Luận "Tam cang Ngũ thường, Tam tùng Tứ đức" trong Đại Đạo (DR. Lê Thị Ngọc Vân & HT. Huỳnh Tậm)

Dạ, muội thấy mấy bài giải về Thiên Đạo & Thế Đạo rất hay, chính muội cũng thật bất ngờ khi đọc những bài học này, nhất là cách giải về "Tam cang, Ngũ thường, Tam tùng Tứ đức", lời giải thích rất hợp với thời bây giờ khi mà người ta đều phê bình "Tam cang Ngũ thường" là lạc hậu làm trì trệ sự tiến hóa của nền văn minh. Và với lời giải thích của Đạo CAO ĐÀI
qua bài học này, môn đệ Cao Đài thẳng thắn nhìn nhận và phổ truyền "Tam cang Ngũ thường" theo đường lối "Nho Tông Chuyển Thế" một cách khoa học hợp nhân tình hiện đại, thì sự phổ độ Đại Đạo Tam Kỳ sẽ được mau chóng dễ dàng hơn nhiều ạ. Đây là thiển ý của muội, nếu sai sót Hiền Huynh chỉ dạy thêm.
BS. Lê Thị Ngọc Vân

Hồi Âm Luận:
Tệ Huynh. Xin luận về "Tam cang Ngũ thường, Tam tùng Tứ đức" trong Đại Đạo giáo dục Tín đồ sống trong "toàn chân thiện mỹ", đó là con đường duy nhất đưa con người và xã hội hạnh phúc và bình đẵng, cũng là chân lý phục vu nhân sinh của người tín đồ Đại Đạo. Tuy nhiên ngoài xã hội lại có ba khuynh hướng, (giáo dục, buôn thả, và khép kín) đối chọi nhau một cách vô bổ.

Dân tộc nào có nhà nước vì dân sẽ chọn (giáo dục công dân) xây dựng trình độ dân tộc đó được hưởng hạnh phúc và thanh bình. Như hiện tại VN quá kím về giáo dục, đưa đến tình trạng buôn thản dân tộc mất hướng sinh tồn, còn những quốc gia Tây Á Châu lại có phong tục khép kín, khắc khe Nữ giới biến thành nô bộc, công cụ của Nam giới, bởi vậy Nữ giới không được vào nhà nguyện, ra đường phải bịt mặt, v.v... những lối sống thế này không cần thiết đối với thời đại.

"Tam cang Ngũ thường, Tam tùng Tứ đức" là chân lý của cuộc sống của một kíp sinh. Đó là quy luật tất yếu trong cuộc sống hay vật chất và tinh thần mà con người cần tựa lưng vào Đạo đức.
Những Đấng tiền khai Đại Đạo hoàn toàn đúng, khi đặc luật bình đẵng giới. Nếu nói đúng Khoa Học Nhân Văn và Xã Hội Học, Nữ giới phát triển kiến thức phục vụ nhân sinh trước hơn Nam giới. Các nhà Triết học cũng như Khoa học tự nhiên lý luận và đã chứng minh điền trên. Tất hiên chỉ xét trên bình diện bộ phận chứ không phải xét trên bình diện tổng thể qua thực thể hữu hình và vô hình.
Trong Đại Đạo rầt cần xậy dựng một xã hội công bình đạo đức, chân thành và luơng thiện, chính vì thế Đại Đạo mới xiển dương tinh thần giáo dục "Tam cang Ngũ thường, Tam tùng Tứ đức".
Từ môi trường này người tín đồ Đại Đạo đầu tư cho mình mối quan hệ, tương tác hoàn hảo giữa các cấu trúc năng động tâm linh của mỗi thực thể trong toàn hệ thống vũ trụ vật chất và tinh thần. Cho nên tất cả các tôn giáo trên thế giới đều dạy tín hữu sống Công bình, Đạo đức và lương thiện.
Như vậy, Tín đồ Đại Đạo phải đánh thức ba cốt yếu quy định theo vật lý bản chất t nhiên:

Yếu tố thứ I : Trong con người không thể đánh mất Tôn giáo, ai biết vận dụng mọi việc sẽ hóa thành Đức tin &Siêu hình.
Yếu tố thứ II :
Tín đồ Đại Đạo có căn bản Đức tin & Siên hình tự nó sinh ra nghệ thuật xúc cảm & Tình cảm. Trong cuộc sống thăng hoa và điểm đứng ấy có giá trị trong vũ trụ này. 

Yếu tố thứ III :
Tín đồ Đại Đạo luôn luôn đầu tư vào Tôn giáo, Nghệ thuật và Khoa học, hầu hết phải trải nghiệm mọi thử thách (khảo đảo) để thực nghiệm và thực chứng, qua phương tiện công quả để sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống, đó chính là sự hoàn thiện cấu trúc năng lược tâm linh của chính mình.
Suy nghĩ của Tệ Huynh, theo lăng kính của Phương Tây chú ý về giáo dục và sáng tạo phát triển vật chất được gọi là (thực dụng) hầu để sinh tồn sau đó mới đến Siêu hình, còn Phương Đông nhất là Đại Đạo giáo dục Đức tin và Siêu hình sau đó mới mượn phương tiện vật chất để sinh tồn. Nấu hai Phương Tây và Phương Đông phối hợp bổ túc cho nhau thì thế giới này thanh bình. Cho nên hiện nay, những tôn giáo ngồi lại với nhau thảo luận Thực dụng và Siêu hình, như vậy Đại Đại tiên phong phát triển được chân lý "Tam cang Ngũ thường, Tam tùng Tứ đức", mà nhân loại không thể thiếu trong đời sống. Tệ Huynh hy vọng và lạc quan Đại Đạo mang đến cho nhân loại hạnh phúc và hòa bình. Cũng như Hiền Muội suy tư nhiền về phụng sự truyền giáo của Đại Đạo hiện nay.
* DR. Lê Thị Ngọc Vân & HT. Huỳnh Tậm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét