Lời Mở Đầu.
Vào đầu thế kỷ XX, một tôn giáo mới ra đời, chịu dưới hai tầng áp bức phong
kiến và thực dân. Nhân sanh sống cơ cực lầm than.
Đức Chí Tôn đến mở đạo và phán truyền:
CAO thượng Chí Tôn Đại Đạo hòa bình dân chủ mục
(Mục
là đạo, là thánh đức)
ĐÀI tiền sùng bái Tam Kỳ công lưởng tự do quyền Đạo Cao Đài Khai là ách nước hầu mãn, hòa bình tự
do dân chủ sẽ đến với mọi người.
Dân số Nam Kỳ lúc ấy chỉ có ba triệu rưởi mà Đạo
Cao Đài chiếm hơn một triệu rưởi vì Đạo Cao Đài biết xây dựng cái mới trên nền
truyền thống cũ : « Tam giáo qui nguyên,
Ngũ Chi phục nhất ». Tùy thời mà Đạo biến dịch với các tiêu ngữ :
1. Thiên Khai Huỳnh Đạo (Lão): Lúc Ông Ngô Minh
Chiêu mới ngộ Đạo, Đức Cao Đài xưng là Tiên Ông, dạy họa Thiên.
2. Phật giáo canh tân (nénové) : Đến khi Khai Đạo ở
chùa Thiền Lâm, đứng đầu là Thái Chưởng Pháp Nguyễn Văn Tường (tức Hòa Thượng
Giác Hải). Lúc này người theo Đạo Cao Đài gốc Phật giáo đông nên Đạo Thiền
mạnh.
3. Nho Tây chuyển thế : Sau khi dời Thánh Tượng về
chùa mới, các Ngài tiền khai đưa ra tiêu ngữ mới là đề cao Văn Hóa Việt Nho.
Nho của Dòng Bách Việt chớ không phải Nho cổ xưa của Trung Hoa.
Đến khi Đức Cao Thượng Sanh về Tòa Thánh (1957) cầu
quyền thì đề cao : Đạo Cao Đài là bức Khảm tà cừ có nhiều màu, nhưng nên nhớ
ĐẠO CAO ĐÀI là ĐẠO CAO ĐÀI, có bản sắc riêng, có giáo lý riêng, có nghi lễ
chuyên biệt. Đức Cao Đài nhấn mạnh : Ngài đến trần gian để « độ rỗi kẻ vô đạo,
chớ không phải sửa đạo ».
Đạo Cao Đài phát sinh trong thời kỳ khoa học tiến
bộ, thì Đạo Cao Đài cũng là tôn giáo tiến bộ, vũ trụ quan, nhân sinh quan hợp
với khoa học « vô địa nguc, vô quỉ quan », không phải như quan niệm cổ xưa của
Ngũ Chi Minh Đạo (khác với Ngũ Chi Đại Đạo).
Thức giả muốn tìm hiểu đúng nghĩa Cao Đài giáo thì
nên tìm đọc Thánh Ngôn, Kinh sách trong Kỳ Ba Phổ Độ.
Thánh địa đầu Xuân Canh Thìn
Trưởng
Nhiệm Văn Hóa và Giáo Lý
ĐẠO
CAO ĐÀI
Chương
Một
ĐẠO
CAO ĐÀI THỜI ĐỨC TIN NHÂN LOẠI
(Thiên Nhãn xuất hiện
trong vũ trụ 1996)
Nếu độc giả là người đầu tiên đọc sách Đạo Cao Đài,
lại đọc phải quyển sách này thì thật là khó, vì sách này chỉ nhắc nhớ để gợi
mở. Sách lại không chú thích dong dài, bởi lẽ đã giải nghĩa rõ ở các sách khác
cùng tác giả.
Đến thời điểm này mà nhiều độc giả còn lầm lẫn giữa
Đạo Phật và Đạo Cao Đài. Có người còn cho Đạo Cao Đài Không Đại Đồng vì không
thờ Hồi Giáo và Bà La Môn giáo.
Hãy khảo sát Bát Quái Đài Đền Thánh, ta sẽ thấy
dưới Linh vị J. Christ có Long vị Nourn Dinh, đó là vị Thánh Hồi giáo (Theo
Larousse Universel Paris, 1923). Còn Tam Thế Phật trên nóc Bát Quái Đài là ba
vị thần Bà La Môn (Hindu). Trên nóc Hiệp Thiên Đài, người ta tưởng lầm là chữ
Vạn Phật Giáo nhưng thực ra đó là dấu liệu cổ của đạo Bà La Môn mà Đạo Cao Đài
gọi là chữ NHẬT KÉP theo cách gọi của bà Võ Tắc Thiên.
Mặt khác, ông Ngô Văn Chiêu nhờ Huệ nhãn đã thấy
Thiên Nhãn hiển hiên trong không gian từ 1920, mãi đến năm 1925, các ông Phạm
Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, nhờ Ngoại thụy miên pháp thấy được Thiên nhãn.
Dù vậy, hơn hai triệu tín đồ thiết kế Thiên Bàn Thờ
Đức Tin Nhân Loại, không tránh khỏi lời dèm pha mê tín, nhưng nhân sanh vẫn
trung thành lời dạy của Đức Chí Tôn :
Một
nước nhỏ nhoi trong vạn quốc
Mai
sau làm chủ mới là Kỳ.
Đó là, ước mong nười dân của nước bị trị, có người
cho là không tưởng, chẳng thể nào qui tam giáo, hiệp Ngũ chi hay Quốc đạo được,
lý tưởng Đại Đầy xa vời. Tuy nhiên, lời nguyện cầu của các tín hữu được Thượng
đế ban ân « Nơi lòng Thầy ngự động thầy
hay » để niềm tin đến cho nhân loại : « Thiên hạ thái bình ».
Số là, năm 1996, cơ quan Hàng không và Không gian
Hoa Kỳ NASA đã chụp hình một ngôi sao qua ống kính viễn vọng tên là NEBULA
HOURGLASS. Các học giả cho đây là « Con mắt Thượng Đế » nhìn xuống trần gian mà
ông Ngô Văn Chiêu nhờ huệ nhãn đã thấy từ năm 1920.
(Tìm Thiên Nhãn này trên Internet
WWW/hiddenmeangs.com, rồi tìm đến trang tiêu đề Hourglass Nebula hay Supernova
1987A, hiện có hơn ba mươi vạn người nhìn thấy Thiên Nhãn, một thực thể trong
vũ trụ, chớ không phải một thứ mê tín vô căn cứ).
Hourglass Nebula có dạng giống như những vòng tròn
đỏ rực như lửa, xếp thành hai nhóm theo chiều đứng và cắt nhau theo các tuyến
hình cánh cung, tạo nên một không gian giới hạn bởi các hình cánh cung mà bên
trong là một hình tượng rực rỡ của một CON MẮT có đủ lòng đen, con ngươi và
đuôi mắt mà các nhà khoa học gọi là CON MẮT VŨ TRỤ (The Celestial eye) tức
Thiên Nhãn theo Giáo lý Cao Đài.
Theo tài liệu của cơ quan NASA, một số nhà nghiên
cứu tôn giáo đặt ra sự liên hệ đến Thánh Kinh Mathieu đoạn 6 câu 22 viết : «
Con Mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì thân thể ngươi sẽ được
xán lán ». Trong Thánh Ngôn, Đức Cao Đài dạy :
«
Nhãn thị chủ tâm
Lưỡng
quan chủ tể »
Hiện nay,
những ai muốn nhìn thấy Thiên Nhãn Vũ trụ này, phải nhìn qua viễn vọng Kính
Kính Không gian Hubble (ta nhìn thấy qua mạng Internet đã dẫn trước).
Tuy nhiên, khoa học gia G. Sonneborn của Cơ quan
Nasa ở GreenBelt, Maryland tiên đoán: “Hiện tại các tia sáng phát xuất của ngôi
sao này không thể thấy được, nhưng nó đang bắt đầu sáng rực với sự phát xuất
của tia hồng quang tuyến. Sự va chạm cực kỳ mạnh mẽ của các tia này có thể cho
địa cầu (68) chúng ta thấy THIÊN NHÃN này với con mắt thường vào năm 2005 ».
Tắt một lời, Đức Chí Tôn đã dùng huyền diệu cho
nhân loại thấy Thiên Nhãn trong vũ trụ để cho con người biết Thượng Đế trên
trời cao là có thật, chớ không phải hàng giáo lãnh đạo Cao Đài tưởng tượng tạo
ra.
Sau lời tiên đoán của nhà khoa học G. Sonneborn,
nhân loại sẽ thấy Thiên Nhãn bằng mắt trần vào năm 2005. Thật vậy, báo CA.TpHCM
loan báo Kính Hubble chụp được hình Thiên Nhãn vào ngày 15-12-2004 ; Tháng sau,
Tại Vườn Linh Đức Lập (Tỉnh Long An là nơi giáng sinh ông Phạm Công Tắc, là
phước địa của ông Ngô Văn Chiêu), Thiên Nhãn nhìn xuống trần gian để cứu khổ,
cứu nạn nhân sanh bị bệnh trầm kha, chỉ cần một luồng sáng thiêng liêng len
quanh thân thể là được giải bịnh. Nhờ sự huyền diệu đó, khách thập phương đến
Vườn Linh Đức Lập rất đông. Nhờ đó, số tín đồ Cao Đài tăng lên đáng kể.
Sự xuất hiện Thiên Nhãn trong vũ trụ là một hiện
tượng huyền bí để xác định :
1. Một nền Tân Tông Giáo của nhân loại đã ra đời «
Có một giáo lý mới mẻ đủ khả năng kềm chế nhân loại trong sự thương sót chúng
sanh » (Thánh Ngôn ngày 01-10-1926).
2. Báo hiệu ngày phán xét Hội Long Hoa sẽ đến,
không sớm tu thì không còn dịp nào nữa. « Chính mình Thấy đến dạy dỗ các con
mà, không giao chánh giáo cho tay phàm nữa ».
Bổn nguyên của Đạo Cao Đài là duy nhất Thần với
biểu tượng Thiên Nhãn. Còn những cách thể bày biện ngoài Thiên Nhãn chỉ là sự
biểu lộ lòng tôn kính đối với hàng giáo lãnh của các tôn giáo đã có từ trước mà
thôi.
Chương
Hai
VŨ
TRỤ QUAN ĐẠO CAO ĐÀI
Đạo Cao Đài phát sinh và phát triển trong thời đại
khoa học tiến bộ, nên nghi lễ thờ cúng cũng rất khác xưa. Đức Cao Đài dạy thờ
Ngài như sau:
“Thầy giao cho con Bính làm một trái CÀN KHÔN(1).
Một trái như trái đất tròn quay. Bề Kinh tâm ba thước, ba tấc(2), vì là cơ màu
nhiệm Tạo Hóa trong ấy, mà sơn màu xanh da trời. Cung Bắc Đẩu và Tinh tú vẽ
trên Càn Khôn ấy(3).
“Thấy kể Tam thập lục Thiên, Tứ Đại Bộ châu ở Không
Không trên Không Khí, còn lại Thật thập nhị địa và Tam Thiên thế giới đều là
Tinh Tú(4). Tính lại 3072 ngôi sao, phải vẽ lên đó cho đủ. Con (Bính) dở sách
thiên văn Tây ra coi mà bắt chước(5).
Tại ngôi Bắc Đẩu, con phải vẽ hai cái bánh lái
(Thất Tinh) cho đủ và sao Bắc Đẩu cho rõ ràng ( Xem hình). Trên vì sao Bắc Đẩu
vẽ con MẮT THẦY (Thiên Nhãn). Đáng lẽ trái ấy phải bằng chai, đúc bên trong
ngọn đèn (Thái Cực) thường sáng. Ấy là lời cầu nguyện (Thiên bạ thức bình) rất
quí báu cho cả nhơn loại Càn Khôn thế giới đó” (Đàn đêm 12-08-Bính Dần, ngày
17-09-1926).
Thật vậy, Đức Chí Tôn day ta Thờ ĐỨC TIN NHÂN LOẠI.
Xét kỹ, quả Càn Khôn(2) không chỉ là trái đất mà gồm cả Thiên Lầu. Các tinh tú
nói trên xa gần khác nhau, nhưng trong đêm mắt ta nhìn như ghi trên một hình
cầu màu xanh to lớn (do hiệu quả của phép phối cảnh). Đó là Thiên Cầu, vì nước
Việt Nam (gần Xích đạo) nên thấy sao Bắc Đẩu nằm ngang trên đường chân trời
(tức ngang tầm mắt) chớ không phải Thiên Nhãn vẽ trên địa xích đạo.
Vậy, Càn Khôn là gì? Càn Khôn là Đạo, là Thái Cực. Lý giải đơn giản hơn.
CÀN ( ) là trời, là vua, là cha,
là chồng, là đầu, là cứng, là lãnh đạo, là vàng, là băng, là đỏ thắm, là thiên
thể, v.v…
KHÔN ( ) là đất, là nhân dân, là
vợ, là mẹ, là mềm, là sắc vàng, là văn, là bụng, v.v..
Càn Khôn là âm dương trong trời đất. Nói rằng âm dương chỉ là MỘT cũng
được vì âm dương là hai động lực căn bản tạo thành vũ trụ.
Đức Cao Đài đã dạy : « Đạo Thầy không chỉ lạ, không
ngời hai lẽ âm (Khôn) dương (Càn) ».
Về quan niệm vũ trụ, Thầy dạy : « Khí Hư vô sinh
một mình Thầy, Thầy là Thái cực… Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi
sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái biến hóa vô cùng ». (TNHT quyển
II, trang 62).
Khi Thái Cực động thì sinh ra dương, khi tĩnh thì
sinh ra âm, một động một tĩnh làm cơ bản cho nhau. Đến lúc dương biến, âm hợp
thì Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ sinh ra. Ngũ Hành nếu xếp đặt thuận hợp với nhau
thì bốn mùa tạo thành sẽ vận hành đều đặn.
Quả Càn Không đường kính 3,3mét, lý giải theo toán
học thì biến hóa khôn lường, ẩn tàng triết lý sâu xa (Xem Lý Giải Quả Càn Khôn
cùng người Viết).
3 – 3 = 0 biểu tượng Hư vô (Trời Đất chưa phân)
3 : 3 = 1 biểu tượng Thái Cực (ngôi Đức Chí Tôn)
3 x 3 = 9 biểu tượng Thái Dương (Mặt Trời)
3 + 3 = 6 biểu tượng Thái Âm (Mặt Trăng)
Chỉ có hai con số 3 mà gom cả lý thuyết về vũ trụ,
nếu không là Đức Chí Tôn thì không ai có thể viết nổi.
Thánh ngôn viết : « Thầy kể Tam thập lục Thiên, Tứ
Đại Bộ Châu(4) ở Không Không trên Không Khí… ».
Trong vũ trụ có nhiều Thái Dương Hệ, Thiên Hà, tinh
tú, định tinh, hành tinh… gom lại lấy ý mà hiểu
1 . Thất thập nhị địa :
Bảy mươi hai quả cầu trong Thái Dương Hệ, Địa cầu
ta đang ở là số 68 (Xem hình vẽ). Đức Chí Tôn dạy : « Bực Đế Vương nơi Địa cầu
68 chưa bằng một người thường nơi Địa cầu 67. Như vậy số địa cầu càng nhỏ thì
càng thanh cao (Thiểu tắc đắc, đa tắc hoặc).
Theo Thầm học Đạo Cao Đài thì :
- Quả cầu 72 : U minh (đen tối) địa
- Quả cầu 71 : Kim thạch (sắt đá)
- Quả cầu 70 : Thảo mộc (cây cỏ)
- Quả cầu 69 : Thú cầm (thú chim)
- Quả cầu 68 : Nhân sanh, có con người ở, có 5
chân, 5 biển, có nhiều sắc dân đều là con của Thượng Đế (Thượng Đế bằng hữu,
xem Đại Đạo Giáo Lý và Triết Lý, cùng người viết)
- Quả cầu 67 : Thần Thông Nhơn, con người minh
triết, giỏi hơn người ở Địa cầu 68
- Quả cầu 66 : Thánh nhân
- Quả cầu 65 : Tiên cung
- Quả cầu 64 : Phật xứ
- Quả cầu 63 : Bát Quái Đài
2 . Tứ đại bộ châu :
Ở Thái Dương Hệ khác gồm có Đông Thắng Thần Châu,
Tây Ngưu Hóa Châu, Nam Thiệm Bộ Châu và Bắc Cư Lưu Châu. Họ giỏi hơn ta, và
điều khiển ta. Họ tinh thông minh triết nên có thể vào Tam Thiên Thế giới hay
Tam Thập lục Thiên mà tu thành chánh quả.
Xem thế, 72 quả cầu lơ lửng trong không gian không
có Thập diện Diêm Vương trong lòng đất.
3 . Tam Thiên thế giới :
Trong Luật Tam Thế, Đức Cao Thượng Phẩm giáng dạy :
Mấy em thử phân loại Tam Thiên Thế Giới và Thất Thập Nhị Địa coi thử ? Bạch :
Tam Thiên Thế giới là ở từng trên bao phủ, còn Thất Thập Nhị Địa ví như bàn cờ
ở dưới. Đức Cao Thượng Phẩm viết : « Phải vậy đó, Tam Thiên Thế giới là ngôi
vị, còn Thất Thập Nhị Địa là trường thi công quả ».
4 . Tam Thập lục thiên :
Trong Bài Thuyết Đạo, Đức Hộ Pháp nhắc lại lời dạy
của Đức Chí Tôn : « Thái Cực sanh lưỡng nghi tức Tam Thiên Vị là Ba Ngôi Trời.
Dưới ba ngôi ấy có Tam Thập Tam Thiên (33 tầng trời) cộng với ba ngôi trên là
Tam thập lục Thiên.
« Tại sao Bắc Đẩu(3) con vẽ hai bánh lái cho đủ ...
dở sách thiên văn Tây ra mà coi(5) ».
Tông giáo Cao Đài thuận khoa học nên Đức Cao Đài
dạy đồ y sách Tây. Chòm sao Đại hùng tinh hay Thất tinh Bắc Đẩu ở cách xa ta
140 triệu năm ánh sáng, thật ra chòm sao này có tới 126 ngôi sao mà mỗi vì sao
lại cách xa hàng trăm năm ánh sáng. Sao Bắc Đẩu nằm trên đuôi của Tiểu Hùng
Tinh, được bao quanh bằng sao Thiên Long, Thiên Hậu… (Theo Le Manuel de l’échaireur, Editions
Delachany Paris VII, pages 504, 505)
Theo bài Thánh Ngôn trên, vũ trụ quan của Đạo Cao Đài gồm hai phần : vô
hình và hữu hình.
Phần vô hình gồm Tam Thập Lục Thiên và Trí Đại Bộ Châu ở trên thượng tầng không
gian
Phần hữu hình gồm Thất Thập Nhị Địa (72 quả cầu) và
Tam Thiên Thế giới (3000 thế giới) cộng chung 3072 tinh cầu (hành tinh, địa
tinh, vệ tinh…) đều là những ngôi sao.
Trong Tam Thiên Thế giới và Thất Thập Nhị Địa các
tinh cầu nhẹ nhàng thì ở trên, còn các quả cầu nặng nề thì ở bên dưới. Càng lên
cao thì càng thanh trong, càng xuống thấp thì càng trọng trược.
Trong Thất Thập Nhị địa, các quả cầu được đánh số
từ 1 đến 72, số 1 nhẹ nhứt, số 72 nặng nhứt. Bốn quả cầu cuối trọng trược hơn
Địa cầu 68 mà ta đang sống. Tuy nhiên, địa cầu 68 cũng có phần trược nhiều, gọi
là cõi ta bà nên phải tu mới đắc quả được.
Chương
Ba
NHÂN
SINH QUAN ĐẠO CAO ĐÀI
Giáo Lý Đạo Cao Đài xác nhận rằng: con người có mặt
ở trần gian là nhờ tu luyện nhiều năm để chuyển kiếp, từ thảo mộc thành người
Vượn (Homo Sapiens) đến con người hiện đại.
Chuyển
luân định phẩm cao thăng
Hư
vô bát quái trị thần qui nguyên.
(Kinh Phật Mẫu CĐ)
Đức Chí Tôn dạy vào đêm rằm tháng 9 năm Bính Dần
như sau:
“Khai Thiên Địa vốn nơi Thầy, sanh Tiêu Phật cũng
Thầy. Thầy đã nói một chơn thần mà biến hóa Càn Khôn thế giới và cả nhơn loại.
Thầy
là chư Phật, chư Phật là Thầy
Các
con là chư Phật, chư Phật là các con
Có Thầy mới có các con, có các con mới có chư
Thánh, Thánh, Tiên, Phật (Xem hình vẽ)
Thầy Khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn thế giới
nên mới gọi là Pháp. Pháp mới sanh Càn Khôn, Vạn vật có con người nên gọi là
Tăng. Thầy là Phật (trên các Phật) chủ cả Pháp và Tăng lập thành các Đạo mà
phục hồi các con hiệp một cùng Thầy » (TNHTQ1, trang 32)
Đức Chí Tôn lại dạy về sự sống và sự chết :
« Các con đã sanh ra tại thế này, ở tại thế này.
Thầy hỏi : Các con chết rồi, các con đi đâu ?
Cả kiếp luân hồi thay đổi từ nơi vật chất mà ra
thảo mộc, từ thảo mộc đến thú cầm, loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn năm,
muôn muôn lần mới đến địa vị nhân phẩm. Nhân phẩm nơi thế này chia ra phẩm giá
mỗi hạng. Bậc Đế Vương nơi địa cầu này (68), chưa vào đặng bậc chót của Địa cầu
67. Trong Địa cầu 67 nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy. Cái quí trọng
của mỗi Địa cầu càng tăng thêm hoài cho tới Độ Nhứt Cầu, Tam Thiên Thế Giới,
qua Khởi Tam Thiên Thế Giới thì mới đến Tứ Đại Bộ Châu. Qua Tứ Đại Bộ Châu mới
vào đặng Tam Thập Lục Thiên. Vào Tam Thập Lục Thiên rồi phải chuyển kiếp tu
hành nữa, mới đặng lên đến Bạch Ngọc Kinh ». (TNHT, Q1, trang 71)
Theo hai bài
Thánh Ngôn trên, tất cả chơn linh trong Càn Khôn Vũ trụ gọi là Vạn linh và được
chia làm tám bậc cao thấp khác nhau gọi là Bát hồn :
1) Kim Thạch hồn , 2) Thảo Mộc hồn, 3) Thú Cầm hồn,
4) Nhơn hồn, 5) Thần hồn, 6) Thánh hồn, 7) Tiên hồn, 8) Phật hồn.
Trong Luật Tam Thể, Đức Cao Thượng Phẩm giảng giải
về sự tiến hóa của Bát hồn như sau :
Sau một chuyển, các chất Khí liên hiệp với tế bào
tụ lại, biến thành vạn vật. Chất Khí chưa hình thành chỉ là cục lửa bị Khí
Dương Quang đốt cháy, nhờ Diêu Trì Cung thâu thập Nhị Địa Chi mà biến Khí Dương
Quang và chất Khí thành Ngũ hành. Nhờ đó, đất, nước, sắt, đá và lửa nảy sanh
trước tiên. Đó là Kim Thạch hồn
Sau một chuyển nữa các loại Kim thạch tiêu ra chất
Khí rồi liên hiệp với các tế bào lại mà tạo thành cây cỏ. Đó là Thảo Mộc hồn.
Sau một chuyển nữa, các cây cỏ phân tế bào mà liên
đới với Ngũ hành tạo nên Bách thú. Trong đó phần ở trên khô gọi là cầm thú, còn
phần ở dưới nước gọi là thủy ngư. Đó là Thú Cầm hồn.
Sau một chuyển nữa, trong loài thú cầm, bước vào cơ
tấn hóa, tạo nên thỉ tổ loài người là La Hầu, tức là người khỉ.
La Hầu lần lần sanh hóa là nhờ điểm linh quang của
Chí Tôn mà lẩn đến thành người. Đó là Nhơn hồn.
Nhơn hồn nào được trọn trung trọn hiếu thì bước vào
Thần Vị.
Biết được chơn chánh, trọn đạo nhân luân, tức là
vào Thánh Vị. Đến Thánh hồn trau dồi thông suốt phần Thế Đạo. Trong phần Thế
Đạo tu tạo được Bí Pháp mà bước qua Thể Pháp Thiên Đạo, tức là Tiên Vị. Khi lập
được Thể Pháp Thiên Đạo suy tầm nên Bí Pháp Thiên Đạo, tức là đắc pháp, ấy là
Phật Vị ».
Đức Cao Thượng Phẩm xác nhận loài người hiện đại là
do loài người Vượn (Homo Sapiens) tiến hóa thành người phù hợp với khoa học cổ
học.
Theo Thần học Cao Đài, nhơn loại được chia thành ba
hạng người : 1) Hóa nhơn, 2) Nguyên nhơn, 3) Quỉ nhơn.
1. Hóa nhơn :
Hóa nhơn tiến hóa từ loài thú cầm, lúc đầu tính khí
còn khù khờ nên thô lỗ, hình dáng còn thô kệch, xấu xí, chưa đủ khôn ngoan để
xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Họ là nhóm người nguyên thủy còn ăn lông, ở
hang động.
Vì thế, Đức Thượng Đế mới cho các nguyên nhân khôn
ngoan giáng trần khai hóa các Hóa nhân.
2. Nguyên nhơn :
Nguyên nhơn được sanh ra từ thuở khai thiên. Các
hồn nguyên nhân xuống trần nhập vào bào thai của các nữ Hóa nhơn mà sanh ra
Nguyên nhơn.
Các Nguyên nhơn này giữ được thiên tính, trí nảo
thông minh sáng suốt, đứng lên giáo dục Hóa nhơn thoát đời dã man, xây dựng xã
hội tiến bộ.
Theo Giáo Lý Cao Đài, có 100 ức Nguyên nhơn xuống
trần tản mạn khắp địa cầu. Đã có 8 ức Nguyên nhơn giữ được bổn tánh thiên
hương, giúp đời làm xong nhiệm vụ đã trở về Thiên đình, còn lại 92 ức bị nhiểm
ô uế nên còn trầm luân nơi cõi ta bà.
3. Quỉ nhơn :
Quỉ là ám chỉ những kẻ ác độc, đầy thú tính hung sĩ
nên bị đọa vào hàng Quỉ vị. Khi đầu kiếp nơi cõi trần phải tu luyện và làm công
quả, đó là Quỉ nhơn (mặt người mà dạ thú).
Tóm lại, nhơn loại hiện hữu trên địa cầu 68 có 2
nguồn gốc phát sinh :
a) Từ Thú cầm tiến hóa thành người, đó là Hóa nhơn. Họ vốn người nguyên
thủy, thỉ tổ của loài người.
b) Từ Thiên đình giáng sanh làm người cõi trần để
học hỏi, tiến hóa. Họ là những Nguyên nhơn, còn lại trần gian 9.200.000 người.
Số đó nhỏ so với 7 tỉ nhơn loại hiện nay.
Con người ta dù có đạo hay không, Đức Chí Tôn đều
ban 3 thể : thể xác, linh hồn và Chơn thần.
1. Thể xác : Đệ nhứt xác thân (xác phàm)
Xác phàm do tinh huyết cha mẹ tạo nên, được nuôi
dưỡng bằng sửa và thực phẩm. Khi già, các tế bào không còn hoạt động được thì
chết. Thể xác thoái trầm thối rửa biến thành đất cát, nên đạo gọi là Giả thân,
xác thân tạm mượn cõi trần. (Đám ma gọi cho đúng là Đám Tang).
2. Chơn thần : Đệ nhị xác thân (thân thiêng liêng)
Trong TNHT Q1, trang 6, Đức Chí Tôn dạy :
« Chơn Thần là gì ? Là Nhị xác thân (Pénisprit), là
xác thân thiêng liêng. Khi còn ở noi xác thân thì rất khó xuất riêng ra đặng.
Chơn Thần ấy của các Thánh, Tiên, Phật là huyền
diệu vô cùng, bất tiêu bất diệt. Bậc chơn tu khi còn xác phàm nơi mình ; lúc
đắc đạo, có thể xuất ra trước lúc chết mà vân du thiên ngoại. Chơn Thần ấy mới
đặng phép đến trước mặt Thầy ».
«
Mỗi kẻ phàm dưới thế này đều có 2 xác phàm : một phàm gọil à Corporel, còn một
thiêng liêng gọi là Spirituel. Cái thiêng liêng do cái phàm mà ra nên gọi nó là
bán hữu hình, nên có thể thấy đặng mà có thể cũng không thấy đặng… » (TNGT Q1, trang
29)
Con
người trúng phẩm tối linh
Nửa
người nửa phật nơi mình anh nhi
(Kinh Tam Thánh)
Trong Luật Tam Thể, Bà Bát Nương dạy : « Nơi Ao
Diêu Trì có mọt đài phát hiện Âm Quang, đài ấy thâu làm Sanh quang của ngôi
Thái Cực, rồi đem Dương Quang hiệp với Âm Quang mà tạo nên Chơn thần cho mọi
vạn linh trong Càn Khôn Vũ trụ », như Kinh Phật Mẫu dạy :
Hiệp
Âm Dương hữu hạp biến sanh
Càn
Khôn sản xuất hữu hình.
Một mai, thể xác chết đi, Chơn thần và Linh hồn
xuất ra khỏi thể xác mà trở về cõi thiêng liêng.
Chơn thần liên hệ và điều khiển thể xác bằng 7 dòng
điện từ nên nó tạo ra 7 dây oan nghiệt. Vì thế, Đức Chí Tôn ban phép đoạn căn,
cắt đứt 7 dây oan nghiệt để thể xác không còn níu kéo Chơn thần.
3 . Chơn linh : linh hồn, điểm
linh quang
Đức Chí Tôn dạy (Trong TNHT Q1, trang 102) rằng :
« Thầy đã nói ra, nơi thân phàm của mỗi đứa Thầy
đều cho một Chơn linh gìn giữ cái Chơn mạng sinh tồn.
Thầy tưởng chẳng cần nói, các con cũng hiểu rõ rằng
: Đấng Chơn linh ấy vốn vô tư, mà lại đặng phép giao thông cùng cả chư Thần,
Thánh, Tiên, Phật và các Đấng Trọn lành nơi Ngọc Hư Cung, nhút nhát điều lành
và việc dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Tòa Phán xét. Bởi vậy, một mảy
không qua, dữ lành đều có trả. Lại nữa, cái Chơn linh ấy có tánh Thánh nơi
mình, đã chẳng phải gìn giữ các con mà thôi, mà còn dạy dỗ các con, thường nghe
đời gọi lộn là Lương tâm, là đó ». (TNHT QII, trang 66).
« Các con đừng vì tư lợi mà làm mất nhơn cách thì
rất uổng cái Điểm Linh Quang của Thầy đặt để vào xác thân của các con lắm ».
(TNHT Q1, trang 102).
Mỗi người có đủ ba hồn : Sanh hồn, Giác hồn và Linh
hồn. Linh hồn là quan trọng hơn cả vì nhờ nó mà ta phân biệt con người với cầm
thú.
Chơn linh hay Linh hồn ở trong Chơn thần. Chơn thần
ở trong xác phàm, in khuôn xác phàm. Khi Chơn linh, Chơn thần xuất ra khỏi thể
xác thì tim ngừng đập, thể xác đã chết. Lúc ấy, Chơn linh và Chơn thần trở về
cựu ngôi, trở thành một bậc nơi cõi thiêng liêng.
“Nếu kẻ không tu chưa làm đủ bổn phận làm người,
khi hồn rời khỏi xác cứ theo đẳng cấp gần lên trên mà luân hồi lại nữa, thì
biết chừng nào hội hiệp cùng thầy.
Nên Thầy cho quyền rộng rãi khắp nơi cả nhơn loại
Càn Khôn Thế Giới, nếu biết ngội kiếp một đời tu, đủ trở về cùng thầy đặng. Mà hại
thay! Mắt Thầy chưa đặng hữu hạnh hoan lạc thấy đặng kẻ ấy. Vậy Thầy dặn: Đạo ở
lòng các con nên quí trọng lắm vậy”. (TNHT Q1, trang 75)
Đạo Cao Đài “đại ân xá”, nên đóng cửa địa ngục, mở
tầng thiên, “vô địa ngục vô quỉ quan” mà phổ độ chúng sanh. Những hồn có tội
đưa đến coi Âm Quang được Thất Nương Diêu Trì Cung giáo hóa các nữ tội, còn Địa
Tạng giáo hóa nam tội đồ để được tiêu diêu.
“Nói cho cùng, nếu trọn kiếp, dầu gây lắm tội tình,
vào phút chót biết ăn năn tự hối, cầu khẩn Chí Tôn độ rỗi, thì cũng lánh khỏi
cửa Âm Quang, lại còn hưởng đặng nhiều ân huệ của Chí Tôn, do các chơn hồn tự
hối tự độ hay nhờ con cái cầu rỗi”. (TNHT QII, trang 92).
Bà Thất Nương giảng giải về cõi Âm Quang như vầy:
“Âm Quang là nơi Thần Linh Học gọi là Trường Đình
của chư hồn giải thể hay nhập thể. Đại Từ Phụ định nơi ấy là Tịnh Tâm Xá, nghĩa
là nơi chư hồn đến xét mình coi trong kiếp sanh có bao nhiều phước tội.
Nếu trọn kiếp dù gây lắm tội tình mà phút chót biết
ăn năn tự hối, cầu khẩn Chí Tôn độ rổi thì cũng xa lánh cõi Âm Quang” (TNHT
QII, trang 92).
Tắt một lời, khi Đức Chí Tôn đến khai đạo (1926)
thì Đại ân xá, đóng cửa Địa ngục, giải phóng hết tội hồn đi đầu kiếp với cõi
trần để làm công quả trả nợ đời, chớ không bị Thập Điện Diêm Vương hành tội như
truyền rao của Ngũ Chi Minh Đạo. Trong lòng đất không hề có ngưu đầu mã diện
trị tội các cô hồn một cách gớm ghiếc.
Nguồn gốc con người là người Vượn, được Thượng đế
ban cho điểm linh quang, nên khi chết xác thối trầm, linh hồn (hay điểm linh
quang) lại trở về nơi cõi thiêng liêng. Vậy cuộc sống con người có 2 giai đoạn
nối tiếp nhau.
Thoạt đầu, con người sống nơi cõi thiêng liêng được
an nhàn tự tại. Nhưng vì nhu cầu học hỏi để tiến hóa, nên du học xuống phàm
gian.
Linh hồn đó nhập vào bà mẹ mang thai mà thành người
phàm. Trần gian là trường thi công thọ khổ để giải khổ và thoát khổ, trở về
ngôi vị cũ, chấm dứt chuyến du học.
Đó là quan niệm mới mẻ của Đạo Cao Đài. Đời sống
nơi cõi thiêng liêng là để an dưỡng, đặt kế hoạch cho chuyến du học đến các quả
cầu khác. Đời sống nơi các Tinh cầu là để làm việc, học hỏi kinh nghiệm để tiến
lên thành nười minh triết.
Tóm lại, nhân sinh quan Đạo Cao Đài là một triết lý
tiến bộ mà tử trước đến nay nhiều nhà triết lý, khoa học gia hết lời tranh cải.
Nguồn gốc con người từ loài người Vượn (Hono
Sapiens) tiến hóa, giác ngộ thông minh là nhờ Điểm Linh Quang của Thượng đế
(Thầy là các con), xuống trần học hỏi trở thành Tiên Phật (Các con là Thầy)
cuối cùng bằng trời.
Tu
hành là học làm trời
Chớ
đâu kiếp kiếp làm người thế gian
Điều đó, chứng tỏ con người có linh hồn (Điểm Linh
Quang) bất tiêu bất diệt, dẫn đến hiện tượng cơ bút ; các Đấng thông linh qua
Chơn thần các đồng tử mà giáo dục con người. Chơn thần là điểm nổi bật trong
giáo lý của Đạo Cao Đài, nhờ đó giải thích các hiện tượng từ vật chất tới tinh
thần, ,từ hữu hình đến vô hình. Nến nhớ, con người thiêng liêng vốn vô hình chỉ
có 2 thể Linh hồn và Chơn thần tồn tại vì xác thân đã thối trầm.
Theo giáo lý Cào Đài, con người chết rồi thì Vĩnh Du Tiên Cảnh (bất cứ ai), về trình Điện Đức Chí Tôn và Phật Mẫu xem
xét tội phước. Trong kiếp sống làm nhiều tội thì phải đầu kiếp lại cõi trần, lấy công
chuộc tội. Đến khi làm được toàn việc tốt đẹp, xứng đáng một Tiểu Thượng Đế
(Tiểu Linh Quang, Tiểu Vũ Trụ) thì được hội hiệp cùng Đức Chí Tôn và chư Tiên
Phật.
Thánh Địa, đầu xuân Canh Thìn
TN. Văn Hóa và Giáo Lý
Đạo Cao Đài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét