Bài viết hôm nay
của tiện muội, như lời tâm sự nhiệt tình gởi đến Quý Hiền, sẽ có những suy tư
khác nhau, xin Quý Hiền đồng cảm, và chia sẻ cảm xúc.
Những cơn gió lạnh
nửa đêm mang hơi thở báo hiệu mùa đông. Ngoài miền Trung Việt Nam, những cơn
bão nối tiếp nhau, và những cơn mưa không ngừng xối xả xuống dải đất hẹp này,
nơi mặt giáp với biển, lưng dựa vào núi "Biển một bên và núi một
bên". Biển nước bao la ngập tràn đồng ruộng nhà cửa và tài sản của con
người phút chốc trôi theo dòng nước. Lại một tin sạt lở đất vùi dập hàng chục
sinh mệnh, cái chết đến thật nhanh. Con người thật vô cùng yếu đuối và nhỏ bé
trước thiên nhiên.
Chết là một phần
trong đời sống con người dù muốn hay không chết vẫn xảy ra là điều bắt buộc.
Thường thì con người ít khi quan tâm đến cái chết, thậm chí có kẻ còn nói chết
là hết.Nhưng khi đứng trước tai họa diệt vong thì sợ hãi, bấu víu vào những quyền
năng vô hình hoặc tìm cách chống đỡ.
Nên chăng con
người nên tìm hiểu về cái chết để khi đối diện với chết sẽ không còn run sợ.
Trong cuộc sống
người ta có thể trải qua nhiều kinh nghiệm như đau khổ hoặc hạnh phúc, nhưng
tuyệt nhiên không có ai bản thân trải nghiệm về cái chết, vì mơ hồ về sự chết
người ta đâm ra sợ hãi và ước mơ được sống. Bởi vậy đối với người phàm chúng ta
nói về cái chết như người mù sờ voi.
Riêng những người
có tín ngưỡng với niềm tin mãnh liệt vào cõi vô vi như lời Chúa Jesus Christ đã
nói " Phúc cho ai không thấy mà tin". Hoặc với người tín đồ Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ với niềm tin xác quyết " Chết chỉ là sự chuyển đổi rời bỏ
xác thân hữu hình sang trạng thái vô vi để về một cảnh giới khác, nơi đó sẽ trả
lời cho linh hồn về những hành tàng khi còn dưới thế " Khi dương thế
không phân phải quấy, nay hư linh đã thấy hành tàng"....
Để chuẩn bị cho
cái chết,chấm dứt cuộc sống ở thế gian, người tín đồ Cao Đài mong muốn được trở
về hội hiệp cùng Đức Chí Tôn như một lời thệ nguyện. Con đường về với Đại Từ Phụ
được gọi là " Con đường Thiêng liêng Hằng Sống " mà Đức Hộ
Pháp đã giảng dạy rõ ràng cho tín đồ hiểu biết sau khi thoát xác thì chơn hồn
đi đến những đâu sẽ tùy theo hành động của mình khi còn dưới thế.Người tín đồ
Cao Đài hay còn gọi là môn đệ của Đức Chí Tôn hay trìu mến hơn là con cái của Đức
Đại Từ Phụ phải mang theo hành trang là những công phu, công quả, công trình gọi
là Tam công, và Tứ lượng là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Vấn đề là tùy theo mức độ hiểu biết
và sở dụng của mỗi người để thực hành Tam Công.Đã thực hiện được tam công bằng
tâm thành không vụ lợi thì tứ lượng tự nhiên sẽ có.
Như lời Đức Quan
Thế Âm Nhị Trấn Oai Nghiêm trong Tam Kỳ Phổ Độ có dạy: "Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ chư hiền đệ muội không có cái pháp Ba La Mật, nhưng thay vào đó cái Pháp
Tam Công cũng đầy đủ lắm rồi.Thực hành được Tam công là chứng được Đạo quả mà
Phật cho là Bồ Tát hạnh".
Công quả theo lời
dạy của Đức Quan Âm: " Công quả nơi đây đừng quan niệm chỉ gò bó trong
phạm vi Chùa, Thất, Hội Thánh, Tòa Thánh mà gọi là công quả cho Thiêng Liêng để
đổi phần cứu rỗi.Công quả nơi đây phải quan niệm về nhân sinh thế đạo, đem mọi
hành động, cử chỉ đạo lý áp dụng vào đời sống thường nhật giữa con người và con
người với nhau.Hãy đối xử với nhau cho phải tình nghĩa hiếu trung liêm sĩ chánh
chơn.Công quả lo giúp đời trên mọi phương diện trong đời sống thường nhật.
Lo cho người
tức là lo cho mình, giúp người đời tức là giúp cho mình.Công quả cũng là gây tạo
được nhân lành quả tốt về âm chất, mà đó là nêu gương sáng đạo đức cho kẻ khác
cảm hóa mà làm theo".
* Một lời khác của
Đức DIÊU TRÌ KIM MẪU: " Các con biết lo cho kẻ khác chính là tự lo
cho các con đó.Đồng tiền bát gạo đem để vào chỗ đứng nhân nghĩa không mất đâu
con..."
Công phu là tu
dưỡng thân tâm, không ưa thích những lợi danh phù phiếm ở cõi trần.Hằng ngày
giao cảm với các Đấng Thiêng Liêng qua những thời cúng Tứ thời. Đi cao hơn nữa là bước
sang tịnh luyện để mở Trí Huệ, Công trình là trau dồi học hỏi Kinh sách giáo lý
để thông tuệ và đem lời vàng của các Đấng Thiêng Liêng đến với mọi người qua kết
giao tình đồng Đạo, hầu mở rộng cơ phổ độ.Tùy theo sức lực và sở dụng mà hành Đạo
trong tình thương yêu đại đồng huynh đệ.
Thực hiện được
pháp môn Tam công thì tự nhiên đạt được lòng từ, bi, hỷ xả, là chứng được quả Bồ
Tát hạnh như lời Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy.
Như lời Đức CHÍ
TÔN đã dạy trong bài Thánh Giáo ngày 11 November 1926 nhằm ngày 7 tháng 10 Bính
dần.
"....... Nghiệp thành trước đã có Ơn
Trên
Công quả độ sanh khá vẹn đền
Đạo đức thìn soi gương trí huệ.
Nguồn đào đoạt vị mới hầu nên.
...... Ấy vậy
Đại Đạo Tam Kỳ chẳng khác chi một trường thi công quả; nếu biết ăn năn trở bước
lại đường sáng sủa,giồi tâm trau đức đặng đến hội diện cùng THẦY thì mới đạt đặng
địa vị thanh cao trong buổi chung qui cho. Chúng sanh khá nghe và xét mình cho
lắm.."
Trước những thảm
họa xảy ra ở quả địa cầu 68 năm nay, từ đại dịch giết chết hàng triệu người, rồi
lòng người phân hóa, tà quái lên ngôi, Thánh đường, Chùa chiền bị thiêu hủy, ảnh
tượng Phật, Chúa bị phá hủy, cho đến những cơn hồng thủy nhấn chìm hàng ngàn
gia đình trở thành tay trắng sau vài giờ, mưa bão đất đồi sạt lở vùi chôn một
lúc hàng chục sinh mệnh. Người tín đồ Cao Đài hiểu ra những gì các Đấng Thiêng
Liêng đã báo trước qua Thánh Ngôn về đại nạn thảm thương mà con người phải chịu
vào thời Hạ Ngươn đã từ từ hiện rõ.
Nhân loại bước
vào vòng tang thương. " LỤC NƯƠNG
phất phướn truy hồn.Tang thương nay lúc bảo tồn chúng sanh.."
Giờ phút này Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cần giương cao ngọn cờ cứu khổ để bảo tồn nhân loại. Trong cơ tận diệt đã
có sẵn sinh tồn.
Viết đến đây, tiện
muội nhìn ra hiên nhà thấy một đóa hoa đã nở trọn vẹn, phía sau e ấp thêm một nụ
hồng, lòng chợt cảm khái vô cùng trước sự luân chuyển của vô thường "
sinh sinh diệt diệt mãi.." Gởi đến Quý Hiền bài thơ nhỏ như lời tâm sự
trong đêm:
" Hoa chẳng vì ai hoa vẫn nở
Một vòng sinh diệt tựa giấc mơ
Sống hết mình, đời hoa bé nhỏ
Dâng thanh xuân tô điểm cuộc đời
Mong manh cánh mỏng hương trời đất.
Giữa cõi vô thường một sắc- không
Từng sát- na trong sinh ẩn diệt
Tương tác sinh tồn luật thế nhân"
Hãy sống hết
mình với Đạo bằng sở dụng của mình phục vụ đồng sinh, như đóa hoa bé nhỏ kia chỉ
là đem hương sắc những gì hoa có tạo niềm vui cho ai đó cũng là một công quả. Và an nhiên chờ ngày
hoa tàn để một đóa hoa khác mở ra nối tiếp.
Chúng ta những
người tín đồ Cao Đài nhập thế cuộc hiểu rằng có sinh ắt có tử, để khi dứt lìa
những ràng buộc luyến ái, tâm ta bình an, một cách thong dong tự tại, không sợ
hãi rồi lưu luyến cõi đời mà không thoát được vòng luân hồi.
" Quá cảnh trần gian mùi tục lụy,
Hành trang tứ lượng với tam công
Mỉm cười vượt thoát vòng sinh tử
Nâng bước thang mây kiến diện THẦY."
Chút lời tâm
tình cùng Quý Hiền. Kính nguyện Hai Đấng Trọn Lành THẦY MẸ ban bố Hồng Ân cho
Quý Hiền trên bước đường lập công bồi đức.
* DR / Lê Thị Ngọc Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét