Bát Thiên-tính của Đức Hộ-Pháp (Thi Quang Vinh)


Đọc ở đây, ta thấy được phần nào những nét cơ bản của "Chân Dung Hộ-Pháp Phạm Công Tắc". Từ đó, toát lên những đức tính siêu phàm của một bậc Giáo-Chủ mà chúng ta tạm gọi là  Bát Thiên-Tính.
Xin trình bày như dưới đây:
Thánh-ngôn thuở khai đạo, Đức Chí-Tôn có lần hỏi Đức Phạm Hộ-Pháp rằng: "Tắc, Thầy lấy đức tính của con mà lập đạo được chăng?".
Xem vậy, đức tính của Đức Ngài thật quan trọng, có tác dụng lớn trong nền tân Tôn-Giáo. Mỗi Thánh-nhân giáng trần giáo đạo có hai tính đức: một là Nhân-tính, hai là Thánh-tính. Nhân-tính là tính làm người ở thế-gian vì còn chịu mang thi phàm xác thịt. Thánh-tính, là tính Trời định cho chơn-linh ấy khi lâm phàm. Vì Đức Ki-Tô cũng phải mang hai đức tính đó, nên Ngài đã ba lần bị quỉ Satan thử-thách mới đạt đạo.
Thuở thanh niên Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc chuẩn bị hành trình Đông Du.

Trường hợp Đức Phạm Hộ-Pháp cũng vậy, vì mang thi phàm mà phải chịu bao nhiêu thử-thách để xứng đáng trở về ngôi xưa cảnh cũ.

Nhân-tính của Đức Ngài phảng-phất nhiều hương-vị hiền triết của Thích-Ca, Chúa Ki-Tô, Khổng-Tử, Gandhi, Nguyễn Bỉnh Khiêm ... Bởi Đức Ngài đã từng nghiên cứu về cuộc đời của các bậc siêu-nhân thế giới nầy. Bằng chứng là lúc còn sanh tiền, ngoài lịch kỷ-niệm trong Đạo, Ngài còn cho thiết lễ kỷ niệm các nhân vật trên. Do đó vô hình trung con người của Đức Ngài được hun đúc qua các Thánh-chất đó, trở thành Bát Tính sau:
1 - Hy-sinh thân-thế và chịu đựng lưu đày mưu tìm hạnh-phúc cho nhơn-sanh:
Đức tính đầu tiên của Đức Phạm Hộ-Pháp là hy-sinh và chịu đựng một mình để cứu vớt muôn sanh linh.

Đó là gương hy-sinh chịu đựng của bậc Thánh-nhân. Về các điểm nầy, tính đức của Đức Ngài phảng-phất tư chất của Gandhi (1869-1946) và Chúa Kitô. Thánh Cam-Địa sinh ra đời, thì nước Ấn chịu dưới sự đô-hộ của người Anh. Tuy đỗ Tiến-sĩ Luật-Khoa ở Anh, nhưng ông chống lại sự áp bức của người Anh. Trong thế chiến thứ nhứt, trước lời hứa hẹn của chính-phủ Anh, Gandhi kêu gọi đồng-bào đầu quân giúp chính quốc. Khi chiến tranh kết thúc, Anh quên lời hứa. Thế nên, Gandhi lập Đảng Quốc-Đại dùng chánh-sách bất bạo động chống Anh. Dân chúng hưởng-ứng nhiệt liệt. Chánh quyền phải bắt giam ông. Khi ra tù ông vẫn tiếp tục tranh đấu rồi bị người đồng bào quá khích ám sát chết.
Đức Phạm Hộ-Pháp cũng sanh dưới chế độ thuộc-địa Pháp. Khi thế-chiến thứ hai bùng nổ, theo lời hứa của chánh phủ Pháp, Đức Ngài kêu gọi toàn đạo đầu quân giúp Pháp và cũng bị Pháp cầm tù ở Sơn-La, rồi Mã-Đảo (1941-1946). Được tự-do, Đức Ngài tiếp tục tìm phương giành lấy độc-lập trong tay người Pháp. Cuối cùng Đức Ngài tự lưu đày do chính các đệ-tử của Ngài làm áp lực và bỏ xác nơi xứ người.
Điều khác thường là cả hai vị, không ai giữ địa-vị cao trọng nào trong chính-phủ và cũng không là chính-khách nắm vận mạng quốc-gia.

Trên 5 năm chịu đựng ở Mã-Đảo, mấy tháng bị bọn phản Thầy lừa Đạo thanh trừng tại Hộ-Pháp Đường. Nếu không là bậc Thánh-nhân, hoặc vì sự liêm-sĩ nhất thời không tìm phương gỡ rối thế tình, ... không cách nào hơn để giữ tình sư đệ, là phản tỉnh ra đi.

Chánh sách về quốc gia của Mahatma Gandhi cũng giống như Chánh Sách Hòa-Bình Chung Sống của Đức Hộ-Pháp. Chủ-nghĩa quốc-gia của chúng ta không làm hại quốc-gia khác, cũng như chúng ta không phá hoại nước nào.
HT. Trần Văn Rạng.

Cũng nên kể lại Đức Ngài là con của Chơn Linh của Ngân Hà Bộ Công tức là thân phụ của Ngài là Phạm Công Thiện thành ra kể từ khi còn trẻ Đức Chí Tôn đã cho biết dấu chỉ sứ mạng của Ngài bằng cách cho Ngài trải qua một cuộc vân du về kiến diện Thiên cung (Thiên Khai Kiến Diện) hay (Tam Thập Lục Thiên Hồi Ký) của một chơn linh hiển đạo nhằm năm 1927. Sau khi tốt nghiệp học đường Ngài bắt đầu gia nhập trường đời hầu mong kiếm tiền báo hiếu nuôi mẹ. Ngài kết thân với người bạn đời chung thủy mẫu nghi trong một gia đình hạnh phúc ba con sau này, Bà được đắc phẩm Thiên Phong Chánh Phối Sư Hương Nhiều đảm nhiệm Chưởng Quản Nữ Phái Phước Thiện. Thật không phải tuyệt vời cho một kiếp người sống đồng sanh đồng đời đồng cảnh với nhân loại hay sao? Cũng do căn duyên tiền định của hai đấng Chí Tôn Phật Mẫu. Cùng sống giữ trọn ba mối năm giềng. Gia đình sống trọn tình nghĩa đạo phu thê trọn vẹn bậc làm phụ mẫu tử tôn. Sống không vì đạo bỏ đời hay vì đời quên đạo.
Cả hai giữ trọn lời nguyền với Chí Tôn đến ngày sau rốt. Bà liễu Đạo hồi 2 giờ đêm 24-6- Đinh Mùi 31-7-1967 Lễ an táng của Bà có trên 50.000 người gồm đủ các phái đoàn quốc tế, chính phủ, đoàn thể các cấp. Trước ngày quy liễu Bà mơ ước và cầu nguyện Đức Chí Tôn Đức Phật Mẫu ban ân phước cho đất nước Việt Nam sớm thanh bình thống nhứt và độc lập để di Liên Đài của Đức Hộ Pháp về Tổ Đình nếu được chừng ấy thì Bà có nhắm mắt Bà cũng mãn nguyện rồi.

Còn Đức Ngài Đạo Làm dân không quên tổ quốc làm người không quên nhân loại. Tổ quốc đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi chế độ thực dân, vô thần, nhân loại đưa đến Hòa Bình Chung Sống đây là con đường duy nhất cho thế giới Đại Đồng mà chủ xướng Đức Chí Tôn giao phó.
Có thể nói đây là một bước ngoặt của một cuộc đời chông gai nhứt mà một Đệ Tử một đứa con yêu dấu của Đức Chí Tôn giao phó ngọn cờ cứu khổ ngay từ lúc khai Đạo. Về phần truyền bá giáo lý Cao Đài. Năm 1930 dưới sự ủy nhiệm của Đức Ngài Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Đức Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã chánh thức ủy nhiệm cho Đức Ngài Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Gabriel Gobron ở Âu Châu. Đạo Cao Đài đã bắt đầu hiên ngang bừng nở hiện diện đứng trên những hội trường quốc tế từ năm 1934. Tính ra nền Đạo chỉ vừa tròn bát niên. Một điểm son và huyền diệu là những bài thuyết trình của Đức Ngài Gabriel Gobron đi đến đâu đều được các phái đoàn tham dự đều được hoan hô ủng hộ nồng nhiệt vì tôn chỉ chủ thuyết đi đúng với lòng mong ước của các dân tộc thế giới.
Cũng nên nhắc lại trong lúc dân tộc Việt Nam vừa thoát khỏi một ngàn năm nô lệ giặc Tàu lại đến bị nô lệ giặc Tây nhưng Đức Chí Tôn nhận thấy dân tộc Việt Nam là một dân tộc duy nhứt có đức tính hiền hòa nhân hậu luôn luôn có lòng kính Trời tin Phật nên Đức Chí Tôn muốn đền đáp ban thưởng cho dân tộc Việt đã chịu bao thiệt thòi một nền Đại Đạo mà Đức Ngài đã có chương trình sắp đặt từ lâu mà người được chọn là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc làm Giáo Chủ.
Vừa khởi công xây dựng đền Thánh chưa xong thì bị bọn thực dân pháp nghi oan bắt Ngài lưu đày 5 năm 2 tháng ở Mã Đảo (xin đón đọc bài sau). Khi thoát nạn trở về tiếp tục công trình xây cất Tòa Thánh vừa xong khánh thành và trấn thần thì đức Ngài bắt đầu phát động Chính sách Hòa Bình Chung Sống thì Đức Ngài bị chế độ nghi oan bao vây bắt diệt nên Đức Ngài phải lưu vong. Đức Ngài Đạo làm dân không quên tổ quốc làm người không quên nhân loại. Tổ quốc đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi chế độ thực dân, vô thần, nhân loại đưa đến Hòa Bình Chung Sống đây là con đường duy nhất đến thế giới Đại Đồng mà chủ xướng Đức Chí Tôn giao phó.
Có thể nói đây là một bước ngoặt của một cuộc đời chông gai nhứt mà một Đệ Tử một đứa con yêu dấu của Đức Chí Tôn giao phó ngọn cờ cứu khổ ngay từ lúc khai Đạo.

Tôn chỉ của Ðạo có cái ý nghĩa “không dữ mà hùng, hòa mà không nhược”.
 Đây, một đoạn trong Thánh-Thơ số 12 ngày 20-2-Mậu Tuất (1958) Đức Ngài có giải lý như sau:

THÁNH THƠ

“Qua buộc lòng nói rõ lý do của Qua trong giải pháp Hoà Bình Chung Sống đặng mấy em khỏi mơ hồ khi người ta gắn cho mình làm chánh-trị. Giải pháp của Qua đề xướng là chủ tâm vì Đạo chớ không phải làm chánh-trị hay quốc-sự chi cả.

Mục tiêu của Đạo Cao-Đài là lo cho toàn Thiên hạ đặng tự do, đặng hạnh phúc. Có lẽ vì lý do đó mà chúng ta phải hy sinh trọn kiếp sống đặng giải ách lệ thuộc cho các chủng-tộc lạc-hậu vì lẽ bất công của xã hội đương nhiên mà chính mình Đức CHÍ-TÔN đã nói và Đức Lý có lặp lại:
“Ngày nào còn tồn tại một lẽ bất công trên mặt thế này thì Đạo chưa thành Đạo. Ta cũng vì hạnh phúc của nhơn sanh mà hy sinh cả gia nghiệp của ta đặng tạo hạnh phúc ấy cho toàn Thiên hạ”.

Qua xin lặp lại một lần nữa rằng:
 “Đạo Cao Đài có một mục tiêu chánh đáng này mà chúng ta phải làm cho kỳ được là: Bác ái, công bình, vị tha, ưu nhơn, ái vật, cải thiện đời sống dân sinh làm cho Đại-đồng Thiên hạ.

Ta đã hy sinh xương máu từ thử đến giờ cũng vì muốn cho được cái mục tiêu ấy. Muốn cho Đạo Cao-Đài có giá trị nơi mặt thế này mà đi chưa tới mục tiêu ấy tức là công trình ta cấy lúa trên đá vậy”.

Ngay phía trước trên Đền Thánh mỗi bên hai chữ: NHÂN NGHĨA-ĐẠi ĐỒNG

Ở dưới hai bên có hai câu đối liễn;
CAO THƯỢNG CHÍ TÔN ĐẠI ĐẠO HÒA BÌNH DÂN CHỦ MỤC.
ĐÀI TIỀN SÙNG BÁI TAM KỲ CỘNG HƯỞNG TỰ DO QUYỀN.
Cũng chính vì Đức Ngài đề xướng và đeo đuổi mục tiêu cao cả này mà một chính quyền dưới chế độ độc tài gia đình trị kỳ thị tôn giáo với chủ trương diệt tất làm một trong đó có đạo Cao Đài. Lại thêm trong đạo có người vì tiền tài danh vọng  bị chế độ mua chuộc phản Thầy phản bạn bao vây hãm hại bắt diệt Tôn Sư cả đạo mình buộc lòng không vì sanh mạng mình mà gây đấu tranh đỗ máu cho con cái Đức Chí Tôn Đức Ngài đành phải đau lòng ôm sầu nuốc thảm ngậm ngùi từ bỏ ra đi để lại những người anh, đàn em, đàn con nheo nhóc không biết ngày mai những tưởng lưu vong tạm ở xứ người hy vọng có một ngày về đem lại vinh quang độc lập tự do cho đất nước nhưng ngờ đâu:

" Trót đã ba năm ở xứ người,
Đem thân đổi lấy phút vui tươi.
Ngờ đâu vạn sự do Thiên định,
Tuổi đã bảy mươi cũng đủ rồi.
Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi,
Buồn nhìn cội Đạo luống chơi vơi.
Rồi đây ai đến cầm chơn pháp,
Tô điểm non sông Đạo lẫn Đời."

Đức Ngài đăng Tiên ngày 17-5-1959 hồi 13 giờ 30 phút giờ Cao Miên tại chùa Tual Svay Prey. Đúng giờ đã định toàn cả địa giới, trung giới gồm đủ các chức sắc Thiên Phong mặc đủ các sắc màu và tàn lọng đứng chào bằng tất cả tình thương yêu đối với một Tôn Sư kính mến. Cuối cùng nơi Bạch Ngọc Kinh khi Đức Chí Tôn giang tay đón chờ người con vĩ đại nêu ra Pháp Thể Trường lưu. Con Ngài đã thi hành phận sự: Chịu trăm ngàn cay đắng trãi qua bao nỗi gian lao khổ nhọc, thập tử nhứt sanh, nhờ đức tính đủ đầy thủy chung không dời đổi. Tín đồ xung quanh đền Thánh, với đức tin sắt đá, lại vùng lên, thiên niên vạn đại.
Nếu lòng có buồn mắt có mờ vì âm thầm nhỏ lụy xót thương cho tình cha con. Thì niềm tin và nguồn hy vọng vẫn còn chứa chan. Ngày mai vẫn chói sáng huy hoàng, vì Vầng Hồng đã lên như ngọn tháp Đền Thánh đang vươn lên, vươn lên mãi mãi biểu lộ hoàn toàn trên nền Trời đất Việt những gì huyền diệu của Thiêng Liêng gieo rắc cho nhân loại sau này để đem lại trọn vẹn một nguồn tin yêu.

Mặc dù Đức Ngài quy thiên vì luật luân hồi sinh lão bệnh tử không ai thoát khỏi. Chương trình thế giới vẫn còn mầm móng chiến tranh hủy diệt nhưng chúng ta tin rằng Đức Ngài đang tiếp tục làm và sẽ thành công vì Đức Ngài sẽ trở lại.

" Giáng Linh Hộ Pháp Di Đà.
Chuyển cây Ma Xử đuổi tà trục tinh.
Thâu các Đạo hữu hình làm một .
Trường thi Tiên, Phật dượt kiếp khiên.
Tạo đời cải dữ ra hiền.
Bảo sanh nắm giữ diệu huyền Chí Tôn."

Cẩn bút.
Tam Quang
Thi Quang Vinh

Portland, Oregon 14-4-2020
Sưu tầm học đạo copy và phổ biến.
"Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát."
" Nam Mô Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét