, hoặc dụng pháp mà chế hóa được Địa tính hoặc dụng Tình mà lập Nhơn.
Trong ba lối ấy, việc phụng thừa Thiên cơ phải là quan trọng nhất.
Thiên cơ là guồng máy chuyển vận
Càn Khôn Thế Giới và Càn Khôn Vạn Vật.
Càn Khôn Thế Giới vận chuyển theo
các tương tác với qui luật Tạo Hoá có tính chu kỳ. Càn Khôn Vạn Vật được điều
hành qua lẽ tôn trọng sự tự do tuyệt đối của mỗi chơn linh.
Và vì Thượng Đế đã ban quyền tự
do ấy cho các đẳng Thần Thánh Tiên Phật nên cũng công nhận quyết định chung của
Thiên Đình khi các Ngài cùng nhau hình thành một hiến pháp chung cho vũ trụ gọi
là Thiên Điều. Trong khung cảnh của sự vận chuyển Càn Khôn Vạn Vật qua Thiên
Điều, có sự hình thành cung Hiệp Thiên Hành Hóa. Cung này quyết định chương
trình cho các bậc Thiên Sứ đến thế gian. Đó là mặt có can thiệp của Thiên Cơ
với mỗi người tình nguyện. Nhưng cũng cho các đẳng nhơn sanh trọn quyền lựa
chọn. Đó là mặt không can thiệp vào cuộc tiến hóa riêng của mỗi người.
Nếu không biết đến hai mặt chuyển
vật[1] và khai tâm[2] ấy của Thiên Cơ thì không theo kịp đà tiến hóa. Nếu chỉ
thiên về những vấn đề thuộc vật chất ắt có sự tranh giành, nếu quá trọng tâm lý
ắt giữ mãi các giới hạn của nhơn tâm bị điều kiện hóa. Chỉ do tôn trọng Thiên
lý mà các pháp mới không bị bế nghẽn trong công thức lỗi thời, cái sống mới
được bảo toàn.
2 . 3 . BIẾN BÁT QUÁI THÀNH TỨ TƯỢNG
Thoạt xem thì thấy như Bát Quái
Đồ nói chuyện lưỡng phân từ phần vật chất nhỏ nhất là Thái Cực: một thành hai,
thành bốn, thành tám, thành vô cùng…và ngược lại. Nhưng thật ra Bát Quái Đồ
cũng nói chuyện tam phân rất rõ:
Khảm, Ly là nước lửa thuộc quyền
Cung Ngọc Hư trị thế. Càn Khôn là Thiên Địa thuộc quyền Cực Lạc thế Giới giáo
hóa. Khảm Ly là con đường động trước mặt, Càn Khôn là con đường tịnh sau lưng [3].
Bên trái hình 9 này là Tiên Thiên Bát Quái còn bên phải là hình
ảnh của bộ Tiểu Phục Giáo Tông: trên mão thêu chữ Càn, sau lưng thêu chữ Khôn,
trước ngực và bụng là Ly, tay trái vai trái là Chấn Tốn, tay phải vai phải là
Cấn Đoài. Đem hào dương lẻ lên cao thế chỗ cho hào âm lẻ của các cặp quẻ Khảm
Ly, Chấn Tốn, Cấn Đoài thì lập được ba bộ Càn Khôn. Đó là ba hướng của ba thứ
giáo pháp Nho Lão Thích liên kết tính có
không tịnh động của Càn Khôn. Đó cũng là ba bực đẳng pháp đào tạo thể chất, tâm
lý và tinh thần. Một bộ Càn Khôn của Cha Mẹ đã giúp hình thành nên ba bộ Càn
Khôn của con cái.
Có bốn tượng tương quan để hoàn
phục lại Càn Khôn. Bốn vận động này chính là Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo và
Thiên Đạo hay là bốn đoạn đường Cao Đài, Tiên Ông, Đại Bồ Tát, Ma Ha Tát.
Vận động Khảm Ly khai nhơn tâm do
chu kỳ mặt Nguyệt chi phối. Đạo Nho nói rõ việc trời Càn đất Khôn hình thành
Thủy Hỏa trong quyển Thượng của kinh Dịch. Quyển hạ của kinh Dịch nói về tính
Hàm Hằng của vợ chồng sử dụng Thủy Hỏa ấy mà nên công Ký Tế Vị Tế thế nào. Đoạn
4.3.6. có phần giải thích thêm về việc này.
Vận động Chấn Tốn dụng chơn khí
do ứng hành với mặt Nhựt mà có. Nội môn của Đạo Tiên dạy việc sử dụng các lực
này. Có người bảo Tiên gia lánh thế vì thấy khởi hướng Chấn Tốn không dính tới
con đường Khảm Ly. Thực ra không phải vậy. Để có Chấn Tốn, trước đã có Khảm Ly;
vào đường Chấn Tốn trước khi giải đường Khảm Ly cũng như nút nào buộc sau, nút
đó phải được tháo gở trước.
Vận động Cấn Đoài hỗn hòa vào Vô
Cực thuộc Thiên Cơ chuyển hóa các tinh tú ngân hà hay thiên thể đến thời điểm
có thể thực hành bí pháp tâm truyền của công năng Đại Bồ Tát hộ thế qui nguyên.
Nó là sự chuyển hóa đem dương lực sanh hóa của thiếu nam vào tinh thần nhu hòa của thiếu nữ . Thay vì
tạo Địa lục thành chi nơi cõi vật chất thân thể thế gian, nay Dương lực ấy vùa
giúp biến sự nhu hòa mềm mại trong tinh thần thành ra cương kiện quyết đoán mà
nên Đạo.
Các đạo danh Ngọc Lịch Nguyệt,
Thượng Trung Nhựt, Thái Minh Tinh có liên quan đến Nhựt Nguyệt Tinh vừa nói. Tu
bản thân con người là làm sao cho Hạ Đơn Điền (flexus solaire) như mặt nhựt đỏ
hồng, tim như mặt trăng xanh, giữa hai mày như ánh minh đăng, trên cao và bên
ngoài đầu như ngôi sao sáng.
Công năng Đại Bồ Tát phổ Đạo được
là do có gần gủi thân cận mà cứu khổ chúng sanh. Cho nên nói:
Phật pháp, Thế pháp, Tạo Hóa Công
Pháp dã.
(Phật pháp chính là Thế Pháp, là
Tạo Hóa công Pháp vậy).
Chính Phật Mẫu là Đấng dẫn dắt
Đạo Phật (Phái vàng Mẹ lãnh dắt dìu trẻ thơ).
Tiên Đạo là Đạo Pháp bao la trong
không gian nhưng Phật Đạo mới là Đạo Pháp trường lưu trong thời gian. Nhưng
nhập thế không có nghĩa là làm việc Phước Thiện, xây đền chùa, nhà thương,
trường học, làm chánh trị. Việc đó ai cũng làm được cần gì Phật Đạo. Chuyển
năng lực Cấn Đoài thành năng lực Càn Khôn mới là chuyện đáng kể.
Cấn là Dương mới sanh ra trên Khôn nên thường được gọi là Thiếu Nam, Đoài là Âm mới sanh ra trên Càn nên gọi là Thiếu Nữ. Thanh niên thiếu nữ muốn
cuộc biến sanh nơi Thiên Đường, không ham trần thế tại quả địa cầu 68 này thì
đã có lời hứa muốn về Thầy cho về. Đó là công việc của Thầy dùng công năng Đại
Bồ Tát và Ma Ha Tát mà lập vị cao hơn nữa cho các bậc nguyên nhơn đã phải lập
công với quả địa cầu này quá lâu rồi.
Đó là Thiên Đạo, không buộc nhiều
sự luyện mà chuyên chú sự hành. Hành cái Thiên Tâm đã có sẵn trong mình quan
trọng hơn là tìm pháp để xây ngôi Thái Cực. Vì không có cái Pháp ấy. Chỉ khi có
cái Thiên Tâm trước rồi mới tự nhiên nhận ra ngôi Thái Cực thôi. Do ứng hiệp
với Thiên Tâm mà ngôi Thái Cực xuất hiện. Ngôi Thái Cực ấy là Phật Tánh, tuy
thường hằng nhưng thấy như thoạt có thoạt không, do đã đánh mất cái Nhiên của
Địa.
Cho nên Thiên Đạo độ nhiên để
phục nguyên nhơn hườn tồn Phật Tánh.
Ta vừa nói Phật Tánh ấy là Ngôi
Thái Cực rất khó thấy biết. Phật Thích Ca từ trước cũng đã ngụ ý rằng do mất
cái nhiên chơn mà mình không biết được cái chính mình đang có: [4]
2 . 4 . ĐÔNG TÂY TƯƠNG HIỆP VÀ BẮC NAM TƯƠNG HIỆP
Giềng mối đạo đức trong tương
quan xã hội thoạt đầu là những luật tắc, phong hóa hay lễ nghi nhằm đem tính
sống cao thượng vào vật chất (), vào tâm lý () nhưng về sau, lòng nhơn mang
theo sự thẳng thắng sấm sét phương Đông
của cõi trời, sự linh hoạt chất thực của đất phương Tây đã phải biến hóa các luật pháp và tâm lý ấy cho
thực hơn với các khả năng mới trong một vị thế khác trước của địa cầu này so
với các thiên thể khác.
Có Đông Tây Chấn Đoài (3,4) tương
hiệp trước thì mới đủ Thẩn lực mà hiệp Nam Bắc Khảm Ly (1,2). Các tượng số Bát
Quái từng giúp chúng ta ít nhiều trong việc tìm học Địa Bàn của cơ Tạo. Nó giúp
ta lý giải phần nào các tương quan sinh khắc trong vạn vật nhưng ta chưa có dịp
học phương pháp cụ thể thực hành Thiên Bàn. Lời dạy Đạo chừng như quá đơn giản
và thậm chí có khi còn vô ngôn, nhưng nếu có duyên được khai khiếu[5] thì có
thể được thực sự lĩnh hội.
Khoa học tìm hiểu vật chất đã
chuyển hướng Đông Tây từ Ai Cập – Hi Lạp qua New York. Nay đã lố dạng khoa học
Huyền Linh chuyển hướng Bắc Nam để mở rộng tầm nhìn vào sự thật của ba cõi
Thiên Địa Nhân. Những sai lầm do quá đà trong phong trào nệ cổ hay canh tân đều
đáng tránh. Khoa học Thiên Văn, Vật Lý theo chiều hướng của Tây Phương cũng góp
phần rất nhiều cho Khoa Huyền Linh Học Đông Phương và ngược lại.
Nói chung, thừa thụ tính nguyên
hanh lợi trinh của cả Càn Đạo lẫn Khôn Đạo mà Cha Mẹ chung đã truyền đạt, các
con nam nữ nhân loại có thể mau lẹ tiến hóa để rồi cũng lập được một Thiên Địa
mới cho mình.
2 . 5 . TIÊN THIÊN BÁT QUÁI TẠI NGAI ĐẦU SƯ CHƯỞNG PHÁP GIÁO TÔNG
Tiên Thiên Bát Quái ghi nhận ảnh
hưởng của mặt trời và hướng Đông Tây Nam Bắc của Bát Quái này là dựa theo vị
trí tương đối với Nhị Thập Bát Tú. Thiên Văn cổ của Trung Quốc ghi nhận một
tổng số 28 chòm sao ở bốn phương, mỗi phương bảy chòm. Mỗi chòm đều có tính Ngũ
Hành riêng và chi phối mỗi ngày trong tuần lễ theo Tây lịch:
Ta để ý thấy có chu kỳ Mộc, Kim,
Thổ, Nhật, Nguyệt, Hỏa, Thủy trong tên của Nhị Thập Bát Tú. Đó là chu kỳ Jeudi,
Vendredi, Samedi, Dimanche, Lundi, Mardi, Mercredi (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy,
Chủ Nhật, Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư) và cũng là chu kỳ Chấn, Đoài, Trung Cung
(hiệp Cấn Tốn), Càn, Khôn, Ly, Khảm.
Do sự quay quanh trục và sự di
chuyển theo quỹ đạo mà vị trí tương đối của Địa Cầu so với Nhị Thập Bát Tú có
đổi thay, khiến cho tương tác Ngũ Hành Hậu Thiên có chuyển đổi theo giờ, ngày,
tháng, năm.
Do sự quay theo quỹ đạo của toàn
hệ mặt trời mà Tiên Thiên Bát Quái đổi hướng. Sự đổi hướng này rất chậm.
Mặt trời của chúng ta cách trung
tâm của con đường sữa (ngân hà của mình) một khoảng từ 24.000 đến 26.000 năm
ánh sáng. Nhìn từ cực Bắc của vũ trụ, nó quay quanh giáp một vòng của trung tâm
Ngân Hà này trong khoảng từ 225–250 triệu năm.
Do quyền lực Chí Tôn mà có sự
dịch chuyển thẳng của các Đại Ngã. Quyền lực Đại Ngã ngày nay đến dạy
chúng ta khéo phối hợp Tiên Thiên và Hậu
Thiên để thoát khỏi các chu kỳ tuần hoàn.
Chúng ta đã thấy hình ảnh của Bát Quái Tiên
Thiên trên mão áo tiểu phục Giáo Tông. Hình ảnh Long Lân Qui Phụng thay cho
Thanh Long Bạch Hổ Huyền Võ Chu Tước của Bát Quái Tiên Thiên này cũng được thấy
trên bảy chiếc ngai để tại bậc thứ chín của Cửu Trùng Đài.
Ngai Đầu Sư có một Qui, hai Phụng và một Long
sau lưng, hai Lân làm tay vịn. Ngai Chưởng Pháp có hai Long, một Lân và một Qui
sau lưng, hai Phụng làm tay vịn. Ngai Giáo Tông có một Qui, một Phụng sau lưng
và hai cặp Long Lân làm tay vịn.
Long Lân là trục Chấn Đoài (Đông
Tây), Qui Phụng là trục Khảm Ly (Nam Bắc). Đường ra thì Qui 1, Phụng 2, Long
3, Lân 4; đường về phải dò dấu phăn
ngược lại: Lân 4, Long 3, Phụng 2, Qui 1. Tất cả đều là các số Tiên Thiên âm
dương.
Tiên Thiên là Dương Quang. Do cơ
hội Trời Người hiệp một mà có Dương Quang ấy.
ĐẠO là sự CỘNG
HIỆP,
TÂM là sự CỘNG
THÔNG.
QUI nơi tịnh
CHẤT SINH.
NGUYÊN ở thời
CHƠN ĐỊNH.
Cộng thông và cộng hiệp cho tới
khi nào có tịnh chất sinh thì Chơn Định hiển lộ. Nơi tịnh chất sinh là nơi có
lực Tiên Thiên. Đó là người hoặc nơi có trấn thần.
Trấn thần và trấn pháp có khác
nhau.
Trấn thần là đưa lực lượng tối
thượng đến nơi nào đó để nhơn sanh có chỗ qui ngưỡng mà tu hành. Còn trấn pháp
là sự sắp đặt các vị trí đồ hình theo một pháp nào đó hầu tạo kết quả tuy bất
khả lượng nhưng mạnh mẽ. Đó là dùng các mãnh lực trong ngũ hành mà tạo ra.
Bởi vậy có khi người ta cần đi
đến chỗ hoặc người nào đó. Thí dụ như khi có người bệnh đến với Đức Hộ Pháp,
Ngài bảo: “Về đi không sao đâu”. Thế là hết bệnh…
Chơn định là có tâm ý hành động
tách ly khỏi các chu kỳ ngắn hạn để qui nguyên vào cái chơn thật của mình không
bị các giới luật, lý giải so sánh, ngay
cả pháp môn tu hành cũng không phải là điều kiện tuyệt đối mà vấn đề là sự CHƠN
của TÂM đã THIỀN nên HIỆP.
Hậu Thiên là Âm Quang, Bát Quái
Hậu Thiên là qui luật có tính chu kỳ ngắn hạn. Các chu kỳ ngắn hạn của những
bạn hành tinh và vệ tinh đối tác trong sự sản sinh vật chất / phi vật chất
khiến trục quay của quả đất không thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo. Mỗi cuối chu
kỳ là một lần chuyển đổi, ngơ ngác không kịp kỳ phải lắm nỗi đau thương.
Cái thật của mình ở đâu tâm tự
nhiên của mình hướng đến đó. Cái thật của thể xác Hậu Thiên hay dời đổi thì
trong chỗ Hậu Thiên sâu xa, nhiều người biết như vậy. Cái thật của tâm ý Tiên
Thiên thì trong chỗ ổn định cao vời. Là khách trần lẽ ra ta phải siêng tìm học
để bắn sao cho trúng mục tiêu trên cao, câu sao cho được vật quý dưới sâu,
chúng ta nong nả tìm học để có Phật, có Pháp vượt khỏi các chu kỳ tuần hoàn mà
để bước lên đường dịch chuyển thẳng.
Đạo cao thâm, Đạo cao thâm,
Cao bất cao, thâm bất thâm.
Cao khả xạ, hề thâm khả điếu,
Cao thâm vạn sự tại nhơn tâm.
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyễn I)
(Đạo cao sâu, Đạo cao sâu. Cao mà
không cao, sâu mà không sâu. Ôi, cao cũng bắn đến được, sâu cũng câu lẻn được.
Vạn sự cao sâu do nhơn tâm mà thôi).
Phật là Thần, Pháp là Tinh Khí.
Chúng ta lần dò xem phải hiệp Tiên Hậu Thiên thế nào để có được Tinh Khí Thần
cần thiết.
[1] Như sự chuyển trục của địa
cầu làm thay đổi Bát Quái Hậu Thiên..
[2] Như sự khai mở một kỳ phổ độ
ban hành những pháp-quyền-lý-giáo mới để nâng cao cái sống và cái linh lên một
tầm mức khác trước.
[3] Con đường phía trước Trí Huệ
Cung có tên là Pháp Luân Lộ còn con đường sau lưng là Thanh Tịnh Lộ.
[4] Xin xem bài Phật Tánh trong
phần Phụ Lục.
[5] Từng có lời nhắc nhở rằng
không hề có khai khiếu nếu chẳng có khai tâm.
3 . HẬU THIÊN BÁT QUÁI
Bát phẩm Chơn Hồn tạo thế giới
hóa chúng sanh vạn vật hữu hình tùng thử Đạo,
Quái hào bác ái định Càn Khôn
phân đẳng pháp nhất thần phi tướng trị kỳ tâm.
Đó là câu liễng trước Điện Thờ
Phật Mẫu. Đấng Tạo Hóa đã nói rõ rằng con đường theo pháp âm dương tại Kim Bàn
với gốc là tình bác ái thiêng liêng là cái Đạo chung cho vạn vật hữu hình tiến
hóa để định lập các đẳng pháp Càn Khôn. Và xuyên suốt các đẳng pháp Càn Khôn
ấy, một cái thần chuyên nhất không so sánh nhị nguyên là cách để tâm phàm (tâm
đi ra chỗ ngọn ngành chia rẽ và hủy diệt) không sống dậy.
3 . 1 . TRÙNG QUÁI – BÁT QUÁI HIỆP BÁT QUÁI – THÍ DỤ VỀ MỘT ĐẲNG PHÁP CÀN KHÔN
Thái Cực + Lưỡng Nghi là hình ảnh
của tính nhất quán của phần tâm linh Cửu Thiên Khai Hóa chủ tể các tầng sinh tồn.
Tứ Tượng D Bát Quái là con đường nhất vảng nhất lai của Cửu Phẩm Thần Tiên muốn
ngấp nghé vào ra chỗ có " không, không " có. Bát Quái + Bát Quái là
hình ảnh của sự tương tác giữa các đơn vị có cái sống trong không gian.
Trùng Quái là cách diễn đạt việc
Bát Quái tương tác với Bát Quái. Có rất nhiều thế tiếp cận khác nhau vì mỗi đơn
vị sống là một Tứ Tượng tại một mốc lịch sử hóa sanh đặc thù.
Trước nhất, hãy xem một trường
hợp hai đẳng pháp Càn Khôn đầu tiên, giữa hai ngôi Thiên nhất sinh Thủy và Thiên
tam sinh Mộc. Thủy Dương vì là thiêng liêng. Mộc cũng là một hào Dương xạ xuống
nhưng vì là hữu hình nên thuộc Âm.
Thiên nhất sinh Thủy trong A
nhưng Địa lục có thể thành cho cả A lẫn B. Thiên tam sanh Mộc nhưng Địa bát có
thể thành cho cả A lẫn B.
Khi Thiên tam sanh Mộc trong B
thì theo bảng ở mục 1.4, lẽ ra Địa tứ sanh Kim Thiên cửu thành chi chỉ xảy ra
bên nam (B) mà thôi nhưng ở đây khi có trùng quái, 4 của Nam đã hiệp được với 9
của Nữ (A). Từ Địa tứ sinh Kim của B mà có được Thiên cửu thành chi của A. Địa
nhị sinh Hỏa trong B nên Thiên thất thành trong A. Và Thiên cửu thành chi trong
B cũng hiệp được với Địa tứ trong A nữa.
Những tương tác giữa các Tiên
Thiên Bát Quái tại các hướng tiếp cận khác nhau đã lần hồi tạo ra Khảm Ly Hậu
Thiên. Vận dụng Khảm Ly Hậu Thiên ấy, việc vợ chồng Hàm Hằng
đã tạo nên những tập Chấn (số 51
trên tổng số 64 trùng quái), tập Cấn
(52), tập Tốn (57), tập Đoài (58)… cho đến Ký Tế (63), Vị Tế
(64).
3 . 2 . TRỌN THIÊN ĐẠO LÀ sAO?
Càn Khôn Vũ Trụ bao la, vô số pháp
thức sáng tạo đã được hình thành để có sự quân bình tiến hóa. Nhưng như đã nói,
Thiên Cơ có hai mặt: chuyển hình xác các thiên thể, ngân hà… và khai mở các
tầng thức giác hay tâm linh mới. Điều này không loại trừ việc có thể có các
thiên thể vô hình so với chúng ta và các thứ thức giác cao siêu hơn rất nhiều
của các tầng lớp sinh linh thượng đẳng trong vũ trụ.
Những tương tác lực giữa các lực
lượng thiên nhiên thì thật là vĩ đại khôn lường, những tầm mức cao trọng của
tâm linh và của các thứ khả năng cũng vậy. Nhưng dù các chuyển biến tạo Càn
Khôn phân đẳng pháp có bí mật, cao sâu, phức tạp chi chi đi nữa, con đường của
Đức Chí Tôn vẽ ra lần này cũng dễ cho chúng ta noi dấu.
Chúng ta không buộc phải học mỗi
tương tác Bát Quái trong mỗi trường hợp địa cầu hay ngân hà của chúng ta chuyển
trục nhưng phải học rõ hiểu kỹ xem lần chuyển pháp này là chuyển cái gì, tại
sao, lúc nào và thế nào.
Điều cần nhất cho chúng ta là
phải tỉnh thức trang bị cho mình đủ công, đức, huệ, và sinh lực cho buổi mở cửa
Cực lạc Thế Giới hi hữu này.
Sau khi khai Pháp Bát Quái, Thầy
mới lập các sinh linh, cho đến phẩm người biết để chân lên đường tiến hóa siêu
linh thì gọi là Tăng. Thân phận của Tăng sẽ đổi thay khi có Phật có Pháp. Nói
khác đi, đường tu tiến là đường học Pháp có Thầy hướng dẫn. Mà Tăng vẫn có tiềm
tàng quyền tự chủ và Pháp tùy biến trong người, nên có thể moi móc, lục lọi
trong tâm mình mà tìm ra Phật, Pháp.
Lực lượng thiên nhiên là hiệp âm
dương hữu hiệp biến sanh. Nếu không Phật không Pháp, sự biến sanh có chiều đi
ra chứ không có ngõ đi về: thành thịnh suy hủy hay sinh lão bệnh tử là việc tất
nhiên sẽ đến.
Đường về nay đã mở, có Phật toàn
năng, có Pháp cắt bỏ chuỗi luân hồi ấy, người hữu duyên mau chân để bước ắt kịp
giờ siêu sanh. Đấng quyền năng chủ tể toàn vũ trụ nay đã đến, Càn Khôn Thế Giới đang trên đà chuyển
biến khác trước, Bát Quái phải đổi thay.
Quyền năng biến hóa quan trọng
hơn quyền năng tạo hóa, quyền năng tạo hóa qua thời gian không bằng quyền năng
tạo hóa xuyên không gian. Cho nên học hành thân phận Nhơn Đạo trong xã hội rồi
phải học hành Thần Đạo sử dụng lực lượng tập thể. Học về Thần Đạo không bằng
học hành Thánh Đạo dạy về Khảm Ly. Học hành Thánh Đạo dạy về Khảm Ly không bằng
học hành Tiên Đạo dạy về Chấn Đoài. Học hành Tiên Đạo dạy Chấn Đoài không bằng
học hành cả Tiên Đạo dạy Chấn Đoài lẫn Phật Đạo dạy Cấn Tốn. Học cả Tam Giáo
Ngũ Chi thì biết hết Khảm Ly Chấn Đoài Cấn Tốn cho nên biết cách qui Bát Quái
về Tứ Tượng. Qui về Tứ Tượng được thì sẽ học hành cách qui về Lưỡng Nghi. Và
qui về Thái Cực là đi trọn Thiên Đạo.
Đến quả địa cầu nhỏ bé của chúng
ta lần này, Thầy đã để tại cửa Cao Đài nhiều điều mới lạ, chúng ta sẽ lần hồi
tìm hiểu được sau khi tìm biết Bát Quái Hậu Thiên. Chúng ta sẽ không vào rất
nhiều chi tiết về những thứ đang đổi thay. Trong tình thế cấp bách của một
người đang bị tên bắn, vấn đề là nhổ mủi tên ra, cầm máu và ngăn ngừa chất độc.
Không có đủ thì giờ để tìm hiểu về mủi tên, về cách bắn, người bắn… Đạo khai
thất ức niên nhưng giờ mở của Trời không kéo dài lâu như vậy.
3 . 3 . HẬU THIÊN BÁT QUÁI
Tiên Thiên Bát Quái là cơ cấu
phối hợp hai Tứ Tượng vật chất Tiên Thiên như các thiên thể âm dương và con
người nam nữ. Từ cơ cấu phối hợp đó mà có sự tương sinh ra Tiên Thiên Ngũ Hành
và tương thành ra Hậu Thiên Ngũ Hành theo qui luật Hà Đồ.
Hậu Thiên Bát Quái là vị thế an
định các Tứ Tượng Thiên thể và con người nay đã là chất Ngũ Hành Hậu Thiên. Lạc
Đồ chỉ rõ qui luật mà Khí Ngũ Hành có thể được dùng để phá vỡ thế an định của
chất Hậu Thiên Ngũ Hành mà lập lại Tiên Thiên Ngũ Hành.
Trong Lạc Đồ, Khí Ngũ Hành thuộc
Dương và Âm Kim (9,4) đi vào nhà Hỏa phương Nam (Ly Tốn) và Khí ngũ Hành thuộc
Âm và Dương Hỏa (2,7) đi vào nhà Kim thuộc phương Tây (Khôn Đoài). Hỏa khắc Kim
nên đó là vị thế tạo ra Hỏa bức Kim hành (Hỏa khắc Kim nên buộc Kim phải
chuyển).
Những cơ cấu, qui luật và vị thế
này vốn nhược thiệt nhược hư. Lập ra cơ cấu, cung cấp năng lượng là lập Đạo,
học biết các vị trí và phương pháp là học Đạo. Nhưng dạy Đạo có khi là dại Đạo
vì Đạo vốn thiệt với người sáng suốt mà có tâm hòa ái và tín thành nhưng lại là
hư với người đang mơ màng hoặc có ý tranh tiên.
Bát Quái Hậu Thiên thường được vẽ
theo trục đứng Ly trên Khảm dưới của
thân người. Các hướng của Hậu Thiên Đồ được vẽ trùng với các hướng trên mặt
đất: Ly Nam Khảm Bắc Chấn Đông Đoài Tây.
Lạc Đồ có các số chẳn 2,4,6,8 ở
bốn góc Khôn, Tốn, Cấn, Càn. Sao Càn Khôn không chiếm vai tuồng quan trọng
trong Hậu Thiên Bát Quái? Vì Càn Khôn ở đây diễn tả năng lực Thiên Địa mà con
người phải tạo ra chớ không phải là năng lực chi phối các tương tác Hậu Thiên
của con người.
Các số của Lạc Đồ tạo nên một
tổng cộng theo từng hàng ngang dọc chéo đều là 15. Số 5 trung cung là TA và cái
Ta vật chất Hậu Thiên ấy được tạo ra trong thế quân bình với bốn phương.
3 . 4 . ÂM DƯƠNG CỦA BÁT QUÁI HẬU THIÊN
Khi ba hào hiệp thành một quẻ,
quẻ nào có một hay ba hào dương là quẻ thuộc dương. Tương tự, quẻ nào có một
hay ba hào âm là quẻ thuộc Âm.
Theo hướng Càn Khảm Cấn Chấn thì
dương tính của Càn chủ động đi vào trung, thượng và hạ thể còn theo hướng Đoài Khôn Ly Chấn thì âm
tính của Khôn đi vào thượng, trung rồi hạ thể.
Sau đây là bản so sánh hai phần
trái phải trong Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái:
Trong thân thể Hậu Thiên của con
người bất phân nam nữ, tả âm hữu dương, trên mặt đất thì Đông và Bắc thuộc
Dương, Tây và Nam thuộc Âm.
Khí Thiên sinh Dương Thủy 1 và
Dương Mộc 3 vẫn ở Bắc và Đông phương còn Khí Địa sinh Âm hỏa 2 cùng Âm Mộc 4
vẫn thuộc Nam và Tây Phương nhưng đổi thay chỗ ở:
Những rung động của Kim trong nhà
Hỏa hay Hỏa tong nhà Kim là những rung động Thiên Thiều. Nguyên Tử Lực trong
bản thân là Thiên Tinh.
Vậy Tiên Thiên Bát Quái nói sự
sinh, thành còn Hậu Thiên Bát Quái nói sự chuyển, hóa. Sinh Tiên Thiên, thành
Hậu Thiên. Chuyển Hậu Thiên hóa Tiên Thiên.
Đồ Tiên Thiên là từ đốm vằn trên
lưng con Long Mã hiện trên sông Hà, đồ Hậu Thiên là từ ốc xoáy trên lưng con
Kim Quy hiện trên sông Lạc. Long Mã nói chuyện vừa bay trên trời vừa chạy trên
mặt đất, Kim Quy nói chuyện vừa bò trên mặt đất vừa bơi trong nước. Chúng có chung
một nơi thi thố là mặt đất trên cạn nhưng cũng có khác chỗ chuyên môn: một đàng
là trời đầy chất khí và một đàng là biển đầy chất nước. Nhưng dù sao thì phải
biển sâu mới chở nổi thuyền to nơi thế gian, khí dày mới đỡ được cánh bằng trên
trời cao.
Khí dày nói đây tượng cho Hỗn
Ngươn Khí (Tiên Thiên Khí + Hậu Thên Khí) và Nguyên Tử Khí. Nước sâu nói đây
tượng cho Thiên Thủy 1 và Địa Thủy 6. Thiên Thủy là ngôi con một của Trời, đến
từ Thiên đỉnh vào với tâm un ấp ý cao vời hiệp thượng. Địa Thủy là ngôi con một
của Đất, đến từ Thiên để vào với tâm chiu chắt lòng ái từ nhuận hạ.
Xét những tương quan nội tại
(giữa chu kỳ) của thế vận chuyển sinh khí Hậu Thiên hoặc tương đối với Tiên
Thiên (ở các điểm đầu hay cuối của chu kỳ)
người ta có thể được thêm các lý giải liên quan đến những chuyển biến
trên các phần khác nhau của địa cầu hay của những đơn vị không gian nhỏ hơn,
gọi chung đó là môn Phong Thủy. Cũng có thể do theo đây mà xét trong bản thân
con người. Các độ số và chu kỳ sinh lực đến với từng bộ phận trong bản thân
cũng từ các mấu chốt này mà suy ra.
Do tính Nam tả Nữ hữu và Âm tả
Dương hữu này mà khi hiệp hai Bát Quái Tiên và Hậu Thiên lại, cần có một sấp
một ngửa đối mặt nhau để dòng chuyển lưu sinh khí được thông.
3 . 5 . NHỰT NGUYỆT
TINH VÀ CÁC BÁT QUÁI
Ta gộp chung các ảnh hưởng tạo
nên độ nghiêng trục quay và trục từ trường của trái đất vào thiên thể dùng làm
biểu tượng gần gủi nhất, đó là Nguyệt.
Nguyệt chi phối sinh hoạt của trục Khảm Ly (tình ái, tình dục) và do đó ảnh hưởng mạnh trên
vật chất thân thể với các chức năng thụ cảm Hậu Thiên là thất tình lục dục.
Nhựt chi phối sinh hoạt của tượng
Chấn Tốn và vận dụng Tiên Thiên Khí qua Bát Quái Tiên Thiên. Ánh sáng mặt trời
là nguồn sống nuôi dưỡng vạn linh không qua thất tình lục dục.
Tinh (tinh tú ngân hà) chi phối
sinh hoạt của tượng Cấn Đoài, vì là sự tương quan của các tâm Đại Ngã nên có
thể giúp đóng địa ngục mở tầng Thiên, ngăn cản sự hình thành số 6 và là hướng
đạo cho nguyên tử khí (số 4) trong và ngoài bản thân. Nhưng cũng không đòi hỏi
phải giác trước mới ngộ sau. Ngộ duyên trước, giác sau vẫn được. Thiên Địa
không đòi hỏi phải có Tình mới vận hành Nhựt Nguyệt, có danh mới trưởng dưỡng
vạn vật. Do năng lực và tính chất phù hợp mà ứng cảm trong phép Tạo Đoan thôi.
Đối với quả địa cầu có một mặt
trăng như của chúng ta, sự vận chuyển của Bát Quái Hậu Thiên hẳn nhiên là đơn
giản hơn nhiều so với hành tinh Jupiter có rất nhiều mặt trăng (nay đã được xác
nhận đến con số là 63). Tùy nguyên căn xuất phát và tùy khung cảnh đang tồn tại
mà các cơ hội hành tu của mỗi người có phần khác nhau nhưng nói chung, do trình
độ vận chuyển cái sống đến đâu thì đạt lý đến đó mà thôi. Cái sống vật thể và
tâm linh tự nó có năng lực khử trược lưu thanh.
4 . TIÊN HẬU THIÊN HIỆP NHẤT
4 . 1 . HIỆP DƯƠNG QUANG VÀ ÂM QUANG
Thiên sanh và Địa ứng sanh tạo
lập các chủ thể năng lực Tiên Thiên. Thiên thành và Địa thành tạo lập các chủ
thể Hậu Thiên. Người ta tạm mượn các con số để gọi tên các chủ thể ấy vì các
con số nguyên thỉ xuất hiện khi các chủ thể ấy xuất hiện. Các số lẻ thuộc
Thiên, các số chẳn thuộc Địa.
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét