Hậu Thiên hiệp Hậu Thiên thì càng
lúc càng xa ra ngoài ngọn ngành, chỉ khi hiệp được với năng lực Tiên Thiên con
người mới vượt khỏi tam giới (quá khứ, hiên tại, tương lai) mà thôi. Ỷ lại vào
vài ấn chứng nào đó hay vịn vào lời nói “Đạo
bất khả đắc” để an nhiên trong chỗ vô minh là hai thứ sai lầm nhiều người
bị vướng, rất đáng tiếc.
Thật ra lời nói “Đạo bất khả đắc” là nhằm giải bớt cái
quá dụng trí
của hành giả làm lạc lối nhiên chơn. Đạo vẫn có gấp, hưỡn, nên hư,
đến đi đúng lúc; sự trưởng thành tâm ý và khả năng tuy mắt phàm khó dò biết
được nhưng vì mình đã biết rõ mục tiêu và đường lối, ít ra mình đi tới đâu có
thể biết rõ đến đó. Trong Đạo Cao Đài, từng có lời rằng:
Cao-Ðài, Ðấng Cao Cả,…
Trong vạn-vật hiện hữu trên qủa địa-cầu nầy, các con là kẻ được ban ân huệ
nhiều hơn cả. Thầy đem các con đến tận Thầy, bằng cả tinh thần lẫn trí-huệ. Các
con có đủ bằng chứng để tự biết mình do sự thăng phẩm-vị thiêng-liêng. (26
tháng tư Bính Dần - thứ
Ba, 8-6-1926).
…Parmi toutes les créatures existant
sur ce globe terrestre, vous êtes les plus bénis; je vous élève jusqúà Moi en
esprit et en sagesse. Vous avez toutes preuves pour vous reconnaître par
promotion céleste.
Thảm thay, trong dư luận quần
chúng, do vô minh, vẫn còn những ý tưởng nghịch lại với lời này khiến người ta
hay dùn dằn, dãi đãi theo kiểu này kiểu khác.
Trong dòng sống Đạo hay Đời,
trong lúc còn sức khỏe hay còn trong sáng tâm hồn, có một số người nhận được
vài kinh nghiệm đặc biệt như ánh sáng, điển lực, thần mộng hay các hiện tượng
tâm linh hoặc thần thông khác thường và nghĩ rằng mình là quan trọng hay ưu
tiên hơn người khác. Nhưng thường thì những điều đó không phải là những đảm bảo
mà chỉ là sự gợi ý hay nhắc nhở để các bậc hướng đạo vô hình dò xét tâm ý trước
khi cho một bài học mới về đời hay Đạo mà thôi.
Công nhiều quả nặng, trọng quyền
trọng phạt. Để ngừa các hậu quả rất nghiêm trọng mới có nhắc nhở, nếu lơ là
không thực hành ngay thì về sau có ăn năn cũng vô ích. Xưa Nhan Hồi rất sợ được
nghe thêm Đạo pháp vì ngại mình không thực hành nổi. Tích cực, không thụ động
trông chờ mới khỏi sa vào mê tín.
Để khỏi lầm lạc trong đủ thứ vô
minh, xin đề nghị một phép tự kiểm tra mình: Hãy xét xem ta có chuyển vật chất
thân thể ta thành tâm linh và dùng tâm linh điều ngự tốt vật chất của ta hay
chưa. Nói khác đi: “ta có biết cách đào tạo Âm Quang không và Âm Quang ấy có
gặp Dương Quang chưa?”
Chính Hậu Thiên Bát Quái dạy ta
đào tạo Âm Quang còn Tiên Thiên Bát Quái dẫn ta đến Dương Quang đó.
4 . 2 . CÁC CÁCH TRÌNH BÀY BÁT QUÁI KHÁC NHAU
Để có thể hiểu cách hiệp Tiên
Thiên và Hậu Thiên đã được kín đáo truyền thụ thế nào, trước hết chúng ta phải
làm quen với các cách trình bày Bát Quái khác nhau:
* từ trong nhìn ra hay từ ngoài nhìn vào,
* sấp ngửa ra sao,
* hướng về phương nào.
Trước hết, Tiên Thiên Đồ không
theo phương hướng của mặt đất. Người ta thường vẽ Tiên Thiên Bát Quái Đồ với
Càn trên Khôn dưới Ly trái Khảm phải. Đó là tư thế Tiên Thiên Bát Quái sấp trước
đây đi đôi với Hậu Thiên Bát Quái ngửa.
4 . 2 . 2 . HẬU
THIÊN BÁT QUÁI TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐỊA CẦU CHUYỂN TRỤC
4 . 2 . 3. ĐỊA CẦU NÀY SẼ CHUYỂN TRỤC CHĂNG?
4 . 2 . 3. ĐỊA CẦU NÀY SẼ CHUYỂN TRỤC CHĂNG?
Thầy đã dạy sự hiệp hai Bát Quái
Tiên Thiên và Hậu Thiên trong bài thi sau đây:
Ly biệt để tìm ngọc chất Ly,
Khảm hoài Ngọc Khuyết tại Diêu Trì,
Càn khán trung Đoài Thiên đáo ngự,
Khôn giao thượng Chấn Đạo nhiên qui.
Theo đó thì Hậu Thiên Bát Quái sấp trên Tiên Thiên Bát Quái ngửa tại
một tư thế mà Thiên Thủy Tiên Thiên gặp Thiên Thủy Hậu Thiên, Địa Hỏa Tiên Thiên gặp Địa Hỏa Hậu Thiên.
Bốn chữ đầu câu Ly Khảm Càn Khôn
ý nói Hậu Thiên (Ly Khảm) trên, Tiên Thiên (Càn Khôn) dưới. Ngọc chất Ly là
ngọc chất lửa, là mắt lửa tròng vàng như Tề Thiên từng có sau thời gian bị
thiêu trong lò Bát Quái. Hoài Ngọc Khuyết là mong nhớ cái cổng to bằng ngọc.
Ngọc Khuyết cũng ngụ ý Ngọc Hư Cung Huỳnh Kim Khuyết.
Tiên Thiên Bát Quái Đồ chuyển đổi
theo thế vận chuyển của NHẬT (và của cả Thái Dương Hệ) so với vũ trụ. Hậu Thiên
Bát Quái Đồ chuyển đổi theo thế vận chuyển của hệ thống NGUYỆT + trái đất so
với mặt trời. (Mặt trời cũng tự vận chuyển quanh trục nên cũng có một Bát Quái
khác tại mốc thời gian tương đối của mình).
Xem bài thi trên, ta tự hỏi:
“Phải chăng có sự chuyển trục của Địa Cầu?” Không nghe nói đến việc Thái Dương
Hệ đang tại các ngươn, hội hay chuyển nào nhưng chỉ có trường hợp của hình 22
là phù hợp với bài thi trên: Thầy đã gián tiếp chỉ rõ sự chuyển trục của Địa
Cầu. Bài thi trên cho thấy việc hiệp Tiên Thiên và Hậu Thiên có thời điểm đặc
trưng cho nó. Chuyện hiệp Tiên Hậu Thiên của một cá nhân là do nhân duyên đặc
biệt nhưng việc chuyển Tiên Thiên Hậu Thiên cho toàn thể địa cầu hẳn là một
điều trong Thiên Cơ tiền định cho một cuộc đại ân xá hay đại phán xét. Đó hẳn
là một cơ hội cực kỳ lớn lao cho người đã chuẩn bị.
Sau khi chuyển trục, trái đất sẽ
có các phương hướng đồng bộ với vũ trụ, Bát Quái Hậu Thiên trong tình thế mới
trùng phương với Bát Quái Tiên Thiên.
Chúng ta để ý thấy tại Đền Thánh, Hậu Thiên Bát Quái là Bát Quái sấp như hình 21 với Ly nằm về hướng Tây Khán Đài và Tây Lang, còn Khảm nằm vể hướng Đông Khán Đài và Đông Lang.
Chúng ta để ý thấy tại Đền Thánh, Hậu Thiên Bát Quái là Bát Quái sấp như hình 21 với Ly nằm về hướng Tây Khán Đài và Tây Lang, còn Khảm nằm vể hướng Đông Khán Đài và Đông Lang.
Vậy coi Hiệp Thiên Đài là đầu,
Bát Quái Đài là phần dưới bụng thì rõ ràng Ly Đông Khảm Tây. Và trong bản đồ
địa dư mới, hướng Nam ngày nay sẽ là Đông và hướng Bắc bây giờ sẽ là hướng Tây
mới, trùng hợp với điều đã lưu dấu từ lâu. Ấy là một lời báo trước cho nhân
loại về cơ biến chuyển không tránh được.
4 . 3 . TIÊN HẬU THIÊN BÁT QUÁI HIỆP NHẤT
4 . 3 .1 . SẴN SÀNG ĐỂ TIẾN HÓA
Mục đích của ta là nương theo các
biến dịch Thiên Địa Nhân để đào tạo Tinh Khí Thần cho bản thân. Tinh bao nhiêu
Thần bấy nhiêu. Tại thế gian này, điều quí báu của ta là Tinh và Thần. Có đào
tạo được Ngươn Tinh rồi thì tự nhiên có Chơn Thần (ánh sáng của lửa sống vật
chất, do quyền Tạo Hóa của Phật Mẫu đào tạo). Mặc cho kẻ hạ sĩ cười vang, bậc
thượng sĩ cứ cố năng hành công giữ nhất thần phi tương trong tinh thần bình hòa
và thánh đức tự nhiên, đó là bữu pháp Phật Mẫu đã từng dạy.
Khi ánh Âm Quang thuộc Địa sanh ra đủ thanh
sạch và mạnh mẽ, nó cất cao lên đỉnh đầu. Lúc ấy tự nhiên có ánh Dương Quang
đến hiệp. Từ lúc Càn Khôn tương giao ấy, giác tánh trọn khai mở, ta là Chơn
Linh, là cái thật TA mà ta mãi kiếm tìm.
Bài thi của Đức Chí Tôn cho vẽ nên
thế hiệp nhất của hai Bát Quái Tiên và Hậu Thiên tại một thời gian đặc biệt. Nó
xảy ra khi trục địa cầu chuyển sao cho ảnh hưởng của Nhật Nguyệt Tinh phù hợp
cùng nhau.
Nhật Nguyệt và địa cầu thẳng hàng nhau trong các lần nhật thực và nguyệt thực tạo nên một số đồng bộ nhỏ trong các khoảng thời gian ngắn ngủi. Nhật Nguyệt Tinh và địa cầu thẳng hàng nhau trong đại biến chuyển sẽ là một cơ hội xảy ra đủ lâu để chúng ta có thể hành công kết quả. Lúc ấy, Càn (số 12 trong đồ hình 27,28) khán trung Đoài (số 4) hiệp nhau thành , tức là Quyết. Ta có sự quyết ý và “Thiên đáo ngự”. Đoài số 4 trong đồ hình 27 cũng là 4 trong Địa tứ sanh Kim. Nhận thấy nguyên tử lực trong bản thân đã được thể hiện, Thiên Càn sẽ đáo ngự.
Nhật Nguyệt và địa cầu thẳng hàng nhau trong các lần nhật thực và nguyệt thực tạo nên một số đồng bộ nhỏ trong các khoảng thời gian ngắn ngủi. Nhật Nguyệt Tinh và địa cầu thẳng hàng nhau trong đại biến chuyển sẽ là một cơ hội xảy ra đủ lâu để chúng ta có thể hành công kết quả. Lúc ấy, Càn (số 12 trong đồ hình 27,28) khán trung Đoài (số 4) hiệp nhau thành , tức là Quyết. Ta có sự quyết ý và “Thiên đáo ngự”. Đoài số 4 trong đồ hình 27 cũng là 4 trong Địa tứ sanh Kim. Nhận thấy nguyên tử lực trong bản thân đã được thể hiện, Thiên Càn sẽ đáo ngự.
Lúc Thiên cơ chuyển đến đó, bộ
máy thiên nhiên trong thân thể sẽ rất thuận lợi và sẽ có được sự tương sinh của
các phẩm chất thân thể và tinh thần càng ngày càng tăng tiến
Hình 23 chỉ rõ sự hiệp Tiên Thiên
và Hậu Thiên Bát Quái. Điều cần lưu ý là trong hình này, các quẻ được nhìn từ
ngoài vào. Thí dụ: là Cấn,
là Chấn. Từ đây các Bát Quái Đồ trong sách này đều được cho thống nhất
như vậy để phù hợp với hình ảnh của Bát Quái Đồ để tại tôn giáo Cao Đài.
4 . 3 . 2 . HẬU THIÊN BÁT QUÁI SẤP.
Ta đã biết Hộ Pháp lo về Bát Quái Hậu Thiên trong khi Giáo Tông là về Tiên Thiên. Tại Đền Thánh, đồ hình Bát Quái Tiên Thiên là trên Thánh Tượng các Đấng ta thờ phượng còn đồ hình Bát Quái Hậu Thiên thì cẩn trong nền đá mài dưới Quả Càn Khôn. Đồ hình này được trình bày dưới dạng úp xuống và đọc từ ngoài vào (như hình 22).
Ta đã biết Hộ Pháp lo về Bát Quái Hậu Thiên trong khi Giáo Tông là về Tiên Thiên. Tại Đền Thánh, đồ hình Bát Quái Tiên Thiên là trên Thánh Tượng các Đấng ta thờ phượng còn đồ hình Bát Quái Hậu Thiên thì cẩn trong nền đá mài dưới Quả Càn Khôn. Đồ hình này được trình bày dưới dạng úp xuống và đọc từ ngoài vào (như hình 22).
Xưa, Đức Jesus Christ mỗi khi
hành pháp, Ngài dang rộng hai tay ra, bàn tay ngửa lên trời[1]. Lúc đó là thời Nhị Kỳ Phổ Độ. Từ đó
cho tới lúc sự đổi thay sắp xảy ra đây, pháp Bát Quái Hậu Thiên ngửa Tiên Thiên
sấp vẫn còn phần đúng dầu đã dần dần tỏ ra có sai lệch.
Để chuyển qua Tam Kỳ Phổ Độ,
nhiều giáo pháp đã phải lần hồi được phổ biến tại nhiều nơi và nhiều sứ giả cõi
trời đã phải lắm vất vả để tập cho nhân loại quen dần với những ý tưởng mới. Lý
thuyết đại khoan hồng phổ biến bởi Victor Hugo, những sưu khảo của Allan Kardec
về thế giới bên kia đã cùng góp phần với nhiều các công trình khác.
Khi chư vị Thiên Sứ đã thực hiện
xong các sự chuẩn bị tại nhiều nơi, Đức Chí Tôn nói rõ mục đích của lần mở Đạo
này.
Ta vì lòng đại-từ đại-bi vẫn lấy
đức háo sanh mà dựng nên mối Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ; tôn chỉ để vớt những kẻ hữu
phần vào nơi địa-vị cao thượng, để tránh khỏi số mạng luân hồi và nâng những kẻ
tánh đức bước vào cõi nhàn, cao hơn phẩm hèn khó ở nơi trần thế nầy. (Ngọc-Hoàng
Thượng-Ðế viết Cao-Ðài Giáo Ðạo Nam Phương , 2 tháng 11 năm Bính Dần, TNHT 1.)
Đó là hai việc:
1 - Mở cửa Cực Lạc thế giới cho
các nguyên nhân,
2 - Lập đời cho hậu thế.
Với mỗi mục tiêu ấy sẽ có một thế
tiếp cận Bát Quái khác nhau.
Cũng do hồng ân tận độ mà có sự
giáng thế đặc biệt của các Đấng cao siêu nâng đỡ tiến hóa: bây giờ Tiên Thiên
Bát Quái ngửa chớ không sấp. Do đâu mà biết như vậy? Do nhìn vào bộ tiểu phục
Giáo Tông mà biết. Các quẻ Bát Quái Tiên Thiên được nhìn thấy từ phía trước,
vậy Bát Quái Tiên Thiên lần này phải ngửa.
Có thể xem lại hình 9 để thấy Bát
Quái Tiên Thiên trên áo của tiểu phục Giáo Tông.
Vấn đề Tiên Thiên ngửa Hậu Thiên
sấp và đọc Bát Quái từ ngoài vào cũng từng được nhắc khéo từ trước trong Đạo
Cao Đài:
Đạo là điều-hòa, tức không gian
nâng đỡ; Thế là công bình, tức thời gian chuyển vận. Thời gian
nhờ không gian mới an vững, không gian do thời gian tạo bình hòa.
Nói chung,
thời gian và không gian là bốn phương, trên, dưới. Không gian vô
hình ở dưới, đi tại trong chuyển ra ngoài. Thời gian hữu tướng đứng trên, hiện
từ ngoài đến trong.
Không gian chuyển từ không ra
sắc, thời gian biến từ sắc đến không. Ây là huyền-vi của Đấng Chí-Tôn đã để đó
vậy.
Bát Nương, đêm 12 tháng 2
Nhâm-Thìn (Dl. 9 / 3 / 52), Luật Tam Thể
Không gian vô hình là Tiên Thiên,
thời gian hữu tướng đứng trên là Hậu Thiên. Không gian chuyển từ không ra sắc
là sinh Tiên Thiên thành Hậu Thiên. Thời gian biến từ sắc đến không là chuyển
Hậu Thiên hóa Tiên Thiên, lập lại Tứ Tượng, Lưỡng Nghi, qui hoàn Thái Cực. Ngôi
Lưỡng Nghi, Thái Cực là vô tướng. Ngôi Lưỡng Nghi, Thái Cực là vô tướng.
Đời là Hậu Thiên công bình, là
thời gian chuyển vận vì phải có công đức, có học hành, có khai tâm. Đạo là Tiên
Thiên điều hòa nâng đỡ vì chỉ có cho và nhận, sẵn sàng hiệp hộ khai khiếu cho
kẻ đã khai tâm.
Việc vào với không gian hư vô
trực cảm, ra với thời gian kinh nghiêm hữu tướng có thể được thấy trong hình
27, 28, 29 và 30 theo sau đây.
4 . 3 . 4 . NAM CHỈ
KHẢM
Biểu diễn dòng chuyển biến Tiên
Hậu Thiên của đồ hình 27 qua hình đồ 28, ta hiểu rõ mối tương liên Âm Quang
(Chơn Thần) Dương Quang (Chơn Linh) hơn. Âm Quang do tương tác Nam Nữ mà có,
tưởng chừng như bị chi phối bởi các tương quan có tính Lưỡng Nghi (2 " 4
" 6 " 8) nhưng việc Tiên Hậu Thiên hiệp nhất này lại thực sự ẩn tàng
các phối hợp tam phân nữa.
Hướng đi 16, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 thể hiện SỰ NGHỊCH CHUYỂN HẬU THIÊN theo tam giác hướng xuống (tam giác của Chơn Thần). Hướng đi 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 thể hiện SỰ THUẬN CHUYỂN TIÊN THIÊN theo tam giác hướng lên (Chơn Linh) ở vòng ngoài.
Hướng đi 16, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 thể hiện SỰ NGHỊCH CHUYỂN HẬU THIÊN theo tam giác hướng xuống (tam giác của Chơn Thần). Hướng đi 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 thể hiện SỰ THUẬN CHUYỂN TIÊN THIÊN theo tam giác hướng lên (Chơn Linh) ở vòng ngoài.
Xem hình 27, ta dễ thấy rõ việc
không gian vô hình (Tiên Thiên) ở dưới, đi tại trong chuyển ra ngoài và thời
gian hữu tướng (Hậu Thiên) đứng trên hiện từ ngoài đến trong như Bát Nương đã
nói trong Luật Tam Thể (dẫn tại mục 3.4.3).
Dòng vận chuyển xuyên suốt hai
Bát Quái (nơi hình 28 là thông suốt hai tam giác Chơn Linh – Chơn Thần) từ 1
đến 16 là dòng tự nhiên của cái sống trong thế tương hiệp Nhật Nguyệt Tinh.
Điều này không có nghĩa là ta chẳng cần phải làm gì. Nó có nghĩa là ta không
cần khổ công luyện pháp nhưng ta phải hành pháp mới được. Nhắc lại: có Phật, có
Pháp thì mới có biến chuyển. Phật ngoài ta là quyền chủ ngự trời đất, Phật
trong ta là quyền tự chủ. Pháp là thánh đức tự nhiên.
Bát Nương:
"...Bặt ngõ hoàn nhiên thất Đạo trơ."
4 . 3 . 5 . NỮ TRỰC LY
Thế Bát Quái trong hai hình 27 và 29 hoàn toàn giống nhau, duy đường đi của Nữ Nam (từ 1 đến 16) có khác.
Thế Bát Quái trong hai hình 27 và 29 hoàn toàn giống nhau, duy đường đi của Nữ Nam (từ 1 đến 16) có khác.
Con đường tuần tự qua 16 bước của
hai Bát Quái thuận theo chuyển biến của Nhựt Nguyệt Tinh. Dù Nam nhập Khảm Nữ
nhập Ly có khác nhưng đó là thuận theo tâm ý của họ. Vậy nói chung, đây là một
giải pháp hòa hợp cả tam tài Thiên Địa Nhân.
Cẩn thận lý giải mỗi bước, ta có
thể thấy các cách ứng hành thích hợp. Chuyển biến của Thiên Địa Nhân quanh ta
là Pháp. Sống trong pháp là linh hoạt ứng hành giữa các hoàn cảnh ấy. Sự học
pháp, hiệp Thần, chuyển Khí đều có sự liên kết với các năng lực vô hình. Phải
có Trời Người hiệp một thì cơ tận độ mới thực hiện được.
Hiệp một để dạy trước những điều
sắp diễn ra hầu chuẩn bị cho kịp Thiên cơ, hiệp một để thấy dùm các điều mà con
người chưa có khả năng nhận biết, thậm chí đến việc hiệp một để cho thêm Tinh
Khí Thần đối với kẻ muốn quay về.
Nếu xem việc tiết lộ mật pháp là
điều cứu độ riêng cho bản thân người có nhiều yêu cầu hay lễ vật phụng thờ thì
thật không phù hợp. Trong cõi bán vật chất hay siêu vật chất, nói là Pháp nhưng
thật ra cũng là Phật. Nếu không dùng Phật tâm để hành Pháp thì không có kết
quả.
Phật tâm vô tướng khi thể hiện ra
cũng không ngoài tinh, thần và thánh đức. Nhưng phải hiểu kỹ rằng do khả năng
đào luyện chớ chẳng phải chỉ do nguyện ước hay thiện tâm là đủ.
4 . 3 . 6. NAM
NỮ HỖ TRỢ NHAU
Hình 30 chỉ rõ các bước song hành khác nhau của Nam Nữ. Nam nghịch chuyển Hậu Thiên (tam giác dưới) trước rồi thuận chuyển Tiên Thiên (tam giác trên) sau. Sau một chút nghịch chuyển, Nữ thuận chuyển Tiên Thiên trước rồi nghịch chuyển Hậu Thiên sau. Trên tiến trình của mình, Nam và Nữ đều có bốn lần chuyển hướng: tại ba đỉnh của tam giác và tại điểm khởi đầu của trục ngang hoặc trục đứng (nam 8, 16, nữ: 3, 11).
Hình 30 chỉ rõ các bước song hành khác nhau của Nam Nữ. Nam nghịch chuyển Hậu Thiên (tam giác dưới) trước rồi thuận chuyển Tiên Thiên (tam giác trên) sau. Sau một chút nghịch chuyển, Nữ thuận chuyển Tiên Thiên trước rồi nghịch chuyển Hậu Thiên sau. Trên tiến trình của mình, Nam và Nữ đều có bốn lần chuyển hướng: tại ba đỉnh của tam giác và tại điểm khởi đầu của trục ngang hoặc trục đứng (nam 8, 16, nữ: 3, 11).
Bản sau đây là một thí dụ về vài
bước thuận nghịch của Nam Nữ. Xét kỹ
từng bước và dò kỹ ý nghĩa các quẻ sẽ nhận định rõ từng tình thế. Dùng Ngũ Hành
mà luận như đây chỉ là cách tạm nói cho mau nắm bắt mà thôi.
Như đã chỉ rõ qui luật Tạo Đoan là Càn giúp cho Khôn thành cái của Khôn, Khôn giúp cho Càn thành cái của Càn, Nam Nữ giúp nhau cũng như vậy; nhưng không phải chỉ như vậy.
Như đã chỉ rõ qui luật Tạo Đoan là Càn giúp cho Khôn thành cái của Khôn, Khôn giúp cho Càn thành cái của Càn, Nam Nữ giúp nhau cũng như vậy; nhưng không phải chỉ như vậy.
Qui luật vừa nói là khuynh hướng
tự nhiên của Nam và Nữ. Con người đánh lạc mất cái nhiên chơn ấy của mình thì
phải thất Đạo thôi nhưng nếu chỉ trông cậy thiên nhiên mà không có nỗ lực thêm
thì theo hình 30 trên đây,
- Khởi nhập Ly Hậu Thiên, người
Nữ chuyển sang con đường Tiên Thiên ngay (từ bước số 3) và từ từ về sau theo
dòng chuyển biến tự nhiên mà không có pháp tu thì sẽ rơi tuột vào lẽ Hậu Thiên
mà kết cục tại cung Khôn thuần vật chất tính.
- Khởi nhập Khảm Hậu Thiên, người
Nam đi trong Hậu Thiên nhưng nếu phó mặc cho dòng chuyển biến tự nhiên, không
có một kế hoạch tu hành cụ thể cho mình và bạn mình thì sẽ chuyển dần sang Tiên
Thiên mà kết cục tại Càn Hậu Thiên.
Nếu Nữ dừng phép Tạo Đoan tại
bước số 7 và Nam dừng ngay tại bước số 12 thì sẽ gặp được Càn Tiên Thiên. Nếu
nghĩ rằng mỗi bên đều phải đi trọn con đường 16 bước rồi ngừng ngay tại đó thì
thật là vô minh vì tình thế sẽ quá bất lợi cho Nữ Phái. Bởi người Nữ quá cam
phận và người Nam ích kỷ vô tâm.
Trong cuộc sống thường thấy, một
thanh niên e dè nhút nhát do có vợ mà lần hồi xây dựng được tinh thần và trở
nên một nam nhi đầy tính chủ nhân ông phàm thế. Bên cạnh đó, người thiếu nữ
trong sáng ngày nào, do cam phận bão dưỡng miếng ăn giấc ngủ cho chồng con mà
càng lớn tuổi càng thuần Khôn, càng thụ động chịu đựng, càng kiên trì trong
thân phận bình nhược hạ!
Nữ tâm dương Thủy nhứt Thiên ban,
Bình đẳng an
hòa nhuận thế gian.
Nhược bất phục
cao đài bất hoạt,
Hạ Khôn đáo vọng Lão Dương Càn.
Do ý nghĩ sai lầm rằng phận của
Nữ là mang thân nữ để học Đạo Khôn trong kiếp này rồi nếu may duyên đủ giá trị
và công đức sẽ có thể được mang thân Nam để học Đạo Càn trong kiếp khác!
Để được Nữ (thủ Tiên Thiên pháp
từ bước số 3 đến số 10 và Hậu Thiên pháp trong hai bước 11 và 12) hộ chuyển cho
mình gặp được Càn Tiên Thiên tại bước số 12, ít ra Nam phải chuyển tâm vào với
Tiên Thiên pháp từ bước số 8.
Xin lưu ý rằng hình 23, 27, 28,
29, 30 ghi nhận sự hòa hợp Tiên Thiên và Hậu Thiên. Nếu chỉ là âm dương Nam Nữ
Hậu Thiên với nhau mà thôi thì sẽ bị chi phối bởi luật tương khắc của Ngũ Hành
nên không thể tránh được sanh lão bệnh tử khổ. Để ngăn ngừa các ảnh hưởng của
2, 4, 6, 8, phải biết trọn dụng các lực Thiên sanh 1, 3 và Thiên thành 7, 9.
Nhưng nếu chỉ chuyên theo Đạo
kiến tạo phẩm tính Tiên Thiên cho mình mà không chịu hành công Đại Bồ Tát, hòa
hợp với sanh chúng Hậu Thiên để giúp tiến hóa, không thể đến với Phật vị hay
Thiên vị được.
Như đã nói Thiên cho 1, 3; đất
thành 6, 8; Địa cho 2, 4; Thiên thành 7, 9; nếu không thiết đến Tiên Thiên Khí
(không muốn hồi phục lại khả năng ban sơ 1, 3 hay tạo ra khả năng tinh thần mới
7, 9), chỉ vui với 2, 4 mà toan lo hình thành thêm vật chất 6, 8 thuộc Địa thì
sẽ chẳng có chi hơn.
Dù Nam Nữ hữu duyên với bậc có
phẩm tính Tiên Thiên, Càn Hậu Thiên và Khôn thuần vật chất tính là món lời lỗ
tận chung mà mình sẽ mang theo nếu không tâm hồi phục Tiên Thiên. Còn nếu không
có duyên ấy tâm ấy thì sinh lực không bắt kịp theo tháng năm, thân tâm càng lúc
càng đọa vào đường vật chất thêm nữa mà thôi. (Nếu không có hộ hiệp từ cõi Tiên
Thiên, một bậc Đại La Thiên Đế đến thế gian cũng không thể quay về.)
Nữ thủ Tiên Thiên pháp hộ Nam để
có thể gặp Càn Tiên Thiên sau 12 bước, Nam lại thủ Tiên Thiên Pháp hộ Nữ để Nữ
cũng có thể gặp Càn Tiên Thiên tại bước số 12. Cũng có việc Nam thủ Hậu Thiên
Pháp để một Thiên Nữ gặp Càn Tiên Thiên ngay tại bước số 7, không cần phải lòng
vòng lâu lắc. Ý chỉ đại cương của việc nam nữ hiệp Tiên Thiên Hậu Thiên là như
vậy.
Trong cửa Đạo Cao Đài, trống Ngọc
Hoàng Sấm được nổi lên trong lầu Hiệp Thiên của Nữ phái trước nhưng tiếp ngay
sau đó là tiếng Bạch Ngọc Chung lại reo lên trong lầu Hiệp Thiên của Nam Phái.
Có nghĩa là Nữ nguyện hiệp Thiên theo Đạo Tiên Thiên (của Chơn Linh) để giúp
Chơn Thần của Nam trước rồi ngay sau đó thì ngược lại, Nam nguyện hiệp Thiên
theo Đạo Tiên Thiên để giúp Nữ. Đạo Pháp Hiệp Thiên (về với Càn Tiên Thiên) vốn
thuận nhiên nhưng không thụ động .Cho đến Thái Cực Pháp thì bất phân Nam Nữ. Sự
trọng trọng khinh khinh chỉ là tập quán thế gian mà thôi.
4 . 3 . 7 . QUI
NGUYÊN TRỰC CHỈ
Qui hồi cựu bổn cõi Hư Linh,
Nguyên tánh thuần dương chốn Ngọc Đình.
Trực Ly thiện quả Nhàn Âm Đạo,
Chỉ Khảm bồi công Thượng Phẩm Tình.
Đức Chí Tôn
Xiển giáo Hư Linh đèn huệ chiếu
cõi Tam Thập Lục Thiên.
Ly thuộc Hỏa. Hỏa Âm.
Khảm thuộc Thủy. Thủy Dương.
Sự giao phối chồng vợ cũng vậy.
Như vậy là từ Hậu Thiên hoá Tiên
Thiên. Đây là bí quyết âm dương song tu mà nếu ngộ được thì một kiếp trở về
cùng Đại Từ Phụ. Đây là cái Đạo tự nhiên cởi trên Thất Đầu Xà có Hỉ, Ái, Lạc
được phát triển theo hướng Thượng Phẩm + Thượng Sanh tức Hiệp Thiên.
Ấy vậy nếu Cửu Trùng Đài mà có sự
kết hợp tương liên với Hiệp Thiên Đài thì lo chi không được vào Bát Quái Đài.
Vì mình có cả chìa lẫn khoá, muốn đóng thì đóng, muốn mở thì mở. Nhưng thật ra
không còn cả “muốn” nữa vì dây là do ý chỉ của Đạo (Chí Tôn vi chủ).
Xem lại hình 30 và các bàn luận
trên:
Trên đây là các điều đại cương về sự tự động hóa cơ Hiệp Pháp Tiên Hậu Thiên. Nhưng ngoài việc đắc pháp, còn có các vấn đề đắc Phật, đắc duyên, đắc vị do Thầy chủ định nữa. Thầy từng dạy:
Trên đây là các điều đại cương về sự tự động hóa cơ Hiệp Pháp Tiên Hậu Thiên. Nhưng ngoài việc đắc pháp, còn có các vấn đề đắc Phật, đắc duyên, đắc vị do Thầy chủ định nữa. Thầy từng dạy:
Phẩm vị Tiên Phật để thưởng cho
kẻ lành mới đáng phẩm vị, chớ chẳng phải của để treo tham cho thế gian phòng
toan đạt đặng. Tuy luật lệ siêu phàm nhập Thánh thì vậy mặc dầu, chớ cũng do cơ
thưởng phạt của Thiên đình mới đạt phẩm vị ấy đặng, của vô vi chưa chắc ai muốn
lấy thì lấy tùy-ý. Nếu làm Tiên Phật đặng dễ dàng thì cả thế gian, miễn có học
chút ít thì đã đặng làm Tiên Phật rồi, vì luân hồi đâu có phòng sanh sanh tử
tử.
Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài
Giáo Đạo Nam Phương, ngày 12 tháng 6 năm Bính-Dần (21-7-1926),TNHT 2.
4 . 3 . 8 . THÁNH TƯỢNG THỜ TẠI TƯ GIA
Thánh Tượng trên bàn thờ tại tư gia là một nơi
có trấn thần. Phép trấn thần biến nơi ấy thành một chỗ có thể tìm học Đạo với
Sư Hư Vô. Người thành tâm hữu duyên ắt biết chắc nơi đó có thể nghe, thấy được
và giúp mình có thể nghe, thấy, hiểu được.
Đó không phải là chỗ tích chứa và
phản dội lại tâm tình của tập thể người kính ngưỡng. Các tượng ảnh không trấn
thần quả có việc ấy và cung cách thờ phượng đó không phải là chỗ ta có thể học
hỏi con đường sinh hoạt thật (Chơn Đạo) của trời đất vũ trụ.
Thánh Tượng này là phần quan
trọng nhất trong mười hai món bày tại
Thiên Bàn, đó là nơi lưu dấu các giáo huấn chính yếu về Thiên Đạo:
* Thiên Nhãn và Nhựt Nguyệt,
* Thánh Tượng tám vị Giáo Chủ,
thường được gọi là Thánh Tương Ngũ Chi,
* Tranh vẽ bảy chiếc Ngai của ba
phẩm Giáo Tông, Chưởng Pháp và Đầu Sư.
4 . 3 . 8 . 1 . Thiên Nhãn và Nhựt Nguyệt
4 . 3 . 8 . 1 . Thiên Nhãn và Nhựt Nguyệt
Nhựt Nguyệt là hai thứ ánh sáng
chủ tể. Một là Tiên Thiên Dương Quang và một là Hậu Thiên Âm Quang. Được cả hai
thứ ấy thì mở được Thiên Nhãn.
Thánh Tượng Thiên Nhãn và Nhựt
Nguyệt dạy ta tìm hoc nơi Tiên Thiên (Nhựt) và Hậu Thiên (Nguyệt). Học qui luật
Tiên Thiên từ bảy chiếc Ngai. Học qui luật Hậu Thiên từ Thánh Tượng các vị Giáo
Chủ. Nhật dương, dương là bên phải thân người, Nguyệt âm, ãm là bên trái thân
người. Trên Thánh Tượng thì Nhật bên trái Nguyệt bên phải, vì sao? Vì ngửa ra
chớ không phải sấp xuống vậy.
Thiên Nhãn là sự làm chứng, người
có Thiên Nhãn có thể tự tâm chứng biết cái đúng sai của mình. Hiệp Hộ Pháp Giáo
Tông cũng nghĩa là hiệp Hậu Thiên với Tiên Thiên, hiệp Đời với Đạo.
4 . 3 . 8 . 2 . Tám vị Giáo Chủ
Vì Đạo khai tại Việt Nam nên đó
là những vị giáo chủ mà người Á Đông quen thuộc chứ không phải rằng lịch sủ Tây
Phương thiếu các tinh thần ấy. Tám vị
Giáo Chủ tượng hình quyền pháp trấn tại các vị trí mà xưa nay từng được gọi là
Lạc Đồ. Thiên Cơ (bộ máy vận hành các Thiên thể và Thiên Đình) vẫn có các
chuyển biến chứ không cố định, cho nên vị trí này còn hàm ngụ những ý nghĩa cao
sâu khác nữa.
Như đã nói, không cần giác trước
mới ngộ sau, ngộ trước giác sau cũng được. Có duyên hội ngộ với các tinh thần
ấy thì con đường đến bến giác cũng sẽ được rút ngắn lại rất nhiều. Không phải
chỉ nói sự ngộ lý. Có cả một cơ duyên lớn lao về sự hộ hiệp Tinh, Khí, Thần
nữa.
Ở chỗ tám vị giáo chủ ấy, có ba
quyển Thiên Thơ: của Đức Lý, của Đức
Khổng Thánh và của Đức Quan Thánh Đế Quân. Quyển của Đức Quan Thánh thì mở rộng còn hai quyển kia thì
quấn tròn (không phổ biến).
Liên hệ lại với hình 14 và 15, ta
có thể thấy rõ rằng Đức Jesus Christ đang ngự tại vị trí Thiên nhất sinh Thủy,
Đức Thái Thượng tại vị trí Thiên tam sinh Mộc còn việc Hỏa Kim hoán chỗ cho
nhau cũng dễ nhận ra: Đức Thái Bạch Kim Tinh ngự nơi nhà Hỏa còn Đức Quan Thánh
Lão Hỏa Nam Hoa lại ngự nơi nhà Kim...
4 . 3 . 8 . 3 . Bảy cái Ngai
Đoạn 2.5 đã có nói bảy chiếc ngai này diễn tả con đường của năng lực Tiên Thiên. Đây xin nói thêm về một ý nghĩa khác nữa liên hệ đến Thượng Tam Thể và Hạ Tam Thể của con người:
Đoạn 2.5 đã có nói bảy chiếc ngai này diễn tả con đường của năng lực Tiên Thiên. Đây xin nói thêm về một ý nghĩa khác nữa liên hệ đến Thượng Tam Thể và Hạ Tam Thể của con người:
Khi phần Hạ Tam Thể vô hình của
con người (Phách- Vía - Hạ Trí) tiến hóa đủ mức thì Tam Trấn sẽ hộ hiệp thêm
Dương Quang để kiến tạo phần Thượng Tam Thể (Thượng Trí - Trực Giác - Linh).
Hiệp Thiên Đài lãnh nhiệm làm việc hộ hiệp này. (Xin xem bài “Sự Thành Lập Cơ
Tiến Hóa” ở phần Phụ Lục).
Ai là người của Hiệp Thiên Đài? Ai cũng có
phần Tiên Thiên và Hậu Thiên trong người cả, tuy năng khiếu hoặc trỗi hoặc lặn
có khác nhau. Để điều hành việc tôn giáo, cần có phân biệt chức năng nhưng để
điều ngự bản thân mình, mình phải dùng cả hai cái mão Giáo Tông và Hộ Pháp của
mình mới được.
Dấu hiệu trên hình 33 là ở quanh
bửu tháp Đức Hộ Pháp. Dấu hiệu này xem ra cũng có cùng nguyên lý như các tam
giác Raelien trong các hình 28 và 30. Tác giả chưa có dịp biết đến lý giải
của Claude Vorilhon Raël về biểu tượng
đặc trưng của phong trào Raelien, nhưng qua các phần đã nói từ hình 25 cho tới
đây, chúng ta có thể phăn lần ra manh mối của bí pháp Diêu Cung Cửu Chuyển.
Qua suốt tiến trình Cửu Chuyển, để có năng lực Thượng Sanh, phải hiệp hành chơn thật, để có tâm đức Thượng Phẩm phải đoạn trí phục tình và để có khai khiếu, phải nhờ điển lực từ cây Kim Tiên của Hộ Pháp.
Qua suốt tiến trình Cửu Chuyển, để có năng lực Thượng Sanh, phải hiệp hành chơn thật, để có tâm đức Thượng Phẩm phải đoạn trí phục tình và để có khai khiếu, phải nhờ điển lực từ cây Kim Tiên của Hộ Pháp.
Nói cách khác, tiến trình tương
hiệp âm dương có ba bậc: hiệp Chất, hiệp Khí và hiệp Quang. Đó là ba mức: Hạ
Đạo, Trung Đạo và Thượng Đạo. Chơn thật khi ứng phó hiệp qui luật của vật thể
ngũ hành; linh hoạt hiệp Thiên khi biết cắt bỏ tư tưởng, không đứng mãi một chỗ
do bị trí tình tâm thức quen thuộc chi phối. Còn điển lực hộ hiệp là do phép
công bình cảm ứng mà có: khai tâm đến đâu thì ứng với lực khai khiếu đến đó.
Qui luật chung của sự chuyển hóa
Tiên Hậu Thiên là như vậy, không phân biệt sắc dân hay tôn giáo. Do có một số
bí pháp ẩn tàng ít người khai triển ra nên người ta tưởng là khác nhau thôi.
Phần Nghi Thức Động Quan đưa quan
tài ra khỏi nhà tiếp ngay sau đây là một ví dụ về việc từ thể pháp mà học được
bí pháp. Thể pháp như những tiêu mốc cấm sẵn trên đường đi để hành giả khi nào
đến đó thì biết rằng tiền nhân cũng từng đi như mình vậy. Lấy lớn tìm nhỏ, lấy
nhỏ tìm lớn, lấy thể tìm bí, hiểu bí để biết thể, việc ấy tuy không dễ nhưng có
nhấc chân bước tới thì đích đến mới gần hơn.
4 . 4 . NGHI THỨC ĐỘNG QUAN ĐƯA QUAN TÀI RA KHỎI NHÀ
4 . 4 . 1 . TỰU VỊ
Xong lễ cầu siêu, Lễ Sĩ xướng :”Đạo giả tựu vị.” Sau khi khắc ba tiếng nhịp sanh, vị Trưởng Ban dẫn đầu 12 nhân viên Nhà Thuyền Bát Nhã xếp hàng một đi vào và bắt đầu đi theo Lưỡng Nghi Tứ Tượng Bát Quái qua các giai đoạn:
Xong lễ cầu siêu, Lễ Sĩ xướng :”Đạo giả tựu vị.” Sau khi khắc ba tiếng nhịp sanh, vị Trưởng Ban dẫn đầu 12 nhân viên Nhà Thuyền Bát Nhã xếp hàng một đi vào và bắt đầu đi theo Lưỡng Nghi Tứ Tượng Bát Quái qua các giai đoạn:
4 . 4 . 1 . 1 . Vào một hàng dọc mười hai người chuyển Bát Quái:
Quay lên quay xuống theo đường
mũi tên, quay trái một lần, quay phải bốn lần rồi quay trái ba lần nữa. Tổng
cộng là bốn lần lên bốn lần xuống, trong đó có bốn lần quay phải bốn lần quay
trái.
Việc động quan hàm ngụ ý linh hồn
nay tách rời sự lôi kéo của thể xác phàm tục. Muốn tách rời nó phải có pháp,
pháp ấy là hiệp Tiên Thiên và Hậu Thiên như đã nói.
Phép chuyển tại hình 35 có bốn
lần nghịch thuận, giống như ở các hình từ 27 đến 30.
4 . 4 . 1 . 2 . Ra Lưỡng Nghi vào Tứ Tượng.
Tại điểm I, người trưởng ban khắc
ba tiếng nhịp sanh, nhân viên rẽ ra từ một hàng thành hai hàng trở xuống.
Tại điểm số II, khi nghe ba tiếng
sanh gỏ thì tuần tự quay lên, biến hai hàng dọc thành bốn dọc ba ngang.
4 . 4 . 2 . BÁI QUAN.
Vị Trưởng Ban đứng trước vòng tay cầm hai đèn cầy chờ nghe Lễ xướng “Dân Quan Giả Bái Quan” thì bắt đầu bái [2].
Vị Trưởng Ban đứng trước vòng tay cầm hai đèn cầy chờ nghe Lễ xướng “Dân Quan Giả Bái Quan” thì bắt đầu bái [2].
Đối với đạo hữu thì bái quan bằng
cặp sanh. Người Trưởng ban ốp cập sanh lại, nắm hai đầu mà bái. Khi bái quan,
làm mạnh dạn theo kiểu con nhà võ, cung tay đưa lên chí trán, xá sâu ba xá, đưa
ngang tầm mắt từ trái qua mặt, chân trái bước trước chân mặt một bàn chân, hai
tay vòng cung để trên đầu gối chân trái. Quì gối xuống, rút chân vô và lạy
xuống tay chõi đất. Khi ngóc đầu lên, tay vòng cung quay từ trái sang phải, rút
chân trái vào một lượt với hai tay áp ngực, xá sâu một xá, rồi một xá, rồi một
xá nữa.
Tân Pháp Cao Đài (hoặc ám dụ như
trong nghi lễ vừa thấy, hoặc như trong các hình thể kiến trúc, hoặc minh bạch
nói rõ) luôn nhắc nhở phải chuyển Bát Quái để tạo Càn Chơn Dương (Tiên Thiên):
Ba mươi sáu cõi Thiên tào,
Nhập trong Bát Quái mới vào Ngọc Hư…
Kinh Khi Đã
Chết Rồi [3]
Trong khi chuyển như vậy, các
phẩm tính thể chất và tâm linh sẽ xuất hiện. Nếu tâm vẫn một mực trong sáng,
khiến có thể dừng lại đúng lúc tại các bước cần thiết thì việc chuyển Tứ Tượng,
hoàn Lưỡng Nghi…ắt không khó.
4 . 4 . 3 . NHẬP CỬU.
4.4.3.1. Chuyển bốn lại thành hai
Bái xong, người Trưởng ban khắc
một tiếng sanh (III) làm lịnh từ hàng tư trở lại hàng đôi.
4 . 4 . 3 . 2 . Trong quay ra, ngoài quay vào, đan chéo nhau.
Nghe một tiếng sanh hướng dẫn
(IV), hai người số một ở hai bên bắt đầu quay vào trong đi ra. Nghe ba tiếng
sanh (V), lại quay ra ngoài để đi lên, đan chéo đổi bên trái cho bên phải, bên
phải cho bên trái mà đi vào tận chỗ quan tài. Hai người đi đầu đi qua khỏi quan
tài, chéo nhau lần nữa để đứng hai bên.
4 . 4 . 3 . 3 . Triệt linh tà.
Nghe Lễ Sĩ xướng “Chấp sự giả triệt linh tà”, người Trưởng ban khắc một tiếng sanh, nhân viên đứng nghiêm. Khắc tiếng thứ hai, chào. Khắc tiếng sanh thứ ba: nghỉ, để tay xuống.
Nghe Lễ Sĩ xướng “Chấp sự giả triệt linh tà”, người Trưởng ban khắc một tiếng sanh, nhân viên đứng nghiêm. Khắc tiếng thứ hai, chào. Khắc tiếng sanh thứ ba: nghỉ, để tay xuống.
Chào bằng cách đưa tay ngang ngực
mà phát ra. Đứng ngoài nhìn vào thì người bên phải chào bằng tay trái, người
bên trái chào bằng tay phải.
4 . 4 . 4 . PHÁT HÀNH.
Nghe xướng “Đạo giả cử cửu thăng
xa phát hành” thì đó là lúc chuẩn bị cử quan tài đem ra khỏi nhà, theo lệnh
sanh, lệnh còi hay lệnh miệng.
4 . 5 . VIỆC TÌM HỌC BÍ PHÁP
Xem nghi thức đi Bát Quái
trong việc chuẩn bị động quan, ta thấy
việc Tiên Thiên Hậu Thiên hiệp nhất đã được kín đáo truyền đạt từ lâu. Vậy.
- Thể pháp là những tiêu mốc mà
khi ta đã tìm ra manh mối của bí pháp thì thấy con đường ta đang đi có tương
hợp với con đường người xưa đã đi. Đó là phương cách tiền nhân nói mà không
nói, không nói mà nói.
- Trong thể pháp có ẩn tàng bí
pháp, do tâm ứng thần hội mà biết lý thuyết, cũng do tâm ứng thần hội mà thực
hành có kết quả. Không phải cứ cắm cúi hành thể pháp là sẽ có bí pháp.
- Tương quan giữa thế giới vô
hình và hữu hình cũng là tương quan của đạo Càn Khôn: Càn tự cường bất tức
(không nghỉ) mà nên việc của Khôn, Khôn chí nhu nhi động dã cương (cực kỳ mềm
nhưng động lên thì rất cứng) giúp cho nên việc của Càn.
- Bí pháp của Mẹ là Diêu Cung Cửu
Chuyển. Thể pháp của Mẹ là toàn cả mọi thứ mà cơ Tạo Hóa biểu hiện. Bí pháp của
Cha ở Huyền Khung màu đen tuyền, thể hiện ra ngoài bằng ba màu vàng, xanh và
đỏ. Khi dạy thể pháp tôn giáo thì Thầy xưng danh Ngọc Hoàng Thượng Đế, hiệp
Thần thì Thầy hiển hiện Huyền Khung Cao Thượng Đế, hiệp Khí thì Mẹ dùng danh
Diêu Trì Kim Mẫu. Danh nào pháp nấy. Xin hãy khéo nghĩ, khéo học.
- Một vấn đề quan trọng của Thiên
Điều là không tiết lộ Thiên Cơ. Trong lúc tầm tu, chúng ta có thể phô bày đủ lẽ
với tư cách bạn đồng tu nhưng khi nặng mang trách nhiệm rồi, không thể dùng
bạch văn nữa. Lúc bấy giờ, mỗi lời nói ra như một hạt giống gieo, do may gặp
đất ướt hay rủi gặp nền khô mà kết quả có khác nhau.
[1] Hình 25 Jesus the Redeemer
(Jesus, Đấng Cứu Chuộc) ở Rio de Janeiro, Brazil. Tượng cao 30 mét được xây trên đỉnh núi Corcovado cao
700 m nhìn
xuống thành phố. http://www.turnbacktogod.com/pics-of-christ-the-redeemer-statue-brazil/
[2] Khi bái quan, đèn lịnh được dùng thay cho còi hay
nhịp sanh nơi Báo Ân Từ và đối với các phẩm từ Lễ Sanh trở lên dù
là tại Khách Đình hay
tư gia. Khi đi Tứ Tượng hay Bát Quái trong Báo Ân Từ vẫn dùng nhịp sanh.
[3] Nếu biết
rằng các câu kinh độ tử ấy cũng có nghĩa độ sanh nữa thì khỏi phải cẩn đến Hội
Thánh vô hình phải nhọc công nhắc nhở:
Khi dương thế không phân phải quấy,
Nay Hư Linh đã thấy hành tàng…
Kinh
Cầu Bà Con Thân Bằng Cố Hữu Đã Qui Liễu
5 . PHÁP VÔ PHÁP
QUI ở Tâm, Tâm vô pháp định.
CHƠN thành tấn, tấn tự nhiên ưng.
CHẲNG quản kiếm cầu hay quán chiếu,
KHÓ gì một mảy. Khó nên mừng.
CAO ĐÀI TIÊN
ÔNG
5 . 1 . QUI Ở TÂM
Cái linh ứng hiệp nhất có/không
hay âm/dương không theo công thức hay lý giải nào nhất định mà là sự thông tâm
và ứng tâm với các chủ thể quyền pháp.
Không có lý giải nào hoàn toàn
thuyết phục kẻ cố tình bài bác. Hơn nữa, lý giải thường là thay từ vựng này
bằng từ vựng khác, ý này bằng ý khác. Cho dù khéo kết cấu ý tứ ấy thành một hệ
thống lý thuyết chặt chẻ như lý thuyết khoa học đi nữa, nó vẫn chưa hẳn là thực
tế của cuộc tiến hóa.
Và cho dù nói rằng qui nơi tịnh
chất sinh nhưng cũng do tâm mình có tin rằng chỗ này nơi kia sinh được tịnh
chất hay không.
Tuy nhiên, dù tâm không thể tự
chứng minh nhưng nó có thể tự chứng biết nếu có Sư Hư Vô rọi sáng các mức độ
chơn thật của mình để tập cho mình quen với lý sáng và khả năng cao siêu tại
các tầng Tinh Khí cao hơn.
Tinh bao nhiêu Thần bấy nhiêu.
Tâm ưng trưởng Tinh bồi Thần thì mới hết sức hành hiệp cho tới khi có thể diệu
ứng với thiên nhiên.
5 . 2 . TÂM VÔ PHÁP ĐỊNH
Một bực nguyên nhơn khi đã câu
thông được với Nguyên Tâm của mình tất biết đó là chiết linh của Trời, là sự
sáng bất cấu bất nhiễm, không thêm không bớt, lúc nào cũng sẵn sàng soi sáng
cho mình. Cho dù là thượng trí đi nữa cũng vẫn là thành tố thấp nhất của tam
thể thượng (hình 34) chứ chưa phải là cái nguyên tâm này.
Không chi ràng buộc được tâm này.
Tâm này không hề bị điều kiện hóa. Nó vẫn là cái huyền bí tối linh trong mỗi
người không vì gì mà thêm bớt đổi thay. Người chưa từng có kinh nghiệm sống với
tâm này chỉ coi cái trí là tối thượng mà thôi, do đó chưa biết trọng mình trọng
người cho đúng mức.
Hoặc khi tâm thức được cách ly
hẳn với dòng đời mà tự thắp sáng được mình, hoặc khi khai tâm mưốn biết mà được
cõi vô hình khai khiếu cho, người ta có thể biết việc này là thế nào.
Trong một thoáng chốc nào đó đặc
biệt như khi sắp chết ngạt hoặc khi bị rơi vào chỗ cực cùng không hi vọng tính
toán chi được nữa, người ta có thể nhớ lại chuyện xưa rất rõ nhưng đó chỉ mới
là bước đầu và vẫn chưa phải là cái
nguyên tâm của bậc nguyên nhơn. Người ta dùng các kỹ thuật thiền định hay cố
tình cách ly tránh việc thế sự cũng với hi vọng vào được với nguyên tâm này.
Nhưng ngay khi cố công hành
thiền, người ta lại rẻ vào một ngã khác của cái sống chứ không phải để cho cái
sống tột mức của thân tâm (Tinh Khí Thượng Sanh, Thần Thượng Phẩm) tự thể hiện.
Các bậc chơn sư đã cảnh giác về việc này rất nhiều nhưng các lối sai lệch vẫn
ngày càng đậm nét.
Sự sai lệch chính yếu là tầm Pháp
mà không tầm Phật. Kế đó nữa là cố tìm cách hiệp Tăng chứ không hiệp Phật.
5 . 3 . TẦM PHÁP
-Tất cả các thứ biểu hiện ra đều
là Pháp. Tầm Pháp cũng như tầm kiếm mọi món đồ trong một tòa nhà với hi vọng sẽ
biết thêm về chủ nhà.
- Như vậy thì có thể khám phá
được phần nhỏ nào đó về chủ nhà chứ chưa hề biết hết về chủ nhà vì vẫn có cái
bên trong của ông ấy chưa thể hiện ra.
- Nhưng ta hãy thí dụ thực tế hơn
một chút: người đang bệnh ngặt cần liền phương chi đó để hết đau. Trong cơn cấp
bách, người ta cần Pháp hơn cần Phật đấy chứ?
- Vâng, trong hầu hết các Pháp
cấp bách không hề thấy có hiện ra lý giải gì về Phật tâm hay Phật lực bất biến.
Người đang giữ thăng bằng cho khỏi té không cần lý giải gì về cơ cấu thần kinh
hệ giữ cho não biết thăng bằng. Người ta chỉ sống với cái tâm ưng vô sở trụ của
người ta là tốt rồi.
- Nói vậy tức là nói “Thiên hạ vốn vô sự.”
- Ta đang dụng Phật tâm của ta,
người đang dụng Phật tâm của người.
- Phật tâm có khác biệt nhau hay
sao?
- Phật không khác nhau, chỉ Pháp
mới khác nhau. Như ánh sáng mặt trời phản chiếu khác nhau trên các vật khác
nhau. Mài cọ vật cho nhẵn bóng ra thì sự phản chiếu sẽ tốt hơn.
- Vậy tu vật chứ không là tu tâm
sao?
- Cái tâm mà ta phải tu đó thực
sự là trí tình, là
vật.
- Vậy tâm nào tầm tâm nào? Tầm thế nào?
- Hạ đẳng tầm liên tâm, trung đẳng tầm hòa tâm, thượng
đẳng theo ái tâm tự có.
- Vậy để cho mau chóng đến đích,
tôi theo cái Thượng Phẩm Tình, cái ái tâm của bậc thượng đẳng được chăng?
- Ái tâm tự có vốn dĩ tự nhiên
thôi, vẽ ra thành công thức thì không chơn thật và sai lầm. Ta biết là sai lầm
khi nó vi phạm lẽ liên tâm và hòa tâm.
- Theo liên tâm và hòa tâm có đến
được cái Thượng Phẩm Tình, nhiên ái tâm của Phật chăng?
- Có thể được nếu Tinh Khí càng
thêm. Không thể được nếu Tinh Khí do đó mà mất.
- Vậy làm sao để Tinh Khí ngày
càng thêm mà có nhiên ái tâm?
- Do có “Thần”.
- Có cái chi đó huyền bí phi thực
tế ư?
- Thần thực tế hiển lộ thành khả năng
tư chủ tự điều hòa. Nó là sự khác biệt giữa Thánh Hiền và nho sĩ.
Ngọc hạo tô giồi nhu chí mạ,
Cung trung dáng vật ái chơn hoài.
Tô điểm cho tình sanh hiệp ý,
Giồi trau tín chí nguyện hòa chung.
Nhu sĩ sờn lòng do thất chí,
Thánh Hiền trổ mặt bởi tâm Ông.
Thầy
Thánh Hiền
muốn vẽ lối xây dựng cho người. Nho sĩ muốn học để xây dựng cho mình. Do vị
tha mà Tâm của bậc Thánh Hiền được trời cao (Ngọc Hạo) tô giồi để bỏ đi sự
tranh tiên, thân do vậy mà tươi nhuận ái chơn hoài.
Giồi trau tín chí, giữ cho tình ý
của chúng sanh được hiệp thông, thì Trời Đất cùng vùa giúp, cho nên chẳng những
có Thần mà còn có cả Tinh Khí nữa.
Có Thần thì có tâm tự chủ tự điều hòa, gọi là tâm Ông, tâm giống như tâm
của Đấng Cha Tối Cao.
- Như vậy là tầm Phật chứ không phải
tầm Pháp?
- Khi đã có Phật sẽ có Pháp. Cho
nên phải tạo Thánh Thất trước rồi mới tạo Điện thờ Phật Mẫu sau. Tức là mở ngõ
câu thông với nguồn Thần của Hư Vô Cao Thiên trước khi câu thông với nguồn sanh
khí của Tạo Hóa Huyền Thiên.
5 . 4 . CHỈ VÀ QUÁN
- Tầm Phật bằng cách bỏ hết cái
phàm ư ?
- Lập mặt trận để tâm phàm của
mình đánh lại tâm phàm của mình thì không có chi hay.
- Phải làm sao để hết sự phàm tục
?
- Phàm là đâu? Tiên Phật là đâu ? Khi mình dụng trí
kinh nghiệm để làm cho nhân tận thiện vật tận mỹ thì cứ tự nhiên phát huy nhưng
khi linh tánh ngăn cản mình lúc mình quá đà, phải biết dừng lại liền. Đó là tri chỉ (biết dừng).
Sách Trung Dung từng nói:
Tri chỉ nhiên hậu
năng định.
Định nhiên hậu năng an.
An nhiên hậu năng lự.
Lự nhiên hậu năng đắc.
Biết dừng
rồi mới có thể định. Định rồi mới khỏi vướng vào các vòng rối mà an. An rồi mới
có thể lo tính được. Có lo tính mới có thể đắc. Khi sự lo tính của mình hiệp
Thiên Điều, hiệp Thiên Cơ thì mình như chiếc tàu
trên đầu ngọn sóng, không muốn cao cũng tự nhiên vươn cao. Không biết dừng,
không biết lo tính mà cứ lao lên theo dòng đời rồi hi vọng hão huyền về một
ngày được cứu chuộc, đó không phải là chánh tín.
- Do ảnh hưởng của Ngũ Hành mà
người ta có các kiểu hành tàng hay tư tưởng khác nhau. Có thể làm cho các ảnh
hưởng của Ngũ Hành dừng lại ư?
- Trong cơ hội có sự đại cứu độ,
người ta có thể hiệp các lực Tiên Hậu Thiên theo như đã trình bày và đó là lối
thoát.
- Muốn hiệp được Tiên Hậu Thiên
phải rành rẽ các Bát Quái như đã nói ư?
- Nếu rành rẽ thì tốt. Bằng
không, các Đấng cũng có các phương pháp hộ hiệp và đào tạo khác, miễn trọn tất
thành thì được mở cửa, cửa ấy có khi là riêng cho mình hoặc chung cho mọi
người. Hơn nữa, thế tương hiệp Bát Quái như ở hình từ 27 đến 30 cũng sẽ thay
đổi trong một tương lai rất gần.
- Thí dụ về các phương cách đào
tạo khác?
- Nhân loại đã từng biết sự cùng
nhau cúng kiến, đọc kinh, ngâm thơ, là một phương xây dựng tần số tốt cho các
rung động của tâm thức và thân thể con người. Riêng trong mối Đạo Thầy mở ra
lần này, song song với các thể pháp ấy, người có lòng tín thành còn được khai mở những cánh cửa bí pháp nữa.
Ngoài việc tham thiền tập thể qua
âm thanh, còn có phương pháp tham thiền bằng màu sắc. Đây cũng chẳng phải là
chuyện hoàn toàn mới mẻ. Kinh Duy Ma Cật có nói tới việc các môn đệ của ông
luôn sống trong hào quang màu vàng, do vậy mà có thể ngự trên các tòa sư tử cao
ngất. Trong Đạo Cao Đài, từng trời thứ tư là tầng Huỳnh Thiên, nhờ sắc vàng ấy
mà hành giả sĩ tử qua được trường thi:
Cửa lầu Bát Quái chung ngang,
Hỏa tinh tam muội thiêu tàn oan gia.
Trời đất có nhiều pháp thức,
người thành tâm nguyện cầu vẫn được hộ hiệp dù không biết chuyển Bát Quái hay
không biết các pháp khác nữa. Ngay trong cấu trúc tự nhiên của thân thể linh
hồn con người đã có Pháp rồi. Trở lại sự cùng cực tự nhiên là Tự Chơn, là
Thiền, là Đạo.
Xin hãy đọc bài “Ba Nguồn Lửa Sống và bài “Tám Món Báu trong nhà của Duy Ma Cật” ở
phần Phụ Lục.
5 . 5 . QUÁN PHÁP QUÁN PHẬT THẾ NÀO?
- Quan sát thấy được rằng các
pháp đều là những nhân duyên xiềng níu nhau, do có cái này mới có cái kia, đó
là bước đầu của sự quán pháp.
- Quán như vậy để thấy rằng vạn
pháp đều bị điều kiện hóa, chúng không phải là thường hằng bất biến, cho
nên nói vạn pháp vốn vô thường.
- Vô thường pháp là pháp có điều
kiện mới phát sinh. Như khi thấy người ta quá thiên tả, Phật bảo hãy thiên hữu
một chút nữa, thấy người ta quá vì tinh thần, Phật bảo hãy lo thêm về vật chất
chút nữa. Pháp tùy trường hợp mà hiển lộ không phải bất cứ lúc nào và bất cứ ai
dùng cũng đúng. Ngoài vô thường pháp như vậy, còn có thường pháp. Thường pháp
là cái tự nhiên nó như vậy, là trời đất sinh nó như vậy. Nếu cượng cầu cho nó
phải khác hơn, đó là nghịch Thiên ý.
- Thí dụ như pháp nào là thường
pháp?
- Như pháp “hiệp âm dương hữu hạp biến sanh”.
- Quả thật chẳng một mảy lông
không bẫm thọ âm dương đào tạo, nhưng biến sanh là ra hay là về?
- Sanh thì ra, biến thì có thể
về. Biến là do Thần mà được. Thần thuộc quyền năng Chí Tôn, sanh thuộc quyền
năng Phật Mẫu.
- Có biến mà không cần sanh, có
Thần mà không cần Khí được chăng?
- Ngươn Tinh là tiềm năng sinh
hoạt của vật chất thân thể, khi nó hướng theo các tần số cao thượng thì biến
thành Nguơn Khí. Khi nó hướng về các tần số thấp (của giận buồn muốn ghét) thì
biến thành trược khí và trược tinh. Bổn nguyên cuả Chơn Thần là sức tự chủ để
ngăn chận ngõ trược hóa. Thần mà không Tinh Khí thì như sức lửa đun nồi không
có nước, khiến cho mình bị bồn chồn bực bội mà vẫn không tạo được đệ nhị xác
thân. Tinh Khí mà không Thần thì không tự chủ được, nên không thể hằng sống.
- Một hồn người sau khi thoát xác
thân ngũ hành có thể làm cho Chơn Thần mạnh sáng thêm chăng?
- Do sự biến hóa của vật chất và
phản vật chất ngũ hành Nam Nữ mà có năng lượng và ánh sáng. Tránh né việc mang
xác thân vật chất thì khó tiến hóa hơn.
- Phải thấy Phật như vậy mới
hoằng dương Phật pháp như vậy chứ?
- Trước khi sáng chế bóng đèn
điện, ông Edison chưa hề thấy bóng đèn của ai để mình bắt chước.
- Người bình thường thì có tâm
trí lành mạnh còn ông ấy là người hơi điên nhưng hữu ích!
- Đó là quan điểm của đại chúng
đã lạc mất sự thật tự nhiên.
- Quần chúng không đang sống theo
Thường Đạo đó ư?
- Nếu hiểu thường là tầm thường
thì sẽ chậm có biến chuyển và tiến hóa. Chúng sanh vốn có căn bệnh gọi cái có
điều kiện (vô thường) là Thường Đạo nên cần có thuốc cơm của giáo pháp.
Ngồi trông con đặng phi thường,
Mẹ đem con đến tận đường hằng sanh.
(Phật
Mẫu Chơn Kinh)
- Sao là phi thường?
- Biết tỉnh thức ngay giữa cơn
mê. Khó như đang say mà phải tỉnh. Nhưng do Thiên tánh bẫm phú vốn còn mà tỉnh
thức được. Thiên tánh ấy được xạ đến cho hiệp với Phật Tánh khi Phật Tánh trỗi
rõ.
- Có biết Phật Tánh mình sẵn có
là gì rồi mới biết bảo trì Phật Tánh ấy. Nhưng Phật Tánh là sao?
- Xin xem thêm ở phần Phụ Lục.
5 . 6 . LINH – PHÁP – TÌNH
Phật tùng Vô.
Pháp hiệp hữu.
Tăng:
không danh phận vẫn có thể có Thiên vị,
không lập vị vẫn có thể đạt Thiên vị,
Đó là Đại Vô Lượng, là Chơn Linh
Hiển Pháp Hiệp Tình.
Phật Pháp
Tăng chung có ba âm A, Ă, Â.
A, Ă, Â
chung có một vần A.
Phật Pháp
Tăng cùng là sức sống nhưng hiển lộ trong ba cõi khác
nhau: Thiên Địa Nhân.
Phật Pháp
Tăng cũng là Linh Pháp Tình.
Phật, Pháp,
Tăng cùng có Linh Pháp Tình.
Chúng đồ
thiếu Linh Pháp Tình nên lâm bệnh trọng.
Thuốc Tiên
Thiên cơm Hậu Thiên gồm cả Linh Pháp Tình để cứu bệnh và hồi sinh đó
vậy.
Biết Thiên
Cơ nơi cõi vô hình tùy trình độ thế gian mà hiển Pháp, Tăng
không danh phận, không lập vị, nếu theo được Chơn Linh của cái sống, pháp hiệp
Thiên Địa Nhân của cái sống và tình Thượng Phẩm Tình của cái sống thì Thiên vị sánh vai với những bậc hằng sống.
PHỤ LỤC
1 . PHẬT TÁNH
Kinh Đại
Bát Niết Bàn, phẩm Như Lai Tánh, thứ mười hai:
Phật dạy: “Nầy Thiện nam tử! Ngã tức là nghĩa Như Lai tạng. Tất cả chúng sanh đều
có Phật tánh tức là nghĩa của ngã. Nghĩa của ngã như vậy từ nào tới giờ thường
bị vô lượng phiền não che đậy, vì thế nên chúng sanh chẳng nhận thấy được.
Như cô gái nghèo, trong nhà có nhiều kho tàng vàng vòng, tất cả người nhà
không ai biết. Một hôm có người khách lạ khéo biết phương tiện bảo cô gái
nghèo: “Nay tôi thuê cô dọn cỏ rác cho tôi”.
Cô gái liền đáp: “Nếu ông có thể chỉ kho vàng cho tôi, rồi
tôi sẽ dọn cỏ rác cho ông”.
Người khách nói: “Tôi biết cách thức, có thể chỉ kho vàng cho
cô.”
Cô gái nói: “Tất cả người nhà của tôi còn chẳng biết được, huống là ông mà có thể
biết!”
Khách lại nói: “Nay tôi có thể biết chắc chắn”.
Cô gái nói: “Tôi gấp muốn thấy, ông nên chỉ cho tôi”.
Người khách liền ở trong nhà cô,
đào được kho vàng ròng. Cô gái thấy kho vàng lòng rất vui mừng ngạc nhiên lạ
lùng, kính trọng người khách.
Nầy Thiện nam tử! Phật tánh của
chúng sanh cũng như vậy, tất cả chúng sanh chẳng nhận thấy được. Khác nào cô
gái nghèo có kho vàng mà chẳng biết. Hôm nay ta chỉ bày Phật tánh sẵn có của
tất cả chúng sanh hiện bị các phiền não che đậy. Như cô gái nghèo kia trong nhà
sẵn có kho vàng nhưng không thấy được. Hôm nay đức Như Lai chỉ bày kho báu giác
tánh cho chúng sanh, đây chính là Phật
tánh. Chúng sanh thấy được tánh nầy lòng rất vui mừng quy ngưỡng đức Như Lai.
Người khách khéo biết phương tiện
dụ cho Như Lai. Cô gái nghèo dụ cho vô lượng chúng sanh. Kho vàng ròng dụ cho
Phật tánh.
Nầy Thiện nam tử! Ví như cô gái
sanh một trai trẻ nầy mắc bịnh, cô gái buồn rầu tìm y sĩ. Y sĩ đến xem bịnh,
dùng ba thứ bơ, sữa đường phèn hiệp lại bảo cho đứa trẻ uống. Y sĩ dặn cho cô
gái, đứa trẻ sau khi uống thuốc chớ cho nó bú, phải chờ thuốc tiêu hóa, rồi mới
được cho bú
Cô gái liền lấy chất đắng thoa
trên vú rồi bảo đứa bé: “Vú của mẹ đã
thoa thuốc độc, con chớ chạm đến”.
Đứa bé đói khát muốn bú, nhưng
nghe mùi đắng trên vú bèn chẳng dám gần. Thời gian sau thuốc uống đã tiêu hoá,
người mẹ lấy nước rửa sạch vú mình, gọi con đến bú.
Lúc đó đứa trẻ mặc dầu đói khát
nhưng nhớ mùi đắng nên chẳng dám đến bú.
Người mẹ bảo: “Vì con uống thuốc nên mẹ lấy chất đắng thoa
trên vú. Thuốc con uống đã tiêu hóa, vú của mẹ cũng đã rửa sạch, giờ đây con có
thể đến bú không hại gì.”
Đứa trẻ nghe mẹ bảo lần lần đến
bú.
Nầy Thiện nam tử! Đức Như Lai
cũng vậy. Vì độ tất cả chúng sanh nên dạy tu pháp vô ngã. Nhờ tu pháp đó dứt
hẳn tâm chấp ngã, được nhập Niết bàn. Vì trừ những vọng kiến trong đời nên thị hiện pháp xuất thế gian.
Lại chỉ rõ quan niệm chấp ngã của người đời là hư vọng chẳng phải chơn thật,
nên dạy tu pháp vô ngã để được thân thanh tịnh.
Như cô gái kia chữa bịnh cho con,
nên lấy chất đắng thoa trên vú. Cũng vậy,
Đức Như Lai vì dạy tu pháp không nên nói các pháp đều không có ngã.
Như cô gái kia rửa sạch vú rồi
kêu con đến bú. Cũng vậy, đức Phật hôm nay nói Như Lai tạng.
Vì thế nên các Tỳ kheo chớ sanh
lòng kinh sợ.
Như đứa trẻ kia nghe mẹ kêu lần
lần đến bú. Cũng vậy, các Tỳ kheo nên tự
phân biệt Như Lai tạng, chẳng được,
chẳng có.
Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: “Thế
Tôn! Thiệt không có ngã. Vì lúc đứa trẻ mới sanh không hiểu biết. Nếu là có ngã
thời ngày mới sanh lẽ ra liền có hiểu biết. Do nghĩ nầy nên định biết là không
ngã.
Nếu quyết định có ngã, sau khi đã
thọ sanh, lẽ ra không chết mất. Nếu tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. là
thường trụ, lẽ ra không hư hoại. Nếu là không hư hoại, sao lại có Sát đế lợi,
Bà la môn, Tỳ xá, Thủ đà, Chiên đà la, Súc sanh v.v… sai biệt nhau. Hiện nay
thấy các thứ nghiệp duyên chẳng đồng, các loài đều riêng khác. Nếu quyết định
có ngã, thời tất cả chúng sanh lẽ ra không hơn kém.
Do những nghĩa trên đây nên định
biết Phật tánh chẳng phải là pháp thường trụ.
Nếu cho rằng Phật tánh quyết định
là thường trụ, thời do duyên gì lại nói có sát sanh, trộm cướp, tà dâm, lưỡng
thiệt, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ, tham lam, sân khuể, tà kiến.
Nếu ngã tánh là thường trụ, cớ gì
sau khi uống rượu lại say mê.
Nếu ngã tánh là thường trụ, thời
kẻ mù lẽ ra thấy sắc, kẻ điếc lẽ ra nghe tiếng, kẻ câm lẽ ra nói được, người
què lẽ ra có thể đi.
Nếu ngã tánh là thường trụ, lẽ ra
chẳng còn tránh hầm lửa, nước lụt, thuốc độc, dao gươm, kẻ ác, thú dữ.
Nếu ngã là thường trụ, thời những
việc đã từng nghe thấy lẽ ra chẳng quên. Nếu chẳng quên cớ gì lại nói: tôi đã
từng thấy người nầy ở chỗ đó.
Nếu ngã là thường, thời lẽ ra
chẳng nên có niên thiếu, tráng niên, lão thành v.v… Lẽ ra chẳng nên có thạnh,
suy, mạnh, yếu cùng nhớ đến việc đã qua.
Nếu ngã là thường, thời nó ở chỗ
nào? Nó ở trong nước mũi, nước miếng, hay ở trong các màu sắc xanh, vàng, đỏ,
trắng ư!
Nếu ngã là thường, lẽ ra nó phải
khắp trong thân, như dầu mè không chỗ hở trống. Nếu như vậy lúc chặt đứt thân
thể, thời ngã đó lẽ ra cũng bị đứt!”
Phật bảo Ca Diếp Bồ Tát: “Thiện
nam tử! Ví như nhà vua có đại lực sĩ. Trên trán lực sĩ gắn hột châu kim cương.
Lực sĩ nầy cùng người đánh vật. Hột châu kim cương bị đầu kẻ địch đụng lún
khuất trong da, Nơi đó thành vết thương. Liền nhờ y sĩ cứu chữa. Y sĩ tài giỏi
xem vết thương biết là do hột châu lún vào ở khuất dưới da. Y sĩ hỏi lực sĩ: “Châu kim cương trên trán của ông đâu rồi ?”
Lực sĩ kinh hãi đáp: “Hột châu trên trán của tôi đã mất rồi ư? Nó
rơi rớt ở đâu?” Nói xong lo rầu khóc lóc.
Y sĩ an ủi: “Nay ông chẳng nên
buồn khổ. Vì lúc ông đánh vật, hột châu lún vào ở ẩn dưới da, bóng nó hiện ra
nơi ngòai. Lúc các ông vật đánh nhau, lòng quá giận tức, nên hột châu lún vào
trán mà chẳng hay biết.”
Lực sĩ chẳng tin lời của y sĩ.
Nghĩ rằng: Nếu hột châu ở dưới da, máu mũ chảy tuôn cớ sao hột châu chẳng trồi
lên. Còn nếu hột châu ở trong gân, lẽ ra không thể thấy. Hoặc giả y sĩ gạt gẫm
ta chăng? Bấy giờ y sĩ cầm gương soi trên mặt lực sĩ. Hột châu kim cương hiện
ánh sáng trong gương. Lực sĩ nhìn thấy, ngạc nhiên mừng rỡ.
Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật : “Thế Tôn! Phật tánh ấy rất sâu, khó thấy,
khó vào như thế nào?”
Phật nói : “Nầy Thiện nam tử! Như
trăm người mù đến lương y để trị bịnh mắt. Lúc đó lương y dùng kim vàng lột
màng mắt của họ, lột xong, giơ một ngón tay hỏi rằng: Thấy không? Người mù đáp
rằng: Tôi vẫn chưa thấy. Lương y lại giơ hai ngón, ba ngón; người mù mới nói
rằng thấy mờ mờ.
Nầy Thiện nam tử! Kinh điển Đại
Niết Bàn vi diệu nầy, lúc đức Như Lai chưa nói cũng lại như vậy. Vô lượng Bồ
Tát dầu đầy đủ thật hành các ba la mật, nhẫn đến bậc thập trụ vẫn còn chưa thấy
được Phật tánh. Lúc Như Lai đã nói, mới thấy được chút ít. Lúc Bồ-Tát nầy đã
được thấy, đều nói rằng: “Thế Tôn! Lạ
lùng thay, chúng tôi lưu chuyển thọ vô lượng sanh tử, thường bị vô ngã làm mê
lầm.”
Nầy Thiện nam tử! Bồ Tát nầy lên
bực thập địa còn chưa thấy được Phật tánh rõ ràng, huống là hàng Thanh Văn,
Duyên Giác mà có thể thấy đặng.
Nầy Thiện nam tử! Ví như có người
ngước mặt nhìn đàn chim nhạn trên hư không, nhìn kỹ phưởng phất thấy dạng bầy
nhạn. Bực thập trụ Bồ Tát đối nơi Phật tánh, thấy biết được chút ít cũng lại
như vậy, huống là hàng Thanh Văn, Duyên Giác mà thấy biết được!
Nầy Thiện nam tử! Ví như người
say, đi trên xa, ngó thấy mập mờ. Bực thập trụ Bồ Tát đối với Phật tánh
thấy biết được ít phần cũng như vậy.
Nầy Thiện nam tử! Như người khát
nước, đi trong đồng trống, khắp nơi tìm nước, thấy có lùm cây, trong lùm có
chim bạch hạc, người đó bị cơn khát bức ngặt, mê muội chẳng phân biệt được là
cây hay là nước. Đến lúc nhìn kỹ mới biết là chim bạch hạc cùng với lùm cây.
Bực thập trụ Bồ Tát, đối với Phật tánh, thấy biết phần ít cũng như vậy.
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét