LỜI NÓI ĐẦU
Đạo Cao Đài thật sự được
có mặt ngày rằm tháng 10 năm Bính Dần (dl: 19-11-1926), nhưng trải qua biết bao
nhiêu cay đắng khổ nhọc, người có đức tin tuyệt đối thì bị kẻ thiếu đức tin
rình rập bên ngòai mong tìm mọi kẻ hở để phá, giống như thú dữ rình mồi. Người
trung kiên với Đạo chỉ còn biết gìữ lấy “áo giáp đạo đức” chống đỡ như kẻ đang
bị đuối giữa làn sóng dữ. Đại Đạo khai sinh nhằm thời
đất nước Việt Nam đang
chịu nền thống trị của Pháp, lòng dân phân phân bất nhứt. Đau đớn cho Đấng
Thượng Đế vì con mà lăn lóc chở che, rồi cũng chịu nạn như bị cuốn hút theo lớp sóng cuồng dữ dội….
Riêng Đức Hộ Pháp làm đầu
nhơn sanh cũng phải chịu tang thương, khảo đảo đến cùng, ấy cũng vì lòng người
kém đức tin mà để cho thất đạo tâm, rồi lầm theo tà quái mà chịu mê muội trong
bã lợi danh. Tiếc cho một bậc tài danh như ông Lê văn Bảy mà quay ngọn bút Tà
tố cáo Đức Hộ Pháp, sau cùng Ngài phải chịu đồ lưu nơi Hải đảo Madagascar (Phi
châu) 5 năm 2 tháng, vừa đau đớn khổ sở xác thân mà cũng vừa là gánh nạn cho dân tộc. Bởi trong cái
vòng “Đạo khai Tà khởi” nên mới khiến xui như thế !
Dường như chất độc dễ
nhiễm vào người hơn là chất bổ, nên sinh ra nhiều hạng người buôn Thần, bán
Thánh, bán nứơc buôn dân, bán rẻ lương tâm để thỏa lòng tà. Đây là thời kỳ Đạo
nạn mà chính tay của Nguyễn Thành Phương trở giáo diệt Đạo cũng vì ba chục
triệu bạc của Ngô Triều đã mua cả linh hồn của Tướng ấy để cho cửa Phong đô
ngày nay hẳn chật hết chỗ ngồi !
Đau đớn nhứt là người Tín
hữu Cao Đài phải đọc lại những trang sử ấy đầy dòng huyết lệ với tấm lòng
trung.
Nữ Sọan
giả NGUYÊN THỦY
CHƯƠNG
I
PHẦN KHÁI QUÁT
1 - Các sự hữu hình phải hủy phá tiêu diệt:
Như đã biết theo thông lệ thì
mỗi thời kỳ mở Đạo đều có phân ra Tam giáo là Phật- Tiên- Thánh. Nhưng qua Tam
Kỳ Phổ Độ vì là thời kỳ “Qui Nguyên Tam Giáo Phục Nhứt Ngũ Chi” nên Đức Chí-Tôn
mới lập Tam Trấn thay quyền Tam giáo. Cơ Đạo tuy mới mở ra trên 50 năm nhưng
những Môn đệ của Thầy cũng đủ sức nhập trường thi, nên Thầy khiến cho một cuộc
thay đổi để thử gan anh tuấn, đồng thời cũng là thời kỳ để rửa ráy Thánh Thể
của Chí Tôn nữa. Hầu như cơ Trời đang giục loạn nên khiến cho tất cả đều ly
tán, ly tán để chuyển đổi tư tưởng cho con ngưởi tỉnh cơn mê, phá bỏ giấc mộng
công hầu, chợt tỉnh giấc Nam kha. Người tu đôi khi tâm còn hám vọng, mong sớm
thành Tiên tác Phật, nên thời Án nạn đến là để cảnh tỉnh cho số người ấy.
“Giấc Nam Kha khá bất bình,
“Bừng con mắt dậy thấy mình tay không”.
Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ có giáng dạy ngày
27-6-Bính Dần (dl: 5-8-1926) rằng:
“Thầy muốn các con hội hiệp đặng nghe dạy:
…Thời kỳ mạt pháp nầy,
khiến mới có Tam Kỳ Phổ Ðộ, các sự hữu hình phải hủy phá tiêu diệt.
Thầy đến chuyển đạo, lập
lại vô vi. Các con coi thử bên nào chánh lý: Hữu hình thì bị diệt đặng, chớ vô
vi chẳng thế nào diệt đặng. Th.. Thầy đã khiến con đi Ðế Thiên Ðế Thích đặng
xem cho tạng mặt hữu hình. Nội thế gian nầy ngày nay, ai cũng nhìn nhận cho là
tối đại, mà con đã thấy nó còn bền vững đặng chăng ? Lòng đạo đức con, Thầy
thấy rõ, nhưng thời giả dối đã qua, thời kỳ chân thật đã đến. Thầy không muốn
cho con hao tài tốn của mà gìn giữ sự giả dối.
Chẳng cần chi con lập
Thánh Thất của Thầy và sùng tu Phật tượng chi hết. Con hiểu bổn nguyên
"Bảo Sanh" là bổn nguyên Thánh chất Thầy.
Thầy khuyên con để dạ lo
cho nhơn sanh mà thôi, phần hồn về Thầy.
Con có biết sự chơn thật
nơi nào mà phải khổ thân lo lắng. Con có phận sự rất lớn, Thánh danh con cũng
lớn. Thầy dặn con, nhứt nhứt phải do mạng lịnh Thầy mà thôi.”
Thế rồi vùng Tây-Ninh đã
đến lúc đất bằng sóng dậy, chính là thời điểm này đây: Đức Hộ Pháp đã có lời tiên
tri rồi:
“Thân Dậu tới đây rồi sẽ biết.
“Đinh ninh vẹn giữ mấy lời TA”!
NHỮNG HIỆN TRẠNG CỦA NĂM THÂN
Đầu xuân năm Nhâm-Thân
(1932) sắp Đại Lễ Đức Chí Tôn: ngày 9 tháng giêng nên vào buổi chiều tối ngày 8
mới đốt bên trong lòng quả Càn Khôn một ngọn đèn manchon cho có ánh sáng. Do
hai vị chăm sóc là Hồ Văn Lầu và Nguyễn Văn Biện. Lối 9 giờ đèn phựt dầu phát
cháy Quả Càn Khôn. Nhờ ông Văn-Thắng-Trà (sau nầy là Lễ sanh Phái Thượng) dập
tắt được ngọn lửa. Quả Càn Khôn bị cháy chỉ còn 1/3 phía Thiên Nhãn thôi.
Đến sáng ra thì Anh cả Đức
Quyền Giáo Tông mới qua hỏi Đức Hộ Pháp:
- Quả Càn Khôn bị cháy Hộ
Pháp nghĩ sao ?
- Đức Hộ Pháp nói: Quả Càn
Khôn bị cháy mà THIÊN NHÃN còn, tức là Đạo còn, nhưng đời phải tận.
Sau vụ cháy Quả Càn Khôn
rồi thì Đức Chí Tôn có giáng cơ cho một bài thơ như sau:
THI
Chẳng phải Tây Ninh chịu nạn nghèo,
Cuộc đời luân chuyển thế cheo leo.
Trời còn đất lở tang thương biến,
Ruộng rẫy phố phường lộ mốc meo.
Sắc tướng âm thinh tua giảm bớt,
Mở đường công quả chúng làm theo.
Văn chương đâu rõ thông cùng lý,
Tận thế hưng vong đã thấy vèo !.
2 - Nền Đạo gặp cơ khảo đảo:
Trong cửa Đạo hiện thời
lớp thì chia phe phân phái, còn lại thì bị cường quyền thực dân đàn áp bắt Đức
Hộ Pháp vào năm Tân-Tỵ đày qua Madagascar cùng với một số Chức sắc cao cấp nữa.
Qua năm Giáp-Thân (1944)
người Pháp tính đàn áp Cao Đài, có lịnh bắt Chức sắc và Chức việc, nên quý vị
đó được tin trốn xuống Sài-Gòn hợp tác với Nhựt mới lập ra hãng tàu Nitinan vừa
làm mướn vừa tập luyện cho đoàn Nội Ứng Nghĩa Binh thuần thục. Nhờ Nhựt làm
hậu-thuẫn cho số Nghĩa-binh cầm tầm vông, đầu đội calô Thần Đạo nhảy vô thành
bắt quân Pháp, đó là cuộc đảo chánh Pháp 24 tháng giêng Ất-Dậu (1945).
Do cuộc đảo chánh nên
Thực-dân Pháp trả tự do cho Đức Hộ-Pháp từ Madagascar trở về cố quốc. Đức Ngài
xuống chiếc tàu Indépendance về đến Vũng-Tàu là 12 ngày đêm, về đến quê hương
vào ngày 27-7-Bính Tuất (1946) bởi tàu lớn nên đậu ngoài khơi nhờ ca-nô ra rước
Đức Ngài vào bờ rồi về Sài-Gòn nghỉ ở nhà ông Hợi hết cả tuần mới về Tòa Thánh.
Đức Ngài nhìn lại cảnh vật khác xưa, vừa lo
chấn chỉnh mối chơn truyền vừa lo phục lại chủ quyền cho Đạo, tức là lập thành
Hội Thánh để thay hình thể Đức Chí Tôn và chuẩn bị mở Đại-hội Nhơn Sanh năm
Bính-Tuất. Ngài còn lo tu bổ Đền thờ Đức Chí-Tôn và tạo ngôi thờ Đức Phật Mẫu
cùng các dinh thự với ba Cung ba Động vừa xong đâu đó được an bày.
Nào ngờ cơ khảo Đạo lại
đến với Đức Ngài nữa. Nhưng Đức Ngài đã
biết trước tất cả và sẵn sàng chờ đợi, cũng như chờ đợi sự đi đày ở lần trước
vậy.
Trước đó, Đức Hộ Pháp đã
chuẩn bị cho cuộc lễ Hội-Yến Diêu-Trì-Cung vào ngày 15 tháng 8 Ất-Mùi thật chu
đáo. Buổi tối ngày 16 tại sân Đại-Đồng-xã có tổ chức Văn-Minh-Điện để các bậc
Chức-sắc cho thay đố, nhưng sự thực Đức Ngài chỉ mượn 4 câu ca dao để làm câu
thay, ngụ ý muốn nhắn nhủ những lời tâm huyết nhất cho các Môn-đệ của Đức Chí
Tôn biết thời buổi nguy vong sắp đến mà không thể tỏ thật bằng lời, nên mượn
thay đố:
Câu 1: “Ví
dầu cầu ván đóng đinh.
“Cầu tre
lắt lẻo gập-ghình khó đi”
(xuất
nhứt vật) - Đáp: “cái thang”
Câu 2: “Bậu nghe ai dỗ ai dành,
“Chanh chua Bậu chuộng, cam sành Bậu chê".
(xuất nhứt vật
) - Đáp: “Cái trách”
Câu 3: “Một mai thiếp có xa chàng,
“Đôi
bông thiếp trả đôi vàng thiếp xin”
(Xuất nhứt vật) - Đáp: “Cái ly”
Câu 4: “Tưởng rằng nghĩa mặn tình nồng,
“Nào
hay tay ẵm tay bồng vai mang”.
(Xuất nhứt vật) - Đáp: “Cái khai”.
Không một ai đáp trúng lời
thay đố trên cả !
Những lời Than trách trên
đây đều là hình ảnh của người Nữ phái đó là thời Âm, khi Âm thịnh tất Dương
suy. Người chính nhân, quân tử, phải lui đi để khỏi bị hoạ.
Với cuộc thi đố này ngụ ý
4 chữ “Than Trách Ly Khai”. Đó là một chơn ngôn ẩn ý của Đức Ngài nói lên cho
nhân sanh biết cái dã tâm của Ngô Triều với ý đồ Công-giáo-hóa Cao Đài, dù
trước đó đã có nhiều thủ đoạn. Ba hôm sau thì có cuộc thanh trừng vào ngày 20-8
Ất Mùi do Quân đội Cao-Đài đứng lên kéo về bao vây Hộ Pháp Đường và làm khó dễ
Đức Hộ-Pháp. Chính cái ngày 20-8 này xem như là “Ngày Đạo hận” để mở ra một
thời Án-nạn-pháp mà Người phải đứng ra gánh nạn cho nhơn sanh là Đức Ngài. Ngài
có dâng sớ:
Trích đoạn Sớ chung niên năm
Ất Mùi Về cuộc thanh trừng
“… Năm Ất Mùi là năm Đạo trải qua nhiều trạng
thái vui buồn lẫn lộn, lắm cảnh hiệp tan pha màu, khiến cho Hội Thánh phải lắm
công nhọc trí xoay trở thuận chiều, hầu trấn an toàn thể con cái Đức Chí-Tôn.
Bước qua tháng tám Lễ Hội
Yến Diêu Trì vừa yên, cách ba ngày sau nhằm ngày 20 tháng 8 năm Ất Mùi (dl:
05-10-1955) cuộc nội biến xảy ra do Trung Tướng Nguyễn Thành Phương chủ động
vào Hộ-Pháp-Đường là nhược điểm. Cuộc khảo đảo nhằm ngay Đệ Tử, nhưng dầu phải,
dầu quấy, dầu nên, dầu hư, Đệ Tử cam hứng chịu cuộc bạo hành của Phương…làm sôi
nổi cả dân cư trong vùng Thánh Địa, luôn cả các nước ngoài…”
Như trên đã nói: Với cuộc
thay đố vừa qua ngụ ý 4 chữ“Than Trách Ly Khai”là ẩn ý của Đức Hộ-Pháp muốn
nhắn nhủ cùng nhân sanh một nỗi đau tận cùng của Ngài khi nhìn thấy Đạo nghiệp
quá chơi vơi, lòng người ly tán. Trong thì một sự phản bội trắng trợn của
Nguyễn Thành Phương, ngoài thì chánh quyền Ngô Đình Diệm đủ manh tâm toan diệt
Đạo. Ngao ngán sợ nỗi huynh đệ tương tàn không tránh khỏi. Cái dã tâm của Ngô
Triều với ý đồ Công-giáo-hóa Cao Đài, dù trước đó đã có nhiều thủ đoạn. Ba hôm
sau có cuộc thanh trừng vào ngày 20-8-Ất Mùi do Quân Đội Cao-Đài đứng lên kéo
về bao vây Hộ Pháp Đường và làm khó dễ Đức Hộ-Pháp.
Chính cái ngày 20-8 này
xem như là “Ngày Đạo hận” để mở ra một thời Án nạn pháp mà Người phải đứng ra
gánh nạn cho nhơn sanh chính là Đức Hộ-Pháp.
Đúng ngày 5 tháng giêng
năm Bính-Thân xảy ra cuộc Thanh trừng do Trung Tướng Nguyễn ThànhPhương mang
Quân lực Quốc gia Ngô-Đình-Diệm về chiếm Thánh Địa, phong toả Hộ Pháp Đường, bắt Chức
sắc, Tín đồ gây hại danh thể Đạo, làm cho Đức Hộ Pháp phải tự lưu vong sang xứ
Cao Miên gọi là xứ Chùa Tháp (Tần Quốc) vì cuộc khủng bố của bạo quyền Ngô-Đình
Diệm.
Đức Ngài phải tự lưu đày
sang Miên quốc vào năm 1956 đến năm 1959, tức là ba năm sau Ngài cỗi bỏ xác
trần. Thầy đã nhắc lại:
“Trót đã ba năm ở xứ người,
“Đem thân đổi lấy phút vui tươi.
“Nào hay vạn sự do Thiên định,
“Tuổi đã bảy mươi
cũng đủ rồi…”
Thực tế cho thấy rằng
những con số 3 này nắm một phần vô cùng quan trọng.
Đức Hộ-Pháp nói:“Mấy em
Nam, Nữ nghĩ coi; một lời tiên tri trước kia nó hiện tượng hôm nay ra thể nào,
mấy Em biết cái huyền linh vô biên của Đấng cầm quyền thưởng phạt vô hình nó
mạnh mẽ và chơn thật thế nào ? Bởi cớ cho nên khi Đạo mới phôi thai thì các
quỷ-quyền toan diệt Đạo. Buổi sơ sanh Đạo yếu ớt, bạc nhược, ngu dại, dốt nát
thế nào, nên bị nó giục cho thiên hạ dùng cả năng lực quyền hành của mình toan
tiêu diệt Đạo cho kỳ đặng. Họ đồ mưu chia rẻ làm cho trong Thánh-Thể của Đức
Chí-Tôn phải ly tán, Anh nghịch Em, em bất hòa với Anh ,cả nền Đạo chinh
nghiêng đảo ngược
(ĐHP thuyết đêm 14-11 Giáp Ngọ).
Nhưng xin cả thảy đừng xem
thường:
Thầy nói: “Cầm cả quyền hành vô lượng nơi tay, Thầy
ngó một cái cũng đủ tiêu diệt nó đặng, nhưng mà phép công bình thiêng liêng
chẳng phải nên vậy. Ấy cũng là cơ mầu nhiệm cho các con có thế lập công quả”.
Đức Hộ-Pháp quả quyết:
“Qua nghĩ cái độc tâm của
người có những quỉ quyền tưởng đâu sẽ tiêu diệt Thánh Thể của Đức Chí Tôn. Qua
nói thiệt, nếu dưới mặt thế gian nầy tiêu diệt cả Thánh-Thể của Đức Chí-Tôn
được, thì không còn ai nữa. Từ Tín Đồ đến Hội Thánh chẳng hề khi nào tiêu diệt
nó được, kẻ nào muốn tiêu diệt Đạo Cao Đài tốt hơn đừng sanh ra, bởi chẳng hề
khi nào muốn tiêu diệt Đạo đặng, khuôn luật vẫn vậy”
Có câu rằng: không ai hại
mình cho bằng chính những người thân cuả mình. Đức Hộ Pháp cũng nằm trong qui
luật ấy, trường hợp ấy.
Nhắc lại khi Kim Quang Sứ
đến, Đức Ngài nói trong bài Thuyết Đạo: “Khi Đạo mới mở, Thánh-Thể Đức Chí Tôn
còn Thương yêu hòa ái với nhau, chưa đến đỗi chia rẽ, chưa đến nỗi thù địch,
kế người
đến,Kim Quang
Sứ đến cầm cây Cơ viết câu này:
- Chín phẩm Thần tiên nể
mặt ta.
Ông Giáo Sư Bảy ở Kim-Biên
nói: "Ông nào đây chắc lớn lắm", bước ra quì xuống lạy. Cơ viết luôn:
- Thích Ca dầu trọng khó
giao hòa,
Kế ông Chữ bước ra quì
xuống lạy nữa. Cơ viết tiếp:
- Lấy chơn thay giả tô
thiên vị,
- Thắng bại, phàm tâm liệu
thế à ?
Tới chừng ký tên Kim Quang
Sứ mới biết là Quỉ Vương, là Tà Giáo. Hai người này đã theo nó, bằng cớ hiển
nhiên các Bạn ngó thấy, các Bạn của ta đã lầm cái thiệt ra cái giả. Nếu không
giải quyết được cái hư thiệt chúng ta phải theo Tà Giáo mà chớ. Duy có Đức
Chí-Tôn lấy cái giả làm cái chơn được !”.
Ngài tiếp: thinh không Kim
Quang Sứ giáng cơ cho một bài thi, chẳng khác nào như tìm đến Thánh Thể của Chí
Tôn mà liệng một tối hậu thơ.
Bài thơ ấy có một bản viết
khác như vầy:
Cửu phẩm Thần Tiên nễ mặt Ta,
Thích Ca dầu trọng khó giao hòa.
Cửa Kinh Bạch Ngọc năng lui tới,
Đường Đạo Tây phương thử chánh tà.
Chỉ đá hóa vàng đon miệng thế,
Treo gươm trí huệ giục phồn hoa.
Lấy chơn thay giả tô Thiên vị,
Thắng bại phàm tâm liệu thế à!
(Đức Phạm Hộ Pháp chỉ nhắc có 4 câu đầu của
bài thi, chúng tôi sưu tầm chép thêm 4 câu sau cho trọn bài) Ông Bảy đã lạy Kim
Quang Sứ, ông là Lê Văn Bảy (Giáo Sư Thượng Bảy Thanh). Ông là người Chức Sắc
cuả Hội Thánh Ngoại giáo, hành đạo ở Kim Biên (Miên Quốc).
Sau này chính Ông là người
tố cáo, vu khống Đức Hộ Pháp với người Pháp, hậu quả là Đức Hộ Pháp bị Pháp lưu
đày sang Madagascar (Phi châu) 5 năm 2 tháng..
3 - Nguyên văn bức thư tố cáo cuả Giáo Sư Thượng
Bảy Thanh (Lê văn Bảy)
Hà nội, ngày 10
tháng 4 Tây năm 1940.
Kính gởi cho Quan
Toàn Quyền Đông Pháp
Hà Nội
Kính bẩm Thượng Quan đặng
rõ;
Nhơn danh cả bổn Đạo thật
tâm tùng theo các Thánh giáo cuả Đức CAO ĐÀI là Ông Thầy Trời của chúng tôi
hằng giáng bảo chúng tôi phải liên hiệp với Pháp Quốc đặng đồng chung quyền lợi
và chung sống cùng nhau, nên tôi đến xin Thượng Quan ghé mắt vào hành vi của
Ông Hộ-Pháp Phạm Công Tắc lãnh chức Quyền Giáo Tông nơi Toà Thánh - Tây Ninh
của chúng tôi từ mấy năm nay. Các hành vi ấy làm cho rối loạn trị an và làm cho
nhơ danh Đại Đạo.
Nếu kể đủ các hành vi của
Ông Phạm Công Tắc thì dông dài lắm nên tôi xin thuật tóm tắt đôi điều trọng hệ
sau đây:
- Năm 1925, Ông Tắc khởi
lập trong cửa Đạo của chúng tôi một Chi phái goị là Phạm Môn (phái cuả kiến họ
Phạm). Qua năm 1934 Toà án Tây Ninh lên án giải tán Chi phái ấy và đóng cửa hết
các cơ sở của phái ấy.
Từ ngày Ông Tắc lên địa vị
trên hết trong Đạo thì Người lộng quyền thừa dịp tái lập Phạm Môn đổi tên là
Phước Thiện, là cơ quan đồ sộ đề lừa gạt người mà lấy lợi riêng cho
mình. Tại Phạm Môn -Phước Thiện mà Người truyền bá nhiều tin rất rối rắm
cuộc trị an có đủ
bằng cớ rằng Người nghịch với chánh phủ Pháp.
Hiện thời về việc bổn Đạo
thanh niên tình nguyện tùng quân thì Ông Tắc cho gieo nhiều tin để đánh đổ
chánh phủ. Sự trung thành của Người đã tỏ với Pháp quốc một cách ầm-ĩ đó là một
kế để giấu các điều quấy của Người đang toan tính .
Thượng Quan đã rõ và hiểu
rằng Ông Lê văn Trung là Anh Cả (cố Giáo Chủ) của chúng tôi, lúc sanh tiền hằng
để tâm trông nom về mục đích Pháp -Việt đề huề một cách ngay thật và chơn thành
ấy là tuân y Thánh giáo này của Đức Chí Tôn giáng ngày 27 tháng 10 Tây năm
1926, lúc đó có Lang-Sa hầu đàn
Thánh giáo như vầy:
“Dân An-Nam và dân Lang-Sa
là hai nòi giống đã hưởng đủ ân huệ cuả Ta. Ta muốn cho hai nước liên hiệp nhau
cho đến cùng. Tôn giáo Ta đến dạy cốt yếu cho cả hai đồng chung quyền lợi với
nhau. Vậy thì chúng bây phải liên hiệp nhau và Ta đã sở định và phải truyền bá
cho cả toàn cầu sự Thái bình và Hoà thuận”.
Cả chúng tôi đều cứ noi
theo con đường của Anh Cả của chúng tôi đã đào tạo đó, nhưng mà Ông Tắc và bọn
của Ông thì nghịch.
Bẩm Thượng Quan, chúng tôi
xin nói lớn lên cho Thượng Quan rõ rằng chúng tôi đều tách xa Ông Tắc và cho
Người là bị quỉ ma ám ảnh thành ra người toan làm điều nguy hiểm và chúng tôi
đều kháng cự kịch liệt, chán chường cử chỉ phản nghịch của Người đối với Pháp
quốc.
Chúng tôi cầu xin Thượng Quan trị tội một mình
Ông Tắc với vài kẻ trợ thủ cuả
Người mà thôi,
vì những kẻ mà bị Ông Tắc đó đều là những người thật
thà vì quá tin mà để tai nghe lời phỉnh phờ của Ông Tắc và bị Người gạt gẫm
rằng Người có đủ huyền diệu bí mật.
Chừng nào Ông Tắc hết
nhiễu hại nhơn sanh thì nơi Toà Thánh được trở nên yên tĩnh và cả bổn Đạo
Cao-Đài đều là dân thật tâm và tận trung
cùng Pháp Quốc.
Tôi sẵn lòng đến hầu bẩm
Thượng Quan lúc nào Thượng Quan muốn hỏi thêm cho rõ thấu các việc.
Nay kính bẩm
Ký tên: Thượng Bảy
Thanh
“M. Lê Văn Bảy
Giáo Sư Thượng Bảy Thanh
là Chức sắc đi truyền bá Đạo ở Hà nội, phố Lê-Lợi. Môn bài 59-61.
Sao y bổn chánh. Thượng
Bảy Thanh (ký tên)
Toàn Quyền Decoux bắt Đức
Hộ-Pháp ngày 27-7-1941 (Âm lịch: 4 tháng 6 nhuần năm Tân-Tỵ, do đơn tố cáo này
của Giáo Sư Thượng Bảy Thanh.
o0o
4 - LỜI PHÊ CUẢ ĐỨC HỘ PHÁP VỀ GIÁO SƯ BẢY
“Vì tội tình của giáo Sư BẢY và CHỮ nên quyền Thiêng liêng đã định bãi bỏ phẩm vị
Hội Thánh Ngoại giáo của Tần Quốc.
“Nếu hai tội nhơn làm cho mất
phẩm Hội Thánh Ngoại giáo mà cả Tín đồ Việt kiều đều nhứt tâm cầu khẩn trọn
hiếu cùng Đức Chí-Tôn và Phật Mẫu, trọn trung với Hội Thánh thì còn phương cứu
rỗi đặng.
Trái lại phần nhiều lại cố
tâm phản Đạo, thì Bần Đạo đây tha
thứ còn chẳng
đặng, huống chi là quyền Thiêng
Liêng. Hội Thánh ngoại giáo đã bị hủy
bỏ, chỉ còn một Trấn Đạo mà thôi.
Phải thông tri cho toàn
Đạo nơi Kim Biên đều biết. Ai trung thành thì ở trong cửa Đạo, còn ai phản
nghịch thì Trấn Đạo trọn quyền trục
xuất.
Ta chỉ chọn những kẻ thật
tín ngưỡng của Đạo, còn ngoài ra là đồ thừa. Phải cho Chánh phủ Miên biết: ai
là Đạo ? Ai là không !”
Hộ Pháp (ấn ký)
Đáng tiếc thay cho những
“con mắt sáng bằng hột đậu, trí khôn nông như đọi đèn”. Suốt đời chỉ chăm chăm
chú chú mưu hại người hiền, lại hại nhằm ngay Ông Phật nữa chứ ! Thật là hết
nước nói !. Đây tôi xin nói rõ về hai chữ PHẠM MÔN mà ông Bảy gán ghép tội tày
trời cho Đức Hộ Pháp lập Chi Phái “Phạm Môn”! Phải thấu rõ nghĩa của“Vô tự
kinh” trong cửa Đạo ngày nay là thế nào
5 - VÔ TỰ KINH
無 字 經
E: The divine book
without character
F: Le livre divin sans caractères.
Vô Tự Kinh là
Kinh mà không có chữ. Nếu nhắc chuyện
Tây Du hẳn tất cả đều nhớ Thầy Trò của Đức Tam Tạng khi qua Tây phương thỉnh
Kinh, ban đầu mang về toàn là Kinh không chữ, chỉ giấy trắng mà thôi, là muốn
nói đến đạo pháp cao siêu của Phật là thế, ẩn chứa nhiều huyền vi mầu nhiệm, là
Bí pháp của Phật. Nhưng rồi các Ngài phải mang trả lại
để lấy Kinh có chữ, trên đường về còn gặp nạn tai, vất vả lắm mới đem về đến Kinh
Thành, ấy là phần Thể pháp.
Nay buổi Cao Đài
Đức Chí-Tôn đã bày bửu
pháp trước mắt nhơn sanh, Ngài không còn dấu nữa, mà
Ngài nói rằng “Thời kỳ dấu diếm đã qua rồi” ấy là nhơn sanh nhìn vào Thể pháp để hiểu được Bí pháp. Hiểu được Bí pháp rồi mới suốt thông
lý Đạo, ấy là đọc được Kinh vô Tự vậy. Sau đây là những dẫn chứng cụ thể nhứt.
a/- Tòa Thánh chứa đầy Bí pháp:
PHOTO
Câu chuyện 1 - Đền Thánh Cao Đài dưới mắt người Thiên Chúa nói rằng cảnh Sơn Lâm 山 林 là nơi Chúa đến.
Cảnh “Sơn Lâm“ là Đền-Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, dưới mắt người Thiên
Chúa nhìn ra nơi Chúa đến và ngự trong nguơn hội này.
Sơn là núi, lâm là rừng; chỉ cảnh âm-u rậm-rạp của thiên nhiên tạo hóa: có
núi, có rừng. Đây muốn nói nơi Tòa Thánh này đủ ý nghĩa của SƠN LÂM trong tinh
thần đạo pháp của Cao-Đài có liên hệ qua lời tiên tri của Chúa Cứu thế. Lời Bà
Nữ Đầu sư Hương Hiếu kể lại rằng: Sau ngày Đền Thánh được Khánh Thành (1955) ít
lâu thì có một vị Linh Mục người Tây Phương, có bằng Tiến sĩ Thần học, biết 6
thứ tiếng trên thế giới, lại biết nói và viết rành tiếng Việt và Trung hoa,
nhưng Bà Tư lại quên tên vị Linh Mục này. Khi Linh mục viếng, quan sát bên
ngoài lẫn bên trong Đền, xong rồi Ông ra ngoài bên hông Đền Thánh rồi quì xuống
lạy vô Đền (Lạy và quì theo kiểu người Công giáo). Có người Đạo thấy vậy mới đến
mời ông vào lạy bên trong Đền, trước Bửu Điện mới đúng qui cách Cao Đài. Vị
Linh Mục trả lời: “Tôi lạy đây là lạy chỗ Cha ta đến. Rồi lát nữa tôi vào trong
Đền Thánh mà lạy nơi Cha ta ngự”. Người kia nói: Xin ông nói thêm cho rõ. Vị
Linh Mục tiếp: Trong Thánh Kinh Tân ước nói Đức Chúa Jésus-Christ có tiên tri:
Trong 2.000 năm, Cha ta sẽ đến các ngươi một lần nữa,chỗ Cha ta đến là Sơn
Lâm, xung quanh nhiều CON MẮT. Các ngươi muốn thấy Cha ta, đầu óc các ngươi
phải minh mẫn và sáng suốt, tâm hồn các người phải có lòng Thành khẩn và Tín
ngưỡng hiệp lại mới thấy Cha ta. Từ lâu đã có nhiều người đi tìm chỗ Cha ta đến,
họ lên Hy-Mã-Lạp-Sơn, lên non cao rừng thẵm mà tìm không thấy; còn nơi Cha ta
ngự là một CON VẬT LINH ĐỘNG, xung quanh có nhiều CON MẮT. Nghĩ rằng phải tìm
ra con quái vật, nên họ bỏ luôn không đi tìm nữa. Ngày nay thì tôi đã tìm thấy
chỗ CHA TA ĐẾN RỒI. Chỗ Cha ta đến là Đền Thánh đây, còn nơi Cha ta ngự là bên
trong Đền-Thánh tại Quả Càn Khôn. Ông nói xong, ngồi xuống lấy một cái que vạch
lên đất: vừa gạch vừa giải thích: Đền Thánh là một nét dài ở giữa, Đông lang và
Tây lang là nét ngắn hai bên, Hậu điện là một nét ngang sau cùng làm thành chữ
SƠN 山. (Sơn là núi). Hai đám rừng thiên nhiên trước Đền
Thánh là chữ LÂM Tức nhiên mỗi một chữ MỘC
木 là cây tượng cho một khu rừng, hai chữ đứng ngang
nhau thành chữ Lâm 林 là thế. Như vậy tôi đã
tìm thấy chỗ Cha ta đến là Đền Thánh, còn bên trong là chỗ Cha ta ngự. Đền
Thánh nếu nhìn ngang giống như Con Long Mã quì, nhưng nếu nhìn từ phía trước
nhìn tới, thì thấy con Long Mã đang múa (Rõ là con vật linh động). Xung quanh
có nhiều CON MẮT tức nhiên là chung quanh Đền theo những ô cửa sổ có trang trí
hình Con Mắt tức là THIÊN NHÃN THẦY vậy. Vị Linh Mục nói đúng:
Đền Thánh là cái mình Con Long Mã: Hiệp Thiên Đài có lầu chuông và lầu trống
cao vút lên là hai caí sừng của Long Mã. Nghinh Phong Đài nơi phần trên của Cửu Trùng Đài: ở giữa có Quả địa cầu, trên quả
Địa cầu có hình Long Mã chạy từ đông sang Tây mang Hàm Ấn (Lạc Thư- Hà Đồ) mà
con Long Mã mang trên lưng gọi là LONG MÃ PHỤ HÀ ĐỒ. Trên nóc Bát-Quái-Đài có một
cái lầu 8 góc (Bát giác). Trên nóc Bát Quái Đài là ba vị Phật ngự tượng cái
đuôi của Long Mã. Nóc Đền Thánh lợp bằng ngói móc (ngói vảy cá) tượng vảy của
con Long Mã. Xung quanh Đền Thánh có nhiều Thiên Nhãn tức là “Con vật linh động
xung quanh có nhiều Con Mắt”. Đền Thánh nhìn ngang sẽ thấy dáng Long mã đang
quì, đầu thấp, mông cao. Nếu nhìn từ phía trước, như thấy Long Mã đang múa, miệng
hả ra (đây là một sự hình dung, tưởng tượng, chứ Đền Thánh vẫn là bằng xi măng
và vôi cát) điều ấy ứng vào câu của Chúa nói: Các ngươi muốn thấy Cha ta, đầu
óc các ngươi phải minh mẫn và sáng suốt, tâm hồn các người phải có lòng Thành
khẩn và Tín ngưỡng hiệp lại mới thấy Cha ta. Đền Thánh nhìn từ phía trước: Trước
là Hiệp Thiên Đài có lầu chuông, lầu trống là cặp sừng của Long Mã. Đền Thánh
chỉ có một cửa vào là miệng của Long Mã (khác với Nhà thờ hay Chùa chiền thì có
ba cửa vào). Trên có bao-lơn là hàm trên của Long mã, dưới có 5 bậc thềm là hàm
dưới của Long Mã có râu. Hai chữ NHƠN NGHĨA trên đầu có hai câu Liễn là cặp mắt
của Long Mã. Đức Phật Di-Lạc ngồi trên nóc Hiệp-Thiên-Đài là cái đầu con Long
Mã. Vào bên trong Đền Thánh, muốn đến Bát Quái-Đài phải qua Hiệp Thiên Đài (nơi
Hiệp-thiên-Đài có ngai với Thất đầu Xà của Hộ-Pháp là Bí pháp luyện Đạo của Đạo
Cao-Đài).
Qua Hiệp-Thiên-Đài rồi, phải đi lên 9 cấp của Cửu Trùng Đài là Cửu phẩm Thần
Tiên mới đến Bát-Quái-Đài. Trong Bát-Quái-Đài có Quả Càn Khôn, trên Quả Càn Khôn
thờ Thiên Nhãn, tượng trưng ngôi thờ Đức Chí-Tôn, chính là Đức Chúa Cha, hay là
Đức Chúa Trời mà người Công Giáo quan niệm. Đức Thượng Đế cho biết đây là “Nhãn
thị chủ Tâm, Lưỡng quang chủ tể, Quang thị Thần, Thần thị Thiên, Thiên giả ngã
dã”. Cũng có câu Hoàng Thiên hữu Thần. Đức Chí-Tôn là Đấng vô hình, thế nên dưới
mắt nhiều nhà Tôn giáo, tùy theo suy luận mà tạo nên nhiều biểu tượng khác nhau
để mà thờ phượng, ví như thờ Thần Mặt Trời là ngôi Thượng đế, có nơi thờ bằng tấm
vải điều cũng có ý nghĩa Trời. Vị Linh Mục nói tiếp: Đạo Công giáo, Đức Chúa
Jésus Christ chỉ vào trái Tim của Ngài mà nói: các ngươi hãy thờ Lương tâm của
các ngươi, mà thờ Lương tâm tức là thờ Đức tin, mà thờ Đức tin tức là thờ Đức
Chúa Trời đó vậy. Đạo Cao Đài lấy CON MẮT làm biểu tượng thờ Lương tâm. Đạo
Công Giáo lấy quả tim làm biểu tượng thờ Lương tâm chỉ là MỘT. Như vậy
Bát-Quái-Đài trong Đền Thánh là nơi Cha Ta ngự, không còn chỗ nào khác. Vị Linh
Mục ấy giải thích xong rồi nói: Tôi sẽ thông báo cho toàn nhân loại trên Quả Địa
cầu này biết rằng: Tôi đã tìm thấy “CHỖ CHA TA ĐẾN VÀ NƠI CHA TA NGỰ” như lời
tiên tri của Đức Chúa Jésus Christ trong Thánh Kinh Tân Ước của Công giáo là Đền
Thánh của Đạo Cao Đài là TÒA THÁNH TÂY NINH.
PHOTO
b/- Đền Thánh Cao Đài dưới mắt vị Thượng Tọa
Phật Giáo Đại Hàn:
Năm 1965, có nhiều lực lượng Quân sự ngoại quốc tham chiến tại Việt Nam,
trong số đó có Quân đội Đại Hàn. Số người này có Thượng Tọa Phát Hồng Châu
(Pack-Hong-Shu) là Thiếu Tá Tuyên-úy Phật Giáo của Quân đội Đại Hàn. Ông Thượng
Tọa Phát Hồng Châu đến Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, xin ở lại một đêm trong Đền
Thánh để tìm hiểu huyền vi mầu nhiệm của nền Đại Đạo như thế nào, vì ông đã đắc
Lục thông, nghĩa là ông có thể thấy xa và nhìn rộng ngoài cảnh giới của mắt thường
thấy được. Theo lời của Thượng Tọa Phát Hồng Châu kể lại thì Sư Phụ của ông là
một vị Hòa thượng đã đắc Đạo, trước khi viên tịch đã nói với ông rằng: Ở Việt
Nam có một nền Tôn giáo mới, Đạo đó thờ MỘT CON MẮT trong khuôn hình Tam giác đứng,
đó là Đạo của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế lập ra, Đạo đó mới là đạo Chánh, Đạo đó
mới có đủ quyền năng độ rỗi về phần xác và phần hồn cho cả chúng sanh. Con phải
tìm đến nơi đó mà Nhập môn vào cửa Đạo. Sau khi Sư Phụ của ông viên tịch, ông
được lên thay thế làm Chủ một ngôi Chùa lớn tại Thủ đô Hán-Thành. Nay ông tình
nguyện vào Quân đội Đại Hàn làm Thiếu Tá tuyên úy Phật giáo là cốt yếu qua Việt
Nam tìm đến nền Tôn giáo Thờ “MỘT CON MẮT” trong khuôn hình Tam giác đứng. Thượng
Tọa Phát
Hồng Châu (Pack-Hong-Shu) được Hội Thánh
cho phép ở lại một đêm (ông ngồi Thiền)
Thời điểm này Đức Thượng Sanh đang cầm quyền Hội Thánh. Sáng ra Thượng Tọa
Phát Hồng Châu (Pack-Hong-Shu) nói: Quả thật Đền Thánh có nhiều huyền vi mầu
nhiệm không thể diễn tả bằng lời. Tôi chỉ có thể nói được một điều là: dưới độ
sâu của Đền Thánh chừng 300 thước có sáu nguồn nước đoanh lại, mà thượng nguồn
phát sanh từ Trung Quốc, cuối nguồn đưa lên Núi Bà Đen (chỗ nền Vạn Pháp Cung).
Sáu nguồn nước này là Linh huyệt LỤC LONG PHÒ ẤN (Trùng hợp với lời của Bác vật
Lang) Đền Thánh được ấn trên huyệt này, về sau Đền Thánh sẽ linh thiêng và mầu
nhiệm vì: Tất cả hồn thiêng sông núi của Trung Quốc sẽ chảy về đây: Những tinh
hoa của dân tộc, những mầu nhiệm thiêng liêng của Trung Quốc đã có từ trước sẽ
qui tụ về đây. Những tài năng về nhân lực, những phong phú về vật lực, những
sáng tạo về trí lực sẽ qui tụ về đây (ứng vào câu Thánh Ngôn của Đức Chí-Tôn:
“Một nước nhỏ nhoi trong Vạn
quốc,
“Mà sau làm CHỦ mới là kỳ”
Chính người Trung-hoa họ cũng biết trước như vậy, nên đã cho người (Các Thầy
địa lý) qua Việt Nam để ếm những linh huyệt này (Dùng bùa Lỗ Ban) nhưng họ đã
không biết đến linh huyệt “Lục Long phò ấn” ở Tòa Thánh Tây Ninh (Vì lúc đó nơi
đây là khu rừng Cấm). Tuy nhiên họ cũng ếm được một linh huyệt xuất Vương, xuất
Tướng tại Mỹ-Tho (núi Lan gần Thánh Thất Khổ Hiền Trang) Việc này nhờ Bát Nương
mách bảo và nhờ Tổ Sư Lỗ Ban giáng Cơ chỉ dẫn. Đức Hộ-Pháp đã giải ếm được huyệt
này và lấy được LONG TUYỀN KIẾM. Thượng Tọa Phát Hồng Châu (Pack-Hong-Shu) hứa
rằng: Ngày nào Đạo Cao-Đài truyền qua Đại Hàn, Ông sẽ hiến một ngôi Chùa lớn của
ông tại Thủ đô Hán Thành để làm Thánh Thất Cao Đài và sẽ khuyên tín đồ Phật
Giáo của Ông vào Đạo Cao Đài hết. Trước khi về nước Thượng Tọa Phát Hồng Châu
(Pack-Hong-Shu) đến Thánh Thất Đô thành(891Trần Hưng Đạo) nhập môn rồi mới về
nước.
6 - PHẠM MÔN 梵 門
E: The buddhist door
F: La porte bouddhique
Thầy dạy: “Như-Lai là cảnh Phật chớ không phải danh Phật nên trong kinh có
câu “Bổn giác vị kim giác Như lai”. Bồ Đề là chỗ Phật ngự, Phạm-môn là cửa Phật,
Bĩ ngạn là đất Phật”.
1/ - Nguyên nhân có Phạm
Môn:
Trước, vào ngày rằm tháng giêng năm Mậu-Thìn (dl: 06-02-1928) Đức Thượng Đế có dạy Đức Quyền Giáo Tông Lê
văn Trung và Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư đến
làng Phú Mỹ, quận Cai-Lậy, tỉnh Mỹ tho lập Minh-Thiện Đàn. Nay, trong lúc Đạo
Cao-Đài bị khảo đảo dồn dập, Minh-Thiện-Đàn không được trông nom tới, có vẻ suy
tàn, nên khi Đức Hộ Pháp đến hợp nhứt hai nhóm cầu Cơ là Hồng-đăng-đàn và Bạch
đăng đàn lại để phục hưng Minh-Thiện-Đàn thì Đức Ngài làm Chưởng-Quản đồng thời
cũng lập Phạm-Môn. Khi ấy, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế có giáng cho bài thi về Phạm
Môn, sau Đức Hộ Pháp giải trong bài thuyết Đạo:
Phạm-Môn là gì ? Do nơi đâu mà nảy sanh ra Phạm Môn ? - “Phạm-môn là cửa Phật;
Phạm là Phật, môn là cửa, tức là cửa Phật, thật-hành là nhà Phật. Trong
Thánh-ngôn hiệp tuyển trang thứ 119 về khỏan thi văn dạy Đạo, có một bài thi tứ
tuyệt, chính mình Đức
Chí Tôn giáng cho như vầy:
THI
Tỉnh ngộ xá thân tại Phạm
môn
Khuyến tu hậu nhựt độ
sinh hồn.
Vô lao bất phục hồi
chơn mạng
Tỉnh thế kỳ thân đắc
chánh tôn.
醒 悟 舍 身 在 梵 門
勸 修 後 日 度 生 魂
無 勞 不 復 回 眞 命
醒 世 其 身 得 正 尊
Tỉnh ngộ xá thân tại Phạm-môn là nghĩa gì ? Nghĩa là
Chí-Tôn kêu cả con cái của Đức Chí-Tôn
thức giấc cho mau hiến thân vào cửa Phạm.
Khuyến tu hậu nhựt độ sanh hồn nghĩa là khuyên chúng
sanh nên ráng tu-hành tùng khuôn viên kỷ-luật nhà Phật, thì ngày kia linh hồn
được siêu thăng thoát hóa.
Vô lao bất phục hồi chơn mạng là Đức Chí-Tôn dạy con
cái của Ngài nếu không có công lao khổ hạnh trong cửa Đạo thì không thể nào trở
về ngôi xưa vị cũ được.
Tỉnh thế kỳ thân đắc chánh tôn là nhằm lúc thế kỷ hai mươi này, thời kỳ Đức
Chí-Tôn rộng mở cửa Phật độ tòan con cái của Ngài, chỉ khuyên chúng ta ráng tu
tỉnh ngộ, huỷ cả hành-vi của thế sự, đem thân vào cửa Phạm chịu nâu sồng, khổ hạnh
cho đặng thì tự-nhiên đắc Đạo tại thế đó vậy. ..Bài thi này chính Đức Chí-Tôn
giáng dạy trong Thánh-ngôn hiệp tuyển hai mươi mấy năm trường; song le, ít ai để
ý tìm hiểu nghĩa lý sâu xa có ẩn nhiều huyền-vi mầu-nhiệm của Đạo. Do bởi tấm
màn bí-mật nên khó nỗi truy tầm, song cũng có lắm người vén được màn bí-mật ấy,
nên ngày nay nhơn-sanh mới hưởng được giọt nước Cam-lồ của Đức Chí-Tôn cho tòan
nhơn-loại. Đời quá bạo tàn cho nên Đức Chí-Tôn mới giáng trần mở Đạo cho con
cái của Ngài biết; các ngôi Thần, Thánh, Tiên, Phật đều tình nguyện hạ thế cứu
đời, xuống bao nhiêu lại càng mất bấy nhiêu. Trong thời kỳ Bần-Đạo vâng lịnh Đức
Chí-Tôn xuống thế mở Đạo thì Đức Chí Tôn mới hỏi rằng:
- Con phục lịnh xuống thế mở Đạo, con mở Bí-pháp trước hay là mở thể-pháp
trước ?
Bần-Đạo mới trả lời: - Xin mở
Bí-pháp trước.
Chí-Tôn nói: Nếu con mở Bí-pháp trước thì phải khổ đa ! Đang lúc đời đang cạnh-tranh
tàn-bạo, nếu mở Bí-pháp trước cả sự bí-mật huyền-vi của Đạo, đời thấy rõ xúm
nhau tranh giành phá hoại, thì mối Đạo phải ra thế nào ? Vì thế nên mở thể-pháp trước, dù cho đời quá dữ có
tranh-giành phá hoại cả cơ thể hữu-vi hữu-hủy đi nữa thì cũng vô hại. Xin miễn
là mặt Bí-pháp còn là Đạo còn” (ĐHP
30-5-Quí-tỵ 1953)
2/ - Lập Hồng thệ khi vào Phạm môn:
Bấy giờ, nhân sự nghe theo Đức Hộ-Pháp vào Phạm môn ngày càng đông nên cần
phải mở Lương điền ra các Tỉnh khác nữa.
Ngày 03-01 năm Nhâm-Thân (Thứ Hai: 8-2-1932)
Tất cả người Phạm Môn lập Hồng thệ “Đào Viên Pháp” quì trước Thiên bàn Đức
Chí-Tôn mà thề rằng:
“Tôi, (Họ, Tên, Tuổi) thề rằng từ nay coi Phạm Môn như ruột thịt, sanh tử bất
ly, thoảng có điều chi hoạn nạn thì tôi liều mình với anh em tôi. Nếu ngày sau
tôi thất nguyện, quyền Thiêng liêng sẽ hành pháp Tận đoạ Tam đồ bất năng thoát
tục và Thầy tôi không nhìn nhận tôi nữa”.
Thoạt đầu, nhóm thực dân Pháp nghi rằng Đức Hộ Pháp sẽ lập ra Chi Phái
Cao-Đài mới, để đối kháng với ba ông Quyền Đầu sư: Trang, Tương và Thơ đúng như
ý đồ của Pháp hoạch định, do đó chúng mới để yên cho Minh-Thiện-Đàn phát triển.
Đến khi thấy thành lập Phạm Môn, ban qui điều; phân nhiệm tổ chức, phát triển
hậu cần. Bấy giờ thực dân Pháp sinh lo ngại nên quyết dẹp Phạm-Môn. Chúng xúi
giục những thân nhân của nhóm người theo Phạm Môn kiện Đức Hộ-Pháp ra Toà về tội
“dụ dỗ con em của họ bỏ quên tộc họ của mình mà tôn thờ họ Phạm”, phá hoại
phong hoá Việt-Nam, xúc phạm Tông đường của họ.
3/ - Đức Hộ-Pháp ra Toà trả
lời về Phạm Môn:
Trước Toà, Đức Hộ-Pháp giải thích rằng:
Câu 1: Chữ Phạm có nhiều nghĩa trong lối viết chữ Nho, mà chữ Phạm 梵 đây là Phật, gồm có lâm 林 trên và phàm 凡 dưới. Tóm lại: Phạm Môn là cửa Phật, chứ không phải là tộc họ Phạm của
Ngài (Phạm Công Tắc).
Câu 2: Khi vào Phạm Môn có buộc mỗi người
phải làm Tờ hiến thân, có cha mẹ, vợ chồng đồng ý ký tên mới nhận, thì không có
lý do gì ai dụ dỗ ai được.
Câu 3: Điều thứ nhì trong“Thập điều giới răn” của Phạm Môn có qui định rõ “Phải
trọn hiếu với Tông đường, phụ mẫu. Trọn nghĩa vợ chồng, vẹn phận làm cha mẹ,
thì không thể bảo rằng phá hoại luân lý, xúc phạm Tông đường được.
Toà không buộc tội về những lý do trên, lại xoay qua vấn đề “Lập Hội đoàn”
không xin phép.
Đức Hộ-Pháp chống án lên Toà Thượng Thẩm Sài gòn. Toà Thượng Thẩm Sài gòn xử
chung quyết “Y án Toà Sơ Thẩm”. Đức Ngài liền chống án lên Tối Cao pháp viện ở
Thủ đô Paris (Pháp). Đức Ngài uỷ quyền cho Ngài Bảo-Cô-Quân là Luật-sư
Dương-văn-Giáo thay mặt Đức
Ngài lo việc chống án.
Kết quả: Tối cao pháp viện phán quyết: Trắng án! Bấy giờ, Đức Ngài vẫn lo
hoạt động Phạm Môn: một mặt bổ nhiệm 21 vị Phạm môn đi 21 Tỉnh (Thuở ấy miền
Nam Việt-Nam chỉ có 21 Tỉnh mà thôi). Một mặt Ngài trở về Tây-Ninh lập Phạm
Nghiệp.
* Lời-phê về người Phạm-Môn:
LỜI-PHÊ của ĐỨC HỘ-PHÁP: “Mấy em trong cửa Phạm-Môn là Tông-Tộc của Phật, tức
là Tông-Tộc Thiêng Liêng, Qua tạo làm kiểu
mẫu cho mấy em tạo Tông-Tộc phàm trần nghĩa là gồm chung bá-tánh, chung-hiệp mỗi
họ hầu lo bảo trọng Đạo Đức và sanh sống cùng nhau, ấy là quyền sở-hữu của mấy
em về phần Đời không liên can chi đến Đạo, phòng định luật-pháp. Phải tạo Tổ-Đường
mỗi họ rồi cầu-nguyện bắt thăm đặng định trật-tự lớn nhỏ của các gia-đình. Tổ-Đình
là hương hỏa của Chí-Tôn, gắng sức làm
cho thành tựu đặng nương nhau mà sống và duy trì kiến-họ”.
Ngày 14-9-Mậu Tý
HỘ-PHÁP (Ấn-Ký)
* Tờ phúc của Trưởng-Tộc Phạm-Môn nói về 13 vị Giáo Thiện do Hội-Thánh bổ
làm nơi Thiên-Hỉ-động Trí Huệ Cung.
LỜI-PHÊ của ĐỨC HỘ-PHÁP: “Trả cả mấy người nầy về Hội-Thánh Phước Thiện, cả
người Phạm-Môn phải từ chức Phước-Thiện trở về Phạm Môn, nếu còn mang chức-tước
Phạm-Môn từ bỏ” [HỘ-PHÁP (Ấn-Ký)]
* Anh Ba Lầu làm tờ hỏi Hội-Thánh vay bạc của Cô Nhi đặng mua xe hơi đặng
chở củi lò-gạch.
LỜI-PHÊ của ĐỨC HỘ-PHÁP: “Ông cố-vấn Phạm Môn cho Lầu hay Hội-Thánh
không phải chà Xã
Tri mà cho vay bạc”. [HỘ-PHÁP (Ấn-Ký)]
Thất Nương giáng : 3-2-Đinh Hợi (dl: 23-2-1947)
Phước Thiện là vốn Phạm
Môn,
Phước Thiện là cửa Thiên
đường Phật Tiên.
Phước Thiện thống nhứt qui
nguyên,
Phước Thiện là vốn chuồng
chiên của Trời.
4/ - Đôi Liễn về Phạm Môn:
- PHẠM giáo tùy nguơn cứu
thế độ nhơn hành chánh pháp.
- MÔN quyền định hội trừ
tà diệt mị hộ chơn truyền
梵 敎 隨 元 救 世 度 人 行 正 法
門 權 定 會 除 邪 滅 魅 護 眞 傳
Đôi liễn nầy đặt tại cổng của Hộ Pháp Đường thường gọi là đôi liễn Phạm
Môn, vì có hai chữ đầu là PHẠM MÔN. Đôi liễn nầy cũng thấy đặt phía sau ba cái
ngai của Đức Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh tại Đền-Thánh Tòa Thánh Tây
Ninh..Đây là biểu thị tôn chỉ của Phạm Môn tức Cửa Phật.
Giải thích: Câu 1: Phật dạy, tùy theo thời gian mà cứu độ người đời, thực
hành chánh pháp (Phạm: Phật, chữ Phạm 梵 là Phật, khác với chữ Phạm 范 là họ Phạm. Giáo: dạy. Tùy: theo. Nguơn: chữ Nguơn của câu 1 đối với chữ Hội
của câu 2. Nguơn Hội là chỉ những khoảng thời gian dài. Theo Nho giáo của Trần
Trọng Kim thì một nguơn là 12 Hội, một Hội = 30 Vận, một Vận = 12 Thế, một Thế
= 30 năm. Cứu thế: cứu đời. Độ nhơn: cứu giúp người đời. Hành: làm. Chánh pháp:
giáo lý chơn chánh)
Câu 2: Quyền hành nơi cửa Đạo là định ra cái thời gian để diệt trừ tà mị yêu
quái, bảo hộ chơn truyền. (Môn: cửa, chỉ cửa Đạo. Quyền: quyền hành. Trừ tà diệt
mị: diệt trừ tà mị yêu quái. Hộ: bảo vệ. Chơn truyền: truyền giáo lý chơn thật)
Phạm Môn thể hiện trước Đền bằng hình ảnh:
Hãy nhìn hai khu rừng thiên nhiên phía trước Đền Thánh, mỗi khu rừng tượng
một chữ Mộc 木 là cây, hai khu rừng là hai chữ mộc đặt liền nhau
thành ra chữ LÂM 林 là rừng. Đền Thánh có dạng
chữ Sơn 山. Vậy Sơn Lâm 山 林 chính là rừng núi. Nay Chúa đã đến nơi này. Nơi Đại-Đồng-Xã cũng gọi là cảnh
phàm 凡 nếu họp với lâm 林 trên, phàm 凡 dưới, kết hợp thành chữ
Phạm 梵. Nhìn ra vòng rào Nội-ô có cả thảy 12 cửa, mà cửa
gọi là Môn 門 Vậy cảnh Toà-Thánh này chính là Phạm môn 梵 門 là đất Phật vậy.
Đức Hộ-Pháp nói: “Mấy em đã đặng ân Thiêng-liêng ban thưởng do lòng đạo-đức
của mấy em, nên mấy em được hưởng sự vinh dự hôm nay là lập một sự nghiệp hữu
hình cho thiên hạ. Qua nhớ lại khi Đức Chí-Tôn vừa đến tức nhiên năm 1925 khi
đó trong các Môn Đệ của Ngài, Qua chẳng biết mỗi người đã lãnh sứ mạng đặc biệt
riêng nhau làm sao! Đức Chí Tôn đến với họ một cách riêng biệt thế nào Qua
không hiểu. Chỉ Qua biết phận sự của Qua là Đại Từ Phụ giao phó với một lời yếu
thiết như thế này:
- Tắc, Đời quá
khổ chẳng phải khổ về xác thịt mà thôi, mà lại khổ đến tinh thần nữa, nạn của
nhơn loại tương tàn tương sát sắp đến. Thầy giao cho
con một cây Cờ Cứu Khổ, chẳng phải cứu khổ tinh thần mà thôi, lại lẫn cả thể
xác nữa. Trọng hệ hơn hết là điều ấy Thầy giao phó cho con, nhưng mà con phải
hiểu: có khổ về tinh thần mới biến sanh ra khổ của thể xác. Thầy nói rõ Thầy
giao cho một gánh Đạo và Đời. Thật sự ra Bần Đạo xin thú thật, gánh của Đạo chẳng
hề khi nào làm cho Bần-Đạo khủng khiếp. Duy có gánh của Đời Ngài giao phó nó nặng
nề hơn hết. Mấy em Nam, Nữ nghĩ coi; một lời tiên tri trước kia nó hiện tượng
hôm nay ra thể nào, mấy em biết cái quyền linh vô biên của Đấng cầm quyền thưởng
phạt vô hình nó mạnh mẽ và chơn thật thế nào? Bởi cớ cho nên khi Đạo mới phôi
thai thì các quỷ quyền toan diệt Đạo. Buổi sơ sanh Đạo yếu ớt, bạc nhược, ngu dại,
dốt nát thế nào, nên bị nó giục cho thiên hạ dùng cả năng lực quyền hành của
mình toan tiêu diệt cho kỳ đặng Đạo. Hồ đồ mưu chia rẻ làm cho trong Thánh-Thể
của Đức Chí-Tôn phải ly tán, Anh nghịch Em, Em bất hòa với Anh, cả nền Đạo
chinh nghiêng đảo ngược.
Gánh một chức vụ
Hộ-Pháp cầm cả Luật Pháp của Đạo, không lẽ Qua ngồi ngó đặng chịu tội cùng Đức
Chí Tôn. Qua phải tìm phương giải quyết đem chữ HÒA của Đức Chí
Tôn muốn ấy đặng làm căn bản. Bởi cớ cho nên mới sản xuất ra Phạm-Môn và
Qui-thiện. Thiên hạ nói Qua lấy Tộc Qua là Phạm, tức nhiên lập cái đảng-phái
cho họ Phạm. Qua hỏi: Thiên hạ đã tuyên-truyền dối trá ấy đặng đánh đổ cả
uy-tín của Qua như thế nào, Qua chưa hề trả lời cho ai hết,
dầu cho quyền hành buổi nọ rất mạnh-mẽ đòi phen đem đến Luật hình, mà chính mình Qua
cũng chưa nói cho họ biết nghĩa lý Phạm-Môn là gì
? Hôm nay mấy em biết chưa ? Có lẽ phần nhiều mấy
em đã biết, Phạm ấy là Phật, Phạm Môn là cửa Phật, nói rõ hơn nữa là cửa Tu Chơn của Đạo, cửa Bảo-thủ Chơn Pháp của Chí Tôn. Còn Qui
Thiện thế nào Qua chưa nói
ra cho thiệt tướng.
Thiên hạ đều hung bạo, vì lẽ hung bạo làm cho anh nghịch em, em hận anh,
trong cửa Đạo không có một vẻ chi là Đạo hết. Lập trường Qui-thiện là cốt yếu đem lòng lành của
toàn thể con cái Đức Chí-Tôn hiệp nhứt cùng nhau làm một đặng bảo thủ Chơn Truyền
của Đạo. Buổi đầu tiên nó sản xuất tại nơi Mỹ-Tho, Qua lập
"Khổ Hiền Trang" mấy em biết hai chữ Khổ Hiền ý định Qua thế
nào không ? Trong bảy mươi hai anh em chung sức
cùng nhau mà làm đầu trường Qui Thiện ấy là Đinh Công Trứ vẫn là một trong đó vậy.
Nhờ cả sự giáo hóa của Qua cái nghĩa lý tối yếu, tối trọng của Chơn Pháp Đức
Chí Tôn Qua giao lại cho nó, để làm thế nào cho thiên hạ hết thống khổ về tinh
thần lẫn vật chất. Sự biết Đạo của Đinh-Công-Trứ là vậy. Tưởng cũng như Qua đã
bị các nạn-nhân của các lực lượng quyền Đạo luôn quyền Đời. Buổi nọ thiên hạ
tuyên truyền dối trá thì Đinh-Công-Trứ cũng bị nạn ấy. Qua đã bị thiên hạ chê
là lo Đời hơn lo Đạo, thì Đinh công-Trứ cũng vậy, thiên hạ nói nó cũng như Qua
lo Đời hơn lo Đạo. Mấy em ôi ! Trong buổi phong ba bão táp, nhơn loại ở trong
sông mê bể khổ, một con thuyền Bát-Nhã chưa tạo thành đặng độ-rỗi họ, ít nữa mấy
em cùng Qua cố gắng tạo cho thành đặng cứu vớt khổ não của họ đặng bao nhiêu
hay bấy nhiêu. Thiên hạ thấy mấy em khổ-não, cái khổ ấy nó đã làm cho Qua đổ biết
bao nhiêu giọt huyết lệ từ khi mới biết Đạo.”
5/- Phạm Môn thọ nạn:
Ngày 16-10-Qúi Dậu
(dl: 3-1-1933) anh em dựng nhà lớn tại sở Trường Hòa để làm Nhà Thờ. Vụ nầy có thân quyến của anh em Phạm Môn rất đông (lối
500 người). Bảy giờ sáng khởi sự, thợ mộc đang chỉnh đốn kèo cột để đóng đòn
tay thì bỗng đâu có ông Phủ Sửu chủ
Quận Châu Thành
Tây Ninh đi với 5 người lính và Hương-Thân Hương ở Chà Là vô tới. Anh em rất lo sợ. Thầy
ra bắt tay Quận Sửu chào hỏi, ông Sửu chào lại và quở rằng: Làm gì đông dữ vậy?
- Dựng nhà.
- Ông có xin
phép không ? Vì theo lịnh quan lớn chánh thì cuộc hội họp quá 10 người phải xin phép. Còn bây giờ bốn, năm trăm người mà không có phép nên tôi
phải lập biên bản. Đọan Quận Sửu kêu thầy đội vô làm biên bản liền. Lúc ông Quận
nói chuyện với Đức Hộ Pháp, anh em rút vô đám rừng phía sau chỗ dựng nhà và
trong hai đám mía lau bên hông cao khỏi đầu. Khi lính kêu biên tên từng người
thì chỉ còn lối 30 người. Quận Sửu nổi giận hét lớn: “Cho mấy người giỏi trốn,
rồi đây sẽ biết”. Kế bắt Thầy ký tên vào biên bản rồi ra xe về liền. Quận Sửu
đi xe hơi từ Tây Ninh đến Chà Là, kế đi xe bò đến sở Phạm Môn Trường Hòa.
Gần tết Qúi Dậu
(1933) ông trưởng Tâm (xếp lính Tây Ninh) đi với
năm người nữa, đi tới Hộ Pháp Đường trình giấy Chánh Thanh Biện Tây Ninh cho lính xét
nhà. Họ tịch thu:
- Hồ sơ hiến thân của cả Phạm Môn.
- Văn thơ của Đạo.
- Văn thơ của đời (Mật thơ của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ở Nhật, của Nguyễn Hải
Thần ở Tàu, cùng các tài liệu chính trị khác).
Hai tháng sau có lịnh đóng cửa các sở Phạm Môn, mỗi Nhà Sở đều dựng một tấm
bảng: “Niêm cửa lại vì lập hội không xin phép trước”. Trát Tòa đòi Đức Hộ Pháp
và các Chủ sở Phạm Môn. Đức Quyền Giáo Tông cũng theo ủng hộ tinh thần. Tòa kêu
Đức Ngài ra trước buộc tội lập hội riêng mà không xin phép. Đức Quyền Giáo Tông
xác nhận các Sở nầy là của chung của Đạo Cao Đài chớ không phải của riêng. Tòa
phạt mỗi vị Chủ sở 18 quan (18 frances) lối 20 đồng, còn Đạo sở mỗi người 10
quan. Thầy dạy anh em ký tên chống án lên Tòa Thượng Thẩm Sài-gòn. Tòa Sài-gòn
cũng xử y án Tòa Tây Ninh. Luật Sư Dương Văn Giáo (Bảo Cô Quân) của Đạo biểu
anh em chống án qua Pháp. Tòa Tối Cao của Pháp xử trắng án. Tuy được trắng án
nhưng các sở Phạm Môn không được hoạt động công khai, kể như từ đây bị đóng cửa
vĩnh viễn.
6/ - Công nghiệp của Phạm-Môn:
Đức Hộ-Pháp nói: “Buổi nọ Phạm Môn cũng bị đuổi ra khỏi Đền Thánh, Thầy trò
dắt nhau mua miếng đất tạo nên Phạm Nghiệp làm cho Đạo sống trở lại…Trong số 72
Môn Đệ của Bần Đạo, thật sự hành Đạo chỉ có 26 đứa mà nghiệp Đạo hôm nay được
thành tướng dường này.
“Họ nghịch nhau cho đến nước, Thầy trò Phạm Môn không có gì hết, để lại bao
nhiêu người Môn Đệ thiên hạ lại gọi rằng Tả Đạo Bàng Môn, lập phe lập phái đi đầu
cáo Pháp. Pháp bắt Phạm Môn đem ra tòa xử nào phạt vạ, nào tù tội, làm cho Đạo
buổi nọ phải chết, cho đến những kẻ chứa Đức Cao Thượng Phẩm cũng không đặng và
những người trọn hiến thân hy sinh vì Đạo cũng bị thiên hạ xô đuổi.
May thay!
"Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhơn" nhất là Đức Chí
Tôn ở bên mình nên những mâu thuẫn phá hoại không thành tựu gì hết. ..
Nếu không có Phạm-Môn
thì Đền Thánh không thành tựu, nếu không có Phạm Môn thì nền Đạo Cao Đài đã chết
rồi”.
7/ - Hai câu chuyện liên quan mật thiết
về vấn đề Phạm Môn
Câu chuyện 1:
Hôm nọ xin Đức Hộ
Pháp trục Thần và cân Thần
cho anh em Phạm Môn; ông
Trịnh Phong Cương đến gặp Đức Ngài tại Hộ Pháp
Đường và trình ý kiến:
- “Bạch Thầy,
xin Thầy cho chúng con được hưởng phép cân Thần như mấy vị ở Khổ Hiền
Trang”.
Đức Ngài nói: Phạm
môn mấy em ở đây hơn mấy đứa Khổ Hiền Trang, vì mấy em hữu phước được gần Qua hơn, cái gì Qua cũng để ý chỉ dạy nhiều, vì gặp mặt trò
chuyện hằng ngày. Còn ở Phú-Mỹ xa Qua, nên Qua phải trục Thần, cân Thần để chọn
lựa đứa nào có căn có duyên mới được.
Lưu ý: Khổ Hiền Trang ở Phú Mỹ, Mỹ Tho. Phạm Môn
này được Đức Hộ Pháp trục Thần, cân Thần,
lập thệ mới được dự “Đào Viên Pháp”.
Tây Ninh Phạm
Môn ở đây: Không có trục Thần, cân Thần, ai cũng xin vào được miễn là đồng ý
xin vào và được lập thệ dự “Đào Viên Pháp”.
Câu chuyện 2:
Một hôm đang nghỉ
trưa, lúc khai phá rừng để cất Khách Đình, Đức Hộ Pháp ngồi trên võng. Hai anh
em ông Phạm Duy Hoai đến chỗ Ngài ngồi, lạy hai lạy rồi thưa: “Bạch Thầy, con ở Khổ Hiền Trang xin Thầy cho hai anh em con vào Phạm
Môn với anh em. Đức Ngài ngồi lặng thinh hồi lâu, ngó quanh rồi nói: Cái Phạm Môn
của Đức Chí Tôn thì Qua không biết định cho ai, chớ Phạm Môn của Qua lập dầu ở
đây hay mấy con ở Khổ Hiền Trang cũng vậy mà thôi”.
Đức Hộ Pháp giải: “Cái Phạm Môn của Đức Chí Tôn là 500 vị La Hán lãnh lịnh ở
Cực Lạc Quốc theo Ngài, trợ giúp Ngài trong việc lập Đạo”.
Phạm-Môn của Hộ-Pháp lập dầu ở Phú-Mỹ Khổ Hiền Trang Mỹ-Tho hay ở Tây-Ninh
thì cũng vậy mà thôi. Chỉ khác là ở Phú-Mỹ thì Cân-Thần còn Ở Tây Ninh thì không cần phải Cân-Thần.
Còn Phạm-Môn của Chí-Tôn định riêng cho Ngài gồm 500 Vị La-Hán thì Hộ-Pháp
không biết được, có nghĩa là Chí Tôn định riêng cho Ngôi Ba của Chí-Tôn sau nầy
thì Hộ-Pháp không biết được, mà chỉ biết những vị của Hộ-Pháp lập mà thôi. Cho
nên Hộ Pháp lặng thinh hồi lâu, ngó quanh rồi nói: “Cái Phạm-Môn của Đức Chí-Tôn thì Qua không
biết định cho ai, chớ Phạm-Môn của Qua lập dầu ở đây hay mấy con ở Khổ Hiền-Trang
cũng vậy mà thôi”; là vậy đó.!
CHƯƠNG III:
Thời
Pháp Nạn của Đức Hộ-Pháp
Đồ
lưu Hải ngoại (1941-1946)
Thời Án nạn của đạo-pháp đã để lại một sự rạn
nứt ghê gớm trong lòng của nhân sanh, mọi người phải nuốt lệ, ngậm
ngùi mà nhìn cảnh “sinh ly” giữa
Thầy trò là Đức Hộ Pháp phải lánh mình qua Miên-quốc hầu tránh cảnh tương tàn, tương
sát nhau mà ai cũng lấy cớ “Vì
Thầy vì Đạo” để sau cùng ngâm câu “Tử biệt”. Thế là một lần Đức Hộ Pháp ra đi
rồi là không bao giờ còn trở lại, nền Đạo đi dần đến cảnh thê lương trầm trọng.
Đã bao phen khổ sở Đức Ngài đã gánh nạn cho dân tộc. Nhớ lại:
Từ năm 1940, đến tháng 5
năm 1941, nhà cầm quyền Pháp gây ra nhiều hình thức khủng bố các tín đồ và Chức
sắc Đạo Cao Đài. Họ ra lịnh đóng cửa toàn bộ các Thánh Thất và các Nhà sở Phước
Thiện.
- Ngày 4-6-Tân Tỵ (dl:
28-6-1941), lính Mật Thám vào Tòa Thánh bắt Đức Phạm Hộ Pháp.
- Ngày17-6-Tân Tỵ (dl:
11-7-1941), lính Mật Thám lại vào Tòa Thánh bắt thêm 4 vị Chức sắc nữa là Phối Sư Ngọc Trọng Thanh, Giáo Sư Thái Gấm
Thanh, Giáo Sư Thái Phấn Thanh, Sĩ Tải Đỗ quang Hiển và đồng thời ở Sài gòn,
chúng đến bắt Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa.
- Ngày mùng 4-6 nhuần-Tân
Tỵ (dl: 27-7-1941), chánh quyền Pháp đưa Đức Phạm Hộ Pháp và 5 vị Chức sắc lưu
đày sang hải đảo Madagascar bên Phi Châu, trên chiếc tàu Compiège.
(Chúng ta lưu ý rằng,
trong năm âm lịch Tân Tỵ có 2 tháng 6: một tháng 6 trước và một tháng 6 nhuần:
- Ngày Đức Phạm Hộ Pháp bị bắt là ngày mùng 4
tháng 6 trước
của năm Tân Tỵ;
- Ngày Đức Hộ Pháp bị đưa đi
đày là ngày mùng 4 tháng 6 nhuần năm Tân Tỵ, 2 ngày ấy cách nhau 1
tháng).
- Ngày 25-7-Bính Tuất (dl:
21-8-1946), Đức Hộ Pháp cùng ba vị Chức sắc: Khai Pháp Trần duy Nghĩa, Phối Sư
Ngọc Trọng Thanh, Giáo Sư Thái Phấn Thanh (còn 2 vị kia là Giáo Sư Thái Gấm
Thanh và Sĩ Tải Đỗ quang Hiển đã chết tại đảo. Sĩ Tải Hiển đắc vị Thánh ở Phi
Châu) được chánh phủ Pháp đưa về Việt Nam trên chiếc tàu buôn tên là Ile de
France, cặp bến Vũng Tàu, sau đó Pháp dùng máy bay đưa Đức Hộ Pháp về Sài gòn.
- Ngày mùng 4-8-Bính Tuất
(dl: 30-8-1946), Chánh quyền Pháp đưa Đức Hộ Pháp từ Sài gòn về Tòa Thánh. Hội
Thánh và rất đông đảo tín đồ Cao Đài tổ chức lễ nghinh tiếp vô cùng trọng thể
và cảm động đến rơi lệ.
Tính từ ngày Đức Hộ Pháp
bị bắt 28-6-1941 theo dương lịch, đến ngày Đức Ngài trở về Tòa Thánh 30-8-1946,
thì Đức Ngài xa Tổ Đình thời gian 5 năm 2 tháng 3 ngày; còn tính theo ngày âm
lịch, từ ngày 4-6-Tân Tỵ đến 4-8-Bính Tuất, thì đúng 5 năm 2 tháng.
1 - Đức Ngài nhắc lại những ngày nơi Hải Đảo:
…“Nhớ lại lúc chánh quyền
Pháp đày ra Hải đảo Madagascar, trong đó có nhiều Chức sắc Thiên phong cùng
chung chịu ảnh hưởng, Bần-Đạo chỉ thấy một Đức Ngài (Khai Pháp Trần Duy Nghĩa)
và em Thánh Hiển hết lòng phụng sự Bần Đạo, còn bao nhiêu vì quyền lợi mà xua
đuổi hành phạt Bần Đạo đáo để. Có người dựa quyền lợi theo thuyết Cộng sản,
dùng sức mạnh trở lại khổ khắc Bần Đạo mà chưa vừa lòng. Họ còn xúi giục chánh
quyền đày Bần Đạo lên nguồn cao nước độc để giết Bần Đạo một cách gián tiếp.
Nếu chẳng nhờ quyền năng thiêng liêng giúp sức thì Bần Đạo
không thể trở
về Tổ quốc Thánh địa nước Việt-Nam ngày nay.
Tội nghiệp em Thánh Hiển
với Ngài Khai Pháp, thấy vậy cũng xin đi theo, đã bị chúng đuổi đánh, cũng tính
kế đi theo nuôi dưỡng Bần Đạo cho được.
Thánh Hiển, vì đi theo Bần
Đạo uống nước độc mà bỏ mình nơi rừng sâu núi thẵm, chỉ còn Bần Đạo và Ngài.
Ngài ôm Bần Đạo mà khóc, chỉ van vái một điều là cầu xin Đức Chí Tôn đem về đất
Thánh cổi xác mà thôi. Thật quả nhiên như lời nguyện không sai…
2- Diễn tiến cuộc bị lưu đày của Đức Hộ Pháp:
Lưu đày là đưa đi đày ra
khỏi nước nhà của mình đang sống, tức là một hình phạt khổ sở đau đớn, mục đích
làm cho người bị tội phải chết dần mòn theo năm tháng, không gia đình thăm
viếng, nơi rừng thiêng nước độc, nhiều nguy hiểm đang chờ trước mắt !.
Đức Hộ Pháp và năm vị Chức
sắc bị Pháp lưu đày ở đảo Madagascar:
Từ ngày 04-06-Tân Tỵ -
04-08-Bính Tuất
(dl: 28-06-1941 – 30-08-1946)
Từ năm Canh Thìn (1940)
chánh phủ Pháp càng tăng cường vơ vét sức người và sức của ở Thuộc-địa để cung
ứng cho chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã đưa tình hình kinh tế của nước
Việt Nam đến mức bần cùng, hơn 70.000 thanh niên của xứ Nam kỳ thuộc Pháp đã bị
bắt đi lính theo lệnh tổng động viên để đưa sang Pháp phục vụ chiến tranh !
Năm Tân Tỵ (1941) nhà cầm
quyền Pháp muốn tiêu diệt Đạo Cao
Đài, nên đã gây ra
nhiều hình thức
khủng bố Tín đồ và Chức sắc.
Ngày 04-06-Tân Tỵ (dl: Thứ
Bảy, 28-06-1941), lính Mật thám vào Tòa Thánh bắt Đức Hộ Pháp.
Ngày 17-06-Tân Tỵ (dl: Thứ
Sáu, 11-07-1941), lính Mật thám lại vào Tòa Thánh bắt thêm ba vị Chức sắc -
Phối Sư Ngọc Trọng Thanh (Nguyễn Văn Trọng
Quyền Ngọc Chánh Phối Sư.
- Giáo sư Thái Gấm Thanh
(Thái Văn Gấm) Quản lý Công viện
- Sỉ Tải Đỗ Quang Hiển
(Hiệp Thiên Đài)
Đồng thời, tại Sài Gòn
chúng đến bắt Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa (Hiệp Thiên Đài) và ở Miên Quốc,
chúng đến Thánh thất Kim-Biên tại Thủ Đô Nam Vang bắt Giáo Sư Thái Phấn Thanh
(Trần Văn Phấn)
Ngày 04-06 nhuần-Tân Tỵ
(dl: Chúa nhựt, 27-07-1941) chánh quyền Pháp đưa Đức Hộ Pháp và 5 vị Chức sắc
kể trên xuống chiếc tàu Compiège đày sang Hải đảo Madagascar ở Phi Châu. Sau
đó, Chánh quyền Pháp ra lệnh đóng cửa Tòa Thánh cùng các cơ quan của Đạo tại
Trung ương, giải tán tất cả bổn Đạo ở vùng Thánh địa Tây Ninh ai về quê nấy rồi
đưa Quân đội chiếm đóng Tòa Thánh và vùng Nội-Ô Thánh Địa để làm trại đóng
quân. Trại binh Pháp có tên là Compagnie de Camp n.3 viết tắt là C.C.3 chà đạp lên sự tín ngưỡng hàng triệu
tín đồ.
- Đầu năm Quí Mùi (Tháng
02-1943), Giáo Sư Đại Biểu Thượng-Vinh-Thanh hiệp cùng Giáo Sư Thượng Minh
Thanh thành lập cơ chuyển thế tại hãng tàu Nitinan, Sài Gòn, hợp tác với Nhật
Bổn để chống Pháp và đòi hỏi Pháp phải trả tự do cho Đức Hộ-Pháp.
Ngày 09-03-1945 Quân Đội
Cao Đài chiếm lại Nội Ô Thánh Địa khi Pháp đã bị quân Nhật lật đổ trên toàn cõi
Đông Dương.
- Tháng 08-1945, Nhật đầu
hàng Đồng minh vô điều kiện
- 23-09-1945 được sự giúp
đỡ của Anh, Thực Dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Năm Bính Tuất (1946)
Pháp giành lại quyền hành ở Miền Nam.
- Ngày 25-07-Bính Tuất
(dl: Thứ Tư, 21-08-1946) Đức Hộ Pháp cùng ba vị Chức sắc: Ngài Khai Pháp Trần
Duy Nghĩa, Ngài Phối Sư Ngọc Trọng Thanh và Giáo Sư Thái Phấn Thanh cùng với 13
lính Pháp-hồi được chính phủ Pháp đưa về Việt Nam trên chiếc tàu buôn Ile de
France, cặp bến ở Vũng Tàu.
Đức Hộ Pháp được Chánh Phủ
Pháp đem phi cơ rước về Sài Gòn và đưa đến tạm ngụ nơi nhà của ông Sĩ Tải
Nguyễn Văn Hợi (Giám Đốc Đạo Đức Học Đường từ năm 1935-1941) gần chợ Thái Bình,
Sài Gòn. Tới nơi lúc 17 giờ ngày 26-07-Bính Tuất [dl: Thứ năm, 22-08-1946] (còn
2 vị kia là Giáo Sư Thái Gấm Thanh và Sĩ Tải Đỗ Quang Hiển đắc Thánh Phi
Châu đã chết trên đảo.
- Ngày 04-08-Bính Tuất
(dl: Thứ Sáu, 30-08-1946) chánh phủ Pháp làm lễ đưa Đức Hộ Pháp cùng ba vị Chức
sắc trên từ Sài Gòn về Tòa Thánh. Hội Thánh và rất đông đảo tín đồ tổ chức lễ
nghinh tiếp vô cùng trọng thể và cảm động đến rơi lệ
Sau 5 năm 2 tháng bị đồ
lưu nơi Hải ngoại (tính từ ngày Đức Hộ Pháp bị đưa xuống tàu Compiège đày sang Hải đảo Madagascar đến ngày Đức Hộ Pháp trở
về Tòa Thánh:
Nếu tính từ ngày Đức Hộ
Pháp bị bắt tại Tòa Thánh:
- Âm lịch: từ 04-06-Tân Tỵ
đến 04-08-Bính Tuất là đúng 5 năm 2 tháng vì phải cộng thêm tháng 6 nhuần (dl:
Từ 28-06-1941 đến 30-08-1946 là 5 năm 2 tháng 3 ngày)
Khi trở về Tòa Thánh, Đức
Hộ Pháp gặp rất nhiều việc khó khăn của Đạo:
- Tòa Thánh còn dang-dở
ngổn-ngang vì việc xây dựng bị ngưng trệ hơn 5 năm cùng sự phá hoại của quân
đội Pháp lúc chiếm đóng.
- Hội Thánh và các cơ quan
Đạo rã rời sau nhiều cuộc đàn áp và khủng bố của bạo quyền và chiến tranh.
- Về sự hiện diện của Quân
Đội Cao Đài do Đức Lý Giáo Tông và Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt chỉ
đạo thành lập, Đức Hộ Pháp chỉ thị phải thực thi chủ trương “Bảo-Sanh
Nhơn-Nghĩa Đại-Đồng”, phải là một Quân đội nghĩa hiệp và gương
mẫu, bảo tồn
nền Đạo của Đức Chí Tôn và Tín đồ.
Đức Ngài nói: “Khi Qua bị
đồ lưu nơi Hải ngoại đến lúc về, cả cơ nghiệp làm trước kia đều bị tiêu phá
hết, duy còn Tòa Thánh, Báo Ân Từ, Khách Đình cũ, Hộ Pháp Đường, Giáo Tông
Đường còn sót lại, còn bao nhiêu tiêu thảy hết” [Đức Hộ Pháp thuyết Đạo tại Đền
Thánh đêm 30-02-Quí Tỵ (dl: 13-04-1953)]
Đức Ngài không có thì giờ
để nghỉ-ngơi, liền bắt tay ngay vào việc huy động công quả, công thợ trước đây
gấp rút hoàn thành Đền Thánh, đồng thời Đức Ngài đã quan tâm cho tái thiết Đạo
Đức Học Đường với sự đóng góp nhiệt thành của toàn Đạo về công cũng như của hầu
kịp thời cho niên học 1946-1947.
Đức Ngài tâm sự: “Bần-Ðạo
sau năm năm bị đồ lưu nơi hải ngoại, chịu mọi điều thống khổ, cái chết của Bần
Ðạo cách cái sống bằng một sợi tóc, mà Bần-Ðạo vẫn còn về đây. Nếu nói thế
thường, cái tình cảnh chịu năm năm khổ sở lao lý ấy, tinh thần, lấy vật hình
thường tình tâm lý mà nói, không ai không cố hận, cố phiền được; hận với phiền
nó cố nhiên, mà nếu hận phiền ấy theo tâm lý thường tình thì có gì quan-hệ đâu.
Trái lại trong thi hài của Phạm Công Tắc còn có một vị làm chủ của nó nữa là Hộ
Pháp; quyền của Hộ-Pháp mạnh mẽ hơn. Phạm-Công Tắc là con ngựa để cỡi mà thôi,
còn Hộ Pháp là người cỡi, nên con ngựa không thể không tuân mạng lịnh của chủ
nó được. Hộ-Pháp có một phần, mà Phạm Công Tắc có một phần, Phạm-Công-Tắc là
Tôi, còn Hộ-Pháp là quyền năng của Chí Tôn”
[Mồng 01-giêng-Mậu Tý (dl.
10-02-1948)]
Ấy vậy:
“Bần-Ðạo sau năm năm bị đồ lưu nơi Hải ngoại
được về, quyết đoán đem cựu Hoàng Ðế Bảo-Ðại về xứ đặng thương thuyết tới độc
lập cho nước nhà. Không phải hôm nay là việc tình cờ mà quả quyết đâu. Bần-Ðạo
xin nói rằng những hành tàng mà ngày nay kết liễu do Bần Ðạo đã biết trước từ
năm 1927. Bần-Ðạo cốt yếu nhắc cho con cái Ðức Chí-Tôn để trong trí rằng:
"Không giờ phút nào Chí Tôn nói gì, hứa gì với con cái của Ngài mà thất
tín, thất hứa, thế nào cũng kết liễu mà thôi". Con cái của Ngài nếu đủ
khôn ngoan chịu khó ôn lại Thánh-giáo của Ngài từ trước xem lại từ trương, từ
lời Thánh huấn thì hiểu ngay rằng không hề sai-suyển một mảy may nào cả. [Đêm 26 tháng giêng năm Mậu Tý (dl.
06-03-1948)]
Lời đáp từ của Đức Hộ-Pháp
tại Giáo Tông Đường trong dịp lễ các Cơ quan chúc xuân Đức Ngài. (Ngày 1-1-Quý
Tỵ).
“Bần Đạo lấy làm cảm khích
được nghe mấy lời tâm huyết của toàn các cơ quan Chánh Trị Đạo đã chúc thọ cho
Bần Đạo. Hồi tưởng lại khi Bần Đạo để bước trở về cố quốc sau năm năm bị đồ lưu
nơi Hải Ngoại, thì cũng tưởng rồi cái vận mạng của nước Việt Nam, có lẽ chờ đến
ngày về của Bần Đạo nó sẽ đặng hoàn tất và đem sở năng
hạnh phúc đặng thành tựu,
thì cả
tinh thần anhdũng
của toàn quốc dân đứng dậy phá hủy xiềng xích lệ thuộc, điều ấy Bần Đạo đã nghe ra từ khi còn
ở nơi Hải Đảo”.
Nhớ lại: Khi đến Mã Đảo
(Madagascar) Ngài và chư Chức Sắc bị giam đến ngày 24-11-1944, mới được ra
ngoài làm lụng. Trong những năm tháng bị lưu đày khổ sở, Đức Hộ Pháp luôn luôn
được các Đấng thiêng-liêng che chở, thoát khỏi được nhiều tai nạn hiểm nghèo mà
người Pháp muốn dùng cách đó để gián-tiếp giết chết Đức Hộ Pháp. Trong khi bị
đi đày, Đức Ngài ra ngồi trên bãi biển, tay cầm một que nhỏ và tay kia khỏa cát
cho bằng, thì liền có một Đấng giáng bút để an ủi và báo tin cho biết tình hình
chuyển biến của thế giới và Việt-Nam, đồng thời cũng có tiên tri như bài thi
sau đây của Linh Sơn Thần Nữ núi Bà Đen, vâng lịnh Thất-Nương đến thăm Đức Hộ
Pháp. Đó là một hình-thức mà Ngài đã chấp bút:
THI
1 - Hòn đảo nầy đây trước nhốt tù,
Mà nay làm khám khảo Thầy tu.
Quả như oan nghiệt vay rồi trả,
Thì lũ Tây man Nhựt bổn trừ
2 - Nô-xi-Lao (1) tiếng đặt buồn cười,
Mi đã rước ai hỡi hỡi ngươi.?
Lượng thảm bủa ghềnh tình ột-ạt,
Gió sầu xao đảnh ái tơi bời.
Yêu phu, điểu gọi thương cành tím,
Giọng ngạn, quyên khêu gợi buổi mơi.
Tổ quốc đon đường bao dặm thẳng,
Đưa xa thăm thẳm một phương trời.
(Nosy-Lave là đảo nhỏ ở về
phía Tây Bắc Madagascar) Trong thời gian đó các Đấng có giáng cho Ngài bài
thơ.
THI
Quá hải đòi phen đến viếng nhau,
Ngặt không Cơ Bút để lời giao.
An nhàn đợi thuở triều binh đến,
Chuyển thế gặp hồi phải múa đao.
Cõi Á đã gầy thành chủng quốc,
Phương Âu đã diệt tận Nô-Lao.
Lửa hương
đất Việt dầu nhen nhúm,
Nhờ đám Trung Quân ở nước Tàu.
* Đức Hộ-Pháp có lời phê về cái chết của ông Giáo
sư Thái Gấm-Thanh:
Trong lời phê năm Tân Sửu,
Đức Ngài viết: "Qua đã biết trước thế nào trong mấy em cũng có đứa ngồi
ngục. Gấm bị trước vì Phối Thánh Thoại muốn cho nó trả quả đối với Thánh lúc ở
phàm. Đáng kiếp, Gấm đã đụng đầu xe lửa, cũng như mẹ con Út Giáp đụng đầu xe
lửa Màng (là Phối Thánh Màng) buổi trước vậy. Mấy em ráng cẩn thận coi chừng
đừng ăn hiếp mấy ông Thánh ẩn thân bất ngờ, phải ngồi cửa Phong Đô mà khóc đa nghe!
Việc này, trùng hợp với
việc Thánh Gandhi nâng đỡ giai cấp paria cùng đinh của Ấn-Độ, hết lòng thương
họ vì họ không được Nhà nước đối xử bình đẳng, bị ghét
bỏ, cho là cặn bã của xã hội. Thánh Gandhi cho họ là "Con của
Thượng Đế". Nhờ đó mà xóa bỏ được thành kiến giai cấp ở Ấn-quốc.
Đức Hộ-Pháp trong câu văn
ngắn đã nhắc lại hai lần“đụng đầu xe lửa”.Thật vậy, nhóm bình dân, thợ thuyền
khác nào xe lửa. Nhất là quý ông Bùi-Ái-Thoại, thợ hồ đắp vẽ và Phạm-Văn Màng
công quả tạo tác Đền-Thánh. Họ là những người như chiếc xe lửa đã định hướng,
chỉ biết đi về một phía. Ai có đàn áp, chửi mắng thế nào, họ vẫn giữ lòng
đạo-đức để làm công quả. Khi mới ra đời nhị vị này hiển Thánh. Đức Phạm Hộ-Pháp
mới cảnh tỉnh cho những ai lấy quyền tước, khôn ngoan khinh khi kẻ nghèo hèn
bình dân, thế nào cũng bị trả quả nhãn tiền.
Từ năm 1941, Đức Ngài bị
chánh phủ Pháp bắt đi an trí ở Di-Linh, Sơn-La, sau cùng đày sang Mã-Đảo (Phi
Châu) ròng rã 5 năm 2 tháng 3 ngày. Năm 1946, Đức Ngài hồi loan, tái thủ quyền
hành. Đến năm 1955 xảy ra biến cố: “Nguyên là đầu tháng 8 năm Ất-Mùi (1955) vị
Tổng Tư Lệnh Quân Đội Cao Đài do chính tay Đức Hộ-Pháp thành lập, khi đã được
quốc gia hóa, ra lịnh lập “Ban Thanh Trừng” bắt nhiều đạo hữu giam cầm. Một số
thiếu nữ trong Đạo cũng bị câu lưu mấy tháng và bị ép buộc phải khai nhiều điều
khiếm-nhã cho Đức Ngài.
“Còn chính Đức Ngài cũng
bị cầm tại Hộ-Pháp Đường, chung quanh có quân đội võ trang canh phòng, từ 20
tháng 8 năm Ất-Mùi (1955) đến mùng 5 tháng Giêng năm Bính Thân (1956)".
(Thuyết Đạo của Đức Cao Thượng Sanh đọc nhân ngày lễ Triều Thiên Đức Phạm Hộ
Pháp năm 1964, trích Đại Đạo nguyệt san
số 5-64)
*Việc trên, chẳng khác nào
Juda bán Đức Jésus cho bọn giáo trưởng Caiphe. Một lãnh tụ Tôn Giáo mà bị chính
tín đồ mình bêu xấu thì thử hỏi đứng vị trí phàm nhân, thiếu độ lượng có lẽ xảy
ra điều gì khác hơn là tấm lòng đại độ phản tỉnh ra đi. Một đòn hằn tâm lý hết
sức cao nhã. Nếu những ai còn chút lương tri, còn chút hương vị đạo đức, chắc
chắn không khỏi tòa án lương tâm xét xử. Còn được sống lâu thì càng ray-rứt
nhiều, càng tiếc một hành động vội vàng, vị kỷ, quên hẳn nghiệp đạo chung, quên
hẳn vị đại diện Tôn giáo mà bao nhiêu tín hữu đang thờ kính. Kính Đạo phải kính
Thầy, không Thầy thì ai giữ Đạo cho ta kính.
MADAGASCAR
(MÃ ĐẢO)
Đây là một Hải Đảo của
châu Phi, nơi mà Đức Hộ Pháp- Giáo chủ Đạo Cao-Đài- cùng một số Chức sắc Thiên
phong của Đạo cùng bị quân Pháp bắt đưa đi đày nơi đây, sau năm năm 2 tháng 3
ngày.
Madagascar hòn đảo lạ
lùng:
(Văn hóa và
đời sống. Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh. 62.Xô viết Nghệ tĩnh. Q1. Số xuất
bản: 142/64 – 20KHXB 91, trang 54,55,56 và 57).
“Hải đảo này
đứng hàng thứ tư trên thế giới về diện tích sau Groenland, Tân Guinée và Bornéo. Đảo
Madagascar có nhiều nét mới lạ. Mọi người thường nói đùa rằng đảo Madagascar đã
tạo lạc nhầm đại dương. Nằm giữa Ấn độ Dương, ngoài khơi Châu Phi hay Ấn Độ, cả
văn hóa và ngôn ngữ của đảo lại bắt nguồn từ các bờ biển Mã lai và Indonésia ở
Thái Bình Dương..
Dài 1600km, rộng trung
bình 600 km , có diện tích tương
đương nước Pháp, từ xưa đảo vẫn như vừa khiêu khích vừa hấp dẫn với vẻ khó hiểu
của mình. Ngày nay, sự cách biệt đã giảm phần nào vì chỉ độ chục giờ bay là có
thể đến Paris. Từ ngoài nhìn vào, sau cuộc nổi dậy năm 1947 ta những tưởng giữa
Madagascar và Pháp đã có hố sâu ngăn cách. Nhưng không, truyền thống 60 năm
chung vai chung sức vẫn thắng thế và hiện nay tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ giao
lưu với nước ngoài, đồng thời là ngôn ngữ văn hóa. Cả hai dân tộc này đã cùng
biến đảo từ chế độ thuộc địa thành một nước độc lập thật êm thắm, thật nhanh
chóng và thành công, một việc hiếm có trên thế giới. Khối Phi châu cũng như
khối Á-Châu đã đôi phen toan lôi kéo Madagascar vào cuộc chiến tranh lạnh,
nhưng vô ích. Tổng Thống đảo là Philibert Tsiranana đã tuyên bố:
- Chúng tôi không phải là
người Châu Phi, chúng tôi không phải là người Châu Á.
Chúng tôi là một cái gì
khác biệt.
Đúng như thế, xưa nay đảo
vẫn nuôi nhiều tính cách khác biệt, một cõi hoang vu với những loại chim chóc,
thú bốn chân, bướm hoa, thảo mộc không nơi nào có. Chẳng hạn, chỉ riêng ở vùng
biển quanh Madagascar, loại cá của thời nguyên thủy, mà gần đây thôi, người ta
vẫn ngỡ là tuyệt chủng 60 triệu năm nay rồi. Hoặc chỉ ở Madagascar mới có chim
Epiornis, loại chim khổng lồ không cánh, cao bằng con ngựa, nặng hơn đà điểu
gấp 6 lần, đẻ trứng to bằng quả bóng cà-na. Chim mới tuyệt chủng gần đây. Chỉ
cách Châu Phi có 400 km về phía Tây mà
động vật thực vật trên đảo gần như hoàn toàn khác. Bờ biển Phi Châu nhung-nhúc
những rắn độc, Madagascar lại không có, không có cả thú to như sư tử, beo, linh
dương, voi…
Trong cuộc chạy đua
thuộc-địa-hóa, nét đặc thù của thế kỷ XIX, hai nước Anh và Pháp tranh nhau
quyền cai trị đảo. Đến năm 1890, theo thỏa thuận, Anh sẽ giữ ZanZibar còn Pháp
giữ Madagascar. Năm 1895, Pháp chiếm đảo, đưa một Nữ vương bù nhìn lên cai trị
đảo trong hai năm, sau đó tướng Gallieni hạ bệ quân chủ
Madagascar có đủ mọi tài
nguyên, chỉ trừ dầu hỏa. Đất đai dễ trồng trọt lại phì nhiêu, khoáng sản phong
phú: Madagascar đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu Graphite. Ngoài mica, vật
liệu rất cần cho ngành điện tử, đảo còn có các chất quý để sản xuất năng lượng
nguyên tử như Beryllium, thorium, tantale, niobum và uranium. Rồi nickel, quặng
sắt, than. Đảo xuất khẩu các nông sản như cà phê, gạo, sắn, thuốc lá, raphia
(loại dừa) bố đay, hương liệu và 80% lượng vani của thế giới.
Tuy nhiên ta phải kể đến
các nhân tố kìm hãm sự phát triển của đảo, mà nổi bật là sự thương yêu quá trớn
của cư dân dành cho bò Zebu, giống bò Ấn Độ có sừng rộng lớn và một cục u trên
gáy chứa nhiều mỡ. Số lượng Zébu ở đây khoảng 8 triệu con, đàn bò khổng lồ này
không cung cấp thịt, không cho sữa. Trước kia người ta chỉ dùng chúng để tế lễ.
Ngày nay, dân Madagascar dựa vào số lượng đàn bò để đánh giá chủ nhân của chúng
trên bậc thang xã hội và mọi người cùng thi nhau nuôi chúng với một tinh thần
không vụ lợi, rất ư là .. nghệ sĩ.
Một nhân tố cản trở sự
tiến triển của đảo nữa là việc tôn sùng những tập tục do ông bà để lại. Chẳng
hạn dân đảo không dám thay đổi cách canh tác nông nghiệp đã lỗi thời, không dám
theo phương pháp tân tiến vì sợ ông bà giận. Ở đây, việc một người thân qua đời
không phải là điều bất hạnh gì lớn lao cho lắm. Người thân ấy vẫn được xem là
thành viên của gia đình, có điều đã dọn đi nơi khác ở và thỉnh thoảng ta có bổn
phận viếng thăm. Đôi ba năm một lần, gia đình tổ chức buổi lễ lớn mời bạn bè
tham dự, sau đó cả đoàn kéo nhau đến khu nghĩa trang riêng của gia đình, lôi
xác của những người thân nào được yêu mến nhất, khiêng đi dạo một vòng, thay
quần áo mới rồi đặt vào chỗ cũ. Không khí rất vui tươi, thân mật,
quanh bàn nhậu tiếng nhạc vang vang.
Vào ngày 26-06-1960
Madagascar đã hoàn toàn độc lập sau một vòng đàm phán thật êm xuôi với Pháp, êm
xuôi và thông suốt đến nỗi nhiều người dân không nhớ ngày độc lập là ngày nào.
Cho đến nay, đảo vẫn duy trì quan hệ tốt đẹp với Pháp và vẫn nhận viện trợ.
Theo Tổng Thống Tsiranana, nếu ngày nào đó phải ngưng việc viện trợ thì sẽ
ngưng một cách dần dà và hợp lý. Ông không muốn bước vào vết xe đổ của nước
Congo – Léopoldville, ông muốn thấy một vụ “truyền máu” hơn là đổ máu.
Lính Pháp hồi: còn gọi là
chiến sĩ Pháp hồi. Tức là những Tín đồ Cao Đài vâng lịnh Hội Thánh tùng chinh
làm lính công binh giúp Pháp khi nước Pháp bị quân Đức xâm lăng, để đáp ân nhà
cầm quyền Pháp cho Tôn giáo Cao Đài được tự do truyền bá trên cõi Đông Dương
(có một số được đưa qua đảo Madagascar)
Trích dẫn: “Phối Sư cố vấn
truyền ngôn lại chiến sĩ Pháp hồi khi đặng lịnh Đức Chưởng Đạo đi dự chiến nước
Pháp thì tình nguyện hy sinh cùng Ngài, nên Ngài hứa trước nếu còn sống trở về
thì đặng ân tứ vào phẩm Lễ sanh, còn chết thì về Thánh Tử Đạo, Bần Đạo phải
tuân lịnh ấy thi hành. Còn về các chiến sĩ Cách mạng nơi Việt Nam, Bần Đạo chưa
hề đặng lịnh chi hết nên không quyết định đặng.
Phối sư nên nói cho Trí
(Vệ úy Nguyễn Hùng Trí, Thánh Vệ) biết rằng: không phải vì nó kháng chiến với
Pháp mà Pháp đem Bần Đạo trả về, nên nói rõ cho cả thảy mấy đứa quân sĩ hiểu sự
thật điều lầm của chúng”.
(Lời phê của Đức Hộ Pháp. Trang 50)
“Tư cho Bộ Pháp Chánh minh
tra coi tại ai và do nơi đâu mà mấy vị chiến sĩ Pháp hồi mới nhập môn theo Đạo
ở Pháp với Đại Tá Kiết mà thôi (Nguyễn Văn Kiết, giáo viên Đạo Đức Học Đường
buổi đầu tiên), chớ không phải là người tình nguyện vì Đạo mà đặng cầu thăng
vào phẩm Lễ Sanh, phẩm ấy vốn là một đặc ân ban cho người Đạo vì Đạo tình
nguyện hy sinh chớ không phải để cho toàn những lính Pháp hồi”(Đức Hộ Pháp phê
trang 95).
Nhớ lại Đức Quyền Giáo
Tông lập sở Lương Điền Công Nghệ thì Pháp bắt giam hai ngày. Đức Hộ Pháp trình
Tờ Phúc, sơ giải bài
Thiên Chúa độc
quyền làm Phước Thiện thì Pháp phá Đạo đến đỗi đày Ngài đi Madagascar.
Tiêu Diêu Đạo Sĩ hay
Bradaya La Hán giáng cơ lối 1941-1946 tại Madagascar, Ngài nói với Đức Hộ Pháp:
“Hiền Hữu như một gái lấy hai chồng; nếu ở gần
thì bị dụ dỗ, cũng nên xách gói mà ra đi, đợi hai anh hùng tranh đấu, ai đoạt
đặng phao cầu, chừng ấy mới định duyên tơ tóc.Bởi vậy Chí Tôn dắt chư Hiền Hữu
đi đây cũng như dục gái trốn mau”(Hai chồng ý nói Pháp & Nhựt). Địa-lý
Madagascar: Với diện tích 587.000 km², Madagascar là hải đảo lớn thứ tư trên
thế giới và là quốc gia lớn thứ 46. Phía Đông đảo quốc này là dải duyên
hải hẹp, phủ bởi rừng nhiệt đới xen kẽ những ao đầm, kênh rạch kéo dài 460 km . Vượt triền dốc cao vào trong nội địa là vùng cao
nguyên ở cao độ từ 750 đến 1350 m . Cao nguyên này
bị cắt xẻ bởi những thung lũng sâu, thường đắp thành ruộng bậc thang trồng lúa,
trong khi đồi trọc bị xoi mòn đáng kể vì đất đai bị sa mạc hóa. Vùng đất này
giàu chất sắt và nhôm tạo nên sắc đất màu đỏ tiêu biểu của đất
photo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét