Nguyên thủy
Loạt bài thuyết đạo Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống của Đức Hộ Pháp tại Đền Thánh từ ngày 13/8 Mậu Tý (16/9/1948) cho đến 30/3 Kỷ Sửu (27/4/1949)
là một
bộ
Thánh Kinh quan trọng của Đạo Cao Đài. Bộ sách này có được là nhờ Ban Tốc Ký Toà Thánh Tây Ninh. Ngay từ bài đầu tiên Đức Hộ Pháp đã phát
biểu,
“Tuy nhiên, âu cũng là một đặc ân của Đức Chí Tôn dành cho đạo Cao Đài ngày nay, nên mới có mấy đứa nhỏ cố gắng học được tốc ký để ghi chép những lời thuyết đạo của bần đạo...”. Vì lúc bấy giờ, máy thu âm
còn rất
đắt
tiền,
tốc
ký (ghi nhanh bằng những ký hiệu) là cách duy nhất để tín đồ ghi lại các bài nói đạo của Đức Ngài. Do đó Ban Tốc Ký Toà Thánh đã ra đời, sử dụng phương pháp ghi
cải
tiến
dành cho tiếng Việt của Ông Nguyễn Văn Mới. Hằng đêm, các tốc ký viên đã chia nhau tham gia các buổi thuyết đạo và cố gắng ghi lại tất cả.
Do thời cuộc thay đổi liên tục, mãi cho đến gần 16 năm sau, Tốc Ký Viên Nguyễn Văn Mới mới có điều kiện tập họp được đủ các bài ghi
chép và vận động in ra thành một bộ sách. Bộ sách này sau đó được trao tặng cho những vị có tâm đạo và giao bản quyền lại cho Hội Thánh, lúc đó dưới quyền lãnh đạo của Đức Thượng Sanh. Cho đến nay (năm 2021), sau những cuộc bể dâu, sách này
đã được
in ấn
nhiều
lần,
chuyền
tay nhau đọc trong các tín đồ và cuối cùng có mặt trên mạng Internet. Vì đánh máy đi đánh máy lại, không tránh
khỏi
nạn
tam sao thất bổn, nên đôi khi lời thuyết đạo có lệch lạc so với bản gốc. Đặc biệt có một số bản in còn sắp lộn phần cuối bài 25 thành
phần
cuối
bài 26 gây khó hiểu cho người đọc. Vì vậy xin giới thiệu một nơi để quý đồng đạo thỉnh
bộ sách cho đầy đủ. Xin mời vào link này:
Bộ sách trữ ở đây đã được điều chỉnh theo bản gốc và có chú thích những
từ ngữ khó hiểu cho dễ tham khảo.
Tầm quan trọng
Trước
hết, bộ sách này là cực kỳ quan trọng vì Đức Hộ Pháp đã khẳng định trong bài đầu tiên, “... những lời thuyết
đạo này, không phải của Phạm Công Tắc mà là của Hộ Pháp. Hộ Pháp thay lời Đức
Chí Tôn nói đạo cho toàn thể con cái của Ngài nghe”.
Chúng ta đều biết rằng trong đạo Cao Đài có thể pháp thông công, tức là
cầu cơ chấp
bút. Tuy nhiên chỉ có những đồng tử có phận sự thiêng liêng giao phó thì mới được
liên lạc với các đấng để học đạo, tín đồ không được phép làm như vậy, trừ khi
có ân huệ đặc biệt. Đức Hộ Pháp là Ngự Mã Quân, tức là đồng tử được Đức Chí Tôn
tín nhiệm, nên những gì Ngài học được từ các đấng thiêng liêng là hoàn toàn
đáng tin cậy. Như bộ Tân Luật Pháp Chánh Truyền là do Đức Ngài và Đức Thượng Phẩm
phò loan (cầm cơ). Ngoài ra, Luật Cao Đài định rằng phẩm Giáo Tông có thể bầu cử,
nhưng Hộ Pháp thì không. Suy ra trong 700,000 năm nữa, có thể có nhiều Giáo
Tông, nhưng Hộ Pháp thì chỉ có một. Do đó lời thuyết đạo của Ngài chỉ có duy nhất
lần này mà thôi.
Thứ hai, Đức Ngài cũng nói rằng, “Những triết lý cao siêu này chỉ có đạo
Cao Đài mới có”.
Quả đúng như vậy, toàn bộ các thuật ngữ thần học Cao Đài có thể tìm thấy ở
đây. Những thuật ngữ này đã khiến cho triết lý Cao Đài tách bạch khỏi bất kỳ
tôn giáo nào hiện có. Những bài nói đạo này đã triệt để phá sản quan niệm cho rằng
Cao Đài vay mượn triết lý của các tôn giáo khác vì ngoài một ít thuật ngữ triết
Đông Phương dùng lại, đã có một hệ thống ngôn ngữ mới lạ xuất hiện. Kèm theo là
những quan điểm về vũ trụ và nhân sinh chưa từng có trước đây. Đó là chưa nói đến
những pháp môn đặc trưng không thể lẫn lộn với các tôn giáo khác. Bởi vì thánh
ngôn Cao Đài dạy rằng các tôn giáo khác đã “thất kỳ truyền”, nghĩa là không còn
dạy đúng cách tu học lúc ban đầu, nên Cao Đài đã có những pháp môn (cách tu học)
mới, có tên gọi mới rất đặc trưng Cao Đài. Những cách tu học này sẽ được phát
triển và thực hiện cho đến tận 700,000 năm trong tương lai.
Thứ ba, Đức Hộ Pháp khẳng định “Con đường mà chơn thần xuất ra rồi về với Đức
Chí Tôn là con đường Thiêng Liêng Hằng Sống đó vậy. Chính bần đạo được Đức Chí
Tôn mở Huệ Quang Khiếu nên mới được về hội kiến cùng Đức Chí Tôn và đã học hỏi
được nơi Đức Chí Tôn nhiều điều bí yếu bí trọng”.
Đây là lần đầu tiên trong đạo sử Cao Đài, một vị tiền bối chính thức công
nhận một điều, vốn từ lâu đã gây tranh cãi trong hàng tín đồ. Một số cho rằng tịnh
luyện bị cấm trong khi đó số còn lại cho rằng tịnh luyện là một trong ba pháp
môn chính của Cao Đài. Qua phát biểu thượng dẫn, Đức Hộ Pháp đã khẳng định tính chính danh của pháp môn tịnh
luyện xuất chơn thần mà Cao Đài gọi là Bí Pháp Tịnh Luyện. Không những công nhận
mà còn công khai cho biết, chính Đức Ngài đã thực hiện thành công pháp môn này.
Chưa có vị tiền bối nào khác tuyên bố cụ thể như vậy.
Và cuối cùng, điều quan trọng nhất mà mọi tín đồ Cao Đài ai cũng cần, đó là
lời hứa chắc như đinh đóng cột của Đức Ngài, “Bần đạo ráng thúc nhặt cho con
cái Đức Chí Tôn có một bửu bối nơi tay, để ngày kia tìm đường đoạt đạo”.
Từ những luận điểm nêu trên, có thể hoàn toàn tin tưởng rằng quyển sách Con
Đường Thiêng Liêng Hằng Sống không đơn giản là chuyện kể cho vui lúc rảnh rỗi
mà là những hướng dẫn quan trọng về cách đoạt đạo, mà người ta còn gọi là đạt đạo,
đắc đạo, đắc pháp, ngộ đạo, thành Phật, có ấn chứng v.v..., tóm lại là thành
công trên con đường tu học. Như vậy, tín đồ Cao Đài phải xem việc đọc, hiểu được
Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống là để hành động cho đúng, tiến tới cứu cánh đắc
đạo ngay trong kiếp sống này. Bởi vì nếu đọc xong mà không áp dụng được gì, thì
biết kiếp sau có còn nhớ gì chuyện đạo đức để mà tiếp tục hay không!
NHỮNG ĐỊNH NGHĨA CẦN THIẾT
Đầu tiên, cần học kỹ các định
nghĩa của một số thuật ngữ thần học Đông Phương được dùng trong câu chuyện bởi
phần lớn những từ này là Hán Nôm. Ngày nay từ ngữ Hán Nôm đã kém phổ biến ở Việt
Nam, nên cần khẳng định ý nghĩa những từ ngữ này để rút ngắn con đường đi tới
thành công.
Niết Bàn
Từ Niết Bàn gốc là Nirvana
(tiếng Phạn) và Nibbana (tiếng Pali), nghĩa đen là “dập tắt”. Theo hệ tư tưởng tôn giáo Ấn Độ cổ
đại, Niết Bàn là kết quả sau cùng của một quá trình suy nghĩ tập trung, lúc đó người ta đã “dập tắt” hay chấm dứt được
lòng tham, thù hận, ngu dốt, đau khổ và quan trọng nhất là “dập tắt” được vòng
xoay luân hồi bất tận. Hiện nay, Niết Bàn được xem như mục tiêu tối hậu của nhiều
người tu học
Phật Giáo. Nói cách khác người tu học Phật sẽ suy nghĩ về mọi việc trong đời
theo một cách nào đó cho đến khi xoá bỏ được những tình cảm phàm tục như đã nêu
trên, lúc đó sẽ đạt được trạng thái gọi là Niết Bàn.
Cực Lạc Thế Giới
Từ này có gốc tiếng Phạn là
Sukhavati, nghĩa đen là “nơi trong sạch”, và người Việt thường gọi là Tây Phương Tịnh
Độ (tịnh = trong sạch; độ = nơi) hay còn
gọi là Cực Lạc Thế Giới, Cực Lạc Quốc, An Lạc Quốc. Xin phép quý đọc giả được
nói lòng vòng một chút để truy nguyên gốc
của từ này.
Sau khi Đức Shakyamunī,
(nghĩa là người hiền xứ Shakyas mà người Việt đọc thành Thích Ca Mâu Ni) qua đời, các vị
đệ tử đã ngồi lại với nhau và ghi lại những
lời Ngài đã giảng dạy. Những ghi chú này trở thành bộ kinh sách đồ sộ của Phật
Giáo ngày nay. Mặc dù cùng một bộ kinh, nhưng chỉ vài trăm năm sau, do cách
hiểu khác nhau mà các vị đệ tử đã phân
chia thành nhiều tông phái (chi phái). Một trong những tông phái đó là
Mahayana, tức là Phật Giáo Đại Thừa. Trong Phật Giáo Đại Thừa lại có một nhánh,
dựa vào Bộ Kinh Sukhavatvyuha (Kinh Tịnh Độ). Theo những vị thuộc tông phái
này, mà người ta gọi là Tịnh Độ Tông, nếu
chúng ta đọc tên Đức Amitabha (Phật A Di Đà) và cầu nguyện Ngài cứu rỗi trước
khi qua đời, thì Đức Ngài sẽ cho phép
chúng ta được đầu thai lại ở một nơi gọi là Sukhavati, tức là Tịnh Độ. Nơi đó tốt
đẹp hơn thế giới của chúng ta đang sống cả ngàn lần, cho nên người ta còn gọi đó là Cực Lạc Thế Giới (cực = tột đỉnh; lạc =
hài lòng, sung sướng).
Như vậy, tuỳ theo niềm tin và cách thực hiện của riêng mình, tất cả người
tu học Phật Giáo đều nhắm vào mục đích cuối cùng đó là đạt được trạng thái Niết
Bàn, tức là chấm dứt được lòng tham, thù hận, ngu dốt, đau khổ và luân hồi ngay
khi còn đang sống, hay kiếp sau được sinh ra ở Cực Lạc Thế Giới hay Tây Phương
Tịnh Độ, tức là một nơi tốt đẹp hơn thế giới này. Đức Hộ Pháp thì gọi là “Cực Lạc
Thế Giới hay Niết Bàn Cảnh” nghĩa là, Ngài gộp hai mục tiêu này lại thành một cứu
cánh cho dễ hiểu.
Hộ Pháp
Theo nghiên cứu, Hộ Pháp hay
Dharmapala (tiếng Phạn), được thờ phượng đầu tiên ở Tây Tạng vào khoảng thế kỷ
thứ 8. Người
ta truyền miệng với nhau rằng đại sư Padmasambhava (người Trung Hoa dịch ra là
Liên Hoa Sinh) người đã truyền Phật Giáo
sang Tây Tạng đầu tiên, đã hàng phục những vị ác thần ở đây. Những vị thần này
sau đó đã lập thệ nguyện là sẽ bảo vệ Phật Pháp nên được gọi là Hộ Pháp.
Hộ Pháp còn được tôn thờ ở
trong đạo Hindu (Ấn Giáo), đạo Bon ở Tây Tạng và trong dân gian ở nhiều nước. Có đến hàng trăm
truyền thuyết miêu tả Hộ Pháp trong các quốc gia Á Đông, nên người ta tạo ra rất
nhiều hình tượng khác nhau để thờ phụng tuỳ theo từng quốc gia. Thông thường là
tượng một vị võ tướng, mặc áo giáp, tay cầm loại vũ khí tuỳ theo từng nước và
do ấn tượng của từ “hộ = bảo vệ”, người ta hay đặt tượng Hộ Pháp trước cổng
chùa hay đền thờ.
Trong Đạo Cao Đài, Hộ Pháp là chức vụ đứng đầu Hiệp Thiên Đài, một trong ba
tổ chức chánh yếu của đạo. Hai tổ chức kia là Bát Quái Đài dưới quyền của Đức
Chí Tôn, và Cửu Trùng Đài dưới quyền của Giáo Tông. Về mặt điều hành, Hiệp
Thiên Đài là bộ phận trung gian, nhận lịnh của Bát Quái Đài thông qua cầu cơ,
chấp bút và chuyển giao lại cho Cửu Trùng Đài thi hành. Về mặt pháp luật, Hộ
Pháp chịu trách nhiệm toàn thể các vấn đề tư pháp Cao Đài trong cộng đồng tín đồ.
Về mặt pháp môn, Ngài điều hành các tịnh thất chuyên lo bí pháp tịnh luyện. Sau
cùng về mặt biểu tượng, Hộ Pháp tượng trưng tư tưởng (sự suy nghĩ) của một con
người bình thường, còn Giáo Tông là thể xác và Đức Chí Tôn là linh hồn của người
đó.
Cũng theo Đạo Cao Đài, trên cõi trời, Hộ Pháp chưởng quản ba châu, Nam Thiệm
Bộ Châu, Đông Thắng Thần Châu và Tây Ngưu Hoá Châu. Châu thứ tư là Bắc Cù Lưu
Châu dành cho quỉ vị. Thánh ngôn ngày 12-8-Bính Dần (17-9-1926) nói rằng 4 châu
này gọi là Tứ Đại Bộ Châu và vị trí trong vũ trụ được miêu tả là “ở không không
trên không khí, tức là không phải tinh tú”. Hộ Pháp còn quản lý “bát bộ”, nghĩa
là 8 loại linh hồn, từ thấp nhất là vật chất hồn đến cao nhất là Phật hồn, nói
tóm lại là toàn thể các linh hồn trong vũ trụ này. Do đó chúng ta có thể suy ra
quyền hành thiêng liêng của Hộ Pháp đối với các linh hồn là cực kỳ lớn.
Chữ vạn
Người Trung Quốc gọi biểu tượng 卐 là 萬字 (wànzì), nghĩa là “biểu tượng của
mọi vật”. Và người Việt đọc là “vạn tự” hay “chữ Vạn”. Thực sự ra, biểu tượng
này có gốc gác ở lục địa Eurasia (Á u),
do chữ Phạn swastika có nghĩa là “tạo thịnh vượng”. Biểu tượng này được sử dụng
từ năm 500 trước Chúa Giáng Sinh đến nay trong nhiều tôn giáo như Ấn Giáo, Phật
Giáo, Kỳ Na Giáo ở Ấn Độ. Ở Phương Tây cũng thấy sử dụng ở nhiều nền văn hoá và
tôn giáo khác nhau để chỉ sự may mắn. Thậm chí Đảng Quốc Xã Đức của Hitler cũng
sử dụng, nhưng có chiều quay ngược lại, như thế này 卍, và đặt nằm nghiêng. Tuỳ
theo tôn giáo, văn hoá, mục đích sử dụng mà chữ Vạn được vẽ quay thuận hoặc nghịch
chiều kim đồng hồ và được giải thích đủ các kiểu, không kiểu nào giống kiểu
nào.
Trong đạo Cao Đài, chữ Vạn được khắc trên Lầu Chuông, Lầu Trống của Đền
Thánh và lầu Chuông của Báo n Từ. Cũng
không biết có văn bản chính thức nào của Hội Thánh giải thích điều này hay
không. Có dư luận là cũng vì chữ Vạn này mà người Pháp bắt Đức Hộ Pháp và 5 vị
chức sắc đày đi Madagascar, lấy lý do là Cao Đài có liên quan với Đức Quốc Xã.
Việc này còn cần các sử gia trong tương lai của đạo tìm bằng chứng để xác nhận.
Tóm lại, chữ Vạn là một biểu tượng cổ, linh thiêng của nhiều tôn giáo ở nhiều
nước trên thế giới và được giải thích tuỳ theo ý kiến từng cá nhân hoặc từng tập
thể tôn giáo.
Giáng Ma Xử
Giáng = chế phục, hàng phục; Ma = ma quỷ; Xử = một loại vũ khí xưa của
Trung Hoa, hơi giống cái chày vồ. Huyền thoại Trung Hoa kể rằng mỗi vị thần
tiên đều có một con vật để cưỡi và dùng một loại vũ khí gọi là bảo pháp để áp
chế ma quỷ. Theo đạo Cao Đài thì Hộ Pháp có hai bảo pháp đó là Giáng Ma Xử và
Kim Tiên (roi vàng).
BÍ PHÁP
Tại sao phải ẩn dụ
Trong câu chuyện Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống, Đức Hộ Pháp đã miêu tả 6
chặng dừng chân, mỗi chặng đều có một câu chuyện với những ẩn dụ riêng. Nói
theo thuật ngữ Cao Đài là mỗi thể pháp đều ẩn tàng một bí pháp. Các tín đồ hoặc
người ngoài đạo đều có thể tìm ra ý nghĩa (bí pháp) dành riêng cho mình để thực
hiện cho đến khi đắc đạo.
Cũng có thắc mắc là tại sao Đức Hộ Pháp không nói thẳng ra là phải làm gì để
đắc đạo mà cứ phải ngụ ý gián tiếp như vậy? Thật sự ra thì cũng có vài lý do.
Trước hết, người Việt Nam trước thời Pháp thuộc không có chữ viết riêng, phải
học chữ Trung Hoa, đọc sách người Hoa viết, nói chung là bị ảnh hưởng văn hoá
Trung Hoa rất nhiều. Người Trung Hoa thì thích những câu truyện kể trong đó người
thật sống chung với thần thánh ma quỷ. Thí dụ như trong Phong Thần Diễn Nghĩa,
có những nhân vật có thật như Trụ Vương, Đát (Đắc) Kỷ, Khương Tử Nha v.v... mà
cũng có những nhân vật tưởng tượng như Lôi Chấn Tử, Thân Công Báo, Vân Trung Tử
v.v..hay những vị thần linh trong truyền thuyết như Na Tra, Vi Hộ, Từ Hàng Đạo
Nhân v.v.... Hoặc là trong Tây Du Ký, thực tế lịch sử thì sư Trần Huyền Trang
(Tam Tạng) có đi qua Tây Phương (Ấn Độ) để học tiếng Phạn (tiếng Ấn Độ cổ) rồi
đem kinh Phật về dịch ra tiếng Hoa, nhưng Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng
và những nhân vật ma quỷ theo quấy phá đều là hư cấu. Tuy nhiên, xét bối cảnh
Trung Hoa cổ cũng như Việt Nam trước đây, trong một xã hội mà người có học đọc
và tin vào Phong Thần và Tây Du Ký hơn những truyện khác, thì lồng ghép những
thông điệp tôn giáo vào những câu truyện na ná như vậy là cách hiệu quả nhất để
truyền đi triết lý đạo. Không những thế, truyện truyền đi trong dân gian được
lưu giữ tốt hơn là bất cứ thư viện nào bởi vì “trăm năm bia đá thì mòn, nghìn
năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Vì vậy, áp dụng mô hình tương tự, triết lý Cao
Đài cũng được lồng vào câu truyện Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống để đạt hiệu
quả cao.
Thứ hai, học đạo không giống như học văn hoá kiểu nhồi nhét, nghĩa là không
phải chỉ cần nhắc lại 100 % câu truyện hoặc bài kinh không sai chữ nào là tốt
nghiệp. Học đạo phải có suy nghĩ, vận dụng vào cuộc sống cụ thể, nhiều khi trọn
một kiếp người mà cũng chưa xong. Vậy phải đọc, suy nghĩ, tìm kiếm để hiểu vấn
đề rồi còn phải thực hiện đúng nữa thì mới thành công được. Do đó câu truyện
Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống nêu những hình tượng có sức gợi mở suy nghĩ rất
cao, giúp người học đạo dễ đạt tới mục tiêu tối thượng.
Cuối cùng, nguyên tắc Trời Người Hiệp Một (Hiệp Thiên) của Cao Đài dạy rằng
Người phải luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí hoá Thần rồi Trời mới “hườn nguyên
chơn thần” cho Người đắc đạo. Luyện Tinh hoá Khí là ăn uống trong sạch và vận động
tốt, để cho thể xác cực kỳ trong sạch, còn luyện Khí hoá Thần là suy nghĩ ở mức
cao để phù hợp với Chơn Thần mà Đức Chí Tôn giao cho mỗi người. Lúc đó mới có
cơ hội đắc đạo tại thế.
Hàm ý chủ đạo chuyện mở cửa Cực Lạc Thế Giới
Một trong những câu truyện rất thú vị trong Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
là Hộ Pháp mở cửa Cực Lạc Thế Giới. Truyện được kể rải rác từ bài 30 đến bài 33
trong sách. Để tập trung vào chủ đề bài viết, xin tóm tắt câu chuyện như sau:
Thừa lịnh Đức Chí Tôn, Đức Hộ Pháp đi mở cửa Cực Lạc Thế Giới. Khi đến Cực
Lạc Môn Ngoại (môn = cửa; ngoại = bên ngoài), thấy có rất nhiều người, đủ các sắc
dân, cả người tu lẫn không tu, cả người bình thường lẫn người có hình dạng kỳ dị,
đang tụ họp ở ngoài cửa. Vì trước hai cửa
này (một trắng, một hồng), có hai chong chóng thật lớn đang quay, nên không ai
có thể vào bên trong Cực Lạc Thế Giới được. Đến giờ cúng cũng có một số tu sĩ
ngồi tụng kinh, vẻ mặt rất lo lắng, khổ sở. Thấy vậy, Đức Ngài cầm Giáng Ma Xử
chỉ vào một cửa khiến chong chóng ngừng lại. Mọi người bên ngoài tràn vào được
một số. Đức Ngài chỉ tiếp vào cửa thứ hai, chong chóng này cũng ngừng lại và số
người còn lại tiếp tục chạy ùa vào. Khi hai chong chóng đứng lại thì thấy đó là
hai chữ Vạn thật lớn. Nhưng sau đó có một vị Phật đứng trên cao bắt ấn liệng xuống,
hai chữ Vạn lại tiếp tục vòng quay khắc nghiệt. Tới đây, Đức Ngài kết luận là Đức
Chí Tôn đã ra lệnh Ngài mở cửa cho các người tu học trong thời kỳ đạo bế trước
đây vào.
Bây giờ, kính mời quý đồng đạo cùng tìm ẩn dụ của câu chuyện. Nhưng trước
khi thảo luận tiếp, xin chân thành chia sẻ một điều. Đó là, những gì sắp thưa với
quý vị là ý kiến riêng của người viết bài này. Do vậy, ý tưởng có thể khó nghe
đối với một vài đọc giả và chúng tôi cũng không có ý định thuyết phục bất cứ ai
phải tin theo. Trái lại, chúng tôi rất vui thích nếu quý đọc giả tự mình có được
ý kiến riêng về câu chuyện này bởi hành trình tu học là hoàn toàn chủ quan và
không có quan điểm cá nhân nào đúng tuyệt đối cả. Nếu quý đọc giả hỏi làm sao
biết ý kiến nào đúng để làm theo, nếu ai cũng có quyền có ý kiến riêng? Xin trả
lời: quan điểm nào không trái với Luật Cao Đài là có thể đem ra áp dụng. Còn đạt
kết quả hay không là tùy thuộc vào công quả của người tu học và ân điển của Đức
Chí Tôn.
Như trong phần định nghĩa, chúng ta đã biết Hộ Pháp tượng trưng tư tưởng một
người bình thường. Bắt đầu câu truyện, Đức Chí Tôn (linh hồn) ra lệnh Hộ Pháp
(tư tưởng, suy nghĩ) đi mở cửa Cực Lạc Thế Giới. Vậy thì chính những suy nghĩ của
chúng ta, mà người xưa thường gọi là “tâm”, sẽ mở cửa Cực Lạc Thế Giới hay Niết
Bàn, tức là giúp cho ta đắc đạo. Dĩ nhiên là phải suy nghĩ theo cách nào đó, chứ
suy nghĩ như chúng ta từ xưa đến giờ thì sẽ không có chuyển biến nào đâu.
Theo Đức Hộ Pháp, những người chờ đợi bên ngoài cửa Cực Lạc Thế Giới là những
người tu học trong thời kỳ đạo bế (đóng cửa), tức là trước khi mở Đạo Cao Đài.
Nhưng theo ý chúng tôi, ngay cả sau khi đạo mở lại rồi, vẫn sẽ còn có nhiều người
hơn nữa đến chờ nơi đó. Bởi vì Đức Ngài nói sau đó chữ Vạn lại tiếp tục quay.
Nhưng xin mời quý đọc giả quay lại với những người chờ đợi này, họ gồm đủ
loại người từ khắp vũ trụ này chứ không riêng gì ở địa cầu 68 của chúng ta. Nào
là người theo một tôn giáo nào đó, người không tu hành, người có ý tưởng kỳ lạ
v.v... Đúng vậy, con người ai cũng đi tìm hạnh phúc cho bản thân mình và cho cả
những người xung quanh mình nữa. Hạnh phúc đó tượng trưng bằng Cực Lạc Thế Giới.
Ngay cả những nhà khoa học, nhà chính trị, nhà bảo vệ môi trường, người theo tả
đạo bàng môn v.v... cũng đều muốn tạo ra một xã hội không còn đau khổ dù phương
pháp của một vài người có khi hơi...kỳ cục. Thí dụ, có người chủ trương cấp cho
mỗi người dân một số tài sản bằng nhau! Họ nghĩ rằng như vậy là công bình tuyệt
đối và khi không còn tranh dành để có nhiều của cải hơn thì mọi người sẽ hết
đau khổ! Đức Hộ Pháp gọi họ là “Người đầu cạo trọc, kẻ râu dài thậm thượt, lại
cũng có kẻ tướng tá dị hợm lắm”. Và kết quả là tất cả đều phải ngồi chờ từ lúc
đạo bế đến khi gặp được Đức Hộ Pháp.
Vậy bài học nổi bật ở đây cho tín đồ chúng ta là đi đến Cực Lạc Thế Giới
không phải là đặc quyền của các tu sĩ thuộc bất cứ tôn giáo nào, nghĩa là không
phải cứ mặc áo thụng, tụng kinh, cầu nguyện mới đến được Cực Lạc Thế Giới. Trong
cuộc sống, chúng ta đã từng thấy nhiều người, dù không tu hành áo vải nâu sồng,
nhưng nhân cách và đạo đức của họ còn đáng kính trọng hơn tu sĩ nữa. Không lẽ
những người như vậy lại không được đến đây sao! Đức Hộ Pháp đã chỉ cho chúng ta
thấy ai có đạo đức và làm tròn bổn phận làm người cũng có quyền như vậy nhưng họ
chỉ có thể đến trước cửa rồi ngồi đó chờ! Dĩ nhiên, những kẻ giả dối hay phạm
Thiên Điều (luật nhà trời) thì không đến đây được bởi vì ngay trong chặng một của
Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống, họ đã rớt xuống Bích Hải rồi, tức là đầu thai
xuống trần gian lại.
Bây giờ xin thảo luận về quyền năng của Hộ Pháp. Tại sao không phải Giáo
Tông hay Đức Chí Tôn mở cửa Cực Lạc Thế Giới, mà lại là Hộ Pháp? Bởi xác thịt
(Giáo Tông) không về được cõi trời, còn linh hồn hay thần (Đức Chí Tôn) thì đã
hườn nguyên (giao lại) cho mỗi người trong chúng ta, chỉ còn đợi chơn thần hay
khí (Hộ Pháp) phối hợp nữa là đạt đạo. Vậy Hộ Pháp mở cửa, nghĩa là tâm, tư tưởng
hay suy nghĩ của chính mình sẽ là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc đạt đạo.
Hãy quan sát Đức Hộ Pháp mở cửa. Ngài dùng Giáng Ma Xử lần lượt chỉ vào hai
cửa, chong chóng đang xoay dừng lại, hiện nguyên hình là hai chữ Vạn thật lớn.
Hai cửa chính là hệ nhị nguyên của tư tưởng chúng ta, nghĩa là chúng ta luôn
cho là mọi thứ đều phát sinh từ hai sức mạnh đối chọi nhau, như m Dương, Thiện Ác, Đúng Sai, Nam Nữ v.v... Mọi
sinh hoạt của chúng ta ở thế gian đều bị hệ thống nhị nguyên chi phối mà chúng
ta gần như không hay biết. Một thí dụ thú vị là tín đồ Cao Đài thích đứng trước
cửa Đền Thánh để chụp hình và ai cũng chọn đứng trước tượng Ông Thiện chứ không
phải Ông Ác. Gần như 100% làm như vậy và hầu như không có ai để ý hoặc thắc mắc
tại sao. Điều này chứng tỏ qui luật nhị nguyên ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng
ta nặng nề đến mức nào, thậm chí tác động đến cả tiềm thức.
Thêm một ví dụ dễ thấy nữa, nhị nguyên có mặt thường trực trong tình cảm
“thương-ghét” của con người. Nếu một người nào đó tham gia một nhóm khác lý tưởng
với nhóm của mình, thì người đó trở thành “kẻ thù nghịch” và mình sẽ gán cho kẻ
đó tất cả những đức tính xấu xa nhất. Trái lại, ai cùng hội với mình thì được
xem là có đủ đức hạnh tốt lành và được tha thứ dù có lỡ phạm lỗi gì. Và nếu xét
kỹ thì ai cũng có “kẻ thù nghịch”, hoặc của riêng mình hoặc do người khác xúi
giục. Những suy nghĩ như vậy là những phô diễn tự nhiên của tư tưởng nhị
nguyên. Còn Giáng Ma Xử là bảo pháp vô hình tướng, nghĩa là chỉ có trong ý nghĩ
và cũng chỉ sử dụng trong ý nghĩ thôi. Nói cho dễ hiểu thì đó chính là sức mạnh
của ý chí. Giáng Ma Xử chỉ vào hai cửa có nghĩa là chúng ta hãy trực nhận cái
tính chất nhị nguyên khắc nghiệt của tư tưởng mình và dùng sức mạnh ý chí
“thoát khỏi” nó. Xin lưu ý, chỉ tạm dùng từ “thoát khỏi” vì nó cũng có nguồn gốc
nhị nguyên.
Xin nói thêm về Giáng Ma Xử, tương truyền bảo pháp này có hình dạng giống
cái chày vồ hay cái chuỳ. Vậy vũ khí này có chức năng là đập, nhưng đập cái gì?
Không phải là đập “kẻ thù nghịch” đâu, vì như vậy đâu có vượt ra khỏi nhị
nguyên, mà là đập vỡ tính ương ngạnh của chính bản thân. Một ương ngạnh dễ thấy
là mình chỉ nghe những gì mình thích, chứ không nghe những gì “kẻ thù nghịch”
thích. Nhưng đối với phần đông mọi người thì “đập kẻ thù nghịch” dễ hiểu, dễ
làm hơn. Chính vì vậy mà liên tục có chiến tranh đủ kiểu.
Còn nữa, sự ương ngạnh này có thể biến tướng rất tài tình, nguỵ trang dưới
những danh từ đẹp đẽ. Thí dụ, đánh giết nhau hoài cũng chán, nên đôi khi mình
cũng thấy cần “hoà” với kẻ “thù nghịch”. Vậy là mình lập hội nhóm, đăng đàn diễn
thuyết kêu gọi mọi người hãy “hoà giải” vì lý do này lý do nọ, nhưng thật sự là
sâu thẳm trong tâm hồn mình chuyện đó chỉ là xa xỉ, bởi vì có “hoà giải” thì
cũng phải thuận theo điều kiện của mình. Đây là một ví dụ rất gần gũi, tín đồ
Cao Đài chúng ta, ai cũng biết là phải hợp nhất các chi phái Cao Đài, nhưng họp
hành biết bao nhiêu lần rồi thất bại vẫn hoàn thất bại!
Vậy điều gì ẩn sâu bên trong suy nghĩ đã ngăn chúng ta thương yêu “kẻ thù
nghịch” vậy? Điều này phải hỏi chính mình, bởi vì chỉ có mình mới biết tại sao.
Mỗi người sẽ có một lý do riêng và có người chết đi mà vẫn chưa quên cái nguyên
nhân đó được. Hành động hỏi chính mình này triết học gọi là phản tỉnh và khi
mình biết được điều gì khiến mình không “thương” được “kẻ thù”, thì đó là lúc lấy
Giáng Ma Xử đập cho nó tan tành. Một khi mình thực sự “thương” được “kẻ thù”
như kết cục của câu chuyện hai anh em Ông Thiện Ông Ác, là mình đã “xoá bỏ” được
suy nghĩ nhị nguyên, tức là đi qua cửa Cực Lạc Thế Giới rồi vậy.
Xin quay lại câu chuyện, khi hai chong chóng dừng lại thì có hình dạng là
chữ Vạn. Nghĩa là khi suy nghĩ “đúng-sai” không còn tác động thì sự thật phơi
bày. Đó là, cùng là một sự vật sự việc thôi (chữ vạn), nhưng con người lại đặt
nhiều tên khác nhau tuỳ theo văn hoá hoặc ý thích (do đó chữ vạn mới quay tròn).
Điểm đáng để ý là tên nào cũng rất mỹ miều kèm theo một hệ thống lý thuyết hỗ
trợ cực kỳ hay đẹp, nên cũng thu hút được nhiều “fan” hâm mộ. Thí dụ như chữ
Cao Đài sẽ được thêm một cái đầu rồng hay cái đuôi phượng gì gì đó. Những cái
tên khác biệt đó cũng là nguyên nhân của xung đột giữa cá nhân với cá nhân, hội
đoàn với hội đoàn, giáo phái với giáo phái và quốc gia với quốc gia. Cứ đặt ra
một cái tên mới là nẩy sinh ra một nguồn gốc xung đột nữa theo đúng tinh thần
phân hai nhị nguyên. Điều này đã xảy ra trong hiện tượng chi phái của các tôn
giáo nói chung và Đạo Cao Đài nói riêng. Suy nghĩ nhị nguyên khiến con người
thích phân chia thành nhóm, mà khi đã vào nhóm rồi thì dễ “thù hận” mà khó
“thương yêu”. Và đặc tính này khó trừ khử đến nỗi cần phải có sức mạnh của
Giáng Ma Xử.
Xin trở lại câu truyện Đức Hộ Pháp kể, cứ mỗi lần Đức Ngài chỉ Giáng Ma Xử
cho chong chóng ngừng lại, thì một số người chạy ùa vào được. Sau hai lần chỉ
thì chong chóng lại tiếp tục quay. Như vậy, những khoảnh khắc để vào được Cực Lạc
Thế Giới cực kỳ ngắn ngủi đến nỗi người ta phải chạy ùa vào mới kịp. Thật vậy,
những giây phút mà mình thành thật thương “kẻ thù nghịch” là vô cùng hiếm hoi
và không hề kéo dài. Người xưa gọi những giây phút như vậy là “hiệp nhất” bởi
vì lúc đó không còn phân hai “thương-ghét” nữa. Chính những lúc đó, chúng ta
vào được Cực Lạc Thế Giới, Niết Bàn Cảnh, đắc đạo, đắc pháp, ngộ đạo hay muốn đặt
tên gì gì nữa cũng được.
Rút gọn
Đến đây, xin tóm tắt cách để đạt đạo hay đi vào Cực Lạc Thế Giới như vừa thảo
luận ở phần trên. Trước hết, hãy tự mình tìm xem có một hoàn cảnh nào mình bị
chi phối bởi suy nghĩ nhị nguyên không. Hoàn cảnh đó phải là chuyện có thật của
mình mới được. Trong tu học không có chỗ cho hư cấu, như là tưởng tượng ra một
câu truyện mà mình là nhân vật chính.
Trong phần trước, chúng tôi tạm mượn chuyện “thương kẻ thù nghịch” cho dễ
tưởng tượng. Thật sự ra mỗi người sẽ có một hoàn cảnh khác nhau và trong đời có
thể gặp không biết bao nhiêu lần như vậy. Nói ngắn gọn, hãy tìm hoàn cảnh nào ảnh
hưởng xấu đến cuộc sống của mình nhiều nhất, gây khó chịu nhất, cay đắng nhất.
Chẳng hạn như, mình không thích làm một nghề gì đó mà vẫn phải làm, những gì
mình nghĩ là đúng thì bị mọi người phớt lờ, cho là sai, hay có người chê giáo
chủ của mình trong khi đối với mình thì họ mới là tà đạo v.v…
Khi mình tìm ra “hai cánh cửa” rồi, thì lấy Giáng Ma Xử ra, tức là tự hỏi
mình “tại sao?” bằng toàn bộ sức lực mình có. Câu hỏi này thường không có câu
trả lời liền tức thì đâu, có khi kéo dài cả đời người mới có. Thiền Tông Phật
Giáo gọi câu hỏi này là công án. Mình phải tìm ra càng nhiều câu trả lời càng tốt
và suy nghĩ xem câu nào có thể giúp xoá được cái mâu thuẫn nhị nguyên kia và đảo
ngược tình cảnh của mình. Cứ kiên trì như thế cho tới một hôm mình “ngẫu nhiên
thấy” được lý do tại sao mình khổ sở. Mọi việc chợt trong suốt như pha lê và
mình dễ dàng thoát ra khỏi cái lưới nhị nguyên rắc rối kia. Trước mình không
thích nghề của mình, bây giờ thì mình lại say mê từng giây phút làm việc. Trước
mình không chịu thừa nhận, nay đã thấy những sai lầm mà người ta thường nói về
mình. Trước mình gọi người khác là bàng môn tả đạo, nay mình thấy giáo chủ của
họ cũng đáng kính trọng như Thầy của mình v.v…Đó, vào Cực Lạc Thế Giới là vậy
đó.
Điều cần thiết tuyệt đối là phải thành thực 100% trong quá trình tư duy này
vì chỉ một bợn giả dối thôi, cơ hội vào Cực Lạc Thế Giới cũng bị tắc nghẽn. Cái
khó ở chỗ nhiều khi mình giả dối mà mình cũng không hay. Thí dụ như mình vẫn
còn thấy ai đó có hơi… bàng môn tả đạo một chút, nhưng vì để mở cửa Cực Lạc Thế
Giới cho rồi, thôi thì mình kệ, cho họ là chánh phái đi, kính trọng giáo chủ của
họ một chút đi. Lưu ý rằng chỉ một chút xíu suy nghĩ như vậy thoáng qua trong đầu
thôi cũng không được.
Do đó ngày xưa, người tu học cần một minh sư (vị thầy sáng suốt) đã đắc đạo
để chỉ ra chỗ này. Ngày nay chuyện này là vô cùng khó vì làm sao chúng ta biết
ai đó đắc đạo hay chưa trong một môi trường mà Kim Quang Sứ được phép mượn tên,
đôi khi là mượn quyền của Đức Chí Tôn để đi lừa gạt? Đừng lo, thánh ngôn Cao
Đài dạy hãy nhìn vào “ngai ta” chứ đừng nghe “danh ta”, nghĩa là lắng nghe
lương tâm của mình chứ đừng nghe người có chức vụ cao hay có danh tiếng nổi như
cồn. Bởi vì “ngai ta” hay lương tâm chính là Đức Chí Tôn đó vậy. Kính mời quý đọc
giả tham khảo ở đây để biết thêm về “danh ta” và “ngai ta”.
Cũng xin nhắc lại, mỗi lần chữ Vạn chỉ ngừng quay trong tích tắc, có khi cả
triệu lần như vậy mới có một lần mình có cơ hội chen vai với người khác chạy ùa
qua khung cửa này. Có khi thì chỉ vài lần, nhưng việc này hiếm lắm. Khó quá phải
không, thưa quý vị đọc giả? Nhưng làm sao có chuyện ai đi tu cũng thành Tiên thành
Phật hết được! Như thánh ngôn Cao Đài đã dạy “Vì vậy cho nên các con coi thử lại,
từ hai ngàn năm nay, bên Á Ðông nầy đã đặng bao nhiêu Tiên, Phật. Các con duy
biết có một mình Huệ Mạng Kim Tiên mà thôi”. 21/8/1926 TNHT. Tuy nhiên, riêng
chúng tôi thì nghĩ chẳng phải khó cũng chẳng phải dễ, mà đúng lúc đúng chỗ mới
là quan trọng.
THÚC
Ở Toà Thánh Vatican, Rome, Quảng Trường Thánh Phêrô (Saint Peter) được xây
dựng giống hình chiếc chìa khoá vì Chúa Jesus nói là sẽ giao chìa khoá nước
Thiên Đàng cho Thánh Phêrô. Tương tự như vậy, Đức Chí Tôn cũng để lại rất nhiều
chìa khoá mở cửa vào Bạch Ngọc Kinh thiêng liêng tại Bạch Ngọc Kinh ở trần gian
này, đó là Toà Thánh Cao Đài Tây Ninh. Vấn đề là con cái của Ngài có thấy và biết
cách mở cửa hay không mà thôi. Một trong những chiếc chìa đó là hai tượng Ông
Thiện, Ông Ác tại lối vào, tượng trưng hệ tư tưởng nhị nguyên của chúng ta. Và
trong câu chuyện Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống, Đức Hộ Pháp đã dạy ta cách mở
cửa rồi đó.
Thực sự ra thì các vị Giáo Chủ Tam Giáo đã để lại cách mở từ lâu lắm rồi. Đức
Khổng Tử thì dạy Trung Dung, Đức Lão Tử dạy Vô Vi nhi Vô Bất Vi, Đức Thích Ca dạy
Sắc tức thị Không…Tất cả đều là những cách để “tránh” sự bủa vây của nhị nguyên
để đạt được trạng thái gọi là Niết Bàn hay vào Cực Lạc Thế Giới. Tuy nhiên vì
đã mấy ngàn năm trôi qua, văn hoá đổi khác, nên có khi mình đọc kinh sách Tam
Giáo mà không hiểu gì hết hay hiểu theo kiểu mình muốn hiểu, cho nên rất khó thực
hiện theo. Lần thứ ba này, ngoài lời dạy của Đức Hộ Pháp, chúng ta lại được ưu
ái cho thêm một món, đó là “Đức Chí Tôn hườn nguyên chơn thần” và đây mới thực
sự là yếu tố quyết định cho những ai muốn rời khỏi vòng luân hồi nghiệt ngã.
Việc vừa bàn ở trên là cách vào cửa Cực Lạc Thế Giới, còn ở lại đó như thế
nào thì lại cần một bài khảo luận khác nữa. Tuy nhiên, ai vào được rồi đều biết
chính xác mình sẽ phải làm gì tiếp theo. Có thể họ sẽ tự mở một vũ trụ mới, mà
cũng có thể xuống trần gian làm một con châu chấu nhỏ nhoi trên đồng cỏ. Đức Hộ
Pháp thường gọi đó là “lập nghiệp” trên Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống.
Nam Mô Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp
Thiên Tôn.
* Từ Chơn
Sài Gòn 30/4/2021
Tham khảo:
- Encyclopedia
Britannica
- Wikipedia
(English)
- Con Đường Thiêng
Liêng Hằng Sống-Ban Tốc Ký TTTN
- Tự Điển Hán Nôm-Thiều
Chửu
- Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển I & II
- daotam.info
- Tự Điển Cao Đài-Đức
Nguyên Nguyễn Văn Hồng
- Bí Pháp Luyện Đạo Bát Nương Diêu Trì Cung-Từ Huệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét