Thời thượng ngươn còn gọi là ngươn tạo hóa, tức là
ngươn gầy dựng vũ trụ. "Thầy lại phân tính Thầy mà sanh ra vạn vật là vật
chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm" (TN2, tr.62) khởi nguyên vũ trụ còn
hỗn độn rồi phân chia âm dương, trái đất nguội dần nhăn nheo thành núi biển
sông hồ đất đá. Mặt đất ổn định, các loài cây cỏ xuất hiện, sau đó mới có các
giống thú và chim muông,
cuối cùng thì loài người mới xuất hiện (1) giai đoạn
này kéo dài trong nhiều tỷ năm loài người khó phân biệt nổi. (2)
(1) Theo thuyết tiến hóa của Darwin, con người
do loài hầu nhân (homo sapiens) hóa thành. Theo Thần học Cao Đài, loài thú nhờ
tu luyện mà chuyển hóa thành người (xem ở sau) rồi thành Thần, Thánh …
(2) Đến ngày nay
các nhà bác học Mỹ, Liên Xô vẫn còn tranh cãi về sự xuất hiện của loài người. Bác
học Mỹ cho loài người xuất hiện cách đây trên triệu năm. Bác học Liên Xô cho
trên 600 năm.
Con người còn mới hóa sinh còn thuần phát thiên
lương, tương thân tương ái, sống hòa hiệp trên dưới, không xâm lấn của nhau vì
của cải thiên nhiên còn nhiều. Họ sống chung cộng đồng quyền lợi và sinh hoạt.
Khí thiên nhiên còn trong lành không bị ô nhiễm khói nhà máy, nên con người
cộng hưởng thanh nhàn khoái lạc và vui say mùi Đạo. Lẽ đó, thời thượng ngươn
(3) mới có tên là đời Thánh đức hay thời Thượng Đức nên cũng gọi là ngươn Thánh
Đức.
Thời Trung Đức nối tiếp thời thượng ngươn, lòng
người bất nhứt, thâm hiểm, nhiều nết xấu, tật hư, đánh mất thiên lương, cậy sức
mình mà bức hiếp lẫn nhau, tương sát, tương tàn, mạnh còn yếu mất, mới sanh ra
biết bao trường quyết chiến không kể đồng loại, đồng chủng cùng một nguồn gốc
mà ra.
Lẽ đó thời Trung ngươn (4) mới có tên là đời Thượng
lực, nên còn gọi là ngươn tranh đấu.
Thời hạ ngươn tiếp nối sự đấu tranh ngày càng ác
liệt, ghê tởm, con người mưu mô hơn, chê sức mạnh mà dùng trí não, nên mới tạo
ra chước quỷ mưu tà, kế sâu bẫy độc tàn hại lẫn nhau. Nhờ chính sự tranh đua,
các phát minh khoa học giúp con người tiến bộ, tạo ra vũ khí hạt nhân tàn sát
lẫn nhau vô cùng.
Lẽ đó, thời Hạ ngươn (5) mới có tên đời mạt kiếp
(ĐT, tr. 33-34). Nhưng Đức Chí Tôn không thể cho con cái Ngài tiêu diệt
(3) Thời Thượng
ngươn trùng với bốn nguyên đại địa chất và một phần thời thượng cổ của lịch sử
loài người. So sánh này nhằm cho người đọc dễ lãnh hội mà thôi.
(4) Thời Trung
ngươn trùng với thời trung cổ trong lịch sử loài người
(5) Thời Hạ
ngươn tương ứng với lịch sử thế giới cận đại và hiện đại
Nên chính Ngài dùng huyền diệu giáng trần để giáo
Đạo mà cứu vớt sanh linh, thế nên Hạ ngươn này còn gọi là ngươn bảo tồn để phục
tùng lại đời Thánh đức, sống chung cộng đồng quyền lợi và sinh hoạt (TN1,
tr.51) bằng cách tu theo con đường nào để được ân xá và cứu rỗi.
Tạo
đời cải dữ ra hiền
Bảo
sanh nắm giữ diệu huyền Chí Tôn.
(KL,
tr.45)
Tóm lại, sự vận chuyển các tinh cầu (trong không
gian) ba ngươn đạo (thời gian) và luật bảo tồn vạn vật hợp thành vũ trụ quan
của Đạo Cao Đài; ba ngươn đạo là chu trình kín biểu hiện hết thịnh tới suy về
hình thức, nhưng về nội dung thì thời Thánh Đức buổi đầu do thiên lương mà có
thể khác xa đời Thánh Đức của đời bảo tồn do sự giáo hóa đạo đức đạt thành. Thế
giới mai sau không có kiểu phong phú như hiện nay song có ngàn kiểu phong phú
khác giúp con người phúc lạc sung sướng. Về của cải vật chất trong đời Thánh
Đức buổi đầu vật thực thiên nhiên còn nhiều chỉ hái lượm, nhưng đến đời này nhờ
tiến bộ khoa học, máy móc làm ra của cải nhiều, phẩm chất có khác nhau, nhưng
chung qui vẫn là sự cộng đồng sinh hoạt và quyền lợi, hợp lẫn với sự cộng ưu
hòa ái. Nói một cách khác, kỷ nguyên Thánh Đức là ngươn của thế giới đại đồng,
xã hội này được tạo lập do con người biết thương yêu kính trọng nhau, không còn
phân biệt màu da chủng tộc, giai cấp, tôn giáo con người có trình độ tiến hóa
cao về đạo đức và lòng từ bi bác ái.
Phần
Thứ Hai
QUAN
NIỆM VỀ CON NGƯỜI
CHƯƠNG
I
CÁC
GIAI ÐOẠN TẠO DỰNG CHÚNG SANH
Sự hình thành con người theo Thần học Cao Đài trãi
qua 3 giai đoạn : Khởi đầu khí Hư vô sinh ra Đức Cao Đài, rồi Ngài tạo ra vạn
vật, sau cùng mới phối hợp âm dương sanh ra con người.
Giai đoạn 1 : "Khi chưa có chi trong Càn Khôn
thế giới thì khí Hư vô sanh ra một Thầy. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn
vật là vật chất, thảo mộc, côn trùng thú cầm gọi là chúng sinh" (TN1,
tr.62).
Giai đoạn 2 : "Khi Đức Chí Tôn đem dương quang
ấm áp làm cho hóa sinh thì cái khoảng âm quang phải thối trầm làm tinh đẩu sanh
hóa vạn linh" (TN2, tr.85).
Như thế, sự hiện diện của con người là do âm dương
tác hợp mà sanh hóa, hoặc do tu tiến mà chuyển hóa, hoặc do Tiên Thánh giáng
trần làm người để giáo đạo.
Giai đoạn 3 : Đức Chí Tôn dạy tiếp : "Có Thầy
mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật" (TN1,
tr.48), "Nên chi các con là Thầy, Thầy là các con" (TN1, tr.30).
Một đàng khác, Đức Chí Tôn dạy : "Thầy là
Phật, chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các đạo" (TN1, tr.48).
Như vậy Đức Chí Tôn xác định rõ
trước
hết Ngài tạo vũ trụ dần dần theo thứ tự : trước tiên tạo ra đất đá, sông núi
biển, kế đến dựng cảnh quang thảo mộc, rồi mới đến côn trùng nhằm tạo môi
trường sinh sống cho thú cầm. Các vật chất vô tri như đất nước, gió lửa thiếu
tự giác nên gọi là vô tính chúng sanh, còn các sinh vật có năng lực hoạt động
và có cảm giác gọi làhữu tính chúng sanh.
Sau khi tạo đủ điều kiện cho sinh hoạt loài người,
Đức Chí Tôn mới dùng dương quang phối hợp âm quang tức "âm dương hữu hạp
biến sanh, Càn Khôn sản xuất hữu hình" (KL, tr.101) mà tạo ra con người
với điển linh quang của Ngài. Con người, như vậy phối hợp đủ tính chất của
thiên địa nên gọi con người là tiểu thiên địa. Trời có Tam tài là Thiên, Địa,
Nhân, người có Tam bửu là tinh, khí, thần. Chính nhờ có điển linh quang và chơn
dương mà con người có thể tu luyện thành Tiên, Phật, nên "có các con rồi
mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật". Như thế Đức Chí Tôn đã giành cho con
người nhiều ưu ái nhất.
Tiên, Phật cũng xuống trần làm người để phổ độ nhân
sanh, gọi là khách trần (TN2, tr.3) các vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm
tu luyện cũng có thể thành người, rất hạn hữu, nhưng phải thoát kiếp sang đầu
thai một tinh cầu khác. Theo thần học Cao Đài, chúng sanh cũng như thế giới,
tùy luật tuần hoàn mà có lúc thành, lúc trụ, lúc hoại, lúc sinh. Khoảng thời
gian ấy gọi là kiếp. Sau khi qua một kiếp thì linh hồn (gọi đúng là chơn thần)
tiến sang một thế giới khác hoặc linh hồn thọ âm dương sẽ thành hữu hình ở thế
gian. Như vậy, một kiếp là quan niệm về thời gian của thần học Đạo Cao Đài.
Ngoài con người mọi sinh vật khác tu luyện đều có
thể thành người : "Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh". Tám hồn
là vật chất hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên
hồn và Phật hồn. Những sinh vật dưới người như thảo mộc phải tu tiến qua từng
kiếp chớ không phải nhảy vọt được, riêng từ Thần hồn trở lên đều do linh quang
giáng trần thành khách trần một cách dễ dàng vì đã qua kiếp người.
Quan niệm sự chuyển hóa con người như vậy có người
cho là ảo tưởng. Nhớ lại, khi Gallíe cho quả đất là hình cầu, nhưng dân La Mã
vẫn cho là hình tròn, lúc ra tòa Gallié đã tuyên bố 1 câu thời danh là
"Tôi lầm nhưng trái đất vẫn quay" (Jesuis trompé, mais la terre
quitourne). Mặt khác, khoa học đã khám phá ra nhiều sự kiện có vẻ vô lý mà lại
là chân lý. Chẳng hạn, vật chất có thể biến thành ánh sáng chạy theo đường cong
và thời gian co dãn theo sự chuyển động hay tùy theo dân lực giới …
Do đó, cái mà giác quan hay lý trí con người chưa
cảm giác hay chứng minh nổi đâu phải là không có, bằng những con tính, nhà bác
học Einstein đã chứng tỏ không gian cong trong một chiều thứ tư nào đó mà ta
không thể hình dung nổi. Mặt khác, khoa học ngày nay phải chấp nhận sự kém cỏi
trong việc tìm hiểu vật chất. Người ta chưa hình dung được điện tử ra sao ? Nó
có phải là vật chất hay chỉ là luồng sáng. Nhà bác học Đức Heisenberg phải phân
các hiện tượng ra làm hai loại : xét nghiệm được và không xét nghiệm được, chỉ
có thể đoán qua suy luận như điện tử chẳng hạn. Như thế "Bát hồn vận
chuyển hóa thành chúng sanh" (1) vượt qua tầm hiểu biết và xét nghiệm của
khoa học. Đó là đặc điểm của thần học, là tiên tri của giáo lý Cao Đài.
Tóm lại, mọi vạn vật chi chi trong vũ trụ đều do
Đức Cao Đài sinh thành. Con người là sản phẩm có cấu trúc tinh vi nhất mà Ngài
sủng ái đặc biệt nhất ban cho nhiều tri thức và phương tiện sinh tồn nhất để
thay Ngài, nên Ngài gọi con người là thượng sanh (2) mà thống ngự vạn vật đem
lại hạnh phúc cho toàn thể nhân loại.
(1) Chúng sanh
chỉ chung các loài biết bò, bay, máy, cựa, còn theo nghĩa hẹp là nhân sanh.
(2) Tân luật …
SĐD, tr.97-99 trong kiếp hữu sanh, phẩm người là cao hơn hết nên gọi là Thượng
sanh.
CHƯƠNG
II
LINH
HỒN VÀ BA THỂ CỦA CON NGƯỜI
Giáo lý Cao Đài xác nhận con người có linh hồn, nếu
không có linh hồn thì cũng không có Đạo Cao Đài. Nói cách khác, linh hồn là một
tiểu linh quang của Đức Chí Tôn phân tánh ban cho (TN1, tr.95), nên tâm ta động
hay ước nguyện điều gì thì đại linh quang của Ngài sẽ cảm ứng ngay vì cùng tần
số vi ba, một nguồn gốc mà hóa thành, chẳng khác gì trung tâm điện toán, một tế
bào quang điện nhiễu động thì trung tâm có phản ứng ngay. Chính nhờ đó mà Đạo
Cao Đài mới thông linh được Tiên, Phật qua cơ bút.
Người là sinh vật thiêng liêng trong các loài, nên
có đủ 3 phần trong một cơ thể: hình hài, chơn thần, chơn linh (hay linh hồn,
lương tâm) (1). Trong khi đó, loài thảo mộc chỉ có xác do tế bào cấu thành :
gốc trở xuống ngọn quay lên. Như thế, gốc là đầu, ngọn là chơn nên không di
chuyển được (2). Rồi tiến hóa lên hạng thú cầm đầu và đuôi ngang nhau, ngoài
xác do tế bào cấu thành, còn thêm đệ nhị xác thân (tức hơn thần). Do đó, loài
thú cầm có hoạt động, biết ăn uống, ham muốn, ghét sợ như con người. Nhưng nếu
chỉ như thế thì con người khác chi con vật. Thế nên, Đức Chí Tôn mới tạo ra con
người đứng thẳng : đầu ở trên, chơn ở dưới, ban thêm linh hồn hay lương tâm
(TN2, tr.66) để hạn chế lòng ham muốn dục vọng.
(1) Xem CAO
QUỲNH CƯ, Luật tam thể , Tây Ninh 1970.
(2) Một nhà văn
Anh quốc viết một chuyện giả tưởng là trong tương lai loài cây sẽ biết di
chuyển.
Hình hài con người khởi đầu là tinh dịch phối ngẫu
với noãn sào thành khối tế bào có âm dương, tế bào mẹ dần dần phân hoá thành
hình người (3). Đó là nhục thể, một cái xác không hồn, không chơn thần.
"Chơn thần là nhị xác thân, là khí chất bao
bọc thân thể, của xuất nhập của nó là mỏ ác" (TN1, tr.78). khi ta ngủ thì
chơn thần đi vào thế giới khác thích hợp với hoạt động tu tĩnh riêng của nó,
nên dù bị rệp cắn hay muỗi đốt ta cũng không hay vì chỉ có cái xác tế bào mà
thôi. Nhưng chơn thần vẫn còn giữ liên lạc với hình hài bằng nhơn điện, nên
trái tim còn đập, phổi còn thở dưới dạng vô thức.
Bản chất của nhị xác thân ở trạng thái khí giống y
hình hài. Nhiệm vụ của nó là thu hút sanh khí (chơn dương) trong vũ trụ để nuôi
sống tế bào và khí hư vô giúp hình hài an nhàn vô bịnh (ĐT, tr.47); đồng thời
nhận lấy kinh nghiệm của kiếp chúng sanh để khi bỏ xác đến tinh cầu thanh cao
hơn vun bồi sự sống. Thế nên, nhị xác thân là chơn thân, còn hình hài là giả
thân vì nó sẽ bị ôi rửa khi ta chết.
"Cái xác thân thiêng liêng là nhị xác thân,
khi còn ở nơi xác phàm rất khó xuất riêng ra đặng, bị xác phàm kéo níu. Cái
chơn thần ấy của các Thánh, Tiên, Phật thì huyền diệu vô cùng, bất tiêu, bất
diệt. Bậc chơn tu khi đắc đạo có thể xuất ra trước buổi chết mà vân du thiên
ngoại. Các chơn thần ấy mới đặng phép đến trước mặt Thầy" (TN1, tr.6).
(3)Tế bào là yếu tố cấu thành
thể xác các sinh vật. Hình thức phức tạp gồm có 3 phần : nguyên sinh chất, hạt
và nhân.
Có nhiều người chết, cái chết rất khó khăn vì chơn
thần còn luyến tiếc hồng trần, nên cần phải giải oan, độ hồn để chơn thần có đủ
nghị lực rời khỏi tử thi trở về cõi thiêng liêng hằng sống vì luật ân xá ba kỳ
chỉ độ dẫn cao thăng (KL, tr.102). Như vậy, trong chơn thần ta có 2 phần :
ngươn thần và thức thần. Thức thần chỉ làm những điều vô đạo, ích kỷ, tội lỗi,
ngược lại ngươn thần thì chống lại những điều sái quấy ấy. Thế nên, sự gì không
làm cắn rứt lương tâm là của ngươn thần, còn sự gì làm nhức nhối lương tâm
(dạng khác của linh hồn) là của thức thần.
Phần thứ ba của xác thân là linh hồn hay chơn linh,
hay lương tâm hay Thần là điển linh quang của Đức Chí Tôn ban cấp Ngài dạy :
"Nơi thân phàm các con, mỗi đứa Thầy đều cho
một chơn linh gìn giữ cái chơn mạng sinh tồn mà đặng phép giao thông cùng cả
chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các đấng trọn lành nơi Ngọc Hư cung. Các chơn
linh ấy có tánh Thánh nơi mình, chẳng phải gìn giữ các con mà còn dạy dỗ các
con".
Vậy linh hồn có nhiệm vụ thông công các đấng để dạy
dỗ xác thân nên còn gọi là lương tâm. Thế nên, lương tâm con người rất sáng
suốt, quán cổ tri kim, khiến con người làm điều hay sự phải, giục con người mến
đạo đức, chuộng tinh thần, biết thuận theo thiên lý. Cái kiến thức ấy (của các
nhà bác học chẳng hạn) là một hoạt động của linh hồn duy nhất mà ta cảm thấy
được. Thế có nghĩa linh hồn là nguồn gốc của sự khôn ngoan, chỉ nhận thức được
chớ không sờ mó được.
Cái tánh Thánh trọn lành của linh hồn thường bị
thức thần của xác thân dục động, đưa đẩy làm cho cháng váng cái thanh quang,
sanh lòng quấy phá. Thế nên, muốn linh hồn được trong sạch thì xác thân phải
khang kiên và hướng thượng, để có thể tiếp điển quang của các đấng mà giáo hóa
chính mình và cho cả nhân loại.
Những điển quang, từ cõi xa xăm của các đấng phóng
đến làm máu to lưu chuyển, tế bào ta thay đổi kích động linh hồn tiếp điển, rồi
ra lịnh cho trung tâm não khiến tay viết ra thành chữ mà giáo hóa vạn loại.
Tóm lại, trong mỗi một con người gồm có bảy thể cần
yếu là : xương, máu, thịt, chơn dương, tinh, khí, thần theo quan niệm cũ, thần
học Cao Đài gom lại còn ba :
-Xương, máu, thịt gọi là xác thân (hình hài) thuộc
hữu hình còn chơn thần có hình thức giống y xác thân nhưng ở thể khí đại diện
xác thân ở cõi vô hình nên hấp thụ khí chơn dương (tức khí hư vô, khí hạo nhiên).
Còn linh hồn còn được điển linh quang của Đức Chí Tôn ban cấp tức thần. Thần và
khí là 2 thể vô hình đều có nhiệm vụ lo cho xác thân. Tinh chỉ là sản phẩm của
xác thân, nó hoạt động nhịp nhàng với Thần để được ban cấp tiểu linh quang, khi
một giọt tinh dịch phối thành tinh đẩu (TN2, tr.85).
Con người biết giữ gìn ngươn tinh đầy đủ thì làm
cho chơn thần an vui, linh hồn minh mẫn. Khi chơn thần thảnh thơi mới hút khí
hạo nhiên châu lưu vận hành trong hình hài mà nuôi lấy ngươn thần. Nhờ đó,
luyện tinh bảo tồn ngươn khí, luyện khí hoá thần mà hườn hư. Hễ hườn hư (vô)
tức đạo chuyển mà phản bổn hườn nguyên đặng thành Tiên tác Phật.
Tóm lại, thần học Cao Đài xác nhận : xác thân là
giả thân sẽ bị tiêu hủy sau khi chết, chơn thần mới là chơn thân ở thể khí phản
ánh đúng mọi thể, mọi lẽ của xác thân, nên chính chơn thần mới đi chuyển kiếp
và đến trước mặt Thầy, chớ không phải linh hồn. Vì linh hồn là điển linh quang
và là chơn linh giữ gìn chơn thân, vốn trọn lành, có tội phước đâu mà phải đầu
thai. Đó là một quan niệm tiến bộ của thần học Cao Đài.
Chính nhờ điển linh quang mà con người mới liên lạc
được với thế giới vô hình. Bởi các cõi trời từ trược tới thanh, từ năng tới
nhẹ, từ tối tới sáng đều có những tần số điển khác nhau của đấng Chí Tôn tạo
thành. Các cõi ấy trước sự sống tồn tại là nhờ nguồn điển lực cung cấp từ trung
tâm vũ trụ đấng Chí Tôn là đại linh quang, con người là tiểu linh quang của
Ngài.
(Luật
Tam Thể)
Do đó, điển lực của Ngài và các tầng trời Ngài
thống trị phát ra, cái máy thu thanh con người đương nhiên phải nhận được. Đó
là nguồn cội cơ bút Đạo Cao Đài.
Khoa học cũng đã xác nhận : vào năm 1968, nhà khoa
học Nga P.Guláep nhờ máy có độ nhạy cao đã ghi nhận được điện trường sinh học
xung quanh tế bào thần kinh học. Dựa vào phát minh ấy, A.Prexman đề ra giả
thuyết rằng các cơ thể sống sử dụng điện trường sinh học để thu nhận và trao
đổi thông tin. Ông muốn nói đến giác quan các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện
trong biển và đại dương có rất nhiều dòng điện, những dòng điện này chạy trong
các tần nước theo những hướng khác nhau. Các dòng điện đó có cường độ không
đáng kể nhưng cũng đủ cho các loài sinh vật dưới biển (cá) nhận biết (Khoa Học
và Đờii Sống số 5, 149-383.)
Xem như thế, mọi loại trong vạn vật đều có thể nhận
biết được các nguồn điện lực từ xa, chớ đâu phải riêng con người. Vả lại, việc
cầu cơ chấp bút đâu phải là một việc mới mẻ gì. Bởi lẽ, nó đã thịnh hành ở bên
Châu Aâu, trong dân gian Việt Nam, Đạo Cao Đài chỉ phát triển đến đỉnh cao của
cơ bút, biến cơ bút thành công cụ lập giáo và phổ truyền giáo lý.
CHƯƠNG III
THUYẾT
CHUYỂN LUÂN
Thuyết chuyển luân của Đạo Cao Đài cũng phù hợp với
lập thuyết khoa học như thuyết tiến hóa của Darwin và Lamacrk cho rằng trong vũ
trụ không có cái gì tự sinh mà cũng không có cái gì tự diệt. Nhà bác học
Lavoisier thêm "cái gì cũng có lý do cả".
Theo thần học Cao Đài, cái này nương vào cái kia mà
sinh thành, cái kia nương vào cái nọ mà tồn tại, lớp lớp chồng chất đến vô tận.
Con người bỏ cõi xác trần để chơn thần mặc vào cái áo mới tốt hơn ở cõi khác,
hoặc có thể ở cõi trần này, nếu về mặt tu dưỡng chưa tiến bộ.
Kinh lễ có câu : "chuyển luân định phẩm cao
thăng" (KL, tr.102) nên vùng chuyển luân chỉ định vị cho người thăng tiến
chớ không có địa ngục a tỳ. Nếu Thánh ngôn có dạy "trần là cõi đọa bậc
Thánh Tiên có lầm lỗi" (TN, tr.3) thì cái đọa ấy đã có trong các kỳ phổ độ
trước đến kỳ ba phổ độ này nhờ Đức Chí Tôn đại ân xá con cái Ngài sẽ trở về
cùng Ngài (KL, tr.102).
Ngài dạy : "ta vì lòng đại từ, đại bi, vẫn lấy
đức báo sanh mà dựng nên Đại Đại Tam Kỳ Phổ Độ để cứu vớt những kẻ hữu phần vào
nơi địa vị cao thượng, để tránh khỏi số mạng luân hồi" (1).
(1)Thuyết chuyển
luân của Đạo Cao Đài không có âm ty ma quỷ. Thuyết luân hồi của Phật giáo, kẻ
có tội phải xuống âm phủ cho Diêm Vương hành phạt.
Thánh ngôn Cao Đài có nhắc chữ luân hồi là chỉ để
so sánh với luật luân hồi nhân quả xưa kia của Đức Phật, làm ác gặp ác, nhân
nào quả đó. Đạo Cao Đài giáo hóa nhân sanh bằng phong trào thi đua công quả
tiến tới ngày tuyển phong Phật vị (KL, tr.45). Bởi vì, muốn trở về cõi thiêng
liêng hằng sống xứng đáng nhất không có con đường nào khác là đạt vị Phật, một
phẩm cao nhất trong trường học 5 lớp, vì thầy có dạy : "Thầy là các con,
các con là Thầy" mà Thầy là một vị Phật.
Trường học 5 lớp từ dưới lên trên là Nhơn Đạo, Thần
Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo cho những hóa nhân bình thường. Nhưng cũng
có những nguyên nhân tu từ các thời kỳ trước chưa đạt tột bậc thì tuỳ theo phẩm
mà ngài cho tu theo hạng Thánh hay tiên. Hóa nhân là loài côn trùng thảo mộc chuyển
kiếp lên thành người. Nguyên nhân là nguyên khí chất tiên thiên giáng sanh làm
người.
Như thế, trường học 5 lớp ấy tùy trình độ mà vào
học. Riêng địa cầu 68 thì phải bắt đầu vào lớp một nhân đạo, địa cầu 67 có thể
vào ngay lớp 2 là Thần Đạo.
Con người khi qui vị được một chức sắc làm phép độ
thăng thì chơn thần mới lìa khỏi xác đi vào thế giới thích hợp, đem theo cả
phần chơn dương, chỉ còn lại phần âm nên thi thể giá lạnh, một cái xác không
hồn. Do đó, Đạo Cao Đài gọi là đám xác vì không tin có ma quỷ. Xác chỉ còn phần
âm nặng nề thuộc quyền quản trị của Cung Diêu Trì, nên Đức Phật Mẫu và chín cô
tùy theo nhiệm vụ, trước đã dìu dẫn linh hồn theo Đạo, khi chết các cô cũng đến
độ hồn đem về cõi thiêng liêng hằng sống đặng lãnh phần thưởng xứng đáng hơn
(TN1, tr.65) trong quá trình tu luyện tại thế gian.
Chơn thần sẽ thăng tiến sau chín ngày thoát xác ở
trường đình rồi từ Ngạn uyển đến vườn đào Tây Vương Mẫu, rồi cõi Thanh thiên,
cõi Huỳnh Thiên, Xích Thiên, Kim thiên bước sang tầng trời Hạo thiên nhiên, Phi
tưởng thiên, Tạo hóa thiên và sau rốt dự vào Hội Long Hoa để tuyển phong vị
Phật mà hội hiệp cùng Đức Chí Tôn ở đây, linh hồn : "Khả tỉnh thức tiền
duyên nhớ lại, đoạn cho rồi oan trái buổi sanh, đem mình nương bóng chí
linh" (KL, tr.38). Tại vườn Tây Vương Mẫu chơn thần được uống rượu trường
sanh và được độ dần lên "chín tầng trời" vì "cõi Thiên đẹp thấy
nhẹ nhàng cao thăng" (KL, tr.39)
Trước tiên là cõi Thanh thiên (tầng trời thứ nhất)
đây là miền Bồng lai tiên cảnh được "Hội Thánh minh giáo giao sách Trường
xuân (KL, tr.40). tiến sang cõi Huỳnh Thiên (tầng trời thứ hai) do Huyền Thiên
Quân chưởng quản, chơn thần được lửa tam mụi đốt cháy oan gia nghiệt chướng để
tuyệt khổ mà đi lên cõi Xích thiên (tầng trời thứ ba) do Thái Thượng Lão Quân
chưởng quản, hồn đến đài chiếu giám xem tội phước ở kiếp sinh. Rồi nhờ xe Như
Ý, hồn tới cõi Kim Thiên (tầng trời thứ tư) do Phật Như Lai chưởng quản. Ở đây,
chơn thần đến đài Huệ lương trừ sạch ô uế, ướp vào mùi thơm ngọt ngào để đến
Niết Bàn (KL, tr.42) . Lúc này, hồn đã nhẹ nhàng tới cõi Hạo thiên nhiên (tầng
trời thứ năm) do Phật Chuẩn Đề chưởng quản và được Thần Tiên hiệp sức giải thi
đưa chơn thần lên Phi tưởng thiên (tầng trời thứ 6), cung Diêu Trì cõi tạo Hóa
Thiên (tầng trời thứ bảy) dưới quyền cai quản của Đức Phật Mẫu, chơn hồn đến
Cung Trí Giác tịnh dưỡng tinh thần. Sau đó, chơn thần đến cõi Hư vô Thiên (tầng
trời thứ tám) do Đức Nhiên Đăng chưởng quản, vào ao Thất Bửu gội mình sạch tục
và được "Bồ Đề Dạ dẫn hồn thượng tấn" (KL, tr.44) đến chầu Đức Di Lạc
ở cõi Hổn Ngươn Thiên (tầng trời thứ chín) đặng dự vào "Hội Long Hoa tuyển
phong Phật vị" vì trong kỳ ba phổ độ này, Đức Di Lạc thay diệu huyền của
Đức Chí Tôn tuyển chọn ngôi vị Phật (KL, tr.45) cuối cùng chơn thần thăng lên
cõi Thượng Thiên tức cõi thiêng liêng hằng sống, trong đó có Ngọc Hư Cung nơi
Đức Chí Tôn ngự và Bạch Ngọc Kinh là kinh đô của Thánh, Tiên, Phật … triều nghi
của Đức Chí Tôn cũng ở đây (2).
(3) Phần chuyển luân này viết
theo kinh Di Lạc và kinh cửu, quan niệm về "chín tầng trời" có khác
với sách cũ.
CHÍN
TẦNG TRỜI
CÕI
THIÊNG LIÊNG HẰNG SỐNG
9/ - HỔN NGƯƠN THIÊN
8/ - HƯ VÔ THIÊN
7/ - TẠO HÓA THIÊN
6/ - PHI TƯỞNG THIÊN
5/ - HẠO NHIÊN THIÊN
4/ - KIM THIÊN
3/ - XÍCH THIÊN
2/ - HUỲNH THIÊN
1/ - THANH THIÊN
0/ - DƯƠNG QUANG
CÕI
ÂM QUANG
Tóm lại, luật chuyển luân chính là định luật tiến
hóa của vũ trụ giúp con người học hỏi luôn. Để chơn thần nhận rõ sự sai lầm, mở
thêm sự sáng suốt giác ngộ đường đạo đức. Nếu chơn thần không đủ trình độ để
tuyển phong vào Hội Long Hoa tạo đời Thánh Đức thì phải chờ bảy ức niên nữa.
Định luật tiến hóa luôn luôn máy động, nếu ngừng nghỉ thì cơ tận diệt cũng đến.
Chơn lý của đạo l2 sự tiến hóa, từ trầm luân trọng trượt vẫy vùng đến chỗ cao
siêu minh triết, 2 trạng thái sinh diệt luôn thể hiện trong vũ trụ.
CHƯƠNG IV
ÐẠO GỐC Ở TÂM
Trong kinh lễ có câu :
"Đạo gốc bởi lòng (tâm) thành tín hiệp". Thánh ngôn cũng có dạy :
giáo lý đạo không giảng cùng lý mà chỉ nói đến cái tâm. Vì tùy sự giác ngộ hiểu
biết của con người mà đạo trở thành thâm sâu hay thô thiển.
Việc thờ Thiên Nhãn Đức Cao Đài cũng đã minh định :
"Nhãn
thị chủ tâm
Lưỡng
quan chủ tể
Quang
thị thần, thần thị thiên
Thiên
giả, Ngã giả"
Con người mới sinh ra có nhục nhãn, nhờ tu luyện
giác ngộ đạo thì có huệ nhãn (thần nhãn) rồi tiến đỉnh cao là thiên nhãn, thông
kim bác cổ, thông suốt vũ trụ, cũng như người tu có huệ tâm tôi luyện mãi thành
thiên tâm tức Đạo tâm.
Buổi đầu, Thánh ngôn Thầy có dạy tịch đạo trong đời
Giáo Tông thứ nhất là Thanh Hương, trong đời kế tiếp là Đạo Tâm. Thờ Thiên Nhãn
là thờ cái tâm, hiến lễ lên Thầy chữ tâm, đối xử với nhau cũng bằng chữ tâm,
cho nên, đạo gốc ở chữ tâm. Tâm tức là đạo, đạo tức tâm, biết tâm thì biết đạo,
biết Thầy (Tâm tức đạo, đạo tức thiên, tri tâm tắc trị đạo tri thiên), mà đạo
thì ở trong tâm con người, sáng như ban ngày, tuy có lúc biến đổi theo hoàn
cảnh, nhưng cái ánh sáng của ngày không hề thay đổi. Muốn đạt đạo tâm phải có
đạo từ, tâm trụ. Đạo từ là từ bi hỉ xả, tâm trụ là càng lay càng im, càng trụ
vững đức tin và đến lúc nào đó thì đốn ngộ, đạt đạo. Đó là con đường tu tắt, và
muôn luyện tâm trụ phải thiền định, khác với con đường tu theo Cửu phẩm Thần
Tiên và thập nhị đẳng cấp thiêng liêng theo đường tu tiệm ngộ. Nói một cách
khác, thời kỳ đạo tâm là thời kỳ tự tu, tự ngộ vì con người đã đến giai đoạn
giác ngộ cao, tu tâm dưỡng tánh.
Tâm tánh là một, nhưng vì hiện trạng khác nhau nên
có tên gọi khác mới: làm chủ tể gọi là đế, lưu hành gọi là mệnh, phú con người
gọi là tính, làm chủ cái thân gọi là tâm. Tuy cái tâm ta phát ra mỗi việc mỗi
khác, nhưng chung qui có mỗi cái tính. Cho nên, ngoài cái tâm thì không có lý,
ngoài cái tâm thì không có sự việc. Thế nên, chỉ lo cái tâm của hàng giáo lãnh.
Các chức sắc hơn người là vì có cái tâm thuần nhiên thiên lý bất cứ lúc nào
cũng như cái gương soi nên chỉ hành thiện, thường nhân để che lấp đi lòng
thành. Vậy thiện ác là hai việc không hề có sẵn mà do tâm tạo ra. Thế nên,
người đạt được đạo tâm thì lời nói như kẻ thường mà cái tâm mình cho phải thì
phải, dù lời thánh nhân mà tâm mình cho trái thì trái. Do đó, không nên tìm sự
khác nhau giữa tôn giáo này và tôn giáo nọ mà làm thế nào cho tâm mình được ổn
thì thôi. Cho nên, người đạt đạo tâm thì quan niệm rất rộng rãi : đạo không có
trong không ngoài, không có người không có ta, thiên điạ vạn vật nhất thể để tồn
tâm dưỡng tánh, để tiến tới đại đồng thế giới.
Cái bản thể của tâm là lương tri. Chính tuỳ cái
lương tri nơi mỗi người mà người ta quan niệm có quỷ thần hay không, cái gì
cũng bởi đó mà ra. Thế nên, nói cái tâm là cốt bỏ cái tối, tà vạy để thấy rõ
ánh sáng của lương tri. Do vậy, Đạo Cao Đài là một tôn giáo mới phù hợp với con
người thời đại hạt nhân, không dạy những điều khoản khoa học hay mê tín.
Nhưng cái u tối của một ít người là do không rèn
luyện cái lương tri, vô hình trung làm nơi bàn luận cho khách bàng quan. Cho
nên, lương tri là đầu mối lớn của học vấn của sự hiểu biết. Do đó, một khi đã
theo đạo phải rèn luyện cái tâm cho sáng suốt thì bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn
cảnh nào tác động tới, càng lay càng im lìm.
Tóm lại, đầu mối ở trong tâm con người "Nhơn
tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất doãn chấp quyết trung - Trung
dung" (Lòng người dễ khuynh, lòng mến đạo lại yếu, cho nên phải xét cho
tinh một mực, quyết giữ cho bằng được đạo trung).
CHƯƠNG V
KINH
SÁCH ÐẠO
Khi đọc kinh điển Đạo
Cao Đài, ta phải chấp nhận câu : Đọc kinh tầm lý. Cái chân lý nhiệm màu của đạo
không thể nói ra được mà kinh điển chỉ là phương tiện để trình bày cái
chân lý, còn cứu cánh là do sự ngộ đạo của người đọc. Nếu đọc với tinh thần như
vậy không những bây giờ mà cho đến mai sau, giáo lý Cao Đài sẽ vẫn thích hợp
với mọi thời đại.
Riêng về sách do các
chức sắc và đạo tâm viết thì có nhiều hạn chế : gốc đạo Phật mới nhập môn theo
Đạo Cao Đài thì viết nhiều về triết lý nhà Phật, gốc nho sĩ viết nhiều về Khổng
giáo … Vì thế ta không lấy gì làm lạ : các đệ tử của ông Ngô Minh Chiêu lập ra
phái Chiếu Minh vô vi, chủ trương luyện kỷ tu đơn theo Lão giáo, còn Đạo Cao
Đài Tây Ninh lúc mới khai đạo ở chùa (Phật) Từ Lâm thì chủ trương Phật giáo
chấn hưng (bìa sách do G.Gobron viết tựa nhỏ boudhisme rénové). Sau đó, một số nhà nho,
thấy kinh sách đạo Cao Đài xưng tụng các đấng đều bằng chữ Hán và Tân luật viết
theo nho gia, nên chủ trương Nho tông chuyển thế. Một vài Thánh Thất chi phái
coi ngày Chúa giáng sanh là ngày lễ lớn chính thức, có bài kinh xưng tụng Đức
Gia Tô giáo chủ, đọc theo giọng nam xuân của Đạo Cao Đài.
(1) Tân luật là
luật của con người làm có sự phê chuẩn của Đức Chí Tôn, có thể sửa đổi theo
trình độ tiến hóa của nhân sanh, nên không là sách vĩnh cửu được.
Như đã trình bày ở trước, Đạo Cao Đài thừa kế tất
cả tinh hoa của các tôn giáo xưa : Thừa kế có chọn lọc và sáng tạo. Nhưng sự
chọn lọc và sáng tạo lại tùy con người, hạn chế hay không, sáng tạo hay ghép
nhặt là ở chỗ đó.
Về sách các đấng giáng cho 2 quyển căn bản là
"Pháp Chánh Truyền" và "Thánh Ngôn Hiệp Tuyển", vừa là chỗ
dựa cho sự thống nhất các chi phái vừa là giáo lý truyền đạo khắp toàn cầu.
Muốn hiểu Đạo Cao Đài một cách chân chính thì tự mình đọc hai quyển đó. Bộ
Thánh ngôn gồm 2 phần : phần dạy đạo trong nước Việt Nam bị giới hạn về đất
đai, con người. Người Aâu Mỹ đọc qua chắc sẽ thấy xa lạ. Phần dạy đạo ngoài
nước còn nhiều chấm lửng … Vì Đức Cao Thượng Phẩm sớm qua đời (1929), người
cùng phò cơ với Đức Phạm Hộ Pháp từ buổi đầu có đầy đủ huyền diệu để phong
Thánh và truyền đạo.
Về kinh lễ, ta phân biệt 3 phần. Hai phần các Đấng
giáng cho trong kỳ ba phổ độ và Đức Phạm Hộ Pháp viết thì phù hợp với giáo lý
Cao Đài. Riêng phần do Chi Minh Lý (từ Tam Tông Miếu ở đường Cao Thắng, Sài
Gòn) dâng cho buổi đầu, gồm kinh Tứ Thời (tý, ngọ, mẹo, dậu), kinh Sám Hối,
xưng tụng Thần Thánh Tiên Phật có lẽ cần phải xét lại.
Ngay phần kinh Tứ thời tiếp lễ nhạc quân Cao Mỹ
Ngọc có nhận định như vầy : "Những bài Tịnh tâm, Tịnh khẩu, Tịnh thân, An
thổ địa, các đạo hữu nên học cho biết, chẳng nên đọc nơi đàn vì không phải là
kinh chư Tiên có ý muốn dạy chúng ta cho biết cách chức đặng giữ mình, hầu khỏi
thất lễ nơi trước bửu điện. Nếu đọc thì sai, vì ta nói rằng ta tịnh khẩu, tịnh
tâm mà kỳ thật đọc um lên, rồi thế nào mà tịnh đặng" (KL, tr.139) Từ năm
1929 (Kỷ Tỵ) mà ông Cao Mỹ Ngọc có nhận định tiến bộ như vậy, còn ngày nay thì
sao ? Khi các phái đạo dâng kinh không có một bắt buộc nào, ta thấy phù hợp với
tôn chỉ Đạo Cao Đài thì dùng không hợp thì gửi trả lại (2).
Đạo cốt là ở tâm linh diệu và ở giáo lý cao thượng
chớ không phải ở kinh điển. Vì kinh điển tiếng Việt Nam hay Hán văn, người
ngoại quốc làm sao đọc được mà truyền đạo.
Thầy dạy : "Kinh điển giúp đời siêu phàm nhập
Thánh chẳng khác chi đũa (ăn cơm), chẳng có đũa, kẻ có cơm (đạo) bốc tay ăn
cũng đặng" (TN2, tr.5)
Quan niệmvề Đạo của Đức Chí Tôn rất bao dung rộng
rãi. Cứu cánh là sự giác ngộ giáo lý cao thượng, chớ không phải những cái
"râu ria" mang nặng bản sắc Aù Đông, làm trở ngại xây dựng một thế giới
đại đồng, còn kinh điển chỉ là phương tiện, không lấy phương tiện làm cứu cánh
bao giờ. Nói một cách khác, đọc kinh phải tầm lý. Vậy cái lý ấy dịch ra tiếng
nước ngoài để người ta đọc suy nghĩ cái lẽ cao thâm huyền diệu, có tác dụng cao
thâm hơn đọc kinh mà không hiểu nghĩa trong kinh ra sao? Đó cũng là quan điểm
của người ngoại quốc, họ luôn luôn tìm hiểu ngọn ngành trước khi nhập cuộc,
không dễ tin, nhưng khi đã tin thì không có gì làm lay chuyển nổi.
(2) Kinh sám hối, kinh xưng tụng Thần Thánh … của Chi Minh Lý, nội dung
không phù hợp với giáo lý tân tiến của Cao Đài.
Bởi lẽ ấy, Đức Chí Tôn dạy : "Thầy chẳng dùng
sự chi mà thế gian gọi là tà quái dị đoan, nếu có xảy ra một ít dị đoan trong
đạo đã dùng lỡ, ấy là tại nơi tâm của một vài môn đệ đó. Nếu chẳng giữ theo lẽ
chánh mà hành đạo và bày biện nhiều sự vô lối thì trong ít năm sau đây sẽ trở
nên một mối tà đạo mà các con đã từng thấy" (TN2, tr.42).
Xem thế, giáo lý đạo không dạy điều chi dị đoan,
nhưng không phải lúc nào cũng triệu thỉnh được các Đấng để xin thánh ý (TN,
tr57), nên một số người đã suy luận và tự ý bày biện thêm, đương nhiên là với
hảo ý, nhưng cái hảo ý ấy cục bộ, phù hợp với vài cá tính, vài địa phương nào
đó, vô tình đánh mất tính khoa học, tính quần chúng của tôn chỉ đạo.
Về ngôn ngữ trong kinh sách, có mục đích "văn
dĩ tải đạo" nên nhằm đạt được sự truyền bá và độ rỗi nhân loại, chớ không
chủ tâm tạo ra một triết lý bác học, khó phổ cập. Ngọn ngữ cũng có cái giới hạn
của nó, không thể nào diễn tả một thế giới xa xăm hay tương lai hoặc một chơn
lý nhiệm màu mà con người có thể dễ dàng cảm thông được. Do đó, đôi khi phải cụ
thể hóa, so sánh những vật thể gần gũi để người đọc lãnh hội một cách dễ dàng,
mà có người hiểu lầm là trần tục. Vả lại, tôn giáo thường phát sinh trong dân gian,
trong đám người nghèo khó. Đức Cao Đài như trình bày ở trước, là Thượng đế của
người nghèo.
Sự hiện hữu của Đạo Cao Đài có nguồn gốc bình dân,
đó là chủ đích của Đức Chí Tôn không giấu ai. Ngài dạy : "Hồi trước còn
ngu xuẩn, kẻ phò cơ không đủ tinh thần nên mỗi khi cầu cơ khó nhọc lắm mới được
vài lời của người khuất mặt." (TN2, tr.92). Như vậy, văn pháp ảnh hưởng
tùy ở đồng tử (médium) vì các Đấng dạy bằng tư tưởng chớ không dạy lời lẽ. Thế
nên, đồng tử dốt thì lời vụng về. Đồng tử biết ngoại ngữ mới nghe được tiếng
thiêng liêng mà viết ra. Mặt khác, lúc đạo khai (1925) ngữ pháp Việt Nam chưa
hình thành, văn chưa gọn gàng, nói sao viết vậy. Mục đích là truyền đạo được mà
thôi. Đức Chí Tôn lại chọn một nước trong vòng nô lệ ngoại bang mà mở đạo là có
ý lớn độ rỗi những đứa con thống khổ nhất đang bị trầm luân. Ngài dạy :
"Thầy đã lập đạo nơi cõi Nam này là cốt để ban thưởng một nước từ thử đến
giờ hằng bị lắm cơn thịnh nộ … Đạo trời mở ra cho một nước, tất là ách nạn của
nước ấy hầu mãn" (TN2, tr.14.25).
Tóm lại, bất cứ ai muốn tìm hiểu Đạo Cao Đài hoặc
muốn tu theo Đạo Cao Đài đều phải cần đọc những sách căn bản sau đây do các
Đấng thiêng liêng giáng dạy.
-Thánh ngôn hiệp tuyển (2 quyển), có phần Thánh
Ngôn Pháp văn với nhan đề : Les Messages Spirites Tây Ninh 1962. -Pháp Chánh
Truyền đã dịch ra Pháp văn với nhan đề : La Consitution Religieuse du Caodaisme
Paris, Dervy 1953, 191 trang.
- Kinh Lễ (thường gọi là Kinh Thiên đạo, Thế đạo)
nên chú trọng phần chính truyền.
- Tân Luật (Paris Gasnier 1952) nên lấy ý chung mà
hiểu luật đạo trong buổi đầu ở nước Việt Nam.
Các sách khác do các cá nhân viết ra tùy thuộc
trình độ hiểu biết và quan điểm của tác giả. Hội Thánh không trách nhiệm nào về
mặt lý luận và trọng tự do tư tưởng của mọi chúng sanh. Chỉ có một quyển siêu
kinh, cao nhất của Đạo Cao Đài là "Kinh Vô Tự "vĩnh cửu với thời
gian.
Phần
Thứ Ba
ÐẠO
CAO ĐÀI
LÀ
TÔN GIÁO ÐẠI ĐỒNG THẾ GIỚI
CHƯƠNG
I
MỘT
TÔN GIÁO BAO DUNG QUI HỢP
Những phần trình bày trước là phương tiện đưa đến
phần này, vì lý tưởng cao cả nhất của người tín đồ Cao Đài là sự hình thành một
thế giới đại đồng. Người tín đồ nào cũng mơ ước một ngày nào đó, nhờ phép mầu
của Đức Cao Đài chuyển nhân loại sống chung một nhà, cộng đồng quyền lợi và
sinh hoạt, không còn phe phái này nọ kình chống nhau. Đó là lời cầu nguyện mỗi
ngày 4 lần "thiên hạ thái bình" (KL, tr.24) của mỗi tín đồ Cao Đài.
Trong thế kỷ XIX, khoa học mang tính cách độc đoán
đối lập với tôn giáo, cả tin vào khối óc khám phá vũ trụ của con người. Bởi lẽ,
có những điều mầu nhiệm của tôn giáo mà khoa học với phương tiện của nó không
thể nào chứng minh được. Song, đến nửa đầu thế kỷ XX theo André Maurois, Viện
sĩ Hàn Lâm Viện Pháp thì vật chất của nhà vật lý học không còn có thể sờ được,
cũng không còn có thể trông thấy được nữa. Nó là chỗ giao điểm giữa hai làn
sóng của hư không, một cái chóp đỉnh của khoảng thời gian, một dự phóng của ý
thức người quan sát và cuối cùng, nó là phương trình số học, tức là một ý
tưởng. Như vậy, các nhà vật lý học đi tới chỗ phải suy tưởng bằng dụng ngữ của
tinh thần hơn là của vật chất. Chúng ta lại trở về với Platông (Platon) (1).
"Vốn từ trước Thầy đã lập ra ngũ chi Đại Đạo
là Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo. Tùy theo phong hóa nhơn
loại mà gầy thành chánh giáo, là vì khi trước càn vô đắc khán, khôn vô đắc
duyệt, nhơn loại đã hiệp đồng, càn khôn dĩ tận thức, lại bị phần nhiều những
đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau, nên Thầy mới nhứt định qui nguyên phục
nhứt".
Lời mặc khải huyền nhiệm của Ngài cũng là triết
thuyết mới mẻ về tôn giáo , vì mặc khải không thể có bằng kinh nghiệm, cũng
không lý luận hay chứng minh gì được. Đó là đặc điểm của tôn giáo khác với khoa
học. Khoa học đã căn cứ vào vật thể mà phát minh những phương tiện giao thông
cho con người sống gần nhau, nên cũng cần phải có tôn giáo mới phù hợp với thời
đại mới. Đạo Cao Đài có sứ mạng thiêng liêng cao cả, làm trung gian hiệp đồng
mọi luồng tư tưởng Đông Tây nên giáo lý Cao Đài có tính cách bao dung hòa hoãn.
Đức Phật Mẫu cũng dạy :
"Độ
anh nhi Nam Bắc Đông Tây
Kỳ
khai tao nhứt linh đài
Diệt
hình tà pháp cường khai đại đồng
Hiệp
vạn chủng nhứt môn đồng mạch" (KL, tr.103).
Đức Mẹ đã xác nhận, dù người ở Đông bán cầu hay Tây
bán cầu, ở Bắc bàn cầu hay Nam bán cầu, các chủng tộc ấy đều có nguồn gốc chung
từ Đức Chí Tôn mà ra, nên phải hiệp lại mà tạo lập nên một thế giới đại đồng,
giúp đỡ lẫn nhau như con một nhà (TN2, tr.14). Mỗi một tín đồ Cao Đài đều phải
truyền cao lời dạy của các đấng và phải phổ độ nhơn loại khắp năm châu (TN1,
tr.32).
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ là mối đạo lớn chung cho tất
cả, một giải pháp tổng hợp vừa chừng cho tất cả (không nhằm phủ nhận một tôn
giáo nào), là danh hiệu chung cho tất cả tôn giáo, mà từ trước các vị giáo chủ
giáng trần giáo đạo. Tất cả các Ngài đều là sứ giả của Đức Chí Tôn. Thế nên, Đại
Đạo không phải là hiệp hội các tôn giáo mà là con đường lớn qui các tôn giáo
vào một mối. Ngoài tam giáo ở Á Đông, Đức Chí Tôn còn dạy : "Thầy là Đức
Jéhovah của dân Hébreux, vị chủ tể của dân Israel, vị Thánh vô danh của dân Do
Thái, Đức Đại Từ Phụ của Chúa Jésus cứu thế. Con chỉ cầu nguyện Thầy với danh
hiệu Cao Đài thì sẽ có sự cảm ứng" (TN1, tr.124)
Còn tam kỳ là phổ độ lần thứ ba. Theo giáo lý Cao
Đài, trước kia có nhứt kỳ phổ độ vào thời đại thượng cổ và nhị kỳ phổ độ vào
thời Trung cổ (2). Sự phân chia này nói lên sự huần hườn hết thịnh tới suy, hết
suy tới thịnh. Khi nhân loại suy đồi thì tôn giáo có nhiệm vụ phục hưng giáo
đạo vì sai lạc bản chất (TN1, tr.120). Đức Chí Tôn cũng dạy : "Đạo Thánh
của Chúa làm tăng dục vọng của kẻ mạnh đối với người yếu và giúp cho bọn trên
hiếp dưới. Phải có một giáo lý mới đủ khả năng kiềm chế nhơn loại trong sự
thương sót chúng sanh" (TN1, tr.121). về Phật giáo Ngài dạy : "Từ
trước ta giáng sanh lập Phật giáo gần 6.000 năm thì Phật giáo chánh truyền thay
đổi. Ta thường nghe chúng sanh nói Phật giả vô ngôn. Nay ta nhứt định lấy huyền
diệu mà giáo đạo, chớ không giáng sanh nữa, đặng chuyển Phật giáo lại cho hoàn
toàn" (TN1, tr.49)
Nhứt kỳ phổ độ tức là nhứt thiết Long Hoa Thiên
khai Tý hội thuộc vào thời Phục Hy bên Trung Quốc. Thời này có các sứ giả Đức
Chí Tôn ra đời cứu thế như Đức Nhiên Đăng, Thái Thượng Lão Quân, Phục Hy (Trung
Quốc), Đức Kristna (Aán Độ), Đức Moise (Ai Cập) …
Nhị kỳ phổ độ tức nhị thiết Long Hoa Thiên khai Sửu
hội. Thời này có Đức Lão tử, Khổng Tử (Trung Quốc), Đức Thích Ca (Aán Độ),
Jésus Christ (Trung Đông) …
Tam kỳ phổ độ tức tam thiết Long Hoa Thiên khai Dần
hội. Chính Đức Chí Tôn giáng điển quang, qui Tam giáo, hiệp Ngũ chi mà giáo đạo
không giao chánh giáo cho tay phàm nữa.
Danh hiệu Tam Kỳ Phổ Độ được dịch là Troisìeme
Amnistie de Dieu en Orient : ân xá kỳ ba của Đức Chí Tôn ở phương Đông. Từ ngữ
phương Đông (Orient) nó lý giải cho từ Tam giáo. Ơû phương Đông có 2 nước lớn
nhứt là Trung Quốc và Aán Độ, cho nên đặt Lão Tử, Khổng Tử (Trung Quốc) gấp đôi
và ngang hàng với Đức Thích Ca (Aán Độ) là lý đương nhiên. Đây là giới hạn về
không gian, nhưng ta nên hiểu là tiếp ngang 3 lãnh tụ Tam giáo còn chấm lửng và
muốn thêm bao nhiêu vị khác nữa cũng được (vì cơ lập giáo Đức Cao Thượng Phẩm sớm
qua đời). Ba vị giáo lãnh ấy, cũng như các vị giáo lãnh khác chỉ là sứ giả của
Đức Cao Đài. Tất cả chỉ là sự thay hình đổi dạng của một nguồn sống mênh mông
chảy dài trên dòng thời gian mà mỗi vị đều có phận sự phải hoàn thành, là thể
hiện sự sống một cách đầy đủ nhất, trong những môi trường mà mình có mặt. (3)
(3) NGUYỄN LONG THÀNH, danh hiệu và tiêu chuẩn lập pháp ĐDTKPĐ Tây Ninh 1974,
tr.38.
Về ngũ chi phục nhứt (ngoài những điều trình bày ở
trước), trong bài thuyết đạo Đức Phạm Hộ Pháp có giải thích : Phật Đạo là lối
sống và hành đạo theo Đức Thích Ca (Aán Độ) Pi-ta-go-lơ (Pythagore ở Hy Lạp) …
Tiên đạo là lối sống theo Lão Tử, Dương Châu, Mặc Địch … Thánh đạo là lối sống
theo Jésus Christ (Trung Đông), Mahommed (Á Rập) … Thần đạo là lối sống theo Khương
thượng, các nhân vật trong Hy Lạp phong thần, Ai Cập phong thần … Nhơn đạo là
lối sống theo Socrate, Platon, Eùsope …
Tam giáo và ngũ chi mà giáo lý Cao Đài qui nhất
nhằm mục đích nói lên các tôn giáo đều có cùng một nguồn gốc. Thật ra, đa số
các giáo chủ của các tôn giáo đều ở trong trạng thái tĩnh, nói một cách khác,
dạy đạo, phong Thánh đều do chính Đức Cao Đài đảm nhận, các vị giáo lãnh thỉnh
thoảng mới xuất hiện, thêm vào đó Lý Thái Bạch, Giáo Tông phần hồn cho các tín
đồ là 1 sắc thái riêng biệt. Việc phong tặng đạo hiệu cho tín đồ là nhiệm vụ
của Bạch vận Động mà Thanh sơn đạo sĩ (tức Nguyễn Bỉnh Khiêm, người Việt Nam)
chủ trì. Những điều ấy nói lên giáo lý Cao Đài tuy tổng hợp hòa đồng, nhưng có
sáng tạo và nắm phần chủ động.
Tóm lại, các Đấng giữ vai trò tích cực trong Đạo
Cao Đài không phải là Tiên, Phật cũ mà là những khuôn (chon?) linh mới : Đức
Chí Tôn, Đức Phật Mẫu với 9 cô, Đức Lý Giáo Tông, Thanh Sơn Đạo Sĩ (nội giáo),
Nguyệt Tâm Chơn Nhơn tức Victor Hugo (ngoại giáo) và những Thánh, tiên mới đoạt
chánh quả tong kỳ ba phổ độ. Thật vậy, giáo lý Cao Đài là do các vị Tiên giáng
dạy. Nếu các vị giáo chủ xưa giáng cho cũng phải dạy trong kỳ ba này mới có
quan điểm phù hợp với nền tân tôn giáo. Các kinh điển xưa thì Đạo Cao Đài được
xem là cựu ước, cựu luật không phù hợp với sự tiến hóa của nhân loại trong thời
đại nguyên tử này. Nếu những ai sao chép luật lệ, kinh điển các tôn giáo xưa
"nguyên bản" mà cho là giáo lý Cao Đài ở đó, là chưa cân nhắc và chưa
quán triệt thần học Cao Đài.
Nếu nói Đạo Cao Đài không đem gì mới mẻ cho nhân
loại, sao lại có sự tranh luận. Việc qui Tam giáo, hiệp Ngũ chi, dùng cơ bút để
thông linh với cõi vô hình, quan niệm mọi sắc dân trong hoàn vũ là anh em …
những chủ đề ấy quả đã làm bận tâm cho nhiều người. Vả lại, những thành tựu
khoa hocï, văn hóa ngày nay người ta coi là của chung nhân loại, James Watt,
người Anh phát minh ra máy hơi nước, Stéphenson, người Mỹ áp dụng vào xe lửa
cho chạy được. Có ai bảo là Stéphenson không sáng tạo. Việc Thiên Chúa giáo lập
ra dương lịch và trong tuần lễ có ngày chúa nhật, có dân tộc nào trên thế giới
không theo mà có ai nghĩ là mình đã theo đạo Thiên Chúa đâu. Thuyết luân hồi
của Phật giáo hay của Bà la môn giáo ? Chủ nghĩa hiện sinh của Jean Paul Sartre
hay đã có từ thời Socrate, Saint Bernard ? Trong thế giới hiện nay, có cái gì
hoàn toàn mới mà không thừa kế ? Xét cho cùng, thuyết luân hồi của Phật giáo
rất khác với thuyết luân hồi của Đạo Cao Đài. Thuyết luân hồi của Phật giáo có
địa ngục, có quỉ dữ hành hạ tội nhơn. Thuyết chuyển luân của Cao Đài giáo không
có địa ngục, cũng không có quỉ dữ hành hạ "vô địa ngục, vô quỉ quan"
mà chỉ có Trường Đình, nơi tự xét tội phước của mình.
Việc lấy dấu 3 ngôi của Thiên Chúa giáo là Đức Chúa
cha (ở giữa) Đức Chúa con và Thánh Thần. Ba ngôi của Đấng A-Ă-Â dạy là Phật (ở
giữa), tức Đức Chí Tôn (Phật trên các Phật) rồi đến Pháp (tức Pháp thiên) và
Tăng là chúng sanh (TN1, tr.48) hàm ý lấy phép trời nối liền giữa Thiên và
nhơn. Thật ra, Đạo Cao Đài có tên 3 ngôi riêng là A-Ă-Â nhưng 3 ngôi này quá
mới mẻ, xa lạ, gần giống như mang một ký hiệu khoa học. A là ngôi trung hòa, Aâ
là ngôi âm, Ă là ngôi dương tượng trưng cho cả càn khôn vũ trụ, cho bản chất
Thượng Đế đại Thiên địa và cho cả mỗi con ngưởi tiểu Thiên địa. Như thế, 3 ngôi
của Đạo Cao Đài thể hiện được tính khoa học và tính nhân bản, hợp với
"Thiên nhơn hòa ước" (Hòa ước ký giữa người và Trời tại Tịnh Tâm Điện
Tòa Thánh) trong kỳ ba đại ân xá này. Trời Người hiệp nhứt : "Thầy là các
con, các con là Thầy". Khi ta niệm "Nam mô Cao Đài Tiên ông Đại Bồ
Tát ma ha tát" là ta hàm ý niệm cả 3 tôn giáo lớn, niệm cả càn khôn vũ
trụ, cả Phật Tiên Thánh chẳng sợ thiếu chi, niệm nhiều vị là chưa hiểu bản chất
của Đức Chí Tôn. Khi niệm tên Thầy, tâm thức của ta hòa với tâm thức Càn Khôn,
rung động một nhịp, 1 tần số với đại hồn vũ trụ, đó là chánh niệm đưa đến cơ
bút, niệm danh thầy tức là niệm danh của hồn ta, ta đảnh lễ ta, ta kích động
nhắc nhở, thức tỉnh ta để nắm quyền chủ động tiểu càn khôn của ta, nhờ đó mà
thần trí ta mở mang phát triển giác ngộ đạo, đạt chánh quả.
CHƯƠNG II
CHÍNH
SÁCH CỘNG HÒA YÊN TĨNH
Nhằm thiết lập một thế giới đại đồng, ngoài VIỆC TU
THEO CON ĐƯỜNG Đại Đạo để trở về cõi thiêng liêng hằng sống, nơi mà mọi sắc dân
thế giới đều đồng đẳng cộng lạc hòa ái vì đã thông suốt nhân loại đều có chung
nguồn cội, đều có cùng một đấng cha chung, Cao Đài còn tạo lập ở thế gian này
một cuộc sống dựa trên CHÍNH SÁCH CỘNG HÒA YÊN TĨNH, thể hiện bằng lòng từ bi
bác ái và lòng chí thành của mỗi người làm cơ bản (TN2, tr.36.61).
Ta thấy Đức Chí Tôn nhấn mạnh chánh sách cộng hòa
yên tĩnh này nhiều lần trong Thánh ngôn (TN2, tr.36.61) nhằm tạo lập một thế
giới HÒA BÌNH, DÂN CHỦ, TỰ DO, bằng con đường đạo đức, vì xã hội loài người
hình thành do ý chí và đức hóa sanh Cao Đài cứ vào trình độ tiến hóa về đạo đức
của vạn vật chớ không phải được xây dựng lên từ vũ khí bạo lực. Đạo Cao Đài
thực thi chính sách cộng hòa yên tĩnh bằng 3 tuyên ngữ : bảo sanh, nhơn nghĩa,
đại đồng.
1/- Dân sanh : Tuyên ngữ bảo sanh có hai mặt : một
mặt do lối sống cơm no, áo ấm, mặt khác là bảo vệ tính mạng không để người khác
xâm phạm.
Thời kỳ này là đời mạt kiếp, nhân sanh bị vô vàn
khổ. Thế nên, các đấng dạy Hội Thánh phải tìm phương mở rộng các ngành kinh tế
để nuôi dưỡng dân sinh. Bảo Sanh Quân là người đứng đầu để tìm mọi phương kế
nâng cao mức sống nhân sanh, cộng tác với ông có Bảo Công Quân lo về công
nghiệp, Bảo Nông Quân lo về canh nông, Bảo Thương Quân lo về đặt định giá cả
vừa mức tiêu thụ của người dân và quân bình cán cân xuất nhập cảng. Những hoạt
động đó nhằm biến đổi bộ mặt xã hội, giúp cho xã hội hoàn toàn có nếp sinh hoạt
mới mẻ. Ngoài ra, còn có Bảo Cô Quân lo về xã hội (1) mở mang dưỡng lão viện,
Aáu trĩ viện … Con người có ăn, có mặc rồi mới dạy lễ nghĩa được "phú quý
sinh lễ nghi". Bởi lẽ, đạo không chỉ lo cho con người, ở kiếp sống trần
gian mà phải độ cả kiếp sống trong cõi vô hình, như thế mới gọi là tận độ chúng
sanh.
Mặt khác, giáo lý Cao Đài dạy phải bảo trọng tính
mạng, nghĩa là cấp tự tử : "Sự sống là Thầy mà giết Thầy đâu phải dễ"
(TN2, tr.63). Đạo lý cũng lên án sự chém giết lẫn nhau: "Vì vạn vật do Đức
Từ bi mà sanh hóa trong cả thế giới nên đồng nhất thể. Tính hóa sanh của Đức
Đại từ bi cũng nhân đó mà vô biên vô giới … Hễ giết một mạng sống thì đau lòng
Đức Đại từ bi" (TN2, tr.88). Lòng thương yêu của Đức Chí Tôn vô tận dù
trong đạo hay ngoài đạo và ngay cả kẻ thù nữa, nếu họ nguy tại thì cũng phải ra
tay cứu vớt (TN2, tr.93) vì "sự thương yêu là chìa khóa mở cửa Bạch Ngọc
Kinh" (TN2, tr.43).
2/- Dân Đức : Người theo đạo thì dạy đạo, người
theo đạo thì lấy cái Đức của người đạo để cảm hóa chúng sanh. Đức Chí Tôn dạy :
"Các con thương mến nhau, chia vui sớt nhọc nhau, ấy là các con hiến cho
Thầy sự vui vẻ đó" (TN1, tr.90), còn "bác ái là lòng thương xót sanh
linh hơn thân mình, cho nên kẻ có lòng bác ái coi mình nhẹ hơn mảy lông, mà coi
thiên hạ trong bằng trời đất … Còn chí thành là mỗi việc lấy lòng thành thật mà
đối đãi nhau" (TN2, tr.45)
Do đó, con người cần phải tránh những điều tổn Đức,
tàn ác. Đạo Cao Đài coi đạo đức, nếu có tài mà thiếu đức thì chỉ dùng bạo tàn
để đàn áp nhân sanh, đó là mầm móng tạo loạn.
Lấy
Thánh Đức dìu đời giác ngộ
Dụng
bạo tàn đấu phải chỗ an bang
Hoặc
: Đức lập quyền dân đặng chu toàn
Đời
xua đức nhân gian thống khổ.
Lấy chí nhân thay cường bạo, lấy đạo nghĩa thắng hung
tàn (2) trong lịch sử Việt Nam, đã dẫn tới nhiều thành công tốt đẹp. Hai chữ
nhân nghĩa (trước mặt tiền Tòa Thánh) có ý nghĩa hết sức rộng lớn. Cả bộ sách 7
quyển của Thầy Mạnh Tử cũng chỉ có 2 chữ nhân nghĩa. Tấm lòng con người đối với
người là lòng nhân ái. Tấm lòng con người đối với hết thảy mọi chúng sinh là
lòng bác ái, dẫn tới tính từ bi, hỉ xả. Chữ nhân thể hiện bằng tình thương thì
chữ nghĩa thể hiện bằng cách cư xử, nghĩa đồng bào, nghĩa nhân loại. Chữ nghĩa
dẫn con người đến lòng hiếu để đối với mẹ cha, anh em. Con người đối với nhau
thiếu lễ nghĩa thì xã hội đó sắp loạn lạc, sắp suy tàn. Lễ nghĩa làm cho con
người gắn bó với nhau, thương mến nhau, thiện cảm nhau, từ đó mới linh thông
dẫn tới đại đồng nhân loại.
Tóm lại, nhân nghĩa là mục tiêu của chính sách hòa
bình yên tĩnh, thực hiện trọn vẹn sẽ góp một phần lớn vào giáo thuyết đại đồng
nhân loại.
(2) NGUYỄN TRÃI, Bình Ngô đại cáo, in trong VN sử lược.
3/ - Dân hòa : Khi cuộc sống được đảm bảo, con
người mới lo trau dồi nhân phẩm đạo đức mình. Tuy nhiên, dân nhân chưa được hòa
hẳn, cần phải sinh hoạt về mặt chính trị đất nước. Như thế, đạo đời mới tương
đắc.
Theo Nguyễn Đăng Thục, đạo đời tương đắc ngày xưa
là trong cái đình, ngày nay là trong Thánh Thất Cao Đài, chớ không phải cái
chùa (Đạo Phật), cái miếu Văn Thánh (Đạo Nho), cái am (đạo lão), cái nhà thờ
(Thiên Chúa Giáo) (3)
Ta xác định rõ là tại hậu diện các Thánh thất là
nơi bàn việc đạo, và quốc kế dân sinh, chính trị hiểu theo nghĩa hẹp, chớ không
phải chính trị Đảng phái, mục đích là để dìu đời :
Đời
lấn đạo, đời xa cội phước
Đạo
dìu đời vận nước mới an
Đức Hộ Pháp đã ví đạo như nước, đời như thuyền. Nếu
nước trong sạch, không nhiều cặn bã thì thuyền đi nhanh, khi nước dâng lên thì
thuyền lên, khi nước nổi ba đào có thể nhận chìm thuyền, chớ thuyền không thể
làm nước cạn được. Nói một cách khác, khi đạo chinh nghiêng thì con người xa
đạo. Đó là hiện tượng ai tai cho nhân loại.
Như thế, muốn nhân loại đại đồng, người Cao Đài
phải nhập thế, xả thân giúp đời, không đóng kín cửa tu riêng. Mỗi tín đồ phải
tác động, cảm hóa được ít nhất 12 người theo lẽ phải đạo đức. Khi con người có
cuộc sống được đảm bảo, nhân nghĩa đạo đức đầy đủ thì xã hội an cư lạc nghiệp.
Nếu mỗi nước đều được như vậy thì thế giới hòa bình, nhân loại sẽ tiến tới nước
đại đồng.
Muốn đạt đến thế giới đại đồng, theo giáo lý Cao
Đài, phải đủ 3 điều kiện : hòa bình, dân chủ, tự do như câu liểng ở các cửa
Thánh Thất.
Cao thượng Chí Tôn Đại Đạo HÒA BÌNH, DÂN CHỦ mục,
Đài tiền sùng bái Tam kỳ cộng hưởng TỰ DO quyền.
Đây coi như bản tuyên ngôn về mặt đời, câu liễng
hướng ra mặt ngoài Thánh Thất của Đạo Cao Đài, xác định rõ là trong kỳ ba phổ
độ này, Đức Chí Tôn tuy lập đạo ở nước thuộc địa Pháp, nhưng Ngài sẽ chuyển cho
nước ấy được hòa bình, dân chủ. Ngài mở đạo nơi nào ách nước nơi ấy hầu mãn,
(TN2, tr.14), bằng cách gieo những tư tưởng tiến bộ mà ta đã liệu dẫn trước,
hoặc tác động đến nhà cầm quyền buộc họ phải thay đổi chánh sách cai trị, hoặc
thức tỉnh dân nước đứng lên cởi ách nô lệ. Nói một cách khác, Đạo Cao Đài là
trung tâm cải cách kinh tế văn hóa xã hội tiến bộ, không có tham vọng phục quốc
hay tranh lấy chính quyền. Câu liễn trên có tác dụng như một hải đăng đi đường,
một tiên tri mặc khải, chớ không tiêu biểu cho một tham vọng chính trị nào. Sở
dĩ chúng ta tôn trọng câu liễn đó vì lời tiên tri của Đức Cao Đài quá chính
xác, quá đúng nên người tín đồ Cao Đài qua đó cũng mong mỏi được quyền tự do
dân chủ, để truyền bá tôn giáo mình.
(1) NGUYỄN ĐĂNG
THỤC, "Đi tìm luật căn bản triết học Cao Đài" Sài gòn nhân sinh số 7,
tr.6, 1964.
Người nào cũng hiểu rằng hòa bình dân chủ không
phải tự nó đến mà phải có tác động của con người. Thế nên, năm 1956, Đức Phạm
Hộ Pháp đưa ra chính sách hòa bình chung sống gửi cho hầu hết các nước trên thế
giới. Cương lĩnh nêu rõ hòa bình rồi mới chung sống đồng đẳng. Dù nhược tiểu
hay cường quốc, không ai được xâm lấn ai vì ai cũng cần sống và đều là con cái
Đức Chí Tôn.
Có người nghi ngờ xã hội Cao Đài không phải là một
xã hội dân chủ vì trọng kinh Xuân Thu của Khổng Giáo Tôn quân. Thật ra Đạo Cao
Đài không chủ trương một xã hội phóng khoáng kiểu phương Tây mà một xã hội dân
chủ huyền nhiệm: "Ý dân là ý trời" hay dân chủ tập trung tức là trọng
trí thức toàn thể nhân sanh. Đức tin chung của nhân sanh trụ thành khối nguyện
vọng chung đó. Thế nên, mới gọi ý dân là ý trời, nghĩa là Đức Chí Tôn là người
phán quyết cuối cùng, nhưng phán quyết ấy không bao giờ ngược lại lòng dân. Đó
không phải hình thức dân chủ huyền nhiệm cao độ sao ?
Vả lại, Đạo Cao Đài dù chọn Kinh Xuân thu làm bửu
pháp, thế cũng chỉ chọn cái triết lý tiêu biểu : "chính danh, định
phận". Hơn nữa, Khổng giáo lấy dân chúng làm căn bản, xem dân chúng là
nguồn trí tuệ cao cả nhất. Chính trị Khổng giáo quan niệm kẻ cùng đinh và người
cai trị trên nguyên tắc đều bình đẳng. Điều này đã được chứng minh trong thời
đại hoàng kim của Khổng giáo : Thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Một chính phủ lý
tưởng, theo Nho giáo, phải là chính phủ vì dân, mặc dù hình thức quân chủ hay
dân chủ (4). Nói một cách khác, chính thể không quan trọng bằng người lãnh đạo.
Anh quốc và Nhật Bản chẳng hạn, tuy chế độ quân chủ nhưng người dân được hưởng
nhiều quyền tự do dân chủ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ về tinh thần (đạo đức), vật
chất (bảo sanh), đạo đời tương đắc (dân hòa) và lý tưởng thế giới đại đồng,
người tín đồ Cao Đài có điều kiện nhập thế để truyền bá tư tưởng của tôn giáo
mình. Giáo lý Cao Đài không chủ trương giành chính quyền mà nhiệm vụ chính yếu
là nâng cao sự an sinh xã hội, gây ý thức cho mọi ngưởi có tư tưởng hòa bình,
dân chủ, tự do hầu giúp cho đất nước mà họ đang sống có một bộ mặt mới tiến bộ.
chủ thuyết đạo đời tương đắc là đạo ở trong lòng đời, đời phải nương nhờ đạo.
Nói một cách khác, đạo có nhiệm vụ giúp đời đạt những mục đích hòa bình, dân
chủ, tự do mà không nhằm nắm lấy chính quyền.
Nợ
nước hai vai nặng gánh gồng,
Thần
dân nhiệm vụ phải lo xong. (KL, tr.136)
Như thế, chính sách cộng hòa yên tĩnh là phương
tiện để xây dựng một thế giới đại đồng. Nó có tác dụng như những lời khuyên đạo
đức, những lời Thánh dạy. Nó có thành tựu hay không là tuỳ thuộc vào sự giác
ngộ của nhân loại và sự truyền bá Đạo Cao Đài trên thế giới.
(4)TRẦN QUANG
THUẬN, tư tưởng chính trị trong triết học Khổng giáo, Sài gòn, Thư lâm ấn quán
1961, tr.174
CHƯƠNG III
ÐẠO
CAO ĐÀI, MỘT TÔN GIÁO HOÀN CẦU
Ngay từ những buổi đầu khai Đạo, không những người
Pháp ở Sài gòn hoặc ở Pnompênh theo Đạo Cao Đài mà ngay cả trí thức tại nước
Pháp và nhiều nơi khác cũng xin theo Đạo, hoặc xin tìm hiểu giáo lý của nền tân
tôn giáo. Ông Henri Regnault đại diện Cao Đài giáo tại Pháp quốc, Phó chủ tịch
ủy ban quốc tế của hội nghị thần linh học thế giới (M. Henri Regnault, Vice -
Président de I'u nion Spirite Francaise, Président du Comité Fracais du Conseil
spiritel mondial, trésorier-adjoint du conseil supême du C.S.M, délégue
Caodaisme) là một trong những người trí thức Pháp nhiệt tình nhất có nhận xét
tinh tế khách quan về Đạo Cao Đài. Trong Hội nghị thần linh học thế giới năm
1952, trong bản phúc trình ông f9ã xác nhận rằng Đạo Cao Đài là một tôn giáo
hoàn cầu, phù hợp với khoa học và triết học. Sau đây, chúng tôi xin dịch nguyên
bản phúc trình đó.
1/- Đạo Cao Đài, tôn giáo hoàn cầu : năm vừa qua
tôi (tức H.Regnault) đã có dịp điều trần ở hội nghị Bruxelles (Bỉ, 1951) (1)
rằng Cao Đài giáo có thể có một trách vụ quan trọng trong công việc thực hiện
một nền tôn giáo hoàn cầu.
Tôi căn cứ vào những đề mục mà những người tổ chức
hội nghị Luân đôn (1936) đã nêu ra để khảo cứu xem một tôn giáo như Cao Đài
giáo xây dựng căn bản Thần linh học, có thể giúp ta hiểu ra thêm việc thống hợp
tôn giáo, triết lý, khoa học, tâm lý học và nghệ thuật hay không ?
Từ cuộc Hội nghị Lausane (Thụy Sĩ 1948) đến nay,
năm nào tôi cũng có cơ hội để làm cho quí vị hội viên phải lưu tâm đến Đạo Cao
Đài. Đạo Cao Đài có một thái độ rộng rãi đối với những tôn giáo khác, tôn trọng
tín ngưỡng của mọi người cũng như chơn lý nguồn cội ở Đức Chí Tôn vô biên, vô
tận, vô thường, vô danh, vô đối.
Nếu ta phải tổng hợp tôn giáo khoa học, triết học,
tâm lý học nghệ thuật để tìm hiểu Thần linh thì tôi cho Cao Đài giáo có thể rất
có ích cho chúng ta để đạt tới mụch đích ấy.
2/- Đạo Cao Đài với tôn giáo khác : Là một tôn
giáo, Đạo Cao Đài liên hợp hết thảy các tôn giáo sau đây.
Trong Hội nghị Thần linh thế giới, các chi ngành
thần linh học đều có cử đại biểu. Tuy không có người Cao Đài nào dự để thấy
rằng chỉ có Cao Đài giáo khả dĩ thực hiện được việc tổng hợp mà đại hội thường
niên 1952 theo đuổi. Nhưng người tín đồ Cao Đài nào cũng biết rằng Đạo Cao Đài
chung góp một phần quan trọng vào việc thực hiện mục đích đó.
3/- Đạo Cao Đài với khoa học và triết học : Đạo Cao
Đài căn cứ vào Thần linh học (2) mà thần linh học là một khoa học và một triết
lý. Năm 1950, trong một buổi họp của Hội nghị Haywards Henth, tôi đã có dịp
định nghĩa rõ ràng thế nào là thần linh học, một khoa học không nên lầm lẫn với
mê tín quàng xiêng.
(1) Những chữ
trong dấu ngoặc trong bản phúc trình này là chú thích của người viết.
(2) Ở đây tác
giả muốn nói Đạo Cao Đài công nhận có linh hồn mà tiếp điển bằng cách thông
linh (Théophile) chớ không phải Đạo Cao Đài từ TTL mà ra.
Thần linh học làm cho ta thấy chắc chắn rằng linh
hồn có thực, tuy xác chết mà hồn vẫn còn và giữa người sống và người chết vẫn
còn giao cảm được.
4/- Đạo Cao Đài và tâm lý học : Đạo Cao Đài có
những liên quan mật thiết với tâm lý học. Đức Thượng Đế đã giáng trần khai đạo,
nhưng Ngài không đụng chạm đến cái tôn giáo hiện hữu.
Người tín đồ Cao Đài cung kính cầu nguyện những vị
Thần Thánh, Tiên Phật đã giáng trần để cứu vớt nhơn sanh. Họ không quên một vị
nào mà họ thờ tất cả từ Phật Thích Ca, Chúa Jésus, Đức Khổng Tử đến các vị Tiên
Phật thời thượng cổ, Thần Thánh, Châu Aâu, Châu Á…
Người có đức tin như người không đức tin đều có thể
vào trong Thánh Thất Cao Đài để trầm tư mặc cảm và cầu nguyện theo sở vọng. Đó
chẳng phải là một lý thuyết tâm lý sâu xa hay sao ? Cái đó chẳng có gì lạ. Vì
Đạo Cao Đài nguồn gốc là ở chỗ siêu trần mà lại là sự nghiệp của nhân sanh.
Căn nguyên của Đạo Cao Đài là ở đó, là ở chỗ truyền
đạt nghĩa hòa bình, lòng nhân đức, tình tương thân, tương ái và lý Đại đồng.
5/- Đạo Cao Đài và nghệ thuật : Những vị hội viên
có mặt tại Hội nghị Bruxelles (Bỉ 1951) đã nhận được cuốn sách nhỏ trong đó có
in bản phúc trình của tôi (H.Regnault). trong sách đó có nhiều hình vẽ, những
vị nào có dự hội nghị Assise, Haywards Henth, Bruxelles thì đã nhận được cuốn
di bút của ông G.Gobron nói về lịch sử và giáo lý Đạo Cao Đài. Cuốn sách đó có
nhiều tranh ảnh. Cái đó tất đã thấy rằng trong nền tân tôn giáo này, nghệ thuật
đã có một địa vị rất quan trọng.
Kiến trúc trong ngoài Tòa Thánh là một mỹ thuật
đáng được chú ý đặc biệt : Khi trông ngắm Tòa Thánh Tây Ninh, mặt trước đền,
mặt bên và trong đền những tượng Phật Thích Ca, Jésus, Lão Tử và thiên bàn thờ
Đức Chí Tôn, toát lên một nghệ thuật độc đáo.
Như thế, dưới sự nghiên cứu và lối nhìn một cách
khoa học, nhà học giả H.Regnault từ lâu đã xác nhận Đạo Cao Đài là một tôn giáo
toàn cầu.
CHƯƠNG IV
HỘI
THÁNH NGOẠI GIÁO
Để phổ thông nền chơn đạo ra nước ngoài, một số trí
thức Cao Đài nghĩ đến phương tiện báo chí. Trong giai đoạn đầu chỉ xem một ít
bài vào báo hàng ngày như tờ Eùcho Annamite (1920-1940) của Nguyễn Phan Long
(đắc phong Giáo sư). Năm 1928 Nguyễn Thế Phương chủ trương tờ L'Action
Indochine ở Sài gòn, cơ quan ngôn luận chuyên biệt phổ biến giáo lý và nghi
thức tu học theo Đạo Cao Đài, khuyên răn mọi tín đồ phải sống liêm khiết, đơn
giản, giữ thể xác, tinh thần và đạo đức cho trong sạch.
Tháng 7-1930 ông Nguyễn Văn Ca (đắc phong Phối Sư)
sáng lập tờ Revue Caodaiste do Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu làm chủ bút, báo quán
đặt tại Thánh Thất Cầu Kho (nay ở đường Nguyễn Cư Trinh, Sài Gòn). Tạp chí này
xuất bản mỗi tháng một lần toàn bằng Pháp ngữ để phổ thông nền chơn giáo.
Việc truyền đạo bằng báo chí có kết quả nhất định,
nếu lồng vào báo thương mại thì bị chìm trong bể tin tức, nếu làm báo chuyên
nghiệp thì bị thiếu tài chánh để sinh tồn. Trong lời phi lộ, tờ số 1, xuất bản
tháng 7-1930 có viết : "từ lâu Đạo Cao Đài dự định cho một tờ báo hoặc
bằng Tiếng Việt hoặc bằng tiếng Pháp để trình bày tôn chỉ của mình và bênh vực
quyền tự do tín ngưỡng. Vì thiếu cơ qian ngôn luận như thế mà 1 số người lưu ý
đến vấn đề tôn giáo không khỏi thắc mắc, có thể gây những điều xuyên tạc bịa
đặt, khăn khăn phán cho Đạo Cao Đài một mục đích khác, không phải của
Đạo".
Tờ tạp chí mà chúng tôi cấp hiến cho các độc giả
phương Tây cũng như Việt Nam sẽ trả lời cho hai nhu cầu thiết yếu :
1/ - Chỉ rõ Đạo Cao Đài dưới nét thực của nó.
2/ - Phá tan được chừng nào hay chừng nấy bầu không khí khinh khi và ngờ vực
bao trùm Đạo Cao Đài từ trước tới nay (Depuis longtemps, le Caodaisme devait
publiec un organe rédigé soit en Annamite, soit en francais pour I'exposé de la
doetrine et la défense de sa foi. Hrésulte de labsence d'telorgane … questions
religieuses et d'expose de ce fait à desunsinuation, voirè à des accusations
quis'obstinent à lui prêter un autre but que celui quil poursuit
vélơitablanent.
La Revue quenous présentons aujoudhui, tant au
public enropéen qu'aux Annamites de cultnre francaise r'epond done à un double
besoin :
1/- Montrer le Caodaisme sous son vraijonr
2/- Dissiper autant que faire se pent, l'atmesphèra
de méfiance et de suspicion don't il est jusqu'ici devolppé.
Căn cứ theo địa chỉ gửi báo thì tờ báo này được lưu
hành hầu hết trên thế giới như Châu Aâu (Pháp, Đức, Ý, Anh, Thụy Sĩ …) Châu Mỹ
(Hoa Kỳ, Canada) và Châu Phi.
Nhờ đó, mà ở Đức lúc bấy giờ có đạo Eglise
Gnostique d'Allemague đã viết thư qua Việt Nam xin hiệp nhứt với Đạo Cao Đài.
Nhiều báo bằng tiếng Pháp trích đăng bài của tờ
LaRevue Caodaisme như Saigon Dimanche, xuất bản ngày 16/10/1932 đã viết :
"Trong những bài báo những buổi diễn thuyết các nhà lãnh đạo Cao Đài dự
định thiết lập Thánh Thất Cao Đài để hoạt động với một số tín hữu, Châu Aâu …
các nhà truyền giáo Đạo Cao Đài sẽ mở rộng hoạt động của mình ra khắp thế giới.
Báo La Presse Indochinoise ra ngày 23/10/1932 viết
về Đạo Cao Đài như sau: "Đạo Cao Đài có thể đảm bảo sự thành công của mình
trong các vùng Germanie và những vùng Hồi giáo …. Và Đạo Cao Đài đã chậm rãi đi
tới. Rồi đây, họ sẽ đi đến thủ đô Paris dựng lên Thánh Thất Cao Đài".
Không những báo chí ở Đông Dương cổ vũ cho Đạo Cao
Đài mà ngay cả trên đất Pháp cũng rất sôi nổi. Tờ La libre Opinion ra ngày
8/11/1931 viết : "Trong lúc toàn thế giới đang lan tràn một làn sóng thù
hằn, thì ở phương Đông xa xăm, ai biết Đạo Cao Đài lại ra đời đúng lúc".
Báo Progrès Gvique ra ngày 19/12/1931 cũng viết :
"Người ta không thể chối cãi rằng Đạo Cao Đài làm sống lại cái quyền hạn
tối thiêng liêng của tất cả mọi người, những tư tưởng của họ rất quãng đại,
không những vô hạn mà rất nhân từ".
Những báo chí buổi đầu đã góp phần quan trọng trong
việc làm sáng tỏ tôn chỉ, mục đích của nền tân tôn giáo.
Ngay năm sau khi khai đạo ở Gò Kén (1926) vào trung
tuần tháng 5-1927, cơ quan truyền giáo ra nước ngoài tức Hội Thánh Ngoại Giáo
(Mission étrangèra) đặt trụ sở tại đường Lanlande Lalan (Phnom Pênh). Đây là
phần chuyển pháp thiêng liêng tích cực nhất trong việc truyền bá bằng báo chí.
Hội Thánh ngoại giáo dưới sự chỉ đạo của Đức Nguyệt
Tâm Chơn Nhơn tức đại văn hào nước Pháp Victor Hugo và dưới sự bảo hộ hữu hình
của Đức Phạm Hộ Pháp. Vào đàn đêm 20/3/1932 tại Thánh Thất Kiêm Biên, Đức
Nguyệt Tâm Chơn Nhơn dạy : "Bần đạo khi đắc lịnh làm chưởng đạo lập Hội
Thánh ngoại giáo , giáo đạo tha phương, thì tùy lòng bác ái của Đức Chí Tôn, mở
rộng cửa thế cho nhơn sanh dâng công đổi vị. Bần đạo chẳng kể nguyên nhân, hóa
nhân hay quỉ nhân, hễ biết lập công thì thành Đạo". (1)
Hội Thánh ngoại giáo vừa tròn một năm, số tín đồ
tăng lên mười ngàn người. Trong đó, nhiều vị được thăng cấp chủ trưởng Hội
Thánh ngoại giáo như Giáo sư Thượng
Bảy Thanh (1927-1937), Cao Tiếp Đạo, Giáo sư Hương Phụng, Giáo sư Thượng Chữ
Thanh. về sau có hai vị được bổ từ Tòa Thánh Tây Ninh. Tại Tòa Thánh Tây Ninh
cũng có thiết lập một tòa Hội Thánh ngoại giáo (còn gọi nhà Vạn Linh) đối diện
với Đầu Sư Đường.
(1) Xin xem Les
messages Spirites (Thánh giáo dạy đạo nước ngoài) Tây Ninh 1962
1/-
Truyền Đạo tại Campuchia (2) :
Ngay từ ngày mới lập Đạo, người Khmer từ xứ
Campuchia không quản ngại xa xôi đã đến cầu đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh và ở lại
làm công quả. Họ mang theo cả gạo, thức ăn, khi nào hết lương thực mới trở về
xứ.
Ngày 2/6/1927, sở tuần cảnh Pháp báo cáo với nhà
đương cuộc là có 5.000 người Khmer đến lễ bái trước chánh điện Tòa Thánh Tây
Ninh và trước pho tượng Đức Phật Thích Ca cưỡi ngựa tầm đạo trời Đại đồng xã.
Khi số người tăng lên 30 ngàn thì Bộ trưởng tôn giáo ra thông tư ngày 23/5/1927
trong có khoản như sau : "Giáo lý nhà Phật mà dân Khmer đã thấm nhuần đang
dẫn đến chơn thiện và liêm khiết. Ngoài ra không một tôn giáo phái nào khác đến
choán chỗ trên các địa phương của ta".
Tháng sau, các sư sải Campuchia được chỉ thị rõ
ràng là họ có bổn phận đẩy lui giáo lý Cao Đài trái nghịch Hiến pháp vương
quốc, trái với những điều giới răn Phật Tổ và các tác phong của hàng Phật tử.
Đến ngày 22-12-1927, sắc lịnh của vua Campuchia lên
án Đạo Cao Đài và định hình phạt đối với người Cao Miên nào nhập môn theo Đạo
Cao Đài. Việc lẽ rằng, theo điều 15 của Hòa ước bảo hộ (11-8-1963) và những sắc
lịnh của nhà vua (ngày 21-11-1903) ngày 6-8-1919 và 31-12-1925). Thêm vào các
điều 149, 213 và 214 của bộ luật Campuchia thì chỉ có Phật giáo và Thiên Chúa giáo mới được hành lễ tự do tại xứ
Campuchia mà thôi.
(2) Xem thêm : P.BERNADINI, Le Caodaisme au
Cambodge (tiến sĩ đệ tam cấp). Đại học Paris VII, 1974, 451 tr.
Vì lẽ đó, người Khmer bớt theo Đạo. Các vị chức sắc
bèn chú trọng đến Việt kiều và Hoa kiều mà việc truyền Đạo không bị gián đoạn.
Để an lòng chính quyền bảo hộ Pháp, các vị chức sắc và đạo hữu Cao Đài đã làm
tờ cam kết như sau:
"Chúng
tôi đồng ký tên dưới đây, chức sắc và thiện nam tín nữ cư trú tại xứ Cao Miên
đồng ý với nhau cam kết với chính quyền Pháp và chính phủ Cao Miên rằng : Chúng
tôi nguyên sinh hoạt theo đời sống đạo đức thuần túy, trọn tuân luật pháp chơn
truyền Đại Đạo Cao Đài với tôn chỉ qui nguyên Tam giáo, hiệp nhứt Ngũ chi, hầu
đem nhơn loại đến đại đồng đặng hưởng hòa bình hạnh phúc. Chúng tôi xin cam kết
với chính phủ là không bao giờ làm rối rắm cuộc trị an. Nếu chúng tôi thất hứa
thì cam chịu tội tử hình".
Dù vậy, vẫn bị công an theo dõi nên việc truyền
giáo hết sức thận trọng khéo léo, bằng cách thiết đàn tại tư gia và truyền bá
giáo lý đạo trong các dịp quan, hôn, tang, tế.
Về sau, Khâm sứ bảo hộ Vương quốc Campuchia thương
lượng với Thống đốc Nam Kỳ và nhà vua, cả ba đồng thỏa thuận khoan hồng cho Đạo
Cao Đài hành giáo nơi đất Campuchia nhưng không được truyền đạo và không được
cất thêm Thánh Thất.
Đức Quyền Giáo Tông nhân cơ hội đó, ban bố sự tự do
tín ngưỡng cho các tín hữu và thông báo với các chánh tham biện, chủ tỉnh các
nơi để tường. Giáo sư Thượng Bảy Thanh bắt đầu vận động cất một Thánh Thất lớn
để làm cơ sở của trung tâm truyền giáo tại xứ chùa tháp. Số người theo đạo tăng
lên, các hương chức giúp đỡ phương tiện. Vì thế, chính phủ bảo hộ lại bãi bỏ chính
sách khoan hồng, bắt buộc phải thi hành những điều ngăn cấm của Vương quốc.
Ngày 4-7-1930, Khâm sứ bảo hộ Pháp chỉ thị cho các
chủ tỉnh là thủ tiêu cho đến khi có lệnh mới những biện pháp khoan hồng mà
chính phủ và hoàng gia Campuchia đã ban cho Đạo Cao Đài từ trước. Như vậy, kể
từ đó trở đi, bất luận các tổ chức lễ bái dưới hình thức nào đều bị ngăn cấm.
Ai không tuân hành phải trục xuất ra khỏi xứ Campuchia.
Hậu quả của chỉ thị này là các vụ bắt bớ đạo hữu,
đập phá nơi thờ phượng. Các buổi hành lễ dù có xin phép vẫn bị đàn áp. Giáo sư
Thượng Bảy Thanh, chủ trưởng cơ quan truyền giáo đệ đơn xin phép cúng rằm tại
Thánh Thất (8-9-1930) nhưng vẫn bị ngăn cấm và bị bắt câu lưu. Sau hai ngày bị
giam ông mới được giấy thông báo nhà cầm quyền bác đơn xin phép.
Trải bao cơn sóng gió, chức sắc truyền giáo vẫn một
lòng kiên trì gieo truyền mối đạo. Vững lòng hơn nhờ nhiều người Pháp như luật
sư Jacob và Lascaux, nhất là các nhà văn Gabriel Gobron giúp đỡ can thiệp với
Hội nhân quyền và các yếu nhân chính trị tại nước Pháp.
Ngày 3-9-1931 tờ la Grippe số 36 và các số kế tiếp
bêu xấu thái độ của viên Khâm Sứ Campuchia là đe dọa ông Lê Văn Bảy bằng câu
"Không có vấn đề đối xử hòa bình với người Đạo Cao Đài" và thẳng tay
lên án các viên chức thuộc địa. Tờ báo này còn đả kích việc thành lập tổ chức
"Kiêm Biên Phật Giáo Nghiên Cứu Viện" do nghị định ngày 25-1-1930 của
toàn quyền Pierre Pasquier (3) có mục đích phổ biến Phật giáo tiểu thừa trong
khắp xứ Ai Lao và Campuchia. Báo này tố ngay là P.Pasquier có tham vọng làm giáo
chủ Phật giáo để chống lại Giáo tông Lê Văn Trung người đang cầm quyền Đạo Cao
Đài.
(3) Toàn quyền
P.Pasquier cấm đạo, xem TRẦN VĂN RAÏNG, Đại Đại Sử cương (quyển II). Tây Ninh
1971, tr.44-45
Do sự can thiệp của toàn quyền P.Pasquier, người
Campuchia không nhập môn theo đạo nữa, chỉ còn Hoa kiều và Việt kiều mà thôi.
Đến năm 1951, Hội Thánh Ngoại Giáo lập bộ đạo thì con số tín đồ là 73.167
người, chỉ có 8.210 người Khmer , còn lại là Hoa kiều và Việt Kiều. Đến năm
1956, Đức Hộ Pháp lưu vong sang Campuchia việc truyền giáo được tiếp tục.
2/ - Truyền giáo tại Trung Hoa :
Năm 1937, ông Lê Văn
Bảy được bổ đi truyền giáo tại Trung Hoa. Ông đến tỉnh Vân Nam và lập văn
phòng tại Vân Nam phủ. Ông
chỉ hành đạo ở đây có một năm rồi trở về Tòa Thánh.
Năm 1948, Đức Phạm Hộ
Pháp có sang Hương cảng và đặt một số cơ sở ở đây. Cũng nên thêm rằng Hiền tài
Mã Nguyên Lương, người Trung Hoa, tướng của quân đội Quốc Dân Đảng sống lưu vong sau
khi Mao Trạch Đông nắm chính quyền ở Hoa lục (1949). Oâng ở tại ngoại ô Tòa
Thánh, đã dịch xong Pháp Truyền Chánh và có ý định sẽ trở lại Trung Quốc truyền
đạo. Chẳng may, tuổi già sức yếu, ông mất 1972.
3/ -
Truyền giáo tại nước Pháp :
Năm 1931, chính phủ bảo hộ tại Campuchia phái ông
Trần Hiển Trung sang Paris công tác. Nhân đó, ông có dịp tiếp xúc và gây thiện
cảm với nhiều chính khách như các tổng trưởng Albert Sanaut, Marius Moutet, các
tổng thư ký Henri Guernut, Emile Kahn, Hội nhân quyền, nhất là vợ chồng nhà văn
Gabriel Gobron. Oâng G.Gobron sau đắc vị Tiếp Dẫn Đạo Nhơn. nhờ vậy, các vụ rắc
rối ở Nam Kỳ và Vương Quốc Campuchia được giải quyết ổn thỏa.
Năm 1954, Đức Phạm Hộ Pháp có sang Pháp (thuyết
lượng về chánh tỉnh VN ?) và viếng mộ phần đại văn hàn Victor Hugo tức Đức
Nguyệt Tâm chơn nhơn tại điện Panthéon. Năm trước, Hội Thánh đã ban cho Lễ sanh
Thượng Minh Thanh ở tại Balê chức chủ trưởng "Hải ngoại Cao Đài truyền
giáo hội".
Báo Pháp cũng ca ngợi Đạo Cao Đài có lý tưởng hợp
nhất các tôn giáo để đem lại hòa bình trên thế giới.
Tiếp dẫn Đạo chơn nhơn Gabriel Gobron đã đại diện
Hội Thánh tham dự các Hội nghị sau :
- Hội nghị quốc tế về thần học tại Barcelone (Tây
Ban Nha) năm 1934.
- Hội nghị quốc tế về Tân giáo tại Luân Đôn (Anh
quốc) năm 1936.
- Hội nghị quốc tế về Thần học tại Glasgour (Anh
quốc) năm 1937.
- Hội nghị quốc tế về tôn giáo tại Paris (Pháp) năm
1939.
Sau đó, ông qua đời, ông Henri Regnault đại diện
Cao Đài giáo tại Pháp quốc thay mặt Hội Thánh Cao Đài dự các hội nghị sau :
- Hội nghị quốc tế về Thần học tại lausane (Thụy
Sĩ) năm 1948.
- Hội nghị quốc tế về Thần học ở Haywards Henth năm
1950.
- Hội nghị quốc tế về tôn giáo ở Stockholm (Thụy
Điển) năm 1951.
- Hội nghị quốc tế tôn giáo ở Bruxelle (Bỉ) năm
1951.
Trong Hội nghị ở Bruxelle được báo chí ghi nhận :
Đạo Cao Đài có thái độ rất khoan hòa rộng rãi đối với các tôn giáo khác, tôn
trọng tín ngưỡng của mọi người, cũng như tôn trọng chơn lý mà nguồn gốc từ Đức
Chí Tôn vô biên, vô tận, tối cao tối thượng. Nếu ta tổng hợp tôn giáo với khoa
học, triết học, tâm lý học và nghệ thuật để tiêu biểu các thần linh thì Đạo Cao
Đài có khả năng giúp chúng ta đến mục tiêu đó.
4/ -
Truyền giáo tại Nhật Bản :
Năm 1935 ông Isao Deguchi , giáo chủ Đạo Đại Bản
Nhật có liên lạc với Đầu sư Thái Thơ Thanh tìm hiểu về Đạo Cao Đài.
Năm 1954, Đức Phạm Hộ Pháp sang Nhật rước tro Kỳ
Ngoại Hầu Cường Để và truyền đạo, có phong cho ông Naga-Fuchi người Nhật, Lễ
Sanh phái Thái. Năm 1972, Đạo Đại Bản Nhật mời Hội Thánh Cao Đài sang Nhật
thuyết giáo về Đạo Cao Đài, sau đó một phái đoàn Đạo Đại Bản có sang tìm hiểu
đạo lý tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Năm 1955, Hội nghị tôn giáo ở Atamis (Nhật), một
giáo sĩ Nhật phát biểu : "Tôn giáo từ xưa đến nay, mắc ba chứng bịnh trầm
kha là tự tôn tự đại, tự mãn tự túc và độc thiện kỳ thân, không chịu tham gia
các cuộc hội thảo chung. Nếu không sớm sửa chữa, sẽ suy yếu và tự diệt. Thế
giới đang mắc phải đám cháy to lớn, nếu tôn giáo cứ tiếp tục hoạt động riêng rẽ
thì chỉ là 1 gáo nước, còn hợp lại sẽ trở thành một khối nước khổng lồ để cứu
nhơn sanh và chúng ta khuyên Cao Đài giáo tiếp tục sứ mạng của họ."
5/ -
Truyền Đạo tại các nước khác :
Ở Thái Lan, Ai Lao, Aán Độ và nhiều nơi khác đều có
truyền đạo nhưng thiếu nuôi dưỡng hoặc ảnh hưởng hoàn cảnh bên ngoài nên không
bành trướng được.
Chẳng hạ, vào những năm 1936, 1937, nhà thần bí
triết học Đức có liên lạc thư từ với Tòa Thánh Tây Ninh, xin tài liệu về Đạo
Cao Đài để tham khảo. Hậu quả của việc đó là năm 1940-1941 Đạo Cao Đài bị nghi
ngờ là có liên lạc với Đức quốc xã nên các chức sắc đại Thiên phong bị bắt. (4)
Từ năm 1961, tạp chí National geograpic số tháng
10, có đăng bài biên khảo của Peter White phân tách về giáo lý Đạo Cao Đài.
Đồng thời bác sĩ Quinter Lyon thuộc đại học đường Missisipi cũng viết bài
"The great religion" để làm tài liệu tham khảo cho trường.
(4) Các Thánh Thất Cao Đài trên nóc có đắp chữ vạn theo chiều đứng và tỉnh
…………(ngược chiều kim đồng hồ). Chữ vạn của quốc xã Đức nằm theo dấu nhơn và
động (cùng chiều kim đồng hồ). Pháp dựa vào chữ vạn để đàn áp Đạo Cao Đài đó là
một sự nhầm lẫn.
Năm 1962, ông Arthur Moor gửi thư đến Tòa Thánh Tây
Ninh xin tài liệu về Đạo, trong đó ghi nhận về việc cầu cơ đang phổ phát. Cùng
năm đó, bác sĩ H.B.Cyran ở Bollant cũng gởi thơ xin tài liệu tham khảo về nền
Tân tôn giáo.
Năm 1970, trong tập san nghiên cứu về Đông phương
của trường đại học Luân Đôn (Anh quốc), giáo sư R.B.Smith liên tiếp trong 2 tập
2 và 3 (quyển 33) ông viết : Khai dẫn về Đạo Cao Đài (phần I viết về nguồn gốc
và lịch sử), phần 2 viết về tín ngưỡng và tổ chức giáo hội.
Ngoài ra, nhiều sinh viên Tiến sĩ, Cao học từ nhiều
nước, nhiều nơi trên thế giới như : Đức, Pháp, Mỹ … đều đến tận Tòa Thánh Tây
Ninh hoặc gởi thơ xin tài liệu giáo lý để làm luận án tốt nghiệp.
Nhìn chung, trong thời gian tương đối ngắn, Đạo Cao
Đài được phổ biến khắp năm châu, tuy nó chưa phát triển đúng tầm vóc mong muốn
của Hội Thánh, do nhiều nguyên nhân bên trong như bên ngoài.
Song với niềm tin vô đối, người tín đồ Cao Đài nào
cũng thấy được Đạo mình sẽ thành theo ước vọng chung của nhân loại.
Đọc qua các chương trên, độc giả nhận rõ mục đích
tối cao tối thượng của người tín đồ Cao Đài là MỘT TÔN GIÁO ÐẠI ĐỒNG, phổ giáo
mọi sắc dân. Nền Tân tôn giáo Cao Đài có một quan niệm đúng đắn về vũ trụ.
Giáo lý Cao Đài nhìn nhận một Đấng tối cao, độc
nhất, vô nhị, tạo nên càn khôn vũ trụ và muôn loài vạn vật. Đấng ấy là Đức Cao
Đài hay Đức Chí Tôn mà Trung Quốc gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tây Phương gọi
là Đức Chúa Trời …
Trong vũ trụ, chính Đức Cao Đài đã tạo ra vô số
tinh cầu và dùng quyền lực của riêng Ngài sinh ra vạn vật và con người. Con
người đó có điển linh quang Ngài ban cho nên có tính thánh thiện và luôn luôn
mong quay về ngôi vị cũ, nơi cõi thiêng liêng hằng sống. Về thời gian, giáo lý
Cao Đài xác nhận có 3 nguơn : Thượng nguơn hay nguơn Thánh Đức, Trung nguơn hay
nguơn tranh đấu và Hạ nguơn hay nguơn Mạt kiếp còn gọi là nguơn Tái tạo để trở
lại nguơn Thánh Đức. Thời gian trong mỗi tiểu thiên địa (con người) là một
kiếp. Kiếp ấy dài hay ngắn do quyết định của Bạch Ngọc Kinh (công nhận con
người có số mạng nhưng cũng cãi số mạng được do công quả tu hành). Do quan niệm
con người có xác thân, chơn thần và linh hồn. Xác thân khi chết thì hư hoại,
chơn thần mới chuyển kiếp thăng vị, còn linh hồn vốn là điển linh quang của Đức
Chí Tôn nên trọn lành, trọn tốt hướng dẫn chơn thần lên phẩm cao thăng. Đây là
chỗ khác với các tôn giáo cũ : cho rằng linh hồn chịu luật quả báo luân hồi,
đúng ra là chơn thần phần vô hình giống hình tướng xác thân.
Thần học Cao Đài nhìn nhận có những tinh cầu tuyệt
cao trong không gian phù hợp với sự tiến bộ của các Đấng thiêng liêng thượng
đẳng ở cõi thiêng liêng hằng sống, nơi sống chung cho nhân loại tu hành đắc
quả. Cõi thiêng liêng hằng sống còn có Ngọc Hư Cung nơi ngự của Đức Cao Đài và
Bạch Ngọc Kinh, Kinh đô hành giáo của chư Phật, Tiên … Đạo Cao Đài cũng nhìn
nhận có các tầng vô hình khác thấp hơn, có thể chia làm 3 hạng :
- Thượng đẳng thiêng liêng : chư Phật, Tiên, Thánh.
- Trung đẳng thiêng liêng : chư Thần. - Hạ đẳng
thiêng liêng : chơn thần của bát hồn tập trung nơi Trường Đình (sau khi chết)
từ đó tùy theo tu nhơn tích đức, cãi số mạng xấu ra tốt mà tiến lên Trung đẳng
hay Thượng đẳng thiêng liêng.
Về thế giới nhân loại (quan niệm nhơn sinh), Thần
học Cao Đài xác nhận là tùy theo sự tiến bộ và phong hóa của mỗi nước mà canh
cải cho phù hợp với sinh hoạt, tập quán địa phương. Riêng về giáo lý thì phải y
theo Pháp Chánh Truyền và Thánh ngôn buổi đầu.
Như thế, bất cứ sắc dân nào, bất cứ chế độ nào,
người tín đồ Cao Đài cũng là người công dân lương thiện, giáo lý Cao Đài cũng
không hề phản khắc lại phong hóa truyền thống của dân tộc nào.
Kinh điển tế tự buổi đầu của Đạo Cao Đài, nó chỉ
phản ánh địa phương Việt Nam, cúng lạy chỉ là hình thức bề ngoài, quan trọng
của tôn giáo là sự giác ngộ tâm linh, nên kinh điển tế tự buổi đầu không phải
là bức tường ngăn Đạo Cao Đài truyền bá ra nước ngoài, Pháp Chánh Truyền, Thánh
ngôn đã được nhiều người dịch ra tiếng nước ngoài và đã được nhiều giới trí
thức Tây Phương hoan nghinh xin theo Đạo. Việc tế lễ Đức Cao Đài và Phật, Tiên
… theo luật không gì trở ngại. Riêng Kinh Tứ Thời, ta giữ sắc thái địa phương
xuất phát với 2 giọng nam xuân (tức Majeur) và nam ai (tức Mineur) nhưng phổ
nhạc bằng Solfèze (tân nhạc). Lẽ đương nhiên, kinh điển chỉ chú trọng tinh thần
nội dung của tiếng nước theo Đạo, chứ không theo tiếng Việt Nam. Phần nghi lễ
thuộc hình thức dễ dàng vượt qua. Lẽ khác, khi theo Đạo người nước ngoài đâu
chuộng hình thức mà họ nghiên cứu tôn chỉ của tôn giáo ấy có phù hợp với tiến
bộ loài người không, giáo lý ấy có phản khoa học hay nó là động lực thúc đẩy
khoa học thăng tiến, Thần học của tôn giáo ấy hợp lẽ với quan niệm nhân sinh
không … Tôn giáo nào cũng phải qua các màn lọc trên để vĩnh tồn. Đạo Cao Đài đã
vượt qua những thử thách đó (?)
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ]
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét