Ban Thế Đạo được thành lập bởi Đức Hộ Pháp và Đức Lý
Giáo Tông. Hai Quyền Giáo Tông và Hộ
Pháp là Quyền Chí Tôn tại Thế hay Quyền Chí Linh. Như vậy thể theo Thiên Ý thì Ban
Thế Đạo được gián tiếp thành lập bởi Đức Chí Tôn (1965). Ngày 5 tháng 7 năm
1978, Ngài Bảo Đạo, Qu. Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh, ban
Thánh Lịnh thông báo là Đạo Cao Đài đi vào Tịch Đạo Đạo Tâm. Trong Tịch Đạo Đạo
Tâm, Ban Thế Đạo Đạo Tâm (hiện tại) chính là Đạo Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
bao gồm tổ chức Lưỡng Đài: Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài, đã được Đức Chí Tôn
và Đức Diêu Trí Kim Mẫu ngầm chỉ dạy.
I . Ban
Thế Đạo Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh
Ban Thế Đạo
(Hải Ngoại) là tổ chức duy nhất của Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh hiện nay
còn tồn tại tại cõi Hửu Hình (thuộc Chi Thế Hiệp Thiên Đài) đã và đang hoạt
động tại hải ngoại, tiếp tục vai trò sứ mạng mà Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông
đã ủy nhiệm khi thành lập Ban Thế Đạo năm 1965.
Qui Điều Ban
Thế Đạo đã ghi rỏ ràng Ban Thế Đạo có 4 phẩm trật: Hiền Tài, Quốc Sĩ, Ðại
Phu và Phu Tử. Các vị Hiền Tài, khi Phế Đời Hành Đạo, phẩm vị là Giáo Hữu,
Cửu Trùng Đài hay cao hơn do Đức Lý Giáo Tông định vị và thiên phong.
Ban Thế Đạo
được thành lập bởi Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông. Cộng hai Quyền Giáo Tông và
Hộ Pháp là Quyền Chí Tôn tại Thế, hay Quyền Chí Linh (Bí Pháp Đại Đạo). Như
vậy thể theo Thiên Ý thì Ban Thế Đạo được gián tiếp thành lập bởi Đức Chí Tôn.
Đọc qua tất cả các tài liệu viết về Ban Thế Đạo, hình như không có một bài viết
nào bàn luận về sự hiện hữu và vai trò của Ban Thế Đạo trong các Tịch Đạo,
ngoài chuyện đơn giản nhất là Ban Thế Đạo được thành lập để tuyển nhân tài vào
phát triển nền Đại Đạo. Vai trò của Ban Thế Đạo gồm hai phần: phần Thế:
lo việc xă hội giúp đời, phần Đạo: lo việc tu thân và giúp Đạo. Thật
ra điều nầy cũng đúng theo sự hiểu biết về Ban Thế Đạo dạo đó. Nhưng hiện tại
nếu suy nghỉ sâu xa hơn về Thánh Ý trong Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn dạy, thì phần
giải thích sự hiện hữu và vai trò của Ban Thế Đạo không đơn giản như vậy đâu.
Tại sao Đức Chí Tôn giao cho Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp ra Thánh Lịnh
thành lập Ban Thế Đạo? Một “Bí Pháp
huyền diệu của Đạo Cao Đài”.Tại sao Ban Thế Đạo thuộc Chi Thế Hiệp Thiên Đài?
Hay nói rộng hơn, vai trò của Ban Thế
Đạo trong các Tịch Đạo? Vai trò của Ban Thế Đạo và Hiệp Thiên Đài trong Tịch
Đạo Đạo Tâm? Ban Thế Đạo và tổ chức Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong Tịch Đạo Đạo
Tâm?
Ban
Thế Đạo: Thế là Đời (Xác), là Cửu Trùng Đài; Đạo (Hồn,
Vô Vi) là Hiệp Thiên Đài, cho nên buộc Đời phải nương Đạo mà lập ra thiệt
tướng, mới mong độ rỗi nhơn sanh chuyển cơ tạo hóa. Cái hệ trọng là nếu không
có Hiệp Thiên Đài thì không có Đạo, Trời Đất qua chớ Đạo không qua, nhơn loại
tuyệt chớ Hiệp Thiên Đài không tuyệt.
Thầy đã nói
rõ: Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự, cầm quyền Thiêng Liêng mối Đạo, hễ Đạo còn
thì Hiệp Thiên Đài vẫn cònThầy là Chúa cả Càn Khôn Thế Giới, tức là Chúa Tể sự
Vô Vi, nghĩa là chủ quyền của Đạo, mà hễ chủ quyền của Đạo ngự nơi nào thì là
Đạo ở nơi ấy.
Hiệp Thiên Đài
là nơi Thầy ngự, ấy là nơi Thầy cầm quyền Thiêng Liêng mối Đạo, vậy Đạo còn thì
Tòa ngự của Thầy là Hiệp Thiên Đài vẫn còn, hễ nói Đạo chẳng hề khi nào bị
diệt, vì Đạo diệt thì là tận thế, vậy thì Đạo chưa tuyệt, ắt Hiệp Thiên Đài
cũng không tuyệt (Pháp Chánh Truyền).
Thánh Ngôn của
Đức Chí Tôn không phải dễ dàng hiểu được, nên trong Thiêng Liêng Hằng sống có
dạy như vầy: “Mình phải rán học, cần mẫn
học, ấy là một điều chẳng phải dễ, nhưng phải làm cho đặng thay thế ngôn ngữ
cho Đức Chí Tôn. Đem chơn truyền của Ngài để vào tinh thần nhơn loại. Nếu mình
làm không đặng thì thay thế cho Ngài không đặng, cũng như mình làm cho Đức Chí
Tôn câm sao! Mình phải làm đặng thay thế ngôn ngữ cho Ngài. Nếu mình làm không
đặng thì thay thế cho Ngài không đặng”.
II .
Nhiệm Vụ Thiêng Liêng của Giáo Tông và Hộ Pháp
Pháp Chánh
Truyền đã ghi rõ ràng vai trò nhiệm vụ Thiêng Liêng Huyền Nhiệm của Giáo Tông
và Hộ Pháp mà Đức Chí Tôn ủy nhiệm Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp thành lập
Ban Thế Đạo. Quyền hạn của Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp được Đức Chí Tôn
giải thích rỏ ràng trong Tân Luật Pháp Chánh Truyền.
Đức Chí Tôn
đến lập Đạo Cao Đài, Ngài là Đấng Giáo Chủ về Vô Vi. Ngài đến ban quyền Chí Tôn
tại thế cho hai Ngài Chưởng Quản của hai Đài Hữu H́nh là Giáo Tông (Cửu Trùng
Đài) và Hộ-Pháp (Hiệp Thiên Đài): khi hiệp một là quyền Chí Tôn tại thế. Lúc
khai Đạo, Thầy (Đức Chí Tôn) đến chia đôi quyền Chí Tôn ra: Quyền Giáo Tông
(Xác, Thế, Đời hay Hửu H́nh) và Hộ Pháp (Hồn hay Vô Vi). Đức Chí Tôn cũng dạy
rơ là trong Hữu H́nh, Giáo Tông là anh cả của nhân sanh gồm cả Hộ Pháp, trong
Vô Vi th́ quyền của Giáo Tông và Hộ Pháp tương đương.
A . Giáo
Tông chỉ có quyền dìu dẫn con cái của Chí Tôn về
phương châm giáo hóa, chánh trị cho thuần phong mỹ tục, thay quyền cho Thầy mà
dìu dắt các con trong Đường Ðạo và Đường Ðời mà thôi.
“Giáo Tông có quyền dìu dắt trong Đường Ðạo và
Đường Ðời” thì Thầy đã chỉ rõ rằng, có quyền dìu dắt cả các
con cái của Thầy trên con Đường Ðạo Ðức của chính mình Thầy khai tạo và trên
con Đường Ðời Cơ Ðạo gầy nên; chớ chẳng phải nói trọn quyền về Phần Ðạo và
Phần Ðời.
Thầy lại nói “Giáo Tông có Quyền về Phần Xác chớ không có
Quyền về Phần Hồn”. Hễ nói về Phần Xác là nói Phần Hữu Hình, mà nói về Phần
Hữu Hình của chúng sanh tức là nói về Phần Ðời (Phần Thế). Còn như nói về Phần
Hồn tức là Phần Thiêng Liêng (Vô Vi) ấy là Phần Ðạo.
Đức Chí Tôn
dạy “Kẻ nào đã nắm trọn Phần Hữu Hình
(Đời) và Phần Thiêng Liêng (Đạo), thì là độc chiếm quyền chánh trị và luật lệ,
mà hễ độc chiếm quyền chánh trị và luật lệ vào tay, thì nhơn sanh chẳng phương
nào thoát khỏi vòng áp chế”.
Như Thầy để
cho Giáo Tông trọn quyền về Phần Xác và Phần Hồn (nghĩa là Ðạo và Ðời)
thì "Hiệp Thiên Đài" lập ra chẳng là vô ích lắm sao con ? "Cửu Trùng Đài" là Ðời, "Hiệp Thiên Đài" là Ðạo, Ðạo
không Ðời không sức, Ðời không Ðạo không quyền: “sức quyền” tương đắc mới mong
tạo thời cải thế, ấy là phương hay cho các con liên hiệp cùng nhau, chăm nom
săn sóc lẫn nhau, mà giữ vẹn Thánh Giáo của Thầy cho khỏi trở nên phàm
giáo.
Đường ĐẠO
thuộc về Đường Thiên Đạo là đường Bí Pháp Thiên Đạo, phải tìm cách học hỏi,
giải nguyên lý vũ trụ chính là đường trở về để hiệp nhứt với Thượng Đế là Đức
Chí Tôn - Đại Từ Phụ. Ấy là con đường “Phản Bổn Hoàn Nguyên”, là “trở về” với Đạo, với Bản Thể
tuyệt đối, Nhân Bản nguyên thủy hay Đại Linh Quang (của Đức Chí Tôn). Và con
đường Phản Bổn Hoàn Nguyên không ở đâu xa xôi cả mà nó ở ngay trong Tâm ta,
nghĩa là khởi điểm và đích điểm của con người đều ở trong thân Tâm ta. Vậy "Phản Bổn Hoàn Nguyên" là rời
bỏ những ǵ là ảo hóa mê vọng của con người để trở về với bản chất tịnh toàn
sáng lán đầy đủ tức là bản thể của con người, là Chân Tâm chủ sử của tất cả
những sinh hoạt chân chánh: "Ta từ
vô lượng nhờ nh́n sâu vào Tâm mà t́m được Đạo".
Trên con đường
Phản Bổn Hoàn Nguyên tự nhiên, con người cũng phải trải qua nhiều kiếp luân hồi
trong vũ trụ: ṿng quanh Tam Thiên Thế Giới, Tứ Đại Bộ Châu (Hạ), Thất Thập Nhị
Địa, Tứ Đại Bộ Châu (Thượng), Tam Thập Lục Thiên mới về được điểm cuối cùng là
Bạch Ngọc Kinh. (xin đọc bài viết “Bạch
Ngọc Kinh Nơi Đức Chí Tôn Ngự”, QS TS Nguyễn Thanh Bình (2018).
Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ mở ra một con đường tắt gồm nhiều giai đoạn tu hành và tiến hóa phù hợp
với hoàn cảnh của mọi người. Với con đường này, con người có thể đạt được mục
tiêu mong muốn của ḿnh là hiệp nhất với Đức Chí Tôn (Thượng Đế) mà chỉ mất một
khoảng thời gian ngắn ngủi là một kiếp sống tại thế gian.
“Thiên Đạo là đường lối giải thoát của người tu”. Giải
thoát nói đây là giải thoát mọi ràng buộc, phá hết mọi sự chấp ngã, chấp nhơn,
chấp đạo, chấp pháp. Tất cả đều “không” mới là giải thoát. Con đường Thiên Đạo
là bước vào thế giới đại đồng ḥa quang cùng vũ trụ. Ta, người, vũ trụ là một:
bất khả phân. Đó là một thế giới mới mà ta phải nhanh chân tiến vào sau khi gội
rửa cho sạch sẽ tâm thân ư.
Các nhà hiền
triết giải thích Thiên Đạo như sau: “Kìa
xem trời đất bao la che chở, không vì kẻ ác, không vì người thiện, không vì sự
kính yêu của vạn loài, cũng không vì sự ghét bỏ của sự vật nào. Vẫn xuân hạ thu
đông, vẫn mưa hòa gió thuận cho cây cỏ xinh tươi, non sông đẹp đẽ, nhơn loại an
vui hạnh phúc”. Thiên Đạo là như vậy. Đó là Thiên Đạo của Đấng Tạo Hóa của
Đức Chí Tôn (Thầy).
Đức Chí Tôn
dạy phải cần hiểu rỏ sự khác biệt giửa hai chử Phần và Đường mà Thầy đả
dạy.
Đường
Đạo (ĐẠO) hay đường Bí Pháp Thiên Đạo. Thầy (Đức Chí Tôn)
mở ra là con đường “Phản Bổn Hòan Nguyên”
ấy là Đường Thiên Đạo. Đặc biệt là Thầy đến ban cho nền Đại Đạo để làm hành
trang cho bước đường “trở về”
Thiên Vị (Cựu Vị) cùng Thầy (con đường từ Thế Đạo đến Thiên Đạo).
Phần
ĐẠO (ĐẠO) hay phần Bí Pháp Thế Đạo, tức là thực hành
phương cách tu thân nhờ đó mà nhân lọai đã văn minh đến tuyệt đỉnh.
Đường
ĐỜI (THẾ) đây là con Đường Thiên Đạo là đường Thể Pháp
Thiên Đạo. Con đường Thể Pháp Thiên Đạo ở nơi con người vốn là cái Tiểu Linh
Quang thì phải tu như thế nào để “trở
về” cùng Thầy (trong cái “Đại Linh Quang của Đức Chí Tôn).
Phần
ĐỜI (THẾ) là phần hửu hình, phần Đời tức phần Thể Pháp Thế
Đạo, thiên về làm việc xả hội, việc làm phước thiện, cách sống của con người
trong đời sống vật chất, giúp đở nhân sanh và xả hội.
B. Hộ
Pháp: Đức Chí Tôn dạy Hộ Pháp có đặc quyền gìn giữ luật
pháp, bảo thủ chơn truyền; gìn giữ ngôi vị cho con cái Chí Tôn, không cho loạn
hàng thất thứ, cho cả chức sắc lập vị thế nào cho xứng đáng cùng phẩm vị ngày “trở về” với Đức Chí Tôn. Đây là
ra là con đường “Phản Bổn Hòan Nguyên”,
chính là Đường Thiên Đạo (là con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống là con đường mà
Chơn Thần xuất ra rồi “trở về”
với Đức Chí Tôn đó vậy).
Huyền vi mầu
nhiệm của Đạo có Thiên Điều, cơ bí mật của Đời có Luật Pháp, Hộ Pháp là người
nắm cơ mầu nhiệm của Đạo, nắm Luật của Đời, xử đoán chư Chức Sắc Thiên Phong và
cả Tín Đồ cùng là xin ban thưởng; công thưởng, tội trừng nơi thế gian nầy. Hễ
có Phàm trị mới khỏi Thiên trị; phải chiếu luật Đạo cho toàn cả Tín Đồ, khỏi bị
Thiên Điều, giữ phẩm vị Thiêng Liêng mỗi Chức Sắc, ắt phải ǵn giữ đạo đức của
mỗi người. Người dùng h́nh phàm làm cho giảm tội Thiêng Liêng. Nắm cơ mầu
nhiệm công b́nh mà đưa các chơn hồn vào Bát Quái Đài, hiệp cùng chư Thần,
Thánh, Tiên, Phật. Người nắm trọn cả luật Đạo và luật Đời đặng xử đoán, làm chủ
pḥng Xử Đoán.
Hiệp Thiên Đài
(HTĐ) thì quyền hành cũng lớn hơn ai, mà cũng nhỏ hơn ai. Chúng ta thấy rằng:
Thầy không quyết định trách nhiệm của mỗi người chức sắc HTĐ, bởi cớ mà gây nên
lắm điều trắc trở trong phẩm trật của cả chức sắc Thiên Phong. Nghĩa là: để
tự nhiên cho cả chức sắc HTĐ lập vị mình, thế nào cho xứng đáng cùng phẩm định
và đạt Thiên Vị ngày về với Đức Chí Tôn.
Pháp Chánh
Truyền dạy là: Hiệp Thiên Đài là nơi của Giáo Tông đến thông công cùng Tam
Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giới, Lục Thập Thất Địa Cầu, Thập Điện Diêm Cung
mà cầu siêu cho cả Nhơn loại". Sở dụng Thiêng Liêng là Hiệp Thiên Đài, làm
trung gian của Giáo Tông cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, nghĩa là: Trung gian
của Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài; vì Cửu Trùng Đài cầm quyền độ rỗi, còn Bát
Quái Đài cầm quyền siêu rỗi. Cả chơn thần toàn trong thế giới đặng tương
hiệp nhau chỉ phải nhờ nơi cửa Hiệp Thiên Đài, ấy là phần Thiêng Liêng; còn
phần phàm trần thì cầm quyền luật lệ, cũng như Đạo có phép Thiên Điều, mà gìn
giữ công bình Thiêng Liêng cơ tạo, chế sửa Ngươn Tranh Đấu ra Ngươn Bảo
Tồn làm cho nhơn loại đặng hòa bình, lánh xa cơ tự diệt.
Về sự
quan trọng của Bí Pháp Đức Hộ Pháp đã nói rằng: “ Bao giờ Bí Pháp cũng duy chủ, quyền Đạo chỉ là giả tướng, không chơn thật
gì hết. Nếu như chúng ta tu mà không đạt Pháp được, tức nhiên chúng ta không
giải thoát đặng, thì kiếp tu của chúng ta không hữu ích chi hết”.
(Trích thuyết đạo của Đức Hộ Pháp đêm 01/09 và 13/04 Kỷ-Sửu (1949) tại Đền
Thánh).
Thể Pháp là
hình tướng của Đạo tức nhiên là hình trạng của Hội Thánh. Bí Pháp là quyền năng
của điển lực để giải thoát. Phận sự đặc biệt của Hộ Pháp trong Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ là cầm Bí Pháp để giúp đỡ chúng sanh tự giải thoát lấy mình. Tùy theo
công đức của người tu có được tới đâu Bí Pháp huyền linh Đức Chí Tôn sẽ cho ứng
hiện đến đó bằng nhiều hình thức linh diệu và đó là nguyên tắc thăng tiến trên
con đường tu học, từ xưa đến nay vẫn vậy. Phần Bí Pháp chỉ truyền riêng
cho từng người, khi họ có đủ công đức mới được khẩu thọ tâm truyền để đẩy nhanh
quá trình đắc đạo sớm hơn.
III . Tịch
Đạo Đạo Tâm - Đạo Tâm
Đạo
Tâm có hai nghĩa chánh:
1.Đạo Tâm là
Tâm Đạo của con người. Bởi tất cả mọi việc tu hành, dù theo một Tôn giáo nào,
cũng khởi phát từ một Tâm hồn cao thượng và hướng thượng, đạo đức và dục tấn.
2.Đạo Tâm là
Tịch Đạo thứ hai của nền Đại Đạo sau Tịch Đạo Thanh Hương.
- Tịch Đạo
Thanh Hương là thi hành Thể Pháp
- Tịch Đạo Đạo
Tâm là thi hành Bí Pháp.
Chúng ta đang
ở trong thời kỳ Tịch Đạo Thanh Hương nhưng xem như thời kỳ Tịch Đạo Thanh Hương
đã qua đi, nhường lại cho cơ Đạo Tâm sắp đến. Cái chơn lý tối cao, tối đại của
nền Đại Đạo này chính là Đấng Thượng Đế hay Đức Chí Tôn khai mở tại Việt-Nam
cho chúng ta, đây là khởi điểm cho Đại Đồng Thế Giới (Tôn Giáo Toàn Cầu) để
cùng sống chung Hòa Bình. Cái hay của Đạo mầu đã sẵn, nhưng sự xếp đặt do sự
cắt xén, ráp nối của bàn tay phàm biết có được toại ý Thánh Nhân không?
Nếu chúng ta
đến Tòa Thánh Tây Ninh viếng Điện Thờ Phật Mẫu và Cửu Vị Nữ Phật, thấy có 2 cây
cột cao có đôi liễn chữ Nho, phiên âm ra như sau :
BÁT phẩm
chơn hồn tạo thế giới hoá chúng sanh vạn vật hữu hình tùng thử ĐẠO
QUÁI hào Bác ái định càn khôn phân đẳng pháp nhứt thần phi tướng trị kỳ TÂM
QUÁI hào Bác ái định càn khôn phân đẳng pháp nhứt thần phi tướng trị kỳ TÂM
Hai câu liễn
đặt trước Báo Ân Từ bên trên cho ta cái hình ảnh “đã được sống, được hít thở
khí trời và hạnh phúc nhất là được hít thở không khí diệu huyền của Đạo Pháp”.
Nếu chúng ta suy nghỉ sâu xa ý nghĩa của hai câu liểng nầy, chúng ta mới hiểu
cái sự “huyền diệu” mà các đấng thiêng liêng đã dạy:
Hai chữ đầu
của đôi liễn khởi bằng chữ BÁT QUÁI, hai chữ cuối của đôi liễn kết thúc
bằng hai chữ ĐẠO TÂM
Điều nầy cho
biết là thời của Thanh Hương đã qua đi, thời của Đạo Tâm đã tới là vậy.
Đức Lý Giáo
Tông trong Vô Vi Đại Đạo đã dạy:"Thượng Đế không ngự trên vật thể vô
tri, mà trái lại Thượng Đế Ngự trong Tâm, tháp ngà của tâm hồn nhân loại. Hình
thể Đạo chỉ mượn đó để thể hiện Thánh Thể Chí Tôn tại thế.".
“Đạo
Tâm” có thể giúp con người đi đến “hiệp nhất” mà không khai trừ hay lọai bỏ tôn
giáo hay giáo phái mỗi người đang tham gia. “Đạo Tâm”
trở thành “Tôn Giáo Toàn Cầu”cho tất cả mọi người, vì đã là người thì ai nấy
đều phải vâng theo luật thiên nhiên (Thiên Luật), là phải sống Đạo làm người,
cho dù người ấy có ý thức hay không, muốn hay không muốn.
“Kết hiệp một
cách nào đó hay liên lạc” với Đức Chí Tôn phải được hiểu là lối sống“Đạo Tâm”,
là sống yêu thương bác ái, là sống đạo làm người. Điều thật sự quan trọng không
phải là tôn giáo, không phải là bí tích, mà là yêu thương. “Đạo Tâm” là con
đường tu thân tôn giáo tốt nhất, dễ hiểu nhất, tự do nhất, dễ được mọi người
chấp nhận nhất, vì “Đạo Tâm”dễ đưa mọi người đến gần Đức Chí Tôn mà không bị lệ
thuộc bởi những gì do con người lập ra.
Ở đâu có yêu
thương thì ở đấy có “Đạo Tâm”, ở đâu có “Đạo Tâm” thì ở đấy có Đức Chí Tôn.
Đây là con đường Thiên Nhơn Hiệp Nhứt (Thiên Thượng Thiên Hạ) nghĩa là Trời
và Người hiệp lại làm một.Hiểu một cách rộng rải hơn Thiên Nhơn Hiệp Nhứt
nghĩa là ý Trời và Lòng Người đồng nhau, hiệp nhau trên bình diện Ðạo Lý để
khai Ðạo cứu Ðời, đó là mục đích đầu tiên. “Thiên Nhơn Hiệp Nhứt” trong Ðại
Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ là “Lòng người khẩn nguyện, Thiên Cơ vận chuyển đúng lúc
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ khai mở tại xứ Việt Nam”.
Nếu Thiên Hạ biết hiệp nhất với Thiên Thượng để thực
hiện Thương Yêu và Công Chánh tức là xây dựng nên đời Thánh Đức hay Thiên
Đàng tại thế. Đó cũng chính là mục đích cứu độ của Đức Chí Tôn khi mở Đại
Đạo cho Tam Kỳ Phổ Độ.
Con người sống
là sống với tha nhân, nên những việc đạo đức người đạo quen làm như đi thánh
thất, gia nhập đòan thể, tham gia sinh hoạt trong Đạo, lãnh nhận các phép bí
tích (nhập môn, tắm Thánh, hôn phối, vv.), là những việc nên làm, vì đó là cơ
hội thể hiện “Đạo Tâm”, làm giàu tương quan tình người, và là môi trường tốt
giúp cho “Đạo Tâm” được thực hiện cùng Đạo, với Đạo, và cho Đạo.
Thầy đã dạy “Trần là cõi khổ, để đọa bậc Thánh, Tiên có
lầm lỗi”. Ấy là cảnh sầu để trả xong quả, hoặc về ngôi cũ, hoặc trả không xong
quả, phải mất cả chơn linh là luân hồi, nên kẻ bị đọa trần gọi là khách trần.
Ðạo, tức
là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu vị. Ðạo
là đường của các nhơn phẩm, do theo mà lánh khỏi luân hồi. Nếu chẳng phải do
theo Ðạo, thì các bậc ấy đều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm. Ðạo,
nghĩa lý rất sâu xa, nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó, rồi mới học các nghĩa
huyền bí khác cho đích xác đặng. Ðời cũng thế, Ðạo cũng thế, chẳng Ðạo chẳng
nên Ðời, Ðời Ðạo chẳng trọn, lấy Ðạo trau Ðời, mượn Ðời giồi Ðạo, Ðạo nên Ðời
rạng, giũ áo phồn hoa, nương bóng khổ trăm năm mãn cuộc, tự thanh cao, nếm mùi
tự toại, dưỡng chí thanh nhàn thì có chi hơn. Vậy là mầu, vậy là trí.
Vô Vi
và Hữu Hình phải hiệp làm một, mới thuận theo Cơ Tạo (Thiên Nhân Hiệp Nhất).
Trời Đất có Âm Dương, vạn vật có thể phách, nhơn loại có xác hồn (Âm Duong Hòa
Hợp).
Đức
Diêu tŕ Kim Mẫu trong đàn cơ ngày 15-8 năm Nhâm Ngọ (2-9-1942) dạy: "Mẹ
vui được thấy các con biết lo cho chúng sanh tức là lo cho ḿnh vậy…..phải hiểu
cho rơ, nếu chúng sanh chưa ai đắc Đạo th́ ta phải cầu nguyện cho người đắc Đạo
trước ta.Nếu ḿnh cứ mong cho cao phẩm giá, tức là trái với Thiên Ư, ḿnh phải
hằng trau dồi tánh đức, lo chung cho thiên hạ ấy là phương pháp tu tắt đó…
Đức
Phật Mẫu cũng dạy: "Đạo chia ra ba chi: Pháp, Đạo, Thế. "Ḿnh
tu cho đúng theo Luật, hành theo Pháp, th́ chúng sanh nơi thế ca tụng công đức
ḿnh, trọng kính ḿnh, ấy là ḿnh Đắc THẾ. Hễ Đắc THẾ th́ phải tầm PHÁP đặng
cứu chữa, dạy bảo theo PHÁP; nếu ḿnh Hành Pháp hiển linh, chúng sanh ứng mộ,
th́ ḿnh Đắc PHÁP. Nếu ḿnh Đắc PHÁP th́ phải Tầm ĐẠO vô vi…, muốn Tầm không
phải dễ, mà dễ khó là do nơi ḿnh; nếu đi được hai khoản, th́ khoản sau này
phải rán, nếu Đắc ĐẠO th́ nhập cơi Niết Bàn."
“Đấng Chí Tôn
thì cao cả vĩ đại hơn “con tàu” do tay người phàm làm ra”, và “Đạo Tâm” là “Đạo
gốc” sinh ra mọi tôn giáo (Nhất Bản Tán Vạn Thù). Như thế, nếu như không muốn
nhìn thấy thế giới loài người phải đi đến chỗ bị tận diệt do xung đột và tranh
dành hơn thua, các tôn giáo có chung một sứ mệnh là phải tìm về cội nguồn (Vạn
Thù Qui Nhất Bản), cùng nắm tay nhau tìm đến mục tiêu chung là truyền bá và
thực hành “Đạo Tâm” hay “Chơn Pháp Đạo Tâm”, là Đạo phổ quát, là Đạo từ Trời,
là Đạo của Đức Chí Tôn đang khi vẫn có thể duy trì bản sắc riêng của từng tôn
giáo. Nói theo ngôn ngữ thời thượng thì “Đạo Tâm” là “Tôn Giáo Tòan Cầu”.
Những yếu tố
khẳng định trên đây dầu sao cũng chỉ là chứng lý, chỉ có thực chứng bằng Tâm
mới khẳng định quyết nhiên. Nên lần này Đức Chí Tôn không muốn nhân sanh chỉ
xác tín Đức Ngài là Chúa Tể Càn Khôn Thế Giới mà phải xác tín Đức Chí Tôn ngự
tại Tâm:
"Bạch
Ngọc từ xưa đã ngự rồi,
Chẳng
cần hạ giới dựng cao ngôi.
Sang
hèn trối kệ Tâm là quí,
Tâm ấy
tòa sen để Lão ngồi !"
Và:
"Tâm
con là chỗ chí linh,
Là nơi
hiệp nhứt nhân sinh cùng Thầy.
Cơ Đạo của Chí
Tôn biến chuyển khôn ngừng. Sự biến chuyển này là những bài học dạy các môn đệ
cái Tâm biết tự gìn giữ Đạo đồng thời cũng là một nấc thang
giúp nhơn sanh leo lên mức trên của Con Đường Tấn Hóa. Trong Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển Đức Chí Tôn có tiên tri là sau Tịch ĐạoThanh Hương là đến Tịch Đạo
Đạo Tâm và nhiều Tịch Đạo khác nữa. Dù cho Tịch Đạo có thay đổi, nhưng Pháp
Chánh Truyền vẫn bất di bất dịch cho đến Thất Ức Niên. Mà Pháp Chánh Truyền còn
tồn tại thì Đạo Cao Đài của Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế vẫn còn phải
có đủ Hội Thánh Lưỡng Đài.“Đạo Tâm” là đền thờ của Đức Chí Tôn, vì ai sống
trong yêu thương là sống trong Đức Chí Tôn, là sự vô vi, huyền bí mà các tín đồ
Đạo Cao Đài cần phải “thông hiểu” vì “Đạo Tâm” rất là cần thiết và hiện hửu
trong bất cứ “Tịch Đạo” nào.
(Để hiểu rỏ
Đạo Tâm hơn, xin đọc bài “Đạo Tâm - Tịch Đạo - Chơn Pháp Đạo Tâm, Quốc Sĩ Tiến
Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại - Tòa Thánh Tây Ninh
(2017).
Ngày 5
tháng 7 năm 1978 Cao Đài đi vào Tịch Đạo Đạo Tâm (Đạo Tâm). Ngày 5
tháng 7 năm 1978 (nhằm ngày ngày 11-6 Mậu Ngọ), Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa (Chi
Đạo), Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh, trong Thánh Lịnh gởi
Chơn Nhơn Quyền Chưởng Quản Phước Thiện Nam Phái và Chơn Nhơn Chưởng Quản Phước
Thiện Nữ thông báo là Đạo Cao Đài đi vào Tịch Đạo Đạo Tâm.
IV . Ban
Thế Đạo
Ban Thế Đạo
được thành lập năm 1965 bởi Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông. Cộng hai Quyền
Giáo Tông và Hộ Pháp là Quyền Chí Tôn tại Thế, hay Quyền Chí Linh. Như vậy
thể theo Thiên Ý thì Ban Thế Đạo được gián tiếp thành lập bởi Đức Chí Tôn.
Đây là một “Bí Pháp huyền diệu” trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Mười năm sau
(1975), bao nhiêu thay đổi đả xảy ra tại Tòa Thánh Tây Ninh, nhưng trong 10 năm
nầy (1965-1975), có một số đông nhân tài, trên 700 vị,đã gia nhập Ban Thế Đạo
(từ Khóa I đến V). Sau năm 1975, một số chức sắc Ban Thế Đạo định cư ở hải
ngoại và tiếp tục hoạt động phát triển Đạo.
A . Ban
Thế Đạo Trong Tịch Đạo Thanh Hương
Nghiên cứu qua
lịch sử phát triển của Đạo Cao Đài ở quốc nội và quốc ngoại, Đức Hộ Pháp
đã biết là Đạo Cao Đài chưa có đủ nhân
tài (các nhân sĩ trí thức, tiến sĩ, bác sĩ, luật sư, vv.) và cần thời gian để
cho các bậc nhân tài mọi nơi tìm đến phục vụ Đạo, đây là lý do chúng ta phải cố
gắng phát triển nền Đại Đạo không ngừng trong mọi hoàn cảnh. Trong tổ chức Hiệp
Thiên Đài với ba chi: Pháp, Đạo và Thế, thỉ Chi Thế Hiệp Thiên Đài là Chi hoạt
động trong vai trò “đưa Đời vào Đạo” với nhiệm vụ thành lập, phát huy, tuyển
chọn, mời và thâu thập các nhân tài khắp nơi ngoài Đời vào phục Đạo. Trong tinh
thần và vai trò quan trọng nầyĐức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông ra Thánh Lệnh đã
lập ra Ban Thế Đạo Cao Đài, Tòa Thánh Tây Ninh. Ban Thế Đạo chánh thức được
thành lập (trong Tịch Đạo Thanh Hương) chiếu theo Thánh Giáo của Đức LýGiáo
Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ngày mồng 3 tháng Chạp năm Quý Tỵ (1953) và Thánh
Giáo Đức Hộ Pháp ngày mồng 9 tháng 2 năm Ất Tỵ (1965).
Quy Điều và
Nội Luật Ban Thế Đạo đã được tu chỉnh do Hội Thánh Hiệp Thiên Đài theo Vi bằng
số 10/VB ngày mùng 6 tháng 6 năm Kỷ Dậu (DL ngày 19.7.1969) và được Đức Hộ Pháp
phê chuẩn do Thánh Giáo đêm mùng 4 tháng 7 năm Kỷ Dậu (DL: ngày 16.8.1969).
Nhiệm vụ của
chức sắc Ban Thế Đạo (chử Đạo ở đây xin hiểu là trong là trong Tịch Đạo Thanh
Hương) thì có hai phần phần Thế (hay Đời) thì lo việc xã hội giúp Đời (phần
Đời, phần Thể Pháp Thế đạo), phần Đạo thì lo việc tu thân và giúp Đạo (phần Đạo
là Bí Pháp Thế Đạo).
Trong Tịch Đạo
Thanh Hương, Ban Thế Đạo thuộc chi Thế Hiệp Thiên Đài lúc mới được thành lập.Qui
Điều Ban Thế Đạo đã ghi rỏ ràng Ban Thế Đạo có 4 phẩm trật:Hiền Tài,Quốc Sĩ,
Ðại Phu và Phu Tử. Các vị Hiền Tài, khi Phề Đời Hành Đạo, phẩm vịlà Giáo
Hửu, Cửu Trùng Đài (CTĐ) hay cao hơn do Đức Lý Giáo Tông Thiên Phong và định
vị.
Năm 1966, một
biến chuyển lớn trong nền Đại Đạo, lần đầu tiên Hội Thánh tuyển chọn Hiền Tài
vào Ban Thế Đạo. Sau đó, đã có một số vị Hiền Tài (nam nử) tình nguyện phế đời
hành Đạo và đã được Đức Lý Giáo Tông Thiên Phong từ cấp Giáo Hửu, Giáo Sư, đến
Phối Sư (CTĐ).Trước đó, Hiền Tài đã được Thiên Phong đến cấp cao cấp là Q. Bảo
Đạo (Thời Quân, Hiệp Thiên Đài).
Năm 1971, Đức
Lý Giáo Tông đã phong một số vị Hiền Tài vào phẩm chức sắc Cửu Trùng Đài: Giáo
Hửu, Giáo Sư (1 nử phái), Phối Sư. Năm 1972 thêm nhiều Hiền Tài được thiên phong
vào phẩm Giáo Hửu. Hiền Tài cũng được Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông thiên
phong vào các phẩm vị trọng yếu trong Hiệp Thiên Đài như:
- Thiên Phong
Quyền Bảo Đạo: HT Hồ Tấn Khoa (vị Q. Chưởng Quản HTĐ cuối cùng). - Thiên Phong Bảo Quân (HTĐ):
phong Thiên Vị ở Vô Vi là Bảo Huyền Linh Quân (HT Nguyễn Long Thành), Bảo Công
Quân (HT Lê Minh Ṭng) và Bảo Sĩ Quân (HT Trần Văn Rạng).
B . Ban
Thế Đạo Trong Tịch Đạo Đạo Tâm
Đức Lý
Giáo Tông và Đức Hộ Pháp dạy: Thiên Vị của các chức sắc Ban Thế Đạo tùy nghi
nơi các vị (phế đời hành Đạo hay ở ngoài đời hoạt động lo cho Đạo). Vai trò của
Ban Thế Đạo (trong các Tịch đạo) không thể nào “đo lường hay dự đoán tại Hửu
Hình nầy được” vì vai trò, nhiệm vụ và trách nhiện của chức sắc trong BTĐ là là
một sự phối hợp toàn mỹ huyền diệu giửa “Hửu Hình và Vô Hình – Hiện Tướng và Vô
Vi - giửa Đời và Đạo” trong các Tịch Đạo để phát triển nền Đại Đạo. Các chức
sắc BTĐ phải tự lập vị, thế nào cho xứng đáng cùng phẩm định và đạt Thiên Vị
ngày về với Đức Chí Tôn.
Ngày 5 tháng 7
năm 1978 (nhằm ngày ngày 11-6 Mậu Ngọ), Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa (Chi Đạo),
Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh, trong Thánh Lịnh gởi Chơn
Nhơn Quyền Chưởng Quản Phước Thiện Nam Phái và Chơn Nhơn Chưởng Quản Phước
Thiện Nữ Phái thông báo là Đạo Cao Đài đi vào Tịch Đạo Đạo Tâm (Đạo Tâm).
Tịch Đạo Đạo
Tâm là tiếp theo sau Tịch Đạo Thanh Hương. Nói rõ ra Tịch Đạo Thanh Hương là lo
tu về phương diện hữu hình, như tạo tác các cơ sở, lập nên Thánh Thất làm nhà
chung cho nhân sanh đến chiêm bái và để học hỏi Đạo lý. Thời gian này người tín
hữu Cao Đài lập công bằng công quả ngoại, như xây dựng, tạo tác, giữ gìn cơ sở,
cúng kiếng.
Nay
qua Tịch Đạo Đạo Tâm thì lo về phần Tâm Linh: tức nhiên phải thấu đạt chơn lý
chánh truyền, là phải học hỏi, nghiên cứu, sửa tánh trau thân, làm công quả, ….Muốn
có Tịch Đạo mới (Đạo Tâm), thì phải hoàn thành Tịch Đạo cũ (Thanh Hương). Tức
nhơn loại đã tấn hóa thêm lên một nấc thang thánh thiện. Tịch Đạo Đạo Tâm ra
đời thì Tịch Đạo Thanh Hương phải chấm dứt nhiệm vụ. Nhưng thật ra, Tịch Đạo
Đạo Tâm kế thừa chớ không thay thế hay lật đổ Tịch Đạo Thanh Hương như mọi
người vẫn tưởng.
Con người cần
phải có Đạo v́ Đạo là con đường dẫn dắt mọi người đến với chân thiện mỹ. Bằng
giáo lư của Đạo hướng dẫn, điều chỉnh mọi người sống tốt đẹp với bản thân và
với nhau, đem lại hạnh phúc chân thật cho cuộc sống. Xưa nay, vạn giáo ra đời
truyền bá “chơn lư Đạo” để d́u dắt nhân sanh đi theo con đường Đạo Đức chơn
chánh, tức là để biết Đạo, hành Đạo. Nhưng người đời thường lầm tưởng kinh sách
là Đạo, nghi lễ tôn giáo là Đạo. Ngược lại, các bậc thánh hiền đều cho đó chỉ
là phương tiện để thức tỉnh con người sống bằng Tâm, tu bằng Tâm. Thật vậy, "ngoài Tâm không có Đạo, ngoài Tâm
không có Phật Tiên Thánh Thần chi cả", "Thiên Địa Vạn Vật, tất cả đều
do Tâm."
Đạt được Tâm
Trời Đất chính là lúc Tâm với Đạo là một. Tâm ấy có một nguyên lư là làm sao
cho mọi sự được quân b́nh, mọi việc được hài ḥa, mọi người đều an lạc. Được
như thế, giáo lư Đạo gọi là Đắc Nhất và
Tâm Đắc Nhất là Tâm vô phân biệt, nhờ đó mà hành giả thực hành được Đạo.
"Đắc
Nhất Tâm rồi, thế mới yên,
Muốn
Tâm đắc Nhất phải tham thiền;
Tham
thiền Tâm sẽ ḥa muôn vật,
Ḥa ấy
làm nên Đạo phối Thiên."
Trong bài kinh
Ngọc Hoàng Thượng
Đế mà người tín đồ Cao Đài tụng niệm hằng ngày cũng có một đoạn cho
chúng ta biết vài nét về quyền hành của Đức Thượng Đế:
Đức
Thượng Đế tạo ra vạn vật và dưỡng dục vạn vật,
Trên
thì chưởng quản 36 tầng trời và 3.000 thế giới.
Dưới
chưởng quản 72 địa cầu và Tứ Đại Bộ Châu.
Đó là
Đại Từ Phụ
Là vua
của Nhật, Nguyệt, Tinh và thời gian.
Tức là
vua của không gian và thời gian.
Là chủ
của Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Là
Đấng Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng,
Là
Đấng Đại Thiên Tôn.
Cũng cần nói
thêm, trong bài Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế có câu: “Hóa dục quần sanh.”
đã cho chúng ta thấy Đấng Thượng Đế (Chí Tôn) luôn luôn quan tâm đến sự thăng
tiến của vạn vật.
Thật vậy, kể
từ Nhứt Kỳ Phổ Độ, qua Nhị Kỳ Phổ Độ, rồi đến Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn
(Thượng Đế) đã mở ra nhiều mối Đạo ở nhiều nơi…. cũng không ngoài mục đích dạy
dỗ con người tìm con đường “trở về”
cõi Thiêng Liêng Hằng Sống (từ Thế Đạo dẩn đến Thiên Đạo).
Với hai chữ “Trở về” bên trên, xin được nói rõ
hơn, giáo lý Cao Đài cho biết, Linh hồn hay Chơn linh là điểm Tiểu Linh Quang
từ khối Đại Linh Quang của Đức Chí Tôn ban cho để nhập vào phàm thể của mỗi
người. Chơn Linh ấy làm con người có tánh Thánh hầu gìn giữ và dạy dỗ phàm thể.
Bởi nguồn gốc
Chơn Linh của mỗi con người là do một phần Chơn Linh của Đức Chí Tôn từ cõi
Thiên nên Đức Chí Tôn hằng nói: “Thầy
là các con, các con là Thầy” và chính vì thế, khi rời khỏi xác phàm,
Chơn Linh con người tìm đường “trở về” gốc cũ ở cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
Người tín đồ Cao Đài cho rằng cái chết của xác phàm tại trần gian là sự “Qui Hồi Cựu Vị” hay ngắn gọn hơn
là “Qui vị” để chỉ sự “trở về” của Linh Hồn.
Theo Thánh Ý
của Đức Chí Tôn là muốn cho tất cả nhơn loại được siêu thoát. Điều này Đức Hộ
Pháp đã dẫn giải rằng : " Xưa kia con người đi tìm Đạo, còn hôm
nay trái lại Đạo lại đến tìm người. Ôi ! nếu ta tưởng tượng cái ân hậu vô biên
của Đức Chí Tôn đã thi thố, thì chúng ta đã hạnh phúc không có ngôn ngữ nào mà
tả đặng... " (Lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp ngày 15 tháng 8 Nhâm
Thìn, 1952) tại Cửu Long Đài đền thờ Phật Mẫu).
Năm 1978, Đạo
Cao Đài đă đi vào Tịch Đạo Đạo Tâm, vai tṛ và hoạt động của của Ban Thế Đạo
nằm trong cả hai Tịch Đạo Thanh Hương và Tịch Đạo Đạo Tâm. Như nghi bên trên,
Tịch Đạo Đạo Tâm kế thừa chớ không thay thế Tịch Đạo Thanh Hương như mọi người
vẫn tưởng.
Ban Thế Đạo
hiện nay (chử Đạo ở đây xin hiểu là trong là trong Tịch Đạo Đạo Tâm),
“phần” Thế Đạo (Đời Đạo) gồm cả phần Đạo và phần Đời. Phần Đời là thực hành
phương cách sống của con người, lo việc xả hội giúp đời đó là Thể Pháp Thế Đạo;
về Phần Đạo thực hành phương các tu thân, giúp vào sự tiến hóa nhân sanh nhờ đó
mà nhân loại đạt được văn minh đến tuyệt đỉnh trong con đường Thiêng Liêng Hằng
Sống đó là Bí Pháp Thế Đạo. Như vậy phần “Thế Đạo” gồm cả hai Thể Pháp Thế Đạo
và Bí Pháp Thế Đạo.
Đời (Âm),
Đạo (Dương) tức nhiên trong Âm có Dương và trong Dương có Âm, gọi là “Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu Âm
căn” luôn luôn là qui luật, ấy là Đạo-Đời tương đắc (nhưng Đời đây là Đời
trong Đạo, phân biệt với Đời của Đời có khác nhau xa). Đây là con đường Âm
Dương Hòa Hợp.
Cửu Trùng Đài
là Đời là phần Xác, mà Hiệp Thiên Đài là Đạo là phần Hồn, cho nên buộc Đời phải
nương Đạo mà lập ra thiệt tướng, mới mong độ rỗi nhơn sanh chuyển cơ tạo hóa.
Cái hệ trọng là nếu không có Hiệp Thiên Đài thì không có Đạo, Trời Đất qua chớ
Đạo không qua, nhơn loại tuyệt chớ Hiệp Thiên Đài không tuyệt.
Hiệp Thiên Đài
là tay vén màn bí mật cho sự Hữu Hình và sự Vô Vi hiệp làm một, tức là tay làm
cho Đạo với Đời tương đắc vậy (Âm Dương Hòa Hợp). Vì cớ ấy mà Thầy giáng cơ
buộc cả chư Môn Đệ Thầy, chẳng khi nào đặng phép trái mạng lịnh của Thầy.
Hữu Hình và Vô
Vi hiệp làm một như đã nói bên trên là con đường Thiên Nhơn Hiệp Nhứt (Thiên
Thượng Thiên Hạ) nghĩa là Trời và Người hiệp lại làm một, Ý Trời và Lòng
Người đồng nhau, hiệp nhau trên bình diện Ðạo Lý để khai Ðạo cứu Ðời. Ðó là mục
đích đầu tiên. “Thiên Nhơn Hiệp Nhứt”
trong Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ:Lòng người khẩn nguyện,Thiên Cơ vận chuyển đúng
lúc Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ khai mở tại xứ Việt Nam.
Đức Phật Mẫu
cũng dạy: "Đạo chia ra ba chi: Pháp,
Đạo, Thế. "Mình tu cho đúng theo Luật, hành theo Pháp, th́ chúng-sanh nơi
thế ca tụng công đức ḿnh, trọng kính ḿnh, ấy là ḿnh Đắc THẾ. Hễ Đắc THẾ th́
phải tầm Pháp đặng cứu chữa, dạy bảo theo Pháp; nếu ḿnh Hành Pháp hiển-linh,
chúng-sanh ứng mộ, th́ ḿnh Đắc PHÁP. Nếu ḿnh Đắc PHÁP th́ phải Tầm Đạo vô
vi…, muốn Tầm không phải dễ, mà dễ khó là do nơi ḿnh; nếu đi được hai khoản,
th́ khoản sau này phải ráng, nếu Đắc ĐẠO th́ nhập cơi Niết-Bàn."
"
Thầy đã nói đạo đức cũng như một cái thang vô ngằn, bắt cho các con leo đến
phẩm vị tối cao, tối trọng ngang bậc phẩm cùng Thầy, hay là Thầy còn hạ mình
cho các con cao hơn nữa. (Thánh Ngôn HiệpTuyển).
Trong bài diễn
văn của Đức Hộ Pháp giảng về Pháp Chánh Truyền có đọan: “Chí Tôn đă đến thế, hạ ḿnh đặng làm Thầy dạy dỗ chúng ta, hằng trông
mong ngày giờ nào chúng ta biết ḥa hiệp nơi ḷng từ tâm bác-ái của người là
hiệp làm một cùng người, mới có đủ quyền hành độ tận chúng sanh quy hồi cựu
vị.”
Các Đấng
Thiêng Liêng đã nhắc nhở từ nay đến 700.000 ngàn năm (Thất Ức Niên) nữa không
có Tận Thế mà là Chuyển Thế. Chuyển Thế là gạn lọc những tánh hư, tật xấu của
con người bằng thiên tai và bịnh chướng.
Chúng ta thấy
tình yêu của Đức Chí Tôn thật là vô biên với lòng thương yêu vô tận, Thầy đã
luôn luôn săn sóc cho thế gian được an lành, cho loài người được tiến hoá đến
ngang hàng với ngôi vị Trời Phật và ngay cả Thầy.
Suy nghĩ theo
lời dạy của Đức Phật Mẫu bên trên, Ban Thế Đạo trong Tịch Đạo Đạo Tâm (hiện
nay) hay Ban Thế Đạo Đạo Tâm (chử Đạo ở đây là trong trong Tịch Đạo Đạo Tâm),
Hiệp Thiên Đài là Đạo chia ra ba chi: chi Pháp, chi Đạo và chi Thế (và Thập Nhị
Bảo Quân vẩn thuộc Hiệp Thiên Đài). Cửu Trùng Đài là Đời hay Hành Chánh Đạo.
Như đã trình bày, Tịch Đạo Đạo Tâm kế thừa chớ không thay thế hay lật đổ Tịch
Đạo Thanh Hương, điều nầy đã giải thích là Ban Thế Đạo trong Tịch Đạo Thanh
Hương vẫn còn tồn tại và đi song hành (theo) với Ban Thế Đạo trong Tịch Đạo Đạo
Tâm nhưng hoạt động của Ban Thế Đạo Đạo Tâm thiên về Phần Đạo. Dù Tịch Đạo có
thay đổi, Pháp Chánh Truyền thì bất di bất dịch, không thay đổi cho đến Thất Ức
Niên.
Vai trò của
Ban Thế Đạo trong Tịch Đạo Thanh Hương như đã nói là có hai nhiệm vụ: phần Thế:
lo việc xã hội giúp đời, phần Đạo: lo việc tu thân và giúp Đạo”. Trong vai trò
nầy chỉ nói nhiều đến phần Đời trong Đạo, tức là phần Thế Đạo gồm cả hai phần
Thể Pháp và Bí Pháp Thế Đạo. Ban Thế Đạo trong Tịch Đạo Đạo Tâm (hay Ban Thế
Đạo Đạo Tâm), phần Đạo trong Đạo, là phần Thiên Đạo. Phần Thiên Đạo cũng bao
gồm có hai phần Thể Pháp và Bí Pháp Thiên Đạo.
Hai chử “Thế Đạo” trong “Ban Thế Đạo”, Thế là Đời là hửu hình (là phần xác); Đạo là vô vi
(là phần hồn, Thiêng Liêng). Khi nói về Đời thì bao gồm Đời trong Đời và Đạo
trong Đời; khi nói về Đạo như ghi bên trên là Đời trong Đạo và Đạo trong Đạo.
Đạo thì bao gồm cả hai phần Thế Đạo và Thiên Đạo. Cả hai phần Thế Đạo và Thiên
Đạo đều có cả hai Bí Pháp và Thể Pháp.
1 . Đời
trong Đời thì không bàn luận trong bài viết nầy. Tuy nhiên, theo
sự hiểu biết qua lời dạy của Đức Chí Tôn thì đây là con cái của Thầy. Các đứa
con của còn lặn hụp trong cuộc sống hửu hình, tranh dành quyền lực, vật chất,
v.v.v... giết hại nhau. Nhưng Luật Trời là Luật Tiến Hóa, nên dầu cho nhơn loại
có mê đắm dục vọng đến bực nào, sau rốt cũng đến ngày quày đầu hướng thiện để
trở về với Đạo. Nếu kiếp nầy chưa dừng bước để trở lại theo Đạo, th́ một vài
kiếp sau.
2 . Đạo
trong Đời: chúng ta con cái của Đức Chí Tôn, là cái Tiểu Linh
Quang tách ra từ cái Đại Linh Quang cùa Đức Chí Tôn. Linh hồn hay Chơn Linh là
điểm Linh Quang từ khối Đại Linh Quang của Đức Chí Tôn ban cho để nhập vào phàm
thể của mỗi người. Chơn Linh ấy làm con người lúc mới sanh ra đẵ có tánh Thánh
(Đạo) hầu gìn giữ và dạy dỗ phàm thể (Thế).
Thầy nói “Giáo
Tông có Quyền về Phần Hửu Hình (Xác, Thế). Hễ nói về Phần Hữu Hình của chúng
sanh tức là nói về Phần Ðời (Phần Thế). Đây là vai trò của Giáo Tông dạy dổ,
huấn luyện nhân sanh con cái Đức Chí Tôn trên con đường đạo đức, tu hành chờ
ngày “trở về” về cựu vị. Còn người theo Đạo mà phế bỏ việc đời, coi như
mình không có nhiệm vụ gì đối với thế gian, thì chưa làm xong bổn phận của
người tu, cũng chưa giải thoát được.
Ta phải tập
làm sao cho có thói quen tính làm việc ǵ cũng nhớ đến mục đích là làm hữu ích
cho xă hội, đừng làm việc ǵ để người khác phải bị vạ lây hay bị buồn rầu, đau
khổ. Trước khi hành động ta phải xét kỹ coi có ai bị thiệt tḥi, bị hại v́ việc
làm của ta hay không
Người tu hành
phải nhớ luôn luôn là không bao giờ làm nghề gì có hại cho kẻ khác. Ta cứ tùy
tài năng, phương tiện, để chọn nghề. Bất cứ nghề gì, hay ở đâu cũng được, miễn
là trong sạch và không làm người khác và thú vật phải đau khổ.
Đức Chí Tôn
dạy là: “Khai thiên địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy. Thầy đã nói một
Chơn Thần mà đã biến Càn Khôn Thế Giới và cả Nhơn Loại. Thầy là chư Phật, chư
Phật là Thầy. Các con là chư Phật, chư Phật là các con. Có Thầy mới có các con,
có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.
3 . Đời
trong Đạo: đây là phần Đời trong Đạo là phần hữu hình, là phần
Thể Pháp Thế Đạo, thiên về làm việc xả hội, việc làm phước thiện, cách sống của
con người trong đời sống vật chất, giúp đở nhân sanh và xả hội.Người tu hành
muốn được đắc đạo giải thoát, cần phải quên ḿnh để lo cho đời, phải chia sớt,
gánh vác một phần nghiệp quả của Trần gian. Chỉ có một phương pháp hay nhất để
trả hết nợ là giúp đời và vững lòng chịu đựng mọi khổ đau, tai nạn mà không lo
sợ, buồn phiền. Mà muốn có dịp giúp đời thì phải ở gần người đời, chung sống
với nhơn loại.
4 . Đạo
trong Đạo: Đạo bắt đầu trong phần Thế Đạo (xác, hửu hình) là
phần Thể Pháp Thế Đạo. Khi đã thông hiểu phần Thề Pháp rồi sẻ đến phấn Bí Pháp
Thế Đạo. Bí Pháp Thế Đạo là con đường tu thân, lo cho nhân sanh, lập công, bồi
đức, lập vị để bước vào con đường Thiên Đạo, con đường Thiêng Liêng Hằng Sống
trong vô vi. Đạo trong Đạo chính là con đường hướng dẩn nhân sanh từ Thế Đạo
đến Thiên Đạo, nói theo triết lý thần học Cao Đài, như ghi bên trên, thì đây là
phần “Thiên Nhân Hiệp Nhất” nghĩa là Trời và Người hiệp lại làm một mà
Đức Chí Tôn hằng dạy.
Phần Đạo trong
Đạo thì phải hiểu là theo con đường tấn hóa, lập vị từ hừu hình đến vô vi.Con
đường tu thân từ Thế Đạo dẩn đến Thiên Đạo mà Giáo Tông thay quyền cho
Thầy dìu dắt các con cái Đức Chí Tôn trong Đường Ðạo và Đường Ðời, tức là con
Đường đi từ Thế Đạo dẩn đến Thiên Đạo: thực hành Thể Pháp Thiên Đạo và Bí Pháp
Thiên Đạo (Thiêng Liêng Hằng Sống).
Trong phần Đạo
trong Đạo nầy, chức sắc trong Ban Thế Đạo được Giáo Tông thay mặt Đức Chí
Tônhướng dẩn đường tu để “trở về” con đường “Thiêng Liêng Hằng Sống”,
con đường dẩn đến Thiên Đạo tức là con đường Phản Bổn Hòan Nguyên, qui hồi cựu
vị. Trong phần Đạo trong Đạo, còn có nghỉa là con đường tu thân, con đường “Đạo
Đức” để cho cái “Tiểu Linh Quang” của nhân sanh“trở về” trong cái “Đại
Linh Quang” của Thầy (Đức Chí Tôn).
Ban Thế Đạo
tại hải ngoại hiện nay(trong Tịch Đạo Đạo Tâm ) với vai trò “chuyển Thế vào
Đạo, giúp Đạo trợ Đời và phát huy Đạo Cao Đài khắp mọi nơi trên hoàn cầu”, tuyển
chọn nhân tài vào Đạo, tái lập lại các cơ quan trọng yếu của Hiệp Thiên Đài và
Cửu Trùng Đài, mở rộng các cơ quan khác, ủng hộ các hoạt động của Đạo cho thế
hệ sau và nhiều thế hệ sau nữa, phát triển các cơ quan Hành Chánh Đạo “Cửu
Trùng Đài” (tuyển chọn nhân sanh vào Đạo) vựa theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền,
Đạo Luật, Đạo Nghị Định của Đức Chí Tôn khai Đạo năm 1926.
Sự thành lập
Ban Thế Đạo (trong Tịch Đạo Thanh Hương), thuộc chi Thế Hiệp Thiên Đài, không
phải là chỉ nhằm mục đích tuyển chọn
nhân tài vào Đạo mà là sự “huyền diệu, vô hình” ở cái “thánh ý, thiêng liêng,
huyền bí, trong tinh thần chuyển Đời vào Đạo” và phát huy nền Đại Đạo. Đức Hộ
Pháp và Đức Lý Giáo Tông hiễu rõ,nhủ đã biết và có ý định, dự tính từ trước là
vai trò của Ban Thế Đạo giúp vào sự phát triễn của Đạo ở khắp hoàn cầu trong
Thất Ức Niên và trong mọi hoàn cảnh trong cơ chuyển thế đầy thử thách.
Đức Lý
Giáo Tông và Đức Hộ Pháp dạy: Thiên Vị của các chức sắc Ban Thế Đạo tùy nghi
nơi các vị (phế đời hành Đạo hay ở ngoài đời hoạt động lo cho Đạo). Vai trò của
Ban Thế Đạo (trong các Tịch đạo) không thể nào “đo lường hay dự đoán tại Hữu
Hình nầy được” vì vai trò, nhiệm vụ và trách nhiện của chức sắc trong BTĐ là là
một sự phối hợp toàn mỹ huyền diệu giửa “Hữu Hình và Vô Hình – Hiện Tướng và Vô
Vi - giửa Đời và Đạo” trong các Tịch Đạo để phát triển nền Đại Đạo.
Năm 1978, Đạo
Cao Đài đã đi vào con đường Tịch Đạo Đạo Tâm (Đạo Tâm),vai trò của Ban Thế Đạo
trong Tịch Đạo Đạo Tâm (hay Ban Thế Đạo Đạo Tâm)hiện tại, cần phải được suy
nghỉ rộng hơn để thông hiểu cái Thiên Ý lời dạy của Đức Chí Tôn“ẩn tàng” trong
các Thánh Ngôn.Thầy đã gián tiếp lập ra Ban Thế Đạo và ủy thác cho Ban Thế Đạo
một trọng trách “Thiêng Liêng vô cùng huyển diệu” tại Hửu Hình để tiếp tục phát
triển Đạo đến Thất Ức Niên. Vai trò “huyền diệu, hửu hình và vô vi” của Ban Thế
Đạo trong các Tịch Đạo cũng đã được Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu ngầm “dạy và
chỉ dẩn”.
Ban Thế Đạo
trong Tịch Đạo Thanh Hương vẫn còn tồn tại và đi song hành (theo) với Ban Thế
Đạo trong Tịch Đạo Đạo Tâm nhưng hoạt động của Ban Thế Đạo Đạo Tâm thiên về
Phần Đạo và giúp vào sự phát triển của Đạo Cao Đài, một Tôn Giáo Đại Đồng trong
Thất Ức Niên.
Trong Tịch Đạo
Đạo Tâm, Ban Thế Đạo Đạo Tâm (hiện tại) là “cơ chế, con đường Hành Đạo”giúp cho
con cái Đức Chí Tôn“trở về” con đường Thiêng Liêng Hằng Sống cùng Thầy.
Đức Chí Tôn
dạy là: “Khai thiên địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy. Thầy đã nói một
Chơn Thần mà đã biến Càn Khôn Thế Giới và cả Nhơn Loại. Thầy là chư Phật, chư
Phật là Thầy. Các con là chư Phật, chư Phật là các con. Có Thầy mới có các con,
có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật”. Thầy khai Bát Quái mà
tác thành Càn Khôn Thế Giới nên mới gọi là Pháp. Pháp có mới sanh ra Càn Khôn
Vạn vật rồi mới có người nên gọi là Tăng. Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng lập
thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy."
Khi trời đất
chưa phân định không gian lúc bấy giờ chỉ là Hư Vô Chi Khí. Với cái tên gọi như
vậy v́ cái thể của nó trống không đối với mắt phàm của con người nhưng kỳ thực
trong cái không ấy vẫn chứa đựng một nguồn sống tiên khởi. Từ nguồn sống ấy
biến ra muôn loài vạn vật...Trong đó có con người. Con người gọi tên nguồn sống
ấy bằng nhiều danh hiệu khác nhau chẳng hạn như Đức Chúa Trời, Đức Chí Tôn Đấng
Tạo Hóa Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đấng A-La, Đấng Giê-Hô-Va....
Vậy
Thượng Đế, Đức Chí Tôn(Thầy) tuy vô h́nh nhưng thực sự hiện hữu.Triết
lư Thần Học Cao Đài th́ hư hư, ảo ảo, huyền bí cao siêu bao la vô cùng, sự
thành lập Ban Thế Đạo qua các Tịch đạo đă cho thấy cái Thiên Ư của Thầy.
Nói cách khác,
trong Tịch Đạo Đạo Tâm, Ban Thế Đạo chính là ĐẠO (VÔ VI) và ĐỜI (THẾ), là “cơ
cấu căn bản trọng yếu” của Đạo Cao Đài. Như Đức Phật Mẫu dạy: "Đạo chia
ra ba chi: Pháp, Đạo, Thế, thì Ban Thế Đạo Đạo Tâmchính thật ra gồm Hiệp
Thiên Đài (ĐẠO) gồm cả 3 chi: Chi Pháp (BPC), Chi Đạo (Phước Thiện) và Chi Thế
(Ban Thế Đạo Thanh Hương).
Đức Chí Tôn
dạy “Giáo Tông có quyền dìu dắt con cái
Thầy trong Đường Ðạo và Đường Ðời”.
Thầy lại nói “Giáo Tông có Quyền về Phần
Xác (Thế) chớ không có Quyền về Phần Hồn” (Đạo,Vô Vi). Hễ nói về Phần Xác
là nói Phần Hữu Hình, mà nói về Phần Hữu Hình của chúng sanh tức là nói về Phần
Ðời. Còn như nói về Phần Hồn tức là Phần Thiêng Liêng ấy là Phần Ðạo.Khi nói về
Phần “Đời” trong Ban Thế Đạo Đạo Tâm
(hiện tại) thì đây chính thật là Cửu Trùng Đài (ĐỜI). Như vậy Ban Thế Đạo Đạo
Tâm của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bao gồm tổ chức Lưỡng Đài: Hiệp Thiên Đài và Cửu
Trùng Đài.
Trong Tịch Đạo
Đạo Tâm, Ban Thế Đạo Đạo Tâm (hiện tại) mà Đức Chí Tôn đã gián tiếp thành lập
là “tổ chức nồng cốt quan trọng là cái
xương sườn, xương sống” của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ban Thế Đạo Đạo Tâm giữ
một vai trò rất là trọng yếu trong sự tuyển lựa nhân tài vào giúp Đạo, duy trì
hệ thống Lưỡng Đài, theo Tân Luật, các đạo Luật tùng Pháp Chánh Truyền, phổ độ
nhân sanh, phổ truyền nền Đại Đạo khắp mọi nơi, và tạo cơ hội cho tín đồ tu
thân theo con đường từ “Thế Đạo” dẩn
đến “Thiên Đạo”, “trở về” cùng
Thầy (Thiêng Liêng Hằng Sống).
Đức Hộ
Pháp (Ất Sửu-1937) dạy:“ Chiếu theo ý-nghĩa chữ ĐẠO
là một định từ để chỉ Tánh Đức của loài người đối với Đức Chí Linh cùng Càn
khôn Vũ Trụ.
C . Suy
Ngẫm Sâu Xa Về Ban Thế Đạo Đạo Tâm
Vào thời Nguơn
Mạt Pháp nhơn loại đang đắm chìm trong nền Văn minh vật chật bỏ lơi con đường
Đạo Đức khiến cho xã hội loài người càng ngày càng bất ổn sống tranh giành cấu
xé chiến tranh tàn sát nhau...và có cơ nguy dẫn đến chỗ tự diệt vong.
Trước cơ nguy nầy để cứu vớt toàn thể con cái của Thượng Đế, Ngài (Đức Chí Tôn)
đã dùng huyền diệu cơ bút khai sáng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại
Việt Nam vào năm 1926. Với nền tân tôn giáo nầy mọi kinh kệ lễ bái giáo lý Pháp
Chánh Truyền Thể Pháp, Bí Pháp...nhất nhất đều do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
(Đức Chí Tôn) chỉ dạy qua cơ bút rõ ràng ... Như vậy Thượng Đế Ngài quả thực
hiện hữu. Ngài đang chưởng quản cả Càn Khôn Vũ Trụ. Dưới mắt Ngài những vật
hèn mọn là châu báu những linh hồn hèn hạ Ngài biến chúng thành Thần Thánh. Sự
tiến hóa của linh hồn là công nghiệp không ngừng của Ngài. Luật của Ngài là Bác
Ái quyền của Ngài là Công Chánh. Ngài là Giáo Chủ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
dưới tôn chỉ: Tam Giáo Qui Nguyên Ngũ Chi Phục Nhứt và với Thiên Đạo Ngài
truyền Bí Pháp giải thoát con người, với Thế Đạo Ngài đưa xã hội loài người lập
đời Thánh Đức.
Thượng
Đế (Chí Tôn) quả thật hiện hữu Ngài là Cha của muôn loài là Chúa Tể cả Càn Khôn
Vũ Trụ nếu không trọn đức tin nơi Ngài đó là một mất mát rất
nhiều cho kiếp sống làm con người !
Trong Đại Thừa
Chơn Giáo, Đức Chí Tôn có dạy: "Tam
Thừa Cửu Phẩm cũng do nơi quy luật Tam Giáo mà Thầy chế đổi làm một con đường
tắt để đưa các con về cựu vị."
Tam thừa bao
gồm Hạ thừa, Trung thừa, Thượng thừa. Mỗi thừa lại có ba phẩm: thượng, trung,
hạ. Hạ thừa hướng dẫn con người cách sống đúng đạo trong xã hội. Trung thừa
hướng dẫn con người tiến lên gánh vác thêm việc tổ chức, điều hành các tập thể
trong xã hội theo những nguyên tắc của đạo lý. Thượng thừa hướng dẫn con người
đi sâu vào tâm pháp để trực nhận chơn tâm, đạt được sự giải thoát hoàn toàn. Đó
là những bước tu hành đưa "một con người phàm phu trần tục trở nên thánh
hiền, Tiên Phật. Những nấc thang liên tục không thể rời bỏ được. Như vậy mới
đúng với Đạo hay Đại Đạo."
Tam thừa tương
ứng với hai lĩnh vực của sự tu hành là Thiên Đạo và Thế Đạo. Với Thế Đạo, con
người qua cuộc sống của mình sẽ góp công với cuộc đời xây dựng lại sự an lành,
tiến bộ từ trong gia đình, đến dân tộc, nhân loại. Sau đó, con người sẽ bước
lên Thiên Đạo đại thừa, thực hiện công cuộc rèn luyện tâm linh, phục hồi nhân
bản tối sơ để làm điều kiện cứu độ người khác.
Như trình bày
bên trên, Ban Thế Đạo Đạo Tâm do Đức Chí Tôn gián tiếp lập ra (1965) để tạo “cơ
chế” cho con cái Đức Chí Tôn phổ biến Đạo Thầy trong Thất Ức Niên. Ban Thế Đạo
Đạo Tâm rất là “huyền diệu và uyển chuyển” không tùy thuộc vào thời gian (Tịch
Đạo) hay hoàn cảnh (cơ chuyển thế). Vai trò của Ban Thế Đạo Đạo Tâm đã được Đức
Chí Tôn hoạch định từ lâu, nhưng thiên cơ thì “bất khả lậu” (Bí Pháp Đại Đạo)
và ngộ biến thì tùng quyền, con thuyền Đại Đạo bị thử thách “vạn đường” nhưng
không bao giờ chìm. Hơn nửa, vai trò của Ban Thế Đạo Đạo Tâm không đơn giản về
phần Đời và phần Đạo như trong Tịch Đạo Thanh Hương mà là vai trò phần Đời
trong Đời, Đời trong Đạo, Đạo trong Đời và Đạo trong Đạo (phần Đời trong Đời
thì không bàn ở đây). Ban Thế Đạo trong Tịch Đạo Đạo Tâm thiên nhiều về Phần
Đạo.
Chúng ta phải
hiểu một cách “sâu rộng ẩn tàng cái sự huyền bí vô vi” khi Đức Chí Tôn ủy nhiệm
Giáo Tông và Hộ Pháp thành lập Ban Thế Đạo (Bí Pháp). Ban Thế Đạo không phải
chỉ thuộc về chi Thế Hiệp Thiên Đài (như chúng thường nghỉ trong Tịch Đạo Thanh
Hương), mà Ban Thế Đạo trong Tịch Đạo Đạo Tâm hay Ban Thế Đạo Đạo Tâm
hiện tại chính là Đạo Cao Đài đã được Đức Chí Tôn và Đức Diêu Trí Kim Mẫu ngầm
chỉ dạy. Ban Thế Đạo Đạo Tâm bao gồm phần ĐẠO và phần ĐỜI của Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ mà Đức Chí Tôngián tiếp thành lập qua Giáo Tông và Hộ Pháp. Như
Đức Phật Mẩu dạy "ĐẠO chia ra ba chi: Pháp, Đạo, Thế. Điều nầy thì
rỏ ràng chử ĐẠO trong Ban Thế ĐẠO trong Tịch Đạo Đạo Tâm chia làm
3 chi rỏ ràng: Chi Pháp, Chi Thế và Chi Đạo chính là Hiệp Thiên Đài; còn chử THẾ
(ĐỜI) trong Ban THẾ Đạo chính là phần ĐỜIchính là Cửu
Trùng Đài (cơ quan Hành Chánh Đạo).
Như vậy trong
Tịch Đạo Đạo Tâm, “Ban Thế Đạo Đạo Tâm” (hiện tại) do Đức Chí Tôn gián tiếp
thành lập phải được hiểu là một “Cơ Quan Hửu Hình Thiết Thực, là trụ cột,
là cái xương sườn, xương sống”của Đạo Cao Đài”,do Thiên Ý của Đức Chí
Tôn sắp đặt để “chiêu hiền đải sĩ” tầm người vào giúp cho sự phát triển và phổ
độ nền Đại Đạo trong Thất Ức Niên. Ban Thế Đạo Đạo Tâm có trách nhiệm duy trì
hoạt động của hai tổ chức căn bản nhưng rất là quan trọng của Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ đó là Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài (Lưởng Đài) mà Đức Chí Tôn lập
thành lúc Khai Đạo và thêm vào đó các cơ quan trọng yếu của Đạo. Các vị chức
sắc trong Lưởng Đài là các chức sắc “Thế Đạo”(hửu hình) được tuyển dụng trong
tinh thần “chiêu hiền đãi sĩ” qua Ban Thế Đạo trong Tịch Đạo Đạo Tâm (hay Ban
Thế Đạo Đạo Tâm).Ban Thế Đạo Đạo Tâmchính là Đạo Cao Đài ở hải ngoại gồm Cao
Đài Hải Ngoại, Tòa Thánh Tây Ninh.
Đa số các tín
đồ Cao Đài vẩn còn “chưa thấu hiểu rỏ” về vai trò hiện hửu của
Ban Thế Đạo trong các Tịch Đạo hay xa hơn nửa trong phần thần học “Vô Vi” về
vai trò của Ban Thế Đạo Tâm. Chúng ta
cần học hỏi, nghiên cứu để thấu triệt các lời dạy “ẩn tàng” trong các Thánh
Ngôn của Đức Chí Tôn. Thầy đã dạy con đường phổ truyền Đại Đạo, con đường “trở
về” Thiêng Liêng Hằng Sống”, con đường dẩn đến Thiên Đạo (con đường Phản
Bổn Hòan Nguyên, qui hồi cựu vị),nhưng hiện tại, các vị chức sắc Đại Thiên
Phong (Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thập Nhị Thời Quân, Q. Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu
Sư (Nhật, Nguyệt & Tinh) đã trở về cỏi vô vi, thì làm sao phát triển Đạo
được như trong Tịch Đạo Thanh Hương trước kia?.
Tịch Đạo Thanh
Hương đã qua và Đạo Cao Đài đang đi vào Tịch Đạo Đạo Tâm, một điều quan trọng
là Tịch Đạo Đạo Tâm không thay thế Tịch Đạo Thanh Hương được, cả hai cùng đi
song hành (xin đọc bài viết “Đạo Tâm - Tịch Đạo - Chơn Pháp Đạo Tâm”, của QS TS
Nguyễn Thanh Bình, ấn bản năm 2017).Như vậy thì “vai trò và nhiệm vụ thiêng
liêng” của Ban Thế Đạo cần phải được suy ngẩm và thầu hiếu qua con đường Tịch
Đạo Đạo Tâm hay Đạo Tâm theo Thiên Ý của Đức Chí Tôn và Đức Diêu Trì Kim Mẫu.
Đức
Chí Tôn dạy là " Thầy đã nói đạo đức cũng như một cái thang vô ngằn, bắt
cho các con leo đến phẩm vị tối cao, tối trọng ngang bậc phẩm cùng Thầy, hay là
Thầy còn hạ mình cho các con cao hơn nữa. (Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển, Q1, trang 70).
Trước khi khai
Đạo, Đức Chí Tôn đã thâu nhận các vị đồ đệ đầu tiên (chức sắc Đại Thiên Phong)
là Giáo Tông, Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, Thập Nhị Thời Quân và các vị
chức sắc cao cấp Cửu Trùng Đài. Thâu đủ Thập Nhị Thời Quân rồi, Đức Chí Tôn mới
mở Đạo. Các vị Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Thập Nhị Thời Quân (xin coi
lại Tổ Chức Hiệp Thiên Đài) là những “đồng tử” mà Đức Chí Tôn chọn đã giúp cho
Thầy ban truyền Pháp Chánh Truyền, các Thánh Ngôn, Tân Luật và các Luật Đạo cho
nhân loại, thành lập Hội Thánh đề phát triển Đạo Thầy đến Thất Ức Niên. Đức Chí
Tôn chỉ có lời nói mà không có tiếng nói là vậy.
Hộ Pháp và
Thập Nhị Thời Quân không phải quyền tại thế gian này, quyền nơi cửa Đạo Cao Đài
này, cũng không phải tại đây nữa. Bần Đạo (Đức Hộ Pháp) nói: đây là quyền Đạo
Cao Đài cả Thiêng Liêng Hằng Sống."
Ngày nay, các
vị chức sắc Đại Thiên Phong nầy đã qui hồi cựu vị, về cỏi Vô Vi (Thiêng Liêng),
như đã dự định từ trước, Đức Chí Tôn ủy quyền cho Hộ Pháp và Giáo Tông thành
lập Ban Thế Đạo. Ban Thế Đạo được thành lập do quyền Chí Tôn tại hữu hình
(quyền Chí Linh). Ban Thế Đạo Đạo Tâm, gồn phần ĐẠO và phần ĐỜI của Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ mà Đức Chí Tôn lập nên: phần ĐẠO chính là cơ quan Hiệp Thiên Đài và phần
ĐỜI chính là Cửu Trùng Đài.
Thì đúng như
là Đức Chí Tôn dạy là “Thầy còn hạ mình cho các con cao hơn nữa”. Thầy đã hạ
mình và gián tiếp thành lập Ban Thế Đạo qua Giáo Tông và Hộ Pháp, một “cơ quan
tối cần thiết” trong Tịch Đạo Đạo Tâm với đủ hệ thống Lưỡng Đài để các con tu
hành, phổ biến và phát triển Đạo Thầy chờ ngày“trở về” với Thầy.
Trong Tịch
Đạo Đạo Tâm (hiện tại) hay Đạo Tâm, Ban Thế Đạo chính là Ban Thế Đạo Đạo Tâm.
Ban Thế Đạo trong Tịch Đạo Thanh Hương vẩn còn tốn tại và thuộc Chi Thế Hiệp
Thiên Đài. Hay rỏ hơn theo Thánh Ý của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, Ban Thế Đạo
Đạo Tâm bao gồm tổ chức Lưỡng Đài: Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài. Ban Thế Đạo
Đạo Tâm là “cái Xương Sống, cái Xương Sườn” của Đạo Cao Đài.
Thánh
Ngôn Đức Chí Tôn đã dạy là " Thầy đã nói đạo đức cũng như một cái thang vô
ngằn, bắt cho các con leo đến phẩm vị tối cao, tối trọng ngang bậc phẩm cùng
Thầy, hay là Thầy còn hạ mình cho các con cao hơn nữa. (Thánh Ngôn
HiệpTuyển).
Một lời nói
với đầy sự “Yêu Thương” của một Đấng Tối Cao, một Ngưới Cha lành lo cho tất cả
các con cái. Cái lời nói “huyền diệu” có mấy ai hiểu nổi, có mấy ai hiểu biết
cái lời dạy “huyền bí, thiêng liêng” tràn đầy sự ân cần, tình yêu thương nầy?.
Lúc khai Đạo, Đức Chí Tôn lập ra Hội Thánh, Tòa Thánh Tây Ninh, v.v.v.. các vị
tiền khai Đại Đạo là các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật giáng thề, giúp Đức Chí
Tônkhai mở và phát triển Đạo. Các vị nầy đã thi hành xong nhiệm vụ và đã trở
về (quay về) “cựu vị” thì làm sao để tiếp tục phát triển Đạo?
Đức Chí Tôn
nói “hay là Thầy còn hạ mình cho các con cao hơn nữa”. Quả là vậy, Đức Chí
Tôn đã hạ mình, lập Ban Thế Đạo để cho
con cái Thầy lo lập công, bồi Đức, tu thân theo con đường Âm Dương Hòa Hiệp,
Thiên Nhân Hiệp Nhất, Thế Đạo Thiên Đạo để “trở về” cùng Thầy.
V . Chức
Sắc Hửu Hình trong Ban Thế Đạo Đạo Tâm Cao Đài:
Đạo Cao Đài
được chính thức khai mở vào năm Bính Dần (1926) với những thủ tục thông thường
của một đoàn thể xã hội như là:
- Tuyên ngôn
Khai Đạo (7-10-Bính Dần. 1926)
- Lễ ra mắt
gọi là Lễ Khai Đạo (15-10-BD. 1926)
- Ban hành Bản
Hiến Pháp thiêng liêng của Đạo gọi là Pháp Chánh Truyền (Luật Thiên Điều tại
Thế) và bộ luật của tôn giáo mới gọi là Tân Luật và các Đạo Luật. Đó là những
yếu tố cần thiết phải có để thành hình Hội Thánh là cơ quan quyền lực tổ chức
và điều hành sinh hoạt tín ngưỡng của toàn tín đồ Cao Đài theo triết lý đã
chọn.
Đây là con
đường lập quyền Đạo để nương nhờ quyền hành ấy mà làm phương tiện phổ độ chúng
sanh. Các phẩm tước hữu hình trong Hội Thánh chỉ là những nghi thức đối phẩm
với các Đấng Thiêng Liêng trong thế giới vô hình, nó đòi hỏi người thọ nhận
phải làm tròn thiên chức của mình, khi chết linh hồn mới xứng đáng được gọi là
Thần, Thánh, Tiên, Phật. Vì vậy phẩm tước hữu hình chỉ là giả tạm và trạng
thái sống thực của Chơn Thần có tinh tấn hay không mới là yếu tố quyết định giá
trị của hai tiếng đối phẩm. Con đường đó là Cửu Trùng Đài, con đường của Đại
Đạo lấy quyền hành, phẩm tước hữu hình làm phương tiện hành đạo.Phẩm tước ấy
phải do công nghiệp hành đạo và đức hạnh mới có được, khi chết chơn thần rời
khỏi xác thân “trở về” cùng Đức Chí Tôn. Con đường nầy bao gồm cả những
chức sắc cấp dưới của Hiệp Thiên Đài mà sở hành của họ cũng lấy quyền Đạo làm
phương tiện lập công.
Tân Luật là do
theo Thánh Giáo mà lập thành (do nhân sanh), mọi sự hành trình của Chức Sắc,
Chức việc và Ðạo Hữu nam nữ đều tuân y theo Tân Luật mà thi hành phận sự. Bởi
Tân Luật là thế cho Thiên Ðiều, hễ phạm Tân Luật thì tức nhiên là phạm Thiên
Ðiều ắt phải chịu tội lỗi do Thập Hình của Ðức Lý Giáo Tông trừng trị.
Pháp
ChánhTruyền dạy: “Pháp luật Tam giáo tuy phân biệt nhau, song trước mặt Thầy
vẫn coi như một”. Vì coi như một, nên Thầy mới đến cho nhân loại lập Tân
Luật thế nào cho phù hợp với nhơn trí hợp tánh với nhơn tâm, chung chịu một Đạo
Luật, có phương hành Đạo, chẳng nghịch với Thiên Điều, đặng lập vị mình dễ dàng
mới toàn câu phổ độ.
Đức
Chí Tôn phán dạy: “Thầy đã muốn cho hoàn toàn phải
cần có Luật mà hễ có Luật thì cần phải do theo đó mà hành đạo,
mới khỏi điều sơ thất đặng”. Vì thế, Pháp Luật Đạo là khuôn vàng
thước ngọc, là la bàn chỉ hướng, giúp chúng ta, những môn đệ của Đạo Cao-Đài,
nương tựa vào đó để khỏi phải lầm đường lạc lối, nhất là trong giai đoạn
mà các khảo đảo cứ dồn dập phô diễn ra như hiện nay, khi mà những thế
lực tà thần, đã, đang và sẽ, không ngừng, một cách có hệ thống, từng bước mưu
toan canh cải Luật Pháp Chơn Truyền của mối Đạo Trời đã dầy công gầy
dựng cho toàn nhân loại được hưởng nhờ, để nương theo đó mà vượt lối sông mê trở
về cùng Đức Chí Tôn và Đức Diêu Trì Kim Mẩu (Thầy Mẹ).
Sự hiểu biết
và tuân thủ Luật Pháp Chơn Truyền của Đạo trong hoàn cảnh bi thảm hiện nay, hơn
lúc nào hết, rất ư là hệ trọng, cần thiết, chẳng những giúp giữ vững bước đường
theo lẽ chánh tu hành của mỗi đạo hữu, nói riêng, mà còn đảm bảo sự trường tồn,
hưng thịnh của cơ Đạo kéo dài Thất Ức Niên, nói chung, theo như lời khẳng định
của Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm: “Các Luật Pháp của Chí Tôn (Pháp Chánh
Truyền, v.v.v.) đã đào tạo đều hữu ích cho cơ quan hành động cho Chánh Giáo của
Người. Một cái dấu bỏ ra cũng chẳng đặng. Hể tùng thì Đạo thành, còn nghịch
thì Đạo diệt. Cả thảy Hội Thánh chưa ai đặng quyền ra khỏi ngoại luật...”.
Đời phải tùy
Đạo mới còn, mà Đạo cũng phải tùy đời mới vững, Tân Luật ngày nay Thầy đã đến
dạy chúng ta lập thành, trong thời gian tới nữa đây, nó sẽ phải thay đổi cho
phù hợp với nhơn trí Đạo đời tương đắc mà dìu dắt cả nhơn sanh đời đời kiếp
kiếp.
Trong Tịch Đạo
Thanh Hương, Ban Thế Đạo thuộc Chi Thế Hiệp Thiên Đài.
Trong
Tịch Đạo Đạo Tâm hay Đạo Tâm, Ban Thế Đạo là “một tổ chức tối cấn thiết, cái
trụ cột, cái sương sống, xương sườn” của Đạo Cao Đài để tuyển chọn nhân tài,
xây dựng các cơ cấu Đạo vàphát triển Đạo. Đây là Ban Thế Đạo Đạo Tâm. Ban Thế
Đạo Đạo Tâm gồm phần ĐẠO và phần ĐỜI của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà Đức Chí Tôn
lập nên. Phần ĐẠO chính là cơ quan Hiệp Thiên Đài gồm ba chi: Pháp, Đạo và Thế
và phần ĐỜI chính là Cửu Trùng Đài (cơ quan Hành Chánh Đạo).Ban Thế Đạo trong
Tịch Đạo Đạo Tâm (Ban Thế Đạo Đạo Tâm) thiên về phần Đạo để phổ truyền và phát
triển nền Đại Đạo của Đức Chí Tôn đến Thất Ức Niên.
1 . Chức
sắc Hửu Hình phẩm từ Địa Thánh đến Thiên Thánh (Bát Quái Đài)
a . Cửu
Phẩm Thần Tiên (Bát Quái Đài)
Trong cửa Đạo
Cao Đài, người tín đồ nào cũng nghe đến bốn chữ “Cửu Phẩm Thần Tiên”. Đó là
chín (9) phẩm bậc trên cõi Thiên Đình, từ bực Thần, qua bực Thánh và đến bực
Tiên. Cửu Phẩm Thần Tiên ở nơi Bát Quái Đài, vâng lịnh Đức Chí Tôn cai quản và
điều hành sự vận chuyển và tiến hóa trong khắp Càn Khôn Vũ Trụ và Vạn Vật.
Trong Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn cũng đã tổ chức ở Cửu Trùng Đài chin (9) phẩm
bậc tương tự từ Tín đồ đến phẩm bậc Giáo Tông, để đối phẩm với Cửu Phẩm Thần
Tiên nơi Thiên Đình, lý do dễ hiểu là tất cả quý vị Chức Sắc, cũng như các
Thần, Thánh, Tiên, Phật đều do Đức Chí Tôn tạo thánh từ cái Đại Linh Quang của
Thầy. Đọc qua các Thánh Giáo của Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng, chúng ta
chỉ nghe đến danh từ Cửu Phẩm Thần Tiên, nhưng chúng ta không được chỉ dẫn hay
được tiết lộ đến nhiệm vụ và trách nhiệm của quý vị Thần, Thánh, Tiên này ở
Thiên Đình (Bạch Ngọc Kinh).
b . Hệ
Thống Dionysius
Sưu tầm các
tài liệu về các huyền thoại cổ tích Hy Lạp, Ai Cập, nói về các Thiên Thần và
rất ngạc nhiên được biết là vào tiền bán Thế Kỷ Thứ VI, một nhà
triết học và thần học có tên là Dionysius the Areopagite đã viết
một quyển sách đưa ra giả thuyết về “các cấp bậc trên Thiền Đình” (the
Celestial Hierarchy), cho biết là trên Thiên Đình các vị Thiên Thần cũng được
chia ra làm 9 phẩm trật, trong 3 hệ thống cấp bậc, với nhiệm vụ thi hành các
lịnh của Thượng Đế trong việc điều hành Càn Khôn Vũ Trụ rất là trùng hợp này
với những bài Thánh Giáo của Đạo Cao Đài. Nhà triết học Dionysius
đă giải thích rỏ ràng nhiệm vụ của mỗi vị Thần, Thánh, Tiên (gọi chung là
“Angels” hay Thiên Thần), cũng như đặt tên riêng cho từng phẩm trật một (xin
đọc chi tiết trong bài viết “Cấp Bậc Hệ Thống Dionysius, Bát Quái Đài, Hiệp
Thiên Đài, Cửu Trùng và các Cơ Quan Đặc Biệt”, QS TS Nguyễn Thanh Bình, KCV sắp
phát hành).
Theo quan niệm
và sự phân tách của Dionysius th́ Thượng Đế có nhiều Thiên Thần phụ giúp để
điều hành vũ trụ, được gọi là Triều Đ́nh của Thượng Đế. Các Thiên Thần này nằm
trong 9 phẩm vị, được chia ra thành 3 cấp bậc (theo thứ tự gần Thượng Đế nhất)
hay Tam Thừa Cửu Phẩm.
2 . Cấp
Bậc Hệ Thống Dionysius, Bát Quái Đài và Cửu Trùng Đài
a . Hệ
Thống Dionysius:
Cấp 1 gồm 3
phẩm vị có tên là : Seraphim, Throne và Cherubim.
Cấp 2 gồm 3
phẩm vị có tên là : Dominion, Power và Virtue.
Cấp 3 gồm 3
phẩm vị có tên là : Principality, Angel và Archangel.
b . Bát
Quái Đài:
Đạo Cao Đài, Bát
Quái Đài, có Cửu Phẩm Thần Tiên, tức là 9 phẩm, và cũng được chia ra thành
3 cấp bậc, gọi là Thần, Thánh, Tiên, như sau :
Cấp 1 gọi là
phẩm Tiên, có 3 phẩm : Thiên Tiên (Phật Vị), Nhơn Tiên và Địa Tiên.
Cấp 2 gọi là phẩm Thánh, có 3 phẩm : Thiên Thánh, Nhơn Thánh và Địa Thánh.
Cấp 3 gọi là phẩm Thần, có 3 phẩm : Thiên Thần, Nhơn Thần và Địa Thần.
Cấp 2 gọi là phẩm Thánh, có 3 phẩm : Thiên Thánh, Nhơn Thánh và Địa Thánh.
Cấp 3 gọi là phẩm Thần, có 3 phẩm : Thiên Thần, Nhơn Thần và Địa Thần.
c . Cửu
Trùng Đài:
Đối chiếu với
các phẩm trật của Cửu Trùng Đài, chúng ta thấy :
Cấp 1 gồm có:
quý Chức Sắc Thiên Phong: Giáo Tông, Chưởng Pháp và Đầu Sư.
Cấp 2 gồm có: quý Chức Sắc Thiên Phong: Chánh Phối Sư, Phối Sư, Giáo Sư và Giáo Hữu.
Cấp 3 gồm có : Lễ Sanh, Chức Việc (Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự), và Tín Đồ.
Cấp 2 gồm có: quý Chức Sắc Thiên Phong: Chánh Phối Sư, Phối Sư, Giáo Sư và Giáo Hữu.
Cấp 3 gồm có : Lễ Sanh, Chức Việc (Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự), và Tín Đồ.
So
sánh cấp Bậc Hệ Thống Dionysius, Bát Quái Đài và Cửu Trùng Đài được tóm tắt
trong Bảng Tóm Lược I sau đây:
Cửu Trùng Đài
là một con đường dài đi từ Hiệp Thiên Đài đến Bát Quái Đài trong Linh Tiêu
Điện. Con đường này có chín (9) tầng cấp bậc, ứng với Cửu Phẩm Thần Tiên. Chư
anh linh đạt phẩm chánh vị trong Cửu Phẩm Thần Tiên sẽ sắp xếp trật tự từ Đệ
Nhất Phẩm ở bậc thấp nhất từ ngay cạnh Hiệp Thiên Đài tiến dần lên từng bậc cho
đến bậc cao nhất là Đệ Cửu Phẩm ngay cạnh Bát Quái Đài. Cửu Phẩm Thần Tiên là
chin (9) phẩm vị từ Thần đến Thánh rồi đến Tiên, như đă ghi trong Bảng Tóm
Lược Ibên trên:
Phẩm
Thần: Địa Thần - Nhơn Thần - Thiên Thần
Phẩm
Thánh: Địa Thánh - Nhơn Thánh - Thiên Thánh
Phẩm
Tiên: Địa Tiên - Nhơn Tiên - Thiên Tiên (Phật Vị)
Theo Pháp
Chánh Truyền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
- Đạo hữu giữ
tròn Minh Thệ và Tân Luật thì được đối phẩm Địa Thần.
- Chánh Trị
Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự, làm tròn phận sự thì được đối phẩm Nhơn Thần.
- Lễ Sanh thì
được đối phẩm Thiên Thần.
- Giáo Hữu thì
được đối phẩm Địa Thánh, etc. . . (xin xem Bảng Tóm Lược I bên trên).
Lể Sanh là cấp
bậc cao nhất trong phẩm “Thần”, ngang hàng với phẩm vị Thiên Thần trong Bát
Quái Đài. Trên Lể Sanh là cấp bậc Giáo Hửu thì được đối phẩm Địa Thánh. Giáo
Hửu là Chức Sắc Hửu Hình Cửu Trùng Đài (cấp bực thấp nhất trong hàng chức
sắc hửu hình từ Giáo Hửu đến Chánh Phối Sư trong Cửu Trùng Đài).
d. Lập
Phẩm Chức Trong Hiệp Thiên Đài
Năm 1935, có
nhiều vị Đạo hữu dày công cùng Đạo được đem vào Sổ Cầu Phong dâng lên Đức Lý
Giáo Tông. Ngài phê: “để Hiệp Thiên Đài định vị”. Do đó, Đức Hộ Pháp cầu hỏi
Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn. Đêm 16.2.Ất Hợi (20.3.1935), Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
giáng cơ góp ý cùng Đức Hộ Pháp, mở rộng trường công quả, lập ra bảy (7) phẩm
Chức sắc dưới Thập Nhị Thời Quân, để giúp cho chư vị Thời Quân hành quyền Tư
Pháp của Hiệp Thiên Đài.
Bảy (7) phẩm Chức sắc (từ cao xuống thấp) đó là:
Bảy (7) phẩm Chức sắc (từ cao xuống thấp) đó là:
1 - Tiếp Dẫn Đạo
Nhơn
2 - Chưởng Ấn
3 - Cải Trạng
4 - Giám Đạo
5 - Thừa Sử
6 - Truyền
Trạng
7 - Sĩ Tải (chưa
là chức sắc)
Chức
phẩm từ Truyền Trạng đến Tiếp Dẫn Đạo Nhơn là chức sắc hửu hình Hiệp Thiên Đài.
e. Lập
Phẩm Chức Trong Hội Thánh Phước Thiện
Theo Đạo Nghị
Định số 48/PT lập ngày 19 tháng 10 năm Mậu Dần (tức 10 tháng 12 năm 1938),Cơ
quan Phước Thiện được thành lập để lo về việc xã hội, cứu khổ, là một trong 4
cơ quan của Đạo Cao Đài, trực thuộc Hiệp Thiên Đài. Nhân sự Hội Thánh Phước
Thiện gồm 12 phẩm từ dưới lên như sau:
1 - Minh Đức 2 - Tân Dân 3 - Thính Thiện 4 - Hành Thiện
5 - Giáo Thiện 6
- Chí Thiện 7 - Đạo Nhơn 8 - Chơn Nhơn
9 - Hiền Nhơn
10 - Thánh Nhơn 11 - Tiên
Tử 12 - Phật
tử.
Các phẩm cấp
này chia làm 2 bực:
- Bực từ Minh
Đức tới Chơn Nhơn thì ở trong Cơ quan Phước Thiện, lo về phước thiện, cứu khổ.
- Bực từ Hiền
Nhơn trở lên thì qua Hiệp Thiên Đài để bảo tồn chơn pháp.
- Bực
từ Chí Thiện tới Thánh Nhơn là chức sắc hửu hình Phước Thiện
f . Lập
Phẩm Chức Trong Bộ Nhạc
Thánh Lịnh Số
25 của Đức Hộ Pháp về các phẩm Chức Bộ Nhạc, Tòa Thánh Tây Ninh, ngày mồng 9
tháng 11 Bính Tý (22 Décembre 1936), Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp
Thiên và Cửu Trùng.Trong Bộ Nhạc của Ṭa Thánh Tây Ninh có 9 phẩm ân phong như
sau nầy :
1 - Nhạc Sĩ 2 - Bếp Nhạc 3 - Cai Nhạc 4 - Đội
Nhạc
5 - Quản Nhạc 6 - Lãnh Nhạc 7 - Đề Nhạc 8 - Đốc Nhạc
9 - Nhạc Sư (10 - Tiếp Lể Nhạc Quân thêm
sau nầy)
Đội
Nhạc đến Nhạc Sư (và Tiếp Lể Nhác Quân) là các chức sắc hửu hình Bộ Nhạc.
Chín phẩm
trong Bộ Nhạc đối với 9 phẩm của HTĐ hay các phẩm khác của CTĐ và Phước Thiện
được tóm tắt trong Bảng Tóm Lược II sau đây:
Bảng
Tóm LượcII: Chín
(9) phẩm trong Bộ Nhạc đối với 9 phẩm của Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đàivà Phước
Thiện
g . Lập
Phẩm Vị Trong Cơ Quan Công Thợ
Thánh Lịnh Số
231 cùa Đức Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng, lập
tại Tòa Thánh, ngày 9 tháng 7 Canh Dần (22-Août-1950) thành lập Cơ Quan Công
Thợ trong châu vi Tòa Thánh những danh từ và trách vụ như dưới đây:
- Tá Lý
coi về một Sở.
- Phó Tổng
Giám làm đầu một hay nhiều Sở, dưới quyền Tổng Giám.
- Tổng Giám
kiểm soát toàn thể các Cơ Sở.
Những chức vụ
kể trên đối phẩm như sau đây:
- Tá Lý đối
phẩm Chánh Trị Sự hay Hành Thiện.
- Phó Tổng
Giám đối phẩm Lễ Sanh.
- Tổng Giám
đối phẩm Giáo Hữu.
Tổng
Giám thì được Hội Thánh đem ra Quyền Vạn Linh công nhận vào hàng Giáo Sư sau
khi đầy đủ công nghiệp.
Phần đối phẩm
của Cơ Quan Công Thợ được tóm lược trong Bảng Tóm Lược III bên trên.
Theo Thánh Ý
của Đức Chí Tôn là muốn cho tất cả nhơn loại được siêu thoát, điều này Đức Hộ
Pháp đã dẫn giải rằng : " Xưa kia con người đi tìm Đạo, còn hôm nay trái
lại Đạo lại đến tìm người. Ôi !nếu ta tưởng tượng cái ân hậu vô biên của Đức
Chí Tôn đã thi thố, thì chúng ta đã hạnh phúc không có ngôn ngữ nào mà tả
đặng... " (Lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp ngày 15 tháng 8 Nhâm Thìn,
1952 tại Cửu Long Đài đền thờ Phật Mẫu).
Như đã ghi bên
trên, trong Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Chí Tôn có dạy: "Tam Thừa Cửu Phẩm
cũng do nơi quy luật Tam Giáo mà Thầy chế đổi làm một con đường tắt để đưa các
con về cựu vị.".Tam thừa bao gồm Hạ thừa (Cấp 1), Trung thừa (Cấp 2),
Thượng thừa (Cấp 3). Mỗi thừa lại có ba phẩm: thượng, trung, hạ. Đó là những
bước tu hành đưa "một con người phàm phu trần tục trở nên thánh hiền, Tiên
Phật. Những nấc thang liên tục không thể rời bỏ được. Như vậy mới đúng với Đạo
hay Đại Đạo."Tam thừa tương ứng với hai lĩnh vực của sự tu hành là Thiên
Đạo và Thế Đạo. Với Thế Đạo, con người qua cuộc sống của mình sẽ góp công với
cuộc đời xây dựng lại sự an lành, tiến bộ từ trong gia đình, đến dân tộc, nhân
loại. Sau đó, con người sẽ bước lên Thiên Đạo đại thừa.
Thiên Đạo và
Thế Đạo là hai lănh vực mà người tu b́nh thường sẽ lần lượt tu học.Từ Thế Đạo
bước lên Thiên Đạo là một bước ngoặc của người đă phát tâm giác ngộ muốn tu
luyện để trở về Bản Nguyên (Phản Bổn Hoàn Nguyên). Tuy nhiên, nếu có hoàn cảnh
thuận tiện và nếu muốn đi nhanh hơn nữa (hoặc đi tắt), th́ tốt hơn, nên thực
hành ở cả hai mặt đời đạo, gọi là phước huệ song tu. Với cách này, người tu có
thể đạt được điều gọi là tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời.
Tâm thân ý của
ta khi bước vào Thiên Đạo rồi thì không còn của riêng ta và gia đình ta nữa mà
là Thiên Tâm, Thiên Thân, và Thiên Ý. Ta hoàn toàn không còn lệ thuộc từ tâm
hồn lẫn thể xác. Phải nhớ kỹ điều đó. Ta cần phải chuyển thể tính cho phù hợp
với vai trò, trọng trách, và nhiệm vụ của ta.
3 . Chức
Sắc Hửu Hình trong Ban Thế Đạo Đạo Tâm
a .Tổ
Chức Bát Quái Đài (phần Vô Vi):
Bát Quái Đài
là các PhẩmThần, Thánh và Tiên từ Địa Thần đến Thiên Tiên(tóm tắt bên trên)
b .Tổ
Chức Hiệp Thiên Đài:
Như ghi bên
trên, Hiệp Thiên Đài gồm có 3 chi: Pháp, Đạo và Thế và Hội Đồng Bảo Quân và Bộ
Nhạc (xin xem tóm lượt bên trên):
- Chi
Pháp: chức sắc hửu hình Hiệp Thiên đài từ Truyền Trạng đến
Tiếp Dẩn Đạo Nhơn
- Chi
Đạo: chức sắc hửu hình Phước Thiện từ Chí Thiện đến Thánh Nhơn
- Chi
Thế: chức sắc hửu hình Hiền Tài* đến Phu Tử (là BTĐ trong Tịch Đạo Thanh
Hương).
- Cơ
Quan Đặc Biệt: Hội Đồng Bảo Quân gồm Thập Nhị Bảo Quân**, Hộ Đàn
Pháp Quân***, Hửu Phan Quân và Tả Phan Quân.
Các vị Bảo
Quân trong Thập Nhị Bảo Quân làm phụ tá cho các vị Thời Quân trong Thập Nhị
Thời Quân, Hiệp Thiên Đài.Thập Nhị Bảo Quân gồm:
Hội Đồng Bảo
Quân gồm 12 chức phẩm do cơ bút phong và được Hội Thánh ban hành đạo lịnh đối
phẩm với Phối Sư bên Cửu Trùng Đài:
- Bảo Sanh
Quân: coi việc cứu tế, từ thiện, tương tế
- Bảo Cô Quân:
bảo vệ người cô thế, cô nhi, quả phụ, tàn tật
- Bảo Văn Pháp
Quân: coi về văn hoá nghệ thuật
- Bảo Học
Quân: coi về học thuật
- Bảo Y Quân:
coi về y tế xă hội
- Bảo Huyền
Linh Quân : hướng dẫn thiền định tu chơn
- Bảo Thiên
Văn Quân: coi về vũ trụ học, lịch đạo (c̣n gọi là Bảo Tinh Quân)
- Bảo Địa Lư
Quân: coi về phong thuỷ, địa chất
- Bảo Sĩ Quân:
coi về kẻ sĩ, trí thức, nhân sĩ
- Bảo Nông
Quân: coi về nông nghiệp
- Bảo Công
Quân: coi về hoạt động công ích, kỹ thuật, khoa học
- Bảo Thương
Quân: coi về kinh tế, xă hội
c . Tổ
Chức Cửu Trùng Đài:
Gồm có các vị
chức sắc: Chánh Phối Sư, Phối Sư, Giáo Sư và Giáo Hữu.
Đối phẩm của
các chức sắc “Thế Đạo” Hửu Hình trong Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, Cơ Quan
Đặc Biệt và BátQuái Đài (phẩm từ Địa Thánh đến Thiên Thánh) của tổ chức Cao Đài
Đạo Tâm (Hải Ngoại), Tòa Thánh Tây Ninh được tóm tắt trong Bảng Tóm Lược III
bên dưới:
Ghi
chú:
a . Hiền Tài
chưa là chức sắc trong Ban Thế Đạo (đối phẩm trên Lễ Sanh và dưới Giáo Hửu),
tuy nhiên khi nhận lảnh vai trò và trách nhiệm trong Hành Chánh Đạo hoặc trong Hiệp
Thiên Đài thì coi như “thi hành nhiệm vụ Đạo”, được xem như là chức sắc Ban Thế
Đạo.
b . Bản tóm lược
dưới đây là phần đối phẩm của các chức sắc “Thế Đạo” trong Hiệp Thiên Đài và
Cửu Trùng Đài trong tổ chức Đạo Cao Đài Đạo Tâm (Hải Ngoại), Tòa Thánh Tây
Ninh.
c . Thập Nhị Bảo
Quân: xin đọc thêm bài viết “Hàn Lâm Viện Cao Đài và Hội Đồng Bảo Quân”, QS TS
Nguyễn Thanh Bình.
d. Hộ Ðàn PQ
(Pháp Quân), Hữu Phan Q (Quân) và Tả Phan Quân.
e . Chức sắc
trong “Bộ Nhạc” không có ghi trong Bảng Tóm LượcIII bên trên. Tuy nhiên
đối phẩm với các phẩm trong Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài đã
trình bài trong
Bảng
Tóm Lược II.
VI . Vai
Tṛ Ban Thế Đạo Trong Tich Đạo Đạo Tâm (Ban Thế Đạo Đạo Tâm)
Phần vai trò
vai tṛ của Ban Thế Đạo Trong Tich Đạo Đạo Tâm (hay Ban Thế Đạo Đạo Tâm) không
có bàn chi tiết trong bài viết nầy, tuy nhiên, chúng ta phải hiểu một
cách tổng quát là:
1 . Ban Thế
Đạo Đạo Tâm (hiện tại) chính là Đạo Cao Đài ở hải ngoại gồm Cao Đài Hải Ngoại,
Tòa Thánh Tây Ninh do Đức Chí Tôn lập năm 1965 qua Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ
Pháp, hoạt động tuyệt đối tuân theo Tân Luật, Pháp Chánh Truyền và các
luật Đạo với hệ thống Lưỡng Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng Đài.
2 . Chức sắc hửu
hình Ban Thế Đạo Đạo Tâm bao gồm các chức sắc trong Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng
Đài, Phước Thiện, Các Cơ Quan Khác như Thập Nhị Bảo Quân, Bộ Nhạc, Cơ Quan Công
Thợ tương đương với các thiên phẩm từ Địa Thánh đến Thiên Tiên trongBátQuái
Đài.
3 . Khảo Cứu Vụ
Cao Đài: tham dự và thuyết trình các vấn đề khảo cứu tại Hội Nghị Tôn Giáo Thế
Giới, hoạt động với các Tôn Giáo khác. Giải thích, suất bản sách, tài liệu về
Triết Lý Thần Học.Khảo Cứu Vụ sẻ là cơ quan họp tác với các viện nghiên cứu
Thần Học của các tôn giáo.
4 . Viện Đại Học
Cao Đài: cấp bằng cấp đại học, cao học và Tiến Sĩ Thần Học. Bằng Tiến Sĩ Thần
Học Danh Dự (luận án) cấp cho các học giả thông hiểu Triết Lý Cao Đài. Đây là
Viện Đại Học Bí Pháp (bao gồmcả Thể Pháp), Thiên Thơ, Thánh Ngôn của Đạo và
thần học các tôn giáo. Viện Đại Học Cao Đài (và Khảo Cứu Vụ) sẻ là cơ quan họp
tác với các tổ chức, viện nghiên cứu Thần Học của các tôn giáo và các trường
Đại Học. Tùy theo sự phát triển và nhu cầu, Viện Dại Học Cao Đài sẻ có các phân
khoa khác.
5 . Cơ Quan
Truyền Giáo: tổ chức và dạy căn bản Giáo Lý Đạo Cao Đài (song ngữ Việt Anh).
6 . Thành lập cơ
sở Phước Thiện, tìm cơ hội để hoạt động chung với các cơ sở từ thiện khác.
7 . Mở mang các
“cơ sở Đạo” tại Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới, liên lạc với tìn đồ, lập
thêm các Hương Đạo, Tộc Đạo, Châu Đạo mới, vv… để phát triển Đạo đến Thất Ức
Niên trên đường dẩn đến Tôn Giáo Đại Đồng.
8 . Duy trì và
phát triển Bản Tin Ban Thế Đạo và Tập San Thế Đạo: nhân sự, bài viết, tài chánh
để tiếp tục hoạt động mạnh hơn, hửu hiệu hơn.
9 . Ban Thế Đạo
Đạo Tâm cần có một Hội Đồng Lảnh Đạo (Hội Đồng Cố Vấn) hoạt động hửu hiệu hơn,
trong đó các vị lảnh đạo phải có ít nhất bằng Cao Học (Master) hay cao hơn
(Tiến Sĩ, doctoral degrees). Ban Thế Đạo Đạo Tâm tiếp tục tuyển chọn nhân tài
để hoạt đông phát triển Đạo trong thế hệ chuyển tiếp.
10 . Và nhiều nửa
… (chi tiết sẻ được trình bày trong bài viết khác).
Đạo Cao Đài
thờ Thiên Nhãn hòng mong muốn người tín đồ tu luyện thành công Tam Bửu (Tinh
Khí Thần) Hiệp Nhất để thần lực của con người mở ra “con mắt thứ ba” gọi là Huệ
Nhãn, sẽ thấy được màu sắc, ánh sáng trong thế giới của cõi vô hình. Đó là các
cấp tu của người Đạo Cao Đài, khi sinh ra có “Nhục Nhãn”, nhờ tu luyện giác ngộ
đạo sẽ có “Huệ Nhãn”, rồi tiến tới có “Thiên Nhãn” được thấy thông suốt vũ trụ
(trong Viện Đại Học Bí Pháp).
Chỉ những ai chịu
vứt bỏ lòng tham luyến sân si mê mụi, quyết tâm giữ lòng trong sạch và tu trì
mới mong có được Huệ Nhãn. Chính phần lớn các vị Thiền Sư Tây Tạng, những người
ẩn cư nơi vùng núi cao tuyết giá hay trong các Đạo Viện thâm nghiêm là có thể
có năng lượng "thượng thừa" ấy mà thôi. Tuy nhiên, theo các vị Thiền
Sư thì không phải tất cả các vị chân tu Tây Tạng đều có Thần Nhãn hay Huệ Nhãn
như ta tưởng, vì muốn có được Thần Nhãn thì ngoài hội đủ các điểm cần yếu như
đã nói trên, còn phải có Thần lực đặc biệt kết hợp với các pháp môn tu luyện
cao siêu mới được (trong “con đường thứ ba” Tu Chơn của Đạo Cao Đài, các vị tu
chơn nầy cần phải thông đạt được Tam Công, các Bí Pháp,Thiên Nhân Hiệp Nhất,
Tam Công, , .v.v.).
VII . Thay
Lời Kết
Ban Thế Đạo
(Hải Ngoại) là tổ chức duy nhất của Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh hiện nay
còn tồn tại tại cỏi Hửu Hình (thuộc Chi ThếHiệp Thiên Đài) đã và đang hoạt động
tại hải ngoại, tiếp tục vai trò sứ mạng mà Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông đã
ủy nhiệm khi thành lập Ban Thế Đạo năm 1965.
Ban Thế Đạo
được thành lập bởi Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông. Cộng hai Quyền Giáo Tông và
Hộ Pháp là Quyền Chí Tôn tại Thế, hay Quyền Chí Linh (Bí Pháp Đại Đạo). Như
vậy thể theoThiên Ý thì Ban Thế Đạo được gián tiếp thành lập bởi Đức Chí Tôn (1965).
Đây cũng là một “Bí Pháp huyền diệu” trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Mười năm
sau (1975), bao nhiệu thay đổi đả xảy ra tại Tòa Thánh Tây Ninh, nhưng trong 10
năm nầy (1965-1975), đã có một số đông nhân tài, trên 700 vị, đã gia nhập Ban
Thế Đạo (từ Khóa I đến V). Sau năm 1975, một số chức sắc Ban Thế Đạo định cư ở
hải ngoại và tiếp tục hoạt động phát triển Đạo.
Ngày 5 tháng 7
năm 1978 (nhằm ngày ngày 11-6 Mậu Ngọ), Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa (Chi Đạo),
Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh, ban Thánh Lịnh thông báo
là Đạo Cao Đài đi vào Tịch Đạo Đạo Tâm.
Trong Tịch Đạo
Thanh Hương, Ban Thế Đạo thuộc Chi Thế Hiệp Thiên Đài.
Trong Tịch Đạo
Đạo Tâm (hiện tại) hay Đạo Tâm, Ban Thế Đạo (chử Đạo ở đây trong Tịch Đạo Đạo
Tâm),là một “tổ chức tối cấn thiết, cái trụ cột, cái xương sườn,sương
sống” của Đạo Cao Đài để tuyển chọn nhân tài theo tinh thần “chiêu hiền đãi
sĩ”, xây dựng các cơ cấu để phát triển Đạo: đây là Ban Thế Đạo Đạo Tâm(Đạo
Cao Đài ờ hải ngoại gồm Cao Đài Hải Ngoại, Tòa Thánh Tây Ninh).Như nghi bên
trên, Tịch Đạo Đạo Tâm kế thừa chớ không thay thế hay lật đổ Tịch Đạo Thanh
Hương. Ban Thế Đạo trong Tịch Đạo Thanh Hương vẫn còn tồn tại và đi song hành
(theo) với Ban Thế Đạo trong Tịch Đạo Đạo Tâm nhưng hoạt động của Ban Thế Đạo
Đạo Tâm thiên về Phần Đạo và giúp vào sự phát triển của Đạo Cao Đài, một Tôn
Giáo Đại Đồng trong Thất Ức Niên.
Ban Thế Đạo
không phải chỉ thuộc về chi Thế Hiệp Thiên Đài (như trong Tịch Đạo Thanh
Hương), mà Ban Thế ĐạoĐạo Tâm chính là Đạo Cao Đài,với hệ thống Lưỡng
Đài, đã được Đức Chí Tôn và Đức Diêu Trí Kim Mẫu ngầm chỉ dạy. Ban Thế Đạo Đạo
Tâm bao gồm phần ĐẠO và phần ĐỜI của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà Đức Chí Tôn gián
tiếp thành lập qua Giáo Tông và Hộ Pháp. Như Đức Phật Mẩu dạy "ĐẠO
chia ra ba chi: Pháp, Đạo, Thế. Điều nầy thì rỏ ràng chử ĐẠO phần
Hồn, Vô Vi) trong Ban Thế ĐẠO trong Tịch Đạo Đạo Tâm chia làm 3 chi rỏ
ràng: Chi Pháp, Chi Thế và Chi Đạo chính là Hiệp Thiên Đài; còn chử THẾ
(ĐỜI) trong Ban THẾĐạo là
phần ĐỜI chính là Cửu Trùng Đài (cơ quan Hành Chánh Đạo).
Trong
Cơ Chuyển thế nầy, theo Thiên Ý của Đức Chí Tôn, mai nầy nếu Cao Đài Tòa Thánh
Tây Ninh được phục quyền, hoạt động đúng theo Tân Luật,Pháp Chánh Truyền vàcác
Luật Đạo với tổ chức Lưỡng Đài (Hiệp Thiên và Cửu Trùng), Đền Thánh Đức Chí Tôn
được tái thành lập, Ban Thế Đạo Đạo Tâm (Đạo Cao Đài ở hải ngoại)sẻ thành tâm
hợp tác, hoạt động đóng góp và giử một vai rất là quan trọng trong Cơ Qui Nhất
theo tinh thần “Đạo Thành Từ Ngoài Vào”,để cùng nhau phát huy nền Đạo của Đức
Chí Tôn đến Thất Ức Niên trong tinh thần Đại Đạo trên con đường tiến đến Tôn
Giáo Đại Đồng.
Như vậy theo
Thiên Ý thì Ban Thế Đạo Đạo Tâm, như ghi bên trên, gồm phần ĐẠO và phần ĐỜI của
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà Đức Chí Tôn lập nên. Phần ĐẠO chính là cơ quan Hiệp
Thiên Đài; phần ĐỜI chính là Cửu Trùng Đài. Ban Thế Đạo trong Tịch Đạo Thanh
Hương vẩn còn tồn tại và thuộc Chi Thế Hiệp Thiên Đài.
Trong Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển Đức Chí Tôn có tiên tri là sau Tịch ĐạoThanh Hươnglà đến Tịch
Đạo Đạo Tâmvà nhiều Tịch Đạo khác nữa.Dù cho Tịch Đạo có thay đổi, nhưng Pháp
Chánh Truyềnvẫn bất di bất dịch cho đến Thất Ức Niên.Mà Pháp Chánh Truyền
còn tồn tại thì Đạo Cao Đài của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế vẫn còn phải
có đủ Hội Thánh Lưỡng Đài. Tịch Đạo Thanh Hương đã qua và Đạo Cao Đài đang
đi vào Tịch Đạo Đạo Tâm, một điều quan trọng là Tịch Dạo Đạo Tâm không thay thế
Tịch Đạo Thanh Hương.
Trong
Tịch Đạo Đạo Tâm, Ban Thế Đạo Đạo Tâm là Đạo Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bao
gồm tổ chức Lưỡng Đài: Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài. Bản Tóm Lược
đối phẩm các chức sắc “Thế Đạo” trong Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Bát Quái
Đài trong tổ chức Ban Thế Đạo Đạo Tâm đã được đề nghị bên trêntrong Bảng Tóm
Lược III.
Ban
Thế Đạo Đạo Tâm (hiện tại) bao gồm phần ĐẠO và phần ĐỜI của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ mà Đức Chí Tôn gián tiếp thành lập qua Giáo Tông và Hộ Pháp(1965).Ban
Thế Đạo Đạo Tâm chính là Đạo Cao Đài,với tổ chức gồm Lưỡng Đài: Hiệp Thiên và
Cửu Trùng Đài, đã được Đức Chí Tôn và Đức Diêu Trí Kim Mẫu ngầm chỉ dạy.
Các phẩm tước
chức sắc hữu hình chỉ là những nghi thức đối phẩm với các Đấng Thiêng Liêng
trong thế giới vô hình, nó đòi hỏi người thọ nhận phải làm tròn thiên chức của
mình, khi chết linh hồn mới xứng đáng được gọi là Thần, Thánh, Tiên, Phật. Vì
vậy phẩm tước hữu hình chỉ là giả tạm và trạng thái sống thực của Chơn
Thần có tinh tấn hay không mới là yếu tố quyết định giá trị của hai tiếng đối
phẩm. Trong tổ chức Ban Thế Đạo Đạo Tâm chức sắc hữu hình trong Hiệp Thiên Đài,
Cửu Trùng Đài, Phước Thiện, Bộ Nhạc, Cơ Quan Công Thợlà các Phẩm Thần, Thánh và
Tiên từ Địa Thần đến Thiên Tiêntrong trong Cửu Phẩm Thần Tiên, Bát Quái Đài.
Muốn tu Thiên
Đạo (tức là tu giải thoát), thì trước hết phải tu Thế Đạo (là Đạo làm người).
Nếu Thế Đạo không lo tu, thì Thiên Đạo rất xa vời tức là khó thành chánh quả:
Dục tu
Thiên Đạo, tiên tu Thế Đạo,
Thế
Đạo bất tu, Thiên Đạo viễn hỷ.
Nghĩa là muốn
tu Đạo Tiên Phật trước phải tu Đạo làm người, Đạo làm người mà tu chưa xong thì
Thiên Đạo làm sao có thể tu được.
Cương
tỏa đương thời đã giải vây.
Đừng
mơ căn nghiệt một đời nầy.
Hữu
duyên độ thấu nguồn chơn đạo,
Tu
niệm khuyên bền chí chớ lay.
(Thi văn dạy Đạo/ TNHT)
Để thay lời
kết, xin ghi lại lời dạy của Đức Diêu Trì Nương Nương (Diêu Trì Kim Mẫu) trong
đàn cơ tại Báo Ân Từ, ngày 15-8-Đinh Hợi (dl 29-9-1947), Đức Diêu Trì Phật
Mẫu dạy:
“Trong cửa Đạo, có nhiều tín đồ còn thiếu giáo hóa dạy khuyên, có kẻ ngang dọc lỗi lầm, đó là chẳng phải nơi nó, mà tại nơi thiếu dạy vậy. Đạo cứu Đời là nơi lúc nầy. Nếu còn để trò cười và tạo quả nặng, nhân sâu, thì non nước trông gì thoát khổ.
“Trong cửa Đạo, có nhiều tín đồ còn thiếu giáo hóa dạy khuyên, có kẻ ngang dọc lỗi lầm, đó là chẳng phải nơi nó, mà tại nơi thiếu dạy vậy. Đạo cứu Đời là nơi lúc nầy. Nếu còn để trò cười và tạo quả nặng, nhân sâu, thì non nước trông gì thoát khổ.
Cái
trách nhiệm ấy, mấy con Hiệp Thiên Đài sẽ phải trả lời với Thiêng liêng nghe !
Đời
hay Đạo cũng vậy, muốn lập nền tảng cho sự thái bình, phải cần lập Tâm cho chơn
chánh, đỉnh đạt, để gieo sự hòa nhã yêu đương, rồi mới mong tề gia, trị
quốc.
Bạo
tàn áp bức, oai võ chế kềm, chẳng qua là tạo cảnh khổ về sau, không thể trường
tồn.
Vậy cần trau dồi chữ Tâm cho lắm. Cái thất bại của Đạo và Đời vừa qua là nơi kẻ cầm quyền không trọn Tâm Đức và nếu được Đạo Đời Hòa Hiệp thành một khối chặt chẽ, rồi thì các con mới dìu dắt nhơn sanh khỏi lo lầm lạc”.
Vậy cần trau dồi chữ Tâm cho lắm. Cái thất bại của Đạo và Đời vừa qua là nơi kẻ cầm quyền không trọn Tâm Đức và nếu được Đạo Đời Hòa Hiệp thành một khối chặt chẽ, rồi thì các con mới dìu dắt nhơn sanh khỏi lo lầm lạc”.
Mẹ để lời dưới
đây cho các con dùng làm chuẩn thằng trong bước Đạo :
Gắng
sức trau giồi một chữ Tâm,
Đạo
Đời muôn việc khỏi sai lầm.
Tâm
thành ắt đoạt đường tu vững,
Tâm
chánh mới mong mối Đạo cầm.
Tâm ái
nhơn sanh an bốn biển,
Tâm
hòa Thiên hạ trị muôn năm.
Đường
Tâm cửa Thánh dầu chưa vẹn,
Có
buổi hoài công bước Đạo tầm.
Hãy suy nghĩ
và thật hành bao nhiêu đó, các con sẽ đắc đạo tại thế vậy.
MẸ ban ơn cho
các con.
Diêu
Trì Nương Nương.
Thêm vào đó,
với tình Mẹ và Con sâu đậm nên khi khai Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn giao trọn
quyền cứu rỗi con cái của Ngài cho Đức Phật Mẫu:
Ngọc
Hư định phép cũng nhiều
Phái
vàng Mẹ lãnh dắt dìu trẻ thơ
Hoặc:
Đôi
phen Mẹ luống ưu sầu
Cũng
vì tà mị dẫn đường con thương
Đỉnh
chung là món treo gương
Khiến
cho trẻ dại lạc đường quên ngôi.
Ngọt
ngon trẻ nhiễm mến mùi
Trẻ nào
có biết khúc nôi đoạn trường.
Ngồi
trông con đặng phi thường
Mẹ đem
con đến tận đường Hằng Sanh.
(Kinh
tán tụng công đức Diêu Trì Kim Mẫu)
VIII . Tài
Liệu Tham Khảo
1 . Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển, Quyển I &II, Ấn Bản Năm Nhâm Tư (1972).
2 . Tân Luật
(1972); Đạo Luật; Kinh Thiên Đạo và Thế
Đạo.
3 . Hiến Pháp
Hiệp Thiên Đài (1932) và Vai Trò Của Hiệp Thiên Đài (2015)
4 . Luật Pháp
Cao Đài (2012)
5 . Đại Đạo Nhập
Môn, Nguyên Thủy
6. Huyền Diệu
Cơ Bút, Nguyên Thủy
7 . Qui Điều và
Nội Luật Ban Thế Đạo (1969)
8 . Pháp Chánh
Truyền và Tân Luật (1972)
9 . Hiến Chương
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1965)
10 . Thập Nhị
Thời Quân Hiệp Thiên Đài (2009)
11 . Lời Thuyết
Đạo của Đức Hộ Pháp , Quyển II, Tây Ninh (1973).
12 . Thánh Ngôn
Sưu Tập, Q. I, II, II & IV (1925-1971) , HT Nguyễn Văn Hồng (2002)
13 . Pháp Lý Tu Chơn –
Trường Qui Thiện (1972)
14 . Đức Lý Thái
Bạch – Giáo Tông Đại Đạo (1973).
15 . Đức Chí Tôn
– Ngọc Hoàng Thượng Đế, Dạ Trung Tử (2002)
16 . Bài
thuyết đạo của Đức Hộ-Pháp đêm 01/09 Kỷ-Sửu (1949) tại Đền-Thánh
17 . Đức Đông
Phương Lão Tổ; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-06 Ất Mão (22-07-1975); Thánh Giáo
Nguyên Bổn.
18 . Đức Giáo
Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-07 Ất Mão (21-08-1975); Thánh
Giáo Nguyên Bổn.
19 . Đạo và Đạo
Tại Tâm – Hửu Hình và Vô Vi Huyền Diệu
Hiện Tướng Hiệp Thiên Đài, Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao
Đài Hải NgoạiTòa Thánh Tây Ninh (2017).
20 . Đạo Tâm -
Tịch Đạo - Chơn Pháp Đạo Tâm, Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh BìnhKhảo Cứu Vụ, Cao
Đài Hải Ngoại - Tòa Thánh Tây Ninh (2017).
21 . Đại Đạo Cao
Đài và Nền Văn Minh Nhân Loại – Ban Thế Đạo Hải Ngoại Nhập Cuộc, Quốc Sĩ Tiến
Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại - Tòa Thánh Tây Ninh
(2017).
22 . Đạo Cao Đài
và Nền Văn Minh Thế Giới – Ban Thế Đạo Hải Ngoại Nhập Cuộc, Quốc Sĩ Tiến Sĩ
Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại - Tòa Thánh Tây Ninh (2017).
23 . Văn Hoá
Thiên Đàng, Hòa Bình Thế Giới, Phục Hồi Ánh Sáng (HWPL) và Đại Đạo Cao Đài (Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Tòa Thánh Tây Ninh), Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình,
Khảo Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại - Tòa Thánh Tây Ninh (2017).
24 . Thập Nhị Bảo
Quân: xin đọc thêm bài viết “Hàn Lâm Viện Cao Đài và Hội Đồng Bảo Quân”, Quốc
Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2017).
25 . Thượng Sanh:
Cờ Cứu Thế và Ban Thế Đạo, Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao
Đài Hải Ngoại - Tòa Thánh Tây Ninh (2018).
26 . Ý Nghĩa
Màu Trắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài, Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo
Cứu Vụ, Cao Đài Hải Ngoại - Tòa Thánh Tây Ninh (2018).
27 . Bạch Ngọc
Kinh Nơi Đức Chí Tôn Ngự, Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình, Khảo Cứu Vụ, Cao
Đài Hải Ngoại - Tòa Thánh Tây Ninh (2018).
28 . Bí Pháp Cao
Đài, Nguyên Thủy (2009).
29 . Lời Thuyết
Đạo của Đức Hộ Pháp: Chủ Đề Tam Bửu (1947).
30 . Tứ Thư Trọn
Bộ (Dịch giả: Đoàn Trung Còn), Đạo Đức Kinh (Dịch giả:Nguyễn Hiến Lê), Phật Học
Tinh Hoa (Nguyễn Duy Cần). Và một số bài viết nguồn trên internet.
31 . Bí Pháp Cầu
Nguyện Trong Giáo Lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Đạo Cao Đài), Dã Trung Tử Sưu Tập
(2005).
32 . “Bạch Ngọc
Kinh Nơi Đức Chí Tôn Ngự”, QS TS Nguyễn Thanh Bình (2018)
33 . Tam Thừa
Chân Giáo: Quyển I (Tiểu/Hạ Thừa) , II (Trung Thừa) và III (Thượng Thừa).
34 . Ghi chú:
Chánh Phối Sư là người thay mặt cho cả nhơn sanh giữa Hội Thánh, ấy là người
làm chủ nhơn sanh trong nền Đạo, hễ gọi là chủ nhơn sanh ấy là nhơn sanh vậy.
Đây cũng nên giải thích vì cớ nào kể từ phẩm Chánh Phối Sư trở xuống thuộc về
Thế, nghĩa là Đời và từ phẩm Đầu Sư đổ lên thuộc về Thánh, nghĩa là Đạo, bên
Hiệp Thiên Đài cũng có Đời và Đạo, mà Bát Quái Đài cũng phải có vậy, mới nhằm
cơ hiệp một Đời cùng Đạo. Tức là trong Đạo có Đời, mà trong Đời cũng có Đạo.
Midland,
Michigan ngày 10 tháng 1, 2019
Quốc
Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình
Ban
Thế Đạo Hải Ngoại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét