Nhóm Sưu Tập, Giải Thích và Thực Hiện Bản Nôm: - Huỳnh Văn Sinh, Chánh Trị Sự Bùi Thanh Xuân, Luật Sự Nguyễn Văn Thăng, Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, và Hiền Tài
Huỳnh Tâm,. Ấn Bản Ngày: 23/07/2005 và
bổ túc lần cuối 2019.
MỤC LỤC
* Lời nói đầu
* Thỉnh cầu
* Những chữ viết tắt
Phần thứ nhứt:
Các Đôi Liễn nơi các cơ quan của
Đạo Cao Đài
1 - Đôi Liễn Tiên tri.
2 - Đôi Liễn Di-Lạc.
3 - Đôi Liễn Vạn Pháp.
4 - Đôi Liễn Cao Đài.
5 - Đôi Liễn Hiệp Thiên Đài.
6 - Đôi Liễn Giáo Tông Đường.
7 - Đôi Liễn Nhơn Nghĩa .
8 - Đôi Liễn Pháp Chánh .
9 - Đôi Liễn Phạm Môn.
10 - Đôi Liễn Hộ Pháp Đường.
11 - Đôi Liễn Vĩ Đại.
12 - Đôi Liễn Bát Quái.
13 - Đôi Liễn Báo Ân Từ.
14 - Đôi Liễn Báo Ân Từ (*)
15 - Đôi Liễn Phước Thiện (1)
16 - Đôi Liễn Phước Thiện (2)
17 - Đôi Liễn Văn Phòng Tộc
Đạo Phước Thiện.
18 - Đôi Liễn Hội Thánh Hàm
Phong.
19 - Đôi Liễn Phổ Tế.
20 - Đôi Liễn Tông Đạo Tần
Nhơn.
21 - Đôi Liễn Tông Đạo Kim
Biên.
22 - Đôi Liễn Lễ Viện.
23 - Đôi Liễn Y Viện.
24 - Đôi Liễn Khách Đình (1)
25 - Đôi Liễn Khách Đình (2)
26 - Đôi Liễn Tổng Trạo.
27 - Đôi Liễn Thuyền Bát Nhã
(1)
28 - Đôi Liễn Thuyền Bát Nhã
(2)
29 - Đôi Liễn Đạo Đức Học
Đường
30 - Đôi Liễn Lễ Nhạc Đường..
31 - Đôi Liễn Cơ quan Phát
Thanh.
32 - Đôi Liễn Ban Đạo Sử.
33 - Đôi Liễn Trung Tông Đạo.
34 - Đôi Liễn Thảo Xá Hiền
Cung.
35 - Đôi Liễn Phạm Nghiệp.
36 - Đôi Liễn Cơ Thánh Vệ.
37 - Đôi Liễn Nhà thờ Đức Q.
Giáo Tông (1)
38 - Đôi Liễn Nhà thờ Đức Q.
Giáo Tông (2)
39 - Đôi Liễn Cực Lạc Thổ.
40 - Đôi Liễn Cực Lạc Cảnh.
41 - Đôi Liễn Văn phòng Ban
Quản Trị Long Hoa.
42 - Đôi Liễn Báo Quốc Từ.
43 - Đôi Liễn Minh Thiện Đàn
(Phú Mỹ)
44 - Đôi Liễn Qui Thiện (1)
45 - Đôi Liễn Qui Thiện (2)
46 - Đôi Liễn Điện Thờ Phật
Mẫu Q.T.
47 - Đôi Liễn Báo Ân Đường
Q.T.(1)
48 - Đôi Liễn Báo Ân Đường
Q.T.(2)
49 - Đôi Liễn Trí Giác Cung.
50 - Đôi Liễn Điện Thờ Phật
Mẫu.
51 - Hai câu Hán văn trên bức
họa Nam Bình Phật Tổ.
52 - Đôi Liễn trên Ngọc Lộ
Thuyền.
53 - Đôi Liễn Chợ Tân Dân QT.
54 - Đôi Liễn Trí Huệ Cung.
55 - Đôi Liễn Sở Cấp Cô.
56 - Đôi Liễn Ban Cấp Tế.
57 - Đôi Liễn Nhà Bảo Sanh.
58 - Đôi Liễn Dưỡng Lão Đường.
59 - Đôi Liễn Vạn Pháp Cung.
60 - Đôi Liễn Linh Sơn Động.
61 - Đôi Liễn Anh Linh Miếu
(1)
62 - Đôi Liễn Anh Linh Miếu
(2)
63 - Đôi Liễn Bàn đưa Chức sắc.
64 - Đôi Liễn Bàn đưa ở Qui Thiện.
65 - Đôi Liễn Khánh thờ tư gia.
66 - Đôi Liễn Khách Thiện
Đường Q.T. (1)
67 - Đôi Liễn Khách Thiện
Đường Q.T. (2)
68 - Đôi Liễn Khách Thiện
Đường Q.T. (3)
69 - Đôi Liễn Khách Thiện
Đường Q.T. (4)
70 - Đôi Liễn tại Hậu Điện
Thánh Thất Cao Lãnh.
71 - Đôi Liễn trong Tứ Thời
Nhựt Tụng Kinh.
72 - Đôi Liễn Thảo Đường (Phú
Mỹ).
73 - Đôi Liễn Thánh Thất Cần
Đăng Long Xuyên.
74 - Đôi Liễn Thánh Thất
Battambang (1)
75 - Đôi Liễn Thánh Thất
Battambang (2)
Phần thứ hai:
Các Đôi Liễn Nơi Các Phủ Từ
1 - Đôi Liễn Phạm Phủ từ (1)
2 - Đôi Liễn Phạm Phủ từ (2)
3 - Đôi Liễn Phạm Phủ từ (3)
4 - Đôi Liễn Huỳnh Phủ từ (1)
5 - Đôi Liễn Huỳnh Phủ từ (2)
6 - Đôi Liễn Bùi Phủ từ (1)
7 - Đôi Liễn Bùi Phủ từ (2)
8 - Đôi Liễn Võ Phủ từ (1)
9 - Đôi Liễn Võ Phủ từ (2)
10 - Đôi Liễn Võ Phủ từ (3)
11 - Đôi Liễn Võ Phủ từ (4)
12 - Đôi Liễn Trần Phủ từ (1)
13 - Đôi Liễn Trần Phủ từ (2)
14 - Đôi Liễn Trần Phủ từ (3)
15 - Đôi Liễn Trần Phủ từ (4)
16 - Đôi Liễn Phan Phủ từ.
Lời nói đầu
Trong lời nói đầu, chúng tôi xin lượt thuật quá trình hình
thành quyển sách CÁC ĐÔI LIỄN nầy.
Đã từ lâu, Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng có ý mong muốn sưu tập tất cả các câu liễn nơi các cơ quan của Đạo Cao Đài một cách chính
xác, bởi vì các tài liệu chép các đôi liễn bằng Việt ngữ vấp phải nhiều lỗi chánh tả, nên đọc lên không thể hiểu được và cũng không thể giải thích rõ ý
nghĩa được. Việc nầy chưa thể thực hiện ngay, vì còn bận rộn rất nhiều công việc khác cấp bách hơn.
Do đó, vào đầu năm 1995,
Hiền Tài Hồng có gợi ý với bạn Huỳnh Văn Sinh, anh Sinh nên dành thời gian để
đi đến tận các cơ quan, ghi chép nguyên bản Hán văn của từng đôi liễn đem về
tra lại Từ điển Hán Việt, dịch lại cho chính xác, rồi từ đó mới xúm nhau lại giải
thích ý nghĩa của từng đôi liễn.
Thế là anh Sinh đã vui vẻ
thực hành. Anh dành rất nhiều thời gian để đi đến các cơ quan từ trong nội ô đến
ngoại ô sưu tầm liễn, khi thì cùng đi với Chánh Trị Sự Bùi Thanh Xuân, khi thì
cùng đi với Luật Sự Nguyễn Văn Thăng. Từ đầu năm 1995 cho đến tháng 10 năm
1996, anh Sinh và các bạn đã sưu tập được khoảng 70 đôi liễn nơi các cơ quan của
Đạo Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh và Châu Thành Thánh Địa, và khoảng gần 20
đôi liễn nơi các Phủ Từ.
Trong công cuộc sưu tập nầy,
có nhiều đôi liễn đã bị hủy diệt theo thời gian qua nhiều biến cố, chúng tôi
chiếu theo các tài liệu cũ đã được biên chép bằng Việt ngữ, tìm hiểu ý nghĩa của
từng chữ , rồi viết trở lại Hán văn. Phần nầy chắc có khuyết điểm, có lẽ không
hoàn toàn đúng với bản Hán văn ban đầu. Ước mong Quí Chức sắc và các bạn Đạo am
tường về liễn bổ túc cho. Thế là phần sưu tập các câu liễn Hán văn đã tạm xong,
chúng tôi dự định qua Tết năm Đinh Sửu (1997) sẽ xúm nhau nghiên cứu và giải
thích ý nghĩa các đôi liễn nầy.
Nhưng ngày 26-l0-Bính Tý
(dl 6-12-1996), bạn Huỳnh Văn Sinh bị bịnh nhồi máu cơ tim, đột ngột từ trần.
Tuy linh hồn bạn Sinh đã sớm
trở về cõi vĩnh hằng, nhưng mấy anh em còn lại trong nhóm sưu tầm quyết định tiếp
tục hoàn thành công trình nầy để linh hồn anh được thoải mái nhẹ nhàng.
Hiền Tài Hồng và Luật Sự
Thăng cùng nhau nghiên cứu, trao đổi, và nhứt là được sự giúp đỡ tận tình của
nhà nho Bùi Quang Hòa (Nhà nho Bùi Quang Hòa có công đóng góp 2 đôi liễn: 1 đôi
ở Văn phòng Ban Quản Trị Chợ Long Hoa, 1 đôi ở Báo Ân Đường Q.T.); Hiền huynh
Hòa và Hiền Tài Hồng đi xác minh lại một số đôi liễn và nhờ đó sưu tầm được
thêm mấy đôi liễn nữa; ngày nay tạm làm xong tập sách nhỏ CÁC ĐÔI LIỄN để cống
hiến chư đồng đạo.
Khi tập sách nầy hoàn
thành, chúng tôi sẽ dâng lên Hội Thánh ấn hành.
Chúng tôi cũng đồng ý với
nhau, phần Công Quả trong việc sưu tầm biên soạn quyển sách CÁC ĐÔI LIỄN, chúng
tôi trọn hiến cho bạn Huỳnh Văn Sinh, để cầu nguyện Các Đấng Trọn Lành nơi Ngọc
Hư Cung ban cho linh hồn Huỳnh Văn Sinh được hưởng nhiều ân huệ.
Nay kính,
NHÓM SƯU TẦM và GIẢI THÍCH:
- Huỳnh Văn Sinh
- Bùi Thanh Xuân
- Luật Sự Nguyễn Văn Thăng
- Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng
Thỉnh Cầu
Trong chiều hướng bảo tồn và lưu truyền nền văn hóa Cao Đài, chúng tôi sưu tập được
khoảng 90 đôi liễn nơi Tòa Thánh,
Báo Ân Từ và các cơ quan Đạo trong Nội Ô và Ngoại Ô Châu Thành Thánh Địa Tây Ninh.
Chúng tôi đến tận nơi biên chép các câu liễn chữ
Hán, rồi phiên dịch ra chữ Việt, còn các đôi liễn đã bị phá hủy thì chúng tôi
nghiên cứu bản Việt ngữ rồi viết trở lại Hán văn, sau đó chúng tôi họp nhau lại
để tìm cách giải thích ý nghĩa của từng câu liễn trong trình độ hiểu biết hạn
hẹp của chúng tôi. Còn rất nhiều câu liễn mà chúng tôi chưa tìm ra xuất xứ.
Việc làm nầy chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót.
THỈNH CẦU quí Chức sắc, các học giả, quí Đạo tâm
xem xét và bổ khuyết cho chúng tôi, để tập sách mỏng nầy thêm phong phú và đúng
đắn, phục vụ hữu ích cho những vị nào muốn tìm hiểu liễn đối của Đạo Cao Đài.
Thành kính tri ân quí vị trước.
Nay kính.
Phần thứ nhứt: CÁC ĐÔI LIỄN Nơi các cơ quan của Đạo Cao Đài
1 . Đôi Liễn Tiên tri.
C.1: CAO như Bắc khuyết nhân chiêm ngưỡng.
Đôi liễn nầy khởi đầu bằng
hai chữ CAO ĐÀI, được in trên bìa của một quyển kinh Đạo Minh Sư bên Tàu, xuất
hiện cuối đời nhà Minh và đầu nhà Thanh, truyền sang Việt Nam, cho biết trước rằng,
về sau nầy tại VN, Thượng Đế sẽ mở ra một nền Đạo lớn, gọi là Đạo Cao Đài, qui
hiệp tất cả các tôn giáo khác.
GIẢI THÍCH:
* Cao: ở trên cao. Như: giống
như. Bắc: hướng Bắc. Khuyết: cổng lớn vào đền vua. Bắc Khuyết là chỉ Huỳnh Kim
Khuyết ở hướng Bắc, nơi họp Thiên triều của Thượng Đế. Nhân: nhơn sanh. Chiêm
ngưỡng: trông lên với lòng kính trọng yêu mến.
C. 1: Cao như Huỳnh Kim Khuyết ở hướng Bắc, nhơn sanh đều chiêm ngưỡng.
* Đài: cái đài xây cao
lên. Tại: ở tại. Nam phương: hướng nam, chỉ nước VN. Đạo: tôn giáo. Thống: tóm
vào một mối. Truyền: đưa đi khắp nơi.
C. 2: Cái đài cao tại nước VN tượng trưng một nền đạo lớn thống quản tất cả
và truyền bá khắp nơi.
2 . Đôi Liễn Di-Lạc.
C.1: Di - Lạc thất bá
thiên niên quảng khai Ðại Ðạo.
C.2: Thích Ca nhị thập ngũ
thế chung lập Thiền môn.
Ðôi liễn nầy do Ðức Chí
Tôn ban cho để viết treo lên trong Ðại lễ Khai Ðạo Cao Ðài ngày 15-10-Bính Dần
(1926), tại Thánh Thất tạm đặt tại chùa Gò Kén (Từ Lâm Tự) Tây Ninh.
GIẢI THÍCH:
* Di-Lạc: Đức Phật Di-Lạc,
Giáo chủ Hội Long Hoa. Thất bá thiên niên: 700.000 năm. Quảng khai: mở rộng. Đại
Đạo: nền Đạo lớn, tức là ĐĐTKPĐ, gọi tắt là ĐCĐ.
C . 1: Đức Phật Di-Lạc mở rộng nền ĐĐTKPĐ trong 700.000 năm.
* Thích Ca: Đức Phật Thích
Ca, Giáo chủ Phật giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ. Thế: thế kỷ. Nhị thập ngũ thế: 25 thế
kỷ = 2500 năm. Chung: hết. Thiền môn: cửa thiền, Phật giáo.
C . 2: Đức Phật Thích Ca lập Phật giáo 2.500 năm thì chấm dứt.
Hai câu liễn trên của Đức
Chí Tôn cho chúng ta biết rằng, Đức Phật Thích Ca mở Phật giáo cứu độ nhơn sanh
trong vòng 2.500 năm thì chấm dứt, Phật giáo sẽ thất chơn truyền và bị bế lại.
Nối tiếp theo là thời kỳ cứu
độ của Đức Di-Lạc Vương Phật với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, kéo dài được 700.000
năm ( Thất ức niên).
3 . Đôi Liễn Vạn Pháp.
C.1:
Vạn pháp viên dung hóa độ chúng sanh vô lượng vô biên vô số kiếp.
C.2:
Tam tông phổ hiện tùy cơ thuyết giáo đại hùng đại lực đại từ bi.
Ðôi liễn nầy của Ðức Quyền
Giáo Tông Lê văn Trung viết treo lên trong ngày Ðại lễ Khai Ðạo tại Thánh Thất
tạm đặt tại Chùa Gò Kén Tây Ninh ngày l5-10-Bính Dần (1926).
GIẢI THÍCH:
* Vạn pháp: tất cả giáo lý
của các tôn giáo. Viên dung: tròn đầy và dung hòa. Hóa độ: giáo hóa và cứu
giúp. Chúng sanh: ở đây chỉ nhơn sanh. Vô lượng: nhiều lắm, không lường hết được.
Vô biên: không giới hạn. Vô số: số lượng nhiều lắm, không đếm hết. Kiếp: một đời
sống.
C.1: Tất cả giáo lý của các tôn giáo đều tròn đầy và dung hòa, giáo hóa và
cứu độ vô số chúng sanh trong rất nhiều kiếp.
* Tam tông: ba tôn giáo:
Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo. Phổ hiện: bày và hiện ra rõ ràng. Tùy cơ: tùy
theo cơ hội. Thuyết giáo: thuyết giảng giáo lý. Đại hùng: oai hùng lớn. Đại lực:
sức mạnh lớn. Đại từ bi: đức từ bi lớn.
C.2: Ba tôn giáo lớn bày hiện ra khắp nơi, tùy cơ hội mà thuyết giảng giáo
lý, sự oai hùng lớn, sức mạnh lớn, đức từ bi lớn.
Hai câu liễn nầy có ý nói:
Ngày nay, Đạo Cao Đài mở ra với tôn chỉ bao gồm Tam giáo và Ngũ Chi, tức là bao
gồm Vạn pháp, sẽ giáo hóa và cứu độ hằng hà sa số chúng sanh trong rất nhiều kiếp
sống.
4 . Đôi Liễn Cao Đài.
C.1:
Cao thượng Chí Tôn, Ðại Ðạo hòa bình
dân chủ mục.
C.2:
Ðài tiền sùng bái, Tam Kỳ cộng hưởng tự do quyền.
Đôi liễn nầy thường được
chạm khắc nơi các cổng tam quan đi vào nội ô Tòa Thánh, hay các cổng chánh của
các Thánh Thất.
Đôi liễn Cao Đài do Đức Lý
Giáo Tông ban cho để tượng trưng chủ nghĩa của Đạo Cao Đài.
Nguyên trước đây, chữ chót
của câu 1 là CHÁNH, đối với chữ QUYỀN của câu 2. Giáo Sư LaTapie (Thượng
LaTapie Thanh) người Pháp sợ nhà cầm quyền Pháp đương thời hiểu lầm ĐCĐ chủ
trương làm chánh trị, tranh giành chánh quyền, nên cầu xin Đức Lý chỉnh lại. Đức
Lý liền giáng cơ sửa chữ CHÁNH thành chữ MỤC.
GIẢI THÍCH:
* Cao thượng: ở tuốt trên
cao, không có gì cao hơn. Chí Tôn: kính trọng tột bực, danh từ để gọi Đấng Ngọc
Hoàng Thượng Đế. Đại Đạo: ĐCĐ. Mục: con mắt, hướng tới.
C.1: Đấng Chí Tôn ở cao hơn hết, mở ra một nền Đại Đạo, hướng tới hòa bình
và dân chủ.
* Đài: cái đài cất cao
lên, là nơi ngự của Đức Chí Tôn. Tiền: trước. Sùng bái: kính phục tôn thờ. Tam
Kỳ: lần thứ ba, chỉ ĐĐTKPĐ. Cộng hưởng: cùng chung hưởng. Tự do quyền: cái quyền
tự do của con người.
C.2: Kính phục tôn thờ Đấng Cao Đài thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, cùng chung
hưởng quyền tự do.
5 . Đôi Liễn Hiệp Thiên Đài.
C.1:
Hiệp nhập Cao Ðài bá tánh thập phương qui chánh quả.
C.2:
Thiên khai Huỳnh Ðạo Ngũ chi Tam giáo hội Long hoa.
Đôi liễn nầy được thấy nơi
Tịnh Tâm Điện và nơi lầu Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh, và nơi cổng của Văn phòng Hiệp
Thiên Đài.
GIẢI THÍCH:
* Hiệp: hợp lại. Nhập:
vào. Bá tánh: trăm họ, chỉ nhơn sanh. Thập phương: mười phương, gồm: Đông, Tây,
Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam, Trên và Dưới. Bá tánh thập
phương: toàn thể nhơn loại trên địa cầu. Qui: trở về. Chánh quả: kết quả đạt được
của người tu hành chơn chánh, đó là ngôi vị Tiên Phật
C.1: Hiệp nhau nhập vào Đạo Cao Đài thì nhơn loại sẽ được trở về ngôi vị
Tiên Phật.
* Thiên: Trời. Khai: mở ra. Huỳnh Đạo: Đạo
Vàng. Trong bài kinh Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu, chữ Phái Vàng là chỉ
Huỳnh Đạo. Theo Ngũ Hành, màu vàng thuộc Thổ ở tại Trung ương. Huỳnh Đạo là Vô
Vi Đại Đạo, lấy Âm Dương làm gốc, lấy Ngũ Hành làm thể, hòa hợp ở Mồ Thổ Trung
ương, sắc huỳnh để luyện kim dơn, xuất khiếu hiển thần, đắc đạo tại thế. Huỳnh
Đạo là diệu lý của Tam giáo Ngũ chi, lấy nhân nghĩa thành tín làm căn bản, lấy
từ bi bác ái làm chuẩn thằng, cứu thế lập đời làm mục đích.
Đặc biệt Huỳnh Đạo là một cơ duyên đại kiếp, kết tụ những nguyên nhơn, những kẻ phước đức ngàn đời để
dự Hội Long Hoa, nghinh tiếp Đức Di-Lạc Vương Phật lâm phàm, qui nguyên Tam
giáo, hiệp nhứt Ngũ chi, lập tại trần gian đời Tân Dân Minh Đức.
Như vậy, Huỳnh Đạo tức là
Đạo Vàng, chính là ĐĐTKPĐ, do Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế lập nên, gọi tắt
là Đạo Cao Đài.
Ngũ chi: năm nhánh, thường
nói là Ngũ Chi Đại Đạo, gồm: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh Đạo, Tiên đạo, Phật đạo.
Tam giáo: ba nền tôn giáo lớn ở Á Đông, gồm: Phật giáo, Lão giáo (Tiên giáo hay
Đạo giáo) và Nho giáo. Hội: tham dự vào một cuộc họp đông người.
Long Hoa: Đại Hội Long Hoa là một hội thi chung
kết sau một giai đoạn tiến hóa dài của nhơn loại, để tuyển chọn những
bực hiền lương đạo đức, loại ra những phần tử hung bạo gian tà, thực hiện luật
công bình thiêng liêng trong một giai đoạn tiến hóa của Vạn linh trong Càn khôn
Vũ trụ.
Những người hiền lương đạo đức sẽ
được phong thưởng vào những phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, tùy theo công quả
lập được nhiều hay ít; những người hung bạo gian tà sẽ bị chết thảm, linh hồn họ
phải chờ đợi để nhập vào một vận hội tiến hóa mới sau nầy.
Đức Phật Di-Lạc sẽ làm
Giáo chủ Đại Hội Long Hoa và làm Chánh chủ khảo tuyển phong Phật vị.
C.2: Thiên khai Huỳnh Đạo, Ngũ Chi Tam giáo hội Long Hoa, nghĩa là: Trời mở
Đạo Cao Đài, các Đấng trong Tam giáo và Ngũ Chi Đại Đạo tham dự Đại Hội Long
Hoa.
6 . Đôi Liễn Giáo Tông
Đường.
C.1: Giáo hóa nhơn sanh nhựt nhựt
trung tâm qui thiện quả.
C.2: Tông khai tăng chúng thời thời
trọng đạo hiệp chơn truyền.
Đôi liễn nầy đặt tại cổng Giáo Tông Đường, khởi đầu bằng hai chữ: GIÁO TÔNG.
Đôi liễn Giáo Tông Đường do ông Giáo Sư Thượng Hoài Thanh
giáng cơ đặt ra, được Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung chấp
nhận trong đàn cơ tại Giáo Tông Đường ngày 16-10-Ất Hợi (dl 11-11-1935), Phò loan: Hộ Pháp -
Tiếp Đạo.
Giáo Tông Đường là tòa nhà lớn dùng làm văn
phòng làm việc của Đức Giáo Tông.
GIẢI THÍCH:
* Giáo hóa: dạy bảo để biến đổi con người từ xấu
thành tốt. Nhựt nhựt: ngày ngày, ý nói mỗi ngày mỗi... Trung: ở giữa, không
thiên lệch, chỉ đạo Trung Dung của Đức Khổng Tử. Tâm: lòng dạ, cái tâm của con
người. Qui: trở về. Thiện quả: trái lành, ý nói ngôi
vị thiêng liêng của người đắc đạo đạt được.
C.1: Giáo hóa nhơn sanh cho mỗi ngày mỗi giữ được cái tâm trung dung để được
trở về ngôi vị nơi cõi thiêng liêng.
* Tông: tôn giáo, đạo.
Khai: mở ra. Tăng chúng: những người tu hành. Thời thời: luôn luôn. Trọng đạo:
tôn trọng đạo đức. Hiệp: hợp với. Chơn truyền: giáo lý chơn thật được truyền lại.
C.2: Đạo mở ra cho dân chúng tu hành, luôn luôn tôn trọng đạo đức cùng với
chơn truyền.
7 . Đôi Liễn Nhơn Nghĩa.
C.1: Nhơn bố tứ phương Ðại Ðạo dĩ Nhơn hưng xã tắc,
C.2:
Nghĩa ban vạn đại Tam Kỳ trọng Nghĩa chấn sơn hà.
Đôi liễn nầy giải thích hai chữ NHƠN NGHĨA đặt ở
mặt tiền Tòa Thánh, trên lầu HTĐ.
GIẢI THÍCH:
* Nhơn: lòng thương người mến vật, thương khắp chúng sanh. Bố: bày ra. Tứ phương: bốn
phương, ý nói khắp các nơi. Dĩ: lấy. Hưng: làm cho thạnh vượng. Xã Tắc: Thần Đất
và Thần Lúa, nghĩa thường dùng, xã tắc là quốc gia.
C.1: Lòng Nhơn đem rải khắp bốn phương, ĐĐTKPĐ lấy Nhơn làm hưng thạnh nước
nhà.
* Nghĩa: những việc làm hợp
lẽ phải, hợp lòng người. Ban: cấp cho. Vạn đại: muôn đời. Tam kỳ: lần ba, chỉ
ĐĐTKPĐ. Trọng: nặng. Chấn: nhấc lên. Sơn hà: núi sông, chỉ quốc gia.
C.2: Điều Nghĩa ban cho muôn đời, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xem trọng điều
Nghĩa để làm hưng khởi nước nhà.
Tôn chỉ của Nho giáo là
NHƠN và NGHĨA. Đạo Cao Đài, với chủ trương Nho Tông Chuyển Thế, nên lấy hai chữ
NHƠN NGHĨA làm tiêu chuẩn cho công cuộc chuyển thế, biến đời hung dữ bạo tàn
thành đời thuần lương Thánh đức.
Do đó, nơi mặt tiền của
Tòa Thánh Tây Ninh, trên lầu Hiệp Thiên Đài, có đắp hai chữ NHƠN NGHĨA bằng Hán
văn thật lớn, có bông đèn ống cháy sáng rực vào ban đêm trong các ngày lễ lớn.
8. Đôi Liễn Pháp Chánh.
C.1:
Pháp luật vô tư đạo giáo từ oai tùng lý.
C.2:
Chánh tông bất dịch chơn truyền thiện ác tùy hình.
Đôi liễn nầy đặt tại cổng
của Văn phòng Bộ Pháp Chánh HTĐ. Pháp Chánh là pháp luật qui định việc thi hành
Chánh Đạo.
Bộ Pháp Chánh là cơ quan
tư pháp trung ương có nhiệm vụ gìn giữ luật pháp Đạo, không cho Chức sắc và tín
đồ vi phạm, để phẩm giá được nâng cao. Do đó, Bộ Pháp Chánh tổ chức các tòa án
Đạo để xử trị người vi phạm luật pháp Đạo.
GIẢI THÍCH:
* Vô tư: không thiên vị ai
cả. Đạo giáo: tôn giáo. Từ: lòng thương yêu của người trên đối với kẻ dưới và
muốn giúp kẻ dưới. Oai: vẻ nghiêm trang
đáng kính sợ. Tùy: theo. Lý: lẽ phải.
C.1: Pháp luật của tôn giáo thì vô tư, nhơn từ, oai nghiêm, tùng theo lẽ phải.
* Chánh: ngay thẳng, chánh
đáng. Tông: cũng đọc Tôn: tôn giáo. Bất dịch: không thay đổi. Chơn truyền: giáo
lý chơn thật được truyền lại. Thiện ác: lành dữ. Tùy hình: tùy theo mức độ mà
có hình phạt nặng nhẹ thích đáng.
C.2: Chơn truyền của một nền tôn giáo chơn chánh thì không thay đổi, việc
lành việc dữ tùy theo mức độ mà có hình phạt nặng nhẹ thích đáng.
9 . Đôi Liễn Phạm Môn.
C.1: Phạm giáo tùy nguơn cứu thế độ nhơn hành chánh pháp.
C.2: Môn quyền định hội trừ tà diệt mị hộ chơn truyền.
Đôi liễn nầy đặt tại cổng
của Hộ Pháp Đường thường gọi là đôi liễn Phạm Môn, vì có hai chữ đầu là PHẠM
MÔN. Đôi liễn nầy cũng thấy treo phía sau ba cái ngai của Đức Hộ Pháp, Thượng
Phẩm, Thượng Sanh tại Tòa Thánh.
Đôi liễn Phạm môn biểu thị
tôn chỉ của Phạm Môn: Cửa Phật.
GIẢI THÍCH:
* Phạm: Phật. Lưu ý: Chữ
Phạm 梵 là Phật, khác với chữ Phạm 范 là họ Phạm. Giáo: dạy. Tùy: theo. Nguơn: chữ Nguơn của câu 1 đối với chữ Hội
của câu 2. Nguơn Hội là chỉ những khoảng thời gian dài. Theo Nho giáo của Trần
Trọng Kim:
1 Nguơn = 12 Hội.
1 Hội = 30 Vận.
1 Vận = 12 Thế.
1 Thế = 30 năm.
Cứu thế: cứu đời. Độ nhơn:
cứu giúp người đời. Hành: làm. Chánh pháp: giáo lý chơn chánh.
C.1: Phật dạy, tùy theo thời gian mà cứu độ người đời, thực hành chánh
pháp.
* Môn: cửa, chỉ cửa Đạo.
Quyền: quyền hành. Trừ tà diệt mị: diệt trừ tà mị yêu quái. Hộ: bảo vệ che chở.
Chơn truyền: giáo lý chơn thật truyền lại.
C.2: Quyền hành nơi cửa Đạo là định ra cái khoảng thời gian để diệt trừ tà
mị yêu quái, bảo hộ chơn truyền.
10 . Đôi Liễn Hộ Pháp Đường.
C.1: Hộ chấp Thiên cơ quản suất Càn khôn an thế giới.
C.2: Pháp quyền xử định hòa bình thiên hạ tổng hoàn cầu.
Hộ Pháp Đường là tòa nhà lớn
dùng làm văn phòng làm việc của Đức Hộ Pháp.
Đôi liễn nầy đặt ra để cẩn
lên cổng của Hộ Pháp Đường, nhưng có lẽ vì hoàn cảnh và thời gian chưa thích hợp
nên còn giữ lại, và dùng đôi liễn Phạm Môn thế vào để đặt nơi cổng Hộ Pháp Đường.
GIẢI THÍCH:
* Hộ: che chở. Chấp: cầm
giữ. Thiên cơ: máy Trời, sự chuyển vận của các tinh cầu trong CKVT điều hòa như
một bộ máy nên gọi là Thiên cơ. Quản suất: quản lý, cai quản. Càn Khôn: Càn là
Trời, Khôn là Đất. Càn Khôn là Trời Đất, thường nói là Càn khôn vũ trụ, Càn
khôn thế giới. An: yên ổn.
C.1: Che chở và gìn giữ Thiên cơ, cai quản Càn khôn vũ trụ, làm cho thế giới
an ổn.
* Pháp: pháp luật. Quyền:
quyền hành. Pháp quyền là quyền hành chưởng quản pháp luật. Xử định: phán đoán
và sắp đặt. Thiên hạ: dưới Trời, chỉ toàn thể nhơn loại. Tổng: tóm gồm tất cả.
Hoàn cầu: trái đất.
C.2: Quyền hành chưởng quản pháp luật, phán đoán và sắp đặt hòa bình cho
nhơn loại trên khắp hoàn cầu.
11 . Đôi Liễn Vĩ Đại.
C.1: Ðại đức từ bi thủy sáng hoằng cơ chơn pháp tuyên dương truyền chánh
giáo.
C.2:
Vĩ công cứu thế vĩnh hoài minh huấn chúng sanh sùng bái ngưỡng tôn sư.
Đôi liễn nầy đặt trên lầu Hộ Pháp Đường, trước
bàn thờ Đức Phạm Hộ Pháp.
GIẢI THÍCH:
* Đại đức: cái đức lớn. Từ
bi: lòng thương yêu chúng sanh, muốn chúng sanh an vui và hết khổ. Thủy: khởi đầu.
Sáng: gây dựng lên. Hoành: to lớn. Cơ: nền tảng. Chơn pháp: giáo lý chơn thật.
Tuyên: nói rõ ra trước mọi người. Dương: đưa lên cao. Truyền: lan rộng ra.
Chánh giáo: tôn giáo chơn chánh.
C.1: Đức từ bi lớn, đầu tiên gây dựng lên nền tảng rộng lớn cho giáo lý
chơn thật, tuyên dương và truyền bá mối Đạo chơn chánh.
* Vĩ công: công lao to lớn.
Cứu thế: cứu đời. Vĩnh: lâu dài. Hoài: nhớ. Minh: sáng, rõ ràng. Huấn: dạy bảo.
Chúng sanh: nhơn sanh. Sùng bái: kính phục tôn thờ. Ngưỡng: trông lên với lòng
tôn kính. Tôn sư: vị thầy đáng kính.
C.2: Công lao to lớn trong việc cứu đời, ghi nhớ lâu dài những lời giáo huấn
rõ ràng, nhơn sanh kính phục tôn thờ, chiêm ngưỡng đấng tôn sư.
12 . Đôi Liễn Bát Quái.
C.1: Bát phẩm chơn hồn tạo thế giới hóa chúng sanh vạn vật hữu hình tùng thử
Ðạo.
C.2:
Quái hào bác ái định Càn khôn phân đẳng cấp nhứt Thần phi tướng trị kỳ Tâm.
Hai câu liễn nầy được đặt
phía trước Báo Ân Từ.
GIẢI THÍCH:
* Bát phẩm chơn hồn: nói tắt
là Bát hồn, tức là 8 bậc tiến hóa của linh hồn, từ thấp lên cao là: Vật chất
kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn
và Phật hồn. Tạo: làm ra. Thế giới: chỉ cõi trần, cõi của nhơn loại. Hóa: sanh
ra. Chúng sanh: các loài có sự sống, gồm: Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm, và Nhơn
loại. Vạn vật: muôn vật, tất cả các vật trong Càn khôn vũ trụ. Hữu hình: có
hình thể thấy được, rờ được. Tùng: theo. Thử: cái nầy.
ĐẠO: chữ Đạo ở đây có ý
nghĩa theo Đạo Đức Kinh của Đức Lão Tử. Đạo là cái nguyên lý sanh ra vũ trụ và
vạn vật. Mọi vật đều do Đạo mà sanh ra và lớn lên. Theo triết lý của Đạo Cao
Đài, ĐẠO là Hư Vô chi Khí.
C.1: Tám phẩm chơn hồn tạo nên thế giới và hóa thành chúng sanh, vạn vật hữu
hình đều tùng theo cái ĐẠO nầy.
Phần đầu của câu liễn 1 có
ý nghĩa giống câu kinh trong bài Phật Mẫu Chơn Kinh: Bát hồn vận chuyển hóa thành
chúng sanh, nghĩa là: Đức Phật Mẫu vận chuyển đem Tám phẩm chơn hồn hóa thành chúng sanh nơi cõi trần.
* Quái Hào: quái là quẻ. Quẻ Càn gồm có 3 vạch liền, mỗi vạch được gọi là một
Hào. Quẻ Khôn có 3 vạch đứt, mỗi vạch đứt
cũng được gọi là một Hào. Vạch liền là Hào dương, vạch đứt là Hào âm. Sự kết hợp của các Hào âm dương tạo thành các Quẻ.
Quái hào là chỉ chung các quẻ và các hào trong Bát Quái. Người phát minh ra
Quái Hào là vua Phục Hy. Ngài dùng Quái Hào tạo thành Bát Quái Tiên Thiên, để
giải thích sự hình thành Càn Khôn Vũ trụ bằng hai nguyên lý Âm Dương do Thái Cực
biến hóa phân ra.
Bác ái: bác là rộng, ái là
thương yêu. Bác ái là lòng thương yêu bao la. Bác ái là hay thương xót sanh
linh hơn mình, cho nên, kẻ có lòng bác ái coi mình nhẹ hơn mảy lông mà coi
thiên hạ nặng bằng trời đất. (TNHT) Định: sắp dặt. Càn Khôn: hai quẻ trong Bát
Quái, Càn tượng trưng Trời, Khôn tượng trưng Đất. Càn Khôn là trời đất, tức là
vũ trụ, nên thường nói Càn khôn Vũ trụ. Phân: chia ra. Đẳng: nhiều bực.
PHÁP: theo nghĩa tổng
quát, tất cả những gì có thật hay hư ảo, hữu hình hay vô hình, tâm hay vật, đều
gọi là Pháp.
Thần: linh hồn, chơn linh. Nhứt Thần: một Thần duy
nhứt. Phi tướng: không hình tướng, đồng nghĩa với vô hình. Nhứt Thần phi tướng:
duy có một Chơn linh vô hình. Đối với con người, Nhứt Thần phi tướng chính là
Chơn linh của mỗi người, nó vô hình vô ảnh, vì nó chính là Điểm Linh quang của
Đấng Thượng Đế ban cho mỗi người để làm chủ con người. Đối với Càn Khôn Vũ trụ,
Nhứt Thần phi tướng là Thái cực, là Đại hồn, là Khối Đại Linh quang của Thượng
Đế.
Trị: sắp đặt cho yên. Kỳ:
cái ấy. Tâm: cái Tâm. Đối với con người, Tâm vốn lành nên gọi là Lương tâm, khi
làm điều gì sái quấy thì Lương tâm cắn rứt. Trị kỳ tâm: trị yên cái Tâm, tức là
làm chủ cái Tâm. Cái Thần phải làm chủ cái Tâm.
C.2: Trong sự tạo hóa Càn khôn vũ trụ, Đấng Thượng Đế dùng luật Thương yêu,
sắp đặt mọi vật của Càn khôn Vũ trụ, phân chia ra nhiều thứ bực cao thấp khác
nhau, chỉ duy có một Chơn linh vô hình làm chủ cái Tâm.
13 . Đôi Liễn Báo Ân Từ.
C.1: Báo đắc Thánh danh hương hỏa thiên thu phụng tự.
C.2:
Ân di thế đại uy linh vạn cổ lưu tồn.
Đôi liễn nầy đặt tại cổng
Báo Ân Từ thuở Báo Ân Từ còn làm bằng cây ván.
Báo Ân Từ là đền thờ các bực
tiền bối có đại công với Đạo và cũng là nơi thờ phượng các vĩ nhân có công nghiệp
lớn với nhơn loại. Hiện nay, Hội Thánh chưa cất được Điện Thờ Phật Mẫu Trung
ương, nên dùng Báo Ân Từ làm đền thờ tạm Đức Phật Mẫu.
GIẢI THÍCH:
* Báo: đáp lại. Đắc: được.
Thánh danh: tên Thánh, chỉ những người có công nghiệp lớn đối với Đạo được công
nhận đứng vào bực Thánh. Hương: cây nhang. Hỏa: lửa, chỉ cây đèn. Hương hỏa là
nhang đèn, chỉ sự thờ cúng. Thiên thu: một ngàn mùa thu, tức là ngàn năm. Phụng:
phục vụ. Tự: cúng tế.
C.1: Báo đáp được các bực Thánh, ngàn năm thờ phượng cúng tế.
* Ân: ơn. Di: lưu lại. Ân
di: cái ơn lưu lại cho đời sau. Thế: đời. Đại: đời. Thế đại: đời đời. Uy linh:
oai nghiêm và thiêng liêng. Vạn cổ: muôn xưa, chỉ thời gian rất lâu, đồng nghĩa
với Thiên cổ: ngàn xưa. Lưu: để lại. Tồn: còn.
C.2: Cái ơn lưu lại đời đời về sau, cái oai linh mãi mãi được lưu truyền tồn
tại.
14 . Đôi Liễn Báo Ân Từ (*).
C.1: Báo đáp chí công tiền bối khai cơ Thiên đạo lưu truyền thiên vạn đại.
C.2:
Ân từ đại đức hậu nhơn thừa kế tôn sùng chánh giáo thất ức niên.
Ðôi liễn nầy đặt tại 2 cây
cột trước bàn thờ Phước Lộc Thọ nơi Hậu Ðiện Báo Ân Từ.
GIẢI THÍCH:
* Báo đáp: đền đáp. Chí: lớn.
Công: công đức, công nghiệp. Chí công: công nghiệp ớn. Tiền bối: những người được
kính phục trong các thế hệ trước. Khai: mở ra. Cơ: nền tảng. Thiên đạo: Đạo Trời,
đó là Đạo Cao Đài. Lưu truyền: truyền lại đời sau. Đại: đời. Thiên vạn đại:
ngàn muôn đời.
C.1: Đền đáp công nghiệp lớn lao của các bực tiền bối đã mở ra nền tảng Đạo
Cao Đài để truyền lại muôn đời về sau.
* Ân: công ơn. Từ: nhà thờ.
Đại đức: đức lớn. Hậu nhơn: người sau, người thuộc các thế hệ sau. Thừa kế: hưởng
của người trước để lại. Tôn sùng: kính trọng đến mức thờ phụng. Chánh giáo: tôn
giáo chơn chánh. Thất ức niên: 700.000 năm.
C.2: Đền thờ những vị có công ơn lớn, người sau thừa kế, tôn sùng nền Đạo
chơn chánh đến 700.000 năm.
GHI CHÚ (*): Đôi liễn nầy
do ông Nguyễn Phước Thiện (đã qui liễu) làm sẳn đem vào hiến Báo Ân Từ vào năm
1993. Đôi liễn nầy đối không chỉnh, lại thất niêm: chữ THIÊN ĐẠO không đối với
TÔN SÙNG, chữ LƯU TRUYỀN không đối với CHÁNH GIÁO, thất niêm chỗ chữ ỨC, phải
là Bằng, để đối với chữ VẠN là Trắc.
15 . Đôi Liễn Phước Thiện
(1).
C.1: Phước đức Thiên ban vạn vật chúng sanh ly khổ kiếp.
C.2:
Thiện duyên Ðịa trữ thập phương chư Phật hiệp nguyên nhân.
Đôi liễn nầy đặt tại cổng
vào Văn phòng Hội Thánh Phước Thiện. Phước Thiện là cơ quan tận độ chúng sanh,
cốt mở đường Thánh đức cho sanh chúng có đủ phương thế nhập vào Thánh thể của Đức
Chí Tôn. Phước Thiện còn là cơ quan bảo tồn, tế khổn phò nguy, giúp đỡ cho đời
bớt khổ.
GIẢI THÍCH:
* Phước: điều may mắn tốt
lành. Đức: kết quả của những việc làm lành, giúp người giúp đời. Thiên ban: Trời
ban cho. Ly: chia cách. Khổ kiếp: kiếp sống khổ nhọc.
C.1: Trời ban phước đức cho vạn vật và chúng sanh thoát ly khỏi kiếp sống
khổ nhọc.
* Thiện duyên: duyên lành.
Địa trữ: đất chứa. Thập phương chư Phật: các vị Phật ở 10 phương, tức là ở khắp
nơi trong vũ trụ. Hiệp: hợp lại. Nguyên nhân: những người mà chơn linh được
sanh ra từ lúc Khai Thiên. Đức Phật Mẫu cho 100 ức (10 triệu) nguyên nhơn giáng
trần khai hóa nhơn loại, làm xong nhiệm vụ thì phải trở về, nhưng 100 ức nguyên
nhân bị nhiễm trược trần không trở về được. Đức Chí Tôn mở Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ
Độ chỉ độ được 8 ức nguyên nhơn trở về, còn lại 92 ức đang chìm đắm nơi cõi trần.
Đức Chí Tôn lại mở ĐĐTKPĐ cũng là để tận độ 92 ức nguyên nhơn còn lại nầy.
C.2: Đất chứa duyên lành, chư Phật mười phương độ các nguyên nhơn hội hiệp
trở về.
16 . Đôi Liễn Phước Thiện
(2).
C.1: Phước đức tu tâm lạc đạo hòa nhơn tầm địa lợi,
C.2:
Thiện từ định tánh an bần hiệp chúng thức thiên thời.
GIẢI THÍCH:
* Phước: điều may mắn tốt
lành. Đức: kết quả của những việc làm lành, giúp người giúp đời. Tu tâm: sửa lòng, sửa lòng cho trong sạch thanh cao. Lạc đạo: vui vẻ
trong con đường Đạo, tức là vui vẻ với công việc tu hành. Hòa nhơn: thuận hòa cùng mọi người. Tầm: tìm kiếm. Địa lợi: cái lợi ích
về hình thể của đất đai.
C.1: Tu tâm để tạo phước đức,
vui vẻ sống trong con đường đạo, thuận hòa cùng mọi người để được nhơn hòa, rồi tìm kiếm địa lợi.
* Thiện: lành. Từ: lòng thương yêu của người trên đối
với kẻ dưới. Định tánh: gìn giữ cái tánh cho tốt lành như thuở mới được sanh
ra. (Nhơn chi sơ tánh bổn thiện). An bần: an phận trong cảnh nghèo. Hiệp chúng:
hợp cùng mọi người. Thức: biết. Thiên thời: thời vận của Trời.
C.2: Giữ tánh cho được lương thiện, nhơn từ, an phận sống trong cảnh nghèo
nàn, hiệp cùng mọi người, biết được thời Trời.
Một công trình, dù lớn hay
nhỏ, muốn đạt được thành công một cách chắc chắn thì phải có đủ ba yếu tố:
Thiên thời, Địa lợi, Nhơn hòa.
17 . Đôi Liễn Văn Phòng Tộc Đạo
Phước Thiện.
C.1: Tộc chủng phước duyên lập đức bồi công hòa đại chúng,
C.2:
Ðạo gia hành thiện tu chơn dưỡng tánh hộ quần sanh.
Thuở trước Ðức Hộ Pháp
chưa lập Hội Thánh Phước Thiện, trong Nội Ô có xây dựng Văn phòng Tộc Ðạo PT.
GIẢI THÍCH:
* Tộc chủng: chủng tộc,
nòi giống. Phước: điều may mắn tốt lành. Duyên: sự ràng buộc có được do những
việc làm từ kiếp trước. Tộc chủng phước duyên: ý nói: Dân tộc VN hưởng được cái
phước và cái duyên lành là được Đức Chí Tôn chọn lựa để gieo truyền ĐĐTKPĐ. Bồi
công: vun đắp công quả. Đại chúng: đa số dân chúng.
C.1: Dân tộc VN là chủng tộc phước duyên, lo lập đức bồi công, hòa hợp cùng
dân chúng.
* Đạo gia: nhà đạo, người
có đạo. Hành thiện: làm lành, giúp người giúp đời. Tu chơn: tu một cách thành
thật, không vì áo mão quyền hành, chỉ cầu giải thoát khỏi luân hồi, trở về cõi
TLHS. Dưỡng tánh: nuôi cái tánh cho được lành như thuở mới sanh ra. (Nhơn chi
sơ, tánh bổn thiện). Hộ: che chở. Quần sanh: chúng sanh, dân chúng.
C.2: Người có đạo nên làm việc phước thiện, tu chơn dưỡng tánh, che chở cho
nhơn sanh.
18 . Đôi Liễn Hội Thánh Hàm
Phong.
C.1: Thánh Hội niên cao cố vấn Cửu Trùng tâm bất quyện.
C.2:
Hàm Phong đức thiệu chấp trung nhứt quán vị hà ưu.
Ðôi liễn nầy đặt tại cổng
vào Văn phòng Hội Thánh Hàm Phong. Hội Thánh Hàm Phong gồm những Chức sắc lớn
tuổi, không còn đủ sức khỏe đi hành Ðạo, đã đươc Hội Thánh cho nghỉ hưu.
GIẢI THÍCH:
* Thánh Hội: Hội Thánh.
Niên cao: lớn tuổi. Cố vấn: bàn luận và giúp ý kiến giải quyết. Cửu Trùng: Cửu
Trùng Đài, cơ quan phổ độ và giáo hóa nhơn sanh. Tâm: lòng dạ. Bất quyện: không
mệt mỏi, không chán nãn.
C.1: Những Chức sắc lão thành của Hội Thánh trở lại làm cố vấn cho Cửu
Trùng Đài, lòng không mỏi.
* Hàm phong: Chức sắc lớn
tuổi nghỉ hưu, vẫn giữ phẩm tước nhưng không cầm quyền hành đạo. Thiệu: cao. Đức
thiệu: đạo đức cao. Niên cao đức thiệu: tuổi già đức cao. Chấp trung: giữ chặt
đạo Trung Dung. Nhứt quán: hay Quán nhứt, tức là Nhứt dĩ quán chi, nghĩa là: một
sợi dây mà xâu được nhiều thứ, ý nói: Trước sau giữ lấy một lẽ mà thấu suốt mọi
việc. Chấp trung quán nhứt: Đây là câu nói tóm hết cái Đạo của Đức Khổng Tử, là
giữ vững đạo Trung Dung, lấy một lẽ mà thấu suốt mọi việc. Vị: ngôi vị. Hà: chữ
dùng để hỏi. Ưu: lo lắng. Hà ưu: lo gì ?
C.2: Những Chức sắc Hàm Phong đức cao, giữ đúng theo đạo của Đức Khổng Tử,
lo gì không đạt được ngôi vị.
19 . Đôi Liễn Phổ Tế.
C.1: Phổ hóa chúng sanh cải ác tùng lương qui Ðại Ðạo.
C.2:
Tế nguy vạn loại khử tà tôn chánh hiệp Tam Kỳ.
Đôi liễn nầy đặt tại cổng
vào Văn phòng Cơ quan Phổ Tế. Cơ quan Phổ Tế là một cơ quan của Cửu Trùng Đài,
có nhiệm vụ cứu vớt, độ rỗi những người lạc bước thối tâm, cùng an ủi khuyên
lơn những kẻ bị luật pháp buộc ràng mà phế vong phận sự, hay là độ những kẻ hữu
công tầm đạo.
GIẢI THÍCH:
* Phổ: bày ra khắp nơi.
Hóa: giáo hóa, dạy dỗ cho biến đổi từ xấu trở nên tốt. Chúng sanh: ở đây có nghĩa
là nhơn sanh. Cải: sửa đổi. Cải ác: sửa đổi để không làm điều ác nữa. Tùng
lương: theo điều lành. Qui: trở về. Đại Đạo: ĐĐTKPĐ.
C.1: Giáo hóa nhơn sanh khắp nơi, sửa đổi không làm điều ác, tùng theo điều
lành, trở về nền Đại Đạo.
* Tế: cứu giúp. Nguy: hiểm
nghèo. Vạn loại: muôn loài. Khử tà: trừ bỏ điều tà vạy. Tồn chánh: giữ cho còn
điều chánh đáng. Hiệp: hợp vào. Tam Kỳ: lần ba, chỉ ĐĐTKPĐ.
C.2: Cứu giúp điều nguy khốn cho muôn loài, trừ bỏ điều tà vạy, giữ cho còn
điều chánh đáng, hợp vào Đạo Cao Đài.
20 . Đôi Liễn Tông Đạo Tần
Nhơn.
C.1: Tông đạo đồng môn tích nhựt khai lâm thành thành Thánh vức,
C.2:
Tần nhơn hiệp chủng kim triêu hướng thiện hưởng Thiên ân.
Tần nhơn là người Cao
Miên, ngày nay gọi là người Campuchia, vì họ cho rằng nguồn gốc của dân tộc họ
là người nước Tần bên Tàu sang lập nghiệp.
Tông đạo Tần nhơn gồm tất
cả người Cao Miên theo đạo Cao Đài, có lập một Văn phòng thường trực trong Nội
Ô Tòa Thánh, và nơi cổng vào Văn phòng có đặt đôi liễn nầy.
GIẢI THÍCH:
* Tông đạo: tất cả tín đồ
Cao Đài trong một nước họp thành một Tông đạo. Đồng môn: cùng ở trong một cửa đạo,
tức là cùng chung một tôn giáo. Tích nhựt: ngày xưa. Khai lâm: khai phá rừng.
Thành: trở nên. Vức: cũng đọc Vực, nghĩa là khu vực. Thánh vức: vùng đất Thánh,
Thánh địa.
C.1: Những tín đồ Cao Đài trong Tông đạo Tần nhơn, ngày xưa, đã khai phá rừng
mở mang khu vực nầy thành vùng Thánh địa.
* Tần nhơn: người Cao
Miên. Hiệp: hợp vào. Chủng: giống nòi, chủng tộc. Kim triêu: ngày nay. Hướng
thiện: hướng về điều lành để lo làm lành. Thiên ân: ơn Trời.
C.2: Người Cao Miên hợp cùng chủng tộc của họ, ngày nay hướng về điều lành,
sẽ hưởng được ơn huệ của Đức Chí Tôn ban cho.
21 . Đôi Liễn Tông Đạo Kim
Biên.
C.1: Tần quốc lân bang phổ độ chúng sanh qui thiện giáo.
C.2:
Kim Biên Tông đạo ngoại giao dân tộc chánh nhơn tâm.
Nước Cao Miên (Campuchia)
có thủ đô là Phnom-Pênh, phiên âm là Nam-Vang, trong đạo gọi là Kim-Biên, và nước
Cao Miên được gọi là Tần quốc, người Cao Miên được gọi là Tần nhơn.
Sau khi Đức Nguyệt Tâm
Chơn Nhơn từ chức Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo, Đức Phạm Hộ Pháp giải tán Hội
Thánh Ngoại Giáo và thành lập Tông đạo Kim Biên tại Nam Vang.
Tông đạo Kim Biên có Văn
phòng thường trực trong Nội Ô, kế bên Tông đạo Tần nhơn, và nơi cổng có đặt đôi
liễn nêu trên.
GIẢI THÍCH:
* Tần quốc: nước Cao Miên.
Lân bang: nước láng giềng với Việt Nam. Phổ độ chúng sanh: cứu giúp nhơn sanh
khắp nơi. Thiện giáo: tôn giáo lành.
C.1: Nước Cao Miên láng giềng với Việt Nam, cứu giúp nhơn sanh khắp nơi trở
về nền tôn giáo tốt lành.
* Ngoại giao: Thuở xưa, Hội
Thánh Ngoại Giáo được đọc lầm là Hội Thánh Ngoại Giao, nên chữ Ngoại Giao trong
câu liễn nầy phải được hiểu là Ngoại Giáo, nghĩa là: Dạy đạo cho người ngoại quốc,
tức là phổ độ người ngoại quốc theo Đạo Cao Đài. Chánh: ngay thẳng. Nhơn tâm:
lòng người.
C.2: Tông đạo Kim Biên phổ độ các dân tộc ngoại quốc, làm cho chơn chánh
lòng người.
22 . Đôi Liễn Lễ Viện.
C.1: Lễ giáo pháp điều bác ái đại đồng hòa thiện tâm năng độ chúng.
Đôi liễn nầy đặt trước Văn
phòng Lễ Viện Cửu Trùng Đài. Lễ Viện là một Viện trong Cửu Viện, có nhiệm vụ
coi về nghi lễ của đạo.
GIẢI THÍCH:
* Lễ giáo: lễ nghi và giáo
dục. Pháp điều: những điều khoản pháp luật. Bác ái: lòng thuơng yêu bao la,
thương khắp chúng sanh. Đại đồng: không phân biệt giai cấp, chủng tộc, quốc
gia, mọi người đều sống bình đẳng, tự do, hạnh phúc như nhau. Hòa: cùng ăn nhịp
với. Thiện tâm: lòng lành. Năng: có khả năng làm được. Độ chúng: cứu giúp nhơn
sanh.
C.1: Lễ nghi, giáo dục, pháp luật, bác ái, đại đồng, cùng với tấm lòng
lành, có khả năng cứu độ nhơn sanh.
* Viện: cơ quan lớn. Tùng:
theo. Thiên đạo: Đạo Trời, Đạo Cao Đài. Từ bi: lòng thương yêu chúng sanh và muốn
giúp chúng sanh thoát khổ. Vạn loại: muôn loài vật. Hiệp: Hợp, hòa hợp. Nhứt
trí: sự hiểu biết thống nhứt, tức là đồng một ý kiến. Hộ: che chở giúp đỡ.
C.2: Viện tùng theo đạo Trời, lòng từ bi thương yêu vạn loại, hợp với sự hiểu
biết thống nhứt, che chở giúp đỡ nhơn sanh.
23 . Đôi Liễn Y Viện.
C.1: Y thuật Kỳ Hiên diệu dược hạnh lâm trừ vạn bệnh.
C.2:
Viện đường thâm võ lộ tế nhơn công đức phục hồi xuân.
Đôi liễn nầy đặt tại cổng
của Y Viện Phước Thiện. Y Viện là một Viện trong Cửu Viện, có nhiệm vụ nghiên cứu
tìm kiếm cách chữa bịnh, thuốc trị bịnh, và săn sóc sức khỏe cho các Chức sắc
và các nhân viên công quả.
GIẢI THÍCH:
* Y: chữa bịnh. Nghiệp:
nghề nghiệp. Thuật: phương pháp, nghệ thuật. Kỳ Hiên: Kỳ Bá và Hiên Viên Huỳnh
Đế, là hai ông tổ của nghề Y thuật nước Tàu. Diệu dược: thuốc rất hay. Hạnh
lâm: rừng cây hạnh. Xưa, ông Đổng Phụng nước Tàu, trị bịnh không lấy tiền. Để tỏ
lòng biết ơn ông thầy thuốc, mỗi người bịnh đem đến một cây hạnh trồng quanh
nhà ông, dần dần tạo thành một rừng hạnh. Do đó, chữ Hạnh lâm dùng để kính xưng
ông thầy thuốc nhơn đức và tài giỏi. Trừ: làm tiêu mất. Vạn bệnh: muôn chứng bịnh.
C.1: Nghề chữa bịnh, phương pháp chữa bịnh của hai ông tổ Kỳ Bá và Hiên
Viên, thuốc hay của người thầy thuốc giỏi trị lành các thứ bịnh.
* Viện: cơ quan lớn. Thâm:
sâu, nhiều. Võ lộ: mưa móc. Thâm võ lộ: ý nói được hưởng nhiều ơn huệ. Tế nhơn:
giúp người. Phục hồi: trở lại. Xuân: tuổi trẻ, ý nói mạnh khỏe như lúc tuổi trẻ.
C.2: Viện đường, được hưởng nhiều ơn huệ, giúp người, tạo công đức, làm cho
hồi phục sức khỏe như lúc tuổi trẻ.
24 . Đôi Liễn Khách Đình (1).
C.1: Khách quán từ bi trừ trái chủ.
C.2:
Ðình thuyền Bát Nhã độ mê tân.
Đôi liễn nầy đặt nơi mặt
trước cửa Khách đình. Khách đình là cái nhà trạm dùng làm chỗ dừng chân cho các
khách lữ hành đang tranh đua danh lợi trên các nẻo đường trần. Khách trần chỉ dừng
chân khi tắt hơi. Do đó, Khách đình là nơi để làm tang lễ cho các khách trần
khi tắt hơi. Khách trần là những người khách từ cõi thiêng liêng xuống cõi trần
để học hỏi tiến hóa và lập công quả.
GIẢI THÍCH:
* Khách quán: quán trọ của
khách trần. Trừ: làm mất đi. Trái chủ:
người chủ nợ, người cho vay. Nợ nầy là nợ oan nghiệt. Mình làm cho người ta đau
khổ oán giận, tức là mình đã vay một món nợ oan nghiệt. Người ta là chủ nợ (trái chủ), còn mình là con nợ. Đến một lúc nào đó, chủ nợ
đòi nợ thì mình phải trả theo đúng luật công bình.
C.1:
Đây là quán trọ của khách trần, với lòng từ bi, trừ diệt hết các món nợ oan
nghiệt.
* Đình: cái nhà trạm để khách bộ hành dừng chân
nghỉ ngơi. Khi xưa, trên các đường bộ, cứ một khoảng ngắn
người ta dựng một nhà trạm nhỏ, gọi là Đoản đình, và cách khoảng khá xa dựng một
nhà trạm lớn hơn gọi là Trường đình, để khách bộ hành dừng chân nghỉ mệt hay để
đưa tiễn nhau. Mê tân: bến mê, cõi trần.
C.2: Đây là cái nhà trạm dừng chân của các khách trần, có chiếc thuyền Bát
Nhã cứu giúp đưa qua khỏi bến mê.
CHÚ Ý: chữ Đình 亭 có nghĩa là cái đình; còn chữ Đình 停 có nghĩa là dừng lại.
25 . Đôi Liễn Khách Đình (2).
C.1: Sanh dã tạo đắc thiện duyên.
Đôi liễn nầy đặt tại cửa của
Khách đình.
GIẢI THÍCH:
* Sanh: sống. Dã: vậy, vậy
thì. Tạo: làm ra. Đắc: được. Thiện duyên: duyên lành, cái duyên tốt đẹp may mắn
do nghiệp lành đem lại.
C.1: Sống thì phải tạo được duyên lành.
Ý nói: khi sống thì phải
làm lành để tạo được duyên lành, mới hưởng quả lành về sau.
* Tử: chết. Thoát ly: lìa
khỏi, thoát ra khỏi. Quả kiếp: cái kết quả là giàu sang hay nghèo khóù thể hiện
ra trong kiếp sống hiện tại có nguyên do là những việc làm thiện hay ác trong
kiếp sống trước, nay kiếp sống nầy nó báo đáp lại theo đúng luật Nhân quả. Nếu
kiếp trước mình làm nhiều việc phước thiện (nhân lành) thì kiếp nầy mình hưởng
được quả lành, tức là được giàu sang sung sướng.
C.2: Chết thì thoát ly khỏi các nghiệp quả của kiếp sống.
Muốn thoát khỏi các nghiệp
quả trong kiếp sống hiện tại, để được rước về cõi Thiêng liêng, thì trong lúc
còn sống khỏe mạnh, phải lo làm lành, lập công quả, tô bồi phước đức, kiên nhẫn
trả hết các món nợ oan nghiệt cũ và nhứt định không gây ra các mối oan nghiệt mới,
tức là phải nhập môn vào cửa đạo lo tu hành.
26 . Đôi Liễn Tổng Trạo.
C.1: Tổng đăng giác ngạn bạc long thuyền huy tưởng chấp đà siêu khổ hải,
C.2:
Trạo tống nguyên nhơn hồi cựu vị đương phong bột lãng hướng Thiên đường.
Đôi liễn nầy được đặt trước
Văn phòng Ban Tổng Trạo thuộc Ban Nhà Thuyền.
Ban Nhà Thuyền là một ban
chuyên môn cai quản Thuyền Bát Nhã, lo việc tẫn liệm, tống táng người chết. Ban
Tổng Trạo là ban cai quản và huấn luyện các nhân viên Thuyền Bát Nhã.
GIẢI THÍCH:
* Tổng: đứng đầu chỉ huy.
Đăng: lên đường. Giác ngạn: bờ giác, cõi của người đắc đạo. Bạc: cặp thuyền vào
bờ. Long thuyền: thuyền rồng, đó là Thuyền Bát Nhã. Huy: dao động. Tưởng: cái
mái chèo. Chấp: giữ. Đà: cái lái thuyền. Siêu: vượt lên. Khổ hải: biển khổ.
C.1: Chỉ huy đi lên bờ giác, thuyền rồng cặp bến, huy động mái chèo, giữ vững
lái thuyền, vượt qua biển khổ.
* Trạo: người chèo thuyền.
Tống: đưa đi. Nguyên nhơn: người mà chơn linh được sanh ra từ lúc Khai Thiên.
(Xem lại đôi liễn 15). Hồi: quay về. Cựu vị: ngôi vị cũ nơi cõi thiêng liêng.
Đương: đang. Phong: gió. Bột: hốt nhiên. Lãng: sóng nước. Thiên đường: cõi Trời.
C.2: Trạo đưa nguyên nhơn trở về ngôi vị cũ, đang lúc sóng gió nổi thình
lình, nhắm hướng đi đến cõi Trời.
27 . Đôi Liễn Thuyền Bát Nhã
(1).
+C.1: Vạn sự viết vô nhục thể thổ
sanh huờn taị thổ.
C.2: Thiên niên tự hữu linh hồn Thiên tứ phản hồi
Thiên.
Ðôi liễn nầy đặt ở mặt trước
mui thuyền Bát Nhã. Nguồn gốc của đôi liễn nầy do Ngài Bảo Pháp Nguyễn trung Hậu
đặt ra. Ngài Bảo Pháp viết:
Đôi liễn nầy đặt ở mặt trước mui thuyền Bát
Nhã, có nguồn gốc do Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu đặt ra. Ngài Bảo Pháp viết:
Vạn sự viết vô, nhục thể
ký qui tam xích thổ,
Thiên niên tự hữu, linh hồn
trực đáo Cửu TrùngThiên.
(Muôn việc đều không, xác
thịt gởi trả về ba tấc đất,
Ngàn năm tự có, linh hồn
đi thẳng lên Chín Từng Trời)
Đôi liễn của Ngài Bảo Pháp
viết rất hay, đối rất chỉnh, nhưng khi dâng lên Đức Lý Giáo Tông, Ngài chỉnh lại
mấy chữ sau thì lại càng tuyệt diệu hơn nữa:
Vạn sự viết vô, nhục thể
thổ sanh huờn tại thổ,
Thiên niên tự hữu, linh hồn
Thiên tứ phản hồi Thiên.
GIẢI THÍCH:
* Viết vô: gọi rằng không.
Vạn sự viết vô: muôn sự đều không, ý nói: sắc tức thị không, mọi vật có hình thể
cuối cùng đều bị hủy diệt để trở về không. Nhục thể: xác thịt. Thổ sanh: đất tạo
ra, bởi vì xác thịt nầy được nuôi dưỡng và lớn lên bằng các thực phẩm xuất phát
từ đất, như các thứ ngũ cốc, rau đậu, ...
C.1: Muôn sự đều không, xác thịt do đất tạo ra, hườn lại đất.
* Thiên niên: ngàn năm. Tự
hữu: tự có. Linh hồn: Điểm Linh quang do Đức Chí Tôn ban cho con người để làm
chủ xác thân. Thiên tứ: Trời ban cho. Phản hồi: đi ngược trở về.
C.2: Ngàn năm tự có, linh hồn do Trời ban cho, trở về Trời.
28 . Đôi Liễn Thuyền Bát Nhã
(2).
C.1: Hữu thể sanh nhi tùng tứ khổ.
C.2: Vô hình tử giả quá tam đồ.
Đôi liễn nầy đặt ở mặt sau
mui thuyền Bát Nhã. Bát Nhã là phiên âm chữ Prajnâ, nghĩa là trí huệ. Trí huệ
là sự sáng suốt hiểu biết các lẽ nhiệm mầu của Đạo, dứt sự mê lầm. Người tu đạt
được trí huệ thì đắc đạo. Thuyền Bát Nhã là chiếc thuyền trí huệ đưa người đắc
đạo trở về cõi Thiêng liêng. Về Thể pháp, Đạo Cao Đài đóng một chiếc thuyền bằng
gỗ, hình con rồng, chở quan tài người chết đem chôn nơi nghĩa địa. Vì thuyền
Bát Nhã đi trên lộ nên phải gắn bánh xe phía dưới để kéo đi.
GIẢI THÍCH:
* Hữu thể: có thân thể.
Sanh: sống. Nhi: mà. Tùng: theo. Tứ khổ: bốn cái khổ của con người nơi cõi trần
không ai tránh khỏi: Sanh, Lão, Bệnh, Tử.
C.1: Đã có được cái thân thể thì sống phải tùng theo Tứ khổ.
* Vô hình: không còn hình
thể, tức là khi chết, thân thể thúi rã thành đất, chỉ còn lại linh hồn và chơn
thần xuất ra khỏi thể xác, và ở trạng thái vô hình. Tử: chết. Giả: là. Quá: đi
qua. Tam đồ: ba đường. Theo Phật giáo, Tam đồ là 3 đường ác của luân hồi: Địa
ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh. Những linh hồn tội lỗi bị đọa vào 1 trong 3 đường nầy
thì chịu khổ sở vô cùng. Đọa vào Địa ngục thì bị trừng phạt khổ sở, đọa vào Ngạ
quỉ thì bị đói khát, đọa vào Súc sanh thì làm cầm thú.
C.2: Chết thì thân thể tan rã tiêu mất, linh hồn vượt qua khỏi ba đường đọa
đày khổ sở.
29 . Đôi Liễn Đạo Đức Học Đường.
C.1: Ðạo Ðức lưu truyền hậu tấn hiếu trung phò xã tắc.
C.2:
Học đường giáo hóa thư sinh nhơn nghĩa lập giang sơn.
Đôi liễn nầy đặt tại cổng
của trường Nghĩa thục Trung Tiểu học Đạo Đức Học Đường, do Hội Thánh lập ra
trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh.
GIẢI THÍCH:
* Lưu truyền: lưu lại và
truyền bá ra. Hậu tấn: lớp người sau, thế hệ sau. Phò: theo giúp đỡ. Xã tắc: Thần
đất và Thần lúa, chỉ quốc gia.
C.1: Đạo Đức lưu truyền cho đoàn hậu tấn, lấy hai chữ hiếu trung lo giúp nước.
* Học đường: trường học.
Giáo hóa: dạy bảo cho biến đổi từ dốt nát thành ra biết chữ nghĩa, từ xấu trở
nên tốt. Thư sinh: học trò. Nhơn: lòng thương người mến vật, thương khắp chúng
sanh. Nghĩa: những việc làm cao thượng, đúng theo lẽ phải, hợp đạo lý. Lập: dựng
nên. Giang sơn: sông núi, chỉ quốc gia.
C.2: Trường học giáo hóa học sinh, dùng hai chữ nhơn nghĩa xây dựng quốc
gia.
30 . Đôi Liễn Lễ Nhạc Đường.
C.1: Lễ dĩ địa trần minh định nhơn gian tôn trật tự.
C.2:
Nhạc do Thiên tác tuyên thông thế giới chủ điều hòa.
Lễ Nhạc Đường là văn phòng
điều hành và huấn luyện các Nhạc sĩ và Lễ sĩ.
GIẢI THÍCH:
* Lễ: cách bày tỏ lòng
kính trọng; các nghi thức cúng tế. Dĩ: lấy, dùng. Địa: đất. Trần: bày ra. Minh:
sáng tỏ. Định: sắp đặt. Nhơn gian: nơi ở của nhơn loại, cõi trần. Tôn: kính trọng.
Trật tự: sự sắp đặt có thứ tự theo một qui tắc nhứt định.
C.1: Lễ lấy sự bày ra trên mặt đất mà chế thành, định rõ phẩm bực con người
nơi thế gian, kính trọng sự trật tự.
Thời xưa, bực Thánh nhơn
quan sát các sự vật tự nhiên bày ra trên mặt đất, thấy chúng có trật tự, ổn định
phân minh, nên căn cứ vào đó mà chế ra Lễ làm cho xã hội loài người được hòa
bình trật tự.
* Nhạc: sự hòa hợp các thứ
âm thanh có tiết điệu tạo thành một bản nhạc nói lên ý nghĩa mà người đặt mong
muốn. Thiên tác: Trời làm ra. Tuyên: bày tỏ ra cho mọi người biết. Thông: thông
suốt. Chủ: chủ yếu. Điều hòa: đều đặn và hòa hợp.
C.2: Nhạc do Trời tạo ra, bày tỏ cho thế giới thông hiểu nhau, chủ yếu là sự
điều hòa.
Xưa, bực Thánh nhơn nghe
tiếng chim hót, tiếng côn trùng gáy, tiếng thông reo, tiếng sấm vang,... mà bắt
chước làm ra các loại nhạc khí hòa vào nhau tạo thành các bản nhạc.
LỄ chủ về sự Kỉnh, NHẠC chủ
về Hòa. Nhạc Lễ phải đi đôi và bổ khuyết cho nhau mới tạo được sự điều hòa trật
tự tốt đẹp.
31 . Đôi Liễn Cơ quan Phát
Thanh.
C.1: Cơ quan truyền tín tổng hợp ngũ hồ thiên hạ sự,
C.2:
Phát thanh giáo lý cộng hòa tứ hải thế gian tình.
Đôi liễn nầy đặt tại cổng
của Cơ quan Phát thanh Phổ thông Giáo lý, do ông Hữu Phan Quân Lê Văn Thoại,
Phó Giám đốc Cơ quan, đặt ra, dâng lên Ngài Khai Đạo Giám đốc Cơ quan, và Ngài
Khai Đạo chuyển qua Ngài Hiến Pháp, được Ngài Hiến Pháp chấp thuận.
GIẢI THÍCH:
* Truyền tín: truyền ra
các tin tức. Tổng hợp: bao gồm nhiều loại. Ngũ hồ: năm hồ. Thiên hạ: dưới Trời,
chỉ nhơn loại. Ngũ hồ Thiên hạ sự: các sự việc của con người ở khắp nơi.
C.1: Cơ quan truyền bá các tin tức tổng hợp, đủ các sự việc của con người ở
khắp nơi.
* Phát thanh: phát ra tiếng
nói. Giáo lý: học thuyết của một tôn giáo về triết lý nhân sinh và siêu hình,
đem áp dụng vào việc giáo hóa nhơn sanh nhằm hai mục tiêu: - Dạy con người có một
đời sống đạo đức cao thượng, an lạc, tiến tới một xã hội đại đồng. - Dạy con
người phương pháp tu luyện, cốt giải thoát khỏi các khổ não nơi cõi trần, và
linh hồn được hưởng phần thưởng cao quí nơi cõi thiêng liêng. Cộng hòa: chung
hiệp và hòa thuận cùng nhau. Tứ hải: bốn biển, chỉ toàn cả thế giới. Thế gian:
cõi trần. Tình: tình cảm.
C.2: Phát thanh ra những bài giáo lý làm cho tình cảm con người trên khắp
thế gian chung hiệp cùng nhau và hòa thuận cùng nhau.
32 . Đôi Liễn Ban Đạo Sử.
C.1: Ðạo mạch khai thành giáo lý sưu tầm kim nghiệm cổ.
C.2:
Sử cương biên soạn chơn kinh tàng trữ bổn truy nguyên.
Ðôi liễn nầy do Ngài Phối
sư Thượng Cảnh Thanh, Phó Ban Ðạo Sử, đặt ra, dâng lên Ngài Hiến Pháp, Trưởng
Ban Ðạo Sử, và được Ngài Hiến Pháp chấp thuận.
GIẢI THÍCH:
* Mạch: đường dẫn nước. Mạch
đạo: con đường Đạo. Khai: mở ra. Thành: nên. Giáo lý: (Xem lại đôi liễn 31).
Sưu tầm: tìm kiếm kỹ lưỡng. Kim nghiệm cổ: xem việc đời nay nghiệm lại việc đời
xưa để suy gẫm tìm tòi học hỏi.
C.1: Con đường Đạo đã mở ra xong, sưu tầm học hỏi giáo lý, xem việc ngày
nay nghiệm lại việc thời xưa.
* Sử cương: đại cương về lịch
sử, tức là nói về phần chánh yếu có tính cách tổng quát của lịch sử. Biên soạn:
thu thập, chọn lọc các tài liệu để viết thành bài, thành sách. Chơn kinh: kinh
chơn thật, chép lại đúng y lời dạy của Thánh Hiền để làm khuôn phép. Tàng trữ:
cất chứa. Bổn: gốc. Truy nguyên: tìm biết tới tận nguồn gốc.
C.2: Biên soạn sách sử cương, cất chứa chơn kinh và tìm tòi hiểu biết đến tận
nguồn gốc.
33 . Đôi Liễn Trung Tông Đạo.
C.1: Trung nghĩa đạo khai Việt Thường hòa Nam Bắc,
C.2:
Tông nhơn đức hóa Hồng Lạc hiệp Tây Ðông.
Đôi liễn nầy đặt tại cổng
Văn phòng của Trung Tông đạo trong Nội Ô TTTN.
Trung Tông đạo gồm các tín
đồ Cao Đài cư ngụ trong khu vực Trung phần VN.
GIẢI THÍCH:
* Trung: lòng trung thành. Nghĩa: những việc làm cao thượng hợp với lẽ phải và đạo lý. Đạo: tôn giáo. Khai:
mở ra. Việt Thường: tên của nước Việt Nam ngày xưa vào thời vua Hùng Vương. Hòa: thuận hòa.
C.1: Đạo mở ra tại nước Việt Nam, lấy Trung và Nghĩa làm mối dây thuận hòa
cho hai miền Nam Bắc.
* Tông: tôn giáo. Nhơn:
lòng thương người mến vật, thương khắp chúng sanh. Đức hóa: dùng đạo đức để cảm
hóa con người. Hồng Lạc: Hồng Bàng và Lạc Long Quân, Thủy tổ của dân tộc Việt
Nam. Hiệp: hòa hợp.
C.2: Tôn giáo dùng lòng nhơn từ và đạo đức cảm hóa dân tộc Việt Nam, hòa hiệp
Tây phương và Đông phương.
34 . Đôi Liễn Thảo Xá Hiền
Cung.
C.1: Thảo xá tùy nhơn ngu muội bần cùng nghinh nhập thất,
C.2:
Hiền cung trạch khách thông minh phú quí cấm lai môn.
Đôi liễn nầy do Thất Nương
giáng cơ ban cho ngôi nhà tranh của Đức Cao Thượng Phẩm ở Thị xã Tây Ninh là THẢO
XÁ HIỀN CUNG, ngày 12-6-Mậu Thìn (dl 28-7-1928), sau khi Đức Cao Thượng Phẩm bị
nhóm bạo hành buộc phải rời Tòa Thánh về an nghỉ tại tư gia.
GIẢI THÍCH:
* Thảo xá: ngôi nhà cỏ,
ngôi nhà tranh. Tùy nhơn: tùy người. Ngu muội: dốt nát và tối tăm. Bần cùng:
nghèo khổ. Nghinh: tiếp đón. Nhập thất: vào nhà.
C.1: Thảo xá, tùy theo người, người ngu muội và kẻ bần cùng, thì được tiếp
đón vào nhà.
* Hiền cung: cái nhà của
người hiền. Hiền là người tài giỏi và có đạo đức cao. Trạch khách: lựa chọn
khách đến. Thông minh: sáng suốt hiểu biết. Phú quí: giàu sang. Cấm: không cho
phép. Lai môn: tới cửa. Cấm lai môn: không cho phép đến nhà.
C.2: Hiền cung, lựa chọn khách đếùn, người thông minh và kẻ phú quí, không
cho phép đến nhà.
35 . Đôi Liễn Phạm Nghiệp.
C.1: Phạm nghiệp thừa nhàn lợi lộc công danh vô sở dụng.
C.2:
Môn quan tích đạo tinh thần pháp bửu hữu cơ cầu.
Đôi liễn nầy do Đức Phạm Hộ
Pháp viết ra, và Đức Hộ Pháp cho đặt lên cổng của ngôi nhà Phạm Nghiệp vừa mới
cất xong. Phạm nghiệp là cơ sở đầu tiên của Phạm Môn, do Đức Hộ Pháp lập ra vào
năm 1929 tại phần đất nằm bên quốc lộ 22, khoảng giữa Giang Tân và Thị xã Tây
Ninh.
Hai chữ đầu của đôi liễn
Phạm nghiệp là PHẠM MÔN, nên Phạm Nghiệp chính là Phạm Môn, mà Phạm Môn cũng
chính là Phạm Nghiệp.
GIẢI THÍCH:
* Phạm: Phật. (Xem lại Ðôi
liễn Phạm Môn). Phạm nghiệp: sự nghiệp của Phật. (Đừng hiểu lầm là sự nghiệp của
dòng họ Phạm). Thừa nhàn: nhơn vào lúc nhàn. Lợi lộc: những món lợi nói chung.
Công danh: có sự nghiệp và địa vị cao trong xã hội. Vô: không. Sở dụng: cái
công dụng của nó.
C.1: Sự nghiệp của Phật, thừa lúc nhàn, lợi lộc và công danh đều không cần
dùng đến.
* Môn: cửa. Quan: cơ quan. Tích đạo: chứa đạo đức.
Tinh thần: phần sáng suốt thiêng liêng. Pháp bửu: cái pháp quí báu. Cơ cầu: con cháu nối theo cái nghề nghiệp do cha ông truyền lại.
C.2: Cơ quan chứa đạo đức, tinh thần và pháp bửu truyền lại được người sau
noi theo.
36 . Đôi Liễn Cơ Thánh Vệ.
C.1: Thánh đức chơn truyền chấn chỉnh tinh thần tùng Ðại Ðạo,
C.2:
Vệ quyền tôn giáo bảo tồn quốc thể hiệp Tam Kỳ.
Đôi liễn nầy đặt tại cổng
của Cơ Thánh Vệ.
Cơ Thánh Vệ là cơ quan do
Hội Thánh lập ra để bảo trọng Đạo quyền và bảo tồn Đạo nghiệp. Về trật tự, Cơ
Thánh Vệ có nhiệm vụ gìn giữ trật tự trên các đường phố trong Nội Ô và Ngoại Ô
Tòa Thánh.
GIẢI THÍCH:
* Thánh đức: cái đức của bực
Thánh. Chơn truyền: giáo lý chơn thật được truyền lại. Chấn chỉnh: sửa sang sắp
đặt lại cho tốt đẹp. Tinh thần: phần sáng suốt thiêng liêng vô hình. Tùng:
theo. Đại Đạo: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, gọi tắt là Đạo Cao Đài.
C.1: Đức của bực Thánh, giáo lý chơn thật truyền lại để chấn chỉnh tinh thần
đạo đức tùng theo ĐĐTKPĐ.
* Vệ quyền: cái quyền bảo
vệ. Bảo tồn: gìn giữ cho còn. Quốc thể: danh dự của quốc gia. Hiệp: hợp vào.
Tam Kỳ: chỉ ĐĐTKPĐ, tức là Đạo Cao Đài.
C.2: Cái quyền bảo vệ nền tôn giáo và bảo tồn danh dự của quốc gia, hiệp
vào Đạo Cao Đài.
37 . Đôi Liễn Nhà thờ Đức Q.
Giáo Tông (1).
C.1: Quan miện Nam châu nhứt lộ công danh chiêm thử hội,
C.2:
Trâm anh thế phiệt bách niên phúc lộc khánh du đồng.
Trong nhà thờ Đức Quyền
Giáo Tông ở gần chợ Từ Bi, Châu Thành Thánh Địa, có hai đôi liễn: Đôi liễn 37 đặt
bên bàn thờ Đức Quyền Giáo Tông, và Đôi liễn 38 đặt bên bàn thờ Hiền nội của
Ngài.
Hai bên đôi liễn có hai
hàng chữ Nho nhỏ cho biết nguồn gốc của hai đôi liễn, đọc ra như sau: "Mỹ
Tho, Phong Hòa Tổng, Địa hạt Hội Đồng Trần Văn Mẫu bái hạ." và "Nam kỳ
Thượng Nghị Viện, Hội Đồng Lê đại nhân lạc thành chí khánh." Nghĩa là: Tỉnh
Mỹ Tho, Tổng Phong Hòa, Hội Đồng Địa Hạt tên là Trần Văn Mẫu kính chúc mừng. Ở
Nam Kỳ Thượng Nghị Viện, Ngài Hội Đồng họ Lê cất nhà mới xong, không quên, chúc
mừng.
Như vậy, hai đôi liễn nầy
của ông Hội Đồng Địa Hạt Trần Văn Mẫu đem đến chúc mừng Ngài Hội Đồng Thượng
Nghị Viện Lê Văn Trung trong dịp tân gia.
GIẢI THÍCH:
* Quan miện: cái mũ và cái
giải mũ. Thời xưa, từ quan đại phu trở lên thì đội quan miện. Quan miện là chỉ
ông quan lớn đứng đầu các quan. Nam châu: cõi đất phía Nam. Nhứt lộ: một đường.
Chiêm: trông lên một cách kính trọng. Thử hội: hội ấy.
C.1: Đứng đầu cõi Nam, một đường công danh ngưỡng lên hội ấy.
* Trâm anh: cây trâm cài đầu
và giải mũ, chỉ nhà quan quyền quí. Thế phiệt: dòng dõi quan lại có thế lực lớn.
Khánh: chúc mừng. Du: như thế. Đồng: cùng.
C.2: Trâm anh thế phiệt, trăm năm phước lộc, chúc mừng được đồng đều như thế.
38 . Đôi Liễn Nhà thờ Đức Q.
Giáo Tông (2).
C.1: Mỹ hoán mỹ luân sáng tạo vinh kim khai đại nghiệp.
C.2:
Khẳng đường khẳng cấu triệu bồi bằng tích thụ tiên cơ.
(Xem trở lại Ðôi liễn 37 kế
trước).
GIẢI THÍCH:
* Mỹ: đẹp. Luân hoán: nhà
cửa cao lớn lộng lẫy. Mỹ hoán mỹ luân: nhà cửa cao lớn lộng lẫy đẹp đẽ. Sáng tạo:
khởi đầu làm ra. Vinh: vẻ vang. Kim: ngày nay. Khai: mở ra. Đại nghiệp: sự nghiệp
lớn.
C.1: Nhà cửa cao lớn lộng lẫy đẹp đẽ, sáng tạo vẻ vang, ngày nay khai đại
nghiệp.
* Khẳng: bằng lòng. Đường:
nhà. Cấu: xây dựng. Triệu: khởi đầu. Bồi: vun quén. Bằng: nương dựa vào. Tích:
xưa. Thụ: trồng cây, gây dựng. Tiên cơ: nền tảng trước.
C.2: Bằng lòng nhà cửa xây dựng, bắt đầu tô bồi dựa vào lúc xưa, gây dựng
trên nền tảng trước.
39 . Đôi Liễn Cực Lạc Thổ.
C.1: Cực lạc thiên thu Thánh thể an nhàn tồn phúc Ðịa.
C.2:
Mộ phần vạn đại quân nhân tự tại hưởng ân Thiên.
Ðôi liễn nầy đặt tại cổng
chánh đi vào Cưc Lạc Thổ thuộc Ðệ tứ Phận đạo. Cưc Lạc Thổ là đất Cực Lạc, tức
là Nghĩa địa, nơi chôn xác chết của Chức sắc và tín đồ của Ðạo Cao Ðài.
GIẢI THÍCH:
* Cực Lạc: nghĩa đen là vui vẻ đến cùng cực, ở
đây, Cưc Lạc là chỉ Cực Lạc Thổ, tức là Nghĩa địa ở Đệ tứ Phận đạo Châu Thành
Thánh Địa. Thiên thu: ngàn mùa thu, tức là một ngàn năm. Thánh thể: xác Thánh,
chỉ thể xác của những Chức sắc từ phẩm Giáo Hữu đổ lên, đứng vào hàng Thánh. An
nhàn: yên ổn thảnh thơi. Tồn: còn. Phúc địa: đất phước.
C.1: Cực Lạc Thổ, xác Thánh của Chức sắc ngàn năm an nhàn tồn tại nơi phước
địa.
* Mộ phần: chỉ chung mồ mả.
Vạn đại: muôn đời. Quân nhân: người trong quân đội, chỉ chung các sĩ quan và
binh lính trong quân đội. Thuở trước, các quân nhân Cao Đài (cũng là những tín
đồ Cao Đài) tử trận đều được chôn tại Cực Lạc Thổ nầy. Tự tại: tự do thoải mái.
Ân Thiên: ơn Trời.
C.2: Nơi mộ phần, các quân nhân tự tại muôn đời, hưởng ơn Trời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét