Ðại Ðạo Bí Sử - 2 / 2 (HT. Trần Văn Rạng)


"Trung, nhứt tâm nghe con ! Sống cũng nơi Thầu thác cũng nơi Thầy, thành cũng nơi Thầy mà đọa cũng nơi Thầy. Con lấy SƯï SÁNG MẮT của con mà suy ngẫm"
Đức Ngài cũng kể về việc sáng mắt của Ngài Ca Bảo Đạo : " Có 1 bữa Đại Từ Phụ khai khiếu cho Bảo Đạo Ca Minh Chương. Hồi mới khai khiếu 3 anh em tôi (Trung, Cư, Tắc) ngơ ngơ ngáo ngáo không hiểu chi hết tưởng là Chương Niên Cao Kỷ Trưởng mắt mờ mệt nên Đại
Từ Phụ khai khiếu cho sáng láng, ngõ hầu khi nào Đại Từ Phụ giáng cơ viết Hán Tự, Đạo hữu coi đọc cho dễ, té ra không phải vậy. Đấng Chí Tôn khai khiếu cho Chương để phò loan đặng "đi phổ độ" ( Tiểu sử Đức Quyền Giáo Tông, tr. 29)

Xem thế, buổi đầu khai đạo rất nhiều hiển linh. Nhờ đó, người theo đạo ngày càng đông.

16 - NGŨ CHI PHỤC NHỨT
Danh hiệu lập giáo của Đạo Cao Đài là : "Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi phục nhứt"
Tam giáo là : Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo
Ngũ Chi là : Minh Sư, Minh Thiện, Minh Đường, Minh Tân và Minh Lý

Minh Đường : qui hiệp về Đạo Cao Đài trước nhứt. Chi Minh Đường ở Vĩnh Nguyên tự ( Cần Giuộc) do ông Nguyễn Văn Lịch làm chủ trưởng. Do cặp cơ Cư Tắc độ ông và đắc phong Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt.

Minh Thiện : ở Thủ Dầu Một, chi này thiên về quốc sự nên hấp dẫn được nhiều trí thức yêu nước. Đạo hữu rất phức tạp. Ngọc Cơ mà ông Phan Văn Tý cho ông Cư Tắc mượn buổi đầu xuất phát từ chi này.

Minh Tân : chi này đặt tại chùa Tam Giáo điện số 221 bến Vân Đồn Sài gòn. Chủ trưởng Lê Minh Khá được ơn trên giáng dạy :
Minh Tân đạo Tam Kỳ
Cơ quan chuyển hiệp qui
Bền tâm tri diệu lý
Hữu phước thọ huyền vi.

Minh Lý : tức chùa Tam Tông Miếu ở đường Cao Thắng Sài gòn. Trong buổi đầu đạo khai, ông Aâu Kiết Lâm, chủ trưởng chi Minh Lý được lịch ban kinh cho Đạo Cao Đài do các đấng giáng dạy. Trong đó có các bài : Xưng tụng Thần Thánh Tiên Phật, Sám Hối cần xét lại.
Đức Đạo Tổ chi Minh Lý giáng dạy về cơ qui nhứt như sau :

"Theo thí nghiệm hóa học, hai chất khác loại đổ vào nhau sẽ biến đổi màu sắc, nếu đổ chất thứ ba vào thì dung dịch sẽ trông như cũ"
Minh Sư : chi này đặt tại chùa Linh Quang Tự ở Gia Định do ông Trần Đạo Quang làm chủ tự.
Ông xuất gia từ năm 13 tuổi theo đạo Minh Sư thuộc phái Phổ Tế Phật Đường. Năm 45 tuổi tới chức Thập địa, cấp bậc cao nhất trong chi Minh Sư, sửa soạn nối nghiệp vị tổ sư thứ 12 là Trần Đạo Khánh bên Trung Hoa.
Vào mồng 9 tháng 9 năm Bính Dần, hai ông Cư Tắc được lịnh ơn trên đến chùa phò loan độ ông Trần Đạo Quang hiệp nhứt. Ông bạch :
- Nếu qui qua đạo Cao Đài thì phải làm sao ?
Ơn trên đáp :
- Y theo luật lệ Minh Sư
Ông thuận hiệp nhứt và được phong Thượng Chưởng Pháp. Đồ đệ của ông rất nhiều như Trần Nguyên Chất, Huỳnh Ngọc Trác noi theo gương ông qui nguyên vào đạo Cao Đài và truyền ra Trung Việt.

Sau đêm theo Đạo Tam Kỳ, râu ông Trần Đạo Quang trước kia rẽ ra 5 chòm như râu Quan Công, một sự mầu nhiệm lạ kỳ, sáng hôm sau tự nhiên đoanh lại quấn dài xuống bụng thành một đường duy nhứt rất đẹp. Ai cũng bảo đó là biểu hiện NGŨ CHI PHỤC NHỨT.

17 - NƠI LÒNG THẦY NGỰ ĐỘNG THẦY HAY
"Nơi lòng Thầy ngự động thầy hay" là câu một của bài thơ tứ tuyệt dạy đạo buổi đầu ý nói : "Chi chi cũng có Thầy ở trong"
Thuở ban đầu , hai ông Cư Tắc đem cơ đi đến từng chùa, từng nhà để Đức Chí Tôn giáng dạy đạo. Tùy theo người hầu đàn, tùy theo trí thức hay nông dân, linh động mà dìu dẫn họ vào đường đạo lý, có khi triết lý, có khi chính trị, việc đời hay gia sự. Cơ bút đều đáp ứng rất thỏa đáng theo lời cầu xin.
Dù vậy, có những việc xảy ra bất bình thường mắt phàm không thể nào hiểu được, nên mới có lời xầm xì bàn kín với nhau nhưng Đức Chí Tôn vẫn biết vì " Nơi lòng Thầy ngự động Thầy hay"

Một hôm, ơn trên giáng phong cho ông huyện Nguyễn Ngọc Thơ chức danh Phối sư. Ông vốn làm nghề thầu khoán cho Pháp, nên các ông Trương Hữu Đức, Nguyễn Trung Hậu, Trần Duy Nghĩa xúm nhau dị nghị nói với nhau :
- Il n'était pas propre ! ( ông ấy không sạch)
Bỗng nhiên, hai tay ông Trần Duy Nghĩa run lên tiếp điểm phò cơ. Ơn trên dạy :
- Thầy muốn tận độ chúng sanh, cho nên có khi Thầy cũng phải làm ông thầy phàm. Nếu các con biết lẽ Đạo thì từ nay Thầy cấm dị nghị.

Dù vậy, tiếng đời vẫn kích bác cho rằng kẻ giàu sang được phẩm tước cao trọng. Thế nên, ông Cao Quỳnh Cư bạch thầy và được ơn trên dạy :
- Tiền bạc của chúng nó là của chúng sanh. Thầy lấy tiền đó để phổ độ chúng sanh thì có sao đâu ?
*  *  *

Vào năm 1927, qúi ông Tắc, Hậu, Đức hợp nhau tại nhà ông Trần Duy Nghĩa ở đường Hamelin Sài gòn. Ông Hậu thấy trên bàn có tượng bà Jeanne d'Arc. Ông Nguyễn Trung Hậu táy máy tay sờ mó. Ông vừa đụng vào tượng liền bị giựt nẩy mình. Ông Phạm Công Tắc phò cơ, bà Jeanne d' Are giáng đàn :
- La Religion résume en un seul mot : HUMANITÉ. Si vous voulez arriver au but poursuivi que ne faites - vous pour l' Humanité ?" (Tôn giáo tóm gọn trong một tiếng : Nhân loại. Nếu các anh muốn đi đến mục đích mà các anh đang theo dõi, sao các anh không có ý tưởng nhân loại )

Chính sự hiện diện thường xuyên của các Đấng bên cạnh Thập Nhị Thời Quân mà các ông không dám xem thường sứ mạng hoằng giáo phổ độ chúng sanh.

18 - DUYÊN KỲ NGỘ
Nhân xuống thăm mộ Cửu nương Cao Thị Khiết, các thiên sứ không hẹn mà đã gặp ở từ đường họ Cao liên ngâm, toát lên khẩu khí của bậc lãnh đạo, tiên đoán được thiên chức mai sau của mỗi vị một, ông Ngọc Lịch Nguyệt xướng đầu tiên :
1- Ông Ngọc Lịch Nguyệt
Nâng chén trà thơm mời Đạo Muội
Đề câu không sắc gởi tri âm
Sắc không hai lẽ huyền thâm
Chí tâm mới biết được tâm ta người

2 - Ông Ngô Minh Chiêu
Ta thấu rõ máy trời cơ tạo
Trời cùng Ta một Đạo chí linh
Vô vi sẵn có hữu hình
Hữu hình trong lại vô hình vô danh
Danh có đó mà danh không thiệt
Nhờ không danh mới biết đặng danh
Cổ kim mấy bực chí thành
Không danh mà lại để danh muôn đời

3 - Ông Thượng Trung Nhựt
Cùng chung một bầu trời lồng lộng
Không thiên gì cuộc sống cho ai
Chí tâm sẵn có đủ đầy
Muốn thành Tiên, Phật đạo đày phải cam

4 - Đức Phạm Hộ Pháp :
Cơ phục thủy biết làm sao tả ?
Mảnh thân này chi xá gian lao
Quyết tâm xây đắp ĐÀI CAO
Muôn dân chung hưởng nước giàu, nhà yên

5 - Đức Cao Thượng Phẩm
Đạo vốn tật căn nguyên diện hữu
Phật Tiên xưa nay thành tựu nhờ đây
Chỉ so một cái tâm này
Không thiện, không lệch, không sai không lầm
Cùng tắn biến cao thâm máy tạo
Biến tắc thông là Đạo trưởng thành
Hỡi người sứ mạng lương sanh
Giảm suy diệu lý tạo thành tương lai

6 - Ông Cao Triều Phát
Mang một kiếm râu mày nam tử
Nợ vi nhơn phải xử cho tròn
Sá gì chức nghiệp cỏn con
Sao không xây dựng nước non thanh bình ( ?)

Đọc xong sáu bài thi của sáu cao đồ toát lên chí tiến thủ của 6 vị. Ông Ngọc Lịch Nguyệt sẽ trở về với Đạo Phật ở Vĩnh Nguyên Tự. Ông Ngô Minh Chiêu tu theo lối vô vi. Ông Thượng Trung Nhựt muốn thành Tiên ( Giáo tông) sẽ bị nhân sanh khảo đảo. Đức Hộ Pháp hoàn thành xây dựng Toà Thánh (đài cao). Đức Cao Thượng Phẩm xả thân vì Đạo trước tiên. Ông Cao Triều Phát lập Cao Đài cứu quốc (1945) giúp đất nước hòa bình.

Cao Triều Phát ( 1889 - 1956) người Bạc Liêu. Thân sinh là Đốc phủ sứ Cao Minh Thạnh, thân mẫu là bà Tào Thị Súc, gia đình có 6 trai và hai gái. Người em gái thứ chín của ông là Cao Thoại Khiết tức Cửu Nương Diêu Trì Cung ( xem Công Đức Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Nữ Phật).
Ông Phát theo Đạo qua đàn Minh Thiện ( Thủ Dầu Một) của bác sĩ Trương Kế An tức Bảo Y quân Toà Thánh Tây Ninh.
Năm 1941 ông là chủ tịch Cao Đài Mười Hai Phái thống nhất ở Hậu Giang. Năm 1945, ông được bầu làm chủ tịch Cao Đài Mười Một phái hiệp nhất ( không có Toà Thánh TN) tại chùa Minh Tân. Ông lập Thanh Niên Đạo Đức Đoàn tại đây. Năm 1947 ông được bầu làm Hội Trưởng Cao Đài Cứu quốc Mười một phái hiệp nhứt. Sau hiệp định Genève ( 1954), gia đình ông tập kết ra Bắc. Tháng 1 năm 1955, ông đảm nhiệm vai trò anh cả toàn Đạo miền Bắc, thành lập Cao Đài Cứu Quốc Mười Hai phái hiệp nhất.

19 - LÝ THÁI BẠCH VÀ QUAN THÁNH TIÊN TRI THỜI CUỘC
Vào đêm rằm tháng 5 năm Aát Sửu ( 1925) ở Phú Quốc. Đức Quan Thánh và Lý Bạch giáng cơ tiên tri về thời cuộc từ 1925 về sau :
"QUAN mà hiểu rộng LÝ cao quyền
THÁNH Phật phân rành THÁI độ duyên
ĐẾ Sắc nêu cao nguồn BẠCH tự
GIÁNG lâm đàn nội, GIÁNG qui nguyên.

"Lão vâng lịnh Tam Giáo tòa lâm đàn để đôi lời tiên tri, lẽ tuần hoàn chuyển đổi ….
"Chúng sanh khá nhơ : "Cao vi càn, càn vi Thiên. Đài vi khảm, khảm vi Thủy tức là quẻ Thiên Thủy tụng, thì chạy đâu cho khỏi số Trời định binh lửa bốn phương. Những kẻ không tu đành cam số phận …."
"Năm Aát Sửu ( 1925) để lới Lão phán
Qua Bính Dần (1926) đặng rạng cơ mầu
Lập thành nguồn Đạo Á châu
Đắp xây nền móng sùng Âu đời đời
Nên thấy rõ đạo Trời chánh giáo
Cảnh Tây Ninh đào tạo Thánh Toà
Lập thành cơ đạo chia ba
Tiền, trung với hậu cũng là đồng môn
Nắm cơ quan bảo tồn sanh chúng
Dựng lên rồi chia đúng mười hai
Trên đường thiên lý dặm dài
Lập thành Đại Đạo Cao Đài độ dân
Năm Mậu Dần sắp gần binh cách
Aáy là điều tai ách nhơn sanh
Bốn năm dân chủ tung hoành
Tây Ninh thừa thế lập thành cơ binh
Để bảo hộ chúng sanh bổn đạo
Dân xã lo đào tạo quan quân
Quốc gia nổi dậy tưng bừng
Tân Dân thành lập lẫy lừng quốc dân
Nền độc lập lần lần ra mặt
Vĩnh Thụy lầm tưởng thật thi hành
Đến ngày hội cả nhơn sanh
Kỳ ba súng nổ lập thành quốc gia
Để phát động sơn hà thống nhứt
Hiệp tham giang nổ lực tấn công
Bảo sanh nhơn nghĩa đại đồng
Hòa bình thế giới ở trong đạo Trời
Chớ lầm tưởng quyền đời sức mạnh
Dễ lướt qua luật chánh thiêng liêng
Hậu sau ra đứng trước Tiền
Do Toà Tam Giáo lịnh truyền thưởng răn
Đức Di Lạc cầm cân cứu thế
Hội Long Hoa tên để phong thần
Thượng ngươn đời lập Tân Dân
Dựng nền dân quốc, xa lần chủ quân
Quê hương hiện cảnh xuân thơ mới
Đạo Nhà Nam vạn đại lưu truyền
Gia vô bế hộ êm đềm
Phật, Tiên,Thánh, Thần giáng miền trần gian
Đạo gom trọn nhơn gian vũ trụ
Gieo giống lành làm chủ năm châu
Từ Tây khắp cả hoàn cầu
Âu ca lạc nghiệp dưới bầu trời chung

" Bài tứ tuyệt trên hiện rõ sự mầu nhiệm của cơ bút. Nếu đọc khoán thủ ta thấy : Quan Thánh đế Quân giáng và khoán tâm ta lại thấy : Lý Thái Bạch giáng và sau 2 chữ Thánh Đế ta thấy 2 chữ Phật Sắc tức Phật bà Quan Âm. Bài này tiên tri Tam trấn thay mặt Tam giáo dạy đạo kỳ ba.

" Bài song thất lục bát tiên tri, đạo Cao Đài lập trước nhứt ở Tiền Giang rồi Hậu giang và sẽ phân chia 12 chi phái.

Đạo lập quân đội và Hòa Hảo lập Dân xã Đảng. Sau đó, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm lừa gạt truất phế. Trãi qua ba cuộc đảo chánh mới lật đổ được Ngô Triều. Đến cuối thế kỷ này : "phản tiền vi hậu" Đức Di Lạc Vương Phật ra đời lập Hội Long Hoa để tuyển ngôi vị Phật, dựng đời Thượng Ngươn Thánh Đức Đức Di Lạc là bậc Minh Vương hiền triết thông kim đạt cổ tạo cảnh thái bình " gia vô bế hệ" Lúc đó, đạo nắm trọn huyền vi vũ trụ và …"Đất, dậy, trời thay xác, Chư Phật, Tiên, Thánh xuống ở trần" .Nhân loại lạc nghiệp âu ca, chung bầu trời : "Đại Đồng Thế giới"

Đây là bài thi độc nhứt vô nhị do Tam Trấn giáng chung. Đức Lý Thái Bạch và Quan Thánh chủ động ban ý tưởng còn Phật Quan Âm chứng đàn.

20 -
Do chủ trương qua hai liễn trước cửa các Thánh Thất nên Đạo Cao Đài lúc nào cũng bị nhà cầm quyền theo dõi.
Dưới thời Pháp thuộc, toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier (1928 - 1934) ra lịnh tiêu diệt đạo mạnh mẽ nhất. Y thi hành một chánh sách cứng rắn và tàn bạo đối với dân chúng thuộc địa. Kiểm soát chặt chẽ giới thợ thuyền, đàn áp các Đảng phái, Đạo Cao Đài cũng chịu chung số phận với đồng bào.

Đầu năm 1934 nhân vía Đức Chí Tôn, viên toàn quyền gởi tặng Toà Thánh cặp đèn cầy thật lớn bảo phải đốt ngay trong giờ cúng đàn. Vì hắn biết lễ vía có chư tín đồ và chức sắc khắp nơi tề tựu về Toà Thánh dâng lễ Đức Chí Tôn. Bên ngoài là thi ấn bố đức tặng đèn, bên trong thật sự đôi đèn là hai trái bom nổ chậm.

Đức Quyền Giáo Tông biết âm mưu của P. Pasquier định giết Ngài trước mắt chúng sanh. Ngài nhớ Đức Chí Tôn dạy : " Sống cũng nơi Thầy, thác cũng nơi thầy" nên Ngài quì trước chứng đàn cạnh đôi đèn cầy ( 2 quả bom) mà không sợ sệt âm mưu của P.Pasquier.

Linh hiển thay, hai quả bom được đốt lên, cháy xì khói lan tỏa khắp đàn, chư tín hữu lo sợ nhưng Ngài vẫn qùi và láy mắt ra lịnh việc hành lễ vẫn tiếp tục như không có điều gì xảy ra.

Việc ám sát Đức Quyền Giáo Tông không thành, P.Pasquier ra lịnh cho bọn mật thám Pháp tìm đủ phương cách chụp hình các buổi nhóm họp, các đàn lệ, dịch các tên như Thượng hội ra Thượng Nghị Viện ; Hội Nhơn Sanh ra Hạ Nghị Viện v.v..để chính hắn mang về Pháp quốc báo cáo. Trên chiếc phi cơ về Pháp có cả gia đình hắn. Sấm Trạng Trình đã báo trước : "Lửa đâu mà cháy tám gà trên mây" . Chưa ai rõ nghĩa lý gì, thì báo chí đã loan tin : Phi cơ toàn quyền P.Pasquier ngộ nạn, vợ con hắn đều chết, riêng hắn rơi vào ống khói nhà máy cơ khí Messageries Mcùtallurgiques de France.

Ít lâu sau, P.Pasquier giáng đàn cho biết :
"Oh, Salue Haute Aâme
Vương bá bửu ngôi thị ngục hình
Thiên lao như thủ tắc công khanh
Đồ lưu Pháp phối cầm chơn mạng
Y phục dạy cân thị tử thành

"Ôi nha lại ! cũng vì vui mà làm cho ta bị bịt mắt trái tai - Pierre Pasquier"

Xem thế, quả báo nhãn tiền, lưới trời chẳng lọt mảng lông.
Nhờ đó, đồng đạo mới rõ câu : "Lửa đâu mà cháy tám gà trên mây".
Lửa ở đâu ? thật khó trả lời.
Tám gà do chữ Pasquier phiên âm là bát kê nói đấu lập lờ theo kiểu sấm truyền của Trạng Trình.

21 - TÀ THẦN QUẤY NHIỄU
Ngày khai Đạo Cao Đài nhằm đêm 14 rạng 15 tháng 10 năm Bính Dần ( 18 và 19-11-1926) làm lễ tại Thánh Thất Từ Lâm. Đó là Thánh Thất đầu tiên,sau các nơi trong buổi ban sơ mượn tạm như Vĩnh Nguyên Tự, Thánh Thất Cầu Kho v.v…
Chùa này vốn của Hòa thượng Như Nhãn ở chùa Giác Hải ( Chợ Gạo), nên còn gọi là Hòa thượng Giác Hải, quyên tiền trong bổn Đạo thành lập. Vào tháng 7 năm Bính Dần ( 8-1926) ông tình nguyện dâng chùa.

Lúc bây giờ chùa tuy cất xong, nhưng Đông lang Tây lang chưa có, tráng xi măng chưa rồi, sơn phết chưa lo. Chung quang chùa còn nhiều cây bụi sầm uất. Ông Nguyễn Ngọc Thơ và bà Lâm Hương Thanh được lịnh chi tiền lo tất cả mọi việc cho hoàn tất để kịp kỳ khai Đạo .

Đêm hôm đó,vì quá đông người nên cuộc lễ bớt phần trang nghiêm. Khi cầu cơ Đức Chí Tôn chỉ để ít lời quở trách rồi thăng. Thừa dịp tà thần nhập vào ông Lê Thế Vĩnh và Vương Thanh Chi con gái của ông Vương Quan Kỳ mà mạo xưng là Tề Thiên Đại Thánh và Quan Âm Bồ Tát . Lúc đầu trong bổn Đạo tưởng thật nhưng sau cử chỉ hung hăng. Người người đều biết là tà quái xuất hiện.

Thấy việc lộng hành như vậy, ông Monet đại uý người Pháp khuyên : "Tôi có lời khuyên các ông, là từ đây trở đi, hễ có cầu cơ thì chớ họp nhau đông đảo vì cần phải thanh tịnh. Mà hễ đông người thì 1 là mất bề thanh tịnh, 2 là tư tưởng bất đồng, không tương ứng nhau được thì không linh nghiệm"

Ba hôm sau, Thầy giáng cơ dạy về việc này như sau :
"Các con, Thầy nghĩa lại việc hôm nọ tại Thánh Thất biến ra 1 trường tà quái mà Thầy bắt đau lòng đó các con. Các con nghĩ lẽ nào ? Đó là bước Đạo. Đó là thiện cơ. Các con hiểu sao được. Nhưng Thầy buồn nỗi vì có đứa xàm biện về việc ấy. Thầy cũng muốn phạt chúng nó 1 cách nặng nề, nhưng Thầy nghĩ lại mà thương. Môn đệ của Thầy nhiều đứa muốn bỏ Đạo y, ném dép cỏ, lột khăn tu mà hồi thế tục. Bởi bước Đạo gập ghình khó tới mới ra đến nỗi"
Thật là Thiên cơ, nếu không xảy ra việc tà thần, hôm đó mật thám Pháp đã chực sẵn, có điều gì quốc sự là bắt ngay. Trong cái rũi có cái may là như vậy. Vả lại việc biến loạn đó, khiến cho kẻ nhẹ dạ, ít tâm thành ngã lòng. Còn hàng chức sắc thì cho ở đó là cơn khảo của tà thần để trau dồi thêm lòng tin tưởng . và cũng là 1 tiếng vang để cho khách bàng quan chú ý theo dõi coi tà giáo hay chánh giáo. Vô hình trung, cơ phổ độ chuyển được thế cờ, xoay hư thành nên. Chỉ ba tháng sau khi mở Đạo tại Từ Lâm Tự mà số người nhập môn lên hàng ức, đủ thành phần, đủ chánh kiến và quốc tịch : Pháp, Cao miên, Hoa kiều …

22 - LONG TUYỀN KIẾM TRIỆT NHÂN TÀI
Đức Phạm Hộ Pháp được lịnh Đức Chí Tôn đi Thủ Đức ( 1928). Đến nơi bà Bát Nương chỉ dẫn đi lấy Long Tuyền Kiếm ở Mỹ Tho.
Nhưng Đức Cao Thượng Phẩm bịnh nặng Đức Ngài phải trở về Toà Thánh. Sau khi an táng Đức Cao Thượng Phẩm xong, ( Đức Cao Thượng Phẩm qui ngày 1-3-Kỷ Tỵ) Đức Ngài mới đi Phú Mỹ - Mỹ Tho.

Ngày 27-2-Kỷ Tỵ ( 1929) Đức Ngài đến Khổ hiền trang, chấp bút thì được chỉ dẫn nơi yếm Long tuyền kiếm về phía Tây Nam. Nơi điểm chỉ là một khoản đồng ruộng, có dạng hình núi nức mé bên kia sông, phải đi ghe chừng 5 cây số mới đến. Cánh đồng nước phèn, mọc toàn năng, phía xa xa là rừng đưng và bàng. Đất màu đen chưa trồng lúa được, nên dân cư sống bằng nghề làm đồ gốm, làm lu, hủ, chén v.v..Đức Ngài và các tín hữu Minh Thiện đàn dừng lại trên 1 khoản đất vàng, gò cao và rộng độ chừng dưới 700 thước vuông.

Đức Ngài lại chấp bút, Lỗ Ban giáng và chỉ đào ngang chót núi, sâu xuống chừng 3 tấc tây thì đụng đá. Lỗ Ban cho biết, đó là tháp của 1 trạng Tàu táng thuở cai trị xứ ta. Trạng Tàu biết chỗ này là núi vàng, sợ sau này núi nổi lên thành hình thì nước Việt Nam có trạng và nhân tài sẽ phục nghiệp, nên học quyết chiếm cứ và yếm long tuyền kiếm, công dụng của kiếm là vớt đứt hết nhân tài.

Khi thế chiến thứ nhứt chấm dứt ( 1919) chính phủ Tàu sai 1 người Triều Châu giỏi về bói yếm sang Việt Nam yếm 1 lần nữa ngay nơi cũ. Dân cư quanh vùng , nhất là các vị bô lão thời đó đều kể như vậy.

Lỗ Ban lại cho biết, tại đây có vị thần vàng lãnh mạng nơi Thượng Đế giữ gìn vật báu không cho ai lấy, chỉ dàng riêng cho Trạng Trời đến lấy mà thôi.

Việc đào lên cũng thật vất vã, Đồng thì rộng mà mỗi người chỉ có 1 lưỡi cuốc dàn hàng ngang mà đào. Tưởng chừng như khó tìm thấy. Bỗng nhiên trực giác giúp suy luận thành công, thông thường thì mồ mả ở vùng này đều có nấm ở trên nhưng đặc biệt có một cái mả không có nấm. Vì thế mà Đức Ngài cho đào cái mả đó lên thì được một ống ghẻ trên có một lưỡi dao cứng cắm thẳng xuống trong đó có một con cò sừng màu trắng và 6 đồng tiền kẽm đời Minh Mạng. Đào xuống sâu nữa gặp một hộp bao chỉ dài 9 tấc, Đức Ngài cho biết trong đó có Long tuyền kiếm, nhưng cấm không cho ai xem và gói kín lại.

Đức Ngài dạy đào 1 con kinh từ Trảng Sập băng ngang chót lưỡi Long tuyền kiếm cho bứt. Đó là phép phản yếm để trừ tuyệt sát nhân tài.

Đức Ngài lại nói : "Ngày kỷ niệm nước Việt Nam hưởng được Đạo trời khai sẽ gở nạn ách cho nhân loại. Dân tộc xuất hiện nhiều nhân tài, phá tan xiềng xích lệ thuộc. Dân tộc Việt Nam sẽ không còn bị lệ thuộc nữa" .

Đêm hôm đó, tại Khổ Hiền Trang, Đức Phật Mẫu giáng dạy lập thảo đường .

THI
Thảo đường phước địa ngộ tùng hoa
Lục tại dư niên vũ trụ hòa
Cộng hưởng trần gian an lạc nghiệp
Thế đăng đồng Đạo thịnh âu ca.

23 - MÃ ĐẢO PHÁP NẠN
Năm 1941, Pháp khủng bố các tín đồ tại Toà Thánh. Chúng bắt Đức Hộ Pháp và 5 vị chức sắc đày sang Mã đảo ( madagascar) thuộc Phi châu dưới chiếc tàu Complège vào ngày 27-7-1941.
Đức Hộ Pháp cùng 5 vị chức sắc, khi tới mã đảo bị quản thúc trong trại giam, đến ngày 24-11-1944 mới được thả ra ngoài làm lụng. Khi quân đội Đồng Minh thắng phế trục tướng De Gaulle giải phóng nước Pháp, Đức Ngài mới được đưa về Việt Nam ngày 21-12-1946 .

Những ngày bị lưu đày nơi viễn xứ, Đức Ngài đã được Đức Chí Tôn che chở, an ủi. Một hôm Ngài và Sĩ Tải Đỗ Quang Hiển phò loan được Đức Tiêu Diêu Đạo sĩ giáng cho bài thi :
Lược chiến từng quen đã bấy lâu
Thiên cơ đã rõ máy cao sâu
Dằn lòng nhẫn nại chờ đôi lúc
Sẽ thấy khuôn linh phép nhiệm mầu

Chào Thiên Tôn và chư vị Thiên Phong, có Đức Nhàn Aâm Đạo Trưởng đến, để bần tăng triệu Thần Hoàng Bổn Cảnh tới gìn giữ cơ .
Nhàn Aâm Đạo sĩ cười ….bần tăng lấy làm cảm xúc cho chư vị dường này. Hận thay cho giống dã man tàn bạo …..Trung quân là Nam Tinh đó vậy. Nơi ấy là hang ổ của Việt kiều Thời cuộc Á Đông sẽ kết cuộc nơi đó.

THI
Quá hãi đôi phen đến viếng nhau
Ngặt không có bút để lời giao
Aân nhân đợi thuở triều linh địa
Chuyển thế gặp thời phải múa đao
Cõi Á đã thành chủng quốc
Phương Aâu sẽ diệt tận nô lao
Lửa hương đất Việt đầu nhen nhúm
Nhờ đám Trung Quân ở nước Tàu

Ít lâu sau cầu cơ, một vị ( phái nữ) giáng không xưng tên mà cho bài thi sau :

THI
Nô-si-lao 1 tiếng đặt buồn cười
Mi đã rước ai hỡi hỡi người
Lượn thảm bủa ghềnh tình ột ạt
Gió sâu xô đảnh núi tơi bời
Yêu phu điểu gọi thương cành sớm
Vọng nhạn quyên khêu nhớ buổi mơi
Tổ quốc đón đường bao dặm thẳng
Xa đưa thăm thẳm một phương trời

Về sau Vô Danh Thị lại giáng cơ và nhủ : Chào Thiên Tôn và chư vị Đại Thiên Phong. Thiếp vì có mang lịnh đến đây làm bạn bút nghiêng trong lúc chư vị mang lịnh Chí Tôn cho ngơi nghỉ nơi đây, Chí Tôn than rằng : Chức sắc Thiên Phong bên Cửu Trùng Đài thiếu hùng biện văn, tài đặng làm tay quy phục sanh chúng. Vì cớ ấy mà triết Lý đạo khó phổ thông cho toàn thiên hạ
THI
Đã phong trần chịu phong trần
Có thân âu phải biết thương thân
Nam xa ví chẳng vì đường khó
Việt đảng mong chi đượm lửa mừng
Nặng gánh giang sơn là Thương trụ
Nhẹ đay cung kiếm ấy Thường-quân
Ngũ hổ tứ hải không lưu laic.

Năm 1944, các tù nhân được tự do ra ngoài, Đức Hộ Pháp với Khai Pháp Trần Duy Nghĩa cầu cơ, Đức Lý giáng phong cho ông Nguyễn Thế Truyền phẩm Bảo Địa Lý Quân, Nguyễn Thế Sang phẩm Bảo Thượng Quân và Ngô Văn Phiến phẩm Bảo Tinh Quân.
Mặt địa cầu ta vốn định chừng . . . (. . .)
Sau khi giải thích cho Nam xa và Việt đảnh thế nào, Vô Danh Thị lại cho thi .

THI
Hòn đảo này đây trước nhốt tù
Mà nay làm khám khao thầy tu
Quá như oan nghiệt vay rồi trả
Thi lũ Tây man, Nhựt bổn trừ

Vô Danh Thị là ai ? Đó là bà Linh Sơn Thánh Mẫu vâng lịnh Thất Nương Diêu Trì Cung đến viếng các Thánh bị nạn. Dù giấu tên nhưng Đức Hộ Pháp biết được, vì chiếc nhẫn nạm ngọc trên tay ngài phát hào quang khi bà thăng, hạt ngọc này của ông Lễ Sanh Võ Văn Đợi tìm được ở Núi Bà tặng cho Ngài. Nên biết ông Đợi là đệ tử Đức Hộ Pháp học tu tịnh đã chứng ngộ và biết trước được nhiều việc nên Ngài đổi tên Đợi ra Võ Linh Đoán cho trụ trì ở Vạn Pháp Cung để rước các thầy tu nửa lỡ vận.

Bị chiến tranh, Núi Điện điêu tàn, một ít chức sắc xin Đức Hộ Pháp cho rước cốt Bà Đen về Đền Thờ Phật Mẫu, Đức Ngài phê : "Bần Đạo vì thạnh tình lúc bị lưu đày, bà thường đến viếng thăm mà thuận cho".

24 - NGÔ TRIỀU SỤP ĐỔ
Vào năm 1926, nhóm đạo hữu cầu cơ học hỏi, bà Bát Nương giáng đàn cho bài thi song thất lục bát tiên tri về sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm như sau :
Non sông đất Việt ở đâu chứ ?
Kẻ ngu hiền cứ ngỡ đường đi
Dòng sông Bến Hải chia ly
Có chi mà khó ? có chi mà sờn ?
Tay thợ đắp lấp hờn là đạo
Đạo Cao Đài phổ giáo tình thương
Lướt qua bể khổ chiến trường
Gãy cung từ ái, cờ trương hiệp hòa

Sang cuộc chiến thu qua khó định
Từ Thượng Lào đến Vịnh Cam Ranh
Đìu hiu Ngô phải trọi cành
Mới đây sao lại tan tành hỡi ai !

Toàn dân đứng chờ bày phương hướng
Hỏi " chừ, mô" là tướng nhà Nam
Không Nga, không Mỹ không phàm
Ai người chí chánh, cờ tam cứu đời?

Khi được bài thi, các đạo hữu không biết bà Bát Nương dạy điều gì. Mãi đến ngày 1-11-1963 tướng Dương Văn Minh lật đổ Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu mới rõ cơ mầu nhiệm.

Vế thứ nhứt và hai tiên tri về nước Việt Nam bị phân chia ở sông Bến Hải. Có lắm kẻ theo Ngô Đình Diệm mà đi tưởng là đúng đường. Đạo Cao Đài cho đó là mối hờn dân tộc cần lấp sông bằng cách trương cờ Nhan Uyên mà kêu gọi hai chính quyền Nam Bắc hiệp thương chung sống hòa bình.

Vế 3 : Các cuộc chiến bình định khó thành công. Từ Thượng Lào đến Vịnh Cam Ranh vây cánh Ngô Đình Diệm sẽ trọi cành.

Vế bốn : Dưới sự độc tài gia đình trị của Ngô Triều, dân chúng chờ tướng nhà Nam đứng lên làm cách mạng mà hưởng ứng chớ không phải người ngoại quốc nào khác.

25 - MƯỜI HAI ĐỨC THẦY MƯỜI BA MỤ BÀ
Khi làm " Lễ đầy tháng" cho trẻ sơ sinh, cha mẹ vái : "Vái mười hai đức Thầy, mười ba mụ bà phò hộ cho con tôi mạnh giỏi, chóng lớn".
I. Mười hai đức Thầy là ai ?
Đó là Thập nhị thời thần ở thượng giới và Thập nhị thời quân ở hạ giới ( xem mục : Thập nhị Thời quân) Thập nhị thời quân biểu tượng 12 con giáp : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tức, Hợi. Người ở trần gian không ngoài 12 tuổi đó.

Sau khi các Đấng ban kinh Tận Độ (1935), Đức Hộ Pháp lịnh cho Thập nhị thời quân làm thuyền Bát Nhã và các phụ tế. Ông khai pháp Trần Duy Nghĩa đốc suất làm thuyền và viết tuồng chèo thuyền. Ông đã giải thích :
- Tổng lái là chơn linh Hắc Sát Tinh tượng trưng Bát Quái Đài
- Tổng mũi là chơn linh Bạch Hổ Tinh tượng trưng Hiệp Thiên Đài
- Tổng Thương là chơn linh Huỳnh Long Tinh tượng trưng Cửu Trùng Đài
- Tổng khâu tượng trưng cho nhơn sanh
- 12 bá trao tượng trưng 12 con giáp
Ông Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu thì để câu đối trước thuyền :

Vạn sự viết vô nhục thể thổ sanh buồn tại thổ
Thiên nhiên tự hữu linh hồn thiên phản hồi thiên
Ông Bảo Thế Lê Thiện Phước thì lập siêu linh kỳ thay thế đơn giản, Siêu linh kỳ hình chữ nhựt đứng màu đen, viền trắng, bên trong có 12 nhiểu trắng tượng trưng 12 con giáp đã qui vị.
Như vậy, "Mười hai đức Thầy" lo việc siêu sinh cho nhơn sanh, không để một ai chết oan.

II . Mười ba Mụ Bà là ai ? Nơi đền thờ Phật Mẫu có tạc hình 9 cô nương và 4 nữ nhạc, công chung là 13 mụ bà. Các cô lúc giáng trần dạy đạo chỉ là Tiên nương, nhạc công, nhưng nhờ công phổ độ đều đắc vị Phật với tên hiệu dưới đây :

Về Cửu Nương thì mỗi vị đều có ba nhiệm vụ sau :
- Nơi trụ trì hành pháp
- Nhiệm vụ Hội Kim Bàn giao
- Vùng phổ độ ở trần gian
1 . Nhứt nương Hoàng Thiều Hoa : giữ vườn Ngạn Uyển chăm lo sức khỏe vạn linh, nhiệm vụ phổ độ miền Bắc VN.
2 . Nhị nương Cẩm Tú : coi vườn đào, giữ gìn sự sống của loài người ( bảo sanh), giáo đạo ở Cam Bốt
3 . Tam nương Kim Tuyến : ở tầng Thanh Thiên, siêu độ khách trần, phổ độ miền Trung VN.
4 . Tứ nương Lê Thị Gấm : ở tầng Huynh Thiên, dạy chân, thiện, mỹ cho loài người, phổ độ ở đồng bằng miền Bắc VN.
5 . Ngũ nương Liễu Hạnh : ở tầng Xích Thiên, siêu độ khách trần đắc đạo cho địa vị ngày càng cao thăng.
6 . Lục nương Hồ Thị Huệ : ở tầng Kim Thiên, bảo quản sanh mạng cho chúng sinh, phổ độ pháp quốc. Đó là bà Jeanne d' Arc .
7 . Thất nương Vương Thị Lễ : ở tầng Hạo Nhiên Thiên độ dẫn người theo đạo kỳ ba, phổ độ dân Sài gòn, Chợ Lớn.
8 . Bát nương Hớn Liên Bạch : ở tầng Phi Tưởng Thiên, triết lý gia của nền Đại Đạo, giáo Đạo ở Trung Hoa.
9 . Cửu nương Cao Thoại Khiết : ở tầng Tạo Hóa Thiên với Đức Phật Mẫu, dạy về khoa học, mỹ thuật, phổ độ ở miền Tây VN.

Thêm 4 vị nữ nhạc mới thành Phật nữa là 13 mụ bà

10 . Đổng Song Thành thành Quản Sanh Phật : vị Phật bảo vệ kiếp sanh của trẻ con
11 . Vương Tử Phá thành Dưỡng Dục Phật : Vị Phật dưỡng nuôi và dạy dỗ trẻ em.
12 . Hứa Phi Yến thành Chưởng Hậu Phật : Vị Phật lo về việc mai sau của đứa true.
13 . An Phát Trinh thành Thủ Luân Phật : Vị Phật lo về sự biến đổi chuyển xây của đứa trẻ vươn mình lớn lên.

Đó là 13 mụ bà giúp đỡ trẻ em từ lúc lọt lòng cho đến chết rồi tái sanh. Tôn thờ 13 vị là hợp lý .

Theo sách "Đài Bắc thị tuế thời ký" thì 13 mụ bà là :
1 . Trần Nhứt Nương có nhiệm vụ chú sanh
2 . Vạn Tứ Nương có nhiệm vụ chú thai
3 . Nguyễn Tam Nương có nhiệm vụ Giám sanh
4 . Tăng Ngũ Nương có nhiệm vụ ẵm trao
5 . Lâm Cửu Nương có nhiệm vụ thủ thai
6 . Lý Đại Nương có nhiệm vụchuyển sanh
7 . Hứa Đại Nương có nhiệm vụ hộ sanh
8 . Lưu Thất Nương có nhiệm vụ định nam nữ
9 . Mã Nương có nhiệm vụ tống tử
10 . Lâm Nhất Nương có nhiệm vụ an thai
11 . Cao Bát Nương có nhiệm vụ dưỡng sanh
12 . Trúc Nhị Nương có nhiệm vụ bồng con
13 . Đỗ Ngọc Nương có nhiệm vụ đỡ đẻ

26 - ANH LINH KHÔNG KỴ NGUYỆT HUYẾT
Tập tục và cấm trong Cao Đài giáo có nhiều điều khá đặc biệt có một ít tập tục không theo lối cổ truyền mà theo khoa học tiến bộ.
Về người hành đạo không những chọn trong hàng không chồng vợ, mà chọn cả những người lẫn lộn trong thế sự có tiền căn. Nhưng 1 khi đã hành đạo thì phải ly gia cắt ái. Còn nhiều tập tục khác, chỉ những người theo đạo mới biết được.

Trong 1 đàn cơ vắng mặt bà Giáo sư Hương Hồ, nên bà Bát Nương gọi, bà Hương Hồ trả lời : " Vì có kinh nguyệt nên không hầu đàn được". Do đó bà Bát Nương giáng cho bài :

THI
Thân phận phàm nhơn trược đã đành
Chẳng vì nguyệt huyết kỵ anh linh
Âm dương nam nữ hoa trêu bướm
Hòa ái tương sanh thủy nhập bình
Tạo hóa ví tay xây đảnh trí
Chúng sanh nên mặt tạo khuôn hình
Thợ trời đâu dễ chê đồ đạo
Tốt xấu sạch dơ tại miệng mình

Đây là một quan niệm hết sức tiến bộ trong đạo Cao Đài. Nhưng sinh lý tự nhiên của con người được chấp nhận. Nhưng do con người tạo ra những nhơ nhớp để trục lợi thì không được thuận cho vào Đạo, như trường hợp bà Bộn dưới đây :

THI
Bộn bàng kẻ tới với người lui
Lui khỏi vòng ngoài tính cuộc vui
Vui Đạo không vui, vui tục sự
Sự hay sự dở chửa phân mùi

Bà Bộn đến cầu Đạo, Đức Chí Tôn cho bài thi trên, nhưng không có chữ " thâu" tức là không nhận vào hàng môn đệ. Vì bà ấy là chủ tào kê. Trong cuộc hầu đàn chỉ có Giáo sư Đạt biết bà ta mà thôi. Cho nên khi cơ viết ra câu đầu ông Đạt bụm miệng sùng sụt muốn cười, nhưng sợ thất lễ không dám cười ra tiếng. Lúc cho xong 4 câu, ông Đạt càng sùng sụt hơn nữa. Khi bãi đàn, ông mới nói cho mọi người biết cớ sự, ai nấy đều cho là huyền diệu.

Cũng đàn hôm đó, một người cầu đào tên là Tích được cho bài thi như sau :

THI
TÍCH đức cho con, TÍCH hỡi con
Con còn lăn líu lắm nghe con
Con thương con cháu là thương Đạo
Đạo chẳng ở xa, ở tại con
                                                  Thâu

Tuy ông Tích còn lăn líu, không biết thương con cháu nhưng Đạo là nơi cải hóa con người vào đường lương thiện, nên Đức Chí Tôn thâu nhận.

Với đôi mắt phàm chúng ta không thể nào nhận được chân giả, cần phải có Mắt Trời ( Thiên Nhãn) mới thấu rõ mọi việc và chi chi không lọt mảy lông. Mới biết Thợ Trời là kỳ diệu vậy.

27 - NHAN UYÊN KỲ
Nhan uyên kỳ là cờ của Thầy Nhan Hồi tự là Nhan Uyên, học trò cưng của Đức Khổng Tử. Ông người cần mẫn, thức khuya dậy sớm, học Kinh Thi, chuộng kinh Lễ, làm việc gì không lầm lỗi hai lần, nói điều gì không cẩu thả. Khổng Tử khen là người có nhân. Nhưng ông chỉ sống được có 31 tuổi thì mất.
Sử ký của Tư Mã Thiên viết về Nhạn Hồi như sau : " Trong 70 môn đồ, Trọng Ni chỉ khen riêng Nhan Hồi hiếu học, mà Nhan Hồi ( Uyên) thường xác xơ, ăn tấm ăn cám mà cũng không được no, lại chết yểu. Trời kia báo đáp người thiện mà như vậy ư ?"

Trong câu chuyện của Đức Phạm Hộ Pháp nói với ông Đinh Công Trứ, cai trường Qui Thiện ngày 12-8-Đinh Hợi (1947) như sau :
" Nhan Hồi buổi nọ cố công thật hành lý - thuyết bình đẳng nhân loại, tránh nạn tương tàn tương sát nòi giống, nhưng rốt cuộc chưa làm được thì chết"
Ngài nói tiếp :
" Em biết cây cờ trắng trương nó lên để làm gì ? Biểu hiện ấy có phải để cứu nhân loài không ? chỉ một ngày kia, Thượng Sanh ra mặt đời là cây cờ Cứu Thế, còn Thượng Phẩm cây cờ Cứu Khổ. Qua đã thay cho Thượng Phẩm gầy dựng đào tạo. Thầy trò ta đã chung chịu cực khổ, từ khoảng rừng xanh ít người lai vảng. Mà buổi nọ qua vắng mặt, em đi ngược Thánh ý của qua."
"Cây cờ trắng dùng để khi nước nhà nòi giống ta xô xát, cốt nhục tương tàn khốc liệt, vô phương cứu chữa, thì ngày ấy là giá trị của nó"
Ngày giờ nào có kẻ thất thế, yếu cô, rách rưới, lang thang, đói cơm, khát nước , khổ não tâm hồn của nòi giống, không ai binh vực che chở. Chừng ấy nhiệm vụ trọng yếu của Thầy trò ta phải ra gánh vác. Đó là CƠ CỨU KHỔ thực hiện"

Phong trào hòa bình chung sống do các ông Thoại, Kỳ, Đại, Lợi tổ chức Ban Túc trực Bến Hải cắm cờ Nhan Uyên tại đó kêu gọi hai miền Nam Bắc sớm thống nhất, bị chánh quyền Ngô Đình Diệm giải tán.

Cũng nên biết vào ngày 23-10-1961 Sĩ Tải Phạm Duy Nhung thừa ủy quyền của Đức Hộ Pháp họp báo tại nhà hàng Oái Kình Lâm ( Sài gòn) công bố các bức thư gởi qua Mỹ, Anh, Pháp ( trong Hội nghị Genève) có đoạn viết " Chúng tôi tin tưởng sự chân thành của qúi quốc với đại danh là liệt cường luôn luôn có ý chí giúp đỡ dân tộc chúng tôi mà không vụ lợi" ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt và tra tấn đến chết.

Thật ra thì cờ nhan uyên không có, chỉ có trong lý thuyết mà thôi. Một hôm trước hàng môn đệ, Đức Khổng Tử đưa ra một đề tài để thảo luận. Giả thiết rằng trong nước có loạn thì làm cách nào để trị loạn hay nhất. Trong hàng môn đệ người trả lời cách này, kẻ trả lời cách kia. Chỉ có Nhan Hồi là đưa ra ý kiến : làm một cây cờ trắng xông vào chốn ba quân, kêu gọi hai tiếng trách nhiệm chấm dứt đổ máu.
Ý kiến đó được Đức Khổng Tử cho là kế hay hơn ca.

Kết luận câu chuyện của Đức Phạm Hộ Pháp nói với ông Trứ là :
"Mấy em nếu có chí can đảm đến Thái Bình Dương sẽ gặp Thầy là buổi sau này kìa. Dầu cho Thượng Sanh chừng đó có can đảm đến đó sẽ gặp. Bằng chẳng vậy, cây cờ CỨU THẾ của Thượng Sanh về tay kẻ khác hay là qua sẽ đến giữa trận giặc toàn cầu thứ ba"

28 - BẠCH VÂN ĐỘNG
Thế thường người ta nói Bạch Vân Am, nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm về trí sĩ sau khi dâng sớ hạch tội 18 triều thần lộng quyền. Năm 95 tuổi Ngài qui tiên về Bạch Vân Động gồm có 3 vị gọi là Tam Thánh:
1. Nguyễn Bỉnh Khiêm : Thánh danh Thanh Sơn Đạo Sĩ, sư phó Bạch Vân Động (Le Mâitre de la loge Blanche ) ngươn linh Cardinal de Richelieu
2. Victor Hugo : Thánh danh Nguyệt Tâm chơn nhơn, Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo (Société de la Mission Etrangère ) ngươn linh Nguyễn Du.
3. Tôn Dật Tiên : Thánh danh Tôn Trung Sơn ngươn linh là Nguyễn Trãi
Nhiệm vụ Tam Thánh là chăm sóc chư tín đồ, ban phép Tam Thánh ( quen gọi tắm Thánh) khai khiếu trẻ em và ban đạo hiệu cho tín hữu trưởng thành. Chia làm hai nhóm Bạch và Vân.

- Nhóm BẠCH gồm có Bạch Linh ( Hồ Bảo Đạo), Bạch Minh ( Hồ Thái Bạch), Bạch Tuyết ( con gái ông Ngọc Lịch Nguyệt) …

- Nhóm VÂN gồm có Vân Phong ( Bảo Thế Lê Thiện Phước), Vân Tinh ( Hiến Đạo Phạm Văn Tươi) , Vân Đằng ( HT.Trần VR)…
Ngoài ra, có nhiều vị được Bạch Vân Động ban đạo hiệu mà không có hai chữ Bạch Vân .
Chẳng hạn : Giáo sư Thượng Bảy Thanh ( Lê Văn Bảy) , đạo hiệu là Phong Chí, Phối sư Thượng Chữ Thanh ( Đặng Trung Chữ) đạo hiệu là Ngạn Sơn. Phối sư Thái Đến Thanh ( Huỳnh Văn Đến) đạo hiệu là Thông Quang….Dù đạo hiệu dưới hình thức nào, những vị ấy đều tuân theo lịnh của vị sư phó ( Le Maitre)

DƯỠNG SINH THI
Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần
Thiêu tư, quả dục, vật lao thân
Thực thôi bán bão, vô khiêm vị
Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần
Mỗi bả hí ngôn, đa thủ tiếu
Thường hàm lạc ý, mạc sinh xân
Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn
Nhiệm ngã tiêu dao quá bách xuân
Nguyễn Bỉnh Khiêm

TAÏM DỊCH :
Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị
Rượu chỉ vài phân, chớ quá từng
Miệng cứ câu đùa vui miệng mãi
Bụng thường nghĩ tốt bụng lâng lâng
Nhiệt thành, biến trá, thôi đừng hỏi
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm

29 - ÔNG THIỆN ÔNG ÁC
Đứng trước đền Thánh nhìn vào, ta thấy có hai pho tượng mặc khối giáp, đầu đội kim khôi. Pho tượng bên phải ( ngoài nhìn vào) bức tượng có nét mặt hiền lành, tay cầm đại đao. Đó là ông Thiện. Đối xứng qua bên trái, bức tượng này cũng mặc khôi giáp nhưng nét mặt hung dữ, ta cầm búa đưa lên, tay kia cầm Ngọc ấn tỉ phù. Đó là ông Aùc
Tương truyền, trong Nhứt kỳ phổ độ, vua Tỳ Kheo về già lập một ngôi chùa để tu. Vua muốn truyền ngôi lại cho con là Tỳ Văn (Ông Thiện ) nhưng ngại Tỳ Vũ ( Ông Aùc) tranh đạt. Thế nên vua cha xuống chiếu cho Tỳ Vũ đi ra biên cương chiêu mộ hiền tài. Ơû triều đình vua làm lễ truyền ngôi cho Tỳ Văn.

Khi Tỳ Vũ trở về thấy anh mình là Tỳ Văn trên ngôi vua bất bình mà nói rằng : "Anh quá hiền mà làm vua, dân chúng không sợ đâu, hãy nhường ngôi lại cho tôi. Tôi dữ là dữ với kẻ hung ác, bạo tàn, vô nhân đạo. Chớ tôi không dữ với những người hiền lương đạo đức"

Tỳ Văn thấy Tỳ Vũ muốn làm vua, nếu ông chống đối nhứt định lưu huyết sẽ xảy ra. Thế nên bỏ ngôi đem Ngọc ấn tỷ phù chạy lên chùa, nơi vua cha đang tu luyện để nhờ phân xử. Vừa mới tới cửa chùa thì hồn viên tịch đắc Phật, bỏ Ngọc ấn tỷ phù lăn lóc. Tỳ Vũ đuổi theo anh bắt gặp xác anh, hối hận về việc làm sai trái của mình, rồi thoát xác. Vì thế người đời mới nói : "Tu nhứt kiếp , ngộ nhứt thời"

Ông Thiện, Ông Ác tượng trưng cho hai mặt của cuộc sống nên Đạo Cao Đài tôn thờ cả sự Thiện và sự Aùc vì ác đúng lúc là Thiện, mà Thiện không đúng lúc là ác. Hai trạng thái thiện ác trong xã hội được thể hiện luôn, nó thúc đẩy và hỗ trợ cho sự tiến hóa của loài người " Thiện Aùc giai thiên lý" ( Trình Minh Đạo). Nói một cách khác, Đấng Chí Tôn hiểu điều ác, tội lỗi từ trong bản chất để không kết án tội lỗi, nếu đôi lần có chê trách trừng phạt là để con người tiến hóa thánh thiện. Thế nên, vượt lên Thiện Aùc thì mới mong siêu thoát vì " hào ly hữu sai, Thiên địa huyền cách" ( Tăng Xán)

Không hiểu được cái lý cao siêu của Thiện Aùc thì loài người còn chống báng lẫn nhau. " Những giáo lý chủ trương chia đôi Thiện Ác, lấy Thiên đường dành cho hàng Thánh Thiện, lấy địa ngục làm nơi đày kẻ tội ác thì đều hoàn toàn ảo tưởng" ( Nguyễn Duy Cần, Chu Dịch huyền giải, trang ?? )

30 - TẢ ÐẠO CHIẾM BẢY NGAI TRONG NỘI ĐIỆN
Hai ông Nhuận và Ruộng ( Nguyễn Ngọc Điền) là công quả xây dựng Toà Thánh. Vì cuồng vọng kéo một số người nhẹ dạ xuống tóc mặc áo dà không ăn ngũ cốc nên người ta gọi là Nhóm Tuyệt Cốc.
Mỗi người có một xâu chuỗi bồ đề, họ tuyên bố đã luyện thành phép biến hóa, là bảo vật hộ thân. Cây, đá, người bị xâu chuỗi đánh đều tan thành tro bụi, còn chỉ vào bộ ngựa ván thì ngựa ván bay cao.

Họ chuẩn bị tuyên truyền phép lạ như vậy để đợi thời cơ chiếm Đền Thánh.
Vào năm 1936, sau giờ Lễ Ngọ,các chức sắc chức việc và đồng nhi trở về phòng riêng. Đền Thánh lúc ấy chỉ còn anh Nghiêm, tuần quân đứng canh gác. Nên biết, Đền Thánh mới cất bằng cây ván thô sơ dễ vào ra.
Bỗng nhiên, anh Nghiêm nghe tiếng động rất lớn trong bửu điện. Anh vội chạy vào thì thấy độ mười người mặc áo dà ( nâu), đầu trọc, tay cầm chuỗi bồ đề. Họ ra sức xô các cốt Phật, Tiên,Thánh, Thầy ngã xuống.
Anh Nghiêm báo động, bổn đạo quanh Đền Thánh chạy đến thì thấy Bảy cái ngai đều bị các vị tả đạo leo lên chiếm ngồi chiễm chệ.

Bảy cái ngai trước cung Đạo là : 1 ngai Giáo Tông, 3 ngai Chưởng Pháp, 3 ngai Đầu Sư.

Trong Đền Thánh hết ghế nên một tên chạy ra trước Đại Đồng Xã tót lên chiếm con ngựa càn trắc của Đức Phật Tổ đang cưỡi.

Bổn Đạo còn do dự vì sợ bảo vật của họ có phép. Nôn nóng quá, một người liều mạng xông tới ngai Giáo Tông kéo tên tả đạo xuống. Y tung chuỗi đánh trả anh thanh niên. Nhiều bổn đạo thấy xâu chuỗi không biến thanh niên ra thành tro bụi. Họ biết là đồ giả, nên hè nhau tiến tới xua đuổi bọn tả đạo chạy ra khỏi bửu điện. Trong cùng thời gian, tại Quan Âm Các ở Ngã Năm, hai nữ gian đạo sĩ xô cột Phật Quan Âm leo lên bàn thời ngôi xưng là Phật Quan Âm giáng trần, bổn đạo tấn công, hai nữ tả đạo tung chuỗi không hiệu nghiệm bị xô té rồi nằm vạ luôn.

Các tên cuồng vọng quyền tước bỏ chạy. Bổn đạo thu dọn, gom được một bị chuỗi hạt bồ đề không linh nghiệm. Đó là bài học để đời cho những kẻ hám vọng.

31 - ĐẾ VƯƠNG DỎM XUẤT THẾ
Thầy đã tiên tri : " Đạo khai là tà khỏi" Vào năm Mậu Dần ( 1938), bọn tả đạo phá rối nhiều nơi, nhất là ở Sân Đình ( chân núi Bà Đen) và Sân Cu ( xã Long Thành Bắc) .
Đám ruộng phía sau Đền Thánh hiện nay, ngày xưa là sân bay hạng nhẹ của chủ đồn điền. Sân bay bỏ hoang từ lâu cỏ tranh mọc um tùm.Lợi dụng cảnh trí ấy,một số người đến cất hai dãy nhà. Ởû giữa cất một lễ đài cao độ 40 thước. Dưới chân đài họ đổ độ 100 xe rơm làm nệm để tập bay. Số người cuồng vọng, nhẹ dạ đến cho họ chỉ vẻ cách bay độ vài chục.

Hai ống tra cặp hai bên hông người, một cặp cánh làm bằng cây giống như cánh chim, ngoài có dán giấy trắng, to bằng cái sàng gạo. Cặp cánh này , khi muốn bay thì đúc vào hai ống tre đã cột sẵn hai bên hông.

Từ đài cao 40 thước họ nhảy xuống, cánh quạt nhưng chẳng cất mình lên nổi mà bị rơi xuống đống rơm dưới chân đài sây sát tay chân. Dù vậy tên cầm đầu trấn an : "Tới ngày Đế vương xuất hiện thì bay như chim"

Vào 15 giờ ngày 14 tháng giêng năm Mậu Dần, một tên tả đạo mặc áo dà, đầu trọc, tay cầm một tấm bảng có viết 4 câu kệ đem cắm tại cửa số 1 Toà Thánh ( cửa Hòa Viện). Tên tả đạo đọc bài kệ ba lần, đánh ba hồi cồng rồi đi về hướng sân bay. Nội dung bài kệ : báo tin 24 giờ đêm 14 rạng rằm tháng giêng tức lễ Thượng Ngươn sẽ có Đế Vương xuất hiện cứu đời.

Chỉ có người trong nhóm họ mang sẵn cánh ngồi chờ đến giờ Đế vương xuất thế. Vào lúc 22 giờ, ba xe cam nhông lính mã tà do một viên đội người Pháp chỉ huy với súng đạn đầy đủ đến bao vây sân bay và lùa hết tất cả nam nữ đạo sĩ lên xe chở về khám Tây Ninh.

Hai dãy nhà đài bay, đống rơm, các cánh cây đều bị viên đội phóng hỏa trước khi lên xe Camion về tỉnh. Từ đó, Tây Ninh không còn nghe thấy Đế vương xuất thế nữa.

32 - THẦY GIÁO VĂN
Khi thành lập Đạo Đức Học Đường ( 1928) thì đã có mặt Thầy giáo Văn rồi. Thầy dạy tiếng Pháp, hay nói tiếng Pháp, rất ghét các học trò bất trung, bất hiếu, bất nghĩa. Thầy Văn là biểu tượng của tinh thần trung kiên, nghĩa khí của nhân sanh. Thế nên, dân đạo coi tiếng nói của Thầy giáo Văn là tiếng nói của họ.
Bình sinh, Thầy Văn không ưa quân đội, ghét những tên võ biền. Thầy Văn chống đối ra mặt với bọn lừa Thầy phản bạn đó. Thầy Văn coi họ là những bọn rác rưởi là ô uế cửa chùa.

Năm 1948, Truyền Trạng Phạm Ngọc Trấn, người thân tín của Đức Hộ Pháp lúc đó bị thuộc hạ của tướng Thành ám sát tại cửa số 4. Nhân sanh bàn tán xôn xao "huynh đệ tương tàn". Thầy Văn là người bộc trực dám nói thẳng sự thật. Tướng Thành giết người sẽ bị căn đày kiếp đọa, sẽ bị quả báo nhãn tiền. Thật vậy, sau đó Đức Hộ Pháp không cho tướng Thành nắm giữ trọng trách trong quân đội. Tướng Thành bỏ Đạo theo Bình Xuyên rồi bị Ngô Đình Diệm đày đi Côn Đảo. Năm 1963, Ngô Đình Diệm bị giết. Tướng Thành được tự do, Thủ tướng Nguyễn Khánh đưa ông về Toà Thánh áp lực với Hội Thánh đưa ông lên chức Tổng Thanh tra Chính trị Đạo. Một chức không có trong Tân Luật Pháp chánh quyền. Ở chức không bao lâu, tướng Thành bị ám sát chết thê thảm tại văn phòng Thanh tra.

Sau vụ Phạm Ngọc Trấn, thầy giáo Văn điên luôn để tránh quân đội đàn áp. Thầy Văn đi lang thang cùng khắp Thánh Địa. Dù vậy, đâu đâu Thầy Văn cũng được học trò đón tiếp niềm nỡ cho ăn đầy đủ. Đức Hộ Pháp ban cho Thầy Văn chức Sĩ Tải giúp Thầy trở lại bình thường.

Trận chiến Điện Biên Phủ sôi động, một số trí thức đời theo Đạo được phong làm Đại tá như Hồ Hán Sơn, Phạm Xuân Thái, Trần Văn Tuyên ….Thầy Văn nói thẳng đó là bọn gián điệp được cài vào Đạo trước sau vì chúng cũng bị thiên tru địa lục. Thầy Văn đã thay nhân sanh nói cái ý nguyện, cái thấy của họ, trong khi các cấp quân đội còn mơ hồ. Kết quả Hồ Hán Sơn bị trầm hà, những kẻ khác sợ sệt phải bỏ đi. Đó cũng là nhờ tiếng nói của Thầy Văn.

Năm 1955, tướng Nguyễn Thành Phương lập ban Thanh Trừng, chính Thầy Văn dám chỉ tay vào mặt bọn lừa thầy phản bạn, ăm cơm Đạo tạo danh đời, trước sau gì cũng bị dây oan nghiệt choàng qua cổ. Đó là vị Sĩ Tãi duy nhứt bên Hiệp Thiên Đài dám binh vực Đức Hộ Pháp trong lúc nguy nan. Thầy tên thật là Lê Văn Chương tự là Trần Ngọc Văn.

Ban Thế Đạo thành lập không bao lâu thì Thầy Văn qua đời trong Nội ô Thánh Địa. Đám tang của Thầy được các hiền tài vốn là môn đệ trực tiếp hay gián tiếp của Thầy lo tống chung.

Sau đó, Thầy Văn nhập vào xác của một nam tín đồ xác nói : " Đức Hộ Pháp cho Văn này làm Thiên Thần giữ Toà Thánh và Long Thành Bắc còn Trần Văn Xương 1 trấn giữ Long Thành Nam"

Sĩ Tải đối phẩm Lễ Sanh là Thiên Thần không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy vậy, có người chưa tin đến gặp xác để thử. Xác nói về đời Thầy Văn rành mạch. Xác còn cho biết nước Việt Nam sẽ thống nhất. Dân Việt Nam sẽ giàu mạnh.

Gần đây nhất, năm 1993, Thầy Văn lại nhập vào xác của một nữ tín đồ. Đặc biệt lần này xác chỉ tiên đoán về hậu sự bổn mạng mà không nói gì về thời cuộc. Có người bạn cũ không tin là xác của giáo Văn đến Qui Thiện (nơi có người đàn bà được nhập xác) xem thực hư. Người bạn vừa bước vào nhà. Xác nữ đứng dậy chào:
- Bonjour Monsieur Cộ ! Depuis très longtemps je vous rencontre ici bas. Com ment vous portez vous ?
Người bạn cũ tên Cộ hỏi :
- Phải là anh Văn thì tôi mấy tuổi và làm nghề gì?
Xác nữ ( bà Út Hạnh ) trả lời liền :
- Vous êtes un ma con qui construise le Saint Siège et quatre vingt - un ans ( Anh là thợ hồ xây Toà Thánh và được 81 tuổi.)
Nên biết, xác người đàn bà Út Hạnh là người bình dân chỉ biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ mà thôi.
Nhưng khi xác Thầy Văn nhập vào lại nói được tiếng Pháp. Nhờ thế, nhân sanh tin là thầy Văn. Thầy là Thần hoàng của họ.
Có lần bà Út Hạnh viếng Cực Lạc Cảnh, chú Quân hỏi xác :
- Nếu là bác Hai Văn thì chắc biết ba tôi ?
Bà Út rùng mình, Thầy Văn nhập xác đáp :
- Cháu là con của anh Huệ Chương bạn dạy học với Bác chớ ai !

Xác Thầy Văn cho biết, ngày còn ở thế gian thì nói gì cũng được, khi qui hồi cựu vị thì có luật Thiên điều không thể tiết lậu Thiên cơ.

33 - SỨ MẠNG BẤT KHẢ THI
( TRÁI BOM NGÀN KÍ)

Sau khi Pháp bắt Đức Phạm Hộ Pháp và năm vị chức sắc đày sang Madagascar thì quân đội Pháp vào đóng binh (1942) trong nội điện Đền Thánh, để âm mưu diệt Đạo.
Vào mồng năm tết Bính Thân tại Nam Vang, anh Ba Tất đọc mục Courriers des Lecteurs trên tờ tuần báo Paris Match ( Pháp), thấy một bài viết của thiếu tá Rouband người Pháp nhờ đọc tin về 1 nền Tân Tôn giáo mà ông nhớ lại Toà Thánh Cao Đài Tây Ninh. Nơi trước kia Rouband đã từng đóng đồn trong quân đội viễn chinh Pháp.

Giữa năm 1942, quân Pháp được lịnh vào đóng ngay trên nền Toà Thánh mới xây cất chưa kịp lót gạch. Họ được lịnh đào đất dưới nền Hiệp Thiên Đài chôn một trái mìn ngàn kí.

Chính quyền Pháp nghi ngờ Đạo Cao Đài liên kết với Nhựt nên quân Nhựt thế nào cũng giải vây Toà Thánh. Chừng đó mới châm ngòi nổ vừa diệt Nhựt vừa diệt Đạo. Đức Chí Tôn rong ruỗi, Nhựt không tới, viên tiểu đoàn trưởng lại được lịnh bàn giao cho Rouband làm chỉ huy mới. Ơn trên xui khiến không để ghi "Mission impossible" trên biên bản bàn giao là phải cho nổ sập Đền Thánh trước khi rút đi.
Tiểu đoàn của Rouband là đơn vị cuối cùng chiếm đóng Đền Thánh khi rút đi đã không thi hành "Mission impossible" ( Sứ mạng bất khả thi)

Sau cùng, Rouband trân trọng loan báo cho Hội Thánh Cao Đài biết rõ tin này, Đức Hộ Pháp hay tin chỉ cười và bảo : "Nếu không có ai câu điện mà giựt thì nó sẽ không nổ, để lâu ngày rồi nó cũng sét và trở thành đất mà thôi"

Xem thế, Đền Thánh là Bạch Ngọc Kinh tại thế, nơi Thầy ngự, đâu thể bị phá đổ một cách dễ dàng như ý nghĩ nông cạn của một ít người.

34 - CHỨNG NGỘ ÐẠO
Đức Chí Tôn lập Đạo cứ trên thiên tính của Đức Hộ Pháp thì Ngài cũng giao bí pháp Đạo nơi tay Hộ Pháp. Ngoài việc giảng giải về bí pháp của Đức Hộ Pháp, dân Đạo còn truyền miệng về nhiều lời tiên tri của Ngài.
Chẳng hạn những từ : bắt gió nắn hình, ám chỉ việc hành đạo không vốn liếng mà phải gom sức gió muôn phương nắn thành hình tượng Thánh thể của Đức Chí Tôn tại thế. Việc đó không phải dễ ! Nếu không đủ đức tin và uy tín để đồng đạo nghe theo. Toà Thánh xây cất là do sức bắt gió nắn hình của Đức Hộ Pháp .

Khi ông Nguyễn Bửu Tài đưa phái Tiên Thiên về Toà Thánh, ngày 3-1-Canh Dần ( 1951) Đức Lý Giáo Tông giáng cơ ân phong 2 Phối sư, , 8 Giáo sư, 29 Giáo hữu, 52 Lễ sanh ( kể luôn cuối năm đó). Với số lượng chức sắc lớn như vậy mà không có một tín đồ nào khiến dân đạo tại Thánh Địa suy bì. Đức Ngài nói : " Các em đừng lo, rồi đây áo mão máng đầy rừng thiên nhiên, có ai đem đi đâu mà sợ". Thật vậy, chẳng bao lâu mấy trăm chức sắc phái Tiên Thiên do ông Nguyễn Bửu Tài lãnh đạo" cuốn tượng" về quê cũ .

Từ đó, danh từ "cuốn tượng" rất được thịnh hành trong vùng Thánh địa, ám chỉ những kẻ chối Đạo, bỏ Đạo. " Cuốn tượng" dẹp trang thờ Đức Chí Tôn vì không trụ vững Đức tin.

Chuyện Đức Ngài giải long tuyền kiếm ở Phú Mỹ, chuyện tiếp Kinh Phật Mẫu ở Kiêm Biên v.v.. Không thể kể những điều bí nghiệm hết được. Khi còn nhỏ quạt hầu Đức Ngài ở Hộ Pháp Đường tôi mê xem phim " Con Bạch Tuột" ở rạp " Dân Tiến" mà vào muộn. Đức Ngài rầy nhẹ : " Sấp nhỏ mê xem hát quá hé ! Thời gian nữa gánh hát sẽ đến hát tận nhà. Lúc đó không thèm coi mới kỳ lạ chớ !". Bây giờ, tôi mới biết Đức Ngài muốn ám chỉ về truyền hình hay vidéo. Chao ôi ! Ngài nhìn xa, xa quá …

Năm 1952, Lễ khai giảng trường Nghĩa Thục Lê Văn Trung, khi diễn vở "Vì nước quên mình", tôi đóng vai Ngô Tùng Châu ( quan Văn), Hồ Hoàng vai Võ Tánh. Vở diễn rất hay, Đức Ngài thưởng Hồ Hoàng tiền, còn tôi Ngài dặn đọc "Kinh nhập học". Tôi chẳng hiểu gì cả, nên sau đó có hỏi Thầy Quyết, giáo sư Việt Văn. Được Thầy giải thích như sau :
" Hai câu chót bài Kinh nhập học là :
May duyên gặp Hội Long VÂN
Thuyền thơ ngọn giáo các ĐẰNG xuôi đưa
Hai câu đó lấy điển tích về danh thi Vương Bột nhờ gió đưa đến Đằng Vương Các đề thơ để đời. Đức Hộ Pháp biết trước sau này em sẽ rạng rỡ về ngành văn chương nên ban cho đạo hiệu ( hay bút hiệu) Vân Đằng, trong chính tác phẩm của Ngài".
Về sau, được Đức Thanh Sơn xác nhận Đạo hiệu đó.

Vào năm 1984, tôi mắc cơn bịnh trầm kha, bệnh viện tỉnh phải đưa về bệnh viện Nhiệt Đới thành phố. Khi đến nơi đã 11,15 giờ nên bệnh viện từ chối không nhận bịnh, nhà tôi năn nỉ mãi họ mới nhận.

Ba giờ chiều hôm đó, bác sĩ phòng chăm sóc đặc biệt báo cho vợ tôi biết : Bệnh viện không có thuốc trị bịnh nhiễm trùng máu mà phải mua bên ngoài, mỗi ngày độ một chỉ vàng.

Thấy vợ con cực khổ, đêm hôm đó tôi cầu xin các Đấng cho tôi được chết nên đọc câu : " Thầy biết ta, ta hằng tại" rồi thiếp đi. Tôi cảm thấy chơn thân rời khỏi thể xác rơi vào một cõi trống không kỳ lạ, bị giời lên giời xuống như nằm trên mình trên chiếc võng to. Vía tôi tự hỏi " mình đã chết hay sống ? ". Tôi định thần thấy chơn thần giống như thể xác mình nhưng không phải bằng xương bằng thịt mà là một chất khí. Với chơn thân tôi muốn đến đâu cũng được, chỉ nghĩ là thấy ngay trong chớp mắt như được phép mầu của ơn trên hỗ trợ. Tôi cảm thấy chơn thân tỏa rạng hào quang chẳng còn bịnh nữa mà mập mạp phát tướng. Tôi nhấc chân nhẹ tới vùng núi cao tươi đẹp của Bồng Đảo, gặp Đức Cao Thượng Sanh Ngài nghiêm sắc mặt phán :
" Đệ tử chưa tròn Thiên mạng, còn trọng trách ở trần gian. Hãy thực hiện lời đã hứa với Bần Đạo viết về " Công Đức Đức Phật Mẫu và Cửu vị Nữ Phật, Ngôi thờ Đức Chí Tôn và Bát Quái".Vừa nghe đến đó, bỗng nhiên như có ai cắt dây võng làm cho tôi từ trời cao rớt xuống đất. Tôi giật mình thức giấc, trong người thấy dễ chịu hơn. Tròn 2, 3 ngày thì tôi xuất viện. Đó là nhờ huyền diệu thiêng liêng hỗ trợ, một bịnh coi như chết mà được sống lại.

Sau đó, lấy lý do bịnh ngặt, tôi xin nghỉ dạy luôn. Để thực hiện lời dạy của Đức Thượng Sanh, Tôi phải thiền định để tiếp xúc với Ngài, để nghe lời Ngài dạy rõ ràng hơn …

Đến tháng 3 năm Kỷ Tỵ, vào tiết Thanh Minh cây mai trước nhà tôi bỗng nở vàng ối. Tức cảnh sinh tình tôi đề thi :
Vào tiết Thanh Minh mai nở vàng
Mưa hòa gió thuận thời kim hoàng
Chùm bông nặng gánh màu tơ óng
Vững gốc mạnh cành bóng tỏa lan
Hương nhẹ thì thầm vài nụ tía
Nhụy đượm chen chúc một màu cam
Người hoa nay trước thường tương ngộ
Mong ước tin Mai đất trổ vàng.
Nhà thơ Thảo Anh họa như sau :

Thanh Minh mai nở cánh khoe vàng
Ấy lộc ân ban của Địa hoàng…
Đơm nụ hứng sương đùa giỡn nguyệt
Khoe màu trêu gió, ghẹo phong lan.
Ong vờn vì bởi say hương thắm
Bướm lượn như mừng thích vị cam
Lương Ngọc, Hạnh Ngươn xưa tái ngộ
Vân Đằng ắt được một cành vàng

Tôi chưa giải thích được hiện tượng trên, ngoài màu VÀNG. Kế đến tháng 3 năm Qúi Dậu, cây mít trước nhà tôi ra trái giống như quả hồ lô của Đức Lý Ngưng Vương. Tôi cho là điềm lành.
Nhà thơ Thảo Anh cảm hứng vịnh Thi :
Trời cho giống mít 1 tựa hồ lô
Điềm lạ đến nhà ắt lợi vô
Trái lớn chín đầy bầu nhựt nguyệt
Mình tròn đựng cả máy Huyền Cơ
Xẻ ra hiện rõ lòng son sắt
Để vậy ẩn tàng lý đạo thơ
Mùi vị ngọt ngào bay cõi hư vô

Tôi phụng họa :
Âm dương sanh hóa mít hồ lô
Kẻ lại người qua cứ ngó vô
Phước Đức Trời an bồi mạch sống
Hồng ân Đất tặng vốn sinh cơ
Sâm hoành Thiết Quả lưng bầu rượu
Đẩu chuyển Đồng Tân thổi sáo thơ 2
Hương tỏa nứt quằn lan khắp lối
Tưởng chừng hồn lẫn cõi hư vô

Đó là những hiện tượng mà mắt thường của nhân thế khó giải thích tường tận. Tâm chỉ cảm nhận thôi chớ không biết đó là 2 điềm tiền khải cho việc sau .

Tại Thảo Xá Hiền Cung, vào ngày rằm tháng 4 năm Qúi Dậu (tức sau sau ngày Triều Thiên của Đức Hộ Pháp) . Trong lễ ngọ Trời, lúc Nhạc tấu quân Thiên : Phật, Tiên, Thánh ngự đàn, tôi thoáng thấy Đức Hộ Pháp nhá Kim Tiên khai huệ quang khiếu, mắt tôi đổ hào quang hiện Diệu quang Tam thanh ( ba vòng vô vi có 3 màu vàng, xanh, đỏ ). Văng vẳng nghe Thầy dạy : " Đó là lễ truyền tự pháp, hãy để cho mọi người khám phá sự CHỨNG NGỘ của môn đệ, trước khi môn đệ cho họ biết". Cả đàn cúng đều thấy tôi qụy xuống và lê bước đến bàn Vi Hộ Pháp cúi lạy tạ ơn.

Sau đó, không lâu Ni cô Diệu Huệ ở chùa Hưng Thái phát hiện thấy người tôi không giống trước kia mà mập hơn, trẻ hơn, sáng láng hơn. Cô nói : " Thầy đã phát huệ !".

Đến ngày 15-5-Qúi Dậu, hiền tài Ngô Văn Non có bịnh cao máu kéo dài gởi tôi một bức thư nguyên văn như sau :

" Kính trình Trưởng huynh,
Qua Thánh ý của Trưởng huynh, Tiểu đệ kiểm lại thấy mình còn nhiều khuyết điểm :
1- Tuổi cao, sức mỏi mệt
2- Bệnh tật luôn
3- Chưa tròn giới luật : tam qui, ngũ giới, tứ đại điều qui.
Bởi những thiếu sót đó nên tiểu đệ rất tiếc không đáp ứng được Thánh ý của Trưởng huynh nhằm nâng đỡ đàn em trên đường đạo đức.
NGÔ VĂN NON"
Đây là lần đầu tiên tôi nghe một bạn đạo nói :
"Thánh ý của Trưởng huynh". Thật sự tôi chưa bao giờ kêu gọi ông Ngô Văn Non tịnh luyện. Hiểu ra, ông Non nằm mộng thấy tôi đến nhà khuyên ông thiền định. Như thế, tôi đã phân thân đi gặp ông sao ?

Đến ngày 13-6- Qúi Dậu, sinh viên kiến trúc tên Hưng ở cửa số 7 thấy huyền diệu hào quang hiện hướng Thảo Xá Hiền Cung. Hưng ra tận nơi gặp thủ tự Nghĩa hỏi thời gian qua ở Thảo Xá có hiện tượng lạ nào không ? Rồi Hưng vào TXHC quan sát, khi thấy tên VĐ trên bài cổ thi. Hưng hỏi thủ tự Nghĩa và đến nhà riêng gặp tôi. Hưng nhìn tôi từ đầu tới cuối đặt câu hỏi để kiểm tra những điều mà Hưng đã riêng thấy. Hưng không nói những điều đã thấy mà hỏi tôi :
- Thưa Thầy, trong Thánh Ngôn Hiệp tuyển quyển I có ghi : Phật tông nguyên lý, vậy PTNL là phái Đạo hay quyển sách ? Cũng trong Thánh Ngôn, Đức Chí Tôn dạy : " đại ân xá, tận độ chúng sanh" mà trong lời thề nhập môn có câu : Như ngày sau phạm Thiên điều thì có Hộ Pháp đọa tam đồ bất năng thoát tục" hai ý đó có mâu thuẫn không ?
Tôi ôn tồn giải thích cặn kẽ và kết luật : Phật tông nguyên lý là một quyển sách ; đại ân xá và đọa tam đồ không mâu thuẫn .
Tôi cũng khai mở đường tu cho Hưng bằng các câu :
- Tức Đạo, Tức Tâm hà phương kiến ? (Tâm là Đạo, Đạo là Tâm, tìm chỗ nào ? )
- Nhơn nhơn hữu cá linh quang điểm .
Bất tạ sơ thông tắc bất minh.
( Người người đều có điểm linh quang, chẳng khai thông thì chẳng sáng )

Sau đó một thời gian, hiền tài Trần Thái Sơn từ Mõ Công về yêu cầu tôi giảng về cơ giải thoát. Anh nói anh linh cảm tôi đã thiền định chứng ngộ, nên phải giúp đỡ vợ chồng anh ấy.

Tôi làm thinh, anh nói tiếp : " Tôi đã đọc Đại Thừa Chơn giáo của phái Chiếu Minh, Con đường giải thoát của Thông Thiên Học, Thiền Tông Việt Nam của Thích Thanh Từ …..tôi vẫn không tìm thấy con đường giải thoát"

Anh lần lựa đợi đến Ngọ thời xem tôi có thiền định gì không. Tôi chỉ thắp nhang trên Thiên bàn rồi mời anh ăn cơm chay. Ăn xong anh lại nhắc tôi về con đường giải thoát. Anh hỏi tôi : Chơn sư của ta là Đức Chí Tôn hay Đức Hộ Pháp ?
Tôi nghĩ không nói rõ cho anh Sơn đôi điều thì anh ấy chắc không " quay trở lại" ( Paravriti) mà đảo ngược tâm ý. Thế nên tôi chậm rãi nói một ít kinh nghiệm thiền bản thân.

Thiền không ở trong ngôn ngữ văn tự hay kinh điển. Thiền ở nơi tâm ở chữ vô. Thiền bắt đầu từ đó và cũng chấm dứt từ đó " Vô tâm đạo dễ tầm" không có thiền thì không có chứng ngộ. Ngộ là thước đo của Thiền, nó không những là sự thanh thản mà còn là một kinh nghiệm nội tâm không có dấu vết của tri thức, một sự trở chiều với trạng thái thường ngày. Thiền là cảm xúc của sự cởi mở an nghỉ hoàn toàn.

Cái cảm giác "trở về quê nhà và lặng lẽ nghỉ ngơi". tự tu, tự hành, tự thành. Chứng ngộ sẽ diễn ra một cách đột ngột và nhất thời. Nếu không phải đột ngột và nhất thời thì không phải đốn ngộ .

Phật Tiên bổn thị phàm nhơn tố
Liễu ngộ phàm nhơn tức Thánh nhơn
( Phật Tiên vốn thật người phàm đó
Hễ ngộ phàm nhơn tức Thánh nhơn)
Dù vậy, anh bảo anh không thể ra về tay không mà giải thích cho vợ anh hiểu được. Trời sập tối. Đường về Mõ Công xa. Tôi buộc lòng phải đưa anh bản "Trường Dưỡng Tinh Khí Thần" tôi nhắc anh, đây chỉ là bản đúc kết kinh nghiệm bản thân, hãy coi nó là phương tiện, không nên xem nó là cứu cánh vì không ai thay ta làm cho ta đắc đạo.

35 - CHẤP BÚT THÁNH GIÁO GIÁNG TỪ CUNG BẮC ĐẨU
Sau khi được Đức Cao Thượng Sanh hiển linh cứu thoát bịnh hiểm nghèo, tôi được Đức Ngài giao trọng trách viết các quyển " Công Đức Đức Phật Mẫu, Ngôi Thờ Đức Chí Tôn và Bát Quái Cao Đài" . Quả thật là điều quá khó khăn.
May mắn trước đó khi còn học ở Sài gòn tôi thường đến Thánh Thất Đô Thành học đạo Thiền, phò cơ chấp bút với Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức, lúc đó ( 1956) Ngài bị chỉ định cư trú ở đấy. Về sau, tại Thánh Thất Thị xã tôi được Đức Hộ Pháp khai huệ quang khiếu như đã viết ở bài 34.

Nhưng làm sao viết được ba quyển trên. Tôi nhớ trong Thánh ngôn, Thầy dạy ông Phối sư Bính " vẽ con mắt Thầy trên vì sao Bắc Đẩu". Thuở nhỏ, tôi cùng các bạn có lên lầu chuông Toà Thánh hướng về phía Núi Bà tìm sao Bắc Đẩu nơi cuối chân trời. Lớn lên đọc sách thấy bà H.P.Blavatski , nhà ngoại cảm Nga nói : " Sao Bắc Đẩu nhìn xuống trái đất với đôi mắt ngoại cảm từ đầu Bình Minh cho đến cuối Hoàng hôn nên một Ngày Đại Khí ( Un jour du Grand Souffle)". Đạo Cao Đài thờ chữ KHÍ là vì vậy.

Quả thật vậy, chòm sao Bắc Đẩu có liên quan mật thiết đến nhân loại qua trung gian Kim Tự Tháp.Nói một cách khác, ánh sáng sao Bắc Đẩu là luồng sóng của thần linh truyền dạy các đồng tử.

Các nhà khoa học đều nhận định rằng Kim Tự Tháp lớn nhất đặt tại Bắc vĩ tuyến 29058" 22. và vì sao Bắc Đẩu nhìn xuống Kim Tự Tháp đúng 1'08"78. tổng cộng 2 số tròn 30 độ. Trong " Con đường thiêng liêng hằng sống" Đức Hộ Pháp thường nhắc đến Kim Tự Tháp này.

Sau khi nhận lịnh nơi Đức Cao Thượng Sanh, tôi nghỉ dạy. Trong nhiều năm liền,tôi áp dụng phương pháp Ngài Trương Hiến Pháp chỉ cho Thiền định hướng về hướng Bắc Đẩu rồi chấp bút. Bút viết nhanh lên giấy những điều tôi muốn biết và những điều thần linh dạy. Sau này tôi chỉ coi theo đó chỉnh văn và chép lại thành sách. Tôi cho đó là hồng ân, đại nguyên khí mà thầy ban cho toàn đạo còn tôi chỉ là người trung gian sao chép mà thôi.

Để giải thích " Sự chứng ngộ Đạo" ( bài 34) một cách khoa học. Xin dẫn tài liệu trong báo " Science et Vie" số tháng 11 - 1997 như sau :
Cho đến năm 1980, các bác sĩ mới nhận ra thuốc gây mê Kétamine khiến cho bệnh nhân cảm thấy xuất hồn rời khỏi cơ thể nên không cảm thấy đau. Nhà tâm thần học Karl Jansen người Anh phát hiện Kétamine bám vào cơ quan thần kinh phụ cảm N- méthyl - D - aspartate để ức chế mà gây nên trạng thái xuất hồn.
Viện Gallup Mỹ thống kê 15% dân Mỹ đã từng sống qua trạng thái xuất hồn. Khởi đầu, cảm thấy thoát ra khỏi cơ thể, đi qua vùng tăm tối ,có cảm xúc mãnh liệt rồi nhận ra ánh sáng huyền ảo xen lẫn tiếng nói hư không " Giờ của bạn chưa tới, rồi gặp được người thân quá vãng hay Tiên Thánh, cảm nhận trở nên minh mẫn, sáng suốt thấy mọi việc, đến mức giới hạn nào đó, hồn quyết trở lại thế giới loài người, cuối cùng nhập vào cơ thể của mình. Tỉnh dậy con người thấy khoẻ khoắn và minh mẫn hơn xưa.

36 - CON ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG HẰNG SỐNG
( TOÁT YẾU DIỄN THI)

BÀI 1 : TỪ HIỆP THIÊN ĐÀI ĐẾN CUNG ÐẠO
Con đường hằng sống thiêng liêng
Vững tâm tu luyện lên miền Bồng Lai
Bước theo nấc Hiệp Thiên Đài
Rồi lên bực Cửu Trùng Đài mênh mông
Huệ quang khiếu nên tinh tường
Ba đường phải chọn một đường mà tu
Mê tâm cũng đến Rừng Nhu
Huệ tâm Cung Thánh trở về cõi Trên.

BÀI 2 : CUNG THẾ THIÊN HÀNH HÓA
THỂ THIÊN HÀNH HÓA là cung
Biến hình hóa kiếp linh hồn siêu thăng
Phải qua cầu ách hào quang
Gập ghềnh Bích Hải vô tâm té nhào
May duyên vượt khỏi sóng xao
Không duyên thân phải quay đầu trần gian
Mối dây oan nghiệt buộc ràng
Tu nhân tích đức lại tầm về nguyên

BÀI 3 : CUNG THẾ THIÊN HÀNH HÓA ( tiếp)
Con đường dẫn đến chân Tiên
Con đường Hằng sống diệu huyền làm sao !
Người tu luôn đặt lên đầu
Tồn tâm dưỡng tánh qua cầu bình an
Tuy rằng ở thế xuê xang
Ông Kỳ cõi thọ là hàng Giáo sư
Đó là kiếp trước năng tu

BÀI 4 : BÁT QUÁI ĐÀI
Cảnh đài Bát Quái đẹp sao
Lâu đài tám cửa xiết bao lạ kỳ
Càn khôn, Đoài Chấn, Khảm Ly
Hào quang chiếu diệu người đi biến hình
Hành tàng kiếp sống lung linh
Bao nhiêu chuyện trước của mình hiện ra
Vào trong thì lại khác xa
Người nam hóa nữ, trẻ ra người già
Bởi chưng lòng dạ chua ngoa
Thương yêu tu luyện xóa nhòa oan khiên.

BÀI 5 : CUNG TẠO HÓA THIÊN
Tới cung TẠO HÓA ( huyền) THIÊN
Thương yêu làm gốc như nhiên nơi lòng
Mới rung thấy Bát Cảnh Cung
Mạ sanh, mẹ độ Cửu Nương an bày

BÀI 6 : DIÊU TRÌ CUNG
Diệu Trì Phật Mẫu độ sanh
Vô vi huyền bí tạo hình đoạn căn
Cảnh vườn Ngạn Uyển quyền năng
Hoa thiêng biến hòa triệu lần trần gian
Diệu huyền một dải sông Ngân
Hào quang Đức Phật Quan Âm độ đời
Thuyền từ đậu bến chờ người
Tâm tu thoát tục lên đài siêu thăng

BÀI 7 : DIÊU TRÌ CUNG ( Bát Hồn )
Điểm linh quang hiển hiện rồi
Bát hồn vận chuyển đến hồi hóa sanh
Từ muông thú tu luyện thành
" Khôn ngoan là qủi" , hóa thần khó trông
Cứ quen cái thói tương tàn
Thú cầm khó thoát, Thiên Đàng khó mong

BÀI 8 : CUNG HIỆP THIÊN HÀNH HÓA
HIỆP THIÊN HÀNH HÓA là cung
Đủ phương đủ chước bảo tồn lê dân
Tám hào quang, tám chơn thần
Lớp vào lớp tới, trọn lành được qua
Hiệp Thiên Hành Hóa cung hoa
Bảo toàn sanh chúng vị tha độ đời
Nêu câu" tận độ" loài người

BÀI 9 : HẠNGƯƠN TAM CHUYỂN
HẠNGƯƠN TAM CHUYỂN lo rầu
Tranh giành chém giết để sầu nhân sanh
Hiệp Thiên Hành Hóa thuyết minh
Con đường pháp chánh, công bình từ tâm
Chí Tôn chan giọt hồng ân

BÀI 10 : TRIẾT LÝ VỀ TỨ KHỔ
Phật Kim Cang buổi sơ sanh
Căn duyên tứ khổ sinh thành mà ra
Làm người đều phải trải qua
Tu hành công qủa tâm hòa thiện tai !
Trả vay do kiếp trần ai
Làm lành lánh dữ ăn chay đạt thành.

BÀI 11 : TÔN GIÁO LẤY TINH THẦN LÀM CĂN BẢN
Gia Tiên Ông truyền giáo chọn tâm
Chọn thân Lão giáo dụng làm cơ duyên
Khổng Khâu lấy trí làm nền
Thế gian bất nhứt không nhìn cội căn
Chí Tôn chỉ lấy tinh thần
Giáo dân hai chữ "Nghĩa Nhân"thương người.

BÀI 12 : BÁC ÁI CÔNG BÌNH
Công bình, bác ái, từ bi
Tôn giáo hoàn vũ đều vì nhân sanh
Cao Đài xuất thế tâm thành
THIÊN NHƠN HÒA ƯỚC điều lành ban ra
Chủ trương các Đạo một nhà
Vạn thù nhứt bổn hiệp hòa vạn linh

BÀI 13 : NĂNG LỰC THƯƠNG YÊU
Gần lương thiện, lánh phàm tâm
Làm cha nuôi sống âm thầm dạy con
Làm thầy nhượng phẩm Thiên Thần
Làm người phải giữ nhân luân trong đời
Ngày nào lương thiện đều nơi
Là giờ Đại Đạo đến thời hoàng kim

BÀI 14 : HẠNH PHÚC CHƠN THẬT
Thương yêu hạnh phúc trên đời
Đi đi, đến đến do người tạo ra
Vào đạo rời cảnh ta bà
Thương yêu chơn thật MỘT CHA tôn thờ
Huệ giang chiếu diệu hư vô
Thảnh thơi tịch diệt cao đồ siêu thăng

BÀI 15 : LUẬT THƯƠNG YÊU QUYỀN CÔNG CHÁNH
Vạn Linh hiệp với Chí Linh
Đức tin trụ khối nên hình Càn khôn
Quyền công chánh, luật yêu thương
Hồi quang phản chiếu tầm phương sửa mình
Yêu thương yêu luật dạ định ninh
Quyền Công Chánh phải chính danh ở đời
Nhờ gươm huệ kiếm của Ngài ( HP)
Giúp cho Thánh Thể tương lai mãi còn.

BÀI 16 : DTC TIỀN KIẾP ĐỨC PHẬT MẪU
Ngươn linh Phật Mẫu Shiva
Đất trời phân cực Ngài là ngôi âm
Đức Chí Tôn chủ dương thần
Âm Dương hiệp nhứt thành tăng cõi trần

BÀI 17: NGƯỜI ĐẸP VÀ CON THÚ
Mỗi người đều có thú tâm
Làm sao dứt bỏ mới thành chơn tu
Âm dương hai ngã lù mù
Bên ác bên thiện phân bờ được thanh
Dương hơn là thuốc trường sanh
Diệt đi thú tánh trở thành Thần Tiên

BÀI 18 : NGỌC HƯ CUNG, NAM TÀO BẮC ĐẨU
Tu lâu mới biến được thân
Thiêng liêng hằng sống vô ngần đẹp tươi
Nhìn nhau là đã nói rồi
Linh hồn chẳng có phân ngôi Thánh Thần
Phật Tiên quan niệm cõi trần
Chỉ có tông tộc Quan Âm Từ Hàng
Phẩm hàm mình tự định phân
Nam Tào, Bắc Đẩu mạng căn dự phần

BÀI 19 : HTHH CÁC TÔNG ĐƯỜNG
Tông đường ba loại thấp cao
Quan Âm Bồ Tát đứng đầu thật oai
Tông được Địa tạng thứ hai
Thứ ba Di Lạc, Cao Đài kém chi
Coi chừng bị trục xuất đi
Gia đình từ bỏ còn gì đường tu

BÀI 20 : CUNG PHỤC LINH
PHỤC LINH TÁNH PHẬT Kim Câu
Quơ qua một kiếp nhớ hầu hết xưa
Hóa nhân gồm cả Kỳ Ba
Phật Vương Di Lạc mới là nguyên nhân
Chơn linh vào Ngọc Hư Cung
Là nơi an ủi cho hồn ăn năn
Chẳng ai dạy dỗ khuyên răn
Tự tu, tự tịnh, tự làm, tự nên
Đó là lời dạy ơn Trên

BÀI 21 : CUNG PHỤC LINH : CÁC NGƯƠN ÐẠO
Quyển kinh vô tự chỉ duyên
Tông đường chịu nhục về mình khổ thay !
HẠNGƯƠN TAM CHUYỂN dần trôi
THƯỢNG NGƯƠN TỨ CHUYỂN là hồi hiệp nhau
ÐẠI ĐỒNG NHÂN LOAÏI khơi màu
Phủ từ tạo lập xây cầu tương giao

BÀI 22 : CPL CƠ GIẢI THOÁT
Tứ thời luôn niệm danh Thầy
Thì CƠ GIẢI THOÁT có ngày khai tâm
Phục Linh đài các thâm thâm
Chói lòa như ngọc hào quang vàng vàng
Huỳnh Kim Khuyết trị thế gian
Mau làm công quả cứu thân kiếp này

BÀI 23 : LINH TIÊU ĐIỆN
LINH TIÊU ĐIỆN, phép vô biên
Diệu huyền vạn pháp oai nghiêm cõi Trời
Huỳnh Kim Khuyết hiện một ngai
Thần Tiên cửu phẩm cân đai ngự triều
Xét ai thắng " khổ" mọi điều
Chí Tôn cứu rỗi tiêu diêu chơn hồn.

BÀI 24 : LINH TIÊU ĐIỆN ( tiếp)
Chơn Thần định vị Ngọc Hư
Tông đường đại nghiệp đường tu đạt thành
Tiến lên trọn kiếp hằng sanh
Huỳnh Kim Khuyết nội phân danh an nhàn

BÀI 25 : CỰC LẠC THẾ GIỚI - NIẾT BÀN
Cửu Thiên khai hóa hằng sanh
Thác về CỰC LẠC chơn linh an nhàn
Vui hơn cõi Ngọc Hư Cung
Thanh tâm tự tại luyện công phu hoài
Linh quang chiếu diệu trần ai
Quyền năng vô đối sánh tài hóa công

BÀI 26 : CỬU THIÊN KHAI HÓA TÔNG ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG
Kiếp sanh có ba tông đường
Ngoại thân, trí Phúc, nội thân tham thiền
Nhứt thân ức vạn diệu huyền
Chơn linh đầu kiếp tòa sen ta ngồi
Đừng để tâm vật phân đôi
Qủi vương quấy động hết đời tu chon

Giải về KIM TỰ THÁP Pérou
Cây dương to lớn hình thù lạ thay !
Chẳng giống nơi cõi trần ai
Ngũ thiên, ngũ giái lá rơi cam lồ
Chơn hồn nào cũng muốn vô
Liên đài chực sẵn mờ mờ pháp linh
Đạt không là chỉ tại mình .

BÀI 27 : CÕI NIẾT BÀN
Đức Di Lạc ngự liên đài
Tuyển phong Phật vị tay Ngài chọn thâu
NIẾT BÀN Cực Lạc dễ đâu
Tây Phương khó tới, đường tu ngập ngừng
Nếu theo đúng luật, đúng khuông
Chỉ cần một kiếp đạt đường hằng sinh


BÀI 28 : GIÁM KHẢO KIM QUANG SỨ
KIM QUANG SỨ là vị nào
Đấng đem ánh sáng chiếu vào Càn Khôn
Chẳng thua quyền lực Chí Tôn
Tự kiêu, tự tại, tự tôn chức quyền
Ngăn người qua Cực Lạc miền
Kim Quang bị gậy Lý Minh bay liền
Chẳng ai qua luật Huyền Thiên
Cực Lạc mở cửa, Kim Tiên cứu nàn

BÀI 29 : CUNG THƯỢNG THIÊN HỖN NGƯƠI
Vạn Linh hiệp với Nhứt Linh
Là cung Hỗn Ngươn Thượng Thiên rỡ ràng
" Làm cha nuôi nấng ân cần
Làm Thầy lại nhượng phẩm Thần, ngôi Tiên"..
Đạo nào giáo chủ thấy riêng
Đại Từ Phụ Đấng cực hiền, giáo dân
Kỳ ba danh gọi CHÍ TÔN

BÀI 30 : LÔI ÂM TỰ - BẠCH NGỌC KINH
Lôi Âm Tự tiếng chuông ngân
Vân xa Tiên nữ đưa Bần Đạo ( HP) bay
Một tòa thiên các Cao Đài
Sắc màu thường đổi khó tài giải phân
Xung quanh thoại khí bao trùm
Chói lòa BẠCH NGỌC huyền khung cao vời
Xin mời Bần Đạo (HP) lên ngai
Đào Tiên , Tiên tửu hưởng ngay một lần
Long Hoa Hội; BẠCH NGỌC KINH
Thần Tiên cảnh đẹp, người trần khó trông
Chơn tinh đến Hội Công Đồng
Cân Công bình phán mới mong qui hồi
Mau tu kẻo trể ai ơi !

CHUNG
        Home          1 ]  [ 2 ]  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét