CƠ KHẢO THÍ NGƯỜI ĐẠO ĐỨNG TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG. * CTS / Nguyễn Thị Mỹ Nga.

L
ời dạy của Đức Hộ Pháp: Bần Đạo dắt mấy em đi đến ngã ba đường, em nào biết thì đi, không biết đứng đó chờ Bần Đạo”.
Chúng ta định tâm sẽ thấy Thánh ý trên đây rất rỏ ràng chúng ta đang đứng trước ngã ba đường , chúng ta có hai con đường để lựa chọn là con đường Chánh, con đường Tà, và một là nếu không biết đứng đó chờ Thầy.
 
Quan trọng là chúng ta biết hay không biết, Đức Hộ Pháp nhấn mạnh câu nói: "…Em nào biết thì đi,không biết đứng đó chờ Bần Đạo." Biết là phân định rõ Chánh Tà hai lẽ. Đức Chí Tôn dạy khi mới Khai Đạo:
" Lẽ Chánh tự nhiên có lẽ Tà,
Chánh Tà hai lẽ đoán sao ra,
Sao ra Tiên Phật người trần tục,
Trần tục muốn thành phải đến Ta ".
Trên đây là 4 câu thi của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng Cơ năm 1926:
Câu 1: Lẽ Chánh tự nhiên có lẽ Tà.
 
Lẽ Chánh là chánh đáng, chánh trực ngay thẳng, chơn thật, là con đường ngay thẳng Đạo đức, nhân nghĩa bác ái, công bình.
Lẽ Tà là cong vạy, xéo xiên, giả dối, là con đường gian tham, độc ác xảo trá, quỉ quyệt, vô đạo đức, không nghĩa nhân.
 
Câu 2: Chánh Tà hai lẽ đoán sao ra?
Lòng người khó đoán, Chánh Tà khó biệt phân, nên con người muốn đi ngay thẳng, trước hết phải giữ cái tâm cho chơn chánh, ngay thật, đạo đức, tức Chánh Tâm trước rồi mới Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, nghĩa là cái tâm chơn chánh theo ý thiện, nương theo Chánh Đạo, thuận tùng Thiên lý.
 
Muốn giữ cái tâm chánh là phải thành ý,tức là giữ cái ý cho thành, không để tư tưởng buông lung phóng túng theo đường tà vạy, mới kềm giữ được ý tưởng ấy thì định được cái tâm chánh. Tâm chánh là người có đạo Đức, nhơn nghĩa công bình, chánh trực. Trung hiếu, trung tín biết nghĩa, thanh cao, thanh liêm.v.v...
 
Đó là người đời, còn người đạo cũng thế ,song người hành đạo phải giữ đúng luật pháp chơn truyền của đạo,không canh cải, sửa đổi theo tà đạo, mê tín di đoan nghịch lại với Chánh tâm "Là Tà tâm".
 
Tà tâm là người vô đạo đức, bất chánh, bất nghĩa, bất trung, bội sư, phản bạn, bội tín, lường gạt, dua nịnh, gian thần, tham lam ích kỷ, bần tiện, xảo trá, điêu ngoa, quỷ quyệt, v.v...
Vì vậy chúng ta phải nhận định những yếu tố trên để phân định được hai lẽ Chánh Tà. Để chúng ta tìm tòi học hỏi chơn lý của Đạo, mà hể là Chơn lý của Đạo thì bất biến, tức không thay đổi gọi là Chơn pháp, mà Chơn pháp tức là Bí Pháp đó vậy.
 
Người Tu muốn tìm Chơn lý trọn vẹn bất biến phải công phu rèn luyện quán chiếu mọi hành tàng diễn biến trong không gian xuyên suốt thời gian không gián đoạn học hỏi tìm hiểu cặn kẽ trong Tân Luật Pháp Chánh Truyền thuộc về Bí Pháp, là chơn pháp bất di bất dịch đến Thất ức niên của môt Hội Thánh lưởng đài là Cửu Trùng Đài và HiệpThiên Đài.
Cửu Trùng Đài là Thể Pháp có thể bị thay đổi hình thức về phần xác, còn Hiệp Thiên đài là phần hồn của Đạo thuộc về Bí Pháp bất biến vĩnh cửu trường tồn. Cho nên Hiệp Thiên Đài còn là Hồn Đạo còn. Nhưng hiện nay nền Đạo chinh nghiêng, Đền Thánh bị Tà quyền chiếm ngự, Cơ Khảo thí dành cho các thí sinh nhập vào trường thi Long Hoa Hội, khiến cho đồng đạo khó phân định được hai lẽ Chánh Tà, vì Đạo khai Tà khởi: " Lẽ Chánh tự nhiên có lẽ Tà" , suy diễn thêm có chơn thật thì mới biết sự giả dối, có thiện tự nhiên có ác,có nhơn nghĩa ắt có bạo tàn,có người quảng đại thì có kẻ hẹp hòi, hễ có thương thì có ghét, có người quân tử ắt có kẻ tiểu nhân…
 
Cho nên nơi cõi Thiêng Liêng còn có quỉ ma lẩn lộn, huống lựa là phàm trần " Vàng thau lẩn lộn " . vì là cơ khảo thí, Thầy đã ban cho Kim Quan Sứ làm chánh chủ khảo kỳ thi Long Hoa đang hồi khốc liệt.
 
Nếu không lấy lương tâm tinh thần trí nảo xét đoán cho sáng suốt là sẻ bị Tà mị bủa giăng, lộng giả thành chơn, làm những điều huyễn hoặc sai trái mà chúng ta không hay biết ,đến khi sa hầm, sụp hố, gây nên một trường ngôn luận, nhiều tai tiếng thị phi, làm mất danh thể Đạo , và người đạo mờ hồ không biết đâu là thật, đâu là giả, đâu là con đường về với Cha Mẹ Thiêng liêng,thì thật là đau khổ biết bao,có công không được thưởng mà còn mang trọng tội với Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng, nặng tội hơn nữa thì bị Tận đọa Tam Đồ Bất năng thoát tục.
 
Còn như biết nhận xét, học hiểu thực hành theo thánh Ngôn, Giáo Lý, Tân Luật Pháp Chánh Truyền, thì tiếp tục đi theo con đường về Bạch Ngọc Kinh, tức cỏi Thiêng Liêng Liêng Hằng Sống.
 
Còn như không biết, thì người tu giữ dạ trung kiên, hiếu hạnh, không vướng vào danh. lợi, chức phẩm quyền hành, trở về Tu tại gia, Tu Tâm, hay Tu Chơn… để chờ ngày " Giáng Linh Hộ Pháp Di Đà" Giáng cây Ma Xử đuổi Tà trục Tinh”.Vì Ngài Cầm Quyền Chưởng Quản nhị Hữu Hình Đài, tức Cầm Quyền Chí Tôn tại thế.Như lời Đức Hộ Pháp đã dặn dò: "…Không biết đứng đó chờ Bần Đạo ".
“Đức Hộ Pháp là một vị Giáo Chủ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là một Bậc Vĩ Nhân của Thế hệ, Ngài là một trong các vị Tiền Bối Khai sáng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã thực hiện trước chủ thuyết Tam lập:Lập đức, Lập công, lập ngôn…".
 
" Đức Ngài mở Cơ Quan Phước Thiện, Phạm Môn… Ngài dạy :Hiệp Thiên Đài là gốc Đạo có Đức Chí Tôn Chủ quản nắm quyền hành thưởng phạt, tất cả đều do mạng lịnh từ Hiệp Thiên Đài. Có nghĩa là từ tín đồ cho dĩ chí đến Chức Sắc Thiên Phong đều phải tùng theo Pháp Chánh Hiệp Thiên Đài, nghĩa là tùng Đấng Chủ quyền tối cao của Hiệp Thiên Đài.
Cho nên chúng ta phải giữ vững đức tin, biết phân định Chánh tà trong buổi loạn Đạo, quan trọng là phải giữ căn bản từ trong kinh sách, Giáo lý, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Tân Luật Pháp Chánh Truyền, Bát Đạo Nghị Định,v.v…của Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng.
 
Nhất là trong cửa Đạo, người hành đạo phải giữ cái Tâm cho ngay chánh, chơn thật,để làm gương cho nhơn sanh, quên đi cái bản ngã thường tình và cố gắng tu sửa phụng sự nhơn sanh, tức là quên mình lo cho người với cái tâm trong sáng, dầu trong bất cứ cảnh ngộ nào cũng chung lưng đâu cật, đồng cam, cộng khổ với các bạn đồng hành, dìu dẫn nhau tu học trên bước đường Tu giải thoát kiếp luân hồi vay trả, trả vay hầu trở về ngôi xưa vị củ nơi cỏi Thiêng Liêng Hằng sống.
 
Nếu như không thể biết chơn giả thế nào,không trở về tu tại gia<đứng chờ> . Lại cố tình theo Bàn Môn Tả Đạo, tức là về nơi Bích Du Cung "Cù Lư Châu" của Kim Quan Sứ. Mà hại thay: " Kẻ nào làm môn đệ của Tà Thần tinh quái thì khó làm môn đệ của Thầy".
 
Luật công bình thưởng phạt một mãy lông cũng không lọt, vậy chúng ta khá cẩn trọng giữ mình hễ có Tà, thì có Chánh, biết giả thì phải tầm chơn, cũng không nên ngồi ở ngã ba đường chờ Tôn sư Hộ Pháp, vì chờ thì tinh thần tu không tiến bước, mà rốt ráo không biết vàng thau, Chơn giả, Chánh Tà thì mới đứng chờ kẽo sa chân vào đường Tà mị thì tội nghiệp lắm thay.
Nhưng nếu chúng ta có đức tin vững mạnh phải cố gắng tìm hiểu cho được Chơn pháp, để chúng ta tiếp tục đi. Đi tìm Đấng đã được chơn truyền chủ quyền Đạo là Đấng Vi chủ Bộ Công Di Lạc Tam Kỳ Độ Sanh, Đấng ấy là Giáo chủ hữu hình thay Đức Chí Tôn khai mở Đạo giáo hóa dạy dỗ nhơn sanh, tức ông Thầy tại thế đã để lại cho chúng ta một kho tàng Bửu Pháp , để chúng ta học hiểu đạo mầu chính là: Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn, từ Tam Thiên Thế Giới giáng lâm qua Thánh Thể Phạm Công Tắc. Đức Ngài thay thế ngôn ngữ của Đức CHÍ TÔN, tức nhiên lời nói Đạo của Ngài là lời nói của Đức CHÍ TÔN .Giáo hóa dìu dắt chúng danh thấy con đường siêu thoát và tạo dựng cho chúng sanh bến bờ Bỉ ngạn ,giải thoát kiếp luân hồi vay trả.
 
Như vậy con đường này là con đường của Đức CHÍ TÔN, nếu không đi thì đi con đường nào?... Cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh nằm trong Bí Pháp Đạo Cao Đài là do nơi đó.
Chúng ta hảy tự quán xét, tự chính mình tu sửa, cho ngay chánh chơn thật và phải tự biết rõ Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu là ai? Đức Hộ Pháp giảng: " Phật Mẫu ban sơ đến Ngự Hiệp Thiên Đài làm MẸ chữ KHÍ …Phật Mẫu đến Thế cầm quyền lập Đạo tạo khuôn viên hữu hình xong rồi giao lại cho CHÍ TÔN… Phật Mẫu đến trước, CHÍ TÔN đến sau cầm Bí Pháp là để muốn cho con cái mình đoạt Đạo." Là mong muốn chúng ta về hội hiệp với Cha Mẹ Thiêng Liêng nơi cỏi Thiêng Liêng Hằng Sống đó vậy. Kính mong thay.
* Nguyễn Mỹ Nga.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét