Ðại Ðạo Giáo Lý & Triết Lý - 6 / 6 Hiền Tài. Trần Văn Rạng


Nhờ mười bài thi trên mà ta biết tên, phong cách và việc làm của Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương (11). Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, ngày 15-8 là ngày các con nhớ ơn báo hiếu Đức Mẹ là biểu tượng cho Nguồn Sống (vườn đào là sự trường tồn) và Nguồn Vui (ngày lễ anh em tứ phuơng về sum họp). Ngày 16-8 là ngày Đức Mẹ đãi yến các con (Giờ phát quà cho nhi đồng tại trại đường)

Đức Phạm Hộ Pháp giải rõ (15-8-Kỷ Sửu) như sau : "Cổ pháp định cho các chơn hồn về nơi Diêu Trì Cung hưởng được Hội Yến Bàn Đào, uống được Tiên tửu, mới nhập vô cảnh Thiêng Liêng hằng sống".

Khi tái cầu, cô Lục Nương (tức Jeanne d'Are) giáng cho thêm bài (12) và mời Ngài làm thi liên ngâm. Bà xướng :

1 - LIÊN NGÂM I
Trót đã đa mang cái nợ đời,
Gánh đời nặng lắm khách trần ơi.
                                                                       LỤC NƯƠNG

Oằn vai thần đạo non sông vác
Chịu kiếp trần ai gió bụi đời.
                                                                                  CAO QUỲNH CƯ

Thương hải tang điền xem lắm lúc,
Công danh phú quí nhắm trò chơi.
                                                                                  PHẠM CÔNG TẮC

Ở đời mới hẳn rằng đời khó,
Khó một đôi năm dễ khó đời.
                                                                                  CAO HOÀI SANG

2 - LIÊN NGÂM II
Ở thế sao chê tiếng thế buồn
Buồn vui hai lẽ lấy chi đong.
                                                                                  LỤC NƯƠNG

Cân đai tuế nguyệt trêu hồn bướm
Tên tuổi phong ba lắm bụi hồng.
                                                                                              CAO QUỲNH CƯ

Chiếc bánh dập dồn dòng bích thủy
Phồn hoa mờ mịt giấc huỳnh lương.
                                                                                              PHẠM CÔNG TẮC

Bờ dương chờ đặng phong trần rảnh
Quảy gánh thơ đờn dạo bốn phương
                                                                                              CAO HOÀI SANG (13)

THU
Im lìm cây cỏ vẫn in màu,
Mờ mịt vườn xuân điểm sắc thu.
Gió dậy xao trời mây cuốn ngọc,
Sương lồng ướt đất liễu đeo châu.
Ngựa vàng ruỗi gió thoi đưa sáng,
Thơ ngọc trao gương đậm vẻ làu.
Non nước điều hiu xuân vắng chúa,
Nhìn quê cảnh úa giục cơn sầu.
                                                                                  LỤC NƯƠNG
           
Nhờ tình thân mật đó Lục Nương cho biết cô Đoàn Ngọc Quế là Thất Nương Diêu Trì Cung.

Đêm 14-9-1925 (29 -8-Ất Sửu), khi xây bàn, Đấng A-Ă-Â giáng, ba vị hỏi sao lâu quá không đến. Ngài đáp rằng vì tiết lộ thiên cơ cho ba vị, nên bị Ngọc Hư bắt tội. Ba Ngài phải lập hương án giữa trời để chịu tội thay cho Đấng A-Ă-Â. Đến ngày rằm tháng 9 năm đó Đấng A-Ă-Â giáng cho một bài thi:
Một tòa thiên cát ngọc làu làu,
Liềnbắc cầu qua nhắp nhóa sao.
Vạn trượng then cái ngăn bắc đẩu,
Muôn trùng nhịp khảm hiệp Nam Tào,
Chư thần lóa mắt màu thường đổi,
Liệt khánh kinh tâm phép vẫn cao.
Dời đổi chớp giăng doanh đỡ nỗi,
Vững bền muôn kiếp chẳng hề xao.

Qua đến 04 -11-1925 (18-9 Ất Sữu), một người bạn trong phong trào Đông Du đến thăm Ngài Phạm Công Tắc, nhân đó quí Ngài xây bàn hỏi các Đấng về tương lai Tổ Quốc, được Đức Nhàn Âm giáng cho bài Thấp thủ liên hoàn, mà bốn câu nhập đề, bài đầu và bài cuối như sau:

NHẬP ĐỀ
Thi họa vừa khi bước hứng nhàn,
Vòng trần luân chuyển luống lo toan.
Cày mây cuốc nguyệt, chờ Thang Võ,
Rằng biết cho dân chịu buộc ràng.

BÀI ĐẦU
Buộc ràng túng thiếu cả năm châu,
Trị loạn vần xây cuộc bể dâu.
Phép nước đòi cơn mây gió thảm,
Nghiệp nhà lắm lúc nước non sầu.
Thương nhân để dấu noi người trước,
Hiệp chủng làm gương dắt lũ nhau.
Cá chậu chim lồng chi dễ chịu,
Rừng xưa bến cũ thảnh thơi đâu.?

BÀI CUỐI
Ăn nằm nín nẳm đợi chơn quân,
Ta quyết sẽ cho kẻ hạ trần.
Nắm mối xa thơ ra sức gánh,
Thâu giềng xã tắc sửa đầu cân.
Thái bình trăm họ nhìn chơn chúa,
Thạnh trị năm châu trổ trí thần.
Độc lập gần ngày vui sắp đến,
Bỏ cơn đất Việt chịu tam phân.
                                                                                  NHÀN ÂM ÐẠO TRƯỞNG

Mười bài thập thủ liên hoàn này gây xôn xao trong giới cách mạng lúc bấy giờ. Một số nhà ái quốc đến nhờ ba Ngài xây bàn để hỏi việc nước,được tả quân Lê Văn Duyệt giáng bàn cho thi:
1 - Đã nghe phen phấn khởi can qua
Thuộc địa trách ai nhượng nghiệp nhà.
Trăm họ than van nòi bộc lại,
Ba kỳ uất ức phép Tây Tà.
Xa thơ biếng trẩy rời vương thất ,
Nam đảnh hầu thay sáng quốc gia.
Ách nước nạn dân gần muốn mãn,
Hết hồi áp chế tới khi hòa.

2 - Khi hòa tùy có chí đồng thinh,
Vận nước nên hư cũng bởi mình.
Tôi giặc lắm người xô vũ trụ,
Lòng trung mấy kẻ xót sanh linh.
Đường dài chớ nệ ngàn công gắng,
Bước nhọc đừng nao một dạ thìn.
Độ sộ giang sơn xưa phủi sạch,
Trông vào tua vẹn nỗi đinh ninh.
                                                                       Tả Quân LÊ VĂN DUYỆT

Ngài Cao Hoài Sang bạch với Đức Ngài : "Trong tình thế hiện tại, các nhóm Cần Vương đất Việt có nên họp nhau làm cách mạng để thoát ách nô lệ chăng?" Đức Ngài Lê Văn Duyệt trả lời bằng bài thi :

Mạnh yếu hai đàn đã hiển nhiên,
Đôi mươi năm bửa nước nhà yên.
Dằn lòng ẩn nhẩn xem thời thế,
Đừng vội gây nên cuộc đảo huyền.

Việc xây bàn của các Ngài lan rộng trong quần chúng, kẻ hiếu kỳ đến xem cho biết, người không tin muốn đến thử coi chân giả. Một phật tử hỏi Đấng A,Ă, làm thế nào để phân biệt thiệt giả. Đấng A,Ă, nhịp bàn cho thi :

Chi lan mọc lẫn cỏ hoa thường,
Chẳng để mũi gần chẳng biết hương.
Hiền ngõ ruổi sinh đời bạo ngược,
Dầu trong Thánh đức cũng ra thường.

Ngài Phật tử đó hỏi tiếp : làm sao biết được chánh tà? Đấng A,Ă, đáp:

Lẽ chánh tự nhiên có lẽ tà,
Chánh tà hai lẽ đoán sao ra?
Sao ra Tiên Phật người trần tục,
Trần tục muốn thành phải đến ta.

Cũng hôm ấy (14-11-1925), ông Nguyễn Trung Hậu (sau đắc phong bảo pháp) đến hầu đàn được Đấng A,Ă, cho thi:

THUẦN văn chất ĐỨC tài cao,
Tên tuổi làng thơ đã đứng vào.
Non nước muốn nêu danh tuấn kiệt,
Gặp thời búa Việt, gịuc cờ Mao.

Và cho ông Phạm Minh Kiên và ông Lương Thế Vĩnh (sau đắc phong Tiếp Thế) chung một bài như vầy :

THI
Một viết với thân giữa diễn đàn,
Bằng xưa trước giặc vạn binh lang.
Đạo Đời ví biết Đời là trọng,
Dạy dỗ sao cho đặng mở mang.
                                                                       A,Ă,Â

Nhờ điểm danh đúng bút hiệu Thuần Đức của ông Nguyễn Trung Hậu và chỉ đúng nghề nghiệp của hai ký giả Lê Thế Vĩnh và Phạm Minh Kiên, các ông mới chịu làm môn đệ Đấng A,AĂ,Â.

Về sau có người hỏi ông Nguyễn Trung Hậu rằng "các ông điều học khá hơn ông Phạm Công Tắc, sao mà phục ổng dữ vậy, tôi tiếp chuyện ổng đâu có gì xuất sắc ?" Ông Nguyễn Trung Hậu đáp : "ông nói có phần đúng. Lúc bình thường con người ấy cũng mang thi phàm xác thịt như chúng ta. Có điều con người ấy khi nguơn linh Hộ Pháp nhập vào ông ta rồi, không ai có thể sánh nổi. Tôi đâu phải là kẻ cả tin hay mê tín. Một lần đã chứng kiến ông chấp bút viết một mạch trang giấy mà không sửa chữ nào. Là một nhà thơ mà tôi cũng không làm được ấy, hỏi sao tôi không tin có thần linh nhập điển quang cho ông Phạm Công Tắc".

Đến 27-11-2925 (12-10 Ất Sửu), một người bạn trong phong trào Đông Du bị bắt, Ngài Phạm Công Tắc lo cho số mạng của ông ấy nên xây bàn hỏi các Đấng. Ông Huỳnh Thiên Kiều tự Quí Cao, bạn văn thơ thuở còn sinh tiền với thi sĩ Thuần Đức, giáng bàn cho biết:

Tử sanh dĩ định tự thiên kỳ,
Tái ngộ đồng hoan hội nhứt chi.
Bắc ngụy quan vân tâm mộ hữu,
Giang Đông kháng thụy lụy triêm y.
                                                           QUÍ CAO

Đến 12 -12 -1925 (27-10- Ất Sửu), Đức Diêu Trì Kim Mẫu giảng dạy:
"Mùng 1 tháng 11 này, tam vị Đạo hữu VỌNG THIÊN CẦU ÐẠO". Các Ngài không biết phải làm thế nào. Ngày hôm sau, ba Ngài cầu Thất Nương để hỏi
- Thất Nuơng dạy dùm Cầu Đạo là gì?
Thất Nương đáp :
- Không phải phận sự của em, xin hỏi ông A,Ă,Â.

Ngày 30-10 Ất Sửu (15-12-1925) tam vị phải VỌNG THIÊN CẦU ÐẠO.
Tắm gọi cho tinh khiết ra ra quì giữa trời cầm chín cây nhang mà vái rằng:

Ba tôi là
- Cao Huỳng Cư
- Phạm Công Tắc
- Cao Hoài Sang
Vọng bái Cao Đài Thượng Đế, ban ơn đủ phúc lành cho ba tôi cải tà qui chánh".
Tịnh tâm quì tàn hết chín cây nhang mới vào, rồi đến nhà ông Tý mượn Đại Ngọc Cơ, Đấng Cao Đài Thượng Đế giáng cho bài thi nhiều ẩn ngữ:

Vọng niệm phân thùy sự sự phi,
Cá lý thiên tâm thường thế nhẫn.
Thiên tâm tu hướng cá trung cầu,
Quân vấn thiên tâm mạc tri tường.

Các Ngài không rõ nghĩa, nên cầu Đức A,Ă, giải nghĩa. ĐỨC A,Ă, giải thông như vầy : "Đức Cao Đài Thượng Đế muốn nói tam vị chưa đủ đức tin về Ngài, nên hỏi gạn lại ba vị phải nghĩ cho thấu".
Đức A,Ă, cho thi dạy Đạo:
Cứ níu theo Đức Thượng Hoàng,
Tự nhiên tu tánh đặng bình an.
Nguyệt hoa căn tội tua xa lánh,
Vịn lấy cành dương hưởng Đạo nhàn.

Thế là việc xây bàn đến đây chấm dứt và việc cầu cơ bắt đầu để khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nghĩa là thời dẫn dắt vào đường Đạo đã hết.

Khi ba Ngài vọng thiên Cầu Đạo ngoài đường kẻ qua người lại dập dìu, nào xe cộ lượn qua, nào người đi coi hát về, họ hiếu kỳ dừng chân lại coi ba Ngài cúng vái ai mà quì ngoài sân. Bỗng đâu có thi sĩ Bồng Dinh (tức Giáo Sỏi) đến vịn cái bàn chỗ ba Ngài quì mà ngâm thi. Mọi người càng đến coi đông hơn. Nhưng các Ngài cũng tâm nguyện chờ cho 9 cây nhang tàn mới vào nhà, đoạn thiết đàn cầu cơ.

Đấng Cao Đài Thuợng Đế giáng viết :
"Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát giáo Đạo Nam Phương".
THI
Thiên đàn nhứt thế biến lôi âm,
Tận độ nhơn sanh thoát tục phàm.
Chánh giáo phát khai thiên thế mỹ,
Thâu hồi hiệp nhứt Đạo kỳ tam.
                                                                       CAO ĐÀI THƯỢNG ĐẾ

Các Ngài không thông suốt được bài thi nên thỉnh Đấng A,Ă, xin giải nghĩa, được giải như vầy : "Ngọc Hoàng Thượng Đế là Trời, viết là dạy rằng, Cao Đài chỉ Nho Giáo, Tiên Ông chỉ Đạo Giáo, Đại Bồ Tát Ma Ha Tát chỉ Thích Giáo, giáo Đạo Nam Phuơng là dạy Đạo ở Phương Nam".

Việc Cao Đài Thượng Đế giáng cơ lập Đạo qui tam giáo làm cho bậc tri thức và giới tu sĩ bàn tán. Cụ Yết Ma Luật quyết đến dự đàn cơ thử coi hư thực. Cụ viết sẵn một bài thơ ở trong túi áo và xin họa. Đấng Cao Đài Thượng Đế giáng họa vận như vầy:

Hãy tĩnh cho mau giấc mộng tràng,
Đời cùn Tiên Phật giáng phàm gian.
Chẳng ai hay giỏi bày thi phú,
Chính thật ta đây Đấng Ngọc Hoàng.
CAO ĐÀI THƯỢNG ĐẾ

Cụ Yết Ma Luật bái phục, xin theo Đạo và đưa bài thi mà ông đã viết như sau:
Ấm ức tâm tư suốt mộng tràng,
Có đâu Tiên Phật giáng phàm gian.
Văn hay chữ giỏi bày thi phú,
Họa đặng thơ đây mới Ngọc Hoàng.
                                                                       YẾT MA LUẬT

Ông Phan Khắc Sửu tuy có dự đàn, nhưng vẫn không tin, nên làm một bài thơ rồi đốt mà không khấn vái gì cả. Dù đang giảng dạy chư môn đệ, Đấng Cao Đài ngưng cơ họa liền :

Cơ trời khó tỏ hỡi con ơi.
Nghiệp quả tiền khiên của giống nòi.
Bởi luyến mồi thơm cam cá chậu,
Vì ganh tiếng gáy, chịu chim lồng.
Trời khai Đại Đạo nên yên dạ,
Đất dậy phong ba cứ vững lòng.
Gắng trả cho rồi căn nợ ấy,
Tu mà cứu thế dễ như không
                                                                       CAO ĐÀI THƯỢNG ĐẾ

Nhận được bài họa, chánh khách Phan Khắc Sửu chịu làm đệ tử và đọc lại bài của ông, hai câu đầu cố ý gieo lạc vần như vầy:

Cao Đài Tiên Trưởng hỡi ông ơi,
Linh hiển sao không cứu giống nòi.
Trăm họ điêu linh thân cá chậu,
Muôn dân đồ thán phận chim lồng.
Coi nòi diệt chủng càng đau dạ,
Thấy cảnh vong bang bắt não lòng.
Ách nước nạn dân như thế đấy,
Ngồi mà đạo đức có yên không?
                                                                                  PHAN KHẮC SỬU

Ngày 19-12-1925 (4-11-Ất Sửu), sau khi thiết đàn , Đức A,Ă, giáng cho bài thi:

Mừng thay gặp gỡ Đạo Cao Đài
Bởi đức ngày xưa có buổi nay.
Rộng mở cửa răn năng cứu chuộc
Giữ lòng tu tánh chớ đơn sai.
Đức Minh Nguyệt Tiên Ông dạy tiếp.

Chẳng quản đồng tông mới một nhà,
Cùng nhau một Đạo tức một cha
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ hòa.
                                                                                  MINH NGUYỆT TIÊN ÔNG

Đêm 20-12, Đấng A,Ă, giáng dạy:

THI
Hảo Nam bang, hảo Nam bang,
Tiểu quốc tảo khai Hội Niết Bàn.
Hạnh ngộ Cao Đài truyền Đại Đạo,
Hảo phùng Ngọc Đế ngự trần gian.
Thi ân thế chúng thiên tai tận,
Nhược Thiệt Nhược hư vạn đại an.
Chi bửu nhơn sanh vô giá định,
Năng tri giác thế sắc cao ban.
Cơ gõ cho tiếp bài :
Có cơ,có thế có tinh thần
Từ đấy Thần Tiên dễ đặng gần
Dưỡng tánh tu tâm tua gắng sức
, Ngày sau toại hưởng trọn thiên ân.

Ông Phan Khắc Sửu hỏi "Thưa Ngài Đấng Cao Đài Thượng Đế có dạy : Tu mà cứu thế dễ như không, nhưng trước sự lầm than của dân tộc, Xin Ngài dạy phương pháp dứt khổ".

Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ thay Thầy giáng cho mười bài Thập thủ liên hoàn mà bài chót như vầy :

Nhà ta có tiếng giống anh phong,
Vẻ đẹp trời đông sắc Lạc Hồng.
Nam hải trổ nhiều tay Thánh đức,
Giao châu sanh lắm mặt anh hùng.
Tinh trung lửa thét thành Bình định,
Khí liệt gương đề tỉnh Quảng Đông.
Văn hiến bốn ngàn năm có sẳn,
Chi cần dị chủng đến dâng công.
                                                                       THANH SƠN ÐẠO SĨ

Đến ngày 21-12-1925 (6-11- Ất Sửu), nhân Thất Nương giáng đàn, một người hỏi rằng:
-Thưa Tiên Nương mấynăm qua, buôn bán lỗ lã, tôi định đổi nghề, xin Tiên Nương chỉ giúp.
Thất Nương giáng dạy rằng:

THI
Hồ thủy vẫy vùng đáng phận trai,
Trời chiều nay đã rạng cân đay.
Cành Nam mến đặng người tên tuổi,
Đất Bắc mừng an bước lạc loài.
Lộc nước gắng đền ơn chín tháng,
Nợ nhà tua vẹn gánh hai vai.
Qui đền có lúc phong trần rảnh,
Đinh sắc một lòng chí chớ lay.
                                                                                  THẤT NƯƠNG

Người thương khách giả ấy được thơ vội chấp tay xá, vì ông ấy vốn là một cựu thần nhà Nguyễn đang đi bôn ba kết nạp Cần Vương.

Cũng nên biết không phải người ngoài nghi ngờ lòng tin mà ngay cả Ngài Cao Hoài Sang lúc đầu cũng rất thận trọng. Ngài có làm một bài thi tự thuật cho các thi hữu họa chơi. Rồi cũng xây bàn thỉnh Tiên, vong linh cụ Cao Hoài Aân (thân sinh ông Sang) giáng đàn. Ngài Cao Quỳnh Cư thưa rằng : "Sẵn dịp anh về đây có bài thơ của Sang, cậy mấy anh em tôi họa.Vậy anh họa chơi luôn thể". Ông Cao Quỳnh Diêu tiếp lời mà nói rằng; "Anh đề thi không khuyên dạy nó và lấy vận voi, mòi, còi, roi, thoi của bài Từ Thứ Qui Tào mà họa lại". Chơn linh Cụ Cao Hoài Ân cho thi :

Thuyền khơi gió ngược khá nương voi,
Vận thới hầu nên đã thấy mòi.
Vườn cúc hôm nay muôn cụm nở,
Rừng tòng buổi trước một cây còi.
Hồng nuơng dặm gó chi sờn cánh,
Ngựa ruỗi đường dây dài khó nhọc roi.
Nín nắm chờ qua cơn bỉ cực,
Thìn lòng chứng có lượn đôi thoi.

Vì có nhiều vị chưa vững đức tin , đêm mùng 08-11-Ất Sửu (23-12-1925) Lục Nương giáng giải đáp thắc mắc cho các Ngài. Sở dĩ chỉ có Thất Nương, Lục Nương và Bát Nương thường giáng đàn là vì các Tiên Nương khác có nhiệm vụ riêng. Sau đó Huệ Mạng Trường Phan (thầy tu núi Bà Đen) giáng :

1 - Trước ước cùng nhau sẽ hiệp vầy,
Nào dè có đặng buổi hôm nay.
Gìn lòng tu niệm cho bền chí,
Bồng đảo ngày mai đặng hiệp vầy.

2 - Tây Ninh tu luyện động Linh Sơn
Chẳng quản mùi trần thiệt với hơn,
Trăm đắng ngàn cay đành một kiếp,
Công hầu vương bá dám đâu hơn.

-Xin chư vị gắng tu, thấp thỏi như tôi, nhờ trọn tin Trời Phật, còn được ân hưởng Huệ Mạng Kim Tiên; huống hồ chơn linh cao trọng như quí vị,nếu chịu tu ngày sau phẩm vị nơi Thiên Đình còn đến mức nào".

Lời báo tin mai của Huệ Mạng làm cho các ông nửa mừng nửa sợ, nên đêm sau thiết đàn để thỉnh Đấng A,Ă, về giáng dạy. Lục Nương giáng đàn báo phải chỉnh đàn nghiêm để rước Đấng Cao Đài Thượng Đế.

BÀI I
Trước vốn thương sau cũng thương,
Một lòng nhơn đức giữ cho thường.
Trông ơn Thuợng Đế trên cao rộng,
Sum hiệp ngày sau cũng một trường.

BÀI II
Muôn kiếp có ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân thiên.
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên.
                                                                       CAO ĐÀI THƯỢNG ĐẾ

"Đêm nay, 24 Décembre phải vui mừng vì là ngày của Ta xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây (Europe)".
"Ta thấy rất vui lòng mà thấy ba đệ tử kính mến Ta như vầy. Nhà này (nhà ông Cư) sẽ đầy ơn ta, giờ ngày gần đến đợi lệnhTa sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mén Ta hơn nửa".

Xem tiếp quyển "Chân Dung Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc" cùng người viết.

CAO THƯỢNG PHẨM
Cao Quỳnh Cư
(1888 - 1929)

I - PHẦN ĐỜI :
Đức Cao Thuợng Phẩm quí danh là Cao Quỳnh Cư sinh năm 1887 tại làng Hiệp Ninh, tổng Hàm Ninh Thượng,Tỉnh Tây Ninh trong một gia đình thế phiệt nho phong. Đức Ngài là bào đệ của Ngài BảoVăn Pháp Quân và bạn đời của bà Nữ Đầu Sư Huơng Hiếu . Đạo hạnh nhu hòa và ngôn từ chúng ái.

Đức Ngài đang làm Sở Tạo tác tại Sài gòn thì Đức Chí Tôn khai Đạo, Đức Ngài liền phế đời hành Đạo.

II - PHẦN ÐẠO :
Vào ngày 6 tháng 6 Ất Sửu (26-7-1925), tại tư gia của Đức Ngài tại Sài gòn có một nhóm bằng hữu thường nhóm họp xây bàn để thông công vơi các vong linh tiền vãng mà họa vận thi thơ. Cách một tháng sau vào ngày 10-7 Ất Sửu cũng tại tư gia Đức ngài xây bàn thì được Đấng Chí Tôn đến giáo Đạo, nhưng không xưng danh thật mà mượn chữ A, Ă,  để tá danh. Chư vị xây bàn không biết ông A,Ă, là Đức Chí Tôn nên bài hương đăng trà quả lại còn làm thi thay sớ để khẩn cầu Cửu Vị Tiên Nương tâu về Ngọc Hư Cung xin đừng hành tội ông A,Ă, vì đã tiết lộ thiên cơ cho chư vị . Chính nhờ bà Thất Nương dạy mới hiểu cách thiết lễ Hội Yến Diêu Trì và nhờ Đức Phât Mẫu mà ba vị (Đức Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm và Đức Thượng Sanh) mới trở thành môn đồ chánh thức đầu tiên của Đức Chí Tôn. Thất Nương lại tôn Đức Ngài là Trưởng Ca, Đức Phạm Hộ Pháp là Nhị Ca và Cao Thượng Sanh là Tam Ca, nhờ đó mà quí vị học hỏi được nhiều bí pháp cao siêu..

Mãi đến ngày 1-11 Ất Sửu. Đấng Chí Tôn mới dạy lập đàn Cầu Đạo. Đức Ngài thiết đàn vong thiên tại tư gia ở đường Bourdais (Sài gòn). Sau đó thì Đức Chí Tôn dùng Ngọc Cơ mà thông công, còn việc xây bàn chấp dứt .

Đến ngày 7 -10-1926 Đức Ngài hiệp cùng Đức Quyền Giáo Tông, Đức Phạm Hộ Pháp và bà Nữ Đầu Sư Hương Thanh lập tờ khai Đạo với Thống Đốc Nam Kỳ.

Ngày 18-11-1926 (14-10 Bính Dần) Đức Hộ Pháp thiết Đại Lễ tại Từ lâm Tự. Gò Kén (Tây Ninh). Đồng thời Đức Chí Tôn thành lập Pháp Chánh Truyền. Phong phẩm vị cho chức sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài tiếp theo Đức Chí Tôn lại dạy Hội Thánh lập Tân Luật . Trong vòng 3 tháng Đạo Cao Đài có pháp, có luật có Hội Thánh đương nhiên đạo thành.

Thiên thơ dĩ định, vừa lập thể pháp xong thì Hòa Thượng Giác Hải đòi chùa. Hội Thánh phải mua đất tại làng Long Thành để lập Tòa Thánh. Đức Ngài là người khổ công khó nhọc nhứt trong việc tạo tác. Đức Ngài phải chịu lắm điều thị phi, nhiều phen thử thách, đôi khi suýt nản lòng . Nhưng nhờ ơn trên phù hộ, Đức Ngài vượt qua mọi trở ngại cam go trong buổi đầu.

Vào năm 1928, một số người từ Sài gòn do ông Tư Mắt tức Nguyễn Phát Trước hướng dẫn về Toà Thánh đuổi Đức ra khỏi trong 24 giờ, nếukhông đi thì cột vào rừng mà bắn. (1).Quá đau lòng Đức Ngài ngọa binh và phải tịnh dưỡng nơi Thảo Xá hiền cung (Thánh Thất Tây Ninh). Đến ngày mùng 1 tháng 3 năm Kỷ Tỵ (1929), Đức Ngài qui Tiên, hưởng dương 42 tuổi, bửu pháp được xây dựng bên cánh trái Đại Đồng Xã (Nội ô Tòa Thánh).

CAO THƯỢNG SANH

Cao Hoài Sang
(1900-1971)

Đức Cao Thượng Sanh quí danh là Cao Hoài Sang , sinh ngày 11-09 1900 tại xã Thái Bình tỉnh Tây Ninh . Thân sinh là cụ Cao Hoài Aân, một vị thẩm phán đầu tiên ở Miền Nam và thân Mẫu là bà Hồ Hương Lự (được ân phong Nữ Đầu Sư) Đức Ngài là con út trong gia đình có ba anh em. Người anh cả là Cao Đức Trọng, Tiếp Đạo Hiệp Thiên Đài và chị là Giáo Sư Cao Hương Cường (Giám Đốc Cô Nhi Viện Tây Ninh).
Sau khi thi đỗ bằng thành chung, Đức Ngài vào làm việc tại sở Thương Chánh (tức quan thuế Sài gòn) cho đến chức Thanh Tri Thương Chánh rồi hồi hương . Thuở thanh niên. Ngài lập gia đình hạ sinh 9 người con, Năm trai và bốn gái. Người con đầu lòng là Hiền Tài Cao Hoài Hà và người con út là Cao Minh Tâm.

Trong thời gian làm viên chức . Ngài còn là một nhạc sĩ tài hoa của Trường Quốc Gia Aâm Nhạc Sài gòn. Nguơn linh Ngài vốn là . Lữõ Đồng Tán thổi tiêu, một người thích tiêu dao với thiên nhiên cùng.

Về mặt đời :
Nói đến ông ai ai trong giới công chức và đồng bào tại Thủ Đô điều hiểu rõ thanh danh của Ông là một công chức đúng mực thanh liêm (3)

 (3)Xem thêm "Thượng Sanh Cao Hoài Sang" cùng người viết.

Là nhà chí sĩ thương dân, yêu nước. Ông thường giao du với hai ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc. Cả ba Ông là nhạc sĩ lừng danh trong giới Âm Nhạc tại Thủ Đô Sài gòn .Hai ông Cư và Sang được coi như các bậc Thầy. Sau khi ông Cư đăng Tiên, ông Sang được coi như bậc "Hậu Tổ" Ban Âm Nhạc Đạo Cao Đài đã nhờ Ngài chấn chỉnh rành mạch thêm…Mất Đức Ngài, giới Âm Nhạc trong toàn quốc nói chung và trong Đạo Cao Đài nói riêng, đã mất một Nhạc Sư cự phách. Đang tiếc thay.

Về mặt Đạo :
Ngày rằm tháng 3 Bính Dần Ông Cao Hoài Sang đắc phong Thượng Sanh một lượt với Đức Hộ Pháp và Đức Cao Thượng Phẩm. Từ đây, về mặt hữu hình chưởng quản tối cao của Hội Thánh H.T.Đ không còn nửa.

Từ khi trở về tái thủ phận sự nơi Tòa Thánh, Đức Tượng Sanh đã tìm đủ mọi phương pháp để đem lại sự điều hòa trong cửa Đạo, để toàn Đạo được hưởng thái bình hạnh phúc .

Cao Hoài Sang (1957-1971) cầm quyền Đạo trong 14 năm (hay hơn 13 năm cũng vậy) báo hiệu cho thời Thái Dương của các Cao Đồ chấm dứt (12 giờ trưa là cực dương của Thái Dương tinh Tứ Thời). Bước sang 13 hay 14 giờ là bắt đầu thời Thiếu Âm (vì cực dương sinh âm) của Thập Nhị Thời Quân mà khởi đầu là Thời Quân Hiến Pháp.

Đức Cao Thượng Sanh thay mặc các vị Cao Đồ chấm dứt thời khai nguyên Đại Đạo bằng câu: "SỨ MẠNG LÀM XONG giữ trọn nguyền"
Những điều trên có tương quan và có bí pháp gì không ?

GIÁO TÔNG & BA VỊ CHƯỞNG PHÁP

QUYỀN GIÁO TÔNG
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Lê Văn Trung - (1876 - 1934)

I - PHẦN ĐỜI :
Đức Quyền Giáo Tông quí danh là Lê VănTrung sinh năm Bính Tý (1876) tại làng Mỹ Lâm, tổng phước Điền Trung, tỉnh Chợ Lớn. Thân sinh sớm qua đời nhờ sự nuôi dưỡng của Từ Mẫu . Gia đình sống về nghề nông theo nếp sống nho phong.

Nhờ thông minh đĩnh ngộ năm 1893 lúc vừa được 17 tuổi đã được bổ vào ngay Thư Ký Soái Phủ Sài Gòn, nhưng không bao lâu. Đức Ngài từ chức để ra ứng cử Hội Đồng Quản Hạt Quận II (1900)

Hội Đồng này, Người Việt tuy là Dân biểu nhưng chỉ là cái máy để ghi chép văn tự. Đức Ngài thoát ra ngoài công lệ đó, đứng đầu tất cả Nghị Viên phản kháng dự thảo luật "Lục hạng điền " của Thống Đốc Nam Kỳ Outrey. Song số Nghị Viên người Việt không được phân nửa, nên lúc biểu quyết bị thua thiệt. Đức ngài vận động để đồng từ chức nhất loạt, nhờ đó thế lực của Đức Ngài trở nên mạnh mẽ khiến cho việc ứng cử lần nhì được dễ dàng.

Năm 1911, Đức Ngài cổ động và đề xướng trường Nữ Học Đường . Chính phủ Pháp phải thỏa thuận và vì công chúng hoan nghinh, họ cũng không dám phủ nhận công trạng của Đức ngài nên Ban Bắc Đẩu Bội Tinh là huy chương hãn hữu trong thời đó .

Sống trong quyền cao chức trọng được đồng bào yêu kính,nhưng Đức Ngài vẫn hằng lo cho tâm phận. Thế nên khi Đức Cao Thượng Phẩm và Đức Hộ Pháp đem cơ đến tư gia của Đức Ngài để phổ hóa mối Đạo thì Đức Ngài được khải từ lâu. Đến ngày 6 -10-1925, Đức Ngài đệ đơn từ chức Nghị Viên để thừa hành thiên mạng. Vào ngày 22-01-1926, Đức Ngài trọn phế đời hành Đạo.


II - PHẦN ÐẠO : Phế đời được 3 tháng thì Đức Chí Tôn giáng cơ tại Vĩnh Nguyên Tự Phong Đức Ngài Phẩm Đầu Sư, Thiên ân Thánh danh Thượng Trung Nhựt . Đức Ngài lập hệ trước Ngũ Lôi vào ngày 12-3 Bính Dần (23-4-1925). Chỉ trong vòng 6 tháng lãnh mạng đi truyền Đạo mà đã có hàng triệu người theo đủ giai cấp.

Ngày 7-10-1926. Đức Ngài cùng bà Nữ Đầu Sư Hương Thanh, Đức Hộ Pháp ,…và 247 vị chức sắc, đạo hữu đứng tên trong "Tờ Khai Đạo" với Chánh phủ Pháp .

Chính nhờ uy thế của Đức Ngài mới được chánh phủ Pháp chấp thuận mau lẹ mà không nghi kỵ.

Vào ngày 16-10 Bính Dần (20-11- 1926), Đức Chí Tôn giáng cơ gọi Đức Ngài phân ngôi vị Hội Thánh Cửu Trùng Đài. Nhờ đó mà người ta quên đi những phường tà Đạo trong ngày khai Đạo tại Từ Lâm Tự, mà theo Đạo càng đông hơn. Vào ngày 3-10 Canh Ngọ (22-11-1930), một đàn cơ do Đức Phạm Hộ Pháp cầu nơi Hiệp Thiên Đài, Đức Lý Giáo Tông giáng ban Quyền Giáo Tông hữu hình cho Đức Ngài để dìu dắt toàn thể nhơn sanh. Vì có người đố kỵ về phẩm vị tìm việc nhỏ nhặt kết án phạt hai đạo hữu đánh xe bò của Hội Thánh về tội đi xe không đốt đèn và bò thiếu sợi giây buộc ách. Sở tuần cảnh Tây Ninh đem án phạt vào Giáo Tông Đường mời Đức Ngài ra chịn tù vào ngày 7-1 Giáp Tuất (20-2-1934) trên 24 giờ (1)

 (1) Xin xem thêm "Đại đạo sử cương" quyển II

Sau vía Đức Chí Tôn, Đức Ngài viết thư gởi xuống Sài Gòn trả huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh lại cho chánh phủ Pháp. Nhưng nghiệp Đạo còn dài, đời người hữu hạn, sau cơn bịnh nhẹ, Đức Ngài vĩnh du Tiên cảnh vào ngày 13-10 Giáp Tuất (19-11-1934), hưởng thọ 58 tuổi, liên Đài được xây tháp sau hậu điện Tòa Thánh.

Tính từ ngày khai Đạo (19-11-1926) tại Gò Kén đến ngày Đức Ngài qui đúng 8 năm không thừa không thiếu một ngày. Điều ấy có huyền diệu thiêng liêng gì không?

Nhân vía Đức Ngài năm Tân Hợi (47) có giáng cho toàn đạo một bài thi

THI
Cơ đạo ngày nay đã biến hình
Sửa đổi đã sẵn phép huyền linh
Bích Du ví đã gây ra loạn
Đẫu tốt phải toan đứng trị binh
Nam đỉnh đã xô do xích quỉ
Đông thiên mới lố bóng chơn tinh.
Đỡ nâng vạt cả đành tay Đạo
Búa Việt phải toan gắng giữ gìn .
Và bài thài dâng lễ Đức Ngài như sau:

THI
Càn khôn thú phước linh tiêu
Thấy khổ trần gian nghịch Thánh điều
Mượn xác phàm riu cây Phất chủ
Nương cơ Tạo, xủ phướn tiêu diêu.
Bầu linh khổ hải đưa thiêu cạn,
Gậy sắt nhơn sanh chống dắt dìu
Muôn dặm cửa Tiên chờ phước tục
Cõi lau trở gót ruột trăm chìu

ĐỨC MINH CHIÊU
Ngô Văn Chiêu - (1878 - 1932)
I - PHẦN ĐỜI :
Ngài Ngô Minh Chiêu quí danh là Ngô Văn Chiêu sanh năm 1878 tại Bình Tây (Chợ Lớn) trong một gian nhà nhỏ sau chùa Quan Thánh .

Sớm sống khởi gia đình, năm 12 tuổi đã đến nhà Đốc Phủ Sủng (Mỹ Tho) để xin học nội trú tại Trung học Mỹ Tho. Sau lên trường Chasseloup Laubat thi đậu thành chung năm 21 tuổi và được bổ làm tại sở Tân Đáo Sài gòn. Ngài thành gia thất với bà Bùi Thị Thân có được 9 con , làm quan tới Đốc Phủ (1)

Năm 1903, Ngài đổi đến Dinh Thượng Thơ rồi về Tân An (1909). Đầu năm 1920 thì ra Hà Tiên, sau 8 tháng đổi ra Phú Quốc. Chính nơi đây Ngài đã ngộ Đạo Cao Đài và là chứng nhân đầu tiên của nền Tân Tôn Giáo.

II - PHẦN ÐẠO :
Tại đàn cơ tết Tân Dậu (8-2-1921) tại chùa Quan Âm (Phú Quốc), có vị Tiên ông giáng "Chiêu tam niên trường trai". Ngài bạch : "bạch Tiên Ông, Tiên Ông đã dạy thì đệ tử phải vâng, song trường trai 3 năm lâu quá biết đệ tử có chịu nổi không ?". Ngài đã ăn chay từ đó để thọ giáo.

 (1) VƯƠNG HỒNG SỂN, Hơn nửa đời …..NXB.Tp.HCM 1942, tr.234

Một buổi sáng đang ngồi trên võng, Ngài bổng thấy trước mặt lộ ra một con mắt thiệt lớn, chói ngời như mắt trời.Ngài sợ hài nhắm mắt lại trong 30 giây , mở ra vẫn thấy và còn chói lọi hơn . Ngài bèn vái rằng "Bạch Tiên Ông, đệ tử rõ biết huyền diệu của Tiên Ông rồi. Như phải Tiên Ông dạy đệ tử thờ Thiên Nhãn thì xin cho biến tức thì" vái xong thì Thiên Nhãn lu dần rồi mất. (1)

Sau khi tu được 3 năm, Tiên Ông giáng cơ ban đặc ân cho Ngài muốn tìm hiểu chi. Ngài Bạch: "Bạch Thầy nghe cảnh bồng lai xinh đẹp vô cùng, xin thầy cho đệ tử thấy cảnh ấy". Vào cuối tháng giêng năm Giáp Tý (1924), Ngài ra biển hóng mát thì được thưởng ngoạn cảnh Bồng Lai trong 15 phút . Năm 1924 đổi về Sài gòn, Ngài liên lạc với Đức Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm. Nhưng Ngài tu theo vô vi (2) nên không đi phổ độ được. Dù rằng đàn cơ đêm 14-4-1926 Đấng Chí Tôn định ban cho Ngài Phẩm Giáo Tông. Ngài lập Chiếu Minh vô vi ở Cần Thơ rồi liễu Đạo trên sông Cửu Long ngày 13-3 Nhâm Thân (1932), hưởng thọ 54 tuổi.

Sau đo ít lâu các đệ tử hầu bàn được Ngài cho các bài thi:
Từ ngày xa thế đến Tiên bang
Lo lắng nhơn gian bước lạc đàng
Đức rộng đạo dày là quí báu
Đặng lên bồng cảnh chép biên hoàng
Rồi kinh rồi sám gặp chơn truyền
Chiêu giáng độ phàm rõ ý Tiên
Lo lắng e khi quên đạo đức
Chí thành chí kỉnh rõ lòng nguyền .

 (1) Ngài Cao Minh Chiêu (tức Chiêu Minh Linh Giác)
LEPREMIER CAODAISTE. La Revue Caodaiste số 22. tháng 3.1993
(2) với chủ trương "Ngô thân bất độ hà thân độ" thân mình chưa độ được , lo độ ai."

NGỌC CHƯỞNG PHÁP
Trần Văn Thụ - (1857 - 1927)
I - PHẦN ĐỜI :
Ông Trần Văn Thụ sinh năm Bính Tý (1857) tại làng Đức Hưng, tổng Dương Hòa Hạ , tỉnh Gia Định .

Thuở nhỏ, Ngài theo Nho học, lúc lơn lên đi dạy học. Năm Đinh Mùi (1907), Ngài đến Vĩnh Nguyện Tự (Cần Giuộc) thọ giáo với Thái Lão Sư Lê Đạo Long, thế danh Lê Văn Tiểng (1843-1913) để học Đạo Minh Sư. Ông được Sư Phụ Lê Đạo Long thu nhận và ban cho pháp danh là Trần Đạo Minh. Ông là đệ tử lớn nhứt, tu lên Thái Lão Sư.

II - PHẦN ÐẠO
Đến nămBính Dần (1926), sau khi Thái Lão Sư Lý Đạo Long liễu đạo 12 năm, Thái Lão Sư giáng cơ cho biết là Ngài đã đắc quả như ý Đạo Thoàn chơn nhơn và khuyên các đệ tử tùng giáo theo Đức Cao Đài.

Ngài Trần Văn Thụ tức Đạo Minh được Đức Chí Tôn giáng cơ ấn phong Nho Tông Chưởng Giáo Tuyến Đạo Thiền Sư đại Đức Đại Hòa đạo sĩ, Chưởng Pháp phái Ngọc tại Vĩnh Nguyên Tự ngày 10 -9 Bính Dần.

Vào ngày lễ khai Đạo tại Gò Kén, Ngài về hành đạo tại đó cùng các vị khác soạn thảo Tân Luật.

Đến năm Đinh Mão (1927), Ngài lâm bịnh trở về nhà an dưỡng tại làng Trường Bình, quân Cần Giuộc rồi qui Tiên ngày 14 tháng 05 Đinh Mão (13-6-1927) hưởng thọ 71 tuổi.

Trong sách Đại Đạo chánh nghĩa (1936) viết là:

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Minh
Thiết quang chơn nhơn, Ngọc Chiếu.
Với câu liễn hai bên là:
CHƯỞNG khai Nho phái Tam Kỳ Đạo,
PHÁP hóa Thiền Tông Tứ giáo truyền.

Tiểu Sử của 2 Ngài Chưởng Pháp Phái Thái & Phái Thượng sẽ bổ túc sau

BA VỊ ĐẦU SƯ : NHỰT, NGUYỆT, TINH

ĐẦU SƯ THÁI THƠ THANH
Nguyễn Ngọc Thơ - (1873 - 1950)
I . PHẦN ĐỜI :
Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh quí danh là Nguyễn Ngọc Thơ sanh năm 1873 tại Sài gòn.

Ngài thuộc dòng giỏi cự phú, cựu Tri Huyện Tân Định.Thuở thiếu thời học Nho văn, sau theo Tân học và ái mộ Thiền Lâm Phật Giáo .

II . PHẦN ÐẠO
Năm 1926, khi khai Đạo, Đấng Chí Tôn giáng cơ nhận Ngài làm môn đệ, về sau mới thọ Thiên phong Thái Thơ Thanh Thái Chánh Phối Sư và được vinh thăng Quyền Đầu Sư.

Ngài là người chịu tốn kém tài lực nhiều nhứt cho nền Đạo lúc phôi thai, từ việc di chuyển đến việc xây cất Thánh Thất. Khi mượn chùa Từ Lâm Tự, Ngài phải lo sửa sang sơn phết mọi mặt. Năm 1926 Hòa Thượng Như Nhãn đòi chùa Đức Chí Tôn dạy Ngài hiệp với Chư Chức Sắc mua đất tại làng Long Thành. Đó là cơ sở đầu tiên để xây dựng Tòa Thánh sau này. Ngài và bà Đầu Sư Lâm Hương Thanh xuất tiền mua đất và dời Quả Càn Khôn về Chùa mới. Sau Ngài lại mua một sở rừng rồi khai phá đặt danh là Cực Lạc và đặt nhiều tên thuần túy tôn giáo như: Quan Âm Cát, Long Nữ Điện (Nghĩa Địa dùng an táng các Chức Sắc và một số Sĩ Quan)

Ngài lại cúng âm đức 10.000 tượng Ngũ chi cỡ lớn cho Bổn Đạo phụng thờ. Nhờ đó khi công viên quả mãn trở lại ngôi .

Ngài liễu Đạo ngày 21-7-Canh Dần (1950) tại Sài Gòn thọ 77 tuổi. Liên đài đã được dời về Tòa Thánh an táng bên phía Đông Lang

ĐẦU SƯ LỊCH NGỌC NGUYỆT
Lê Văn Lịch - (1889 - 1947)
I . PHẦN ĐỜI
Ngài Đầu Sư Lịch Ngọc Nguyệt tên thật là Lê Văn Lịch . Sanh năm 1889 tại Cần Giuộc , tu đến bậc Thái Lão Sư. Cha ông là cụ Lê Văn Tiểng , tu theo Đạo Minh Sư đến bậc Thái Lão Sư, pháp danh là Lê Đạo Long , là người sang lập chùa Vĩnh Nguyên Tự ở Cần Giuộc.

Cụ Tiễng đắc Đạo, chứng quả Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn. Khi cụ viên tịch có lời di chúc rằng "chùa Vĩnh Nguyên Tự sau này có Thập Nhị Khai Thiên đến mở Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ".

II . PHẦN ÐẠO
Đầu năm 1926, các ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc được lịnh Chí Tôn phái đến Vĩnh Nguyên Tự lập đàn cầu cơ. Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn giáng cơ dạy ông Lịch hiệp với các ông Cư, Tắc lập nên đạo mới. Ông còn chưa quyết thì chủ quận Cần Giuộc lúc ấy là ông Nguyễn Ngọc Tương đã theo Đạo khuyên ông Lịch nên thuật tôn tòng.

Vào tháng 3-1926, Đức Chí Tôn giáng cơ tại Vĩnh Nguyên Tự phong ông Lịch phẩm Đầu Sư, Thiên ân Thánh danh là Ngọc Lịch Nguyệt.
Đầu Sư Thái Ngọc hiệp quần Nho
Tam giáo qui nguyên vẫn ngã đồ…..

ĐẦU SƯ THÁI MINH TINH
Nguyễn Văn Minh - (1880 - 1937)

Đầu Sư Thái Minh Tinh tên thật là Nguyễn Văn Minh (1880-1937), người Tây Ninh pháp là Thiện Minh. Ngài tu tới chức Hòa Thượng vốn là đệ tử của Hòa Thượng Tổ Sư Như Nhãn.
Vào ngày khai đạo (13.10 Bính Dần) Đức Chí Tôn ân phong Ngài là Đầu Sư Thái Minh Tinh.

Sau khi Hòa Thượng Giác Hải đòi chùa lại thì Ngài ở lại chùa Gò Kén (quả giống trái hồng đào). Thế nên, Đức Chí Tôn mới phong cho ông cả Nương làm Thái Đầu Sư.

Lúc đó ông Lịch còn rầt trẻ nên nhiều tiếng thị phi nên Đức Chí Tôn giải rõ là ông Lịch nhờ Đức Tiểng. Có ghi trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển nhứt.

Ngày 12-3 Bính Dần (23-4-1925).Ngài lập thệ trước Ngũ Lôi một lượt với Đầu Sư Thượng Trung Nhựt quyết tâm hành đạo. Ngài được lịnh soạn các bản kinh từ Minh Sư rút ra trong tam Thánh Đại Đồng

Về sau, Ngài đi mở các Tịnh Thất ở Lục Tỉnh. Không theo Tân luật qui định nên bị Hội Thánh triệu hồi. Sau đó, Ngài trở về Vĩnh Nguyên Tự rồi hiệp tác với các phái Tiên Thiên, Liên Hòa Tổng Hội ..Năm 1943, Pháp nghi ngờ hoạt động của ông nên bắt đày ra Côn Đảo. Hai năm sau , Ngài được tự do năm 1947. Ngài viên tịch tại Cần Giuộc và an táng trườc chùa Vĩnh Nguyên Tự.

HAI NỮ ĐẦU SƯ
NỮ ĐẦU SƯ HƯƠNG THANH
Lâm Ngọc Thanh - (1874 - 1937)
I . PHẦN ĐỜI
Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh quí danh là Lâm Ngọc Thanh sanh năm 1874 tại làng Trung Tín, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Bà thuộc dòng dõi điền chủ giàu có ruộng đất nhiều nhưng giàu lòng mộ Đạo, thọ giáo với Hòa Thượng Giác Hải Từ Lâm Tự, Gò Kén Tây Ninh. Vốn bẩm sinh ưa chuộng quyền bí Thần Tiên. Sau khi theo Đạo bà lập một Ngôi chùa Phật tại Vũng Liêm, sau sửa sang thành Thánh Thất.

II . PHẦN ÐẠO :
Bà nhập môn theo Đạo Cao Đài ngày 5-6 Bính Dần (15-7-1926). Cũng ngày này Đức Chí Tôn giáng cơ gọi ông Nguyễn Ngọc Thơ và Bà quì trước Thiên bàn làm phép hôn phối theo Đạo đầu tiên.

Vào ngày 14-10 Bính Dần (18-11-1926), do Đức Phạm Hộ Pháp và Đức Cao Thượng Phẩm phò loan, Đức Chí Tôn giáng cơ ban phẩm Giáo Sư Nữ Phái đầu tiên cho Bà .

Đến ngày 14 tháng 1 Đinh Mão (15-2-1927). Bà đuợc thăng phối Sư, và đến ngày 9-3 Kỷ Tỵ thì thăng phẩm Chanh Phối Sư thọ phong nơi Đức Lý Giáo Tông. Mãi đến 25-4 Đinh Sửu (3-6-1937) Bà mới được Đức Chí Tôn ban phẩm Đầu Sư và được tạo hình bên lầu chuông.

Công nghiệp của Bà đối với Đạo trong lúc khai nguyên thì ít ai sánh kịp. Bà chịu khó đi khai đàn và đọc Thánh Ngôn cho các tín hữu mới nghe chẳng luận sang hèn. Bà lại muợn chùa Từ Lâm (Gò Kén) để khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, được ba tháng thì Hòa Thượng Giác Hải đòi chùa lại. Bà và ông Huyện Thơ phải xuất tiền cho Hội Thánh mượn mua đất của kiểm lâm người Pháp tại Long Thành (vùng đất Tòa Thánh hiện nay), vì là buổi ban sơ nên chánh quyền pháp nghi kỵ, đóng cửa các Thánh Thất ở Hậu Giang. Bà và Ngài Thượng Đầu Sư Lê Văn Trung phải bảo lãnh với chánh phủ Pháp cam kết Đạo Cao Đài chỉ hoạt động thuần về Tôn Giáo không làm chánh trị. Sau đó, Bà phải trấn an chư Đạo Hữu và khuyên tu hành chính chắn.

Dù vậy, chánh phủ pháp vẫn cho công an theo dõi làm khó dễ Đức Cao Thượng Phẩm khiến cho toàn Đạo sợ sệt không dám tụ tập đông. Chỉ có một ít người thật tâm Đạo mới đến cúng kiến mà thôi. Do đó, việc đóng góp cũng thất thường, nên tài chánh eo hẹp, Tòa Thánh tiên khởi chỉ lợp bằng tranh đốn cây rừng làm cột, cắt cây cổ rùa làm lạt, tuy vậy vẫn chịu đựng được hơn 10 năm.

Sau Đức Phạm Hộ Pháp được Đức Lý họa sẵn họa đồ kiến trúc mới của Tòa Thánh, Đức Ngài xuống Vũng Liêm (Vĩnh Long) thương lượng với Bà để xây Đền Thánh bằng xi măng cốt sắt tạo vững bền về sau. Bà thọ ý và hợp sức cho đúc nền xây Tòa Thánh ngày 01-11 Bính tý (1936) và mãi đến 1955 mới làm lễ khánh Thành.

Bà Nữ Đầu Sư qui vị ngày 8-4 Đinh Sửu (16-5-1937), hưởng thọ 63 tuổi , an táng tại quê nhà (Vũng Liêm). Sau Hội Thánh thỉnh cốt về xây tháp bên Tây Lang, hậu điện Tòa Thánh.

NỮ ĐẦU SƯ HƯƠNG HIẾU
Nguyễn Thị Hiếu - (1886 - 1971)
I - PHẦN ĐỜI
Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu quí danh là Nguyễn Thị Hiếu sanh năm 1886 tại Đakao Sài gòn, bà còn có tên là Hương. Thân sinh là ông Nguyễn Văn Niệm và thân mẫu là bà Trần Thị Huệ.

Khi lên 7 tuổi, thân mẫu bà vào học trường Nhà Trắng (Sài gòn). Năm 17 tuổi thì học nữ công, rồi sánh duyên với ông Cao Quỳnh Cư (tức Cao Thượng Phẩm) năm 21 tuổi. Hai năm sau bà sanh hạ 1 trai tên là Cao Huỳnh An ; du học và mất tại Pháp.

II - PHẦN ÐẠO
Năm 1925 Đức Chí Tôn khai Đạo, buổi đầu chưa có Thánh Thất, nên dùng nhà bà làm nơi thờ phượng. Khi cầu cơ bà giữ phần ghi chép Thánh Giáo và Đức Cao Thượng Phẩm chấm câu (1925-26)

Đến tháng ba năm Bính Dần, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy bà may Thiên Phục Giáo Tông cho ông Ngô Văn Chiêu, Đầu Sư Thượng Trung Nhựt và quí chức sắc Hiệp Thiên Đài. Đến ngày 14 -1 Đinh Mão (15-2-1927) bà thọ Thiên ân Giáo Sư Nữ Phái.

Khi dời Thánh Thất về làng Long Thành, bà lo việc trù phòng. Bà đã ghi lại trong "ÐẠO SỬ XÂY BÀN" như sau :
"Tôi nhớ lại mỗi buổi sáng, tôi đi chợ Tây Ninh, với chiếc xe ngựa đặng mua đồ ăn, đường xá vắng bóng người, hai vệ đường cây che rậm rạp, heo rừng và nai lửng thửng kiếm ăn. Một hôm, tôi đến Trảng Tròn thấy thấy 1 con ngựa bị cọp ăn mất nửa con, nhưng vì quá lo cho Đạo mà bớt sự sợ hiểm nghèo".
Năm canh ngũ (1930), bà bắt thăm đi hành Đạo tỉnh Sa Đéc kiêm luôn Tỉnh Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đến năm 1934,bà lãnh dạy Giáo nhi. Năm sau thăng Phẩm Phối Sư. Năm 1941 Pháp chiếm Tòa Thánh bà về Thảo Xá Hiền Cung và năm sau xuống Sài Gòn hiệp tác với hãng tàu Nitinan để lo về mặt Đạo.

Năm 1946 nền Đạo được phục hưng, bà lãnh chưởng quản ba viện : Lại viện, Lễ viện, Hòa viện Nữ phái ngày 21-9 Bính Tuất (15-10-1946). Đến ngày 16-11 Canh Dần (22-12-1950), bà được thăng phẩm Chánh phối sư, rồi thăng lên Đầu Sư do Thánh lệnh số 01/TL ngày 24-10 Mậu Thân (13-12-1968) và qui vị lúc 14g ngày 11-5 Tân Hợi (3-6-1971) tại Nữ Đầu Sư Đường.

Bà có lưu lại bài thi để thài dâng lễ bà :
THI
Tu hành gắng chí lập dày công.
Đến buổi chung qui hưởng phước hồng.
Cửa Đạo gây go đường khổ hạnh,
Đường Tiên nhàn rỗi bước thong dong.
Lợi danh ví muốn chưa đầy đủ,
Tội lỗi càng thêm nỗi chất chồng,
Cuộc thế chẳng qua trò mộng ảo,
Ngày về nhắm mắt nắm tay không.

CHUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO
THƯ MỤC TỔNG QUÁT
- BẢO BA - Chu Dịch nguyên chỉ -Thương vụ ấn thư quán-Thượng Hải.
- CHU HY - Chu Dịch bản nghĩa (Kinh Dịch tạp chú), Hương Cảng.
- ĐÀO TRINH NHẤT - Dương Vương Minh, Sài gòn, Tân Việt.
- GLA SENAPP Helmuthde - Les cing Grands religions du Monde-Paris, Payot 1954
- HARLZ CHARLES de-Le livre des mutations (Yi.king) Paris 1959
- JASPERS Karl- Triết học nhập môn (Lê Tôn Nghiêm dịch), Huế 1958
- KINH THƯ - Thẩm Quỳnh dịch, Sài gòn 1965
- LÃO TỬ - Đạo Đức Kinh (Nguyễn Duy Cần dịch), NXBVH 1992
- LÊ VĂN QUÁN - Chu Dịch Vũ Trụ Quan -Hà Nội 1975
- LIỄU DI TRỪNG -Trung Quốc Văn hóa sử. Đài Bắc 1948
- LUẬN NGỮ - Lê Phục Thiện dịch. Sài gòn 1962
- LÝ QUÁ - Tây Khê Dịch thuyết, thương vụ ấn thư quán Thượng Hải
- LƯƠNG KIM ĐỊNH - Triết Đông chuyên biệt Sài gòn 1962
- NGÔ QUẾ SÂM - Chu dịch tượng thuật -Thượng Hải
- NGUYỄN MẠNH BẢO - Dịch kinh tân khảo . Sài gòn 1958
- NGUYỄN HỮU LƯƠNG - Kinh dịch với vũ trụ quan đông phương, Sài gòn 1971-TP.HCM 1992
- NGUYỄN HIẾN LÊ - Kinh dịch. NXB Văn Học 1992.
- PLATT Nathaniel & DRUMMON Muriel jean-Our word Through the ages,New York 1959.
- NGUYỄN DUY TINH - Kinh chu Dịch (bản dịch nghĩa),Sài gòn 1968.
- PHAN BỘI CHÂU - Chu dịch, Sài gòn Khai Trí.
- PHẠM CÔNG TẮC - Lời thuyết Đạo, quyển I,II,III,IV,V
- PHƯƠNG THỰC TÔN - Trung sơn độc châu dịch kí, Thượng Hải.
- SAUSSURE Léopold de-Les origines de l'astronomie chionoise, Paris 1930.
- SUDRE Rene ù- Les nuovelles énigmes de l'uni- vers, Paris 1951.
- SOOTHILL W.E - Lestrois religions de la chine,Paris 1946.
- TÂN LUẬT PHÁP CHÁNH TRUYỀN -Bản in ở Paris, Gasnier 1952
- TIỀN MỤC - Tứ thư thích nghĩa .Đài Bắc 1955
- THÁNH TÔN HIỆP TUYỂN - quyển I 1964, quyển II 1963.
- THU GIANG NGUYỄN DUY CẦN
- Trang tử tinh hoa,
- Chu dịch huyền giải . TP.HCM 1992.
- THIỆU UNG - Hoàng cực kinh thế , Thượng Hải
- TRẦN ĐÌNH HỰU - Nho giáo đã thành vấn đề như thế nào với nước VIỆT NAM ngày nay - - Văn Hóa và Đời Sống tạp chí tháng 11-1992.
- TRẦN QUANG THUẬN - Tư tưởng chính trị trong triết học khổng giáo . Sài gòn,Thư lâm 1961.
- TRẦN TRỌNG KIM - Nho giáo Sài gòn, Tân Việt, in lần thứ tư.
- TRẦN THÚC LƯỢNG và Lý Tâm Trang -Tống Nguyên học án, Trung Hoa.
- TRẦN VĂN RẠNG
- Đại ÐẠO Sử Cương I,II,III;
- Tìm Hiểu Cổ Pháp Đạo Cao Đài.
- TRẦN TỔ NIỆM -Dịch Dụng.Tứ Khố Toàn Thư Trân bản ,
- THƯ MỤC CHUYÊN BIỆT
- ARSCHOT Ph -Le Cao daisme. Message d'Extrême-Orient. Năm thứ hai,1972, số 6 (tr.419-430), số 8 (603-609) số 9 (715-718).
- BERNARDINI P.-Le Caodaisme au cambodge (Luận án tiến sĩ đệ tam cấp). Đại học Paris VII, 1974, 451 tr.
- BỬU CHƠN - Cao Đài đốivới người cầm vận mệnh dân tộc. Sài gòn, Đại Đạo Nguyệt San số 10 (6-1965).
- CAO HOÀI SANG - Lễ kỷ niệm Đức Hộ Pháp. Sài gòn ĐĐNS, số 54-1964.
- CASTELLA Y. - Le spirime (Le Caodaisme tr. 78-83), Paris, que saisje?,128 tr.
- CENDRIEUX J. - Une Jérusalem Nouvelle.Qu'est ce qu'au juste le caodaisme quatrième religion indochinoise. Extrême Asie (Revue Indochonoise),số 25 (7-1928), tr .33-37.
- CHIẾU MINH - Đại thừa chơn giáo. Gia Định , trước tiết tàng thơ 1956.
- CỒ VIỆT TƯ Û- Tại sau Hộ Pháp Phạm Công Tắc bị bắt đày? Cao Đài có làm chính trị không? Sài gòn Đại chúng, số 117-120 (14-1-1961).
- GOBRON G .- Histoire et philosophie du Caodaisme, Paris Dervy 1949.History and philosophy of caodaisme. Phạm Xuân Thái dịch , Sài gòn Tứ Hải 1950, 188 tr.
- GOUVERNEMENT De l'Indochine Francais, quyển VII, Le caodaisme, Hà Nội 1934.
- HÀ BÁ SANH - Nam Bộ trong cuộc thử thách đầu tiên. Sài gòn Điện Báo, bộ mới, năm thứ 2, số ngày 12-8-1948 trở đi.
- HÀNH SƠN -Tôn giáo Cao Đài và chính trị.Sài gòn, nhân ngày 4-7-1946. Gương xuất xử của - ĐạoTrưởng Cao Triều Phát, Sài gòn, Cao Đài giáo lý số 81 (1973), tr .33-39.
- HỒ TẤN KHOA - Chuyến đi lịch sử, Tây Ninh, Thông tin số 21, 22 và 23, năm 1971.
- HỒ TẤN KHOA - Cuộc âu du của Đức Hộ Pháp, Tây Ninh thế Đạo 1971.
- HỘI THÁNH BẾN TRE
- Tiểu sử của Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tường.Bến Tre 1958.
- Châu tri chỉnh Đạo (1934-1936).
- Châu tri hành đạo ở Tây Ninh (1927-1934).
- HỘI THÁNH TÂY NINH -Ba hội lập quyền Vạn Linh. Tây Ninh 1960.
- HỘI THÁNH TÂY NINH -Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài 1932, Tây Ninh 1972.
- HỘI THÁNH TÂY NINH -Kinh lễ Paris Gasnier 1952.
- HỘI THÁNH TÂY NINH
- Le Caodaisme Tây Ninh,
- Troupes Caodaistes 1940.
- La constitution religieuse du Caodaisme.Paris Darvy 1953.
- HỘI THÁNH TÂY NINH -Tân Luật, Pháp Chánh Truyền. Paris, Gasnier 1952, 176 tr.
- HỘI THÁNH TÂY NINH -Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Tây Ninh quyển I (1964), II (1963).
- HỘI THÁNH TÂY NINH-Tiểu sử Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.Tây Ninh 1954.
- HỒNG LĨNH -Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Sài gòn, Phương Đông số 479-481 (10-1973).
- HOÀI NHÂN -Bốn mươi năm lịch sử Cao Đài (1926-1966). Biên Hòa 1966.
- HUỲNH MINH -Tây Ninh xưa và nay, Sài gòn, 1972.
- J.J-Un mouvement religieux au Vietnam "le Caodaisme"..Movement Saigon, Sud Est, số 11 (5-1950), tr.21-27.
- LALAURETTE et VILMONT -Le Caodaisme, Rapport du service des Affaires politiques et administratives de Cochinchine, Saigon 1933.
- LÊ THIỆN PHƯỚC -Tìm hiểu hiện tình Tòa Thánh Tây Ninh. Sàigòn Ngày Mới, số 36-40 (6-12-1961 đến 10-1-1962).
- LÊ VĂN TRUNG -Caodaisme Bouddhisme rénové.Sài gòn, Thái Hòa 1931.
- LƯƠNG VĂN BỒI -Tu hành, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Sài gòn 1961,99 tr.
- MEILLON G.-Le Caodaisme (In trong Les Messages spitites) Tây Ninh 1962.
- MINH CHƠN ÐẠO -Lịch sử quan phủ Ngô Văn Chiêu, Sài gòn 1962.
- MINH HIỀN -Sự nghiệp của Đức Hộ Pháp. Tây Ninh, Hòa Bình số 5, 1969.
- MINH LÝ ÐẠO -Kinh Nhựt Tụng, Sài gòn, TamTông Miếu 1927, 85 tr.
- NGUYỄN LONG THÀNH -Danh hiệu và tiêu chuẩn lập pháp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, khảo cứu vụ 1974.
- NGUYỄN LONG THÀNH
- Đức Hộ Pháp và đường lối chính trị. Tây Ninh, Thế Đạo Xuân 1973.
- The path of a Caodai disciple, Tây Ninh 1970.
- NGUYỄN LƯƠNG HƯNG -Vài nhận định về Cao Đài Giáo. Sàigòn, ĐĐNS số 3-1964.
- NGUYỄN ĐĂNG THỤC -Cao Đài Giáo với ý thức hệ dân tộc. Sài gòn Nguyệt San Đặc Biệt 1964.
- NGUYỄN ĐĂNG THỤC -Thiền Tông Học với vấn đề đồng nguyên Tam giáo. Sàigòn số 9, 1965.
- NGUYỄN ĐĂNG THỤC -Triết lý bình dân với xã hội nông nghiệp . Sài gòn, Nhân sinh số 1,2,3, năm 1964.
- NGUYỄN ĐĂNG THỤC -Ý thức hệ cho xã hội khai phóng. Sài gòn ĐNNS sổ, 1964.
- NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG -Diễn văn quốc gia hóa Quân Đội Cao Đài,Sài gòn thắng năm thứ VIII, Bộ mới, số 12 (30-4-1955) tr 2,9,16.
- NGUYỄN THẾ PHƯƠNG-Trạng sư Trịnh Đình Thảo bày tỏ Tôn chỉ Đạo Cao Đài. Sàigòn ,  Đại Đạo số 1 ngày 1-8-1945, tr. 19-26.
- NGUYỄN THỊ HIẾU
- Đạo Sử Xây Bàn. Tây Ninh 1967.
- Đao Sử I,II năm 1968.
- NGUYỄN TRẦN HUÂN -Histoire d'une secte religieuse au Vietnam. Paris ed.Anthropos, 1971, 194 tr.
- NGUYỄN TRUNG HẬU -Đại Đạo Căn Nguyên.Sài gòn 1930, A short history of Caodaisme. Tourane 1956.
- NGUYỄN TRUNG NGÔN -Vía Đức Hộ Pháp , Sài gòn, Tiếng Việt số 147-1969.
- NGUYỄN VĂN SÂM -Tín ngưỡng Việt Nam (cận đại và hiện đại). Giảng khóa . Sài gòn . Đại Học Văn Khoa 1973.
- NGUYỄN VĂN TÂM -Le caodaisme et les Hòa Hảo, confénrences d'information sur l'Indochine, 14-11-1945. Sài gòn 1949.
- NGUYỄN VĂN TRƯƠNG -Đại đồng tôn giáo là gì ? Sàigòn,ĐĐNS số 4-5-1964.
- ĐỒNG TÂN -Lịch Sử Đạo Cao Đài (quyển II) Sài gòn cao hiện 1972.
- PHẠM CÔNG TẮC
- Con đường hòa bình chơn thực. Sài gòn 1966.
- Lời thuyết đạo năm 1946, 1947,1948. Tây Ninh 1970-1973.
- PHẠM CÔNG TẮC -Lời thuyết đạo năm 1949,1950,1951, 1952, 1953,1954,1955 Tây Ninh, Ronéo 1966.
- PHẠM CÔNG TẮC -Nam phong quốc đạo.Kiến phong 1971.
- PHAN KHOANG -Tinh thần chung của dân tộc Việt Nam. Sài gòn Nguyệt San số 5-1964.
- PHAN TRƯỜNG MẠNH -Qu'est ce-que le Caodaisme Sàigon, éd.Phan Trướng 1949.
- PHAN TRƯỜNG MẠNH (LÝ CÔNG QUÁN?) -La voie du salut Caodaique - Con Đường cứu rỗi Đạo Cao Đài. Sài gòn 1954.
- PHAN TRƯỜNG MẠNH (LÝ CÔNG QUÁN ?) -Thiên Đạo. Tây Ninh, Minh Tâm 1963.
- PHAN VĂN TÂN - Lịch sử cơ bút Đạo Cao Đài .Sài gòn, Hồn Quê 1967, 58 tr.
- PHAN XUÂN HÒA -Lịch sử Việt Nam hiện kim (1954-1956). Sài gòn,1957,317 tr.
- PONONTI J.C - Nhận xét về Cao Đài. Sài gòn, Nguyên Lộc Thọ dịch. Tây Ninh, Hòa Bình số 7-1970, tr 28-30.
- REGNAULT HENRI - Caodaisme et réincarnation, Paris 1951.
- REGNAULT HENRI - Comment réaliser l'unniversallisme religieux,Paris 1951.
- REYMOND.G - Cảnh u buồn của Tòa Thánh Vatican Việt Nam. Tạp chí Illustrtion số 4748 (3-3-1934).
- SAINTENY JEAN -Historie une paix manquée. Paris,Amiot Dumont, 1953.
- SMITH R.B -An introduction to Caodaisme : I Origins and early history (tr 335-349) quyển XXXIII, tập 2,1970 ;II Beliefs and organisations (tr 573-589), quyển XXXIII, tập 3, 1970.Bulletin of the school of Oriental and African studies univesity of London.
- SƠN NAM -Thiên Địa Hội và Cuộc Minh Tân. Sài gòn, phù sa 1971, 297 tr.
- TÀI CHÍ ĐẠI TƯỜNG - Vị trí của Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Sài gòn, Quỳnh Lâm 1972.
- THÁI CHÂN -Thử tìm một triết học Cao Đài. Sàigòn Nguyệt San số 2, 1964 và kế.
- THÁI NGUYÊN - Phan Bội Châu. Sài gòn,Tân Việt 1956.
- THÁI NGUYÊN - Phan Chu Trinh. Sài gòn, TânViệt 1956.
- THÁI VĂN KIỂM - Đất Việt trời Nam. Sài gòn, Nguồn Sống 1960.
- THIỀN GIANG - Lược thuật Tòa Thánh Tây Ninh, Tây Ninh, Minh Tâm 1963.
- TOAN ÁNH -Tôn Giáo Việt Nam. Sài gòn, Hoa Đăng 1964.
- TRẦN DUY NGHĨA - Nền tảng chính trị Đạo. Tây Ninh, Hiển Trung.
- TRẦN QUANG THUẬN - Tư tưởng chính trị trong triết học Khổng giáo. Sài gòn, Thư Lâm ấn quán 1961, 28 tr.
- TRẦN QUANG VINH - Le Caodaisme en images.Paris, Dervy 1949. Lịch Sử Đạo Cao Đài (1926-1940), Tây Ninh 1972.
- TRẦN QUANG VINH - Lịch Sử Đạo Cao Đài thời kỳ phục quốc (1941-1946) Tây Ninh 1967.
- TRẦN TẤN QUỐC - Hòa Bình 1954. Sài gòn Điện Tín số 900-960 (7 và 9 năm 1974).
- TRẦN TRỌNG KIM - Việt Nam sử lược. Sài gònTân Việt 1968. Nho giáo .Sài gòn, Tân Việt 1958.
- TRẦN VĂN QUE Á- Cao Đài sơ giải. Sài gòn, Thanh Hương 1963.
- TRẦN VĂN QUẾ - Lý do bành trướng mau lẹ của Cao Đài, Sài gòn, ĐĐNS, số 4, 1964.
- TRẦN VĂN QUẾ - Đạo Cao Đài trong đời sống quốc gia. Sàigòn, Nguyệt San số 3 năm 1964.
- TRẦN VĂN QUẾ - Vai trò của các Tôn Giáo trước sự khủng hoảng tinh thần hiện nay của toàn cầu. Sài gòn, ĐĐNS số 4, 1964.
- TRẦN VĂN RẠNG - Đại Đạo Danh Nhân, 1971.
- TRẦNVĂN RẠNG - Đại Đạo Sử Cương I,II,III, năm 1970-1972. Cao Đài Giáo trong Quốc Sử. Tiểu luận Cao Học Sử, Đại Học Văn Khoa Sàigòn 1974.
- TRẦN VĂN RẠNG - Tam Giáo Triết Học Sử Yếu Lược. Tây Ninh 1970.
- TRẦN VĂN RẠNG - TamThánh Bạch Vân Động , 1972.
- TRẦN VĂN RẠNG - Thượng Phẩm Cao Huỳnh Cư, 1973.
- TRẦN VĂN TUYÊN - Hội nghị Genève 1954 (Hồi ký). Sài gòn, Chim Đàn 1964, 143 tr.
- TRÁNG LIỆT - Cuộc đời cách mạng của Cường Để. Sài gòn 1957.
- VÔ DANH - Âm mưu để Diệm đàn áp Cao Đài.Sài gòn buổi sáng, số 1555, ngày 20-11-1963.
- VÔ DANH - Cao Đài influence in Tây Ninh has been great (trong bài garden of the elephant) Huricane, số 6 (April 1968) tr 18-21.
- VÔ DANH - Cao Đài sẽ đóng vai trò chính trị . Sàigòn, Báo chí số 497, ngày 18-11-1963.
- VÔ DANH - Caodaisme ou Bonddhisme rénové. Sàigòn , Imp Bảo Tồn, 1949, 52 tr.
- VÔ DANH - Diệâm ra lệnh triệt hạ quả Càn Khôn . Sài gòn, Thời Báo số 3,ngày 21-11-1963.
- VÔ DANH - Histoire sommaire du Caodaisme.Đà Nẵng , Trung Hưng Bửu Tòa , 1956,106 tr.
- VÔ DANH - Lý do ông Cao Hoài Sang thay thế ông Phạm Công Tắc. Sài gòn, báo mới, số 498, ngày 19-11-1963.
- VÔ DANH - Đạo Cao Đài với nền văn hóa Việt Nam. Sài gòn hành Đạo số 6,tháng 5-1963.
- VÔ DANH - Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc với những thăng trầm của lịch sử. Sài gòn, Hòa Bình số 127,ngày 21-2-1967.
- VÔ DANH - Thánh Mẫu Fatimat đồng hóa với Phật Mẫu Cao Đài. Sài gòn trắng đen, năm thứ 7, số 2024 ngày 4-2-1974.
- VÔ DANH - Tìm hiểu Cao Đài Giáo . Minh Tân số 27.
 Home          1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ] 6 ]  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét