Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Có hai
nhân vật bút danh Ái Dân và Ái Quốc mượn thi ca luận tư duy chính khí. Đặc biệt vần thơ so cao
thấp tài năng, đức hạnh, và thể hiện nguyện vọng.
. Ái Quốc tên thật là Hồ Chí Minh
(Lãnh đạo đảng Cộng sản Hà Nội), Ái Quốc tôn thờ vô thần Cộng sản, lợi ích tập
trung, cai trị độc đảng, chỉ biết duy vật, nói theo nghĩa rộng nhất, là sự "thiếu
vắng" niềm tin. Theo nghĩa hẹp hơn, chủ nghĩa vô thần là sự bác bỏ niềm
tin thần linh. Theo nghĩa hẹp hơn nữa, cụ thể chủ nghĩa vô thần có quan điểm
cho rằng không hề có thần linh. Chủ nghĩa vô thần đối lập với chủ nghĩa hữu thần.
. Ái Dân tôn thờ hữu thần Tự do, lợi
ích chia đều. dựa trên nền kinh tế qua mối quan hệ khăng khít. Chủ nghĩa hữu thần,
trong lĩnh vực tôn giáo học so sánh, là thuật ngữ đối lập với vô thần, dùng để
chỉ chung những niềm tin vào sự tồn tại của một hay nhiều vị thần. Theo cách
nói phổ thông, hoặc khi so sánh tương phản với thần giáo tự nhiên, thuật ngữ
này thường được dùng để mô tả quan niệm cổ điển về Chúa Trời được thấy trong
các tôn giáo độc thần hoặc đa thần; một niềm tin vào một hoặc nhiều vị thần mà
không hề chối bỏ phép mặc khải, và xem nó là một đặc tính của đức tin tự nhiên.
. Vô Thần và Hữu Thần phục vụ nhân sinh khác
nhau, hai điểm này không chạy trên một đường ray. Cho thấy Vô thần giao lưu buổi
ban sơ không thuyết phục được Hữu thần, bởi không có tính đại lượng khiêm cung.
. Ngày 20 tháng 4 năm 1946. Ái Quốc (Hồ
Chí Minh) là người đại diện, gửi đến Ái Dân (Đức Phạm Công Tắc) một bài thơ "Thất
ngôn bát cú", với âm hưởng nặng nề của người Cộng sản, lời lẽ thiếu
văn hóa ứng xử chân thành, cho thấy thơ thiếu chất vận chuyển vào lòng đồng
sinh. Thơ của Ái Quốc đậm đặc nồng độ khiêu khích, vốn tố chất thô bạo, hành động
hung hăng, bịt kín công luận, chống lại người khác, với ngụ ý đe dọa Đức Phạm
Công Tắc, phải nên lấy quyết định theo Cộng sản, qua lời của Ái Quốc thơ như
sau:
" Tôi mới biết ông, ông với
tôi
Hai vai oằn oại khó đi đôi.
Lỡ sanh Nam Bắc chung bờ cõi,
Cùng một ông cha một giống
nòi.
Đành chịu cờ tàn thua nửa ngựa,
Cho hay miệng thế mới mười voi.
Mấy lời nhắn gởi xin ông nhớ,
Nước ngược buông câu cá chọn mồi."
* Ái Quốc (Hồ Chí Minh)
. Ngày 26 tháng 4/1956. Ái Dân (Đức Hộ
Pháp) không ngần ngại hồi âm qua bài thơ "Họa Vận" gửi đến Ái
Quốc (Hồ Chí Minh), rằng:
Họa Vận
" Ông hướng ông, tôi hướng
tôi.
Đạo Đời hai hướng khó đi đôi.
Lỡ sanh đồng chủng đồng tai mắt,
Chẳng nở ngồi yên bỏ giống nòi.
Vì chúng dấn thân vào miệng hổ,
Liều mình đánh cọp cứu đàn voi.
Cờ tàn mới biết tài cao thấp,
Nào phải như ai cá chọn mồi."
* Ái Dân (Đức Hộ Pháp)
Quả nhiên, ý thơ Đạo-Đời của Đức Hộ
Pháp vừa kín đáo, suy tư về đất nước chứa đầy tinh thần khẳng khái, ẩn trong
câu thơ lời lẽ một nhân cách, của thành viên dân tộc Việt Nam, hiển hiện chất
người nhân văn một nhà Đạo đức phi thường, vừa bảo cổ, vừa canh tân Đạo-Đời. Biểu
lộ rõ ràng thái độ kiên cường với tinh thần vô lượng, và Ái Dân dứt khoát không
có sự nhập nhằng hoặc pha trộn lưỡng lự Quốc-Cộng.
Nội dung của hai bài thơ đối đáp, hiện
rõ khí chất của mỗi tác giả:
. Hai từ "Ái Quốc"
cho thấy tính khí "bản ngã" to hơn cái ôm, bởi chỉ một Hồ Chí
Minh mới Ái Quốc, cho nên tác giả nói rằng:
" - Tôi mới biết ông, ông với tôi "
Ái Quốc phát biểu như thế hoàn toàn
không am tường về những người làm cách mạng Việt Nam thời 1900. Trong đó có hai
cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Khi Đức Phạm Công Tắc viết báo làm thơ thuở
23 tuổi (1890-1913).
Đức Ngài dùng phương tiện đấu tranh bất
bạo động, bằng khả năng viết những thiên Công luận, Thời đàm, Trào phúng, Nghị
trường với chủ đề " Dân Tộc Ðoàn Kết & Thời Ðàm". Những
báo chí đồng loạt loan tải như Lục Tỉnh Tân Văn, và Công Luận do chủ nhiệm Trần
Chánh Chiếu điều hành. Nội dung kêu gọi Dân tộc Việt Nam đoàn kết.
Đặc biệt, Đức Ngài viết thiên phóng sự,
chủ đề "Thượng Bất Chánh, Hạ Tắc Loạn", loan tải trên tờ báo
La Cloche Fêlée, do chủ báo Nguyễn An Ninh điều hành.
Bút hiệu Ái Dân được đồng bào cả ba miền
Bắc, Trung, Nam hưởng ứng, đồng tình xem như lời hiệu triệu trước Quốc dân.
Đức Ngài tiến xa hơn, bằng cây bút Tây
Sơn Đạo (Phạm Công Tắc), đem nghệ thuật tiếng cười vào phê phán chế độ Pháp Thuộc.
Điều nổi bật khai thác sâu sắc tình huống mâu thuẫn giữa người Pháp và đồng bào
Việt Nam, thông qua loạt bài trào phúng.
Dùng từ ngữ, câu văn thay cho lời nói
phê phán thói rởm của chế độ Pháp thuộc. Nghệ thuật Trào phúng luôn hướng tới
việc tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích chế độ Pháp thuộc cai trị độc tôn.
Tác giả Tây Sơn Đạo sử dụng cây bút sắc
bén làm vũ khí, khả năng châm biếm, phê phán, đấu tranh với kẻ thù quá những
bài viết ấn tượng sâu sắc. Thuở bấy giờ cây bút chuyên về Trào phúng rất hiếm
hoi, nhất là viết điêu luyện, có tác dụng tư tưởng mạnh mẽ, bởi vậy người Nhà
Pháp Thuộc tìm kiếm Tây Sơn Đạo để tiêu diệt.
* Thuở ấy Ái Quốc chỉ là anh bồi bếp,
thế má tác giả Ái Quốc tự cho mình:
" - Tôi mới biết ông, ông với tôi "
Cho thấy tác giả Ái Quốc mở lời đầu
giao lưu đã không lấy gì khiếm nhã đối với mọi người.
Trong văn hiến kim cổ của dân tộc Việt
Nam có dạy, luôn coi trọng lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, giao tiếp, và tương
khính. Vì thế trong dân gian ta đã được lưu truyền những câu nói ngắn gọn nhưng
lại giàu ý nghĩa tiêu biểu, như câu "Lời chào cao hơn mâm cỗ".
* Ái Dân vốn Trời sinh có khí phách cứng
cỏi và kiên cường, không chịu khuất phục bất cứ ai, liền họa vận:
" - Ông hướng ông,
tôi hướng tôi."
Tác giả Ái Dân mở lời hồi âm với Ái Quốc,
đã xác định điểm đứng của mình không thể nào chấp nhận những ai thiếu văn hóa ứng
xử, lại tự cho mình trên thiên hạ "Cha già dân tộc", thái độ
ngạo mạn, trịch thượng thay vì không nên.
* Tác giả Ái Quốc cho rằng:
" - Hai vai oằn oại
khó đi đôi."
Tác giả Ái Quốc thừa nhận, cho rằng cả
hai đều có lòng với đất nước và dân tộc, dù đang oằn oại đau đớn trên vai. Thế
nhưng khó thuyết phục được Thầy tu Ái Dân để chấp nhận đường hướng Chủ nghĩa Xã
hội như Ái Quốc đang cơn khao khát. Thực chất của Ái Dân vì dân tộc Việt Nam,
còn Ái Quốc vì Chủ nghĩa lệ thuộc Đế quốc ngoại bang "khó đi đôi"
cũng phải thôi!
* Tác giả Ái Dân thẳng thắn không e ngại,
họa lại rằng:
" - Đạo Đời hai hướng
khó đi đôi."
Ở thế gian này, Đạo-Đời khó cùng hiệp
lực mà từ cổ chí kim vẫn thế. Trong Đại Đạo cũng đã chỉ rõ chân lý, rằng: "Đạo
không Đời không sức, Đời không Đạo không quyền".
Tác giả Ái Dân, nói lên đặc thù Đạo-Đời.
Đạo chủ trương dâng hiến, phụng sự đồng sinh, còn Đời chủ trương cai trị, vơ
vét theo sở thích của chế độ. Tác giả Ái Dân hiểu thấu điều này, cho nên phát
biểu " - Đạo Đời hai hướng khó đi đôi ", dù Đạo cần đời, nhưng
đời bị trị.
Khổ nỗi đất nước Việt Nam vào thời
này, lắm nhọc nhằn không được ân hưởng Thiên thời, Địa lợi, đôi điều trên không
xa lắm chỉ cần bỏ xuống mọi dị biệt và tham lam sẽ hòa nhân, hiệp quần. Nhưng
làn sóng Xã hội Chủ nghĩa xuất hiện tại miền Bắc, đẩy đưa Việt Nam có những lời
thơ bất hợp tác như Ái Quốc phát biểu. Cho nên, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975,
trên danh nghĩa thống nhất đất nước, nhưng lòng nhân dân cả nước bất phục, vẫn
âm ỉ chưa hề thống nhất lòng dân. Tác giả Ái Dân tiên tri, năm (5) từ rằng "
hai hướng khó đi đôi ".
* Tác giả Ái Quốc rùng mạnh toàn thân
một cách bất ngờ, cho rằng:
"Lỡ sanh Nam Bắc
chung bờ cõi,"
Ái Quốc có thái độ trách đất nước Việt
Nam "lỡ sanh", tuy rằng "Nam Bắc chung bờ cõi"
ngoài ý muốn. Phải nói rằng đất nước và dân tộc có sự liên kết tự nhiên thành
nguồn sống không thể "lỡ sanh", thay vì đa tạ. Nếu trách thân
phận không phùng thời, có thể chấp nhận được.
* Ái Dân rất khẳng khái họa vận:
"Lỡ sanh đồng
chủng đồng tai mắt,"
Trái lại tác giả Ái Dân cũng trách "lỡ
sanh" con người "đồng chủng" có đầy đủ "đồng
tai mắt". Theo luận ngữ cho rằng dù con người có "lỡ sanh"
bất phùng thời cũng cần có "tai" để nghe mà nhận thức sự việc
hầu trải nghiệm trên cõi đời này, giá trị của "tai" là
thính giác nhờ đó mới nhận biết các âm thanh.
Con người có khả năng nhận biết khoảng
tần số 16 - 20.000 Hz. Nếu tần số này không tương ứng với "Tai" sẽ
biến bất thường. "Tai" cho phép con người phân tích mọi sự việc
qua nhận biết. Cộng với bộ não phát triển của người nghe và hiểu ý nghĩa của lời
nói để thực hiện theo hướng dẫn âm thanh. Nếu nghe sai lệch con người ấy mất
thăng bằng. Vậy muốn biết "Tai" của Ái Quốc có vấn đề hay
không hãy quan sát hành động tức thì biết được tư tưởng.
"Mắt" cũng không kém
quan trọng, bởi hệ thị giác, bao gồm cơ quan cảm giác, một phần của hệ thống thần
kinh, cho phép hình thành một số chức năng phản ứng. Muốn nhìn thấu suốt phán
đoán mọi việc, được coi là biểu tượng sự nhìn của con người.
"Mắt" có nhiệm vụ phát
hiện và giải thích thông tin từ ánh sáng "khả kiến" để xây dựng
một hình ảnh thể hiện môi trường xung quanh. Hệ thống thị giác thực hiện một số
nhiệm vụ phức tạp, bao gồm tiếp nhận ánh sáng, và hình thành các cấu trúc khác
nhau, nhận thức chuyển động, hướng dẫn những liên quan đến các đối tượng nhìn
thấy.
Thế thì, nếu "mắt" của
Ái Quốc bị có vấn đề do suy tưởng về đất nước Việt Nam theo hình thể khác. Cho
nên tác giả Ái Dân báo động, theo nghĩa đen "tai mắt" là hệ thống
cai trị công an mà Ái Quốc đang kiểm soát nhân dân miền Bắc, Việt Nam.
* Tác giả Ái Quốc cho rằng:
"Cùng một ông cha một
giống nòi."
Ái Quốc tự nhận hay "Thấy người
sang bắt quàng làm họ" cho đến nay chưa ai rõ Ái Quốc từ đâu đến. Lý
do nào câu một (1) " Tôi mới biết ông, ông với tôi" đến câu thứ bốn
(4) Ái Quốc nhận rằng "Cùng một ông cha một giống nòi." Xem chừng
tư duy có ít nhiều mâu thuẫn. Có tính cách hạ mình cầu lợi hay chăng ? Hay Ái
Quốc tâm bất ổn, sử dụng câu này, để hạ hỏa đối phương, xem như chiêu thức vừa
đánh vừa hòa.
* Tác giả Ái Dân khẳng khái họa vận:
"Chẳng nở ngồi yên bỏ
giống nòi."
Lời thơ của Ái Dân quách thước hơn,
nói về tình hình đất nước, nghĩa vụ của một công dân không thể ngồi yên, bỏ mặc
gốc rễ, tổ tiên giống nòi. Ái Dân quan tâm đến sinh tồn của đất nước không ngồi
yên mà nhìn thấy những ai kia chuyển nhượng đất nước cho ngoại bang bằng nhiều
hình thức khác nhau.
Tác giả Ái Dân bộc trực, nghỉ sao nói
vậy, một cách thẳng thắn không bẻ cong mình chịu nhục trước người khác để cầu
xin điều gì, hay quỵ lụy trước mọi bạo lực. Cho nên mạnh mẽ thể hiện khí chất,
qua câu một (1) " Ông hướng ông, tôi hướng tôi." Và nối tiếp câu bốn (4) " Chẳng nở ngồi
yên bỏ giống nòi ", tạo thành ngôn ngữ dân gian cũng là câu đối [1] tuyệt tác, thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai
vế đối nhau nhằm biểu thị ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước hiện tượng
hay sự việc nào đó trong đời sống cộng đồng và dân tộc. Cho thấy Ái Dân, vì
dân, vì nước mà không vì người.
* Ái Quốc thâm tận cùng đáy:
"Đành chịu cờ tàn
thua nửa ngựa,"
Tác giả Ái Quốc thiếu bình tĩnh, trước
tình thế không làm chủ được hành động của mình, bởi một Ái Dân. Dùng mọi tình cảm
cũng không thuyết phục được ai, lại thêm bối rối. Vốn đương sự có tính hung thần
mạnh mẽ, nổi cơn "tam bành" của Bành Cư, Bành Kiêu, Bành Chất ở
bên Tàu nhập vào Ái Quốc. "Đành chịu", có ý nghĩa thua đối tượng,
cũng là hai từ buông xuôi, bỏ mặc không can thiệp đến, để cho sự việc tiếp tục
diễn biến theo chiều hướng xấu.
"Cờ tàn" là giai đoạn
cuối cùng của ván cờ đối thoại phân rõ cao thấp. Cuộc đối thoại này sử dụng Thi
ca diễn ra như một bàn cờ, đôi bên tiêu hao khí lực, đơn giản là "thua
nửa ngựa". Giai đoạn quyết định cuối cùng, đó là tàn cuộc.
"nửa ngựa" có ý nghĩa
nói về mã lực của 1 con ngựa, hôm nay "Đành chịu" biến thành
xác khô, Ái Quốc cố ý đe dọa nhưng nói lên được nửa lời, xem như một ẩn dụ chết
người.
* Ái Dân lấy quyết định khẳng khái
với lòng mình, hồi âm:
"Liều mình đánh cọp
cứu đàn voi."
Tác giả Ái Dân vốn đã có thiện chất đạo
đức, quan điểm đúng đắn, một mình chấp nhận đứng lên giải quyết cho lẽ phải của
đồng sinh. Tác phong can trường này "Liều mình" cứu đồng sinh,
há sợ chi nguy hiểm, cho dù con cọp rừng xanh (Chiến khu Việt Bắc) mạnh đến đâu
cũng phải đem thân " đánh cọp ", hy sinh tính mạng để giải
thoát cộng đồng, xã hội. Đứng trước thách thức của đối thủ nào hề ngao ngán sợ
ai. Ái Dân biết lượng mình và tự tin, quan trọng hàng đầu cần phải giải "cứu
đàn voi" với đôi vai trách nhiệm không hề lui.
* Ái Quốc phán rằng:
" Cho hay miệng thế
mới mười voi."
Tác giả Ái Quốc cảnh cáo "Cho
hay", ngụ ý bảo Ái Dân phục tùng ta, đừng dại mà thiệt thân, bởi "miệng
thế " của ta có sức mạnh hơn "mười voi ".
Nếu ai không bình tĩnh đọc lời thơ này ắc
nhiên phát lạnh rét dù ngoài trời 40°c. Không sai, người ta đã nói "thơ
nào người đó". Lời thơ chỉ dấu ác một thì ngoài đời ác ngàn lần hơn!
* Ái Dân không ngần ngại họa vận, rằng:
" Vì chúng dấn thân
vào miệng hổ,"
Tác giả Ái Dân không nao núng, gửi đến
Ái Quốc một thông điệp "Vì chúng", đứng lên thực hiện chân lý
sống "vì chúng" (đồng sinh). Chấp nhận "dấn thân",
lao "vào miệng hổ" bất chấp gian nan, và nguy hiểm. "Dấn
thân" không chỉ đòi hỏi phải có kiến thức mà còn cả cách sử dụng kiến
thức, không chỉ đòi hỏi phải có bản lĩnh mà còn phải biết thể hiện bản lĩnh
đúng mức và đúng chỗ, đúng thời điểm, và thực hiện đúng cơ bản vào vụ việc.
Tất nhiên, Ái Dân có những sở trường sở
đoản lao "vào miệng hổ", đối phó trước tình thế dù biết bất lợi
cũng vì cứu đồng sinh.
* Ái Quốc khuyên rằng:
" Mấy lời nhắn gởi
xin ông nhớ,"
Tác giả Ái Quốc có quá đáng hay không
mà nhắc nhở Ái Dân "xin ông nhớ", cụm từ này như lời răng đe
không kém, bởi Ái Quốc có mục đích riêng không muốn ai hơn mình, mới sinh nông
nỗi tuôn lời nghĩa ý đe dọa, bởi tình cảnh, sự thế không được như ý muốn của Ái
Quốc, v.v...
* Ái Dân lồng lộng khí phách, đáp:
" Cờ tàn mới biết
tài cao thấp,"
Tác giả Ái Dân kiên cường, chuyển mình
vươn vai, khí thế mạnh mẽ, nói lớn trận chiến Quốc-Cộng chưa phân "Cờ
tàn", rồi đây lịch sử mai sau nhất định không tha thứ "nồi da
xáo thịt" hay "rước voi giày mả tổ". Hậu thế phê phán
minh bạch, khi ấy "mới biết tài cao thấp", còn hôm nay sự kiện
đất nước, dân tộc Việt Nam chưa kết thúc trận chiến Quốc-Cộng chưa "tàn",
bởi thời gian mới có đáp số.
* Ái Quốc dùng mưu trí đánh lừa thời đại,
cho rằng:
" Nước ngược buông
câu cá chọn mồi."
Tác giả Ái Quốc dùng mánh khoé, lời lẽ
để dụ người khác vào tròng. Ái Quốc sử dụng chiêu thức Cộng sản lội dòng "nước
ngược", khuyên Ái Dân "buông câu cá chọn mồi". Tác giả
Ái Quốc quá khôn ngoan, muốn bắt cá lớn, chỉ còn lừa lọc một cách khôn khéo, nhất
định Ái Dân khó chạy khỏi vì mưu lợi mà mất đi bình tĩnh không còn phân biệt Quốc-Cộng
!
* Ái Dân khẳng khái, họa lại rằng:
" Nào phải như ai cá
chọn mồi."
Tác giả Ái Dân, xem thường những ai
đánh mất tính tự trọng, vì vậy Ái Dân vẫn bỏ xuống sự phiền giận, kiên cường
trong ôn hòa, dũng mãnh lòng tha thứ, và ánh mắt nhìn lên trời mây trắng. Trách
gã kia "Nào phải như ai" vẫn là kẻ phong tình đã quen hành vi
không tốt, đối với đất nước Việt Nam.
Ái Dân biết gã là người thợ nhuộm đỏ,
liền mượn ba tử cuối "Cá chọn mồi" lập lại lời nói của Ái Quốc
để xác định đương sự đã tiêu hóa "mồi" Cộng sản, những kẻ này
khó tin, bởi Ái Quốc đã "chọn mồi" cắn câu Thủy Hử, một trong
những phiên bản mà Ái Quốc cũng như Mao Trạch Đông áp dụng cho đảng Cộng sản Á
Châu.
Bút hiện Ái Dân và Tây Sơn Đạo, tên họ
đầy đủ Phạm Công Tắc, Đạo danh Hộ Pháp của Đạo Cao Đài, đã tỏ rõ khí phách, khẳng
định không ai có thể khuất phục được Ái Dân, bởi chính khí này chỉ để phục vụ đồng
sinh không vì ai hay Cộng sản. Cho nên Đức Phạm Công Tắc mở lời đầu câu thơ, rằng:
" - Ông hướng ông, tôi hướng tôi", và câu thơ kết "
Nào phải như ai cá chọn mồi ". Đức Hộ
Pháp xác định tinh thần Quốc gia không thể ăn nhầm mồi cộng sản.
Đọc thơ của tác giả Ái Quốc cảm nhận
được âm hưởng gờn gợn, lời thô nhẵn, có quá nhiều vết nứt trong câu thơ. Gọi là
thơ mắc nghẹn viên chè xôi nước, khó trôi qua khỏi thực quản! Cũng may đọc tiếp
lời thơ của tác giả Ái Dân bỗng nhiên nhẹ thân, như dòng bạch thủy, thần dược,
kéo trôi viên chè xôi nước, bằng không có thể chết ngạt !
Ngày 21/6/1956. Sau khi Ái Quốc nhận
được bài thơ hồi âm của Ái Dân.
Hồ Chí Minh
Nguyên văn điện thư của Hồ Chí Minh:
" Thư gửi Hộ Pháp Phạm Công Tắc
(21/6/1956).
Kính gửi Hộ Pháp Phạm Công Tắc,
Nôrođôm - Phnôm Pênh,
Tôi cảm ơn bức điện Cụ gửi cho tôi
ngày 26/4/1956. Và thành thật hoan nghênh Cụ đã tỏ ý mong muốn nước Việt Nam ta
được hòa bình, thống nhất. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, toàn dân ta từ
Bắc chí Nam, trong nước và ngoài nước đều đang kiên quyết và bền bỉ đấu tranh để
thực hiện nguyện vọng tha thiết của dân tộc, là làm cho đất nước Việt Nam ta được
hòa bình, thống thất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Cuộc đấu trang hiện nay của
nhân dân ta tuy khó khăn và phức tạp, song toàn dân ta đoàn kết một lòng, kiên
quyết phấn đấu, cho nên quyết định sẽ thắng lợi.
Hà Nội, ngày 21 tháng 6
năm 1956.
Chủ tịch nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa.
Hồ Chí Minh." [2]
Vài tháng trước, Ái Quốc
cư xử bằng lời trịch thượng "Tôi mới biết ông, ông với tôi", đối
với Ái Dân. Trái lại, hôm nay, Ái Quốc gọi Ái Dân bằng "CỤ" rất
tương kính, bởi Ái Quốc bị một trận đòn thi ca nên thân, nhờ nguyên nhân này Ái
Quốc tỉnh ngộ, vội gọi Ái Dân bằng "CỤ", hóa ra Ái Quốc vốn
không minh bạch, đưa đến tình trạng muộn màng.
Thực chất Ái Quốc không hiền, đã từng
ra lệnh cho Cao Triều Phát đến Nam Vang ám sát Ái Dân (Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc),
nếu thành công sẽ được Hồ Chí Minh phong danh hiệu Giáo Tông Cao Dài. Nhưng nào
được toại nguyện bị Ái Dân thuyết phục, cuối cùng Cao Triều Phát tay không về lại
Hà Nội, không bao lâu nhận lãnh cái chết một cách không minh bạch.
Kết luận:
. Trong
thi ca trong sáng, minh bạch của tác giả Ái Dân, chuyên chở tâm tư "Hữu thần",
nói lên khí chất của một "Lượng từ đạt lý", thể
hiện con người
và Đức tin cùng một thể, dùng ngôn ngữ lượng thứ bởi mục đích phía trước đầy
tràng chân lý. Trái lại tác giả Ái Quốc đậm
nét ám khói của "Vô thần", sử dụng thi ca vì mục đích "Lường
từ đoạt lý", dùng ngôn ngữ hành vi gian dối để cướp chân lý đời sống xã hội.
Vào năm
1940, Ái Dân đã có tiên tri rằng: " - Ngày hôm nay, có một con sâu bọ đỏ,
nếu không diệt được, tương lai sẽ có triệu triệu con gặm nhấm đất nước Việt
Nam, khi ấy sẽ bị chúng tàn phá khủng khiếp".
* HT/Huỳnh Tâm
Tham Khảo:
[1] Đức Phạm Hộ
Pháp Một Nhân Cách Vĩ Nhân. Huỳnh Tâm.
[2] Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Việt Nam , Trung Hoa, Nhật Bản,
và Hàn Quốc.
[3] Hồ Chí Minh viết ( Thư gửi Hộ pháp Phạm Công Tắc (
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét