Thầy
Giáo Văn ( Lê Văn Chương), làm giáo viên tại Đạo Đức Học Đường, Tòa Thánh, Tây
Ninh. Thầy Văn có nhiều học trò thành danh, như Sĩ quan, Công chức, Phú gia, hoặc Thọ phong Chức Sắc,v.v…Trái lại kiếp
sinh Thiên sứ của thầy giáo Văn để lại một góc lịch sử Đạo cho mai sau ký
ức khó quê.
Ý rằng: Ông Lê
Văn Chương (Giáo Văn) vốn đã định phẩm vị tại Hiệp Thiên Đài. Từ đó tên tuổi của
thầy giáo Văn xuất hiện như một Thiên sứ đúng thời điểm Đạo biến.
Cuối mùa Đông,
năm 1934. Đền Thánh tổ chức lễ Tấn phong Đầu Sư và Chánh Phối Sư. Đức Hộ Pháp cử
hành lễ Tấn phong phẩm Đầu Sư phái Thượng cho ông Nguyễn Ngọc Tương. Buổi lễ diễn
ra đầy đủ nghi thức, không khí trang nghiêm rất long trọng, và hoành tráng. Ông
Thượng Tương Thanh chính thức đăng điện thọ phẩm Đầu Sư phái Thượng trong cảnh
uy nghi, toàn Đạo vui mừng và tôn kính.
Chương trình lễ
tiếp theo: Đức Hộ Pháp tấn phong ba (3) vị Thời Quân: Khai Pháp Trần Duy Nghĩa,
Khai Đạo Phạm Tấn Đãi, Khai Thế Thái Văn Thâu chính thức hành quyền Chánh Phối
Sư.
Tiếp theo: Đức Hộ
Pháp đọc chú giải Pháp Chánh Truyền, về phần hành quyền của Đầu Sư, và Chánh Phối
Sư. Lúc này Ông Tương tự thấy Đầu Sư cao tột đỉnh chỉ dưới Qu. Giáo Tông, nhưng
trái lại không uy quyền danh tiếng bằng Chánh Phối Sư, cho nên ông rủ ông Lê Bá
Trang, cùng nhau quyết định từ nhiệm Đầu Sư để trở lại giữ chức Chánh Phối Sư
như cũ.
Lễ buổi chiều
cùng ngày. Ông Nguyễn Ngọc Tương tuyên bố trước Đức Hộ Pháp và toàn Đạo: "
- Tôi (Tương) không nhận chức Đầu Sư nữa, chỉ muốn ở lại vị trí cũ Chánh Phố Sư
mà thôi."
Đức Hộ Pháp hiểu
ý của Ông Tương, trả lời: " Hiền Huynh suy nghĩ xem đã làm lễ tấn phong
cho ba (3) vị Chánh Phối Sư, việc này không thể đảo ngược được."
Ông Tương chưng
hửng, dù muốn tiến không được mà lùi cũng không xong, bởi Đức Hộ Pháp và toàn Đạo
cũng đã chấp thuận sự từ nhiệm của Đầu Sư Thượng Tương Thanh. Hai ông
Tương-Trang liền lập mưu, tách rời Tòa Thánh, về An Hội, tỉnh Bến Tre lập Ban
Chỉnh Đạo. Ông Tương hối hả khăn gói, mang hết giấy tờ toàn bộ đất đai của Tòa
Thánh, và Thánh
Địa, Tây Ninh
đem về An Hội, tỉnh Bến Tre.
Tháng 3 năm
1934. Thầy giáo Văn nhận lịnh của Đức Hộ Pháp, xuống An Hội, Bến Tre sinh hoạt
chung với Ban Chỉnh Đạo. Trước khi đi, Đức Hộ Pháp căn dặn tỉ mỉ, dùng thấu thị,
nhãn thông, và trí tuệ sáng suốt nhận thức đúng đắn, giúp giải quyết vấn đề một
cách tỉnh táo, không thể sai lầm, hầu thành công để sau này Đạo không cần kéo
dài tranh tụng vô ích với Ông Tương, vậy chú Hai có thực hiện được không ?
Dạ thưa Đức Ngài
an tâm: - Đệ tử thực hiện được.
Đức Hộ Pháp ban
phép lành, và trục Thần cho thầy Văn, bằng cách chiết Thần của Hộ Pháp nhập vào
thể xác của thầy Văn, buổi lễ chiết Thần kết thúc, Thầy trò hẹn ngày tái ngộ.
Thầy giáo Văn ý
thức được, đây là sứ mạng tối mật của Hội Thánh, chính Đức Hộ Pháp chỉ định và
tin tưởng trao nhiệm vụ đến tỉnh Bến Tre gia nhập Ban Chỉnh Đạo, hầu tìm mọi
phương thức lấy được bộ sổ đất Thánh Địa đem về Tòa Thánh.
Vốn thầy giáo
Văn một nhà trí thức, có kiến thức sâu sắc, nay bỏ Tòa Thánh, Tây Ninh về với
Ông Tương thì có chi bằng. Tháng đầu, thầy giáo Văn thuyết phục được Ông Tương
tịnh luyện để thành tiên, phật. Thầy giáo Văn hướng dẫn tịnh luyện theo phương
thức của Đức Hộ Pháp. Khởi đầu Ông Tương thực hiện cảm thấy nhận được ít nhiều
kết quả.
Vài tháng sau thầy
giáo Văn được Ông Tương tín nhiệm, tấn phong lên làm "Hộ Pháp";
gọi là Lê Hộ Pháp, uy tín của thầy giáo Văn được xem ngang hàng với Ông Tương.
Tuy nhiên về mặt hành chính đạo Lê Hộ Pháp (Lê Văn Chương), dưới quyền Ông
Tương, lúc này Ông Lê Bán Trang vị trí
thứ ba trong Ban Chỉnh Đạo. Tiến nói của Lê Hộ Pháp được Ông Tương lắng nghe một
cách trịnh trọng, bởi ham thành tiên, phật phải nghe Lê Hộ Pháp.
Ông Tương trao đổi
với Lê Hộ Pháp, muốn nhập tịnh ba (3) tháng, nhưng không an tâm vì việc Đạo rất
phức tạp không ai lo.
Lê Hộ Pháp đáp:
- Thề thì Đại
Huynh trao mọi việc cho Đại Huynh Lê Bá Trang quán xuyến cũng được vậy.
- Nhưng mà tôi
muốn Hiền Đệ hơn là Huynh Trang, dù sao cũng là Hộ Pháp an tâm hơn, nhất là phải
lo an ninh để tôi tịnh luyện.
Lê Hộ Pháp đồng
ý, và hỏi :
- Khi nào Đại
Huynh bắt đầu tịnh luyện.
- Thuận tiện nhất
là đầu tháng sau.
Trước khi tịnh
luyện Ông Tương tổ chức một phiên họp công bố lý lo và ủy nhiệm quyền hành cho
Lê Hộ Pháp, lãnh Đạo Ban Chỉnh Đạo, trong ba (3) tháng.
Hôm sau, Ông
Tương hướng dẫn Lê Hộ Pháp xem xét cách thức điều hành Ban Chỉnh Đạo và hành
chính Đạo, như giấy tờ khai báo, sổ danh Đạo, tài sản, trong đó có giấy tờ tài
sản của Tòa Thánh Tây Ninh,v.v...
Ông Tương trong
cậy vào thầy giáo Văn. Tuy nhiên Ông Tương không trao chìa khó ngăn tủ tài liệu
giấy tờ tài sản của Tòa Thánh Tây Ninh. Lúc này thầy giáo Văn cảm thấy Ông
Tương chưa tin tưởng một cách tuyệt đối. Tất nhiên mưu trí phải vận dụng cho hợp
lý, thầy giáo Văn, nói:
- Một khi đã vào
tịnh thất, tu luyện là phải bỏ xuống tất cả những thương tiếc, tình đời, tài sản,
vật dụng trong thân, có như vậy luyện mới thành quả. Lê Hộ Pháp có một cách nói
chân thành Ông Tương không thể tham lam, và vọng động sẽ làm hỏng tu luyện. Cuối
cùng trước khi Ông Tương nhập tịnh, trao tất cả chìa khóa cho thầy giáo Văn
trông coi và giữ gìn, nói:
- Nếu chính quyền
có hỏi giấy tờ của Đạo, tôi sẽ thay mặt Đại Huynh tiếp được không ?
- Lê Hộ Pháp tự nhiên thay mặt tôi mà hành Đạo,
cũng như chuyện bất ngờ không ai biết trước, lỡ có chính phủ đòi giấy tờ, hoặc
trình bào điều gì đó khỏi phải vọng động đến tôi, cho nên Lê Hộ Pháp thay mặt
tôi mà xử lý mọi việc trong đạo, nhất là ngoại giao với chính phủ Pháp cho mau
lẹ.
Thầy giáo Văn,
nói thêm:
" - Đại
Huynh nói đúng lắm, khi nhập tịnh thì trong và ngoài phải an ninh, im lặng, nhất
là không làm cho Đại Huynh bị vọng động. Cho nên lúc tịnh luyện không liên lạc
trong và ngoài, nếu có chỉ dùng bút đàm. Dùng cơm, nước đưa vào cửa sổ, ngày
hai bữa thanh đạm. Tuy nhiên Đại Huynh phải công bố để Đại Huynh Chưởng Pháp Lê
Bá Trang và toàn Đạo biết mà an tâm.
Trước ngày nhập
tịnh một lần nữa, Ông Tương triệu tập bổn đạo, tuyên bố: "- Hôm nay; tôi
giao trọn quyền hành Đạo cho Lê Hộ Pháp chính thức đảm nhiệm mọi việc Đạo trong
thời gian tôi vắng mặt".
Lúc này, bổn đạo
kính trọng Lê Hộ Pháp, nắm quyền Đạo của Ban Chỉnh Đạo. Chỉ cần vài tháng thầy
giáo Văn đã tiến gần hơn tới khả năng tha hồ "hô phong hoán vũ", và tự
do tung hoành nếu muốn. Tuy nhiên thầy giáo Văn ngày ngày vẫn sinh hoạt bình
thường, tiếp xúc cởi mở va câm lo Đạo sinh hoạt được an tịnh trong-ngoài, chính
Ông Chưởng Pháp Lệ Bá Trang cũng phải kính nỡ, bổn đạo ai cũng dành cho thầy
giáo Vân những cảm tình đặc biệt.
Tứ thời nhật tụng,
lễ đàn nghiêm túc, giảng Đạo thu hút người nghe, tiếng nói của thầy giáo Văn có
một trọng lượng mạnh mẽ trong lòng bổn Đạo.
Ông Tương tịnh
luyện đã được 30 ngày rất hài lòng, an nhiên tịnh luyện mà không vấn đục. Nhờ
có bút đàm của những người thân tín đưa tin, biết tin Lê Hộ Pháp xử lý mọi việc
Đạo rất chu đáo.
Buổi sáng ngày
thứ hai đầu tháng, thầy giáo Văn lấy hết toàn bộ giấy tờ, hồ sơ đất, và chứng từ
tài sản thuộc của Tòa Thánh, Tây Ninh bỏ vào túi xách. Còn những gì thuộc về
Ông Tương thì để lại, riêng tài chánh cũng không lấy một đồng xu teng.
Khuya cùng ngày,
thầy giáo Văn về đến Tòa Thánh, đi thẳng vào Hộ Pháp Đường. Lúc này, Đức Ngài
đang uống trà, có ý ngồi chờ công nghiệp của thầy Văn.
Thầy trò gặp lại
nhau vui mừng, thầy Văn lấy trong túi xách dâng lên Đức Hộ Pháp toàn bộ giấy tờ
chủ quyền Tòa Thánh, kiểm tra lại đầy đủ. Đặc biệt có hai tài liệu thông đồng,
và cam kết của Thực Dân Pháp và Ông Tương quyết định tiêu diệt Đạo Cao Đài Tòa
Thánh, Tây Ninh.
Đức Hộ Pháp thâu
Thần lại, và dạy rằng: - Từ nay Chú Hai Văn nhất định phải giả điên, để tránh
ông Tương trả thù, cho người sát hại, làm như thế mới sống được. Vì thời cuộc,
phải giả điên, giả say để qua mắt chính quyền mọi thời thế. Tuy nhiên phải ở lại
Hô Pháp Đường trong một thời gian tương đương khi còn ở Ban Chỉnh Đạo.
Tình hình chung
thầy Văn đến Bến Tre và về Tòa Thánh, đồng Đạo không ai biết. Nửa tháng sau có
tiếng đồng thầy giáo Văn mất tích. Đúng bảy (7) tháng sau ông Hai giáo Văn xuất
hiện tại Thánh Địa có lúc tỉnh lúc ngây.
Đức Hộ Pháp cho
biết: " - Nếu Hai Văn, thọ phong Sĩ Tải thiệt thọ thì sẽ hư, cứ để làm
"Folie de cour" mà sau này còn giữ được phẩm vị.
Đức Ngài giải
thích thêm: " - Folie de cour" là những người khuyên can vua bằng
cách giả điên, vì quyền quân chủ chuyên chế ngày xưa không có kẻ tỉnh nào dám
can vua, bởi sợ bọn xàm nịnh ám hại sẽ bỏ mạng, nên có người thành công trong
Folie de cour. Hai Văn tiếp thu được ý của Đức Hộ Pháp, cho nên muốn can khuyên
ông Tương đừng nghịch với Tòa Thánh.
Khi Hai Văn gia
nhập Ban Chỉnh Đạo, vận dụng những gì Đức Hộ Pháp giảng dây, áp dụng vào môi
trường thực tế bằng lời chân tâm xa gần, phải trái với Ông Tương, và tỏ thiện
chí cúc cung tận tụy. Có lần "trà dư tửu hậu", Hai Văn và Ông Tương
thảo luận việc Đạo. Hai Văn phân tích: " - Thưa Đại Huynh, Chức Đầu Sư
của Chí Tôn ban cho mà vì lý do gì lại chê, nếu muốn lên Giáo Tông thì phải nhận
chúc Đầu Sư, vậy Đại Huynh không sợ Thiên Điều à, không ngán Ngũ Lôi tru diệt
à. Nay Đại Huynh đã trả lại Đầu Sư thì mai này làm sao lên Giáo Tông, v.v..."
Quả nhiên Ông Tương thở dài hối hận! ( * Tài liệu thư viện Cao Đài Paris, Pháp
Quốc)
Trong kiếp sinh
của thầy giáo Hai Văn có những đặc điểm phi thường của một chơn linh ẩn hiện nhập
thế, thực chất cá tinh sống trong bình tĩnh, từ tốn, điềm đạm, thẳng thắn, bộc
trực, rất mô phạm. Tuy nhiên xử thế tùy đối tượng mà tác động trong suy nghĩ,
chuyển đến hành động. Bởi thế có mấy ai hiểu thầy giáo Hai Văn, ngoài Đức Hộ
Pháp. Có những lúc hai thầy trò Đức Hộ Pháp và Hai Văn trao đổi hành quyền Đạo
rất tâm đắc, chuyện lớn nhỏ của Đạo, giáo Văn đều trình bày để Đức Hộ Pháp biết.
Những ngày ông
Trung Tướng Nguyễn Thành Phương bao vây Hộ Pháp Đường, vào giờ cuối cùng Đức Hộ
Pháp lấy quyết định lên đường lưu vong Campuchia. Hai Văn oà khóc nức nở, khẩn
khoản nài xin cho đi theo, một-hai nhất quyết đòi đi hầu hạ Người. Chuyến đi của
Đức Hộ Pháp do Trung Tướng Nguyễn Thành Phương phối trí, với trách nhiệm nặng nề,
căng thẳng tinh thần trước kế hoạch bảo vệ Đức Hộ Pháp ra cửa chính của Hộ Pháp
Đường (đi Đại lộ), và tự nhận mang gông cùm về tội với Đạo "Hại Thầy phản
Đạo", cho nên không chấp nhận bất cứ ai đi theo Đức Hộ Pháp. Đức Ngài
khuyên Hai Văn: " - Chú Hại phải ở lại bởi còn nhiều việc Đạo cần đến
Chú ". Hiện diện giờ chia tay từ giã Hộ Pháp Đường gồm có Đức Hộ Pháp,
Tướng Phương, Bảo Đạo, Hai Văn, tất cả ôm nhau lần cuối để từ biệt hai tiếng
trĩu buồn, lưu luyến, nguồn cơn đoạn trường!
Ngài Bảo Đạo Hồ
Tấn Khoa cũng đòi đi theo, nhưng sau khi nghe Tứng Phương trình bày chí tình,
đành chấp nhận, sáng hôm sau Ngài Bạo Đạo đi Campuchia.
Đời Đạo này hiểu
thầy giáo Hai Văn.
- Một hôm nọ, ở
cửa số bảy (7) ngoại ô Thánh Địa, thầy Hai Văn đang nghiến răng, nói bóng gió với thái độ khinh miệt, và đả kích
những vị Chức Sắc phạm luật Đạo.
Đôi mắt ngó thấy
Đức Hộ Pháp từ xa đang đi lại, tức thì thầy Hai Van xui tay, hết nói đứng như
Trời trồng. Đức Ngài thấy thương tâm bảo về tắm rửa, nghỉ ngơi, đừng làm khùng
điên nữa, nhớ tối nay đến Hộ Pháp Đường thưởng thức trà với qua. Thầy Hai Văn
riu ríu nghe theo và đi một mạch về nhà.
- Có lần thầy
Hai Văn mua mấy Kg đinh, loại một (1) tấc, đóng vào gốc cây đại thụ trong rừng
Thiên Nhiên. Người Đạo hỏi "để làm gì". Hai Văn trả lời: "
- Sau này những Chức Sắc phạm luật Đạo máng áo mão ở đây, bởi sẽ có một cơn khảo,
rất đông Chức Sắc phải bị rớt, không còn quyền mang áo mão vào Đền Thánh để đảnh
lễ Đức Chí Tôn." . Thầy Giáo Văn sáng tạo phong cách "trả áo
mão", từ đó trở thành truyền thống. Cho nên ngày nay đã có những Chức
Sắc "trả áo mão" treo trong rừng Thiên Nhiên, không vì phạm luật
Đạo mà phản đối Chức Sắc bị mất niềm tín đối với trong Đạo.
- Có những đem
12 giờ khuya, thầy giáo Hai Văn đi rảo trong Nội Ô Tòa Thánh thấy có một số Tín
đồ và Chức Sắc không đi cúng Thời Tý. Thầy Hai Văn la lớn tiếng: " - Mấy
thằng Giáo Thiện, Chí Thiện ăn no làm biếng, chẳng chịu đi cúng, ở nhà ngủ cho
mập…"
- Đối với Chức Sắc
Hiệp Thiên Đài, thầy Hai Văn gọi là "Chư Sở", có ý nói rằng; mấy
thằng Tòa của ông Nghĩa". Dù những Chức Sắc đến Đạo hữu mà phạm luật Đạo,
thầy Giáo Văn nói thẳng thắn không kiêng nể, càng không sợ mích lòng. Nếu Chức
Sắc quấy quá, khuấy Đạo, cản trở hành quyền Đạo, thầy giáo Văn biết được mạnh
miệng chỉ trích, dám nói những điều người khác e ngại. Ấy cũng là phương lập
công mà không có người thứ hai bắt chước thực hiện được.
Trong cửa Đạo
Cao Đài cũng có những Chức Sắc Thiên phong không theo thứ bậc giáo phẩm. Đặc biệt
như Sĩ Tải Lê Văn Chương (Thầy Giáo Văn) không cầu phong Luật Sự, không hành
quyền Pháp Chánh, mà vẫn được truy phong vào phẩm vị Thiên Thần, Chức Sắc Hiệp
Thiên Đài.
- Vào ngày
3-7-1968 (âm lịch là 8-6 Mậu Thân) Đức Chí Tôn thâu thần Sĩ Tải Lê Văn Chương
(Thầy Giáo Văn còn gọi Hai Văn hay Giáo Văn). Quy vị tại Thánh Địa. Hưởng thọ
59 tuổi (1909-1968)
Hội Thánh truy
phong công nghiệp hành lễ an táng theo hàng Sĩ Tải của Hiệp Thiên Đài. Ân cử về
phần hồn cho một Tín đồ nhất thể trung thành cùng với nền Đại Đạo. Được hành lễ
tại Báo Ân Từ. Vì công nghiệp phi thường của Sĩ Tải Thiêng liêng.
Những bài thi điếu
sau đây, chứng tỏ sự nghiệp lập công bồi đức của Sĩ Tải Lê Văn Chương, thừa
công nghiệp, cho thấy một Tín đồ hiếu Đạo, làm trọng một kiếp sinh với chơn
linh Sĩ Tải phi thường.
Thơ Thông Quang:
" Thầy Giáo Văn đã mãn quả duyên
Từ đây bặt tiếng gọi "Văn Điên"
Tuy là trọn kiếp không danh vị
Nhận thấy đôi khi có thẩm quyền.
Đạo Đức Học Đường còn nhớ mãi
Công trình giáo hóa buổi đầu tiên
Thiện nam, chơn nữ cùng kính mến
Cầu nguyện hồn linh hưởng phước riêng."
Thơ Hoàng Nhiên:
" Giáo Văn đã rảnh nợ trần
Về chầu Bạch Ngọc tinh thần vui tươi
Nhớ xưa công quả đấp bồi,
Đầu tiên sang tạo nên ngôi Học Đường
Dày công dìu kẻ tầm chương
Giáo viên công quả không lương một đồng
Hôm nay nhiều bậc vinh phong
Môn sinh xứng phận khó mong ân nồng.
Giúp đời,giúp Đạo nên công
Khắp trong quốc nội nhiều trang nhân tài
Thương anh trong lúc sau này
Vì Thầy vì Đạo tray tray tâm trung.
Đó đây rễu Đạo khắp cùng
Gặp hồi loạn lạc lắm phường gian manh
Nặng lời kẻ nịnh hám danh
Bất trung bất chánh cạnh tranh dối lừa.
Mượn bầu rượu sớm cùng trưa
Đóng trò múa hát say sưa xác trần
Làm điên, làm dại, làm khùng
Làm quan gián nghị, sửa trang lộng quyền
Mặc thân vất vả ngang nhiên,
Chẳng màn danh lợi lụy phiền không nao
Bây giờ anh hết khổ đau
Đường mây lướt dậm về chầu Chí Linh "
Thơ Võ Thành Lương (Giáo Thiện):
" Giáo Văn thóat xác gội hồng ân
Sĩ Tải truy phong bởi hữu phần
Công nghiệp phi thường xưa tạc sử
Bồng Lai nhược thủy sớm dời thân
Thật không phải lãng con đường Đạo
Giã dại cho xong cái kiếp trần
Lê Phủ từ đây anh vắng bong
Nguyện hồn siêu
thóat ngự Đài Vân."
Thơ Chơn Tâm
" Điện Trung ai rõ nổi cang trường
Ông giáo ly trần nghĩ tiếc thương
Không vợ, không con, không sự nghiệp
Có tài, có trí, có văn chương
Giả say để thức bao người tỉnh
Tuy mất còn lưu một tấm gương
Chẳng nhiểm mảy may mùi tục lụy
Quên mình mới thật bực phi thường. "
* Biên Khảo / HT / Huỳnh Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét