Thời Pháp Nạn Hay là Ngày Đạo Hận: 20-8-ẤT Mùi (dương lịch: 05-10-1955) - 2 / 2 ( Nguên-Thủy )

Vì lẽ đó Madagascar còn mệnh danh là "Đảo Đỏ".Hai đỉnh Maromokotro (2.876m) và Tsiafajavona (2.643m) thuộc rặng núi Ankaratra nổi lên phía Nam thủ đô Antananarivo là hai ngọn núi cao nhất Madagascar. Vì nằm ở cao độ đáng kể, vùng núi này thỉnh thoảng có tuyết rơi. Lui về phía Nam nữa là rặng Andringitra với mấy đỉnh núi hơn 2.400 m.
Theo triền dốc thoai thoải sang phía Tây đảo là những cánh rừng thưa chủ yếu mọc cây thay lá (deciduous) và cỏ cao còn gọi là hệ sinh thái Savanna. Vùng Nam và Tây-Nam vì nhiệt độ cao cùng vũ lượng thấp nên đất là sa mạc lác đác mọc cây bao báp. Ven biển phía Tây thì có nhiều vũng kín gió nhưng vì nạn đất lở xoi mòn trong nội địa nên vịnh biển thường bị đất cát bồi lấp. Madagascar có hai mùa chính: mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10. Bị chi phối bởi gió mậu dịch Đông-Nam, đảo quốc này đôi khi bị bão.

MÃ ĐẢO PHÁP NẠN

Năm 1941, Pháp khủng bố các tín đồ tại Toà Thánh. Chúng bắt Đức Hộ Pháp. Trên Hải đảo: một hôm Ngài và Sĩ Tải Đỗ Quang Hiển phò loan được.

 Đức Tiêu Diêu Đạo sĩ giáng cho bài thi:
Lược chiến từng quen đã bấy lâu
Thiên cơ đã rõ máy cao sâu
Dằn lòng nhẫn nại chờ đôi lúc
Sẽ thấy khuôn linh phép nhiệm mầu.

Chào Thiên Tôn và chư vị Thiên Phong, có Đức Nhàn Âm Đạo Trưởng đến, để Bần Tăng triệu Thần Hoàng  Bổn Cảnh tới gìn giữ cơ. Nhàn Âm Đạo sĩ cười...Bần Tăng lấy làm cảm xúc cho chư vị dường này. Hận thay cho giống dã man tàn bạo …..Trung quân là Nam Tinh đó vậy. Nơi ấy là hang ổ của Việt kiều. Thời cuộc Á Đông sẽ kết cuộc nơi đó.

Xem lại hai bài thơ ở trang 88 và 89 đã thấy rõ:
Về sau Vô Danh Thị lại giáng Cơ và nhủ:

Chào Thiên Tôn và chư vị Đại Thiên Phong. Thiếp vì có mạng lịnh đến đây làm bạn bút nghiên trong lúc chư vị mang lịnh Chí Tôn cho ngơi nghỉ nơi đây.Chí Tôn than:

“Chức sắc Thiên Phong bên Cửu Trùng Đài thiếu hùng biện văn tài đặng làm tay qui phục sanh chúng. Vì cớ ấy mà triết Lý đạo khó phổ thông cho toàn thiên hạ”
THI
Đã phong trần chịu phong trần,
Có thân âu phải biết thương thân
Nam xa ví chẳng vì đường khó,
Việt đảnh mong chi đượm lửa mừng
Nặng gánh giang sơn là Thương trụ
Nhẹ đai cung kiếm ấy Thường-quân
Ngũ hổ tứ hải không lưu lạc.
Mặt địa cầu ta vốn định chừng

Năm 1944, các tù nhân được tự do ra ngoài, Đức Hộ Pháp với Khai Pháp Trần Duy Nghĩa cầu Cơ, Đức Lý giáng Phong cho:
- Ông Nguyễn Thế Truyền phẩm Bảo Địa Lý Quân.
- Ông Nguyễn Thế Sang phẩm Bảo Thương Quân
- Ngô Văn Phiến phẩm Bảo Tinh Quân.

Sau khi giải thích cho Nam xa và Việt đảnh thế nào, Vô Danh Thị cho thi có câu “Hòn đảo này đây trước nhốt tù”

Vô Danh Thị là ai ?
Đó là Bà Linh Sơn Thánh Mẫu vâng lịnh Thất Nương Diêu Trì Cung đến viếng các Thánh bị nạn. Dù dấu tên nhưng Đức Hộ Pháp biết được, vì chiếc nhẫn nạm ngọc trên tay Ngài phát hào quang khi Bà thăng, hạt ngọc này của ông Lễ Sanh Võ Văn Đợi tìm được ở Núi Bà tặng cho Ngài. Nên biết ông Đợi là Đệ tử Đức Hộ Pháp học tu tịnh đã chứng ngộ và biết trước được nhiều việc nên Ngài đổi tên Đợi ra Võ Linh Đoán cho trụ trì ở Vạn Pháp Cung để rước các thầy tu nữa lỡ vận.

Bị chiến tranh, Núi Điện điêu tàn, một ít Chức sắc xin Đức Hộ Pháp cho rước cốt Bà Đen về Đền Thờ Phật Mẫu, Đức Ngài phê: "Bần Đạo vì thạnh tình lúc bị lưu đày, Bà thường đến viếng thăm mà thuận cho".

I - Đức Phạm Hộ Pháp qui Thiên:
Trong thời gian lưu vong tại Nam Vang, Đức Hộ Pháp cố gắng vận động thực hiện Chánh sách Hòa Bình Chung Sống của Đức Ngài, nhưng lãnh đạo của mỗi Miền Việt-Nam đều có đường lối và tham vọng riêng, nên tiếng kêu của Đức Ngài không được hưởng ứng.     

Đức Ngài vì tuổi già sức yếu, quá lao tâm lao lực với nền Đạo, lại bị đày đọa quá khổ cực trong hơn 5 năm đồ lưu nơi Hải-đảo, ngày nay lại mang tâm bịnh nơi lòng, Đức Ngài cảm thấy giờ qui Thiên sắp tới, nên Đức Ngài làm một văn thư thỉnh cầu, gởi Hoàng Thân Sihanouk, cho Đức Ngài tạm gởi thi hài nơi Miên-quốc dưới sự bảo vệ của Hoàng gia Miên, đồng thời, Đức Ngài cho gọi các Chức sắc và bổn đạo tới bên giường bịnh để Đức Ngài đề di chúc, để lại bản Di ngôn:   

BẢN DI NGÔN
GỞI HOÀNG THÂN NORODOM SIHANOUK

Thưa Điện Hạ,
Bần Đạo gởi những dòng chữ nầy đến Điện Hạ trên giường bịnh của Bần Đạo (bịnh viện Calmette). Sức khỏe của Bần Đạo càng ngày càng suy giảm và Bần Đạo nghĩ không còn sống bao lâu nữa. Vậy Bần Đạo gởi lời cuối cùng đến Điện Hạ và Chánh Phủ Hoàng Gia Cao Miên tất cả lời cảm tạ chân thành về sự khoản đãi rộng rãi của Điện Hạ và Chánh Phủ Hoàng Gia dành cho Bần Đạo với đoàn tùy tùng và cho tất cả Tín Đồ của Bần Đạo.
Bần-Đạo thành tâm cầu nguyện Thượng Đế Cao Đài và Phật Tổ ban hồng ân che chở Vương Quốc Cao Miên và cho Điện Hạ để chóng thực hiện và nhất là thành công vẻ vang Chánh Sách Hòa Bình Trung Lập và Chung Sống Hòa Bình, chánh sách đặc biệt ưu-ái của Bần Đạo và vì nó mà Bần Đạo phải hao tổn sức khỏe và cuộc đời của Bần Đạo mà không thể thực hiện được.

Bần Đạo thành tâm ước mong rằng Tổ Quốc thân yêu của chúng tôi, nước Việt Nam, có thể đeo đuổi Chánh Sách ấy trong một ngày gần đây, tay bắt tay cùng đi với nước Cao Miên trong đường lối Thương yêu và cộng đồng giữa các sắc dân và nhất là giữa hai Dân Tộc Miên- Việt. Bần Đạo sẽ hoàn toàn sung sướng được yết kiến lần cuối cùng với Điện Hạ để tỏ bày tất cả những lời cám ơn của Bần Đạo, nhưng Bần Đạo không biết sức khỏe của Bần Đạo còn chờ được hay không ngày về của Điện Hạ. Dầu sao tình thân hữu thâm niên của chúng ta, nhơn danh lòng yêu thương và tình Huynh Đệ giữa hai Dân Tộc Cao Miên và Việt Nam và nhứt là nhơn danh tương lai bất khả phân ly của hai nước chúng ta, Cao Miên và Việt Nam, Bần Đạo cung kính xin Điện Hạ như một ân huệ đặc biệt và cuối cùng cho Thánh Thất chúng tôi khỏi chịu dưới lịnh phá hủy, để giữ kỷ niệm độc nhất của Bần Đạo nơi đất Miên .
Để giúp Điện Hạ có một ý niệm đúng đắn về tình hình qua, Bần Đạo trân trọng gởi đến Điện Hạ một bản sao đơn khẩn cầu của Bần Đạo vừa chuyển đến Hoàng Thượng. Bần Đạo phải thoát kiếp nơi đây, Bần Đạo xin thỉnh cầu Điện Hạ cho phép Bần Đạo tạm gởi thi hài ở nơi đất Miên dưới sự bảo vệ tối cao của Hoàng Gia Cao Miên.

Ngày nào Tổ Quốc thân yêu của chúng tôi là nước Việt Nam đã thống nhứt, [hoặc] sẽ theo Chánh Sách Hòa Bình Trung Lập, mục phiêu đời sống của Bần Đạo, Tín Đồ của chúng tôi sẽ di thi hài về Tòa Thánh Tây Ninh. Bần Đạo khẩn cầu Điện Hạ và Chính Phủ Hoàng Gia, sau khi Bần Đạo thoát xác, dành cho Đoàn tùy tùng và cả Thiện Nam Tín Nữ của Bần Đạo, sự khoản đãi rộng rãi và các sự dễ dãi như trước để Tu Hành theo Tôn Giáo của chúng tôi.

Biết rằng Điện Hạ sẽ chiếu cố đến đơn thỉnh cầu này, Bần Đạo sẽ thanh thản nhắm mắt đem theo cái kỷ niệm dịu dàng nhất trong đời của Bần Đạo, cung kính xin Điện Hạ chấp thuận lòng tri ân vĩnh viễn của Bần Đạo.
Nam-Vang, ngày 14 tháng 5  năm 1959
HỘ PHÁP
PHẠM CÔNG TẮC

&

HỘ PHÁP ĐƯỜNG

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Số : 57/HP- 3ème AMNISTIE  DE  DIEU  D’ORIENT
SAINT SIÈGE CAODAIQUE DE TAY NINH
HO PHAP PHAM CONG TAC, SUPÉRIEUR DU  CAODAISME  À SON ALTESSE ROYALE NORODOM SIHANOUK    SAMDACH UPAYUVAREACH

Altesse,
C’est sur mon lit d’hopital (hopital Calmette) que j’adresse ces lignes à votre Altesse Royale. Mes forces s’épuisent chaque jour davantage et je ne pense pas pouvoir vivre encore longtemps.

Aussi, je tiens à  adresser,  pour la  dernìere  fois,  à Votre Altesse Royale et au Gouverment Royal Khmer, tous mes sincères remerciements pour la large hospitalité que Votre Altesse Royale et la Gouvernement Royal ont daigné réserver à ma personne, à ma suite et à tous mes fidèles.

Je formule des prìeres ferventes à Notre MAITRE DIVIN CAO DAI et au GRAND BOUDDHA et implore Leurs Grace et Protection sur le Royaume Khmer et sur Votre Auguste Personne en vue d’un prompt rétablissement et surtout d’une réalisation  triomphale de Votre Politique de PAIX, de NEUTRALITE et de COEXISTENCE PACIFIQUE, politique qui m’est particulìerement chère et pour laquelle j’ai payé de mes forces, de ma santé et de ma vie sans pouvoir la réaliser.

Je souhaite de tout coeur que notre chère Patrie, le Việt Nam puisse, dans un jour proche, poursuivre cette même politique et marcher la main dans la main avec le Cambodge dans la Voie de l’AMOUR et de la CONCORDE entre tous les Peuples et plus particulìerement entre les deux Peuples Khmer et Việt Nam.Je serai infiniment heureux de pouvoir obtenir, une dernìere fois, une entrevue avec Votre Altesse Royale pour me permettre de vous adresser de vive voix toute ma reconnalassance …, mais je ne sais pas si mes forces me permettant encore d’attendre votre retour.

Dans tous les cas, au nom de notre vieille amitíe, au nom de l’Amour et de la Fraternité entre les deux Peuples Khmer et Việt Nam et surtout au nom de l’Avenir inséparable de nos deux pays (Cambodge et Việt Nam ), je viens très respectueuscment solliciter de Votre Altesse Royale comme dernìere et ultime faveur, une mesure de Grâce particulìere concernant notre Pagode don’t l’ordre de démolition a été prononcé pour permettre de conserver l’unique souvenir de mon séjour au Cambodge.

Pour permettre à Votre Altesse Royale d’avoir une idée exacte de ce qui s’était passé, j’ai l’honneur de vous faire parvenir une copie de la supplique que je viens de formuler à Sa Majesté Le Roi.Par ailleurs, si je dois me désincarner ici,je solliciterai respectueusement de Votre Altesse Royale la permission de confier provisoirement mes restes mortels à la terre Khmère, sous la haute protection de Sa Majesté le Roi, de celle de Votre Altesse Royale et du Gouvernement Royal du Cambodge.

Le jour òu notre chère Patrie le Việt Nam sera unifíe ou poursuivra la même politique de Paix et de Neutralité, objet de ma vie, nos fidèles les ramèneront au Saint Sìege de Tây Ninh.Je sollicite aussi très respectueusement de Votre Altesse Royale et du Gouvernement Royal, après ma désincarnation, pour ma suite et pour tous mes fidèles la même large hospitalité et les mêmes facilités pour la pratique de notre Religion.

En sachant que Votre Altesse Royale daigne bien réserver une suite favorable à ma presente demande, je fermeral paisiblement mes yeux et emporteral avec moi le plus doux souvenir de ma vie, tout en priant très respectueusement Votre Altesse Royale de daigner agréer
l’assurance de ma reconnaissance éternalle.
Phnom Penh, le 14 Mai 1959.
HỘ PHÁP  Pham Cong Tac
No.226 Phlauv Preah Bat Norodom à Phnom Penh

&

1 -  Trời đã định mà sao dám cãi ?
Mặc dầu Đức Hộ-Pháp có lời gởi gắm rõ ràng như vậy, mà khi phe Lonnol đứng lên lật đổ Chánh phủ Sihanouk: cảnh thê lương máu đổ bao trùm khắp nơi. Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa được Đức Hộ-Pháp chỉ định ở lại, nhưng Ngài không đủ đức tin, nên có ý định trở về Tòa Thánh, nhưng trước khi đi Ngài dạy phải di Liên Đài của Đức Hộ-Pháp cùng về theo. Dụng ý Ngài Bảo Đạo đã sắp đặt sẵn, nên về thủ tục giấy tờ Ngài đã lo xong với chánh phủ Miên, còn về mặt Đạo Ngài đã điện về cho Đức Thượng Sanh hay trước. Nói chung là rất sẵn sàng, chỉ chờ Cò-mi của chính quyền Miên đến chứng kiến là khui Liên Đài liền, nhưng một số tín đồ phản đối, nhứt là ông Tổng Giám Võ văn Khuê, ông căn cứ theo lời Di-ngôn:
 “Ngày nào Tổ Quốc thân yêu của chúng tôi là nước Việt Nam đã thống nhứt, hoặc sẽ theo Chánh Sách Hòa Bình Trung Lập, mục phiêu đời sống của Bần Đạo, Tín Đồ của chúng tôi sẽ di thi hài về Tòa Thánh Tây Ninh”.

Đàn Cơ của Ngài Bảo Đạo và Sĩ Tải Bùi Quang Cao phò loan: Đức Hộ-Pháp giáng:
 “Thật là ngộ ! Người chạy giặc là phải rồi, còn Liên Đài cũng chạy giặc nữa sao ? Chú Đốc ! Mỗi ngày bàn luận với hai chú nhỏ (ý của Cao và Bạch) cái đường lối của Tôi nó thành công chú Đốc à ! Nhưng vì nó thành công vì lẽ khác”.

Cơ gõ mạnh, đầu Cơ gãy và văng ra  (có lẽ đây là sự đại nộ của Đức Hộ-Pháp ?). Day qua ông Tổng Giám, Đức Hộ-Pháp nói: “Thằng Hai Tổng Giám: con tuổi đã lớn rồi, liệu sức con cũng nên tìm hiểu, tốt hơn là về giữ nhà. Thầy còn dành cho con một hạnh phúc bất ngờ”.

Ngài Tổng Giám cho biết chương trình Di Liên Đài Thầy về Tòa Thánh thì Ngài Bảo Đạo định giấy tờ lo xong vào ngày thứ Bảy, Thứ Hai khui Liên Đài. Nhưng 10 giờ trưa Chủ nhựt có nhân viên của Ty Bưu điện mang bức thư của Đức Thượng Sanh nơi Tòa Thánh gởi đến có đính kèm Thánh Giáo của Đức Hộ-Pháp,Ngài cho biết rằng Ngài đã thiết đàn cầu cơ có 4 cơ  quan  Đạo  thỉnh  ý  Đức

Hộ-Pháp về việc Di Liên Đài:
Đức Thượng Sanh bạch: “Theo lời Di ngôn của Đức Ngài, chừng nào nước nhà được độc lập mới di Liên Đài về Tòa Thánh. Nay Ngài Bảo Đạo gởi Thánh giáo của Đức Ngài từ Nam Vang về dạy phải đem Liên Đài của Ngài về nước, xin Ngài định rõ”.

Đức Hộ-Pháp cười…Bạn Thượng Sanh phải biết rằng Cơ Bút là hư hư thiệt thiệt. Bần Đạo nào có đổi ý đột ngột như vậy !”

 Liên Đài vẫn giữ nguyên, chỉ đoàn tùy tùng về nước:
 “Bần đạo qui Thiên, tạm gởi thể xác nơi đất Cao Miên một thời gian. Ngày nào nước nhà độc lập thống nhất hoặc thực hiện đúng theo đường lối Hòa bình Trung lập, sẽ di liên đài về Tòa Thánh Tây Ninh”.    

Ngày mùng 10-4-Kỷ Hợi (dl: 17-5-1959), lúc 13 giờ 30 phút, Đức Hộ Pháp thoát xác qui Thiên, để lại bao mối tiếc thương trong lòng người Tín đồ Cao Đài, trước một bậc vĩ nhân đã hiến trọn đời mình khai sáng và xây dựng nền Chơn giáo của Đức Chí Tôn.     

Đức Ngài hưởng thọ được  70 tuổi.  Thể  xác  được liệm vào Liên Đài, nhập Bửu tháp tạm, xây ngay phía sau Thánh Thất Kim-Biên, Nam vang.    

Kể từ ngày Đức Ngài lưu vong sang Cao Miên, ngày 5-Giêng-Bính Thân (dl: 16-2-1956), cho đến ngày Đức Ngài qui Thiên, 10-4-Kỷ Hợi (dl: 17-5-1959), Đức Ngài ở nơi đất Cao Miên được 3 năm 3 tháng.     

Đêm mùng 10-4-Kỷ Hợi, lúc 10 giờ 45, Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa và Sĩ Tải Bùi Quang Cao phò loan, Đức  Hộ Pháp giáng cơ, dặn dò công việc tế lễ và cho bài thi tạm làm bài Thài Hiến Lễ :
Ba năm xa cách để chờ may,
Vạn sự do Thiên đã sắp bày.
Chí muốn cao bay trong một kiếp,
Giờ đây nhờ cậy các anh tài.
Đã đành danh phận còn xa thẵm,
Nhưng đứng mày râu chẳng mảy may.
Một kiếp vì đời tua gắng trả,
Cho rồi nợ thế khỏi ai hoài.

Đêm 13-4-Kỷ Hợi, Ngài Hồ Bảo Đạo và Sĩ Tải Cao phò loan, Đức Hộ Pháp giáng cơ cho bài Thài khác, thay bài Thài trước, dùng hiến lễ Đức Ngài mãi về sau:
Trót đã ba năm ở xứ người,
Đem thân đổi lấy phút vui tươi.
Ngờ đâu vạn sự do Thiên định,
Tuổi đã bảy mươi cũng đủ rồi.
Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi,
Buồn nhìn cội Đạo luống chơi vơi.
Rồi đây ai đến cầm Chơn pháp ?
Tô điểm non sông, Đạo lẫn Đời.

Ngay sau khi Đức Hộ Pháp qui Thiên, ở bên nước Pháp, Nữ Đồng Tử Sarah Barthel tại thủ đô Paris, đã nghe được tiếng nói từ cõi Thiêng liêng về sự liễu đạo của vị Giáo Chủ Đạo Cao Đài. Bà ghi lại trong Bài Chứng Nghiệm, đăng trên báo Le Lien des Cercles d' Etudes số 4 tháng 5-6 năm 1959, xuất bản tại Paris, được dịch ra đây:

SỰ QUI THIÊN của VỊ GIÁO CHỦ HOÀN CẦU
của ĐẠO CAO ĐÀI : HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC.

Để liên hiệp tất cả đệ tử Thần Linh Thế giới,
Chúng ta hãy than khóc, nhưng vẫn hy vọng !

Hỡi các đệ tử Thần Linh Tây phương ! Đối với anh chị em ta bên phương Đông và Viễn Đông, chúng ta có bổn phận là hiệp tinh thần trong việc hợp tác huynh đệ để tìm biết về Vô hình.      

Một tiếng nói trên không trung nói với tôi:      
 “Sở dĩ đạo đức đưa tới một đời sống hạnh phúc là vì đạo đức là một tình thương yêu cao cả và tình yêu nầy chỉ là một với tình yêu cả nhơn loại lẫn vũ trụ.     

Tiếng nói ấy là tiếng nói nào mà nó thoát ra ngoài vật thể và nó ở ngàn chỗ trên thế giới địa hoàn để cho tâm hồn yên lặng và mở rộng đều có thể nghe được, dầu họ ở phương Đông cũng như phương Tây, hoặc ở phương Bắc, cũng như phương Nam, họ chờ đợi tiếp nhận những lời Thánh giáo giống nhau, trạng tỏ rõ sự thỏa hiệp của tâm hồn.     

Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc vừa qui Thiên ngày 17-5-1959 hồi 13 giờ 30 phút (giờ Cao Miên) tại Chùa Tual Svay Prey,ở hộ Đệ ngũ thuộc Châu thành Nam Vang.
Đúng giờ đã định, những vị Thiên Thần cầm cây tàng vàng tới đón rước Ngài và các Hung Thần bị xua đuổi ra xa tít, họp thành một lằn đen xa thẵm, như đóng khung không hẹn mà nên cho một cảnh giới thiên nhiên càng mở rộng thêm mãi.     

Những Đấng đã liễu đạo, lớp mặc Thiên phục đỏ, lớp Thiên phục xanh dương, lớp nữa Thiên phục vàng, và cũng còn hàng ngàn mặc Thiên phục trắng. Những vị Thiên phong sắc phục trắng nói rằng:
- Tiết độ là mối tình thương yêu làm chúng ta gìn giữ trong sạch những gì mà chúng ta yêu mến.     

Những vị Thiên phong sắc phục xanh dương nói:
- Thận trọng là mối tình thương yêu, phân biệt điều gì đưa đẩy chúng ta đến chỗ thiện và điều gì có thể lôi kéo chúng ta đi xa chỗ thiện.     

Những vị Thiên phong sắc phục vàng bấy giờ nói:
- Công bình là tình thương yêu đặt chúng ta vào con đường phục vụ cho tình bác ái.      

Sau chót, những vị Thiên phong sắc phục đỏ cũng tuyên bố: - Dũng lực là tình thương yêu giúp ta đảm nhiệm mọi khó khăn cho cái gì chúng ta yêu mến.     

Bốn lớp người nói xong thì tiếng nói của Đấng Thượng Đế, tiếng nói ở trong Tâm của mỗi người, dầu ở Thiên giới hoặc Địa giới, hay ở Trung giới, tiếng nói ấy đã phán: “Trong 4 màu hiệp lại thành một, con đã xuống thế, hạ mình một cách cao cả, làm một vị Giáo chủ tốt. Hộ Pháp Phạm công Tắc, con hãy trở về trong lòng TA và góp giữ phần trong lời Thánh Huấn của TA, tiếng nói của Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế.”     

Ngày 17-5-1959, 7 giờ, trong toàn Địa giới, Trung giới, yên tịnh hay phiêu lãng, tất cả những người Nam Nữ trong Đại Cơ quan Đồng tử đều được nhìn thấy và nghe rõ tất cả những sự việc mà tôi ghi chép y như trên.
            Nữ Đồng tử Sarah Barthel. 20 đường Alibert, Paris X ème  (Trích trong quyển Hình ảnh Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc qui Thiên do soạn giả Nguyễn văn Hảo xuất bản năm 1967).

TỔNG LUẬN

CUỘC THANH TRỪNG
Ngày 20 tháng 8 năm Ất Mùi (1955)

Quân Đội Cao Đài gởi Bức Giác thư cho Đức Hộ Pháp ngày 09-10-1955. Đức Hộ-Pháp chuyển qua Hội Thánh  mở Đại hội các cơ quan Chánh-Trị-Đạo họp cùng Quân Đội giải quyết do vi bằng ngày 28-8 Ất Mùi (Dl 13-10-1955)  tại Giáo-Tông-Đường Toà-Thánh Tây Ninh vào lúc 10 giờ 30 phút.

Buổi hội có mặt Quí Ngài:
Hiệp Thiên Đài:
- Thời quân Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa
- Bảo Thế Lê Thiện Phước.
- Tiếp Đạo Cao Đức Trọng
- Tiếp Pháp Trương văn Tràng
 (Chưởng quản Bộ Pháp Chánh)    

Cửu Trùng Đài:
Qu. Thái Chánh Phối sư: Thái Bộ Thanh
Qu. Thượng Chánh Phối sư: Thượng Sáng Thanh
Qu. Ngọc Chánh Phối sư: Thượng Tước Thanh
Giáo sư: Ngọc Hoài Thanh

Phước Thiện:
Chơn Nhơn: Trịnh Phong Cương
Đạo Nhơn: Đỗ văn Viện
Thượng Giáo sĩ: Chí Thiện Trần Thạnh Mậu

Quân Đội Cao Đài:
(Đã Quốc gia hoá)
Đại Tá: Nguyễn Thành Danh
Thiếu Tá: Võ Tòng Lục.
Thiếu Tá: Nguyễn văn Ngọ.

Quân Đội Quốc gia Liên minh:
Trung Tá: Trần văn Trạng
Thiếu Tá: Hồ Đức Trung 

Cơ Thánh vệ:
Trung Tá: Đỗ Công Khanh.

Sau khi mật niệm Đức Chí-Tôn và các Đấng Thiêng liêng, toàn Hội đồng công cử Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng làm Chủ toạ buổi Hội này:
Ngài Tiếp Đạo đảm nhận Chủ toạ, đứng lên cảm tạ toàn Hội và đề cập vào chương trình nghị sự.

 Chủ toạ: “Trước mắt xin toàn hội bàn giải 10 khoản kiến nghị của Quân Đội. Còn việc biến chuyển do nội dung Quân Đội chủ trương mấy hôm nay, Đức Hộ Pháp có nói với tôi rằng: Đức Ngài rất bằng lòng, nhờ vậy mới có thể lọc lượt được nội dung của Thánh Thể và Châu Thành Thánh địa, tức là Quân  Đội đã giúp cho Đức Ngài Quốc-tế-hoá Thánh địa dễ dàng hơn.

Nhưng Đức Ngài cũng than phiền rằng: “Quân Đội thi hành quá bạo, làm cho toàn thể Hội Thánh và nhơn sanh rúng động tinh thần…”

Về việc phải giải giới Cơ Thánh Vệ, Cận vệ quân và Bảo an lưu động, Bảo an nội thành là điều làm rất hợp lý trong việc Quốc-tế-hoá đặng lấy quyền bất khả xâm phạm nơi vùng Thánh Địa.

Lại nữa, trong nội-ô và ngoại-ô Toà Thánh mà có võ trang thì có thể xảy ra lắm chuyện không hay, lấy việc nọ châm chế việc kia, nên Đức Ngài không buộc tội Quân Đội. Lại nữa, từ lúc khai Đạo, Đức Chí-Tôn đã nói:

“Các con yếu mà mạnh, các con nhược là các con cường” Thể theo Thánh giáo ấy, chúng ta phải nhận định rằng: Cái yếu của chúng ta là tình bác ái, rộng dung, kết lại thành một khối tinh thần vô đối, mạnh mẽ chống lại với mọi bất công, bạo lực trong xã hội đặng cứu dân cứu nước, cứu nhơn loại đang khổ não lầm  than.

Vậy thể theo chánh lý ấy, chúng ta phải hiệp tâm mà lo đại cuộc, đừng để ngoại nhân thừa cơ châm biếm. Chúng ta là những người đã từng chịu gian lao khổ hạnh vì Đạo, thì trong tình trạng này chúng ta phải vững chắc tinh thần đạo đức hầu tầm giải pháp dung hoà nội bộ và giải quyết lo khoản kiến nghị của Quân Đội để được trong ấm ngoài êm, trau sửa Thánh Địa thêm phần đẹp đẽ, ấy là phương đắc sách.

- Ngài Tiếp Pháp đương quyền Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh đọc Bức giác thơ của Quân Đội gởi cho Đức Hộ-Pháp, đề ngày 9-10-1955 (Đọc nguyên văn)
- Thiếu Tướng Lê văn Tất: “Trước hết, chúng ta muốn chỉnh đốn nội dung thì xin “Truất quyền độc tôn của Đức Hộ-Pháp” vì Đức Ngài còn nắm quyền Thống nhứt trong tay muốn phong cho ai, làm gì tuỳ ý, không ai dám động đến hay ngăn cản được, chính ông Giáo sư Tuy cũng nhìn nhận như vậy: như ông Hiếu, Cô Tranh, Cô Cầm họ làm sái chơn truyền luật pháp của Đạo mà có ai nói được đâu.!”
- Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa: “Việc này tôi đã mục kiến nhiều lần, Đức Ngài rầy mắng hai Cô đó, nhưng tại họ không nghe mà thôi. Chẳng lẽ chúng ta buộc Đức Ngài phải đang tay giết con của Đức Ngài bằng pháp luật hay sao? Thử đặt chúng ta vào tình trạng đó, chúng ta cũng khổ tâm cho cơn khảo đảo lắm chớ!”
- Chủ toạ: Ngài Cao Tiếp Đạo nói: “Tôi cũng nhìn nhận như vậy, vì chính tôi cũng thấy Đức Ngài rầy hai người ấy nhiều lần.”
- Thiếu Tướng Lê văn Tất: “Vậy thì chúng ta hãy giải phẫu từ vấn đề mà bàn luận về quyết định:
- Ngài Tiếp Pháp Trương văn Tràng:
Đọc kiến nghị khoản I : Bắt tất cả những người lợi dụng Đạo để bốc lột và uy hiếp nhân sanh, những người đã có hành động ly gián giữa Đạo và Quân đội. Tài sản của họ phải bị tịch thâu chia cho nhơn sanh nghèo khổ. Các tội phạm phải bị trừng trị.
- Trung Tá Trạng: “Việc xảy ra đã có dư luận là Liên Minh tham dự cùng Quân đội Cao Đài, nhưng sự thật thì không có, đến khi chúng tôi nghe hiểu việc làm của Quân Đội Cao Đài, chúng tôi rất tán thành, dầu sao chúng tôi cũng là Tín đồ của Đạo, đã từng xuất thân nhờ Đạo, thì mọi biến chuyển trong Đạo chúng tôi phải quan tâm. Hôm nay chúng tôi đến dự là để đưa ý kiến ấy cho Hội Thánh được rõ, còn việc bàn tính nội dung của Hội Thánh, chúng tôi không có thẩm quyền.” (Hay)
-  Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước: “Để việc điều tra và xử đoán các tố tụng nhơn sự hay hình sự khỏi phải phạm vào quyền hành của chính phủ về Tư pháp, đối ngoại thì nhờ Tổng Tư lịnh Bộ can thiệp với Thủ tướng chánh phủ chánh-thức-hoá Thánh địa là vùng Bất khả xâm phạm, có quyền tự trị đối với Quốc tế (Internationnalité de la Réligion neutre avec le droit d’ asile).         Còn về nội dung thì cấm cả Chức sắc Thiên phong từ Giáo hữu đổ lên, không được tham dự vào việc làm về đời sống tư của mình nữa. Còn nói về Quân Đội thì có Quân Đội Quốc gia Cao Đài, Quân đội Quốc gia Liên Minh” (Lúc này Tướng Trình Minh Thế đã chết).

Quyết nghị:
Sau khi bàn thảo, toàn hội đồng ý tán thành: lập một ban Thẩm vấn hỗn hợp có bốn cơ quan: Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, Phước thiện và Quân Đội gồm có Liên minh và Cao Đài.
a/ - Ban này có quyền điều tra các tố tụng xảy ra giữa nhơn sanh và dân sự, hình sự; có quyền hoà giải các việc thường thức trong vùng Thánh Địa.
b/ - Việc quan trọng, sau khi điều tra xong, Ban này giao cho Hội đồng hỗn hợp phân xử.
c/ - Thành lập một Hội Đồng có 4 cơ quan kể trên để phân xử các hồ sơ  của Ban thẩm vấn hỗn hợp giao qua, ngoài phạm vi Đạo luật và đạo pháp.

…Ban Thẩm vấn hỗn hợp và Hội Công Đồng chịu dưới hệ thống của Hội Thánh Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài và Tổng Tư lịnh Bộ Quân Đội Cao Đài. Riêng bản án do Hội Công Đồng thành lập phải có sự phê chuẩn của Chưởng Quản Bộ pháp chánh mới có hiệu lực.
(nghỉ trưa đến lúc 13 giờ)

Tái nhóm buổi chiều lúc 13 giờ
- Chủ toạ Ngài Cao Tiếp Đạo: “Xin tiếp tục bàn giải về việc ly gián mà Quân Đội đã nói, xin Ngài Thiếu Tướng định rõ nghĩa.

- Thiếu Tướng Lê văn Tất: Như bản thông tin của Hội Thánh đã rao truyền những tin tức thất thiệt nói xấu Quân Đội, gây mầm ác cảm giữa Quân đội với Đạo. Xin Hội Thánh định lại để sửa đổi hình thức và nội dung bản thông tin cho được đầy đủ thiện chí và hợp lẽ đạo”

Kết luận
Khoản thứ nhứt: Hội Thánh có lập nhiều Tiển ban hoà giải và một ban Thẩm vấn hỗn hợp đặt dưới quyền điều khiển của Bộ Pháp chánh.
a/ - Tiểu ban hoà giải tại các văn phòng Đầu phận Đạo để hoà giải các việc nhỏ nhặt.
b/ - Ban thẩm vấn hỗn hợp thì đặt tại một chỗ mà thôi để thẩm vấn các việc trọng hệ rồi gửi hồ sơ lên Bộ Pháp chánh xử định. Hai ban này gồm có đại diện ba cơ quan Hoà viện: Hành chánh, Phước thiện và Quân đội.
c/ - Ban Thẩm vấn hỗn hợp chỉ thi hành nhiệm vụ về các hồ sơ tố tụng đã xảy ra từ trước và hạn định ba tháng phải giải tán. Những việc mới xảy ra sau này thì giao cho Hoà viện y như cũ.
d/ - Các hồ sơ tố tụng và tịch thâu tài sản do Ban thanh trừng của Quân đội đã lập thành  phải giao cho Ban thẩm vấn hỗn hợp xem xét lại Ban thanh trừng rồi giải tán liền. 
e/ - Vụ nào xét thấy không bằng cớ thì Ban Thẩm vấn hỗn hợp phải trả tự do cho bị cáo liền và định tội tiên cáo là vu khống.
f/- Sự phân xử hồ sơ sẽ do Bộ Pháp chánh lập phiên Toà công: có đại diện các cơ quan thẩm dự với tánh cách quan sát viên.
g/ - Hội Thánh bảo lãnh những người của Hội Thánh đã bị Ban Thanh trừng bắt đem về lưu giữ tại Toà Thánh trong vùng Nội-ô. Từ đây Quân Đội không được dùng võ lực  vào nội bộ của các cơ quan Chánh Trị Đạo cùng là bắt bớ các Đạo hữu vô cớ trái với quyền cư trú đã định.
h/ - Thoản có Chức sắc, Chức việc thì giao cho Bộ Pháp Chánh, nếu là Sĩ Quan thì giao cho Tổng Tư lịnh đặng thâu quyền chức của họ lại trước khi đưa ra Pháp Chánh công xử.
i/ - Cơ Thánh vệ có phân xử giúp Ban Thẩm vấn  và Bộ Pháp chánh trong khi thi hành phận sự.

Khoản thứ hai:
Hội Thánh sẽ nghiên cứu để sửa đổi danh từ Bản Thông tin và cách thức thông tin cho được hoàn toàn trong vùng đạo đức, không phô trương việc  tồi  tệ  trong  Thánh Địa  cho thiên hạ biết như bản thông tin đã làm rồi.

- Ngài Tiếp pháp đọc kiến nghị
Khoản thứ hai:
 “Giải giới và giải tán tất cả các võ trang lỗi thời trong vùng Thánh Địa, chỉ duy trì Cơ Thánh vệ không võ trang nhưng phải huấn luyện lại

Kết luận:
a/ - Đã có Thánh lịnh số 1670 /VP.HP ngày 23 tháng 8 năm Ất Mùi của Đức Hộ Pháp nói về việc giải giới năm rồi. Khi giải giới các cơ quan Quân sự trong Thánh Địa, Quân đội không còn canh giữ các cửa vô ra Nội-Ô và ngoại-ô Thánh Địa, chỉ còn duy trì lực lượng đóng tại đồn hẻo lánh và quan trọng vì tình thế quân sự để phòng ngừa ngoại lực xâm nhập Thánh Địa và bảo vệ an ninh cho các cơ quan được nhìn nhận quyền bất khả xâm phạm của Thánh Địa thì Quân Đội Cao Đài phải hoàn toàn rút lui ra ngoài châu vi 15 phận.
b/ - Các cơ cấu Quân sự  và Bán quân sự phải dời ra khỏi Thánh Địa trong thời hạn hai tháng.
c/ - Cấm tất cả các Quân nhân cũng như tư nhân, không đặng mang võ khí vào vùng Nội-ô và ngoại-ô Thánh địa, nếu ai vi phạm điều này cơ Thánh vệ sẽ hiệp với Quân đội mà giải giới. Người phạm tội thì giao cho Bộ Pháp Chánh phân xử.

- Ngài Tiếp pháp đọc kiến nghị
Khoản thứ ba: Bãi bỏ hết các thứ thuế má, để cho nhơn sanh tự do cúng kiến, nếu cần thâu góp chỉ thâu thuế lợi tức một cách công bình, ban bố các quyền tự do đi lại và sanh hoạt.

Quyết nghị:
Chiếu Sắc huấn không số ngày 26 tháng 8 năm Ất Mùi của Quyền Thái Chánh Phối sư, tạm đình chỉ các việc thâu góp, nhưng trong tình trạng cần thiết: tiền góp chợ và tiền góp xe chở hàng hoá và hành khách vẫn tiếp tục thâu  như thường lệ, để cho thành lập một ban nghiên cứu nguyên tắc và quyết định sự thâu nhận tiền hỷ cúng.
a/ - Thành lập một ban nghiên cứu nguyên tắc thâu tiền hỷ cúng cho Hội Thánh. Hạn định tiền thâu góp tuỳ ban nghiên cứu sửa đổi.
b/ - Hoạch định một chương trình định giá các món hàng thương mại và thực phẩm buôn bán trong châu vi Thánh Địa.
c/ - Sự thâu góp phải thống nhứt dưới hệ thống một cơ quan mà thôi.
d/ - Sở dĩ lại phải để tự do khỏi phải bị xem xét giấy tờ đặng khách thập phương được về chiêm ngưỡng Toà Thánh dễ dàng. Những trường hợp người đến cần cư trú ban đêm tại Thánh Địa, chủ nhà phải đến trình với Bàn Trị sự sở tại.
e/ - Các sự sanh hoạt được tự do phát triển các cơ quan kinh tế công cộng có ban nghiên cứu hội họp xem xét các nguyên tắc lại kỹ lưỡng hơn.

- Ngài Tiếp pháp đọc kiến nghị
Khoản thứ bốn:  Triệu tập gấp rút Đại hội Nhơn sanh trong năm 1955 để Đức Hộ-Pháp giao trả quyền hành đang tạm đảm đương lại cho nhơn sanh, cải thiện nền Đạo, tôn trọng triệt để sự phân quyền rõ rệt giữa Hiệp-Thiên-Đài và Cửu Trùng Đài y theo Pháp chánh truyền.

Quyết nghị:
Sau khi bàn tính về luật công cử Đầu sư và quyền hành của Tam Đầu chế Cửu Trùng Đài thay quyền cho Đầu sư theo Thánh lịnh số: 543/VP-HP, ngày 6-2 Ất Mùi (dl 27-2-1955) Ngài Thiếu Tướng Lê văn Tất xin đình việc này lại sáng bữa sau sẽ bàn tính (Đại ý để bàn lại với Tướng Phương nhằm truất Đạo quyền)

Đức Hộ-Pháp đã chấp thuận ban hành Thánh lịnh giao trả quyền Đầu sư và phó thác cho Thập Nhị Thời Quân chọn người cai quản mỗi Chi: Thế, Đạo, Pháp của Hiệp Thiên Đài. Thoản như có lập Luật mới hay huỷ bỏ Luật cũ thì phải thi hành đúng theo Pháp chánh Truyền đã định.

Còn Hội Nhơn Sanh thì Hội Thánh đã định vào ngày 10 tháng giêng năm Bính Thân rồi.
- Ngài Tiếp pháp đọc kiến nghị.

Khoản thứ năm:
Tuyên cáo với Quốc tế Đạo không phải là một tổ chức chánh trị, cấm các Chức sắc đang hành Đạo không được làm chánh trị. Nếu ai muốn làm chánh trị phải từ chức phận của mình. Những ai đang cư trú trong vùng Thánh Địa không được phép hoạt động chánh trị và Quân sự.

Quyết nghị:
Đạo không cấm làm chánh trị nhưng ai tham gia chánh trị hay hoạt động chánh trị thì phải từ chức, cỗi áo mão giao lại Hội Thánh, cấm hẳn hoạt động chánh trị và Quân sự trong vùng Thánh Địa.

Ông Cao Tiếp Đạo thay mặt Hội Thánh viết thư cho các Sứ thần ngoại giao của các nước, kèm  theo Điện  văn của Đức Hộ-Pháp đã gửi cho Thủ tướng Chánh phủ đang tuyên bố Quốc-tế-hoá Thánh địa vì vùng này thành một Thánh Địa không võ trang phòng thủ và do Chánh Phủ Bửu Lộc công nhận.

- Ngài Tiếp pháp đọc kiến nghị
Khoản thứ sáu:
Tất cả mọi ngân quỹ của  Đạo, do  các  nguồn  lợi kinh tế hợp pháp cũng như mọi sự đóng góp công quả của nhơn sanh đều phải thanh toán minh bạch và công bố cho nhơn sanh biết.

Quyết nghị: Hội Thánh đã có Uỷ ban hỗn hợp kiểm soát tài chánh hàng tháng, bất cứ lúc nào Hộ viện cũng sẵn sàng trình bày sổ sách bút toán cho nhơn sanh đều có xem xét một cách chu đáo. Như thế thì yêu sách  của Quân Đội Hội-Thánh chấp nhận với một cách hài lòng.

- Ngài Tiếp pháp đọc kiến nghị
Khoản thứ bảy: Cải thiện đời sống vật chất cho Chức sắc hiến thân và đạo hữu công quả vì hiện tại họ quá kham khổ và đã mất tinh thần phục vụ Đạo. Ngoài ra tất cả dân cư quanh vùng Thánh Địa cũng được nâng đỡ về vật chất cũng như tinh thần.

Quyết nghị:
Đạo luật năm Mậu Dần, điều thứ tám và Hội Quyền Vạn linh năm Tân Mão đã quyết định: “Chăm lo châu cấp cho Chức sắc và công quả, nhưng Hội Thánh không đủ phương tiện thực hành, nghĩa là không đủ tài chánh. Còn nhơn sanh ở trong Thánh Địa, Hội Thánh cũng sẵn sàng giúp đỡ, nhưng Chức sắc và công quả kia còn bữa cháo bữa rau thay, huống chi là ai khác. Tuy thế mặc lòng, nhơn sanh vẫn núp dưới bóng Từ bi mà sống được yên vui. Vậy yêu sách của Quân Đội là phải, nhưng chưa thực hành được hoàn tất mà thôi.

- Ngài Tiếp pháp đọc kiến nghị
Khoản thứ tám:
Chỉnh đốn lại Dưỡng lão đường cho hoàn bị để phụng dưỡng những Chức sắc già yếu, dài công nghiệp để họ được tự do an hưởng ân huệ lúc tuổi già.

Quyết nghị:
Dưỡng lão đường đã có mầm móng sẵn, nhưng nền tài chánh của Hội Thánh còn lẩn quẩn trong vòng thiếu thốn. Lời yêu sách của Quân Đội, Hội Thánh chấp nhận tuỳ cơ mà tiến hành.

- Ngài Tiếp Pháp đọc kiến nghị
Khoản thứ chín:
Gấp rút xây dựng một Thánh Thất vĩ đại và kiểu mẫu tại Đô Thành Sài-gòn Chợ lớn. Lập ban văn hoá của Đạo để chỉnh đốn lại việc tuyên truyền giáo lý của Đạo cho hợp thời. Mở lớp huấn luyện Chức sắc có khả năng, thiết lập cơ quan truyền giáo ngoại quốc.

Quyết nghị:
Đã có thánh lịnh tạo lập Thánh Thất tại Sài gòn  - Chợ lớn, đã biết mấy phen khởi lập,nhưng chung qui cũng chưa thực hiện được, lý do cũng vì tài chánh.

Hội Thánh ngoại giáo là cơ quan truyền giáo ngoại quốc, nhưng cơ quan ấy bị thử thách mọi mặt nên phải ngưng trệ. Đã có Thánh lịnh huấn luyện Chức sắc do Hạnh đường đảm đương. Hạnh đường đã có từ trước, nhưng sự huấn luyện Chức sắc chưa có kết quả mỹ mãn, vì Đạo còn ở trong thời loạn, phải chịu kham khổ mọi bề.

Hội Thánh nhìn nhận là yêu sách xứng đáng, rồi đây Hội Thánh cấp tốc thi hành việc giáo hoá. Lập một ban văn hoá, Hạnh đường phải tổ chức châu đáo hơn, cả Chức sắc từ Lễ Sanh đến Giáo Hữu đều phải có cấp bằng Hạnh đường mới được cử cầu thăng.

- Ngài Tiếp pháp đọc kiến nghị
Khoản thứ mười:
Các nơi ở ăn của các vị Chức sắc Nam phái không đặng dụng thiếu nữ làm tuỳ tùng, dù hình thức nào.

Quyết nghị:
Hội Thánh triệt để thi hành điều thứ nhứt, điều thứ ba, điều thứ tư của Thánh lịnh 533 đề ngày 14-9 Đinh Hợi (dl 27-10-1947) áp dụng từ Chức sắc Đại Thiên phong đến Tín đồ. (Tạm nghỉ lúc 18 giờ 30 phút)

Tái nhóm 8 giờ 30 ngày 29-8 Ất Mùi.
Chủ toạ Ngài Cao Tiếp Đạo nói:
Đức Hộ-Pháp đã nhập tinh, vậy các cơ quan chánh trị Đạo cứ theo huấn lịnh nhập tịnh của Đức Ngài mà trọn quyền chỉnh đốn nội bộ để bảo toàn Thánh Thể Đức Chí Tôn và gieo rắc ánh sáng cho toàn nhơn sanh thụ hưởng.

Xin mở hội tiếp tục bàn giải kiến nghị khoản thứ VI mà hôm qua đã đình lại cho được phù hợp với chơn truyền.

Quyết nghị:
Sau kết quả bàn luận, toàn Hội đồng ý mở hội Nhơn sanh vào ngày 10-1 năm Bính Thân y như Hội Thánh đã định.

Chiếu Thánh lịnh số: 675/VP-HP của Đức Hộ Pháp giao cho Tam đầu chế Cửu Trùng Đài thay quyền Đầu sư. Toàn hội đồng yêu cầu Tam đầu chế Cửu Trùng Đài nắm trọn quyền Đầu sư mà thi hành y theo Pháp chánh truyền chờ đến ngày Quyền Vạn linh định đoạt.

Ghi chú: Đức Hộ-Pháp đã chấp nhận giao trả quyền Đầu sư cho Cửu Trùng Đài và giao cho Hiệp Thiên Đài chọn người cai quản ba Chi: Pháp, Đạo, Thế, y theo yêu cầu của Trung Tướng Nguyễn Thành Phương trong vi bằng phiên hội ngày 3 và 4 tháng 9 năm Ất Mùi.

Tiếp theo sau: Mục linh tinh:
Thiếu Tướng Lê văn Tất yêu cầu Hội Thánh thay đổi vài danh từ trong thơ số: 1673/VP-HP ngày 26-8 Ất Mùi của Đức Hộ-Pháp đã gởi cho Thủ Tướng Chánh phủ Việt Nam Cộng hoà (Ngô Đình Diệm)  để cải án phản Đạo mà Đức Hộ Pháp đã buộc tội Quân Đội.

Quyết nghị:
Hội Thánh và Quân Đội sẽ ra thông cáo thanh minh rằng: “Những thông cáo và hiệu triệu của cả đôi bên đã rải trong Thánh Địa ngày 20-8-Ất Mùi đến nay coi như thất thiệt và Hội Thánh cùng Quân Đội vẫn được giao hiếu trong tình huynh đệ như xưa nay
(Hội giải tán lúc 12 giờ cùng ngày)

Sau 30 phút quan sát vi bằng: Trung Tướng Nguyễn Thành Phương có thái độ như sau:
Đúng 12 giờ 30 có thơ của Trung Tướng Nguyễn Thành Phương xin Hội Thánh tiếp tục hội nhóm vào lúc 16 giờ để ông bàn tính tốt đẹp hơn và đúng với chơn truyền của Đạo.

(Có nghĩa là ông Phương không chịu cách giải quyết qua hai ngày của tướng Lê văn Tất với Hội Thánh)
Buổi chiều ngày 29-8 Ất mùi: Từ lúc 16 giờ là phần của Nguyễn Thành Phương diễn tiến như sau:
- Đại diện Quân Đội là Trung Tướng Nguyễn Thành Phương Tổng Tư lịnh.
- Chủ toạ Ngài Cao Tiếp Đạo: “Ngài Trung Tướng có ý kiến gì giúp hay cho Hội Thánh Lưỡng Đài, xin Ngài đưa ra để chúng tôi bàn luận”

- Trung Tướng Nguyễn Thành Phương: “Nếu chúng ta muốn chấn chỉnh toàn thiện lại nội dung, tôi xin toàn hội cho phép tôi giải phẫu cho rõ rệt những điều đã xảy ra trong cửa Đạo làm cho Đạo phải ngưng trệ và phải mang tai tiếng với quyền Đời do những người thân cân của Đức Hộ Pháp đã gây ra, cùng những tài liệu mà tôi đã thâu thập được ở những người mà tôi đã bắt giữ do tự ý họ khai…”

- Chủ toạ: Việc đã qua thì để cho nó trôi qua, vậy hiện tại cần chấn chỉnh lẽ nào cho đẹp đẽ nền Đạo, xin Ngài Trung Tướng cho biết ý định.

- Trung Tướng Nguyễn Thành Phương: Vì vậy mà toàn thể Sĩ quan và binh sĩ trong Quân Đội Cao Đài chúng tôi đều là Tín đồ của đạo, nhất định đòi Đức Hộ Pháp phải ra Thánh Lịnh rõ rệt giao trả hẳn quyền hành Đầu sư lại cho Cửu Trùng Đài và để cho Cửu Trùng Đài tự lựa người cầm quyền điều khiển và giao cho Thập Nhị Thời quân Hiệp Thiên Đài trọn quyền tự lựa người điều khiển.

Còn Đức Hộ Pháp thì xin Đức Ngài chỉ an dưỡng tinh thần sức lực mà thôi, không tham gia vào việc Đạo hay việc Đời gì nữa cả. Tôi nhất định trong 10 ngày kể từ nay nếu Đức Ngài không giao trả thì tôi thưa thật với quí Ngài là tôi sẽ đăng báo tất cả sự thật và mời các Chi phái, cùng tự ý chúng tôi điều động triệu tập gấp Hội Nhơn sanh đặng định đoạt.

Thoản như về việc này mà Đức Hộ Pháp có trục xuất chúng tôi, thì chúng tôi sẽ lập một “Chi phái thứ mười ba” nữa có sao đâu (Cũng không sao!).
Các Đại Thiên phong trước kia đã bị uy hiếp nhiều rồi, nên mới lập Chi phái đó.

Quyết nghị:
Sau khi bàn tính, Hội Thánh quyết định để tìm phương yết kiến Đức Hộ-Pháp, cầu xin Đức Ngài định đoạt, vì là quyền của Đức Ngài, nhưng xin triển hạn thêm 15 ngày.
 (Tạm giải tán lúc 18 giờ.)

Tái nhóm lúc 9 gờ ngày 2-9 Ất Mùi.
 (dl 27-10-1955)
Buổi hội có mặt Quí ngài:

- Thời quân Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa
- Bảo Thế Lê Thiện Phước.
- Tiếp Đạo Cao Đức Trọng
-  Tiếp Pháp Trương văn Tràng

(Chưởng quản Bộ Pháp Chánh)
Cửu Trùng Đài:
Qu. Thái Chánh Phối sư: Thái Bộ Thanh
Qu. Thượng Chánh Phối sư: Thượng Sáng Thanh
Qu. Ngọc Chánh Phối sư: Thượng Tước Thanh
Giáo sư: Ngọc Hoài Thanh

Nữ phái:
Bà Nữ Chánh Phối sư Hương Lự
Bà Nữ Chánh Phối sư Hương Hiếu

Phước Thiện:
Chơn Nhơn: Trịnh Phong Cương
Đạo Nhơn: Đỗ văn Viện
Đạo Nhơn Nguyễn văn Phú
Thượng Giáo sĩ: Chí Thiện Trần thạnh Mậu

Quân Đội Cao Đài:
 (Đã Quốc gia hoá)

Trung Tướng Nguyễn Thành Phương.
Thiếu Tướng Lê văn Tất
Đại Tá: Nguyễn Thành Danh
Thiếu Tá: Võ Tòng Lục.
Thiếu Tá: Nguyễn văn Ngọ.

Quân Đội Quốc gia Liên minh:
Trung Tá: Trần văn Trạng
Thiếu Tá: Hồ Đức Trung

Cơ Thánh vệ:
Trung Tá: Đỗ Công Khanh.

Buổi Hội này Ngài Cao Tiếp Đạo xin nhường ghế chủ toạ, vì bịnh sợ ngồi lâu không nỗi..
Toàn Hội đồng yêu cầu Ngài tiếp tục ngồi ghế Chủ toạ cho mãn Đại hội.
- Chủ toạ: Hôm nay ngày 29-8 Ất Mùi, ngài Trung Tướng đã để cho chúng tôi 15 ngày đặng tầm  phương giải quyết khoản thứ tư trong Bản kiến nghị.

Chúng tôi đã được Đức Hộ Pháp cho yết kiến và Đức Ngài vẫn bằng lòng ký tên Thánh lịnh giao trả quyền Đầu sư cho Cửu Trùng Đài và giao quyền điều khiển Hiệp Thiên Đài cho Tam đầu chế Hiệp Thiên Đài. Vậy hôm nay chúng ta bàn định lại nội dung hầu chấn chỉnh lại nội bộ cho được tốt đẹp hơn.

- Trung Tướng Phương: Theo chúng tôi thì Đức Ngài Hộ Pháp nên trả trọn quyền cho Cửu Trùng Đài đặng nhơn sanh tự chọn Đầu sư, trong lúc chờ quyền Vạn linh định đoạt thì Cửu Trùng Đài tự lựa người cầm quyền cho Đài ấy. Bên Hiệp Thiên Đài cũng vậy, xin đừng dùng Tam Đầu chế vì không có trong Pháp Chánh Truyền, Đức Hộ Pháp giao trọn quyền cho Thập Nhị Thời Quân tự chọn người điều khiển ba Chi: Pháp, đạo, Thế. Còn Đức Ngài thì trọn vẹn an tịnh không còn biết tới việc Đạo và chánh trị, Quân sự nữa.

Còn vị Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh thì khỏi phải thay đổi vì đã có Thánh lịnh ấn định rõ rệt. Trong Thánh lịnh này cũng xin nói rõ là cả hai  Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng được trọn quyền hiệp ý mà chỉnh đốn lại nền Đạo cho đúng với Pháp Chánh Truyền. Lại nữa đừng để trong Thánh Lịnh là Quân Đội Quốc gia Cao Đài, mà chỉ nói là Phương, Tất xin dâng kiến nghị mà thôi, vì chúng tôi chẳng dùng võ lực mà nói rằng Quân Đội, còn Quốc gia thì không có quyền gì về nội bộ của Đạo.

Được Đức Ngài chấp thuận rồi thì chúng ta sẽ bàn tiếp” (rõ ràng là vâng lịnh của Ngô Đình Diệm chỉ đạo, ra lịnh bắt buộc phải làm theo kế hoạch)

Quyết nghị:
Sau khi bàn về quyền hành của Hộ Pháp và quyền hành của  Hiệp Thiên Đài, toàn Hội đồng ý xin chư Thời Quân dâng ý kiến của Trung Tướng Nguyễn Thành Phương lên Đức Hộ-Pháp  (Tạm nghỉ lúc 11 giờ)

Tái nhóm lúc 9 giờ 15 phút ngày 4-9 Ất Mùi
(Dl 19-10-1955)

Chủ toạ Ngài Cao Tiếp Đạo: Đức Hộ Pháp vui lòng ra Thánh Lịnh theo ý kiến của Ngài Trung Tướng, nhưng khoản nhì về việc giao quyền cho Hiệp Thiên Đài phải đề cập đến việc lập Luật, sửa Luật, quyền Vạn linh phải dâng lên Hiệp Thiên Đài cho Hộ Pháp phê chuẩn đặng phù hợp với Pháp Chánh truyền.

Trung Tướng Phương: Chúng tôi muốn đừng để chi tiết vào, vì muốn đề thì phải để đủ, như vậy dài dòng lắm. Nói rõ hơn nữa, nếu để có Đức Hộ Pháp phê chuẩn này nọ, thì chúng tôi thấy đó là một mâu thuẫn để sau khi yên sẽ dùng quyền ấy mà lên án trục xuất chúng tôi. Nếu vậy thì chúng tôi cũng xin giữ thế thủ, nếu ai có mâu thuẫn sẽ gặp lại mâu thuẫn của tôi.

- Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa:  Xin chư Chức sắc Cửu Trùng Đài nam nữ và phước Thiện cho biết ý kiến:
- Qu. Ngọc Chánh Phối sư Thượng Tước Thanh phát biểu: Việc này của Hiệp Thiên Đài, vậy xin quí Ngài Thời Quân định, vì chúng tôi chỉ biết tuân Luật mà hành quyền thôi. Nhưng chúng tôi cũng hứa giữ trọn quyền hành đúng theo Pháp Chánh Truyền, khỏi phải nhọc lòng Đức Hộ Pháp để tay vào như trước. (Mượn thế mà đòi quyền Đầu sư)

- Qu. Thái Chánh Phối sư Thái Bộ Thanh phát biểu: Tôi cũng đồng ý như vậy.
- Ông Chơn Nhơn Trịnh Phong Cương: Tôi cũng đồng ý như vậy.

Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn khoa:  Đọc  Pháp  Chánh Truyền về khoản lập Luật hay sửa Luật đều phải dâng lên cho Đức Hộ Pháp cầu Chí-Tôn chỉ dạy hoặc tự ý định lại và đọc lời chú giải của Hộ Pháp.
- Trung Tướng Phương: Vậy chúng tôi xin đứng chờ quí Ngài thi hành và xin Hội Thánh Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài cam kết rằng: Không để Đức Hộ Pháp ra một lịnh gì nữa, hoặc quyền Vạn linh có lập Luật hay sửa Luật thì phải thi hành đúng với Pháp Chánh Truyền là đủ, khỏi phải để rõ là có Đức Hộ Pháp phê chuẩn.
 (Theo ý này, đương sự còn biết nghe lẽ phải, khi Ngài Hồ Bảo Đạo mạnh dạn nói về Luật pháp Hiệp Thiên Đài)  

- Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước: đọc lời cam kết.
- Trung Tướng Phương: Bản cam kết này chúng tôi hứa sẽ thi hành đúng 10 khoản quyết nghị. Còn như Đức Hộ Pháp bằng lòng ra Thánh Lịnh y như lời tôi nói, thì khỏi phải làm cam kết gì cả, vì chúng ta giữ chữ tín làm đầu, lấy Vi bằng Quyết nghị của các cơ quan mà thi hành là trọn vẹn.

Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước: Vây thì chúng tôi cũng rán chịu cực xin lên Đức Hộ Pháp một lần nữa.
- Trung Tướng Phương: Nhưng khi chúng tôi rút hết binh lực, có bắt được liên lạc với đối phương và phiến loạn, Hội Thánh mới tính sao?
- Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước: Họ liên lạc cá nhân thì họ chịu tội, còn Hội Thánh cam kết rằng: Không hề tiếp xúc thầm lén với một liên lạc nào cả.
- Trung Tướng Phương: Còn những lính không tuân lịnh giải giới, ôm súng trốn đi rồi sinh ra cướp bốc, bên chánh quyền đã giao cho Hội Thánh một tuần lễ nếu không gọi họ về, họ sẽ tảo thanh. Nếu chúng tôi rút binh hết, họ lại trở về phá rối bổn đạo ai chịu trách nhiệm?

- Ngài Bảo Thế: Hội Thánh sẽ ra thông báo theo Thánh lịnh số 1670/ VP-HP ngày 23-8 Ất Mùi, mà gọi những người còn giữ vũ khí phải đem nộp liền, hạn định đến 25-10-1955 là ngày chót, nếu ai bất tuân sẽ buộc họ vào tội phiến loạn.

- Ngọc Chánh Phối sư Thượng Tước Thanh: Theo lịnh ấy, Đức Hộ Pháp hạn định ba ngày cho cơ quan Thánh vệ và các cơ quan Bán Quân sự phải nộp đủ khí giới cho Đức Ngài trả cho Quân Đội Quốc gia Cao Đài, nếu quá hạn định thì Bộ Tư lịnh xét bắt.

Hôm nay Bộ Tư lịnh nói số khí giới nạp chưa đủ, ấy là họ sợ bị bắt mà trốn. Vậy Bộ Tư Lịnh ra thông cáo kêu gọi họ đem súng về trả và hứa không bắt tội chi cả, được vậy thì Hội Thánh cùng ký tên chung trong tờ cáo ấy thì họ mới đem súng về giao trả cho Bộ Tư lịnh.

- Ngài Tiếp Pháp Trương văn Tràng: Ban Thẩm vấn hỗn hợp và Hội Công đồng cũng không đúng với Pháp Chánh truyền. Vậy xin giao các vụ của ban thanh trừng đã làm về Bộ Pháp Chánh.

- Trung Tướng Phương: Để mọi việc được thoả thuận, khỏi làm cam kết gì cả, xin để trong Thánh Lịnh về khoản lập Luật hoặc sửa Luật do quyền Vạn linh thì Hiệp Thiên Đài phải thi hành đúng y Pháp Chánh Truyền là Hội Nhơn sanh cứ để y như Hội Thánh đã định. Như vậy khoản thứ tư của kiến nghị đã giải quyết xong.

Khoản thứ nhứt: Về Hội Công Đồng và ban thẩm vấn hỗn hợp không đúng với Pháp Chánh Truyền như lời Ngài Tiếp Pháp nói, thì giao về Bộ Pháp Chánh.Ban thẩm vấn thì điều tra việc đã qua, còn việc sẽ tới thì giao về Hội Thánh thi hành y như trước. Những người của Hội Thánh bị ban thanh trừng bắt, Quân đội sẽ giao trả liền cho Hội Thánh bảo lãnh liền sau khi Thánh Lịnh ban hành theo khoản thứ tư.  

Khoản thứ nhì: xin thưa rằng chúng tôi sẽ khộng còn canh giữ  các cửa ra vô nội và ngoại-ô Thánh địa nữa. nhưng về các đồn ở những nơi quan trọng, chúng tôi xin tạm đóng giữ cho đến ngày Chánh phủ chánh thức nhìn nhận châu vi Thánh địa là vùng bất khả xâm phạm, để họ không còn thế xâm nhập vào Thánh Địa nữa, chừng đó chúng tôi rút binh ra khỏi 13 phận Đạo liền.

Khoản thứ chín: Về Thánh Thất Sài-gòn tạm dời Thánh Thất Thái hoà về văn phòng 107 đường Trần Hưng Đạo. Còn về vụ đất mua chừng có tiền đủ sẽ chồng tiền mặt mà lấy dãy nhà ấy để nguyên đặng làm chỗ lưu trú cho Chức sắc và bổn Đạo tạm ngụ.
Chúng tôi cũng đã mua một miếng đất ở Phú nhuận để tên Đức Hộ Pháp làm chủ, chừng nào mua bán xong sẽ định thành lập căn cứ cho bổn Đạo về tạm ngụ.

Ngài Bảo Thế: Xin Quân Đội Quốc gia Liên Minh cho biết ý kiến.
- Thiếu Tá Trung: Bên Liên minh chúng tôi đã thành Quân Đội Quốc gia thiệt thọ rồi, nên không thể giúp trực tiếp với Hội Thánh được, vì lý do nay đi mai ở không nhứt định. Nhưng chúng tôi đều là Tín đồ của Đạo, thì hứa chắc là luôn luôn sẵn sàng bảo vệ bổn Đạo, giúp ích Hội Thánh và cam kết không nhúng tay vào nội bộ của các cơ quan chánh trị Đạo.

Còn bây giờ, chúng tôi đặt trọn tín nhiệm nơi Hội Thánh và Bộ Tư lịnh Quân Đội Cao Đài, quí Ngài quyết định xong thì chúng tôi cũng đồng ý tuân theo, chớ chúng tôi  không có ý kiến thảo luận gì cả.

Quyết nghị:
Hội Thánh và Quân đội sẽ ra thông cáo chung kêu gọi những binh sĩ đã ôm súng trốn để họ về trình diện  với Bộ Tư lịnh cam kết không buộc tội những người trình diện. Cấm các Chức sắc, Đạo hữu hay Sĩ quan, binh sĩ không được chứa chấp hay liên lạc với những người ấy cùng với đối phương, nếu ai vi phạm sẽ bị giao cho Quân Đội.
7 - Hội Thánh bảo lãnh những người của Hội Thánh đã bị Ban thanh trừng bắt đem về lưu giữ tại Toà Thánh trong vùng nội-ô.
Từ đây Quân Đội không được dùng võ lực can thiệp vào nội bộ của các cơ quan Chánh trị Đạo, cùng là bắt bớ Đạo hữu vô cớ, trái với quyền cư trú đã định trong Thánh lịnh của Đức Hộ Pháp.
10 - Còn các khoản khác thi hành đúng theo quyết định Đại hội ngày 28-8-Ất Mùi.

Bài đọc thêm:
Bức tâm thư

 (Lời  Soạn giả: Đây là một bản án gắt gao đối với một người “bội sư phản bạn” là Nguyễn Thành Phương.)

Kính gởi:
Anh Nguyễn Thành Phương. Chủ tịch Uỷ ban Vận động Đoàn kết. Cựu Quân nhân Cao Đài Liên Minh.

Sai-gòn
Thưa Anh, Chúng tôi, toàn thể thành phần cựu Quân nhân trung kiên của Quân Đội Cao Đài nói riêng, những Tín-đồ.
Cao Đài nói chung, là những nạn nhân trong cuộc tạo loạn “Bội sư phản bạn” của một vị Cựu Tướng lãnh Đạo Cao Đài đã mù quáng tuân lời bạo Chúa Diệm – Nhu dẫn bọn Khuyển Ưng, ngưu đầu mã diện vô Thánh Địa ngày 20 tháng 8 năm Ất Mùi (dl 5-10-1955) để lăng mạ Đức Hộ Pháp, áp bức Hội-Thánh, khủng bố toàn Đạo, giết hại anh em, khiến cho Đức Hộ-Pháp phải lánh nạn và cuối cùng gởi xương nơi Miên quốc. Cơ nghiệp Đạo tan tành, anh em ly tán, uất ức, kinh tởm, xuẩn động, bất nhân hay bất trí, bất trung, bất nghĩa của vị bạo tướng phản bội tham tàn khát máu ấy. Không rõ hiện nay vị Tướng lãnh phản Thầy phản Đạo ấy yên sống nơi nào? Mà nghe đồn hình như hắn ta đang âm mưu cùng bè đảng khuyển ưng định tổ chức tái diễn một cuộc đầu cơ xương máu nữa.

Vì quá lâu ngày nên anh em chúng tôi không còn nhớ rõ tên họ vị tướng lãnh phản bội ấy, nhưng nghe phong thanh dường như hắn ta có một biệt danh là “ông già dềnh” và quê quán ở đâu tận miền Rạch giá.

Hân hạnh được tin người Anh cũ đứng lên làm Chủ tịch Uỷ ban Vận động đoàn kết cựu Quân nhân Cao Đài. Chúng tôi rất muốn tham gia, nhưng vì đã mang bịnh “Kinh cung chi điểu” đã có “đạp vỏ dưa thấy vỏ dừa phải tránh”, nên trước khi tham gia đoàn kết giao trọn tánh mạng xương máu cho Anh lãnh đạo, anh em chúng tôi yêu cầu Anh và bộ Tham mưu hùng hậu của Uỷ ban vui lòng thẳng thắn giải đáp cho toàn thể anh em chúng tôi được sáng tỏ những điều uẩn khúc ôm ấp từ ngày Anh đã lánh xa vùng Thánh Địa:
1 - Trong năm 1948, người Anh thứ hai của một vị Tướng lãnh Cao Đài nào (lúc đó là Đại Tá) đã sanh tâm cưỡng đoạt bán trọn số “Bon” vải kaki của nguyên Đại uý Nguyễn Thiện Tâm xin riêng cho anh em chiến sĩ Cao Đài tỉnh Thủ Dầu Một.
2 - Cuối năm 1949, kẻ nào đã ra lịnh những tên: Thể, Triêu tổ chức ám sát nguyên Đại uý Nguyễn Thiện Tâm tại Sài-gòn cốt để ém nhẹm việc người anh đã cưỡng đoạt số “bon” vải kaki kể trên.
3 - Năm 1949, kẻ nào đã ra mật lịnh mưu sát nguyên Trung-uý Nguyễn văn Bay tại Vĩnh long.
4 - Trong thời gian 9 năm qua, từ ngày bị Diệm – Nhu phỉnh gạt tước đoạt cả binh quyền, kẻ nào hiện còn đem Quân đội mà trở về Thánh Địa nữa, trừ phi một dịp nào tranh cử chức vị Tổng Thống và Phó Tổng Thống năm 1961 để được chánh quyền ủng hộ về nơi đó chốc lát rồi chuồn đi.
5 - Năm 1952, kẻ nào đã âm mưu vận động tổ chức cượng quyền Tổng Tư lịnh Quân Đội Cao Đài của nguyên Trung Tướng Nguyễn văn Thế.
6 - Trong đầu năm 1953, Hội Thánh Cao Đài có mở một Đại hội để tuyển chọn vị Tổng Tư lịnh Quân Đội Cao Đài thay thế Trung Tướng Nguyễn văn Thành. Trong số 39 lá thăm vị nào đã được Hội Thánh Cao Đài tín nhiệm bầu cử với 35 lá thăm (người trong cuộc cho rằng đó là nguyên Thiếu Tướng Lê văn Tất) và ai là người nhận được vỏn vẹn 1 lá thăm của thân nhân kèm với 3 thăm trắng?
7 - Phải chăng vì tức giận với sự thất bại đó mà người ta (?) đã xúi giục nguyên Trung Tá Nguyễn kim Vinh vì đã không tán thành cho ai kia lên làm Tổng Tư lịnh Quân Đội Cao Đài ?
8 - Vị tướng lãnh Cao Đài nào đã mạo danh 20.000 quân nhân Cao Đài trong những năm 1952, 1953, 1954 để lập thẻ chuyển ngân sang Pháp mỗi tháng hàng trăm triệu đồng Quan (France). Số tiền khổng lồ này hiện do ai cất giữ và tồn trữ vào ngân hàng nào bên Pháp? Nếu vì lâu ngày Anh có quên đi xin anh vui lòng hỏi lại nguyên Đại uý Đặng Quang Hưng tự là Hưng lùn, vị tuỳ viên thân cận của anh trong thời gian được anh giao phó đảm trách việc đó với những tên: Dời, Tân, Thọ, Ba…
9 - Kẻ nào đã lợi dụng căn cứ liên lạc Quân Đội Cao Đài 113 Yên Đỗ Sai-gòn  để tổ chức làm trạm tích trữ và nấu thuốc phiện lậu, buôn thuốc phiện lậu với tên Bang Trương Tiêu-Châu Mã-Tuyên hiện tên này đang bị chánh quyền cách mạng giam giữ về tội cấu kết với Diệm – Nhu (việc này nguyên Đại uý Nguyễn Quang Hưng cũng còn nhớ rõ lắm).
10 - Kẻ nào đã lãnh trọn ba tháng lương đầu của Bộ Quốc phòng cấp phát cho toàn thể Sĩ quan, Binh sĩ Quân Đội Cao Đài đã được Quốc-gia-hoá đang thụ huấn tại Quang Trung trong năm 1955, khiến cho các cấp chỉ huy bất bình phản đối định truy tố kẻ lưu manh ấy. Hành động ấy đã làm cho cố Thiếu tá Lê văn Giữ phải quá uất hận mà tự sát tại Bệnh viện Cộng hoà, vì: một mặt bị anh em đòi hỏi lương hướng, một mặt khác vị Tướng lãnh của mình lại làm lơ trơ mặt, ôm trọn số tiền bỏ mặc cho anh em kham khổ mà không ngó ngàng gì tới cảnh bệnh hoạn của mình.
11-  Năm 1955, vị Tướng lãnh Cao Đài nào đã dại khờ nghe lời Diệm – Nhu phỉnh gạt treo mồi Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Quốc phòng để chống lại Đức Hộ-Pháp và phá hoại chủ trương Đại Đoàn kết của đảng phái Quốc gia của Đức Ngài.?
12 - Lịch sử Cao Đài đã chứng minh rằng vị Tướng lãnh Cao Đài đó đã điên cuồng làm tay sai Diệm – Nhu mang bọn khuyển ưng về Thánh Địa lăng mạ Đức Hộ Pháp, thanh trừng Hội Thánh, khủng bố toàn Đạo, giết hại anh em, khiến cho Đức Hộ Pháp phải tỵ nạn sang Miên quốc.
13 - Có phải chăng vì bất mãn đã hoàn  thành  công tác “Bội sư phản Đạo” mà không được Diệm – Nhu ban cho chức vụ hứa hẹn như đã kể ở đoạn thứ 11 mà vị tướng lãnh đó liền trở cờ nguyền rũa chống đối lại Diệm – Nhu bắt đầu từ năm 1956 đến sau.
14 - Lợi dụng cố Thiếu Tướng Trình Minh Thế tử trận, kẻ nào đã âm mưu xúi giục nguyên Trung tá Mạnh, nguyên Thiếu Tá Đờn (đều là nguyên Trung uý của Quân Đội Cao Đài đã có ra khu theo cố Thiếu Tướng Trình Minh Thế) rời bỏ hàng ngũ ra chiến khu ủng hộ Hôi đồng Nhân dân cách mạng để kẻ ấy nắm lấy cơ hội tổ chức (đầu cơ chánh trị) với Diệm – Nhu.
15 - Trong năm 1955, vị Tướng lãnh Cao Đài nào đã hạ lịnh cho bọn khuyển ưng bắt giam cấm cố các Sĩ quan cao cấp trung kiên của Quân Đội Cao Đài như: nguyên Đại Tá Nguyễn văn Kiên, nguyên Trung Tá Phan Tấn Phát, nguyên Thiếu Tá Nguyễn Hoà Minh, nguyên Thiếu tá Trần văn Minh, nguyên Thiếu Tá Nguyễn Thanh Vân tự Hồng, nguyên Thiếu tá Hồ Khánh Vân, nguyên Thiếu Tá Võ Thanh Sơn, nguyên Thiếu tá Võ Minh Tá, nguyên Thiếu Tá Lê văn Thoại) vì những vị Sĩ quan đã dám phản đối hành động bội sư phản Đạo của bạo tướng.
16 - Cũng trong năm tang tóc 1955 đó, vị tướng lãnh Cao Đài nào đó đã ra lịnh thủ tiêu Cán bộ Hồ Hán Sơn  tại Giang Tân.
17 - Vị tướng lãnh nào đã bị Hội Thánh và toàn Đạo Cao Đài kết án “Bội sư phản Đạo” và dành riêng cho một biệt danh hiện thân hỗn hợp của những tiền kiếp: Juda, Thân Công Báo, Bàng Quyên, Nguỵ Diên.
18 - Kẻ nào đã im ẩn số tiền 100.000 đồng của Trung Tướng Nguyễn Ngọc Lễ, cựu Chủ tịch hội cựu chiến sĩ Việt Nam gởi nhờ trao tặng anh em thương phế binh Quân Đội Cao Đài  làm  quà cây mùa Xuân 1965, nhưng đã mua sắm Tết cho riêng vợ con mình?
19 - Kẻ nào và bè lũ đã đem gia đình chiếm cứ cơ sở 113 Yên Đỗ Sài-gòn thuộc chủ quyền của Quân Đội Cao Đài sau ngày Quân Đội Cao Đài đã giải tán, mà không chịu giao trả lại cho anh em Thương phế binh Cao Đài, mà làm tài sản sinh sống.
20 - Vị tướng lãnh Cao Đài nào và bè lũ bị Đức Hộ Pháp ban hành Thánh lịnh trục xuất khỏi Tôn giáo Cao Đài về tội “Bội sư phản Đạo” chia rẻ hàng ngũ đồng đội ?
21 - Kẻ nào chủ trương qui nạp và ưu đãi bọn đầu trộm đuôi cướp khát máu dùng làm cận vệ thân tín đặng sai bảo bọn khuyển ưng này thi hành công tác ám sát, cướp bốc và khủng bố anh em đồng Đạo?
22 - Vị tướng lãnh Cao Đài nào và bè lũ giả mạo chữ ký của Đức Hộ Pháp làm Thánh Lịnh giả để mưu định bào chữa hành tàng “Bội sư phản Đạo” của mình.
23 - Kẻ nào và bè lũ đã tự ly khai khỏi hàng ngũ Quân Đội Cao Đài đã phản Thầy phản Đạo, phản bạn, gây chia rẻ trong Quân Đội Cao Đài bấy giờ, giấc mộng lợi danh không thành nên kêu gọi “Đoàn kết” để tạo nên cơ hội lợi dụng thêm xương máu anh em thêm nữa.
24 - Kẻ nào liên kết với bọn đầu cơ chánh trị, chuyên chở mướn thuốc phiện lậu, lợi dụng danh nghĩa Cao Đài làm nấc thang danh lợi cá nhân.

Thưa Anh, Thưa các bạn trong uỷ ban,
Anh là vị Chủ tịch của Uỷ ban Vận động Đoàn kết cựu quân nhân Cao Đài thì chắc hẳn Anh và bộTham mưu hùng hậu của anh phải hiểu rõ danh tánh bọn lưu manh hơn ai hết, như chúng tôi đã liệt kê trong 24 điều khoản kể trên. Chúng tôi không rõ trong phái đoàn hay Uỷ ban Vận động Đoàn kết cựu quân nhân Cao Đài do anh lãnh đạo có tên vị tướng lãnh lưu manh đã bị toàn Đạo Cao Đài kết án “Bội sư phản Đạo” ẩn núp trong hàng ngũ hay chăng ? Vì thế, trước khi quyết định tham gia đoàn kết với các anh, chúng tôi thành khẩn tha thiết yêu cầu anh và các bạn nên tôn trọng công lý thiêng liêng, nên tuân theo nguyện vọng chung của toàn Đạo gồm có cả ba triệu Tín đồ, hãy cương quyết kiểm điểm vạch mặt chỉ tên “Con chiên ghẻ ghê tởm bẩn thỉu” ấy cho toàn Đạo và quốc dân đồng bào biết mặt rõ tên để khai trừ kẻ “mặt người dạ thú”, “ngưu đầu mã diện”, hoạt đầu chánh trị ra khỏi Uỷ ban đoàn kết của các anh. Và nếu cần, thì nên truy tố bọn lưu manh ấy ra trước Toà cách mạng xét xử các tội giết người, buôn thuốc phiện lậu, buôn đồng quan của bọn chúng. Để cho việc kiểm điểm được chí công vô tư, các bạn nên khởi đầu từ vị Chủ tịch trở xuống các Hôi viên, chớ đừng nên bắt chước gương Tào Tháo điểm tướng thuở xưa thì e sẽ có điều sơ sót đáng tiếc.

Đồng một quan niệm cao đẹp như anh và các bạn, toàn thể anh em cựu quân nhân Cao Đài lúc nào cũng chủ trương đoàn kết. Tuy nhiên sự đoàn kết không chỉ nhằm riêng về nội bộ, mà chúng tôi còn kỳ vọng thực hiện một đại đoàn kết quốc gia để huy động toàn diện tiềm lực yêu nước tích cực ủng hộ Hội đồng quân nhân cách mạng Cứu tinh của dân tộc-ổn định tình thế cực kỳ nghiêm trọng hiện thời của đất nước trong sứ mạng cứu quốc và kiến quốc. Đó là sự cách biệt rõ rệt giữa chủ trương đoàn kết của chúng tôi và tổ chức dung nạp thiểu số nội bộ của các anh. Vì chúng tôi luôn chân thành đoàn kết với tất cả huynh đệ đồng chí trung kiên, với đầy đủ chiến sĩ quốc gia chân chính sẵn sàng hy sinh cho Đạo, cho dân, cho nước, không phân biệt đảng phái, Tôn giáo. Riêng đối với nội bộ, chúng tôi và toàn Đạo vẫn mong mỏi đón chờ những ai đã lỗi lầm sớm biết hồi tâm, cải hối. Chúng tôi cương quyết không đoàn kết bừa bãi và âm mưu cấu kết với bọn đầu cơ chánh trị, bọn chuyên môn mua bán xương máu anh em đồng đội, bọn tham danh bán lợi, bọn buôn đồng quan, buôn thuốc phiện lậu, bọn bất trung bất nghĩa, lợi dụng tình thế mưu định tái diễn bi kịch bằng máu và nước mắt để tạo danh lợi cá nhân. Chủ trương của chúng tôi như vậy không có nghĩa là quá gắt gao để cố chấp hay nhè nhẹ một tình thương tiếc hảo đối với những tên: Juda, Bàng Quyên ấy, nên vẫn hằng tâm-niệm lời Thánh huấn “Lấy ân báo oán, oán ắt tiêu tan” và câu “Các con nên khoan hồng cứu rỗi kẻ tội lỗi” của Đức Hộ Pháp khi xưa. Chủ trương dứt khoác của chúng tôi như vây là do lòng mong muốn những huynh đệ khờ dại lỡ lầm thương hại ấy phải có hành động chứng minh thành tâm cải hối, thiện chí giác ngộ, để sớm chỉnh thân trai giới, tìm lại Đạo phục Tín đồ Cao Đài, suốt ngày đêm tam bộ nhứt bái từ Sài-gòn quay về phủ phục sám hối trước Tổ Đình bảy ngày bảy đêm khẩn cầu Hội Thánh và toàn Đạo Cao Đài hỉ xả cho tội “Bội sư phản Đạo” ngõ hầu cứu rỗi thể xác và linh hồn khỏi bị tận đoạ tam đồ .

Chúng tôi tin tưởng rằng: Nếu kẻ mang tội đại nghịch biết thành tâm tự kiểm như thế thì dù cho sắt đá cũng phải xiêu lòng, không những tội tình xưa mà hy vọng rằng sẽ còn được toàn Đạo và huynh đệ cảm động tiếp đón nồng hậu trong thân tình khắn khít, đậm đà để tay nắm tay, sức chung sức, chung cùng hạ sơn hiến thân phế đời giúp nước. Trong khi chờ đợi việc tự phê tự kiểm, tự hối của anh và các bạn, chúng tôi lúc nào  cũng  ghi nhớ  mối  tình đồng đội chí thiết xưa kia của Quân Đội Cao Đài: một Quân đội cách mạng đã trưởng thành bằng gậy, bằng tầm vông vạt nhọn và khoanh dây luộc của đêm đảo chánh 09-03-1945. Một quân đội Cách mạng đã từng kháng Pháp, thực dân và chống Cộng Sản vô Thần trong suốt 10 năm qua và lúc nào cũng giữ trọn phận Tín đồ trung thành đối với Hội Thánh Cao Đài, trọn lòng công dân yêu nước đối với Tổ quốc khi cần đến.

Nhớ về dĩ vãng, nhìn vào hiện tại cũng như nghĩ đến tương lai, chúng tôi nguyện đồng tâm nhứt trí tuân hành mạng lịnh của Ngài Phối sư đặc nhiệm Thượng Vinh Thanh tức là nguyên Trung Tướng Trần Quang Vinh, vị cựu Tổng-Tư-Lịnh sáng-lập-viên đầu tiên của Quân Đội Cao Đài từ năm 1942. Một người đã từng trải bao lần thử thách gian khổ hiểm nguy mà luôn luôn vẫn giữ trọn đạo tâm cùng Hội Thánh Cao Đài cũng như vẫn chứng minh lòng trung thành với dân với nước. Tài đức của người sáng tỏ như nhật nguyệt, xứng đáng là bậc lãnh đạo duy nhất của toàn thể anh em chúng tôi và khi cần chúng tôi sẽ sẵn sàng tuân lịnh của Người để xả thân cho Đạo, cho nước, cho dân.

Chúng tôi kính cẩn thành tâm cầu nguyện Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, các Đấng Thiêng Liêng, chư liệt Thánh tử Đạo ban bố hồng ân, mở mang trí huệ, soi sáng lương tri của anh để sớm tìm ra kẻ “Bội sư phản Đạo” và bè lũ cho chúng tôi và toàn Đạo được rõ, ngõ hầu đội sớ cầu nguyện cho bọn chúng mau hồi tâm hướng thiện, cải tà qui chánh, trở về đoàn kết thực tình với chúng tôi trong tinh thần Đại Đạo.

Trân trọng kính chào Anh và kính chúc anh được bình tâm an trí. 
Thánh Địa Cao Đài ngày mùng 4 tháng giêng năm Giáp Thìn (dl: 16-2-1964)
Toàn thể cựu quân nhân trung kiên Quân Đội Cao Đài.

(Những huynh đệ chưa bao giờ đào ngũ Quân Đội Cao Đài và chưa hề bị toàn Đạo kết án “Bội sư phản Đạo”.

…Sự bất mãn trong lòng hơi thở kết thành vận:
Ôi, Thôi, rồi, nồi, xôi. Phải chăng lời thơ đã nói lên sự chán chường “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng”
Thơ của ĐỨC HỘ-PHÁP
Mấy ai vị quốc đó người ôi?
Chống mắt mà xem bắt thảm thôi!
Cứu nước không ai ra gánh vác,
Phong quan chưa định đã giành rồi!
Giặc xâm rút cổ không trông thấy,
Trống lịnh ăn cơm bới lủng nồi.
Chán bấy những phường xu Cách mạng,
Dựa thân Công tử giữ nồi xôi!
 Home       1 ]  [ 2 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét