XLTV Văn Phòng Chưởng Quản, Ban Thế Ðạo
Kính quí liệt chư tôn độc giả,
Quyển "ÐẠI ÐẠO DANH NHÂN" do vị Hiền Tài
TRẦN VĂN RẠNG, Trưởng Nhiệm Văn Hóa Ban Quản Nhiệm Trung Ương Ban Thế Đạo soạn
thảo, ghi lại những gương hy sinh cao cả, những đức tánh vị tha của các bậc
tiền bối đã dày công khai nguyên nền Đại Đạo.
Khai Đạo giữa một lãnh thổ mà toàn dân đang bị
thống trị dưới ách đô hộ,
phải chăng thiên ý muốn trưng dụng những lá gan anh
tuấn, làm tiêu biểu cho cuộc cách mạng tinh thần, để cứu dân cứu nước Việt Nam
này thoát ách, nước có độc lập, người có tự do, thì nền quốc túy là mãnh tâm
điền để gieo trồng Thánh cốc, ấy là Đạo.
Xem lịch sử cổ kim, khi dân trí tiến bộ, nhờ các
bậc hào hùng đứng lên khởi nghĩa mới tranh thủ lại chủ quyền dân tộc, nay nước
Việt Nam nhờ ơn Trời chiếu hộ, dụng phương châm đạo đức tinh thần để tránh
những xáo trộn đau thương, nhưng những ai đã đứng vào hàng lãnh đạo, làm sao
tránh khỏi những khủng bố tù đày mà các bậc ân nhân tiền bối chúng ta có cơ hội
lưu lại ngày nay những bức tranh sáng, những tấm gương trong, cho hậu tấn soi
đường.
Quí độc giả sẽ có dịp xem qua torng quyển ÐẠI ÐẠO
DANH NHÂN này, những đoạn thanh sử, mặc dù chưa phải đầy đủ với lịch sử của các
Đấng, nhưng cũng được am tường các nét đại cương để chúng ta ghi nhớ tri ân
những bậc tiền bối.
Tòa Thánh, ngày 24 tháng
10 năm Canh Tuất.
(22/11/1970)
Cải Trạng Hiệp Thiên Đài
NGUYỄN VĂN HỘI
Đề Từ của Soạn Giả.
Bất cứ một tôn giáo,
một hội đoàn hay một đảng phái nào, các môn đồ, các đoàn viên đều trông theo
gương hành động và sự nghiệp của giới lãnh đạo mà noi theo.
Đời sống, đức tánh của
các hàng giáo lãnh còn quan trọng hơn vì lãnh đạo tinh thần của nhân sanh mà Đấng
Thượng Đế tối cao phó thác. Nhằm trong ý niệm đó, mong cống hiến đồng Đạo ít
nhiều các gương hy sinh, đời hành đạo của các bậc nhiều công trong việc khai
nguyên Đạo Cao Đài. Tôi nguyện làm viên gạch đầu tiên để xây thành trì tiểu sử
các bậc Thánh nhân, mạo muội viết thành quyển "ÐẠI ÐẠO DANH NHÂN"
này. Và lòng hằng nguyện các Đấng và chư Chơn quân quá vãng giúp môn đệ có đủ
thông minh và kiên nhẫn hoàn thành lời ước.
Tập sách nhỏ này chỉ tóm lược những nét đại cương
cuộc đời hành giáo của chư vị tiền bối, đúng mức phải dành cho mỗi vị một quyển
sách riêng.
Kính mong chư Chức sắc và quí đồng Đạo chỉ giáo cho
những điểm sơ lầm. Tôi cũng thành thật cảm ơn quí vị hảo tâm đã chung góp tiền
ấn tống quyển sách này.
Tam Tê Anh Vào Hạ 70
Hiền tài TRẦN VĂN RẠNG
Chương I
HIỆP THIÊN ĐÀI
Đức Hộ Pháp
PHẠM CÔNG TẮC
I/ - PHẦN ĐỜI
1/ - Thưở Thiếu Thời.
Vào tiết Đoan Ngọ (5-5)
năm Canh Dần (21-06-1890), bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, thuộc làng Bình Lập, tại
Tỉnh lỵ Tân An (nay là Long An), một chơn linh giáng lâm trong gia đình ông Phạm
Công Thiện, một công chức. Đó là Phạm Công Tắc (1). Ngài sanh nhằm năm Thành
Thái thứ hai. Lúc bấy giờ, Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, do Pháp trực tiếp cai
trị. Vì thế, Nam Kỳ coi như một phần lãnh thổ của Pháp. Phủ Thống đốc Nam Kỳ đặt tại
Sài Gòn.
Ông Phạm Công Thiện kết
hôn với bà La Thị Đường, sanh được 8 người con mà Ngài Phạm Công Tắc là người con thứ tám.
Song thân Ngài trước ở làng An Hòa, quận Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh. Vì là công
chức, ông Phạm Công Thiện về sau được đổi đến Long An.
Thưở thiếu thời Ngài Phạm Công Tắc là một thiếu
niên khỏe mạnh, tư chất thông minh đĩnh ngộ. Có điều lạ, vì sanh nhằm ngày
Khuất Nguyên trầm mình xuống sông Mịch La, cũng là ngày Lưu Thần, Nguyễn Triệu
nhập Thiên thai, nên thỉnh thoảng Ngài ngủ thiếp đi như người chết, linh hồn
lạc khuất đâu đâu, khiến cho huyên đường lo âu, nhất là bà cụ cố tỏ vẻ buồn rầu
sợ Ngài mệnh bạc.
(1) Theo giấy tờ hộ tịch thì Ngài sanh tại Bình Lập, và cũng được xác nhận
trong quyển "Tiểu sử Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc" xuất bản năm 1954 lúc
Ngài còn sanh tiền.
Cảnh trạng Ngài chết đi sống lại như thế, cả làng
xã đều biết (2). Người ta cố gắng lo thuốc thang cho Ngài, nhưng vốn tiền định,
lâu lâu Ngài ngủ lịm đi đôi ba giờ, có khi kéo dài nửa ngày.
Năm 1896, đến tuổi cắp sách đến trường tiểu học, có
lúc học chữ Nho rồi sau theo học trường Chasseloup-Laubat (nay là trường
Jean-Jacques Rouasseau, đường Hồng thập tự, Sài Gòn). Bằng hữu ai cũng thích
Ngài, vì tánh tình khoan hòa, ưa hoạt động, nhất là nhiều sáng kiến, bày biện
các cuộc chơi, hay đánh đổ một vài nhân vật trong lịch sử nước Pháp. Việc này
khiến cho các bạn ái ngại xa lánh Ngài. Từ đó, Ngài cảm thấy cô đơn, nhiều câu
tự vấn : Tại sao nước Pháp có nhiều anh hùng? Nhìn lại quê hương Việt Nam thì
rách nát, Pháp phân chia để trị. Bắc kỳ và Trung kỳ là hai xứ bảo hộ, nhà vua
có đó như bù nhìn. Viên Toàn Quyền Pháp là chúa tể, nắm tất cả quyền hành. Việt
Nam là người, mà người Pháp cũng là người, tại sao người Nam cuối đầu nô lệ,
chịu nhục. Mối hờn vong quốc bừng sôi trong huyết quản của tuổi trẻ Ngài.
(2) Nhật báo Điện tín ra ngày 9/9/1971 có đăng
tin : "Một thiếu niên 19 tuổi sau khi đỗ Tú tài thì đôi mắt tự nhiên lòa
hẳn đi, kéo dài trong 1 tháng thì thiếu niên lâm trọng bịnh. Trong lúc mê sảng
thiếu nêin cho cha mình biết là anh được Thiên tướng xống đưa về Thiên đình
chữa bệnh. Anh sẽ chết rồi khoảng 15 ngày sau mới sống dậy, miễn đừng đem chôn
và ngày ngày vẫn cho anh uống 3 lần nước lạnh vào 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 18
giờ tối". Dẫn chuyện xảy ra ở Tân Châu (Châu Đốc), để chứng tỏ chuyện
thiếp đi của Ngài Phạm Công Tắc là một chuyện thật.
Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ hết sức sôi động.
Triều đình Huế, vua Thành Thái (1889-1907) bị phế (3-9-1907), vua Duy Tân
(1907-1916) lên kế vị (8/9/1907), nhưng từ bỏ ngôi hợp với Trần Cao Vân chống
Pháp và bị bắt (6/5/1916). Theo sách Việt sử của Trần Văn Rạng (ấn hành năm
1963) diễn tả lại việc Pháp bắt nhà vua như sau:
"Le Fol cất nón chào nhà vua :
- Thế nào, Hoàng Thượng ngự giá đến đây là hết rồi
chứ ?
Vua Duy Tân nhún vai rồi đáp bằng tiếng Pháp :
Các ông chẳng hiểu được đâu (Vous ne pouvez pas
comprendre).
Viên Khâm sứ Charles mỉm cười bắt tay Ngài :
- Bệ hạ bằng lòng cuộc du ngoạn chớ ?
Vua Duy Tân đã trả lời xẳng 1 câu bằng tiếng Pháp :
- Không, bởi vì nó đã thất bại. (Non, puisqu'elle n'a pas réussi).
Ngài giữ thái độ oai nghi lãnh đạm, cho đến khi bị đày qua đảo Rénion cùng
với vua Thành Thái (13/5/1916).
Cái chí khí kiêu hùng và bất khuất của vị vua 17 tuổi, nung thêm chí căm
hờn ngoại chủng của Ngài. Với khí thế tuổi trẻ, Ngài muốn vọt lên phá tan xiềng
xích nô lệ, để đòi lấy quyền sống và giải thoát gông cùm ngự trị trên giống
nòi. Nhưng tuổi nhỏ, Ngài đành chấp nhận hoàn cảnh, gia nhập phong trào Đông Du
năm 1907, khi vua Duy Tân nối ngôi, để mong học hỏi thêm kinh nghiệm tranh đấu
của nước người.
Phong trào Đông Du (1904-1907) do Kỳ Ngoại Hầu
Cường Để làm Minh chủ và hai nhà cách mạng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
khởi xướng để nâng cao dân trí, bằng cách gởi các thanh niên du học ngoại quốc
nhất là Nhật Bản.
Tại sài Gòn phong trào Đông Du do hai ông Gilbert
Chiếu (tức Trần Chánh Chiếu) và Dương Khắc Ninh lãnh đạo. Các ông thành lập các
kinh thương hội như "Minh Tân công nghệ" và khách sạn "Nam
Trung" làm nơi lưu trú hội họp cho đảng viên. Ngài Phạm Công Tắc dù đang
theo học năm thứ hai trường Chasseloup-Laubat cũng lén bỏ học đến họp với anh
em.
Hai ông Gilbert Chiếu và Dương Khắc Ninh tập hợp
các đảng viên chia nhiều nhóm để xuất dương. Ba nhóm đã sang tới Nhật, Ngài
được ghi tên vào nhóm thứ tư. Lòng Ngài như mở hội, bao nhiêu mộng hải hồ viễn
phương kéo lũ lượt qua võng mô Ngài. Bút nghiên tạm xếp, hành trang sẵn sàng
chờ ngày lên đường. Đùng một tiếng phong trào bị khám phá. Mật thám đến tra xét
cơ sở Minh Tân công nghệ. Ông Dương Khắc Ninh đã lẹ tay hành động, tiêu hủy tất
cả hồ sơ và tài liệu nên không ai bị lôi thôi gì cả. Tuy nhiên, mật thám vẫn
chú ý, luôn theo dõi, dò xét các nhà lãnh đạo và chính Ngài cũng bị chúng để ý
và nhà trường lưu tâm. Buộc long Ngài phải nghỉ học về làng An Hòa (Tây Ninh)
tạm tránh sự dòm ngó của mật thám Pháp. Khi tình hình êm dịu, Ngài lại lăn mình
vào trường tranh đấu. Lần này Ngài hoạt động cẩn thận hơn, rồi tham gia viết
báo như : Công luận, La Cloche fêlée (Chuông rè) của Nguyễn An Ninh, La
voielibre … Tiếng nói tự do), Nông cổ Mín đàm, Lục Tỉnh Tân văn (Tờ Lục Tỉnh
Tân văn của ông Pierre Jeantet, ông Gilbert Chiếu làm chủ bút). Ngài cộng tác
thường xuyên với tờ này vì là đồng chí. Hơn nữa, ông Chiếu ngấm ngầm làm cơ
quan tuyên truyền chống Pháp và kích động lòng yêu nước của nhân dân rất đắc
lực. Các bài "Thượng bất chánh, hạ tắc loạn" (đăng ngày 12/12/1907),
bài "Dân tộc đoàn kết và thời đàm" (đăng ngày 23/1/1908) là những lời
thẳng thắng cảnh cáo nhà cầm quyền Pháp. Khi ông Chiếu bị bắt, tờ báo đình bản,
Ngài lại về quê.
Vì ảnh hưởng cách mạng và các Tiên Vương, về sau,
Ngài lập Báo Quốc Từ, bôn ba sang Nhật rước tro Cường Để, về Sài Gòn rước linh
vị Thành Thái và Duy Tân đem thờ nơi Báo Quốc Từ (gần chợ Long Hoa). Ngoài ra
cơ quan thông tin Cao Đài sưu tầm và phổ biến các hình ảnh Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh, Nguyễn Thái Học … Tất cả sự việc đó để tấm lòng nuôi dưỡng ý chí các
liệt sĩ bất khuất và di dưỡng vang bóng một thời của tuổi trẻ hào hùng.
Aâu cũng là thiên thơ dĩ định, mộng Đông Du không
thành, bạn bè cùng chí hướng mỗi người một ngã, Ngài chẳng lẽ ngồi đây nhìn quê
hương mỗi ngày thêm tan nát, hay chỉ biết làm bạn cùng cây cỏ gió trăng. Đêm
rằm tháng giêng năm Đinh Mùi, Ngài nhìn vầng trăng hư ảo mà khẽ ngâm bài
"Nhân nguyệt vấn đáp", rồi tâm thần dần dần tê mê theo cơn gió nhẹ
ru. Khi mở mắt ra Ngài đã lạc đến Thiên cung, rất có lợi cho cuộc đời hành Đạo
của Ngài sau này.
2/ - Thời trưởng thành :
Năm 1910, vì hoàn cảnh thanh bạch, Ngài vào làm thơ
ký Sở Thương chánh (Sài Gòn). Năm sau lên hai mươi mốt tuổi, Ngài vâng lệnh mẫu
thân thành lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nhiều, hạ sanh được ba (?) người con,
hiện còn hai cô Phạm Hồ Cầm và Phạm Hương Tranh. Bà Hương Nhiều (tức Nguyễn Thị
Nhiều) đắc vị Chánh Phối sư, chưởng quản Nữ phái Phước Thiện, và cô Hương Tranh
thọ phong Giáo sư (là một phẩm chức sắc trong Cao Đài giáo).
Đời sống công chức không làm cho Ngài thích thú,
còn nếp sống gia đình điều điều buồn chán không trói buộc được Ngài. Ngài đam
ra mê lý tưởng hướng Đạo, "làm những việc thiện hằng ngày để giúp đỡ những
kẻ cô đơn xung quanh. Ngài giàu tình thương đời, nhất là những kẻ cô đơn trụy
lạc. Ngài đã làm một cử chỉ rất ý nghĩa. Đang làm công chức Sở Thương Chánh,
đồng tiền chẳng được dồi dào chi lắm, vậy mà Ngài dám vay nợ đặng giải phóng
một đoàn nhi nữ ra khỏi chốn thanh lâu, cho họ thoát vòng nhục nhã, được trở về
đời sống lương thiện, hưởng hạnh phúc gia đình". (Theo tiểu sử Hộ Pháp PCT
ấn hành 1954).
Người Pháp thấy Ngài có hành động khác thường, họ
liệt Ngài vào hàng có tâm huyết nên họ tìm cách đổi Ngài đi Cái Nhum (hậu
Giang) sau đó đổi ra Qui Nhơn (Trung phần), rốt cùng lại đổi về sài Gòn, để rồi
những ngày sẽ tới, Ngài hiến trọn cuộc đời cho Đạo Pháp.
3/ - Ngộ Đạo :
Vào năm Aát Sửu (1925) để tìm hiểu huyền vi và bí
mật Thiêng liêng, Đức Ngài cùng quý ông Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Cao Quỳnh
Diêu … họp nhau "XÂY BÀN" tại nhà ông Sang gần chợ Thái Bình. Vong
linh nhập bàn đầu tiên là cụ Cao Quỳnh Tuân (thân sinh của ông Cao Quỳnh Cư)
cho một bài thi bát cú thất ngôn. Trong các chơn linh giáng xuống cho thi phú,
có một vị không chịu xưng tên mà chỉ cho 3 chữ A, Ă, Â, (xin xem ÐẠI ÐẠO SỬ
CƯƠNG cùng tác giả).
II/ -
PHẦN ÐẠO
1/ -
Thọ Thiên Phong :
mãi đến đêm 24 tháng 12 năm 1925, Ông A,Ă, mới cho
biết chính Ngài là Đấng Thượng Đế đến lập Đạo tại Nam Phương để giải thoát
chúng sanh, tá danh là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Vào ngày 25/4/1926 (14/3/Bính Dần) tại nhà Ngài Đầu
sư Thượng Trung Nhựt, Ngài thọ Thiên ân Hộ Pháp, Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài,
đắc vị Thiên phong trước hết. Đức Ngài là người nắm cơ mầu nhiệm của Đạo, cả
luật của đời, xét xử chư Chức sắc Thiên phong và tín đồ, giữ dạ vô tư, tạo lập
bí pháp đưa các đẳng chơn hồn vào Bát Quái Đài để hiệp cùng Thần, Thánh, Tiên,
Phật.
2/ -
Hành Đạo Kiêm Biên (Kampuchia) :
Sau khi khai Đạo (14/10/Bính Dần) tại Thánh Thất Từ
Lâm, xảy ra việc tà quái ngoài ý muốn, nhưng người theo Đạo mỗi ngày một đông,
người Pháp dòm ngó, hăm he các Chức Sắc và lập hồ sơ đen các người theo Đạo.
"Riêng phần Bần Đạo là công chức, khi vâng
lịnh Đức Chí Tôn đến chùa Gò Kén mở Đạo, Bần Đạo có xin phép nghỉ 6 tháng đến
chừng trở lại làm việc, người ta đổi Bần Đạo lên Kiêm Biên. Nơi đó Bần Đạo vừa
làm việc vừa lo mở Đạo. Riêng phần mấy anh lớn trong hàng phủ, huyện bị người
ta dọa nạt đủ điều. Cả toàn con cái Đức Chí Tôn buổi nọ, còn lại có ba người.
Ba người ấy là Đức Quyền Giáo Tông, Đức Cao Thượng Phẩm và Bần Đạo. Chúng tôi
nhứt tâm nhứt trí quyết làm cho Đạo thành, cho vừa lòng Đức Chí Tôn"
(Trích bài thuyết Đạo ngày 13 tháng 10 năm Giáp Ngọ, 1954).
Nhờ làm việc tại Kampuchia mà Đức Ngài độ được Ngài
Tiếp Đạo Cao Đức Trọng, bấy giờ làm Phòng Chưởng Khế tại đây (1927), và anh em
vua Cao Miên là Sisowark qua trung gian Tổng Trưởng Sơn Điệp. Trong Hoàng Cung
hiện nay vẫn còn thờ Thiên Nhãn.
3/ - Xây dựng Tòa Thánh :
Công nghiệp lớn lao của Đức Ngài là xây dựng Tòa
Thánh. Đặt viên gạch đầu tiên năm 1933, qua năm 1936 mới khởi công xây cất và
đến năm 1941 công cuộc kiến trúc bên ngoài vừa hoàn thành. Nhưng chưa kịp trang
hoàng thì Đức Ngài bị lưu đày. Năm 1946, Đức Ngài trở về nước tiếp tục sửa
sang. Năm 1954 thì hoàn tất và lễ Khánh thành được tổ chức vào đầu tháng giêng
năm Aát Mùi (1955).
Đây là một công trình kiến trúc tân kỳ vĩ đại,
khiến cho người ngoại quốc thầm kính phục một khối óc vĩ nhân vượt hạn. Đền
Thánh dài 145 thước, rộng 40 thước, cao 36 thước về phía gác chuông Hiệp Thiên
Đài, 25 thước nơi Cửu Trùng Đài và 38 thước nơi Bát Quái Đài. Công trình tạo
tác đồ sộ nguy nga như thế mà Đức Ngài vẫn khiêm nhường cho rằng chỉ làm theo
lịnh dạy của Đức Chí Tôn ((1) Ban Đạo Sử : Tài liệu lưu trữ).
4/ - Chưởng Quản Nhị Hữu Hình
Đài :
Sau khi Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng
tiên (19/11/1934), vào ngày lễ Đại Tường (8/11/1935), một Đại Hội Đồng gồm Hội
Thánh và Hội Nhơn Sanh đồng bầu cử Đức Ngài cầm quyền thống nhất Chính Trị Đạo
cho đến ngày có Đầu sư Chánh Vị.
Từ đó Đức Ngài Chưởng Quản Nhị hữu Hình Đài, Hiệp
Thiên Đài và Cửu Trùng Đài hết lòng xây dựng nghiệp Đạo và đem phương sách hay
cho nhơn sanh.
5/ - Thời Pháp Nạn :
Vào ngày 23 / 7 / Canh Thìn (1940), lính mật thám
Pháp vào châu vi Thánh Địa xét giấy tờ và đóng cửa Báo Aân Từ.
Ngày 25/5/Tân Tỵ (1941), Chánh phủ Pháp ra lịnh cấm
công nhân tạo tác Tòa Thánh. Ngày 4/6/ năm đó, vào 8 giờ sáng, mật thám bắt Đức
Ngài. Ba ngày sau họ vào Tòa Thánh đuổi hết mọi người về tỉnh, về nguyên quán.
Chúng xung công tất cả Văn Phòng và chiếm đóng trong chu vi. Chúng đày Đức Ngài
sang Mã Đảo (Madagascar) trên chiếc tàu Compiège vào ngày 27/7/1941 cùng 5 vị
Chức Sắc. Trong chuyến tàu này ngoài Đức Ngài còn có các nhà cách mạng Nguyễn
Thế Truyền, Nguyễn Thế Sang … Khi đến Mã Đảo, Ngài và chư Chức Sắc bị giam đến
ngày 24/11/1944, mới được ra ngoài làm lụng.
Năm 1945, phe Đồng minh thắng, De Gaulle giải phóng
nước Pháp, Đức Ngài được đưa về Việt Nam ngày 1/10/1046. tính lại thời kỳ đồ
lưu hải ngoại là 5 năm, 2 tháng, 3 ngày.
6/ -
Việc thành lập Quân Đội Cao Đài : Khi Đức Ngài trở về Tòa Thánh thì Quân Đội Cao
Đài đã lập từ năm 1945 với danh Nội Ứng Nghĩa Binh. Vì hoàn cảnh đất nước và
đạo sự lúc bấy giờ, Đức Ngài phải để quân đội thành hình và xuất quân ngày 8/1
ÂL (1947).
"Quân đội các con thành lập đặng do toàn thể
trụ cả năng lực trên nền tảng Nghĩa Nhân, Đạo Đức. Ngọn cờ Cứu Khổ của các con
xuất hiện nơi nào thì nhân sanh nơi ấy đều phải đặng các con bảo vệ, cứu khổ
phò nguy mà làm rạng danh anh tuấn của non sông chủng tộc"
(trích bài huấn dụ các cấp chỉ huy Quân Đội Cao Đài
của Đức Phạm Hộ Pháp đầu xuân Giáp Ngọ 1954).
Trong bản tuyên ngôn tại Phnôm-Pênh, ngày 30/4/1956
Đức Ngài viết : "Khi Đức Bảo Đạo về nước, chính Bần Đạo đã giao trọn quyền
sử dụng Quân Đội Cao Đài cho Đức Ngài điều khiển trong hàng ngũ Quân lực Quốc
gia. Khi Đức Ngài đi Pháp mới tạm giao quân lực ấy lại cho Bần Đạo. Trong lúc
vắng mặt, Đức Ngài đã ra lịnh cho hai Chính Phủ Nguyễn Văn Tâm và Bửu Lộc thi
hành hợp pháp quốc gia hóa Quân Đội Cao Đài. Nhưng sự thi hành ấy kéo dài cho
tới ngày Chánh Phủ Ngô Đình Diệm thọ phong toàn quyền cũng chưa quyết định. Bần
Đạo buộc phải nhắc nhở và cầu cho Chánh Phủ Ngô Đình Diệm quốc gia hóa Quân Đội
Cao Đài một cách hợp pháp. Bần Đạo không buổi nào muốn giải quyết vận mạng nước
nhà với quân lực, mà chỉ dùng phương pháp Đạo Đức đặng đem hòa bình hạnh phúc
lại cho giống nòi mà thôi".
7/ - Chấn chỉnh các cơ quan
Đạo :
Đức Ngài lo chấn chỉnh nội bộ từ Cửu Trùng Đài, có
đủ 3 sắc phái (Đạo Nghị Định số 5), hiến thân hành Đạo, cơ quan Phước Thiện
thành Hội Thánh Phước Thiện có thập nhị đẳng cấp Thiêng liêng. Với toàn Đạo thì
Đức Ngài cho phá rừng lập chợ Long Hoa, một hình thức kiến trúc theo Bát Quái,
phố xá rộng rãi đường thênh thang dự trù cho hàng trăm năm sau. Công việc đang
tiến hành thì một biến động xảy đến cho Đức Ngài, niềm đau chung cho toàn Đạo.
8/ - Trên đất khách :
"Vào đầu tháng 8 năm Aát Mùi (1955), vị Tổng
Tư Lệnh Quân Đội Cao Đài, khi được Quốc gia hóa, ra lệnh thành lập Ban Thanh
Trừng, bắt nhiều đạo hữu giam cầm. Một số thiếu nữ trong Đạo cũng bị câu lưu
mấy tháng và bị ép buộc phải khai nhiều điều khiếm nhã cho Đức Ngài.
"Còn chính Đức Ngài cũng bị cầm lỏng tại Hộ
Pháp Đường chung quanh có quân đội võ trang canh phòng, từ 20 tháng 8 Aát Mùi
(1955) đến mùng 5 tháng 1 Bính Thân (1956). Vì quá đau buồn cho cảnh đồng đạo
tương tàn, Đức Hộ Pháp buộc lòng cùng nhiều Chức Sắc tùy tùng rời khỏi Thánh
Địa lúc 3 giờ khuya ngày ấy nhắm thủ đô Miên quốc trực chỉ". (Trích diễn
văn của Đức Thượng Sanh, theo Đại Đạo nguyệt san số 5/64)
Việc ra đi được Đức Ngài tuyên ngôn như sau :
"Bần đạo buộc mình phải xuất ngoại đặng bảo
thủ tự do cá nhân của Bần Đạo, hầu đem ra một giải pháp mới mẻ có thống nhứt
hoàn đồ và chủng tộc là phương pháp Hòa Bình và Chung Sống".
Hành động rời Tổ Đình, không những để bảo vệ tự do
cá nhân để chủ thuyết của Đức Ngài được quảng bá sâu rộng trên toàn thế giới và
các giáo lãnh tôn giáo mà còn một sự hy sinh cao cả "tránh cảnh đồng đạo
tương tàn" như Đức Cao Thượng Sanh thuyết. Chẳng khác nào như Đức Jésus
Christ hy sinh trên Thập tự giá để cứu nhân loại. Người ta nói "Lấy nhục
làm vinh. Ở đây không hề có việc đó và Đức Chúa Trời cũng không hề làm như vậy.
Hy sinh mình để cứu người đó là hành động của vĩ nhân, của bậc cái thế siêu
phàm, của chơn linh có nguyên động lực mạnh. Phải lấy cái nhìn của một triết
nhân, của hàng cao đồ mới thấy sự ra đi của Đức Ngài ngụ nhiều ý nghĩa mà người
phàm khó hiểu được (ù Xem thêm "Chân dung Hộ Pháp Phạm Công Tắc" cùng
người viết).
9/ - Trở về ngôi xưa cảnh cũ
:
Dù sống trên đất Chùa Pháp an toàn, nhưng lúc nào
Đức Ngài cũng hướng về quê hương khói lửa, đang bị súng đạn dày vò. Lòng chịu
đựng có hạn, mà đời người lại có tuổi. Mặt khác Đức Chí Tôn có lẽ định đem Đức
Ngài giúp ích cho Đạo nhiều hơn. Thế nên, ngọa bịnh không bao lâu, Đức Ngài
liễu đạo nhằm mùng 10 tháng 4 Kỷ Hợi (17-5-1959), hưởng thọ 70 tuổi.
Việc qui Thiên của Đức Ngài được đài Thông Thiên
Học chứng nhận và thông báo trên mặt báo cho toàn thế giới biết. Ngay khi thi
thể chưa liệm Đức Ngài giáng cơ cho bài thi nhiều ẩn ý sau :
Trót
đã bao năm ở xứ người,
Đem
thân đổi lấy phút vui tươi.
Ngờ đâu vạn sự do Thiên định,
Tuổi đã bảy mươi cũng đủ rồi.
Nhớ
tiếc sức phàm thừa chống chỏi
Buồn
nhìn cội Đạo luống chơi vơi
Rồi
đây ai đến cầm chơn pháp
Tô
điểm non sông Đạo lẫn Đời.
THIÊN
TÍNH CỦA ĐỨC HỘ PHÁP
Thánh Ngôn thưở khai Đạo, Đấng CHÍ TÔN có lần hỏi
Đức Hộ Pháp : "Tắc! Thầy lấy tánh đức con mà lập Đạo được chăng ?".
Xem vậy, tính đức của Đức Ngài thật quan trọng tác dụng trong nền Tân Tôn Giáo.
Một Thánh nhân giáng trần có hai tính đức "một
là nhân tính, hai là Thánh tính." Nhân tính là tính làm người ở thế gian
vì mang thi phàm. Thánh tính là tính thiên định cho chơn linh khi lâm phàm. Dù
Đức Ki Tô cũng phải mang hai tính đức đó, nên Ngài ba lần bị quỉ Satan thử
thách mới đạt Đạo. Nếu không có nhân tính mà chỉ có thiên tính của Trời thì quỷ
vô thường làm sao dám bén mảng tới. Trường hợp Đức Hộ Pháp cũng vậy, vì mang
thi phàm mà phải chịu bao nhiêu thử thách để xứng đáng trở về ngôi xưa cảnh cũ.
Nhân tính của Đức Ngài phảng phất nhiều hương vị
hiền triết của Thánh Gandhi, Socrate, Ki Tô, Khổng Tử, Nostra-Damus … Bởi Đức
Ngài đã nghiên cứu về đời sống của các bậc siêu nhiên vũ trụ này. Bằng chứng là
lúc còn sanh tiền, ngoài lịch kỷ niệm Đạo, Đức Ngài còn cho thiết lễ kỷ niệm
các vị trên. Do đó vô hình trung con người của Đức Ngài được chung đúc qua các
Thánh chất đó, trở thành bát tính sau :
1/ -
Hy sinh thân thế và chịu đựng tù đày mưu tìm hạnh phúc nhân sanh:
Đức tính đầu tiên của Đức Phạm Hộ Pháp là hy sinh
và chịu đựng. Hy sinh một người để cứu trăm họ, chịu đựng một mình để cứu vớt
lấy sinh linh. Đó là gương hy sinh và chịu đựng của bậc Thánh nhân. về điểm này
đức tính của Đức Ngài phảng phất tư chất của Thánh Gandhi (1869-1946). Thánh
Cam Địa sinh ra đời thì nước Aán dưới sự đô hộ của người Anh. Ngài theo học
trường Anh đỗ Tiến sĩ Luật khoa nhưng chống lại sự áp bức của người Anh. Đến
thế chiến thứ I (1914-1918) trước lời hứa hẹn của chính phủ Anh, Gandhi hô hào
đồng bào đầu quân giúp chính quốc. Khi chiến tranh kết liễu, Anh quên lời hứa.
Gandhi đứng ra lãnh đạo phong trào quốc gia Aán, đề ra chính sách bất bạo động,
bất hợp tác, năm 1919, Anh ban bố hiến chương Aán Độ (India Act), dân Aán bất
mãn theo Gandhi chống Anh. Gandhi bị hạ nhục từ tháng 3/1922 tới tháng 2/1924.
Cuối cùng Gandhi bị bọn quá khích ám sát chết và đất nước vẫn còn chia Aán Hồi.
Cuộc đời Đức PHAÏM HỘ PHÁP cũng hạ sanh lúc thời
Pháp thuộc và chống Pháp. Đến thế chiến thứ hai (1939-1945) theo lời hứa của
chánh phủ Pháp, Đức Ngài kêu gọi toàn Đạo đầu quân giúp Pháp và cũng bị Pháp
cầm tù ở Mã Đảo (1941-1946) trên năm năm.
Điều phi thường là cả nhị vị không ai giữ địa vị
cao trọng nào trong chính phủ và cũng không là chính khách nắm vận mệnh quốc
gia. Gandhi nói : "Tất cả những nhà Tôn giáo mà tôi gặp đều là những chính
trị gia trá hình. Tuy nhiên, tôi là người mang lớp áo chính trị, nhưng là một
nhà Tôn giáo". Nhờ lòng tin vào tôn giáo đã thúc giục ông nhận lấy hoạt
động chính trị.
Biết hy sinh và hy sinh đúng lúc là một việc hết
sức khó. Nếu không chịu đựng nổi những nhục nhằn, những tiếng thị phi mà quyên
sinh thì còn chi là một người. Trên năm năm chịu đựng ở Mã Đảo, mấy tháng bị
thanh trừng (1956) nhục nhằn nơi Hộ Pháp Đường, nếu không là bậc Thánh nhân, vì
sự liêm sĩ nhất thời, không liệu chước gỡ rối được thế tình thì danh dự của một
người dù muốn hay không cũng không bị sứt mẻ.
Chủ thuyết của Thánh Gandhi như quan niệm về quốc
gia của Đức PHAÏM HỘ PHÁP : Chủ nghĩa quốc gia của chúng ta không thể làm hại
quốc gia khác, cũng như chúng ta sẽ không phá hoại ai, ngược lại không ai có
thể phá hoại chúng ta. Đức Ngài còn đi xa hơn phác họa một thế giới đại đồng
không biên giới, trong đó mọi sắc dân mọi tôn giáo sinh hoạt bình đẳng.
2/-
Hành động tích cực và tận tâm :
Đức tính thứ hai của Đức PHAÏM HỘ PHÁP là hành động
tích cực, quả quyết. Đề xướng một việc nhất định phải đi đến kết quả tốt và
nhất định vận dụng mọi kế hoạch để thực hiện cho kỳ được, tìm việc chứ không
đợi việc. Nếu không có đức tính đó thì chắc Tòa Thánh xây dựng không xong.
Không tiền, không vật liệu mà công thợ phải trường chay tuyệt dục, thì thử hỏi
không tận tâm và tích cực làm việc, tổ đình đồ sộ kia làm sao hoàn thành.
Thái độ tích cực này giống Théodore Roosevelt
(1858-1919) Tổng Thống Hoa Kỳ. Ông là một người tích cực, hoạt động không ngừng
và ăn nói hoạt bát, một người thợ đúc hình dung từ chua chát. Ông có ý kiến
trong hầu hết các vấn đề trên mọi địa hạt và diễn tả với khí phách như thác lũ.
Đức Phạm Hộ Pháp giống Roosevelt ở chỗ tích cực và phê kiến trong mọi vấn đề.
Sự kiện này, ai có đọc tập "Lời phê của Đức Phạm Hộ Pháp" thì rõ, từ
việc nhỏ như đắp dường đến việc chính trị Đạo to lớn, nơi nào cũng có Đức Ngài
ghé mắt. Nhưng khác hơn Roosevelt là không bao giờ dùng ngôn từ chua chát.
Trong hai tháng chấp chánh quyền Tổng Thống các công văn do Ông ký có thể nối
từ Mỹ Quốc đến Việt Nam, thì Đức Phạm Hộ Pháp, sau khi tái quyền chấp chánh từ
Mã Đảo về, Đức Ngài đã ban hành số Thánh lịnh và Thánh Huấn đáng kể (lưu giữ
tại Ban Đạo Sử).
3/ -
Óc sáng tạo huyền bí :
Một tôn giáo có hai chánh pháp: thể pháp và bí
pháp. Thể pháp là hình thể bề ngoài, còn Bí pháp là huyền nhiệm thiêng liêng
bên trong. Thiếu một trong hai phép đó thì không là Tôn giáo.
Đấng CHÍ TÔN lập Đạo cứ trên tính đức của Đức Phạm
Hộ Pháp thì Ngài cũng giao Bí pháp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nơi tay Hộ Pháp. Vào
năm 1948, Đức Ngài đã bỏ ra thời gian khá dài để giảng về Bí pháp của Đạo, được
các ký tốc viên ghi chép và in thành tập.
Ngoài ra, Đức Ngài còn tuyên bố nhiều yếu ngôn quan
trọng về nền Đạo, như về chính trị Việt Nam và Thế Giới. Những tài liệu tản mạn
và có thể thu thập thành "sấm Đại Đạo". Tác giả kêu gọi những tín hữu
biết hoặc giữ những tài liệu này xin liên lạc với "Nhóm Văn Hóa Đại
Đạo" để hầu làm sáng đường lối của Đức Ngài.
Tập tài liệu này, nếu thành hình chẳng thua gì
"Sấm Trạng Trình" của Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ NGUYỄN BỈNH KHIÊM hoặc tập
"Centuries" của Nostradamus (1503-1566), nhà tiên tri nước Pháp thế
kỷ XVI.
Đức Ngài nắm giữ bí nhiệm các kiến trúc xây cất Tòa
Thánh, Thánh Thất, Báo Aân Từ, Điện Thờ Phật Mẫu. Những chi phái đã chấp nhận
giáo lý Đại Đạo cũng không thể phủ nhận về hình thể các thể thức kiến trúc.
Chưa kể đến, Đạo Cao Đài được phổ quát và truyền bá trong dân chúng là do cập
cơ Cao Thượng Phẩm và Phạm Công Tắc đã phong Thánh tất cả những tướng súy,
những Tông Đồ đầu tiên của nền Đại Đạo.
Rồi từ đó, vì lý do này hoặc lý do khác, các Tông
đồ đó lập Hội Thánh riêng, nhưng không thể chối bỏ Tân Luật và Pháp Chánh
Truyền, cũng do nơi cập cơ này viết ra và cũng chính Đức Phạm Hộ Pháp được lịnh
Ơn Trên chú giải.
Bí pháp Đại Đạo có đâu là một trò đùa, tặng ai thì
tặng, ban ai thì ban, mà phải xứng đáng địa vị cao trọng giữ mình thanh cao
trong sạch. Đấng CHÍ TÔN đã giáng dạy : thà làm một tín đồ trọn nhiệm còn hơn
mũ cao áo rộng mà phạm luật Thiên Điều.
4/ -
Chịu nỗi thống khổ và oan nghiệt của một người.
Vì còn mang thi phàm xác thịt thì còn bao nhiêu thử
thách và thọ khổ của một kiếp người. Như Đức Ki Tô bị quỉ Satan khai chiến ba
lần. Lần thứ nhất Satan vấn nạn : "Nếu ông là con Thiên Chúa hãy truyền
những hòn đá này trở thành bánh đi". Ngài đáp rằng: "Người ta không
sống bằng bánh, nhưng bằng mọi lời, bởi miệng Thiên Chúa phán ra". Satan
mở chiến dịch thứ hai : "Nếu ông là con Thiên Chúa hãy gieo mình xuống".
Chúa Ki Tô đáp : "Ngươi chớ thử Chúa là Thiên Chúa ngươi" và lần thứ
ba nó đem Ngài lên một núi rất cao, cho xem tất cả các nước trên thế gian với
những vinh quang trần thế và bảo Ngài rằng : "tất cả những vinh quang phú
quí đó ta sẽ cho Ông, nếu ông quỳ xuống lạy ta". Đức Jésus đáp : "Hỡi
Satan hãy cút đi vì có lời chép rằng : ngươi sẽ thờ phượng chính Chúa là Thiên
Chúa của ngươi". Kết quả là ác quỉ bỏ Ngài và Thiên Thần hiện ra hầu hạ
Ngài.
Đức Ki Tô chỉ chịu đựng và truyền Đạo trong ba năm,
còn Đức PHAÏM HỘ PHÁP phải chịu lắm nỗi nhọc nhằn từ năm 1926 đến năm 1959, ánh
vinh quang chỉ lóe vào khoảng 1950-1955. Ngay từ ngày khai Đạo, trong bài
thuyết Đạo năm 1954, nhân lễ kỷ niệm Đức Quyền Giáo Tông, Đức Hộ Pháp nói :
"Khi vâng lệnh Đức CHÍ TÔN đến Gò Kén mở Đạo, Bần Đạo có xin phép nghỉ sáu
tháng (vì công chức). Đến chừng trở lại làm việc, người ta không cho Bần Đạo ở
Nam Việt nữa, đổi Bần Đạo lên Kiêm Biên. Nơi đó, Bần Đạo vừa làm việc, vừa mở
đạo mục đích làm thế nào cho Đạo chóng thành tựu.
"Từ
khi lập Đạo chịu khổ hạnh truân chuyên, chịu nhục nhãø, chịu mọi điều thống
khổ".
Rồi đến năm 1941, Đức Ngài bị chánh phủ Pháp bắt đi
an trí ở Di Linh, Sơn La, sau cùng đày sang Mã Đảo (Phi Châu) ròng rã 5 năm 2
tháng 3 ngày.
Trong thời gian đó, các Đấng có giáng cho Ngài bài
thơ sau :
BÀI 1
Hòn
đảo này đây trước nhốt tù,
Mà
nay làm khám khảo thầy tu.
Quả
như oan nghiệt vay rồi trả,
Thì
lũ Tây Man, Nhựt Bổn trừ.
BÀI II
Nô
xi Lao (1), tiếng đặt buồn cười,
Mi
đã rước ai hỡi hỡi ngươi.
Lượng
thảm bủa ghềnh tình ột ạt,
Gió
sầu xo đảnh ái tơi bời.
Yêu
phu, điểu gọi thương cành tím,
Giọng
ngạn, quyên khêu gợi buổi mơi.
Tổ
quốc đon đường bao dặm thẳng,
Đưa
xa thăm thẳm một phương trời.
(NOSY-LAVA một đảo nhỏ ở về phía Tây Bắc
Madagascar)
Năm 1946, Đức Ngài hồi loan, tái thủ quyền hành.
Đến năm 1955 xảy ra biến cố "Số là đầu tháng 8 năm Aát Mùi (1955) vị Tổng
Tư Lệnh Quân Đội Cao Đài do chính tay Đức Hộ Pháp thành lập, khi đã được quốc
gia hóa, ra lịnh lập "Ban Thanh Trừng" bắt nhiều đạo hữu giam cầm.
Một số thiếu nữ trong Đạo cũng bị câu lưu mấy tháng và bị ép buộc phải khai
nhiều điều khiếm nhã cho Đức Ngài.
"Còn chính Đức Ngài cũng bị cầm tại Hộ Pháp
Đường, chung quanh có quân đội võ trang canh phòng, từ 20 tháng 8 năm Aát Mùi
(1955) đến mùng 5 tháng Giêng năm Bính Thân (1956)". (Thuyết Đạo của Đức
Cao Thượng Sanh đọc nhân ngày lễ Triều Thiên Đức Phạm Hộ Pháp năm 1964, trích
theo Đại Đạo nguyệt san số 5/64).
Việc trên, chẳng khác nào Juda bán Đức Jésus cho
bọn giáo trưởng Caiphe. Một lãnh tụ Tôn Giáo mà bị chính tín đồ mình bêu xấu
thì thử hỏi đứng vị trí phàm nhân, thiếu độ lượng có lẽ xảy ra điều gì khác hơn
là tấm lòng đại độ phản tỉnh ra đi. Một đòn hằn tâm lý hết sức cao nhã. Nếu
những ai còn chút lương tri, còn chút hương vị đạo đức, chắc chắn không khỏi
tòa án lương tâm xét xử. Còn được sống lâu thì càng day dứt nhiều, càng tiếc
một hành động vội vàng, vị kỷ, quên hẳn nghiệp đạo chung, quên hẳn vị đại diện
tôn giáo mà bao nhiêu tín hữu đang thờ kính. Kính Đạo phải kính Thầy, không
Thầy thì ai giữ Đạo cho ta kính.
5/ - Người của bình dân :
Điều này quá hẳn nhiên, vì "ngày nay Thầy đã
khai Đạo nơi Đông Dương là cực đông của Á Châu, mà lại khai nơi xứ Nam Kỳ là xứ
thuộc địa, dân tộc yếu hèn, ngu xuẩn. Aáy là do nơi thiên cơ tiền định cả muôn
năm, lại để thưởng cái lòng tín ngưỡng của người Nam từ thử". (Bài thuyết
Đạo của Đức Quyền Giáo Tông năm 1933).
Đức CHÍ TÔN đã chọn hàng bình dân Việt Nam để giáo
Đạo và chọn hạng trung lưu để lãnh đạo. Hạng bình dân tấm lòng trong sạch, cơ
hàn đáng được đặc ân. Nhóm trí thức thì ảnh hưởng nhiều Tây Phương, phóng túng,
thái quá và nhiều thủ đoạn, mưu lược. Sự hiện diện của họ nhiều khi chỉ là sự
dựa thế hơn là sùng Đạo, vì Đạo mà cầu. Đức Phạm Hộ Pháp tuy xuất thân trong
đám trung lưu, nhưng lại đứng về phe bình dân, Đức Ngài thường nói "Không
cần người giỏi, chỉ cần biết làm và chịu làm là được". Sở dĩ, Đức Chí Tôn
thay vì chọn bậc bác học thông thái để giáo Đạo, lại chọn hàng trung lưu và
bình dân mà giáo, là để cho thế gian thấy rõ quyền năng của Đức Chí Tôn, bằng
không đời sau với tật sùng bái cá nhân sẽ cho rằng Đạo Cao Đài do các bậc thông
thái ấy bày ra chớ không phải Trời lập.
Đức Phạm Hộ Pháp còn coi các thợ hồ, nông phu là
con của Thượng Đế. Trong một lời phê năm Tân Sửu, Đức Ngài viết :
"Qua đã biết trước thế nào trong mấy em cũng có
đứa ngồi ngục. Gấm bị trước vì Phối Thánh Thoại muốn cho nó trả quả đối với
Thánh lúc ở phàm. Đáng kiếp, Gấm đã đụng đầu xe lửa, cũng như mẹ con Út Giáp
đụng đầu xe lửa Màng (cũng Phối Thánh) buổi trước vậy. Mấy em ráng cẩn thận coi
chừng đừng ăn hiếp mấy ông Thánh ẩn thân bất ngờ, phải ngồi cửa Phong Đô mà
khóc đa nghe". Việc này, trùng hợp với việc Thánh Gandhi nâng đỡ giai cấp
paria, cùng đinh của Aán Độ, hết lòng thương họ vì họ không được Nhà nước đối
xử bình đẳng, bị ghét bỏ, cho là cặn bã của xã hội. Thánh Gandhi cho họ là
"Con của Thượng Đế". Nhờ đó mà xóa bỏ được thành kiến giai cấp ở Aán
quốc.
Đức Phạm Hộ Pháp trong câu văn ngắn đã nhắc lại 2
lần "đụng đầu xe lửa". Thật vậy, nhóm bình dân, thợ thuyền khác nào
xe lửa. Nhất là quý ông Bùi Aùi Thoại, thợ hồ đấp vẽ và Phạm Văn Màng công quả
tạo tác Đền Thánh. Họ là những người như chiếc xe lửa đã định hướng, chỉ biết
đi về một phía. Ai có đàn áp, chửi mắng thế nào, họ vẫn giữ lòng đạo đạo đức để
làm công quả. Khi mới ra đời nhị vị này hiển Thánh. Đức Phạm Hộ Pháp mới cảnh
tỉnh cho những ai lấy quyền tước, khôn ngoan khinh khi kẻ nghèo hèn bình dân,
rồi thế nào cũng bị trả quả nhãn tiền.
6/ - Có hấp lực mãnh liệt :
Đức Ngài có một nhân điện mãnh liệt và một sức lôi
cuốn trong thuyết Đạo. Ngoài cái khẩu khí của một chơn linh lâm phàm, Ngài còn
am tường thủ thuật nói trước công chúng và "phương pháp của Socrate"
là đặt những câu hỏi làm thế nào cho khách bàng quang chỉ có thể đáp có mà
thôi. Chính nhờ vậy, đến ngày nay, chưa thấy ai phản đối hành động của Đức Ngài
chỉ trừ biến cố thiếu suy (?) cuối năm 1955.
Nhờ có giọng nói ôn tồn mà Đức Ngài thuyết Đạo ròng
rã hàng tháng về "Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống" và "Bí
Pháp" vào ban đêm. Đêm nào cũng đông chật tín hữu, giờ mà mọi người ngoại
Đạo đang yên giấc. Nếu không có một mãnh lực hấp dẫn lôi cuốn được người nghe,
mấy ai có thể theo dõi được những đêm triền miên thuyết giảng đó.
Nhân điện của Đức Ngài mạnh đến nỗi kẻ đối diện,
đừng nói đến tín đồ, ít dám nhìn thẳng tạng mặt. Lời Ngài xuống là răm rắp làm
theo, dù là Chức Sắc Đại Thiên Phong đương quyền. Tất cả kính mà hành theo, chớ
không phải sợ. Bởi vì kính, dù Đức Ngài đã qua đời mà không ai dám cải sửa điều
gì còn nếu vì sợ mà làm theo thì khi Ngài triều Thiên chắc người ta sẽ bơi móc
và chối bỏ những di sản của Đức Ngài. Sự kính trọng ấy thành khối và trở thành
ấn tượng trong đầu mỗi tín hữu, coi lời Đức Ngài nói là một định đề hằng đúng.
7 / -
Công bình và chính trực :
Đọc những lời phê bình của Đức Phạm Hộ Pháp về việc
Đạo, ta thấy rõ đức tính công bình và chính trực. Hai đức tính này ảnh hưởng
nơi Nho Giáo, cách hành xử đối với các tông đồ của Đức Khổng Phu Tử.
Ngày 17/3/Nhâm Thìn, Đức Ngài phê về việc đánh lộn
như sau : "Xem rõ vụ đánh lộn đã nêu gương xấu cho đám trẻ nơi Long Hoa
Thị do một vị Lễ Sanh và một Giáo viên trường Đạo Đức. hai người như thế mà làm
gương như thế. Lễ Sanh Hoàng đã dạy đàn em đánh lộn võ sĩ chớ không phải một vị
Lễ Sanh của Hội Thánh. Hoàng không nên phận đàn anh có đâu làm Chức sắc.
"Giáo
viên Thới là một giáo viên dạy dỗ đoàn thiếu sinh trong trường Đạo Đức mà thô
lỗ, không lễ nghi khiêm tốn, hỏi dạy sắp nhỏ học gì ?
"Bần
Đạo định án ;
"Ngưng
chức Lễ Sanh trong 6 tháng và buộc phải cầu khẩn một vị Đại Thiên Phong cho
phục vụ và bảo lãnh giáo Đạo cho Hoàng trong 6 tháng mà không thuần nết thì sa
thải xuống hàng tín đồ. Giáo viên Thới thì không cho dạy nơi trường Đạo Đức nữa
và nếu từ nay còn sanh sự với ai nữa là bị đuổi ra khỏi Thánh Địa".
Đức Ngài lại phê về việc cầu xin chế giảm phẩm
Thính Thiện và Hành Thiện thuộc cơ quan Phước Thiện :
"Đạo luật chơn pháp của Đức CHÍ TÔN đã dạy,
không được phép chế sửa. Nam phái thật hành chơn pháp, đúng lý ra Nữ phái cũng
tùng Nam Phái mà thật hành luật định. Nghĩ lúc ban sơ, nếu thi hành y luật thì
phải thất phận, nên Bần Đạo chế giảm cho Nữ phái mà thôi".
Đức Ngài đã áp dụng đúng câu : "Tư vô tà" của Nho Giáo và nhất định hành luật Nho Tông
chuyển thế tức lấy công bình chánh trực mà an trị thiên hạ.
8/ -
Khoan hồng và từ bi đại độ :
Nói đến khoan hồng và từ bi là nói đến tấm lòng,
nói đến cái tâm của nhà Phật. Đức Hộ Pháp chơn linh là Hộ Pháp Di Đà. Dù gặp kỳ
Nho Tông chuyển thế, nhưng là một Đấng tu hành, Đức Ngài vẫn hằng thương con
cái của Đức CHÍ TÔN, hạ mình mà dìu dẫn toàn chư môn đệ.
Năm 1955, Quí Ngài Thái, Thượng, Ngọc Chánh Phối Sư
cầu xin Đức Hộ Pháp truy phong tướng Trình Minh Thế vào phẩm Thế Đạo, Đức Ngài
phê như sau : "Truy thăng Trình Minh Thế vào hàng phẩm Quốc Sĩ và đặng thờ
nơi Báo Quốc Từ cùng Đức Thành Thái và Đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để".
Xem vậy, không những phong tặng phẩm vị Quốc Sĩ đầu
tiên Thế Đạo mà còn đặc ân cho thờ chung các vì vương thì rõ lòng yêu mến người
chiến sĩ của Đức Ngài như thế nào !
Khi Hội Thánh Phước Thiện trình về việc Ông Giáo
Thọ Nguyễn Văn Tường, đại diện Ông Đạo Nằm, Phật Giáo Thiền Lâm (Long Xuyên)
xin về hiệp nhứt vào Phước Thiện, Đức Ngài phê :
"Cửa
từ bi Phước Thiện vẫn mở rộng. Nhứt là Phạm Môn là nơi hội ngộ của Cửu Thập Nhị
ức Nguyên nhân, thì có chi ngăn trở sự hiệp nhứt của các Đạo mà xin làm gì. Cứ
thong dong vào cửa đặng lập vị mình.
"Bần
Đạo lấy làm vui đẹp và hân hạnh mà tiếp đón họ chỉ khuyên họ đừng quá mê tín mà
thôi."
Do phúc trình số 329/PT ngày 7/11/1952 dâng lên Đức
Hộ Pháp về việc Thiếu Tá Khanh xin nhường chức Lễ Sanh cho thân phụ là Cựu
Chánh Trị Sự Đỗ Văn Cầm, 73 tuổi, được Ngài phê :
"Phê y và tư cho quyền Ngọc Chánh Phối Sư lập
Thánh Lịnh ân phong cho cụ Đỗ Văn Cầm vào hàng Lễ Sanh phái Ngọc (Hàm phong).
Còn Thiếu Tá Khanh chỉ là một vị tín đồ mà thôi.
"Bần Đạo để lời khen lòng hiếu thảo của Khanh
đáng ghi nơi Đạo Sử".
Đại Đạo không phải là nơi nhường tước phẩm thiêng
liêng. Đây là trường hợp biệt lệ. Thứ nhất, cụ Cầm đã là Cựu Chánh Trị Sự, tức
đủ điều kiện lên Lễ Sanh. Thứ hai, cụ đã 73 tuổi không biết thăng Thiên lúc
nào, có thể không đợi Hội Nhơn Sanh phán xét kịp. Đây chỉ có "phụ từ, tử
hiếu" lòng hiếu thấu động đến lòng Trời mà thôi.
Bát tính trên xin tóm lược bằng câu : "Tâm vô quái ngại, đại hùng, đại lực,
đại từ bi".
Cao
Thượng Phẩm
CAO
QUỲNH CƯ
I/ - PHẦN ĐỜI
Đức Cao Thượng Phẩm quí danh là Cao Quỳnh Cư sinh
năm 1887 tại làng Hiệp Ninh, tổng Hàm Ninh Thượng, tỉnh Tây Ninh trong một gia
đình thế phiệt nho phong. Đức Ngài là bào đệ của Ngài Bảo Văn Pháp Quân và bạn
đời của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu. Đạo hạnh nhu hòa và ngôn từ chúng ái.
Đức Ngài đang làm Sở Tạo tác tại Saigon thì Đức Chí
Tôn khai Đạo, Đức Ngài liền phế đời hành Đạo.
II/ - PHẦN ÐẠO
NGỘ
ÐẠO VÀ ĐẮC PHONG THƯỢNG PHẨM
(1925-1926)
Năm Ất Sửu (1925) là năm việc xây bàn hay "sai
ma" rất thịnh hành trong các giới tại miền Nam Việt Nam, nhất là tại Thủ
Đô Sài gòn.
Trước hết, vì sự háo kỳ mà ba ông bạn chí sĩ Cao
Quỳnh Cư (sau đắc phong Thượng Phẩm), Phạm Công Tắc (sau đắc phong Hộ Pháp) và
Cao Hoài Sang (sau đắc phong Thượng Sanh) mới nghĩ ra việc xây bàn để tiếp
chuyện với những người khuất mặt, thế giới bên kia. (Theo Đạo Sử cơ bút của
Trương Hiến Pháp).
Do đó, vào ngày 25/7/1925 (ngày 5/6/Aát Sửu) hai
Ngài Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc đến nhà Ngài Cao Hoài Sang bên cạnh chợ Thái
Bình (phố hàng dừa Sài Gòn) để thăm viếng và hàn huyên tình đời thế sự. Càng
lúc càng khuya, vì thần linh thúc giục, các Ngài mới nghĩ đến việc xây bàn. Ba
Ngài đem ra trước hiên nhà một cái bàn vuông bốn chân (bàn này hiện để tại Nữ
Đầu Sư Đường) kê cho 1 chân hỏng đất rồi đồng để tay lên bàn khấn vái. Lúc sơ khởi
gặp nhiều khó khăn, ba vị đốt nhang khấn nguyện từ 21 giờ tối đến 2 giờ đem, có
nhiều vong linh nhập bàn viêt tiếng Anh, Pháp và Hoa ngữ, cũng có một vong linh
học sinh Hà Nội viết tiếng quốc ngữ. Cái bàn gõ khi chững chạc, khi lựng khựng,
dường như có nhiều vong linh tranh nhau để nói chuyện. Do đó, các Ngài nản lòng
ngưng xây bàn.
Việc xây bàn thật vất vả vì chỉ có khẩu ước với các
Đấng vô hình trong vần quốc ngữ. Như nhịp 1 cái là
"A", hai cái là "Ă" và ba cái là "Â" … Khi chân
bàn ngừng lại chỗ nào thì người ngồi biên chữ ấy (người ngồi ngoài lúc bấy giờ
là bà Nguyễn Thị Hiếu) rồi nhiều chữ ghép lại thành 1 tiếng, nhiều tiếng mới
ghép lại thành lời văn hay câu thơ. Nhưng về sau nhờ thuần điển và quen việc
nên sự tiếp chuyện với các Đấng Thiêng liêng càng mau lẹ và dễ dàng.
Qua đêm thứ nhì (26-7-1925), ba Ngài lại xây bàn,
đúng 24 giờ có một vong linh nhập bàn, nhập bàn ráp thành bài thi bát cú Đường
luật.
THI
Ly
trần tuổi đã quá năm mươi,
Mi
mới vừa lên ước đặng người.
Tổng
mến lời khuyên bền mộ chép
Tình
thương căn dặn gắng tâm đời
Bên
màn đôi lúc trêu hồn phách,
Cõi
thọ nhiều phen đặng thảnh thơi.
Xót
nỗi vợ hiền còn lụm cụm,
Gặp
nhau nhắn nhủ một đôi lời.
Ký tên CAO QUỲNH
TUÂN
(Thiên đình)
Cụ Cao Quỳnh Tuân là thân phụ của Ngài Cao Quỳnh Cư
qua đời đã 25 năm, Ngài đọc tới câu thứ 7 quá ngậm ngùi, nên thưa :
Thưa Thầy, ngày mai con xin nấu mâm cơm cúng, con
kính thỉnh Thầy về chứng lòng thảo của con.
Vong linh của cụ Tuân liền chuyển cái bàn gõ hai
cái, tỏ ý nhận lời.
Đến đêm 30/7/1925 (10-6-Aát Sửu), ba Ngài lại họp
nhau tại nhà Ngài Cao Hoài Sang mở cuộc xây bàn. Hôm ấy có 1 nữ vong linh giáng
bàn cho thi :
THI
Nỗi
mình tâm sự tỏ cùng ai
Mạng
bạc còn xuân uổng sắc tài.
Những
ngỡ trao duyên vào ngọc các,
Nào
dè phủi nợ xuống tuyền đài.
Dưỡng
sinh cam lỗi tình sông núi,
Tơ
tóc thôi rồi nghĩa trúc mai.
Dồn
dập tương tư quằn một gánh,
Nỗi
mình tâm sự tỏ cùng ai ?
Ký tên ĐOÀN NGỌC
QUẾ
Ngài Cao Quỳnh Cư hỏi :
- Hồi tại thế xứ ở đâu ?
- Ở chợ Lớn.
Ngài Phạm Công Tắc hỏi :
- Cô học ở đâu ?
- Học trường Đầm.
Tên Đoàn Ngọc Quế chỉ là tên mượn (tá danh) tên
thật của cô là Vương Thị Lễ, cháu ông Vương Quan Kỳ (theo Con Đường Thiêng
Liêng Hằng Sống). Nhưng tầm nguyên còn nhiều bí hiểm hơn nữa.
Theo lời của Đức Hộ Pháp thuật lại thì tiền kiếp
của cô Quế là một vị công chúa con một vị vua. Trong triều có một vị quan thầm
yêu cô nhưng thấp hèn, vì lẽ môn đăng hộ đối không được ngôi phò mã nên cô thất
tình sầu muộn mà chết.
Đến kiếp này, cô đầu thai vào gia đình Tổng Đốc
Phương là bên ngoại của cô. Đến tuổi cập kê cô lâm bịnh trầm kha, chạy đủ thầy
đủ thuốc mà không hết bịnh. Thân mẫu cô mới nói, ai cứu được cô thì bà gã cô
cho.
Lúc bấy giờ một ông thầy thuốc Tây học ở hà Nội
(Médecin Indochinois) chưa vợ mới bổ đến Sài gòn. Gia đình cô rước đến chữa
bệnh cho cô. Thoạt nhiên, cô mạnh. Nên biết vị lương y này là ông quan trẻ tuổi
thầm yêu cô trước kia vì tiền duyên mà hai người cùng đi đầu kiếp để nên nghĩa
đá vàng.
Nào ngờ, thân mẫu cô quên lời hứa cũ, chỉ trả tiền
cho người thầy thuốc rồi thôi. Còn cô giữ dạ keo sơn âm thầm nhớ thương vị
lương y mà "phủi nợ xuống tuyền đài".
Ba người đều có họa bài thi trên, riêng bài của
Ngài Cao Quỳnh Cư như vầy :
HỌA VẬN
Rằng
liễu khóc oanh có mấy ai,
Mộ
người quốc sách lẫn thiên tài.
Nhìn
văn độ phẩm hàng khuê các
Xót
bạn tri âm cõi dạ đài.
Ngàn
dặm hoa trôi sầu cụm trước.
Một
mồ cỏ loáng ủ nhành mai.
Cửu
tuyền hồn Quế linh xin chứng
Rằng
liễu khóc oanh có mấy ai.
Giữa
ĐỆ TỬ THỨ MƯỜI MỘT : PHẠM
CÔNG TẮC (1890-1959)
Trái
ĐỆ TỬ THỨ MƯỜI HAI: CAO
QUỲNH CƯ (1887-1929)
Phải
ĐỆ TỬ THỨ MƯỜI BA: CAO
HOÀI SANG (1900-1971)
sẽ bổ túc sau )
photo
CAO THƯỢNG PHẨM, sẽ bổ túc
sau)
(Hình Ngài Khai Đạo Phạm
Tấn Đãi, sẽ bổ túc sau )
Cũng đêm đó, Ngài Cao Quỳnh Cư hỏi cô bệnh chi mà
chết, cô đáp bằng hai bài thi như vầy :
THI
Trời
già đành đoạn nợ ba sinh
Bèo
nước chia hai một gánh tình
Mấy
bữa nhăn mày lăm chước quỉ
Khiến
ôm mối thảm tại Diêm Đình.
Người
thời Ngọc mà với Kim đàng
Quên
kẻ dạ đài nỗi thảm mang
Mình
dặn lấy mình, mình lại biết
Mặc
ai chung hưởng phận cao sang.
Nhờ tìm được mộ cô Vương Thị Lễ nên ba Ngài càng
tin (1). Hôm sau Ngài Cao Quỳnh Cư mời hai Ngài Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang
qua tư gia mình để xây bàn, mời cô Đoàn Ngọc Quế về dạy làm thi. Nhân tiện ba
Ngài hỏi cô Quế về Thượng giới, cô tiết lộ đôi điều khiến các Ngài thêm mê học
hỏi. Rồi cô gọi Ngài Cao Quỳnh Cư là anh cả, Ngài Phạm Công Tắc là Nhị ca, Cao
hoài Sang là Tam ca, còn cô là Tứ muội.
Đến ngày 3/8/1925 (15/7/Aát Sửu) thiết đàn xây bàn,
các Ngài được cô Đoàn Ngọc Quế báo tin có một Đấng đến tiếp xúc.
( Chỉ có mộ cô Lễ chớ không có mộ cô Quế vì
Đoàn Ngọc Quế là tên mượn.)
THI
Ớt
cay cay ớt gẫm mà cay,
Muối
mặn ba năm muối mặn dai.
Túng
lúi đi chơi nên tấp lại
Aân
bòn chẳng chịu tấp theo ai.
A-Ă-Â
Ngài Phạm Công Tắc nghe dứt bài thơ lấy làm khó
chịu. Ngài Cư hiểu ý liền nói với Ngài Phạm Công Tắc rằng :
- Ấy, em ngồi lại cho qua hỏi, vị nầy không phải
tầm thường đâu em.
Ngài Cao Quỳnh Cư liền hỏi :
- Ông A-Ă-Â mấy chục tuổi ?
Đấng A-Ă-Â gõ bàn hoài không ngừng, đếm đến mấy
trăm cái mà cũng không thôi. Ngài Cao Quỳnh Cư sợ không dám hỏi nữa. Ngài Phạm
Công Tắc hỏi ông ở đâu, thì được cho bài thi :
THI
Tròi
trọi một mình không mới thiệt bần,
Một nhành sen trắng náo nương chân.
Ở
nhà mượn đám mây xanh kịt,
Đỡ
gót nhờ con hạc trắng ngần,
Bố
hóa người đời gây mối đạo
Gia
ân đồ đệ dựng nền nhân
Chừng
nào đất dậy trời thay xác,
Chư
Phật, Thánh, Tiên xuống ở trần.
Đến 18/8/1925 (1/8/Aát Sửu), cô Đoàn Ngọc Quế giáng
bàn, các Ngài hỏi rằng:
-Em còn có chị em nào nữa biết làm thi, xin cầu
khẩn đến dạy ba anh em qua làm thi.
Cô Đoàn Ngọc Quế nhịp bàn trả lời :
-Có chị Hớn Liên Bạch, Lục Nương, Nhứt Nương làm
thi hay lắm. và cô lại thêm:
-Ba anh muốn cầu thì ngày đó : ba anh phải ăn chay,
mới cầu được.
Ba Ngài lãnh ý cô Đoàn Ngọc Quế , ngày cầu ba ông
ăn chay.
Đến ngày 25/8/1925 (8/8/Aát Sửu), Đấng A-Ă-Â giảng
dạy ba ông, vào rằm tháng 8 đó thiết tiệc chay thỉnh Đức Diêu Trì Kim Mẫu và
chư vị Cửu Nương đến dự. Đến 14 âm lịch thì Đức Nhàn Aâm Đạo Trưởng giáng cho
thơ mời các Ngài họa.
THI
Rừng
tòng ngày tháng thú quen chừng
Nhướng
mắt dòm coi thế chuyển luân
Rượu
cúc một bầu trăng gió hứng
Non
sông dạo khắp lối đem xuân.
Ông
Cao Xuân Lộc liền giáng họa nguyên vận :
Sống
thác từ xưa đã có chừng,
Nơi
trần mẫn tính trọn nhơn luân
Đò
đưa phút chịu vùi ba tấc,
Tay
trắng phủi rồi một tuổi xuân.
Bài của Ngài Cao Quỳnh Cư họa như vầy :
Cõi
thọ là đâu khó độ chừng
Aån
tàng lội lạcbậc kinh luân,
Buổi
già ước đặng đem thân gởi,
Biển
Thánh rán dò lúc tuổi xuân.
Đến ngày 15/8/Aát Sửu (1/9/1925) tại nhà Ngài ở số
134 Bourdais (nay là Calmette, Sài gòn), giữa nhà lập bàn hương án, chưng các
hoa thơm và xông trầm trọn ngày. các Ngài mặc quốc phục quì trước bàn hương án
cầu nguyện xin các Đấng Tiên Nương đến dự tiệc, lễ bái xong các Ngài ngồi vào bàn
tiệc. Bà Nguyễn Thị Hiếu (tức bà Cao Quỳnh Cư) gắp đồ ăn để vào chén cho chín
vị và trên bàn thờ Đức Phật Mẫu. Đó là thể pháp tượng trưng cho bí pháp của Đạo
Cao Đài, mà hằng năm về sau đến ngày tháng này Tòa Thánh Tây Ninh đều tổ chức
lễ Hội Yến Diêu Trì Cung.
Sau đó các Ngài xây bàn, Đấng A-Ă-Â giáng cho bài
thi rồi đến Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương mỗi vị đều giáng cho thêm 1 bài
(1) và mời ba Ngài làm thi liên ngâm.
LỤC NƯƠNG :
Trót
đã mang cái nợ đời.
Gánh
đời nặng lắm khách trần ơi.
CAO. Q. CƯ :
Oằn
vai thần đạo non sông vác,
Chịu
kiếp trần ai gió bụi vùi.
PHẠM. C. TẮC :
Thương
hải tang điền xem lắm lúc
Công
danh phú quí nhắm trò chơi
CAO. H. SANG :
Ở
đời mới hẳn rằng đời khó,
Khó
một đôi năm dễ khó đời.
(Xem Đại Đạo Sử Cương quyển I trang 35)
LỤC NƯƠNG :
Ở
thế sao chê tiếng thế buồn
Buồn
vui hai lẽ lấy chi đong ?
CAO-Q-CƯ :
Cân
đai tuế nguyệt trêu hồn bướm,
Tên
tuổi phong ba lắm bụi hồng.
PHẠM-C-TẮC :
Chiếc
bách dập dồn dòng bích thủy
Phồn
hoa mờ mệt giấc quỳnh lương
CAO-H-SANG :
Bờ đương
chừ đặng phong trần rảnh
Quảy
gánh thơ đờn dạo bốn phương.
Nhờ tình thân mật đó Lục Nương cho ba vị biết cô
Đoàn Ngọc Quế là Thất Nương Diêu Trì Cung.
Đêm 14/9/1925 (29/8/Aát Sửu), khi xây bàn, Đấng
A-Ă-Â giáng, ba vị hỏi sao lâu quá không đến. Ngài đáp rằng vì tiết lộ thiên cơ
cho ba vị nên bị Ngọc Hư bắt tội. Ba Ngài phải lập hương án giữa trời để chịu
tội thay cho Đấng A-Ă-Â. Ngài Cao Thượng Phẩm có làm bài thi đọc trước hương án
như vầy :
Vái
van xin quí Cửu Thiên Nương,
Tâu
với Ngọc Hư rõ ngọn nguồn
Vì
nghĩa Ă-A mang trọng tội,
Nghĩ
tình đồng đạo để tình thương.
Đến ngày rằm năm đó Đấng A-Ă-Â giáng cho một bài
thi :
THI
Một
tòa thiên các ngọc làu làu
Liên
bắc cầu qua nhắp nhóa sao.
Vạn
trượng then cài ngăn Bắc Đẩu
Muôn
trùng nhịp khảm hiệp Nam Tào
Chư
Thần chóa mắt màu thường đổi
Liệt
Thánh kinh tâm phép vẫn cao
Dời
đổi chớp giăng đoanh đỡ nổi.
Vững
bền vạn kiếp chẳng hề xao.
Việc xây bàn của các Ngài lan rộng trong quần chúng
kẻ hiếu kỳ đến xem cho biết, người không tin muốn thử coi chân giả. Một phật tử
hỏi Đấng A-Ă-Â làm thế nào để phân biệt thiệt giả. Đấng A-Ă-Â nhịp bàn cho thi
:
Chi
lan mọc lẫn cỏ hoa thường,
Chẳng
để mũi gần chẳng biết hương
Hiền
ngõ rủi sinh thời bạo ngược
Dầu
trong Thánh đức cũng ra thường.
Người Phật tử ấy hỏi tiếp : "Làm sao biết được
chánh tà?". Đấng A-Ă-Â đáp :
Lẽ
chánh tự nhiên có lẽ tà,
Chánh
tà hai lẽ đoán sao ra
Sao
Tiên Phật người trần tục
Trần
tục muốn thành phải đến ta.
Cũng hôm ấy (14/11/1925) ông Nguyễn Trung Hậu (Sau
đắc phong Bảo Pháp) đến tìm hiểu hư thực, được Đấng A-Ă-Â giáng cho thi :
THẦN
văn chất ĐỨC tài cao,
Tên
tuổi làng thơ đã đứng vào
Non
nước muốn nêu danh tuấn kiệt,
Gặp
thời búa Việt, giục cờ Mao.
Ông Trương Hữu Đức (sau đắc phong Hiên Pháp) cho
các bạn thơ cố ý giả ngộ chơi. Thế nên về nhà đem bàn ra một mình đặt tay lên,
miệng vái các chơn hồn ứng hiện. Tức khắc có vong linh của lịnh huynh ông giáng
cho hai vị thuốc trị ông lành bịnh. Rồi có vị Minh Nghĩa Tiên Ông giáng cho thi
:
THI
Minh
đức mừng nay đã gặp Thầy,
Chẳng
còn ao ước cái không hay.
Mừng
câu Aâu Á càng thêm mặt,
Mừng
cậu côn đồ đã chịu chay.
Từ đó ông Đức hết sức tin tưởng và ăn chay trường
luôn. Còn ông Hậu vì điểm danh đúng bút hiệu nên xin làm đệ tử Đấng A-Ă-Â.
Đến ngày 12-12 năm đó (27/10/Aát Sửu), Đức Diêu Trì
Kim Mẫu giáng dạy :
"Mùng 1 tháng 11 này tam vị đạo hữu VỌNG THIÊN
CẦU ÐẠO"
Bà thăng rồi, ba Ngài hội ý vẫn không hiểu cầu đạo
là thế nào. Thế nên hôm ba Ngài mới cầu Thất Nương hỏi.
- Thất Nương dạy dùm cầu đạo là gì ?
Thất Nương đáp :
- Không phải phận sự của em, xin hỏi ông A-Ă-Â
giáng dạy.
"Ngày 1/11 này (16/12/25) tam vị phải VỌNG
THIÊN CẦU ÐẠO.
Tắm gội cho tinh khiết, ra quì giữa trời cầm chín
cây nhang mà vái rằng : ba tôi là
- Cao Quỳnh Cư
- Phạm Công Tắc
- Cao Hoài Sang
Vọng bái Cao Đài Ngọc Đế, ban ơn đủ phúc lành cho
ba tôi cải tà qui chánh.
Tịnh tâm quỳ đến tàn hết chín cây nhang mới vào,
rồi đến nhà (ông) Tý mượn đại ngọc cơ, học cách dùng để Đấng Cao Đài Thượng Đế
giáng.
Thế là việc xây bàn đến đây chấm dứt và việc cầu cơ
bắt đầu để khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nghĩa là thời khai nguyên dẫn dắt vào
đường Đạo đã cáo chung.
Khi ba Ngài Vọng Thiên cầu đạo, ngoài đường kẻ qua
người lại dập dìu, nào xe cộ lượn qua, nào người người đi coi hát về, họ hiếu
kỳ DỪNG CHÂN LAÏI COI BA Ngài cúng vái ai mà quì ngoài sân. Bỗng đâu có thi sĩ
Bồng Dinh (tức Giáo Sỏi) đến vịn cái bàn chỗ ba Ngài quì mà ngâm thi. Mọi người
càng đến coi đông hơn. Nhưng các Ngài cũng tâm nguyện, chờ cho 9 cây nhang tàn
mới vào nhà, đoạn thiết đàn cầu cơ :
Đấng Cao Đài giáng viết :
Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Oâng Đại Bồ
Tát Ma Ha Tát giáo Đạo Nam Phương.
THI
Thiên
đàng nhứt thế biến lôi âm
Tận
độ nhơn sanh thoát tục phàm,
Chánh
giáo phát khai thiên thế mỹ,
Thâu
hồi hiệp nhứt đạo tam kỳ.
CAO ĐÀI THƯỢNG ĐẾ
Các Ngài không thông suốt được bài thi nên thỉnh
Đấng A-Ă-Â xin giải nghĩa, được giải như vầy : Ngọc Hoàng Thượng Đế là Trời,
viết là dạy rằng : Cao Đài chỉ Nho giáo, Tiên ông chỉ Đạo giáo, Đại Bồ Tát Ma
Ha Tát chỉ Thích giáo, giáo đạo Nam Phương là dạy Đạo ở phương Nam. Nghĩa là
Trời giáng trần qui Tam giáo Nho Thích Đạo dạy Đạo ở phương Nam".
Vì có nhiều vị chưa vững đức tin đêm mồng 8/11/Aát
Sửu (23/12/1925), Lục Nương giáng giải đáp thắc mắc cho các Ngài. Sở dĩ chỉ có
Thất Nương, Lục Nương và Bát Nương thường giáng đàn là vì các Tiên Nương khác
có nhiệm vụ riêng (1). Sau đó Huệ Mạng Trường Phan (thầy tu núi Bà Đen) giáng :
1/ - Trước ước cùng nhau sẽ hiệp vầy
Nào
dè có đặng buổi hôm nay
Gìn
lòng tu niệm cho bền chí
Đông
đảo ngày mai đặng hiệp vầy.
2/ - Tây Ninh tu luyện động Linh Sơn
Chẳng
quản mùi trần thiệt với hơn,
Trăm
đắng ngàn cay đành một kiếp,
Công
hầu vương bá dám đâu hơn.
- Xin chư vị gắng tu, thấp thỏi như tôi nhờ trọn
tin Trời Phật, còn được ân thưởng Huệ mạng Kim Tiên, huống hồ chơn linh cao
trọng như quí vị, nếu chịu tu ngày sau phẩm vị còn cao đến bực nào.
Lời báo tin mai của Huệ Mạng làm, cho các ông nửa
mừng nửa sợ, nên đêm sau thiết đàn để thỉnh Đấng A-Ă-Â về giáng dạy. Lục Nương
giáng đàn báo phải chỉnh đàn nghiêm để rước Đấng Cao Đài Thượng Đế.
THI
Muôn
kiếp có ta nắm chủ quyền,
Vui
lòng tu niệm hưởng ân thiên
Đạomầu
rưới khắp nơi trần thế
Ngàn
tuổi muôn tên giữa trọn biên.
CAO ĐÀI THƯỢNG ĐẾ
"Đêm nay, 24 Décembre phải vui mừng vì là ngày
Ta xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây (Europe).
"Ta rất vui lòng mà độ đệ tử kính mến ta như
vậy. Nhà này (nhà ông Cư) sẽ đầy ơn ta, giờ ngày gần đến đơi lịnh Ta sẽ làm cho
thấy huyền diệu đặng kính Ta hơn nữa".
(Xem "Công
đức Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Nữ Phật")
Nên biết thưở đầu việc xây bàn cầu cơ phần lớn thiết
lập ở nhà Ngài Cao Quỳnh Cư. Vì thế, khi đi làm việc về, Ngài Phạm Công Tắc
thường ghé luôn ở đây ăn cơm xong rồi cầu cơ thỉnh Tiên. Các Ngài muốn mau biết
việc Thượng giới nên đi làm việc chỉ mong mau tối để về thiết đàn.
Cũng đêm ấy, Đức Lý Thái Bạch giáng đàn cho thi :
Đường
trào hạ thế hưởng ma quan,
Chẳng
vị công danh chỉ hưởng nhàn.
Chén
rượu trăm thi đời vẫn nhắc
Non
tiên vạn kiếp thế chưa tàn.
Một
bầu nhựt nguyệt say ngơ ngáo,
Đầy
túi thơ văn đổ chứa chan
Bồng
đảo còn mơ khi múa bút,
Tả lòng thế sự vẽ giang san.
THÁI BẠCH TIÊN TRƯỞNG
Đêm
31/12/1925 (15/11/Aát Sửu) Đấng A-Ă-Â giáng:
Ba con thương Thầy lắm hả ?
Con thấy đặng sự hạ mình của A-Ă-Â như thế nào chưa
? Con thấy thấu đáo cái quyền năng của Thầy chưa ? Người quyền thế lớn nhất như
vậy có thể hạ mình bằng A-Ă-Â chăng ?
A-Ă-Â là Thầy, Thầy đến các con thế ấy, con thương
Thầy không ?
Sự nhỏ nhẹ của Thất Nương đó, con bằng mảy múng gì
chưa ? Học hỏi sự nhỏ nhẹ ấy.
Sự cao kỳ của Lục Nương, con có đặng mảy múng gì
chưa ? Học sự cao kỳ ấy.
Sự nhân đức của Thất Nương, con có chút đỉnh gì
chưa ? Phải học sự nhân đức của Thất Nương.
Tình nghĩa yêu mến của các con có bằng Bát Nương
không ? Phải hocï.
Phải học tình nhân ái, trung tín cứu giúp của Cửu
Thiên Nương (tức Đức Phật Mẫu) ba con có đặng như vậy chăng ? Phải học gương.
Sự kính nhượng của ba con bằng Cửu Nương chăng?
Phải học.
Hạ ngươn tận diệt, Thầy sai Thần Thánh, Tiên Phật
và chính mình Thầy, vì thương chúng sanh cũng hạ mình đến với các con, mượn
việc xây bàn đùa giỡn với các con, để các con vui mà học Đạo, hầu khai Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ cứu vớt chúng sanh"
Tuyên ngữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đến nay mới được
khải chúng. Năm 1920, Đấng Thượng Đế đến dạy Đạo ông Ngô Văn Chiêu ở Phú Quốc
chỉ xưng là Cao Đài Ngọc Đế. Nhưng các Ngài lúc bấy giờ chưa rõ mối Đạo lớn thế
nào và giáo lý ra sao hay lấy giáo lý các tôn giáo đã có.
Thế
nên, đêm 2/1/1926 (13/11/Aát Sửu) Đấng Cao Đài Thượng Đế giáng dạy :
"Cư, Tắc hai con đừng lấy làm việc chơi nghe.
Thầy dặn hai con một điều : nhứt nhứt phải đợi lịnh Thầy, chẳng nên lấy tư
riêng mà phán đoán nghe.
Phận sự hai con, trách nhiệm hai con Thầy đã định
trước, song ngày giờ chưa đến, phải tuân lời Thầy nghe. Từ đây Thầy khởi sự dạy
Đạo".
Ngày 2/1/1926 là ngày lịch sử trong khoảng đời tâm
linh của Ngài Phạm Công Tắc và Cao Quỳnh Cư, vì từ đây Đức Chí Tôn mới thực sự
dạy Đạo cho Ngài. Vì vậy các Ngài gặp điều gì khó khăn thì triệu thỉnh các Đấng
Thiêng liêng. Đêm mồng 4 tháng đó, Đức Chí Tôn giáng cơ quở rằng :
"Thầy đã nói A-Ă-Â là Thầy, còn cung Diêu Trì
là cung Diêu Trì, các Thánh đều có quả. Aáy là những Đấng Thầy sai đến dạy dỗ
mấy con, đừng triệu thường vì mỗi vị đều có phận sự riêng.
Chư Tiên và chư Thánh đều có quả, song đừng triệu
về mà chơi, kỳ dư có điều gì học hỏi".
Đến ngày 9/1/1926 (25/11/Aát Sửu), Đấng Thượng Đế
giáng cơ dạy các Ngài Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc đến đường Quai Testard (Chợ
Lớn) độ ông Lê Văn Trung, Ngài Phạm Công Tắc có vẻ không bằng lòng vì :
"Buổi nọ ông Lê Văn Trung làm Thượng Nghị Viện
Hội Đồng Thượng Nghị viện đời Pháp lớn lắm. Oâng là người Nam làm đến bực đó
thôi. Oâng là người quá sức đời, tôi và Đức Cao Thượng Phẩm (tức ông Cao Quỳnh
Cư) không hạp chút nào. Tôi kỵ hơn hết, nhứt định không làm điều đó được. Một
ông quan trong thời mất nước không thể tả hết.
"Khi chúng tôi ôm cái cơ đến nhà Ngài đặng Đức
Chí Tôn độ. Mục đích của chúng tôi là Đức Chí Tôn bảo đâu làm đó vậy thôi. Khi
vô tới nhà thú thật Ngài rằng : "Chúng tôi được lịnh Đức Chí Tôn đến nhà
anh Phò loan cho Đức Chí tôn dạy Đạo". Oâng biết Đấng đó hơn chúng tôi
(1). Lo sắp đặt bàn ghế, sửa soạn buổi phò loan, rồi bắt ông nhập môn.
"Trong nhà có 1 người con nuôi tên là Thạnh
còn nhỏ độ 12 tuổi, hai cha con kiếm được cơ đâu không biết, vái rồi cầu cơ.
Khi phò loan thằng nhỏ ngũ, ông thì thức. Cơ chạy hoài ông hỏi thi Đức Chí Tôn
trả lời, chỉ có hai người biết với nhau mà thôi. Từ đó ông mới tin có Đức Chí
Tôn". (Theo bài thuyết Đạo đêm Giáp Ngọ của Đức Phạm Hộ Pháp)
Dù đã theo học Đạo với Thầy Trời, nhưng tấm lòng
thương dân yêu nước vẫn chưa nguôi. Khi chánh quyền Pháp đàn áp các phần tử ái
quốc, dòng máu cách mạng của Ngài lại bừng sôi. Bà Thất Nương giáng cơ đêm
27/1/1926 (13/12/Aát Sửu) khuyên:
"Em xin quý anh coi lại đời là thế nào ? Bông
phù dung sớm còn tối mất còn hơn kiếp con người. Vì dù nó sống ngắn ngủi dường
ấy, nhưng mà lúc sống còn có cái sắc, chớ đời người sanh ra chỉ để khổ mà thôi,
dù sống trăm tuổi chưa 1 điều đắc chí, rồi chết. Cái đời này đúng là 1 khổ hải.
"Em xin quí anh coi sự trường sanh của mình
làm trọng, người không có phải kiếm, mình có sẵn nỡ bỏ đi. Em tiếc dùm đó thôi.
"Đã vào đường chánh, cứ do đó, theo đó bước
tới hoài thì trở về cựu vị đặng".
(Vì vào 15/5/Aát Sửu (6/6/1927), tại Chợ Gạo
(Chợ Lớn) có thiết đàn thỉnh Tiên, ông Nguyễn Hữu Đắc cố đưa ông Lê văn Trung
đến hầu đàn nhiều lần. Khi ông Trung ngộ Đạo thì Chợ gạo bị bế. Nghĩa là dù ai
có cầu các Đấng vẫn không giáng).
Từ lúc chấm dứt việc xây bàn thay vào phò cơ thì
hai Ngài Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc làm đồng tử, nên tất cả những bài từ
trước của các Đấng giáng cho đều do cặp nguyên thủy này viết ra. Vì vậy, Ngài
Cao Hoài Sang thấy mình hơi thừa, rồi lần lần ít chịu đi hầu đàn. Các Ngài mới
xin với Đấng Cao Đài để lời dạy bảo. Đấng Cao Đài Thượng Đế giáng rằng :
"Nó thật thà, vả lại nó còn mang xác phàm. Ai dưới
thế này đặng trọn vẹn, các con chỉ cho Thầy coi?"
Các Ngài đã thọ làm môn đệ Đấng Cao Đài đã lâu
nhưng chưa thờ vì chưa biết cách thức thờ thế nào, nên mới xin cách dạy để thờ,
thì Đấng Cao Đài Thượng đế dạy "Đến Chiêu xem cách thức nó thờ Thầy, bảo nó
hiệp một với các con"
Vâng lịnh Đấng Cao Đài, các Ngài Lê Văn Trung, Cao
Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc đến nhà ông Ngô văn Chiêu ở số 110 đường Bonard (nay là
Lê Lợi, Sài gòn) để quan sát cách thờ. Oâng Ngô Văn Chiêu thờ Thầy rất kỹ, tận
trên cao và ngay chính giữa nhà, thật kín đáo. Có ai đến chơi nhà, không chỉ
khó mà biết được vì ông là người rất dè dặt không phải là bạn tu thì không bao
giờ chỉ dẫn".
Vào năm 1921 lúc làm chủ quận Phú Quốc, một buổi
sáng lối 8 giờ tối, Đức Chí tôn đã hiện con mắt (Thiên nhãn) nhiều lần và buộc
ông phải thờ. Năm 1924, ông đổi về Sài Gòn thì cũng tiếp tục thờ Thầy (Thiên
nhãn) và tự đơn như trước. Kịp đến khi Đức Chí Tôn chuyển cơ phổ độ cho nhóm
Ngài Phạm Công Tắc thì các Ngài đến đây để quan sát cách thờ phượng về tuyền bá
trong đạo hữu.
Vì nhà Ngài Lê Văn Trung rộng rãi, ngày 15/12/1Aát
Sửu, Ngài thượng Thánh tượng Thiên Nhãn có mời các ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công
Tắc, Cao Hoài Sang, Nguyễn Trung Hậu, Vương Quan Kỳ, Đoàn Văn Bản, Nguyễn Văn
Hoài, Trương Hửu Đức, Võ Văn Sang, Lê Văn Giảng, Lý Trọng Quí, Lê Thế Vĩnh …
Đấng Cao Đài giáng cơ dạy :
-Thầy vui thấy các con thuận hòa cùng nhau. Thầy
muốn các con như vậy hoài. Aáy là lễ hiến cho Thầy rất trang trọng.
Chẳng
quản đồng tông mới một nhà
Cùng
nhau một Đạo tức một cha
Nghĩa
nhân đành gởi thân trăm tuổi
Dạy
lẫn cho nhau một chữ hòa.
CAO ĐÀI TIÊN ÔNG
Đêm 30/12/Aát Sửu (12/2/1926) quan phủ Ngô văn
Chiêu đi với hai Ngài Cư , Tắc đến nhà một vị đặng mừng xuân. Đến nhà ai thì
cặp cơ Cư -Tắc phò loan, trước hết là nhà ông phán Võ Văn Sang, sau cùng là
Ngài Lê Văn Trung. Mỗi người đều được một bài tứ tuyệt mà bài của Ngài Cao
Quỳnh Cư như vầy :
Sắp
út thương hơn cũng thế thường
Cái
yêu cái dạy ấy là thương
Thương
không nghiêm trị là thương dối
Dối
dạ vì chưng yếu dạ thương.
Khuya mồng 1 Tết, Đấng Cao Đài giáng dạy :
"Hôm nay là ngày trọng đại Thầy chính thức khai Đại Đạo tam Kỳ Phổ Độ cứu
vớt 92 ức nguyên nhân đang bị đọa trầm luân :
Phụng
gáy non Nam Đạo trổ mòi
Trổ
mòi nhân vật bốn phương trời,
Trời
Aâu, biển Á chờ thay sắc,
Sắc
trắng mây lành phủ khắp nơi.
CAO ĐÀI THƯỢNG ĐẾ
Đó là ngày Khai Đạo Cao Đài về cơ Phổ hóa.
Qua đến mồng 9/1 nhằm vía Đức Chí Tôn, ông Vương
Quan Kỳ thiết đàn tại nhà riêng ở số 80 đường Lagrandière (nay là đường Gia
Long). Đức Thượng Đế giáng cơ :
Bửu
tòa thơ thới trổ thêm hoa,
Mấy
nhánh rồi sau cũng một nhà.
Chung
hiệp rán vun nền đạo đức
Bền
lòng son sắc đến cùng ta.
Quan phủ Ngô Văn Chiêu xin Đức Thượng Đế lấy tên mấy người đệ tử mà cho
bài thi. Đức Thượng Đế thuận cho :
CHIÊU
KỲ TRUNG độ dẫn HOÀI sanh,
BẢN
đạo khai SANG QUÍ GIẢNG thành.
HẬU
ĐỨC TẮC CƯ thiên địa cảnh,
Quờn
Minh Mân đáo thủ đài danh.
12 chữ lớn trong ba câu đầu là tên của 13 vị môn đệ
đầu tiên, vì hai ông Cao Hoài Sang và Võ Văn Sang điểm chung một tên.
Tùy theo Đạo nhưng các ông còn ngỡ ngàng trước cách
lễ bái, đạo phục, nhất là cách thờ Thiên Nhãn. Ngày 12/1/Bính Dần (24/2/1926),
Đấng Cao Đài giáng dạy :
"Thập Nhị khai thiên là Thầy, chúa tể cả càn
khôn thế giái, nắm trọn Thập nhị Thời thần trong tay. Số 12 là số riêng của
Thầy.
"Chưa phải hồi con biết đặng tại sao phải vẽ
Thiên Nhãn mà thờ Thầy. Song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh :
Nhãn
thị chủ tâm,
Lưỡng
quan chủ tể
Quang
thị thần
Thần
thị thiên
Thiên
giã ngã giã
"Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày
Đạo bị bế. Lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ này, Thầy cho Thần hiệp tinh khí đặng hiệp
đủ tam bửu là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh".
Lần lần khách bàng quang hiểu được chủ đích của Cao
Đài giáo là qui Tam giáo, hiệp Ngũ chi, người ta trích điểm lập chi Đạo mới cho
thêm khó khăn phiền toái. Đức Cao Đài giáng dạy ;
"Vốn từ trước Thầy lập Ngũ chi Đại Đạo là :
Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo. Tùy theo phong hóa của nhơn
loại mà gây chánh giáo, là trước càn vô đắc khán khôn vô đắc duyệt, thì nhơn
loại chỉ có hành Đạo nơi tư phương mình mà thôi.
"Còn nay thì nhơn loại đã hợp đồng, càn khôn
dĩ tận thức thì lại bị phần nhiều Đạo, mà nhơn loại bị nghịch lẫn nhau nên Thầy
mới nhứt định qui nguyên phục nhứt. Lạ nữa, Thầy giao Thánh giáo cho tay phàm,
càng ngày lại càng xa Thánh giáo mà lập ra phàm giáo".
Oâng Vương Quan Kỳ bạch :
-Bạch Thầy, anh cả (ông Ngô Văn Chiêu) bảo Thầy
giao cho ảnh làm chủ mối Đạo dạy dỗ chư môn đệ, mà ảnh không chịu tiếp xúc với
chúng con, thì làm sao ?
"Chẳng ai dưới thế này được phép nói thế quyền
Thầy mà trị phần hồn nhơn loại được.
Ai có hạnh lớn mới mong được Thầy ban thưởng ngôi
vị. Chiêu có công tu, lại là môn đệ trước tiên của Thầy. Thầy định ban chức
Giáo tông cho nó, nhưng nó không giữ lời nguyền với Thầy lại sợ tà quyền mà xua
đuổi môn đệ của Thầy, chẳng còn xứng đáng làm anh cả của các con".
Các Ngài Lê Văn Trung, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc
… và chư môn đệ đồng quì xuống xin tội cho Ngô Văn Chiêu.
Đến ngày 25/4/1926 (15/3/Bính Dần) thì thiết lễ
Thiên phong tại nhà Ngài Lê Văn Trung ở Chợ Lớn, Thầy dạy :
"Cư nghe dặn : con bảo Tắc tắm rửa sạch sẽ,
xông trầm hương cho nó, biểu nó lựa một bộ đồ tây cho sạch sẽ, ăn mặc như
thường, đội nón, cười …
"Đáng lẽ nó phải sắm khôi giáp giống như hát
bội mà mắc nó nghèo nên Thầy không bảo. Bắt nó lên đứng trên ngó mặt vô ngay
ngôi Giáo Tông, lấy 9 tấc vải điều đấp mặt nó lại, biểu Đức Hậu đứng gần, kẻo
nó xuất hồn té tội nghiệp.
"Lịch, con viết một lá bùa Gián Ma xử cho Tắc
cầm. Hai con mặc đồ thường, chừng nào Thầy triệu Ngũ lôi và Hộ Pháp về rồi.
Thầy biểu mặc Thiên phục vô mới mặc, thế mới đặng".
Hôm ấy, có các vị được thọ phong là Ngài Phạm Công
Tắc thọ phong Hộ Pháp, Ngài Cao Quỳnh Cư thọ phong Thượng Phẩm, Ngài Lê Văn
Trung thọ phong Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, Ngài Lê Văn Lịch thọ phong Đầu Sư
Ngọc Lịch Nguyệt.
Các vị sau đây được phong vị để phò cơ :
Đức, Hậu phong Tiên Đạo phò cơ Đạo sĩ
Cư phong Tá cơ Tiên hạc Đạo sĩ
Tắc phong Hộ giá Tiên đồng Tá Cơ Đạo sĩ.
"Hai ông Thượng Phẩm và Hộ Pháp hợp thành một
cặp đồng tử chấp Cơ Phong Thánh, truyền giáo, lập Pháp chánh truyền và Tân
luật, tức là Hiến chương của nền Đạo hiện giờ.
"Chúng ta phải nhìn nhận đầu công của hai ông
này vào bực nhứt. Trước hết và trên hết, Đức Chí tôn mượn tay và thần lực của
hai ông mà lập thành Đại Đạo cho đến ngày nay. Nếu không có bàn tay xây dựng
của hai ông thì:
-Đâu có Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
-Đâu có chức sắc Thiên
phong nam nữ
-Đâu có Hội Thánh và
các cơ quan trong Đạo
-Đâu có Pháp chánh truyền và Tân luật
-Đâu có đại nghiệp hiện giờ cho nhân sanh thừa
hưởng" (theo Đạo sử cơ bút của Trương Hiến Pháp)
Ngoài cặp cơ Cư - Tắc còn có cặp cơ: Sang - Diêu,
Hậu - Đức, Nghĩa - Tràng, Tươi - Chương, Kim - Đãi, Mai - Nguyên, Mạnh - Phước,
Thân - Vĩnh.
Cầu cơ là phò loan gồm có hai vị đồng tử, ngồi hai
bên cái giỏ cơ, tay cầm vào miệng cơ. Một lát sau điển các Đấng giáng rồi Ngọc
cơ tự động mà viết ra. Chính vì đó, người ta có thể nhờ người bên trái hay bên
phải viết ra. Thế nên, cơ bút có thiệt mà cũng có giả. Người trong cuộc mới
hiểu rõ được việc đó.
Dưới đây là danh tánh các Đấng giáng cơ giúp việc
khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, từ năm Aát Sửu đến khi Ngài Thượng Phẩm được đắc
phong.
1/ - Xuất Bộ Tinh Quang, 2/- A-Ă-Â, 3/- Cửu Vị Tiên
Nương, 4/- Cửu Thiên Huyền Nữ, 5/- Thiên Hậu, 6/- Liên Huệ Tiên, 7/- Đại Tiến
Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, 8/- Nhàn Aâm Đạo Trưởng, 9/- Quan Thánh Đế Quân, 10/-
Thần Sơn Quan Diệu Võ Tiên ông, 11/- Đỗ Mục Tiên, 12/- Minh Nguyệt Tiên ông,
13/- Bách Nhẫn Đại Tiên, 14/- Thánh Pierre, 15/- Huệ Mạng Trường Phan, 16/- Tả
quân Lê Văn Duyệt, 17/- Quí, Cao, 18/- Thổ Địa Tài Thần, 19/- Lý Thái Bạch,
20/- Oâng Môn, 21/- Cao Xuân Lộc, 22/- Cao Quỳnh Tuân, 23/- Cao Hoài Aân.
Vì có nhiều cặp cơ, hơn nữa Đàn Cầu Kho không cung
ứng cho hoàn cảnh, nên có thêm 5 đàn nữa là Chợ Lớn, Tân Kim (Cần Giuộc), Lộc
Giang, Thủ Đức và Tân Định mà cặp cơ Cư - Tắc phò loan ở đây. Chính đàn này đã
thâu được ông Lê Thiện Phước (sau đắc phong Bảo Thế).
Để việc phổ độ chúng sanh khỏi bị ngăn trở, các
Ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc … tất cả 28 vị đứng tên đưa tờ Khai Tịch Đạo
lên Thống Đốc Nam Kỳ là ông Le Fol (nhằm triều Bảo Đại) vào ngày 7/10/1926. vì
nằm trong chế độ cai trị của Pháp bấy giờ, Tờ Khai Tịch Đạo coi như thông báo
chánh thức rồi hành giáo và truyền giáo chớ không đợi phúc văn của Pháp. Thế nên,
không có văn kiện nào trả lời hoặc cho phép về Tờ Khai trên cả.
* * *
Nơi tu tịnh của Đức Cao Thượng Phẩm gọi là Thảo Xá
Hiền Cung, rút từ cơ của Bà Thất Nương giáng cho năm 1925, sau khi Ngài bị cơn
khảo của Tư Mắt (xem chữ Hán nơi trang 51).
Thảo xá tuỳ nhơn ngu muội bần cùng nghinh nhập
thất.
Hiền cung trạch khách thông minh phú quý cấm lai
môn.
Nhà này vốn của cụ Cao Quỳnh Tuân (đắc vị Xuất Bộ
Tinh Quân), thân sinh của Đức CTP. Sau khi dời chùa Từ Lâm Tự về chùa Mới thì
Đức CTP chọn nơi đây làm Tịnh Thất. Sau đó hiến làm Thánh Thất châu đạo Tây
Ninh. Một phần vẫn dùng làm TXHC. Đầu năm 1992, vì tu sửa nới rộng Thánh Thất
Thị xã nên TXHC được tách rời thành một ngôi thờ riêng biệt.
XÂY
DỰNG NỀN TẢNG ÐẠO
(1926-1928)
Sau khi lập tờ Khai Tịch Đạo với chánh phủ Pháp,
thì việc phổ độ các tỉnh bắt đầu từ tháng chín Bính Dần. Ngài và quí Ngài Lê
Văn Trung, Phạm Công Tắc đi phổ độ trong các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ
(nay là Phong Dinh), Sóc Trăng, Bạc Liêu (nay là Ba Xuyên), Long Xuyên, Châu Đốc,
Hà Tiên, Rạch Giá (nay là Kiên Giang). Nhóm thứ hai truyền đạo các tỉnh Tiền
Giang. Nhóm thứ ba các tỉnh miền Đông.
Đêm 14 rạng 15 tháng 10 năm Bính Dần (18/11/1926)
là đêm chánh thức khai Đạo Cao Đài tại Gò Kén (Tây Ninh) và lễ khánh thành
Thánh Thất Từ Lâm đầu tiên của nền Đại Đạo. Đêm hôm ấy vì quá đông, nên cuộc lễ
bớt phần trang nghiêm. Khi cầu cơ Đức Chí Tôn chỉ để ít lời quở trách rồi
thăng. Thừa dịp tà quái nhập vào 1 nam và nữ bổn đạo mà quấy phá. Họ mạo xưng
là Tề Thiên Đại Thánh và Quân Aâm Bồ Tát.
Vịn vào việc đó, một số đồ đệ của Như Nhãn xúi đòi
chùa lại. Hội Thánh phải hẹn trong ba tháng (tức đến ngày 15/1/Đinh Mão) sẽ trả
chùa lại. Dù vậy, ngay đêm khai Đạo, Thầy vẫn giáng cơ lập tịch đạo nữ phái.
Hương
tâm nhứt phiến cận càn khôn
Huệ
đức tu chơn độ dẫn hồn.
Nhứt
niệm Quan Aâm thùy bảo mạng,
Thiên
niên đẳng phái thủ sanh tồn.
Đêm 16/10 (20/11/1926) thì lập Pháp Chánh Truyền
(tịch đạo Nam phái cho mồng 9/8/1926 tại Vĩnh Nguyên Tự)
Thanh
Đạo tâm khai thất ức niên,
Thọ
như địa huyền thạnh hòa thiên.
Vô hư qui phục nhơn sanh khí,
Tạo
vạn cổ đàn chiếu Phật duyên.
Đạo dưới thời Lý Giáo Tông thì Nam phái lấy chữ
Thanh, Nữ lấy chữ Tâm. Khi nào hết tịch đạo thì Đấng Chí Tôn sẽ giáng cơ cho
tịch đạo khác. Lớn nhỏ, trước sau nhờ chữ tịch đạo này mà phân biệt.
Vào ngày 2/11/Bính Dần (6/12/1926) Đức Chí Tôn ra
lịnh hội chức sắc thành lập Tân luật. Để tiếp cho trọn bộ Pháp Chánh Truyền.
Đến ngày 13/2/1927 (12/1/Đinh Mão), Đức Chí Tôn giáng cơ thành lập Hội Thánh
Hiệp Thiên Đài.
Sở dĩ, việc thành lập các cơ chế Đạo có nhiều
khoảng trống thời gian vì cặp cơ Cư -Tắc còn bận làm việc tại Sài gòn, ngày
nghỉ cùng nhau lên xe Ngài Lê Văn Trung mới về Gò Kén hành pháp.
Tuy đáo hẹn trả chùa mà vẫn chưa tìm được đất mới
nên chư vị chức sắc được Đức Lý dạy rằng : "mai này chư hiền hữu lên đường
dây thép (tức đường route haute) nhắm địa thế dài theo cho tới ngã ba Ao Hồ
(hồi đó chưa có đường vào trường Nữ Trung Học) coi như hiền hữu có thấy đặng
chăng ?"
Qua ngày sau quý vị lên xe đi tìm đất, khi chạy tới
khoảng cửa số 2 ngày nay, cạnh góc ngã ba có cây vừng, Đức Cao Thượng Phẩm ngó
thấy trên cây này có 1 tấm bảng treo đề tên Cao Văn Điện, một người bạn học của
Ngài thuở nhỏ. Đức Cao Thượng Phẩm nói với chư vị chức sắc rằng :
- Để tôi đi tìm ông Cao Văn Điện, nhờ chỉ dẫn giùm
chủ đất này.
Oâng Điện mới cho biết đất này của ông Aspar, Kiểm
lâm người Pháp. Đêm hôm ấy chư vị cầu Đức Lý thỉnh giái Đức Lý dạy : "Phải
đó tưởng chư hiền hữu không thấy. Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh
địa, sâu hơn 30 thước như con sông, giữa trung tâm đất giáp lại trúng giữa 6
nguồn, làm như 6 con rồng đoanh châu. Nguồn đất ấy trúng ngay đỉnh núi gọi là
lục long phò ẩn. Ngay miếng đất ấy có 3 đầu: một đầu ra giếng mạch Ao hồ, hai
đầu nữa bên cụm rừng bên kia".
Về khuôn viên Tòa Thánh tạm thì Đức Lý dạy :
"Thánh Thất tạm thời phải cất ngay miếng đất trống. Còn Hiệp Thiên Đài
phải trước Thánh Thất tạm. Đạo hữu phải khai phá đám rừng, cách miếng đất trống
chừng ba thước rưỡi, đóng 1 cây nọc, đo Hiệp Thiên Đài như vầy, ngoài Bàu Cà Na
đo vào chừng 50 thước đóng một cây nọc. Aáy là khuôn viên Tòa Thánh".
Lúc khởi công để phá rừng, người Miên, Tà Mun xuống
cả ngàn người làm công quả. Viên Chánh Tham Biện người Pháp nghi ngờ, nên mời
Đức Cao Thượng Phẩm ra Tòa bố (tức Tòa hành chánh), hỏi rằng :
- Ông làm cái gì mà đông đảo như vậy ?
Đức Cao Thượng Phẩm trả lời:
- Tôi mua miếng đất đó đặng trồng cao su.
- Trồng mấy mẫu ?
- Tôi trồng hết sở đất tôi mua, phá tới đâu tôi
trồng tới đó.
Vì lúc đó việc trồng cao su đang thịnh hành và là một
nguồn lợi lớn cho Pháp, nên họ làm lơ. Các cây cao su còn lại nơi vùng Bá Huê
Viên hiện nay là di tích của Đức Ngài.
Đến ngày 20/2 năm đó (23/3/1927) mới thỉnh Thánh
Tượng, Chư Phật về đất mới thuộc làng Long Thành. Khó khăn nhất là việc di cốt
Phật Tổ cỡi ngựa Càn Trắc. Đức Cao Thượng Phẩm phải tập trung nhiều người để
đưa cốt lên chiếc xe bò, kết lại. Viên Chánh Tham Biện cho một toán lính mặc đồ
đen núp ngoài mương ruộng chờ có gì khác thường là bắn. Khi rõ thật sự thỉnh
cốt Phật thì họ rút lui êm.
Đức Ngài đứng trên xe bò vịn cốt Phật Tổ, khởi hành
lúc 18 giờ đến 2 giờ sáng mới đến Thánh Thất tạm. Khi đến khoảng cửa Hòa viện
ngày nay, bị một cái mương lớn quá, Đức Ngài phải khó nhọc tìm thế lót ván để
xe qua, thì đã mệt lữ, Đức Ngài ném mình xuống đống lá khô trong rừng mà nghỉ.
tất cả chức sắc cũng nằm xuống đó. Bà Nguyễn Thị Hiếu điều động nữ phái khiêng
cháo và nước đến cho mọi người ăn để lấy lại sức. Sau đó, cốt Phật Tổ được an
vị giữa hai cụm rừng gần cây ba nhánh (tức chỗ an vị hiện nay).
Đức Ngài tiếp tục xây cất Tòa Thánh tạm, nào Hậu
điện, Đông lang, Tây lang, trường học, Trù phòng. Tất cả đều bằng tranh rồi đào
giếng nước, tức mấy cái giếng gần Tòa Nội chánh hiện nay.
Biết được chủ đích việc làm của Đức Ngài, Viên
Chánh Tham Biện làm khó đủ điều. Họ buộc phài rào xung quanh Tòa Thánh lại,
không ai được vào lễ bái. Trong chánh điện chỉ có Lễ sanh Thượng Xường Thanh
hành lễ mà thôi. Ai muốn cúng thì phải quỳ ở ngoài mà lạy vô bửu điện. Họ còn
làm tình làm tội Đức Ngài, gọi ra Tòa bố ngày một. vì lúc này Đức Ngài đã bỏ sở
mà phế thân hành đạo trước nhất. Dù vậy Đức Ngài vẫn một lòng giữ đạo, yêu sanh
chúng. Nhận thấy công phá rừng đau yếu, Đức Ngài cầu nguyện Đức Chí Tôn ký pháp
nước âm dương tạo thành cam lồ thủy trị bịnh cho mọi người. Tuy bị ngăn cản
không có 1 nơi tôn nghiêm để hành pháp các Thổ nhơn đem ve chai để trên sạp cầu
xin nước Thánh. Lạ một điều chỉ có một thứ nước mà trị bá bịnh. Nhờ sự huyền
diệu này , tiếng đồn vang xa, các làng xã, nhơn sanh tấp nập kéo tới làm công
quả, thỉnh nước Thánh càng đông giúp cho việc phá rừng tạo tổ đình càng được dễ
dàng.
Có lẽ vì chuyện này, một số báo Pháp ngữ xuyên tạc
là Cao Đài Tây Ninh lấy nước suối ở núi Điện Bà về bán. Rồi người này chuyền
miệng người kia "tam sao nhất bổn" đem đến sự khó khăn hành đạo của
Đức Ngài về sau.
MÙA
PHÁP NẠN
(1928-1929)
Đời hành đạo của Đức Ngài tuy có kham khổ nhọc nhằn
vì phải xây dựng nền tảng đầu tiên cho nền Tân Tôn giáo, nhưng cũng được an ủi
tinh thần qua nét mặt tươi vui của chư tín hữu nhất là số tín đồ theo đạo ngày
càng đông.
Bổng đâu đất bằng sóng dậy. Vào tháng 3 năm mậu
Thìn một nhóm người từ Thủ Đức do ông Tư Mắt tức Nguyễn Phát Trước dẫn dụ về
Tòa Thánh đặt điều nước lã khuấy nên hồ. Họ đuổi Đức Ngài ra khỏi Tòa Thánh
trong 24 giờ, nếu không đi cột trong rừng mà bắn. Ngài quá uất ức nhưng không
thể giải bày cho những người bạo hành rõ được nỗi oan khiên của mình. Đức Ngài
quá buồn, kẻ lo đạo không mấy người, phá đạo lại đông., thật đúng câu "Đạo
cao nhứt xích, ma cao nhứt trượng" Đức Ngài ngọa bịnh phải về thảo xá Hiền
cung (tức Thánh Thất Tây Ninh ngày nay). Nhớ ngày nào, Đức Ngài nguyện làm con
tế vật cho Đức Chí Tôn sai khiến, mà trò đời quá cay nghiệt để lỡ bước đường
hành đạo. Đức Ngài thống khổ mà nảy ra bài tự thán như sau :
THI
Công
trình gầy dựng Thất Tây Ninh,
Bằng
địa sóng xao khiến rập rình
Tà
mị phàm rung rinh chất Thánh
Mùa
màng sâu phá hoại hồn kinh
Xưa
Tòa Thánh dập dìu lai vãng
Nay
Bửu đình hiu quạnh lụy nhìn
Thương
Đạo mến Thầy xin sớm liệu
Cộng
tâm chung trí chớ làm thinh.
Thông cảm được nỗi oan khiên của Đức Ngài, Đức Cao
Thượng Sanh đã họa bài thi trên như vầy :
HỌA VẬN
Dập
dìu nào buổi Thất Tây Ninh,
Hiu
quạnh hôm nay gió rập rình
Trước
ngõ lơ thơ vài đạo hữu
Sau
hiên meo mốc mấy pho kinh
Rừng
xơ vẻ thắm chim không đỗ
Cảnh
lợt màu tươi khách biếng nhìn
Xây dựng là ai, ai phá hoại
Sụt sùi để bước khó làm thinh.
Thất Nương Diêu Trì Cung cũng giáng
cho Ngài bài thi để an ủi :
THI
Nghĩ giận mà ra bắt nực cười
Nhờ
ai an vị lại an nơi
Trăm
năm chưa giữ bền thân sống,
Một
kiếp đã gây lắm tội đời,
Phẩm Phật ngôi Tiên an dẫn nẻo,
Ngai Thần vị Thánh kẻ toan dời,
Nhắn lời nói với phường đen bạc,
Đến
cửa thiêng liêng ngó mặt trời.
Nỗi oan tình đó, không những Diêu Trì Cung rõ thấu
mà thi phàm mắt thịt của toàn đạo bấy giờ ai cũng biết. Mọi việc là do bà
Nguyễn Thị Hiếu (do bà kể lại lúc sanh tiền). Bà thấy những người công quả bị
chói nước, ăn không tiêu, bà có bổ thuốc tiêu để bán lại cho ngừơi làm công quả
phá rừng. Những kẻ ganh tị cho bà làm tiền chư tín hữu.
Việc thứ hai, một buổi sáng trên cầu ván nơi Thảo
xá Hiền cung bà để một số hàng bông rau cải, để đem ra chợ bán. Một ít người đi
qua thấy không biết cho là hàng bông của chùa.
Việc thứ ba, bà có lấy một số chai nước tương rỗng
đem về Thảo xá Hiền cung để đựng nước cho Đức Cao Thượng Phẩm uống vì sợ chói
nước (Tây Ninh thuở trước nước rất độc). Người ta cho bà lấy chai còn nước
tương.
Ba việc ấy khiến cho kẻ kém vị tha làm đơn thưa lên
Hội Thánh. Việc này chưa ngã ngũ thì một vài người đưa tin này về Sài Gòn, thêu
dệt thêm này nọ. Rồi họ kéo lên Thủ Đức xúm lập vi bằng. Trong đó có ông Nguyễn
Phát Trước tính nóng nảy, nhứt quyết đưa một số người về Tòa Thánh vấn nạn. Hậu
quả của việc bạo hành đó, ông Trước sau khi về Sài gòn, một thời gian bị đèn
Manchon phựt xăng cháy, người ông bị thiêu.
Nguyễn Phát Trước tự Tư Mắt mà các tay giang hồ
thời bấy giờ quen gọi là anh Tư Đại Ca. khi ông được tin nhà ông Đốc học Đoàn
Văn Bản có đàn cơ thỉnh tiên ông đến xem thực giả. Chính Đàn Cầu Kho này đã
thâu nhận ông là môn đệ của Đức Cao Đài (1926).
Một hôm ông viết một cái khải (sớ không ai được
đọc) vái rồi đốt tại Thánh Thất Cầu Kho (nhà ông Bản). Thình lình có ông Trần
Văn Tạ (sau đắc phong Hộ Đàn Pháp Quân) một nhân viên chính quyền bước vào.
Oâng Tư Mắt sợ cơ về trả lời bức mật khải thì ông nguy tính mạng. Vì trong cái
khải ấy ông xin giết De la Chevrotière, Thượng nghị viện đồng thời với ông Lê
Văn Trung. Điều lo lắng của ông không xảy ra vì cơ không đáp mà ông Trần Văn Tạ
đã là đạo hữu đến hầu đàn chớ không phải với tư cách mật thám.
Tính khí ông ngang tàng, là trùm du đãng vùng Sài
gòn - Chợ Lớn, chính quyền Pháp cũng nể vì ông. Cũng có điều lạ, ông rất sợ Đức
Chí Tôn sau khi theo đạo ông lập Thánh Thất Chợ Lớn tại nhà ông, trên lầu thờ
Thầy, dưới dùng làm nhà ở và tiếp khách. Đạo hữu đến cúng kiến tại Thánh Thất
của ông rất đông, có lẽ họ dựa vào ông để được che chở khỏi bị các tên du đảng
bắt nạt hay một lý do huyền nhiệm nào khác. Sau khi khai đạo ở Gò Kén
(15-10-Bính Dần) Ông được ân phong Lễ sanh Mắt Mục Thanh (phái Thái). Ông vâng
mệnh Ngài Thượng Đầu Sư lập Thánh Thất trước Lý Minh Đài. Tại đây, quyển
"Đại Thừa Chơn Giáo" ra đời (1936), làm nền tảng cơ vô vi gốc từ CĐ
phổ độ mà ra.
Vì tính khí ngang tàng mà nhiều lần ông đã đề nghị
với Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt với sự hậu thuẫn của Đạo nổi lên chống Pháp
và chiếm phủ Toàn quyền. Vì là một bậc chân tu, Ngài Đầu Sư từ chối. Ông Tư Mắt
tuyên bố hành động một mình, sẽ giết toàn quyền Alexandre Varenne (1925-1928).
Với tính nóng nảy, thiếu kế hoạch và trì chí, rốt cuộc mọi lời tuyên bố của ông
đều trôi qua.
Nghe tin đồn Ngài Cao Quỳnh Cư lạm dụng, ông vốn
nóng nảy bồng bột vội về Tây Ninh bạo hành. Hậu quả cách đó không lâu Đức Chí
Tôn đem ông về. Cái chết của ông thật thê thảm. Lúc bấy giờ ở Chợ Lớn các nhà
sang trọng dùng đèn Manchon treo giữa nhà nhưng cái bơm hơi chuyền xuống đất,
ông lại nằm gần cái bơm hơi này, quấn chăn. Không rõ vì lẽ nào, cái bơm phát
nổ, đèn phựt cháy luồn xuống cái bơm bắt lửa qua cháy cái khăn. Hạ bộ của ông
bị phỏng nặng hỏa nhập, nên vừa đến bệnh viện thì ông chết (1929).
Ngài Thượng Đầu Sư có đến phúng điếu và chia buồn
cùng bà Nguyễn Phát Trước và có nói câu "Thầy đem em Tư về sớm là cái hay
cho cơ Đạo". Ngay đêm hôm đó, đồng tửTrần Văn Hoằng (con ông Trần Văn Tạ)
chấp bút. Thái Mục Thanh nhập đàn, tỏ vẻ hối tiếc những việc làm đã qua và ông
khuyên gia đình nên tu niệm.
Nhằm tạo một giải pháp danh dự cho Đức Cao Thượng
Phẩm, Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt đề nghị bỏ thăm kín việc ở lại Tòa Thánh
hay về Thảo xá Hiền cung của Đức Cao Thượng Phẩm. Trong 45 chức sắc nam nữ có
mặt : 27 thăm chống ở lại, 15 thăm thuận và 3 thăm trắng. Đức Hộ Pháp tuyên bố
: "Dù 3 thăm trắng nhập vào 15 thăm thuận vẫn ít hơn 27 thăm chống. Vậy
Anh Tư nên về TXHC". Chính Đức Hộ Pháp cũng đi an dưỡng nơi Thánh Thất Thủ
Đức, đàn cơ 26/2 Mậu Thìn (1928), Đức Chí Tôn giao cho Thượng Đầu Sư chưởng
quản Tòa Thánh dàn xếp cơ khảo đạo vì Tư Mắt là người do Ngài Thượng phổ độ nên
rất kính trọng Ngài.
Nỗi oan khiên của Đức Cao Thượng Phẩm được đồng đạo
đến thăm và chia xẻ nỗi buồn. Trong số đó có Phồi Sư Thượng Tông Thanh - người
Trung Hoa tặng Đức Ngài hai bức khảm xà cừ có chạm bài thơ tứ tuyệt. Trong bài
thơ có ba chữ "Độc huyên nghiên" (hoa mai đơn độc) hợp với tâm sự nên
Đức Cao Thượng Phẩm cho treo tại TXHC. Nội dung như sau :
Nguyên văn:
Chúng
hoa dao lạc độc huyền nghiên
Chiêm
đoán phương tình nội tiểu viên
Sơ
ảo hoành tà thiểu thanh đạm
Aùm
hương phù động nguyệt hoàng hôn.
Dịch thơ:
Ngàn
hoa rơi, đóa hoa đẹp còn vương
Lặng
ngắm vườn con tình ngát hương
Bóng
nhạt khẽ mơn làn nước lạt
Hương
thầm khơi nhẹ trăng chiều hôm.
Bài thơ này của Lâm Bô (967-1028) đời Tống, nguyên
bản là bài Bát cú. Phối sư Tông chỉ chọn 4 câu đầu có sửa 5 chữ "Chiếm tận
phong tình hưởng" và "thanh thiển" ra "thanh đạm" (xem
nguyên bản trang 4)
Một hôm, Đức Ngài cùng Đức Phạm Hộ Pháp phò loan
được Đức Chí Tôn dạy : "Nếu con không rét thì có yếu như vậy đâu. Con ráng
nhịn cơm chừng ba bốn bữa nữa đặng Thầy dùng huyền diệu pháp mà trị cho con
thiệt mạnh, lần này mới dứt bịnh, miễn đừng ăn món chi nó phạt tì thì
thôi". (Đức Ngài đau bao tử).
Một đàn cơ đêm kế, Đức Chí Tôn cho biết bịnh của
Đức Ngài là cơ thử thách : "Phải, con có bịnh vậy đặng trừ bớt thử thách
của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đương lo lập vị của mỗi đứa."
Thầy thấy con bịnh phổi và bao tử, nên cho huyền
diệu pháp cho con khỏi ăn đôi lúc để thiệt mạnh. Hai cơ khí ấy vốn là hình
chất, nên khó lấy huyền diệu mà trị nó theo lẽ thường Thầy buộc ngưng phận sự
nó đặng tiếp dưỡng hườn nguyên.
Không ăn mà sống. Trong không khí tuy phàm nhãn
không thấy đặng. Không khí chứa đầy vật chất tiếp dưỡng (Matières nutritives)
của xác trần vì nhờ nó biến hóa chúng sanh đặng.
Vật chất phải tiêu, mà khí pháp vẫn còn, tỷ như đá
núi xay ra bột làm ciment mà khí phách đá vẫn còn giữ tánh cứng của nó, trộn
nước cho đóng khô lại thì nó hườn như đá thường. Thảo mộc dầu phải chặt rã ra
thì khí phách cũng vậy. Con tưởng xác chôn rồi, trong xác ấy cho hườn nguyên
khí phách mà hiệp lại cùng không khí chăng ?
Các khí con hớp hằng ngày ấy thì như bữa cơm con ăn
đó vậy. Thầy chỉ sửa cơ khí phàm các con, nhứt là bao tử cho nó có huyền diệu
pháp mà tiếp cho đặng cái khí phách ra làm vật thực nuôi nấng lấy mình. Vì vậy,
nhiều đứa phàm xác vẫn còn mà đắc Đạo tại thế, tuyệt cốc xác thân chẳng hại
chút nào"
Bịnh của Đức Ngài là tâm bịnh, từ khi về Thảo xá
Hiền cung thân thể ngày càng mòn mỏi, sắc diện âu sầu. "Sự nhận thức có lẽ
Ngài bị bịnh thất chí, vì hành đạo không được y theo sở nguyện nền đạo trong
buổi sơ khai, lo truyền giáo phổ độ chúng sanh, mà Ngài lại an ổn tại tư gia
nên Ngài bực tức vì Đạo vì Thầy mà lo họ ngăn trở bước đường hành Đạo.
Thiết tưởng, người có đủ đức tin nơi Chí Tôn, thì
dầu có sản nghiệp triệu phú cũng không thể ngồi an hưởng riêng cho được. Huống
chi Đức Cao Thượng Phẩm là môn đệ tin Đức Chí Tôn Đức Phật Mẫu đầu tiên.
Khi Đức Chí Tôn giáng trần khai Đạo, cũng giáng
huyền diệu cơ bút thâu môn đệ, dạy thờ Thiên Nhãn trước hết cũng tại nhà Ngài
(tức sau khi quan sát cách thờ phượng nhà ông Ngô Văn Chiêu), nên lòng thành
kính Đạo thật đầy đủ. Các Đấng Thiêng Liêng giáng cơ dạy Đạo, thì Đức Cao
Thượng Phẩm cùng Đức Hộ Pháp phò loan. Hai Ngài lãnh hội giáo lý nhiều hơn hết.
Đến khi gặp cơn khảo đảo, bị nhơn sanh bạc đãi buộc
phải lui về tư gia, thì dầu đủ nghị lực tinh thần cũng phải buồn lòng thất chí,
nên lâm bịnh lương y khó phương điều trị" (Theo Đạo sử xây bàn của Bà
Nguyễn Đầu Sư).
Vì lẽ ấy mà Hội Thánh lập một Tịnh Thất nơi cụm
rừng gần Báo Aân Từ ngày nay, để rước Đức Ngài về tịnh luyện hầu di dưỡng tinh
thần qua cơn khảo đảo. Bảy giờ sáng ngày 15/10/Mậu Thìn (1928) một đoàn xe hơi
gồm chư chức sắc Đại Thiên phong đến Thảo Xá rước Đức Ngài về nhập Tịnh Thất.
Vào tịnh thất một thời gian, bịnh trạng không
thuyên giảm lại biếng ăn, mất ngủ. Thế nên 18 giờ ngày 26 tháng 12 năm đó, bà
Giáo sư Hương Hiếu và Giáo Hữu Thượng Trí Thanh kêu một cổ xe ngựa đưa Ngài trở
lại Thảo xá Hiền cung, vì Ngài không muốn cho Hội Thánh hay.
Đến 11 giờ ngày 1-3 Kỷ Tị (1929) Đức Ngài cho mời
Đức Phạm Hộ Pháp, Ngài Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu (tức bào huynh của
Ngài), Bà Giáo sư Hương Hiếu, Giáo hữu Thiện Trí Thanh, Giáo hữu Thượng Kỳ
Thanh, Lễ sanh Thượng Ngươn Thanh, đức Ngài nhìn Đức Phạm Hộ Pháp mà trối rằng
:
-Nay Qua về chầu Đức Chí Tôn, em ở lại hiệp với chư
chức sắc chung lo nền Đạo của Thầy cho được vẹn toàn mọi sự.
Kế day qua nói với người bạn đời của Ngài :
-Anh dầu có nhắm mắt thì sự mất cũng như sự còn.
Đức Ngài nói xong tuôn hai hàng nước mắt rồi xuất
hồn êm ái, nét mặt cũng như người đang ngủ. Có điều lạ thường là lời trối của
Ngài có hàng có chấm cũng như lúc mạnh khỏe. Chư chức sắc có mặt đều bùi ngùi
cảm động.
ĐẮC
VỊ KIM TIÊN
(1-3-Kỷ Tỵ)
Thi thể của Đức Ngài được liệm trong liên đài hình
bát quái, quàng tại Thảo xá trong ba ngày. Chư chức sắc và đạo hữu nam nữ đến
tế lễ rất đông.
Trong lúc tang lễ, chư chức sắc Hiệp Thiên Đài cầu
cơ, Đức Ngài giáng đàn tỏ vẻ vui mừng, được bái mạng Đức Chí Tôn nơi Bạch Ngọc
Kinh và Đức Phật Mẫu nơi Diêu Trì Cung. Thiên đình đã nhận công tròn quả mãn
trong buổi đầu khai nguyên của nền Đại Đạo của Ngài. Đức Ngài cho một bài thi
tứ tuyệt.
THI
CAO
thanh miệng thế mặc chê khen
THƯỢNG trí
màn chi tiếng thấp hèn,
PHẨM cũ
ngôi xưa dầu rõ giá,
Từ
bi tập tánh được thường quen.
Ngày 3-3-Kỷ Tỵ (1929), Hội Thánh rước liên đài Đức
Ngài về Tòa Thánh, đông đủ chư chức sắc từ Đức Hộ Pháp, Thượng Sanh, chư vị
Thập Nhị Thời Quân đến chức việc đạo hữu đi thỉnh vong dài đặc. Thuyền bát nhã
đến Đền Thánh mà đoạn chót còn ở Thảo xá đường dài trên 4 cây số.
Đến ngày 8 lúc 8 giờ thì đi lên đài nhập bửu tháp.
Đại diện chức sắc Hiệp Thiên Đài đọc ai điếu, đến Ngài Thượng Đầu Sư Cửu Trùng
Đài trạng tỏ công nghiệp, sau hết là điếu văn tỏ lòng cảm mến của Bà Chánh Phối
Sư Lâm Hương Thanh, đại diện Nữ phái.
Khi liên đài ra bửu tháp, Đức Ngài có giáng cho hai
bài thi mà ngay nay dùng để thày dâng lễ.
THI
Xủ
áo trần hoàn đã rảnh tay,
Thung dung nhờ núp bóng Cao Đài,
Rừng tòng nhựt rọi khi mờ tỏ,
Sớm lạc trăng lồng kẻ tỉnh say.
Phi thị mặc đời nơi quán tục,
An nhàn rảnh dạ khách thiên thai.
Ngậm cười nêu quạt chờ sanh
chúng,
Biển
khổ ngày qua đếm một ngày.
Ngảnh
lại mà đau cảnh đoạn tràng,
Cõi
Thiêng mừng đặng dứt dây oan.
Nợ
trần đã phủi lòng son sắt,
Ngôi
vị nay vinh nghĩa đá vàng.
Cỗi
tấm chơn thành lòa nhựt nguyệt.
Phơi gan chí sĩ nhuộm giang
san.
Bốn
mươi hai tuổi sanh chưa phi,
Để
mắt xanh coi nước khải hoàn.
Vào đêm 7-3-Kỷ Tỵ (16-4-1929) Đức Chí Tôn giáng cơ
dạy :
"Thầy đã nói rõ : Thượng Phẩm phải về Thầy
trước các con, nhưng hại thay, vì biếng nhác, các con không đọc Thánh ngôn của
Thầy mà kiếm hiểu.
Đạo vốn vô vi, nếu Thượng Phẩm không trở lại Thiêng
liêng chi vị, thì ai đem các chơn hồn các con vào cửa Thiên giùm đó con. Lại
nữa các con vốn là kẻ dẫn đường cho cả chúng sanh, thay mặt cho Thầy nơi thế
này về phần đời còn phần Đạo cũng có đôi đứa con mới đặng.
Con đừng phiền mà trách mấy anh con, nhứt là đừng
nói rằng : Chúng nó giết Thượng Phẩm nghe. Vì Thiên cơ đã định, các con biết
chi mà hờn trách lẫn nhau.
Con phải xây cái tháp của Thượng Phẩm phía trước
cây ba nhánh, phải day mặt về đông, giống như ngó vào điện mà hầu Thầy vậy.
Song ba từng phải lợp ngói như nóc chùa của Đường nhơn vậy.
Đừng làm như tháp của Bảo Đạo, vì hai đức phẩm vị
khác nhau. Chung quanh Bát Quái Đài phải làm như hình có cột tại chính giữa
tháp phải có lỗ cho nhựt quang rọi vào tới liên đài".
Xem thế việc qui thiên của Đức Ngài là thiên thơ dĩ
định. Tuy hành Đạo ngắn ngủi có 4 năm nhưng công nghiệp Đức Ngài đáng nêu vào
Đạo sử cho người sau noi dấu.
1/- Nhà Đức Ngài là nơi phát tích xây bàn để tiếp
nhận những thiên điệp đầu tiên của Bạch Ngọc Kinh. Thế nên, vào đêm 25-12-1925
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế phán rằng : "Nhà này (nhà Ngài) sẽ đầy ơn Ta, giờ
ngày gần đến đợi lịnh. Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn
nữa".
Lễ Hội Yến đầu tiên, lập đàn cầu đạo, giai đoạn xây
bàn cũng ở tại nhà Đức Ngài.
2/- Đức Ngài phế thân hành Đạo trước nhứt và vững
niềm tin hơn cả. Chính Đức Phạm Hộ Pháp đã thố lộ trong bài thuyết Đạo đêm
17-8-Quí Tỵ như vầy : "Bần Đạo không có đức tin gì hết, nghe nói Tiên
giáng đi theo nghe thi chơi". Còn Đức Cao Thượng Sanh thường ít đi hầu đàn
vì không tin. Một hôm xây bàn, Ngài Cao Quỳnh Diêu thưa với chơn linh cụ Cao
Hoài Aân (thân sinh Ngài Cao Hoài Sang) rằng : "Anh đề thi mà khuyên dạy
nó (ông Diêu là chú ông Sang) và lấy vận voi, mòi, còi, roi, thoi của bài Tứ
Thứ qui Tàu mà họa lại". Chơn linh cụ Aân cho thi :
THI
Thuyền
khơi gió ngược khá nương voi,
Vận
thới hầu nên đã thấy mòi.
Vườn
cúc hôm nay muôn cụm nở,
Rừng
tòng buổi trước một cây còi.
Hồng
nương dặm gió chi sờn cánh,
Ngựa
ruỗi đường hòa khá nhọc roi.
Nín
nằm chờ qua cơn bỉ cực
Thìn
lòng chứng có lượn đôi thoi.
3/ - Kiểu mẫu áo mão đầu tiên làm tại nhà Đức Ngài do bà Nữ Đầu sư Hương Hiếu
(bạn đời của Ngài cắt may).
4/ - Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung cũng nhập môn theo Đạo tại nhà Ngài vào
11-1-1926.
5/ - Đức Chí Tôn mượn đôi tay của Ngài chấp nhang để trục thần của Ngài Phạm
Công Tắc ra để chơn linh Hộ Pháp nhập vào đêm 13/5/Bính Dần tại nhà Ngài Lê Văn
Trung.
6/ - Cất Tòa Thánh (tạm) đầu tiên bằng tranh, di cốt Phật Tổ và an vị nơi Đại
Đồng Xã.
7/ - Bàn tay Đức Ngài đã dựng các cơ chế Đạo, Đức Ngài qui là cơ Phong Thánh
đã gãy.
"Cái cơ Phong Thánh, cơ lập thánh cơ truyền
giáo Ngài đã đem theo, nên ngày giờ này, thảng có cơ Phong Thánh thì Ngài cậy
mượn Cao Tiếp Đạo nâng loan có Ngài trợ lực, chớ cây cơ Phong Thánh hiển nhiên
giờ phút này không còn. Cái tiếc của Bần Đạo có hay chăng là ở điều đó".
(Theo lời thuyết minh của Đức Phạm Hộ Pháp ngày 1-3-Canh Ngọ, 1930).
Trong bài ai điếu của Đức Hộ Pháp đọc trong buổi
chung qui của Đức Cao Thựong Phẩm đã nói lên tấm lòng thương tiếc ấy qua bài
thi.
THI
Thượng
Phẩm ôi, hỡi anh ôi
Chưa
xong trách nhiệm vội về Trời
Bốn
năm công quả vun nền Đạo
Mấy
đoạn chông gai chịu nước đời
Ngọn
bút Thần cơ Trời nở đoạn
Nắm
xương Thánh chất lấp chôn vùi
Mực
hòa huyết lệ đề câu điếu,
Thượng
Phẩm ôi, hỡi anh ôi.
8/- Nhìn tượng Bát Tiên, ta thấy có một vị cầm Long
Tu Phiến (quạt) đó là Hớn Chung Ly ngươn linh của Đức Cao Thượng Phẩm . Đức Hộ
Pháp giải thích tại sao thờ Đức Cao Thượng Phẩm tại Báo Aân Từ như sau :
"Nguyên căn của Hớn Võ Đế là Hớn Chung Ly giáng sanh thành lập quốc gia.
Kỳ Hạ ngươn này, Đức Cao Thượng Phẩm cũng là chơn linh của Hớn Chung Ly tái thế
lập thành quốc Đạo nên tạc hình Đức Cao Thượng Phẩm thuận hơn".
Đến năm 1945 Đức Ngài có giáng cho một bài thơ ý tứ
súc tích :
Đường
mây sẵn lối gặp may duyên,
Nặng
gánh xa thơ sửa mối giềng
Anh
tuấn đất gìn nung khí phách,
Uy
linh trời giữ tạc đài liên.
Hồn
về nước cũ đời nương thế
Hạc
lại tùng xưa đức lập quyền.
Đảnh
Việt chờ qua cơn bão tố
Muôn
năm tỏ rạng mối chơn truyền.
Cao Thượng Sanh
CAO HOÀI SANG
I/ - Giai Đoạn (1900-1925)
Đức Cao Thượng Sanh quí
danh là Cao Hoài Sang, sinh ngày 11/9/1900 tại xã Thái
Bình, tỉnh Tây Ninh. Thân sinh là cụ Cao Hoài Ân, một vị Thẩm Phán đầu tiên tại
Miền Nam , và thân
mẫu là Bà Hồ Hương Lự (được ân phong Nữ Đầu Sư). Đức Ngài là con út trong gia đình có ba
anh em. Người anh cả là Ngài Cao Đức Trọng. Tiếp Đạo Hiệp Thiên Đài và chị là
Giáo Sư Cao Hương Cường (Giám đốc Cô nhi viện Tây Ninh).
Sau khi thi đỗ bằng thành chung, Đức Ngài vào làm
việc tại Sở Thương Chánh (tức Quan thuế Sài gòn) cho đến chức Tham Tá Thương
Chánh rồi hồi hưu. Thuở thanh niên, Ngài lập gia đình hạ sinh 9 người con, năm
trai và bốn gái. Người con đầu lòng là Hiền tài Cao Hoài Hà và người con út là
Cao Minh Tâm.
Trong thời gian làm viên chức, Ngài còn là một nhạc
sĩ tài hoa của trường Quốc Gia Aâm Nhạc Saigon. Ngươn linh Ngài vốn là Lữ Đồng
Tân thổi tiêu, một người thích tiêu dao với thiên nhiên cùng tiếng nhạc dìu
dặt. Ngài đã mời nhiều đoàn nghệ sĩ về Thánh Địa diễn các vở tuồng do Ngài biên
soạn được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt.
Suốt quãng đời làm viên chức Nhà nước, Đức Ngài nổi
tiếng là thanh liêm dù làm nganh quan thuế có nhiều cám dỗ. Vào những năm 40
của thế kỷ này, nhiều du khách Việt Nam thường sang Pháp rồi về, trong số đó có
một bà ở Đakao, từ Paris về Saigon có mang về nhiều hàng quí nhưng khai báo
không rành, nên bị quan thuế giữ lại. Bà này được một người bạn của Đức Ngài
giới thiệu và nhờ giúp đỡ. Ngài vui lòng chỉ dẫn thủ tục và lấy được kiện hàng
êm xuôi. Vài hôm sau, Bà đó tìm đến nhà Ngài, có mang tặng Ngài một tượng Phật
bằng đồng cao độ hai tấc. Ngài cảm ơn và nói rằng:
-Bà tặng cho tôi tượng Phật là điều hợp với lý
tưởng của tôi đang theo. Nhưng một người đã quyết tụng Kinh niệm Phật thì trong
lòng phải "rổng" sạch, tiền bạc không ham, danh lợi không màng.
Tượng Phật bằng đồng giá không đáng là bao nhiêu,
nhưng trong ruộc nó, Bà kia đã để một cuộn tiền trong đó, vì Bà sợ đưa thẳng
thì Ngài khó nói và chắc chắn Ngài không nhận. Tuy bà đã để tiền kín và trét đít
tượng Phật lại, mà Ngài vẫn biết, từ chối một cách khéo léo. Bà kia phải xin
lỗi và đem tượng Phật ra về.
Một lần kia, Ngài xét duyệt đơn khiếu nại của một
số hồ sơ, trong đó có một đơn với lời khai không thành thật, nên ở giữa có kèm
tiền. Ngài gọi đơn sự lại trả đơn và nhắn nhủ :
-Tôi làm "quan" cần hai tiếng thanh liêm,
anh làm dân đối đãi với nhân dân cần hai tiếng thành thực, nếu giúp cho anh mà
thiệt cho người khác thì lương tâm tôi không bao giờ cho phép, còn giúp cho anh
có lợi khác mà không thiệt hại cho ai, tôi sẵn sàng giúp mà không cần sự cầu
báo vì đạo người đã ghi tạc nơi lòng tôi như vậy.
Xem thế ta nhận rõ bản chất Ngài là người có tinh
thần đạo đức cao độ, biết thương người, giúp đỡ người mà không cần người trả
ơn. Những người bạn đồng thời với Ngài cùng làm quan thuế ai cũng nhà cao cửa
rộng, riêng Ngài trước sau vẫn ở một hẻm tại đường Cô Bắc (Saigon), sống một
cuộc đời đạm bạc thanh cao.
Bởi lẽ, Đức Ngài quan niệm rõ ràng về người tu sống
giữa xã hội như vầy : "Người tu hành phải thành thật, nagy thẳng, trước là
tự thành thật với mình, rồi mới có thể thành thật đối với bạn đạo và đồng loại
… Người tu sĩ Cao Đài phải biết vì đời mà chịu khổ, thật thành chủ nghĩa vị
tha, dám quên mình mới thực là xả thân cầu Đạo, đem đời sống hiến trọn cho Đạo
và cho nhơn sanh". Sự quả quyết hy sinh do nơi lòng trắc ẩn trước mọi đau
khổ thế gian. Tình thương phải được lan tràn vây kín đám nhơn sanh. Nhứt là đám
dân bần hàn khốn khổ để thực hiện câu : đem đạo cứu đời, nếu thiếu lòng thương
yêu, không làm được những điều Đức Chí Tôn dạy bảo.
"Bởi thế, luật thương yêu không phải một đề
nghị, một ý kiến có thể chấp nhận hay không. Luật thương yêu là một thế mạnh
linh thiêng mà chúng ta phải nhận lãnh vô điều kiện. Vì sự thương yêu đưa chúng
ta đến gần với Đức Chí Tôn và sự ghét đưa chúng ta vào hàng tôi tớ của quỉ
vương…"
"Thầy Tăng Tử xưa là một bậc hiền triết mà còn
"Nhứt nhựt tam tĩnh ngộ thâu", tức là hằng ngày xét mình trong ba
điều. Một là lo việc cho người không hết lòng bằng việc mình có thế chăng ? Hai
là giao du với bạn bè mà đem lòng giả dối, có vậy chăng? Ba là nghe lời Thần
dạy bảo mà hay lãng xao, có thế chăng ? Ước mong hằng ngày của ta chỉ xét mình
một điều duy nhứt thì nên Đại Đạo lấy làm may mắn mà nhơn sanh cũng lấy làm hữu
phước …"
Đức Phật Thích Ca dạy rằng : "Ngươi hãy tự
kiểm ngươi". Theo ý Đức Phật thì ngươi hãy suy nghĩ và xét mình đặng biết
mình là ai, mình thật biết mình rồi mới biết định giá trị của người khác.
Thường người ta chỉ lo tìm kiếm những điều ở ngoài mình, chớ không tìm kiếm
những cái ở trong con người của mình.
"Thế nên dây oan kết mãi, nghiệp chướng càng
mang nặng, biết chừng nào mới tỉnh ngộ đặng phân bổn hườn nguyên ?" (Lời
thuyết Đạo của Đức Cao Thượng Sanh đêm 23 tháng 12 năm Canh Tuất, DL :
19-1-1971) tại Đền Thánh.
Đức Ngài có quan niệm khắc khe với bản thân như
vậy, vì dù còn ở thế, làm việc cho chính phủ mà trong thâm tâm lúc nào cũng
nghĩ mình là hàng giáo lãnh của một tôn giáo, phải là tấm gương sáng.
II/ - NGỘ ÐẠO VÀ ĐẮC PHONG THƯỢNG SANH
(1925-1937)
Vào hạ tuần tháng 7 năm
1925 các ông Cao Quỳnh Cư (chú Ngài), ông Phạm Công Tắc thư ký sở Thương Chánh cùng
Ngài họp tại nhà Ngài tại phố Hàng Dừa (chợ Thái Bình Saigon) họp nhau
xây bàn theo lối Thông Linh học Tây Phương. Đêm đầu tiên không kết quả, qua đêm sau cũng
họp mặt tại nhà Ngài, một chiếc bàn được đem đặt ra ngoài sân, các ông để tay
lên, bàn nhịp lia lịa. Ôâng Cao Quỳnh Cư mới nói rằng:
-Nếu có vong hồn xin khoan đi để cho hỏi ít lời,
mật ước với nhau, nếu "ừ" (oui) thì xin gõ hai cái, nếu
"không" (non) thì xin gõ một cái.
Ông Cư nói vưa dứt, cái bàn gõ hai cái tỏ ý chịu.
Các vong nhập đàn viết đủ thứ tiếng, họ giành nhau làm bàn xao động. Đến ngày
6-6-Aát Sửu (26-7-1925) Cao Quỳnh Lượng, gọi ông Cư bằng chú, nhập vào bàn rồi
Cao Quỳnh Tuân, thân sinh ông Cư cũng nhập bàn cho thi (2).
Thứ bảy tuần sau (30/7/1925) các ônglại tập hợp nhà
Ngài để xây bàn. Đến chín giờ rưỡi bàn gõ "thác vì tình" và xưng tên
là Đoàn Ngọc Quế (trùng tên với một người bạn thân của ông Cao Quỳnh Diêu, hiện
có mặt trong buổi xây bàn). Các ôn đều nhìn ông Diêu mà cười, rồi ông Cư xin
cho thi tự thuật. (3)
(2) & (3) Xin xem thêm
"Tiểu sử Đức Cao Thượng Phẩm" cùng soạn giả. )
Vào thượng tuần tháng 8 năm 1925, các ông cũng xây
bàn. Cô Quế về nhập bàn. Các ông xin kết tình bằng hữu với cô. Cô đồng ý và gọi
ông Cư là Trưởng ca, ông Tắc là Nhị ca và Ngài (Cao Hoài Sang) là Tam ca, còn
cô xưng mình là Tứ muội. Sau khi kết nghĩa các ông năn nỉ cho biết tên thật của
cô, bàn gõ ba chữ tắt "V.T.L".
Các ông khó khăn lắm mới tìm được mộ cô. Nơi nhà
bia có khắc hình cô, dưới đề tên Vương Thị Lễ. Các ông xây bàn, cô xác nhận là
các ông đã tìm đúng ngôi mộ cô. Nhờ đó các ông càng phấn khởi xây bàn. Ngài Cao
Hoài Sang ra đề "tiễn biệt tình lang", bàn liền gõ không ngừng :
Chia
gương căn dặn buổi trường đình,
Vàng
đá trăm năm tạc tấm tình.
Bước
rẻ ngùi trông cơn ác xế,
Lời
trao buồn nhớ lối trăng thanh.
Ngày
chờ mây áng ngàn dâu khuất,
Đêm
bật đèn khuya một bóng nhìn.
Lần
lữa cô phòng xuân thỏn mỏn,
Xa
xui ai thấu nỗi đinh ninh.
*Sầu
dài ngày vắn dễ chi vui
Toan
tính thâu canh ruột rối nùi.
Ngược
sóng thuyền đầy cơn gió dập
Xuôi
dòng nước lớn dạt bèo trôi
Bước
đường danh lợi thêm gay trở
Ngoảnh
lại tang thương luống ngậm ngùi.
Lần
lữa xuân hè năm tháng lụn,
Thôi
thôi, đến thế, thế thì thôi.
Cô Đoàn Ngọc Quế nhập bàn
và họa nguyên văn :
Chung
tình đoạn gánh khó làm vui,
Lần
lữa chưa xong chỉ rối nùi.
Lời
hẹn xưa còn vầng nguyệt chứng,
Hương
thề nay thả giữa dòng trôi.
Kim
rời cải rụng lòng ngao ngán,
Đá
nát vàng phại dạ ngậm ngùi.
Một
khối tuyền đài tình khó dứt,
Ráp
gương kiếp khác quyết chờ thôi.
Một hôm, các ông xây bàn, ông Cao Hoài Aân thân
sinh ông Cao Hoài Sang giáng. Oâng Cư xin vong linh lấy vận Từ Thứ mà nhắn nhủ
ông Sang, vong linh cụ Ân nhập bàn cho bài thi :
Thuyền
khơi gió ngược khá nương voi,
Vận
thới hầu nên đẽ thấy mòi,
Vườn
cúc hôm nay muôn cụm rở,
Rừng
tòng buổi trước một cây còi,
Hồng
nương dậm gió chi sờn cánh,
Ngựa
ruỗi đường hòe há nhọc nhọc roi
Níu
nẳm cho qua cơn bĩ cực.
Thìn
lòng chứng có lượng đôi thoi.
Kế đó Đức Nhàn Aâm Đạo
Trưởng giáng cho thi :
Chiêu
tập hồn thi bước đạo điều,
Non
xưa chớp cánh nhạn trông theo.
Trời
thanh khách gắng lần qua suối,
Đêm
rạng trăng soi lướt khỏi đèo
Mây
khỏa đảnh Tần màu gió cuốn
Thuyền
khơi sông Bích cánh bườm treo
Giang
san một giản nên chung dựng
Biển
cả chi nao ít mái chèo !
Xem thế, từ những bài thi tình tứ, đấng vô hình lần
đưa các ông vào đường Đạo. Những sự kiện này được Đức Cao Thượng Sanh xác nhận
như sau :
"Trước thời kỳ chức sắc Hiệp Thiên Đài được
lịnh dùng Đại Ngọc Cơ trong việc truyền giáo, thì chỉ là một giai đọan chơi
giải trí của ba vị, cùng kết bạn đồng tâm để vui thú cầm thi trong khi nhàn
rỗi.
Cuộc chơi giả trí từ đó là việc "Xây bàn"
và ba vị nói trên chính là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang. Vốn là
các nhà thi sĩ chất chứa nơi tâm nỗi căm hờn vì nước nhà bị đô hộ, ba vị này
mượn thú xây bàn, mời vong linh những người quá vãng để cầu hỏi về vận mạng
tương lai của Tổ quốc, hoặc làm thi, hoặc xướng họa chơi cho tiêu khiển.
Lúc ơ khởi gặp nhiều khó khăn, vì trong đêm đầu ba
vị đốt nhang khấn vái, ngồi để tay trên bàn từ 9 giờ tới 2 giờ khuya mà không
có kết quả chi hết, cố tâm nhẫn nại ba vị ngồi thêm đem thứ nhì (nhằm ngày
26/7/1925) thì đúng 12 giờ khuya có một vong linh nhập bàn, gõ chữ ráp thành
bài thi Đường luật.
Thấy sự hiển linh và huyền diệu trong sự tiếp xúc
với cõi vô hình, ba ông tích cực say mê việc xây bàn đêm nào cũng hợp nhau ngồi
cho tởi hoặc 4 giờ sáng.
Từ đó đến sau thì các vị Tiên Thánh thường nhập
bàn, khi thì cho thi phú hoặc luận về vận mạng nước nhà, đánh trúng chổ yếu
điểm tâm hồn ba ông, khiến cho cả ba đều ngây ngất trong niềm vui sướng.
Tiếp được bài thi nào hay thì khi dứt cuộc xây bàn
ba ông nán lại : hai ông rao đờn, một ông ngâm thi, rồi cùng nhau mượn chung
rượu để gợi hứng niềm hoài cảm. Nhờ chơi xây bàn mà ba ông Cư, Tắc, Sang học
hỏi đạo lý trau dồi trí thức cho tới ngày Đức A-Ă-Â dạy ba ông vọng Thiên bàn
ngoài sân quỳ giữa trời mà cầu Đạo" (4).
Đến ngày 3/8/1925 (15/7/Aát Sửu) các ông thiết đàn
xây bàn được cô Quế báo tin có một Đấng đến tiếp xúc :
THI
Ớt
cay, cay ớt gẫm mà cay
Muối
mặn ba năm muối mặn dai.
Túng
lúi đi chơi nên tấp lại,
Ân
bòn chẳng chịu tấp theo ai.
A-Ă-Â
Ngài Phạm Công Tắc nghe dứt bài thơ lấy làm khó
chịu, Ngài Cao Quỳnh Cư hiểu ý liền nói với Ngài rằng :
-Ậy, em ngồi lại cho qua hỏi, vị này không phải tầm
thường đâu em.
Ngài Cao Quỳnh Cư liền hỏi :
-Ông A-Ă-A mấy chục tuổi ?
Đấng A-Ă-A gõ bàn hoài không ngừng, đếm đến mấy
trăm cái cũng không thôi. Ông Cư sợ không dám hỏi nữa.
Tròi
trọi mình không mới thiệt bần
Một nhàn sen trắng náu nương chân
Ở
nhà mượn đám mây xanh kịt,
Đỡ
gót nhờ con hạc trắng ngần
Bố
hóa người đời gây mối đạo
Gia
ân đồ đệ dựng nền nhân
Chừng
nào đất dậy trời thay xác
Chư
Phật, Thánh, Tiên xuống ở trần.
Đến ngày 18/8/1925 (1-8-Aát Sửu), cô Đoàn Ngọc Quế
giáng bàn, các Ngài hỏi rằng:
- Em còn có chị em nào nữa biết làm thi xin cầu
khẩn đến dạy ba anh em qua làm thi.
Cô Quế nhịp bàn trả lời : "Có chị Hớn Liên
Bạch, Lục Nương, Nhứt Nương làm thi hay lắm" và cô lại thêm "Ba anh
muốn cầu thì ngày đó ba anh phải ăn chay mới cầu được".
Đến ngày 25/8/1925 (8-8-Aát Sửu), Đấng A-Ă-Â giảng
dạy ba ông, vào rằm tháng 8 năm đó, thiết tiệc chay thỉnh Đức Diêu Trì Kim Mẫu
và chư vị Cửu Nương đến dự. Đúng ngày ước hẹn, các Ngài xây bàn, Đấng A-Ă-A
giáng cho thi, rồi đến Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương. Riêng bà Lục Nương
thì giáng cho thêm một bài (5) và mời ba Ngài làm thi liên ngâm :
LỤC NƯƠNG :
Trót
đã mang cái nợ đời.
Gánh
đời nặng lắm khách trần ơi.
CAO. Q. CƯ :
Oằn
vai thần đạo non sông vác,
Chịu
kiếp trần ai gió bụi vùi.
PHẠM. C. TẮC :
Thương
hải tang điền xem lắm lúc
Công
danh phú quí nhắm trò chơi
CAO. H. SANG :
Ở
đời mới hẳn rằng đời khó,
Khó
một đôi năm dễ khó đời.
LỤC NƯƠNG :
Ở
thế sao chê tiếng thế buồn
Buồn
vui hai lẽ lấy chi đong ?
CAO - Q - CƯ :
Cân
đai tuế nguyệt trêu hồn bướm,
Tên
tuổi phong ba lắm bụi hồng.
PHẠM - C - TẮC :
Chiếc
bách dập dồn dòng bích thủy
Phồn
hoa mờ mệt giấc quỳnh long
CAO - H - SANG :
Bờ
đương chừ đặng phong trần rảnh
Quảy
gánh thơ đờn dạo bốn phương.
((5) Xem Đại Đạo
Sử Cương (quyển I, 1970) trang 35)
Nhờ tình thân mật đó Lục Nương cho ba vị biết cô
Đoàn Ngọc Quế là Thất Nương Diêu Trì Cung.
Việc xây bàn của các Ngài lan rộng trong nhân quần,
kẻ hiếu kỳ đến xem, người không tin muốn thử coi chân giả. Một Phật tử hỏi Đấng
A-Ă-Â làm thế nào để phân biệt thật giả. Đấng A-Ă-Â nhịp bàn cho thi :
THI
Chi
lan mọc lẫn cỏ hoa thường,
Chẳng
để mũi gần chẳng biết hương
Hiền
ngõ rủi sinh thời bạo ngược
Dầu
trong Thánh đức cũng ra thường.
Người Phật tử ấy hỏi tiếp : "Làm sao biết được
chánh tà?". Đấng A-Ă-Â đáp :
THI
Lẽ
chánh tự nhiên có lẽ tà,
Chánh
tà hai lẽ đoán sao ra
Sao
Tiên Phật người trần tục
Trần
tục muốn thành phải đến ta
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét