"Mùng 1 tháng 11 này tam vị đạo hữu VỌNG THIÊN
CẦU ÐẠO". Ba Ngài không hiều cầu đạo là thế nào, nên xây bàn mời Thất
Nương đến hỏi, Thất Nương nhập bàn đáp : "Không phải phận sự của em".
Các Đấng khác cũng không chỉ rõ mà bảo hỏi Oâng
A-Ă-Â.
Ngày 30/10/Aát Sửu (15/2/1925) Đấng A-Ă-Â giáng dạy
: "Ngày 1/11 này (16/12/1925) tam vị phải VỌNG THIÊN CẦU ÐẠO. Tắm gội cho
tinh khiết, ra quì giữa trời cầm chín cây nhang mà vái rằng : "Ba tôi là
Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang vọng bái Cao Đài Ngọc Đế, ban ơn đủ
phúc lành cho ba tôi cải tà qui chánh".
Các Ngài chưa rõ Cao Đài Ngọc Đế là ai, nhưng được
lịnh ơn trên dạy bảo phải làm theo. Trong lúc ba Ngài Vọng Thiên cầu đạo, ngoài
đường kẻ qua người lại dập dìu, họ hiếu kỳ dừng chân lại coi ba Ngài cúng vái
ai mà quì ngoài sân. Bỗng đâu có thi sĩ Bồng Dinh (tức Giáo Sỏi) đến vịn cái
bàn chỗ ba Ngài quì mà ngâm thi. Mọi người càng đến coi đông hơn. Nhưng các
Ngài cũng tâm nguyện, chờ cho 9 cây nhang tàn mới vào nhà, đoạn thiết đàn cầu
Ngọc cơ :
Đấng Cao Đài Thượng Đế giáng cho thi :
THI
Thiên
đàng nhứt thế biến lôi âm
Tận
độ nhơn sanh thoát tục phàm,
Chánh
giáo phát khai thiên thế mỹ,
Thâu
hồi hiệp nhứt đạo tam kỳ.
CAO
ĐÀI THƯỢNG ĐẾ
Vọng
niệm phân thùy sự sự phi
Cá
lý thiên tâm thường thế nhân
Thiên
tâm tu hướng cá trung cầu
Quân
vấn thiên tâm mạc thị tường
CAO ĐÀI THƯỢNG ĐẾ
Các Ngài không thông suốt được các bài thi nên
thỉnh Đấng A-Ă-Â xin giải nghĩa, được giải như vầy :
"Ngọc Hoàng Thượng Đế là Trời, viết là dạy
rằng : Cao Đài chỉ Nho giáo, Tiên ông chỉ Đạo giáo, Đại Bồ Tát Ma Ha Tát chỉ
Thích giáo, giáo đạo Nam Phương là dạy Đạo ở phương Nam. Nghĩa là Trời giáng
trần qui Tam giáo Nho Thích Đạo dạy Đạo ở phương Nam".
Bài sau dịch ra từng chữ
một :
"Cầu
ước, phân thừa, việc việc, chẳng phải
Nơi,
lẽ, trời, lòng, thương, thế nhịn
Trời,
lòng, tua, ngó, theo, nơi giữa, khẩn
Bây,
hỏi, trời, lòng, biết, rõ".
Nghĩa xuôi :
"Việc
cầu ước đều chẳng phải
Mỗi
lẽ do lòng Trời phải đợi lịnh
Lòng
ttời tua ngó theo mỗi việc đều cầu khẩn
Bây
hỏi lương tâm chưa biết rõ sao ?
Lòng trời : Consciense
Ta thấy rằng Đức Cao Đài có thái độ khác hẳn lúc
đầu mới dạy Đạo mang thú vui tao nhã, muốn các thiên sứ của Ngài phải tu học
nhiều hơn nữa, như các bài dưới đây:
Mừng
thay gặp gỡ Đạo Cao Đài,
Bởi
đức ngày xưa có bữa nay,
Rộng
mở cửa răn, năng cứu chuộc
Gìn
lòng tu tánh chớ đơn sai.
A-Ă-Â.
Tưởng nên nhắc lại là sau ngày Hội Yến Diêu Trì
Cung (15/8/Aát Sửu) để tiện bề học hỏi Đạo Trời, các ông tách làm hai nhóm :
bên các Ngài Cư, Tắc thì cầu Ngọc cơ, bên các Ngài Diêu, Sang thì vẫn xây bàn.
Thật ra thì Ngài Cao Quỳnh Cư chỉ cầu Ngọc Cơ khi có lịnh ơn trên, còn thường
thì cũng xây bàn.
Bên các Ngài Cư, Tắc thì được Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ
cho 10 bài liên hoàn giải đáp về tình hình đất nước. Còn bên các Ngài Diêu,
Sang thì được Đức Nhàn Aâm Đạo Trưởng, Quan Thánh, tiên Cô Thanh Tâm Tài Nữ dạy
Đạo đượm màu sắc triết lý như sau đây:
Mượn
nguồn đạo đức khỏa màu trần
Luyến
thế ngày qua khó kịp xuân,
Bến
khổ trương buồm thuyền đợi khách
Non
tiên chở cánh hạc chờ xuân.
Xuân
mờ mịt bao nhiêu cành ủ
Cụm
rừng tòng lá xủ tranh sầu
Biết
bao mấy nỗi tang dâu
Bóng
trăng kia đã đứng đầu tuổi xanh.
Xanh
vàng ngọn cỏ trải mồ hoang
Oan
trái trả vay khách nhộn nhàng
Nhàn
cảnh mấy ai tìm đến chốn
Chốn
bi ai luống nhọc nhằn than
Than
rằng : cỏi phù sinh nháy mắt,
Trăm
năm đâu biết chắc rủi may,
Đua tranh sánh của so tài
Của tài phủi sạch đường dài thoát qua
Gắng
lo xa.
Thanh
Tâm Tài Nữ
Việc thôi thúc tìm đọc
Đạo Trời của Tiên Cô Thanh Tâm Tài Nữ dưới đây càng rõ rệt :
THI
Liệu mà day trở bước thang xuân
Một
dặm đường qua, Đạo một gần
Sóng
dậy tang thương hồng chích cánh
Trời
dìu thường phạt hóa đồng can
Cân
thiêng liêng chất đồng tội phước
Gặp
thời tua vẹn đức trọng nhân
Dịp
may dễ có mấy lần
Dò
đường đến chốn non Thần mới hay.
Hay
biết đời sao, Đạo lại sao ?
Hay
gần cửa Thánh bước lần vào
Hay
tìm nẻo chánh, tà xa lánh
Hay tập thanh cao, chí mới cao.
Cao khôn với, thấp nào dễ bước
Khó
mà lần đến được mới mầu,
Chỉ
mành rối khá lo âu
Liệu
chơn thoát khỏi vực sâu sau này.
Thanh Tâm Tài Nữ
Thầy tu Núi Bà Đen là Huệ Mạng Trường Phan cũng dẫn
dắt các Ngài Cư, Tắc : "Xin chư vị gắng tu, thấp thỏi như tôi, nhờ trọn
tin Phật Trời, còn được ân thưởng Huệ Mạng Kim Tiên, huống hồ chơn linh cao
trọng như quý vị, nên chịu tu ngày sau phẩm vị nơi Thiên đình còn cao đến bực
nào".
Bên các Ngài Diêu, Sang, thầy Huệ Mạng mô tả cảnh
nhàn của người tu để gây ý thức tu luyện với các Ngài như sau :
THI
Rãnh
nợ thế, rừng thung vui thú,
Chiều
hứng nghe vượn hú chim chuyền
Một
ngày thong thả là Tiên,
Suối
trong rửa sạch não phiền
trần gian.
Vòng cương tỏa buộc ràng danh
lợi
Chốn
hí trường lui tới lăng xăng,
Phép
quan luật nước thúc dần,
Đỉnh
chung rốt cuộc mơ màng chiêm bao
Đâu
là thấp, đâu cao phẩm thế,
Nhục
vinh kia ai dễ trọn đời
Cõi
trần kiếp sống mấy hơi
Phủi
tay chốc đã châu rơi ngọc trầm
Hỡi
ai là khách tri âm.
Đức Nhàn Âm chơn nhơn cũng giáng bàn gõ nhịp cho
thi khuyên tu :
THI
NHÀN
du bạch dạ tuyết phong đình
ÂM
tảng diệt kỳ chiếu đẩu tinh
CHƠN
tịch quyền khai Thiên vị đắc,
NHƠN
bang hữu cộng liệt trân đình.
Rèm
gió đêm tràn bóng rạng thinh
Nghêu
ngao non túy thú riêng mình.
Thu
về hứng cảnh đôi bầu cúc
Hạ
đến vui say mấy tiệc quỳnh.
Nhàn
dạo vẩn vơ theo nhật nguyệt
Rảnh
ngồi chậm rãi tụng Huỳnh Đình
Tranh
đua rũ sạch lằn phi thị
Gặp
buổi giang hồ với chúng sinh.
Một hôm (13-7-1928) các Ngài Sang, Diêu thiết lễ
xây bàn, có một người Pháp xin tham dự và yêu cầu được nghe lời dạy của Đấng vô
hình, Đức Thánh Pierre giáng bàn và cho bài thi như sau :
1 / - "L'homme a ses maux, le roseau
a ses plaintes
De
ta Destinée a pris soin le Créateur
En
t;épargnant de la vie toutes contraintes
En
semant à tes pas, espoir et non malheur.
5 / - À l'horizon lointain, déjà l'astre
du jour
Commence
à décliner, ne perds pas de temps
Paur
qu'ace séjour si heureux, sois de retour
Purgatoire
accompli et esprit sans tournant.
9 / - Frôlant souventefois les sombres
nuages
À
perdre ton éclat, ton étoile est préte
Mains
une main divine à ton avantage
D'un
geste en chanteur dissipe la tempête.
13 / - Pour des entreprises lointaines, tu
n'es pas fait,
Reste
à ton sillon, ton complte est arrêté
Le
bonheur bien concu n'est-ilpas le plus vrai ?
Réserve
ces faveurs à ta postérité.
17 / - Profite de ton présent, fais ta vie
à venir,
Répare
tes erreurs passées, sois bon père
Marche
vers le chemin de Dieu sans ralentir
La
vie a des ailes, elle n'est qu'éphémère …
Tâche
de me compreudre" (6)
Dịch thi :
1/ - Đời người như sậy,
lắm lo âu,
Tạo hóa an bày định mệnh
sâu
Gieo khắp bước đường đầy
hy vọng
Ngăn trừ tất cả những niềm
đau.
5/ - Aùnh dương soi sáng
tít chân trời,
Nghiêng bóng bước mau kẻo
trễ thời
Ngôi cũ quay về bao sung
sướng
Khổ đau dứt nghiệt, tinh
thần vui
9/ - Mây đen che khuất lắm
lần rồi
Mắt hẳn sáng sao cả ánh
ngời.
May mắn nhờ tay Trời độ
rồi
Phép mầu tiêu tán bão dông
lui
13/ - Vinh dinh lợi lộc
tránh xa vời
Tiền bạc dẹp qua chẳng để
đời
Hạnh phúc thế kia là thật
đúng
Để dành ân huệ cháu con
noi.
17/ - Lấy trước dựng sau
mới đáng cha
Hối cải những điều lầm đã
qua
Theo hướng đường Trời đừng
chậm trễ
Cuộc đời ngắn ngủi chóng
bay xa
Hãy gắng tâm thành để hiểu
ta.
(6)Những bài thi trên do Đức Thượng Sanh tặng riêng soạn giả. Trong "Les
Messages Spirites" nói bài này của Đức Quan Thánh Đế Quân (tr. 47)
Nhờ được sự dẫn dắt vào đường đạo tận tình của các Đấng mà các Ngài từ đây
thật sự tin tưởng vào Đức Cao Đài. Đàn đêm 14/1/1926 Đức Cao Đài dạy rằng:
Thành tâm niệm Phật
Tịnh, tịnh, tịnh, tỉnh, tỉnh
Tịnh là vô nhứt vật
Thành tâm hành đạo.
Cô Thất Nương Đoàn Ngọc Quế cũng giáng đàn nhắn nhủ : "Em cảm ơn quý anh, xin quý anh gắng công học Đạo, dưỡng luyện
tinh thần, ắt ngày sau đắc đạo. Coi hữu vị làm trọng, đừng ham luyến hồng trần
mà phải đọa. Đôi lời thành thật xin quý anh thương tình gìn giữ. Mắc hầu, em không thể nán lại lâu,
em xin kiếu. Lâu lâu em sẽ về nói rõ".
Sau đó việc xây bàn thay bằng phò Ngọc cơ, hai Ngài Cao Quỳnh Cư
và Phạm Công Tắc làm đồng tử chánh. Vì vậy Ngài Cao Hoài Sang xây bàn riêng nơi
nhà Ngài Cao Quỳnh Diêu rồi dần dần ít đi hầu đàn chánh. Đức Cao Thượng Phẩm
xin với Đấng Cao Đài để lời dạy bảo. Đấng Cao Đài Thượng Đế giáng dạy rằng :
"Nó thật thà, vả lại nó còn mang xác phàm. Ai
dưới thế này đặng trọn vẹn, các con chỉ Thầy coi ?"
Các Ngài đã thọ làm môn đệ Đấng Cao Đài từ lâu
nhưng chưa thờ vì chưa biết cách thức thế nào, nên mới cầu xin cách dạy để thờ,
thì Đấng Cao Đài Thượng Đế dạy: "Đến Chiêu xem cách thức nó thờ Thầy, bảo
nó hiệp một với các con".
Ngày 15/12/Aát Sửu, Thánh Tượng Thiên nhãn được
thượng lên ở nhà Ngài Lê Văn Trung, có mặt các ngài Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh
Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, Nguyễn Trung Hậu và nhiều vị khác nữa. Đấng
Cao Đài giáng cơ dạy: "Thầy vui thấy các con thuận hòa cùng nhau, Thầy
muốn các con như vậy hoài. Aáy là lễ hiến cho Thầy rất trân trọng.
Chẳng
quản đồng tông mới một nhà
Cùng
nhau một đạo tức một cha
Nghĩa
nhân đành gửi thân trăm tuổi
Dạy
lẫn cho nhau một chữ hòa".
Cao Đài Tiên Ông.
Qua đến ngày mồng 9 tháng giêng năm Bính Dần nhằm
vía Đức Chí Tôn, ông Vương Quan Kỳ thiết đàn tại nhà riêng, Đức Thượng Đế giáng
cơ, quan phủ Ngô Văn Chiêu xin Đức Thượng Đế lấy tên mấy người đệ tử mà cho bài
thi Đức Thượng Đế thuận cho :
"CHIÊU,
KỲ, TRUNG độ dẫn HOÀI sanh,
BẢN
đạo khai SANG, QUÍ, GIẢNG thành
HẬU,
ĐỨC, TẮC, CƯ thiên địa cảnh
Hườn,
Minh, Mân đáo thủ đài danh".
Mười hai chữ lớn trong ba câu đầu là tên của 13 vị
môn đệ đầu tiên, vì 2 Ngài Cao Hoài Sang và Võ Văn Sang điểm chung một tên (7).
Đến ngày 25/4/1926 (15-3-Bính dần) thì thiết lễ
Thiên Phong tại nhà Ngài Lê Văn Trung ở Chợ Lớn. Các vị được thọ phong là Ngài
Phạm Công Tắc thọ phong Hộ Pháp, Ngài Cao Quỳnh Cư thọ phong Thượng Phẩm, Ngài
Cao Hoài Sang thọ phong Thượng Sanh, Ngài Lê Văn Trung thọ phong Đầu Sư Thượng
Trung Nhựt, Ngài Lê Văn Lịch thọ phong Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt.
(7) Tiểu sử quan
phủ Ngô Minh Chiêu, Saigon 1962, trang 41)
Các vị sau đây được phong vị để phò cơ :
"Đức,
Hậu phong Tiên đạo phò cơ Đạo sĩ
Cư
phong Tá cơ tiên hạc đạo sĩ
Tắc
phong Hộ giá tiên đồng tá cơ đạo sĩ
Hai ông Thượng Phẩm và hộ Pháp hợp thành một cặp
đồng tử chấp cơ phong Thánh, truyền giáo, lập Pháp Chánh Truyền và Tân
Luật".
Ngoài cặp cơ Cư - Tắc còn có cặp cơ : Sang, Diêu,
Hậu, Đức, Nghĩa, Tràng - Tươi, Chương, Kiên, Đãi, Mai, Nguyên, Mạnh, Phước -
Thâu, Vĩnh. (8)
Vì có nhiều cặp cơ, hơn nữa đàn Cầu Kho không cung
ứng cho hoàn cảnh, nên có thêm 5 đàn nữa là Chợ Lớn, Tân Kim (Cần Giuộc), Lộc
Giang, Thủ Đức, Tân Định.
Để việc phổ độ chúng sanh khỏi bị ngăn trở, các
ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang … tất cả 28 vị đứng tên đưa tờ
khai tịch đạo lên Thống đốc Nam Kỳ là ông Le Fol vào ngày 7/10/1926. vì chế độ
thuộc địa giống như việc cai trị ở chính quốc Pháp, nên tờ khai tịch đạo không
cần đợi chính quyền Đông Dương cho phép, mà coi như tờ thông báo chính thức rồi
hành giáo và truyền giáo. Thật sự không có bản văn kiện nào trả lời hoặc cho
phép về tờ khai đạo trên cả.
Sau khi lập tờ khai tịch đạo, việc phổ độ các tỉnh
được phát triển mạnh. Đến đêm 14 rạng 15 tháng 10 năm Bính Dần (18/11/1926) là
đêm chính thức khai Đạo Cao Đài tại Gò Kén (Tây Ninh) và làm lễ khánh thành
Thánh Thất Từ Lâm đầu tiên của nền Đại Đạo. Những đêm kế tiếp thì lập Pháp
Chánh Truyền, Tân luật. Nền tảng chánh trị Đạo được hình thành từ đó.
(8) Trương Hiến pháp, Đạo sử (bản đánh máy) -
Tây Ninh 1968)
SỨ
MẠNG LÀM XONG
1/ -
Bữa tiệc cuối cùng :
Ngày 18-1-Tân Hợi (13/2/1971) tại Hạnh Đường (đối
diện với Giáo Tông Đường), Hội Thánh đãi tiệc chư chức sắc, chức việc và nhơn
viên công quả, Đức Thượng Sanh đến dự và ban huấn từ :
"Năm canh Tuất chấm dứt, gieo cho dân tộc Việt
Nam biết bao nhiêu thảm họa đau buồn …
trong khi chào xuân mới, người Đạo Cao Đài hy vọng và
cầu nguyện Đức Chí Tôn mở lượng từ bi xoay trở thế cuộc, ban ân huệ cho dân tộc
Việt Thường chóng thoát nạn chiến tranh, sớm vui hưởng đời thanh bình vĩnh cửu.
Được vậy, người sứ mạng thiên hành hóa mới có cơ tận tâm lo dìu dắt nhơn sanh
trên đường giải thoát.
Trong buổi tiệc ủy lao này, sự hiện diện đông đủ
toàn thể Chức sắc cao cấp và nhơn viên công quả, chứng tỏ mối dây thân ái đã
thắt chặt tình huynh đệ thiêng liêng giữa con cái Đức Chí Tôn. Hôm nay đoàn tụ
trong bầu êm ấm vui tươi dưới mái gia đình Đại Đạo. Sự đoàn kết chặt chẽ này
tiêu biểu một sức mạnh phi thường có thể dời non lâp biển. Nếu những quả tim
của tất cả bạn Đạo đều cùng đập một nhịp yêu thương và cương quyết làm tròn
nhiệm vụ. Chúng ta cố gắng giữ gìn cái sức mạnh tinh thần đó còn nguyên vẹn mãi
mãi, để làm nền tảng kiên cố cho cơ quan phổ độ trường tồn đến thất ức niên …
Phần đông Chức sắc có đức tin vững chắc, có quan
niệm rõ rệt về sứ mạng thiêng liêng của mình nên nhứt quyết không để cho ai chi
phối. Mặc dầu giọng kèn tiếng huyễn vẫn luôn to nhỏ bên tai để chực lôi cuốn
theo đường bất hảo …
Hội Thánh quyết giữ vững lập trường tôn giáo thuần
túy, không ra ngoài phạm vi đạo đức vượt mình lên cao hơn những nghị luận của
thế gian, nên phải vướng vào cuộc phiêu lưu chính trị. Nhờ vậy, thanh danh Tòa
Thánh Tây Ninh được nâng cao. Hội Thánh nắm vững những luật pháp chơn truyền
điều khiển bước đạo được điều hòa êm ấm …
Được nuôi dưỡng trong tình thương Đức Chí tôn, Chức
sắc Thiên Phong là bậc Thánh Hiền trong cửa Đạo. Hễ muốn làm bậc Thánh Hiền thì
phải có chức sắc thanh cao, tánh tình phong nhã, phải trau dồi tâm trí cho ra
bậc phi thường, bậc phi thường không sân, si, hỉ, nộ như kẻ phàm phu, phải đi
ngược với thế tình, tức là trọng tinh thần khinh vật chất, ham nhơn nghĩa tránh
tà vạy, bỏ thói kiêu sa, bỏ lòng tự ái. Đó là giữ đúng đức siêu nhiên của một
phần tử trong hàng Thánh Thể Đức Chí Tôn …
Chúng ta phải đồng tâm nhất trí tiếp lực giữ thanh
danh của Tòa Thánh Tây Ninh, uy quyền của Hội Thánh và nhân cách phi thường của
người tu thì dù gặp khó khăn cũng sẽ lướt qua để xây dựng cho nền Đại Đạo một
tương lai sáng lạng và tươi đẹp hơn" … (1)
(1) TT22, ra
ngày 20/2/1971)
Đây coi như bản di ngôn dài nhứt (trên chỉ lược
trích) của Đức Thượng Sanh, nói lên tâm huyết về lập trường cố hữu của Ngài là
phi chính trị, thuần đạo đức. đâu ai ngờ buổi tiệc tân niên này là buổi họp mặt
cuối cùng của Ngài với Chức sắc, công thợ và tín đồ.
2/ - Hội Thánh báo tang :
Ngày 27 tháng 3 năm Tân Hợi (DL 22/4/1971) Hội
Thánh báo tang như sau :
"Hội Thánh lấy làm cảm xúc thông tri cho toàn
thể Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu nam nữ trong toàn quốc hay tin buồn : Đức
Thượng Sanh Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài vừa qui Thiên hồi 17 giờ ngày 26/3/Tân
Hợi, liên Đài quàn tại Giáo Tông Đường Tòa Thánh . lễ tang sẽ cử hành trong 9
ngày theo chương trình ấn định kể từ ngày 27/3/Tân Hợi cho đến ngày 6/4/Tân Hợi
(30 tháng 4 năm 1971) sẽ nhập Bửu Tháp.
Đây là tang chung cho Hội Thánh và toàn Đạo. Để tỏ
lòng tri ân ái kính vô biên, nồng nàn mến tiếc Đức Thượng Sanh, một bậc tiền
bối đại ân nhân đã dày công khai sáng nền Đại Đạo, để tạo hạnh phúc cho nhơn
sanh, trong buổi Tam kỳ phổ độ.
Hội Thánh quyết định cho tất cả Thánh Thất, Điện
Thờ Phật Mẫu cùng các văn phòng của Đạo tại địa phương cũng như tại Tòa Thánh
phải treo Đạo Kỳ rũ. Toàn Đạo nên chay lạc tịnh tâm "Di Lạc Chơn
Kinh" suốt trong những ngày Thánh lễ để cầu nguyện ơn trên, Đức Chí Tôn,
Đức Phật Mẫu và các Đấng thiêng liêng ban hồng ân cho Chơn linh Đức Ngài được
cao thăng Thiên vị".
HỘI
THÁNH
Sau khi đài phát thanh Sài gòn phát tin "Cáo
phó" nêu trên loan khắp miền Nam, ở các Châu Tộc Đạo, Chức sắc, Đạo hữu lũ
lượt đi về Tòa Thánh Tây Ninh thọ tang Đức Cao Thượng Sanh. Ai không về được
thì tổ chức thọ tang tại chỗ, từ miền Trung đến miền Nam đều tổ chức thọ tang
trọng thể. Chính quyền địa phương đến điếu tang. Đặc biệt nhất là tại Tỉnh Thừa
thiên, phái đoàn của Bà Từ Cung đã đến Thánh Thất sở quan, hiến lễ một mâm quả
phẩm và số tiền mặt hai nghìn đồng (rất lớn đối với thời bấy giờ). (1)
Đây là đám tang lớn nhất từ trước đến nay không
phải vì số ngày lễ lâu (Vì theo nghi lễ, Chức sắc cùng phẩm thì cùng số ngày
tang) mà to lớn vì số người tham dự rất đông. Đến nỗi phóng viên báo DÂN MỚI
cho đây là một "Quốc tang" (2) Uy tín Đạo thực sự đã được nâng cao
hơn bao giờ hết.
Đám tang Đức Cao thượng Sanh còn là dịp cho các nhà
lãnh đạo miền Nam hòa thuận với nhau. Trong ngày liên đài nhập Bửu Tháp, ta
thấy Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, tướng Dương Văn Minh, tướng Nguyễn Cao Kỳ …
họ im lặng đi bên nhau. Thường ngày họ vốn là đối nghịch nhau.
Các chính khách, các thân hữu với Tòa Thánh đều có
mặt đông đủ. Đây cũng là dịp cho những ai lầm lỗi với Đạo, với Đức Hộ Pháp quay
về. Ta không lấy làm lạ khi thấy những bộ mặt bỡ ngỡ vì lầm lỗi cũng âm thầm
đưa đám như tướng Nguyễn Thành Phương, tướng Nguyễn Văn Thành v.v… Họ đeo băng
tang để tỏ lòng ăn năn hối tiếc.
3/ - Tuyên dương công nghiệp
Đức Cao Thượng Sanh
Có rất nhiều điếu văn tuyên dương đời hành đạo của
Đức Thượng Sanh. Ta có thể kể : Điếu văn của Hội Thánh Cửu Trùng Đài Nam phái,
điều văn của Hội Thánh Cửu Trùng Đài Nữ phái, điếu văn của Hội Thánh Phước
Thiện, điếu văn của Hội Thánh Hàm phong và các ban bộ …
Điếu văn của các tôn giáo bạn có : Văn tế của Minh
Thiện Đạo, Diêu Trì Phái (Sài gòn), Giáo Hội Phật Giáo Bửu sơn Kỳ Hương v.v…
Dưới đây là bản tuyên dương công nghiệp của Hội
thánh Hiệp Thiên Đài :
"Nhơn cuộc lễ này, tôi (Trương Hiến Pháp) xin
tuyên dương công nghiệp của Đức Cao Thượng Sanh về cả hai phương diện Đạo lẫn
Đời.
Về mặt đời :
Nói đến ông, ai ai trong giới công chức và đồng bào
tại thủ đô đều hiểu rõ thanh danh của ông là một công chức đúng mực thanh liêm
(3).
Là nhà chí sĩ thương dân yêu nước, ông thường giao
du với hai ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc. Cả ba ông là nhạc sĩ lừng danh
trong giới âm nhạc tại Thủ đô Sàigòn. Hai ông Cư và Sang được coi như các bậc
Thầy. Sau khi ông Cư đăng Tiên, ông Sang được coi như bậc "hậu tổ".
Ban Aâm Nhạc Đạo Cao Đài đã nhờ Ngài chấn chỉnh rành mạch thêm … Mất Đức Ngài,
giới âm nhạc trong toàn quốc nói chung và trong Đạo Cao Đài nói riêng, đã mất
một nhạc sư cự phách. Đáng tiếc thay.
(3) Xem thêm "Thượng Sanh Cao Hoài
Sang" cùng người viết. )
Về
mặt Đạo :
Ngày rằm tháng 3 năm Bính Dần ông Cao Hoài Sang đắc
phong Thượng Sanh một lượt với Đức Hộ Pháp và Đức Cao Thượng Phẩm. Từ đây về
mặt hữu hình chưởng quản tối cao của Hội Thánh HTĐ không còn nữa.
Từ khi trở về tái thủ phận sự nơi Tòa Thánh, Đức
Thượng Sanh đã tìm đủ mọi phương pháp để đem lại sự điều hòa trong cửa Đạo, để
toàn Đạo được hưởng thái bình hạnh phúc.
Những tưởng Đức Ngài đến với sứ mạng Thiêng liêng
để hoàn thành cơ nghiêp Đạo, thì chắc Ngài phải được sống lâu vớ bổn Đạo để tồn
tại với Đại nghiệp Đạo đến cùng. Nào ngờ đâu, ta muốn vậy mà Trời đâu cho vậy….
Đã đành rằng chúng ta phải thương tiếc một Đấng
Lãnh tụ anh minh như Đức Thượng Sanh. Thương tiếc bao nhiêu thì phải noi gương
của Đức Ngài bấy nhiêu để gặt hái được một phần công quả hữu ích cho Đạo và
chúng sanh nhờ ! Đó là sự đền đáp công ơn của bậc tiền bối đã dày công xây
dựng, lưu lại một sự nghiệp vĩ đại cho chúng ta thừa hưởng.
Vậy chúng ta hãy đứng lên và đồng tâm hiệp lực tiếp
tục xây đắp nền Đạo cao thêm mãi để khỏi phụ ơn của tiền nhân chúng ta …"
(4).
(4) Tuần báo Dân
mới số 58, 1971. )
Để bổ sung cho phần công nghiệp Đời ở trên chúng
tôi xin trích lời cảm tưởng của ông Nguyễn Văn Thinh, Giám đốc Trường Quốc gia
Aâm nhạc Sàigòn, đọc trước khi hòa tấu cổ nhạc hiến lễ tại Cửu Trùng Thiên nhân
ngày Đại tường của Đức Cao Thượng Sanh lúc 20 giờ ngày 15 tháng 10 năm Nhâm Tý
(DL : 20/11/1972) nơi Đại Đồng xã :
"Đại diện nhóm thân hữu và tài tử quốc nhạc cổ
truyền Đô Thành đến kính bái phủ phục nơi tôn nghiêm uy nghi này nhân lễ Đại
Tường. Tôi tự nhận là một vinh hạnh tột bực trong đời tôi.
Vinh hạnh nhờ được hầu hết anh em lớn nhỏ trong
giới tài tử tri âm đặt trọn lòng tin tưởng nơi tôi để nói lên nỗi lòng chơn
thành của mình, của giới tài tử tri âm đối với Đức Thượng Sanh, người đã có
công rất lớn với ngành mỹ thuật cổ truyền nước nhà.
Nhờ Đức Ngài khuyến khích và chẳng nệ công khó nhọc
sáng tác để phổ biến truyền bá trong đại chúng hâm mộ cổ nhạc. Những ca phẩm
đặc sắc về phương diện văn chương, nên đã cứu vãn và quân bình được một tình
thế suy kém gần sụp đổ của nền nhạc cổ truyền trước sức lấn áp ồ ạt lôi cuốn
của một loại nhạc ngoại lai.
Thật vậy, nếu Đức Ngài chẳng quan tâm lưu ý đến
tiền đồ quốc nhạc thỉ chỉ trong vòng đôi ba mươi năm là cùng, môn mỹ thuật ca
nhạc điệu thính phòng thuần túy Việt Nam của giới tài tử chắc chắn sẽ biến mất
trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Do vậy, để cụ thể hóa lòng tri âm đó và với trọng
tâm nêu cao thiên tánh cùng công trình xây dựng trong quá khứ của Đức Thượng
Sanh là bậc nhơn tài của đất nước, bậc hiền sĩ ôn hòa thuần chính. Đức cao
trọng vọng hiếm có, một đồng môn phái cùng Đức Ngài và được duyên giao hảo hạnh
ngộ với Đức Ngài trên 40 năm, đã soạn lời phổ vào nhạc phẩm Ngũ đối hạ. Nội
dung bài ca gồm 5 đoạn gọi là Ngũ đối liên tiếp và tuần tự đều đạt sự trạng :
Kim bằng, tri âm, tao nhơn, gia đình, đạo đức liên quan đến Đức Ngài, sẽ được
tấu trình hiến dâng lễ nhạc. Thân hữu cũng xin trình bày kế tiếp bản Ngũ đối ai
để tưởng niệm Đức Thượng Sanh.
Phần chót lễ vọng bái Đức Thượng Sanh được hoàn tất
bằng một lớp diễn xuất ca nhạc kịch phỏng soạn nhờ cảm hứng bài ca Văn Thiên
Tường tựa "Hạng Võ biệt Ngu Cơ" của Đức Ngài sáng tác từ lâu".
(5)
4/ - Đức Cao Thượng Sanh
giáng cơ :
Ngày hôm sau quy Thiên, Đức Cao thượng Sanh giáng
cơ tại Cung Đạo, Đền Thánh lúc 20 giờ đêm 27 tháng 3 năm Tân Hợi.
THƯỢNG
SANH
Chào mừng chư Chức sắc Thiên phong
Chư Đạo hữu nam nữ.
Bần Đạo lấy làm vui sướng được thoát nơi phiền lụy
cái kiếp sanh con người, chỉ có giải thoát là quý hơn hết.
Hôm nay, Bần Đạo đến để thỏa mãn sự yêu cầu của quý
vị, Bần Đạo không có gì hơn là bài thi đã cho lúc Bần Đạo tái thủ phận sự,
nhưng xin sửa hai câu đầu như vầy :
Từ
lúc đưa tay nắm Đạo quyền
Nguyện
đem thi thố tấm trung kiên.
Kỳ
dư đều để y như cũ.
Bần
Đạo còn rất nhiều Đạo sự, không tiện ở lâu, xin kiếu.
Thăng.
Bài thơ mà Đức Ngài làm vào tháng 7/1970 hai câu
đầu như thế này :
Hội
Thánh mời giao nắm Đạo quyền,
Mười
ba năm một dạ trung kiên
Rõ ràng Đức Ngài biết mình chỉ giúp Đạo hơn 13 năm
thôi. Và bài thơ trọn vẹn để dâng hiến lễ Ngài hàng năm là :
Từ
lúc đưa tay nắm Đạo quyền
Nguyện
đem thi thố tấm trung kiên
Độ
đời quyết lánh vòng danh lợi,
Trau
chí tìm noi bậc Thánh hiền.
Từ ái làm nền an thổ võ
Đức ân dụng phép tạo nhơn duyên,
Những mong huệ trạch trên nhuần gội,
SỨ MẠNG LÀM XONG giữ trọn nguyền.
(5) TT số 65, ra ngày 30/11/1972 , tr.9-10 )
Kể từ ngày mùng 9 tháng
Giêng năm Bính Dần (1926) Đức Chí tôn đã nhận 12 đệ tử đầu tiên của Đạo Cao Đài
(6), thì giai đoạn đầu đó do Đức Ngô Minh Chiêu dìu dẫn. Từ ngày khai Đạo (18/11/1926 ), cơ phổ độ do Đức Cao
Thượng Sanh (1957-1971) lãnh đạo. Tất cả là 5 vị (số 5 là số tham thiên lưỡng địa), nền Đạo
tính vừa đủ 45 năm. 1/- Ngô Minh Chiêu : (từ tháng 2 đến tháng 11/1926) dìu dẫn 9
tháng. Số 9 là số Cửu Trù (hay Cửu Thiên Khai Hóa) của Hà Đồ. Số 9 là số đặc
biệt của Chí Tôn.
2/ - Cao Quỳnh Cư :
(1926-1929) xây dựng nghiệp Đạo 4 năm là số Tứ Tượng trong Kinh Dịch hay
Tứ Thời (Ngọ, Dậu, Tý, Mẹo trong 4 thời dâng lễ Đức Chí Tôn).
3/ - Lê Văn Trung :
(1929-1934) chưởng quản Đạo sự trong 5 năm. Số 5 là số Tham Thiên (3), Lưỡng Địa (2).
4/ - Phạm Công Tắc : (1935-1956) 21 năm, trừ gần 1
năm an trí ở Di Linh, Sơn La và 5 năm hơn bị đày ở Madagasca còn lại là 15 năm.
Số 15 là số sinh thành của Hà Đồ. "Số Trời 5 hợp cùng số đất 10 ở Trung
ương mà sinh Thổ" (Thiên ngũ dử Địa thập hợp ư Trung nhi sinh Thổ - PHƯƠNG
DỰC TÔN,Tung Sơn độc châu Dịch ký, quyển I, trang 3) tức là 15.
5/ - Cao Hoài Sang : (1957-1971) cầm quyền Đạo
trong 14 năm (hay hơn 13 năm cũng vậy) báo hiệu cho thời Thái Dương của các Cao
Đồ chấm dứt (12 giờ trưa là Cực dương của Thái dương tính theo Tứ Thời), bước
sang 13 hay 14 giờ là bắt đầu thời Thiếu âm (vì cực dương sinh âm) của Thập Nhị
Thời Quân mà khởi đầu là Thời Quân Hiến Pháp.
Đức Cao Thượng Sanh thay mặt các vị Cao Đồ chấm dứt
thời khai nguyên Đại Đạo bằng câu:
"SỨ MẠNG LÀM XONG giữ trọn nguyền".
Những điều trên có tương quan và có bí pháp gì
không ?
Bảo
Pháp Chơn Quân
NGUYỄN
TRUNG HẬU
I/-
PHẦN ĐỜI
Nguyễn Trung Hậu sinh ngày mùng 5 tháng 3 năm Nhâm
Thìn (01/04/1892) tại xã Bình hòa, tỉnh Gia Định (nay là quận Bình Thạnh), con
ông Nguyễn Phục Lễ, tức Nguyễn Văn Nhiêu, bút hiệu Tiết Văn, đông y sĩ, làm bốn
khóa Hội đồng địa hạt làng An Thịt, Gia Định, và bà Lê Thị Cơ người gốc Bình
Định. tốt nghiệp trường sư phạm Gia Định (Eùcole normale de Giadinh) tháng 2
năm 1911 Người được bổ làm giáo viên tại một trường ở đường Taberd mà hồi trước
gọi nôm na là trường "sở cọp". Sau trường này bị bãi bỏ mới về dạy
tại trường tiểu học đường Richaud, nay là đường Nguyễn Đình Chiểu. Đến năm 1919
làm thơ ký cho ông giám đốc các trường tiểu học Sàigòn. Năm 1922, từ chức để
giám đốc trường tư thục Internat primaire de Dakao tại đường D'Ariès, nay là
đường Huỳnh Khương Ninh. Đến năm 1926, vì làm ăn sa sút, ngày 23/6/1926
(14/5/Bính Dần), Người có cầu hỏi Đức Chí Tôn, coi nên tiếp tục hay để cho sụp
đổ, thì Thầy dạy :
Con
muốn làm sao tự ý con,
Nhà
nghèo nhơn nghĩa miễn vuông tròn.
Thầy
đâu nỡ để môn đồ cực,
Mối
đạo giữ cho ngàn thưở còn.
Đến ngày 04/08/1926 (21-7-Bính Dần), Người tự thấy
không thể đứng vững được nữa với cái trường "Internat de Dakao" nên
cùng với ông đốc Đoàn Văn Bản thỉnh giáo Thầy lần nữa (mỗi người thỉnh giáo
việc riêng của mình), thì Thầy giáng cho mỗi người một bài thi, trong đó bài
thi cho Thuần Đức như sau :
Cái
khiếu thông minh con ở đâu ?
Kêu
Thầy mà hỏi việc cơ cầu.
Hễ
là quân tử chi màng việc,
Hễ
biết điều cao bớt việc sầu.
Theo lời dạy của Đức Chí tôn, Người giao trường lại
cho ông Huỳnh Khương Ninh rồi gia nhập phong trào Tôn giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ.
Những năm sau đó, thỉnh thoảng Người có làm giáo sư
Pháp văn trường Hưng-Việt, trường Nguyễn Anh Bổn (trường Nguyễn Phan Long cũ),
trường Nguyễn Du …
Năm 1930-1931, Người vừa viết báo cho Đuốc-Nhà-Nam,
Hoàn Cầu Tân Văn của ông Nguyễn Háo Vĩnh, vừa làm chủ bút tờ tạp chí Pháp văn
La Revue Caodaiste và năm 1932 làm chủ bút nguyệt san Đại Đồng của Liên hòa
Tổng Hội do ông Nguyễn Phan Long lãnh đạo.
Đến năm 1934, vì bệnh hoạn liên miên, nhờ ông Cai
tổng Trương Vinh Quy và ông Phán Của giúp đỡ từ Cầu Kho (Saigon) về nương ngụ
tại số 186/42 đường Ngô Tùng Châu (nay là 101/71, đường Nguyễn Văn Đậu, quận
Bình Thạnh) cho tới ngày qui vị, thọ 70 tuổi.
Người và Bà Diệp Thị Nguy (thường gọi là Diệp Thị
Quy con của ông Diệp Văn Chỉ và bà Dương Thị Kiển) kết hôn ngày 4/10/1919
(11/8/Kỷ Mùi) sanh được 8 người con, 5 trai, 3 gái. Các con cùng với hầu hết
dâu, rễ đều noi ý cha theo nghiệp Đạo (người con thứ tư Nguyễn Trung Hiếu không
có lập gia đình).
II/ - PHẦN ÐẠO
Vào đầu tháng giêng năm 1926, Người nghe tin quí
ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang cầu cơ Tiên giáng cho thi hay
lắm. Người đến nhà ông Cư xem coi tình hình và được bài Thánh huấn đầu tiên của
Đức Chí Tôn đến với tá danh "A-Ă-Â" :
THUẦN
văn chất, ĐỨC tài cao,
Tên
tuổi làng thơ đã đứng vào.
Non
nước muốn nêu danh tuấn kiệt,
Đến
hồi múa bút vụt cờ Mao. (1)
Vì điểm danh đúng bút hiệu Thuần Đức, nên Người đã
có niềm tin. Một hôm khác, trong một buổi xây bàn, Người bạch cùng Đấng A-Ă-Â
rằng :"Tôi còn nhớ hai câu đối thuở nay chưa ai đối được, nên xin đem ra
nhờ Ngài đối chơi cho vui". Đức A-Ă-Â đáp : "Bần Đạo xin hầu đối,
nhưng nếu đối ra không chững, quí vị chớ cười mà niệm tình bần đạo mà chấn
chỉnh lại cho".
(1) Theo các tài
liệu sử Đạo thì câu này là :
"Đến hồi
búa việt giục cờ mao" )
Nhưng theo thủ bút của Thuần Đức thì ghi như trên.
Câu đối của Thuần Đức ra :
"Ngồi
yên ngựa đừng bò con nghé"
Đức A-Ă-Â đối lại :
"Cỡi
lưng trâu chớ khỉ thằng tê"
Thuần
Đức ra : "Ngựa chạy mang lạc"
Đức
A-Ă-Â đối lại : "Cò bay le bè"
Tất cả những người có mặt đều hết sức phục tài Đức
A-Ă-Â. Cũng vì đó Thuần Đức nhập môn theo Đạo Cao Đài từ thuở ban đầu và đêm 14
rạng rằm tháng 3 năm Bính Dần (25 rạng 26/4/1926) thọ Thiên phong Tiên Đạo phò
cơ Đạo sĩ, cùng với ông Trương Hữu Đức.
Người với ông Trương Hữu Đức lãnh lịnh đi phổ độ
trong các tỉnh Chợ Lớn, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Định Tường, Bến Tre.
Ngày 13/2/1927 (12/1/Đinh Mão), Ngài thọ Thiên
phong BẢO PHÁP.
Nguyên Đức Chí Tôn có cho biết tiền thân của Ngài
Bảo Pháp là Xích Tinh Tử và của Ngài Hiến Pháp là Từ Hàn Đạo Nhơn, ngày
31/7/1027 (3-7-Đinh Mão) may được Quỉ Cốc đại tiên giáng đàn, hai Ngài mới xin
cho mỗi người một bài thi kỷ niệm.
Bài thi của Ngài Bảo Pháp như sau :
Đỏ
đỏ một vừng ấy Hỏa tinh,
Nhà
Châu tên tuổi đã rành rành.
Tam Kỳ tái thế an thiên hạ,
Hậu nhựt thành công hậu hứng tình.
Theo Châu tri ngày 1/4/1933 (7-3-Quí Dậu) Ngài giữ
Q . Chưởng Pháp Cửu Trùng Đài.
Năm 1934, Ngài về dưỡng bịnh tại Gia Định (Cây
Quéo).
Đầu tháng 5 năm 1957 (tháng tư Đinh Dậu) Ngài cùng
với Đức Thượng Sanh và quí vị Thời Quân về Tòa Thánh tái thủ phận sự. Ngày
14/5/1957 (15-4-Đinh Dậu) Ngài được Hội Thánh cử làm Giám đốc Hạnh Đường dạy
lớp bồi dưỡng Giáo Hữu và Lễ Sanh, đúng theo chơn truyền của Đạo. Cũng trong
thời gian này Ngài thành lập lại ÐẠO ĐỨC VĂN BÀN mà trước đây do Ngài Cao Tiếp
Đạo bút hiệu Huyền Quang, Chánh Đức đứng ra thành lập vào năm 1950 và chỉ hoạt
động được 2 năm. ngài dạy về niêm luật Đường thi được nhiều người hưỡng ứng nên
sau ngày cải táng Ngài về đất dành riêng cho Thập Nhị Thời Quân thì quí thi gia
trong Đạo Đức Văn Đàn có xuất bản tập HOÀI NIỆM THUẦN ĐỨC TIÊN SINH (năm 1974,
Giáp Dần). Tập Hoài Niệm này được Ngài Hiến pháp, Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài
ghi "Lời hoài cảm".
Sau đó do bịnh hoạn và vì tuổi già sức yếu (bị
huyết áp cao) ngày 24 tháng 12 năm 1958 (Rằm thang11 năm Mậu Tuất) Ngài trở về
Gia Định dưỡng bịnh. Trong cuộc chính biến ngày 11-11-1960, do nhóm người tổ chức
đã tự ý để tên Ngài vào bản tuyên ngôn nên sau đó Ngài bị nhà cầm quyền Sàigòn
cũ tạm giữ một tháng năm ngày từ ngày 18/11/1960 đến 22/12/1960. Trong thời
gian bị tạm giam, Ngài có làm 12 bài thi. Trong bài cảm thuật có 2 câu:
Ai biết ta chăng ta tự biết,
Riêng hiềm có miệng cũng như câm.
Từ đó Ngài sống thanh đạm tại Gia Định với các con
an hưởng tuổi già. Ngài vẫn còn làm thơ và xướng họa với các bạn Đạo và các môn
sinh trong Đạo Đức Văn Bàn qua đường bưu điện. Ngài cũng thường làm thơ tự
thuật, tả cảnh, tả tình gói niềm tâm sự trong các vần thơ và cũng trong thời
gian này Ngài thường xướng họa thơ với các thi sĩ lão thành trong Nam Phong Thi
Xã.
Sau cơn bạo bịnh kéo dài đúng một trăm ngày, Ngài
thoát xác về với Thầy, Mẹ tại Gia Định vào lúc 16 giờ 50 ngày mùng 7 tháng 9
năm Tân Sửu (16/10/1961). Tang lễ được Hội Thánh cử hành theo lễ Đạo trong 5
ngày và tạm an táng tại nghĩa trang gia đình của ông Bảy Bích tại Cây Quéo.
Ngày mùng 4 đến ngày mùng 7 tháng 9 năm Giáp Dần
(18 đến 21/10/1974) Hội Thánh do Ngài Hiến Pháp, chưởng quản Hiệp Thiên Đài đã
đích thân ra lịnh tổ chức lễ cải táng di thể Ngài Bảo Pháp như sau :
Ngày 4-9-Giáp Dần : khai mộ do Trưởng Huynh Giáo sư
Ngọc Minh Thanh (bấy giờ là Khâm Trấn Đạo Sài gòn Gia Định) và Trưởng huynh
Giáo sư Thái Hồ Thanh, chưởng quản Nhà Thuyền Bát Nhã trực tiếp theo dõi đôn
đốc hành sự. Thi thể Ngài còn nguyên vẹn như lúc mới thoát xác, nên việc xếp
ngồi kiết già và liệm vào liên đài rất thuận lợi.
Ngày 4 và 5-9-Giáp Dần : Liên Đài quàn tại tư
đường, ở Cây Quéo - Gia Định, Hội Thánh hành lễ tế điện theo nghi thức Đạo.
Ngài Hiến Pháp cùng Hội Thánh lưỡng đài, Hội Thánh Phước Thiện và đồng đạo đến
tận nơi niệm hương cầu nguyện.
Ngày 6-9-Giáp Dần : 6 giờ sáng, di liên đài kỵ Long
Mã (bông Long Mã trên ô tô) về Thánh địa Tòa Thánh Tây Ninh, có hiền huynh Sĩ
Tải Khoan, lễ sĩ và đại diện gia đình đứng hầu trên Long Mã. Vào lúc 15 giờ 30,
liên đài quàn tại Báo Aân Từ . Hội Thánh tếp tục hành l64 tế điện và cầu siêu.
Ngày 7-9-Giáp Dần : 7 giờ sáng di liên đài qua Đền
Thánh, Thỉnh Bửu ảnh vào kỉnh lễ Đức Chí Tôn và sau đó liên đài kỵ Long Mã
thẳng ra đất Thập Nhị Thời Quân tại Ao Hồ theo nghi thức Đạo. Sau bài cảm tưởng
của Ngài Hiến Pháp và các bài tưởng niệm của Quí Chức sắc Thiên Phong, thứ nam
NGUYỄN TRUNG NGHĨA, quyền Trưởng nam, cùng toàn Đạo đã cử hành trọng thể lễ cải
táng di hài của tiên phụ. Tiếp theo Ban tổ chức hành lễ liên đài nhập bửu tháp,
đúng 13 năm sau ngày Ngài Bảo Pháp thoát xác.
III/ - SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
1/ - PHẦN ÐẠO :
Ngoài việc làm chủ bút tạp chí Pháp văn "La
Revue caodaiste" Ngài đã sáng tác những sách Đạo Cao Đài dưới đây :
- Luận Đạo vấn đáp (1927)
- Tiên Thiên tiểu học (1927), Hội Thánh tái bản năm
1955.
- Bài thuyết đạo
- Châu thân giải
- Ăn chay
- Đức Tin
- Chơn lý (1928)
- Đại Đạo căn nguyên (1930) Thánh Thất An Hội Kiến
hòa tái bản năm 1957
- Thiên Đạo (1955) cùng viết với Ô.Phan Trường
mạnh.
- Luân hồi quả báo (1956) cùng viết với Ngài Khai
Đạo Phạm Tấn Đãi.
2/ - PHẦN ĐỜI :
Ngoài việc viết báo như đã trình bày ở phần trên.
Ông Thuần Đức có dịch đăng báo một số ít tiểu thuyết từ Pháp văn ra Việt văn.
Nhưng sự nghiệp thi phú của Người là nổi bật hơn hết.
Người bước vào làng thơ năm 19 tuổi (1911) với bài
tự thuật có hai câu chuyển kết :
Cạn
trần chưa biết ai là bạn,
Liều
với xuân xanh bút một ngòi.
Và bài thơ cuối cùng của Người đề ngày 30/6/1961,
đúng 108 ngày trước ngày Người về chầu Đức Chí Tôn, là bài "THÔN CHIỀU
BUỒN", trong đó có cặp trạng báo trước tâm sự người sắp ra đi :
Khoanh
tay đứng ngóng thuyền xa bến,
Đứt
ruột ngồi nghe nhạn gọi đàn.
Sự nghiệp thi phú của Thuần Đức bao gồm ba thời kỳ
chủ yếu :
a/ - Thời niên thiếu :
Thời kỳ xướng họa với các thi hữu trong NGƯU GIANG
THỊ XÃ trong các năm 1918-1920. trong thời gian này người có sáng tác bài XUẤT
GIA (1919) mà ngay cả chúng tôi là các con trong gia đình cũng ngộ nhận rằng
Người sáng tác bài XUẤT GIA trong thời gian tái thủ phận sự Đạo vào năm
1957-1958. Sau này, khi thu tầm lại tài liệu, bút tích của Người để soạn quyển
Thuần Đức Thi Hiệp Tuyển, tôi mới tìm được sự thật của thời gian sáng tác bài
thi. Như vậy, Người đã có tư tưởng thoát tục trước khi được Đức Chí Tôn dưới tá
danh A-Ă-Â điểm danh, trùng hợp với khoảng thời gian Đức Ngô Minh Chiêu nghe
hồng danh Đức Cao Đài tại tỉnh Tân An khoảng tháng 12 năm Canh Thân (đầu năm
1920).
b/- Thời kỳ đã nhập môn Đạo CAO ĐÀI :
Trong thời gian này, Người sáng tác những bài thi
thuần tôn giáo, như bài DƯỚI CHÂN THẦY, ĐAÏI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ …
c/ - Thời kỳ tái thủ phận sự Đạo :
Trong thời gian này, Ngài thường xướng họa với quý
vị Chức sắc Đại Thiên Phong, như Đức Thượng Sanh, Ngài Cao Tiếp Đạo, Ngài Bảo
Văn Pháp Quân … và quí thi gia trong Đạo Đức Văn Đàn.
Khai
Pháp Chơn Quân
TRẦN
DUY NGHĨA
I/-
PHẦN ĐỜI
Ngài Khai Pháp quí danh là Trần Duy Nghĩa, sanh năm
1889 tại Gò Công, trưởng thành trong một gia đình nho phong. Đức tính hòa hoãn,
đạo hạnh, làm thơ ký Sở Hỏa Xa Sài gòn, được bạn đồng sự yêu mến, tư gia Ngài
bên cạnh ga xe lửa, hiện nay là tiệm cơm chay TÍN NGHĨA (đường Trần Hưng Đạo,
Sài gòn).
I/ - II/ - PHẦN ÐẠO
NĂM 1926 (Bính Dần), Ngài nhập môn cầu Đạo và đắc
thọ Thiên Phong Khai Pháp Chơn Quân (1926) phò cơ phổ độ.
Năm 1930 Ngài nhận lãnh trách vụ Quyền Ngọc Chánh
Phối Sư vì Hội Thánh Cửu Trùng Đài thiếu Chức sắc cao cấp để tránh sự khủng
hoảng Hành Chánh Đạo.
Năm 1937 Ngài trở về Hiệp thiên Đài nhận chức
Chưởng Quản Phước Thiện. Nhờ đức tánh hòa ái, Ngài được trên dưới kính mến. Có
thể nói cho đến ngày nay, các tín hữu Phước Thiện vẫn còn luyến tiếc một Chơn
quân mẫn cán tài năng, dìu dắt Cơ quan vững bước trên đường Đạo sự.
Năm 1941, Ngài bị Chánh phủ Pháp đày qua Mã Đảo với
Đức Hộ Pháp khép vào tội chánh trị phạm cùng với Đức Hộ Pháp đó chỉ là hình
thức hạn chế việc phát triển nền Tân Tôn giáo.
Năm 1945, Ngài được trả tự do, sau 5 năm tù đày khổ
hạnh, nhưng khám đường chỉ là nơi nung rèn khí tiết đối với Ngài. Vì thế Ngài
lại nhận nhiệm vụ mới là Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh.
Năm 1953, sau khi nhìn lại quãng đường đã đi Ngài
quyết định bớt việc Văn phòng để vào Trí Giác chập định.
Năm 1954, giúp đời nâng Đạo chưa toại nguyện, tuổi
già đưa Ngài về cõi Thiêng liêng hằng sống, hưởng thọ 66 tuổi (22-01-Giáp Ngọ).
Hiến Pháp Chơn Quân
TRƯƠNG
HỮU ĐỨC
I/-
PHẦN ĐỜI
Ngài Hiến Pháp tên thật là Trương Hữu Đức sanh ngày
mùng 2 tháng 2 năm canh Dần (1890) tại làng Hiệp Hòa, (Chợ Lớn) con của ông
Trương Văn Tựu (Thiên Phong Giáo sư phái Ngọc) và bà Lê Thị Nhụy.
Ngài làm việc tại Sở Hỏa Xa Sài gòn, sau bị buộc
sang làm thông dịch viên cho Sở Mật Thám Nam Kỳ. Đến năm 1952, Ngài về nghỉ hưu
ở Hiệp Hòa.
II/ - PHẦN ÐẠO
Năm 1925,Ngài sang nhà ông Cao Quỳnh Cư quan sát
các ông Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang và Cao Quỳnh Cư xây bàn. Ngài hoài nghi
nên về tập làm thử thì vong lunh người anh nhập bàn cho hai vị thuốc trị lành
bệnh hậu của Ngài trên 20 năm qua. Ngài lại bắt chước Đức Phạm Hộ Pháp chấp bút
chỉ được cho thi một lần duy nhất :
Minh
Đức mừng nay đã gặp Thầy
Chẳng
còn ao ước cái không hay
Mừng
câu Âu, Á càng thêm mặt
Mừng
cậu côn đồ đã chịu chay.
Ngài khai đạo (15-10-Bính Dần) Ngài đắc phong Hiến
Pháp, hợp cùng Bảo Pháp là cặp cơ truyền Đạo. Lắm lúc phải đi suốt đem, có đêm
Ngài phải lên tận chùa Gò Kén để chấp cơ cho nhơn sanh nhập môn cầu đạo.
Ngài cũng nhờ ơn trên bố hóa mà trị được các bệnh
phù thủng, dịch tả, cảm … huyền diệu trị bệnh bằng nhân diện chỉ xảy ra trong
giai đoạn đầu mà thôi và chấm dứt huyền diệu đó vào năm 1927 khi có lệnh ngưng
cơ bút.
Khi còn làm việc ở Sở Mật Thám Nam Kỳ Ngài đã cứu
Đạo ra khỏi sự hiểu lầm trầm trọng. Vốn là Đức Cao Thượng Phẩm ban hành bản
"Cáo phó chúng sanh", ngoài bìa có đề : Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà
không có chứa chữ Hán nên Nha Tổng Giám đốc Sở Mật Thám Hà Nội dịch là
"Đạo lớn cứu vớt ba kỳ". Ngài phải dịch là "Đạo lớn mở lần thứ
ba".
Năm 1955, khi quốc gia hóa quân đội Cao Đài, Ngài
mới trở về Tòa Thánh làm việc. Năm 1956 Ngài cùng Ngài Bảo Thế thay mặt Hội
Thánh ký thỏa ước Bính thân, cam kết Đạo không làm chính trị.
Mặc dù Ngài không nhận đại diện cho phong trào Hòa
Bình Chung Sống nhưng vẫn bị chánh uyền cấm trú 2 năm tại Sài gòn.
Năm 1962 Ngài về Tòa Thánh nhận chức vụ Chưởng Quản
Bộ Pháp Chánh, Trưởng Ban Kiểm Duyệt, Ban Đạo Sử rồi Quyền Chưởng Quản Hiệp
Thiên Đài, sau đó lên thực thụ.
Thời Trưởng Ban Đạo sử, theo Thánh giáo của Đức Hộ
Pháp (1969) Ngài chỉ đạo Hiền Tài Trần Văn rạng soạn quyển Đại Đạo Sử Cương,
quyển sử đầu tiên đươc in ấn trong Đạo Cao Đài.
Thời Chưởng Quản HTĐ, Ngài tiếp tục xây dựng cơ sở
Đạo, phò cơ với Ngài Khai Đạo phong ba vị Bảo Quân và ba vị Phối Sư. Vì tuổi
già sức yếu, Ngài quy Tiên năm 1976, hưởng thọ 86 tuổi.
Tiếp Pháp Chơn Quân
TRƯƠNG VĂN TRÀNG
I/- PHẦN ĐỜI
Ngài Tiếp Pháp Chơn Quân thế danh
là Trương Văn Tràng, sanh ngày 25-10-Quý Tỵ (1892), tại Bình
Thạnh (Biên Hòa), trong một gia đình nho phong. Thuở thiếu thời theo học Hán
văn với người cậu, sau theo học trường Việt Pháp. Khi ra trường, phụ mẫu Ngài
định lo bề gia thất và làm việc tại Sở Hỏa Xa Đông Dương (Sài gòn) và ghi tên
theo học trường Hàm Thụ ở Pháp.
II/ - PHẦN ÐẠO
Vào một đêm tại tư gia Ngài Trần Khai Pháp, Ngài
gặp Đức Phạm Hộ Pháp và Đức Cao Thượng Phẩm đang phò cơ liền vào quỳ lạy được
Đức Chí Tôn kêu tên dạy : "Con hãy sửa soạn đi theo mấy anh con mà hành
Đạo". Nhờ dó, lòng chuộng Đạo được phát triển, Đức Chí Tôn chỉ định cùng
Ngài trần Khai Pháp là cặp cơ phổ độ.
Ngày 24/12/1926 Ngài được đắc phong Tiếp Pháp tại
Từ Lâm Tự (Tây Ninh). tuy phải bận sinh kế, Ngài vẫn hằng lo nghiệp Đạo, nên
lập tại Cây Đào (Biên Hòa) một Thánh Thất hiện nay vẫn còn.
Năm 1949, Ngài trọn phế Đời hành Đạo, được Đức Phạm
Hộ Pháp, Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài giao làm bí thư. Năm 1953, Ngài Trần Khai
Pháp liễu Đạo, Ngài cầm quyền Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh. Năm 1956, Đức Phạm Hộ
Pháp xuất ngoại, cơ Đạo bất an, Ngài lui về nghỉ tạm. Đến tháng 4 năm 1957, trở
lại cầm quyền Bộ Pháp Chánh. Ngoài việc lo hành chánh Đạo, Ngài còn gia công
sáng tác nhiều sách Đạo, nhất là quyển "GIÁO LÝ ĐAÏI ÐẠO" được Đức
Phạm Hộ Pháp và nhiều học giả tán thưởng.
Mùa thu năm Giáp Thìn (1964), Ngài ngọa bịnh phải
điều trị tại Sài gòn, cơn bịnh gần tuyệt vọng. Ngài xin Hội Thánh lập đàn cơn,
được Ngài Trần Khai Pháp dạy Hội Thánh xuống nhà thương Grall rước Ngài về Tòa
Thánh. Sau 7 ngày cầu nguyện và thuốc thang, Ngài bình phục sức khỏe. Nhưng
thiên thơ đã định, vào ngày 15 tháng 1 năm Aát tỵ (16-2-1965), khoảng 17 giờ
Ngài thoát xác qui hồi cựu vị, hưởng thọ 73 tuổi.
Bảo
Đạo Chơn Quân
CA
MINH CHƯƠNG
I/-
PHẦN ĐỜI
Ngài Bảo Đạo quí danh là Ca Minh Chương, sanh năm
Giáp Tý (1864) tại làng Mỹ Lộc, tổng Phước Điền Trung, quận Cần Giuộc (Chợ
Lớn), nay thuộc tỉnh Gò Công.
Ngài trưởng thành trong một gia đình thuần phong
nho giáo nên hấp thụ đươc tinh thần đạo đức. Bản tính Ngài ôn hòa khiêm cung,
được tiếng là người con chí hiếu. Thêm vào lòng quảng đại thương đời, dân trong
làng đề bạt Ngài làm hương Bộ. Với chức vụ này trong thời Pháp thuộc rất khó
hành sự, nhưng Ngài chẳng quản gian nan bênh vực quyền lợi dân, chống áp chế và
các sắc thuế bóp nghẹt dân sinh. Song thế lực của bọn thực dân quá lớn, bọn xu
phụ quyền thế quá đông, Ngài chán chê cảnh quan trường vinh liền nhục, cáo quan
về làm giáo viên tại làng Mỹ Lộc, thanh bần để đào tạo tương lai dân tộc.
Với thời gian rãnh rỗi và tự do khoáng đạt của một
nhà giáo, Ngài theo Đạo Minh Sư, một trong Ngũ Chi Đại Đạo (Minh Sư, Minh
Thiện, Minh Đường, Minh Tân, Minh Lý) trường trai giữ hạnh tu thân, vui cảnh
nâu sòng gần như chuẩn bị cho mạng lịnh Thiên phong mai hậu.
II/ - PHẦN ÐẠO
Năm Bính Dần (1926), Đấng Chí Tôn khai nền Đại Đạo,
Ngài liền nhập môn cầu Đạo và được Thiên phong chức Bảo Đạo Chơn Quân, trong
Thập Nhị Thời Quân. Thọ Thánh Chỉ Đức Chí Tôn. Ngài phế đời hành Đạo, ly gia
cắt ái phò cơ truyền bá Đạo. Nhờ thiên tánh ôn hòa thuần lương, dân chúng yêu
mến kính nể nên theo Đạo rất đông, chẳng mấy chốc khắp miền thôn quê hẻo lánh
quê Ngài đều hiểu tôn chỉ Đạo Cao Đài.
Song song với việc mở Đạo cũng nằm trong tôn chỉ
của kỳ ba tam chuyển, Ngài còn mở trường Huyện Lộc và Bà Rịa (nay là Phước Tuy)
cho trẻ em có nơi học hành vì thời Pháp thuộc, việc học rất hạn chế.
Vì quá miệt mài với trách nhiệm thiêng liêng, cộng
vào tuổi cao sức yếu, vừa hành Đạo được 3 năm thì Ngài đăng Tiên vào ngày
19-10-Đinh Mão (1927) tại quê nhà, hưởng thọ 75 tuổi. Đám tang Ngài được cử
hành theo lễ Đạo rất trọng thể, bửu tháp xây tại làng Mỹ Lộc. Sau Hội Thánh
rước xác Ngài về cải táng trên phần đất dành cho Hiệp Thiên Đài, nơi ngã tư Ao
Hồ.
Dù đã trở về nơi Thiêng liêng hằng sống với lòng
khoan dung đại độ của bậc Chơn quân, Ngài đã giáng cơ nhường quyền hữu hình cho
vị Hiền Tài Hồ Tấn Khoa với chức vị Bảo Đạo.
Tiếp Đạo Chơn Quân
CAO ĐỨC TRỌNG
I/- PHẦN ĐỜI
Ngài Tiếp Đạo quí danh
Cao Đức Trọng, sanh ngày 20-4-Đinh Dậu (1896) tại làng Ích Thạnh, quận thủ Đức,
tỉnh Gia Định.
Thuở thiếu thời Ngài
rất thông minh, bản tính thuần lương và ngôn từ thanh tao nhã nhặn. Nhờ
thế, khi làm ở Sở Chưởng Khế tại Thủ đô Nam vang (Cam Bốt)
đều được bạn đồng sở mến chuộng. Vào năm 1927, khi Đức Phạm Hộ Pháp đắc lịnh
Đấng Chí Tôn đi truyền giáo tại Kiêm Biên (Nam Vang) thì nơi đây chưa có đạo
hữu, Đức Ngài ngụ tại tư gia Ngài Cao Đức Trọng.
II/ - PHẦN ÐẠO
Nhờ thiên thơ dĩ định đó mà trong một buổi cầu cơ
Đấng Chí Tôn phong Ngài chức Tiếp Đạo Chơn Quân và thân mẫu Ngài chức Giáo Sư
tức bà Giáo Sư Hương Lự. Nên nhớ đàn đêm 19/11/1926 phong phẩm vị cho chư Chức
sắc Hiệp Thiên Đài còn khuyết chức Tiếp Đạo để dành cho Ngài.
Cùng năm đó, Đức Phạm Hộ Pháp lập Hội Thánh Ngoại
Giáo tại Kiêm biên, mãi đến năm 1938 Ngài mới lãnh trách nhiệm Chủ Trưởng. Bấy
giờ kinh tế khủng hoảng cùng khắp thế giới, trong Đạo cũng phải chịu ảnh hưởng,
Ngài không màng thân phận, quyết tâm kiên trì chủ nghĩa thương đời, an ủi và
dìu dắt toàn Đạo có phương sinh sống để an lo tu hành.
Năm 1942, giữa cuộc thế chiến thứ hai, sanh linh đồ
khổ, Chánh quyền Pháp chiếm cứ Tòa Thánh và đóng cửa các Thánh Thất. Hội Thánh
Ngoại Giáo (Kiêm Biên) bị chiếm đóng, quả càn khôn bị đập, các long vị Tiên
Phật bị dẹp. Trước tình thế bất ổn, Ngài phải lánh nạn qua Thái Lan, cũng là
dịp thi hành thiên lịnh truyền giáo ngoại quốc.
Năm 1944, Ngài trở về Việt Nam, đến năm 1946, sau
khi Nhật đảo chánh Pháp, các Thánh Thất được mở cửa lại, Tòa Thánh được trùng
tu, Ngài phải chủ tọa Hội Nhơn Sanh vì lúc đó chưa có Thượng Chánh Phối Sư, để
tuyển chọn Chức sắc cầu thăng.
Năm 1954, Ngài lại lãnh nhiệm vụ truyền giáo ngoại
quốc, kiêm nhiệm Cố Vấn Hành Chánh Đạo, giáo hóa Chức sắc thông hiểu luật pháp
và chơn truyền Đại Đạo. Cũng năm này, Ngài cầm quyền Chưởng Quản Cơ Quan Phước
Thiện (nay là Hội Thánh Phước Thiện), đó là cơ quan bảo tồn lo giúp đỡ công ăn,
việc làm, thuốc men, cơm áo cho bổn Đạo.
Năm 1956, Ngài đại diện Hội Thánh liên lạc với
Chánh Quyền để tạo hòa khí thuận tiện cho việc hành Đạo và tương liên Đạo Đời.
Một Chơn Quân tận tụy với thiên chức đến hơi thở cuối cùng vào ngày 23-5-Mậu
Tuất (9-7-1958), đúng với câu mà Đức Tiêu Diêu Đạo Sĩ tặng :
"CHÁNH khí tà gian khủng, ĐỨC trọng quỷ thần
kinh"
Hiến
Đạo Chơn Quân
PHẠM
VĂN TƯƠI
I/-
PHẦN ĐỜI
Ngài Phạm Văn Tươi sanh ngày 17/1/1897 (Bính Thân)
tại quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn.
Thuở thiếu thời Ngài theo Tây học, sau khi đậu văn
bằng tiểu học Pháp ngài thi đậu vào trường Sư phạm (Eùcole Normale), tốt nghiệp
được bổ về dạy học tại trường tiểu học Cần Giuộc, sau đó làm hiệu trưởng trường
này. Không lâu Ngài trở về Sài gòn, dạy học tại trường Pétrus Trương Vĩnh Ký.
II/ - PHẦN ÐẠO
Ngài Phạm Văn Tươi nhập môn vào Đạo Cao Đài năm
1926 và đắc phong vào phẩm vị Hiến Đạo HTĐ ngày 12-1-Đinh Mão ( DL : 13 / 2 /
1927 ) khi Đức Chí Tôn lập pháp Hiệp Thiên Đài.
Đầu năm 1926, Đức Chí Tôn mở rộng cơ phổ độ tại Sài
Gòn - Chợ Lớn Gia Định nên cho thiết lập 6 đàn lệ để nhơn sanh nhập môn cầu
đạo, trong đàn Tân Kim (Cần Giuộc) tại nhà ông Cựu hội đồng địa hạt Nguyễn Văn
Lai. Quan phủ Nguyễn Ngọc Tương và ông Lê Văn Lịch chứng đàn, hai Ngài Ca Minh
Chương và Phạm Văn Tươi phò loan, lo việc thờ cúng có mấy ông Lê Văn Tiếp,
Nguyễn Văn Nhơn, Phạm Văn Tỷ và Võ Văn Kỉnh.
Năm 1933, ngày 4/3/1933 (ngày 9-2-Quý Dậu) Đức
Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung và Đức Phạm Hộ Pháp ra Đạo Nghị Định giao cho Ngài
Thời quân Hiến Đạo Phạm Văn Tươi làm quyền Chưởng Pháp CTĐ, trong lúc CTĐ chưa
có chức sắc ở phẩm vị này.
Cuối năm Bính Tuất (1946), Đức Phạm Hộ Pháp thành
lập Hội Thánh Phước Thiện, bổ nhiệm ngài Hiến Đạo Phạm Văn Tươi làm Thống Quản
cơ quan Phước Thiện. Qua đầu năm 1947 vào tiết Đinh Hợi Ngài trở về quê nhà ở
Cần Giuộc.
Năm Kỷ Dậu (1969) Ngài Phạm Văn Tươi được giao
nhiệm vụ Phó Thống Quản Hội Thánh Phước Thiện theo Thánh lịnh số 20/TL ngày
3-7-Kỷ Dậu (15/8/1969) của Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang.
Hiến Đạo Phạm Văn Tươi qui vị tại Chợ Lớn năm 1976.
Khai
Đạo Chơn Quân
PHẠM
TẤN ĐÃI
I/- PHẦN ĐỜI
Ngài Khai Đạo quý danh
là Phạm Tấn Đãi, sanh năm 1901 tại làng Mỹ Lộc, tông Phước Điền Trung, Cần Giuộc,
tỉnh Gò Công (cùng làng với Ngài Ca Bảo Đạo).
Ngài trưởng thành trong
gia đình nông dân nên hấp thụ được tính hiền lương chơn chất.
II/ - PHẦN ÐẠO
Năm Bính Dần (1926) Đức
Chí Tôn khai đạo Cao Đài, Ngài nhập môn cầu Đạo và được Thiên phong chức Khai
đạo chơn quân, trong thập nhị thời quân. Theo lệnh của Đức Chí Tôn, Ngài phế
đời về hành đạo tại Tòa Thánh với các vị thời quân khác.
Ngày mồng 1 tháng 3 năm
Quý Dậu (26/3/1933) Ngài được lịnh cầm quyền Thái Chánh Phối Sư cùng với các
Ngài Khai pháp (Ngọc Chánh Phối Sư) và Khai Thế (Thượng Chánh Phối Sư).
Tháng 6 năm 1946 khi Đức Hộ Pháp còn pháp nạn, Ngài
thống quản Tòa Thánh, sửa lại dinh thự sau khi Pháp chiếm và tổ chức lại cửu
viện nhờ đó đạo hữu các nơi lần lượt trở về tụ tập quanh Tô Đình.
Ngày 28/6/1971, Ngài đảm nhiệm Chưởng quản Bộ Pháp
Chánh khi Ngài Hiến Pháp lên cầm quyền Chưởng quản HTĐ.
Năm 1972 Ngài thành lập viện Đại Học Cao Đài, Chủ
Tịch Hội Đồng Quản Trị, vì trục trặc hành chánh Ngài phải kiêm luôn chức Viện
trưởng và sau đó mới giao lại cho Bảo Sanh Quân Lê Văn Hoạch.
Trong thời gian này, Ngài còn kiêm nhiệm Trưởng ban
Đạo Sử. Trong lễ nhậm chức, Ngài đáp từ như sau :
"Trong hàng Thánh thể của Đức Chí Tôn, mỗi vị
đều phải lo thi hành cho tròn trách nhiệm…
Đại đạo khai mở đến nay là 46 năm, Bộ Pháp chánh
chỉ có chi Pháp nắm quyền chưởng quản. Đến nay chức sắc thập nhị thời quân chỉ
còn năm vị … Hôm nay hiền huynh Hiến pháp lên cầm quyền Chưởng quản HTĐ nên chi
pháp không còn vị nào nữa. Chi đạo còn được ba vị, nhưng tôi có lẽ vì lãnh chức
Khai Đạo là khai đường mở nẻo nên quý vị mới giao bộ Pháp chánh cho tôi…"
Năm 1976 vì quá mệt mài với trách nhiệm thiêng
liêng, thêm vào tuổi cao sức yếu Ngài qui Thiên và được an táng trên phần đất
dành cho HTĐ.
Bảo
Thế Chơn Quân
LÊ
THIỆN PHƯỚC
I/-
PHẦN ĐỜI
Ngài Thời quân Bảo Thế quý danh Lê Thiện Phước sanh
ngày 4 tháng 6 năm 1895 tại Sài Gòn, con của cụ lê Văn Dương và bà Trần Thị
Chọn (Thọ Thiên phong Giáo Hữu).
Thuở thiếu thời học trường Chasseloup - Laubat, thi
đậu bằng Thành chung (1912) và luật học Đông Dương (1915) rồi thi đỗ vào ngạch
thư ký thượng thơ, dinh hiệp lý Sài Gòn, sau lên tới huyện danh dự.
II/ - PHẦN ÐẠO
Thoạt đầu Ngài giao tiếp với ông Huyện thơ (tức Đầu
sư Thái Thơ Thanh) lại nhà hầu đàn học Đạo. Sau đó Ngài thỉnh Đức Quyền Giáo
Tông, Hộ Pháp, Thượng Phẩm đến tư gia chứng đàn cho Ngài nhập môn cầu đạo, Đức
Chí Tôn giáng dạy:
Vạn thế vô vi tri tiếp sắc thiên
Khả quan chi hậu, kiếp nhi tiền
Hậu lai hữu phúc tam kỳ hội
Chí tín tâm thành đắc vị Tiên.
Năm 1946, Đức Hộ Pháp từ Madagascar về, Ngài xin
phế đời hành đạo. Ngài được ban chức Thừa quyền Hộ Pháp. Năm 1950, Ngài lãnh
Tổng thơ ký chánh trị đạo, thống lãnh văn phòng Hộ Pháp (1952) Tam đầu chế
(1955). Đến 1956, Ngài thay mặt Hội Thánh ký thỏa ước Bính Thân tách đạo ra
khỏi chính trị.
Năm 1956, Ngài lãnh nhiệm vụ thay mặt Đức Thượng
Sanh, khi Đức Ngài vắng mặt tại Tòa Thánh, rồi quyền Đầu Sư (1959), Quyền
Chưởng quản Hiệp Thiên Đài (1964), Thừa quyền Thượng Sanh (1965) và Chưởng quản
Thế Đạo, Thống quản Đại Đạo Thanh Niên Hội.
Năm 1966, Ngài thống quản cơ quan Phước Thiện và
chủ tọa Hiệp Thiên Đài. Cuối năm này Ngài bắt đấu lâm trọng bệnh.
Năm 1967 Ngài hồi phục sức khỏe tiếp tục hành đạo,
chăm lo về thống nhất chi phái. Nhưng tuổi già sức yếu Ngài lại ngọa bệnh rồi
liễu đạo vào lúc 6h30 sáng ngày 17 tháng 3 năm Aát Mão (28/4/1975) thọ 80 tuổi.
CÔNG
TRẠNG NGÀI BẢO THẾ
Hôm nay đưa liên đài Ông Bạn Thời Quân đến Bửu Tháp
để giả biệt thiên thu. Tôi nhơn danh Hội Thánh Hiệp Thiên Đài nhắc lại vài nét
chính và quá trình của Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước đã thi thố trên bước đường
hành đạo của Ngài, mà chúng ta phải nhìn nhận là những kỳ công sáng chói đắp
bồi cơ đồ đại nghiệp đạo.
Nay Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước đăng tiên trước sự
công thành viên mãn hay nói đúng hơn là đã hoàn thành sứ mạng. Chúng tôi đồng
nghiệp Thời quân phải nhìn nhận rằng Ngài là một vị Thời quân giúp nhiều việc
hay và dày công với Đạo.
Ngài vì sứ mạng cao trọng mà từ bỏ công danh phú
quý, dấn thân hành đạo. Ngoài nghĩa vụ lập đạo buổi ban sơ Ngài liên tục hành
đạo cho đến ngày giũ xong áo trần, mặc dù đến lúc tuổi già hơi mòn sức yếu.
Ngài Bảo Thế khi bắt đầu phế đời hành đạo, Ngài từ chức Hội Trưởng đô thành Sài
gòn về Tòa Thánh Tây Ninh được Đức Hộ Pháp giao phó trách nhiệm thừa quyền Hộ
Pháp nhằm lúc vai trò của Hộ Pháp phải ứng phó nhiều liên quan về mặt thế, âu
cũng là việc thiên cơ sắp bày, nào là phải đối phó với vận nước đang khúc quanh
co, cơ đời thường biến chuyển một tay Bảo Thế được định nghĩa bởi chức vụ kề
cận Đức Hộ Pháp đối phó với quyền đời, quyền lực đảng phái và quyền điều khiển
quân đội Cao Đài của Đức Hộ Pháp kiêm Thượng Tôn Quản Thế, đông xông tây dút Hộ
Pháp ra hiệu Bảo Thế huơi thương ròng rã trên đường hành đạo như trên đường
chiến đấu, để cố đem an bình cho dân cho đạo trong vai tuồng được thi thố,
chứng tỏ cho ta thấy phận sự của Chi Thế là mượn thế toan phương giác thê, dùng
đời loạn chuyển thành đời trị.
Năm 1953 Ngài được lịnh Đức Hộ Pháp xuất ngoại dự
hội nghị tôn giáo thế giới tại Nhựt Bổn cùng Ngài Thượng Sáng Thanh hiện là Đầu
Sư.
Năm 1954 Ngài Bảo Thế hộ giá Đức Hộ Pháp sang Pháp
quốc và Thụy Sỹ theo dõi và tìm phương pháp cho hội nghị Genève định đoạt vận
mệnh dân tộc Việt Nam.
Năm 1955 tình thế nước nhà bị phân hóa trầm tọng,
lực lượng quốc gia miền Nam yếu thế so sánh với miền Bắc, muốn quân bình cán
cân Ngài Bảo Thế được Đức Hộ Pháp phái đến Sài gòn hội họp với các lãnh tụ đảng
phái có lực lượng tìm phương cứu vãn nguy cơ cho dân tộc Nam Bắc.
Nhưng rất tiếc thay, tình trạng đất nước đang lâm vào
cơn nguy ngập, chánh quyền Việt Nam chịu ảnh hưởng quá nặng của ngoại quyền chi
phối, Đức Hộ Pháp buộc lòng xuất ngoại lưu ngụ tại Cam Bốt. Ngài Bảo Thế lên
thay thế nắm quyền Chưởng quản Hiệp Thiên Đài cầm quyền tối cao lãnh đạo Hội
Thánh.
Lúc bấy giờ mọi bề khó khăn, quyền đời lấn đạo
không ưng nghe đường lối cứu thế của Đức Hộ Pháp lại tìm phương phá đạo. Ngài
Bảo Thế phải đứng ra thương thuyết với chánh phủ Ngô Đình Diệm và sau đó ký kết
thỏa ước Bính Thân (1956) để bảo tồn nghiệp đạo. Thỏa ước này tuy điều kiềm tỏa
quyền hành Hội Thánh nhưng Đức Hộ Pháp tạm thời bằng lòng vì dụng ý của nó là
ngưng được mầm phá đạo. Thỏa ước còn ngăn cấm Hội Thánh làm chánh trị trong khi
Đức Hôï Pháp còn ở Quốc ngoại. Ký thỏa ước Bính Thân Ngài Bảo Thế tỏ ý nghĩ mình
phải làm để bảo tồn nghiệp đạo, đốt giai đoạn chờ ngày có cơ thuận lợi hơn. Đến
khi Đức Thượng Sanh về Tòa Thánh cầm giềng mối đạo thì Ngài Bảo Thế cũng được
giao phó trọng trách thừa quyền Thượng Sanh làm cánh tay mặt của Đức Thượng
Sanh bình trị Đạo quyền.
Nói tóm lại, Ngài Bảo Thế luôn luôn lãnh trọng
trách trong guồng máy Lãnh đạo nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hết thừa quyền Hộ Pháp
tới thừa quyền Thượng Sanh, hoặc quyền Chưởng quản Hiệp Thiên Đài.
Ngài đã dày công khó nhọc giúp hay cho Hội Thánh
lưỡng đài đưa Đạo đến cảnh huy hoàng ngày nay. Chúng tôi còn nhớ năm 1960 tại
Giáo Tông Đường trước sự hiện diện của Đức Thượng Sanh, Đức Hộ Pháp có giáng cơ
khen ngợi Ngài Bảo Thế :
BẢO trọng
vạn lịnh hiệp chí linh
THẾ
nguy chuyển loạn lập hòa bình
CỨU đời
mở đạo kinh luân sẵn
NƯỚC Việt trông chờ sách cứu tinh.
Khai đạo HTĐ.
Khai
Thế Chơn Quân
THÁI
VĂN THÂU
I/-
PHẦN ĐỜI
Ngài Thái Văn Thâu sanh năm 1899 Kỷ Hợi (thẻ căn
cước ghi là 1900) tại làng Qui Đức quận Cần Giuộc (Chợ Lớn).
Thân sinh là Thái Văn Vá, thân mẫu là Ngô Thị Mai.
Vợ là bà Đỗ Thị Thoại (sanh năm 1906) ở Long Đức Đông.
Ngài sống cùng quê với Ngài Hiến đạo Phạm Văn Tươi,
thuở nhỏ hai Ngài là bạn nhau. Ngài theo Tây học đậu bằng tiểu học Pháp và sau
đậu bằng Thành chung (Diplôme). Ngài dạy học ở trường Pétrus Ký Sài Gòn sau đổi
xuống dạy tại Collège Mỹ Tho (Trung học Nguyễn Đình Chiểu).
II/ - PHẦN ÐẠO
Năm 1926 (Bính Dần), một đàn ở Tân Kim (Cần Giuộc)
tại nhà hội đồng địa hạt Nguyễn Văn Lai, ông Đốc phủ Nguyễn Ngọc Tương (quận
Cần Giuộc) và Lê Văn Lịch (Vĩnh Nguyên Tự) chứng đàn do Ca Minh Chương và Phạm
Văn Tươi phò loan, Ngài Thái Văn Thâu hầu đàn và được Đức Chí Tôn thâu làm môn
đệ.
Đức Chí Tôn lập pháp HTĐ ngày 12-1-Đinh Mão (Ngày
13/2/1927) Ngài Thái đắc phong Khai Thế HTĐ. Từ đó ngoài các giờ dạy học Ngài
cùng các vị đồng tử khác phò cơ Đức Chí Tôn phổ độ nhơn sanh.
Năm 1933, Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung hiệp
cùng Đức Hộ Pháp ra một châu tri ban quyền chức Chánh Phối Sư cho 3 vị HTĐ. Một
trong ba chức sắc ấy có Ngài. Ngài Thái Văn Thâu lãnh phận sự Thượng Chánh Phối
Sư CTĐài.
Khi Đức Hộ Pháp cùng với năm vị chức sắc khác bị
nhà cầm quyền Pháp đày đi Madagascar. Lính Pháp vào chiếm đóng Tòa Thánh, Ngài
Thái Văn thâu trở về quê nhà ở xã Quy Đức, sau bị bệnh tâm thần nên an dưỡng
tại tư gia, không hành đạo được nữa.
Ngài Khai Thế Thái Văn Thâu qui liễu lúc 17h chiều
ngày 2-6-Tân Dậu (ngày 3/7/1981), hưởng thọ 83 tuổi.
Hiến Thế Chơn Quân
NGUYỄN VĂN MẠNH
I/- PHẦN ĐỜI
Ngài Hiến Thế tên thật
là Nguyễn Văn Mạnh, sanh năm 1894 tại Gò Công, vợ là Lê Thị Biếu, các con là
Nguyễn Hữu Thình, Nguyễn Văn Thinh, Nguyễn Thị Bạch Mai, Nguyễn Thị Bạch Cúc.
II/ - PHẦN ÐẠO
Ngài qui y theo Đạo từ
thuở ban đầu và thọ Thiên ân Hiến Thế vào ngày lập pháp HTĐ 13/2/1927 tại Gò Kén, tức Thánh
Thất Từ Lâm cùng lượt với Khai Thế Thái văn Thâu.
Ngài thống quản Phước Thiện đầu năm 1966, rồi mắc
bệnh. Nhưng khi Ngài qui liễu (1970) Hội Thánh vẫn xuống tận tư gia tại Sài Gòn
làm đám tang theo lễ Đạo. Vì thế, bà quả phụ Nguyễn Văn Mạnh đã liên lạc với
nhị vị nam nữ Khâm Châu Đạo Sài Gòn, xin phép Hội Thánh được thiết một bữa tiệc
thân mật tại Nữ Đầu Sư Đường để khoản đãi đền ơn Hội Thánh và các thân hữu nhân
ngày lễ Đại tường của cố Hiến Thế HTĐ nhằm ngày 10-9-Tân Hợi (28/10/1971).
Hội Thánh cho cử hành lễ tế điện Đại Tường tại Báo
Aân Từ và hành pháp xả tang.
Tiếp Thế Chơn Quân
LÊ
THẾ VĨNH
I/-
PHẦN ĐỜI
Ngài Tiếp Thế quí danh là Lê Thế Vĩnh sanh năm 1899
tại Saigon, Ngài là bào đệ của ông Lê Thiện Phước (tức Lê Bảo Thế)
Ngài là một ký giả nổi tiếng trong khoảng thời gian
1925-1926 cho các nhật báo Sài gòn.
II/ - PHẦN ÐẠO
Trong năm 1925 nghe tin nhà ông Cao Quỳnh Cư cầu cơ
thỉnh được tiên về cho thi hay lắm. Vì là nhà báo, ông muốn làm một thiên phóng
sự đặc biệt về cơ bút. Một hôm, Ngài cùng ông Phạm Minh Kiên đến viếng ông Cư,
đang lúc Đấng A,Ă, giáng. Ông Cư xin cho hai ông mỗi người một bài thi để kỷ
niệm . Đấng A,Ă, gõ cơ đáp:
-Để Bần Đạo cho chung hai người một bài thi mà
thôi.
THI
Một
viết với thân giữa diễn đàn,
Bằng
xua trước giặc vạn binh lang
Đạo
đời ví biết đời là trọng,
Dạy
dỗ sao cho đặng mở mang.
Bài thi chỉ có 4 câu mà gồm đủ hình trạng tâm sự
của hai nhà báo. Nhờ đó mà Ngài mới chịu theo Đạo.
Khi Khai Đạo ở Gò Kén (15-10-Bính Dần) "hai
ông Mai và Nguyên vì không đến hầu đàn phong Thánh tại chùa Gò Kén nên sau đó
hai ông khác đến thế vào và đắc phong trong hàng Thập Nhị Thời Quân. Hai ông ấy
là Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh và Tiếp Đạo Cao Đức Trọng" (theo Đạo Sử Cơ bút của
Ngài Trương Hiến Pháp).
Sau đó thì Ngài nghỉ viết báo về Tây Ninh làm việc
nơi Văn phòng Đức Quyền Giáo Tông. Khi xảy ra Hội Vạn linh (?) do ông Nguyễn
Phan Long làm Nghị trưởng thì Ngài đại diện cho Đức Quyền Giáo Tôngvà Đức Hộ
Pháp. Năm 1934 Ngài được đi hành đạo Bắc Việt.
Trong tình trạng xáo trộn của đất nước năm 1945,
Ngài bị đối phương lừa gạt đưa Ngài từ Sài gòn lên Đà Lạt rồi mất tích luôn.
Bảo Cô Quân
DƯƠNG VĂN GIÁO
I/ - PHẦN ĐỜI
Ông Dương Văn Giáo (1900-1945), người Sài Gòn, đỗ
Tiến sĩ Luật khoa và chánh trị học ở Đại học Luật khoa Paris. Ông đã từng quen
biết Néhru (sau là Thủ tướng Ấn)
Ông về nước làm trạng sư cùng đồng liêu là Diệp Văn
Kỳ. Năm 1928, ông sáng lập tờ "Đuốc Nhà Nam", mỗi tuần ra ba số, số 1
ra ngày 26/9/1928.
Tờ "Đuốc Nhà Nam" ngày 23/10/1928 viết rõ
chủ trương "Chú trọng về giới nông dân, lao động cốt rọi các tia sáng cho
anh em bước tới để ngày sau tất cả thôn quê đều làm đèn điện như ở bên
Nga". Đuốc Nhà Nam lên án chế độ thực dân Pháp : "nói cho đích đáng
thì chủ nghĩa thực dân là nguyên do của những cuộc chiến tranh, là cái tánh háo
thắng, háo tiêu diệt các nước" (ĐNN số ra ngày 18/10/1928). Mỗi kỳ tờ báo
đều có đăng danh ngôn chống đối quyết liệt chủ nghĩa tư bản và nền văn minh
phương Tây như sau :
"Hỡi người Aâu Tây ! Người tự kiêu vì có nhiều
tàu, nhiều máy móc, nhiều đồ vật sáng tạo và có Chúa Trời. Đã lâu rồi ta đây
(người Việt Nam) vẫn biết chế biến vật chất bằng ngàn cách, mà khi ta biết được
"Trời" (Đức Thượng Đế) thì ta điềm nhiên.
"Hỡi người Aâu Tây ! Người có hiểu ta gì đâu,
bởi học thuật của ta bí mật, trí thức của ta kín đáo. Phàm những sự phải kín
đáo mà sớm phô bày thì thành cái họa vậy" (chuyện Đức Khổng Tử, ĐNN ngày
25/10/1928)
II/ - PHẦN ÐẠO
Nhân hội Vạn Linh (?) ngày 11/6/1933 Trạng sư Dương
Văn Giáo và Diệp Văn Kỳ về Tòa Thánh bào chữa cho Đức Quyền Giáo Tông. Đêm
19-5-Quý Dậu, ông được ân phong là Bảo Cô Quân. Vì là chức vụ Thế Đạo nên ông
còn ở lẫn lộn với đời mà xảy ra điều thương tâm.
Khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, dân quân rút ra khỏi
Thành phố. Trong tình hình nhốn nháo của dân chúng do thiếu lãnh đạo nên ông
cùng một số thân hữu đứng ra thành lập Chánh phủ lâm thời Việt Nam dân Quốc ở
Sài Gòn vào ngày 24/9/1945 tại cơ sở số 8 đường Marin Chợ Lớn mà ông là Thủ
tướng. Năm ngày sau ông bị đối thủ của ông ám sát, lúc mới 45 tuổi.
Bảo
Văn Pháp Quân
CAO
QUỲNH DIÊU
I/-
PHẦN ĐỜI
Ngài Bảo Văn Pháp Quân thế danh là Cao Quỳnh Diêu,
sanh năm 1885 tại Hiệp Ninh (Tây Ninh) trong một gia đình nho phong. Cụ thân
sinh Ngài có 3 người con trai là Ngài là con cả, thứ đến là Đức Cao Thượng
Phẩm.
Tư chất thông minh, xuất khẩu thành thi, tương
truyền bài "Tán tụng công đức Diêu Trì Cung" Ngài soạn ra trong lúc
ngồi thảnh thơi trên võng.
II/ - PHẦN ÐẠO
Đầu năm 1926, đồng thời với chư vị Thời Quân, Ngài
đắc lịnh nâng loan với Cao Thượng Sanh. Ngài Đầu SưLê Văn Trung và các vị Thiên
phong Cửu Trùng Đài đi phổ độ từ Sàigòn đến các tỉnh miền Tây Nam Phần.
Ngài bận thế sự vì phải giúp việc tại một hãng tư
(Sài gòn) nhưng gắng sức chu toàn nhiệm vụ trong hai năm (1926 và 1927) phổ
thông nền chơn đạo.
Năm 1927, Ngài thọ phong Tiếp Lễ Nhạc Quân. Năm
1929, Ngài phế đời về Tòa Thánh lo Đạo. Đầu năm Canh Ngọ (1930) được đắc phẩm
vị Bảo Văn Pháp Quân, gia công chấn chỉnh Lễ Nhạc. Ngài chỉ từng thể điệu cho
Ban Nhạc tại Tòa Thánh từ việc cầm dùi trống đến các bài bản. Cuối năm này,
Ngài bị nạn hỏa tai thiêu hủy cả nhà cửa sự nghiệp, nên phải trở về Phú Nhuận.
Về sau Ngài hợp tác cùng chư vị Thời Quân lo chú giải Tân Luật, Pháp Chánh
Truyền và lập các điều phụ thuộc.
Năm Canh Dần (1950) Ngài mới trở về Tòa Thánh chung
lo nghiệp Đạo, nhưng vì tuổi già sức yếu, thân xác hao mòn rồi ngọa bịnh không
mấy ngày, thoát về Tiên cảnh ngày mồng 4 tháng 9 năm Mậu Tuất (18/10/1958)
hưởng thọ 73 tuổi.
Dưới đây là bài tự thuật của Ngài viết lúc thuở
sanh tiền (4/4/1958).
TỰ THUẬT
Danh
không chác, lợi không ham
Văn
hóa ngàn xưa gắng mịt tầm
Phục
Văn Quốc hồn nâng Đảng Việt
Thiên
lòa đuốc ngọc rạng trời Nam
Bao
năm dõi bước theo chơn Đạo
Muôn
việc với Đời dụng chữ Tâm
Sớm
tối thừa nhân nơi lãnh thất
Năm
cung thường trổi giọng Hồ Cầm.
Bảo Sanh Quân
LÊ VĂN HOẠCH
I/- PHẦN ĐỜI
Ngài Bảo Sanh Quân tên
thật là Lê Văn Hoạch, sanh năm 1896 tại Phong Điền, tỉnh Cần Thơ trong một gia
đình khá giả.
Nhờ thông minh đĩnh
ngộ, Ngài đỗ Bác sĩ y khoa tại Pháp năm 26 tuổi.
II/ - PHẦN ÐẠO
Ngài sớm giác ngộ theo
Đạo mới, thế nên đầu năm Canh Ngọ (1930) Ngài thọ phẩm Bảo Sanh Quân cùng đợt
với Ngài Bảo Văn Pháp Quân (trong Pháp Chánh Truyền chỉ ghi sắc phục của hai vị
này mà thôi, biểu tượng cho ngành khoa học xã hội (Văn-Pháp) và tự nhiên (Bảo sanh).
Về phong cách làm Đạo
thì Ngài theo chân Đức Cao Thượng Sanh nghĩa là vẫn làm việc đời, đến những
ngày lễ lớn, cả hai vị đều về Tòa Thánh đảnh lễ Đức Chí Tôn và Phật Mẫu chớ
không phế đời hành Đạo.
Vào ngày 10/11/1946 Bác
sĩ Nguyễn Văn Thinh Thủ tưởng Nam Kỳ Quốc tự sát, thì hội đồng tư vấn bầu người
lên thay. Dưới sự chủ tọa của chủ tịch Béziat, hội đồng tư vấn chọn được 34 người, rồi
34 vị này bầu ra Thủ tướng. Bác sĩ Lê Văn Hoạch được các nghị viện Pháp dồn hết
phiếu cho nên đắc cử thủ tướng Nam Kỳ Quốc. Trước khi nhậm chức (15/11/1946)
Đức Nhàn Aâm dạy Ngài như sau :
Lấy
Thánh Đức dìu đời giác ngộ
Dụng
bạo tàn đâu phải chỗ an bang
Đức
lập quyền dân đặng cho toàn
Quyền
xua đức nhơn gian thống khổ
Ghi lòng lời dạy bề trên, Ngài dụng đức để trị dân,
hàng tuần Ngài mua từng xe gạo chở về Tòa Thánh hiến cho Trai đường nuôi dân
nghèo đói để vẹn hai chữ "Bảo Sanh".
Ngày 17/4/1973 Ngài nhậm chức Viện trưởng Viện Đại
học Cao Đài. Ngài nói : "Viện Đại học Cao Đài là môi trường huấn luyện
giáo đồ trở nên chức sắc thiên phong hầu thực hiện mối đạo cho đời noi theo.
Thành lập Viện đại học Cao Đài đã khó, mời giáo sư hữu danh lại khó, chọn lọc
sinh viên lại càng khó, tất cả cái khó ấy Hội Thánh đã vượt qua … còn một cái
khó rất tế nhị là làm sao giữ được Viện Đại học Cao Đài miên trường với nền Đại
Đạo".
Vì tuổi già sức yếu Ngài nhường chức Viện trưởng
lại cho giáo sư Nguyễn Văn Trường rồi trở về Thị xã Cần Thơ và qui vị tại tư
gia năm 1978, thọ 82 tuổi.
NHÀN ÂM ÐẠO TRƯỞNG
Hoạch hiền hữu nên nhớ việc nước là vì Đạo vì Đời,
tuy việc tình cờ chớ đó là Thiên ý Đạo được rạng ngời chăng là do nơi kết quả
trong bước đường của hiền hữu, cái khó là chỗ đó. Bần đạo xin có mấy lời tâm
huyết :
"Gánh
đời đã tự cất lên vai
"Trau
chuốt sao cho đủ trí tài
"Tấn
thối dè chừng mưu kế hiểm
"Thiệt
hư gìn nhẹm chước phương hay
"Dựng
quyền hơn Đức quyền tan nát
"Tạo
thế kém nhân thế đọa đày
"Ví
biết giống nòi đương thống khổ
"Trở
dương cho vẹn phận làm trai
LÀM TRAI CHO VẸN PHẬN
Nợ
non sông muốn gánh, phải lo tròn
Giữa
bể khơi lắc lơ chiếc thuyền con
Cơn
sóng gió liệu còn hay để mất
Khóc
nước loạn rừng con quốc quốc
Máu
thành sông thây chất ví non cao
Kiếp
ngựa trâu Việt chủng vẫn kêu gào
Đá
tinh vệ chừ bao cho lấp bễ
Vận
hội đến đã xây thời thế
Bởi
hung tàn chưa thoát lệ nô
Bốn
ngàn năm một gánh cơ đồ
Chia
rẽ mãi điểm tô không kịp bước
Đời
lấn Đạo dời xa cội phước
Đạo
dìu đời vận nước mới an
Đức
lập quyền dân được châu toàn
Quyền xa đức nhơn gian thống khổ
Lấy chí Thánh dìu đời giác ngộ
Dụng bạo tàn đâu phải chỗ an bang
Trị theo đời dân chúng vẫn lầm than
Đó là dìu chúng đến con đường tự diệt
Do bốn chữ Minh Cang Liêm Khiết
Đạo hay đời trăm việc cũng thành
Gắng đề phòng bã lợi đua tranh
Cầm bạc giữ đạm thanh khi sớm tối
Chậm rãi bước đường xa chớ vội
Góp
ý hay mở lối cang thường
Thương
đời cho trọn chữ thương.
Thảo xá Hiền Cung ngày rằm tháng 11 Tân Mùi
(23/12/1931)
Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung
(1876 - 1934)
I - PHẦN ĐỜI :
Đức Quyền Giáo Tông quí danh là Lê VănTrung sinh
năm Bính Tý (1876) tại làng Mỹ Lâm, tổng phước Điền Trung, tỉnh Chợ Lớn. Thân
sinh sớm qua đời nhờ sự nuôi dưỡng của Từ Mẫu . Gia đình sống về nghề nông theo
nếp sống nho phong.
Nhờ thông minh đĩnh ngộ năm 1893 lúc vừa được 17
tuổi đã được bổ vào ngay Thư Ký Soái Phủ Sài Gòn, nhưng không bao lâu . Đức
Ngài từ chức để ra ứng cử Hội Đồng Quản Hạt Quận II (1900)
Hội Đồng này, Người Việt tuy là Dân biểu nhưng chỉ
là cái máy để ghi chép văn tự. Đức Ngài thoát ra ngoài công lệ đó, đứng đầu tất
cả Nghị Viên phản kháng dự thảo luật "Lục hạng điền " của Thống Đốc
Nam Kỳ Outrey. Song số Nghị Viên người Việt không được phân nửa, nên lúc biểu
quyết bị thua thiệt. Đức ngài vận động để đồng từ chức nhất loạt, nhờ đó thế
lực của Đức Ngài trở nên mạnh mẽ khiến cho việc ứng cử lần nhì được dễ dàng.
Năm 1911, Đức Ngài cổ động và đề xướng trường Nữ
Học Đường . Chính phủ Pháp phải thỏa thuận và vì công chúng hoan nghinh, họ
cũng không dám phủ nhận công trạng của Đức ngài nên Ban Bắc Đẩu Bội Tinh là huy
chương hãn hữu trong thời đó .
Sống trong quyền cao chức trọng được đồng bào yêu
kính,nhưng Đức Ngài vẫn hằng lo cho tâm phận. Thế nên khi Đức Cao Thượng Phẩm
và Đức Hộ Pháp đem cơ đến tư gia của Đức Ngài để phổ hóa mối Đạo thì Đức Ngài
được khải từ lâu. Đến ngày 6 -10-1925, Đức Ngài đệ đơn từ chức Nghị Viên để
thừa hành thiên mạng. Vào ngày 22-01-1926, Đức Ngài trọn phế đời hành Đạo.
II -
PHẦN ÐẠO :
Phế đời được 3 tháng thì Đức Chí Tôn giáng cơ tại
Vĩnh Nguyên Tự Phong Đức Ngài Phẩm Đầu Sư, Thiên ân Thánh danh Thượng Trung
Nhựt . Đức Ngài lập hệ trước Ngũ Lôi vào ngày 12-3 Bính Dần (23-4-1925). Chỉ
trong vòng 6 tháng lãnh mạng đi truyền Đạo mà đã có hàng triệu người theo đủ
giai cấp.
Ngày 7-10-1926. Đức Ngài cùng bà Nữ Đầu Sư Hương
Thanh, Đức Hộ Pháp ,…và 247 vị chức sắc, đạo hữu đứng tên trong "Tờ Khai
Đạo" với Chánh phủ Pháp .
Chính nhờ uy thế của Đức Ngài mới được chánh phủ
Pháp chấp thuận mau lẹ mà không nghi kỵ.
Vào ngày 16-10 Bính Dần (20-11- 1926), Đức Chí Tôn
giáng cơ gọi Đức Ngài phân ngôi vị Hội Thánh Cửu Trùng Đài. Nhờ đó mà người ta
quên đi những phường tà Đạo trong ngày khai Đạo tại Từ Lâm Tự, mà theo Đạo càng
đông hơn . Vào ngày 3-10 Canh Ngọ (22-11-1930), một đàn cơ do Đức Phạm Hộ Pháp
cầu nơi Hiệp Thiên Đài, Đức Lý Giáo Tông giáng ban Quyền Giáo Tông hữu hình cho
Đức Ngài để dìu dắt toàn thể nhơn sanh. Vì có người đố kỵ về phẩm vị tìm việc
nhỏ nhặt kết án phạt hai đạo hữu đánh xe bò của Hội Thánh về tội đi xe không
đốt đèn và bò thiếu sợi giây buộc ách. Sở tuần cảnh Tây Ninh đem án phạt vào
Giáo Tông Đường mời Đức Ngài ra chịn tù vào ngày 7-1 Giáp Tuất (20-2-1934) trên
24 giờ (1)
(1) Xin xem thêm "Đại đạo sử cương"
quyển II
Sau vía Đức Chí Tôn, Đức Ngài viết thư gởi xuống
Sài Gòn trả huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh lại cho chánh phủ Pháp. Nhưng nghiệp
Đạo còn dài, đời người hữu hạn, sau cơn bịnh nhẹ, Đức Ngài vĩnh du Tiên cảnh
vào ngày 13-10 Giáp Tuất (19-11-1934), hưởng thọ 58 tuổi, liên Đài được xây
tháp sau hậu điện Tòa Thánh.
Tính từ ngày khai Đạo (19-11-1926) tại Gò Kén đến
ngày Đức Ngài qui đúng 8 năm không thừa không thiếu một ngày. Điều ấy có huyền
diệu thiêng liêng gì không?
Nhân vía Đức Ngài năm Tân Hợi (47) có giáng cho
toàn đạo một bài thi
THI
Cơ
đạo ngày nay đã biến hình
Sửa
đổi đã sẵn phép huyền linh
Bích
Du ví đã gây ra loạn
Đẫu
tốt phải toan đứng trị binh
Nam
đỉnh đã xô do xích quỉ
Đông
thiên mới lố bóng chơn tinh.
Đỡ
nâng vạt cả đành tay Đạo
Búa
Việt phải toan gắng giữ gìn .
Và
bài thài dâng lễ Đức Ngài như sau:
THI
Càn
khôn thú phước linh tiêu
Thấy
khổ trần gian nghịch Thánh điều
Mượn
xác phàm riu cây Phất chủ
Nương
cơ Tạo, xủ phướn tiêu diêu.
Bầu
linh khổ hải đưa thiêu cạn,
Gậy
sắt nhơn sanh chống dắt dìu
Muôn
dặm cửa Tiên chờ phước tục
Cõi
lau trở gót ruột trăm chìu
- Xin quí vị vui lòng xem thêm: Chân Dung Quyền
Giáo Tông
Đức Minh Chiêu
NGÔ VĂN CHIÊU
I/- PHẦN ĐỜI
Ngài Ngô Minh Chiêu quý
danh là Ngô Văn Chiêu sanh năm 1878 tại Bình Tây (Cholon) trong một gian nhà
nhỏ sau chùa Quan Thánh.
Sớm sống khỏi gia đình, năm 12 tuổi đến nhà Đốc Phủ Sủng (Mỹ Tho) để xin
học nội trú tại Trung học Mỹ Tho. Sau lên trường Chasseloup Laubat thi
đậu Thành Chung năm 21 tuổi và được bổ làm tại Sở Tân Đáo Sài Gòn. Ngài thành gia thất với bà Bùi Thị Thân có
được 9 con, làm quan tới Đốc Phủ (1)
Năm 1903, Ngài đổi đến Dinh Thượng Thơ rồi về Tân An (1909), đầu năm 1920
thì ra Hà Tiên sau 8 tháng đổi ra Phú Quốc. Chính nơi đây Ngài đã ngộ Đạo Cao
Đài và là chứng nhân đầu tiên của nền Tân Tôn giáo.
(1) Vương Hồng Sển,
Hơn nửa đời tu. NXB Tp.HCM 1992, trang 234)
I/ - PHẦN ÐẠO
Tại đàn cơ Tết Tân Dậu (8/2/1921 ) tại Chùa Quan Âm (Phú
Quốc) có vị Tiên Ông giáng "Chiêu tam niên trường chay". Ngài bạch :
"Bạch Tiên Ông đã dạy thì đệ tử phải vâng, song trường chay 3 năm lâu quá
biết đệ tử có chịu nổi không ?" . Ngài đã ăn chay từ đó để thọ giáo.
Một buổi sáng đang ngồi trên võng, Ngài bỗng thấy
trước mặt lộ ra một con mắt thiệt lớn, chói ngời như mặt trời.
Ngài sợ hãi nhắm mắt lại trong 30 giây, mở ra vẫn
thấy và còn chói lọi hơn. Ngài bèn vái rằng "bạch Tiên Ông, đệ tử rõ huyền
diệu của Tiên Ông rồi. Như phải Tiên Ông dạy đệ tử thờ Thiên Nhãn thì xin cho
biết tức thì" . Vái xong thì Thiên nhãn lu dần rồi mất. (1)
Sau khi tu được 3 năm, Tiên Ông giáng cơ ban đặc ân
cho Ngài muốn tìm hiểu chi. Ngài bạch "Bạch Thầy nghe cảnh Bồng Lai xinh
đẹp vô cùng, xin Thầy cho đệ tử thấy cảnh ấy" Vào cuối tháng gi6ng năm
Giáp Tý (1924), Ngài ra biển hóng mát thì được thưởng ngoạn cảnh Bồng Lai trong
15 phút.
Năm 1924 đổi về Sài Gòn, Ngài liên lạc với Đức Phạm
Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm. Nhưng Ngài tu theo vô vi (2) nên không đi phổ độ
được. Dù rằng đàn cơ đêm 14/4/1926 Đấng Chí Tôn định ban cho Ngài phẩm Giáo
Tông. Ngài lập Chiếu Minh vô vi ở Cần Thơ rồi liễu đạo trên sông Cửu Long ngày
13/3/Nhâm Thân (1932) hưởng thọ 54 tuổi.
Sau đó ít lâu các đệ tử hầu đàn được Ngài cho các
bài thi :
Từ
ngày xa thế đến Tiên bang
Lo
lắng nhơn gian bước lạc đàng
Đức
rộng đạo dày là quí báu
Đặng
lên Bồng cảnh chép biên hoàng
Rồi
kinh rồi sám gặp chơn truyền
Chiêu
giáng độ phàm rõ ý Tiên.
Lo
lắng e khi quên đạo đức
Chí
thành chí kỉnh rõ lòng nguyền.
(2) Với chủ
trương "ngô thân bất độ bất độ hà thân độ" : thân mình chưa độ được,
lo độ ai.)
THỜ
THIÊN NHÃN
(THEO
TS.QP. NVC)
Tuy Ngài chịu làm đệ tử của Tiên Ông chớ chưa lập
bàn thờ để thờ Tiên Ông, vì không biết phải thờ làm sao ? Một bữa kia Tiên Ông
dạy Ngài phải tạo ra một cái dấu hiệu gì riêng để thờ. Ngài bèn chọn chữ Thập,
Tiên Ông nói chữ Thập cũng được song đó là dấu hiệu riêng của một nền Đạo đã có
rồi. Phải suy nghĩ mà tầm cho ra, có Tiên Ông giúp sức, Ngài xin hưỡn lại để có
ngày giờ suy ngẫm. Mãn tuần Ngài tầm cũng chưa ra.
Một bữa sớm mai, lúc tám giờ, Ngài đương ngồi trên
võng phía sau Dinh Quận, bỗng đâu Ngài thấy trước mặt cách xa độ hai thước tây,
lộ ra một con mắt thiệt lớn, rất tinh thần, chói ngời như mặt trời, Ngài lấy
làm sợ hãi hết sức, lấy hai tay đậy mắt lại không dám nhìn, nửa phút đồng hồ
Ngài mở mắt ra thì cũng còn thấy con mắt ấy mà lại càng chói hơn nữa.
Ngài bèn chấp tay vái rằng :
"Bạch Tiên Ông đệ tử rõ biết cái huyền diệu
của Tiên Ông rồi, đệ tử xin Tiên Ông đừng làm vậy đệ tử sợ lắm. Như phải Tiên
Ông bảo thờ Thiên Nhãn thì xin cho biến mất tức thì". Vái xong con mắt lu
lần lần rồi mất.
Như vậy mà Ngài cũng chưa thiệt tin, nên chưa tạo
Thiên Nhãn mà thờ. Cách vài ngày sau Ngài cũng thấy y như lần trước nữa. Ngài
cũng nguyện sẽ tạo Thiên Nhãn mà thờ thì con mắt tự nhiên biến mất.
Đức Cao Đài Tiên Ông xưng danh tại Quan Âm Tự.
Năm 1921, sau khi thấy Thiên Nhãn hiện 2 lần, Ngài
cầu cơ hỏi cách thờ phượng thì Tiên Ông dạy vẽ con mắt theo như Ngài đã thấy mà
thờ và xưng tên là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát" và dạy
Ngài phải kêu Tiên Ông bằng THẦY mà thôi. Từ đó Ngài chánh thức trở nên người
đệ tử đầu tên của Đức Cao Đài Tiên Ông.
Chư nho hầu đàn thảy đều lấy làm lạ vì thuở nay
chẳng hề thấy kinh sách nào nói đến danh Cao Đài Tiên Ông. Duy có mình Ngài xem
ý tứ trong mấy bài thi của Đức Cao Đài cho thì Ngài đoán chắc rằng Thượng Đế
giá lâm, Chúa tể càn khôn vũ trụ, Cha chung của nhân loại, mới dạy như thế mà
thôi.
Cũng như các tôn giáo thuở xưa, trong Giáo pháp của
Ngài có hai khoa :
(1) - Khoa công truyền tiệm giáo để độ đại chúng lập công bồi đức.
(2) - Khoa Tâm truyền đốn giáo để dắt dẫn người hữu
căn muốn tìm đường siêu xuất.
(Nhưng vì qui giới rất gắt gao, nghiêm nhặt, nên ít
được phổ biến).
NGOẠI
GIÁO CÔNG TRUYỀN
Khoa Giáo pháp công truyền của Ngài có thể phân ra
làm bốn phần cho dễ hiểu:
1/ - Phần LUẬN LÝ (Ethìque)
2/ - Phần CHẾ ĐỘ (Règime, statuts, Discipline)
3/ - Phần TRIẾT LÝ (Philosophie)
4/ - Phần SIÊU HÌNH hay (HUYỀN HỌC) (Métaphysique).
Như đã nói qua đoạn trên, Ngài
không có biện luận bao nhiêu về các phần này, và quan tâm về thưc hành nhiều hơn
: vì thế cacù tầng lớp trong xã
hội, cho đến hạng nghèo nàn ít học cũng tu theo được. 1/- Về phần LUẬN LÝ :
Xưa nay bất cứ ở vào thời đại nào, thuộc về Tôn giáo nào, theo dân tộc,
phép tắc định ra để khép người trong đường ngay lẽ chánh, (nhơn luân : lois
morales) cũng chẳng khác nhau bao nhiêu.
Phần LUẬN LÝ trong giáo pháp của Đức NGÔ MINH CHIÊU truyền bá, tựa hồ như có tánh cách
chiết trung (éclectisme).
Ngài dạy :
a / - Rèn lòng TỪ BI, BÁC ÁI làm bản tánh
b / - Răn mình và hành động theo KINH CẢM ỨNG, là
bộ giới luật duy nhứt (Code moral).
c / - Lo tròn NHƠN ÐẠO theo tam cang ngũ thường.
Lòng TỪ BI, BÁC ÁI luôn luôn phải thực sự, cụ thể,
tích cực, nhưng hành vi phải âm thầm kín đáo. Làm việc phước đức cho thường,
song chẳng cho người thấy biết. Thay vì dùng lời chỉ bảo, Ngài hằng lấy gương
lành mà dạy rõ : về mặt luân lý, chơn hạnh phúc gom ở trong việc tạo hạnh phúc
cho người quanh mình.
Riêng ra Ngài dặn phải biết NHẪN NHỤC, HẠI MÌNH
TRỌNG NGƯỜI, luôn luôn (Khuất kỷ tôn nhơn, bình tâm hạ khí).
Một đặc điểm khác là Ngài có dạy rằng : Đạo mở kỳ
này là một mối Đạo chơn thường. Người hành trì phải giữ hai chữ ấy làm phương
châm (guide).
CHƠN là: Lời nói CHƠN THẬT (vérité)
Việc làm CHƠN CHÁNH (Drotiture)
Ý tưởng CHƠN THÀNH (Sincérité)
THƯỜNG là : Phải hành trì THƯỜNG TRỰC không gián
đoạn.
ĐỀU ĐẶN không lúc nhặt hồi thưa, phải NHỨT TÂM NHỨT
TRÍ.
TỰ NHIÊN, UNG DUNG không dục tốc không giải đãi
(Naturel - Régularité - Constance).
2/ - Về phần Chế Độ :
Giáo phẩm và hệ thống :
Mặc dầu lối tháng 9 DL năm 1920 (lúc còn tại Hà Tiên) Đức NGÔ MINH CHIÊU
đã phụng lãnh thiên mạng mở Đạo kỳ ba độ rỗi nhân sanh, mặc dầu sau khi về Sài
Gòn (năm 1924) Ngài chỉ huy giám định công việc xây dựng nền tảng Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ, mặc dầu Ngài ban truyền một Giáo lý qui tắc phân minh, mặc dầu Ngài
điều khiển cơ quan Vô vi Tâm Pháp có ấn chứng hiển nhiên, nhưng Ngài chẳng thọ
nhận chức Giáo Tông, ân phong tại Tòa Thánh Tây Ninh (14 tháng 4 DL năm 1926). Chẳng những thế thôi, Ngài còn không
nhận cho mấy vị học đạo trực tiếp với Ngài, gọi là "Thầy" nữa.
Ngài nói ở trần thế không người nào được làm thầy
người nào hết. Ngài chỉ là người truyền giáo mà thôi. Mấy người học đạo, là học
đạo với Đức THƯỢNG ĐẾ. Phép tu hành theo Ngài là phép "cư sĩ, tu tại
gia". Không lập Tòa lập Thất, không tạo Chùa chiền, Đạo viện. Không tổ
chức Giáo Hội, Tập Đoàn nơi Tu viện (Monachisme). Đạo của Ngài không có đặt ra
Giáo phẩm (Sacerdoce). Tất cả tín đồ nhứt thể đều là người còn đương học Đạo,
không phân giai cấp.
Khác nhau là cũ và mới : Tín đồ cũ có nhiệm vụ dẫn
dìu người mới, chỉ kiểu tu hành cho tường tận, cho họ được hiểu biết như mình.
Song tuyệt nhiên không bao giờ được dùng tiếng "DAÏY". Tín đồ mới có
phận sự phải hành theo lời chỉ vẽ và xem người cũ như người thay mặt Giáo chủ
trao bản đồ cho mình do theo mà hành đạo. Chính Ngài cũng không chịu ai tôn
trọng biệt đãi mình.
Thái Chưởng Pháp
Xin cáo lỗi vì lý do kỷ thuật đánh máy và trình
bày, nên chúng tôi chưa nhận được bài viết cùa soạn-giả. Sẽ bổ túc sau.
Thượng
Chưởng Pháp
Xin cáo lỗi vì lý do kỷ thuật đánh máy và trình
bày, nên chúng tôi chưa nhận được bài viết cùa soạn-giả. Sẽ bổ túc sau.
Ngọc
Chưởng Pháp
Trần
Văn Thụ - (1857 - 1927)
I - PHẦN ĐỜI :
Ông Trần Văn Thụ sinh năm Bính Tý (1857) tại làng
Đức Hưng, tổng Dương Hòa Hạ , tỉnh Gia Định .
Thuở nhỏ, Ngài theo Nho học, lúc lơn lên đi dạy
học. Năm Đinh Mùi (1907), Ngài đến Vĩnh Nguyện Tự (Cần Giuộc) thọ giáo với Thái
Lão Sư Lê Đạo Long, thế danh Lê Văn Tiểng (1843-1913) để học Đạo Minh Sư. Ông
được Sư Phụ Lê Đạo Long thu nhận và ban cho pháp danh là Trần Đạo Minh. Ông là
đệ tử lớn nhứt, tu lên Thái Lão Sư.
II - PHẦN ÐẠO
Đến nămBính Dần (1926), sau khi Thái Lão Sư Lý Đạo
Long liễu đạo 12 năm, Thái Lão Sư giáng cơ cho biết là Ngài đã đắc quả như ý
Đạo Thoàn chơn nhơn và khuyên các đệ tử tùng giáo theo Đức Cao Đài.
Ngài Trần Văn Thụ tức Đạo Minh được Đức Chí Tôn
giáng cơ ấn phong Nho Tông Chưởng Giáo Tuyến Đạo Thiền Sư đại Đức Đại Hòa đạo
sĩ, Chưởng Pháp phái Ngọc tại Vĩnh Nguyên Tự ngày 10 -9 Bính Dần.
Vào ngày lễ khai Đạo tại Gò Kén, Ngài về hành đạo
tại đó cùng các vị khác soạn thảo Tân Luật.
Đến năm Đinh Mão (1927), Ngài lâm bịnh trở về nhà
an dưỡng tại làng Trường Bình, quân Cần Giuộc rồi qui Tiên ngày 14 tháng 05
Đinh Mão (13-6-1927) hưởng thọ 71 tuổi.
Trong sách Đại Đạo chánh nghĩa (1936) viết là:
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Minh
Thiết quang chơn nhơn, Ngọc Chiếu.
Với câu liễn hai bên là:
CHƯỞNG khai Nho phái Tam Kỳ Đạo,
PHÁP hóa Thiền Tông Tứ giáo truyền.
Đầu
Sư Thái Thơ Thanh
Nguyễn Ngọc Thơ - (1873 -
1950)
I . PHẦN ĐỜI :
Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh quí danh là Nguyễn Ngọc
Thơ sanh năm 1873 tại Sài gòn.
Ngài thuộc dòng giỏi cự phú, cựu Tri Huyện Tân
Định.Thuở thiếu thời học Nho văn, sau theo Tân học và ái mộ Thiền Lâm Phật Giáo
.
II . PHẦN ÐẠO
Năm 1926, khi khai Đạo, Đấng Chí Tôn giáng cơ nhận
Ngài làm môn đệ, về sau mới thọ Thiên phong Thái Thơ Thanh Thái Chánh Phối Sư
và được vinh thăng Quyền Đầu Sư.
Ngài là người chịu tốn kém tài lực nhiều nhứt cho
nền Đạo lúc phôi thai, từ việc di chuyển đến việc xây cất Thánh Thất. Khi mượn
chùa Từ Lâm Tự, Ngài phải lo sửa sang sơn phết mọi mặt. Năm 1926 Hòa Thượng Như
Nhãn đòi chùa Đức Chí Tôn dạy Ngài hiệp với Chư Chức Sắc mua đất tại làng Long
Thành. Đó là cơ sở đầu tiên để xây dựng Tòa Thánh sau này. Ngài và bà Đầu Sư Lâm
Hương Thanh xuất tiền mua đất và dời Quả Càn Khôn về Chùa mới. Sau Ngài lại mua
một sở rừng rồi khai phá đặt danh là Cực Lạc và đặt nhiều tên thuần túy tôn
giáo như: Quan Âm Cát, Long Nữ Điện (Nghĩa Địa dùng an táng các Chức Sắc và một
số Sĩ Quan)
Ngài lại cúng âm đức 10.000 tượng Ngũ chi cỡ lớn
cho Bổn Đạo phụng thờ. Nhờ đó khi công viên quả mãn trở lại ngôi .
Ngài liễu Đạo ngày 21-7-Canh Dần (1950) tại Sài Gòn
thọ 77 tuổi. Liên đài đã được dời về Tòa Thánh an táng bên phía Đông Lang
Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt
LÊ VĂN LỊCH
I/ - PHẦN ĐỜI
Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch
Nguyệt tên thật là Lê Văn Lịch, sanh năm 1889 tại Cần Giuộc, tu đến bậc Thái
Lão Sư. Cha ông là cụ Lê Văn Tiểng, tu theo Đạo Minh Sư đến bậc Thái lão Sư,
pháp danh là Lê Đạo Long, là người sáng lập chùa Vĩnh Nguyên Tự ở Cần Giuộc.
Cụ Tiễng đắc đạo, chứng quả Như Ý Đạo Thoàn chơn
Nhơn. Khi cụ viên tịch có lời di chúc rằng "Chùa Vĩnh Nghiêm Tự sau này có
Thập Nhị Khai Thiên đến mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ".
I/ - PHẦN ÐẠO
Đầu năm 1926, các ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc
được lịnh Chí Tôn phái đến Vĩnh Nguyên Tự lập đàn cầu cơ. Đức Như Ý Đạo Thoàn
Chơn Nhơn giáng cơ dạy ông Lịch hiệp với các ông Cư, Tắc lập đạo mới. Ông còn
chưa quyết thì chủ quận Cần Giuộc lúc ấy là ông Nguyễn Ngọc Tương đã theo Đạo
khuyên ông Lịch nên thuận tôn lòng.
Vào tháng 3/1926 Đức Chí Tôn giáng cơ tại Vĩnh
Nguyên Tự phong ông Lịch phẩm Đầu Sư, Thiên ân Thánh danh là Ngọc Lịch Nguyệt.
Đầu Sư phái Ngọc hiệp quần Nho
Tam giáo qui nguyên dẫn ngã đồ …
Lúc đó ông Lịch còn rất trẻ nên nhiều tiếng thị
phi, nên Đức Chí Tôn giải rõ là ông Lịch nhờ Đức Tiểng có ghi trong Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển quyển nhứt.
Ngày 12-3-bính dần (23/4/1925), Ngài lập thệ trước
Ngũ Lôi một lượt với Đầu Sư Thượng Trung Nhựt quyết tâm hành đạo. Ngài được
lịnh dạy soạn các bản Kinh từ Minh Sư rút trong Tam Thánh Đại Động.
Về sau, Ngài đi mở các Tịnh thất ở Lục tỉnh, không
theo Tân luật qui định nên bị Hội Thánh triệu hồi. Sau đó, Ngài trở về Vĩnh
Nguyên Tự rồi hiệp tác với các phái Tiên Thiên, Liên Hòa Tổng Hội… Năm 1943,
Pháp nghi ngờ hoạt động của ông nên bắt đày ra Côn đảo. Hai năm sau, Ngài được
trả tự do : năm 1947, Ngài viên tịch tại Cần Giuộc và táng trước chùa Vĩnh
Nguyên Tự.
Đầu
Sư Thái Minh Tinh
NGUYỄN
VĂN MINH
I/-
PHẦN ĐỜI
Đầu Sư Thái Minh Tinh tên thật là Nguyễn Văn Minh
(1880-1937) người Tây Ninh, pháp danh là Thiện Minh. Ngài tu tới chức Hòa
Thượng vốn là đồ đệ của Hòa Thượng Tổ Sư Như Nhãn.
Vào ngày khai đạo (13-10-Bính Dần) Đức Chí Tôn ân
phong Ngài là Đầu Sư Thái Minh Tinh.
Sau khi Hòa Thượng Giác Hải đòi chùa lại thì Ngài ở
lại chùa Gò Kén (quả giống trái hồng đào). Thế nên, Đức Chí Tôn mới phong cho
ông Cả Nương làm Thái Đầu Sư.
I/ - PHẦN ÐẠO
Xin cáo lỗi vì lý do kỷ thuật đánh máy và trình
bày, nên chúng tôi chưa nhận được phần này. Sẽ bổ túc sau.
Nữ
Đầu Sư Hương Thanh
LÂM
NGỌC THANH
I/-
PHẦN ĐỜI
Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh quí danh là Lâm Ngọc
Thanh sanh năm 1874 tại làng Trung Tín, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Bà thuộc dòng dõi điền chủ giàu có ruộng đất nhiều
nhưng giàu lòng mộ Đạo, thọ giáo với Hòa Thượng Giác Hải Từ Lâm Tự, Gò Kén Tây
Ninh. Vốn bẩm sinh ưa chuộng huyền bí Thần Tiên. Sau khi theo Đạo bà lập một
ngôi chùa Phật tại Vũng Liêm, sau sửa sang thành Thánh Thất.
I/ - PHẦN ÐẠO
Bà nhập môn theo Đạo Cao Đài ngày 5-6-Bính Dần (15/7/1926).
Cũng ngày này Đức Chí Tôn giáng cơ gọi ông Nguyễn Ngọc Thơ và bà quì trước
Thiên bàn làm phép hôn phối theo Đạo đầu tiên.
Vào ngày 14-10-Bính Dần (18/11/1926) do Đức Phạm Hộ
Pháp và Đức Cao Thượng Phẩm phò loan, Đức Chí Tôn giáng cơ ban phẩm Giáo Sư Nữ
phái đầu tiên cho bà. Đến ngày 14 tháng 1 năm Đinh Mão (15/2/1927) bà được
thăng Phối Sư, và đến ngày 9/3 Kỷ Tỵ thì thăng phẩm Chánh Phối Sư thọ phong nơi
Đức Lý Giáo Tông. Mãi đến ngày 25-4-Đinh Sửu (3/6/1937) bà mới được Đức Chí Tôn
ban phẩm Đầu Sư và được tạo hình bên lầu chuông.
Công nghiệp của bà đối với Đạo trong lúc khai
nguyên thì ít ai sánh kịp. Bà chịu khó đi khai đàn và đọc Thánh Ngôn cho các
tín hữu mới nghe chẳng luận sang hèn. Bà lại mượn chùa Từ Lâm (Gò Kén) để khai
mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, được ba tháng thì Hòa Thượng Giác Hải đòi chùa lại.
Bà và ông Huyện Thơ phải xuất tiền cho Hội Thánh mượn mua đất của kiểm lâm
người Pháp tại Long Thành (vùng đất Tòa Thánh hiện nay). Vì là buổi ban sơ nên
Chánh quyền Pháp nghi kỵ, đóng cửa các Thánh Thất ở Hậu Giang. Bà và Ngài
Thượng Đầu Sư Lê Văn Trung phải bảo lãnh với Chánh phủ Pháp cam kết Đạo Cao Đài
chỉ hoạt động thuần về Tôn giáo không làm chính trị. Sau đó, bà phải trấn an
chư Đạo hữu và khuyên tu hành chín chắn.
Dù vậy, Chánh phủ Pháp vẫn cho công an theo dõi làm
khó dễ Đức Cao Thượng Phẩm khiến cho toàn Đạo sợ sệt không dám tụ tập đông. Chỉ
có một ít người thật tâm đạo mới đến cúng kiến mà thôi. Do vậy, việc đóng góp
cũng thất thường, nên tài chánh eo hẹp. Tòa Thánh tiên khởi chỉ lợp bằng tranh
đốn cây rừng làm cột, cắt cây cổ rùa làm lạt, tuy vậy vẫn chịu đựng được hơn 10
năm.
Sau Đức Phạm Hộ Pháp được Đức Lý họa sẵn họa đồ
kiến trúc mới của Tòa Thánh, Đức Ngài xuống Vũng Liêm (Vĩnh Long) thương lượng
với bà để xây Đền Thánh bằng xi măng cốt sắt tạo vững bền về sau. Bà thọ ý và
hợp sức cho đúc nền xây Tòa Thánh ngày 01-11-Bính Tý (1936) và mãi đến năm 1955
mới làm lễ Khánh thành.
Bà Nữ Đầu Sư qui vị ngày 8-4-Đinh Sửu (16/5/1937)
hưởng thọ 63 tuổi, an táng tại quê nhà (Vũng Liêm). Sau Hội Thánh thỉnh cốt về
xây tháp bên Tây lang, hậu điện Tòa Thánh.
Nữ Đầu Sư Hương Hiếu
NGUYỄN THỊ HIẾU
I/- PHẦN ĐỜI
Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu
quí danh là Nguyễn Thị Hiếu sanh năm 1886 tại Đakao Sài gòn, bà còn có tên là Hương. Thân sinh là
ông Nguyễn Văn Niệm và thân mẫu là bà Trần Thị Huệ.
Khi lên 7 tuổi, thân mẫu bà cho bà vào học trường
Nhà Trắng (Sài Gòn). Năm 17 tuổi thì học nữ công, rồi sánh duyên với ông Cao
Quỳnh Cư (tức Cao Thượng Phẩm) năm 21 tuổi. Hai năm sau bà sanh hạ 1 trai tên
là Cao Quỳnh An : du học và mất tại Pháp.
I/ - PHẦN ÐẠO
Năm 1925 Đức Chí Tôn khai Đạo, buổi đầu chưa có
Thánh Thất nên dùng nhà bà làm nơi thờ phượng. Khi cầu cơ bà giữ phần ghi chép
Thánh giáo và Đức Cao Thượng Phẩm chấm câu (1925-1926).
Đến tháng 3 năm Bính Dần, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy
bà may Thiên phục Giáo Tông cho ông Ngô Văn Chiêu, Đầu Sư Thượng Trung Nhựt và
quí chức sắc Hiệp Thiên Đài.
Đến 14/1/Đinh Mão (15/2/1927) bà thọ Thiên ân Giáo
Sư Nữ Phái.
Khi dời Thánh Thất về làng Long Thành, bà lo việc
trù phòng. Bà đã ghi lại trong "ĐAÏI ÐẠO XÂY BÀN" như sau :
"Tôi
nhớ lại mỗi buổi sáng, tôi đi chợ Tây Ninh, với chiếc xe ngựa đặng mua đồ ăn,
đường xá vắng bóng người, hai vệ đường cây che rậm rạp, heo rừng và nai lửng
thửng kiếm ăn. Một hôm, tôi đến Trảng Tròn thấy 1 con ngựa bị cọp ăn mất nửa
con, nhưng vì quá lo cho Đạo mà bớt sự sợ hiểm nghèo".
Năm Canh Ngũ (1930) bà bắt thăm đi hành Đạo tỉnh Sa
Đéc kiêm luôn tỉnh Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đến năm 1934 bà lãnh dạy Giáo nhi,
năm sau thăng phẩm Phối Sư. Năm 1941 Pháp chiếm Tòa Thánh bà về Thảo Xá Hiền
Cung và năm sau xuống Sài Gòn hiệp tác với hãng tàu Nitinan để lo về mặt Đạo.
Năm 1946 nền Đạo phục hưng, bà lãnh chưởng quản Ba
viện : Lại viện, Lễ viện, Hòa Viện Nữ phái ngày 21-9-Bính Tuất (15/10/1946).
Đến ngày 16-11-Canh Dần (22-12-1950) bà được thăng phẩm Chánh Phối sư, rồi
thăng lên Đầu sư do Thánh lệnh số 01/TL ngày 24-10-Mậu Thân (13/12/1968) và qui
vị lúc 14g ngày 11-5-Tân Hợi (3-6-1971) tại Nữ Đầu Sư Đường.
Bà có lưu lại bài thi để thài dâng lễ bà :
THI
Tu hành
gắng chí lập dày công
Đến
buổi chung qui hưởng phước hồng
Cửa
Đạo gáy go đường khổ hạnh,
Đường
Tiên nhàn rỗi bước thong dong.
Lợi
danh ví muốn cho đầy đủ,
Tội
lỗi càng thêm nỗi chất chồng.
Cuộc
thế chẳng qua trò mộng ảo,
Ngày
về nhắm mắt nắm tay không.
(Xem thêm I Nữ
Đầu Sư Hương Hiếu)
Nữ Đầu Sư Hương Lự
HỒ THỊ LỰ
I/- PHẦN ĐỜI
Bà Đầu Sư Hương Lự tên
thật là Hồ Thị Lự, sanh ngày 26-6-Mậu Dần (1878) tại Ích Thạnh, tổng Long Vĩnh
Hạ (Gia Định), chồng là Cao Hoài Ân, thẩm phán đầu tiên miền Nam. Bà có 3 con :
2 trai và 1 gái.
I/ - PHẦN ÐẠO
Bà thọ phong Giáo sư tại Kiêm Biên
ngày 10-9-1927 và được thăng
Phối sư ngày 10-11-1935 .
Năm 1939 bà về Tòa Thánh làm việc nơi Lương Viện.
Năm 1930 Bà quản lý Sở may và tiếp tân nơi nhà
khách.
Năm 1932 bà quản lý Lương Viện, Trù Phòng và thay
mặt cho bà Nữ Chánh Phối Sư (lúc đó là bà Hương Thanh) tại Tòa Thánh, rồi đi
hành đạo tại Long Xuyên.
Năm 1936 bà xin nghỉ dưỡng bịnh rồi trở lại phục vụ
tại nhà may Linh Đức. Pháp chiếm Tòa Thánh (1940) lấy nhà may Linh Đức làm
trường học, nên bà dọn nhà may về tiệm Minh Đức một thời gian rồi bị buộc phải
giản tán.
Cuối năm Canh Thìn (1940) bà về dưỡng bịnh ở Sài
Gòn, đến tháng 4 Ất Dậu (1945) mới trở về Tòa Thánh.
Bà có 3 người con : 2 nam, 1 nữ đều tu theo Đạo Cao
Đài. Trưởng nam là Cao Đức Trọng, thọ phong Tiếp Đạo, thứ nữ là Giáo sư Hương
Cường và quý tử là Cao Hoài Sang thọ phong Thượng Sanh.
Cả nhà đều nêu gương đạo hạnh làm vẻ vang tổ tiên.
Bà đã từng nghiêm chỉnh phê bình ông Nguyễn Phan Long mặc đồ thường không được
ngồi ghế chủ tọa Hội Thánh, buộc ông Long phải rời khỏi Đền Thánh. Trong Đạo
đều kính phục tánh cương trực cố hữu của bà.
Tuổi già sức yếu, bà qui thiên vào ngày 21-11-Nhâm
Tý (1972), hưởng thọ 95 tuổi, để lại niềm thương tiếc cho toàn Đạo.
Phối
Thánh Màng
PHẠM
VĂN MÀNG
I/-
PHẦN ĐỜI
Ngài Phạm Văn Màng sanh năm Mậu Tý (1888) tại làng
Thanh Phước, quận Gò Dầu Hạ (nay là Hiếu Thiện) tỉnh Tây Ninh.
Ngài là con trai thứ 2 của ông Phạm Văn Nhơn và bà
Trần thị Tơ, thuộc gia đình nho phong.
Thuở nhỏ Ngài theo học chữ Nho trong 4 năm, sau lại
theo học Quốc ngữ. Năm 18 tuổi, song thân định bề gia thất với bà Trịnh Thị
Bền, người cùng làng, hạ sanh được 7 người con, nhưng chỉ còn 1 trai và 3 gái.
Nhờ hiền lương chân thật, Ngài được cử làm Phó
Hương Quản xã Thanh Phước.
I/ - PHẦN ÐẠO
Ngài nhập môn cầu Đạo ngày 21-12-Bính Dần
(24/1/1926) tại chùa Gò Kén (Thánh Thất nguyên thủy của Cao Đài Giáo). Từ đó
Ngài từ chức đời để hành đạo.
Khi dời Thánh Tượng về làng Long Thành, Ngài được
Đức Cao Thượng Phẩm giao việc công quả tìm xe bò và lâm cụ dùng trong việc phá
rừng cất Tòa Thánh tạm. Sau vâng lịnh Ngài Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh, Ngài
mộ công quả đứng ra khai phóng một con đường thuộc Sở đất 50 mẫu (gần Nghĩa địa
Thái Bình).
Năm 1928, Đức Cao Thượng Phẩm bị cơn khảo dượt,
Ngài hợp với Lễ Sanh Trịnh Phong Cương phò tá Đức Cao Thượng Phẩm về Thảo Xá
Hiền Cung và tu sửa nơi này. Năm 1929 Đức Cao Thượng Phẩm qui Tiên, Ngài buồn
lòng trở về quê cũ nhận chức Phó Trị Sự (1929-1930).
Đầu năm Canh Ngọ (1930) Đức Phạm Hộ Pháp lập Phạm
Môn, Ngài xin được từ chức Phó Trị Sự về Tòa Thánh làm công quả. Ngày 16-1-Canh
Ngọ , Ngài hiến thân trọn đời vào Phạm Môn. Sau được Đức Phạm Hộ Pháp giao
nhiệm vụ cai sở Trường Hòa, coi sóc khoảng 50 công quả Tần Nhơn (Khmer). Trong
thời gian này, Ngài bị một số người ganh hiềm ghét ngõ đứng đơn tố cáo 36 điều
lên Đức Hộ Pháp, Đức Phạm Hộ Pháp hiểu nỗi oan khiêng của Ngài nên không những
không bắt tội mà còn được khuyên nhủ khích lệ.
Ngày 3-1-Nhâm Thân (1932) Đức Phạm Hộ-Pháp điểm đạo
và Hồng thệ cho 72 vị Phạm môn đầu tiên lại Sở Trường Hòa. Ngài và vợ con đều
được điểm Đạo trong dịp này.
Vì quá lo công quả, Ngài ngã bệnh nặng thuộc chứng
ban đen đã nhập lý, nên vào ngày 25-9-Quí dậu (1933). Vị Thần Võ Văn Thoàn bạch
lên Đức Hộ Pháp rằng : "Đắc lệnh Trần Văn Xương (Thần Hoàng Long Thành)
chư Địa Thần lo nghinh tiếp Màng".
Đúng 24 giờ ngày 30-9-Quí Dậu (1933) Ngài thoát xác
tại Sở Quản Nghệ, hưởng dương 46 tuổi.
Đức Phạm Hộ Pháp đứng chủ sự đám tang và hành pháp
độ thăng cho Ngài. Đức ngài có thuyết minh cho toàn chư tín hữu dự đám tang
biết rằng : "Phạm Văn Màng đã đắc vị".
13 ngày sau (13-10-Quý Dậu), một đàn cơ nơi Phạm
Nghiệp do Đức Hộ Pháp và Ngài Bảo Văn Pháp Quân nâng loan. Vị Thần Võ Văn Thoàn
bạch rằng "Phạm Văn Màng đã đắc Thánh và xin tái kiếp hành Đạo".
Nhưng tiếc thay Đức Phạm Hộ Pháp không thuận.
Sau khi từ Mã Đảo hồi loan (1946), Đức Hộ Pháp có
gọi Ngài Khai Đạo hỏi về vệc nhị vị Phạm Văn Màng và Bùi Aùi Thoại đắc vị Phối
Thánh. Tuy nhiên Đức Ngài vẫn chưa tin và thiết lập một đàn cơ để hỏi rõ danh
Phối Thánh của nhị vị, được thiêng liêng cho biết y như vậy.
Vào ngày 14-11-Mậu Tý (1948) Đức Hộ Pháp ký thánh
lịnh cho Hội thánh cử hành lễ vía nhị vị công nghiệp từ buổi ban sơ khai Đạo
được Ngọc Hư Cung nhìn nhận và quyền Chí Tôn ân tứ.
Phối Thánh Thoại
BÙI ÁI THOẠI
I/- PHẦN ĐỜI
Ngài Phối Thánh Bùi Aùi
Thoại sanh năm 1913 tại làng Hậu Thành, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho, trong một gia
đình nho phong.
Cha mẹ Ngài qua đời
sớm, nên phải bơ vơ trôi nổi nhiều nơi, tâm tư thường hướng về đường Đạo Đức. Năm 21 tuổi
Ngài lập gia đình được một người con gái nhưng sớm qua đời theo mẹ.
I/ - PHẦN ÐẠO
Vào ngày 7-10-Đinh Mão Ngài vào làm công quả nơi Sở
Lương Điền Công Nghệ thuộc tộc Đạo Cái Bè. Đến năm 1935, Ngài được lệnh về Tòa
Thánh vào Sở Phước Thiện ở Bò Cạp làm công quả, năm 1936, Hội Thánh giao trách
nhiệm Tá Lý Đấp Vẽ lo tạo tác Báo Ân Từ để di quả Càn Khôn vào thờ tạm và tạo
dựng Đền Thánh.
Năm 1941, vì Pháp buộc đình chỉ việc kiến tạo Tòa
Thánh (1939), Ngài được lịnh Đức Hộ Pháp hợp tác với ông Chí Thiện Lê Văn Gấm
lập lò chén (Giang Tân).
Năm 1945, Pháp bị Nhật đảo chánh, công tác kiến
thiết Tổ đình được tiếp tục, Ngài trở về lãnh nhiệm vụ Tá Lý như trước.
Nhờ thiên ân bố đức, được tinh thần minh mẫn, khối
óc sáng suốt giúp bàn tay khéo léo của Ngài đấp nên hình cốt các Đấng Giáo Chủ
Phật, Thánh, Tiên, Hiền ngoài cũng như trong Tòa Chánh.
Ngoài ra, Ngài còn kiến trúc hai pho tượng ông
Thiện, ông Aùc, Đức Quyền Giáo Tông, Bà Nữ Đầu Sư, tượng Đức Cao Thượng Phẩm,
các sự tích Sĩ, Nông, Công, Thương, Ngư Tiều, Cạnh, Mục quanh bao liên đài.
Trên nóc Hiệp Thiên Đài có tượng Đức Di Lặc, nóc Nghinh phong đài có Long Mã
đứng trên Quả Địa Cầu, nóc Bát Quái Đài có tượng ba vị Cổ Phật.
Vì lòng thệ nguyện, Ngài chí tâm gắng sức tạo dựng
Tổ Đình nên sức lực ngày một suy tàn, yếu dần rồi qui hồi cựu vị ngày
29-01-Bính Tuất (1946) hưởng dương 33 tuổi. Với công viên quả mãn vào năm Đinh
Hợi (1947) bà Bát Nương giáng cơ cho biết Tá Lý Bùi Ái Thoại đã đắc đạo và liệt
vào hàng Phối Thánh.
Kiểm duyệt ngày 10 tháng 6 năm Tân Hợi
(DL : 02/07/1971)
Trưởng Ban Kiểm duyệt
Kinh sách
Bảo Đạo Hiệp Thiên Đài
HỒ TẤN KHOA
(ấn ký)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét