I . Tôn Giáo Nền Văn Minh Nhân Loại - Quốc Đạo Cao
Đài
Tôn giáo là gì nếu không
phải là nền tảng thống nhất nhân loại, và nếu không phải chính là nền văn minh
nhân loại thì tôn giáo không còn là gì nữa.Nền văn minh nhân loại là gì nếu
không phải chính là sự sống còn giữa người và người, chan hòa tình đồng loại
thương yêu không phân màu da sắc tóc, không phân tôn giáo giai cấp, không phân
biệt địa thế.
Hai chữ văn minh thiên hạ
đã nói, chúng ta cũng nên tìm hiểu nghĩa lý của nó, và tìm cho biết cái nguồn
cội đã sản xuất nó.Văn, chúng ta ngó thấy thiên hạ cũng gọi là văn chương hay là văn hóa. Nhờ văn hóa mà đã ghi rõ những gì từ trước đã lưu chiếu lại, những biến cố trong lịch sử của toàn nhơn loại, trong lịch sử của một quốc dân, xã hội và văn hóa, ấy là những văn từ đã lưu chiếu lại tạo một sự hiểu biết, để phổ hóa trong một sắc dân, trong một xã hội hay là toàn thể nhơn loại.
Những vị Hiền Tài Khóa I: chụp hình chung lưu niệm ngày 21-09-1966.
Văn chương lưu chiếu lịch
sử làm một bài học để tìm tòi hiểu biết thế tình nhơn loại, thì văn học phải
phổ hóa tinh thần và vật hình của con người đời. Nếu muốn phổ hoá cho đặng cái
vật hình của con người, thì chúng ta ngó thấy văn chương trên lịch sử, nó phải
có một năng lực nuôi cả tinh thần và hình thể của người mà chớ.
Vào hai thời thượng cổ và
trung cổ, bao nhiêu vốn liếng tinh thần của cõi trời Đông đều tập trung trên
đất Việt, ý thức hệ “Tam giáo đồng hành” (tức là đạo Phật, đạo Lão, đạo
Khổng song song phổ biến) trải qua hàng chục thế kỷ liền.
Sang thời cận kim và thời
hiện đại, thì thêm một lần nữa, bao nhiêu vốn liếng tinh thần của khắp cả hoàn
vũ đã trung tụ lại ở trên nước Việt biến thành ý thức hệ.“Cao Đài, bước đầu
tiên của nền văn hóa tổng hợp, gây mầm sống cho nền văn minh đại đồng của thế
giới tương lai” (Tạp chí Vạn Hạnh số 3 năm 1965 của Phật Giáo VN có đăng
lại).
Đức Hộ Pháp trong bài
thuyết Đạo “Tôn Giáo Đối Với Nền Văn Minh Của Thời Đại” tại Đền Thánh Tây Ninh
đêm 29 thánh 9, năm Nhâm Thìn (1952) dạy:
“Bần Đạo thuyết đêm nay cho đám thanh niên nam, nữ con
cái của Đức Chí Tôn nên để ý và hiểu biết cho lắm. Chúng ta ngó thấy trước mắt
kiểu vở của các nền văn minh đã có, là do nơi các Tôn giáo đã tạo. Đương nhiên
bây giờ có hai nền văn minh trọng yếu hơn hết của tinh thần nhơn loại là: Văn
minh của Phật Giáo và văn minh của Thiên Chúa Giáo. Hai nền văn minh tinh thần
của hai Đạo giáo đó rất cao thượng. Bần Đạo chỉ nói rằng:
Tốt đẹp không thể gì tả hình trạng ra cho đặng.Tại sao
nó tốt đẹp ấy? Là nó có năng lực bảo sanh hình chất của nhơn loại, nó có thể
bảo vệ cho đời sống tinh thần thiêng liêng của họ mà chớ.
Con cái của Đức Chí Tôn
biết rằng: “Các Tôn giáo xuất hiện rất có
ích cho nhơn loại tại mặt thế gian này, về hình thể, tinh thần và nó phải làm
thế nào bảo tồn sống còn của nhơn loại, mà trong sự sống ấy khó mà bảo tồn đặng
sống còn tinh thần họ. Hỏi có phương pháp nào giải quyết cái khổ của họ đặng
chăng? Bần Đạo đã giải nghĩa nào là thắng khổ, nào là tùng khổ, nào là giải
khổ, đủ thứ hết thảy, trọng yếu hơn hết là phải tìm phương nào cho các nền văn
minh ấy, phải chia sống với nhau, phải đừng có tranh sống với nhau, bởi chia
sống thì tồn tại, bảo vệ được sống còn của nhơn loại, mà tranh sống tức nhiên
phải tiêu diệt”.
Tinh thần tín ngưỡng về
một tôn giáo trên thế giới Cao Đài mang nhiều dân tộc tính và đạo pháp cũng như
về nền văn minh nhân loại.Sự chấp nhận “tam
giáo đồng nguyên” là đã có một trình độ tâm linh “văn minh” lắm rồi.Không thấy các nước Âu Mỹ người ta kỳ thị tín
ngưỡng, kỳ thị chủng tộc mà vay trả nhau bằng xương máu đó sao? Biết được vậy
rồi “Đạo tịnh hành nhi bất tương bội”,
sao lại chẳng văn minh?
Đức Chí Tôn giáng cho bài
thi và bảo chép lại bằng Hán văn để gởi cho vua Bảo Đại lúcĐạo bị khảo dạo đó,
trong đó có 2 câu như sau:
Quốc Đạo kim triêu
thành Đại Đạo,
Nam phong thử nhựt
biến Nhơn Phong
Nghĩa là nền Quốc Đạo Cao
Đài ngày nay biến thành nền Đại Đạo cho cả hoàn cầu.Nền phong hóa của nước Việt
Nam ngày ấy sẽ biến thành nền phong hóa của nhơn loại. Nam phong là nền phong
hóa của dân tộc Việt Nam. Nhờ thi hành chủ trương Nho tông chuyển thế của Đạo
Cao Đài, nền phong hóa của Việt Nam sẽ trở nên vô cùng tốt đẹp, được dùng làm
gương mẫu cho các nước trên toàn thế giới noi theo.
Đức Hộ Pháp thuyết đạo tại Đền Thánh đêm 30-9-Đinh Hợi 1937: " Hai chữ Quốc Đạo, lần đầu Chí Tôn viết ra làm cho Bần đạo mờ mịt. Cũng vì hai chữ Quốc Đạo mà Phạm Công Tắc chết năm 35 tuổi, thí thân đeo đuổi làm cho ra thiệt tướng. Ôi ! Hai chữ Quốc Đạo là một vật mà Bần đạo tiềm tàng rồi mới hiểu. Khởi điểm biết thương nòi giống, biết thương tổ quốc, đeo đuổi mất còn với cái điều khát khao từ buổi thanh xuân đó vậy. Tự biết khôn dĩ chí gặp Đạo năm 35 tuổi, Bần đạo thấy sao mà phải khao khát thèm lạt, tại làm sao Chí Tôn biết thiếu thốn nơi tinh thần điều ấy mà cho Bần đạo”.
“Văn Minh” gốc từ lòng người bày phô ra ngoài. Dân tộc Việt
Nam về vốn liếng văn minh như thế không thiếu.Bị các nước giàu mạnh chèn ép,
nên ngoài sức chống cự, chiến tranh triền miên, đánh đuổi ngoại xâm để giữ còn
nòi giống, dân tộc Việt không còn đủ phương lo việc kiến trúc và những gì cho
các nhà bác học khảo cổ thấy nhiều hình tích văn minh tại hải ngoại.
Nói đến văn minh Việt Nam
mà không nói không nói đến cái vốn lịch sử anh hùng bất khuất chống ngoại xâm
và không nói đến cái vốn đức tin Cao Đài trong “một ý thức hệ toàn diện”, thì
làm gì thấy được cái “văn minh thật sự” của Việt Nam.
Đạo Cao Đài giáo xuất hiện
tại Việt Nam cho thấy một dân tộc nghèo yếu, bị ngoại bang cướp nước qua bao
thế hệ, nhưng quyết bảo tồn sự nghiệp tinh thần của tổ tiên lưu truyền. Hơn
nữa, từ tam giáo đồng nguyên đến vạn giáo nhất lý quả đã đủ nói lên cái gì văn
minh của dân tộc Việt.
Đức Chí Tôn nói rằng: “Quốc Đạo nầy, Ngài qui tụ tinh thần đạo đức
trí thức toàn nhơn loại cho đặc biệt, cao có, thấp có, có hàng ngũ có phẩm giá;
còn về phần xác thịt của loài người, mạng sống trước mặt Ngài không ai hơn ai,
cả thảy sống đồng sống, chết đồng chết, đặng đem Quốc Đạo làm môi giới cả đại
đồng đặng tạo tương lai loài người cho có địa vị oai quyền cao thượng.”
Nếu hiểu đặng thì Thánh Thể cũng vậy, Hội Thánh chư
Chức sắc Thiên phong nam nữ hay toàn thể tín đồ cũng vậy, lãnh Thiên mạng đảm
nhiệm trách vụ thiêng liêng Chí Tôn phú thác lập giáo, tức nhiên phải có phẩm
giá, trật tự đẳng cấp. Nếu hiểu thêm ý của Ngài, khi cổi áo nầy ra khỏi đại
điện rồi hết thảy đồng là anh em, không ai hơn ai, không ai thua ai, không
khinh không trọng, đầy đủ tình yêu ái trong lòng Mẹ (Đức Diêu Trì Kim Mẩu) đem
ra mà thôi. Nam nữ cũng thế. Ngày giờ nào nhơn loại cả thế gian ở mặt địa cầu
nầy hiểu được lý lẽ chí hướng cao thượng ấy là ngày Đạo Cao Đài sẽ ra thiệt
tướng."
Nước Việt Nam trong buổi
Hạ Nguơn, được hồng ân của Đức Chí Tôn ban cho một nền Quốc Đạo Cao Đài. Người
Việt Nam không nên ích kỷ, bo bo giữ lấy mối Đạo cao thượng của mình, mà phải
truyền bá ra khắp năm châu để toàn cả nhơn loại đều được hưởng ân điển của Đấng
Chí Tôn, Đại Từ Phụ của toàn nhơn loại, làm cho nền Quốc Đạo Việt Nam trở thành
nền Đại Đạo của toàn nhơn loại (một tôn giáo toàn cầu).
Lo lường thấu đáo
Đạo huyền vi,
Ngàn tuổi chưa ai
dám sánh bì.
Một nước nhỏ nhen
trong vạn quốc,
Ngày sau làm chủ
mới là kỳ.
(Đức Chí Tôn)
Nhờ nền Quốc Đạo Cao Đài
mà dân tộc Việt Nam sẽ làm chủ tinh thần của nhơn loại, và nền phong hóa Việt
Nam sẽ làm gương mẫu cho các dân tộc trên thế giới.
Đức Chí Tôn cho một bài
thi, dám chắc không ai thấu đáo nổi, người coi cái gốc thì không thấy ngọn,
người coi cái ngọn thì không thấy gốc, tứ văn thiệt thà hay ho cho tới các đảng
phái quốc sự ngày nay cũng lợi dụng:
Từ đây nòi giống chẳng chia ba.
Thầy hiệp các con lại một nhà.
Nam, Bắc cùng rồi ra ngoại quốc,
Chủ quyền chơn đạo
một mình Ta.
Chúng ta thấy rỏ Thiên Ý “ẩn tàng” của Đức Chí Tôn dạy trong 4
câu thi nầy:
- Tức nhiên không chia ra
3 Đạo, chớ không phải chia ra 3 Kỳ (Nam, Trung và Bắc Kỳ).
- Thầy nắm chủ quyền hiệp Tam Giáo (Qui Tam Giáo), nếu nói riêng nòi giống hiệp Nam, Trung, Bắc thì vô vị lắm (không có tính cách tôn giáo “cao siêu”);
- Thầy nắm chủ quyền hiệp Tam Giáo (Qui Tam Giáo), nếu nói riêng nòi giống hiệp Nam, Trung, Bắc thì vô vị lắm (không có tính cách tôn giáo “cao siêu”);
- Tức nhiên nền chơn giáo
Quốc Đạo không phải của ta thôi, mà lại của toàn nhơn loại, truyền giáo Nam Bắc
thành tướng rồi ra ngoại quốc, tức là tôn giáo toàn cầu.
- Tam giáo, Ngài vi chủ,
nắm cả tín ngưỡng và tinh thần của loài người, chính Đức Chí Tôn là Chúa Tể Càn
Khôn Thế Giới, làm chúa nền Chánh Giáo tại nước Nam, tức đủ quyền năng lập Quốc
Đạo.
Chúng ta đồng ý tôn giáo
chính là nền văn minh nhân loại, hẳn ai cũng công nhận Cao Đài Giáo chính là
nền văn minh nhân loại với tôn chỉ “Quy Tam Giáo, Hiệp Nhất Ngủ Chi”.
II .
Đạo Cao Đài Là Một Đại Đạo
Cao Đài Giáo có sứ mệnh
cứu thế do Đức Chí Tôn chủ lập. Đức Chí Tôn là Đấng “hóa dục quần sanh,
thống ngự vạn vật, nhược thiệt nhược hư, bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa, thị
không thị sắc, vô vi nhi dịch sử quần linh”. Từ Đức Ngài “nhất thân ức
vạn diệu huyền thần biến”, một pháp thân toàn năng, một chơn Thần diệu hữu
biến hóa ra ức vạn thân có thần tính đồng nhất thể cách diệu huyền, ngôn ngữ
văn tự không diễn tả được.
Trong Đạo Cao Đài, thờ
Thiên Nhãn còn có ý nghĩa thờ khối Đại Linh Quang mà con người là một Tiểu Linh
Quang. Chơn Linh hay thường được gọi là Linh Hồn chính là khối ánh sáng bé nhỏ
(Tiểu Linh Quang) được chiết ra từ khối ánh sáng vĩ đại của Thượng Đế (Đại Linh
Quang).
Từ buổi đầu lập giáo Cao
Đài, Ngài đã phán qua cơ bút: “Đạo Thầy tức là các con, các con tức là Thầy”.
Cho nên sứ mệnh Cao Đài giáo liên quan cả thần Thượng Đế và tâm nhân loại làm
một quyền pháp, nghĩa là sứ mệnh cứu thế kỳ này có tính cách toàn diện thiên
nhơn, không dành riêng cho một dân tộc nào, một phương trời nào. “Đạo mầu
rưới khắp nơi trần thế”.Lời phán của Đức Giáo Chủ Cao Đài minh định biên
giới sứ mệnh Cao Đài Giáo thật không biên giới.
Đức Chí Tôn, Thầyđã tiên
đoán từ lúc lập Đạo : “Cao Đài không chỉ mở ra tại nước Việt Nam nhỏ bé mà
sau này sẽ truyền bá giáo lý Cao Đài ra khắp năm châu để cứu rổi nhân loại và
tạo sự hòa đồng bác ái cho cả nhơn loại.
Ý nghĩa của chữ Đạo rộng lớn
mênh mông lắm.Tôn Giáo chỉ là phần dụng hữu hình của Đạo. Đạo Cao Đài là một
Đại Đạo như nói bên trên. Riêng chử Đạo thì đã “vô biên” rồi, thì hai chử Đại
Đạo thìrất là “huyền bí, bao la, vĩ đại và
không biên giới”.
Đại Đạo là: đàng
lớn. Bởi Đại Đạo bao gồm Càn Khôn Vũ Trụ. Vì Âm-Dương tánh mạng đều gom vào chữ
Đạo. Người đặng Một, thì thành Đạo. Một ấy là :”Nhứt Khí Hư Vô”, tức là Đạo
vậy. Đại Đạo là gì?Một cách đơn giản, Đại Đạo là tinh hoa các đạo giáo xưa nay.
Đại Đạo là con đường trải
rộng, trải dài ra. Người sống theo Đại Đạo tự xem mình là tha nhân, tha nhân
chính là mình, con người không thể đơn lẽ trong cuộc sống, mà phải là một sự
lien kết hài hòa. Đại Đạo chính là sự lien kết đó.Chữ Đại Đạo tìm thấy trong ý
tưởng đồng nguyên, là mối lien kết giữa những phần tử đơn lẻ của một nguồn gốc
duy nhứt. Hiểu như vậy thì sự lớn nhỏ, hơn thua, khinh trọng của lối suy
luận nhị nguyên, không có đất đứng trong học thuyết của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Đại Đạo là một mối Đạo cho tất cả, là một đường đi
chung của tất cả, chứa đựng, dung hòa được tất cả, là một giải pháp trung dung
cho tất cả những nan đề của loài người. Đó là Tinh Thần tuyệt đối huyền diệu
của danh từ Đại Đạo, và cũng có thể nói một cách không quá đáng rằng Đại Đạo là
một siêu Tôn Giáo, nó có tính chất toàn diện, toàn cầu như lời phán của Đức Chí
Tôn minh định “biên giới sứ mệnh Đạo Cao Đài là thật không biên giới”.
"Vốn từ trước Thầy đã lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là
Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo. Tùy theo phong hóa nhơn loại
mà gầy thành chánh giáo, là vì khi trước càn vô đắc khán, khôn vô đắc duyệt,
nhơn loại đã hiệp đồng, càn khôn dĩ tận thức, lại bị phần nhiều những đạo ấy mà
nhơn loại nghịch lẫn nhau, nên Thầy mới nhứt định qui nguyên phục nhứt".
Lời mặc khải huyền nhiệm
của Ngài cũng là triết thuyết mới mẻ về tôn giáo, vì mặc khải không thể có bằng
kinh nghiệm, cũng không lý luận hay chứng minh gì được.Đó là đặc điểm của tôn
giáo khác với khoa học. Khoa học đã căn cứ vào vật thể mà phát minh những
phương tiện giao thông cho con người sống gần nhau, nên cũng cần phải có tôn
giáo mới phù hợp với thời đại mới. Đạo Cao Đài có sứ mạng thiêng liêng cao cả,
làm trung gian hiệp đồng mọi luồng tư tưởng Đông Tây nên giáo lý Cao Đài có
tính cách bao dung hòa hoãn.
Đức Phật Mẫu cũng dạy:
"Độ anh nhi
Nam Bắc Đông Tây
Kỳ khai tao nhứt
linh đài
Diệt hình tà pháp
cường khai đại đồng
Hiệp vạn chủng
nhứt môn đồng mạch" (KL, tr.103).
Đức Mẹ đã xác nhận, dù
người ở Đông bán cầu hay Tây bán cầu, ở Bắc bán cầu hay Nam bán cầu, các chủng
tộc ấy đều có nguồn gốc chung từ Đức Chí Tôn mà ra, nên phải hiệp lại mà tạo
lập nên một thế giới đại đồng, giúp đỡ lẫn nhau như con một nhà (TN2). Mỗi một
tín đồ Cao Đài đều phải truyền cao lời dạy của các đấng và phải phổ độ nhơn
loại khắp năm châu (TN1).
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ là
mối đạo lớn chung cho tất cả, một giải pháp tổng hợp vừa chừng cho tất cả
(không nhằm phủ nhận một tôn giáo nào), là danh hiệu chung cho tất cả tôn giáo,
mà từ trước các vị giáo chủ giáng trần giáo đạo. Tất cả các Ngài đều là sứ giả
của Đức Chí Tôn.Thế nên, Đại Đạo không phải là hiệp hội các tôn giáo mà là
con đường lớn qui các tôn giáo vào một mối. Ngoài tam giáo ở Á Đông, Đức
Chí Tôn còn dạy: "Thầy là Đức
Jéhovah của dân Hébreux, vị chủ tể của dân Israel, vị Thánh vô danh của dân Do
Thái, Đức Đại Từ Phụ của Chúa Jésus cứu thế. Con chỉ cầu nguyện Thầy với danh
hiệu Cao Đài thì sẽ có sự cảm ứng" (TN1)
Đến Tòa Thánh Tây Ninh,
tới cửa chánh môn, ta thấy có một tấm bảng lớn, trong bảng này có ghi 6 chữ: “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” bằng chữ Nho và
chữ quốc ngữ. “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”
theo lời dạy của Đức Chí Tôn là một tôn giáo lớn (Đại Đạo) mở ra lần chót để độ
rỗi chúng sanh. Hai bên tấm bảng “Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ” có hai câu liễn viết bằng chữ Nho:
- Cao thượng Chí Tôn Đại
Đạo hòa bình dân chủ mục.
Nghĩa là: Đức Chí Tôn
giáng trần lần này với danh xưng là Cao Đài, Cao thượng, Đài tiền là như vậy.
Thánh ngôn với câu: Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Giáo Đạo Nam phương là
như vậy. Đức Chí Tôn là ông Cao Đài, ông Cao Đài là Thượng Đế, là ông Trời. Ông
Trời nói: ta mở ra cho nhơn loại nơi mặt địa cầu này một nền tôn giáo lớn (Đại
Đạo) là để dìu dắt nhơn loại đi vào con đường hòa bình dân chủ.”Cao thượng Chí Tôn Đại Đạo hòa bình dân
chủ là như vậy”.
Ông Trời nói: nếu nhơn
loại muốn hòa bình dân chủ thì hãy vào đây, vào cửa Cao Đài và nghe ta dạy. Hãy
tín ngưỡng nơi ta, tín ngưỡng lẫn nhau. Sùng bái và tin tưởng, có tin tưởng mới
có sùng bái, tin tưởng lần thứ ba mà cũng là lần chót. “ Đài tiền sùng bái Tam kỳ cộng hưởng tự do quyền” là như vậy.
Hòa bình, dân chủ, tự do ở
đây không phải có một cá nhân ban cho một cá nhân, không phải của một đoàn thể
đảng phái ban cho một quốc gia dân tộc mà là của ông Trời ban cho toàn nhơn
loại. Nhơn loại muốn có hòa bình, dân chủ, tự do thật sự thì chỉ có tin tưởng
nơi Thượng Đế rồi sùng bái Thượng Đế là đấng Cha chung và cả nhơn loại là anh
em ruột thịt với nhau. Chừng nào, giờ phút nào mà toàn thể nhơn loại nơi mặt
địa cầu này tin tưởng như vậy và làm như vậy thì giờ phút đó mới có hòa bình,
dân chủ, tự do thật sự. Còn trái lại là giả dối. Đức Chí Tôn không có tiếng nói
mà có lời nói là như vậy.
Đức Chí Tôn mở đạo lần này
là lần chót, mục đích cứu rỗi chúng sanh, cứu rỗi cả phẩn xác lẫn phần hồn,
nghĩa là dẫn dắt chúng sanh vào con đường Thế Đạo và Thiên Đạo. Thế Đạo là dạy
dỗ chúng sanh biết yêu thương lẫn nhau, tin tưởng lẫn nhau, đối xử công bằng
với nhau để có hòa bình, dân chủ, tự do thật sự, không có chiến tranh chết
chóc, không có nghèo đói đau thương, tức là cứu rỗi và giải khổ phần xác, dạy
dỗ chúng sanh làm tròn nhơn đạo. Bây giờ đến phần Thiên Đạo, tức là cứu rỗi
phần hồn. Hai câu liễn trước chánh môn dẫn dắt nhơn loại lo tròn nhơn đạo để
giải khổ phần xác.
Chúng ta đều biết Đức
Di Lạc Vương Phật sẽ giáng linh trong thế kỷ 21 nầy. Chúng ta chưa biết Ngài sẽ
chọn xác phàm của giống dân nào.Ngài sẽ giảng những chân lý mới mẻ để khai mở
tâm thức cho nhân loại.Ngài cùng với những đệ tử chân truyền sẽ lập nên một kỷ
nguyên mới.
Chỉ những ai tỏ ra xứng
đáng mới đủ cơ duyên sống vào thời kỳ Thánh Đức đó. Đức Chí Tôn đã khẳng định:
Đấng Cứu Thế sẽ trở lại với các con một lần nữa. Hãy dọn mình và lập công để
xứng đáng đứng vào hàng ngũ chào đón Ngài.
Tôn giáo Cao Đài Đại Đạo
sẽ có một vị Giáo Tông vang danh thế giới. Đấng Cứu Thế trở lạị. Đó mới là thời
kỳ của Tịch Đạo Đạo Tâm.Ngài đã ngồi trên cao ở mặt tiền Tòa Thánh Tây Ninh để
thị hiện vai trò của Ngài. Dân Việt nam được Đức Chí Tôn chọn vì biết tin tưởng
và thờ phượng Tổ Tiên, Thần, Thánh, Tiên, Phật từ xưa.
Như đã trình bày, Đạo và
Tâm gắn liền với nhau như hình với bóng, như xác với hồn chứ không thể tách
biệt.Nhưng cái Tâm mới là nơi ở của cái Đạo.Mà Đạo là sống, là hành, là thi thố
ra bên ngoài, gọi là hành đạo (chúng ta nên suy nghỉ thêm về câu“Đạo thành
từ ngoài vào” trong bài viết về Đạo Tâm - Tịch Đạo - Chơn Pháp Đạo Tâm,
2017). Còn theo sự nhận thức bình dị nhất, Đạo là vấn đề đạo đức, còn Tâm là
lòng dạ, nó được thể hiện trong cuộc sống. Nó cũng đúng, vẫn thuận hợp và có ý
nghĩa với danh từ “Đạo tại Tâm”, vì phải có lòng mới làm việc đạo đức được.
Tìm Trời, tìm Đạo phải tìm
trong lòng (trong Tâm), phải đi vào nội tâm. Đây là đều căn bản của triết lý
Đạo Tâm. Khi “thấu hiểu được Đạo Tâm rồi”, chử Đạo hay Đại Đạo sẽ rỏ ràng trong
niềm tin của mọi tín đồ Cao Đài. Thượng đế dạy lại con người phần “vô vi”;
những tín đồ lại gắng nghiên cứu phần “vô vi” mà nay thế giới gọi là “thần linh
học” hay “thiên nhân hợp nhất” trong các đạo giáo, thì trước sau gì chân lý
cũng hiện ra cho mỗi người. (xin đọc bài viết “Đạo Tâm - Tịch Đạo - Chơn Pháp
Đạo Tâm”, Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình,
Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải
Ngoại - Tòa Thánh Tây Ninh, 2017).
“Đạo Tâm” là đền thờ của
Đức Chí Tôn, vì ai sống trong yêu thương là sống trong Đức Chí Tôn. “Đạo tâm”
không lệ thuộc hình thức tổ chức, cơ cấu, tín điều, luật lệ hay qui tắc do con
người đặt ra. “Đạo Tâm” là chính lương tâm mỗi người, là dấu chỉ quyết định
tương lai hậu vận đời người, vì “tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh
sáng trước quyền Quyền Vạn Linh, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với
các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn ở trong thân xác.”
Đạo chẳng phải nơi lời
nói, mà nơi kết quả sự thật mình làm, chẳng phải nơi câu kệ câu kinh mà phải
thể hiện ra. Nếu chỉ nghiên cứu suông kinh điển để làm một kẻ trí đạo “năng
thuyết bất năng hành” thì cũng chẳng khác gì người ngồi đó chỉ biết diễn tả
phân tích đủ thứ món ăn tuyệt diệu trên đời, nhưng rốt cuộc bụng họ vẫn đói
meo. Phải biến nhận thức của mình thành hành động cụ thể. Có như vậy mới đi
đúng đường và mang lại lợi ích thực sự.
Để đi vào Đạo, con người
chỉ cần biết thức tỉnh quay vào chính mình thì sẽ nhận ra “Chân Tánh”, được
“Tính Bản Thiện”, được cái “Thiên Lương”, lúc đó sẽ được nó soi tỏ và dẫn dắt,
đồng thời sẽ gặp được Đạo.
Khi con người biết sống
trong phạm vi đạo lý và thực hành bổn phận đối với gia đình, xã hội, quốc gia
cho đúng Đạo làm người thì sống Đời cũng là sống Đạo. Đạo Đời, Đời Đạo lồng vào
nhau không tách biệt chia phân mới là một cuộc sống đúng đạo lý như lời dạy cùa
Cao Đài:
Ai lại không sống, không
ăn, không mặc, không ở. Ai lại không có gia đình kế tự. Nhưng sự ăn mặc, ở và
xây dựng gia đình theo nếp sống hiền lương đạo đức thanh cao trong sạch. Lúc
bấy giờ Đời là Đạo, Đời Đạo đi đôi, chớ nào ai phân tách hai lối
hai phương cách biệt.
Như vậy Đạo với Đời sống
tâm linh là một, mà hoạt động tâm linh không hề tách biệt với Đời sống thực
tại, cũng như tâm linh luôn gắn liền với thể chất như bóng với hình, vì Tâm và
Vật không thể phân chia. Nói một cách khác thì hoạt động tâm linh luôn hiện hữu
trong Đời sống con người, tức là Đạo không lìa xa cuộc sống. Vì thế người theo
Đạo không có nghĩa là phải từ bỏ các hoạt động hằng ngày, để theo đuổi một cái
gì xa vời ngoài cái thực tại. Sống theo Đạo là sống một cuộc sống cho ra sống,
đáng sống với cuộc Đời, sống một cách có ý thức và chủ động trong mọi sinh
hoạt, chứ không phải sống một cách máy móc thụ động.
Muốn được vậy thì con
người phải lấy Tâm làm gốc, Đạo làm nền, là trung tâm trong đời sống tâm linh,
mà cũng là trung tâm của tất cả hoạt động của Đạo được thể hiện ra bên ngoài.
Nên Đạo Nho mới nói: “Đạo bất khả tu du ly dã” (Đạo không giây phút nào xa lìa
được), và “Đạo tại nhĩ nhi cầu chư viễn”
(Đạo ở gần đừng tìm nơi xa).
“Quy Tam Giáo, Hiệp Nhất Ngũ Chi” chính là tôn chỉ
của Đao Cao Đài vậy.
Đạo Cao Đài, là một Đại
Đạo, không chỉ là tôn giáo chú trọng tinh thần siêu thoát thế gian, mà còn là
tôn giáo hướng đạo nhân sinh dung hòa tâm vật, kiến tạo đại đồng xã hội (hoàn
cầu).
Chúng ta nên suy nghỉ sâu
xa hơn và tìm hiểu tại sao Đạo Cao Đài là một Đại Đạo (Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ).
Hai chử Đại Đạo, chính nó bao gồm sự “huyền bí và không biên giới”. Lời phán
của Đức Chí Tôn bên trên minh định biên giới sứ mệnh Đạo Cao Đài là thật không
biên giới:
“Đạo mầu rưới
khắp nơi trần thế”,
Và
“Nhất thân ức vạn
diệu huyền thần biến”.
Nhưng ngày nay, nếu dân
Việt bất Đức không còn xứng đáng nữa vì chạy theo Tà Thần, thì Đức Di Lạc Vương
Phật, được Thượng Đế chọn thay mặt cho Ngài làm Chưởng Giáo Thế Giới, có trọn
quyền chọn nơi khác làm Thánh Địa, chọn giống dân khác làm sắc dân con cái của
Ngài. Hồng ân lớn lao một khi mất, dân Việt có khóc than thì đã muộn.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ khai
mở cho toàn nhân loại để hướng tới thời kỳ dân chủ, đại đồng, nào có phải dành
riêng cho nước Việt, dân Việt.
Bài thơ của Đức Lý Giáo
Tông nói rõ “Giáo Chủ Phật Vương thay Đức Lý”:
ĐỨC LÝ trả lời BÁT
NƯƠNG
Bốn phương phát
động tự lòng Trời
Tám hướng xoay vần
HỎA khắp nơi!
Đại chiến thứ ba gây
ác nghiệt!
Binh đao dấy động
tứ sơn dời.
Chiến tranh chấm
dứt Long Hoa hội
“Thế giới kỳ tư
Đạo dẫn Đời”.
Giáo chủ Phật
vương thay Đức Lý
Ngũ châu lập quốc
thuận lòng Trời.
Cõi vô hình chỉ cách chúng
ta có một tấm màng mỏng. Mắt phàm không thấy được chứ các đấng Thiêng Liêng ở
sát bên ta, nhưng các vị chỉ dõi theo mà không can thiệp vì theo luật công
bình, mỗi linh hồn có quyền thể hiện tự do ý chí. Như thế, khi về cõi Thiêng
Liêng, không còn ai chối tội được nữa.
Nguyện xin các tín đồ Cao
Đài tỏ ngộ, thông suốt cái chủ nghĩa Bảo Sanh Nhơn Nghĩa Đại Đồng của Đức Chí
Tôn, rồi thực hành cho rốt ráo, để cho người bớt khổ, đời thêm vui, cả nhân
gian thái hòa, thanh bình, hạnh phúc, để nền Đại Đạo được thành tướng mạnh tiến
tại hải ngoại và để Đức Đại Từ Phụ - Đức Đại Từ Mẫu được vinh danh khắp cõi
nhân gian này.
III. –
Ban Thế Đạo Cao Đài Tại Hải Ngoại Sau Năm 1975
Đạo không Đời không sức.
Đạo là cái tướng diện căn bản tinh thần Đạo Đức Nhơn Nghĩa của nhơn loại đòi
hỏi mà thành tượng một khối thương yêu, cho nên Đạo là cái chung nhất. Còn Đời
là giai cấp thống trị của đảng phái nhằm mục đích phân quyền chia để trị đặng
vi chủ tư tưởng của con người, buộc thiên hạ phải theo mình. Cho nên, Đạo hay
Đời có được là cùng một gốc xuất phát từ con người, dù Đời hay Đạo mà không có
con người cũng như Đạo là hồn mà không có Đời là thể xác hữu hình thì Đời Đạo
tiêu vong.
Ban Thế Đạo Cao Đài tại
hải ngoại với vai trò “chuyển Thế vào Đạo, giúp Đạo trợ Đời và phát huy Đạo
Cao Đài khắp mọi nơi trên hoàn cầu”, tuyển chọn nhân tài vào Đạo, tái lập
lại các cơ quan trọng yếu của Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài, mở rộng các cơ
quan khác, ủng hộ các hoạt động của Đạo cho thế hệ sau và nhiều thế hệ sau nữa,
phát triển các cơ quan Hánh Chánh Đạo “Cửu Trùng Đài” (tuyển chọn nhân sanh vào
Đạo) dựa theo Tân LuậtPháp Chánh Truyền, Đạo Luật, Đạo Nghị Định của Đức Chí
Tôn khai Đạo năm 1926. Trong nhiều năm qua, Ban Thế Đạo tại hải ngoại đã và
đang hoạt động trong tình trạng “khó khăn, bế tắc”, thiếu tài chánh lẩn nhân
sự.
Tại hải ngoại, tín đồ Cao
Đài (đa số) hiện nay như rắn không đầu (rất là chia rẻ), không ai tin ai và tìm
đủ mọi cách gây tạo khó khăn cho nhau. Chức sắc Ban Thế Đạo vì nhiều lý do khác
nhau đã không tích cực hoạt động. Các vị chức sắc thế hệ đàn anh, thế hệ tiền
bối nếu thương thế hệ kế thừa, hãy làm tấm gương vị tha, vô ngã. Các vị chức
sắc trong Ban Thế Đạo tại hải ngoại, đả được Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông
ban cho nhiệm vụ thiêng liêng “chuyển Đời vào Đạo và giúp Đạo trợ Đời và phát
huy tinh thần Đạo Đời tương đắc” đế cùng phát triển Đạo Cao Đài tại hải
ngoại, thì đây cũng là trách nhiệm “Thiêng Liêng” mà các chức sắc trong Ban Thế
Đạo phải hết lòng hai vai gánh lấy (biết là khó khăn lắm!).
Ban Thế Đạo tại hải ngoại
đã thành lập Ban Thế Đạo Hải Ngoại, trên 20 năm qua, đã trải qua bao nhiêu gian
nan, thử thách, thay dổi. Mặc dù gặp nhiều “trở ngại”, phải đối diện với nhiều
“hướng đi” khác nhau của các vị chức sắc, tín đồ, nhưng Ban Thế Đạo Hải Ngoại
vẫn không ngừng hoạt động để phục vụ nền Đại Đạo Cao Đài. Giai đoạn “sinh tồn”
đã qua, Ban Thế Đạo Hải Ngoại đang mạnh tiến vào giai đoạn “phát triển” với sự
thành lập tổ chức Ban Thế Đạo Hải Ngoại trên toàn cầu.
Ban Quản Nhiệm Hải Ngoại
của Ban Thế Đạo khẳng định tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh Tây Ninh và tự
nguyện phục tùng Hội Thánh khi Hội Thánh được tái lập quyền theo đúng Tân Luật
và Pháp Chánh Truyền của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Lập trưởng của Ban Thế Đạo Hải
Ngoại là sẳn sàng hợp tác với các Tôn Giáo bạn trong vai trò phổ độ chúng sanh
thể hiện tình yêu thương, công bình và bác ái của Đức Chí Tôn đối với toàn thể
nhơn loại.
Tổ chức Ban Thế Đạo Hải
Ngoại hiện tại chính là Ban Thế Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh ở hải ngoại mà
Đức Chí Tôn đã mở Đạo vào năm 1926. Ban Thế Đạo Hải Ngoại là tổ chức Hiệp Thiên
Đài duy nhất còn tồn tại ở cỏi hửu hình nầy đã và đang hoạt động tuân theo Tân
Luật, Pháp Chánh Truyền (và các luật Đạo).
Ban Thế Đạo Hải Ngoại hoạt
động theo Vi Bằng (1964) do Ngài Bảo Thế (Chi Thế) ban hành về việc hợp tác với
các chi phái Cao Đài trong tinh thần Tương Thân, Tương Trợ, Tương Ái, Tương
Liên trong phạm vi Đao Đức. Ban Thế Đạo đã chính thức thành lập năm 1965 bởi
Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông. Hai Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp là Quyền Chí
Tôn tại Thế, hay Quyền Chí Linh. Như vậy thể theo Thiên Ý thì Ban Thế Đạo được
gián tiếp thành lập bởi Đức Chí Tôn.
Điều nầy đã chỉ sự liên
quan của Vi Bằng 1964 và con đường mà Đức Chí Tôn ủy nhiệm vào BTĐHN với vai
trò “chuyển Thế vào Đạo” và phát huy Đạo khắp trên hoàn cầu hành.
Ban Thế Đạo Hải Ngoại đã
và đang hợp tác với nhiều tổ chức Cao Đài chi phái và không chi phái ở hải
ngoại trong nhiều lãnh vực. Nhiều cơ quan trọng yếu của Đạo Cao Đài đả được Ban
Thế Đạo Hải Ngoại hợp tác thành lập như: Cơ Quan Phước Thiện (CQPT), Cơ Quan
Truyền Giáo (CQTG), Viện Khảo Cứu Vụ (KCV), Viện Đại Học (VĐH), vv. Hoạt động
hợp tác của hai cơ quan CQTG & KCV sẻ tạo rất nhiều cơ hội để phát huy Đạo
Cao Đài tại hải ngoại trong cộng đồng thế giới và duy trì một vai trò quan
trọng trong những sinh hoạt tôn giáo toàn cầu.
Trong tinh thần nầy, Ban
Thế Đạo Hải Ngoại rất cần nhân tài tình nguyện tham gia, hoặc tuyển chọn thêm
nhân tài có nhiệt tâm với Đạo phụ giúp vào con đường phát huy nền Đại Đạo. Qui
Điều và Nội Luật Ban Thế Đạo là “kim chỉ nam” là “luật’ mà tất cả các chức sắc
Ban Thế Đạo (BTĐ) phải tuyệt đối thi hành và tuân theo. Tất cả các chức sắc BTĐ
phải cố gắng học hiểu Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật, Thiên Thơ Thành
Giáo, Đạo Nghị Định để mà hành Đạo, và
để cùng nhau xây xựng một BTĐ Hải Ngoại “vững mạnh” theo tinh thần của Đức Hộ
Pháp và Đức Lý Giáo Tông “chuyển Thế vào Đạo, giúp Đạo trợ Đời và phát huy
Đạo Cao Đài”.
IV .
Vai Trò Quan Trọng Của Ban Thế Đạo Hải Ngoại Sau Năm 1975;
Ban Thế Đạo Hải Ngoại (Cao
Đài Tòa Thánh Tây Ninh) đang bước vào giai đoạn “Phát Triển”. Sự sinh hoạt với
cộng đồng tôn giáo hoàn cầu, sự hợp tác khảo cứu với các tôn giáo, với các
trường đại học, các viện khảo cứu trên thế giới, vvv... là một vấn đề sinh họa
rất là cần thiết. Ban Thế Cao Đài Đạo Hải Ngoại đã thành lập Khảo Cứu Vụ, Viện
Đại Học, đây là những tổ chức nhằm vào sự hoạt động với các tổ chức tôn giáo,
viện nghiên cứu thần học trên thế giới và giúp vào sự thực hành và phát triển
Đạo Cao Đài tại hải ngoại,
Đạo Cao Đài là một tôn
giáo mới (so với Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo, etc.), được thành lập
gần100 năm nay, hiện đại nên cơ chế tổ chức có đủ các ban khảo cứu về các
ngành, các tôn giáo, xả hội, phong tục, canh nông, văn hóa nghệ thuật, y học,
phong thủy, vv. để thích ứng với thời đại văn minh. Năm 1935, Đức Hộ Pháp lần
đầu tiên đã thành lập Hàn Lâm Viện Cao Đài với Thập Nhị Bảo Quân. Sau đó năm
1948, Đức Hộ Pháp ban Thánh Lệnh quyết định thành lập Khảo Cứu Vụ (gần 70 năm
trước), là một cơ quan “rất quan trọng” để phục vụ và giúp vào mục đích dài hạn
mà Hàn Lâm Viện Cao Đài được thành lập để hoạt động. Khảo Cứu Vụ hoạt động chỉ
thay thế một phần nào nhiệm vụ của các vị Bảo Quân trong Hàn Lâm Viện. Hàn Lâm
Viện được thành lập nhưng hoạt động rất là giới hạn. Khảo Cứu Vụ chỉ có quyết
định thành lâp nhưng chưa thật sự thành lập tổ chức. Năm 1972 (hơn 25 năm sau),
Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức, Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài ra một Thánh lịnh mới
tái thiết lập Ban Khảo CứuVụ tại Tòa Thánh Tây Ninh. Nhưng 3 năm sau, năm 1975,
nhiều thay đổi đã diễn ra và Khảo Cứu Vụ cũng không làm được gì hết.
Trên đường phát triển Đạo
Cao Đài ở hải ngoại dài hạn (cho thế hệ sau và sau nữa), Ban Thế Đạo Hải Ngoại,
Hiệp Thiên Đài đã bắt đầu nghỉ làm thế nào để tái thành lập các tổ chức và hoạt
động của Đại Đạo Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ mà Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông trong
mọi hoàn cảnh đã không ngừng dùng các phương tiện khác nhau có thể thực hành
được(như Khảo Cứu Vụ) để phát huy Đạo Cao Đài?.
Nghiên cứu qua lịch sử
phát triển của Đạo Cao Đài ở quốc nội và quốc ngoại, Đức Hộ Pháp đã biết là Đạo Cao Đài chưa có đủ nhân tài (các
nhân sĩ trí thức, tiến sĩ, bác sĩ, luật sư, vv.) và cần thời gian để cho các
bậc nhân tài mọi nơi tìm đến phục vụ Đạo, đây là lý do chúng ta phải cố gắng
phát triển nền Đại Đạo không ngừng trong mọi hoàn cảnh. Trong tổ chức Hiệp Thiên
Đài với ba chi: Pháp, Đạo và Thế, thỉ Chi Thế Hiệp Thiên Đài là Chi hoạt động
trong vai trò “đưa Đời vào Đạo” với nhiệm vụ thành lập, phát huy, tuyển chọn,
mời và thâu thập các nhân tài khắp nơi ngoài Đời vào phục Đạo. Trong tinh thần
và vai trò quan trọng nầy Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông ra Thánh Lệnh đã lập
ra Ban Thế Đạo Cao Đài, Tòa Thánh Tây Ninh. Ban Thế Đạo chánh thức được thành
lập chiếu theo Thánh Giáo Đức LýGiáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ngày mồng 3
tháng Chạp năm Quý Tỵ (1953) và Thánh Giáo Đức Hộ Pháp ngày mồng 9 tháng 2 năm
Ất Tỵ (1965).
Ban Thế Đạo Hải Ngoại là
tổ chức duy nhất của Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh hiện nay còn tồn tại tại
cỏi Hửu Hình (thuộc Chi Thế Hiệp Thiên Đài) đã và đang hoạt động tại hải ngoại,
tiếp tục vai trò sứ mạng mà Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông đã ủy nhiệm khi
chính thức thành lập Ban Thế Đạo năm 1965.
Đạo Cao Đài và Nền Văn Minh Thế Giới. 2 / 3 (Quốc
Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình)
Ban Thế Đạo được thành lập
bởi Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông. Cộng hai Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp là
Quyền Chí Tôn tại Thế, hay Quyền Chí Linh (Bí Pháp Đại Đạo). Như vậy thể
theo Thiên Ý thì Ban Thế Đạo được gián tiếp thành lập bởi Đức Chí Tôn. Đọc
qua tất cả các tài liệu viết về Ban Thế Đạo, hình như không có một bài viết nào
bàn luận về sự hiện hữu và vai trò của Ban Thế Đạo trong các Tịch Đạo, ngoài
chuyện đơn giản nhất là Ban Thế Đạo được thành lập để tuyển nhân tài vào phát
triển nền Đại Đạo. Vai trò của Ban Thế Đạo gồm hai phần: phần Thế: lo việc
xã hội giúp đời, phần Đạo: lo việc tu thân và giúp Đạo. Thật ra điều nầy
cũng đúng theo sự hiểu biết về Ban Thế Đạo dạo đó. Nhưng hiện tại nếu suy nghĩ
sâu xa hơn về Thánh Ý trong Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn dạy, thì phần giải thích
sự hiện hữu và vai trò của Ban Thế Đạo không đơn giản như vậy đâu. Tại sao Đức
Chí Tôn giao cho Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp ra Thánh Lịnh thành lập Ban
Thế Đạo? Một “Bí Pháp huyền diệu của Đạo Cao Đài”. (Xin đọc thêm chi tiết trong
bài viết “Ban Thế Đạo Trong Tịch Đạo Đạo Tâm”, QS TS Nguyễn Thanh Bình, Ban Thế
Đạo Hải Ngoại).
Quy Điều và Nội Luật Ban
Thế Đạo đã được tu chỉnh do Hội Thánh Hiệp Thiên Đài theo Vi bằng số 10/VB ngày
mùng 6 tháng 6 năm Kỷ Dậu (DL ngày 19.7.1969) và được Đức Hộ Pháp phê chuẩn do
Thánh Giáo đêm mùng 4 tháng 7 năm Kỷ Dậu (DL: 16.8.1969).
Qui Điều Ban Thế Đạo đã
ghi rỏ ràng Ban Thế Đạo có 4 phẩm trật: Hiền Tài, Quốc Sĩ, Ðại Phu và Phu Tử.
Các vị Hiền Tài, khi Phề Đời Hành Đạo, phẩm vị là Giáo Hửu, Cửu Trùng Đài hay
cao hơn do Đức Lý Giáo Tông định vị và thiên phong.
Ba (3) cơ quan Hàn Lâm
Viện, Khảo Cứu Vụ, Ban Thế Đạo đều thuộc vào chi Thế, Hiệp Thiên Đài. Đức Hộ
Pháp ban Thánh Lệnh thành lập Hàn Lâm Viện vào năm 1935, nhưng thiếu nhân tài,
sắc phong các Bảo Quân gặp khó khăn. Nên năm 1948, Đức Ngài lập ra Khảo Cứu Vụ
để tiếp tục phần nào nhiệm vụ của Hàn Lâm Viện, phục vụ vào sự phát triển của
nền Đại Đạo, Ngài Hiến Pháp, Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, tái thành lập Khào Cứu
Vụ năm 1972 nhưng rồi vẫn bị thời cuộc biến thiên mà tất cả phải bị ngừng lại.
Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông như đã hiểu biết sự khó khăn nầy, nên năm 1965
Đức Ngài lập ra Ban Thế Đạo để tuyển chọn nhân tài vào Đạo, một phần củng cố
lại Hàn Lâm Viện, ủng hộ các hoạt động của Khảo Cứu Vụ, thành lập Viện Đại Học
Cao Đài và các hoạt động khác, v.v.v...
Sự thành lập Ban Thế Đạo,
thuộc chi Thế Hiệp Thiên Đài, không phải là chỉ nhằm mục đích tuyển chọn nhân tài vào Đạo mà là sự “huyền
diệu, vô hình” ở cái “thánh ý, thiêng liêng, huyền bí, trong tinh thần chuyển
Đời vào Đạo” và phát huy nền Đại Đạo. Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông hiểu rõ,
như đã biết và có ý định, dự tính từ trước là vai trò của Ban Thế Đạo giúp vào
sự phát triển của Đạo ở khắp hoàn cầu và trong mọi hoàn cảnh trong cơ chuyển
thế đầy thử thách.
Đức Lý Giáo Tông
và Đức Hộ Pháp dạy: thiên vị của các chức sắc Ban Thế Đạo tùy nghi nơi các vị
(phế đời hành Đạo hay ở ngoài đời hoạt động lo cho Đạo). Vai trò của Ban Thế
Đạo không thể nào “đo lường hay dự đoán tại hữu hình nầy được” vì vai trò,
nhiệm vụ và trách nhiện của chức sắc trong Ban Thế Đạo là là một sự phối hợp
toàn mỹ huyền diệu giửa “Hửu Hình và Vô Hình – Hiện Tướng và Vô Vi” - giửa Đời
và Đạo để phát triển nền Đại Đạo.
Đạo không đời
không sức.
Đời không Đạo
không quyền,
Đạo
Đời tương đắc mới mong tạo thời cải thế đã phản ảnh rỏ ràng vai trò của Ban Thế Đạo tại
Hửu Hình (Đời) và Vô Vi nầy (Đạo) nầy.
Cũng cần ghi rỏ lại thêm
nơi đây, Ban Thế Đạo là cơ quan duy nhất của Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh
còn tồn tại tại cỏi Hửu Hình và hoạt động tại hải ngoại, tiếp tục vai trò mà
Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông Đài đã ủy nhiệm khi thành lập Ban Thế Đạo năm
1965. Thập Nhị Thời Quân trong Hiệp Thiên Đài thì đã qui tiên và về cỏi Vô Vi.
Đạo không Đời không sức:
Đạo là cái tướng diện căn bản tinh thần Đạo Đức Nhơn Nghĩa của nhơn loại đòi
hỏi mà thành tượng một khối thương yêu, cho nên Đạo là cái chung nhất. Còn Đời
là giai cấp thống trị của đảng phái nhằm mục đích phân quyền chia để trị đặng
vi chủ tư tưởng của con người, buộc thiên hạ phải theo mình. Cho nên, Đạo hay
Đời có được là cùng một gốc xuất phát từ con người, dù Đời hay Đạo mà không có
con người cũng như Đạo là hồn mà không có Đời là thể xác hữu hình thì Đời Đạo
tiêu vong.Đời phải tùy Đạo mới còn, mà Đạo cũng phải tùy Đời mới vững, biết đâu
Tân Luật ngày nay Thầy đã đến dạy chúng ta lập thành; trong thời gian tới nữa
đây, nó sẽ phải thay đổi cho phù hạp với nhơn trí Đạo, Đời tương đắc mà dìu dắt
cả nhơn sanh đời đời kiếp kiếp.
Buổi trước thì Thiên Điều
buộc nhơn loại phải nâng cao phẩm hạnh mình cho bằng chư Thần, Thánh, Tiên,
Phật, đặng đoạt đức tánh mà lập vị mình, còn nay thì các Đấng ấy lại hạ mình,
đến cùng nhơn loại đặng dìu cả chơn hồn lên tột phẩm vị Thiêng Liêng, đến ngang
bực cùng Thầy. Buổi buộc thì khó, buổi mở thì dễ, ấy là lẽ tự nhiên; huống chi
nhơn trí ngày nay đã qua khỏi Nguơn "Tấn Hóa"thì đã tăng tiến lên địa
vị tối cao; chủ nghĩa cựu luật của các Tôn Giáo không đủ sức kềm chế đức tin,
mà hễ nhơn loại đã mất đức tin về đạo đức rồi, thì cơ tự diệt vốn còn, mà cơ tự
diệt còn thì nhơn loại khó tránh khỏi cái nạn giết lẫn nhau cho đặng.
Cơ Đạo của Chí Tôn biến
chuyển khôn ngừng. Sự biến chuyển này là những bài học dạy các môn đệ cái“Đạo
Tâm”biết tự gìn giữ Đạo đồng thời cũng là một nấc thang giúp nhơn sanh leo
lên mức trên của Con Đường Tấn Hóa.
Như đã trình bày, Đức Lý
Giáo Tông và Đức Hộ Pháp lập ra Ban Thế Đạo mà không một ai dạo đó hiểu rỏ sự
“sự huyền bí, vô hình, hiện tướng”, vai trò “quan trọng, cần thiết” của Ban Thế
Đạo trên toàn cầu trong mọi môi trường và hoàn cảnh. “Thiên Cơ Bất Khả Lậu” trong sự “tồn vong, bị
diệt, bị thống trị” của Đạo Cao Đài, có ai biết đâu Ban Thế Đạo (thuộc chi
Thế Hiệp Thiên Đài) “trong cơ chuyển Thế vào Đạo, giúp Đạo Trợ Đời” là cơ quan
“lảnh vai trò cứu tinh, duy trì & phổ truyền nền Đạo Cao Đài” tại hải ngoại
trong giai đoạn Tòa Thánh Tây Ninh không còn đủ quyền hạn nữa (bị giải thể).
Văn phòng Hiệp Thiên Đài bị đóng cửa, nhưng Ban Thế Đạo Cao Đài tại hải ngoại
vẫn tiếp tục hoạt động phát triển Đạo Cao Đài ở hải ngoại.
Trong thời buổi loạn đạo
đau thương ngày nay ứng hợp một cách kỳ diệu lời phán dạy của Đức Chí Tôn: “Kẻ hữu đức buồn lòng thối bước, đứa chơn
thành không vui nắm tay theo; ma hồn quỉ xác loán vào; kẻ đức thiếu níu đứa
không nhân; thành ra nhơn kém đức suy, cứ thẳng một đường tà dung ruổi.“, và “Nào nhân xưa, nào
đức trước, nào sách Thánh, nào lời Hiền, trải qua chưa trăm năm mà cuộc cờ đời
đã rửa phai hạnh đạo”. Đức Chí-Tôn cũng đã ân cần nhắc nhở: “Nét nào
chưa vẹn, khá biết sửa lần chớ nên trì huỡn. Ðạo suy đức kém, tà quái lừng
hơi, các con gắng chung tâm xua trục hết lũ vạy tà, thì hiến công lớn cho Thầy
đó.”, và phải “… Lấy chí thánh của Thầy đã un đúc mà dìu dắt lại
sanh linh; lớn nhỏ phải cần tương thân tương ái nhau, kỉnh yêu chỉ dẫn nhau,
đem tấc lòng thanh bạch để làm mảnh gương soi sáng bước đường hậu tấn.“.
Sự hiểu biết và tuân thủ
Luật Pháp Chơn Truyền của Đạo trong hoàn cảnh bi thảm hiện nay, hơn lúc nào
hết, rất ư là hệ trọng, cần thiết, chẳng những giúp giữ vững bước đường theo lẽ
chánh tu hành của mỗi đạo hữu, nói riêng, mà còn đảm bảo sự trường tồn, hưng thịnh
cơ Đạo của Đức Chí Tôn kéo dài thất ức niên, nói chung.
Năm 1966, một biến chuyển
lớn trong nền Đại Đạo, lần đầu tiên Hội Thánh tuyển chọn Hiền Tài vào Ban Thế
Đạo. Sau đó, nhiều vị được ban phẩm: Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư để trí thức hoà
hiệp guồng máy Hành Chánh Đạo. Trong giai đoạn nầy, Ban Thế Đạo Tòa Thánh Tây
Ninh đã có nhiều vị Hiền Tài (nam và nử) tình nguyện phế đời hành Đạo và đã
được thiên phong từ cấp Giáo Hửu đến Phối Sư (Cửu Trùng Đài).Năm 1971, Đức Lý
Giáo Tông đã phong một số vị Hiền Tài vào phẩm chức sắc Cửu Trùng Đài: Giáo
Hửu, Giáo Sư (1 nử phái), Phối Sư. Năm 1972 thêm nhiều Hiền Tài được thiên
phong vào phẩm Giáo Hửu. Hiền Tài cũng được Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông
thiên phong vào các phẩm vị trọng yếu trong Hiệp Thiên Đài như:
- Thiên Phong Quyền Bảo
Đạo: HT Hồ Tấn Khoa (vị Q. Chưởng Quản HTĐ cuối cùng). - Thiên Phong Bảo Quân (HTĐ):
phong Thiên Vị ở Vô Vi là Bảo Huyền Linh Quân (HT Nguyễn Long Thành), Bảo Công
Quân (HT Lê Minh Tòng) và Bảo Sĩ Quân (HT Trần Văn Rạng).
Ngài Quyền Bảo Đạo Hồ Tấn
Khoa là vị Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài cuối cùng trong Đại Đạo Tam Kỳ Tòa
Thánh Tây Ninh. Điều nầy đã cho biết vai trò, trách nhiệm, thiên vị “vô biên, vô cùng quan trọng” của các
chức sắc trong Ban Thế Đạo và đặc biệt là Ban Thế Đạo Hải Ngoại đã và đang hoạt
động trong hoàn cảnh “trăm bề thiếu thốn”
hiện tại. Chức sắc Ban Thế Đạo hoạt động trong sứ mạng và nhiệm vụ “thiêng liêng - toàn mỹ”, đã thi hành
quyền hạn qui định trong Điều Luật Nội Qui và Tôn Chỉ Ban Thế Đạo,theo Tân Luật
Pháp Chánh Truyền phục vụ vào sự phát triển của cả hai tổ chức Hiệp Thiên Đài
và Cửu Trùng Đài (Hành Chánh Đạo) để phổ truyền Đại Đạo Cao Đài.
Ban Thế Đạo năm 1966 đã
lập ra tờ báo “Thế Đạo” do Hiền Tài
Trần Văn Rạng chủ biên để cổ sứctrong việc canh tân với sự cộng tác của nhiều
Hiền Tài, trong đó có Hiền Tài Nguyễn Long Thành hăng hái nhất. Một buổi họp
tại Ban Thế Đạo, các Hiền Tài đồng thuận viết báo song song với viết sách.
Năm 1970, Đại Đạo Tầm
Nguyên ra đời do Hiền Tài Trần Văn Rạng & Hiền Tài Đặng Mỹ Lệ viết. Bìa
sách do nhà in Lê Thành của Hiền Tài Lê Văn Màng hiến, ruột Ronéo ở văn phòng
quận Phú Khương (do Hiền Tài Nguyễn Văn Mới, Quận Trưởng). Nhờ đó, các Hiền Tài
mới nảy ý thu gom Lời Thuyết Đạo Của Đức Hộ Pháp quay Ronéo và phát hành cùng
năm đó. Đồng thời Hiền Tài Nguyễn Long Thành viết quyển Con Đường Của Người Đệ
Tử Cao Đài. Rất tiếc, Hiền Tài Thành đã sớm qua đời.
Sau năm 1975, các bạn viết
văn nhìn lại các sách, sửa chữa, tăng bổ và đánh máy thành sách chuyền tay với
sự giúp đỡ của Hiền Tài Phạm Thành Ngộ (Đại Đạo Danh Nhân), Hiền Tài Nguyễn Văn
Hồng (đánh máy 03 quyển: Ngôi Thờ Đức Chí Tôn, Đại Đạo Giáo Lý & Triết Lý,
Công Đức Đức Phật Mẫu). Phải ca ngợi Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, sau đó nổi lên
như một người viết văn chuyên nghiệp. Rất tiếc, Hiền Tài Hồng cũng đã sớm qua
đời (2005), không còn cống hiến các “tác phẩm giáo lý tuyệt vời”cho Đạo.
Sau nhiều lần họp trù bị,
vào ngày 20 tháng 12 năm Kỷ Sửu, một buổi họp mặt tại Bạch Vân Quán, bàn về
việc viết sách và in sách Đạo. Kết quả Hiền Tài Đoàn Kim Sơn viết và in 02
quyển; Nguyên Thuỷ: 02 quyển; Cao Hùng in 02 quyển của Hiền Tài Nguyễn Long
Thành; Hiền Tài Rạng viết và in Tuyên Ngôn Khai Đạo Của Đức Cao Đài, thu vào
đĩa CD: Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống của Đức Hộ Pháp; sách Trường Dưỡng
Tinh Khí Thần.
Sau năm 1975 như ghi bên
trên, Ban Thế Đạo Hải Ngoại đã được thành lập. “Tập San Thế Đạo” đươc lại được
tái hoạt động tại Hoa Kỳ (gốc là tờ báo Thế Đạo do Hiền Tài Trần Văn Rạng chủ
biên). Bản Tin Thế Đạo và Website Ban Thế Đạo cũng đà mở trên Internet. Ban Thế
Đạo Hải Ngoại đã hết sức cố gắng lèo lái “Tập
San Thế Đạo và Bản Tin Ban Thế Đạo”, đăng tin tức bài viết trong Ban Thế
Đạo Website, bắt đầu từ dạo đó và trong tình trạng eo hẹp về nhân lực, bài vở
cũng như tài chánh. QS Dũ, HT Khích và các vị Hiền Tài bao năm qua, đã hết lòng
cố gắng với những gì có được, thu thập các bài viết, đã tái phát hành Bản Tin
Thế Đạo để cho đồng Đạo đọc để hiểu biết các hoạt động của Ban Thế Đạo tại hải
ngoại và “nối dòng tay lớn” kết chặc tình Đạo. Tập San Thế Đạo được suất bản
khoảng 3 tháng một lần; Bản Tin Thế Đạo thì được phát hành thường hơn (gởi đi
qua e-mails).
“Tập San Thế Đạo” đã được đồng Đạo hải
ngoại ủng hộ nhiệt liệt. Đây cũng là một niềm vui và một phương tiện để anh chị
em Cao Đài tại hải ngoại “nối chặt vòng
tay” Đại Đạo. Xin các anh chị em hết lòng ủng hộ và đóng góp bài viết
cũng như các phương tiện khác để giúp cho Tập San Thế Đạo một ngày một tiến hơn
tại hải ngoại.
Ngày hôm nay, như tất cả
đồng Đạo đều biết, Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh không còn quyền hoạt động như
trước năm 1975 (bị giải thể sau năm 1975).
Một số chức sắc Hiền Tài Ban Thế Đạo được may mắn ra xứ ngoài, đã họp
lại nhau cùng một lòng “ngộ biến tùng quyền hay mượn thế đặng toan phương giác
thế ” như Đức Hộ Pháp dạy mà cùng lo
chuyện phát triển nền Đạo tại hải ngoại: đây là vai trò của Ban Thế Đạo Hải
Ngoại hai vai đã và đang gánh lấy “sứ mạng thiêng liêng nầy” mà không một
lời phàn nàn trong mấy chục năm qua. Một chúc suy nghĩ mới biết là Đức Hộ Pháp
và Đức Lý Giáo Tông đã sắp lo an bày mọi chuyện tứ trước, hướng dẫn đường đi,
mà chúng ta ngày nay và thế hệ kế tiếp sẻ phải cố gắng với trọn niềm tin để rán
lo chu toàn nhiệm vụ:
Khuôn thuyền Bát
Nhã chẳng hề chìm ,
Nổi quá như bông,
nặng quá kim .
Có Đạo trong muôn
ngồi cũng đủ ,
Không duyên một
đứa cũng là chìm .
(Trích Thi Văn Đại Đạo, Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển)
Và tất cả chúng
ta, nhất là các chức sắc trong Ban Thế Đạo:
“Hiền tài nhân sĩ
ưu thời thế,
Sớm hiệp cùng nhau
tạo Niết Bàn”.
Đâu có ai tiên đoán trước
là sau năm 1975, Ban Thế Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tại hải ngoại đã trở
thành Ban Thế Đạo Hải Ngoại (danh xưng). Trước năm 1975, nếu Đức Hộ Pháp và Đức
Lý Giáo Tông đả không thành lập Ban Thế Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh thì Đạo
Cao Đài đã lâm vào con đường “bế tắc”
rồi hay nói cách khác, Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn lập ra năm 1926 bị “diệt”. Tòa Thánh Tây Ninh sau năm 1975,
do Hội Đồng Chưởng Quản lãnh đạo dưới sự “điều
khiển và quản trị” của chính quyền đương kiêm đã không còn quyền hạn để
hoạt động, Đạo đã đi vào con đường bế tắc, không được hoạt động theo Hiến
Chương Cao Đài, theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền (Thiên Luật), Đạo Nghị Định mà
Đức Chí Tôn lập ra trong thời kỳ khai Đạo năm 1926 và dạy trong các Thánh Ngôn,
Thiên Thơ.
Báo Xa Lộ Pháp Luật số 36
ra ngày 17/8/2013 trang 16 cột bốn dòng 26 viết:"...Hiện nay, Cao Đài Tây Ninh được nhà nước công nhận là một
trong chín (9) chi phái Cao Đài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam".Tại
Việt Nam tôn giáo Cao Đài không được sinh hoạt tôn giáo mà chỉ có chín(9) chi
phái Cao Đài đươc sinh hoạt tôn giáo là sự thật.Nói một cách khác, sau biến cố
30 tháng 1975, Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh đã bị “Giải Thể”.
Sự thành lập Ban Thế Đạo
Tòa Thánh Tây Ninh trước năm 1975 là do bàn tay sắp đặt của các đấng “diệu huyền - thiêng liêng - vô hình”, đã
đưa Ban Thế Đạo Tòa Thánh Tây Ninh ra hải ngoại trong cơ chuyển thế trong
lúcTòa Thánh Tây Ninh thì đi vào con đường “bế
tắc - tận cùng”. Do sự sắp đặt “vô
hình huyền nhiệm” nầy, mà Ban Thế Đạo Hải Ngoại “mượn thế đặng toan phương giác thế” trong giai đoạn khó khăn nầy,
trong mấy chục năm qua, đã vượt lên mọi khó khăn đã hoạt động, gầy dựng các cơ
sở và phát huy cơ phổ độ, truyền bá và phát triễn nền Đại Đạo Cao Đài tại Hoa
Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Úc Châu và nhiều quốc gia khác trên thế giới hiện nay.
Tất cả Tín đồ
Cao Đài đều hiểu rõ là tất cả chúng sanh đều là con cái
của Đức Chí Tôn (Thầy), đều là đệ tử của Thầy và quyền của Thầy
được xác định: " Muôn kiếp có ta nắm
chủ quyền"... Như vậy tại sao biến cố ngày 30 tháng 4, 1975 Đạo
Cao Đài bị Giải Thể? Quyền hạn của “Đời”
vượt qua quyền hạn của Chí Tôn sao? Trả lời các câu hỏi nầy hợp lý nhất
là: Tất cả đều do sự an bày của Đức Chí Tôn (Thầy) cả!! Ngoài ra
Thầy đã dạy: "Đạo Đời
Tương Đắc"...mà sau biến cố ĐỜI đã hoàn toàn thay đổi,
vậy Đạo tự nhiên phải thay đổi theo!.
Nhưng Đạo sẻ thay đổi cách
nào tại hải ngoại theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền đểĐạo Đời Tương Đắc? Trong
Thi Văn Đại Đạo,Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có ghi là:
Biển đổi, non dời
đời phải tuyệt ,
Đức cao bền vững
khó cân lường
(Trích Thi Văn Đại
Đạo, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển)
Trong cơ chuyển thế, Tân
Luật sẻ thử thách và hướng dẫn chúng ta về tổ chức phát triển Đạo Cao Đài trong
thời kỳ bế tắc tại hải ngoại. Tân Luật là do nhân sanh lập ra và chúng ta tin
tường là Đức Chí Tôn sẻ dìu dắt, giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách trên đời
nầy. Tân-Luật có thể tu chỉnh tùy trình độ tiến hóa của nhân sanh.Bí quyết của
Đạo Cao Đài là luôn luôn có quyền “Thiên
Thượng và Thiên Hạ” tức là quyền Chí Linh và Vạn Linh hiệp một. Thánh Ý Đức
Chí Tôn muốn để con cái của Ngài tự lập Luật, bởi cớ nên bộ Luật của Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ gọi là Tân Luật do chư môn đệ của Thầy hợp nhau lập thành.
Cơ Trời đến buổi
đời thay đổi,
Ðạo Thánh nhằm khi
khách gội nhuần.
....
Lựa dèo lựa thế độ
nhơn sanh ,
Khó dễ Thầy cho
hiểu ngọn ngành
(Trích Thi Văn Đại
Đạo, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển)
và là:
"Huệ thông
đạo pháp độ quần sanh"
Với những gí chúng ta đã
và đang thấy và đối diện, có lẻ đây là “thánh
ý” của Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông đặc vào Ban Thế Đạo nhiệm vụ “cao qúy thiêng liêng nhưng vô cùng trọng
đại nầy” nhằm để phát triễn và mở rộng nền Đại Đạo trên hoàn cầu trong giai
đoạn thử thách của “hoàn cảnh lịch sử”.
Những chuyện mà Ban Thế Đạo Hải Ngoại đã và đang làm, mặc dầu gặp nhiều khó
khăn trong nhiều năm qua, nhưng đã và đang tiến lên vửng mạnh, đã nói lên những
hoài vọng mà Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông mong muốn, đã ủy nhiệm cho Ban Thế
Đạo Hải Ngoại ngày nay. Thật đúng như câu “Mượn thế đặng toan phương giác
thế”.
Thánh giáo của Đức Chí Tôn
(trích trong TNHT Q.2): "Đức
Chí Tôn khuyên con cái Đức Ngài gắng công phổ độ chúng sanh cho tròn nhiệm vụ
của Thầy giao phó”, chúng ta ráng suy
ngẫm những lời dạy nầy: “....Các con đã chịu một trách nhậm nơi mình, nếu
Thầy chẳng để cho các con học tập, mà lập nên địa vị mình trước mặt chúng sanh
cho xứng đáng, thì Ðạo cũng chưa ra vẻ Ðạo. Vì vậy mà Thầy chịu ép lòng để cho
các con hằng nhớ rằng: Chẳng giờ phút nào Thầy xa các con hết. Nghe à!
Trên con đường phát triển
Đạo Cao Đài tại hải ngoại, Ban Thế Đạo Hải Ngoại sẻ tiếp tục hoạt động mở mang,
thành lập các “cơ quan, tổ chức” cần
thiết trong tổ chức Hiệp Thiên Đài mà Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông lập ra
bên trên để dùng làm “bàn đạp, căn bản,
tuyển chọn nhân tài” trong tin thần “cầu
hiền giúp Đạo”, vào phục vụ và phổ truyền, phát triển nền Đại Đạo Cao Đài,
để trí thức hoà hiệp guồng máy Hành Chánh Đạo đã và đang phát triển.
Ban Thế Đạo Tòa Thánh Tây
Ninh là cơ quan sau cùng của Hiệp Thiên Đài mà Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông
lập ra. Trong những năm gần đây (sau năm 1975), văn phòng Hiêp Thiên Đài Tòa
Thánh Tây Ninh bị đóng cửa. Ban Thế Đạo do Đức Ngài lập ra vẫn còn hoạt động
tại Hải Ngoại. Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông đả thành lập các cơ quan quan
trọng trong việc “phổ biến và phát huy nền
Đai Đạo” như Khảo Cứu Vụ, Viện Đại Học. Ban Thế Đạo với vai trò “chuyển Thế vào Đạo” và "phát huy Đạo khắp mọi nơi trên hoàn cầu”
thì sự tái lập lại các cơ quan tổ chức chức trọng yếu, cần thiết, mở rộng và
phát triển các cơ quan khác, để ủng hộ các hoạt động của Đạo cho thế hệ sau và
nhiều thế hệ sau nữa, là những nhiệm vụ trọng yếu trong mà Ban Thế Đạo Hải
Ngoại, Hiệp Thiên Đài là nơi bắt đầu.
V .
Ban Thế Đạo Hải Ngoại - Nhập Cuộc
Ban Thế Ðạo là cơ quan đặc
biệt do Ðạo Cao Ðài lập ra để tạo điều kiện cho những người tài giỏi đang phục
vụ trong các cơ quan của quyền đời để họ lập công quả nơi cửa Ðạo.
Ý nghĩa của việc thiết lập
Ban Thế Ðạo: "Có nhiều bậc ưu thời
mẫn thế, sẵn có đạo tâm, giàu lòng nhân ái, muốn phụng sự Ðại Ðạo, nhưng còn
ràng buộc trách nhiệm đối với quốc gia xã hội, chưa phế đời hành Ðạo được. Ban
Thế Ðạo là nơi dụng hiền, tạo cơ hội cho những bậc có đạo tâm thực hành thiện
nguyện ấy."
Ban Thế Ðạo được thành lập
theo Thánh Giáo của Ðức Lý Thái Bạch, Giáo Tông Ðại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, giáng cơ
tại Giáo Tông Ðường đêm 3-12-Quý Tỵ (dl 7-1-1954). Phò loan: Đức Phạm Hộ Pháp
và Ngài Cao Tiếp Ðạo. Xin trích ra phần Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp bàn về
vế phẩm chức trong Ban Thế Đạo sau đây:
"Khi hôm qua
có luận về Thế Ðạo, nên căn dặn phò loan đặng Lão giải nghĩa điều ấy.
Hộ Pháp đã hiểu tổ
chức của Hội Thánh Thiên Chúa Giáo, có Chức sắc Thế Ðạo, pháp văn gọi rằng
Dignitaires laïques.
Hiền hữu đã có
phong phẩm Hiền Tài, sao không thêm 3 phẩm trên nữa cho đủ 4 như của họ.
Hộ Pháp bạch: -
Xin Ngài chỉ rõ.
- Thêm vào 3 phẩm
Thế Ðạo nầy: Quốc Sĩ, Ðại Phu, Phu Tử."
Như vậy, Ban Thế Ðạo có 4
phẩm Chức sắc:
Phẩm Hiền Tài, do Ðức Phạm
Hộ Pháp lập ra.
Ba phẩm: Quốc Sĩ, Ðại Phu,
Phu Tử, do Ðức Lý Giáo Tông lập ra.
Chức sắc Ban Thế Đạo có 4
phẩm trật:
- Hiền Tài
- Quốc Sĩ
- Ðại Phu
- Phu Tử
Tuy Ðức Lý Giáo Tông và
Ðức Phạm Hộ Pháp đã định ra như vậy từ ngày 7-1-1954, nhưng mãi đến 11 năm sau,
Hội Thánh Hiệp Thiên Đài(HTÐ) mới lập Qui Ðiều cho Ban Thế Ðạo, được Ðức Cao
Thượng Sanh ban hành ngày 28-2-Ất Tỵ (dl 30-3-1965), và sau đó lập Nội Luật Ban
Thế Ðạo, được Ðức Cao Thượng Sanh ban hành ngày 27-11-Mậu Thân (dl 15-1-1969).
Kể từ ngày Ðức Thượng Sanh
ban hành Qui Ðiều Ban Thế Ðạo (Ngày 28-2-Ất Tỵ, dl 30-3-1965), Hội Thánh Hiệp
Thiên Đài đã tấn phong 5 đợt Hiền Tài (5 Khóa Hiền Tài từ Khóa I đến Khóa V)
được tuyển chọn và tấn phong.Tổng cộng là 706 vị (trong danh sách nầy không kể
các vị Hiền Tài được tấn phong trước như Hiền Tài Hồ Tấn Khoa, etc.):
Khóa I : có 57 vị, ngày
7-9-1966. Danh sách do Đức Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang ấn ký
Khóa II : có 123 vị, ngày
30-12-1967. Danh sách do Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang ấn ký.
Khóa III : có 78
vị, ngày 15-2-1970. Danh sách do ngài Cải Trạng Hiệp Thiên Đài kiêm xử lý
thường vụ Văn Phòng Chưởng Quản Ban Thế Đạo Nguyễn văn Hợi ký.
Khóa IV : có 162 vị, ngày
19-4-1972. Danh sách do do Quản Văn Phòng Quản Nhiệm Trung Ương Ban Thế Đạo,
Hiền Tài Phan Tử Anh ký.
Khóa V: có 286 vị,
ngày 15-8-1973. Danh sách do TổngQuản Nhiệm Trung Ương Ban Thế Đạo,Hiền Tài
Phạm Tấn Xuân ký.
Sau đó có rất đông nhân
tài, các nhà trí thức, các sĩ quan trong quân đội, các sinh viên đại học,thương
gia, v.v.v... đã nạp hồ sơ cầu phong Hiền Tài (Khóa VI và các khóa kế tiếp)
nhưng chưa được tấn phong. Tổng số là: 424 vị (con số không chính xác cho lắm).
Mỗi vị Hiền Tài được chọn
đều có Thánh Lịnh phong cho. Thánh Lịnh do Đức Thượng Sanh hoặc ngài Hiến Pháp
Trương Hữu Đức, Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài ký. Trong Thánh Lịnh ghi rõ: các vị
Hiền Tài trên đây phải tôn trọng Luật Pháp chơn truyền của Ðại Đạo Tam Kỳ Phổ
ĐộTòa Thánh Tây Ninh và tuân hành Qui Diều và Nội Luật của Ban Thế Đạo.
Về nhiệm vụ và quyền hành
của chức sắc Hiền Tài Ban Thế Đạo khi tham gia Hành Chánh Đạo, có một số ý kiến
bảo là:
- Hiền Tài không được
quyền tham gia Hành Chánh Đạo,
- Hiền Tài không được phép
dâng sớ lên Đức Chí Tôn hay Đức Phật Mẫu.
Ý kiến nêu trên là hoàn
toàn đúng, nếu là ở Quốc Nội (Tòa Thánh Tây Ninh trước năm 1975). Còn ở Quốc
Ngoại hiện nay, trường hợp rất là đặc biệt, coi như không có Chức Sắc Cửu Trùng
Đài, thì cũng phải có phần uyển chuyển để phát triển Đạo (xin đọc bài viết “Đạo Tâm - Chơn Pháp Đạo Tâm”, Quốc Sĩ
Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại, 2017).
Trong quá khứ, tại Tòa
Thánh Tây Ninh, chức sắc Hiệp Thiên Đài đã được chỉ định đảm nhiệm Quyền Hành
bên Hành Chánh Đạo Cửu Trùng Đài (CTĐ).
Theo Pháp Chánh Truyền,
Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài với hình thể gồm có ba Đài:
- Cửu
Trùng Đài: dưới quyền Đức Giáo Tông, nắm quyền Hành Pháp (Hành Chánh Đạo),
- Hiệp Thiên Đài: dưới
quyền Đức Hộ Pháp, nắm quyền Tư Pháp,
- Bát Quái Đài: dưới quyền
Đức Chí Tôn, nắm quyền Lập Pháp Thiêng Liêng.
Mặc dầu Cửu Trùng Đài
(CTĐ) và Hiệp Thiện Đài (HTĐ) có nhiệm vụ khác nhau, nhưng trong những trường
hợp đặc biệt, vì nhu cầu đạo sự, Chức Sắc HTĐ vẫn có thể đảm nhiệm quyền hành
bên CTĐ. Lịch sử đã cho biết điều nầy: trước kia, Quí Vị Thời Quân đã từng đảm
nhiệm quyền hành Chưởng Pháp, Đầu Sư, Chánh Phối Sư và Thống Quản Phước Thiện.
Ngày mùng 7 tháng 3 Quí
Dậu (1-4-1933), Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp có ra Châu Tri số 1 sắp đặt
lại việc chánh trị của nền Đạo:
- Trong lúc Chưởng Pháp
chưa có chánh vị thì quyền hành Chưởng Pháp giao cho Hiệp Thiên Đài cầm. Ba vị
Thời Quân cầm quyền Chưởng Pháp là :
- Ngài Bảo Pháp Nguyễn
Trung Hậu,
- Ngài Bảo Thế Lê Thiện
Phước,
- Ngài Hiến Đạo Phạm Văn
Tươi.
- Trong lúc Chánh Phối Sư
chưa có chánh vị thì quyền hành Chánh Phối Sư giao cho Hiệp Thiên Đài cầm. Ba
vị Thời Quân cầm quyền Chánh Phối Sư (CPS) là :
- Ngài Khai Pháp Trần Duy
Nghĩa cầm quyền Ngọc CPS,
- Ngài Khai Đạo Phạm Tấn
Đãi cầm quyền Thái CPS,
- Ngài Khai Thế Thái Văn
Thâu cầm quyền Thượng CPS.
- Cuối năm Bính Tuất
(1946), Đức Hộ Pháp thành lập Hội Thánh Phước Thiện, Đức Ngài bổ nhiệm Ngài
Hiến Đạo Phạm Văn Tươi làm Thống Quản Phước Thiện.
- Đầu năm 1966, Đức Thượng
Sanh bổ nhiệm Ngài Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh làm Thống Quản Phước Thiện, Thánh
Lịnh số 47/TL ngày 20-12-Ất Tỵ (11-1-1966).
- Đầu năm 1959, Ngài Bảo
Thế Lê Thiện Phước được cử đảm nhiệm Quyền Đầu Sư bên Cửu Trùng Đài, Đạo Lịnh
số 15/ĐL ngày 11-1-Kỷ Hợi (18-2-1959).
- Sau khi Đức Quyền Giáo
Tông Lê Văn Trung Qui Thiên (13-10 Giáp Tuất, 19-11-1934), Đức Lý Giáo Tông
giáng cơ giao quyền hành Giáo Tông hữu hình tại thế cho Đức Hộ Pháp nắm giữ.
Tiếp theo, Đại Hội Nhơn Sanh và Đại Hội Hội Thánh đồng yêu cầu Đức Hộ Pháp nắm
Chưởng Quản Cửu Trùng Đài cho đến ngày có đủ 3 vị Đầu Sư, để sớm chỉnh đốn nền
Đạo.
Kể từ ngày 6-11 Giáp Tuất
(12-12-1934), Đức Hộ Pháp chánh thức nắm quyền thống nhứt, Chưởng Quản Nhị Hữu
Hình Đài: Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
Trước đó, vào ngày 29-12
Quí Dậu (12-02-34), Lục Nương, Diêu Trì Cung có giáng cơ cho biết sự Chuyển
Pháp của Ngọc Hư Cung như sau : “... Ngọc
Hư Chuyển Pháp, Cả Thiên Thơ hủy phá, sửa cải Pháp Chơn Truyền. Chư Thần,
Thánh, Tiên, Phật vui mừng chẳng siết, Diêu Trì Từ Mẫu đẹp dạ không cùng,…
”. (TNHT Q2 – in năm 1972).
Sau biến cố lịch sử tháng
tư năm 1975, có một số Hiền Tài (ước lượng khoảng 150 vị, không rỏ số ?) đã có
cơ hội ra sống ở hải ngoại, định cư tại nhiều quốc gia trên thế giới: Hoa Kỳ,
Australia, Đức, Pháp, Canada, v.v.v... Vì nhiều lý do khác nhau, rất nhiều vị
Hiền Tài đã không hoạt động trong Ban Thế Đạo tại hải ngoại. Một số các vị Hiền
Tài đã không những không hợp tác với Ban Thế Đạo mà còn “gây chia rẻ và tạo nên
những khó khăn” trong sự sinh hoạt, phát huy của Ban Thế Đạo Hải Ngoại trên con
đường phát triển nền Đạo Cao Đài tại hải ngoại.
Thánh Giáo của Đức
Chí Tôn (5-3-1927) dạy: Thầy hằng muốn cho các con hiệp chung nhau mở đường
chánh giáo, phải biết tương thân tương ái, chia vui sớt nhọc cho nhau mà dìu
dắt chúng sanh. Nếu vì chút phàm tâm mà chia đường phân nẻo, ghét nghịch lẫn
nhau, các con sẽ treo gương bất chánh cho kẻ sau, lại nền Ðạo cũng vì đó mà khó
mau thành đặng. Các con khá để ý đến, ấy là các con hiến choThầy một sự thành
kính trọng hậu đó.
Cho đến ngày hôm nay, một
số vị Hiền Tài niên trưởng đã ra đi (vì lớn tuổi), một số vị thích sống đời “riêng tư, ẩn dật” không màng thế sự,
một số vì tình trạng sức khỏe, một số còn “lưởng
lự” chưa “nhập cuộc” hoạt động
trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại và một số với nhiều lý do tình trạng khác nhau,
vv.. các vị nầy đã không có cơ hội hoạt động trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại (Tòa
Thánh Tây Ninh).
Con số các vị Hiền Tài đã
đang “thật sự hoạt động” trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại thì ít quá, nhưng họ là
những người đầy nhiệt tâm hết lòng vì Đạo. Các vị nầy đã cố gắng không ngừng,
duy trì và phát triển Cao Đài tại hải ngoại trên 30 năm qua. Quả thật là một
“sự mầu nhiệm” mà các đấng thiêng liêng đã “hướng dẫn và giúp đở”.Nếu nhìn lại
ngày Đức Chí Tôn mở Đạo (năm 1926) với 12 môn đồ, chỉ có 8 môn đồ hoạt động,
một năm sau (1927) số môn đồ lên đến muôn người:
Mercredi 2 Février 1927
(30-12-Bính Dần).
Ngọc-Hoàng Thượng
Đế Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương
Các con! Mừng các
con ...
Trung, Cư, Tắc,
mấy con có nhớ đêm nay năm rồi thế nào, còn nay ra thế nào chăng?
Trịnh Thị Ái Nữ,
Hiếu, hai con đã thấy Thầy giữ lời hứa thế nào chưa?
Thầy lập Đạo năm
rồi ngày nầy thì Môn Đệ của Thầy chỉ có mười hai đứa, mà bốn đứa vào nơi tay
chúa Quỉ, chỉ còn lại tám. Trong tám đứa thì lại còn một đôi đứa biếng nhác mà
không hành Đạo.
Thầy hỏi, nếu
chẳng phải quyền hành Thầy, dầu cho một vị Phật thiệt lớn giáng thế đi nữa cũng
chưa phương chi mà độ hơn bốn muôn sanh linh nhờ tay có sáu đứa Môn Đệ trong
một năm cho đặng bao giờ”...
1 . Tổ chức Ban Thế Đạo Hải Ngoại
Tổ chức Ban Thế Đạo Hải
Ngoại đã được thánh lập sau năm 1975 tại Califotnia, USA. Hệ thống hoạt động và
điều hành Ban Thế Đạo tại hải ngoại gồm: Ban Thế Đạo Trung Ương có nhiệm vụ
quản trị và và diều hành hoạt động toàn diện tổ chức Ban Thế Đạo tại hải ngoại.
Dưới Ban Thế Đạo Trung Ương là tổ chức
Ban Thế Đạo Hải Ngoại. Ban Thế Đạo Hải Ngoại gồm tổ chức Ban Thế Đạo trên toàn
cầu đã và đang hoạt dộng ở nhiếu quốc gia trên thế giới: Ban Thế Đạo Hải Ngoại
Hoa Kỳ (USA), Ban Thế Đạo Hải Ngoại Canada, Ban Thế Đạo Hải Ngoại Pháp
(France), Ban Thế Đạo Hải Ngoại Đức (Germany), Ban Thế Đạo Hải Ngoại Úc Châu
(Australia), etc. Tại Hoa Kỳ, Ban Thế Đạo Hải Ngoại Hoa Kỳ củng gồm nhiều tổ
chức Ban Thế Đạo tại các tiểu bang, thí dụ như Ban Thế Đạo Texas (tiểu bang
Texas), Ban Thế Đạo Georgia (tiểu bang Georgia), Ban Thế Đạo Ohio (tiểu bang
Ohio), Ban Thế Đạo vùng New England và các tiểu bang Michigan, New Jersey, New
York, Pennsylvania, Ban Thế Đạo của các quốc gia trên thế giới cũng sẻ có tổ
chức tương tự như Ban Thế Đạo Hoa Kỳ.
Như đã ghi bên trên, kể từ
ngày Ðức Thượng Sanh ban hành Quy Ðiều Ban Thế Ðạo (Ngày 28-2-Ất Tỵ, dl
30-3-1965), Hội Thánh Hiệp Thiên Đài (HTÐ) đã tấn phong 5 đợt Hiền Tài như sau:
Sau đó có rất đông nhân
tài, etc. đã nạp hồ sơ cầu phong Hiền Tài (Khóa VI và các khóa kế tiếp) nhưng
chưa được tấn phong. Tổng số là: 424 vị.
2 .
Chương Trình “Cầu Hiền Giúp Đạo” của Ban Thế Đạo Hải Ngoại
Căn cứ vào Bản Qui Điều và
Nội Luật Ban Thế Đạo do Hội Thánh ban hành.Tạo dựng một Thế hệ Kế Thừa cho Ban
Thế Đạo Hải Ngoại là một Chủ trương không những đáp ứng nhu cầu thực tế hiện
nay mà còn nhằm thực hiện đường lối của Hội Thánh trước năm 1975 khi thành lập
Ban Thế Đạo. Đó là "Nhằm thu hút,
tiếp rước Nhân tài có thiện tâm giúp Đạo và góp phần dìu độ Nguyên Nhân nhập
trường Công quả".
Để thực hiện chủ trương
“Cầu Hiền Giúp Đạo” của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh
trước năm 1975, và áp dụng chủ trương nầy vào tình hình thực tế hiện nay không
còn Hội Thánh, không có cơ bút, Ban Thế Đạo Hải Ngoại kêu gọi vàthânmời Quý vị
Nhân Tài có Đạo Tâm muốn phục vụ cho Đạo Cao Đài trong việc Hoằng Khai Đại Đạo
và Phổ Độ chúng sanh, xin vui lòng làm hồ sơ gởi đến Ban Thế Đạo Hải Ngoại.
Việc thực hiện Chủ trương
nêu trên hoàn toàn không phải là tuyển chọn hoặc ban phẩm vị Hiền Tài cho các
ứng viên đủ điều kiện như việc làm của Hội Thánh trước đây, mà chỉ nhằm tạo
điều kiện cho Quý vị có Đạo Tâm, đủ tiêu chuẩn, hội nhập vào Ban Thế Đạo với tư
cách là Hiền Tài Dự Phong để có cơ hội lập công bồi đức trong cửa Đạo.
Năm 2000, căn cứ vào sự
thống nhất của tất cả Hiền Tài Ban Thế Đạo ở Hải ngoại về việc thực hiện Chủ
Trương “Thế Hệ Kế Thừa”,Ban Thế Đạo ở Hải Ngoại và do nhu cầu cần thiết để phổ
nền Đại Đạo ở Hải Ngoại. Ban Thế Đạo Hải Ngoại thành lập cấp bậc "Hiền Tài Dự Phong."
Hiền Tài Dự Phong (HTDP)là
thành viên chính thức của Ban Thế Đạo ở Hải Ngoại, hoạt động dưới sự điều hợp
và theo Kế hoạch thống nhất của Ban Quản Nhiệm Hải Ngoại - Ban Thế Đạo thuộc
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh. Muốn gia nhập vào Ban Thế Đạo với
chức danh Hiền Tài Dự Phong, các ứng viên cần phải tốt nghiệp với bằng
Associate Degree hoặc Bachelor Degree và hội đủ các tiêu chuẩn ghi rỏ trong Quy
Điều và Nội Luật Ban Thế Đạo.
Ban Thế Đạo Hải
Ngoại cũng đã dành điều kiện dể dàng cho các vị đã nạp hồ sơ cầu phong Hiền Tài
Khóa VI Ban Thế Đạo Tòa Thánh Tây Ninh vào phẫm “Hiền Tài Dự Phong”.
Đầu năm 2017, Ban Thế Đạo
Hải Ngoại đã quyết định không còn danh xưng Hiền Tài Dự Phong nữa. Thông Cáo Số
#4 BTĐ/HN ký ngày 1 tháng 6 năm 2017 đã trình bày quyết định về việc Hiền Tài
Dự Phong chuyển sang Hiến Tài. Thông Cáo Số#4 nầy cũng nói rỏ là đối với quí vị
Hiền Tài Dự Phong cần chỉnh vị sang Hiền Tài, quí vị chỉ cần thông báo về Ban
Thế Đạo Hải quí vị tham gia vào hoạt
động trong hệ thống Ban Thế ĐạoHải Ngoại. Một sồ Hiền Tài Dự Phong đã chính
thức là Hiền Tài và đang hoạt động trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại.
Ban Thế Đạo Hải
Ngoại đã thông báo và rất tha thiết kính mời các vị Hiền Tài Dự Phong “Nhập
Cuộc” tham gia vào hoạt động trong tổ chức Ban Thế Đạo Hải Ngoại, Tòa Thánh Tây
Ninh.
VI .
Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Chức Sắc Ban Thế Đạo Hải Ngoại
1 .
Chức Sắc Ban Thế Đạo Nhập Cuộc
Thánh Giáo Đức Chí
Tôn đã tiên đoán từ lúc lập Đạo: Cao Đài không chỉ mở ra tại nước Việt Nam nhỏ
bé mà sau này sẽ truyền bá giáo lý Cao Đài ra khắp năm châu để cứu rổi nhân
loại và tạo sự hòa đồng bác ái cho cả nhơn loại.
Bây giờ chúng ta thấy được
phần nào sự ứng nghiệm mà từ gần 100 năm về trước không ai có thể nghĩ rằng dân
tộc Việt Nam được đi ra khắp thế giới và được hưởng một đời sống ổn định tiện
nghi tại hải ngoại. Nhiệm vụ Thiêng Liêng của các tín đồ Cao Đài là cùng nhau
phổ truyền chân Đạo của Đức Chí Tôn.
Trong hoạt động sinh hoạt
bình thường hằng ngày, giao tế xả hội, tham dự hội nghị tôn giáo, tại sở làm,
trường học, đi du lịch, etc.. . chúng ta .
- Có nhiều dịp và cơ hội gặp rất là nhiều người
từ nhiếu quốc gia khác nhau.
- Có thể gặp người không
phải là tín đồ Cao Đài, họ muốn hiểu biết thêm về Đạo Cao Đài;
- Cơ hội gặp các học giả, giáo sư đang nghiên cứu về Triết Lý Cao Đài, họ muốn tìm tìm hiểu liên lạc với các chức sắc Cao Đài (trong trường hợp nấy là Ban Thế Đạo Hải Ngoại).
- Gặp các vị tín đồ Cao Đài chi phái và không chi phái, chúng ta cần phải giải thich nhiều hơn và tạo điều kiện để giúp họ hoạt động với chúng ta.
- Cơ hội gặp các học giả, giáo sư đang nghiên cứu về Triết Lý Cao Đài, họ muốn tìm tìm hiểu liên lạc với các chức sắc Cao Đài (trong trường hợp nấy là Ban Thế Đạo Hải Ngoại).
- Gặp các vị tín đồ Cao Đài chi phái và không chi phái, chúng ta cần phải giải thich nhiều hơn và tạo điều kiện để giúp họ hoạt động với chúng ta.
- Có những trường hợp phải
giải thích hoặc đính chánh các ý kiến, nhận định sai lầm về Cao Đài;
- May mắn hơn, gắp các vị tín đồ hiểu nhiều về giáo lý Đạo, chúng ta có cơ hội học hỏi và tạo thêm “dợi dây liên lạc”.
- May mắn hơn, gắp các vị tín đồ hiểu nhiều về giáo lý Đạo, chúng ta có cơ hội học hỏi và tạo thêm “dợi dây liên lạc”.
- Tham dự các hoạt động tôn
giáo mà rất là nhiêu người muốn biết về Đại Đạo Cao Đài.
-
Than dự các hội nghị tôn giáo hoàn cầu và cho thuyết trình về Triết Lý Cao
Đài
- Được mời cho thuyết trình về Đạo Cao Đài tại các trường Đại Học, Viện
Nghiên Cứu, các Đại Chủng Viện của các tôn giáo.
- Trong nhiều trường hợp
nêu trên, sự hiểu biết về ngoại ngử (Anh Ngữ chẳng hạn) là cần thiết để bàn
chuyện và giải thich sự thắc mắc, vv.
- Và nhiều trường hợp khác
nữa, vv...
Trong tất cả các những
trường hợp ghi như bên trên, người tín hửu Cao Đài phải nhận thức vai trò và
nhiệm vụ của mình đối với sự phổ thông Đại Đạo ở hải ngoại.
Đêm 27-10-1926,
Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ có nhắc nhở cho các tín hửu “Các con phải chung hiệp
nhau mãi mãi theo ý muốn của Thầy và hãy truyền bá khắp hoàn cầu thuyết hòa
bình tương thân tương ái.”
Muốn truyền bá Đạo
thì phải học Đạo, phải biết Đạo. Đây là “Thiên
Ý” của Đức Chí Tôn, Ngài muốn con cái Đức Ngài ráng cố gắng học hỏi các luật
Đạo, các Thánh Ngôn Thầy dạy. Rồi truyền bá đến mọi người trên khắp hoàn cầu.
TTHT Q.1 / 60.
Thánh giáo dạy khá đem hết trí lực thi thố chớ sụt sè.Le 8 Janvier 1927
THẦY, các con.
Thầy vui thấy nhơn
sanh biết hối ngộ, chẳng quản dặm dài, đến hội hiệp nhau mà đểbước vào đường
đạo đức.Các con phải biết hễ là người thì phải biết Ðạo; không biết Ðạo không
phải là người.Cái chánh cái tà rồi đây sẽ phân biệt nhau.Nếu các con còn để một
vài điểm mờ hồ trong dạthì làm sao chóng đến nơi, đến chốn đặng?
Các con phải đồng
tâm hiệp lực nhau, bỏ hết các điều tệ theo thường tình, thì mới dễthành Ðạo.
Vậy Thầy khuyên các con đứa nào có trí lực bao nhiêu khá đem ra mà thi thố, chớ
đừng sụt sè theo thói nữ nhi, vậy cũng uổng cái điểm linh quang của Thầy ban
cho các con lắm.Các con hiểu à! Thầy.
Tất cả chúng ta con cái
Đức Chí Tôn có một trách nhiệm tinh thần rất là quan trọng là thực hiện lời nói
của THẦY đã dự đoán. Ban Thế Đạo Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh rất là mong muốn
các vị chức sắc Ban Thế Đạo (từ Khóa 1 đến Khóa V và các khóa sau), là những vị
niên trưởng, hiểu nhiều về Giáo Lý Đạo Cao Đài, nếu tình trạng sức khỏe cho
phép, trong niềm tin Đại Đạo, xin cùng “chung
hiệp nhau mãi mãi theo ý muốn của Thầy của Đức Chí Tôn và hãy cùng nhau hoạt
động truyền bá khắp hoàn cầu triết lý Cao Đài trong tình tương thân tương ái”.
Đức Chí Tôn, Ngàì
sẻ rất lấy làm vui lòng khi thấy các vị Hiền Tài nầy nhập cuộc. Thầy lại dặn
các con: nếu kẻ không tu, làm đủ phận người, công bình, chánh trực, khi hồn
xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà luân hồi lại nữa thì biết
chừng nào đặng hội hiệp cùng Thầy? Nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn
loại Càn Khôn Thế Giái, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng;
mà... hại thay!... mắt Thầy chưa đặng hữu hạnh hoan lạc, thấy đặng kẻ ấy.
Ban Thế Đạo Hải Ngoại với
rộng tầm tay đến với các vị chức sắc Ban Thế Đạo trong 5 Khóa và các khóa sau,
thành tâmkêu gọi và mời các vị chức sắc Ban Thế Đạo “Nhập Cuộc” giúp để phát triển Đạo. Các vị Hiền Tài nầy có thể hoạt
động với Ban Thế Đạo Hải Ngoại hay trong
các Hành Chánh Đạo trong các cơ quan khác như: Cơ Quan Khảo Cứu Vụ, Cơ Quan
Phước Thiện, Cơ Quan Truyền Giáo, Viện Đại Học, etc. để nghiên cứu, khảo cứu,
viết dịch sang ngoại ngữ bài vở về giáo lý, triết lý Cao Đài và các tôn giáo
khác.
Đa số các vị Hiền Tài hơn
30 năm qua đã không hoạt động với tổ chức Ban Thế Đạo Hải Ngoại (BTĐHN), không
có nghỉa là họ hoàn toàn tránh xa các hoạt động trong Đạo Cao Đài, mà có thể là
họ không có cơ hội, không muốn sinh hoạt hay hoạt động trong “Hành Chánh Đạo” vì sợ bị “phiền toái”, họ vẫn đi đến các Thánh
Thất gần nơi (cho tiện) để cúng kiếng, cầu nguyện, hiến lễ, mà họ KHÔNG cẩn
phân biệt hay để ý đến “Cao Đài chi phái
hay không”, họ không sinh hoạt với các đồng Đạo, họ sống một đời sống “tinh thần” rất là riêng tư. Trên đà phát
triển của Ban Thế Đạo Hải Ngoại trong những năm gần đây, các cơ quan Khảo Cứu
Vụ, Viện Đại Học, Cơ Quan Phước Thiện, Cơ Quan Truyền Giáo đã bắt đầu thành lập
và hoạt động, “nhân sự” rất là cần
thiết đế phát triển các tổ chức nầy. Các vị Hiền Tài nầy có thể suy nghĩ lại,
có thể bắt đầu lại cuộc hành trình trên con đường phục vụ nền Đại Đạo, tìm đến
nguồn cội, để sinh hoạt và phụ vào việc phát triển Đạo. Ban Thế Đạo Hải Ngoại
chắc chắn là sẽ mở rộng tầm tay đến với tất cả các vị Hiền Tài nầy, để cùng
nhau hoạt động phát triển nền Đại Đạo tại hải ngoại.
Các vị Hiền Tài
nầy, hiểu nhiều về Đạo, nay có lẻ thời cơ đến, có cơ hội “Nhập Cuộc” với Ban
Thế Đạo Hải Ngoại để cùng phục vụ phát huy nền Đại Đạo trong các cơ quan mà họ
có thể hoạt động hửu hiệu và phù hợp với khả năng. Các vị nầy có thể hoạt
động trong các tổ chức Ban Thế Đạo Hải Ngoại với nhiều vai trò khác nhau. Cùng
với các chức sắc Ban Thế Đạo tham dự các hội nghĩ tôn giáo quốc tế, hoạt động
trong hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu tôn giáo, giảng dạy
giáo lý, viết bài về thần học Cao Đài,v.v.v... Họ có thể giúp đở thế hệ kế tiếp
trong việc dạy học giáo lý, phát triển, mở mang nền Đại Đạo.
Xin chân thành
kính mới các vị Hiền Tài NHẬP CUỘC với Ban Thế Đạo Hải Ngoại để cùng nhau phát
huy Đạo Cao Đài tại hải ngoại.
2 .
Chiêu Hiền Đãi Sĩ – Tuyển Mộ Nhân Tài Giúp Đạo
Ban Thế Đạo Hải Ngoại đã
không ngừng hoạt động trong “thiên vị và nhiệm vụ” mà Đức Lý Giáo Tông và Đức
Hộ Pháp Giao tin tưởng và giao phó, tuyển lựa nhân tài ở khắp nơi trong mọi
lãnh vực vào Ban Thế Đạo để phổ truyền và phát huy nền Đại Đạo.
Ban Thế Đạo Hải Ngoại hoạt
động trong tinh thần “Chiêu Hiền Đãi Sĩ”, mời các nhân tài vào phẩm Hiền Tài,
Quốc Sĩ để cùng phát huy Đạo Cao Đài tại hải ngoại. Các vị Quốc Sĩ nầy trong
tương lai, sẻ giúp vào sự thành lập và phát triển các cơ quan giáo dục của Ban
Thế Đạo Hải Ngoại như Viện Đại Học, Khảo Cứu Vụ, Cơ Quan Truyền Giáo, Hàn Lâm
Viện, etc.. Trong thời gian hiện tại, Khảo Cứu Vụ đã được thành lập và đang
hoạt động (trong tình trang thiếu nhân sự); Viện Đại Học Cao Đài cũng đang trên
đường thành lập và cần sự giúp đở của các vị Quốc Sĩ, Hiền Tài. Hàn Lâm Viện
cũng đang được đề nghị thành lập trong tương lai. Các vị Quốc Sĩ, Hiền Tài sẻ
giử một vai trò rất là trọng yếu trong
các tổ chức nầy.Các tổ chức Hành Chánh Đạo ở hải ngoại cũng rất cần sự “giúp đở
và hợp tác” của tất cả các vị chức sắc trong Ban Thế Đạo.
Ban Thế ĐạoHải Ngoại hoạt
động theo Qui Điều và Nội Luật đã được tu chỉnh do Hội Thánh Hiệp Thiên Đài
theo Vi bằng số 10/VB ngày mùng 6 tháng 6 năm Kỷ Dậu (DL ngày 19.7.1969).
Trong Bản Tin Thế Đạo Số
74 ngày 17 tháng 2, 2017, Ban Thế ĐạoHải Ngoại
thông báo thành lập cấp bậc Quốc Sĩ, để tuyển mời các nhân tài, các vị có học
vị bằng cấp Tiến Sĩ hoặc tương đương,
các vi Tướng Lãnh hoặc các Tổng Bộ Trưởng, Bộ Trưởng, Sứ Thần, các nhân sĩcó
công nghiệp vĩ đại đối với Quốc gia dân tộc có bằng chứng cụ thể, vv...có thiện
tâm giúp Đạo trợ Đời, thêm vào đó, các vị Hiền Tài có đủ hạnh đức, đã dày công
giúp Đạo trợ Đời được công chúng hoan nghinh, có giấy tờ chứng minh, tham
gia hoạt động trong BTĐ/HN.
Bản Tin Thế Đạo Số 74 ngày
17 tháng 2, 2017 cũng thông báo điều kiện gia nhận Ban Thế Đạo phẩm Hiền Tài:
các vì có học vị văn bằng bachelor (BA, BS) hoặc tương đương trở lên; các doanh
nhân (nghiệp chủ, điền chủ, thầu khoán, v.v...) hoặc những cá nhân có công
nghiệp giúp ích cho Đạo có đủ bằng chứng; đặc biệt những vị nổi danh ngoài xã
hội như nhạc sĩ, điêu khắc, kiến trúc, hoặc họa sĩ v.v...
Ban Thế Đạo trong đướng
lối “Chiên Hiền Đải Sĩ”, thì sự tuyển lựa các vị Hiền Tài, Quốc Sĩ không thể
nào giới hạn trong “nội địa hay quốc nội” được. Ban Thế Đạo mở rộng sự tuyển
chọn đến khắp năm châu (khắp mọi nơi trên hoàn cầu).
Riêng đối với
những vị Hiền Tài Dự Phong, những vị nầy chỉ cần phải nạp Phiếu Gia Nhập vào
Ban Thế Đạo Hải Ngoại (Hiền Tài) (Mẫu 5-HT).
3 .
Nghiên Cứu Căn Bản Giáo Lý Cao Đài
“Khảo Cứu Vụ” đã được thành lập có
nhiệm vụ nghiên cứu Giáo-lý, Văn-hóa và Lịch sử của Đạo (Ban Đạo Sử), để phát
huy và truyền bá cho mọi người đều biết. Sự phát triễncủa tổ chức Ban Thế Đạo
Hải Ngoại, sự sinh hoạt với cộng đồng tôn giáo hoàn cầu và các đại học là một
trong những hoạt động rất là cần thiết. Khảo Cứu Vụ là một cơ quan “rất quan trọng” để phục vụ và giúp vào
mục đích dài hạn nầy. Trên đà tiến hóa trong nền văn minh của nhân loại, các vị
chức sắc (Hiền Tài, Quốc Sĩ) trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại đóng một vai trò quan
trọng trong các sinh hoạt và nhiệm vụ ghi bên trên. Các vị Quốc Sĩ, Hiền Tàisẻ
giúp Ban Thế Đạo Hải Ngoạitrong sự hợp tác nghiên cứu giáo ly thần học với các
tôn giáo trên toàn cầu, các viện nghiên cứu thần học, các trường đại học và các
hoạt động liên hệ.
Khảo Cứu Vụ là “cơ quan với những bước khảo cứu đầu tiên”
sẻ tạo nền tản “căn bản” để cho sự
thành hình của Hàn Lâm Viện trong tương lai.Khảo Cứu Vụ rất cần sự giúp sức,
tham gia hoạt động của các vị Hiền Tài, Quốc Sĩ trong nhiều lảnh vực nghiên cứu
giáo lý Cao Đài.
Ở trường đời, phần đông
đều học với mục đích kiếm được mảnh bằng để mưu cầu sinh nhai, hay mưu cầu chút
danh lợi. Còn học đạo trái lại, chúng ta trước hết đã có tư tưởng vô tư, không
học riêng cho mình, mà học để trở thành con người tốt, con người phụng sự cho
nhân quần cho đạo nghĩa, đó là có tánh cách vị tha. Khi có được một quan niệm
đúng đắn về học tập rồi, chúng ta sẽ học với tinh thần cầu tiến, không ai cưỡng
chế mình, mà chính mình đào tạo cho mình một cơ sở vững vàng về đạo đức, về
kiến thức ở đời, ngõ hầu mai này sẽ xuất thân giúp Đời giúp Đạo hoặc trở thành những
phần tử tốt đẹp trong xã hội nhân sinh. Đó là một giá trị rất cao đẹp mà những
nhà đạo đức trên thế giới đều công nhận.Chẳng cứ thế thôi đâu, học là sửa soạn
cho hành.Chúng ta học thì phải hành mới có công dụng thực sự cho sự học.
Nghiên cứu Giáo Lý là
chuẩn bị sẳn sàng hành trang cần và đủ để có thể đáp ứng được khả năng xây dựng
kế hoạch đào tạo ra hàng ngũ chức sắc, chức việc phục vụ cho Ban Thế Đao Hải
Ngoại và phát triển lớp hậu tấn kế thừa cho mai sau (nếu sau này những người
trong lớp trẻ hôm nay có cơ hội được nắm giữ các phẩm vị trọng yếu trong cơ Đạo
Cao Đài trong tương lai).
4 .
Truyền Bá Giáo Lý Cao Đài
Với phương tiện kỹ thuật
hiện nay, giảng dạy giáo lý trên “online”,
trên truyền hình, trên băng đĩa sách nói rất thuận lợi. Cơ Quan Truyền Giáo ở
hải ngoại có nhiều cơ hội truyền bá tôn chỉ, giáo lý đại đồng của Tôn Giáo Cao
Đài trên diễn trường của các hội nghị tôn giáo quốc tế. So với các tôn giáo bạn
và so với các chi phái khác, Ban Thế Đạo Hải Ngoại không đủ nhân lực phụ giúp
các hoạt động nầy? Ban Thế Đạo Hải Ngoại phải
làm sao? Tùy hoàn cảnh mà xoay trở để làm được việc cần phải làm.
Trong tình trạng hiện nay,
Khảo Cứu Vụ và Cơ Quan Truyền Giáo sẽ hoạt động tích cực để phổ truyền và phát
triển Đạo Cao Đài ở hải ngoại về nhiều lãnh vực khác nhau như kinh sách, tài
liệu, huấn luyện, v.v.v..., biên soạn các sách vở về các nghi lễ như cách thờ
phượng, v.v.v... do chính Đức Chí Tôn giáng cơ dạy và giải thích rõ ràng, chớ
không do người phàm hay chức sắc trong Giáo Hội trong các Tôn giáo đã có đặt ra
theo phong tục địa phương hay ý riêng như hai thời kỳ Phổ Độ trước. Viện Truyền
Thông Báo Chí Khảo Cứu Vụ sẻ đóng một vai trò rất là quan trọng trong những
hoạt động nầy. Những hoạt động nầy sẻ giúp BTĐHN “chiêu hiền đãi sĩ” và giúp cho Hành Chánh Đạo có cơ hội tuyển lựa
nhân sanh vào phục giúp sự mở mang các cơ quanvà truyền dạy giáo lý căn bản Cao
Đài tại các cơ quan Hành Chánh Đạo địa phương.
Muốn cảm hóa người
thì chúng ta phải nói Ðạo cho họ nghe mà biết Ðạo, biết lẽ chánh lẽ tà, biết
con đường tốt đẹp nên theo. Muốn nói Ðạo cho hiệu quả thì chúng ta phải học
thuộc Thánh Ngôn Thánh giáo, Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, nghiên cứu kỹ lưỡng
Giáo lý và Triết lý của Ðạo, học cho nhập tâm, rồi mới nói ra bằng lời Thuyết
đạo.
Ðức Chí Tôn có
nói: "Dầu cho sắt đá cỏ cây mà nghe Thánh ngôn của Thầy nơi con nói ra
cũng hoan nghinh, huống lựa là người".
Giáo lý của thầy có mục
đích dạy dỗ các con hòa hợp nhau trong sự sống chung cộng đồng quyền lợi
và sinh hoạt. Vậy các con hãy chung hiệp nhau mãi mãi theo ý muốn của Thầy và
hãy truyền bá khắp hoàn cầu thuyết hòa bình tương thân tương ái.
(TN.122/Q.1)
Vậy chúng ta có thể xem
Lời Thuyết Đạo như là những Câu Kinh Vô Tự. Dầu cho người dốt nát, không biết
chữ nghe cũng hiểu được.
Các vị Hiền Tài niên
trưởng, giới trẻ, các đồng đạo hiểu nhiều về Đạo, còn đang lưỡng lự, nếu có thì
giờ, thời cơ đến có thể nhân cơ hội nầy trớ về “Nhập Cuộc” cùng hoạt động với các chức sắc trong Ban Thế Đạo Hải
Ngoại để truyền bá giáo lý và phát huy nền Đại Đạo.
5 .
Khảo Cứu Triết Lý Thần Học Cao Đài
Đây là một vấn đề rất quan
trọng cho các chức sắc trong Ban Thế Đạo Hải
Ngoại, các vị Hiền Tài niên trưởng và các vị Quốc Sĩ, đặc biệt là vai trò và
hoạt động của Khảo Cứu Vụ. Con cái Đức Chí Tôn phải tạo ra một nền văn hóa theo
sát sự biến chuyển của thời đại. Nói cách khác, văn hóa phải sống, phải theo
sát với nền văn minh nhân loại. Phải có những bài viết mới, phải có những hình
thức phổ biến mới, phải mở hướng đi mới.Trong văn hóa, ngừng lại không phát
triển có nghĩa là lạc hậu, mà lạc hậu thì không thể thực hiện được nguyên tắc
phổ độ của Đạo Cao Đài.
Vậy muốn làm cho mọi
người hiểu rõ hơn về triết lý Cao Đài, con cái Đức Chí Tôn phải học hỏi ngày
càng nhiều để có trình độ văn hóa theo kịp với thời đại, nghiên cứu sâu rộng về
triết lý thần học của các tôn giáo trên thế giới để nâng cao sự hiểu biết lên
tầm mức quốc tế. Văn hóa có được nâng cao thì việc truyền bá mới càng rộng khắp
nơi (toàn cầu).
Lại có người nói: “Khi
đọc kinh sách Cao Đài, tôi có cảm tưởng triết lý đạo quá cổ xưa, chưa thấy điểm
nào đáng gọi là mới. Trình độ loài người thì tiến lên như vũ bão. Chỉ cần qua
năm, mười năm, là một quan điểm kinh tế, chính trị hay khoa học đã có thể trở
thành lỗi thời.Trong điều kiện như thế, Cao Đài có đảm đương nổi sứ mạng phổ
độ toàn thế giới không?”
Suy nghỉ về câu hỏi này,
Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng trong suốt thời kỳ khai Đạo, dùng “cơ bút” đã để lại cho con cái Đức Ngài
một “kho tàng vô giá” đó là Tân Luật
Pháp Chánh Truyền, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (Thiên Thơ), v.v.v... để làm hành
trang cho con cái Đức Ngài trên con đường phát triển Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
trong thất ức niên.
Chơn pháp của Đức Chí Tôn
không phải dễ dàng hiểu được, nên Ngài đã dạy trong Thiêng Liêng Hằng Sống như
vầy:
“Mình phải rán
học, cần mẫn học, ấy là một điều chẳng phải dễ, nhưng phải làm cho đặng thay
thế ngôn ngữ cho Đức Chí Tôn. Đem chơn truyền của Ngài để vào tinh thần nhơn
loại. Nếu mình làm không đặng thì thay thế cho Ngài không đặng, cũng như mình
làm cho Đức Chí Tôn câm sao! Mình phải làm đặng thay thế ngôn ngữ cho Ngài. Nếu
mình làm không đặng thì thay thế cho Ngài không đặng”.
Nhớ lời dạy của Đức Hộ
Pháp, “ta phải nói thiệt, ăn thiệt, làm thiệt” nếu giải quyết làm ăn thì còn
dễ, bằng như nói thiệt thì quá khó. Đã không rõ Chơn pháp, làm sao thay thế
được ngôn ngữ của Chí Tôn mà bảo rằng thiệt”.
Bất cứ một tôn giáo nào,
muốn việc truyền giáo thành công đều phải tạo được đức tin và cảm hứng trong
nhơn sanh. Chư Chức sắc biết đồng lao cộng khổ với các tín hữu, biết khinh
thường địa vị và quyền lợi để làm gương sáng cho những ai muốn làm công quả để
đổi lấy cái quả tốt đẹp hơn cuộc đời hiện tại. Nếu được những chức sắc Ban Thế
Đạo hành đạo có đức độ như vậy, cơ đạo sẽ sớm phổ truyền khắp năm châu.
Người đệ tử Cao Đài phải
biết nhẫn nại. Chữ Nhẫn đối với người tín đồ rất quan trọng, vì biết Nhẫn mới
học được nghĩa lý sâu xa, mà Đạo vốn hư hư thực thực, cần trì chí bền lòng.
Theo đạo Phật chữ “Nhẫn”
là một trong sáu phương pháp tu gọi (Lục độ) của Bồ tát gồm: Bố thí,Trì giới,
Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí tuệ. Chúng ta là hành giả đang trên bước
đường tu tập. Đừng bao giờ cho mình đã thắng và làm chủ được tâm sân. Khi chúng
ta gặp hoàn cảnh chướng duyên phiền não thì nên quán tưởng kẻ thù đó chính là
người bạn thân nhất của mình, là thiện tri thức trên lộ trình tu tập của
mình.Họ giúp chúng ta có điều kiện để tu “Nhẫn”.
Nhẫn một bước, sóng yên biển lặng,
Nhẫn một đời, tâm cảnh từ bi.
Nhẫn với mình, tâm sinh hoan hỷ,
Nhẫn với người, hơn thiệt lợi chi?
(TS Tâm Khánh)
Nói thì dễ lắm nhưng khi
thực hành thật là khó bởi vì hằng ngày chúng ta luôn ôm ấp cái bản ngã của
mình, sống ích kỷ, giận hờn, ganh tỵ, đố kỵ. Lúc nào cũng xem mình là trên hết.
Đây chính là nguyên nhân ngăn cản chúng ta tu chữ “Nhẫn”. Thì bây giờ chúng ta suy nghĩ sống tu tập chữ “Nhẫn”. Cuộc sống chúng ta sẻ luôn được
an vui.
Mặt khác, Thánh ngôn, kinh
điển của Đạo Cao Đài rất khác biệt nhiều tôn giáo, với lời hành văn nôm na, vắn
tắt, không lý luận, không chứng minh dài dòng. Những chữ chỉ cốt để khiêu gợi
cho một lý lẽ cao thâm, để người đạo nghe tiếng vọng trong lòng của mình mà
giác ngộ. Sự lưng chừng, sự tối tăm của lời văn và cách lập lập nửa vời kích
thích óc tò mò để tìm hiểu cái bí nhiệm của thiêng liêng.Nhờ đó mà gợi mở được
những ý tưởng thâm sâu tiềm tàng trong mỗi người thích suy luận. Đây là nhiệm
vụ quan trọng của các chức sắc Ban Thế Đạo Hải Ngoại trong Khảo Cứu Vụ và Viện
Đại Học.
Văn trong Thánh Ngôn và
Kinh Điển tràn đầy "Văn Dĩ Tải Đạo" (Văn Để Chở Đạo), và "Thi Dĩ
Ngôn Chí" (Thơ Chứa Lời Giới Thiệu), lẫn lộn giữa Thánh Ngôn dạy và thi ca
giống như Nam Hoa Kinh của Trang Tử hay Đạo Đức Kinh của Lão Tử.
Do cái Tri và Hành đi đôi
như vậy nên có người đã nhận định rằng "Đông
Phương không có Triết Gia mà chỉ có Hiền Giả và Thi Nhân". Trong Thánh Giáo ta thấy
nhan nhản thi ca với lời lẽ của bậc Hiền Triết.
Con đường Đạo Tâm sẻ giúp
cho con cái Đức Chí Tôn hiểu rỏ những biểu tượng ẩn hiện giáo lý Bí Truyền của
Chí Tôn (Bí Pháp Đại Đạo) của các bài Thiên Thơ để vửng tiến trên con đường khó
khăn hiện tại của nền Đại Đạo Cao Đài mà vẫn duy trì và tuân theo các luật Đạo.
“Chơn Pháp Đạo Tâm” sẻ giúp ta suy
nghĩ thâm sâu hơn các điều luật trong Đạo và giúp chúng ta bàn luận các luật
Đạo và nghiên cứu cái “lời dạy huyền diệu nằm ẩn sâu” trong Thánh Ngôn Thánh Giáo
Cao Đài.
Bởi Đạo rất “huyền bí” cao siêu, ít người hiểu nổi,
nên các Đấng Giáo Chủ xưa kia phải thuyết Pháp bằng lối “chỉ quanh” cho Nhơn
Sanh mới có thể lãnh hội được. Vì vậy mà Kinh Sách dạy Đạo, tự cổ cập kim, kể
ra thật là vô số. Nhưng nếu “hiểu tắt” thì bao nhiêu Kinh Điển cũng chỉ gom lại
có một chữ mà thôi. Chữ ấy là CHỮ TÂM
Như đã trình bày bên trên,
con đường “Đạo Tâm” trong sẻ là
“giềng mối, chìa khóa then chốt” hướng dẫn chúng ta thông hiểu các lời dạy “cao siêu” đó. Đây là thực hành Bí Pháp Đạo Tâm một trong
những “Tâm pháp” trong “Chơn Pháp Đạo Tâm” mà nó “đã có và tiềm ẩn” trong Thánh
Ngôn Thánh Giáo. (xin đọc bài viết “Đạo Tâm - Tịch Đạo - Chơn Pháp Đạo Tâm”,
Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại - Tòa Thánh
Tây Ninh, 2017.
Đức Chí Tôn, THẦY đã tiên
đoán từ lúc lập Đạo : “Cao Đài không chỉ mở ra tại nước Việt Nam nhỏ bé mà
sau này sẽ truyền bá giáo lý Cao Đài ra khắp năm châu để cứu rổi nhân loại và
tạo sự hòa đồng bác ái cho cả nhơn loại.”
Các nhân tài, học
giả, bác sĩ, luật sư, tiến sĩ, các nhân sĩ, các vị Giáo Sư đại học là tín đồ và
không phải là tín đồ Cao Đài, nếu có ý định sẵn sàng họp tác BTĐHN và hoạt động
với Viện Đại Học Cao Đài, Khảo Cứu Vụ, các Cơ Quan khác, Ban Thế Đạo Hải Ngoại
sẽ mở rộng tầm tay trong tinh thần “chiêu hiền đãi sĩ”, thân mời các vị nầy vào
tham dự và hoạt động trong các lảnh vực thích họp. Ban Thế Đạo Hải Ngoại- Tòa
Thánh Tây Ninh rất mong sự “Nhập Cuộc” và họp tác của các vị.
6 .
Khảo Cứu Triết Lý Thần Học Các Tôn Giáo
Thần học và triết học lưu
tâm đặc biệt về tôn giáo là vì tôn giáo có khả năng mở rộng chân trời hiểu biết
của con người vốn đang sống trong thế giới “bên
này” nhưng lại có những cảm thức về những gì thuộc về thế giới “bên kia.” Tôn giáo tồn tại để nhắc nhở
chúng ta rằng thực tại không chỉ về cái “là”
mà còn cả cái “sẽ là”. Tôn giáo
cố gắng bảo trì chiều kích siêu việt của cuộc sống bằng cách đối đầu các vấn đề
tối hậu của con người: Làm thế nào sống trong thế giới trần tục này mà con
người có thể chạm đến chiều sâu thánh thiêng của hiện hữu? Nên dùng ngôn
ngữ nào để nói về Đấng Tối Cao vốn vượt qua mọi giới hạn? Thân phận và ý
nghĩa đời người sẽ là gì trong vũ trụ hầu như vô biên và ngẫu nhiên này?
Để trả lời các vấn nạn này
tôn giáo mời gọi con người dấn thân và phó thác, hành động và dùng ngôn ngữ như
thể chúng ta đang “cư ngụ” trong thế
giới của niềm tin. Có như thế thì chúng ta mới có thể trải nghiệm và nắm
bắt những gì được xem là thánh thiện và huyền nhiệm. Nhưng “kinh nghiệm tôn
giáo” thì luôn pha trộn tính chủ quan lẫn khách quan. Khi dùng ngôn ngữ để mô
tả kinh nghiệm tôn giáo, chúng ta sẽ gặp các vấn đề khác: làm sao ngôn ngữ và
biểu tượng tôn giáo có thể bảo đảm là luôn quy về thực tại siêu việt? hay tránh
khỏi hố sâu của ngẫu tượng hay thần tượng hóa? Ngôn ngữ tôn giáo có khả
năng mở rộng chân trời siêu nghiệm nhưng nó cũng tiềm tàng các ý thức hệ hay ý
đồ thầm kín khác. Tôn giáo không muốn bị sai lầm trong sứ mệnh hướng dẫn con
người tìm hạnh phúc tối hậu. Tôn giáo muốn lưu truyền “chân lý” nó đã lãnh nhận một cách hợp lý. Vì thế tôn giáo cũng cần
phải phê phán về các dùng ngôn ngữ và biểu tượng của chính mình. Một khi tôn
giáo muốn đáp trả nhu cầu căn bản này thì nó sẽ không tránh khỏi vay mượn các
phạm trù tri thức từ triết học và bối cảnh văn hóa. Do đó, hành trình tiếp cận
tôn giáo thì luôn phải đi qua ngã quanh của kinh nghiệm, ngôn ngữ và khái niệm
của bối cảnh văn hóa của nó.
Mục đích Cao Đài Đại Đạo
là đem
nhân loại đến chỗ Đại Đồng tạo
Tân Dân chỉ ư chí thiện trong khuôn viên Tân Luật, Pháp ChánhTruyền. Tôn chỉ
của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Quy Nguyên Tam Giáo Phục Nhất Ngũ Chi cho đặng Phổ
Thông Chơn Đạo phải thông hiểu rành mạch nguyên lý của các Tôn Giáo. Vai
trò Khảo Cứu Vụ là sưu tập Kinh điển và
Thánh Ngôn, Thánh Giáo đặng khảo cứu Triết lý Cao Đài Đại Đạo và Kinh sách của
Tôn giáo khác mà ra Kinh sách để Phổ Thông Đại Đạo Tam Kỳ. Đạo Cao Đài trong
tương lai gần đây, có vạch ra được một nền triết lý cao siêu hay có tạo được
một Triết Lý Thần Học truyền cho Đại Đạo hay không, điều đó còn tùy thuộc vào
việc làm, vào thiện chí và khả năng của nhiều người đóng góp lại. Như vậy, công
cuộc Khảocứu đòi hỏi nhiều ở khả năng chuyên môn và sự hiểu biết sâu rộng của
nhiều người về mặt Đạo. Sự phát triễn của tổ chức Ban Thế Đạo Hải Ngoại, sự sinh
hoạt với cộng đồng tôn giáo hoàn cầu, sự hợp tác khảo cứu tôn giáo với các
trường đại học trên thế giới là một trong những hoạt động rất là cần thiết. Các
vị Hiền Tài, Quốc Sĩ trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại sẽ giử một vai trò rất là quan
trong trong việc nghiên cứu Triết Lý Thần Học của các Tôn Giáo và phổ truyên
cho toàn cầu như nói trên (Ban Đạo Sử, Ban Truyền Thông & Báo Chí).
Ban Thế Đạo cần sự họp tác
của các vị Hiền Tài niên trưởng, các vị Quốc Sĩ. Các vị nầy hiểu nhiều về Đạo,
nếu có thì giờ, thời cơ đến có thể nhân cơ hội nầy trớ về “Nhập Cuộc” trong Ban
Thế Đạo, hoạt động, nghiên cứu và phát huy triết lý thần học của các tôn giáo
để phổ truyền triết học Cao Đài.
7 .
Bảo Vệ Và Mở Rộng Vòng Tay Đến Tất Cả Tín Đồ:
Các chức sắc trong Ban Thế
Đạo Hải Ngoại cố gắng giúp đở tín đồ Cao Đài để hiểu rỏ đướng hướng và tôn chỉ
của Ban Thế Đạo Hải Ngoại, Tòa Thánh Tây Ninh. Một số lớn tín đồ và cả nhiều vị
Hiền Tài, đã không hiểu rõ vai trò của Ban Thế Đạo Hải Ngoại và ngay chính vai
trò của Hiền Tài chức sắc trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại. Ở hải ngoại, hiện nay có
nhiều tổ chức Cao Đài khác nhau, một số các vị Hiền Tài vẫn còn “do dự, lừng khừng” không quyết định
được phải theo ai? Hoạt động với Ban Thế Đạo Hải Ngoại hoặc theo các tổ chức
Cao Đài khác? Chức sắc Ban Thế Đạo Hải Ngoại sẽ phải làm gì để giúp đỡ các vị
Hiền Tài không rỏ tôn chỉ và phương hướng hoạt động của Ban Thế Đạo Hải Ngoại,
hoặc còn trong thái độ “nửa trong, nửa
ngoài” nầy? Các vị nầy cần sự giúp đở và chúng ta các Quốc Sĩ, Hiền Tài,
chức sắc trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại phải cố gắng những gì chúng ta có thể làm
được để giúp các chức sắc, tín đồ cần được giúp đỡ nầy.
Như ghi bên trên, tổ chức
Ban Thế Đạo Hải Ngoại hiện tại chính là Ban Thế Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh
ở hải ngoại mà Đức Chí Tôn đã mở Đạo vào năm 1926. Ban Thế Đạo Hải Ngoại là tổ
chức Hiệp Thiên Đài duy nhất còn tồn tại tại cõi hửu hình nầy hoạt động và tuân
theo Tân Luật, Pháp Chánh Truyền (và các luật Đạo).
Hiện nay, những tín đồ
trong các Chi phái của Đạo Cao Đài chỉ là những nạn nhân của một số ít Chức Sắc
tiền bối mà trước đây vì bất đồng quan điểm với Tòa Thánh Tây Ninh, quí vị nầy
tách ra để lập Chi phái. Đáng thương hơn nữa là họ có mặc cảm tự ti bởi Đạo
Nghị Định số 8 ngày 15-7-Giáp Tuất (1934) của Đức Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ
Pháp, cho rằng “Chi phái là bàng môn tả
đạo”.
Tình thế hiện nay có nhiều
đổi khác, vì từ năm 1934 đến nay, trải qua trên 90 năm, việc đời việc Đạo biết
bao thương hải tang điền, nền văn minh tiến hóa vượt bực, thì tư duy của người
đạo cũng cần phải thay đổi theo cho phù hợp với tình thế mới và nền văn minh
hiện tại.
Chính Đức Lý Giáo Tông và
Đức Phạm Hộ Pháp cũng đã nói từ năm 1957 và năm 1964 rằng:
“ Về Đạo Nghị Định
của Lão đối với Chi phái là phương pháp lúc trước để phổ độ nhơn sanh mà thôi,
hiện giờ cửa Đạo đã mở rộng thì cơ qui nhứt thế nào cũng thực hiện được.”
“ Vậy ngày giờ đã
gần đến nên Bần đạo để lời khuyên cả Chức sắc và toàn đạo rán thế nào thống
nhứt Đạo cho được mới có đủ sức mạnh để làm gương cho vạn quốc.”
Việc phân chia Chi phái
(trong giai đoạn mở Đạo Cao Đài đã phát triển rất là nhanh, chánh quyền Pháp lo
sợ ảnh hưởng của Đạo Cao Đài với quần chúng và các tôn giáo khác, nên đã tìm đũ
mọi cách chia sẻ Đạo Cao Đài thành nhiều phái để dể bề kiểm soát) là một vết
thương âm ỉ trong lòng của mỗi tín đồ Cao Đài có nhiệt tâm vì Thầy vì Đạo, khi
nhắc đến thì đau buốt cả tâm can, vì bao nhiêu lời dạy bảo thương yêu của Đức
Chí Tôn đều bị phàm tâm bỏ chảy theo dòng sông ô nhiễm.
Người tín đồ Cao Đài Tòa
Thánh Tây Ninh mà không thương yêu được tín đồ Cao Đài của các Chi phái thì làm
sao dám nói đến sự thương yêu đối với tín đồ của các tôn giáo khác trong tôn
chỉ Qui Nguyên Phục Nhứt. Cho nên, ưu tiên hàng đầu của Đạo Cao Đài ở hải ngoại
là thực hiện cơ Quy Nhứt (khó khăn vô cùng!), như lời dạy của Đức Lý Giáo Tông,
Đức Hộ Pháp, một là để có đủ sức mạnh phổ độ nhơn sanh, hai là làm gương tốt
cho cộng đồng thế giới (tôn giáo toàn cầu). Con đường Đạo Tâm là bước đầu tiên
sẻ mở đường cho cơ Qui Nhất có thể có được.
“Văn Minh” gốc từ lòng người bày phô ra ngoài.Chúng ta
đồng ý tôn giáo chính là nền văn minh nhân loại, hẳn ai cũng công nhận Cao Đài
Giáo chính là nền văn minh nhân loại với tôn chỉ “Quy Tam Giáo, Hiệp Nhất Ngủ
Chi”.
Tình thế hiện nay có nhiều
đổi khác, trải qua trên 90 năm, việc đời việc Đạo biết bao thay đổi, thăng
trầm, đau thương xảy ra, nền văn minh nhân loại tiến hóa vượt bực, thì tư duy
của người Đạo cũng cần phải thay đổi theo cho phù hợp với tình thế mới và nền
văn minh hiện tại. Đời phải tùy Đạo mới còn, mà Đạo cũng phải tùy Đời mới vững,
Tân Luật ngày nay Thầy đã đến dạy chúng ta (nhân sanh) lập thành; trong thời
gian tới, nó sẽ phải thay đổi cho phù hạp với nhơn trí Đạo, Đời tương đắc để
dìu dắt cả nhơn sanh đời đời kiếp kiếp trong nền Đại Đạo như lời phán của Đức Chí
Tôn minh định “biên giới sứ mệnh Đạo Cao Đài là thật không biên giới”.
Trong cơ chuyển thế nầy,
chức sắc Ban Thế Đạo Hải Ngoại sẻ phải làm gì để mở rộng cửa Đạo,để cơ qui
nhứt thống nhất nhân sanh, tạo sức mạnh cho nền Đại Đạo.Chúng ta cần mở
rộng vòng tay đón mời các huynh đệ trong các Cao Đài Chi phái, không chi phái
với một tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ nhau như anh em một
nhà (như chính Đức Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp cũng đã nói từ năm 1957 và
1964 về cơ quy nhất để làm gương cho vạn quốc). Còn nếu chúng ta vẫn giữ theo
nếp suy nghĩ cũ, xem những người Chi phái như những kẻ hồi chánh, lầm đường lạc
lối trở về, lại tự cho mình là kẻ bề trên, thì cơ quy hiệp biết đến bao giờ mới
thực hiện được.
Trong giai đoạn hiện tại,
Ban Thế Đạo Hải Ngoại theo tinh thần Vi Bằng năm 1964 (Ngài Bảo Thế ký) đang
hợp tác với các tổ chức Cao Đài chi phái ở hải ngoại trong nhiều lãnh vực khác
nhau để cùng nhau hoạt độngtrong tình thân “huynh
đệ” Cao Đài để phát triển nền Đại Đạo. (xin đón xem bài viết “Suy Luận về
Tinh Thần “Bát Đạo Nghị Định” qua Chơn Pháp Đạo Tâm – Con Đường Qui Tâm Của Tín
Đồ Cao Đài”, Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Ban Thế Đạo Hải Ngoại, Tòa
Thánh Tây Ninh (đang viết gần xong).
8 .
Giúp Ý Kiến Cho Chức Sắc Hành Chánh Đạo Địa Phương:
Ban Thế Đạo Hải Ngoại và
trong tình trạng thiếu hụt chức sắc để hoạt động nhất là trong các Hành Chánh
Đạo, ở tại các Thánh Thất, Tộc Đạo, Hương Đạo địa phương, nơi mà phần nghi lễ,
nhạc lễ vẫn chưa được chuẩn đúng theo chơn truyền. Đạo Cao Đài ở hải ngoại cần
thống nhất các nghi lễ, nhạc lễ cúng (tứ thời hay hàng ngày, tiểu đàn, đại
đàn). Lễ Viện, Khảo Cứu Vụ (Ban Đạo Sử) và chức sắc BTĐHN sẽ phải nghiên cứu
thêm tài liệu về Nghi Lể, cố gắng giúp ý kiến, nhắc nhở và hướng dẫn đồng đạo
trong vấn đề nầy. Khảo Cứu Vụ và các chức sắc Ban Thế Đạo Hải Ngoại phải cố
gắng sưu tập tài liệu về Nghi Lể để hướng dẫn các Thánh Thất, Điện Thờ Phật
Mẫu, Tịnh Thất hiện nay và trong thế hệ mai sau.
Chức sắc Ban Thế Đạo Hải
Ngoại là “Đại Diện” (là bộ mặt) của
Đạo Cao Đài ở hải ngoại trong các sinh hoạt cộng đồng quốc tế và hội nghị tôn
giáo, chức sắc Ban Thế Đạo Hải Ngoại phải dựa theo luật định trong Quy Điều Ban
Thế Đạo, phải hãnh diện với “cấp bực là
chức sắc Ban Thế Đạo” để mà hành Đạo. Đây là niềm “hãnh diện” của con cái Đức Chí Tôn làm theo lời Thầy dạy. “Chiếc áo” không tạo được thầy tu, nhưng
đã đi tu rồi (tình nguyện lảnh chức vụ Hiền Tài, Quốc Sĩ trong BTĐ), thì phái
tuyệt đối tuân theo Quy Điều và Nội Luật BTĐ đề cùng nhau giúp đở Hành Chánh
Đạo và các cơ quan khác trong BTĐHN để phát huy nền Đại Đạo Cao Đài.
Muốn làm được như vậy, bản
thân các vị Hiền Tài, Quốc Sĩ (đã là chức sắc BTĐ) phải cố gắng học hỏi để biết
thêm về kinh kệ, hiểu nghi lễ, Tân luật Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật, ThánhLịnh,
Đạo Nghị Định, Huấn Lịnh, v.v.v... Phải cố gắng học hỏi để hiểu hiểu rỏ những
biểu tượng ẩn hiện trong giáo lý Bí Truyền của Đức Chí Tôn (Bí Pháp Đại Đạo), của
các bài Thiên Thơ, Thánh Ngôn để vững tiến trên con đường khó khăn hiện tại, để
phục vụ trong sự phát huy nền Đại Đạo Cao Đài mà vẫn duy trì và tuân theo các
luật Đạo. Như đã nói, “Chơn Pháp Đạo Tâm”
sẻ giúp chúng ta suy nghĩ thâm sâu hơn các điều luật trong Đạo, giúp chúng
ta bàn luận các luật Đạo và nghiên cứu những “lời dạy huyền diệu nằm ẩn sâu” trong Thánh Ngôn Thánh Giáo.
Các lớp huấn luyện giáo lý
Cao Đài sẻ được tổ chức và thuyết trình bởi Cơ Quan Truyền Giáo và Khảo Cứu Vụ
sẽ rất là “hữu dụng” cho các vị cần
học hỏi thêm giáo lý Cao Đài. Các vị chức sắc BTĐHN, nếu có điều kiện, nên cố
gắng tham dự các hội nghị tôn giáo hoàn cầu và không bao giờ bỏ lở cơ hội để
thuyết trình, phổ biến và phát triển Đạo Cao Đài. Đây cũng là một cơ hội để Đạo
Cao Đài ở hải ngoại được nhận diện và giúp cho Ban Thế Đạo Hải Ngoại trong hoạt
động “chiêu hiền đãi sĩ” tuyển chọn thêm nhân tài vào giúp Đạo.
Tuy rằng phải tìm tòi, học
hỏi nhiều, bỏ công bỏ sức nhiều nhưng năng lượng giúp Đạo, truyền giáo để phát
triển Đạo Cao Đài thì thật là thiết thực, vô biên, hữu ích đó sẽ là hành trang
ngày về của tất cả chúng ta.
Còn về mục đích "tạo
tư thế để hành đạo hải ngoại và hợp nhất với quốc nội khi đúng thời
điểm tạo thành Hội Thánh Trung Ương vì “Đạo thành từ ngoài vào”? Chúng
ta hãy suy nghĩ sâu xa hơn một chút. Câu “Đạo thành từ ngoài vào” có ý
nghĩa như thế nào? (Xin xem bài Đạo Tâm - Tịch Đạo - Chơn Pháp Đạo Tâm, Quốc
Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại - Tòa Thánh Tây
Ninh (2017).
Như đã ghi bên trên, Đức
Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp đã dạy từ năm 1957 và năm 1964 rằng:“ Vậy
ngày giờ đã gần đến nên Bần đạo để lời khuyên cả Chức sắc và toàn đạo rán thế
nào thống nhứt Đạo cho được mới có đủ sức mạnh để làm gương cho vạn quốc”(mình
cũng nên hiểu cái lời dạy “huyền diệu” sâu xa nầy, là sự thống nhất “vạn giáo
toàn cầu”.
9 .
Tham Dự Hội Nghị Tôn Giáo Thế Giới:
Đạo Cao Đài đã có đại diện
trong nhiều cuộc hội nghị Quốc Tế về Thần Học và Tôn Giáo trên thế giới từ năm
1933. Các chức sắc Ban Thế Đạo Hải Ngoại cũng đã tham gia Đại Hội Văn Hoá Thiên Đàng, Hòa Bình Thế Giới, Phục
Hồi Ánh Sáng ở Nam Hàn do HWPL (Heavenly
Culture, World Peace, Restoration of Light (HWPL) tổ chức, Hội Nghị Tôn Giáo
Thế Giới (Parliament of the World's Religions), v.v.v…và sẻ cố gắng tham dự các
đại hội tôn giáo thế giới (Mỹ Châu, Âu Châu, Á Châu)trong tương lai để phát huy
nền Đại Đạo Cao Đài và hợp tác với các tôn giáo bạn trong nhiều lảnh vực như
thần học, xả hội, phước thiện, hòa bình thế giới, văn hóa và phong tục,
v.v.v...
Tổ chức “Văn Hoá
Thiên Đàng, Hòa Bình Thế Giới, Phục Hồi Ánh Sáng (HWPL)” được thành lập năm
2012 (khoảng 5 năm nay). Đường lối hoạt đông của HWPL là tôn chỉ, phương hướng
hoạt động, là con đường mà Đại Đạo Cao Đài, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ/Tòa Thánh Tây
Ninh(BTĐHN) do Đức Chí Tôn dùng “Huyền Diệu Cơ Bút” khai Đạo từ năm 1926, đã và
đang hoạt động hơn 90 năm nay.
Hội Nghị Tôn Giáo
Thế Giới (The Parliament of the World's Religions) được tạo ra để nuôi dưỡng sự
hòa hợp giữa các cộng đồng tôn giáo và tinh thần của thế giới và nuôi dưỡng của
họ tham gia với thế giới và các tổ chức hướng dẫn để đạt được một thế giới chỉ
hòa bình và bền vững.
Đức Chí Tôn dạy Cao Đài là
một Đại Đạo, là một Tôn Giáo Toàn Cầu. Trong tinh thần đó, Ban Thế Đạo Hải
Ngoại (Tòa Thánh Tây Ninh ở hải ngoại) ủng hộ nồng nhiệt các hoạt động của Tổ
Chức “Văn Hoá Thiên Đàng, Hòa Bình Thế
Giới, Phục Hồi Ánh Sáng (HWPL)”, Hội
Nghị Tôn Giáo Thế Giới (The Parliament of the World's Religions) để phổ truyền
triết lý thần học Cao Đài trên cộng đồng tôn giáo toàn cầu và cộng tác hoạt
động với các tôn giáo trong nhiều lảnh vực. Âu đây cũng là do bàn tay sắp xếp “huyền diệu” cùa Đức Chí Tôn.
Các vị Hiền Tài, Quốc Sĩ
trong Ban Thế Đạo sẻ có cơ hội hoạt động trong Khảo Cứu Vụ, Viện Đại Học, Cơ
Quan Truyền Giáo, .. vv. và trong hoàn cảnh cho phép, các vị nầy sẻ tham dự các
hội nghị tôn giáo thế giới, đây sẻ là cơ hội để “mở rộng tầm tay thân hửu” Đạo Cao Đài đến với tôn giáo bạn.
Xin mời các vị trí thức,
Hiền Tài niên trưởng, đồng Đạo hiểu nhiều về Đạo, còn đang lưởng lự, nếu có thì
giờ, thời cơ đến trớ về “Nhập Cuộc”
cùng hoạt động với các chức sắc trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại để mở rộng, truyền
bá giáo lý và phát huy nền Đại Đạo.
10 .
Thuyết Trình Triết Lý Thần Học Cao Đài:
Khi sự hiểu biết về niềm
tin tôn giáo trở thành hệ thống và có khả năng giải quyết các vấn nạn con người
từ lăng kính đức tin thì chúng ta đang bước vào ngưỡng cửa của thần học. Mục
đích của thần học là tìm hiểu nội dung của những gì tôn giáo đã đón nhận được
qua mặc khải. Do đó, khi nói thần học là “đức tin tìm kiếm sự hiểu biết” tức là
chúng ta thừa nhận rằng thần học có một sứ mệnh nước đôi: vừa dấn thân vào các
thực tại tôn giáo, vừa phải dùng các phương pháp suy tư phê phán của triết
học.
Là một hoạt động tri thức,
thần học dùng các phạm trù triết học để minh họa cho tính hợp lý của niềm tin
tôn giáo.Thần học cố gắng kết nối niềm tin tôn giáo với bối cảnh xã hội. Khi
làm công việc “bắc cầu” này, thần học
rút tỉa nội dung từ “mặc khải”, nhưng
hình thức thì được vay mượn từ các phạm trù triết học và bối cảnh văn hóa. Là
truyền thống học thuật, thần học luôn tận dụng mọi công cụ tri thức để giữ cho
nội dung của đức tin luôn được cập nhật và trở thành thực tại sống động chứ
không là một “bảo vật” cổ kính trong
viện bảo tàng của lịch sử. Khi lối suy tư cũ không còn thích ứng nữa thì
phương pháp thần học mới sẽ ra đời.Như thế, thần học luôn mở rộng và hướng về
chân trời vô hạn của đức tin và mặc khải.
Đây là một trong những vấn
đề quan trọng trong thực hành, hoạt động mà chức sắc Ban Thế Đạo Hải Ngoại phải
cố gắng tham dự và cho thuyết trình (lecture, seminar) về Triết Lý Thần Học Cao
Đài tại các hội nghị tôn giáo trên thế giới, tại các trường đại học, tại các
viện nghiên cứu tôn giáo, v.v.v... Muốn làm được điều nầy, chúng ta không những
phải thông hiểu vế Triết Lý Thần Học Cao Đài, Tân Luật Pháp Chánh Truyền, Đạo
Luật, Thánh Ngôn (Thiên Thơ), v.v.v., mà còn phải có khả năng cho thuyết trình,
diễn thuyết qua các ngôn ngữ khác, đặc biết là Anh ngữ, một sinh ngữ rât là phổ
thông trên toàn cầu. Sự thông hiểu Triết Lý Thần Học Cao Đài và truyền đạt các
sự hiểu biết nầy qua “Anh ngữ” sẻ tạo
một nhịp cầu tương đắc giửa trong sự hiểu biết về triết lý các tôn giáo trên
cộng đồng thế giới.
Vai trò của các vị Hiền
Tài, Quốc Sĩ trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại thì quá rỏ và rất là quan trọng:
thuyết trình, giải thích Thần Học Cao Đài trong các hội nghị tôn giáo thế giới,
tạo một sợi dây liên lạc “thần học vô
hình” với các tôn giáo trong tinh thần tìm hiểu họp tác “Thần Học Cao Đài và các Tôn Giáo”. Đây
củng là cơ hội để đóng góp vào chương trình “Chiêu
Hiền Đãi Sĩ” của Ban Thế Đạo Hải Ngoại.
11 . Tập San Ban Thế Đạo:
Sau năm 1975 như ghi bên
trên, trong tình trạng khó khăn, các anh chị em Hiền Tài Ban Thế Đạo tại hải
ngoại đã cùng nhau thành lập Ban Thế Đạo Hải Ngoại. Từ dạo đó, “Tập San Thế
Đạo” lại được tái hoạt động lại tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác ở hải ngoại.
Bài vở được gởi đi khắp nơi trên thế giới (khởi thủy gốc là tờ báo Thế Đạo do
Hiền Tài Trần Văn Rạng chủ biên). Bản Tin Ban Thế Đạo và Website Ban Thế Đạo
cũng đà được mở trên Internet. Ban Thế Đạo Hải Ngoại đã hết sức cố gắng lèo lái
“Tập San Thế Đạo” và “Bản Tin Ban Thế Đạo”, phổ biến tin tức
qua các bài viết trong Ban Thế Đạo Website bắt đầu từ dạo đó,mặc dù trong tình
trạng eo hẹp về nhân lực, bài vở cũng như tài chánh. Tập San Thế Đạo được suất
bản khoảng 3 tháng một lần. Bản Tin Ban Thế Đạo thì được suất bản thường hơn.
“Tập San Thế Đạo” đã được đồng Đạo hải
ngoại ủng hộ nhiệt liệt. Đây cũng là một niềm vui và một phương tiện để anh chị
em Cao Đài tại hải ngoại “nối chặt vòng
tay” Đại Đạo. Xin các anh chị em Hiền Taì, Quốc Sĩ ủng hộ và đóng góp bài
viết cũng như các phương tiện khác để giúp cho Tập San Ban Thế Đạo một ngày một
tiến hơn tại hải ngoại. Ban Thế Đạo Hải Ngoại đang trên đường cho suất bản
nhiều bài viết trên các tập san, bản tin, Website Ban Thế Đạo, CaoDai Âu Châu
Website, v.v.v... trong chương trình phát triển Đạo Cao Đài tại hải ngoại và mở
rộng tầm tay đến các Cao Đài chi phái và không chi phái trên toàn cầu.
Sự thay đổi đường
hướng và tôn chỉ hoạt động của Tập San Thế Đạo để phù hợp với đà tiến triển của
Đạo Cao Đài tại hải ngoại là một điều rất cần thiết. Trong quá khứ và gần
đây, các bài viết trong Tập San Thế Đạo, phần lớn rất là giới hạn. Bài viết thì
hiếm hoi và đa số không viết theo tinh thần phát triển và hoạt động của Ban Thế
Đạo Hải Ngoại. Phải thành thật mà nói là “Tập
San Thế Đạo” không có đủ bài viết đề ấn hành, không có đủ người phụ giúp.
Đây cũng là một nhiệm vụ cao cả và đầy thử thách của các vị chức sắc trong Ban
Thế Đạo phụ giúp bài viết cho Tập San và giúp cho Tập San bước thêm một “bước tiến nữa”. Như ghi bên trên văn hóa phải sống, phải theo
sát với nền văn minh nhân loại, các bài viết trong Tập San Thế Đạo cũng nên và
sẻ phản ảnh tinh thần nầy.
Tập San Thế Đạo cần bài
viết về Triết Lý & Giáo Lý Thần Học
Cao Đài giải thích theo nền văn minh nhân loại hiện tại, và trong tinh thần
Triết Lý Tôn Giáo Đại Đồng. Các bài viết căn bản về Tân Luật, Đạo Luât, Pháp
Chánh Truyền thì đã có quá nhiều (có cái đúng hay và có cái sai), nhất là trên “Internet”. Tập San Thế Đạo (và Bản Tin
Ban Thế Đạo) cần suất bản các bài viết, tin tức hay hơn, cụ thể hơn để phổ
truyền hoạt động và triết lý Cao Đài tại hải ngoại, giải thích con đường Ban
Thế Đạo Hải Ngoại đang đi trong tinh thần Tân Luật Pháp Chánh Truyền, giải
thích các lời dạy ẩn tàng “huyền diệu” trong Thánh Ngôn, Thiên Thư, trên con
đường văn minh hoàn cầu hiện tại vựa trên căn bản thần học Cao Đài và cái hay
của các tôn giáo khác.Đây cũng là một lý do rất là quan trọng mà Ban Thế Đạo
cần kính cẩn mời nhân tài vào giúp Đạo (Đạo Đời tương đắc).
Đức Chí Tôn đã dạy
“Các con phải biết hễ là người thì phải biết Ðạo; không biết Ðạo không phải là
người.Cái chánh cái tà rồi đây sẽ phân biệt nhau.Nếu các con còn để một vài
điểm mờ hồ trong dạ thì làm sao chóng đến nơi, đến chốn đặng? Các con phải đồng
tâm hiệp lực nhau, bỏ hết các điều tệ theo thường tình, thì mới dễ thành Ðạo.
Vậy Thầy khuyên các con đứa nào có trí lực bao nhiêu khá đem ra mà thi thố, chớ
đừng sụt sè theo thói nữ nhi, vậy cũng uổng cái điểm linh quang của Thầy ban
cho các con lắm.”
Các bài viết cũng cần được
dịch sang ngoại ngữ nhất là Anh Ngữ vì chúng ta cần phổ truyền giáo lý triết
học Cao Đài tại hải ngoai và phần đông không biết tiếng Việt (ngay cả thế hệ
con cháu). Nếu không có sách vở giáo lý, thần học Cao Đài bằng ngoại ngữ, thì
làm sao mình thu nhập được các tín đồ người ngoại quốc được và.... Đạo Cao Đài
mình sẻ “dẫm chân tại chổ”, không tiến xa hơn được. Như Đức Chí Tôn dạy bên
trên “Vậy Thầy khuyên các con đứa nào có trí lực bao nhiêu khá đem ra mà thi
thố”.
Viết và suất bản các bài
viết bàn luận về “Triết Lý Thần Học Cao
Đài” là một điều rất cần thiết để giải thich và truyền bá con đường mà Ban
Thế Đạo Hải Ngoại đang đi. Cao Đài là một Đại Đạo, “Đạo Tâm – Chơn Pháp Đạo
Tâm” là “Bí Pháp” giải thich rỏ ràng “Thiên Ý” và đường hướng Ban Thế Đạo Hải
Ngoại, Tòa Thánh Tây Ninh đang phục vụ nền Đại Đạo do Đức Chí Tôn lập nên năm
1926. (xin đọc bài viết “Đạo Tâm - Tịch
Đạo - Chơn Pháp Đạo Tâm”, Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ,
Cao Đài Hải Ngoại - Tòa Thánh Tây Ninh
(2017).
Trong tinh thần phát triển
các tập san Đại Đạo, xin chân thành thỉnh mới các vị Quốc Sĩ, Hiền Tài, và đặc
biệt nhất là các “nhân tài” thế hệ
trẻ, thông thạo Anh ngữ, nếu hoàn cảnh cho phép, “Nhập Cuộc” họp tác với Ban
Thế Đạo Hải Ngoại, chúng ta sẻ cùng nhau làm cho các bài viết trong các tập
san ngày càng phong phú hơn.
12 .
Dịch Kinh Sách Tài Liệu Giáo DịchSang Ngoại Ngữ (Anh Ngữ)
Các sách vở, bài viết, tài
liệu giáo dục,nghiên cứu thần học Cao Đài và các tôn giáo khác (cho KCV, VĐH),
thuyết trình, bài viết trong Tập San Thế Đạo, bản tin cũng nên được dịch sanh
tiếng ngoại ngữ nhất là Anh Ngử (như ghi bên trên) vì chúng ta cần phổ truyền
giáo lý triết học Cao Đài tại hải ngoai và phần đông không biết tiếng Việt. Nếu
không có sách vở giáo lý, thần học Cao Đài bằng tiếng ngoại ngữ, thì làm sao
mình thu nhập các tín những tín đồ người ngoại quốc được và.... mình sẽ “dẫm
chân tại chỗ”, không tiến xa hơn được.
Đây là một cơ hội “hoàn mỹ, tuyệt vời” để cho các vị Hiền
Tài niên trưởng hiểu nhiều về triết học Cao Đài, các vị Hiền Tài trẻ, các con
cháu thuộc thế hệ sau (sanh ra tại Mỹ và tốt nghiệp tại các Đại Học Hoa Kỳ) làm
việc chung với nhau để hoàn tất các chương trình chuyển dịch tài liệu viết về
Đạo Cao Đài như đã nói.
Như đã ghi bên trên, Ban
Thế Đạo trong đướng lối “Chiên Hiền Đãi Sĩ”, sự mời các Hiền Tài, Quốc Sĩ không
thể nào giới hạn trong “nội địa hay quốc nội” được, mà phải mở rộng tầm tay đến
các nhà học thức khắp nơi trên thế giới (không phân biệt quốc gia). Ban Thế Đạo
trong chương trình “chiêu hiền đãi sĩ” đã và đang mở rộng sự tuyển chọn nhân
tài ở khắp năm châu (khắp mọi nơi trên thế giới).
Đức Chí Tôn, THẦY đã tiên
đoán từ lúc lập Đạo: “Cao Đài không chỉ mở ra tại nước Việt Nam nhỏ bé mà
sau này sẽ truyền bá giáo lý Cao Đài ra khắp năm châu để cứu rổi nhân loại và
tạo sự hòa đồng bác ái cho cả nhơn loại”.
Chân thành thỉnh mời các
vị Quốc Sĩ, Hiền Tài, các đồng Đạo nếu và đặc biệt nhất là các “nhân tài” thế hệ trẻ, tốt nghiệp từ các
đại hoc ở Hoa Kỳ, thông thạo Anh ngữ, nếu có thiện ý giúp Đạo và hoàn cảnh cho
phép, “Nhập Cuộc” họp tác với Ban Thế ĐạoHải Ngoại, Tòa Thánh Tây Ninh,
chúng ta sẻ đồng hành cùng nhau vấn thân trong trọng trách nầy.
13 .
Cao Đài Tự Điển (hay Tự Điển Cao Đài)
Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng
bút hiệu Đức Nguyên (1940-2005), là soan giả của bộ sách (3 quyển) Cao Đài Từ
Điển bằng tiếng Việt. Đây là một công trình qúa“to lớn, vỉ đại” để hoàn thành
bộ sách nầy. HT Nguyễn Văn Hồng đã bỏ rất là nhiều thì giờ trong thuở sanh tiền
để soạn thành bộ sách Cao Đài Tự Điển. Khi ra đi, HT Hồng đã để lại cho hậu
thế, cho Đạo một “tác phẩm vô gía”, đóng góp một phần rất là quan trọng trong
vấn đề truyền giáo Đạo Cao Đài. Bộ sách Cao Đài Tự Điển đã giúp cho biết bao
tín đồ Cao Đài vànhất là thế hệ trẻ học hỏi thêm về tổ chức, giáo lý Cao Đài.
Công lao của HT Hồng rất
to lớn không ai phủ nhận được. Tuy nhiên vì HT Hồng sọan một mình nên bộ sách
Cao Đài Tự Điển còn nhiều thiếu sót, cần được sửa chữa, thêm vào (edit) các chi
tiết cần thiết.Chúng ta phải cùng nhau đóng góp vào phần còn lại. Trong
tương lai bộ sách Cao Đài Tự Điển sau khi hoàn tất sẻ được dịch sang tiếng Anh
(và các sinh ngữ khác, thí dụ Pháp Ngữ, Hoa Ngữ nếu cần). Nhiệm vụ của Khảo Cứu
Vụ, Cơ Quan Truyền Giáo (Ban Thế Đạo Hải Ngoại) là phải tiếp tục phần còn lại
và tìm người để“duy trì”bộ sách Cao Đài Tự
Điển mà HT Hồng lưu lại
cho Đạo.
Ban Thế Đạo Hải Ngoại cũng
đang dự tính in và xuất bản bộ sách Cao Đài Tự Điển (biết là ssẽ tốn kém nhiều
về tài chánh, hy vọngvới sự trợ giúp của các vị Mạnh Thường Quân, bộ sách Cao
Đài Tự Điển sẽ được xuất bản). Để thực hiện và hoàn tất chương trình nầy, Ban
Thế Đạo và Khảo Cứu Vụ và Cơ Quan Truyền Giáo rất cần sự giúp đở và thiện tâm
của tất cả đồng Đạo và các vị chức sắc trong Ban Thế Đạo.
Chân thành thỉnh mới các
vị Hiền Tài, Quốc Sĩ và tất cả đồng Đạo nếu hoàn cảnh cho phép, “Nhập Cuộc”
họp tác với Ban Thế Đạo Hải Ngoại, Tòa Thánh Tây Ninh, chúng ta sẻ đồng
hành hoàn tất trọng trách nầy.
Một tin vui cho đồng Đạo
Cao Đài ở hải ngoại là Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu Đức Nguyên là soạn giả
của bộ sách Cao Đài Tự Điển gồm 3 Quyển I, II và III, trong tin thần phát huy
Đạo CaoĐài, có ý muốn in bộ sách Cao Đài Tự Điển để phổ biến Giáo lý Cao Đài,
đã hết lòng hoan nghinh và bằng lòng giao bản quyền cho Ban Quản Nhiệm Ban Thế
Đạo HảiNgoại để xuất bản tại California, Hoa Kỳ. Vì làm công quả phục vụ Hội
Thánh, phụng sự nhơn sanh, nên soạn giả (HT Hồng) không đòi hỏi một món tiền
bản quyền nào hết.
Xin đọc lá thư của Hiền
Tài Nguyển Văn Hồng đề ngày 4-7 Nhâm Ngọ (dl 12-8-2002) gởi cho Tổng Quản Nhiệm
và Nhị VịPhó Tổng Quản Nhiệm Ban Thế Đạo Hải Ngoại.
Ban Thế Đạo Hải Ngoại đã
có bộ sách Cao Đài Tự Điển của HT gồm ba (3)quyển QI, QII và QIII trong dạng
PDF documents:
- Quyển 1: 1814 pages
- Quyển II: 1862 pages
- Quyển III: 1938 pages
Ban Thế Đạo Hải Ngoại đang
liên lạc với các nhà ấn loát bản để “thương lượng” in bộ sách Cao Đài Tự Điển
(Edition I) theo thỉnh nguyện của HT Hồng và theo sự cần thiết trong chương
trình phát triển Đạo Cao Đài tại hải ngoại.
Đây củng là một cơ hội “hoàn mỹ” để cho các vị Hiền Tài niên
trưởng, các vị Hiền Tài trẻ (tốt nghiệp tại Đại Học Hoa Kỳ), đồng Đạo (team
work and effort) cùng chung hoạt động, giúp hoàn thành chương trình nầy.
Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng
đã mất năm 2005.Trong thuở sanh tiền, Hiền Tài Hồng đã đóng góp rất nhiều tài
liệu “vô giá” cho Đạo đã giúp vào sự
phát triển Đạo Cao Đài. “Cao Đài Tự Điển” là một thí dụ điển hình.Tiếc thay HT
Hồng đã ra đi quá sớm!
VII .
Hàn Lâm Viện và Thập Nhị Bảo Quân
Đạo Cao Đài là một tôn
giáo mới, hiện đại nên cơ chế tổ chức có đủ các ban khảo cứu về các ngành, các
tôn giáo, xả hội, phong tục, canh nông, văn hóa nghệ thuật, y học, kỷ nghệ,
phong thủy, v.v.v...để thích ứng với thời đại văn minh. Qua các tài liệu về Hàn
Lâm Viện và Khảo Cứu Vụ, chúng ta đã thấy là trong thời khai Đạo, Đức Hộ Pháp
đã nhìn xa và nhận biết rỏ tầm quan trọng của Hàn Lâm Viện Cao Đài. Tài liệu
sưu tập ghi là vào năm 1935, Đức Hộ Pháp lần đầu tiên đã thành lập Hàn Lâm Viện
với Hội Đồng Bảo Quân (Thập Nhị Bảo Quân) gồm các nhà Thông Thái, Tiến Sĩ, Bác
Sĩ, Luật Sư, v.v.v... trong nhiều lảnh vực khác nhau, để phát triển Đạo Cao Đài
trên toàn cầu.
Tháng 10 năm 1935, Đức Hộ
Pháp đã giao trách nhiệm cho vị Bảo Cô Quân (Luật Sư Dương Văn Giáo) thành lập
bản Điều Lệ của Hội Đồng Bảo Quân trực thuộc chi Thế Hiệp Thiên Đài.
Trong điều lệ viết về Hội
Đồng Bảo Quân có ghi rỏ là “các vị Bảo Quân trong Hội Đồng Bảo Quân là các Phụ
Tá cho các vị Thời Quân trong “Thập Nhị Thời Quân Hiệp Thiên Đài.
Hội Đồng Bảo Quân có chức
năng và nhiệm vụ:
1 - Sưu tầm và thu thập
tất cả những sự kiện có liên quan đến Đạo Cao Đài.
2 - Chăm sóc, bảo tồn và
bảo tàng các di tích đạo sử bảo vệ các văn bia, sách cổ.
3 - Truyền đạt cho chúng
sanh các kiến thức về khoa học hiện đại bằng khảo cứu, bằng dịch thuật hay tóm
tắt các sách hữu dụng của Âu Tây.
4 - Tạo lập các thư viện
tại Toà Thánh và ở các Châu Tộc Đạo.
5 - Biên soạn chuyên san
về các đề tài khoa học, văn học, mỹ thuật có liên quan đến Đạo Cao Đài
6 - Giao lưu với tất cả
các hội trí thức trong nước cũng như trên thế giới để tiếp cận với các tri thức
mới.
Việc phong chức các vị Bảo
Quân trong Hội Đồng Thập Nhị Bảo Quân gặp nhiều khó khăn (vì tình thế chánh trị
lúc bấy giờ, nhân tài chưa có và chưa sẵn sàng hoạt động trong Đạo). Để thực
hiện hoài vọng quan trọng của Hàn Lâm Viện nhằm mục đích phát triển nền Đại Đạo
khắp mọi nơi trên thế giới và trong sinh hoạt tôn giáo hoàn cầu, thế nên ngày
15-12 Đinh Hợi (25-1-1948) Đức Hộ Pháp đã thiết lập Cơ Quan Khảo Cứu Vụ tại Toà
Thánh để sưu tập Kinh Điển và Thánh Ngôn, Thánh Giáo đặng khảo cứu Triết lý Cao
Đài Đại Đạo và Kinh sách của Tôn giáo khác mà ra Kinh sách để Phổ Thông Đại Đạo
Tam Kỳ.
Khảo Cứu Vụ đã tạo điều
kiện tham dự thành viên dễ dàng hơn so với Hội Đồng Bảo Quân nên Khảo Cứu Vụ
thu hút được nhiều thành phần ưu tú trong Đạo và tồn tại lâu dài, dể dàng thay
thế, hoặc tuyển thêm vào khi cần. “Khảo Cứu Vụ” là là một cơ quan “rất quan
trọng” để phục vụ và giúp vào mục đích dài hạn một khi Hàn Lâm Viện được thành
lập và hoạt động.
Đức Hộ Pháp đã thành lập
Hàn Lâm Viện vào năm 1935, nhưng thiếu nhân tài, sắc phong các Bảo Quân gặp khó
khăn. Nên năm 1948, Đức Ngài lập ra Khào Cứu Vụ để tiếp tục phần nào nhiệm vụ
của các vị Bảo Quân trong Hàn Lâm Viện để phát triển của nền Đại Đạo, nhưng rồi
vẫn bị thời cuộc biến thiên và tất cả phải bị ngừng lại. Đức Hộ Pháp và Đức Lý
Giáo Tông như đã hiểu biết sự khó khăn nầy, nên năm 1965 Đức Ngài lập ra Ban
Thế Đạo đễ tuyển chọn nhân tài vào Đạo, một phần củng cố lại Hàn Lâm Viện, và
ủng hộ các hoạt động của Khảo Cứu Vụ.
Ban Thế Đạo Hải Ngoại là
cơ quan sau cùng của Hiệp Thiên Đài (sau Hàn Lâm Viện và Khảo Cứu Vụ) với vai
trò “chuyển Thế vào Đạo” và phát huy
Đạo khắp mọi nơi trên hoàn cầu, thì sự thành lập Hàn Lâm Viện trong tương lai
là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của Ban Thế Đạo Hải Ngoại.
Các nhân tài, học giả, bác
sĩ, luật sư, tiến sĩ, các nhân sĩ, các vị Giáo Sư đại học là tín đồ và không
phải là tín đồ Cao Đài, nếu có ý định hợp tác và hoạt động với Hàn Lâm
Viện, Khảo Cứu Vụ hay Viện Đại Học, Ban
Thế Đạo Hải Ngoại thành tâm thân mời các vị nầy tham dự và hoạt động trong các
lãnh vực thích hợp.
Ban Thế Đạo Hải Ngoại với
chương trình “Cầu Hiền Giúp Đạo”,
đang tuyển chọn nhân tài học vị bậc Tiến Sĩ, hay học vị tương đương có đạo tâm
muốn phục vụ Đạo vào phẩm Quốc Sĩ. Nếu các vị nhân tài nầy vào hoạt động với
BTĐHN, thì trong tương lai, việc thành lập Hàn Lâm Viện Cao Đài có thể sẻ được
dể dàng hơn. Ban Thế Đạo Hải Ngoại rất mong sự “Nhập Cuộc” và họp tác của tất cả các vị.
VIII . Thay Lời Kết
Quốc Đạo tức là Quốc Giáo,
là nền Tôn Giáo chánh thức của một nước.
Đạo Cao Đài là Quốc Đạo
của Việt Nam, vì Đạo Cao Đài được Đức Chí Tôn mở ra trên đất nước Việt Nam, cho
dân tộc Việt Nam.
Từ thử nước Nam
chẳng đạo nhà,
Nên Ta gầy dựng
lập nên ra. (TNHT)
Đó là lời xác nhận của Đức
Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Trên đất nước Việt Nam
hiện nay có rất nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, Thiên Chúa
giáo, đạo Tin Lành, đạo Bà La Môn, . . vv... Những tôn giáo nầy đều được mở ra
ở các nước ngoại quốc rồi truyền vào Việt Nam, được người Việt Nam chấp nhận và
tôn sùng.Nhưng riêng nước Việt Nam, kể từ khi lập quốc đến nay, chưa có một tôn
giáo được khai mở trên đất nước Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam. Ngày nay, Đức
Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế đến ban thưởng cho dân tộc Việt Nam, bằng cách mở
ra trên đất nước Việt Nam, cho người Việt Nam một nền Đại Đạo gọi là Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ, hay nói vắn tắt là Đạo Cao Đài, do Đấng Thượng Đế tá danh Cao
Đài làm Giáo Chủ.
Thật là vinh hạnh cho dân
tộc Việt Nam !
Đức Chí Tôn giáng cho bài
thi và bảo chép lại bằng Hán văn để gởi cho vua Bảo Đại lúc Đạo bi khảo dạo,
trong đó có 2 câu :
Quốc Đạo kim triều
thành Đại Đạo,
Nam phong thử nhựt
biến Nhơn phong.
Nghĩa là nền Quốc Đạo Cao
Đài ngày nay biến thành nền Đại Đạo cho cả hoàn cầu. Nền phong hóa của nước
Việt Nam ngày ấy sẽ biến thành nền phong hóa của nhơn loại. Nam phong là nền
phong hóa của dân tộc Việt Nam. Nhờ thi hành chủ trương Nho Tông chuyển thế của
Đạo Cao Đài, nền phong hóa của Việt Nam sẽ trở nên vô cùng tốt đẹp, được dùng
làm gương mẫu cho các nước trên toàn thế giới noi theo
Chúng ta đồng ý tôn giáo
chính là nền văn minh nhân loại, hẳn ai cũng công nhận Cao Đài Giáo chính là
nền văn minh nhân loại với tôn chỉ “Quy
Tam Giáo, Hiệp Nhất Ngủ Chi”.
Đức Chí Tôn, THẦY đã tiên
đoán từ lúc lập Đạo: “Cao Đài không chỉ mở ra tại nước Việt Nam nhỏ bé mà
sau này sẽ truyền bá giáo lý Cao Đài ra khắp năm châu để cứu rổi nhân loại và
tạo sự hòa đồng bác ái cho cả nhơn loại.
Đạo Cao Đài, là một Đại
Đạo, không chỉ là tôn giáo chú trọng tinh thần siêu thoát thế gian, mà còn là
tôn giáo hướng đạo nhân sinh dung hòa tâm vật, kiến tạo đại đồng xã hội (hoàn
cầu). Hai chử Đại Đạo, chính nó bao gồm sự “huyền
bí và không biên giới”. Lời phán của Đức Chí Tôn bên trên minh định biên
giới sứ mệnh Đạo Cao Đài là thật không biên giới:
“Đạo mầu rưới khắp nơi
trần thế” và “Nhất thân ức vạn diệu huyền thần biến”.
Lời mặc khải huyền nhiệm
của Ngài cũng là triết thuyết mới mẻ về tôn giáo, vì mặc khải không thể có bằng
kinh nghiệm, cũng không lý luận hay chứng minh gì được.Đó là đặc điểm của tôn
giáo khác với khoa học. Khoa học đã căn cứ vào vật thể mà phát minh những
phương tiện giao thông cho con người sống gần nhau, nên cũng cần phải có tôn
giáo mới phù hợp với thời đại mới. Đạo Cao Đài có sứ mạng thiêng liêng cao cả,
làm trung gian hiệp đồng mọi luồng tư tưởng Đông Tây nên giáo lý Cao Đài có
tính cách bao dung hòa hoãn.
Bổn nguyên lời dạy của Đức
Chí Tôn nằm trọn trong Thánh Ngôn. Như thế, những điều gì không có trong Thánh
Ngôn thì phải không có trên Thiên Bàn và không có trong Giáo lý Đại Đạo. Thánh
Ngôn lại hư hư thực thực, có thật mà cũng có giả, nên Đức Chí Tôn dạy: "Điều gì hợp với lòng chư môn đệ là
Thánh ý, điều gì không hợp là của tà quái". Nếu hiểu được như vậy, độc
giả sẽ thấy rõ Đạo Cao Đài là một tôn giáo thuận khoa học tiến bộ, khi đã loại
bỏ những điều trái với đời thường.
Vì
chính Thầy đã dạy: "Thầy đến lập cho các con một nền chơn Đạo, tức là
mọi sự chi dối trá đều chẳng phải của Thầy" (TNHT, QI, tr.77).
Đạo không Đời không sức.
Đạo là cái tướng diện căn bản tinh thần Đạo Đức Nhơn Nghĩa của nhơn loại đòi
hỏi mà thành tượng một khối thương yêu, cho nên Đạo là cái chung nhất, còn Đời
là giai cấp thống trị. Cho nên, Đạo hay Đời có được là cùng một gốc xuất phát
từ con người, dù Đời hay Đạo mà không có con người cũng như Đạo là hồn mà không
có Đời là thể xác hữu hình thì Đời Đạo tiêu vong.
Ban Thế Đạo Hải Ngoại với
vai trò “chuyển Thế vào Đạo, giúp Đạo trợ Đời và phát huy Đạo Cao Đài khắp
mọi nơi trên hoàn cầu”, tuyển chọn nhân tài vào Đạo, tái lập lại các cơ
quan trọng yếu của Ban Thế Đạo, mở rộng các cơ quan khác, ủng hộ các hoạt động
của Đạo cho thế hệ sau và nhiều thế hệ sau nữa. Trong mấy năm qua, Ban Thế Đạo
tại hải ngoại đã và đang hoạt động trong tình trạng “khó khăn, bế tắc” và thiếu tài chánh lẫn nhân sự.
Ban Thế Đạo được thành lập
bởi Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông. Cộng hai Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp là
Quyền Chí Tôn tại Thế, hay Quyền Chí Linh (Bí Pháp Đại Đạo). Như vậy thể
theo Thiên Ý thì Ban Thế Đạo được gián tiếp thành lập bởi Đức Chí Tôn
Sự thành lập Ban Thế Đạo,
thuộc chi Thế Hiệp Thiên Đài, không phải là chỉ nhằm mục đích tuyển chọn nhân
tài vào Đạo mà là sự “huyền diệu, vô
hình” ở cái “thánh ý, thiêng liêng,
huyền bí, trong tinh thần chuyển Đời và Đạo” và phát huy nền Đại Đạo. Đức
Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông hiễu rõ và đã như biết và có ý định, dự tính từ
trước: Ban Thế Đạo giúp vào sự phát triển của Đạo ở khắp hoàn cầu và trong mọi
hoàn cảnh trong cơ chuyển thế. Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp dạy: thiên vị
của các chức sắc Ban Thế Đạo tùy nghi nơi các vị (phế đời hành Đạo hay ở ngoài
đời hoạt động lo cho Đạo). Vai trò của Ban Thế Đạo không thể nào “đo lường hay
dự đoán tại hửu hình nầy được” vì vai trò và nhiệm vụ của chức sắc trong Ban
Thế Đạo là là sự phối hợp toàn mỹ huyền diệu giửa “Hửu Hình và Vô Hình – Hiện
Tướng và Vô Vi - giửa Đời và Đạo” để phát triển nền Đại Đạo.
Đạo không đời
không sức.
Đời không Đạo
không quyền,
Đạo
Đời tương đắc mới mong tạo thời cải thế đã phản ảnh rỏ ràng vai trò của Ban Thế Đạo tại
Hửu Hình (Đời) và Vô Vi nầy (Đạo) nầy.
Cơ Đạo của Chí Tôn biến
chuyển khôn ngừng. Sự biến chuyển này là những bài học dạy các môn đệ cái Tâm
biết tự gìn giữ Đạo đồng thời cũng là một nấc thang giúp nhơn sanh leo lên
mức trên của Con Đường Tấn Hóa.
Sự thánh lập Ban Thế Đạo
Tòa Thánh Tây Ninh trước năm 1975 là do bàn tay sắp đặt của các đấng “thiêng liêng - vô hình”, đã đưa Ban Thế
Đạo Tòa Thánh Tây Ninh ra hải ngoại trong cơ chuyển thế và Tòa Thánh Tây Ninh
thì đi vào con đường “bế tắc - tận cùng”.
Do sự sắp đặc “vô hình huyền nhiệm”
nầy, mà Ban Thế Đạo Hải Ngoại “ngộ biền
tùng quyền” trong giai đoạn khó khăn, đã vượt lên mọi thử thách, hoạt động,
gầy dựng các cơ sở và phát huy cơ phổ độ, truyền bá và phát triển nền Đại Đạo
Cao Đài tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức và sẻ mở rộng đến nhiều quốc gia khác
trên thế giới nữa.
Ban Thế Đạo Hải
Ngoại là tổ chức duy nhất của Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh còn tồn tại tại
cỏi Hữu Hình và hoạt động tại hải ngoại, tiếp tục vai trò mà Đức Hộ Pháp và Đức
Lý Giáo Tông đã ủy nhiệm khi thành lập Ban Thế Đạo năm 1965.
Thánh Giáo Đức Chí
Tôn đã tiên đoán từ lúc lập Đạo: Cao Đài không chỉ mở ra tại nước Việt Nam nhỏ
bé mà sau này sẽ truyền bá giáo lý Cao Đài ra khắp năm châu để cứu rổi nhân
loại và tạo sự hòa đồng bác ái cho cả nhơn loại.
Tổ chức Ban Thế Đạo Hải
Ngoại hiện tại chính là Ban Thế Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh ở hải ngoại mà
Đức Chí Tôn đã mở Đạo vào năm 1926. Ban Thế Đạo Hải Ngoại là tổ chức Hiệp Thiên
Đài duy nhất còn tồn tại tại cỏi hửu hình nầy hoạt động và tuân theo Tân Luật,
Pháp Chánh Truyền (và các luật Đạo).
Ban Quản Nhiệm Hải ngoại
của Ban Thế Đạo khẳng định tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh Tây Ninh và tự
nguyện phục tùng Hội Thánh khi Hội Thánh được tái lập quyền theo đúng Tân Luật
và Pháp Chánh Truyền của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Một khi phục tùng Hội Thánh thì
phẩm tước và chức vụ của Chức Sắc Ban Thế Đạo (dù còn sống hay đã quy vị) cũng
phải tùy thuộc vào quyết định của Hội Thánh và Chức Sắc Ban Thế Đạo phải tuân
phục những Quyết Định nầy.
Lập trưởng của Ban Thế Đạo
Hải Ngoại là sẳn sàng hợp tác với các Tôn Giáo bạn trong vai trò phổ độ chúng
sanh thể hiện tình yêu thương, công bình và bác ái của Đức Chí Tôn đối với toàn
thể nhơn loại.
Ban Thế Đạo Hải Ngoại với
rộng tầm tay đến với các chức sắc Ban Thế Đạo: thành tâm kêu gọi và thỉnh mời
các vị chức sắc trong Ban Thế Đạo “Nhập
Cuộc” để chúng ta cùng nhau phụ giúp phát triển nền Đại Đạo. Các vị Hiền
Tài nầy tùy khả năng có thể hoạt động trong các cơ quan khác nhau của Ban Thế
Đạo Hải Ngoại như: Cơ Quan Khảo Cứu Vụ
(Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo, Viện Phát Triển, Viện Đạo Sử, etc.), Cơ Quan Truyền
Giáo, Viện Đại Học, Hàn Lâm Viện, v.v.v... để nghiên cứu, khảo cứu về các
ngành, các tôn giáo, xả hội, phong tục, canh nông, văn hóa nghệ thuật, y học,
kỷ nghệ, phong thủy, ..v.v..., viết bài về giáo lý, phiên dịch tài liệu sang
ngoại ngữ, triết lý thần học của Cao Đài và các tôn giáo khác.
Ban Thế Đạo Hải Ngoại thiết tha kêu gọi tất cả các vị chức sắc,
chức việc và tìn đồ Cao Đài, nhứt là quí vị Hiền Tài và Nhân Sĩ Cao Đài tại
Hải-ngoại hãy cùng nhau vì Thầy vì Đạo thể hiện tình đoàn kết, yêu thương, hợp
tác chặc chẻ với nhau trong nhiệm vụ hành đạo và truyền Đạo tại Hải ngoại.
Đức Chí Tôn: Thầy
dặn các con nếu kẻ không tu, làm đủ phận người, công bình, chánh trực, khi hồn
xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà luân hồi lại nữa thì biết
chừng nào đặng hội hiệp cùng Thầy? Nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn
loại Càn Khôn Thế Giái, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, thì đủ trở về cùng Thầy
đặng; mà... hại thay!... mắt Thầy chưa đặng hữu hạnh hoan lạc, thấy đặng kẻ ấy.
Vậy Thầy dặn: Ðạo là nơi
các con nên quý trọng đó vậy. [TNHT – 19-12-1926]
Cơ chuyển thế khó
khăn lắm nổi
Mượn Thánh ân xây
đổi cơ Đời
Thuận nhơn tâm ắt
thuận trời
Câu Kinh Vô tự độ
người thiện duyên,
Chúng ta tiếp tục cầu xin
Đức Chí Tôn, Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Đức Lý Giáo Tông, Đức Hộ Pháp và các Đấng
Thiêng Liêng ban Hồng Ân, hướng dẫn các vị chức sắc trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại “Nhập Cuộc” làm tròn nhiệm vụ mà
các Đấng Thiêng Liêng đã giao phó.
Và sau cùng, xin được mượn
2 bài “Thánh Thi” (1927) sau đây để
kết thúc phần “Thay Lời Kết”:
Nên trò đạo đức dễ gì đâu
Vui chẳng vui, sầu chẳng
dám sầu
Cái khổ của đời mình ước
vọng
Cái chê của chúng lại nài
cầu
Và:
Rừng thiền nhặt thúc tiếng
chuông trưa,
Phước gặp về Ta buổi đã
vừa.
Nẻo hạnh làu soi gương
nguyệt thấm,
Sân ngô rạng vẻ cảnh thu
đưa.
Mai tàn tuyết xủ đời thay
đổi,
Dữ tận hiền thăng khách
lọc lừa.
Mùi Ðạo gắng giồi lòng
thiện niệm,
Duyên mai tìm lại phẩm
ngôi xưa.
VIII
. Tài Liệu Tham Khảo
1 . Một số tài liệu tham khảo được trich từ nhiều nguồn viết trên “internet” mà tác giả không được rỏ.
Mong các vị tác giả khi đọc bài viết nầy xin vui lòng liên lạc để NTB trực tiếp
thành tâm cảm tạ. Xin chân thành cám ơn các vị học giả nầy.
2 . Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển I &II, Ấn Bản Năm Nhâm Tý (1972).
3 . Tân Luật (1972), Pháp Chánh Truyền), Đạo Luật, Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
4 . Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài (1932).
5 . Luật Pháp Cao Đài, 2009-2012 Kết Tập Luật Đạo.
6 . Luật Pháp Cao Đài (2012).
7 . Qui Điều và Nội Luật Ban Thế Đạo (1969).
8 . Đời Đạo Song Tu, Thanh Tâm Đoàn Kim Sơn.
9 . Đại Đạo Bí Sử, Soạn Giả Hiền Tài Trần Văn Rạng (1971).
10 . Cao Đài Tự Điển của Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng
bút hiệu Đức Nguyên.
11 . Huyền Diệu Cơ Bút, Nguyên Thủy.
12 . Thể Pháp và Bí Pháp, Từ Chơn.
13 . Lời Thuyết Đạo Đức Hộ Pháp “Ý
NghĩaSử Hình Thành Các Cơ Quan Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”.
14 . Đại Đạo Sử Cương, Q. I, II, III & IV, HT Trần Văn Rạng.
15 . Sưu Tập Đạo Sử Văn Thư, Q 1, II & III, (Thánh Giáo, Thánh Lịnh, Thánh
Huấn (2015).
16 . “Tìm Hiểu Đạo Cao Đài Qua Kiến Trúc TTTN”, tác giả Tùng Thiên - Từ Bạch
Hạc (2005).
17 . Huấn Từ Cùa Đức Chí Tôn Thánh Giáo Sưu Tập (1965-1985).
18 . Tứ Thư trọn bộ (Dịch giả: Đoàn Trung Còn), Đạo Đức Kinh (Dịch giả:Nguyễn
Hiến Lê), Phật Học Tinh Hoa (Nguyễn Duy Cần). Và một số bài viết nguồn trên
internet.
19 . Chơn Pháp Cao Đài, Đoàn Kim Sơn, 2016.
20 . Xem Khổng Học Đăng của Phan Bội Châu, quyển II, trang 772: Thế Giới Đại
Đồng.
21 . Tạp chí Vạn Hạnh số 3 năm 1965 của Phật GiáoVN .
22 . “Tôn Giáo Đối Với nền Văn Minh Của
Thời Đại”, bài thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp tại Đền Thánh Tây Ninh đêm 29
thánh 9, năm Nhâm Thìn (1952), Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp Q.5/31.
23 . “Đạo và Đạo Tại Tâm – Hửu Hình và
Vô Vi Huyền Diệu Hiện Tướng Hiệp Thiên
Đài”, Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại-
Tòa Thánh Tây Ninh (2017).
24 . “Văn Hoá Thiên Đàng, Hòa Bình Thế
Giới, Phục Hồi Ánh Sáng (HWPL) và Cao Đài Đại Đạo”, Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn
Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại - Tòa Thánh Tây Ninh (2017).
25 . “Đạo Tâm - Tịch Đạo - Chơn Pháp Đạo
Tâm”, Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại -
Tòa Thánh Tây Ninh (2017).
26 . “Thành Lập Hội Đồng Bảo Quân – Thập
Nhị Bảo Quân”, QS TS Nguyễn Thanh Bình, Ban Thế Đạo Hải Ngoại, Tòa Thánh
Tây Ninh).
Midland,
Michigan ngày 7 tháng 1, 2019
Quốc
Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình
Ban
Thế Đạo Hải Ngoại
Cao
Đài Tòa Thánh Tây Ninh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét