Thiên Nhãn Thầy - 1 / 2 (Nữ Soạn giả Nguyên-Thủy)

Lời Nói Đầu
ĐẠO CAO ĐÀI - Thầy dạy THỜ THIÊN NHÃN
Đức Hộ-Pháp có lời rằng: “Hễ có kiến thì có thức, kiến thức là căn bổn của trí thức tinh thần. Muốn kiến thì nhờ Nhãn, muốn thức thì nhờ Trí. Ấy vậy, trong tâm (gọi là linh tâm hay chơn linh) là Thiên Nhãn của trí thức loài người. Vì cớ mà Đại Từ Phụ dạy THỜ THIÊN NHÃN.

Thiên Nhãn là hình trạng của lương tâm toàn thể làm nền móng cho Cao Đài, nghĩa là Đền thờ cao trọng hay là Đức tin lớn của Chí Tôn tại thế nầy, y như hai câu thi của Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm (Victor-Hugo):
L’oeil mystique seul verra la religion nouvelle,      
La grande foi gite dans la conscience universelle.

Dịch nghĩa:
Có Thiên Nhãn mới tường Chánh giáo,      
Tín Cao Đài do Đạo lương tâm.

Thờ Thiên Nhãn là thờ tánh mạng mình và Chí Tôn, nghĩa là thờ lương-tâm của toàn thiên hạ (Le culte de la  conscience)....

“Trong cửa Đạo đặt ra điều chi đều là hữu ích tất cả, mượn Thể pháp tượng trưng mới đoạt Bí-pháp.
Huyền vi mầu nhiệm của Đạo có Bí-pháp cũng như Đời có Luật pháp.”

Xin trân trọng gởi đến quí đồng Đạo bốn phương đề tài “THIÊN NHÃN THẦY” để làm quà tinh thần. Đây là  tập tài liệu được góp nhặt từ các bài viết của các bậc tiền bối và tiền hiền trong cửa Đạo.Vì tinh thần tìm hiểu chung để rộng việc phổ biến trong cửa Đạo. Xin miễn chấp.
Nữ Soạn-giả NGUYÊN THUỶ

VỀ THIÊN NHÃN

A - Thiên-Nhãn là gì?
            1 - Nguyên nhân nào có Thiên Nhãn?
            2 - Ý nghĩa Thánh Tượng Thiên Nhãn.
            3 - Tại sao Đạo Cao Đài thờ Thánh tượng Thầy  là “Con Mắt trái”
            4 - Giải thích 5 câu Nho về Thánh Tượng Thiên Nhãn.
            5 - Biểu tượng trong nền Đạo Cao-Đài

B - Thế giới cũng biết về Thiên Nhãn: Ai cập, Đức, Mỹ..
            Thiên Nhãn trong 1 dola Mỹ

C - Ý nghĩa Thiên nhãn qua 5 hình thức trong Đền Thánh (Trời: tượng Ngũ khí)
            1 - Thiên Nhãn trên Quả Càn Khôn (không hào quang)
            2 - Thiên Nhãn nơi Cung Đạo 36 tia hào quang
            3 - Thiên Nhãn mặt tiền Đền Thánh (35 tia hào quang)
            4 - Thiên Nhãn nơi Thông Thiên Đài (Thiên bàn)
            5 - Thiên Nhãn chung quanh Đền Thánh (23x2=46)

D - Thánh Tượng Thiên Nhãn thờ tại tư gia.

CHƯƠNG I

KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT

CHƯƠNG I:
Khái niệm tổng quát về Quả Càn Khôn
1 - Thiên Nhãn vẽ lên Quả Càn Khôn
2 - Quả Càn Khôn qua các giai đọan thay đổi
3 - Lễ an vị Quả Càn Khôn
4 - Câu chuyện quanh quả Càn Khôn
5 - Luận Đạo

“Nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ mà Đức Thượng Đế đến khai sáng nơi nước Việt-Nam này, điều đặc biệt là Đức Thượng-Đế không mượn xác phàm của người Việt Nam để lập nền Đại-Đạo, khác biệt với các Tôn giáo trước kia là:

- Đạo Phật xúât từ Ấn, mượn hình thể Sĩ-Đạt-Ta,
- Đạo Thánh Da-Tô mượn hình thể Chúa Jésus,
- Nay, Đức Chí-Tôn chỉ dùng THIÊN NHÃN THẦY (Con Mắt) đặt trên Quả Càn Khôn làm biểu tượng thờ Đấng Thượng Đế - Chúa tể Càn Khôn vũ trụ này. Mục đích của Đạo Cao Đài là đi đến Đại-Đồng.

QUẢ CÀN KHÔN
E: The heavenly globe

F: Le globe céleste
 (Quả hay là trái, Càn Khôn là hai quẻ trong Bát Quái: CÀN là trời, KHÔN là đất). Quả Càn Khôn còn gọi là Trái Càn Khôn, là biểu tượng một quả cầu tròn tượng trưng vũ trụ để thờ Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, chính Ngài đã đến ban cho một mối Đạo nhà, danh gọi là Đại Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, là nền Đạo phát xúât từ Việt Nam.

Quả Càn Khôn tượng trưng Càn Khôn Vũ-Trụ  của Ðức Chí Tôn, gồm 3072 ngôi sao. Ngôi sao Bắc Ðẩu ở tại Trung Tâm của Càn Khôn Vũ-Trụ này là nơi Ðức Chí Tôn ngự. Thế nên, Ðức Chí Tôn bảo vẽ “Thiên Nhãn” trên ngôi sao Bắc Ðẩu là vậy.
Sao Bắc đẩu là gì?

BẮC ĐẨU 
E: The polar star  
F: L’étole polaire

Bắc Đẩu, có hai nghĩa chánh:
1 - Là Ông Tiên coi bộ sổ tử (sổ người chết) của con người ở trần gian (còn gọi là Nam Tào-  Bắc Đẩu).

2 - Là Sao Bắc Đẩu (Étoile polaire) là vì sao lớn ở thẳng về miền Bắc cực. Kế bên sao Bắc Đẩu có hai chòm sao (mỗi chòm 7 cái) gọi là hai bánh lái (Grande Ourse et Petite Ourse). Hai chòm sao nầy hình như chầu sao Bắc Đẩu, cho nên trong Luận Ngữ có câu: “Vi chánh dĩ đức thí như Bắc Đẩu cư kỳ sở nhi chúng Tinh cung chi" (Lấy đức làm chánh, tỷ như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các vì sao khác đều chầu về). Bắc Đẩu là ngôi sao sáng ở hướng Bắc, nằm đúng trên trục quay của Ðịa cầu, nên còn được gọi là sao Bắc-Cực. Sao Bắc Đẩu là một Định tinh, các ngôi sao khác thì chuyển động quanh sao Bắc Đẩu, cho nên sao Bắc Đẩu là trung tâm của Càn Khôn Vũ-trụ. Do đó, Ðức Chí Tôn bảo vẽ “Thiên Nhãn” ngay trên ngôi sao Bắc Đẩu là lý do ấy. Sao Bắc Đẩu nằm trong chùm sao Thất Tinh, gồm 7 ngôi sao, mà Thiên-văn-học gọi là Tiểu Hùng Tinh. Chùm sao Thất Tinh có hình cái bánh lái tàu, sao Bắc Đẩu là ngôi sao ở đầu cán bánh lái.

Sao Bắc Đẩu là một ngôi sao nằm ngay hướng Bắc của trục Ðịa cầu. Bắc Ðẩu là một Định tinh, dùng để định chính xác hướng Bắc của Ðịa cầu này. Vốn là ngôi của Thượng Đế khi Ngài ngự cõi phàm trần. Cũng vì thế mà hướng Bắc rất quí trọng, bao nhiêu điển quang linh-diệu đều do từ hướng ấy phát ra. Nhà tu sĩ mỗi lần ngủ đều day đầu về hướng Bắc đặng tiếp linh điển. Bực thường nhơn lạy  Trời  cũng day  về hướng Bắc. Bầy tôi  trông  vua  đều day  mặt  về hướng ấy, là “Bắc diện” vì  vua  là Thiên Tử.

Muốn tìm sao Bắc Ðẩu thì phải tìm hai chùm sao Bánh lái (vì nó giống như cái bánh lái thuyền). Chùm sao bánh lái lớn gọi là Ðại Hùng Tinh, chùm sao bánh lái nhỏ là Tiểu Hùng Tinh. Ngôi Bắc Ðẩu tại cái đầu của chùm sao bánh lái nhỏ. Ở Miền Nam Việt-Nam khó nhìn thấy sao Bắc Ðẩu hơn miền Bắc Việt-Nam, vì ngôi sao Bắc Ðẩu nằm gần sát chơn trời, nên thường bị cây cối che khuất. Vị trí của ngôi sao Bắc Ðẩu ở chừng 10 độ so với đường nằm ngang. Sao Bắc Ðẩu để định hướng Bắc: trước hết chúng ta phải tìm chùm sao Ðại Hùng tinh (Chùm sao Gấu lớn: Grande Ourse) gồm 7 ngôi sao khá sáng xếp theo hình bánh lái, dễ nhìn thấy trên bầu Trời về đêm, hoặc tìm chùm sao Thiên Hậu gồm 5 ngôi sao xếp đặt theo hình chữ M rồi mới tìm chùm sao Tiểu Hùng tinh là Chùm sao Gấu nhỏ (Petite Ourse). Chùm sao Gấu nhỏ có 7 ngôi sao, nên được gọi là Thất Tinh, sao Bắc Ðẩu nằm trên đầu cán của chùm Thất Tinh nầy.

Trên Quả Càn Khôn thờ nơi Bát Quái Đài của Đền Thánh Toà Thánh Tây Ninh, Ðức Chí Tôn bảo vẽ Thiên Nhãn ngay phía trên sao Bắc Ðẩu.

1 - Thiên Nhãn vẽ lên Quả Càn Khôn:
Ngày 12-8-Bính Dần (dl: 17-09-1926) tức là trước ngày Đại Lễ Khai Đạo 15-10-Bính Dần (dl: 19-11-1926) một khoảng thời gian gần hai tháng, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy Ngài Phối Sư Thái-Bính-Thanh làm một Quả Càn Khôn để thờ Đức Chí Tôn nơi Bát Quái Đài, lời dạy rằng:
“Bính ! Thầy giao cho con lo một Trái Càn Khôn, con hiểu nghĩa gì không ? Cười. Một trái như trái đất tròn quay, hiểu không? Bề kính tâm ba thước ba tấc (3m30) nghe con! Lớn quá, mà phải vậy mới đặng, vì là cơ mầu nhiệm Tạo Hóa trong ấy, mà sơn màu xanh da trời, cung Bắc Đẩu và Tinh tú vẽ lên Càn Khôn ấy. Thầy kể Tam thập lục Thiên, Tứ Đại Bộ Châu ở không không trên không khí, tức là không phải Tinh tú, còn lại Thất Thập nhị Địa và Tam Thiên Thế giới thì đều là Tinh tú. Tính lại 3072 ngôi sao. Con phải biểu vẽ lên đó cho đủ. Con giở sách Thiên văn Tây ra coi mà bắt chước. Tại ngôi Bắc Đẩu, con phải vẽ hai cái bánh lái cho đủ và sao Bắc Đẩu cho rõ ràng. Trên vì sao Bắc Đẩu, vẽ Con Mắt Thầy, hiểu chăng?.... Đáng lẽ trái ấy phải bằng chai đúc, trong một ngọn đèn cho nó thường sáng. Ấy là lời cầu nguyện rất quí báu cho cả nhơn loại Càn Khôn Thế giới đó, nhưng mà làm chẳng kịp thì con tùy tiện, làm thế nào cho kịp Đại hội, nghe à ! "  (TNHT. I. 45)

Bài Thánh Ngôn nầy có trong ÐS.II./232, chỗ nhiều chấm gần cuối bài là đoạn Thánh Ngôn sau, xin bổ sung:
 “Thơ! Nghe dạy: Thầy giao trọn quyền cho con lo liệu. Con phải nhớ, khi Bính đem Trái Càn Khôn ấy về, con làm một cái cốt xây, để Trái ấy lên Ðại điện, nhớ day Con Mắt ra ngoài, rồi con lại lên tượng Phật Thích Ca, Lão Tử và Khổng Tử, mà đặt dựa dưới, kế ba vị ấy thì là: Quan Thế Âm, Thái Bạch, Quan Thánh Ðế; kế nữa, ngay dưới Lý Thái Bạch thì là Jésus de Nazareth, kế Jésus thì là Khương Thượng Tử Nha, còn chư Phật, chư Tiên, Thánh, Thần, đã lên cốt thì để dài theo dưới, hiểu không con?"

Lời dạy trên chỉ có thờ hình tượng các Đấng tại Từ Lâm-Tự trong buổi đầu. Ngay sau khi dời về “Chùa Mới” tức là Đền Thánh bây giờ thì chỉ thờ một thời gian, sau khi bị đập phá thì những tượng này được sửa lại và thờ riêng một chỗ gọi là “Cực Lạc cảnh”. Riêng nơi tư gia thì nhơn sanh thờ “Thánh Tượng Ngũ Chi” tuy có vài sự thay đổi hình thức khác do Hội-Thánh dạy truyền..

Xem  như  thế,  Quả  Càn Khôn  nầy  chính    một Thiên cầu tượng trưng cho Càn Khôn Vũ Trụ hữu hình của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, lại được đặt trên Bát Quái Đài để thờ, nên biểu thị rõ rệt Triết lý về Vũ trụ quan của Đạo Cao Đài.

Càn Khôn Vũ Trụ của Đức Chí Tôn gồm có hai phần: Phần hữu hình và Phần vô hình.
Phần hữu hình: là phần nhìn thấy được bằng mắt:
- Tam Thiên Thế giới, tức là 3000 quả tinh cầu nhìn thấy như những ngôi sao trên bầu Trời, được vẽ tượng trưng bằng 3000 ngôi sao trên Quả Càn Khôn.

- Thất Thập Nhị Địa, tức là 72 quả Địa cầu, cũng được nhìn thấy như những vì sao trên bầu Trời, nên cũng được vẽ tượng trưng bằng 72 ngôi sao trên Quả Càn Khôn. Tổng cộng tất cả là 3072 ngôi sao, phải vẽ cho đủ số trên Quả Càn Khôn ấy. Trong số 3072 ngôi sao nầy có chòm sao Bắc Đẩu với Đại Hùng Tinh (Chòm sao Gấu lớn) và Tiểu Hùng Tinh (Chòm sao Gấu nhỏ), mỗi chòm có 7 ngôi sao (Thất Tinh), có hình giống như cái bánh lái thuyền, nên cũng gọi là Chòm sao Bánh lái. Đức Chí Tôn bảo vẽ “Con Mắt Thầy” ngay trên ngôi sao Bắc Đẩu, tức nhiên Đức Chí Tôn ngự tại sao Bắc Đẩu, nên sao Bắc Đẩu chính là Trung tâm của Càn khôn Vũ trụ của Đức Chí Tôn. Các vì sao khác đều chuyển động chung quanh ngôi sao Bắc Đẩu, giống như Địa cầu của chúng ta, tuy chuyển động chung quanh Mặt Trời, nhưng trục tự quay của Địa cầu luôn luôn hướng về ngôi sao Bắc Đẩu. Như vậy, Càn Khôn Vũ Trụ của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế gồm 3072 ngôi sao chỉ là một phần tử nhỏ trong một khoảng không gian bao la vô cùng tận, có đến hàng tỷ ngôi sao mà các nhà Thiên văn học hiện nay đã khám phá và nhìn thấy được trên bầu Trời.

- Ngọn đèn đặt tại Tâm của Quả Càn Khôn tượng trưng ngôi Thái Cực, mượn làm Thái cực đăng.

* Phần vô hình: Ngoài phần Vũ trụ hữu hình mà mắt phàm nhìn thấy được, Càn Khôn Vũ Trụ của Đức Chí Tôn còn có phần Vô hình mà mắt phàm không thấy được, chỉ có Huệ Nhãn thì mới có thể thấy. Theo bài Thánh giáo của Đức Chí Tôn nêu trên và những bài Thánh giáo khác ta biết được phần Càn Khôn Vũ trụ vô hình gồm: 

- Tam Thập Lục Thiên:  36 từng Trời.          
- Thập Nhị Thiên: 12 từng Trời nối tiếp ở bên dưới. Tam thập lục Thiên, chia ra:           
+ Phần trên 3 từng là: Hỗn Nguơn Thiên, Hội Nguơn Thiên, Hư Vô Thiên.         
+ Phần kế dưới là 9 từng gọi là Cửu Trùng Thiên.

* Phần Thực hiện: Đáng lý Quả Càn Khôn nầy phải được làm bằng thủy tinh trong suốt, nhưng vì thời gian quá ngắn nên không thể thực hiện được, mà cũng quá lớn, đường kính 3 thước 3 tấc. Ngài Phối Sư Thái Bính Thanh phải làm Quả Càn Khôn bằng nan tre, bọc vải và sơn màu xanh da Trời, trên đó vẽ các ngôi sao đúng số như Đức Chí Tôn đã dạy, làm gấp rút cho kịp ngày 15-10-Bính Dần (dl: 19-11-1926) chuẩn bị tổ chức Lễ Khai Đạo tại Thánh Thất tạm đặt tại Chùa Gò-Kén Tây-Ninh. Chỉ có Tòa-Thánh Tây-Ninh mới được làm Quả Càn Khôn để thờ nơi Bát Quái Đài, còn tại các Thánh Thất địa phương chỉ được đắp Thiên Nhãn lớn để thờ mà thôi. Như vậy, Quả Càn Khôn thờ nơi Bát-Quái-Đài Tòa-Thánh là hình ảnh của Càn Khôn Vũ trụ, của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, nó có dạng hình như một quả cầu tròn, trong đó có 3072 ngôi sao, mà tâm điểm là Thái Cực. Quả Địa Cầu của nhơn loại chúng ta đang ở là Địa cầu số 68 trong số Thất thập nhị Địa (72 Địa cầu), nên được tượng trưng bằng những ngôi sao trên Quả Càn Khôn nầy.

2 - QỦA CÀN KHÔN qua các giai đoạn thay đổi:
- Quả Càn Khôn đầu tiên do Ngài Phối Sư Thái Bính Thanh làm ra theo sự chỉ dạy của Ðức Chí Tôn vào ngày 12-8-Bính Dần (dl: 17-9-1926). Quả Càn Khôn nầy làm bằng nan tre bọc vải, sơn màu xanh da trời.

- Khi trả chùa Gò Kén cho Hòa Thượng Như Nhãn, Hội Thánh cất Tòa Thánh tạm nơi đất mới mua ở làng Long Thành, Quả Càn Khôn nầy được rước về Đền Thánh gọi là “Chùa mới” để thờ nơi Bát Quái Ðài. Ðó là vào đầu năm Ðinh Mão (1927).

Khi được di dời Đức Lý dạy:
 “Bính Thanh! Hình Phật Thích Ca trước Hiệp Thiên Đài đó, phải làm thế nào cho đừng hư gãy, vì Chí Tôn đã trấn Thần chính nơi tay Người nghe. Quả Càn Khôn cũng vậy, khi tháo ra rồi ráp lại y như vậy; khi tháo ra phải cầu Lão đưa Thần một đỗi, rồi mới đặt tay người vào, nghe à! Dặn đến Thánh Thất mới, phải cầu Chí-Tôn trấn Thần lại nữa”.

Quả Càn Khôn bị cháy vào năm Thân (1932):
Ðầu Xuân Nhâm-Thân (1932), tối mùng 8 tháng giêng, chuẩn bị đến giờ Tý cúng Ðại lễ Ðức Chí Tôn, làm Quả Càn Khôn bị bắt lửa cháy, nhưng Quả Càn Khôn đã bị cháy hết hơn hai phần, còn một phần bên phía Thiên Nhãn thì không cháy, nên Thiên-Nhãn vẫn còn nguyên. Ðược biết Thiên Nhãn nầy do Ðức Chí Tôn nhập Thần vào Ðức Cao Thượng Phẩm mà vẽ nên.

Ðức Hộ Pháp nói với Ðức Quyền Giáo Tông: Thiên Nhãn còn tức là Ðạo còn, là “Trời còn” nhưng đời phải bị nhiều tai biến nguy hiểm “đất lở tang thương biến”.

Nhắc lại đầu xuân ngày 9 tháng Giêng năm Nhâm Thân (1932) sắp Đại Lễ Đức Chí Tôn nên vào buổi chiều tối ngày 8 có đốt bên trong lòng Quả Càn Khôn một ngọn đèn manchon cho có ánh sáng. Do hai vị chăm sóc là Hồ Văn Lầu và Nguyễn Văn Biện. Lối 9 giờ đèn phựt dầu phát cháy Quả Càn Khôn. Nhờ ông Văn-Thắng-Trà (sau nầy là Lễ sanh Phái Thượng) dập tắt được ngọn lửa. Quả Càn Khôn bị cháy chỉ còn 1/3 phía Thiên Nhãn thôi.

Đến sáng ra thì Anh Cả Quyền-Giáo-Tông mới qua hỏi Đức Hộ Pháp:
- Quả Càn Khôn bị cháy Hộ Pháp nghĩ sao? 
- Đức Hộ Pháp nói: Quả Càn Khôn bị cháy mà Thiên Nhãn còn, tức là Đạo còn, nhưng đời phải tận.

Sau vụ cháy Quả Càn Khôn rồi thì Đức Chí Tôn có giáng cơ cho một bài thơ sau.

THI
Chẳng phải Tây Ninh chịu nạn nghèo,
Cuộc đời luân chuyển thế cheo leo.
Trời còn đất lỡ tang thương biến,
Ruộng rẫy phố phường lộ mốc meo.
Sắc tướng âm thinh tua giảm bớt,
Mở đường công quả chúng làm theo.
Văn chương đâu rõ thông cùng lý,
Tận thế hưng vong đã thấy vèo.

Trong thời gian Hội Thánh xây cất Tòa Thánh bằng vật liệu kiên cố; Tòa-Thánh  tạm bằng cây ván thuở trước phải dỡ ra, Qủa Càn Khôn được Hội Thánh dời đến thờ tạm tại Báo Ân Từ.

- Năm Tân-Tỵ (1941), nhà cầm quyền Pháp vào Tòa Thánh bắt Ðức Hộ Pháp ngày 28-6-1941. Nội-Ô bị quân đội Pháp chiếm đóng, Báo Ân Từ bị chúng dùng làm Câu Lạc Bộ, Quả Càn Khôn bị lính Pháp đập phá, lấy Thiên Nhãn liệng ra ngoài sân. Người Ðạo nhìn thấy cảnh ấy rất đau lòng và phẫn uất, chờ khi bọn chúng không để ý, liền lượm Thiên Nhãn đem cất kín dành sau nầy làm lại Quả Càn Khôn khác.

- Khi Ðại Chiến thế giới bùng nổ, quân đội Pháp ở Việt Nam bị Nhựt bổn đảo chánh đầu hàng, lính Pháp chiếm đóng tại Toà Thánh Tây Ninh đã rút lui, Hội Thánh phục hồi, bổn đạo qui tụ về, lo sửa chữa những chỗ hư hỏng và nhứt là lo làm Quả Càn Khôn mới, để tái lập sự thờ phượng. Khi ấy Hội Thánh vẫn lấy Thiên Nhãn cũ gắn lên Qủa Càn Khôn mới, vì nhận thấy đã hai lần, Qủa Càn Khôn hư nhưng Thiên Nhãn vẫn không hư. Ðó là sự mầu nhiệm mà Chí Tôn đã đặt vào Thiên Nhãn, tất cả mọi người đều phải nhìn nhận như thế. Qủa Càn Khôn mới được làm xong và đặt vào vị trí cũ nơi Báo Ân Từ. Sự thờ phượng Ðức Chí Tôn nơi đây được tái lập như trước.

- Ngày 4-8-Bính Tuất (dl: 30-8-1946), chánh quyền Pháp đưa Ðức Hộ Pháp trở về Toà Thánh Tây Ninh. Sau lễ đón tiếp của Hội Thánh, Ðức Hộ Pháp tái thủ quyền hành, tái lập các cơ quan của Ðạo, đồng thời lo xây dựng, sửa chữa, trang trí Tòa-Thánh, làm gấp rút ngày đêm để hoàn thành trước Tết năm Ðinh Hợi (1947). Nhờ sự nỗ lực của tất cả nhân viên công quả và của Hội Thánh, Đền Thánh được hoàn thành đúng sự dự định.

- Ngày mùng 8 tháng Giêng năm Ðinh-Hợi (dl: 29-01-1947) Ðức Hộ Pháp làm Lễ rước Quả Càn Khôn từ Báo-Ân-Từ đến thờ nơi Bát Quái Đài của Đền Thánh mới xây, chuẩn bị đến giờ Tý ngày mùng 9-giêng-Ðinh Hợi là khởi Ðại Lễ cúng Ðức Chí-Tôn.

Quả Càn Khôn nầy dần dần theo thời gian cũng hư hỏng, Hội Thánh phải lo làm một Qủa Càn Khôn khác để thay thế. Một sự linh thiêng ngoài sức tưởng tượng của mọi người - cũng là sự thanh lọc của Thượng đế- Sau khi đặt Quả Càn Khôn cũ xuống, cả thế giới và trong Đạo đều chấn động. Trong Đạo xảy ra nhiều rối rắm, gây bất hòa giữa người Đạo với nhau. Đến nỗi, Đức Lý giáng cơ quở trách và ngưng việc cầu phong, cầu thăng. Ngoài đời có nhiều thay đổi, như cuộc đảo chánh của Hội Đồng tướng lĩnh Việt-Nam Cộng-Hòa, vụ mưu sát Tổng thống Mỹ Kennedy (1961). Nhà Vua Thái Lan gặp nhiều khó khăn và nhiều biến chuyển khác trên toàn thế giới".

 - Ngày 15-12-Quí Mão (29-01-1964) Hội Thánh tổ chức Lễ Khánh Thành Qủa Càn Khôn mới, Ngài Hiến Pháp có đọc một bài thuyết Đạo, nhắc lại sự tích Qủa Càn Khôn, xin trích  một đoạn (Hiến pháp HTĐ trang 11,12).

“Thể theo Thánh ý của Ðức Chí Tôn, chư Chức sắc hiệp sức kiến tạo Quả Càn Khôn đầu tiên đặt lên một trụ cốt nơi Bát Quái Đài để cho toàn Đạo sùng bái và chiêm ngưỡng (thời điểm tại Từ Lâm Tự). . Về sau rủi ro, Quả Càn Khôn ấy phát hỏa (vận Bĩ) cháy tiêu hết, duy có Thiên Nhãn thì còn nguyên Hội Thánh quyết định tạo một quả Càn Khôn khác và đồng ý đặt Thiên Nhãn cũ lên Quả Càn Khôn. Vì sự linh thiêng ấy mà toàn đạo càng thêm tin tưởng và đến khi tu tạo lại Quả Càn Khôn khác, tất cả đều quyết định đặt Thiên Nhãn cũ ấy lên Quả Càn Khôn mới.

Ðến nay, Quả Càn Khôn sau cũng vì thời gian mà hư hoại. Hội Thánh quyết định kiến tạo một Quả Càn Khôn khác thay thế. Hội Thánh cũng đồng thanh biểu quyết dành lại Thiên Nhãn cũ đặt lên Quả Càn Khôn mới ngày nay. Ðó là do lòng tín ngưỡng cao cả của toàn Đạo, không ai có quyền phủ nhận.”…

3 - Lễ an vị quả Càn Khôn:

Ngày 06 tháng Giêng Đinh-Hợi (1947) lễ rước Quả Càn Khôn tạm thờ nơi Báo Ân Từ về Đền Thánh. Đức Hộ Pháp hành pháp trấn Thần An Vị. Khi đến Ngai Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, Đức Ngài thuyết minh: tiên tri ngày về của người đứng đầu chi Thế, rằng:

“E sau nầy Hộ Pháp xuất ngoại, Thượng Sanh về ngự nơi đuôi (ngôi Thượng Sanh trên đuôi Thất đầu xà), thì thất tình lục dục tự do dấy động, cái loạn không phương kềm chế…Ngày Hộ Pháp trấn lại trên Ngai, mới êm tịnh Đạo Đời, lập lại tháng Thuấn, ngày Nghiêu, hưởng thuần phong mỹ tục”.

Lễ rước QỦA CÀN KHÔN

Đức Hộ-Pháp nói: “Ngày nay đã dời Quả Càn Khôn về Ðền Thánh, Ðức Chí Tôn đã ngự nơi ngai của Ngài, chúng ta nên mừng cho nhơn loại được ảnh hưởng nơi Ðền-Thánh nầy mà tiến hóa mãi lên. Ðền Thánh kể từ đây không còn ai xem nó là vôi, cát, xi măng nữa, mà là một khối đức tin đã tượng nên hình vậy. Nhờ những bàn tay khéo léo của mấy em, mấy con, thợ hồ, thợ mộc đã chịu đói rách khổ cực hơn mười năm trường mới dày công đào tạo nên. Từ đây một sắc dân nào có đủ đức tin nơi Chí Tôn là Chúa Tể vạn loại thì dầu ở phương trời nào, họ sẽ hướng về Ðền Thánh mà cầu nguyện hàng ngày hàng giờ để mong hưởng phước lành của Ngài. Ðền Thánh làm xong, nền Ðạo đã vững vàng, chúng ta sẽ dẹp lần cái bạo tàn của đời để dìu dắt nhơn loại đi vào con đường gầy dựng lại trật tự hòa bình cho cái năng lực Nhơn Nghĩa, chúng ta sẽ đem hạnh phúc lại cho thiên hạ trong buổi chuyển thế nầy. Chúng ta nên mừng vì nhơn loại sẽ nhờ khối đức tin của chúng ta mà hưởng ân huệ của Ðấng Chí Tôn. Bần Ðạo nhắc lại, Ðức Chí Tôn đã hứa với con cái của Ngài những gì ngày nay chúng ta đã thấy, Ngài cho chúng ta theo lời hứa, Bần Ðạo đứng tại tòa giảng đây chứng chắc như thế, bởi những công nghiệp phi thường tạo thành trong thời gian qua để làm bằng chứng. Vì quốc dân Việt Nam ta còn kém đức tin nơi Ngài, nên cơ quan cứu khổ để giải thoát cái ách nặng nề của chúng ta phải còn muộn màng đến ngày nay, mà trước mắt chúng ta còn thấy cái thảm trạng tương tàn tương sát rất đau đớn thương tâm, phải chi quốc dân ta thử cầu nguyện đi, rồi coi Ðức Chí Tôn sẽ cho chúng ta y như lời hứa không?”
 (Thuyết Ðạo Q I / tr25)

4 - Câu chuyện quanh Quả Càn Khôn:

Khoảng năm 1935, Đức Hộ Pháp bảo anh em Phạm Môn tháo ba căn nhà mà Ngài đã ra lịnh làm là: Dưỡng Lão, Sở Nữ công nghệ và Sở Phạm-Môn Trường Hòa, ba nhà ấy kích thước như nhau, đem về ráp ba căn ấy lại thành một dãy để thờ Chức sắc là BÁO-ÂN-TỪ bây giờ. Đấy có phải giờ phút này “Qui Tam” không ? Tức nhiên “ba mà một” là vậy.

Trước khi khởi công xây cất Đền Thánh, phải dời Quả Càn Khôn về thờ tạm tại Báo Ân Từ này; rồi mới phá dở cây, lá, tranh, của Đền Thánh cũ (có Quả Càn Khôn do ông Bính làm lần đầu tiên thờ nơi đây).            

Vì sơ ý không tính trước, hay đã tính trước rồi mà quên phần nầy hay là do Thiên ý chăng? Khi đem Quả Càn Khôn vào cửa Báo-Ân-Từ vô không lọt, vì bề ngang cửa nhỏ hơn Quả Càn Khôn (nếu biết là đã tháo cửa rồi). Túng thế đành ép dẹp lại méo như quả trứng mới vào được cửa.
Đứng trước cảnh này Đức Hộ Pháp khóc và nói:
- Rồi đây Phước Thiện sẽ khổ.
Kế đến Đức Hộ Pháp bị bắt đày sang Madagascar. Pháp chiếm lấy Tòa Thánh, lấy Báo Ân Từ làm nhà ăn tập thể, chúng đập phá Quả Càn Khôn rồi quăng ra ngoài. Sau khi Quả Càn Khôn thành từng mảnh vụn người ta thấy Thiên Nhãn vẫn còn nguyên; còn cốt Tượng Tam Giáo, Tam Trấn, Ngũ Chi chúng đập phá ném ra sân; ông Thơ  đem về Cực Lạc Cảnh sửa đắp lại thờ cho còn tới bây giờ.

Thiên Nhãn còn: ông Thơ mướn người làm lại Quả Càn Khôn bằng thiếc.  
Khi Đức Hộ Pháp hồi loan, Quả Càn Khôn do ông Thơ tạo được di vào thờ nơi Đền Thánh.        
- Biến lọan năm 1959-1960: Thời kỳ của Đức Thượng Sanh và Bảo Thế, lúc này cũng là lần thay đổi lịch sử: Ông Phối sư Ngọc-Hoài-Thanh được Ngô Đình Diệm mua chuộc với một giá tiền rất đắc để hạ Quả Càn Khôn của ông Thơ xuống và dựng Quả Càn Khôn của ông Hoài lên (bên trong quả Càn Khôn của ông Hoài làm là Cây Thánh Giá). Dựng Quả Càn Khôn của ông Hoài có nghĩa là dựng Cây Thánh Giá lên; thay đổi Quả Càn Khôn là cái cớ để che mắt Tín-đồ, Chức-sắc cho khỏi sinh loạn. Ông Bảo Thế và ông Hoài cho mời ông thợ hàn ở cửa số 2 là ông Giáo Hữu Thượng-Tửu-Thanh đến Đền Thánh đục khoan hàn lại chân trụ để thượng cây Thánh Giá bên trong. Ấy là chủ mưu của Ngô Đình Diệm, nhưng việc ấy không thành. Khi hay tin đục khoan chân trụ, Bà Chánh Phối Sư Hương Nhiều (Bà Tám, bạn đời của Ngài Phạm Công Tắc) lên Đền-Thánh để quan sát. Lúc đó thợ đã khoan gần tới nơi mà Đức Hộ Pháp đã trấn ếm khi xưa. Bà biết nơi mà Đức Hộ-Pháp đã hành pháp trấn; Bà nói: Thiêng liêng mầu nhiệm, khiến như vậy, nó khoan không tới, chỉ còn một chút xíu nữa là tới rồi. Bà sợ e khi khoan phải chạm đến nơi mà Đức Hộ Pháp đã trấn thì không biết nguy hại dường nào, mà điều gì xảy ra cho Đạo không lường trước được. Vì lúc Đức Hộ-Pháp trấn; Ngài có bảo ông thợ bạc người Phước Thiện quê ở Phú Mỹ làm một cây gươm bằng vàng. Ngài trấn đó: Đức Hộ Pháp kêu Chức sắc từ phẩm Giáo-Hữu đổ lên đến dự chứng cuộc hành pháp trấn ếm chân trụ Quả Càn Khôn, cũng nơi đây sau khi trấn ếm xong, Ngài tuyên bố:
“Sau này, nơi đây, nếu có hư hoại và mất đi, thì những người có mặt hôm nay phải chịu tội trước Thiêng liêng”.

Lòng người đâu qua được Thiêng liêng; Trời đâu để cho thực hiện được. Kết quả:
Ngày 1-11-1963: Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ và chết bi thảm trước họng súng đại bác, y như lời tuyên thệ hứa với Đức Hộ Pháp khi Đức Hộ Pháp đứng ngay tại bàn thờ có cờ Tổ Quốc. (Ngô Đình Diệm làm lễ tuyên thệ trước Bàn thờ Tổ quốc có Đức Ngài chứng).

Ông Hoài cũng chết trước, khi  mưu  đồ  chưa  làm được. Cây Thánh-Giá không được để trong Quả Càn  Khôn, vì ông Hoài chết, mọi sự không theo đúng kế hoạch. Quả Càn Khôn không có cây Thánh Giá được dựng lên là Quả Càn Khôn thờ hiện nay đó vậy.
- Quả Càn-Khôn đầu tiên là do Ông Bính làm bằng giấy, vải cứng, những người Pháp họ xé nát tan tành, nhưng còn lại Thiên-Nhãn.
- Quả Càn-Khôn thứ  hai:  Ông Thơ  làm  lại   bằng thiếc và lấy Thiên-Nhãn còn lại đắp vào. 

- Quả Càn-Khôn thứ ba, Ông Hoài làm bằng chai bên trong đặt cây Thánh Giá do Ngô-Đình-Diệm chủ xướng nhưng sự việc không thành, là không có đặt cây Thánh-Giá. Bên trong là một ngọn đèn thường sáng Thờ cho tới ngày nay đó vậy. Âu cũng là Thiên-Cơ !

Bài Thi nầy do Đức Chưởng-Đạo Nguyệt-Tâm Chơn Nhơn đã cho Hộ-Pháp nhân chuyến Âu du vào ngày 27-5-1954 tức trước ngày thay đổi Quả CÀN-KHÔN của Ông Hoài được sự chỉ  đạo của Ngô-Đình-Diệm:

Khởi điểm vinh quang đã trổ  màu
               Giang-San Đất Việt giá là bao ?
               Nền Nhân Câu-Tiển vừa chen bước,
               Cửa ải Phù Ta đã mở vào.
               Mong lịch duyệt, nay đà lịch duyệt
               Muốn thanh cao, đã đặng thanh cao,
               Tiên, Rồng đã gặp hồi phong-vũ,
              Thay đổi CÀN-KHÔN thử thế nào.?

5 - LUẬN ĐẠO:

Xem thế, Quả Càn Khôn không chỉ là trái đất mà gồm cả Thiên Cầu. Các tinh tú nói trên xa gần khác nhau, nhưng trong đêm mắt ta như ghi trên một hình cầu màu xanh to lớn (do hiệu quả của phép phối cảnh). Đó là Thiên Cầu, vì nước Việt Nam (gần xích đạo) nên thấy sao Bắc Đẩu nằm ngang trên đường chân trời (tức ngang tầm mắt) chớ không phải Thiên Nhãn vẽ trên địa xích đạo.
*- Con số Càn Khôn nhiệm mầu sanh hóa:
Quả Càn Khôn đường kính là 3,3 mét đó là lý “Tam Âm Tam Dương” có thể giải theo nhiều cách:
Chú thích: Trích từ quyển: Dẫn Giải Sự Tích & Ý Nghĩa Về Hình Thể Tượng Trưng tại Ngoại và Nội Tâm Đền Thánh

* Lý giải theo nét của hai Quẻ Càn Khôn:
Càn (3 vạch liền)
Khôn (ba vạch đứt).

Ấy là hình ảnh Tam Âm Tam Dương; từ đây có thể tạo ra hai hình Tam giác đều, là hình có trước tiên và hoàn hảo nhất trong hình học phẳng. Đặt 3 cạnh liền nhau, khép kín: tam giác đỉnh quay lên là Tam Dương,  một tam giác đỉnh quay xuống là tam Âm, đặt chồng lên nhau tạo thành ngôi sao sáu cánh.

- Hình ảnh này sẽ lý giải được danh “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” (6 chữ). Cũng là quyền hành của Giáo Tông và Hộ Pháp nữa (xem khảo cứu vụ II/3).
- Quyền hành Hộ-Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài.
- Quyền hành của Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

* Chữ điền (Ma-phương-số):
Hình ảnh này sẽ lý giải tất cả các ngày Đại Lễ Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, ngày Khai Đạo. Chu vi Nội-ô Tòa Thánh.

* Lý giải theo toán học thì biến hóa khôn lường, ẩn tàng triết lý sâu xa:
- Thay quẻ Càn bằng 3 chấm  từ đó ta vạch thẳng xuống thành ra số  (Tượng Thái cực).Quẻ Khôn bằng 6 chấm * và cũng từ đó vẽ thành vòng tròn  (tượng Vô cực). Cho phối hợp vào nhau tức đặt đường thẳng lên vòng tròn thành ra chữ Trung . Thánh nhân khi bày ra Lục thư tức là phần tượng hình thì chữ trung vẽ nên vuông Ấy là nói lên “Vô Trung Từ Phụ” 無中慈父. Vô trung là vượt cả lên trên tức là “Đại”, từ đó danh từ “Đại Từ Phụ” cùng một nghĩa: quyền hành nắm trọn hai quẻ Càn Khôn.

Chữ TRUNG này cũng chính là tên của Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung 梨文忠 mà Đức Chí-Tôn đã chọn lựa làm người Anh Cả. Trước đó thì Ngài là Đầu Sư phái Thượng, Thánh danh ThượngTrung-Nhựt, thì không ai có thể ước mơ lấy chữ “NHỰT” của Ngài được, đặc biệt nhứt là Ngài nắm chữ “NHỰT” là một trong Tam bửu của Trời: Nhựt, Nguyệt, Tinh. Chính vì chữ “Nhựt” này mà ông Phối Sư Thái Ca-Thanh ham muốn cho được nên đã mích lòng với Đức Ngài rồi tách riêng ra lập Chi phái ở Cầu Vỹ (Mỹ tho) và lấy hiệu là Thái Ca Nhựt. Nhưng ai đó đã quên rằng “Trời không hai mặt, Đất chẳng hai vua, thì Người cũng không thể hai lòng”. Tiếc thay ! Ngày về thiêng liêng khó mà nhìn nhau cho đặng. Nhưng thật ra có về được tới đâu mà nhìn !
- "Lý học thâm uyên trình tiên giác".

Trong Sấm ký Trạng Trình có câu này:
 “Cửu Cửu Càn - Khôn dĩ định,
 “Thanh minh thời tiết hoa tàn. “

Thế nên bề kính tâm quả Càn Khôn 3,3m tức (3x3)=9 Trời đất định rằng chín lần chín 81 năm, vào tiết thanh minh sức Dịch đã tàn. Trên thực tế thì Tây (Pháp) đã chấm dứt đô hộ nước ta sau 81 năm, chính là lúc mở đầu cho một chu kỳ “số học” mà hai con số 9 này lại hiển hiện trong cửa Đạo Cao Đài ngày nay thật là rõ nét: Trở lại với số nét  của  hai  quẻ  Càn Khôn, thì  Càn   (3 vạch liền)

Khôn   (3 vạch đứt thành ra 6 nét), cộng  chung  9  nét  (3+6) mà ngay trong Đền Thánh rất nhiều những  số ấy:

- Hai lầu chuông trống đứng trước Hiệp Thiên Đài, mỗi lầu cao 36 m (3+6=9). Hai lầu có hai con số 9.9. Gọi là Cửu Cửu.
Bước vào trong có hàng cột Rồng xanh chầu Chí Tôn, mỗi bên cũng có 9 Rồng, hai bên thành ra 99.

* Bài toán về số đường kính quả Càn Khôn:
3 -  3 =  0   biểu tượng  Hư vô  (Trời Đất chưa phân)
3 :  3 =  1   biểu tượng  Thái Cực  (ngôi Đức Chí Tôn)
3 x  3 = 9   biểu tượng  Thái Dương  (Mặt trời)
3 + 3 =  6    biểu tượng  Thái Âm  (Mặt trăng)

Hai con số sau: 9 là Lão Dương, 6 là lão Âm. Nếu cộng hai con số này lại là 15 (9+6=15) là số Ma phương.

Chỉ có hai con số 3 mà gom cả lý thuyết vũ trụ, nếu không phải Đức Chí Tôn thì không ai có thể làm nỗi !

Nguyên lý:  SỐ 3 là do 1 với 2 hỗn-hợp lại mà biến ra 3. Ba tức là cơ  quan hữu tướng cùng vô tướng hiện có ở Càn-Khôn vũ-trụ này. Tánh chất đặc-biệt của con số 3: Số 3 là số nửa tịnh, nửa động. Nhưng phần động nhiều hơn. Số 3 chỉ cơ biến tướng và vi-chủ vật-loại thuộc quyền Tăng. Số ấy có đặc-tính năng động, biến đổi. Vạn hữu mang số 3 thì chất nóng-nảy nhưng vì có phần tịnh nên cũng biết dung-hòa. Số 3 là cơ sở của Tam thể: PHẬT- PHÁP- TĂNG nên nó vừa có năng-lực huy-động mà cũng vừa có năng-lực dung hòa. Vật nào có số 3 là vật ấy có bản-thể cứng-rắn, nhiều hoạt-động, ít may-mắn, dễ thành nhưng mau bại.

- Càn Khôn là Thái Cực:
Càn Khôn là Thái Cực, Thái Cực là Chí Tôn, Chí Cực. Hệ từ thượng viết: Càn Khôn là cái sâu kín của Đạo Dịch. Càn Khôn thành hàng mà Đạo Dịch lập nên ở trong. Càn Khôn bị phá thì còn gì để thấy Đạo Dịch. Dịch  không thể thấy thì hầu như Càn Khôn không thể thi hành được".

Câu: "Nhất âm nhất dương chi vị đạo" (một Âm một Dương gọi là Đạo). Càn Khôn là cửa của Đạo Dịch. Càn tiêu biểu vật Dương, Khôn tiêu biểu vật Âm. Âm Dương hợp với nhau mà Cương Nhu mới có thực thể, thể hiện công việc của trời đất và thông cảm cái đức của Thần minh. (Thần là Trời, Minh là trăng sao). Đóng cửa gọi là Khôn, mở cửa gọi là Càn. Một lần đóng một lần mở gọi là biến. Đây nói đến sự biến hóa của muôn vật do Âm Dương đun đẩy lẫn nhau:
- Biểu hiện ra nó gọi là  Tượng
- Hình thể nó gọi là đồ dùng (Khí)
- Chế ra mà dùng nó gọi là  Pháp 

"Hình nhi thượng giả vị chi đạo,hình nhi hạ giả vị chi khí" nghĩa là cái có trước khi có hình gọi là đạo, cái có từ khi có hình gọi là Khí. Vậy: Càn Khôn là hai tính chất của vũ trụ và vạn vật, trở thành một thế-giới-quan của Đạo Cao Đài. Thế-giới-quan này đã thâm nhập vào học thuật, tư tưởng, văn hóa của loài người.

Bởi lẽ, CÀN KHÔN không dùng để chỉ rõ hiện  tượng hay sự vật đặc thù nào, mà là Đạo rộng lớn phổ biến. Nói một cách khác Đạo Cao Đài là Đại-Đồng.

Các nhà học giả cũng có ý-niệm rằng:
- “Đạo thờ Càn Khôn là Đạo thờ Cha Mẹ:
Vì Càn là Cha, Khôn là Mẹ. Đạo thờ cha mẹ tâm linh chính là một tín ngưỡng bản địa của dân tộc ta.
"Đạo thờ cha mẹ tâm linh dân tộc cần được giữ gìn và phát huy. Bởi đó chính là tinh thần văn hóa, là kinh nghiệm lịch sử, là sự độc đáo của Việt Nam không thể xóa

bỏ được" (Văn hóa nghệ thuật số 8 năm 1996, trang 25).

Mặt khác, Kinh Thuyết Pháp có câu: "Đạo Hư Vô, Sư Hư Vô". Hư Vô bao gồm tất cả: vũ trụ, không gian, thời gian, vạn vật và cả về giáo lý, bao hàm ba ý nghĩa:
1 - Có mà không;
2 - Cuộc đời ngắn ngủi không không;
3 - Tất cả mọi vật không thể tồn tại dưới một hình thức nhứt định (phải biến dịch).

Giáo lý dạy: Cuộc đời vô thường tức không vĩnh cữu, luôn luôn thay đổi để tiến lên. Đạo đức cũng phải tiến hóa. Đạo thờ Trời Đất, Cha Mẹ cũng phải sửa đổi cho hợp trào lưu phát triển của nhơn sanh. Không biến sinh là hiện tượng chết dần,nhưng biến trong khuôn khổ thì không lọan

Đạo là Dịch: Dịch là biến dịch, tương sinh tương khắc, là quay về với lẽ ban đầu. Trong xã hội nông nghiệp buổi đầu, chịu tác động trực tiếp của thời tiết do mặt trời, mùa màng ảnh hưởng nhiều bởi mặt trăng; con nước triều vận hành trong thế quay về. Đời người cũng sinh, lão, bệnh, tử, theo gió mưa. Cái vòng lặp đi lặp lại đó Đạo Cao Đài gọi là vòng luân hồi, trong một lý lẽ cao siêu mà Thầy dạy:  "Thầy là các con, các con là Thầy".

Thầy phân tánh tạo ra khoáng sản, thảo mộc, cầm thú rồi con người. Con người ấy sống tập đoàn với nhau phải có Lễ, có đạo đức để bước lên hàng Tiên - Phật mà trở thành Trời. Thánh giáo dạy:
“Tu hành là học làm trời.
“Phải đâu kiếp kiếp làm người thế gian”.

CHƯƠNG II

A - THIÊN NHÃN

Thiên Nhãn là gì ?
E:  The divine Eye
F: Eye of Providence,Divine Eye,All-seeing Eye.

Thiên-Nhãn là biểu tượng của Tân-Giáo Cao Đài. Đấng Chí-Tôn ban sơ đến dạy  về Thiên Nhãn rằng:
 “Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng Con Mắt mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh:
1 . Nhãn thị chủ Tâm
2 . Lưỡng quang chủ tể
3 . Quang thị Thần
4 . Thần thị Thiên
5. Thiên giả Ngã dã

THẦN là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Ðạo bị bế. Lập Tam Kỳ Phổ Ðộ nầy, duy Thầy cho THẦN hiệp TINH- KHÍ đặng hiệp đủ Tam Bửu là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh. Các con nhớ nói vì cớ nào thờ Con Mắt Thầy cho chư Ðạo hữu nghe. Phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, từ ngày Ðạo bị bế, thì luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên đình mỗi phen đánh tản THẦN không cho hiệp cùng TINH- KHÍ. Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn Thần cho các con  đắc Đạo.
Con hiểu “Thần cư tại Nhãn”.Bố trí cho chư Ðạo hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên con mỗi phen nói Ðạo, hằng nhớ đến danh Thầy.”

Giải nghĩa:
1 - Con mắt là chủ của cái Tâm. Ở đây, Thiên Nhãn là chủ của cái Thiên Tâm; Thiên Nhãn là chỉ Ông Trời, Thiên Tâm là cái Tâm của ông Trời tức là ngôi Thái Cực, là Ðại Linh quang, Ðại hồn. Vậy: Ông Trời là chủ của ngôi “Thái Cực Thánh Hoàng” ngày nay đã đến với nhân lọai ngự trong mỗi gia đình con cái của Ngài trong cơ Đại Ân Xá kỳ Ba.
2 - Hai ánh sáng là chúa tể. Lưỡng quang ấy là Lưỡng Nghi: Dương quang và Âm quang. Ðức Chí Tôn Chưởng quản Dương quang, Ðức Phật Mẫu Chưởng quản Âm quang. Âm quang và Dương quang là chúa tể, bởi vì Lưỡng quang Âm Dương phối hợp mới tạo ra Càn Khôn vũ trụ và hóa sanh vạn vật (Lưỡng là hai vật không thể chia lìa; nhị là hai, nhưng có thể chia lìa tách rời ra được)

3 - Ánh sáng là Thần (Thần là chơn thần của Trời)
4 - Thần chính là Trời.
5 - Trời ấy là TA vậy (Tiếng tự xưng của ông Trời).

Thế nên, thờ Thiên Nhãn là thờ Trời, thờ Ðức Chí Tôn. “Thần cư tại Nhãn”.
Chơn Thần hiện ra nơi con mắt. Nhìn vào đôi mắt, ta đoán biết Thần của người đó mạnh hay yếu. Huờn nguyên hay hoàn nguyên là trở về nguồn cội. Phép luyện đạo trong Ðại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là luyện Tam Bửu (Tinh- Khí- Thần) hiệp nhứt: ấy là luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hiệp Thần, luyện Thần huờn Hư, tạo được Chơn Thần huyền diệu, là cơ  đắc đạo tại thế.

Ngài Bảo Văn Pháp Quân giải về Thiên Nhãn (1927)

 “Thiên Nhãn, tuy là Chí-Tôn dạy ta vẽ ra mà thờ kỉnh Chí Tôn, nhưng lại    dạy  đặt ở giữa  một  ngọn  đèn gọi là Thiên đăng để chiếu rọi vào Thiên-Nhãn, tức là Thánh ý Chí-Tôn muốn trạng thái cái nguồn cội của sự sáng suốt thông minh gọi là ánh Thái-Cực, vốn từ buổi khai thiên, Chí-Tôn đã phân định: nhứt khí Hư-vô chia đôi ra gọi là phân Lưỡng-nghi, xẻ tư ra gọi là sanh Tứ-Tượng, rồi lại phân ra tám gọi là biến Bát-Quái. 

Người tu Phật xưa chỉ niệm 6 chữ “Nam-mô: A-Di Đà-Phật” chứng tỏ Phật chỉ độ Dương mà không độ Âm, độ Nam mà không độ Nữ, độ tử mà không độ sanh; nhưng Đạo Phật ngày giờ này lại biến thiên rất nhiều làm mất đi những chơn lý bí truyền cao cả của Phật, là thất kỳ truyền!

Ngày nay người tu theo Đạo Cao Đài niệm danh Thầy 12 chữ tức là cơ Đại Ân xá kỳ ba của Chí-Tôn.

Phải “Hằng nhớ đến danh Thầy” là gì ?
- Tức nhiên phải hằng tâm niệm câu chú của Thầy là: “Nam-Mô Cao-Đài Tiên Ông Đại-Bồ Tát Ma-Ha-Tát”

Tại sao phải niệm câu Chú của Thầy ?
 “Câu Chú của Thầy” là câu niệm có tánh cách huyền bí của Ðấng Thiêng-Liêng đặt ra để hộ trì các Môn đệ trên bước đường tu. Đặc biệt là niệm danh Thầy trong nguơn hội Cao-Đài để được giải thoát.!

Trong thời Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ này, Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế giáng cơ dạy Đạo, xưng mình là Thầy, gọi các con cái của Người đang học Đạo là Môn đệ. Ðức Chí Tôn dạy đạo đức cho nhơn sanh như là Thầy dạy trò, gần gũi thân mật, biểu lộ lòng thương yêu của Chí Tôn đối với chúng sanh thật vô cùng tận, như tình cha con, qua lời khiêm tốn, thân thương của Thầy rằng:

Làm Cha nuôi nấng ân cần,
Làm Thầy lại nhượng phẩm Thần, ngôi Tiên.

Lẽ tất nhiên Đức Chí-Tôn trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ này nắm hai nhiệm vụ: vừa làm Cha (Đại Từ Phụ) thì lo lắng cho con, như người Cha trong gia đình; vừa làm Thầy (Ngọc Hòang Thượng Đế) thì mới đủ quyền hành ban cho ngôi Tiên phẩm Phật cho chư môn đệ của Thầy.

Câu Chú của Thầy tức là câu niệm Chí Tôn có 12 chữ:

“Nam- mô Cao-Ðài Tiên-Ông Ðại Bồ-Tát Ma- Ha-Tát"
 (  1       2     3     4      5      6      7     8    9   10    11  12 )

- Nam-Mô 南無 (đọc trại ra từ Nam-vô) do phiên âm từ tiếng Pali "Namô" hoặc từ tiếng Phạn "Namah", từ ngữ Nam Mô thường được dùng làm chữ khởi đầu cho bất cứ câu cầu nguyện nào trong Tôn giáo ngày nay.

       Nam Mô có 6 ý nghĩa:
         - Qui y:  trở về nương tựa Phật và Bồ Tát.
         - Qui mạng:  qui thân mạng của mình.
         - Cung kính:  hết lòng chí thành cung kính.
         - Cứu ngã: mong được cứu độ.
         - Đảnh lễ:  lòng thành kính.
         - Độ ngã:  mong tu được qua bờ giác ngộ.

        Hai chữ “Nam-Mô” là một triết lý quan yếu đối với trời đất cùng vạn vật, đó là Âm Dương nhị Khí vậy. Thuở hỗn độn Hồng mông trong pháp sơ tạo ấy chính là Đạo khởi thỉ của Trời Đất nên chữ “Nam vô” được niệm đầu tất cả các Thánh danh, nhưng đọc trại là “Nam mô”. “Nam” là Phương Nam thuộc Bính Đinh, HỎA là lửa Thái-Cực ở lý nhứt nguyên biến cung Càn  thành ba vạch..“Vô” là chỗ tách rời hình Khôn  lục đoạn với khoảng  không  đó  là vòng  Vô Cực  nơi  phát xuất sanh quang cho Vũ Trụ. Đây là các câu niệm của Đạo Cao-Đài.
- Cao Ðài: là cái đài cao, dùng làm nơi ngự của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế khi có Ðại hội triều đình của Ðức Ngài tại  Ngọc Hư Cung - Linh Tiêu Ðiện.
- Tiên Ông: Ông Tiên, vị Tiên, một phẩm chót của Tiên giáo (một sự khiêm tốn của ông Thầy Trời)
- Ðại Bồ-Tát: Nói đầy đủ là Bồ-Ðề-Tát-Ðóa, tiếng Phạn là Bodhisattva, nghĩa là người đã tự giác được bản tánh và có nhiệm vụ phổ độ chúng sanh  (một  phẩm  chót của Phật giáo -  cũng là hình thức khiêm tốn).
- Ma Ha-Tát: Nói đầy đủ là Ma-Ha-Tát-Ðóa, tiếng Phạn là Mahasattva, nghĩa là Ðại chúng sanh, tức là người có dũng tâm muốn làm việc lớn. “Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát” là vị Bồ-Tát ở phẩm bực cao trọng, xứng đáng đứng vào hàng Phật vị, nhưng vì còn nhiệm vụ cứu độ chúng sanh nên còn mang danh Bồ-Tát, hằng ngày hoá độ chúng sanh.

Câu Chú của Thầy đặc biệt có 12 chữ là vì “số 12 là số riêng của Thầy” với ý nghĩa là bao gồm Tam giáo:
- Cao Ðài: tượng trưng Nho giáo.
- Tiên Ông: tượng trưng Lão giáo hay Tiên giáo.
- Ðại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát: tượng trưng Phật giáo.

Ngày nay Ðức Chí Tôn dùng câu Chú nầy có mục đích “Qui Nguyên Tam Giáo”, tức là đem Tam giáo (Phật -Lão-Nho) về một gốc, gốc đó là Đức Chí Tôn - Ngọc Hoàng Thượng Ðế.  Thầy nói:

“Thập nhị Khai thiên là Thầy, Chúa cả Càn-Khôn thế giái, nắm trọn Thập nhị Thời Thần vào tay. Số 12 là số riêng của Thầy”.

Vậy danh xưng của Đức Cao-Đài đã gồm trọn Tam giáo: Phật- Tiên- Thánh. Lại nữa Thánh danh này còn thể hiện một hạnh khiêm-nhường nữa, qua lời dạy của Thầy:
“Các con nghe! Các con coi bậc Chí-Tôn như Thầy mà hạ mình đặng độ rỗi nhơn-sanh là thế nào, phải xưng là một vị TIÊN ÔNG và BỒ-TÁT, hai phẩm chót của Tiên Phật. Đáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm tối cao, tối trọng; còn Thầy thì khiêm-nhường là thế nào! Vì vậy mà nhiều kẻ Môn-Đệ cho Thầy là nhỏ… Cười!” (TNI/44)

Ngoài ra đứng về Lý Dịch mà nói thì: hai chữ “Nam Mô” tượng trưng cho lý Âm Dương mà bất cứ nơi nào cũng có. Cả câu nguyện có 12 chữ, tượng cho Thập Nhị Địa Chi, tức là: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dâu, Tuất, Hợi.

Nếu lấy hai chữ Nam-Mô ra thì danh xưng của Thầy có 10 chữ, ấy là tượng cho Thập Thiên Can, là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí. Như vậy phối hợp cả Thiên Can và Địa Chi là quyền Chúa Tể của Thầy đã thể hiện trong ấy, mà Kinh Phật Mẫu dạy rằng:
“Thập Thiên Can bao hàm vạn tượng,
“Tùng Địa Chi hóa trưởng Càn Khôn”

Niệm danh Thầy để được giải thoát…
Đức Hộ-Pháp giải về con đường Thiêng-Liêng Hằng Sống  có nói rằng:
“Hỏi thử tội tình của chúng ta đã làm trong kiếp sanh, Đức Chí-Tôn để trong phương-pháp nói rằng “Tội tình các con đầy dẫy nơi mặt địa cầu này mà đến giờ chót, các con biết kêu danh Thầy thì Thầy đến cứu, Thầy đem bí-pháp giải thoát để trong tay các con đặng các con đoạt chơn pháp giải thoát đó vậy. Kêu danh Thầy là “Nam-Mô Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma-Ha-Tát”.

B - TÌM HIỂU THIÊN NHÃN THẦY LÀ
TÌM HIỂU VỀ BÁT QUÁI

1 - Bát Quái là gì ? -Vẫn là tám đạo hào-quang gọi là Bát phẩm Chơn hồn: Phật hồn, Tiên-hồn, Thánh-hồn, Thần hồn, Nhơn hồn, cầm thú, côn trùng, thảo mộc, vật chất hồn. Vì đó mà nơi thờ PHẬT-MẪU có  câu đối này:
- BÁT phẩm chơn hồn tạo Thế giới, hóa chúng sanh, vạn vật hữu hình tùng thử ĐẠO.
- QÚAI hào Bác ái định Càn Khôn, phân đẳng pháp, nhứt thần phi tướng trị kỳ TÂM
  
  

Xin lược giải:
- Tám bậc linh hồn gầy nên cõi đời, biến thành chúng sanh là muôn vật có hình dõi theo cơ Đạo.
- Ánh sáng trọn lành định an võ-trụ, đặt bày ngôi thứ do một Đấng vô ảnh phán đoán nơi cõi lòng.
. Hai chữ khởi đầu là BÁT QUÁI
. Hai chữ cuối của hai câu là ĐẠO TÂM.

Xin nói qua về DỊCH:
Quái (quẻ) có hai lọai: quẻ đơn có 8 quẻ: Càn , Đòai , Ly , Chấn , Tốn , Khảm , Cấn , Khôn Đấy là 8 quẻ căn bản nhất dùng trong các Bát Quái sau.

Quẻ kép là do hai quẻ đặt chồng lên nhau.
Hào là những vạch ngang để ký hiệu cho một quẻ.

Vậy thì Bát Quái vốn là tám đạo hào-quang, tùy sự cao hạ mà định phân ngôi thứ ra tám bậc, cho nên Đức Chí-Tôn mới nói là Bát Phẩm Chơn hồn. Hễ có chia ra từ bậc thì tất nhiên phải có đẳng cấp thượng hạ khác nhau:
-  Phật hồn khác với Tiên hồn
- Tiên hồn khác với Thánh hồn,
- Thánh hồn khác với Thần hồn,
- Thần hồn khác hơn, thông minh hiểu biết hơn nhơn hồn.

Chữ Bát Quái cho thấy rằng đây là thời kỳ Phục hưng của đạo pháp, đâu đâu cũng thấy chữ Bát Quái như: Bát Quái Đài, Bát Quái Đồ thiên, Lộ Bát Quái…Cũng là thời kỳ ứng hợp với Kỹ-thuật-số mà văn minh khoa học đang tiến triển. Đạo học thì đang thịnh về: Nho, Y, Lý, Số.

Đạo Tâm cho thấy rằng sắp chuyển mình để bứơc qua một “Tịch Đạo Đạo Tâm” là theo sau “Tịch Đạo Thanh Hương”, tức nhiên là có biến chuyển về tâm linh.

Hai câu đối này có số chữ dài nhứt: mỗi câu 17 chữ. Nếu tính về Dịch lý thì đây là quẻ Thiên Sơn Độn (1 là Càn vi THIÊN, 7 là Cấn vi SƠN, đọc là Thiên Sơn Độn (Độn là lui đi) tức nhiên xác nhận một lần nữa: thời Thanh Hương đã lui đi, để nhường chỗ cho cơ Đạo Tâm. !

Tuy nhiên: nếu nói từ bậc phẩm Phật, Tiên, Thánh, Thần, ta không nên luận đến sự cao hạ. Một ví dụ cho thấy Đức Quan Thánh Đế; nói là hàng Thánh, nhưng Ngài là vị Cái Thiên Cổ Phật Quan-Thánh Đế-Quân. Chỉ biết rằng trong hàng chúng sanh thì phẩm người là linh hơn hết mà thôi: Loài người vẫn cao kiến hơn, thông minh hơn cầm thú côn trùng. Cầm thú côn trùng hiểu biết hơn thảo mộc và vật chất hồn, là sự rõ thấy hiển nhiên. Sự cao hạ về bậc phẩm đã định phân trong Bát Quái vốn do theo lẽ công bình của Chí-Tôn nơi luật tấn hóa để sắp đặt hàng phẩm tùy theo sự quang minh nơi linh tâm của vạn vật đã tự mình trau luyện gọi là TU mà đào tạo ra hàng phẩm ấy. Nếu muốn rõ thấu về sự cao hạ của bậc phẩm, thì không còn chi hơn cho bằng ta tìm hiểu ngôi thứ của nhân loại, Thánh nhân vẫn chia ra ba bậc khác hẳn tính nhau là Nguyên nhân, Hóa nhân, Quỉ nhân.

Vạn vật không thể nào dấu diếm hạng bậc thiêng liêng của mình đặng, là do nơi chơn hồn đã qui định rồi, thì lẽ tự nhiên nơi linh tâm ta, nó lộ bày ra trong tánh cách cử chỉ ta “Tâm ư trung xuất hình ư ngoại” rồi lại cũng do nơi linh tâm quang minh mà kẻ khác trông thấy hiểu biết được phẩm của ta.. Điểm quang minh ấy gọi là Thần Lương tâm (La conscience) mà Thần lương tâm vốn vô hình, vô ảnh nên gọi là “Thần phi tướng”, theo như câu: “QÚAI hào Bác ái định Càn Khôn, phân đẳng pháp, nhứt thần phi tướng trị kỳ TÂM”. Ấy là sự hiểu biết thông minh sáng suốt duy ở hai mắt này ngó xem cho thấy vật mà thôi, cho nên Chí Tôn mới nói “Lưỡng quang chủ tể”. Còn sự định đoạt hay dở thấp cao vẫn do nơi con mắt mầu nhiệm nên Chí-Tôn mới nói rằng “Nhãn thị chủ Tâm”. Con mắt ấy vẫn vô vi “phi tướng”. Ấy là do sự tu luyện để tìm về nguồn cội Đạo- gọi là “Huệ Nhãn”- phân biệt với mắt  thường gọi là phàm-nhãn. Tùy nơi sự quang minh cao hạ mà định phân đẳng cấp riêng cho người, vật; rồi cũng do nơi Huệ-nhãn mà người để tâm trau luyện gọi là tu cho quang minh hơn nữa, nên người mới đoạt vị Thần, Thánh, Tiên, Phật như các Đấng được nêu danh trên Bát-Quái Đài, như  Đức Phật Thích Ca Mâu-Ni,  Đức  Thái  Thượng

Lão Quân, Đức Văn Tuyên Khổng Thánh..
Chính vì vậy mà Thánh nhân gọi cặp phàm nhãn của người là “Lưỡng mục” 兩目 duy có để xem thấy vật bên ngòai mà thôi. Về tâm linh khôn sáng thì vẫn của “Thần phi tướng” 神非將 là điểm Linh quang của người. Trong hàng Bác sĩ, Kỹ sư…những vị này tạo ra phi cơ hiện nay, cũng chỉ dùng nơi Huệ-nhãn, tức là dùng sự quang minh mà lần lượt tầm kiếm trong phòng thí nghiệm, đồ theo kiểu vở phi điểu của Tạo công, từ xưa đến nay mới đắc pháp, ấy cũng do sự cao siêu của Linh tâm mà ra.

Ấy vậy, Thiên-Nhãn gọi là “Mắt Trời”, Đấng Chí Tôn ban cho mỗi người một tia sáng nơi mình gọi là Thần Lương tâm (La conscience) cốt yếu để chủ định giữ gìn phẩm hạnh người ta. Bởi cớ nên Đấng Chí-Tôn thường dạy rằng: “Thầy hằng ở bên các con mà nhắc nhở dìu dắt các con” là dường ấy, lại cũng do nơi đó mà có câu “Nhứt Thần phi tướng trị kỳ tâm”.

        Cơ Tấn hóa: Như thế, là duy có riêng luận về linh quang của Nhơn phẩm mà thôi. Dưới hạng bậc của nhân loại vẫn còn đoàn em thấp thỏi hơn là cầm thú, côn trùng, thảo mộc và vật chất. Mỗi vật loại cũng đều có điểm Linh quang nơi mình, nhưng rất nhỏ-nhít.  Do theo hàng phẩm: vật chất tùy cơ tấn hóa sẽ bước lên hàng thảo mộc; thảo mộc bước lên hàng côn trùng, cầm thú; cầm thú tấn bước vào nhân loại, cũng như loài người nếu chí tâm luyện tập,  điểm Linh quang sánh kịp bậc nào trong hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật thì cũng được vào hàng phẩm ấy.

Tóm lại: Thiên Nhãn đã là tôn chỉ của Đạo, lại là cội nguồn của Pháp nên quá thâm-thâm huyền diệu. thế nên  “Thiên Nhãn nghĩa là Mắt Trời” được tôn thờ:
- Thứ nhất là cả thế giới lòai người ai cũng  biết  rõ tầm quan trong của MẮT như thế nào rồi !
- Khi nói Mắt ai cũng biết được hình dạng  của nó.
-“Mắt là cửa sổ của Linh hồn” là tượng trưng cho cái tâm, thế nên cách thờ phượng của Đạo Cao Đài ngày nay là ngay dưới Thiên Nhãn có thắp một ngọn đèn dầu cho thường sáng, giả làm “Tâm đăng” cũng là nguồn cội  Đạo, vẫn là cái ánh sáng trọn lành của Trời gọi là “Ánh Thái-Cực”, nêu lên trên cao vọi nơi tuyệt đỉnh là Cao Đài.
Nếu tính theo hình phẳng thì trên hết là Thiên Nhãn.
Dưới Thiên-Nhãn ngay hàng giữa thể hình Ngũ Chi:
- Thích Ca Mâu-Ni.. tượng …Phật đạo
-  Thái-Bạch Kim Tinh…… .  Tiên đạo.
- Da-Tô Giáo Chủ  …………. Thánh đạo
- Khương Thượng Tử Nha  …Thần đạo
- Ngôi Giáo Tông Đại-Đạo …Nhơn đạo.

Nhưng trên vòng tròn, thì ngôi Chí-Tôn ở giữa, là tâm.
Đồ hình trên: vòng tròn lớn tượng Càn Khôn vũ trụ. Trong có một tam giác lớn nội tíêp: đỉnh mang chữ THÍCH CA MÂU NI là ngôi PHẬT, hai đỉnh dưới của tam giác này là TIÊN, THÁNH, chứng tỏ rằng Tam giáo trước mặt Đức Chí-Tôn vốn có từ xưa đến giờ vẫn đồng quyền, đồng đẳng nhau của thời Nhứt kỳ Phổ độ.

Qua Nhị kỳ Phổ độ thì Tam giác trên là Tam Giáo:
- Đỉnh là chữ Thích Ca Mâu-Ni      (Phật).
- Kế đến Thái Thượng Lão Quân    (Tiên)
- Đỉnh kế là Khổng Thánh Tiên Sư (Thánh)

Nay, Qua Tam Kỳ Phổ Độ thay quyền Tam Trấn Oai nghiêm, thì biểu tượng là tam giác ở giữa:
- Đỉnh mang chữ: Thái Bạch Kim Tinh (Tiên giáo)
- Kế đến là Quan Âm Như Lai (thay Phật giáo)
- Kế  là Quan Thánh Đế Quân (thay Thánh Giáo)

Nếu chỉ tính hàng giữa thì đây là biểu tượng: Ngũ Chi Đại Đạo như trên đã nói.
Nhưng tại sao Đức Da-Tô Giáo Chủ đặt ở tâm ?
- Đấy là nét đặc biệt nhứt của thời Tam Kỳ Phổ Độ. Đức Chúa lại ngự trong tâm của vũ trụ tức là ngay ngôi của Đức Thượng Đế, bởi Đức Chúa Cứu Thế đã chịu đóng đinh trên Thánh giá để chuộc  tội cho lòai người. Ngày nay Đức Chí-Tôn bảo hành y Tam Lập tức là tinh thần PHỤNG SỰ. Vì phụng sự Vạn linh tức là phụng sự Chí linh. Nếu chư Môn đệ làm xong phận sự là Lập đức, lập Công, lập Ngôn thì cũng gần ngôi Tiên, Phật vậy; Thầy còn dành cho cả ngôi Trời cho người dám “Thọ khổ”nữa!

Nhìn vào đồ hình quả là Chúa đã ngự trên ngôi “Thập tự giá” tức là giao điểm hai đường kính vòng tròn.

Đồ hình có cả thảy 9 Đấng: Phật, Tiên, Thánh, Thần, nhưng duy chỉ có Phật Quan Âm là Nữ, tức là Nữ Phật Tông là nghĩa làm sao?

Dịch nói “Chúng dĩ quả vi chủ” tức nhiên trong số đông thì số ít làm chủ ! Vậy thời kỳ này Nữ Phật Quan Âm làm chủ ! Làm CHỦ về vấn đề gì ?
- Thời Tam Kỳ Phổ Độ này Đức Chí-Tôn mở Đạo không dùng Tam giáo như hai kỳ trước mà dùng TAM TRẤN OAI NGHIÊM  thay quyền cho Tam Giáo, vậy:
- Đức Phật Quan Âm là Nhị Trấn Oai Nghiêm tượng cho đức BI (Từ bi- Bác ái)
- Đức Lý Thái Bạch là Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông ĐĐTKPĐ, tượng trưng  đức TRÍ
- Đức Quan Thánh Đế Quân là Tam Trấn Oai nghiêm, tượng trưng đức DŨNG.

Như vậy người tu theo Đạo Cao Đài ngày nay phải noi gương Tam Trấn mà tu cho hiệp tam bửu, ấy là BI- TRÍ-DŨNG vậy.
Tuy nhiên theo Tôn chỉ của nền Đạo Cao Đài ngày nay là cứu thế và chuyển thế, tức nhiên vì nhân lọai sắp đến kỳ hủy diệt nên Đạo mới đến để cứu đời. Trước mắt cho thấy rõ là nhân lọai ngày nay thừa đức TRÍ và DŨNG, nhưng thiếu đức BI. Vì thiếu đức BI nên nhiều nứơc đã liều chết chính mình và còn làm cho nhiều người cùng chết, tức nhiên họ không thương mình thì còn thương ai ! Lòng Bác ái, Từ-bi đã khô cạn lắm rồi ! Phải thể hiện đức Từ bi, Bác ái mới cứu  nhân lọai trong phút lâm nguy này !

Sắp theo ngôi thứ, tức là thể bày công trau luyện  theo gương sáng của các Đấng đã dày công tu hành, cũng là tinh thần qui nhứt. Nhưng dưới mắt Đức Thượng Đế không phân biệt cao thấp, mà là đồng đẳng đồng quyền với nhau, nhưng chỉ biệt phân nhiệm vụ mà thôi.

Giờ này Đức Thượng Đế ngồi sau hết nhưng trên hết để đưa về cơ tận độ trong kỳ Ba cứu thế.
Đức Khương Thượng Tử Nha là Thần Đạo, nhưng không có ngày Vía, vì Ngài bình sanh không để lại một triết lý nào cho nhân lọai, mà chỉ có công lập BẢNG PHONG THẦN mà thôi.

Ngôi Giáo Tông là đại diện cho NHƠN ĐẠO. Tuy là Ngài có ngai vàng, có Long vị thờ nơi Bát Quái Đài, nhưng không có câu niệm như Đức Hộ-Pháp. Nhưng cả hai ông chủ của Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài hiệp một mới là quyền Chí-Tôn tại thế.

Đây là một hình thức ÂM- DƯƠNG luôn thể hiện một cách khít khao trong nền Đại-Đạo ngày nay.
Tuy nhiên: quyền tối thượng vẫn là Đức CHÍ-TÔN Ngọc Hòang Thượng Đế - Giáo Chủ về vô vi.
Người Việt Nam có quyền hãnh diện ngày nay có được mối ĐẠO NHÀ, là đạo này phát xúât từ Việt Nam.
Thầy đã xác nhận điều ấy, qua Thi văn dạy Đạo:
Từ thử nước Nam chẳng Ðạo nhà,
Nay Ta gầy dựng lập nên ra.
Ví bằng ai hỏi sao bao nả ?
Rằng trẻ noi sau biến hóa già.!

2 - Đức Chí-Tôn mở Đạo Cao Đài để cứu nhân loại:
 “Nhơn-loại đang bị thống khổ và sẽ lăn vào cảnh tang-thương vì tinh thần ly-tán nên Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ xuất hiện đặng phục-hưng Khổng-giáo, áp dụng Nho Tông làm khuôn luật tổ-chức xã-hội cho tận-thiện, tận-mỹ. Các dân tộc sẽ đối đãi nhau như anh em một Cha, ở chung một nhà, cộng hưởng Đại-Đồng hạnh-phúc.

Đó là về mặt xã-hội, còn mặt Đạo là mặt tinh-thần thì Đại-Đạo giữ-gìn tinh-ba giáo-lý nhà Thiền và Lão giáo đặng độ tận linh-hồn về Thượng-giới.

ĐẠI-ĐẠO tiên khởi lập thành tại nước Việt-Nam, nhiên hậu sẽ hoằng khai các miền Đông-Á, qui hợp cả Huỳnh-chủng làm đà sang Bạch-chủng Âu châu dìu-dẫn khắp thiên-hạ trên con đường Cộng-Đồng”.

Biểu tượng của nền Tân Tôn-giáo Cao-Đài này là Thờ Trời bằng THÁNH TƯỢNG THIÊN NHÃN:

Thông thường các biểu tượng này là để tượng trưng cho Thượng Đế toàn năng, Người đã thấu rõ tất cả những hành vi của con người. Biểu tượng này tìm thấy ở cả các nền văn minh phương Tây lẫn phương Đông. 

Việc Đạo-pháp ngày nay thấy rõ là một điều tối yếu, tối cần để cứu nhân-loại trong thời buổi này như chiếc thuyền đang cơn bão tố. Thiên hạ chịu quá nhiều thiên tai, địa ách, nào bão lụt, sóng thần, đất lỡ, cháy nhà, cháy rừng. ..rồi đến dịch bệnh, tai ương. Đúng như lời Đức Hộ-Pháp nói trong Thập Thủ liên hoàn năm (1967).

THI
Tai trời gieo họa chẳng riêng ai
Thế giới Kỳ ba sắp trận bày.
Đất Bắc Nga xuôi Hồ diệu võ
Trời Nam Mỹ khiến Diệm dương oai
Hoàng đồ buổi trước còn chung một.
Lãnh thổ ngày nay bị đứt hai.
Hỏa pháo đôi bên hờm nhả khói.
Chia sông Bến-Hải quyết đua tài…

Đức Chí-Tôn phải chính mình Ngài đến để độ rỗi con cái của Ngài, không những độ toàn cả thế giới về hữu hình mà thôi, Ngài còn tận độ các vong linh nữa, nhưng làm sao để nhân loại nhận ra hình ảnh một người CHA của nhân loại? - Ngài phải lấy biểu tượng là “Con Mắt Trời” mà tượng trưng cho một nền Đạo mới này. Có nghĩa là Ngài đã thấy tất cả, đã nghe tất cả, đã ghi chép tất cả “Dieu voit tout, Dieu entend tout, Dieu écrit tout” cũng như người Tây phương quan niệm về Đức Chúa Trời vậy.

Nền Đạo Cao-Đài có đầy đủ Thể-pháp và Bí-pháp Quan-trọng nhứt là Bí-pháp, vì vậy nên Thầy có giao cho ông Giáo Sư Thái Bính Thanh làm một “Trái Càn Khôn” để làm biểu tượng Tín ngưỡng của Đạo Cao-Đài.

3 - Nguyên-nhân Đạo Cao-Đài thờ
“Thánh Tượng Thiên-Nhãn”

Duyên khởi: Cuối năm 1917, thân mẫu của Ngài Ngô văn Chiêu lâm trọng bịnh, Ngài phải xuống đàn Cái Khế ở Cần Thơ để cầu xin thuốc cho Mẹ uống. Ơn Trên giáng cơ cho bài thuốc, Ngài đem về cho Mẹ uống thì Mẹ Ngài hết được chứng bịnh nan y, mạnh được vài năm. Sau đó thì Mẹ Ngài bị bịnh trở lại, Ngài Chiêu trở xuống đàn Cái Khế cầu xin thuốc cho Mẹ nữa, Ơn Trên chỉ giáng dạy đạo lý chớ không cho thuốc. Ngài vì quá thương Mẹ nên đến đàn cơ ở Thủ Dầu Một xin thuốc một lần nữa.

Ông Trần Hiển Vinh chủ đàn Minh-Thiện ở Thủ Dầu-Một có thuật lại rằng: Bữa ấy, Ngài Ngô Văn Chiêu cùng ông Phủ Kim đến hầu đàn. Ông Kim quì ở trong, Ngài Chiêu quì ở góc ngoài. Khi Đức Quan-Thánh giáng cơ, liền gọi tên Ngài Ngô Văn Chiêu và cho 4 câu thi, đại ý nói vườn thuốc của Phật-Tổ đã bị trốc gốc. Qua bài thi nầy, Ngài Chiêu biết số mệnh của Mẹ Ngài không qua khỏi. Đến cuối năm 1919 thì Bà từ trần.

Sau những lần Đức Thượng Đế giáng Cơ cho thuốc chữa lành bịnh thân mẫu của ông có hiện ra Thiên Nhãn và cảnh Bồng Lai để cho ông được chính mắt thấy để làm tin.

Nhứt là các Đấng Thiêng liêng giáng Cơ cho nhiều toa thuốc trị bịnh vô cùng huyền diệu mà Ngài Ngô văn Chiêu (Môn đệ đầu tiên của Đức Thượng Đế) đã nhiều lần thỉnh cầu trị bịnh cho thân mẫu của Ngài, khiến cho Ngài tôn kính các Đấng vô hình đã hướng dẫn cho thuốc để thân mẫu của Ngài uống hết chứng bịnh nan-y mà các bác sĩ đều lui chân thối bước, từ nan, không dám tiếp tục chữa trị; dù những toa thuốc của các Đấng cho tuy đơn giản mà kết quả như ý.

Do sự huyền diệu của thiêng liêng đã chỉ dẫn thuốc thang để điều trị cho thân mẫu Ông Ngô văn Chiêu vượt qua căn bịnh ngặt nghèo nguy hiểm, chính là làm tăng thêm Đức tin của Ngài Chiêu được mãnh liệt như thế. Sau, Ngài cũng trở thành  Đệ tử đầu tiên của  Đức Thượng Đế.

4 - Huyền-diệu là được thấy hiện Thiên Nhãn:
Vào thời tiền khai Đại-Đạo: Ông Ngô văn Chiêu là người được Đức Chí-Tôn thâu nhận làm Đệ-Tử đầu tiên. Tuy Ngài chịu làm Đệ-Tử của Tiên-Ông chớ chưa lập ngôi thờ, vì không biết phải thờ làm sao! Một bữa kia Tiên Ông dạy Ngài phải tạo ra một cái dấu hiệu gì riêng để thờ. Ngài bèn chọn chữ Thập, Tiên-Ông nói chữ Thập cũng được, song đó là dấu hiệu riêng của một nền Đạo đã có sẵn rồi, đó là dấu “Thập Tự Giá” của Công-Giáo, phải suy nghĩ mà tầm cho ra một dấu hiệu khác hơn, có Tiên Ông giúp sức. Ngài xin huỡn lại để có ngày giờ suy ngẫm. Mãn tuần Ngài tầm cũng chưa ra.

Thế rồi một hôm, vào ngày 13-03-Tân Dậu (dl: 20-04-1921) lúc 08 giờ sáng, Ngài đang ngồi trên chiếc võng ở mái hiên sau Dinh Quận (Phú Quốc), suy nghĩ vẩn vơ, bỗng Ngài thấy xuất hiện một CON MẮT thật lớn, hào quang chiếu diệu, cách chỗ Ngài ngồi chừng vài ba thước. Ngài lấy làm sợ hãi hết sức, lấy hai tay đậy mắt lại không dám nhìn, nửa phút đồng hồ Ngài mở mắt ra thì cũng còn thấy Con Mắt ấy mà lại càng chói hơn, Ngài bèn chấp tay vái rằng:

- Bạch Tiên-Ông: Đệ Tử rõ biết cái huyền diệu của Tiên-Ông rồi, Đệ Tử xin Tiên-Ông đừng làm vậy Đệ tử sợ lắm. Như phải Tiên-Ông bảo thờ “CON MẮT” thì xin cho biến mất tức thì. Vái xong con mắt lu dần rồi biến mất. Như vậy mà Ngài cũng chưa thiệt tin, nên chưa tạo Thiên Nhãn mà thờ.

Vào tháng giêng năm Giáp-Tý (1924) khi Ngài Ngô Văn Chiêu đứng tại Dinh Cậu ở Phú Quốc nhìn ra biển khơi lúc mặt trời sắp lặn, Ngài bỗng thấy Thiên Nhãn hiện ra rực rỡ hào quang sắp theo một sổ dọc thẳng đứng và mặt biển là một đường nằm ngang.

Sau khi thấy Thiên Nhãn hiện lần hai, Ngài cầu Cơ hỏi cách thờ phượng thì Tiên Ông dạy vẽ “CON MẮT” theo như Ngài đã thấy mà thờ và dạy Ngài phải kêu Tiên Ông bằng THẦY mà thôi. Tức nhiên Đức Cao Đài Tiên Ông xưng danh Đức Ngài tại Quan Âm Tự là “Cao Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát”.

Từ đó Ông Ngô văn Chiêu chánh thức là Đệ-Tử đầu tiên của Đức Cao Đài Tiên Ông.
Đến ngày 29-06-Giáp Tý (dl: 30-07-1924) Đốc Phủ Ngô Văn Chiêu được chánh quyền Pháp đổi về cho làm việc ở Sài Gòn, Ngài cũng đem Thiên-Nhãn về Sài Gòn để thờ nơi nhà Ngài cư ngụ.

Nay, biểu tượng thờ “Con Mắt Trời” là “Thánh Tượng Thiên Nhãn Thầy” của nền Tân Tôn-Giáo, tức là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ cũng khởi nguyên từ đây.     
Mặt khác, vào giữa năm 1925, Đức Chí Tôn độ được nhóm công chức Xây bàn ở Sài Gòn gồm quí ông: Cao Quỳnh Diêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang và kế đó độ thêm Ngài Lê Văn Trung; Đức Chí Tôn bảo quí vị nầy vẽ hình THIÊN NHÃN để thờ Đức Chí Tôn. Lúc  đó là đầu năm 1926.

Quí ông rất phân vân, không biết vẽ thế nào, vì biểu tượng Thiên Nhãn thật vô cùng mới lạ. Từ trước tới giờ, người Việt-Nam chỉ biết thờ tượng Phật, tượng Thánh, tượng Thần, chớ chưa hề biết thờ Thiên Nhãn.!

Đức Chí Tôn giáng Cơ dạy quí ông đến nhà của  Đốc phủ Ngô Văn Chiêu để Ông Chiêu chỉ cho cách thờ và dặn mang Đại Ngọc Cơ theo để Chí Tôn giáng cơ dạy.

Thế là do lịnh dạy của Đức Chí Tôn, quí ông tìm đến nhà Ông Ngô Văn Chiêu, được Ông Chiêu hướng dẫn cách thờ phượng Đức Chí-Tôn bằng biểu tượng Thiên Nhãn với đầy đủ chi tiết. Sau đó quí ông phò loan, cầu  Đức Chí Tôn giáng dạy, quí ông hợp tác với Ông Ngô Văn Chiêu để chuẩn bị Khai Đạo, nhận ông Chiêu là Anh Cả.

5 - Ý nghĩa thờ Thiên Nhãn
1/ - Về hình thể:
Tiên Nho thường nói: “Hoàng Thiên hữu Nhãn” hay trong dân gian cũng thường nói: “Trời cao có mắt”, để chỉ rằng Ông Trời tức là Đấng Thượng-Đế, nhìn thấy rõ tất cả những hành vi thiện ác của khắp chúng sanh, dầu bộc lộ ra ngoài hay còn kín đáo bên trong, Mắt Trời đều thấy rõ hết thảy, để khen thưởng hay xử phạt một cách công bình theo luật của Thiên điều phân định.

Do đó, trong kinh Ngọc Hoàng có câu :
“Càn kiện cao minh.
“Vạn loại thiện ác tất kiến”.

Nghĩa là ngôi CÀN hay Kiền là ngôi Thượng-Đế thật mạnh mẽ cao vọi, sáng tỏ, ắt hẳn Trời đã thấy rõ điều thiện và điều ác của muôn loài vạn vật.

Thờ Thánh Tượng Thiên-Nhãn với Con Mắt mở ra để chúng ta luôn nhớ rằng, bất cứ ta làm điều gì, Trời đều thấy rõ, không thể dấu diếm, cũng không điều gì ta  có thể cải chối được. Đức Chí Tôn dạy:
 “Tại sao Thầy lại biểu các con tạo hình Thiên Nhãn mà thờ, không dạy thờ hình tượng như các Tôn giáo khác?
 “Thầy vốn là Hư vô chi khí, không giống cái chi hết. Các con chớ tạo hình Thầy mà thờ.
 “Trời là lý, thì lý ấy rất thông-linh bao quát Càn Khôn Thế Giới. Thầy đâu phải có xác phàm như các con mà tạo hình thể như các con. Nên chi, thờ Thiên Nhãn là thờ Thầy”.

2/ - Ý nghĩa  về thiêng liêng:

Thờ Thiên Nhãn bao gồm nhiều ý nghĩa siêu việt:
Do lời Thánh giáo của Đức Chí Tôn từ buổi mới khai Đạo, thờ Thiên-Nhãn là chỉ nghĩa Nhứt điểm Linh Quang của Tạo Hoá. Bởi Thiên Nhãn thuộc về Thần, “Thần cư tại Nhãn” tức nhiên Thần trụ ở mắt, mắt chỉ về tâm, tâm thuộc hoả, hoả thuộc dương, dương ấy là mặt nhựt, mặt nhựt là thanh khí, thanh khí là Trời. Có câu “Thanh thượng phù giả vi Thiên” 青上浮者為天 (phần thanh nhẹ nổi lên làm Trời). Con người biết tôn sùng Trời thì phải biết kính trọng thần lương tâm. Bởi khi cái tâm tức là khi Trời, mà Trời thì không thể khi thị được. Có câu “khi kỳ tâm tất thị khi thiên, thiên bất khả khi hồ”! 欺其心即是欺天. 天不可欺乎 ?

- Thiên Nhãn là hình tướng của Lương-Tâm.
Nay, người Môn-Đệ của Đấng Cao-Đài, nhà nhà đều có thờ “THIÊN NHÃN THẦY” để sùng bái hằng ngày và cũng để Xét mình. Thiên Nhãn là hình tướng của Lương Tâm toàn thể làm nền móng cho Cao-Đài, nghĩa là Đền thờ cao trọng hay là Đức tin lớn của Đức Chí Tôn tại thế giới hữu hình này..

3/ - Truy nguyên về nguồn cội trên thế giới biết về Thiên Nhãn:
* Ở nước Ai Cập: Trong thần thoại cổ Ai Cập, Thiên Nhãn được gọi là Mắt của Thần Horus, Mắt của Mặt Trăng hay Mắt của Thần “Ra”. Horus là Thiên Thần của Ai-Cập cổ-đại hóa thân là chim ưng. Mắt phải chim ưng là Mắt của Thần Horus cũng được xem là tượng trưng cho mặt trời; Mắt trái tượng trưng cho mặt trăng và thần Tehuti. Người cổ đại tin rằng biểu tượng bất diệt này sẽ hỗ trợ việc tái kiếp, vì thế người ta đã tìm thấy biểu tượng này dưới lớp vải liệm thứ 12 của xác ướp vua Tutankhamun.  

* Ở nước Đức: Biểu tượng (Con Mắt Phải) cũng được tìm thấy ở nhà thờ Aachen, miền Tây nước Đức. Nhà thờ này đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới. Đây là một nhà thờ Thiên Chúa Giáo La-Mã cổ xưa nhất ở Bắc Âu. Từ năm 936 đến năm 1531, nhà thờ là nơi làm lễ đăng quang cho 30 vị Vua và 12 Hoàng-hậu nước Đức. Đây cũng là nơi còn giữ những di vật thiêng liêng của Mẹ Đồng Trinh Marie. Chúa Jésus và Thánh John the Baptist. 

* Ở nước Mỹ: tại nước Mỹ (Hoa-Kỳ) vào năm 1776 Đức Thượng Đế đã khai khiếu cho ba vị lãnh đạo nước Mỹ là Ông Thomas Jefferson, ông Benjamin Franklin và Ông John Adams được chỉ định để soạn thảo tờ giấy bạc 1 Dola. Sau 6 năm nghiên cứu với sự cố gắng tột bực của Ông Williams Barton và Ông Charles Thompson mới hoàn thành phía lưng của giấy bạc một đồng Dola, trình lên Quốc Hội ngày 20-06-1782 thông qua một Nghị Quyết chấp thuận thiết kế cuối cùng phía lưng của tờ giấy bạc một Dola có hình Kim-Tự tháp, (Con Mắt Phải), một cái cân và một cái chìa khoá.






 - Bên phía lưng của tờ giấy bạc một Dola: Con Mắt Phải trực tiếp bên trên Kim-Tự-Tháp. Các tiền nhân sáng lập nước Hoa-Kỳ (Mỹ) có nguồn gốc tôn thờ Đức Thượng Đế nhưng chưa định vị, từ năm 1782 và sự tiến triển của nước Mỹ luôn luôn phải được sự phù hộ của Đức Thượng-Đế.
- Cái Cân tượng trưng cho Công lý.
- Chìa khoá lược trình cho quyền uy của Quốc gia.

Thiết nghĩ, nước Hoa-Kỳ đã lập quốc 225 năm (1776). Còn Đạo Cao-Đài mới được khai sáng tại nước Việt-Nam vào năm 1926, tức là mới có 85 năm (2010) nhưng sự thờ phượng Thiên Nhãn của Cao Đài thuộc về "Dương" biểu tượng "Con Mắt Trái", tức Ngọc Hoàng Thượng-Đế, và Cân Công bình cùng “chìa khoá mở cửa Bạch-Ngọc-Kinh” của Tôn giáo Cao-Đài không thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên với Con Mắt Trái (Thượng-Đế), Cân công lý và Chìa khoá của bên lưng giấy bạc Một Dola của Mỹ mà người Tín hữu Cao-Đài có thể hiểu rằng Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế Cao-Đài đã mặc khải cho dân tộc Mỹ biết trước về “CON MẮT” để thờ Thượng-Đế, cũng như Ngài Ngô văn Chiêu được Đức Thượng-Đế mặc khải tại Đảo Phú-quốc vào năm 1925 để thể hiện thờ THIÊN NHÃN là thờ Thầy vậy, truy cho thấy Con Mắt nhưng chưa định võ Mắt Trái hay Phải. Đến ngày Khai Tịch Đạo 01/09, Bính Dần (07/10/1926). Và chính thức công bKHAI ĐẠO CAO-ĐÀI ngày 23/08 Bính Dần (29/09/1926).

Như thế đã rõ biết Đức Chí-Tôn  đã  chỉ  định  cho Đức Khổng-Tử và Lão-Tử đến khai sáng nền Đạo tại Trung-Quốc trước kia.
Còn ở Mỹ-Quốc thì Đức Chí-Tôn mặc khải cho dân tộc Hoa-Kỳ tôn kính thờ Thượng-Đế từ năm 1776 rồi.

Đức Hộ-Pháp nhắc lại sau cuộc Đức Chí-Tôn hành pháp tại Kim-Biên. Đức Chí Tôn nói với Bần Đạo rằng: “Một ngày kia: Trung Hoa sẽ thờ phụng Đạo đáo để, còn nước Mỹ sẽ lãnh trách nhiệm đi truyền giáo toàn cầu.”

Còn như chọn nước Việt-Nam để khai sáng nền Đạo Cao-Đài là Đức Thượng-Đế đã thông cảm lòng trung hiếu thờ phượng ông bà cha mẹ của dân tộc Việt-Nam mãi mãi lưu truyền, cũng như đức tin tôn kính thờ phượng Trời Phật của dân tộc Việt-Nam hết sức tốt đẹp, bất luận Tôn giáo nào du nhập vào Việt-Nam đều được dân tộc Việt Nam tôn kính phụng thờ. Vì thế, Đức Thượng Đế xót thương đệ tử, mới đến hoằng khai Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ trên đất nước Việt-Nam vào năm 1926 còn bị lệ thuộc Pháp mà Đức Ngài đã đến với lời hứa vô cùng sâu sắc:

“Thầy sẽ dùng Huyền diệu Thiêng liêng vô tận vô biên để giải ách nô lệ cho dân tộc Việt-Nam. Một vinh diệu lớn lao cho dân tộc Việt-Nam là được nắm chủ quyền Tôn giáo Cao-Đài để thực hiện sự Thương yêu và Công bình cho toàn cả nhân loại.”

Năm 1782, THIÊN-NHÃN được chọn là một phần trong biểu tượng khắc trên Quốc Ấn (con dấu quốc gia) của Hiệp-Chủng-Quốc Hoa-Kỳ. Người ta cho rằng Thiên Nhãn là đề nghị của Pierre Eugene du Simitiere, nhà tư vấn nghệ thuật cho các Tiểu bang thiết kế Quốc Ấn. Trên Quốc Ấn, THIÊN NHÃN được vẽ phía trên một Kim Tự Tháp có 13 bậc, tượng trưng cho 13 Tiểu bang đầu tiên của Mỹ. Toàn bộ biểu  tượng  ngụ ý  Thiên nhãn  hay  Thượng Đế ban ân huệ cho một nước Mỹ thịnh vượng.

Mặt trước và sau Một Đô-La Mỹ

Ngoài ra THIÊN NHÃN còn được nhìn thấy khắc trên con dấu của Tiểu Bang Colorado. Đặc biệt là trên mặt sau của tờ giấy bạc 1 Đôla của Mỹ  có các biểu tượng này.

…Chính sự việc làm cho nhiều người biết Thiên Nhãn bởi vì Một đồng Đô La của Mỹ rất phổ biến trên thế giới. “Đại Ấn của Hiệp Chúng Quốc” trên giấy một đồng Mỹ Kim là con dấu duy nhất có hai mặt. Nó là kết quả của sự cố gắng tỉ-mỉ của nhiều nhân vật từ năm 1776 đến năm 1782 trong đó có Benjamin Franklin, Tổng Thống Thomas Jefferson và John Adams.

Bề mặt của con dấu cho thấy có  con Ó  trọc  đầu ngậm trong miệng một biểu ngữ có hàng chữ La-Tinh “EPLURIBUS UNUM” có nghĩa là “Từ cái nhiều ra cái duy nhứt”. Trùng hợp thay! Một trong những nguyên lý căn bản của Đạo Cao-Đài là “Vạn thù qui nhứt bổn” cũng  cùng một nghĩa như trên. Điều này chứng tỏ sự đồng nhất vạn vật. Chúng ta tuy thấy nhiều nhưng chung qui có Một.

- Con Ó được chọn lựa là vì con Ó là một trong những huy hiệu của Ai-Cập. Vì Ai-Cập xưa kia là nước dẫn đầu về huy hiệu. Con Ó tượng trưng cho sức mạnh tối cao của Quốc gia. Trên đầu con Ó có một vầng hào quang biểu thị rằng: phần tâm linh ở trên phần vật chất.

- Trong vầng hào quang có 13 ngôi sao tượng trưng 13 Tiểu bang đầu tiên của Hoa-Kỳ:
- Đầu con Ó tượng trưng cho cơ quan Hành pháp.
- Trước ngực con Ó là một cái khiên (cái mộc) với 13 đường sọc, phần trên cái khiên màu xanh tượng trưng cho cơ quan Lập pháp.

- 9 cái lông đuôi là cơ quan Tư-pháp.

 Cái sọc trắng và đỏ của cái khiên là ý nghĩa đầu tiên của một Hiệp-Chủng-Quốc.
- Theo phong tục Trung Đông nhành ô-liu với 13 lá (13 Tiểu bang) và các hạt trong chân mặt của con Ó tượng trưng cho Hoà-bình. Bên chân trái là 13 mũi tên tượng trưng cho chiến tranh lấy từ phong tục của người Mỹ bổn xứ (người da đỏ). Đầu Ó ngó qua nhành ô-liu bên phải gợi sự mong muốn Hoà bình.

- Bên trái của con dấu có Kim-Tự-Tháp không đỉnh và Thiên Nhãn. Kim-Tự-Tháp đã được chọn để nhớ lại nền văn minh cực thịnh trong lịch sử Ai-Cập. Kim-Tự Tháp không đỉnh nói lên sức mạnh vật chất của một Quốc gia luôn luôn xây dựng và tiến triển không ngừng. “THIÊN NHÃN” trên Kim-Tự-Tháp tượng trưng cho Đấng Thượng Đế soi sáng cả muôn vật và cũng chỉ sức mạnh tâm linh luôn luôn ở trên sức mạnh vật chất. Ý nghĩa hàng chữ trên:

- ANNUIT COEPTIS có nghĩa “Ơn Trên phò hộ chúng ta”.
- NOVUS  ORDO SECLORUM (hàng dưới) có nghĩa là “Một kỷ nguyên mới trong nghìn năm”.  Bắt  đầu  từ  năm 1776.  Dưới chân của Kim-Tự-Tháp số 1776 được viết bằng số La-Mã MSCCLXXVI.

Sự trùng hợp của biểu tượng và tư tưởng trên thấy rằng muôn vật trên thế gian này dù muôn phần khác biệt nhưng lúc nào cũng có nhiều điểm giống nhau hay nói cách khác là “Vạn thù qui nhứt bổn” (Trích Tập san Đại Đạo phổ thông).“Kim tự Tháp” là Tháp hình chữ Kim  

4/ - Thiên Nhãn trong thời gian gần đây:

Trong khoảng thời gian gần đây, người ta cũng đã sử dụng Thiên Nhãn trong nhiều lãnh vực, ví dụ như văn học, khoa học, thiên văn học, điện ảnh, tài chính..

* Biểu tượng trong Đạo Cao Đài:
Hiện nay Đạo Cao Đài dùng Thiên Nhãn làm biểu tượng chính, thay cho hình ảnh Thượng-Đế tại trần gian. Tuy nhiên trong Đạo Cao Đài, Thiên Nhãn có nhiều ý nghĩa đặc trưng về Tôn giáo: Mắt là chủ tâm thức và ý thức, hai ánh sáng có quyền tối cao, ánh sáng là Thần, Thần là Trời, Trời là TA.               

* Biểu tượng của trí huệ:
 Theo Đạo Cao Đài, Thiên Nhãn không thể hiểu đơn giản theo nghĩa đen là Mắt Trời, bởi vì Thượng Đế không có hình thể vật chất.          

Theo nguyên lý Thể Pháp và Bí Pháp của Đạo Cao Đài, có thể suy ra hai cách để hiểu biểu tượng Thiên Nhãn:

Thứ nhất là hiểu bằng kiến thức:
Hiểu bằng kiến  thức nghĩa là nhìn sự vật (hình ảnh hoặc văn tự …) rồi so sánh với kho dữ liệu của bộ não để phân tích, chọn lọc hoặc phê phán. Hay nói nôm-na là nhìn bằng hai mắt. Nghĩa là khi nhìn sự vật, luôn luôn dựa vào tối thiểu là hai yếu tố: đúng hoặc sai; có hoặc không. Đây là cách hiểu thông thường của con người từ thời nguyên thủy. Cách hiểu này giúp phát triển văn minh vật chất rất nhanh chóng và đã đem lại cho nhân loại nền văn minh vật chất siêu việt  như ngày nay.           

Tuy nhiên, hiểu sự vật không thông qua kho chứa các kinh nghiệm lâu đời không giải quyết được các vấn đề tâm thức. Ngoài ra, cách này lại tùy thuộc vào trình độ văn hóa hoặc số lượng kinh nghiệm thu thập được của bản thân mỗi người. Những bộ óc siêu việt uyên bác sẽ hiểu biết khác với những người bình thường. Hậu quả dẫn đến sự phân hóa trong nhân loại. Chính vì thế, loài người dù tiến bộ rất cao trong lãnh vực vật chất, nhưng văn minh tinh thần vẫn chưa tiến bộ bao nhiêu. Sự tàn ác, nhẫn tâm, tranh giành, thù hận vẫn có mức độ như mấy ngàn năm trước, thậm chí tinh vi khó nhận ra hơn. Cho đến ngày nay, con người vẫn chưa tạo được một thế giới thanh bình, thịnh vượng và đầy tình thương yêu.   

Cách thứ hai là hiểu Thiên Nhãn bằng trí huệ:

Hiểu bằng trí huệ là một hành vi cực kỳ khó khăn, bởi vì hành vi này không cần sự hiện diện của kiến thức bất kể loại nào. Trí huệ đưa tâm trí trực tiếp vào giữa sự vật không thông qua quá trình phân tích, chọn lọc và phê phán. Nói một cách hình tượng là nhìn bằng một mắt. Nghĩa là khi quan sát thì người quan sát cùng vật bị quan sát là một. Vì thế khi nhìn bằng trí huệ, con người mới hiểu được biểu tượng Thiên Nhãn toàn diện. Đây là cánh cổng mở vào một thế giới khác, một thế giới thanh bình thực sự mà người ta vẫn gọi là Thiên Đàng (Paradise) hay Cực Lạc  Thế Giới (Nirvana). 

* Biểu tượng của Đại Đồng:
Ngoài ra THIÊN NHÃN còn là biểu tượng của Đại Đồng. Trên thế giới ngày nay, quốc gia nào sống cô lập thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ lạc hậu. Càng ngày càng có nhiều quốc gia muốn bắt tay nhau hợp tác trong mọi lãnh vực và như thế những va chạm về văn hóa, phong tục, tư tưởng cũng tăng lên. Phải có cách giải quyết để các quan hệ hợp tác không biến thành đối đầu. Trong hoàn cảnh như thế thì biểu tượng THIÊN-NHÃN của Đạo Cao Đài chính là một đề nghị có ích. Biểu tượng Thiên Nhãn ngụ một ý nghĩa là thống nhất. Nhưng không phải dùng mọi cách áp đặt quan điểm thống nhất lên người khác, bởi như thế là thống trị, làm mất đi tự do của người khác rồi !

Nếu trong tất cả các mối quan hệ, ai cũng có quan niệm: “Mọi Tôn giáo là một, mọi dân tộc là một, mọi hệ tư tưởng là một” thì sẽ tránh được ngộ nhận, hiềm khích và thế giới sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn nhiều.

“Bởi Chủ-nghĩa và Giáo-lý của Đạo Cao-Đài là ĐẠI ĐỒNG: Qui Nguyên Tam-Giáo Phục Nhứt Ngũ Chi, thâu-thập tất cả những bài học của các Tôn-giáo đã ra đời từ trước đến giờ gom về một mối trở lại nguồn gốc, nhất là thờ Đấng Chúa-tể Càn-Khôn vũ-trụ tức là chủ-trương của Đấng Cha lành đã hóa sanh muôn loài vạn-vật và tôn-kính tất cả các vị Giáo-chủ đã lãnh lịnh Đức Chí-Tôn và Ngọc Hư-Cung giáng trần dạy Đạo, ngang hàng nhau như những vị Tôn sư đến làm Thầy của nhân loại. Chủ-nghĩa của Cao-Đài là ĐẠI-ĐỒNG đi từ: Đại Đồng nhân-chủng. Đại-Đồng Tôn-giáo. Đại-đồng xã hội. Như Đức Chí-Tôn đã hứa “Que l’humanité soit une: une comme race, une comme religion, une comme pensée”.

            Kinh Thuyết pháp có câu:
“Muốn cho thiên hạ Đại-Đồng,
“Lấy câu cứu khổ dụ lòng thương sanh”

5/ - Phương pháp tu tập của Tín đồ Cao Đài:
Đạo Cao Đài là một Tôn giáo nên không đề ra những biện pháp dựa trên sức mạnh vật chất. Đức Cao Đài Thượng Đế dạy rằng muốn tạo ra một thế giới Đại Đồng, phải bắt đầu bằng tu sửa bản thân và thuyết phục, giúp mọi người xung quanh cùng làm như thế. Tuy nhiên, kết quả sẽ không hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Theo nguyên tắc Hiệp Thiên của Cao Đài (con người hiệp với Thượng Đế), con người cứ làm điều Thiện vô điều kiện, kết quả còn lại sẽ do Thượng Đế quyết định. 

Biểu tượng THIÊN NHÃN THẦY còn ngụ ý một phương pháp tu tập của tín đồ Cao Đài. Con người được cho là tổng hợp của ba thành phần có tác động hỗ tương: thể xác, trí não và linh hồn. Ý chí con người chỉ có thể hoạt động trong phạm vi tinh thần. Từ khu vực này mỗi cá nhân sẽ thông qua ý thức để tác động vào các hành vi của thể xác. Ý thức con người luôn luôn phân hai (đúng hoặc sai) và đó vừa là phương tiện sinh tồn vừa là thảm kịch của nhân loại. Nếu điều chỉnh cho ý thức đạt được trạng thái không phân hai nữa mà hiệp lại làm một, thì mọi hành vi của thể xác sẽ phù hợp những nguyên tắc đạo đức của Thượng Đế và ba thành phần: thể xác, trí não và linh hồn sẽ hợp nhất. Đây là trạng thái mà các Tín đồ Cao Đài gọi là Hiệp Thiên (hợp Nhất với Thượng Đế) hay “Thầy là các con, các con là Thầy” cũng là hiệp Tam bửu: Tinh- Khí -Thần. Trong trạng thái này con người không nhìn sự vật bằng Nhục Nhãn, mà nhìn bằng Thiên Nhãn.

Tóm lại, Thiên Nhãn vừa là phương tiện cũng vừa là cứu cánh của người Tu theo Đạo Cao Đài.

Diễn văn của Đức Hộ-Pháp đọc tại Đền Thánh, ngày 15-8- Quí Dậu (1933): 
“..Ta thử so ta cùng điểu thú thì thấy điều ấy rõ ràng. Vạn vật cũng có tánh linh nhưng mà ít hơn vì điểm linh quang rất nhỏ hơn mình, cơ tạo lại dụng phép Linh nầy đặng định phân hạng phẩm của chúng sanh.Cả những chất linh ấy tổng hiệp lại gọi là Vạn linh sanh chúng
Nhờ tánh linh ấy mà chơn linh mới soi đặng tận nơi tối tăm, thấy đặng sự mắt phàm không thể thấy. …” 

6/ - Thiên Nhãn:
- Là tượng trưng của nền Đạo mà cả Tín đồ lấy đó để thờ phượng nơi tư gia hay là trong những Thánh Thất. Tại sao Đạo Cao Đài lấy Thiên Nhãn làm tiêu biểu?

 Chính Đức Chí Tôn có dạy:
 “Nhãn thị chủ tâm, lưỡng quang chủ tể, quang thị Thần, Thần thị thiên, thiên giả ngã dã”.
- Con mắt ấy là chủ linh tâm, hai điển-quang của Con Mắt là chủ tể: thể trên trời là Nhật Nguyệt, thể nơi người là Lưỡng Mục. Điển quang ấy thuộc Thần, Thần thuộc trời, trời ấy là TA vậy. Mặt khác, Thiên Nhãn tượng trưng sự công bình thiêng liêng và cũng tiêu biểu mầm móng cho sự Đại Đồng nhơn loại. Thánh nhơn có câu: “Thiên thị tự ngã dân thị, thiên thính tự ngã dân thính”:

Nghĩa: trời xem tức dân ta xem, trời nghe tức dân ta nghe
Hơn nữa thời xưa trong Tam giáo thì các vị Giáo chủ giáng trần lập Đạo mang hình hài xác thịt: nếu phương Tây thì lấy hình thể người Âu, phương Đông thì lấy hình thể người Á.. Nguơn hội này Đức Chí-Tôn giáng Cơ khai Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ dạy thờ Thiên Nhãn tất nhiên Ngài muốn con cái của Ngài cọng yêu hoà ái, hiệp tâm với nhau để đi đến chỗ Đại Đồng Thế giới.

Thờ “Thiên Nhãn Thầy” bởi nhiều cớ:
- Thờ “Thiên Nhãn” mỗi ngày ra vô đều thấy, bụng tính điều chi sai quấy, dường như có “Thiên Nhãn” ấy ngó chừng mà dặn rằng: “Thầy hằng ở bên con mà để mắt dòm con, con chớ toan điều quấy”. Ấy là một chước rất hay để cho mình giồi lòng, trau hạnh. Thượng Đế là một khối linh quang vô cùng vô tận bao trùm cả Càn Khôn Thế Giái, nơi đâu cũng có Ngài, mà nhứt là trong tâm ta, mà Nhãn lại chủ tâm, cho nên thờ “Con Mắt” là thờ Ngài vậy.

Từ khi Đạo bế, tu vẫn hữu công mà không đắc quả. Nhiều người có công luyện Đạo, chỉ biết luyện Tinh hóa Khí mà thôi, còn đem Khí hiệp Thần thì không làm đặng. “Vì Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm”, mà Thần thì cư tại Nhãn, cho nên thờ Thiên Nhãn là đem Thần hiệp cùng Tinh - Khí cho đủ Tam Bửu là cơ mầu nhiệm "siêu Phàm nhập Thánh”.

7/ - Hiện tượng Thiên Nhãn xuất hiện trong vũ trụ

LTS - Vào trung tuần tháng 9-2003, một sinh viên Hoa Kỳ nghiên cứu về Tôn giáo Cao Đài đã thông báo cho chúng tôi biết là “Thiên Nhãn của quý Tôn giáo đã được chứng minh qua khoa học không gian”. Sinh viên này đã chỉ dẫn chúng tôi vào một trang nhà trên internet ...

Chụp được ảnh “Con mắt Chúa” trong vũ trụ

– Các nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực thiên văn đã chụp được bức ảnh “Con mắt Chúa” đang nhìn chúng ta từ khoảng cách 700 năm ánh sáng. 26-02-2009 9h55 (GMT+7)(VTC News)
       
Bức ảnh “Con mắt Chúa” dưới đây:

Thực ra, đây chính là hình ảnh mà các nhà thiên văn học đã chụp được từ vụ nổ của một ngôi sao có tính chất giống mặt trời, từ một trong những điểm quan sát vũ trụ được bố trí trên các ngọn núi ở Chile.

Các nhà khoa học đã đặt tên cho bức ảnh hiếm hoi này là “CON MẮT CHÚA” (Eye of God), sau khi họ nhận ra rằng những vầng sáng của bụi và khí bắn ra từ hành tinh
này trông giống như hình một con mắt. Điều đặc biệt là “CON MẮT CHÚA” cũng có phần con ngươi màu xanh nhạt, màu trắng và hồng của mí mắt.  Chòm tinh vân tuyệt đẹp. “Con mắt Chúa” có tên khoa học là Helix. Những nhà quan sát nghiệp dư cũng theo dõi hiện tượng này cho biết, họ chỉ nhìn thấy hiện tượng này mờ mờ, qua những thiết bị quan sát bầu trời không hiện đại như của những nhà khoa học chuyên nghiệp.

Các nhà khoa học cho biết, vầng sáng toả ra từ vụ nổ này chiếm diện tích khá rộng khoảng ¼ kích thước mặt trăng. Những chuyên gia này cũng phỏng đoán rằng mặt trời của chúng ta cũng sẽ tự phân ra như hành tinh này sau ít nhất 5 tỉ năm nữa.  Bình Nguyên (Theo Daily Mail)

“CON MẮT CỦA THƯỢNG ĐẾ”.

* Đây là trích Đặc san thứ bảy, ra ngày 25-12-2004, có bài Tin đó đây thế giới nói về “CON MẮT CỦA THƯỢNG ĐẾ”.

Có Tôn giáo đã từng vẽ “CON MẮT” để làm biểu tượng cho Thượng Đế. Và điều đó đã được khoa học xác minh bằng một bức ảnh của viễn vọng kính Hubble chụp được vào ngày 15-12-2004. Trong ảnh này, hình Con mắt hiện ra rõ-ràng “như ban ngày” dù cho ngoan cố thế mấy cũng không thể cải được. Chẳng biết đây là sự ngẫu nhiên trùng hợp hay đã được trong hoàn cảnh nào, chi tiết nào? Chuyện này xin nhường lại cho các bậc cao minh phân xử.”


(Đây là hình Thiên Nhãn trên khung cửa sổ Đền Thánh làm biểu tượng cho 16 tia hào quang: 9 trên, 7 dưới)

8/ - LỜI DẠY CỦA NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ VỀ
VẼ THIÊN NHÃN
Cửu Trùng Đài
Ngọc Chánh Phối Sư
Số:68-NCPS/VT
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỒ ĐỘ
(Tứ Thập Lục Niên)
Tòa-Thánh- Tây-Ninh
                         
NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ

Gởi cho Hiền Hữu Đầu Phòng-văn Võ Văn Tịnh.
Chiếu vi bằng số: 03/VB/BT phiên hợp bất thường Hội Thánh Cửu-Trùng-Đài Nam- Nữ tại Hậu Điện Đền Thánh ngày 14 tháng 4 năm Tân-Hợi (dl: 8-5-1971) nơi khoản 1 phần nghị sự phái Ngọc toàn Hội chấp thuận kiểu mẫu Thánh Tượng Thiên Nhãn thờ nơi Thánh Thât địa phương do Hiền Hữu vẽ.

Chơn mày phải vẽ y như Thiên Nhãn trên Quả Càn Khôn Đền Thánh, màu hồng lợt lại một chút và hào quang hiện ra phải trên 9 tia, dưới 7 tia. 

Vậy Hiền Hữu hãy vẽ lại cho châu đáo và vẽ trước 100 bức để trấn thần chung một lần. Thi hành xong đệ trình lên Hội Thánh, để trả lại tiền tổn phí.

Nay Kính.
Tòa Thánh ,ngày 21 tháng 4 năm Tân Hợi (dl:15/5/1971) NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ
(Ấn Ký)
NGỌC NHƯỢN THANH

Kính Tường:
- Hiến Pháp CQ. BPC Khai Đạo TQ.PT
- Đầu Sư CQ.CTĐ Nam Phái  - Thái Chánh Phối Sư
- Qu.Thượng Chánh Phối Sư - Qu.Thượng Thống Lại Viện
- Hồ Sơ lưu.

C - Phần Luận Đạo

1 - Thiên Nhãn: thần Thiên lương của nhơn  loại
THIÊN NHÃN là biểu tượng của Đạo Cao Đài nơi Tòa Thánh Tây Ninh: tượng hình một QUẢ CÀN KHÔN đặt giữa Tòa Bát Quái. Trên quả Càn Khôn có ngôi Bắc Đẩu, trên đó vẽ một “Con Mắt trái” để cho nhơn sanh sùng bái với ý nghĩa thờ Trời cũng là thờ Người. Đây là nguyên lý độc nhứt vô nhị của Đạo Cao Đài ngày nay khởi khai tại Việt Nam, là được làm chủ mối Đạo nhà.

Bởi Đức Chí Tôn đến lập Đạo Kỳ ba, muốn bảo tồn triết lý Nhơn sanh trong Đạo pháp nên  dạy  thờ “THIÊN NHÃN” là thờ “Thần Thiên lương  của nhơn  loại  phân làm  tam đẳng: Nguyên nhân, Hóa nhân và Quỉ nhân.. nên trong đời ta thấy có những người tánh khí khác phàm: nào là cử chỉ, nào là sở hành, khó cho thường nhơn học đòi bắt chước được.

Ấy là nhờ công tu luyện trước kia đã nhiều kiếp mà những người ấy tự có ngôi vị: Thần, Thánh, Tiên, Phật lâu rồi, nay  vì tiền duyên phải đến thế đặng trả vay, hoặc vì thâm ân nay đến đặng đắp bồi, hoặc vì mạng lịnh Trời nay phải đến trần đặng dìu chúng, cho nên các bậc ấy tuy cũng mang phàm thể như ta, song điểm linh vẫn còn giữ y nguyên sự minh-mẫn của Thần, Thánh, Tiên, Phật từ bé chí trưởng, trí não người vẫn thông minh: học một biết mười, ngó vào đâu đều hiểu đó, xa nghe rộng thấy hơn người. Như thế là do luật  công bình thiêng liêng của Chí Tôn, mà cũng bởi đó nên trong tuồng đời:

- Kẻ dở khó trộn lộn với người hay,
- Kẻ tà không phương giành người chánh,
 - Kẻ ngu khó lấn lướt người trí,
- Kẻ hèn rất phân biệt người trọng,
- Kẻ thiểu căn khó sánh bậc cao siêu.

Nếu chẳng có sự công bình thiêng liêng của Chí-Tôn ta thử nghĩ đời đâu có trật tự; mà tóm tắt lại cái trật tự về phẩm cách thiêng liêng cũng do nơi sự thông minh của HUỆ NHÃN mà biến tướng gọi là phong quang, mà rồi cũng tự nơi Nhãn-huệ hữu trần ấy nên phải nhiều hàng nguyên nhân hễ để mắt dòm đến đâu đều biệt phân được hư thiệt đến đó.

Vì vậy nên Chí-Tôn có nói rằng: “Cơ lập Ðạo là nhiệm mầu vô giá: biết Ðạo, biết ta, biết người, biết thế, biết thời, biết dinh hư, biết tồn vong ưu liệt rồi mới có biết hổ mặt thẹn lòng, biết sự thế là trò chơi, biết tuồng đời là bể khổ, biết thân nô lệ dẫn kiếp sống thừa, biết nhục vinh mà day trở trên con đường tấn thối. Có đâu đường đời còn lắm giành xé, hại lẫn nhau, mong chi đặng tầm Tiên noi Phật” . Vậy thì rõ sự BIẾT ấy đều do nơi sự lịch lãm tuồng đời mới mong đọat Đạo.

Nếu ai là người BIẾT TU đã đọat đắc Nhãn huệ quang minh rồi thì tự nhiên có con mắt tinh đời ấy, hễ ta có con mắt tinh thông rồi, ta để ý dòm quanh bên ta, tức nhiên ta hẳn thấy có lắm bậc Phật, Tiên, Thánh, Thần lẫn lộn theo ta mà dìu dẫn dạy dỗ ta. Các bậc ấy vẫn có một tia sáng suốt trong tướng đi tướng đứng, làm cho phong thể người nhẹ nhàng, lộ bày vẻ thông minh, thậm chí cho đến lời phê giọng nói của người cũng có vẻ thanh tao êm dịu nữa. Cho nên hễ ta trông đến người thì ta để ý kỉnh nhường, ta nghe đặng người thì ta sanh lòng yêu mến là như thế.

Đời không biết trạng thái sự quang minh ấy ra thế nào, lại ra  vẻ vị Phật hay vị Tiên Thánh chi, thì điểm thí một vòng vàng- vòng bao quanh cái đầu- Tây gọi là Chara, Thích gọi là vòng Kim quang,  còn Đấng Chí-Tôn lại gọi là vòng vô-vi hay là vòng Minh châu, để trạng thái rằng não căn của bậc ấy đầy dẫy Đạo Đời là như thế.

Tóm tắt lại các Hiền xưa đã đọat đắc ngôi vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đều do điểm linh của người đã dày công trau luyện cho ra quang minh mà đắc Đạo. Nếu ta muốn noi bước theo thì để chí tâm học đòi theo gương của các Đấng Phật, Tiên, Thánh, Thần của Chí-Tôn đã nêu nơi Bát-Quái-Đài mà dõi bước. Cần nhứt là tìm bắt sự hành tàng của các Đấng ấy trong buổi đương còn tại thế mà đồ theo tức là khỏi sai đường lạc nẻo.

Nhưng đó là cơ hành pháp, vì buổi sau còn cơ luyện Đạo là luyện cho Nhãn-huệ quang minh là trước nhứt. Ấy là phương mầu của Đạo Lão như:
- Luyện Tinh hóa Khí,
- Luyện Khí hiệp  Thần,
- Luyện Thần huờn Hư

Nghĩa là ta muốn tu tâm dưỡng tánh thì trước hết phải gìn giữ thân thể cho tinh khiết. Hễ thân thể được vững vàng thì trí não đắc an. Hễ trí não đắc an thì tâm trung mẫn đạt, tức là hiệp Thần. Thần đủ lương năng rồi thì Thần có thể xông pha ngàn dặm trong nháy mắt, dầu cho việc lớn lao của Càn Khôn cũng tìm biết được gọi là định Thần huờn Hư, chẳng khác nào các nhà Thiên văn, họ duy có ngồi suy nghiệm trong tịnh phòng mà tìm biết nào là sự vận chuyển của Nhựt, Nguyệt, Tinh tú; nào là thời tiết thay đổi của máy Càn Khôn, ấy là sơ luận mật cơ hành pháp của nhà Thiên văn mà thôi. Đạo Trời vẫn họat bát bao la, cơ mầu nhiệm vốn còn ngàn muôn phương pháp khác nữa.  

ĐẠO PHÁP:
Sơ luận về sự luyện TAM BỬU:
TINH- KHÍ-THẦN hay là Thể Phách hồn.

Theo Đạo giáo, nếu ta muốn tu tâm dưỡng tánh thì trước hết ta phải thường lo giữ gìn thân thể cho được tinh khiết. Ăn uống không nên quá độ, hoặc chẳng nên dùng đồ phẩm vật nào có hại cho thân thể như rượu mạnh, nha phiến hay là những món có chất cay nồng nóng nảy. Rèn tập được như vậy thường ngày thì thân thể ta tránh khỏi  sự mỏi mê mệt nhọc, lần hồi sẽ trở nên khỏe khóăn, thơ thới.

Hễ thân thể ta được thơ thới thì tánh ta được vững vàng tức là Phách được ôn-tồn. Ấy gọi là Luyên TINH hóa KHÍ.

Khi ta luyện tập được nhùân tánh ấy là Khí phách ta được vững vàng. Hễ khí phách ta được vững vàng thì Ngũ quan ta dễ tiếp xúc với Ý. Hằng  ngày ta luyện  trau  được như vậy thì tâm  ta lần hồi nảy nở, trở nên thông minh: học thấy, biết, nghe hiểu mau lẹ. Ấy gọi là luyện KHÍ hiệp THẦN.

Do theo phép tu luyện của Chí-Tôn dạy trong bài Thi:
Có Thần nuôi nấng Thần càng mạnh,
Luyện Khí thông thương Khí mới tường.
Nhập thất lòng trong gìn tịnh mẫn,
Đường Tiên nẻo Phật mới nhằm phương.

Theo Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ thì lại gọi là Vận Ngũ Khí triều nguơn. Xưa lại kêu là chuyển Lục thông  tức cũng là một ý-nghĩa ấy (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân tiếp xúc mau lẹ với Ý). Hễ ta luyện đặng Ngũ Khí triều nguơn rồi, chừng có cớ sự chi sâu xa để tầm kiếm ta mới có thể Thiền định đặng  tìm ra cớ sự ấy ra đáo để được. Ấy  là đắc Pháp.

Thiền định vốn để tìm hiểu sự sâu xa mầu nhiệm gọi là Định Thần huờn hư.
ĐỨC CHÍ-TÔN dạy về trạng thái TAM BỬU

Ta nên để ý xem xét trong phẩm vật để hiến lễ cho Chí-Tôn. Đấng Chí-Tôn đã dạy ta về sự hành lễ, ta chỉ dùng có ba phẩm vật để cung hiến cho Ngài hằng buổi là Thánh-ý muốn cho ta thường thấy ba món ấy trước mắt cho đặng thấm vào não cân, hầu tìm thấy sự trạng ấy có ẩn vi lẽ nhiệm mầu đặng ta suy nghiệm lần hồi cho đến khi hiểu rõ sự thật của Đạo.

Ba phẩm vật ấy gọi là TAM BỬU:
- TINH  biểu tượng bằng HOA
- KHÍ  biểu tượng bằng RƯỢU
- THẦN biểu tượng bằng TRÀ

Có ý nghĩa là trong thế cuộc duy có Hoa là có vẻ tốt đẹp của người đời. Đã gọi Hoa có vẻ tốt đẹp tức là  thuyên về hình thức. Màu Hoa lại có năm sắc tức    thể  về  ngũ Sắc thể hình của nhơn sanh. Vậy thì hoa đã dùng đặng trạng thái ra TINH, thì Tinh tức là hình thể của nhơn vật.

RƯỢU là nước có chất mạnh (Degré) dùng để trạng thái ra Khí, thì quả nhiên Chí-Tôn muốn mượn ý đó để cho ta tìm hiểu rằng: thân thể ta phải nuôi dưỡng cho khỏe mạnh hầu có năng lực trong Ngũ Quan.

TRÀ dùng đặng trạng thái ra THẦN là Thánh ý muốn gợi nhắc cho ta nhớ rằng: Trong đời người duy có dùng Trà để định Thần. Trong lúc uống Trà, chúng ta có đủ trí não minh mẫn đặng suy nghiệm điều hay lẽ phải.

Luận về TAM HỒN:
chơn Thần, thức thần, lương thần

Lương-thần cũng gọi là nguơn linh. Trong lòai người ai cũng có thất tình: Hỉ, Ái, Lạc, Dục, Ai, Ố, Nộ là do nơi Thất phách. Ấy là sơ luận về cơ huyền bí của đạo Trời, còn Đạo đời vẫn có muôn ngàn phương pháp. Người đời cũng cần phải gìn giữ thể phách cho tinh khiết hầu giồi trau Nhãn huệ cho quang minh là trước nhứt rồi mới toan đến sự học hỏi trau luyện phương pháp của ta tùy sự thích hợp mà chọn lựa.

Nơi trần thế này bất luận là phương pháp nào, dầu Văn, dầu Pháp (Arts): Y-khoa, Luật khoa, Triết học, đạo đức, Bác vật cũng được…thậm chí cho đến các nghiệp nghề thường tình, đều tinh dùng cả thảy, nếu ai thích hợp môn nào thì tìm học môn ấy. Nhưng cần nhứt cũng phải giồi trau Nhãn huệ quang minh trước hết, rồi mong mỏi đến sự luyện trau phương học của ta đắc pháp. Huống chi trong sự học hỏi: dầu Đạo, dầu Pháp cần yếu hơn nữa, là ta phải trạch chọn cho được Minh sư mà chỉ dẫn mới mong đến Đạo Pháp đắc thành, là lời cặn kẽ của Chí-Tôn đã dạy.

Kết cuộc lại: những đạo pháp của người đời đã học biết luyện hay đào tạo ra nơi thế này, giúp cho Đời trong cơ tấn hóa đều gọi là món đỉnh chung. Về mặt thiêng liêng ta duy có giữ gìn cái chơn hồn hiền ngu cao hạ mà đắc thành ngôi vị thôi. Vì  đó nên có mấy vần thi dạy Đạo của Bát Nương Hớn Liên Bạch, là một Đấng trong Cửu Vị Nữ Phật nơi Diêu-Trì-Cung đã chỉ giáo trong một bài thuyên về LUẬT TẠO HÓA  rằng:
Chốn đày đọa chớ nên để hận,
Lực sanh sanh làm phấn dồi mình.
Kiếp phù sinh vẽ kiếp xuân xanh,
Kiếp đọa lạc gây thành kiếp hiển.
Nào tên tuổi nghiệp nghể hiển hiện,
Đã thành hình ra miếng đỉnh chung
Ấy đều nhờ phép qúi Hóa công,
Tạo bằng cấp tài năng dục học.
Học đặng biết hưởng mùi khó nhọc,
Học cho thông phép thưởng luật hành,
Học cho hiểu tài tình xác tục,
Học đặng sửa nên trong hết đục,
Nước non kia nhờ học mà xinh,
Học cho hay làm CHỦ lấy minh,
Học quá giỏi đặng binh kẻ dở.

Ấy cũng là lẽ thâm-u mầu nhiệm trong sự chúng ta kỉnh thờ trân trọng THIÊN NHÃN tức  là Tôn chỉ của ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ mà cũng là bí-pháp của sự tu tạo từ buổi Khai thiên vậy. Xin cô bác anh chị cùng chư Đạo hữu nam nữ lưỡng phái lưu ý.
Làm tại Thảo Xá Hiền Cung  Tây Ninh 19-9-1936
Hiệp Thiên Đài: Bảo Văn Pháp Quân
(Ký tên)

2 - Chơn Pháp của Đức Chí Tôn

dạy phải đốt trong lòng Quả Càn Khôn một ngọn đèn dầu, thay cho ngọn huệ đăng chiếu rực Tam Thập Lục Thiên:

 Ở người là tâm, thuộc Hoả làm điểm Dương của lý Thái Cực để vận hành Tiểu Thiên Địa. Nguyên lý này đã áp dụng trong mọi hình thức tổ chức của Đạo Cao-Đài.

Qua đồ hình cho thấy hình ảnh: Tam giáo là Dương đỉnh quay lên. Tam Trấn xem như là cơ Âm, đỉnh quay xuống dưới. Âm Dương tương đắc hay nói khác đi đó là lý Tam Âm, Tam Dương luôn hòa quyện vào nhau.

 Home       1 ]  [ 2 ]  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét