THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ "天上天下" / DUY NGÃ ĐỘC TÔN "惟我獨尊". * Dr. Lê Thị Ngọc Vân.


Viện Sử Cao Đài: Kính gửi đến Quý Hiền và Bạn đọc đôi lời giới thiệu về Nữ nhà văn Lê Thị Ngọc Vân. Một trong những thành viên của Viện Sử Cao Đài có những đức tính năng động phụng sự Đại Đạo, với những suy tư và sáng tạo nỗi trội trong giới Nữ nhà văn đang sinh hoạt tại Viện Sử Cao Đài. Hôm nay, Nữ nhà văn Lê Thị Ngọc Vân trình trước Quý Hiền về triết lý, đức tin, rút tỉa trải nghiệm để dâng hiến Đại Đạo Tam K Ph Độ Ta Thánh Tây Ninh,
qua nhng vin dn vi cốt lõi nguồn cội của tâm thế, đồng thờ chng minh cơ sở triết lý thực dụng.

Nữ nhà văn Lê Thị Ngọc Vân viết thay lời phát biểu rất ngắn gọn, chứa đựng nội dung "THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ "天上天下" / DUY NGÃ ĐỘC TÔN "惟我獨尊". Với giá trị tinh thần và sức mạnh ứng xử trong ngôn ngữ Đại Đạo. Nội dung xúc tích, làm kim chỉ nam cho triết lý Nhà Phật, ngõ hầu làm sáng tỏ hơn và mở rộng kiến thức tu tập. Nội dung của Tác phẩm "THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ "天上天下" / DUY NGÃ ĐỘC TÔN "惟我獨尊" của Nhà văn Lê Thị Ngọc Vân khám phá những triết lý đối ngữ Đại Đạo và Phật Giáo để tìm tương đối, mà trên Hai Ngàn năm qua nhân loại luôn thảo luận về triết lý của Đức Phật từ ngày đản sinh cho đến nay 2.644 năm.
Tuy nhiên "THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ "天上天下" / DUY NGÃ ĐỘC TÔN "惟我獨尊" đã là triết lý, mỗi người đều có suy tư riêng hầu hết định nghĩa và giải thích khác nhau, chính những Nhà Phật học cũng chưa đồng ý một quan điểm nào làm truyền thống. Nhưng có một giải thích đơn giản để hòa diệu hơn thay vì căng thẳng tâm lý. Cho nên khái niệm truyền thuyết có thể chấp nhận được:
" Thiên thượng Thiên hạ "天上天下"
Duy ngã độc tôn "惟我獨尊"
Và định nghĩa:
" Thiên " : Ông Trời hay cõi Trời. "Thiên thượng" : Trên trời, tức cõi trời. "Thiên hạ" : Dưới trời tức chỉ vNhơn loại.
" Duy " : Chỉ có. "Ngã" : Ta. "Độc" : Một mình. "Tôn" : Kính. "Duy Ngã độc tôn" : Chỉ có cái Ta là được tôn trọng nhứt.

Nói chung người ta có thể đo được Thiên Hà đã tồn tại trên 170 tỷ năm, đo được Biển sâu, và đo được cả Sa mạc, v.v... nhưng khó đo được bề dày triết lý, bởi vậy thường người ta sinh biến, nhưng nếu chỉ có vậy thôi thì điều rủi ro rất lớn, cho nên Tác phẩm "THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ "天上天下" / DUY NGÃ ĐỘC TÔN "惟我獨尊"Nhà văn Lê Thị Ngọc Vân muốn làm một tác động lớn để người Tín đồ Cao Đài suy tư, nhận thức ngày càng tiệm cận chân lý Đại Đạo cả bao hàm Đạo Phật, v.v... Triết lý thường hay dựa trên tiệm cận đến những phạm trù thuộc v Chân lý, Đạo đức, nói chung Tác phẩm "THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ "天上天下" / DUY NGÃ ĐỘC TÔN "惟我獨尊"Nhà văn Lê Thị Ngọc Vân gửi những báo hiệu, hầu chuyển thổi qua những ngụ ý tương đồng Phật Giáo với Cao Đài.

Quý Hiền đến với tinh thần giáo dục của Đức tin, bởi tính đúng đắn, tính hệ quả của nó sẽ khích lệ đến từng cá nhân, và cộng đồng. Tuy nhiên cũng có sách Nhà Phật chép rằng: " Thượng-Thiên Hạ Địa, Duy Ngã Độc Tôn " cho thấy tam sao thất bổn. Thực tế trong Kinh A Hàm, lúc Đức Phật đản sanh đã nói rất rõ trong bài kệ có đủ bốn câu như sau:
Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sanh lão bệnh tử

Có nhiều người vì hiểu ca thấu cho nên cho rằng Đức Phật quá tự cao tự đại, xem Trời Đất không có ai bằng. Đó là một cái hiểu hết sức nông cạn chưa đủ sức đi vào chiều sâu của tính chất triết lý " DUY NGÃ ĐỘC TÔN "惟我獨尊", đôi khi còn hiểu sai lầm cả một cụm từ triết lý và ngôn ngữ truyền thống Ấn Độ. Ngài là Phật của bực Đại giác, hiểu rõ mọi lẽ cao siêu huyền bí trong khắp Trời Đất, thì Ngài biết rõ, còn có rất nhiều Đấng cao minh hơn Ngài, đứng trên Phật vị của Ngài, như Đức A-Di-Đà Phật, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, v.v... Vậy, Ngài không thể thốt lên câu nói tự tôn tự đại như thế! Thực tế Ngài xứng đáng với ngôi vị Phật, chỉ có Ngã không hiển Ngài!. Chúng ta cần hiểu câu nói "DUY NGÃ ĐỘC TÔN "惟我獨尊" có ý nghĩa khác hẳn, bởi vì Phật nói về Tâm pháp, ý nghĩa rất cao siêu, do nghĩa của chữ: "NGÃ". NGÃ là gì? Không phải cái Ta tầm thường thấp kém, mà là cái BẢN NGÃ của mỗi người, là sự CHẤP NGÃ. Bản Ngã ấy quá Chấp Ngã vô tình cản trở giác ngộ. Ngã của con người tự cột chặt vào thân cho nên Ngã trở thành vĩ đại, bởi vậy có ai đụng chạm đến cái Bản Ngã nầy thì nó vùng lên quyết liệt phản ứng, cho rằng chỉ có nó là quan trọng nhứt, đáng tôn kính nhứt. Cho nên, Đức Phật Thích Ca nói ra câu "DUY NGÃ ĐỘC TÔN "惟我獨尊", ấy là để Phá Chấp, Phá Mê, Ngài thố lộ Tâm pháp Thượng thừa, mà thế gian thường chấp cái Ta Phàm ngã, vì dục vọng trần gian, vì tất cả những cái hư giả phù phiếm, vì lục dục thất tình đeo mang trong xác trần ô trược, nên phải chìm đắm trong biển khổ muôn đời.

Khi người ta chưa bỏ xuống được chấp Ta Phàm ngã hữu hình n ày, tất nhiên không thấy được cái Ta Chơn ngã vô hình. Chính cái Chơn ngã nầy mới thật là Ta, vĩnh viễn là Ta, chớ cái Phàm ngã chỉ là cái Ta giả tạm, vì nó là hữu hình nên hữu hoại, nhiều lắm là trăm năm cũng phải tan rã (gọi là chết). Cái Ta Chơn ngã ấy là gì? Đó là linh hồn, chơn linh, là Atma, là thần thức, v.v...Bởi vậy, Triết lý Đức Phật được lưu truyền và thực hành nhờ kho tàng văn hóa của Đức tin, và triết lý cho nguồn nhân sinh một kho tàng kinh điển giúp QHiền thay đổi cách nhìn cuộc đời lạc quan. * HT/Huỳnh Tâm.

Kính mời Quý Hiền đọc Tác phẩm "THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ "天上天下" / DUY NGÃ ĐỘC TÔN "惟我獨尊", của * Nhà văn Lê Thị Ngọc Vân, để trải nghiệm cho chính mình.

THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ "天上天下" / DUY NGÃ ĐỘC TÔN "惟我獨尊" * Dr. Lê Thị Ngọc Vân.
Kính chào Quý Hiền Huynh, Tỷ, Đệ, Muội. Hôm nay tiện muội xin phép mạn đàm về câu truyền thuyết của Đức Phật Thích Ca trong ngày Đản sanh của Ngài: " Thiên thượng Thiên hạ "天上天下" / Duy ngã độc tôn "惟我獨尊" / Nhất thiết thế gian. / Sanh lão bệnh tử". Người đệ tử Cao Đài chúng ta với tôn chỉ Quy Tam Giáo, hiệp ngũ chi, và Phật vị là ngôi cao nhất trên con đường tấn hóa của nhơn sanh.

Theo Đại Hội Phật giáo tại Sri-Lanka ngày 8-6-1950 từ 26 nước thành viên đã quyết định thống nhất ngày Phật đản Quốc tế là ngày 15-4 âm lịch hàng năm. Những nước Châu Á theo Phật giáo Bắc tông trước đây tổ chức Lễ Phật Đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Đạo Cao Đài chúng ta cũng hành lễ Ngày Phật đản vào 8-4 âl. Nhưng theo Phật giáo thế giới đều đồng chọn 15-4 âl để thống nhất nên các chùa tự ở VN đều hành lễ vào ngày này.

Theo truyền thuyết lưu lại, khi Ngài được sanh ra từ mẹ của Ngài là Hoàng Hậu Ma-ya thì được 4 chư Thiên nâng đón. Hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh và một dòng nóng tắm rửa sạch sẽ cho Ngài, sau khi các nữ thị vệ quấn cho Ngài một tấm khăn thì Ngài bước đi bảy bước. Dưới mỗi bước chân nở một đóa sen hồng.
Đến bước thứ 7 Ngài dừng lại nhìn 4 hướng, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, rồi cất tiếng:
" Thiên thượng thiên hạ
Duy Ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sanh, lão, bệnh, tử."

Hình ảnh này thường được lập lại trong các ngôi chùa vào ngày Lễ Phật Đản. Hôm nay chúng ta người Cao Đài Giáo thử đi Chùa và tìm hiểu câu tuyền thuyết của Đức Thích Ca Mâu Ni ý nghĩa như thế nào, trong khi mọi người Phật tử đều hiểu giáo lý Phật giáo là "THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ "天上天下" / DUY NGÃ ĐỘC TÔN "惟我獨尊". Có phải Đức Thích Ca đã phát biểu cái "Ta" là cái "Ngã" rất tôn quý, "thiên thượng thiên hạ" là trên trời dưới trời chỉ có người là quý.
Người Cao Đài chúng ta thì quan niệm Tam tài Thiên, Địa, Nhân. Và con người là vật tối linh, được Đức CHÍ TÔN ban cho Tiểu Linh Quang chiết từ khối Đại Linh Quang của NGÀI. Gọi là Chơn Linh, mang tính trong sạch và cao quý. Phật giáo gọi là Tâm. Duy chỉ có con người mới có được, chúng ta tạm dùng chữ Tâm theo Phật giáo. Tâm có tu tập gọi là "Minh Tâm dưỡng tánh", để đưa con người thoát khỏi vòng Tam giới cũng còn gọi là Tam hữu, đó là: Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới. Là 3 cõi vòng sinh tử luân hồi mà hữu tình phải tái sanh theo lục đạo chuyển.

Với người Cao Đài thì Chơn Linh trong sáng và có bổn phận hướng dẫn xác thân con người thoát khỏi Tham, sân, Si, Ngạo, Nghi, để bước vào cái Chân Như, Phật giáo gọi là "Vô Ngã" . Từ đó phát ra trí huệ. Trí huệ này chỉ có ở người tu dưỡng tâm tánh, đây là trí huệ tâm linh, là huệ giác, là Phật tánh có sẵn trong mỗi người. Gọi là Bát Nhã Ba la mật.
Ba la mật tức là qua bờ bên kia, người Trung Hoa gọi là "đáo bỉ ngạn" Bát Nhã Ba la mật là trí huệ hoàn hảo, tới mức cuối cùng là qua bờ giải thoát.

Như vậy "Duy ngã độc tôn" không đi ngược lại "phá chấp ngã" của Đạo Phật. Đức Thích Ca nhắn gởi câu làm người rất quý. Cái "Ngã" mà Đức Thích Ca nói ta nên hiểu đó là Linh căn, là Phật tánh, hay gọi đúng theo Cao Đài là Chơn Linh của Đức CHÍ TÔN ban cho con người. Nhờ Chơn Linh hướng dẫn dìu dắt con người vượt qua những nghiệp lực cuốn mình trong vòng sanh tử luân hồi, có ý chí để tiếp tục vươn lên đến địa vị cao hơn trong Bát hồn vận chuyển. Một điều khó khăn lắm mới được làm người như câu kinh: "Dễ gì lộn kiếp đặng làm người. May đặng làm người chớ dễ duôi."

Vậy cái "Ta" cái "Ngã" tự nó không xấu. Con người muốn thoát ra khỏi những dính mắc khổ đau ô trược của trần thế thì cũng bắt đầu từ cái Ta, cái Ngã chân thật ai cũng có, chỉ vì vô minh che lấp nên chưa hiển lộ ra, không để vô minh che lấp thì con người phải hiểu Đạo lý, trước là Nhân đạo để gột rửa cái Tâm cho trong sạch gọi là "Minh Tâm kiến tánh". Khi tâm đã sạch, con người cảm thấy nhẹ nhàng buông bỏ những dục niệm, sân giận, nghĩa là không còn vướng mắc vào hiện thân, coi mọi sự đều vô thường. Nghĩa là đạt đến "vô ngã".

Mọi thay đổi của vạn vật chỉ là sự luân chuyển để hoàn thiện, hoàn mỹ. Khi đã làm người thì phải nỗ lực sống xứng đáng làm người, bước đầu để chuyển hóa nghiệp lực, dứt ác nghiệp, rồi hành thiện, đem tình thương hóa giải hung dữ, hận thù. Lòng bác ái để xóa bỏ ích kỷ hẹp hòi, cố chấp v.v...Khi đã tự giác rồi, tâm sẽ chuyển sang giác tha, độ tha, Phật giáo gọi là Giác ngộ.

Con người đạt đến Chân Như hay trở về "bản lai diện mục". Người đệ tử Cao Đài gọi là "Trời-người hiệp nhứt" như lời Đức CHÍ TÔN truyền dạy "THẦY là Chư Phật, chư Phật là THẦY, Các con là Chư Phật, chư Phật là các con. Có THẦY mới có các con, có các con mới có chư Thần Thánh Tiên Phật. THẦY khai Bát quái mà tác thành Càn khôn thế giái nên mới gọi Pháp, Pháp có mới sanh ra Càn Khôn vạn vật rồi mới có người nên gọi là Tăng. THẦY là chủ cả Pháp, Tăng, lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng THẦY"
(Dimanche 24_ Octobre-1926 âm lịch 15 tháng 9 Bính Dần-Phước Linh Tự)

THÍCH CA MÂU NI PHẬT TÁ DANH CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT_ GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG.

Đã đạt đến Giác ngộ, chứng đắc huệ giác vô thường cũng như Đức Thích Ca Mâu Ni trước khi thị tịch cũng nói: "Ta  là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành". Phật ở đây là Phật tánh, là cái tâm hoàn toàn thanh tịnh gọi là Vô Ngã.

Triết lý vi diệu của Đức Phật Thích Ca qua câu " Thiên Thượng thiên hạ, Duy Ngã độc tôn, Nhứt thiết thế gian, Sanh, lão, bệnh, tử.", cũng không ngoài những Thánh Giáo, Thánh Ngôn của Đức CHÍ TÔN dạy chúng ta là hàng môn đệ của NGÀI.

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ với tôn chỉ Quy Tam Giáo, Vạn lý đồng nguyên đã đồng hành trong câu nói của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Với tâm thế của người đệ tử Cao Đài, tiện muội dùng kiến thức sơ đẳng để tìm hiểu ý nghĩa câu tuyên thuyết của Đức Phật, và lãnh hội chỉ một phần nhỏ trong Đạo Pháp Vô Biên, trên con đường tìm về "Bát Nhã Ba la mật".

Nhân ngày 15-4 âm lịch, cả Phật giáo thế giới đều hành lễ tưởng tín đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tiện muội chỉ vài dòng thô thiển gởi đến Quý Hiền Huynh, Tỷ, Đệ, Muội trên tinh thần học hỏi. Chắc chắn muội còn nhiều thiếu sót, khi chỉ 4 câu mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã gói trọn Giáo Pháp của Ngài để chúng sanh chứng ngộ giải thoát thật là vi diệu.
NamPhật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng.

" NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT."
" NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT."
03-5-2020
* Dr. Lê Thị Ngọc Vân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét