MỖI NGÀY LẬP NGÔN ĐẠI ĐẠO. * Tuyển tập / Nguyễn Mỹ Nga

NỔI LÒNG TRẮC ẨN CỦA NGƯỜI ĐẠO CAO ĐÀI
* CTS Nguyễn Thị Mỹ Nga
Đ94 năm "Cửu Thập Tứ Niên" Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ giáng ban cho nước Việt Nam một nền Quốc Đạo, Ngài xưng danh mình là Đấng AĂÂ "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát" hay còn gọi Ngài là Đức CHÍ TÔN là Giáo Chủ Vô Vi của ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ gọi tắt là Đạo CAO ĐÀI hay là THIÊN ĐẠO tức ĐẠO TRỜI.
Đức Chí Tôn dạy: "Các con ôi,Thầy là Chúa Tể Càn Khôn Thế Giái sanh ra muôn loài vạn vật, trải qua bao nhiêu cuộc tuần hoàn, dinh hư tiêu trưởng, đó là sự mầu nhiệm của Thầy đã định sẵn. Vì vậy mà đến buổi hạ ngươn.Thầy đến xứ Việt Nam này để Khai Đạo, kêu gọi các bậc nguyên nhân hảy sớm lập công bồi đức, hướng dẫn toàn thể sanh linh sớm tỉnh tu, để về cỏi Thiêng Liêng Hằng Sống, hoặc hướng đời Thượng Ngươn Thánh Đức".
 
Thầy dạy các Tín đồ đều có sứ mạng thực hiện Tôn Chỉ của Đại Đạo là "Tam Giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhứt". Hiện nay các con cái của Thầy có mặt khắp nơi ở Hải Ngoại "Nam Bắc rồi cùng ra ngoại quốc, Chủ Quyền Chơn Đạo một mình TA". Đức Đại Từ Phụ ngầm bảo chúng ta đưa con người có Tôn giáo đến tầm vóc Đại Đạo truyền bá hoằng khai khắp nơi trên thế giới để đi đến Thế giới Đại đồng: "Thế Đạo Đại Đồng, Thiên Đạo Giải Thoát".
 
Nhưng Cơ Đạo ở Hải Ngoại người Đạo chúng ta chưa phát triển được nhiều về cơ sở vật chất cũng như về mặt tâm linh, trao giồi đức hạnh, Tu tấn để dìu dẫn Anh trước em sau để về với Cha Mẹ Thiêng Liêng Hằng Sống.
 
Đức Hộ Pháp giảng về Quyền Năng của Đạo Cao Đài 1948: Đạo là sự sống của vạn loại, nhất là thánh thể của Hội Thánh.Hội Thánh là hình ảnh Thiên Lương của Đức Chí Tôn.
Hội Thánh trong Đạo Cao Đài tổ chức theo một đại gia đình, anh cả tức Giáo Tông, em nhỏ tức Chánh Trị Sự còn gọi là Giáo Tông Em, đều là con cái của Đức CHÍ TÔN. Vì "Sự Thương yêu là chìa khóa mở cửa Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và Bạch Ngọc Kinh. Kẻ nào ghét sự Thương yêu, thì chẳng hề qua khỏi cửa luân hồi". TNHT,tr,43.
 
Hiện nay Hội Thánh Em, tức Chức Việc Bàn Trị Sự ở Hải Ngoại hay trong quốc nội cũng vậy phải tùng theo Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Bát Đạo Nghị Định…mà hành đạo nơi tư phương mình để tìm phương tận độ chúng sanh trong thời kỳ Đại Ân xá này, chúng ta được đặc ân của Ngài ban cho nắm quyền làm Thánh Thể cho Ngài, cho nên chúng ta phải làm sao cho xứng đáng làm anh cả trông nom dìu dắt đàn con của Thầy, vì anh cả ấy phải làm Cha làm Thầy. Nhưng ngặt một điều là mình không xứng đáng mà thôi, không đủ tánh đức thay thế cho Ngài…Do không đủ Tánh Đức: "Liêm và Sĩ" trong tám đức hạnh: Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Si. Nên người "Vô Liêm" điều gì cũng dám tranh, Kẻ "Vô Sĩ" cái gì cũng dám làm.
 
Cổ ngữ có câu: "Dùng nhân nghĩa và Đức hạnh trị sửa người là Đạo. Dùng Đạo trị sửa Quốc Gia thì Quốc thái dân an, thiên hạ thái bình. Dùng quyền hành và sức mạnh trị sửa người chính là ác bá. Dùng ác bá trị sửa quốc gia thì hậu hoạn vô cùng tận.Mà Thể Đạo thì ắt loạn."
Người xưa phân Đức ra thành tám loại, được gọi là Bát Đức hay Bát Dân. Ý nghĩa là nếu một người thiếu tám loại đức này thì không phải là con người.
 
So với thời xưa thì hiện nay giá trị Đạo đức như Liêm và Sĩ đã không còn được coi trọng nữa, thậm chí càng ngày càng suy bại, không coi trọng Bát đức cũng là nguyên nhân căn bản của các hiện tượng suy đồi trong xã hội và trong các Tôn giáo ngày hôm nay. Do đó làm người ,không thể không tu dưỡng hai hạnh đức Liêm và Sĩ.
 
Liêm: tức là liêm khiết, là một phẩm đức quan trọng của nhân loại. Liêm bao gồm ý nghĩa liêm khiết và tiết kiệm, thanh đạm. Người xưa nói: "Liêm là cội nguồn của phú quí". Không tham lam được coi là Liêm. Liêm thường được kết hợp với Thanh "Trong sạch" thành Thanh Liêm, nghĩa là không tham lam trong sạch, trong trắng. Suy nghĩ sâu thêm thì thấy Liêm có khởi nguồn từ Sĩ, tức là xấu hổ, hổ thẹn. Vì người biết Sĩ ắt sẽ không tham.
Sĩ: là Tâm hổ thẹn.Đức Khổng Tử nói: "Các hành vi của mình phải biết hổ thẹn". Nghĩa là biết giữ mình, biết rằng việc làm bừa tùy ý là việc đáng hổ thẹn.
 
Mạnh Tử nói: "Con người không thể Vô Sĩ, không biết hổ thẹn".
Khổng Tử còn nói: "Biết hổ thẹn là biết gần với dũng cảm". Người biết hổ thẹn thì khi đứng trước tiền tài sẽ không tham, khi ở cảnh khốn cùng cũng không khuất phục. Người có Liêm Sĩ sẽ biết khiêm tốn, biết nhượng bộ , hiểu được nên lựa chọn hay buông bỏ. Bất kể là tu dưỡng cá nhân hay là khí tiết dân tộc thì Liêm và Sĩ đều là "Lãnh Đạo" của Lương Tri .
 
Một người biết hổ thẹn sẽ luôn luôn ước thúc hoặc kiểm soát hành vi của mình để không trái với Đạo đức. Vì vậy người biết Liêm Sĩ cũng là người dũng cảm. Bởi vì biết hổ thẹn nên họ luôn luôn tự xem xét lại hành vi đức hạnh của mình. Người biết hổ thẹn sẽ dũng cảm đối diện với những sai lầm của mình, và vượt lên chính mình, đó chính là cái dũng.
 
Mạnh Tử nói: "Không có tâm xấu hổ về cái ác, cái xấu của mình thì không phải là con người". Ông cho rằng người biết xấu hổ nhất định phải có đạo đức tốt đẹp.Họ sẽ không bị danh lợi mê hoặc.
 
Chu Hy nói: "Người có Liêm Sĩ thì có những việc không nên làm". Tức là người có tâm hổ thẹn sẽ làm những việc không nên làm. Người có biết hổ thẹn nhất định có ý chí kiên định. Khi đối diện được và mất, nghĩa là lợi, cộng đồng và cá nhân, họ không bị dục vọng thao túng, khống chế.
 
Lã Khôn, Học giả đời Minh nói: "5 loại hình phạt không bằng một chữ Sĩ". Ông cho rằng Giáo dục để người dân hiểu được Liêm Sĩ qua trọng hơn hình phạt nặng nề. Bởi vì khi đạo đức mọi người được nâng cao, họ sẽ biết nên làm thế nào và điều gì không nên làm, biết đúng sai, thị phi, thì cũng không cần dùng đến hình luật nữa. Do đó Nho giáo vô cùng coi trọng giáo dục, Đạo Cao Đài xem giáo dục là tiên phong, hình pháp là phù trợ.
 
Người xưa coi các tiêu chuẩn đạo đức là cái gốc để cải biến con người.
Người xưa thanh liêm như thế nào? Khi Bao Thanh Thiên thọ 60 tuổi Ông kiên quyết không nhận bất kỳ lễ vật nào, của bất kỳ người nào đem tặng. Không ngờ, người đầu tiên chúc mừng và tặng quà cho Ông lại là đương kim Hoàng Thượng Tống Nhân Tông. Trên bửa tiệc, Thái Giám viết bốn câu thơ:
"Đức cao trọng vọng nhất phàm gian,
Đêm ngày vì nước tựa Ngụy Trưng,
Hôm nay Hoàng Thượng mang quà tặng,
Chối từ nhận lễ lý chẳng thông."
 
Bao Thanh Thiên xem xong lấy bút viết tiếp 4 câu thơ bên dưới:
" Thiết diện vô tư tấm lòng trung,
Làm quan kỵ nhất cứ kể công,
Vì nước đêm ngày là trách nhiệm,
Chối từ nhận lễ giữ thanh liêm."
 
Thông qua bài thơ chối từ nhận lễ vật của Bao Thanh Thiên đã thể hiện sự Liêm chính của Ông, và cũng được Hoàng Thượng khen ngợi, bá quan trong triều và bách tính tôn kính.
"Theo BLdaily".
 
Đức Hộ Pháp dạy: Trong đám anh em chúng ta tại đây, hay quì ngồi kiết tường, cùng sắp nhỏ kia, trong đàn cúng, trong đó cũng có những vị Phật Tiên giáng thế, nhưng còn chờ chúng ta lập vị cho nó…Chúng ta cần phải trau giồi Đạo đức: "Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ. Hầu dạy dỗ đàn em lo tu tấn để Hoằng Khai ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Còn nằm trong thời kỳ ĐẠI ÂN XÁ của Đức CHÍ TÔN". LTĐ, tr. 103.
 
Nhưng các Anh Chị lớn thì bảo thủ, độc tài, độc quyền, không chơn thật, không tìm tòi học Đạo, thiếu kém Đạo hạnh tài đức, còn các em nhỏ ngày nay khoa học tiến bộ, thời kỳ internet Càn Khôn Dĩ Tận Thức các em học hỏi hiểu biết nhiều về mặt thế. Nhưng chưa hiểu thấu thấm nhuần nền Chơn Đạo của Đức Chí Tôn, bậc đàn anh cần phải trao giồi đức hạnh ,am tường giáo lý giảng dạy cho các em nghe về Đạo Đức, về Luật Thương Yêu và Quyền Công Chánh.Về Bát Đạo, về Giáo Lý …
 
Đức Hộ Pháp dạy: "Cây cờ cứu khổ của CAO ĐÀI là Thương Yêu và Công Chánh. Phải thực hiện hai điều ấy thì Hòa Bình và Hạnh Phúc mới đến với chúng ta."
Từ thuở Tam Giáo có Thích Đạo Nho. Luật Tam Giáo có Luật hình gồm cả tôn chỉ của Tam Giáo có 2 phần:
1 / - Pháp Chánh Hiệp Thiên.
2 / - Hình Luật Tam Giáo.
 
Tại sao Ngài Giao cho Hiệp Thiên Đài? Từ Ngôi Giáo Tông cho đến ngôi Đầu Sư, giữa có các ngôi Chưởng Pháp.Nếu không Pháp chánh do Hiệp Thiên Đài nắm giữ là gì?... Pháp Chánh lập quyền cho con cái Đức Chí Tôn, có hàng phẩm quyền hành thứ tự, đẳng cấp giao cho Hiệp Thiên đài sắp đặt không cho loạn, nếu loạn hàng thất thứ thì Đạo bị tiêu diệt…Đạo Cao Đài không lấy nguyên chất của Tam Giáo mà chỉ lọc lược chơn truyền của các Tôn giáo mà tổng hợp lại…
 
Hình luật Tam Giáo để định án chăng? Con người chỉ quí cái Tâm và hạ sanh xuống đây ít nữa phải có căn nguyên,mà mình không biết rõ đó thôi. Bần đạo dám chắc, dầu cho một vị Phật đến tại thế gian này, mang thi hài xác thịt cũng quên hết, cửa huệ quang bí lối, không tự biết mình, không tự xét mình, không hiểu phẩm vị mình vì mang xác phàm. Duy có Đấng toàn năng, toàn tri,toàn thiện,toàn mỹ là CHÍ TÔN mới tránh khỏi chuyển kiếp luân hồi mà thôi. Ngoài ra không một vị Phật nào tránh khỏi luân hồi cả.
 
Chí Tôn muốn cho con cái của Ngài nên Thánh thì phải làm sao? Phải đem cả thảy vô đạo, tắm rửa cho sạch sẽ, làm cho thiên hạ gần nhau, phải vì thương mến kính khen mà gần, vì tôn sùng yêu ái mà gần. Cho nên Hình Luật Tam Giáo là nước Cam Lồ vậy…
 
Tội có quá nặng, nếu mình biết ăn năn tự hối, tự tu thân, tự giác tấm thân đặng rửa tội, mình tu một mình "Tu Chơn" dầu Hội Thánh không biết tới, mình cũng vẫn tu vì có Đức Chí Tôn chứng giám, ngày kia về cỏi Thiêng Liêng Chư Thần Thánh Tiên Phật đẹp dạ, hả lòng tiếp rước trọng thể hơn nhiều. Danh vị lập được của kẻ bình thường đâu bằng người biết ăn năn sám hối. LTĐ: ĐHPtr/106-108 .
 
Cho nên Đức Chí Tôn đến ký Hòa Ước với Nhơn sanh chỉ có hai khoản thôi :
1 - Luật Thương Yêu.
2 - Quyền Công Chánh.
 
Từ thuở ta chưa thấy cái Hòa ước nào đơn giản như thế mà nó oai quyền làm sao? Khó có thể thực hiện đặng. Nhưng với thời gian Đạo Cao Đài làm thế nào, tìm cách nào để đem hạnh phúc đến cho nhơn loại, tạo Hòa bình cho thiên hạ Đại Đồng Thế Giới.?
 
Đạo Cao Đài được hình tướng Thương Yêu Vô Tận. Nó có nét đẹp thiên nhiên là nhờ câu viết Thương yêu. Quyền Đạo ngày nay do Thương yêu mà thành tướng. Vậy Đạo đã do Luật Thương Yêu thành tướng thì không có quyền năng nào tàn phá nó cho đặng. Vì Nó nên hình bởi sự thương yêu, Nó trưởng thành bởi sự thương yêu. Bởi hình chất của sự thương yêu, hễ càng lớn lên nó càng tráng kiện. Nó sẽ làm Chúa cả Thù Luật và Quyền Lực.Thù Hằn không thể xâm lấn nó được.Và Đạo Đức trong "Bát Đức" là giềng mối, khuôn khổ của Đạo hạnh Từ bi và lòng Bác Ái. Không có sức mạnh nào tàn phá hay hủy hoại người có tánh hạnh Đạo đức được. Chúng ta cần sớm thức tỉnh, hồi đầu hướng thiện tu hành: " Hảy Tu cho thật, hành cho thật, nói cho thật thì mới đắc Đạo đặng."
“Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”
"Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn”.
"Nam Mô Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn”.
Texas, ngày 20/09/2020.  ÂL, 04/08/ Canh Tý.
* CTS / Nguyễn Thị Mỹ Nga



2
 
QUC ĐO KIM
TRIÊU THÀNH ĐI-ĐO
* CTS Nguyễn Thị Mỹ Nga
Giải nghĩa: Quốc thành hình qua nhiều thời gian, trên dưới ngàn năm trước Công-nguyên, chữ quốc là nước, được viết chữ khẩu giữa chữ nhị một giới hạn không gian (), trong giới-hạn đa có tồn tại con người (). Sau đó, khỏang trên dưới hai ngàn năm trước đây, chữ quốc được gắn thêm một phù hiệu nữa là qua () tượng-trưng cho dáo mác, vũ-khí lực-lượng võ-trang. Rồi đến khỏang 1.500 năm trước đây, chữ quốc được gắn thêm một phù hiệu nữa, bộ vi (), thành QUỐC , biểu thị sự cố định về cương-giới, sự hoàn chỉnh của một quốc-gia, sự gắn bó của tập thể người sống trong quốc-gia đó, sự toàn vẹn và bất khả xâm phạm của lãnh thổ đất nước.
 
Lý Thường-Kiệt đã nói “Nam-quốc san-hà Nam-Đế cư" Nghĩa là sông núi nước Nam phải do vua Nam cai-trị, để tỏ rõ khí khái của một anh hùng hào kiệt gánh trọn gánh đời.
 
Năm 1926. Đức Chí Tôn mở Đạo, NGƯỜI trao cái gánh Đạo nặng oằn vai cho Đức Hộ Pháp phải Qui nguyên Tam giáo Phục nhứt Ngũ chi lập thành Quốc Đạo đó là nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Trong bài thuyết đạo của Đức Hộ Pháp vào ngày 30-9 Đinh Hợi. Ngài giảng rằng:
" - Hai chữ Quốc Đạo lần đầu Đức Chí Tôn viết ra làm cho Bần Đạo mờ mịt, cũng vì hai chữ Quốc Đạo ấy mà Phạm Công Tắc chết năm 35 tuổi. Lấy thân theo đuổi làm cho ra thiệt tướng.
" Ôi ! hai chữ Quốc Đạo là một vật của Bần đạo tìm tàng rồi mới biết khôn, khởi điểm biết thương nòi giống, biết thương Tổ quốc, đeo đuổi mất còn với cái muốn khát khao từ buổi thanh xuân đó vậy. Tự biết khôn dĩ chí gặp Đạo năm 35 tuổi, Bần Đạo thấy sao mà phải thèm lạt, tại làm sao Chí Tôn biết thiếu thốn nơi tinh thần điều ấy mà cho Bần Đạo?
 
Bần Đạo ban sơ nghi hoặc, có lẽ Đấng có quyền năng thiêng liêng biết tâm lý đang nồng nàn ao ước, đương thèm lạt khao khát, đương tìm tàng mà đem ra cám dỗ.
" Hại thay ! Yếu ớt đức tin, ngày nay Bần Đạo ăn năn quá lẽ, 15 năm đã đặng thấy gì? Cả thiên hạ nói rằng nòi giống Việt Nam không có Đạo. Lạ lùng thay! Chúng ta tự hỏi có thật vậy chăng?
"Thật quả có chứ ! có nhiều Đạo quá mà thành ra không có Đạo: mượn Đạo, xin Đạo của thiên-hạ mà thôi". (ĐHP: 30-9 Tân-Hợi)
 
Đức Chí-Tôn lần này giáng trần lập Đạo, Ngài không giáng thân như bao lần trước mà Ngài sai Hộ-Pháp giáng sanh cùng với Thập-nhị Thời-quân đến, cốt yếu mở bí-pháp đặng vạn linh đoạt-vị .
Quyền-hành của Hộ-Pháp nắm cả ba châu là :
- Đông thắng Thần-châu.
- Tây ngưu hạ-châu .
- Nam-thiệm bộ châu .
 
Trong số bốn châu ở cõi thiêng-liêng, còn một châu là Bắc cù lưu châu giao cho Kim-Quan-sứ lãnh trách-nhiệm làm Giám-khảo kỳ này để khảo-duợt chư Chức-sắc Thiên-phong cho rõ giá vàng thau lẫn-lộn.
 
Chính Đức Hộ-Pháp là người đã dày công với nền Đại-Đạo từ buổi khởi đoan cho đến giai-đọan kết thúc cuộc đời của Ngài, 35 năm vày-vã dựng xây từ tinh thần đến vật-chất, bao-nhiêu thành-quả mà ngày nay nhân-sanh đang hưởng nhờ bởi bàn tay của Ngài, thế mà đến lúc cỡi hạc qui Tiên vẫn còn nuối tiếc.
 
Lời lẽ gói tròn trong bài thài mà Ngài đã giáng điển linh ban cho, khi xác tục chưa vào chiếc liên-đài để lịm kín .
THI
" Trót đã ba năm ở xứ người,
Đem thân đổi lấy phút vui tươi.
Nào hay vạn sự do thiên định,
Tuổi đã bảy mươi cũng đủ rồi.
Nhớ tiếc sức phàm thừa chống-chỏi,
Buồn nhìn cội Đạo luống chơi-vơi.
Rồi đây ai đến cầm chơn-pháp,
Tô-điểm non sông Đạo lẫn đời."
Texas, ngày 26/08/2020 ÂL, 10/07/Canh Tý.

* CTS / Nguyễn Thị Mỹ Nga.


3
NGƯỜI ĐẠO ĐỨNG
TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG.
* CTS Nguyễn Thị Mỹ Nga
Lời dạy của Đức Hộ Pháp: Bần Đạo dắt mấy em đi đến ngã ba đường, em nào biết thì đi, không biết đứng đó chờ Bần Đạo”.
 
Chúng ta định tâm sẽ thấy Thánh ý trên đây rất rỏ ràng chúng ta đang đứng trước ngã ba đường , chúng ta có hai con đường để lựa chọn là con đường Chánh, con đường Tà, và một là nếu không biết đứng đó chờ Thầy.
 
Quan trọng là chúng ta biết hay không biết, Đức Hộ Pháp nhấn mạnh câu nói: "…Em nào biết thì đi,không biết đứng đó chờ Bần Đạo." Biết là phân định rõ Chánh Tà hai lẽ. Đức Chí Tôn dạy khi mới Khai Đạo:
" Lẽ Chánh tự nhiên có lẽ Tà,
Chánh Tà hai lẽ đoán sao ra,
Sao ra Tiên Phật người trần tục,
Trần tục muốn thành phải đến Ta ".
 
Trên đây là 4 câu thi của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng Cơ năm 1926:
Câu 1: Lẽ Chánh tự nhiên có lẽ Tà.
Lẽ Chánh là chánh đáng, chánh trực ngay thẳng, chơn thật, là con đường ngay thẳng Đạo đức, nhân nghĩa bác ái, công bình.
Lẽ Tà là cong vạy, xéo xiên, giả dối, là con đường gian tham, độc ác xảo trá, quỉ quyệt, vô đạo đức, không nghĩa nhân.
 
Câu 2: Chánh Tà hai lẽ đoán sao ra?
Lòng người khó đoán, Chánh Tà khó biệt phân, nên con người muốn đi ngay thẳng, trước hết phải giữ cái tâm cho chơn chánh, ngay thật, đạo đức, tức Chánh Tâm trước rồi mới Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, nghĩa là cái tâm chơn chánh theo ý thiện, nương theo Chánh Đạo, thuận tùng Thiên lý.
 
Muốn giữ cái tâm chánh là phải thành ý,tức là giữ cái ý cho thành, không để tư tưởng buông lung phóng túng theo đường tà vạy, mới kềm giữ được ý tưởng ấy thì định được cái tâm chánh. Tâm chánh là người có đạo Đức, nhơn nghĩa công bình, chánh trực. Trung hiếu, trung tín biết nghĩa, thanh cao, thanh liêm.v.v..
Đó là người đời, còn người đạo cũng thế ,song người hành đạo phải giữ đúng luật pháp chơn truyền của đạo,không canh cải, sửa đổi theo tà đạo, mê tín di đoan nghịch lại với Chánh tâm "Là Tà tâm".
 
Tà tâm là người vô đạo đức, bất chánh, bất nghĩa, bất trung, bội sư, phản bạn, bội tín, lường gạt, dua nịnh, gian thần, tham lam ích kỷ, bần tiện, xảo trá, điêu ngoa, quỷ quyệt, v.v...
Vì vậy chúng ta phải nhận định những yếu tố trên để phân định được hai lẽ Chánh Tà. Để chúng ta tìm tòi học hỏi chơn lý của Đạo, mà hể là Chơn lý của Đạo thì bất biến, tức không thay đổi gọi là Chơn pháp, mà Chơn pháp tức là Bí Pháp đó vậy.
 
Người Tu muốn tìm Chơn lý trọn vẹn bất biến phải công phu rèn luyện quán chiếu mọi hành tàng diễn biến trong không gian xuyên suốt thời gian không gián đoạn học hỏi tìm hiểu cặn kẽ trong Tân Luật Pháp Chánh Truyền thuộc về Bí Pháp, là chơn pháp bất di bất dịch đến Thất ức niên của môt Hội Thánh lưởng đài là Cửu Trùng Đài và HiệpThiên Đài.
 
Cửu Trùng Đài là Thể Pháp có thể bị thay đổi hình thức về phần xác, còn Hiệp Thiên đài là phần hồn của Đạo thuộc về Bí Pháp bất biến vĩnh cửu trường tồn. Cho nên Hiệp Thiên Đài còn là Hồn Đạo còn. Nhưng hiện nay nền Đạo chinh nghiêng, Đền Thánh bị Tà quyền chiếm ngự, Cơ Khảo thí dành cho các thí sinh nhập vào trường thi Long Hoa Hội, khiến cho đồng đạo khó phân định được hai lẽ Chánh Tà, vì Đạo khai Tà khởi: " Lẽ Chánh tự nhiên có lẽ Tà" , suy diễn thêm có chơn thật thì mới biết sự giả dối, có thiện tự nhiên có ác,có nhơn nghĩa ắt có bạo tàn,có người quảng đại thì có kẻ hẹp hòi, hễ có thương thì có ghét, có người quân tử ắt có kẻ tiểu nhân…
 
Cho nên nơi cõi Thiêng Liêng còn có quỉ ma lẩn lộn, huống lựa là phàm trần " Vàng thau lẩn lộn " . vì là cơ khảo thí, Thầy đã ban cho Kim Quan Sứ làm chánh chủ khảo kỳ thi Long Hoa đang hồi khốc liệt.
 
Nếu không lấy lương tâm tinh thần trí nảo xét đoán cho sáng suốt là sẻ bị Tà mị bủa giăng, lộng giả thành chơn, làm những điều huyễn hoặc sai trái mà chúng ta không hay biết ,đến khi sa hầm, sụp hố, gây nên một trường ngôn luận, nhiều tai tiếng thị phi, làm mất danh thể Đạo , và người đạo mờ hồ không biết đâu là thật, đâu là giả, đâu là con đường về với Cha Mẹ Thiêng liêng,thì thật là đau khổ biết bao,có công không được thưởng mà còn mang trọng tội với Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng, nặng tội hơn nữa thì bị Tận đọa Tam Đồ Bất năng thoát tục.
 
Còn như biết nhận xét, học hiểu thực hành theo thánh Ngôn, Giáo Lý, Tân Luật Pháp Chánh Truyền, thì tiếp tục đi theo con đường về Bạch Ngọc Kinh, tức cỏi Thiêng Liêng Liêng Hằng Sống.
 
Còn như không biết, thì người tu giữ dạ trung kiên, hiếu hạnh, không vướng vào danh. lợi, chức phẩm quyền hành, trở về Tu tại gia, Tu Tâm, hay Tu Chơn… để chờ ngày " Giáng Linh Hộ Pháp Di Đà" Giáng cây Ma Xử đuổi Tà trục Tinh”.Vì Ngài Cầm Quyền Chưởng Quản nhị Hữu Hình Đài, tức Cầm Quyền Chí Tôn tại thế.Như lời Đức Hộ Pháp đã dặn dò: "…Không biết đứng đó chờ Bần Đạo ".
 
“Đức Hộ Pháp là một vị Giáo Chủ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là một Bậc Vĩ Nhân của Thế hệ, Ngài là một trong các vị Tiền Bối Khai sáng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã thực hiện trước chủ thuyết Tam lập:Lập đức, Lập công, lập ngôn…".
 
" Đức Ngài mở Cơ Quan Phước Thiện, Phạm Môn… Ngài dạy :Hiệp Thiên Đài là gốc Đạo có Đức Chí Tôn Chủ quản nắm quyền hành thưởng phạt, tất cả đều do mạng lịnh từ Hiệp Thiên Đài. Có nghĩa là từ tín đồ cho dĩ chí đến Chức Sắc Thiên Phong đều phải tùng theo Pháp Chánh Hiệp Thiên Đài, nghĩa là tùng Đấng Chủ quyền tối cao của Hiệp Thiên Đài.
 
Cho nên chúng ta phải giữ vững đức tin, biết phân định Chánh tà trong buổi loạn Đạo, quan trọng là phải giữ căn bản từ trong kinh sách, Giáo lý, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Tân Luật Pháp Chánh Truyền, Bát Đạo Nghị Định,v.v…của Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng.
 
Nhất là trong cửa Đạo, người hành đạo phải giữ cái Tâm cho ngay chánh, chơn thật,để làm gương cho nhơn sanh, quên đi cái bản ngã thường tình và cố gắng tu sửa phụng sự nhơn sanh, tức là quên mình lo cho người với cái tâm trong sáng, dầu trong bất cứ cảnh ngộ nào cũng chung lưng đâu cật, đồng cam, cộng khổ với các bạn đồng hành, dìu dẫn nhau tu học trên bước đường Tu giải thoát kiếp luân hồi vay trả, trả vay hầu trở về ngôi xưa vị củ nơi cỏi Thiêng Liêng Hằng sống.
 
Nếu như không thể biết chơn giả thế nào,không trở về tu tại gia<đứng chờ> . Lại cố tình theo Bàn Môn Tả Đạo, tức là về nơi Bích Du Cung "Cù Lư Châu" của Kim Quan Sứ. Mà hại thay: " Kẻ nào làm môn đệ của Tà Thần tinh quái thì khó làm môn đệ của Thầy".
 
Luật công bình thưởng phạt một mãy lông cũng không lọt, vậy chúng ta khá cẩn trọng giữ mình hễ có Tà, thì có Chánh, biết giả thì phải tầm chơn, cũng không nên ngồi ở ngã ba đường chờ Tôn sư Hộ Pháp, vì chờ thì tinh thần tu không tiến bước, mà rốt ráo không biết vàng thau, Chơn giả, Chánh Tà thì mới đứng chờ kẽo sa chân vào đường Tà mị thì tội nghiệp lắm thay.
 
Nhưng nếu chúng ta có đức tin vững mạnh phải cố gắng tìm hiểu cho được Chơn pháp, để chúng ta tiếp tục đi. Đi tìm Đấng đã được chơn truyền chủ quyền Đạo là Đấng Vi chủ Bộ Công Di Lạc Tam Kỳ Độ Sanh, Đấng ấy là Giáo chủ hữu hình thay Đức Chí Tôn khai mở Đạo giáo hóa dạy dỗ nhơn sanh, tức ông Thầy tại thế đã để lại cho chúng ta một kho tàng Bửu Pháp , để chúng ta học hiểu đạo mầu chính là: Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn, từ Tam Thiên Thế Giới giáng lâm qua Thánh Thể Phạm Công Tắc. Đức Ngài thay thế ngôn ngữ của Đức CHÍ TÔN, tức nhiên lời nói Đạo của Ngài là lời nói của Đức CHÍ TÔN .Giáo hóa dìu dắt chúng danh thấy con đường siêu thoát và tạo dựng cho chúng sanh bến bờ Bỉ ngạn ,giải thoát kiếp luân hồi vay trả.
 
Như vậy con đường này là con đường của Đức CHÍ TÔN, nếu không đi thì đi con đường nào?...Cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh nằm trong Bí Pháp Đạo Cao Đài là do nơi đó.
 
Chúng ta hảy tự quán xét, tự chính mình tu sửa, cho ngay chánh chơn thật và phải tự biết rõ Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu là ai? Đức Hộ Pháp giảng: " Phật Mẫu ban sơ đến Ngự Hiệp Thiên Đài làm MẸ chữ KHÍ… Phật Mẫu đến Thế cầm quyền lập Đạo tạo khuôn viên hữu hình xong rồi giao lại cho CHÍ TÔN… Phật Mẫu đến trước, CHÍ TÔN đến sau cầm Bí Pháp là để muốn cho con cái mình đoạt Đạo." Là mong muốn chúng ta về hội hiệp với Cha Mẹ Thiêng Liêng nơi cỏi Thiêng Liêng Hằng Sống đó vậy. Kính mong thay.
* Nguyn M Nga.


4
LUN HAI CH HÒA VÀ ĐNG.
* CTS Nguyễn Thị Mỹ Nga
1 / - HÒA: Là thuận tình , thỏa ý, hòa hiệp cùng nhau và không tranh giành ,hơn thua, cao thấp, giỏi dở, mạnh yếu.
2 / - ĐỒNG: là kết bầy rập bạn, lập đoàn thể nầy ,tổ chức kia, rồi dẫn nhau đi theo một đường lối riêng , lý tưởng riêng, phương hướng riêng.
 
Vã chăng, ai ai cũng nhận thức rằng, người ta ở đời không phải một mình sống riêng mà dựng xây nên cơ đồ sự nghiệp cho được. Giả như muốn làm một điều gì mà một mình trơ trọi, ắt không rồi, hoặc có rồi cũng không hay. Lẽ dĩ nhiên cần có đông người trợ giúp lẫn nhau, công lao đồng chung cọng huởng thì việc gì cũng đắc thành. Nhơn dịp cùng chung cọng sự đó, người ta mới có cơ hội biết nhau ,thân nhau và biết phân biệt ra ai là người quân tử, ai là kẻ tiểu nhơn;nhờ sự phân biệt hai hạng người nầy là nhờ hai chữ HÒA và ĐỒNG.
 
Rút kinh nghiệm trong đường Đời và Đạo, trong cuộc sống ,phương xử thế, giao thiệp, người ta thấy rằng: Người quân tử Hòa mà bất Đồng, còn kẻ Tiểu nhơn Đồng mà bất Hòa.
***_Quân tử ví như nấu một thức ăn, cần có ngũ vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng. ngũ vị không đồng chất , hoặc khác mùi, nhưng cả thãy được điều hòa và bổ khuyết cho nhau làm ra thức ăn ngon lành,( hợp khẩu vị người ăn, cảm thấy sảng khoái thích thú). Nhờ tương tế cho nhau nên Hòa thì hết sức Hòa và không vì lẽ bất Đồng chất hay bất đồng vị, mà làm cho tương khắc, tương phản với nhau.
 
Cách cọng sự cửa người Quân Tử là thế! Không phân biệt hạng người cao, kẻ hạ, người giàu kẻ nghèo, người khôn kẻ dại. Bậc quân tử tự hạ mình ngang hàng với kẻ khác và giữ tánh như nước. Không để mất niềm hòa khí giữa mình và thiên hạ. Làm như vậy là đem ích lợi chung, tạo được sự HÒA tức là tạo cái yên bình cho Quốc gia và xã hội.
 
**Tiểu nhơn ví như làm một, giống đồ ăn có ngũ vị, nhưng mà mặn không hòa với cay, chua không hòa với đắng, hễ mặn thì dắt nhau thiệt mặn, cay thì hiệp nhau rất cay. Đồng thì vẫn có đồng thiệt, nhưng mà không Hòa được. Cách cọng sự của Tiểu nhơn là thế. Họ chỉ trọng về Tư Lợi, kẻ tiểu nhơn mượn cái lượng làm thể lực, chớ không san bằng giá trị tuyệt đối của sự vật, cho nên trong cách xử sự, hoặc thái hóa, hoặc bất cập, có thể đi đến bạo phát ,nhưng rồi là bạo tàn, vì chổ bất Hòa mà ra vậy.
 
Người Quân Tử sự loạn nên chuyên chữ HÒA.
Người Tiểu Nhơn sự HÒA rồi thất lợi.
Hai tư tưởng và hai cách xử sự chữ HÒA khác nhau . Nhưng chung qui phần thắng về Quân Tử (Quân tử là Chánh,Tiểu nhơn là Tà. Tức Tà không bao giờ thắng Chánh.).
Trong cửa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là cửa hằng ngày HỘI THÁNH QUYẾT SÁCH VẬN TRÙ . Để tìm CHƠN PHÁP trừ Mị diệt Tà, hầu dìu dẫn nhơn sanh và qui cả Thiện Lương vào nơi ĐẠI ĐỒNG THÌ KHÔNG THỂ ÁP DỤNG CÁI THUYẾT” Đồng Nhi Bất Hòa” của Tiểu Nhơn hay “Hòa Nhi Bất Đồng “ của Quân Tử. TRÁI LẠI, PHẢI KIÊM CẢ HÒA VÀ ĐỒNG ĐẶNG ĐÔI BÊN PHÒ TRÌ NHAU MỚI ĐI ĐẾN ĐÍCH.
Khác với Đời là như thế! Và được như thế mới đạt ĐẠO LÝ LÀM NGƯỜI TRONG CỬA ĐẠI ĐẠO.
 
Vậy phải thi hành chánh sách gì? Tức là phải cư xử mọi việc cho CÔNG BẰNG; ẤY LÀ HÒA VÀ THƯƠNG YÊU DUNG CHẾ CHO NHAU: ẤY LÀ ĐỒNG.
-HÒA thời thật HÒA vì không còn so hơn tính thiệt, ganh hiền ghét ngỏ, mưu hại lẫn nhau.
-ĐỒNG thời thật ĐỒNG coi Ta như Người, không phân giai cấp, không phân biệt sắc tóc màu da, yêu thương nhau, không hề rời bỏ nhau cho đặng.
ĐAI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ HOẰNG KHAI TRONG THỜI ĐẠI NHƠN SANH TÁC LOẠN CHỈ CÓ BẤY NHIÊU ĐÓ MÀ THÔI: “HÒA VÀ ĐỒNG”./.
 
TX, Ngày 14/09/2020(ÂL, 27/07/Canh Tý)
* Tín Đồ Nguyễn Thị Mỹ Nga

5
BÍ QUYẾT ĐỂ GÌN GIỮ CHỮ HÒA.
* CTS Nguyễn Thị Mỹ Nga
Lời Đức Hộ Pháp:
Trong Bí pháp Qua viết    chữ “Hòa”... Qua gởi hai chữ “Hòa Ái” nơi lòng mấy em...
Qua cầu xin mấy em có một điều là  chung sức cùng nhau đặng tạo hạnh phúc cho nhau.
Phứ dụ cứa Đức Hộ Pháp trong lễ Khánh thành chợ Tân dân (Qui thiện)
Từ lâu trong đời sống gia đình và xã hội, cũng như ngay trong cửa Đạo, ai ai cũng thừa nhận rằng, phải giữ được chữ “hòa” thì gia đình mới thịnh vượng, xã hội mớí thái bình, cơ Đạo mới thống nhất và phát triển. Nên  Đức Chí Tôn đã dạy rằng:
" Chẳng quản đồng tông mới một nhà,
Cùng chung một Đạo tức một Cha.
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau một chữ Hòa."
                                 * Thi văn dạy Đạo.
 
Bất cứ ai cũng biết rằng chữ “hòa” là quý, nhưng rồi nhiều gia đình vẫn xung khắc chia ly, trong xã hội vẫn đầy dẫy sự xung đột phân hóa... Ngay trong lãnh vực Tôn giáo cũng phân chia chi phái kích bác chống đối lẫn nhau... điều nầy có người cho là do Thiên cơ khảo đảo thử thách. Nhưng theo thiển ý chúng tôi thì cũng do sự bất hòa mà ra.
 
Đức Hộ Pháp đã cảnh báo rằng:
“Hễ một hành tàng nào cứa chúng ta, mà làm cho con người rối loạn, ly tán, ngỗ nghịch tức nhiên phạm tội thiêng liêng ... thì chúng ta sẽ là tội nhân đệ nhứt cứa nhân loại vậy” (Trích thuyết Đạo  đêm 14 tháng 9 Mậu tý (1948) về sự Điều hòa Càn Khôn Vũ trụ).
Sự bất hòa nầy không chỉ xuất hiện trong đời sống hằng ngày cứa nhân thế, mà  ngay ra trong  các tôn giáo cũng   đã đến mức báo động... Về sự kiện nầy. Nhà truyền giáo Cơ Đốc Joyce Meyer đã cảnh báo rằng:
“Tinh thần bất hòa đang phá hoại Hội Thánh, hầu như còn nhanh hơn cả việc Chúa xây dựng Hội Thánh, đây là mưu chước cứa Quỷ vương, mà hầu hết tín đồ đều không nhận ra nguyên nhân vì đâu mà xảy ra nan đề nầy, nhất là đối với những người đã được sự hổ trợ che chở cứa Chúa” .
 
Sự bất hòa nó đang tác hại nghiêm trọng như vậy, nhưng ít ai để tâm cái nguyên nhân do đâu ? Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân tại sao nảy sinh ra sự kiện nghiêm trọng nầy... khiến cho sự thực hiện chữ “hòa” lại khó khăn đến như vậy. Ngay cả trong cửa Đạo hầu như toàn là những người ít nhiều cũng đã thấm nhuần được đạo  nghĩa... mà vẫn không gìn giữ được chữ hòa, để đến nỗi xảy ra sự hình khắc chia ly, làm tan vở sự đoàn kết trong nội bộ.
 
NGUYÊN NHÂN XÃY RA VỤ BẤT HÒA.
 
Ai cũng biết Hòa là quý, mà bởi từ đâu... và do ai... dẫn đến sự bất hòa chia rẻ nầy, sự kiện Đức Chí Tôn đã khẳng định rằng:
“Mặt nhựt hồi mô thấy xẻ hai,
Có thương mới biết Đấng Cao Đài.
Cũng con cũng cái đồng môn đệ,
Bụng muốn phân chia hỏi bởi ai "
                                                         * Thi văn dạy Đạo.
 
Như vậy Đức Chí Tôn đã xác nhận rằng sự mất đoàn kết đưa đến phân chia phe phái là do từ con người, chứ không phải là do Thiên ý. Vì Thượng Đế tạo ra con người là một hữu thể tự do, Ngài ban cho con người có quyền quyết định lấy số phận cứa mình, đoàn kết hay chia ly là do mình chon lựa, Ngài duy chỉ vì thương yêu nên ân cần dạy bảo mà thôi.
 
Có một nguyên nhân rất dễ dàng nhận thấy là trong chúng ta không mấy ai chịu chấp nhận cái nguyên lý “nhất nguyên” là âm dương tương hợp, mà cứ cố chấp vào “nhị nguyên” xem âm là âm, dương là dương, cái phải là phải, mà trái là trái, chứ ít người chịu nhìn nhận cái nhất nguyên: “âm dương là một, phải trái là một...”. Nên mới xảy ra sự bất hòa, dẫn đến ly tán.
TỊNH CHẤT VÀ NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG.
 
Chúng ta thừa biết rằng theo tính chất Âm Dương, thì Dương là lửa, là nóng, là trắng, là thiện, là quân tử, là tích cực.... Còn Âm thì trái lại là nước là lạnh, là đen, là điều ác, là tiểu nhân, là tiêu cực v.v...
 
Vậy cái gì tạo ra âm dương ? Đó là cái “một”, đây là một khái niệm quen thuộc trong triết học Đông phương: Nên thiện luôn đi đôi với ác. Tốt luôn đi đôi với xấu, do đó tốt xấu là một, thiện ác là một, như hai mặt cứa một tờ giấy, tương tự như trước sau, trên dưới, tả hữu là một, ngay cả họa phước, vinh nhục cũng là một... Tất cả đều là một, không có cái gì thoát ra khỏi cái một đó cả. Cái một đó là “Đạo” là chân lý, người ngộ Đạo là người thấy được cái “Một”, là một thể “thống nhất âm dương”. Tóm lại âm dương là hai mặt cứa Đạo.
 
Trong nguyên lý Âm dương Đức Lão Tử đã nói rằng:
“Vạn vật phụ âm nhi bảo dương, xung khí dĩ vi hòa” (muôn vật đều cỏng âm và ôm dương, hai khí ấy đụng chạm nhau, nhưng hòa với nhau / Lão Tử Đạo đức kinh).
 
Nên chúng ta thấy từ những đại tinh cầu trong không gian, cho đến những hạt nguyên tử ly ty trong cơ cấu vật chất, đều hàm chứa hai lực lượng tương phản nhưng tương thành nầy.
Theo Dịch lý thì âm dương có tính cách tương đối, không có vật gì độc âm hay cô dương mà tồn tại, vì độc âm thì bất sanh, cô dương thì bất trưởng. Âm Dương lại hổ căn chuyển hóa lẫn nhau, hễ Dương cực thì Âm sinh, Âm cực thì Dương sinh, trong Thái âm có Thiếu dương, trong Thái dương có Thiếu  âm ... Nên mọi người, mọi vât, mọi hiện tượng, cũng chỉ là sự đấu tranh, chuyển hóa và thống nhất, giữa hai mặt đối lập là âm dương. Đây là phép biện chứng cứa triết học Đông phương.
 
Nên chúng ta thường thấy trong thiên hạ, hết loạn đến trị, hết chiến tranh đến hòa bình, và ngược lại... cứ tiếp nối lẫn nhau. Đời là vậy... Thiên hạ là vậy... Cơ Đạo cũng vậy... Nhưng cái cốt lỏi là do Tâm cứa con người, vì Đức Phật dạy rằng: “Tâm bình, thế giới bình”. Tâm bình là cái tâm liễu ngộ được nguyên lý Âm dương. Ngài Trần Đoàn Lão Tổ đã nói rằng: “Nhược năng liễu ngộ âm dương lý, thiên địa đô lai nhứt chưởng trung” (nếu liễu ngộ được nguyên lý âm dương thì trời đất gom lại trong lòng bàn tay).
 
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THIỆN -ÁC,PHẢI TRÁI.
 
Theo quy luật cơ bản cứa Đạo học thì “Âm Dương là một”, nên “thiện ác” là một, “phải trái” là một. Mới nghe thì có vẻ phi lý, nhưng thật ra vấn đề âm dương, thiện ác, phải trái nó chỉ có tính chất tương đối, ác là mặt trái cứa thiện, thiện là mặt trái cứa ác, như hai mặt cứa một chiếc mề-đay, không thể rời nhau, mà nó còn lồng vào nhau nữa.
 
Chúng ta thử đi vào chi tiết thì sẽ nhận ra ngay: sự phải đối với người nầy, nhưng trái với người khác, phải lúc nầy nhưng trái lúc khác, phải nơi nầy nhưng trái ở nơi khác. Lại nữa, tuy cùng một thời điểm, nhưng tùy nơi sự kiện phải trái xảy ra, và vị trí, lập trường, cũng như nhãn quan và trình độ cứa từng người, mà sự nhận định cũng khác nhau, như trường hợp một cái cây thẳng cắm xuống nước, thì có ngưòi lại cho cái cây ấy cong, vì dưới mắt mọi người đều thấy cái cây cong... Hơn nữa vấn đề phải trái nó cũng hàm chứa lẫn nhau, như trong cái phải có cái trái, mà trong cái trái có cái phải. Mặt khác, không có ác thì làm gì biết được thiện ra làm sao? Không có trái thì làm sao biết phải là thế nào?
Sự thật quá rõ ràng như vậy, nhưng trong chúng ta không mấy ai chịu chấp nhận cái nguyên lý ấy, nên mới  dẫn đến hình khắc chia ly.
 
Ở đây cần lưu ý quan điểm cho “thiện ác là một”, không phải Đạo học cho thiện ác ngang nhau, hoặc khuyến khích làm điều ác. Vì người Đạo thì phải luôn hành thiện tỵ ác là lẽ đương nhiên. Nhưng có ý khuyên người Đạo nên nhìn vào thiện ác cứa nhân thế một cách khoan dung. Theo Nho gia thì người có lòng nhân nên ẩn ác dương thiện, nghĩa là không nên chú ý tới điều ác cứa người, chỉ nên biểu dương điều thiện cứa họ. Còn người tách biệt thiện ác, để phỉ bán, dèm pha, là hạng tiểu nhân hiểm ác...
 
Còn nếu muốn góp ý xây dựng với ai, thì một Chơn sư khuyên rằng:
“Con tưởng rằng kẻ nào đó làm quấy, nếu có dịp tỏ riêng, thì con phải nói cho có lễ phép với va vì cớ nào con không đồng ý. Có lẽ con làm cho va tin được. Nhưng nhiều trường hợp can thiệp như thế cũng không phải cách nữa. Vì con phải để cho kẻ khác được tự do như con”. (Krishnamurti / Dưới Chân Thầy)
 
Kết luận.
Theo chơn truyền, thì người tu phải thực hiện được hai chữ Hòa và Nhẫn, mới có thể nhập vào Niết bàn, vì Đức Chí Tôn đã phán rằng:
“Phương pháp độ rỗi, chỉ khuyên lơn các chơn linh dầu Nguyên nhân hay Hóa nhân đoạt được hai chữ Hòa và Nhẫn mới về Niết bàn được. Dầu cho vạn kiếp sanh dày công tu luyện mà còn ganh ghét, thì sẽ bị vào tay Chúa Quỷ, chớ không mong gì về cùng Thầy...” (Theo Tam thập lục thiên du ký cứa Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc).
 
Thật vậy ngay trong một gia đình mà trên dưới hòa thuận và nhường nhịn lẫn nhau, thì dù ở trong túp lều tranh nhưng cũng sánh được với Động Đào nguyên rồi.
 
Tóm lại vấn đề then chốt muốn đạt được chữ Hòa, chúng ta cần phải nhận chân Âm Dương là một, phải quấy là một... không thể nào loại bỏ cái nầy để lấy cái khác. Nếu chúng ta nhận ra cái “Một” đó, thì chúng ta ngộ Đạo, và trong xử thế mới có thể nhẫn nhục, khoan dung, tha thứ, thương yêu, hòa hợp với nhau, và tất cả những xung đột, bất hòa sẽ giải quyết một cách ổn thỏa. Ngay vấn đề đoàn kết nội bộ tôn giáo, cũng sẽ thực hiện một cách dễ dàng.
 
Còn nếu chúng ta cứ cố chấp, khăn khăn nhìn phải là phải, trái là trái, hễ còn cái nầy thì phải loại bỏ cái kia,  thì ngay trong một tôn giáo với nhau, cũng đã chia năm xẻ bảy ra rồi...!!! Như vậy thì vấn đề đoàn kết thống nhất và hòa đồng trong gia đình, ngoài xã hội, ngay trong trong cửa Đạo vẫn còn rất xa vời, nếu không muốn nói là “ảo tưởng”. Dã Trung Tữ.
Texas,ngày 08/09/2020 ÂL 21/07/Canh Tý.
* CTS,Nguyễn Thị Mỹ Nga

6
BT TRI K DANH CƯỜNG DANH VIẾT ĐẠO
* CTS Nguyễn Thị Mỹ Nga
Giải nghĩa: không biết gọi là gì nên miễn cưỡng gọi là Đạo.
Lời bàn: Đạo vẫn một khí không hình, không ảnh, không tiếng, không hơi, nói rộng ra thì trên trời dưới đất, bao la vũ-trụ, san-hà, thấu đến ngoài càn-khôn thế-giái đều hiển-nhiên. Đạo có thể lưu-hành; nói gần lại thì một sợi tóc, một mảy lông ở người thì một hơi thở vô ra; loài cầm thú thì bò, bay, máy, cựa đều y-nguy đạo-lý.
 
Đạo rất lớn, rất sâu, rất rộng mà cũng rất nông, rất kín, rất nhiệm, rất mầu, không chỗ nào mà không có Đạo, không sự gì không có Đạo, mà cũng chẳng thấy hình trạng Đạo ra thế nào! Có thể nói rằng ấy là một không-khí giữa trời đất, người đối với không-khí đó chẳng biết kêu là chi nên phải chế ra chữ Đạo mà nói cho nhơn-sanh dễ hiểu.
 
- Luận về Thiên-đạo thì ban ngày có mặt trời, ban đêm có mặt trăng và các vì tinh tú. Sao Cơ chủ gió, sao Tất chủ mưa, sao Vân-hán nắng hạn đều có phần hành riêng. Một năm chia ra làm bốn mùa:
- Mùa xuân thuộc Mộc bông hoa tươi-tốt.
- Mùa hạ thuộc Hỏa nóng-nực.
- Mùa thu thuộc Kim mát-mẻ.
- Mùa đông thuộc Thủy lạnh-lẽo.
Mỗi năm mỗi tuần-hoàn vận-chuyển. Cuối rốt rồi trở lại ban đầu, chứ thiên-đạo không hề sai!
- Lụận về địa-đạo: núi thì cao, sông thì sâu, biển thì rộng, chỗ đất bằng thì nhân-dân ở, cây cỏ chen lấn, châm rễ sanh chồi, thú vật sâu bọ đào hang khóet lỗ trên mặt đất tuy chưa ra đông, tây, nam, bắc bốn phương nhưng sản vật hình thể trên địa cầu này chỗ nào cũng đều y nhau như vậy, chứ địa-đạo không hề dời đổi.
- Phối hợp với trời đất là Người thì nhơn-đạo rất có qui-mô rõ-rệt, dễ hiểu.
Đứng làm trai ra gánh vác non sông là trách-nhiệm của quốc-dân phải giữ lòng chí chơn, chí chánh; Gái thì trọn nghì trinh-liệt; tam tùng tứ đức vẹn toàn, cũng như trai tam cang ngũ thường vậy.
 
Thầy có dạy:
Đạo là gì? Sao gọi Đạo?
“Đạo tức là con đường để cho Thần, Tiên, Thánh, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu vị. Đạo là đường của các nhơn-phẩm do theo mà lánh khỏi luân-hồi. Nếu chẳng phải do theo Đạo thì các bậc ấy đều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm.
“Đạo nghĩa-lý rất sâu xa, nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó, rồi mới học các nghĩa huyền-bí khác cho đích-xác đặng.
“Đời cũng thế, Đạo cũng thế, chẳng Đạo chẳng nên đời, đời Đạo chẳng trọn, lấy Đạo trau đời, mượn đời giồi đạo, Đạo nên đời rạng giũ áo phồn hoa nương bóng khổ trăm năm mãn cuộc tự thanh-cao, nếm mùi tự-tọai, dưỡng chí thanh-nhàn còn có chi hơn ..
“Vậy là mầu, Vậy là trí” (TNII/bài 1- Bính-Dần-1926) .
 
Thầy cũng nhắc nhở cho nhân-sanh thấy cảnh trần sầu mà nong-nã, bởi ngày nay Đức Thượng-Đế đã đến với một tình yêu ái vô lượng vô biên; Đời có gì để ham, để luyến?
Chẳng qua nơi đây là trường oan-nghiệt làm nơi để tiến-hóa cho các cho các nguyên-nhân đến đây học hỏi hoặc làm thiên-mạng, khi xong nhiêm-vụ rồi tất cả đều phải trở về:
Vả lại Ông Thầy Trời đã ban cho dân-tộc Việt-Nam này một mối Đạo quí-hóa vô cùng:
“Đạo đã lập thành, gót trần của phần nhiều Môn đệ hầu rửa sạch bợn, nhưng các con phải chịu lắm nỗi gay-go mà gieo mối chánh-truyền cho đoàn hậu tấn. Gương sáng đã giồi nên, mà con thuyền Bác-nhã phải tùy máy thiên-cơ, lắm phen lắc-lở đắm chìm biết bao khách.
 
Ấy là những Môn-đệ vô phần, đã chẳng giữ nét thanh-cao lại mượn thói vạy tà để làm cho bợn nhơ mối Đạo quí báu của Thầy đã lấy đức háo-sanh mà khai hóa. Con đã để dạ ưu-tư về mối Đạo, đã lắm lần trêu cay ngậm đắng mà nhuộm nét nâu sồng, mong trau rạng mảnh gương để soi chung bước đường sau mà lần đến cảnh tự-tọai thung-dung tránh bớt muôn điều phiền-não.
 
 Ấy là Môn-đệ yêu dấu, khá gìn mực ấy mà đi cho cùng nẻo quanh co, cân công-quả sẽ vì phần phước mà định buổi chung qui cho mỗi đứa.
“Còn cuối kỳ tháng sáu đây thì Thầy phải ngưng hết cơ bút truyền Đạo. Các con sẽ lấy hết chí-thành đã un-đúc bấy lâu mà lần hồi lập cho hoàn-toàn mối Đạo. Nầy là mấy lời đinh-ninh sau rốt khá lưu tâm. Ai vạy tà nấy có phần riêng, cứ giữ nẻo thẳng đường ngay bước đến thang thiêng-liêng, chờ ngày hội-hiệp cùng Thầy. Ấy là điều quí báu đó!” (TN I/ 111) Thật là cao sâu lắm vậy:
Thi Văn dạy Đạo
" Đạo cao thâm! Đạo cao thâm!
Cao bất cao, thâm bất thâm.
Cao khả xạ hề ! thâm khả điếu !
Cao thâm vạn sự tại nhân tâm."
                                               * Nguyên Thủy.
Texas,ngày05/09/2020 ÂL.18/07/Canh Tý.

* CTS,Nguyễn Thị Mỹ Nga.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét